SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và môi trường
sống, có mặt hầu khắp mọi nơi trên trái đất, từ khí quyển đến đáy đại dương và
trong cả thổ nhưỡng quyển. Trong vòng tuần hoàn của nước, nước tồn tại ở nhiều
dạng, nước trên mặt, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước. Tuy nhiên tài nguyên
nước cũng dễ bị tổn thương, dễ bị ô nhiễm, cạn kiệt. Lượng nước hiện nay đang bị
con người khai thác một cách quá mức dẫn đến thay đổi về số lượng lẫn chất lượng.
Nhất là hiện nay con người xây dựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện ngăn các
con sông làm cho dòng chảy thay đổi, cán cân bùn cát cũng như cạn kiệt tài nguyên
nước hoặc phân bố không đều theo thời gian và không gian.
Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, bắt nguồn từ các tỉnh Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chảy sang Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông,
phần lưu vực sông lưu vực sông thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần thượng nguồn. Vì
vậy, đây là hệ thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường
và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà cho cả nước. Trong thực tế, tài nguyên
nước sông Srêpok còn chi phối đến đặc điểm hoạt động sản xuất và đời sống xã hội
của lưu vực rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp. Tuy nhiên, do sự phân
hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, sự phức tạp của địa chất - địa hình, tính đặc
thù của thổ nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng
nhanh và sự tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho tài nguyên nước của lưu vực
sông bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mất tính bền vững của tài
nguyên nước và đe dọa đến sự phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk.
Hiện nay, trên LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên có rất nhiều các công
trình khai thác tài nguyên nước được xây dựng từ năm 1984 đến nay. Về thuỷ điện có
6 công trình lớn như: thuỷ điện Buôn Tur sah, thuỷ điện Buôn Kuop, thuỷ điện Hoà
Phú, Đrây H’Hlinh, Srêpôk 3, Srêpôk 4. Dự án Srêpôk 4A không đắp đập mà xây
cao trình dẫn nước cao 100m theo kênh dài 4 km và sau đó hoà vào dòng Srêpôk
làm chết một đoạn sông. Trước đây không có kênh dẫn nước thì thuỷ điện xả xuống
- 2 -
vẫn đủ để nuôi sống khúc sông. Ngoài ra, các nhà máy công suất nhỏ cũng được
xây dựng ở khu vực nghiên cứu: Thuỷ điện Krông Knô 3 (Huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng), thuỷ điện Krông Kmar (Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), thuỷ điện
Đức Xuyên (huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông)
Các dự án xây mới như: thuỷ điện Drăng Phôk – đang chờ quyết định xây
dựng. Hồ Ea Soup Thượng chặn dòng Ea Soup cung cấp nước tưới cho các xã thuộc
huyện Ea Soup, Đắk Lắk. Tưới nước cho vùng đất “khát” làm cho cánh đồng lúa xã
Ea Lê tươi tốt và năng suất hàng đầu Tây Nguyên. Hồ Ea Soup Hạ, thị trấn Ea
Soup, Đắk Lắk. Cung cấp nước uống và tưới tiêu cho thị trấn Ea Suop. Công trình
Đê bao xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, Đắk Lắk ngăn lũ tiểu mãn thuộc đồng
bằng sông Krông Ana.
Các công trình trên ít nhiều đã đem lại giá trị, hiệu quả trong phát triển KT-
XH của vùng. Tuy nhiên, việc quy hoạch khai thác sử dụng các công nghệ thủy điện
thông thường đã dẫn tới việc xây dựng các con đập làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
tài nguyên nước, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của vùng lãnh thổ rộng
lớn. Vì vậy, tài nguyên nước bị cạn kiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh
hoạt của người dân nơi đây. Ngoài ra, môi trường tự nhiên cũng bị biến đổi và trong
một số trường hợp đã bị phá hủy và tác động mạnh lên nền kinh tế địa phương.
Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi:
“Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước
trên Lưu vực sông Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên” là hết sức cần thiết và có
ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên
nước trên LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục
vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 3 -
- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lý luận về nghiên cứu, đánh giá tác động
của các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực ở trên thế giới và
Việt Nam.
- Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên
cứu liên quan đến các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực.
- Phân tích các nhân tố tự nhiên, KT-XH và ảnh hưởng của chúng đến tài
nguyên nước LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên.
- Nghiên cứu đánh giá những tác động chính của các công trình khai thác, sử
dụng tài nguyên nước LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên
nước phục vụ phát triển KT-XH LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện tác động đến
tài nguyên nước LVS Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Tây Nguyên, Việt Nam. Cụ thể:
+ Tác động đến số lượng, chất lượng, động thái và sự phân bố của nước mặt,
nước dưới đất;
+ Tác động đến khả năng khai thác – sử dụng của nguồn nước: nước mặt, nước
dưới đất;
+ Các giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ phát triển
bền vững KT-XH LVS Srêpôk.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk phần thuộc lãnh thổ Tây Nguyên, xác
định theo bản đồ địa hình ở tỉ lệ 1:100.000.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- 4 -
- Bổ sung cơ sở phương pháp luận đánh giá tổng hợp tài nguyên nước theo
LVS.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT-
XH cũng như quản lý hiệu quả các công trình khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên
nước gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài
nguyên nước là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp trong khai thác sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong việc sử
dụng nước góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc
phạm vi LVS Srêpôk.
5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
- Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí
tượng - Thủy văn Quốc gia.
- Số liệu mưa từ kết quả quan trắc của 23 trạm đo mưa từ năm 1958 - 2012; Số
liệu dòng chảy của 16 trạm thủy văn quan trắc từ 1977 - 2012; Tài liệu nước dưới
đất của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đề tài KC02.2009, KC.08.05.
- Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây
Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704.
- Bản đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của
các tỉnh Tây Nguyên.
- Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2016.
- Niên giám thống kê 2010, 2013 - 2017 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông,
Lâm Đồng.
- Báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng.
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010,
2015, 2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Nguyên.
- 5 -
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải
pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài
nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”do Viện Địa lý chủ trì, thực hiện năm 2012 -
2015.
- Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN:Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn
nước LVS Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi.
- Tài liệu, hình ảnh về công trình thủy lợi, thủy điện, dòng chảy, môi trường, các
hoạt động khai thác nước, tình hình hạn hán... do quá trình đi thực địa của tác giả thu
thập được.
6. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu.
Chƣơng 2. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước trên lưu
vực sông Srêpôk.
Chƣơng 3. Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng
tài nguyên nước trên lưu vực sông Srêpôk và đề xuất các giải pháp.
- 6 -
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
LUẬN NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Tài nguyên nƣớc
Theo Lê Huy Bá [1], tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt
quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các
dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu
phát triển mà con người có thể sử dụng được.
Theo Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012: “Tài nguyên nước bao gồm
các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [14].
TNN bao gồm nhiều loại, tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau: lượng nước
trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Luận
văn chỉ tập trung đến TNN ngọt trên lục địa ở thể lỏng, vì nó chi phối mọi hoạt
động dân sinh, kinh tế của con người.
1.1.2. Lƣu vực sông
Mỗi dòng sông đều có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực
sông. Có nhiều khái niệm về LVS:
“Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường
chia nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh
cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để
xuống chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để
chảy về biển. Cứ như thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài
các diện tích đất trên cạn còn có các thành phần đất chứa nước thuộc dòng chảy
sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực
cả trên cạn và dưới nước đều là môi trường và nơi ở cho các loài sinh sống” [14].
- 7 -
Theo Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012: “Lưu vực sông là vùng đất
mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra
một cửa chung hoặc thoát ra biển” [14].
1.1.3. Nƣớc trên mặt
Nước bề mặt là nước trên bề mặt của trái đất như ở sông, hồ, đầm lầy, hay đại
dương [39]. Nước bề mặt ngọt được bổ sung bằng lượng nước mưa và lấy thêm từ
nước ngầm. Nó bị mất đi do bay hơi, thấm vào mặt đất nơi mà nó trở thành nước
ngầm, được cây cối sử dụng trong quá trình thoát hơi, được con người dùng để làm
nông nghiệp, sinh sống, công nghiệp ... hoặc đổ ra biển nơi nó trở thành nước mặn.
Phân loại nước bề mặt và hệ thống của nó được định nghĩa trong một quy định của
EU.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [14].
Nước trên bề mặt theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, các
đường chảy tạo thành sông suối. Luận văn chỉ đề cập tới nguồn tài nguyên nước
mặt ở sông, trên đất liền. Dòng chảy mặt: dòng chảy hình thành do nước trên bề mặt
lưu vực tạo ra (do mưa hoặc tuyết tan) và tập trung về tuyến cửa ra.
Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu
là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn. Các
dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Các
con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh
hay rạch.
1.1.4. Các công trình thủy lợi, thuỷ điện
Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ
chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công
trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [15].
Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ
điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc
bin nước và máy phát điện.
Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng.
Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn,
- 8 -
năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được
nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện.
1.1.5. Tác động của các công trình thủy lợi, thuỷ điện đến phát triển bền vững
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV năm 2002 đã xác định “Phát triển
bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt
của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã
hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải
thiện chất lượng môi MT; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và
sử dụng tiết kiệm TNTN)”.
Để đảm bảo tính bền vững của TNN trên LVS, các công trình thủy lợi, thủy
điện phải khai thác, sử dụng một cách hợp lí, không vượt quá giới hạn tiềm năng
của nguồn nước, để nước có đủ khả năng hồi phục hay tái tạo theo chu trình thủy
văn vốn có của TN; phải được sử dụng một cách tiết kiệm và thật sự hiệu quả TNN
trên LVS Srêpôk, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người và hiệu quả
sử dụng nước ngày càng cao. Nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá trị
kinh tế và quý giá. Các công trình thủy lợi, thủy điện phải thật sự là hệ thống bền
vững.
Ở Việt Nam quan điểm sử dụng bền vững TNN là: Quản lý TNN theo phương
thức tổng hợp, toàn diện. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến
lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006 là “Quản lý tổng hợp phải được thực
hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử
dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bền
vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản
phẩm nước là hàng hóa; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hóa các hoạt
động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước” [21]; Đặc biệt, gần
đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện TNN đã được luật hóa và được quy định
trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 [14].
Để các công trình thủy lợi, thủy điện sử dụng bền vững TNN trên LVS
Srêpôk, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- 9 -
- Sử dụng nước trong hiện tại nhưng phải đảm bảo cho thời gian sau cũng
được sử dụng;
- Thượng lưu sử dụng nhưng hạ lưu cũng được sử dụng đầy đủ, đảm bảo dòng
chảy tối thiểu;
- Sử dụng phải đi đôi với bảo vệ, phát triển nguồn nước để đảm bảo khả năng
cấp nước;
- Các công trình khai thác, sử dụng TNN phải đúng kỹ thuật, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu; áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến,
biện pháp khoa học để sử dụng nước nhiều lần;
- Bảo vệ rừng đầu nguồn phục hồi các hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống
đồi trọc để giữ nước và tái tạo nguồn nước ngầm.
- Phải cân đối trong sử dụng nước giữa các ngành để đảm bảo công bằng và
đạt giá trị cao nhất.
1.1.6. Quản lí lƣu vực sông
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Quản lí tổng hợp lưu vực sông (QLTH-
LVS) [15], [35], [36]:
- QLTH-LVS là lấy LVS làm cơ sở và xem LVS là một hệ thống động lực và
thống nhất mà trong đó có tác động qua lại giữa nước, đất đai và MT. Phương pháp
này cũng nhằm quản lý LVS như là một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn
bộ năng suất của các nguồn tài nguyên một cách lâu bền, đồng thời bảo vệ và cải
thiện chất lượng MT tại LVS.
- GWP cho rằng: “QLTH-LVS là một quá trình mà trong đó con người phát
triển và QLTNN, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các
thành quả KT-XH một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của
các hệ sinh thái then chốt” [35].
- Theo J. Buston thì: “QLTH-LVS bao hàm việc các nhà hoạch định chính
sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn tài nguyên có trên lưu vực, nhu cầu
sử dụng các nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm bảo
những sự lựa chọn phương án phát triển KT-XH có hiệu quả lâu dài thông qua sự
- 10 -
phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng
đồng dân cư sống trên lưu vực” [6].
Từ các định nghĩa trên cho thấy QLTH-LVS là sự hợp tác trong quản lý và
khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trên toàn bộ LVS một cách hợp lý, hiệu
quả và công bằng để đạt được lợi ích KT-XH mà không làm tổn hại sự bền vững
của hệ sinh thái.
QLTH-LVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần phải sử dụng
nước và tác động tới hệ thống TNN mặt; quản lý số lượng và chất lượng nước và
mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Phạm vi của nó khác với ranh
giới hành chính, bao gồm toàn bộ LVS và mối quan hệ của chúng với các tài
nguyên khác. Tổng hợp các giới hạn TN, các nhu cầu KT-XH; Tổng hợp về luật
pháp, chính sách và thể chế.
1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN LƢU
VỰC SÔNG
1.2.1. Trên thế giới
Việc đánh giá các nguồn nước nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN đã được
nghiên cứu từ rất lâu. Đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài
nguyên nước trên lưu vực sông cũng đã được nghiên cứu ở nhiều đề tài và nhiều
khu vực khác nhau:
Trong đề tài “Nước ngầm trong phát triển đô thị” của Ngân hàng Thế giới
(1998) cho thấy sự cạn kiệt của tầng ngậm nước do dân số ngày càng mở rộng, cạnh
tranh về tài nguyên nước tăng lên, hàng triệu máy bơm ở mọi quy mô khai thác
mạnh mẽ nước ngầm trên thế giới. Thủy lợi ở các khu vực khô như phía bắc Trung
Quốc, Nepal và Ấn Độ được cung cấp bởi nước ngầm và đang được khai thác với
tốc độ chóng mặt. Mực nước ngầm của các thành phố giảm từ 10 đến 50 mét bao
gồm thành phố Mexico, Bangkok, Bắc Kinh, Madras và Thượng Hải.
Theo Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển Bền Vững Thế Giới (2009)
(WBCSD) ước tính rằng 22% nước trên toàn thế giới được sử dụng trong công
nghiệp. Những ngành sử dụng công nghiệp chính bao gồm đập thủy điện, nhà máy
nhiệt điện, sử dụng nước để làm mát, nhà máy lọc dầu và dầu, sử dụng nước trong
- 11 -
các quy trình hóa học và nhà máy sản xuất, sử dụng nước làm dung môi. 70% lượng
nước trên toàn thế giới được sử dụng cho tưới tiêu, với 15% 35% lượng nước rút
không bền vững.
IPCC, 2011 “Báo cáo đặc biệt của IPCC về các nguồn năng lượng tái tạo và
giảm thiểu biến đổi khí hậu” Chuẩn bị bởi Nhóm làm việc III của Hội đồng liên
chính phủ về biến đổi khí hậu [O. Edenhofer, R. Pichs-Madruga, Y. Sokona, K.
Seyboth, P. Matschoss, S. Kadner, T. Zwickel, P. Eickemeier, G. Hansen, S.
Schlömer, C. von Stechow (chủ biên)]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge,
Cambridge, Vương quốc Anh và New York, NY, Hoa Kỳ, 1075 trang. (Chương 5 &
9) cũng chỉ ra hoạt động phát thải của các nhà máy thủy điện, đề xuất đưa vào bối
cảnh, các ước tính về phát thải nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá này
cũng cho thấy nguồn năng lượng từ thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo ít gây ra
hiện tượng nóng lên của toàn cầu, mang lại lợi ích về sức khỏe, việc làm, giá trị cho
địa phương, các vấn đề về môi trường hơn so với các dạng năng lượng khác.
Đề tài “Thay đổi khí hậu và nước: Tìm hiểu rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư
thông minh về khí hậu” của Ngân hàng Thế giới (2011) đã đánh giá những tác động
của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chu trình thủy văn, sự bốc hơi, lượng mưa dẫn
đến sự thay đổi về chất lượng, số lượng nước ở các khu vực trên thế giới.
Gleeson, Tom; Wada, Yoshi DA; Bierkens, Marc FP; van Beek, Ludovicus
PH (9 tháng 8 năm 2012) trong đề tài "Cân bằng nước của tầng ngậm nước toàn cầu
tiết lộ bởi dấu chân nước ngầm" đã chỉ ra nguồn cung cấp nước ngầm của thế giới
đang giảm dần, với sự cạn kiệt xảy ra nổi bật nhất ở châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ,
ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cân bằng và khả năng tái tạo nước trong tự nhiên.
“Nghiên cứu tương lai điện tái tạo” của phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo
quốc gia Mỹ (NREL) năm 2012 đánh giá tác động tiêu cực của việc xây dựng các
nhà máy thủy điện, hồ chứa đến tài nguyên đất đai, hệ sinh thái rừng, các động vật
hoang dã, cộng đồng dân cư, sự thay đổi về chế độ dòng chảy sông...
Đề tài “Tác động của các công trình thủy lợi và thoát nước đến cảnh quan Úc”
(2015) của Daniel Connell, trường Chính sách công Crawford, Đại học Quốc gia Úc
đánh giá về các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Murray-Darling – Úc, cách
thức quản lí tổng hợp lưu vực sông và phát triển bền vững tài nguyên nước.
- 12 -
Tài liệu “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp: Một hướng đi mới” (2015) của
Hội đồng nước Quốc tế (WWC) đánh giá về tài nguyên nước ở các lưu vực sông
xuyên biên giới, các tiểu lưu vực, sự phức tạp trong khai thác, quản lý tài nguyên
nước và các giải pháp đặt ra; giải pháp giải quyết các vấn đề và kết quả đạt được
của một số quốc gia trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Tài liệu “Tăng cường dòng chảy, phục hồi tầng nước và cải thiện cấp nước
trong lưu vực sông Columbia” (2018) của Tom Bebb – Bộ Sinh thái của Tiểu bang
Washington đánh giá những tác động của công trình khai thác sử dụng tài nguyên
nước trên lưu vực sông Columbia, sự tác động của nó đến tài nguyên nước ngầm và
các giải pháp cải thiện. Tài liệu cũng là một trong những ý tưởng trong các giải
pháp khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Tại Braxin, do các cụm đô thị lớn sử dụng nhiều nước và làm ô nhiễm nghiêm
trọng... Để phục hồi chất lượng nước sông, tháng 9/1991 Braxin đã triển khai Dự án
Sông Tiete. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án là kiểm soát phát thải
từ hoạt động CN, trên cơ sở phân tích hiện trạng chất lượng nước và thống kê các
nguồn thải CN trong LVS… Từ đó, các tiêu chí kiểm soát được xác lập và quy trình
kiểm soát nước thải CN trong LVS Tiete được đề xuất [16].
Ngoài ra có nhiều đề tài đánh giá về sự phát triển của các công trình thủy lợi,
thủy điện, sự điều tiết nước, tầm quan trọng của các công trình này trong các khu
vực như các công trình đánh giá của các quốc gia Mali, Nigieria, Ai Cập...
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong máy tính điện tử, sự ra đời và ứng
dụng các mô hình toán thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả
nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện vào TNN ngày
càng tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Đó là sự ra đời rất sớm của mô hình Stanford
Watershed Model (SWM) bởi Crawford và Linsley (1966), SWM là thử nghiệm
đầu tiên cho việc mô hình hóa hầu như toàn bộ chu trình thủy văn và sau đó nhanh
chóng phát triển nhiều mô hình như: mô hình NAM (1973), IHDM (1980),
SWAT…Hệ thống mô hình GIBSI, là một hệ thống mô hình tổng hợp, mô hình cho
các kết quả kiểm tra tác động của NN, CN, quản lý nước cả về lượng và chất đến
TNN; Mô hình BASINS được xây dựng bởi Văn phòng Bảo vệ Môi trường của Hoa
Kỳ, mô hình được xây dựng để đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp
hơn các nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất
- 13 -
lượng nước trên LVS; Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP
là mô hình kết hợp giữa việc mô phỏng hệ thống và các chính sách cần áp dụng cho
LV, WEAP dựa trên nguyên tắc tính toán cân bằng giữa các nhu cầu của các dạng
sử dụng nước, giá thành và hiệu quả của các công trình cấp nước và cơ sở phân bổ
nguồn nước, với nguồn nước cung cấp bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước hồ
chứa và các vận chuyển nguồn nước. Mô hình này đã có nhiều tác giả vận dụng
thành công khi có sự phức tạp về phân phối dòng chảy và nhu cầu nước trong NN,
đô thị, CN và MT bởi nhiều quy mô không gian và thời gian của tác giả Yates và
cộng sự (2005); Phân tích tình hình nước trong tương lai theo các kịch bản khác
nhau của sự phát triển và BĐKH của Britta Hollermann và cộng sự (2010); để
QLTH-TNN theo LVS của Phan Thị Thanh Hằng (2011)...; Bộ mô hình MIKE của
Viện Thủy lực Đan mạch (DHI) xây dựng các phần mềm để đánh giá và phân tích
các vấn đề về chất lượng và số lượng nước, đây là các phần mềm hữu ích trong
công tác lập kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nước theo quan điểm bền vững.
Phần mềm MIKE BASIN với giao diện ArcView GIS là một mô hình mô phỏng
nguồn nước LVS, MIKE BASIN với các mô đun tính toán đơn giản để đưa ra các
kịch bản tính toán các biến đổi của các đặc trưng dòng chảy theo không gian và thời
gian, xác định các nhu cầu dùng nước, vận hành hồ chứa đa mục tiêu, công trình
chuyển nước và đánh giá chất lượng nước. MIKE BASIN sử dụng giao diện GIS để
tổ hợp cơ sở dữ liệu, xác định LV và trình diễn kết quả một cách thuận lợi cho
người sử dụng, mô hình đã được ứng dụng để tính CBN đem lại hiệu quả cao cho
nhiều LV trên thế giới như: LVS LeBa ở BaLan, LVS Cape Fear ở phía Bắc
Carolina – Mỹ, …
1.2.2. Ở Việt Nam
Các công trình thủy lợi ở Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm nay ở hệ thống
sông Hồng và các sông thuộc phạm vi đồng bằng sông Hồng, cũng như việc cải tạo,
khai khẩn các vùng đất phèn, mặn. Kênh đào Vĩnh Tế dưới triều Nguyễn là một
công trình có ý nghĩa to lớn dài 87 km nối sông Châu Đốc đổ ra vịnh Thái Lan tại
tỉnh Kiên Giang đã tạo con đường lưu thông thủy, thoát lũ và cung cấp nước ngọt
cho thau chua, rửa mặn phục vụ sản xuất NN hàng trăm năm qua.
- 14 -
Sau năm 1954, việc đánh giá tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài
nguyên nước trên lưu vực sông được chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ chú
trọng vào việc xác định về phạm vi phân bố, khai thác nguồn nước (chủ yếu là nước
mặt) phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau mà chưa có sự chú ý đến bảo vệ,
sử dụng nguồn nước hợp lí, hay phát triển nguồn nước. Tháng 1/1961, đã quyết
định thành lập Ủy ban Trị thủy và khai thác sông Hồng với nhiệm vụ nghiên cứu
lập quy hoạch trị thủy và khai thác tổng hợp hệ thống sông Hồng, phục vụ xây dựng
và phát triển KT-XH với 5 lĩnh vực quy hoạch dòng sông: quy hoạch phòng chống
lũ; quy hoạch cấp - thoát nước; quy hoạch vận tải thủy; quy hoạch hệ thống bậc
thang thủy điện (sông Đà, sông Lô, sông Gâm), các hệ thống thủy nông lớn vùng hạ
lưu, nâng cấp hệ thống đê điều.
Các công trình thủy lợi được chú trọng: xây dựng hệ thống thủy nông Bắc
Hưng Hải (1957 - 1959). Bản đồ Địa chất thủy văn miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/500.000 (1964) được xây dựng vào giai đoạn này. Từ năm 1965, Tổng cục Địa
chất đã triển khai công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 cho từng
vùng lãnh thổ ở miền Bắc. Đầu năm 1975, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về việc tổng kết công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và ĐKTN lãnh thổ, các
nhà Địa chất thủy văn đã lập báo cáo tổng kết kèm theo bản đồ địa chất thủy văn
miền Bắc Việt Nam 1/500.000 do Vũ Ngọc Kỷ chủ biên [11].
Sau năm 1975, Nhà nước đã thành lập Tổng cục Khí tượng - Thủy văn
(11/1976), quan tâm đầu tư khôi phục và phát triển thêm nhiều trạm khí tượng,
nhất là ở miền Nam để thực hiện nghiên cứu, đánh giá và QLTNN và đã thực hiện
nhiều nghiên cứu trên phạm vi cả nước [11], trong đó có các nghiên cứu liên quan
đến TNN:
Điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long (1978 - 1981); Điều tra và
khai thác đồng bằng sông Cửu Long (1982 - 1990); Chương trình sử dụng tổng hợp
nguồn nước lãnh thổ Việt Nam (1981 - 1985); Chương trình Atlas Quốc gia (1982 -
1985); Chương trình Atlas Hà Nội, các bản đồ về TNN, nước và hoạt động của con
người (1984 - 1985); Chương trình cấp Nhà nước 42A do Tổng cục Khí tượng Thủy
văn chủ trì (1988), chương trình đã xây dựng bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đồ sộ,
phong phú cho toàn quốc, phục vụ hiệu quả trong nhiều năm qua. Tập bản đồ gồm
- 15 -
52 trang, bao gồm bản đồ mạng lưới trạm khí tượng và các bản đồ phân bố đặc
trưng khí hậu. Chương trình nghiên cứu khe nứt lãnh thổ Việt Nam (1981 - 1985).
Trong giai đoạn này cũng xuất hiện hàng loạt công trình công bố về thủy văn,
thủy lợi, tài nguyên nước và môi trường. Đáng chú ý là các công trình của Ngô Đình
Tuấn [23] [24] [25] [26], Phạm Quang Hạnh [7] [8], Nguyễn Văn Cư [3], Nguyễn
Lập Dân [4] [5] [6],…
Đề tài cấp Nhà nước KC-08-04/10-2004 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng
hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà” do Nguyễn Quang Trung làm chủ
nhiệm; Đề tài cấp Nhà nước KC-08-31 (2005), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự
báo diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực
sông Vàm Cỏ” do Đào Xuân Học làm chủ nhiệm, kết quả đã thiết lập được mô hình
thủy lực và các vùng phụ cận cho phần mềm MIKE 11 để đánh giá, dự báo tài
nguyên và MT nước LVS Vàm Cỏ.
Báo cáo khoa học đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, đề
xuất biện pháp khắc phục và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ nước sinh
hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (2010) của đoàn Điều tra Quy hoạch tài nguyên nước
704 đánh giá sự thay đổi của tài nguyên nước dưới đất do tác động của các công
trình khai thác tài nguyên nước ở tỉnh Đăk Lăk.
“Đánh giá ảnh hưởng của các hồ chứa lớn xây dựng trên vùng đất bazan đến
tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Báo cáo tổng kết đề tài
KC02.2009 (2011) đánh giá tác động của các hồ chứa đến nguồn tài nguyên nước
ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Năm 2010 – 2014, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
thực hiện dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước lưu vực các sông biên giới Việt
Nam - Lào thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả”. Dự án đã điều tra trên phạm vi rộng,
gồm 81 xã biên giới thuộc 19 huyện của 4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa,
Nghệ An, kéo dài dọc 1.360 km đường biên giới, với diện tích 13.610 km2
; Điều
tra, ĐGTNN, đo đạc bổ sung lưu lượng nước sông, đo nhanh một số chỉ tiêu chất
lượng nước và áp dụng công cụ mô hình, kỹ thuật GIS để phân tích, tính toán,
ĐGTNN mặt trong vùng Dự án. Kết quả nghiên cứu của Dự án là đã phân tích,
đánh giá hiện trạng, diễn biến TNN mặt theo không gian và thời gian bao gồm cả
- 16 -
chất lượng và số lượng; Đo đạc, xác định lượng nước trên dòng chính sông Mã, Cả;
Đánh giá khả năng khai thác sử dụng TNN mặt trên toàn vùng dự án; Xác định các
vấn đề nổi cộm và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác TNN mặt khu
vực biên giới Việt Nam - Lào hiện nay. Dự án cũng đã lập các sơ đồ điều tra, đánh
giá TNN mặt, đồng thời tăng cường cơ sở thông tin dữ liệu về TNN vùng biên giới
phục vụ các hoạt động hợp tác phát triển của các Bộ ngành, đất nước.
Đề án “Điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ - Pha 3” do Liên đoàn
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thi công từ năm 2006 - 2011.
Với mục tiêu điều tra điều kiện địa chất thủy văn nguồn NDĐ, xác định khu vực có
triển vọng nhằm tiếp tục đánh giá, thăm dò NDĐ phục vụ cho nhân dân và bộ đội
đang sinh sống và làm việc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đề án đã đạt
được nhiều kết quả quan trọng, như hoàn thành việc thi công 30 lỗ khoan điều tra
nguồn NDĐ và các dạng công tác kỹ thuật kèm theo tại 30 vùng điều tra; thành lập
30 sơ đồ ĐCTV tỷ lệ 1:25.000 và các mặt cắt ĐCTV kèm theo của các vùng điều
tra, trên cơ sở đó đánh giá đúng đắn về đặc điểm ĐCTV và tiềm năng NDĐ. Các kết
quả tính toán cũng cho thấy trữ lượng khai thác tiềm năng của các lỗ khoan trong
các vùng điều tra khá lớn cho phép mở rộng khả năng sử dụng nước ngầm phục vụ
phát triển KT-XH địa phương.
Từ năm 2011 – 2014, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam
thực hiện Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới
đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó”. Dự án đã triển
khai một tương lai được loạt tạo các mô hình CBN và mô hình NDĐ. Sử dụng kịch
bản BĐKH ra bằng Simclim2013. Các kết quả mô phỏng của SimClim2013 cùng
với các bản đồ sử dụng đất, địa hình, cấu tạo đất, độ dốc, mực nước dưới đất tầng
trên cùng và tốc độ gió được sử dụng trong mô hình thủy văn Wetspass để tính toán
lượng bổ cập cho nước dưới đất hiện tại và trong tương lai. Sau đó sử dụng mô hình
dòng chảy nước dưới đất bằng phần mềm GMS- Groundwater Modelling System để
đánh giá các tác động của khai thác TNN dưới đất. Dự án đã đánh giá được các tác
động của khai thác, BĐKH tới TNN dưới đất và đề xuất 06 nhóm giải pháp và danh
mục 10 dự án ứng phó với BĐKH, nhằm phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững
KT- XH của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển miền
- 17 -
Trung (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) và đề xuất giải pháp quy hoạch và bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, do Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện từ năm 2012 – 2015 đã đánh giá
được tác động của BĐKH và nước biển dâng đến TNN dưới đất trong vùng nghiên
cứu, từ đó đề xuất được các giải pháp quy hoạch và bảo vệ nước dưới đất trong bối
cảnh BĐKH. Như vậy, trong bối cảnh nguồn nước mặt đang bị khan hiếm và ô
nhiễm thì giải pháp nước ngầm có vị trí rất quan trọng, nên được tập trung nghiên
cứu gần đây.
Đề án “Lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000 các tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận” và Dự án “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai
thác nước dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và Neogen từ Đà Nẵng
đến Bình Thuận” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung
thực hiện (hoàn thành 2015). Kết quả đề án đã làm sáng tỏ hiện trạng khai thác sử
dụng, ô nhiễm, nhiễm mặn của nước dưới đất; nghiên cứu bổ sung và đánh giá tính
thấm của đất đá chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ và Neogen ở vùng Bồng Sơn -
Phù Mỹ - Phù Cát, Ninh Hải - Phan Rang - Ninh Phước, Bắc Bình - Phan Thiết -
Hàm Tân. Chính xác hóa ranh giới, làm sáng tỏ thêm thành phần đất đá, bề dày,
diện tích phân bố của các tầng chứa nước; ranh giới nhiễm mặn theo diện của các
tầng chứa nước ven biển.
Vấn đề đánh giá tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên
nước trên lưu vực sông cũng được quan tâm bởi các tổ chức khác trong và ngoài
nước. Ngày 1/7/2016, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo Dự
án nghiên cứu Kế toán nước cho Việt Nam (Water Accounting Vietnam). Dự án
được Ngân hàng ADB tài trợ và thực hiện bởi Viện Giáo dục Nước Quốc tế
(UNESCO-IHE), Hà Lan cùng các đối tác từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (MARD); Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Viện Quy hoạch Thủy
lợi. Kế toán nước sẽ giúp mô tả các dịch vụ và lợi ích đến từ việc tiêu thụ nước. Dự
án cũng đã đề xuất kế toán nước cho 15 LVS chính tại Việt Nam. Bộ dữ liệu này
cũng được khai thác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch thủy lợi nói riêng
và quản lý nguồn nước nói chung
- 18 -
1.2.3. Lƣu vực sông Srêpôk trên lãnh thổ Tây Nguyên
Srêpôk là sông lớn của Tây Nguyên, có nhiều đề tài nghiên cứu về TNN lưu
vực, LVS bao trùm 4 tỉnh Tây Nguyên, chảy qua vùng đất đỏ bazan, là vùng trồng
cây CN rộng lớn và quan trọng.
Chương trình Hỗ trợ Ngành nước (WaterSPS) đã hỗ trợ để xây dựng bộ “Atlas
tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk” năm 2006, đây là công trình khá
đầy đủ, thiết lập được một bộ thông tin dữ liệu phục vụ QLTNN ở cấp LVS bằng hệ
thống bản đồ TNN của LVS Srêpôk. Một dự án rất quan trọng là “Quy hoạch sử
dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Srêpôk và vùng phụ cận”
(2005), do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu ĐKTN,
TNN, hiện trạng phát triển KT-XH và định hướng phát triển KT-XH đến 2010 và
2020 của các địa phương thuộc phạm vi LVS Srêpôk với nhu cầu về nước, Dự án đã
thực hiện phân vùng tính toán CBN cho từng phạm vi LV, trong đó có sử dụng mô
hình MIKE BASIN. Từ kết quả tính toán, Dự án đã đưa ra các đề xuất về tập trung
giải quyết nước tưới cho cây lúa, cây CN dài ngày, màu, cấp nước cho sinh hoạt,
CN, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, khai thác nguồn thủy năng trên dòng
chính nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở sử dụng bền
vững TNN trên LVS [32].
Năm 2008, đề tài cấp Bộ do trường Đại học Thủy Lợi thực hiện “Cập nhật
nghiên cứu tác động môi trường do phát triển thủy điện và tưới trên lưu vực sông
Sê San và Srêpôk đến hạ du Campuchia”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu bổ sung
tác động MT của hệ thống các dự án thủy điện và tưới trên sông Sê San và Srêpôk
đến vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý, giảm thiểu tác động xấu
trên LV.
Năm 2011, luận án tiến sỹ của Trần Văn Tỷ thực hiện tại trường đại học
Yamanashi – Nhật Bản với đề tài “Development of' a comprehensive approach for
water resources assessment at various spatio-temporal scales”. Nghiên cứu được
tiến hành ở LVS Srêpôk gồm cả Việt Nam - Campuchia. Các nội dung hướng đến
mục tiêu chung là phát triển một cách tiếp cận toàn diện trong ĐGTNN ở quy mô
khác nhau trong cả không gian và thời gian cho mục đích phát triển tốt hơn và quản
lý TNN. Đề tài đã thực hiện đánh giá hiện trạng hệ thống nguồn nước và chỉ số
- 19 -
nghèo nước ở các quy mô sử dụng khác nhau; đánh giá tác động của việc sử dụng
đất, biến động độ che phủ và BĐKH đối với nguồn nước mặt và nhu cầu về nước
theo các kịch bản phát triển khác nhau; Đánh giá tác động của con người gây ra đối
với chế độ thủy văn trên cơ sở các kịch bản phát triển khác nhau; Đánh giá tác động
của chính sách quản lý nước để đảm bảo nguồn nước với các KBBĐKH trong
tương lai; luận án đã sử dụng một số phần mềm như: CROPWAT 8.0, ArcGIS10,
HEC-HMS, MIKE Basin 2009, SPI, và IHA vào thực hiện đánh giá. Tuy nhiên, đề
tài chỉ thực hiện đánh giá số lượng TNN mặt có xem xét đến sự tương tác giữa bề
mặt với nước ngầm mà chưa thực hiện đánh giá đến chất lượng nước mặt, TNN
mưa, TNN nước ngầm [38].
Năm 2015 luận án tiến sĩ của Ngô Thị Thùy Dương với đề tài “Đánh giá và dự
báo xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông
Srêpôk”, đề tài tập trung nhận diện và dự báo các xung đột MT trong khai thác, sử
dụng TNN mặt đến năm 2020, phân tích nguyên nhân và tác động của xung đột MT
trong khai thác, sử dụng TNN mặt từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể để giảm
thiểu, quản lí xung đột MT trong khai thác, sử dụng TNN mặt nhằm nâng cao hiệu
quả quản lí tổng hợp và bảo vệ TNN mặt LVS Srêpôk.
1.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
1.3.1.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Bất kì một thành phần hay một địa tổng thể tự nhiên nào cũng có quá trình phát
sinh và phát triển. Việc vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh nghiên cứu diễn biến
và biến đổi tài nguyên nước trên sông Srêpôk có ý nghĩa khoa học rất lớn. Từ đó, có
thể phân tích được tác động của chúng đến các yếu tố khác trong sự vận động và phát
triển.
1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất kì thành phần tự nhiên nào cũng gắn với một lãnh thổ nhất định. Quan
điểm lãnh thổ giúp cho việc nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn. Giúp
người nghiên cứu định vị được công việc đang làm. LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây
Nguyên là một quá trình phức tạp liên quan đến cả các điều kiện tự nhiên cũng như
KT - XH ở vùng Tây Nguyên nói chung và cả LVS nói riêng.
- 20 -
1.3.1.3. Quan điểm sinh thái - bền vững
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý tự nhiên và ứng
dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác
động qua lại giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc sử dụng,
khai thác và bảo vệ tự nhiên. Một quyết định hay một hành động cụ thể nào đó của
con người trong việc sử dụng các điều kiện tự nhiên đều phải tính đến tác động của
nó đến toàn bộ hệ sinh thái trong hiện tại và tương lai. Trong luận văn này, quan
điểm sinh thái - bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đề xuất các giải
pháp khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk trên lãnh thổ Tây Nguyên.
1.3.1.4. Quan điểm tổng hợp
Các thành phần của lớp vỏ cảnh quan vô cùng phong phú và đa dạng. Trong quá
trình hình thành, phát sinh, phát triển các điều hiện và hiện tượng tự nhiên luôn có mối
quan hệ mật thiết với nhau và với các thành phần khác. Đánh giá tác động của các công
trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải phân
tích mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên, các công trình khai thác tài
nguyên nước đó, cũng như tác động của con người.
1.3.1.5. Quan điểm hệ thống
Tự nhiên là một thể tổng hợp nhiều thành phần, giữa các thành phần lại có
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các mối quan hệ này đã làm cho trở thành một
hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi một hệ thống là một bộ phận của một hệ thống lớn hơn và
cũng bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Tức là các địa tổng thể tự nhiên có tính phân
bậc và mỗi hợp phần lại có quan hệ với các hợp phần xung quanh, chúng có quan hệ
hữu cơ với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu từng bộ phận của từng bộ phận của thể tổng
hợp tự nhiên thì phải đặt nó trong mối quan hệ không thể tách rời đó. Điều này thể
hiện rõ trong quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa, chọn lọc và phân tích thống kê
Phân tích, xử lý các số liệu đã có từ đo đạc, quan trắc trong nhiều năm, nhiều
thời kỳ nhằm hệ thống hóa các đặc trưng cơ bản, xác lập các quy luật của các quá
trình diễn biến khu vực nghiên cứu, để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình biến
động tài nguyên nước dưới tác động của các công trình trên LVS Srêpôk. Từ đó thành
- 21 -
lập các bản đồ hiện trạng, biến động và biểu đồ, biểu bảng tổng hợp cần thiết về tác
động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây
Nguyên.
Phương pháp phân tích tổng hợp, từ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của
các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên;
thông qua kết quả tính toán mô hình để rút ra quy luật diễn biến, biến động của tài
nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên.
1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Trong các ngành khoa học về trái đất nói chung, nghiên cứu, đánh giá các
công trình thủy lợi, thủy điện đến TNN nói riêng, việc đo đạc, khảo sát là hết sức
quan trọng không thể thiếu được. Việc tiến hành khảo sát, đo đạc các yếu tố cần
thiết:
Đo vẽ địa hình lòng dẫn và bờ bãi trên cạn: Tiến hành đo đạc theo tuyến cố
định, mặt cắt tại các vị trí là nút quan trọng, các điểm chìa khóa trong một thời gian
định trước. Đo vẽ bình đồ khu vực cửa sông, ven biển theo mùa đặc trưng, theo
năm.
Đo đạc các yếu tố thủy - thạch động lực: Đo đạc các yếu tố dòng chảy, mực
nước, sóng, độ mặn, độ đục, lấy mẫu trầm tích tầng mặt, lưu lượng,... theo tuyến,
điểm mặt cắt cố định hoặc di động.
Các kết quả khảo sát đo đạc này sẽ bổ sung cho bức tranh biến động LVS,
đồng thời là các dữ liệu đầu vào cũng như để kiểm chứng các kết quả tính toán của
các mô hình áp dụng trong nghiên cứu diễn biến LVS.
1.3.2.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp địa lý
Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp địa lý để xác định các mối quan hệ
và những tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên cũng như giữa
các thể tổng hợp với nhau, làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu
trúc động lực của các CQ với sự phân hóa của các dạng tài nguyên, sự tác động tổng
hợp, qua lại của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên LVS, nước
dưới đất và tài nguyên nước.
- 22 -
1.3.2.4. Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Ý nghĩa của phương pháp này trong đánh giá tác động của các công trình khai
thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên là chồng ghép các
chuỗi dữ liệu ảnh vệ tinh, ảnh máy bay hoặc tư liệu bản đồ của các thời điểm khác
nhau nhằm xác định tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS
Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên trong quá khứ và biến đổi tài nguyên nước trên LVS
Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên theo thời gian. Đây là phương pháp hữu hiệu để
đánh giá tác động của các công trình này dựa trên các điểm nghiên cứu chìa khoá.
Phương pháp này cho phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn một cách đồng
bộ, khách quan tại các thời điểm hiện tại cũng như trong quá khứ. Hệ thông tin địa
lý (GIS) giúp cho việc lưu trữ, cập nhật và sử dụng có hiệu quả các dữ liệu đã có về
diễn biến LVS.
1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong trường hợp thiếu thông tin hoặc đối tượng nghiên cứu không thể lượng
hóa nhưng lại cần phải đưa ra các kết luận, kiến nghị, các quyết định, lựa chọn các
phương án. Trong trường hợp này, tác giả sẽ dựa trên ý kiến chủ quan và cơ sở hiểu
biết của mình để đưa ra kết luận cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả thu thập ý kiến của
các nhà khoa học, các nhà sư phạm trong việc chọn chỉ tiêu phục vụ cho luận văn
đồng thời tham khảo ý kiến của các nhà quản lý thuộc các ban ngành, ngành, các
cán bộ và nhân dân địa phương khi nghiên cứu.
- 23 -
Chƣơng 2
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN
NƢỚC TRÊN LƢU VỰC SÔNG SRÊPÔK
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LƢU VỰC
Hệ thống sông Srêpôk có diện tích LV 30.100 km2
, trải rộng từ Việt Nam sang
Campuchia. Phần LVS thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm trong phạm vi từ 110
53’ – 130
55’ vĩ độ Bắc và 1070
30’ – 1080
45’ kinh độ Đông, có diện tích 18.264 km2
(chiếm
60,5% diện tích LV), trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh của Tây Nguyên, gồm: Đắk Lắk
(10.482 km2
), Đắk Nông (3.605 km2
), Gia Lai (2.880 km2
), Lâm Đồng (1.297 km2
).
Phạm vi LVS có giới hạn về phía Bắc giáp LVS Sê San, phía Đông giáp LVS Ba,
phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp LVS Đồng Nai.
Vị trí địa lí tạo cho LVS Srêpôk khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Tây Trường
Sơn, thuộc khu vực Trung Tây Nguyên, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây
Nam gây mưa trên LVS, ít có sự điều hòa độ ẩm từ biển, có sự phân biệt 2 mùa mưa
- mùa khô sâu sắc, gây ra sự phân phối rất không đều nguồn nước giữa hai mùa; Vị
trí trải dài theo chiều Bắc – Nam kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho lượng mưa
lớn, phân hóa đa dạng phức tạp.
2.2. NHÂN TỐ TỰ NHIÊN
2.2.1. Địa chất
2.2.1.1. Địa chất cấu tạo
Địa chất LVS Srêpôk quyết định đến sự phong phú, đặc điểm phân bố và chất
lượng TNN ngầm. Toàn bộ diện tích LVS Srêpôk có đặc điểm địa chất khá phức
tạp, thuộc ba đới kiến trúc chính của miền Nam Việt Nam là đới Kon Tum, đới
Srêpôk và đới Đà Lạt. Đặc điểm địa chất chi phối dòng chảy mặt bởi khả năng
thấm, có vai trò quyết định đến cả số lượng và chất lượng của dòng ngầm bởi khả
năng lưu trữ nước trong các tầng thấm nước, khe nứt, lỗ hổng; chất lượng nước
ngầm bị chi phối bởi các chất hòa tan từ đất đá. Với đặc điểm cấu tạo địa chất của
LVS Srêpôk làm cho TNN ngầm tương đối phong phú, nước dưới đất được hình
- 24 -
thành do khả năng thấm từ nguồn nước mưa, nhưng có sự phân bố khác nhau giữa
các đới kiến trúc [12]:
Đới Kon Tum nằm phần phía Bắc và Đông Bắc của LVS, chủ yếu là trầm
tích biến chất - núi lửa phun trào Mesozoi phủ chồng lên các khối sót đá cổ như ở
vùng M’Đrắk. Các thành tạo có cấu tạo ít nứt nẻ khả năng chứa nước kém. Những
thành tạo cổ nhất lộ ra là các địa khối với thành tạo biến chất, các thành tạo siêu
biến chất lộ ra với diện tích nhỏ, thưa thớt quan sát được ở thượng nguồn Ea Đrăng,
Ea Súp, vùng Tây Cheo Reo và M’Đrắk.
Đới Srêpôk chiếm diện tích nhỏ nằm ở phía Tây LVS, phương Đông - Tây
nằm chủ yếu trên lãnh thổ Campuchia, phần trên lãnh thổ Việt Nam có dạng nêm
qua thượng lưu sông Srêpôk. Các thành tạo bị biến chất và uốn nếp mạnh tích tụ
nước nhiều hơn. Trong phạm vi của đới, phức hệ trầm tích - núi lửa và phun trào
Paleozoi muộn chiếm chủ yếu và một vài mảnh còn sót lại ở rìa Tây Đắk Lắk. Về
mặt cấu trúc, phức hệ trầm tích núi lửa và phun trào Paleozoi thường bị uốn nếp
mạnh tạo thành những nếp uốn hẹp, dốc đứng, nhiều nơi bị vò nhàu mạnh. Phủ bất
chỉnh hợp trên trầm tích - núi lửa và phun trào macma axit tuổi Triass giữa phổ biến
ở phía Bắc Đắk Lắk, phía Nam địa khối Kon Tum là các thành hệ molat vụn lục
nguyên tuổi Jura sớm, giữa các hệ tầng Đray Linh, Ea Súp, La Ngà với bề dày
khoảng 500 m tạo ra các bồn trũng Ea Súp, Ea H’leo. Các bồn trũng này kéo dài
theo phương Tây - Tây Bắc với các lớp đá cắm trên cánh rất thoải.
Đới Đà Lạt có diện tích không lớn, phân bố một phần tỉnh Đắk Nông, bị biến
chất và uốn nếp mạnh, khả năng tích tụ nước nhiều. Trong đới Đà Lạt, các thành tạo
trầm tích phun trào và xâm nhập tuổi Jura sớm - giữa hệ tầng Đray Linh, La Ngà
dày đến 2000 m uốn nếp tạo ra các máng lớn, kéo dài từ rìa Tây Đắk Lắk về phía
Lâm Đồng. Ngoài ra, đới còn phân bố ở Tây và Đông Nam của Đắk Nông thuộc đới
Srêpôk tạo nên các nếp lồi và lõm xen kẽ nhau dạng lượn sóng khá thoải, trung bình
200
- 400
, kéo dài theo phương Đông - Đông Bắc từ Đơn Dương, Lạc Thiện xuống
Đức Trọng, La Ngà, Đồng Nai.
Trên LVS Srêpôk có mặt khá đầy đủ các phân vị địa tầng từ Arkei đến Đệ Tứ
là: phân vị địa tầng tiền Cambri, Paleozoi, Mesozoi, Cenozoi và các thành tạo
- 25 -
macma xâm nhập Proterozoi sớm cho đến xâm nhập Paleogen. Trong đó các trầm
tích Neogen và lớp phủ bazan tuổi Neogen - Đệ Tứ được hình thành trong các trũng
địa hào chồng gối Cenozoi và trong các bồn trũng là nhóm quan trọng nhất về địa
chất thủy văn của LVS; Các thành tạo lớp phủ bazan N2 - Q1-1 và Q1-2 tập trung ở
Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, đây là các thành tạo chứa nước ngầm tiềm năng.
2.2.1.2. Địa chất thủy văn
Dựa vào nguồn gốc thành tạo địa chất, cấu tạo thạch học, mức độ nứt nẻ của
các đá, địa chất thủy văn LVS Srêpôk có đặc điểm sau [10]:
* Các tầng chứa nước lỗ hổng
Các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (QIV): Các thành tạo
chứa nước trong các trầm tích Holocen là thành tạo bở rời có nguồn gốc sông, sông
- đầm lầy, sông - hồ, phân bố dọc theo các sông suối lớn ở Đắk Krông, Ea H’leo,
Krông Knô, Krông Ana, Krông Pách, các suối lớn và vùng trũng giữa núi.
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, bột lẫn sét, cuội sỏi. Độ khoáng hóa của
nước thường gặp từ 0,12 - 0,25 g/l, thuộc loại nước nhạt. Loại hình hóa học của
nước chủ yếu là bircarbonat magne - natri, bircarbonat natri. Vì vậy, tầng này không
có khả năng cấp nước tập trung. Riêng tại khu vực Krông Pắk - Lắk, tầng chứa nước
này có diện phân bố khá rộng, khả năng chứa nước trung bình đến giàu, có thể cung
cấp nước với quy mô vừa.
Các tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen (QI-III): phân bố chủ yếu dọc
theo sông Srêpôk và phía Tây Bắc Ea Súp… với diện tích khoảng 25 km2
. Thành
phần chủ yếu là cát, bột, sét, cuội sỏi, chiều dày từ 4 – 36 m, thường gặp 8 - 9 m.
Mực nước thường gặp sâu dưới mặt đất từ 2,0 - 4,0 m, lưu lượng từ 0,1 - 5,5
l/s, thường gặp 0,3 - 0,5 l/s. Tầng trầm tích này thuộc loại nghèo nước, một số nơi
có bề dày lớn nên có khả năng chứa nước trung bình.
Nước ở đây chủ yếu thuộc loại bicarbonat natri, bicarbonat - clorur natri. Độ
khoáng hóa từ 0,03 đến 0,52 g/l, thường gặp từ 0,1 đến 0,25 g/l, thuộc nước nhạt.
* Các tầng chứa nước khe nứt
- Thành tạo chứa nước trong đá bazan Neogen - Pleistocen trung: Tầng chứa
nước này được tạo thành từ hệ tầng Túc Trưng, hệ tầng Đại Nga và hệ tầng Xuân
- 26 -
Lộc, phân bố trên các vòm cao nguyên bazan vùng Pleiku, Chư Pưh (Đông Bắc
LV), cao nguyên Buôn Ma Thuột, Ea H’leo (vùng trung tâm), Đắk Mil (Tây Nam
LV), Krông Pắk, có diện tích khoảng 900 km2... Cấu trúc gồm phần trên là lớp vỏ
phong hóa đất bazan, chiều dày khá lớn, thay đổi từ 30 – 140 m, thường gặp từ 80 –
100 m; phần dưới là tầng đá bazan lỗ hổng xen các lớp đặc sít, bọt, tuf, tro và dăm
kết núi lửa. Chiều dày thay đổi từ vài chục mét ở phần rìa đến 250 m ở phần trung
tâm của khối, thường gặp từ 80 đến 120 m. Tầng chứa nước này có diện phân bố
rộng, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước khá phong phú, nước có chất lượng
tốt. Đây là tầng chứa nước quan trọng nhất đối với LVS Srêpôk, nó có khả năng đáp
ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung quy mô vừa đến lớn, nhất là diện tích thuộc
cao nguyên Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, cấu tạo chủ yếu là đá bazan giàu sắt, nhôm
nên một số vùng nằm ở phía Nam, Tây Nam LV thuộc đới Srêpôk và Đà Lạt, trên
các cao nguyên Đắk Nông, vùng núi cao Chư Yang Sin đã bị ô nhiễm sắt với hàm
lượng Fe > 0,3 mg/l.
Mực nước ngầm thường nằm cao, cách mặt đất từ 4 – 10 m. Một số vùng mực
nước nằm rất sâu đến 74 m (Chư Ty - Đức Cơ); 80 m (Dlei Yang – Ea H’leo)..., nước
dưới đất khá phong phú. Tuy nhiên, mức độ chứa nước trong bazan này thường khác
nhau tùy từng vùng, khu vực giàu nước phân bố thành một dải kéo dài từ Tp. Pleiku -
Buôn Hồ - Tp. Buôn Ma Thuột, vùng trũng Krông Pắk – Lắk. Trong đó vùng cao
nguyên Buôn Ma Thuột là vùng giàu tiềm năng nhất, lưu lượng thường gặp từ 1,5 -
5,0 l/s.
Nước trong phun trào bazan có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,1 - 0,7 g/l, thường
gặp từ 0,2 - 0,4 g/l, thuộc loại nước nhạt. Nước chủ yếu thuộc loại hình hóa học
bircarbonat natri, bicarbonat natri - magne, bicarbonat magne - natri. Một vài lỗ
khoan gặp nước có độ khoáng hóa cao (M = 1,33 đến 1,75 g/l) được xếp vào nước
khoáng. Động thái của nước thay đổi theo mùa, “lệch pha” so với thời kỳ mưa
khoảng 1,5 – 2 tháng, đặc điểm đó có ý nghĩa lớn đối với khả năng lưu trữ và đáp
ứng nguồn nước.
- Các tầng chứa nước trong khe nứt trầm tích Neogen (N): thuộc hệ tầng Kon
Tum (N2kt) phân bố ở các thung lũng sông Krông Pách, vùng trũng Krông Pắk, với
- 27 -
diện tích khoảng 80 km2. Bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ, thành phần gồm cát, sét,
cuội sỏi, sét than, than nâu, mức độ gắn kết yếu, chiều dày 10 – 50 m. Tầng chứa
nước Neogen có diện phân bố khá lớn, chiều dày đáng kể, song khả năng chứa nước
từ nghèo đến trung bình, chỉ có khả năng cung cấp nước với quy mô không lớn.
Nước trong tầng chứa nước Neogen thay đổi từ 0,2 - 5,58 m, thường gặp < 1,0
m, lưu lượng thay đổi từ 0,88 - 3,77 l/s, tỉ lưu lượng từ 0,06 - 0,46 l/sm.
Động thái của nước dưới đất có sự thay đổi rõ rệt theo mùa, vào đầu mùa mưa,
mực nước dưới đất đã nhanh chóng đạt tới trị số cực đại, nhưng chỉ sau mưa khoảng
một tháng, mực nước lại trở về vị trí trung bình. Nguyên nhân do tầng chứa nước
mỏng, cấu tạo rời rạc nên thấm nhanh và thoát nước nhanh. Dao động mực nước
giữa 2 mùa từ 2,0 đến 2,4 m.
Loại hình hóa học của nước trong trầm tích Neogen chủ yếu thuộc loại
bicarbonat - clorur hoặc bircarbonat natri - magne. Độ khoáng hóa của nước thay
đổi từ 0,08 đến 0,24 g/l, thường gặp <0,2 g/l, thuộc loại nước nhạt.
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Jura (J): Gồm các hệ tầng Đắk Bùng
(J1đb), La Ngà (J1-2ln), Đray Linh (J1đl) và Ea Súp (J2es) phân bố rộng rãi ở Ea
Súp, Buôn Đôn, M’Đrắk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Knô, Cư Jút, Đắk Mil, Gia
Nghĩa và Chư Prông (Gia Lai)... những phần còn lại bị phủ bởi các thành tạo phun
trào bazan trẻ. Thành phần thạch học gồm cát kết thạch anh hạt nhỏ, bột kết, sét kết,
bột kết vôi. Bề dày lớn từ 500 – 2000 m. Mực nước tĩnh nằm ở độ sâu từ 2 - 5 m,
lưu lượng thay đổi từ 0,33 - 4,26 l/s, tỉ lưu lượng thay đổi từ 0,02 - 0,46 l/sm, hệ số
thấm từ 0,059 - 3,96 m/ng.
Các tầng chứa nước Jura thuộc loại nghèo nước nên chỉ có ý nghĩa với nhu cầu
cung cấp nhỏ, phân tán. Nước có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,258 - 0,61 g/l, thường
0,3 - 0,4 g/l, độ pH từ 6,1 - 7,7. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bircarbonat
natri, bircarbonat natri - magne. Khu vực Ea Súp, Buôn Đôn, Cư Jút, Chư Prông…
nước thường có độ cứng cao, thay đổi từ 258 - 650 mg CaCO3/l, một số nơi không
phù hợp cho ăn uống.
- Đới chứa nước trong trầm tích - phun trào Trias (T2) hệ tầng Mang Yang
(T2my): Đới chứa nước này bao gồm các đá có thành phần ryolit, felsit, đaxit và lớp
- 28 -
phong hóa cuội sạn kết, cát kết đa khoáng dày từ 650 - 800 m. Phân bố ở phần rìa
phía Bắc nếp lồi Đắk Lin, các khu vực núi Chư Dơ Ray (sông Ea H’leo), núi Chư
Tra (M’Đrắk) tạo thành các dải hẹp kéo dài vài chục km, rộng một vài km, hoặc tạo
thành các khối đẳng thước từ vài km2
đến gần 100 km2
.
Nước trong thành tạo này chủ yếu tồn tại trong đới vỏ phong hóa triệt để và
đang phong hóa.Vỏ phong hoá có bề dày không đáng kể nên nước gần như chỉ tồn
tại trong mùa mưa, nên thành tạo này có khả năng chứa nước rất kém đến không
chứa nước, không có ý nghĩa đối với cung cấp nước.
- Các thể địa chất chứa nước kém hoặc không chứa nước: Bao gồm các thành
tạo phun trào, trầm tích phun trào hệ tầng Đơn Dương (Cr2đd), hệ tầng Mang Yang
(T2mg), hệ tầng Chư Prông (P2-T1cpr), hệ tầng Đắk Lin (C3-P1đl), thành tạo trầm
tích biến chất hệ tầng Ia Ban (PPib) và macma xâm nhập. Thành phần thạch học
bao gồm amphibolit, plagiognai amphibol, đá phiến thạch anh - mica, gnai 2 mica
bị migmatit hóa, lớp đá hoa mỏng, cấu tạo khối, ít nứt nẻ, chiều dày vỏ phong hóa
mỏng (thường gặp từ 0,5 - 1,5 m) nên khả năng chứa nước kém, hoặc có thể chứa
nước song thường cạn kiệt về mùa khô, phần chưa bị phong hóa có cấu tạo khối rắn
chắc, nứt nẻ rất ít, không có khả năng chứa nước… Lưu lượng một số mạch lộ nước
từ 0,01 - 0,5 l/s, thường gặp < 0,1 l/s. Tuy nhiên, tại những nơi có các đứt gãy kiến
tạo, đá bị nứt nẻ mạnh và những nơi có vỏ phong hóa dày hơn thì có độ chứa nước
khá, song chỉ đáp ứng yêu cầu cấp nước quy mô nhỏ.
2.2.2. Địa hình - địa mạo
LVS Srêpôk nằm ở sườn Tây của dải Trường Sơn Nam, địa hình có tính phân
bậc mạnh, ba phía bị núi và cao nguyên cao bao bọc, hướng thấp dần từ Đông Nam
sang Tây và Tây Bắc, nhưng khá phức tạp, hướng dốc chính của toàn LVS thấp dần
từ Đông Nam lên Tây Bắc. Đặc điểm địa hình đã ảnh hưởng đến lượng mưa, phân
bố mưa, thủy văn và khả năng lưu trữ nguồn nước, tạo cho LVS Srêpôk là một LV
kín không có nguồn nước từ LV khác chảy vào nên TNN phụ thuộc hoàn toàn vào
mưa. LV thượng lưu sông Srêpôk bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin có độ
cao 2442 m ở phía Đông Nam và vùng cao nguyên Lâm Viên có độ cao trên 1000 m
ở phía Nam rồi dốc xuống cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 500 - 600 m theo hướng
- 29 -
Đông Nam sang Tây Bắc; Còn LVS của các sông suối Ea Đrăng, Ea Lốp, Ea H’leo
bắt nguồn từ cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên Pleiku có độ cao 500 – 800 m
đến trên 1.000 m rồi dốc dần xuống vùng cao nguyên thấp 200 - 500 m và các thung
lũng sông dưới 200 m. Địa hình LVS Srêpôk thành các dạng cơ bản sau [6] [32]:
2.2.2.1. Địa hình núi
Địa hình núi bao bọc ở phía Nam, Đông Nam, phía Đông. Đặc thù quan trọng
nhất về địa hình LVS, vùng núi cao chỉ chiếm một diện tích nhỏ (8,1%), với độ cao
từ 1000 đến trên 2200 m, dãy núi cao Chư Yang Sin có các dãy núi cao trên 2000 m
chạy dọc phía Nam và Đông Nam LV, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m ;
tiếp theo là các dãy núi thấp dưới 2000 m là bộ phận Trường Sơn Nam, địa hình núi
thấp (cao từ 1.000 – 1.200 m) chạy qua địa phận huyện Krông Bông, huyện Lắk và
các cao nguyên với độ cao từ 300 – 800 m phân bố ở phía Bắc, Đông và Tây Nam,
nên địa hình có hướng thoải dần về phía Tây. Địa hình núi ở đây có độ dốc lớn và
chia cắt mạnh. Chính địa hình đã che chắn các nguồn ẩm của gió mùa Tây Nam,
Đông Nam, từ biển Đông mang vào mà còn gây ra hiện tượng phơn. Địa hình LV có
dạng “Vành tai” cao ở 3 phía (Bắc, Đông, Nam) làm cho lượng mưa LVS nhỏ hơn
các LVS của Tây Nguyên, chỉ đạt khoảng 1.770 mm/năm; lượng mưa LV tập trung
lớn ở các sườn đón gió trên các núi cao phía Nam, Tây Nam và vòm cao nguyên
Pleiku (từ 1.800 – trên 2.400 mm), giảm dần xuống các cao nguyên thấp ở trung
tâm LV (1.600 mm) và vùng thấp phía Đông LV (1.200 – 1.400 mm).
2.2.2.2. Địa hình cao nguyên
Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích LVS, gồm cao nguyên Pleiku,
cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên Mơ Nông. Các cao nguyên này có địa hình
lượn sóng mềm mại, độ dốc từ 30
– 150
với những đồi núi sót thấp.
Cao nguyên Pleiku: Nằm ở phía Bắc LVS, đây là một trong hai cao nguyên
rộng nhất của Tây Nguyên. Cao nguyên có dạng vòm ở phần trung tâm với đỉnh cao
nhất là miệng núi lửa Chư Hơ Đrông (núi Hàm Rồng, cao 1.092 m) và nghiêng dần
về phía Nam xuống độ cao 400 m, còn phía Bắc và Đông Bắc cao 750 - 800 m. Đây
là nơi bắt nguồn của các sông Ea H’leo.
- 30 -
Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Nằm ở trung tâm, đây là cao nguyên được phủ
chủ yếu bởi bazan tuổi Đệ Tứ. Có diện tích rộng lớn, chạy từ Bắc xuống Nam trên
90 km, từ Đông sang Tây khoảng 70 km. Giới hạn ở phía Đông là dãy Chư Dju và
cao nguyên M’Đrắk, phía Nam là vùng trũng Lắk, phía Tây là bán bình nguyên Ea
Súp. Địa hình gợn sóng, ít bị chia cắt, chỉ gặp một vài đồi sót như các đồi cát kết
hoặc đá phiến ở Tây Nam Buôn Ma Thuột (Chư Ebur, Chư Bir, Chư Eđru) hoặc đồi
gơnai ở Chư Kúk. Ngoài các đồi sót nói trên còn có những nón xỉ hoặc miệng núi
lửa cũ. Độ cao trung bình 500 m, thấp dần từ Bắc (800 m) xuống Nam (400 m) và
từ Đông (600m) sang Tây (300 – <100 m). Độ dốc trung bình của địa hình < 80, là
vùng có địa hình khá bằng, đá bazan phong hóa tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ rất thuận
lợi cho phát triển NN.
- Cao nguyên Mơ Nông (còn gọi là cao nguyên Đắk Nông): Đây là khối nâng
dạng vòm có bazan phủ, độ cao trung bình 700 – 800 m về phía Bắc, Tây và Nam
thấp dần xuống 400 - 500 m. Bề mặt trung tâm bị chia cắt thành những đồi tròn bát
úp, sườn của vòm nâng bị phân cắt sâu tới móng đá gốc dưới bazan. Sườn Đông của
cao nguyên là khối núi granit Nam Lung có đỉnh cao 1.544 m.
2.2.2.3. Địa hình bán bình nguyên
Bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nhất của LVS Srêpôk, là một
đồng bằng bóc mòn lượn sóng nhẹ, có những chỏm núi sót. Bán bình nguyên chạy
dọc ven suối Ea Súp và Ea H’leo có độ cao trung bình 140 – 300 m, thoải dần về
phía Tây. Dạng địa hình này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây CN ngắn
ngày.
2.2.2.4. Địa hình thung lũng và đồng bằng
Chiếm diện tích không lớn, bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các
sông suối. Kiểu địa hình này tập trung ở các huyện Lắk, Krông Ana và Ea Súp.
Trong đó vùng Lắk - Buôn Trấp chạy dọc sông Krông Ana, từ hồ Lắk qua Buôn
Triết - Buôn Trấp tới hạ lưu có độ cao trung bình từ 410 – 450 m, nguồn gốc là
thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm
lầy và hồ Lắk rộng trên 800 ha được tạo nên do lớp bazan Đệ Tứ lấp mất dòng chảy
của sông Krông Ana.
- 31 -
Bảng 2.1. Diện tích, độ cao và tỉ lệ độ cao địa hình LVS Srêpôk
TT Độ cao địa hình (m) Diện tích (km2) Tỉ lệ (%)
1 < 200 2.276,72 12,47
2 201 – 400 4.660,62 25,52
3 401 – 600 6.046,18 33,10
4 601 – 800 2.779,71 15,22
5 801 – 1000 1.021,50 5,59
6 1001 – 1200 578,90 3,17
7 1201 – 1400 404,04 2,21
8 1401 – 1600 297,84 1,63
9 1601 – 1800 131,12 0,72
10 1801 – 2000 58,25 0,32
11 2001 – 2200 91,2 0,05
Tổng 18.264 100
Nguồn: [32]
Đặc điểm địa hình dốc đều về phía Campuchia đã tạo điều kiện xâm thực hình
thành nhiều dòng chảy, các dòng chảy sông ngòi đều đổ dốc qua lãnh thổ
Campuchia, làm cho khả năng trữ nước trên lãnh thổ nước ta bị hạn chế, hết mùa
mưa dòng chảy mặt bị giảm sút nhanh, TNN (kể cả nước mặt và nước dưới đất) hạn
chế, nhất là vào mùa khô gây khô hạn thường xuyên.
2.2.3. Khí hậu
Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự hình thành TNN lưu vực sông Srêpôk.
LVS Srêpôk nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên [32].
Thời tiết tương đối mát mẻ và đồng đều, so với các vùng khác trong cả nước, thuận
lợi cho thực vật phát triển góp phần giảm khả năng bốc hơi nước. Năng lượng bức
xạ Mặt Trời lớn, nhưng do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình nên khí hậu mang đặc
điểm riêng, sự hạ thấp nền nhiệt độ theo độ cao và sự tương phản sâu sắc giữa mùa
mưa với mùa khô, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
2.2.3.1. Bức xạ mặt trời
LVS có lượng bức xạ Mặt Trời lớn, khoảng từ 120 - 140 kcal/cm2
/năm. Độ
chênh lệch tổng lượng bức xạ giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất không nhiều,
đạt khoảng 4 - 5 kcal/cm2
;
- 32 -
Số giờ nắng nhiều, bình quân khoảng 2.337 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng
nhiều nhất thường rơi vào tháng III và đạt tới 260 - 300 giờ/tháng, trung bình 9,8
giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng IX và chỉ đạt khoảng 105
giờ/tháng, trung bình 3,5 giờ/ngày [32].
Bảng 2.2. Số giờ nắng tháng, năm các trạm khí tƣợng trong vùng (giờ)
Tên trạm Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
BuônMaThuột 256 249 276 247 223 177 183 152 150 164 173 189 2439
Buôn Hồ 232 236 260 243 230 201 200 173 159 160 163 164 2420
Đắk Nông 264 249 261 226 195 141 146 125 126 161 198 237 2329
M’Đrắk 143 185 248 248 236 208 219 194 169 137 102 91 2179
Lắk 272 249 259 197 229 185 147 129 137 165 198 111 2277
Ea H’leo 221 261 247 236 248 216 139 128 147 164 225 146 2378
Nguồn: [32]
2.2.3.2. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí dao động trong khoảng 20 - 25 0
C, không có sự chênh lệch
lớn giữa mùa đông và mùa hè, nhưng có sự khác nhau giữa các vùng do sự thay đổi
của độ cao. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, dao động từ 5
- 6 0
C. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 21 0
C ở Buôn Ma Thuột 18,6
0
C, Buôn Hồ, 20,1 0
C, Đắk Mil, M’Đrắk 20 0
C. Tháng nóng nhất là tháng IV, nhiệt
độ trung bình 26,3 0
C ở Buôn Ma Thuột, 27,2 0
C ở thung lũng Krông Ana, 26 0
C ở
vùng Lắk, 24,2 0
C ở vùng Buôn Hồ. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng IV đạt
33,9 0
C ở Buôn Ma Thuột, 31 0
C ở Buôn Hồ, 32,3 0
C ở M’Đrắk. Biên độ dao động
nhiệt độ ngày đêm lại khá lớn, tháng I có biên độ ngày đêm có thể đạt 13,6 0
C ở
Buôn Ma Thuột, 12,2 0
C ở Buôn Hồ, 15,4 0
C ở Đắk Nông [32].
Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm LVS Srêpôk (0C)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
BuônMa
Thuột
21,0 22,7 24,8 26,3 25,9 24,8 24,3 24,0 23,9 23,4 22,3 21,0 23,7
Buôn Hồ 18,6 20,3 22,5 24,2 24,2 23,3 22,4 22,5 22,4 21,6 20,3 18,8 21,8
Đắk Mil 20,1 21,7 23,7 24,5 24,3 23,6 23,3 23,1 22,9 22,2 20,8 19,4 22,5
Lắk 21,4 22,6 24,7 26,0 25,9 24,9 24,6 20,0 24,2 23,6 22,6 21,0 23,5
M’Đrắk 20,1 21,5 23,6 25,5 26,1 26,0 25,7 25,6 24,6 23,4 22,0 20,2 23,7
Đắk Nông 20,0 21,4 22,9 23,9 23,9 23,2 22,8 22,6 22,6 22,4 21,7 20,3 22,3
Nguồn: [32]
- 33 -
Xem bảng 2.3 cho thấy, mặc dù nhiệt độ tương đối đồng đều và có sự hạ thấp
nhiệt độ theo độ cao, nhưng biến trình năm nhiệt độ LVS Srêpôk vẫn thể hiện biến
trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là dạng biến trình gồm hai cưc đại và
hai cực tiểu.
2.2.3.3. Mưa
Kiểu khí hậu của LVS Srêpôk đã làm cho mưa có tính đặc thù là chỉ tập trung
vào 6 tháng mùa mưa, chiếm trên 80 % tổng lượng mưa năm, sự phân hóa này làm
cho mùa mưa – mùa khô LV có sự tương phản sâu sắc nhất ở Tây Nguyên theo
không gian và thời gian.
Mưa trên LV phân bố theo hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt:
+ Mùa mưa LVS Srêpôk kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng V - X, có lượng
mưa 1.494 mm (chiếm khoảng 80 – 85 % tổng lượng mưa năm), trong đó lượng
mưa 3 tháng lớn nhất (VII, VIII, IX) khoảng 820 mm (chiếm khoảng 50 % tổng
lượng mưa năm), tháng IX có lượng mưa trung bình lớn nhất là 293 mm (17 % tổng
lượng mưa năm). Mùa mưa là thời kì hoạt động của gió mùa Tây Nam và ảnh
hưởng bởi sự hội tụ giữa tín phong Đông Bắc và gió mùa Tây Nam vào các tháng
cuối mùa mưa (tháng VIII, IX). Từ tháng IX - XI, gió mùa Tây Nam họat động
mạnh kết hợp với dải hội tụ nội chí tuyến hoặc kết hợp các hình thế nhiễu động thời
tiết khác (không khí lạnh, gió mùa Đông bắc, front cực đới) hay các cơn bão muộn
ảnh hưởng tới LVS có thể sẽ gây ra những trận mưa to, xảy ra trên diện rộng tạo
nên các trận lũ lớn.
+ Mùa khô LVS Srêpôk kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng XI – IV năm sau với
lượng mưa chỉ đạt khoảng 277 mm (chiếm khoảng 15 - 20 % tổng lượng mưa năm).
Lượng mưa mùa khô thường có vào tháng chuyển tiếp giữa mùa mưa sang mùa khô
(tháng XII) và mùa khô sang mùa mưa (tháng IV). Trong đó lượng mưa 3 tháng liên
tục nhỏ nhất (I, II, III) chỉ khoảng 38 mm (2,1% tổng lượng mưa năm), tháng có
lượng mưa ít nhất là tháng I chỉ có X = 4,2 mm (0,2% tổng lượng mưa năm). Vào
giữa mùa khô từ tháng I – II, nhiều năm đến tháng III có thể không có mưa, lượng
mưa thường <10 mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng có mưa.
- 34 -
Vào mùa khô, toàn bộ LV bị chi phối chủ yếu của khối không khí tín phong
Đông Bắc và một phần ảnh hưởng của khối không khí cực đới lục địa, đều có
hướng Bắc và Đông Bắc nên thời tiết phổ biến là khô ấm trong toàn vùng và chỉ
xuất hiện thời tiết hơi lạnh, ẩm và mưa phùn vào cuối mùa đông. Mưa lớn chỉ xuất
hiện khi có nhiễu động thời tiết do bão đổ bộ vào duyên hải Nam Trung bộ vượt dãy
Trường Sơn trở thành áp thấp hoạt động trên LVS, hoặc do gió mùa Đông Bắc
mạnh hoặc không khí lạnh tăng cường kết hợp với front cực đới. Tuy nhiên, lượng
mưa thường không đáng kể, không ổn định, năm có năm không.
Bảng 2.4. Lƣợng mƣa trung bình năm các trạm trên lƣu vực sông Srêpôk
TT Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm
1 Chư Prông 0.0 4.4 18.4 79.5 235.6 400.5 387.2 489.8 316.8 200.5 63.3 12.7 2208.7
2 Buôn Hồ 4,6 5,6 21,1 86,6 192,6 201,2 175,1 265,7 261,1 204,6 118,5 27,3 1563,9
3 Buôn Ma
Thuột
4,5 3,0 24,5 82,9 241,5 232,0 256,6 317,2 314,8 212,2 96,2 20,9 1806,4
4 Ea Súp 0,1 1,3 22,0 72,2 192,8 223,7 222,3 271,4 259,6 182,1 62,6 4,3 1514,5
5 Krông Bông 12,4 4,9 21,0 65,0 184,3 181,7 184,0 237,5 266,9 267,2 216,0 85,2 1726,1
6 Lắk 1,9 2,2 20,9 77,3 234,5 279,8 293,7 361,5 320,9 234,4 109,7 24,4 1961,4
7 Đắk Mil 3,0 5,8 41,3 141,0 241,0 223,2 235,1 242,7 265,4 222,2 85,6 18,8 1725,2
8 Đức Xuyên 1,7 4,4 24,5 112,8 250,0 284,7 274,5 307,0 311,2 222,6 89,4 20,7 1903,4
TB 4.3 5,3 28,4 92,3 221,0 231,5 235,5 292,7 291,7 221,3 115,3 31,0 1770,2
Tỷ lệ % so với X
năm
0.2 0,3 1,6 5,2 12,5 13,1 13,3 16,5 16,5 12,5 6,5 1,7 100,0
Nguồn: [6]
Bảng 2.4 cho thấy, lượng mưa giữa mùa khô và mùa mưa, giữa các tháng
trong mùa có sự chênh lệch lớn. Lượng mưa trung bình năm giữa các trạm trên LV
dao động từ khoảng 1.500 mm đến khoảng 2.200 mm.
Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa theo không gian khá phức tạp,
mưa tăng dần theo độ cao địa hình và tập trung ở sườn đón gió, ngược lại thung
lũng khuất gió lượng mưa hàng năm giảm đáng kể. Có thể phân ra các vùng mưa
như sau:
Vùng mưa ít (1.400 – 1.600 mm/năm) là nơi khuất gió nằm về phía Đông cao
nguyên Buôn Ma Thuột, thuộc LVS Ea Lốp, Ea Súp và vùng trũng thấp kín gió
thuộc LVS Krông Búk, Krông Pách.
- 35 -
Vùng mưa vừa (1.600 – 1.800 mm/năm) có diện tích khá lớn, phân bố trên các
vùng cao nguyên thấp - tương đối bằng phẳng, bán bình nguyên thuộc phần giữa
LVS Ea Lốp, Ea Súp phần lớn dòng chính LVS Srêpôk, sườn khuất gió phía Bắc
dãy Chư Yang Sin, một phần cao nguyên M’Đrắk chiếm phần lớn LVS Krông Bông
và một phần LVS Krông Pách.
Vùng mưa khá lớn (1.800 – 2.000 mm/năm) là những nơi đón gió mùa Tây
Nam của khu vực trên sườn núi thấp phía Bắc dãy Chư Yang Sin thuộc LVS Đắk
Phơi, Đắk R’Mang, Đắk Prô; sườn đón gió phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột,
thuộc phần thượng dòng chính LVS Srêpôk, Ea Tul, Đắk M’droh, Krông Ana; vùng
đón gió phía Tây và Nam sườn cao nguyên Pleiku, của LVS Ea Đ’răng, Ea G’leo;
vùng ảnh hưởng qua lại của khí hậu đông tây Trường Sơn trên cao nguyên M’Đrắk
thuộc LV Krông Pách.
Vùng mưa lớn (2.000 - 2.200 mm/năm), là vùng sườn núi cao và cao nguyên
cao đón trực tiếp gió mùa Tây Nam, thuộc phần phía Bắc cao nguyên Đắk Nông,
sườn núi phía Bắc dãy Chư Yang Sin, thuộc LVS Đắk R’Mang, Đắk R’Tung, Đắk
Sol; vùng hẹp ven đỉnh cao nguyên Pleiku và trên cao nguyên M’đrắk
Vùng mưa rất lớn (2.200 - > 2.400 mm/năm), phân bố hẹp trên sườn phía Nam
dãy Chư Yang Sin, phần cao của cao nguyên Đắk Nông, nơi đón gió mùa Tây Nam
sớm và mạnh và phần trung tâm cao nguyên Pleiku.
2.2.3.4. Độ ẩm không khí
Các yếu tố bức xạ Mặt Trời lớn, chế độ nắng nhiều, nhiệt độ không khí thấp,
bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp vào mùa khô... đã ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ
nhất đến khả năng mất nước của LVS Srêpôk.
Lượng bốc hơi trong LVS có sự khác nhau giữa các vùng và thời gian trong
năm, so với các vùng lân cận LV có lượng bốc hơi tiềm năng lớn hơn. Lượng bốc
hơi trung bình năm cao nhất ở Buôn Ma Thuột đạt 1.429 mm, Buôn Hồ 1.073 mm,
Đắk Nông 941 mm, M’Đrắk 1.244 mm. Trung bình lượng bốc hơi có thể đạt trên
80% tổng lượng mưa năm của LV.
Lượng bốc hơi cao nhất vào thời kỳ khô nóng tháng III, ở Buôn Ma Thuột đạt
214 mm, Buôn Hồ 154 mm, Đắk Mil 246 mm, M’Đrắk 155 mm (tháng VII). Lượng
bốc hơi nhỏ nhất xảy ra vào các tháng IX, X, XI, đây là các tháng mùa mưa, nhiệt
- 36 -
độ thấp, trời đầy mây (chỉ đạt 53 mm vào tháng IX ở Buôn Ma Thuột, 56 mm vào
tháng XI ở Buôn Hồ, 56 mm vào tháng X ở Đắk Mil và 51 mm vào tháng XI ở
M’Đrắk) [6].
Bảng 2.5. Bốc hơi trung bình tháng, năm (mm)
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Buôn Ma
Thuột
171 184 214 184 118 75 71 63 53 74 96 127 1429
uôn H 86 112 154 139 120 86 76 65 58 56 56 64 1073
M’Đrắk 74 87.4 129 133 123 136 155 153 90.4 59.1 50.8 54.1 1244
Đắk
Nông
107 113 121 114 71 53 51 45 44 53 75 95 941
Nguồn: [6]
Với lượng bức xạ Mặt Trời lớn, số giờ nắng nhiều, khí hậu, thời tiết mát mẻ
nhưng duy trì trong thời gian dài đã làm tăng quá trình bốc hơi, vào ban đêm nhiệt
độ giảm thấp cũng tạo điều kiện cho bốc hơi nước, quá trình này khi có sự kết hợp
với gió có tính chất phơn vào mùa khô đã đẩy nhanh sự suy kiệt nguồn nước, đặc
biệt là TNN mặt. Thực tế này đã khiến cho lượng bốc hơi LV luôn đạt trị số cao và
thường trên 80% tổng lượng mưa năm. Vào các tháng mùa khô mưa rất ít, thậm chí
không có mưa, nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn và thường lớn hơn lượng mưa rất
nhiều. Điều này gây ra tình trạng giảm sút độ ẩm, vượt ngưỡng CBN trên LVS nên
gây ra hạn hán và cũng là nguyên nhân gây ra mùa khô hạn kéo dài và gay gắt trên
phạm vi LVS Srêpôk.
Khi không có mưa, độ ẩm mặt đất và không khí có vai trò rất lớn để làm giảm
khô hạn. Tuy nhiên, biến trình ẩm của LV ngược lại với biến trình nhiệt. Mùa mưa
độ ẩm duy trì mức cao trên 80 % nên thừa ẩm, điều này sẽ giảm khả năng bốc hơi
trong khi nguồn nước đang rất phong phú nên ít có ý nghĩa. Ngược lại mùa khô độ
ẩm không khí thấp, thường dưới 70 %, độ ẩm thấp đã làm tăng khả năng bốc hơi
nguồn nước mặt gây suy giảm TNN.
Độ ẩm tương đối trung bình năm LVS Srêpôk dao động từ 82 - 85%, nhưng có
sự biến đổi tăng theo độ cao địa hình. Tại Buôn Hồ (độ cao 700 m) độ ẩm tương đối
đạt 85%, tại Đắk Nông (độ cao 660 m) độ ẩm tương đối giảm còn 83%, Buôn Ma
Thuột (độ cao 490 m) độ ẩm tương đối giảm còn 82%. Tuy nhiên, độ ẩm tương đối
- 37 -
trong năm thay đổi theo mùa khá rõ rêt. Biến trình độ ẩm trùng với biến trình mưa
và ngược lai với biến trình nhiệt độ.
2.2.4. Thuỷ văn
Lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam có mật độ sông ngòi thấp,
sông nhỏ, chia làm nhiều nhánh và trải khá đều trên toàn bộ diện tích LV, gồm hai
LV tách biệt, là LV sông Ea Đrăng - Ea H’leo ở phía Bắc và LV dòng chính Srêpôk
ở phía Nam. Độ cao LV và độ dốc lòng sông thấp, do sông chảy trên bề mặt cao
nguyên là chủ yếu. Chỉ có các sông Krông Bông, Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi
cao Chư Yang Sin là có độ cao LV và độ dốc lòng sông lớn hơn. Đặc điểm sông
ngòi LVS Srêpôk làm cho TNN mặt phân bố khá đều trên toàn LV, dòng chảy
không quá nhanh, xiết là điều kiện cho quá trình thấm phát huy, làm phong phú
TNN ngầm.
Dòng chính Srêpôk (tên gọi khác: Sông Đắk Krông): do 2 nhánh sông Krông
Knô (sông Bố) và Krông Ana (sông Mẹ) hợp lưu tại Buôn Dray (giữa thị trấn Buôn
Trấp, xã Ea Na huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk
Nông) tạo thành dòng chính Srêpôk chảy qua Campuchia, chiều dài sông 371 km
[22], chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam tính từ nơi hợp lưu tới biên giới Campuchia
khoảng 125 km, độ dốc lòng sông trung bình khoảng 2,3 %, lòng sông rộng 100 –
150m.
Sông Krông Knô do 2 nhánh chính là Krông Kma và Đắk Mang hợp thành.
Sông bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Yang Sin ở phía Nam, sông chảy theo hướng
Đông Nam – Tây Bắc. Toàn bộ LVS hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề
rộng lòng sông tăng dần từ thượng lưu xuống hạ lưu [32].
Sông Krông Ana là hợp lưu của 3 sông nhánh Krông Búk, Krông Pách và
Krông Bông. Sông Krông Búk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên Buôn
Ma Thuột, sông Krông Pách bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa và sông
Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk.
LV sông Ea Đrăng - Ea H’leo có 3 nhánh lớn: Sông Ea H’leo bắt nguồn từ
vùng núi Ea Ban của huyện Krông Năng, sau khi chảy qua hai huyện Ea H’leo và
Ea Súp sông nhập vào dòng chính Srêpôk trên đất Campuchia. Sông Ea H’leo có 2
- 38 -
nhánh lớn là Ea H’leo và Ea Súp, nhánh Ea Súp tạo ra vùng bình nguyên Ea Súp
bằng phẳng và rộng lớn. Sông Ea Đrăng bắt nguồn từ dãy núi Chư Pung phía Đông
Bắc của LVS, sông gần như chảy theo hướng Đông – Tây rồi nhập vào sông Srêpôk
ở Campuchia.
Bảng 2.6. Đặctrƣng hình thái Lƣu vực sông Srêpôk
Sông
Diện tích
lƣu vực
(F = km2
)
Chiều
dài sông
(km)
Chiều
dài LV
(km)
Cao độ bình
quân LV
(m)
Độ dốc
l ng sông
(‰)
M độ
lƣới sông
(Km/km2
)
Srêpôk 2.788 125 2 0,55
Krông Ana 3.960 215 97 676 2,3 0,55
Krông Pách 690 74 53 752 5,8 0.69
Krông Búk 780 20 58 590 5,5 0,56
Krông Bông 809 73 56 950 9,2 0.5
Krông Knô 4.620 156 125 917 6,8 0,86
Ea H’leo 4.712 149 80 336 6,1 0,35
Ea Súp 994 104 62 366 6,0 0,4
Ea Đrăng 977 78 60 391 5,9 0,44
Nguồn: [31]
2.2.5. Thổ nhƣỡng
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: LVS Srêpôk có 8 nhóm đất, trong đó có 2
nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng và đất xám bạc màu như bảng 2.7. Đặc điểm
này đã ảnh hưởng đến mật độ dòng chảy, độ lớn của dòng chảy, sự lệch pha dòng
chảy, khả năng lưu trữ nước và chất lượng nước bởi tính chất lí hóa của đất.
Bảng 2.7. Các nhóm đất chính trên lƣu vực sông Srêpôk
TT Loại đất Ký hiệu Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
I NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 96.032,1 5,30
1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 5.827,2 0,32
2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 8.157,9 0,44
3 Đất phù sa glây Pg 33.606,0 1,82
4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 29.350,1 1,59
5 Đất phù sa ngòi suối Py 19.090,9 1,03
II NHÓM ĐẤT LẦY VÀ THAN ÙN J 1.567,9 0,08
6 Đất lầy J 1.567,9 0,08
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk
Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngDương Hà
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...nataliej4
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất nataliej4
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ anh hieu
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty xây dựng công nghiệp
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty xây dựng công nghiệpĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty xây dựng công nghiệp
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty xây dựng công nghiệp
 
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải tríDự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
Dự án đầu tư khu nghĩ dưỡng thể thao giải trí
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất bột cá Thanh Hóa 0918755356
 
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long ThớiThuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp với du lịch trải nghiệm 0918755356
 
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng, 9 ĐIỂM
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
 
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
Dự án Trang trại tổng hợp trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tỉnh Qu...
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 

Similar to Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk

Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfMan_Ebook
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...jackjohn45
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Man_Ebook
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênLap Dinh
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint NướcNhung Lê
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nướcTruong Ho
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...hanhha12
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnmnhtunguyen
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)Thu Thu
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNguyen Thanh Luan
 
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttlshunglamvinh
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmtDiep Chi
 

Similar to Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk (20)

Hoa ky thuat
Hoa ky thuatHoa ky thuat
Hoa ky thuat
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
 
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
đáNh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ cửu long &amp; dự án th...
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô ...
 
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây NguyênHiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông Mê Kông - Tây Nguyên
 
Powerpoint Nước
Powerpoint NướcPowerpoint Nước
Powerpoint Nước
 
Tài nguyên nước
Tài nguyên nướcTài nguyên nước
Tài nguyên nước
 
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docxCơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
Cơ sở lý luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.docx
 
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
DỰ ÁN CHỐNG CHỊU KHÍ HẬU TỔNG HỢP VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Thuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vnThuan loi kho khan tnn vn
Thuan loi kho khan tnn vn
 
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
De cuong ppnckhmt nhom dh10 mt (wetland và nuoc thai viet thang)
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
 
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
Nghiên Cứu Một Số Tác Động Của Thủy Điện Đến Thành Phần Loài Và Phân Bố Của C...
 
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
Khảo sát hàm lượng do, bod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh ...
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
Nghiên Cứu Tác Động Của Xâm Nhập Mặn Đến Hoạt Động Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Th...
 
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
1. chuong 1.on nguon nuoc va qttls
 
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt1.bai hoc bdkh  sm-es longan 0552015 so tnmt
1.bai hoc bdkh sm-es longan 0552015 so tnmt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Tác động của khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên sông Srêpôk

  • 1. - 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và môi trường sống, có mặt hầu khắp mọi nơi trên trái đất, từ khí quyển đến đáy đại dương và trong cả thổ nhưỡng quyển. Trong vòng tuần hoàn của nước, nước tồn tại ở nhiều dạng, nước trên mặt, nước ngầm, băng tuyết và hơi nước. Tuy nhiên tài nguyên nước cũng dễ bị tổn thương, dễ bị ô nhiễm, cạn kiệt. Lượng nước hiện nay đang bị con người khai thác một cách quá mức dẫn đến thay đổi về số lượng lẫn chất lượng. Nhất là hiện nay con người xây dựng các công trình thủy lợi, thuỷ điện ngăn các con sông làm cho dòng chảy thay đổi, cán cân bùn cát cũng như cạn kiệt tài nguyên nước hoặc phân bố không đều theo thời gian và không gian. Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, bắt nguồn từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chảy sang Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông, phần lưu vực sông lưu vực sông thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần thượng nguồn. Vì vậy, đây là hệ thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà cho cả nước. Trong thực tế, tài nguyên nước sông Srêpok còn chi phối đến đặc điểm hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của lưu vực rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp. Tuy nhiên, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, sự phức tạp của địa chất - địa hình, tính đặc thù của thổ nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nhanh và sự tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mất tính bền vững của tài nguyên nước và đe dọa đến sự phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk. Hiện nay, trên LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên có rất nhiều các công trình khai thác tài nguyên nước được xây dựng từ năm 1984 đến nay. Về thuỷ điện có 6 công trình lớn như: thuỷ điện Buôn Tur sah, thuỷ điện Buôn Kuop, thuỷ điện Hoà Phú, Đrây H’Hlinh, Srêpôk 3, Srêpôk 4. Dự án Srêpôk 4A không đắp đập mà xây cao trình dẫn nước cao 100m theo kênh dài 4 km và sau đó hoà vào dòng Srêpôk làm chết một đoạn sông. Trước đây không có kênh dẫn nước thì thuỷ điện xả xuống
  • 2. - 2 - vẫn đủ để nuôi sống khúc sông. Ngoài ra, các nhà máy công suất nhỏ cũng được xây dựng ở khu vực nghiên cứu: Thuỷ điện Krông Knô 3 (Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng), thuỷ điện Krông Kmar (Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), thuỷ điện Đức Xuyên (huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông) Các dự án xây mới như: thuỷ điện Drăng Phôk – đang chờ quyết định xây dựng. Hồ Ea Soup Thượng chặn dòng Ea Soup cung cấp nước tưới cho các xã thuộc huyện Ea Soup, Đắk Lắk. Tưới nước cho vùng đất “khát” làm cho cánh đồng lúa xã Ea Lê tươi tốt và năng suất hàng đầu Tây Nguyên. Hồ Ea Soup Hạ, thị trấn Ea Soup, Đắk Lắk. Cung cấp nước uống và tưới tiêu cho thị trấn Ea Suop. Công trình Đê bao xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, Đắk Lắk ngăn lũ tiểu mãn thuộc đồng bằng sông Krông Ana. Các công trình trên ít nhiều đã đem lại giá trị, hiệu quả trong phát triển KT- XH của vùng. Tuy nhiên, việc quy hoạch khai thác sử dụng các công nghệ thủy điện thông thường đã dẫn tới việc xây dựng các con đập làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên nước, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của vùng lãnh thổ rộng lớn. Vì vậy, tài nguyên nước bị cạn kiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân nơi đây. Ngoài ra, môi trường tự nhiên cũng bị biến đổi và trong một số trường hợp đã bị phá hủy và tác động mạnh lên nền kinh tế địa phương. Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Nghiên cứu tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên Lưu vực sông Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Đánh giá được tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 3. - 3 - - Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lý luận về nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực ở trên thế giới và Việt Nam. - Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu liên quan đến các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực. - Phân tích các nhân tố tự nhiên, KT-XH và ảnh hưởng của chúng đến tài nguyên nước LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên. - Nghiên cứu đánh giá những tác động chính của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ phát triển KT-XH LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Tây Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện tác động đến tài nguyên nước LVS Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Tây Nguyên, Việt Nam. Cụ thể: + Tác động đến số lượng, chất lượng, động thái và sự phân bố của nước mặt, nước dưới đất; + Tác động đến khả năng khai thác – sử dụng của nguồn nước: nước mặt, nước dưới đất; + Các giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững KT-XH LVS Srêpôk. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk phần thuộc lãnh thổ Tây Nguyên, xác định theo bản đồ địa hình ở tỉ lệ 1:100.000. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học
  • 4. - 4 - - Bổ sung cơ sở phương pháp luận đánh giá tổng hợp tài nguyên nước theo LVS. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT- XH cũng như quản lý hiệu quả các công trình khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp trong khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong việc sử dụng nước góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc phạm vi LVS Srêpôk. 5. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn - Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quốc gia. - Số liệu mưa từ kết quả quan trắc của 23 trạm đo mưa từ năm 1958 - 2012; Số liệu dòng chảy của 16 trạm thủy văn quan trắc từ 1977 - 2012; Tài liệu nước dưới đất của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đề tài KC02.2009, KC.08.05. - Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704. - Bản đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của các tỉnh Tây Nguyên. - Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2016. - Niên giám thống kê 2010, 2013 - 2017 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng. - Báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng. - Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010, 2015, 2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Nguyên.
  • 5. - 5 - - Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”do Viện Địa lý chủ trì, thực hiện năm 2012 - 2015. - Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN:Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước LVS Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi. - Tài liệu, hình ảnh về công trình thủy lợi, thủy điện, dòng chảy, môi trường, các hoạt động khai thác nước, tình hình hạn hán... do quá trình đi thực địa của tác giả thu thập được. 6. Cấu trúc luận văn Chƣơng 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu. Chƣơng 2. Các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước trên lưu vực sông Srêpôk. Chƣơng 3. Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Srêpôk và đề xuất các giải pháp.
  • 6. - 6 - Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Tài nguyên nƣớc Theo Lê Huy Bá [1], tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con người có thể sử dụng được. Theo Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [14]. TNN bao gồm nhiều loại, tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau: lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Luận văn chỉ tập trung đến TNN ngọt trên lục địa ở thể lỏng, vì nó chi phối mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người. 1.1.2. Lƣu vực sông Mỗi dòng sông đều có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông. Có nhiều khái niệm về LVS: “Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về biển. Cứ như thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn còn có các thành phần đất chứa nước thuộc dòng chảy sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước đều là môi trường và nơi ở cho các loài sinh sống” [14].
  • 7. - 7 - Theo Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012: “Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển” [14]. 1.1.3. Nƣớc trên mặt Nước bề mặt là nước trên bề mặt của trái đất như ở sông, hồ, đầm lầy, hay đại dương [39]. Nước bề mặt ngọt được bổ sung bằng lượng nước mưa và lấy thêm từ nước ngầm. Nó bị mất đi do bay hơi, thấm vào mặt đất nơi mà nó trở thành nước ngầm, được cây cối sử dụng trong quá trình thoát hơi, được con người dùng để làm nông nghiệp, sinh sống, công nghiệp ... hoặc đổ ra biển nơi nó trở thành nước mặn. Phân loại nước bề mặt và hệ thống của nó được định nghĩa trong một quy định của EU. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo [14]. Nước trên bề mặt theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, các đường chảy tạo thành sông suối. Luận văn chỉ đề cập tới nguồn tài nguyên nước mặt ở sông, trên đất liền. Dòng chảy mặt: dòng chảy hình thành do nước trên bề mặt lưu vực tạo ra (do mưa hoặc tuyết tan) và tập trung về tuyến cửa ra. Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn. Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông. Các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như suối, sông nhánh hay rạch. 1.1.4. Các công trình thủy lợi, thuỷ điện Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [15]. Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thuỷ điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng. Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn,
  • 8. - 8 - năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. 1.1.5. Tác động của các công trình thủy lợi, thuỷ điện đến phát triển bền vững Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi MT; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm TNTN)”. Để đảm bảo tính bền vững của TNN trên LVS, các công trình thủy lợi, thủy điện phải khai thác, sử dụng một cách hợp lí, không vượt quá giới hạn tiềm năng của nguồn nước, để nước có đủ khả năng hồi phục hay tái tạo theo chu trình thủy văn vốn có của TN; phải được sử dụng một cách tiết kiệm và thật sự hiệu quả TNN trên LVS Srêpôk, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người và hiệu quả sử dụng nước ngày càng cao. Nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và quý giá. Các công trình thủy lợi, thủy điện phải thật sự là hệ thống bền vững. Ở Việt Nam quan điểm sử dụng bền vững TNN là: Quản lý TNN theo phương thức tổng hợp, toàn diện. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006 là “Quản lý tổng hợp phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hóa; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước” [21]; Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện TNN đã được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 [14]. Để các công trình thủy lợi, thủy điện sử dụng bền vững TNN trên LVS Srêpôk, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
  • 9. - 9 - - Sử dụng nước trong hiện tại nhưng phải đảm bảo cho thời gian sau cũng được sử dụng; - Thượng lưu sử dụng nhưng hạ lưu cũng được sử dụng đầy đủ, đảm bảo dòng chảy tối thiểu; - Sử dụng phải đi đôi với bảo vệ, phát triển nguồn nước để đảm bảo khả năng cấp nước; - Các công trình khai thác, sử dụng TNN phải đúng kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu; áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, biện pháp khoa học để sử dụng nước nhiều lần; - Bảo vệ rừng đầu nguồn phục hồi các hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc để giữ nước và tái tạo nguồn nước ngầm. - Phải cân đối trong sử dụng nước giữa các ngành để đảm bảo công bằng và đạt giá trị cao nhất. 1.1.6. Quản lí lƣu vực sông Có nhiều định nghĩa khác nhau về Quản lí tổng hợp lưu vực sông (QLTH- LVS) [15], [35], [36]: - QLTH-LVS là lấy LVS làm cơ sở và xem LVS là một hệ thống động lực và thống nhất mà trong đó có tác động qua lại giữa nước, đất đai và MT. Phương pháp này cũng nhằm quản lý LVS như là một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn bộ năng suất của các nguồn tài nguyên một cách lâu bền, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng MT tại LVS. - GWP cho rằng: “QLTH-LVS là một quá trình mà trong đó con người phát triển và QLTNN, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của các thành quả KT-XH một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bền vững của các hệ sinh thái then chốt” [35]. - Theo J. Buston thì: “QLTH-LVS bao hàm việc các nhà hoạch định chính sách xem xét tất cả các khía cạnh về các nguồn tài nguyên có trên lưu vực, nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm bảo những sự lựa chọn phương án phát triển KT-XH có hiệu quả lâu dài thông qua sự
  • 10. - 10 - phát triển các mối quan hệ hài hòa giữa các hộ sử dụng tài nguyên và giữa cộng đồng dân cư sống trên lưu vực” [6]. Từ các định nghĩa trên cho thấy QLTH-LVS là sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên có trên toàn bộ LVS một cách hợp lý, hiệu quả và công bằng để đạt được lợi ích KT-XH mà không làm tổn hại sự bền vững của hệ sinh thái. QLTH-LVS bao trùm tất cả các hoạt động của con người cần phải sử dụng nước và tác động tới hệ thống TNN mặt; quản lý số lượng và chất lượng nước và mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh. Phạm vi của nó khác với ranh giới hành chính, bao gồm toàn bộ LVS và mối quan hệ của chúng với các tài nguyên khác. Tổng hợp các giới hạn TN, các nhu cầu KT-XH; Tổng hợp về luật pháp, chính sách và thể chế. 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN LƢU VỰC SÔNG 1.2.1. Trên thế giới Việc đánh giá các nguồn nước nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN đã được nghiên cứu từ rất lâu. Đánh giá tác động của các công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng đã được nghiên cứu ở nhiều đề tài và nhiều khu vực khác nhau: Trong đề tài “Nước ngầm trong phát triển đô thị” của Ngân hàng Thế giới (1998) cho thấy sự cạn kiệt của tầng ngậm nước do dân số ngày càng mở rộng, cạnh tranh về tài nguyên nước tăng lên, hàng triệu máy bơm ở mọi quy mô khai thác mạnh mẽ nước ngầm trên thế giới. Thủy lợi ở các khu vực khô như phía bắc Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ được cung cấp bởi nước ngầm và đang được khai thác với tốc độ chóng mặt. Mực nước ngầm của các thành phố giảm từ 10 đến 50 mét bao gồm thành phố Mexico, Bangkok, Bắc Kinh, Madras và Thượng Hải. Theo Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển Bền Vững Thế Giới (2009) (WBCSD) ước tính rằng 22% nước trên toàn thế giới được sử dụng trong công nghiệp. Những ngành sử dụng công nghiệp chính bao gồm đập thủy điện, nhà máy nhiệt điện, sử dụng nước để làm mát, nhà máy lọc dầu và dầu, sử dụng nước trong
  • 11. - 11 - các quy trình hóa học và nhà máy sản xuất, sử dụng nước làm dung môi. 70% lượng nước trên toàn thế giới được sử dụng cho tưới tiêu, với 15% 35% lượng nước rút không bền vững. IPCC, 2011 “Báo cáo đặc biệt của IPCC về các nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu biến đổi khí hậu” Chuẩn bị bởi Nhóm làm việc III của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu [O. Edenhofer, R. Pichs-Madruga, Y. Sokona, K. Seyboth, P. Matschoss, S. Kadner, T. Zwickel, P. Eickemeier, G. Hansen, S. Schlömer, C. von Stechow (chủ biên)]. Nhà xuất bản Đại học Cambridge, Cambridge, Vương quốc Anh và New York, NY, Hoa Kỳ, 1075 trang. (Chương 5 & 9) cũng chỉ ra hoạt động phát thải của các nhà máy thủy điện, đề xuất đưa vào bối cảnh, các ước tính về phát thải nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá này cũng cho thấy nguồn năng lượng từ thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo ít gây ra hiện tượng nóng lên của toàn cầu, mang lại lợi ích về sức khỏe, việc làm, giá trị cho địa phương, các vấn đề về môi trường hơn so với các dạng năng lượng khác. Đề tài “Thay đổi khí hậu và nước: Tìm hiểu rủi ro và đưa ra quyết định đầu tư thông minh về khí hậu” của Ngân hàng Thế giới (2011) đã đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chu trình thủy văn, sự bốc hơi, lượng mưa dẫn đến sự thay đổi về chất lượng, số lượng nước ở các khu vực trên thế giới. Gleeson, Tom; Wada, Yoshi DA; Bierkens, Marc FP; van Beek, Ludovicus PH (9 tháng 8 năm 2012) trong đề tài "Cân bằng nước của tầng ngậm nước toàn cầu tiết lộ bởi dấu chân nước ngầm" đã chỉ ra nguồn cung cấp nước ngầm của thế giới đang giảm dần, với sự cạn kiệt xảy ra nổi bật nhất ở châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cân bằng và khả năng tái tạo nước trong tự nhiên. “Nghiên cứu tương lai điện tái tạo” của phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL) năm 2012 đánh giá tác động tiêu cực của việc xây dựng các nhà máy thủy điện, hồ chứa đến tài nguyên đất đai, hệ sinh thái rừng, các động vật hoang dã, cộng đồng dân cư, sự thay đổi về chế độ dòng chảy sông... Đề tài “Tác động của các công trình thủy lợi và thoát nước đến cảnh quan Úc” (2015) của Daniel Connell, trường Chính sách công Crawford, Đại học Quốc gia Úc đánh giá về các công trình thủy lợi trên lưu vực sông Murray-Darling – Úc, cách thức quản lí tổng hợp lưu vực sông và phát triển bền vững tài nguyên nước.
  • 12. - 12 - Tài liệu “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp: Một hướng đi mới” (2015) của Hội đồng nước Quốc tế (WWC) đánh giá về tài nguyên nước ở các lưu vực sông xuyên biên giới, các tiểu lưu vực, sự phức tạp trong khai thác, quản lý tài nguyên nước và các giải pháp đặt ra; giải pháp giải quyết các vấn đề và kết quả đạt được của một số quốc gia trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Tài liệu “Tăng cường dòng chảy, phục hồi tầng nước và cải thiện cấp nước trong lưu vực sông Columbia” (2018) của Tom Bebb – Bộ Sinh thái của Tiểu bang Washington đánh giá những tác động của công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Columbia, sự tác động của nó đến tài nguyên nước ngầm và các giải pháp cải thiện. Tài liệu cũng là một trong những ý tưởng trong các giải pháp khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông. Tại Braxin, do các cụm đô thị lớn sử dụng nhiều nước và làm ô nhiễm nghiêm trọng... Để phục hồi chất lượng nước sông, tháng 9/1991 Braxin đã triển khai Dự án Sông Tiete. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án là kiểm soát phát thải từ hoạt động CN, trên cơ sở phân tích hiện trạng chất lượng nước và thống kê các nguồn thải CN trong LVS… Từ đó, các tiêu chí kiểm soát được xác lập và quy trình kiểm soát nước thải CN trong LVS Tiete được đề xuất [16]. Ngoài ra có nhiều đề tài đánh giá về sự phát triển của các công trình thủy lợi, thủy điện, sự điều tiết nước, tầm quan trọng của các công trình này trong các khu vực như các công trình đánh giá của các quốc gia Mali, Nigieria, Ai Cập... Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong máy tính điện tử, sự ra đời và ứng dụng các mô hình toán thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện vào TNN ngày càng tiện lợi, nhanh và chính xác hơn. Đó là sự ra đời rất sớm của mô hình Stanford Watershed Model (SWM) bởi Crawford và Linsley (1966), SWM là thử nghiệm đầu tiên cho việc mô hình hóa hầu như toàn bộ chu trình thủy văn và sau đó nhanh chóng phát triển nhiều mô hình như: mô hình NAM (1973), IHDM (1980), SWAT…Hệ thống mô hình GIBSI, là một hệ thống mô hình tổng hợp, mô hình cho các kết quả kiểm tra tác động của NN, CN, quản lý nước cả về lượng và chất đến TNN; Mô hình BASINS được xây dựng bởi Văn phòng Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ, mô hình được xây dựng để đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tổng hợp hơn các nguồn phát thải tập trung và không tập trung trong công tác quản lý chất
  • 13. - 13 - lượng nước trên LVS; Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP là mô hình kết hợp giữa việc mô phỏng hệ thống và các chính sách cần áp dụng cho LV, WEAP dựa trên nguyên tắc tính toán cân bằng giữa các nhu cầu của các dạng sử dụng nước, giá thành và hiệu quả của các công trình cấp nước và cơ sở phân bổ nguồn nước, với nguồn nước cung cấp bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước hồ chứa và các vận chuyển nguồn nước. Mô hình này đã có nhiều tác giả vận dụng thành công khi có sự phức tạp về phân phối dòng chảy và nhu cầu nước trong NN, đô thị, CN và MT bởi nhiều quy mô không gian và thời gian của tác giả Yates và cộng sự (2005); Phân tích tình hình nước trong tương lai theo các kịch bản khác nhau của sự phát triển và BĐKH của Britta Hollermann và cộng sự (2010); để QLTH-TNN theo LVS của Phan Thị Thanh Hằng (2011)...; Bộ mô hình MIKE của Viện Thủy lực Đan mạch (DHI) xây dựng các phần mềm để đánh giá và phân tích các vấn đề về chất lượng và số lượng nước, đây là các phần mềm hữu ích trong công tác lập kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nước theo quan điểm bền vững. Phần mềm MIKE BASIN với giao diện ArcView GIS là một mô hình mô phỏng nguồn nước LVS, MIKE BASIN với các mô đun tính toán đơn giản để đưa ra các kịch bản tính toán các biến đổi của các đặc trưng dòng chảy theo không gian và thời gian, xác định các nhu cầu dùng nước, vận hành hồ chứa đa mục tiêu, công trình chuyển nước và đánh giá chất lượng nước. MIKE BASIN sử dụng giao diện GIS để tổ hợp cơ sở dữ liệu, xác định LV và trình diễn kết quả một cách thuận lợi cho người sử dụng, mô hình đã được ứng dụng để tính CBN đem lại hiệu quả cao cho nhiều LV trên thế giới như: LVS LeBa ở BaLan, LVS Cape Fear ở phía Bắc Carolina – Mỹ, … 1.2.2. Ở Việt Nam Các công trình thủy lợi ở Việt Nam đã có từ hàng nghìn năm nay ở hệ thống sông Hồng và các sông thuộc phạm vi đồng bằng sông Hồng, cũng như việc cải tạo, khai khẩn các vùng đất phèn, mặn. Kênh đào Vĩnh Tế dưới triều Nguyễn là một công trình có ý nghĩa to lớn dài 87 km nối sông Châu Đốc đổ ra vịnh Thái Lan tại tỉnh Kiên Giang đã tạo con đường lưu thông thủy, thoát lũ và cung cấp nước ngọt cho thau chua, rửa mặn phục vụ sản xuất NN hàng trăm năm qua.
  • 14. - 14 - Sau năm 1954, việc đánh giá tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông được chú ý. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ chú trọng vào việc xác định về phạm vi phân bố, khai thác nguồn nước (chủ yếu là nước mặt) phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau mà chưa có sự chú ý đến bảo vệ, sử dụng nguồn nước hợp lí, hay phát triển nguồn nước. Tháng 1/1961, đã quyết định thành lập Ủy ban Trị thủy và khai thác sông Hồng với nhiệm vụ nghiên cứu lập quy hoạch trị thủy và khai thác tổng hợp hệ thống sông Hồng, phục vụ xây dựng và phát triển KT-XH với 5 lĩnh vực quy hoạch dòng sông: quy hoạch phòng chống lũ; quy hoạch cấp - thoát nước; quy hoạch vận tải thủy; quy hoạch hệ thống bậc thang thủy điện (sông Đà, sông Lô, sông Gâm), các hệ thống thủy nông lớn vùng hạ lưu, nâng cấp hệ thống đê điều. Các công trình thủy lợi được chú trọng: xây dựng hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải (1957 - 1959). Bản đồ Địa chất thủy văn miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (1964) được xây dựng vào giai đoạn này. Từ năm 1965, Tổng cục Địa chất đã triển khai công tác lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 cho từng vùng lãnh thổ ở miền Bắc. Đầu năm 1975, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và ĐKTN lãnh thổ, các nhà Địa chất thủy văn đã lập báo cáo tổng kết kèm theo bản đồ địa chất thủy văn miền Bắc Việt Nam 1/500.000 do Vũ Ngọc Kỷ chủ biên [11]. Sau năm 1975, Nhà nước đã thành lập Tổng cục Khí tượng - Thủy văn (11/1976), quan tâm đầu tư khôi phục và phát triển thêm nhiều trạm khí tượng, nhất là ở miền Nam để thực hiện nghiên cứu, đánh giá và QLTNN và đã thực hiện nhiều nghiên cứu trên phạm vi cả nước [11], trong đó có các nghiên cứu liên quan đến TNN: Điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long (1978 - 1981); Điều tra và khai thác đồng bằng sông Cửu Long (1982 - 1990); Chương trình sử dụng tổng hợp nguồn nước lãnh thổ Việt Nam (1981 - 1985); Chương trình Atlas Quốc gia (1982 - 1985); Chương trình Atlas Hà Nội, các bản đồ về TNN, nước và hoạt động của con người (1984 - 1985); Chương trình cấp Nhà nước 42A do Tổng cục Khí tượng Thủy văn chủ trì (1988), chương trình đã xây dựng bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đồ sộ, phong phú cho toàn quốc, phục vụ hiệu quả trong nhiều năm qua. Tập bản đồ gồm
  • 15. - 15 - 52 trang, bao gồm bản đồ mạng lưới trạm khí tượng và các bản đồ phân bố đặc trưng khí hậu. Chương trình nghiên cứu khe nứt lãnh thổ Việt Nam (1981 - 1985). Trong giai đoạn này cũng xuất hiện hàng loạt công trình công bố về thủy văn, thủy lợi, tài nguyên nước và môi trường. Đáng chú ý là các công trình của Ngô Đình Tuấn [23] [24] [25] [26], Phạm Quang Hạnh [7] [8], Nguyễn Văn Cư [3], Nguyễn Lập Dân [4] [5] [6],… Đề tài cấp Nhà nước KC-08-04/10-2004 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà” do Nguyễn Quang Trung làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Nhà nước KC-08-31 (2005), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Vàm Cỏ” do Đào Xuân Học làm chủ nhiệm, kết quả đã thiết lập được mô hình thủy lực và các vùng phụ cận cho phần mềm MIKE 11 để đánh giá, dự báo tài nguyên và MT nước LVS Vàm Cỏ. Báo cáo khoa học đề tài “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước dưới đất, đề xuất biện pháp khắc phục và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất phục vụ nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (2010) của đoàn Điều tra Quy hoạch tài nguyên nước 704 đánh giá sự thay đổi của tài nguyên nước dưới đất do tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước ở tỉnh Đăk Lăk. “Đánh giá ảnh hưởng của các hồ chứa lớn xây dựng trên vùng đất bazan đến tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Báo cáo tổng kết đề tài KC02.2009 (2011) đánh giá tác động của các hồ chứa đến nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Năm 2010 – 2014, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước lưu vực các sông biên giới Việt Nam - Lào thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả”. Dự án đã điều tra trên phạm vi rộng, gồm 81 xã biên giới thuộc 19 huyện của 4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, kéo dài dọc 1.360 km đường biên giới, với diện tích 13.610 km2 ; Điều tra, ĐGTNN, đo đạc bổ sung lưu lượng nước sông, đo nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước và áp dụng công cụ mô hình, kỹ thuật GIS để phân tích, tính toán, ĐGTNN mặt trong vùng Dự án. Kết quả nghiên cứu của Dự án là đã phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến TNN mặt theo không gian và thời gian bao gồm cả
  • 16. - 16 - chất lượng và số lượng; Đo đạc, xác định lượng nước trên dòng chính sông Mã, Cả; Đánh giá khả năng khai thác sử dụng TNN mặt trên toàn vùng dự án; Xác định các vấn đề nổi cộm và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác TNN mặt khu vực biên giới Việt Nam - Lào hiện nay. Dự án cũng đã lập các sơ đồ điều tra, đánh giá TNN mặt, đồng thời tăng cường cơ sở thông tin dữ liệu về TNN vùng biên giới phục vụ các hoạt động hợp tác phát triển của các Bộ ngành, đất nước. Đề án “Điều tra nguồn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ - Pha 3” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thi công từ năm 2006 - 2011. Với mục tiêu điều tra điều kiện địa chất thủy văn nguồn NDĐ, xác định khu vực có triển vọng nhằm tiếp tục đánh giá, thăm dò NDĐ phục vụ cho nhân dân và bộ đội đang sinh sống và làm việc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đề án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, như hoàn thành việc thi công 30 lỗ khoan điều tra nguồn NDĐ và các dạng công tác kỹ thuật kèm theo tại 30 vùng điều tra; thành lập 30 sơ đồ ĐCTV tỷ lệ 1:25.000 và các mặt cắt ĐCTV kèm theo của các vùng điều tra, trên cơ sở đó đánh giá đúng đắn về đặc điểm ĐCTV và tiềm năng NDĐ. Các kết quả tính toán cũng cho thấy trữ lượng khai thác tiềm năng của các lỗ khoan trong các vùng điều tra khá lớn cho phép mở rộng khả năng sử dụng nước ngầm phục vụ phát triển KT-XH địa phương. Từ năm 2011 – 2014, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thực hiện Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó”. Dự án đã triển khai một tương lai được loạt tạo các mô hình CBN và mô hình NDĐ. Sử dụng kịch bản BĐKH ra bằng Simclim2013. Các kết quả mô phỏng của SimClim2013 cùng với các bản đồ sử dụng đất, địa hình, cấu tạo đất, độ dốc, mực nước dưới đất tầng trên cùng và tốc độ gió được sử dụng trong mô hình thủy văn Wetspass để tính toán lượng bổ cập cho nước dưới đất hiện tại và trong tương lai. Sau đó sử dụng mô hình dòng chảy nước dưới đất bằng phần mềm GMS- Groundwater Modelling System để đánh giá các tác động của khai thác TNN dưới đất. Dự án đã đánh giá được các tác động của khai thác, BĐKH tới TNN dưới đất và đề xuất 06 nhóm giải pháp và danh mục 10 dự án ứng phó với BĐKH, nhằm phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững KT- XH của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển miền
  • 17. - 17 - Trung (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) và đề xuất giải pháp quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện từ năm 2012 – 2015 đã đánh giá được tác động của BĐKH và nước biển dâng đến TNN dưới đất trong vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất được các giải pháp quy hoạch và bảo vệ nước dưới đất trong bối cảnh BĐKH. Như vậy, trong bối cảnh nguồn nước mặt đang bị khan hiếm và ô nhiễm thì giải pháp nước ngầm có vị trí rất quan trọng, nên được tập trung nghiên cứu gần đây. Đề án “Lập bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1:50.000 các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận” và Dự án “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và Neogen từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện (hoàn thành 2015). Kết quả đề án đã làm sáng tỏ hiện trạng khai thác sử dụng, ô nhiễm, nhiễm mặn của nước dưới đất; nghiên cứu bổ sung và đánh giá tính thấm của đất đá chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ và Neogen ở vùng Bồng Sơn - Phù Mỹ - Phù Cát, Ninh Hải - Phan Rang - Ninh Phước, Bắc Bình - Phan Thiết - Hàm Tân. Chính xác hóa ranh giới, làm sáng tỏ thêm thành phần đất đá, bề dày, diện tích phân bố của các tầng chứa nước; ranh giới nhiễm mặn theo diện của các tầng chứa nước ven biển. Vấn đề đánh giá tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông cũng được quan tâm bởi các tổ chức khác trong và ngoài nước. Ngày 1/7/2016, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo Dự án nghiên cứu Kế toán nước cho Việt Nam (Water Accounting Vietnam). Dự án được Ngân hàng ADB tài trợ và thực hiện bởi Viện Giáo dục Nước Quốc tế (UNESCO-IHE), Hà Lan cùng các đối tác từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD); Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Viện Quy hoạch Thủy lợi. Kế toán nước sẽ giúp mô tả các dịch vụ và lợi ích đến từ việc tiêu thụ nước. Dự án cũng đã đề xuất kế toán nước cho 15 LVS chính tại Việt Nam. Bộ dữ liệu này cũng được khai thác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch thủy lợi nói riêng và quản lý nguồn nước nói chung
  • 18. - 18 - 1.2.3. Lƣu vực sông Srêpôk trên lãnh thổ Tây Nguyên Srêpôk là sông lớn của Tây Nguyên, có nhiều đề tài nghiên cứu về TNN lưu vực, LVS bao trùm 4 tỉnh Tây Nguyên, chảy qua vùng đất đỏ bazan, là vùng trồng cây CN rộng lớn và quan trọng. Chương trình Hỗ trợ Ngành nước (WaterSPS) đã hỗ trợ để xây dựng bộ “Atlas tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk” năm 2006, đây là công trình khá đầy đủ, thiết lập được một bộ thông tin dữ liệu phục vụ QLTNN ở cấp LVS bằng hệ thống bản đồ TNN của LVS Srêpôk. Một dự án rất quan trọng là “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Srêpôk và vùng phụ cận” (2005), do Viện Quy hoạch Thủy lợi thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu ĐKTN, TNN, hiện trạng phát triển KT-XH và định hướng phát triển KT-XH đến 2010 và 2020 của các địa phương thuộc phạm vi LVS Srêpôk với nhu cầu về nước, Dự án đã thực hiện phân vùng tính toán CBN cho từng phạm vi LV, trong đó có sử dụng mô hình MIKE BASIN. Từ kết quả tính toán, Dự án đã đưa ra các đề xuất về tập trung giải quyết nước tưới cho cây lúa, cây CN dài ngày, màu, cấp nước cho sinh hoạt, CN, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai lũ lụt, khai thác nguồn thủy năng trên dòng chính nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở sử dụng bền vững TNN trên LVS [32]. Năm 2008, đề tài cấp Bộ do trường Đại học Thủy Lợi thực hiện “Cập nhật nghiên cứu tác động môi trường do phát triển thủy điện và tưới trên lưu vực sông Sê San và Srêpôk đến hạ du Campuchia”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu bổ sung tác động MT của hệ thống các dự án thủy điện và tưới trên sông Sê San và Srêpôk đến vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý, giảm thiểu tác động xấu trên LV. Năm 2011, luận án tiến sỹ của Trần Văn Tỷ thực hiện tại trường đại học Yamanashi – Nhật Bản với đề tài “Development of' a comprehensive approach for water resources assessment at various spatio-temporal scales”. Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk gồm cả Việt Nam - Campuchia. Các nội dung hướng đến mục tiêu chung là phát triển một cách tiếp cận toàn diện trong ĐGTNN ở quy mô khác nhau trong cả không gian và thời gian cho mục đích phát triển tốt hơn và quản lý TNN. Đề tài đã thực hiện đánh giá hiện trạng hệ thống nguồn nước và chỉ số
  • 19. - 19 - nghèo nước ở các quy mô sử dụng khác nhau; đánh giá tác động của việc sử dụng đất, biến động độ che phủ và BĐKH đối với nguồn nước mặt và nhu cầu về nước theo các kịch bản phát triển khác nhau; Đánh giá tác động của con người gây ra đối với chế độ thủy văn trên cơ sở các kịch bản phát triển khác nhau; Đánh giá tác động của chính sách quản lý nước để đảm bảo nguồn nước với các KBBĐKH trong tương lai; luận án đã sử dụng một số phần mềm như: CROPWAT 8.0, ArcGIS10, HEC-HMS, MIKE Basin 2009, SPI, và IHA vào thực hiện đánh giá. Tuy nhiên, đề tài chỉ thực hiện đánh giá số lượng TNN mặt có xem xét đến sự tương tác giữa bề mặt với nước ngầm mà chưa thực hiện đánh giá đến chất lượng nước mặt, TNN mưa, TNN nước ngầm [38]. Năm 2015 luận án tiến sĩ của Ngô Thị Thùy Dương với đề tài “Đánh giá và dự báo xung đột môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpôk”, đề tài tập trung nhận diện và dự báo các xung đột MT trong khai thác, sử dụng TNN mặt đến năm 2020, phân tích nguyên nhân và tác động của xung đột MT trong khai thác, sử dụng TNN mặt từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể để giảm thiểu, quản lí xung đột MT trong khai thác, sử dụng TNN mặt nhằm nâng cao hiệu quả quản lí tổng hợp và bảo vệ TNN mặt LVS Srêpôk. 1.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 1.3.1.1. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Bất kì một thành phần hay một địa tổng thể tự nhiên nào cũng có quá trình phát sinh và phát triển. Việc vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh nghiên cứu diễn biến và biến đổi tài nguyên nước trên sông Srêpôk có ý nghĩa khoa học rất lớn. Từ đó, có thể phân tích được tác động của chúng đến các yếu tố khác trong sự vận động và phát triển. 1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ Bất kì thành phần tự nhiên nào cũng gắn với một lãnh thổ nhất định. Quan điểm lãnh thổ giúp cho việc nghiên cứu có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn. Giúp người nghiên cứu định vị được công việc đang làm. LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên là một quá trình phức tạp liên quan đến cả các điều kiện tự nhiên cũng như KT - XH ở vùng Tây Nguyên nói chung và cả LVS nói riêng.
  • 20. - 20 - 1.3.1.3. Quan điểm sinh thái - bền vững Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý tự nhiên và ứng dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, mối quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc sử dụng, khai thác và bảo vệ tự nhiên. Một quyết định hay một hành động cụ thể nào đó của con người trong việc sử dụng các điều kiện tự nhiên đều phải tính đến tác động của nó đến toàn bộ hệ sinh thái trong hiện tại và tương lai. Trong luận văn này, quan điểm sinh thái - bền vững có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk trên lãnh thổ Tây Nguyên. 1.3.1.4. Quan điểm tổng hợp Các thành phần của lớp vỏ cảnh quan vô cùng phong phú và đa dạng. Trong quá trình hình thành, phát sinh, phát triển các điều hiện và hiện tượng tự nhiên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và với các thành phần khác. Đánh giá tác động của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên, các công trình khai thác tài nguyên nước đó, cũng như tác động của con người. 1.3.1.5. Quan điểm hệ thống Tự nhiên là một thể tổng hợp nhiều thành phần, giữa các thành phần lại có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các mối quan hệ này đã làm cho trở thành một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi một hệ thống là một bộ phận của một hệ thống lớn hơn và cũng bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Tức là các địa tổng thể tự nhiên có tính phân bậc và mỗi hợp phần lại có quan hệ với các hợp phần xung quanh, chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Vì thế, khi nghiên cứu từng bộ phận của từng bộ phận của thể tổng hợp tự nhiên thì phải đặt nó trong mối quan hệ không thể tách rời đó. Điều này thể hiện rõ trong quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan. 1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa, chọn lọc và phân tích thống kê Phân tích, xử lý các số liệu đã có từ đo đạc, quan trắc trong nhiều năm, nhiều thời kỳ nhằm hệ thống hóa các đặc trưng cơ bản, xác lập các quy luật của các quá trình diễn biến khu vực nghiên cứu, để tiến hành phân tích, đánh giá tình hình biến động tài nguyên nước dưới tác động của các công trình trên LVS Srêpôk. Từ đó thành
  • 21. - 21 - lập các bản đồ hiện trạng, biến động và biểu đồ, biểu bảng tổng hợp cần thiết về tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên. Phương pháp phân tích tổng hợp, từ việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên; thông qua kết quả tính toán mô hình để rút ra quy luật diễn biến, biến động của tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên. 1.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường Trong các ngành khoa học về trái đất nói chung, nghiên cứu, đánh giá các công trình thủy lợi, thủy điện đến TNN nói riêng, việc đo đạc, khảo sát là hết sức quan trọng không thể thiếu được. Việc tiến hành khảo sát, đo đạc các yếu tố cần thiết: Đo vẽ địa hình lòng dẫn và bờ bãi trên cạn: Tiến hành đo đạc theo tuyến cố định, mặt cắt tại các vị trí là nút quan trọng, các điểm chìa khóa trong một thời gian định trước. Đo vẽ bình đồ khu vực cửa sông, ven biển theo mùa đặc trưng, theo năm. Đo đạc các yếu tố thủy - thạch động lực: Đo đạc các yếu tố dòng chảy, mực nước, sóng, độ mặn, độ đục, lấy mẫu trầm tích tầng mặt, lưu lượng,... theo tuyến, điểm mặt cắt cố định hoặc di động. Các kết quả khảo sát đo đạc này sẽ bổ sung cho bức tranh biến động LVS, đồng thời là các dữ liệu đầu vào cũng như để kiểm chứng các kết quả tính toán của các mô hình áp dụng trong nghiên cứu diễn biến LVS. 1.3.2.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp địa lý Sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp địa lý để xác định các mối quan hệ và những tác động tương hỗ giữa các yếu tố và thành phần tự nhiên cũng như giữa các thể tổng hợp với nhau, làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc động lực của các CQ với sự phân hóa của các dạng tài nguyên, sự tác động tổng hợp, qua lại của các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên LVS, nước dưới đất và tài nguyên nước.
  • 22. - 22 - 1.3.2.4. Phương pháp viễn thám, bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) Ý nghĩa của phương pháp này trong đánh giá tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên là chồng ghép các chuỗi dữ liệu ảnh vệ tinh, ảnh máy bay hoặc tư liệu bản đồ của các thời điểm khác nhau nhằm xác định tác động của các công trình khai thác tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên trong quá khứ và biến đổi tài nguyên nước trên LVS Srêpôk ở lãnh thổ Tây Nguyên theo thời gian. Đây là phương pháp hữu hiệu để đánh giá tác động của các công trình này dựa trên các điểm nghiên cứu chìa khoá. Phương pháp này cho phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ rộng lớn một cách đồng bộ, khách quan tại các thời điểm hiện tại cũng như trong quá khứ. Hệ thông tin địa lý (GIS) giúp cho việc lưu trữ, cập nhật và sử dụng có hiệu quả các dữ liệu đã có về diễn biến LVS. 1.3.2.5. Phương pháp chuyên gia Trong trường hợp thiếu thông tin hoặc đối tượng nghiên cứu không thể lượng hóa nhưng lại cần phải đưa ra các kết luận, kiến nghị, các quyết định, lựa chọn các phương án. Trong trường hợp này, tác giả sẽ dựa trên ý kiến chủ quan và cơ sở hiểu biết của mình để đưa ra kết luận cần thiết. Bên cạnh đó, tác giả thu thập ý kiến của các nhà khoa học, các nhà sư phạm trong việc chọn chỉ tiêu phục vụ cho luận văn đồng thời tham khảo ý kiến của các nhà quản lý thuộc các ban ngành, ngành, các cán bộ và nhân dân địa phương khi nghiên cứu.
  • 23. - 23 - Chƣơng 2 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƢỚC TRÊN LƢU VỰC SÔNG SRÊPÔK 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LƢU VỰC Hệ thống sông Srêpôk có diện tích LV 30.100 km2 , trải rộng từ Việt Nam sang Campuchia. Phần LVS thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm trong phạm vi từ 110 53’ – 130 55’ vĩ độ Bắc và 1070 30’ – 1080 45’ kinh độ Đông, có diện tích 18.264 km2 (chiếm 60,5% diện tích LV), trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh của Tây Nguyên, gồm: Đắk Lắk (10.482 km2 ), Đắk Nông (3.605 km2 ), Gia Lai (2.880 km2 ), Lâm Đồng (1.297 km2 ). Phạm vi LVS có giới hạn về phía Bắc giáp LVS Sê San, phía Đông giáp LVS Ba, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp LVS Đồng Nai. Vị trí địa lí tạo cho LVS Srêpôk khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Tây Trường Sơn, thuộc khu vực Trung Tây Nguyên, chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam gây mưa trên LVS, ít có sự điều hòa độ ẩm từ biển, có sự phân biệt 2 mùa mưa - mùa khô sâu sắc, gây ra sự phân phối rất không đều nguồn nước giữa hai mùa; Vị trí trải dài theo chiều Bắc – Nam kết hợp với đặc điểm địa hình làm cho lượng mưa lớn, phân hóa đa dạng phức tạp. 2.2. NHÂN TỐ TỰ NHIÊN 2.2.1. Địa chất 2.2.1.1. Địa chất cấu tạo Địa chất LVS Srêpôk quyết định đến sự phong phú, đặc điểm phân bố và chất lượng TNN ngầm. Toàn bộ diện tích LVS Srêpôk có đặc điểm địa chất khá phức tạp, thuộc ba đới kiến trúc chính của miền Nam Việt Nam là đới Kon Tum, đới Srêpôk và đới Đà Lạt. Đặc điểm địa chất chi phối dòng chảy mặt bởi khả năng thấm, có vai trò quyết định đến cả số lượng và chất lượng của dòng ngầm bởi khả năng lưu trữ nước trong các tầng thấm nước, khe nứt, lỗ hổng; chất lượng nước ngầm bị chi phối bởi các chất hòa tan từ đất đá. Với đặc điểm cấu tạo địa chất của LVS Srêpôk làm cho TNN ngầm tương đối phong phú, nước dưới đất được hình
  • 24. - 24 - thành do khả năng thấm từ nguồn nước mưa, nhưng có sự phân bố khác nhau giữa các đới kiến trúc [12]: Đới Kon Tum nằm phần phía Bắc và Đông Bắc của LVS, chủ yếu là trầm tích biến chất - núi lửa phun trào Mesozoi phủ chồng lên các khối sót đá cổ như ở vùng M’Đrắk. Các thành tạo có cấu tạo ít nứt nẻ khả năng chứa nước kém. Những thành tạo cổ nhất lộ ra là các địa khối với thành tạo biến chất, các thành tạo siêu biến chất lộ ra với diện tích nhỏ, thưa thớt quan sát được ở thượng nguồn Ea Đrăng, Ea Súp, vùng Tây Cheo Reo và M’Đrắk. Đới Srêpôk chiếm diện tích nhỏ nằm ở phía Tây LVS, phương Đông - Tây nằm chủ yếu trên lãnh thổ Campuchia, phần trên lãnh thổ Việt Nam có dạng nêm qua thượng lưu sông Srêpôk. Các thành tạo bị biến chất và uốn nếp mạnh tích tụ nước nhiều hơn. Trong phạm vi của đới, phức hệ trầm tích - núi lửa và phun trào Paleozoi muộn chiếm chủ yếu và một vài mảnh còn sót lại ở rìa Tây Đắk Lắk. Về mặt cấu trúc, phức hệ trầm tích núi lửa và phun trào Paleozoi thường bị uốn nếp mạnh tạo thành những nếp uốn hẹp, dốc đứng, nhiều nơi bị vò nhàu mạnh. Phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích - núi lửa và phun trào macma axit tuổi Triass giữa phổ biến ở phía Bắc Đắk Lắk, phía Nam địa khối Kon Tum là các thành hệ molat vụn lục nguyên tuổi Jura sớm, giữa các hệ tầng Đray Linh, Ea Súp, La Ngà với bề dày khoảng 500 m tạo ra các bồn trũng Ea Súp, Ea H’leo. Các bồn trũng này kéo dài theo phương Tây - Tây Bắc với các lớp đá cắm trên cánh rất thoải. Đới Đà Lạt có diện tích không lớn, phân bố một phần tỉnh Đắk Nông, bị biến chất và uốn nếp mạnh, khả năng tích tụ nước nhiều. Trong đới Đà Lạt, các thành tạo trầm tích phun trào và xâm nhập tuổi Jura sớm - giữa hệ tầng Đray Linh, La Ngà dày đến 2000 m uốn nếp tạo ra các máng lớn, kéo dài từ rìa Tây Đắk Lắk về phía Lâm Đồng. Ngoài ra, đới còn phân bố ở Tây và Đông Nam của Đắk Nông thuộc đới Srêpôk tạo nên các nếp lồi và lõm xen kẽ nhau dạng lượn sóng khá thoải, trung bình 200 - 400 , kéo dài theo phương Đông - Đông Bắc từ Đơn Dương, Lạc Thiện xuống Đức Trọng, La Ngà, Đồng Nai. Trên LVS Srêpôk có mặt khá đầy đủ các phân vị địa tầng từ Arkei đến Đệ Tứ là: phân vị địa tầng tiền Cambri, Paleozoi, Mesozoi, Cenozoi và các thành tạo
  • 25. - 25 - macma xâm nhập Proterozoi sớm cho đến xâm nhập Paleogen. Trong đó các trầm tích Neogen và lớp phủ bazan tuổi Neogen - Đệ Tứ được hình thành trong các trũng địa hào chồng gối Cenozoi và trong các bồn trũng là nhóm quan trọng nhất về địa chất thủy văn của LVS; Các thành tạo lớp phủ bazan N2 - Q1-1 và Q1-2 tập trung ở Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, đây là các thành tạo chứa nước ngầm tiềm năng. 2.2.1.2. Địa chất thủy văn Dựa vào nguồn gốc thành tạo địa chất, cấu tạo thạch học, mức độ nứt nẻ của các đá, địa chất thủy văn LVS Srêpôk có đặc điểm sau [10]: * Các tầng chứa nước lỗ hổng Các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (QIV): Các thành tạo chứa nước trong các trầm tích Holocen là thành tạo bở rời có nguồn gốc sông, sông - đầm lầy, sông - hồ, phân bố dọc theo các sông suối lớn ở Đắk Krông, Ea H’leo, Krông Knô, Krông Ana, Krông Pách, các suối lớn và vùng trũng giữa núi. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, bột lẫn sét, cuội sỏi. Độ khoáng hóa của nước thường gặp từ 0,12 - 0,25 g/l, thuộc loại nước nhạt. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bircarbonat magne - natri, bircarbonat natri. Vì vậy, tầng này không có khả năng cấp nước tập trung. Riêng tại khu vực Krông Pắk - Lắk, tầng chứa nước này có diện phân bố khá rộng, khả năng chứa nước trung bình đến giàu, có thể cung cấp nước với quy mô vừa. Các tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen (QI-III): phân bố chủ yếu dọc theo sông Srêpôk và phía Tây Bắc Ea Súp… với diện tích khoảng 25 km2 . Thành phần chủ yếu là cát, bột, sét, cuội sỏi, chiều dày từ 4 – 36 m, thường gặp 8 - 9 m. Mực nước thường gặp sâu dưới mặt đất từ 2,0 - 4,0 m, lưu lượng từ 0,1 - 5,5 l/s, thường gặp 0,3 - 0,5 l/s. Tầng trầm tích này thuộc loại nghèo nước, một số nơi có bề dày lớn nên có khả năng chứa nước trung bình. Nước ở đây chủ yếu thuộc loại bicarbonat natri, bicarbonat - clorur natri. Độ khoáng hóa từ 0,03 đến 0,52 g/l, thường gặp từ 0,1 đến 0,25 g/l, thuộc nước nhạt. * Các tầng chứa nước khe nứt - Thành tạo chứa nước trong đá bazan Neogen - Pleistocen trung: Tầng chứa nước này được tạo thành từ hệ tầng Túc Trưng, hệ tầng Đại Nga và hệ tầng Xuân
  • 26. - 26 - Lộc, phân bố trên các vòm cao nguyên bazan vùng Pleiku, Chư Pưh (Đông Bắc LV), cao nguyên Buôn Ma Thuột, Ea H’leo (vùng trung tâm), Đắk Mil (Tây Nam LV), Krông Pắk, có diện tích khoảng 900 km2... Cấu trúc gồm phần trên là lớp vỏ phong hóa đất bazan, chiều dày khá lớn, thay đổi từ 30 – 140 m, thường gặp từ 80 – 100 m; phần dưới là tầng đá bazan lỗ hổng xen các lớp đặc sít, bọt, tuf, tro và dăm kết núi lửa. Chiều dày thay đổi từ vài chục mét ở phần rìa đến 250 m ở phần trung tâm của khối, thường gặp từ 80 đến 120 m. Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng, bề dày chứa nước lớn, mức độ chứa nước khá phong phú, nước có chất lượng tốt. Đây là tầng chứa nước quan trọng nhất đối với LVS Srêpôk, nó có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung quy mô vừa đến lớn, nhất là diện tích thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, cấu tạo chủ yếu là đá bazan giàu sắt, nhôm nên một số vùng nằm ở phía Nam, Tây Nam LV thuộc đới Srêpôk và Đà Lạt, trên các cao nguyên Đắk Nông, vùng núi cao Chư Yang Sin đã bị ô nhiễm sắt với hàm lượng Fe > 0,3 mg/l. Mực nước ngầm thường nằm cao, cách mặt đất từ 4 – 10 m. Một số vùng mực nước nằm rất sâu đến 74 m (Chư Ty - Đức Cơ); 80 m (Dlei Yang – Ea H’leo)..., nước dưới đất khá phong phú. Tuy nhiên, mức độ chứa nước trong bazan này thường khác nhau tùy từng vùng, khu vực giàu nước phân bố thành một dải kéo dài từ Tp. Pleiku - Buôn Hồ - Tp. Buôn Ma Thuột, vùng trũng Krông Pắk – Lắk. Trong đó vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột là vùng giàu tiềm năng nhất, lưu lượng thường gặp từ 1,5 - 5,0 l/s. Nước trong phun trào bazan có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,1 - 0,7 g/l, thường gặp từ 0,2 - 0,4 g/l, thuộc loại nước nhạt. Nước chủ yếu thuộc loại hình hóa học bircarbonat natri, bicarbonat natri - magne, bicarbonat magne - natri. Một vài lỗ khoan gặp nước có độ khoáng hóa cao (M = 1,33 đến 1,75 g/l) được xếp vào nước khoáng. Động thái của nước thay đổi theo mùa, “lệch pha” so với thời kỳ mưa khoảng 1,5 – 2 tháng, đặc điểm đó có ý nghĩa lớn đối với khả năng lưu trữ và đáp ứng nguồn nước. - Các tầng chứa nước trong khe nứt trầm tích Neogen (N): thuộc hệ tầng Kon Tum (N2kt) phân bố ở các thung lũng sông Krông Pách, vùng trũng Krông Pắk, với
  • 27. - 27 - diện tích khoảng 80 km2. Bị phủ bởi các trầm tích Đệ Tứ, thành phần gồm cát, sét, cuội sỏi, sét than, than nâu, mức độ gắn kết yếu, chiều dày 10 – 50 m. Tầng chứa nước Neogen có diện phân bố khá lớn, chiều dày đáng kể, song khả năng chứa nước từ nghèo đến trung bình, chỉ có khả năng cung cấp nước với quy mô không lớn. Nước trong tầng chứa nước Neogen thay đổi từ 0,2 - 5,58 m, thường gặp < 1,0 m, lưu lượng thay đổi từ 0,88 - 3,77 l/s, tỉ lưu lượng từ 0,06 - 0,46 l/sm. Động thái của nước dưới đất có sự thay đổi rõ rệt theo mùa, vào đầu mùa mưa, mực nước dưới đất đã nhanh chóng đạt tới trị số cực đại, nhưng chỉ sau mưa khoảng một tháng, mực nước lại trở về vị trí trung bình. Nguyên nhân do tầng chứa nước mỏng, cấu tạo rời rạc nên thấm nhanh và thoát nước nhanh. Dao động mực nước giữa 2 mùa từ 2,0 đến 2,4 m. Loại hình hóa học của nước trong trầm tích Neogen chủ yếu thuộc loại bicarbonat - clorur hoặc bircarbonat natri - magne. Độ khoáng hóa của nước thay đổi từ 0,08 đến 0,24 g/l, thường gặp <0,2 g/l, thuộc loại nước nhạt. - Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Jura (J): Gồm các hệ tầng Đắk Bùng (J1đb), La Ngà (J1-2ln), Đray Linh (J1đl) và Ea Súp (J2es) phân bố rộng rãi ở Ea Súp, Buôn Đôn, M’Đrắk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Knô, Cư Jút, Đắk Mil, Gia Nghĩa và Chư Prông (Gia Lai)... những phần còn lại bị phủ bởi các thành tạo phun trào bazan trẻ. Thành phần thạch học gồm cát kết thạch anh hạt nhỏ, bột kết, sét kết, bột kết vôi. Bề dày lớn từ 500 – 2000 m. Mực nước tĩnh nằm ở độ sâu từ 2 - 5 m, lưu lượng thay đổi từ 0,33 - 4,26 l/s, tỉ lưu lượng thay đổi từ 0,02 - 0,46 l/sm, hệ số thấm từ 0,059 - 3,96 m/ng. Các tầng chứa nước Jura thuộc loại nghèo nước nên chỉ có ý nghĩa với nhu cầu cung cấp nhỏ, phân tán. Nước có độ khoáng hóa thay đổi từ 0,258 - 0,61 g/l, thường 0,3 - 0,4 g/l, độ pH từ 6,1 - 7,7. Loại hình hóa học của nước chủ yếu là bircarbonat natri, bircarbonat natri - magne. Khu vực Ea Súp, Buôn Đôn, Cư Jút, Chư Prông… nước thường có độ cứng cao, thay đổi từ 258 - 650 mg CaCO3/l, một số nơi không phù hợp cho ăn uống. - Đới chứa nước trong trầm tích - phun trào Trias (T2) hệ tầng Mang Yang (T2my): Đới chứa nước này bao gồm các đá có thành phần ryolit, felsit, đaxit và lớp
  • 28. - 28 - phong hóa cuội sạn kết, cát kết đa khoáng dày từ 650 - 800 m. Phân bố ở phần rìa phía Bắc nếp lồi Đắk Lin, các khu vực núi Chư Dơ Ray (sông Ea H’leo), núi Chư Tra (M’Đrắk) tạo thành các dải hẹp kéo dài vài chục km, rộng một vài km, hoặc tạo thành các khối đẳng thước từ vài km2 đến gần 100 km2 . Nước trong thành tạo này chủ yếu tồn tại trong đới vỏ phong hóa triệt để và đang phong hóa.Vỏ phong hoá có bề dày không đáng kể nên nước gần như chỉ tồn tại trong mùa mưa, nên thành tạo này có khả năng chứa nước rất kém đến không chứa nước, không có ý nghĩa đối với cung cấp nước. - Các thể địa chất chứa nước kém hoặc không chứa nước: Bao gồm các thành tạo phun trào, trầm tích phun trào hệ tầng Đơn Dương (Cr2đd), hệ tầng Mang Yang (T2mg), hệ tầng Chư Prông (P2-T1cpr), hệ tầng Đắk Lin (C3-P1đl), thành tạo trầm tích biến chất hệ tầng Ia Ban (PPib) và macma xâm nhập. Thành phần thạch học bao gồm amphibolit, plagiognai amphibol, đá phiến thạch anh - mica, gnai 2 mica bị migmatit hóa, lớp đá hoa mỏng, cấu tạo khối, ít nứt nẻ, chiều dày vỏ phong hóa mỏng (thường gặp từ 0,5 - 1,5 m) nên khả năng chứa nước kém, hoặc có thể chứa nước song thường cạn kiệt về mùa khô, phần chưa bị phong hóa có cấu tạo khối rắn chắc, nứt nẻ rất ít, không có khả năng chứa nước… Lưu lượng một số mạch lộ nước từ 0,01 - 0,5 l/s, thường gặp < 0,1 l/s. Tuy nhiên, tại những nơi có các đứt gãy kiến tạo, đá bị nứt nẻ mạnh và những nơi có vỏ phong hóa dày hơn thì có độ chứa nước khá, song chỉ đáp ứng yêu cầu cấp nước quy mô nhỏ. 2.2.2. Địa hình - địa mạo LVS Srêpôk nằm ở sườn Tây của dải Trường Sơn Nam, địa hình có tính phân bậc mạnh, ba phía bị núi và cao nguyên cao bao bọc, hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây và Tây Bắc, nhưng khá phức tạp, hướng dốc chính của toàn LVS thấp dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Đặc điểm địa hình đã ảnh hưởng đến lượng mưa, phân bố mưa, thủy văn và khả năng lưu trữ nguồn nước, tạo cho LVS Srêpôk là một LV kín không có nguồn nước từ LV khác chảy vào nên TNN phụ thuộc hoàn toàn vào mưa. LV thượng lưu sông Srêpôk bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin có độ cao 2442 m ở phía Đông Nam và vùng cao nguyên Lâm Viên có độ cao trên 1000 m ở phía Nam rồi dốc xuống cao nguyên Buôn Ma Thuột cao 500 - 600 m theo hướng
  • 29. - 29 - Đông Nam sang Tây Bắc; Còn LVS của các sông suối Ea Đrăng, Ea Lốp, Ea H’leo bắt nguồn từ cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên Pleiku có độ cao 500 – 800 m đến trên 1.000 m rồi dốc dần xuống vùng cao nguyên thấp 200 - 500 m và các thung lũng sông dưới 200 m. Địa hình LVS Srêpôk thành các dạng cơ bản sau [6] [32]: 2.2.2.1. Địa hình núi Địa hình núi bao bọc ở phía Nam, Đông Nam, phía Đông. Đặc thù quan trọng nhất về địa hình LVS, vùng núi cao chỉ chiếm một diện tích nhỏ (8,1%), với độ cao từ 1000 đến trên 2200 m, dãy núi cao Chư Yang Sin có các dãy núi cao trên 2000 m chạy dọc phía Nam và Đông Nam LV, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m ; tiếp theo là các dãy núi thấp dưới 2000 m là bộ phận Trường Sơn Nam, địa hình núi thấp (cao từ 1.000 – 1.200 m) chạy qua địa phận huyện Krông Bông, huyện Lắk và các cao nguyên với độ cao từ 300 – 800 m phân bố ở phía Bắc, Đông và Tây Nam, nên địa hình có hướng thoải dần về phía Tây. Địa hình núi ở đây có độ dốc lớn và chia cắt mạnh. Chính địa hình đã che chắn các nguồn ẩm của gió mùa Tây Nam, Đông Nam, từ biển Đông mang vào mà còn gây ra hiện tượng phơn. Địa hình LV có dạng “Vành tai” cao ở 3 phía (Bắc, Đông, Nam) làm cho lượng mưa LVS nhỏ hơn các LVS của Tây Nguyên, chỉ đạt khoảng 1.770 mm/năm; lượng mưa LV tập trung lớn ở các sườn đón gió trên các núi cao phía Nam, Tây Nam và vòm cao nguyên Pleiku (từ 1.800 – trên 2.400 mm), giảm dần xuống các cao nguyên thấp ở trung tâm LV (1.600 mm) và vùng thấp phía Đông LV (1.200 – 1.400 mm). 2.2.2.2. Địa hình cao nguyên Địa hình cao nguyên chiếm phần lớn diện tích LVS, gồm cao nguyên Pleiku, cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên Mơ Nông. Các cao nguyên này có địa hình lượn sóng mềm mại, độ dốc từ 30 – 150 với những đồi núi sót thấp. Cao nguyên Pleiku: Nằm ở phía Bắc LVS, đây là một trong hai cao nguyên rộng nhất của Tây Nguyên. Cao nguyên có dạng vòm ở phần trung tâm với đỉnh cao nhất là miệng núi lửa Chư Hơ Đrông (núi Hàm Rồng, cao 1.092 m) và nghiêng dần về phía Nam xuống độ cao 400 m, còn phía Bắc và Đông Bắc cao 750 - 800 m. Đây là nơi bắt nguồn của các sông Ea H’leo.
  • 30. - 30 - Cao nguyên Buôn Ma Thuột: Nằm ở trung tâm, đây là cao nguyên được phủ chủ yếu bởi bazan tuổi Đệ Tứ. Có diện tích rộng lớn, chạy từ Bắc xuống Nam trên 90 km, từ Đông sang Tây khoảng 70 km. Giới hạn ở phía Đông là dãy Chư Dju và cao nguyên M’Đrắk, phía Nam là vùng trũng Lắk, phía Tây là bán bình nguyên Ea Súp. Địa hình gợn sóng, ít bị chia cắt, chỉ gặp một vài đồi sót như các đồi cát kết hoặc đá phiến ở Tây Nam Buôn Ma Thuột (Chư Ebur, Chư Bir, Chư Eđru) hoặc đồi gơnai ở Chư Kúk. Ngoài các đồi sót nói trên còn có những nón xỉ hoặc miệng núi lửa cũ. Độ cao trung bình 500 m, thấp dần từ Bắc (800 m) xuống Nam (400 m) và từ Đông (600m) sang Tây (300 – <100 m). Độ dốc trung bình của địa hình < 80, là vùng có địa hình khá bằng, đá bazan phong hóa tạo thành lớp đất đỏ màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển NN. - Cao nguyên Mơ Nông (còn gọi là cao nguyên Đắk Nông): Đây là khối nâng dạng vòm có bazan phủ, độ cao trung bình 700 – 800 m về phía Bắc, Tây và Nam thấp dần xuống 400 - 500 m. Bề mặt trung tâm bị chia cắt thành những đồi tròn bát úp, sườn của vòm nâng bị phân cắt sâu tới móng đá gốc dưới bazan. Sườn Đông của cao nguyên là khối núi granit Nam Lung có đỉnh cao 1.544 m. 2.2.2.3. Địa hình bán bình nguyên Bán bình nguyên Ea Súp là vùng đất rộng lớn nhất của LVS Srêpôk, là một đồng bằng bóc mòn lượn sóng nhẹ, có những chỏm núi sót. Bán bình nguyên chạy dọc ven suối Ea Súp và Ea H’leo có độ cao trung bình 140 – 300 m, thoải dần về phía Tây. Dạng địa hình này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu và cây CN ngắn ngày. 2.2.2.4. Địa hình thung lũng và đồng bằng Chiếm diện tích không lớn, bao gồm các dải đất phù sa bằng phẳng dọc các sông suối. Kiểu địa hình này tập trung ở các huyện Lắk, Krông Ana và Ea Súp. Trong đó vùng Lắk - Buôn Trấp chạy dọc sông Krông Ana, từ hồ Lắk qua Buôn Triết - Buôn Trấp tới hạ lưu có độ cao trung bình từ 410 – 450 m, nguồn gốc là thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lắk rộng trên 800 ha được tạo nên do lớp bazan Đệ Tứ lấp mất dòng chảy của sông Krông Ana.
  • 31. - 31 - Bảng 2.1. Diện tích, độ cao và tỉ lệ độ cao địa hình LVS Srêpôk TT Độ cao địa hình (m) Diện tích (km2) Tỉ lệ (%) 1 < 200 2.276,72 12,47 2 201 – 400 4.660,62 25,52 3 401 – 600 6.046,18 33,10 4 601 – 800 2.779,71 15,22 5 801 – 1000 1.021,50 5,59 6 1001 – 1200 578,90 3,17 7 1201 – 1400 404,04 2,21 8 1401 – 1600 297,84 1,63 9 1601 – 1800 131,12 0,72 10 1801 – 2000 58,25 0,32 11 2001 – 2200 91,2 0,05 Tổng 18.264 100 Nguồn: [32] Đặc điểm địa hình dốc đều về phía Campuchia đã tạo điều kiện xâm thực hình thành nhiều dòng chảy, các dòng chảy sông ngòi đều đổ dốc qua lãnh thổ Campuchia, làm cho khả năng trữ nước trên lãnh thổ nước ta bị hạn chế, hết mùa mưa dòng chảy mặt bị giảm sút nhanh, TNN (kể cả nước mặt và nước dưới đất) hạn chế, nhất là vào mùa khô gây khô hạn thường xuyên. 2.2.3. Khí hậu Khí hậu là nhân tố quyết định đến sự hình thành TNN lưu vực sông Srêpôk. LVS Srêpôk nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên [32]. Thời tiết tương đối mát mẻ và đồng đều, so với các vùng khác trong cả nước, thuận lợi cho thực vật phát triển góp phần giảm khả năng bốc hơi nước. Năng lượng bức xạ Mặt Trời lớn, nhưng do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình nên khí hậu mang đặc điểm riêng, sự hạ thấp nền nhiệt độ theo độ cao và sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa với mùa khô, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 2.2.3.1. Bức xạ mặt trời LVS có lượng bức xạ Mặt Trời lớn, khoảng từ 120 - 140 kcal/cm2 /năm. Độ chênh lệch tổng lượng bức xạ giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất không nhiều, đạt khoảng 4 - 5 kcal/cm2 ;
  • 32. - 32 - Số giờ nắng nhiều, bình quân khoảng 2.337 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất thường rơi vào tháng III và đạt tới 260 - 300 giờ/tháng, trung bình 9,8 giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng IX và chỉ đạt khoảng 105 giờ/tháng, trung bình 3,5 giờ/ngày [32]. Bảng 2.2. Số giờ nắng tháng, năm các trạm khí tƣợng trong vùng (giờ) Tên trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII BuônMaThuột 256 249 276 247 223 177 183 152 150 164 173 189 2439 Buôn Hồ 232 236 260 243 230 201 200 173 159 160 163 164 2420 Đắk Nông 264 249 261 226 195 141 146 125 126 161 198 237 2329 M’Đrắk 143 185 248 248 236 208 219 194 169 137 102 91 2179 Lắk 272 249 259 197 229 185 147 129 137 165 198 111 2277 Ea H’leo 221 261 247 236 248 216 139 128 147 164 225 146 2378 Nguồn: [32] 2.2.3.2. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí dao động trong khoảng 20 - 25 0 C, không có sự chênh lệch lớn giữa mùa đông và mùa hè, nhưng có sự khác nhau giữa các vùng do sự thay đổi của độ cao. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn, dao động từ 5 - 6 0 C. Tháng I lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 21 0 C ở Buôn Ma Thuột 18,6 0 C, Buôn Hồ, 20,1 0 C, Đắk Mil, M’Đrắk 20 0 C. Tháng nóng nhất là tháng IV, nhiệt độ trung bình 26,3 0 C ở Buôn Ma Thuột, 27,2 0 C ở thung lũng Krông Ana, 26 0 C ở vùng Lắk, 24,2 0 C ở vùng Buôn Hồ. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng IV đạt 33,9 0 C ở Buôn Ma Thuột, 31 0 C ở Buôn Hồ, 32,3 0 C ở M’Đrắk. Biên độ dao động nhiệt độ ngày đêm lại khá lớn, tháng I có biên độ ngày đêm có thể đạt 13,6 0 C ở Buôn Ma Thuột, 12,2 0 C ở Buôn Hồ, 15,4 0 C ở Đắk Nông [32]. Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm LVS Srêpôk (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm BuônMa Thuột 21,0 22,7 24,8 26,3 25,9 24,8 24,3 24,0 23,9 23,4 22,3 21,0 23,7 Buôn Hồ 18,6 20,3 22,5 24,2 24,2 23,3 22,4 22,5 22,4 21,6 20,3 18,8 21,8 Đắk Mil 20,1 21,7 23,7 24,5 24,3 23,6 23,3 23,1 22,9 22,2 20,8 19,4 22,5 Lắk 21,4 22,6 24,7 26,0 25,9 24,9 24,6 20,0 24,2 23,6 22,6 21,0 23,5 M’Đrắk 20,1 21,5 23,6 25,5 26,1 26,0 25,7 25,6 24,6 23,4 22,0 20,2 23,7 Đắk Nông 20,0 21,4 22,9 23,9 23,9 23,2 22,8 22,6 22,6 22,4 21,7 20,3 22,3 Nguồn: [32]
  • 33. - 33 - Xem bảng 2.3 cho thấy, mặc dù nhiệt độ tương đối đồng đều và có sự hạ thấp nhiệt độ theo độ cao, nhưng biến trình năm nhiệt độ LVS Srêpôk vẫn thể hiện biến trình nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là dạng biến trình gồm hai cưc đại và hai cực tiểu. 2.2.3.3. Mưa Kiểu khí hậu của LVS Srêpôk đã làm cho mưa có tính đặc thù là chỉ tập trung vào 6 tháng mùa mưa, chiếm trên 80 % tổng lượng mưa năm, sự phân hóa này làm cho mùa mưa – mùa khô LV có sự tương phản sâu sắc nhất ở Tây Nguyên theo không gian và thời gian. Mưa trên LV phân bố theo hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt: + Mùa mưa LVS Srêpôk kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng V - X, có lượng mưa 1.494 mm (chiếm khoảng 80 – 85 % tổng lượng mưa năm), trong đó lượng mưa 3 tháng lớn nhất (VII, VIII, IX) khoảng 820 mm (chiếm khoảng 50 % tổng lượng mưa năm), tháng IX có lượng mưa trung bình lớn nhất là 293 mm (17 % tổng lượng mưa năm). Mùa mưa là thời kì hoạt động của gió mùa Tây Nam và ảnh hưởng bởi sự hội tụ giữa tín phong Đông Bắc và gió mùa Tây Nam vào các tháng cuối mùa mưa (tháng VIII, IX). Từ tháng IX - XI, gió mùa Tây Nam họat động mạnh kết hợp với dải hội tụ nội chí tuyến hoặc kết hợp các hình thế nhiễu động thời tiết khác (không khí lạnh, gió mùa Đông bắc, front cực đới) hay các cơn bão muộn ảnh hưởng tới LVS có thể sẽ gây ra những trận mưa to, xảy ra trên diện rộng tạo nên các trận lũ lớn. + Mùa khô LVS Srêpôk kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng XI – IV năm sau với lượng mưa chỉ đạt khoảng 277 mm (chiếm khoảng 15 - 20 % tổng lượng mưa năm). Lượng mưa mùa khô thường có vào tháng chuyển tiếp giữa mùa mưa sang mùa khô (tháng XII) và mùa khô sang mùa mưa (tháng IV). Trong đó lượng mưa 3 tháng liên tục nhỏ nhất (I, II, III) chỉ khoảng 38 mm (2,1% tổng lượng mưa năm), tháng có lượng mưa ít nhất là tháng I chỉ có X = 4,2 mm (0,2% tổng lượng mưa năm). Vào giữa mùa khô từ tháng I – II, nhiều năm đến tháng III có thể không có mưa, lượng mưa thường <10 mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng có mưa.
  • 34. - 34 - Vào mùa khô, toàn bộ LV bị chi phối chủ yếu của khối không khí tín phong Đông Bắc và một phần ảnh hưởng của khối không khí cực đới lục địa, đều có hướng Bắc và Đông Bắc nên thời tiết phổ biến là khô ấm trong toàn vùng và chỉ xuất hiện thời tiết hơi lạnh, ẩm và mưa phùn vào cuối mùa đông. Mưa lớn chỉ xuất hiện khi có nhiễu động thời tiết do bão đổ bộ vào duyên hải Nam Trung bộ vượt dãy Trường Sơn trở thành áp thấp hoạt động trên LVS, hoặc do gió mùa Đông Bắc mạnh hoặc không khí lạnh tăng cường kết hợp với front cực đới. Tuy nhiên, lượng mưa thường không đáng kể, không ổn định, năm có năm không. Bảng 2.4. Lƣợng mƣa trung bình năm các trạm trên lƣu vực sông Srêpôk TT Tên trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm 1 Chư Prông 0.0 4.4 18.4 79.5 235.6 400.5 387.2 489.8 316.8 200.5 63.3 12.7 2208.7 2 Buôn Hồ 4,6 5,6 21,1 86,6 192,6 201,2 175,1 265,7 261,1 204,6 118,5 27,3 1563,9 3 Buôn Ma Thuột 4,5 3,0 24,5 82,9 241,5 232,0 256,6 317,2 314,8 212,2 96,2 20,9 1806,4 4 Ea Súp 0,1 1,3 22,0 72,2 192,8 223,7 222,3 271,4 259,6 182,1 62,6 4,3 1514,5 5 Krông Bông 12,4 4,9 21,0 65,0 184,3 181,7 184,0 237,5 266,9 267,2 216,0 85,2 1726,1 6 Lắk 1,9 2,2 20,9 77,3 234,5 279,8 293,7 361,5 320,9 234,4 109,7 24,4 1961,4 7 Đắk Mil 3,0 5,8 41,3 141,0 241,0 223,2 235,1 242,7 265,4 222,2 85,6 18,8 1725,2 8 Đức Xuyên 1,7 4,4 24,5 112,8 250,0 284,7 274,5 307,0 311,2 222,6 89,4 20,7 1903,4 TB 4.3 5,3 28,4 92,3 221,0 231,5 235,5 292,7 291,7 221,3 115,3 31,0 1770,2 Tỷ lệ % so với X năm 0.2 0,3 1,6 5,2 12,5 13,1 13,3 16,5 16,5 12,5 6,5 1,7 100,0 Nguồn: [6] Bảng 2.4 cho thấy, lượng mưa giữa mùa khô và mùa mưa, giữa các tháng trong mùa có sự chênh lệch lớn. Lượng mưa trung bình năm giữa các trạm trên LV dao động từ khoảng 1.500 mm đến khoảng 2.200 mm. Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa theo không gian khá phức tạp, mưa tăng dần theo độ cao địa hình và tập trung ở sườn đón gió, ngược lại thung lũng khuất gió lượng mưa hàng năm giảm đáng kể. Có thể phân ra các vùng mưa như sau: Vùng mưa ít (1.400 – 1.600 mm/năm) là nơi khuất gió nằm về phía Đông cao nguyên Buôn Ma Thuột, thuộc LVS Ea Lốp, Ea Súp và vùng trũng thấp kín gió thuộc LVS Krông Búk, Krông Pách.
  • 35. - 35 - Vùng mưa vừa (1.600 – 1.800 mm/năm) có diện tích khá lớn, phân bố trên các vùng cao nguyên thấp - tương đối bằng phẳng, bán bình nguyên thuộc phần giữa LVS Ea Lốp, Ea Súp phần lớn dòng chính LVS Srêpôk, sườn khuất gió phía Bắc dãy Chư Yang Sin, một phần cao nguyên M’Đrắk chiếm phần lớn LVS Krông Bông và một phần LVS Krông Pách. Vùng mưa khá lớn (1.800 – 2.000 mm/năm) là những nơi đón gió mùa Tây Nam của khu vực trên sườn núi thấp phía Bắc dãy Chư Yang Sin thuộc LVS Đắk Phơi, Đắk R’Mang, Đắk Prô; sườn đón gió phía Nam cao nguyên Buôn Ma Thuột, thuộc phần thượng dòng chính LVS Srêpôk, Ea Tul, Đắk M’droh, Krông Ana; vùng đón gió phía Tây và Nam sườn cao nguyên Pleiku, của LVS Ea Đ’răng, Ea G’leo; vùng ảnh hưởng qua lại của khí hậu đông tây Trường Sơn trên cao nguyên M’Đrắk thuộc LV Krông Pách. Vùng mưa lớn (2.000 - 2.200 mm/năm), là vùng sườn núi cao và cao nguyên cao đón trực tiếp gió mùa Tây Nam, thuộc phần phía Bắc cao nguyên Đắk Nông, sườn núi phía Bắc dãy Chư Yang Sin, thuộc LVS Đắk R’Mang, Đắk R’Tung, Đắk Sol; vùng hẹp ven đỉnh cao nguyên Pleiku và trên cao nguyên M’đrắk Vùng mưa rất lớn (2.200 - > 2.400 mm/năm), phân bố hẹp trên sườn phía Nam dãy Chư Yang Sin, phần cao của cao nguyên Đắk Nông, nơi đón gió mùa Tây Nam sớm và mạnh và phần trung tâm cao nguyên Pleiku. 2.2.3.4. Độ ẩm không khí Các yếu tố bức xạ Mặt Trời lớn, chế độ nắng nhiều, nhiệt độ không khí thấp, bốc hơi lớn, độ ẩm không khí thấp vào mùa khô... đã ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến khả năng mất nước của LVS Srêpôk. Lượng bốc hơi trong LVS có sự khác nhau giữa các vùng và thời gian trong năm, so với các vùng lân cận LV có lượng bốc hơi tiềm năng lớn hơn. Lượng bốc hơi trung bình năm cao nhất ở Buôn Ma Thuột đạt 1.429 mm, Buôn Hồ 1.073 mm, Đắk Nông 941 mm, M’Đrắk 1.244 mm. Trung bình lượng bốc hơi có thể đạt trên 80% tổng lượng mưa năm của LV. Lượng bốc hơi cao nhất vào thời kỳ khô nóng tháng III, ở Buôn Ma Thuột đạt 214 mm, Buôn Hồ 154 mm, Đắk Mil 246 mm, M’Đrắk 155 mm (tháng VII). Lượng bốc hơi nhỏ nhất xảy ra vào các tháng IX, X, XI, đây là các tháng mùa mưa, nhiệt
  • 36. - 36 - độ thấp, trời đầy mây (chỉ đạt 53 mm vào tháng IX ở Buôn Ma Thuột, 56 mm vào tháng XI ở Buôn Hồ, 56 mm vào tháng X ở Đắk Mil và 51 mm vào tháng XI ở M’Đrắk) [6]. Bảng 2.5. Bốc hơi trung bình tháng, năm (mm) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Buôn Ma Thuột 171 184 214 184 118 75 71 63 53 74 96 127 1429 uôn H 86 112 154 139 120 86 76 65 58 56 56 64 1073 M’Đrắk 74 87.4 129 133 123 136 155 153 90.4 59.1 50.8 54.1 1244 Đắk Nông 107 113 121 114 71 53 51 45 44 53 75 95 941 Nguồn: [6] Với lượng bức xạ Mặt Trời lớn, số giờ nắng nhiều, khí hậu, thời tiết mát mẻ nhưng duy trì trong thời gian dài đã làm tăng quá trình bốc hơi, vào ban đêm nhiệt độ giảm thấp cũng tạo điều kiện cho bốc hơi nước, quá trình này khi có sự kết hợp với gió có tính chất phơn vào mùa khô đã đẩy nhanh sự suy kiệt nguồn nước, đặc biệt là TNN mặt. Thực tế này đã khiến cho lượng bốc hơi LV luôn đạt trị số cao và thường trên 80% tổng lượng mưa năm. Vào các tháng mùa khô mưa rất ít, thậm chí không có mưa, nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn và thường lớn hơn lượng mưa rất nhiều. Điều này gây ra tình trạng giảm sút độ ẩm, vượt ngưỡng CBN trên LVS nên gây ra hạn hán và cũng là nguyên nhân gây ra mùa khô hạn kéo dài và gay gắt trên phạm vi LVS Srêpôk. Khi không có mưa, độ ẩm mặt đất và không khí có vai trò rất lớn để làm giảm khô hạn. Tuy nhiên, biến trình ẩm của LV ngược lại với biến trình nhiệt. Mùa mưa độ ẩm duy trì mức cao trên 80 % nên thừa ẩm, điều này sẽ giảm khả năng bốc hơi trong khi nguồn nước đang rất phong phú nên ít có ý nghĩa. Ngược lại mùa khô độ ẩm không khí thấp, thường dưới 70 %, độ ẩm thấp đã làm tăng khả năng bốc hơi nguồn nước mặt gây suy giảm TNN. Độ ẩm tương đối trung bình năm LVS Srêpôk dao động từ 82 - 85%, nhưng có sự biến đổi tăng theo độ cao địa hình. Tại Buôn Hồ (độ cao 700 m) độ ẩm tương đối đạt 85%, tại Đắk Nông (độ cao 660 m) độ ẩm tương đối giảm còn 83%, Buôn Ma Thuột (độ cao 490 m) độ ẩm tương đối giảm còn 82%. Tuy nhiên, độ ẩm tương đối
  • 37. - 37 - trong năm thay đổi theo mùa khá rõ rêt. Biến trình độ ẩm trùng với biến trình mưa và ngược lai với biến trình nhiệt độ. 2.2.4. Thuỷ văn Lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam có mật độ sông ngòi thấp, sông nhỏ, chia làm nhiều nhánh và trải khá đều trên toàn bộ diện tích LV, gồm hai LV tách biệt, là LV sông Ea Đrăng - Ea H’leo ở phía Bắc và LV dòng chính Srêpôk ở phía Nam. Độ cao LV và độ dốc lòng sông thấp, do sông chảy trên bề mặt cao nguyên là chủ yếu. Chỉ có các sông Krông Bông, Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin là có độ cao LV và độ dốc lòng sông lớn hơn. Đặc điểm sông ngòi LVS Srêpôk làm cho TNN mặt phân bố khá đều trên toàn LV, dòng chảy không quá nhanh, xiết là điều kiện cho quá trình thấm phát huy, làm phong phú TNN ngầm. Dòng chính Srêpôk (tên gọi khác: Sông Đắk Krông): do 2 nhánh sông Krông Knô (sông Bố) và Krông Ana (sông Mẹ) hợp lưu tại Buôn Dray (giữa thị trấn Buôn Trấp, xã Ea Na huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) tạo thành dòng chính Srêpôk chảy qua Campuchia, chiều dài sông 371 km [22], chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam tính từ nơi hợp lưu tới biên giới Campuchia khoảng 125 km, độ dốc lòng sông trung bình khoảng 2,3 %, lòng sông rộng 100 – 150m. Sông Krông Knô do 2 nhánh chính là Krông Kma và Đắk Mang hợp thành. Sông bắt nguồn từ dãy núi cao Chư Yang Sin ở phía Nam, sông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc. Toàn bộ LVS hầu hết là rừng núi, thượng lưu hẹp và dốc, bề rộng lòng sông tăng dần từ thượng lưu xuống hạ lưu [32]. Sông Krông Ana là hợp lưu của 3 sông nhánh Krông Búk, Krông Pách và Krông Bông. Sông Krông Búk bắt nguồn từ dãy núi Rồng thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, sông Krông Pách bắt nguồn từ dãy núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa và sông Krông Bông bắt nguồn từ dãy núi phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk. LV sông Ea Đrăng - Ea H’leo có 3 nhánh lớn: Sông Ea H’leo bắt nguồn từ vùng núi Ea Ban của huyện Krông Năng, sau khi chảy qua hai huyện Ea H’leo và Ea Súp sông nhập vào dòng chính Srêpôk trên đất Campuchia. Sông Ea H’leo có 2
  • 38. - 38 - nhánh lớn là Ea H’leo và Ea Súp, nhánh Ea Súp tạo ra vùng bình nguyên Ea Súp bằng phẳng và rộng lớn. Sông Ea Đrăng bắt nguồn từ dãy núi Chư Pung phía Đông Bắc của LVS, sông gần như chảy theo hướng Đông – Tây rồi nhập vào sông Srêpôk ở Campuchia. Bảng 2.6. Đặctrƣng hình thái Lƣu vực sông Srêpôk Sông Diện tích lƣu vực (F = km2 ) Chiều dài sông (km) Chiều dài LV (km) Cao độ bình quân LV (m) Độ dốc l ng sông (‰) M độ lƣới sông (Km/km2 ) Srêpôk 2.788 125 2 0,55 Krông Ana 3.960 215 97 676 2,3 0,55 Krông Pách 690 74 53 752 5,8 0.69 Krông Búk 780 20 58 590 5,5 0,56 Krông Bông 809 73 56 950 9,2 0.5 Krông Knô 4.620 156 125 917 6,8 0,86 Ea H’leo 4.712 149 80 336 6,1 0,35 Ea Súp 994 104 62 366 6,0 0,4 Ea Đrăng 977 78 60 391 5,9 0,44 Nguồn: [31] 2.2.5. Thổ nhƣỡng Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: LVS Srêpôk có 8 nhóm đất, trong đó có 2 nhóm đất chính là nhóm đất đỏ vàng và đất xám bạc màu như bảng 2.7. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến mật độ dòng chảy, độ lớn của dòng chảy, sự lệch pha dòng chảy, khả năng lưu trữ nước và chất lượng nước bởi tính chất lí hóa của đất. Bảng 2.7. Các nhóm đất chính trên lƣu vực sông Srêpôk TT Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I NHÓM ĐẤT PHÙ SA P 96.032,1 5,30 1 Đất phù sa được bồi chua Pbc 5.827,2 0,32 2 Đất phù sa không được bồi chua Pc 8.157,9 0,44 3 Đất phù sa glây Pg 33.606,0 1,82 4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 29.350,1 1,59 5 Đất phù sa ngòi suối Py 19.090,9 1,03 II NHÓM ĐẤT LẦY VÀ THAN ÙN J 1.567,9 0,08 6 Đất lầy J 1.567,9 0,08