SlideShare a Scribd company logo
1 of 102
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
QUẢNG QUỐC HUY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG
Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877
Zalo/viber/tele
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
QUẢNG QUỐC HUY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số : 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRỊNH THANH HÀ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà
nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá”
là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trịnh Thanh Hà và hoàn thành vào năm 2017 tại Học viện
hành chính quốc gia.
Học viên
Quảng Quốc Huy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài "Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm trên địa bàn thành phốRạch Giá", bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tận tình của các thầy cô,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên
cứu để làm luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thanh Hà, người thầy đã
tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, viết luận
văn.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành của thành phố Rạch
Giá, bạn bè, đồng nghiệp...đã cung cấp tài liệu để tôi nghiên cứu và viết luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã
cho tôi những lời nhận xét, góp ý quý báu, giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Đề tài "Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa
bàn thành phố Rạch Giá" có phạm vi rất rộng và phức tạp. Vì vậy, luận văn
không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong tiếp tục nhận
được ý kiến đóng góp của thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này để luận
văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANCT An ninh chính trị
ANQG An ninh quốc gia
ANTT An ninh trật tự
BCA Bộ Công an
CSND Cảnh sát nhân dân
MTTQVN Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
QLNN Quản lý nhà nước
TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
TTATXH Trật tự an toàn xã hội
TTXH Trật tự xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Lời cam đoan..................................................................................................i
Lời cảm ơn.................................................................................................... ii
Danh mục các từ viết tắt…............................................................................. iii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................2
3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................4
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................6
7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................6
ChƯơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY....................................7
1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy............7
1.1.1. Tộiphạm ma túy ............................................................................. 7
1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy........................................10
1.2. Quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ......... 13
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................13
1.2.2. Mục đích, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy............................................................................15
1.2.2.1. Mục đích.............................................................................. 15
1.2.2.2. Nguyên tắc ........................................................................... 16
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy 18
1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống tội
phạm ma túy...........................................................................................20
1.2.4.1. Trung ương..........................................................................20
1.2.4.2. Chính quyền địa phương.......................................................23
1.3. Các yếu tố ảnh hƯởng đến quản lý nhà nƯớc về phòng, chống tội phạm
ma túy.........................................................................................................23
1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế..............23
1.3.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. .................................. 24
1.3.3. Hệ thống pháp luật........................................................................25
1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức của
nhân dân...............................................................................................26
ChƯơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG..................................................................................30
2.1. Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.......................................................................................................... 30
2.2. Hiện trạng quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang............................................ 34
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang .....................................................................................................34
2.2.2. Ban hành văn bản quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...................................37
2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang...............40
2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy............................................................................45
2.2.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy...........................................................................................49
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra. ...........................................................50
2.3. Đánh giá quản lý nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.............................................50
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân.............................................. 50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................54
ChƯơng 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI .THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG........................................................61
3.1. Dự báo tình hình và những yếu tố tác động đến hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá....................... 61
3.1.1. Tình hình buôn bán và sử dụng ma túy trong thời gian tới.......... 61
3.1.2. Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy.......................................................... 62
3.1.3. Những yếu tố tích cực tác động đến quản lý nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy........................................................... 64
3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƯớng chỉ đạo của thành phố Rạch
Giá 65
3.2.1. Quan điểm và phương hướng chỉ đạo........................................65
3.2.2. Những mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ ..................................67
3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nƯớc đối với hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang....................................................................................................70
3.3.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp
trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy 70
3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý.............................. 71
3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức.................... 73
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ...........................................76
3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau
cai nghiện ...............................................................................................83
3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy.................................................................87
KẾT LUẬN.................................................................................................89
DANHMỤC TÀILIỆUTHAM KHẢO ......................................................91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định của đất nước, đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch và các
loại tội phạm khác; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành
quả cách mạng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới là một nhiệm vụ trọng yếu
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Do vậy, Quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là
một hoạt động quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chúng ta
biết rằng, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò hết sức
quan trọng trong việc Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo về nghiệp vụ
của lực lượng Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Rạch Giá đã
làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa
bàn thành phố: Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc lộ những
bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý Nhà
nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại thành phố: công tác giữ gìn an ninh
trật tự chưa được thực hiện đồng bộ, sự quản lý về đấu tranh phòng, chống tội
phạm chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận, ban,
ngành liên quan, nên tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, chưa được
đấu tranh phòng, chống hiệu quả làm mất lòng tin của nhân dân. Có những đồng
chí nhận thức về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện
các biện pháp công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó
công tác xử lý chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi
phạm pháp luật trên địa bàn thành phố. Mặt khác, Công an thành phố cũng chưa
huy động được đông đảo và phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân
2
tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, mối quan hệ phối hợp với
các cơ quan chức năng có liên quan đến an ninh trật tự chưa được tiến hành một
cách đồng bộ nên đã làm hạn chế đến hiệu quả, hiệu lực Quản lý Nhà nước về
đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa bàn thành phố Rạch Giá. Với những đặc
điểm tình hình cụ thể tại thành phố Rạch Giá, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà
nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá”
làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong
những nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước đã được các nhà nghiên cứu lý
luận quản lý Nhà nước và các nhà quản lý thực tế nghiên cứu và trao đổi nhiều.
Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong đó có thể chỉ ra các nghiên
cứu chủ yếu như:
- Tác giả Đinh Trọng Hoàn: Kỹ năng giao tiếp của Cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 tập trung vào việc
phân tích các đặc điểm trong hoạt động của lực lượng Công an nói chung và lực
lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội nói riêng, qua đó
xác định các kỹ năng mà người chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ
trật tự xã hội cần có như giao tiếp công vụ, giải quyết xung đột, xử lý vi phạm
hành chính,...và phương pháp rèn luyện các kỹ năng này để thực hiện tốt hơn
công vụ của mình.
- Trần Viết Long và tập thể tác giả Học viện Cảnh sát nhân dân trong tác
phẩm "Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự". (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
2007) đã đề cập tới những vấn đề lý luận chung về quản lý an ninh, trật tự và các
nội dung quan trọng quản lý an ninh, trật tự; xác định vai trò của lực lượng công
an nhân dân là nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội trong mối liên hệ với các tổ chức khác. Các tác giả cũng đã phần nào chỉ
ra những đặc điểm của bối cảnh hiện nay có ảnh hưởng tới an ninh chính trị và
trật tự, an toàn xã hội và đề xuất được một số phương hướng chủ yếu để bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội hiện nay.
3
- Vũ Văn Hiền (Chủ biên) với nghiên cứu “Một số lý luận cơ bản về hoạt
động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính” (Học viện Cảnh sát
nhân dân, Hà Nội, 2003) đã đề cập tới cơ sở lý luận về công tác an ninh, trật tự
xã hội và vai trò của lực lượng Công an nhân dân, nhất là lực lượng Cảnh sát
quản lý hành chính trong việc duy trì, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội. Tác phẩm cũng đề cập tới những kỹ năng cần thiết của lực lượng
Cảnh sát quản lý hành chính trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản
lý an ninh trật tự.
- Nguyễn Xuân Yêm: "Một số vấn đề quản lý Nhà nước về an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 1998):
trong tác phẩm này tác giả đã đề cập tương đối cụ thể về khung lý luận về quản
lý Nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Tác giả cũng đã đồng
thời xem xét đánh giá được một số khía cạnh của việc bảo vệ an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội;
- Trần Minh Tơn: "Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội
phạm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Nhà xuất bản
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2011): đã đề cập đến quan điểm chỉ đạo của Đảng,
Nhà nước ta về phòng, chống tội phạm. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải
pháp phòng chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là tội phạm phi truyền
thống;
- Lê Bá Tịnh: "Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh
sát hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" (Nhà xuất bản Công an
Nhân dân, Hà Nội, 2015): tác giả đã đưa ra các ưu điểm và hạn chế công tác
nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát hình sự thời gian qua và đưa ra các giải
pháp tăng cường công tác điều tra cơ bản, nghiệp vụ cơ bản để phục vụ công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian tới.
Trong phạm vi các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ
trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau liên quan đến
Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, có thể nói
rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
4
thống về “Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa
bàn thành phố RạchGiá”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố, góp phần vào
việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội ở địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy;
- Đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá. Rút ra những ưu điểm, hạn chế, xác định
rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót đang đặt ra đối với
công tác này trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
- Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố
Rạch Giá.
4. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lĩnh vực Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm là rất
rộng, vì vậy tác giả luận văn xin được giới hạn trong phạm vi, khuôn khổ Quản
lý Nhà nước về phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016.
- Không gian: Địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5. PhƯơng pháp nghiêncứu
5.1. Phương pháp luận
5
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
5.2. Các phương pháp khác
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để nghiên cứu các công
trình khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến Quản lý Nhà
nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng
kết và khảo sát thực tế về tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm và công tác
quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này tại địa bàn thành phố Rạch Giá.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong thu thập và xử lý dữ liệu phục
vụ nghiên cứu định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt
thông tin nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết
luận về nội dung nghiên cứu dựa trên các số liệu và giúp cho việc dự báo xu
hướng diễn biến của vấn đề cần nghiên cứu trong thời gian tới. Cụ thể là thống
kê những số liệu liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm để từ đó phân tích, đánh giá một số hoạt động trên địa bàn Rạch
Giá.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn này.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để tìm hiểu, xem xét những
nghiên cứu trước đây về nội dung liên quan đến đề tài đã được tiến hành như thế
nào, kết quả ra sao, còn vấn đề gì chưa đề cập hoặc những hạn chế trong nghiên
cứu trước đó để rút ra những nội dung cần được bổ sung, làm sáng tỏ trong đề
tài này. Luận văn sẽ tổng hợp, phân tích những số liệu quản lý Nhà nước về đấu
tranh phòng, chống tội phạm...để thấy rõ thực trạng hoạt động đó, rút ra những
nhận xét về ưu điểm và hạn chế cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành
phố Rạch Giá.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Dựavào phương pháp này, tác giả tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau
của những vấn đề cần nghiên cứu, qua đó giúp cho việc nhận xét, đánh giá
vấn đề
6
một cáchtoàn diện, khoa học và chính xác hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn hệ thống hóa những lý luận liên quan quản lý Nhà nước về đấu
tranh phòng, chống tội phạm ma túy, từ đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề
có tính lý luận liên quan đến QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả củng cố thêm hệ thống lý luận
nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, nâng
cao trình độ lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng được
yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng day, học tập của giảng viên và sinh viên Học viện Hành
chính Quốc gia; giúp cho cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Kiên Giang nói chung và
Công an thành phố Rạch Giá nói riêng rút ra được những kinh nghiệm trong khi
thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn mình quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp
phù hợp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo hữu
ích cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội
dung được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Chương 3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy tại thành phố RạchGiá, tỉnh Kiên Giang.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY
1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy
1.1.1. Tội phạm ma túy
Ma tuý, theo gốc Hán – Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Chất ma tuý lúc
đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê; sau này khi khoa học
phát triển con người tổng hợp được các chất tự nhiên có khả năng gây nghiện,
thì chất ma tuý được hiểu là những chất có tính chất gây nghiện, có khả năng bị
lạm dụng.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
ma tuý và chất ma tuý tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Có trường hợp người
ta không cần đưa ra một định nghĩa về ma tuý, mà liệt kê ngay các chất ma tuý
gồm: Các chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục
các chất ma tuý, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất ma tuý
(bao gồm danh mục quy định tại Công ước quốc tế 1961, 1971, 1981) được ban
hành theo Nghị định của Chính phủ Số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm
2001.
Như vậy, ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một
lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi
đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Theo khái
niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng
hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác
dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm
thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất
khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay, ma túy
thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị
mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất
người đó lệ thuộc. Ma túy được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu
sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể
8
người dùng cao (Heroin, Crystal Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong
y tế với liều lượng nhỏ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000
(sửa đổi, bổ sung năm 2008), thì:
a) Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành;
b) Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng;
c) Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,
nếu sửdụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng;
d) Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành;
đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được
quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này;
e) Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây
côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
Là tội phạm, nên tội phạm về ma tuý cũng có những đặc điểm chung như
các tội phạm khác bao gồm: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính
có lỗi và tính chịu hình phạt. Tuy nhiên, đối với tội phạm về ma tuý có những
đặc điểm riêng mà các tội phạm khác không có. Đó là tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm về ma tuý cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong
Bộ luật hình sự (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia). Cũng chính do đặc
điểm này, mà trong thực tiễn xét xử thời gian qua, luôn áp dụng hình phạt
nghiêm khắc đối với người phạm các tội về ma tuý. Đối với các vụ án mua bán,
vận chuyển chất ma tuý với quy mô lớn, thường được người phạm tội tổ chức rất
chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, thậm chí từ nước ngoài vào
Việt Nam nhưng lại không được tổ chức như các vụ án có tổ chức khác, không
có người cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác, có vụ có rất
đông người tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma tuý nhưng thông
9
thường chỉ người thứ nhất biết ngươi thứ hai chứ không biết người thứ ba. Cũng
chính vì đặc điểm này mà việc điều tra, khám phá các đường dây ma tuý rất khó
khăn, không ít những vụ án sau khi xét xử mới phát hiện trong đường dây vận
chuyển, mua bán ma tuý còn có nhiều người phạm tội khác, cá biệt có trường
hợp trước khi thi hành án tử hình người bị kết án tử hình mới khai ra đồng
phạm. Một đặc điểm thường thấy trong các vụ án ma tuý lớn, người phạm tội
thường móc nối với một số cán bộ trong các lực lượng chống ma tuý để vận
chuyển, mua bán ma tuý trót lọt khó bị phát hiện và nếu có bị phát hiện thì
chúng hy vọng sự bao che của các lực lượng này. Đối với những hành vi mua
bán có tính chất tiêu thụ, người phạm tội thường chia ma tuý thành những gói
nhỏ (tép, chỉ...) mỗi gói là một liều để bán cho các con nghiện. Việc tổ chức tiêu
thụ ma tuý cũng rất tinh vi, chúng thường sử dụng những địa điểm thuận lợi, có
phân công người canh gác, khi các lực lượng chống ma tuý phát hiện thì chúng
tẩu thoát dễ dàng. Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, người
phạm tội chủ yếu là những con nghiện rủ nhau, góp tiền, góp tài sản để mua để
trao đổi lấy chất ma tuý sử dụng chung, ít có trường hợp người phạm tội đứng ra
tổ chức như kiểu tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Đây cũng là đặc điểm mà thực
tiễn xét xử có nhiều trường hợp rất khó phân biệt giữa hành vi tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Không ít trường
hợp có nhiều người cùng sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng người này thì
phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý còn người khác chỉ phạm tội sử
dụng trái phép chất ma tuý.
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vi phạm quy định về
quản lí, sử dụng các chất ma túy do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma
túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc
điểm cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe
dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người cũng
như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung; các tội phạm về ma
túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy hoặc các chất liên quan tới các
chất ma túy.
10
Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội
phạm ma túy bao gồm: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma tuý (đ. 192), tội sản xuất trái phép chất ma túy (đ.193), tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (đ.194), tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái
phép chất ma túy (đ.195), tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
(đ.196), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (đ. 197), tội chứa chấp việc sử
dụng trái phép chất ma tuý (đ. 198), tội sử dụng trái phép chất ma tuý (đ. 199),
tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (đ.200), tội vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác
(đ.201)
1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
Trong xã hội, nếu thừa nhận tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội thì
cuộc đấu tranh chống tội phạm được coi là một điều tất yếu khách quan không
thể thiếu được của mọi chế độ xã hội. Cho nên trong bất kỳ Nhà nước nào cũng
đều phải tiến hành đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phòng, chống tội phạm có
hai nội dung cơ bản:
Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm là bằng mọi biện pháp ngăn chặn không
để cho tội phạm xảy ra; không để một thành viên của xã hội phải chịu hình phạt
của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của tội phạm; các cơ quan
bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những khoản chi phí cho việc điều tra,
khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống
bình thường cho mọi công dân trong xã hội, để từ đó làm cơ sở cho mọi công
dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã
hội.
Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có nghĩa phải phát hiện, điều tra khám
phá kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả mỗi khi tội phạm xảy ra, nhằm đảm
bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý, không một người
phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật.
11
Để có thể phòng, chống tội phạm có hiệu quả thì phải có sự tham gia của
toàn xã hội nói chung, trong đó có các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và
tất cả công dân cũng phải tiến hành áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau
hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phát hiện nhanh
chóng, kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm từng bước, ngăn chặn, hạn chế,
đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội. Chỉ có thực hiện được
như thế thì mới có thể giải quyết được tình hình tội phạm trong xã hội. Chính vì
vậy, khi tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện nguyên
tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động phòng, chống tội phạm [31,
tr.50-51].
Hoạt động phòng ngừa tội phạm về cơ bản được phân thành hai nhóm:
- Các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm (còn gọi là biện pháp
phòng ngừa chung). Đây là các biện pháp của các cơ quan, tổ chức xã hội và
Nhà nước (với tư cách chủ thể quản lý xã hội, quản lý Nhà nước) tiến hành. Các
biện pháp phòng ngừa chung là hệ thống các biện pháp kinh tế - xã hội, chính
trị, văn hoá - xã hội, giáo dục và pháp luật nhằm phát triển xã hội, góp phần hạn
ché hoặc loại trừ những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện thực
hiện tội phạm.
- Các biện pháp phòng ngừa riêng (còn gọi là phòng ngừa nghiệp vụ) là
các biện pháp do các cơ quan pháp luật (thuộc bộ máy bạo lực, trấn áp) được
giao nhiệm vụ chuyên trách trong lĩnh vực này tiến hành. Phòng ngừa riêng là
hệ thống các biện pháp pháp luật - nghiệp vụ do các cơ quan bảo vệ pháp luật
(Công an, Viện Kiểm sát, Toà án) tiến hành nhằm mục đích phát hiện, ngăn
chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện tội phạm. Thuộc về các biện
pháp này, trước tiên là sự hạn chế và loại trừ các nguyên nhân điều kiện tạo điều
kiện cho tội phạm xảy ra, các biện pháp cưỡng bức mang tính chất giáo dục, lên
án hành vi của kẻ phạm tội trước, tập thể, công tác vận động nhân dân của cán
bộ Công an, Viện Kiểm sát, Toà án.
12
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần được tiến hành một cách tổng
thể, liên tục và hợp lý. Việc đấu tranh đúng lúc và có hiệu quả có thể loại trừ
hoàn toàn tội phạm ở các xí nghiệp, cơ quan và ngoài xã hội.
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy rất phức tạp, đầy khó khăn do:
Thứ nhất, tội phạm ma túy đa dạng và phức tạp. Các tội về ma túy quy
định trong BLHS đều xảy ra trong thực tế, nhưng phần lớn là các tội như: Mua
bán trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Tổ chức
sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố
trong cả nước, không phân biệt người già, thanh thiếu niên, không phân biệt
nam nữ, không phân biệt người dân tộc đa số hay thiểu số. Chẳng hạn, tội trồng
cây có chứa chất ma túy. Người phạm tội này không nhiều, nhưng khó xóa bỏ
được triệt để, nhất là cây thuốc phiện ở các vùng núi cao nơi đồng bào dân tộc ít
người sinh sống. Cứ xóa bỏ chỗ này, người dân lại trồng chỗ khác. Về quy mô
không lớn, chủ yếu trồng rải rác trên sườn núi cao. Cây cần sa người dân lén lút
trồng xem kẽ với các loại cây trồng khác nên rất khó kiểm soát.
Thứ hai, tội phạm có tính chất quốc tế. Đối với các vụ án mua bán, vận
chuyển chất ma tuý với quy mô lớn, thường được người phạm tội tổ chức rất
chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, từ nước ngoài vào Việt Nam
nhưng lại không được tổ chức như các vụ án có tổ chức khác, không có người
cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác. Tội mua bán trái
phép chất ma túy xảy ra nhiều nhưng việc phát hiện bắt giữ là rất khó khăn, vì
chúng hoạt động rất tinh vi.
Trước thực trạng trên, bên cạnh việc đẩy mạnh chống tội phạm ma tuý
trong nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ
phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNODC, Interpol... hợp tác với
nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực thông qua việc ký kết các hiệp định, thoả
thuận, bản ghi nhớ như: Bản ghi nhớ hợp tác tiểu vùng sông MêKông (MOU);
các bản hiệp định, thoả thuận hợp tác với Chính phủ Liên bang Myanma, Cộng
hoà Hungary, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… Đảng và Nhà nước ta
đã xác định tội phạm về ma túy đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
13
triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự. Để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn
chặn và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về ma túy thì vấn đề rất quan trọng
là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để các cơ quan
bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao, phát hiện và xử lý nghiêm khắc tội
phạm.
1.2. Quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy
1.2.1. Khái niệm
Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động
quản lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển các
quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy
luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Quản lý là sự
tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các
phương pháp nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Chủ
thể quản lý là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tượng quản
lý là các quá trình xã hội và hành vi của con người có liên quan[1, tr.16].
Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng
phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề
nghiệp,...trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ
thống chính trị, là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, bảo đảm trật tự xã
hội và thúc đẩy xã hội phát triển.
Quản lý Nhà nước là một dạng của quản lý xã hội nhưng là dạng quản lý
xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà
nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội,
có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã
hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp...trong đó Nhà nước giữ vai trò quan
trọng. Quản lý Nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà
nước thực thi quyền lực nhà nước.
14
Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
để duy trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hướng thống
nhất [1, tr.27].
Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội
do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp
luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng,
chống tội phạm ma túy. Quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy là
một nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội.
Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, như đã
phân tích, là một bộ phận trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, vì vậy,
mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm góp phần thực
hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của quản lý Nhà nước về
đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự
của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu cụ thể của quản lý Nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an
toàn các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ
cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm
pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái
bình yên, trật tự, nền nếp, kỷ cương...
Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực an ninh chính
trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo
vệ chế độ chính trị, bảo vệ Nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi
âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách
mạng Việt Nam, thì quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình
xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng...
15
được diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ
các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa an
ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với
nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận
lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, tăng
cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần
nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm
trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển
hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến an
ninh quốc gia. Do đó, vai trò quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc gia,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước.
1.2.2. Mục đích, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy
1.2.2.1. Mục đích
Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối
sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, vì vậy, Nghị
quyết của Đảng là định hướng cho việc xác định mục đích công tác Quản lý Nhà
nước trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có quản lý Nhà nước
về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng.
Cụ thể, trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống, công tác quản lý Nhà
nước về đấu tranh phòng, chống ma túy hiện nay có mục đích như sau:
Về chính trị: Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự
vững chắc của chế độ chính trị XHCN và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà
nước đối với lĩnh vực đấu tranh phòng, chống ma túy;
Về kinh tế - xã hội: Đảm bảo sự ổn định và phát triển các thành phần kinh
tế - xã hội theo định hướng XHCN, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với
những hoạt động tội phạm và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế.
16
Về tư tưởng văn hóa: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cùng những giá trị trong truyền thống và bản sắc dân tộc, phát hiện kịp
thời và có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động tội
phạm, tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này.
Về đối ngoại:Góp phần tích cực trong thực hiện chính sách đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
bình đẳng, cùng có lợi của Đảng, củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
thế giới.
Về an ninh, quốc phòng: Xây dựng vững chắc nền an ninh nhân dân và
thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc
phòng toàn dân. Xây dựng lực lượng CAND và Quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân
chủng, binh chủng, lực lượng; đảm bảo số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao,
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1.2.2.2. Nguyên tắc
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các
nguyên tắc khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an ninh
trật tự là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhưng rất quan trọng, quan hệ
trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Một sự nghiệp
như vậy phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Nếu
thoát ly đường lối chính trị của Đảng thì không đạt được kết quả. Trong Báo cáo
Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “ Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
17
2011, tr. 235). Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
"Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý
tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, CAND và sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc" (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng. Hà Nội 2016, tr.
150).
Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy, các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo
của mình với chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước, không được biến các tổ
chức Đảng thành các cơ quan hành chính, bao biện làm thay, nhưng cũng không
khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng
đường lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và công tác tổ chức, bằng công tác
vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý Nhà
nước trên lĩnh vực này.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Quá trình quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy đòi hỏi các
chủ thể phải dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật Nhà nước. Pháp luật thể
chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy,
tăng cường pháp chế trong quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy
là hết sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý, không
cho phép các chủ thể thực hiện một cách chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo
đúng pháp luật. Dựa vào pháp luật, cơ quan Nhà nước mới có thể tiến hành giải
quyết những vụ việc phức tạp xảy ra, phát hiện và xử lý người có hành vi phạm
tội, vi phạm pháp luật một cách chính xác, nghiêm minh.
Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống ma túy đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về đấu tranh
phòng, chống ma túy phải kịp thời, thống nhất và ổn định tương đối, đáp ứng
được yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh trật tự đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc
này cũng đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền
18
phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan xuất
phát từ đặc điểm quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy,
từ mô hình tổ chức và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy của lực lượng CAND. Ở Trung ương, Bộ Công an thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy trên phạm
vi cả nước. Ngoài việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch quản lý tầm vĩ mô,
các lực lượng thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp tiến hành các hoạt động quản
lý, đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, hoạt động tội phạm, những hành
vi vi phạm pháp luật. Công an các cấp được tổ chức theo nguyên tắc song trùng
trực thuộc: vừa chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp,
vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát
từ tính chất, đặc điểm, đặc trưng về chuyên môn nghiệp vụ của công tác Công
an, cũng như từ nguyên tắc song trùng, nên trong quản lý Nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy cần phải quán triệt nguyên tắc kết hợp quản lý
theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, trong đó quản lý theo ngành là chủ
yếu.
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy
Quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức thực
hiện tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:
- Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong những lĩnh vực cụ thể nhất định;
- Tổ chức xây dựng bộ máy và nhân sự để thực hiện các quy định đó;
- Kiểm soát việc thực hiện các quy định;
- Hỗ trợ các đốitượng trong trường hợp cần thiết.
19
Để đạt mục tiêu phòng, chống tội phạm ma túy, các cơ quan quản lý Nhà
nước đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt động như:
Thứ nhất, xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống tội phạm ma túy
Pháp luật, với những giá trị vốn có của nó đã trở thành công cụ chủ yếu để
nhà nước thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung, lĩnh vực phòng, chống,
ma túy nói riêng. Để quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy có
hiệu quả, trước hết Nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách cụ thể để tác động, điều chỉnh tổng thể các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động có liên quan đến ma túy và đấu tranh
phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thuộc lĩnh vực này sẽ bao gồm các
hoạt động cụ thể như: Xây dựng chính sách, luật pháp làm cơ sở xây dựng chiến
lược, kế hoạch về phòng, chống ma túy; Ban hành các văn bản quy định danh
mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần…
Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản về phòng, chống tội phạm ma túy
Để pháp luật phòng, chống ma túy đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả
cần phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là lĩnh vực rất phức
tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân với các hoạt
động cụ thể như:
- Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và cơ cấu
tổ chức để thực hiện phòng, chống ma túy trong mỗi giai đoạn; thực hiện phân
cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan ở Trung ương và với chính quyền địa
phương một cách hiệu quả;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
- Thực hiện thống kê Nhà nước về phòng, chống ma túy;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng,
chống ma túy;
20
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống ma túy;
- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu
hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và
quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện
ma túy;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về phòng, chống ma túy.
Thứ ba, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy
Hiện nay, phòng, chống tội phạm ma túy không còn là vấn đề riêng có của
một quốc gia, một khu vực nào mà đã trở thành một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của thế giới. Vì vậy, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội
phạm ma túy có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự tham gia tích cực của mọi
quốc gia. Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý của các nước
đã cho thấy những ưu việt và lợi ích của công tác hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc
tế trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước
đấu tranh có hiệu quả với những tổ chức tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia
mà trong khuôn khổ từng nước không thể giải quyết được; hợp tác quốc tế cũng
là cơ hội để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các phương thức đấu tranh chống
tội phạm và tệ nạn ma tuý, cách tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân
nâng cao ý thức về hiểm hoạ ma tuý; các hình thức cai nghiện và phục hồi sức
khoẻ cho người nghiện ma tuý có hiệu quả...; hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm
được nguồn lực của mỗi quốc gia trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma
tuý. Nói một cách khái quát, hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm ma tuý tạo
nên sức mạnh tổng hợp thông qua việc phát huy thế mạnh riêng của mỗi nước và
sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia.
1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lýNhà nước về phòng, chống
tội phạm ma túy
Luật phòng, chống ma túy 2008, quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà
nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan như sau:
21
1.2.4.1. Trung ương
- Bộ Công an có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược,
chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp
kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy của các bộ, ngành trình Chính
phủ; chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh
phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội
phạm ma túy; ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền
chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra các
tội phạm về ma túy; hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các
tội phạm này theo quy định của pháp luật; tổ chức công tác giám định chất ma
túy và tiền chất; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều
tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, giám định chất ma túy và tiền
chất; thực hiện thống kê Nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về
các tội phạm về ma túy; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ
đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai
nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện; thực hiện hợp tác
quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi
giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử
dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Xây dựng và tổ
chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện
ma túy; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai
nghiện; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma
túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; chủ trì phối hợp với các cơ
quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt
động của các cơ sở cai nghiện ma túy; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo
điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập
cộng đồng; phòng chống tái nghiện; thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma
22
túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; hướng dẫn, chỉ đạo việc
thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt
động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế về cai
nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
- Bộ Y tế có trách nhiệm: Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực
hiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức
thực hiện quy chế quản lý chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích,
kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; quy định việc nghiên cứu thuốc và
phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương
pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện
ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên
cứu khoa học. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma túy, tiền
chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa
học.
-Bộ Công thương có trách nhiệm: Ban hành danh mục, quy chế quản lý
tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó;
thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công
nghiệp. Bộ trưởng Bộ Công thương cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu
tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 40 của Luật này.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Ban hành và tổ chức thực hiện
chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự
án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Phối hợp với
Ủy ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; thực hiện chương
23
trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân
dân.
- Cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển: Trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan
Công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý
các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phốgiao cho Công an tỉnh, thành phố:
là cơ quan thường trực phòng, chống ma túy cấp tỉnh nhằm thực hiện nhiệm vụ
tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách phòng, chống tội phạm về
ma túy; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tỉnh, thành phố trong
việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra tội
phạm về ma túy; thực hiện nhiệm vụ thống kê và quản lý thông tin về các tội
phạm ma túy; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành
phố trong việc lập hồ sơ và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy với các nước láng giềng
trong phạm vi tỉnh, thành phố.
1.2.4.2. Chính quyền địa phương
Tại khoản 4, Điều 35 Luật phòng, chống ma túy 2008 quy định "Uỷ ban
nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý tại địa
phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại
địa phương; quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã
cai nghiện ma tuý". Như vậy tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá
là địa phương thực hiện QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
1.3. Các yếu tố ảnh hƯởng đến quản lý nhà nƯớc về phòng, chống tội
phạm ma túy
1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt
trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó. Mặt trái của nền
24
kinh tế thị trường hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của một bộ
phận người trong xã hội. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm
xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn
hoá tốt đẹp của dân tộc. Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã
hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng
trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác
không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm
sống bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội. Ngoài ra,
nếu chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế
về phòng, chống tội phạm sẽ nâng cao hiệu quả quản lý. Trước hết, ưu tiên hợp
tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn,
các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư
pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên
quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng
lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước.
1.3.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo
vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản lý nhà
nước. Hiện nay ở nước ta, sự phân công, phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa
thực sựkhoahọc, hiệuquảvậnhànhchưacao. Mốiquan hệ giữa các cơ quan bảo vệ
pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin
giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn
so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều. Hoạt động điều tra, xử lý
tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm minh. Hơn nữa,
cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa
phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội
phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương
25
trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều
ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối
phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và
chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu,
quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ
cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém,
sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội
phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực
tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp
1.3.3. Hệ thống pháp luật
Thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về đấu tranh phòng,
chống ma túy khá nhiều song không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn
đề phát sinh trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình
huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có
những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do
đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý. Các quy định pháp luật
chưa chặt chẽ và còn kẽ hở đã ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động quản
lý.
Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn thực hiện pháp
luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cơ quan quản lý nhà nước là
một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà ở lĩnh vực này. Yếu
tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh
liên quan mà không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được
giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn.
Tóm lại, thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ có
tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý, còn nếu không nó
sẽ có tác động ngược lại.
26
Việc thực thi pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hiện
nay kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ
hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội
phạm còn thiếu, sự chưa tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc
tế và pháp luật của các nước trong khu vực cũng là một kẽ hở để tội phạm lợi
dụng hoạt động. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và
pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dung để hoạt
động phạm tội. tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng,
chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ
luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa
án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra
hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm và tội phạm ma túy.
1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức của
nhân dân
Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy là những người trực tiếp tham gia thực hiện các
văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Do đó,
đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học,
khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước,
có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung
kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải
thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên
cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo,
tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa
đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc tự nghiên cứu,
bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng
bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quan, không
cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc.
27
Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng
góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ
công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng. Công tác đấu tranh chống
tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng nói chung
và của ngành công an nói phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ, pháp luật
của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng
yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến
chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm.
Hiệu quả quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma
túy còn bị tác động rất lớn bởi ý thức và sự tham gia của quần chúng nhân
dân. Ở đâu có sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, ở đó tội phạm
không có điều kiện tồn tại. Nhưng phong trào quần chúng tham gia đấu tranh
chống tội phạm ở một số nơi chưa chực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa
phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và
tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội. Do đó, cần huy động sức mạnh
của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm ma túy. Tăng cường sự lãnh
đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền,
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong
công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức
trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội
phạm. Trước hết là trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng
đầu cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Bộ Chính trị được nêu trong Chỉ thị số
48/CT-TW, ngày 22-10-2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các tổ chức đảng, cơ quan nhà
nước, đoàn thể quần chúng cần xác định phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình phát triển để chỉ đạo, tổ chức
thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm cần được coi là một trong
những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân
28
trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu
quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia
đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách
phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm
và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở,
thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là
truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống
suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh
giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá
nhân và gia đình. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát
hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa
bàn dân cư” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn và phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp cục củng cố,
kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên
trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã
hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho
công tác phòng, chống tội phạm.
29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế
giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã
hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của mỗi
quốc gia, vì thế phòng, chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ
chức, trong đó trước hết và quan trọng nhất là vai trò, trách nhiệm quản lý của
cơ quan Nhà nước các cấp. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng,
chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, chúng ta cần hiểu rõ chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan Nhà nước, đồng thời cần xác định rõ nội
dung, hình thức, phương pháp quản lý các đối tượng liên quan nhằm đấu tranh
có hiệu quả với tệ nạn ma túy trên địa bàn.
Với tinh thần đó, Chương 1 của luận văn đã đưa ra một số khái niệm cơ
bản; mục đích, nguyên tắc, nội dung của quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tội phạm ma túy và các chủ thể của quản lý nhà nước về phòng, chống ma
túy.
Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở khoa học để từ đó luận văn đánh
giá thực trạng của hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG,
CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Thành phố Rạch Giá là trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ đông vịnh Thái
Lan, được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở
phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam,
cách Thành phố CầnThơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Xà Xía Hà
Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Phía Đông thành phố Rạch Giá giáp các
huyện Tân Hiệp và Châu Thành. Phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An
Biên. Phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Phía Tây là ranh giới tiếp
giáp vùng biển huyện Kiên Hải.
Thành phố Rạch Giá có 9775,42 héc ta diện tích tự nhiên, gồm 12 đơn vị
hành chính trực thuộc là các phường, xã: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh
Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh
Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông; có 68 khu phố - ấp, 1.209 tổ nhân dân tự
quản.
Thành phố Rạch Giá được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên
Giang vào ngày 18-02 -2014, theo Quyết định số 268/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Thành phố Rạch Giá có những đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội:
- Về kinh tế:
Tỷ trọng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch chiếm 70,72%; Công nghiệp -
Xây dựng chiếm 17,65%; Nông nghiệp và Thủy sản chiếm 12,64%. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 15,19%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38
triệu đồng, tương đương 1.857 USD. Tổng huy động nguồn vốn trên 2.587 tỷ
đồng cho đầu tư phát triển thành phố.
31
Hệ thống tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách
sạn…ngày càng phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh
tế của thành phố.
- Về văn hóa - xã hội:
Thành phố có 5 tôn giáo chính gồm: Phật giáo (Nam tông và Bắc tông);
Cao Đài; Thiên Chúa giáo; Tin Lành; Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Toàn
thành phố có 43 cơ sở thờ tự được nhà nước công nhận, trong đó có các đình,
chùa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng công
nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc” như: Chùa Tam Bảo, Phật Lớn,
Láng Cát, Quan Đế, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đình Vĩnh
Hòa…Đây cònđược xem là điểm đến hấp dẫn của khách tham quan du lịch. Đặc
biệt, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng Dân tộc Nguyễn
Trung Trực diễn ra vào các ngày 26, 27 và 28 tháng Tám Âm lịch hàng năm thu
hút trên 800 ngàn lượt du khách hành hương khắp các nơi đến dâng hương, tham
gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng lễ hội; là dịp
giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà và xúc tiến, đầu tư, phát triển
kinh tế. Những di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc, bảo tồn - bảo tàng đã được
chính quyền và nhân dân thành phố trùng tu, tôn tạo để du khách đến Rạch Giá
có thể hiểu cảm nhận được lịch sử truyền thống mở đất và giữ đất của nhân dân
qua các thời kỳ.
Thành phố Rạch Giá có 245.328 người, với 223.491 khẩu, gồm 3 dân tộc
chính là: người Kinh chiếm 87,88%, Khmer chiếm 6,97%, Hoa chiếm 5,06%,
còn lại là các dân tộc khác.
Hệ thống giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhân
dân với 49 trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non – Mẫu giáo. Đặc biệt
có Trường Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn, Trường phổ thông trung học Huỳnh
Mẫn Đạt và Trường Tiểu học - bán trú Đinh Bộ Lĩnh được tỉnh chọn làm mô
hình trường trọng điểm chất lượng cao. Ngoài ra, thành phố còn có các Trường
Cao đẳng Y tế, Kinh tế Kỹ thuật, Trường Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm
32
giáo dục thường xuyên, dạy nghề…của tỉnh đóng trên địa bàn, mở rộng liên kết
với các trường đại học ngoài tỉnh góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.
Hệ thống y tế của thành phố có 2 phòng khám đa khoa khu vực thuộc xã
Phi Thông và phường Rạch Sỏi; có các cơ sở y tế trên địa bàn như: Bệnh viện
Đa khoa, Bệnh viện Y học Dân tộc tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Cổ phần Bình
An, các Trung tâm y tế của tỉnh và các cơ sở y tế tư nhân cơ bản đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Những năm qua, hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy ở
địa bàn thành phố Rạch Giá diễn biến phức tạp. Các chất ma túy chủ yếu được
đưa vào thành phố là heroin, thuốc phiện và ma túy tổng hợp. Thủ đoạn hoạt
động của bọn tội phạm phổ biến là các đối tượng trên địa bàn cấu kết chặt chẽ
với đối tượng là người ở địa phương khác, nhất là các đối tượng bên kia biên
giới Campuchia để tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất vào trong nội địa với các
phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt và chống đối quyết liệt khi bị phát
hiện, bắt giữ. Giữa hai bên biên giới, bọn tội phạm đã hình thành các tụ điểm tập
kết ma túy rồi thuê người có trang bị vũ khí để vận chuyển qua các đường tiểu
ngạch để đưa ma túy vào trong nội địa, vì vậy việc phát hiện bắt giữ rất khó
khăn và gặp sự chống trả rất quyết liệt, manh động của tội phạm.
Trên đường bộ, hoạt động của tội phạm ma túy thường xảy ra trên tuyến
biên giới Campuchia và Việt Nam, từ đây tội phạm ma túy đi bằng đường tiểu
ngạch qua cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành sau đó đưa ma túy vào sâu trong nội
địa để tiêu thụ chủ yếu ở các tuyến, địa bàn, mà thành phố Rạch Giá là nơi tiêu
thụ, là trung gian của tuyến vận chuyển (Hà Tiên hoặc Giang Thành - Rạch Giá
- An Giang - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh). Tội phạm ma túy đã triệt để
lợi dụng đặc điểm tình hình cũng như những khó khăn, sơ hở trong kiểm tra,
kiểm soát để hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ
Campuchia về thành phố Rạch Giá và các tỉnh phía Nam.
Trên đường biển, Kiên Giang có vùng biển tiếp giáp với Campuchia, Thái
Lan, Malaysia và luồng lạch, kênh rạch lớn nhỏ tạo thuận lợi cho phát triển kinh
33
tế, giao thông, du lịch…nhưng đây cũng là điều kiện để bọn tội phạm ma túy lợi
dụng tiến hành các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy.
Tội phạm ma túy đã lợi dụng các đoàn khách du lịch và tàu vận chuyển hàng
hóa trên các tuyến giáp biên giới, chúng móc nối với các đối tượng người nước
ngoài đưa ma túy từ Campuchia vào vùng biển của tỉnh, sau đó liên hệ với các
đối tượng trong nước thuê vận chuyển hoặc môi giới các phương tiện tàu thuyền
đánh bắt cá để đưa ma túy (heroin) vào nội địa mà trung tâm là thành phố Rạch
Giá để tiêu thụ, trung chuyển đi các tỉnh phía Nam. Địa bàn hoạt động của bọn
tội phạm về ma túy đã và đang lan rộng, trong khi hoạt động kiểm soát biên giới
của các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố Rạch Giá, nhất là địa bàn biên
giới gặp nhiều khó khăn cả về lực lượng, phương tiện và các điều kiện kỹ thuật
khác.
Đối tượng phạm tội về ma túy đa số là người địa phương, song cũng có ít
tội phạm từ nơi khác đến, có quốc tịch nước ngoài. Các đối tượng phạm tội về
ma túy có thể là lái xe tắc xi, xe ôm, học sinh, sinh viên hoặc không nghề
nghiệp.
Về giới tính, đối tượng phạm tội ma túy là nam giới luôn nhiều hơn nữ giới.
Song điều đáng quan tâm là tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ có chiều hướng gia
tăng.
Về độ tuổi của các đối tượng phạm tội ma túy cũng phong phú, nhưng đa số
ở độ tuổi từ 18-45 tuổi. Đáng chú ý những năm gần đây, bọn phạm tội chuyên
nghiệp tìm mọi cách lôi kéo, mua chuộc trẻ em tham gia vận chuyển, buôn bán
ma túy để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thực trạng sử dụng trái phép chất ma túy ở thành phố Rạch Giá cũng có
diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý) tăng nhanh từ
năm 2010 đến năm 2016 (với tổng số người nghiện là 1.150 người). Số người
nghiện ma túy có xu hướng tăng theo từng năm. Theo thống kê, đến hết năm
2010, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 567 người, năm 2011 có 592
người; năm 2012 có 712 người, năm 2013 có 789 người, năm 2014 có 845
34
người, năm 2015 có 993 người, năm 2016 là 1.150 người. Tính trung bình hằng
năm tăng 83,28 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [20].
2.2. Hiện trạng quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm
ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội
phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
UBND thành phố Rạch Giá: Thực hiện quản lý Nhà nước về phòng, chống
ma tuý tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng,
chống ma tuý tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma túy và hoà nhập cộng
đồng cho người đã cai nghiện ma túy.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố:
+ Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, phường, xã triển khai thực hiện
“Chương trình nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai
nghiện”.
+ Hướng dẫn, tổ chức, quản lý công tác cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho
người nghiện ma túy, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai
nghiện; lồng chép các hoạt động cai nghiện, phục hồi chức năng và tái hòa nhập
cộng đồng cho người sau cai nghiện vào các chương trình giảm nghèo, tăng hộ
khá, giải quyết việc làm.
+ Phối hợp với các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố quản lý, nâng cao chất
lượng giáo dục, dạy nghề, lao động tại Trung tâm.
+ Phối hợp với các ban ngành liên quan nghiên cứu bổ sung chế độ, chính
sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm
sau khi hoàn thành cai nghiện; đồng thời rà soát, cập nhật và xây dựng cơ chế,
chính sách khuvến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận
người sau cai nghiện vào làm việc.
+ Tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện một số Đề án, dự án thí
điểm điều trị cai nghiện tại gia đình và cộng đồng... theo chỉ đạo của Trung
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm

Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...luanvantrust
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm (20)

Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAYLuận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
Luận văn: Hoạt động của Ban Tiếp công dân tỉnh Bình Thuận, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mạiQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại tr...
 
Đề tài: Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Kiên Giang
Đề tài: Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Kiên GiangĐề tài: Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Kiên Giang
Đề tài: Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã ở huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bến Tre, HAY
 
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên GiangĐánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
 
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn...
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên GiangChất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
Chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Hoạt động của tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAYLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Phòng Chống Tội Phạm

  • 1. TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUẢNG QUỐC HUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG Tải tài liệu nhanh hotline 0936885877 Zalo/viber/tele Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
  • 2. TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUẢNG QUỐC HUY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. TRỊNH THANH HÀ
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Thanh Hà và hoàn thành vào năm 2017 tại Học viện hành chính quốc gia. Học viên Quảng Quốc Huy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài "Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phốRạch Giá", bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu để làm luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Thanh Hà, người thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, viết luận văn. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành của thành phố Rạch Giá, bạn bè, đồng nghiệp...đã cung cấp tài liệu để tôi nghiên cứu và viết luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã cho tôi những lời nhận xét, góp ý quý báu, giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Đề tài "Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá" có phạm vi rất rộng và phức tạp. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANCT An ninh chính trị ANQG An ninh quốc gia ANTT An ninh trật tự BCA Bộ Công an CSND Cảnh sát nhân dân MTTQVN Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội QLNN Quản lý nhà nước TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTXH Trật tự xã hội UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. MỤC LỤC Lời cam đoan..................................................................................................i Lời cảm ơn.................................................................................................... ii Danh mục các từ viết tắt…............................................................................. iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................2 3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................4 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................6 7. Cấu trúc của luận văn.................................................................................6 ChƯơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY....................................7 1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy............7 1.1.1. Tộiphạm ma túy ............................................................................. 7 1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy........................................10 1.2. Quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ......... 13 1.2.1. Khái niệm.......................................................................................13 1.2.2. Mục đích, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy............................................................................15 1.2.2.1. Mục đích.............................................................................. 15 1.2.2.2. Nguyên tắc ........................................................................... 16 1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy 18 1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy...........................................................................................20
  • 7. 1.2.4.1. Trung ương..........................................................................20 1.2.4.2. Chính quyền địa phương.......................................................23 1.3. Các yếu tố ảnh hƯởng đến quản lý nhà nƯớc về phòng, chống tội phạm ma túy.........................................................................................................23 1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế..............23 1.3.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. .................................. 24 1.3.3. Hệ thống pháp luật........................................................................25 1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức của nhân dân...............................................................................................26 ChƯơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG..................................................................................30 2.1. Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.......................................................................................................... 30 2.2. Hiện trạng quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang............................................ 34 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .....................................................................................................34 2.2.2. Ban hành văn bản quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...................................37 2.2.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang...............40 2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy............................................................................45 2.2.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy...........................................................................................49 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra. ...........................................................50
  • 8. 2.3. Đánh giá quản lý nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.............................................50 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân.............................................. 50 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................54 ChƯơng 3: GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI .THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG........................................................61 3.1. Dự báo tình hình và những yếu tố tác động đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá....................... 61 3.1.1. Tình hình buôn bán và sử dụng ma túy trong thời gian tới.......... 61 3.1.2. Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.......................................................... 62 3.1.3. Những yếu tố tích cực tác động đến quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy........................................................... 64 3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƯớng chỉ đạo của thành phố Rạch Giá 65 3.2.1. Quan điểm và phương hướng chỉ đạo........................................65 3.2.2. Những mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ ..................................67 3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nƯớc đối với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang....................................................................................................70 3.3.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy 70 3.3.2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế quản lý.............................. 71 3.3.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức.................... 73 3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ...........................................76 3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau
  • 9. cai nghiện ...............................................................................................83 3.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.................................................................87 KẾT LUẬN.................................................................................................89 DANHMỤC TÀILIỆUTHAM KHẢO ......................................................91
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định của đất nước, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới là một nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, Quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội là một hoạt động quan trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chúng ta biết rằng, lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tế những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của lực lượng Công an các cấp, cán bộ, chiến sĩ Công an thành phố Rạch Giá đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố: Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn còn có những thiếu sót, bộc lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại thành phố: công tác giữ gìn an ninh trật tự chưa được thực hiện đồng bộ, sự quản lý về đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận, ban, ngành liên quan, nên tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, chưa được đấu tranh phòng, chống hiệu quả làm mất lòng tin của nhân dân. Có những đồng chí nhận thức về công tác này chưa đầy đủ, chưa đúng tầm.., nên khi thực hiện các biện pháp công tác còn đơn thuần, mang nặng tính chất hành chính, do đó công tác xử lý chưa kiên quyết, triệt để, công minh với những trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố. Mặt khác, Công an thành phố cũng chưa huy động được đông đảo và phát huy tối đa vai trò của quần chúng nhân dân
  • 11. 2 tham gia công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đến an ninh trật tự chưa được tiến hành một cách đồng bộ nên đã làm hạn chế đến hiệu quả, hiệu lực Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa bàn thành phố Rạch Giá. Với những đặc điểm tình hình cụ thể tại thành phố Rạch Giá, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Rạch Giá” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước đã được các nhà nghiên cứu lý luận quản lý Nhà nước và các nhà quản lý thực tế nghiên cứu và trao đổi nhiều. Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, trong đó có thể chỉ ra các nghiên cứu chủ yếu như: - Tác giả Đinh Trọng Hoàn: Kỹ năng giao tiếp của Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 tập trung vào việc phân tích các đặc điểm trong hoạt động của lực lượng Công an nói chung và lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội nói riêng, qua đó xác định các kỹ năng mà người chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ duy trì, bảo vệ trật tự xã hội cần có như giao tiếp công vụ, giải quyết xung đột, xử lý vi phạm hành chính,...và phương pháp rèn luyện các kỹ năng này để thực hiện tốt hơn công vụ của mình. - Trần Viết Long và tập thể tác giả Học viện Cảnh sát nhân dân trong tác phẩm "Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự". (Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007) đã đề cập tới những vấn đề lý luận chung về quản lý an ninh, trật tự và các nội dung quan trọng quản lý an ninh, trật tự; xác định vai trò của lực lượng công an nhân dân là nòng cốt trong việc bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mối liên hệ với các tổ chức khác. Các tác giả cũng đã phần nào chỉ ra những đặc điểm của bối cảnh hiện nay có ảnh hưởng tới an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội và đề xuất được một số phương hướng chủ yếu để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội hiện nay.
  • 12. 3 - Vũ Văn Hiền (Chủ biên) với nghiên cứu “Một số lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính” (Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2003) đã đề cập tới cơ sở lý luận về công tác an ninh, trật tự xã hội và vai trò của lực lượng Công an nhân dân, nhất là lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính trong việc duy trì, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Tác phẩm cũng đề cập tới những kỹ năng cần thiết của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ quản lý an ninh trật tự. - Nguyễn Xuân Yêm: "Một số vấn đề quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 1998): trong tác phẩm này tác giả đã đề cập tương đối cụ thể về khung lý luận về quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Tác giả cũng đã đồng thời xem xét đánh giá được một số khía cạnh của việc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; - Trần Minh Tơn: "Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội phạm thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2011): đã đề cập đến quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống tội phạm. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp phòng chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là tội phạm phi truyền thống; - Lê Bá Tịnh: "Đẩy mạnh công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm" (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2015): tác giả đã đưa ra các ưu điểm và hạn chế công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát hình sự thời gian qua và đưa ra các giải pháp tăng cường công tác điều tra cơ bản, nghiệp vụ cơ bản để phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian tới. Trong phạm vi các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau liên quan đến Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
  • 13. 4 thống về “Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố RạchGiá” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; - Đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá. Rút ra những ưu điểm, hạn chế, xác định rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót đang đặt ra đối với công tác này trên địa bàn thành phố Rạch Giá. - Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá. 4. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Lĩnh vực Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm là rất rộng, vì vậy tác giả luận văn xin được giới hạn trong phạm vi, khuôn khổ Quản lý Nhà nước về phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2016. - Không gian: Địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. 5. PhƯơng pháp nghiêncứu 5.1. Phương pháp luận
  • 14. 5 Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. 5.2. Các phương pháp khác - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để nghiên cứu các công trình khoa học đã được công bố, sách, giáo trình liên quan đến Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thu thập những tài liệu, báo cáo tổng kết và khảo sát thực tế về tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm và công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này tại địa bàn thành phố Rạch Giá. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu rõ vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết luận về nội dung nghiên cứu dựa trên các số liệu và giúp cho việc dự báo xu hướng diễn biến của vấn đề cần nghiên cứu trong thời gian tới. Cụ thể là thống kê những số liệu liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm để từ đó phân tích, đánh giá một số hoạt động trên địa bàn Rạch Giá. - Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn này. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để tìm hiểu, xem xét những nghiên cứu trước đây về nội dung liên quan đến đề tài đã được tiến hành như thế nào, kết quả ra sao, còn vấn đề gì chưa đề cập hoặc những hạn chế trong nghiên cứu trước đó để rút ra những nội dung cần được bổ sung, làm sáng tỏ trong đề tài này. Luận văn sẽ tổng hợp, phân tích những số liệu quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm...để thấy rõ thực trạng hoạt động đó, rút ra những nhận xét về ưu điểm và hạn chế cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Dựavào phương pháp này, tác giả tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của những vấn đề cần nghiên cứu, qua đó giúp cho việc nhận xét, đánh giá vấn đề
  • 15. 6 một cáchtoàn diện, khoa học và chính xác hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn hệ thống hóa những lý luận liên quan quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, từ đó góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận liên quan đến QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả củng cố thêm hệ thống lý luận nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, nâng cao trình độ lý luận và khả năng ứng dụng vào thực tiễn công tác, đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng day, học tập của giảng viên và sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia; giúp cho cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh Kiên Giang nói chung và Công an thành phố Rạch Giá nói riêng rút ra được những kinh nghiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn mình quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Chương 3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố RạchGiá, tỉnh Kiên Giang.
  • 16. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY 1.1. Tội phạm ma túy và đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy 1.1.1. Tội phạm ma túy Ma tuý, theo gốc Hán – Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Chất ma tuý lúc đầu dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê; sau này khi khoa học phát triển con người tổng hợp được các chất tự nhiên có khả năng gây nghiện, thì chất ma tuý được hiểu là những chất có tính chất gây nghiện, có khả năng bị lạm dụng. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ma tuý và chất ma tuý tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu. Có trường hợp người ta không cần đưa ra một định nghĩa về ma tuý, mà liệt kê ngay các chất ma tuý gồm: Các chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa học. Danh mục các chất ma tuý, tiền chất và các chất hoá học dùng để điều chế các chất ma tuý (bao gồm danh mục quy định tại Công ước quốc tế 1961, 1971, 1981) được ban hành theo Nghị định của Chính phủ Số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001. Như vậy, ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin...); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. Ma túy được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể
  • 17. 8 người dùng cao (Heroin, Crystal Meth...) cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), thì: a) Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; b) Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; c) Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sửdụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng; d) Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành; đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này; e) Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định. Là tội phạm, nên tội phạm về ma tuý cũng có những đặc điểm chung như các tội phạm khác bao gồm: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính có lỗi và tính chịu hình phạt. Tuy nhiên, đối với tội phạm về ma tuý có những đặc điểm riêng mà các tội phạm khác không có. Đó là tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma tuý cao hơn so với các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia). Cũng chính do đặc điểm này, mà trong thực tiễn xét xử thời gian qua, luôn áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm các tội về ma tuý. Đối với các vụ án mua bán, vận chuyển chất ma tuý với quy mô lớn, thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, thậm chí từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng lại không được tổ chức như các vụ án có tổ chức khác, không có người cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác, có vụ có rất đông người tham gia vào đường dây vận chuyển, mua bán ma tuý nhưng thông
  • 18. 9 thường chỉ người thứ nhất biết ngươi thứ hai chứ không biết người thứ ba. Cũng chính vì đặc điểm này mà việc điều tra, khám phá các đường dây ma tuý rất khó khăn, không ít những vụ án sau khi xét xử mới phát hiện trong đường dây vận chuyển, mua bán ma tuý còn có nhiều người phạm tội khác, cá biệt có trường hợp trước khi thi hành án tử hình người bị kết án tử hình mới khai ra đồng phạm. Một đặc điểm thường thấy trong các vụ án ma tuý lớn, người phạm tội thường móc nối với một số cán bộ trong các lực lượng chống ma tuý để vận chuyển, mua bán ma tuý trót lọt khó bị phát hiện và nếu có bị phát hiện thì chúng hy vọng sự bao che của các lực lượng này. Đối với những hành vi mua bán có tính chất tiêu thụ, người phạm tội thường chia ma tuý thành những gói nhỏ (tép, chỉ...) mỗi gói là một liều để bán cho các con nghiện. Việc tổ chức tiêu thụ ma tuý cũng rất tinh vi, chúng thường sử dụng những địa điểm thuận lợi, có phân công người canh gác, khi các lực lượng chống ma tuý phát hiện thì chúng tẩu thoát dễ dàng. Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội chủ yếu là những con nghiện rủ nhau, góp tiền, góp tài sản để mua để trao đổi lấy chất ma tuý sử dụng chung, ít có trường hợp người phạm tội đứng ra tổ chức như kiểu tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Đây cũng là đặc điểm mà thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp rất khó phân biệt giữa hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Không ít trường hợp có nhiều người cùng sử dụng trái phép chất ma tuý nhưng người này thì phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý còn người khác chỉ phạm tội sử dụng trái phép chất ma tuý. Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vi phạm quy định về quản lí, sử dụng các chất ma túy do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm cơ bản: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma túy thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung; các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy hoặc các chất liên quan tới các chất ma túy.
  • 19. 10 Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội phạm ma túy bao gồm: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (đ. 192), tội sản xuất trái phép chất ma túy (đ.193), tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (đ.194), tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (đ.195), tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (đ.196), tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (đ. 197), tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (đ. 198), tội sử dụng trái phép chất ma tuý (đ. 199), tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (đ.200), tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (đ.201) 1.1.2. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Trong xã hội, nếu thừa nhận tội phạm là hiện tượng tiêu cực của xã hội thì cuộc đấu tranh chống tội phạm được coi là một điều tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi chế độ xã hội. Cho nên trong bất kỳ Nhà nước nào cũng đều phải tiến hành đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phòng, chống tội phạm có hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm là bằng mọi biện pháp ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra; không để một thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật; xã hội không phải gánh chịu hậu quả của tội phạm; các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải tốn kém những khoản chi phí cho việc điều tra, khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi công dân trong xã hội, để từ đó làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Thứ hai, đấu tranh chống tội phạm có nghĩa phải phát hiện, điều tra khám phá kịp thời, nhanh chóng và có hiệu quả mỗi khi tội phạm xảy ra, nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật.
  • 20. 11 Để có thể phòng, chống tội phạm có hiệu quả thì phải có sự tham gia của toàn xã hội nói chung, trong đó có các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và tất cả công dân cũng phải tiến hành áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phát hiện nhanh chóng, kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm từng bước, ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống xã hội. Chỉ có thực hiện được như thế thì mới có thể giải quyết được tình hình tội phạm trong xã hội. Chính vì vậy, khi tiến hành thực hiện các biện pháp phòng ngừa phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong hoạt động phòng, chống tội phạm [31, tr.50-51]. Hoạt động phòng ngừa tội phạm về cơ bản được phân thành hai nhóm: - Các biện pháp phòng ngừa xã hội đối với tội phạm (còn gọi là biện pháp phòng ngừa chung). Đây là các biện pháp của các cơ quan, tổ chức xã hội và Nhà nước (với tư cách chủ thể quản lý xã hội, quản lý Nhà nước) tiến hành. Các biện pháp phòng ngừa chung là hệ thống các biện pháp kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá - xã hội, giáo dục và pháp luật nhằm phát triển xã hội, góp phần hạn ché hoặc loại trừ những yếu tố có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm. - Các biện pháp phòng ngừa riêng (còn gọi là phòng ngừa nghiệp vụ) là các biện pháp do các cơ quan pháp luật (thuộc bộ máy bạo lực, trấn áp) được giao nhiệm vụ chuyên trách trong lĩnh vực này tiến hành. Phòng ngừa riêng là hệ thống các biện pháp pháp luật - nghiệp vụ do các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Toà án) tiến hành nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn và loại trừ những nguyên nhân và điều kiện tội phạm. Thuộc về các biện pháp này, trước tiên là sự hạn chế và loại trừ các nguyên nhân điều kiện tạo điều kiện cho tội phạm xảy ra, các biện pháp cưỡng bức mang tính chất giáo dục, lên án hành vi của kẻ phạm tội trước, tập thể, công tác vận động nhân dân của cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Toà án.
  • 21. 12 Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần được tiến hành một cách tổng thể, liên tục và hợp lý. Việc đấu tranh đúng lúc và có hiệu quả có thể loại trừ hoàn toàn tội phạm ở các xí nghiệp, cơ quan và ngoài xã hội. Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy rất phức tạp, đầy khó khăn do: Thứ nhất, tội phạm ma túy đa dạng và phức tạp. Các tội về ma túy quy định trong BLHS đều xảy ra trong thực tế, nhưng phần lớn là các tội như: Mua bán trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tội phạm xảy ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, không phân biệt người già, thanh thiếu niên, không phân biệt nam nữ, không phân biệt người dân tộc đa số hay thiểu số. Chẳng hạn, tội trồng cây có chứa chất ma túy. Người phạm tội này không nhiều, nhưng khó xóa bỏ được triệt để, nhất là cây thuốc phiện ở các vùng núi cao nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Cứ xóa bỏ chỗ này, người dân lại trồng chỗ khác. Về quy mô không lớn, chủ yếu trồng rải rác trên sườn núi cao. Cây cần sa người dân lén lút trồng xem kẽ với các loại cây trồng khác nên rất khó kiểm soát. Thứ hai, tội phạm có tính chất quốc tế. Đối với các vụ án mua bán, vận chuyển chất ma tuý với quy mô lớn, thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường dây xuyên quốc gia, từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng lại không được tổ chức như các vụ án có tổ chức khác, không có người cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác. Tội mua bán trái phép chất ma túy xảy ra nhiều nhưng việc phát hiện bắt giữ là rất khó khăn, vì chúng hoạt động rất tinh vi. Trước thực trạng trên, bên cạnh việc đẩy mạnh chống tội phạm ma tuý trong nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNODC, Interpol... hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực thông qua việc ký kết các hiệp định, thoả thuận, bản ghi nhớ như: Bản ghi nhớ hợp tác tiểu vùng sông MêKông (MOU); các bản hiệp định, thoả thuận hợp tác với Chính phủ Liên bang Myanma, Cộng hoà Hungary, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… Đảng và Nhà nước ta đã xác định tội phạm về ma túy đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
  • 22. 13 triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự. Để làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm về ma túy thì vấn đề rất quan trọng là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động có hiệu quả cao, phát hiện và xử lý nghiêm khắc tội phạm. 1.2. Quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy 1.2.1. Khái niệm Quản lý là một hoạt động có từ lâu đời trong xã hội. Nói đến hoạt động quản lý trong xã hội là trực tiếp đề cập đến sự tác động, chỉ huy, điểu khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý bằng các phương pháp nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của nhà quản lý. Chủ thể quản lý là những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; đối tượng quản lý là các quá trình xã hội và hành vi của con người có liên quan[1, tr.16]. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp,...trong đó nhà nước giữ vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, là công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội, bảo đảm trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Quản lý Nhà nước là một dạng của quản lý xã hội nhưng là dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: Đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp...trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Quản lý Nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.
  • 23. 14 Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì trật tự và đảm bảo sự phát triển của xã hội theo một định hướng thống nhất [1, tr.27]. Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm ma túy. Quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy là một nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, như đã phân tích, là một bộ phận trong quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, vì vậy, mục đích của công tác này cũng phải được định hướng và nhằm góp phần thực hiện mục đích chung. Theo đó, mục đích cuối cùng của quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là bảo vệ vững chắc nền an ninh trật tự của Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định và bình yên của xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu cụ thể của quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ an toàn các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật và các kỷ cương xã hội, đấu tranh có hiệu quả đối với tình trạng phạm tội, với các vi phạm pháp luật và các loại tệ nạn xã hội, giữ cho xã hội luôn luôn ở trong trạng thái bình yên, trật tự, nền nếp, kỷ cương... Thực tiễn chứng minh rằng, nếu như quản lý trên lĩnh vực an ninh chính trị nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Nhà nước XHCN, kịp thời phát hiện và dập tắt mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá CNXH, chống phá cách mạng Việt Nam, thì quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội giành ưu tiên cho mục tiêu đảm bảo cho các quá trình xã hội, các hoạt động trong đời sống xã hội, đời sống cá nhân trong cộng đồng...
  • 24. 15 được diễn ra một cách bình thường, an toàn... trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc của lối sống, đạo đức XHCN. Giữa an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, trật tự an toàn xã hội được giữ vững sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, tăng cường lòng tin của quần chúng vào Đảng, Nhà nước, vào chế độ XHCN. Cần nhấn mạnh rằng: Nếu tình hình trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa thành vấn đề chống đối chính trị, điều đó rõ ràng tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia. Do đó, vai trò quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước. 1.2.2. Mục đích, nguyên tắc quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy 1.2.2.1. Mục đích Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, vì vậy, Nghị quyết của Đảng là định hướng cho việc xác định mục đích công tác Quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay, trong đó có quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy nói riêng. Cụ thể, trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống, công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy hiện nay có mục đích như sau: Về chính trị: Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vững chắc của chế độ chính trị XHCN và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực đấu tranh phòng, chống ma túy; Về kinh tế - xã hội: Đảm bảo sự ổn định và phát triển các thành phần kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với những hoạt động tội phạm và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế.
  • 25. 16 Về tư tưởng văn hóa: Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những giá trị trong truyền thống và bản sắc dân tộc, phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này. Về đối ngoại:Góp phần tích cực trong thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi của Đảng, củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Về an ninh, quốc phòng: Xây dựng vững chắc nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân. Xây dựng lực lượng CAND và Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; đảm bảo số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1.2.2.2. Nguyên tắc Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất, chủ đạo và chi phối các nguyên tắc khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự là nhiệm vụ nặng nề, gian khổ, âm thầm, nhưng rất quan trọng, quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của dân tộc. Một sự nghiệp như vậy phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Nếu thoát ly đường lối chính trị của Đảng thì không đạt được kết quả. Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “ Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội
  • 26. 17 2011, tr. 235). Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, CAND và sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc" (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng. Hà Nội 2016, tr. 150). Trong quá trình lãnh đạo công tác quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, các cấp ủy Đảng cần phân định rõ chức năng lãnh đạo của mình với chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước, không được biến các tổ chức Đảng thành các cơ quan hành chính, bao biện làm thay, nhưng cũng không khoán trắng cho chính quyền, cho các cơ quan chuyên môn. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chính sách, bằng công tác cán bộ và công tác tổ chức, bằng công tác vận động quần chúng và công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Quá trình quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy đòi hỏi các chủ thể phải dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật Nhà nước. Pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân. Do vậy, tăng cường pháp chế trong quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy là hết sức quan trọng và là nguyên tắc bắt buộc. Trong hoạt động quản lý, không cho phép các chủ thể thực hiện một cách chủ quan, tùy tiện mà phải làm theo đúng pháp luật. Dựa vào pháp luật, cơ quan Nhà nước mới có thể tiến hành giải quyết những vụ việc phức tạp xảy ra, phát hiện và xử lý người có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật một cách chính xác, nghiêm minh. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy đòi hỏi quá trình xây dựng các văn bản pháp luật về đấu tranh phòng, chống ma túy phải kịp thời, thống nhất và ổn định tương đối, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh trật tự đặt ra. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tổ chức tuyên truyền
  • 27. 18 phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho công dân, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ Đây là một nguyên tắc rất cần thiết và mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ đặc điểm quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, từ mô hình tổ chức và thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của lực lượng CAND. Ở Trung ương, Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống ma túy trên phạm vi cả nước. Ngoài việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch quản lý tầm vĩ mô, các lực lượng thuộc Bộ Công an còn phải trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý, đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, hoạt động tội phạm, những hành vi vi phạm pháp luật. Công an các cấp được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc: vừa chịu sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Xuất phát từ tính chất, đặc điểm, đặc trưng về chuyên môn nghiệp vụ của công tác Công an, cũng như từ nguyên tắc song trùng, nên trong quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy cần phải quán triệt nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, trong đó quản lý theo ngành là chủ yếu. 1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Quản lý Nhà nước do các cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức thực hiện tác động lên xã hội tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau: - Ban hành các quy định để làm căn cứ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực cụ thể nhất định; - Tổ chức xây dựng bộ máy và nhân sự để thực hiện các quy định đó; - Kiểm soát việc thực hiện các quy định; - Hỗ trợ các đốitượng trong trường hợp cần thiết.
  • 28. 19 Để đạt mục tiêu phòng, chống tội phạm ma túy, các cơ quan quản lý Nhà nước đều phải nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trên cả 3 lĩnh vực hoạt động như: Thứ nhất, xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống tội phạm ma túy Pháp luật, với những giá trị vốn có của nó đã trở thành công cụ chủ yếu để nhà nước thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung, lĩnh vực phòng, chống, ma túy nói riêng. Để quản lý Nhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy có hiệu quả, trước hết Nhà nước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách cụ thể để tác động, điều chỉnh tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động có liên quan đến ma túy và đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thuộc lĩnh vực này sẽ bao gồm các hoạt động cụ thể như: Xây dựng chính sách, luật pháp làm cơ sở xây dựng chiến lược, kế hoạch về phòng, chống ma túy; Ban hành các văn bản quy định danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần… Thứ hai, tổ chức thực hiện các văn bản về phòng, chống tội phạm ma túy Để pháp luật phòng, chống ma túy đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cần phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là lĩnh vực rất phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân với các hoạt động cụ thể như: - Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và cơ cấu tổ chức để thực hiện phòng, chống ma túy trong mỗi giai đoạn; thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan ở Trung ương và với chính quyền địa phương một cách hiệu quả; - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; - Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; - Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; - Thực hiện thống kê Nhà nước về phòng, chống ma túy; - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy;
  • 29. 20 - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống ma túy; - Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy; - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Thứ ba, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy Hiện nay, phòng, chống tội phạm ma túy không còn là vấn đề riêng có của một quốc gia, một khu vực nào mà đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của thế giới. Vì vậy, hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm ma túy có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sự tham gia tích cực của mọi quốc gia. Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý của các nước đã cho thấy những ưu việt và lợi ích của công tác hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đấu tranh có hiệu quả với những tổ chức tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia mà trong khuôn khổ từng nước không thể giải quyết được; hợp tác quốc tế cũng là cơ hội để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các phương thức đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma tuý, cách tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức về hiểm hoạ ma tuý; các hình thức cai nghiện và phục hồi sức khoẻ cho người nghiện ma tuý có hiệu quả...; hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm được nguồn lực của mỗi quốc gia trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma tuý. Nói một cách khái quát, hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm ma tuý tạo nên sức mạnh tổng hợp thông qua việc phát huy thế mạnh riêng của mỗi nước và sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia. 1.2.4. Trách nhiệm của các cơ quan quản lýNhà nước về phòng, chống tội phạm ma túy Luật phòng, chống ma túy 2008, quy định cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các cơ quan như sau:
  • 30. 21 1.2.4.1. Trung ương - Bộ Công an có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy của các bộ, ngành trình Chính phủ; chủ trì phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma túy; ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụ đấu tranh chống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma túy; hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theo quy định của pháp luật; tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, giám định chất ma túy và tiền chất; thực hiện thống kê Nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về các tội phạm về ma túy; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổ chức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trong các cơ sở cai nghiện; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm về ma túy. Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện; thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện ma
  • 31. 22 túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; hướng dẫn, chỉ đạo việc thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện. - Bộ Y tế có trách nhiệm: Ban hành danh mục, quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thực hiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện quy chế quản lý chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; quy định việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma túy, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học. -Bộ Công thương có trách nhiệm: Ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó; thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Công thương cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này. - Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Ban hành và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án giáo dục phòng, chống ma túy trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; thực hiện chương
  • 32. 23 trình trợ giúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân. - Cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phốgiao cho Công an tỉnh, thành phố: là cơ quan thường trực phòng, chống ma túy cấp tỉnh nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách phòng, chống tội phạm về ma túy; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan trong tỉnh, thành phố trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra tội phạm về ma túy; thực hiện nhiệm vụ thống kê và quản lý thông tin về các tội phạm ma túy; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trong việc lập hồ sơ và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy với các nước láng giềng trong phạm vi tỉnh, thành phố. 1.2.4.2. Chính quyền địa phương Tại khoản 4, Điều 35 Luật phòng, chống ma túy 2008 quy định "Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý". Như vậy tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá là địa phương thực hiện QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. 1.3. Các yếu tố ảnh hƯởng đến quản lý nhà nƯớc về phòng, chống tội phạm ma túy 1.3.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm, đó. Mặt trái của nền
  • 33. 24 kinh tế thị trường hình thành lối sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của một bộ phận người trong xã hội. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống làm mất đi truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc, một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặt khác không ít người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội. Ngoài ra, nếu chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm sẽ nâng cao hiệu quả quản lý. Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước. 1.3.2. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản lý nhà nước. Hiện nay ở nước ta, sự phân công, phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa thực sựkhoahọc, hiệuquảvậnhànhchưacao. Mốiquan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa tốt. Số vụ phát hiện, điều tra ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra, tội phạm ẩn còn nhiều. Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm minh. Hơn nữa, cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương
  • 34. 25 trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm còn chưa phù hợp 1.3.3. Hệ thống pháp luật Thực tiễn cho thấy, hệ thống khuôn khổ pháp luật về đấu tranh phòng, chống ma túy khá nhiều song không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh trong thực tế. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý. Các quy định pháp luật chưa chặt chẽ và còn kẽ hở đã ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động quản lý. Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cơ quan quản lý nhà nước là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà ở lĩnh vực này. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu một vấn đề phát sinh liên quan mà không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà không được giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn. Tóm lại, thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý, còn nếu không nó sẽ có tác động ngược lại.
  • 35. 26 Việc thực thi pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy hiện nay kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho tội phạm hoạt động phát triển. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn thiếu, sự chưa tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế và pháp luật của các nước trong khu vực cũng là một kẽ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động. Sự chậm đổi mới chủ trương chính sách về kinh tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tượng lợi dung để hoạt động phạm tội. tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm và tội phạm ma túy. 1.3.4. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức của nhân dân Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là những người trực tiếp tham gia thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tự nghiên cứu, học tập, bổ sung kiến thức thì trong quá trình công tác, đội ngũ cán bộ công chức nhà nước phải thường xuyên được kiểm tra, đánh giá lại năng lực và trình độ chuyên môn. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cử các cán bộ công chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các chương trình tọa đàm, trao đổi nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Cùng với việc tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức thì đội ngũ cán bộ công chức cũng phải tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao bản lĩnh chính trị để không thể hiện ý chí chủ quan, không cửa quyền, tham ô, tham nhũng trong công việc.
  • 36. 27 Như vậy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ công chức nói riêng cần được quan tâm, chú trọng. Công tác đấu tranh chống tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ, pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất, tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm. Hiệu quả quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy còn bị tác động rất lớn bởi ý thức và sự tham gia của quần chúng nhân dân. Ở đâu có sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, ở đó tội phạm không có điều kiện tồn tại. Nhưng phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa chực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội. Do đó, cần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm ma túy. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm ma túy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm. Trước hết là trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Bộ Chính trị được nêu trong Chỉ thị số 48/CT-TW, ngày 22-10-2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng cần xác định phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và đưa vào chương trình phát triển để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm cần được coi là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức và cá nhân
  • 37. 28 trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, gắn và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp cục củng cố, kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm.
  • 38. 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của mỗi quốc gia, vì thế phòng, chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, trong đó trước hết và quan trọng nhất là vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, chúng ta cần hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cơ quan Nhà nước, đồng thời cần xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp quản lý các đối tượng liên quan nhằm đấu tranh có hiệu quả với tệ nạn ma túy trên địa bàn. Với tinh thần đó, Chương 1 của luận văn đã đưa ra một số khái niệm cơ bản; mục đích, nguyên tắc, nội dung của quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và các chủ thể của quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy. Kết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở khoa học để từ đó luận văn đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Rạch Giá hiện nay.
  • 39. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM MA TÚY TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Tình hình tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Thành phố Rạch Giá là trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ đông vịnh Thái Lan, được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam, cách Thành phố CầnThơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Xà Xía Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Phía Đông thành phố Rạch Giá giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành. Phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên. Phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Phía Tây là ranh giới tiếp giáp vùng biển huyện Kiên Hải. Thành phố Rạch Giá có 9775,42 héc ta diện tích tự nhiên, gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường, xã: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông; có 68 khu phố - ấp, 1.209 tổ nhân dân tự quản. Thành phố Rạch Giá được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang vào ngày 18-02 -2014, theo Quyết định số 268/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thành phố Rạch Giá có những đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội: - Về kinh tế: Tỷ trọng Thương mại, Dịch vụ và Du lịch chiếm 70,72%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 17,65%; Nông nghiệp và Thủy sản chiếm 12,64%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,19%; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38 triệu đồng, tương đương 1.857 USD. Tổng huy động nguồn vốn trên 2.587 tỷ đồng cho đầu tư phát triển thành phố.
  • 40. 31 Hệ thống tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn…ngày càng phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố. - Về văn hóa - xã hội: Thành phố có 5 tôn giáo chính gồm: Phật giáo (Nam tông và Bắc tông); Cao Đài; Thiên Chúa giáo; Tin Lành; Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Toàn thành phố có 43 cơ sở thờ tự được nhà nước công nhận, trong đó có các đình, chùa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc” như: Chùa Tam Bảo, Phật Lớn, Láng Cát, Quan Đế, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đình Vĩnh Hòa…Đây cònđược xem là điểm đến hấp dẫn của khách tham quan du lịch. Đặc biệt, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào các ngày 26, 27 và 28 tháng Tám Âm lịch hàng năm thu hút trên 800 ngàn lượt du khách hành hương khắp các nơi đến dâng hương, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng lễ hội; là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà và xúc tiến, đầu tư, phát triển kinh tế. Những di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc, bảo tồn - bảo tàng đã được chính quyền và nhân dân thành phố trùng tu, tôn tạo để du khách đến Rạch Giá có thể hiểu cảm nhận được lịch sử truyền thống mở đất và giữ đất của nhân dân qua các thời kỳ. Thành phố Rạch Giá có 245.328 người, với 223.491 khẩu, gồm 3 dân tộc chính là: người Kinh chiếm 87,88%, Khmer chiếm 6,97%, Hoa chiếm 5,06%, còn lại là các dân tộc khác. Hệ thống giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhân dân với 49 trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mầm non – Mẫu giáo. Đặc biệt có Trường Trung học Cơ sở Lê Quý Đôn, Trường phổ thông trung học Huỳnh Mẫn Đạt và Trường Tiểu học - bán trú Đinh Bộ Lĩnh được tỉnh chọn làm mô hình trường trọng điểm chất lượng cao. Ngoài ra, thành phố còn có các Trường Cao đẳng Y tế, Kinh tế Kỹ thuật, Trường Trung học chuyên nghiệp, Trung tâm
  • 41. 32 giáo dục thường xuyên, dạy nghề…của tỉnh đóng trên địa bàn, mở rộng liên kết với các trường đại học ngoài tỉnh góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Hệ thống y tế của thành phố có 2 phòng khám đa khoa khu vực thuộc xã Phi Thông và phường Rạch Sỏi; có các cơ sở y tế trên địa bàn như: Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Y học Dân tộc tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Cổ phần Bình An, các Trung tâm y tế của tỉnh và các cơ sở y tế tư nhân cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những năm qua, hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy ở địa bàn thành phố Rạch Giá diễn biến phức tạp. Các chất ma túy chủ yếu được đưa vào thành phố là heroin, thuốc phiện và ma túy tổng hợp. Thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm phổ biến là các đối tượng trên địa bàn cấu kết chặt chẽ với đối tượng là người ở địa phương khác, nhất là các đối tượng bên kia biên giới Campuchia để tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất vào trong nội địa với các phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt và chống đối quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ. Giữa hai bên biên giới, bọn tội phạm đã hình thành các tụ điểm tập kết ma túy rồi thuê người có trang bị vũ khí để vận chuyển qua các đường tiểu ngạch để đưa ma túy vào trong nội địa, vì vậy việc phát hiện bắt giữ rất khó khăn và gặp sự chống trả rất quyết liệt, manh động của tội phạm. Trên đường bộ, hoạt động của tội phạm ma túy thường xảy ra trên tuyến biên giới Campuchia và Việt Nam, từ đây tội phạm ma túy đi bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Hà Tiên, Giang Thành sau đó đưa ma túy vào sâu trong nội địa để tiêu thụ chủ yếu ở các tuyến, địa bàn, mà thành phố Rạch Giá là nơi tiêu thụ, là trung gian của tuyến vận chuyển (Hà Tiên hoặc Giang Thành - Rạch Giá - An Giang - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh). Tội phạm ma túy đã triệt để lợi dụng đặc điểm tình hình cũng như những khó khăn, sơ hở trong kiểm tra, kiểm soát để hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy từ Campuchia về thành phố Rạch Giá và các tỉnh phía Nam. Trên đường biển, Kiên Giang có vùng biển tiếp giáp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và luồng lạch, kênh rạch lớn nhỏ tạo thuận lợi cho phát triển kinh
  • 42. 33 tế, giao thông, du lịch…nhưng đây cũng là điều kiện để bọn tội phạm ma túy lợi dụng tiến hành các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy. Tội phạm ma túy đã lợi dụng các đoàn khách du lịch và tàu vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giáp biên giới, chúng móc nối với các đối tượng người nước ngoài đưa ma túy từ Campuchia vào vùng biển của tỉnh, sau đó liên hệ với các đối tượng trong nước thuê vận chuyển hoặc môi giới các phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá để đưa ma túy (heroin) vào nội địa mà trung tâm là thành phố Rạch Giá để tiêu thụ, trung chuyển đi các tỉnh phía Nam. Địa bàn hoạt động của bọn tội phạm về ma túy đã và đang lan rộng, trong khi hoạt động kiểm soát biên giới của các cơ quan chức năng của tỉnh và thành phố Rạch Giá, nhất là địa bàn biên giới gặp nhiều khó khăn cả về lực lượng, phương tiện và các điều kiện kỹ thuật khác. Đối tượng phạm tội về ma túy đa số là người địa phương, song cũng có ít tội phạm từ nơi khác đến, có quốc tịch nước ngoài. Các đối tượng phạm tội về ma túy có thể là lái xe tắc xi, xe ôm, học sinh, sinh viên hoặc không nghề nghiệp. Về giới tính, đối tượng phạm tội ma túy là nam giới luôn nhiều hơn nữ giới. Song điều đáng quan tâm là tỷ lệ đối tượng phạm tội là nữ có chiều hướng gia tăng. Về độ tuổi của các đối tượng phạm tội ma túy cũng phong phú, nhưng đa số ở độ tuổi từ 18-45 tuổi. Đáng chú ý những năm gần đây, bọn phạm tội chuyên nghiệp tìm mọi cách lôi kéo, mua chuộc trẻ em tham gia vận chuyển, buôn bán ma túy để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực trạng sử dụng trái phép chất ma túy ở thành phố Rạch Giá cũng có diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý) tăng nhanh từ năm 2010 đến năm 2016 (với tổng số người nghiện là 1.150 người). Số người nghiện ma túy có xu hướng tăng theo từng năm. Theo thống kê, đến hết năm 2010, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý là 567 người, năm 2011 có 592 người; năm 2012 có 712 người, năm 2013 có 789 người, năm 2014 có 845
  • 43. 34 người, năm 2015 có 993 người, năm 2016 là 1.150 người. Tính trung bình hằng năm tăng 83,28 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [20]. 2.2. Hiện trạng quản lý Nhà nƯớc về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang UBND thành phố Rạch Giá: Thực hiện quản lý Nhà nước về phòng, chống ma tuý tại địa phương; chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phòng, chống ma tuý tại địa phương; quản lý việc cai nghiện ma túy và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố: + Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, phường, xã triển khai thực hiện “Chương trình nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện”. + Hướng dẫn, tổ chức, quản lý công tác cai nghiện, giáo dục, dạy nghề cho người nghiện ma túy, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện; lồng chép các hoạt động cai nghiện, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện vào các chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá, giải quyết việc làm. + Phối hợp với các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy của thành phố quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề, lao động tại Trung tâm. + Phối hợp với các ban ngành liên quan nghiên cứu bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện và tạo việc làm sau khi hoàn thành cai nghiện; đồng thời rà soát, cập nhật và xây dựng cơ chế, chính sách khuvến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp nhận người sau cai nghiện vào làm việc. + Tham mưu UBND thành phố triển khai thực hiện một số Đề án, dự án thí điểm điều trị cai nghiện tại gia đình và cộng đồng... theo chỉ đạo của Trung