SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
LỒNG GHÉP GIỚI
VÀO CHƯƠNG TRÌNH,
SÁCH GIÁO KHOA
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nước CHXHCN Việt Nam
Ministry of Education and Training
S.R. Viet Nam
Tổ chức Giáo dục
Khoa học và Văn hoá
của Liên hợp quốc
United Nations
Education, Scientfic and
Cultural Organization
Sáng kiến Bình đẳng giới và Giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam:
“Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn”
Hà Nội, tháng 4/2016
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT
CT	 	 	 Chương trình
GDĐT		 Giáo dục và Đào tạo
GDMN	 Giáo dục mầm non
GDPT		 Giáo dục phổ thông
GDTH		 Giáo dục tiểu học
GPI		 	 Chỉ số bình đẳng giới
SGK	 	 Sách giáo khoa
THCS		 Trung học cơ sở
THPT		 Trung học phổ thông
UNESCO	 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá	
	 	 của Liên hợp quốc
MỤC LỤC
Trang
GIỚI THIỆU	 8
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 	 10
PHẦN I.
SỰ CẦN THIẾT LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CT, SGK GDPT	 13
1. 	 Bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở Việt Nam	 15
2. 	 Thực trạng lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT	 17
3. 	 Ý nghĩa của việc lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT mới	 23
4. 	 Vai trò của giáo dục và SGK trong thúc đẩy bình đẳng giới	 24
PHẦN II.
CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI
VÀO CT, SGK GDPT	 26
1. 	 Thế nào là lồng ghép giới?	 27
2. 	 Các cấp độ lồng ghép giới 	 28
3. 	 Các bước lồng ghép giới	 28
4. 	 Công cụ lồng ghép giới	 29
PHẦN III.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LỒNG GHÉP GIỚI
VÀO CT, SGK GDPT	 40
1. 	 Lưu ý chung khi thực hiện lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT	 41
2. 	 Lưu ý cụ thể khi thực hiện lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT	 43
PHẦN IV.
CÁC PHỤ LỤC	 49
Phụ lục 1. Góc nhìn giới trong một số SGK hiện hành của Việt Nam	 50
Phụ lục 2. Đề cương báo cáo kết quả phân tích giới	 63
Phụ lục 3. Tài liệu tham khảo/nguồn tham khảo	 66
GIỚI THIỆU
	 Trong khuôn khổ Sáng kiến của Bộ GDĐT và Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) về Bình đẳng giới và Giáo dục cho trẻ em
gái tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ
nữ vì một xã hội công bằng hơn”, Bộ phận thường
trực đổi mới CT, SGK GDPT thuộc Bộ GDĐT, với sự hỗ
trợ kỹ thuật của UNESCO và các chuyên gia tư vấn
đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn Lồng ghép giới vào
CT, SGK GDPT (Tài liệu hướng dẫn).
	 Tài liệu hướng dẫn này được biên soạn trong bối
cảnh Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện các Mục
tiêu phát triển bền vững (SDGs) về Giáo dục chất
lượng (Mục tiêu số 4) và Bình đẳng giới (Mục tiêu
số 5) giai đoạn 2015 - 2030 của Liên hợp quốc, cũng
như đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa
XIII về đổi mới CT, SGK GDPT và Quyết định số 404/
QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án đổi mới CT, SGK GDPT.
	 Các mẫu biểu và bảng kiểm trong Tài liệu hướng
dẫn này được chọn  lọc chủ yếu từ hai tài liệu “Thúc
đẩy bình đẳng giới trong giáo dục”(GENIA - UNESCO
2009) và “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua sách
giáo khoa - Hướng dẫn phương pháp luận”
(UNESCO 2009). Tài liệu hướng
dẫn cũng được hoàn thiện trên
cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp
của các đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng
sư phạm, các Sở GDĐT, Học viện Quản lý giáo dục,
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các Vụ/Cục liên
quan thuộc Bộ GDĐT tham dự hai khóa tập huấn
được tổ chức tại Hà Nội (ngày 07-08/12/2015) và
thành phố Hồ Chí Minh (ngày 09-10/12/2015) về
Lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT và Hội thảo tham
vấn ngày 26/01/2016 tại Hà Nội, cũng như ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, chuyên      	
    gia giáo dục và giới.
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG

	 Tài liệu hướng dẫn được chia thành 3 phần chính,
bao gồm:
	 Phần I. Sự cần thiết lồng ghép giới vào CT, SGK
GDPT.
	 Phần II. Các cấp độ, các bước và các công cụ
lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT.
	 Phần III. Một số lưu ý khi thực hiện lồng ghép
giới vào CT, SGK GDPT.
	 Ngoài ra, còn có các phụ lục để cung cấp thêm các
thông tin, ví dụ minh hoạ cụ thể, mẫu báo cáo kết quả
phân tích giới và danh mục các tài liệu tham khảo.
	 Mục tiêu của Tài liệu hướng dẫn này nhằm cung cấp
thông tin và trang bị một số kỹ năng cần thiết cho
các cán bộ trong ngành Giáo dục nói chung và các
thành viên Ban xây dựng CT, Ban biên soạn SGK, Hội
đồng quốc gia thẩm định CT, SGK nói riêng cách thức
nhận biết định kiến và khuôn mẫu giới tồn tại trong
CT, SGK hiện hành, để đưa ra các quyết định phù hợp,
đảm bảo tốt nhất việc lồng ghép giới
trong quá trình xây dựng CT, biên
soạn SGK mới và thẩm định CT, SGK
mới, cũng như trong quá trình dạy
học ở các cấp học của GDPT, giúp
tăng cường bình đẳng giới trong
CT, SGK GDPT của Việt Nam.
	 Tài liệu hướng dẫn này được
thiết kế theo hướng mở nên có
thể sử dụng một cách linh hoạt,
để các nội dung, hình ảnh minh
họa, bài học, bài tập và bài giảng
trong CT, SGK GDPT mới được
lồng ghép giới một cách linh
hoạt, hài hoà và hiệu quả.
10
1. 	 Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong
tất cả các mối quan hệ văn hoá, xã hội. Trong khi giới tính thường
là chỉ các đặc điểm sinh học, giới có thể thay đổi theo thời gian và
không gian, phụ thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thể. Các mối quan
hệ giới giữa nam và nữ có thể có nhiều khác biệt giữa các nền văn
hóa, tầng lớp, chủng tộc và khu vực địa lí.
2. 	 Giới tính là khái niệm chỉ những khác biệt về mặt sinh học giữa
nam và nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam và nữ.
Một người có thể là nam hoặc nữ bất kể chủng tộc, tầng lớp, tuổi
tác hoặc sắc tộc.
	 Tuy nhiên, ý nghĩa xã hội gắn liền với sinh học của một người có
thể khác nhau tuỳ thuộc vào dân tộc của họ. Một số người có thể
có đặc tính sinh học của cả hai phái, nam và nữ, bởi sự phức tạp
về mặt thể chất của họ.
3. 	 Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy tiềm năng  của mình cho sự phát
triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về
thành quả của sự phát triển đó.
4. 	 Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng
giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
5. 	 Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch về
đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Cụ thể là
nhận thức hoặc hình ảnh/đặc điểm bị nhìn nhận sai lệch có thể
mang tính tích cực (tạo nên những đặc tính có giá trị) hoặc tiêu
cực (tạo nên những đặc tính kém giá trị hoặc gây phản cảm).
6. 	 Góc nhìn giới hoặc lăng kính giới là việc nhìn nhận các sự việc/
vấn đề khác nhau có tính đến những khía cạnh về giới.
7. 	 Lồng ghép giới là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang
tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng
cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của
đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Giải thích thuật ngữ
GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
11
Giải thích thuật ngữ
8. 	 Lồng ghép giới vào CT, SGK được hiểu là quá trình và kết quả
thực hiện việc tích hợp các vấn đề giới vào chính sách, chiến lược,
CT, SGK, vào quá trình dạy và học ở nhà trường cả giáo dục chính
quy và giáo dục thường xuyên.
9.	 Cân bằng giới là sự thể hiện mang tính định lượng đại diện và
tham gia của hai giới. Cân bằng giới tuy là một bước cần thiết
nhưng chưa đủ để đạt được bình đẳng giới.
10.	 Công bằng giới là sự đối xử hợp lý với nam và nữ. Để đảm bảo
công bằng, cần có các biện pháp khắc phục những yếu tố bất lợi
về lịch sử và xã hội ngăn không cho phụ nữ và nam giới có vị thế
bình đẳng với nhau.
11.	 Khuôn mẫu giới là sự khái quát hoá về đặc điểm, tính cách và vai
trò của một nhóm người dựa trên giới tính của họ.
	 Nói cách khác, khuôn mẫu giới là một tập hợp các đặc điểm mà
một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam
giới hay nữ giới, ví dụ như “con gái thì yếu mềm” còn “con trai
thì mạnh mẽ” hoặc “đàn ông làm cảnh sát” còn “phụ nữ nội trợ”.
Khuôn mẫu giới làm hình thành định kiến giới và dẫn đến cách
nhìn sai lệch về một giới nào đó.  Khuôn mẫu giới tạo áp lực về sự
lựa chọn môn học, nghề nghiệp hay thể hiện sở thích, tiềm năng
của bản thân.
12. 	 Phân tích giới là quá trình xem xét tại sao có sự bất bình đẳng tồn
tại giữa nam giới và nữ giới, việc hình thành và duy trì sự bất bình
đẳng đó; sự bất bình đẳng giới gây nên những hệ quả gì cho cả nam
giới và nữ giới trong các tình huống và hoàn cảnh nhất định.
13. 	 Nhận thức giới là khả năng xác định và nhận thức được sự khác biệt
và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam giới và nữ giới.
14. 	Đáp ứng giới là việc xác định và nhận thức được sự khác biệt và
tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam giới và nữ giới, để
xây dựng các chính sách, sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu, khát
vọng, năng lực và đóng góp khác nhau của nam giới và nữ giới.
GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
12
15. 	Nhạy cảm giới là sự nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách
nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ
những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Nhạy cảm giới là hiểu và
ý thức được những sự khác biệt đó dẫn đến khác biệt giới về khả
năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng
lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.
16. 	Kỳ thị giới là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế dựa trên
vai trò và chuẩn mực về giới do văn hoá xã hội tạo nên mà ngăn
chặn một người được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Ví dụ
các em gái bị phân biệt đối xử khi không được khuyến khích học
những môn được cho là nam tính, chẳng hạn như cơ khí. Các em
trai có thể bị phân biệt đối xử theo cách tương tự khi họ bị trêu
chọc khi theo đuổi ngành học được cho là “nữ tính”, chẳng hạn
như điều dưỡng.
17.	 Bạo lực học đường trên cơ sở giới là mọi hình thức bạo lực (thể
hiện rõ ràng hoặc ngấm ngầm), bao gồm sự lo sợ bạo lực, xảy ra
trong môi trường giáo dục (bao gồm trong và ngoài trường, ví
dụ như trong khuôn viên trường, trên đường đến trường hoặc từ
trường về nhà, và trong các trường hợp khẩn cấp và xung đột)
gây ra hoặc có khả năng gây ra nguy hại về thể chất, tinh thần
hoặc tâm lý của trẻ (các em nam, nữ, liên giới tính và chuyển giới
với các xu hướng tính dục khác nhau). Tình trạng bạo lực học
đường trên cơ sở giới là hệ quả của các khuôn mẫu, vai trò hoặc
đặc điểm được gắn cho hoặc được mong đợi từ các em vì giới
tính hoặc bản dạng giới của trẻ. Tình trạng này còn có thể kết
hợp với việc cô lập hoặc các hình thức gây tổn thương khác.
18.	 LGBTI là viết tắt của: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính
nam), Bisexual (song tính), Transsexual/Transgender (hoán tính/
chuyển giới) và Intersex (liên giới tính).
Giải thích thuật ngữ
GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
SỰ CẦN THIẾT	
LỒNG GHÉP GIỚI
VÀO CHƯƠNG TRÌNH,	
SÁCH GIÁO KHOA	
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
PHẦN I
14
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
	 Giáo dục là một quyền con người của trẻ em gái và trẻ
em trai, phụ nữ và nam giới. Điều 26 của Tuyên bố toàn
cầu về quyền con người, được Đại hội đồng Liên hợp
quốc thông qua năm 1948 và Mục tiêu 5 của Các Mục
tiêu về Giáo dục cho mọi người (EFA) ghi rõ: “Đến năm
2005 loại bỏ được sự mất cân bằng giới trong giáo dục
tiểu học và trung học” và “Đến năm 2015 đạt được bình
đẳng giới trong giáo dục ở mọi cấp học”.
	 Theo Báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục cho mọi người năm
2012 và Viện Thống kê của UNESCO - UIS 2013, từ năm 1999 đến
năm 2010, số lượng các em gái bỏ học trong độ tuổi tiểu học
giảm đi một nửa và trong độ tuổi trung học đã giảm hơn một
phần ba. Cũng theo báo cáo này, trên toàn thế giới, có 101/161
nước đã đạt được cân bằng giới trong giáo dục tiểu học (GDTH) và
66/160 nước đã đạt được cân bằng giới trong giáo dục trung học
cơ sở (THCS). Thành tích học tập của trẻ em gái đã được cải thiện,
đôi khi còn cao hơn trẻ em trai về khả năng ghi nhớ, hoàn thành,
chuyển cấp học.  
	 Tuy nhiên, cũng theo báo cáo trên, thế giới vẫn còn có sự mất cân
bằng giới nghiêm trọng. Năm 2005, có 94/149 quốc gia không
đạt được mục tiêu cân bằng giới. Trẻ em không được đến trường
phần lớn là trẻ em gái, đặc biệt ở khu vực Nam và Tây Á. Người
lớn không biết chữ phần lớn là phụ nữ (trong số 781 triệu người
lớn không biết chữ, có tới 2/3 là phụ nữ) - một tỷ lệ không đổi
trong suốt 20 năm. Trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng, các em bị đối
xử bất lợi hơn trong giáo dục THCS, đặc biệt tại Đông Á và Thái
Bình Dương. Giáo dục là một nghề được nữ tính hóa, nhưng giáo
viên nữ chiếm phần lớn ở các cấp giáo dục bậc thấp, trong khi vị
15
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
trí quản lí trong các hệ thống giáo dục/trường học phần lớn lại do
nam giới đảm trách.
	 Phân tích từ Tài liệu tập huấn của UNESCO về nhạy cảm giới (2002)
cho thấy, hầu hết các chương trình giáo dục cơ bản còn xem nhẹ
vai trò phụ nữ và cho rằng điều đó là hiển nhiên, phụ nữ thường
được nhìn nhận như là những người thụ hưởng thụ động, các kỹ
năng truyền thống của nữ giới được xem là ít giá trị, không đáp
ứng được nhu cầu của thị trường. Tại gia đình, bố mẹ chưa quan
tâm đúng mực tới giáo dục dành cho trẻ em gái, ở nhiều nơi, trẻ
em gái thường phải ở nhà để làm việc nhà hoặc kiếm tiền cho gia
đình. Ở một số địa phương, còn quan điểm cho rằng trẻ em gái
được đi học sẽ có ít cơ hội lấy chồng và không đủ kỹ năng làm vợ
hoặc làm mẹ theo nghĩa truyền thống.
	 Ở môi trường học tập, vẫn còn những giáo viên ưu tiên trẻ em trai
trong giờ học. Chương trình và tài liệu học tập vẫn tồn tại quan
điểm phụ nữ là những người sống phụ thuộc và chỉ phù hợp với
công việc gia đình, có vị trí yếu thế hơn nam giới. Chương trình
giáo dục thường tập trung chủ yếu vào việc giáo dục trẻ em gái
thành những người vợ và người mẹ, không coi trọng vai trò của
phụ nữ như là những người làm kinh tế, hay nắm giữ các vị trí
quản lý quan trọng trong xã hội. Nội dung chương trình thiếu yếu
tố giới dẫn đến hạn chế năng lực của phụ nữ và không khuyến
khích nữ giới đặt câu hỏi về điều kiện sống của mình. Sách giáo
khoa thường bao gồm các khuôn mẫu về nam và nữ, vai trò, trách
nhiệm và giá trị của họ. Học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và các
bậc phụ huynh chưa ý thức được là có một số hình ảnh, nội dung
học tập mang tính kỳ thị giới.
1. 	 Bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở
Việt Nam
1.1.	Bình đẳng giới trong GDPT ở Việt Nam
	 Báo cáo quốc gia về giáo dục cho mọi người năm 2015 của Việt
Nam, cho thấy: Trong các chỉ tiêu vận động trẻ em nhập học thô,
tuyển sinh mới các cấp học từ mầm non đến tiểu học, THCS và xóa
mù chữ, chỉ số bình đẳng giới (GPI) qua tất cả các năm đều bằng
1,0 hoặc xấp xỉ 1,0, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Điều
16
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
đó chứng tỏ, tính chung cả nước, Việt Nam đã đạt được bình đẳng
giới trong việc thực hiện mục tiêu về tiếp cận giáo dục.
	 Tuy nhiên, xét  riêng ở góc độ đối tượng và vùng miền, vẫn còn
chênh lệch về giới ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế -  xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
như vùng tây Bắc, Tây Nguyên, Đông nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long.
	 Tỷ lệ giáo viên nữ các cấp học từ mầm non đến THCS đạt chuẩn
đào tạo rất cao, GPI bằng 1,0. Đến năm học 2012 - 2013, tỷ lệ giáo
viên là nữ trong tổng số giáo viên theo các cấp học giảm dần từ
mầm non đến cấp THPT, đạt 99,68% đối với GDMN, 52,57% đối với
giáo dục tiểu học, 33,20% đối với THCS và 27,14% đối với THPT
(Báo cáo quốc gia về Giáo dục cho mọi người, Bộ GDĐT, 2015).
	 Tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục là nữ trong tổng số cán bộ quản
lý giáo dục ở cấp tỉnh và cấp huyện đạt trung bình các năm là
29,7%. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã đạt được hầu hết các chỉ
tiêu đề ra về bình đẳng giới (Bộ GDĐT, 2014).
	 Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề về giới. Mặc dù tỷ lệ biết
chữ ở dân số độ tuổi 15 trở lên của nữ có tăng dần từ năm 2006
tới năm 2014, nhưng tỷ lệ này qua các năm đều thấp hơn nam.
	 Đáng chú ý là, càng ở cấp học lên cao (cao đẳng, đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ), tỷ lệ nữ sinh càng thấp. Tương tự, có sự mất cân đối rất rõ
ở tỷ lệ giáo viên nữ ở các bậc học, năm học 2012 - 2013 chỉ có 47%
giáo viên nữ ở các bậc học trung học chuyên nghiệp, đại học và sau
đại học.
	 Có biểu hiện phân biệt đối xử giới tính trong đầu tư cho giáo dục,
điều này thể hiện ở định mức chi giáo dục, đào tạo cho nữ thấp hơn
cho nam giới, cụ thể là trong kết quả Điều tra mức sống dân cư Việt
Nam năm 2012, mức chi bình quân cho giáo dục, đào tạo/1 người:
nam 4,236 triệu đồng, nữ 3,830 triệu đồng (bằng 88,5% so với
nam giới) (Tổng cục thống kê, 2012).
1.2.	Bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở Việt Nam
	 Bạo lực trên cơ sở giới trong các cơ sở GDPT ở Việt Nam đang là
một vấn đề gây nhiều bức xúc cho học sinh, nhà trường, gia đình
17
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
và xã hội. Từ đầu năm học 2009 - 2010 đến tháng 5/2012, toàn
quốc đã xảy ra 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài
trường học. Bình quân cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh
nhau; cứ 9 trường thì có 1 vụ học sinh đánh nhau; cứ 5.555 học
sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111
học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh
nhau (Báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của Quốc hội, tháng 5/2012).
	 Một nghiên cứu khác về bạo lực trên cơ sở giới tại trường học của
Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với tổ chức PLAN tại Việt Nam
thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30
trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, công bố cho thấy, khoảng
80% học sinh trong đợt khảo sát này cho biết từ trước đến nay đã
bị bạo lực trên cơ sở giới trong trường học ít nhất một lần, 71%
bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần
(mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ cao
nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh
đập...) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục,
sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền
tin đồn tình dục,...) chiếm 19%.
2.	 Thực trạng lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT
2.1.	Lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT trên thế giới
	 Trên thế giới, các nước đã có rất nhiều nghiên cứu về nội dung,
hình minh họa trong SGK liên quan đến giới đã được thực hiện,
chú ý đến nội dung kỳ thị giới, có nghĩa là sự phân biệt đối xử dựa
trên cơ sở giới tính, đặc biệt là đối với phái nữ. Phạm vi nghiên
cứu trong lĩnh vực này đã mở rộng đáng kể từ năm 1981 trở lại
đây, một phần là nhờ có chương trình nghiên cứu quốc gia trên
diện rộng do UNESCO khởi xướng sau Hội nghị Thế giới về Thập
kỷ cho Phụ nữ của Liên hợp quốc: Bình đẳng, Phát triển và Hoà
bình (Copenhagen, 1980). Chương trình này đã nghiên cứu SGK
toàn bộ các bộ môn các cấp tại các nước châu Phi, châu Mỹ, châu
Á và châu Âu.
	 Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về giới được
công bố, những nghiên cứu này đều có một điểm chung là phát
18
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
hiện, đánh giá sự kỳ thị giới và định kiến đối với phụ nữ: như số
lượng nhân vật nữ trong SGK phổ thông là khá ít trong khi ngược
lại, ở các khoá đào tạo nghề trong lĩnh vực y tế và phúc lợi xã hội
thì nhân vật nữ lại xuất hiện quá nhiều; nam giới và phụ nữ vẫn
còn bị bó buộc trong tính cách, vai trò và các hoạt động kinh tế -	
xã hội truyền thống. Nhân vật nữ, thường là vô danh, bị mắc kẹt
trong môi trường gia đình và thể hiện tính hay làm điệu, mỏng
manh, dễ xúc động và phụ thuộc. Còn nam giới đại diện cho sức
mạnh về tinh thần và thể chất, quyền uy và độc lập, là những đặc
tính được coi trọng hơn. Hầu hết các báo cáo nghiên cứu đều
đưa ra khuyến nghị kêu gọi hành động loại bỏ định kiến giới: các
chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức, tập huấn, khuyến
nghị cho các nhà xuất bản và thiết kế sách.
	 Trong số những nghiên cứu này, có kết quả rà soát giới của 24
cuốn SGK môn Toán dùng trong GDTH tại ba nước nói tiếng Pháp
ở khu vực châu Phi hạ Sahara (Cameroon, Bờ Biển Ngà và Togo) và
một nước ở Bắc Phi (Tunisia) cho thấy, nhân vật cá nhân được liệt
kê trong văn bản SGK của bốn nước với số lượng lần lượt là: 952
trong SGK của Togo, 991 trong SGK của Cameroon, 1.008 trong
SGK của Bờ Biển Ngà và 1.361 trong SGK của Tunisia.
	 Nhân vật nam được thể hiện quá nhiều trong sách, chiếm 67,6% ở
Cameroon và 76,4% ở Togo. Ngoại trừ Bờ Biển Ngà, nam giới được
thể hiện nhiều hơn trẻ em trai; hơn một phần ba số lượng nhân
vật là đàn ông. Do đó nam giới là nhân vật được ưu tiên thể hiện
hơn, thường được chọn nhiều hơn để dạy Toán.
	 Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, có sự thiếu hụt đáng kể
nhân vật nữ trong sách, chỉ chiếm tỷ lệ 21,4% ở Togo và 28% ở
Cameroon. Ở Bờ Biển Ngà và Cameroon, nhân vật phụ nữ phần
lớn bị bỏ qua, chỉ chiếm 6,2% và 11,5% ở từng nước.
	 Một phát hiện nữa là, môn Toán ở cả 4 nước này thường do giáo
viên nam đảm nhiệm giảng dạy. Kiến thức toán được dùng chủ
yếu bởi đàn ông và trẻ em trai. Do đó, học sinh cả hai giới, cùng
với bố mẹ và giáo viên, nhìn nhận rằng kiến thức Toán chỉ phù
hợp cho nam giới thay vì nữ giới. Vì vậy, SGK ít có khả năng làm
cho trẻ em gái hứng thú với việc học Toán.
19
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
	 2.2.Lồng ghép giới trong CT, SGK hiện hành của Việt Nam
a)	 Lồng ghép giới trong CT GDPT
	 Chương trình GDPT hiện hành được ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT, bao gồm: 1) Những vấn đề chung; 2) Chương trình
chuẩn của 23 môn học và hoạt động giáo dục; 3) Chương
trình các cấp học: Chương trình Tiểu học, Chương trình THCS
và Chương trình THPT.
	 Trong CT giáo dục các cấp học đã có một số nội dung ở một
số môn học đề cập đến việc lồng ghép giới (tôn trọng phụ nữ,
không phân biệt giới tính, v.v..) ở mức độ nhất định. Ví dụ:
 	 Trong CT giáo dục môn Đạo đức (Lớp 5), đã nêu được lý do
vì sao phải tôn trọng phụ nữ; những việc cần làm thể hiện sự
tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ; không phân biệt đối
xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong
cuộc sống hằng ngày; cư xử bình đẳng với bạn gái, chị em gái;
học tập gương tốt của những người phụ nữ; chúc mừng mẹ,
chị em gái, cô giáo, bạn gái nhân ngày 8/3; không chen lấn, xô
đẩy, không dùng bạo lực với phụ nữ;....
 	 Nội dung dạy học Thủ công và Kĩ thuật ở Tiểu học thuộc lĩnh
vực Giáo dục  Công nghệ, đã xác định được những kiến thức,
kĩ năng được đưa vào CT là những kiến thức cơ bản, cần thiết
đối với học sinh, không phân biệt vùng miền, giới tính để học
sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống.
 	 Trong CT giáo dục môn Khoa học, nội dung về con người và
sức khoẻ đã đặt ra yêu cầu cần đạt về kiến thức là nhận ra sự
cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò
của nam, nữ; yêu cầu cần đạt về kỹ năng là tôn trọng các bạn
cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
 	 Trong CT môn Giáo dục Hướng nghiệp, vấn đề giới khi chọn
nghề (Lớp 10), đã đề cập đến khái niệm giới tính và giới; vấn
đề giới trong chọn nghề và liên hệ bản thân khi chọn nghề.
20
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
b) 	 Lồng ghép giới trong SGK GDPT
	 Phân tích từ các nghiên cứu rà soát SGK GDPT hiện hành của
Việt Nam  (Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ, 2010) cho
thấy, còn có nhiều biểu hiện định kiến giới/khuôn mẫu giới
trong SGK GDPT hiện hành. Cụ thể:
 	 Giới tính nhân vật trong SGK: phụ nữ là “thiểu số”. Phân tích 76
cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 đến 12 có 8.276 nhân vật trong
nội dung văn bản và 7.987 nhân vật trong các hình ảnh. Trong
tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam
giới chiếm 69%, nữ 24% còn lại 7% là trung tính về giới (ví dụ:
từ “đứa trẻ”, “học sinh”, “nông dân”, “công nhân”, “giáo viên”, “phụ
huynh”,…). Về hình ảnh, trong tổng số 7.987 nhân vật nam giới
chiếm 58% và nữ 41%, còn lại xấp xỉ 1,0% là trung tính hoặc
không rõ giới tính.
 	 Sự chênh lệnh giữa nhân vật nam và nữ cũng có sự khác biệt
theo các cấp học, càng lên cấp học cao sự chênh lệch càng
lớn, nhất là ở cấp THPT. Trong văn bản, số nhân vật nam xuất
hiện theo tỷ lệ lần lượt từ Tiểu học (51%), THCS (67%) và
THPT  81%. Trong hình ảnh, nhân vật nam lần lượt là 56%,
57% và 71%.
	
 	 Những ví dụ được đưa ra trong SGK về các nhân vật quan
trọng trong cách lĩnh vực lịch sử, khoa học và văn hóa thường
đều là nam giới: Khảo sát SGK từ lớp 1 đến 12 có 3.252 nhân
vật lịch sử (95% là nhân vật nam) và 583 nhân vật đương đại,
trong đó nhân vật nam giới chiếm 88%.
21
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
 	 Các nhân vật nữ thường làm những công việc về nông nghiệp,
chăm sóc động vật, trồng cây cối, làm việc nhà, nấu ăn, mua
sắm ở chợ, làm cô giáo hoặc làm nhân viên bán hàng.
 	 Nghề nghiệp nhân vật trong SGK: Kết quả thống kê cho thấy
80% nhân vật nam giới trong SGK có nghề nghiệp cụ thể, trong
khi tỉ lệ này ở nữ giới chỉ đạt 66%. Nữ giới có hai nghề chiếm tỉ lệ
cao nhất là giáo viên và nhân viên văn phòng, trong khi đó nam
giới có ngành nghề đa dạng hơn (kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, công an,
bộ đội).
22
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
 	 Hình minh họa trong SGK tạo nên khuôn mẫu về phân công
lao động giữa nam và nữ sẽ là rào cản thực hiện bình đẳng giới.
Bình đẳng giới sẽ không thành hiện thực nếu thế hệ sau vẫn
được xã hội hoá theo khuôn mẫu mang định kiến về giới.
 	 Vai trò giới trong gia đình và xã hội: Quan niệm phổ biến về vị
trí của đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng khác
biệt. Nam giới được mô tả như là trụ cột của gia đình, hướng
ngoại, có tiếng nói quyết định. Phụ nữ được mô tả như là
người hướng nội, xây dựng tổ ấm, là phái yếu, phụ thuộc.
 	 Bên cạnh những biểu hiện về định kiến giới trong SGK, trong
SGK GDPT hiện hành cũng có những nội dung, hình ảnh minh
hoạ hướng tới phản ánh những hành động, thái độ nên và
không nên giữa học sinh nam và học sinh nữ,  thúc đẩy bình
đẳng giới, cần tiếp tục duy trì và phát huy. Điều này thể hiện ở
hình ảnh minh họa, nội dung bài viết trong SGK. Ví dụ:
23
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
3. 	 Ý nghĩa của việc lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT mới
	 SGK có phạm vi ảnh hưởng lớn, vượt ra ngoài giới hạn trường lớp
và giáo dục. Do đó, chúng ta phải tính tới mức độ ảnh hưởng của
SGK: là một công cụ cơ bản cho việc học tập của học sinh và giáo
viên và là một yếu tố liên lạc trong nội bộ gia đình, đặc biệt là để
truyền đạt các chuẩn mực giá trị.
	 Bên cạnh tác động về mặt giáo dục, SGK còn có ý nghĩa về kinh
tế và hệ tư tưởng. Từ lâu, SGK đã được nhìn nhận là một phương
tiện cơ bản để giúp người học hòa nhập xã hội thông qua truyền
tải tri thức và chuẩn mực. Do đó, SGK luôn là đề tài của nhiều
nghiên cứu và sách hướng dẫn với nhiều mục đích khác nhau, từ
sửa đổi nội dung để tăng chất lượng học tập, phản ánh rõ hơn các
giá trị toàn cầu (như hoà bình và bình đẳng giới). Ngày nay, mục
tiêu Giáo dục cho Mọi người và ưu tiên giáo dục cho trẻ em gái
khiến SGK ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việt Nam cũng tiếp
tục cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4 về chất
lượng giáo dục. Do vậy, lồng ghép giới vào CT, SGK mới không chỉ
cần thiết mà còn có ý nghĩa quan trọng, vì những lý do sau đây:
 	 Vì sự phát triển toàn diện của học sinh trên cơ sở tiềm năng và
khả năng của các em mà không phụ thuộc vào việc các em thuộc
giới tính nào. Ngoài ra, lồng ghép giới, cụ thể là việc xoá bỏ các
khuôn mẫu giới và định kiến giới gây hiệu ứng tiêu cực, cứng
nhắc và sự kỳ vọng thái quá vào bất cứ giới nào đó sẽ giúp giảm
tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử trên cơ sở giới.
24
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
 	 Hiện nay, do khuôn mẫu về giới vẫn tồn tại một cách phổ biến
trong nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội nên vai trò của phụ
nữ và các em gái thể hiện trong CT, SGK chủ yếu liên quan đến các
công việc nhà, chăm sóc không được trả lương hoặc thù lao thấp
hoặc là nạn nhân của những định kiến về giới và bị đối xử không
công bằng.
 	 Với những khuôn mẫu mạnh mẽ về vai trò, trách nhiệm, khả năng
mà nam giới và các bé trai được mong đợi phải là người trụ cột,
không được tỏ ra yếu đuối, hay phải tỏ ra cương quyết, cứng rắn,...
sẽ tạo ra những áp lực, sức ép trong biểu hiện thái độ, hành vi, lựa
chọn môn học, công việc và định hướng cuộc sống.
 	 Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu về Bình đẳng của ngành GDĐT
nói riêng và của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, giai đoạn
2016 - 2020 nói chung, giúp tạo dựng môi trường giáo dục có
chất lượng, an toàn và tôn  trọng giới.
4.	 Vai trò của giáo dục và SGK trong thúc đẩy bình đẳng giới
	 Giáo dục nói chung và SGK nói riêng có vai trò quan trọng trong
thúc đẩy bình đẳng giới, vì các lý do sau đây:
 	 Để đạt được chính sách giáo dục có chất lượng, giáo dục có chất
lượng không chỉ là cung cấp kiến thức cho người học, đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường
mà cần trang bị những phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống nhân
văn, trong đó có quan điểm về bình đẳng nam nữ.
	 Mục tiêu hướng tới Giáo dục cho Mọi người và bình đẳng giới:
Thực chất của lồng ghép giới là đưa ra các cách thức để xoá bỏ
định kiến giới và mọi hình thức phân biệt đối xử về giới trong
GDPT để bảo vệ các quyền con người cơ bản cho nam, nữ học
sinh, phụ nữ và nam giới; góp phần giải quyết các bất bình đẳng
giới đang tồn tại và thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
	 Tạo cơ hội cho nam, nữ học sinh được hưởng một nền giáo dục
có chất lượng tốt nhất cho sự phát triển các phẩm chất, năng lực
cá nhân, mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào.
Mặt khác, giáo dục bình đẳng giới sẽ có tác động rất lớn đến phát
triển nhân cách của học sinh; hình thành các quan điểm tiến bộ
25
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
về giới ngay từ lứa tuổi tiểu học; tạo nền tảng cho hành động có
trách nhiệm giới khi các em trưởng thành.
 	 Đóng góp vào sự phát triển và hoà nhập xã hội. Theo Ngân hàng
Thế giới thì, không có một quốc gia nào mà sự phát triển và sự
thịnh vượng của nó lại chỉ do một giới nam hoặc một giới nữ tạo
nên” và “Những quốc gia rút ngắn được khoảng cách giữa nam và
nữ trong việc học tập chính là những quốc gia đã đạt được sự tăng
trưởng nhanh chóng và ổn định nhất trong vòng 50 năm qua”.
 	 SGK là tài liệu đọc duy nhất mà trẻ em thường xuyên sử dụng và
cũng là nguồn chính chuyển tải kiến thức và các giá trị. SGK cũng
góp phần công nhận sự đa dạng về giới và chống kỳ thị trên cơ sở
giới. Bất bình đẳng giới thường đi cùng với kỳ thị, phân biệt đối
xử dựa trên giới tính. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay hướng đến hội nhập quốc tế, không chỉ phấn đấu xóa bỏ
sự kỳ thị, phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới mà cần công nhận
sự đa dạng về giới trong đời sống xã hội.
26
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
CÁC CẤP ĐỘ, 	
CÁC BƯỚC VÀ 	
CÁC CÔNG CỤ
LỒNG GHÉP GIỚI  
VÀO CHƯƠNG TRÌNH,
SÁCH GIÁO KHOA 	
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
PHẦN II
27
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
1.	 Thế nào là lồng ghép giới?
a) 	 Lồng ghép giới không phải là:
 	 Chỉ làm một lần duy nhất;
 	 Đơn thuần một “cụm từ”;
 	 Đồng nghĩa với Bình đẳng giới;
 	 Các hoạt động có mục tiêu dành riêng cho  nữ giới/trẻ em gái;
 	Cào bằng vai trò của nam và nữ;
 	 Phần “bổ sung” cho hoạt động hay chương trình hiện hành.
b) 	 Lồng ghép giới là:
 	 Một “phương pháp” với các bước rõ ràng, có mục tiêu cụ thể;
 	 Quá trình đánh giá các tác động đối với nữ giới và nam giới
của bất kì hành động có chủ đích nào, bao gồm văn bản pháp
luật, chính sách hoặc chương trình, hoạt động ở mọi lĩnh vực
và ở tất cả các cấp;
 	 Mộtphươngphápnhằmđưacácmốiquantâmvàkinhnghiệm
của nữ giới cũng như nam giới thành một phần không thể
tách rời trong thiết kế, giám sát và đánh giá chính sách và
chương trình ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội để
đảm bảo quyền thụ hưởng như nhau của nữ giới và nam giới
và xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng;
 	 Phương pháp, quy trình thể hiện sự tôn trọng từng giới cũng
như sự khác biệt giữa các giới;
 	 Một phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là “bình
đẳng giới”.
28
2.	 Các cấp độ lồng ghép giới
 	 Cấp độ 1: Nhạy cảm về giới/Nhận thức về giới
	 Đây là cấp độ xác định và nhận thức được các vấn đề, sự khác biệt
và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam và nữ.
	 Cấp độ 2: Đáp ứng giới
	 Cấp độ 1 và đồng thời với việc xây dựng các chính sách, sáng kiến
nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và đóng góp khác
nhau của nam và nữ.
	 Cấp độ 3: Chuyển hoá tích cực về giới
	 Xây dựng các chính sách và sáng kiến nhằm chuyển hóa những
chính sách, tập tục, chương trình còn mang tính phân biệt đối xử
đang tồn tại và đem lại sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho tất
cả mọi người.
3. 	 Các bước lồng ghép giới
a) 	 Thu thập và phân tích dữ liệu phân tách theo giới;
b) 	 Xác định những vấn đề bình đẳng giới rõ rệt, kém rõ rệt và ít
rõ rệt nhất, và khoảng cách giới thông qua việc phân tích dữ
liệu phân tách giới;
c) 	 Nâng cao nhận thức về các vấn đề/khoảng cách giới thông
qua tập huấn, đối thoại và vận động chính sách;
d) 	 Xây dựng sự hỗ trợ để đạt được thay đổi thông qua quá trình
liên kết, hợp tác giữa các đối tác;
đ) 	 Xây dựng  chương trình và sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng
cách hiện có về giới;
e) 	 Chuyển các sáng kiến thành hành động và hỗ trợ các hành
động này bằng nguồn lực cụ thể;
g) 	 Phát triển và nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên nhằm
lập kế hoạch và thực hiện;
h) 	 Giám sát, đánh giá, báo cáo, xem xét các bài học rút ra, và
truyền thông.
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
29
4.	 Công cụ lồng ghép giới
4.1.	Công cụ 1: Bảng kiểm khi xây dựng CT và tài liệu học tập
nhạy cảm về giới.
A. 	 Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên chương trình
- 	 Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả CT không?
- 	 Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả thiết
kế, xây dựng nội dung CT môn học không?
- 	 Có đảm bảo các tác giả CT đều được tập huấn về giới và lồng
ghép giới không?
- 	 Có mời chuyên gia về giới rà soát mục tiêu, nội dung CT môn học
được phân công đảm nhận không?
B. 	 Đối với tác giả chương trình
- 	 Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả CT không?
- 	 Các tác giả có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và phương
pháp lồng ghép giới không?
- 	 Các tác giả có đưa nội dung về giới và lồng ghép giới vào CT khi
thiết kế, xây dựng CT môn học không?
- 	 Khi xin ý kiến góp ý cho CT, các tác giả có lựa chọn các đối tượng
theo yêu cầu về sự đảm bảo cân bằng về giới không?
- 	 Các tác giả có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi xây dựng và
hoàn thiện CT không?
C. 	 Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên SGK
- 	 Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả SGK và họa
sỹ vẽ minh họa không?
- 	 Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả SGK
không?
- 	 Có đảm bảo các tác giả SGK đều được tập huấn về giới và phương
pháp lồng ghép giới không?
- 	 Có mời chuyên gia về giới rà soát nội dung và hình thức thể hiện
trong SGK không?
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
30
D. 	 Đối với tác giả SGK
- 	 Nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh có đảm bảo không có định kiến
giới không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào?
- 	 Vai trò trong gia đình, hoạt động tình nguyện và cộng đồng của
trẻ em trai và gái là gì? Các vai trò đó có được thể hiện với giá trị
như nhau trong CT và tài liệu học không?
- 	 Các bài tập và câu chuyện có thể hiện trẻ em trai và trẻ em gái
một cách bình đẳng không, có phù hợp với thực tế không?
- 	 Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả SGK và họa sỹ thiết kế
hình ảnh không?
- 	 Tác giả SGK và họa sỹ vẽ ảnh minh họa cho tài liệu học có sự nhạy
cảm về giới không?
- 	 Các tác giả và họa sỹ có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và
phương pháp lồng ghép giới không?
- 	 Các tác giả và họa sỹ có đưa nội dung giáo dục về giới và các hình
thức thể hiện có sự cân bằng giới, không có định kiến giới vào
SGK không?
- 	 Có sự cân bằng về giới trong các đối tượng được xin ý kiến góp ý
cho SGK không?
- 	 Có sự cân bằng về giới khi lựa chọn nhóm học sinh tham gia thí
điểm SGK không?
- 	 Có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi biên soạn và hoàn thiện
SGK không?
E. 	 Đối với  các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định CT, SGK (Hội
đồng thẩm định)
- 	 Các thành viên trong Hội đồng thẩm định có được tập huấn về
giới và phương pháp lồng ghép giới không?
- 	 Có đảm bảo sự cân bằng giới trong thành phần Hội đồng thẩm
định không?
- 	 Các thành viên Hội đồng thẩm định có đảm bảo hiểu và nắm rõ
công cụ lồng ghép giới không?
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
31
- 	 Các vấn đề giới tìm thấy trong quá trình chỉnh sửa có được cân
nhắc trong xây dựng CT, biên soạn SGK mới không?
4.2. Công cụ 2. Các bước và mẫu biểu phân tích giới trong SGK
- 	 Bước 1: Thống kê
a)	 Thống kê nhân vật
	 Bảng A1. Kiểm đếm số lần nhân vật cá nhân xuất hiện theo
giới tính, tên gọi và hình ảnh minh hoạ:
Nhân vật
cá nhân
Tên gọi
Hình ảnh
minh hoạ
Tổng cộng
Phụ nữ
Nam giới
Trẻ em gái
Trẻ em trai
Không xác định giới tính
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
32
Bảng A2. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và đặc điểm
trong nội dung và hình ảnh minh hoạ:
Tính cách
cá nhân
Nội dung Hình ảnh minh hoạ
Tổng
cộngTrẻ
em
gái
Trẻ
em
trai
Phụ
nữ
Nam
giới
Trẻ
em
gái
Trẻ
em
trai
Phụ
nữ
Nam
giới
Tốt bụng/
quan tâm đến
người khác
Buồn bã/
khóc lóc
Tức giận/
đánh lộn
Chăm chỉ
Tò mò
Mạo hiểm
Dũng cảm
Kỷ luật
Ngăn nắp
Nghe lời/
trung thành
Hay đặt câu hỏi
Các đặc điểm
khác
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
33
Bảng A3. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và vai trò
trong nội dung và hình ảnh minh hoạ:
Nhân vật
cá nhân
Nội dung Hình ảnh minh hoạ
Tổng
cộngTrẻ
em
gái
Trẻ
em
trai
Phụ
nữ
Nam
giới
Trẻ
em
gái
Trẻ
em
trai
Phụ
nữ
Nam
giới
Thành viên
gia đình
Thành viên
cộng đồng
Học sinh
Giáo viên
Công chức,
viên chức
Công an, bộ đội
Chính trị gia
Chủ cửa hàng
Giám đốc
công ty
Nguyên thủ
quốc gia
Các vai trò
khác
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
34
b)	 Thống  kê ngôn từ mô tả nhân vật	
	 Bảng B1. Kiểm đếm tần suất mô tả nhân vật cá nhân theo
giới tính và cách thức mô tả nhân vật
Nhân vật
cá nhân
Ngôn từ
tích cực
Ngôn từ
tiêu cực
Tổng cộng
Trẻ em gái
Trẻ em trai
Phụ nữ
Nam giới
Không xác định
giới tính
c) 	 Thống  kê hoạt động/hành vi
	 Bảng C1. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và
hoạt động trong hình ảnh minh hoạ
Hoạt động
Trẻ em
gái
Trẻ em
trai
Phụ nữ Nam giới
Tổng
cộng
Hoạt động
trường lớp
Hoạt động
nghề nghiệp
Hoạt động
gia đình
Bán (tại cửa
hàng/chợ)
Mua(tạicửa
hàng/chợ)
Hoạt động
chăm sóc hoặc
quan tâm đến
người khác
Hoạtđộnggiảitrí
Hoạtđộngxãhội
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
35
Hoạt động
Trẻ em
gái
Trẻ em
trai
Phụ nữ Nam giới
Tổng
cộng
Hoạt động
thể thao
Hoạt động /
Hành vi tiêu cực
(khuyết điểm, vi
phạm kỷ luật,
phạm tội)
Hoạt động
thành công
Các hoạt động
khác
- 	 Bước 2: Phân tích bảng thống kê
	 Sau khi thống kê xong các bảng ở trên, tiến hành phân tích theo
những câu hỏi hướng dẫn sau:
a) 	 Có sự cân bằng giới trong cách thức thể hiện các giới nam và
nữ hay không?
b) 	 Vai trò và trách nhiệm gia đình có được chia sẻ và phân bổ
một cách bình đẳng không? Việc thể hiện nhân vật có thúc
đẩy sự tham gia bình đẳng và hợp tác cùng nhau của nam và
nữ trong công việc gia đình và nuôi dạy con không?
c) 	 Các hoạt động tại trường lớp có mang tính nhạy cảm giới
không, và có khuyến khích cả trẻ em gái và trẻ em trai tham
gia làm cán bộ lớp không?
d) 	 Ngôn từ/cách thức miêu tả sử dụng có mang tính nhạy cảm
giới và trung lập về giới không?
đ) 	 Vai trò và mong đợi của xã hội có dựa trên khả năng và ước
muốn của cá nhân không hay là bị áp đặt trên cơ sở các khuôn
mẫu, định kiến giới?
e) 	 Phụ nữ và nam giới có các lựa chọn nghề nghiệp tương tự
nhau không?
g) 	 SGK có nhấn mạnh các đặc điểm chung thay vì khác biệt giữa
hai giới thông qua xây dựng các đặc điểm nhân vật giống nhau
không mang tính loại trừ hay ưu ái cụ thể giới nào không?
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
36
h) 	 Có các nhân vật kết hợp nhiều vai trò và đặc điểm khác nhau
như mẹ làm bác sĩ, bố nấu ăn?
- 	 Bước 3: Đánh giá SGK theo các tiêu chí có nhạy cảm giới
	 Từ các phân tích ở trên, bước tiếp theo là đánh giá xem SGK đã đạt
được mức độ nhạy cảm giới ở cấp độ nào.
	 Thang đo: 0 = không đạt được; 1 = đạt được một phần; 2 = hoàn
toàn đạt được
STT Tiêu chí 0 1 2
1
Trang bìa, tiêu đề và hình ảnh trang bìa hấp dẫn, đầy đủ
thông tin và không mang tính định kiến giới.
2
Nội dung, cấu trúc và bố cục SGK hướng dẫn thầy, cô giáo áp
dụng các biện pháp và công cụ hỗ trợ giảng dạy mang tính
nhạy cảm giới.
3
SGK sử dụng ngôn từ trung lập về giới hoặc/và nhạy cảm giới
và không mang tính định kiến giới.
4
Các phương pháp, kĩ năng giảng dạy và hoạt động học tập
trong SGK có thể được sử dụng linh hoạt bởi cả hai giới và
khuyến khích sự tham gia chủ động của cả thầy/cô giáo.
5
SGK có sự cân bằng giới trong thể hiện nhân vật nam, nữ
trong nội dung và hình ảnh minh hoạ.
6
Hình ảnh minh hoạ sử dụng trong SGK hấp dẫn, hữu ích,
không mang tính định kiến giới và phù hợp cho cả học sinh
nam và học sinh nữ.
7
Nội dung SGK không chứa đựng hình ảnh và thông tin mang
tính định kiến giới về dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, xã hội,
độ tuổi, v.v.
8
SGK có sự cân bằng giữa các hoạt động và nhiệm vụ mà cả
học sinh nam và học sinh nữ có thể thực hiện đơn lẻ hoặc hợp
tác với nhau theo nhóm.
9
Các hoạt động trong SGK khuyến khích sự hợp tác học tập
giữa học sinh nam và học sinh nữ.
10
Nội dung SGK nhìn nhận và coi trọng một cách bình đẳng các
điểm mạnh và năng lực của học sinh nam và học sinh nữ.
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
37
4.3. Công cụ 3: Hướng dẫn cách khắc phục những định kiến giới
và thúc đẩy bình đẳng giới trong SGK đối với từng lĩnh vực
Lĩnh vực
cụ thể
Cách thức cụ thể
Mô tả
quân
bình/cân
bằng
	 Nhấn mạnh các đặc điểm mà cả hai giới đều có - thay vì nhấn
mạnh vào sự khác biệt giữa hai giới - bằng cách sử dụng các đặc
điểm tương tự nhau mà không có sự loại trừ hoặc ưu tiên nào.
	 Nhấn mạnh khả năng hoán đổi vai trò cho nhau, thay vì vào khả
năng bổ trợ cho nhau.
	 Đưa vào các nhân vật nắm giữ nhiều vai trò, kết hợp các đặc điểm
khác nhau như một người mẹ làm bác sĩ, hoặc một người bố làm
đầu bếp.
Về quyền
hạn
Đảm bảo mọi nhân vật đều có:
	 Quyền như nhau trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống, mà trên hết là
quyền chính trị (tham gia vào chính trị, giữ vai trò lãnh đạo).
	 Quyền tự chủ và ra quyết định cho bản thân mình.
Về hoàn
cảnh kinh
tế
	 Mọi nhân vật phải được thể hiện độc lập và đảm bảo về mặt tài
chính, đồng thời có khả năng tiếp cận các nguồn lực và tài sản.
Về nghề
nghiệp
	 Thể hiện cả nam và nữ trong các nghề tương tự nhau.
	 Không bó buộc phụ nữ vào những nghề liên quan tới các hoạt động
nội trợ và nuôi dạy con cái.
	 Nhấn mạnh sự nghiệp của nữ giới và lương của họ: cho cùng một
công việc, họ được nhận lương bằng với nam giới.
	 Cơ hội tham gia các hoạt động giải trí, thể thao, v.v.. phải bình đẳng
với nhau, cho dù nhân vật đó mang giới tính nào.
Đặc điểm
thể chất
và tâm lý
nhân vật
	 Không có những hình ảnh gán những đặc điểm tâm lý cho một giới
cụ thể; trên thực tế, có thể thể hiện những em trai lo sợ hoặc khóc lóc,
còn em gái dũng cảm, bản lĩnh.
	 Không gắn khả năng trí tuệ cho một giới tính, ví dụ: có thể thể
hiện nhân vật nữ được đào tạo để làm chủ những kỹ năng truyền
thống và những khoa học công nghệ hiện đại nhất.
	 Không nhấn mạnh tầm quan trọng của trang phục và vẻ đẹp bên
ngoài của nhân vật nữ.
	 Trong hình minh họa, không nên thể hiện sự gắn kết thông thường
giữakhônggianvàgiớitính.Vídụ:cóthểthayđổikhônggiantruyền
thống là nhân vật nữ ở không gian trong nhà mang tính riêng tư và
khép kín, còn nhân vật nam với không gian mở bên ngoài.
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
38
Lĩnh vực
cụ thể
Cách thức cụ thể
Sự đa
dạng
về giới và
mối quan
hệ giữa
các nhân
vật
 Chú ý tới tuổi và giới tính của các nhân vật đang tương tác với nhau:
 Đảm bảo có sự đa dạng về giới tính trong các mối quan hệ; không
đặt nhân vật nam chỉ trong hoặc chủ yếu trong quan hệ với các
nhân vật nam khác; không đưa vào hoặc thể hiện nhân vật nữ
phụthuộcnhânvậtnam;khôngđặtnhânvậtnữchỉtrongcáchoạt
động gắn với trẻ em, người già, người có hoàn cảnh khó khăn...
 Chú ý tới tính chất quan hệ giữa nhân vật của cả hai giới:
 Thể hiện những tình huống mà cả hai giới hợp tác và hỗ trợ nhau
một cách bình đẳng trên nhiều lĩnh vực; có thể đảo ngược những
kỹnăngtruyềnthốngđượcgắnvớimộtgiớicụthể.Vídụ:thểhiện
nhân vật nữ tư vấn cho nhân vật nam trong các vấn đề khoa học;
 Tránh thể hiện đối đầu và thù địch giữa hai giới (đặc biệt thông
qua so sánh);
 Không bó buộc phụ nữ và trẻ em gái vào vị trí nghe lời, nhún
nhường trước đàn ông và trẻ em trai.
Trong
gia đình
 Đề cao sự tham gia bình đẳng và hỗ trợ nhau giữa cha và mẹ trong
việc nhà và dạy dỗ con cái.
 Bố mẹ có cùng quyền hạn và trách nhiệm. Ví dụ trong quản lý tài sản
gia đình, ra quyết định trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ trách nhiệm
làm việc nhà và nuôi dạy con cái như nhau. Quan hệ vợ chồng dựa
trên sự tôn trọng và độc lập.
 Trẻ em phải có cùng quyền lợi và trách nhiệm cho dù thuộc giới tính
nào:
 Không phân biệt đối xử theo giới đối với khả năng tiếp cận nguồn
lực (thực phẩm, chăm sóc, v.v..), các hoạt động (giáo dục, giải trí,
v.v..), chia sẻ công việc, v.v..;
 Không thể hiện sự đối xử khác biệt nhau như: yêu cầu lớn hơn đối
với một đứa trẻ thuộc một giới tính, phê bình hoặc khuyến khích
dựa trên giới tính trẻ, v.v.
 Thể hiện quan hệ giữa bố mẹ và trẻ em có tính chất và mức độ như
nhauchodùtrẻhaychamẹthuộcgiớitínhnào.Khôngphânchiagiới
tính cho trách nhiệm và sự tham gia của bố mẹ: cả bố và mẹ đều có
quyềnthựchiệncáchoạtđộngchămsóchàngngày(giặtgiũ,nấuăn)
cho con cái, phê bình hoặc tặng thưởng cho con cái, v.v..
 Về thành phần gia đình:
 Thể hiện gia đình gồm cả bố và mẹ, chứ không chỉ gia đình chỉ
có mình mẹ hoặc bố và con cái; đa dạng hình ảnh con cái và các
thành viên trong gia đình, đa dạng các mối quan hệ gia đình: ông
bà, cô dì chú bác, anh em họ (thuộc cả hai giới). Những mối quan
hệ này có thể đem lại sự đa dạng cho các mô hình gia đình được
thể hiện.
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
39
Lĩnh vực
cụ thể
Cách thức cụ thể
Tại
trường
học
 Thể hiện sự chào đón tất cả các em trong trường học (ví dụ: vẽ nhà
vệ sinh riêng sạch cho trẻ em trai và trẻ em gái, có thể có phòng vệ
sinh có cửa để đảm bảo tính riêng tư cho các em, trong đó có các em
LGBTI).
 Đảm bảo sự công bằng và đa dạng giới trong học sinh và giáo viên:
 Sự hiện diện của trẻ em gái trong SGK là sự hiện diện của trẻ em
gái trong lớp học.
 Sự hiện diện của giáo viên thuộc các giới là thể hiện thu nhận
và truyền đạt kiến thức đa dạng. Cả trẻ em trai và gái đều có
thể hình dung ra mình có thể trở thành giáo viên.
 Tránh thể hiện sự phân chia lao động phản ánh các vai trò truyền
thống của hai giới: ví dụ, cô giáo chăm lo cho các em nhỏ tuổi và công
việc hậu cần, trong khi thầy giáo phụ trách các em lớn tuổi hơn và
công việc quản lý.
 Thể hiện cả trẻ em trai và gái quan tâm và thành công trong toán học,
khoahọc,vănhọc,lịchsửvàcácmônkhác;cácmôndạyởtrườnghọc
nên mang tính trung lập về giới.
CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
40
SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG
MỘT SỐ LƯU Ý
KHI THỰC HIỆN
LỒNG GHÉP GIỚI  
VÀO CHƯƠNG TRÌNH,
SÁCH GIÁO KHOA 	
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
PHẦN III
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...nataliej4
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayYenPhuong16
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngBent Nc
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thanh Đỗ
 
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdfGiáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdfMan_Ebook
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Nguyễn Bá Quý
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học nataliej4
 

What's hot (20)

Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gi...
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viênLuận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
Luận án: Kỹ năng hợp tác trong học tập nhóm của sinh viên
 
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
Luận văn: Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn ...
 
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thôngQuản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
Quản lý học sinh và giáo viên trong một trường phổ thông
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
Thực trạng và biện pháp xử lý stress của học sinh lớp 12 trường thpt hoài đức...
 
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdfGiáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
Giáo trình đánh giá kiểm tra trong dạy học.pdf
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạmLuận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Tâm Lý Học
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
 

Similar to LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_10235012052019

Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBinh Boong
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghiatripmhs
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...NuioKila
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...luanvantrust
 
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 

Similar to LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_10235012052019 (20)

Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn Sin...
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà NộiLuận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...
Luận án: Đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh Đạo Thực Hiện Bình Đẳng Giới Từ Năm 2006...
 
Luận án: Đảng cộng sản lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới, HAY
Luận án: Đảng cộng sản lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới, HAYLuận án: Đảng cộng sản lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới, HAY
Luận án: Đảng cộng sản lãnh đạo thực hiện bình đẳng giới, HAY
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_10235012052019

  • 1. LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Bộ Giáo dục và Đào tạo Nước CHXHCN Việt Nam Ministry of Education and Training S.R. Viet Nam Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc United Nations Education, Scientfic and Cultural Organization Sáng kiến Bình đẳng giới và Giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam: “Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn” Hà Nội, tháng 4/2016
  • 2.
  • 3.
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT CT Chương trình GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục mầm non GDPT Giáo dục phổ thông GDTH Giáo dục tiểu học GPI Chỉ số bình đẳng giới SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
  • 7. MỤC LỤC Trang GIỚI THIỆU 8 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 10 PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CT, SGK GDPT 13 1. Bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở Việt Nam 15 2. Thực trạng lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT 17 3. Ý nghĩa của việc lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT mới 23 4. Vai trò của giáo dục và SGK trong thúc đẩy bình đẳng giới 24 PHẦN II. CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CT, SGK GDPT 26 1. Thế nào là lồng ghép giới? 27 2. Các cấp độ lồng ghép giới 28 3. Các bước lồng ghép giới 28 4. Công cụ lồng ghép giới 29 PHẦN III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CT, SGK GDPT 40 1. Lưu ý chung khi thực hiện lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT 41 2. Lưu ý cụ thể khi thực hiện lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT 43 PHẦN IV. CÁC PHỤ LỤC 49 Phụ lục 1. Góc nhìn giới trong một số SGK hiện hành của Việt Nam 50 Phụ lục 2. Đề cương báo cáo kết quả phân tích giới 63 Phụ lục 3. Tài liệu tham khảo/nguồn tham khảo 66
  • 8. GIỚI THIỆU Trong khuôn khổ Sáng kiến của Bộ GDĐT và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về Bình đẳng giới và Giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam: Trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn”, Bộ phận thường trực đổi mới CT, SGK GDPT thuộc Bộ GDĐT, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO và các chuyên gia tư vấn đã xây dựng Tài liệu hướng dẫn Lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT (Tài liệu hướng dẫn). Tài liệu hướng dẫn này được biên soạn trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) về Giáo dục chất lượng (Mục tiêu số 4) và Bình đẳng giới (Mục tiêu số 5) giai đoạn 2015 - 2030 của Liên hợp quốc, cũng như đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới CT, SGK GDPT và Quyết định số 404/ QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới CT, SGK GDPT. Các mẫu biểu và bảng kiểm trong Tài liệu hướng dẫn này được chọn lọc chủ yếu từ hai tài liệu “Thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục”(GENIA - UNESCO 2009) và “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua sách giáo khoa - Hướng dẫn phương pháp luận” (UNESCO 2009). Tài liệu hướng dẫn cũng được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm, các Sở GDĐT, Học viện Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các Vụ/Cục liên quan thuộc Bộ GDĐT tham dự hai khóa tập huấn được tổ chức tại Hà Nội (ngày 07-08/12/2015) và thành phố Hồ Chí Minh (ngày 09-10/12/2015) về Lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT và Hội thảo tham vấn ngày 26/01/2016 tại Hà Nội, cũng như ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, chuyên gia giáo dục và giới.
  • 9. SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG Tài liệu hướng dẫn được chia thành 3 phần chính, bao gồm:  Phần I. Sự cần thiết lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT.  Phần II. Các cấp độ, các bước và các công cụ lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT.  Phần III. Một số lưu ý khi thực hiện lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT. Ngoài ra, còn có các phụ lục để cung cấp thêm các thông tin, ví dụ minh hoạ cụ thể, mẫu báo cáo kết quả phân tích giới và danh mục các tài liệu tham khảo. Mục tiêu của Tài liệu hướng dẫn này nhằm cung cấp thông tin và trang bị một số kỹ năng cần thiết cho các cán bộ trong ngành Giáo dục nói chung và các thành viên Ban xây dựng CT, Ban biên soạn SGK, Hội đồng quốc gia thẩm định CT, SGK nói riêng cách thức nhận biết định kiến và khuôn mẫu giới tồn tại trong CT, SGK hiện hành, để đưa ra các quyết định phù hợp, đảm bảo tốt nhất việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng CT, biên soạn SGK mới và thẩm định CT, SGK mới, cũng như trong quá trình dạy học ở các cấp học của GDPT, giúp tăng cường bình đẳng giới trong CT, SGK GDPT của Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn này được thiết kế theo hướng mở nên có thể sử dụng một cách linh hoạt, để các nội dung, hình ảnh minh họa, bài học, bài tập và bài giảng trong CT, SGK GDPT mới được lồng ghép giới một cách linh hoạt, hài hoà và hiệu quả.
  • 10. 10 1. Giới là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ văn hoá, xã hội. Trong khi giới tính thường là chỉ các đặc điểm sinh học, giới có thể thay đổi theo thời gian và không gian, phụ thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thể. Các mối quan hệ giới giữa nam và nữ có thể có nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa, tầng lớp, chủng tộc và khu vực địa lí. 2. Giới tính là khái niệm chỉ những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam và nữ. Một người có thể là nam hoặc nữ bất kể chủng tộc, tầng lớp, tuổi tác hoặc sắc tộc. Tuy nhiên, ý nghĩa xã hội gắn liền với sinh học của một người có thể khác nhau tuỳ thuộc vào dân tộc của họ. Một số người có thể có đặc tính sinh học của cả hai phái, nam và nữ, bởi sự phức tạp về mặt thể chất của họ. 3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy tiềm năng của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. 4. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 5. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Cụ thể là nhận thức hoặc hình ảnh/đặc điểm bị nhìn nhận sai lệch có thể mang tính tích cực (tạo nên những đặc tính có giá trị) hoặc tiêu cực (tạo nên những đặc tính kém giá trị hoặc gây phản cảm). 6. Góc nhìn giới hoặc lăng kính giới là việc nhìn nhận các sự việc/ vấn đề khác nhau có tính đến những khía cạnh về giới. 7. Lồng ghép giới là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Giải thích thuật ngữ GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
  • 11. 11 Giải thích thuật ngữ 8. Lồng ghép giới vào CT, SGK được hiểu là quá trình và kết quả thực hiện việc tích hợp các vấn đề giới vào chính sách, chiến lược, CT, SGK, vào quá trình dạy và học ở nhà trường cả giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. 9. Cân bằng giới là sự thể hiện mang tính định lượng đại diện và tham gia của hai giới. Cân bằng giới tuy là một bước cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được bình đẳng giới. 10. Công bằng giới là sự đối xử hợp lý với nam và nữ. Để đảm bảo công bằng, cần có các biện pháp khắc phục những yếu tố bất lợi về lịch sử và xã hội ngăn không cho phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng với nhau. 11. Khuôn mẫu giới là sự khái quát hoá về đặc điểm, tính cách và vai trò của một nhóm người dựa trên giới tính của họ. Nói cách khác, khuôn mẫu giới là một tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho nam giới hay nữ giới, ví dụ như “con gái thì yếu mềm” còn “con trai thì mạnh mẽ” hoặc “đàn ông làm cảnh sát” còn “phụ nữ nội trợ”. Khuôn mẫu giới làm hình thành định kiến giới và dẫn đến cách nhìn sai lệch về một giới nào đó. Khuôn mẫu giới tạo áp lực về sự lựa chọn môn học, nghề nghiệp hay thể hiện sở thích, tiềm năng của bản thân. 12. Phân tích giới là quá trình xem xét tại sao có sự bất bình đẳng tồn tại giữa nam giới và nữ giới, việc hình thành và duy trì sự bất bình đẳng đó; sự bất bình đẳng giới gây nên những hệ quả gì cho cả nam giới và nữ giới trong các tình huống và hoàn cảnh nhất định. 13. Nhận thức giới là khả năng xác định và nhận thức được sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam giới và nữ giới. 14. Đáp ứng giới là việc xác định và nhận thức được sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam giới và nữ giới, để xây dựng các chính sách, sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu, khát vọng, năng lực và đóng góp khác nhau của nam giới và nữ giới. GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
  • 12. 12 15. Nhạy cảm giới là sự nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc điểm sinh học vốn có của họ. Nhạy cảm giới là hiểu và ý thức được những sự khác biệt đó dẫn đến khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ. 16. Kỳ thị giới là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hoặc hạn chế dựa trên vai trò và chuẩn mực về giới do văn hoá xã hội tạo nên mà ngăn chặn một người được hưởng đầy đủ các quyền của mình. Ví dụ các em gái bị phân biệt đối xử khi không được khuyến khích học những môn được cho là nam tính, chẳng hạn như cơ khí. Các em trai có thể bị phân biệt đối xử theo cách tương tự khi họ bị trêu chọc khi theo đuổi ngành học được cho là “nữ tính”, chẳng hạn như điều dưỡng. 17. Bạo lực học đường trên cơ sở giới là mọi hình thức bạo lực (thể hiện rõ ràng hoặc ngấm ngầm), bao gồm sự lo sợ bạo lực, xảy ra trong môi trường giáo dục (bao gồm trong và ngoài trường, ví dụ như trong khuôn viên trường, trên đường đến trường hoặc từ trường về nhà, và trong các trường hợp khẩn cấp và xung đột) gây ra hoặc có khả năng gây ra nguy hại về thể chất, tinh thần hoặc tâm lý của trẻ (các em nam, nữ, liên giới tính và chuyển giới với các xu hướng tính dục khác nhau). Tình trạng bạo lực học đường trên cơ sở giới là hệ quả của các khuôn mẫu, vai trò hoặc đặc điểm được gắn cho hoặc được mong đợi từ các em vì giới tính hoặc bản dạng giới của trẻ. Tình trạng này còn có thể kết hợp với việc cô lập hoặc các hình thức gây tổn thương khác. 18. LGBTI là viết tắt của: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transsexual/Transgender (hoán tính/ chuyển giới) và Intersex (liên giới tính). Giải thích thuật ngữ GIẢITHÍCHTHUẬTNGỮ
  • 13. SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG SỰ CẦN THIẾT LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHẦN I
  • 14. 14 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG Giáo dục là một quyền con người của trẻ em gái và trẻ em trai, phụ nữ và nam giới. Điều 26 của Tuyên bố toàn cầu về quyền con người, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1948 và Mục tiêu 5 của Các Mục tiêu về Giáo dục cho mọi người (EFA) ghi rõ: “Đến năm 2005 loại bỏ được sự mất cân bằng giới trong giáo dục tiểu học và trung học” và “Đến năm 2015 đạt được bình đẳng giới trong giáo dục ở mọi cấp học”. Theo Báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục cho mọi người năm 2012 và Viện Thống kê của UNESCO - UIS 2013, từ năm 1999 đến năm 2010, số lượng các em gái bỏ học trong độ tuổi tiểu học giảm đi một nửa và trong độ tuổi trung học đã giảm hơn một phần ba. Cũng theo báo cáo này, trên toàn thế giới, có 101/161 nước đã đạt được cân bằng giới trong giáo dục tiểu học (GDTH) và 66/160 nước đã đạt được cân bằng giới trong giáo dục trung học cơ sở (THCS). Thành tích học tập của trẻ em gái đã được cải thiện, đôi khi còn cao hơn trẻ em trai về khả năng ghi nhớ, hoàn thành, chuyển cấp học. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo trên, thế giới vẫn còn có sự mất cân bằng giới nghiêm trọng. Năm 2005, có 94/149 quốc gia không đạt được mục tiêu cân bằng giới. Trẻ em không được đến trường phần lớn là trẻ em gái, đặc biệt ở khu vực Nam và Tây Á. Người lớn không biết chữ phần lớn là phụ nữ (trong số 781 triệu người lớn không biết chữ, có tới 2/3 là phụ nữ) - một tỷ lệ không đổi trong suốt 20 năm. Trẻ em trai cũng bị ảnh hưởng, các em bị đối xử bất lợi hơn trong giáo dục THCS, đặc biệt tại Đông Á và Thái Bình Dương. Giáo dục là một nghề được nữ tính hóa, nhưng giáo viên nữ chiếm phần lớn ở các cấp giáo dục bậc thấp, trong khi vị
  • 15. 15 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG trí quản lí trong các hệ thống giáo dục/trường học phần lớn lại do nam giới đảm trách. Phân tích từ Tài liệu tập huấn của UNESCO về nhạy cảm giới (2002) cho thấy, hầu hết các chương trình giáo dục cơ bản còn xem nhẹ vai trò phụ nữ và cho rằng điều đó là hiển nhiên, phụ nữ thường được nhìn nhận như là những người thụ hưởng thụ động, các kỹ năng truyền thống của nữ giới được xem là ít giá trị, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tại gia đình, bố mẹ chưa quan tâm đúng mực tới giáo dục dành cho trẻ em gái, ở nhiều nơi, trẻ em gái thường phải ở nhà để làm việc nhà hoặc kiếm tiền cho gia đình. Ở một số địa phương, còn quan điểm cho rằng trẻ em gái được đi học sẽ có ít cơ hội lấy chồng và không đủ kỹ năng làm vợ hoặc làm mẹ theo nghĩa truyền thống. Ở môi trường học tập, vẫn còn những giáo viên ưu tiên trẻ em trai trong giờ học. Chương trình và tài liệu học tập vẫn tồn tại quan điểm phụ nữ là những người sống phụ thuộc và chỉ phù hợp với công việc gia đình, có vị trí yếu thế hơn nam giới. Chương trình giáo dục thường tập trung chủ yếu vào việc giáo dục trẻ em gái thành những người vợ và người mẹ, không coi trọng vai trò của phụ nữ như là những người làm kinh tế, hay nắm giữ các vị trí quản lý quan trọng trong xã hội. Nội dung chương trình thiếu yếu tố giới dẫn đến hạn chế năng lực của phụ nữ và không khuyến khích nữ giới đặt câu hỏi về điều kiện sống của mình. Sách giáo khoa thường bao gồm các khuôn mẫu về nam và nữ, vai trò, trách nhiệm và giá trị của họ. Học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và các bậc phụ huynh chưa ý thức được là có một số hình ảnh, nội dung học tập mang tính kỳ thị giới. 1. Bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở Việt Nam 1.1. Bình đẳng giới trong GDPT ở Việt Nam Báo cáo quốc gia về giáo dục cho mọi người năm 2015 của Việt Nam, cho thấy: Trong các chỉ tiêu vận động trẻ em nhập học thô, tuyển sinh mới các cấp học từ mầm non đến tiểu học, THCS và xóa mù chữ, chỉ số bình đẳng giới (GPI) qua tất cả các năm đều bằng 1,0 hoặc xấp xỉ 1,0, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Điều
  • 16. 16 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG đó chứng tỏ, tính chung cả nước, Việt Nam đã đạt được bình đẳng giới trong việc thực hiện mục tiêu về tiếp cận giáo dục. Tuy nhiên, xét riêng ở góc độ đối tượng và vùng miền, vẫn còn chênh lệch về giới ở các vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn như vùng tây Bắc, Tây Nguyên, Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ giáo viên nữ các cấp học từ mầm non đến THCS đạt chuẩn đào tạo rất cao, GPI bằng 1,0. Đến năm học 2012 - 2013, tỷ lệ giáo viên là nữ trong tổng số giáo viên theo các cấp học giảm dần từ mầm non đến cấp THPT, đạt 99,68% đối với GDMN, 52,57% đối với giáo dục tiểu học, 33,20% đối với THCS và 27,14% đối với THPT (Báo cáo quốc gia về Giáo dục cho mọi người, Bộ GDĐT, 2015). Tỷ lệ cán bộ quản lý giáo dục là nữ trong tổng số cán bộ quản lý giáo dục ở cấp tỉnh và cấp huyện đạt trung bình các năm là 29,7%. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã đạt được hầu hết các chỉ tiêu đề ra về bình đẳng giới (Bộ GDĐT, 2014). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề về giới. Mặc dù tỷ lệ biết chữ ở dân số độ tuổi 15 trở lên của nữ có tăng dần từ năm 2006 tới năm 2014, nhưng tỷ lệ này qua các năm đều thấp hơn nam. Đáng chú ý là, càng ở cấp học lên cao (cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ), tỷ lệ nữ sinh càng thấp. Tương tự, có sự mất cân đối rất rõ ở tỷ lệ giáo viên nữ ở các bậc học, năm học 2012 - 2013 chỉ có 47% giáo viên nữ ở các bậc học trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Có biểu hiện phân biệt đối xử giới tính trong đầu tư cho giáo dục, điều này thể hiện ở định mức chi giáo dục, đào tạo cho nữ thấp hơn cho nam giới, cụ thể là trong kết quả Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2012, mức chi bình quân cho giáo dục, đào tạo/1 người: nam 4,236 triệu đồng, nữ 3,830 triệu đồng (bằng 88,5% so với nam giới) (Tổng cục thống kê, 2012). 1.2. Bạo lực trên cơ sở giới trong GDPT ở Việt Nam Bạo lực trên cơ sở giới trong các cơ sở GDPT ở Việt Nam đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc cho học sinh, nhà trường, gia đình
  • 17. 17 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG và xã hội. Từ đầu năm học 2009 - 2010 đến tháng 5/2012, toàn quốc đã xảy ra 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Bình quân cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 vụ học sinh đánh nhau; cứ 5.555 học sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau (Báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, tháng 5/2012). Một nghiên cứu khác về bạo lực trên cơ sở giới tại trường học của Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với tổ chức PLAN tại Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội, công bố cho thấy, khoảng 80% học sinh trong đợt khảo sát này cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực trên cơ sở giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục...) chiếm tỷ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập...) là 41% và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục,...) chiếm 19%. 2. Thực trạng lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT 2.1. Lồng ghép giới trong CT, SGK GDPT trên thế giới Trên thế giới, các nước đã có rất nhiều nghiên cứu về nội dung, hình minh họa trong SGK liên quan đến giới đã được thực hiện, chú ý đến nội dung kỳ thị giới, có nghĩa là sự phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính, đặc biệt là đối với phái nữ. Phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực này đã mở rộng đáng kể từ năm 1981 trở lại đây, một phần là nhờ có chương trình nghiên cứu quốc gia trên diện rộng do UNESCO khởi xướng sau Hội nghị Thế giới về Thập kỷ cho Phụ nữ của Liên hợp quốc: Bình đẳng, Phát triển và Hoà bình (Copenhagen, 1980). Chương trình này đã nghiên cứu SGK toàn bộ các bộ môn các cấp tại các nước châu Phi, châu Mỹ, châu Á và châu Âu. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về giới được công bố, những nghiên cứu này đều có một điểm chung là phát
  • 18. 18 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG hiện, đánh giá sự kỳ thị giới và định kiến đối với phụ nữ: như số lượng nhân vật nữ trong SGK phổ thông là khá ít trong khi ngược lại, ở các khoá đào tạo nghề trong lĩnh vực y tế và phúc lợi xã hội thì nhân vật nữ lại xuất hiện quá nhiều; nam giới và phụ nữ vẫn còn bị bó buộc trong tính cách, vai trò và các hoạt động kinh tế - xã hội truyền thống. Nhân vật nữ, thường là vô danh, bị mắc kẹt trong môi trường gia đình và thể hiện tính hay làm điệu, mỏng manh, dễ xúc động và phụ thuộc. Còn nam giới đại diện cho sức mạnh về tinh thần và thể chất, quyền uy và độc lập, là những đặc tính được coi trọng hơn. Hầu hết các báo cáo nghiên cứu đều đưa ra khuyến nghị kêu gọi hành động loại bỏ định kiến giới: các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức, tập huấn, khuyến nghị cho các nhà xuất bản và thiết kế sách. Trong số những nghiên cứu này, có kết quả rà soát giới của 24 cuốn SGK môn Toán dùng trong GDTH tại ba nước nói tiếng Pháp ở khu vực châu Phi hạ Sahara (Cameroon, Bờ Biển Ngà và Togo) và một nước ở Bắc Phi (Tunisia) cho thấy, nhân vật cá nhân được liệt kê trong văn bản SGK của bốn nước với số lượng lần lượt là: 952 trong SGK của Togo, 991 trong SGK của Cameroon, 1.008 trong SGK của Bờ Biển Ngà và 1.361 trong SGK của Tunisia. Nhân vật nam được thể hiện quá nhiều trong sách, chiếm 67,6% ở Cameroon và 76,4% ở Togo. Ngoại trừ Bờ Biển Ngà, nam giới được thể hiện nhiều hơn trẻ em trai; hơn một phần ba số lượng nhân vật là đàn ông. Do đó nam giới là nhân vật được ưu tiên thể hiện hơn, thường được chọn nhiều hơn để dạy Toán. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, có sự thiếu hụt đáng kể nhân vật nữ trong sách, chỉ chiếm tỷ lệ 21,4% ở Togo và 28% ở Cameroon. Ở Bờ Biển Ngà và Cameroon, nhân vật phụ nữ phần lớn bị bỏ qua, chỉ chiếm 6,2% và 11,5% ở từng nước. Một phát hiện nữa là, môn Toán ở cả 4 nước này thường do giáo viên nam đảm nhiệm giảng dạy. Kiến thức toán được dùng chủ yếu bởi đàn ông và trẻ em trai. Do đó, học sinh cả hai giới, cùng với bố mẹ và giáo viên, nhìn nhận rằng kiến thức Toán chỉ phù hợp cho nam giới thay vì nữ giới. Vì vậy, SGK ít có khả năng làm cho trẻ em gái hứng thú với việc học Toán.
  • 19. 19 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG 2.2.Lồng ghép giới trong CT, SGK hiện hành của Việt Nam a) Lồng ghép giới trong CT GDPT Chương trình GDPT hiện hành được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, bao gồm: 1) Những vấn đề chung; 2) Chương trình chuẩn của 23 môn học và hoạt động giáo dục; 3) Chương trình các cấp học: Chương trình Tiểu học, Chương trình THCS và Chương trình THPT. Trong CT giáo dục các cấp học đã có một số nội dung ở một số môn học đề cập đến việc lồng ghép giới (tôn trọng phụ nữ, không phân biệt giới tính, v.v..) ở mức độ nhất định. Ví dụ:  Trong CT giáo dục môn Đạo đức (Lớp 5), đã nêu được lý do vì sao phải tôn trọng phụ nữ; những việc cần làm thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ; không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày; cư xử bình đẳng với bạn gái, chị em gái; học tập gương tốt của những người phụ nữ; chúc mừng mẹ, chị em gái, cô giáo, bạn gái nhân ngày 8/3; không chen lấn, xô đẩy, không dùng bạo lực với phụ nữ;....  Nội dung dạy học Thủ công và Kĩ thuật ở Tiểu học thuộc lĩnh vực Giáo dục Công nghệ, đã xác định được những kiến thức, kĩ năng được đưa vào CT là những kiến thức cơ bản, cần thiết đối với học sinh, không phân biệt vùng miền, giới tính để học sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống.  Trong CT giáo dục môn Khoa học, nội dung về con người và sức khoẻ đã đặt ra yêu cầu cần đạt về kiến thức là nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ; yêu cầu cần đạt về kỹ năng là tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.  Trong CT môn Giáo dục Hướng nghiệp, vấn đề giới khi chọn nghề (Lớp 10), đã đề cập đến khái niệm giới tính và giới; vấn đề giới trong chọn nghề và liên hệ bản thân khi chọn nghề.
  • 20. 20 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG b) Lồng ghép giới trong SGK GDPT Phân tích từ các nghiên cứu rà soát SGK GDPT hiện hành của Việt Nam (Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ, 2010) cho thấy, còn có nhiều biểu hiện định kiến giới/khuôn mẫu giới trong SGK GDPT hiện hành. Cụ thể:  Giới tính nhân vật trong SGK: phụ nữ là “thiểu số”. Phân tích 76 cuốn SGK của 6 môn học từ lớp 1 đến 12 có 8.276 nhân vật trong nội dung văn bản và 7.987 nhân vật trong các hình ảnh. Trong tổng số 8.276 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản, nam giới chiếm 69%, nữ 24% còn lại 7% là trung tính về giới (ví dụ: từ “đứa trẻ”, “học sinh”, “nông dân”, “công nhân”, “giáo viên”, “phụ huynh”,…). Về hình ảnh, trong tổng số 7.987 nhân vật nam giới chiếm 58% và nữ 41%, còn lại xấp xỉ 1,0% là trung tính hoặc không rõ giới tính.  Sự chênh lệnh giữa nhân vật nam và nữ cũng có sự khác biệt theo các cấp học, càng lên cấp học cao sự chênh lệch càng lớn, nhất là ở cấp THPT. Trong văn bản, số nhân vật nam xuất hiện theo tỷ lệ lần lượt từ Tiểu học (51%), THCS (67%) và THPT 81%. Trong hình ảnh, nhân vật nam lần lượt là 56%, 57% và 71%.  Những ví dụ được đưa ra trong SGK về các nhân vật quan trọng trong cách lĩnh vực lịch sử, khoa học và văn hóa thường đều là nam giới: Khảo sát SGK từ lớp 1 đến 12 có 3.252 nhân vật lịch sử (95% là nhân vật nam) và 583 nhân vật đương đại, trong đó nhân vật nam giới chiếm 88%.
  • 21. 21 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG  Các nhân vật nữ thường làm những công việc về nông nghiệp, chăm sóc động vật, trồng cây cối, làm việc nhà, nấu ăn, mua sắm ở chợ, làm cô giáo hoặc làm nhân viên bán hàng.  Nghề nghiệp nhân vật trong SGK: Kết quả thống kê cho thấy 80% nhân vật nam giới trong SGK có nghề nghiệp cụ thể, trong khi tỉ lệ này ở nữ giới chỉ đạt 66%. Nữ giới có hai nghề chiếm tỉ lệ cao nhất là giáo viên và nhân viên văn phòng, trong khi đó nam giới có ngành nghề đa dạng hơn (kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, công an, bộ đội).
  • 22. 22 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG  Hình minh họa trong SGK tạo nên khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ sẽ là rào cản thực hiện bình đẳng giới. Bình đẳng giới sẽ không thành hiện thực nếu thế hệ sau vẫn được xã hội hoá theo khuôn mẫu mang định kiến về giới.  Vai trò giới trong gia đình và xã hội: Quan niệm phổ biến về vị trí của đàn ông và phụ nữ trong gia đình và xã hội cũng khác biệt. Nam giới được mô tả như là trụ cột của gia đình, hướng ngoại, có tiếng nói quyết định. Phụ nữ được mô tả như là người hướng nội, xây dựng tổ ấm, là phái yếu, phụ thuộc.  Bên cạnh những biểu hiện về định kiến giới trong SGK, trong SGK GDPT hiện hành cũng có những nội dung, hình ảnh minh hoạ hướng tới phản ánh những hành động, thái độ nên và không nên giữa học sinh nam và học sinh nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, cần tiếp tục duy trì và phát huy. Điều này thể hiện ở hình ảnh minh họa, nội dung bài viết trong SGK. Ví dụ:
  • 23. 23 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG 3. Ý nghĩa của việc lồng ghép giới vào CT, SGK GDPT mới SGK có phạm vi ảnh hưởng lớn, vượt ra ngoài giới hạn trường lớp và giáo dục. Do đó, chúng ta phải tính tới mức độ ảnh hưởng của SGK: là một công cụ cơ bản cho việc học tập của học sinh và giáo viên và là một yếu tố liên lạc trong nội bộ gia đình, đặc biệt là để truyền đạt các chuẩn mực giá trị. Bên cạnh tác động về mặt giáo dục, SGK còn có ý nghĩa về kinh tế và hệ tư tưởng. Từ lâu, SGK đã được nhìn nhận là một phương tiện cơ bản để giúp người học hòa nhập xã hội thông qua truyền tải tri thức và chuẩn mực. Do đó, SGK luôn là đề tài của nhiều nghiên cứu và sách hướng dẫn với nhiều mục đích khác nhau, từ sửa đổi nội dung để tăng chất lượng học tập, phản ánh rõ hơn các giá trị toàn cầu (như hoà bình và bình đẳng giới). Ngày nay, mục tiêu Giáo dục cho Mọi người và ưu tiên giáo dục cho trẻ em gái khiến SGK ngày càng trở nên quan trọng hơn. Việt Nam cũng tiếp tục cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4 về chất lượng giáo dục. Do vậy, lồng ghép giới vào CT, SGK mới không chỉ cần thiết mà còn có ý nghĩa quan trọng, vì những lý do sau đây:  Vì sự phát triển toàn diện của học sinh trên cơ sở tiềm năng và khả năng của các em mà không phụ thuộc vào việc các em thuộc giới tính nào. Ngoài ra, lồng ghép giới, cụ thể là việc xoá bỏ các khuôn mẫu giới và định kiến giới gây hiệu ứng tiêu cực, cứng nhắc và sự kỳ vọng thái quá vào bất cứ giới nào đó sẽ giúp giảm tình trạng bất bình đẳng và phân biệt đối xử trên cơ sở giới.
  • 24. 24 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG  Hiện nay, do khuôn mẫu về giới vẫn tồn tại một cách phổ biến trong nhận thức của mọi tầng lớp trong xã hội nên vai trò của phụ nữ và các em gái thể hiện trong CT, SGK chủ yếu liên quan đến các công việc nhà, chăm sóc không được trả lương hoặc thù lao thấp hoặc là nạn nhân của những định kiến về giới và bị đối xử không công bằng.  Với những khuôn mẫu mạnh mẽ về vai trò, trách nhiệm, khả năng mà nam giới và các bé trai được mong đợi phải là người trụ cột, không được tỏ ra yếu đuối, hay phải tỏ ra cương quyết, cứng rắn,... sẽ tạo ra những áp lực, sức ép trong biểu hiện thái độ, hành vi, lựa chọn môn học, công việc và định hướng cuộc sống.  Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu về Bình đẳng của ngành GDĐT nói riêng và của Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới, giai đoạn 2016 - 2020 nói chung, giúp tạo dựng môi trường giáo dục có chất lượng, an toàn và tôn trọng giới. 4. Vai trò của giáo dục và SGK trong thúc đẩy bình đẳng giới Giáo dục nói chung và SGK nói riêng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng giới, vì các lý do sau đây:  Để đạt được chính sách giáo dục có chất lượng, giáo dục có chất lượng không chỉ là cung cấp kiến thức cho người học, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường mà cần trang bị những phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống nhân văn, trong đó có quan điểm về bình đẳng nam nữ.  Mục tiêu hướng tới Giáo dục cho Mọi người và bình đẳng giới: Thực chất của lồng ghép giới là đưa ra các cách thức để xoá bỏ định kiến giới và mọi hình thức phân biệt đối xử về giới trong GDPT để bảo vệ các quyền con người cơ bản cho nam, nữ học sinh, phụ nữ và nam giới; góp phần giải quyết các bất bình đẳng giới đang tồn tại và thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  Tạo cơ hội cho nam, nữ học sinh được hưởng một nền giáo dục có chất lượng tốt nhất cho sự phát triển các phẩm chất, năng lực cá nhân, mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. Mặt khác, giáo dục bình đẳng giới sẽ có tác động rất lớn đến phát triển nhân cách của học sinh; hình thành các quan điểm tiến bộ
  • 25. 25 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG về giới ngay từ lứa tuổi tiểu học; tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới khi các em trưởng thành.  Đóng góp vào sự phát triển và hoà nhập xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới thì, không có một quốc gia nào mà sự phát triển và sự thịnh vượng của nó lại chỉ do một giới nam hoặc một giới nữ tạo nên” và “Những quốc gia rút ngắn được khoảng cách giữa nam và nữ trong việc học tập chính là những quốc gia đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định nhất trong vòng 50 năm qua”.  SGK là tài liệu đọc duy nhất mà trẻ em thường xuyên sử dụng và cũng là nguồn chính chuyển tải kiến thức và các giá trị. SGK cũng góp phần công nhận sự đa dạng về giới và chống kỳ thị trên cơ sở giới. Bất bình đẳng giới thường đi cùng với kỳ thị, phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay hướng đến hội nhập quốc tế, không chỉ phấn đấu xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới mà cần công nhận sự đa dạng về giới trong đời sống xã hội.
  • 26. 26 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG CÁC CẤP ĐỘ, CÁC BƯỚC VÀ CÁC CÔNG CỤ LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHẦN II
  • 27. 27 CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT 1. Thế nào là lồng ghép giới? a) Lồng ghép giới không phải là:  Chỉ làm một lần duy nhất;  Đơn thuần một “cụm từ”;  Đồng nghĩa với Bình đẳng giới;  Các hoạt động có mục tiêu dành riêng cho nữ giới/trẻ em gái;  Cào bằng vai trò của nam và nữ;  Phần “bổ sung” cho hoạt động hay chương trình hiện hành. b) Lồng ghép giới là:  Một “phương pháp” với các bước rõ ràng, có mục tiêu cụ thể;  Quá trình đánh giá các tác động đối với nữ giới và nam giới của bất kì hành động có chủ đích nào, bao gồm văn bản pháp luật, chính sách hoặc chương trình, hoạt động ở mọi lĩnh vực và ở tất cả các cấp;  Mộtphươngphápnhằmđưacácmốiquantâmvàkinhnghiệm của nữ giới cũng như nam giới thành một phần không thể tách rời trong thiết kế, giám sát và đánh giá chính sách và chương trình ở tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo quyền thụ hưởng như nhau của nữ giới và nam giới và xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng;  Phương pháp, quy trình thể hiện sự tôn trọng từng giới cũng như sự khác biệt giữa các giới;  Một phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng là “bình đẳng giới”.
  • 28. 28 2. Các cấp độ lồng ghép giới  Cấp độ 1: Nhạy cảm về giới/Nhận thức về giới Đây là cấp độ xác định và nhận thức được các vấn đề, sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng còn tồn tại giữa nam và nữ.  Cấp độ 2: Đáp ứng giới Cấp độ 1 và đồng thời với việc xây dựng các chính sách, sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và đóng góp khác nhau của nam và nữ.  Cấp độ 3: Chuyển hoá tích cực về giới Xây dựng các chính sách và sáng kiến nhằm chuyển hóa những chính sách, tập tục, chương trình còn mang tính phân biệt đối xử đang tồn tại và đem lại sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho tất cả mọi người. 3. Các bước lồng ghép giới a) Thu thập và phân tích dữ liệu phân tách theo giới; b) Xác định những vấn đề bình đẳng giới rõ rệt, kém rõ rệt và ít rõ rệt nhất, và khoảng cách giới thông qua việc phân tích dữ liệu phân tách giới; c) Nâng cao nhận thức về các vấn đề/khoảng cách giới thông qua tập huấn, đối thoại và vận động chính sách; d) Xây dựng sự hỗ trợ để đạt được thay đổi thông qua quá trình liên kết, hợp tác giữa các đối tác; đ) Xây dựng chương trình và sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng cách hiện có về giới; e) Chuyển các sáng kiến thành hành động và hỗ trợ các hành động này bằng nguồn lực cụ thể; g) Phát triển và nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên nhằm lập kế hoạch và thực hiện; h) Giám sát, đánh giá, báo cáo, xem xét các bài học rút ra, và truyền thông. CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 29. 29 4. Công cụ lồng ghép giới 4.1. Công cụ 1: Bảng kiểm khi xây dựng CT và tài liệu học tập nhạy cảm về giới. A. Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên chương trình - Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả CT không? - Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả thiết kế, xây dựng nội dung CT môn học không? - Có đảm bảo các tác giả CT đều được tập huấn về giới và lồng ghép giới không? - Có mời chuyên gia về giới rà soát mục tiêu, nội dung CT môn học được phân công đảm nhận không? B. Đối với tác giả chương trình - Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả CT không? - Các tác giả có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và phương pháp lồng ghép giới không? - Các tác giả có đưa nội dung về giới và lồng ghép giới vào CT khi thiết kế, xây dựng CT môn học không? - Khi xin ý kiến góp ý cho CT, các tác giả có lựa chọn các đối tượng theo yêu cầu về sự đảm bảo cân bằng về giới không? - Các tác giả có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi xây dựng và hoàn thiện CT không? C. Đối với Tổng chủ biên/Chủ biên SGK - Có chú ý đến sự cân bằng về giới khi mời các tác giả SGK và họa sỹ vẽ minh họa không? - Có chú ý đến nội dung lồng ghép giới khi chỉ đạo các tác giả SGK không? - Có đảm bảo các tác giả SGK đều được tập huấn về giới và phương pháp lồng ghép giới không? - Có mời chuyên gia về giới rà soát nội dung và hình thức thể hiện trong SGK không? CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 30. 30 D. Đối với tác giả SGK - Nội dung, ngôn ngữ và hình ảnh có đảm bảo không có định kiến giới không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? - Vai trò trong gia đình, hoạt động tình nguyện và cộng đồng của trẻ em trai và gái là gì? Các vai trò đó có được thể hiện với giá trị như nhau trong CT và tài liệu học không? - Các bài tập và câu chuyện có thể hiện trẻ em trai và trẻ em gái một cách bình đẳng không, có phù hợp với thực tế không? - Có sự cân bằng về giới trong nhóm tác giả SGK và họa sỹ thiết kế hình ảnh không? - Tác giả SGK và họa sỹ vẽ ảnh minh họa cho tài liệu học có sự nhạy cảm về giới không? - Các tác giả và họa sỹ có hiểu và nắm rõ các nội dung về giới và phương pháp lồng ghép giới không? - Các tác giả và họa sỹ có đưa nội dung giáo dục về giới và các hình thức thể hiện có sự cân bằng giới, không có định kiến giới vào SGK không? - Có sự cân bằng về giới trong các đối tượng được xin ý kiến góp ý cho SGK không? - Có sự cân bằng về giới khi lựa chọn nhóm học sinh tham gia thí điểm SGK không? - Có xin ý kiến chuyên gia về giới trong khi biên soạn và hoàn thiện SGK không? E. Đối với các thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định CT, SGK (Hội đồng thẩm định) - Các thành viên trong Hội đồng thẩm định có được tập huấn về giới và phương pháp lồng ghép giới không? - Có đảm bảo sự cân bằng giới trong thành phần Hội đồng thẩm định không? - Các thành viên Hội đồng thẩm định có đảm bảo hiểu và nắm rõ công cụ lồng ghép giới không? CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 31. 31 - Các vấn đề giới tìm thấy trong quá trình chỉnh sửa có được cân nhắc trong xây dựng CT, biên soạn SGK mới không? 4.2. Công cụ 2. Các bước và mẫu biểu phân tích giới trong SGK - Bước 1: Thống kê a) Thống kê nhân vật Bảng A1. Kiểm đếm số lần nhân vật cá nhân xuất hiện theo giới tính, tên gọi và hình ảnh minh hoạ: Nhân vật cá nhân Tên gọi Hình ảnh minh hoạ Tổng cộng Phụ nữ Nam giới Trẻ em gái Trẻ em trai Không xác định giới tính CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 32. 32 Bảng A2. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và đặc điểm trong nội dung và hình ảnh minh hoạ: Tính cách cá nhân Nội dung Hình ảnh minh hoạ Tổng cộngTrẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Trẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Tốt bụng/ quan tâm đến người khác Buồn bã/ khóc lóc Tức giận/ đánh lộn Chăm chỉ Tò mò Mạo hiểm Dũng cảm Kỷ luật Ngăn nắp Nghe lời/ trung thành Hay đặt câu hỏi Các đặc điểm khác CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 33. 33 Bảng A3. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và vai trò trong nội dung và hình ảnh minh hoạ: Nhân vật cá nhân Nội dung Hình ảnh minh hoạ Tổng cộngTrẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Trẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Thành viên gia đình Thành viên cộng đồng Học sinh Giáo viên Công chức, viên chức Công an, bộ đội Chính trị gia Chủ cửa hàng Giám đốc công ty Nguyên thủ quốc gia Các vai trò khác CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 34. 34 b) Thống kê ngôn từ mô tả nhân vật Bảng B1. Kiểm đếm tần suất mô tả nhân vật cá nhân theo giới tính và cách thức mô tả nhân vật Nhân vật cá nhân Ngôn từ tích cực Ngôn từ tiêu cực Tổng cộng Trẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Không xác định giới tính c) Thống kê hoạt động/hành vi Bảng C1. Kiểm đếm số nhân vật cá nhân theo giới tính và hoạt động trong hình ảnh minh hoạ Hoạt động Trẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Tổng cộng Hoạt động trường lớp Hoạt động nghề nghiệp Hoạt động gia đình Bán (tại cửa hàng/chợ) Mua(tạicửa hàng/chợ) Hoạt động chăm sóc hoặc quan tâm đến người khác Hoạtđộnggiảitrí Hoạtđộngxãhội CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 35. 35 Hoạt động Trẻ em gái Trẻ em trai Phụ nữ Nam giới Tổng cộng Hoạt động thể thao Hoạt động / Hành vi tiêu cực (khuyết điểm, vi phạm kỷ luật, phạm tội) Hoạt động thành công Các hoạt động khác - Bước 2: Phân tích bảng thống kê Sau khi thống kê xong các bảng ở trên, tiến hành phân tích theo những câu hỏi hướng dẫn sau: a) Có sự cân bằng giới trong cách thức thể hiện các giới nam và nữ hay không? b) Vai trò và trách nhiệm gia đình có được chia sẻ và phân bổ một cách bình đẳng không? Việc thể hiện nhân vật có thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và hợp tác cùng nhau của nam và nữ trong công việc gia đình và nuôi dạy con không? c) Các hoạt động tại trường lớp có mang tính nhạy cảm giới không, và có khuyến khích cả trẻ em gái và trẻ em trai tham gia làm cán bộ lớp không? d) Ngôn từ/cách thức miêu tả sử dụng có mang tính nhạy cảm giới và trung lập về giới không? đ) Vai trò và mong đợi của xã hội có dựa trên khả năng và ước muốn của cá nhân không hay là bị áp đặt trên cơ sở các khuôn mẫu, định kiến giới? e) Phụ nữ và nam giới có các lựa chọn nghề nghiệp tương tự nhau không? g) SGK có nhấn mạnh các đặc điểm chung thay vì khác biệt giữa hai giới thông qua xây dựng các đặc điểm nhân vật giống nhau không mang tính loại trừ hay ưu ái cụ thể giới nào không? CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 36. 36 h) Có các nhân vật kết hợp nhiều vai trò và đặc điểm khác nhau như mẹ làm bác sĩ, bố nấu ăn? - Bước 3: Đánh giá SGK theo các tiêu chí có nhạy cảm giới Từ các phân tích ở trên, bước tiếp theo là đánh giá xem SGK đã đạt được mức độ nhạy cảm giới ở cấp độ nào. Thang đo: 0 = không đạt được; 1 = đạt được một phần; 2 = hoàn toàn đạt được STT Tiêu chí 0 1 2 1 Trang bìa, tiêu đề và hình ảnh trang bìa hấp dẫn, đầy đủ thông tin và không mang tính định kiến giới. 2 Nội dung, cấu trúc và bố cục SGK hướng dẫn thầy, cô giáo áp dụng các biện pháp và công cụ hỗ trợ giảng dạy mang tính nhạy cảm giới. 3 SGK sử dụng ngôn từ trung lập về giới hoặc/và nhạy cảm giới và không mang tính định kiến giới. 4 Các phương pháp, kĩ năng giảng dạy và hoạt động học tập trong SGK có thể được sử dụng linh hoạt bởi cả hai giới và khuyến khích sự tham gia chủ động của cả thầy/cô giáo. 5 SGK có sự cân bằng giới trong thể hiện nhân vật nam, nữ trong nội dung và hình ảnh minh hoạ. 6 Hình ảnh minh hoạ sử dụng trong SGK hấp dẫn, hữu ích, không mang tính định kiến giới và phù hợp cho cả học sinh nam và học sinh nữ. 7 Nội dung SGK không chứa đựng hình ảnh và thông tin mang tính định kiến giới về dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, xã hội, độ tuổi, v.v. 8 SGK có sự cân bằng giữa các hoạt động và nhiệm vụ mà cả học sinh nam và học sinh nữ có thể thực hiện đơn lẻ hoặc hợp tác với nhau theo nhóm. 9 Các hoạt động trong SGK khuyến khích sự hợp tác học tập giữa học sinh nam và học sinh nữ. 10 Nội dung SGK nhìn nhận và coi trọng một cách bình đẳng các điểm mạnh và năng lực của học sinh nam và học sinh nữ. CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 37. 37 4.3. Công cụ 3: Hướng dẫn cách khắc phục những định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới trong SGK đối với từng lĩnh vực Lĩnh vực cụ thể Cách thức cụ thể Mô tả quân bình/cân bằng  Nhấn mạnh các đặc điểm mà cả hai giới đều có - thay vì nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hai giới - bằng cách sử dụng các đặc điểm tương tự nhau mà không có sự loại trừ hoặc ưu tiên nào.  Nhấn mạnh khả năng hoán đổi vai trò cho nhau, thay vì vào khả năng bổ trợ cho nhau.  Đưa vào các nhân vật nắm giữ nhiều vai trò, kết hợp các đặc điểm khác nhau như một người mẹ làm bác sĩ, hoặc một người bố làm đầu bếp. Về quyền hạn Đảm bảo mọi nhân vật đều có:  Quyền như nhau trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống, mà trên hết là quyền chính trị (tham gia vào chính trị, giữ vai trò lãnh đạo).  Quyền tự chủ và ra quyết định cho bản thân mình. Về hoàn cảnh kinh tế  Mọi nhân vật phải được thể hiện độc lập và đảm bảo về mặt tài chính, đồng thời có khả năng tiếp cận các nguồn lực và tài sản. Về nghề nghiệp  Thể hiện cả nam và nữ trong các nghề tương tự nhau.  Không bó buộc phụ nữ vào những nghề liên quan tới các hoạt động nội trợ và nuôi dạy con cái.  Nhấn mạnh sự nghiệp của nữ giới và lương của họ: cho cùng một công việc, họ được nhận lương bằng với nam giới.  Cơ hội tham gia các hoạt động giải trí, thể thao, v.v.. phải bình đẳng với nhau, cho dù nhân vật đó mang giới tính nào. Đặc điểm thể chất và tâm lý nhân vật  Không có những hình ảnh gán những đặc điểm tâm lý cho một giới cụ thể; trên thực tế, có thể thể hiện những em trai lo sợ hoặc khóc lóc, còn em gái dũng cảm, bản lĩnh.  Không gắn khả năng trí tuệ cho một giới tính, ví dụ: có thể thể hiện nhân vật nữ được đào tạo để làm chủ những kỹ năng truyền thống và những khoa học công nghệ hiện đại nhất.  Không nhấn mạnh tầm quan trọng của trang phục và vẻ đẹp bên ngoài của nhân vật nữ.  Trong hình minh họa, không nên thể hiện sự gắn kết thông thường giữakhônggianvàgiớitính.Vídụ:cóthểthayđổikhônggiantruyền thống là nhân vật nữ ở không gian trong nhà mang tính riêng tư và khép kín, còn nhân vật nam với không gian mở bên ngoài. CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 38. 38 Lĩnh vực cụ thể Cách thức cụ thể Sự đa dạng về giới và mối quan hệ giữa các nhân vật  Chú ý tới tuổi và giới tính của các nhân vật đang tương tác với nhau:  Đảm bảo có sự đa dạng về giới tính trong các mối quan hệ; không đặt nhân vật nam chỉ trong hoặc chủ yếu trong quan hệ với các nhân vật nam khác; không đưa vào hoặc thể hiện nhân vật nữ phụthuộcnhânvậtnam;khôngđặtnhânvậtnữchỉtrongcáchoạt động gắn với trẻ em, người già, người có hoàn cảnh khó khăn...  Chú ý tới tính chất quan hệ giữa nhân vật của cả hai giới:  Thể hiện những tình huống mà cả hai giới hợp tác và hỗ trợ nhau một cách bình đẳng trên nhiều lĩnh vực; có thể đảo ngược những kỹnăngtruyềnthốngđượcgắnvớimộtgiớicụthể.Vídụ:thểhiện nhân vật nữ tư vấn cho nhân vật nam trong các vấn đề khoa học;  Tránh thể hiện đối đầu và thù địch giữa hai giới (đặc biệt thông qua so sánh);  Không bó buộc phụ nữ và trẻ em gái vào vị trí nghe lời, nhún nhường trước đàn ông và trẻ em trai. Trong gia đình  Đề cao sự tham gia bình đẳng và hỗ trợ nhau giữa cha và mẹ trong việc nhà và dạy dỗ con cái.  Bố mẹ có cùng quyền hạn và trách nhiệm. Ví dụ trong quản lý tài sản gia đình, ra quyết định trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ trách nhiệm làm việc nhà và nuôi dạy con cái như nhau. Quan hệ vợ chồng dựa trên sự tôn trọng và độc lập.  Trẻ em phải có cùng quyền lợi và trách nhiệm cho dù thuộc giới tính nào:  Không phân biệt đối xử theo giới đối với khả năng tiếp cận nguồn lực (thực phẩm, chăm sóc, v.v..), các hoạt động (giáo dục, giải trí, v.v..), chia sẻ công việc, v.v..;  Không thể hiện sự đối xử khác biệt nhau như: yêu cầu lớn hơn đối với một đứa trẻ thuộc một giới tính, phê bình hoặc khuyến khích dựa trên giới tính trẻ, v.v.  Thể hiện quan hệ giữa bố mẹ và trẻ em có tính chất và mức độ như nhauchodùtrẻhaychamẹthuộcgiớitínhnào.Khôngphânchiagiới tính cho trách nhiệm và sự tham gia của bố mẹ: cả bố và mẹ đều có quyềnthựchiệncáchoạtđộngchămsóchàngngày(giặtgiũ,nấuăn) cho con cái, phê bình hoặc tặng thưởng cho con cái, v.v..  Về thành phần gia đình:  Thể hiện gia đình gồm cả bố và mẹ, chứ không chỉ gia đình chỉ có mình mẹ hoặc bố và con cái; đa dạng hình ảnh con cái và các thành viên trong gia đình, đa dạng các mối quan hệ gia đình: ông bà, cô dì chú bác, anh em họ (thuộc cả hai giới). Những mối quan hệ này có thể đem lại sự đa dạng cho các mô hình gia đình được thể hiện. CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 39. 39 Lĩnh vực cụ thể Cách thức cụ thể Tại trường học  Thể hiện sự chào đón tất cả các em trong trường học (ví dụ: vẽ nhà vệ sinh riêng sạch cho trẻ em trai và trẻ em gái, có thể có phòng vệ sinh có cửa để đảm bảo tính riêng tư cho các em, trong đó có các em LGBTI).  Đảm bảo sự công bằng và đa dạng giới trong học sinh và giáo viên:  Sự hiện diện của trẻ em gái trong SGK là sự hiện diện của trẻ em gái trong lớp học.  Sự hiện diện của giáo viên thuộc các giới là thể hiện thu nhận và truyền đạt kiến thức đa dạng. Cả trẻ em trai và gái đều có thể hình dung ra mình có thể trở thành giáo viên.  Tránh thể hiện sự phân chia lao động phản ánh các vai trò truyền thống của hai giới: ví dụ, cô giáo chăm lo cho các em nhỏ tuổi và công việc hậu cần, trong khi thầy giáo phụ trách các em lớn tuổi hơn và công việc quản lý.  Thể hiện cả trẻ em trai và gái quan tâm và thành công trong toán học, khoahọc,vănhọc,lịchsửvàcácmônkhác;cácmôndạyởtrườnghọc nên mang tính trung lập về giới. CÁCCẤPĐỘ,CÁCBƯỚCVÀCÁCCÔNGCỤLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGDPT
  • 40. 40 SỰCẦNTHIẾTLỒNGGHÉPGIỚIVÀOCHƯƠNGTRÌNH,SÁCHGIÁOKHOAGIÁODỤCPHỔTHÔNG MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG PHẦN III