SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN
Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ THU
Sinh viên thực hiện: ĐẶNG MẠNH CƯỜNG
Lớp: K16NHB
Niên khóa: 2013-2017
Ngành học: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đơn vị thực tập: PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Mọi số liệu và thông tin đều trung thực và chính xác, xuất phát từ số liệu thực tế
của PVcomBank – PGD Long Biên, Hà Nội.
Sinh viên thực hiện
Đặng Mạnh Cường
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
HĐTD Hội đồng tín dụng
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng cá nhân
TSĐB Tài sản đảm bảo
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua......................................10
Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp ......................................................................11
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên........................20
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại tại PVcomBank – PGD Long Biên ........................21
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên...........................22
Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích tiêu dùng tại
PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................24
Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích kinh doanh tại
PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................24
Bảng 2.6: Doanh số cho vay mua ô tại PVcomBank – PGD Long Biên ...................31
Bảng 2.7: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long
Biên .....................................................................................................................................32
Bảng 2.8: Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long
Biên .....................................................................................................................................33
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô tại
PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................33
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ
VỚI KHCN .........................................................................................................................2
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại:..................................................................2
1.1.1. Khái niệm: .................................................................................................................2
1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại:................................................2
1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng:........................................................................5
1.2.1. Khái niệm: .................................................................................................................5
1.2.2. Đặc điểm: ..................................................................................................................6
1.2.3. Phân loại:...................................................................................................................7
1.3. Sản phẩm cho vay mua ô tô với KHCN: ..............................................................8
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay: ............................................................................8
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá:.............................................................................................11
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng:................................................................................................14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI
KHCN CỦA PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN.................................................17
2.1. Khái quát về PVcombank:.....................................................................................17
2.1.1. Thông tin chung:.....................................................................................................17
2.1.2. Lịch sử phát triển:...................................................................................................17
2.1.3. Quá trình hình thành PVcomBank Long Biên:...................................................18
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Pvcombank – PGD Long Biên: ............19
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN PvcomBank - PGD
Long Biên..........................................................................................................................22
2.2.1. Các quy địnhcho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank – PGD Long Biên...23
2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PVcomBank – PGD
Long biên: ..........................................................................................................................31
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PvcomBank – PGD
Long Biên..........................................................................................................................34
2.3.1. Kết quả đạt được.....................................................................................................34
2.3.2. Hạn chế:...................................................................................................................34
2.3.3. Nguyên nhân ...........................................................................................................35
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô
TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN..................................37
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN tại
PVcomBank:.....................................................................................................................37
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank
.............................................................................................................................................38
3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô.................................................38
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay: ...........................................39
3.3. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................40
KẾT LUẬN.......................................................................................................................42
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập bình quân đầu
người ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cần
thiết. Người dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, mà còn
mong muốn đến những chiếc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và tiện lợi của
nó. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính hiện tại để thực hiện
ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khó khăn
về tài chính với họ. Tại PVcomBank Long biên, lượng khách hàng tìm đến ngân
hàng vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Vậy vay như thế nào? Phương thức vay
ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì?.... Đó là lý do tại sao tôi muốn tìm hiểu,
nghiên cứu và làm rõ đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO
VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PVCOMBANK
LONG BIÊN”.
2
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.1.1. Khái niệm:
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại
nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau.
Theo luật các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng
được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các
quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của NHTM)
Các nghiệp vụ của NHTM chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư.
Tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của khách hàng,
khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Nhờ có các NHTM mà các chính sách tài chính
tiền tệ của Nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó
việc kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp được dễ dàng theo đúng pháp
luật hơn.
Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội của người lao động. Nền kinh tế
ngày càng phát triển làm cho đời sống của người lao động được cải thiện nâng cao
kéo theo các hoạt động liên quan đến tiền gửi ngân hàng cũng tăng làm NHTM
cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không
thể thiếu được trong nền kinh tế nước nhà.
1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1. Chức năng:
Trong sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Ngân hàng là một yếu tố không thể
thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: là trung gian tài chính, tạo phương tiện
thanh toán, trung gian thanh toán
3
 Trung gian tài chính:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là
chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức
trong kinh tế: Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu (tức là chi tiêu cho
tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung
vốn). Các cá nhân và tổ chức thặng dư tạm thời trong chi tiêu (tức là thu nhập hiên
tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để
tiết kiệm).
Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân
hàng, và điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả
hai cùng có lợi. Khi đó sẽ hình thành nên mối quan hệ tài chính, mà có thể là quan
hệ trực tiếp dưới hình thức tín dụng hoặc quan hệ cấp phát, hùn vốn và cũng có thể
là quan hệ gián tiếp nếu trong quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do không phù hợp
về qui mô, thời gian, không gian... Với quan hệ gián tiếp đòi hỏi có sự tham gia của
các trung gian tài chính mà với sự chuyên môn hóa họ có thể giảm chi phí giao dịch
xuống, làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm từ đó mà khuyến khích được tiết
kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư và cũng khuyến khích đầu
tư. Trung gian tài chính đã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy giải
quyết được mâu thuẫn của quan hệ tài chính trực tiếp.
Đồng thời do sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin
thường được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả
của thị trường và Ngân hàng có năng lực để làm giảm đến mức thấp nhất những sai
lệch đó.
 Tạo phương tiện thanh toán:
Tiền-Vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán trong
trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ, song khi nền sản xuất phát triển cao hơn, lượng
phân phối qua lại ngày càng nhiều thì trong thanh toán bằng tiền mặt, vàng gặp
nhiều khó khăn và Ngân hàng đã tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy
nhận nợ cho khách hàng, và với những ưu điểm nhất định nó đã trở thành phương
tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Ngoài ra giấy nhận nợ đó còn
được thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, nó trở
4
thành tiền giấy.
Ngày nay giấy nhận nợ đã được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau
như: Séc, kỳ phiếu... đã giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh gọn và có hiệu
quả hơn.
 Trung gian thanh toán:
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các
quốc gia. Thay mặt cho khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng
hóa và dịch vụ, để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí,
Ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng
Sec, ủy nhiệm chi, nhờ thu... Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các
quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các Ngân hàng còn thực hiện thanh
toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm
thanh toán, công nghệ thanh toán qua Ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô
sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn
hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng
trong một quốc gia mà còn giữa các Ngân hàng trên toàn thế giới. Với các trung tâm
thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân
hàng, biến Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả,
phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2.2. Vai trò:
Kể từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương
và Ngân hàng thương mại, trong đó các Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động
kinh doanh về tiền tệ và ngày càng được mở rộng cả về số lượng cũng như chất
lượng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh
tế. Bên cạnh đó ngành Ngân hàng còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước
thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước mỗi
năm hàng tỷ đồng, bằng nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ, công nhân
viên, ngành Ngân hàng còn tham gia đóng góp nhiều hoạt động xã hội khác như:
xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ từ thiện, khắc phục hậu quả thiên tai... Về mặt
quản lý Nhà nước về tiền tệ cũng không ngừng được hoàn thiện, việc điều hành các
chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được áp dụng
5
ngày càng có hiệu quả. Những thay đổi đó đã góp phần đáng kể vào đẩy lùi và kiểm
soát lạm phát phi mã từ mức ba con số xuống (ổn định) còn dưới 10% những năm
gần đây, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, đưa
đất nước vào một thập kỷ phát triển nhanh và tương đối ổn định. Hoạt động đối
ngoại và hợp tác quốc tế của hệ thống Ngân hàng cũng không ngừng phát triển,
giúp khai thác được nguồn vốn đáng kể từ nước ngoài cho phát triển đất nước. Đến
nay quan hệ song phương về hợp tác Ngân hàng giữa Việt nam với các nước không
ngừng phát triển và mở rộng, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt nam đã có quan hệ
giao dịch với trên 2000 Ngân hàng và tổ chức tài chính của hơn 100 quốc gia trên
thế giới.
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG:
1.2.1. Khái niệm:
Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức,
nó để thỏa mãn nhu cầu của cả 2 bên – Bên đi vay và bên cho vay. Do đó, nó là một
quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận lớn.
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế cho vay
của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn
trả cả gốc và lãi”.
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ chốt của ngân hàng, chiếm phần lớn
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu
cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Mặt khác, năm 2016 được gọi là năm
khởi nghiệp với kỷ lục lên tới 110.000 doanh nghiệp mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Đưa năm 2016 là năm khởi
nghiệp” trong phiên họp thường kỳ đầu tiên khi Chí phủ mới kiện toàn ngày 4-
5/5/2016. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển là một trong những định hướng
quan trọng. Tháng 10/2016, trong bài phát biểu tại Lễ phát động Chương trình
“Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021 và Ngày hội Thanh niên Khởi
nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành
công của Chính phủ kiến tạo. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của
6
Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi có những
điều kiện thuận lợi như lúc này”.
Chính vì thế, ngay lúc này các ngân hàng sẽ càng tập trung nguồn lực để đẩy
mạnh, phát triển hoạt động cho vay.
1.2.2. Đặc điểm:
 Đối tượng cho vay:
Khách hàng vay là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức
chính trị, xã hội khác trong nền kinh tế. Khách hàng muốn vay vốn phải có đủ năng
lực pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.
 Quy mô cho vay:
Quy mô của các khoản vay tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng, giá trị
TSĐB và khả năng trả nợ của từng khách hàng. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào quy
mô và vốn tự có của ngân hàng. Vì theo thông tư 36/2014/TT-NHNN: “Tổng mức
dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với
một một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Những khách hàng doanh nghiệp lớn
thường có nhu cầu vay vốn và TSĐB lớn nên khi quy mô và vốn tự có của ngân
hàng lớn thì các ngân hàng cũng có thể mở rộng cho vay và quy mô các khoản cho
vay cũng vì thế mà tăng lên.
 Rủi ro:
Cho vay là hoạt động có khả năng mang lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng. Rủi
ro xảy ra khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc hoặc lãi hoặc cả hai khi đến
hạn. Điều này cũng phụ thuộc vào thiện trí của khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô,
đặc điểm của từng khoản vay và khách hàng vay mà rủi ro đem lại cho ngân hàng
khác nhau, với mỗi ngân hàng cũng sẽ có “khẩu vị rủi ro” riêng. Các khoản vay
nhằm mục đích tiêu dùng thường tiềm tàng nhiều rủi ro hơn các khoản vay với mục
đích khác.
 Lãi suất và khả năng sinh lời:
Lãi suất là tỉ lệ phần trăm khách hàng phải trả cho ngân hàng tính trên dư nợ
thực tế trong một khoảng thời gian cụ thể. Lãi suất của mỗi khoản vay là khác nhau,
7
tùy theo quy định của từng ngân hàng và thời hạn vay. Ngoài ra lãi suất cho vay còn
phụ thuộc vào quy định của NHNN: Lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá
150% lãi suất cơ bản.
Khả năng sinh lời của khoản vay phụ thuộc vào giá trị và lãi suất thỏa thuận
của từng khoản vay. Khoản vay có giá trị càng lớn thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và
ngược lại. Tuy nhiên, so với các hoạt động khác thì cho vay được xem là hoạt động
có khả năng sinh lời cao nhất.
1.2.3. Phân loại:
 Theo thời gian:
- Cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống
- Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm
- Cho vay dài hạn: từ 5 năm trở lên
 Theo hình thức vay:
- Chiết khấu: là việc
+ Mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng của người thụ hưởng.
+ Mua có kỳ hạn hoặc mua hẳn giấy tờ có giá của chủ sở hữu giấy tờ có giá
trước khi đến hạn thanh toán
- Cho vay: là việc ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiền nhất định,
trong một thời gian nhất định kèm theo một mức lãi suất nhất định.
- Bảo lãnh: là việc ngân hàng (gọi là bên bảo lãnh) đứng ra cam kết với bên có
quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(gọi là bên được bảo lãnh) trong trường hợp khi đến hạn mà bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh.
- Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng cho thuê máy móc, thiết bị, phương
tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa ngân hàng
và bên đi thuê.
 Theo tài sản đảm bảo: TSĐB là nguồn trả nợ thứ hai của ngân hàng trong
trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Cho vay theo tài sản đảm
bảo được chia làm 2 loại:
- Cho vay có tài sản đảm bảo
8
- Cho vay không có tài sản đảm bảo
 Theo mục đích sử dụng:
- Cho vay sản xuất kinh doanh là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mở rộng
sản xuất kinh doanh của khách hàng như: mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…
- Cho vay tiêu dùng là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng như: sửa chữa nhà ở, mua sắm trang trí nhà cửa, trả học phí,…
 Phân loại theo phương thức khác: Phân loại theo ngành nghề kinh tế,
theo đối tượng tín dụng…
1.3. SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN:
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay:
1.3.1.1. Khái niệm:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
ô tô là một phương tiện vận tải và đi lại không thể thiếu ở các nước phát triển.
Trước đây, vào những năm đầu của thế kỷ 20, việc sản xuất và bán ô tô chỉ mang
tính mùa vụ. Doanh số bán ra thường tăng đột biến vào mùa hè và mùa xuân. Tuy
nhiên, vào mùa đông hoặc mùa thu, hoạt động này lại rất ế ẩm, các hãng sản xuất
hầu như ngừng hoạt động vì không bán được hàng. Vào những tháng cao điểm, dây
truyền sản xuất luôn phải hoạt động hết công suất. Điều này làm cho máy móc hao
mòn nhanh và chi phí khấu hao lớn. Tuy nhiên, nếu các hãng sản xuất vẫn duy trì
sản xuất, để hàng tại kho chờ những tháng cao điểm bán ra thì lại không có đủ khả
năng tài chính. Cho vay mua ô tô ra đời đã khắc phục được nhược điểm này của
ngành ô tô. Nó vừa giúp các hãng sản xuất có thể duy trì sản xuất và bán hàng đều
đặn, vừa giúp khách hàng có thể sử dụng ô tô khi chưa có đủ tiền mua.
Cho vay mua ô tô là một trong nhiều hình thức cho vay của NHTM. Hiện nay,
cho vay mua ô tô đang được nhiều ngân hàng áp dụng và mở rộng vì đây là một thị
trường tiềm năng đối với các NHTM. Cho vay mua ô tô được hiểu như là một hình
thức cho vay của NHTM. Theo đó ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trước
một khoản tiền với mục đích mua ô tô theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi theo
thỏa thuận.
1.3.1.2. Đặc điểm:
Cho vay mua ô tô là một hình thức cấp tín dụng. Vì vậy , nó cũng mang đầy
9
đủ đặc điểm của cho vay nói chung. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua ô tô còn
mang những đặc điểm riêng sau:
 Đặc điểm về đối tượng, phạm vi và quy mô cho vay:
- Phạm vi và quy mô cho vay mua ô tô là giá trị hình thành lên chiếc xe. Giá
trị của chiếc xe bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí mua xe, chi phí bảo
hiểm, chi phí nộp thuế,… Phạm vi và quy mô cho vay mua ô tô có thể gồm hoặc
không gồm các chi phí khác ngoài chi phí mua xe, tùy thuộc vào từng ngân hàng.
Các ngân hàng thường cho vay với một tỷ lệ nhất định trên chi phí mua xe, thường
là từ 60% - 80%. Mọi cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có nhu cầu vay vốn mua xe
đều được cho vay khi có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, đáp ứng
đủ yêu cầu của ngân hàng.
- Nhóm KHCN, hộ gia đình: nhóm khách hàng này có thu nhập cao và ổn
định, họ có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho việc đi lại hàng ngày, loại xe mà nhóm
khách hàng này hướng tới thường là xe con, xe du lịch loại nhỏ, những xe sang
trọng, hiện đại, có giá trị cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi lại
bằng ô tô của người dân ngày càng phát triển, nhóm khách hàng này càng tăng lên,
họ thường chỉ mua 01 chiếc xe.
- Nhóm khách hàng là các hãng, các doanh nghiệp: nhóm khách hàng này
thường có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho nhu cầu chung của doanh nghiệp như
phục vụ cho việc đi lại của lãnh đạo, đưa đón các bộ nhân viên, vận chuyển hàng
hòa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Họ thường mua ít xe nhưng là những loại xe
đắt tiên, cỡ lớn. Với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải,
nhóm khách hàng này thường hướng tới loại xe phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh
của họ. Họ thường mua một số lượng lớn xe có giá trị trung bình, vì vậy, số tiền họ
vay là lớn.
 Đặc điểm và thời gian cho vay mua ô tô:
- Đối với các khoản vay theo món, thường là món vay có thời hạn ngắn hoặc
trung hạn, tuy nhiên các khoản vay trả góp thường là các khoản vay trung hạn và
dài hạn. Các ngân hàng thường quy định thời gian cho vay là từ 1 – 6 năm, tùy từng
ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ.
Các món vay có thể được vay với thời hạn dài hơn. Nhưng ngân hàng không nên
10
cho vay với thời hạn quá dài, vì như vậy thiện trí trả nợ của khách hàng sẽ bị giảm,
việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân
hàng tăng lên.
 Đặc điểm về rủi ro và lãi suất cho vay mua ô tô:
- Khi mua ô tô khác hàng thường thế chấp bằng chính chiếc xe hình thành từ
vốn vay, mà giá trị của chiếc xe thường giảm theo thời gian sử dụng. Khách hàng sẽ
trả nợ cho gnana hàng từ chính thu nhập của họ. Vì vậy, khả năng thu hồi nợ của
ngân hàng sẽ bị giảm sút trong trường hợp khách hàng bị mất việc làm, thu nhập
giảm,… Khi cho vay mua ô tô ngân hàng thường cầm bản chính của giấy tờ xe và
bắt khách hàng phải mua bảo hiểm cho xe và người thụ hưởng trong trường hợp xảy
ra tổn thấy là ngân hàng. Nhưng thường thì các món vay mua ô tô có giá trị nhỏ nên
phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động cho vay mua ô tô được xem như là
hoạt động có rủi ro thấp.
1.3.1.3. Phương thức cho vay:
 Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua:
Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua là phương thức cho vay mà
ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp đối với người mua. Theo phương thức ngày
ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thanh toán số tiền mua ô tô của khách hàng cho
các hãng sản xuất, doanh nghiệp, đại lý bán ô tô. Khi đến hạn thanh toán, khách
hàng phải trả ngân hàng số tiền đã vay và lãi như đã ký trong hợp đồng vay.
Phương thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau:
Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua
(4) (1) (3)
(2)
(1): Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người mua ô tô để trả tiền cho doanh
nghiệp bán ô tô.
Ngân Hàng
Người mua ô tô
Doanh nghiệp bán
ô tô
11
(2): Doanh nghiệp ký hợp đồng bán ô tô với người mua.
(3): Ngân hàng thanh toán tiền mua ô tô của khách hàng đã ký theo hợp đồng.
(4): Người mua ô tô trả tiền nợ và lãi cho ngân hàng.
 Phương thức cho vay gián tiếp:
Phương thức cho vay gián tiếp là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng
sẽ tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho doanh nghiệp bán ô tô. Các doanh nghiệp sẽ
nhận ngay số tiền sau khi bán hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng. Phương
thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau:
Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp
(1) (3) (5)
(2)
(4)
(1): Ngân hàng ký hợp đồng với doanh nghiệp bán ô tô về việc tài trợ cho người
mua ô tô.
(2): Doanh nhiệp bán ô tô cho người mua và ký hợp đồng với người mua.
(3): Doanh nghiệp bán ô tô tập trung hóa đơn bán hàng đưa lên ngân hàng để thanh
toán.
(4): Khách hàng thanh toán tiền theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp bán ô tô.
(5): Doanh nghiệp bán ô tô nộp tiền đã thu của người mua cho ngân hàng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá:
Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Tuy
nhiên, cho vay mua ô tô cũng là một trong những hình thức của cho vay. Vì vậy,
các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay nói chung cũng chính là các chỉ tiêu phản
ảnh hoạt động cho vay mua ô tô.
Ngân hàng
Người mua ô tô
Doanh nghiệp
bán ô tô
12
 Một là doanh số cho vay mua ô tô:
Doanh số cho vay mua ô tô là tổng số tiền mà khách hàng đã vay của ngân
hàng trong một kỳ nhất định (năm, quý, tháng). Doanh số cho vay mua ô tô là số
tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay nhằm mục đích mua ô tô. Đây là chỉ tiêu
tuyệt đối phản ánh qui mô cho vay mua ô tô của ngân hàng trong kì.
 Hai là dư nợ cho vay mua ô tô:
Dư nợ cho vay chính là số tiền cộng dồn qua các thời kỳ mà ngân hàng hiện
còn đang cho khách hàng vay tính đến một thời điểm nhất định. Vậy dư nợ cho vay
mua ô tô là số tiền cộng dồn qua các thời kì ngân hàng đang cho khách hàng vay để
mua ô tô tính đến thời điểm nhất định.
Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ này = Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước +
Doanh số cho vay mua ô tô trong kỳ - Doanh số thu nợ vay mua ô tô trong kỳ
Nếu dư nợ cho vay mua ô tô trong kỳ tăng so với kỳ trước tức là doanh số cho
vay mua ô tô trong kỳ lớn hơn kỳ trước. Điều này được hiểu là NHTM đã mở rộng
cho vay mua ô tô. Còn trong trường hợp dư nợ cho vay mua ô tô trong kỳ tăng lên
là do doanh số thu nợ cho vay trong kỳ giảm xuống, điều này không có nghĩa là
NHTM mở rộng cho vay mua ô tô trong kỳ.
 Ba là lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô:
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra
lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí
dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và
các chi phí rủi ro đầu tư.
 Bốn là tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô:
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay mua ô tô. Khi tỷ
trọng cho vay mua ô tô tăng lên tức là quy mô cho vay mua ô tô cũng tăng lên. Tỷ
trọng dư nợ cho vay mua ô tô được tính theo công thức sau:
R = Dư nợ cho vay mua ô tô / Tổng dư nợ * 100
Tỷ trọng cho vay mua ô tô tăng lên tức là hoạt động cho vay mua ô tô được
mở rộng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ảnh chính xác hoạt động
cho vay mua ô tô được mở rộng hay không. Vì khi R tăng lên do tổng dư nợ giảm
mà dư nợ cho vay mua ô tô giữ nguyên hoặc do cả dư nợ cho vay mua ô tô và tổng
13
dư nợ cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tổng dư nợ nhiều hơn tốc độ giảm của cho
vay mua ô tô thì tức là NHTM đã thắt chặt hoạt động tín dụng.
 Năm là tốc độ tăng của dư nợ cho vay mua ô tô:
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ mở rộng của hoạt động cho vay
mua ô tô:
K = (Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ này – Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước) /
Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước
Nếu K > 0: phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng.
Nếu K < 0: phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô không được mở rộng, nhưng
nếu tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô ( R ) tăng thì hoạt động cho vay mua ô tô vẫn
được mở rộng.
 Sáu là số lượng khách hàng của hoạt động cho vay mua ô tô:
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô. Khi số lượng
khách hàng tăng tức là hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng và ngược lại. Khi
số lượng khách hàng tăng không đồng nghĩa với dư nợ cho vay mua ô tô tăng vì còn
phụ thuộc vào giá trị món vay. Số lượng khách hàng vay mua ô tô phản ánh quy mô
của hoạt động cho vay mua ô tô, đồng thời cũng phản ánh chất lượng dịch vu cho
vay mua ô tô của NHTM. Số lượng khách hàng càng nhiều chứng tỏ chất lượng
dịch vụ của ngân hàng tốt, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
 Bảy là nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn của các khoản vay mua ô tô là các khoản nợ của khách hàng vay
mua ô tô đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và
(hoặc) lãi mà không có quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của
các khoản vay mua ô tô được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cho vay mua ô tô / Tổng dư nợ cho vay
mua ô tô * 100
Hai chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay mua ô tô. Thường
các NHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 5%. Nếu chỉ tiêu này
quá cao thì việc mở động cho vay mua ô tô có thể coi là không hiệu quả vì nó có thể
dẫn tới ngân hàng bị thua lỗ.
14
 Tám là thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng:
Thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho
vay mua ô tô của ngân hàng. Khi thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng ngày
càng mở rộng thì quy mô cho vay cũng tăng lên và ngược lại. Trong cùng một địa
bàn có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng sẽ cạnh tranh
nhau về thị phần. Không những thế, các ngân hàng trong cùng hệ thống cũng cạnh
tranh với nhau.
 Chín là mức độ đa đạng hóa của các sản phẩm cho vay mua ô tô:
Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Mức
độ đa dạng hóa càng cao thì khách hàng càng có nhiều lựa chọn khi vay, ngân hàng
càng thu hút được nhiều khách hàng.
Như vậy, khi đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, ta phải dựa
vào nhiều tiêu chí khác nhau, từ đó đưa ra được đánh giá tổng hợp nhất, chính xác
nhất.
1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng:
1.3.3.1. Nhân tố khách quan:
Nhóm nhân tố thuộc về khách quan gồm có: nhu cầu vay vốn của khách hàng,
khả năng trả nợ của khách hàng và tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhu cầu vay
của khách hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nghề nghiệp, nơi sống, thu nhập,
mục đích sử dụng xe,… Thường thì những khách hàng có thu nhập cao, ổn định và
sống ở những thành phố lớn có nhu cầu mua ô tô đắt tiền nhiều hơn những người có
thu nhập trung bình, sống ở nông thôn. Khả năng trả nợ của khách hàng: những
khách hàng có khả năng trả nợ tốt sẽ được ngân hàng cho vay, ngân hàng cần phải
đánh giá cẩn thận, chính xác khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định
cho vay. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thức hai của ngân hàng trong trường hợp
nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Các nhóm nhân tố khác gồm:
 Môi trường kinh tế:
Ảnh hưởng tới hoạt động cho vay mua ô tô. Khi môi trường kinh tế ổn định,
thu nhập của người dân ổn định, họ có nhu cầu nâng cao mức sống của mình, nhu
cầu mua ô tô để đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng lên. Và ngược lại.
15
 Môi trường văn hóa xã hội:
Ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động cho vay mua ô tô vì nó tác động đến quyết
định đi vay mua ô tô. Nếu người dân không có thói quen đi ô tô thì hoạt động cho
vay mua ô tô sẽ bị ảnh hưởng.
 Môi trường pháp lý:
Tất cả các doanh nghiệp muốn hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ
đầy đủ các quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng còn phải tuân thủ luật các tổ
chức tín dụng và luật NHNN Việt Nam. Nếu các quy định của pháp luật hợp lý,
chặt chẽ và đi trước một bước sự phát triển của các ngân hàng thì sẽ tạo điều kiện
cho ngân hàng phát triển thuận lợi, hoạt động cho vay mua ô tô nhờ thế cũng phát
triển theo.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan:
Đây là nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng, bắt nguồn từ ngân hàng, nó bao
gồm các nhân tố sau:
 Một là định hướng phát triển của ngân hàng:
Ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của ngân hàng nói chung và ảnh hưởng tới
hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng. Vì vậy, hoạt động cho vay mua ô tô phải căn
cứ vào định hướng phát triển của ngân hàng.
 Hai là chính sách tín dụng của ngân hàng:
Ảnh hưởng tất cả các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay
mua ô tô. Chính sách tín dụng sẽ cho biết: quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, các
khoản bảo lãnh, chính sách đối với tài sản có vấn đề,… của ngân hàng trong một
thời gian nhất định. Mội chính sách tín dụng tốt sẽ thu hút nhiều khách hàng và
mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên, một chính sách tín dụng chưa hợp lý
chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển của ngân hàng. Như vậy, chính sách tín dụng
được coi như là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng.
 Ba là chất lượng nhân viên tín dụng:
Người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khách hàng và hồ sơ xin
vay của khách hàng. Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết
định cho hay không cho khách hàng vay vốn. Nhân viên tín dụng được coi như là
bộ mặt của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Một đội ngũ nhân viên chuyên
16
nghiệp, làm việc tận tình, chu đáo sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, tạo được
uy tín và hình ảnh của ngân hàng với khách hàng. Đây là cách quảng bá thương
hiệu tốt nhất đối với ngân hàng. Khi có được thương hiệu tốt, khách hàng sẽ tự tìm
đến với ngân hàng. Đạo đức nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho
vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng. Khi nhân
viên tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích
của ngân hàng để làm lợi riêng cho bản thân. Khi tổn thất xảy ra ngân hàng chính là
người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả.
 Bốn là quy trình cho vay mua ô tô:
Quy trình cho vay mua ô tô được hiểu là các bước để tiếng hành cho vay mua
ô tô. Nếu quy trình cho vay mua ô tô đơn giản, nhanh gọn, thủ tục không quá khó
khăn, sẽ rút ngắn được thời gian đối với ngân hàng và khách hàng. Nhờ đó, ngân
hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, nếu quy trình cho vay mua
ô tô quá phức tạp sẽ cản trở hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, chi phí cho
vay cao lên, mục tiêu của hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng không đạt
được.
 Năm là tình hình huy động vốn của ngân hàng:
Ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng. Nếu khả năng
huy động vốn của ngân hàng tốt thì sẽ mở rộng cho vay và ngược lại, nếu khả năng
huy động vốn của ngân hàng không tốt thì sẽ thắt chặt tín dụng, điều này sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng.
 Sáu là mạng lưới và lãi suất cho vay mua ô tô:
Ngân hàng càng có nhiều mạng lưới hoạt động thì khả năng tiếp cận với khách
hàng càng được mở rộng, quy mô khách hàng ngày càng lớn và ngược lại. Lãi suất
cho vay mua ô tô là chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng do đã chuyển cho
khách hàng một khoản tiền để khách hàng mua ô tô. Lãi suất cho vay càng thấp thì
khả năng cạnh tranh càng cao. Lãi suất cho vay không phải là công cụ cạnh tranh
hữu hiệu của ngân hàng vì lãi suất cho vay có thể giảm nhưng không thể thấp hơn
lãi suất huy động.
17
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN CỦA
PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ PVCOMBANK:
2.1.1. Thông tin chung:
 Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank
 Trụ sở chính: Số 22 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0101057919
 Thành lập ngày: 16/09/2013
 Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Đình Lâm
 Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Nam
2.1.2. Lịch sử phát triển:
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo
Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
(PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013,
PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank có tổng
tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley
(6,7%). Với mạng lưới 108 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn
quốc; nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các
dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng;
PVcomBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
của khách hàng tổ chức và cá nhân.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank
hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự
thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ phấn đấu trở thành Ngân hàng
18
chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách thân thiện, lấy lợi ích của khách
hàng – đối tác làm mục tiêu hành động.
PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường
tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt trong
phong cách phục vụ; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.
2.1.3. Quá trình hình thành PVcomBank Long Biên:
2.1.3.1. Lịch sử hình thành:
PVcomBank – PGD Long Biên được thành lập vào ngày 25/06/2014 với 15
cán bộ nhân viên bao gồm: 1 phụ trách PGD, 1 trưởng phòng kinh doanh, 11
chuyên viên quan hệ KHCN, 1 kế toán viên và 3 giao dịch viên; và có địa chỉ tại số
385-387 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. Cùng với nhu cầu
của thị trường trên địa bàn quận Long Biên, PVcomBank Long Biên không ngừng
phát triển, tuyển mộ thêm 1 giao dịch viên và 5 chuyên viên quan hệ KHCN. Tính
đến nay, PvcomBank – PGD Long có 21 cán bộ trong biên chế lao động, trong đó
có trên 80% có trình độ từ đại học đảm bảo đáp ứng cho môi trường kinh doanh
hiện đại. Ngân hàng luôn luôn chú trọng trong công tác đào tạo con người và củng
cố nghiệp vụ, thường xuyên tham gia vào các cuộc thi về nghiệp vụ, văn hóa văn
nghệ do ngành tổ chức. Ngoài ra, PvcomBank – PGD Long Biên còn tham gia giao
lưu về các hoạt động thể thao, tác nghiệp, liên kết với các đơn vị bạn trên địa bàn
trong và ngoài quận Long Biên.
2.1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Phụ trách PGD
Trưởng phòng
kinh doanh
Chuyên viên
quan hệ
KHCN
Phòng dịch vụ
khách hàng
Giao dịch viên Kế toán viên
19
2.1.3.3. Chức năng của các phòng ban:
 Phụ trách PGD: là người đứng đầu PGD, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều
hành toàn bộ hoạt động của PGD. Giúp việc cho người Phụ trách PGD là Trưởng
phòng kinh doanh. Ban điều hành có sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác điều
hành, không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Đây chính là yếu tố quan
trọng giúp cho hoạt động của PGD diễn ra thông suốt.
 Chuyên viên quan hệ KHCN:
Bao gồm 16 chuyên viên thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu
khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, chú trọng
các khách hàng từ tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp thị và thực hiện kế
hoạch đã được duyệt, nghiên cứu đề xuất các hình thức quảng cáo thu hút KHCN.
 Phòng dịch vụ khách hàng: Bao gồm:
- 4 giao dịch viên thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán
chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản
phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Mặt khác, thu thập các thông tin về khách
hàng, thực hiện mở các loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán, tiền vay…) và bổ sung, thay đổi các thông tin về các loại tài khoản dùng trong
giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền
gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, …
- 1 kế toán viên: Thực hiện hạch toán theo quy định của Nhà nước. Cung cấp
các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương
mại. Đồng thời quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong
ngày.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Pvcombank – PGD Long Biên:
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là một công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động của bất
kỳ một ngân hàng nào. Bởi vì, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh
khoản và tăng tài sản Có, nâng cao vị thế của PvcomBank trong hệ thống ngân
hàng. Trong các năm qua, PVcomBank – PGD Long Biên đã tích cực đẩy mạnh
công tác huy động vốn bằng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đưa ra
20
những sản phẩm huy động vốn mới, đã góp phần đáng kể vào việc thu hút tiền gửi
từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Khoản mục 2014 2015 2016
Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
Số tiền
Tốc độ tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ tăng
(%)
Tổng nguồn
vốn huy động
42.796 101.096 148.925 58.300 136,23% 47.829 47,31%
Ngắn hạn 28.593 68.801 107.226 40.208 140,62% 38.425 55,85%
Dài hạn 14.203 32.295 41.699 18.092 127,38% 9.404 29,12%
(Nguồn: báo cáo tình hình huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn tại PVcomBank
Long Biên có chiều hướng tăng. Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 đạt 42.796
triệu đồng, tăng thêm 58.300 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 136.23%.
Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do PVcomBank Lone Biên mới được
thành lập vào giữa năm 2014. Tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 148.925
triệu vào năm 2016. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của PVcomBank
Long Biên có hiệu quả và đang trên đà phát triển.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng:
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày càng
tăng lên, do đó hoạt động tín dụng của PVcomBank Long Biên cũng ngày càng phát
triển. PvcomBank Long Biên luôn tìm kiếm các thị trường mới bằng cách phát triển
dịch các dịch vụ mới như: cho vay không thế chấp dành riêng cho cán bộ ban chỉ
huy quân sự quận long biên hay giáo viên trên địa bàn quận long biên,… nên hoạt
động tín dụng vẫn trên đà phát triển, điều này có thể thấy tại bảng sau:
21
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại tại PVcomBank – PGD Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Chênh lệch
2015/2014
Chênh lệch
2016/2015
Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Tổng dư nợ 63.736 91.385 102.685 27.649 43,38% 11.300 12,37%
Ngắn hạn 7.467 8.214 15.811 0.747 10,00% 7.597 92,49%
Trung hạn
và dài hạn
56.269 83.171 86.874 26.902 47,81% 3.703 4,45%
Tổng doanh
số cho vay
68.484 125.793 146.475 57.309 83,68% 20.683 16,44%
Cho vay các
tổ chức
27.264 30.468 32.225 3.204 11,75% 1.757 5,77%
Cho vay cá
nhân
41.22 95.325 114.251 54.105 131,26% 18.926 19,85%
(Nguồn: báo cáo tín dụng tại PVcomBank – PGD Long Biên)
Tương tự với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của PVcomBank
Long Biên cũng có sự phát triển. Tổng dư nợ năm 2014 là 63.736 triệu đồng, đến
năm 2015 là 91.385 triệu đồng, tăng thêm 27.649 triệu đồng tương ứng với mức
tăng là 43,38% và tiếp tục tăng vào năm 2016. Điều này cho thấy hoạt động tín
dụng của PVcomBank Long Biên diễn ra tốt.
2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Cùng với sự phát triển của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, kết
quả kinh doanh của PVcomBank Long Biên cũng rất khả quan, chi tiết ở bảng sau:
22
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Chênh lệch
2015/2014
Chênh lệch
2016/2015
Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Tổng thu nhập 20.575 35.086 39.962 14.511 70,53% 4.876 13,90%
Tổng chi phí 18.967 30.435 33.965 11.468 60.,6% 3.53 11,6%
Lợi nhuận
trước thuế
1.608 4.651 5.997 3.043 189,24% 1.346 28,94%
Lợi nhuận
sau thuế
1.206 3.349 4.318 2.143 177,69% 969 28,94%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên)
Dễ thấy cả hai hoạt động tín dụng và huy động vốn đều diễn ra theo chiều
hướng tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank cũng rất khởi sắc. Lợi
nhuận sau thuế năm 2014 đạt 1.206 triệu đồng, tăng thêm 2.143 triệu đồng vào năm
2015 tương ứng với mức tăng là 177,69% và tiếp tục tăng thêm 969 triệu đồng vào
năm 2016. Từ kết quả đó, ta thấy: tuy mới được thành lập không lâu nhưng hoạt
động kinh doanh của PVcomBank có hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế có sự tăng
lên đáng kể.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN
PVCOMBANK - PGD LONG BIÊN
Hiện nay, PVcomBank đang triển khai 2 sản phẩm đối với cho vay mua ô tô là
sản phảm cho vay mua ô tô dành cho KHCN và sản phẩm cho vay mua ô tô linh
hoạt dành cho KHCN. Các quy định về sản phẩm cũng như quy trình cho vay và kết
quả, thành tựu đạt được cụ thể như sau:
23
2.2.1. Các quy địnhcho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank – PGD Long Biên
2.2.1.1. Đối tượng cho vay:
Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả vợ/chồng) có nhu cầu vay vốn mua ô tô để
cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải hành khách,… hoặc làm phương tiện đi lại.
2.2.1.2. Điều kiện cho vay:
 Nơi thường trú/tạm trú của khách hàng vay:
- Khách hàng có HKTT/ĐKTT cùng tỉnh/thành phố nơi có địa điểm kinh
doanh của PVcomBank.
Trường hợp KH không có HKTT/ĐKTT cùng tỉnh/thành phố nơi có địa điểm
kinh doanh của PVcomBank thì phải có HKTT/ĐKTT dài hạn tại tỉnh/thành phố
giáp ranh với tỉnh/thành phố nơi PVcomBank cấp tín dụng và khoảng cách từ nơi
đăng ký HKTT/ĐKTT dài hạn đến trụ sở PVcomBank cấp tín dụng không quá
20km.
- Vợ/chồng KH không cần đáp ứng điều kiện này.
 Điều kiện của Hộ kinh doanh do KH làm chủ/KHCN (chỉ áp dụng đối
với trường hợp nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh):
Trường hợp khác hàng vay mua ô tô để kinh doanh vận tải hoặc đầu tư tài sản
cố định phục vụ mục đích kinh doanh:
- Có đăng ký hộ kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương
(UBND xã/phường/thị trấn) và có kinh nghiệm tối thiểu 12 tháng hoặc;
- Hợp đồng dịch vụ với thành viên của HTX/ Xác nhận của HTX/ Hợp đồng
cho thuê xe vận chuyển với các công ty để đưa đón CBNV.
2.2.1.3. Tỷ lệ cho vay tối đa:
Áp dụng đối với trường hợp TSĐB là chính ô tô hình thành từ vốn vay:
 Mục đích vay tiêu dùng:
24
Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích tiêu dùng tại
PVcomBank – PGD Long Biên
Sản phẩm Thời gian sử dụng
Giá trị xe (TSBDDB)
≤ 02 tỷ 02 tỷ - 04 tỷ ≥ 04 tỷ
Cho vay mua ô tô
thông thường
Xe mới và xe đã qua
sử dụng đến 60 ngày
80% 80% 70%
Xe đã qua sử dụng đến
24 tháng
75% 65% 55%
Xe đã qua sử dụng đến
96 tháng
70% 60% 50%
Cho vay mua ô tô
linh hoạt
Xe mới và xe đã qua
sử dụng đến 60 ngày
80% 80% 80%
Xe đã qua sử dụng đến
24 tháng
75% 75% 75%
Xe đã qua sử dụng đến
96 tháng
70% 70% 70%
(Nguồn: quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên)
 Mục đích vay kinh doanh:
Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích kinh doanh
tại PVcomBank – PGD Long Biên
Sản phẩm Thời gian sử dụng
Giá trị xe (TSBDDB)
≤ 02 tỷ 02 tỷ - 04 tỷ ≥ 04 tỷ
Cho vay mua ô tô
thông thường
Xe mới và xe đã qua
sử dụng đến 60 ngày
70% 70% 60%
Xe đã qua sử dụng đến
12 tháng
70% 60% 50%
Xe đã qua sử dụng đến
60 tháng
60% 50% 40%
Cho vay mua ô tô
linh hoạt
Xe mới và xe đã qua
sử dụng đến 60 ngày
70% 70% 70%
Xe đã qua sử dụng đến
24 tháng
65% 65% 65%
Xe đã qua sử dụng đến
96 tháng
60% 60% 60%
(Nguồn: quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên)
25
Trường hợp đảm bảo bằng tài sản độc lập: tỷ lệ cho vay tối đa là 80% giá trị
xe mua nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB theo quy định
PVcomBank từng thời kỳ.
2.2.1.4. Thời hạn cho vay:
 Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thông thường:
- Trường hợp vay mục đích tiêu dùng:
+ TSĐB là xe ô tô mới: 72 tháng
+ TSĐB là ô tô đã qua sử dụng: 48 tháng nhưng không vượt quá tổng thời gian
cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 10 năm. Chấp
nhận thời gian vay mua ô tô đã qua sử dụng: tối đa đến 60 tháng trong trường hợp
KH trả nợ 90% giá trị khoản vay trong 48 tháng đầu.
+ TSĐB là bất động sản: 84 tháng
+ TSĐB là STK do PVcomBank phát hành: 120 tháng. Trong trường hợp thời
gian vay vượt quá thời hạn còn lại của STK, STK phải tự động gia hạn đến khi tất
toán khoản cấp tín dụng.
- Trường hợp vay mục đích kinh doanh:
+ TSĐB là ô tô mới: tối đa 60 tháng
+ TSĐB là xe ô tô đã qua sử dụng: tối đa 48 tháng nhưng không vượt quá tổng
thời gian cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 09 năm
+ TSĐB là bất động sản: 84 tháng
+ TSĐB là STK do PVcomBank phát hành: 120 tháng. Trong trường hợp thời
gian vay vượt quá thời hạn còn lại của STK, STK phải tự động gia hạn đến khi tất
toán khoản cấp tín dụng.
 Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô linh hoạt:
- Mua xe ô tô mới mục đích tiêu dùng: 72 tháng.
- Mua xe ô tô đã qua sử dụng: 48 tháng nhưng không vượt quá tổng thời gian
cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 10 năm.
+ Chấp nhận thời gian vay mua ô tô đã qua sử dụng: tối đa đến 60 tháng trong
trường hợp KH trả nợ 90% giá trị khoản vay trong 48 tháng đầu.
- Mua xe ô tô mới mục đích kinh doanh: tối đa 60 tháng
26
2.2.1.5. Hồ sơ vay vốn:
Hồ sơ
pháp
lý
 CMND/hộ chiếu/ căn cước công dân vợ/chồng khác hàng
 Sổ hộ khẩu và sổ tạm trú (nếu có) của KH, vợ/chồng KH, người
đồng vay.
 Chứng từ chứng minh tình trạng hôn nhân: đăng ký kết hôn/ Quyết
định ly hôn của tòa ản/ Giấy xác nhận độc thân,…
 Đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương/
ban quản lý chợ về việc đang hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng
trong trường hợp KH vay vốn để kinh doanh)
 Giấy hành nghề đối với các loại hình kinh doanh có giấy phép theo
quy định của pháp luật (nếu có)
Hồ sơ
tài
chính
 Trường hợp nguồn trả nợ từ lương:
- Hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ tương đương
- Sổ phụ (sao kê) tài khoản trả lương qua ngân hàng (03 tháng gần
nhất) hoặc;
- Xác nhận lương, thưởng của đơn vị sử dụng lao động và (thư tăng
lương, quyế định bổ nhiệm) – nếu có hoặc;
- Bảng lương, thưởng chứng minh nhận lượng, thưởng hàng tháng (03
tháng gần nhất) hoặc;
- Số bảo hiểm xã hội
 Trường hợp nguồn trả nợ từ lương hưu trí:
- Sổ nhận lương hưu hoặc;
- Sao kê thể hiện việc nhận lương hưu của KH
 Trường hợp nguồn trả nợ từ khai thác tài sản:
- Hợp đồng cho thuê
- Giấy tờ chứng minh KH là chủ sở hữu hoặc có quyền khai thác tài
sản
- Hóa đơn/ biên lai/ phiếu thu/ sao kê
- Hình ảnh chụp tài sản
 Trường hợp nguồn trả nợ từ hoạt động của hộ kinh doanh:
27
- Đăng ký hộ kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương
- Sổ sách bán hàng
- Tối thiểu 03 hợp đồng/ đơn hàng/ giấy tờ khác tương đương chứng
minh đầu vào, đầu ra đã thực hiện của 3 KH chiếm doanh thu lớn nhất
trong năm tài chính liền kề kể từ thời điểm nộp hồ sơ vay vốn
- Hợp đồng thuê/mượn mặt bằng sản xuất, kinh doanh (nếu có) còn
hiệu lực hoặc giấy tờ chủ quyền của mặt bằng trong trường hợp KH sở hữu
mặt bằng sản xuất, kinh doanh
- Biên lai/hóa đơn/chứng từ nộp thuế
- Hình ảnh thực tế cơ sở kinh doanh
- Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo mẫu của PVcomBank
- Bản cam kết của tất cả các thành viên có tên trên giấy đăng ký kinh
doanh xác nhận về số lượng thành viên của hộ kinh doanh và đồng ý về
việc dùng thu nhập chung của hộ kinh doanh để trả nợ đối với khoản vay
cá nhân của chủ hộ kinh doanh với ngân hàng.
 Trường hợp nguồn trả nợ từ thu nhập của KH trong doanh
nghiệp do KH làm chủ:
- Đăng ký kinh doanh của DN mà KH làm chủ
- Tờ khai thuế VAT năm gần nhất và 3 tháng gần nhất
- BCTC năm gần nhất
- Ảnh chụp doanh nghiệp
- Sao kê tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
- Biên bản họp HĐTV
 Đối với các nguồn trả nợ khác: tùy thuộc vào nguồn gốc các
nguồn thu nhập cụ thể mà yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ tương ứng
trên nguyên tắc đáp ứng các điều kiện cơ bản:
- Hợp đồng/ xác nhận nguồn thu nhập
- Giấy tờ là nguồn gốc để có được hợp đồng, nguồn thu nhập, năng
lực của khách hàng để có nguồn thu nhập đó
28
Hồ sơ
vay
vốn
 Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của PVcomBank
 Giấy chứng nhận đăng ký xe đứng tên KH hoặc;
 Hợp đồng mua bán/ hợp đồng mua bán công chứng (trường hợp
chưa có đăng ký xe đứng tên KH)
 Sổ kiểm định, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng mua bảo
hiểm (với trường hợp mua xe cũ)
 Tờ khai nguồn gốc xe (trường hợp mua xe mới)
2.2.1.6. Tài sản đảm bảo:
 Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thông thường:
Địa bàn của TSĐB:
- Tại tỉnh/thành phố có đơn vị kinh doanh của PVcomBank cấp tín dụng. Chấp
nhận trường hợp địa bàn của TSĐB nằm tại tỉnh/thành phố có địa điểm kinh doanh
của PVcomBank có điều kiện nguồn thu nhập để trả nợ của khoản vay phát sinh
cùng địa bàn với đơn vị cấp tín dụng của PVcomBank.
- Tại tỉnh/thành phố giáp ranh với tỉnh/thành phố có ĐVKD của PVcomBank
cấp tín dụng.
Loại TSĐB:
- Tài sản nhóm A: theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ
- Bất động sản
- Ô tô:
 Đối với cho vay mua xe ô tô mục đích tiêu dùng: xe du lịch dưới 9 chỗ, xe
bán tải:
+ Không nhận TSĐB là xe ô tô có nguồn gốc Trung Quốc/Ấn Độ
+ Tuổi xe (tính từ năm sản xuất đến thời điểm vay): tối đa 8 năm
 Đối với cho vay mua xe ô tô mục đích kinh doanh: bao gồm xe du lịch, xe
khách, xe tải, xe đầu kéo:
+ Không nhận TSĐB là xe ô tô có nguồn gốc Trung Quốc/Ấn Độ
+ Tuổi xe (tính từ năm sản xuất đến thời điểm vay): tối đa 5 năm
 Không nhận các loại xe chuyên dụng:
- Việc nhận TSĐB thực hiện theo hướng dẫn về nhận TSĐB đối với từng loại
29
tài sản tại PVcomBank từng thời kỳ.
 Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô linh hoạt: Chỉ chấp nhận TSĐB là
chính chiếc xe hình thành từ vốn vay
2.2.1.7. Bảo hiểm TSĐB là ô tô:
- Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
- Số tiền bảo hiểm: KH phải mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với giá
trị bảo hiểm tối thiểu bằng 100% giá trị xe tại thời điểm đề nghị vay vốn do
PVcomBank định giá/ hoặc 110% giá trị dư nợ tại thời điểm mua bảo hiểm; đồng
thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho PVcomBank.
- Thời hạn mua các loại bảo hiểm bắt buộc: KH phải mua bảo hiểm trong suốt
thời gian vay vốn.
+ Trường hợp thời hạn vay ≥ 12 tháng, KH phải mua bảo hiểm trong thời gian
tối thiểu 12 tháng. Trường hợp KH đã mua bảo hiểm nhưng chưa đủ mức tối thiểu
12 tháng, thì KH mua bổ sung đủ mức tối thiểu.
+ Trường hợp thời hạn vay < 12 tháng thì thời hạn mua bảo hiểm tối thiểu
bằng thời hạn vay
+ Trước khi hết thời hạn bảo hiểm 01 tháng, KH mua bảo hiểm bắt buộc cho
các tháng tiếp theo.
2.2.1.8. Quy trình cho vay
Quy trình tín dụng trong trường hợp TSĐB là ô tô hình thành từ vốn vay và
giải ngân theo giấy hẹn:
 Bước 1: Tiếp cận khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn
Trao đổi với khách hàng và lấy thông tin cơ bản của khách hàng về: tư cách
pháp lý, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, thu nhập, gia đình,
tài sản đảm bảo… nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất,…).
 Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản
gốc.
 Bước 3: Thẩm định hồ sơ và khách hàng vay vốn
- Tra cứu thông tin CIC của khách hàng và người đồng vay vốn. Kiểm tra tư
cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
30
- Thẩm định hồ sơ phương án vay vốn, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ,…
- Thẩm định TSĐB: Lập giấy đề nghị định giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB rồi
gửi cho chuyên viên định giá tài sản.
 Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng
- Lập tờ trình thẩm định khách hàng kèm báo cáo thẩm định TSĐB có chữ ký
trưởng phòng.
- Nhập lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá TSĐB.
- Tập hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng chờ phê duyệt
 Bước 5: Hoàn thiện thủ tục trước khi giải ngân
- BP. Quảy lý tín dụng thực hiện soạn thảo Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng thế
chấp, Hợp đồng tín dụng,…
- BP. Quản lý tín dụng hoàn thiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu
đăng ký trực tuyến, ĐVKD chịu trách nhiệm kiểm soát kết quả đăng ký thành công
trên website của Cơ quan đăng ký giao dịch TSBĐ)
- BP. Quản lý tín dụng đồng thời gửi Công văn đề nghị Cơ quan đăng ký giao
dịch đảm bảo thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cho cơ quan đăng
ký quyền sở hửu, quyền lưu hành phương tiện giao thông và lưu hồ sơ văn bản
thông báo kết quả tiếp nhận giải quyết thông tin về TSĐB.
- Khi tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, ĐVKD hướng dẫn KH nộp thêm
phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm để Cơ quan
đăng ký giao dịch TSĐB gửi văn bản này cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền
lưu hành phương tiện giao thông.
 Bước 6: Giải ngân
BP. Quản lý tín dụng thực hiện giải ngân cho khách hàng
 Bước 7: Kiểm tra và theo dõi sau cho vay
- Thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình trạng tài sản đảm bảo.
- Thông báo, đôn đốc trả nợ, gia hạn nợ gốc/lãi, chuyển nợ quá hạn.
 Bước 8: Tất toán khoản vay
- In phiếu tính lãi, hướng dẫn khách hàng nộp đủ gốc, lãi, kiểm tra niêm
phong, chứng kiến bóc niêm phong, ký vào phần “xuất kho toàn bộ” tại phiếu xuất
nhập.
31
- Lập giấy đề nghị giải tỏa TSĐB, tờ thanh lý đã được duyệt, bản sao hợp đồng
bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng thẩm định tài sản
làm thủ tục giải giấp.
- Đóng lại hồ sơ tín dụng.
2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PVcomBank – PGD
Long biên:
2.2.2.1. Doanh số cho vay mua ô tô:
Bảng 2.6: Doanh số cho vay mua ô tại PVcomBank – PGD Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Số tiền
Tốc độ
Tăng
(%)
Tổng doanh số
cho vay mua ô tô
34.753 100% 60.381 100% 73.534 100%
Cho vay mua ô tô
linh hoạt
28.564 82,19% 57.276 94,86% 70.291 95,59%
Cho vay mua ô tô
thông thường
6.189 17,81% 3.105 5,14% 3.243 4,41%
(Nguồn: báo cáo doanh số cho vay tại PVcomBank – PGD Long Biên)
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy doanh số cho vay mua ô tô cũng liên
tục tăng qua các năm từ 34.753 triệu đồng năm 2014 lên 60.381 triệu đồng năm
2015 và tiếp tục tăng trong năm 2016. Trong đó, doanh số sản phẩm “Cho vay mua
ô tô linh hoạt” luôn chiếm phần lớn doanh số cho vay mua ô tô (trên 80%) trong 3
năm vừa qua. Chứng tỏ đây là sản phẩm chủ yếu và bán chạy nhất đối với cho vay
mua ô tô của PVcomBank Long Biên.
2.2.2.2. Dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô:
Để đánh giá mức độ tăng trưởng của hoat động cho vay mua ô tô, ta có thể căn
cứ vào một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động tín dụng là dư nợ. Qua 2
năm vừa qua, dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank – PGD Long Biên có những
bước tăng trưởng đáng kể, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
32
Bảng 2.7: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD
Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư nợ cho
vay mua ô tô
34.753 100% 44.781 100% 61.341 100%
Cho vay mua ô
tô linh hoạt
28.564 82,19% 42.164 94,16% 58.497 95,36%
Cho vay mua ô
tô thông thường
6.189 17,81% 2.617 5,84% 2.844 4,64%
(Nguồn: báo cáo sao kê tín dụng còn dư nợ tại PVcomBank – PGD Long Biên)
Nhìn vào bảng số liệu trên, dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank Long
Biên tăng liên tục trong 3 năm vừa qua từ 34.753 triệu đồng năm 2014 tăng lên
44.781 triệu đồng năm 2015 và tiếp tục tăng vào năm 2016. Do đó, dư nợ của sản
phẩm “cho vay mua ô tô linh hoạt” cũng tăng và vẫn chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trên tổng dư nợ cho vay tại PVcomBank Long Biên.
2.2.2.3. Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô:
Hoạt động cho vay mua ô tô đem lại lợi nhuận hấp dẫn đối với PVcomBank –
PGD Long Biên và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, qua bảng số liệu dưới
đây:
33
Bảng 2.8: Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD
Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng lợi nhuận
cho vay mua ô tô
1.073 100% 2.588 100% 3.531 100%
Cho vay mua ô
tô linh hoạt
636 59,27% 1.623 62,71% 2.157 61,09%
Cho vay mua ô
tô thông thường
437 40,73% 965 37,29% 1.374 38,91%
(Nguồn: báo cáo lợi nhuận cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên)
Ta thấy, mức lợi nhuận cho vay mua ô tô cũng tăng liên tục qua 3 năm
2014,2015 và 2016. Điều này chứng tỏ, PVcomBank đã thực hiện tốt trong việc
kiểm soát chi phí cho vay và hoạt động cho vay mua ô tô là hoạt động hứa hẹn sự
phát triển mạnh mẽ trong tương lai của PVcomBank – PGD Long Biên, đặc biệt là
về cho vay mua ô tô linh hoạt.
2.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô:
PVcomBank Long Biên luôn duy trì một chất lượng tín dụng tốt đối với hoạt
động cho vay mua ô tô, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô tại
PVcomBank – PGD Long Biên
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng dư nợ cho vay mua ô tô 34.753 44.781 61.341
Nợ quá hạn mua ô tô 0 514 637
Nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay mua ô tô 0 1,15% 1,04%
(Nguồn: báo cáo Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại PVcomBank - PGD Long Biên)
34
Do PVcomBank Long Biên mới được thành lập vào năm 2014 nên chưa có nợ
quá hạn mua ô tô là điều dễ hiểu. Hai năm sau, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay mua ô
tô/tổng dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank Long Biên có chiều hướng giảm:
từ 1,15% năm 2015 xuống 1,04% năm 2016. Điều này cho thấy, PVcomBank Long
Biên đã duy trì được chất lượng tín dụng tốt đối với hoạt động cho vay mua ô tô.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN CỦA
PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN
2.3.1. Kết quả đạt được
Trong 3 năm vừa qua, hoạt động cho vay mua ô tô của PVcomBank – PGD
Long Biên đã được nhiều thành công rực rỡ. Cụ thể là:
 Thứ nhất: Hoạt động cho vay mua ô tô liên tục được mở rộng về quy mô.
Lượng khách hàng có nhu cầu tín dụng không hề giảm. Thêm vào đó, PVcomBank
– PGD Long Biên đã từng bước tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mới.
Lượng khách đến PVcomBank – PGD Long Biên vay mua ô tô ngày càng tăng, làm
doanh số cho vay mua ô tô cũng tăng lên. Đồng thời, dư nợ cho vay mua ô tô cũng
tăng liên tục, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ tín dụng.
 Thứ hai: việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô của PVcomBank –
PGD Long Biên được coi là có hiệu quả, tuy tích cực mở rộng hoạt động cho vay
mua ô tô nhưng PVcomBank – PGD Long Biên vẫn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
trả góp mua ô tô ở mức chấp nhận được. Vì vậy, hoạt động cho vay trả góp mua ô
tô trở thành một hoạt động phát triển đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.
 Thứ ba: hầu hết đều là đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và có
tinh thần trách nhiệm cao. Bằng việc hiểu rõ quy trình nghiệp vụ cho vay mua ô tô,
nhân viên tín dụng đã đưa ra các quyết dịnh cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho
ngân hàng. Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tín dụng luôn luôn có
thái độ thân thiện, cởi mở, nhiệt tình và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình,
chủ đáo, tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao uy tín, thu hút ngày càng nhiều
khách hàng tìm đến PVcomBank – PGD Long Biên đề gửi tiền và vay vốn.
2.3.2. Hạn chế:
Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động cho vay mua ô tô tại
PVcomBank – PGD Long Biên trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế
35
như:
 Hạn chế trong phương thức giải ngân: sau khi có quyết định của HĐTD về
việc chấp nhận cho vay đối với KH, PVcomBank Long Biên giải ngân theo một
trong hai phương thức: giải ngân theo đăng ký xe và giải ngân theo giấy hẹn, trong
đó:
- Giải ngân theo đăng ký xe tức là ngân hàng chỉ giải ngân cho khách hàng sau
khi KH đã có đăng ký xe. Điều này sẽ hạn chế được rủi ro vì ngân hàng giữ bản
chính đăng ký xe nhưng sẽ kéo dài thời gian mua xe trong khi KH lại có nhu cầu
mua xe càng sớm càng tốt.
- Giải ngân theo giấy hẹn tức là ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng khi
khách hàng có phiếu hẹn lấy đăng ký xe. Điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng đến
vay vốn hơn vì khách hàng có thể lấy xe sớm hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng.
 Trong quá trình cho vay mua ô tô đã xuất hiện những khách hàng xấu, lợi
dụng những kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cũng như quá trình bán
xe của các đơn vị kinh doanh ô tô để lừa đảo, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhân
viên tín dụng do chủ quan vì căn cứ vào đăng ký xe và hợp đồng mua xe mà không
kiểm tra xe thực tế, bằng cách nào đó, chủ xe vẫn mượn được đăng ký xe xuất trình
với ngân hàng để xin vay tiếp. Một số khách hàng lại thế chấp cho ngân hàng chứng
minh thư nhân dân cũ, hết hạn lưu hành khiến cán bộ tín dụng không thể nhận diện
chính xác người cầm chứng minh thư nhân dân, nếu cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận
cho khách hàng ký vào hợp đồng thế chấp thì sẽ xảy ra rủi ro…
2.3.3. Nguyên nhân
 Nguyên nhân khách quan:
- Về đối thủ cạnh tranh: Cho vay ô tô được các ngân hàng đánh giá là một dịch
vụ rấy giàu tiềm năng và còn phát triển mạnh trong tương lai. Số lượng các NHTM
triển khai nghiệp vụ này ngày càng nhiều và ngay trên địa bàn quận Long Biên, cụ
thể là đường Nguyễn Văn Cừ nơi PGD PVcomBank Long Biên làm việc cũng có
rất nhiều các NHTM khác như: BIDV, Agribank, Sacombank, MBBank,…
- Về môi trường pháp lý: trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống pháp luật
về ngân hàng cũng có sự thay đổi, nhưng vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn
36
mực quốc tế, các văn bản pháp luật đôi khi còn mâu thuẫn với nhau, điều này gây
khó khăn cho các NHTM do sự thiếu minh bạch của thông tin, hệ thống pháp lý, các
quy chế tài chính, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác.
- Môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam chưa thực sự ổn định: tỷ lệ lạm phát
ở Việt Nam ngày càng cao. Vì thế, nếu chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt
tiền tệ, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác tín dụng tại Ngân hàng, làm giảm
doanh số cho vay.
 Nguyên nhân chủ quan:
- Sự hạn chế về quy mô vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên còn thấp, ảnh
hưởng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Chính sách marketing còn chưa hiệu quả: nhu cầu vay vốn mua ô tô của
khách hàng hiện nay rất cao, nhưng số lượng khách hàng đến vay vốn tại
PVcomBank Long Biên vẫn chưa nhiều, đây là một hạn chế có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô.
- Việc áp dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập: việc áp dụng công nghệ mới
với nhân viên chưa có kinh nghiệm bước đầu còn hạn chế. Việc bảo mật, quản lý,
lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng nhiều khi gặp khó khăn.
37
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN
TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA
Ô TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK:
Trong thời gian tới, PVcomBank Long Biên chủ trương tăng cường cho vay
mua ô tô theo định hướng:
- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên phần dư nợ cho
vay so với năm trước.
- Ngân hàng phải giữ vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cần thiết để
hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Đẩy mạnh đầu tư cho hoàn thiện và hiện đại hóa ngân hàng một cách đồng
bộ.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho
vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng chứ không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản
thế chấp.
- Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả.
- Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa
chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn
trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay.
- Sắp xếp đội ngũ tín dụng theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
- Tích cực tiếp thị đẩy mạnh hoạt động cho vay đến các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và dân cư. Đưa ra những chương trình ưu đãi, khuyến khích đối với những
khách hàng có quan hệ thường xuyên và tin cậy.
38
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN
TẠI PVCOMBANK
3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô
3.2.1.1. Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả:
Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản
phẩm, lãi suất cho vay mua ô tô, các hoạt động quảng cáo,… với các đối thủ cùng
địa bàn.
Tạo lòng tin cao độ với khách hàng bằng cách nâng cao số lượng, chất lượng
của sản phẩm, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ
thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn
tiền vay,…
Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực trong kinh
doanh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gâp
ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
3.2.1.2. Tăng cường thực hiện hoạt động Maketing
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các
hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi… để đông đảo dân chúng
biết về các dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt, đa dạng hóa các loại tờ rơi, sách giới
thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch.
Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo, tạo cho khác hàng
cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng
dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách
hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của PVcomBank Long Biên.
3.2.1.3. Mở rộng đối tượng cho vay:
Thực hiện phương thức cho vay gián tiếp thông qua các đại lý kinh doanh ô tô,
thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe, để các hãng xe giới thiệu khách
hàng đến ngân hàng vay tiền mua ô tô như Toyota, Mercedes Benz, Huyndai,
Honda… Hiện nay, PVcomBank Long Biên tuy đã có hợp đồng liên kết nhưng mối
quan hệ này mới chỉ là hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
PVcomBank Long Biên và các hãng bán xe này nên ký hợp đồng mua bán nợ, đồng
thời phải đưa ra văn bản quy định cụ thể phương thức tài trợ giữa hai bên và có quy
39
định ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ của mỗi bên. Như vậy sẽ khắc phục được
nhược điểm của hình thức cho vay gián tiếp và hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng
như tăng thêm mối quan hệ giữa PVcomBank Long Biên và các đại lý xe.
3.2.1.4. Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm:
Trong phương thức cho vay mua ô tô, PVcomBank Long Biên đặt ra yêu cầu
bắt buộc đối với người đi vay là “Bên đi vay phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản
mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người thụ hưởng là ngân hàng”.
Điều này làm tăng tính an toàn cho món vay của ngân hàng. Vì vậy để tăng cường
hoạt động cho vay mua ô tô, PVcomBank Long Biên nên chú trọng đến việc hợp tác
với các công ty bảo hiểm.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay:
3.2.2.1. Tăng cường công tác thẩm định nhằm hạn chế rủi ro:
Khi rủi ro tín dụng nảy sinh làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng bỏ ra sẽ
không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy mà khi
cho vay các bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài
chính của khách hàng.
Công tác thẩm định sẽ khó khăn hơn với các KHCN và KHDN thành đạt vì
trình độ của họ cũng tương đương với cán bộ thẩm định nên cần kiểm tra chặt chẽ
hơn. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua ô tô phải làm những công việc
cần thiết sau:
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy
quyền… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền
vay của người đứng ra vay vốn.
- Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh,
khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản
thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của ác thành viên có liên
quan đối với món vay.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay cho đến
khi thu nợ gốc và lãi.
40
- Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn
vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không. Kiểm tra
kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và
thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên tín dụng thường xuyên để không
bị lạc hậu về kiến thức. Ngoài ra, cần bổ sung thêm kiến thức các lĩnh vực kinh
doanh khác phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay
vốn. Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp
khác trong và ngoài đơn vị công tác. Tạo cơ hội cho nhân viên phát huy khả năng
tiềm ẩn của mình và không ngừng đưa ra những sáng kiến mới mang tính hiệu quả
cao. Đồng thời nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, đưa ra
những mức lương hấp dẫn, thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của
nhân viên để xem xét các chính sách với từng nhân viên cụ thể từ đó khuyến khích
nhân viên làm việc và cống hiến hết mình cho ngân hàng.
3.2.2.3. Đơn giản hóa quy trình và thủ tục cho vay
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, đòi hỏi PVcomBank
Long Biên phải có những biện pháp cần thiết để thu hút ngày càng nhiều khách
hàng vay mua ô tô. Vì một ngân hàng có thủ tục cho vay phức tạp, rườm ra sẽ làm
mất nhiều thời gian của khách hàng, gây cảm giác khó chịu. Do vậy. đơn giản hóa
quy trình và thủ tục cho vay mua ô tô sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng đến
PVcomBank Long Biên vay vốn nhiều hơn do thủ tục cho vay đơn giản, nhanh
chóng và thời gian giải ngân ngắn hơn.
3.3. KIẾN NGHỊ
- NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng:
CIC đóng vai trò rất quan trọng giúp NHNN quản lý và kiểm soát hoạt động của các
tổ chức tín dụng. Khi muốn tìm hiểu về khách hang, ngân hang có thể tìm kiếm các
thông tin tin cậy trên CIC một cách dễ dành và nhanh chóng. Vì vậy, để hoạt động
của CIC luôn đạt hiệu quả và độ chính xác tuyệt đối, NHNN phải nâng cao chất
lượng tin học và trình độ chuyên môn của nhân viên trung tâm.
- NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động
41
cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân. Các ngân hàng vẫn phải dựa vào các
văn bản pháp luật chung của Nhà nước và tự xây dựng cho mình những quy định
riêng về hoạt động cho vay. Trong thời gian tới Ngân hàng cần ban hành các văn
bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay mua ô tô trên cơ sở pháp lý thống nhất
và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng vì hoạt động cho vay mua ô tô là hoạt động
mang lại lợi nhuận cao.
- NHNN cần tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tín
dụng của Ngân hàng. NHNN thực hiện công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt
động tín dụng của ngân hàng nhằm tăng cường tính công khai và minh bạch trong
hoạt động ngân hàng. Để công tác quản lý, thanh tra, giám sát có hiệu quả NHNN
cần xây dựng một hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhằm
giảm thiểu rủi ro và các sai sót đến mức thấp nhất. Đồng thời những vi phạm về quy
chế tín dụng cần phải được xử lý một cách nghiêm túc.
42
KẾT LUẬN
Cho vay mua ô tô là một hoạt động đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các
NHTM, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Với sự góp mặt của các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam để phân phối
ô tô nhập khẩu, nền công nghiệp ô tô nước ta sẽ ngày càng phát triển, người dân sẽ
được hưởng lợi nhiều hơn do được lựa chọn nhiều sản phẩm ô tô đa dạng, phong
phú với nhiều kiểu dáng, tính năng hiện đại và giá cả hợp lý. Do đó, các NHTM nên
có những biện pháp cần thiết để tăng cường cho vay mua ô tô. Điều này, vừa làm
tăng lợi nhuận cho các NHTM, đồng thời góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất
nước trong quá trình hội nhập.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi:
- (Trường): HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
- (Khoa): NGÂN HÀNG
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank Long Biên
Xác nhận sinh viên: Đặng Mạnh Cường
Là sinh viên lớp: K16NHB, Khoa Ngân Hàng, Trường Học Viện Ngân Hàng,
được nhà trường giới thiệu về thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng với tên chuyên đề:
“Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại
PVcomBank Long Biên”.
Thời gian thực tập từ ngày …...................……...đến ngày ……………………
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, sinh viên Đặng Mạnh Cường đã có ý
thức kỷ luật tốt, chấp hành đầy đủ các nội quy và quy chế của cơ quan, có thái độ
đúng mực với cán bộ nhân viên trong cơ quan. Nhiệt tình tham gia các hoạt động
đoàn thể cũng như trong quá trình nghiên cứu học tập và đã hoàn thành tốt kỳ thực
tập.
Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ sinh viên Đặng Mạnh Cường hoàn
thành tốt quá trình thực tập. Đến nay đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp.
Hà nội, ngày ….. tháng … năm 2017
GIÁM ĐỐC
Chuyên Đề_Đặng Mạnh Cường K16NHB.docx

More Related Content

What's hot

Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...
Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...
Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...nataliej4
 
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ ĐôSacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đôpioneerbni
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Nam Hương
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng VietinbankLuận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
Luận văn: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Vietinbank
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ ph...
 
Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...
Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...
Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mạ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đĐề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
Đề tài: Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Thanh Xuân, 9đ
 
Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiên ph...
 
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
Luận án: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ ĐôSacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
Sacombank Giới thiệu sản phẩm thẻ - Chi nhánh Thủ Đô
 
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàngLuận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
Luận văn: Kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Luận văn:Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thươn...
 

Similar to Chuyên Đề_Đặng Mạnh Cường K16NHB.docx

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMKen Hero
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Thư Viện Số
 
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Trần Đức Anh
 
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribankNghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribankLuanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Chuyên Đề_Đặng Mạnh Cường K16NHB.docx (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo của khối khách hàng cá...
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình DươngBáo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
Báo cáo thực tập tại Ngân Hàng Quân Đội - CN Bình Dương
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
 
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngâ...
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Liên Việ...
 
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP ...
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank
 
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
Một số biện pháp nâng cao sự hài lòng khách hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn T...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Lạng Sơn, 9đ - Gửi miễn p...
 
BTNV.docx
BTNV.docxBTNV.docx
BTNV.docx
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vịLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị
 
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ LớnĐề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
 
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribankNghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng agribank
 

Chuyên Đề_Đặng Mạnh Cường K16NHB.docx

  • 1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÊN CHUYÊN ĐỀ: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN Giáo viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN THỊ THU Sinh viên thực hiện: ĐẶNG MẠNH CƯỜNG Lớp: K16NHB Niên khóa: 2013-2017 Ngành học: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đơn vị thực tập: PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN Hà Nội, tháng 5 năm 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi số liệu và thông tin đều trung thực và chính xác, xuất phát từ số liệu thực tế của PVcomBank – PGD Long Biên, Hà Nội. Sinh viên thực hiện Đặng Mạnh Cường
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải HĐTD Hội đồng tín dụng KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân TSĐB Tài sản đảm bảo ĐVKD Đơn vị kinh doanh NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước
  • 4. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua......................................10 Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp ......................................................................11 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên........................20 Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại tại PVcomBank – PGD Long Biên ........................21 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên...........................22 Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích tiêu dùng tại PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................24 Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích kinh doanh tại PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................24 Bảng 2.6: Doanh số cho vay mua ô tại PVcomBank – PGD Long Biên ...................31 Bảng 2.7: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên .....................................................................................................................................32 Bảng 2.8: Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên .....................................................................................................................................33 Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên.......................................................................................33
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN .........................................................................................................................2 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại:..................................................................2 1.1.1. Khái niệm: .................................................................................................................2 1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại:................................................2 1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng:........................................................................5 1.2.1. Khái niệm: .................................................................................................................5 1.2.2. Đặc điểm: ..................................................................................................................6 1.2.3. Phân loại:...................................................................................................................7 1.3. Sản phẩm cho vay mua ô tô với KHCN: ..............................................................8 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay: ............................................................................8 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá:.............................................................................................11 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng:................................................................................................14 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN CỦA PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN.................................................17 2.1. Khái quát về PVcombank:.....................................................................................17 2.1.1. Thông tin chung:.....................................................................................................17 2.1.2. Lịch sử phát triển:...................................................................................................17 2.1.3. Quá trình hình thành PVcomBank Long Biên:...................................................18 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Pvcombank – PGD Long Biên: ............19 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN PvcomBank - PGD Long Biên..........................................................................................................................22 2.2.1. Các quy địnhcho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank – PGD Long Biên...23 2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PVcomBank – PGD Long biên: ..........................................................................................................................31 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PvcomBank – PGD Long Biên..........................................................................................................................34 2.3.1. Kết quả đạt được.....................................................................................................34 2.3.2. Hạn chế:...................................................................................................................34
  • 6. 2.3.3. Nguyên nhân ...........................................................................................................35 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN..................................37 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank:.....................................................................................................................37 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank .............................................................................................................................................38 3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô.................................................38 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay: ...........................................39 3.3. KIẾN NGHỊ..............................................................................................................40 KẾT LUẬN.......................................................................................................................42
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng cao thì nhu cầu mua ô tô, nhà ở ngày càng trở nên cần thiết. Người dân không chỉ mong muốn đi những chiếc xe mô tô hiện đại, mà còn mong muốn đến những chiếc ô tô sang trọng bởi tính năng an toàn và tiện lợi của nó. Nhưng không phải bất cứ ai cũng có đủ khả năng tài chính hiện tại để thực hiện ước mơ đó. Vì vậy, ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, chia sẻ những khó khăn về tài chính với họ. Tại PVcomBank Long biên, lượng khách hàng tìm đến ngân hàng vay tiền mua ô tô ngày càng tăng lên. Vậy vay như thế nào? Phương thức vay ra sao? Có những thuận lợi và khó khăn gì?.... Đó là lý do tại sao tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ đề tài: “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PVCOMBANK LONG BIÊN”.
  • 8. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1.1. Khái niệm: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Theo luật các tổ chức tín dụng: ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM) Các nghiệp vụ của NHTM chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư. Tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Nhờ có các NHTM mà các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó việc kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp được dễ dàng theo đúng pháp luật hơn. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội của người lao động. Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống của người lao động được cải thiện nâng cao kéo theo các hoạt động liên quan đến tiền gửi ngân hàng cũng tăng làm NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế nước nhà. 1.1.2. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại: 1.1.2.1. Chức năng: Trong sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, Ngân hàng là một yếu tố không thể thiếu bởi các chức năng cơ bản của nó: là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán
  • 9. 3  Trung gian tài chính: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong kinh tế: Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu (tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn). Các cá nhân và tổ chức thặng dư tạm thời trong chi tiêu (tức là thu nhập hiên tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm). Sự tồn tại của hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân hàng, và điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cùng có lợi. Khi đó sẽ hình thành nên mối quan hệ tài chính, mà có thể là quan hệ trực tiếp dưới hình thức tín dụng hoặc quan hệ cấp phát, hùn vốn và cũng có thể là quan hệ gián tiếp nếu trong quan hệ trực tiếp bị nhiều giới hạn do không phù hợp về qui mô, thời gian, không gian... Với quan hệ gián tiếp đòi hỏi có sự tham gia của các trung gian tài chính mà với sự chuyên môn hóa họ có thể giảm chi phí giao dịch xuống, làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm từ đó mà khuyến khích được tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư và cũng khuyến khích đầu tư. Trung gian tài chính đã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì vậy giải quyết được mâu thuẫn của quan hệ tài chính trực tiếp. Đồng thời do sự phân bổ không đều thông tin và năng lực phân tích thông tin thường được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thị trường và Ngân hàng có năng lực để làm giảm đến mức thấp nhất những sai lệch đó.  Tạo phương tiện thanh toán: Tiền-Vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán trong trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ, song khi nền sản xuất phát triển cao hơn, lượng phân phối qua lại ngày càng nhiều thì trong thanh toán bằng tiền mặt, vàng gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng đã tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ cho khách hàng, và với những ưu điểm nhất định nó đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Ngoài ra giấy nhận nợ đó còn được thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, nó trở
  • 10. 4 thành tiền giấy. Ngày nay giấy nhận nợ đã được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau như: Séc, kỳ phiếu... đã giúp cho việc thanh toán được diễn ra nhanh gọn và có hiệu quả hơn.  Trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt cho khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ, để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng Sec, ủy nhiệm chi, nhờ thu... Cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán, công nghệ thanh toán qua Ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các Ngân hàng trên toàn thế giới. Với các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua Ngân hàng, biến Ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 1.1.2.2. Vai trò: Kể từ khi hình thành nên hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương và Ngân hàng thương mại, trong đó các Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và ngày càng được mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó ngành Ngân hàng còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế và lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng tỷ đồng, bằng nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ, công nhân viên, ngành Ngân hàng còn tham gia đóng góp nhiều hoạt động xã hội khác như: xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ từ thiện, khắc phục hậu quả thiên tai... Về mặt quản lý Nhà nước về tiền tệ cũng không ngừng được hoàn thiện, việc điều hành các chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được áp dụng
  • 11. 5 ngày càng có hiệu quả. Những thay đổi đó đã góp phần đáng kể vào đẩy lùi và kiểm soát lạm phát phi mã từ mức ba con số xuống (ổn định) còn dưới 10% những năm gần đây, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, đưa đất nước vào một thập kỷ phát triển nhanh và tương đối ổn định. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của hệ thống Ngân hàng cũng không ngừng phát triển, giúp khai thác được nguồn vốn đáng kể từ nước ngoài cho phát triển đất nước. Đến nay quan hệ song phương về hợp tác Ngân hàng giữa Việt nam với các nước không ngừng phát triển và mở rộng, hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt nam đã có quan hệ giao dịch với trên 2000 Ngân hàng và tổ chức tài chính của hơn 100 quốc gia trên thế giới. 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG: 1.2.1. Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức, nó để thỏa mãn nhu cầu của cả 2 bên – Bên đi vay và bên cho vay. Do đó, nó là một quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thỏa thuận lớn. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ chốt của ngân hàng, chiếm phần lớn doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Mặt khác, năm 2016 được gọi là năm khởi nghiệp với kỷ lục lên tới 110.000 doanh nghiệp mới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Đưa năm 2016 là năm khởi nghiệp” trong phiên họp thường kỳ đầu tiên khi Chí phủ mới kiện toàn ngày 4- 5/5/2016. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển là một trong những định hướng quan trọng. Tháng 10/2016, trong bài phát biểu tại Lễ phát động Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021 và Ngày hội Thanh niên Khởi nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh: “Khởi nghiệp là một trong những thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo. Chưa bao giờ khởi nghiệp được sự quan tâm của
  • 12. 6 Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này. Chưa bao giờ khởi có những điều kiện thuận lợi như lúc này”. Chính vì thế, ngay lúc này các ngân hàng sẽ càng tập trung nguồn lực để đẩy mạnh, phát triển hoạt động cho vay. 1.2.2. Đặc điểm:  Đối tượng cho vay: Khách hàng vay là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội khác trong nền kinh tế. Khách hàng muốn vay vốn phải có đủ năng lực pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.  Quy mô cho vay: Quy mô của các khoản vay tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng, giá trị TSĐB và khả năng trả nợ của từng khách hàng. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào quy mô và vốn tự có của ngân hàng. Vì theo thông tư 36/2014/TT-NHNN: “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Những khách hàng doanh nghiệp lớn thường có nhu cầu vay vốn và TSĐB lớn nên khi quy mô và vốn tự có của ngân hàng lớn thì các ngân hàng cũng có thể mở rộng cho vay và quy mô các khoản cho vay cũng vì thế mà tăng lên.  Rủi ro: Cho vay là hoạt động có khả năng mang lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng. Rủi ro xảy ra khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc hoặc lãi hoặc cả hai khi đến hạn. Điều này cũng phụ thuộc vào thiện trí của khách hàng. Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng khoản vay và khách hàng vay mà rủi ro đem lại cho ngân hàng khác nhau, với mỗi ngân hàng cũng sẽ có “khẩu vị rủi ro” riêng. Các khoản vay nhằm mục đích tiêu dùng thường tiềm tàng nhiều rủi ro hơn các khoản vay với mục đích khác.  Lãi suất và khả năng sinh lời: Lãi suất là tỉ lệ phần trăm khách hàng phải trả cho ngân hàng tính trên dư nợ thực tế trong một khoảng thời gian cụ thể. Lãi suất của mỗi khoản vay là khác nhau,
  • 13. 7 tùy theo quy định của từng ngân hàng và thời hạn vay. Ngoài ra lãi suất cho vay còn phụ thuộc vào quy định của NHNN: Lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Khả năng sinh lời của khoản vay phụ thuộc vào giá trị và lãi suất thỏa thuận của từng khoản vay. Khoản vay có giá trị càng lớn thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro và ngược lại. Tuy nhiên, so với các hoạt động khác thì cho vay được xem là hoạt động có khả năng sinh lời cao nhất. 1.2.3. Phân loại:  Theo thời gian: - Cho vay ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống - Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm - Cho vay dài hạn: từ 5 năm trở lên  Theo hình thức vay: - Chiết khấu: là việc + Mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng của người thụ hưởng. + Mua có kỳ hạn hoặc mua hẳn giấy tờ có giá của chủ sở hữu giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán - Cho vay: là việc ngân hàng cho khách hàng vay một khoản tiền nhất định, trong một thời gian nhất định kèm theo một mức lãi suất nhất định. - Bảo lãnh: là việc ngân hàng (gọi là bên bảo lãnh) đứng ra cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) trong trường hợp khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cho bên nhận bảo lãnh. - Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa ngân hàng và bên đi thuê.  Theo tài sản đảm bảo: TSĐB là nguồn trả nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Cho vay theo tài sản đảm bảo được chia làm 2 loại: - Cho vay có tài sản đảm bảo
  • 14. 8 - Cho vay không có tài sản đảm bảo  Theo mục đích sử dụng: - Cho vay sản xuất kinh doanh là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng như: mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… - Cho vay tiêu dùng là cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng như: sửa chữa nhà ở, mua sắm trang trí nhà cửa, trả học phí,…  Phân loại theo phương thức khác: Phân loại theo ngành nghề kinh tế, theo đối tượng tín dụng… 1.3. SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN: 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay: 1.3.1.1. Khái niệm: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ô tô là một phương tiện vận tải và đi lại không thể thiếu ở các nước phát triển. Trước đây, vào những năm đầu của thế kỷ 20, việc sản xuất và bán ô tô chỉ mang tính mùa vụ. Doanh số bán ra thường tăng đột biến vào mùa hè và mùa xuân. Tuy nhiên, vào mùa đông hoặc mùa thu, hoạt động này lại rất ế ẩm, các hãng sản xuất hầu như ngừng hoạt động vì không bán được hàng. Vào những tháng cao điểm, dây truyền sản xuất luôn phải hoạt động hết công suất. Điều này làm cho máy móc hao mòn nhanh và chi phí khấu hao lớn. Tuy nhiên, nếu các hãng sản xuất vẫn duy trì sản xuất, để hàng tại kho chờ những tháng cao điểm bán ra thì lại không có đủ khả năng tài chính. Cho vay mua ô tô ra đời đã khắc phục được nhược điểm này của ngành ô tô. Nó vừa giúp các hãng sản xuất có thể duy trì sản xuất và bán hàng đều đặn, vừa giúp khách hàng có thể sử dụng ô tô khi chưa có đủ tiền mua. Cho vay mua ô tô là một trong nhiều hình thức cho vay của NHTM. Hiện nay, cho vay mua ô tô đang được nhiều ngân hàng áp dụng và mở rộng vì đây là một thị trường tiềm năng đối với các NHTM. Cho vay mua ô tô được hiểu như là một hình thức cho vay của NHTM. Theo đó ngân hàng có thể cho khách hàng sử dụng trước một khoản tiền với mục đích mua ô tô theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận. 1.3.1.2. Đặc điểm: Cho vay mua ô tô là một hình thức cấp tín dụng. Vì vậy , nó cũng mang đầy
  • 15. 9 đủ đặc điểm của cho vay nói chung. Ngoài ra, hoạt động cho vay mua ô tô còn mang những đặc điểm riêng sau:  Đặc điểm về đối tượng, phạm vi và quy mô cho vay: - Phạm vi và quy mô cho vay mua ô tô là giá trị hình thành lên chiếc xe. Giá trị của chiếc xe bao gồm nhiều chi phí khác nhau như: chi phí mua xe, chi phí bảo hiểm, chi phí nộp thuế,… Phạm vi và quy mô cho vay mua ô tô có thể gồm hoặc không gồm các chi phí khác ngoài chi phí mua xe, tùy thuộc vào từng ngân hàng. Các ngân hàng thường cho vay với một tỷ lệ nhất định trên chi phí mua xe, thường là từ 60% - 80%. Mọi cá nhân, hộ gia đình và tổ chức có nhu cầu vay vốn mua xe đều được cho vay khi có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng. - Nhóm KHCN, hộ gia đình: nhóm khách hàng này có thu nhập cao và ổn định, họ có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho việc đi lại hàng ngày, loại xe mà nhóm khách hàng này hướng tới thường là xe con, xe du lịch loại nhỏ, những xe sang trọng, hiện đại, có giá trị cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu đi lại bằng ô tô của người dân ngày càng phát triển, nhóm khách hàng này càng tăng lên, họ thường chỉ mua 01 chiếc xe. - Nhóm khách hàng là các hãng, các doanh nghiệp: nhóm khách hàng này thường có nhu cầu mua ô tô để phục vụ cho nhu cầu chung của doanh nghiệp như phục vụ cho việc đi lại của lãnh đạo, đưa đón các bộ nhân viên, vận chuyển hàng hòa, nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Họ thường mua ít xe nhưng là những loại xe đắt tiên, cỡ lớn. Với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, nhóm khách hàng này thường hướng tới loại xe phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh của họ. Họ thường mua một số lượng lớn xe có giá trị trung bình, vì vậy, số tiền họ vay là lớn.  Đặc điểm và thời gian cho vay mua ô tô: - Đối với các khoản vay theo món, thường là món vay có thời hạn ngắn hoặc trung hạn, tuy nhiên các khoản vay trả góp thường là các khoản vay trung hạn và dài hạn. Các ngân hàng thường quy định thời gian cho vay là từ 1 – 6 năm, tùy từng ngân hàng, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, nguồn và kế hoạch trả nợ. Các món vay có thể được vay với thời hạn dài hơn. Nhưng ngân hàng không nên
  • 16. 10 cho vay với thời hạn quá dài, vì như vậy thiện trí trả nợ của khách hàng sẽ bị giảm, việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng tăng lên.  Đặc điểm về rủi ro và lãi suất cho vay mua ô tô: - Khi mua ô tô khác hàng thường thế chấp bằng chính chiếc xe hình thành từ vốn vay, mà giá trị của chiếc xe thường giảm theo thời gian sử dụng. Khách hàng sẽ trả nợ cho gnana hàng từ chính thu nhập của họ. Vì vậy, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ bị giảm sút trong trường hợp khách hàng bị mất việc làm, thu nhập giảm,… Khi cho vay mua ô tô ngân hàng thường cầm bản chính của giấy tờ xe và bắt khách hàng phải mua bảo hiểm cho xe và người thụ hưởng trong trường hợp xảy ra tổn thấy là ngân hàng. Nhưng thường thì các món vay mua ô tô có giá trị nhỏ nên phân tán được rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động cho vay mua ô tô được xem như là hoạt động có rủi ro thấp. 1.3.1.3. Phương thức cho vay:  Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua là phương thức cho vay mà ngân hàng thực hiện cho vay trực tiếp đối với người mua. Theo phương thức ngày ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng thanh toán số tiền mua ô tô của khách hàng cho các hãng sản xuất, doanh nghiệp, đại lý bán ô tô. Khi đến hạn thanh toán, khách hàng phải trả ngân hàng số tiền đã vay và lãi như đã ký trong hợp đồng vay. Phương thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau: Bảng 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua (4) (1) (3) (2) (1): Ngân hàng ký hợp đồng tín dụng với người mua ô tô để trả tiền cho doanh nghiệp bán ô tô. Ngân Hàng Người mua ô tô Doanh nghiệp bán ô tô
  • 17. 11 (2): Doanh nghiệp ký hợp đồng bán ô tô với người mua. (3): Ngân hàng thanh toán tiền mua ô tô của khách hàng đã ký theo hợp đồng. (4): Người mua ô tô trả tiền nợ và lãi cho ngân hàng.  Phương thức cho vay gián tiếp: Phương thức cho vay gián tiếp là phương thức cho vay mà theo đó ngân hàng sẽ tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho doanh nghiệp bán ô tô. Các doanh nghiệp sẽ nhận ngay số tiền sau khi bán hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng. Phương thức này có thể khái quát thành sơ đồ sau: Bảng 1.2: Phương thức cho vay gián tiếp (1) (3) (5) (2) (4) (1): Ngân hàng ký hợp đồng với doanh nghiệp bán ô tô về việc tài trợ cho người mua ô tô. (2): Doanh nhiệp bán ô tô cho người mua và ký hợp đồng với người mua. (3): Doanh nghiệp bán ô tô tập trung hóa đơn bán hàng đưa lên ngân hàng để thanh toán. (4): Khách hàng thanh toán tiền theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp bán ô tô. (5): Doanh nghiệp bán ô tô nộp tiền đã thu của người mua cho ngân hàng. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá: Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay mua ô tô cũng là một trong những hình thức của cho vay. Vì vậy, các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay nói chung cũng chính là các chỉ tiêu phản ảnh hoạt động cho vay mua ô tô. Ngân hàng Người mua ô tô Doanh nghiệp bán ô tô
  • 18. 12  Một là doanh số cho vay mua ô tô: Doanh số cho vay mua ô tô là tổng số tiền mà khách hàng đã vay của ngân hàng trong một kỳ nhất định (năm, quý, tháng). Doanh số cho vay mua ô tô là số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay nhằm mục đích mua ô tô. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh qui mô cho vay mua ô tô của ngân hàng trong kì.  Hai là dư nợ cho vay mua ô tô: Dư nợ cho vay chính là số tiền cộng dồn qua các thời kỳ mà ngân hàng hiện còn đang cho khách hàng vay tính đến một thời điểm nhất định. Vậy dư nợ cho vay mua ô tô là số tiền cộng dồn qua các thời kì ngân hàng đang cho khách hàng vay để mua ô tô tính đến thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ này = Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước + Doanh số cho vay mua ô tô trong kỳ - Doanh số thu nợ vay mua ô tô trong kỳ Nếu dư nợ cho vay mua ô tô trong kỳ tăng so với kỳ trước tức là doanh số cho vay mua ô tô trong kỳ lớn hơn kỳ trước. Điều này được hiểu là NHTM đã mở rộng cho vay mua ô tô. Còn trong trường hợp dư nợ cho vay mua ô tô trong kỳ tăng lên là do doanh số thu nợ cho vay trong kỳ giảm xuống, điều này không có nghĩa là NHTM mở rộng cho vay mua ô tô trong kỳ.  Ba là lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô: Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.  Bốn là tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô: Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay mua ô tô. Khi tỷ trọng cho vay mua ô tô tăng lên tức là quy mô cho vay mua ô tô cũng tăng lên. Tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô được tính theo công thức sau: R = Dư nợ cho vay mua ô tô / Tổng dư nợ * 100 Tỷ trọng cho vay mua ô tô tăng lên tức là hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ảnh chính xác hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng hay không. Vì khi R tăng lên do tổng dư nợ giảm mà dư nợ cho vay mua ô tô giữ nguyên hoặc do cả dư nợ cho vay mua ô tô và tổng
  • 19. 13 dư nợ cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tổng dư nợ nhiều hơn tốc độ giảm của cho vay mua ô tô thì tức là NHTM đã thắt chặt hoạt động tín dụng.  Năm là tốc độ tăng của dư nợ cho vay mua ô tô: Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ mở rộng của hoạt động cho vay mua ô tô: K = (Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ này – Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước) / Dư nợ cho vay mua ô tô kỳ trước Nếu K > 0: phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng. Nếu K < 0: phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô không được mở rộng, nhưng nếu tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô ( R ) tăng thì hoạt động cho vay mua ô tô vẫn được mở rộng.  Sáu là số lượng khách hàng của hoạt động cho vay mua ô tô: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô. Khi số lượng khách hàng tăng tức là hoạt động cho vay mua ô tô được mở rộng và ngược lại. Khi số lượng khách hàng tăng không đồng nghĩa với dư nợ cho vay mua ô tô tăng vì còn phụ thuộc vào giá trị món vay. Số lượng khách hàng vay mua ô tô phản ánh quy mô của hoạt động cho vay mua ô tô, đồng thời cũng phản ánh chất lượng dịch vu cho vay mua ô tô của NHTM. Số lượng khách hàng càng nhiều chứng tỏ chất lượng dịch vụ của ngân hàng tốt, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.  Bảy là nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn của các khoản vay mua ô tô là các khoản nợ của khách hàng vay mua ô tô đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và (hoặc) lãi mà không có quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay mua ô tô được tính theo công thức sau: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cho vay mua ô tô / Tổng dư nợ cho vay mua ô tô * 100 Hai chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay mua ô tô. Thường các NHTM luôn cố gắng duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức 5%. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì việc mở động cho vay mua ô tô có thể coi là không hiệu quả vì nó có thể dẫn tới ngân hàng bị thua lỗ.
  • 20. 14  Tám là thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng: Thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Khi thị phần cho vay mua ô tô của ngân hàng ngày càng mở rộng thì quy mô cho vay cũng tăng lên và ngược lại. Trong cùng một địa bàn có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động. Vì vậy, các ngân hàng sẽ cạnh tranh nhau về thị phần. Không những thế, các ngân hàng trong cùng hệ thống cũng cạnh tranh với nhau.  Chín là mức độ đa đạng hóa của các sản phẩm cho vay mua ô tô: Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Mức độ đa dạng hóa càng cao thì khách hàng càng có nhiều lựa chọn khi vay, ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng. Như vậy, khi đánh giá hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, ta phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, từ đó đưa ra được đánh giá tổng hợp nhất, chính xác nhất. 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng: 1.3.3.1. Nhân tố khách quan: Nhóm nhân tố thuộc về khách quan gồm có: nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng và tài sản đảm bảo của khách hàng. Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nghề nghiệp, nơi sống, thu nhập, mục đích sử dụng xe,… Thường thì những khách hàng có thu nhập cao, ổn định và sống ở những thành phố lớn có nhu cầu mua ô tô đắt tiền nhiều hơn những người có thu nhập trung bình, sống ở nông thôn. Khả năng trả nợ của khách hàng: những khách hàng có khả năng trả nợ tốt sẽ được ngân hàng cho vay, ngân hàng cần phải đánh giá cẩn thận, chính xác khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay. Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thức hai của ngân hàng trong trường hợp nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Các nhóm nhân tố khác gồm:  Môi trường kinh tế: Ảnh hưởng tới hoạt động cho vay mua ô tô. Khi môi trường kinh tế ổn định, thu nhập của người dân ổn định, họ có nhu cầu nâng cao mức sống của mình, nhu cầu mua ô tô để đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng lên. Và ngược lại.
  • 21. 15  Môi trường văn hóa xã hội: Ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động cho vay mua ô tô vì nó tác động đến quyết định đi vay mua ô tô. Nếu người dân không có thói quen đi ô tô thì hoạt động cho vay mua ô tô sẽ bị ảnh hưởng.  Môi trường pháp lý: Tất cả các doanh nghiệp muốn hoạt động trong nền kinh tế đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng còn phải tuân thủ luật các tổ chức tín dụng và luật NHNN Việt Nam. Nếu các quy định của pháp luật hợp lý, chặt chẽ và đi trước một bước sự phát triển của các ngân hàng thì sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển thuận lợi, hoạt động cho vay mua ô tô nhờ thế cũng phát triển theo. 1.3.3.2. Nhân tố chủ quan: Đây là nhóm các nhân tố thuộc về ngân hàng, bắt nguồn từ ngân hàng, nó bao gồm các nhân tố sau:  Một là định hướng phát triển của ngân hàng: Ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của ngân hàng nói chung và ảnh hưởng tới hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng. Vì vậy, hoạt động cho vay mua ô tô phải căn cứ vào định hướng phát triển của ngân hàng.  Hai là chính sách tín dụng của ngân hàng: Ảnh hưởng tất cả các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay mua ô tô. Chính sách tín dụng sẽ cho biết: quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, các khoản bảo lãnh, chính sách đối với tài sản có vấn đề,… của ngân hàng trong một thời gian nhất định. Mội chính sách tín dụng tốt sẽ thu hút nhiều khách hàng và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Tuy nhiên, một chính sách tín dụng chưa hợp lý chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển của ngân hàng. Như vậy, chính sách tín dụng được coi như là kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Ba là chất lượng nhân viên tín dụng: Người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khách hàng và hồ sơ xin vay của khách hàng. Nhân viên tín dụng có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho hay không cho khách hàng vay vốn. Nhân viên tín dụng được coi như là bộ mặt của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Một đội ngũ nhân viên chuyên
  • 22. 16 nghiệp, làm việc tận tình, chu đáo sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, tạo được uy tín và hình ảnh của ngân hàng với khách hàng. Đây là cách quảng bá thương hiệu tốt nhất đối với ngân hàng. Khi có được thương hiệu tốt, khách hàng sẽ tự tìm đến với ngân hàng. Đạo đức nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay mua ô tô nói riêng. Khi nhân viên tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng để làm lợi riêng cho bản thân. Khi tổn thất xảy ra ngân hàng chính là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả.  Bốn là quy trình cho vay mua ô tô: Quy trình cho vay mua ô tô được hiểu là các bước để tiếng hành cho vay mua ô tô. Nếu quy trình cho vay mua ô tô đơn giản, nhanh gọn, thủ tục không quá khó khăn, sẽ rút ngắn được thời gian đối với ngân hàng và khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngược lại, nếu quy trình cho vay mua ô tô quá phức tạp sẽ cản trở hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng, chi phí cho vay cao lên, mục tiêu của hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng không đạt được.  Năm là tình hình huy động vốn của ngân hàng: Ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tín dụng của ngân hàng. Nếu khả năng huy động vốn của ngân hàng tốt thì sẽ mở rộng cho vay và ngược lại, nếu khả năng huy động vốn của ngân hàng không tốt thì sẽ thắt chặt tín dụng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng.  Sáu là mạng lưới và lãi suất cho vay mua ô tô: Ngân hàng càng có nhiều mạng lưới hoạt động thì khả năng tiếp cận với khách hàng càng được mở rộng, quy mô khách hàng ngày càng lớn và ngược lại. Lãi suất cho vay mua ô tô là chi phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng do đã chuyển cho khách hàng một khoản tiền để khách hàng mua ô tô. Lãi suất cho vay càng thấp thì khả năng cạnh tranh càng cao. Lãi suất cho vay không phải là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của ngân hàng vì lãi suất cho vay có thể giảm nhưng không thể thấp hơn lãi suất huy động.
  • 23. 17 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN CỦA PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ PVCOMBANK: 2.1.1. Thông tin chung:  Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank  Trụ sở chính: Số 22 Ngô Quyền – Quận Hoàn Kiếm – TP Hà Nội  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0101057919  Thành lập ngày: 16/09/2013  Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Đình Lâm  Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Nam 2.1.2. Lịch sử phát triển: Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). Ngày 01/10/2013, PVcomBank chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank có tổng tài sản đạt gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%). Với mạng lưới 108 điểm giao dịch tại các tỉnh thành trọng điểm trên toàn quốc; nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng; PVcomBank cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng tổ chức và cá nhân. Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, PVcomBank hướng tới việc xây dựng hình ảnh một Ngân hàng gần gũi, thân thiện, tận tụy, vì sự thành công của khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ phấn đấu trở thành Ngân hàng
  • 24. 18 chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ; với phong cách thân thiện, lấy lợi ích của khách hàng – đối tác làm mục tiêu hành động. PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, tạo ra sự khác biệt trong phong cách phục vụ; đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông. 2.1.3. Quá trình hình thành PVcomBank Long Biên: 2.1.3.1. Lịch sử hình thành: PVcomBank – PGD Long Biên được thành lập vào ngày 25/06/2014 với 15 cán bộ nhân viên bao gồm: 1 phụ trách PGD, 1 trưởng phòng kinh doanh, 11 chuyên viên quan hệ KHCN, 1 kế toán viên và 3 giao dịch viên; và có địa chỉ tại số 385-387 Nguyễn Văn Cừ, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội. Cùng với nhu cầu của thị trường trên địa bàn quận Long Biên, PVcomBank Long Biên không ngừng phát triển, tuyển mộ thêm 1 giao dịch viên và 5 chuyên viên quan hệ KHCN. Tính đến nay, PvcomBank – PGD Long có 21 cán bộ trong biên chế lao động, trong đó có trên 80% có trình độ từ đại học đảm bảo đáp ứng cho môi trường kinh doanh hiện đại. Ngân hàng luôn luôn chú trọng trong công tác đào tạo con người và củng cố nghiệp vụ, thường xuyên tham gia vào các cuộc thi về nghiệp vụ, văn hóa văn nghệ do ngành tổ chức. Ngoài ra, PvcomBank – PGD Long Biên còn tham gia giao lưu về các hoạt động thể thao, tác nghiệp, liên kết với các đơn vị bạn trên địa bàn trong và ngoài quận Long Biên. 2.1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Phụ trách PGD Trưởng phòng kinh doanh Chuyên viên quan hệ KHCN Phòng dịch vụ khách hàng Giao dịch viên Kế toán viên
  • 25. 19 2.1.3.3. Chức năng của các phòng ban:  Phụ trách PGD: là người đứng đầu PGD, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của PGD. Giúp việc cho người Phụ trách PGD là Trưởng phòng kinh doanh. Ban điều hành có sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác điều hành, không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho hoạt động của PGD diễn ra thông suốt.  Chuyên viên quan hệ KHCN: Bao gồm 16 chuyên viên thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng, chú trọng các khách hàng từ tầng lớp trung lưu trở lên, lập kế hoạch tiếp thị và thực hiện kế hoạch đã được duyệt, nghiên cứu đề xuất các hình thức quảng cáo thu hút KHCN.  Phòng dịch vụ khách hàng: Bao gồm: - 4 giao dịch viên thực hiện công việc đón tiếp khách hàng, giới thiệu và bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giải đáp hướng dẫn khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Mặt khác, thu thập các thông tin về khách hàng, thực hiện mở các loại tài khoản khách hàng (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền vay…) và bổ sung, thay đổi các thông tin về các loại tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, … - 1 kế toán viên: Thực hiện hạch toán theo quy định của Nhà nước. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại. Đồng thời quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Pvcombank – PGD Long Biên: 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một công tác vô cùng quan trọng đối với hoạt động của bất kỳ một ngân hàng nào. Bởi vì, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng tài sản Có, nâng cao vị thế của PvcomBank trong hệ thống ngân hàng. Trong các năm qua, PVcomBank – PGD Long Biên đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đưa ra
  • 26. 20 những sản phẩm huy động vốn mới, đã góp phần đáng kể vào việc thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cụ thể ở bảng sau: Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Khoản mục 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Tổng nguồn vốn huy động 42.796 101.096 148.925 58.300 136,23% 47.829 47,31% Ngắn hạn 28.593 68.801 107.226 40.208 140,62% 38.425 55,85% Dài hạn 14.203 32.295 41.699 18.092 127,38% 9.404 29,12% (Nguồn: báo cáo tình hình huy động vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn tại PVcomBank Long Biên có chiều hướng tăng. Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 đạt 42.796 triệu đồng, tăng thêm 58.300 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 136.23%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do PVcomBank Lone Biên mới được thành lập vào giữa năm 2014. Tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 148.925 triệu vào năm 2016. Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của PVcomBank Long Biên có hiệu quả và đang trên đà phát triển. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng lên, do đó hoạt động tín dụng của PVcomBank Long Biên cũng ngày càng phát triển. PvcomBank Long Biên luôn tìm kiếm các thị trường mới bằng cách phát triển dịch các dịch vụ mới như: cho vay không thế chấp dành riêng cho cán bộ ban chỉ huy quân sự quận long biên hay giáo viên trên địa bàn quận long biên,… nên hoạt động tín dụng vẫn trên đà phát triển, điều này có thể thấy tại bảng sau:
  • 27. 21 Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tốc độ Tăng (%) Số tiền Tốc độ Tăng (%) Tổng dư nợ 63.736 91.385 102.685 27.649 43,38% 11.300 12,37% Ngắn hạn 7.467 8.214 15.811 0.747 10,00% 7.597 92,49% Trung hạn và dài hạn 56.269 83.171 86.874 26.902 47,81% 3.703 4,45% Tổng doanh số cho vay 68.484 125.793 146.475 57.309 83,68% 20.683 16,44% Cho vay các tổ chức 27.264 30.468 32.225 3.204 11,75% 1.757 5,77% Cho vay cá nhân 41.22 95.325 114.251 54.105 131,26% 18.926 19,85% (Nguồn: báo cáo tín dụng tại PVcomBank – PGD Long Biên) Tương tự với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của PVcomBank Long Biên cũng có sự phát triển. Tổng dư nợ năm 2014 là 63.736 triệu đồng, đến năm 2015 là 91.385 triệu đồng, tăng thêm 27.649 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 43,38% và tiếp tục tăng vào năm 2016. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của PVcomBank Long Biên diễn ra tốt. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh: Cùng với sự phát triển của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh của PVcomBank Long Biên cũng rất khả quan, chi tiết ở bảng sau:
  • 28. 22 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tốc độ Tăng (%) Số tiền Tốc độ Tăng (%) Tổng thu nhập 20.575 35.086 39.962 14.511 70,53% 4.876 13,90% Tổng chi phí 18.967 30.435 33.965 11.468 60.,6% 3.53 11,6% Lợi nhuận trước thuế 1.608 4.651 5.997 3.043 189,24% 1.346 28,94% Lợi nhuận sau thuế 1.206 3.349 4.318 2.143 177,69% 969 28,94% (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của PVcomBank – PGD Long Biên) Dễ thấy cả hai hoạt động tín dụng và huy động vốn đều diễn ra theo chiều hướng tốt thì kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank cũng rất khởi sắc. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 1.206 triệu đồng, tăng thêm 2.143 triệu đồng vào năm 2015 tương ứng với mức tăng là 177,69% và tiếp tục tăng thêm 969 triệu đồng vào năm 2016. Từ kết quả đó, ta thấy: tuy mới được thành lập không lâu nhưng hoạt động kinh doanh của PVcomBank có hiệu quả cao, lợi nhuận sau thuế có sự tăng lên đáng kể. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN PVCOMBANK - PGD LONG BIÊN Hiện nay, PVcomBank đang triển khai 2 sản phẩm đối với cho vay mua ô tô là sản phảm cho vay mua ô tô dành cho KHCN và sản phẩm cho vay mua ô tô linh hoạt dành cho KHCN. Các quy định về sản phẩm cũng như quy trình cho vay và kết quả, thành tựu đạt được cụ thể như sau:
  • 29. 23 2.2.1. Các quy địnhcho vay mua ô tô với KHCN tại PVcomBank – PGD Long Biên 2.2.1.1. Đối tượng cho vay: Khách hàng là cá nhân (bao gồm cả vợ/chồng) có nhu cầu vay vốn mua ô tô để cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải hành khách,… hoặc làm phương tiện đi lại. 2.2.1.2. Điều kiện cho vay:  Nơi thường trú/tạm trú của khách hàng vay: - Khách hàng có HKTT/ĐKTT cùng tỉnh/thành phố nơi có địa điểm kinh doanh của PVcomBank. Trường hợp KH không có HKTT/ĐKTT cùng tỉnh/thành phố nơi có địa điểm kinh doanh của PVcomBank thì phải có HKTT/ĐKTT dài hạn tại tỉnh/thành phố giáp ranh với tỉnh/thành phố nơi PVcomBank cấp tín dụng và khoảng cách từ nơi đăng ký HKTT/ĐKTT dài hạn đến trụ sở PVcomBank cấp tín dụng không quá 20km. - Vợ/chồng KH không cần đáp ứng điều kiện này.  Điều kiện của Hộ kinh doanh do KH làm chủ/KHCN (chỉ áp dụng đối với trường hợp nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh): Trường hợp khác hàng vay mua ô tô để kinh doanh vận tải hoặc đầu tư tài sản cố định phục vụ mục đích kinh doanh: - Có đăng ký hộ kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã/phường/thị trấn) và có kinh nghiệm tối thiểu 12 tháng hoặc; - Hợp đồng dịch vụ với thành viên của HTX/ Xác nhận của HTX/ Hợp đồng cho thuê xe vận chuyển với các công ty để đưa đón CBNV. 2.2.1.3. Tỷ lệ cho vay tối đa: Áp dụng đối với trường hợp TSĐB là chính ô tô hình thành từ vốn vay:  Mục đích vay tiêu dùng:
  • 30. 24 Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích tiêu dùng tại PVcomBank – PGD Long Biên Sản phẩm Thời gian sử dụng Giá trị xe (TSBDDB) ≤ 02 tỷ 02 tỷ - 04 tỷ ≥ 04 tỷ Cho vay mua ô tô thông thường Xe mới và xe đã qua sử dụng đến 60 ngày 80% 80% 70% Xe đã qua sử dụng đến 24 tháng 75% 65% 55% Xe đã qua sử dụng đến 96 tháng 70% 60% 50% Cho vay mua ô tô linh hoạt Xe mới và xe đã qua sử dụng đến 60 ngày 80% 80% 80% Xe đã qua sử dụng đến 24 tháng 75% 75% 75% Xe đã qua sử dụng đến 96 tháng 70% 70% 70% (Nguồn: quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên)  Mục đích vay kinh doanh: Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay tối đa trong trường hợp vay với mục đích kinh doanh tại PVcomBank – PGD Long Biên Sản phẩm Thời gian sử dụng Giá trị xe (TSBDDB) ≤ 02 tỷ 02 tỷ - 04 tỷ ≥ 04 tỷ Cho vay mua ô tô thông thường Xe mới và xe đã qua sử dụng đến 60 ngày 70% 70% 60% Xe đã qua sử dụng đến 12 tháng 70% 60% 50% Xe đã qua sử dụng đến 60 tháng 60% 50% 40% Cho vay mua ô tô linh hoạt Xe mới và xe đã qua sử dụng đến 60 ngày 70% 70% 70% Xe đã qua sử dụng đến 24 tháng 65% 65% 65% Xe đã qua sử dụng đến 96 tháng 60% 60% 60% (Nguồn: quy định về sản phẩm cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên)
  • 31. 25 Trường hợp đảm bảo bằng tài sản độc lập: tỷ lệ cho vay tối đa là 80% giá trị xe mua nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên giá trị TSĐB theo quy định PVcomBank từng thời kỳ. 2.2.1.4. Thời hạn cho vay:  Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thông thường: - Trường hợp vay mục đích tiêu dùng: + TSĐB là xe ô tô mới: 72 tháng + TSĐB là ô tô đã qua sử dụng: 48 tháng nhưng không vượt quá tổng thời gian cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 10 năm. Chấp nhận thời gian vay mua ô tô đã qua sử dụng: tối đa đến 60 tháng trong trường hợp KH trả nợ 90% giá trị khoản vay trong 48 tháng đầu. + TSĐB là bất động sản: 84 tháng + TSĐB là STK do PVcomBank phát hành: 120 tháng. Trong trường hợp thời gian vay vượt quá thời hạn còn lại của STK, STK phải tự động gia hạn đến khi tất toán khoản cấp tín dụng. - Trường hợp vay mục đích kinh doanh: + TSĐB là ô tô mới: tối đa 60 tháng + TSĐB là xe ô tô đã qua sử dụng: tối đa 48 tháng nhưng không vượt quá tổng thời gian cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 09 năm + TSĐB là bất động sản: 84 tháng + TSĐB là STK do PVcomBank phát hành: 120 tháng. Trong trường hợp thời gian vay vượt quá thời hạn còn lại của STK, STK phải tự động gia hạn đến khi tất toán khoản cấp tín dụng.  Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô linh hoạt: - Mua xe ô tô mới mục đích tiêu dùng: 72 tháng. - Mua xe ô tô đã qua sử dụng: 48 tháng nhưng không vượt quá tổng thời gian cho phép tính từ năm sản xuất xe cho tới khi đáo hạn khoản vay là 10 năm. + Chấp nhận thời gian vay mua ô tô đã qua sử dụng: tối đa đến 60 tháng trong trường hợp KH trả nợ 90% giá trị khoản vay trong 48 tháng đầu. - Mua xe ô tô mới mục đích kinh doanh: tối đa 60 tháng
  • 32. 26 2.2.1.5. Hồ sơ vay vốn: Hồ sơ pháp lý  CMND/hộ chiếu/ căn cước công dân vợ/chồng khác hàng  Sổ hộ khẩu và sổ tạm trú (nếu có) của KH, vợ/chồng KH, người đồng vay.  Chứng từ chứng minh tình trạng hôn nhân: đăng ký kết hôn/ Quyết định ly hôn của tòa ản/ Giấy xác nhận độc thân,…  Đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương/ ban quản lý chợ về việc đang hoạt động sản xuất kinh doanh (áp dụng trong trường hợp KH vay vốn để kinh doanh)  Giấy hành nghề đối với các loại hình kinh doanh có giấy phép theo quy định của pháp luật (nếu có) Hồ sơ tài chính  Trường hợp nguồn trả nợ từ lương: - Hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ tương đương - Sổ phụ (sao kê) tài khoản trả lương qua ngân hàng (03 tháng gần nhất) hoặc; - Xác nhận lương, thưởng của đơn vị sử dụng lao động và (thư tăng lương, quyế định bổ nhiệm) – nếu có hoặc; - Bảng lương, thưởng chứng minh nhận lượng, thưởng hàng tháng (03 tháng gần nhất) hoặc; - Số bảo hiểm xã hội  Trường hợp nguồn trả nợ từ lương hưu trí: - Sổ nhận lương hưu hoặc; - Sao kê thể hiện việc nhận lương hưu của KH  Trường hợp nguồn trả nợ từ khai thác tài sản: - Hợp đồng cho thuê - Giấy tờ chứng minh KH là chủ sở hữu hoặc có quyền khai thác tài sản - Hóa đơn/ biên lai/ phiếu thu/ sao kê - Hình ảnh chụp tài sản  Trường hợp nguồn trả nợ từ hoạt động của hộ kinh doanh:
  • 33. 27 - Đăng ký hộ kinh doanh hoặc xác nhận của chính quyền địa phương - Sổ sách bán hàng - Tối thiểu 03 hợp đồng/ đơn hàng/ giấy tờ khác tương đương chứng minh đầu vào, đầu ra đã thực hiện của 3 KH chiếm doanh thu lớn nhất trong năm tài chính liền kề kể từ thời điểm nộp hồ sơ vay vốn - Hợp đồng thuê/mượn mặt bằng sản xuất, kinh doanh (nếu có) còn hiệu lực hoặc giấy tờ chủ quyền của mặt bằng trong trường hợp KH sở hữu mặt bằng sản xuất, kinh doanh - Biên lai/hóa đơn/chứng từ nộp thuế - Hình ảnh thực tế cơ sở kinh doanh - Báo cáo kết quả kinh doanh lập theo mẫu của PVcomBank - Bản cam kết của tất cả các thành viên có tên trên giấy đăng ký kinh doanh xác nhận về số lượng thành viên của hộ kinh doanh và đồng ý về việc dùng thu nhập chung của hộ kinh doanh để trả nợ đối với khoản vay cá nhân của chủ hộ kinh doanh với ngân hàng.  Trường hợp nguồn trả nợ từ thu nhập của KH trong doanh nghiệp do KH làm chủ: - Đăng ký kinh doanh của DN mà KH làm chủ - Tờ khai thuế VAT năm gần nhất và 3 tháng gần nhất - BCTC năm gần nhất - Ảnh chụp doanh nghiệp - Sao kê tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp - Biên bản họp HĐTV  Đối với các nguồn trả nợ khác: tùy thuộc vào nguồn gốc các nguồn thu nhập cụ thể mà yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ tương ứng trên nguyên tắc đáp ứng các điều kiện cơ bản: - Hợp đồng/ xác nhận nguồn thu nhập - Giấy tờ là nguồn gốc để có được hợp đồng, nguồn thu nhập, năng lực của khách hàng để có nguồn thu nhập đó
  • 34. 28 Hồ sơ vay vốn  Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của PVcomBank  Giấy chứng nhận đăng ký xe đứng tên KH hoặc;  Hợp đồng mua bán/ hợp đồng mua bán công chứng (trường hợp chưa có đăng ký xe đứng tên KH)  Sổ kiểm định, giấy chứng nhận bảo hiểm và hợp đồng mua bảo hiểm (với trường hợp mua xe cũ)  Tờ khai nguồn gốc xe (trường hợp mua xe mới) 2.2.1.6. Tài sản đảm bảo:  Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thông thường: Địa bàn của TSĐB: - Tại tỉnh/thành phố có đơn vị kinh doanh của PVcomBank cấp tín dụng. Chấp nhận trường hợp địa bàn của TSĐB nằm tại tỉnh/thành phố có địa điểm kinh doanh của PVcomBank có điều kiện nguồn thu nhập để trả nợ của khoản vay phát sinh cùng địa bàn với đơn vị cấp tín dụng của PVcomBank. - Tại tỉnh/thành phố giáp ranh với tỉnh/thành phố có ĐVKD của PVcomBank cấp tín dụng. Loại TSĐB: - Tài sản nhóm A: theo quy định của PVcomBank trong từng thời kỳ - Bất động sản - Ô tô:  Đối với cho vay mua xe ô tô mục đích tiêu dùng: xe du lịch dưới 9 chỗ, xe bán tải: + Không nhận TSĐB là xe ô tô có nguồn gốc Trung Quốc/Ấn Độ + Tuổi xe (tính từ năm sản xuất đến thời điểm vay): tối đa 8 năm  Đối với cho vay mua xe ô tô mục đích kinh doanh: bao gồm xe du lịch, xe khách, xe tải, xe đầu kéo: + Không nhận TSĐB là xe ô tô có nguồn gốc Trung Quốc/Ấn Độ + Tuổi xe (tính từ năm sản xuất đến thời điểm vay): tối đa 5 năm  Không nhận các loại xe chuyên dụng: - Việc nhận TSĐB thực hiện theo hướng dẫn về nhận TSĐB đối với từng loại
  • 35. 29 tài sản tại PVcomBank từng thời kỳ.  Đối với sản phẩm cho vay mua ô tô linh hoạt: Chỉ chấp nhận TSĐB là chính chiếc xe hình thành từ vốn vay 2.2.1.7. Bảo hiểm TSĐB là ô tô: - Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới. - Số tiền bảo hiểm: KH phải mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với giá trị bảo hiểm tối thiểu bằng 100% giá trị xe tại thời điểm đề nghị vay vốn do PVcomBank định giá/ hoặc 110% giá trị dư nợ tại thời điểm mua bảo hiểm; đồng thời chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho PVcomBank. - Thời hạn mua các loại bảo hiểm bắt buộc: KH phải mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay vốn. + Trường hợp thời hạn vay ≥ 12 tháng, KH phải mua bảo hiểm trong thời gian tối thiểu 12 tháng. Trường hợp KH đã mua bảo hiểm nhưng chưa đủ mức tối thiểu 12 tháng, thì KH mua bổ sung đủ mức tối thiểu. + Trường hợp thời hạn vay < 12 tháng thì thời hạn mua bảo hiểm tối thiểu bằng thời hạn vay + Trước khi hết thời hạn bảo hiểm 01 tháng, KH mua bảo hiểm bắt buộc cho các tháng tiếp theo. 2.2.1.8. Quy trình cho vay Quy trình tín dụng trong trường hợp TSĐB là ô tô hình thành từ vốn vay và giải ngân theo giấy hẹn:  Bước 1: Tiếp cận khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Trao đổi với khách hàng và lấy thông tin cơ bản của khách hàng về: tư cách pháp lý, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, thu nhập, gia đình, tài sản đảm bảo… nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất,…).  Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc.  Bước 3: Thẩm định hồ sơ và khách hàng vay vốn - Tra cứu thông tin CIC của khách hàng và người đồng vay vốn. Kiểm tra tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
  • 36. 30 - Thẩm định hồ sơ phương án vay vốn, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ,… - Thẩm định TSĐB: Lập giấy đề nghị định giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB rồi gửi cho chuyên viên định giá tài sản.  Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng - Lập tờ trình thẩm định khách hàng kèm báo cáo thẩm định TSĐB có chữ ký trưởng phòng. - Nhập lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá TSĐB. - Tập hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng chờ phê duyệt  Bước 5: Hoàn thiện thủ tục trước khi giải ngân - BP. Quảy lý tín dụng thực hiện soạn thảo Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng thế chấp, Hợp đồng tín dụng,… - BP. Quản lý tín dụng hoàn thiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu đăng ký trực tuyến, ĐVKD chịu trách nhiệm kiểm soát kết quả đăng ký thành công trên website của Cơ quan đăng ký giao dịch TSBĐ) - BP. Quản lý tín dụng đồng thời gửi Công văn đề nghị Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cho cơ quan đăng ký quyền sở hửu, quyền lưu hành phương tiện giao thông và lưu hồ sơ văn bản thông báo kết quả tiếp nhận giải quyết thông tin về TSĐB. - Khi tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, ĐVKD hướng dẫn KH nộp thêm phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm để Cơ quan đăng ký giao dịch TSĐB gửi văn bản này cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành phương tiện giao thông.  Bước 6: Giải ngân BP. Quản lý tín dụng thực hiện giải ngân cho khách hàng  Bước 7: Kiểm tra và theo dõi sau cho vay - Thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình trạng tài sản đảm bảo. - Thông báo, đôn đốc trả nợ, gia hạn nợ gốc/lãi, chuyển nợ quá hạn.  Bước 8: Tất toán khoản vay - In phiếu tính lãi, hướng dẫn khách hàng nộp đủ gốc, lãi, kiểm tra niêm phong, chứng kiến bóc niêm phong, ký vào phần “xuất kho toàn bộ” tại phiếu xuất nhập.
  • 37. 31 - Lập giấy đề nghị giải tỏa TSĐB, tờ thanh lý đã được duyệt, bản sao hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển cho phòng thẩm định tài sản làm thủ tục giải giấp. - Đóng lại hồ sơ tín dụng. 2.2.2. Kết quả hoạt động cho vay mua ô tô với KHCN của PVcomBank – PGD Long biên: 2.2.2.1. Doanh số cho vay mua ô tô: Bảng 2.6: Doanh số cho vay mua ô tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ Tăng (%) Số tiền Tốc độ Tăng (%) Tổng doanh số cho vay mua ô tô 34.753 100% 60.381 100% 73.534 100% Cho vay mua ô tô linh hoạt 28.564 82,19% 57.276 94,86% 70.291 95,59% Cho vay mua ô tô thông thường 6.189 17,81% 3.105 5,14% 3.243 4,41% (Nguồn: báo cáo doanh số cho vay tại PVcomBank – PGD Long Biên) Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy doanh số cho vay mua ô tô cũng liên tục tăng qua các năm từ 34.753 triệu đồng năm 2014 lên 60.381 triệu đồng năm 2015 và tiếp tục tăng trong năm 2016. Trong đó, doanh số sản phẩm “Cho vay mua ô tô linh hoạt” luôn chiếm phần lớn doanh số cho vay mua ô tô (trên 80%) trong 3 năm vừa qua. Chứng tỏ đây là sản phẩm chủ yếu và bán chạy nhất đối với cho vay mua ô tô của PVcomBank Long Biên. 2.2.2.2. Dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô: Để đánh giá mức độ tăng trưởng của hoat động cho vay mua ô tô, ta có thể căn cứ vào một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động tín dụng là dư nợ. Qua 2 năm vừa qua, dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank – PGD Long Biên có những bước tăng trưởng đáng kể, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
  • 38. 32 Bảng 2.7: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay mua ô tô 34.753 100% 44.781 100% 61.341 100% Cho vay mua ô tô linh hoạt 28.564 82,19% 42.164 94,16% 58.497 95,36% Cho vay mua ô tô thông thường 6.189 17,81% 2.617 5,84% 2.844 4,64% (Nguồn: báo cáo sao kê tín dụng còn dư nợ tại PVcomBank – PGD Long Biên) Nhìn vào bảng số liệu trên, dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank Long Biên tăng liên tục trong 3 năm vừa qua từ 34.753 triệu đồng năm 2014 tăng lên 44.781 triệu đồng năm 2015 và tiếp tục tăng vào năm 2016. Do đó, dư nợ của sản phẩm “cho vay mua ô tô linh hoạt” cũng tăng và vẫn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ cho vay tại PVcomBank Long Biên. 2.2.2.3. Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô: Hoạt động cho vay mua ô tô đem lại lợi nhuận hấp dẫn đối với PVcomBank – PGD Long Biên và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, qua bảng số liệu dưới đây:
  • 39. 33 Bảng 2.8: Lợi nhuận của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng lợi nhuận cho vay mua ô tô 1.073 100% 2.588 100% 3.531 100% Cho vay mua ô tô linh hoạt 636 59,27% 1.623 62,71% 2.157 61,09% Cho vay mua ô tô thông thường 437 40,73% 965 37,29% 1.374 38,91% (Nguồn: báo cáo lợi nhuận cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên) Ta thấy, mức lợi nhuận cho vay mua ô tô cũng tăng liên tục qua 3 năm 2014,2015 và 2016. Điều này chứng tỏ, PVcomBank đã thực hiện tốt trong việc kiểm soát chi phí cho vay và hoạt động cho vay mua ô tô là hoạt động hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai của PVcomBank – PGD Long Biên, đặc biệt là về cho vay mua ô tô linh hoạt. 2.2.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô: PVcomBank Long Biên luôn duy trì một chất lượng tín dụng tốt đối với hoạt động cho vay mua ô tô, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng dư nợ cho vay mua ô tô 34.753 44.781 61.341 Nợ quá hạn mua ô tô 0 514 637 Nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay mua ô tô 0 1,15% 1,04% (Nguồn: báo cáo Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại PVcomBank - PGD Long Biên)
  • 40. 34 Do PVcomBank Long Biên mới được thành lập vào năm 2014 nên chưa có nợ quá hạn mua ô tô là điều dễ hiểu. Hai năm sau, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay mua ô tô/tổng dư nợ cho vay mua ô tô của PVcomBank Long Biên có chiều hướng giảm: từ 1,15% năm 2015 xuống 1,04% năm 2016. Điều này cho thấy, PVcomBank Long Biên đã duy trì được chất lượng tín dụng tốt đối với hoạt động cho vay mua ô tô. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN CỦA PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN 2.3.1. Kết quả đạt được Trong 3 năm vừa qua, hoạt động cho vay mua ô tô của PVcomBank – PGD Long Biên đã được nhiều thành công rực rỡ. Cụ thể là:  Thứ nhất: Hoạt động cho vay mua ô tô liên tục được mở rộng về quy mô. Lượng khách hàng có nhu cầu tín dụng không hề giảm. Thêm vào đó, PVcomBank – PGD Long Biên đã từng bước tiếp cận được với các đối tượng khách hàng mới. Lượng khách đến PVcomBank – PGD Long Biên vay mua ô tô ngày càng tăng, làm doanh số cho vay mua ô tô cũng tăng lên. Đồng thời, dư nợ cho vay mua ô tô cũng tăng liên tục, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trên tổng dư nợ tín dụng.  Thứ hai: việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô của PVcomBank – PGD Long Biên được coi là có hiệu quả, tuy tích cực mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô nhưng PVcomBank – PGD Long Biên vẫn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ô tô ở mức chấp nhận được. Vì vậy, hoạt động cho vay trả góp mua ô tô trở thành một hoạt động phát triển đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng.  Thứ ba: hầu hết đều là đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao. Bằng việc hiểu rõ quy trình nghiệp vụ cho vay mua ô tô, nhân viên tín dụng đã đưa ra các quyết dịnh cho vay chính xác, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tín dụng luôn luôn có thái độ thân thiện, cởi mở, nhiệt tình và hướng dẫn khách hàng một cách tận tình, chủ đáo, tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nâng cao uy tín, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tìm đến PVcomBank – PGD Long Biên đề gửi tiền và vay vốn. 2.3.2. Hạn chế: Bên cạnh những thành công đã đạt được, hoạt động cho vay mua ô tô tại PVcomBank – PGD Long Biên trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế
  • 41. 35 như:  Hạn chế trong phương thức giải ngân: sau khi có quyết định của HĐTD về việc chấp nhận cho vay đối với KH, PVcomBank Long Biên giải ngân theo một trong hai phương thức: giải ngân theo đăng ký xe và giải ngân theo giấy hẹn, trong đó: - Giải ngân theo đăng ký xe tức là ngân hàng chỉ giải ngân cho khách hàng sau khi KH đã có đăng ký xe. Điều này sẽ hạn chế được rủi ro vì ngân hàng giữ bản chính đăng ký xe nhưng sẽ kéo dài thời gian mua xe trong khi KH lại có nhu cầu mua xe càng sớm càng tốt. - Giải ngân theo giấy hẹn tức là ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng khi khách hàng có phiếu hẹn lấy đăng ký xe. Điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn hơn vì khách hàng có thể lấy xe sớm hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.  Trong quá trình cho vay mua ô tô đã xuất hiện những khách hàng xấu, lợi dụng những kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cũng như quá trình bán xe của các đơn vị kinh doanh ô tô để lừa đảo, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng do chủ quan vì căn cứ vào đăng ký xe và hợp đồng mua xe mà không kiểm tra xe thực tế, bằng cách nào đó, chủ xe vẫn mượn được đăng ký xe xuất trình với ngân hàng để xin vay tiếp. Một số khách hàng lại thế chấp cho ngân hàng chứng minh thư nhân dân cũ, hết hạn lưu hành khiến cán bộ tín dụng không thể nhận diện chính xác người cầm chứng minh thư nhân dân, nếu cán bộ tín dụng vẫn chấp nhận cho khách hàng ký vào hợp đồng thế chấp thì sẽ xảy ra rủi ro… 2.3.3. Nguyên nhân  Nguyên nhân khách quan: - Về đối thủ cạnh tranh: Cho vay ô tô được các ngân hàng đánh giá là một dịch vụ rấy giàu tiềm năng và còn phát triển mạnh trong tương lai. Số lượng các NHTM triển khai nghiệp vụ này ngày càng nhiều và ngay trên địa bàn quận Long Biên, cụ thể là đường Nguyễn Văn Cừ nơi PGD PVcomBank Long Biên làm việc cũng có rất nhiều các NHTM khác như: BIDV, Agribank, Sacombank, MBBank,… - Về môi trường pháp lý: trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống pháp luật về ngân hàng cũng có sự thay đổi, nhưng vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn
  • 42. 36 mực quốc tế, các văn bản pháp luật đôi khi còn mâu thuẫn với nhau, điều này gây khó khăn cho các NHTM do sự thiếu minh bạch của thông tin, hệ thống pháp lý, các quy chế tài chính, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác. - Môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam chưa thực sự ổn định: tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ngày càng cao. Vì thế, nếu chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác tín dụng tại Ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay.  Nguyên nhân chủ quan: - Sự hạn chế về quy mô vốn tại PVcomBank – PGD Long Biên còn thấp, ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Chính sách marketing còn chưa hiệu quả: nhu cầu vay vốn mua ô tô của khách hàng hiện nay rất cao, nhưng số lượng khách hàng đến vay vốn tại PVcomBank Long Biên vẫn chưa nhiều, đây là một hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô. - Việc áp dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập: việc áp dụng công nghệ mới với nhân viên chưa có kinh nghiệm bước đầu còn hạn chế. Việc bảo mật, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng nhiều khi gặp khó khăn.
  • 43. 37 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK – PGD LONG BIÊN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK: Trong thời gian tới, PVcomBank Long Biên chủ trương tăng cường cho vay mua ô tô theo định hướng: - Giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể được trên phần dư nợ cho vay so với năm trước. - Ngân hàng phải giữ vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Đẩy mạnh đầu tư cho hoàn thiện và hiện đại hóa ngân hàng một cách đồng bộ. - Nâng cao trình độ chuyên môn của các bộ tín dụng hơn nữa theo hướng cho vay trên cơ sở hiểu biết khách hàng chứ không đơn thuần chỉ cho vay trên tài sản thế chấp. - Nghiên cứu thị trường để phát hiện cơ hội nghề nghiệp, cho vay đa dạng hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. - Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả. - Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay. - Sắp xếp đội ngũ tín dụng theo tiêu chuẩn quy định, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Tích cực tiếp thị đẩy mạnh hoạt động cho vay đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dân cư. Đưa ra những chương trình ưu đãi, khuyến khích đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên và tin cậy.
  • 44. 38 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA Ô TÔ VỚI KHCN TẠI PVCOMBANK 3.2.1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô 3.2.1.1. Thực hiện chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả: Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, lãi suất cho vay mua ô tô, các hoạt động quảng cáo,… với các đối thủ cùng địa bàn. Tạo lòng tin cao độ với khách hàng bằng cách nâng cao số lượng, chất lượng của sản phẩm, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền vay,… Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gâp ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng. 3.2.1.2. Tăng cường thực hiện hoạt động Maketing Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi… để đông đảo dân chúng biết về các dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt, đa dạng hóa các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch. Tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo, tạo cho khác hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của PVcomBank Long Biên. 3.2.1.3. Mở rộng đối tượng cho vay: Thực hiện phương thức cho vay gián tiếp thông qua các đại lý kinh doanh ô tô, thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe, để các hãng xe giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua ô tô như Toyota, Mercedes Benz, Huyndai, Honda… Hiện nay, PVcomBank Long Biên tuy đã có hợp đồng liên kết nhưng mối quan hệ này mới chỉ là hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, PVcomBank Long Biên và các hãng bán xe này nên ký hợp đồng mua bán nợ, đồng thời phải đưa ra văn bản quy định cụ thể phương thức tài trợ giữa hai bên và có quy
  • 45. 39 định ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ của mỗi bên. Như vậy sẽ khắc phục được nhược điểm của hình thức cho vay gián tiếp và hạn chế rủi ro cho ngân hàng cũng như tăng thêm mối quan hệ giữa PVcomBank Long Biên và các đại lý xe. 3.2.1.4. Tăng cường hợp tác giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm: Trong phương thức cho vay mua ô tô, PVcomBank Long Biên đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với người đi vay là “Bên đi vay phải mua bảo hiểm vật chất cho tài sản mua bằng vốn vay trong suốt thời gian vay vốn và người thụ hưởng là ngân hàng”. Điều này làm tăng tính an toàn cho món vay của ngân hàng. Vì vậy để tăng cường hoạt động cho vay mua ô tô, PVcomBank Long Biên nên chú trọng đến việc hợp tác với các công ty bảo hiểm. 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay: 3.2.2.1. Tăng cường công tác thẩm định nhằm hạn chế rủi ro: Khi rủi ro tín dụng nảy sinh làm đồng vốn kinh doanh của ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng. Vì vậy mà khi cho vay các bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Công tác thẩm định sẽ khó khăn hơn với các KHCN và KHDN thành đạt vì trình độ của họ cũng tương đương với cán bộ thẩm định nên cần kiểm tra chặt chẽ hơn. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mua ô tô phải làm những công việc cần thiết sau: - Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy quyền… phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn. - Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của ác thành viên có liên quan đối với món vay. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay cho đến khi thu nợ gốc và lãi.
  • 46. 40 - Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích vay vốn hay không. Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi kịp thời. 3.2.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên tín dụng thường xuyên để không bị lạc hậu về kiến thức. Ngoài ra, cần bổ sung thêm kiến thức các lĩnh vực kinh doanh khác phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn. Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp khác trong và ngoài đơn vị công tác. Tạo cơ hội cho nhân viên phát huy khả năng tiềm ẩn của mình và không ngừng đưa ra những sáng kiến mới mang tính hiệu quả cao. Đồng thời nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, đưa ra những mức lương hấp dẫn, thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên để xem xét các chính sách với từng nhân viên cụ thể từ đó khuyến khích nhân viên làm việc và cống hiến hết mình cho ngân hàng. 3.2.2.3. Đơn giản hóa quy trình và thủ tục cho vay Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, đòi hỏi PVcomBank Long Biên phải có những biện pháp cần thiết để thu hút ngày càng nhiều khách hàng vay mua ô tô. Vì một ngân hàng có thủ tục cho vay phức tạp, rườm ra sẽ làm mất nhiều thời gian của khách hàng, gây cảm giác khó chịu. Do vậy. đơn giản hóa quy trình và thủ tục cho vay mua ô tô sẽ tạo điều kiện thu hút khách hàng đến PVcomBank Long Biên vay vốn nhiều hơn do thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng và thời gian giải ngân ngắn hơn. 3.3. KIẾN NGHỊ - NHNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng: CIC đóng vai trò rất quan trọng giúp NHNN quản lý và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Khi muốn tìm hiểu về khách hang, ngân hang có thể tìm kiếm các thông tin tin cậy trên CIC một cách dễ dành và nhanh chóng. Vì vậy, để hoạt động của CIC luôn đạt hiệu quả và độ chính xác tuyệt đối, NHNN phải nâng cao chất lượng tin học và trình độ chuyên môn của nhân viên trung tâm. - NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động
  • 47. 41 cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân. Các ngân hàng vẫn phải dựa vào các văn bản pháp luật chung của Nhà nước và tự xây dựng cho mình những quy định riêng về hoạt động cho vay. Trong thời gian tới Ngân hàng cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay mua ô tô trên cơ sở pháp lý thống nhất và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng vì hoạt động cho vay mua ô tô là hoạt động mang lại lợi nhuận cao. - NHNN cần tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của Ngân hàng. NHNN thực hiện công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm tăng cường tính công khai và minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Để công tác quản lý, thanh tra, giám sát có hiệu quả NHNN cần xây dựng một hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhằm giảm thiểu rủi ro và các sai sót đến mức thấp nhất. Đồng thời những vi phạm về quy chế tín dụng cần phải được xử lý một cách nghiêm túc.
  • 48. 42 KẾT LUẬN Cho vay mua ô tô là một hoạt động đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các NHTM, hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Với sự góp mặt của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam để phân phối ô tô nhập khẩu, nền công nghiệp ô tô nước ta sẽ ngày càng phát triển, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn do được lựa chọn nhiều sản phẩm ô tô đa dạng, phong phú với nhiều kiểu dáng, tính năng hiện đại và giá cả hợp lý. Do đó, các NHTM nên có những biện pháp cần thiết để tăng cường cho vay mua ô tô. Điều này, vừa làm tăng lợi nhuận cho các NHTM, đồng thời góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập.
  • 49. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Kính gửi: - (Trường): HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - (Khoa): NGÂN HÀNG Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank Long Biên Xác nhận sinh viên: Đặng Mạnh Cường Là sinh viên lớp: K16NHB, Khoa Ngân Hàng, Trường Học Viện Ngân Hàng, được nhà trường giới thiệu về thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng với tên chuyên đề: “Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại PVcomBank Long Biên”. Thời gian thực tập từ ngày …...................……...đến ngày …………………… Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng, sinh viên Đặng Mạnh Cường đã có ý thức kỷ luật tốt, chấp hành đầy đủ các nội quy và quy chế của cơ quan, có thái độ đúng mực với cán bộ nhân viên trong cơ quan. Nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể cũng như trong quá trình nghiên cứu học tập và đã hoàn thành tốt kỳ thực tập. Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ sinh viên Đặng Mạnh Cường hoàn thành tốt quá trình thực tập. Đến nay đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp. Hà nội, ngày ….. tháng … năm 2017 GIÁM ĐỐC