SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
LUẬN VĂN:
Hướng tới tự do hoá lãi suất
Lời mở đầu
Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đưa ra phương hướng đổi mới căn
bản nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó buộc hệ
thống tài chính tiền tệ phải có những cải tổ toàn diện để thể hiện được sứ mạng là
huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán của nền kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một loại giá cả rất nhạy cảm và là một
biến số luôn luôn được quan tâm và theo dõi chặt chẽ nhất. Sự giao động của lãi suất
ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt
động của các tổ chức tài chính tín dụng và của toàn bộ nền kinh tế. Và cũng chính
lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và kiểm soát lạm phát. Một chính sách lãi
suất đúng đắn sẽ có tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh
tế. Vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế lãi suất thích hợp
ở nước ta sau hơn mười năm đổi mới chính sách lãi suất đã góp phần bình ổn giá cả,
đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, kích cầu tăng trưởng thu nhập quốc dân. Cơ chế lãi
suất được thay đổi phù hợp từng thời kỳ và được điều tiết linh hoạt. Để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và tăng cường mức độ hội nhập vào thị trường tài chính khu vực
cũng như quốc tế NHNN phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng
tự do hoá.Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến
tới tự do hoá trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường là một
bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy ngiên cứu tìm hiểu đề tài
“Hướng tới tự do hoá lãi suất” là hết sức cần thiết nó mang giá trị khoa học và giá
trị thực tiễn sâu sắc.
Phần nội dung
a.lý luận cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suất.
1.Lãi suất.
1.1.Một số khái niệm về lãi suất.
Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ rất nhạy
cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTƯ, đặc biệt những nước đang
phát triển. Vì vây có rất nhiều hiểu biết về lãi suất trong đó chúng ta có thể đưa ra
một số khái niệm cơ bản:
Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn giắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng và các
hoạt động kinh tế liên quan đến việc vay và cho vay tiền. Sự biến động của lãi suất
ảnh hưởng tới các quyết định của các cá thể kinh tế; lãi suất ảnh hưởng tới các quyết
định tiêu dùng hay tiết kiệm của các cá nhân cũng như các quyết định đầu tư mở
rộng sản suất hay thu hẹp sản suất của doanh nghiệp. Lãi suất còn là công cụ quan
trọng để điều hành chính sách tiền tệ của mỗi nước. Do đó, lãi suất luôn được theo
dõi chặt chẽ nhất và diễn biến của nó luôn được thông tin hằng ngày trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Do đó việc xác định và ấn định lãi suất có ý nghĩa
rất quan trọng phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất được ấn định trên thị trường không được điều
chỉnh theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ lạm phát dự tính.
Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ
làm phát dự tính. Nó là một phép đo tốt hơn đối với những ý muốn đi vay hay cho
vay đối với lãi suất danh nghĩa. Và nó là một công cụ chỉ báo tốt hơn về độ căng
thẳng của các điều kiện ở thị trường tín dụng so với lãi suất danh nghĩa. Theo
Fishes, lãi suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r) cộng với tỷ lệ lạm phát dự
tính(a):
i = r + a
Lãi suất hoàn vốn : Là một loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh
toán nhận được theo một công cụ nợ (cổ phiếu, trái phiếu…) với giá trị hôm nay của
công cụ nợ đó. Đây là phép đo được các nhà linh tế coi là phép đo chính xác nhất.
Lãi suất tái cấp vốn : Là lãi suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn cho các NHTM
Và các TCTD khác.
Lãi suất tái triết khấu: Là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi NHNN tái triết
khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các NHTM và các
TCTD .
Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nơi các ngân
hàng thực hiện vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ báo tốt hơn về chi phí vốn vay của
các ngân hàng và cung cầu vốn trên thị trường.
Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi trả cho các
cá nhân doanh nghiệp gửi tiền.
Lãi suất tín dụng: lãi suất áp dụng khi các ngân hàng , các TCTD cho công chúng
doanh nghiệp vay tiền.
Lãi suất trên thị trường phải đảm bảo:
Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất huy động vốn < Lãi suất cho vay vốn < Tỷ lệ lợi nhuận
bình quân.
1.2.Vai trò của lãi suất
1.2.1.Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực
Tất cả các nguồn lực đều cá tính khan hiếm . Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử
dụng như thế nào sao cho có hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho
thấy, giá cả có vai trò rất quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền
kinh tế.
Như chúng ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ
hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành
kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự
chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ nghành kinh tế đó , dự án đó hay
tài sản đó so với chi phí ban đầu . điều này có nghĩa là phải xem xét một nghành,
một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để
trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không . Nghành nào , dự
án kinh doanh nào có tỷ xuất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ
tới đó , và đó là sự phân bổ hiệu quả .
Thông qua lãi suất , các doanh nghiệp có thể lựa chọn những nghành xản xuất khác
nhau , để đầu tư nhằm thu tỉ suất lợi nhuận cao . Như vậy lợi xuất là tín hiệu , là căn
cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội , lãi suất là yếu
tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư .
1.2.2 Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết
kiệm . tỉ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập , vấn đề hàng
lâu bền và tín dụng tiêu dùng , hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có
tác dụng tích cực tới các nhân tố đó .
Khi lãi suất thấp , chi phí tín dụng tiêu dùng thấp , người ta vay nhiều hơn cho việc
mua sắm các hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn . Ngược lại khi lãi suất cao đem
lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết
kiệm tăng .
i.2.3 Lãi suất với đầu tư
Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập , chi phí kỳ
vọng trong kinh doanh . Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan
trọng quyết định đầu tư.
Khi lãi suất ở mức cao , ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều
hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay , do vậy chi tiều cho đầu tư giảm , ngược lại
khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn ,
chi tiêu đầu tư sẽ tăng.
Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào
vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưỏng của lãi suất cho doanh nghiệp có
thể mua chứng khoán. Lãi suất cao , chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao , chi
tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn và đầu tư vốn
hiện vật . Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm , chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì
đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với
mua chứng khoán .
Đối với đầu tư hàng dự trữ , chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho
khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua
hàng . Lãi suất làm việc tăng chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích
biên đã gỉa định trưóc làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm . Như vậy lãi suất là
nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng
dự trữ .
1.2.4lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác . Tỷ
giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố như giá cả , thuế quan , sự ưa thích hàng nội , hàng ngoại , năng suất
lao động … Ngoài ra tỷ giá trong ngăn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất : lãi suất
tiền gửi nội tệ và ngoại tệ . Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi
trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng
(lãi suất thực không đổi ) thì tỷ giá giảm . Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất
thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi ) thì giá đồng tiền trong nước tăng , tỷ giá
tăng . Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng , đồng nội tệ sẽ giảm giá ( tỷ giá giảm ) và
ngược lại .
Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm
cho hoạt động xuất khẩu giảm , nhập khẩu tăng và ngược lại . như vậy thông qua tỷ
giá hối đoái , lãi suất có ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu , xuất khẩu ròng của một
quốc gia .
1.2.5 Lãi suất với lạm phát
Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát .
Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao . Những nước trải qua
lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao . Lạm phát là hiện
tượng mất giá của đồng tiền , là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh
tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để
kiểm soát lạm phát , trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng .
Trong thời kỳ lạm phát , tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút
phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm ,
cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm , lạm phát được kiềm chế . như vậy lãi suất
sẽ góp phần chống lạm phát .
Tuy nhiên , việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì
lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đâù tư giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng . do
vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm
soát được lạm phát , ổn định giá cả , ổn định đồng tiền . Một chính sách lãi suất phù
hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế .
2. tự do hoá lãi suất .
2.1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp .
Trong cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp thì nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng
cách công bố tất cả các loại lãi suất ( cơ chế ấn định lãi suất ). Các ngân hàng và các
tổ chức phải tuân theo một cách tuyệt đối . Chúng ta có thể thấy rằng cơ chế kiểm
soát trực tiếp lãi suất có những thuận lợi nhất định như : dễ thực hiện , phù hợp với
những nước đang phát triển với thị trường tài chính sơ khai và mức độ cạnh tranh
kém, chưa có công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp và hạn chế trong năng lực quản lý
điều hành . Tuy nhiên, nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng . Đó là :
-Mặc dù chưa có định lượng rõ ràng cho thấy kiểm soát trực tiếp lãi suất như hiện
nay đang cản trở phát triển kinh tế nhưng có dấu hiệu và lý do để tin rằng việc kiểm
soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ, phân bổ
nguồn tín dụng, và sự không hiệu quả do dễ bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả
năng cạnh thấp dẫn đến làm giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân
hàng do sự thiếu linh hoạt và cứng nhắc.
-Kiểm soát lãi suất cũng sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện tiền tệ bằng
cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho vay, gây
ra kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm hiệu quả của
việc kiểm soát tiền tệ, vì sự gia tăng mở rộng thị trường không được kiểm soát.
-Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh , các tổ chức tín dụng kém hiệu quả
có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do cạnh tranh khiến cho quá trình giải quyết khó
khăn của họ tồn tại kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là
vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức . Cả hai loại rủi ro này đều có xu
hướng nâng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng .
2.2.Lý luận chung về tự do hoá lãi suất
Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính , tức là lãi suất
được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung – cầu vốn trên thị trường
, loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất . Nó cho
phép các ngân hàng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình
. Trong cơ chế tự do hoá lãi suất nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệp đến hệ
thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá hoàn toàn ( thả nổi hoàn toàn ) .
Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một định hướng xác định thì đó
là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý và khi đó NHTƯ tác động tới lãi suất chủ yếu
dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở , tái
chiết khấu , hợp đồng mua lại , và một phần dựa vào áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc . Có
thể khái quát sự tác động gián tiếp đó như sau :
Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market operations )
NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng , mở rộng tín dụng bằng cách mua vào các
chứng khoán có giá sẽ làm cho cung về tiền tệ tăng lên , dẫn đến lãi suất giảm .
Ngược lại , khi NHTƯ muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có
giá, cung tiền tệ giảm xuống dẫn đến tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ .
Lãi suất tái chiết khấu ( Discount Rate)
Khi NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu , các NHTM phải tăng dự trữ để tránh phải
vay với lãi suất cao khi thiếu hụt khả năng thanh toán . Đồng thời NHTM cũng phải
tăng lãi suất cho vay để bù đắp cho những khoản tăng thêm dự trữ do vậy mà lãi
suất thị trường tăng lên . Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho
phép các NHTM giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó làm hạ lãi suất thị trường
.
Hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement)
Hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng khoán , trong đó người bán cam kết
mua lại những chứng khoán này vào một thời điểm trong tương lai với mức giá
được xác định trước trong hợp đồng. Như vây , thực chất hợp đồng mua lại là cho
vay có thế chấp ( tức cho vay) , NHTƯ bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy
làm giảm lãi suất ngăn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình , NHTƯ hút
tiền ra khỏi thị trường tiền tệ và do đó làm tăng lãi suất ngắn hạn .
2.3.Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất
Theo như trên đã đề cập thì với chính sách kiểm soát lãi suất có những hạn chế rất
lớn và có những tác động một cách tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế , muốn
phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ lành mạnh nhất thiết phải từ bỏ cơ chế
kiểm soát này để có thể tận dụng được mọi nguồn lực trong nước nhằm tránh sự
lãng phí .
Thứ nhất , lãi suất được tự do hoá , biến động theo cung cầu về vốn , có thể phân bổ
nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho những người vay một cách có hiệu quả nhất ;
đồng thời đảm bảo thu hút tiền gửi với chi phí hợp lý nhất được cả ngân hàng và
người gửi chấp nhận. Điều này không thể thực hiện được trong điều kiện lãi suất bị
kiểm soát hành chính , làm cho các hoạt động đầu tư bị biến dạng . lãi suất được tự
do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát , có khả năng điều tiết để thích nghi
với điều kiện thay đổi , tự động tạo ra sự kích thích cho tăng trưởnn tài chính cải tiến
và thay đổi cơ chế hành chính , cải tiến và thay đổi cơ câú mà chính phủ hoặc là
không thể quản lý hoặc là chậm thu được kết quả .
THứ hai việc thực hiện tự do hoá lãi suất cũng xuất phát từ thực tế là không được
chính phủ hay của NHTƯ naò có đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát nguồn vốn
một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau ,cho dù bộ maý
hành chính và thanh tra ngân hàng có lớn đến đầu đi chăng nữa chúng ta có thế thấy
được rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng
. các chính trị gia , những người đi vay vốn nói chung , các doanh nghiệp mà chủ
yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những
khoản vay với mức lãi suất có thể được ( ta thấy điều cũng khó có thể thoả mãn một
cách tuyệt đối ), trong khi đó cac NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao ( một
điều dẽ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh , hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu
có lợi nhuận cao nhất ) , từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh
giữa người đi vay và người cho vay . Mối người đứng trên các quan điểm riêng của
mình và có những cách đối sử khác nhau . Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bản
thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng , và ngưòi ta cũng
không thể có bằng chứng thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý .
Để giảm thiểu những tranh luận này cách tốt nhất là để lãi suất cho thị trường quyết
định , tức là tự do hoá .
Thứ ba, chúng ta đang sống trong một môi trường đang diễn ra toàn cầu hoá, mà
toàn cầu hoá tài chính là điển hình nhất của quá trình này . Trong lĩnh vực tài chính,
toàn cầu hoá đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là
giảm kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp như quy định trần lãi suất ; thay
vào đó, để bảo đảm kiểm soát tiềm tệ được hiệu quả, các nước dần chuyển sang thực
hiện các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết
khấu, hợp đồng mua lại…,tức là các công cụ định hướng thị trường. Để đảm bảo hội
nhập thành công trong lĩnh vực tài chính trước hết lãi suất phải được tự do hoá.
Thứ tư, tự do hoá cho phép ngân hàng tự chủ hơn, và điều đó sẽ dẫn đến lãi suất tiền
gửi và tiền vay cao hơn. Những thay như vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động
đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu
tư của mình theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi ngân
hàng sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa, và do đó sẽ thay thế cho nguồn đi vay nước
ngoài để tài trợ cho đầu tư. Nguồn tiết kiệm nội địa này được chuyển tải thông qua
hệ thống tài chính ngân hàng chính thức mà không phải thông qua thị trường tiền tệ
không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và lãi suất thực cao hơn dẫn đến
mở rộng đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Hơn nữa việc tăng lãi suất có thể thu hẹp khoảng chênh lệch giữa lãi suất
nội tệ và lãi suất ngoại tệ, từ đó có thể tránh được hiện tượng ngoại tệ hoá(tức là
người dân trong nước sẽ không nắm giữ ngoại tệ như trước đây khi lãi suất chênh
lệch quá lớn giữa hai đồng tiền ) nền kinh tế.
Những lý do trên đã cho chúng ta thấy việc tiến hành thực hiện tự do hoá lãi suất là
cần thiết cho bất cứ một quốc gia nào mong muốn phát triển nền kinh tế của nước
mình một cách lành mạnh, tuy nhiên trong quá trình tiến hành tự do hoá lãi suất cần
phải có những bước đi những cách thức thận trọng, hợp lý, có cân nhắc, tránh nóng
vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền
kinh tế xã hội.
B.Chính sách lãi suất và quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam
1.Quá trình nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam.
Quá trình đổi mới cả về tổ chức và cơ chế chính sách hoạt động của ngân hàng sang
cơ chế thị trường cũng là quá trình đổi mới việc điều hành chính sách lãi suất .
Chính sách lãi suất của nhà nước ta trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ
nhưng cũng rất thận trọng, đi đần từng bước phù hợp với từng giai đoạn trên con
đường tiến tới chính sách lãi suất thị trường theo hướng tự do hoá lãi suất. Diễn
biến quá trình nới lỏng chính sách lãi suất trong thời kỳ đổi mới có thể chia thành
các giai đoạn:
1.1.Giai đoạn trước năm 1992.
Mặc dù từ năm 1990 nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng nhằm
tách hệ thống ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, từng bước chuyển hoá
hoạt động của ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên do lạm phát còn ở mức
độ rất cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo
lãi suất âm. NHNN quy định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay để
các NHTM thực hiện. Đặc điểm lãi suất thời kỳ này là:
-Lãi suất tiền gửu thấp hơn tỉ lệ lạm phát.
-Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động .
1.2.Giai đoạn từ cuối 1992 đến đầi 1996 .
Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thực dương, tỉ lệ lạm
phát được kiềm chế ở mức thấp. Từ 1/10/1993 NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi
và cho vay cụ thể, vừa cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận vuợt
mức cho vay cụ thể (QĐ 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/1993).
Lãi suất thoả thuận được hiểu là: nếu ngân hàng thiếu vốn thì được phép phát hành
kì phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn tối đa 0.2%/tháng và cho
vay vơi lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thoả thuận vơi khách hàng theo
phương châm ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được .Với cơ
chế này mức chênh lệc giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao (từ 0,7%-
1%/tháng). Nên hầu hết các ngân hàng đều có lợi nhuận cao, tuy nhiên thiệt hại do
các cá nhân doanh nghiệp vay vốn. Thời kỳ này lãi suất này bắt đầu được sử dụng
như một công cụ của chính sách tiền tệ, cùng với lãi suất tái cấp vốn được hình
thành vào đầu năm 1991 khi hai pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực .
1.3.Giai đoạn từ 1996 đến 8/2000.(cơ chế điều hành trần lãi suất được duy trì)
Theo quy định, NHNN khống chế lãi suất cho vay tối đa và quy định khống chế
chênh lệch bình quân giữa lẫi suât cho vay và lãi suất huy động vốn ở mức
0.35%/tháng (bao gồm cả phí, thếu và lợi nhuận)
Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế đặc
biệt trong năm 1998, 1999. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm
xuống trong thời gian này ( từ 1.1%/tháng năm 1997 còn 0.7%/tháng từ 1/1/1999).
Đây là lần đầu tiên các tổ chức tín dụng được tự do áp dụng lãi suất cho vay và lãi
suất huy động trong phạm vi giới hạn của nhà nước. Chính sách lãi suất đã kích
thích hoạt động tín dụng buộc các NHTM chuyển hướng hoạt động đa năng, đổi mới
cung cach phục vụ, mở mang thêm các loại hình dịch vụ tín dụng góp phần đa năng
hoá kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Thành quả lớn nhất mà cơ chế
trần lãi suất mang lại chính là tạo các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng với
mọi thành phần doanh nghiệp, tăng thêm động lực cho guồng máy kinh tế góp phần
thực hiện CNH-HĐH đất nước. Có thể thấy việc điều chỉnh chính sách lãi suất trong
thời kỳ này nhằm tiến tới một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi
suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu và
thúc đẩy đầu tư tiêu dùng.
1.4.Giai doạn từ 8/2000 đến nay.
Đến ngày 2/8/2000 NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất : xoá bỏ
cơ chế trần lãi suất, qui định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay
bằng nội tệ và cơ chế thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ.
Theo điều 18 của luật NHNN Việt nam qui định “NHNN xác định và công bố lãi
suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”
Khoản 12 điều 9 luật NHNN Việt nam giải thích “lãi suất cơ bản là lãi suất do
NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”.
Khi xác định và công bố lãi suất cơ bản phải căn cứ vào:
-Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
-Chỉ số lạm phát dự kiến trong năm.
-Lãi suất gửi tiền phải thực dương.
-Tình hình cung cầu vốn trên thị trường.
-Lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước trong các phiên đấu thầu
gần nhất.
-Mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá ngoại tệ, giữa lãi suất ngoại tệ với lãi suất nội
tệ.
-Thậm chí cả tình kinh tế chính trị trong và ngoài nước.
Theo đó mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cơ bản cộng với tỷ biên độ giao
động. NHNN công bố lãi suất cơ bản và biên độ giao động từng thời điểm trên cơ
cung cầu tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam và lãi suất trên thị trường quốc tế.
Mới đây 5/2001 NHNN tuyên bố tự do hoá lãi suất đối với đồng ngoại tệ.
Nội dung điều hành lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất thị trường phản ánh được tình
hình cung cầu tín dụng trong nền kinh tế. Mặt khác đảm bảo được sự kiểm soát của
NHNN, phù hợp với luật pháp và thực tiễn Việt nam.
Tóm lại chính sách lãi suất phù hợp phải là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng
mà chủ yếu là các nhà kinh doanh. Lãi suất gắn vơ quan hệ cung cầu vốn. Khi nào
điều kiện cho phép NHHN có thể tự do hoá lãi suất trên cơ sở lãi suất cơ bản của
luật NHNN Việt nam qui định. Có như vậy lãi suất tín dụng mới trở thành đòn bẩy
trong cơ chế tạo vốn và sử dụng vốn của NHTM.Tự do hoá lãi suất tạo động lực
cạnh trong các NHTM. Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ và phát triển trong hoạt động
ngân hàng.
2. Tại sao Việt Nam lại chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ cơ chế điều hành lãi
suất.
Có thể nói đổi mới kinh tế Việt nam cùng với cải tổ khu vực tiền tệ ngân hàng đã
diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô không được ổn định, khu vực tài chính quốc
gia khó khăn tiền lực tài chính cũng như trình độ chuyên môn của hệ thống tài chính
và khu vực sản suất thấp, chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ
lãi suất lãi suấtà hoàn toàn phù hợp.
Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng, việc tự do hoá
hoàn toàn lãi suất trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn có thể gây ra khủng
hoảng tài chính kinh tế. Điểm hình cho các hình thức thả nổi lãi suất trong bối cảnh
kinh tế vĩ mô không ổn định lãi suất là Achentina, Chilê và uraguay. Cả ba nước này
đều rơi vào khủng hoảng. Tại sao vậy? Việc thả nổi lãi suất trong điều kiện kinh tế
vĩ mô không ổn định thường làm tăng mạnh lãi suất để bảo hiểm rủi ro lãi suất, lạm
phát cao không dự đoán trước được. Rủi ro đạo đức sẽ xẩy ra khi các ngân hàng lại
lựa chọn các nhà đầu tư với các dự án có khả năng sinh lời cao để cấp tín dụng. Bên
cạnh đó, lãi suất thực quá cao gây ra sự đổ vỡ hàmg loạt các đơn vị kinh tế có tỷ lệ
sinh lời trung bình, nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi trong khu vực ngân
hàng. Đối với nền tài chính quốc gia, những khó khăn cũng bùng phát, một phần do
quá trình tự do hoá khu vực sản xuất(thường đi trước hoặc ít nhất lãi suất đi cùng
với tự do hoá tài chính) làm mất đi nguồn thu thuộc sở hữu trước đây, bên cạnh đó
lãi suất tăng mạnh lãm tăng các nghĩa vụ nợ của Chính phủ. Nghiêm trọng hơn, ở
các nước này quá trình tự do hoá lãi suất thực đã làm gia tăng nhanh chóng vấn đề
nợ nước ngoài . Khối tiền trong nước tăng mạnh cùng với nguồn ngoại tệ đổ vào gây
áp lực hơn nữa đối với vấn đề lạm phát. Tình hình ngày càng nghiêm trọng và các
trương trình ổn định với việc tái can thiệp của nhà nước đã xuất hiện hoặc khủng
hoảng đã diễn ra.
Thực tế Việt nam cũng minh chứng rằng, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến là thích
hợp. Thứ nhất, chương trình thí điểm lãi suất thoả thuận vào năm 1993 ngay lập tức
cho thấy rằng lãi suất bị đẩy lên vượt xa so với tỷ lệ sinh lợi trong nền kinh tế
3,5%/tháng. Đó cũng chính là lý do buộc NHTƯ phải chấm dứt chương trình thí
điểm này vào năm 1995. Thứ hai, thâm hụt ngân sách thời điểm cải tổ nền kinh tế
rất cao, bình quân những năm 86-90 là 7,8% GDP. Thứ ba, mặc dù hệ thống ngân
hàng đã được tăng cường đáng kể về mắt số lượng, nhưng tiềm lực tài chính rất
mỏng, chuyên môn và công nghệ ngân hàng còn sơ khai, sự độc quyền vẫn phổ
biến. Trong những điều kiện như vậy, việc thị trường hoá lãi suất theo liệu pháp sốc
chắc chắn sẽ đẩy lãi suất lên rất cao. Ngoài ra, khả năng chống đỡ của khu vực sản
xuất đối với việc tăng lãi suất thực cao hơn nữa ( nêu có ) rất thấp cũng là một lý do
hạn chế việc theo đuổi hình thức thả nổi ngay lập tức lãi suất . Thức tế, sự đổ vỡ của
khu vực tín dụng ngân hàng và các đơn vị kinh tế vào những năm 80-90 do lãi suất
quá cao là một minh chứng cho vấn đề này. Thời gian sau đó , tình hình hầu như
cũng không được cải thiện. Sự bùng phát các đơn vị kinh tế và khu vực trung gian
tài chính đã tạo ra một mậng lưới các đơn vị kinh tế và trung gian tài chính với tiềm
lực tài chính rất mỏng. Đối với các đơn vị kinh tế vốn vay thường chiếm tới 80%-
90% tổng vốn sản xuất. Hơn thế nữa, cỏ chế tài chính lỏng lẻo đã làm cho hầu hết
các đơn vị kinh tế đều có những vấn đề tài chính. Sự ưu đãi có tính bao cấp nguồn
tín dụng cho các DNNN đã ngày càng đẩy phu vực này ngập sâu vào nợ lần; Chất
lượng tín dụng cũng như trình độ chuyên môn của khu vực tài chính không được cải
thiện. Nói tóm lại, tiềm lực tài chính hay khả năng trống đỡ với lãi suất thực cao của
toàn bộ khu vực sản xuất cũng như hệ thống trung gian tài chính vẫn rất thấp.
3. Liệu tốc độ điều tiết lãi suất của Việt nam trong thời gian qua có quá chậm?
Lựa chọn hình thức nới lỏng lãi suất là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cho tới đầu năm
2000 trần lãi suất vẫn được sử dụng. Phải chăng tốc độ điều tiết lãi suất của Việt
nam thời gian qua là quá chậm?
Thực tế thời gian tự do hoá hoàn toàn lãi suất ở các nước nói chung là trên dưới 10
năm. ở Nhật bản là 15 năm(từ năm 1979-1994). Đối với nước ta, thời gian cho tự
do hoá lãi suất có thể còn dài hơn vì chúng ta còn phải xây dựng và phát triển hệ
thống ngân hàng hai cấp. Hơn thế nữa cũng trong thời gian qua hàng loạt các sự kiện
đã xẩy ra và một trong số đó đã hạn chế tiến trình tự do hoá lãi suất của Việt nam.
Thứ nhất, việc sụt giảm giá đất vào giữa những năm 90 đặc biệt là ở những thành
phố lớn đã có sự thay đổi chưa từng có. Đầu thập kỷ 90 việc cải tổ nền kinh tế đã
làm cho kinh tế tăng trưởng và thu nhập đầu người tăng mạnh. Giá đất tăng vọt và
kích thích nhiều hoạt động kinh tế mở rộng hơn nữa trong đó có tín dụng ngân hàng.
Mặc dù vốn vay chiếm tới 80%-90% tổng vốn sản xuất tiền lực tài chính của các
đơn vị kinh tế rất mỏng nhưng tín dụng vẫn được cấp ra trên nguyên tắc đảm bảo tài
sản cầm cố thế chấp cho vay nợ tín dụng, đó là do sự tăng giá của bất động sản. Hơn
thế nữa hệ thống pháp luật và những nguyên tắc thận trọng đối với hệ thống trung
gian tài chính vẫn còn sơ khai , cho tới năn 95 hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng
vẫn còn hoạt động theo hai pháp lệnh ngân hàng; hiệu quả hoạt động của hệ thống
thanh tra giám sát không cao, nên việc đắt vấn đề nới lỏng hơn nữa việc điều hành
lãi suất có thể chưa chín muồi.
Thứ hai, Việt nam tham gia AFTA từ năm 1995: đây cũng là một nhân tố hạm chế
tốc độ tự do hoá lãi suất kinh doanh. ở nước ta hệ thóng sản xuất mà tiêu chuẩn chất
lượng và giá cả vẫn đang là vấn đề nổi nên trong cạnh tranh và nguồn vốn chính yếu
cho quá trình sản xuất và vốn tín dụng, thì việc tự do hoá lãi suất mà hệ quả là lãi
suất thực tăng lên sẽ buộc phải tiến hành thận trọng hơn
Thứ ba, các công cụ điều tiết gián tiếp chưa thực sự hoạt động . Cho đến nay việc
tạo ra các công cụ để điều tiết lãi suất vẫn chưa có hiệu quả . Công cụ lãi suất được
sử dụng trên cửa sổ triết khấu hiện nay là tái cấp vốn. Việc sử dụng khế ước vay vốn
để tái cấp vốn làm kém đi điều kiện cân đối tiền hàng trong nền kinh tế. Hơn thế nữa
, việc thiếu vắng các thị trường thứ cấp của các khế ước vay nợ làm yếu đi nguyên
tắc tiền TƯ khan hiếm.Chất lượng các khế ước đem triết khấu thấpcũng làm giảm
tính hiệu quả của quản lý tiền tệ.
4. Đánh giá những thành công và hạn chế của việc nới lỏng điều tiết lãi suất.
1. Những thành công.
Quán triệt cơ chế lãi suất dương là nhân tố quan trọng chặn đứng tình trạng siêu lạm
phát trong nền kinh tế vào những năm cuối thập kỷ 80. Lượng tiền đang tràn lan
trong lưu thông bị cuốn hút vào khu vực trung gian tài chính đã nhanh chóng đóng
góp vào việc kéo từ lạm phát phi mã xuống còn lạm phát hai coa số. Tiết kiệm nền
kinh tế do đó làm tăng vọt (tất nhiên một nguyên nhân quan trọng khác đối với tỷ lệ
tăng vọt tỷ llẹ tích luỹ là việc chấp nhận nền kinh tế hàng hoá đa thành phần, khơi
dậy mọi tiềm năng của các lĩnh vực trong nền kinh tế).
-Cơ chế lãi suất dương là một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh cháng
của mạng lưới các TCTD trong nền kinh tế.
-Sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, sự tăng vọt tiết kiệm trong nước là
nền tảng cho hoạt động vay và cho vay của hệ thống các TCTD. Có thể cói đối với
môti nền kinh tế hoạt động chủ yếu bằng vốn vay(80%-90% )thì việc theo đuổi cơ
chế lãi suất dương kéo theo sự phát triển hoát động của hệ thống ngân hàng là một
kênh quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thập kỷ qua.
-Việc theo đuổi tự do hoá lãi suất theo hình thức tiệm tiến và việc kết hợp tương
quan lãi suất nội ngoại tệ cùng với các biện pháp tài chính tiền tệ hợp lý khác có tác
dụng tích cực trong việc ngăn chặn dòng chuyển dịch nguồn tiền tệ, quản lý ngoại
hối đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng.
Vào năm 1998 , khu vực tiền tệ-ngân hàng phải đối mặt với những hệ quả nghiêm
trọng của khủng hoảng Châu á, áp lực giảm giá VNĐ suất hiện không chỉ bắt nguồn
từ các hoát động hữu hìngân hàng, cụ thể là tình trạng xấu đi nhanh chóng của hoạt
động đối ngoại (năm 1997 tỷ lệ tăng trưởng suất khẩu chỉ đát 22,0% so với mức tăng
34,4% năm 1995 và 33.2% năm 1996, số vốn đầu tư trực tiệp chỉ bằng 73% năm
1996). Mà hiệu ứng tâm lý lan truyền về sừ phá giá của đồng Viết nam tiếp theo sự
phá giá của hàng loạt các đồng tiền khác trong khu vức châu á đã gây ra ngân hàng
những bất ổn trên thị trường ngoại hối.
Trong bối cảnh ngân hàng như vậy, việc còn duy trì kiểm soát lãi suất là rất thiết
thực. Vì NHTƯ có thể ngay lập tức tăng giá trị tương đối của việc nắm giữ đồng
nội tệ bằng cách tăng lãi suất của các sản phẩm tài chính của hệ thống ngân hàng.
Thực tế NHTƯ Việt Nam đã sử dụng chính công cụ này để hạn chế dòng dịch
chuyển nguồn tiền tệ cụ thể là:
+ Tăng trần lãi suất từ 1,1% lên1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,2%
nên 1,25%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn.
+Giảm lãi suất ngoại tệ theo quyết định 309/1998-NHNN1 ngày 10/9/1998. Theo
qutết định này trần lãi suất áp dụng với các loại hình không kỳ hạn ,kỳ hạn 6 tháng
và trên 6 tháng giảm xuống tương ứng ở mức 3%/năm và 3,5%/năm.
Hơn thế nữa khủng hoảng kinh tế Châu á đã làm bùng phát nợ của hệ thống ngân
hàng cuối năm 1997. Trong thời kỳ này nếu việc kiểm soát lãi suất bị soá bỏ hoàn
toàn thì hệ thống ngân hàng sẽ bị đẩy vào tình trạng rủi ro cao, đặc biệt là đang tồn
tại sự bảo đảm ngầm của nhà nước. Lãi suất tín dụng có thể bị đẩy lên cao vì chính
các khách hàng cũng muốn theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để cải thiện những
khó khăn về tài chính do điều kiện bất ổn kinh tế trong-ngoài nước gây ra và bản
thân ngân hàng cũng có động cơ theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để bù lỗ. Với sự
đảm bảo ngầm của nhà nước cho khu vực trung gian tài chính, rủi ro đạo đức sẽ tiệp
tục tăng lên.
Việc xoá bổ lãi suất đầu vào-đầu ra vào năm 1998 cũng là phù hợp. Một mặt các
TCTD cần tự chủ trong từng trường hợp quyết định mức lãi suất tiền gửi để hạn chế
sự dịch chuyển tiền tệ. Mặt khác, tình trạng tài chính của các TCTD không như nhau
được phơi bầy trong thời kỳ khủng hoảng, hạn chế việc áp dụng các kiểm soát như
nhau đối với lãi suất kinh doanh của các TCTD.
Có thể nói, cơ chế lãi suất thích hợp cùng với các biện pháp tiền tệ, ngoại hối, hành
chính được áp dụng đã rất thành công trong việc duy trì sự hoạt động và tính ổn
định của thị trường ngoại hối cũng như giá trị đòng VNĐ. Kết quả này được thể hiện
một phần ở sự dịch chuyển cơ cấu tiền gửi ngân hàng : Tiền gửi nội tệ trong 11
tháng năm 98 đã tăng 18,8% so với mức giản 1,9% trong tháng 1.
-Việc còn duy trì kiểm soát thay vì thả nổi hoàn toàn lãi suất hạn chế phần nào
những tác động tiêu cực của giảm phát trong năm 99.
Nền kinh tế rơi vào suy thoái, khu vực sản xuất thực sự gặp khó khăn. Vì vốn vay
chiếm tới 80-90% vốn sản xuất nên các áp lực giảm lãi suất nảy sinh trong khu vực
sản xuất.
Ngược lại, trong khu vực ngân hàng các áp lực tăng lãi suất lại chiếm ưu thế vì :
Thứ nhất, thực hiện các qui chế lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng .
+ Thực hiện qui chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
+ Trích nộp chi phí bảo hiểm tiền gửi.
Thứ hai, chi phí cho nguồn vốn ngoại tệ mà các ngân hàng đã huy động nhưng
không cho vay được cũng là một kênh đội chi phí hoạt động của ngân hàng lên.
Có thể nói, với những mâu thuẫn trên đây ,việc còn duy trì kiểm soát lãi suất thay vì
soá bỏ hoàn toàn là hớp lí. Thực tế NHNN đã phải liên tục điều chỉnh giảm trần lãi
suất tín dụng do sự trì trệ trong nền kinh tế mà biểu hiện cụ thể là tình trạng lạm
phát âm kéo dài liên tục trong 8 tháng năm 99, trong khi các tổ chức tín dụng lại
miễn cuỡng chấp hành và đôi khi còn vi phạm bằng việc đặt ra các phí phi lãi suất .
2. Những hạn chế của cơ chế lãi suất trong thời kỳ đổi mới.
Cơ chế trần lãi suất tín dụng giường như không thích hợp đối với môi trường kinh tế
vĩ mô thay đổi thường xuyên. Nền kinh tế vĩ mô mặc dù đã có những cải thiện đáng
ghi nhận, nhưng chưa thực sự đi vào ổn định. Lạm phát âm suất hiện và kéo dài liên
tục trong nhiều tháng vào năm 96, 99. NHNN, do đó đã phải giảm liên tục trần lãi
suất tín dụng, đặc biệt là trong các năm 1996, 1999 (tần suất lên tới 4 lần vào năm
96 và 5 lần vào năm 99). Những lần điều chỉnh trần lãi suất tín dụng của NHNN đã
tạo ra tình trạng thay đổi có tính chất thang bậc về lãi suất kinh doanh của các
TCTD. Do bậc thang chênh lệch lãi suất(Mức độ điều chỉnh lãi suất từng lần của
NHNN tương đối lớn) và tần suất điều tiết của NHNN lớn nên trên trên thị trường,
dư nợ tín dụng không có động cơ tăng (mặc dù lãi suất đã giảm mạnh) vì khách vay
hy vọng lãi suất sẽ tiệp tục giảm.
-Thời điểm tự do hoá lãi suất tiền gửi không hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp
tục rơi vào tình trạng trì trệ, đặc biệt là nền kinh tế thiếu các dự án kinh tế khả thi,
giảm phát kéo dài thì việc hạ lãi suất là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề ở chỗ các
TCTD lại không tự giảm lãi suất như một biện pháp cứu cách cho mình mà chỉ coi
đó là biện pháp đơn thuần hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính vì vậy mặc dù trần lãi suất
liên tục được điều chỉnh giảm liên tục năm 99 nhưng các TCTD không có phản ứng
phía lãi suất đầu vào mặc dù ứ đọng vốn đã phổ biến. Phải tới lần điều chỉnh lãi suất
lần thứ ba 9/99 của NHNN, các TCTD mới bắt đầu hạ lãi suất đầu vào. Điều này đã
làm sấu đi tình trạng của các TTCK . Không dừng lại ở đó , nguồn vốn huy động đã
tăng mạnh như là kết quả của việc duy trì lãi suất tiền gửi trong khi lạm phát liên tục
âm, làm trầm trọng hơn tình trạng ứ đọng vốn của hệ thống ngân hàng và chủ trương
kích cầu cũng bị hạn chế. ở đây việc tự hoá lãi suất đầu vào của NHNN có lẽ là quá
sớm.
Việc tự do hoá lãi suất đầu vào là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lãi
suất tiền gửi nội tệ thấp hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Việc tự do hoá lãi suất tiền gửi
ngoại tệ vào tháng 2/2000 cũng có vẻ không đúng thời điểm, nó mở đường cho một
dòng dịch chuyển tiền tệ mới với tốc độ nhanh hơn. Việc tự do hoá lãi suất ngoại tệ
trong bối cảnh lãi suất quốc tế tăng, lãi suất đồng nội tệ đang ở mức thấp và thị
trường tín dụng rất trầm lắng đã dẫn đến một cuộc chạy đua kinh doanh ngoại tệ
bằng cách tăng lãi suất huy động USD kẻ từ tháng 4/2000 . Kết quả là lãi suất huy
động USD của các TCTD Việt Nam nên cao hơn mức lãi suất huy động VNĐ đối
với các loại hình huy động có thời hạn từ một năm trở xuống. Lãi xuất USD của các
TCTD trong nước nên cao hơn lãi suất nọi tệ , uy tín và sự ổn định của VNĐ thấp
hơn so với USD, cơ chế cũng như thực tế điều hành tỷ giá lại có xu hướng giảm giá
VNĐ tronh khi hiệu quả quản lí ngoại hối chưa cao , tâm lý sùng bái ngoại tệ còn
lớnđã dẫn đến tình trạng dịch chuyển tiền tệ và sự trỗi dậy của thị trường ngoại tệ
phi chính thức. Thực tế tiền gửi VNĐ đã được rút ra mua ngoại tệ. Chính vì thế huy
động ngoại tệ đã tăng mạnh đạt 13,9% năm 2000 so với năm 1999, trong khi huy
động nội tệ chỉ đạt 8,3% năm 2000 so với thời điểm 31/5/2000. Nguồn huy động
ngoại tệ tăng trong khi cầu ngoại tệ thấp trần lãi suất tín dụng trong nước không cao
hơn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế đã làm cho rủi ro tín
dụng trong nước lại rất cao so với gửi ở các tổ chức tín dụng quốc tế . Nên các
TCTD Việt nam đã chuyển nguồn vốn huy động được ra gửi tại thị trường tài chính
nước ngoài .
Lãi suất cho vay tiền đồng tại một số ngân hàng
Ngày tham khảo 9.10.2001
Nhà
nước&PTN
T
ACB Sacombank EAB SFC
Lãi suất % tháng
Ngăn hạn 0.62-0.85 0.9 0.8-0.9 0.9 0.8-0.9
Trung hạn,dài hạn 0.62-0.85 1.0-1.1 1.1 0.9-1.1
Vay sinh hoạt trả góp
Lãi trên dư nợi ban đâu*
0.7 0.7-0.75 0.7 0.65
Lãi theo dư nợ giảm
dần**
0.85
Vay mua nhà đất
Lãi trên dư nợ ban đầu 0.7 0.7-0.75 0.65
Lãi theo dư nợ giảm dần 0.85 0.9
(6thángđầu
)()
Ngắn hạn()
Trung
hạn()
0.65
* Lãi cộnh vốn chia đều trả hàng tháng
**Lãi giảm theo nợ vay trả giảm dần
()Thời gian còn lại:bằng lãi suất tiết kiệm12 tháng=(0.35 hoặc 0.45%tháng)
() từ 0.6 đến nhỏ hơn 0.9
() từ 0.6 đến nhỏ hơn 1.1
c.Một số giải pháp cho quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất.
1.Kinh nghiệm của các nước trong quá trìngân hàng tự do hoá lãi suất .
Trong quá trình phát triển của mình các nước để lại không ít những bài học lớn cho
các nước đi sau học tập. Việc học tập kinh nghiệm của các nước là một điều cần
thiết nhằm rút ra ngân những sai lầm, thất bại, khiếm khuyết từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp khắc phục để có những bước đi hợp lý.
Tuy nhiên quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn đó và áp dụng vào điều kiện
kinh tế xã họi của những quốc gia đi sau cũng không tránh khỏi những va vấp nhất
định bên cạnh một số quốc gia ddã thành công. Vấn đề tự do hoá lãi suất cũng là
một kịch bản tương tự.
Nhiều nước, cả các nước phát triển và đang phát triển đã thực hiện các bước để tự
đo hoá hệ thống tài chính (mà hạt nhân là tự do hoá lãi suất ) trong thập kỷ vừa qua.
Lãi suất được tự do hoá ở Nhật Bản, Achentina, úc , Chilê, Pháp…ở các nước khác
chẳng hạn Thái Lan và Nam Tư trần lãi suất được quản lý mềm dẻo hơn trước đây.
Các công trình nghiên cứu cho thấy, áp dụng mức trần lãi suất cứng nhắc đã kìm
hãm tăng trưởng tiết kiềm và giảm hiệu quả đầu tư. Tự do hoá tài chính(đặc biết là
tự do hoá lãi suất ) Góp phần huy động nguồn lực thông qua hệ thống tài chính
chính thức và nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Tuy vậy, tại sao trong quá trình điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự
do hoá của các nước lại không giống nhau thậm chí có những kết quả trái ngược.
Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến độ tự do hoá. Đến lượt mình cách thức và
tiến trình tự do hoá lại phụ thuộc vào xuất phát diểm của mỗi nước(mức độ kiểm
soát tài chính, đặc điểm và tính chất của hệ thống tài chính, khả năng quản lý của
các cấp quản lý vĩ mô…), vào điều kiện quốc tế trong từng giai đoạn tự do hoá.
Vấn đề ở đây là tiến hành ngững bước đi , cách thức trong quá trình tự do hoá lãi
suất của các quốc gia, nếu những quóc gai nào trong quá trình tiến hành tự do hoá
lãi suất mà có những bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình
thì chúng ta thấy được rằnghọ sẽ thành công, ngược lại những quốc gia tiến hành
một cách máy móc không chú ý đến điều kiện khách quan của nước mình thì cầm
chắc thất bại.Như trường hợp Malaisia từ năm 1981 đã cho phép các NHTM tự tính
lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình dựa trên chi phí thực tế . Nhưng ngay say đó,
NHTƯ nhận thấy rằng thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, viếc cho phép các
NHTM tự xác định mức lãi suất cơ bản như vấy theo nguyên tắc tự do hoá lãi suất
sẽ dẫn đến cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn trong
kinh doanh của các NHTM sẽ bị đe doạ. Chính vì vầy để giải quyết kịp thờu vấn đề
nêu trên và nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế(1985-1986), vào năm 1987 Malaisia
chuyển sang điều hành lãi suất theo hướn vừa đảm bảo điều tiết của NHTƯ vừa duy
trì ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của các NHTM. NHở đó mà lãi suất đã được
quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường, và dựa trên cơ sở đảm bảo
an toàn hệ thống ngân hàng .
Theo kinh nghiệm của Nật Bản, để điều hành lãi suất , bên cạnh lãi suất có tính chất
định hướng là lãi suất tái chiết khấu, họ cũng có áp dụng một số lãi suất có điều tiết
mà được xây dựng trên cơ sở lãi suất tái chiết khấu. Thông thường theo cách này họ
xác định được lãi suất cơ bản chính là sàn lãi suất cho vay đảm bảo an toàn hệ
thống. Ngoài ra lãi suất trên thị trường như thị trường liên ngân hàng , lãi suất trên
thị trường mở là lãi suất tự do , có nghĩa là được xác định trên cơ sở cung cầu về
vốn.
Đối với những nướ điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do há hoàn toàn như
Anh và Mỹ, lãi suất được công bố hoàn toàn dựa và cung cầu vốn trên thị trường
tiền tệ. Tuy nhiên để thực hiện điều hành lãi suất theo cơ chế này đòi hỏi các nước
áp dụng phải có nền kinh tế thực sự phát triển và ổn định,đồng thời phải có đầy đủ
những công cụ và chế tài cần thiết để can thiệp khi diễn ra những biến động về tài
chính, ngay cả trong trường hợp lãi suất đang ổn định và do thị trường quyết định thì
các nhà quaný lý và điều hành chính sách tiền tệ vẫn có thể can thiệp theo cách này
hay cách khác nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra.
Tóm lại những tác động bên trong và bên ngoài đòi hỏi tự do hoá lãi suất phải rất
thận trọng, bất kỳ sự nhảy vọt nào cuũng sẽ dẫn đến khủng hoảng. Trường hợp
khủng hoảng và thất bại của Braxin, Chi lê, Achentina… những năm 80 và đầu thập
kỷ 90 cũng như của Đông Nam á hiện nay trong tự do hoá tài chính nói chung và tự
do hoá lãi suất nói riêng cho thấy măc dù nền tài chính được tự do hoá mạnh mẽ
nhưng kinh tế vĩ mô lại mất ổn định, tỷ lệ tiết kiệm trong nước suy giảm, lợi nhuận
của các doanh ngiệp giảm, thiếu vốn đầu tư trầm trọmg. Chính sách tự do hoá lãi
suất và lãi suất thực cao ở các nước này làm trầm trọng thêm vấn đề nợ nhà nước,
nợ quá hạn , nợ khó dòi và NHTƯphải tài chợ thêm cho khu vực công cộng. Ngay
đối với những nước phát triển nếu thiếu sự kiểm soát điều tiết của nhà nước thì
khủng hoảng vẫn có thể xẩy ra,
Từ kinh nghiệm của các nước ngoài, chúng ta thấy rằng tự do hoá lãi suất phải được
tiến hành từng bước, gắn liền với đổi mới toàn bọ nền kinh tế với tự do hoá các lĩnh
vức khácvới củng cố hành lang pháp lý, nhận thức của nhân dân , trình độ quản lí
kimh tế và cả thói quen truyền thống của nhân dân.
2.Những điều kiện để tự do hoá lãi suất thành công ở Việt Nam.
Qua đúc kết kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, tự do hoá lãi suất chỉ có thể
thành công ở nước ta khi chúng ta có đủ các điều kiên sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế vĩ mô ổn định và đủ chắc chắn để chịu đựng được các tác
động , các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế khi tự do hoá lãi suất hoàn toàn.
Thứ hai , thị trường tài chính(thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán) hình
thành và vận hành có hiệu quả.
Thứ ba, có môi trường pháp lý và thể chế tương đối đồng bộvà hoàn chỉnh đủ khả
năng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Có quy chế phòng ngừa, bù đắp chi phí hoàn
thiện , hữu hiệu đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ra có thể xẩy ra trong
hoạt động của các trung gian tài chính.
Thứ tư, hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh có uy tín. Các cơ quan này không
chỉ có công nghệ hiện đại mà phải có sự phát triển về bề sâu, có kinh nghiệm về
quản lí lâu dài ở nhiều khía cạnh.
Thứ năm, hệ thống ngân hàng ổn định hoạt động hữu hiệu . Tăng cường sự thanh
tra giám sát chắt chẽ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh
doanh nói chung và thực thi chính sách tiền tệ nói riêng.
Thứ sáu, chọn thời điểm bắt đầu, tốc độ và lộ trình (tức trật tự sử dụng các công cụ)
tự do hoá lãi suất phù hợp với điều kiện và bbối cảnh của nền kinh tế.
3Một số giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam.
Hiện nay xu hướng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu,bên cạnh những
thuận lợi thì cũng đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn thách thức. Trong
bối cảnh đó tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng là một xu
hướng khách quan tất yếu. Tuy nhiên đối với nước ta chúng ta chưa thể tiến hành tự
do hoá lãi suất hoàn toàn ngay được bởi các nguyên nhân sau:
Việt Nam đang phải đối mặt vối thực trạng hệ thống tài chính còn kém phát triển và
tình trạng thieéu thông tin của thị trường tài chính cũng như các sản phẩm tài chính .
Trong nền kinh tế, thị trường tín dụng không phải lúc nào cũng điều chỉnh đủ nhanh
để cân bằng giữa cung và cầu khi thị trường thay đổi.
Các công cụ kiểm soát tiền ttệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu
còn kém phát triển, chưa đủ sức chi phối lãi suất thị trường.
Tình hình tài chính của các NHTM không được tốt, do vốn tự có thấp và tồn tại một
khối lượng lớn nợ khó đòi. Việc tự do hoá lãi suất có thể làm giảm khả năng sinh
lời, sự lành mạnh của các ngân hàng và hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Vấn đề
này là rất nghiêm trọng trong khi công tác thanh tra và kiểm soát của NHNNcòn hạn
chế yếu kém như hiện nay. Trình độ quản lý của các cơ quan vĩ mô chưa thực sự tốt
.
Nền kinh tế chưa thực sự vững chắc đủ để chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi
suất hoàn toàn ; chúng ta có thể mất ổn định vĩ mô qua việc tăng lạm phát, nợ nước
ngoài và suy giảm kinh tế.
Từ những phân tích trên đây , có thể thấy rằng Vệt Nam chưa thể thức hiện tự do
hoá lãi suất hoàn toàn ngay được. Hiện nay mô hình tự do hoá lãi suất có sự quản lý
của nhà nước sẽ phù hợp hơn đối với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, NHNN
với tư cách là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc giãe sử dụng các công cụ
tiền tề gián tiếp để tham gia điều chỉnh mức lãi suất thị trường nhằm phát huy vai trò
của lãi suất đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội
Để thực hiện thành công cơ chế tự do hoá lãi suất có sự quản lý của nhà nước của
Việt Nam, chúng ta cần theo một số giải pháp sau:
-ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng GDP cao và ổn định, kiểm soát và kiềm chế lạm
phát ở mức thấp cân đối ngân sách nhà nước.
-Củng cố hệ thống ngân hàng từ TƯ đến cơ sở, chú trọng khu vực nông nghiệp nông
thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường thông tin về thị trường tài chính - tiền tệ –
chứng khoán đảm bảo cân đối gữa cung và cầu về vốn.
-Xác định và phân chia rõ ràng nhiệm vụ, các mục tiêu chính sách quốc gia về kinh
tế xã hội cho hệ thống tín dụng ngân hàng – ngân sách.
-Đẩy mạnh hơn nứa các công cụ tài chính như thương phiếu và các giấy tờ có giá
ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các công cụ quản lý tiền tệ gian tiếp như
nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu thay thế cho vai trò của lãi suất trong việc
điều hành chính sách tiền tệ.
-ổn định và lành mạnh thị trường tài chính. Nâng cao khả năng vốn tự có của các
NHTM, xử lý các khoản nợ thu hồi, nợ quá hạn, đổi mới nghiệp vụ và chất lượng
của đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN.
-Nâng cao căng lực quản lý nền kinh tế của cơ quan vĩ mô đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao cuzr qúa trình hội nhập kinh tế nước ta.
Kết luận
Lãi suất là loại giá cả đặc biệt được sử dụng làm đòn bẩy cho ngững mục tiêu khác
nhau. Việc điều chỉnh và đưa ra những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ một
cách phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước sao cho chính sách lãi suất thực
sự phát huy hiệu quả của nó một cách tích cực đối với sự phát triển kinh tế là vấn đề
không đơn giản, đòi hỏi phải sử lý nhiều mối quan hệ khác nhau.
Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính, tức là lãi suất được
biến động để phản ứng theo các lực lượng cung cầu thị trường; loại bỏ những áp đặt
mang tính chất hành chính, cho phép các ngân hàng tự chủ trong việc tự do ấn định
các mức lãi suất của mình và khi đó NHTƯ tác động gián tiếp với lãi suất dựa trên
các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái triết khấu.
Một chính sách lãi suất hiệu quả sẽ đảm bảo cho nó phát huy được những mặt tích
cực của nó, tránh được sự lãng phí các nuồn lực. Điều này là cực kỳ quan trọng đối
với Việt Nam, một nước đang phát triển đang tiến hành CNH-HĐH đất nước. Nhận
thấy những mặt tích cực của việc tự do hoá lãi suất Chính phủ Viết Nam thông qua
NHNN đã thay đổi cách nhìn nhận về tự do hoá lãi suất, từ đó có những chính sách
lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay . Trong thời gian tới
chính sách lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tự do hoá, phù hợp với mức
độ hội nhập vào thị trường tà chính khu vực và Quốc tế. Khi các điều kiện đã hội đủ,
chúng ta sẽ chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất nhưng vẫn có sự điều tiết giàn tiếp
của NHNN ta để đản bảo giữ vững “định hướng” cho hoạt động của hệ thống ngân
hàng .
Tài liệu tham khảo
1.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Frederic S.Mishkin.
2.Tiền tệ và hoạt động ngân hàng . Lê Vinh Danh.
3.Lý thuyết tổng quan về nhân dụng lãi suất và việc làm. M Keynes Nxb sự
thật 1989.
4.Tạp chí Thị trường tài chính số 7,10,12/2000;số1+2,3+4,15/2001.
5.Tạp chí ngân hàng tháng10.11/2000,tháng7,10/2001.
6.Tạp chí kinh tế phát triển số2,4/2000
7.Thời báo ngân hàng ngày 25/4/2001,9/10/2001.
8.Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ ,Học viện ngân hàng
9.Dự thảo giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ,Đại học kinh tế quốc dân
Mục lục
Lời mở đầu. .......................................................................................................................1
A.lý luận chung về lãi suất và tự do hoá lãi suất . .........................................................2
1.Lãi suất..........................................................................................................................2
1.1Một số khái niệm về lãi suất .......................................................................................2
1.2.Vai trò của lãi suất .....................................................................................................3
1.2.1.Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực...................................................................3
1.2.2.Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.........................................................................4
1.2.3.Lãi suất với đầu tư...................................................................................................4
1.2.4.Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. ...................................5
1.2.5.Lãi suất với lạm phát...............................................................................................5
2.Tự do hoá lãi suất . ......................................................................................................6
2.1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp. .............................................6
2.2.Lý luận chung về tự do hoá lãi suất ..........................................................................6
2.3.Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất ..................................................................7
B.Chính sách lãi suất và quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở
Việt Nam. ..........................................................................................................................9
1.Quá trình nới lỏng cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam.................9
1.1.Giai đoạn trước năm 1992..........................................................................................9
1.2.Giai đoạn từ cuối năm 1992 tới đầu năm 1996.
............................................................................................................................................1
0
1.3.Giai đoạn từ cuối 1996 đến 8/2000.
............................................................................................................................................1
0
1.4.Giai đoạn từ 8/2000 đến nay.
............................................................................................................................................1
1
2.Tại sao Việt Nam lại chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ cơ chế điều hành lãi
suất?
............................................................................................................................................1
2
3.Liệu tốc độ điều tiết lãi suất của Việt Nam thời gian qua có quá chậm?
4.Đánh giá ngững thành công và hạn chế của việc nới lỏng điều tiết lãi suất .
............................................................................................................................................1
3
4.1.Những thành công.
............................................................................................................................................1
4
4.2.Những hạn chế.
............................................................................................................................................1
7
C.Một số giải pháp cho quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất.
............................................................................................................................................1
9
1.Kinh ngiệm của các nước trong quá trình tự do hoá lãi suất.
............................................................................................................................................1
9
2.Những điều kiện để tự do hoá lãi suất thành công ở Việt Nam.
............................................................................................................................................2
1
3.Một số giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam
............................................................................................................................................2
1

More Related Content

What's hot

Yeu to anh huong mat bang lãi suất
Yeu to anh huong mat bang lãi suấtYeu to anh huong mat bang lãi suất
Yeu to anh huong mat bang lãi suất
Thanh Duyên
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
Quân Lê
 
Chuong 5 lai suat (vb2)
Chuong 5 lai suat (vb2)Chuong 5 lai suat (vb2)
Chuong 5 lai suat (vb2)
Cun Haanh
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Nguyễn Minh
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Le Minhnguyet
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suat
Phan Ninh
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Linh Lư
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Tạ Đình Chương
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Potter VietHung
 

What's hot (18)

Yeu to anh huong mat bang lãi suất
Yeu to anh huong mat bang lãi suấtYeu to anh huong mat bang lãi suất
Yeu to anh huong mat bang lãi suất
 
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Pháp luật về các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
 
Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te Nhin lai chinh sach tien te
Nhin lai chinh sach tien te
 
Chuong 5 lai suat (vb2)
Chuong 5 lai suat (vb2)Chuong 5 lai suat (vb2)
Chuong 5 lai suat (vb2)
 
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bảnThảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
Thảo luận nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhật bản
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì  fedCục dự trữ liên bang hoa kì  fed
Cục dự trữ liên bang hoa kì fed
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Chương 3 lai suat
Chương 3 lai suatChương 3 lai suat
Chương 3 lai suat
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Lt tctt chương 1
Lt tctt   chương 1Lt tctt   chương 1
Lt tctt chương 1
 
Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 

Viewers also liked

Accounting and financial management specialization
Accounting and financial management specializationAccounting and financial management specialization
Accounting and financial management specialization
Huy Pham
 
Article_Legal_TeenagersRights_nd
Article_Legal_TeenagersRights_ndArticle_Legal_TeenagersRights_nd
Article_Legal_TeenagersRights_nd
Nancy Schuessler
 
Certificado melhores práticas para sql server
Certificado melhores práticas para sql serverCertificado melhores práticas para sql server
Certificado melhores práticas para sql server
Vitor Savicki
 
Torta de biscoito lucas
Torta de biscoito lucasTorta de biscoito lucas
Torta de biscoito lucas
luclopesc
 
4th program rockin regions
4th program rockin regions4th program rockin regions
4th program rockin regions
kdbruno
 
Kompetensi Pembangkit
Kompetensi PembangkitKompetensi Pembangkit
Kompetensi Pembangkit
FARIZ RIZKI
 
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelseGrundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
gustav rasmussen
 

Viewers also liked (16)

Accounting and financial management specialization
Accounting and financial management specializationAccounting and financial management specialization
Accounting and financial management specialization
 
Article_Legal_TeenagersRights_nd
Article_Legal_TeenagersRights_ndArticle_Legal_TeenagersRights_nd
Article_Legal_TeenagersRights_nd
 
WebScale Computing and Big Data a Pragmatic Approach
WebScale Computing and Big Data a Pragmatic ApproachWebScale Computing and Big Data a Pragmatic Approach
WebScale Computing and Big Data a Pragmatic Approach
 
Certificado melhores práticas para sql server
Certificado melhores práticas para sql serverCertificado melhores práticas para sql server
Certificado melhores práticas para sql server
 
Case Studies Analysis Law of Financial Institutions and Securities
Case Studies Analysis Law of Financial Institutions and SecuritiesCase Studies Analysis Law of Financial Institutions and Securities
Case Studies Analysis Law of Financial Institutions and Securities
 
Marlenne rico lopez
Marlenne rico lopezMarlenne rico lopez
Marlenne rico lopez
 
Torta de biscoito lucas
Torta de biscoito lucasTorta de biscoito lucas
Torta de biscoito lucas
 
4th program rockin regions
4th program rockin regions4th program rockin regions
4th program rockin regions
 
Kompetensi Pembangkit
Kompetensi PembangkitKompetensi Pembangkit
Kompetensi Pembangkit
 
Education
EducationEducation
Education
 
CURRICULUM VITAE
CURRICULUM VITAECURRICULUM VITAE
CURRICULUM VITAE
 
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelseGrundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
Grundlaeggende_militaer_sikkerhedsuddannelse
 
защита программы на конкурсе "Самый классный классный"
защита программы на конкурсе "Самый классный классный"защита программы на конкурсе "Самый классный классный"
защита программы на конкурсе "Самый классный классный"
 
Expo anta pato femenino
Expo anta pato femeninoExpo anta pato femenino
Expo anta pato femenino
 
Brand portfolio strategy presentation
Brand portfolio strategy presentationBrand portfolio strategy presentation
Brand portfolio strategy presentation
 
Cassoulet
CassouletCassoulet
Cassoulet
 

Similar to 1371104

Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003
Nhoc Le
 
hanh vi TGHD
hanh vi TGHDhanh vi TGHD
hanh vi TGHD
thanh119
 

Similar to 1371104 (20)

Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAYBài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
 
Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hố...
Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hố...Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hố...
Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hố...
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
 
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
 
Presentation (1)
Presentation (1)Presentation (1)
Presentation (1)
 
Parity tiếp theo
Parity tiếp theoParity tiếp theo
Parity tiếp theo
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
Su van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doaiSu van dong cua ty gia hoi doai
Su van dong cua ty gia hoi doai
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Hanhvitygia
HanhvitygiaHanhvitygia
Hanhvitygia
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdfChính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
Chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán ở Việt Nam.pdf
 
hanh vi TGHD
hanh vi TGHDhanh vi TGHD
hanh vi TGHD
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Thuyết trình
Thuyết trìnhThuyết trình
Thuyết trình
 

More from Phi Phi

Vsf 473 lect_13_bonsai37
Vsf 473 lect_13_bonsai37Vsf 473 lect_13_bonsai37
Vsf 473 lect_13_bonsai37
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai36
Vsf 473 lect_13_bonsai36Vsf 473 lect_13_bonsai36
Vsf 473 lect_13_bonsai36
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai35
Vsf 473 lect_13_bonsai35Vsf 473 lect_13_bonsai35
Vsf 473 lect_13_bonsai35
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai34
Vsf 473 lect_13_bonsai34Vsf 473 lect_13_bonsai34
Vsf 473 lect_13_bonsai34
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai33
Vsf 473 lect_13_bonsai33Vsf 473 lect_13_bonsai33
Vsf 473 lect_13_bonsai33
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai32
Vsf 473 lect_13_bonsai32Vsf 473 lect_13_bonsai32
Vsf 473 lect_13_bonsai32
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai31
Vsf 473 lect_13_bonsai31Vsf 473 lect_13_bonsai31
Vsf 473 lect_13_bonsai31
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai30
Vsf 473 lect_13_bonsai30Vsf 473 lect_13_bonsai30
Vsf 473 lect_13_bonsai30
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai29
Vsf 473 lect_13_bonsai29Vsf 473 lect_13_bonsai29
Vsf 473 lect_13_bonsai29
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai28
Vsf 473 lect_13_bonsai28Vsf 473 lect_13_bonsai28
Vsf 473 lect_13_bonsai28
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai26
Vsf 473 lect_13_bonsai26Vsf 473 lect_13_bonsai26
Vsf 473 lect_13_bonsai26
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai25
Vsf 473 lect_13_bonsai25Vsf 473 lect_13_bonsai25
Vsf 473 lect_13_bonsai25
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai23
Vsf 473 lect_13_bonsai23Vsf 473 lect_13_bonsai23
Vsf 473 lect_13_bonsai23
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai21
Vsf 473 lect_13_bonsai21Vsf 473 lect_13_bonsai21
Vsf 473 lect_13_bonsai21
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai20
Vsf 473 lect_13_bonsai20Vsf 473 lect_13_bonsai20
Vsf 473 lect_13_bonsai20
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai19
Vsf 473 lect_13_bonsai19Vsf 473 lect_13_bonsai19
Vsf 473 lect_13_bonsai19
Phi Phi
 
Vsf 473 lect_13_bonsai18
Vsf 473 lect_13_bonsai18Vsf 473 lect_13_bonsai18
Vsf 473 lect_13_bonsai18
Phi Phi
 

More from Phi Phi (20)

Vsf 473 lect_13_bonsai37
Vsf 473 lect_13_bonsai37Vsf 473 lect_13_bonsai37
Vsf 473 lect_13_bonsai37
 
Vsf 473 lect_13_bonsai36
Vsf 473 lect_13_bonsai36Vsf 473 lect_13_bonsai36
Vsf 473 lect_13_bonsai36
 
Vsf 473 lect_13_bonsai35
Vsf 473 lect_13_bonsai35Vsf 473 lect_13_bonsai35
Vsf 473 lect_13_bonsai35
 
Vsf 473 lect_13_bonsai34
Vsf 473 lect_13_bonsai34Vsf 473 lect_13_bonsai34
Vsf 473 lect_13_bonsai34
 
Vsf 473 lect_13_bonsai33
Vsf 473 lect_13_bonsai33Vsf 473 lect_13_bonsai33
Vsf 473 lect_13_bonsai33
 
Vsf 473 lect_13_bonsai32
Vsf 473 lect_13_bonsai32Vsf 473 lect_13_bonsai32
Vsf 473 lect_13_bonsai32
 
Vsf 473 lect_13_bonsai31
Vsf 473 lect_13_bonsai31Vsf 473 lect_13_bonsai31
Vsf 473 lect_13_bonsai31
 
Vsf 473 lect_13_bonsai30
Vsf 473 lect_13_bonsai30Vsf 473 lect_13_bonsai30
Vsf 473 lect_13_bonsai30
 
Vsf 473 lect_13_bonsai29
Vsf 473 lect_13_bonsai29Vsf 473 lect_13_bonsai29
Vsf 473 lect_13_bonsai29
 
Vsf 473 lect_13_bonsai28
Vsf 473 lect_13_bonsai28Vsf 473 lect_13_bonsai28
Vsf 473 lect_13_bonsai28
 
Vsf 473 lect_13_bonsai26
Vsf 473 lect_13_bonsai26Vsf 473 lect_13_bonsai26
Vsf 473 lect_13_bonsai26
 
Vsf 473 lect_13_bonsai25
Vsf 473 lect_13_bonsai25Vsf 473 lect_13_bonsai25
Vsf 473 lect_13_bonsai25
 
Vsf 473 lect_13_bonsai24
Vsf 473 lect_13_bonsai24Vsf 473 lect_13_bonsai24
Vsf 473 lect_13_bonsai24
 
Vsf 473 lect_13_bonsai23
Vsf 473 lect_13_bonsai23Vsf 473 lect_13_bonsai23
Vsf 473 lect_13_bonsai23
 
Vsf 473 lect_13_bonsai22
Vsf 473 lect_13_bonsai22Vsf 473 lect_13_bonsai22
Vsf 473 lect_13_bonsai22
 
Vsf 473 lect_13_bonsai21
Vsf 473 lect_13_bonsai21Vsf 473 lect_13_bonsai21
Vsf 473 lect_13_bonsai21
 
Vsf 473 lect_13_bonsai20
Vsf 473 lect_13_bonsai20Vsf 473 lect_13_bonsai20
Vsf 473 lect_13_bonsai20
 
Vsf 473 lect_13_bonsai19
Vsf 473 lect_13_bonsai19Vsf 473 lect_13_bonsai19
Vsf 473 lect_13_bonsai19
 
Vsf 473 lect_13_bonsai18
Vsf 473 lect_13_bonsai18Vsf 473 lect_13_bonsai18
Vsf 473 lect_13_bonsai18
 
Vsf 473 lect_13_bonsai17
Vsf 473 lect_13_bonsai17Vsf 473 lect_13_bonsai17
Vsf 473 lect_13_bonsai17
 

Recently uploaded

Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Uy Hoàng
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁIBÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdfCATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
CATALOG VI_Professional Catalogue 2023.pdf
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 

1371104

  • 1. LUẬN VĂN: Hướng tới tự do hoá lãi suất
  • 2. Lời mở đầu Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đưa ra phương hướng đổi mới căn bản nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó buộc hệ thống tài chính tiền tệ phải có những cải tổ toàn diện để thể hiện được sứ mạng là huyết mạch, là trung tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán của nền kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một loại giá cả rất nhạy cảm và là một biến số luôn luôn được quan tâm và theo dõi chặt chẽ nhất. Sự giao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng và của toàn bộ nền kinh tế. Và cũng chính lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và kiểm soát lạm phát. Một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế lãi suất thích hợp ở nước ta sau hơn mười năm đổi mới chính sách lãi suất đã góp phần bình ổn giá cả, đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, kích cầu tăng trưởng thu nhập quốc dân. Cơ chế lãi suất được thay đổi phù hợp từng thời kỳ và được điều tiết linh hoạt. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường mức độ hội nhập vào thị trường tài chính khu vực cũng như quốc tế NHNN phải tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hoá.Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng và thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường là một bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy ngiên cứu tìm hiểu đề tài “Hướng tới tự do hoá lãi suất” là hết sức cần thiết nó mang giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc.
  • 3. Phần nội dung a.lý luận cơ bản về lãi suất và tự do hoá lãi suất. 1.Lãi suất. 1.1.Một số khái niệm về lãi suất. Lãi suất là một trong những vấn đề hết sức phức tạp. Nó là một công cụ rất nhạy cảm trong điều hành chính sách tiền tệ của mọi NHTƯ, đặc biệt những nước đang phát triển. Vì vây có rất nhiều hiểu biết về lãi suất trong đó chúng ta có thể đưa ra một số khái niệm cơ bản: Lãi suất là giá cả sử dụng tiền vốn giắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng và các hoạt động kinh tế liên quan đến việc vay và cho vay tiền. Sự biến động của lãi suất ảnh hưởng tới các quyết định của các cá thể kinh tế; lãi suất ảnh hưởng tới các quyết định tiêu dùng hay tiết kiệm của các cá nhân cũng như các quyết định đầu tư mở rộng sản suất hay thu hẹp sản suất của doanh nghiệp. Lãi suất còn là công cụ quan trọng để điều hành chính sách tiền tệ của mỗi nước. Do đó, lãi suất luôn được theo dõi chặt chẽ nhất và diễn biến của nó luôn được thông tin hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó việc xác định và ấn định lãi suất có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường. Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất được ấn định trên thị trường không được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ lạm phát dự tính. Lãi suất thực là lãi suất được điều chỉnh lại theo sự thay đổi của mức giá hay tỷ lệ làm phát dự tính. Nó là một phép đo tốt hơn đối với những ý muốn đi vay hay cho vay đối với lãi suất danh nghĩa. Và nó là một công cụ chỉ báo tốt hơn về độ căng thẳng của các điều kiện ở thị trường tín dụng so với lãi suất danh nghĩa. Theo Fishes, lãi suất danh nghĩa (i) bằng lãi suất thực (r) cộng với tỷ lệ lạm phát dự tính(a):
  • 4. i = r + a Lãi suất hoàn vốn : Là một loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được theo một công cụ nợ (cổ phiếu, trái phiếu…) với giá trị hôm nay của công cụ nợ đó. Đây là phép đo được các nhà linh tế coi là phép đo chính xác nhất. Lãi suất tái cấp vốn : Là lãi suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn cho các NHTM Và các TCTD khác. Lãi suất tái triết khấu: Là hình thức tái cấp vốn được áp dụng khi NHNN tái triết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các NHTM và các TCTD . Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nơi các ngân hàng thực hiện vay và cho vay lẫn nhau, nó chỉ báo tốt hơn về chi phí vốn vay của các ngân hàng và cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất tiền gửi: là lãi suất mà các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi trả cho các cá nhân doanh nghiệp gửi tiền. Lãi suất tín dụng: lãi suất áp dụng khi các ngân hàng , các TCTD cho công chúng doanh nghiệp vay tiền. Lãi suất trên thị trường phải đảm bảo: Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất huy động vốn < Lãi suất cho vay vốn < Tỷ lệ lợi nhuận bình quân. 1.2.Vai trò của lãi suất 1.2.1.Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực Tất cả các nguồn lực đều cá tính khan hiếm . Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng như thế nào sao cho có hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho
  • 5. thấy, giá cả có vai trò rất quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế. Như chúng ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế, một dự án hay là một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được từ nghành kinh tế đó , dự án đó hay tài sản đó so với chi phí ban đầu . điều này có nghĩa là phải xem xét một nghành, một dự án kinh doanh có đem lại lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đủ để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không . Nghành nào , dự án kinh doanh nào có tỷ xuất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó , và đó là sự phân bổ hiệu quả . Thông qua lãi suất , các doanh nghiệp có thể lựa chọn những nghành xản xuất khác nhau , để đầu tư nhằm thu tỉ suất lợi nhuận cao . Như vậy lợi xuất là tín hiệu , là căn cứ để có sự phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội , lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư . 1.2.2 Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm . tỉ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập , vấn đề hàng lâu bền và tín dụng tiêu dùng , hiệu quả của tiết kiệm trong đó tiền tệ và lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố đó . Khi lãi suất thấp , chi phí tín dụng tiêu dùng thấp , người ta vay nhiều hơn cho việc mua sắm các hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn . Ngược lại khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng . i.2.3 Lãi suất với đầu tư
  • 6. Hoạt động đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như thu nhập , chi phí kỳ vọng trong kinh doanh . Trong đó lãi suất thể hiện chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định đầu tư. Khi lãi suất ở mức cao , ít khoản đầu tư vào vốn hiện vật sẽ mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí lãi trả cho các khoản đi vay , do vậy chi tiều cho đầu tư giảm , ngược lại khi lãi suất giảm các doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư cho vốn hiện vật nhiều hơn , chi tiêu đầu tư sẽ tăng. Ngay cả khi một doanh nghiệp có dư thừa vốn và không muốn vay để đầu tư vào vốn hiện vật thì chi tiêu đầu tư vẫn bị ảnh hưỏng của lãi suất cho doanh nghiệp có thể mua chứng khoán. Lãi suất cao , chi phí cơ hội của một khoản đầu tư sẽ cao , chi tiêu đầu tư giảm do các doanh nghiệp mua chứng khoán sẽ tốt hơn và đầu tư vốn hiện vật . Khi lãi suất chi phí cơ hội của đầu tư giảm , chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán . Đối với đầu tư hàng dự trữ , chi phí của việc gửi hàng dự trữ là khoản lãi trả cho khoản tiền đáng lẽ thu được do bán nhượng hàng hoá này đi hay khoản vay để mua hàng . Lãi suất làm việc tăng chi phí biên của việc giữ hàng dự trữ so với lợi ích biên đã gỉa định trưóc làm cho đầu tư vào hàng dự trữ giảm . Như vậy lãi suất là nhân tố chủ yếu quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào vốn hiện vật và hàng dự trữ . 1.2.4lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác . Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả , thuế quan , sự ưa thích hàng nội , hàng ngoại , năng suất lao động … Ngoài ra tỷ giá trong ngăn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất : lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ . Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi
  • 7. trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi ) thì tỷ giá giảm . Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng ( tỷ lệ lạm phát không đổi ) thì giá đồng tiền trong nước tăng , tỷ giá tăng . Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng , đồng nội tệ sẽ giảm giá ( tỷ giá giảm ) và ngược lại . Tỷ giá rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu lãi suất tăng làm tăng tỷ giá sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu giảm , nhập khẩu tăng và ngược lại . như vậy thông qua tỷ giá hối đoái , lãi suất có ảnh hưởng lớn tới xuất nhập khẩu , xuất khẩu ròng của một quốc gia . 1.2.5 Lãi suất với lạm phát Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát . Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát cao . Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao . Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền , là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát , trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng . Trong thời kỳ lạm phát , tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm , cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm , lạm phát được kiềm chế . như vậy lãi suất sẽ góp phần chống lạm phát . Tuy nhiên , việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đâù tư giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng . do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát , ổn định giá cả , ổn định đồng tiền . Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế .
  • 8. 2. tự do hoá lãi suất . 2.1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp . Trong cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp thì nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất ( cơ chế ấn định lãi suất ). Các ngân hàng và các tổ chức phải tuân theo một cách tuyệt đối . Chúng ta có thể thấy rằng cơ chế kiểm soát trực tiếp lãi suất có những thuận lợi nhất định như : dễ thực hiện , phù hợp với những nước đang phát triển với thị trường tài chính sơ khai và mức độ cạnh tranh kém, chưa có công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp và hạn chế trong năng lực quản lý điều hành . Tuy nhiên, nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng . Đó là : -Mặc dù chưa có định lượng rõ ràng cho thấy kiểm soát trực tiếp lãi suất như hiện nay đang cản trở phát triển kinh tế nhưng có dấu hiệu và lý do để tin rằng việc kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ, phân bổ nguồn tín dụng, và sự không hiệu quả do dễ bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả năng cạnh thấp dẫn đến làm giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng do sự thiếu linh hoạt và cứng nhắc. -Kiểm soát lãi suất cũng sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện tiền tệ bằng cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho vay, gây ra kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ, vì sự gia tăng mở rộng thị trường không được kiểm soát. -Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh , các tổ chức tín dụng kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do cạnh tranh khiến cho quá trình giải quyết khó khăn của họ tồn tại kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức . Cả hai loại rủi ro này đều có xu hướng nâng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng . 2.2.Lý luận chung về tự do hoá lãi suất
  • 9. Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính , tức là lãi suất được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung – cầu vốn trên thị trường , loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất . Nó cho phép các ngân hàng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình . Trong cơ chế tự do hoá lãi suất nếu nhà nước hoàn toàn không can thiệp đến hệ thống lãi suất thị trường thì đó là cơ chế tự do hoá hoàn toàn ( thả nổi hoàn toàn ) . Nếu nhà nước có tham gia can thiệp gián tiếp theo một định hướng xác định thì đó là cơ chế tự do hoá lãi suất có quản lý và khi đó NHTƯ tác động tới lãi suất chủ yếu dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở , tái chiết khấu , hợp đồng mua lại , và một phần dựa vào áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc . Có thể khái quát sự tác động gián tiếp đó như sau : Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market operations ) NHTƯ muốn đẩy mạnh tăng trưởng , mở rộng tín dụng bằng cách mua vào các chứng khoán có giá sẽ làm cho cung về tiền tệ tăng lên , dẫn đến lãi suất giảm . Ngược lại , khi NHTƯ muốn thu hẹp tín dụng bằng cách bán ra các chứng khoán có giá, cung tiền tệ giảm xuống dẫn đến tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ . Lãi suất tái chiết khấu ( Discount Rate) Khi NHTƯ nâng lãi suất tái chiết khấu , các NHTM phải tăng dự trữ để tránh phải vay với lãi suất cao khi thiếu hụt khả năng thanh toán . Đồng thời NHTM cũng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp cho những khoản tăng thêm dự trữ do vậy mà lãi suất thị trường tăng lên . Ngược lại, việc giảm lãi suất tái chiết khấu của NHTƯ cho phép các NHTM giảm dự trữ và hạ lãi suất cho vay, do đó làm hạ lãi suất thị trường . Hợp đồng mua lại ( Repurchase Agreement) Hợp đồng mua lại là hợp đồng bán những chứng khoán , trong đó người bán cam kết mua lại những chứng khoán này vào một thời điểm trong tương lai với mức giá
  • 10. được xác định trước trong hợp đồng. Như vây , thực chất hợp đồng mua lại là cho vay có thế chấp ( tức cho vay) , NHTƯ bơm tiền vào thị trường tài chính và do vậy làm giảm lãi suất ngăn hạn. Khi bán thế chấp từ tài khoản của mình , NHTƯ hút tiền ra khỏi thị trường tiền tệ và do đó làm tăng lãi suất ngắn hạn . 2.3.Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất Theo như trên đã đề cập thì với chính sách kiểm soát lãi suất có những hạn chế rất lớn và có những tác động một cách tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế , muốn phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ lành mạnh nhất thiết phải từ bỏ cơ chế kiểm soát này để có thể tận dụng được mọi nguồn lực trong nước nhằm tránh sự lãng phí . Thứ nhất , lãi suất được tự do hoá , biến động theo cung cầu về vốn , có thể phân bổ nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho những người vay một cách có hiệu quả nhất ; đồng thời đảm bảo thu hút tiền gửi với chi phí hợp lý nhất được cả ngân hàng và người gửi chấp nhận. Điều này không thể thực hiện được trong điều kiện lãi suất bị kiểm soát hành chính , làm cho các hoạt động đầu tư bị biến dạng . lãi suất được tự do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát , có khả năng điều tiết để thích nghi với điều kiện thay đổi , tự động tạo ra sự kích thích cho tăng trưởnn tài chính cải tiến và thay đổi cơ chế hành chính , cải tiến và thay đổi cơ câú mà chính phủ hoặc là không thể quản lý hoặc là chậm thu được kết quả . THứ hai việc thực hiện tự do hoá lãi suất cũng xuất phát từ thực tế là không được chính phủ hay của NHTƯ naò có đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát nguồn vốn một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau ,cho dù bộ maý hành chính và thanh tra ngân hàng có lớn đến đầu đi chăng nữa chúng ta có thế thấy được rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng . các chính trị gia , những người đi vay vốn nói chung , các doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nói riêng thì mong muốn làm sao có được những khoản vay với mức lãi suất có thể được ( ta thấy điều cũng khó có thể thoả mãn một
  • 11. cách tuyệt đối ), trong khi đó cac NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất cao ( một điều dẽ hiểu vì họ cũng là các nhà kinh doanh , hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu có lợi nhuận cao nhất ) , từ đây chúng ta có thể thấy được mâu thuẫn đã nảy sinh giữa người đi vay và người cho vay . Mối người đứng trên các quan điểm riêng của mình và có những cách đối sử khác nhau . Nhiều lúc vấn đề này được đưa ra bản thảo một cách gay gắt tuy nhiên không có lời giải cuối cùng , và ngưòi ta cũng không thể có bằng chứng thuyết phục nhằm đưa ra được một mức lãi suất hợp lý . Để giảm thiểu những tranh luận này cách tốt nhất là để lãi suất cho thị trường quyết định , tức là tự do hoá . Thứ ba, chúng ta đang sống trong một môi trường đang diễn ra toàn cầu hoá, mà toàn cầu hoá tài chính là điển hình nhất của quá trình này . Trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu hoá đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là giảm kiểm soát tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp như quy định trần lãi suất ; thay vào đó, để bảo đảm kiểm soát tiềm tệ được hiệu quả, các nước dần chuyển sang thực hiện các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, hợp đồng mua lại…,tức là các công cụ định hướng thị trường. Để đảm bảo hội nhập thành công trong lĩnh vực tài chính trước hết lãi suất phải được tự do hoá. Thứ tư, tự do hoá cho phép ngân hàng tự chủ hơn, và điều đó sẽ dẫn đến lãi suất tiền gửi và tiền vay cao hơn. Những thay như vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu tư của mình theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm nội địa, và do đó sẽ thay thế cho nguồn đi vay nước ngoài để tài trợ cho đầu tư. Nguồn tiết kiệm nội địa này được chuyển tải thông qua hệ thống tài chính ngân hàng chính thức mà không phải thông qua thị trường tiền tệ không chính thức. Tiết kiệm trong nước tăng lên và lãi suất thực cao hơn dẫn đến mở rộng đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Kết quả là làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa việc tăng lãi suất có thể thu hẹp khoảng chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ, từ đó có thể tránh được hiện tượng ngoại tệ hoá(tức là
  • 12. người dân trong nước sẽ không nắm giữ ngoại tệ như trước đây khi lãi suất chênh lệch quá lớn giữa hai đồng tiền ) nền kinh tế. Những lý do trên đã cho chúng ta thấy việc tiến hành thực hiện tự do hoá lãi suất là cần thiết cho bất cứ một quốc gia nào mong muốn phát triển nền kinh tế của nước mình một cách lành mạnh, tuy nhiên trong quá trình tiến hành tự do hoá lãi suất cần phải có những bước đi những cách thức thận trọng, hợp lý, có cân nhắc, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền kinh tế xã hội. B.Chính sách lãi suất và quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam 1.Quá trình nới lỏng cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam. Quá trình đổi mới cả về tổ chức và cơ chế chính sách hoạt động của ngân hàng sang cơ chế thị trường cũng là quá trình đổi mới việc điều hành chính sách lãi suất . Chính sách lãi suất của nhà nước ta trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ nhưng cũng rất thận trọng, đi đần từng bước phù hợp với từng giai đoạn trên con đường tiến tới chính sách lãi suất thị trường theo hướng tự do hoá lãi suất. Diễn biến quá trình nới lỏng chính sách lãi suất trong thời kỳ đổi mới có thể chia thành các giai đoạn: 1.1.Giai đoạn trước năm 1992. Mặc dù từ năm 1990 nhà nước ta đã ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng nhằm tách hệ thống ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp, từng bước chuyển hoá hoạt động của ngân hàng sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên do lạm phát còn ở mức độ rất cao nên chính sách lãi suất chưa thực hiện được lãi suất dương mà vẫn theo lãi suất âm. NHNN quy định cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay để các NHTM thực hiện. Đặc điểm lãi suất thời kỳ này là: -Lãi suất tiền gửu thấp hơn tỉ lệ lạm phát.
  • 13. -Lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động . 1.2.Giai đoạn từ cuối 1992 đến đầi 1996 . Trong giai đoạn này nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thực dương, tỉ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức thấp. Từ 1/10/1993 NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho phép các TCTD cho vay theo lãi suất thoả thuận vuợt mức cho vay cụ thể (QĐ 184/QĐ-NH1 ngày 28/9/1993). Lãi suất thoả thuận được hiểu là: nếu ngân hàng thiếu vốn thì được phép phát hành kì phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn tối đa 0.2%/tháng và cho vay vơi lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thoả thuận vơi khách hàng theo phương châm ngân hàng kinh doanh được và người vay chấp nhận được .Với cơ chế này mức chênh lệc giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất cao (từ 0,7%- 1%/tháng). Nên hầu hết các ngân hàng đều có lợi nhuận cao, tuy nhiên thiệt hại do các cá nhân doanh nghiệp vay vốn. Thời kỳ này lãi suất này bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ, cùng với lãi suất tái cấp vốn được hình thành vào đầu năm 1991 khi hai pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực . 1.3.Giai đoạn từ 1996 đến 8/2000.(cơ chế điều hành trần lãi suất được duy trì) Theo quy định, NHNN khống chế lãi suất cho vay tối đa và quy định khống chế chênh lệch bình quân giữa lẫi suât cho vay và lãi suất huy động vốn ở mức 0.35%/tháng (bao gồm cả phí, thếu và lợi nhuận) Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế đặc biệt trong năm 1998, 1999. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này ( từ 1.1%/tháng năm 1997 còn 0.7%/tháng từ 1/1/1999). Đây là lần đầu tiên các tổ chức tín dụng được tự do áp dụng lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong phạm vi giới hạn của nhà nước. Chính sách lãi suất đã kích thích hoạt động tín dụng buộc các NHTM chuyển hướng hoạt động đa năng, đổi mới
  • 14. cung cach phục vụ, mở mang thêm các loại hình dịch vụ tín dụng góp phần đa năng hoá kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Thành quả lớn nhất mà cơ chế trần lãi suất mang lại chính là tạo các cơ hội giảm chi phí một cách bình đẳng với mọi thành phần doanh nghiệp, tăng thêm động lực cho guồng máy kinh tế góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước. Có thể thấy việc điều chỉnh chính sách lãi suất trong thời kỳ này nhằm tiến tới một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu và thúc đẩy đầu tư tiêu dùng. 1.4.Giai doạn từ 8/2000 đến nay. Đến ngày 2/8/2000 NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất : xoá bỏ cơ chế trần lãi suất, qui định cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với lãi suất cho vay bằng nội tệ và cơ chế thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Theo điều 18 của luật NHNN Việt nam qui định “NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn” Khoản 12 điều 9 luật NHNN Việt nam giải thích “lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Khi xác định và công bố lãi suất cơ bản phải căn cứ vào: -Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. -Chỉ số lạm phát dự kiến trong năm. -Lãi suất gửi tiền phải thực dương. -Tình hình cung cầu vốn trên thị trường. -Lãi suất thị trường đấu thầu trái phiếu kho bạc nhà nước trong các phiên đấu thầu gần nhất.
  • 15. -Mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giá ngoại tệ, giữa lãi suất ngoại tệ với lãi suất nội tệ. -Thậm chí cả tình kinh tế chính trị trong và ngoài nước. Theo đó mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cơ bản cộng với tỷ biên độ giao động. NHNN công bố lãi suất cơ bản và biên độ giao động từng thời điểm trên cơ cung cầu tín dụng trong nền kinh tế Việt Nam và lãi suất trên thị trường quốc tế. Mới đây 5/2001 NHNN tuyên bố tự do hoá lãi suất đối với đồng ngoại tệ. Nội dung điều hành lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất thị trường phản ánh được tình hình cung cầu tín dụng trong nền kinh tế. Mặt khác đảm bảo được sự kiểm soát của NHNN, phù hợp với luật pháp và thực tiễn Việt nam. Tóm lại chính sách lãi suất phù hợp phải là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng mà chủ yếu là các nhà kinh doanh. Lãi suất gắn vơ quan hệ cung cầu vốn. Khi nào điều kiện cho phép NHHN có thể tự do hoá lãi suất trên cơ sở lãi suất cơ bản của luật NHNN Việt nam qui định. Có như vậy lãi suất tín dụng mới trở thành đòn bẩy trong cơ chế tạo vốn và sử dụng vốn của NHTM.Tự do hoá lãi suất tạo động lực cạnh trong các NHTM. Cạnh tranh thúc đẩy tiến bộ và phát triển trong hoạt động ngân hàng. 2. Tại sao Việt Nam lại chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ cơ chế điều hành lãi suất. Có thể nói đổi mới kinh tế Việt nam cùng với cải tổ khu vực tiền tệ ngân hàng đã diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô không được ổn định, khu vực tài chính quốc gia khó khăn tiền lực tài chính cũng như trình độ chuyên môn của hệ thống tài chính và khu vực sản suất thấp, chính vì vậy, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ lãi suất lãi suấtà hoàn toàn phù hợp.
  • 16. Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng, việc tự do hoá hoàn toàn lãi suất trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô bất ổn có thể gây ra khủng hoảng tài chính kinh tế. Điểm hình cho các hình thức thả nổi lãi suất trong bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định lãi suất là Achentina, Chilê và uraguay. Cả ba nước này đều rơi vào khủng hoảng. Tại sao vậy? Việc thả nổi lãi suất trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định thường làm tăng mạnh lãi suất để bảo hiểm rủi ro lãi suất, lạm phát cao không dự đoán trước được. Rủi ro đạo đức sẽ xẩy ra khi các ngân hàng lại lựa chọn các nhà đầu tư với các dự án có khả năng sinh lời cao để cấp tín dụng. Bên cạnh đó, lãi suất thực quá cao gây ra sự đổ vỡ hàmg loạt các đơn vị kinh tế có tỷ lệ sinh lời trung bình, nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi trong khu vực ngân hàng. Đối với nền tài chính quốc gia, những khó khăn cũng bùng phát, một phần do quá trình tự do hoá khu vực sản xuất(thường đi trước hoặc ít nhất lãi suất đi cùng với tự do hoá tài chính) làm mất đi nguồn thu thuộc sở hữu trước đây, bên cạnh đó lãi suất tăng mạnh lãm tăng các nghĩa vụ nợ của Chính phủ. Nghiêm trọng hơn, ở các nước này quá trình tự do hoá lãi suất thực đã làm gia tăng nhanh chóng vấn đề nợ nước ngoài . Khối tiền trong nước tăng mạnh cùng với nguồn ngoại tệ đổ vào gây áp lực hơn nữa đối với vấn đề lạm phát. Tình hình ngày càng nghiêm trọng và các trương trình ổn định với việc tái can thiệp của nhà nước đã xuất hiện hoặc khủng hoảng đã diễn ra. Thực tế Việt nam cũng minh chứng rằng, việc lựa chọn hình thức tiệm tiến là thích hợp. Thứ nhất, chương trình thí điểm lãi suất thoả thuận vào năm 1993 ngay lập tức cho thấy rằng lãi suất bị đẩy lên vượt xa so với tỷ lệ sinh lợi trong nền kinh tế 3,5%/tháng. Đó cũng chính là lý do buộc NHTƯ phải chấm dứt chương trình thí điểm này vào năm 1995. Thứ hai, thâm hụt ngân sách thời điểm cải tổ nền kinh tế rất cao, bình quân những năm 86-90 là 7,8% GDP. Thứ ba, mặc dù hệ thống ngân hàng đã được tăng cường đáng kể về mắt số lượng, nhưng tiềm lực tài chính rất mỏng, chuyên môn và công nghệ ngân hàng còn sơ khai, sự độc quyền vẫn phổ biến. Trong những điều kiện như vậy, việc thị trường hoá lãi suất theo liệu pháp sốc
  • 17. chắc chắn sẽ đẩy lãi suất lên rất cao. Ngoài ra, khả năng chống đỡ của khu vực sản xuất đối với việc tăng lãi suất thực cao hơn nữa ( nêu có ) rất thấp cũng là một lý do hạn chế việc theo đuổi hình thức thả nổi ngay lập tức lãi suất . Thức tế, sự đổ vỡ của khu vực tín dụng ngân hàng và các đơn vị kinh tế vào những năm 80-90 do lãi suất quá cao là một minh chứng cho vấn đề này. Thời gian sau đó , tình hình hầu như cũng không được cải thiện. Sự bùng phát các đơn vị kinh tế và khu vực trung gian tài chính đã tạo ra một mậng lưới các đơn vị kinh tế và trung gian tài chính với tiềm lực tài chính rất mỏng. Đối với các đơn vị kinh tế vốn vay thường chiếm tới 80%- 90% tổng vốn sản xuất. Hơn thế nữa, cỏ chế tài chính lỏng lẻo đã làm cho hầu hết các đơn vị kinh tế đều có những vấn đề tài chính. Sự ưu đãi có tính bao cấp nguồn tín dụng cho các DNNN đã ngày càng đẩy phu vực này ngập sâu vào nợ lần; Chất lượng tín dụng cũng như trình độ chuyên môn của khu vực tài chính không được cải thiện. Nói tóm lại, tiềm lực tài chính hay khả năng trống đỡ với lãi suất thực cao của toàn bộ khu vực sản xuất cũng như hệ thống trung gian tài chính vẫn rất thấp. 3. Liệu tốc độ điều tiết lãi suất của Việt nam trong thời gian qua có quá chậm? Lựa chọn hình thức nới lỏng lãi suất là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cho tới đầu năm 2000 trần lãi suất vẫn được sử dụng. Phải chăng tốc độ điều tiết lãi suất của Việt nam thời gian qua là quá chậm? Thực tế thời gian tự do hoá hoàn toàn lãi suất ở các nước nói chung là trên dưới 10 năm. ở Nhật bản là 15 năm(từ năm 1979-1994). Đối với nước ta, thời gian cho tự do hoá lãi suất có thể còn dài hơn vì chúng ta còn phải xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp. Hơn thế nữa cũng trong thời gian qua hàng loạt các sự kiện đã xẩy ra và một trong số đó đã hạn chế tiến trình tự do hoá lãi suất của Việt nam. Thứ nhất, việc sụt giảm giá đất vào giữa những năm 90 đặc biệt là ở những thành phố lớn đã có sự thay đổi chưa từng có. Đầu thập kỷ 90 việc cải tổ nền kinh tế đã làm cho kinh tế tăng trưởng và thu nhập đầu người tăng mạnh. Giá đất tăng vọt và kích thích nhiều hoạt động kinh tế mở rộng hơn nữa trong đó có tín dụng ngân hàng.
  • 18. Mặc dù vốn vay chiếm tới 80%-90% tổng vốn sản xuất tiền lực tài chính của các đơn vị kinh tế rất mỏng nhưng tín dụng vẫn được cấp ra trên nguyên tắc đảm bảo tài sản cầm cố thế chấp cho vay nợ tín dụng, đó là do sự tăng giá của bất động sản. Hơn thế nữa hệ thống pháp luật và những nguyên tắc thận trọng đối với hệ thống trung gian tài chính vẫn còn sơ khai , cho tới năn 95 hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng vẫn còn hoạt động theo hai pháp lệnh ngân hàng; hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra giám sát không cao, nên việc đắt vấn đề nới lỏng hơn nữa việc điều hành lãi suất có thể chưa chín muồi. Thứ hai, Việt nam tham gia AFTA từ năm 1995: đây cũng là một nhân tố hạm chế tốc độ tự do hoá lãi suất kinh doanh. ở nước ta hệ thóng sản xuất mà tiêu chuẩn chất lượng và giá cả vẫn đang là vấn đề nổi nên trong cạnh tranh và nguồn vốn chính yếu cho quá trình sản xuất và vốn tín dụng, thì việc tự do hoá lãi suất mà hệ quả là lãi suất thực tăng lên sẽ buộc phải tiến hành thận trọng hơn Thứ ba, các công cụ điều tiết gián tiếp chưa thực sự hoạt động . Cho đến nay việc tạo ra các công cụ để điều tiết lãi suất vẫn chưa có hiệu quả . Công cụ lãi suất được sử dụng trên cửa sổ triết khấu hiện nay là tái cấp vốn. Việc sử dụng khế ước vay vốn để tái cấp vốn làm kém đi điều kiện cân đối tiền hàng trong nền kinh tế. Hơn thế nữa , việc thiếu vắng các thị trường thứ cấp của các khế ước vay nợ làm yếu đi nguyên tắc tiền TƯ khan hiếm.Chất lượng các khế ước đem triết khấu thấpcũng làm giảm tính hiệu quả của quản lý tiền tệ. 4. Đánh giá những thành công và hạn chế của việc nới lỏng điều tiết lãi suất. 1. Những thành công. Quán triệt cơ chế lãi suất dương là nhân tố quan trọng chặn đứng tình trạng siêu lạm phát trong nền kinh tế vào những năm cuối thập kỷ 80. Lượng tiền đang tràn lan trong lưu thông bị cuốn hút vào khu vực trung gian tài chính đã nhanh chóng đóng góp vào việc kéo từ lạm phát phi mã xuống còn lạm phát hai coa số. Tiết kiệm nền
  • 19. kinh tế do đó làm tăng vọt (tất nhiên một nguyên nhân quan trọng khác đối với tỷ lệ tăng vọt tỷ llẹ tích luỹ là việc chấp nhận nền kinh tế hàng hoá đa thành phần, khơi dậy mọi tiềm năng của các lĩnh vực trong nền kinh tế). -Cơ chế lãi suất dương là một trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh cháng của mạng lưới các TCTD trong nền kinh tế. -Sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, sự tăng vọt tiết kiệm trong nước là nền tảng cho hoạt động vay và cho vay của hệ thống các TCTD. Có thể cói đối với môti nền kinh tế hoạt động chủ yếu bằng vốn vay(80%-90% )thì việc theo đuổi cơ chế lãi suất dương kéo theo sự phát triển hoát động của hệ thống ngân hàng là một kênh quan trọng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thập kỷ qua. -Việc theo đuổi tự do hoá lãi suất theo hình thức tiệm tiến và việc kết hợp tương quan lãi suất nội ngoại tệ cùng với các biện pháp tài chính tiền tệ hợp lý khác có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn dòng chuyển dịch nguồn tiền tệ, quản lý ngoại hối đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng. Vào năm 1998 , khu vực tiền tệ-ngân hàng phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng của khủng hoảng Châu á, áp lực giảm giá VNĐ suất hiện không chỉ bắt nguồn từ các hoát động hữu hìngân hàng, cụ thể là tình trạng xấu đi nhanh chóng của hoạt động đối ngoại (năm 1997 tỷ lệ tăng trưởng suất khẩu chỉ đát 22,0% so với mức tăng 34,4% năm 1995 và 33.2% năm 1996, số vốn đầu tư trực tiệp chỉ bằng 73% năm 1996). Mà hiệu ứng tâm lý lan truyền về sừ phá giá của đồng Viết nam tiếp theo sự phá giá của hàng loạt các đồng tiền khác trong khu vức châu á đã gây ra ngân hàng những bất ổn trên thị trường ngoại hối. Trong bối cảnh ngân hàng như vậy, việc còn duy trì kiểm soát lãi suất là rất thiết thực. Vì NHTƯ có thể ngay lập tức tăng giá trị tương đối của việc nắm giữ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suất của các sản phẩm tài chính của hệ thống ngân hàng.
  • 20. Thực tế NHTƯ Việt Nam đã sử dụng chính công cụ này để hạn chế dòng dịch chuyển nguồn tiền tệ cụ thể là: + Tăng trần lãi suất từ 1,1% lên1,2%/tháng đối với tín dụng ngắn hạn và từ 1,2% nên 1,25%/tháng đối với tín dụng trung và dài hạn. +Giảm lãi suất ngoại tệ theo quyết định 309/1998-NHNN1 ngày 10/9/1998. Theo qutết định này trần lãi suất áp dụng với các loại hình không kỳ hạn ,kỳ hạn 6 tháng và trên 6 tháng giảm xuống tương ứng ở mức 3%/năm và 3,5%/năm. Hơn thế nữa khủng hoảng kinh tế Châu á đã làm bùng phát nợ của hệ thống ngân hàng cuối năm 1997. Trong thời kỳ này nếu việc kiểm soát lãi suất bị soá bỏ hoàn toàn thì hệ thống ngân hàng sẽ bị đẩy vào tình trạng rủi ro cao, đặc biệt là đang tồn tại sự bảo đảm ngầm của nhà nước. Lãi suất tín dụng có thể bị đẩy lên cao vì chính các khách hàng cũng muốn theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để cải thiện những khó khăn về tài chính do điều kiện bất ổn kinh tế trong-ngoài nước gây ra và bản thân ngân hàng cũng có động cơ theo đuổi các hoạt động mạo hiểm để bù lỗ. Với sự đảm bảo ngầm của nhà nước cho khu vực trung gian tài chính, rủi ro đạo đức sẽ tiệp tục tăng lên. Việc xoá bổ lãi suất đầu vào-đầu ra vào năm 1998 cũng là phù hợp. Một mặt các TCTD cần tự chủ trong từng trường hợp quyết định mức lãi suất tiền gửi để hạn chế sự dịch chuyển tiền tệ. Mặt khác, tình trạng tài chính của các TCTD không như nhau được phơi bầy trong thời kỳ khủng hoảng, hạn chế việc áp dụng các kiểm soát như nhau đối với lãi suất kinh doanh của các TCTD. Có thể nói, cơ chế lãi suất thích hợp cùng với các biện pháp tiền tệ, ngoại hối, hành chính được áp dụng đã rất thành công trong việc duy trì sự hoạt động và tính ổn định của thị trường ngoại hối cũng như giá trị đòng VNĐ. Kết quả này được thể hiện một phần ở sự dịch chuyển cơ cấu tiền gửi ngân hàng : Tiền gửi nội tệ trong 11 tháng năm 98 đã tăng 18,8% so với mức giản 1,9% trong tháng 1.
  • 21. -Việc còn duy trì kiểm soát thay vì thả nổi hoàn toàn lãi suất hạn chế phần nào những tác động tiêu cực của giảm phát trong năm 99. Nền kinh tế rơi vào suy thoái, khu vực sản xuất thực sự gặp khó khăn. Vì vốn vay chiếm tới 80-90% vốn sản xuất nên các áp lực giảm lãi suất nảy sinh trong khu vực sản xuất. Ngược lại, trong khu vực ngân hàng các áp lực tăng lãi suất lại chiếm ưu thế vì : Thứ nhất, thực hiện các qui chế lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng . + Thực hiện qui chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. + Trích nộp chi phí bảo hiểm tiền gửi. Thứ hai, chi phí cho nguồn vốn ngoại tệ mà các ngân hàng đã huy động nhưng không cho vay được cũng là một kênh đội chi phí hoạt động của ngân hàng lên. Có thể nói, với những mâu thuẫn trên đây ,việc còn duy trì kiểm soát lãi suất thay vì soá bỏ hoàn toàn là hớp lí. Thực tế NHNN đã phải liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất tín dụng do sự trì trệ trong nền kinh tế mà biểu hiện cụ thể là tình trạng lạm phát âm kéo dài liên tục trong 8 tháng năm 99, trong khi các tổ chức tín dụng lại miễn cuỡng chấp hành và đôi khi còn vi phạm bằng việc đặt ra các phí phi lãi suất . 2. Những hạn chế của cơ chế lãi suất trong thời kỳ đổi mới. Cơ chế trần lãi suất tín dụng giường như không thích hợp đối với môi trường kinh tế vĩ mô thay đổi thường xuyên. Nền kinh tế vĩ mô mặc dù đã có những cải thiện đáng ghi nhận, nhưng chưa thực sự đi vào ổn định. Lạm phát âm suất hiện và kéo dài liên tục trong nhiều tháng vào năm 96, 99. NHNN, do đó đã phải giảm liên tục trần lãi suất tín dụng, đặc biệt là trong các năm 1996, 1999 (tần suất lên tới 4 lần vào năm 96 và 5 lần vào năm 99). Những lần điều chỉnh trần lãi suất tín dụng của NHNN đã tạo ra tình trạng thay đổi có tính chất thang bậc về lãi suất kinh doanh của các
  • 22. TCTD. Do bậc thang chênh lệch lãi suất(Mức độ điều chỉnh lãi suất từng lần của NHNN tương đối lớn) và tần suất điều tiết của NHNN lớn nên trên trên thị trường, dư nợ tín dụng không có động cơ tăng (mặc dù lãi suất đã giảm mạnh) vì khách vay hy vọng lãi suất sẽ tiệp tục giảm. -Thời điểm tự do hoá lãi suất tiền gửi không hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, đặc biệt là nền kinh tế thiếu các dự án kinh tế khả thi, giảm phát kéo dài thì việc hạ lãi suất là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề ở chỗ các TCTD lại không tự giảm lãi suất như một biện pháp cứu cách cho mình mà chỉ coi đó là biện pháp đơn thuần hỗ trợ cho nền kinh tế. Chính vì vậy mặc dù trần lãi suất liên tục được điều chỉnh giảm liên tục năm 99 nhưng các TCTD không có phản ứng phía lãi suất đầu vào mặc dù ứ đọng vốn đã phổ biến. Phải tới lần điều chỉnh lãi suất lần thứ ba 9/99 của NHNN, các TCTD mới bắt đầu hạ lãi suất đầu vào. Điều này đã làm sấu đi tình trạng của các TTCK . Không dừng lại ở đó , nguồn vốn huy động đã tăng mạnh như là kết quả của việc duy trì lãi suất tiền gửi trong khi lạm phát liên tục âm, làm trầm trọng hơn tình trạng ứ đọng vốn của hệ thống ngân hàng và chủ trương kích cầu cũng bị hạn chế. ở đây việc tự hoá lãi suất đầu vào của NHNN có lẽ là quá sớm. Việc tự do hoá lãi suất đầu vào là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lãi suất tiền gửi nội tệ thấp hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ. Việc tự do hoá lãi suất tiền gửi ngoại tệ vào tháng 2/2000 cũng có vẻ không đúng thời điểm, nó mở đường cho một dòng dịch chuyển tiền tệ mới với tốc độ nhanh hơn. Việc tự do hoá lãi suất ngoại tệ trong bối cảnh lãi suất quốc tế tăng, lãi suất đồng nội tệ đang ở mức thấp và thị trường tín dụng rất trầm lắng đã dẫn đến một cuộc chạy đua kinh doanh ngoại tệ bằng cách tăng lãi suất huy động USD kẻ từ tháng 4/2000 . Kết quả là lãi suất huy động USD của các TCTD Việt Nam nên cao hơn mức lãi suất huy động VNĐ đối với các loại hình huy động có thời hạn từ một năm trở xuống. Lãi xuất USD của các TCTD trong nước nên cao hơn lãi suất nọi tệ , uy tín và sự ổn định của VNĐ thấp hơn so với USD, cơ chế cũng như thực tế điều hành tỷ giá lại có xu hướng giảm giá
  • 23. VNĐ tronh khi hiệu quả quản lí ngoại hối chưa cao , tâm lý sùng bái ngoại tệ còn lớnđã dẫn đến tình trạng dịch chuyển tiền tệ và sự trỗi dậy của thị trường ngoại tệ phi chính thức. Thực tế tiền gửi VNĐ đã được rút ra mua ngoại tệ. Chính vì thế huy động ngoại tệ đã tăng mạnh đạt 13,9% năm 2000 so với năm 1999, trong khi huy động nội tệ chỉ đạt 8,3% năm 2000 so với thời điểm 31/5/2000. Nguồn huy động ngoại tệ tăng trong khi cầu ngoại tệ thấp trần lãi suất tín dụng trong nước không cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế đã làm cho rủi ro tín dụng trong nước lại rất cao so với gửi ở các tổ chức tín dụng quốc tế . Nên các TCTD Việt nam đã chuyển nguồn vốn huy động được ra gửi tại thị trường tài chính nước ngoài . Lãi suất cho vay tiền đồng tại một số ngân hàng Ngày tham khảo 9.10.2001 Nhà nước&PTN T ACB Sacombank EAB SFC Lãi suất % tháng Ngăn hạn 0.62-0.85 0.9 0.8-0.9 0.9 0.8-0.9 Trung hạn,dài hạn 0.62-0.85 1.0-1.1 1.1 0.9-1.1 Vay sinh hoạt trả góp Lãi trên dư nợi ban đâu* 0.7 0.7-0.75 0.7 0.65 Lãi theo dư nợ giảm dần** 0.85 Vay mua nhà đất Lãi trên dư nợ ban đầu 0.7 0.7-0.75 0.65 Lãi theo dư nợ giảm dần 0.85 0.9 (6thángđầu )() Ngắn hạn() Trung hạn() 0.65 * Lãi cộnh vốn chia đều trả hàng tháng
  • 24. **Lãi giảm theo nợ vay trả giảm dần ()Thời gian còn lại:bằng lãi suất tiết kiệm12 tháng=(0.35 hoặc 0.45%tháng) () từ 0.6 đến nhỏ hơn 0.9 () từ 0.6 đến nhỏ hơn 1.1 c.Một số giải pháp cho quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất. 1.Kinh nghiệm của các nước trong quá trìngân hàng tự do hoá lãi suất . Trong quá trình phát triển của mình các nước để lại không ít những bài học lớn cho các nước đi sau học tập. Việc học tập kinh nghiệm của các nước là một điều cần thiết nhằm rút ra ngân những sai lầm, thất bại, khiếm khuyết từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp khắc phục để có những bước đi hợp lý. Tuy nhiên quá trình đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn đó và áp dụng vào điều kiện kinh tế xã họi của những quốc gia đi sau cũng không tránh khỏi những va vấp nhất định bên cạnh một số quốc gia ddã thành công. Vấn đề tự do hoá lãi suất cũng là một kịch bản tương tự. Nhiều nước, cả các nước phát triển và đang phát triển đã thực hiện các bước để tự đo hoá hệ thống tài chính (mà hạt nhân là tự do hoá lãi suất ) trong thập kỷ vừa qua. Lãi suất được tự do hoá ở Nhật Bản, Achentina, úc , Chilê, Pháp…ở các nước khác chẳng hạn Thái Lan và Nam Tư trần lãi suất được quản lý mềm dẻo hơn trước đây. Các công trình nghiên cứu cho thấy, áp dụng mức trần lãi suất cứng nhắc đã kìm hãm tăng trưởng tiết kiềm và giảm hiệu quả đầu tư. Tự do hoá tài chính(đặc biết là tự do hoá lãi suất ) Góp phần huy động nguồn lực thông qua hệ thống tài chính chính thức và nâng cao hiệu quả hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, tại sao trong quá trình điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá của các nước lại không giống nhau thậm chí có những kết quả trái ngược. Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến độ tự do hoá. Đến lượt mình cách thức và tiến trình tự do hoá lại phụ thuộc vào xuất phát diểm của mỗi nước(mức độ kiểm
  • 25. soát tài chính, đặc điểm và tính chất của hệ thống tài chính, khả năng quản lý của các cấp quản lý vĩ mô…), vào điều kiện quốc tế trong từng giai đoạn tự do hoá. Vấn đề ở đây là tiến hành ngững bước đi , cách thức trong quá trình tự do hoá lãi suất của các quốc gia, nếu những quóc gai nào trong quá trình tiến hành tự do hoá lãi suất mà có những bước đi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình thì chúng ta thấy được rằnghọ sẽ thành công, ngược lại những quốc gia tiến hành một cách máy móc không chú ý đến điều kiện khách quan của nước mình thì cầm chắc thất bại.Như trường hợp Malaisia từ năm 1981 đã cho phép các NHTM tự tính lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình dựa trên chi phí thực tế . Nhưng ngay say đó, NHTƯ nhận thấy rằng thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, viếc cho phép các NHTM tự xác định mức lãi suất cơ bản như vấy theo nguyên tắc tự do hoá lãi suất sẽ dẫn đến cạnh tranh quá mức giữa các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn trong kinh doanh của các NHTM sẽ bị đe doạ. Chính vì vầy để giải quyết kịp thờu vấn đề nêu trên và nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế(1985-1986), vào năm 1987 Malaisia chuyển sang điều hành lãi suất theo hướn vừa đảm bảo điều tiết của NHTƯ vừa duy trì ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của các NHTM. NHở đó mà lãi suất đã được quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường, và dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng . Theo kinh nghiệm của Nật Bản, để điều hành lãi suất , bên cạnh lãi suất có tính chất định hướng là lãi suất tái chiết khấu, họ cũng có áp dụng một số lãi suất có điều tiết mà được xây dựng trên cơ sở lãi suất tái chiết khấu. Thông thường theo cách này họ xác định được lãi suất cơ bản chính là sàn lãi suất cho vay đảm bảo an toàn hệ thống. Ngoài ra lãi suất trên thị trường như thị trường liên ngân hàng , lãi suất trên thị trường mở là lãi suất tự do , có nghĩa là được xác định trên cơ sở cung cầu về vốn. Đối với những nướ điều hành chính sách lãi suất theo hướng tự do há hoàn toàn như Anh và Mỹ, lãi suất được công bố hoàn toàn dựa và cung cầu vốn trên thị trường
  • 26. tiền tệ. Tuy nhiên để thực hiện điều hành lãi suất theo cơ chế này đòi hỏi các nước áp dụng phải có nền kinh tế thực sự phát triển và ổn định,đồng thời phải có đầy đủ những công cụ và chế tài cần thiết để can thiệp khi diễn ra những biến động về tài chính, ngay cả trong trường hợp lãi suất đang ổn định và do thị trường quyết định thì các nhà quaný lý và điều hành chính sách tiền tệ vẫn có thể can thiệp theo cách này hay cách khác nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra. Tóm lại những tác động bên trong và bên ngoài đòi hỏi tự do hoá lãi suất phải rất thận trọng, bất kỳ sự nhảy vọt nào cuũng sẽ dẫn đến khủng hoảng. Trường hợp khủng hoảng và thất bại của Braxin, Chi lê, Achentina… những năm 80 và đầu thập kỷ 90 cũng như của Đông Nam á hiện nay trong tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng cho thấy măc dù nền tài chính được tự do hoá mạnh mẽ nhưng kinh tế vĩ mô lại mất ổn định, tỷ lệ tiết kiệm trong nước suy giảm, lợi nhuận của các doanh ngiệp giảm, thiếu vốn đầu tư trầm trọmg. Chính sách tự do hoá lãi suất và lãi suất thực cao ở các nước này làm trầm trọng thêm vấn đề nợ nhà nước, nợ quá hạn , nợ khó dòi và NHTƯphải tài chợ thêm cho khu vực công cộng. Ngay đối với những nước phát triển nếu thiếu sự kiểm soát điều tiết của nhà nước thì khủng hoảng vẫn có thể xẩy ra, Từ kinh nghiệm của các nước ngoài, chúng ta thấy rằng tự do hoá lãi suất phải được tiến hành từng bước, gắn liền với đổi mới toàn bọ nền kinh tế với tự do hoá các lĩnh vức khácvới củng cố hành lang pháp lý, nhận thức của nhân dân , trình độ quản lí kimh tế và cả thói quen truyền thống của nhân dân. 2.Những điều kiện để tự do hoá lãi suất thành công ở Việt Nam. Qua đúc kết kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, tự do hoá lãi suất chỉ có thể thành công ở nước ta khi chúng ta có đủ các điều kiên sau đây: Thứ nhất, nền kinh tế vĩ mô ổn định và đủ chắc chắn để chịu đựng được các tác động , các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế khi tự do hoá lãi suất hoàn toàn.
  • 27. Thứ hai , thị trường tài chính(thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán) hình thành và vận hành có hiệu quả. Thứ ba, có môi trường pháp lý và thể chế tương đối đồng bộvà hoàn chỉnh đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Có quy chế phòng ngừa, bù đắp chi phí hoàn thiện , hữu hiệu đảm bảo hạn chế và bù đắp được những rủi ra có thể xẩy ra trong hoạt động của các trung gian tài chính. Thứ tư, hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh có uy tín. Các cơ quan này không chỉ có công nghệ hiện đại mà phải có sự phát triển về bề sâu, có kinh nghiệm về quản lí lâu dài ở nhiều khía cạnh. Thứ năm, hệ thống ngân hàng ổn định hoạt động hữu hiệu . Tăng cường sự thanh tra giám sát chắt chẽ của NHNN đối với các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh nói chung và thực thi chính sách tiền tệ nói riêng. Thứ sáu, chọn thời điểm bắt đầu, tốc độ và lộ trình (tức trật tự sử dụng các công cụ) tự do hoá lãi suất phù hợp với điều kiện và bbối cảnh của nền kinh tế. 3Một số giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. Hiện nay xu hướng hội nhập toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu,bên cạnh những thuận lợi thì cũng đặt ra cho chúng ta không ít những khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng là một xu hướng khách quan tất yếu. Tuy nhiên đối với nước ta chúng ta chưa thể tiến hành tự do hoá lãi suất hoàn toàn ngay được bởi các nguyên nhân sau: Việt Nam đang phải đối mặt vối thực trạng hệ thống tài chính còn kém phát triển và tình trạng thieéu thông tin của thị trường tài chính cũng như các sản phẩm tài chính . Trong nền kinh tế, thị trường tín dụng không phải lúc nào cũng điều chỉnh đủ nhanh để cân bằng giữa cung và cầu khi thị trường thay đổi.
  • 28. Các công cụ kiểm soát tiền ttệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu còn kém phát triển, chưa đủ sức chi phối lãi suất thị trường. Tình hình tài chính của các NHTM không được tốt, do vốn tự có thấp và tồn tại một khối lượng lớn nợ khó đòi. Việc tự do hoá lãi suất có thể làm giảm khả năng sinh lời, sự lành mạnh của các ngân hàng và hạn chế các doanh nghiệp vay vốn. Vấn đề này là rất nghiêm trọng trong khi công tác thanh tra và kiểm soát của NHNNcòn hạn chế yếu kém như hiện nay. Trình độ quản lý của các cơ quan vĩ mô chưa thực sự tốt . Nền kinh tế chưa thực sự vững chắc đủ để chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn ; chúng ta có thể mất ổn định vĩ mô qua việc tăng lạm phát, nợ nước ngoài và suy giảm kinh tế. Từ những phân tích trên đây , có thể thấy rằng Vệt Nam chưa thể thức hiện tự do hoá lãi suất hoàn toàn ngay được. Hiện nay mô hình tự do hoá lãi suất có sự quản lý của nhà nước sẽ phù hợp hơn đối với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta, NHNN với tư cách là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ quốc giãe sử dụng các công cụ tiền tề gián tiếp để tham gia điều chỉnh mức lãi suất thị trường nhằm phát huy vai trò của lãi suất đối với sự phát triển nền kinh tế xã hội Để thực hiện thành công cơ chế tự do hoá lãi suất có sự quản lý của nhà nước của Việt Nam, chúng ta cần theo một số giải pháp sau: -ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng GDP cao và ổn định, kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở mức thấp cân đối ngân sách nhà nước. -Củng cố hệ thống ngân hàng từ TƯ đến cơ sở, chú trọng khu vực nông nghiệp nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường thông tin về thị trường tài chính - tiền tệ – chứng khoán đảm bảo cân đối gữa cung và cầu về vốn.
  • 29. -Xác định và phân chia rõ ràng nhiệm vụ, các mục tiêu chính sách quốc gia về kinh tế xã hội cho hệ thống tín dụng ngân hàng – ngân sách. -Đẩy mạnh hơn nứa các công cụ tài chính như thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác để thực hiện có hiệu quả các công cụ quản lý tiền tệ gian tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu thay thế cho vai trò của lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. -ổn định và lành mạnh thị trường tài chính. Nâng cao khả năng vốn tự có của các NHTM, xử lý các khoản nợ thu hồi, nợ quá hạn, đổi mới nghiệp vụ và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN. -Nâng cao căng lực quản lý nền kinh tế của cơ quan vĩ mô đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cuzr qúa trình hội nhập kinh tế nước ta.
  • 30. Kết luận Lãi suất là loại giá cả đặc biệt được sử dụng làm đòn bẩy cho ngững mục tiêu khác nhau. Việc điều chỉnh và đưa ra những chính sách hợp lý trong từng thời kỳ một cách phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước sao cho chính sách lãi suất thực sự phát huy hiệu quả của nó một cách tích cực đối với sự phát triển kinh tế là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải sử lý nhiều mối quan hệ khác nhau. Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính, tức là lãi suất được biến động để phản ứng theo các lực lượng cung cầu thị trường; loại bỏ những áp đặt mang tính chất hành chính, cho phép các ngân hàng tự chủ trong việc tự do ấn định các mức lãi suất của mình và khi đó NHTƯ tác động gián tiếp với lãi suất dựa trên các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, tái triết khấu. Một chính sách lãi suất hiệu quả sẽ đảm bảo cho nó phát huy được những mặt tích cực của nó, tránh được sự lãng phí các nuồn lực. Điều này là cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam, một nước đang phát triển đang tiến hành CNH-HĐH đất nước. Nhận thấy những mặt tích cực của việc tự do hoá lãi suất Chính phủ Viết Nam thông qua NHNN đã thay đổi cách nhìn nhận về tự do hoá lãi suất, từ đó có những chính sách lãi suất phù hợp với điều kiện nước ta trong giai đoạn hiện nay . Trong thời gian tới chính sách lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theo hướng tự do hoá, phù hợp với mức độ hội nhập vào thị trường tà chính khu vực và Quốc tế. Khi các điều kiện đã hội đủ, chúng ta sẽ chuyển sang cơ chế tự do hoá lãi suất nhưng vẫn có sự điều tiết giàn tiếp của NHNN ta để đản bảo giữ vững “định hướng” cho hoạt động của hệ thống ngân hàng . Tài liệu tham khảo
  • 31. 1.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Frederic S.Mishkin. 2.Tiền tệ và hoạt động ngân hàng . Lê Vinh Danh. 3.Lý thuyết tổng quan về nhân dụng lãi suất và việc làm. M Keynes Nxb sự thật 1989. 4.Tạp chí Thị trường tài chính số 7,10,12/2000;số1+2,3+4,15/2001. 5.Tạp chí ngân hàng tháng10.11/2000,tháng7,10/2001. 6.Tạp chí kinh tế phát triển số2,4/2000 7.Thời báo ngân hàng ngày 25/4/2001,9/10/2001. 8.Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ ,Học viện ngân hàng 9.Dự thảo giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ,Đại học kinh tế quốc dân
  • 32. Mục lục Lời mở đầu. .......................................................................................................................1 A.lý luận chung về lãi suất và tự do hoá lãi suất . .........................................................2 1.Lãi suất..........................................................................................................................2 1.1Một số khái niệm về lãi suất .......................................................................................2 1.2.Vai trò của lãi suất .....................................................................................................3 1.2.1.Lãi suất với sự phân bổ các nguồn lực...................................................................3 1.2.2.Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.........................................................................4 1.2.3.Lãi suất với đầu tư...................................................................................................4 1.2.4.Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu. ...................................5 1.2.5.Lãi suất với lạm phát...............................................................................................5 2.Tự do hoá lãi suất . ......................................................................................................6 2.1.Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp. .............................................6 2.2.Lý luận chung về tự do hoá lãi suất ..........................................................................6 2.3.Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất ..................................................................7 B.Chính sách lãi suất và quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam. ..........................................................................................................................9 1.Quá trình nới lỏng cơ chế điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam.................9 1.1.Giai đoạn trước năm 1992..........................................................................................9 1.2.Giai đoạn từ cuối năm 1992 tới đầu năm 1996. ............................................................................................................................................1 0 1.3.Giai đoạn từ cuối 1996 đến 8/2000. ............................................................................................................................................1 0
  • 33. 1.4.Giai đoạn từ 8/2000 đến nay. ............................................................................................................................................1 1 2.Tại sao Việt Nam lại chọn hình thức tiệm tiến trong cải tổ cơ chế điều hành lãi suất? ............................................................................................................................................1 2 3.Liệu tốc độ điều tiết lãi suất của Việt Nam thời gian qua có quá chậm? 4.Đánh giá ngững thành công và hạn chế của việc nới lỏng điều tiết lãi suất . ............................................................................................................................................1 3 4.1.Những thành công. ............................................................................................................................................1 4 4.2.Những hạn chế. ............................................................................................................................................1 7 C.Một số giải pháp cho quá trình tiến tới tự do hoá lãi suất. ............................................................................................................................................1 9 1.Kinh ngiệm của các nước trong quá trình tự do hoá lãi suất. ............................................................................................................................................1 9 2.Những điều kiện để tự do hoá lãi suất thành công ở Việt Nam. ............................................................................................................................................2 1
  • 34. 3.Một số giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất ở Việt Nam ............................................................................................................................................2 1