SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý
Bộ môn Quản trị kinh doanh
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG
Họ và tên sinh viên: Trần Thu Ngân
Lớp : Quản trị kinh doanh K17
Người hướng dẫn : Nguyễn Phùng Minh Hằng
Hà Nội - Tháng 9/2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o-----
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long có trụ sở tại:
Số nhà 60, Ngõ 126, Phố Hào Nam.
Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Số điện thoại: (04) 35551761 Fax:
Trang web: www.thamex.com
Địa chỉ email: info@thamex.com
Xác nhận
Chị: Trần Thu Ngân
Sinh ngày: 11/05/1991 Số CMT: 012795910
Là sinh viên lớp: Quản trị kinh doanh – K17 Số hiệu SV: CH13-37009
Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ 01/08/2015 đến ngày 31/08/2015.
Trong thời gian thực tập tại công ty, chị Ngân đã chấp hành tốt các quy định của công
ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
Ngày 31 tháng 08 năm 2015
Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của công ty
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh tế và Quản lý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số 01-03/ĐT-ĐHBK-KTQL
PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Trần Thu Ngân
Lớp: Quàn trị kinh doanh – K17
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
Người hướng dẫn: Chu Tường Vân
TT
Ngày
tháng
Nội dung công việc
Xác nhận của
GVHD
Đánh giá chung của người hướng dẫn: …………………………………………………
…………………………………………………………………………………………...
Ngày … tháng … năm ……
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................5
DANH MỤC HÌNH.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5
DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2
PHẦN 1.................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3
PHẦN 2...............................................................................................10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................10
PHẦN 3...............................................................................................35
ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG
LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG............................................................................5
DANH MỤC HÌNH.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5
DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2
PHẦN 1.................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3
PHẦN 2...............................................................................................10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................10
PHẦN 3...............................................................................................35
ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG
LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.4 Sơ đồ tuyển dụng..........................................................................................21
Hình 2.6: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán.....................................................................28
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG............................................................................5
DANH MỤC HÌNH.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5
DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2
PHẦN 1.................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3
PHẦN 2...............................................................................................10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................10
PHẦN 3...............................................................................................35
ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG
LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
DANH MỤC BIÊU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG............................................................................5
DANH MỤC HÌNH.............................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5
DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2
PHẦN 1.................................................................................................3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3
PHẦN 2...............................................................................................10
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.............................................................................................10
PHẦN 3...............................................................................................35
ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG
LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường việc tìm hiểu mọi mặt của hoạt động kinh doanh
thương mại và dịch vụ của các công ty trong môi trường kinh doanh thực tế là vô cùng
quan trọng. Đặc biệt là với các sinh viên chuẩn bị ra trường đang cần tự trang bị cho
mình những kiến thức thực tiễn. Trong thời gian thực tập của mình em dã chọn địa
điểm thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long. Đây là công ty hạch toán
độc lập và là một trong những công ty có tiếng ngành kinh doanh trang thiết bị y tế.
Các hoạt động kinh doanh diễn ra năng động, hiệu quả, phù hợp với chuyên ngành của
mình.
Trong quá trình gần hai năm học tập ở trên lớp với sự giúp đỡ giảng dạy tận tình
của các thầy cô giáo, em đã có sự hiểu biét khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến nền
kinh tế, đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác
động đến nó. Mặc dù vậy, đó mới chỉ là trên lý thuyết. Vì vậy, đợt thực tập này rất
thiết thực và có ý nghĩa, đã giúp em tìm hiểu thực tế các hoạt động quản lý đang diễn
ra ở doanh nghiệp, so sánh, áp dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường
với thực tế, bước đầu làm quen với các công việc kinh doanh, không những trau dồi về
kiến thức mà còn trau dồi về đạo đức, tác phong và cách làm việc.
Là một sinh viên Khoa Kinh tế & Quản lý, trước những thay đổi về chất và
lượng của nền kinh tế Việt Nam, lại may mắn được rèn luyện và tìm hiểu trong môi
trường năng động của ngành trang thiết bị y tế, trong một công ty có bề dày truyền
thống và kinh nghiệm như Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, bài viết của em
được trình bày theo ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Trong suốt quá trình tìm tòi nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo
tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Phùng Minh Hằng và các kiến thức em được học của
thầy cô giáo trong Khoa kinh tế và Quản lý trường Bách Khoa Hà Nội, cùng với các
cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, nhất là chị Chu
Tường Vân.
Tuy nhiên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót do
năng lực có hạn của bản thân. Em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy
cô, đặc biệt là cô giáo Th.S Nguyễn Phùng Minh Hằng, và các anh chị, cụ chú trong
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Những vấn đề chung
Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long (Thang Long Medical
Equipment Company Limited).
Tên viết tắt: Thamex co.,ltd
Địa chỉ: Số 60, Ngõ 126, Phố Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa,
Hà Nội.
Mã số thuế: 0101127443
Website: www.thamex.com
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long là doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 15 người được thành lập vào ngày 18 tháng 05
năm 2001 do ông Ngô Ngọc Mỹ là người sáng lập cùng với 2 thành viên là bà Đặng
Thị Bích Thảo và bà Ngô Thị Thúy Nga. Với quy mô nhỏ, từ năm 2001, Công ty
TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long chỉ chuyên nhập khẩu các trang thiết bị y tế với
những đơn hàng nhỏ lẻ cung cấp vào các Bệnh viện trong nước theo hình thức tham
gia đấu thầu. Cột mốc quan trọng nhất của công ty là vào năm 2004, Công ty bắt đầu
tham gia nhập khẩu và phân phối thêm về mảng vật tư y tế tiêu hao và cam kết độc
quyền phân phối sản phẩm vật tư tiêu hao của hãng Johnson & Johnson của Hoa Kỳ
tại Việt Nam. Thế nhưng, việc phân phối hàng độc quyền duy nhất một hãng đã gây
trở ngại lớn trong việc mở rộng thị trường và làm đa dạng phong phú thêm các sản
phẩm phân phối. Vì thế, vào năm 2012, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã
rời bỏ hãng Johnson & Johnson và tiến thân làm đại diện ủy quyền của rất nhiều hãng
nối tiếng trong lĩnh vực về vật tư y tế tiêu hao( đa số là các vật tư tiêu hao về tim
mạch) và bên cạnh đó vẫn tham gia thị trường thiết bị y tế xây dựng ban đầu. Từ năm
2012, doanh thu của công ty đã vượt mức trên 30 tỷ đồng. Đây chính là gia đoạn khởi
sắc của công ty với 3 năm liên tiếp từ 2012 đến 2014 doanh thu liên tục giữ vững nhịp
độ trên 30 tỷ đông và lên đến hơn 44 tỷ đồng vào năm 2014. Điều này đánh giá vị thế
quan trọng của Công ty trên thị trường phân phối sản phẩm y tế tại Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng:
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Buôn bán máy móc, phụ tùng, thiết bị, vật tư phục vụ ngành công
nghiệp, nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật), giao thông, vận tải, xây
3
dựng, mỏ, cơ khí, điện, điện tử, bưu chính viễn thông và tin học; dụng cụ y tế; buôn
bán và sửa chữa thiết bị điện, điện lạnh, điều hòa, thiết bị đo lường, tự động hóa, trang
thiết bị y tế;
- Cho thuê xe có động cơ
Chi tiết: Cho thuê, sửa chữa, lắp ráp, mua bán ô tô, xe máy các loại phụ tùng và
phụ tùng thay thế của chúng;
- Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Dịch vụ thương mại;
Nhiệm vụ:
- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có, tạo thêm nguồn
vốn mới cho sản xuất kinh doanh.
- Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao
dịch đối ngoại, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng
mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động nhập khẩu thiết bị
y tế của Công ty.
- Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền
lương, tiền thưởng... do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo
bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
1.2.2. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại:
Công ty TNHH Thiết bị y tế Thăng Long chuyên nhập khẩu các trang thiết bị y
tế và vật tư y tế tiêu hao từ nước ngoài và phân phối cho các Bệnh viện trên cả nước.
Cụ thể như:
Các sản phẩm về trang thiết bị y tế gồm có: Máy nội soi dạ dày đại tràng, Máy
nội soi video phế quản, Máy nội soi video tiêu hoá của Hãng Pentax - Nhật Bản,
Richard Wolf - Đức, Fujinon - Nhật Bản, Olympus - Nhật Bản, Fujifilm - Nhật Bản
các thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật của Hãng Nopa, Lawton - Đức, MGB - Đức,
máy siêu âm Hitachi, Máy xét nghiệm sinh hoá, Đèn mổ, Bàn mổ, Bàn đẻ, Máy soi cổ
tử cung, Máy kéo dãn cổ và cột sống, Nồi hấp tiệt trùng và các dụng cụ y tế của Công
ty Johnson & Johnson, Smiths medical, SMI.
Các sản phẩm về vật tư y tế tiêu hao gồm có: Khung giá đỡ mạch vành, mach
ngoại biên loại phủ thuốc và không phủ thuốc; Hệ thống khung giá đỡ động mạch chủ
và ngực; Bóng nong mạch vành, mạch ngoại biên phủ thuốc và không phủ thuốc; Các
loại phụ kiện hỗ trợ như: dây dẫn đường vào động mạch; dụng cụ mở đường động
mạch đùi, mạch quay; dây bơm áp lực cao và một số vật tư tiêu hao khác về tim mạch
được uỷ quyền phân phối độc quyền tại Việt Nam của các hang nổi tiếng như: Pan
Medical (Anh), Medset (Đức), Qualimed (Đức), Eurocor (Đức)….
Ngoài ra còn có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như: bộ tập hít, dây truyền
đếm nhịp, kim chọc, chỉ của Leventon (Anh), Umbra (Mỹ), SMI…
4
Dịch vụ hiện tại bao gồm: Các dịch vụ sau bán hàng luôn được công ty đặc biệt
quan tâm. Công ty luôn đáp ứng mọi nhu cầu về chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử
dụng thành thạo máy móc, thiết bị cũng như nhu cầu nâng cấp và cung cấp thiết bị và
phụ tùng thay thế để phù hợp với tính năng tác dụng của từng loại máy cũng như công
ty luôn áp dụng kỹ thuật tiên tiến và sự phát triển của khoa học kỹ thuật luôn là mục
tiêu hàng đầu.
Đội ngũ kỹ sư được đào tạo tại chính hãng sản xuất ở nước ngoài sẽ chịu trách
nhiệm lắp đặt, hướng dẫn vận hành máy cho các Bác sỹ tại nơi sử dụng một cách thành
thạo.
1.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu thuốc thiết bị y tế và vật tư y
tế tiêu hao tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao tại Công ty TNHH Thiết
bị Y tế Thăng Long được thực hiện theo các bước:
-Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác
Có thể nói, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên rất quan trọng đối với một
quy trình nhập khẩu, nghiên cứu thị trường là cầu nối giữa công ty và khách hàng.Việc
nghiên cứu tìm hiểu bạn hàng của công ty được nhiều phòng ban tham gia như phòng
hợp tác quốc tế và phòng xuất nhập khẩu. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường của
công ty chia ra làm hai mảng là nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị
trường nước ngoài.
-Xây dựng phương án kinh doanh.
Hàng năm Cồng ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long vẫn xây dựng phương án
kinh doanh dựa trên kết quả việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác. Công ty
sau một năm hoạt động kinh doanh đều có báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước
và dự kiến kế hoạch kinh doanh cũng như những định hướng phát triển cho những
năm tiếp theo. Việc xây dựng phương án kinh doanh phân đoạn mục tiêu lớn thành
mục tiêu cụ thể, để ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh nghiệp liên
tục, chặt chẽ. Phương án kinh doanh được lập đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho doanh
nghiệp lường trước được những rủi ro và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Qua việc
xây dựng phương án kinh doanh công ty đã có được những nguồn hàng nhập khẩu tốt,
và tìm kiếm cho mình được những đối tác tin cật và có uy tín. Bên cạnh đó việc tiêu
thụ những mặt hàng này tương đối nhanh và hiệu quả. Việc xây dựng phương án kinh
doanh thường do phòng hợp tác quốc tế của công ty đảm nhiệm. Thông qua việc xây
dựng phương án kinh doanh giúp công ty có những định hướng kinh doanh rõ ràng
hơn và thu được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu.
-Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.
Công ty thực hiện giao dịch và đàm phán chủ yếu qua phương thức thư tín, fax
và điện thoại với các đối tác nước ngoài.
5
Giao dịch và đàm phán qua thư tín: Công ty thường hay áp dụng hình thức này
do tiết kiệm được chi phí lớn và mọi thỏa thuận trên giấy tờ có thể làm xác nhận trước
khi đi dến thỏa thuận chính thức trên hợp đồng giấy tờ. Phương thức này cũng thường
được công ty sử dụng các những đối tác là những bạn làm ăn lâu năm hai bên rất hiểu
và tin tưởng lẫn nhau.
Giao dịch, đàm phán qua fax và điện thoại: Hình thức này thường áp dụng trong
giao dịch và đàm phán cần sự nhanh chóng. Nhờ phương pháp này mà công ty kịp thời
nắm bắt được nhiều cơ hội làm ăn và giảm bớt được chi phí hơn so với gặp mặt trực
tiếp do kết hợp giữa fax và điện thoại. Đặc biệt trong thời gian gần đây sử dụng
phương pháp này có nhiều thuận lợi do giá cước điện thoại ngày càng rẻ.
Ngoài ra,đối với những hợp đồng có có giá trị lớn, công ty còn tổ chức giao
dịch, đàm phán trực tiếp. Tuy nhiên hình thức này không được công ty áp dụng thường
xuyên do chi phí quá cao, đi lại khó khăn. Hơn nữa đàm phán để đi đến ký kết hợp
đồng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ, đôi khi tạo ra sự căng
thẳng trong quá trình giao dịch dẫn đến cơ hội thành công ít. Do vậy, công ty thường
giao dịch bằng phương thức khác nhưng vẫn có thể tiến hành việc ký kết hợp đồng
bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Như vậy trong quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp
đồng tùy từng trường hợp cụ thề mà công ty có thể linh đông hơn trong việc sử dụng
các hình thức khác nhau.
-Tổ chức thực hiện hợp đồng.
Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty cũng như nhiều doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác cũng được tiến hành từng bước theo quy trình
chung. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam thường nhập khẩu theo điều
kiện CIP (Incoterm 2000) nếu giao hàng bằng đường biển (CIP Hải Phòng), giao hàng
bằng đường hàng không (CIP Nội Bài). Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu
bằng L/C và điện chuyển tiền T/T, nên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của
công ty theo các bước sau:
Bước 1:Xin giấy phép nhập khẩu.
Bước 2:Mở L/C (Nếu thanh toán bằng L/C).
Bước 3:Làm thủ tục hải quan.
Bước 4:Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu.
Bước 5:Thanh toán.
Bước 6:Khiếu nại (Nếu có).
6
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao của Công ty
TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
1.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty dc bố trí theo sơ đồ sau:
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
7
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phó giám đốc
kinh doanh
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kho
quỹ
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
hợp tác
quốc tế
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc
Là người trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình và là người đại diện của công ty theo pháp luật.
Phó giám đốc kinh doanh
Là người trực tiếp phụ trách kinh doanh và dự án trong công ty. Chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật
Là người phụ trách phòng kỹ thuật, điều hành nhân sự triển khai bảo dưỡng,
nâng cấp hay sửa chữa thiết bị, nghiên cứu về các sản phẩm mới hoặc tương tự cùng
ngành hàng mà công ty đang kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các
hoạt động kỹ thuật của công ty.
Phòng tổ chức hành chính
Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Có chức năng giúp cho giám đốc về mô
hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn
vị. Giúp cho giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề chủ trương, điều
động và tổ chức các chính sách của người lao động (nâng lương, khen thưởng, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ, BHXH...). Khuyến khích các định mức, thực hiện khoán có
thưởng, nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp.
Phòng kinh doanh
Chịu sự quản lý từ Phó Giám đốc kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán
Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Có nhiệm vụ và chức năng là ghi chép và
phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý
số liệu nhằm giúp cho giám đốc giám sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính vốn,
tài sản của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, Giám đốc có thể lựa
chọn phương án kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Tính toán và trích nộp
phù hợp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản
công nợ phải thu phải trả.
Phòng kho quỹ
Có trách nhiệm quản lý kho hàng, kiểm soát hàng, theo dõi hàng ký gửi hay
hàng đã dùng hoặc đã xuất hóa đơn tại các Bệnh viện, theo dõi xuất nhập tồn tại kho
của Công ty và kho của các Viện, dự báo hàng gần hết hạn để báo cáo kịp thời, dự toán
lượng hàng gần hết cần bổ sung. Đặc biệt, phòng kho quỹ có nhiệm vụ bảo quản hàng
hóa trong kho Công ty và chịu trách nhiệm xuất hàng cho nhân viên kinh doanh mang
tới các Viện hoặc giao hàng hỗ trợ phòng kinh doanh.
8
Phòng kỹ thuật
Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu tránh nhiệm trực tiếp trước các thiết
bị y tế của Công ty. Triển khai sửa chữa, nâng cấp thiết bị nếu có yêu cầu từ các Viện.
Công tác bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên theo yêu cầu của Viện. Nghiên cứu các
sản phẩm mới hoặc tương đương ngành hàng có thể tham gia vào thị trường để báo
cáo cho Phó Giám đốc kỹ thuật xem xét triển khai.
Phòng quan hệ quốc tế
Có trách nhiệm tìm kiếm các đối tác kinh doanh và tạo mối quan hệ; giao dịch,
đàm phán về giá hoặc các điều kiện hợp tác; tổ chức thiện ký kết hợp đồng; duy trì liên
lạc và giữ gìn sâu sắc mối quan hệ giữa hai bên. Bên cạnh đó, phòng quan hệ quốc tế
có nhiệm vụ đặt hàng từ bên đối tác nước ngoài về Việt Nam theo yêu cầu của phòng
kinh doanh và phòng kho quỹ.
Phòng xuất nhập khẩu
Có trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập hàng từ các bên đối tác nước ngoài,
bảo quản hàng hóa từ địa điểm tháo dỡ đến kho hàng của Công ty, vận chuyển hàng về
kho hàng. Chịu trách nhiệm làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư
y tế tiêu hao từ Bộ Y tế.
9
PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây
Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các thiết bi y tế bao gồm máy móc,
thiết bị dụng cụ, vật tư y tế. Nên hầu hết các thiết bị y tế và vật tư y tế của công ty đều
do nguồn nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu các thiết bị y tế này.Trong những năm
qua, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã từng bước khẳng định được vị trí
của mình trên thị trường trong nước, kết quả đạt được của công ty ngày càng tăng và
được phản ánh như sau:
Bảng 2. 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Y tế
Thăng Long
ĐVT: Nghìn đồng
NĂM DOANH THU LỢI NHUẬN SAU THUẾ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
22.777.254.560
22.713.599.702
29.195.804.393
16.865.447.692
15.155.650.314
38.290.140.656
33.101.027.144
44.694.610.245
218.595.743
274.894.610
372.174.739
331.218.433
370.429.657
360.801.332
441.978.185
444.458.943
(Phòng: Tài chính kế toán Công ty)
Qua số liệu bảng 2. 1, ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty dần được tăng lên qua các năm từ 22.777.254.560 VNĐ năm 2007 tăng lên
đến 44.694.610.245 VNĐ vào năm 2014. Chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên
từ 218.595.743 VNĐ năm 2007 đã tăng lên 444.458.943 VNĐ vào năm 2011. Điều đó
cho thấy là công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Số lượng sản phẩm bán được
tăng lên đáng kể và đã dần dần tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong
nước. Có được những thành công như vậy là do công ty đã không ngừng nỗ lực, cố
gắng áp dụng những biện pháp kinh doanh có hiệu quả thúc đẩy quá trình tiêu thụ
hàng hoá như chế độ khuyến mại, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản
phẩm…
10
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua:
Cơ chế thị trường đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội làm ăn hấp dẫn
cũng như quyền tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh và điều quan trọng đối
với các doanh nghiệp là phải làm sao nhanh nhạy nắm bắt được các thay đổi cũng như
yêu cầu của thị trường để phục vụ cho tốt. Nó cũng là điều kiện để cho các Công ty
vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình ở mọi mặt, đặc biệt trong khâu dự báo và
lập kế hoạch tiêu thụ mang tính chất khoa học và sát thực với thực tế hơn.
Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu với nhiều loại sản phẩm trang thiết bị
vật tư y tế khác nhau. Nhưng có thể chia các sản phẩm số thành 3 nhóm sản phẩm chủ
yếu sau:
 Máy móc thiết bị : Máy soi, bàn mổ, giường mổ, các thiết bị chuẩn đoán hình
ảnh và các loại máy móc phục vụ y tế..
 Vật tư y tế tiêu hao: Các vật tư hỗ trợ can thiệp điều trị về tim mạch.
 Các dụng cụ hỗ trợ điều trị và phẫu thuật: Các dụng cụ phẫu thuật: Dao mổ,
kéo, kẹp, bơm kim tiêm,hộp đựng dụng cụ y tế, chỉ khâu, dây chuyền đếm giọt, bộ tập
hít và các sản phẩm chỉ dùng một lần...
Trong đó, doanh thu của nhóm sản phẩm Vật tư y tế tiêu hao chiếm tỉ trọng cao
nhất là 60,6 % vì đây là mặt hàng dễ bán hơn so với mảng Thiết bị y tế chỉ chiếm
10,4% do các thiết bị y tế thường là giá trị lớn, có tuổi thọ cao và ít phải thay thế trong
thời gian dài. Còn các sản phẩm vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế (chiếm 20%) thì
thường xuyên được sử dụng do yêu cầu cấp bách của bệnh nhân, và đó là những sản
phẩm đa số chỉ dùng được một lần, dễ thay thế và có hạn sử dụng ngắn (thường là một
hoặc hai năm).
Hình 2.1 Doanh thu của các nhóm sản phẩm
Thi t b y tế ị ế
V t t tiêu haoậ ư
D ng cụ ụ
Ngoài ra, tính trên doanh thu sản phẩm qua bảng 2.1 ta thấy được tình hình thực
hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau:
Từ năm 2007-2011 : Công ty đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ,
nâng cao chất lượng sản phẩm và quan trọng nhất là tham gia vào mảng thị trường vật
11
tư y tế tiêu hao (chủ yếu về can thiệp tim mạch). Do vậy sản lượng tiêu thụ các nhóm
sản phẩm kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm.
Năm 2012 kế hoạch đặt ra của công ty là 25 tỷ đồng Công ty đã thực hiện đạt
được 38 tỷ đồng tăng 1,52% vượt nhiều so với kế hoạch đặt ra.
Năm 2013 Công ty đặt ra kế hoạch là 40 tỷ đồng và đã đạt được 33 tỷ đồng, giá
trị sản lượng tiêu thụ giảm so với kế hoạch là 0,82%. Lý do chủ yếu làm doanh thu là
vì sự gia nhập thị trường của rất nhiều các đối thủ cùng mặt hàng kinh doanh.
Năm 2014 giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoạch đặt ra là 40 tỷ đồng và đạt được 44
tỷ đồng, tăng 1,10% so với kế hoạch.
2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường:
Đặc điểm về sản phẩm trang thiết bị y tế:
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm
cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm
mục đích
∗ Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thương.
∗ Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh,
chữa bệnh.
∗ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống.
∗ Kiểm soát sự thụ thai.
∗ Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế).
∗ Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.
Một số đặc điểm của sản phẩm trang thiết bị y tế Việt Nam:
 Trang TBYT là nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành
y tế
trang thiết bị y tế đã và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không
ngừng thu đựơc nhừng kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân
dân
 Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong công tác chuẩn đoán và điều trị
bệnh
rất phức tạp và đa dạng, là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ như
điện, điện tử, cơ khí, quang học, hạt nhân, tin học và điều khiển học.
 Việt Nam hiện có khoảng trên 1.000 bệnh viện lớn nhỏ cho nên nhu cầu về
trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Tuy
nhiên đến nay, nước ta chỉ có hơn 50 đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh trang TBYT
và mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất các mặt hàng đơn giản, thông dụng và 80% trang
TBYT sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh còn phải nhập khẩu. Hoặc có một số
12
chủng loại được Bộ Y Tế thẩm định, cấp phép lưu hành, nhưng chủ yếu vẫn là các
dụng cụ cầm tay, giường bệnh nhân, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, găng tay cao su,
nồi hấp tiệt trùng... Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực trang thiết bị y tế nhập khẩu thâm nhập vào thị trường nội địa.
 Chịu sự kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng của các tổ chức quốc tế:
Tiêu chuẩn ISO 9002, ISO13488…nên hàng hoá này có tính kỹ thuật cao, hàm lượng
chất xám lớn đảm bảo không xảy ra sai sót, những lỗi kỹ thuật đáng tiếc xảy ra trong
thời gian hoạt động, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con
người. Chẳng hạn yêu cầu tính chính xác của máy siêu âm nội soi để có thể có những
chuẩn đoán tên bệnh ,tuổi thọ của bệnh, thời gian tồn tại của bệnh, kích thước, trọng
lượng…của những bộ phận mắc bệnh trong cơ thể con người. Hay độ an toàn của các
thiết bị nội soi bên trong cơ thể khi các thiết bị này đựơc đưa vào các cơ quan nội tạng.
Do vậy mà cũng phải đòi hỏi đội ngũ y bác sỹ phải được đào tạo chuyên sâu, tính kỷ
luật cao.
Đặc điểm về thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam.
 Yếu tố giá cả hàng hoá:
Sản phẩm trang TBYT là một sản phẩm đặc biệt. Giá cả sản phẩm này cũng có
tính chất đặc biệt :
Các yếu tố vật lý học, quang học, lý học, hoá học, công nghệ điện tử, bản quyền
sản phẩm làm cho giá sản phẩm này cao hơn rất nhiều so với các hàng hoá thông
thường khác. Sản phẩm càng tiên tiến hiện đại, sản phẩm mang tính độc quyền thì
được định giá càng cao
Mặt khác, là thị trường hàng hoá có đến 80% phải nhập khẩu từ nước ngoài, cho
nên có sự chênh lệch giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Hàng nội
địa giá rẻ nhưng không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường hoặc do trong nước chưa
thể sản xuất được những máy móc hiện đại mang tính kỹ thuật cao. Hoặc do tâm lý
người Việt vẫn chưa tin tưởng rằng Việt Nam có thể chế tạo được các sản phẩm này
vậy tiêu thụ hàng nhập khẩu là rất hiển nhiên.
Các chủ thể của thị trường:
Thị trường trang thiết bị y tế mang những đặc điểm rất riêng biệt của chuyên
ngành, không phải là hàng hoá thông thường thị trường hàng hoá bị giới hạn bởi nhân
tố chủ thể thị trường là ai ?
Từ đặc thù sản phẩm, phục vụ cho sự nghiệp y tế của toàn nhân loại chủ thể
tham gia chi phối thị trường là các bệnh viện công lập, tư nhân, các phòng khám đa
khoa, các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
 Nhà cung cấp( Cung hàng hóa)
Công ty Thăng Long chủ yếu là kinh doanh các máy móc thiết bị y tế nhập
khẩu. Do số nhà cung cấp chính của công ty là các hãng trang TBYT và các tổ chức
viện trợ quốc tế như UNICEF, JICA…Bên cạnh đố để có nguồn hàng đáp ứng thêm
13
nhu cầu về các mặt hàng trang TBYT trong nước công ty không ngừng nghiên cứu mở
rộng thị trường cung cấp của mình. Đồng thời công ty duy trì các mối quan hệ làm ăn
lâu dài với các hãng nổi tiếng trên khắp thế giới về trang TBYT như: Hãng Pentax -
Nhật Bản, Richard Wolf - Đức, Fujinon - Nhật Bản, Olympus - Nhật Bản, Fujifilm -
Nhật Bản, Hãng Nopa, Lawton - Đức, MGB - Đức, Công ty Johnson & Johnson,
Smiths medical, SMI, Pan Medical (Anh), Medset (Đức), Qualimed (Đức), Eurocor
(Đức), Leventon (Anh), Umbra (Mỹ)…
Đối tượng khách hàng là hệ thống các bênh viện,trung tâm y tế, cơ sở y tế ( cầu
hàng hoá).
Hệ thống khám chữa bệnh nói chung của nước ta được tổ chức theo hệ thống
hành chính với 4 cấp độ khác nhau. Tuyến cơ sở có trạm y tế xã phường, trạm y tế các
công nông trường, nhà máy, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tuyến quận
huyện có các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và trung tâm y tế bệnh viện huyện,
bệnh viện thuộc các bộ, ngành. Đây là tuyến tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật
cơ bản, tuyến tỉnh thành phố có các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, tiếp nhận và
điều trị những bệnh nhân vuợt khả năng của các bệnh viện tuyến huyện, có khả năng
đáp ứng hầu hết các nhu cầu bệnh tật ở mức độ chuyên khoa. Tuyến cuối là các bệnh
viện đa khoa, chuyên khoa thuộc bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố lớn
như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… là tuyến cuối cùng trong nấc thang điều trị với các
can thiệp mang tính chuyên khoa sâu, với những kỹ thuật phức tạp hiện đại.
Trong hệ thống y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh nói riêng, các bệnh
viện đóng vai trò quan trọng, cả về cung ứng các dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu
khoa học về mặt tài chính. Chi tiêu cho các bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn (lên đến
60-70% ) trong tổng chi ngân sách y tế của nhiều nước. Việc tìm hiểu chính xác nhu
cầu mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện là cơ sở để các công ty kinh doanh
thiết bị y tế xây dựng cho mình được chiến lược phát triển thị trường hiệu phù hợp
nhất.
Hiện nay cả nước đã chế tạo được một số sản phẩm trang thiết bị y tế , nhưng
có tới khoảng hơn 80% trang thiết bị y tế còn phải nhập khẩu. Chính sách quốc gia
trong trong thời gian tới là trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đáp ứng được 40%
nhu cầu.
Cả nước tính đến năm 2010 hiện có hơn 13467 bệnh viện lớn nhỏ, phòng khám
đa khoa chức năng, cơ sở trạm y tế xã phường.Nhu cầu trang thiết bị y tế là rất lớn, đa
dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao.. Các sản phẩm sản xuất trong
nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt còn quá ít, phần lớn các sản phẩm chỉ dừng
lại ở mức đơn giản như dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất, các sản phẩm nhựa và
cao su y tế. Hiện đại hơn một chút là các sản phẩm thiết bị điện, dụng cụ mổ điện, Máy
phá sỏi ngoài cơ thể, siêu âm chuẩn đoán hình ảnh, máy kiểm tra tim thai ….. Những
14
năm gần đây chúng ta đã phải bỏ ra hàng tỉ đồng để nhập khẩu các loại máy móc thiết
bị y tế đắt tiền mà trong nước chưa sản xuất được.
Chủ thể ở đây là các bác sỹ, cán bộ trong ngành y có tên tuổi trong đơn vị
công tác ra mở phòng khám tư nhân, và sự ảnh hưởng của các đơn vị cung cấp
trang thiết bị y tế trong bệnh viện nhà nước sẽ tác động rất lớn đến các trung tâm tư
nhân đó.
Định hướng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp:
Mục tiêu lâu dài: Từ năm 2015- 2025
Để tồn tại và đững vững trên thị trường trang thiết bị y tế xác định mục tiêu lâu
dài của công ty từ năm 2015 đến 2025 phấn đấu như sau:
Phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của công ty. Mở rộng thị trường theo cách bền vững, phải phấn đấu để các
cơ quan y tế, phòng khám y tế, bệnh viện từ trung ương tới địa phương đều biết đến
Thăng Long và tin tưởng Thăng Long. Tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp không những tăng trưởng mà còn bền vững. Mục tiêu quan trọng nhất
của Thăng Long trong dài hạn là đưa tên tuổi của Thăng Long ngày càng lớn mạnh thị
trường trang thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao ở Việt Nam.
Mục tiêu trước mắt: Từ năm 2015 đến năm 2020
Mục tiêu tiếp tục tăng doanh số bán ra và tăng sản lượng tiêu thụ, đồng thời
giảm chi phí tiêu thụ hợp lý của công ty trong các năm sau cao hơn năm trước góp
phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Mục tiêu trong 5 năm tiếp theo là duy trì ổn định thị trường tiêu thụ chính là
miền Bắc chủ yếu là các bệnh viện và chuyên sâu vào mảng vật tư y tế tiêu hao về tim
mạch, đồng thời mở rộng vùng ảnh hưởng của mình sang các khu vực miền Trung và
miền Nam, một số huyện vùng sâu vùng xa ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa ,
Nghệ An, Hà Tĩnh…nơi đây có sự kém phát triển như một số vùng khác và khả
năng trang trải cho việc chăm sóc sức khoẻ của dân cư còn thấp, các doanh nghiệp
kinh doanh thiết bị y tế không có kinh nghiệm, không được trang bị đầy đủ nghiệp vụ
giao thương cũng không có hướng mở rộng thị trường hàng hoá sang vùng này. Thu
nhập thấp, sức mua thấp, khả năng thanh toán cũng không bảo đảm. Đây sẽ là thuận
lợi cho Thăng Long dẫn đầu thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới.
Mục tiêu kinh doanh của công ty năm 2015
Căn cứ vào tình hình kết quả kinh doanh và mở rộng thị trường trong các năm
vừa qua, những dự báo về nhu cầu sử dụng sản phẩm trang thiết bị y tế và vật tư y tế
tiêu hao của toàn ngành và của chính Công ty, Công ty đã xây dựng cho mình một
mục tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.
Giai đoạn 2015-2020
Tăng thị phần tiêu thụ : Thị phần tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường
miền Bắc năm 2015 : 7,2 %
15
Tăng thị trường tiêu thụ: +Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Hà Giang,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang….
+Tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định…
Năm 2015: +Mục tiêu doanh thu bán hàng: 65.450.000.000 đồng
+Lợi nhuận sau thuế: 630.288.000 đồng
2.1.3. Chính sách giá
Căn cứ vào giá gốc của sản phẩm
Căn cứ vào từng thời kỳ và sự biến động của thị trường, để xem xét tăng hay
giảm giá bán
Căn cứ vào giá thành của các đơn vị cùng tiêu thụ sản phẩm với công ty mình.
Dựa trên việc tính toán các chi phí nhập khẩu của sản phẩm.
Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp định giá theo giá thành, phương pháp mà
giá bán của sản phẩm được xác định trên cơ sở cộng thêm một khoản vào giá thành
sản phẩm.
Giá bán = Giá thành sản phẩm + lợi nhuận(tuỳ từng sản phẩm)
Chính vì thế công ty luôn phải xem xét và cân nhắc việc tăng hay giảm giá
thành cho phù hợp với tình hình của công ty.
Hình thức thanh toán
Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị y tế thì một vấn đề quan
trọng nữa cần quan tâm, đó là lựa chọn hình thức thanh toán khi ký kết hợp đồng
Đối với những khách hàng mua hàng thanh toán ngay và chậm thì tùy từng số
lượng hàng mà Công ty có thể chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
Bảng 2.2 Chiết khấu thanh toán theo thời hạn thanh toán hàng của công ty
STT Thời gian thanh toán(Ngày) Mức chiết khấu (%)
1 Thanh toán ngay 2%
2 15 Ngày- 30 Ngày 1,5 %
3 30 Ngày- 90 Ngày 1 %
4 Quá 90 Ngày 0
2.1.4. Chính sách phân phối
Kênh phân phối trực tiếp: Phân phối trực tiếp từ công ty đến các cơ sở y tế,
khám chữa bệnh.
Hình 2.2 : Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
16
CÔNG TY BỆNH VIỆN
Kênh phân phối trực tiếp còn thể hiện bởi việc công ty kí hợp đồng mua bán
với các khách hàng là các trung tâm y tế (chủ yếu là bệnh viện trong nước), cơ sở
khám chữa bệnh.
Kênh này áp dụng với các khách hàng của công ty bao gồm chủ yếu là hiện
trạng khách hàng quen thuộc của Thăng Long thị trường chính là các Bệnh viện trong
nước ví dụ như: Bệnh viện Bạch Mai; Viện trung ương quân đội 108, Học viện Quân
Y 103, Bệnh viện Trung ương Huế …
Kênh phân phối gián tiếp: Phân phối đến các đại lý.
Hình 2.3 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
Với loại hình phân phối này các sản phẩm thiết bị vật tư y tế sẽ được phân phối
bằng cách sau khi công ty hoàn thành thủ tục nhập hàng từ đối tác nước ngoài về kho
công ty, sản phẩm sẽ được phân phối đến các hệ thống đại lý của công ty trên thị
trường và sau đó sẽ đến tay người tiêu dùng cuối cùng chính là các bác sĩ trực tiếp sử
dụng sản phẩm tại các bệnh viện trong nước. Các đại lý của công ty họ tham gia vào
kênh với chức năng là sở hữu hàng hoá , dự trữ và quản lí sản phẩm với số lượng lớn.
Họ chịu hoàn toàn về hàng hoá và kết quả kinh doanh của họ . Đồng thời họ còn thực
hiện chức năng bán lẻ trực tiếp cho tất cả các cơ sở y tế nhỏ và lớn tại địa phương và
cung cấp khối lượng thiết bị y tế có giá trị lớn khi có chỉ đạo từ phía công ty.
Hiện loại kênh này mang lại hiệu quả phân phối rất lớn khi mà trong thời gian
tới chiến lược mở rộng thị trường của công ty là khu vực miền núi phía Bắc và một số
vùng khó khăn miền Trung, khi sự khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp tới tay người
tiêu dùng không thông qua đại lý. Kênh này có khả năng cung cấp sản phẩm của công
ty đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và chuyên môn hóa cao nhất. Có như vậy
khách hàng mới mua hàng một cách thoải mái, không có tình trạng khi phải đi xa để
mua hàng.
Các đơn vị đại lý của Thăng Long: Công ty TNHH Trang thiết bị y tế BMS,
Công ty Cổ phần Thương mại Y tế Tâm Việt…
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán
Trang thiết bị và vật tư y tế là một loại hàng hoá rất khó có thể Marketing sản
phẩm ra thị trường. Cũng không thể thông qua hình thức quảng cáo hay cho sử dụng
thử sản phẩm giống như những hàng hoá khác. Nhưng Marketing sản phẩm là thực sự
cần thiết trong các doanh nghiệp thương mại và cả với Thăng Long nói riêng. Là một
công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm trang thiết bị và vật tư y tế nhập khẩu (mặt
hàng có giá trị lớn). Các hợp đồng kinh tế với khách hàng thường có giá trị lớn nhưng
17
CÔNG TY ĐẠI LÝ BỆNH VIỆN
cũng cần phải có bộ phận Markting đảm bảo cung cầp nguồn thông tin từ thị trường
cung cấp và thị trường tiêu thụ trong nước.
Đối với thị trường trong nước: Tiếp xúc trực tiếp với các quản lý tại các cơ sở,
các bác sĩ trực tiếp sử dụng sản phẩm với bệnh nhân, giới thiệu được sự thuận lợi trong
các phương thức thanh toán, cung cấp trọn vẹn các dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ
bảo hành, dịch vụ đổi trả hàng nếu hàng bị lỗi do nhà sản xuất hay các sản phẩm có
tính năng, chất lượng tốt hơn, thuận tiện hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Đối với thị trường nhập khẩu: Bộ phận nghiên cứu thị trường cụ thể về giá cả,
chất lượng sản phẩm. Cử nhân viên tham gia trong chương trình Hợp tác, hỗ trợ Hội
chợ, Triển lãm thiết bị y tế trong nước và quốc tế năm hàng năm.
Ngoài ra để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị và vật tư y tế
công ty còn có các giải pháp marketing :
Xây dựng thương hiệu:
Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để công ty tồn tại và phát triển. Do vậy, công
ty luôn đầu tư xây dựng thương hiệu bằng cách tham gia các hoạt động từ thiện tại các
cơ sở y tế trưc tiếp là khách hàng, tạo mối quan hệ với các khách hàng có tiềm năng và
từ từ xây dựng uy tín để được biết đến và ủng hộ.
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng
Hoạt động Marketing mạnh mẽ thông qua việc tham gia đấu thầu ở khắp các
bệnh viện trên cả nước, cùng với việc tham dự các hội chợ về trang thiết bị và vật tư y
tế do hội Trang thiết bị Y tế Việt Nam tổ chức định kỳ và các tổ chức sự kiện và thực
hiện tài trợ chính cho các chương trình do hội thiết bị y tế và hội y tế Việt Nam tổ
chức ví dụ như : Tham gia công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe tới đồng bào dân
tộc thiểu số, đồng bào các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa hay tham gia dự thẩu với
các thị trường mới khu vục thị trường các bệnh viện vùng khó khăn làm tiền đề để
thâm nhập thị trường nhỏ lẻ hơn.
Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Thăng Long cũng đã được biết đến rộng
rãi và trở thành thương hiệu được không ít đối thủ cạnh tranh và các đơn vị y tế biết
đến.
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp
Việc thu thập và đánh giá thông tin marketing tại Thăng Long ít đươc thực hiện
như 1 nghiên cứu độc lập , chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả tiêu thụ dựa trên các
số liệu kế toán. Hơn nữa, chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá từ phía công ty
mà chưa quan tâm đến tác động của quảng cáo đến nhận thực và hành vi của khách
hàng mục tiêu cũng như các yêu tốt khác của marketing – mix
2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh
2.1.8. Nhận xét chung
Bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong triển khai
thực hiện các chiến lược, chính sách đề ra nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ
18
sản phẩm của mình, trong những năm qua Công ty đã đạt được một số thành công
đáng khích lệ.
+Sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực hiện qua các năm đều tăng trong vòng 3
năm gần đây.
+ Thị phần tiêu thụ tăng qua các năm.
Mặc dù bên cạnh Thăng Long luôn luôn tồn tại không ít những thương hiệu
mạnh ở trong nước, với việc chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng thị phần trang
TBYT của cả nước nhưng Thăng Long luôn cố gắng duy trì và tăng hơn nữa thị phần
trang TBYT nói chung bằng cách tìm kiếm những hiểu biết mới về người tiêu dùng:
liên tục sáng tạo, hiểu biết về mặt hàng hàng, cúc trúc của lợi thế cạnh tranh
+Thị trường công ty tăng qua các năm: Thị trường chính của Thăng Long từ
năm 2007- năm 2014 vẫn chủ yếu là thị trường miền Bắc và Bệnh viện Trung ương
Huế (miền Trung). Năm 2011 công ty sử dụng chiến lược mở rộng thị trường ra phạm
vi rộng hơn: Khu vực một số tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung (Thanh Hóa,
Bình Định, Quảng Nam....).
Nguyên nhân của những thành công:
Tốc độ tăng doanh thu, thị phần, thị trường qua các năm liên tục tăng chứng tỏ
hoạt động mở rộng thị trường của Công ty đã được tiến hành tương đối tốt. Những
thành công này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tất cả các sản phẩm của Công ty có chất lượng tương đương các sản phẩm của
công ty khác nhưng do tìm được nguồn hàng nhập khẩu nên giá bán lại các trang
TBYT rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy rằng mở rộng thị
trường bằng việc tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đa dạng hóa sẽ tạo được khả năng
giảm giá bán, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, từ đó giúp cho Công ty có điều kiện để
tăng lợi nhuận, thực hiện chiến lược tăng doanh số bán và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình bằng cách giảm bớt một
số thủ tục mua bán phiền hà, giúp khách hàng mua hàng nhanh chóng thuận tiện.
Thăng Long đã sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại như fax, điện thoại, email,
công văn qua bưu điện trong quan hệ giao dịch giữa Công ty với các bệnh viện, các
trung tâm khám chữa bệnh trong nước.
- Công ty Thăng Long đã nhận thức được kết quả kinh doanh của Công ty phụ
thuộc thành công chung của cả hệ thống phân phối và tầm quan trọng của hoạt động
xúc tiến cho toàn kênh. Để trợ giúp cho các nhà phân phối, Thăng Long có chế độ bảo
lãnh ngân hàng để được mua trả chậm và chế độ tín chấp rất mềm mỏng. Thăng Long
đã có nhiều hoạt động nhằm khuyến khích các nhà phân phối hợp tác dài hạn vì mục
tiêu chung, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty.
- Công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu đó là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ công nhân viên nhất là đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ và nhiệt huyết. Đây
19
cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chiến lược mở rộng
thị trường tiêu thụ nói riêng và chiến lược phát triển chung của toàn Công ty.
Những mặt tồn tại:
Mặc dù đã đạt những thành công như trên nhưng Công ty vẫn còn một số tồn tại
sau:
- So với tiềm năng thực tế của thị trường trang thiết bi y tế thì mức độ tăng
trưởng thị phần trong những năm qua vẫn ở mức độ thấp và chưa bền vững.
- Đối với thị trường nội địa, việc tổ chức quản lý kênh phân phối, đánh giá các
chương trình xúc tiến bán hàng còn chưa được tốt.
Nguyên nhân của những hạn chế:
- Môi trường vĩ mô còn nhiều yếu tố chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho tổ
chức và quản lí kênh hiệu qủa như luật pháp chưa hoàn chỉnh, cơ chế lưu thông hàng
hoá chưa thông thoáng. Nhiều yếu tố môi trường kinh doanh biến động không ngừng
gây nên những khó khăn cho các doanh nghiệp trong tổ chức và quản lí kênh phân
phối.
-Trong lĩnh vưc kinh doanh công ty vẫn chịu sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của
các đối thủ cạnh tranh có tiếng lớn trong ngành trang trang thiết bị y tế.
- Vấn đề tổ chức và quản lý kênh phân phối của Công ty Thăng Long mức độ
liên kết trong kênh còn thấp, vấn đề tổ chức, đánh giá hiệu quả của các chương trình
hỗn hợp xúc tiến bán hàng trong hệ thống kênh còn chưa được chú ý.
- Trình độ và kinh nghiệm về marketing nói chung và quản trị kênh marketing
nói riêng của cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức để tổ chức và quản lí kênh một
cách khoa học.
2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu đội ngũ lao động của doanh nghiệp
Công ty có quyền tuyển, thuê sử dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh
doanh và có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định cảu
pháp luật và quy chế quản lý nội bộ; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
báo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định
cảu pháp luật
Năm 2014 có tổng số lao động là 17 người, trong đó
Nữ: 12 người, Tỉ lệ 70% Nam: 5 người, tỉ lệ 30%
Đa số lao động của Công ty được đào tạo ở các trường đại học cao đẳng và hàng
năm Công ty điều kiện tổ chức bồi dưỡng thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho một số bộ
phận trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên số lao động nữ chiếm tỉ lệ cao vẫn khó khăn trong
sắp xếp, bố trí công việc. Tính đến thời điểm 30/11/20114 chất lượng đội ngũ lao
động Công ty có.
* Trình độ chuyên môn:
+ Đại học, cao đẳng: 16 người
20
+ Trung cấp: 1 người
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Nhân viên tại các bộ phận, đi làm theo giờ hành chính, sáng làm việc từ 8h00
đến 12h buổi trưa nghỉ 1h30 phút ăn cơm. Chiều làm việc từ 13h30 đến 17h30. Làm
việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
2.2.4. Năng suất lao động
2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động
 Quan điểm và quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty.
Với quan điểm tuyển dụng là tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp
phù hợp với yêu cầu đề ra. Nhìn chung quá trình tuyển dụng của Công ty đã thực hiện
cơ bản là theo đúng quy trình đề ra, có trình tự bài bản và tương đối chặt chẽ.
Hình 2.4 Sơ đồ tuyển dụng
Nguồn: Tổng hợp theo dõi nhân sự tại Công ty
 Quy trình tuyển dụng trên với các bước tuyển dụng cụ thể như sau:
Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau:
- Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu
tuyển dụng.
- Phân tích vị trí cần tuyển: Tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình dộ, kinh
nghiệm.
- Đăng tin tuyển dụng trên các website như vietnamwork.vn, myworrk.vn,…
- Phòng hành chính xem xét hồ sơ ứng viên và lập danh sách những người đủ
điều kiện tham gia tuyển chọn.
- Phòng hành chính hẹn lịch và tổ chức phỏng vấn. Phòng ban nào có nhu cầu
tuyển dụng thì Phó giám đốc quản lý phòng ban đó sẽ trực tiếp phỏng vấn và có thể có
cả Giám đốc tham gia phỏng vấn (tùy từng yêu cầu tuyển dụng).
 Đào tạo nhân lực.
Bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi
dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng
21
Xây dựng kế hoạch tuyển mộ
Xác định nguồn tuyển mộ của tổng
công ty
Xác định phương thức tuyển dụng
Tiến hành tuyển dụng
nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; hay cử đi nước ngoài để học hỏi từ các
công ty đối tác.
2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Tổng quỹ lương của công ty bao gồm các thành phần sau:
- Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương theo doanh thu, lương thời
gian...)
- Các khoản phụ cấp: lễ, ốm, học, phụ cấp trách nhiệm.
- Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm
vụ.
- Các khoản trả theo chế độ BHXH: độc hại, ốm đau, thai sản, ....
- Phương pháp xác định: Công ty áp dụng phương pháp khoán quỹ lương. Tuỳ
vào từng bộ phận khác nhau mà quy định mức khoán khác nhau, gồm:
- - Khoán quỹ lương và thu nhập theo tỷ lệ % trên doanh thu theo sản phẩm xuất
kho: áp dụng cho bộ phận kinh doanh.
- - Khoán quỹ tiền lương theo định biên lao động: áp dụng cho các phòng ban
chức năng.
2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận Văn phòng.
+ Cách tính lương thời gian:
Công thức:
Lương thời
gian
= Đơn giá ngày công x
Số ngày làm việc
thực tế
+ Các khoản phụ cấp công ty áp dụng tùy từng đối tượng.
-
- Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận Kinh doanh:
+ Cách tính lương theo doanh thu:
- Lương theo doanh thu = (Đơn giá ngày công x số ngày làm việc thực tế) +
(3% x Doanh thu bán ra trong tháng)
- Các khoản khấu trừ và trích theo lương
- Theo quy định hiện hành những ngày nghỉ đi họp công nhân viên hưởng 100%
lương cấp bậc, những ngày nghỉ ốm, nghỉ chữa bệnh, tai nạn lao động công nhân được
hưởng trợ cấp BHXH: 75%.
22
Lương thực nhận = Tổng lương -
Các khoản khấu trừ và trích
theo lương
+ Các khoản khấu trừ:
BHXH = Lương đóng BHXH x 7%
BHYT = Lương đóng BHXH x 1,5%
BHTN = Lương đóng BHXH x 1%
Ví dụ: Lương của chị Đinh Thị Hằng, các khoản khấu trừ của chị Hằng theo lương
đóng BHXH như sau:
BHXH = 3.100.000 x 7% = 217.000 đ
BHYT = 3.100.000 x 1,5% = 46.500 đ
BHTN = 3.100.000 x 1% = 31.000 đ
Tổng Cộng: 294.500 đ
2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương doanh nghiệp
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
- Vì đặc điểm doanh nghiệp là thương mại dịch vụ nên không có nguyển vật liệu
để sản xuất mà chỉ có nhập từ nước ngoài hoặc trong nước. Đa số là các trang thiết bị y
tế nhập từ nước ngoài qua đường hàng không hoặc đường biển.
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng hàng hóa
- Hàng tháng, nhân viên kinh doanh sẽ tổng hợp lại nhu cầu hàng cần đến để bán
cho bộ phận kho quỹ (dựa trên nhu cầu sử dụng hàng tại các bệnh viện hoặc các đại lý
mà nhân viên đó quản lý). Sau đó, bộ phận kho quỹ sẽ tổng hợp lại số liệu từ các nhân
viện phòng kinh doanh cùng với số liệu hàng còn trong kho để từ đó ra số liệu hàng
cần phải nhập trong tháng.
- Sau khi có số liệu chính xác, bộ phận kho quỹ sẽ báo cáo lên cấp trên (Phó
giám đốc kinh doanh) để Phó giám đốc kinh doanh cân đối và giao cho phòng quan hệ
quốc tế làm việc với bên đối tác nước ngoài và lên đơn đặt hàng về Việt Nam.
- Đối với những hàng trong kho gần hết hạn sử dụng thì bộ phận kho quỹ sẽ báo
động trước khoảng 6 tháng tới Phó giám đốc kinh doanh để Phó giám đốc kinh doanh
chỉ đạo nhân viên kinh doanh thúc đẩy hàng.
- Đối với những hàng kí gửi tại các bệnh viện tới hạn báo động thì nhân viên
kinh doanh phải trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm giải quyết và thúc đẩy sớm. Nếu
không giải quyết được thì sẽ phải báo cáo lập tức tới Phó giám đốc kinh doanh để Phó
giám đốc trực tiếp chỉ đạo chương trình chiết khấu thúc đẩy hàng để giải quyết nhanh
những hàng gần hết hạn.
23
2.3.3. Tình hình sử dụng hàng hóa
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát hàng hóa
+ Tình hình dự trữ: Các trang thiết bị y tế mà công ty chủ yếu kinh doanh đều
được nhập đầy đủ các cỡ, vượt chỉ tiêu kế hoạch 10% lượng hàng mà phòng kinh
doanh và kho quỹ đề ra để tránh trường hợp thiếu hàng để bán.
+ Tình hình bảo quản: Kho có kê cao để hàng hoá để phòng chống bão lụt.
Hàng hoá được bọc túi nilon và đóng kiện. Có hệ thống PCCC như bình bột cứu hoả,
vòi nước chữa cháy để đề phòng hoả hoạn có thể xảy ra.
+ Tình hình cấp hàng hóa: Sau khi bộ phận xuất nhập khẩu lấy hàng từ hải quan
về sẽ bàn giao lại cho phòng kho quỹ nhập kho. Các trang thiết bị y tế được cấp phát
theo yêu cầu của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh sẽ lập phiếu đề nghị
xuất kho tạm ứng rồi gửi lên phòng kho quỹ. Phòng kho quỹ sẽ chịu trách nhiệm cấp
phát hàng để nhân viên kinh doanh mang vào bệnh viện hoặc đại lý. Hai bên làm biên
bản bàn giao, trên biên bản ghi rõ số lượng hàng, tên hàng, cỡ, hạn sử dụng, mã số và
gửi hay xuất bán cho đơn vị nào.
Hình 2.5 Quy trình cấp phát hàng hóa
Xuất hàng
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định:
Tài sản hữu hình: máy móc thiết bị văn phòng (máy in công nghiệp RICOH),
phương tiện vận tải (ôtô), nhà cửa (tài sản đưa ra để đưa ra làm hạn mức tín dụng tại
ngân hàng).
Tài sản cố định vô hình: thương hiệu công ty Thăng Long, logo công ty, các
logo sản phẩm độc quyền.
Công việc khấu hao tài sản cố đinh là việc tính toán phần giá trị hao mòn tài sản
cố định để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì được thực hiện theo quý. Tài
24
Phòng xuất nhập
khẩu
Phiếu nhập kho
Phòng kho quỹ
Phiếu đề nghị
xuất kho
Phòng kinh doanh
Biên bản bàn giao
sản cố định tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau mới tính tăng hoặc giảm, còn
những tài sản cố định đã hết giá trị khấu hao thì thôi không trích khấu hao nữa nhưng
vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất của công ty.
Phương pháp tính Khấu hao tài sản cố định:
Mức khấu hao phải tính (bình quân năm) = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ KH bình
quân theo năm.
Mức khấu hao phải tính (bình quân tháng) = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ KH bình
quân theo tháng.
Số khấu hao tăng giảm trong tháng căn cứ vào sự tăng giảm TSCĐ
Phương pháp trích khấu hao.
Số KH phải trích tháng này = Số KH đã trích tháng trước - Số KH của TSCĐ
tăng tháng trước – Số KH của TSCĐ giảm tháng trước.
Đối tượng tính khấu hao của công ty là bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán
hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp . Khi có biến động tăng giảm trong tháng kế toán
lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao tương ứng và thời gian sử
dụng nếu được chấp nhận thì mới căn cứ tính khấu hao.
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Thời gian làm việc thực tế của TSCĐ gắn liến cùng kế hoạch sản xuất hàng
tháng. Những tháng bán hàng chậm thì sản xuất 2 ca như tháng 3,4,5,7, còn những
tháng phục vụ cho Tết trung thu, dương lịch, âm lịch thì sản xuất 3 ca.
Còn trong 1 năm công ty có kế hoạch đại tu máy móc thiết bị thường vào tháng
5, 6.
Vì vậy thời gian làm việc của TSCĐ còn phụ thuộc vào tình hình sử dụng và
khối lượng công việc cần dùng đến. Do đó các tháng sử dụng hết công suất thường là:
1, 2, 7, 8, 10, 11, 12.
Các tháng vừa sản xuất vừa bảo trì đại tu máy móc là: 5, 6
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
Công tác quản lý vật tư còn nhiều mặt hạn chế do cơ sở vật chất kho tàng dự trữ
của công ty còn khá cũ kĩ, giản đơn, các định mức vật tư được phòng kế vật tư theo dõi
và tính toán tương đối hợp lý. Ngoài ra tình hình sử dụng vật tư cũng khá tốt, hợp lý và
có sự kết chặt chẽ giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kinh doanh và bộ phận kho quỹ.
Nhìn chung thì công tác quản lý vật tư của công ty là tốt và tạo cho nhịp độ làm
việc là ổn định. Còn về công tác quản lý tài sản cố định thì công ty cũng làm khá tốt,
các kế hoạch thiết thực bảo trì bảo dưỡng máy móc được thực hiện bài bản và có hiệu
quả cao cũng như rất hợp lý với tình hình thực tế.
Việc sử dụng máy móc được theo dõi và kiểm soát thường xuyên. Ngoài việc
bảo trì máy móc thì mỗi cá nhân luôn được nhắc nhở ý thức bảo vệ và vệ sinh cho máy
móc khi sử dụng xong.
25
Bảng tin của công ty luôn có những kế hoạch và thông báo nhắc nhở mọi người
về ý thức giữ gìn tài sản cho công ty. Điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến máy
móc và tài sản của mình.
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.4.1. Phân loại chi phí
Công ty áp dụng phân loại chi phí theo yếu tố bao gồm 4 yếu tố sau:
- Chi phí thành phẩm: Giá cả thực tế của các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ
nước ngoài.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương,
tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ
dùng văn phòng, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí bán hàng: chi lương bán hàng, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê
cửa hàng, điện, điện thoại, nước...
2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch
Do sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, khép kín, không có có sản phẩm dở
dang nên kế toán đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho
từng loại trang thiết bị y tế (mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm
hoàn thành)
Vì vậy giá thành từng loại sản phẩm sẽ được tính:
=Z C/Q trong đó: C là chi phí phát sinh trong kỳ, Q là khối lượng sản phẩm đã
nhập trong kỳ
Bảng 2.2 Giá thành 1 số sản phẩm
Mã TP Thành phẩm Đơn vị Số lượng Giá thành Giá đơn vị
2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
Tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, thành phẩm là những sản phẩm
đã được kiểm nghiệm đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật và được nhập kho hoặc giao
trực tiếp cho khách hàng.
Thành phẩm nhập xuất tồn kho ở công ty được phản ánh theo giá thành thực tế.
Đối với thành phẩm do bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận kho quỹ hoàn thành nhập
kho, giá thành thực tế chính là giá thành và chi phí lấy hàng thực tế.
26
Đối với giá thành thực tế thành phẩm xuất kho, công ty sử dụng phương pháp
bình quân gia quyền để hạch toán. Theo phương pháp này thì giá thành phẩm xuất kho
được tính:
Đơn giá bình quân loại sản phẩm i = (Giá trị thực tế của sp i tồn đầu tháng + giá
trị thực tế của sp i nhập trong tháng) / (số lượng sp i tồn đầu tháng + số lượng sp i
nhập trong tháng)
Từ đó: Giá trị thực tế sp i = Số lượng thực tế sp i xuất kho x Đơn giá bình quân
loại sp i
2.4.4. Các loại sổ sách kế toán
Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt
Nam hiện hành, Quyết định số 15/2006- QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ
Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp và các thông tư bổ sung, sửa
đổi chế độ kế toán kèm theo đến thời điểm lập Báo cáo tài chính năm.
Hình thức kế toán áp hiện hành đang áp dụng ở Công ty là hình thức: Nhật ký
chứng từ.
Đặc điểm của hình thức nhật ký chứng từ là:
♦ Tập hợp và hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản
và kết hợp với các tài khoản đối ứng Nợ.
♦ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hoỏ cỏc nghiệp vụ theo nội dung kinh tế.
♦ Kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán
và trong cùng một quá trình ghi chép.
♦ Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý
kinh tế và các báo cáo tài chính.
Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê
- Sổ Cái
- Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ:
♦ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
♦ Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp
vào sổ cái.
27
Hình 2.6: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Phòng KTTC
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Phân tích báo kết kết quả hoạt động kinh doanh
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
1
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
33.10
1
100,00%
44.69
5
100,00%
2 Giá vốn hàng bán
24.57
6
74,25% 34.87
5
78,01%
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 8.525
25,75%
9.820
21,97%
4 Doanh thu hoạt động tài chính 60 0,18% 54 0,12%
5 Chi phí tài chính 71 0,21% 49 0,11%
Trong đó: Chi phí lãi vay - 0,00% - 0,00%
6 Chi phí bán hàng - 0,00% - 0,00%
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.925 23,94% 9.275 20,75%
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 589 1,78% 549 3,10%
28
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
9 Thu nhập khác - 0,00% 336 0,75%
10 Chi phí khác - 0,00% 296 0,66%
11 Lợi nhuận khác - 0,00% 40 0,09%
12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 589 1,78% 589 1,32%
13 Chi phí thuế TNDN hiện hành 147 0,44% 145 0,32%
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 442 1,34% 444 0,99
Đánh giá:
- Doanh thu năm 2014 đạt 44,695 triệu đồng, bằng ……% so với năm 2013, lợi
nhuận sau thuế đạt 444 triệu đồng, tỷ trọng LNST/DTT đạt 0.99% thấp hơn so với năm
2013 là 0.35%, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh thương mại của công ty có
kém hơi so với năm 2013 một chút nhưng nhìn chung cũng khá ổn định.
- Giá vốn hàng bán năm 2014 là 34,875 triệu đồng, chiếm 78.01 % doanh thu.
Với đặc thù công ty là kinh doanh thương mại các mặt hàng về thiết bị y tế và vật tư
tiêu hao thì tỷ lệ này là chấp nhận được so với các công ty khác cùng ngành.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 là 9,275 triệu đồng; tỷ suất
CPQLDN/DTT là 20.75%, giảm hơn so với năm 2013 là 3.19% cho thấy công ty đang
có các chính sách quản lý chi phí tốt, từ đó làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Kết luận: Những kết quả đạt được trong năm 2014 đã cho thấy doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao, có chính sách quản lý chi phí tốt,
nền tảng tài chính của doanh nghiệp khá vững chắc.
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: triệu đồng
STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng tài sản 16,595 100.00% 35,414 100.00%
a Tài sản ngắn hạn 14,677 88.44% 30,954 87.41%
- Tiền & tương đương tiền 2,408 14.51% 2,189 6.18%
- Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0.00% - 0.00%
- Các khoản phải thu ngắn hạn 5,788 34.88% 15,610 44.08%
+ Phải thu của khách hàng 5,429 32.71% 12,614 35.62%
+ Trả trước cho người bán 359 2.16% 1,496 4.22%
+ Phải thu ngắn hạn khác - 0.00% 1,500 4.24%
- Hàng tồn kho 6,481 39.05% 12,787 36.11%
- Tài sản ngắn hạn khác - 0.00% 368 1.04%
b Tài sản dài hạn 1,918 11.56% 4,460 12.59%
- Giá trị TSCĐ 1,918 11.56% 4,350 12.28%
- Đầu tư tài chính dài hạn - 0.00% - 0.00%
- Tài sản dài hạn khác - 0.00% 110 0.31%
2 Tổng nguồn vốn 16,595 100.00% 35,414 100.00%
29
STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014
a Nợ ngắn hạn 7,279 43.86% 17,274 48.78%
- Vay và nợ ngắn hạn 4,600 27.72% - 0.00%
- Các khoản phải trả ngắn hạn 2,679 16.14% 17,242 48.69%
+ Phải trả cho người bán 2,007 12.09% 16,753 47.31%
+ Người mua trả tiền trước - 0.00% - 0.00%
+ Phải trả ngắn hạn khác 672 4.05% 489 1.38%
b Nợ dài hạn 1,000 6.03% 6,500 18.35%
- Vay và nợ dài hạn 1,000 6.03% 6,500 18.35%
- Phải trả dài hạn khác - 0.00% - 0.00%
c Vốn chủ sở hữu 8,316 50.11% 11,639 32.87%
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn
điều lệ đã góp)
3,000 18.08% 6,000 16.94%
- Vốn chủ sở hữu khác 5,316 32.03% 5,639 15.93%
- Khoản phải thu ngắn hạn tại năm 2014 của KH: ~15,610 triệu đồng,
chiếm 44.08% tổng tài sản, tăng 9.2% so với cuối năm 2013. Việc tăng khoản phải thu
ngắn hạn là do khoản mục phải thu khách hàng của công ty tăng. Nguyên nhân là do
khách hàng của công ty chủ yếu là các bệnh viện Nhà nước, với đặc thù thường giải
ngân và quyết toán các khoản nợ vào cuối năm của năm kết thúc hợp đồng, do đó
khoản mục khoản phải thu của công ty vào năm 2014 cao hơn do một số hợp đồng
chưa hết hạn hợp đồng. Công ty không có khoản nợ, khoản phải thu khó đòi.
Bàng 2.5 Bảng cho tiết các khoản phải thu đối với các khách hàng lớn phát sinh
trong năm 2014
T
T
Tên khách
Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ
Dư nợ
Dư
có
Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ
Dư
có
1
Bệnh viện
Chợ Rẫy
325,000,000 924,651,868 584,500,000 665,151,868
2
Bệnh viện
Hữu Nghị
Việt Tiệp
879,500,000 883,866,000 1,763,366,000
3
Bệnh viện
đa khoa TW
Huế
1,574,558,649 4,650,688,701 3,363,209,637 2,862,037,713
Tổng 2,779,058,649 6,459,206,569 3,947,709,637 5,290,555,581
 Nguồn thanh toán từ các khoản phải thu lớn là từ các Bệnh viện do đó,
nguồn thanh toán đảm bảo và không khó đòi.
- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2014 là 12,787 triệu đồng, chiếm 36.11%
tổng tài sản, giảm 2.94% so với năm 2013. Hàng tồn kho chủ yếu là vật tư tiêu hao.
 Hàng tồn kho không có sự biến động đáng kể.
30
- Phải trả người bán năm 2014: ~ 16,753 triệu đồng, chiếm 47.31% tổng
nguồn vốn, tăng 35.22% so với năm 2013.
Bảng 2.6 Bảng chi tiết các khoản phải trả đối với cac skhacsh hàng lớn phát sinh
trong năm 2014
T
T
Tên khách
Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ
Dư nợ Dư có Phát sinh nợ Phát sinh có
Dư
nợ
Dư có
1
Bolton
medical
S.L.U
491 227 823
2 262 690
419
2 371 030
668
599 568 072
2
Công ty
TNHH
Johnson &
Johnson
( Việt
Nam )
171 529 386 740 828 361 956 711 175 387 412 200
3
Qualimed
GMBH
Innovative
medizinprod
ukte
963 839 415
1 355 860
333
935 242 052 543 221 134
Tổng cộng:
358 927
208
2 007 231
583
9 403 742
482
9 285 639
511
1 530 201
406
 Dư nợ Phải trả người bán tăng đáng kể. Điều này là do công ty đã tạo
được sự uy tín với nhiều đối tác nên họ cho phép thanh toán chậm, không phải
thanh toán trước 100% hoặc lớn hơn 50% như trước đây.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2014 là 11.639 triệu đồng, chiếm
32.87% tổng nguồn vốn, tăng 3,323 triệu đồng so với năm 2013. Có sự tăng vốn chủ
sở hữu này là do công ty tăng vốn điều lệ bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn điều lệ)
từ 3 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng.
 Mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty cao.
- Cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn:
+ VLĐR= (NVDH + Nợ DH) – TSDH
= TSNH - NVNH
= 30 954 – 17 274 = 13 680 triệu đồng > 0
=> Công ty không bị mất cân đối vốn.
+ Tài sản của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu là tài sản ngắn hạn (chiếm
87.41%), trong đó giá chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho và khoản phải thu, phù hợp
với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Tài sản dài hạn của Công ty là các thiết bị
văn phòng và phương tiện đi lại của chính doanh nghiệp.
31
+ Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn ( chiếm 48.78%) và vốn chủ
sở hữu (chiếm 32.87%), cho thấy nguồn vốn công ty không bị phụ thuộc nhiều vào
vốn vay bên ngoài.
=> Cơ cấu tài sản – nguồn vốn phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp
thương mại.
2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính
Bảng 2.7 Một số chỉ số tài chính
STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014
ST % ST %
1 Khả năng sinh lời
- ROE = LNST/VCSH 5.32% 100% 3.82% 71.80%
- ROA = LNST/TTS 2.66% 100% 1.26% 47.37%
- ROS = LNST/ DT 1.34% 100% 0.99% 73.89%
2 Đòn bẩy tài chính
- Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu 1.00 2.04
- Vay TCTD / Vốn chủ sở hữu - -
3 Chu kỳ kinh doanh
- Số ngày tồn kho bình quân 118 105
- Số ngày phải thu bình quân 83 94
- Số ngày phải trả bình quân 98 35
- Chu kỳ kinh doanh 1.79 1.81
4 Các chỉ tiêu khác
- Tồn kho bình quân / doanh thu
tháng bình quân
2.9
1
2.
80
- Phải thu ngắn hạn bình quân /
doanh thu tháng bình quân
2.7
8
3.
14
- Phải trả ngắn hạn bình quân /
doanh thu tháng bình quân
2.4
3
0.
94
- Chỉ số sinh lời: Từ bảng trên ta có thể thấy, các chỉ số ROE (LNST/VCSH) ,
ROA (LNST/∑TS), ROS (LNST/DTT) năm 2014 đều không cao lắm, lần lượt là
3,82%, 1.26%, 0.99%, thấp hơn so với năm 2013 lần lượt là 28.2%, 52.63%, 26.11%
=> Cho thấy công ty đang hoạt động kém hơn so với năm 2013, hiệu quả sinh lời
giảm.
- Chỉ số đòn bẩy tài chính: Doanh nghiệp năm 2014 là 2.04 > 1, cho thấy
doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào vốn tư các khoản nợ phải trả, doanh nghiệp
không có độ tự chủ nhất định về tài chính.
- Chu kỳ kinh doanh: - Số ngày tồn kho bình quân năm 2014 là 105 ngày, ít
hơn so với năm 2013 là 13 ngày, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh
nghiệp đang được đẩy nhanh hơn; Số ngày phải trả cho các đối tác đầu vào cũng giảm
32
còn 35 ngày => Chu kỳ kinh doanh của công ty tăng, số ngày từ khi mua hầng đến khi
lấy được tiền hàng giảm, tốc độ thu hồi vốn của DN tăng lên.
- Khả năng thanh toán:
Bảng 2.8 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán
 Các chỉ tiêu thanh toán của Doanh nghiệp đều ở mức khá tốt. Chỉ số thanh
toán nhanh (1.0516) và thanh toán hiện hành (1.7919) đều lớn hơn 1 cho thấy khả
năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo. Chỉ số thanh toán
tức thời chỉ phản ánh tại năm 2014. Tuy chỉ số thanh toán tức thời không cao nhưng
các khoản phải thu khách hàng của công ty không có nợ quá hạn, nợ khó đòi, các công
ty đầu ra đều là những bệnh viện Nhà nước có uy tín trên thị trường => Nguồn trả nợ
của công ty là đảm bảo.
33
Chỉ
tiêu
Công
thức
Năm 2014 Năm 2013
Khả
năng
thanh
toán
hiện
hành
TSNN
Nợ ngắn
hạn
30.953.758.415
17.274.299.846
= 1,7919
14.677.512.443
7.279.207.458
= 2,0164
Khả
năng
thanh
toán
nhanh
(TSNN –
HTK)
Nợ ngắn
hạn
(30.953.758.415 - 12.787.271.762)
17.274.299.846
= 1,0516
(14.677.512.443 - 6.480.972.926)
7.279.207.458
= 1,1260
Khả
năng
thanh
toán tức
thời
Vốn bằng
tiền
Tổng nợ
ngắn hạn
2.188.645.820
17.274.299.846
= 0,1267
2.408.577.745
7.279.207.458
= 0,3309
Khả
năng
thanh
toán
tổng
quát
Tổng tài
sản
Nợ phải
trả
35.413.663.426
23.774.299.846
= 1,49
16.594.829.638
7.279.207.458
= 2,28
2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả, không bị mất cân đối vốn. Tỷ suất
sinh lời (LNST/DTT) năm 2014 cao hơn so với năm 2013. Công ty đang có cơ chế
quản lý doanh nghiệp khá tốt, cần được phát huy trong thời gian tiếp theo.
34
PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG
LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá chung về mặt quản trị của Công ty TNHH Thiết bị
Y tế Thăng Long
3.1.1. Các ưu điểm của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
Thực tế cho thấy, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã thực hiện
nghiêm túc việc lập các báo cáo tài chính – đúng thời hạn và đúng quy định, tính toán
được các chỉ tiêu cơ bản phản ánh khái quát về tình hình tài chính của công ty.
Trên cơ sở các kết quả thu thập được của quá trình phân tích, ban lãnh đạo Công
ty đã đưa ra những quyết đinh đúng đắn để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như
tình hình tài chính của mình.
Nguyên nhân chủ yếu để Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đạt được
những kết quả trong công tác phân tích tài chính:
- Công ty luôn tiến hành lập, trình bày các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng thời
gian và tuân thủ quy định của Nhà nước.
- Mô hình tổ chức hoạt động nói chung và cơ cấu tổ chức quản lý nói riêng của
Công ty làm việc hết sức khoa học và hiệu quả. Bên cạnh đó không thể không đề cập
đến đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao cũng như trình độ nghiệp vụ được
đào tạo đầy đủ. Công ty luôn có sự cập nhật, vận hành và áp dụng các chế độ, chuẩn
mực kế toán mới theo quy định của Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất trong các
phương pháp, nội dung tính toán giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty. Sổ sách
kế toán được thiết lập có hệ thống, trung thực, chính xác, phản ánh chi tiết và sát với
thực tế.
Nhìn chung, công tác phân tích tài chính tại Tổng Công ty TNHH Thiết bị Y tế
Thăng Long đã thể hiện được vai trò và ý nghĩa đối với quá trình hoạt động của Công
ty. Nhờ có phân tích tài chính, đó giúp Công ty ngày càng có những bước tiến về hoạt
động kinh doanh cũng như tình hình tài chính. Đây là những thành tích cần được duy
trì và phát huy trong thời gian tới.
3.1.2. Các điểm hạn chế của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phân tích tài chính Công ty
TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Về tài liệu sử dụng phân tích:
Thông tin phục vụ quá trình phân tích cũng như việc sử dụng thông tin trong
phân tích chưa được đầy đủ, chồng chéo, chất lượng thông tin chưa cao, thậm chí thiếu
35
chính xác.
Về phương pháp phân tích:
Trong quá trình phân tích, công ty chủ yếu sử dụng hai phương pháp là: phương
pháp so sánh và phương pháp tỷ số để phân tích, đánh giá sự tăng giảm của các chỉ
tiêu qua các năm, từ đó có thể thấy được xu hướng phát triển của công ty qua từng
năm. Nếu chỉ sử dụng hai phương pháp này, chỉ có thể giúp công ty đánh giá được sự
tăng giảm về số tương đối cũng như tuyệt đối nhưng chưa cho thấy được sự biến động
của các chỉ tiêu. Điều này đòi hỏi công ty phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác
như sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp Dupont trong phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tổng tài sản và khả năng sinh lời vốn
chủ sở hữu.
Hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp phân tích khiến cho việc đánh giá
tình hình tài chính của Công ty chưa được khái quát và toàn diện.
Về nội dung phân tích :
Nhìn chung, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã tiến hành phân tích
được những chỉ tiêu tài chính cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích. Công ty
còn bỏ qua một số chỉ tiêu khá quan trọng, như chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay,
khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn.. Đồng thời Tổng công ty cũng chưa đề cập đến các
cân bằng trên bảng cân đối kế toán.
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế lấy
tri thức làm động lực như hiện nay, thì vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển
kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức
đã trở thành mũi nhọn tạo sức cạnh tranh và khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh
nghiờp, mỗi cộng đồng và cho toàn quốc gia. Đối với hoạt động của một doanh
nghiệp, bên cạnh các chiến lược, các kế hoạch về kinh doanh và nguồn tài chính, thì
nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng và đáng quan tâm hàng đầu.
Nguồn nhân lực là một căn cứ xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm
chí hơn cả công nghệ và các tài sản hữu hình khác. Tuyển dụng, duy trì và phát triển
nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt được xem như vấn đề sống còn đối với doanh
nghiệp. Tuy nhiên trong ba cấp độ của hoạt động nhân sự. Các doanh nghiệp Việt Nam
mới hầu hết chỉ dừng lại ở hai cấp độ đầu tiên như thực hiện công tác tiền lương, bảo
hiểm, chế độ theo quy định của pháp luật mà chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã bỏ qua việc hoạch định
phát triển nguồn nhân lực dài hạn và đa phần thụ động trong công tác quy hoạch nhân
sự, chỉ tuyển người khi cần. Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà
nước hoặc các doanh nghiệp mới đi vào cổ phần hóa, tuy có xây dựng chiến lược phát
36
Báo cáo   final

More Related Content

What's hot

Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongLuận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Nguyễn Công Huy
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUti2li119
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 

What's hot (20)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
 
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongLuận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty vận tải cảng Hải Phòng, 9đ
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOTLuận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
Luận văn: Kế toán quản trị tại công ty Điện lực Dầu khí, HOT
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAOĐề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
Đề tài tình hình tài chính công ty thực phẩm, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTUBáo cáo kiến tập FTU
Báo cáo kiến tập FTU
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
 

Viewers also liked

Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độTìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độPham Hoang
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketing
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketingBai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketing
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketingpharomis
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246nhonmy luu
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLe The Ham
 

Viewers also liked (17)

Bao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinhBao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinh
 
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độTìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_dau_tu_va_xay__3ti0x_fs_krg_201...
 
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketing
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketingBai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketing
Bai 1-tong-quan-ve-quan-tri-marketing
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương   kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
Tiểu luận nghiệp vụ ngoại thương kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại...
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi xách tại ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cáp quang việ...
 
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...Báo cáo tiểu luận   xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
Báo cáo tiểu luận xây dựng, chứng minh và tìm luận cứ giả thuyết nghiên cứu...
 
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...
Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại m...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s.p.b engineerin...
 
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
Baocaothuctap nguyen tuatduyen_t246
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty công nghiệp hóa chất ...
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
 
Ly Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phanLy Luan co ban ve dam phan
Ly Luan co ban ve dam phan
 
Zbgthamdinhtindung
ZbgthamdinhtindungZbgthamdinhtindung
Zbgthamdinhtindung
 

Similar to Báo cáo final

Chương1bc
Chương1bcChương1bc
Chương1bcKem Dâu
 
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minh
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minhluận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minh
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minhhieu anh
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docx
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docxMột Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docx
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docxsividocz
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...nataliej4
 

Similar to Báo cáo final (20)

Chương1bc
Chương1bcChương1bc
Chương1bc
 
Đề tài nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8
 
Đề tài nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại phòng khám đa khoa năm 2018
Đề tài  nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại phòng khám đa khoa  năm 2018Đề tài  nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại phòng khám đa khoa  năm 2018
Đề tài nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại phòng khám đa khoa năm 2018
 
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty xây dựng Linh Thuận!
 
Đề tài: Hiệu quả nguồn nhân lực của công ty cảng Nam Hải, HOT
Đề tài: Hiệu quả nguồn nhân lực của công ty cảng Nam Hải, HOTĐề tài: Hiệu quả nguồn nhân lực của công ty cảng Nam Hải, HOT
Đề tài: Hiệu quả nguồn nhân lực của công ty cảng Nam Hải, HOT
 
Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty kinh doanh ăn uống Phú Thiên Quán.docx
Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty kinh doanh ăn uống Phú Thiên Quán.docxQuy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty kinh doanh ăn uống Phú Thiên Quán.docx
Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty kinh doanh ăn uống Phú Thiên Quán.docx
 
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minh
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minhluận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minh
luận văn báo cáo công việc kế toán tại công ty tnhh sx-tm tân quang minh
 
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
Kế toán công nợ phải thu khách hàng và phải trả người bán tại Công ty (TẢI FR...
 
Báo cáo thực tập khoa dược nhà thuốc Thiên Khánh, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập khoa dược nhà thuốc Thiên Khánh, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập khoa dược nhà thuốc Thiên Khánh, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập khoa dược nhà thuốc Thiên Khánh, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số, 9đ
Đề tài: Quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số, 9đĐề tài: Quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số, 9đ
Đề tài: Quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty TNHH thương mại dịch vụ...
 
Đề tài: Hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số
Đề tài: Hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ sốĐề tài: Hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số
Đề tài: Hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty dịch vụ công nghệ số
 
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...
Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự tại công ty tnhh thương mại dịch vụ công ng...
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docx
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docxMột Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docx
Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hệ Thống Kênh Phân Phối Công Ty Pharma.docx
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Bất Động ...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Bất Động ...Đề tài: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Bất Động ...
Đề tài: Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Bất Động ...
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn thươn...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thăng...
 
Đề tài chiến lược marketing hỗ trợ xây dựng thương hiệu, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  chiến lược marketing hỗ trợ xây dựng thương hiệu, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  chiến lược marketing hỗ trợ xây dựng thương hiệu, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài chiến lược marketing hỗ trợ xây dựng thương hiệu, HAY, ĐIỂM 8
 
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...
Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Và Dịch ...
 

Recently uploaded

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 

Báo cáo final

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh tế và Quản lý Bộ môn Quản trị kinh doanh BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG Họ và tên sinh viên: Trần Thu Ngân Lớp : Quản trị kinh doanh K17 Người hướng dẫn : Nguyễn Phùng Minh Hằng Hà Nội - Tháng 9/2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  • 2. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----o0o----- XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long có trụ sở tại: Số nhà 60, Ngõ 126, Phố Hào Nam. Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội. Số điện thoại: (04) 35551761 Fax: Trang web: www.thamex.com Địa chỉ email: info@thamex.com Xác nhận Chị: Trần Thu Ngân Sinh ngày: 11/05/1991 Số CMT: 012795910 Là sinh viên lớp: Quản trị kinh doanh – K17 Số hiệu SV: CH13-37009 Có thực tập tại công ty trong khoảng thời gian từ 01/08/2015 đến ngày 31/08/2015. Trong thời gian thực tập tại công ty, chị Ngân đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Ngày 31 tháng 08 năm 2015 Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của công ty TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh tế và Quản lý CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  • 3. Số 01-03/ĐT-ĐHBK-KTQL PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Trần Thu Ngân Lớp: Quàn trị kinh doanh – K17 Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long Người hướng dẫn: Chu Tường Vân TT Ngày tháng Nội dung công việc Xác nhận của GVHD Đánh giá chung của người hướng dẫn: ………………………………………………… …………………………………………………………………………………………... Ngày … tháng … năm ……
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG............................................................................5 DANH MỤC HÌNH.............................................................................5 DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5 DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2 PHẦN 1.................................................................................................3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3 PHẦN 2...............................................................................................10 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................................................10 PHẦN 3...............................................................................................35 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
  • 5. DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG............................................................................5 DANH MỤC HÌNH.............................................................................5 DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5 DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2 PHẦN 1.................................................................................................3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3 PHẦN 2...............................................................................................10 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................................................10 PHẦN 3...............................................................................................35 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35 DANH MỤC HÌNH Hình 2.4 Sơ đồ tuyển dụng..........................................................................................21 Hình 2.6: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán.....................................................................28 DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG............................................................................5 DANH MỤC HÌNH.............................................................................5 DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5 DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2 PHẦN 1.................................................................................................3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3 PHẦN 2...............................................................................................10
  • 6. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................................................10 PHẦN 3...............................................................................................35 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35 DANH MỤC BIÊU ĐỒ DANH MỤC BẢNG............................................................................5 DANH MỤC HÌNH.............................................................................5 DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................5 DANH MỤC BIÊU ĐỒ.......................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................2 PHẦN 1.................................................................................................3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.................................3 PHẦN 2...............................................................................................10 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.............................................................................................10 PHẦN 3...............................................................................................35 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP......................35
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường việc tìm hiểu mọi mặt của hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ của các công ty trong môi trường kinh doanh thực tế là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với các sinh viên chuẩn bị ra trường đang cần tự trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn. Trong thời gian thực tập của mình em dã chọn địa điểm thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long. Đây là công ty hạch toán độc lập và là một trong những công ty có tiếng ngành kinh doanh trang thiết bị y tế. Các hoạt động kinh doanh diễn ra năng động, hiệu quả, phù hợp với chuyên ngành của mình. Trong quá trình gần hai năm học tập ở trên lớp với sự giúp đỡ giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, em đã có sự hiểu biét khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế, đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động đến nó. Mặc dù vậy, đó mới chỉ là trên lý thuyết. Vì vậy, đợt thực tập này rất thiết thực và có ý nghĩa, đã giúp em tìm hiểu thực tế các hoạt động quản lý đang diễn ra ở doanh nghiệp, so sánh, áp dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường với thực tế, bước đầu làm quen với các công việc kinh doanh, không những trau dồi về kiến thức mà còn trau dồi về đạo đức, tác phong và cách làm việc. Là một sinh viên Khoa Kinh tế & Quản lý, trước những thay đổi về chất và lượng của nền kinh tế Việt Nam, lại may mắn được rèn luyện và tìm hiểu trong môi trường năng động của ngành trang thiết bị y tế, trong một công ty có bề dày truyền thống và kinh nghiệm như Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, bài viết của em được trình bày theo ba chương như sau: Chương 1: Khái quát chung về doanh nghiệp Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Trong suốt quá trình tìm tòi nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Phùng Minh Hằng và các kiến thức em được học của thầy cô giáo trong Khoa kinh tế và Quản lý trường Bách Khoa Hà Nội, cùng với các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, nhất là chị Chu Tường Vân. Tuy nhiên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót do năng lực có hạn của bản thân. Em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, đặc biệt là cô giáo Th.S Nguyễn Phùng Minh Hằng, và các anh chị, cụ chú trong Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
  • 9. PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Những vấn đề chung Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long (Thang Long Medical Equipment Company Limited). Tên viết tắt: Thamex co.,ltd Địa chỉ: Số 60, Ngõ 126, Phố Hào Nam, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Mã số thuế: 0101127443 Website: www.thamex.com 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với đội ngũ cán bộ nhân viên gần 15 người được thành lập vào ngày 18 tháng 05 năm 2001 do ông Ngô Ngọc Mỹ là người sáng lập cùng với 2 thành viên là bà Đặng Thị Bích Thảo và bà Ngô Thị Thúy Nga. Với quy mô nhỏ, từ năm 2001, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long chỉ chuyên nhập khẩu các trang thiết bị y tế với những đơn hàng nhỏ lẻ cung cấp vào các Bệnh viện trong nước theo hình thức tham gia đấu thầu. Cột mốc quan trọng nhất của công ty là vào năm 2004, Công ty bắt đầu tham gia nhập khẩu và phân phối thêm về mảng vật tư y tế tiêu hao và cam kết độc quyền phân phối sản phẩm vật tư tiêu hao của hãng Johnson & Johnson của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thế nhưng, việc phân phối hàng độc quyền duy nhất một hãng đã gây trở ngại lớn trong việc mở rộng thị trường và làm đa dạng phong phú thêm các sản phẩm phân phối. Vì thế, vào năm 2012, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã rời bỏ hãng Johnson & Johnson và tiến thân làm đại diện ủy quyền của rất nhiều hãng nối tiếng trong lĩnh vực về vật tư y tế tiêu hao( đa số là các vật tư tiêu hao về tim mạch) và bên cạnh đó vẫn tham gia thị trường thiết bị y tế xây dựng ban đầu. Từ năm 2012, doanh thu của công ty đã vượt mức trên 30 tỷ đồng. Đây chính là gia đoạn khởi sắc của công ty với 3 năm liên tiếp từ 2012 đến 2014 doanh thu liên tục giữ vững nhịp độ trên 30 tỷ đông và lên đến hơn 44 tỷ đồng vào năm 2014. Điều này đánh giá vị thế quan trọng của Công ty trên thị trường phân phối sản phẩm y tế tại Việt Nam. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Chức năng: - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Buôn bán máy móc, phụ tùng, thiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp, nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật), giao thông, vận tải, xây 3
  • 10. dựng, mỏ, cơ khí, điện, điện tử, bưu chính viễn thông và tin học; dụng cụ y tế; buôn bán và sửa chữa thiết bị điện, điện lạnh, điều hòa, thiết bị đo lường, tự động hóa, trang thiết bị y tế; - Cho thuê xe có động cơ Chi tiết: Cho thuê, sửa chữa, lắp ráp, mua bán ô tô, xe máy các loại phụ tùng và phụ tùng thay thế của chúng; - Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; Dịch vụ thương mại; Nhiệm vụ: - Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có, tạo thêm nguồn vốn mới cho sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của Công ty. - Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương, tiền thưởng... do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. 1.2.2. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại: Công ty TNHH Thiết bị y tế Thăng Long chuyên nhập khẩu các trang thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao từ nước ngoài và phân phối cho các Bệnh viện trên cả nước. Cụ thể như: Các sản phẩm về trang thiết bị y tế gồm có: Máy nội soi dạ dày đại tràng, Máy nội soi video phế quản, Máy nội soi video tiêu hoá của Hãng Pentax - Nhật Bản, Richard Wolf - Đức, Fujinon - Nhật Bản, Olympus - Nhật Bản, Fujifilm - Nhật Bản các thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật của Hãng Nopa, Lawton - Đức, MGB - Đức, máy siêu âm Hitachi, Máy xét nghiệm sinh hoá, Đèn mổ, Bàn mổ, Bàn đẻ, Máy soi cổ tử cung, Máy kéo dãn cổ và cột sống, Nồi hấp tiệt trùng và các dụng cụ y tế của Công ty Johnson & Johnson, Smiths medical, SMI. Các sản phẩm về vật tư y tế tiêu hao gồm có: Khung giá đỡ mạch vành, mach ngoại biên loại phủ thuốc và không phủ thuốc; Hệ thống khung giá đỡ động mạch chủ và ngực; Bóng nong mạch vành, mạch ngoại biên phủ thuốc và không phủ thuốc; Các loại phụ kiện hỗ trợ như: dây dẫn đường vào động mạch; dụng cụ mở đường động mạch đùi, mạch quay; dây bơm áp lực cao và một số vật tư tiêu hao khác về tim mạch được uỷ quyền phân phối độc quyền tại Việt Nam của các hang nổi tiếng như: Pan Medical (Anh), Medset (Đức), Qualimed (Đức), Eurocor (Đức)…. Ngoài ra còn có một số sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như: bộ tập hít, dây truyền đếm nhịp, kim chọc, chỉ của Leventon (Anh), Umbra (Mỹ), SMI… 4
  • 11. Dịch vụ hiện tại bao gồm: Các dịch vụ sau bán hàng luôn được công ty đặc biệt quan tâm. Công ty luôn đáp ứng mọi nhu cầu về chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị cũng như nhu cầu nâng cấp và cung cấp thiết bị và phụ tùng thay thế để phù hợp với tính năng tác dụng của từng loại máy cũng như công ty luôn áp dụng kỹ thuật tiên tiến và sự phát triển của khoa học kỹ thuật luôn là mục tiêu hàng đầu. Đội ngũ kỹ sư được đào tạo tại chính hãng sản xuất ở nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt, hướng dẫn vận hành máy cho các Bác sỹ tại nơi sử dụng một cách thành thạo. 1.3. Đặc điểm quy trình nhập khẩu thuốc thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long Quy trình nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long được thực hiện theo các bước: -Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác Có thể nói, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên rất quan trọng đối với một quy trình nhập khẩu, nghiên cứu thị trường là cầu nối giữa công ty và khách hàng.Việc nghiên cứu tìm hiểu bạn hàng của công ty được nhiều phòng ban tham gia như phòng hợp tác quốc tế và phòng xuất nhập khẩu. Việc tiến hành nghiên cứu thị trường của công ty chia ra làm hai mảng là nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị trường nước ngoài. -Xây dựng phương án kinh doanh. Hàng năm Cồng ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long vẫn xây dựng phương án kinh doanh dựa trên kết quả việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác. Công ty sau một năm hoạt động kinh doanh đều có báo cáo kết quả kinh doanh của năm trước và dự kiến kế hoạch kinh doanh cũng như những định hướng phát triển cho những năm tiếp theo. Việc xây dựng phương án kinh doanh phân đoạn mục tiêu lớn thành mục tiêu cụ thể, để ban lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành doanh nghiệp liên tục, chặt chẽ. Phương án kinh doanh được lập đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được những rủi ro và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Qua việc xây dựng phương án kinh doanh công ty đã có được những nguồn hàng nhập khẩu tốt, và tìm kiếm cho mình được những đối tác tin cật và có uy tín. Bên cạnh đó việc tiêu thụ những mặt hàng này tương đối nhanh và hiệu quả. Việc xây dựng phương án kinh doanh thường do phòng hợp tác quốc tế của công ty đảm nhiệm. Thông qua việc xây dựng phương án kinh doanh giúp công ty có những định hướng kinh doanh rõ ràng hơn và thu được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu. -Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng. Công ty thực hiện giao dịch và đàm phán chủ yếu qua phương thức thư tín, fax và điện thoại với các đối tác nước ngoài. 5
  • 12. Giao dịch và đàm phán qua thư tín: Công ty thường hay áp dụng hình thức này do tiết kiệm được chi phí lớn và mọi thỏa thuận trên giấy tờ có thể làm xác nhận trước khi đi dến thỏa thuận chính thức trên hợp đồng giấy tờ. Phương thức này cũng thường được công ty sử dụng các những đối tác là những bạn làm ăn lâu năm hai bên rất hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Giao dịch, đàm phán qua fax và điện thoại: Hình thức này thường áp dụng trong giao dịch và đàm phán cần sự nhanh chóng. Nhờ phương pháp này mà công ty kịp thời nắm bắt được nhiều cơ hội làm ăn và giảm bớt được chi phí hơn so với gặp mặt trực tiếp do kết hợp giữa fax và điện thoại. Đặc biệt trong thời gian gần đây sử dụng phương pháp này có nhiều thuận lợi do giá cước điện thoại ngày càng rẻ. Ngoài ra,đối với những hợp đồng có có giá trị lớn, công ty còn tổ chức giao dịch, đàm phán trực tiếp. Tuy nhiên hình thức này không được công ty áp dụng thường xuyên do chi phí quá cao, đi lại khó khăn. Hơn nữa đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ, đôi khi tạo ra sự căng thẳng trong quá trình giao dịch dẫn đến cơ hội thành công ít. Do vậy, công ty thường giao dịch bằng phương thức khác nhưng vẫn có thể tiến hành việc ký kết hợp đồng bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Như vậy trong quá trình giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thề mà công ty có thể linh đông hơn trong việc sử dụng các hình thức khác nhau. -Tổ chức thực hiện hợp đồng. Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khác cũng được tiến hành từng bước theo quy trình chung. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam thường nhập khẩu theo điều kiện CIP (Incoterm 2000) nếu giao hàng bằng đường biển (CIP Hải Phòng), giao hàng bằng đường hàng không (CIP Nội Bài). Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu bằng L/C và điện chuyển tiền T/T, nên quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty theo các bước sau: Bước 1:Xin giấy phép nhập khẩu. Bước 2:Mở L/C (Nếu thanh toán bằng L/C). Bước 3:Làm thủ tục hải quan. Bước 4:Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu. Bước 5:Thanh toán. Bước 6:Khiếu nại (Nếu có). 6
  • 13. Hình 1.1 Sơ đồ quy trình nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long 1.4. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty dc bố trí theo sơ đồ sau: Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) 7 GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng kho quỹ Phòng xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng hợp tác quốc tế
  • 14. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc Là người trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của công ty theo pháp luật. Phó giám đốc kinh doanh Là người trực tiếp phụ trách kinh doanh và dự án trong công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc kỹ thuật Là người phụ trách phòng kỹ thuật, điều hành nhân sự triển khai bảo dưỡng, nâng cấp hay sửa chữa thiết bị, nghiên cứu về các sản phẩm mới hoặc tương tự cùng ngành hàng mà công ty đang kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động kỹ thuật của công ty. Phòng tổ chức hành chính Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Có chức năng giúp cho giám đốc về mô hình, cơ cấu bộ máy kinh doanh của công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị. Giúp cho giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề chủ trương, điều động và tổ chức các chính sách của người lao động (nâng lương, khen thưởng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, BHXH...). Khuyến khích các định mức, thực hiện khoán có thưởng, nghiên cứu các hình thức lao động thích hợp. Phòng kinh doanh Chịu sự quản lý từ Phó Giám đốc kinh doanh. Phòng tài chính kế toán Chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc. Có nhiệm vụ và chức năng là ghi chép và phản ánh bằng con số, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu nhằm giúp cho giám đốc giám sát và quản lý, kiểm tra tình hình tài chính vốn, tài sản của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, Giám đốc có thể lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp với tổ chức sử dụng vốn. Tính toán và trích nộp phù hợp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản công nợ phải thu phải trả. Phòng kho quỹ Có trách nhiệm quản lý kho hàng, kiểm soát hàng, theo dõi hàng ký gửi hay hàng đã dùng hoặc đã xuất hóa đơn tại các Bệnh viện, theo dõi xuất nhập tồn tại kho của Công ty và kho của các Viện, dự báo hàng gần hết hạn để báo cáo kịp thời, dự toán lượng hàng gần hết cần bổ sung. Đặc biệt, phòng kho quỹ có nhiệm vụ bảo quản hàng hóa trong kho Công ty và chịu trách nhiệm xuất hàng cho nhân viên kinh doanh mang tới các Viện hoặc giao hàng hỗ trợ phòng kinh doanh. 8
  • 15. Phòng kỹ thuật Có trách nhiệm quan trọng trong việc chịu tránh nhiệm trực tiếp trước các thiết bị y tế của Công ty. Triển khai sửa chữa, nâng cấp thiết bị nếu có yêu cầu từ các Viện. Công tác bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên theo yêu cầu của Viện. Nghiên cứu các sản phẩm mới hoặc tương đương ngành hàng có thể tham gia vào thị trường để báo cáo cho Phó Giám đốc kỹ thuật xem xét triển khai. Phòng quan hệ quốc tế Có trách nhiệm tìm kiếm các đối tác kinh doanh và tạo mối quan hệ; giao dịch, đàm phán về giá hoặc các điều kiện hợp tác; tổ chức thiện ký kết hợp đồng; duy trì liên lạc và giữ gìn sâu sắc mối quan hệ giữa hai bên. Bên cạnh đó, phòng quan hệ quốc tế có nhiệm vụ đặt hàng từ bên đối tác nước ngoài về Việt Nam theo yêu cầu của phòng kinh doanh và phòng kho quỹ. Phòng xuất nhập khẩu Có trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập hàng từ các bên đối tác nước ngoài, bảo quản hàng hóa từ địa điểm tháo dỡ đến kho hàng của Công ty, vận chuyển hàng về kho hàng. Chịu trách nhiệm làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao từ Bộ Y tế. 9
  • 16. PHẦN 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các thiết bi y tế bao gồm máy móc, thiết bị dụng cụ, vật tư y tế. Nên hầu hết các thiết bị y tế và vật tư y tế của công ty đều do nguồn nhập khẩu và kinh doanh chủ yếu các thiết bị y tế này.Trong những năm qua, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước, kết quả đạt được của công ty ngày càng tăng và được phản ánh như sau: Bảng 2. 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long ĐVT: Nghìn đồng NĂM DOANH THU LỢI NHUẬN SAU THUẾ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 22.777.254.560 22.713.599.702 29.195.804.393 16.865.447.692 15.155.650.314 38.290.140.656 33.101.027.144 44.694.610.245 218.595.743 274.894.610 372.174.739 331.218.433 370.429.657 360.801.332 441.978.185 444.458.943 (Phòng: Tài chính kế toán Công ty) Qua số liệu bảng 2. 1, ta thấy tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dần được tăng lên qua các năm từ 22.777.254.560 VNĐ năm 2007 tăng lên đến 44.694.610.245 VNĐ vào năm 2014. Chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên từ 218.595.743 VNĐ năm 2007 đã tăng lên 444.458.943 VNĐ vào năm 2011. Điều đó cho thấy là công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Số lượng sản phẩm bán được tăng lên đáng kể và đã dần dần tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường trong nước. Có được những thành công như vậy là do công ty đã không ngừng nỗ lực, cố gắng áp dụng những biện pháp kinh doanh có hiệu quả thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá như chế độ khuyến mại, quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm… 10
  • 17. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua: Cơ chế thị trường đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội làm ăn hấp dẫn cũng như quyền tự chủ hoàn toàn trong hoạt động kinh doanh và điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải làm sao nhanh nhạy nắm bắt được các thay đổi cũng như yêu cầu của thị trường để phục vụ cho tốt. Nó cũng là điều kiện để cho các Công ty vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình ở mọi mặt, đặc biệt trong khâu dự báo và lập kế hoạch tiêu thụ mang tính chất khoa học và sát thực với thực tế hơn. Là công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu với nhiều loại sản phẩm trang thiết bị vật tư y tế khác nhau. Nhưng có thể chia các sản phẩm số thành 3 nhóm sản phẩm chủ yếu sau:  Máy móc thiết bị : Máy soi, bàn mổ, giường mổ, các thiết bị chuẩn đoán hình ảnh và các loại máy móc phục vụ y tế..  Vật tư y tế tiêu hao: Các vật tư hỗ trợ can thiệp điều trị về tim mạch.  Các dụng cụ hỗ trợ điều trị và phẫu thuật: Các dụng cụ phẫu thuật: Dao mổ, kéo, kẹp, bơm kim tiêm,hộp đựng dụng cụ y tế, chỉ khâu, dây chuyền đếm giọt, bộ tập hít và các sản phẩm chỉ dùng một lần... Trong đó, doanh thu của nhóm sản phẩm Vật tư y tế tiêu hao chiếm tỉ trọng cao nhất là 60,6 % vì đây là mặt hàng dễ bán hơn so với mảng Thiết bị y tế chỉ chiếm 10,4% do các thiết bị y tế thường là giá trị lớn, có tuổi thọ cao và ít phải thay thế trong thời gian dài. Còn các sản phẩm vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế (chiếm 20%) thì thường xuyên được sử dụng do yêu cầu cấp bách của bệnh nhân, và đó là những sản phẩm đa số chỉ dùng được một lần, dễ thay thế và có hạn sử dụng ngắn (thường là một hoặc hai năm). Hình 2.1 Doanh thu của các nhóm sản phẩm Thi t b y tế ị ế V t t tiêu haoậ ư D ng cụ ụ Ngoài ra, tính trên doanh thu sản phẩm qua bảng 2.1 ta thấy được tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: Từ năm 2007-2011 : Công ty đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và quan trọng nhất là tham gia vào mảng thị trường vật 11
  • 18. tư y tế tiêu hao (chủ yếu về can thiệp tim mạch). Do vậy sản lượng tiêu thụ các nhóm sản phẩm kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2012 kế hoạch đặt ra của công ty là 25 tỷ đồng Công ty đã thực hiện đạt được 38 tỷ đồng tăng 1,52% vượt nhiều so với kế hoạch đặt ra. Năm 2013 Công ty đặt ra kế hoạch là 40 tỷ đồng và đã đạt được 33 tỷ đồng, giá trị sản lượng tiêu thụ giảm so với kế hoạch là 0,82%. Lý do chủ yếu làm doanh thu là vì sự gia nhập thị trường của rất nhiều các đối thủ cùng mặt hàng kinh doanh. Năm 2014 giá trị sản lượng tiêu thụ kế hoạch đặt ra là 40 tỷ đồng và đạt được 44 tỷ đồng, tăng 1,10% so với kế hoạch. 2.1.2. Chính sách sản phẩm - thị trường: Đặc điểm về sản phẩm trang thiết bị y tế: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích ∗ Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương. ∗ Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. ∗ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống. ∗ Kiểm soát sự thụ thai. ∗ Khử trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế). ∗ Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế. Một số đặc điểm của sản phẩm trang thiết bị y tế Việt Nam:  Trang TBYT là nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành y tế trang thiết bị y tế đã và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu đựơc nhừng kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân  Trang thiết bị y tế nói chung được dùng trong công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh rất phức tạp và đa dạng, là tổ hợp của nhiều ngành kỹ thuật và công nghệ như điện, điện tử, cơ khí, quang học, hạt nhân, tin học và điều khiển học.  Việt Nam hiện có khoảng trên 1.000 bệnh viện lớn nhỏ cho nên nhu cầu về trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Tuy nhiên đến nay, nước ta chỉ có hơn 50 đơn vị, công ty sản xuất, kinh doanh trang TBYT và mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất các mặt hàng đơn giản, thông dụng và 80% trang TBYT sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh còn phải nhập khẩu. Hoặc có một số 12
  • 19. chủng loại được Bộ Y Tế thẩm định, cấp phép lưu hành, nhưng chủ yếu vẫn là các dụng cụ cầm tay, giường bệnh nhân, bơm kim tiêm, dây truyền dịch, găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng... Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trang thiết bị y tế nhập khẩu thâm nhập vào thị trường nội địa.  Chịu sự kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng của các tổ chức quốc tế: Tiêu chuẩn ISO 9002, ISO13488…nên hàng hoá này có tính kỹ thuật cao, hàm lượng chất xám lớn đảm bảo không xảy ra sai sót, những lỗi kỹ thuật đáng tiếc xảy ra trong thời gian hoạt động, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Chẳng hạn yêu cầu tính chính xác của máy siêu âm nội soi để có thể có những chuẩn đoán tên bệnh ,tuổi thọ của bệnh, thời gian tồn tại của bệnh, kích thước, trọng lượng…của những bộ phận mắc bệnh trong cơ thể con người. Hay độ an toàn của các thiết bị nội soi bên trong cơ thể khi các thiết bị này đựơc đưa vào các cơ quan nội tạng. Do vậy mà cũng phải đòi hỏi đội ngũ y bác sỹ phải được đào tạo chuyên sâu, tính kỷ luật cao. Đặc điểm về thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam.  Yếu tố giá cả hàng hoá: Sản phẩm trang TBYT là một sản phẩm đặc biệt. Giá cả sản phẩm này cũng có tính chất đặc biệt : Các yếu tố vật lý học, quang học, lý học, hoá học, công nghệ điện tử, bản quyền sản phẩm làm cho giá sản phẩm này cao hơn rất nhiều so với các hàng hoá thông thường khác. Sản phẩm càng tiên tiến hiện đại, sản phẩm mang tính độc quyền thì được định giá càng cao Mặt khác, là thị trường hàng hoá có đến 80% phải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên có sự chênh lệch giá giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Hàng nội địa giá rẻ nhưng không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường hoặc do trong nước chưa thể sản xuất được những máy móc hiện đại mang tính kỹ thuật cao. Hoặc do tâm lý người Việt vẫn chưa tin tưởng rằng Việt Nam có thể chế tạo được các sản phẩm này vậy tiêu thụ hàng nhập khẩu là rất hiển nhiên. Các chủ thể của thị trường: Thị trường trang thiết bị y tế mang những đặc điểm rất riêng biệt của chuyên ngành, không phải là hàng hoá thông thường thị trường hàng hoá bị giới hạn bởi nhân tố chủ thể thị trường là ai ? Từ đặc thù sản phẩm, phục vụ cho sự nghiệp y tế của toàn nhân loại chủ thể tham gia chi phối thị trường là các bệnh viện công lập, tư nhân, các phòng khám đa khoa, các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện với quy mô lớn nhỏ khác nhau.  Nhà cung cấp( Cung hàng hóa) Công ty Thăng Long chủ yếu là kinh doanh các máy móc thiết bị y tế nhập khẩu. Do số nhà cung cấp chính của công ty là các hãng trang TBYT và các tổ chức viện trợ quốc tế như UNICEF, JICA…Bên cạnh đố để có nguồn hàng đáp ứng thêm 13
  • 20. nhu cầu về các mặt hàng trang TBYT trong nước công ty không ngừng nghiên cứu mở rộng thị trường cung cấp của mình. Đồng thời công ty duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hãng nổi tiếng trên khắp thế giới về trang TBYT như: Hãng Pentax - Nhật Bản, Richard Wolf - Đức, Fujinon - Nhật Bản, Olympus - Nhật Bản, Fujifilm - Nhật Bản, Hãng Nopa, Lawton - Đức, MGB - Đức, Công ty Johnson & Johnson, Smiths medical, SMI, Pan Medical (Anh), Medset (Đức), Qualimed (Đức), Eurocor (Đức), Leventon (Anh), Umbra (Mỹ)… Đối tượng khách hàng là hệ thống các bênh viện,trung tâm y tế, cơ sở y tế ( cầu hàng hoá). Hệ thống khám chữa bệnh nói chung của nước ta được tổ chức theo hệ thống hành chính với 4 cấp độ khác nhau. Tuyến cơ sở có trạm y tế xã phường, trạm y tế các công nông trường, nhà máy, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tuyến quận huyện có các phòng khám đa khoa khu vực liên xã và trung tâm y tế bệnh viện huyện, bệnh viện thuộc các bộ, ngành. Đây là tuyến tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản, tuyến tỉnh thành phố có các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân vuợt khả năng của các bệnh viện tuyến huyện, có khả năng đáp ứng hầu hết các nhu cầu bệnh tật ở mức độ chuyên khoa. Tuyến cuối là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc bộ y tế và một số bệnh viện thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng… là tuyến cuối cùng trong nấc thang điều trị với các can thiệp mang tính chuyên khoa sâu, với những kỹ thuật phức tạp hiện đại. Trong hệ thống y tế nói chung và hệ thống khám chữa bệnh nói riêng, các bệnh viện đóng vai trò quan trọng, cả về cung ứng các dịch vụ y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học về mặt tài chính. Chi tiêu cho các bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng lớn (lên đến 60-70% ) trong tổng chi ngân sách y tế của nhiều nước. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế của các bệnh viện là cơ sở để các công ty kinh doanh thiết bị y tế xây dựng cho mình được chiến lược phát triển thị trường hiệu phù hợp nhất. Hiện nay cả nước đã chế tạo được một số sản phẩm trang thiết bị y tế , nhưng có tới khoảng hơn 80% trang thiết bị y tế còn phải nhập khẩu. Chính sách quốc gia trong trong thời gian tới là trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đáp ứng được 40% nhu cầu. Cả nước tính đến năm 2010 hiện có hơn 13467 bệnh viện lớn nhỏ, phòng khám đa khoa chức năng, cơ sở trạm y tế xã phường.Nhu cầu trang thiết bị y tế là rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao.. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt còn quá ít, phần lớn các sản phẩm chỉ dừng lại ở mức đơn giản như dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất, các sản phẩm nhựa và cao su y tế. Hiện đại hơn một chút là các sản phẩm thiết bị điện, dụng cụ mổ điện, Máy phá sỏi ngoài cơ thể, siêu âm chuẩn đoán hình ảnh, máy kiểm tra tim thai ….. Những 14
  • 21. năm gần đây chúng ta đã phải bỏ ra hàng tỉ đồng để nhập khẩu các loại máy móc thiết bị y tế đắt tiền mà trong nước chưa sản xuất được. Chủ thể ở đây là các bác sỹ, cán bộ trong ngành y có tên tuổi trong đơn vị công tác ra mở phòng khám tư nhân, và sự ảnh hưởng của các đơn vị cung cấp trang thiết bị y tế trong bệnh viện nhà nước sẽ tác động rất lớn đến các trung tâm tư nhân đó. Định hướng thị trường mục tiêu của doanh nghiệp: Mục tiêu lâu dài: Từ năm 2015- 2025 Để tồn tại và đững vững trên thị trường trang thiết bị y tế xác định mục tiêu lâu dài của công ty từ năm 2015 đến 2025 phấn đấu như sau: Phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mở rộng thị trường theo cách bền vững, phải phấn đấu để các cơ quan y tế, phòng khám y tế, bệnh viện từ trung ương tới địa phương đều biết đến Thăng Long và tin tưởng Thăng Long. Tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những tăng trưởng mà còn bền vững. Mục tiêu quan trọng nhất của Thăng Long trong dài hạn là đưa tên tuổi của Thăng Long ngày càng lớn mạnh thị trường trang thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao ở Việt Nam. Mục tiêu trước mắt: Từ năm 2015 đến năm 2020 Mục tiêu tiếp tục tăng doanh số bán ra và tăng sản lượng tiêu thụ, đồng thời giảm chi phí tiêu thụ hợp lý của công ty trong các năm sau cao hơn năm trước góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Mục tiêu trong 5 năm tiếp theo là duy trì ổn định thị trường tiêu thụ chính là miền Bắc chủ yếu là các bệnh viện và chuyên sâu vào mảng vật tư y tế tiêu hao về tim mạch, đồng thời mở rộng vùng ảnh hưởng của mình sang các khu vực miền Trung và miền Nam, một số huyện vùng sâu vùng xa ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa , Nghệ An, Hà Tĩnh…nơi đây có sự kém phát triển như một số vùng khác và khả năng trang trải cho việc chăm sóc sức khoẻ của dân cư còn thấp, các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế không có kinh nghiệm, không được trang bị đầy đủ nghiệp vụ giao thương cũng không có hướng mở rộng thị trường hàng hoá sang vùng này. Thu nhập thấp, sức mua thấp, khả năng thanh toán cũng không bảo đảm. Đây sẽ là thuận lợi cho Thăng Long dẫn đầu thâm nhập vào thị trường này trong thời gian tới. Mục tiêu kinh doanh của công ty năm 2015 Căn cứ vào tình hình kết quả kinh doanh và mở rộng thị trường trong các năm vừa qua, những dự báo về nhu cầu sử dụng sản phẩm trang thiết bị y tế và vật tư y tế tiêu hao của toàn ngành và của chính Công ty, Công ty đã xây dựng cho mình một mục tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Giai đoạn 2015-2020 Tăng thị phần tiêu thụ : Thị phần tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường miền Bắc năm 2015 : 7,2 % 15
  • 22. Tăng thị trường tiêu thụ: +Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang…. +Tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định… Năm 2015: +Mục tiêu doanh thu bán hàng: 65.450.000.000 đồng +Lợi nhuận sau thuế: 630.288.000 đồng 2.1.3. Chính sách giá Căn cứ vào giá gốc của sản phẩm Căn cứ vào từng thời kỳ và sự biến động của thị trường, để xem xét tăng hay giảm giá bán Căn cứ vào giá thành của các đơn vị cùng tiêu thụ sản phẩm với công ty mình. Dựa trên việc tính toán các chi phí nhập khẩu của sản phẩm. Công ty chủ yếu sử dụng phương pháp định giá theo giá thành, phương pháp mà giá bán của sản phẩm được xác định trên cơ sở cộng thêm một khoản vào giá thành sản phẩm. Giá bán = Giá thành sản phẩm + lợi nhuận(tuỳ từng sản phẩm) Chính vì thế công ty luôn phải xem xét và cân nhắc việc tăng hay giảm giá thành cho phù hợp với tình hình của công ty. Hình thức thanh toán Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị y tế thì một vấn đề quan trọng nữa cần quan tâm, đó là lựa chọn hình thức thanh toán khi ký kết hợp đồng Đối với những khách hàng mua hàng thanh toán ngay và chậm thì tùy từng số lượng hàng mà Công ty có thể chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Bảng 2.2 Chiết khấu thanh toán theo thời hạn thanh toán hàng của công ty STT Thời gian thanh toán(Ngày) Mức chiết khấu (%) 1 Thanh toán ngay 2% 2 15 Ngày- 30 Ngày 1,5 % 3 30 Ngày- 90 Ngày 1 % 4 Quá 90 Ngày 0 2.1.4. Chính sách phân phối Kênh phân phối trực tiếp: Phân phối trực tiếp từ công ty đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Hình 2.2 : Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long 16 CÔNG TY BỆNH VIỆN
  • 23. Kênh phân phối trực tiếp còn thể hiện bởi việc công ty kí hợp đồng mua bán với các khách hàng là các trung tâm y tế (chủ yếu là bệnh viện trong nước), cơ sở khám chữa bệnh. Kênh này áp dụng với các khách hàng của công ty bao gồm chủ yếu là hiện trạng khách hàng quen thuộc của Thăng Long thị trường chính là các Bệnh viện trong nước ví dụ như: Bệnh viện Bạch Mai; Viện trung ương quân đội 108, Học viện Quân Y 103, Bệnh viện Trung ương Huế … Kênh phân phối gián tiếp: Phân phối đến các đại lý. Hình 2.3 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long Với loại hình phân phối này các sản phẩm thiết bị vật tư y tế sẽ được phân phối bằng cách sau khi công ty hoàn thành thủ tục nhập hàng từ đối tác nước ngoài về kho công ty, sản phẩm sẽ được phân phối đến các hệ thống đại lý của công ty trên thị trường và sau đó sẽ đến tay người tiêu dùng cuối cùng chính là các bác sĩ trực tiếp sử dụng sản phẩm tại các bệnh viện trong nước. Các đại lý của công ty họ tham gia vào kênh với chức năng là sở hữu hàng hoá , dự trữ và quản lí sản phẩm với số lượng lớn. Họ chịu hoàn toàn về hàng hoá và kết quả kinh doanh của họ . Đồng thời họ còn thực hiện chức năng bán lẻ trực tiếp cho tất cả các cơ sở y tế nhỏ và lớn tại địa phương và cung cấp khối lượng thiết bị y tế có giá trị lớn khi có chỉ đạo từ phía công ty. Hiện loại kênh này mang lại hiệu quả phân phối rất lớn khi mà trong thời gian tới chiến lược mở rộng thị trường của công ty là khu vực miền núi phía Bắc và một số vùng khó khăn miền Trung, khi sự khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp tới tay người tiêu dùng không thông qua đại lý. Kênh này có khả năng cung cấp sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và chuyên môn hóa cao nhất. Có như vậy khách hàng mới mua hàng một cách thoải mái, không có tình trạng khi phải đi xa để mua hàng. Các đơn vị đại lý của Thăng Long: Công ty TNHH Trang thiết bị y tế BMS, Công ty Cổ phần Thương mại Y tế Tâm Việt… 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán Trang thiết bị và vật tư y tế là một loại hàng hoá rất khó có thể Marketing sản phẩm ra thị trường. Cũng không thể thông qua hình thức quảng cáo hay cho sử dụng thử sản phẩm giống như những hàng hoá khác. Nhưng Marketing sản phẩm là thực sự cần thiết trong các doanh nghiệp thương mại và cả với Thăng Long nói riêng. Là một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm trang thiết bị và vật tư y tế nhập khẩu (mặt hàng có giá trị lớn). Các hợp đồng kinh tế với khách hàng thường có giá trị lớn nhưng 17 CÔNG TY ĐẠI LÝ BỆNH VIỆN
  • 24. cũng cần phải có bộ phận Markting đảm bảo cung cầp nguồn thông tin từ thị trường cung cấp và thị trường tiêu thụ trong nước. Đối với thị trường trong nước: Tiếp xúc trực tiếp với các quản lý tại các cơ sở, các bác sĩ trực tiếp sử dụng sản phẩm với bệnh nhân, giới thiệu được sự thuận lợi trong các phương thức thanh toán, cung cấp trọn vẹn các dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ bảo hành, dịch vụ đổi trả hàng nếu hàng bị lỗi do nhà sản xuất hay các sản phẩm có tính năng, chất lượng tốt hơn, thuận tiện hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đối với thị trường nhập khẩu: Bộ phận nghiên cứu thị trường cụ thể về giá cả, chất lượng sản phẩm. Cử nhân viên tham gia trong chương trình Hợp tác, hỗ trợ Hội chợ, Triển lãm thiết bị y tế trong nước và quốc tế năm hàng năm. Ngoài ra để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị và vật tư y tế công ty còn có các giải pháp marketing : Xây dựng thương hiệu: Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để công ty tồn tại và phát triển. Do vậy, công ty luôn đầu tư xây dựng thương hiệu bằng cách tham gia các hoạt động từ thiện tại các cơ sở y tế trưc tiếp là khách hàng, tạo mối quan hệ với các khách hàng có tiềm năng và từ từ xây dựng uy tín để được biết đến và ủng hộ. Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng Hoạt động Marketing mạnh mẽ thông qua việc tham gia đấu thầu ở khắp các bệnh viện trên cả nước, cùng với việc tham dự các hội chợ về trang thiết bị và vật tư y tế do hội Trang thiết bị Y tế Việt Nam tổ chức định kỳ và các tổ chức sự kiện và thực hiện tài trợ chính cho các chương trình do hội thiết bị y tế và hội y tế Việt Nam tổ chức ví dụ như : Tham gia công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe tới đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa hay tham gia dự thẩu với các thị trường mới khu vục thị trường các bệnh viện vùng khó khăn làm tiền đề để thâm nhập thị trường nhỏ lẻ hơn. Qua đó hình ảnh và thương hiệu của Thăng Long cũng đã được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được không ít đối thủ cạnh tranh và các đơn vị y tế biết đến. 2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp Việc thu thập và đánh giá thông tin marketing tại Thăng Long ít đươc thực hiện như 1 nghiên cứu độc lập , chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả tiêu thụ dựa trên các số liệu kế toán. Hơn nữa, chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá từ phía công ty mà chưa quan tâm đến tác động của quảng cáo đến nhận thực và hành vi của khách hàng mục tiêu cũng như các yêu tốt khác của marketing – mix 2.1.7. Một số đối thủ cạnh tranh 2.1.8. Nhận xét chung Bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách đề ra nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ 18
  • 25. sản phẩm của mình, trong những năm qua Công ty đã đạt được một số thành công đáng khích lệ. +Sản lượng tiêu thụ và doanh thu thực hiện qua các năm đều tăng trong vòng 3 năm gần đây. + Thị phần tiêu thụ tăng qua các năm. Mặc dù bên cạnh Thăng Long luôn luôn tồn tại không ít những thương hiệu mạnh ở trong nước, với việc chiếm một thị phần rất nhỏ trong tổng thị phần trang TBYT của cả nước nhưng Thăng Long luôn cố gắng duy trì và tăng hơn nữa thị phần trang TBYT nói chung bằng cách tìm kiếm những hiểu biết mới về người tiêu dùng: liên tục sáng tạo, hiểu biết về mặt hàng hàng, cúc trúc của lợi thế cạnh tranh +Thị trường công ty tăng qua các năm: Thị trường chính của Thăng Long từ năm 2007- năm 2014 vẫn chủ yếu là thị trường miền Bắc và Bệnh viện Trung ương Huế (miền Trung). Năm 2011 công ty sử dụng chiến lược mở rộng thị trường ra phạm vi rộng hơn: Khu vực một số tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam....). Nguyên nhân của những thành công: Tốc độ tăng doanh thu, thị phần, thị trường qua các năm liên tục tăng chứng tỏ hoạt động mở rộng thị trường của Công ty đã được tiến hành tương đối tốt. Những thành công này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Tất cả các sản phẩm của Công ty có chất lượng tương đương các sản phẩm của công ty khác nhưng do tìm được nguồn hàng nhập khẩu nên giá bán lại các trang TBYT rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy rằng mở rộng thị trường bằng việc tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đa dạng hóa sẽ tạo được khả năng giảm giá bán, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ, từ đó giúp cho Công ty có điều kiện để tăng lợi nhuận, thực hiện chiến lược tăng doanh số bán và mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình bằng cách giảm bớt một số thủ tục mua bán phiền hà, giúp khách hàng mua hàng nhanh chóng thuận tiện. Thăng Long đã sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại như fax, điện thoại, email, công văn qua bưu điện trong quan hệ giao dịch giữa Công ty với các bệnh viện, các trung tâm khám chữa bệnh trong nước. - Công ty Thăng Long đã nhận thức được kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc thành công chung của cả hệ thống phân phối và tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến cho toàn kênh. Để trợ giúp cho các nhà phân phối, Thăng Long có chế độ bảo lãnh ngân hàng để được mua trả chậm và chế độ tín chấp rất mềm mỏng. Thăng Long đã có nhiều hoạt động nhằm khuyến khích các nhà phân phối hợp tác dài hạn vì mục tiêu chung, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. - Công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu đó là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên nhất là đội ngũ nhân viên kinh doanh trẻ và nhiệt huyết. Đây 19
  • 26. cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ nói riêng và chiến lược phát triển chung của toàn Công ty. Những mặt tồn tại: Mặc dù đã đạt những thành công như trên nhưng Công ty vẫn còn một số tồn tại sau: - So với tiềm năng thực tế của thị trường trang thiết bi y tế thì mức độ tăng trưởng thị phần trong những năm qua vẫn ở mức độ thấp và chưa bền vững. - Đối với thị trường nội địa, việc tổ chức quản lý kênh phân phối, đánh giá các chương trình xúc tiến bán hàng còn chưa được tốt. Nguyên nhân của những hạn chế: - Môi trường vĩ mô còn nhiều yếu tố chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và quản lí kênh hiệu qủa như luật pháp chưa hoàn chỉnh, cơ chế lưu thông hàng hoá chưa thông thoáng. Nhiều yếu tố môi trường kinh doanh biến động không ngừng gây nên những khó khăn cho các doanh nghiệp trong tổ chức và quản lí kênh phân phối. -Trong lĩnh vưc kinh doanh công ty vẫn chịu sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh có tiếng lớn trong ngành trang trang thiết bị y tế. - Vấn đề tổ chức và quản lý kênh phân phối của Công ty Thăng Long mức độ liên kết trong kênh còn thấp, vấn đề tổ chức, đánh giá hiệu quả của các chương trình hỗn hợp xúc tiến bán hàng trong hệ thống kênh còn chưa được chú ý. - Trình độ và kinh nghiệm về marketing nói chung và quản trị kênh marketing nói riêng của cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức để tổ chức và quản lí kênh một cách khoa học. 2.2. Phân tích công tác lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu đội ngũ lao động của doanh nghiệp Công ty có quyền tuyển, thuê sử dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định cảu pháp luật và quy chế quản lý nội bộ; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, báo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định cảu pháp luật Năm 2014 có tổng số lao động là 17 người, trong đó Nữ: 12 người, Tỉ lệ 70% Nam: 5 người, tỉ lệ 30% Đa số lao động của Công ty được đào tạo ở các trường đại học cao đẳng và hàng năm Công ty điều kiện tổ chức bồi dưỡng thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho một số bộ phận trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên số lao động nữ chiếm tỉ lệ cao vẫn khó khăn trong sắp xếp, bố trí công việc. Tính đến thời điểm 30/11/20114 chất lượng đội ngũ lao động Công ty có. * Trình độ chuyên môn: + Đại học, cao đẳng: 16 người 20
  • 27. + Trung cấp: 1 người 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động Nhân viên tại các bộ phận, đi làm theo giờ hành chính, sáng làm việc từ 8h00 đến 12h buổi trưa nghỉ 1h30 phút ăn cơm. Chiều làm việc từ 13h30 đến 17h30. Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7 và chủ nhật. 2.2.4. Năng suất lao động 2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo lao động  Quan điểm và quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty. Với quan điểm tuyển dụng là tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp phù hợp với yêu cầu đề ra. Nhìn chung quá trình tuyển dụng của Công ty đã thực hiện cơ bản là theo đúng quy trình đề ra, có trình tự bài bản và tương đối chặt chẽ. Hình 2.4 Sơ đồ tuyển dụng Nguồn: Tổng hợp theo dõi nhân sự tại Công ty  Quy trình tuyển dụng trên với các bước tuyển dụng cụ thể như sau: Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau: - Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng. - Phân tích vị trí cần tuyển: Tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình dộ, kinh nghiệm. - Đăng tin tuyển dụng trên các website như vietnamwork.vn, myworrk.vn,… - Phòng hành chính xem xét hồ sơ ứng viên và lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn. - Phòng hành chính hẹn lịch và tổ chức phỏng vấn. Phòng ban nào có nhu cầu tuyển dụng thì Phó giám đốc quản lý phòng ban đó sẽ trực tiếp phỏng vấn và có thể có cả Giám đốc tham gia phỏng vấn (tùy từng yêu cầu tuyển dụng).  Đào tạo nhân lực. Bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như: bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng 21 Xây dựng kế hoạch tuyển mộ Xác định nguồn tuyển mộ của tổng công ty Xác định phương thức tuyển dụng Tiến hành tuyển dụng
  • 28. nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; hay cử đi nước ngoài để học hỏi từ các công ty đối tác. 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương Tổng quỹ lương của công ty bao gồm các thành phần sau: - Tiền lương năng suất lao động hàng tháng (lương theo doanh thu, lương thời gian...) - Các khoản phụ cấp: lễ, ốm, học, phụ cấp trách nhiệm. - Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, bậc thợ giỏi, thưởng hoàn thành nhiệm vụ. - Các khoản trả theo chế độ BHXH: độc hại, ốm đau, thai sản, .... - Phương pháp xác định: Công ty áp dụng phương pháp khoán quỹ lương. Tuỳ vào từng bộ phận khác nhau mà quy định mức khoán khác nhau, gồm: - - Khoán quỹ lương và thu nhập theo tỷ lệ % trên doanh thu theo sản phẩm xuất kho: áp dụng cho bộ phận kinh doanh. - - Khoán quỹ tiền lương theo định biên lao động: áp dụng cho các phòng ban chức năng. 2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận Văn phòng. + Cách tính lương thời gian: Công thức: Lương thời gian = Đơn giá ngày công x Số ngày làm việc thực tế + Các khoản phụ cấp công ty áp dụng tùy từng đối tượng. - - Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận Kinh doanh: + Cách tính lương theo doanh thu: - Lương theo doanh thu = (Đơn giá ngày công x số ngày làm việc thực tế) + (3% x Doanh thu bán ra trong tháng) - Các khoản khấu trừ và trích theo lương - Theo quy định hiện hành những ngày nghỉ đi họp công nhân viên hưởng 100% lương cấp bậc, những ngày nghỉ ốm, nghỉ chữa bệnh, tai nạn lao động công nhân được hưởng trợ cấp BHXH: 75%. 22 Lương thực nhận = Tổng lương - Các khoản khấu trừ và trích theo lương
  • 29. + Các khoản khấu trừ: BHXH = Lương đóng BHXH x 7% BHYT = Lương đóng BHXH x 1,5% BHTN = Lương đóng BHXH x 1% Ví dụ: Lương của chị Đinh Thị Hằng, các khoản khấu trừ của chị Hằng theo lương đóng BHXH như sau: BHXH = 3.100.000 x 7% = 217.000 đ BHYT = 3.100.000 x 1,5% = 46.500 đ BHTN = 3.100.000 x 1% = 31.000 đ Tổng Cộng: 294.500 đ 2.2.8. Nhận xét về công tác lao động và tiền lương doanh nghiệp 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp - Vì đặc điểm doanh nghiệp là thương mại dịch vụ nên không có nguyển vật liệu để sản xuất mà chỉ có nhập từ nước ngoài hoặc trong nước. Đa số là các trang thiết bị y tế nhập từ nước ngoài qua đường hàng không hoặc đường biển. 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng hàng hóa - Hàng tháng, nhân viên kinh doanh sẽ tổng hợp lại nhu cầu hàng cần đến để bán cho bộ phận kho quỹ (dựa trên nhu cầu sử dụng hàng tại các bệnh viện hoặc các đại lý mà nhân viên đó quản lý). Sau đó, bộ phận kho quỹ sẽ tổng hợp lại số liệu từ các nhân viện phòng kinh doanh cùng với số liệu hàng còn trong kho để từ đó ra số liệu hàng cần phải nhập trong tháng. - Sau khi có số liệu chính xác, bộ phận kho quỹ sẽ báo cáo lên cấp trên (Phó giám đốc kinh doanh) để Phó giám đốc kinh doanh cân đối và giao cho phòng quan hệ quốc tế làm việc với bên đối tác nước ngoài và lên đơn đặt hàng về Việt Nam. - Đối với những hàng trong kho gần hết hạn sử dụng thì bộ phận kho quỹ sẽ báo động trước khoảng 6 tháng tới Phó giám đốc kinh doanh để Phó giám đốc kinh doanh chỉ đạo nhân viên kinh doanh thúc đẩy hàng. - Đối với những hàng kí gửi tại các bệnh viện tới hạn báo động thì nhân viên kinh doanh phải trực tiếp theo dõi, chịu trách nhiệm giải quyết và thúc đẩy sớm. Nếu không giải quyết được thì sẽ phải báo cáo lập tức tới Phó giám đốc kinh doanh để Phó giám đốc trực tiếp chỉ đạo chương trình chiết khấu thúc đẩy hàng để giải quyết nhanh những hàng gần hết hạn. 23
  • 30. 2.3.3. Tình hình sử dụng hàng hóa 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát hàng hóa + Tình hình dự trữ: Các trang thiết bị y tế mà công ty chủ yếu kinh doanh đều được nhập đầy đủ các cỡ, vượt chỉ tiêu kế hoạch 10% lượng hàng mà phòng kinh doanh và kho quỹ đề ra để tránh trường hợp thiếu hàng để bán. + Tình hình bảo quản: Kho có kê cao để hàng hoá để phòng chống bão lụt. Hàng hoá được bọc túi nilon và đóng kiện. Có hệ thống PCCC như bình bột cứu hoả, vòi nước chữa cháy để đề phòng hoả hoạn có thể xảy ra. + Tình hình cấp hàng hóa: Sau khi bộ phận xuất nhập khẩu lấy hàng từ hải quan về sẽ bàn giao lại cho phòng kho quỹ nhập kho. Các trang thiết bị y tế được cấp phát theo yêu cầu của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho tạm ứng rồi gửi lên phòng kho quỹ. Phòng kho quỹ sẽ chịu trách nhiệm cấp phát hàng để nhân viên kinh doanh mang vào bệnh viện hoặc đại lý. Hai bên làm biên bản bàn giao, trên biên bản ghi rõ số lượng hàng, tên hàng, cỡ, hạn sử dụng, mã số và gửi hay xuất bán cho đơn vị nào. Hình 2.5 Quy trình cấp phát hàng hóa Xuất hàng 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định: Tài sản hữu hình: máy móc thiết bị văn phòng (máy in công nghiệp RICOH), phương tiện vận tải (ôtô), nhà cửa (tài sản đưa ra để đưa ra làm hạn mức tín dụng tại ngân hàng). Tài sản cố định vô hình: thương hiệu công ty Thăng Long, logo công ty, các logo sản phẩm độc quyền. Công việc khấu hao tài sản cố đinh là việc tính toán phần giá trị hao mòn tài sản cố định để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì được thực hiện theo quý. Tài 24 Phòng xuất nhập khẩu Phiếu nhập kho Phòng kho quỹ Phiếu đề nghị xuất kho Phòng kinh doanh Biên bản bàn giao
  • 31. sản cố định tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau mới tính tăng hoặc giảm, còn những tài sản cố định đã hết giá trị khấu hao thì thôi không trích khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất của công ty. Phương pháp tính Khấu hao tài sản cố định: Mức khấu hao phải tính (bình quân năm) = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ KH bình quân theo năm. Mức khấu hao phải tính (bình quân tháng) = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ KH bình quân theo tháng. Số khấu hao tăng giảm trong tháng căn cứ vào sự tăng giảm TSCĐ Phương pháp trích khấu hao. Số KH phải trích tháng này = Số KH đã trích tháng trước - Số KH của TSCĐ tăng tháng trước – Số KH của TSCĐ giảm tháng trước. Đối tượng tính khấu hao của công ty là bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp . Khi có biến động tăng giảm trong tháng kế toán lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao tương ứng và thời gian sử dụng nếu được chấp nhận thì mới căn cứ tính khấu hao. 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định Thời gian làm việc thực tế của TSCĐ gắn liến cùng kế hoạch sản xuất hàng tháng. Những tháng bán hàng chậm thì sản xuất 2 ca như tháng 3,4,5,7, còn những tháng phục vụ cho Tết trung thu, dương lịch, âm lịch thì sản xuất 3 ca. Còn trong 1 năm công ty có kế hoạch đại tu máy móc thiết bị thường vào tháng 5, 6. Vì vậy thời gian làm việc của TSCĐ còn phụ thuộc vào tình hình sử dụng và khối lượng công việc cần dùng đến. Do đó các tháng sử dụng hết công suất thường là: 1, 2, 7, 8, 10, 11, 12. Các tháng vừa sản xuất vừa bảo trì đại tu máy móc là: 5, 6 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Công tác quản lý vật tư còn nhiều mặt hạn chế do cơ sở vật chất kho tàng dự trữ của công ty còn khá cũ kĩ, giản đơn, các định mức vật tư được phòng kế vật tư theo dõi và tính toán tương đối hợp lý. Ngoài ra tình hình sử dụng vật tư cũng khá tốt, hợp lý và có sự kết chặt chẽ giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kinh doanh và bộ phận kho quỹ. Nhìn chung thì công tác quản lý vật tư của công ty là tốt và tạo cho nhịp độ làm việc là ổn định. Còn về công tác quản lý tài sản cố định thì công ty cũng làm khá tốt, các kế hoạch thiết thực bảo trì bảo dưỡng máy móc được thực hiện bài bản và có hiệu quả cao cũng như rất hợp lý với tình hình thực tế. Việc sử dụng máy móc được theo dõi và kiểm soát thường xuyên. Ngoài việc bảo trì máy móc thì mỗi cá nhân luôn được nhắc nhở ý thức bảo vệ và vệ sinh cho máy móc khi sử dụng xong. 25
  • 32. Bảng tin của công ty luôn có những kế hoạch và thông báo nhắc nhở mọi người về ý thức giữ gìn tài sản cho công ty. Điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến máy móc và tài sản của mình. 2.4. Phân tích chi phí và giá thành 2.4.1. Phân loại chi phí Công ty áp dụng phân loại chi phí theo yếu tố bao gồm 4 yếu tố sau: - Chi phí thành phẩm: Giá cả thực tế của các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, tiền thưởng thường xuyên, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Chi phí bán hàng: chi lương bán hàng, hoa hồng, khấu hao thiết bị, tiền thuê cửa hàng, điện, điện thoại, nước... 2.4.2. Xây dựng giá thành kế hoạch Do sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, khép kín, không có có sản phẩm dở dang nên kế toán đã chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại trang thiết bị y tế (mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành) Vì vậy giá thành từng loại sản phẩm sẽ được tính: =Z C/Q trong đó: C là chi phí phát sinh trong kỳ, Q là khối lượng sản phẩm đã nhập trong kỳ Bảng 2.2 Giá thành 1 số sản phẩm Mã TP Thành phẩm Đơn vị Số lượng Giá thành Giá đơn vị 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế Tại Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long, thành phẩm là những sản phẩm đã được kiểm nghiệm đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật và được nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng. Thành phẩm nhập xuất tồn kho ở công ty được phản ánh theo giá thành thực tế. Đối với thành phẩm do bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận kho quỹ hoàn thành nhập kho, giá thành thực tế chính là giá thành và chi phí lấy hàng thực tế. 26
  • 33. Đối với giá thành thực tế thành phẩm xuất kho, công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để hạch toán. Theo phương pháp này thì giá thành phẩm xuất kho được tính: Đơn giá bình quân loại sản phẩm i = (Giá trị thực tế của sp i tồn đầu tháng + giá trị thực tế của sp i nhập trong tháng) / (số lượng sp i tồn đầu tháng + số lượng sp i nhập trong tháng) Từ đó: Giá trị thực tế sp i = Số lượng thực tế sp i xuất kho x Đơn giá bình quân loại sp i 2.4.4. Các loại sổ sách kế toán Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, Quyết định số 15/2006- QĐ/BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp và các thông tư bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán kèm theo đến thời điểm lập Báo cáo tài chính năm. Hình thức kế toán áp hiện hành đang áp dụng ở Công ty là hình thức: Nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình thức nhật ký chứng từ là: ♦ Tập hợp và hệ thống nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản và kết hợp với các tài khoản đối ứng Nợ. ♦ Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoỏ cỏc nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. ♦ Kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. ♦ Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế và các báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ Cái - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ: ♦ Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. ♦ Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. 27
  • 34. Hình 2.6: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Nguồn: Phòng KTTC 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.3 Phân tích báo kết kết quả hoạt động kinh doanh STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 33.10 1 100,00% 44.69 5 100,00% 2 Giá vốn hàng bán 24.57 6 74,25% 34.87 5 78,01% 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.525 25,75% 9.820 21,97% 4 Doanh thu hoạt động tài chính 60 0,18% 54 0,12% 5 Chi phí tài chính 71 0,21% 49 0,11% Trong đó: Chi phí lãi vay - 0,00% - 0,00% 6 Chi phí bán hàng - 0,00% - 0,00% 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.925 23,94% 9.275 20,75% 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 589 1,78% 549 3,10% 28 Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê BÁO CÁO TÀI CHÍNH
  • 35. STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 9 Thu nhập khác - 0,00% 336 0,75% 10 Chi phí khác - 0,00% 296 0,66% 11 Lợi nhuận khác - 0,00% 40 0,09% 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 589 1,78% 589 1,32% 13 Chi phí thuế TNDN hiện hành 147 0,44% 145 0,32% 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 442 1,34% 444 0,99 Đánh giá: - Doanh thu năm 2014 đạt 44,695 triệu đồng, bằng ……% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 444 triệu đồng, tỷ trọng LNST/DTT đạt 0.99% thấp hơn so với năm 2013 là 0.35%, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh thương mại của công ty có kém hơi so với năm 2013 một chút nhưng nhìn chung cũng khá ổn định. - Giá vốn hàng bán năm 2014 là 34,875 triệu đồng, chiếm 78.01 % doanh thu. Với đặc thù công ty là kinh doanh thương mại các mặt hàng về thiết bị y tế và vật tư tiêu hao thì tỷ lệ này là chấp nhận được so với các công ty khác cùng ngành. - Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 là 9,275 triệu đồng; tỷ suất CPQLDN/DTT là 20.75%, giảm hơn so với năm 2013 là 3.19% cho thấy công ty đang có các chính sách quản lý chi phí tốt, từ đó làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết luận: Những kết quả đạt được trong năm 2014 đã cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định, đạt hiệu quả cao, có chính sách quản lý chi phí tốt, nền tảng tài chính của doanh nghiệp khá vững chắc. 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.4 Phân tích bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng tài sản 16,595 100.00% 35,414 100.00% a Tài sản ngắn hạn 14,677 88.44% 30,954 87.41% - Tiền & tương đương tiền 2,408 14.51% 2,189 6.18% - Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0.00% - 0.00% - Các khoản phải thu ngắn hạn 5,788 34.88% 15,610 44.08% + Phải thu của khách hàng 5,429 32.71% 12,614 35.62% + Trả trước cho người bán 359 2.16% 1,496 4.22% + Phải thu ngắn hạn khác - 0.00% 1,500 4.24% - Hàng tồn kho 6,481 39.05% 12,787 36.11% - Tài sản ngắn hạn khác - 0.00% 368 1.04% b Tài sản dài hạn 1,918 11.56% 4,460 12.59% - Giá trị TSCĐ 1,918 11.56% 4,350 12.28% - Đầu tư tài chính dài hạn - 0.00% - 0.00% - Tài sản dài hạn khác - 0.00% 110 0.31% 2 Tổng nguồn vốn 16,595 100.00% 35,414 100.00% 29
  • 36. STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 a Nợ ngắn hạn 7,279 43.86% 17,274 48.78% - Vay và nợ ngắn hạn 4,600 27.72% - 0.00% - Các khoản phải trả ngắn hạn 2,679 16.14% 17,242 48.69% + Phải trả cho người bán 2,007 12.09% 16,753 47.31% + Người mua trả tiền trước - 0.00% - 0.00% + Phải trả ngắn hạn khác 672 4.05% 489 1.38% b Nợ dài hạn 1,000 6.03% 6,500 18.35% - Vay và nợ dài hạn 1,000 6.03% 6,500 18.35% - Phải trả dài hạn khác - 0.00% - 0.00% c Vốn chủ sở hữu 8,316 50.11% 11,639 32.87% - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn điều lệ đã góp) 3,000 18.08% 6,000 16.94% - Vốn chủ sở hữu khác 5,316 32.03% 5,639 15.93% - Khoản phải thu ngắn hạn tại năm 2014 của KH: ~15,610 triệu đồng, chiếm 44.08% tổng tài sản, tăng 9.2% so với cuối năm 2013. Việc tăng khoản phải thu ngắn hạn là do khoản mục phải thu khách hàng của công ty tăng. Nguyên nhân là do khách hàng của công ty chủ yếu là các bệnh viện Nhà nước, với đặc thù thường giải ngân và quyết toán các khoản nợ vào cuối năm của năm kết thúc hợp đồng, do đó khoản mục khoản phải thu của công ty vào năm 2014 cao hơn do một số hợp đồng chưa hết hạn hợp đồng. Công ty không có khoản nợ, khoản phải thu khó đòi. Bàng 2.5 Bảng cho tiết các khoản phải thu đối với các khách hàng lớn phát sinh trong năm 2014 T T Tên khách Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ Dư nợ Dư có Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ Dư có 1 Bệnh viện Chợ Rẫy 325,000,000 924,651,868 584,500,000 665,151,868 2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp 879,500,000 883,866,000 1,763,366,000 3 Bệnh viện đa khoa TW Huế 1,574,558,649 4,650,688,701 3,363,209,637 2,862,037,713 Tổng 2,779,058,649 6,459,206,569 3,947,709,637 5,290,555,581  Nguồn thanh toán từ các khoản phải thu lớn là từ các Bệnh viện do đó, nguồn thanh toán đảm bảo và không khó đòi. - Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2014 là 12,787 triệu đồng, chiếm 36.11% tổng tài sản, giảm 2.94% so với năm 2013. Hàng tồn kho chủ yếu là vật tư tiêu hao.  Hàng tồn kho không có sự biến động đáng kể. 30
  • 37. - Phải trả người bán năm 2014: ~ 16,753 triệu đồng, chiếm 47.31% tổng nguồn vốn, tăng 35.22% so với năm 2013. Bảng 2.6 Bảng chi tiết các khoản phải trả đối với cac skhacsh hàng lớn phát sinh trong năm 2014 T T Tên khách Số dư đầu kỳ Phát sinh Số dư cuối kỳ Dư nợ Dư có Phát sinh nợ Phát sinh có Dư nợ Dư có 1 Bolton medical S.L.U 491 227 823 2 262 690 419 2 371 030 668 599 568 072 2 Công ty TNHH Johnson & Johnson ( Việt Nam ) 171 529 386 740 828 361 956 711 175 387 412 200 3 Qualimed GMBH Innovative medizinprod ukte 963 839 415 1 355 860 333 935 242 052 543 221 134 Tổng cộng: 358 927 208 2 007 231 583 9 403 742 482 9 285 639 511 1 530 201 406  Dư nợ Phải trả người bán tăng đáng kể. Điều này là do công ty đã tạo được sự uy tín với nhiều đối tác nên họ cho phép thanh toán chậm, không phải thanh toán trước 100% hoặc lớn hơn 50% như trước đây. - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu năm 2014 là 11.639 triệu đồng, chiếm 32.87% tổng nguồn vốn, tăng 3,323 triệu đồng so với năm 2013. Có sự tăng vốn chủ sở hữu này là do công ty tăng vốn điều lệ bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn điều lệ) từ 3 tỷ đồng lên 6 tỷ đồng.  Mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty cao. - Cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn: + VLĐR= (NVDH + Nợ DH) – TSDH = TSNH - NVNH = 30 954 – 17 274 = 13 680 triệu đồng > 0 => Công ty không bị mất cân đối vốn. + Tài sản của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu là tài sản ngắn hạn (chiếm 87.41%), trong đó giá chiếm tỷ trọng lớn là hàng tồn kho và khoản phải thu, phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Tài sản dài hạn của Công ty là các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại của chính doanh nghiệp. 31
  • 38. + Nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn ( chiếm 48.78%) và vốn chủ sở hữu (chiếm 32.87%), cho thấy nguồn vốn công ty không bị phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên ngoài. => Cơ cấu tài sản – nguồn vốn phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp thương mại. 2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính Bảng 2.7 Một số chỉ số tài chính STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 ST % ST % 1 Khả năng sinh lời - ROE = LNST/VCSH 5.32% 100% 3.82% 71.80% - ROA = LNST/TTS 2.66% 100% 1.26% 47.37% - ROS = LNST/ DT 1.34% 100% 0.99% 73.89% 2 Đòn bẩy tài chính - Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu 1.00 2.04 - Vay TCTD / Vốn chủ sở hữu - - 3 Chu kỳ kinh doanh - Số ngày tồn kho bình quân 118 105 - Số ngày phải thu bình quân 83 94 - Số ngày phải trả bình quân 98 35 - Chu kỳ kinh doanh 1.79 1.81 4 Các chỉ tiêu khác - Tồn kho bình quân / doanh thu tháng bình quân 2.9 1 2. 80 - Phải thu ngắn hạn bình quân / doanh thu tháng bình quân 2.7 8 3. 14 - Phải trả ngắn hạn bình quân / doanh thu tháng bình quân 2.4 3 0. 94 - Chỉ số sinh lời: Từ bảng trên ta có thể thấy, các chỉ số ROE (LNST/VCSH) , ROA (LNST/∑TS), ROS (LNST/DTT) năm 2014 đều không cao lắm, lần lượt là 3,82%, 1.26%, 0.99%, thấp hơn so với năm 2013 lần lượt là 28.2%, 52.63%, 26.11% => Cho thấy công ty đang hoạt động kém hơn so với năm 2013, hiệu quả sinh lời giảm. - Chỉ số đòn bẩy tài chính: Doanh nghiệp năm 2014 là 2.04 > 1, cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào vốn tư các khoản nợ phải trả, doanh nghiệp không có độ tự chủ nhất định về tài chính. - Chu kỳ kinh doanh: - Số ngày tồn kho bình quân năm 2014 là 105 ngày, ít hơn so với năm 2013 là 13 ngày, cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp đang được đẩy nhanh hơn; Số ngày phải trả cho các đối tác đầu vào cũng giảm 32
  • 39. còn 35 ngày => Chu kỳ kinh doanh của công ty tăng, số ngày từ khi mua hầng đến khi lấy được tiền hàng giảm, tốc độ thu hồi vốn của DN tăng lên. - Khả năng thanh toán: Bảng 2.8 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán  Các chỉ tiêu thanh toán của Doanh nghiệp đều ở mức khá tốt. Chỉ số thanh toán nhanh (1.0516) và thanh toán hiện hành (1.7919) đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo. Chỉ số thanh toán tức thời chỉ phản ánh tại năm 2014. Tuy chỉ số thanh toán tức thời không cao nhưng các khoản phải thu khách hàng của công ty không có nợ quá hạn, nợ khó đòi, các công ty đầu ra đều là những bệnh viện Nhà nước có uy tín trên thị trường => Nguồn trả nợ của công ty là đảm bảo. 33 Chỉ tiêu Công thức Năm 2014 Năm 2013 Khả năng thanh toán hiện hành TSNN Nợ ngắn hạn 30.953.758.415 17.274.299.846 = 1,7919 14.677.512.443 7.279.207.458 = 2,0164 Khả năng thanh toán nhanh (TSNN – HTK) Nợ ngắn hạn (30.953.758.415 - 12.787.271.762) 17.274.299.846 = 1,0516 (14.677.512.443 - 6.480.972.926) 7.279.207.458 = 1,1260 Khả năng thanh toán tức thời Vốn bằng tiền Tổng nợ ngắn hạn 2.188.645.820 17.274.299.846 = 0,1267 2.408.577.745 7.279.207.458 = 0,3309 Khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Nợ phải trả 35.413.663.426 23.774.299.846 = 1,49 16.594.829.638 7.279.207.458 = 2,28
  • 40. 2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả, không bị mất cân đối vốn. Tỷ suất sinh lời (LNST/DTT) năm 2014 cao hơn so với năm 2013. Công ty đang có cơ chế quản lý doanh nghiệp khá tốt, cần được phát huy trong thời gian tiếp theo. 34
  • 41. PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THĂNG LONG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1. Đánh giá chung về mặt quản trị của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long 3.1.1. Các ưu điểm của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long Thực tế cho thấy, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã thực hiện nghiêm túc việc lập các báo cáo tài chính – đúng thời hạn và đúng quy định, tính toán được các chỉ tiêu cơ bản phản ánh khái quát về tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở các kết quả thu thập được của quá trình phân tích, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra những quyết đinh đúng đắn để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình. Nguyên nhân chủ yếu để Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đạt được những kết quả trong công tác phân tích tài chính: - Công ty luôn tiến hành lập, trình bày các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng thời gian và tuân thủ quy định của Nhà nước. - Mô hình tổ chức hoạt động nói chung và cơ cấu tổ chức quản lý nói riêng của Công ty làm việc hết sức khoa học và hiệu quả. Bên cạnh đó không thể không đề cập đến đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao cũng như trình độ nghiệp vụ được đào tạo đầy đủ. Công ty luôn có sự cập nhật, vận hành và áp dụng các chế độ, chuẩn mực kế toán mới theo quy định của Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất trong các phương pháp, nội dung tính toán giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty. Sổ sách kế toán được thiết lập có hệ thống, trung thực, chính xác, phản ánh chi tiết và sát với thực tế. Nhìn chung, công tác phân tích tài chính tại Tổng Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã thể hiện được vai trò và ý nghĩa đối với quá trình hoạt động của Công ty. Nhờ có phân tích tài chính, đó giúp Công ty ngày càng có những bước tiến về hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính. Đây là những thành tích cần được duy trì và phát huy trong thời gian tới. 3.1.2. Các điểm hạn chế của Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phân tích tài chính Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Về tài liệu sử dụng phân tích: Thông tin phục vụ quá trình phân tích cũng như việc sử dụng thông tin trong phân tích chưa được đầy đủ, chồng chéo, chất lượng thông tin chưa cao, thậm chí thiếu 35
  • 42. chính xác. Về phương pháp phân tích: Trong quá trình phân tích, công ty chủ yếu sử dụng hai phương pháp là: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số để phân tích, đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm, từ đó có thể thấy được xu hướng phát triển của công ty qua từng năm. Nếu chỉ sử dụng hai phương pháp này, chỉ có thể giúp công ty đánh giá được sự tăng giảm về số tương đối cũng như tuyệt đối nhưng chưa cho thấy được sự biến động của các chỉ tiêu. Điều này đòi hỏi công ty phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác như sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp Dupont trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tổng tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp phân tích khiến cho việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty chưa được khái quát và toàn diện. Về nội dung phân tích : Nhìn chung, Công ty TNHH Thiết bị Y tế Thăng Long đã tiến hành phân tích được những chỉ tiêu tài chính cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích. Công ty còn bỏ qua một số chỉ tiêu khá quan trọng, như chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay, khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn.. Đồng thời Tổng công ty cũng chưa đề cập đến các cân bằng trên bảng cân đối kế toán. 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực như hiện nay, thì vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo sức cạnh tranh và khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh nghiờp, mỗi cộng đồng và cho toàn quốc gia. Đối với hoạt động của một doanh nghiệp, bên cạnh các chiến lược, các kế hoạch về kinh doanh và nguồn tài chính, thì nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng và đáng quan tâm hàng đầu. Nguồn nhân lực là một căn cứ xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí hơn cả công nghệ và các tài sản hữu hình khác. Tuyển dụng, duy trì và phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt được xem như vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong ba cấp độ của hoạt động nhân sự. Các doanh nghiệp Việt Nam mới hầu hết chỉ dừng lại ở hai cấp độ đầu tiên như thực hiện công tác tiền lương, bảo hiểm, chế độ theo quy định của pháp luật mà chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã bỏ qua việc hoạch định phát triển nguồn nhân lực dài hạn và đa phần thụ động trong công tác quy hoạch nhân sự, chỉ tuyển người khi cần. Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp mới đi vào cổ phần hóa, tuy có xây dựng chiến lược phát 36