SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐẶNG VĂN BẢO
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐẶNG VĂN BẢO
NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Hằng
Sơn La, năm 2014
Lời cảm ơn
Đề tài của tôi hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Trần Thị Hằng
- giảng viên khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc. Đồng thời, tôi cũng nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch, Thư viện
Trường Đại học Tây Bắc cùng các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa Lý đã giúp
đỡ tôi trong việc sưu tầm tài liệu. Đề tài hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh
khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các
độc giả.
Sơn La, Tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Đặng Văn Bảo
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Hình Tên hình Trang
1 1.1 Quan niệm về phát triển bền vững 13
2 2.2 Biểu đồ khách du lịch tỉnh từ 2004 – 2013 31
DANH MỤC BẢN ĐỒ
STT Hình Tên hình Trang
1 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên
2 3.1 Các tuyến điểm du lịch tỉnh 40
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề............................................................. 2
3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 3
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu vấn đề ......................................... 4
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6
6. Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 6
PHẦN 2: NỘI DUNG.......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU
LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 7
1.1. Du lịch và các định nghĩa về du lịch.............................................................. 7
1.2. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 8
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 8
1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................ 9
1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch ...................................................................10
1.3. Phát triển du lịch bền vững ..........................................................................12
1.4. Tài nguyên môi trường.................................................................................13
1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ........................................................15
1.6. Mục tiêu và nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường...16
1.6.1. Mục tiêu.....................................................................................................16
1.6.2. Nguyên tắc..............................................................................................................16
CHƢƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN..19
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên..........................................................................19
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ....................................................................19
2.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất........................................................................20
2.1.3. Tài nguyên khí hậu, thủy văn....................................................................21
2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ..................................................23
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................24
2.2.1. Lịch sử vùng đất........................................................................................24
2.2.2. Đa dạng các dân tộc và bản sắc dân tộc....................................................25
2.2.3. Các di tích văn hóa, lịch sử .......................................................................26
2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên..................................................27
2.3.1. Tiêu chí đánh giá.......................................................................................27
2.3.2. Đánh giá chung..........................................................................................30
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH......................................................................36
3.1. Cơ sở định hướng.........................................................................................36
3.2. Định hướng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh ....................................37
3.2.1. Thị trường và sản phẩm du lịch ................................................................37
3.2.2. Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên ....................................................................37
3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch..........................................39
3.3.1. Giải pháp quy hoạch..................................................................................39
3.3.2. Giải pháp quản lí tài nguyên .....................................................................42
3.3.3. Giải pháp khoa học và công nghệ .............................................................43
3.3.4. Giải pháp tuyên truyền và nâng cao ý thức...............................................43
3.3.5. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch......................44
3.3.6. Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển du lịch gắn
với môi trường theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa .........................45
3.3.7. Giám sát, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch của du khách và
người dân địa phương..........................................................................................45
KẾT LUẬN ........................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH..................................................................50
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” –
đang trở thành ngành kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành
có liên quan chặt chẽ với môi trường. Trong phát triển du lịch môi trường là yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, là nguồn động lực để thu hút
khách du lịch. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong
phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và ngày
càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân.
Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam được tách ra từ tỉnh Lai
Châu đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26 tháng 11 năm
2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI kỳ họp
thứ 4. Điện Biên là vùng đất biên cương giàu tiềm năng và có phong cảnh thiên
nhiên hùng vĩ của Tổ quốc, nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em với sự đa dạng
về bản sắc văn hoá. Nhắc đến Điện Biên trong ký ức và tâm hồn người Việt
Nam luôn nhớ về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1945 - 1955 mà đỉnh
cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc
chống chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một
mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Điện
Biên Phủ đã trở thành một địa danh du lịch lịch sử văn hoá và sinh thái nổi tiếng
của tỉnh Điện Biên đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh quần
thể di tích Chiến thắng ở Điện Biên Phủ thì những di tích lịch sử khác như thành
Bản Phủ, tháp Mường Luân, Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, bia hận
thù Noong Nhai, di tích Vừ A Dính. v.v…các cảnh quan thiên nhiên như hồ Pá
Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, động Pá Thơm, suối
nước nóng UVa, v.v…và những bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh Điện Biên
cũng là những nguồn tài nguyên quý giá để Điện Biên phát triển du lịch.
Bên cạnh những lợi thế tiềm năng đó, phát triển du lịch của Điện Biên
cũng còn gặp rất nhiều khó khăn: Tiềm năng tự nhiên, tài nguyên du lịch chưa
được đánh giá, tổ chức, khai thác đồng bộ, các loại hình du lịch, sản phẩm du
2
lịch vẫn còn đơn điệu, chưa có tính liên kết, quá trình phát triển còn mang nhiều
sắc thái tự phát, và đặc biệt đâu đó đã bắt đầu có những dấu hiệu “phát triển
nóng”, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, gây những ảnh hưởng xấu đối với
xã hội.
Để du lịch Điện Biên có thể phát triển mạnh, tương xứng với tiềm năng vốn
có, với lợi thế về tài nguyên vị thế của lãnh thổ, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển bền vững”. Trong đề
tài tôi tổng hợp, phân tích đánh giá lại một cách tổng quát, có hệ thống về tiềm
năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Điện Biên, tìm ra những cái được và chưa
được của thực trạng hoạt động ngành du lịch địa phương và đưa ra những định
hướng, giải pháp để phát triển du lịch Điện Biên bền vững, trên quan điểm sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu tài nguyên du lịch, xây dựng cơ sở khoa học và định hướng phát
triển bền vững ngành du lịch tỉnh Điện Biên. Từ đó vận dụng và khai thác các
thành phần đó một cách tối ưu để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên
môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về du lịch, tài nguyên du lịch.
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên.
Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở phát triển
bền vững và sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường.
2.3. Giới hạn nghiên cứu vấn đề
Không gian: Đề tài nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên.
Thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2005 – 2012 và
định hướng đến năm 2020.
3
3. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1.Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong
đời sống – kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lí du lịch đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới với nhiều
góc độ và mức độ khác nhau.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu
tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu
đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những
nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch … của Poser (1939), Christaleer
(1955)… được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh
giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu
sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973).
Trong những năm gần đây, khi lợi ích của ngành kinh tế du lịch đem lại
càng rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn
cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng trở nên cần
thiết. Ở Pháp, Jean Pierre Jean- Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và
các dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa
lí Anh là H.Robinson (1976), Hoa Kì như Bôhart (1971) gắn nghiên cứu lãnh
thổ du lịch với những dự án du lịch giới hạn trong lãnh thổ một miền hay một
vùng cụ thể.
Nhìn chung, trên thế giới những năm gần đây có rất nhiều công trình
nghiên cứu về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nghiên cứu này có ý
nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3.2. Ở Việt Nam
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang mang lại
nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch nói chung và vấn đề
đánh giá tiềm năng du lịch nói riêng ngày càng được chú trọng. Về phương diện
địa lí du lịch có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả như: Lê Thông,
4
Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương... các
công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng
hệ thống du lịch công nghệ (đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh,
1993-1995) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ
nhiệm Vũ Tuấn Cảnh 1995), Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990-
1992)... và một số công trình dưới dạng sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê
Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim
Hồng, 1997) Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương chủ biên, 2001) Du lịch bền
vững (Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, 2001), Tuyến điểm du lịch Việt Nam
(Bùi Thị Hải Yến 2005), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm
Trung Lương chủ biên (2000)... Các công trình có vai trò nền móng cho việc
nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước dưới góc độ địa lí.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, báo cáo trong các
hội thảo về du lịch của các địa phương với sự tham gia của các nhà khoa học địa
lí, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước nói về vấn đề khai
thác và phát triển du lịch.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu vào tìm hiểu tiềm năng du lịch tỉnh
Điện Biên phục vụ phát bền vững ngành du lịch của tỉnh.
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu vấn đề
4.1. Các quan điểm nghiên cứu
 Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lí. Nếu coi các
đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên một không
gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này tác động qua lại lẫn nhau và
với các thành phần kinh tế xã hội khác chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ.
Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên, cần chú ý đến các mối
liên hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trên một lãnh thổ.
 Quan điểm hệ thống
Hệ thống du lịch lãnh thổ là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó
phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên,
5
nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng. Mặt khác, cần đặt hệ
thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũng như
các mối liên hệ ra ngoài.
 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tài nguyên
du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch. Cần có sự kế thừa chọn lọc và phát
huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả, đồng thời tìm
ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm có tiềm năng
khai thác chưa hiệu quả.
 Quan điểm phát triển bền vững
Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuy
nhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là
mãi mãi, vô hạn. Quan điểm du lịch ít ảnh hưởng tới môi trường không còn
đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tài nguyên và những nguy hại
tới môi trường xuất phát từ du lịch bất hợp lí. Do vậy, cần có những chiến lược
phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môi trường được chú trọng, hướng đến sự
phát triển du lịch bền vững.
4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ
cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Những số liệu về hoạt động du lịch lại rất phong phú và luôn biến động
theo thời gian. Vì thế, đòi hỏi người thực hiện phải thu thập đầy đủ, sau đó tiến
hành phân tích, so sánh, đối chiếu được bản đồ, biểu đồ và đưa ra những kết
luận chân thực chính xác.
Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các
phương pháp khác đạt hiệu quả cao.
* Phương pháp biểu đồ, bản đồ
Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất lượng,
sự phân bố, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Điện Biên. Phương
6
pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng và khả năng tôn tạo,
khai thác tài nguyên du lịch của Điện Biên.
* Phương pháp thực địa
Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự
nhiên và xã hội phương pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề
một cách nhanh chóng và chủ động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm du lịch
giúp ta có những số liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự đánh giá chủ
quan, mơ hồ, làm tăng hiểu biết thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các
kết quả nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn về du lịch, tài nguyên
du lịch.
Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá và định hướng
phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường
và phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Đề tài có thể làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy vấn đề có liên quan.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu tài nguyên du lịch phục vụ phát
triển bền vững
Chương 2. Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên
Chương 3. Một số giải pháp và định hướng phát triển bền vững ngành du lịch
7
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU
LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Du lịch và các định nghĩa về du lịch
Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống
văn hóa – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ,
trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch góp
phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm…
Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốt một thời
gian dài. Từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch International
Union Of Official Travel (IOUTO) tại Hà Lan năm 1925. Theo hiệp hội IOUTO
thì khái niệm du lịch được hiểu một cách đầy đủ như sau: “Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại
tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.
Theo tổ chức du lịch thế giới, một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian dài liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi
trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác
hẳn nơi định cư”.
Theo điều 1, khoản 10 trang, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1992 thì:
“Du lịch là hoạt động con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
Theo sổ tay Thuật ngữ Địa lí: “Du lịch là ngành dịch vụ chuyên lo khai
thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để tổ chức các cuộc tham quan, đáp
8
ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao hiểu biết cho
nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài”.
Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịch
phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người.
1.2. Tài nguyên du lịch
Sức hấp dẫn của một vùng du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của
vùng. Về thực tế, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên các đối tượng văn
hóa, lịch sử đã bị biến đổi ở một mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu
xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Những điều kiện này
luôn tồn tại và gắn liền với xã hội môi trường đặc thù của mỗi địa phương, mỗi
quốc gia nhằm tạo nên điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi
các yếu tố này được phát hiện, khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du
lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch.
Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp của các yếu tố tài nguyên có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch của một điểm đến
du lịch. Điểm đến nào có nhiều tài nguyên du lịch, đa dạng về hình thức, có chất
lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp giữa các tài
nguyên du lịch phong phú thì sức hút đối với khách du lịch càng cao.
Theo Nguyễn Minh Tuệ “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa –
lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực,
trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ”.
Như vậy có thể chia tài nguyên du lịch thành hai loại:
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể các điều kiện về địa hình, khí hậu,
thực vật, động vật, nguồn nước của tự nhiên tại các điểm chốt mà những điều
kiện đó khác biệt với các vùng khác.
- Địa hình là yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn
khách du lịch. Địa hình cũng là yếu tố quyết định tới loại hình du lịch điểm đến.
9
- Khí hậu là thành phần quan trọng của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới
hoạt động du lịch. Các yếu tố về khí hậu như ánh sáng, gió, không khí, lượng
mưa, áp suất khí quyển và các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác. Nhìn chung
những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, trong lành thường được khách du lịch ưa
thích. Cũng chính vì lẽ đó mà yếu tố khí hậu quyết định tính chất mùa vụ trong
kinh doanh du lịch.
- Thực vật, động vật là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu
tự nhiên của con người. Sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật cũng là yếu tố
ảnh hưởng rất lớn tới sức hấp dẫn khách du lịch của điểm đến.
- Ngoài ra tài nguyên nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới các loại hình kinh
doanh du lịch, với tài nguyên nước thì có thể kinh doanh các loại hình du lịch
như: Du lịch thể thao, giải trí, chữa bệnh, câu cá… Đặc biệt với các nguồn nước
khoáng ngầm có tác dụng chữa bệnh thì cần phải được khai thác thật tốt để thỏa
mãn nhu cầu nghỉ dưỡng và chữa bệnh của khách du lịch hiện nay.
1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định tại điều 13 chương II:
“Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý báu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc và cả nhân loại. Nó là những gì tốt đẹp nhất về truyền thống tinh hoa của
dân tộc được kết tinh trong các di tích lịch sử - văn hóa qua tiến trình lịch sử lâu
dài, qua nhiều thế hệ nó trở thành tài nguyên vô cùng quý báu cho các thế hệ đi
sau. Thông qua các di tích lịch sử - văn hóa ấy mà các thế hệ sau có thể hiểu biết
về lịch sử, về quá khứ biết đến nền văn minh nhân loại xa xưa.
Các di tích lịch sử - văn hóa cũng tạo nên những nét đặc trưng và hình
thành bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó làm cơ sở bằng chứng để phân biệt nền
văn hóa này với nền văn hóa khác và tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tổng
thể văn minh nhân loại.
10
Giống các tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, vì
những thay đổi cơ cấu và nhu cầu xã hội đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch
những thành phần mang tính chất kinh tế cũng như tính văn hóa – lịch sử. Nó là
một phạm trù rộng vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến
bộ khoa học kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lí và mức độ nghiên cứu,
khi đánh giá tài nguyên và xác định hướng khai thác chúng cần phải tính đến
những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kĩ thuật
khai thác các tài nguyên du lịch mới.
1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành có tính chất giao lưu quốc tế lớn, mỗi quốc gia sẽ không
thể phát triển du lịch nếu không có lợi thế so sánh. Nói như thế có nghĩa là để du
lịch phát triển cần phải có một số yếu tố liên quan đến phát triển du lịch thì du
lịch mới phát triển được. Một số yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là yếu
tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cần thiết phải có để có thể
phát triển một hoặc một số loại hình du lịch nào đó. Sự phong phú và đa dạng
của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch.
Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ
hấp dẫn khách du lịch ngày càng tăng. Ở đâu có số lượng và mức độ tập trung
các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn lớn thì ở đó có đầy đủ các điều kiện
tổ chức các loại hình du lịch như: Du lịch lễ hội, tâm linh, leo núi, làng nghề, du
lịch văn hoá, lịch sử. Tài nguyên du lịch mang tích khách quan và có vai trò rất
lớn để phát triển du lịch của một quốc gia nào đó.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu trong việc nghiên cứu du lịch, bởi vì không thể tổ chức và quản lí hiệu
quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh lãnh thổ, đến việc hình thành,
chuyên môn hóa các vùng du lịch dựa trên tài nguyên du lịch. Hệ thống lãnh
thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau. Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì
tài nguyên du lịch đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du
lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm
11
tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác hiệu quả nhất tiềm
năng của nó.
Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn
và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch cơ sở vật chất- kĩ thuật và
tính mùa vụ nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực
hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kĩ thuật và tài nguyên du lịch
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể
loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Nhìn
dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét. Tại một
điểm du lịch cụ thể, có thể quan sát thấy cường độ của hoạt động này không
đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách, ngược lại có
những giai đoạn nhất định dòng du khách đổ về quá sức chịu tải của khu vực.
Mức độ khai thác tài nguyên du lịch dựa vào: Khả năng nghiên cứu phát hiện và
đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch vốn còn tiềm ẩn. Yêu cầu phát triển các
sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch, các nhu cầu của khách
ngày càng lớn, đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí. Trình độ phát
triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện khai thác tiềm năng hiệu quả
nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn khách du lịch khi có nhu cầu khám phá
những điều kì diệu của tài nguyên du lịch.
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác thì còn nhiều tài
nguyên còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do chưa được điều tra đánh giá đầy đủ,
nhu cầu quá thấp và tính tài nguyên chưa đủ tiêu chuẩn để khai thác.
Như vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch có vai trò to lớn trong việc
hình thành các sản phẩm du lịch, cũng như làm cơ sở cho việc phát triển các loại
hình du lịch, được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là
một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch, ảnh hưởng tới
quy mô thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du
lịch. Tài nguyên du lịch là tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có
giá trị vô hình. Đây được xem là đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch,
12
khác với tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất tham gia
vào việc hình thành nên các sản phẩm du lịch, đó chính là các giá trị hữu hình
của tài nguyên du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch được khách cảm
nhận thông qua những xúc cảm tâm lí, làm thỏa mãn nhu cầu của khách, tạo nên
tính độc đáo của du lịch.
1.3. Phát triển du lịch bền vững
- Phát trển du lịch bền vững đã được nghiên cứu và định nghĩa theo một số
cách khác nhau. Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì
“Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du
lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Tổ chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của
Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người
dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn trọng các nguồn tài
nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững
sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế,
xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì trì sự toàn vẹn văn hóa, đa
dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc
sống của con người”.
Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục du lịch, 2005, 12 mục tiêu trong chương trình
du lịch bền vững bao gồm (không xếp theo thứ tự ưu tiên): 1. Hiệu quả kinh tế, 2.
Sự phồn thịnh cho địa phương, 3. Chất lượng vệc làm, 4. Công bằng xã hội, 5. Sự
thỏa mãn của khách du lịch, 6. Khả năng kiểm soát của địa phương, 7. An sinh
cộng đồng, 8. Đa dạng văn hóa, 9. Thống nhất về tự nhiên, 10. Đa dạng sinh học,
11. Hiệu quả của các nguồn lực, 12. Môi trường trong lành.
13
Hệ kinh tế
Hệ xã hội Hệ tự nhiên
Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Như vậy, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên
phát triển của hệ kinh tế mà gây ra sự suy thoái, tàn phá của các hệ khác.
- Nguyên tắc của sự phát triển bền vững : Những nguyên tắc phát triển du lịch
bền vững không tách rời khỏi nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Tuy
nhiên mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống lại có những mục tiêu,
những đặc điểm riêng. Do đó ngành du lịch cũng có những nguyên tắc riêng của
mình.
Du lịch là một ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt và có
nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính vì
vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng
bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo
được ba mục tiêu cơ bản sau :
+ Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế
+ Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường
+ Đảm bảo về sự bền vững xã hội
1.4. Tài nguyên môi trƣờng
Tác động của hoạt động du lịch sẽ có thể dẫn tới những hậu quả làm thay
đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác
động tới tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan
14
góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường.
Đó là hậu quả về việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở vật chất dịch vụ và
các hoạt động có liên quan đến việc hình thành, bảo dưỡng các công trình du
lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi
trường của hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một
cách rõ nét nhất qua các bộ phận như tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài
nguyên đất, sinh học.
+ Tác động đến tài nguyên nước: Tác động trước mắt thể hiện ngay trong
giai đoạn xây dựng các công trình phục vụ du lịch như việc thải bừa bãi các vật
liệu xây dựng, nạo vét và đặc biệt là những nơi chặt phá rừng làm cho chất
lượng nước bị suy giảm đi rất nhiều. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ
làm ô nhiễm nguồn nước do rác thải, xăng dầu...Về lâu dài sẽ tích tụ quá trình ô
nhiễm làm cho nguồn nước không được đảm bảo.
+ Tài nguyên không khí: Bụi, khí và các chất gây ô nhiễm trong không
khí xuất hiện do các hoạt động giao thông, sản xuất và sử dụng năng lượng.
Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới phục vụ khách và các hoạt động du lịch
là nguyên nhân đáng kể gây nên tình trạng bụi bặm và ô nhiễm không khí tại
một vùng nào đó.
+ Tiếp theo là tác động tới tài nguyên đất : Khi một số khu vực có giá trị
như hồ nước, các khu rừng xanh được xây dựng thành các khu du lịch, điều này
tất yếu dẫn tới việc xâm lấn diện tích trước đây trồng trọt và chăn nuôi. Đây là
bước chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả kinh tế cao nhưng lại làm giảm
đi quỹ đất nông nghiệp, mất đi cảnh quan tự nhiên và gây ra tình trạng suy giảm
đa dạng sinh học.
Hoạt động của khách du lịch có tác động lớn đến các hệ sinh thái, các hoạt
động du lịch dưới nước như nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm hủy hoại môi
trường nước, các khu rừng nguyên sinh dễ bị tổn thương khi có nhiều khách
du lịch.
Những tác động không thuận lợi trên sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột
du lịch và kết quả là quá trình phát triển du lịch không bền vững và sẽ không
15
đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường như mong muốn. Ngay
cả khi không xảy ra xung đột giữa cộng đồng và phát triển du lịch nhưng nếu
thiếu sự kiểm soát và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy
thoái môi trường tự nhiên và các thay đổi loại trừ được những tác động ngược
chiều của sự phát triển du lịch với cộng đồng dân cư và ngược lại rất cần phát
triển du lịch theo hướng bền vững. Ở đây cần phải có những kế hoạch quản lí tài
nguyên để thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi
vẫn duy trì tài nguyên và môi trường đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của thế
hệ sau.
1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
- Điểm du lịch : là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn
hóa, lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ nhu
cầu khách du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Thời gian lưu lại của khách
ở điểm du lịch tương đối ngắn vì sự hạn chế của đối tượng du lịch trừ một vài
trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nghiên cứu
khoa học...
- Khu du lịch : Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và
môi trường.
- Cụm du lịch : Là không gian lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên với
một nhóm các điểm du lịch đang được khai thác hoặc khai thác dưới dạng tiềm
năng, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa
quốc gia, khu vực hoặc quốc tế có khả năng thu hút khách du lịch cao.
- Tuyến du lịch : Là các điểm du lịch nối với nhau thành các tuyến du
lịch, các tuyến du lịch được xác định dựa vào sự phân bố tài nguyên du lịch, các
điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông, hướng xác định
không gian lãnh thổ đã được xác định.
16
1.6. Mục tiêu và nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
1.6.1. Mục tiêu
- Mục tiêu trước mắt : Hoạch định một cách tổng quát và đầy đủ chương
trình quản lí tổng hợp tài nguyên môi trường tỉnh Điện Biên, là cơ sở để tỉnh
triển khai các chương trình cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường góp
phần phát triển bền vững.
- Mục tiêu lâu dài : Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi
trường do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đẩy mạnh công tác chủ động
phòng ngừa và xử lí ô nhiễm, góp phần cải thiện môi trường công cộng, khu dân
cư, đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời
bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh
học vừa đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phát triển nhanh và
bền vững.
1.6.2. Nguyên tắc
Thứ nhất : phát triển du lịch luôn phải đi đôi với công tác bảo tồn, tôn tạo
các giá trị tài nguyên.
Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo tồn là một yêu cầu bắt buộc
trên cơ sở khai thác các tuyến, điểm tham quan, tổ chức du lịch phải hướng dẫn
nâng cao ý thức cho mỗi du khách về bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên quý
hiếm. Theo quan điểm của UBND tỉnh Điện Biên và sở Du lịch Điện Biên là
phát triển du lịch phải hướng tới phát triển bền vững và trở thành nhân tố tích
cực đối với mỗi người dân ở các điểm du lịch nói riêng và của toàn xã hội nói
chung. Phát triển du lịch phải tuân thủ theo nguyên tắc “sức chứa” du lịch. Tức
là khai thác tài nguyên hợp lí, có tác động tích cực đến môi trường sinh thái,
nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tránh gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ,
làm cho tài nguyên bị suy thoái.
Thứ hai : Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn
an ninh chính trị và trật tự an toàn cho du khách, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
vùng miền.
17
Ngày nay trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh, con người
ngày càng biết sử dụng có hiệu quả những gì môi trường đem lại cho mình.
Đồng thời chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người ngày càng
trực tiếp tác động mạnh đến môi trường sống của mình.
Để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cần phải phát triển du lịch bền
vững, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một quan điểm phải được quán triệt, mặt
khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì các dịch bệnh
mới cũng phát sinh theo, vì vậy việc phát triển du lịch không chỉ nhằm lợi ích
trước mắt mà phải quan tâm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, sẽ có tác dụng
thu hút ngày càng đông khách du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch và tăng trưởng
kinh tế.
Cần có những biện pháp thích hợp, ngoài biện pháp tuyên truyền giáo dục
phải có biện pháp về kinh tế, xử phạt hành chính thích hợp đối với từng loại vi
phạm khác nhau. Việc lựa chọn các biện pháp nào là tùy thuộc vào thời gian và
tình hình cụ thể sao cho vừa đủ hạn chế các hành vi tiêu cực lại không gây ra sự
phản cảm cho du khách.
Du lịch phải góp phần vào việc “Xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Các tổ chức kinh doanh du lịch cần phối hợp với
các cấp, các ngành có liên quan như Sở văn hóa thông tin, cộng đồng dân cư địa
phương để vừa có thể phát triển du lịch kịp với xu thế chung của cả nước, giữ
gìn và coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc để từ đó hội nhập với cả nước nhưng
không bị hòa tan.
Thứ ba : Phát triển du lịch phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, du lịch phải gắn liền với các yêu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh và
từng bước vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới.
Điều quan trọng ở đây là phải thực hiện tốt các quan điểm “du lịch là kinh
tế tổng hợp”. Theo đó coi các ngành kinh tế khác là nhân tố cho sự phát triển
của ngành kinh tế mang tính tổng hợp này. Giao thông và phương tiện vận
chuyển tạo điều kiện cho việc vận chuyển khách từ nơi ở của họ đến nơi đáp
ứng thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng và giải trí. Hơn nữa đây là dịch vụ
18
chính trong hoạt động kinh doanh du lịch, sẽ là chưa đủ để thu hút khách du lịch
nếu điểm du lịch đó giao thông không thuận lợi, phương tiện vận chuyển tạo
cảm giác không an toàn cho hành khách trong quá trình tham gia.
Hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ để thỏa mãn lợi ích trước mắt mà
phải coi trọng sự phát triển đồng đều, lâu dài và bền vững, đảm bảo yêu cầu tái
sản xuất mở rộng nền kinh tế, huy động các thành phần khác cùng tham gia.
19
CHƢƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển
du lịch. Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội. Đối
với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong
khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách điểm đến tới nơi
phát sinh nhu cầu du lịch ngắn hay dài.
Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9km2
từ 2054’đến 2233’ vĩ độ
Bắc và từ 10210’ đến 10336’ độ kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía
Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của
Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Phongsali của Lào. Cũng như
cả vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Trong suốt chiều dài lịch sử Điện Biên luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa
bàn chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử về chiến
thắng Điện Biên Phủ, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ là những dấu son hào
hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thành phố Điện
Biên Phủ có thể thông thương với các nước bạn qua các cửa khẩu Ma Lu Thàng
(Lai Châu) 195 km, đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km và về tới Hà Nội là 474
km. Với vị trí tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc vị trí lãnh thổ Điện
Biên ngày nay đã trở thành một dạng tài nguyên vị thế quan trọng. Theo Trần
Đức Thạnh “Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý
và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một
không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP
và chủ quyền quốc gia”.
Với vị thế đặc biệt đó có thể thấy tài nguyên vị thế của Điện Biên chính là
một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho phát triển du lịch, hợp tác du lịch
liên kết vùng miền, nhằm khai thác tốt hơn những tài nguyên du lịch khác của
địa phương.
20
2.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất
Địa hình Điện Biên có cấu trúc rất phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi
cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp.
Độ cao trung bình thay đổi từ 200 - 1800m. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam
và nghiêng dần từ tây sang đông. Vùng đồi núi cao có diện tích khoảng
200.000ha, chiếm 65% diện tích toàn tỉnh, với đỉnh cao nhất là Pú Huổi Luông
cao 2187m. Vùng đồi núi thấp có diện tích 91.000ha, chiếm 27% diện tích, độ
dốc từ 160
- 200
.
Các thung lũng, các sông suối nhỏ hẹp phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt là thung lũng Mường Thanh rộng tới 150.000ha trù phú thơ mộng, đây
là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc cung cấp sản phẩm gạo tám Điện Biên
thơm ngon nổi tiếng.
Xét trên khía cạnh tài nguyên du lịch “Lòng chảo Điện Biên” còn được
quan tâm đến như là một di sản địa mạo hình thành bởi chuyển động kéo tách
(pull-apart) của các hệ đứt gãy trượt bằng. Di sản này rất cần được địa
phương và các nhà chuyên môn phối hợp triển khai nghiên cứu chi tiết hơn,
đánh giá, xếp hạng, quy hoạch bảo tồn hoặc khai thác các giá trị của nó phục
vụ đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng nói chung và của đồng bào tỉnh
Điện Biên nói riêng.
Ở độ cao khoảng 1000m đèo Pha Đin như một danh giới chuyển tiếp của
tự nhiên, con đường qua đèo là điểm hẹn để nhiều du khách dừng chân, với một
bên là vách núi, một bên là vực sâu, các dạng địa hình tự nhiên thi nhau thể hiện
những quá trình địa chất độc đáo của mình. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám
phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa bao la điệp trùng của cảnh núi
rừng Tây Bắc.
Điện Biên còn có những dạng địa hình đồi, không gian thoáng đãng thích
hợp cho các hoạt động dã ngoại, tham quan... Bên cạnh những cảnh quan núi -
đồi - cao nguyên hùng vĩ, Điện Biên còn có hệ thống những hang động tự nhiên,
chứa đựng biết bao hình thù huyền ảo. Cấu tạo địa chất lãnh thổ đã tạo cho Điện
Biên nhiều thắng cảnh: Địa hình cacxtơ với hàng loạt hang động đẹp như Pa
21
Thơm, Thẩm Khương (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo)… Đặc biệt là hang
Thẩm Báng (xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo) - một hang cổ có vẻ đẹp nguyên
sơ, cao gần 100m với nhiều ngách, đã tìm được ở đây một số dấu tích của người
xưa như rìu, chày bằng đá. Hệ thống các hang động của Điện Biên không chỉ có
giá trị về mặt du lịch mà còn có giá trị về mặt địa chất, mở ra những thời kì
khác nhau trong lịch sử phát triển của miền đất này.
Có thể thấy điều kiện địa hình, cảnh quan tự nhiên của Điện Biên là
nguồn tài nguyên du lịch quý giá, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, đánh
giá cặn kẽ cho phát triển du lịch. Định hướng du lịch ở Điện Biên cần đầu tư
chiều sâu, nghiên cứu kỹ, tỷ mỉ những khía cạnh về địa hình, cảnh quan, hệ
thống hang động làm cơ sở tăng thêm luận cứ khoa học cho phát triển du lịch
sinh thái, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa lịch sử của người bản địa vùng đất này.
2.1.3. Tài nguyên khí hậu, thủy văn
Khí hậu Điện Biên được hình thành dưới sự tác động của các nhân tố như
bức xạ Mặt Trời vành đai chí tuyến, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Nét
chung của khí hậu Điện Biên là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh vùng núi và
cao nguyên, có chế độ mưa mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh, khô ráo, không khí
trong lành, chan hoà ánh nắng.
Chế độ nhiệt trong năm hình thành hai mùa rõ rệt, mùa hè có nền nhiệt
khá cao trung bình khoảng 21C – 230
C, mùa đông nền nhiệt thấp, dao động
trong khoảng từ 14 - 18C. Biên độ dao động nhiệt ngày - đêm lớn, tốt cho các
chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể con người. Đặc biệt nhiệt độ có sự phân
hoá rất lớn theo độ cao địa hình, ở những độ cao từ 600-700m trở lên, nhiệt độ
mùa hè mát hơn hẳn ở vùng thấp và là cơ sở để xây dựng những khu nghỉ mát,
nghỉ dưỡng mùa hè ở vùng nhiệt đới.
Điện Biên có chế độ mưa mùa hè, lượng mưa trung bình hàng năm từ
1300 mm đến 2000 mm. Mùa mưa dài 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tập trung
khoảng 85-90% tổng lượng mưa năm, trong thời kì này phải hết sức chú ý đến
những trận mưa lớn do ảnh hưởng của các hoàn lưu bão, rãnh thấp, hội tụ kinh
hướng… có thể sinh ra lũ đột ngột gây cản trở du lịch, leo núi, tham quan
22
nghiên cứu tự nhiên. Mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm thuận lợi cho các hoạt động du
xuân, tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội hoa ban, lễ hội đua thuyền đuôi
én trên sông Đà. Trung bình hàng năm Điện Biên có khoảng 120-130 ngày mưa.
Đánh giá chung về tài nguyên khí hậu đối với sức khỏe con người, phát
triển du lịch cho thấy: Điện Biên chế độ bức xạ, mây, nắng, gió, điều kiện nhiệt
độ, độ ẩm và chế độ mưa đều khá tốt cho sức khoẻ con người, thuận lợi cho hoạt
động du lịch. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 7 ở những vùng thấp có gió tây
khô nóng, các tháng 4 - 5 có thể có tố lốc xảy ra và từ cuối tháng 11 đến đầu
tháng 2 năm sau là thời kỳ có nhiều ngày sương mù. Sương mù một mặt cản trở
tầm nhìn của du khách trong các hoạt động du lịch dã ngoại, tìm hiểu tự nhiên,
mặt khác phong cảnh hùng vĩ của Điện Biên với sương mù vào buổi sáng và
chiều tà cũng là những nét đặc thù của tài nguyên khí hậu du lịch địa phương rất
cần được khai thác ở những thời gian, không gian hợp lý.
Điện Biên nằm ở đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông
Mê Kông, trong đó riêng lưu vực sông Đà trên các huyện Mường Nhé, Mường
Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện tích khoảng 5.300 km2
,
chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phần lưu vực này bao gồm 18 phụ lưu
lớn nhỏ, trong đó có 5 phụ lưu diện tích lớn hơn 500km2
. Các hệ thống sông
chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác nước tuyệt đẹp. Mặt
khác nước sông tương đối sạch, có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các
khu du lịch, phát triển loại hình du lịch sông nước.
Điện Biên còn sở hữu nhiều hồ nước nên thơ ẩn hiện giữa núi rừng trùng
điệp, nổi tiếng là hồ Pá Khoang ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Là kết
quả giữa quá trình nâng kiến tạo cùng quá trình bóc mòn trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới ẩm ở lãnh thổ Pa Khoang tạo nên dạng địa hình bào mòn, độ dốc
không lớn, tạo nên hệ thống quần thể núi – sông – hồ đa dạng. Hồ rộng tới 600
ha, vào mùa đông sương mờ bao phủ tạo nên phong cảnh huyền ảo, một tiểu
vùng khí hậu đặc biệt dễ chịu được hình thành ở đây, bên hồ rộng thấp thoáng
bóng nhà sàn xinh xắn, thích hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
23
Cách thành phố Điên Biên khoảng 15 km về phía tây nam là hồ UVa có
nguồn suối khoáng nóng tự nhiên, nước có tác dụng vật lý trị liệu, chữa các bệnh
về xương, khớp, và bệnh ngoài da... Suối nước nóng Hua Pe ở tây bắc thành phố
Điện Biên Phủ cùng nhiều nguồn nước khoáng khác nữa đã hình thành nên
những điểm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thu hút đông đảo
du khách gần xa. Nguồn nước ngầm của Điện Biên khá phong phú tập trung chủ
yếu ở các thung lũng lớn như Điện Biên, Tuần Giáo, các túi nước hình thành ở
độ sâu từ 20-200m, nước có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho du khách đến
nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Ở ngã ba sông, nơi Nậm Na hợp lưu với sông Đà (Thị xã Lai Châu cũ) có
một dải thung lũng hẹp ba mặt là núi, nhìn ra sông. Nơi đây, trên vách núi bên
bờ sông Đà còn một bia đá từ năm 1432 ghi lại dấu tích của Lê Lợi trên đường
đánh giặc…
Có thể thấy tài nguyên nước, các sông hồ, đặc biệt là các nguồn nước
khoáng nóng phục vụ du lịch, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chức năng là một
trong những thế mạnh về tài nguyên du lịch của Điện Biên, nếu được nghiên cứu
kỹ hơn, quy hoạch và hình thành những khu điều dưỡng nghỉ ngơi chữa bệnh
chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển.
2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
Là một tỉnh miền núi, Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng. Hệ
động thực vật phong phú đa dạng, giá trị kinh tế cao. Tỉnh Điện Biên nổi tiếng
với các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Phăng, Mường Nhé... là
những nơi rừng nguyên sinh có sinh cảnh đa dạng, với nhiều loài cây gỗ quý
như lát hoa, chò chỉ, pơ mu và nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô đỏ...
Nhìn từ trên cao KBTTN Mường Nhé với phong cảnh núi rừng rất có hồn và
đẹp như một bức tranh. Như trong giới thiệu về nó: “pha lẫn trong màu xanh của
cây rừng, màu vàng rực của hoa cúc quỳ cùng màu vàng đỏ của những đoạn
đường đất chưa được trải nhựa, là những nếp nhà sàn, nhà lá với kích cỡ to, nhỏ
khác nhau nằm rải rác bên vệ đường, ven suối và xen lẫn trong cả những lùm
cây rậm rạp, um tùm, thấp thoáng phía xa xa là những ngọn núi nhấp nhô, lượn
24
sóng, nối tiếp nhau cùng chạy đua dưới ánh nắng mặt trời” [11]. KBTTN
Mường Nhé có tổng diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới là nơi cư
trú của các dân tộc ít người: Hà Nhì, Khơ Mú, Mông, Thái... Ở đây có gần
118.000ha đất rừng tự nhiên, trong đó, có rất nhiều cánh rừng nguyên thuỷ như:
rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh
trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn. Nơi đây còn là nơi
cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm.
Theo tài liệu về KBTTN Mường Nhé ở đây có khoảng 291 loài động vật:
55 loài đặc hữu, quí hiếm như: rùa đá, voi, bò tót, gấu chó, hổ, báo, sói đỏ, tê
tê, cầy hương, mèo rừng... và 45 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Một
số tài liệu nghiên cứu trước đây còn cho thấy: Vào đầu những năm 80 của thế
kỷ trước, KBTTN Mường Nhé còn khoảng 200 con voi, 300 con bò tót, 35
loài bò sát, 59 loài thú khác và 270 loài chim. Bên cạnh đó, hệ thực vật rừng
ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại, có khoảng 740 loài thực vật: 35 loài
thực vật quí hiếm, 29 loài sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, trong đó,
nhiều loài có giá trị đặc biệt về mặt khoa học như: chò đãi, dổi xương, chò
nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương,... Riêng cây lấy gỗ có 112 loài,
cây thuốc nam quý hiếm có 68 loài.
Với hệ sinh thái rừng phong phú như vậy, KBTTN Mường Nhé được
đánh giá là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao vào loại lớn nhất
Việt Nam. Bởi thế, việc bảo toàn KBTTN Mường Nhé có ý nghĩa rất quan
trọng, cả về ĐDSH, hệ sinh thái lẫn rừng phòng hộ sông Đà. Trong tương lai
gần, nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và nghiên cứu khoa học
đối với du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay việc khai thác cho mục đích du lịch còn gặp một số cách trở,
việc đầu tư con người, phương tiện cho việc bảo tồn rất hạn chế, tình trạng suy
thoái tài nguyên, môi trường vẫn tiếp tục diễn ra.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Lịch sử vùng đất
Mỗi vùng đất thường gắn liền với tên gọi khác nhau trong quá trình hình
25
thành và phát triển của mình và Điện Biên cũng vậy. Các di tích như hang Thẩm
Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh thời thượng cổ đã có mặt
người Việt cổ. Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá
mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo...
Thế kỷ 11-12, người Thái đen theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm
Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo
thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và
cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn
La), tới Mường Thanh (Điện Biên).
Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện
nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức
Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu.
Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó [10].
Ngày 7/5/1954 nơi đây đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
"lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực
dân phong kiến. Đến đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26
tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khóa XI kỳ họp thứ 4, tỉnh Điện Biên được thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh
Lai Châu.
2.2.2. Đa dạng các dân tộc và bản sắc dân tộc
Điện Biên là tỉnh có nhiều dân tộc như Thái, H’mông, Mường..., mỗi dân
tộc lại có bản sắc riêng về văn hóa truyền thống, có tiềm năng văn hóa phi vật
thể, tạo khả năng thu hút khách du lịch. Các lễ hội văn hóa rất đa dạng, phong
phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ Hạn Khuống của người Thái và một số dân
tộc Tây Bắc diễn ra vào giữa Thu với lời hát, truyện kể trong không khí ấm
cũng, tao nhã. Lễ mừng măng mọc vào đầu mùa mưa của người Mảng, Kháng,
La Hủ, Phù Lá, Khơ-mú diễn ra khi những búp măng mới nhú lên khỏi mặt đất
mà theo quan điểm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu một mùa sản xuất
mới trong năm. Rồi tết cơm mới của người La Hủ, lễ cúng bái của người
Cống… nối dài cho chuỗi lễ hội đặc sắc của Tây Bắc.
26
Đặc biệt hàng năm các lễ hội lớn được tổ chức như lễ kỉ niệm chiến
thắng Điện Biên Phủ - ngày lễ quan trọng nhất có ý nghĩa quốc gia và quốc tế
rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7/5 hàng năm, lễ hội thành Bản Phủ tưởng
nhớ công lao của Hoàng Công Chất, hội Hoa Ban của người Thái... Du lịch về
dân tộc học là thế mạnh của Điện Biên. Đó là nền văn nghệ dân gian với các
nhạc cụ độc đáo, các điệu múa đặc sắc, huyền bí như múa xòe... Đến với Điện
Biên du khách còn được thưởng thức các món ăn hấp dẫn mang hương vị đặc
trưng của núi rừng Tây Bắc.
Đây là những tài nguyên vô cùng quý giá, tạo nên nét đặc trưng của du
lịch vùng Tây Bắc và du lịch Điện Biên.
2.2.3. Các di tích văn hóa, lịch sử
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá -
lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm:
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam,
Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm
của Pháp (Khu hầm Đờcát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà
còn của cả nước.
Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng cách
thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km đường bộ và 10 km đường chim bay
thuộc xã Mường Phăng huyện Điện Biên. Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
đã đóng tại Mường Phăng trong vòng 105 ngày (từ 31/1/1954 đến 15/5/1954).
Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Đện Biên Phủ được xây dựng dọc theo
con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng
90km², được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau có hầm hào,
lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của Bộ chỉ huy
chiến dịch đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối. Tất cả lán trại đều được
làm bằng những vật liệu đơn sơ tranh tre vách nứa khai thác ngay tại rừng
Mường Phăng [9]. Khí hậu ở đây lại quanh năm mát mẻ nên đây là điểm dừng
chân có ý nghĩa lịch sử quan trọng đáng để cho du khách trong và ngoài nước
thăm quan, ghi nhớ và cái nhìn khái quát chân thực về một thời kỳ lịch sử, với
27
những người con sinh ra từ đồng ruộng đã làm nên chiến thắng hào hùng, thắng
chủ nghĩa thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc mà ý nghĩa của nó đã
vượt ra ngoài biên giới Việt Nam.
Theo TS Trần Hữu Sơn – Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai, ngoài cụm di
tích phản ánh Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, Điện Biên còn có một tài
nguyên du lịch di sản độc đáo khác, đó là kho tàng thần thoại của người Thái về
“quê cha đất tổ” Mường Then. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nguồn lực này vẫn
chưa được khai thác phục vụ cho du lịch. “Nếu quảng bá và xây dựng sản phẩm
tốt, Mường Then sẽ hấp dẫn như một “thánh địa”, như một vùng “đất tổ” thu hút
cộng đồng người Thái xấp xỉ 100 triệu người trên thế giới”
Điện Biên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử khác như: Đền Đại giá Đại
vương (xã Mường Thanh, Điện Biên) thờ vị tướng đời Trần hi sinh khi dẹp giặc,
thành Bản Phủ (xã Nong Hẹt, Điện Biên) gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân
của Hoàng Công Chất (1739-1769), di tích Nọng Nhai (xã Thanh Xương, Điện
Biên) với tượng đài ghi dấu tội ác của thực dân Pháp ngày 25-3-1954 [10]
2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên
2.3.1. Tiêu chí đánh giá
- Sự phát triển bền vững về kinh tế
+ Chỉ số về GDP du lịch tăng
Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều cần sự đánh giá sự
phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu. Trên quan điểm phát triển bền
vững thì sự gia tăng các chỉ số này chưa phải là quyết định mà cần xem xét vào
nhiều yếu tố khác như: giá trị gia tăng đều qua các năm, tương lai phát triển của
ngành, ảnh hưởng của ngành đến xã hội, môi trường...
+ Chỉ số về khách tăng
Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, người ta chỉ quan tâm
đến chỉ số về lượng khách. Trên quan điểm phát triển du lịch bền vững thì các chỉ
số về số ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức độ hài lòng và khả năng quay lại của
khách lại được quan tâm đánh giá cao hơn. Lượng khách quay trở lại là dấu hiệu
quan trọng để xác định tính bền vững trong phát triển du lịch nhìn từ góc độ kinh
tế, nó phản ánh chất lượng dịch vụ, tính bền vững của hoạt động du lịch.
28
+ Chất lượng nguồn nhân lực luôn được nâng cao
Trong hoạt động du lịch, chất lượng nguồn lao động luôn là yếu tố quan
trọng và có yếu tố quyết định đến sự phát triển chất lượng dịch vụ sản phẩm du
lịch và kết quả cuối cùng là hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
+ Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ.
Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác
quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên
không tái tạo và các di tích lịch sử văn hóa. Chính vì vậy, số lượng các khu, các
điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo và bảo vệ được coi là sự phát triển bền vững
của ngành.
- Nội dung về tài nguyên - môi trường:
+ Tác động đến địa hình
 Tích cực:
Nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị mới, tôn vinh xếp hạng các giá trị,
xác định quyền bất khả xâm phạm các di tích của tài nguyên địa hình. Đề xuất
các biện pháp bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình, khai thác tài nguyên địa hình
địa chất theo hướng lâu dài và bền vững.
Thông qua việc bảo vệ rừng, các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể
giúp cho các dạng địa hình núi không bị xói mòn rửa trôi.
 Tiêu cực
Do các biện pháp bảo vệ, tôn tạo trong việc thực hiện các dự án quy hoạch
không hợp lí đã làm thay đổi diện mạo của địa hình. Việc san ủi lấy mặt bằng,
lấy vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm thay đổi bề mặt địa hình, làm xấu
cảnh quan tự nhiên.
+ Tác động đến tài nguyên nước
 Tích cực
Các dự án quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và
thực hiện trên các quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu và
thực thi các biện pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng nước.
29
 Tiêu cực
Việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất nạo vét, đặc biệt là những nơi
chặt phá rừng đầu nguồn đã làm cho chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt
giảm đi nhanh chóng.
+ Tài nguyên sinh vật
 Tích cực
Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đích
bảo tồn tài nguyên và môi trường để tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu
thống kê các hệ sinh thái, đa dạng sinh học để phát hiện ra các loài mới, đặc
điểm sinh sống của chúng góp phần tôn vinh giá trị tài nguyên sinh vật. Từ đó
xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên này. Lôi cuốn
cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách du lịch,
chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nâng cao đời sống cộng đồng,
giảm sự lệ thuộc đời sống vào rừng của họ để bảo vệ tài nguyên sinh vật.
 Tiêu cực
Tuy nhiên ô nhiễm môi trường cùng với việc mất đi các cảnh quan tự nhiên,
những khu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài động thực
vật bị mất đi nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nhu cầu của khách
về các đặc sản rừng để thưởng thức và làm quà đã gia tăng việc khai thác tài
nguyên sinh vật, đe dọa môi trường tự nhiên của chúng.
Như vậy có thể nhận thấy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng
có tác động rất lớn đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng khác nhau; một
mặt giúp cho việc phát triển kinh tế nhanh, tạo điều kiện nghiên cứu sâu và tìm
ra các giá trị của tài nguyên môi trường nhưng mặt khác nếu lạm dụng quá mức
sẽ gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người cũng như sinh vật và cảnh quan
tự nhiên.
- Nội dung về văn hóa - xã hội
Du lịch của tỉnh đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc,
giữa các vùng miền, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên
30
quá trình đô thị hóa làm tăng dân số, gây sức ép đến tài nguyên, môi trường.
Nhiều điểm du lịch tồn tại những nét văn hóa không lành mạnh, tệ nạn xã hội...
Như vậy, tiêu chí về văn hóa – xã hội về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của phát
triển bền vững.
2.3.2. Đánh giá chung
* Số lượng khách và kết quả kinh doanh
Năm 2004 kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sự kiện này đã thu
hút sự chú ý cả trong và ngoài nước, từ đó đến nay lượng khách du lịch đến
Điện Biên ngày một tăng lên, Tỉnh đã tổ chức thành công năm du lịch Điện
Biên. Ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khách du
lịch đến Điện Biên trong giai đoạn 2004 - 2011 đạt 1.747.000 lượt. Trong đó
khách quốc tế đạt 248.000 lượt (chiếm 14,19% tổng lượng khách). Năm 2010,
Điện Biên đón 305 ngàn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 52 ngàn
lượt, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với
năm 2005. Năm 2011 đón 353 ngàn lượt, tăng 15,7 % so với năm 2010. Trong
đó khách quốc tế đạt 64 ngàn lượt, tăng 23% so với năm 2010. Đến năm 2013,
Điện Biên đã đón 380,5 nghìn lượt khách (trong đó hơn 66,750 nghìn lượt khách
quốc tế), đạt 433,7 tỷ đồng thu nhập xã hội từ du lịch, có 8000 lao động làm việc
trong ngành du lịch.
Đến đầu năm 2014, theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên thì
nhân dịp kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ số lượng khách về với Điện
Biên đạt 45.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 6.500 lượt
31
Hình 2.2. Biểu đồ khách du lịch tỉnh từ 2004 – 2013
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên)
+ Tiêu chí khách du lịch:
Số lượng khách du lịch năm trước tăng hơn năm sau, tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 18,14 %/năm. Trong tiêu chí này hoạt động du lịch của tỉnh có
thể đánh giá đạt yêu cầu phát triển bền vững. Đánh giá qua khảo sát từ một số
công ty lữ hành trên địa bàn cho thấy khách quốc tế đến Điện Biên rất quan
tâm đến nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, những vấn đề về văn hóa, lối sống
người dân bản địa...
Phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 220 nghìn lượt khách quốc tế và 650
nghìn khách nội địa. Bởi thế, để du lịch phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thu hút
du khách quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên phải tiến hành
đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút du khách đến Điện Biên ngày càng đông
và lưu trú lâu hơn.
+ Tiêu chí về doanh thu du lịch:
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch giai đoạn 2004 - 2011 đạt 789,9 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,8%/năm, phấn đấu đến 2020 đạt 915
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
Người
BIỂU ĐỒ KHÁCH DU LỊCH
Khách nội địa
Khách quốc tế
Năm
2004 2009 2010 2011 2013
32
tỷ. Doanh thu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng doanh thu du
lịch theo các năm thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch.
Kết quả này cho thấy, du lịch Điện Biên tuy chưa thể so sánh được với
nhiều địa phương trong cả nước, nhưng có thể nói là địa phương dẫn đầu trong
phát triển du lịch trong số các tỉnh khu vực Tây Bắc.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch
Trong thời gian gần đây, hiện trạng về cơ sở lưu trú tại Điện Biên đã có
những bước chuyển biến rõ nét theo hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây
dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn trong nước hoặc của nước ngoài. Tại thành
phố Điện Biên Phủ hệ thống khách sạn, nhà nghỉ được phát triển tương đối hiện
đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2005, toàn tỉnh có 27 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 3 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 10 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục
vụ khách, 1 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ
hành quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có 73 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch,
với tổng số 1.111 phòng/2.240 giường (tăng 677 phòng so với năm 2005). Trong
đó 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 19 cơ sở
lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó là 48 nhà nghỉ, nhà ở
có phòng cho khách du lịch thuê, 3 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp
giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; 80 nhà hàng; 8 bản văn hóa và trên 20
khu, điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có khả năng đáp ứng nhu cầu về
nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, văn nghệ, lễ hội, ẩm thực...
Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 88 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du
lịch; trong đó, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn từ 1 – 2 sao với số
buồng nghỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách quốc tế. Điện Biên cũng đang
phấn đấu để đạt tới một nền thể thao, du lịch dân tộc và hiện đại, thân thiện với
môi trường và xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao là động lực thúc đẩy du lịch
phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa, các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng bình
quân từ 13 – 15%/năm…
33
Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã xếp hạng Khu du lịch sinh thái Him Lam
(thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại số 6) đạt tiêu chuẩn 3 sao. Khu
du lịch sinh thái Him Lam có quy mô lớn nhất tỉnh (cả diện tích lẫn tổng mức
đầu tư), khu du lịch có khuôn viên đẹp, lãng mạn và yên tĩnh.
Các cơ sở lưu trú tăng lên nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình là
28%/năm, công suất sử dụng các cơ sở này thay đổi theo tính thời vụ của hoạt
động du lịch. Các khu vui chơi, giải trí ở Điện Biên đang được đầu tư, phát triển
nâng cấp. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian lưu
trú của khách và tăng thêm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên mức phát triển của
loại hình dịch vụ này còn nhiều hạn chế, hình thức đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn,
cần quan tâm đầu tư hơn nữa. Mặt khác do điều kiện địa hình miền núi nên hoạt
động giao thông đường bộ, đường hàng không còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
trong thời kì mùa mưa, thời kì có sương mù... Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Nhìn chung tiêu chí này đánh giá là tương
đối bền vững.
Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh tăng lên nhanh
chóng, từ 1700 lao động năm 2004 lên 8000 người năm 2013, cho thấy lực
lượng lao động đã được quan tâm , bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du lịch, tuy nhiên trình độ chuyên môn của
lao động trong ngành vẫn còn hạn chế, ít có khả năng giao tiếp ngoại ngữ, cần
đào tạo thêm.
Vì vậy, những người làm công tác quản lí và quy hoạch du lịch cần nhận
ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của tài nguyên môi
trường đối với sự phát triển bền vững của ngành.
* Cơ sở hạ tầng
Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản nhằm khai
thác hiệu quả tiềm năng du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du
lịch, quan trọng nhất là thệ thống giao thông vận tải, thông tin viễn thông, hệ
thống cấp thoát nước và cung cấp điện. Các di tích lịch sử hiện nay tại Điện
34
Biên đã và đang được trùng tu, tôn tạo, song vẫn giữ được nét nguyên bản. Các
tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ liên huyện được cải tạo, đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu của du khách. Để đến Điện Biên, du khách có thể theo tuyến đường bộ
hoặc đường hàng không. Với tuyến đường bộ, du khách có thể xuất phát tại các
điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai. Trong những năm gần đây hệ hệ
thống thông tin liên lạc, điện, nước của tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc, từng
bước được nâng cấp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.
Với sự hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đang triển khai nâng cấp, mở rộng
tuyến đường E2 từ Điện Biên đi Phoong Sa Ly (Lào) qua cửa khẩu quốc tế Tây
Trang; tuyến Điện Biên đi Luông Pra Băng qua cửa khẩu Na Son – Huổi Puốc.
Ngoài ra, các tuyến đường Mường Nhé – A Pa Chải; tuyến xe khách Điện Biên
– Mường Khoa (Phoong Sa Ly) – U Đôm Xay (Lào) và ngược lại được hoàn
thành đã thúc đẩy nhu cầu đi du lịch giữa hai bên và khách du lịch quốc tế đến
từ nước thứ 3. Bên cạnh đó, cảng hàng không Điện Biên Phủ được Chính phủ
xác định là sân bay quốc tế tiểu vùng, từ đây sẽ mở đường bay đến một số
nước trong khu vực. Trong số các đường bay được mở, đường bay đi Luông
Pra Băng được coi là đầu mối quan trọng để đưa khách du lịch từ các tỉnh Bắc
Lào, Đông bắc Thái Lan, khách du lịch từ nước thứ 3 đến với Điện Biên và các
tỉnh trong vùng.
Tóm lại: Qua nghiên cứu về thực trạng du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên
thấy rằng du lịch Điện Biên đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong
lĩnh vực du lịch. Điện Biên có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát
triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Điều này còn được thể
hiện ở các giá trị của các tài nguyên tự nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh
thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động
dồi dào, cần cù. Giao thông đi và thông tin nhanh chóng, giá trị tài nguyên nhân
văn phong phú, đa dạng, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn. Song việc khai thác
tiềm năng du lịch còn thiếu quy hoạch toàn diện. Các hoạt động du lịch chủ yếu
vẫn là du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái chưa được chú trọng đầu tư. Vẫn
còn những hạn chế nhất định như chưa xác định rõ chiến lược phát triển bền
35
vững trong tương lai, các loại hình dịch vụ chưa thực sự đa dạng, công tác quy
hoạch chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới tình trạng đầu tư xây dựng tự phát làm phá
vỡ cảnh quan môi trường. Trên thực tế hoạt động du lịch Điện Biên vẫn còn
chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, tính bền vững chưa cao.
36
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH
3.1. Cơ sở định hƣớng
- Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch không chỉ đơn
thuần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một vùng, một đất nước mà còn có
ý nghĩa to lớn về mặt xã hội như : cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương,
phân phối lại thu nhập, tái sản xuất sức lao động cho xã hội, góp phần tạo sự
hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc.
Do đó, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng trong
phần “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2001 - 2010” đưa ra : Phát
triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh
thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát
triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây
dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm.
Hiện nay theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ
ngày 22/01/2013 đã xác định các quan điểm phát triển du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại,
có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở phát triển du lịch bền vững gắn chặt với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ
môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i ; đảm bảo hài
hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự
nhiên và nhân văn của từng địa phương.
- Chủ trương của tỉnh
Theo quyết định phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển tổng hợp du lịch
tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020” ngày 31/01/2008 với quan điểm phát triển
du lịch nhanh, bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Phát triển dựa trên cơ sở nội lực của tỉnh, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài
37
đầu tư cơ sở vật chất tạo đà phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh gắn với việc giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ tài nguyên du lịch.
3.2. Định hƣớng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh
3.2.1. Thị trường và sản phẩm du lịch
- Thị trường:
+ Các thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường quốc tế như Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thị trường Mỹ, các nước ASEAN và thị trường
nội địa từ các tỉnh khác.
+ Thị trường tiềm năng: Có thể xác định các thị trường này gồm các nước khối
Bắc Âu, Ấn Độ, Canada… Đối với thị trường tiềm năng cần quan tâm đến
khách du lịch đến từ Nga, Hà Lan, Ý, Thụy Điển.
- Các sản phẩm dựa trên loại hình du lịch văn hóa - lịch sử
+ Du lịch tham quan, nghiên cứu tìm hiểu.
+ Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử.
+ Du lịch thăm lại chiến trường xưa.
- Các sản phẩm dựa trên loại hình sinh thái
+ Tham quan nghiên cứu: các điểm tham quan, đa dạng sinh học, hang động…ở
các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, Thị xã Mường Lay.
+ Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: bao gồm các khu nước nóng Uva, hồ
Pá Khoang…
+ Thể thao leo núi mạo hiểm: có thể phát triển ở rất nhiều nơi.
3.2.2. Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên
Tài nguyên du lịch đều tồn tại dưới một môi trường nhất định, nếu môi
trường đó được gìn giữ, bảo vệ cùng với những vẻ nguyên sơ ban đầu thì những
tài nguyên du lịch đó càng có sức lan tỏa hấp dẫn cũng như việc thu hút khách
du lịch đến tham quan đông hơn. Tuy nhiên không thể chủ trương phát triển du
lịch bằng bất cứ giá nào miễn là thu được nguồn lợi kinh tế cao, không tính tới
mặt trái của môi trường và văn hóa xã hội. Để làm được điều này cần bảo tồn hệ
thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường biện pháp quản lí chặt chẽ
những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh
38
hưởng tới hệ thống tài nguyên môi trường du lịch, kịp thời khắc phục sự cố, tình
trạng xuống cấp các tài nguyên và môi trường du lịch. Trước mắt cần phải có
các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, các hồ nước, các khu bảo
tồn tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa.
Xây dựng các cơ chế chính sách về quản lí một cách đồng bộ, khuyến khích
việc việc khai thác các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa,
các khu bảo tồn thiên nhiên... phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lí, từ
các cơ quan quản lí nhà nước như: Tổng cục du lịch, Bộ TN&MT... Thực tế,
mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng du lịch rất lớn
nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và
đầu tư chưa thực sự sâu sắc, do đó không có cơ chế chính sách thích hợp để quy
hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch đã làm lãng phí nguồn tài nguyên,
thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay
người phụ trách tài nguyên đó.
Ngày nay song song với phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi
trường tự nhiên. Những việc phá hoại này chỉ đem lại cho tỉnh và các doanh
nghiệp một chút lợi ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe
dọa sự sống còn của môi trường. Để phát triển du lịch thì việc nhận ra thế mạnh
và phát huy nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải
quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lí nhận thức rõ và đưa ra
các cơ chế hợp lí để phát triển, qua đó hoạt động du lịch tạo điều kiện cho người
dân địa phương bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Cơ chế thuận lợi làm cho du lịch phát triển tạo ra công ăn việc làm cho người
dân địa phương và nâng cao đời sống của họ, có như vậy mới ngăn chặn được
tận gốc nạn chặt phá rừng, săn bắt, hủy hoại môi trường, các di tích lịch sử văn
hóa của người dân địa phương. Một cơ chế chính sách đúng sẽ vừa khuyến
khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển kinh tế du lịch một
cách bền vững đảm bảo cho cuộc sống người dân địa phương. Do vậy các cơ
quan ban ngành liên quan của Trung ương và địa phương phải bổ sung hoàn
thiện cơ chế, chính sách đồng bộ và thống nhất theo hướng :
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
luanvantrust
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOTLuận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
Luận văn: Tiềm năng khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docxKhóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
Khóa luận Chuyên Đề Tốt Nghiệp Phát Triển Du Lịch Homestay Bền Vững.docx
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M... Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “M...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà NẵngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tp Đà Nẵng
 
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
Luận văn Thạc sĩ Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ LongĐề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
Đề tài: Chất lượng dịch vụ của một số công ty du lịch tại Hạ Long
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát BàĐề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
Đề tài: Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà
 
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
Giải pháp phát triển du lịch dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du l...
 

Similar to Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY

Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
NuioKila
 
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
NuioKila
 
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Chau Duong
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
nguyentrung243
 
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủydu lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
Hương Vũ
 
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn LaMô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Trong Hoang
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAYĐề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh longDu lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
Chau Duong
 
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.docSIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY (20)

Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Đổng bằng Sông Cửu Long trong phát triển du lịch 6...
 
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
[123doc] - nghien-cuu-van-hoa-am-thuc-dong-bang-song-cuu-long-trong-phat-trie...
 
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyênLuận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
Luận án: Tri thức bản địa của người Mnông khi sử dụng tài nguyên
 
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
Danh gia tiem nang thuc trang va dinh huong phat trien khu du lich sinh thai ...
 
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện konplông tỉnh kon t...
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Nguoi khmer kg
Nguoi khmer kgNguoi khmer kg
Nguoi khmer kg
 
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủydu lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
du lịch sinh thái tại VQG Xuân thủy
 
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn LaMô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
 
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAYĐề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Khai thác giá trị của Chùa Ba Vàng phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAYĐề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY
 
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
 
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh longDu lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
 
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.docSIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Đắk Nông, HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐẶNG VĂN BẢO NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐẶNG VĂN BẢO NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Thị Hằng Sơn La, năm 2014
  • 3. Lời cảm ơn Đề tài của tôi hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Trần Thị Hằng - giảng viên khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc. Đồng thời, tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, ban Chủ nhiệm khoa Sử - Địa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc cùng các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Địa Lý đã giúp đỡ tôi trong việc sưu tầm tài liệu. Đề tài hoàn thành chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng các độc giả. Sơn La, Tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Đặng Văn Bảo
  • 4. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Hình Tên hình Trang 1 1.1 Quan niệm về phát triển bền vững 13 2 2.2 Biểu đồ khách du lịch tỉnh từ 2004 – 2013 31 DANH MỤC BẢN ĐỒ STT Hình Tên hình Trang 1 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên 2 3.1 Các tuyến điểm du lịch tỉnh 40
  • 5. MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề............................................................. 2 3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 3 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu vấn đề ......................................... 4 5. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6 6. Cấu trúc của đề tài............................................................................................. 6 PHẦN 2: NỘI DUNG.......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ................................................. 7 1.1. Du lịch và các định nghĩa về du lịch.............................................................. 7 1.2. Tài nguyên du lịch.......................................................................................... 8 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................ 8 1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................ 9 1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch ...................................................................10 1.3. Phát triển du lịch bền vững ..........................................................................12 1.4. Tài nguyên môi trường.................................................................................13 1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ........................................................15 1.6. Mục tiêu và nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường...16 1.6.1. Mục tiêu.....................................................................................................16 1.6.2. Nguyên tắc..............................................................................................................16 CHƢƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN..19 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên..........................................................................19 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ....................................................................19 2.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất........................................................................20 2.1.3. Tài nguyên khí hậu, thủy văn....................................................................21 2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ..................................................23
  • 6. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................24 2.2.1. Lịch sử vùng đất........................................................................................24 2.2.2. Đa dạng các dân tộc và bản sắc dân tộc....................................................25 2.2.3. Các di tích văn hóa, lịch sử .......................................................................26 2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên..................................................27 2.3.1. Tiêu chí đánh giá.......................................................................................27 2.3.2. Đánh giá chung..........................................................................................30 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH......................................................................36 3.1. Cơ sở định hướng.........................................................................................36 3.2. Định hướng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh ....................................37 3.2.1. Thị trường và sản phẩm du lịch ................................................................37 3.2.2. Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên ....................................................................37 3.3. Các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch..........................................39 3.3.1. Giải pháp quy hoạch..................................................................................39 3.3.2. Giải pháp quản lí tài nguyên .....................................................................42 3.3.3. Giải pháp khoa học và công nghệ .............................................................43 3.3.4. Giải pháp tuyên truyền và nâng cao ý thức...............................................43 3.3.5. Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch......................44 3.3.6. Tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phát triển du lịch gắn với môi trường theo hướng bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa .........................45 3.3.7. Giám sát, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch của du khách và người dân địa phương..........................................................................................45 KẾT LUẬN ........................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH..................................................................50
  • 7. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, du lịch - ngành kinh tế được ví là “công nghiệp không khói” – đang trở thành ngành kinh tế sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành có liên quan chặt chẽ với môi trường. Trong phát triển du lịch môi trường là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc của Việt Nam được tách ra từ tỉnh Lai Châu đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI kỳ họp thứ 4. Điện Biên là vùng đất biên cương giàu tiềm năng và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc, nơi sinh sống của 21 dân tộc anh em với sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Nhắc đến Điện Biên trong ký ức và tâm hồn người Việt Nam luôn nhớ về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1945 - 1955 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc chống chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Điện Biên Phủ đã trở thành một địa danh du lịch lịch sử văn hoá và sinh thái nổi tiếng của tỉnh Điện Biên đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh quần thể di tích Chiến thắng ở Điện Biên Phủ thì những di tích lịch sử khác như thành Bản Phủ, tháp Mường Luân, Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, bia hận thù Noong Nhai, di tích Vừ A Dính. v.v…các cảnh quan thiên nhiên như hồ Pá Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, động Pá Thơm, suối nước nóng UVa, v.v…và những bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh Điện Biên cũng là những nguồn tài nguyên quý giá để Điện Biên phát triển du lịch. Bên cạnh những lợi thế tiềm năng đó, phát triển du lịch của Điện Biên cũng còn gặp rất nhiều khó khăn: Tiềm năng tự nhiên, tài nguyên du lịch chưa được đánh giá, tổ chức, khai thác đồng bộ, các loại hình du lịch, sản phẩm du
  • 8. 2 lịch vẫn còn đơn điệu, chưa có tính liên kết, quá trình phát triển còn mang nhiều sắc thái tự phát, và đặc biệt đâu đó đã bắt đầu có những dấu hiệu “phát triển nóng”, ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường, gây những ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Để du lịch Điện Biên có thể phát triển mạnh, tương xứng với tiềm năng vốn có, với lợi thế về tài nguyên vị thế của lãnh thổ, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển bền vững”. Trong đề tài tôi tổng hợp, phân tích đánh giá lại một cách tổng quát, có hệ thống về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Điện Biên, tìm ra những cái được và chưa được của thực trạng hoạt động ngành du lịch địa phương và đưa ra những định hướng, giải pháp để phát triển du lịch Điện Biên bền vững, trên quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu tài nguyên du lịch, xây dựng cơ sở khoa học và định hướng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh Điện Biên. Từ đó vận dụng và khai thác các thành phần đó một cách tối ưu để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về du lịch, tài nguyên du lịch. Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên. Đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trên cơ sở phát triển bền vững và sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường. 2.3. Giới hạn nghiên cứu vấn đề Không gian: Đề tài nghiên cứu về tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên. Thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2005 – 2012 và định hướng đến năm 2020.
  • 9. 3 3. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1.Trên thế giới Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống – kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lí du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới với nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch … của Poser (1939), Christaleer (1955)… được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Trong những năm gần đây, khi lợi ích của ngành kinh tế du lịch đem lại càng rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean Pierre Jean- Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ điểm du lịch và các dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du lịch. Các nhà địa lí Anh là H.Robinson (1976), Hoa Kì như Bôhart (1971) gắn nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch giới hạn trong lãnh thổ một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, trên thế giới những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới. 3.2. Ở Việt Nam Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho đất nước thì việc nghiên cứu địa lí du lịch nói chung và vấn đề đánh giá tiềm năng du lịch nói riêng ngày càng được chú trọng. Về phương diện địa lí du lịch có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả như: Lê Thông,
  • 10. 4 Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương... các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch công nghệ (đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993-1995) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 (chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh 1995), Đánh giá tài nguyên du lịch Việt Nam (1990- 1992)... và một số công trình dưới dạng sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng, 1997) Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương chủ biên, 2001) Du lịch bền vững (Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu, 2001), Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến 2005), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương chủ biên (2000)... Các công trình có vai trò nền móng cho việc nghiên cứu du lịch trên phạm vi cả nước dưới góc độ địa lí. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, báo cáo trong các hội thảo về du lịch của các địa phương với sự tham gia của các nhà khoa học địa lí, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước nói về vấn đề khai thác và phát triển du lịch. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu vào tìm hiểu tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên phục vụ phát bền vững ngành du lịch của tỉnh. 4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu vấn đề 4.1. Các quan điểm nghiên cứu  Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu các vấn đề địa lí. Nếu coi các đối tượng nghiên cứu của du lịch là thể thống nhất có sự phân bố trên một không gian lãnh thổ nhất định, trong đó các đối tượng này tác động qua lại lẫn nhau và với các thành phần kinh tế xã hội khác chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ. Do vậy, khi nghiên cứu tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên, cần chú ý đến các mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố và với môi trường trên một lãnh thổ.  Quan điểm hệ thống Hệ thống du lịch lãnh thổ là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng bao gồm các yếu tố tự nhiên,
  • 11. 5 nhân văn và các mối quan hệ qua lại mật thiết giữa chúng. Mặt khác, cần đặt hệ thống trong các cấp phân vị cao hơn để thấy được vị trí của hệ thống cũng như các mối liên hệ ra ngoài.  Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Vận dụng quan điểm này là hết sức cần thiết trong việc khai thác tài nguyên du lịch phục vụ mục đích phát triển du lịch. Cần có sự kế thừa chọn lọc và phát huy những điểm, tuyến, loại hình du lịch đã khai thác có hiệu quả, đồng thời tìm ra những mặt yếu kém và khắc phục nhược điểm ở những điểm có tiềm năng khai thác chưa hiệu quả.  Quan điểm phát triển bền vững Tài nguyên du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển du lịch, tuy nhiên tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên không phải là mãi mãi, vô hạn. Quan điểm du lịch ít ảnh hưởng tới môi trường không còn đúng nữa, đã có nhiều minh chứng về sự cạn kiệt tài nguyên và những nguy hại tới môi trường xuất phát từ du lịch bất hợp lí. Do vậy, cần có những chiến lược phát triển du lịch mà trong đó bảo vệ môi trường được chú trọng, hướng đến sự phát triển du lịch bền vững. 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu sẽ cung cấp thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Những số liệu về hoạt động du lịch lại rất phong phú và luôn biến động theo thời gian. Vì thế, đòi hỏi người thực hiện phải thu thập đầy đủ, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu được bản đồ, biểu đồ và đưa ra những kết luận chân thực chính xác. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu phong phú và quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả cao. * Phương pháp biểu đồ, bản đồ Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất lượng, sự phân bố, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Điện Biên. Phương
  • 12. 6 pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng và khả năng tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch của Điện Biên. * Phương pháp thực địa Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên và xã hội phương pháp nghiên cứu thực địa giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng và chủ động. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm du lịch giúp ta có những số liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự đánh giá chủ quan, mơ hồ, làm tăng hiểu biết thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận và thực tiễn về du lịch, tài nguyên du lịch. Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên nhằm đánh giá và định hướng phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường và phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy vấn đề có liên quan. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu tài nguyên du lịch phục vụ phát triển bền vững Chương 2. Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên Chương 3. Một số giải pháp và định hướng phát triển bền vững ngành du lịch
  • 13. 7 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Du lịch và các định nghĩa về du lịch Ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm… Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốt một thời gian dài. Từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch International Union Of Official Travel (IOUTO) tại Hà Lan năm 1925. Theo hiệp hội IOUTO thì khái niệm du lịch được hiểu một cách đầy đủ như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hóa kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”. Theo tổ chức du lịch thế giới, một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian dài liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. Theo điều 1, khoản 10 trang, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1992 thì: “Du lịch là hoạt động con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Theo sổ tay Thuật ngữ Địa lí: “Du lịch là ngành dịch vụ chuyên lo khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để tổ chức các cuộc tham quan, đáp
  • 14. 8 ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, bồi dưỡng sức khỏe, nâng cao hiểu biết cho nhân dân trong nước cũng như khách nước ngoài”. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người. 1.2. Tài nguyên du lịch Sức hấp dẫn của một vùng du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch của vùng. Về thực tế, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên các đối tượng văn hóa, lịch sử đã bị biến đổi ở một mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Những điều kiện này luôn tồn tại và gắn liền với xã hội môi trường đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia nhằm tạo nên điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng, chất lượng và mức độ kết hợp của các yếu tố tài nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch của một điểm đến du lịch. Điểm đến nào có nhiều tài nguyên du lịch, đa dạng về hình thức, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp giữa các tài nguyên du lịch phong phú thì sức hút đối với khách du lịch càng cao. Theo Nguyễn Minh Tuệ “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ”. Như vậy có thể chia tài nguyên du lịch thành hai loại: 1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể các điều kiện về địa hình, khí hậu, thực vật, động vật, nguồn nước của tự nhiên tại các điểm chốt mà những điều kiện đó khác biệt với các vùng khác. - Địa hình là yếu tố cực kì quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức hấp dẫn khách du lịch. Địa hình cũng là yếu tố quyết định tới loại hình du lịch điểm đến.
  • 15. 9 - Khí hậu là thành phần quan trọng của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới hoạt động du lịch. Các yếu tố về khí hậu như ánh sáng, gió, không khí, lượng mưa, áp suất khí quyển và các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác. Nhìn chung những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, trong lành thường được khách du lịch ưa thích. Cũng chính vì lẽ đó mà yếu tố khí hậu quyết định tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch. - Thực vật, động vật là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu tự nhiên của con người. Sự đa dạng của hệ sinh thái động thực vật cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức hấp dẫn khách du lịch của điểm đến. - Ngoài ra tài nguyên nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới các loại hình kinh doanh du lịch, với tài nguyên nước thì có thể kinh doanh các loại hình du lịch như: Du lịch thể thao, giải trí, chữa bệnh, câu cá… Đặc biệt với các nguồn nước khoáng ngầm có tác dụng chữa bệnh thì cần phải được khai thác thật tốt để thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng và chữa bệnh của khách du lịch hiện nay. 1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định tại điều 13 chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý báu của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và cả nhân loại. Nó là những gì tốt đẹp nhất về truyền thống tinh hoa của dân tộc được kết tinh trong các di tích lịch sử - văn hóa qua tiến trình lịch sử lâu dài, qua nhiều thế hệ nó trở thành tài nguyên vô cùng quý báu cho các thế hệ đi sau. Thông qua các di tích lịch sử - văn hóa ấy mà các thế hệ sau có thể hiểu biết về lịch sử, về quá khứ biết đến nền văn minh nhân loại xa xưa. Các di tích lịch sử - văn hóa cũng tạo nên những nét đặc trưng và hình thành bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó làm cơ sở bằng chứng để phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác và tạo nên sự đa dạng, phong phú trong tổng thể văn minh nhân loại.
  • 16. 10 Giống các tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, vì những thay đổi cơ cấu và nhu cầu xã hội đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mang tính chất kinh tế cũng như tính văn hóa – lịch sử. Nó là một phạm trù rộng vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tùy thuộc vào sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lí và mức độ nghiên cứu, khi đánh giá tài nguyên và xác định hướng khai thác chúng cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế, kĩ thuật khai thác các tài nguyên du lịch mới. 1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch Du lịch là ngành có tính chất giao lưu quốc tế lớn, mỗi quốc gia sẽ không thể phát triển du lịch nếu không có lợi thế so sánh. Nói như thế có nghĩa là để du lịch phát triển cần phải có một số yếu tố liên quan đến phát triển du lịch thì du lịch mới phát triển được. Một số yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là yếu tố tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cần thiết phải có để có thể phát triển một hoặc một số loại hình du lịch nào đó. Sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch và độ hấp dẫn khách du lịch ngày càng tăng. Ở đâu có số lượng và mức độ tập trung các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn lớn thì ở đó có đầy đủ các điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như: Du lịch lễ hội, tâm linh, leo núi, làng nghề, du lịch văn hoá, lịch sử. Tài nguyên du lịch mang tích khách quan và có vai trò rất lớn để phát triển du lịch của một quốc gia nào đó. Việc tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc nghiên cứu du lịch, bởi vì không thể tổ chức và quản lí hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh lãnh thổ, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch dựa trên tài nguyên du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân vị khác nhau. Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đều đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm
  • 17. 11 tạo ra sự hấp dẫn du lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của nó. Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch cơ sở vật chất- kĩ thuật và tính mùa vụ nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kĩ thuật và tài nguyên du lịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Nhìn dưới góc độ xã hội, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu khá rõ nét. Tại một điểm du lịch cụ thể, có thể quan sát thấy cường độ của hoạt động này không đồng đều theo thời gian. Có những lúc hầu như không có khách, ngược lại có những giai đoạn nhất định dòng du khách đổ về quá sức chịu tải của khu vực. Mức độ khai thác tài nguyên du lịch dựa vào: Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch vốn còn tiềm ẩn. Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu khách du lịch, các nhu cầu của khách ngày càng lớn, đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí. Trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện khai thác tiềm năng hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu thỏa mãn khách du lịch khi có nhu cầu khám phá những điều kì diệu của tài nguyên du lịch. Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác thì còn nhiều tài nguyên còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do chưa được điều tra đánh giá đầy đủ, nhu cầu quá thấp và tính tài nguyên chưa đủ tiêu chuẩn để khai thác. Như vậy, có thể nói rằng tài nguyên du lịch có vai trò to lớn trong việc hình thành các sản phẩm du lịch, cũng như làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch, được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch, ảnh hưởng tới quy mô thứ bậc của khách sạn và quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch. Tài nguyên du lịch là tài nguyên không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình. Đây được xem là đặc điểm quan trọng của tài nguyên du lịch,
  • 18. 12 khác với tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là phương tiện vật chất tham gia vào việc hình thành nên các sản phẩm du lịch, đó chính là các giá trị hữu hình của tài nguyên du lịch. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch được khách cảm nhận thông qua những xúc cảm tâm lí, làm thỏa mãn nhu cầu của khách, tạo nên tính độc đáo của du lịch. 1.3. Phát triển du lịch bền vững - Phát trển du lịch bền vững đã được nghiên cứu và định nghĩa theo một số cách khác nhau. Theo Hội đồng du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Tổ chức du lịch thế giới - WTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn trọng các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì trì sự toàn vẹn văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Theo Hội đồng khoa học, Tổng cục du lịch, 2005, 12 mục tiêu trong chương trình du lịch bền vững bao gồm (không xếp theo thứ tự ưu tiên): 1. Hiệu quả kinh tế, 2. Sự phồn thịnh cho địa phương, 3. Chất lượng vệc làm, 4. Công bằng xã hội, 5. Sự thỏa mãn của khách du lịch, 6. Khả năng kiểm soát của địa phương, 7. An sinh cộng đồng, 8. Đa dạng văn hóa, 9. Thống nhất về tự nhiên, 10. Đa dạng sinh học, 11. Hiệu quả của các nguồn lực, 12. Môi trường trong lành.
  • 19. 13 Hệ kinh tế Hệ xã hội Hệ tự nhiên Hình 1.1. Quan niệm về phát triển bền vững Như vậy, phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ kinh tế mà gây ra sự suy thoái, tàn phá của các hệ khác. - Nguyên tắc của sự phát triển bền vững : Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững không tách rời khỏi nguyên tắc chung của phát triển bền vững. Tuy nhiên mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực trong cuộc sống lại có những mục tiêu, những đặc điểm riêng. Do đó ngành du lịch cũng có những nguyên tắc riêng của mình. Du lịch là một ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Chính vì vậy mà sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn xã hội. Phát triển du lịch bền vững luôn hướng tới việc đảm bảo được ba mục tiêu cơ bản sau : + Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế + Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường + Đảm bảo về sự bền vững xã hội 1.4. Tài nguyên môi trƣờng Tác động của hoạt động du lịch sẽ có thể dẫn tới những hậu quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác động tới tài nguyên thiên nhiên phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan
  • 20. 14 góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả về việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở vật chất dịch vụ và các hoạt động có liên quan đến việc hình thành, bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một cách rõ nét nhất qua các bộ phận như tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, sinh học. + Tác động đến tài nguyên nước: Tác động trước mắt thể hiện ngay trong giai đoạn xây dựng các công trình phục vụ du lịch như việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, nạo vét và đặc biệt là những nơi chặt phá rừng làm cho chất lượng nước bị suy giảm đi rất nhiều. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước do rác thải, xăng dầu...Về lâu dài sẽ tích tụ quá trình ô nhiễm làm cho nguồn nước không được đảm bảo. + Tài nguyên không khí: Bụi, khí và các chất gây ô nhiễm trong không khí xuất hiện do các hoạt động giao thông, sản xuất và sử dụng năng lượng. Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới phục vụ khách và các hoạt động du lịch là nguyên nhân đáng kể gây nên tình trạng bụi bặm và ô nhiễm không khí tại một vùng nào đó. + Tiếp theo là tác động tới tài nguyên đất : Khi một số khu vực có giá trị như hồ nước, các khu rừng xanh được xây dựng thành các khu du lịch, điều này tất yếu dẫn tới việc xâm lấn diện tích trước đây trồng trọt và chăn nuôi. Đây là bước chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả kinh tế cao nhưng lại làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp, mất đi cảnh quan tự nhiên và gây ra tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Hoạt động của khách du lịch có tác động lớn đến các hệ sinh thái, các hoạt động du lịch dưới nước như nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm hủy hoại môi trường nước, các khu rừng nguyên sinh dễ bị tổn thương khi có nhiều khách du lịch. Những tác động không thuận lợi trên sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột du lịch và kết quả là quá trình phát triển du lịch không bền vững và sẽ không
  • 21. 15 đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường như mong muốn. Ngay cả khi không xảy ra xung đột giữa cộng đồng và phát triển du lịch nhưng nếu thiếu sự kiểm soát và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi trường tự nhiên và các thay đổi loại trừ được những tác động ngược chiều của sự phát triển du lịch với cộng đồng dân cư và ngược lại rất cần phát triển du lịch theo hướng bền vững. Ở đây cần phải có những kế hoạch quản lí tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì tài nguyên và môi trường đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của thế hệ sau. 1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch - Điểm du lịch : là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ nhu cầu khách du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Thời gian lưu lại của khách ở điểm du lịch tương đối ngắn vì sự hạn chế của đối tượng du lịch trừ một vài trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nghiên cứu khoa học... - Khu du lịch : Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường. - Cụm du lịch : Là không gian lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên với một nhóm các điểm du lịch đang được khai thác hoặc khai thác dưới dạng tiềm năng, trong đó hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc quốc tế có khả năng thu hút khách du lịch cao. - Tuyến du lịch : Là các điểm du lịch nối với nhau thành các tuyến du lịch, các tuyến du lịch được xác định dựa vào sự phân bố tài nguyên du lịch, các điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, giao thông, hướng xác định không gian lãnh thổ đã được xác định.
  • 22. 16 1.6. Mục tiêu và nguyên tắc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng 1.6.1. Mục tiêu - Mục tiêu trước mắt : Hoạch định một cách tổng quát và đầy đủ chương trình quản lí tổng hợp tài nguyên môi trường tỉnh Điện Biên, là cơ sở để tỉnh triển khai các chương trình cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường góp phần phát triển bền vững. - Mục tiêu lâu dài : Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đẩy mạnh công tác chủ động phòng ngừa và xử lí ô nhiễm, góp phần cải thiện môi trường công cộng, khu dân cư, đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học vừa đáp ứng các mục tiêu kinh tế - xã hội vừa đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. 1.6.2. Nguyên tắc Thứ nhất : phát triển du lịch luôn phải đi đôi với công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên. Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo tồn là một yêu cầu bắt buộc trên cơ sở khai thác các tuyến, điểm tham quan, tổ chức du lịch phải hướng dẫn nâng cao ý thức cho mỗi du khách về bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên quý hiếm. Theo quan điểm của UBND tỉnh Điện Biên và sở Du lịch Điện Biên là phát triển du lịch phải hướng tới phát triển bền vững và trở thành nhân tố tích cực đối với mỗi người dân ở các điểm du lịch nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Phát triển du lịch phải tuân thủ theo nguyên tắc “sức chứa” du lịch. Tức là khai thác tài nguyên hợp lí, có tác động tích cực đến môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch, tránh gây ra ô nhiễm môi trường cục bộ, làm cho tài nguyên bị suy thoái. Thứ hai : Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn cho du khách, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền.
  • 23. 17 Ngày nay trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh, con người ngày càng biết sử dụng có hiệu quả những gì môi trường đem lại cho mình. Đồng thời chính các hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người ngày càng trực tiếp tác động mạnh đến môi trường sống của mình. Để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cần phải phát triển du lịch bền vững, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một quan điểm phải được quán triệt, mặt khác cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì các dịch bệnh mới cũng phát sinh theo, vì vậy việc phát triển du lịch không chỉ nhằm lợi ích trước mắt mà phải quan tâm bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, sẽ có tác dụng thu hút ngày càng đông khách du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch và tăng trưởng kinh tế. Cần có những biện pháp thích hợp, ngoài biện pháp tuyên truyền giáo dục phải có biện pháp về kinh tế, xử phạt hành chính thích hợp đối với từng loại vi phạm khác nhau. Việc lựa chọn các biện pháp nào là tùy thuộc vào thời gian và tình hình cụ thể sao cho vừa đủ hạn chế các hành vi tiêu cực lại không gây ra sự phản cảm cho du khách. Du lịch phải góp phần vào việc “Xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”. Các tổ chức kinh doanh du lịch cần phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan như Sở văn hóa thông tin, cộng đồng dân cư địa phương để vừa có thể phát triển du lịch kịp với xu thế chung của cả nước, giữ gìn và coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc để từ đó hội nhập với cả nước nhưng không bị hòa tan. Thứ ba : Phát triển du lịch phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch phải gắn liền với các yêu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh và từng bước vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới. Điều quan trọng ở đây là phải thực hiện tốt các quan điểm “du lịch là kinh tế tổng hợp”. Theo đó coi các ngành kinh tế khác là nhân tố cho sự phát triển của ngành kinh tế mang tính tổng hợp này. Giao thông và phương tiện vận chuyển tạo điều kiện cho việc vận chuyển khách từ nơi ở của họ đến nơi đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng và giải trí. Hơn nữa đây là dịch vụ
  • 24. 18 chính trong hoạt động kinh doanh du lịch, sẽ là chưa đủ để thu hút khách du lịch nếu điểm du lịch đó giao thông không thuận lợi, phương tiện vận chuyển tạo cảm giác không an toàn cho hành khách trong quá trình tham gia. Hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ để thỏa mãn lợi ích trước mắt mà phải coi trọng sự phát triển đồng đều, lâu dài và bền vững, đảm bảo yêu cầu tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, huy động các thành phần khác cùng tham gia.
  • 25. 19 CHƢƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Vị trí địa lí là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Vị trí địa lí bao gồm vị trí địa lí về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội. Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách điểm đến tới nơi phát sinh nhu cầu du lịch ngắn hay dài. Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9km2 từ 2054’đến 2233’ vĩ độ Bắc và từ 10210’ đến 10336’ độ kinh Đông, phía bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Phongsali của Lào. Cũng như cả vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Trong suốt chiều dài lịch sử Điện Biên luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lược quan trọng trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ là những dấu son hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ thành phố Điện Biên Phủ có thể thông thương với các nước bạn qua các cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km, đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km và về tới Hà Nội là 474 km. Với vị trí tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung Quốc vị trí lãnh thổ Điện Biên ngày nay đã trở thành một dạng tài nguyên vị thế quan trọng. Theo Trần Đức Thạnh “Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP và chủ quyền quốc gia”. Với vị thế đặc biệt đó có thể thấy tài nguyên vị thế của Điện Biên chính là một trong những cơ sở ban đầu cần thiết cho phát triển du lịch, hợp tác du lịch liên kết vùng miền, nhằm khai thác tốt hơn những tài nguyên du lịch khác của địa phương.
  • 26. 20 2.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất Địa hình Điện Biên có cấu trúc rất phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen kẽ là những thung lũng hẹp. Độ cao trung bình thay đổi từ 200 - 1800m. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng dần từ tây sang đông. Vùng đồi núi cao có diện tích khoảng 200.000ha, chiếm 65% diện tích toàn tỉnh, với đỉnh cao nhất là Pú Huổi Luông cao 2187m. Vùng đồi núi thấp có diện tích 91.000ha, chiếm 27% diện tích, độ dốc từ 160 - 200 . Các thung lũng, các sông suối nhỏ hẹp phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là thung lũng Mường Thanh rộng tới 150.000ha trù phú thơ mộng, đây là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc cung cấp sản phẩm gạo tám Điện Biên thơm ngon nổi tiếng. Xét trên khía cạnh tài nguyên du lịch “Lòng chảo Điện Biên” còn được quan tâm đến như là một di sản địa mạo hình thành bởi chuyển động kéo tách (pull-apart) của các hệ đứt gãy trượt bằng. Di sản này rất cần được địa phương và các nhà chuyên môn phối hợp triển khai nghiên cứu chi tiết hơn, đánh giá, xếp hạng, quy hoạch bảo tồn hoặc khai thác các giá trị của nó phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng nói chung và của đồng bào tỉnh Điện Biên nói riêng. Ở độ cao khoảng 1000m đèo Pha Đin như một danh giới chuyển tiếp của tự nhiên, con đường qua đèo là điểm hẹn để nhiều du khách dừng chân, với một bên là vách núi, một bên là vực sâu, các dạng địa hình tự nhiên thi nhau thể hiện những quá trình địa chất độc đáo của mình. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa bao la điệp trùng của cảnh núi rừng Tây Bắc. Điện Biên còn có những dạng địa hình đồi, không gian thoáng đãng thích hợp cho các hoạt động dã ngoại, tham quan... Bên cạnh những cảnh quan núi - đồi - cao nguyên hùng vĩ, Điện Biên còn có hệ thống những hang động tự nhiên, chứa đựng biết bao hình thù huyền ảo. Cấu tạo địa chất lãnh thổ đã tạo cho Điện Biên nhiều thắng cảnh: Địa hình cacxtơ với hàng loạt hang động đẹp như Pa
  • 27. 21 Thơm, Thẩm Khương (xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo)… Đặc biệt là hang Thẩm Báng (xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo) - một hang cổ có vẻ đẹp nguyên sơ, cao gần 100m với nhiều ngách, đã tìm được ở đây một số dấu tích của người xưa như rìu, chày bằng đá. Hệ thống các hang động của Điện Biên không chỉ có giá trị về mặt du lịch mà còn có giá trị về mặt địa chất, mở ra những thời kì khác nhau trong lịch sử phát triển của miền đất này. Có thể thấy điều kiện địa hình, cảnh quan tự nhiên của Điện Biên là nguồn tài nguyên du lịch quý giá, cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá cặn kẽ cho phát triển du lịch. Định hướng du lịch ở Điện Biên cần đầu tư chiều sâu, nghiên cứu kỹ, tỷ mỉ những khía cạnh về địa hình, cảnh quan, hệ thống hang động làm cơ sở tăng thêm luận cứ khoa học cho phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa lịch sử của người bản địa vùng đất này. 2.1.3. Tài nguyên khí hậu, thủy văn Khí hậu Điện Biên được hình thành dưới sự tác động của các nhân tố như bức xạ Mặt Trời vành đai chí tuyến, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm. Nét chung của khí hậu Điện Biên là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh vùng núi và cao nguyên, có chế độ mưa mùa hè nóng ẩm, mùa đông lạnh, khô ráo, không khí trong lành, chan hoà ánh nắng. Chế độ nhiệt trong năm hình thành hai mùa rõ rệt, mùa hè có nền nhiệt khá cao trung bình khoảng 21C – 230 C, mùa đông nền nhiệt thấp, dao động trong khoảng từ 14 - 18C. Biên độ dao động nhiệt ngày - đêm lớn, tốt cho các chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể con người. Đặc biệt nhiệt độ có sự phân hoá rất lớn theo độ cao địa hình, ở những độ cao từ 600-700m trở lên, nhiệt độ mùa hè mát hơn hẳn ở vùng thấp và là cơ sở để xây dựng những khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng mùa hè ở vùng nhiệt đới. Điện Biên có chế độ mưa mùa hè, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 mm đến 2000 mm. Mùa mưa dài 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) tập trung khoảng 85-90% tổng lượng mưa năm, trong thời kì này phải hết sức chú ý đến những trận mưa lớn do ảnh hưởng của các hoàn lưu bão, rãnh thấp, hội tụ kinh hướng… có thể sinh ra lũ đột ngột gây cản trở du lịch, leo núi, tham quan
  • 28. 22 nghiên cứu tự nhiên. Mùa khô là thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm thuận lợi cho các hoạt động du xuân, tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội hoa ban, lễ hội đua thuyền đuôi én trên sông Đà. Trung bình hàng năm Điện Biên có khoảng 120-130 ngày mưa. Đánh giá chung về tài nguyên khí hậu đối với sức khỏe con người, phát triển du lịch cho thấy: Điện Biên chế độ bức xạ, mây, nắng, gió, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và chế độ mưa đều khá tốt cho sức khoẻ con người, thuận lợi cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 7 ở những vùng thấp có gió tây khô nóng, các tháng 4 - 5 có thể có tố lốc xảy ra và từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau là thời kỳ có nhiều ngày sương mù. Sương mù một mặt cản trở tầm nhìn của du khách trong các hoạt động du lịch dã ngoại, tìm hiểu tự nhiên, mặt khác phong cảnh hùng vĩ của Điện Biên với sương mù vào buổi sáng và chiều tà cũng là những nét đặc thù của tài nguyên khí hậu du lịch địa phương rất cần được khai thác ở những thời gian, không gian hợp lý. Điện Biên nằm ở đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực sông Đà trên các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện tích khoảng 5.300 km2 , chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phần lưu vực này bao gồm 18 phụ lưu lớn nhỏ, trong đó có 5 phụ lưu diện tích lớn hơn 500km2 . Các hệ thống sông chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau tạo nên nhiều thác nước tuyệt đẹp. Mặt khác nước sông tương đối sạch, có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển loại hình du lịch sông nước. Điện Biên còn sở hữu nhiều hồ nước nên thơ ẩn hiện giữa núi rừng trùng điệp, nổi tiếng là hồ Pá Khoang ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Là kết quả giữa quá trình nâng kiến tạo cùng quá trình bóc mòn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở lãnh thổ Pa Khoang tạo nên dạng địa hình bào mòn, độ dốc không lớn, tạo nên hệ thống quần thể núi – sông – hồ đa dạng. Hồ rộng tới 600 ha, vào mùa đông sương mờ bao phủ tạo nên phong cảnh huyền ảo, một tiểu vùng khí hậu đặc biệt dễ chịu được hình thành ở đây, bên hồ rộng thấp thoáng bóng nhà sàn xinh xắn, thích hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
  • 29. 23 Cách thành phố Điên Biên khoảng 15 km về phía tây nam là hồ UVa có nguồn suối khoáng nóng tự nhiên, nước có tác dụng vật lý trị liệu, chữa các bệnh về xương, khớp, và bệnh ngoài da... Suối nước nóng Hua Pe ở tây bắc thành phố Điện Biên Phủ cùng nhiều nguồn nước khoáng khác nữa đã hình thành nên những điểm du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thu hút đông đảo du khách gần xa. Nguồn nước ngầm của Điện Biên khá phong phú tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như Điện Biên, Tuần Giáo, các túi nước hình thành ở độ sâu từ 20-200m, nước có chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho du khách đến nghỉ ngơi, sinh hoạt. Ở ngã ba sông, nơi Nậm Na hợp lưu với sông Đà (Thị xã Lai Châu cũ) có một dải thung lũng hẹp ba mặt là núi, nhìn ra sông. Nơi đây, trên vách núi bên bờ sông Đà còn một bia đá từ năm 1432 ghi lại dấu tích của Lê Lợi trên đường đánh giặc… Có thể thấy tài nguyên nước, các sông hồ, đặc biệt là các nguồn nước khoáng nóng phục vụ du lịch, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chức năng là một trong những thế mạnh về tài nguyên du lịch của Điện Biên, nếu được nghiên cứu kỹ hơn, quy hoạch và hình thành những khu điều dưỡng nghỉ ngơi chữa bệnh chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch địa phương phát triển. 2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học Là một tỉnh miền núi, Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng và đất rừng. Hệ động thực vật phong phú đa dạng, giá trị kinh tế cao. Tỉnh Điện Biên nổi tiếng với các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Phăng, Mường Nhé... là những nơi rừng nguyên sinh có sinh cảnh đa dạng, với nhiều loài cây gỗ quý như lát hoa, chò chỉ, pơ mu và nhiều loại cây thuốc như sa nhân, hà thủ ô đỏ... Nhìn từ trên cao KBTTN Mường Nhé với phong cảnh núi rừng rất có hồn và đẹp như một bức tranh. Như trong giới thiệu về nó: “pha lẫn trong màu xanh của cây rừng, màu vàng rực của hoa cúc quỳ cùng màu vàng đỏ của những đoạn đường đất chưa được trải nhựa, là những nếp nhà sàn, nhà lá với kích cỡ to, nhỏ khác nhau nằm rải rác bên vệ đường, ven suối và xen lẫn trong cả những lùm cây rậm rạp, um tùm, thấp thoáng phía xa xa là những ngọn núi nhấp nhô, lượn
  • 30. 24 sóng, nối tiếp nhau cùng chạy đua dưới ánh nắng mặt trời” [11]. KBTTN Mường Nhé có tổng diện tích khoảng 310.262 ha gồm 10 xã biên giới là nơi cư trú của các dân tộc ít người: Hà Nhì, Khơ Mú, Mông, Thái... Ở đây có gần 118.000ha đất rừng tự nhiên, trong đó, có rất nhiều cánh rừng nguyên thuỷ như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn. Nơi đây còn là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm. Theo tài liệu về KBTTN Mường Nhé ở đây có khoảng 291 loài động vật: 55 loài đặc hữu, quí hiếm như: rùa đá, voi, bò tót, gấu chó, hổ, báo, sói đỏ, tê tê, cầy hương, mèo rừng... và 45 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Một số tài liệu nghiên cứu trước đây còn cho thấy: Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, KBTTN Mường Nhé còn khoảng 200 con voi, 300 con bò tót, 35 loài bò sát, 59 loài thú khác và 270 loài chim. Bên cạnh đó, hệ thực vật rừng ở đây cũng khá đa dạng về chủng loại, có khoảng 740 loài thực vật: 35 loài thực vật quí hiếm, 29 loài sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, trong đó, nhiều loài có giá trị đặc biệt về mặt khoa học như: chò đãi, dổi xương, chò nước, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, trầm hương,... Riêng cây lấy gỗ có 112 loài, cây thuốc nam quý hiếm có 68 loài. Với hệ sinh thái rừng phong phú như vậy, KBTTN Mường Nhé được đánh giá là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao vào loại lớn nhất Việt Nam. Bởi thế, việc bảo toàn KBTTN Mường Nhé có ý nghĩa rất quan trọng, cả về ĐDSH, hệ sinh thái lẫn rừng phòng hộ sông Đà. Trong tương lai gần, nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn và nghiên cứu khoa học đối với du khách trong và ngoài nước. Hiện nay việc khai thác cho mục đích du lịch còn gặp một số cách trở, việc đầu tư con người, phương tiện cho việc bảo tồn rất hạn chế, tình trạng suy thoái tài nguyên, môi trường vẫn tiếp tục diễn ra. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 2.2.1. Lịch sử vùng đất Mỗi vùng đất thường gắn liền với tên gọi khác nhau trong quá trình hình
  • 31. 25 thành và phát triển của mình và Điện Biên cũng vậy. Các di tích như hang Thẩm Khương, Thẩn Búa (ở Tuần Giáo) đã chứng minh thời thượng cổ đã có mặt người Việt cổ. Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo... Thế kỷ 11-12, người Thái đen theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn... và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên). Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó [10]. Ngày 7/5/1954 nơi đây đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến. Đến đầu năm 2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH XI ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI kỳ họp thứ 4, tỉnh Điện Biên được thành lập trên cơ sở tách ra từ tỉnh Lai Châu. 2.2.2. Đa dạng các dân tộc và bản sắc dân tộc Điện Biên là tỉnh có nhiều dân tộc như Thái, H’mông, Mường..., mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng về văn hóa truyền thống, có tiềm năng văn hóa phi vật thể, tạo khả năng thu hút khách du lịch. Các lễ hội văn hóa rất đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Lễ Hạn Khuống của người Thái và một số dân tộc Tây Bắc diễn ra vào giữa Thu với lời hát, truyện kể trong không khí ấm cũng, tao nhã. Lễ mừng măng mọc vào đầu mùa mưa của người Mảng, Kháng, La Hủ, Phù Lá, Khơ-mú diễn ra khi những búp măng mới nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan điểm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu một mùa sản xuất mới trong năm. Rồi tết cơm mới của người La Hủ, lễ cúng bái của người Cống… nối dài cho chuỗi lễ hội đặc sắc của Tây Bắc.
  • 32. 26 Đặc biệt hàng năm các lễ hội lớn được tổ chức như lễ kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ - ngày lễ quan trọng nhất có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7/5 hàng năm, lễ hội thành Bản Phủ tưởng nhớ công lao của Hoàng Công Chất, hội Hoa Ban của người Thái... Du lịch về dân tộc học là thế mạnh của Điện Biên. Đó là nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo, các điệu múa đặc sắc, huyền bí như múa xòe... Đến với Điện Biên du khách còn được thưởng thức các món ăn hấp dẫn mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Đây là những tài nguyên vô cùng quý giá, tạo nên nét đặc trưng của du lịch vùng Tây Bắc và du lịch Điện Biên. 2.2.3. Các di tích văn hóa, lịch sử Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát). Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước. Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40 km đường bộ và 10 km đường chim bay thuộc xã Mường Phăng huyện Điện Biên. Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã đóng tại Mường Phăng trong vòng 105 ngày (từ 31/1/1954 đến 15/5/1954). Các cơ quan của Sở chỉ huy chiến dịch Đện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ, chạy quanh chân núi Pú Đồn, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km², được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bao bọc trước sau có hầm hào, lán trại thuận tiện, phù hợp với tốc độ làm việc khẩn trương của Bộ chỉ huy chiến dịch đảm bảo được bí mật và an toàn tuyệt đối. Tất cả lán trại đều được làm bằng những vật liệu đơn sơ tranh tre vách nứa khai thác ngay tại rừng Mường Phăng [9]. Khí hậu ở đây lại quanh năm mát mẻ nên đây là điểm dừng chân có ý nghĩa lịch sử quan trọng đáng để cho du khách trong và ngoài nước thăm quan, ghi nhớ và cái nhìn khái quát chân thực về một thời kỳ lịch sử, với
  • 33. 27 những người con sinh ra từ đồng ruộng đã làm nên chiến thắng hào hùng, thắng chủ nghĩa thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc mà ý nghĩa của nó đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Theo TS Trần Hữu Sơn – Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai, ngoài cụm di tích phản ánh Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, Điện Biên còn có một tài nguyên du lịch di sản độc đáo khác, đó là kho tàng thần thoại của người Thái về “quê cha đất tổ” Mường Then. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là nguồn lực này vẫn chưa được khai thác phục vụ cho du lịch. “Nếu quảng bá và xây dựng sản phẩm tốt, Mường Then sẽ hấp dẫn như một “thánh địa”, như một vùng “đất tổ” thu hút cộng đồng người Thái xấp xỉ 100 triệu người trên thế giới” Điện Biên còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử khác như: Đền Đại giá Đại vương (xã Mường Thanh, Điện Biên) thờ vị tướng đời Trần hi sinh khi dẹp giặc, thành Bản Phủ (xã Nong Hẹt, Điện Biên) gắn liền với cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Công Chất (1739-1769), di tích Nọng Nhai (xã Thanh Xương, Điện Biên) với tượng đài ghi dấu tội ác của thực dân Pháp ngày 25-3-1954 [10] 2.3. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Điện Biên 2.3.1. Tiêu chí đánh giá - Sự phát triển bền vững về kinh tế + Chỉ số về GDP du lịch tăng Du lịch cũng như tất cả các ngành kinh tế khác đều cần sự đánh giá sự phát triển thông qua sự gia tăng về doanh thu. Trên quan điểm phát triển bền vững thì sự gia tăng các chỉ số này chưa phải là quyết định mà cần xem xét vào nhiều yếu tố khác như: giá trị gia tăng đều qua các năm, tương lai phát triển của ngành, ảnh hưởng của ngành đến xã hội, môi trường... + Chỉ số về khách tăng Trên quan điểm phát triển du lịch thông thường, người ta chỉ quan tâm đến chỉ số về lượng khách. Trên quan điểm phát triển du lịch bền vững thì các chỉ số về số ngày lưu trú, khả năng chi tiêu, mức độ hài lòng và khả năng quay lại của khách lại được quan tâm đánh giá cao hơn. Lượng khách quay trở lại là dấu hiệu quan trọng để xác định tính bền vững trong phát triển du lịch nhìn từ góc độ kinh tế, nó phản ánh chất lượng dịch vụ, tính bền vững của hoạt động du lịch.
  • 34. 28 + Chất lượng nguồn nhân lực luôn được nâng cao Trong hoạt động du lịch, chất lượng nguồn lao động luôn là yếu tố quan trọng và có yếu tố quyết định đến sự phát triển chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch và kết quả cuối cùng là hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. + Số lượng các khu, điểm du lịch được tôn tạo, bảo vệ. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo và các di tích lịch sử văn hóa. Chính vì vậy, số lượng các khu, các điểm du lịch được đầu tư, tôn tạo và bảo vệ được coi là sự phát triển bền vững của ngành. - Nội dung về tài nguyên - môi trường: + Tác động đến địa hình  Tích cực: Nghiên cứu phát hiện thêm những giá trị mới, tôn vinh xếp hạng các giá trị, xác định quyền bất khả xâm phạm các di tích của tài nguyên địa hình. Đề xuất các biện pháp bảo vệ các dạng tài nguyên địa hình, khai thác tài nguyên địa hình địa chất theo hướng lâu dài và bền vững. Thông qua việc bảo vệ rừng, các dự án quy hoạch phát triển du lịch có thể giúp cho các dạng địa hình núi không bị xói mòn rửa trôi.  Tiêu cực Do các biện pháp bảo vệ, tôn tạo trong việc thực hiện các dự án quy hoạch không hợp lí đã làm thay đổi diện mạo của địa hình. Việc san ủi lấy mặt bằng, lấy vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng đã làm thay đổi bề mặt địa hình, làm xấu cảnh quan tự nhiên. + Tác động đến tài nguyên nước  Tích cực Các dự án quy hoạch phát triển du lịch có chất lượng, hiệu quả được lập và thực hiện trên các quan điểm phát triển bền vững có thể tiến hành nghiên cứu và thực thi các biện pháp phòng ngừa để nâng cao chất lượng nước.
  • 35. 29  Tiêu cực Việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng đầu nguồn đã làm cho chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt giảm đi nhanh chóng. + Tài nguyên sinh vật  Tích cực Nhiều dự án quy hoạch phát triển du lịch, nhất là các dự án nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên và môi trường để tiến hành điều tra khảo sát, nghiên cứu thống kê các hệ sinh thái, đa dạng sinh học để phát hiện ra các loài mới, đặc điểm sinh sống của chúng góp phần tôn vinh giá trị tài nguyên sinh vật. Từ đó xây dựng các chiến lược, giải pháp nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên này. Lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn, cung ứng nông sản cho khách du lịch, chia sẻ lợi ích kinh tế với địa phương góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, giảm sự lệ thuộc đời sống vào rừng của họ để bảo vệ tài nguyên sinh vật.  Tiêu cực Tuy nhiên ô nhiễm môi trường cùng với việc mất đi các cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt chăn nuôi là nguyên nhân làm cho các loài động thực vật bị mất đi nơi cư trú, suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nhu cầu của khách về các đặc sản rừng để thưởng thức và làm quà đã gia tăng việc khai thác tài nguyên sinh vật, đe dọa môi trường tự nhiên của chúng. Như vậy có thể nhận thấy phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng có tác động rất lớn đến tài nguyên và môi trường theo hai hướng khác nhau; một mặt giúp cho việc phát triển kinh tế nhanh, tạo điều kiện nghiên cứu sâu và tìm ra các giá trị của tài nguyên môi trường nhưng mặt khác nếu lạm dụng quá mức sẽ gây ra tình trạng suy thoái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người cũng như sinh vật và cảnh quan tự nhiên. - Nội dung về văn hóa - xã hội Du lịch của tỉnh đã góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên
  • 36. 30 quá trình đô thị hóa làm tăng dân số, gây sức ép đến tài nguyên, môi trường. Nhiều điểm du lịch tồn tại những nét văn hóa không lành mạnh, tệ nạn xã hội... Như vậy, tiêu chí về văn hóa – xã hội về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững. 2.3.2. Đánh giá chung * Số lượng khách và kết quả kinh doanh Năm 2004 kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sự kiện này đã thu hút sự chú ý cả trong và ngoài nước, từ đó đến nay lượng khách du lịch đến Điện Biên ngày một tăng lên, Tỉnh đã tổ chức thành công năm du lịch Điện Biên. Ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Khách du lịch đến Điện Biên trong giai đoạn 2004 - 2011 đạt 1.747.000 lượt. Trong đó khách quốc tế đạt 248.000 lượt (chiếm 14,19% tổng lượng khách). Năm 2010, Điện Biên đón 305 ngàn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 52 ngàn lượt, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt 150 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Năm 2011 đón 353 ngàn lượt, tăng 15,7 % so với năm 2010. Trong đó khách quốc tế đạt 64 ngàn lượt, tăng 23% so với năm 2010. Đến năm 2013, Điện Biên đã đón 380,5 nghìn lượt khách (trong đó hơn 66,750 nghìn lượt khách quốc tế), đạt 433,7 tỷ đồng thu nhập xã hội từ du lịch, có 8000 lao động làm việc trong ngành du lịch. Đến đầu năm 2014, theo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên thì nhân dịp kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ số lượng khách về với Điện Biên đạt 45.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 6.500 lượt
  • 37. 31 Hình 2.2. Biểu đồ khách du lịch tỉnh từ 2004 – 2013 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên) + Tiêu chí khách du lịch: Số lượng khách du lịch năm trước tăng hơn năm sau, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,14 %/năm. Trong tiêu chí này hoạt động du lịch của tỉnh có thể đánh giá đạt yêu cầu phát triển bền vững. Đánh giá qua khảo sát từ một số công ty lữ hành trên địa bàn cho thấy khách quốc tế đến Điện Biên rất quan tâm đến nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, những vấn đề về văn hóa, lối sống người dân bản địa... Phấn đấu đến năm 2020 đón khoảng 220 nghìn lượt khách quốc tế và 650 nghìn khách nội địa. Bởi thế, để du lịch phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thu hút du khách quốc tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thu hút du khách đến Điện Biên ngày càng đông và lưu trú lâu hơn. + Tiêu chí về doanh thu du lịch: Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch giai đoạn 2004 - 2011 đạt 789,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,8%/năm, phấn đấu đến 2020 đạt 915 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Người BIỂU ĐỒ KHÁCH DU LỊCH Khách nội địa Khách quốc tế Năm 2004 2009 2010 2011 2013
  • 38. 32 tỷ. Doanh thu tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng doanh thu du lịch theo các năm thể hiện tính bền vững trong phát triển du lịch. Kết quả này cho thấy, du lịch Điện Biên tuy chưa thể so sánh được với nhiều địa phương trong cả nước, nhưng có thể nói là địa phương dẫn đầu trong phát triển du lịch trong số các tỉnh khu vực Tây Bắc. * Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch Trong thời gian gần đây, hiện trạng về cơ sở lưu trú tại Điện Biên đã có những bước chuyển biến rõ nét theo hướng nâng cấp các cơ sở hiện có và xây dựng các cơ sở mới bằng nguồn vốn trong nước hoặc của nước ngoài. Tại thành phố Điện Biên Phủ hệ thống khách sạn, nhà nghỉ được phát triển tương đối hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2005, toàn tỉnh có 27 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 10 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách, 1 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến nay, toàn tỉnh có 73 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch, với tổng số 1.111 phòng/2.240 giường (tăng 677 phòng so với năm 2005). Trong đó 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 19 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó là 48 nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, 3 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; 80 nhà hàng; 8 bản văn hóa và trên 20 khu, điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có khả năng đáp ứng nhu cầu về nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, văn nghệ, lễ hội, ẩm thực... Đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 88 cơ sở đang hoạt động kinh doanh du lịch; trong đó, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 khách sạn từ 1 – 2 sao với số buồng nghỉ đáp ứng cơ bản nhu cầu của khách quốc tế. Điện Biên cũng đang phấn đấu để đạt tới một nền thể thao, du lịch dân tộc và hiện đại, thân thiện với môi trường và xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao là động lực thúc đẩy du lịch phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa, các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng bình quân từ 13 – 15%/năm…
  • 39. 33 Vừa qua, Tổng cục Du lịch đã xếp hạng Khu du lịch sinh thái Him Lam (thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại số 6) đạt tiêu chuẩn 3 sao. Khu du lịch sinh thái Him Lam có quy mô lớn nhất tỉnh (cả diện tích lẫn tổng mức đầu tư), khu du lịch có khuôn viên đẹp, lãng mạn và yên tĩnh. Các cơ sở lưu trú tăng lên nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình là 28%/năm, công suất sử dụng các cơ sở này thay đổi theo tính thời vụ của hoạt động du lịch. Các khu vui chơi, giải trí ở Điện Biên đang được đầu tư, phát triển nâng cấp. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian lưu trú của khách và tăng thêm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên mức phát triển của loại hình dịch vụ này còn nhiều hạn chế, hình thức đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn, cần quan tâm đầu tư hơn nữa. Mặt khác do điều kiện địa hình miền núi nên hoạt động giao thông đường bộ, đường hàng không còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời kì mùa mưa, thời kì có sương mù... Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Nhìn chung tiêu chí này đánh giá là tương đối bền vững. Lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh tăng lên nhanh chóng, từ 1700 lao động năm 2004 lên 8000 người năm 2013, cho thấy lực lượng lao động đã được quan tâm , bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du lịch, tuy nhiên trình độ chuyên môn của lao động trong ngành vẫn còn hạn chế, ít có khả năng giao tiếp ngoại ngữ, cần đào tạo thêm. Vì vậy, những người làm công tác quản lí và quy hoạch du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về ý nghĩa của tài nguyên môi trường đối với sự phát triển bền vững của ngành. * Cơ sở hạ tầng Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là những yếu tố cơ bản nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch, quan trọng nhất là thệ thống giao thông vận tải, thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện. Các di tích lịch sử hiện nay tại Điện
  • 40. 34 Biên đã và đang được trùng tu, tôn tạo, song vẫn giữ được nét nguyên bản. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ liên huyện được cải tạo, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của du khách. Để đến Điện Biên, du khách có thể theo tuyến đường bộ hoặc đường hàng không. Với tuyến đường bộ, du khách có thể xuất phát tại các điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai. Trong những năm gần đây hệ hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước của tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc, từng bước được nâng cấp phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Với sự hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh đang triển khai nâng cấp, mở rộng tuyến đường E2 từ Điện Biên đi Phoong Sa Ly (Lào) qua cửa khẩu quốc tế Tây Trang; tuyến Điện Biên đi Luông Pra Băng qua cửa khẩu Na Son – Huổi Puốc. Ngoài ra, các tuyến đường Mường Nhé – A Pa Chải; tuyến xe khách Điện Biên – Mường Khoa (Phoong Sa Ly) – U Đôm Xay (Lào) và ngược lại được hoàn thành đã thúc đẩy nhu cầu đi du lịch giữa hai bên và khách du lịch quốc tế đến từ nước thứ 3. Bên cạnh đó, cảng hàng không Điện Biên Phủ được Chính phủ xác định là sân bay quốc tế tiểu vùng, từ đây sẽ mở đường bay đến một số nước trong khu vực. Trong số các đường bay được mở, đường bay đi Luông Pra Băng được coi là đầu mối quan trọng để đưa khách du lịch từ các tỉnh Bắc Lào, Đông bắc Thái Lan, khách du lịch từ nước thứ 3 đến với Điện Biên và các tỉnh trong vùng. Tóm lại: Qua nghiên cứu về thực trạng du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên thấy rằng du lịch Điện Biên đang chứng tỏ sức hút đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Điện Biên có các điều kiện và tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Điều này còn được thể hiện ở các giá trị của các tài nguyên tự nhiên còn tương đối hoang sơ, hệ sinh thái phong phú, tính đa dạng sinh học cao, môi trường chưa bị ô nhiễm, lao động dồi dào, cần cù. Giao thông đi và thông tin nhanh chóng, giá trị tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa to lớn. Song việc khai thác tiềm năng du lịch còn thiếu quy hoạch toàn diện. Các hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là du lịch văn hoá lịch sử, du lịch sinh thái chưa được chú trọng đầu tư. Vẫn còn những hạn chế nhất định như chưa xác định rõ chiến lược phát triển bền
  • 41. 35 vững trong tương lai, các loại hình dịch vụ chưa thực sự đa dạng, công tác quy hoạch chưa thực sự chặt chẽ dẫn tới tình trạng đầu tư xây dựng tự phát làm phá vỡ cảnh quan môi trường. Trên thực tế hoạt động du lịch Điện Biên vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, tính bền vững chưa cao.
  • 42. 36 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH 3.1. Cơ sở định hƣớng - Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch không chỉ đơn thuần đóng góp vào sự phát triển kinh tế của một vùng, một đất nước mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội như : cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương, phân phối lại thu nhập, tái sản xuất sức lao động cho xã hội, góp phần tạo sự hiểu biết giao lưu giữa các dân tộc. Do đó, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng trong phần “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 2001 - 2010” đưa ra : Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm. Hiện nay theo quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ ngày 22/01/2013 đã xác định các quan điểm phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i ; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn của từng địa phương. - Chủ trương của tỉnh Theo quyết định phê duyệt dự án “Quy hoạch phát triển tổng hợp du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020” ngày 31/01/2008 với quan điểm phát triển du lịch nhanh, bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phát triển dựa trên cơ sở nội lực của tỉnh, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài
  • 43. 37 đầu tư cơ sở vật chất tạo đà phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ tài nguyên du lịch. 3.2. Định hƣớng phát triển bền vững ngành du lịch tỉnh 3.2.1. Thị trường và sản phẩm du lịch - Thị trường: + Các thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thị trường Mỹ, các nước ASEAN và thị trường nội địa từ các tỉnh khác. + Thị trường tiềm năng: Có thể xác định các thị trường này gồm các nước khối Bắc Âu, Ấn Độ, Canada… Đối với thị trường tiềm năng cần quan tâm đến khách du lịch đến từ Nga, Hà Lan, Ý, Thụy Điển. - Các sản phẩm dựa trên loại hình du lịch văn hóa - lịch sử + Du lịch tham quan, nghiên cứu tìm hiểu. + Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử. + Du lịch thăm lại chiến trường xưa. - Các sản phẩm dựa trên loại hình sinh thái + Tham quan nghiên cứu: các điểm tham quan, đa dạng sinh học, hang động…ở các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, Thị xã Mường Lay. + Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: bao gồm các khu nước nóng Uva, hồ Pá Khoang… + Thể thao leo núi mạo hiểm: có thể phát triển ở rất nhiều nơi. 3.2.2. Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên Tài nguyên du lịch đều tồn tại dưới một môi trường nhất định, nếu môi trường đó được gìn giữ, bảo vệ cùng với những vẻ nguyên sơ ban đầu thì những tài nguyên du lịch đó càng có sức lan tỏa hấp dẫn cũng như việc thu hút khách du lịch đến tham quan đông hơn. Tuy nhiên không thể chủ trương phát triển du lịch bằng bất cứ giá nào miễn là thu được nguồn lợi kinh tế cao, không tính tới mặt trái của môi trường và văn hóa xã hội. Để làm được điều này cần bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường biện pháp quản lí chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế - xã hội khác có nguy cơ gây ảnh
  • 44. 38 hưởng tới hệ thống tài nguyên môi trường du lịch, kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp các tài nguyên và môi trường du lịch. Trước mắt cần phải có các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, các hồ nước, các khu bảo tồn tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa. Xây dựng các cơ chế chính sách về quản lí một cách đồng bộ, khuyến khích việc việc khai thác các tiềm năng du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên... phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lí, từ các cơ quan quản lí nhà nước như: Tổng cục du lịch, Bộ TN&MT... Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng du lịch rất lớn nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và đầu tư chưa thực sự sâu sắc, do đó không có cơ chế chính sách thích hợp để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch đã làm lãng phí nguồn tài nguyên, thậm chí có thể bị lãng quên hoặc bị tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay người phụ trách tài nguyên đó. Ngày nay song song với phát triển du lịch là đi đôi với việc tàn phá môi trường tự nhiên. Những việc phá hoại này chỉ đem lại cho tỉnh và các doanh nghiệp một chút lợi ích trước mắt, còn về lâu dài đây chính là mối nguy hại đe dọa sự sống còn của môi trường. Để phát triển du lịch thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cần được quan tâm. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lí nhận thức rõ và đưa ra các cơ chế hợp lí để phát triển, qua đó hoạt động du lịch tạo điều kiện cho người dân địa phương bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cơ chế thuận lợi làm cho du lịch phát triển tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương và nâng cao đời sống của họ, có như vậy mới ngăn chặn được tận gốc nạn chặt phá rừng, săn bắt, hủy hoại môi trường, các di tích lịch sử văn hóa của người dân địa phương. Một cơ chế chính sách đúng sẽ vừa khuyến khích bảo tồn phát triển tài nguyên môi trường vừa phát triển kinh tế du lịch một cách bền vững đảm bảo cho cuộc sống người dân địa phương. Do vậy các cơ quan ban ngành liên quan của Trung ương và địa phương phải bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ và thống nhất theo hướng :