SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01i
Mục Lục
Mục Lục...................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU..... 3
1.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ...... 3
1.1.1.Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. .......................................... 3
1.1.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu..................... 4
1.1.2.1. Điều kiện được hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa................ 4
1.1.2.2. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:.......................... 4
1.1.2.3. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu :........................ 4
1.1.2.4. Thời hạn nộp thuế........................................................................... 5
1.1.2.4.1. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
hải quan...................................................................................................... 5
1.1.2.4.2. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu ....................................................... 5
1.1.2.5.Quytrìnhthủtụchảiquanđốivớihànghóaxuấtkhẩu,nhập khẩu.............................:6
1.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu........................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro................................................................ 7
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu .................................................................................. 7
1.2.3.Nội dung quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.........................................................................................11
1.2.3.1. Quy trình quản lý rủi ro .................................................................11
1.2.3.1.1. Xác định rủi ro được thực hiện theo trình tự sau:..........................11
1.2.3.1.2. Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro. ..............................................15
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01ii
1.2.3.1.2.1. Trên cơ sở danh sách rủi ro được xác lập, công chức quản lý rủi ro
được tiến hành phân tích để xác định tần xuất, hậu quả và mức độ của rủi ro
theo cách thức như sau:..............................................................................15
1.2.3.1.2.2. Đánh giá rủi ro:........................................................................17
1.2.3.1.3. Xử lý rủi ro................................................................................18
1.2.3.1.3.1. Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro ..................................................18
1.2.3.1.3.2. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện xử lý rủi ro .............18
1.2.3.1.3.3. Vận hành hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro.............................19
1.2.3.1.3.4. Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro ...........................................21
1.2.3.1.4. Giám sát, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích........................22
1.2.3.2. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro: ...............24
1.2.3.2.1. Xây dựng hồ sơ rủi ro .................................................................24
1.2.3.2.2. Quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro. ...................................................26
1.2.3.2.3. Theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, thanh loại hồ sơ rủi ro: ...28
1.2.3.2.4. Biểu mẫu hồ sơ rủi ro:.................................................................28
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCN BẮC THĂNG LONG .................30
2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long........30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục Hải quan khu công nghiệp
Bắc Thăng Long........................................................................................32
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long .32
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ .....................................................................33
2.1.3. Các hình thức đã được khen thưởng ..................................................34
2.2. Quy trình thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan khu công nghiệp
Bắc Thăng Long........................................................................................35
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01iii
2.1.1 Thiết lập bộ tiêu chí quản lý rủi ro......................................................35
2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro ..................................................38
2.1.3. Xử lý rủi ro ......................................................................................42
2. 3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.........................................................43
2.3.1 Các kết quả đạt được .........................................................................43
2.3.2 Một số vấn đề tồn tại ........................................................................49
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém khi áp dụng quản lý rủi ro vào quy
trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chi cục ..............53
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ...............................................................53
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan...................................................................55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KHU CÔNG NGHIỆP
BẮC THĂNG LONG ................................................................................57
3.1. Xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi theo hướng quản lý rủi ro.......57
3.1.1. Xây dựng quy trình thủ tục hải quan hiện đại....................................57
3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực có trìnhđộ cao, đáp ứng yêucầu hiện đại hóa...59
3.1.3. Trang bị hệ thống máy móc, thiết bị làm việc hiện đại........................60
3.1.4. Coi công nghệ thông tin là chìa khóa của thành công.........................61
3.2. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro ......................................................62
3.3. Tăng chất lượng thông tin thu thập và thông tin tình báo hải quan .........62
3.4 Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan..........................................64
3.5. Tuyên truyền, giáo dục tính tuân thủ cho doanh nghiệp.........................64
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế.................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................68
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.011
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý rủi ro ở trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề
khá mới mẻ. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không
tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải khiến cho cơ
quan hải quan không thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang có những biến
chuyển mạnh mẽ, các hoạt đông buôn bán, thương mại quốc tế ngày càng mở
rộng thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào mỗi quốc gia cũng tăng lên
nhanh chóng, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế của sự phát
triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, nhất là sau
khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành khách xuất nhập cảnh ngày
càng gia tăng nhanh chóng. Vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan là làm sao
vừa có thể kiểm tra, kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập
cảnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn lực
có hạn. Để giải quyết vấn đề này, ngành Hải quan đang từng bước thực hiện
cải cách và hiện đại hóa để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của
Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của
doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dũng kỹ thuật quản lý rủi ro đóng vai trò rất
quan trọng, là giải pháp tối ưu cho hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Qua một quãng thời gian thực tập tại chi cục Hải quan khu công nghiệp
Bắc Thăng Long với sự kết hợp giữa lý luận ở các môn học chuyên ngành Hải
Quan, em đã chọn cho mình một đề tài: " Quản lý rủi ro trong thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khu
công nghiệp Bắc Thăng Long" về lĩnh vực của ngành mà tính cấp thiết của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.012
nó trong giai đoạn hiện nay đang được đề cập, bàn luận nhiều trên Các
phương tiện thông tin.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu .
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro
trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở
Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
- Kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Chương II: Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan khu
công nghiệp Bắc Thăng Long.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại tại chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Trong quá trình tham khảo các tài liệu của ngành kết hợp với kiến thức ở
các môn học chuyên ngành. Vì tầm hiểu biết của em vẫn còn hạn hẹp, do vậy
trong quá trình viết bài không tránh khỏi những thiếu sót và có những lỗi cần
được trao đổi. Để hoàn thiện đề tài này là sự đóng góp trao đổi hướng dẫn
nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền và
toàn thể cán bộ đơn vị thực tập đã nhiệt huyết dành thời gian giúp đỡ em. Để
thay cho lới kết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ
em hoàn thiện chuyên đề này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.013
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ
TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.1.Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hoá bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý,
ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ
vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh bao gồm tất cả động sản có
mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Theo luật Thương Mại số 36/2005/QH11, tại điều 28 quy định:
+ Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
+ Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định
cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và thủ tục cấp giấy phép.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.014
1.1.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1.1.2.1. Điều kiện được hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu,
hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân
Việt Nam được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành
nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
1.1.2.2. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng: 01 bản sao (đối với hàng hóa xuất khẩu biên
giới thì không phải nộp);
- Hoá đơn thương mại (đối với hàng có thuế): 01 bản chính.
- Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 01
bản chính; 01 bản sao.
-Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất
khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính.
- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao.
- Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (nếu là hàng gia công,
sản xuất xuất khẩu và chỉ nộp một lần đầu xuất khẩu): 1 bản chính.
1.1.2.3. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu :
- Tờ khai hải quan: 2 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao (đối với hàng hóa nhập khẩu
biên giới thì không phải nộp).
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao.
- Vận tải đơn : 1 bản sao.
* Chứng từ nộp thêm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.015
- Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 1
bản chính, 1 bản sao.
- Tờ khai trị giá hàng nhập (đối với đối tượng thuộc diện khai tờ khai trị
giá): 2 bản chính.
- Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm
nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu yêu cầu được hưởng thuế suất ưu
đã đặc biệt: 01 bản gốc và 1 bản sao thứ ba.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất
lượng (nếu hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng): 01
bản chính.
- Hợp đồngủythác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác nhập khẩu): 01 bản chính.
- Hạn ngạch nhập khẩu (đối với hàng hóa được áp dụng thuế suất trong
hạn ngạch thuế quan): 01 bản chính.
- Chứng thư giám định (nếu hàng được thông quan trên cơ sở kết quả
giám định): 01 bản chính.
- Tuỳ theo tính chất của loại hình nhập khẩu, hoặc để làm rõ những vấn
đề có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, theo yêu cầu của cơ quan hải quan,
người khai phải nộp thêm một số loại hồ sơ, tài liệu có liên quan.
1.1.2.4. Thời hạn nộp thuế
1.1.2.4.1. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
hải quan.
1.1.2.4.2. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu
* Đối với hàng tiêu dùng :
- Nộp thuế xong trước khi nhận hàng.
- Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh : 30 ngày kể từ ngày đăng
ký tờ khai hải quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.016
* Đối với hàng vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu:
- Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan : 275 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan.
- Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: nộp thuế xong
vào tài khoản tạm thu trước khi nhận hàng.
* Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất:
- Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan: 15 ngày kể từ ngày hết
thời hạn tạm nhập tái xuất.
- Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: nộp thuế xong
nộp thuế xong vào tài khoản tạm thu trước khi nhận hàng.
* Đối với hàng là vật tư, nguyên liệu trực tiếp dùng cho sản xuất:
- Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan : 30 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan.
- Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: Nộp thuế xong
trước khi nhận hàng.
1.1.2.5. Quytrìnhthủtục hảiquanđốivớihàng hóa xuấtkhẩu, nhậpkhẩu:
Bao gổm các bước sau :
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định
hình thức - mức độ kiểm tra.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả
tờ khai cho người khai HQ.
Bước 5: Phúc tập hồ sơ.
Nhằm đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, tùy theo tính chất hàng hóa,
quá trình chấp hành pháp luật về hải quan, về thuế của chủ hàng và thông tin
của cơ quan hải quan, có thể bỏ qua Bước 2 và Bước 3 trong quy trình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.017
1.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu
1.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình
hay từ một vài sự kiện. Trong lĩnh vực Hải quan, “Rủi ro” là khả năng không
tuân thủ pháp luật Hải quan. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong công
tác quản lý về Hải quan, ta cần phải xác định và quản lý các “Rủi ro” này.
Vậy Quản lý rủi ro (QLRR) là gì. Tại Nhật Bản, QLRR đã được áp
dụng thành công trong lĩnh vực tư nhân như các ngành Bảo hiểm, Ngân hàng,
Thương mại và Công nghiệp… QLRR đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để cải
thiện kết quả kinh doanh. Việc sử dụng QLRR cũng có thể giúp các cơ quan
Nhà nước xác định được nơi mà khả năng các hành vi không tuân thủ pháp
luật Hải quan tồn tại. Nói cách khác, QLRR giúp cho các cơ quan Nhà nước
phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực Hải quan, QLRR là
phương pháp lập luận logic và có tính hệ thống để xác định, phân tích và quản
lý rủi ro; gắn liền với mọi hoạt động, chức năng và qui trình của các tổ chức;
giúp các tổ chức tận dụng các cơ hội và giảm tối thiểu những thiệt hại tiềm
tàng. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã định nghĩa “QLRR là sự áp dụng
một cách hệ thống những thực tiễn và các qui trình quản lýnhằm cung cấp
cho cơ quan hải quan cácthông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm
pháp luật hải quan”. QLRR cũng có nghĩa là những qui trình, cấu trúc nhằm
đạt tới sự quản lý hiệu quả các ảnh hưởng có hại và nguy cơ tiềm ẩn.
1.2.2. Sựcần thiết phải quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2001-2010 của Đảng, nhà nước, tất cả các ngành , lĩnh vực trong nước
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.018
đều phải tiến hành đổi mới để bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trong đó
có ngành Hải quan. Công tác hiện đại hoá hải quan, tạo điều kiện thuận lợi
trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thời gian qua đã đạt
được một số kết quả, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng
doanh nghiệp. Để thực hiện những mục tiêu trên, Hải quan Việt Nam phải
tiến hành rất nhiều chính sách để tiến hành hiện đại hoá hải quan, tạo điều
kiện thuận lợi trong thủ tục hải quan, trong đó việc áp dụng phương pháp
quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách
có trọng điểm, thủ tục thông quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng.
Việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu là do những lí do cụ thể sau:
- Do yêu cầu của thực tế:
Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO và nhiều tổ chức kinh tế khác. Khi ra nhập WTO, chúng ta đã có những
cam kết đa phương, cam kết về thuế nhập khẩu và cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ đồng thời Việt Nam còn tham gia Hiệp định chung về chương trình
ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA); tham gia Công ước Kyoto; thực hiện việc xác định trị giá
Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT nhằm tạo ra một hệ thống xác định trị
giá hải quan thống nhất phù hợp với các cam kết quốc tế song phương hoặc
đa phương mà Việt Nam đã tham gia.
Với những cam kết, ưu đãi về thuế quan như vậy, Việt Nam đã thu hút
và thúc đẩy hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển. Số lượng thương
nhân tham gia xuất nhập khẩu ở nước ta ngày một tăng, khối lượng hàng hoá
xuất khẩu nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
ngày một nhiều tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ mà nếu không có sự
cải cách mạnh mẽ, lực lượng hải quan khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Hơn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.019
nữa, Việt Nam đã ra nhập tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ năm 1993, xác
định trị giá tính thuế trên cơ sở “trị giá giao dịch” theo hiệp định GATT, mở
rộng phạm vi chống buôn lậu xuyên quốc gia, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới, thực hiện quyền bảo hộ trí tuệ tại biên giới theo hiệp định
TRIPS, luật mẫu của WCO về hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến
hải quan; tham gia các điều ước quốc tế, và tham gia vào Khung tiêu chuẩn an
ninh thương mại của WCO... Vì vậy, các hoạt động nghiệp vụ hải quan phải
từng bước thay đổi để tiến tới phù hợp với chuẩn mực hải quan quốc tế. Mặt
khác, thời gian thông quan trung bình của Hải quan Việt Nam so với thời gian
thông quan trung bình của Hải quan các nước trong khu vực hay trên thế giới
là rất thấp. Dù đã có nhiều nỗ lực song Hải quan Việt Nam vẫn được đánh giá
là chậm đổi mới. Thêm nữa, theo một số khảo sát (của WB), rất nhiều doanh
nghiệp cho phản hồi rằng Hải quan là lực lượng thứ hai (sau cảnh sát giao
thông) gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp.
- Do yêu cầu quản lý của nhà nước:
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta
đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình trong khu vực và quốc tế. Hoạt đông
ngoại thương là một hoạt động rất quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
của đất nước. Muốn tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương thì hiện đại hoá
hải quan là một đòi hỏi tất yếu. Việc quản lý phải đảm bảo tạo thuận lợi,
thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ... Cụ thể,
thủ tục hải quan cần đơn giản, minh bạch, tăng nhanh tốc độ luân chuyển
hàng hoá trong giao dịch ngoại thương, thông quan hàng hoá nhanh, giảm
thiểu chi phí giao dịch hải quan cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh
chóng, công khai... Vì thế, áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là một biện pháp đảm bảo công tác quản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0110
lý Nhà nước về Hải quan một cách khoa học và hiệu quả nhằm đáp ứng các
yêu cầu hội nhập quốc tế, cải cách hành chính trong tình hình mới.
- Do xu thế tất yếu của thời đại:
Từ 7/11/2007, nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới WTO và cũng đã là thành viên của nhiều tổ chức thương mại
khác. Do vậy, hội nhập là điều tất yếu, là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam
muốn phát triển, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thời đại. Để gia
nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), qua các vòng đàm phán, Việt
Nam phải cam kết một số vấn đề về lĩnh vực hải quan. Cụ thể như xác định trị
giá hải quan theo quy định của WTO, đơn giản hoá thủ tục hải quan, các quy
định về phí và lệ phí... Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam thực hiện mở
cửa thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan do vậy khối lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu tăng rất nhanh nên buộc ngành Hải quan phải thay đổi dần phù hợp
với những chuẩn mực Hải quan quốc tế, cần đơn giản hoá thủ tục Hải quan để
phù hợp với yêu cầu quản lý Hải quan theo thông lệ quốc tế và phù hợp với sự
vận động của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Hơn nữa, thực tế đã cho thấy áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan
đốivớihàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu là côngcụchủyếu của phương thức quản
lý hải quan hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và áp dụng thành
công để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và giao lưu thương mại.
Bởi vậy, việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là một tất yếu mà nước ta cần áp dụng
nếu muốn hiện đại hoá hải quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0111
1.2.3.Nội dung quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.3.1. Quy trình quản lý rủi ro
Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: (1) xác định rủi
ro, (2) phân tích đánh giá rủi ro, (3) xử lý rủi ro, (4) giám sát, đánh giá lại và
đo lường, đánh giá tuân thủ.
* Quy trình quản lý rủi ro:
1.2.3.1.1. Xác định rủi ro được thực hiện theo trình tự sau:
Thu thập, phân tích thông tin và dữ liệu; xác định rủi ro có thể xảy ra
trong từng lĩnh vực rủi ro
Nguồn thông tin phục vụ thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro tại Cục
Hải quan tỉnh bao gồm:
Thôngtin vi phạmpháp luật Hải quantừ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành.
Các vụ việc vi phạmpháp luật Hải quanđược pháthiệnvà xử lý tại các đơn
vị ĐộiKiểm soátHải quan, chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chi cục Hải
quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là chi cục Hải quan).
(1) xác định rủi ro
(2) phân tích thông tin,
đánh giá rủi ro
(3) xử lý rủi ro
(4)
Giám
sát,
đánh giá
hiệu quả
của tiêu
chí phân
tích.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0112
Thông tin nghiệp vụ được khai báo, phản hồi từ các đơn vị nêu trên.
Thông tin từ hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành có liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Thông tin về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính
sách thuế có liên quan.
Thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan.
Thông tin do các đơn vị chức năng cung cấp.
Thông tin do Doanh nghiệp cung cấp.
Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng.
Các nguồn thông tin khác có liên quan.
Nội dung thông tin cần thu thập bao gồm các vụ việc vi phạm, dấu hiệu
vi phạm hoặc các sự việc, hiện tượng xảy ra không bình thường và cho thấy
có khả năng tiềm ẩn vi phạm Pháp luật Hải quan (thông tin lien quan đến rủi
ro). Các thông tin này được gắn với đối tượng quản lý là doanh nghiệp và
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Khi thu thập thông tin liên quan đến rủi ro nêu trên cần lưu ý lựa chọn
thu thập các chỉ tiêu thông tin liên quan, không giới hạn theo danh sách các
chỉ tiêu thông tin được liệt kê dưới đây:
Tên, mã số doanh nghiệp thực hiện hoặc liên quan đến hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Tên, mã số (nếu có) đối tác nước ngoài trong quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá.
Tên, mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trị giá khai báo Hải quan.
Tên, mã Quốc gia, khu vực là nơi xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.
Tên, mã Quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng hoá hpặc là địa điểm trung
chuyển hàng hoá vào Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0113
Tên, mã Quốc gia, khu vực nhập khẩu hàng hoá hpặc là địa điểm trung
chuyển hàng hoá từ Việt Nam.
Tên, mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.
Tên, mã địa điểm làm thủ tục Hải quan.
Phương thức vận chuyển đóng gói hàng hoá.
Phương thức thanh toán.
Tuyến đường vận chuyển hàng hoá.
Thông tin và chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà Nứớc, chính
sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Các thông tin khác có liên quan.
Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện quản lý rủi ro tại cấp Cục
có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc Cục tổ chức thu thập thông
tin từ tất cả các nguồn hiện có nêu trên và xây dựng các bảng dữ liệu về
Doanh nghiệp, hàng hoá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.
Trên cơ sở thông tin thu thập, tiến hành rà soát, xác định các khả năng
xảy ra vi phạm pháp luật hải quan trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh có liên quan
đén doanh nghiệp hoặc hàng hoá đã thu thập nêu trên.Lập danh sách các đối
tượng này theo các rủi ro sau đây:
Tuân thủ quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế, khai
hải quan, khai thuế và nộp thuế.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trị giá Hải quan.
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Không khai hoặc khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0114
Xuất xứ hàng hoá.
An toàn sức khoẻ cộng đồng.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Hạn ngạch thuế quan.
Tuân thủ quy định quá cảnh hàng hoá.
Tuân thủ quy định chuyển tải hàng hoá.
Chấp hành các quy định về kiểm tra, kiểm soát hải quan, thanh tra thuế.
Các nguy cơ khác có liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu,nhập khẩu.
Kết quả đầu ra của bước xác định rủi ro
Rủi ro được xác định là gì, thuộc lĩnh vực rủi ro nào;
Các dấu hiệu nhận biết rủi ro;
Các nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm phát sinh rủi ro;
Các đối tượng gây ra hoặc có liên quan đến việc nảy sinh rủi ro;
Đơn vị hoặc Bộ phận đang thực hiện xử lý;
Các biện pháp quản lý của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên
quan đang được áp dụng.
Báo cáo, phê duyệt đăng ký vào hồ sơ rủi ro
Công chức làm công tác quản lý rủi ro kiểm tra, đối chiếu rủi ro được
xác định với hồ sơ rủi ro hiện có:
Trường hợp rủi ro này đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro (kể cả trường
hợp đã thanh loại) thì đối chiếu các dấu hiệu và các yếu tố liên quan của rủi ro
được xác định với rủi ro đang quản lý để xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc
phục hồi hồ sơ đã đăng ký trước đây (đối với rủi ro thanh loại) và báo cáo
lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
Trườnghợp rủiro được xác địnhlà rủi ro mớipháthiện thì báo cáo xác lập
hồ sơ rủi ro theo mẫu MQLRRĐT-4và trìnhlãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0115
Người có thẩm quyền căn cứ vào đề xuất của công chức, xem xét tính
xác thực của thông tin để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung, phục hồi hồ sơ
đăng ký rủi ro hoặc phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro mới.
1.2.3.1.2. Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro.
1.2.3.1.2.1. Trên cơ sở danh sách rủi ro được xác lập, công chức quản lý rủi ro
được tiến hành phân tích để xác định tần xuất, hậu quả và mức độ của rủi ro
theo cách thức như sau:
- Lựa chọn các trường dữ liệu từ bảng dữ liệu thu thập nêu trên có liên
quan đến rủi ro cần phân tích.
- Sử dụng công cụ Excel để thống kê xác định số lần (tần suất) cũng như
thiệt hại (hậu quả) đã hoặc có thể xảy ra.tần suất và hậu quả được xác định
theo 03 cấp độ: Cao, trung bình. thấp.
- Kết hợp giữa tần suất và hậu quả để xác định mức độ của rủi ro theo
bảng dưới đây:
Bảng phân tích cấp độ rủi ro
Khả năng xảy ra Hậu quả
Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng
Thường xuyên Rủi ro cao Rủi ro cao Rủi ro cao
Thỉnh thoảng Rủi ro trung bình Rủi ro cao Rủi ro cao
Ít khi Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
Trong thực tế có nhiều trường hợp công chức thực hiện phân tích rủi ro
không có đủ dữ liệu để đưa ra các số liệu chính xác. Trong các trường hợp
này, công chức phân tích có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để
phán đoán khả năng và hậu quả mà rủi ro có thể gây ra; từ đó xác định mức
độ của rủi ro. Tuy vậy việc phán đoán cần phải đảm bảo tính hợp lý, có độ tin
cậy và được thực hiện trên những nhận định khách quan, nghiêm cấm mang
tính định kiến cá nhân.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0116
- Công chức phân tích rủi ro sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc
xác định mức độ khả năng xảy ra:
Mức độ Xảy ra
Cao (3) Gần như chắc chắn sẽ xảy ra
Trung bình
(2)
Có thể sẽ xảy ra
Thấp (1) Có thể xảy ra nhưng ít khi
Hậu quả của rủi ro:
- Rất nghiêm trọng: mức độ cao (3);
- Nghiêm trọng: mức độ trung bình (2);
- Ít nghiêm trọng : mức độ thấp (1);
+ Công chức phân tích rủi ro có thể sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho
việc xác định tác động của rủi ro đối với các mục tiêu đặt ra:
Mức độ Kết quả
Cao
Tổn thất lớn về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức
khỏe cộng đồng.
Trung bình Tổn thất lớn ở mức độ vừa phải về nguồn thu, an ninh,
môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thấp Tổn thất nhỏ có thể chấp nhận được về nguồn thu, an
ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Đồng thời quá trình phân tích rủi ro cần xác định được những nguyên
nhân, điều kiện có thể làm dẫn đến tình huống vi phạm pháp luật hải quan
(tình huống rủi ro) và các thông tin cụ thể cần thiết (chỉ số rủi ro) cho việc
nhận diện ra tình huống vi phạm này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0117
Ví dụ qua thông tin thu thập được cho thấy giá thịt bò nhập khẩu trong
nước thấp hơn giá thịt bò trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp (chưa
xác định) đang tìm cách nhập khẩu mặt hàng thịt bò và chế phẩm từ bò có
xuất xứ từ các nước Anh, Đức có nguy cơ bị bệnh dịch bò điên bằng hình
thức chuyển tải qua nước thứ ba (chẳng hạn như Philipin). Như vậy rủi ro
được xác định ở đây là thịt bò và chế phẩm từ bò có nguy cơ bị bệnh dịch bò
điên. Các chỉ số rủi ro giúp cho việc nhận diện ra tình huống rủi ro đó là: mặt
hàng thịt bò, nhập khẩu có xuất xứ từ Anh, Đức hoặc chuyển tải (nhập khẩu)
từ Philipin.
1.2.3.1.2.2. Đánh giá rủi ro:
- Việc đánh giá rủi ro nhằm xác định mức độ ưu tiên cần xử lý đối với
rủi ro.Quá trình đánh giá phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
+ Mức độ rủi ro được xác định;
+ Yêu cầu cho việc quản lý đối với loại rủi ro này;
+ Các rủi ro đã xử lý trước đó;
+ Khả năng về nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho
việc kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả đối với rủi ro.
- Lập danh sách thứ tự ưu tiên các loại rủi ro cần xử lý.
- Lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ và đặc điểm
của từng loại rủi ro. Ví dụ như mặt hàng tân dược nếu xác định có nguy cơ rủi
ro về giấy phép hoặc gian lận về trị giá thì cần tập trung kiểm tra hồ sơ hoặc
kiểm tra sau thông quan. Nhưng nếu xác định rủi ro liên quan đến chất gây
nghiện thì cần phải áp dụng kiểm tra hồ sơ và hàng hóa ngay thời điểm làm
thủ tục nhập khẩu.
Trong quá trình đánh giá rủi ro, công chức Hải quan cần vận dụng kiến
thức và kinh nghiệm thực tế để đánh giá và đưa ra quyết định: có cần thiết
kiểm tra hay không? Nếu cần kiểm tra thì biện pháp nào có hiệu quả nhất?
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0118
Đối với trường hợp qua đánh giá xác định không cần thiết phải kiểm tra trong
thông quan thì có thể “chấp nhận rủi ro” để theo dõi tiếp hoặc chuyển sang
kiểm tra sau thông quan.
1.2.3.1.3. Xử lý rủi ro.
1.2.3.1.3.1. Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro
Các cấp, đơn vị Hải quan thực hiện:
- Cung cấp kịp thời những rủi ro được phát hiện trong quá trình tổng hợp
và phân tích thông tin theo lĩnh vực được phân công;
- Phân tích, đánh giá lại rủi ro đã được xác định theo định kỳ và cung cấp
kết quả cho đơn vị quản lý rủi ro cùng cấp vào ngày 20 hàng tháng; đề xuất
biện pháp xử lý,và đưa ra các chỉ dẫn nghiệp vụ.
Trên cơ sở nội dung đề xuất của các đơn vị nghiệp vụ và kết quả phân
tích, đánh giá rủi ro của mình, đơn vị quản lý rủi ro tiến hành đánh giá lại:
- Cấp độ rủi ro;
- Mức độ ưu tiên xử lý rủi ro;
- Tổ hợp dấu hiệu rủi ro;
- Hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý; xem xét yếu tố về nguồn lực với kết
quả đạt được;
- Tác động ảnh hưởng dây chuyền;
- Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với những rủi ro
được ưu tiên xử lý;
- Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý đối với các rủi ro khác (quy định
tại mục I của Quy chế).
1.2.3.1.3.2. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện xử lý rủi ro
Kế hoạch xử lý rủi ro được thực hiện tại 02 cấp, đơn vị:
- Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục lập kế hoạch xử lý đối với rủi ro áp
dụng tổng thể trong toàn ngành;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0119
- Đơn vị quản lý rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử lập kế hoạch xử lý
đối với rủi ro trong phạm vi cấp Chi cục trên cơ sở thống nhất và đảm bảo
thực hiện các nội dung theo kế hoạch của Tổng cục.
Nội dung kế hoạch xử lý rủi ro:
- Danh sách các rủi ro cần xử lý;
- Biện pháp xử lý rủi ro dự kiến;
- Các biện pháp, phương án hỗ trợ đảm bảo việc xử lý có hiệu quả;
- Thời gian thực hiện xử lý rủi ro bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc;
- Đơn vị hoặc công chức thực hiện;
- Các điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, kinh phí cần thiết;
- Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả xử lý và thực hiện báo cáo phản
hồi thông tin.
Lãnh đạo có thẩm quyền (quy định tại mục IV của Quy chế này) tại các
cấp, đơn vị căn cứ cứ vào kế hoạch xử lý rủi ro do cán bộ, công chức báo cáo
xem xét tính phù hợp, hiệu quả và yếu tố khả thi của kế hoạch để quyết định
phê duyệt thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị
quản lý rủi ro chuyển giao yêu cầu, phương án xử lý cho các đơn vị liên quan
thực hiện.
1.2.3.1.3.3. Vận hành hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro được vận hành thông qua các hoạt
động cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro và thông tin nghiệp vụ; hệ thống tích hợp
xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân
luồng đối tượng kiểm tra.
Cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0120
Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được phê duyệt, công chức vận hành hệ thống
cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro vào hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro theo
mức độ và cấp độ áp dụng. Bao gồm 3 loại tiêu chí:
- Tiêu chí lựa chọn đối với phương tiện vận tải và hàng hoá trên phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng;
- Tiêu chí rủi ro áp dụng trong thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí lựa chọn;
+ Tiêu chí tính điểm rủi ro;
+ Tiêu chí ngẫu nhiên;
+ Tiêu chí ưu tiên;
+ Tiêu chí tuân thủ.
- Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm;
+ Tiêu chí đánh giá tuân thủ;
+ Tiêu chí rủi ro áp dụng trong kiểm tra sau thông quan.
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro tích hợp, xử lý dữ liệu và đưa ra kết
quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân luồng đối tượng kiểm tra:
- Công chức vận hành hệ thống sau khi cập nhật dữ liệu, thực hiện thao
tác phê duyệt trên hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro;
- Hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu điện tử trên cơ sở ứng dụng kỹ
thuật công nghệ thông tin để xử lý các yêu cầu, dữ liệu và tham số cập nhật
trong hệ thống;
- Hệ thống tự động tiếp nhận và xử lý thông tin, dữ liệu khai báo để đưa
ra kết quả đánh giá phân loại rủi ro và phân luồng kiểm tra;
- Hệ thống đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ định hướng hoạt động kiểm tra
trong hoạt động thông quan (trong trường hợp hồ sơ rủi ro có thể hiện) và
kiểm tra sau thông quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0121
1.2.3.1.3.4. Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro
Triển khai biện pháp phòng ngừa:
+ Đơn vị được phân công chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình
tuyên truyền, phổ biến đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật, thông qua các hình thức sau:
- Tổ chức hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp;
-Pháthànhtờ rơi, sáchbáo vàthôngquacác phươngtiệnthôngtinđạichúng;
- Các hình thức trao đổi, giải đáp trực tiếp qua đường dây nóng, Website,
hộp thư điện tử;
- Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ tư vấn cho doanh
nghiệp về pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan và các quy định của
Hải quan để nâng cao khả năng tự quản lý của doanh nghiệp.
+ Đơn vị quản lý rủi ro tiến hành thông báo cho doanh nghiệp những dấu
hiệu rủi ro, những nguy cơ đối với việc tuân thủ của doanh nghiệp, trong
trường hợp cần thiết, đơn vị quản lý rủi ro có thể hướng dẫn, hỗ trợ doanh
nghiệp tự xử lý các tình huống rủi ro hoặc tự chấm dứt các hoạt động có dấu
hiệu dẫn tới vi phạm.
+ Thông qua quy trình quản lý rủi ro, đơn vị quản lý rủi ro cần xác định
những rủi ro đến từ hệ thống chính sách, pháp luật và quy trình thủ tục để đề
xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời.
Đồng thời xác định những lĩnh vực có rủi ro cao hoặc những lĩnh vực quan
trọng để tập trung hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm ngăn ngừa
những rủi ro có thể xuất hiện.
Các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa rủi ro
- Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện
tử đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh,
chuyển cảng được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy chế;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0122
- Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong Quy trình thủ tục hải quan điện
tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục 6 ban
hành kèm theo Quy chế;
- Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan;
- Biện pháp sử dụng nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện đối
tượng có tiềm ẩn rủi ro cao;
- Công chức làm công tác quản lý rủi ro sử dụng chức năng phân tích,
theo dõi, đánh giá của hệ thống quản lý rủi ro để lập danh sách doanh nghiệp
cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện và ngăn
chặn vi phạm, bao gồm:
- Doanh nghiệp có rủi ro cao nhưng qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ và kiểm
tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ) không phát hiện vi phạm;
- Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm;
- Doanh nghiệp vi phạm nhiều lần.
- Công chức đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh
nghiệp cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để chuyển giao cho đơn vị
kiểm soát cùng cấp;
- Đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin
phản hồi về quá trình theo dõi, đánh giá đối với hoạt động của các doanh
nghiệp trong danh sách cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát.
1.2.3.1.4. Giám sát, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích
Cục hải quan tỉnh cần bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi đánh giá hiệu
quả áp dụng của tiêu chí phân tích cập nhật trên hệ thống quản lý rủi ro. Đối
với Cục Hải quan tỉnh có khối lượng công việc không lớn, có thể giao cho
công chức quản lý hệ thống quản lý rủi ro kiêm nhiệm việc theo dõi, đánh giá
hiệu quả tiêu chí phân tích.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0123
Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích được thực hiện
như sau:
- Kiểm tra hiệu lực áp dụng của tiêu chí tại các chi cục Hải quan. Nếu
phát hiện lô hàng có chỉ số rủi ro tương ứng nhưng không bị điều chỉnh bởi
tiêu chí phân tích thì kiểm tra nguyên nhân của của hiện tượng trên. Nguyên
nhân có thể là do các trường hợp sau:
+ Việc thiết lập hoặc cập nhật tiêu chí không hợp lệ, do chỉ số không
phù hợp hoặc các thao tác cập nhật không đúng. Đối với trường hợp này có
thể kiểm tra đối chiếu chỉ số rủi ro được cập nhật và cách thức cập nhật.
+ Chi cục Hải quan (nơi tiêu chí không có hiệu lực áp dụng) không cập
nhật kịp thời phiên bản mới nhất của hệ thống quản lý rủi ro vào hệ thống
nghiệp vụ của chi cục.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình phân luồng của hệ thống và kết quả kiểm
tra đối với các lô hàng đã được lựa chọn kiểm tra theo tiêu chí đã phân tích,
theo các nội dung sau:
Số lượng lô hàng được lựa chon theo tiêu chí;
Số lượng, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm từ lựa chọn theo tiêu chí so
với số lượng các trường hợp được lựa chọn;
Số lượng, tỷ lệ các trường hợp lô hàng được lựa chọn, nhưng chi cục
Hải quan chuyển luồng, làm rõ lý do chuyển luồng.
- Những trường hợp sau đây sẽ được đánh giá là việc áp dụng tiêu chí
phân tích không có hiệu quả:
Tiêu chí thiết lập trùng lặp với các tiêu chí khác do cùng một đơn vị
cập nhật;
Không có lô hàng được lựa chọn đánh giá trong thời gian hiệu lực áp
dụng của tiêu chí;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0124
Số lượng lô hàng bị lựa chọn nhiều nhưng không phát hiện vi phạm
hoặc tỷ lệ vi phạm được phát hiện dưới 20%;
Chi cục Hải quan chuyển luồng nhưng không có lý do chính đáng.
Công chức theo dõi, đánh giá tiêu chí đề xuất loại bỏ nhưng tiêu chí hết
hiệu lực, tiêu chí không có hiệu quả hoặc điều chỉnh, bổ sung tổ hợp rủi ro
phù hợp với thực tế áp dụng quản lý rủi ro. Việc đề xuất loại bỏ, điều chỉnh
bổ xung tiêu chí phân tích được thực hiện và do người có thẩm quyền phê
duyệt áp dụng tiêu chí phê duyệt loại bỏ.
1.2.3.2. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro:
1.2.3.2.1. Xây dựng hồ sơ rủi ro
Xác lập hồ sơ
+ Thông tin, dữ liệu về rủi ro
Trên cơ sở kết quả xác định rủi ro, các thông tin, dữ liệu về rủi ro
được thu thập tại bước 1 của quy trình quản lý rủi ro, công chức quản lý
rủi ro cập nhật các thông tin dữ liệu về rủi ro, trong đó phản ánh chi tiết
các nội dung về:
- Rủi ro được xác định là gì, xảy ra ở đâu và như thế nào;
- Đầu mối phát hiện: phát hiện qua hoạt động, biện pháp nào;
- Nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm nảy sinh rủi ro;
- Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro;
- Các dấu hiệu rủi ro;
- Các thông tin về khả năng, hậu quả, tác động ảnh hưởng (nếu có).
+ Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro
Kiểm tra, đối chiếu để xác định các cơ sở làm căn cứ cho việc xác lập hồ
sơ rủi ro, bao gồm:
- Rủi ro đã được phát hiện và đăng ký trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro chưa?
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0125
- Xem xét rủi ro với các rủi ro tương tự trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro để
xác định lĩnh vực và phân nhóm rủi ro;
- Thông tin mô tả về rủi ro có đầy đủ và xác thực hay không?
Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro bao gồm:
- Có thông tin để xác định tính xác thực của rủi ro;
- Rủi ro được xác định phải cụ thể, không chung chung;
- Rủi ro gây cản trở đến mục tiêu quản lý của ngành Hải quan;
- Rủi ro được xác định là rủi ro mới phát hiện, chưa đăng ký trong hồ sơ
rủi ro hoặc là rủi ro đã được phát hiện, trước đây đã được đăng ký trong hồ sơ
rủi ro những sau đó đã thanh loại.
+ Báo cáo, phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro
- Công chức quản lý rủi ro lập báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro. Nội dung báo
cáo cần nêu rõ:
- Thông tin, dữ liệu đã được thu thập (như nêu trên);
- Rủi ro được xác định thuộc phân nhóm, lĩnh vực rủi ro nào;
- Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro;
- Đề xuất kế hoạch phân tích, đánh giá rủi ro; bao gồm:
+ Nguồn thông tin, dữ liệu cần thu thập bổ sung về rủi ro;
+ Biện pháp thu thập thông tin;
+ Phương pháp phân tích rủi ro;
+ Công chức thực hiện;
+ Thời gian thực hiện và hoàn thành.
- Phê duyệt và đăng ký rủi ro
- Sau khi lập báo cáo, công chức quản lý rủi ro trình lãnh đạo có thẩm
quyền quy định tại Mục IV phê duyệt báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro.
- Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt báo cáo;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0126
- Công chức quản lý rủi ro đăng ký rủi ro. Sổ đăng ký rủi ro do đơn vị
quản lý rủi ro cấp, theo dõi và quản lý.
Cập nhật kết quả phân tích, đánh giá vào hồ sơ rủi ro
+ Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, công chức tiến hành cập
nhật các thông tin được phân tích đánh giá vào hồ sơ rủi ro, bao gồm:
- Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro;
- Bản chất, nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro;
- Xác định mức độ khả năng của rủi ro;
- Xác định mức độ hậu quả của rủi ro;
- Xác định cấp độ của rủi ro;
- Các biện pháp kiểm soát đang áp dụng và hiệu quả;
- Phân loại rủi ro chấp nhập / không chấp nhận;
- Xếp loại ưu tiên xử lý;
- Tập hợp các dấu hiệu của rủi ro;
- Thiết lập bản mô tả rủi ro trên cơ sở tổ hợp các dấu hiệu rủi ro có tính
chất đặc trưng cho rủi ro;
+ Ghi nhận phương án xử lý rủi ro;
+ Phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của biện pháp lựa chọn;
+ Kế hoạch hành động xử lý rủi ro.
1.2.3.2.2. Quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro.
* Quản lý hồ sơ rủi ro:
- Hồ sơ rủi ro được quản lý thống nhất trong toàn ngành, đơn vị quản lý
rủi ro tại từng cấp thực hiện việc quản lý hồ sơ rủi ro ở cấp mình;
- Hồ sơ rủi ro được quản lý theo số đăng ký đối với từng rủi ro cụ thể tại
từng cấp;
- Hồ sơ rủi ro được lưu trữ dưới dạng tài liệu giấy hoặc dữ liệu cập nhật
trong máy tính;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0127
- Định kỳ hàng năm, đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục tiến hành kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hồ sơ rủi ro.
* Ứng dụng hồ sơ rủi ro.
- Hồ sơ rủi ro là kết quả của việc xác định và đánh giá thực trạng rủi ro
trong các lĩnh vực quản lý hải quan, bao gồm:
- Xác định và mô tả được tất cả các rủi ro tồn tại trong trong các lĩnh vực
quản lý hải quan;
- Phân tích thông tin, xác định các rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra từ
việc thay đổi môi trường quản lý rủi ro;
- Phân loại, tập trung nguồn lực để xử lý đối các rủi ro cao; đồng thời là
căn cứ cho việc chấp nhận đối với các rủi ro thấp, ít nghiêm trọng.
Hồ sơ rủiro cungcấp côngcụcho việc nhậnbiết, lựachọnrủiro thôngqua:
- Các dấu hiệu rủi ro được mô tả trong hồ sơ rủi ro;
- Các tổ hợp đăng ký rủi ro được thiết lập trên cơ sở những dấu hiệu rủi
ro mang tính đặc trưng.
Hồ sơ rủi ro là căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro
- Căn cứ vào hồ sơ rủi ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro đề xuất
áp dụng các biện pháp sau:
- Xây dựng các chương trình quản lý rủi ro theo mục tiêu, phạm vi và
mức độ áp dụng;
- Xây dựng và triển khai các chương trình tuân thủ tự nguyện;
- Thực hiện đo lường và đánh giá tuân thủ;
- Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro bắt buộc;
+ Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hoá trong giai đoạn thông quan (thông
qua hệ thống tự động hoặc các văn bản chỉ đạo, định hướng quản lý rủi ro);
+ Kiểm tra sau thông quan;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0128
+ Áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan để tiến hành giám sát, điều
tra hoặc tổ chức đấu tranh ngăn chặn;
+ Xây dựng và triển khai thực hiện các phương án; phối hợp với các đơn
vị trong và ngoài ngành thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn;
+ Không áp dụng cơ chế ưu đãi đối với các đối tượng (doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân) hoặc những lĩnh vực có rủi ro cao.
- Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được ghi nhận trong hồ sơ rủi
ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro có thể đưa ra các định hướng và yêu
cầu nghiệp vụ áp dụng trong các biện pháp xử lý đối với rủi ro cụ thể.
1.2.3.2.3. Theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, thanh loại hồ sơ rủi ro:
- Theo dõi, đánh giá:
Thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng; xác định những rủi
ro còn lại sau khi xử lý, phát hiện những rủi ro mới để điều chỉnh hoặc có bổ
sung kịp thời.
- Bổ sung, điều chỉnh, thanh loại, hoàn thiện hồ sơ rủi ro được thực hiện
trong các trường hợp sau:
+ Điều chỉnh cấp độ của rủi ro: tăng, giảm;
+ Đề xuất điều chỉnh biện pháp xử lý rủi ro phù hợp;
+ Bổ sung/loại bỏ chỉ số rủi ro mới trong tổ hợp rủi ro;
+ Phát hiện, đăng ký rủi ro mới được xác định;
+ Thanh loại hồ sơ đối với những rủi ro được xác định là thấp hoặc
không còn tồn tại;
+ Lưu trữ hồ sơ rủi ro theo chế độ quy định để phục vụ việc nghiên cứu,
phân tích các rủi ro tương tự hoặc để tái sử dụng.
1.2.3.2.4. Biểu mẫu hồ sơ rủi ro:
Việc xây dựng và quản lý hồ sơ rủi ro được thực hiện theo biểu mẫu
thông nhất trong toàn ngành, bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0129
- Báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro: Áp dụng khi xác lập hồ sơ rủi ro trình
lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
- Phiếu đăng ký rủi ro: Áp dụng đăng ký rủi ro để theo dõi quản lý.
- Báo cáo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro: Báo cáo nội dung kết quả
phân tích, đánh giá rủi ro.
- Kế hoạch xử lý rủi ro: Áp dụng khi xây dựng và báo cáo phương án kế
hoạch xử lý rủi ro.
- Chỉ dẫn dấu hiệu rủi ro: Chỉ dẫn các rủi ro định hướng hoạt động phân
tích rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp.
- Báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá rủi ro.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0130
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCN BẮC THĂNG LONG
2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 24/12/2002, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số
160/2002/QĐ-BTC về việc thành lập Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc
Thăng Long trên cơ sở Đội thủ tục hải quan Bắc Thăng Long, trực thuộc Cục
Hải quan thành phố Hà Nội.
Ngày 24/02/2003, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ký
quyết định số 29 và 33/QĐ-TCCB quy định về tổ chức, biên chế và chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Chi cục
Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Theo đó, Chi cục Hải quan Khu
công nghiệp Bắc Thăng Long có 03 Đội công tác gồm Đội Tổng hợp, Đội
Nghiệp vụ và Đội quản lý Kho ngoại quan với tổng quân số là 23 cán bộ,
công chức (Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng, 02 Đội trưởng, 03 Phó
Đội trưởng và 16 công chức). Chi cục có chức năng trực tiếp thực hiện các
quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
ra vào Khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận theo quy
định của pháp luật.
Ngày 21/12/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ký
quyết định số 624 và 625/QĐ-HQHN-TCCB về việc thành lập Đội quản lý
các doanh nghiệp chế xuất và Đội quản lý thuế thuộc Chi cục Hải quan Khu
công nghiệp Bắc Thăng Long.
Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, mọi quan
hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0131
đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng
cường đầu tư vào các Khu công nghiệp trong đó có Khu công nghiệp Thăng
Long. Các Khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Chi cục tiếp tục mở
rộng và phát triển.
Cùng với việc tăng thêm các Đội trực thuộc, bộ máy quản lý hành chính
tại Chi cục cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện cả về lượng và
chất. Từ bộ máy gồm 03 Đội công tác năm 2003, đến nay để phục vụ cho
công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, tổ chức bộ máy Chi cục đã tăng
lên 05 Đội công tác với biên chế gồm 53 cán bộ, công chức và hợp đồng lao
động (Chi cục trưởng, 04 Phó Chi cục trưởng, 05 Đội trưởng, 11 Phó Đội
trưởng và 32 công chức, hợp đồng lao động).
Về tổ chức Đảng, từ cơ cấu ban đầu là Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cục
Hải quan thành phố Hà Nội hiện nay tổ chức đảng Chi cục đã được nâng cấp
thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
(Tháng 4 năm 2010, Đảng bộ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội được nâng cấp
thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành uỷ Hà Nội). Hiện nay, Đảng
bộ Chi cục có 05 Chi bộ trực thuộc với 35 đảng viên. Chi Đoàn thanh niên có
15 đoàn viên. Công đoàn bộ phận với 100% cán bộ, công chức là đoàn viên.
Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển, hội nhập,
thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai
đoạn 2010-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 thực hiện mô
hình quản lý hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ hải quan của các nước tiên
tiến trong khu vực, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt tập trung:
- Triển khai thành công việc Hệ thống VNACCS/VCIS.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
đảm bảo rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường thuận lợi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0132
nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập
khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý.
- Kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực đảm bảo hoạt động của Chi cục
đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. Sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh,
gọn phù hợp, đồng thời chú trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ lãnh đạo cũng như công chức thừa hành.
- Áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, hiệu quả trong các khâu nghiệp vụ
hải quan cả trước, trong và sau thông quan.
- Hiện đại hóa thu nộp NSNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Hải
quan - Kho bạc - Ngân hàng; bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho bộ máy hoạt động. Tích
cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các
khâu công tác nghiệp vụ.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục Hải quan khu công
nghiệp Bắc Thăng Long
2.1.2.1Cơcấu tổ chức bộ máycủa chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long
Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc
Thăng Long gồm: Lãnh đạo Chi cục và 05 Đội công tác, cụ thể:
- Lãnh đạo Chicục:05 đồngchí (Chicục trưởngvà04Phó Chicục trưởng)
- Các Đội công tác:
+ Đội Tổng hợp (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng)
+ Đội Nghiệp vụ (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng)
+ ĐộiQuản lý các doanhnghiệp chếxuất(Độitrưởngvà 03 Phó Độitrưởng)
+ Đội Quản lý thuế (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng)
+ Đội Quản lý Kho ngoại quan (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0133
- Ngoài ra, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn có
01 đồng chí Phó Đội trưởng Đội Tổng hợp chuyên trách làm công tác Đảng.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức
Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Nguồn: Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long là đơn vị trực thuộc
Cục hải quan thành phố Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy
định quỷ lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra
vào khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận theo quy
định của pháp luật, tổ chức thu thuế XNK và thu khác, đấu tranh phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của
Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Phần lớn doanh nghiệp
làm thủ tục tại chi cục là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
Phó Chi cục trưởng
Đội Tổng
hợp
Chi cục trưởng
Đội Nghiệp
vụ
Đội quản lý
các doanh
nghiệp chế
xuất
Đội quản lý
thuế
Đội quản
lý kho
ngoại quan
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0134
doanh nghiệp chế xuất và chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản. Hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp là nhập nguyên liệu để sản
xuất, gia công sản phẩm xuất khẩu và có một phần nhỏ tiêu thụ trong nước.
Hiện nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thăng Long và các khu
công nghiệp lân cận tiếp tục được mở rộng quy mô. Cùng với chính sách ưu
đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ và thành phố Hà Nội, Chi cục hải
quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để
các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất.
2.1.3. Các hình thức đã được khen thưởng
1. Danh hiệu thu đua:
Năm Danh hiệu thi đua
Số, ngày, tháng, năm của quyết định công
nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành
quyết định.
2010 Tập thể lao động xuất
sắc
QĐ số 1097/QĐ-BTC ngày 16/05/2011
2011 Tập thể lao động xuất
sắc
QĐ số 1336/QĐ-BTC ngày 29/05/2012
2013 Cờ thi đua của
UBND TP Hà Nội
QĐ số 995/QĐ-UB ngày 18/02/2014
2. Hình thức khen thưởng:
Năm
Hình thức khen
thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định
công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan
ban hành quyết định
2009- 2011 Bằng khen QĐ số 1356/QĐ - TTG, ngày 24/09/2012
của Thủ tướng chính phủ.
2011 Băng khen QĐ số 1949/QĐ - BTC, ngày 15/08/2011
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0135
2.2. Quy trình thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan khu công
nghiệp Bắc Thăng Long
Chi cục hải quan Bắc Thăng Long đang áp dụng quy trình quản lý rủi ro
trong thông quan hàng hóa của Tổng cục hải quan từ ngày 01/01/2006 gồm 4
bước như sau:
2.1.1 Thiết lập bộ tiêu chí quản lý rủi ro
Tổng cục Hải quan xây dựng bộ tiêu chí rủi ro của mình gồm 76 tiêu chí,
chia thành 6 nhóm chính dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu thực tế, các thông
tin rủi ro thu thập được của Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau
thông quan, Vụ Kiểm tra thu thuế, Vụ Giám sát quản lý và các Cục hải quan
địa phương.
Nhómtiêu chí ưutiên: gồm 6 tiêu chí, tập trungưutiên các doanh nghiệp có
kim ngạchxuất - nhập khẩu lớn, số thuế thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm
cao vàcó ýthức tốtvề chấp hànhpháp luậthải quan. Các doanh nghiệp thỏa mãn
tiêu chí trên sẽ được cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục hải quan và được hưởng tiêu
chuẩnưu tiên theo quyđịnh tại Nghị định 154/2005/NĐ-CPngày 15/12/2005 của
ThủtướngChínhphủquyđịnhchi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
 Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp: gồm 46 tiêu chí
nhằm phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mức độ chấp
hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động,
loại hình xuất nhập khẩu thường xuyên và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
năm của doanh nghiệp.
 Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa: gồm 11 tiêu chí đánh giá, chủ yếu
căn cứ vào nhóm hàng hóa có thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện hay
không và thuế suất của hàng hóa đó.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0136
 Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ: gồm 3 tiêu chí, phân loại hàng hóa
có xuất xứ từ các nước ASEAN, các nước được hưởng ưu đãi thuế quan và
các nước là trung tâm sản xuất, trung chuyển ma túy.
 Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán: gồm 4 tiêu chí đánh giá
mức độ rủi ro trên các hình thức thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tiền
mặt, bằng điện chuyển tiền hay thanh toán nhờ thu…
 Nhóm tiêu chí đánh giá loại hình xuất nhập khẩu: gồm 6 tiêu chí đánh
giá dựa trên các loại hình xuất, nhập khẩu, với mức độ rủi ro có thể xảy ra
khác nhau như hàng kinh doanh, hàng xuất - nhập khẩu gia công, hàng
chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất…
Mỗi tiêu chí được xây dựng trong bộ tiêu chí rủi ro trên ứng với một mức
điểm rủi ro nhất định. Khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, căn cứ vào thông
tin thu thập được,kếthợp vớinộidungkhai báo củadoanhnghiệp,máytính hoặc
cán bộ tiếp nhận (đối với những đơn vị hải quan chưa được cài đặt phần mềm
đánhgiá rủi ro)đánhgiá rủi ro của doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu dựa
trên mức điểm rủi ro đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro được đánh giá sẽ có
hình thức kiểm tra thực tế lô hàng xuất, nhập khẩu thích hợp.
Ngoài ra, để phân tích rủi ro được chính xác, Tổng cục Hải quan đã phân
loại Bộ tiêu chí quản lý rủi ro của mình thành các tiêu chí rủi ro động, tiêu chí
rủi ro tĩnh để kiểm tra.
Tiêu chí động (Dynamic parameters): là những tiêu chí có tính chất
biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh
sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và
phải kiểm tra hải quan.
Tiêu chí động dựa trên các thông tin trinh sát, tình báo, thông tin về
doanh nghiệp xấu hoặc qua phân tích xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0137
trên thực tế được lưu trong kho cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, tập trung
vào các vấn đề:
 Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;
 Thông tin cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp;
 Thông tin mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân;
 Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá, xuất khẩu,
nhập khẩu, hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
Khi doanh nghiệp đến làm thủ tục, trên cơ sở kết hợp với các tiêu chí
doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin cơ quan hải quan có
được, để xác định khả năng vi phạm pháp luật và bước đầu đưa ra hình thức
kiểm tra thực tế lô hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp độ:
Cấp Tổng cục Hải quan: do các Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ
Giám sát và quản lý, Vụ Kiểm tra thu thuế và Cục kiểm tra sau thông quan
phối hợp xây dựng trong kho dữ liệu của Tổng cục và được nối mạng tới các
vị trí làm thủ tục hải quan và có tác dụng trong toàn ngành.
Cấp Cục hải quan các tỉnh, thành phố: được xây dựng và chỉ có tác
dụng trong phạm vi quản lý của Cục hải quan địa phương đó. Cục hải quan
địa phương phối hợp giữa các tiêu chí được xây dựng ở cấp Tổng cục với các
tiêu chí do Cục xây dựng để tổng hợp thành bộ tiêu chí chung, là cơ sở cho
các Chi cục hải quan trực thuộc thực hiện.
Tiêu chí tĩnh (Fixed parameters): là các tiêu chí có tính chất ổn định
trong khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ
rủi ro bằng cách áp dụng các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin
do cơ quan hải quan thu thập, phân tích .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0138
Tiêu chí tĩnh xác định trước khả năng xảy ra rủi ro (pre-determined risk
values) dựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do hải quan thu thập, được đánh
giá định kỳ và cập nhật cho các Cục, Chi cục hải quan địa phương sử dụng.
Khi cán bộ hải quan tại khâu đăng ký nhập tờ khai hải quan (hoặc cập nhật
bằng phương thức khai điện tử) vào hệ thống máy tính, máy tính sẽ trợ giúp
cán bộ hải quan trong việc kiểm tra đối chiếu giữa các tiêu chí trên tờ khai với
tiêu chí tĩnh và tính toán để xác định mức độ rủi ro theo công thức toán học có
sẵn để đưa ra điểm rủi ro chung, là căn cứ để xác định mức độ kiểm tra thực
tế hàng hóa.
2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro
* Sơ đồ các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng:
Tham
số
động
Tha
m số
tĩnh
Kiểm tra
hàng hóa
Miễn kiểm
tra hàng
hóa
Kiểm tra
chi tiết
hồ sơ
Luồng đỏ
Luồng vàng
Lựa
chọn
ngẫu
nhiên
Bước 1 Bước 2 Bước 3
Luồng xanh
Kiểm
tra
sau
thông
quan
Bước 4
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0139
Nguồn: Tổng cục Hải quan - Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày
31/12/2005
Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí động
Qua bước này có thể xác định được các thông tin như:
 Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan (thông tin về các
doanh nghiệp được cấp thẻ ưu tiên do chấp hành tốt pháp luật hải quan được
cập nhật thường xuyên trong hệ thống máy tính truyền từ cơ quan Tổng cục
Hải quan xuống các đơn vị địa phương)
 Doanh nghiệp có được làm thủ tục hải quan hay không thông qua
các thông tin về tình hình hoạt động (doanh nghiệp đang hoạt động bình
thường hay đã bị giải thể, đóng cửa) và tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp
(doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không)
 Doanh nghiệp được ân hạn thuế hay không dựa vào thông tin về
tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Nếu nợ thuế quá hạn theo quy định của
pháp luật, các lô hàng làm thủ tục hải quan tiếp theo của doanh nghiệp sẽ
không được tiếp tục hưởng thời gian ân hạn thuế.
 Lô hàng có thuộc diện phải kiểm tra thực tế theo quy định của pháp
luật hay không
Bước 2: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí tĩnh:
Đối với những lô hàng không thuộc diện ưu tiên và không phải kiểm tra
thực tế đã xác định ở bước 1, thông tin về lô hàng tiếp tục được tính toán mức
độ rủi ro dựa trên các tiêu chí rủi ro tĩnh. Cụ thể như sau:
Dựa trên tiêu chí khai báo của doanh nghiệp, đối chiếu với cơ sở dữ liệu
các đối tượng rủi ro đã được tính toán trước (thông tin được truyền từ Tổng
cục Hải quan xuống các đơn vị địa phương), hệ thống máy tính sẽ tự động
tính mức độ rủi ro của từng tiêu chí. Mức độ rủi ro tổng thể của tập hợp tất cả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0140
các tiêu chí tĩnh tương ứng với một lô hàng cụ thể được tính toán dựa trên
công thức sau:


n
i
ikK
1


n
i
ii rkR
1
*
Trong đó: + R: mức độ rủi ro tổng thể
+ ri: mức độ rủi ro ước lượng của từng đối tượng
+ K: Tổng trọng số (là một hằng số)
+ ki: trọng số tương ứng với từng tiêu chí rủi ro
+ n = 6: tổng số nhóm tiêu chí đã được đề cập ở trên.
Trọng số ki thể hiện mức độ bao trùm của các đối tượng rủi ro, có thể
thay đổi ở cấp Tổng cục Hải quan. Việc thay đổi dựa trên cơ sở thông tin
phản hồi về kết quả kiểm tra sau khi áp dụng công thức tính toán này. Ví dụ,
nếu xác định yếu tố rủi ro doanh nghiệp là bao trùm thì trọng số rủi ro tương
ứng với nó là cao nhất dẫn tới điểm số rủi ro chung đối với lô hàng tăng
nhanh khi mức độ rủi ro doanh nghiệp cao. Tương tự như với các tiêu chí rủi
ro khác.
Mức độ rủi ro ri được tính toán, ước lượng trước theo nguyên tắc: mức
độ rủi ro được đánh giá theo phương pháp cho điểm, cụ thể như sau:
* Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp:
 Tiêu chí ưu tiên cho điểm âm (-) để ưu đãi giảm mức độ rủi ro của
doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong thời
gian 02 năm (hoặc có số lượng từ 1000 tờ khai/năm trở lên): -20 điểm.
 Các tiêu chí rủi ro của doanh nghiệp: mức điểm cho đối với từng tiêu
chí từ 3 đến 80 (tuỳ theo mức độ rủi ro của từng tiêu chí).
* Các nhóm tiêu chí khác cho điểm theo 03 mức: rủi ro cao: 03 điểm, rủi
ro trung bình: 02 điểm, rủi ro thấp: 01 điểm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0141
Ngoài ra, bằng các công cụ phân tích rủi ro chung như phân tích tỷ số,
phân tích chuỗi thời gian, phân tích hồi quy và phân tích tương quan… ,cơ
quan hải quan so sánh kết quả đánh giá rủi ro thu được với định mức trung
bình của rủi ro có thể chấp nhận được để nhận biết đối tượng có tiềm năng rủi
ro cao, các yếu tố bất thường phát sinh và phân lô hàng vào một trong các
hình thức kiểm tra sau:
Lô hàng thuộc diện kiểm tra thực tế (luồng đỏ)
Lô hàng thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng vàng)
Chuyển qua bước 3 xác định lô hàng kiểm tra ngẫu nhiên
Bước 3: Những lô hàng không thuộc diện 1 và 2 trong bước 2 ở trên sẽ
được lấy ngẫu nhiên theo hàm toán học. Kết quả ở bước này sẽ lựa chọn và
tiếp tục phân loại các lô hàng thành 2 diện:
Lô hàngkhôngphảikiểmtrathực tếvàkiểmtrachitiếthồ sơ (luồngxanh)
Lô hàng thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên.
Tiêu chí lấy ngẫu nhiên lô hàng để kiểm tra (Random parameters): thông
qua hàm toán học đã được xây dựng và cài đặt sẵn trong máy tính, hệ thống
máy tính sẽ tự động lọc tờ khai phát sinh trong ngày tại đơn vị làm thủ tục hải
quan và đưa ra lô hàng phải kiểm tra thực tế một cách ngẫu nhiên. Tại mỗi
đơn vị có thể số lượng lô hàng phải kiểm tra khác nhau, tiêu chí lựa chọn
cũng khác nhau, tùy theo tình hình thực tế, nhưng tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên
không quá 5% tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan trong ngày và tỉ lệ hàng
hóa kiểm tra không quá 5% lô hàng phải kiểm tra thực tế.
Bước 4: Hàng hóa sau khi thông quan sẽ được tiến hành kiểm tra sau
thông quan để đánh giá độ chính xác, tính tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp, làm căn cứ để hiệu chỉnh lại mức độ rủi ro ước lượng ri và trọng số rủi
ro ki cho nhữnglô hàng làm thủ tục hải quan sau.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0142
2.1.3. Xử lý rủi ro
Căn cứ vào kết quả tính toán mức độ rủi ro do máy tính xác định, với
mức điểm rủi ro cao thì rủi ro của lô hàng cũng bị đánh giá cao hơn và lô
hàng sẽ được phân thành 3 diện:
 Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra chi tiết hồ
sơ (hàng hóa thuộc luồng xanh)
 Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế và phải kiểm tra chi tiết hồ sơ
(hàng hóa thuộc luồng vàng)
 Hàng hóa phải kiểm tra thực tế (hàng hóa thuộc luồng đỏ)
* Hànghóathuộcluồngxanh:dành cho các đối tượng chấp hành tốt pháp
luật hải quan, đượccấpthẻưutiên và chỉ phảichịusựkiểm tra về tínhđầyđủ, phù
hợp về nộidungkhaibáo vớicác chứng từ có trong bộ hồ sơ hải quan theo quy
định của pháp luật, không phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa
* Đối với hàng hóa thuộc luồng vàng, mặc dù không thuộc diện phải
kiểm tra thực tế như hàng hóa thuộc luồng đỏ, nhưng các cán bộ hải quan phải
kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan
với các nội dung khai trong tờ khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng,
chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, căn cứ kê khai thuế theo quy
định, và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính
sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí
tuệ và các quy định khác có liên quan.
* Hàng hóa thuộc luồng đỏ: gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ
hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua kết quả phân tích thông tin
của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, hàng
hóa thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Hàng hóa thuộc diện này ngoài việc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0143
phải kiểm tra chi tiết hồ sơ như đối với hàng hóa luồng vàng còn phải chịu sự
kiểm tra thực tế hàng hóa toàn bộ hay theo tỷ lệ, tùy theo mức độ rủi ro được
đánh giá và được thực hiện trực tiếp bởi các cán bộ hải quan được phân công
kiểm hóa.
2. 3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại
2.3.1 Các kết quả đạt được
* Quy trình thủ tục hảiquan mới được đánh giá là hiện đại, phù hợp với
quy định, chuẩn mực trong các công ước quốc tế nhằm hướng tới một môi
trường lành mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, là điểm đến hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài. Việc cải cách thủ tục theo
hướng quản lý rủi ro đã mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh
nghiệp, môi trường hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài.
* Năm 2013
- Hàng hóa xuất nhập khẩu:
Số lượng tờ khai Kim ngạch XNK (USD)
So với ước thực hiện
năm 2013
Tổng
số
% so với
cùng kỳ
năm 2012
Tổng số
% so với
cùng kỳ
năm 2012
Tờ khai
Kim
ngạch
Xuất khẩu
- Mậu dịch
- PMD
- Khác
69 305
100
97,2
100
3.594.125.207
1.314.588
112
320
106% 109%
Nhập khẩu
- Mậu dịch
- PMD
- Khác
94 315 100 3.379.889.265 118 109% 94%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0144
- Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử:
Làm thủ tục thực hiện hải quan điện tử là 163.620, tổng số tờ khai chiếm
99% với tổng kim ngạch là 6,974 tỷ USD.
- Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan:
+ Tổng số tờ khai nhập kho ngoại quan: 3.222 tờ khai
+ Tổng số tờ khai nhập đối ứng từ kho ngoại quan: 12.375 tờ khai.
+ Tổng số tờ khai đã thanh khoản: 3.061 tờ khai.
+ Tổng số tờ khai chưa đến thời hạn thanh khoản: 1.014 tờ khai.
+ Tờ khai kho CFS: 2.337 tờ khai đóng ghép trong 349 container.
Các mặt hàng chủ yếu là hạt nhựa, linh kiện máy in .....
* Công tác quản lý rủi ro:
- Tổ quản lý rủi ro của chi cục đã tiến hành xây dựng hồ sơ doanh
nghiệp: 174, hồ sơ rủi ro 36.
- Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể:
+ 10 tiêu chí phân tích
+ 3 tiêu chí hồ sơ phúc tập ngay trong ngày
- Số lượng tờ khai và tỷ lệ phân luồng
Luồng xanh: 130.128 TK chiếm 79,53 %
Luồng xanh điều kiện: 71 TK chiếm 0.0043 %
Luồng vàng : 22.405 TK chiếm 13.7 %
Luồng đỏ: 11.016 TK chiếm 6.765 %
- Số lượng TK phân lường phát hiện có vi phạm: 173 trường hợp trong đó
114 trườnghợp lập biên bản chứng nhận xác nhận lại tên hàng, mã HS, theo kết
quảphântích phân loại và kiểm tra thực tế hàng hóa; 59 trương fhowpj lập biên
bản chứng nhận xác nhận lại ký mã hiệu, xuất xứ, đơn vị tính...
- Lý do điều chỉnh luồng, kết quả xử lý với việc chuyển luồng: Một số
trường hợp chuyển luồng do nợ C/O gốc, hàng nhập khẩu có giấy phép, hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0145
tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chứng từ và khai báo chưa mô tả rõ
hàng hóa cần chuyển luồng kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa để
xác định chính xác.
* Năm 2014
Trong năm 2014 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu:
- Tổng số: 203.196 TK
+ Tổng số TK nhập khẩu: 110.113 TK
+ Tổng số TK xuất khẩu: 93.083 TK
- Tổng kim ngạch XNK : 6.313.223.794 USD
+ Nhập khẩu : 2.934.248 USD
+ Xuất khẩu: 3.378.975.392 USD
So với năm 2013 thì số TK tăng 39.566 TK
- Năm 2014 chi cục đã thực hiện làm thủ tục cho 156.847 tờ khai điện tử
trong đó :
+ Xuất khẩu là 73.362 TK
+ Nhập khẩu là 83.485 TK
Về tỷ lệ phân luồng như sau:
Luồng xanh: 112.715 TK chiếm 71,86 %
Luồng vàng: 36.546 TK chiếm 23,3 %
Luồng đỏ: 7586 TK chiếm 4,84 %
- Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan:
+ Tổng số TK nhập kho ngoại quan: 3.335 TK
+ Tổng số TK nhập hàng từ kho ngoại quan: 11.806 TK
+ Tổng số TK đã thanh khoản: 3.544 TK; gia hạn 222 hợp đồng.
+ TK kho CFS: 1787 TK đóng ghép trong 298 container.
* Công tác quản lý rủi ro:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0146
- Công tác quản lý rủi ro được chi cục quan tâm, thường cuyên cập nhập
thông tin doanh nghiệp vào chương trình quản lý thông tin doanh nghiệp CI02
đúng thời gian quy định.
- Chi cục tiến hành xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm được 25 hồ
sơ rủi ro của các doanh nghiệp trọng điểm, thống nhất đưa 05 doanh nghiệp
quản lý trọng điểm.
- Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể: 10 tiêu
chí phân tích.
- Số lượng TK và tỉ lệ phân luồng kiểm tra thực tế: 7586 TK
- Số lượng TK phân luồng phát hiện vi phạm: 80 trường hợp khai sai mã
số, thuế suất lần đầu, 31 trường hợp áp lại mã số và đã ra quyết định ấn định
thuế tăng thêm với tổng số tiền là 222.600.853 VND, không có trường hợp
nào phải lập biên bản vi phạm hành chính.
* Năm 2015
Trong năm 2015 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu:
- Tổng số: 193.396 TK đạt 95,17 % so với cùng kỳ năm 2014
+ Tổng số TK nhập khẩu: 82.687 TK
+ Tổng số TK xuất khẩu: 110.709 TK
- Tổng kim ngạch XNK : 7.142.020.567,7 USD đạt 113,13 % so với
cùng kỳ
năm 2014
+ Nhập khẩu : 2.958.797.910 USD
+ Xuất khẩu: 4.183.222.657,7 USD
Về tỷ lệ phân luồng như sau:
Luồng xanh: 146884 TK chiếm 75,95 %
Luồng vàng: 39511 TK chiếm 20,43 %
Luồng đỏ: 7001 TK chiếm 3,62 %
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

More Related Content

What's hot

Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpnguyễn hương
 
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắtVận tải đường sắt
Vận tải đường sắtGiang Vu Hoang
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfDoan Tran Ngocvu
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ íchĐề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệp
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
 
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quanĐề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
Đề tài: Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử và thông quan
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
 
Vận tải đường sắt
Vận tải đường sắtVận tải đường sắt
Vận tải đường sắt
 
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quanĐề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
Đề tài: Kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực trị giá tại Cục Hải quan
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách chất lượng cao, HAY
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdfBÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2022.pdf
 
Đề tài: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng ...
Đề tài: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng ...Đề tài: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng ...
Đề tài: Tìm hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng ...
 
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hayĐề tài  Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
Đề tài Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu rất hay
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Logistics, Từ Các Trường Đại Học
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Logistics, Từ Các Trường Đại HọcKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Logistics, Từ Các Trường Đại Học
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Logistics, Từ Các Trường Đại Học
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Srt.doc
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
 

Similar to Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhssuser499fca
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu (20)

Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
 
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBankĐề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
Đề tài: Thẩm định giá máy, thiết bị làm tài sản đảm bảo tại VietBank
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục hải quan c...
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, HAY
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, HAYLuận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, HAY
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải PhòngĐề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
Đề tài: Giám sát hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu cảng Hải Phòng
 
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
Luận văn: Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại chi cục hải quan, ...
 
Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức C...
Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức C...Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức C...
Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cán Bộ Công Chức C...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01i Mục Lục Mục Lục...................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU..... 3 1.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ...... 3 1.1.1.Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. .......................................... 3 1.1.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu..................... 4 1.1.2.1. Điều kiện được hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa................ 4 1.1.2.2. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:.......................... 4 1.1.2.3. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu :........................ 4 1.1.2.4. Thời hạn nộp thuế........................................................................... 5 1.1.2.4.1. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan...................................................................................................... 5 1.1.2.4.2. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu ....................................................... 5 1.1.2.5.Quytrìnhthủtụchảiquanđốivớihànghóaxuấtkhẩu,nhập khẩu.............................:6 1.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu........................................................................................................... 7 1.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro................................................................ 7 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu .................................................................................. 7 1.2.3.Nội dung quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.........................................................................................11 1.2.3.1. Quy trình quản lý rủi ro .................................................................11 1.2.3.1.1. Xác định rủi ro được thực hiện theo trình tự sau:..........................11 1.2.3.1.2. Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro. ..............................................15
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01ii 1.2.3.1.2.1. Trên cơ sở danh sách rủi ro được xác lập, công chức quản lý rủi ro được tiến hành phân tích để xác định tần xuất, hậu quả và mức độ của rủi ro theo cách thức như sau:..............................................................................15 1.2.3.1.2.2. Đánh giá rủi ro:........................................................................17 1.2.3.1.3. Xử lý rủi ro................................................................................18 1.2.3.1.3.1. Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro ..................................................18 1.2.3.1.3.2. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện xử lý rủi ro .............18 1.2.3.1.3.3. Vận hành hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro.............................19 1.2.3.1.3.4. Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro ...........................................21 1.2.3.1.4. Giám sát, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích........................22 1.2.3.2. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro: ...............24 1.2.3.2.1. Xây dựng hồ sơ rủi ro .................................................................24 1.2.3.2.2. Quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro. ...................................................26 1.2.3.2.3. Theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, thanh loại hồ sơ rủi ro: ...28 1.2.3.2.4. Biểu mẫu hồ sơ rủi ro:.................................................................28 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCN BẮC THĂNG LONG .................30 2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long........30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .....................................................30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long........................................................................................32 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long .32 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ .....................................................................33 2.1.3. Các hình thức đã được khen thưởng ..................................................34 2.2. Quy trình thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long........................................................................................35
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.01iii 2.1.1 Thiết lập bộ tiêu chí quản lý rủi ro......................................................35 2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro ..................................................38 2.1.3. Xử lý rủi ro ......................................................................................42 2. 3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.........................................................43 2.3.1 Các kết quả đạt được .........................................................................43 2.3.2 Một số vấn đề tồn tại ........................................................................49 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém khi áp dụng quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại chi cục ..............53 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ...............................................................53 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan...................................................................55 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG ................................................................................57 3.1. Xây dựng chiến lược quản lý sự thay đổi theo hướng quản lý rủi ro.......57 3.1.1. Xây dựng quy trình thủ tục hải quan hiện đại....................................57 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực có trìnhđộ cao, đáp ứng yêucầu hiện đại hóa...59 3.1.3. Trang bị hệ thống máy móc, thiết bị làm việc hiện đại........................60 3.1.4. Coi công nghệ thông tin là chìa khóa của thành công.........................61 3.2. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro ......................................................62 3.3. Tăng chất lượng thông tin thu thập và thông tin tình báo hải quan .........62 3.4 Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan..........................................64 3.5. Tuyên truyền, giáo dục tính tuân thủ cho doanh nghiệp.........................64 3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế.................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................68
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.011 LỜI NÓI ĐẦU Quản lý rủi ro ở trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ. Rủi ro trong lĩnh vực hải quan là nguy cơ tiềm ẩn việc không tuân thủ pháp luật về hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải khiến cho cơ quan hải quan không thể thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang có những biến chuyển mạnh mẽ, các hoạt đông buôn bán, thương mại quốc tế ngày càng mở rộng thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào mỗi quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế của sự phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hành khách xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan là làm sao vừa có thể kiểm tra, kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vừa tạo thông thoáng cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn lực có hạn. Để giải quyết vấn đề này, ngành Hải quan đang từng bước thực hiện cải cách và hiện đại hóa để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của Hải quan nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dũng kỹ thuật quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng, là giải pháp tối ưu cho hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Qua một quãng thời gian thực tập tại chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long với sự kết hợp giữa lý luận ở các môn học chuyên ngành Hải Quan, em đã chọn cho mình một đề tài: " Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long" về lĩnh vực của ngành mà tính cấp thiết của
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.012 nó trong giai đoạn hiện nay đang được đề cập, bàn luận nhiều trên Các phương tiện thông tin. - Mục đích nghiên cứu: + Đánh giá công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu . + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ở Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. - Kết cấu của đề tài gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Chương II: Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Trong quá trình tham khảo các tài liệu của ngành kết hợp với kiến thức ở các môn học chuyên ngành. Vì tầm hiểu biết của em vẫn còn hạn hẹp, do vậy trong quá trình viết bài không tránh khỏi những thiếu sót và có những lỗi cần được trao đổi. Để hoàn thiện đề tài này là sự đóng góp trao đổi hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền và toàn thể cán bộ đơn vị thực tập đã nhiệt huyết dành thời gian giúp đỡ em. Để thay cho lới kết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.013 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát chung về thủ tục hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1.1.1.Khái niệm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Hàng hoá bao gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; kim khí quí, đá quí, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,quá cảnh bao gồm tất cả động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan. - Theo luật Thương Mại số 36/2005/QH11, tại điều 28 quy định: + Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. + Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.014 1.1.2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1.1.2.1. Điều kiện được hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân Việt Nam được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. 1.1.2.2. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu: - Tờ khai hải quan: 02 bản chính; - Hợp đồng mua bán hàng: 01 bản sao (đối với hàng hóa xuất khẩu biên giới thì không phải nộp); - Hoá đơn thương mại (đối với hàng có thuế): 01 bản chính. - Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính; 01 bản sao. -Giấy phép xuất khẩu (đối với mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính. - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu nhận uỷ thác xuất khẩu): 01 bản sao. - Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (nếu là hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chỉ nộp một lần đầu xuất khẩu): 1 bản chính. 1.1.2.3. Hồ sơ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu : - Tờ khai hải quan: 2 bản chính. - Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao (đối với hàng hóa nhập khẩu biên giới thì không phải nộp). - Hoá đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao. - Vận tải đơn : 1 bản sao. * Chứng từ nộp thêm:
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.015 - Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng đóng gói không đồng nhất): 1 bản chính, 1 bản sao. - Tờ khai trị giá hàng nhập (đối với đối tượng thuộc diện khai tờ khai trị giá): 2 bản chính. - Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): 1 bản chính. - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu yêu cầu được hưởng thuế suất ưu đã đặc biệt: 01 bản gốc và 1 bản sao thứ ba. - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng (nếu hàng thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng): 01 bản chính. - Hợp đồngủythác nhập khẩu (nếu nhận ủy thác nhập khẩu): 01 bản chính. - Hạn ngạch nhập khẩu (đối với hàng hóa được áp dụng thuế suất trong hạn ngạch thuế quan): 01 bản chính. - Chứng thư giám định (nếu hàng được thông quan trên cơ sở kết quả giám định): 01 bản chính. - Tuỳ theo tính chất của loại hình nhập khẩu, hoặc để làm rõ những vấn đề có liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, theo yêu cầu của cơ quan hải quan, người khai phải nộp thêm một số loại hồ sơ, tài liệu có liên quan. 1.1.2.4. Thời hạn nộp thuế 1.1.2.4.1. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. 1.1.2.4.2. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu * Đối với hàng tiêu dùng : - Nộp thuế xong trước khi nhận hàng. - Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh : 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.016 * Đối với hàng vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: - Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan : 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. - Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: nộp thuế xong vào tài khoản tạm thu trước khi nhận hàng. * Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất: - Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan: 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất. - Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: nộp thuế xong nộp thuế xong vào tài khoản tạm thu trước khi nhận hàng. * Đối với hàng là vật tư, nguyên liệu trực tiếp dùng cho sản xuất: - Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan : 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. - Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan, về thuế: Nộp thuế xong trước khi nhận hàng. 1.1.2.5. Quytrìnhthủtục hảiquanđốivớihàng hóa xuấtkhẩu, nhậpkhẩu: Bao gổm các bước sau : Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức - mức độ kiểm tra. Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu "Đã làm thủ tục hải quan" và trả tờ khai cho người khai HQ. Bước 5: Phúc tập hồ sơ. Nhằm đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa, tùy theo tính chất hàng hóa, quá trình chấp hành pháp luật về hải quan, về thuế của chủ hàng và thông tin của cơ quan hải quan, có thể bỏ qua Bước 2 và Bước 3 trong quy trình.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.017 1.2. Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm về quản lý rủi ro. Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay từ một vài sự kiện. Trong lĩnh vực Hải quan, “Rủi ro” là khả năng không tuân thủ pháp luật Hải quan. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý về Hải quan, ta cần phải xác định và quản lý các “Rủi ro” này. Vậy Quản lý rủi ro (QLRR) là gì. Tại Nhật Bản, QLRR đã được áp dụng thành công trong lĩnh vực tư nhân như các ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Thương mại và Công nghiệp… QLRR đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để cải thiện kết quả kinh doanh. Việc sử dụng QLRR cũng có thể giúp các cơ quan Nhà nước xác định được nơi mà khả năng các hành vi không tuân thủ pháp luật Hải quan tồn tại. Nói cách khác, QLRR giúp cho các cơ quan Nhà nước phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trong lĩnh vực Hải quan, QLRR là phương pháp lập luận logic và có tính hệ thống để xác định, phân tích và quản lý rủi ro; gắn liền với mọi hoạt động, chức năng và qui trình của các tổ chức; giúp các tổ chức tận dụng các cơ hội và giảm tối thiểu những thiệt hại tiềm tàng. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã định nghĩa “QLRR là sự áp dụng một cách hệ thống những thực tiễn và các qui trình quản lýnhằm cung cấp cho cơ quan hải quan cácthông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hải quan”. QLRR cũng có nghĩa là những qui trình, cấu trúc nhằm đạt tới sự quản lý hiệu quả các ảnh hưởng có hại và nguy cơ tiềm ẩn. 1.2.2. Sựcần thiết phải quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 của Đảng, nhà nước, tất cả các ngành , lĩnh vực trong nước
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.018 đều phải tiến hành đổi mới để bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trong đó có ngành Hải quan. Công tác hiện đại hoá hải quan, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thời gian qua đã đạt được một số kết quả, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Để thực hiện những mục tiêu trên, Hải quan Việt Nam phải tiến hành rất nhiều chính sách để tiến hành hiện đại hoá hải quan, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục hải quan, trong đó việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro được coi là sự lựa chọn không thể thiếu, giúp quản lý một cách có trọng điểm, thủ tục thông quan hàng hóa được thuận tiện và nhanh chóng. Việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là do những lí do cụ thể sau: - Do yêu cầu của thực tế: Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và nhiều tổ chức kinh tế khác. Khi ra nhập WTO, chúng ta đã có những cam kết đa phương, cam kết về thuế nhập khẩu và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đồng thời Việt Nam còn tham gia Hiệp định chung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia Công ước Kyoto; thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT nhằm tạo ra một hệ thống xác định trị giá hải quan thống nhất phù hợp với các cam kết quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã tham gia. Với những cam kết, ưu đãi về thuế quan như vậy, Việt Nam đã thu hút và thúc đẩy hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển. Số lượng thương nhân tham gia xuất nhập khẩu ở nước ta ngày một tăng, khối lượng hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ngày một nhiều tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ mà nếu không có sự cải cách mạnh mẽ, lực lượng hải quan khó có thể đáp ứng được yêu cầu. Hơn
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.019 nữa, Việt Nam đã ra nhập tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ năm 1993, xác định trị giá tính thuế trên cơ sở “trị giá giao dịch” theo hiệp định GATT, mở rộng phạm vi chống buôn lậu xuyên quốc gia, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, thực hiện quyền bảo hộ trí tuệ tại biên giới theo hiệp định TRIPS, luật mẫu của WCO về hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hải quan; tham gia các điều ước quốc tế, và tham gia vào Khung tiêu chuẩn an ninh thương mại của WCO... Vì vậy, các hoạt động nghiệp vụ hải quan phải từng bước thay đổi để tiến tới phù hợp với chuẩn mực hải quan quốc tế. Mặt khác, thời gian thông quan trung bình của Hải quan Việt Nam so với thời gian thông quan trung bình của Hải quan các nước trong khu vực hay trên thế giới là rất thấp. Dù đã có nhiều nỗ lực song Hải quan Việt Nam vẫn được đánh giá là chậm đổi mới. Thêm nữa, theo một số khảo sát (của WB), rất nhiều doanh nghiệp cho phản hồi rằng Hải quan là lực lượng thứ hai (sau cảnh sát giao thông) gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. - Do yêu cầu quản lý của nhà nước: Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta đang nỗ lực nâng cao vị thế của mình trong khu vực và quốc tế. Hoạt đông ngoại thương là một hoạt động rất quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Muốn tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương thì hiện đại hoá hải quan là một đòi hỏi tất yếu. Việc quản lý phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ... Cụ thể, thủ tục hải quan cần đơn giản, minh bạch, tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá trong giao dịch ngoại thương, thông quan hàng hoá nhanh, giảm thiểu chi phí giao dịch hải quan cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai... Vì thế, áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là một biện pháp đảm bảo công tác quản
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0110 lý Nhà nước về Hải quan một cách khoa học và hiệu quả nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế, cải cách hành chính trong tình hình mới. - Do xu thế tất yếu của thời đại: Từ 7/11/2007, nước ta đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và cũng đã là thành viên của nhiều tổ chức thương mại khác. Do vậy, hội nhập là điều tất yếu, là yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam muốn phát triển, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thời đại. Để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), qua các vòng đàm phán, Việt Nam phải cam kết một số vấn đề về lĩnh vực hải quan. Cụ thể như xác định trị giá hải quan theo quy định của WTO, đơn giản hoá thủ tục hải quan, các quy định về phí và lệ phí... Cùng với quá trình hội nhập, Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường, cắt giảm hàng rào thuế quan do vậy khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng rất nhanh nên buộc ngành Hải quan phải thay đổi dần phù hợp với những chuẩn mực Hải quan quốc tế, cần đơn giản hoá thủ tục Hải quan để phù hợp với yêu cầu quản lý Hải quan theo thông lệ quốc tế và phù hợp với sự vận động của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, thực tế đã cho thấy áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đốivớihàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu là côngcụchủyếu của phương thức quản lý hải quan hiện đại mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và áp dụng thành công để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và giao lưu thương mại. Bởi vậy, việc áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là một tất yếu mà nước ta cần áp dụng nếu muốn hiện đại hoá hải quan.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0111 1.2.3.Nội dung quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 1.2.3.1. Quy trình quản lý rủi ro Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện theo 4 bước: (1) xác định rủi ro, (2) phân tích đánh giá rủi ro, (3) xử lý rủi ro, (4) giám sát, đánh giá lại và đo lường, đánh giá tuân thủ. * Quy trình quản lý rủi ro: 1.2.3.1.1. Xác định rủi ro được thực hiện theo trình tự sau: Thu thập, phân tích thông tin và dữ liệu; xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng lĩnh vực rủi ro Nguồn thông tin phục vụ thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh bao gồm: Thôngtin vi phạmpháp luật Hải quantừ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành. Các vụ việc vi phạmpháp luật Hải quanđược pháthiệnvà xử lý tại các đơn vị ĐộiKiểm soátHải quan, chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu (sau đây gọi chung là chi cục Hải quan). (1) xác định rủi ro (2) phân tích thông tin, đánh giá rủi ro (3) xử lý rủi ro (4) Giám sát, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0112 Thông tin nghiệp vụ được khai báo, phản hồi từ các đơn vị nêu trên. Thông tin từ hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Thông tin về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế có liên quan. Thông tin về kết quả kiểm tra sau thông quan. Thông tin do các đơn vị chức năng cung cấp. Thông tin do Doanh nghiệp cung cấp. Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng. Các nguồn thông tin khác có liên quan. Nội dung thông tin cần thu thập bao gồm các vụ việc vi phạm, dấu hiệu vi phạm hoặc các sự việc, hiện tượng xảy ra không bình thường và cho thấy có khả năng tiềm ẩn vi phạm Pháp luật Hải quan (thông tin lien quan đến rủi ro). Các thông tin này được gắn với đối tượng quản lý là doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Khi thu thập thông tin liên quan đến rủi ro nêu trên cần lưu ý lựa chọn thu thập các chỉ tiêu thông tin liên quan, không giới hạn theo danh sách các chỉ tiêu thông tin được liệt kê dưới đây: Tên, mã số doanh nghiệp thực hiện hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Tên, mã số (nếu có) đối tác nước ngoài trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Tên, mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trị giá khai báo Hải quan. Tên, mã Quốc gia, khu vực là nơi xuất xứ hàng hoá nhập khẩu. Tên, mã Quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng hoá hpặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá vào Việt Nam.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0113 Tên, mã Quốc gia, khu vực nhập khẩu hàng hoá hpặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá từ Việt Nam. Tên, mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tên, mã địa điểm làm thủ tục Hải quan. Phương thức vận chuyển đóng gói hàng hoá. Phương thức thanh toán. Tuyến đường vận chuyển hàng hoá. Thông tin và chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà Nứớc, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Các thông tin khác có liên quan. Đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện quản lý rủi ro tại cấp Cục có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc Cục tổ chức thu thập thông tin từ tất cả các nguồn hiện có nêu trên và xây dựng các bảng dữ liệu về Doanh nghiệp, hàng hoá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm. Trên cơ sở thông tin thu thập, tiến hành rà soát, xác định các khả năng xảy ra vi phạm pháp luật hải quan trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh có liên quan đén doanh nghiệp hoặc hàng hoá đã thu thập nêu trên.Lập danh sách các đối tượng này theo các rủi ro sau đây: Tuân thủ quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế, khai hải quan, khai thuế và nộp thuế. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trị giá Hải quan. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Không khai hoặc khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0114 Xuất xứ hàng hoá. An toàn sức khoẻ cộng đồng. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hạn ngạch thuế quan. Tuân thủ quy định quá cảnh hàng hoá. Tuân thủ quy định chuyển tải hàng hoá. Chấp hành các quy định về kiểm tra, kiểm soát hải quan, thanh tra thuế. Các nguy cơ khác có liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu. Kết quả đầu ra của bước xác định rủi ro Rủi ro được xác định là gì, thuộc lĩnh vực rủi ro nào; Các dấu hiệu nhận biết rủi ro; Các nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm phát sinh rủi ro; Các đối tượng gây ra hoặc có liên quan đến việc nảy sinh rủi ro; Đơn vị hoặc Bộ phận đang thực hiện xử lý; Các biện pháp quản lý của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan đang được áp dụng. Báo cáo, phê duyệt đăng ký vào hồ sơ rủi ro Công chức làm công tác quản lý rủi ro kiểm tra, đối chiếu rủi ro được xác định với hồ sơ rủi ro hiện có: Trường hợp rủi ro này đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro (kể cả trường hợp đã thanh loại) thì đối chiếu các dấu hiệu và các yếu tố liên quan của rủi ro được xác định với rủi ro đang quản lý để xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc phục hồi hồ sơ đã đăng ký trước đây (đối với rủi ro thanh loại) và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Trườnghợp rủiro được xác địnhlà rủi ro mớipháthiện thì báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro theo mẫu MQLRRĐT-4và trìnhlãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0115 Người có thẩm quyền căn cứ vào đề xuất của công chức, xem xét tính xác thực của thông tin để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung, phục hồi hồ sơ đăng ký rủi ro hoặc phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro mới. 1.2.3.1.2. Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro. 1.2.3.1.2.1. Trên cơ sở danh sách rủi ro được xác lập, công chức quản lý rủi ro được tiến hành phân tích để xác định tần xuất, hậu quả và mức độ của rủi ro theo cách thức như sau: - Lựa chọn các trường dữ liệu từ bảng dữ liệu thu thập nêu trên có liên quan đến rủi ro cần phân tích. - Sử dụng công cụ Excel để thống kê xác định số lần (tần suất) cũng như thiệt hại (hậu quả) đã hoặc có thể xảy ra.tần suất và hậu quả được xác định theo 03 cấp độ: Cao, trung bình. thấp. - Kết hợp giữa tần suất và hậu quả để xác định mức độ của rủi ro theo bảng dưới đây: Bảng phân tích cấp độ rủi ro Khả năng xảy ra Hậu quả Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng Thường xuyên Rủi ro cao Rủi ro cao Rủi ro cao Thỉnh thoảng Rủi ro trung bình Rủi ro cao Rủi ro cao Ít khi Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao Trong thực tế có nhiều trường hợp công chức thực hiện phân tích rủi ro không có đủ dữ liệu để đưa ra các số liệu chính xác. Trong các trường hợp này, công chức phân tích có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để phán đoán khả năng và hậu quả mà rủi ro có thể gây ra; từ đó xác định mức độ của rủi ro. Tuy vậy việc phán đoán cần phải đảm bảo tính hợp lý, có độ tin cậy và được thực hiện trên những nhận định khách quan, nghiêm cấm mang tính định kiến cá nhân.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0116 - Công chức phân tích rủi ro sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định mức độ khả năng xảy ra: Mức độ Xảy ra Cao (3) Gần như chắc chắn sẽ xảy ra Trung bình (2) Có thể sẽ xảy ra Thấp (1) Có thể xảy ra nhưng ít khi Hậu quả của rủi ro: - Rất nghiêm trọng: mức độ cao (3); - Nghiêm trọng: mức độ trung bình (2); - Ít nghiêm trọng : mức độ thấp (1); + Công chức phân tích rủi ro có thể sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định tác động của rủi ro đối với các mục tiêu đặt ra: Mức độ Kết quả Cao Tổn thất lớn về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. Trung bình Tổn thất lớn ở mức độ vừa phải về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. Thấp Tổn thất nhỏ có thể chấp nhận được về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời quá trình phân tích rủi ro cần xác định được những nguyên nhân, điều kiện có thể làm dẫn đến tình huống vi phạm pháp luật hải quan (tình huống rủi ro) và các thông tin cụ thể cần thiết (chỉ số rủi ro) cho việc nhận diện ra tình huống vi phạm này.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0117 Ví dụ qua thông tin thu thập được cho thấy giá thịt bò nhập khẩu trong nước thấp hơn giá thịt bò trên thị trường thế giới, một số doanh nghiệp (chưa xác định) đang tìm cách nhập khẩu mặt hàng thịt bò và chế phẩm từ bò có xuất xứ từ các nước Anh, Đức có nguy cơ bị bệnh dịch bò điên bằng hình thức chuyển tải qua nước thứ ba (chẳng hạn như Philipin). Như vậy rủi ro được xác định ở đây là thịt bò và chế phẩm từ bò có nguy cơ bị bệnh dịch bò điên. Các chỉ số rủi ro giúp cho việc nhận diện ra tình huống rủi ro đó là: mặt hàng thịt bò, nhập khẩu có xuất xứ từ Anh, Đức hoặc chuyển tải (nhập khẩu) từ Philipin. 1.2.3.1.2.2. Đánh giá rủi ro: - Việc đánh giá rủi ro nhằm xác định mức độ ưu tiên cần xử lý đối với rủi ro.Quá trình đánh giá phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: + Mức độ rủi ro được xác định; + Yêu cầu cho việc quản lý đối với loại rủi ro này; + Các rủi ro đã xử lý trước đó; + Khả năng về nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả đối với rủi ro. - Lập danh sách thứ tự ưu tiên các loại rủi ro cần xử lý. - Lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ và đặc điểm của từng loại rủi ro. Ví dụ như mặt hàng tân dược nếu xác định có nguy cơ rủi ro về giấy phép hoặc gian lận về trị giá thì cần tập trung kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra sau thông quan. Nhưng nếu xác định rủi ro liên quan đến chất gây nghiện thì cần phải áp dụng kiểm tra hồ sơ và hàng hóa ngay thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Trong quá trình đánh giá rủi ro, công chức Hải quan cần vận dụng kiến thức và kinh nghiệm thực tế để đánh giá và đưa ra quyết định: có cần thiết kiểm tra hay không? Nếu cần kiểm tra thì biện pháp nào có hiệu quả nhất?
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0118 Đối với trường hợp qua đánh giá xác định không cần thiết phải kiểm tra trong thông quan thì có thể “chấp nhận rủi ro” để theo dõi tiếp hoặc chuyển sang kiểm tra sau thông quan. 1.2.3.1.3. Xử lý rủi ro. 1.2.3.1.3.1. Đề xuất biện pháp xử lý rủi ro Các cấp, đơn vị Hải quan thực hiện: - Cung cấp kịp thời những rủi ro được phát hiện trong quá trình tổng hợp và phân tích thông tin theo lĩnh vực được phân công; - Phân tích, đánh giá lại rủi ro đã được xác định theo định kỳ và cung cấp kết quả cho đơn vị quản lý rủi ro cùng cấp vào ngày 20 hàng tháng; đề xuất biện pháp xử lý,và đưa ra các chỉ dẫn nghiệp vụ. Trên cơ sở nội dung đề xuất của các đơn vị nghiệp vụ và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro của mình, đơn vị quản lý rủi ro tiến hành đánh giá lại: - Cấp độ rủi ro; - Mức độ ưu tiên xử lý rủi ro; - Tổ hợp dấu hiệu rủi ro; - Hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý; xem xét yếu tố về nguồn lực với kết quả đạt được; - Tác động ảnh hưởng dây chuyền; - Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với những rủi ro được ưu tiên xử lý; - Lựa chọn và đề xuất biện pháp xử lý đối với các rủi ro khác (quy định tại mục I của Quy chế). 1.2.3.1.3.2. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện xử lý rủi ro Kế hoạch xử lý rủi ro được thực hiện tại 02 cấp, đơn vị: - Đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục lập kế hoạch xử lý đối với rủi ro áp dụng tổng thể trong toàn ngành;
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0119 - Đơn vị quản lý rủi ro cấp Chi cục Hải quan điện tử lập kế hoạch xử lý đối với rủi ro trong phạm vi cấp Chi cục trên cơ sở thống nhất và đảm bảo thực hiện các nội dung theo kế hoạch của Tổng cục. Nội dung kế hoạch xử lý rủi ro: - Danh sách các rủi ro cần xử lý; - Biện pháp xử lý rủi ro dự kiến; - Các biện pháp, phương án hỗ trợ đảm bảo việc xử lý có hiệu quả; - Thời gian thực hiện xử lý rủi ro bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc; - Đơn vị hoặc công chức thực hiện; - Các điều kiện về phương tiện, trang thiết bị, kinh phí cần thiết; - Kế hoạch theo dõi, đánh giá kết quả xử lý và thực hiện báo cáo phản hồi thông tin. Lãnh đạo có thẩm quyền (quy định tại mục IV của Quy chế này) tại các cấp, đơn vị căn cứ cứ vào kế hoạch xử lý rủi ro do cán bộ, công chức báo cáo xem xét tính phù hợp, hiệu quả và yếu tố khả thi của kế hoạch để quyết định phê duyệt thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị quản lý rủi ro chuyển giao yêu cầu, phương án xử lý cho các đơn vị liên quan thực hiện. 1.2.3.1.3.3. Vận hành hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro được vận hành thông qua các hoạt động cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro và thông tin nghiệp vụ; hệ thống tích hợp xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân luồng đối tượng kiểm tra. Cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0120 Trên cơ sở hồ sơ rủi ro được phê duyệt, công chức vận hành hệ thống cập nhật tiêu chí quản lý rủi ro vào hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro theo mức độ và cấp độ áp dụng. Bao gồm 3 loại tiêu chí: - Tiêu chí lựa chọn đối với phương tiện vận tải và hàng hoá trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng; - Tiêu chí rủi ro áp dụng trong thông quan, bao gồm; + Tiêu chí lựa chọn; + Tiêu chí tính điểm rủi ro; + Tiêu chí ngẫu nhiên; + Tiêu chí ưu tiên; + Tiêu chí tuân thủ. - Tiêu chí lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, bao gồm; + Tiêu chí đánh giá tuân thủ; + Tiêu chí rủi ro áp dụng trong kiểm tra sau thông quan. Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro tích hợp, xử lý dữ liệu và đưa ra kết quả đánh giá, phân loại rủi ro; lựa chọn, phân luồng đối tượng kiểm tra: - Công chức vận hành hệ thống sau khi cập nhật dữ liệu, thực hiện thao tác phê duyệt trên hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro; - Hệ thống tự động tích hợp, xử lý dữ liệu điện tử trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin để xử lý các yêu cầu, dữ liệu và tham số cập nhật trong hệ thống; - Hệ thống tự động tiếp nhận và xử lý thông tin, dữ liệu khai báo để đưa ra kết quả đánh giá phân loại rủi ro và phân luồng kiểm tra; - Hệ thống đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ định hướng hoạt động kiểm tra trong hoạt động thông quan (trong trường hợp hồ sơ rủi ro có thể hiện) và kiểm tra sau thông quan.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0121 1.2.3.1.3.4. Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro Triển khai biện pháp phòng ngừa: + Đơn vị được phân công chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, thông qua các hình thức sau: - Tổ chức hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp; -Pháthànhtờ rơi, sáchbáo vàthôngquacác phươngtiệnthôngtinđạichúng; - Các hình thức trao đổi, giải đáp trực tiếp qua đường dây nóng, Website, hộp thư điện tử; - Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp về pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan và các quy định của Hải quan để nâng cao khả năng tự quản lý của doanh nghiệp. + Đơn vị quản lý rủi ro tiến hành thông báo cho doanh nghiệp những dấu hiệu rủi ro, những nguy cơ đối với việc tuân thủ của doanh nghiệp, trong trường hợp cần thiết, đơn vị quản lý rủi ro có thể hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tự xử lý các tình huống rủi ro hoặc tự chấm dứt các hoạt động có dấu hiệu dẫn tới vi phạm. + Thông qua quy trình quản lý rủi ro, đơn vị quản lý rủi ro cần xác định những rủi ro đến từ hệ thống chính sách, pháp luật và quy trình thủ tục để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc có biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời. Đồng thời xác định những lĩnh vực có rủi ro cao hoặc những lĩnh vực quan trọng để tập trung hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm ngăn ngừa những rủi ro có thể xuất hiện. Các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa rủi ro - Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy chế;
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0122 - Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quy chế; - Biện pháp phát hiện, xử lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan; - Biện pháp sử dụng nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện đối tượng có tiềm ẩn rủi ro cao; - Công chức làm công tác quản lý rủi ro sử dụng chức năng phân tích, theo dõi, đánh giá của hệ thống quản lý rủi ro để lập danh sách doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để theo dõi, phát hiện và ngăn chặn vi phạm, bao gồm: - Doanh nghiệp có rủi ro cao nhưng qua nhiều lần kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ) không phát hiện vi phạm; - Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm; - Doanh nghiệp vi phạm nhiều lần. - Công chức đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh nghiệp cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để chuyển giao cho đơn vị kiểm soát cùng cấp; - Đơn vị quản lý rủi ro có trách nhiệm thường xuyên thu thập thông tin phản hồi về quá trình theo dõi, đánh giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong danh sách cần áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát. 1.2.3.1.4. Giám sát, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích Cục hải quan tỉnh cần bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi đánh giá hiệu quả áp dụng của tiêu chí phân tích cập nhật trên hệ thống quản lý rủi ro. Đối với Cục Hải quan tỉnh có khối lượng công việc không lớn, có thể giao cho công chức quản lý hệ thống quản lý rủi ro kiêm nhiệm việc theo dõi, đánh giá hiệu quả tiêu chí phân tích.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0123 Việc theo dõi, đánh giá hiệu quả của tiêu chí phân tích được thực hiện như sau: - Kiểm tra hiệu lực áp dụng của tiêu chí tại các chi cục Hải quan. Nếu phát hiện lô hàng có chỉ số rủi ro tương ứng nhưng không bị điều chỉnh bởi tiêu chí phân tích thì kiểm tra nguyên nhân của của hiện tượng trên. Nguyên nhân có thể là do các trường hợp sau: + Việc thiết lập hoặc cập nhật tiêu chí không hợp lệ, do chỉ số không phù hợp hoặc các thao tác cập nhật không đúng. Đối với trường hợp này có thể kiểm tra đối chiếu chỉ số rủi ro được cập nhật và cách thức cập nhật. + Chi cục Hải quan (nơi tiêu chí không có hiệu lực áp dụng) không cập nhật kịp thời phiên bản mới nhất của hệ thống quản lý rủi ro vào hệ thống nghiệp vụ của chi cục. - Theo dõi, tổng hợp tình hình phân luồng của hệ thống và kết quả kiểm tra đối với các lô hàng đã được lựa chọn kiểm tra theo tiêu chí đã phân tích, theo các nội dung sau: Số lượng lô hàng được lựa chon theo tiêu chí; Số lượng, tỷ lệ lô hàng phát hiện vi phạm từ lựa chọn theo tiêu chí so với số lượng các trường hợp được lựa chọn; Số lượng, tỷ lệ các trường hợp lô hàng được lựa chọn, nhưng chi cục Hải quan chuyển luồng, làm rõ lý do chuyển luồng. - Những trường hợp sau đây sẽ được đánh giá là việc áp dụng tiêu chí phân tích không có hiệu quả: Tiêu chí thiết lập trùng lặp với các tiêu chí khác do cùng một đơn vị cập nhật; Không có lô hàng được lựa chọn đánh giá trong thời gian hiệu lực áp dụng của tiêu chí;
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0124 Số lượng lô hàng bị lựa chọn nhiều nhưng không phát hiện vi phạm hoặc tỷ lệ vi phạm được phát hiện dưới 20%; Chi cục Hải quan chuyển luồng nhưng không có lý do chính đáng. Công chức theo dõi, đánh giá tiêu chí đề xuất loại bỏ nhưng tiêu chí hết hiệu lực, tiêu chí không có hiệu quả hoặc điều chỉnh, bổ sung tổ hợp rủi ro phù hợp với thực tế áp dụng quản lý rủi ro. Việc đề xuất loại bỏ, điều chỉnh bổ xung tiêu chí phân tích được thực hiện và do người có thẩm quyền phê duyệt áp dụng tiêu chí phê duyệt loại bỏ. 1.2.3.2. Trình tự xây dựng, quản lý và ứng dụng một hồ sơ rủi ro: 1.2.3.2.1. Xây dựng hồ sơ rủi ro Xác lập hồ sơ + Thông tin, dữ liệu về rủi ro Trên cơ sở kết quả xác định rủi ro, các thông tin, dữ liệu về rủi ro được thu thập tại bước 1 của quy trình quản lý rủi ro, công chức quản lý rủi ro cập nhật các thông tin dữ liệu về rủi ro, trong đó phản ánh chi tiết các nội dung về: - Rủi ro được xác định là gì, xảy ra ở đâu và như thế nào; - Đầu mối phát hiện: phát hiện qua hoạt động, biện pháp nào; - Nguyên nhân, điều kiện và mục đích làm nảy sinh rủi ro; - Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro; - Các dấu hiệu rủi ro; - Các thông tin về khả năng, hậu quả, tác động ảnh hưởng (nếu có). + Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro Kiểm tra, đối chiếu để xác định các cơ sở làm căn cứ cho việc xác lập hồ sơ rủi ro, bao gồm: - Rủi ro đã được phát hiện và đăng ký trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro chưa?
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0125 - Xem xét rủi ro với các rủi ro tương tự trong hồ sơ dữ liệu về rủi ro để xác định lĩnh vực và phân nhóm rủi ro; - Thông tin mô tả về rủi ro có đầy đủ và xác thực hay không? Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro bao gồm: - Có thông tin để xác định tính xác thực của rủi ro; - Rủi ro được xác định phải cụ thể, không chung chung; - Rủi ro gây cản trở đến mục tiêu quản lý của ngành Hải quan; - Rủi ro được xác định là rủi ro mới phát hiện, chưa đăng ký trong hồ sơ rủi ro hoặc là rủi ro đã được phát hiện, trước đây đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro những sau đó đã thanh loại. + Báo cáo, phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro - Công chức quản lý rủi ro lập báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro. Nội dung báo cáo cần nêu rõ: - Thông tin, dữ liệu đã được thu thập (như nêu trên); - Rủi ro được xác định thuộc phân nhóm, lĩnh vực rủi ro nào; - Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro; - Đề xuất kế hoạch phân tích, đánh giá rủi ro; bao gồm: + Nguồn thông tin, dữ liệu cần thu thập bổ sung về rủi ro; + Biện pháp thu thập thông tin; + Phương pháp phân tích rủi ro; + Công chức thực hiện; + Thời gian thực hiện và hoàn thành. - Phê duyệt và đăng ký rủi ro - Sau khi lập báo cáo, công chức quản lý rủi ro trình lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại Mục IV phê duyệt báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro. - Lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt báo cáo;
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0126 - Công chức quản lý rủi ro đăng ký rủi ro. Sổ đăng ký rủi ro do đơn vị quản lý rủi ro cấp, theo dõi và quản lý. Cập nhật kết quả phân tích, đánh giá vào hồ sơ rủi ro + Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, công chức tiến hành cập nhật các thông tin được phân tích đánh giá vào hồ sơ rủi ro, bao gồm: - Các đối tượng làm nảy sinh rủi ro hoặc có liên quan đến rủi ro; - Bản chất, nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh rủi ro; - Xác định mức độ khả năng của rủi ro; - Xác định mức độ hậu quả của rủi ro; - Xác định cấp độ của rủi ro; - Các biện pháp kiểm soát đang áp dụng và hiệu quả; - Phân loại rủi ro chấp nhập / không chấp nhận; - Xếp loại ưu tiên xử lý; - Tập hợp các dấu hiệu của rủi ro; - Thiết lập bản mô tả rủi ro trên cơ sở tổ hợp các dấu hiệu rủi ro có tính chất đặc trưng cho rủi ro; + Ghi nhận phương án xử lý rủi ro; + Phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của biện pháp lựa chọn; + Kế hoạch hành động xử lý rủi ro. 1.2.3.2.2. Quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro. * Quản lý hồ sơ rủi ro: - Hồ sơ rủi ro được quản lý thống nhất trong toàn ngành, đơn vị quản lý rủi ro tại từng cấp thực hiện việc quản lý hồ sơ rủi ro ở cấp mình; - Hồ sơ rủi ro được quản lý theo số đăng ký đối với từng rủi ro cụ thể tại từng cấp; - Hồ sơ rủi ro được lưu trữ dưới dạng tài liệu giấy hoặc dữ liệu cập nhật trong máy tính;
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0127 - Định kỳ hàng năm, đơn vị quản lý rủi ro cấp Tổng cục tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hồ sơ rủi ro. * Ứng dụng hồ sơ rủi ro. - Hồ sơ rủi ro là kết quả của việc xác định và đánh giá thực trạng rủi ro trong các lĩnh vực quản lý hải quan, bao gồm: - Xác định và mô tả được tất cả các rủi ro tồn tại trong trong các lĩnh vực quản lý hải quan; - Phân tích thông tin, xác định các rủi ro tiềm ẩn có khả năng xảy ra từ việc thay đổi môi trường quản lý rủi ro; - Phân loại, tập trung nguồn lực để xử lý đối các rủi ro cao; đồng thời là căn cứ cho việc chấp nhận đối với các rủi ro thấp, ít nghiêm trọng. Hồ sơ rủiro cungcấp côngcụcho việc nhậnbiết, lựachọnrủiro thôngqua: - Các dấu hiệu rủi ro được mô tả trong hồ sơ rủi ro; - Các tổ hợp đăng ký rủi ro được thiết lập trên cơ sở những dấu hiệu rủi ro mang tính đặc trưng. Hồ sơ rủi ro là căn cứ cho việc áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro - Căn cứ vào hồ sơ rủi ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro đề xuất áp dụng các biện pháp sau: - Xây dựng các chương trình quản lý rủi ro theo mục tiêu, phạm vi và mức độ áp dụng; - Xây dựng và triển khai các chương trình tuân thủ tự nguyện; - Thực hiện đo lường và đánh giá tuân thủ; - Áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro bắt buộc; + Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hoá trong giai đoạn thông quan (thông qua hệ thống tự động hoặc các văn bản chỉ đạo, định hướng quản lý rủi ro); + Kiểm tra sau thông quan;
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0128 + Áp dụng các biện pháp kiểm soát hải quan để tiến hành giám sát, điều tra hoặc tổ chức đấu tranh ngăn chặn; + Xây dựng và triển khai thực hiện các phương án; phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn; + Không áp dụng cơ chế ưu đãi đối với các đối tượng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) hoặc những lĩnh vực có rủi ro cao. - Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro được ghi nhận trong hồ sơ rủi ro, công chức làm công tác quản lý rủi ro có thể đưa ra các định hướng và yêu cầu nghiệp vụ áp dụng trong các biện pháp xử lý đối với rủi ro cụ thể. 1.2.3.2.3. Theo dõi, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh, thanh loại hồ sơ rủi ro: - Theo dõi, đánh giá: Thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng; xác định những rủi ro còn lại sau khi xử lý, phát hiện những rủi ro mới để điều chỉnh hoặc có bổ sung kịp thời. - Bổ sung, điều chỉnh, thanh loại, hoàn thiện hồ sơ rủi ro được thực hiện trong các trường hợp sau: + Điều chỉnh cấp độ của rủi ro: tăng, giảm; + Đề xuất điều chỉnh biện pháp xử lý rủi ro phù hợp; + Bổ sung/loại bỏ chỉ số rủi ro mới trong tổ hợp rủi ro; + Phát hiện, đăng ký rủi ro mới được xác định; + Thanh loại hồ sơ đối với những rủi ro được xác định là thấp hoặc không còn tồn tại; + Lưu trữ hồ sơ rủi ro theo chế độ quy định để phục vụ việc nghiên cứu, phân tích các rủi ro tương tự hoặc để tái sử dụng. 1.2.3.2.4. Biểu mẫu hồ sơ rủi ro: Việc xây dựng và quản lý hồ sơ rủi ro được thực hiện theo biểu mẫu thông nhất trong toàn ngành, bao gồm:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0129 - Báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro: Áp dụng khi xác lập hồ sơ rủi ro trình lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. - Phiếu đăng ký rủi ro: Áp dụng đăng ký rủi ro để theo dõi quản lý. - Báo cáo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro: Báo cáo nội dung kết quả phân tích, đánh giá rủi ro. - Kế hoạch xử lý rủi ro: Áp dụng khi xây dựng và báo cáo phương án kế hoạch xử lý rủi ro. - Chỉ dẫn dấu hiệu rủi ro: Chỉ dẫn các rủi ro định hướng hoạt động phân tích rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp. - Báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá rủi ro.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0130 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN KCN BẮC THĂNG LONG 2.1. Khái quát về Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 24/12/2002, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 160/2002/QĐ-BTC về việc thành lập Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long trên cơ sở Đội thủ tục hải quan Bắc Thăng Long, trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Ngày 24/02/2003, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 29 và 33/QĐ-TCCB quy định về tổ chức, biên chế và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Theo đó, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long có 03 Đội công tác gồm Đội Tổng hợp, Đội Nghiệp vụ và Đội quản lý Kho ngoại quan với tổng quân số là 23 cán bộ, công chức (Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng, 02 Đội trưởng, 03 Phó Đội trưởng và 16 công chức). Chi cục có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào Khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận theo quy định của pháp luật. Ngày 21/12/2007, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã ký quyết định số 624 và 625/QĐ-HQHN-TCCB về việc thành lập Đội quản lý các doanh nghiệp chế xuất và Đội quản lý thuế thuộc Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0131 đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các Khu công nghiệp trong đó có Khu công nghiệp Thăng Long. Các Khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Chi cục tiếp tục mở rộng và phát triển. Cùng với việc tăng thêm các Đội trực thuộc, bộ máy quản lý hành chính tại Chi cục cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện cả về lượng và chất. Từ bộ máy gồm 03 Đội công tác năm 2003, đến nay để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập, tổ chức bộ máy Chi cục đã tăng lên 05 Đội công tác với biên chế gồm 53 cán bộ, công chức và hợp đồng lao động (Chi cục trưởng, 04 Phó Chi cục trưởng, 05 Đội trưởng, 11 Phó Đội trưởng và 32 công chức, hợp đồng lao động). Về tổ chức Đảng, từ cơ cấu ban đầu là Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cục Hải quan thành phố Hà Nội hiện nay tổ chức đảng Chi cục đã được nâng cấp thành Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội (Tháng 4 năm 2010, Đảng bộ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội được nâng cấp thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành uỷ Hà Nội). Hiện nay, Đảng bộ Chi cục có 05 Chi bộ trực thuộc với 35 đảng viên. Chi Đoàn thanh niên có 15 đoàn viên. Công đoàn bộ phận với 100% cán bộ, công chức là đoàn viên. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển, hội nhập, thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 thực hiện mô hình quản lý hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ hải quan của các nước tiên tiến trong khu vực, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trước mắt tập trung: - Triển khai thành công việc Hệ thống VNACCS/VCIS. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đảm bảo rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường thuận lợi
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0132 nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn quản lý. - Kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực đảm bảo hoạt động của Chi cục đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. Sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn phù hợp, đồng thời chú trọng việc giáo dục chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cũng như công chức thừa hành. - Áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, hiệu quả trong các khâu nghiệp vụ hải quan cả trước, trong và sau thông quan. - Hiện đại hóa thu nộp NSNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng; bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước. - Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho bộ máy hoạt động. Tích cực đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu công tác nghiệp vụ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long 2.1.2.1Cơcấu tổ chức bộ máycủa chi cục hải quan KCN Bắc Thăng Long Cơ cấu tổ chức hiện tại của Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long gồm: Lãnh đạo Chi cục và 05 Đội công tác, cụ thể: - Lãnh đạo Chicục:05 đồngchí (Chicục trưởngvà04Phó Chicục trưởng) - Các Đội công tác: + Đội Tổng hợp (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng) + Đội Nghiệp vụ (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng) + ĐộiQuản lý các doanhnghiệp chếxuất(Độitrưởngvà 03 Phó Độitrưởng) + Đội Quản lý thuế (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng) + Đội Quản lý Kho ngoại quan (Đội trưởng và 02 Phó Đội trưởng)
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0133 - Ngoài ra, Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long còn có 01 đồng chí Phó Đội trưởng Đội Tổng hợp chuyên trách làm công tác Đảng. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Nguồn: Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Bắc Thăng Long 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long là đơn vị trực thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội, có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quỷ lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận theo quy định của pháp luật, tổ chức thu thuế XNK và thu khác, đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Phần lớn doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Phó Chi cục trưởng Đội Tổng hợp Chi cục trưởng Đội Nghiệp vụ Đội quản lý các doanh nghiệp chế xuất Đội quản lý thuế Đội quản lý kho ngoại quan
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0134 doanh nghiệp chế xuất và chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp là nhập nguyên liệu để sản xuất, gia công sản phẩm xuất khẩu và có một phần nhỏ tiêu thụ trong nước. Hiện nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thăng Long và các khu công nghiệp lân cận tiếp tục được mở rộng quy mô. Cùng với chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ và thành phố Hà Nội, Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 2.1.3. Các hình thức đã được khen thưởng 1. Danh hiệu thu đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định. 2010 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1097/QĐ-BTC ngày 16/05/2011 2011 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1336/QĐ-BTC ngày 29/05/2012 2013 Cờ thi đua của UBND TP Hà Nội QĐ số 995/QĐ-UB ngày 18/02/2014 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2009- 2011 Bằng khen QĐ số 1356/QĐ - TTG, ngày 24/09/2012 của Thủ tướng chính phủ. 2011 Băng khen QĐ số 1949/QĐ - BTC, ngày 15/08/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0135 2.2. Quy trình thực hiện quản lý rủi ro tại Chi cục hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long Chi cục hải quan Bắc Thăng Long đang áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong thông quan hàng hóa của Tổng cục hải quan từ ngày 01/01/2006 gồm 4 bước như sau: 2.1.1 Thiết lập bộ tiêu chí quản lý rủi ro Tổng cục Hải quan xây dựng bộ tiêu chí rủi ro của mình gồm 76 tiêu chí, chia thành 6 nhóm chính dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu thực tế, các thông tin rủi ro thu thập được của Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Kiểm tra thu thuế, Vụ Giám sát quản lý và các Cục hải quan địa phương. Nhómtiêu chí ưutiên: gồm 6 tiêu chí, tập trungưutiên các doanh nghiệp có kim ngạchxuất - nhập khẩu lớn, số thuế thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm cao vàcó ýthức tốtvề chấp hànhpháp luậthải quan. Các doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí trên sẽ được cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục hải quan và được hưởng tiêu chuẩnưu tiên theo quyđịnh tại Nghị định 154/2005/NĐ-CPngày 15/12/2005 của ThủtướngChínhphủquyđịnhchi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.  Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp: gồm 46 tiêu chí nhằm phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mức độ chấp hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, loại hình xuất nhập khẩu thường xuyên và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của doanh nghiệp.  Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa: gồm 11 tiêu chí đánh giá, chủ yếu căn cứ vào nhóm hàng hóa có thuộc diện xuất nhập khẩu có điều kiện hay không và thuế suất của hàng hóa đó.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0136  Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ: gồm 3 tiêu chí, phân loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước ASEAN, các nước được hưởng ưu đãi thuế quan và các nước là trung tâm sản xuất, trung chuyển ma túy.  Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán: gồm 4 tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro trên các hình thức thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tiền mặt, bằng điện chuyển tiền hay thanh toán nhờ thu…  Nhóm tiêu chí đánh giá loại hình xuất nhập khẩu: gồm 6 tiêu chí đánh giá dựa trên các loại hình xuất, nhập khẩu, với mức độ rủi ro có thể xảy ra khác nhau như hàng kinh doanh, hàng xuất - nhập khẩu gia công, hàng chuyển khẩu, tạm nhập - tái xuất… Mỗi tiêu chí được xây dựng trong bộ tiêu chí rủi ro trên ứng với một mức điểm rủi ro nhất định. Khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, căn cứ vào thông tin thu thập được,kếthợp vớinộidungkhai báo củadoanhnghiệp,máytính hoặc cán bộ tiếp nhận (đối với những đơn vị hải quan chưa được cài đặt phần mềm đánhgiá rủi ro)đánhgiá rủi ro của doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu dựa trên mức điểm rủi ro đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro được đánh giá sẽ có hình thức kiểm tra thực tế lô hàng xuất, nhập khẩu thích hợp. Ngoài ra, để phân tích rủi ro được chính xác, Tổng cục Hải quan đã phân loại Bộ tiêu chí quản lý rủi ro của mình thành các tiêu chí rủi ro động, tiêu chí rủi ro tĩnh để kiểm tra. Tiêu chí động (Dynamic parameters): là những tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao và phải kiểm tra hải quan. Tiêu chí động dựa trên các thông tin trinh sát, tình báo, thông tin về doanh nghiệp xấu hoặc qua phân tích xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0137 trên thực tế được lưu trong kho cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, tập trung vào các vấn đề:  Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;  Thông tin cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp;  Thông tin mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân;  Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hoá, xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Khi doanh nghiệp đến làm thủ tục, trên cơ sở kết hợp với các tiêu chí doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin cơ quan hải quan có được, để xác định khả năng vi phạm pháp luật và bước đầu đưa ra hình thức kiểm tra thực tế lô hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp độ: Cấp Tổng cục Hải quan: do các Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Giám sát và quản lý, Vụ Kiểm tra thu thuế và Cục kiểm tra sau thông quan phối hợp xây dựng trong kho dữ liệu của Tổng cục và được nối mạng tới các vị trí làm thủ tục hải quan và có tác dụng trong toàn ngành. Cấp Cục hải quan các tỉnh, thành phố: được xây dựng và chỉ có tác dụng trong phạm vi quản lý của Cục hải quan địa phương đó. Cục hải quan địa phương phối hợp giữa các tiêu chí được xây dựng ở cấp Tổng cục với các tiêu chí do Cục xây dựng để tổng hợp thành bộ tiêu chí chung, là cơ sở cho các Chi cục hải quan trực thuộc thực hiện. Tiêu chí tĩnh (Fixed parameters): là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách áp dụng các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quan thu thập, phân tích .
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0138 Tiêu chí tĩnh xác định trước khả năng xảy ra rủi ro (pre-determined risk values) dựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do hải quan thu thập, được đánh giá định kỳ và cập nhật cho các Cục, Chi cục hải quan địa phương sử dụng. Khi cán bộ hải quan tại khâu đăng ký nhập tờ khai hải quan (hoặc cập nhật bằng phương thức khai điện tử) vào hệ thống máy tính, máy tính sẽ trợ giúp cán bộ hải quan trong việc kiểm tra đối chiếu giữa các tiêu chí trên tờ khai với tiêu chí tĩnh và tính toán để xác định mức độ rủi ro theo công thức toán học có sẵn để đưa ra điểm rủi ro chung, là căn cứ để xác định mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa. 2.1.2. Phân tích và xác định mức độ rủi ro * Sơ đồ các bước tiến hành xác định rủi ro của một lô hàng: Tham số động Tha m số tĩnh Kiểm tra hàng hóa Miễn kiểm tra hàng hóa Kiểm tra chi tiết hồ sơ Luồng đỏ Luồng vàng Lựa chọn ngẫu nhiên Bước 1 Bước 2 Bước 3 Luồng xanh Kiểm tra sau thông quan Bước 4
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0139 Nguồn: Tổng cục Hải quan - Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2005 Bước 1: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí động Qua bước này có thể xác định được các thông tin như:  Doanh nghiệp được ưu tiên làm thủ tục hải quan (thông tin về các doanh nghiệp được cấp thẻ ưu tiên do chấp hành tốt pháp luật hải quan được cập nhật thường xuyên trong hệ thống máy tính truyền từ cơ quan Tổng cục Hải quan xuống các đơn vị địa phương)  Doanh nghiệp có được làm thủ tục hải quan hay không thông qua các thông tin về tình hình hoạt động (doanh nghiệp đang hoạt động bình thường hay đã bị giải thể, đóng cửa) và tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp (doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không)  Doanh nghiệp được ân hạn thuế hay không dựa vào thông tin về tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Nếu nợ thuế quá hạn theo quy định của pháp luật, các lô hàng làm thủ tục hải quan tiếp theo của doanh nghiệp sẽ không được tiếp tục hưởng thời gian ân hạn thuế.  Lô hàng có thuộc diện phải kiểm tra thực tế theo quy định của pháp luật hay không Bước 2: Xác định mức độ rủi ro thông qua nhóm các tiêu chí tĩnh: Đối với những lô hàng không thuộc diện ưu tiên và không phải kiểm tra thực tế đã xác định ở bước 1, thông tin về lô hàng tiếp tục được tính toán mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chí rủi ro tĩnh. Cụ thể như sau: Dựa trên tiêu chí khai báo của doanh nghiệp, đối chiếu với cơ sở dữ liệu các đối tượng rủi ro đã được tính toán trước (thông tin được truyền từ Tổng cục Hải quan xuống các đơn vị địa phương), hệ thống máy tính sẽ tự động tính mức độ rủi ro của từng tiêu chí. Mức độ rủi ro tổng thể của tập hợp tất cả
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0140 các tiêu chí tĩnh tương ứng với một lô hàng cụ thể được tính toán dựa trên công thức sau:   n i ikK 1   n i ii rkR 1 * Trong đó: + R: mức độ rủi ro tổng thể + ri: mức độ rủi ro ước lượng của từng đối tượng + K: Tổng trọng số (là một hằng số) + ki: trọng số tương ứng với từng tiêu chí rủi ro + n = 6: tổng số nhóm tiêu chí đã được đề cập ở trên. Trọng số ki thể hiện mức độ bao trùm của các đối tượng rủi ro, có thể thay đổi ở cấp Tổng cục Hải quan. Việc thay đổi dựa trên cơ sở thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra sau khi áp dụng công thức tính toán này. Ví dụ, nếu xác định yếu tố rủi ro doanh nghiệp là bao trùm thì trọng số rủi ro tương ứng với nó là cao nhất dẫn tới điểm số rủi ro chung đối với lô hàng tăng nhanh khi mức độ rủi ro doanh nghiệp cao. Tương tự như với các tiêu chí rủi ro khác. Mức độ rủi ro ri được tính toán, ước lượng trước theo nguyên tắc: mức độ rủi ro được đánh giá theo phương pháp cho điểm, cụ thể như sau: * Nhóm tiêu chí đánh giá phân loại doanh nghiệp:  Tiêu chí ưu tiên cho điểm âm (-) để ưu đãi giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan trong thời gian 02 năm (hoặc có số lượng từ 1000 tờ khai/năm trở lên): -20 điểm.  Các tiêu chí rủi ro của doanh nghiệp: mức điểm cho đối với từng tiêu chí từ 3 đến 80 (tuỳ theo mức độ rủi ro của từng tiêu chí). * Các nhóm tiêu chí khác cho điểm theo 03 mức: rủi ro cao: 03 điểm, rủi ro trung bình: 02 điểm, rủi ro thấp: 01 điểm.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0141 Ngoài ra, bằng các công cụ phân tích rủi ro chung như phân tích tỷ số, phân tích chuỗi thời gian, phân tích hồi quy và phân tích tương quan… ,cơ quan hải quan so sánh kết quả đánh giá rủi ro thu được với định mức trung bình của rủi ro có thể chấp nhận được để nhận biết đối tượng có tiềm năng rủi ro cao, các yếu tố bất thường phát sinh và phân lô hàng vào một trong các hình thức kiểm tra sau: Lô hàng thuộc diện kiểm tra thực tế (luồng đỏ) Lô hàng thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng vàng) Chuyển qua bước 3 xác định lô hàng kiểm tra ngẫu nhiên Bước 3: Những lô hàng không thuộc diện 1 và 2 trong bước 2 ở trên sẽ được lấy ngẫu nhiên theo hàm toán học. Kết quả ở bước này sẽ lựa chọn và tiếp tục phân loại các lô hàng thành 2 diện: Lô hàngkhôngphảikiểmtrathực tếvàkiểmtrachitiếthồ sơ (luồngxanh) Lô hàng thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Tiêu chí lấy ngẫu nhiên lô hàng để kiểm tra (Random parameters): thông qua hàm toán học đã được xây dựng và cài đặt sẵn trong máy tính, hệ thống máy tính sẽ tự động lọc tờ khai phát sinh trong ngày tại đơn vị làm thủ tục hải quan và đưa ra lô hàng phải kiểm tra thực tế một cách ngẫu nhiên. Tại mỗi đơn vị có thể số lượng lô hàng phải kiểm tra khác nhau, tiêu chí lựa chọn cũng khác nhau, tùy theo tình hình thực tế, nhưng tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên không quá 5% tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan trong ngày và tỉ lệ hàng hóa kiểm tra không quá 5% lô hàng phải kiểm tra thực tế. Bước 4: Hàng hóa sau khi thông quan sẽ được tiến hành kiểm tra sau thông quan để đánh giá độ chính xác, tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, làm căn cứ để hiệu chỉnh lại mức độ rủi ro ước lượng ri và trọng số rủi ro ki cho nhữnglô hàng làm thủ tục hải quan sau.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0142 2.1.3. Xử lý rủi ro Căn cứ vào kết quả tính toán mức độ rủi ro do máy tính xác định, với mức điểm rủi ro cao thì rủi ro của lô hàng cũng bị đánh giá cao hơn và lô hàng sẽ được phân thành 3 diện:  Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra chi tiết hồ sơ (hàng hóa thuộc luồng xanh)  Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế và phải kiểm tra chi tiết hồ sơ (hàng hóa thuộc luồng vàng)  Hàng hóa phải kiểm tra thực tế (hàng hóa thuộc luồng đỏ) * Hànghóathuộcluồngxanh:dành cho các đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan, đượccấpthẻưutiên và chỉ phảichịusựkiểm tra về tínhđầyđủ, phù hợp về nộidungkhaibáo vớicác chứng từ có trong bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật, không phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa * Đối với hàng hóa thuộc luồng vàng, mặc dù không thuộc diện phải kiểm tra thực tế như hàng hóa thuộc luồng đỏ, nhưng các cán bộ hải quan phải kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, căn cứ kê khai thuế theo quy định, và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan. * Hàng hóa thuộc luồng đỏ: gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Hàng hóa thuộc diện này ngoài việc
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0143 phải kiểm tra chi tiết hồ sơ như đối với hàng hóa luồng vàng còn phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa toàn bộ hay theo tỷ lệ, tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá và được thực hiện trực tiếp bởi các cán bộ hải quan được phân công kiểm hóa. 2. 3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại 2.3.1 Các kết quả đạt được * Quy trình thủ tục hảiquan mới được đánh giá là hiện đại, phù hợp với quy định, chuẩn mực trong các công ước quốc tế nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách nước ngoài. Việc cải cách thủ tục theo hướng quản lý rủi ro đã mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, môi trường hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. * Năm 2013 - Hàng hóa xuất nhập khẩu: Số lượng tờ khai Kim ngạch XNK (USD) So với ước thực hiện năm 2013 Tổng số % so với cùng kỳ năm 2012 Tổng số % so với cùng kỳ năm 2012 Tờ khai Kim ngạch Xuất khẩu - Mậu dịch - PMD - Khác 69 305 100 97,2 100 3.594.125.207 1.314.588 112 320 106% 109% Nhập khẩu - Mậu dịch - PMD - Khác 94 315 100 3.379.889.265 118 109% 94%
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0144 - Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Làm thủ tục thực hiện hải quan điện tử là 163.620, tổng số tờ khai chiếm 99% với tổng kim ngạch là 6,974 tỷ USD. - Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan: + Tổng số tờ khai nhập kho ngoại quan: 3.222 tờ khai + Tổng số tờ khai nhập đối ứng từ kho ngoại quan: 12.375 tờ khai. + Tổng số tờ khai đã thanh khoản: 3.061 tờ khai. + Tổng số tờ khai chưa đến thời hạn thanh khoản: 1.014 tờ khai. + Tờ khai kho CFS: 2.337 tờ khai đóng ghép trong 349 container. Các mặt hàng chủ yếu là hạt nhựa, linh kiện máy in ..... * Công tác quản lý rủi ro: - Tổ quản lý rủi ro của chi cục đã tiến hành xây dựng hồ sơ doanh nghiệp: 174, hồ sơ rủi ro 36. - Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể: + 10 tiêu chí phân tích + 3 tiêu chí hồ sơ phúc tập ngay trong ngày - Số lượng tờ khai và tỷ lệ phân luồng Luồng xanh: 130.128 TK chiếm 79,53 % Luồng xanh điều kiện: 71 TK chiếm 0.0043 % Luồng vàng : 22.405 TK chiếm 13.7 % Luồng đỏ: 11.016 TK chiếm 6.765 % - Số lượng TK phân lường phát hiện có vi phạm: 173 trường hợp trong đó 114 trườnghợp lập biên bản chứng nhận xác nhận lại tên hàng, mã HS, theo kết quảphântích phân loại và kiểm tra thực tế hàng hóa; 59 trương fhowpj lập biên bản chứng nhận xác nhận lại ký mã hiệu, xuất xứ, đơn vị tính... - Lý do điều chỉnh luồng, kết quả xử lý với việc chuyển luồng: Một số trường hợp chuyển luồng do nợ C/O gốc, hàng nhập khẩu có giấy phép, hàng
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0145 tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chứng từ và khai báo chưa mô tả rõ hàng hóa cần chuyển luồng kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định chính xác. * Năm 2014 Trong năm 2014 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu: - Tổng số: 203.196 TK + Tổng số TK nhập khẩu: 110.113 TK + Tổng số TK xuất khẩu: 93.083 TK - Tổng kim ngạch XNK : 6.313.223.794 USD + Nhập khẩu : 2.934.248 USD + Xuất khẩu: 3.378.975.392 USD So với năm 2013 thì số TK tăng 39.566 TK - Năm 2014 chi cục đã thực hiện làm thủ tục cho 156.847 tờ khai điện tử trong đó : + Xuất khẩu là 73.362 TK + Nhập khẩu là 83.485 TK Về tỷ lệ phân luồng như sau: Luồng xanh: 112.715 TK chiếm 71,86 % Luồng vàng: 36.546 TK chiếm 23,3 % Luồng đỏ: 7586 TK chiếm 4,84 % - Tình hình thực hiện thủ tục tại kho ngoại quan: + Tổng số TK nhập kho ngoại quan: 3.335 TK + Tổng số TK nhập hàng từ kho ngoại quan: 11.806 TK + Tổng số TK đã thanh khoản: 3.544 TK; gia hạn 222 hợp đồng. + TK kho CFS: 1787 TK đóng ghép trong 298 container. * Công tác quản lý rủi ro:
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Sv: Phạm Minh Đoan Lớp: CQ50/05.0146 - Công tác quản lý rủi ro được chi cục quan tâm, thường cuyên cập nhập thông tin doanh nghiệp vào chương trình quản lý thông tin doanh nghiệp CI02 đúng thời gian quy định. - Chi cục tiến hành xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm được 25 hồ sơ rủi ro của các doanh nghiệp trọng điểm, thống nhất đưa 05 doanh nghiệp quản lý trọng điểm. - Tiến hành xây dựng tiêu chí chỉ số đánh giá hoạt động cụ thể: 10 tiêu chí phân tích. - Số lượng TK và tỉ lệ phân luồng kiểm tra thực tế: 7586 TK - Số lượng TK phân luồng phát hiện vi phạm: 80 trường hợp khai sai mã số, thuế suất lần đầu, 31 trường hợp áp lại mã số và đã ra quyết định ấn định thuế tăng thêm với tổng số tiền là 222.600.853 VND, không có trường hợp nào phải lập biên bản vi phạm hành chính. * Năm 2015 Trong năm 2015 đã đăng ký làm thủ tục cho TK xuất nhập khẩu: - Tổng số: 193.396 TK đạt 95,17 % so với cùng kỳ năm 2014 + Tổng số TK nhập khẩu: 82.687 TK + Tổng số TK xuất khẩu: 110.709 TK - Tổng kim ngạch XNK : 7.142.020.567,7 USD đạt 113,13 % so với cùng kỳ năm 2014 + Nhập khẩu : 2.958.797.910 USD + Xuất khẩu: 4.183.222.657,7 USD Về tỷ lệ phân luồng như sau: Luồng xanh: 146884 TK chiếm 75,95 % Luồng vàng: 39511 TK chiếm 20,43 % Luồng đỏ: 7001 TK chiếm 3,62 %