SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ
MÔI TRƯỜNG 13 - URENCO 13
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877
Luanvantrithuc.com
dichvuluanvantrithuc@gmail.com
Ngành: Luật Kinh tế
VŨ LÂN DŨNG
Hà Nội - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ
MÔI TRƯỜNG 13 - URENCO 13
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
Họ và tên học viên: Vũ Lân Dũng
Người hướng dẫn: TS. Võ Sỹ Mạnh
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi - Vũ Lân Dũng, học viên lớp Luật Kinh tế 4A, mã học viên: 820076 xin
cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các thông tin và số liệu
được sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và được trích dẫn nguồn đầy đủ,
chính xác.
Học viên thực hiện
Vũ Lân Dũng
i
ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ...........................................................................................9
1.1. Xử lý rác thải y tế ................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm...........................................................................................9
1.1.2. Phân loại rác thải y tế..................................................................................... 12
1.1.3. Vai trò của xử lý rác thải y tế......................................................................... 19
1.2. Pháp luật về xử lý rác thải y tế...................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về xử lý rác thải y tế.................................. 20
1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh xử lý rác thải y tế bằng pháp luật................ 25
1.2.3. Nội dung pháp luật về xử lý rác thải y tế...................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 – URENCO 13........................................ 32
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 –
Urenco 13..................................................................................................................... 32
2.2. Quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế.................................................... 36
2.2.1. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái
chế rác thải y tế............................................................................................................ 37
2.2.2. Nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế................................... 38
2.2.3. Nhóm quy định về kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với việc tuân thủ
pháp luật về xử lý rác thải y tế................................................................................... 44
2.3. Tình hình áp dụng quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty
Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13........................................... 47
2.3.1. Việc ban hành các văn bản của Công ty để áp dụng quy định pháp luật về
xử lý rác thải y tế......................................................................................................... 47
2.3.2. Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng xử lý rác
thải y tế........................................................................................................................48
iii
2.4. Đánh giáquy định và tình hình áp dụng pháp luật về xử lýrác thải y tế
tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13...................... 57
2.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................................. 57
2.4.2. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân....................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 – URENCO 13........................................ 63
3.1. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về xử lýrác thải y tế......... 63
3.2. Mộtsố giải pháphoàn thiệnquy định pháp luật về xử lýrác thải y tế........64
3.3. Một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả quy định pháp luật về xử lý
rác thải y tế tại Công ty Urenco 13........................................................................ 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 70
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
ICRC Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế
Công ty Urenco 13, Công ty
Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 –
Urenco 13
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1- Mô hình hoạt động Công ty...............................................................................32
Hình 2- Sơ đồ quy trình vận chuyển rác thải y tế..........................................................34
Hình 3- Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế........................................56
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- Danh mục và mã rác thải lây nhiễm.................................................................14
Bảng 2- Cảnh báo dán trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế ...............19
vi
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Bài luận văn Pháp luật về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng tại
Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 nghiên cứu các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng
các quy định này tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
Về mặt lý luận, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định pháp luật về
xử lý rác thải y tế. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật
Việt Nam về xử lý rác thải y tế.
Các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế của Việt Nam sẽ được đưa
ra phân tích một cách cụ thể, kết hợp với nghiên cứu thông qua thực tế áp dụng tại
một doanh nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực xử lý rác thải y tế - Công ty Cổ
phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ
chỉ ra những mặt đã đạt được và khó khăn khi tiến hành áp dụng những quy định
của luật vào trong thực tế. Đồng thời, luận văn cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp để giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế tại
Việt Nam, cùng với đó là nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã coi việc xử lý rác thải y tế là một vấn đề
hết sức quan trọng và luôn nằm trong những ưu tiên hàng đầu. Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ khi dù là một quốc gia đi sau các quốc gia phát triển nhiều
năm nhưng không vì tập trung phát triển kinh tế mà Việt Nam bỏ lại, buông lỏng
việc xử lý rác thải y tế.
Thực hiện việc xử lý rác thải y tế không phải là một công việc đơn giản, chỉ
áp dụng theo các quy định hoặc nguyên tắc cho trước là xong. Đây là quá trình đòi
hỏi vừa phải có những điều luật, những quy định chặt chẽ, những chế tài đủ sức răn
đe bất kể hành vi vi phạm nào, vừa phải có những sự kiểm tra, giám sát thường
xuyên bởi các loại rác thải và lưu lượng phát thải rác thải y tế có thể biến đổi bất kỳ
lúc nào.
Thực tiễn đã cho thấy dù đã có những quy định cụ thể được đưa ra thì nhìn
chung, cách thức xử lý rác thải y tế vẫn chưa có được sự thống nhất cao giữa những
đơn vị trực tiếp tạo ra nguồn rác thải – các đơn vị, tổ chức thực hiện dịch vụ khám,
chữa bệnh. Điều này càng nổi bật hơn vào thời điểm cả thế giới bước vào giai đoạn
sống chung với dịch bệnh COVID-19, lượng rác thải y tế từ các cơ sở chữa trị
COVID tăng lên một cách nhanh chóng, gấp nhiều lần lượng rác thải y tế hàng ngày
mà các bệnh viện, hay các cơ sở khám, chữa bệnh thải ra. Khi đó, các nhân viên y
tế, nhân viên thu gom rác thải y tế ngay lập tức cho thấy lỗ hổng trong việc quản lý
và xử lý loại rác thải y tế nguy hại, chính các bệnh viện hay cơ sở y tế cũng không
thể lường trước được việc dịch bệnh xuất hiện đã tạo ra sự lúng túng như vậy. Điều
này đã cho thấy được sự cần thiết một hệ thống quy chuẩn bao gồm những quy định
và hướng dẫn trong việc xử lý rác thải y tế.
Giống như các quốc gia khác trên thế giới, việc trực tiếp xử lý rác thải y tế
tại các điểm phát thải là ít khả thi khi không có đủ điều kiện và cơ sở vật chất để có
thể thực hiện được công đoạn này. Lúc này đây, các cơ sơ y tế cần đến những đơn
vị, tổ chức có chuyên môn trong lĩnh vực vận chuyển và xử lý rác thải y tế để có thể
giải quyết được lượng rác thải y tế mỗi ngày thải ra, vừa đảm bảo được sức khỏe
2
cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám, chữa trị vừa đảm bảo được vệ sinh
môi trường của bệnh viện, trạm y tế…
Với đặc thù có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển,
xử lý rác thải y tế, đặc biệt là rác thải y tế nguy hại, Công ty Cổ phần vật tư thiết bị
môi trường 13 - Urenco 13 (là một trong những đơn vị thành viên của Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội) luôn là doanh
nghiệp đáng tin cậy đối với các bệnh viện lớn tại Hà Nội, cũng như một số tỉnh lân cận.
Trước áp lực về khối lượng lớn rác thải y tế thải ra mỗi ngày, đặc biệt là trong tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp làm tăng nhu cầu về vận chuyển và xử lý rác thải từ các
bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện việc cách ly, chữa bệnh, Công ty Urenco 13 nổi lên là
một trong số ít những doanh nghiệp có đủ khả năng và điều kiện để có thể đáp ứng
được những nhu cầu trên. Để có thể thực hiện tốt công việc xử lý rác thải y tế, Công ty
Urenco 13 phải có một đội ngũ nhân sự với chuyên môn tốt, cùng với đó là am hiểu và
có khả năng vận dụng tốt những quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế.
Chính vì vậy, từ những thách thức và yêu cầu trên, “Pháp luật về xử lý rác
thải y tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13
- Urenco 13” được chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật
Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Xử lý rác thải y tế từ lâu đã được chú ý và quan tâm thường xuyên như là
một vấn đề quan trọng từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước,
rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bài điều tra, nghiên cứu và đánh giá về
một trong những nguồn rác thải gây hại đặc biệt này. Rác thải y tế chủ yếu đến từ
các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh, nơi mà những hoạt động và dịch vụ về y
tế diễn ra hàng ngày. Các nghiên cứu dưới đây bao gồm những nghiên cứu trong
nước và nước ngoài, dải khắp từ châu Âu, châu Á cho đến châu Mỹ.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm trở lại đây, các tác giả trong nước đã chú ý hơn đến nghiên
cứu về vấn đề xử lý rác thải y tế cùng với đó là các quy định để kiểm soát và giải
quyết các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau
đây của các tác giả trong nước.
3
Nguyễn Thị Kim Dung (2012) với bài luận văn của mình đã đánh giá và
phân tích được thực trạng công tác từ quản lý đến xử lý rác thải y tế tại một số bệnh
viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các tồn
tại còn có trong công tác này; tiếp theo là nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải y
tế của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh1.
Phạm Hồng Ngọc (2016) đã nghiên cứu về thực tiễn pháp luật về quản lý
chất thải y tế tại Thành phố Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả đã nêu được
thực trạng, cùng với đó là đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện những quy
định của pháp luật trong lĩnh vực này2.
Võ Trung Tín (2018) trong luận án tiến sĩ của mình đã thực hiện nghiên cứu
về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Luận án đã nêu ra được những vấn
đề lý luận và việc thực hiện nguyên tắc này thông qua các quy định của pháp luật
Việt Nam, cùng với đó là đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật môi
trường của Việt Nam để đảm bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền3.
Phạm Minh Khuê & Phạm Đức Khiêm (2015) thực hiện nghiên cứu về thực
trạng quản lý rác thải y tế trên 07 bệnh viện tuyến huyện tại Thành phố Hải Phòng
trong năm 2013. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra được dù đã có những phân
công đơn vị cụ thể để quản lý rác thải y tế nhưng các bệnh viện vẫn còn thiếu các
hướng dẫn về nhân lực quản lý, về quy trình xử lý rác thải hợp lý và sự thống nhất
giữa các bệnh viện, từ đó yêu cầu về một hướng dẫn cụ thể của ngành y tế4.
Đào Mộng Điệp & Trịnh Tuấn Anh (2020) trong bài viết của mình đã lựa
chọn nghiên cứu về pháp luật trong việc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi
trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá
được thực trạng pháp luật hiện hành về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi
trường. Từ việc thực hiện nghiên cứu, hai tác giả đã kiến nghị một số giải pháp góp
1 Nguyễn Thị Kim Dung, Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi
trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2012
2 PhạmHồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016
3 Võ Trung Tín, Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018
4 Phạm Minh Khuê & PhạmĐức Khiêm, Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện thành phố
Hải Phòng, Tạp chí Y tế Công cộng, số 35, 2015, tr. 17 – tr. 22
4
phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đặt ra5.
Chu Văn Thăng, Lê Thị Hoàn & Lê Vũ Thuý Hương (2021) thực hiện
nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức của nhân viên y tế tại ba bệnh viện tại Hà Nội về
quản lý chất thải y tế rắn. Trong bài viết, các tác giả đã tiến hành phỏng vấn 375 cán
bộ y tế về các kiến thức liên quan đến thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn y tế và rút ra được rằng kiến thức về chất thải rắn y tế của các cán bộ là còn
rất hạn chế. Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị rằng các bệnh viện cần cập nhật
và hướng dẫn các cán bộ y tế trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định
của pháp luật6.
Trong đề tài nghiên cứu của mình, Phạm Ngọc Châu & Đàm Thương
Thương (2021) đã tiến hành nghiên cứu trên khoảng 90 bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa hạng 1 tuyến Trung ương và tuyến tỉnh tại một số địa phương đại diện trong
khoảng thời gian từ 2020 – 2021. Áp dụng phương pháp thiết kế nghiên cứu cắt
ngang, thu thập dữ liệu thứ cấp qua kết quả quan trắc môi trường kết hợp với điều
tra hiện trường, phỏng vấn sâu, các tác giả đã chỉ ra được tình trạng phát thải rác
thải rắn y tế sẽ tăng đột biến nếu bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân COVID-197.
Nguyễn Mai Lan & Lê Chí Tiến (2021) nghiên cứu về Hiện trạng quản lý rác
thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương, Thanh Hóa, nghiên cứu đã đánh giá được
hiện trạng phát sinh rác thải rắn y tế, công tác quản lý rác thải rắn y tế tại bệnh viện.
Qua nghiên cứu đã cho thấy được mạng lưới quản lý rác thải rắn y tế tại bệnh viện
được điều hành xuyên suốt, việc thực hiện phân loại chất thải theo đúng quy định8.
Nguyễn Huy Nga & Tô Liên (2017) thì có bài viết nghiên cứu về thực trạng
quản lý rác thải rắn y tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn cả nước, các trạm y tế được
lấy ngẫu nhiên tại 32 xã phường thuộc 08 tỉnh trong giai đoạn từ 2015 – 2016. Bài
5 Đào Mộng Điệp & Trịnh Tuấn Anh, Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2020, tr. 397 – tr. 408
6 Chu Văn Thăng, Lê Thị Hoàn & Lê Vũ Thuý Hương, Kiến thức về quản lý chất thải rắn của nhân viên y tế
tại ba bệnh viện tại Hà Nội năm 2018,Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 144 (8), 2021, tr. 387 – tr. 393
7 Phạm Ngọc Châu & Đàm Thương Thương, Thực trạng chất thải rắn y tế của các bệnh viện và thách thức
trong phòng dịch Covid-19, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II, 2021, tr. 3 – tr. 7
8 Nguyễn Mai Lan & Lê Chí Tiến, Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương, Thanh
Hóa, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II, 2021, tr. 9 – tr. 14
5
viết đã chỉ ra được thực trạng quản lý rác thải rắn y tế tại các trạm y tế xã và kiến
thức, hiểu biết của cán bộ y tế xã về quản lý rác thải rắn y tế9.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Với trình độ phát triển cao và đi trước nước ta nhiều năm trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, nhất là vấn đề về xử lý chất thải nói chung và rác thải y tế nói riêng,
các quốc gia trên thế giới đã đi vào nghiên cứu thực trạng phát thải rác thải y tế và
pháp luật áp dụng để xử lý loại rác thải này từ khá sớm. Thêm vào đó, họ còn đi
sâu, thực hiện tìm hiểu cốt lõi vấn đề, chỉ ra được những nguyên nhân của thực
trạng ô nhiễm do rác thải y tế gây ra trên phạm vi từ khu vực cho đến toàn bộ quốc
gia và đề xuất một số các giải pháp để cải thiện thực trạng đó.
Ngay từ khá sớm, Cheryl L. Coon & Howard L. Gilberg (1991) trong nghiên
cứu của mình đã nghiên cứu đến một vấn đề pháp lý còn khá là mới thời bấy giờ, đó
là các quy định về rác thải y tế. Hai tác giả đã thực hiện tìm hiểu các quy định của
pháp luật Liên bang Hoa Kỳ, tiếp đến là luật của tiểu bang Texas, cùng với đó là
những phát kiến mới về việc khởi tố người vi phạm quy định về rác thải y tế. Cuối
cùng, sau khi phân tích một vài vụ việc tiêu biểu, các tác giả đã kiến nghị một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của luật10.
Yong-Chul Jang, Cargro Lee, Oh-Sub Yoon & Hwidong Kim (2005) đã tiến
hành thu thập thông tin và phân tích về thực trạng quản lý rác thải y tế tại Hàn Quốc.
Các thông tin được xét đến bao gồm chủng loại, thành phần, phân loại, vận chuyển và
đặc biệt xử lý rác thải y tế, bài viết cũng chỉ ra rằng thiêu hủy sẽ là phương pháp được
ưa chuộng nhất và cũng sẽ là duy nhất tại Hàn Quốc từ cuối năm 2005, tuy nhiên điều
này sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Từ đó, các tác giả đã khuyến nghị rằng
giảm thiểu tình trạng phát thải, tái chế, kiểm soát nguồn khí thải và tìm ra các phương
pháp thay thế thiêu hủy sẽ là những thách thức trong tương lai11.
Natalija Marinkovic, Ksenija Vitale, Natasˇa Janev Holcer, Aleksandar
Dzˇakula & Tomo Pavic´ (2008) thì tiến hành nghiên cứu về thực trạng xử lý rác
thải y tế nguy hại ở Croatia. Nghiên cứu chỉ ra rằng dù cho đã có những quy định cụ
9 Nguyễn Huy Nga & Tô Liên, Cục quản lý Môi trường Y tế, Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế
tại các trạm y tế xã ở Việt Nam, 2017, tại địa chỉ: https://vihema.gov.vn/thuc-trang-cong-tac-quan-ly-chat-
thai-ran-y-te-tai-cac-tram-y-te-xa-o-viet-nam.html, truy cập ngày: 12/11/2021
10 Cheryl L. Coon & Howard L. Gilberg, The New Regulartory Horizon: Regulation of Medical Waste,
Southwestern Law Journal, số 45, 1991, tr. 1099 – tr. 1128
11 Yong-Chul Jang, Cargro Lee, Oh-Sub Yoon & Hwidong Kim, Medical waste management in Korea,
Journal of Environmental Management, số xx, 2005, tr. 1 – tr. 9
6
thể nhưng tại các bệnh viện – nguồn phát thải rác thải y tế lớn nhất lại không có đủ
kinh phí và kiến thức để áp dụng được các quy định của luật. Tiếp cận vấn đề theo
cấu trúc thứ bậc, cùng với các dữ liệu thu thập được, các tác giả đã tin rằng thiêu
hủy là giải pháp hữu hiệu nhất cùng với đó là thực hiện giáo dục, tuyên truyền về
tác hại của rác thải y tế để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của luật12.
Vanesh Mathur, S Dwivedi, MA Hassan & RP Misra (2011) cũng đã có
những nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn thực hiện việc xử lý
rác thải y tế của các cán bộ, nhân viên của các bệnh viện tại thành phố Allahabad, Ấn
Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các đối tượng được nghiên cứu bao gồm bác sĩ, y
tá, nhân viên phòng thí nghiệm và lao công thì đội ngũ lao công có ít kiến thức nhất
về việc xử lý rác thải y tế. Dù cho tỷ lệ chấn thương do việc thu gom rác thải y tế là
thấp, tuy nhiên tác giả vẫn nhấn mạnh rằng cần phải có những buổi tập huấn kiến
thức đầy đủ, đồng đều nhằm nâng cao hiệu quả xử lý rác thải y tế13.
Chang Chen, Jiaao Chen, Ran Fang, Fan Ye, Zhenglun Yang, Zhen Wang,
Feng Shi & Wenfeng Tan (2021) thực hiện nghiên cứu dựa trên thực trạng quản lý
rác thải y tế và những thay đổi về quy trình kiểm soát loại rác thải này tại thành phố
Vũ Hán, Trung Quốc nhằm thích ứng với đại dịch COVID-19. Nghiên cứu cho ra
kết quả rằng thành phố Vũ Hán có một hệ thống quản lý rác thải y tế phản ứng rất
tốt trước dịch bệnh dù cho lượng rác thải tăng lên cực kỳ nhanh chóng, là mô hình
quản lý mà các thành phố khác có thể học hỏi14.
Ngoài ra, còn có thêm nhiều những nghiên cứu khoa học khác tập trung tìm
hiểu về thực trạng xử lý rác thải y tế, việc áp dụng những quy định về quản lý rác
thải y tế, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá và phân tích hoạt
động của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh viện. Chưa có một nghiên cứu đáng
kể nào tập trung vào thực tiễn hoạt động tại một doanh nghiệp có chuyên môn về
phân loại, thu gom, vận chuyển và đặc biệt là xử lý rác thải y tế. Các doanh nghiệp
12 Natalija Marinkovic´, Ksenija Vitale, Natasˇa Janev Holcer, Aleksandar Dzˇakula & Tomo Pavic´,
Management of hazardous medical waste in Croatia, Waste Management, số 28, 2008, tr. 1049 – tr. 1056
13 Vanesh Mathur, S Dwivedi, MA Hassan & RP Misra , Knowledge, Attitude, and Practices about
Biomedical Waste Management among Healthcare Personnel: A Cross-sectional Study, Indian J Community
Med, số 36(2), 2011, tr. 143 – tr. 145
14 Chang Chen, Jiaao Chen, Ran Fang, Fan Ye, Zhenglun Yang, Zhen Wang, Feng Shi & Wenfeng Tan,
What medical waste management system may cope With COVID-19 pandemic: Lessons from Wuhan,
Resources, Conservation & Recycling, số 170, 2021, tr. 1 – tr. 9
7
này chính là một bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm soát sự gây hại của loại
rác thải này ra môi trường. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu để đề tài nghiên
cứu cho Luận văn Thạc sĩ này được lựa chọn.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về xử lý
rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13, đề tài đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam
về xử lý rác thải y tế cũng như các quy định, hoạt động của Công ty Cổ phần vật tư
thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 để thực thi tốt quy định của pháp luật về xử lý
rác thải y tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề pháp lý, cụ thể là các quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Công
ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về các quy
định của pháp luật trong nước về xử lý rác thải y tế, cùng với đó là đánh giá khả
năng áp dụng những quy định tại thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Việc so sánh,
phân tích quy định về xử lý rác thải y tế được đặt trong tổng thể quy định về xử lý
chất thải y tế hay rộng hơn là quản lý chất thải y tế chỉ nhằm làm rõ hơn quy định về
xử lý rác thải y tế, không phải là trọng tâm nghiên cứu của đề tài này.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của doanh
nghiệp trong khoảng thời gian từ 2017 - 2021, giải pháp đề xuất đến năm 2025.
- Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 -
Urenco 13 tại Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
8
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp chủ đạo được sử
dụng xuyên suốt luận văn. Phương pháp này sẽ giúp phân tích, tìm hiểu từng vấn đề
nhỏ như các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng quy định… trong quá trình
nghiên cứu, sau khi hoàn thành nghiên cứu hết các vấn đề thì sẽ thực hiện tổng hợp
các kết quả phân tích được để đưa ra các kết luận, từ đó mà gợi ý phát triển các giải
pháp, khuyến nghị.
- Phương pháp nghiên cứu so sánh luật: được áp dụng chủ yếu tại chương 1
khi tiến hành nêu ra các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó đi vào so sánh và
phân tích những mặt được và chưa được của những quy định này.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: phương pháp này sẽ được sử dụng
chủ yếu ở chương 2 của luận văn, phương pháp sẽ đi sâu vào đánh giá và phân tích
thực tế tình hình hoạt động và áp dụng những quy định của pháp luật về xử lý rác
thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định pháp luật về
xử lý rác thải y tế.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt
Nam về xử lý rác thải y tế. Luận văn cũng sẽ là cơ sở để Công ty Cổ phần vật tư
thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 xem xét, đánh giá hoạt động xử lý rác thải y tế
của Công ty trong thời gian qua để từ đó hoạch định giải pháp cụ thể nhằm thực thi
có hiệu quả quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế, góp phần thực hiện thành công
mục tiêu, chiến lược của Công ty.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thao khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về xử lýrác thải y tế và pháp luật về xử lý rác thải y tế.
Chương 2: Quy định và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật việt nam về xử
lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả quy định pháp luật về
xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ
1.1. Xử lý rác thải y tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
a) Khái niệm:
Trước khi đưa ra khái niệm rác thải y tế, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc
của loại rác thải này là từ đâu. Rác thải y tế trong thực tế chính là một loại chất thải
y tế, vậy chất thải y tế là gì, theo Thông tư liên tịch số 58 giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, “chất thải y tế là chất thải phát sinh trong
quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y
tế thông thường và nước thải y tế”15. Xét đến thời điểm hiện tại, dễ dàng thấy được
đây là một định nghĩa còn mang tính khái quát cao và chưa thực sự đầy đủ. Một
định nghĩa khác cho khái niệm “chất thải y tế” là định nghĩa trong Thông tư của Bộ
Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế được sử
dụng thay thế cho Thông tư liên tịch, theo thông tư này, “chất thải y tế là chất thải
phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn
thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế”16. Quy định
trên đã bổ sung thêm khí thải và chất lỏng không nguy hại vào định nghĩa, thông tư
này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10 tháng 01 năm 2022 tức là cho đến thời điểm hiện
tại, khí thải và chất lỏng không nguy hại đã chính thức được xem là chất thải y tế,
điều này đã bổ sung được cho sự thiếu sót của quy định cũ.
Các tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra được định nghĩa riêng của
mình về thế nào là chất thải y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa rằng
“Chất thải y tế bao gồm tất cả chất thải được thải ra từ các cơ sở y tế, các cơ sở
nghiên cứu và các phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó còn bao gồm chất thải từ các
nguồn nhỏ và rải rác, ví dụ từ các hoạt động chăm sóc y tế được thực hiện tại nhà
15 Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ
Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
16 Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 quy định về quản lý chất thải
y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế của Bộ Y tế
10
như lọc máu, tiêm insulin,…”17. Khác với định nghĩa của WHO, Ủy ban Chữ thập
đỏ quốc tế (ICRC) đưa ra định nghĩa khái quát và ngắn gọn hơn, “chất thải y tế là
mọi chất thải được tạo ra trong hoạt động chăm sóc y tế hoặc chẩn đoán”18. Cả hai
định nghĩa mà các tổ chức này đưa ra đều xác định chất thải y tế dựa trên cơ sở là
chất thải từ các hoạt động y tế hoặc có liên quan đến y tế, điểm khác biệt là định
nghĩa của ICRC không chỉ ra địa điểm phát thải cụ thể như định nghĩa của WHO.
Cách thức xác định nguồn thải khác nhau là vậy, tuy nhiên cả hai tổ chức đều chỉ ra
một thực tế là tại các cơ sở thực hiện các hoạt động y tế, có khoảng 75% - 90%
lượng chất thải y tế được tạo ra có tính chất tương tự như chất thải từ các hộ gia
đình, đó là chất thải sinh hoạt thông thường và không chứa các nguy cơ lây nhiễm.
Lượng chất thải y tế còn lại được coi là chất thải nguy hại, loại chất thải chứa nguy
cơ lây nhiễm cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.19
Từ những định nghĩa đã nêu, cụm từ “rác thải y tế” sau đây sẽ được hiểu là
“tất cả chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động của
các cơ sở y tế”, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài viết và thực tế hoạt
động của Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Nói cách khác,
“rác thải y tế” trong luận văn được xác định là một bộ phận của chất thải y tế, chỉ
tập trung vào các loại rác thải y tế nguy hại và các loại rác thải thông thường khác,
đây chính là những loại rác thải được thu gom nhiều và thường xuyên nhất từ hoạt
động của các cơ sở y tế.
Sau khi đã xác định được khái niệm “rác thải y tế”, chúng ta sẽ tiến hành tìm
hiểu “xử lý rác thải y tế” là gì. Do rác thải y tế là tập hợp của một số loại chất thải y
tế thường xuyên được thải ra nhất, nên về định nghĩa cũng không có quá nhiều sự
khác biệt với xử lý chất thải y tế. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: xử lý rác
thải y tế là một quá trình mà cá nhân, đơn vị có trách nhiệm tùy vào loại rác thải y tế
sẽ có những phương pháp cụ thể, phù hợp có thể bằng tác động vật lý hoặc hóa học
để làm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường và nguy hại tới sức khỏe của
17 https://www.who.int/water_sanitation_health/medicalwaste/002to019.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm
2021
18 https://www.icrc.org/en/doc/assets/files/publications/icrc-002-4032.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm
2021
19 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016
11
con người. Những phương pháp xử lý rác thải y tế cụ thể sẽ được tìm hiểu ở phần
sau của bài nghiên cứu.
b) Đặc điểm:
Giống như mọi loại chất thải khác, rác thải y tế cũng cần có những quy trình xử
lý riêng, vì là một loại rác thải đặc thù khi chứa bên trong chúng là những tác nhân gây
hại, có nguy cơ lây nhiễm cao ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con
người, một quy trình xử lý (có thể bắt đầu ngay từ bước phân loại, thu gom rác thải y
tế) phải đảm bảo được sự an toàn và giảm thiểu tối đa tác hại mà loại rác thải này gây
ra cho sức khỏe con người và môi trường.
Xử lý rác thải y tế chính là một công đoạn trong quá trình quản lý rác thải y
tế, đây là công đoạn cuối cùng, kết thúc cho một quá trình, đòi hỏi có sự chính xác
và tuân thủ hoàn toàn các quy định đặt ra bao gồm các quy định của luật và quy
định cụ thể của doanh nghiệp thực hiện việc xử lý rác thải. Rác thải y tế dù chỉ có
một phần là rác thải y tế nguy hại nhưng không thể xem nhẹ việc xử lý chúng. Rác
thải y tế nguy hại có nguy cơ lây lan mầm bệnh ra ngoài rất lớn, chúng có thể chứa
các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm, những tác nhân gây hại này khi
gặp điều kiện thích hợp có thể phát triển và lây lan nhanh chóng, gây nguy hại đến
sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Xử lý rác thải y tế
yêu cầu các quy chuẩn cao hơn so với xử lý rác thải thông thường và bao gồm một
số đặc điểm sau:
- Tùy thuộc vào loại rác thải y tế nào được xử lý, đó có thể là rác thải y tế
nguy hại hoặc rác thải y tế thông thường mà từ đó cá nhân, đơn vị phụ trách thực
hiện công việc xử lý sẽ chọn phương thức xử lý sao cho phù hợp để vừa an toàn,
nhưng cũng giảm thiểu tác hại mà rác thải y tế gây ra.
- Với đặc thù của việc xử lý rác thải y tế là yêu cầu một quy trình nghiêm
ngặt và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, cho nên việc xử lý cần phải có một nền
tảng cơ sở vật chất nhất định để phục vụ. Vì vậy, việc xử lý rác thải y tế còn phụ
thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế, điều này sẽ dẫn đến một vài sự khác
biệt về cách xử lý từng loại rác thải của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác. Đó có thể là
điều kiện về máy móc, trang thiết bị, đó cũng có thể là điều kiện về kho bãi chứa rác
thải hay một địa điểm đủ rộng để thực hiện việc chôn lấp.
12
- Ngoài ra, xử lý rác thải y tế còn phải phù hợp với nhu cầu và chính sách
của từng địa phương. Điều này cũng sẽ tác động ít nhiều đến khả năng xử lý rác thải
y tế trên địa bàn của địa phương đó. Nếu ở một địa phương có quỹ đất trống và
thích hợp để có thể xây dựng nhà máy xử lý, và có những bãi chôn lấp rác thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật thì việc vận chuyển và xử lý rác thải y tế sẽ thuận lợi và ít nguy
cơ rò rỉ rác thải ra bên ngoài hơn. Ngược lại, với những địa phương không có điều
kiện thì rác thải y tế từ các cơ sở trên địa bàn sẽ phải được vận chuyển sang các tỉnh
khác để xử lý vừa gây tốn kém, vừa làm tăng nguy cơ rác thải gây hại tới sức khỏe
và môi trường sống.
Tóm lại, xử lý rác thải y tế là bước cuối cùng trong một quy trình quản lý
bắt đầu từ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải. Xử lý rác thải y tế yêu
cầu sự giám sát nghiêm ngặt và phải đạt các quy chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật. Có
nhiều phương pháp để xử lý rác thải y tế ví dụ như: đốt, chôn lấp hoặc sử dụng lò
hấp hay bằng các loại hóa chất, tất cả phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của cơ sở xử
lý rác thải sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực hiện có.
1.1.2. Phân loại rác thải y tế
Phân loại rác thải y tế khác với phân định rác thải y tế, đây là hai hoạt động
dễ gây sự hiểu nhầm, lầm tưởng chúng cùng là một hoạt động. Trên thực tế, đây là
hai hoạt động không thể tách rời, phải thực hiện phân định rác thải y tế trước rồi
mới có thể phân loại chúng vào từng nhóm thích hợp, từ đó mới có thể tiến hành
các công đoạn tiếp theo của một quá trình xử lý rác thải.
Trước khi tìm hiểu rõ ràng hơn về rác thải y tế và các tính chất của chúng, ta
cần làm rõ thêm một số các thuật ngữ sau đây:
- Tính chất nguy hại: Là những đặc điểm gây hại của rác thải y tế, ví dụ như
lây nhiễm, có độc hay dễ cháy…; tính chất nguy hại chính là những đặc điểm gây
hại mà ta dễ dàng và thường xuyên nhận thấy nhất của rác thải y tế.
- Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: Giống như mọi loại vật chất khác,
đây chính là dạng tồn tại khi ở điều kiện thông thường của rác thải y tế, bao gồm:
rắn, lỏng và khí.
13
- Ngưỡng rác thải nguy hại: Đây là giới hạn để xác định mức độ nguy hại của
từng loại rác thải nằm trong rác thải y tế, được đánh già từ ngưỡng luôn là rác thải y tế
nguy hại, tới ngưỡng nghi ngờ (tùy vào điều kiện sẽ đánh giá xem loại rác thải đó có
được coi làrác thải nguy hại không hay được xử lý như rác thải thông thường).
Dựa trên các quy định của luật, rác thải y tế được phân định thành các nhóm
như sau20: Cụ thể theo phụ lục số 01 về danh mục và mã chất thải y tế (ban hành
kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT), rác thải y tế bao
gồm các loại rác thải và các đặc tính cụ thể như sau:
A. Nhóm rác thải y tế nguy hại: Rác thải y tế nguy hại là rác thải y tế chứa
yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại, bao
gồm rác thải lây nhiễm và rác thải nguy hại không lây nhiễm21.
a) Rác thải lây nhiễm:
Rác thải lây nhiễm là rác thải có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh
(vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm) với mật độ hoặc số lượng đủ để gây bệnh cho
con người22. Rác thải lây nhiễm bao gồm:
- Rác thải lây nhiễm sắc nhọn: đây là rác thải có nguy cơ lây nhiễm rất cao,
thường là các loại kim tiêm, kim châm cứu, đầu sắc nhọn của dây truyền hay các vật
dụng khác như lưỡi dao mổ, cưa phục vụ việc phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác
dùng trong hoạt động y tế. Loại rác thải này có thể gây ra các vết cắt, đâm làm
xuyên thủng các bề mặt mà nó tiếp xúc như bao đựng rác thải, da người gây nguy
hiểm đến sức khỏe.
- Rác thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Đây là loại rác thải có dính
hoặc chứa đựng máu, dịch sinh học từ bệnh nhân; ngoài ra các rác thải bắt nguồn từ
khu vực cách ly cũng được xếp vào nhóm này;
- Rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm và các loại
dụng cụ chứa, đựng có dính mẫu bệnh phẩm, rác thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh
từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định… Mẫu bệnh
phẩm nếu để phơi nhiễm ra ngoài môi trường là rất nguy hiểm khi chúng tiếp xúc
20 Khoản 1, 2, 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
21 Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
22 Phụ lục số 01, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
14
với con người, đó còn là nguy cơ khi những mầm bệnh đó mang theo những bệnh
hiếm gặp, chưa có phương pháp đặc trị.
- Rác thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ trong quá
trình thực hiện hoạt động y tế và xác của các động vật thí nghiệm.
Danh mục rác thải lây nhiễm được dựa trên các quy định tại Phụ lục số 01
của Thông tư liên tịch số 58 như sau.
Mã rác
thải nguy
hại
Tên rác thải
Tính chất
nguy hại
chính
Trạng thái (thể) tồn
tại thông thường
Ngưỡng
rác thải
nguy hại
13 01 01
Rác thải lây nhiễm,
gồm:
Rắn
Rác thải lây nhiễm
sắc nhọn
SN, LN Rắn **
Rác thải lây nhiễm
không sắc nhọn
LN Rắn/lỏng **
Rác thải có nguy cơ
lây nhiễm cao
LN Rắn, lỏng **
Rác thải giải phẫu LN Rắn **
Bảng 1- Danh mục và mã rác thải lây nhiễm23
Rác thải lây nhiễm là loại rác thải có ngưỡng nguy hại ở mức cao nhất, tức là
luôn có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống
xung quanh. Rác thải lây nhiễm chủ yếu tồn tại ở thể rắn, có thể cả ở thể lỏng.
Nhóm rác thải này cần phải được chú ý và đánh giá đúng nguy cơ gây hại mà chúng
có thể gây ra, ngay từ những công đoạn tiền xử lý là phân loại và thu gom. Chỉ cần
ngay từ ban đầu mà những công đoạn này xảy ra vấn đề như: phân loại tại cơ sở y tế
không đồng nhất với quy định; bộ phận phụ trách nhiệm vụ phân loại, thu gom chưa
có đủ kiến thức cũng như trình độ dẫn đến thực hiện công việc sai sót… thì hiểm
họa từ việc này đem lại có thể là rất lớn và tốn nhiều thời gian và công sức để giải
23 Dựa trên Phụ lục số 01 – Danh mục và mã chất thải lây nhiễm, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-
BTNMT
15
quyết. Vì thế, đây là loại rác thải sẽ có quy trình xử lý vô cùng nghiêm ngặt, chịu sự
kiểm tra giám sát thường xuyên của chính các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác thải và của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Rác thải nguy hại không lây nhiễm:
Rác thải nguy hại không lây nhiễm là rác thải có khả năng gây hại đến môi
trường sống tuy nhiên không chứa hoặc được xác định là không chứa các tác nhân
gây bệnh cho con người. Khác với rác thải lây nhiễm, rác thải không lây nhiễm
được cho là không có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe con người, dù là rác
thải phát sinh trong hoạt động y tế và chúng chủ yếu là gây hại cho môi trường, tuy
nhiên không thể xem nhẹ việc xử lý loại rác thải này. Rác thải nguy hại không lây
nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ từ hoạt động y tế, các loại hóa chất này có thể bao gồm
hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ nằm trong nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất
ra cảnh báo về nguy hại;
- Thiết bị y tế được thải bỏ sau một thời gian sử dụng bị vỡ, hỏng có chứa
thủy ngân và các kim loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
- Rác thải nguy hại khác theo quy định…
Rác thải nguy hại không lây nhiễm khá đa dạng về chủng loại rác thải, từ các
loại rác thải liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện các hoạt động khám, chữa
bệnh đến các loại rác thải có liên quan khác. Chủ yếu tồn tại ở thể rắn, với tính chất
nguy hại chính là độc và độc sinh học, dù cho không có khả năng gây hại lớn tới
sức khỏe của con người tuy nhiên với ngưỡng nguy hại trải dài từ ngưỡng nghi ngờ
đến ngưỡng luôn là rác thải y tế trong mọi trường hợp, có thể thấy khả năng gây hại
của chúng đến môi trường sống. Giống như rác thải lây nhiễm, không thể xem nhẹ
khả năng gây ô nhiễm của rác thải y tế nguy hại không lây nhiễm, xử lý loại rác thải
này cũng yêu cầu cá nhân hay đơn vị phụ trách phải đáp ứng được những yêu cầu
về giấy phép và kỹ thuật, đáp ưng được quy chuẩn xử lý của pháp luật Việt Nam.
B. Nhóm rác thải y tế thông thường: Loại rác thải này phát sinh từ hoạt động
16
khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, chúng không tồn tại khả năng gây ảnh hưởng
tiêu cực cho sức khỏe con người, bên trong loại rác thải này không tồn tại các yếu tố
lây nhiễm hay các chất hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ gây cháy, nổ…24
- Rác thải rắn sinh hoạt thải ra trong quá trình hoạt động thường ngày của
con người và rác thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Rác thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục rác
thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục rác thải y tế nguy hại nhưng trong bản thân rác
thải đó, yếu tố gây nguy hại chưa đạt ngưỡng để có thể được coi làrác thải nguy hại;
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
Ngoài ra, trong nhóm rác thải này, có một số loại rác thải được phép thu gom
phục vụ mục đích tái chế tuy nhiên chúng phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt:
- Rác thải là vật liệu giấy gồm: Các loại giấy, báo, vỏ hộp thuốc và vật liệu
giấy không được chứa yếu tố lây nhiễm hoặc tồn tại bất kỳ đặc tính nguy hại nào
khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại quy định;
- Rác thải là vật liệu nhựa gồm: Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không
thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất không
được chứa yếu tố lây nhiễm; các chai, lon bằng nhựa và các đồ nhựa được sử dụng
trong các sinh hoạt khác thì phải không được thải ra từ các phòng điều trị cách ly;
các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn) không được
chứa yếu tố lây nhiễm;
- Rác thải là vật liệu kim loại gồm: Các chai, lon nước uống giải khát và các
vật liệu kim loại khác thì yêu cầu là không thải ra từ các phòng điều trị cách ly;
- Rác thải là vật liệu thủy tinh gồm: Chai, lọ thủy tinh thải bỏ chứa các loại
thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất dán cảnh
báo nguy hại.
Tóm lại dù chỉ là một bộ phận của chất thải y tế, rác thải y tế vẫn chiếm một
khối lượng rác thải rất lớn mà một cơ sở y tế có thể phát sinh do nó bao gồm cả rác
thải y tế nguy hại và rác thải y tế thông thường. Rác thải y tế khá đa dạng về chủng
loại, từ những loại rác thải lây nhiễm như rác thải lây nhiễm sắc nhọn, rác thải lây
nhiễm không sắc nhọn, rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao, đến những loại rác thải
24 Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT
ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế), tr. 27
17
nguy hại không có khả năng lây nhiễm như hóa chất, dược phẩm thải bỏ, thiết bị y
tế đã qua sử dụng, ngoài ra là còn cả rác thải y tế thông thường (loại rác thải chiếm
phần lớn của rác thải y tế). Với khối lượng lớn và phát sinh mỗi ngày, cùng với đó
là tính chất khác nhau của từng loại rác thải, việc phân loại rác thải y tế trước khi
tiến hành xử lý chúng càng phải được quan tâm hơn nữa. Để tránh mọi nguy cơ lây
nhiễm những tác nhân gây hại và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và môi trường sống
cộng đồng, việc phân loại rác thải y tế ngay từ nguồn thải đóng vai trò cực kỳ quan
trọng, quyết định đến công đoạn xử lý sau này.
Phân loại rác thải y tế về bản chất chính là việc phân chia từng nhóm rác thải
để phục vụ cho những thao tác ban đầu đối với rác thải y tế ngay tại thời điểm và
địa điểm các loại rác thải ấy phát sinh. Việc phân loại sẽ dựa trên nguyên tắc mà
luật đã định sẵn, từ đó các cơ sở phát sinh rác thải sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài
ra, thực hiện phân loại rác thải y tế ngay từ nguồn thải là điều vô cùng hợp lý và cần
thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu gom và đặc biệt là xử lý rác thải
sau này.
Phân loại rác thải y tế dựa trên những nguyên tắc những nguyên tắc chung
mà các cơ sở phát sinh rác thải bắt buộc phải tuân theo25:
- Rác thải y tế phải được phân loại để ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm
phát sinh để phục vụ việc thu gom, lưu giữ để chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo;
- Từng loại rác thải y tế sẽ được đựng, chứa, lưu giữ trong các loại bao bì,
dụng cụ, thiết bị lưa chứa khác nhau, phù hợp với tính chất của từng loại và đảm
bảo quy định. Trường hợp các rác thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng,
tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý thì cho phép được phân
loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
- Hỗn hợp rác thải bao gồm rác thải lây nhiễm được để lẫn với bất kỳ loại rác
thải nào khác hoặc ngược lại thì phải thực hiện việc thu gom, lưu giữ và xử lý như
với rác thải lây nhiễm.
Đây là những nguyên tắc quan trọng, là nền tảng để thực hiện việc phân loại
rác thải y tế. Từng loại rác thải phải được phân loại vào từng bao bì, dụng cụ hoặc
thiết bị lưu chứa riêng biệt, và phải có hướng dẫn cụ thể cho việc phân loại từng loại
rác thải đó.
25 Khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
18
Từng loại rác thải y tế được phân chia vào từng bao bì, túi đựng hoặc thùng chứa
phù hợp với tính chất của chúng và được phân biệt bằng màu sắc khác nhau. Với những
loại rác thải nguy hại, có nguy cơ lây nhiễm thì được đựng trong các dụng cụ, thiết bị
đựng rác thải có màu vàng; những loại rác thải nguy hại nhưng không có nguy cơ lây
nhiễm thì đối với rác thải dạng rắn thì được để trong các túi đựng hoặc thùng chứa có
màu đen, rác thải dạng lỏng thì đựng trong dụng cụ chứa có nắp đậy kín; rác thải y tế
thông thường không dùng để tái chế thì phân biệt bằng các túi đựng hoặc thùngcó lót túi
có màu xanh, rác thải y tế thông thường có thể tái chế được thì đựng trong các công cụ
chứa rác thải giống như rác thải y tế thông thường không tái chế nhưng sẽ sử dụng màu
trắng để phân biệt. Ngoài ra, ở phía bênngoài các thiết bị đựng rác thải ytế đều được dán
nhãn phù hợp để giúp phân biệt và phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom từng
loại rác thải cụ thể. Chính những sự phân loại rõ ràng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi để tiến hành xử lý rác thải, đưa từng loại rác thải y tế này vào đúng quy trình xử lý
của chúng. Dưới đâylà các loại nhãn dán dùng có thể ápdụng cho rác thải y tế.
RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY ĐỘC TẾ
BÀO
RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY BỆNH
CẢNH BÁO CHUNG VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA
RÁC THẢI NGUY HẠI
BIỂU TƯỢNG RÁC THẢI TÁI CHẾ
19
RÁC THẢI CÓ CHỨA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT ĂN MÒN
RÁC THẢI CÓ CHẤT DỄ CHÁY
Bảng 2- Cảnh báo dán trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế26
1.1.3. Vai trò của xử lý rác thải y tế
Rác thải y tế tồn tại nguy cơ gây hại là điều mà phần lớn ai trong chúng ta
cũng biết, tuy nhiên loại rác thải này có thể gây ra những tác hại gì và ở mức độ như
thế nào lại là một vấn đề mà ít người biết hoặc được biết. Về cơ bản, có hai tác hại
chính mà rác thải y tế có thể gây ra đó là ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây
ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc xử lý rác thải y tế có vai trò vô cùng quan trọng,
tác động trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng.
Thứ nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rác
thải y tế đến sức khỏe con người.
Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi rác thải y tế, đặc biệt là rác thải y tế lây
nhiễm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn, vi rút hay bệnh truyền
nhiễm nếu không được xử lý đúng cách. Chỉ cần một trong những loại rác thải lây
nhiễm tiếp xúc với cơ thể người như là kim tiêm, kim chọc dò hay rác thải thấm,
dính, chứa máu, mẫu bệnh phẩm... thì người bị phơi nhiễm có thể đối mặt với các
nguy cơ như: nhẹ thì là chấn động, nặng hơn có thể là lây nhiễm bệnh, lây nhiễm
hóa chất hay phóng xạ. Những người bị phơi nhiễm này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng
đến sức khỏe của mình và có thể của những người xung quanh. Nhóm người có
nguy cơ bị phơi nhiễm với rác thải y tế nguy hại cao nhất và thường xuyên nhất có
26 Phụ lục số 02, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
20
thể kể đến như: cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế, đội ngũ nghiên cứu
khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các nhân viên, người
lao động trực tiếp thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải y tế. Có thể thấy
rất nhiều người có nguy cơ phơi nhiễm với rác thải y tế, vì vậy xử lý loại rác thải
này theo đúng quy định và đảm bảo an toàn, nắm vai trò vô cùng quan trọng.
Thứ hai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Rác thải y tế tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng, và chúng hoàn toàn có thể gây
hại nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, bao gồm: môi trường đất, môi
trường nước và không khí. Lấy ví dụ như hóa chất, dược phẩm thải bỏ có thành
phần nguy hại hay thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy
ngân và các kim loại nặng, những loại rác thải này nếu được xử lý không chính xác,
để chúng ngấm xuống lòng đất hoặc tiếp xúc trực tiếp vào nguồn nước sẽ gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài
sinh vật. Ngoài ra, những loại rác thải này trong quá trình xử lý nếu bị rò rỉ ra ngoài
cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Áp dụng đúng phương pháp xử lý
sẽ giảm thiểu được lượng khí thải thải ra môi trường, từ đó mà sẽ góp phần giảm sự
ấm lên toàn cầu, giảm biến đổi khí hậu.
Thứ ba, giảm các loại chi phí liên quan.
Đây là các loại chi phí sẽ phải trả để bồi thường, bù đắp nếu việc xử lý rác
thải y tế không đảm bảo theo đúng quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người và môi trường sống tại những khu vực xung quanh, ngoài ra đó còn
là các loại phí để xử phạt hành vi gây ô nhiễm. Những loại chi phí này không hề rẻ
và sẽ kéo theo nhiều trách nhiệm pháp lý khác.
1.2. Pháp luật về xử lý rác thải y tế
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về xử lý rác thải y tế
a) Khái niệm pháp luật về xử lý rác thải y tế:
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong suốt nhiều năm vừa qua luôn là một trong
những vấn đề nóng hổi và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Rất nhiều những hội nghị,
hội thảo về môi trường đã được tổ chức, các tổ chức được thành lập để giải quyết
các tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra nhưng vẫn chưa thể nào tìm ra được một
phương pháp thực sự hiệu quả để có thể dứt điểm tình trạng này. Khi đứng trước
21
một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết, một trong những phương pháp thường
được đề cập đến là sử dụng pháp luật. Những quy định mang tính bắt buộc áp dụng,
những chế tài để răn đe những hành vi vi phạm dù ít hay nhiều vẫn sẽ thể hiện được
sự hiệu quả, ngoài ra sử dụng pháp luật còn giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền định hướng, hướng dẫn cho các đối tượng phải áp dụng luật.
Hiện nay, Việt Nam đang có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
khá lớn liên quan đến bảo vệ môi trường từ luật, nghị định, thông tư. Điển hình có
thể kể đến Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Luật thuế bảo vệ môi trường năm
2010, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ về quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hay Thông tư liên tịch số
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế giữa Bộ
Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với phạm vi nghiên cứu mà bài viết tiếp cận, pháp luật về xử lý rác thải y tế
được xác định là một bộ phận trong tổng thể pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể
hơn pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ nằm trong các quy định, chế tài của luật về
quản lý chất thải y tế. Từ định nghĩa của pháp luật nói chung và pháp luật chuyên
ngành nói riêng, có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về xử lý rác thải y tế như sau:
“Pháp luật về xử lý rác thải y tế là một bộ phận nằm trong pháp luật về quản lý chất
thải y tế, bao gồm hệ thống những quy tắc chung điều chỉnh trực tiếp việc xử lý rác
thải y tế và các vấn đề liên quan, có tính chất bắt buộc áp dụng được cơ quan có
thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước”.
Có thể thấy, dù là một bộ phận của pháp luật quản lý chất thải y tế, nhưng
pháp luật về xử lý rác thải y tế vẫn mang đầy đủ những đặc điểm và yếu tố ảnh
hưởng của pháp luật thông thường.
Pháp luật là tập hợp những quy tắc xử sự mà nhà làm lập dựa theo ý chí của
Nhà nước soạn thảo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện xã hội theo từng giai đoạn,
vì thế pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ được điều chỉnh để đáp ứng với những thay
đổi thực tế của hoàn cảnh và điều kiện của quốc gia đó. Những số yếu tố sau đây
được xem là những yếu tố cơ bản, chủ đạo, có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định
thay đổi các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế27:
27 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
22
Một là, đường lối, chính sách của quốc gia trong từng thời kỳ. Pháp luật là
công cụ quản lý của Nhà nước, thông qua công cụ đó thể hiện ý chí, định hướng của
mình lên toàn xã hội. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, mỗi quốc gia sẽ có từng
đường lối, chính sách cụ thể phù hợp với thực tiễn và mục tiêu phát triển. Để đưa
những đường lối, chính sách đó vào thực tiễn, Nhà nước sẽ thể chế chúng vào luật
pháp, đưa chúng vào từng quy định cụ thể, áp đặt và hướng dẫn thi hành để chúng
phục vụ ý chí của mình. Việc đưa những định hướng của mình vào các văn bản quy
phạm pháp luật là vô cùng quan trọng, vì chỉ khi như vậy thì Nhà nước mới có thể
sử dùng quyền lực chính trị của mình để bắt buộc xã hội tuân theo.
Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội. Nhà nước sau từng giai đoạn, thời kỳ nhất
định sẽ thực hiện đánh giá, nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, xã hội nói chung,
tình hình phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng, từ đó xem xét đưa ra
những thay đổi phù hợp, kịp thời để thích ứng với những sự biến động mới. Lấy ví
dụ như trước đây, thời kỳ mà nước ta chưa thực sự để ý đến tình trạng phát thải rác
thải y tế nên chưa có những quy định cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên đến
khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các cấp quản lý dành những sự quan tâm
nhiều hơn đến tình hình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải y tế
không được xử lý gây ra. Từ đó đã bắt đầu manh nha xuất hiện những quy định về
quản lý, xử lý rác thải y tế, rồi đến sự ra đời của các văn bản luật cụ thể, kết hợp với
các quyết định, thông tư của các bộ, ban ngành có thẩm quyền để chấn chỉnh tình
trạng ô nhiễm này. Kết hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, phát
triển kinh tế song song với đó là bảo vệ môi trường, sẽ càng ngày càng có nhiều hơn
các quy định để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo thực
hiện mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra.
Ba là, yêu cầu từ hội nhập quốc tế. Rõ ràng khi một quốc gia muốn phát triển
kinh tế - xã hội, tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật thì cần phải
tiến hành giao lưu, hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới, tham gia vào những
diễn đàn, tổ chức phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Mỗi một diễn đàn, tổ
chức hay công ước quốc tế đều có những “luật chơi” riêng, những quy định mà khi
bất kỳ quốc gia nào khi tham gia đều phải tuân theo. Đó không phải là những quy
23
định mà Việt Nam chỉ thỏa thuận, đồng ý trên giấy tờ thông thường mà còn phải có
những cam kết rằng mình sẽ thực hiện theo đúng những gì mà luật chơi chung đề ra.
Để tạo ra một khối thống nhất, một sân chơi chung cho toàn bộ các quốc gia thành
viên mà ở đó không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào thì hệ thống pháp luật của
từng quốc gia sẽ phải có những sự điểu chỉnh, thay đổi để đưa những quy định đã
cam kết vào thực tiễn, phù hợp với cam kết. Điển hình có thể kể đến những Hiệp
định Thương mại Tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP hay Hiệp định thương
mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là những hiệp định mà những cam kết của
chúng vượt ra khỏi phạm vi hợp tác đầu tư, thương mại thông thường, trong những
hiệp định này còn có cả những cam kết về bảo vệ con người, bảo vệ môi trường mà
Việt Nam phải tuân thủ.
b) Đặc điểm của pháp luật về xử lý rác thải y tế:
Đặc điểm của pháp luật về xử lý rác thải y tế nhìn chung sẽ có những sự
tương đồng đối với đặc điểm của pháp luật thông thường. Pháp luật về xử lý rác thải
y tế có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, là hệ thống các quy tắc xử sự và mang tính chất bắt buộc chung
Pháp luật ra đời chính là tạo ra cho con người những chuẩn mực, những quy
định mà bất kỳ một ai, nếu muốn sống và làm việc trong cộng đồng hay quốc gia đề
ra pháp luật đều phải tuân theo mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác. Hệ thống
những quy tắc này không phân biệt bất kỳ ai, nam - nữ, già - trẻ, giàu - nghèo tất cả
đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả đều sẽ phải chịu những chế tài xử lý giống
nhau nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Những quy tắc xử sự về vấn đề xử lý rác
thải y tế chính là những quy định, hướng dẫn bắt buộc mà các cơ sở y tế, các cơ sở
xử lý rác thải phải tuân theo và áp dụng, nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng những
hình thức xử phạt thích hợp.
Thứ hai, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành.
Đây là điều bắt buộc với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nếu muốn có
hiệu lực, mọi quy định hay chế tài mà không phải do cơ quan có thẩm quyền ban
hành thì sẽ không có tính bắt buộc chung mà chỉ áp dụng cho một vài đối tượng xác
24
định. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì do cơ quan lập pháp của Việt Nam là
quốc hội ban hành, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP năm 2016 về quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì do Chính Phủ ban
hành, còn Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 2015 quy định về
quản lý chất thải y tế thì là do Bộ trưởng Bộ Y tế kết hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường thống nhất ban hành. Cùng là các văn bản quy phạm pháp luật, tuy
nhiên từng cấp văn bản khác nhau thì sẽ do một cơ quan có thẩm quyền tương ứng chịu
trách nhiệm.
Thứ ba, thể hiện ý chí của Nhà nước.
Nhà nước sử dụng pháp luật, thông qua pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mà Nhà nước thấy là cần thiết phải điều chỉnh theo ý chí của mình, từ đó bảo vệ
lợi ích của giai cấp lãnh đạo. Mỗi quy định được đưa ra đều thể hiện cách nhìn
nhận, quan điểm của Nhà nước về một vấn đề nhất định, đó có thể là các vấn đề liên
quan đến phân loại rác thải y tế, xử lý rác thải y tế theo những nguyên tắc nào, đó
cũng có thể là cách mà giai cấp lãnh đạo phạt, răn đe những đối tượng có hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích công cộng… tất cả để duy
trì quyền lực nhà nước và đảm bảo trật tự xã hội phải tuân theo ý chí nhà nước.
Thứ tư, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Pháp luật được các cơ quan của Nhà nước trực tiếp hoặc chịu trách nhiệm
ban hành, là hệ thống những quy định được đề ra để bảo đảm lợi ích và quyền lực
chính trị của Nhà nước, song song với đó còn là giữ gìn, bảo đảm trật tự, công bằng
trong xã hội. Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm pháp luật, gây
phương hại đến quyền lực Nhà nước hay trật tự xã hội đều sẽ bị áp dụng những chế
tài xử phạt mà Nhà nước cho rằng đó là thích đáng và đủ sức cảnh cáo, răn đe để
hành vi đó khó có khả năng tái diễn. Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định
về xử lý rác thải y tế bao gồm: phạt tiền, yêu cầu bồi thường và nặng hơn cả có thể
là phạt tù nếu xét thấy hành vi vi phạm gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích, hình
ảnh của quốc gia, của giai cấp lãnh đạo hoặc tới xã hội.
25
1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh xử lý rác thải y tế bằng pháp luật
Các ảnh hưởng tiêu cực của rác thải y tế đến môi trường sống là điều không
còn phải tranh cãi, nếu như để cho các cá nhân, tổ chức tự xử lý loại rác thải này mà
không có sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, cùng với đó là thiếu đi sự
điều chỉnh từ các quy định của pháp luật thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy kéo theo mà hậu
quả chúng gây ra có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Đó có thể là việc thu gom rác
thải y tế tự phát tại nguồn, hay rác thải chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào đã bị
trực tiếp xả ra môi trường, xử lý rác thải không đảm bảo an toàn làm lây lan các loại
bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó phần nào cảm thấy
được sự cần thiết phải điều chỉnh việc xử lý rác thải y tế bằng pháp luật, không để
bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vì lợi ích của bản thân mà có hành vi xử lý tự phát, hủy
hoại môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người khác. Sự cần thiết
của một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xử lý
rác thải y tế được thể hiện cụ thể như sau28:
Thứ nhất, pháp luật về xử lý rác thải y tế tạo ra một hệ thống các quy tắc,
tiêu chuẩn nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống của con người.
Cũng giống như các quy phạm pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xử lý
rác thải y tế ra đời nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất, đó là đưa ra được những
quy định, tiêu chuẩn để điều chỉnh, cùng với đó là có những chế tài và biện pháp để
đảm bảo hoạt động xử lý rác thải y tế được thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật. Việc đưa ra những quy định như vậy vừa là để yêu cầu các cá nhân, tổ chức
tuân thủ theo pháp luật, không có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường, vừa là muốn có một hệ thống những tiêu chuẩn, quy tắc thống nhất trên toàn
lãnh thổ, làm tiền đề cũng như hướng dẫn những người liên quan thực hiện theo để
đạt được mục tiêu chung là bảo vệ an toàn cho môi trường sống của con người.
Những chế tài, biện pháp điều chỉnh các hành vi vi phạm là vô cùng quan trọng, đây
là những hình phạt cho những đối tượng có những hành động sai trái, gây hại cho
môi trường và sức khỏe xã hội, đồng thời cũng là những lời cảnh cáo cho các đối
28 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
26
tượng đang chuẩn bị có những hành vi làm trái với các quy định rằng hãy tôn trọng,
tuân thủ quy định của luật nếu không muốn chịu các hình thức xử phạt.
Thứ hai, pháp luật về xử lý rác thải y tế giúp giáo dục, nâng cao nhận thức
của cộng đồng về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế theo đúng quy định.
Truyền tải và giúp cho tất cả mọi người hiểu được ý nghĩa của những quy
định trong pháp luật về xử lý rác thải y tế là một trong những yêu cầu cấp bách
trong nỗ lực bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia. Việc đưa các quy định của luật
tiếp cận đến người dân, và tiếp đó là giải thích để họ hiểu về việc tại sao các quy
định này được hình thành, tại sao nội dung của các quy định lại được viết như vậy
phải là ưu tiên của bất kỳ chính phủ nào. Mỗi một người dân được biết, được hiểu
về các quy định sẽ làm gia tăng nhận thức của cá nhân nói riêng, của cả cộng đồng
nói chung về tác hại của rác thải y tế và lý do phải xử lý rác thải y tế theo quy định
của pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bản thân mỗi người dân sẽ được
trang bị kiến thức và có được sự tự giác cao hơn nữa trong việc bảo vệ, giữ gìn sự
trong sạch của môi trường.
Thứ ba, pháp luật về xử lý rác thải y tế thúc đẩy, khuyến khích con người
sáng tạo tìm ra những giải pháp mới.
Ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu, hàng năm dù đã có nhiều
biện pháp để làm giảm lượng rác thải này bị thải ra môi trường tuy nhiên vẫn không
đủ để cải thiện tình trạng ấm lên toàn cầu, cùng với đó là sự gia tăng và xuất hiện
bất ngờ của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Xử lý rác thải y tế giờ đây không chỉ
là để giảm lượng rác thải, khí thải ra môi trường mà còn phải tiến tới xử lý triệt để,
tận dụng những gì còn lại sau quy trình xử lý để đem đến những lợi ích, thay đổi
chất lượng đời sống của con người theo hướng tích cực hơn. Dù cho những tiêu
chuẩn, biện pháp xử lý rác thải đã được đưa vào luật tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại những
vấn đề mà quy định của pháp luật chưa thể nào giải quyết một cách triệt để. Đó
chính là những khoảng trống để các cá nhân, tổ chức nghiên cứu sáng tạo, đưa ra
được những giải pháp hữu hiệu hơn, thân thiện với môi trường hơn, ngoài ra là có
thể đưa vào, áp dụng thêm được những công nghệ, kỹ thuật mới, tân tiến hơn các
phương pháp hiện tại.
27
Có thể thấy, việc ra đời của pháp luật để điều chỉnh hoạt động xử lý rác thải
y tế là vô cùng cần thiết. Đây là vừa là công cụ giúp Nhà nước giám sát, kiểm tra
quá trình xử lý rác thải y tế, vừa là phương tiện giúp giáo dục người dân hiểu được
những tác hại của rác thải y tế, nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường,
đồng thời khuyến khích mọi tổ chức, các nhân sáng tạo, tìm kiếm những công nghệ,
phương pháp mới để cải thiện hiệu quả xử lý rác thải y tế.
1.2.3. Nội dung pháp luật về xử lý rác thải y tế
Tuy rác thải y tế là tập hợp của một vài loại rác thải nằm trong chất thải y tế
và xử lý rác thải y tế chỉ là một công đoạn trong cả quá trình quản lý rác thải y tế
nhưng không vì thế mà công đoạn này hoàn toàn tách biệt so với các công đoạn còn
lại. Dù cho xử lý rác thải chỉ là công đoạn cuối cùng, tuy vậy để đến với được công
đoạn xử lý thì cần một tiến trình liền mạch của tất cả các công đoạn trước đó bao
gồm thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển... Công đoạn nào cũng quan trọng và
có những vai trò khác nhau trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế, khi đề cập đến nội
dung của pháp luật về xử lý rác thải y tế, bài viết sẽ nhắc đến một số nội dung của
pháp luật quản lý rác thải y tế để thấy được sự liền mạch của các quy định pháp luật.
Về tổng thể nội dung của pháp luật về xử lý rác thải y tế gồm những nhóm
quy định như sau29:
Thứ nhất, nhóm các quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ,
giảm thiểu, tái chế rác thải y tế.
Đây là nhóm các quy định dành cho những công đoạn đầu tiên trong quá
trình quản lý rác thải y tế. Từng công đoạn gồm phân định, phân loại, thu gom, lưu
giữ đều được quy định tương đối chi tiết và cụ thể, thống nhất với nhau, công đoạn
này diễn ra trước rồi mới đến công đoạn tiếp theo, tất cả thành một khối liên tục
trong cả một quá trình. Như đã đề cập ở phần 1.1.2. phân định và phân loại là hai
công đoạn khác nhau nhưng lại không thể tách rời của quá trình quản lý rác thải y
tế, phải có phân định trước từng loại rác thải y tế, quan sát đặc điểm của chúng là gì,
mức độ gây nguy hại như thế nào để từ đó xem xét, sắp xếp các loại rác thải y tế đó
vào từng nhóm riêng. Sau khi có sự chia nhóm thì mới tiến hành phân loại bằng
29 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
28
cách dán nhãn cảnh báo, phân loại và gán cho mỗi mức độ nguy hại một màu sắc
riêng, những người trực tiếp thu gom, lưu giữ sau đó sẽ không phải mất thời gian
mà chỉ cần nhìn vào các đặc điểm phân biệt để có thể tiến hành các bước kế tiếp.
Thu gom rác thải y tế là việc rác thải y tế được thu gom trực tiếp tại nơi phát
sinh và được lưu giữ tại khu lưu giữ đúng quy định trong khuôn viên của cơ sở y tế.
Từng loại rác thải y tế này sẽ được lưu giữ riêng biệt và có những thiết bị, công cụ
lưu giữ phù hợp cùng với đó là tùy vào mức độ nguy hại sẽ có tần suất thu gom
riêng. Lưu giữ rác thải y tế là quá trình mà các cơ sở y tế để rác thải tại khu vực lưu
giữ trong khuôn viên của mình với những yêu cầu của pháp luật: yêu cầu về khu
vực lữu giữ rác thải y tế, yêu cầu về các công cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế, cuối
cùng là các yêu cầu về thời gian lưu giữ rác thải y tế tối đa trước khi phải thực hiện
vận chuyển, đem đi xử lý.
Đối với quy định về việc giảm thiểu và tái chế rác thải y tế thì đây là những
quy định cần thiết trước tình hình phát thải rác thải y tế và ô nhiễm môi trường. Các
cơ sở y tế sẽ phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải y tế, từ đó vừa phải áp
dụng được những thiết bị, công nghệ mới, vừa phải thay đổi phương pháp quản lý
và sử dụng vật tư y tế một cách hợp lý và hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu lượng rác
thải y tế thải ra môi trường. Tái chế rác thải y tế cũng là một trong những cách làm
giảm lượng phát thải rác thải y tế ra môi trường, tận dụng được những loại rác thải y
tế có thể tái chế để phục vụ cho những mục đích phù hợp, ngoại trừ sản xuất, làm
bao bì đóng gói trong lĩnh vực thực phẩm. Việc tái chế rác thải y tế phải đạt các quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường và phải có sự thống kê về lượng rác thải y tế đem đi
tái chế theo các mốc thời gian xác định, thường là tổng hợp theo từng ngày.
Thứ hai, nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế.
Trên thực tế quan sát được, có rất ít số lượng các cơ sở y tế có đủ điều kiện
về cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện việc xử lý rác thải y tế ngay tại nơi phát thải
hoặc trong khuôn viên của các cơ sở y tế. Việc lưu giữ và xử lý trực tiếp tại các cơ
sở y tế cũng là điều không hợp lý, bởi lẽ công đoạn xử lý rác thải y tế là công đoạn
phức tạp và cần phải đáp ứng được nhiều quy chuẩn kỹ thuật về môi trường về trang
thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đồ dùng, công cụ bảo hộ cho những người phụ trách
29
và trực tiếp thực hiện các hoạt động xử lý rác thải. Ngoài ra, nếu thực hiện việc xử
lý tại các cơ sở y tế, thì các loại rác thải phát sinh trong và sau công đoạn xử lý sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bên trong lẫn bên ngoài các cơ sở y tế,
đặc biệt là đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, có người bệnh và người nhà lưu trú,
không kể đến việc các cơ sở này thường nằm trong khu vực có đông dân cư, lưu
lượng người qua lại lớn, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi
người. Lựa chọn khả dĩ nhất là thuê các đơn vị bên ngoài, có đủ các loại giấy phép
về xử lý rác thải y tế nguy hại để vận chuyển rác thải đến địa điểm xử lý phù hợp.
Các cơ sở y tế nếu như không thuộc các trường hợp đặc biệt thì sẽ có hai
kiểu mô hình vận chuyển để xử lý rác thải y tế nguy hại là mô hình cụm cơ sở y tế
và mô hình tập trung. Đây cũng chính là hai mô hình thông dụng và phù hợp nhất
đối với các cơ sở y tế tại Việt Nam, ưu điểm của các mô hình này nằm ở việc các cơ
sở y tế sẽ không phải tốn chi phí cho việc trực tiếp xử lý, họ sẽ chỉ phải chịu chi phí
cho việc vận chuyển rác thải đến nơi xử lý và chi phí cho đơn vị thực hiện việc xử
lý, ngoài ra còn là việc đảm bảo môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe của người
bệnh, cán bộ, nhân viên trong khuôn viên cơ sở y tế và khu vực lân cận. Hai mô
hình này về cơ bản khác nhau như sau: nếu như xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế
thì sẽ có một cơ sở y tế trong cụm chịu trách nhiệm xử lý rác thải y tế cho các cơ sở
y tế khác trong cụm, còn đối với cơ sở y tế chọn mô hình tập trung thì sẽ có một cơ
sở chuyên xử lý sẽ tập trung xử lý rác thải y tế cho bất kỳ cơ sở y tế nào thuê cơ sở
xử lý đó. Dù là thuê một đơn vị chuyên nghiệp, có chuyên môn trong lĩnh vực quản
lý hay xử lý rác thải y tế nguy hại, hay là cơ sở y tế tự thực hiện việc vận chuyển
hoặc thuê một đơn vị bên ngoài vận chuyển rác thải thì đều phải đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu về các loại giấy phép, yêu cầu về phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa rác thải y tế, ngoài ra là phải có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời
khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển rác thải về nơi xử lý.
Việc xử lý rác thải y tế phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường,
đây là điều kiện tiên quyết mà các cơ sở xử lý phải làm được, nếu không họ sẽ phải
đối mặt với các khoản phạt và chi phí liên quan khác, nặng hơn là có thể bị tước
hoặc làm vô hiệu có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép. Xử lý rác thải
30
y tế phải ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế phương pháp
đốt. Nếu như trước đây, khi mà chưa có điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật công
nghệ thì phương pháp đốt hoặc chôn lấp rác thải luôn là các lựa chọn hàng đầu, tuy
nhiên đốt rác thải luôn gây ra tình trạng phát sinh khí thải tồn tại nhiều chất độc, đặc
biệt là khi đốt các loại rác thải nhựa sẽ gây ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng,
với phương pháp chôn lấp thì rác thải y tế nguy hại, việc chôn lấp gồm cả hóa chất
lẫn với các loại rác thải nguy hại khác sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và nước của
chúng ta. Các cơ sở y tế ưu tiên lựa chọn mô hình xử lý tập trung trước tiên; tiếp
đến là mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế (khi lựa chọn mô hình này phải được sự
chấp nhận từ cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương); tự xử lý tại công trình xử lý rác thải tại khuôn viên cơ sở y tế sẽ là lựa
chọn cuối cùng.
Thứ ba, nhóm quy định về việc kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với việc
tuân thủ pháp luật về xử lý rác thải y tế
Đây cũng là một trong những nhóm quy định vô cùng quan trong đối với
việc xử lý rác thải y tế. Nhóm quy định này nêu ra những quyền và nghĩa vụ mà các
cơ quan chức năng có thẩm quyền được và phải áp dụng trong quá trình kiểm tra,
giám sát hoạt động xử lý rác thải y tế của các cơ sở y tế và các cơ sở xử lý được cấp
phép. Việc xử lý rác thải y tế đúng quy định trước hết phải xuất phát từ chính sự
tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý. Các hoạt
động giám sát, kiểm tra sẽ diễn ra theo nhiều hình thức như kiểm tra trực tiếp tại cơ
sở có báo trước hoặc không báo trước, kiểm tra theo phương pháp tổng kết, báo cáo
theo đúng quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xử lý rác thải y
tế sẽ bị xử phạt theo đúng quy định, tùy các mức độ nặng, nhẹ của hành vi vi phạm
sẽ có các chế tài xử lý khác nhau.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rác thải y tế là một bộ phận của chất thải y tế, nó bao gồm rác thải y tế nguy
hại và rác thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế. Rác thải
y tế luôn tồn tại những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con người. Rác thải y tế được phân loại thành nhiều nhóm rác thải với
các đặc điểm và mức độ gây hại khác nhau, mỗi loại đều được dán nhán cảnh báo
và được chứa, đựng trong các loại công cụ lưu chứa rác thải riêng biệt, phù hợp với
đặc tính của từng loại rác thải. Việc xử lý rác thải y tế là vô cùng cần thiết và quan
trọng bởi nó sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm, gây bệnh cho con người và
hạn chế những tác động tiêu cực cho môi trường.
Pháp luật về xử lý rác thải y tế nằm trong những quy định của pháp luật về
quản lý chất thải y tế nói riêng và pháp luật bảo vệ môi trường nói chung. Pháp luật
về xử lý rác thải y tế bao gồm hệ thống những quy tắc chung điều chỉnh trực tiếp
việc xử lý rác thải y tế và các vấn đề liên quan, bao gồm các quy định chung về việc
quản lý rác thải trước khi xử lý như thế nào, vận chuyển và xử lý rác thải ra sao,
cùng với đó là các quy định về kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Pháp luật về xử lý rác thải y tế giúp giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế, thúc đẩy, khuyến khích con
người sáng tạo tìm ra những giải pháp mới hạn chế những tác động xấu mà rác thải
y tế gây ra. Pháp luật về xử lý rác thải y tế không bất định mà có sự thay đổi, điều
chỉnh để phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh thực tế.
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế

Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...NuioKila
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngSOS Môi Trường
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế (20)

Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
Đề tài: Hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực chất thải rắn, 9đ - Gửi miễn...
 
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcTừ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Từ biện pháp xử lý hành chính đến đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
 
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
Luận án: Trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của doanh nghiệp theo phá...
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA...
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo môi trường - DTM - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DICOLONIT - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DICOLONIT - 0918755356Báo cáo môi trường - DTM - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DICOLONIT - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA DICOLONIT - 0918755356
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường k...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.docPháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khíKhóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Khóa luận tốt nghiệp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 - URENCO 13 Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877 Luanvantrithuc.com dichvuluanvantrithuc@gmail.com Ngành: Luật Kinh tế VŨ LÂN DŨNG Hà Nội - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 - URENCO 13 Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Vũ Lân Dũng Người hướng dẫn: TS. Võ Sỹ Mạnh Hà Nội - 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi - Vũ Lân Dũng, học viên lớp Luật Kinh tế 4A, mã học viên: 820076 xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực và được trích dẫn nguồn đầy đủ, chính xác. Học viên thực hiện Vũ Lân Dũng i
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ...........................................................................................9 1.1. Xử lý rác thải y tế ................................................................................................9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm...........................................................................................9 1.1.2. Phân loại rác thải y tế..................................................................................... 12 1.1.3. Vai trò của xử lý rác thải y tế......................................................................... 19 1.2. Pháp luật về xử lý rác thải y tế...................................................................... 20 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về xử lý rác thải y tế.................................. 20 1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh xử lý rác thải y tế bằng pháp luật................ 25 1.2.3. Nội dung pháp luật về xử lý rác thải y tế...................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 – URENCO 13........................................ 32 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13..................................................................................................................... 32 2.2. Quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế.................................................... 36 2.2.1. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế............................................................................................................ 37 2.2.2. Nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế................................... 38 2.2.3. Nhóm quy định về kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với việc tuân thủ pháp luật về xử lý rác thải y tế................................................................................... 44 2.3. Tình hình áp dụng quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13........................................... 47 2.3.1. Việc ban hành các văn bản của Công ty để áp dụng quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế......................................................................................................... 47 2.3.2. Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng xử lý rác thải y tế........................................................................................................................48
  • 5. iii 2.4. Đánh giáquy định và tình hình áp dụng pháp luật về xử lýrác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13...................... 57 2.4.1. Kết quả đạt được.............................................................................................. 57 2.4.2. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân....................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ MÔI TRƯỜNG 13 – URENCO 13........................................ 63 3.1. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về xử lýrác thải y tế......... 63 3.2. Mộtsố giải pháphoàn thiệnquy định pháp luật về xử lýrác thải y tế........64 3.3. Một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Urenco 13........................................................................ 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 70 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa WHO Tổ chức Y tế Thế giới ICRC Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế Công ty Urenco 13, Công ty Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 – Urenco 13
  • 7. v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1- Mô hình hoạt động Công ty...............................................................................32 Hình 2- Sơ đồ quy trình vận chuyển rác thải y tế..........................................................34 Hình 3- Quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế........................................56 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1- Danh mục và mã rác thải lây nhiễm.................................................................14 Bảng 2- Cảnh báo dán trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế ...............19
  • 8. vi TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Bài luận văn Pháp luật về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Về mặt lý luận, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế. Các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế của Việt Nam sẽ được đưa ra phân tích một cách cụ thể, kết hợp với nghiên cứu thông qua thực tế áp dụng tại một doanh nghiệp có chuyên môn trong lĩnh vực xử lý rác thải y tế - Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ chỉ ra những mặt đã đạt được và khó khăn khi tiến hành áp dụng những quy định của luật vào trong thực tế. Đồng thời, luận văn cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để giúp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Việt Nam, cùng với đó là nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường.
  • 9. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã coi việc xử lý rác thải y tế là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn nằm trong những ưu tiên hàng đầu. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi dù là một quốc gia đi sau các quốc gia phát triển nhiều năm nhưng không vì tập trung phát triển kinh tế mà Việt Nam bỏ lại, buông lỏng việc xử lý rác thải y tế. Thực hiện việc xử lý rác thải y tế không phải là một công việc đơn giản, chỉ áp dụng theo các quy định hoặc nguyên tắc cho trước là xong. Đây là quá trình đòi hỏi vừa phải có những điều luật, những quy định chặt chẽ, những chế tài đủ sức răn đe bất kể hành vi vi phạm nào, vừa phải có những sự kiểm tra, giám sát thường xuyên bởi các loại rác thải và lưu lượng phát thải rác thải y tế có thể biến đổi bất kỳ lúc nào. Thực tiễn đã cho thấy dù đã có những quy định cụ thể được đưa ra thì nhìn chung, cách thức xử lý rác thải y tế vẫn chưa có được sự thống nhất cao giữa những đơn vị trực tiếp tạo ra nguồn rác thải – các đơn vị, tổ chức thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh. Điều này càng nổi bật hơn vào thời điểm cả thế giới bước vào giai đoạn sống chung với dịch bệnh COVID-19, lượng rác thải y tế từ các cơ sở chữa trị COVID tăng lên một cách nhanh chóng, gấp nhiều lần lượng rác thải y tế hàng ngày mà các bệnh viện, hay các cơ sở khám, chữa bệnh thải ra. Khi đó, các nhân viên y tế, nhân viên thu gom rác thải y tế ngay lập tức cho thấy lỗ hổng trong việc quản lý và xử lý loại rác thải y tế nguy hại, chính các bệnh viện hay cơ sở y tế cũng không thể lường trước được việc dịch bệnh xuất hiện đã tạo ra sự lúng túng như vậy. Điều này đã cho thấy được sự cần thiết một hệ thống quy chuẩn bao gồm những quy định và hướng dẫn trong việc xử lý rác thải y tế. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, việc trực tiếp xử lý rác thải y tế tại các điểm phát thải là ít khả thi khi không có đủ điều kiện và cơ sở vật chất để có thể thực hiện được công đoạn này. Lúc này đây, các cơ sơ y tế cần đến những đơn vị, tổ chức có chuyên môn trong lĩnh vực vận chuyển và xử lý rác thải y tế để có thể giải quyết được lượng rác thải y tế mỗi ngày thải ra, vừa đảm bảo được sức khỏe
  • 10. 2 cho bệnh nhân và người nhà đến thăm khám, chữa trị vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường của bệnh viện, trạm y tế… Với đặc thù có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải y tế, đặc biệt là rác thải y tế nguy hại, Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 (là một trong những đơn vị thành viên của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội) luôn là doanh nghiệp đáng tin cậy đối với các bệnh viện lớn tại Hà Nội, cũng như một số tỉnh lân cận. Trước áp lực về khối lượng lớn rác thải y tế thải ra mỗi ngày, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm tăng nhu cầu về vận chuyển và xử lý rác thải từ các bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện việc cách ly, chữa bệnh, Công ty Urenco 13 nổi lên là một trong số ít những doanh nghiệp có đủ khả năng và điều kiện để có thể đáp ứng được những nhu cầu trên. Để có thể thực hiện tốt công việc xử lý rác thải y tế, Công ty Urenco 13 phải có một đội ngũ nhân sự với chuyên môn tốt, cùng với đó là am hiểu và có khả năng vận dụng tốt những quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế. Chính vì vậy, từ những thách thức và yêu cầu trên, “Pháp luật về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13” được chọn làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Xử lý rác thải y tế từ lâu đã được chú ý và quan tâm thường xuyên như là một vấn đề quan trọng từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bài điều tra, nghiên cứu và đánh giá về một trong những nguồn rác thải gây hại đặc biệt này. Rác thải y tế chủ yếu đến từ các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh, nơi mà những hoạt động và dịch vụ về y tế diễn ra hàng ngày. Các nghiên cứu dưới đây bao gồm những nghiên cứu trong nước và nước ngoài, dải khắp từ châu Âu, châu Á cho đến châu Mỹ. 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm trở lại đây, các tác giả trong nước đã chú ý hơn đến nghiên cứu về vấn đề xử lý rác thải y tế cùng với đó là các quy định để kiểm soát và giải quyết các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây của các tác giả trong nước.
  • 11. 3 Nguyễn Thị Kim Dung (2012) với bài luận văn của mình đã đánh giá và phân tích được thực trạng công tác từ quản lý đến xử lý rác thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các tồn tại còn có trong công tác này; tiếp theo là nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải y tế của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn tỉnh1. Phạm Hồng Ngọc (2016) đã nghiên cứu về thực tiễn pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Thành phố Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả đã nêu được thực trạng, cùng với đó là đề xuất được một số giải pháp để hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này2. Võ Trung Tín (2018) trong luận án tiến sĩ của mình đã thực hiện nghiên cứu về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Luận án đã nêu ra được những vấn đề lý luận và việc thực hiện nguyên tắc này thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam, cùng với đó là đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường của Việt Nam để đảm bảo thực hiện hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền3. Phạm Minh Khuê & Phạm Đức Khiêm (2015) thực hiện nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải y tế trên 07 bệnh viện tuyến huyện tại Thành phố Hải Phòng trong năm 2013. Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra được dù đã có những phân công đơn vị cụ thể để quản lý rác thải y tế nhưng các bệnh viện vẫn còn thiếu các hướng dẫn về nhân lực quản lý, về quy trình xử lý rác thải hợp lý và sự thống nhất giữa các bệnh viện, từ đó yêu cầu về một hướng dẫn cụ thể của ngành y tế4. Đào Mộng Điệp & Trịnh Tuấn Anh (2020) trong bài viết của mình đã lựa chọn nghiên cứu về pháp luật trong việc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được thực trạng pháp luật hiện hành về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Từ việc thực hiện nghiên cứu, hai tác giả đã kiến nghị một số giải pháp góp 1 Nguyễn Thị Kim Dung, Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2012 2 PhạmHồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016 3 Võ Trung Tín, Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018 4 Phạm Minh Khuê & PhạmĐức Khiêm, Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện thành phố Hải Phòng, Tạp chí Y tế Công cộng, số 35, 2015, tr. 17 – tr. 22
  • 12. 4 phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đặt ra5. Chu Văn Thăng, Lê Thị Hoàn & Lê Vũ Thuý Hương (2021) thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức của nhân viên y tế tại ba bệnh viện tại Hà Nội về quản lý chất thải y tế rắn. Trong bài viết, các tác giả đã tiến hành phỏng vấn 375 cán bộ y tế về các kiến thức liên quan đến thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế và rút ra được rằng kiến thức về chất thải rắn y tế của các cán bộ là còn rất hạn chế. Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị rằng các bệnh viện cần cập nhật và hướng dẫn các cán bộ y tế trong việc quản lý và xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật6. Trong đề tài nghiên cứu của mình, Phạm Ngọc Châu & Đàm Thương Thương (2021) đã tiến hành nghiên cứu trên khoảng 90 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng 1 tuyến Trung ương và tuyến tỉnh tại một số địa phương đại diện trong khoảng thời gian từ 2020 – 2021. Áp dụng phương pháp thiết kế nghiên cứu cắt ngang, thu thập dữ liệu thứ cấp qua kết quả quan trắc môi trường kết hợp với điều tra hiện trường, phỏng vấn sâu, các tác giả đã chỉ ra được tình trạng phát thải rác thải rắn y tế sẽ tăng đột biến nếu bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân COVID-197. Nguyễn Mai Lan & Lê Chí Tiến (2021) nghiên cứu về Hiện trạng quản lý rác thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương, Thanh Hóa, nghiên cứu đã đánh giá được hiện trạng phát sinh rác thải rắn y tế, công tác quản lý rác thải rắn y tế tại bệnh viện. Qua nghiên cứu đã cho thấy được mạng lưới quản lý rác thải rắn y tế tại bệnh viện được điều hành xuyên suốt, việc thực hiện phân loại chất thải theo đúng quy định8. Nguyễn Huy Nga & Tô Liên (2017) thì có bài viết nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải rắn y tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn cả nước, các trạm y tế được lấy ngẫu nhiên tại 32 xã phường thuộc 08 tỉnh trong giai đoạn từ 2015 – 2016. Bài 5 Đào Mộng Điệp & Trịnh Tuấn Anh, Pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2020, tr. 397 – tr. 408 6 Chu Văn Thăng, Lê Thị Hoàn & Lê Vũ Thuý Hương, Kiến thức về quản lý chất thải rắn của nhân viên y tế tại ba bệnh viện tại Hà Nội năm 2018,Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 144 (8), 2021, tr. 387 – tr. 393 7 Phạm Ngọc Châu & Đàm Thương Thương, Thực trạng chất thải rắn y tế của các bệnh viện và thách thức trong phòng dịch Covid-19, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II, 2021, tr. 3 – tr. 7 8 Nguyễn Mai Lan & Lê Chí Tiến, Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện 71 Trung ương, Thanh Hóa, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II, 2021, tr. 9 – tr. 14
  • 13. 5 viết đã chỉ ra được thực trạng quản lý rác thải rắn y tế tại các trạm y tế xã và kiến thức, hiểu biết của cán bộ y tế xã về quản lý rác thải rắn y tế9. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Với trình độ phát triển cao và đi trước nước ta nhiều năm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề về xử lý chất thải nói chung và rác thải y tế nói riêng, các quốc gia trên thế giới đã đi vào nghiên cứu thực trạng phát thải rác thải y tế và pháp luật áp dụng để xử lý loại rác thải này từ khá sớm. Thêm vào đó, họ còn đi sâu, thực hiện tìm hiểu cốt lõi vấn đề, chỉ ra được những nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm do rác thải y tế gây ra trên phạm vi từ khu vực cho đến toàn bộ quốc gia và đề xuất một số các giải pháp để cải thiện thực trạng đó. Ngay từ khá sớm, Cheryl L. Coon & Howard L. Gilberg (1991) trong nghiên cứu của mình đã nghiên cứu đến một vấn đề pháp lý còn khá là mới thời bấy giờ, đó là các quy định về rác thải y tế. Hai tác giả đã thực hiện tìm hiểu các quy định của pháp luật Liên bang Hoa Kỳ, tiếp đến là luật của tiểu bang Texas, cùng với đó là những phát kiến mới về việc khởi tố người vi phạm quy định về rác thải y tế. Cuối cùng, sau khi phân tích một vài vụ việc tiêu biểu, các tác giả đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của luật10. Yong-Chul Jang, Cargro Lee, Oh-Sub Yoon & Hwidong Kim (2005) đã tiến hành thu thập thông tin và phân tích về thực trạng quản lý rác thải y tế tại Hàn Quốc. Các thông tin được xét đến bao gồm chủng loại, thành phần, phân loại, vận chuyển và đặc biệt xử lý rác thải y tế, bài viết cũng chỉ ra rằng thiêu hủy sẽ là phương pháp được ưa chuộng nhất và cũng sẽ là duy nhất tại Hàn Quốc từ cuối năm 2005, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí. Từ đó, các tác giả đã khuyến nghị rằng giảm thiểu tình trạng phát thải, tái chế, kiểm soát nguồn khí thải và tìm ra các phương pháp thay thế thiêu hủy sẽ là những thách thức trong tương lai11. Natalija Marinkovic, Ksenija Vitale, Natasˇa Janev Holcer, Aleksandar Dzˇakula & Tomo Pavic´ (2008) thì tiến hành nghiên cứu về thực trạng xử lý rác thải y tế nguy hại ở Croatia. Nghiên cứu chỉ ra rằng dù cho đã có những quy định cụ 9 Nguyễn Huy Nga & Tô Liên, Cục quản lý Môi trường Y tế, Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế xã ở Việt Nam, 2017, tại địa chỉ: https://vihema.gov.vn/thuc-trang-cong-tac-quan-ly-chat- thai-ran-y-te-tai-cac-tram-y-te-xa-o-viet-nam.html, truy cập ngày: 12/11/2021 10 Cheryl L. Coon & Howard L. Gilberg, The New Regulartory Horizon: Regulation of Medical Waste, Southwestern Law Journal, số 45, 1991, tr. 1099 – tr. 1128 11 Yong-Chul Jang, Cargro Lee, Oh-Sub Yoon & Hwidong Kim, Medical waste management in Korea, Journal of Environmental Management, số xx, 2005, tr. 1 – tr. 9
  • 14. 6 thể nhưng tại các bệnh viện – nguồn phát thải rác thải y tế lớn nhất lại không có đủ kinh phí và kiến thức để áp dụng được các quy định của luật. Tiếp cận vấn đề theo cấu trúc thứ bậc, cùng với các dữ liệu thu thập được, các tác giả đã tin rằng thiêu hủy là giải pháp hữu hiệu nhất cùng với đó là thực hiện giáo dục, tuyên truyền về tác hại của rác thải y tế để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của luật12. Vanesh Mathur, S Dwivedi, MA Hassan & RP Misra (2011) cũng đã có những nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn thực hiện việc xử lý rác thải y tế của các cán bộ, nhân viên của các bệnh viện tại thành phố Allahabad, Ấn Độ. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong các đối tượng được nghiên cứu bao gồm bác sĩ, y tá, nhân viên phòng thí nghiệm và lao công thì đội ngũ lao công có ít kiến thức nhất về việc xử lý rác thải y tế. Dù cho tỷ lệ chấn thương do việc thu gom rác thải y tế là thấp, tuy nhiên tác giả vẫn nhấn mạnh rằng cần phải có những buổi tập huấn kiến thức đầy đủ, đồng đều nhằm nâng cao hiệu quả xử lý rác thải y tế13. Chang Chen, Jiaao Chen, Ran Fang, Fan Ye, Zhenglun Yang, Zhen Wang, Feng Shi & Wenfeng Tan (2021) thực hiện nghiên cứu dựa trên thực trạng quản lý rác thải y tế và những thay đổi về quy trình kiểm soát loại rác thải này tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc nhằm thích ứng với đại dịch COVID-19. Nghiên cứu cho ra kết quả rằng thành phố Vũ Hán có một hệ thống quản lý rác thải y tế phản ứng rất tốt trước dịch bệnh dù cho lượng rác thải tăng lên cực kỳ nhanh chóng, là mô hình quản lý mà các thành phố khác có thể học hỏi14. Ngoài ra, còn có thêm nhiều những nghiên cứu khoa học khác tập trung tìm hiểu về thực trạng xử lý rác thải y tế, việc áp dụng những quy định về quản lý rác thải y tế, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá và phân tích hoạt động của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh viện. Chưa có một nghiên cứu đáng kể nào tập trung vào thực tiễn hoạt động tại một doanh nghiệp có chuyên môn về phân loại, thu gom, vận chuyển và đặc biệt là xử lý rác thải y tế. Các doanh nghiệp 12 Natalija Marinkovic´, Ksenija Vitale, Natasˇa Janev Holcer, Aleksandar Dzˇakula & Tomo Pavic´, Management of hazardous medical waste in Croatia, Waste Management, số 28, 2008, tr. 1049 – tr. 1056 13 Vanesh Mathur, S Dwivedi, MA Hassan & RP Misra , Knowledge, Attitude, and Practices about Biomedical Waste Management among Healthcare Personnel: A Cross-sectional Study, Indian J Community Med, số 36(2), 2011, tr. 143 – tr. 145 14 Chang Chen, Jiaao Chen, Ran Fang, Fan Ye, Zhenglun Yang, Zhen Wang, Feng Shi & Wenfeng Tan, What medical waste management system may cope With COVID-19 pandemic: Lessons from Wuhan, Resources, Conservation & Recycling, số 170, 2021, tr. 1 – tr. 9
  • 15. 7 này chính là một bộ phận quan trọng trong quá trình kiểm soát sự gây hại của loại rác thải này ra môi trường. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu để đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ này được lựa chọn. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc thực hiện các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13, đề tài đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế cũng như các quy định, hoạt động của Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 để thực thi tốt quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề pháp lý, cụ thể là các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng các quy định này tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu về các quy định của pháp luật trong nước về xử lý rác thải y tế, cùng với đó là đánh giá khả năng áp dụng những quy định tại thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Việc so sánh, phân tích quy định về xử lý rác thải y tế được đặt trong tổng thể quy định về xử lý chất thải y tế hay rộng hơn là quản lý chất thải y tế chỉ nhằm làm rõ hơn quy định về xử lý rác thải y tế, không phải là trọng tâm nghiên cứu của đề tài này. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 2017 - 2021, giải pháp đề xuất đến năm 2025. - Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 tại Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
  • 16. 8 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phương pháp này sẽ giúp phân tích, tìm hiểu từng vấn đề nhỏ như các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng quy định… trong quá trình nghiên cứu, sau khi hoàn thành nghiên cứu hết các vấn đề thì sẽ thực hiện tổng hợp các kết quả phân tích được để đưa ra các kết luận, từ đó mà gợi ý phát triển các giải pháp, khuyến nghị. - Phương pháp nghiên cứu so sánh luật: được áp dụng chủ yếu tại chương 1 khi tiến hành nêu ra các quy định của pháp luật hiện hành, từ đó đi vào so sánh và phân tích những mặt được và chưa được của những quy định này. - Phương pháp nghiên cứu tình huống: phương pháp này sẽ được sử dụng chủ yếu ở chương 2 của luận văn, phương pháp sẽ đi sâu vào đánh giá và phân tích thực tế tình hình hoạt động và áp dụng những quy định của pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý rác thải y tế. Luận văn cũng sẽ là cơ sở để Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 xem xét, đánh giá hoạt động xử lý rác thải y tế của Công ty trong thời gian qua để từ đó hoạch định giải pháp cụ thể nhằm thực thi có hiệu quả quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, chiến lược của Công ty. 7. Kết cấu đề tài Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thao khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về xử lýrác thải y tế và pháp luật về xử lý rác thải y tế. Chương 2: Quy định và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật việt nam về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm áp dụng hiệu quả quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13.
  • 17. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ 1.1. Xử lý rác thải y tế 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm a) Khái niệm: Trước khi đưa ra khái niệm rác thải y tế, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của loại rác thải này là từ đâu. Rác thải y tế trong thực tế chính là một loại chất thải y tế, vậy chất thải y tế là gì, theo Thông tư liên tịch số 58 giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, “chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế”15. Xét đến thời điểm hiện tại, dễ dàng thấy được đây là một định nghĩa còn mang tính khái quát cao và chưa thực sự đầy đủ. Một định nghĩa khác cho khái niệm “chất thải y tế” là định nghĩa trong Thông tư của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế được sử dụng thay thế cho Thông tư liên tịch, theo thông tư này, “chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế”16. Quy định trên đã bổ sung thêm khí thải và chất lỏng không nguy hại vào định nghĩa, thông tư này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10 tháng 01 năm 2022 tức là cho đến thời điểm hiện tại, khí thải và chất lỏng không nguy hại đã chính thức được xem là chất thải y tế, điều này đã bổ sung được cho sự thiếu sót của quy định cũ. Các tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra được định nghĩa riêng của mình về thế nào là chất thải y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa rằng “Chất thải y tế bao gồm tất cả chất thải được thải ra từ các cơ sở y tế, các cơ sở nghiên cứu và các phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó còn bao gồm chất thải từ các nguồn nhỏ và rải rác, ví dụ từ các hoạt động chăm sóc y tế được thực hiện tại nhà 15 Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 16 Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế của Bộ Y tế
  • 18. 10 như lọc máu, tiêm insulin,…”17. Khác với định nghĩa của WHO, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đưa ra định nghĩa khái quát và ngắn gọn hơn, “chất thải y tế là mọi chất thải được tạo ra trong hoạt động chăm sóc y tế hoặc chẩn đoán”18. Cả hai định nghĩa mà các tổ chức này đưa ra đều xác định chất thải y tế dựa trên cơ sở là chất thải từ các hoạt động y tế hoặc có liên quan đến y tế, điểm khác biệt là định nghĩa của ICRC không chỉ ra địa điểm phát thải cụ thể như định nghĩa của WHO. Cách thức xác định nguồn thải khác nhau là vậy, tuy nhiên cả hai tổ chức đều chỉ ra một thực tế là tại các cơ sở thực hiện các hoạt động y tế, có khoảng 75% - 90% lượng chất thải y tế được tạo ra có tính chất tương tự như chất thải từ các hộ gia đình, đó là chất thải sinh hoạt thông thường và không chứa các nguy cơ lây nhiễm. Lượng chất thải y tế còn lại được coi là chất thải nguy hại, loại chất thải chứa nguy cơ lây nhiễm cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.19 Từ những định nghĩa đã nêu, cụm từ “rác thải y tế” sau đây sẽ được hiểu là “tất cả chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế”, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài viết và thực tế hoạt động của Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Nói cách khác, “rác thải y tế” trong luận văn được xác định là một bộ phận của chất thải y tế, chỉ tập trung vào các loại rác thải y tế nguy hại và các loại rác thải thông thường khác, đây chính là những loại rác thải được thu gom nhiều và thường xuyên nhất từ hoạt động của các cơ sở y tế. Sau khi đã xác định được khái niệm “rác thải y tế”, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu “xử lý rác thải y tế” là gì. Do rác thải y tế là tập hợp của một số loại chất thải y tế thường xuyên được thải ra nhất, nên về định nghĩa cũng không có quá nhiều sự khác biệt với xử lý chất thải y tế. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: xử lý rác thải y tế là một quá trình mà cá nhân, đơn vị có trách nhiệm tùy vào loại rác thải y tế sẽ có những phương pháp cụ thể, phù hợp có thể bằng tác động vật lý hoặc hóa học để làm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường và nguy hại tới sức khỏe của 17 https://www.who.int/water_sanitation_health/medicalwaste/002to019.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2021 18 https://www.icrc.org/en/doc/assets/files/publications/icrc-002-4032.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2021 19 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016
  • 19. 11 con người. Những phương pháp xử lý rác thải y tế cụ thể sẽ được tìm hiểu ở phần sau của bài nghiên cứu. b) Đặc điểm: Giống như mọi loại chất thải khác, rác thải y tế cũng cần có những quy trình xử lý riêng, vì là một loại rác thải đặc thù khi chứa bên trong chúng là những tác nhân gây hại, có nguy cơ lây nhiễm cao ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người, một quy trình xử lý (có thể bắt đầu ngay từ bước phân loại, thu gom rác thải y tế) phải đảm bảo được sự an toàn và giảm thiểu tối đa tác hại mà loại rác thải này gây ra cho sức khỏe con người và môi trường. Xử lý rác thải y tế chính là một công đoạn trong quá trình quản lý rác thải y tế, đây là công đoạn cuối cùng, kết thúc cho một quá trình, đòi hỏi có sự chính xác và tuân thủ hoàn toàn các quy định đặt ra bao gồm các quy định của luật và quy định cụ thể của doanh nghiệp thực hiện việc xử lý rác thải. Rác thải y tế dù chỉ có một phần là rác thải y tế nguy hại nhưng không thể xem nhẹ việc xử lý chúng. Rác thải y tế nguy hại có nguy cơ lây lan mầm bệnh ra ngoài rất lớn, chúng có thể chứa các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm, những tác nhân gây hại này khi gặp điều kiện thích hợp có thể phát triển và lây lan nhanh chóng, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Xử lý rác thải y tế yêu cầu các quy chuẩn cao hơn so với xử lý rác thải thông thường và bao gồm một số đặc điểm sau: - Tùy thuộc vào loại rác thải y tế nào được xử lý, đó có thể là rác thải y tế nguy hại hoặc rác thải y tế thông thường mà từ đó cá nhân, đơn vị phụ trách thực hiện công việc xử lý sẽ chọn phương thức xử lý sao cho phù hợp để vừa an toàn, nhưng cũng giảm thiểu tác hại mà rác thải y tế gây ra. - Với đặc thù của việc xử lý rác thải y tế là yêu cầu một quy trình nghiêm ngặt và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, cho nên việc xử lý cần phải có một nền tảng cơ sở vật chất nhất định để phục vụ. Vì vậy, việc xử lý rác thải y tế còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế, điều này sẽ dẫn đến một vài sự khác biệt về cách xử lý từng loại rác thải của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác. Đó có thể là điều kiện về máy móc, trang thiết bị, đó cũng có thể là điều kiện về kho bãi chứa rác thải hay một địa điểm đủ rộng để thực hiện việc chôn lấp.
  • 20. 12 - Ngoài ra, xử lý rác thải y tế còn phải phù hợp với nhu cầu và chính sách của từng địa phương. Điều này cũng sẽ tác động ít nhiều đến khả năng xử lý rác thải y tế trên địa bàn của địa phương đó. Nếu ở một địa phương có quỹ đất trống và thích hợp để có thể xây dựng nhà máy xử lý, và có những bãi chôn lấp rác thải đạt quy chuẩn kỹ thuật thì việc vận chuyển và xử lý rác thải y tế sẽ thuận lợi và ít nguy cơ rò rỉ rác thải ra bên ngoài hơn. Ngược lại, với những địa phương không có điều kiện thì rác thải y tế từ các cơ sở trên địa bàn sẽ phải được vận chuyển sang các tỉnh khác để xử lý vừa gây tốn kém, vừa làm tăng nguy cơ rác thải gây hại tới sức khỏe và môi trường sống. Tóm lại, xử lý rác thải y tế là bước cuối cùng trong một quy trình quản lý bắt đầu từ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải. Xử lý rác thải y tế yêu cầu sự giám sát nghiêm ngặt và phải đạt các quy chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật. Có nhiều phương pháp để xử lý rác thải y tế ví dụ như: đốt, chôn lấp hoặc sử dụng lò hấp hay bằng các loại hóa chất, tất cả phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của cơ sở xử lý rác thải sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực hiện có. 1.1.2. Phân loại rác thải y tế Phân loại rác thải y tế khác với phân định rác thải y tế, đây là hai hoạt động dễ gây sự hiểu nhầm, lầm tưởng chúng cùng là một hoạt động. Trên thực tế, đây là hai hoạt động không thể tách rời, phải thực hiện phân định rác thải y tế trước rồi mới có thể phân loại chúng vào từng nhóm thích hợp, từ đó mới có thể tiến hành các công đoạn tiếp theo của một quá trình xử lý rác thải. Trước khi tìm hiểu rõ ràng hơn về rác thải y tế và các tính chất của chúng, ta cần làm rõ thêm một số các thuật ngữ sau đây: - Tính chất nguy hại: Là những đặc điểm gây hại của rác thải y tế, ví dụ như lây nhiễm, có độc hay dễ cháy…; tính chất nguy hại chính là những đặc điểm gây hại mà ta dễ dàng và thường xuyên nhận thấy nhất của rác thải y tế. - Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: Giống như mọi loại vật chất khác, đây chính là dạng tồn tại khi ở điều kiện thông thường của rác thải y tế, bao gồm: rắn, lỏng và khí.
  • 21. 13 - Ngưỡng rác thải nguy hại: Đây là giới hạn để xác định mức độ nguy hại của từng loại rác thải nằm trong rác thải y tế, được đánh già từ ngưỡng luôn là rác thải y tế nguy hại, tới ngưỡng nghi ngờ (tùy vào điều kiện sẽ đánh giá xem loại rác thải đó có được coi làrác thải nguy hại không hay được xử lý như rác thải thông thường). Dựa trên các quy định của luật, rác thải y tế được phân định thành các nhóm như sau20: Cụ thể theo phụ lục số 01 về danh mục và mã chất thải y tế (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT), rác thải y tế bao gồm các loại rác thải và các đặc tính cụ thể như sau: A. Nhóm rác thải y tế nguy hại: Rác thải y tế nguy hại là rác thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại, bao gồm rác thải lây nhiễm và rác thải nguy hại không lây nhiễm21. a) Rác thải lây nhiễm: Rác thải lây nhiễm là rác thải có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm) với mật độ hoặc số lượng đủ để gây bệnh cho con người22. Rác thải lây nhiễm bao gồm: - Rác thải lây nhiễm sắc nhọn: đây là rác thải có nguy cơ lây nhiễm rất cao, thường là các loại kim tiêm, kim châm cứu, đầu sắc nhọn của dây truyền hay các vật dụng khác như lưỡi dao mổ, cưa phục vụ việc phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác dùng trong hoạt động y tế. Loại rác thải này có thể gây ra các vết cắt, đâm làm xuyên thủng các bề mặt mà nó tiếp xúc như bao đựng rác thải, da người gây nguy hiểm đến sức khỏe. - Rác thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Đây là loại rác thải có dính hoặc chứa đựng máu, dịch sinh học từ bệnh nhân; ngoài ra các rác thải bắt nguồn từ khu vực cách ly cũng được xếp vào nhóm này; - Rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm và các loại dụng cụ chứa, đựng có dính mẫu bệnh phẩm, rác thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định… Mẫu bệnh phẩm nếu để phơi nhiễm ra ngoài môi trường là rất nguy hiểm khi chúng tiếp xúc 20 Khoản 1, 2, 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 21 Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 22 Phụ lục số 01, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
  • 22. 14 với con người, đó còn là nguy cơ khi những mầm bệnh đó mang theo những bệnh hiếm gặp, chưa có phương pháp đặc trị. - Rác thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ trong quá trình thực hiện hoạt động y tế và xác của các động vật thí nghiệm. Danh mục rác thải lây nhiễm được dựa trên các quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư liên tịch số 58 như sau. Mã rác thải nguy hại Tên rác thải Tính chất nguy hại chính Trạng thái (thể) tồn tại thông thường Ngưỡng rác thải nguy hại 13 01 01 Rác thải lây nhiễm, gồm: Rắn Rác thải lây nhiễm sắc nhọn SN, LN Rắn ** Rác thải lây nhiễm không sắc nhọn LN Rắn/lỏng ** Rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao LN Rắn, lỏng ** Rác thải giải phẫu LN Rắn ** Bảng 1- Danh mục và mã rác thải lây nhiễm23 Rác thải lây nhiễm là loại rác thải có ngưỡng nguy hại ở mức cao nhất, tức là luôn có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Rác thải lây nhiễm chủ yếu tồn tại ở thể rắn, có thể cả ở thể lỏng. Nhóm rác thải này cần phải được chú ý và đánh giá đúng nguy cơ gây hại mà chúng có thể gây ra, ngay từ những công đoạn tiền xử lý là phân loại và thu gom. Chỉ cần ngay từ ban đầu mà những công đoạn này xảy ra vấn đề như: phân loại tại cơ sở y tế không đồng nhất với quy định; bộ phận phụ trách nhiệm vụ phân loại, thu gom chưa có đủ kiến thức cũng như trình độ dẫn đến thực hiện công việc sai sót… thì hiểm họa từ việc này đem lại có thể là rất lớn và tốn nhiều thời gian và công sức để giải 23 Dựa trên Phụ lục số 01 – Danh mục và mã chất thải lây nhiễm, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT
  • 23. 15 quyết. Vì thế, đây là loại rác thải sẽ có quy trình xử lý vô cùng nghiêm ngặt, chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chính các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác thải và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. b) Rác thải nguy hại không lây nhiễm: Rác thải nguy hại không lây nhiễm là rác thải có khả năng gây hại đến môi trường sống tuy nhiên không chứa hoặc được xác định là không chứa các tác nhân gây bệnh cho con người. Khác với rác thải lây nhiễm, rác thải không lây nhiễm được cho là không có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe con người, dù là rác thải phát sinh trong hoạt động y tế và chúng chủ yếu là gây hại cho môi trường, tuy nhiên không thể xem nhẹ việc xử lý loại rác thải này. Rác thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: - Hóa chất thải bỏ từ hoạt động y tế, các loại hóa chất này có thể bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; - Dược phẩm thải bỏ nằm trong nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất ra cảnh báo về nguy hại; - Thiết bị y tế được thải bỏ sau một thời gian sử dụng bị vỡ, hỏng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; - Chất hàn răng amalgam thải bỏ; - Rác thải nguy hại khác theo quy định… Rác thải nguy hại không lây nhiễm khá đa dạng về chủng loại rác thải, từ các loại rác thải liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh đến các loại rác thải có liên quan khác. Chủ yếu tồn tại ở thể rắn, với tính chất nguy hại chính là độc và độc sinh học, dù cho không có khả năng gây hại lớn tới sức khỏe của con người tuy nhiên với ngưỡng nguy hại trải dài từ ngưỡng nghi ngờ đến ngưỡng luôn là rác thải y tế trong mọi trường hợp, có thể thấy khả năng gây hại của chúng đến môi trường sống. Giống như rác thải lây nhiễm, không thể xem nhẹ khả năng gây ô nhiễm của rác thải y tế nguy hại không lây nhiễm, xử lý loại rác thải này cũng yêu cầu cá nhân hay đơn vị phụ trách phải đáp ứng được những yêu cầu về giấy phép và kỹ thuật, đáp ưng được quy chuẩn xử lý của pháp luật Việt Nam. B. Nhóm rác thải y tế thông thường: Loại rác thải này phát sinh từ hoạt động
  • 24. 16 khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, chúng không tồn tại khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người, bên trong loại rác thải này không tồn tại các yếu tố lây nhiễm hay các chất hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ gây cháy, nổ…24 - Rác thải rắn sinh hoạt thải ra trong quá trình hoạt động thường ngày của con người và rác thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế; - Rác thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục rác thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục rác thải y tế nguy hại nhưng trong bản thân rác thải đó, yếu tố gây nguy hại chưa đạt ngưỡng để có thể được coi làrác thải nguy hại; - Sản phẩm thải lỏng không nguy hại. Ngoài ra, trong nhóm rác thải này, có một số loại rác thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế tuy nhiên chúng phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt: - Rác thải là vật liệu giấy gồm: Các loại giấy, báo, vỏ hộp thuốc và vật liệu giấy không được chứa yếu tố lây nhiễm hoặc tồn tại bất kỳ đặc tính nguy hại nào khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại quy định; - Rác thải là vật liệu nhựa gồm: Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất không được chứa yếu tố lây nhiễm; các chai, lon bằng nhựa và các đồ nhựa được sử dụng trong các sinh hoạt khác thì phải không được thải ra từ các phòng điều trị cách ly; các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn) không được chứa yếu tố lây nhiễm; - Rác thải là vật liệu kim loại gồm: Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác thì yêu cầu là không thải ra từ các phòng điều trị cách ly; - Rác thải là vật liệu thủy tinh gồm: Chai, lọ thủy tinh thải bỏ chứa các loại thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất dán cảnh báo nguy hại. Tóm lại dù chỉ là một bộ phận của chất thải y tế, rác thải y tế vẫn chiếm một khối lượng rác thải rất lớn mà một cơ sở y tế có thể phát sinh do nó bao gồm cả rác thải y tế nguy hại và rác thải y tế thông thường. Rác thải y tế khá đa dạng về chủng loại, từ những loại rác thải lây nhiễm như rác thải lây nhiễm sắc nhọn, rác thải lây nhiễm không sắc nhọn, rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao, đến những loại rác thải 24 Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế), tr. 27
  • 25. 17 nguy hại không có khả năng lây nhiễm như hóa chất, dược phẩm thải bỏ, thiết bị y tế đã qua sử dụng, ngoài ra là còn cả rác thải y tế thông thường (loại rác thải chiếm phần lớn của rác thải y tế). Với khối lượng lớn và phát sinh mỗi ngày, cùng với đó là tính chất khác nhau của từng loại rác thải, việc phân loại rác thải y tế trước khi tiến hành xử lý chúng càng phải được quan tâm hơn nữa. Để tránh mọi nguy cơ lây nhiễm những tác nhân gây hại và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và môi trường sống cộng đồng, việc phân loại rác thải y tế ngay từ nguồn thải đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến công đoạn xử lý sau này. Phân loại rác thải y tế về bản chất chính là việc phân chia từng nhóm rác thải để phục vụ cho những thao tác ban đầu đối với rác thải y tế ngay tại thời điểm và địa điểm các loại rác thải ấy phát sinh. Việc phân loại sẽ dựa trên nguyên tắc mà luật đã định sẵn, từ đó các cơ sở phát sinh rác thải sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, thực hiện phân loại rác thải y tế ngay từ nguồn thải là điều vô cùng hợp lý và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu gom và đặc biệt là xử lý rác thải sau này. Phân loại rác thải y tế dựa trên những nguyên tắc những nguyên tắc chung mà các cơ sở phát sinh rác thải bắt buộc phải tuân theo25: - Rác thải y tế phải được phân loại để ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh để phục vụ việc thu gom, lưu giữ để chuẩn bị cho các bước xử lý tiếp theo; - Từng loại rác thải y tế sẽ được đựng, chứa, lưu giữ trong các loại bao bì, dụng cụ, thiết bị lưa chứa khác nhau, phù hợp với tính chất của từng loại và đảm bảo quy định. Trường hợp các rác thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý thì cho phép được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa; - Hỗn hợp rác thải bao gồm rác thải lây nhiễm được để lẫn với bất kỳ loại rác thải nào khác hoặc ngược lại thì phải thực hiện việc thu gom, lưu giữ và xử lý như với rác thải lây nhiễm. Đây là những nguyên tắc quan trọng, là nền tảng để thực hiện việc phân loại rác thải y tế. Từng loại rác thải phải được phân loại vào từng bao bì, dụng cụ hoặc thiết bị lưu chứa riêng biệt, và phải có hướng dẫn cụ thể cho việc phân loại từng loại rác thải đó. 25 Khoản 1, Điều 6, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
  • 26. 18 Từng loại rác thải y tế được phân chia vào từng bao bì, túi đựng hoặc thùng chứa phù hợp với tính chất của chúng và được phân biệt bằng màu sắc khác nhau. Với những loại rác thải nguy hại, có nguy cơ lây nhiễm thì được đựng trong các dụng cụ, thiết bị đựng rác thải có màu vàng; những loại rác thải nguy hại nhưng không có nguy cơ lây nhiễm thì đối với rác thải dạng rắn thì được để trong các túi đựng hoặc thùng chứa có màu đen, rác thải dạng lỏng thì đựng trong dụng cụ chứa có nắp đậy kín; rác thải y tế thông thường không dùng để tái chế thì phân biệt bằng các túi đựng hoặc thùngcó lót túi có màu xanh, rác thải y tế thông thường có thể tái chế được thì đựng trong các công cụ chứa rác thải giống như rác thải y tế thông thường không tái chế nhưng sẽ sử dụng màu trắng để phân biệt. Ngoài ra, ở phía bênngoài các thiết bị đựng rác thải ytế đều được dán nhãn phù hợp để giúp phân biệt và phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom từng loại rác thải cụ thể. Chính những sự phân loại rõ ràng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành xử lý rác thải, đưa từng loại rác thải y tế này vào đúng quy trình xử lý của chúng. Dưới đâylà các loại nhãn dán dùng có thể ápdụng cho rác thải y tế. RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY BỆNH CẢNH BÁO CHUNG VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA RÁC THẢI NGUY HẠI BIỂU TƯỢNG RÁC THẢI TÁI CHẾ
  • 27. 19 RÁC THẢI CÓ CHỨA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI RÁC THẢI CÓ CHỨA CHẤT ĂN MÒN RÁC THẢI CÓ CHẤT DỄ CHÁY Bảng 2- Cảnh báo dán trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế26 1.1.3. Vai trò của xử lý rác thải y tế Rác thải y tế tồn tại nguy cơ gây hại là điều mà phần lớn ai trong chúng ta cũng biết, tuy nhiên loại rác thải này có thể gây ra những tác hại gì và ở mức độ như thế nào lại là một vấn đề mà ít người biết hoặc được biết. Về cơ bản, có hai tác hại chính mà rác thải y tế có thể gây ra đó là ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc xử lý rác thải y tế có vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng. Thứ nhất, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rác thải y tế đến sức khỏe con người. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi rác thải y tế, đặc biệt là rác thải y tế lây nhiễm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các loại vi khuẩn, vi rút hay bệnh truyền nhiễm nếu không được xử lý đúng cách. Chỉ cần một trong những loại rác thải lây nhiễm tiếp xúc với cơ thể người như là kim tiêm, kim chọc dò hay rác thải thấm, dính, chứa máu, mẫu bệnh phẩm... thì người bị phơi nhiễm có thể đối mặt với các nguy cơ như: nhẹ thì là chấn động, nặng hơn có thể là lây nhiễm bệnh, lây nhiễm hóa chất hay phóng xạ. Những người bị phơi nhiễm này ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và có thể của những người xung quanh. Nhóm người có nguy cơ bị phơi nhiễm với rác thải y tế nguy hại cao nhất và thường xuyên nhất có 26 Phụ lục số 02, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
  • 28. 20 thể kể đến như: cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế, đội ngũ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các nhân viên, người lao động trực tiếp thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải y tế. Có thể thấy rất nhiều người có nguy cơ phơi nhiễm với rác thải y tế, vì vậy xử lý loại rác thải này theo đúng quy định và đảm bảo an toàn, nắm vai trò vô cùng quan trọng. Thứ hai, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rác thải y tế tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng, và chúng hoàn toàn có thể gây hại nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, bao gồm: môi trường đất, môi trường nước và không khí. Lấy ví dụ như hóa chất, dược phẩm thải bỏ có thành phần nguy hại hay thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng, những loại rác thải này nếu được xử lý không chính xác, để chúng ngấm xuống lòng đất hoặc tiếp xúc trực tiếp vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Ngoài ra, những loại rác thải này trong quá trình xử lý nếu bị rò rỉ ra ngoài cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Áp dụng đúng phương pháp xử lý sẽ giảm thiểu được lượng khí thải thải ra môi trường, từ đó mà sẽ góp phần giảm sự ấm lên toàn cầu, giảm biến đổi khí hậu. Thứ ba, giảm các loại chi phí liên quan. Đây là các loại chi phí sẽ phải trả để bồi thường, bù đắp nếu việc xử lý rác thải y tế không đảm bảo theo đúng quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống tại những khu vực xung quanh, ngoài ra đó còn là các loại phí để xử phạt hành vi gây ô nhiễm. Những loại chi phí này không hề rẻ và sẽ kéo theo nhiều trách nhiệm pháp lý khác. 1.2. Pháp luật về xử lý rác thải y tế 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về xử lý rác thải y tế a) Khái niệm pháp luật về xử lý rác thải y tế: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong suốt nhiều năm vừa qua luôn là một trong những vấn đề nóng hổi và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Rất nhiều những hội nghị, hội thảo về môi trường đã được tổ chức, các tổ chức được thành lập để giải quyết các tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra nhưng vẫn chưa thể nào tìm ra được một phương pháp thực sự hiệu quả để có thể dứt điểm tình trạng này. Khi đứng trước
  • 29. 21 một vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết, một trong những phương pháp thường được đề cập đến là sử dụng pháp luật. Những quy định mang tính bắt buộc áp dụng, những chế tài để răn đe những hành vi vi phạm dù ít hay nhiều vẫn sẽ thể hiện được sự hiệu quả, ngoài ra sử dụng pháp luật còn giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền định hướng, hướng dẫn cho các đối tượng phải áp dụng luật. Hiện nay, Việt Nam đang có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá lớn liên quan đến bảo vệ môi trường từ luật, nghị định, thông tư. Điển hình có thể kể đến Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hay Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế giữa Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với phạm vi nghiên cứu mà bài viết tiếp cận, pháp luật về xử lý rác thải y tế được xác định là một bộ phận trong tổng thể pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể hơn pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ nằm trong các quy định, chế tài của luật về quản lý chất thải y tế. Từ định nghĩa của pháp luật nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng, có thể đưa ra định nghĩa về pháp luật về xử lý rác thải y tế như sau: “Pháp luật về xử lý rác thải y tế là một bộ phận nằm trong pháp luật về quản lý chất thải y tế, bao gồm hệ thống những quy tắc chung điều chỉnh trực tiếp việc xử lý rác thải y tế và các vấn đề liên quan, có tính chất bắt buộc áp dụng được cơ quan có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước”. Có thể thấy, dù là một bộ phận của pháp luật quản lý chất thải y tế, nhưng pháp luật về xử lý rác thải y tế vẫn mang đầy đủ những đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng của pháp luật thông thường. Pháp luật là tập hợp những quy tắc xử sự mà nhà làm lập dựa theo ý chí của Nhà nước soạn thảo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện xã hội theo từng giai đoạn, vì thế pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ được điều chỉnh để đáp ứng với những thay đổi thực tế của hoàn cảnh và điều kiện của quốc gia đó. Những số yếu tố sau đây được xem là những yếu tố cơ bản, chủ đạo, có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định thay đổi các quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế27: 27 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
  • 30. 22 Một là, đường lối, chính sách của quốc gia trong từng thời kỳ. Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, thông qua công cụ đó thể hiện ý chí, định hướng của mình lên toàn xã hội. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, mỗi quốc gia sẽ có từng đường lối, chính sách cụ thể phù hợp với thực tiễn và mục tiêu phát triển. Để đưa những đường lối, chính sách đó vào thực tiễn, Nhà nước sẽ thể chế chúng vào luật pháp, đưa chúng vào từng quy định cụ thể, áp đặt và hướng dẫn thi hành để chúng phục vụ ý chí của mình. Việc đưa những định hướng của mình vào các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng, vì chỉ khi như vậy thì Nhà nước mới có thể sử dùng quyền lực chính trị của mình để bắt buộc xã hội tuân theo. Hai là, điều kiện kinh tế - xã hội. Nhà nước sau từng giai đoạn, thời kỳ nhất định sẽ thực hiện đánh giá, nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế, xã hội nói chung, tình hình phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng, từ đó xem xét đưa ra những thay đổi phù hợp, kịp thời để thích ứng với những sự biến động mới. Lấy ví dụ như trước đây, thời kỳ mà nước ta chưa thực sự để ý đến tình trạng phát thải rác thải y tế nên chưa có những quy định cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên đến khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi, các cấp quản lý dành những sự quan tâm nhiều hơn đến tình hình ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải y tế không được xử lý gây ra. Từ đó đã bắt đầu manh nha xuất hiện những quy định về quản lý, xử lý rác thải y tế, rồi đến sự ra đời của các văn bản luật cụ thể, kết hợp với các quyết định, thông tư của các bộ, ban ngành có thẩm quyền để chấn chỉnh tình trạng ô nhiễm này. Kết hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế song song với đó là bảo vệ môi trường, sẽ càng ngày càng có nhiều hơn các quy định để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra. Ba là, yêu cầu từ hội nhập quốc tế. Rõ ràng khi một quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội, tiếp cận được với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật thì cần phải tiến hành giao lưu, hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới, tham gia vào những diễn đàn, tổ chức phù hợp với nhu cầu phát triển của mình. Mỗi một diễn đàn, tổ chức hay công ước quốc tế đều có những “luật chơi” riêng, những quy định mà khi bất kỳ quốc gia nào khi tham gia đều phải tuân theo. Đó không phải là những quy
  • 31. 23 định mà Việt Nam chỉ thỏa thuận, đồng ý trên giấy tờ thông thường mà còn phải có những cam kết rằng mình sẽ thực hiện theo đúng những gì mà luật chơi chung đề ra. Để tạo ra một khối thống nhất, một sân chơi chung cho toàn bộ các quốc gia thành viên mà ở đó không có bất kỳ sự phân biệt, đối xử nào thì hệ thống pháp luật của từng quốc gia sẽ phải có những sự điểu chỉnh, thay đổi để đưa những quy định đã cam kết vào thực tiễn, phù hợp với cam kết. Điển hình có thể kể đến những Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là những hiệp định mà những cam kết của chúng vượt ra khỏi phạm vi hợp tác đầu tư, thương mại thông thường, trong những hiệp định này còn có cả những cam kết về bảo vệ con người, bảo vệ môi trường mà Việt Nam phải tuân thủ. b) Đặc điểm của pháp luật về xử lý rác thải y tế: Đặc điểm của pháp luật về xử lý rác thải y tế nhìn chung sẽ có những sự tương đồng đối với đặc điểm của pháp luật thông thường. Pháp luật về xử lý rác thải y tế có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, là hệ thống các quy tắc xử sự và mang tính chất bắt buộc chung Pháp luật ra đời chính là tạo ra cho con người những chuẩn mực, những quy định mà bất kỳ một ai, nếu muốn sống và làm việc trong cộng đồng hay quốc gia đề ra pháp luật đều phải tuân theo mà không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác. Hệ thống những quy tắc này không phân biệt bất kỳ ai, nam - nữ, già - trẻ, giàu - nghèo tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, tất cả đều sẽ phải chịu những chế tài xử lý giống nhau nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Những quy tắc xử sự về vấn đề xử lý rác thải y tế chính là những quy định, hướng dẫn bắt buộc mà các cơ sở y tế, các cơ sở xử lý rác thải phải tuân theo và áp dụng, nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng những hình thức xử phạt thích hợp. Thứ hai, do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành. Đây là điều bắt buộc với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật nếu muốn có hiệu lực, mọi quy định hay chế tài mà không phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì sẽ không có tính bắt buộc chung mà chỉ áp dụng cho một vài đối tượng xác
  • 32. 24 định. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì do cơ quan lập pháp của Việt Nam là quốc hội ban hành, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP năm 2016 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì do Chính Phủ ban hành, còn Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT 2015 quy định về quản lý chất thải y tế thì là do Bộ trưởng Bộ Y tế kết hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất ban hành. Cùng là các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên từng cấp văn bản khác nhau thì sẽ do một cơ quan có thẩm quyền tương ứng chịu trách nhiệm. Thứ ba, thể hiện ý chí của Nhà nước. Nhà nước sử dụng pháp luật, thông qua pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà Nhà nước thấy là cần thiết phải điều chỉnh theo ý chí của mình, từ đó bảo vệ lợi ích của giai cấp lãnh đạo. Mỗi quy định được đưa ra đều thể hiện cách nhìn nhận, quan điểm của Nhà nước về một vấn đề nhất định, đó có thể là các vấn đề liên quan đến phân loại rác thải y tế, xử lý rác thải y tế theo những nguyên tắc nào, đó cũng có thể là cách mà giai cấp lãnh đạo phạt, răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích công cộng… tất cả để duy trì quyền lực nhà nước và đảm bảo trật tự xã hội phải tuân theo ý chí nhà nước. Thứ tư, đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Pháp luật được các cơ quan của Nhà nước trực tiếp hoặc chịu trách nhiệm ban hành, là hệ thống những quy định được đề ra để bảo đảm lợi ích và quyền lực chính trị của Nhà nước, song song với đó còn là giữ gìn, bảo đảm trật tự, công bằng trong xã hội. Bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm pháp luật, gây phương hại đến quyền lực Nhà nước hay trật tự xã hội đều sẽ bị áp dụng những chế tài xử phạt mà Nhà nước cho rằng đó là thích đáng và đủ sức cảnh cáo, răn đe để hành vi đó khó có khả năng tái diễn. Các chế tài xử lý các hành vi vi phạm quy định về xử lý rác thải y tế bao gồm: phạt tiền, yêu cầu bồi thường và nặng hơn cả có thể là phạt tù nếu xét thấy hành vi vi phạm gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích, hình ảnh của quốc gia, của giai cấp lãnh đạo hoặc tới xã hội.
  • 33. 25 1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh xử lý rác thải y tế bằng pháp luật Các ảnh hưởng tiêu cực của rác thải y tế đến môi trường sống là điều không còn phải tranh cãi, nếu như để cho các cá nhân, tổ chức tự xử lý loại rác thải này mà không có sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, cùng với đó là thiếu đi sự điều chỉnh từ các quy định của pháp luật thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy kéo theo mà hậu quả chúng gây ra có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Đó có thể là việc thu gom rác thải y tế tự phát tại nguồn, hay rác thải chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào đã bị trực tiếp xả ra môi trường, xử lý rác thải không đảm bảo an toàn làm lây lan các loại bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ đó phần nào cảm thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh việc xử lý rác thải y tế bằng pháp luật, không để bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vì lợi ích của bản thân mà có hành vi xử lý tự phát, hủy hoại môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người khác. Sự cần thiết của một hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xử lý rác thải y tế được thể hiện cụ thể như sau28: Thứ nhất, pháp luật về xử lý rác thải y tế tạo ra một hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống của con người. Cũng giống như các quy phạm pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xử lý rác thải y tế ra đời nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất, đó là đưa ra được những quy định, tiêu chuẩn để điều chỉnh, cùng với đó là có những chế tài và biện pháp để đảm bảo hoạt động xử lý rác thải y tế được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc đưa ra những quy định như vậy vừa là để yêu cầu các cá nhân, tổ chức tuân thủ theo pháp luật, không có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, vừa là muốn có một hệ thống những tiêu chuẩn, quy tắc thống nhất trên toàn lãnh thổ, làm tiền đề cũng như hướng dẫn những người liên quan thực hiện theo để đạt được mục tiêu chung là bảo vệ an toàn cho môi trường sống của con người. Những chế tài, biện pháp điều chỉnh các hành vi vi phạm là vô cùng quan trọng, đây là những hình phạt cho những đối tượng có những hành động sai trái, gây hại cho môi trường và sức khỏe xã hội, đồng thời cũng là những lời cảnh cáo cho các đối 28 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
  • 34. 26 tượng đang chuẩn bị có những hành vi làm trái với các quy định rằng hãy tôn trọng, tuân thủ quy định của luật nếu không muốn chịu các hình thức xử phạt. Thứ hai, pháp luật về xử lý rác thải y tế giúp giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế theo đúng quy định. Truyền tải và giúp cho tất cả mọi người hiểu được ý nghĩa của những quy định trong pháp luật về xử lý rác thải y tế là một trong những yêu cầu cấp bách trong nỗ lực bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia. Việc đưa các quy định của luật tiếp cận đến người dân, và tiếp đó là giải thích để họ hiểu về việc tại sao các quy định này được hình thành, tại sao nội dung của các quy định lại được viết như vậy phải là ưu tiên của bất kỳ chính phủ nào. Mỗi một người dân được biết, được hiểu về các quy định sẽ làm gia tăng nhận thức của cá nhân nói riêng, của cả cộng đồng nói chung về tác hại của rác thải y tế và lý do phải xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bản thân mỗi người dân sẽ được trang bị kiến thức và có được sự tự giác cao hơn nữa trong việc bảo vệ, giữ gìn sự trong sạch của môi trường. Thứ ba, pháp luật về xử lý rác thải y tế thúc đẩy, khuyến khích con người sáng tạo tìm ra những giải pháp mới. Ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu, hàng năm dù đã có nhiều biện pháp để làm giảm lượng rác thải này bị thải ra môi trường tuy nhiên vẫn không đủ để cải thiện tình trạng ấm lên toàn cầu, cùng với đó là sự gia tăng và xuất hiện bất ngờ của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Xử lý rác thải y tế giờ đây không chỉ là để giảm lượng rác thải, khí thải ra môi trường mà còn phải tiến tới xử lý triệt để, tận dụng những gì còn lại sau quy trình xử lý để đem đến những lợi ích, thay đổi chất lượng đời sống của con người theo hướng tích cực hơn. Dù cho những tiêu chuẩn, biện pháp xử lý rác thải đã được đưa vào luật tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại những vấn đề mà quy định của pháp luật chưa thể nào giải quyết một cách triệt để. Đó chính là những khoảng trống để các cá nhân, tổ chức nghiên cứu sáng tạo, đưa ra được những giải pháp hữu hiệu hơn, thân thiện với môi trường hơn, ngoài ra là có thể đưa vào, áp dụng thêm được những công nghệ, kỹ thuật mới, tân tiến hơn các phương pháp hiện tại.
  • 35. 27 Có thể thấy, việc ra đời của pháp luật để điều chỉnh hoạt động xử lý rác thải y tế là vô cùng cần thiết. Đây là vừa là công cụ giúp Nhà nước giám sát, kiểm tra quá trình xử lý rác thải y tế, vừa là phương tiện giúp giáo dục người dân hiểu được những tác hại của rác thải y tế, nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ môi trường, đồng thời khuyến khích mọi tổ chức, các nhân sáng tạo, tìm kiếm những công nghệ, phương pháp mới để cải thiện hiệu quả xử lý rác thải y tế. 1.2.3. Nội dung pháp luật về xử lý rác thải y tế Tuy rác thải y tế là tập hợp của một vài loại rác thải nằm trong chất thải y tế và xử lý rác thải y tế chỉ là một công đoạn trong cả quá trình quản lý rác thải y tế nhưng không vì thế mà công đoạn này hoàn toàn tách biệt so với các công đoạn còn lại. Dù cho xử lý rác thải chỉ là công đoạn cuối cùng, tuy vậy để đến với được công đoạn xử lý thì cần một tiến trình liền mạch của tất cả các công đoạn trước đó bao gồm thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển... Công đoạn nào cũng quan trọng và có những vai trò khác nhau trong việc bảo vệ môi trường. Vì thế, khi đề cập đến nội dung của pháp luật về xử lý rác thải y tế, bài viết sẽ nhắc đến một số nội dung của pháp luật quản lý rác thải y tế để thấy được sự liền mạch của các quy định pháp luật. Về tổng thể nội dung của pháp luật về xử lý rác thải y tế gồm những nhóm quy định như sau29: Thứ nhất, nhóm các quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế. Đây là nhóm các quy định dành cho những công đoạn đầu tiên trong quá trình quản lý rác thải y tế. Từng công đoạn gồm phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ đều được quy định tương đối chi tiết và cụ thể, thống nhất với nhau, công đoạn này diễn ra trước rồi mới đến công đoạn tiếp theo, tất cả thành một khối liên tục trong cả một quá trình. Như đã đề cập ở phần 1.1.2. phân định và phân loại là hai công đoạn khác nhau nhưng lại không thể tách rời của quá trình quản lý rác thải y tế, phải có phân định trước từng loại rác thải y tế, quan sát đặc điểm của chúng là gì, mức độ gây nguy hại như thế nào để từ đó xem xét, sắp xếp các loại rác thải y tế đó vào từng nhóm riêng. Sau khi có sự chia nhóm thì mới tiến hành phân loại bằng 29 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội
  • 36. 28 cách dán nhãn cảnh báo, phân loại và gán cho mỗi mức độ nguy hại một màu sắc riêng, những người trực tiếp thu gom, lưu giữ sau đó sẽ không phải mất thời gian mà chỉ cần nhìn vào các đặc điểm phân biệt để có thể tiến hành các bước kế tiếp. Thu gom rác thải y tế là việc rác thải y tế được thu gom trực tiếp tại nơi phát sinh và được lưu giữ tại khu lưu giữ đúng quy định trong khuôn viên của cơ sở y tế. Từng loại rác thải y tế này sẽ được lưu giữ riêng biệt và có những thiết bị, công cụ lưu giữ phù hợp cùng với đó là tùy vào mức độ nguy hại sẽ có tần suất thu gom riêng. Lưu giữ rác thải y tế là quá trình mà các cơ sở y tế để rác thải tại khu vực lưu giữ trong khuôn viên của mình với những yêu cầu của pháp luật: yêu cầu về khu vực lữu giữ rác thải y tế, yêu cầu về các công cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế, cuối cùng là các yêu cầu về thời gian lưu giữ rác thải y tế tối đa trước khi phải thực hiện vận chuyển, đem đi xử lý. Đối với quy định về việc giảm thiểu và tái chế rác thải y tế thì đây là những quy định cần thiết trước tình hình phát thải rác thải y tế và ô nhiễm môi trường. Các cơ sở y tế sẽ phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải y tế, từ đó vừa phải áp dụng được những thiết bị, công nghệ mới, vừa phải thay đổi phương pháp quản lý và sử dụng vật tư y tế một cách hợp lý và hiệu quả hơn, nhằm giảm thiểu lượng rác thải y tế thải ra môi trường. Tái chế rác thải y tế cũng là một trong những cách làm giảm lượng phát thải rác thải y tế ra môi trường, tận dụng được những loại rác thải y tế có thể tái chế để phục vụ cho những mục đích phù hợp, ngoại trừ sản xuất, làm bao bì đóng gói trong lĩnh vực thực phẩm. Việc tái chế rác thải y tế phải đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và phải có sự thống kê về lượng rác thải y tế đem đi tái chế theo các mốc thời gian xác định, thường là tổng hợp theo từng ngày. Thứ hai, nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế. Trên thực tế quan sát được, có rất ít số lượng các cơ sở y tế có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện việc xử lý rác thải y tế ngay tại nơi phát thải hoặc trong khuôn viên của các cơ sở y tế. Việc lưu giữ và xử lý trực tiếp tại các cơ sở y tế cũng là điều không hợp lý, bởi lẽ công đoạn xử lý rác thải y tế là công đoạn phức tạp và cần phải đáp ứng được nhiều quy chuẩn kỹ thuật về môi trường về trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đồ dùng, công cụ bảo hộ cho những người phụ trách
  • 37. 29 và trực tiếp thực hiện các hoạt động xử lý rác thải. Ngoài ra, nếu thực hiện việc xử lý tại các cơ sở y tế, thì các loại rác thải phát sinh trong và sau công đoạn xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bên trong lẫn bên ngoài các cơ sở y tế, đặc biệt là đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, có người bệnh và người nhà lưu trú, không kể đến việc các cơ sở này thường nằm trong khu vực có đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi người. Lựa chọn khả dĩ nhất là thuê các đơn vị bên ngoài, có đủ các loại giấy phép về xử lý rác thải y tế nguy hại để vận chuyển rác thải đến địa điểm xử lý phù hợp. Các cơ sở y tế nếu như không thuộc các trường hợp đặc biệt thì sẽ có hai kiểu mô hình vận chuyển để xử lý rác thải y tế nguy hại là mô hình cụm cơ sở y tế và mô hình tập trung. Đây cũng chính là hai mô hình thông dụng và phù hợp nhất đối với các cơ sở y tế tại Việt Nam, ưu điểm của các mô hình này nằm ở việc các cơ sở y tế sẽ không phải tốn chi phí cho việc trực tiếp xử lý, họ sẽ chỉ phải chịu chi phí cho việc vận chuyển rác thải đến nơi xử lý và chi phí cho đơn vị thực hiện việc xử lý, ngoài ra còn là việc đảm bảo môi trường, không ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh, cán bộ, nhân viên trong khuôn viên cơ sở y tế và khu vực lân cận. Hai mô hình này về cơ bản khác nhau như sau: nếu như xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế thì sẽ có một cơ sở y tế trong cụm chịu trách nhiệm xử lý rác thải y tế cho các cơ sở y tế khác trong cụm, còn đối với cơ sở y tế chọn mô hình tập trung thì sẽ có một cơ sở chuyên xử lý sẽ tập trung xử lý rác thải y tế cho bất kỳ cơ sở y tế nào thuê cơ sở xử lý đó. Dù là thuê một đơn vị chuyên nghiệp, có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý hay xử lý rác thải y tế nguy hại, hay là cơ sở y tế tự thực hiện việc vận chuyển hoặc thuê một đơn vị bên ngoài vận chuyển rác thải thì đều phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về các loại giấy phép, yêu cầu về phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải y tế, ngoài ra là phải có những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển rác thải về nơi xử lý. Việc xử lý rác thải y tế phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đây là điều kiện tiên quyết mà các cơ sở xử lý phải làm được, nếu không họ sẽ phải đối mặt với các khoản phạt và chi phí liên quan khác, nặng hơn là có thể bị tước hoặc làm vô hiệu có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép. Xử lý rác thải
  • 38. 30 y tế phải ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế phương pháp đốt. Nếu như trước đây, khi mà chưa có điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ thì phương pháp đốt hoặc chôn lấp rác thải luôn là các lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên đốt rác thải luôn gây ra tình trạng phát sinh khí thải tồn tại nhiều chất độc, đặc biệt là khi đốt các loại rác thải nhựa sẽ gây ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng, với phương pháp chôn lấp thì rác thải y tế nguy hại, việc chôn lấp gồm cả hóa chất lẫn với các loại rác thải nguy hại khác sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và nước của chúng ta. Các cơ sở y tế ưu tiên lựa chọn mô hình xử lý tập trung trước tiên; tiếp đến là mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế (khi lựa chọn mô hình này phải được sự chấp nhận từ cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương); tự xử lý tại công trình xử lý rác thải tại khuôn viên cơ sở y tế sẽ là lựa chọn cuối cùng. Thứ ba, nhóm quy định về việc kiểm tra, giám sát và xử phạt đối với việc tuân thủ pháp luật về xử lý rác thải y tế Đây cũng là một trong những nhóm quy định vô cùng quan trong đối với việc xử lý rác thải y tế. Nhóm quy định này nêu ra những quyền và nghĩa vụ mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền được và phải áp dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý rác thải y tế của các cơ sở y tế và các cơ sở xử lý được cấp phép. Việc xử lý rác thải y tế đúng quy định trước hết phải xuất phát từ chính sự tuân thủ và chấp hành nghiêm pháp luật của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý. Các hoạt động giám sát, kiểm tra sẽ diễn ra theo nhiều hình thức như kiểm tra trực tiếp tại cơ sở có báo trước hoặc không báo trước, kiểm tra theo phương pháp tổng kết, báo cáo theo đúng quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xử lý rác thải y tế sẽ bị xử phạt theo đúng quy định, tùy các mức độ nặng, nhẹ của hành vi vi phạm sẽ có các chế tài xử lý khác nhau.
  • 39. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Rác thải y tế là một bộ phận của chất thải y tế, nó bao gồm rác thải y tế nguy hại và rác thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế. Rác thải y tế luôn tồn tại những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Rác thải y tế được phân loại thành nhiều nhóm rác thải với các đặc điểm và mức độ gây hại khác nhau, mỗi loại đều được dán nhán cảnh báo và được chứa, đựng trong các loại công cụ lưu chứa rác thải riêng biệt, phù hợp với đặc tính của từng loại rác thải. Việc xử lý rác thải y tế là vô cùng cần thiết và quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm, gây bệnh cho con người và hạn chế những tác động tiêu cực cho môi trường. Pháp luật về xử lý rác thải y tế nằm trong những quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nói riêng và pháp luật bảo vệ môi trường nói chung. Pháp luật về xử lý rác thải y tế bao gồm hệ thống những quy tắc chung điều chỉnh trực tiếp việc xử lý rác thải y tế và các vấn đề liên quan, bao gồm các quy định chung về việc quản lý rác thải trước khi xử lý như thế nào, vận chuyển và xử lý rác thải ra sao, cùng với đó là các quy định về kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật về xử lý rác thải y tế giúp giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc xử lý rác thải y tế, thúc đẩy, khuyến khích con người sáng tạo tìm ra những giải pháp mới hạn chế những tác động xấu mà rác thải y tế gây ra. Pháp luật về xử lý rác thải y tế không bất định mà có sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh thực tế.