SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH
Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY
Mã số sinh viên : 53130905
Khánh Hòa, 06/2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN QUẢN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY
TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH
Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY
Mã số sinh viên : 53130905
Khánh Hòa, 06/2015
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học Nha Trang, em đã
hoàn thành khóa học của mình, gắn liền với những nổ lực bản thân, em rất tự hào
khi được gắn liền với kết quả 4 năm là việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành qua đề tài nghiên cứu: “Phát triển loại hình du
lịch homestay tại đảo Bình Ba”.
Để hoàn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin
gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến toàn thể quý Thầy/Cô giảng viên trường
Đại học Nha Trang nói chung và quý Thầy/Cô Khoa Kinh tế nói riêng, những người
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em
trưởng thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Nguyễn Khánh Trân
– người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất
nhiều trong việc tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND xã Cam Bình và những
Anh/Chị - người dân địa phương đảo Bình Ba đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như
sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu, giải
đáp những thắc mắc và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ,
động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo
những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe
và sự thành công nhiều hơn nữa đến xã Cam Bình – tương lai là xã đảo phát triển và
vững mạnh nhất nhì của Thành phố Cam Ranh.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 06 năm 2015
Sinh viên thực tập
Phạm Thị Kim Ly
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................7
1.1 Du lịch.............................................................................................................7
1.1.1 Khái niệm du lịch....................................................................................7
1.1.2 Các loại hình du lịch...............................................................................9
1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội.................................................11
1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế...............................11
1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội....................................................14
1.2 Du lịch homestay...........................................................................................16
1.2.1 Khái niệm du lịch homestay..................................................................16
1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay.............................................................18
1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay...............................................................18
1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay.......................................19
1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay................................21
1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay........................22
1.2.4.1 Cơ sở lưu trú....................................................................................22
1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng...............................................................22
1.2.4.3 An toàn............................................................................................22
1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay....................................................22
1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay...............................23
1.2.6.1 Đối với du lịch.................................................................................23
1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương........................................................23
1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch..............................................................24
1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam25
iii
1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới .......................... 25
1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam ............................. 26
1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới .............................26
1.2.8.1 Dãy Himalayas ..................................................................................26
1.2.8.2 Nam Phi ............................................................................................27
1.2.8.3 Thái Lan ............................................................................................27
1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe ...................................................... 27
1.2.8.5 Việt Nam ...........................................................................................28
1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua ....................................................... 28
1.2.8.7 Úc ......................................................................................................28
1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ ............................................................................. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH
HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA ........................................................................30
2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh ...................................................30
2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba .......................................................................30
2.1.2 Vị trí địa lý .............................................................................................31
2.1.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................31
2.1.2.2 Hạn chế .............................................................................................32
2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh ...........32
2.2.1 Tài nguyên du lịch ..................................................................................32
2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên ..........................................................................32
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn .........................................................................34
2.2.2 Cộng đồng địa phương ...........................................................................38
2.2.3 Khách du lịch ..........................................................................................40
2.2.3.1 Số lượng khách .................................................................................41
2.2.3.2 Thời điểm khách đi du lịch ...............................................................41
2.2.3.3 Số lần khách du lịch ..........................................................................42
2.2.3.4 Hình thức lưu trú ...............................................................................43
2.2.3.5 Lý do lựa chọn du lịch Bình Ba ........................................................44
2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................44
iv
2.2.5 Cơ chế chính sách.................................................................................46
2.2.5.1 Công tác quản lý..............................................................................46
2.2.5.2 Công tác đào tạo..............................................................................46
2.3 Đánh giá của chính quyền địa phương về sự phát triển du lịch homestay
tại đảo Bình Ba....................................................................................................47
2.4 Đánh giá của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch homestay
tại đảo Bình Ba....................................................................................................49
2.4.1 Dịch vụ cung cấp cho khách.................................................................49
2.4.2 Lợi ích từ du lịch...................................................................................50
2.5 Đánh giá của khách du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo
Bình Ba................................................................................................................51
2.5.1 Lý do khách du lịch sử dụng loại hình du lịch homestay......................51
2.5.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại đảo Bình Ba......52
2.5.2.1 Cơ sở vật chất du lịch......................................................................52
2.5.2.2 Dịch vụ ẩm thực..............................................................................53
2.5.2.3 Phục vụ của người dân....................................................................55
2.5.2.4 Tài nguyên du lịch...........................................................................56
2.6 Đánh giá của các công ty du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại
đảo Bình Ba.........................................................................................................57
2.6.1 Loại hình du lịch...................................................................................57
2.6.2 Hình thức xúc tiến quảng bá.................................................................66
2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba –
TP.Cam Ranh......................................................................................................67
2.7.1 Thuận lợi...............................................................................................67
2.7.2 Khó khăn...............................................................................................69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA.........71
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp.....................................................................................71
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời
gian tới.............................................................................................................71
v
3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh....73
3.2 Một số đề xuất...............................................................................................76
3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách...................76
3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý.................................................78
3.2.3 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương......................79
3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người
dân địa phương................................................................................................80
3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã...................81
3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
homestay......................................................................................................81
3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch vụ hỗ trợ cho
du lịch homestay tại đảo...................................................................................83
3.2.6 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch..........................................84
3.2.6.1 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên...................................84
3.2.6.2 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn.................................86
3.2.7 Giải pháp về vấn đề quy hoạch không gian xây dựng...........................86
3.2.8 Hợp tác và liên kết gắn bó giữa các bộ phận quốc phòng an ninh,
chính quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo.......87
3.2.9 Phát triển các dịch vụ kèm theo............................................................91
3.2.10 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba..............92
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................95
3.3.1 Kiến nghị với chính quyền xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh...........95
3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố Cam Ranh.........................96
KẾT LUẬN.............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................99
PHỤ LỤC..............................................................................................................102
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5
tháng/2015...............................................................................................................12
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2013 – 6 tháng /2015...........41
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba....................................................44
Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình...............................47
Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch...........................49
Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa
phương phát triển du lịch homestay.........................................................................50
Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo
Bình Ba....................................................................................................................51
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du
lịch homestay tại đảo Bình Ba.................................................................................52
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống
du lịch homestay tại đảo Bình Ba............................................................................53
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người
dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba............................................55
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du
lịch homestay tại đảo Bình Ba.................................................................................56
Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại
hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................................................91
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân............39
Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du
lịch homestay...........................................................................................................40
Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................41
Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba..............................................................42
Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú..................................................................................43
Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba..........................................44
Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba. .57
Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba.............................................................93
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch
vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt
Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều
cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu
quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc
phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những
tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì
các giá trị văn hóa xã hội cũng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài
nguyên văn hóa và dân cư bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của
dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc
vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản
địa”. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều
đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường
sinh thái và nền văn hóa thuộc địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến
sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vây đã xuất hiện yêu cầu nghiên
cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du
lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời
bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh
thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên
nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp
phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong
thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học
kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về
2
một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu
biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã
xuất hiện tại Việt Nam.
Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền
vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo cơ hội tham gia của người dân địa
phương. Trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại
nhiều địa phương trong cả nước: homestay ở Sa Pa – là điểm đến thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước nhất hiện nay, du lịch homestay ở Hội An – du lịch
homestay mang đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, trong nếp
sống dân dã của người dân phố Hội, hay Bàn Lác - Mai Châu (Hòa Bình) – du
khách được sống trong các ngôi nhà sàn của người Thái, cùng họ dệt vải, đi rừng,
đêm xuống cùng người dân uống rượu cần, say mê với tiếng khèn, điệu múa bên
ánh lửa bập bùng, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, rượu Mai
Hạ, cá suối, rau rừng, ngoài ra, còn có homestay Hàm Tân – TP.Phan Rang – tỉnh
Ninh Thuận, du lịch homestay Miền Tây, đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng)… Tuy nhiên
việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa
làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm
và chưa di vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch
homestay, du lịch bền vững.
Không chỉ thành phố Nha Trang mạnh về phát triển du lịch mà thành phố
Cam Ranh ngày nay cũng được đầu tư và khai thác rất nhiều địa điểm du lịch và rất
thu hút khách du lịch. Hiện nay, một hòn đảo rất nhiều du khách địa phương cũng
như khách trong và ngoài nước đều biết là đảo Bình Ba – một hòn đảo còn rất hoang
sơ và còn đầy vẻ đẹp trinh nguyên, mang lại nhiều sự mới mẻ cũng như rất hấp dẫn
với khách du lịch. Đảo Bình Ba rất nổi tiếng là đảo tôm hùm và nhiều điều thú vị,
khi còn mới phát triển rất nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay ở lại
nhà dân và cùng sinh hoạt cùng ăn cùng ở với cư dân trên đảo, và chính loại hình
này đã mang đến du khách nhiều sự trải nghiệm mới lạ và mang nhiều nét đơn giản
đến ấn tượng. Từ đó, du lịch tại đảo Bình Ba ngày càng phát
3
triển và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế
cao, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà
còn qua đó giáo dục ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương
cũng như bảo tồn vẻ đẹp và tài nguyên du lịch tại đảo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát
triển cũng có nhiều khó khăn, một hạn chế đáng quan tâm là không có khách du lịch
nước ngoài được du lịch qua đảo vì đó là quy định của bộ quốc phòng căn cứ quân
sự Cam Ranh. Đặc biệt, hiện nay tại đảo nhiều nhà nghỉ, khách sạn mọc lên rất
nhiều và du lịch homestay chưa được phát triển và còn gặp nhiều hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn về sự phát triển du lịch homestay tại đảo
Bình Ba Cam Ranh như vậy và với lòng yêu thích khám phá biển đảo cũng như
cảnh đẹp thiên nhiên, sự trải nghiệm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths.
Đoàn Nguyễn Khánh Trân em đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch homestay
tại đảo Bình Ba – Cam Ranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy
vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của em sẽ góp phần nhỏ
cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng
đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch
homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo Bình Ba
– Cam Ranh
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo
Bình Ba – Cam Ranh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên
địa bàn đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng
- Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, số lần lựa chọn, giá trị thấp nhất, giá trị
cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn là những số liệu mang tính định lượng.
Từ việc thu thập dữ liệu từ các đối tượng khách thể nghiên cứu du lịch homestay tại
đảo Bình Ba (chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các
công ty du lịch), sau đó các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra
những kết luận, đánh giá có tính chất lượng thực tiễn cao.
4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử
dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp.
- Trong đó, phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp như là bảng câu hỏi điều tra
từ 4 đối tượng (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, khách du lịch và
các công ty du lịch) giúp tác giả thu thập trực tiếp các nguồn dữ liệu và xử lý các
thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng
hộ dân, doanh thu, thu nhập bình quân, thời gian hoạt động… giúp tác giả phân tích
nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba,
cũng như thể hiện thực trạng hiện nay tại đảo và với các số liệu thống kê một cách
khoa học. Từ đó, giúp vấn đề nghiên cứu mang tính cụ thể, chính xác, tính thời sự
và tính khoa học hơn.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc
tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
4.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm
tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng
nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:
 Quan sát
 Mô tả
5
 Điều tra
 Ghi chép
 Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu
 Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài
nguyên, các cơ quan hải quan quốc phòng, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa
phương và cộng đồng sở tại.
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã đi thực địa tại đảo Bình Ba – Cam
Ranh và đã thu được nhiều thông tin bổ ích.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu lý luận đi trước, đề
tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay, từ khái
niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển loại hình du
lịch homestay hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ
bản chất, nội dung và đặc điểm, điều kiện phát triển, chỉ tiêu đánh giá du lịch
homestay. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển
loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh. Người viết mong muốn vận
dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để
đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch
đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương. Cũng
như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay
tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết
rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này.
6. Đóng góp của khóa luận
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch
homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát
triển mô hình du lịch này.
6
- Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình
du lịch homestay và là nguồn tham khảo cho các đề tài sau cũng như là giúp cho các
công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo.
- Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài
liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp
khắc phục những hạn chế và phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch
homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh.
7. Nội dung kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa
luận gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại
đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Du lịch
1.1.1 Khái niệm du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của
dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái
niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Ngày nay, du
lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát
triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến
nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do
hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một
cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch
thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Khái niệm chung về Du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối
quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khu du lịch, các nhà kinh doanh, chính
quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du
lịch” [17, tr.1]
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt
động du lịch:
Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài
nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau về hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh
nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện
về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và
đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là
tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
8
hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại
tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà
hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền
văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm
việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh
hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi
ăn, chốn ở,... [17, tr.1]
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này
là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi
phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,
phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Năm 1987, Pirogiomic đưa ra khái niệm “Du lịch là một dạng hoạt động của
dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu trú tại bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ nhận thức
giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa”.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt
động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và
tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như
mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả
mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam
đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên
9
gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “Một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền
thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước,
đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch
là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành
hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:
Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại
chỗ về thế giới xung quanh.
Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng định nghĩa về du lịch rất đa dạng
và phong phú nhưng nhìn chung các khái niệm đều cho rằng du lịch là một hoạt
động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất
định với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn
hóa địa phương hay kinh doanh… Kèm theo đó sẽ phát sinh những nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác. Do vậy cũng có thể hiểu du lịch như là
một ngành kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh
của du khách trong quá trình di chuyển và lưu trú.
1.1.2 Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
10
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến
đi: -Du lịch quốc tế
- Du lịch nội địa
 Căn cứ vào môi trường tài nguyên:
- Du lịch thiên nhiên
- Du lịch nhân văn
 Căn cứ vào loại hình lưu trú
- Du lịch ở trong khách sạn
- Du lịch ở trong motel
- Du lịch ở trong nhà trọ
- Du lịch ở trong Làng du lịch
- Du lịch ở camping
 Căn cứ vào thời gian chuyến đi
- Du lịch dài ngày
- Du lịch ngắn ngày
 Căn cứ vào mục đích chuyến đi
- Du lịch tham quan
- Du lịch giải trí
- Du lịch nghỉ dưỡng
- Du lịch khám phá
- Du lịch thể thao
- Du lịch lễ hội
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch nghiên cứu (học tập)
- Du lịch hội nghị
- Du lịch thể thao kết hợp
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch thăm thân
11
- Du lịch kinh doanh
- Du lịch mạo hiểm
 Căn cứ vào đối tượng đi du lịch
- Du lịch thanh thiếu niên
- Du lịch dành cho những người cao tuổi
- Du lịch phụ nữ, gia đình...
 Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lịch
- Du lịch bằng máy bay
- Du lịch bằng ô tô, xe máy
- Du lịch bằng tàu hoả
- Du lịch tàu biển
- Du lịch bằng thuyền, ghe…
 Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi:
- Du lịch tập thể
- Du lịch cá nhân
- Du lịch gia đình
 Căn cứ theo phương thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói
- Du lịch từng phần
 Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch:
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nghỉ biển, sông hồ
- Du lịch đồng quê
- Du lịch thành phố…
Trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp một số loại hình du lịch với
nhau [17, tr.2]
1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội
1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế
- Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và
12
do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp
cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.
- Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua
ngoại tệ, đóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế:
Nổi bật nhất là tình hình du lịch qua các năm 2011- đến nay.
Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5
tháng/2015
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 5
tháng/2015
Số lượt khách 5.049.855 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 3.275.191
du lịch quốc tế
(lượt khách)
Tổng thu từ 96.000 130.000 160.000 200.000 230.000 161.701
khách du lịch
(tỷ đồng)
(Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam) Qua bảng thống kê cho
thấy, số lượng khách du lịch quốc tế và tổng doanh thu từ khách du lịch ngày càng
tăng. Từ 5.049.855 lượt khách năm 2010 cùng tổng
thu là 96.000 tỷ đồng đã tăng lên 7.874.312 năm 2014 và tăng tổng doanh thu lên
230.000 sau 4 năm. Điều đó đã mang lại một thành tích ấn tượng cho ngành du lịch
Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như nhiều biến cố tác
động tiêu cực nhưng ngành du lịch vẫn duy trì sự tăng trưởng vượt bậc, tạo nên
bước phát triển đột phá trong tương lai, giúp tăng thu nhập quốc dân qua ngoại tệ và
đẩy mạnh cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Hiện nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng năm
2015 ước đạt 3.275.191 lượt, giảm 12.6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo
sẽ tăng nhanh vào các tháng cao điểm du lịch sắp tới. Bên cạnh đó, theo Tổng Cục
Du Lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2015 chủ yếu như: Hàn
Quốc tăng 40.1%, Mỹ tăng 29%, Canada tăng 25%, Italia tăng 67.3%, Thụy Điển
13
tăng 46.9%, Đan Mạch tăng 67.6%, Phần Lan tăng 73.9% ... Điều này cho thấy, có
một số lượng lớn khách du lịch Bắc Âu và các nước khu vực Đông Á thích đi du
lịch Việt Nam, tạo nên sự đa dạng về đối tượng khách quốc tế và đó là một bước
chuyển mình cho du lịch để thu hút nhiều đối tượng khách quốc tế giúp tăng thu
nhập cho quốc dân.
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất: tính hiệu quả trong kinh
doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ”
những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế,
nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi
phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn
nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán.
- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: ngành du lịch Việt
Nam ước tính đã thu được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là
4.64 tỷ USD. [6, tr.3]
- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước
trên thế giới: chính du lịch giúp đưa các quốc gia gần gũi, mật thiết với nhau hơn và
thực hiện nhiều dự án đầu tư và hợp tác với nước ngoài.
- Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế:
để phát triển du lịch thuận lợi và phục vụ số lượng lớn khách du lịch từ nhiều nước
nên hệ thống giao thông ngày càng được xây dựng mang tầm quốc tế cũng giúp hỗ
trợ các ngành khác thuận lợi trong việc vận chuyển.
- Ngành du lịch đã mang lại cho Việt Nam cơ hội to lớn trong quá trình
chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền
kinh tế dựa vào dịch vụ: với nhiều cảnh đẹp, nhiều tài nguyên thiên nhiên vô giá và
con người đã biết khai thác tại mỗi địa điểm vùng miền tạo nên nhiều điểm du lịch
thú vị và hấp dẫn.
- Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch,
tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập
quốc dân giữa các vùng: ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng
14
thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ
công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu
nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.
- Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo: nhiều khu
vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các
doanh nghiệp du lịch như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải,
lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính… Như vậy, có thể khái quát các
vấn đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Giá trị
gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP, đã góp phần nâng mức
tăng trưởng chung của nền kinh tế (Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch
G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, du lịch chiếm 9% thu nhập GDP
thế giới)
- Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác:
hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du
lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn
tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết
nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu
đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới
giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng
tăng. 1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội
- Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Du lịch với
tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, hằng năm ngành du lịch tạo ra thêm
15.000 – 20.000 cho làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch
vụ du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các
vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông
thôn kiếm được việc làm với thu nhập cao ngay trên quê hương của họ.
- Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả. Không chỉ quảng
15
cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là
phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, các thành tựu kinh tế, chính
trị, con người, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam giới thiệu bạn
bè năm châu.
- Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội. Du lịch nội địa và
quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo
cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm.
- Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của
nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau giúp tăng cường
giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã
khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho việc ổn định xã hội, nâng cao hiệu
suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các
quốc gia, dân tộc.
- Ngoài ra, du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho
người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người.
 Bên cạnh những vai trò hay lợi ích mà du lịch mang lại cho nền kinh tế quốc
gia và văn hóa – xã hội thì chúng ta cũng thật sự cần quan tâm đến những tác động
tiêu cực do du lịch gây ra như:
- Về mặt kinh tế: sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ
tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất
thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, bảo trì hệ thống
đường giao thông và các dịch vụ công khác. Sự phát triển các loại hình du lịch như
giải trí, sân golf, khu cắm trại… cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ
đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch không
hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị
cắt giảm và thu hẹp. Khi nhu cầu du lịch gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng
hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống
16
dân cư. Theo như công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ)
cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển có thể
gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự phát triển du lịch
thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch không đồng bộ có thể ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở địa phương. Ngoài ra, các hoạt động du lịch có
thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Về mặt văn hóa – xã hội: Sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng và tập
trung gây sự quá tải dân số, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Bên cạnh đó,
còn có thể phát sinh một số tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm… Hoặc khi
du lịch được phát triển rộng rãi thì sự hội nhập về văn hóa là điều tất yếu, nếu không
biết tiếp thu một cách có chọn lọc thì có thể một bộ phận dân cư sẽ bị ảnh hưởng
xấu bởi lối sống tự do phóng khoáng từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ,
điều đó sẽ làm mất dần đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc
phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc không có sự giám sát chặt chẽ gây nên những
tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên như làm hỏng bờ biển
xanh, phá vỡ hệ sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên nghèo đi hoặc thu hẹp, ô nhiễm
nguồn nước, vệ sinh cảnh quan điểm đến du lịch.
Như vậy, du lịch vừa có vai trò và lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát
triển nền kinh tế quốc gia nhưng không thể không nhắc đến những mặt trái. Do vậy,
cần lựa chọn cách phát triển sao cho hợp lý để phát huy những lợi ích mà du lịch
mang lại, đồng thời giảm thiểu những mặt trái để ngành du lịch có thể phát triển
thành một ngành bền vững.
1.2 Du lịch homestay
1.2.1 Khái niệm du lịch homestay
Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam
mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống
nhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với
nhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”. Trong
17
lĩnh vực du lịch, homestay không chỉ là một phương thức lưu trú mà đã phát triển thành
một loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay nghĩa là mục đích chính trong chuyến
đi của khách du lịch là được ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá
những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương. Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú
mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo.
Theo Frogsleap Foundation (quỹ hoạt động xã hội và triển khai dự án cộng
đồng) đưa ra khái niệm về: “Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối
với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du
lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của
dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và
nền văn hóa của nước chủ nhà. Khách được xem như một thành viên của gia đình và
tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao
đổi với các thành viên. Khách cũng được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết
cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.”
Theo Oxford, “homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân
nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới. Thuật ngữ này
xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở
nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Haji Sahariman Hamdan (Chủ
tịch Hiệp hội Homestay Malaysia) đã phát biểu: “Homestay là loại hình du lịch mà
du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên
trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống
thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó”
Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ailen
hay Thái Lan, du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng,
dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia
đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng.”
Theo nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch (Bộ
18
văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đưa ra khái niệm: “Nhà ở có phòng cho khách
du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp
trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch
thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà”
Từ nhiều khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách “bình dân” thì “homestay”
là hình thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính
trong nhà của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để
có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một
cách cặn kẽ nhất.
Từ cách hiểu của nhiều người, nhất là “dân Tây” thì Homestay chính là việc
“xâm nhập” vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua con đường học
tập, lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán… Đặc biệt, theo hình
thức này du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với chủ nhà cũng như
được xem là người nhà. Có thể nói, đây thật sự là một sự hòa nhập hấp dẫn và thú vị
trong những chuyến lữ hành sang một vùng đất mới.
1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay
1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay
- Là những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập
quán của người dân địa phương.
- Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về du lịch, cho thấy du khách yêu
thích loại hình du lịch homestay hầu hết là người trẻ, hoặc khách đến Việt Nam
nhiều lần và họ thường tự túc đi, ít khi đặt dịch vụ qua các công ty du lịch.
- Với tiềm năng phát triển của du lịch homestay hiện nay và nó đang là xu thế
mới của Việt Nam và các tour của loại hình du lịch này không chỉ thu hút khách nội
địa mà còn thu hút khách nước ngoài, đa số khách đến với các điểm du lịch
homestay hiện nay đều do tự phát và không thường xuyên. Trong đó, hầu hết khách
du lịch quốc tế là những bạn trẻ đến từ các nước phương Tây, với mong muốn khám
phá văn hóa Việt Nam và đời sống thực của người dân. Và phần lớn là các bạn sinh
viên đang theo học chuyên ngành Châu Á học, tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp,
19
Hà Lan… việc kết hợp du lịch và học tập này đã được các bạn tận dụng tối đa.
Trong bối cảnh các loại hình du lịch giành cho giới trẻ hiện nay, còn nghèo nàn và
đơn điệu thì loại hình du lịch homestay đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn, vừa kết hợp
thăm gia đình vừa khám phá văn hóa và cảnh đẹp nơi đến. Các bạn còn nghiên cứu
học tập được nhiều điều từ các cuộc đi du lịch homestay và được giao lưu bạn bè
các vùng miền trên thế giới và giao tiếp văn hóa, học ngôn ngữ…
- Ngoài ra, du lịch homestay còn thu hút khá mạnh với khách đến từ Châu Âu,
ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốn thử sức mình ở môi trường du
lịch mang tính khám phá. Họ đặc biệt thích thú khi tham dự những bữa cơm thân
mật với gia đình người Việt, thưởng thức các món ăn 3 miền, theo những người
trong gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặc thu hoạch trái cây trong vườn, làm
bánh, đi chợ…
- Bên cạnh đó, loại hình này cũng rất thu hút những vị khách thành phố muốn
tìm một không gian yên ả để xả stress hoặc những người khách muốn tìm môi
trường sống mới để muốn được thích nghi. [8, tr.72]
1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay
- Phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn - cùng
ở - cùng sinh hoạt. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này. Khách
du lịch theo dạng homestay sẽ được bố trí đến ở một nhà dân tại địa phương, được
ăn, nghỉ và tham gia các công việc trong gia đình cũng như các lễ hội của địa
phương. Với homestay, khách du lịch sẽ được tự khám phá những nét đẹp còn giữ
nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn
hóa bản địa, cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa, tham gia các hoạt
động của chính gia đình đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh… mỗi người sẽ
phải vận động như những thành viên trong cùng một gia đình. Hoạt động du lịch
homestay thường diễn ra tại các khu vực tài nguyên hoang dã, các khu vực dân cư
có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn
hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn.
- Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương theo hình thức du lịch
20
homestay giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá
trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm, sâu sắc hơn về cuộc sống. Lựa chọn hình thức
‘"homestay", chắc chắn khách du lịch sẽ không thể nào có được cảm giác thoải mái
tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort… Nhưng bù lại, họ được
mang đến những trải nghiệm đời thường, thực tế và thú vị khi trực tiếp tham gia vào
từng hoạt động của người dân địa phương.
- Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư là người
cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Đó chính là dịch vụ “Ăn
bản, ngủ bản”, người dân bản địa cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách,
không những thế người dân địa phương còn giữ vai trò là hướng dẫn viên du lịch,
hướng dẫn du khách tìm hiểu đời sống văn hóa cũng như tinh thần, các danh lam
thắng cảnh, vẻ đẹp hoang sơ nơi du khách đến thăm.
- Các điểm tổ chức du lịch homestay là các khu vực có tài nguyên hoang dã
đang được hủy hoại cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng,
phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không
đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn.
- Phát triển du lịch homestay tại điểm đang có sức hút khách du lịch tham
quan. Cộng đồng dân cư là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong hoặc liền
kề các điểm tài nguyên. Homestay là hình thức du lịch mà khách du lịch ăn, ở, sinh
hoạt cùng với người dân bản địa để tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của họ.
Chính vì thế cộng đồng dân cư phải là người dân địa phương, sinh sống làm ăn hoặc
liền kề các điểm tài nguyên.
- Du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ. Thay bằng phải tốn
nhiều tiền ở các khách sạn, nhà hàng sang trọng khi đi du lịch, đặc biệt trong những
ngày cháy phòng khách sạn, nhà hàng, du khách được ăn, ở cùng người dân bản địa
với mức giá rất rẻ.
- Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảm
bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nổ lực bảo
tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng.
21
- Homestay được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gần gũi,
được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm
thực tại nơi đến du lịch. Với homestay, qua cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa
địa phương giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các
giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống.
- Du lịch homestay không đòi hỏi yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ.
Bởi, khách du lịch cần hơn một không gian thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc
sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với những lợi thế về thiên nhiên của điểm
du lịch.
[10, tr.15 – 16]
1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn được
xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại,
được đánh giá về quý hiếm, độc đáo. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ hấp
dẫn du khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai.
- Điều kiện về yếu tố cộng đồng địa phương, cư dân bản địa được xem xét
đánh giá trên yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình
độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.
Xác định phạm vi cộng đồng dân cư sinh sống và lao động cố định, lâu dài trong
hoặc liền kề vùng có tài nguyên.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,
nghiên cứu, điều kiện về khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển
du lịch là vấn đề công ăn việc làm cho dân cư bản địa.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển du lịch homestay, sự tham gia của cư dân bản địa.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước
về nhân lực, tài chính, và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay và các công ty lữ
hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan.
[10, tr.47]
22
1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay
1.2.4.1 Cơ sở lưu trú
- Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn
- Thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi
- Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng
- Mái che chắc chắn và không thấm nước
- Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, mền, gối và khăn phủ
giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới.
- Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh
- Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi
- Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009
1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng
- Thực phẩm được chuẩn bị tốt
- Dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh
- Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối
- Có nước uống sạch
- Cộng đồng có một nhà hàng phục vụ ăn uống
1.2.4.3 An toàn
- Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh
- Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu khách
bị ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu.
- Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo vệ tài
sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ có thể cần dùng.
- Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên
[13, tr.4 – tr.5]
1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay
- Là công cụ cho hoạt động bảo tồn
- Là công cụ cho sự phát triển chất lượng cuộc sống
- Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến trúc, và sự hiểu biết của mọi người
23
bên ngoài cộng đồng về những vấn đề bên trong cuộc sống của người dân nơi họ
sống cùng. Anh Gary Melone, người Ireland, chuyên gia tin học làm việc tại
Australia, đã từng du lịch homestay ở Việt Nam. Anh đã nhận xét rằng: “Homestay
là cách tốt nhất để tôi có những hiểu biết sâu về đất nước Việt Nam. Nếu ở khách
sạn tôi sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân các bạn…”
- Mở cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng cư
dân bản địa nơi họ cùng sinh sống.Cung cấp một khoản thu nhập cho cư dân bản địa
Trong đó, một số mục tiêu chính của du lịch homestay gồm:
- Du lịch homestay phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa…
- Du lịch homestay phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua
tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho dân cư bản địa.
1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay
1.2.6.1 Đối với du lịch
- Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, quốc gia. Bên
cạnh các dịch vụ phổ biến thường thấy trong du lịch như: dịch vụ lứu trú, ăn uống
tại các khách sạn, nhà hàng, vui chơi tại các điểm vui chơi giải trí sầm uất thì du lịch
homestay mang đến cho khách du lịch một sự mới mẻ, tạo ra sự đa dạng về các sản
phẩm dịch vụ du lịch. Du lịch không còn đơn thuần là vui chơi, là những cuộc “cưỡi
ngựa xem hoa” mà thực sự là một trải nghiệm trong cuộc sống. Khách du lịch được
ăn cùng dân, ngủ cùng dân, lao động cùng dân. Chính vì thế, du lịch homestay ngày
càng thu hút được nhiều đối tượng khách.
- Góp phần thu hút khách du lịch. Nhờ việc tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch
vụ du lịch mà khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn, phục vụ được mọi nhu cầu của
khách hàng. Từ đó góp phần thu hút khách du lịch.
- Góp phần bảo tồn, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa.
1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương
- Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp
cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được lợi từ
24
sự đóng góp của du lịch. Theo Diễn đàn của Đồng bào các dân tộc Việt Nam về phát
triển du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa (24/12/2009) cho biết: ở miền Bắc, đến thời
điểm hiện tại, du lịch cộng đồng Bản Lác phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3
- 4 vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ lại. Tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành du
lịch huyện Mai Châu đã thu hút được gần 14.000 lượt du khách, thu gần 6 tỷ đồng từ
du lịch. Huyện Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh
du lịch homestay với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như
bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Riêng năm 2008, đã có gần 80.000 lượt
khách đến làng bản này. Sự phát triển của du lịch cộng homestay ở Sa Pa đã góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình
như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%. Các
bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch. Số người dân
tham gia hoạt động dịch vụ du lịch khá cao. Bản Cát Cát có 360 người Mông thì có tới
120 người tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch như bán hàng rong, chở xe ôm, bán
thổ cẩm, hướng dẫn khách du lịch, biểu diễn văn nghệ… Không chỉ ở Hòa Bình, Lào
Cai, mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, loại hình du lịch gắn liền với đời sống
của đồng bào cũng đã phát triển”
- Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân bản địa trong việc bảo tồn
nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa. Những thành viên trẻ trong cộng đồng sẽ
được học hỏi và trong quá trình đào tạo và tham gia có điều kiện hoạt động và đóng
góp cho sự phát triển. Cư dân bản địa sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc
làm. Dân cư địa phương sẽ học hỏi tay nghề chuyên môn từ các khách du lịch, công
ty du lịch và các nhà quản lý.
- Phát triển du lịch homestay giúp cư dân bản địa được hưởng lợi từ phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương.
1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch
Phát triển du lịch homestay giúp các công ty du lịch tổ chức được nhiều tour,
đa dạng hóa loại hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao. Ở Việt Nam, tuy loại
hình du lịch này còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có rất nhiều công ty du lịch tham
25
gia khai thác như:
Tại miền Bắc:
Sinh Café – sinhcafetourist.com.vn
Trekking Travel – trekkingtravel.com.vn
Tại miền Nam:
Benthanh Tourist - www.benthanhtourist.com.vn
Sai Gon Tourist - www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn
LuaVietTour - www.luaviettours.com
Viet Travel - www.vietravel.com.vn
Trang trại Vinh Sang - www.vinhsang.com.vn
1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới
Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản
xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán,
cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ
sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thường thường các chuyến du
lịch này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên, hoang dã, hệ
sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân
cư, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham
quan, những lúc như vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn
đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã được người bản xứ tạo
điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của
người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng
homestay. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home
to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với
thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn.) Hoặc “Become part of my
family” - (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé).
Trên thực tế, phát triển du lịch homestay có sự tham gia của cộng đồng địa
phương đã có một quá trình hình thành và phát triển ở các nước du lịch phát triển
26
như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Sau đó dần được hình thành và lan rộng không
chỉ với một khu, một vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản
phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Từ đó, du lịch homestay ở tại nhà dân phát
triển mạnh ở nhiều nước phát triển như Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh vào
năm 80 – 90 của thế kỷ trước. Du lịch homestay ở tại nhà dân bắt đầu phát triển
mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu vực Asean như: Indonesia,
Philippin, Thái Lan.
1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam
Năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người
chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên
ở TP. HCM. Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một
thập kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong
ngành du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế.
Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách
từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên
đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch.
Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con người
Việt Nam. Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình
được đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho
ngành du lịch nước nhà.
1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới
1.2.8.1 Dãy Himalayas
Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn
Độ lô nhô với những tu viện bên sườn núi. Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm
trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch. Du khách có thể được thưởng thức
một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì
hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ. Thức ăn được phục vụ cùng với trà. Du
khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng.
Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một hướng dẫn viên người địa
phương và phục vụ tất cả các bữa ăn.
27
1.2.8.2 Nam Phi
Cơ sở lưu trú Hazel’s Homestays ở thị trấn Oudtshoorn, trên Garden Route
(bờ biển phía nam) giữa thành phố Cape Town và thành phố Port Elizabeth, do
Hazel và 11 phụ nữ dám nghĩ dám làm khác quản lý. Có lẽ phòng ốc ở đây không
được bóng bẩy như hầu hết các cơ sở lưu trú khác dọc bờ biển phía nam, nhưng
đến đây du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt. Oudtshoorn là thủ đô chim đà điểu
châu Phi của Nam Phi, vì thế du khách đừng ngạc nhiên nếu bất ngờ thấy một con
chim khổng lồ xuất hiện. Chuyến tham quan có thể bao gồm hang động Cango và
một trại nuôi gia súc hoang dã có báo gêpa và chó rừng.
1.2.8.3 Thái Lan
Điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Thái Lan nằm ở Koh Pet, một ngôi làng
nhỏ thuộc vùng nông thôn Isaan (miền đông bắc Thái Lan). Chủ nhà Lamai và
Jimmy có ba phòng cho thuê, ngoài ra còn có thêm một khu vườn lớn trồng chuối
và xoài. Du khách sẽ được ăn trong một khu vực nấu ăn ngoài trời có bóng râm.
Món ăn thông thường là gạo nếp với thịt lợn, rau và ớt. Hai vị chủ nhà này đã được
khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức du lịch Responsible Tourism
gần đây. Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan, từ việc đi mua sắm ở chợ
đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa.
1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe
Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh
đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy
sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố. Ở đây có hàng chục cơ sở
homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến phòng trọ ở
gần bãi biển Grand Anse.
Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa,
có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và
các gia vị địa phương. Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt
nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị”.
28
1.2.8.5 Việt Nam
Khí hậu bốn mùa không phải là tất cả, nhưng để có một trải nghiệm thực tế
trọn vẹn về đời sống của người dân tộc, du khách hãy đến ở một vài ngày cùng đồng
bào dân tộc Tày ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Nhà khách ở
làng Mè (xã Phương Độ, thị xã Hà Giang) có ba phòng được ngăn bằng màn cửa và
đệm là những tấm thảm mỏng được trải trên sàn nhà, nhưng phòng tắm ở đây lại
mang phong cách châu Âu và có nước nóng.
Những người chủ nhà dễ mến sẽ lôi cuốn bạn hòa mình vào cuộc sống bản
làng, như đi bộ và đạp xe qua những nương lúa bậc thang và vườn chè và có lẽ nghỉ
chân ở những bản dân tộc gần đó như Dao đỏ…
1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua
Điểm di sản văn hóa thế giới UNESCO có các con đường rải sỏi, các quán cà
phê vỉa hè và quán bar salsa, đằng sau là những núi lửa đang âm ỉ. Có rất nhiều lựa
chọn homestay, hầu hết đều là cơ sở của các gia đình đa thế hệ trong những ngôi
nhà kiểu thuộc địa. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động trong nhà, từ việc
đi mua sắm đến giặt giũ và trong thực đơn bạn sẽ thấy món frijoles (đậu đen rán),
buñue-los (món rán từ bột nhão) và picado de rabano, một loại salad củ cải nhiều
gia vị. Ngoài ra, còn có chuyến thăm di sản thế giới - thành phố đổ nát Tikal của
người Maya và thăm hồ Atitlan. Một tuần lưu trú du khách được phục vụ đầy đủ các
dịch vụ, bao gồm năm ngày học tiếng Tây Ban Nha (bốn tiếng/ngày).
1.2.8.7 Úc
Không phải tất cả các cơ sở homestay đều nằm trong những điểm đến phát
triển. Angorichina Station, một trang trại cừu xa xôi hẻo lánh do người chủ trại đời
thứ tư Ian and Di Farghers ở hữu, nằm ở trung tâm hoang dã của dãy núi Flinders,
cách thành phố Adelaide 300 dặm về phía tây bắc. Đó là một ngôi nhà được lợp mái
bằng thiếc nổi bật, với một hàng hiên rộng và một ốc đảo hoa hồng và những bờ
giậu hoa oải hương. Du khách sẽ ăn với gia đình Farghers, họ làm món càri Thái
Lan cũng như món nướng rất tuyệt hảo. Du khách thậm chí có thể đi máy bay cùng
Ian để kiểm tra vật nuôi, hoặc dồn đàn gia súc bằng xe ôtô 4WD. Du khách cũng có
29
thể đi các tour tới những khu vực thổ dân gần đó. Fargher sẽ là hướng dẫn viên
riêng của bạn.
1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ
Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch
xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với
những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm. Có rất nhiều
lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần thành phố
Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây mới
được mở cho khách du lịch. Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia Periyar,
đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su. Các hoạt động có thể bao gồm như đi
thăm di sản Varikatt, một biệt thự mang phong cách phương Đông ở thành phố Trivan-
drum, và hai đồn điền gia vị Kanjirapally Estate và Vanilla County. Sau cùng, du khách
được học về nghệ thuật nấu ăn. Các món ăn ở khắp mọi nơi đều đặc biệt, du khách sẽ
được nếm món cá và tôm từ sông lạch ở cơ sở Olavipe rồi ăn cà ri dứa, dhal (một món
đậu) và gạo mịn ở đồn điền Vanilla County.
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA
DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA
2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh
2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba
Thành phố Cam Ranh có tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 690km
2
, dân
số là 202.224 người, mật độ bình quân 293 người/km
2
. Dân cư sống chủ yếu bằng
nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cảng.
Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đóng tàu, sản xuất xi măng và chế biến
nông lâm - thủy sản.
Ngoài ra, TP. Cam Ranh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại
hình du lịch như có sân bay quốc tế Cam Ranh – là sân bay đầu mối giao thông quan
trọng của khu vực miền trung và là sân bay lớn thứ tư cả nước. Có hệ thống giao thông
đường bộ rất thuận lợi với các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh với đường xe lửa xuyên Việt
đi qua thành phố. Và đặc biệt, đường thủy là điểm mạnh của Cam Ranh, là đầu mối
giao thông quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận, giúp hỗ trợ và
đẩy mạnh các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố phát triển.
Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Hòn Rồng, Hòn Qui, núi Cam
Linh, hồ Cam Ranh, Bãi Dài và cũng có nhiều di tích quan trọng như đền thờ ông
Tướng không đầu, nhà tù Cam Ranh, đồng Bà Thìn, di tích lịch sử đồn VIGIE (Cam
Bình), Ao Hồ... Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ về du lịch của tỉnh và tại thành phố Cam Ranh, thì đảo Bình Ba là một trong
những điểm du lịch bừng sáng nhất của Thành phố.
Và loại hình du lịch rất thú vị và thu hút nhiều du khách đó là loại hình du
lịch ở cùng người dân bản địa kết hợp tìm hiểu những nét văn hóa riêng có người
dân bản địa tại điểm du lịch đó hay chính là loại hình du lịch homestay. Đảo Bình
Ba có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là du lịch
homestay.
31
2.1.2 Vị trí địa lý
2.1.2.1 Thuận lợi
Tọa độ địa lý: Đảo Bình Ba ở khoảng vĩ độ 11.837678
0
Bắc, kinh độ
109.240193
0
Đông.
Bình Ba là một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam ranh, tỉnh
Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60
km về phía nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía đông, cách trung
tâm thành phố Cam Ranh 7 hải lý, nằm cách đất liền khoảng 20km (12 hải lý), cách
sân bay 17 km đường bộ và 20km đường biển, phía Bắc giáp cửa nhỏ vịnh Cam
Ranh, phía Nam giáp cửa lớn vịnh Cam Ranh, phía Đông giáp biển đông, phía Tây
giáp vịnh Cam Ranh. Một trong những nơi đón Bình Minh sớm nhất tại Việt Nam.
Cái tên gọi Bình Ba đã trở nên quen thuộc và thu hút nhiều du khách trong
và ngoài nước biết tới bởi vị trí độc đáo của nó. Nằm án ngữ nơi cửa biển, Bình Ba
như người mẹ hiền hòa chở che sóng gió cho ngư dân vùng đảo này (Bình: Bức
Bình Phong, Ba: phong ba bảo tố; Bình Ba: bức bình phong chen chắn gió).
Là đảo nhỏ nằm ngay cửa vịnh Cam Ranh có diện tích trên 3 km² và độ cao
từ 0,5m đến 204m so với mặt nước biển, ít bị chia cắt và tương đối bằng phẳng, cao
nhất là điểm Hòn Dự (Mao Du): 204m, xung quanh xã tiếp giáp với biển.
Bình Ba có 3 thôn: Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An nằm yên ả ở
phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn Cò và Mũi Nam chụm lại. Đây là
những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho vịnh Cam Ranh. Dân số khoảng hơn
5.000 người. Dân cư sống tập trung tại cầu cảng kéo dài sang bãi Nồm.
Với điều kiện giao thông và hình thức đi lại tạo thành một tuyến du lịch rất
phong phú và đa dạng giữa đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt. Khách
du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại phương tiện khi đến Bình Ba du
lịch. Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Bình Ba được quan tâm phát triển
hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà
còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người Việt Nam.
32
2.1.2.2 Hạn chế
Để tới đảo Bình Ba khách du lịch đi nhiều loại phương tiện: từ đường bộ đến
đường thủy. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho chuyến đi nhưng lại khiến
du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến đi. Thêm vào đó thời gian để
khách ra đến đảo cũng mất hàng giờ nên lịch trình thăm đảo cho những du khách sẽ
hạn chế về số ngày của chuyến đi, đặc biệt du khách sẽ có ít thời gian để được khám
phá hết đảo trong chuyến du lịch ngắn ngày như 1 hoặc 2 ngày. Vì là điểm đến du
lịch còn hoang sơ và chính quyền xã khuyến khích địa phương phát triển du lịch
chứ chưa đi vào quy hoạch du lịch tại đảo cụ thể nên còn nhiều bất cập ở đây như:
chưa có các khu vệ sinh công cộng cho khách du lịch, du lịch tại đảo chỉ là đáp ứng
nhu cầu về ăn uống và tắm biển, còn về khám phá di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh chưa được quan tâm… Vì vậy, việc phát triển các loại hình du lịch giữ chân du
khách và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quảng bá nhiều chương trình du
lịch hấp dẫn tại đảo là rất cần thiết, đặc biệt là loại hình du lịch homestay.
2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh
2.2.1 Tài nguyên du lịch
2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên
a) Địa hình
Có 2 dạng địa hình chính là:
Địa hình núi: Là những đỉnh núi gồm Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè… với
diện tích 487.77 ha chiếm 83.7% diện tích tự nhiên toàn xã.
Địa hình đồng bằng: Với diện tích là 94.78 ha, chiếm 16.3% diện tích tự
nhiên toàn xã. Có nhiều bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Cây Me, Hòn Cò,
Bãi Chướng… có nơi còn nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó
đặt chân tới. Ngoài ra các bãi biển Bình Ba còn hoang sơ, quyến rũ, chỉ cần lội ra xa
vài chục mét người ta thấy những san hô tuyệt đẹp ngay dưới chân. Đặc biệt thường
có trên các bãi biển là những tảng đá vôi vô vàn hình thù, kiểu dáng, màu sắc hết
sức sinh động.
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)
Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)

More Related Content

What's hot

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...luanvantrust
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAYĐề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
Luận văn: Phát triển làng nghề truyền thống huyện Triệu Phong, HAY!
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về Phát triển loại hình du lịch homestay theo hư...
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vườn Quốc Gia B...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAYĐề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAY
Đề tài: Xây dựng kế hoạch thành lập dịch vụ HomeStay, HAY
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đLuận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý lễ hội Đền Nghè tại tỉnh Phú Thọ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 

Similar to Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1) (20)

Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAYKhóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
Khóa luận: Nâng cao chất lượng cho vay tín dụng Khối tiểu thương, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAYĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
 
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty dược ph...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty dược ph...Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty dược ph...
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty dược ph...
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh Cracker hương vị...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (pha...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đĐề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
Đề tài: Sản phẩm chính của Champa Island Resort, 9đ
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá n...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ...
 
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại tỉnh Thái N...
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại tỉnh Thái N...Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại tỉnh Thái N...
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại tỉnh Thái N...
 
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luân cho vay tiêu dùng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của Bưởi da xanh chiết và ghép...
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfphamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCNGTRC3
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 

Recently uploaded (15)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Phat trien loai_hinh_du_lich_homestay_tai_dao_binh_ba_thanh_pho_cam_ranh_3349 (1)

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015
  • 3. XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015 Giáo viên hướng dẫn
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học Nha Trang, em đã hoàn thành khóa học của mình, gắn liền với những nổ lực bản thân, em rất tự hào khi được gắn liền với kết quả 4 năm là việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành qua đề tài nghiên cứu: “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba”. Để hoàn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến toàn thể quý Thầy/Cô giảng viên trường Đại học Nha Trang nói chung và quý Thầy/Cô Khoa Kinh tế nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em trưởng thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Nguyễn Khánh Trân – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất nhiều trong việc tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND xã Cam Bình và những Anh/Chị - người dân địa phương đảo Bình Ba đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua. Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe và sự thành công nhiều hơn nữa đến xã Cam Bình – tương lai là xã đảo phát triển và vững mạnh nhất nhì của Thành phố Cam Ranh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực tập Phạm Thị Kim Ly
  • 5. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................7 1.1 Du lịch.............................................................................................................7 1.1.1 Khái niệm du lịch....................................................................................7 1.1.2 Các loại hình du lịch...............................................................................9 1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội.................................................11 1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế...............................11 1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội....................................................14 1.2 Du lịch homestay...........................................................................................16 1.2.1 Khái niệm du lịch homestay..................................................................16 1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay.............................................................18 1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay...............................................................18 1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay.......................................19 1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay................................21 1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay........................22 1.2.4.1 Cơ sở lưu trú....................................................................................22 1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng...............................................................22 1.2.4.3 An toàn............................................................................................22 1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay....................................................22 1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay...............................23 1.2.6.1 Đối với du lịch.................................................................................23 1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương........................................................23 1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch..............................................................24 1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam25
  • 6. iii 1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới .......................... 25 1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam ............................. 26 1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới .............................26 1.2.8.1 Dãy Himalayas ..................................................................................26 1.2.8.2 Nam Phi ............................................................................................27 1.2.8.3 Thái Lan ............................................................................................27 1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe ...................................................... 27 1.2.8.5 Việt Nam ...........................................................................................28 1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua ....................................................... 28 1.2.8.7 Úc ......................................................................................................28 1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ ............................................................................. 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA ........................................................................30 2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh ...................................................30 2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba .......................................................................30 2.1.2 Vị trí địa lý .............................................................................................31 2.1.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................31 2.1.2.2 Hạn chế .............................................................................................32 2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh ...........32 2.2.1 Tài nguyên du lịch ..................................................................................32 2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên ..........................................................................32 2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn .........................................................................34 2.2.2 Cộng đồng địa phương ...........................................................................38 2.2.3 Khách du lịch ..........................................................................................40 2.2.3.1 Số lượng khách .................................................................................41 2.2.3.2 Thời điểm khách đi du lịch ...............................................................41 2.2.3.3 Số lần khách du lịch ..........................................................................42 2.2.3.4 Hình thức lưu trú ...............................................................................43 2.2.3.5 Lý do lựa chọn du lịch Bình Ba ........................................................44 2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................44
  • 7. iv 2.2.5 Cơ chế chính sách.................................................................................46 2.2.5.1 Công tác quản lý..............................................................................46 2.2.5.2 Công tác đào tạo..............................................................................46 2.3 Đánh giá của chính quyền địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................................................................................47 2.4 Đánh giá của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................................................................................49 2.4.1 Dịch vụ cung cấp cho khách.................................................................49 2.4.2 Lợi ích từ du lịch...................................................................................50 2.5 Đánh giá của khách du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba................................................................................................................51 2.5.1 Lý do khách du lịch sử dụng loại hình du lịch homestay......................51 2.5.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại đảo Bình Ba......52 2.5.2.1 Cơ sở vật chất du lịch......................................................................52 2.5.2.2 Dịch vụ ẩm thực..............................................................................53 2.5.2.3 Phục vụ của người dân....................................................................55 2.5.2.4 Tài nguyên du lịch...........................................................................56 2.6 Đánh giá của các công ty du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba.........................................................................................................57 2.6.1 Loại hình du lịch...................................................................................57 2.6.2 Hình thức xúc tiến quảng bá.................................................................66 2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – TP.Cam Ranh......................................................................................................67 2.7.1 Thuận lợi...............................................................................................67 2.7.2 Khó khăn...............................................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA.........71 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp.....................................................................................71 3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời gian tới.............................................................................................................71
  • 8. v 3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh....73 3.2 Một số đề xuất...............................................................................................76 3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách...................76 3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý.................................................78 3.2.3 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương......................79 3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người dân địa phương................................................................................................80 3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã...................81 3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch homestay......................................................................................................81 3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch vụ hỗ trợ cho du lịch homestay tại đảo...................................................................................83 3.2.6 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch..........................................84 3.2.6.1 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên...................................84 3.2.6.2 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn.................................86 3.2.7 Giải pháp về vấn đề quy hoạch không gian xây dựng...........................86 3.2.8 Hợp tác và liên kết gắn bó giữa các bộ phận quốc phòng an ninh, chính quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo.......87 3.2.9 Phát triển các dịch vụ kèm theo............................................................91 3.2.10 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba..............92 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................95 3.3.1 Kiến nghị với chính quyền xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh...........95 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố Cam Ranh.........................96 KẾT LUẬN.............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................99 PHỤ LỤC..............................................................................................................102
  • 9. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015...............................................................................................................12 Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2013 – 6 tháng /2015...........41 Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba....................................................44 Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình...............................47 Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch...........................49 Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay.........................................................................50 Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................................................................................................51 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du lịch homestay tại đảo Bình Ba.................................................................................52 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống du lịch homestay tại đảo Bình Ba............................................................................53 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba............................................55 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du lịch homestay tại đảo Bình Ba.................................................................................56 Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................................................91
  • 10. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân............39 Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du lịch homestay...........................................................................................................40 Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba....................................41 Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba..............................................................42 Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú..................................................................................43 Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba..........................................44 Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba. .57 Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba.............................................................93
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cũng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và dân cư bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa”. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa thuộc địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vây đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về
  • 12. 2 một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã xuất hiện tại Việt Nam. Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo cơ hội tham gia của người dân địa phương. Trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: homestay ở Sa Pa – là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhất hiện nay, du lịch homestay ở Hội An – du lịch homestay mang đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, trong nếp sống dân dã của người dân phố Hội, hay Bàn Lác - Mai Châu (Hòa Bình) – du khách được sống trong các ngôi nhà sàn của người Thái, cùng họ dệt vải, đi rừng, đêm xuống cùng người dân uống rượu cần, say mê với tiếng khèn, điệu múa bên ánh lửa bập bùng, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, rượu Mai Hạ, cá suối, rau rừng, ngoài ra, còn có homestay Hàm Tân – TP.Phan Rang – tỉnh Ninh Thuận, du lịch homestay Miền Tây, đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng)… Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa di vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch homestay, du lịch bền vững. Không chỉ thành phố Nha Trang mạnh về phát triển du lịch mà thành phố Cam Ranh ngày nay cũng được đầu tư và khai thác rất nhiều địa điểm du lịch và rất thu hút khách du lịch. Hiện nay, một hòn đảo rất nhiều du khách địa phương cũng như khách trong và ngoài nước đều biết là đảo Bình Ba – một hòn đảo còn rất hoang sơ và còn đầy vẻ đẹp trinh nguyên, mang lại nhiều sự mới mẻ cũng như rất hấp dẫn với khách du lịch. Đảo Bình Ba rất nổi tiếng là đảo tôm hùm và nhiều điều thú vị, khi còn mới phát triển rất nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay ở lại nhà dân và cùng sinh hoạt cùng ăn cùng ở với cư dân trên đảo, và chính loại hình này đã mang đến du khách nhiều sự trải nghiệm mới lạ và mang nhiều nét đơn giản đến ấn tượng. Từ đó, du lịch tại đảo Bình Ba ngày càng phát
  • 13. 3 triển và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn qua đó giáo dục ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương cũng như bảo tồn vẻ đẹp và tài nguyên du lịch tại đảo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cũng có nhiều khó khăn, một hạn chế đáng quan tâm là không có khách du lịch nước ngoài được du lịch qua đảo vì đó là quy định của bộ quốc phòng căn cứ quân sự Cam Ranh. Đặc biệt, hiện nay tại đảo nhiều nhà nghỉ, khách sạn mọc lên rất nhiều và du lịch homestay chưa được phát triển và còn gặp nhiều hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tiễn về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Cam Ranh như vậy và với lòng yêu thích khám phá biển đảo cũng như cảnh đẹp thiên nhiên, sự trải nghiệm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đoàn Nguyễn Khánh Trân em đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của em sẽ góp phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay. - Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng - Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh
  • 14. 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thống kê mô tả Mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, số lần lựa chọn, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn là những số liệu mang tính định lượng. Từ việc thu thập dữ liệu từ các đối tượng khách thể nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba (chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch), sau đó các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất lượng thực tiễn cao. 4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp. - Trong đó, phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp như là bảng câu hỏi điều tra từ 4 đối tượng (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch) giúp tác giả thu thập trực tiếp các nguồn dữ liệu và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng hộ dân, doanh thu, thu nhập bình quân, thời gian hoạt động… giúp tác giả phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cũng như thể hiện thực trạng hiện nay tại đảo và với các số liệu thống kê một cách khoa học. Từ đó, giúp vấn đề nghiên cứu mang tính cụ thể, chính xác, tính thời sự và tính khoa học hơn. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 4.3 Phương pháp thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:  Quan sát  Mô tả
  • 15. 5  Điều tra  Ghi chép  Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu  Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan hải quan quốc phòng, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại. Trong quá trình nghiên cứu người viết đã đi thực địa tại đảo Bình Ba – Cam Ranh và đã thu được nhiều thông tin bổ ích. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển loại hình du lịch homestay hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm, điều kiện phát triển, chỉ tiêu đánh giá du lịch homestay. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương. Cũng như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này. 6. Đóng góp của khóa luận - Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình du lịch này.
  • 16. 6 - Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình du lịch homestay và là nguồn tham khảo cho các đề tài sau cũng như là giúp cho các công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo. - Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh. 7. Nội dung kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa
  • 17. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Du lịch 1.1.1 Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Khái niệm chung về Du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khu du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” [17, tr.1] Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch: Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau về hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
  • 18. 8 hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,... [17, tr.1] Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Năm 1987, Pirogiomic đưa ra khái niệm “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu trú tại bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ nhận thức giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên
  • 19. 9 gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng định nghĩa về du lịch rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung các khái niệm đều cho rằng du lịch là một hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa địa phương hay kinh doanh… Kèm theo đó sẽ phát sinh những nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác. Do vậy cũng có thể hiểu du lịch như là một ngành kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của du khách trong quá trình di chuyển và lưu trú. 1.1.2 Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
  • 20. 10 hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:  Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: -Du lịch quốc tế - Du lịch nội địa  Căn cứ vào môi trường tài nguyên: - Du lịch thiên nhiên - Du lịch nhân văn  Căn cứ vào loại hình lưu trú - Du lịch ở trong khách sạn - Du lịch ở trong motel - Du lịch ở trong nhà trọ - Du lịch ở trong Làng du lịch - Du lịch ở camping  Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày  Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan - Du lịch giải trí - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch khám phá - Du lịch thể thao - Du lịch lễ hội - Du lịch tôn giáo - Du lịch nghiên cứu (học tập) - Du lịch hội nghị - Du lịch thể thao kết hợp - Du lịch chữa bệnh
  • 21. - Du lịch thăm thân
  • 22. 11 - Du lịch kinh doanh - Du lịch mạo hiểm  Căn cứ vào đối tượng đi du lịch - Du lịch thanh thiếu niên - Du lịch dành cho những người cao tuổi - Du lịch phụ nữ, gia đình...  Căn cứ vào phương tiện vận chuyển khách du lịch - Du lịch bằng máy bay - Du lịch bằng ô tô, xe máy - Du lịch bằng tàu hoả - Du lịch tàu biển - Du lịch bằng thuyền, ghe…  Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyến đi: - Du lịch tập thể - Du lịch cá nhân - Du lịch gia đình  Căn cứ theo phương thức hợp đồng - Du lịch trọn gói - Du lịch từng phần  Căn cứ vào vị trí địa lý nơi đến du lịch: - Du lịch nghỉ núi - Du lịch nghỉ biển, sông hồ - Du lịch đồng quê - Du lịch thành phố… Trong các chuyến đi du lịch người ta thường kết hợp một số loại hình du lịch với nhau [17, tr.2] 1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội 1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế
  • 23. - Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và
  • 24. 12 do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn. - Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua ngoại tệ, đóng góp vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế: Nổi bật nhất là tình hình du lịch qua các năm 2011- đến nay. Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 5 tháng/2015 Số lượt khách 5.049.855 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312 3.275.191 du lịch quốc tế (lượt khách) Tổng thu từ 96.000 130.000 160.000 200.000 230.000 161.701 khách du lịch (tỷ đồng) (Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng Cục Du Lịch Việt Nam) Qua bảng thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch quốc tế và tổng doanh thu từ khách du lịch ngày càng tăng. Từ 5.049.855 lượt khách năm 2010 cùng tổng thu là 96.000 tỷ đồng đã tăng lên 7.874.312 năm 2014 và tăng tổng doanh thu lên 230.000 sau 4 năm. Điều đó đã mang lại một thành tích ấn tượng cho ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như nhiều biến cố tác động tiêu cực nhưng ngành du lịch vẫn duy trì sự tăng trưởng vượt bậc, tạo nên bước phát triển đột phá trong tương lai, giúp tăng thu nhập quốc dân qua ngoại tệ và đẩy mạnh cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hiện nay, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 5 tháng năm 2015 ước đạt 3.275.191 lượt, giảm 12.6% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo sẽ tăng nhanh vào các tháng cao điểm du lịch sắp tới. Bên cạnh đó, theo Tổng Cục Du Lịch, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2015 chủ yếu như: Hàn Quốc tăng 40.1%, Mỹ tăng 29%, Canada tăng 25%, Italia tăng 67.3%, Thụy Điển
  • 25. 13 tăng 46.9%, Đan Mạch tăng 67.6%, Phần Lan tăng 73.9% ... Điều này cho thấy, có một số lượng lớn khách du lịch Bắc Âu và các nước khu vực Đông Á thích đi du lịch Việt Nam, tạo nên sự đa dạng về đối tượng khách quốc tế và đó là một bước chuyển mình cho du lịch để thu hút nhiều đối tượng khách quốc tế giúp tăng thu nhập cho quốc dân. Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất: tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện ở chỗ, du lịch là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn do người bán sẽ không tốn kém nhiều chi phí giao hàng, vận chuyển, bảo hiểm, thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp cần khả năng thanh toán. - Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: ngành du lịch Việt Nam ước tính đã thu được 190 đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn là 4.64 tỷ USD. [6, tr.3] - Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới: chính du lịch giúp đưa các quốc gia gần gũi, mật thiết với nhau hơn và thực hiện nhiều dự án đầu tư và hợp tác với nước ngoài. - Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế: để phát triển du lịch thuận lợi và phục vụ số lượng lớn khách du lịch từ nhiều nước nên hệ thống giao thông ngày càng được xây dựng mang tầm quốc tế cũng giúp hỗ trợ các ngành khác thuận lợi trong việc vận chuyển. - Ngành du lịch đã mang lại cho Việt Nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ: với nhiều cảnh đẹp, nhiều tài nguyên thiên nhiên vô giá và con người đã biết khai thác tại mỗi địa điểm vùng miền tạo nên nhiều điểm du lịch thú vị và hấp dẫn. - Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng: ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng
  • 26. 14 thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu. - Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo: nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính… Như vậy, có thể khái quát các vấn đề về chính sách du lịch bao trùm một chuỗi lớn các lĩnh vực và lợi ích. Giá trị gia tăng của ngành dịch vụ tăng cao hơn mức tăng GDP, đã góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (Theo công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới) - Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác: hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. 1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội - Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Theo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, hằng năm ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 – 20.000 cho làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập cao ngay trên quê hương của họ. - Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả. Không chỉ quảng
  • 27. 15 cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, các thành tựu kinh tế, chính trị, con người, truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán Việt Nam giới thiệu bạn bè năm châu. - Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa – xã hội. Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau giúp tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho việc ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. - Ngoài ra, du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người.  Bên cạnh những vai trò hay lợi ích mà du lịch mang lại cho nền kinh tế quốc gia và văn hóa – xã hội thì chúng ta cũng thật sự cần quan tâm đến những tác động tiêu cực do du lịch gây ra như: - Về mặt kinh tế: sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công khác. Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại… cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm và thu hẹp. Khi nhu cầu du lịch gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống
  • 28. 16 dân cư. Theo như công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển du lịch kéo theo giá cả tăng 8%. Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai. Sự phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch không đồng bộ có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở địa phương. Ngoài ra, các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Về mặt văn hóa – xã hội: Sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng và tập trung gây sự quá tải dân số, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc… Bên cạnh đó, còn có thể phát sinh một số tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm… Hoặc khi du lịch được phát triển rộng rãi thì sự hội nhập về văn hóa là điều tất yếu, nếu không biết tiếp thu một cách có chọn lọc thì có thể một bộ phận dân cư sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống tự do phóng khoáng từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, điều đó sẽ làm mất dần đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc không có sự giám sát chặt chẽ gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên như làm hỏng bờ biển xanh, phá vỡ hệ sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên nghèo đi hoặc thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh cảnh quan điểm đến du lịch. Như vậy, du lịch vừa có vai trò và lợi ích vô cùng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia nhưng không thể không nhắc đến những mặt trái. Do vậy, cần lựa chọn cách phát triển sao cho hợp lý để phát huy những lợi ích mà du lịch mang lại, đồng thời giảm thiểu những mặt trái để ngành du lịch có thể phát triển thành một ngành bền vững. 1.2 Du lịch homestay 1.2.1 Khái niệm du lịch homestay Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thống nhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”. Trong
  • 29. 17 lĩnh vực du lịch, homestay không chỉ là một phương thức lưu trú mà đã phát triển thành một loại hình du lịch. Loại hình du lịch homestay nghĩa là mục đích chính trong chuyến đi của khách du lịch là được ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương. Nhà dân không chỉ là cơ sở lưu trú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo. Theo Frogsleap Foundation (quỹ hoạt động xã hội và triển khai dự án cộng đồng) đưa ra khái niệm về: “Homestay là một loại hình “du lịch xanh” lý tưởng đối với các bạn trẻ quốc tế yêu thích khám phá văn hóa tại các nước bản địa. Khi đi du lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ các bạn sẽ ở ngay tại nhà của dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa của nước chủ nhà. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên. Khách cũng được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự riêng tư nhất định của gia chủ.” Theo Oxford, “homestay” chỉ người từ nơi khác, vùng khác đến ở tại nhà dân nơi mình đến, học tập, tìm hiểu văn hóa, lối sống của vùng đất mới. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Haji Sahariman Hamdan (Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia) đã phát biểu: “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó” Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ailen hay Thái Lan, du lịch homestay được hiểu: “Là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng.” Theo nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch (Bộ
  • 30. 18 văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng đưa ra khái niệm: “Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà” Từ nhiều khái niệm trên, ta có thể hiểu một cách “bình dân” thì “homestay” là hình thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong nhà của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của từng vùng, từng miền một cách cặn kẽ nhất. Từ cách hiểu của nhiều người, nhất là “dân Tây” thì Homestay chính là việc “xâm nhập” vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua con đường học tập, lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán… Đặc biệt, theo hình thức này du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với chủ nhà cũng như được xem là người nhà. Có thể nói, đây thật sự là một sự hòa nhập hấp dẫn và thú vị trong những chuyến lữ hành sang một vùng đất mới. 1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay 1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay - Là những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. - Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia về du lịch, cho thấy du khách yêu thích loại hình du lịch homestay hầu hết là người trẻ, hoặc khách đến Việt Nam nhiều lần và họ thường tự túc đi, ít khi đặt dịch vụ qua các công ty du lịch. - Với tiềm năng phát triển của du lịch homestay hiện nay và nó đang là xu thế mới của Việt Nam và các tour của loại hình du lịch này không chỉ thu hút khách nội địa mà còn thu hút khách nước ngoài, đa số khách đến với các điểm du lịch homestay hiện nay đều do tự phát và không thường xuyên. Trong đó, hầu hết khách du lịch quốc tế là những bạn trẻ đến từ các nước phương Tây, với mong muốn khám phá văn hóa Việt Nam và đời sống thực của người dân. Và phần lớn là các bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Châu Á học, tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp,
  • 31. 19 Hà Lan… việc kết hợp du lịch và học tập này đã được các bạn tận dụng tối đa. Trong bối cảnh các loại hình du lịch giành cho giới trẻ hiện nay, còn nghèo nàn và đơn điệu thì loại hình du lịch homestay đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn, vừa kết hợp thăm gia đình vừa khám phá văn hóa và cảnh đẹp nơi đến. Các bạn còn nghiên cứu học tập được nhiều điều từ các cuộc đi du lịch homestay và được giao lưu bạn bè các vùng miền trên thế giới và giao tiếp văn hóa, học ngôn ngữ… - Ngoài ra, du lịch homestay còn thu hút khá mạnh với khách đến từ Châu Âu, ở lứa tuổi trung niên và có mức sống khá giả, muốn thử sức mình ở môi trường du lịch mang tính khám phá. Họ đặc biệt thích thú khi tham dự những bữa cơm thân mật với gia đình người Việt, thưởng thức các món ăn 3 miền, theo những người trong gia đình đi gặt lúa, giăng câu, bắt cá hoặc thu hoạch trái cây trong vườn, làm bánh, đi chợ… - Bên cạnh đó, loại hình này cũng rất thu hút những vị khách thành phố muốn tìm một không gian yên ả để xả stress hoặc những người khách muốn tìm môi trường sống mới để muốn được thích nghi. [8, tr.72] 1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay - Phương thức tổ chức loại hình du lịch homestay là “3 cùng”: Cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt. Đây là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch này. Khách du lịch theo dạng homestay sẽ được bố trí đến ở một nhà dân tại địa phương, được ăn, nghỉ và tham gia các công việc trong gia đình cũng như các lễ hội của địa phương. Với homestay, khách du lịch sẽ được tự khám phá những nét đẹp còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa, cùng sống cùng sinh hoạt với người dân bản địa, tham gia các hoạt động của chính gia đình đó, được dạy cách nấu ăn, bắt cá, làm bánh… mỗi người sẽ phải vận động như những thành viên trong cùng một gia đình. Hoạt động du lịch homestay thường diễn ra tại các khu vực tài nguyên hoang dã, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. - Cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương theo hình thức du lịch
  • 32. 20 homestay giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm, sâu sắc hơn về cuộc sống. Lựa chọn hình thức ‘"homestay", chắc chắn khách du lịch sẽ không thể nào có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort… Nhưng bù lại, họ được mang đến những trải nghiệm đời thường, thực tế và thú vị khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của người dân địa phương. - Là một phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồng dân cư là người cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Đó chính là dịch vụ “Ăn bản, ngủ bản”, người dân bản địa cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho khách, không những thế người dân địa phương còn giữ vai trò là hướng dẫn viên du lịch, hướng dẫn du khách tìm hiểu đời sống văn hóa cũng như tinh thần, các danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp hoang sơ nơi du khách đến thăm. - Các điểm tổ chức du lịch homestay là các khu vực có tài nguyên hoang dã đang được hủy hoại cần bảo tồn, các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, phong phú, có những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người, các khu vực không đủ điều kiện để xây dựng nhà nghỉ, khách sạn. - Phát triển du lịch homestay tại điểm đang có sức hút khách du lịch tham quan. Cộng đồng dân cư là người dân địa phương sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên. Homestay là hình thức du lịch mà khách du lịch ăn, ở, sinh hoạt cùng với người dân bản địa để tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của họ. Chính vì thế cộng đồng dân cư phải là người dân địa phương, sinh sống làm ăn hoặc liền kề các điểm tài nguyên. - Du lịch homestay là loại hình du lịch có mức giá rẻ. Thay bằng phải tốn nhiều tiền ở các khách sạn, nhà hàng sang trọng khi đi du lịch, đặc biệt trong những ngày cháy phòng khách sạn, nhà hàng, du khách được ăn, ở cùng người dân bản địa với mức giá rất rẻ. - Du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương đảm bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nổ lực bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng.
  • 33. 21 - Homestay được bắt nguồn từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận gần gũi, được tìm hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, đời sống hàng ngày và con người hay ẩm thực tại nơi đến du lịch. Với homestay, qua cách tiếp cận gần gũi nhất với văn hóa địa phương giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống. - Du lịch homestay không đòi hỏi yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ. Bởi, khách du lịch cần hơn một không gian thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với những lợi thế về thiên nhiên của điểm du lịch. [10, tr.15 – 16] 1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay - Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về quý hiếm, độc đáo. Điều kiện tài nguyên cũng nói lên mức độ hấp dẫn du khách du lịch đến tham quan hiện tại và tương lai. - Điều kiện về yếu tố cộng đồng địa phương, cư dân bản địa được xem xét đánh giá trên yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác định phạm vi cộng đồng dân cư sinh sống và lao động cố định, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên. - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, điều kiện về khách du lịch cũng nói lên bản chất của vấn đề phát triển du lịch là vấn đề công ăn việc làm cho dân cư bản địa. - Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch homestay, sự tham gia của cư dân bản địa. - Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính, và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan. [10, tr.47]
  • 34. 22 1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay 1.2.4.1 Cơ sở lưu trú - Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn - Thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi - Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng - Mái che chắc chắn và không thấm nước - Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, mền, gối và khăn phủ giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới. - Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh - Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi - Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng - Thực phẩm được chuẩn bị tốt - Dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh - Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối - Có nước uống sạch - Cộng đồng có một nhà hàng phục vụ ăn uống 1.2.4.3 An toàn - Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh - Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu khách bị ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu. - Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo vệ tài sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ có thể cần dùng. - Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên [13, tr.4 – tr.5] 1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay - Là công cụ cho hoạt động bảo tồn - Là công cụ cho sự phát triển chất lượng cuộc sống - Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến trúc, và sự hiểu biết của mọi người
  • 35. 23 bên ngoài cộng đồng về những vấn đề bên trong cuộc sống của người dân nơi họ sống cùng. Anh Gary Melone, người Ireland, chuyên gia tin học làm việc tại Australia, đã từng du lịch homestay ở Việt Nam. Anh đã nhận xét rằng: “Homestay là cách tốt nhất để tôi có những hiểu biết sâu về đất nước Việt Nam. Nếu ở khách sạn tôi sẽ không thể hiểu rõ về cuộc sống của người dân các bạn…” - Mở cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng cư dân bản địa nơi họ cùng sinh sống.Cung cấp một khoản thu nhập cho cư dân bản địa Trong đó, một số mục tiêu chính của du lịch homestay gồm: - Du lịch homestay phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bao gồm sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa… - Du lịch homestay phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho dân cư bản địa. 1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay 1.2.6.1 Đối với du lịch - Tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của một vùng, quốc gia. Bên cạnh các dịch vụ phổ biến thường thấy trong du lịch như: dịch vụ lứu trú, ăn uống tại các khách sạn, nhà hàng, vui chơi tại các điểm vui chơi giải trí sầm uất thì du lịch homestay mang đến cho khách du lịch một sự mới mẻ, tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ du lịch. Du lịch không còn đơn thuần là vui chơi, là những cuộc “cưỡi ngựa xem hoa” mà thực sự là một trải nghiệm trong cuộc sống. Khách du lịch được ăn cùng dân, ngủ cùng dân, lao động cùng dân. Chính vì thế, du lịch homestay ngày càng thu hút được nhiều đối tượng khách. - Góp phần thu hút khách du lịch. Nhờ việc tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch mà khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn, phục vụ được mọi nhu cầu của khách hàng. Từ đó góp phần thu hút khách du lịch. - Góp phần bảo tồn, gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa. 1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương - Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được lợi từ
  • 36. 24 sự đóng góp của du lịch. Theo Diễn đàn của Đồng bào các dân tộc Việt Nam về phát triển du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa (24/12/2009) cho biết: ở miền Bắc, đến thời điểm hiện tại, du lịch cộng đồng Bản Lác phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm có 3 - 4 vạn lượt khách đến tham quan, nghỉ lại. Tính riêng từ đầu năm đến nay, ngành du lịch huyện Mai Châu đã thu hút được gần 14.000 lượt du khách, thu gần 6 tỷ đồng từ du lịch. Huyện Sa Pa (Lào Cai) cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh du lịch homestay với các điểm du lịch bản làng được du khách tham quan nhiều như bản Cát Cát, Sín Chải, Lao Chải, Tả Van… Riêng năm 2008, đã có gần 80.000 lượt khách đến làng bản này. Sự phát triển của du lịch cộng homestay ở Sa Pa đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc các làng bản. Điển hình như bản Sín Chải, năm 2000 có tới 68% số hộ đói nghèo, đến nay chỉ còn 26%. Các bản khác tỷ lệ đói nghèo cũng giảm khá nhanh nhờ phát triển du lịch. Số người dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch khá cao. Bản Cát Cát có 360 người Mông thì có tới 120 người tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch như bán hàng rong, chở xe ôm, bán thổ cẩm, hướng dẫn khách du lịch, biểu diễn văn nghệ… Không chỉ ở Hòa Bình, Lào Cai, mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, loại hình du lịch gắn liền với đời sống của đồng bào cũng đã phát triển” - Du lịch homestay mang lại cơ hội cho cư dân bản địa trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa. Những thành viên trẻ trong cộng đồng sẽ được học hỏi và trong quá trình đào tạo và tham gia có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát triển. Cư dân bản địa sẽ phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Dân cư địa phương sẽ học hỏi tay nghề chuyên môn từ các khách du lịch, công ty du lịch và các nhà quản lý. - Phát triển du lịch homestay giúp cư dân bản địa được hưởng lợi từ phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương. 1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch Phát triển du lịch homestay giúp các công ty du lịch tổ chức được nhiều tour, đa dạng hóa loại hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao. Ở Việt Nam, tuy loại hình du lịch này còn khá mới mẻ nhưng cũng đã có rất nhiều công ty du lịch tham
  • 37. 25 gia khai thác như: Tại miền Bắc: Sinh Café – sinhcafetourist.com.vn Trekking Travel – trekkingtravel.com.vn Tại miền Nam: Benthanh Tourist - www.benthanhtourist.com.vn Sai Gon Tourist - www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn LuaVietTour - www.luaviettours.com Viet Travel - www.vietravel.com.vn Trang trại Vinh Sang - www.vinhsang.com.vn 1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làng bản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệ sinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái. Thường thường các chuyến du lịch này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên, hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan, những lúc như vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã được người bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ. Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay. Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn.) Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là thành viên của gia đình chúng tôi nhé). Trên thực tế, phát triển du lịch homestay có sự tham gia của cộng đồng địa phương đã có một quá trình hình thành và phát triển ở các nước du lịch phát triển
  • 38. 26 như Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… Sau đó dần được hình thành và lan rộng không chỉ với một khu, một vùng du lịch, nó đã tạo ra sự phong phú, đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Từ đó, du lịch homestay ở tại nhà dân phát triển mạnh ở nhiều nước phát triển như Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ La Tinh vào năm 80 – 90 của thế kỷ trước. Du lịch homestay ở tại nhà dân bắt đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu vực Asean như: Indonesia, Philippin, Thái Lan. 1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam Năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiều người chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở TP. HCM. Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế. Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch. Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con người Việt Nam. Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hình được đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho ngành du lịch nước nhà. 1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới 1.2.8.1 Dãy Himalayas Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn Độ lô nhô với những tu viện bên sườn núi. Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch. Du khách có thể được thưởng thức một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ. Thức ăn được phục vụ cùng với trà. Du khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng. Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một hướng dẫn viên người địa phương và phục vụ tất cả các bữa ăn.
  • 39. 27 1.2.8.2 Nam Phi Cơ sở lưu trú Hazel’s Homestays ở thị trấn Oudtshoorn, trên Garden Route (bờ biển phía nam) giữa thành phố Cape Town và thành phố Port Elizabeth, do Hazel và 11 phụ nữ dám nghĩ dám làm khác quản lý. Có lẽ phòng ốc ở đây không được bóng bẩy như hầu hết các cơ sở lưu trú khác dọc bờ biển phía nam, nhưng đến đây du khách sẽ được chào đón nồng nhiệt. Oudtshoorn là thủ đô chim đà điểu châu Phi của Nam Phi, vì thế du khách đừng ngạc nhiên nếu bất ngờ thấy một con chim khổng lồ xuất hiện. Chuyến tham quan có thể bao gồm hang động Cango và một trại nuôi gia súc hoang dã có báo gêpa và chó rừng. 1.2.8.3 Thái Lan Điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Thái Lan nằm ở Koh Pet, một ngôi làng nhỏ thuộc vùng nông thôn Isaan (miền đông bắc Thái Lan). Chủ nhà Lamai và Jimmy có ba phòng cho thuê, ngoài ra còn có thêm một khu vườn lớn trồng chuối và xoài. Du khách sẽ được ăn trong một khu vực nấu ăn ngoài trời có bóng râm. Món ăn thông thường là gạo nếp với thịt lợn, rau và ớt. Hai vị chủ nhà này đã được khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức du lịch Responsible Tourism gần đây. Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan, từ việc đi mua sắm ở chợ đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa. 1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy sản xuất rượu rum và những bữa tiệc trên đường phố. Ở đây có hàng chục cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia vị địa phương. Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị”.
  • 40. 28 1.2.8.5 Việt Nam Khí hậu bốn mùa không phải là tất cả, nhưng để có một trải nghiệm thực tế trọn vẹn về đời sống của người dân tộc, du khách hãy đến ở một vài ngày cùng đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Nhà khách ở làng Mè (xã Phương Độ, thị xã Hà Giang) có ba phòng được ngăn bằng màn cửa và đệm là những tấm thảm mỏng được trải trên sàn nhà, nhưng phòng tắm ở đây lại mang phong cách châu Âu và có nước nóng. Những người chủ nhà dễ mến sẽ lôi cuốn bạn hòa mình vào cuộc sống bản làng, như đi bộ và đạp xe qua những nương lúa bậc thang và vườn chè và có lẽ nghỉ chân ở những bản dân tộc gần đó như Dao đỏ… 1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua Điểm di sản văn hóa thế giới UNESCO có các con đường rải sỏi, các quán cà phê vỉa hè và quán bar salsa, đằng sau là những núi lửa đang âm ỉ. Có rất nhiều lựa chọn homestay, hầu hết đều là cơ sở của các gia đình đa thế hệ trong những ngôi nhà kiểu thuộc địa. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động trong nhà, từ việc đi mua sắm đến giặt giũ và trong thực đơn bạn sẽ thấy món frijoles (đậu đen rán), buñue-los (món rán từ bột nhão) và picado de rabano, một loại salad củ cải nhiều gia vị. Ngoài ra, còn có chuyến thăm di sản thế giới - thành phố đổ nát Tikal của người Maya và thăm hồ Atitlan. Một tuần lưu trú du khách được phục vụ đầy đủ các dịch vụ, bao gồm năm ngày học tiếng Tây Ban Nha (bốn tiếng/ngày). 1.2.8.7 Úc Không phải tất cả các cơ sở homestay đều nằm trong những điểm đến phát triển. Angorichina Station, một trang trại cừu xa xôi hẻo lánh do người chủ trại đời thứ tư Ian and Di Farghers ở hữu, nằm ở trung tâm hoang dã của dãy núi Flinders, cách thành phố Adelaide 300 dặm về phía tây bắc. Đó là một ngôi nhà được lợp mái bằng thiếc nổi bật, với một hàng hiên rộng và một ốc đảo hoa hồng và những bờ giậu hoa oải hương. Du khách sẽ ăn với gia đình Farghers, họ làm món càri Thái Lan cũng như món nướng rất tuyệt hảo. Du khách thậm chí có thể đi máy bay cùng Ian để kiểm tra vật nuôi, hoặc dồn đàn gia súc bằng xe ôtô 4WD. Du khách cũng có
  • 41. 29 thể đi các tour tới những khu vực thổ dân gần đó. Fargher sẽ là hướng dẫn viên riêng của bạn. 1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm. Có rất nhiều lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần thành phố Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây mới được mở cho khách du lịch. Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia Periyar, đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su. Các hoạt động có thể bao gồm như đi thăm di sản Varikatt, một biệt thự mang phong cách phương Đông ở thành phố Trivan- drum, và hai đồn điền gia vị Kanjirapally Estate và Vanilla County. Sau cùng, du khách được học về nghệ thuật nấu ăn. Các món ăn ở khắp mọi nơi đều đặc biệt, du khách sẽ được nếm món cá và tôm từ sông lạch ở cơ sở Olavipe rồi ăn cà ri dứa, dhal (một món đậu) và gạo mịn ở đồn điền Vanilla County.
  • 42. 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA 2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh 2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba Thành phố Cam Ranh có tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã là 690km 2 , dân số là 202.224 người, mật độ bình quân 293 người/km 2 . Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ cảng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đóng tàu, sản xuất xi măng và chế biến nông lâm - thủy sản. Ngoài ra, TP. Cam Ranh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như có sân bay quốc tế Cam Ranh – là sân bay đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền trung và là sân bay lớn thứ tư cả nước. Có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi với các tuyến nội tỉnh và liên tỉnh với đường xe lửa xuyên Việt đi qua thành phố. Và đặc biệt, đường thủy là điểm mạnh của Cam Ranh, là đầu mối giao thông quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận, giúp hỗ trợ và đẩy mạnh các ngành kinh tế chủ yếu của thành phố phát triển. Cam Ranh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Hòn Rồng, Hòn Qui, núi Cam Linh, hồ Cam Ranh, Bãi Dài và cũng có nhiều di tích quan trọng như đền thờ ông Tướng không đầu, nhà tù Cam Ranh, đồng Bà Thìn, di tích lịch sử đồn VIGIE (Cam Bình), Ao Hồ... Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về du lịch của tỉnh và tại thành phố Cam Ranh, thì đảo Bình Ba là một trong những điểm du lịch bừng sáng nhất của Thành phố. Và loại hình du lịch rất thú vị và thu hút nhiều du khách đó là loại hình du lịch ở cùng người dân bản địa kết hợp tìm hiểu những nét văn hóa riêng có người dân bản địa tại điểm du lịch đó hay chính là loại hình du lịch homestay. Đảo Bình Ba có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là du lịch homestay.
  • 43. 31 2.1.2 Vị trí địa lý 2.1.2.1 Thuận lợi Tọa độ địa lý: Đảo Bình Ba ở khoảng vĩ độ 11.837678 0 Bắc, kinh độ 109.240193 0 Đông. Bình Ba là một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Cam Ranh 7 hải lý, nằm cách đất liền khoảng 20km (12 hải lý), cách sân bay 17 km đường bộ và 20km đường biển, phía Bắc giáp cửa nhỏ vịnh Cam Ranh, phía Nam giáp cửa lớn vịnh Cam Ranh, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp vịnh Cam Ranh. Một trong những nơi đón Bình Minh sớm nhất tại Việt Nam. Cái tên gọi Bình Ba đã trở nên quen thuộc và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới bởi vị trí độc đáo của nó. Nằm án ngữ nơi cửa biển, Bình Ba như người mẹ hiền hòa chở che sóng gió cho ngư dân vùng đảo này (Bình: Bức Bình Phong, Ba: phong ba bảo tố; Bình Ba: bức bình phong chen chắn gió). Là đảo nhỏ nằm ngay cửa vịnh Cam Ranh có diện tích trên 3 km² và độ cao từ 0,5m đến 204m so với mặt nước biển, ít bị chia cắt và tương đối bằng phẳng, cao nhất là điểm Hòn Dự (Mao Du): 204m, xung quanh xã tiếp giáp với biển. Bình Ba có 3 thôn: Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An nằm yên ả ở phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn Cò và Mũi Nam chụm lại. Đây là những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho vịnh Cam Ranh. Dân số khoảng hơn 5.000 người. Dân cư sống tập trung tại cầu cảng kéo dài sang bãi Nồm. Với điều kiện giao thông và hình thức đi lại tạo thành một tuyến du lịch rất phong phú và đa dạng giữa đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt. Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại phương tiện khi đến Bình Ba du lịch. Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Bình Ba được quan tâm phát triển hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người Việt Nam.
  • 44. 32 2.1.2.2 Hạn chế Để tới đảo Bình Ba khách du lịch đi nhiều loại phương tiện: từ đường bộ đến đường thủy. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho chuyến đi nhưng lại khiến du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến đi. Thêm vào đó thời gian để khách ra đến đảo cũng mất hàng giờ nên lịch trình thăm đảo cho những du khách sẽ hạn chế về số ngày của chuyến đi, đặc biệt du khách sẽ có ít thời gian để được khám phá hết đảo trong chuyến du lịch ngắn ngày như 1 hoặc 2 ngày. Vì là điểm đến du lịch còn hoang sơ và chính quyền xã khuyến khích địa phương phát triển du lịch chứ chưa đi vào quy hoạch du lịch tại đảo cụ thể nên còn nhiều bất cập ở đây như: chưa có các khu vệ sinh công cộng cho khách du lịch, du lịch tại đảo chỉ là đáp ứng nhu cầu về ăn uống và tắm biển, còn về khám phá di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chưa được quan tâm… Vì vậy, việc phát triển các loại hình du lịch giữ chân du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quảng bá nhiều chương trình du lịch hấp dẫn tại đảo là rất cần thiết, đặc biệt là loại hình du lịch homestay. 2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh 2.2.1 Tài nguyên du lịch 2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên a) Địa hình Có 2 dạng địa hình chính là: Địa hình núi: Là những đỉnh núi gồm Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè… với diện tích 487.77 ha chiếm 83.7% diện tích tự nhiên toàn xã. Địa hình đồng bằng: Với diện tích là 94.78 ha, chiếm 16.3% diện tích tự nhiên toàn xã. Có nhiều bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Cây Me, Hòn Cò, Bãi Chướng… có nơi còn nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Ngoài ra các bãi biển Bình Ba còn hoang sơ, quyến rũ, chỉ cần lội ra xa vài chục mét người ta thấy những san hô tuyệt đẹp ngay dưới chân. Đặc biệt thường có trên các bãi biển là những tảng đá vôi vô vàn hình thù, kiểu dáng, màu sắc hết sức sinh động.