SlideShare a Scribd company logo
1. NHTW có thể thay đổi mức cung tiền bằng những công cụ nào? Trình
bày nội dung các công cụ đó? Nêu xu hướng sử dụng các công cụ để
điều tiết khối lượng tiền cung ứng hiện nay?
Trả lời:
- Khái niệm: ngân hàng trung ương là một định chế quản lý Nhà nước về tiền
tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các
ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong
phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.
- Các công cụ mà NHTW có thể sử dụng để thay đổi mức cung tiền đó là: tỷ lệ
dự trữ bắt buộc,lãi suất,nghiệp vụ thị trường “mở”,hạn mức tín dụng, ,công
cụ tái cấp vốn
- Nội dung:
* Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàn trung gian phải đưa vào dự
trữu theo luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ
bắt buộc – do ngân hàng trung ương quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà ngân hàng trung gian huy động được, phải
để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mối ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau
khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể hạn chế hoặc bành
trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế.
Một cách khái quát, khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ
bắt buộc thì ngân hàng trung ương có thẻ làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ
thống ngân hàng trung gian, và kết quả là khối tín dụng mà các ngân hàng trung
gian có thể cung ứng cho nền kinh té giảm hoặc tăng. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc
là công cụ mang tính chất hành chính của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết
mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo
tiền.
Ưu điểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ là nó có
thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền
lực. Mặt khác, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động
của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn. Tuy nhiên, ưu điểm vừa nêu cũng có mặt trái
1
của nó. Đó là khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ,
nó khó có thể thực hiện được nều sử dụng công cụ này. Bên cạnh đố, việc thay đổi
tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu doanh lợi của các ngân hàng
thương mại. Hơn nữa, nếu thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ gây
ra tình trạng không ổn định cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý
khả năng thanh khoản của các ngân hàng này khó khăn hơn. Do đó, một sự gia
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đòi hỏi ngân hàng trung gian, cũng như phải để cho các
ngân hàng trung gian một thời gian đủ để tăng khoản dự trữ lên mức bắt buộc mới.
* Lãi suất
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo
sụ biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối
lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ
yếu của chính sách tiền tệ. thực tế cho thấy, tùy theo điều kiện thực tế và trình độ
phát triển của thị trường tài chính, ngân hàn trunguwowng có thẻ sử dụng công cụ
lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ theo các chính sách sau:
- Ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy
định các loại lãi suất như:
+ Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc
+ Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất
giới hạn
+ Công bố lãi suất cơ ản cộng với niên độ giao dịch
Dựa vào các loại lãi suất đã được ấn định, ngân hàng trung gian áp dụng để
giao dịch kinh doanh với khách hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời
kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, cũng như ở các nước đang
phát triển khác trước đây. Một trong những lý do chính để giải thích tại sao ngân
hàn trung ương không để thị trường quyết định lãi suất mà phải quy định chặt chẽ
lãi suất như vậy là vì trình độ phát triển thị trường tiền tệ còn thấp, năng lực cạnh
tranh các ngân hàng trung gian còn yếu kém.
- Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình
thành theo theo cơ chế thị trường. Và để can thiệp vào lãi suất thị rường,
ngân hàng trung ương có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách:
+ Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường.
2
+ Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường
mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.
Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung
ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian
trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng
trung gian. Nếu chính sách của ngân hàng trung ương là muốn bành trướng khối
tiền tệ , ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc
đi vay tái chiết khấu cũng được dễ dãi. Trong trường hợp này, ngân hàng trung
gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ,
sẽ thực hiện ngân lãi suất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo
hướng khó khăn hơn. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các ngân hàng trung
gian, và gián tiếp gây áp lực buộc các ngân hàng trung gian nâng lãi suất cho vay.
Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của ngân hàng
trung ương còn có vai trò quan trọng khi nó giúp các ngân hàng trung gian khai
thông ăng lực thanh toán,nhờ đó có thể cứu vãn được những cơn sụp đổ tài chính
– ngân hàng. Cụ thể , khi các ngân hàng bị đe dọa phát sản, ngân hàng trung ương
sẽ cấp dự trữ cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ
đó khôi phục được khả năng thanh toán của những ngân hàng này. Vài trò này
ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang trải qua những khó khăn
ngày càng nhiều của hệ thống ngân hàng hiện nay.
Tuy nhiên chính sách tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định:
- Thứ nhất, có thể tạo cho các ngân hàng trung gian tính ỷ lại mà chúng ta đã
phân tích trong phần 2.2 của chương này.
- Thứ hai, ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nhưng
không thể bắt buộc các ngân hàng trung gian phải đi vay. Nghĩa là ngân
hàng trung ương bị lệ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian khi sử
dụng công cụ này.
Từ đó, các nhà kinh tế có đề xuất những biện pháp cải cách công cụ tái cấp
vốn. Đề xuất được sự đồng tình rộng rãi nhất là đề xuất gắn lãi suất tái chiết khấu
sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một nguyên nhân chính gây ra các biến động
trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu với một lãi suất thị trường, vì nhận
thấy có nhiều điểm lợi:
3
- Thứ nhất, hầu hết những biến động trong khoảng cách giữa lãi suất thị
trường với lãi suất tái chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một
nguyên nhân chính gây ra các biến động trong khối lượng các khoản xin tái
chiết khấu.
- Thứ hai, ngân hàng trung ương vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp
vốn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, mà không sợ bị các ngân
hàng lợi dụng. Bởi vì lúc này các ngân hàng trung gian sẽ không còn đi vay
từ của sổ chiết khấu để sinh lưoij được nữa, bắt buộc nó phải cân nhắc kỹ
trước khi dấn thân vào một cuộc mạo hiểm trong kinh doanh.
Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất đòi hỏi nền kinh tế cần phải có
những điều kiện cơ bản nhất định:
- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định
- Hành lanhg pháp lý ổn định, hoản chỉnh và đồng bộ
- Hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu, có sức cạnh tranh cao
- Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả
- Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý
Trong xu thế nhội nhập, việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất là cần
thiết, song cần tiến hành một cách thận trọng, cân nhắc kỹ càng, tránh nóng vội để
có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế xã hội.
Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng
của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những
điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, sẽ có tác dụng trực tiếp
đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng như ảnh
hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh
toán quốc tế. ngược lai, nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện
thực tế của nền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm, trói buộc nền kinh
tế.
* Thị trường mở
Công cụ thị trường mở phản ánh việc ngân hàng trung ương mua hoặc bán
chứng từ có giá trên thị trường tài chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều
chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Các chứng từ có giá mà các ngân hàng trung
ương thường sử dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán
4
kho bạc, bởi vì thị trường của những chứng khoán này rất “lỏng” và có dụng lượng
kinh doanh lớn.
Khi ngân hàng trung ương đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu
được tiền mặt và séc về. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền mặt cung ứng cho
lưu thông giảm, dự trữ của các ngân hàng trung gian giảm, làm giảm khả năng
cung ứng tín dụng cả các ngân hàng trung gian và như thế, cung ứng tiền trong nền
kinh tế bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc ngân hàng trung ương bán chứng khoán
ra thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ và đo vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên.
Lãi suất chứng khoán tăng buộc các ngân hàng trung gian phải tăng lãi suất ngân
hàng lên theo để tránh tình trạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư
vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ướng đem tiền mặt hoặc séc mua chứng
khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, dự trữ của
các ngân hàng thương mại tăng lên. Mặt khác, việc ngân hàng trung ương mua
chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác
không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm và đến lượt
lãi suất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách bành
trướng khối tiền tệ.
Với cách vận hành như trên, nghiệp vụ thị trường mở có một số uwu điểm
hơn so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. cụ thể:
- ngân hàng trung ương có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc
vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian.
- Nghiệp vụ này tương đối linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất
kỳ mức độ nào. Nếu mong muốn của ngân hàng tủng ương là thay đổi sự trữ
của các ngân hàng ở biên độ lướn, nó sẽ mua hoặc bán nhiều chứng khoán.
Và ngược lại, muốn thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung gian ở biên độ
nhỏ, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện việc mua và bán một ít chứng khoán
thôi.
- Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy
ra trong lúc tiến hành. Giả sử ngân hàng trung ương thấy rằng cung ứng tiền
tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều, thì nó có thể sửa
5
chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở và
ngược lại.
- Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây
nên những chậm trễ về mặt hành chính.
- Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền
trong lưu thông phải nằm ở tài khoản của ngân hàng, nghĩa là phải có sự
phát triển cao của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác, phải có
một thị trường tài chính phát triển. Vì vậy công cụ này được sử dụng thường
xuyên nhất, hiệu quả nhất đối với ngân hàng trung ương của các nước công
nghiệp phát triển – nơi có công nghệ ngân hàng tiên tiến và thị trường tài
chính hoàn chỉnh. Còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao.
* Hạn mức tín dụng:
Bằng công cụ hạn mức tín dụng, ngân hàng trung ương quy định cho các
ngân hàng trung gian một hạn mức tăng tín dụng tối đa. Như vậy, biện pháp này
cho phép ngân hàng trung ương ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung cấp
cho nền kinh tế trong một thời gian hất định. Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu
lực đáng kể.Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị rường, cung cầu tín dụng luôn biến
động không ngừng. Do đó, công cụ này ít được áp dụng.
*Công cụ tái cấp vốn:
là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng
thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng
thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
xu hướng sử dụng các công cụ để điều tiết khối lượng tiền cung ứng hiện nay
sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra ở Mỹ và Châu Âu đã làm cho Việt
Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy của sự suy giảm kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn
6,52% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009(1)
. Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất
của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây
6
Trước tình huống đó, NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt và
đúng đắn để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế
Việt Nam. Nhìn chung, trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009, NHNN đã có
những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ “thắt chặt” trong khoảng
thời gian 2007-2008 và “nới lỏng” từ đầu năm 2009-nay.
Giai đoạn “thắt chặt” CSTT
Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc
độ lạm phát ở mức “vừa phải”. năm 2008 nước ta được coi là “nhập khẩu lạm
phát” tức là nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2008 chủ yếu là lạm phát do chi phí
đẩy. Ngoài việc giá các yếu chi phí đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục
(dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo
hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều tăng cao) còn do yếu tố nội sinh của
nền kinh tế nước ta. Đó là mức tăng trưởng tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá
điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiến hành cải cách tiền lương làm thu
nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệp tăng cao đã càng làm trầm trọng
thêm áp lực lạm phát. Trong điều hành CSTT, việc sử dụng công cụ thị trường mở
và tỷ giá hối đoái đôi khi có những sai lầm không đáng có, làm cho mức độ lạm
phát lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là trong năm 2008, do tỷ giá giữa USD/VND
xuống thấp kỷ lục bởi đồng USD giảm giá do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở
Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống mức thấp nhất trong
nhiều năm qua (có lúc xuống 0,25%) khiến cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam gặp nhiều khó khăn.
Diến biến tỷ giá VND/USD từ 2007-2009
Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua vào hơn 7 tỷ USD,
tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho
lạm phát càng thêm trầm trọng. Biện pháp mua vào 7 tỷ USD có mặt tích cực đó là
gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp so với các nước trong
khu vực), đồng thời nâng giá trị đồng USD nhằm khuyến khích nền kinh tế xuất
khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, điều chỉnh giảm bội chi
cán cân thương mại. Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
(Open Market) để “hút"”tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82.000 tỷ. Tuy
nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạm phát vì với một khối lượng
tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế. Thời kỳ này, NHNN đã áp dụng
hàng loại các biện pháp quyết liệt cùng Chính phủ sử dụng CSTK nhằm kiềm chế
lạm phát. NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ của CSTT như: lãi suất cơ bản
(LSCB) VND được tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm), dự trữ
bắt buộc (DTBB) là 11%, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng
7
khoán ở mức không quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín
dụng, bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với
lãi suất chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN,
thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về.
Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện CSTK “thắt lưng buộc bụng” nhằm hạn
chế lượng tiền trong lưu thông như tạm hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản kém hiệu quả (tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND). Dồn vốn cho các dự án
đầu tư mang lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu,
nhà máy điện, xi măng... Chính phủ còn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và
doanh nghiệp nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%, tăng cường chống
thất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại các
khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động
đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc sở hữa nhà nước....
Giai đoạn “nới lỏng” CSTT từ cuối năm 2008 tới nay
CSTT bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc “thắt chặt” tiền tệ mạnh
tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh nhưng cũng làm cho
tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu cầu đầu tư, tiêu
dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận
với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình
trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Cùng với việc nền kinh tế thế giới rơi vào khủng
hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động
sản gây ra. Mỹ, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác rơi vào suy thoái khiến cho nhu
cầu nhập khẩu hàng hoá giảm, chu chuyển vốn đầu tư FDI, FII giảm gây khó khăn
cho việc xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đã càng làm cho kinh tế
nước ta rơi vào suy thoái trầm trọng hơn. Vì vậy, cuối năm 2008 khi lạm phát có
xu hướng “hãm phanh” thì cũng là lúc NHNN quay lại thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế. Việc thực hiện “thắt chặt” tiền tệ đòi hỏi kết hợp chặt chẽ giữa
CSTT và CSTK mới đem lại hiệu quả tốt nhất thì việc “nới lỏng” tiền tệ cũng đòi
hỏi việc làm tương tự. Điều đó thể hiện ở việc Chính phủ tiến hành thực hiện 5
nhóm giải pháp cấp bách nhằm “ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng
và đảm bảo an sinh xã hội”. Trong đó kích cầu nền kinh tế là một trong những giải
pháp trọng tâm. Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3
thế giới về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia) trong
đó dành riêng 1 tỷ đô la (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối
quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp,
các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và
8
tạo việc làm. Đây là cách làm khá độc đáo và sáng tạo, “rất Việt Nam” nhưng
mang lại hiệu quả khá cao. Sau đó, vào ngày 04/04/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ
4% lãi suất và kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh. Bằng
việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu tư
của các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu vốn sản xuất đồng thời mở đầu ra cho các
NHTM vốn đang trong tình trạng dư thừa vốn. Tính đến 12/11/2009, theo NHNN,
tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã lên tới trên 414.460,21 tỷ đồng
trong đó DNNN vay 62.605,20 tỷ đồng, DN ngoài quốc doanh 285.290,27 tỷ đồng,
hộ sản xuất 66.565,02 tỷ đồng. Chính phủ cũng quyết định giảm thuế cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ 30% số TNDN của quý IV/2008 và cả năm 2009. Đối với
70% số thuế còn lại của năm 2009, các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp trong
9 tháng. Các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày,
linh kiện điện tử được áp dụng thời hạn giãn thuế tương tự. Để thúc đẩy xuất khẩu,
Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất thuế GTGT từ 01/02/2009 đến
31/12/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng
đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán.
CSTT ”nới lỏng”của NHNN kết hợp CSTK của Chính phủ.
Từ tháng 10/2008, NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ
”thắt chặt” sang ”nới lỏng” một cách thận trọng bằng các biện pháp:
- Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm
xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái
chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm).
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%; điều
hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản
cho NHTM; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống
1,2%/năm.
- Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch
USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với
USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua
bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ.
- Cho phép các TCTD được xin chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán trước
hạn 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc đã mua trước hạn. Thực hiện các phiên giao dịch
thị trường mở mua vào các GTCG nhằm cung thêm vốn cho nền kinh tế thông qua
các TCTD. NHNN tiến hành nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm tỷ giá để hỗ trợ nhu
cầu nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoà cung cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...
9
2. Có quan điểm cho rằng: “ Không chỉ có NHTW có chức năng phát hành
tiền vào lưu thông” quan điểm trên đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: sai (gợi ý như vậy thôi,tự chém gió tiếp nhá…há há)
Ngân hàng nhà nước việt nam(hay còn gọi là NH dự trữ hay cơ quan hữu
trách tiền tệ) là cơ quan quản lý hệ thống tiền tệ quốc gia,thi hành chính sách
tiền tệ,phát hành tiền,ổn định giá trị đồng tiền,ổn định cung tiền,kiểm soát
lãi suất,là cứu cánh của các NHTM đang có nguy cơ đổ vỡ…
Nếu tổ chức tín dụng nào cũng phát hành được tiền thì nền kinh tế không thể
ổn định,gây ra loạn tỷ giá và còn nhiều vấn đề khách nữa nảy sinh
3. Trình bày nội dung các khối tiền trong nền kinh tế? Trong tương lai cơ
cấu các khối tiền sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
* nội dung các khối tiền trong nền kinh tế
Khối lượng tiền trong lưu thông là tất cả các phương tiện được chấp nhận
làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại
một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
Để dẫn ra một mô hình của quá trình cung ứng tiền tệ, người ta phân biệt các
khối tiền trong lưu thông. Sự phân chia này tuỳ theo mỗi nước, nhưng cách phân
chia phổ biến là:
- Khối tiền tệ M1 (Khối tiền tệ giao dịch): Đây là khối tiền tệ theo nghĩa
hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, nó chỉ bao gồm những phương tiện được chấp
nhận ngay trong trao đổi hàng hoá, mà không phải qua một bước chuyển đổi nào.
Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:
+ Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do ngân hàng trung ương phát
hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng).
+ Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi mà chủ sở hữu
của nó có thể phát séc để thanh toán tiền mua hàng hoá hay dịch vụ).
10
- Khối tiền tệ M2 (Khối tiền giao dịch mở rộng): Khối tiền tệ này, với một
cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng. Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền
cung ứng bao gồm:
+ Lượng tiền theo M1.
+ Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
- Khối tiền tệ M3: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:
+ Lượng tiền theo M2.
+ Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác.
- Khối tiền tệ L : Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm:
+ Lượng tiền theo M3.
+ Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao (dễ chuyển thành
tiền mặt): thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,....
Trong các khối tiền kể trên, khối tiền tệ M1 là khối có tính lỏng cao nhất,
sau đó thấp dần và cuối cùng là khối L (Khi cách nhìn về lượng tiền cung ứng càng
rộng thì tính lỏng của nó càng thấp)
Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là:
- Số lượng các phương tiện được phát hành từ ngân hàng
- Các phương tiện được phát hành từ các tổ chức tài chính không phải ngân
hàng
- Các phương tiện được phát hành từ doanh nghiệp
- Các phương tiện được phát hành từ chính phủ
Nếu tài sản tích lũy của dân cư và doanhn ghiệp đưa vào đầu tư lớn, thì số
lượng các phương tiện lưu thông sẽ tăng lên. Nếu tài sản này bị lưu giữ thì không
những các phương tiện lưu thông bị giảm thấp, mà còn làm cho nền kinh tế bị trì
trệ.
* Trong tương lai cơ cấu các khối tiền sẽ thay đổi như thế nào?
11
4. Nguyên nhân của lạm phát là gì? Giải pháp kiểm soát lạm phát? Vận
dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
- lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá
số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền
giảm sút không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế:
Khi xem xét nguyên nhân dẫn đến lạm phát, người ta thường chia thành các
nhóm nguyên nhân như sau:
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước: Lạm phát do
nguyên nhân này thường xảy ra khi có những thay đổi về chính sách tài chính-tiền
tệ của Chính phủ như chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách giá
cả, chính sách tỷ giá,…làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế biến động hay
làm cho giá ngoại tệ tăng lên. Nhìn chung, Chính phủ chỉ ra những quyết định thay
đổi các chính sách trên nhằm mục đích điều tiết vĩ mô theo hướng có lợi cho nền
kinh tế, nhưng đôi khi do không lường trước được những biến động thực tế nên đã
gây ra tình trạng lạm phát. Chẳng hạn, trong một số trường hợp do sự thay đổi
chính sách thu chi NSNN của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách và
buộc phải phát hành tiền để bù đắp. Do phát hành vượt quá lượng tiền cần thiết nên
lạm phát đã xảy ra; hoặc những thay đổi trong chính sách tiền tệ tín dụng: ngân
hàng trung ương ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm gia tăng khối
lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, nếu lượng tiền gia tăng này quá lớn, vượt quá
nhu cầu của nền kinh tế sẽ dẫn đến lạm phát xảy ra.
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh: Trong thực tế, do
quản lý điều hành kinh doanh yếu kém, các cơ sở kinh doanh có thể làm tăng giá
cả các yếu tố đầu vào. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
tăng lên, đặc biệt là giá các nguyên nhiên vật liệu cơ bản của nền sản xuất (xăng,
12
dầu, sắt, thép, xi-măng,...) gia tăng sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán
sản phẩm tăng lên. Khi giá bán của các các sản phẩm thiết yếu tăng lên, sẽ gây ra
hiệu ứng tăng giá dây chuyền trên diện rộng. Lúc này, nền kinh tế rơi vào tình
trạng lạm phát.Trong trường hợp này, khi giá cả của hàng hóa tăng lên trên diện
rộng sẽ có tác động ngược trở lại đối với giá cả các yếu tố đầu vào. Quá trình này
cứ tiếp diễn sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát. Lạm phát ở mức độ cao đều ẩn chứa các
nguyên nhân này.
- Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên: Khi xảy ra những rủi ro
như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa,... trên diện rộng thường để lại hậu
quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội và để khắc phục đòi hỏi Nhà nước cần
chi một lượng tiền không nhỏ vào lưu thông. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm
hàng hóa cục bộ và nhất thời cũng là một hiện tượng tất yếu của hậu thiên tai, dịch
bệnh. Lúc này, nếu Chính phủ không có những kế sách khắc phục những rủi ro này
một cách phù hợp thì chính những hiện tượng này đã đẩy khu vực đó và nền kinh
tế rơi vào lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân này hầu như chỉ
xảy ra ở những nền kinh tế yếu kém.
Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể xảy ra bởi một số
nguyên nhân khác như là: xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị, xảy ra khủng hoảng
tài chính tiền tệ,…
Thông thường, một nền kinh tế xảy ra lạm phát không thể chỉ bắt nguồn bởi
một hoặc một nhóm nguyên nhân, mà sẽ là kết quả của tổng hợp tác động của
nhiều nguyên nhân nêu trên.
Các biện pháp kiểm soát lạm phát.
Về dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều
kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thể duy trì sự ổn định tiền tệ là
mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa
chọn cac giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như mức độ tác động của nó phải phù
hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu.
Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động
cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự giảm
mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh.
a. Giải pháp cấp bách:
13
Đây được coi là những giải pháp tình thế, được áp dụng với mục đích giảm
tức thời "cơn sốt" lạm phát để có cơ sở áp dụng các giải pháp chiến lược lâu dài.
- Biện pháp về tiền tệ- tín dụng: Mục đích là giảm bớt lượng tiền mặt trong
lưu thông, và kiểm soát được quá trình lưu thông tiền tệ.
+ Quản lí chặt chẽ việc cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền
tệ.
+ Quản lí và hạn chế thật mạnh khả năng "tạo tiền" của NHTM bằng cách
tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng,…
+ Nâng cao lãi suất tín dụng: Để biện pháp này thật sự có hiệu quả thì mức
lãi suất phải đủ "hấp dẫn" và biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo lãi suất thực
phải lớn hơn 0.
+ Các NHTM phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong
công chúng: phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu ngân hàng,…
- Biện pháp về tài chính ngân sách: Mục đích là làm giảm bớt tình trạng mất
cân đối trong thu chi NS tiến tới cân bằng ngân sách.
+ Tiết kiệm chi NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một
cách trực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế: chi cho bộ máy quản lí
hành chính, chi phúc lợi xã hội,…
+ Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu của NSNN bằng cách: cải cách
chính sách thuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu (chống thất thu
thuế, thu đúng, thu đủ, công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất
và đời sống).
+ Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách: Vay (trong và ngoài
nước, viện trợ,..)
- Các biện pháp khác:
+ Nhà nước phải thực hiện chính sách kiểm soát giá cả và có biện pháp điều
tiết giá cả thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống,
như: trợ giá, qui định mức giá trần, điều tiết thông qua quĩ dự trữ,..
+ Khuyến khích tự do mậu dịch, nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quĩ
hàng hoá tiêu dùng, giảm bớt sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông.
14
+ Nhà nước phải có biện pháp để ổn định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo tâm
lí ổn định giá cả các mặt hàng khác trong thị trường, như: tung quĩ dự trữ ngoại hối
ra để điều tiết thị trường, kiểm soát chặt chẽ ngoại hối,...
b. Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược:
Đây là biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của
nền kinh tế quốc dân, vì xuất phát từ nguyên lí "lưu thông hàng hoá là tiền đề của
lưu thông tiền tệ" , nên nếu quĩ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú
về chủng loại, giá cả ổn định,… sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền
tệ.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hoá "mũi nhọn" cho xuất
khẩu. Mục đích: vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việc làm của nhân
dân lao động, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, vừa tác động đến các hoạt
động của các ngành kinh tế khác, do đó là cơ sở để ổn định lưu thông tiền tệ trong
nước.
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí Nhà nước, vì vai trò của Nhà nước
đối với quản lí kinh tế vĩ mô là rất to lớn. Nhà nước là người duy nhất đảm bảo
tính công bằng và ổn định trong kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động để
thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
Để thực hiện được mục tiêu này cần phải tinh giản biên chế, kiện toàn bộ
máy hành chính,.. từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN, ổn định
ngân sách vững chắc và ổn định tiền tệ.
Vân dụng vào thực tế ở việt nam
1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua
Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá
của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993, lạm phát đã
được khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số.
Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam.
Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ
này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.
15
Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ
của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI
tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm.
Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát
ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính
theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng
19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng
hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm
2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng
này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu
này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài
ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao
trong những tháng sắp tới.
2. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát cao ở Việt Nam
Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về
hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.
Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyên
nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng
trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó
GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá.
Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các
quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của
hàng hóa thế giới.
Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân
là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra
được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng.
Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn
này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu
tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009
chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng,
16
đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên
nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến
sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại
xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa (lạm phát chi phí đẩy (cost push) và
cầu kéo (demand pull)). Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy nhất.
Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã góp phần làm
lạm phát tăng tốc. Cũng trong khoảng thời gian đó, giá cả của hàng loạt nguyên
nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép, và lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một
đợt tăng giá mạnh mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát
cao nhất tính theo năm đã lên tới 28% vào tháng 8/2008. Cuối năm 2008, với sự
lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm phát trong nước cũng được
chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 1.97% (YoY) vào tháng
8/2009.
Lạm phát các tháng đầu năm 2011 có các nguyên nhân chủ yếu như sau.
Thứ nhất doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng giá 2 lần (ngày 24/2 và ngày
29/3), mỗi lít xăng tăng khoảng 30%, dầu tăng khoảng 38% đã tác động trực tiếp
tăng chỉ số giá nhóm giao thông vận tải và gián tiếp nhiều vòng đến hoạt động sản
xuất của các lĩnh vực khác.
Nguyên nhân thứ hai là giá điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng được điều chỉnh
tăng khoảng 15,3% áp dụng từ 1/3.
Thứ ba là ảnh hưởng của tỷ giá giữa VND và USD, đồng Việt Nam mất giá mạnh
trong 3 tháng đầu năm đã làm tăng giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu (trong
điều kiện nước ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ
nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước). Đây là nguyên
nhân chúng ta bị tăng giá kép từ giá thế giới và thay đổi tỷ giá.
Thứ tư là ảnh hưởng từ những tháng cuối năm 2010 chi đầu tư từ ngân sách và của
các doanh nghiệp tăng khá nhanh làm cho lượng tiền trong lưu thông lớn.
Thứ năm là yếu tố tâm lý (cả người tiêu dùng và người bán lẻ) từ việc nhà nước
điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu
vực hành chính sự nghiệp từ 1/1 và 1/5/2011.
3.giải pháp kiểm soát lạm phát
- Điều chỉnh mục tiêu kinh tế xã hội nước ta trong ngắn hạn và dài hạn.
17
+ Giải pháp ngắn hạn: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc,
giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu- tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung
tiền , kiểm soát dư nợ tín dụng, giảm giá USD theo tín hiệu thị trường quốc tế để
hạn chế một phần tác động của lạm phát quốc tế (nhiều nước đã làm từ tháng
9/2007), cắt giảm và kiểm soát chi tiêu công một cach hiệu quả, chính phủ phải
thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm chi phí đi lại, kiểm soát
dòng vốn quốc tế, kiểm soát nợ ngắn hạn, trợ cấp những hộ nghèo khó khăn, trợ
cấp hộ chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát nhập khẩu bằng nhiều
giải pháp sắc với sự phối hợp với hệ thống NHTM với cơ quan thuế và Bộ Công
thương, giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng chiến lược và những mặt hàng thực
phẩm trong nước đang thiếu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng chưa cần
thiết (kiểm soát tín dụng thương mại quốc tế, mua hàng trả chậm), Chính phủ ban
hành những Sắc lệnh mang tính cấp bách trong giai đoạn khó khăn (không tăng giá
điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông đi lại…cho đến khi tình hình được
kiểm soát), chống đến cùng các nhóm đầu cơ găm hàng làm giá, buôn lậu (tội phá
hoại kinh tế). Trong điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần lưu ý đến bộ ba không
thể có (Trinity Impossible): tỷ giá ổn định, tự do di chuyển vốn, chính sách tiền tệ
độc lập.
+ Giải pháp dài hạn, là việc làm thường xuyên (như tập thể dục mỗi ngày): kiểm
soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham
nhũng thường xuyên và tích cực, chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng
trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo
hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng
đô la hóa tại VN, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu
thị trường trong nước và quốc tế (dự trữ bắt buộc, công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ
thị trường mở..), kiểm soát nhập siêu, đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có chất
lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu: nhà máy lọc dầu, xi măng, phôi thép, phân
bón, chất dẻo, thức ăn gia súc, vải, giấy,.. (đầu tư dài hạn và có chính sách hỗ trợ
đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ), hỗ trợ xuất khẩu thông qua nhiều giải pháp đồng bộ
chứ không phải duy nhất như chính sách tỷ giá (chất lượng sản phẩm, mẫu mã,
chủng loại hàng, hạ giá thành xuất khẩu, tài trợ tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương
mại, chiến lược marketing quốc tế, chất lượng chế biến, uy tín đơn vị xuất khẩu..),
cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích và hỗ trợ tích
cực cho việc phát triển nông nghiệp- nông thôn, phòng trừ dịch họa và thiên tai,
tăng cường công tác dự báo để có chính sách kịp thời, tăng dự trữ ngoại hối quốc
gia…
18
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế xã hội? Liên hệ thực tế Việt Nam
hiện nay?
Trả lời:
Nhìn chung, lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế xã
hội tuỳ theo mức độ của nó.
- Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải thì nó sẽ có tác dụng kích thích nền kinh
tế xã hội phát triển. Thậm chí nhiều nước còn coi đây là như là một chính
sách của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
LP vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá cả hàng háo,dịch vụ giữa các
vùng làm cho thương mại năng động hơn.Do chênh lệch giá giữa các vùng
thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm thị trường mang
lại nhiều lợi nhuận hơn.Chính việc mở rộng thị trường của các DN gây ra
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp(cùng sx một loại mặt hàng và những
doanh nghiệp sx kinh doanh những mặt hàng khác nhau).Cạnh tranh khiến
các dn muốn tồn tại và phát triển thì phải đưa ra thị trường nhiều sp có chất
lượng cao hơn,giá cả hấp dẫn hơn.Do vậy thương mại năng động hơn.
LP vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ.Đây là lợi thế để các
dn đẩy mạnh xk tăng thu ngoại hối.khuyến khích sx trong nước ptrien.Muốn
đẩy mạnh xk thì phải tạo được thương hiệu của sp trên thị trường thế giới,tạo
đc uy tín thương hiệu.
LP vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định.Đó là
yếu tố buộc người lao động muốn có việc làm thì pahri nâng cao trình độ
chuyên môn,cạnh tranh chỗ làm việc.Như vậy người sử dụng ld có cơ hội
tuyển chọn đc lao đông có chất lượng cao hơn.
- Tuy nhiên, nếu lạm phát ở mức độ quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm
phát) thì lại có ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế:
+ Trong lĩnh vực sản xuất, lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng
hoá tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút và không chính xác, qui mô
19
sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối
giữa các ngành sản xuất.
+ Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, lạm phát làm rối loạn quá trình lưu
thông hàng hoá, kích thích tâm lí đầu cơ tích trữ hàng hoá, tạo nên nhu cầu giả tạo,
làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng.
+ Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ,
làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút một cách nhanh chóng, hoạt động của hệ
thống tín dụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng → ảnh hưởng lớn đến vai
trò điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng.
+ Trong lĩnh vực tài chính Nhà nước, lạm phát làm cho nguồn thu NSNN
ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng bội chi NS ngày càng tăng.
+ Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động, lạm phát làm cho tiêu
dùng thực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn, tình trạng thất nghiệp ngày
càng gia tăng.
Tóm lại, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Liên hệ thực tế
Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế -
xã hội tùy theo mức độ của nó.
Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên
gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó.
Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối
lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhau
trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những ngươi
có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói
chung đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người
làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại.
20
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi
suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực la3%,
tỷ lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh
cho lãi suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở
mức độ thấp.
Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc
đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông,
cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của
chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì
thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng
lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và
việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn
sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.
Các tác động khác
Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất
cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực
hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian
thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời
gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu
thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là
hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối
loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra lam tăng tỷ giá
hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường
tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập
khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi
vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh
chóng,nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả năng thanh toán, lam phát phát triển
nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm
trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó
gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà
nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí.ngoài ra lạm phát
cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước
bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia
tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống
thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh
hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được
21
nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng
hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa
cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung
có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà
nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát.
6. Thiểu phát là gì? ảnh hưởng của thiểu phát đến nền kinh tế? Liên hệ
với thực tế Việt Nam?
• Khái niệm
Thiểu phát có thể được hiểu là hiện tượng kinh tế tiền tệ xuất hiện khi
lượng cung hàng hóa dịch vụ lớn hơn nhu cầu của nền kinh tế làm cho giá cả
của các hàng hóa, dịch vụ giảm xuống.
• Ảnh hưởng của thiểu phát đến nền kinh tế xã hội
Mặc dù là một hiện tượng không phổ biến như lạm phát trong nền kinh tế,
nhưng khi thiểu phát xảy ra, cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định.
+ Đối với lĩnh vực sản xuất, thiểu phát làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ
giảm, dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút. Hàng hóa dịch vụ trở nên khó tiêu thụ
hơn, từ đó làm cho qui mô sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát
triển không đều, mất cân đối giữa các ngành sản xuất.
+ Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá, thiểu phát làm hiện tượng hàng hóa
bị ế thừa tồn đọng ngày càng tăng lên, do lượng cung hàng quá lớn trong khi tổng
cầu của xã hội giảm làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng.
+ Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thiểu phát rối loạn quá trình lưu thông
tiền tệ, hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng
do nhu cầu vay vốn của toàn nền kinh tế giảm, ảnh hưởng lớn đến vai trò điều hoà
lưu thông tiền tệ của ngân hàng.
+ Đối với lĩnh vực tài chính Nhà nước, thiểu phát làm cho nguồn thu NSNN
ngày càng bị thu hẹp do các nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế thu nhập của các
DN,... giảm. Từ đó đã làm cho tình trạng bội chi NS ngày càng tăng.
+ Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động, tình trạng thất nghiệp
ngày càng gia tăng do các DN phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công…., thu
22
nhập cá nhân xem xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế bị giảm sút, dẫn đến chi
tiêu thực tế giảm sút, đời sống dân cư khó khăn hơn.
Tóm lại, cũng giống như lạm phát ở mức độ cao, hậu quả của thiểu phát đối
với nền kinh tế xã hội là rất nặng nề và nghiêm trọng, đặc biệt, nếu để tình trạng
thiểu phát kéo dài, thì ngay sau đó tất yếu sẽ xảy ra hiện tượng lạm phát ở mức độ
cao. Chính vì vậy, Chính phủ các quốc gia cần phải có các giải pháp phòng chống
thiểu phát nhằm ổn định nền kinh tế xã hội.
Liên hệ thực tế:
Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua cũng đã trải qua một số năm có thể được
coi là thiểu phát. Đó là năm 1993, giá tiêu dùng chỉ tăng 5,2%, mặc dù năm đó
thực hiện chế độ lương mới với sự tăng lên khá. Hai năm 1996 – 1997, các năm từ
1999 – 2003 cũng có thể được coi là thiểu phát – bình quân năm trong thời kỳ này
tăng 1,44%.
Năm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện
pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo
ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI
ở mức âm".
ảnh hưởng của thiểu phát tới nền kinh tế
Đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, khi lạm phát, sẽ là người
đầu tiên, trực tiếp bị ảnh hưởng lớn nhất. Cùng một số tiền, nhưng do giá hàng hoá,
dịch vụ tăng lên mua được ít hơn. Một bộ phận không nhỏ còn phải giảm khẩu
phần, “thắt lưng buộc bụng”. Khi thiểu phát, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi
đầu tiên, trực tiếp và lớn nhất.
Đối với nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì cả lạm phát và thiểu phát đều không
có lợi.
Đối với nhà đầu tư, khi lạm phát, một mặt, lượng vốn đầu tư sẽ không dồi dào
được như cũ. Mặt khác, cùng một lượng vốn đầu tư nhưng do giá, chi phí tăng...
nên khối lượng thi công bị giảm...Khi thiểu phát, chi phí vay vốn thấp hơn, nhưng
23
lượng vốn đầu tư lại ít hơn và quan trọng hơn là đầu tư xong mà giá giảm hơn thì
tiêu thụ sẽ gặp khó khăn.
Đối với người sản xuất kinh doanh, khi lạm phát thì chi phí đầu vào tăng, nếu giá
cả đầu ra tăng cao hơn thì có lãi, nếu đầu ra tăng thấp hơn thì lỗ; chu kỳ này thì lãi
đấy, nhưng quay lại mua nguyên nhiên vật liệu sản xuất thì giá lại cao rồi. Nếu
hạch toán không đúng, tưởng rằng lãi nhưng hoá ra là lỗ. Khi lạm phát cao, thì tiền
tệ sẽ bị thắt chặt, khi đó người sản xuất, kinh doanh khó tiếp cận vốn.
Khi thiểu phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, chi phí vay vốn giảm, nhưng
khâu tiêu thụ giá còn giảm hơn. Ở chu kỳ sau, giá nguyên nhiên vật liệu còn thấp
xa so với chu kỳ trước, nhưng trên sổ sách người sản xuất vẫn bị lỗ, mặc dù đó là
“lỗ giả, lãi thật”.
Có hai điểm đáng chú ý trong thời gian thiểu phát. Điểm thứ nhất, người tiêu dùng
có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm xuống nữa nên chưa mua, làm giảm nhu cầu đối với
sản xuất. Điểm thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ gia tăng, và sẽ càng mạnh nếu
trên thế giới cũng bị thiểu phát (như hiện nay đã xuất hiện). Khi đó, nhập siêu sẽ
gia tăng, mà lại là nhập siêu giảm phát, làm cho sản xuất trong nước càng trì trệ.
7. TCTCTG là gì? Đặc điểm của TCTCTG? Kể tên các TCTCTG mà bạn
biết?
• Khái niệm:
Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức thực hiện huy động nguồn
tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người
cần vốn cuối cùng.
• Đặc điểm
- Các tổ chức tài chính trung gian là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có
giá được tổ chức và hoạt động để đạt được những mục đích sinh lời nhất định.
Xét về khía cạnh này các định chế trung gian tài chính có đặc điểm giống
như các đơn vị kinh doanh khác. Có thể mô tả hoạt động của các định chế trung
gian tài chính theo sơ đồ sau:
24
Các yếu tố đầu vào
- đất đai
- lao động
- Vốn bằng tiền,quản lý
Tổ chức
tài chính
trung
gian
Các đầu ra
- huy động các khoản
tiền tiết kiệm,Cho vay
Các dv về tài chính khác
Tiến trình tạo ra đầu ra của các định chế trung gian tài chính bao gồm hai
giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Huy động tiền gửi của những người tiết kiệm cuối cùng bằng
cách bán các sản phẩm: Thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, mở tài khoản
thanh toán
+ Giai đoạn 2: Chuyển số tiền tiết kiệm này cho những người cần vốn cuối
cùng.
Các tổ chức tài chính trung gian đảm nhận những hoạt động trung gian như
sau:
+ Trung gian mệnh giá: Các tổ chức tài chính trung gian thực hiện huy
động các khoản tiền tiết kiệm có quy mô nhỏ tập trung thành quỹ cho vay có quy
mô lớn hơn.
+ Trung gian rủi ro ngầm: Các TCTCTG phát hành những loại chứng
khoán thứ cấp tương đối an toàn và dễ lưu hoạt để thu hút tiền tiết kiệm của những
người không chấp nhận rủi ro, còn các TCTCTG lại chấp nhận những chứng khoán
sơ cấp có rủi ro cao do những người cần vốn phát hành
+ Trung gian kỳ hạn: Các TCTCTG huy động những khoản tiền tiết kiệm
có những thời hạn khác nhau, sau đó chuyển hóa tài trợ cho những người cần vốn
với những kỳ hạn cũng khác nhau.
+ Trung gian thanh khoản: Các hộ gia đình, các doanh nghiệp nắm giữ các
loại chứng khoán lưu hoạt, khi có nhu cầu chi tiêu tiền mặt có thể đến các
TCTCTG chuyển thành tiền.
+ Trung gian thông tin: Bằng những kỹ năng của mình, các TCTCT thay
thế những người tiết kiệm tiếp cận thông tin và đánh giá khả năng của người cần
vốn cuối cùng để đánh giá và đặt vốn đầu tư một cách có hiệu quả
* các tổ chức tài chính mà em biết là ( Phân loại các tổ chức tài chính trung
gian)
1.2.1. Căn cứ vào phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng
- Ngân hàng: là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt dộng kinh doanh có liên quan.
25
Quản lý
- Qu n lýả
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tài chính trung gian
không hội đủ các điều kiện để trở thành ngân hàng.
1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động
Theo tiêu thức phân loại này, các tổ chức tài chính trung gian được chia thành các
loại hình sau:
- Ngân hàng thương mại: Đây là tổ chức tài chính trung gian thực hiện hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thu hút vốn
thông qua những khoản tiền gửi có thể phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản
tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay, chủ yếu
là cho vay thương mại, hoặc để mua trái phiếu Chính phủ. Đây là trung gian tài
chính chủ yếu nhất ở bất kỳ quốc gia nào, là nơi mà các tổ chức, đơn vị và cá nhân
thường xuyên giao dịch nhất.
- Các loại quỹ tiết kiệm: Nguồn vốn chủ yếu được huy động của tổ chức tài chính
trung gian này là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các
khoản tiền gửi có thể phát séc. Số vốn huy động được chủ yếu sử dụng để cho vay
thế chấp. Do các khoản cho vay thế chấp chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn, các
tổ chức này ban đầu chịu những ràng buộc khắt khe hơn so với ngân hàng thương
mại.
- Các quỹ tín dụng: Tổ chức tài chính trung gian này thường hoạt động có tính
chất tương trợ như là một hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội
đặc biệt, các thành viên của quỹ là những người lao động trong các công ty. Trung
gian tài chính này huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi để tiến hành cho vay.
Thông thường, các quỹ tín dụng cung cấp các món vay quy mô nhỏ.
- Các công ty bảo hiểm: Là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy
động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm đồng thời sử dụng vốn vào các
hoạt động đầu tư, bù đắp bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm khi có rủi
ro xảy ra.
- Các công ty tài chính: Công ty tài chính là một trung gian tài chính tín dụng,
được thành lập dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
26
Khác với ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được nhận tiền gửi
thường xuyên dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, không thực hiện
các nghiệp vụ trung gian thanh toán.
- Các loại quỹ đầu tư: Là những tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy
động vốn của các nhà đầu tư thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và
dùng số tiền thu được để đầu tư góp vốn kinh doanh hoặc đầu từ vào các loại
chứng khoán khác như cổ phiếu, trái phiếu,...
- Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương: Tổ chức tài chính trung gian này cũng giống
như các quỹ tiết kiệm, nhưng khác ở chỗ, chúng được tổ chức như những hiệp hội
tương trợ, tức là hoạt động như kiểu hợp tác xã, trong đó những người sở hữu tiền
gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng.
- Các quỹ hưu trí: Là trung gian tài chính huy động vốn bằng cách nhận
đóng góp từ người lao động trong các doanh nghiệp hoặc khu vực Nhà nước, sau
đó đầu tư tiền vào các loại chứng khoán để sinh lời. Tiền sẽ được trả lại cho các
thành viên của quỹ dưới hình thức tiền hưu trí.
1.2.3. Căn cứ vào mức độ thực hiện các chức năng trung gian
- Các tổ chức nhận tiền gửi:
Đây là các tổ chức tài chính trung gian hoạt động chủ yếu và thường xuyên
là nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cho
vay. Thuộc về các tổ chức nhận tiền gửi gồm có:
+ Các ngân hàng thương mại
+ Các quỹ tín dụng
+ Các quỹ tiết kiệm
+ Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương.
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng:
27
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở
các hợp đồng thoả thuận với khách hàng và đầu tư chúng vào thị trường vốn dưới
các loại tài sản tài chính dài hạn như: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ. Các tổ
chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm:
+ Các công ty bảo hiểm
+ Các quỹ hưu trí
- Các tổ chức trung gian đầu tư
Các tổ chức trung gian đầu tư thực hiện huy động vốn trên thị trường rất đa
dạng bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu, sau đó
mua danh mục đầu tư trên thị trường tài chính. Các tổ chức trung gian đầu tư bao
gồm:
+ Các loại quỹ đầu tư
+ Các công ty chứng khoán
+ Các công ty tài chính
+ Các công ty cho thuê tài chính
8. : So sánh NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng
 NHTM: là 1 tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng với hoạt
động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch dịch vụ
ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân
28
 Tổ chức TC phi NH: là loại hình tổ chức tài chính trung gian không hội đủ
các điều kiện để trở thành ngân hàng.
NHTM Tổ chức TC phi NH
Nguồn
vốn
Các khoản tiền gửi, các khoản tiền đi
vay và khoản vốn tự có
Vốn tự góp, các quỹ trợ cấp;
từ các hợp đồng bảo hiểm với
kh; phát hành thương phiếu,
cổ phiếu và trái khoản để
dùng tiền thu đc cho vay.
Đặc
điểm
• nhận tiền gửi
• cho vay các khoản nhỏ để cho vay
các khoản lớn
• ko đc nhận tiền gửi
• vay các khoản lợi vadcho
vay các khoản nhỏ
Hoạt
động
Chịu sự quản lý của nhà nước và sự rằng
buộc về tiền gửi dự trự; bảo hiểm các
khoản vay
Cho vay với mọi đối tượng ko hạn chế
(trừ cp để đảm bảo nó ko nắm các khoản
đầu tư quá mạo hiểm dẫn tới vỡ nợ) gồm
các cá nhân tập thể vay theo nhiều mđ.
mua nhà đầu tư,…
Ko đc tham gia vào TTCK nhằm giảm
nguy cơ vỡ nợ
Ko bị nhà nc rằng buộc chặt
chẽ như NH
Các tổ chức này thường đầu tư
vào bds, cổ phiếu, thương
phiếu.
Khả
năng
tạo
tiền
Có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng
tiền, có thể đem cho vay qua các hđ của
NH nó đã tạo ra 1 hệ số tiền
Ko làm đc điều này
29
9. các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà e biết ở vn hiện này “
a. Quỹ tín dụng
 Khái niệm: Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực
hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức
mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
 vd : quỹ tín dụng nhân dân trung ương
b. Quỹ đầu tư
 Khái niệm: Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian hoạt động dựa trên
việc huy động những nguồn vốn nhỏ lẻ trong xã hội thông qua việc phát hành
cổ phiếu (hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư) để đầu tư trên thị trường chứng khoán và
các hình thức đầu tư khác (góp vốn,…). Các hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư
đều được quản bởi công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
Hiện nay ở Việt Nam có một số quỹ đầu tư:
• Dragon Capial
• Vietfund
• Vina Capital
• Mekong Capital
• Prudential Fund, IFC, IDG, và hầu hết các quỹ này đều là quỹ đóng.
• Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) – được niêm yết tại SGDCK Tp.
HCM từ tháng 11/2004.
30
• Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) – quỹ thành viên thành lập từ các
tổ chức tài chính lớn của Việt Nam và quốc tế.
• Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) – được niêm yết tại
SGDCK Tp. HCM từ tháng 6/2008.
• Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) – được niêm yết tại SGDCK Tp.
HCM từ tháng 8/2010.
b. Công ty tài chính
 Khái niệm: Công ty tài chính là một định chế tài chính trung gian được thành
lập dưới dạng một công ty trực thuộc một NHTM hay một tập đoàn kinh tế có
nhiệm vụ huy động vốn trung, dài hạn để cho vay. Công ty tài chính không
được phép huy động vốn ngắn hạn và thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh
toán.
 CTTC ở VN: Công ty tài chính dầu khí - PETRO VIETNAM FINANCE
COMPANY
d. Công ty bảo hiểm
 khái niệm: Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt
động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người tham gia bảo hiểm
về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia
phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
 bảo hiểm ở VN: ( thống kê năm 2006)
• Quy mô thị trường: Doanh thu hàng năm xấp xỉ 1,8% GDP, tổng số vốn đầu
tư hiện nay khoảng 3,5% GDP
31
• Các công ty bảo hiểm (24) gồm: 5 DNNN, 7 cổ phần, 7 liên doanh và 6 DN
100% vốn nước ngoài
• Nội dung hoạt động: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo
hiểm
• Các hãng bảo hiểm chính: Bảo Việt, Bảo Minh, công ty cổ phần bảo hiểm
Petrolimex (PJICO), các công ty bảo hiểm nhân thọ: Prudential, AIA
e. Công ty cho thuê tài chính
 khái niệm :Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tài chính trung gian thực hiện
dịch vụ cho thuê tài chính.
 Công ty cho thuê tc ỏ vn:
• Các công ty tài chính thuộc trực thuộc các tổng công ty: dầu khí, bưu điện,
cao su, tàu thủy
• Công ty tài chính Sài Gòn (SFC)
• Công ty tài chính Seaprodex
f. Công ty chứng khoán
 Khái niệm: công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị
trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ
yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để
hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý
quỹ đầu tư.
 Ctck ở VN:
• Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Đà Nẵng
32
• Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
• Công ty chứng khoán Ngân Hàng Đông Á
• Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
g. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác
 Quỹ hưu trí
 Quỹ tiết kiệm
 Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
10. Thị trường tài chính là gì? Đặc trưng cơ bản của thị trường tài chính?
So sánh thị trường tài chính với thị trường hàng hóa
a. khái niệm: thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại
giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành
nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… hình
thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suát cho vay,
lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
b. Các đặc trưng cơ bản của TTTC:
 Đặc trưng về đối tượng giao dịch (Hàng hoá)
Đối tượng giao dịch của thị trường tài chính là vốn tiền tệ và các công cụ tạo
vốn, chuyển tải giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, phương tiện thanh toán (hối phiếu,
kì phiếu,...)
Mục đích của việc giao dịch các loại hàng hoá này là nhằm huy động các
nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch các dòng tiết
kiệm vào đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận.
33
đối tượng giao dịch trên thị trường tài chính là một loại hàng hoá đặc biệt.
 Đặc trưng về chủ thể giao dịch (Người tham gia)
+ thị trường tài chính cũng bao gồm 3 chủ thể: Người cầu vốn, người cung vốn,
người trung gian.
* Trên thị trường tài chính: Người cầu vốn là những người thiếu hụt về vốn trong
hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, cho nên họ có nhu cầu sử
dụng một lượng vốn mà việc sử dụng số vốn đó sẽ đem lại một nguồn lợi cho họ.
Như vậy, mục đích của người cầu vốn trên thị trường tài chính là nhằm mục tiêu
lợi nhuận.
* Trên thị trường tài chính: Người cung vốn là những người tạm thời thừa
một lượng vốn tiền tệ nhất định, cho nên họ sẽ đem lượng vốn tạm thời nhàn rỗi đó
đầu tư vào thị trường tài chính nhằm tăng khả năng sinh lời của vốn. Như vậy, mục
đích của người cung vốn trên thị trường tài chính là nhằm mục đích lợi nhuận.
+ Mục đích của người cầu vốn và người cung vốn trên thị trường tài chính là
như nhau, đều nhằm mục đích lợi nhuận
+ Hoạt động giao dịch giữa người cầu vốn và người cung vốn trên thị trường
tài chính là diễn ra sự chuyển quyền sử dụng vốn
 Đặc trưng về phương thức tổ chức hoạt đông của thị trường
+ Phương thức giao dịch: Trên thị trường tài chính, người cầu vốn chính là
người phát hành các phương tiện để huy động vốn như: Hối phiếu, kì phiếu, trái
phiếu, cổ phiếu,...
+ Hoạt động của thị trường tài chính chịu sự giám sát và quản lí chặt chẽ của
Nhà
34
c. So sánh thị trường tài chính với thị trường hàng hóa
Thị trường tài chính Thị trường hàng hóa
Chủ thế Người cầu vốn, người cung vốn,
người trung gian.
Người mua, người bán, người
trung gian
Mục đích
của chủ
thể
mđ người cầu vốn và người cung
vốn: đều nhằm mục đích lợi
nhuận
mục đích của người mua và
người bán có thể giống nhau,
cũng có thể khác nhau, có thể đều
nhằm mục đích lợi nhuận nhưng
cũng có thể người mua hàng hoá
là để nhằm mục đích tiêu dùng.
Hđ giao
dịch của
các chủ
thể
Hoạt động giao dịch giữa người
cầu vốn và người cung vốn trên
thị trương là diễn ra sự chuyển
quyền sử dụng vốn
hoạt động giao dịch giữa người
mua và người bán trên thị trường
là diễn ra sự chuyển quyền sở
hữu và sử dụng hàng hoá
Nội dung các công cụ thị trường vốn? Vận dụng các công cụ này ở VN hiện
nay
 Thị trường vốn: Là nơi giao dịch các nguồn tài chính trung và dài hạn (có thời
hạn đáo hạn trên 1 năm)
 Các công cụ của thị trường vốn là các chứng khoán trung và dài hạn như: cổ
phiếu, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ đầu tư…. Tuy nhiên, loại chứng khoán dài
hạn chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.
35
* Cổ phiếu: là chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và
quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ pnần.
Cổ phiếu có bản chất là công cụ góp vốn và chỉ do các công ty cổ phần phát
hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành
nhiều phần nhỏ bằng hau, gọi là các cổ phần. Người mua những cổ phần này được
gọi là cổ đông. Với số cổ phần đã mua, các cổ đông được cấp một giấy chứng nhận
sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu.
Cổ phiếu có các đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Thời hạn của cổ phiếu: bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát
hành, các nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên, các cổ
đông lại không được phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt
động hoặc có quy định đặc biệt cho phép được rút vốn.
- Giá trị của cổ phiếu: giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện
sau:
+ Mệnh giá: là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu. Mệnh giá thường được ghi
bằng nội tệ và bằng bao nhiêu là do luật chứng khoán hoặc điều lệ của công ty cổ
phần quy định.
+ Giá trị ghi sổ: là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản ròng của
công ty trên bảng tổng kết tài sản.
+ Giá trị thị trường: là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị trường.
Cổ phiếu có 2 loại cơ bản sau: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu mà cổ tức không
được xác định trước, mức cổ tức và hình thức chi trả phụ thuộc vào kết quả hoạt
36
động và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành.Cổ đông sở hữu cổ
phiếu thường gọi là cổ đông thường.
+ Đặc điểm:
• Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và các lợi ích cơ bản
sau:
• Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
• Hưởng cổ tức theo hiệu quả, kết quả kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức
của công ty.
• Tham gia đại hội cổ đông, bỏ phiếu bầu HĐQT, được quyền ứng cử và đề cử các
chức vụ quản lí theo qui chế và được quyền biểu quyết các vấn đề trong đại hội cổ
đông.
• Kiểm tra sổ sách của công ty
• Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác
• Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty
• Không được ưu tiên chia vốn khi công ty cổ phần bị phá sản hoặc giải thể
•Trên chứng chỉ cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức.
- Cổ phiếu ưu đãi:
+ Khái niệm: Là loại cổ phiếu có cổ tức được xác định trướcvà mức cổ tức này hầu
như không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.Cổ đông sở hữu
cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
+ Đặc điểm:
37
• Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau:
• Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ.
• Được chia cổ tức trước cổ phiếu thường theo tuyên bố trả cổ tức của HĐQT.
• Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty.
• Được ưu tiên chia vốn trước cổ phiếu thường khi công ty bị giải thể hay phá sản.
• Không được tự do chuyển nhượng cổ phiếu cho mgười khác (mà chuyển nhượng
cho ai theo phương thức nào là do công ty quyết định)
• Không được tham gia bầu cử, ứng cử, đề cử và biểu quyết
• Trong điều kiện bình thường cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức theo mức đã ấn
định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để chi trả hoặc bị thua lỗ thì
nó sẽ trả theo khả năng hoặc tạm thời không thanh toán.
• Trên chứng chỉ cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá.
* Trái phiếu: là một loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay
phát hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả số vốn vay theo một thời hạn nhất định
cho người sở hữu chứng khoán.
Các loại trái phiếu trên thị trường vốn gồm:
- Trái phiếu Nhà nước
Trái phiếu chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành với mục đích bù đắp
những khoản chi của ngân sách nhà nước. Nói cách khác, trái phiếu nhà nước là
chứng thư xác nhận khoản nợ của nhà nước. Ví dụ: ở Việt Nam trái phiếu chính
phủ do Chính phủ ủy quyền cho kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phát triển Việt
38
Nam (trước đây gọi là quỹ hỗ trợ phát triển) phát hành với mục đích bù đắp những
khoản chi của ngân sách Nhà nước.
- Trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành với mục đích hỗ trợ
cho ngân sách địa phương. Đây là loại trái phiếu được các chính quyền địa phương
phát hành để huy động vốn cho các mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những
công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng của địa phương. Ví dụ: trái phiếu
phát triển đô thị do UBNN TP. Hồ Chí Minh phát hành. Khác với trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương tiềm ẩn rủi ro thanh toán, tùy theo từng
chính quyền địa phương mà mức độ rủi ro nay cũng khác nhau.
- Trái phiếu doanh nghiệp (DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH)
Đây là loại trái phiếu do các công ty hoặc các xí nghiệp đang hoạt động phát
hành với mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Trái phiếu chỉ là loại chứng khoán có
lợi tức cố định và người sở hữu trái phiếu chỉ là chủ nợ của công ty, do đó chủ sở
hữu trái phiếu không được tham dự và can thiệp vào hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có mức độ an toàn cao hơn so với đầu tư vào cổ
phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp có các loại như:
- Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản của công ty hoặc được bảo lãnh bởi uy
tín của một doanhn nghiệp khác (thường là ngân hàng đầu tư hoặc công ty chứng
khoán)
- Trái phiếu không cần bảo đảm: thông thường trái phiếu này được phát
hành từ một công ty danh tiếng đã hoạt động lầu năm hoặc từ một công ty công
cộng.
- Trái phiếu có thể chuyển hoá thành cổ phiếu thường của công ty, loại trái
phiếu này sẽ tăng giá nếu công ty làm ăn phát đạt
39
- Trái phiếu phát hành dưới mệnh giá: loại trái phiếu này được công ty phát
hành trong thời kỳ lãi suất tín dụng trên thị trường tiền tệ đang cao.
Ngoài các loại trái phiếu kể trên, còn có một số loại trái phiếu khác ít phổ biến hơn
như trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính, trái phiếu xây dựng…
 Vận dụng các công cụ này ở VN hiện nay:
Các công cụ trên thịt trường vốn ở VN hiện nay:
• Trái phiếu: Thị trường trái phiếu ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái
phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp
(bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại) khối lượng trái phiếu chính phủ
chiếm ưu thế trên thị trường, chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá
trị khác. Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn ở VN.
Thị trường vốn Việt Nam vẫn được xem là nhỏ về qui mô, và còn chưa thực sự
chuẩn hoá. Đây là một thị trường đang phát triển thu hút sự quan tâm của các
nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài.
- một doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gồm có: PetroVietnam, Tổng công ty
cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama, Vietnam
Steel Corperation, Vilexim, Tổng Công ty cổ phần xây dựng điện Việt nam,
Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Tất cả các công ty này đều là những
đơn vị đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa
• cổ phiếu công ty:
- Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai
SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt
127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn
40
hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng
tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009.
- Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình
thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường
theo kiểu thị trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao
dịch so với số lượng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn
đối với doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một
bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng ký với TTLKCK nhưng chưa có cơ chế
giao dịch và chuyển quyền sở hữu
12. Trình bày các chức năng của thị trường tài chính? Xu hướng phát triển của thị
trường tài chính sau khi gia nhập WTO ở Việt Nam
a. Chức năng trung gian:
Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, là nơi
thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao
những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh
doanh , hoặc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị
trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, giữa người cung
nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng
nguồn tài chính cho nhau dưới hình thức mua bán các chứng khoán.
b. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi
vậy, nhờ thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các
chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn.
41
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương

More Related Content

What's hot

Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Han Nguyen
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Nguyen Minh Chung Neu
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
accordv12
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hải
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Tường Minh Minh
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
Nguyễn Linh
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
tuongnm
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Ketoantaichinh.net
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Học Huỳnh Bá
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
Mon Le
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Trung tâm đào tạo kế toán hà nội
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
Trung Billy
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
phamhieu56
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 

What's hot (20)

Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giảiBài tập kế toán tài chính có lời giải
Bài tập kế toán tài chính có lời giải
 
Lttctt ngân hàng trung ương
Lttctt   ngân hàng trung ươngLttctt   ngân hàng trung ương
Lttctt ngân hàng trung ương
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)Bài giảng thống kê (chương ii)
Bài giảng thống kê (chương ii)
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
Giáo trình nguyên lý kế toán rất chi tiết
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 

Similar to Ngân hàng trung ương

Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
AnhThNguyn984756
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
AnhNguyn590052
 
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAYBài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003Nhoc Le
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Quy Moke
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteThư Anh
 
Nhtw chuong 3
Nhtw chuong 3Nhtw chuong 3
Nhtw chuong 3
laycaigjgio
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
thanhhuong_ui
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tài Liệu Thư Viện
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tài Liệu Thư Viện
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Thanh Hoa
 

Similar to Ngân hàng trung ương (20)

Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
 
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAYBài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng, HAY
 
Thuc trang2003
Thuc trang2003Thuc trang2003
Thuc trang2003
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Nhtw chuong 3
Nhtw chuong 3Nhtw chuong 3
Nhtw chuong 3
 
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàngđề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
đề Tài tiểu luận lãi suất tiền gửi ngân hàng
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248Tailieu.vncty.com   ch9 nhom8-tt_9248
Tailieu.vncty.com ch9 nhom8-tt_9248
 
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893Tailieu.vncty.com   ch9 nhom7-tt_3893
Tailieu.vncty.com ch9 nhom7-tt_3893
 
Sự cạnh tranh
Sự cạnh tranhSự cạnh tranh
Sự cạnh tranh
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội.
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 

More from Jenny Pham

Rocket piano fingering v1.2
Rocket piano fingering v1.2Rocket piano fingering v1.2
Rocket piano fingering v1.2Jenny Pham
 
Rocket piano beginners v1.2
Rocket piano beginners v1.2Rocket piano beginners v1.2
Rocket piano beginners v1.2Jenny Pham
 
Rocket piano advanced v1.2
Rocket piano advanced v1.2Rocket piano advanced v1.2
Rocket piano advanced v1.2Jenny Pham
 
Rocket piano intermediate v1.2
Rocket piano intermediate v1.2Rocket piano intermediate v1.2
Rocket piano intermediate v1.2Jenny Pham
 
Giao trinh maketing_can_ban
Giao trinh maketing_can_banGiao trinh maketing_can_ban
Giao trinh maketing_can_banJenny Pham
 
Toan cao cap kgvt - ban thu nghiem
Toan cao cap   kgvt - ban thu nghiemToan cao cap   kgvt - ban thu nghiem
Toan cao cap kgvt - ban thu nghiemJenny Pham
 

More from Jenny Pham (6)

Rocket piano fingering v1.2
Rocket piano fingering v1.2Rocket piano fingering v1.2
Rocket piano fingering v1.2
 
Rocket piano beginners v1.2
Rocket piano beginners v1.2Rocket piano beginners v1.2
Rocket piano beginners v1.2
 
Rocket piano advanced v1.2
Rocket piano advanced v1.2Rocket piano advanced v1.2
Rocket piano advanced v1.2
 
Rocket piano intermediate v1.2
Rocket piano intermediate v1.2Rocket piano intermediate v1.2
Rocket piano intermediate v1.2
 
Giao trinh maketing_can_ban
Giao trinh maketing_can_banGiao trinh maketing_can_ban
Giao trinh maketing_can_ban
 
Toan cao cap kgvt - ban thu nghiem
Toan cao cap   kgvt - ban thu nghiemToan cao cap   kgvt - ban thu nghiem
Toan cao cap kgvt - ban thu nghiem
 

Ngân hàng trung ương

  • 1. 1. NHTW có thể thay đổi mức cung tiền bằng những công cụ nào? Trình bày nội dung các công cụ đó? Nêu xu hướng sử dụng các công cụ để điều tiết khối lượng tiền cung ứng hiện nay? Trả lời: - Khái niệm: ngân hàng trung ương là một định chế quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền. - Các công cụ mà NHTW có thể sử dụng để thay đổi mức cung tiền đó là: tỷ lệ dự trữ bắt buộc,lãi suất,nghiệp vụ thị trường “mở”,hạn mức tín dụng, ,công cụ tái cấp vốn - Nội dung: * Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các ngân hàn trung gian phải đưa vào dự trữu theo luật định. Mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc – do ngân hàng trung ương quy định – cao hay thấp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà ngân hàng trung gian huy động được, phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mối ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc, ngân hàng trung ương có thể hạn chế hoặc bành trướng khối tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế. Một cách khái quát, khi ngân hàng trung ương tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì ngân hàng trung ương có thẻ làm giảm hoặc tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian, và kết quả là khối tín dụng mà các ngân hàng trung gian có thể cung ứng cho nền kinh té giảm hoặc tăng. Nhìn chung, dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của ngân hàng trung ương nhằm điều tiết mức cung tiền tệ của ngân hàng trung gian cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạo tiền. Ưu điểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền lực. Mặt khác, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đối với khối tiền tệ là rất lớn. Tuy nhiên, ưu điểm vừa nêu cũng có mặt trái 1
  • 2. của nó. Đó là khi ngân hàng trung ương muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ, nó khó có thể thực hiện được nều sử dụng công cụ này. Bên cạnh đố, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng tới khả năng thu doanh lợi của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, nếu thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hàng thương mại và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của các ngân hàng này khó khăn hơn. Do đó, một sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đòi hỏi ngân hàng trung gian, cũng như phải để cho các ngân hàng trung gian một thời gian đủ để tăng khoản dự trữ lên mức bắt buộc mới. * Lãi suất Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sụ biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. thực tế cho thấy, tùy theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính, ngân hàn trunguwowng có thẻ sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ theo các chính sách sau: - Ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất như: + Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc + Sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn + Công bố lãi suất cơ ản cộng với niên độ giao dịch Dựa vào các loại lãi suất đã được ấn định, ngân hàng trung gian áp dụng để giao dịch kinh doanh với khách hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, cũng như ở các nước đang phát triển khác trước đây. Một trong những lý do chính để giải thích tại sao ngân hàn trung ương không để thị trường quyết định lãi suất mà phải quy định chặt chẽ lãi suất như vậy là vì trình độ phát triển thị trường tiền tệ còn thấp, năng lực cạnh tranh các ngân hàng trung gian còn yếu kém. - Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo theo cơ chế thị trường. Và để can thiệp vào lãi suất thị rường, ngân hàng trung ương có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách: + Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường. 2
  • 3. + Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường. Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Nếu chính sách của ngân hàng trung ương là muốn bành trướng khối tiền tệ , ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc đi vay tái chiết khấu cũng được dễ dãi. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện ngân lãi suất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các ngân hàng trung gian, và gián tiếp gây áp lực buộc các ngân hàng trung gian nâng lãi suất cho vay. Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của ngân hàng trung ương còn có vai trò quan trọng khi nó giúp các ngân hàng trung gian khai thông ăng lực thanh toán,nhờ đó có thể cứu vãn được những cơn sụp đổ tài chính – ngân hàng. Cụ thể , khi các ngân hàng bị đe dọa phát sản, ngân hàng trung ương sẽ cấp dự trữ cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ đó khôi phục được khả năng thanh toán của những ngân hàng này. Vài trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang trải qua những khó khăn ngày càng nhiều của hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên chính sách tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định: - Thứ nhất, có thể tạo cho các ngân hàng trung gian tính ỷ lại mà chúng ta đã phân tích trong phần 2.2 của chương này. - Thứ hai, ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng trung gian phải đi vay. Nghĩa là ngân hàng trung ương bị lệ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian khi sử dụng công cụ này. Từ đó, các nhà kinh tế có đề xuất những biện pháp cải cách công cụ tái cấp vốn. Đề xuất được sự đồng tình rộng rãi nhất là đề xuất gắn lãi suất tái chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một nguyên nhân chính gây ra các biến động trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu với một lãi suất thị trường, vì nhận thấy có nhiều điểm lợi: 3
  • 4. - Thứ nhất, hầu hết những biến động trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường với lãi suất tái chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một nguyên nhân chính gây ra các biến động trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu. - Thứ hai, ngân hàng trung ương vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, mà không sợ bị các ngân hàng lợi dụng. Bởi vì lúc này các ngân hàng trung gian sẽ không còn đi vay từ của sổ chiết khấu để sinh lưoij được nữa, bắt buộc nó phải cân nhắc kỹ trước khi dấn thân vào một cuộc mạo hiểm trong kinh doanh. Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất đòi hỏi nền kinh tế cần phải có những điều kiện cơ bản nhất định: - Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định - Hành lanhg pháp lý ổn định, hoản chỉnh và đồng bộ - Hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu, có sức cạnh tranh cao - Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả - Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý Trong xu thế nhội nhập, việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất là cần thiết, song cần tiến hành một cách thận trọng, cân nhắc kỹ càng, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế xã hội. Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế. ngược lai, nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm, trói buộc nền kinh tế. * Thị trường mở Công cụ thị trường mở phản ánh việc ngân hàng trung ương mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường tài chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Các chứng từ có giá mà các ngân hàng trung ương thường sử dụng để tiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán 4
  • 5. kho bạc, bởi vì thị trường của những chứng khoán này rất “lỏng” và có dụng lượng kinh doanh lớn. Khi ngân hàng trung ương đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu được tiền mặt và séc về. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền mặt cung ứng cho lưu thông giảm, dự trữ của các ngân hàng trung gian giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng cả các ngân hàng trung gian và như thế, cung ứng tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc ngân hàng trung ương bán chứng khoán ra thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ và đo vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng buộc các ngân hàng trung gian phải tăng lãi suất ngân hàng lên theo để tránh tình trạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ. Ngược lại, khi ngân hàng trung ướng đem tiền mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, dự trữ của các ngân hàng thương mại tăng lên. Mặt khác, việc ngân hàng trung ương mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm và đến lượt lãi suất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách bành trướng khối tiền tệ. Với cách vận hành như trên, nghiệp vụ thị trường mở có một số uwu điểm hơn so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ. cụ thể: - ngân hàng trung ương có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian. - Nghiệp vụ này tương đối linh hoạt và chính xác, có thể được sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Nếu mong muốn của ngân hàng tủng ương là thay đổi sự trữ của các ngân hàng ở biên độ lướn, nó sẽ mua hoặc bán nhiều chứng khoán. Và ngược lại, muốn thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung gian ở biên độ nhỏ, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện việc mua và bán một ít chứng khoán thôi. - Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành. Giả sử ngân hàng trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều, thì nó có thể sửa 5
  • 6. chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở và ngược lại. - Nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. - Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền trong lưu thông phải nằm ở tài khoản của ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển cao của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Mặt khác, phải có một thị trường tài chính phát triển. Vì vậy công cụ này được sử dụng thường xuyên nhất, hiệu quả nhất đối với ngân hàng trung ương của các nước công nghiệp phát triển – nơi có công nghệ ngân hàng tiên tiến và thị trường tài chính hoàn chỉnh. Còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chưa mang lại hiệu quả cao. * Hạn mức tín dụng: Bằng công cụ hạn mức tín dụng, ngân hàng trung ương quy định cho các ngân hàng trung gian một hạn mức tăng tín dụng tối đa. Như vậy, biện pháp này cho phép ngân hàng trung ương ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian hất định. Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể.Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị rường, cung cầu tín dụng luôn biến động không ngừng. Do đó, công cụ này ít được áp dụng. *Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. xu hướng sử dụng các công cụ để điều tiết khối lượng tiền cung ứng hiện nay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra ở Mỹ và Châu Âu đã làm cho Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy của sự suy giảm kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,52% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009(1) . Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây 6
  • 7. Trước tình huống đó, NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt và đúng đắn để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009, NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ “thắt chặt” trong khoảng thời gian 2007-2008 và “nới lỏng” từ đầu năm 2009-nay. Giai đoạn “thắt chặt” CSTT Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc độ lạm phát ở mức “vừa phải”. năm 2008 nước ta được coi là “nhập khẩu lạm phát” tức là nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2008 chủ yếu là lạm phát do chi phí đẩy. Ngoài việc giá các yếu chi phí đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục (dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều tăng cao) còn do yếu tố nội sinh của nền kinh tế nước ta. Đó là mức tăng trưởng tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiến hành cải cách tiền lương làm thu nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệp tăng cao đã càng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát. Trong điều hành CSTT, việc sử dụng công cụ thị trường mở và tỷ giá hối đoái đôi khi có những sai lầm không đáng có, làm cho mức độ lạm phát lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là trong năm 2008, do tỷ giá giữa USD/VND xuống thấp kỷ lục bởi đồng USD giảm giá do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua (có lúc xuống 0,25%) khiến cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Diến biến tỷ giá VND/USD từ 2007-2009 Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua vào hơn 7 tỷ USD, tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng. Biện pháp mua vào 7 tỷ USD có mặt tích cực đó là gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực), đồng thời nâng giá trị đồng USD nhằm khuyến khích nền kinh tế xuất khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, điều chỉnh giảm bội chi cán cân thương mại. Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (Open Market) để “hút"”tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82.000 tỷ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạm phát vì với một khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế. Thời kỳ này, NHNN đã áp dụng hàng loại các biện pháp quyết liệt cùng Chính phủ sử dụng CSTK nhằm kiềm chế lạm phát. NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ của CSTT như: lãi suất cơ bản (LSCB) VND được tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm), dự trữ bắt buộc (DTBB) là 11%, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng 7
  • 8. khoán ở mức không quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về. Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện CSTK “thắt lưng buộc bụng” nhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thông như tạm hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả (tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND). Dồn vốn cho các dự án đầu tư mang lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, xi măng... Chính phủ còn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%, tăng cường chống thất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc sở hữa nhà nước.... Giai đoạn “nới lỏng” CSTT từ cuối năm 2008 tới nay CSTT bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc “thắt chặt” tiền tệ mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh nhưng cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu cầu đầu tư, tiêu dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Cùng với việc nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản gây ra. Mỹ, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác rơi vào suy thoái khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá giảm, chu chuyển vốn đầu tư FDI, FII giảm gây khó khăn cho việc xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đã càng làm cho kinh tế nước ta rơi vào suy thoái trầm trọng hơn. Vì vậy, cuối năm 2008 khi lạm phát có xu hướng “hãm phanh” thì cũng là lúc NHNN quay lại thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện “thắt chặt” tiền tệ đòi hỏi kết hợp chặt chẽ giữa CSTT và CSTK mới đem lại hiệu quả tốt nhất thì việc “nới lỏng” tiền tệ cũng đòi hỏi việc làm tương tự. Điều đó thể hiện ở việc Chính phủ tiến hành thực hiện 5 nhóm giải pháp cấp bách nhằm “ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội”. Trong đó kích cầu nền kinh tế là một trong những giải pháp trọng tâm. Chính phủ đã dùng 9 tỷ USD cho gói kích cầu kinh tế (đứng thứ 3 thế giới về tỷ trọng gói kích cầu/tổng GDP, chỉ sau Trung Quốc và Malaixia) trong đó dành riêng 1 tỷ đô la (tương đương hơn 17 ngàn tỷ đồng) từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất vay vốn lưu động ngắn hạn cho doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân để sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành hàng hoá và 8
  • 9. tạo việc làm. Đây là cách làm khá độc đáo và sáng tạo, “rất Việt Nam” nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Sau đó, vào ngày 04/04/2009, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 4% lãi suất và kéo dài thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2011 cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn để đầu tư mới cho sản xuất kinh doanh. Bằng việc hỗ trợ lãi suất, Chính phủ đã khuyến khích tăng nhanh chóng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp vốn đang rất thiếu vốn sản xuất đồng thời mở đầu ra cho các NHTM vốn đang trong tình trạng dư thừa vốn. Tính đến 12/11/2009, theo NHNN, tổng dự nợ trong chương trình hỗ trợ lãi suất đã lên tới trên 414.460,21 tỷ đồng trong đó DNNN vay 62.605,20 tỷ đồng, DN ngoài quốc doanh 285.290,27 tỷ đồng, hộ sản xuất 66.565,02 tỷ đồng. Chính phủ cũng quyết định giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 30% số TNDN của quý IV/2008 và cả năm 2009. Đối với 70% số thuế còn lại của năm 2009, các doanh nghiệp được giãn thời hạn nộp trong 9 tháng. Các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử được áp dụng thời hạn giãn thuế tương tự. Để thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất thuế GTGT từ 01/02/2009 đến 31/12/2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm hoàn 90% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. CSTT ”nới lỏng”của NHNN kết hợp CSTK của Chính phủ. Từ tháng 10/2008, NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ ”thắt chặt” sang ”nới lỏng” một cách thận trọng bằng các biện pháp: - Điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 5%/năm). - Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 3%; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ thanh khoản cho NHTM; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 10%/năm xuống 1,2%/năm. - Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3% lên +5% đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ. - Cho phép các TCTD được xin chiết khấu, tái chiết khấu và thanh toán trước hạn 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc đã mua trước hạn. Thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở mua vào các GTCG nhằm cung thêm vốn cho nền kinh tế thông qua các TCTD. NHNN tiến hành nghiệp vụ bán ngoại tệ làm giảm tỷ giá để hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống, điều hoà cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng... 9
  • 10. 2. Có quan điểm cho rằng: “ Không chỉ có NHTW có chức năng phát hành tiền vào lưu thông” quan điểm trên đúng hay sai? Vì sao? Trả lời: sai (gợi ý như vậy thôi,tự chém gió tiếp nhá…há há) Ngân hàng nhà nước việt nam(hay còn gọi là NH dự trữ hay cơ quan hữu trách tiền tệ) là cơ quan quản lý hệ thống tiền tệ quốc gia,thi hành chính sách tiền tệ,phát hành tiền,ổn định giá trị đồng tiền,ổn định cung tiền,kiểm soát lãi suất,là cứu cánh của các NHTM đang có nguy cơ đổ vỡ… Nếu tổ chức tín dụng nào cũng phát hành được tiền thì nền kinh tế không thể ổn định,gây ra loạn tỷ giá và còn nhiều vấn đề khách nữa nảy sinh 3. Trình bày nội dung các khối tiền trong nền kinh tế? Trong tương lai cơ cấu các khối tiền sẽ thay đổi như thế nào? Trả lời: * nội dung các khối tiền trong nền kinh tế Khối lượng tiền trong lưu thông là tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác tại một thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Để dẫn ra một mô hình của quá trình cung ứng tiền tệ, người ta phân biệt các khối tiền trong lưu thông. Sự phân chia này tuỳ theo mỗi nước, nhưng cách phân chia phổ biến là: - Khối tiền tệ M1 (Khối tiền tệ giao dịch): Đây là khối tiền tệ theo nghĩa hẹp nhất về lượng tiền cung ứng, nó chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hoá, mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. Với khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng). + Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi mà chủ sở hữu của nó có thể phát séc để thanh toán tiền mua hàng hoá hay dịch vụ). 10
  • 11. - Khối tiền tệ M2 (Khối tiền giao dịch mở rộng): Khối tiền tệ này, với một cách nhìn rộng hơn về lượng tiền cung ứng. Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Lượng tiền theo M1. + Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. - Khối tiền tệ M3: Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Lượng tiền theo M2. + Các khoản tiền gửi tại các định chế tài chính khác. - Khối tiền tệ L : Theo khối tiền tệ này, tổng lượng tiền cung ứng bao gồm: + Lượng tiền theo M3. + Các loại giấy tờ có giá trong thanh toán có tính lỏng cao (dễ chuyển thành tiền mặt): thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,.... Trong các khối tiền kể trên, khối tiền tệ M1 là khối có tính lỏng cao nhất, sau đó thấp dần và cuối cùng là khối L (Khi cách nhìn về lượng tiền cung ứng càng rộng thì tính lỏng của nó càng thấp) Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là: - Số lượng các phương tiện được phát hành từ ngân hàng - Các phương tiện được phát hành từ các tổ chức tài chính không phải ngân hàng - Các phương tiện được phát hành từ doanh nghiệp - Các phương tiện được phát hành từ chính phủ Nếu tài sản tích lũy của dân cư và doanhn ghiệp đưa vào đầu tư lớn, thì số lượng các phương tiện lưu thông sẽ tăng lên. Nếu tài sản này bị lưu giữ thì không những các phương tiện lưu thông bị giảm thấp, mà còn làm cho nền kinh tế bị trì trệ. * Trong tương lai cơ cấu các khối tiền sẽ thay đổi như thế nào? 11
  • 12. 4. Nguyên nhân của lạm phát là gì? Giải pháp kiểm soát lạm phát? Vận dụng vào thực tế ở Việt Nam hiện nay? Trả lời: - lạm phát là hiện tượng phát hành tiền vào lưu thông quá lớn, vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút không phù hợp với giá trị danh nghĩa mà nó đại diện. - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế: Khi xem xét nguyên nhân dẫn đến lạm phát, người ta thường chia thành các nhóm nguyên nhân như sau: - Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chính sách của Nhà nước: Lạm phát do nguyên nhân này thường xảy ra khi có những thay đổi về chính sách tài chính-tiền tệ của Chính phủ như chính sách thu chi NSNN, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách tỷ giá,…làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế biến động hay làm cho giá ngoại tệ tăng lên. Nhìn chung, Chính phủ chỉ ra những quyết định thay đổi các chính sách trên nhằm mục đích điều tiết vĩ mô theo hướng có lợi cho nền kinh tế, nhưng đôi khi do không lường trước được những biến động thực tế nên đã gây ra tình trạng lạm phát. Chẳng hạn, trong một số trường hợp do sự thay đổi chính sách thu chi NSNN của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách và buộc phải phát hành tiền để bù đắp. Do phát hành vượt quá lượng tiền cần thiết nên lạm phát đã xảy ra; hoặc những thay đổi trong chính sách tiền tệ tín dụng: ngân hàng trung ương ra quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã làm gia tăng khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, nếu lượng tiền gia tăng này quá lớn, vượt quá nhu cầu của nền kinh tế sẽ dẫn đến lạm phát xảy ra. - Nhóm nguyên nhân liên quan đến các chủ thể kinh doanh: Trong thực tế, do quản lý điều hành kinh doanh yếu kém, các cơ sở kinh doanh có thể làm tăng giá cả các yếu tố đầu vào. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên, đặc biệt là giá các nguyên nhiên vật liệu cơ bản của nền sản xuất (xăng, 12
  • 13. dầu, sắt, thép, xi-măng,...) gia tăng sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán sản phẩm tăng lên. Khi giá bán của các các sản phẩm thiết yếu tăng lên, sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá dây chuyền trên diện rộng. Lúc này, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát.Trong trường hợp này, khi giá cả của hàng hóa tăng lên trên diện rộng sẽ có tác động ngược trở lại đối với giá cả các yếu tố đầu vào. Quá trình này cứ tiếp diễn sẽ gây ra vòng xoáy lạm phát. Lạm phát ở mức độ cao đều ẩn chứa các nguyên nhân này. - Nhóm nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên: Khi xảy ra những rủi ro như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, núi lửa,... trên diện rộng thường để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế xã hội và để khắc phục đòi hỏi Nhà nước cần chi một lượng tiền không nhỏ vào lưu thông. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ và nhất thời cũng là một hiện tượng tất yếu của hậu thiên tai, dịch bệnh. Lúc này, nếu Chính phủ không có những kế sách khắc phục những rủi ro này một cách phù hợp thì chính những hiện tượng này đã đẩy khu vực đó và nền kinh tế rơi vào lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát bắt nguồn từ nguyên nhân này hầu như chỉ xảy ra ở những nền kinh tế yếu kém. Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như là: xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị, xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ,… Thông thường, một nền kinh tế xảy ra lạm phát không thể chỉ bắt nguồn bởi một hoặc một nhóm nguyên nhân, mà sẽ là kết quả của tổng hợp tác động của nhiều nguyên nhân nêu trên. Các biện pháp kiểm soát lạm phát. Về dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạo điều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thể duy trì sự ổn định tiền tệ là mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn cac giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như mức độ tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh. a. Giải pháp cấp bách: 13
  • 14. Đây được coi là những giải pháp tình thế, được áp dụng với mục đích giảm tức thời "cơn sốt" lạm phát để có cơ sở áp dụng các giải pháp chiến lược lâu dài. - Biện pháp về tiền tệ- tín dụng: Mục đích là giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, và kiểm soát được quá trình lưu thông tiền tệ. + Quản lí chặt chẽ việc cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ. + Quản lí và hạn chế thật mạnh khả năng "tạo tiền" của NHTM bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng,… + Nâng cao lãi suất tín dụng: Để biện pháp này thật sự có hiệu quả thì mức lãi suất phải đủ "hấp dẫn" và biến động theo tỷ lệ lạm phát, đảm bảo lãi suất thực phải lớn hơn 0. + Các NHTM phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong công chúng: phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu ngân hàng,… - Biện pháp về tài chính ngân sách: Mục đích là làm giảm bớt tình trạng mất cân đối trong thu chi NS tiến tới cân bằng ngân sách. + Tiết kiệm chi NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động một cách trực tiếp đến sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế: chi cho bộ máy quản lí hành chính, chi phúc lợi xã hội,… + Tăng cường và nâng cao hiệu quả thu của NSNN bằng cách: cải cách chính sách thuế theo hướng mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu (chống thất thu thuế, thu đúng, thu đủ, công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống). + Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách: Vay (trong và ngoài nước, viện trợ,..) - Các biện pháp khác: + Nhà nước phải thực hiện chính sách kiểm soát giá cả và có biện pháp điều tiết giá cả thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống, như: trợ giá, qui định mức giá trần, điều tiết thông qua quĩ dự trữ,.. + Khuyến khích tự do mậu dịch, nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quĩ hàng hoá tiêu dùng, giảm bớt sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong lưu thông. 14
  • 15. + Nhà nước phải có biện pháp để ổn định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo tâm lí ổn định giá cả các mặt hàng khác trong thị trường, như: tung quĩ dự trữ ngoại hối ra để điều tiết thị trường, kiểm soát chặt chẽ ngoại hối,... b. Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược: Đây là biện pháp có tác động lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. - Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của nền kinh tế quốc dân, vì xuất phát từ nguyên lí "lưu thông hàng hoá là tiền đề của lưu thông tiền tệ" , nên nếu quĩ hàng hoá được tạo ra với số lượng lớn, phong phú về chủng loại, giá cả ổn định,… sẽ là tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hoá "mũi nhọn" cho xuất khẩu. Mục đích: vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản đời sống và việc làm của nhân dân lao động, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác, do đó là cơ sở để ổn định lưu thông tiền tệ trong nước. - Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lí Nhà nước, vì vai trò của Nhà nước đối với quản lí kinh tế vĩ mô là rất to lớn. Nhà nước là người duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn định trong kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động để thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải tinh giản biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính,.. từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN, ổn định ngân sách vững chắc và ổn định tiền tệ. Vân dụng vào thực tế ở việt nam 1. Diễn biến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá của tiền đồng lên đỉnh hơn 700% vào năm 1987. Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường dưới 2 con số. Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8%. Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998. 15
  • 16. Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thế giới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa. Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệt tăng cao vào những tháng cuối năm. Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%. Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều. Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới. 2. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát cao ở Việt Nam Có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột, và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp. Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của hàng hóa thế giới. Tại sao Việt Nam cần một mức tăng trưởng cung tiền cao như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ đầu tư/GDP trong nền kinh tế Việt Nam khá cao, nhưng lại không tạo ra được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương ứng. Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lươt đạt mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, 16
  • 17. đầu tư và phát triển ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại xuất phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa (lạm phát chi phí đẩy (cost push) và cầu kéo (demand pull)). Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy nhất. Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã góp phần làm lạm phát tăng tốc. Cũng trong khoảng thời gian đó, giá cả của hàng loạt nguyên nhiên liệu như xăng dầu, sắt thép, và lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng giá mạnh mẽ của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát cao nhất tính theo năm đã lên tới 28% vào tháng 8/2008. Cuối năm 2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên thế giới, lạm phát trong nước cũng được chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất chỉ còn 1.97% (YoY) vào tháng 8/2009. Lạm phát các tháng đầu năm 2011 có các nguyên nhân chủ yếu như sau. Thứ nhất doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tăng giá 2 lần (ngày 24/2 và ngày 29/3), mỗi lít xăng tăng khoảng 30%, dầu tăng khoảng 38% đã tác động trực tiếp tăng chỉ số giá nhóm giao thông vận tải và gián tiếp nhiều vòng đến hoạt động sản xuất của các lĩnh vực khác. Nguyên nhân thứ hai là giá điện cho sản xuất và sinh hoạt cũng được điều chỉnh tăng khoảng 15,3% áp dụng từ 1/3. Thứ ba là ảnh hưởng của tỷ giá giữa VND và USD, đồng Việt Nam mất giá mạnh trong 3 tháng đầu năm đã làm tăng giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu (trong điều kiện nước ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước). Đây là nguyên nhân chúng ta bị tăng giá kép từ giá thế giới và thay đổi tỷ giá. Thứ tư là ảnh hưởng từ những tháng cuối năm 2010 chi đầu tư từ ngân sách và của các doanh nghiệp tăng khá nhanh làm cho lượng tiền trong lưu thông lớn. Thứ năm là yếu tố tâm lý (cả người tiêu dùng và người bán lẻ) từ việc nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp từ 1/1 và 1/5/2011. 3.giải pháp kiểm soát lạm phát - Điều chỉnh mục tiêu kinh tế xã hội nước ta trong ngắn hạn và dài hạn. 17
  • 18. + Giải pháp ngắn hạn: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc, giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu- tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung tiền , kiểm soát dư nợ tín dụng, giảm giá USD theo tín hiệu thị trường quốc tế để hạn chế một phần tác động của lạm phát quốc tế (nhiều nước đã làm từ tháng 9/2007), cắt giảm và kiểm soát chi tiêu công một cach hiệu quả, chính phủ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm chi phí đi lại, kiểm soát dòng vốn quốc tế, kiểm soát nợ ngắn hạn, trợ cấp những hộ nghèo khó khăn, trợ cấp hộ chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát nhập khẩu bằng nhiều giải pháp sắc với sự phối hợp với hệ thống NHTM với cơ quan thuế và Bộ Công thương, giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng chiến lược và những mặt hàng thực phẩm trong nước đang thiếu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng chưa cần thiết (kiểm soát tín dụng thương mại quốc tế, mua hàng trả chậm), Chính phủ ban hành những Sắc lệnh mang tính cấp bách trong giai đoạn khó khăn (không tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông đi lại…cho đến khi tình hình được kiểm soát), chống đến cùng các nhóm đầu cơ găm hàng làm giá, buôn lậu (tội phá hoại kinh tế). Trong điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần lưu ý đến bộ ba không thể có (Trinity Impossible): tỷ giá ổn định, tự do di chuyển vốn, chính sách tiền tệ độc lập. + Giải pháp dài hạn, là việc làm thường xuyên (như tập thể dục mỗi ngày): kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng thường xuyên và tích cực, chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa tại VN, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế (dự trữ bắt buộc, công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở..), kiểm soát nhập siêu, đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có chất lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu: nhà máy lọc dầu, xi măng, phôi thép, phân bón, chất dẻo, thức ăn gia súc, vải, giấy,.. (đầu tư dài hạn và có chính sách hỗ trợ đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ), hỗ trợ xuất khẩu thông qua nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải duy nhất như chính sách tỷ giá (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại hàng, hạ giá thành xuất khẩu, tài trợ tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chiến lược marketing quốc tế, chất lượng chế biến, uy tín đơn vị xuất khẩu..), cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nông nghiệp- nông thôn, phòng trừ dịch họa và thiên tai, tăng cường công tác dự báo để có chính sách kịp thời, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia… 18
  • 19. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế xã hội? Liên hệ thực tế Việt Nam hiện nay? Trả lời: Nhìn chung, lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội tuỳ theo mức độ của nó. - Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải thì nó sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế xã hội phát triển. Thậm chí nhiều nước còn coi đây là như là một chính sách của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. LP vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá cả hàng háo,dịch vụ giữa các vùng làm cho thương mại năng động hơn.Do chênh lệch giá giữa các vùng thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm thị trường mang lại nhiều lợi nhuận hơn.Chính việc mở rộng thị trường của các DN gây ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp(cùng sx một loại mặt hàng và những doanh nghiệp sx kinh doanh những mặt hàng khác nhau).Cạnh tranh khiến các dn muốn tồn tại và phát triển thì phải đưa ra thị trường nhiều sp có chất lượng cao hơn,giá cả hấp dẫn hơn.Do vậy thương mại năng động hơn. LP vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ.Đây là lợi thế để các dn đẩy mạnh xk tăng thu ngoại hối.khuyến khích sx trong nước ptrien.Muốn đẩy mạnh xk thì phải tạo được thương hiệu của sp trên thị trường thế giới,tạo đc uy tín thương hiệu. LP vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định.Đó là yếu tố buộc người lao động muốn có việc làm thì pahri nâng cao trình độ chuyên môn,cạnh tranh chỗ làm việc.Như vậy người sử dụng ld có cơ hội tuyển chọn đc lao đông có chất lượng cao hơn. - Tuy nhiên, nếu lạm phát ở mức độ quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát) thì lại có ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực của nền kinh tế: + Trong lĩnh vực sản xuất, lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng hoá tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút và không chính xác, qui mô 19
  • 20. sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngành sản xuất. + Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, lạm phát làm rối loạn quá trình lưu thông hàng hoá, kích thích tâm lí đầu cơ tích trữ hàng hoá, tạo nên nhu cầu giả tạo, làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng. + Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ, làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút một cách nhanh chóng, hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng → ảnh hưởng lớn đến vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng. + Trong lĩnh vực tài chính Nhà nước, lạm phát làm cho nguồn thu NSNN ngày càng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng bội chi NS ngày càng tăng. + Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động, lạm phát làm cho tiêu dùng thực tế giảm, đời sống dân cư trở nên khó khăn, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. Tóm lại, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Liên hệ thực tế Lạm phát (inflation) có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tùy theo mức độ của nó. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế. Tác động phân phối lại thu nhập và của cải Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những ngươi có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. 20
  • 21. Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực la3%, tỷ lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ thấp. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn. Các tác động khác Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra lam tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả năng thanh toán, lam phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản công phí.ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái. Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được 21
  • 22. nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm. Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát. 6. Thiểu phát là gì? ảnh hưởng của thiểu phát đến nền kinh tế? Liên hệ với thực tế Việt Nam? • Khái niệm Thiểu phát có thể được hiểu là hiện tượng kinh tế tiền tệ xuất hiện khi lượng cung hàng hóa dịch vụ lớn hơn nhu cầu của nền kinh tế làm cho giá cả của các hàng hóa, dịch vụ giảm xuống. • Ảnh hưởng của thiểu phát đến nền kinh tế xã hội Mặc dù là một hiện tượng không phổ biến như lạm phát trong nền kinh tế, nhưng khi thiểu phát xảy ra, cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. + Đối với lĩnh vực sản xuất, thiểu phát làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm, dẫn đến lợi nhuận ngày càng giảm sút. Hàng hóa dịch vụ trở nên khó tiêu thụ hơn, từ đó làm cho qui mô sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngành sản xuất. + Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hoá, thiểu phát làm hiện tượng hàng hóa bị ế thừa tồn đọng ngày càng tăng lên, do lượng cung hàng quá lớn trong khi tổng cầu của xã hội giảm làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu ngày càng gia tăng. + Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thiểu phát rối loạn quá trình lưu thông tiền tệ, hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nhu cầu vay vốn của toàn nền kinh tế giảm, ảnh hưởng lớn đến vai trò điều hoà lưu thông tiền tệ của ngân hàng. + Đối với lĩnh vực tài chính Nhà nước, thiểu phát làm cho nguồn thu NSNN ngày càng bị thu hẹp do các nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế thu nhập của các DN,... giảm. Từ đó đã làm cho tình trạng bội chi NS ngày càng tăng. + Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động, tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng do các DN phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công…., thu 22
  • 23. nhập cá nhân xem xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế bị giảm sút, dẫn đến chi tiêu thực tế giảm sút, đời sống dân cư khó khăn hơn. Tóm lại, cũng giống như lạm phát ở mức độ cao, hậu quả của thiểu phát đối với nền kinh tế xã hội là rất nặng nề và nghiêm trọng, đặc biệt, nếu để tình trạng thiểu phát kéo dài, thì ngay sau đó tất yếu sẽ xảy ra hiện tượng lạm phát ở mức độ cao. Chính vì vậy, Chính phủ các quốc gia cần phải có các giải pháp phòng chống thiểu phát nhằm ổn định nền kinh tế xã hội. Liên hệ thực tế: Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua cũng đã trải qua một số năm có thể được coi là thiểu phát. Đó là năm 1993, giá tiêu dùng chỉ tăng 5,2%, mặc dù năm đó thực hiện chế độ lương mới với sự tăng lên khá. Hai năm 1996 – 1997, các năm từ 1999 – 2003 cũng có thể được coi là thiểu phát – bình quân năm trong thời kỳ này tăng 1,44%. Năm 2008 đánh dấu một năm lạm phát cao, song chỉ đến đầu quý 3, do các biện pháp kiềm chế lạm phát quá mức, bắt đầu có nỗi lo thiểu phát và "Nhiều người lo ngại Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ tương tự, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 giảm 0,19%. Đây là lần đầu tiên sau một năm rưỡi trở lại đây, CPI ở mức âm". ảnh hưởng của thiểu phát tới nền kinh tế Đối với người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, khi lạm phát, sẽ là người đầu tiên, trực tiếp bị ảnh hưởng lớn nhất. Cùng một số tiền, nhưng do giá hàng hoá, dịch vụ tăng lên mua được ít hơn. Một bộ phận không nhỏ còn phải giảm khẩu phần, “thắt lưng buộc bụng”. Khi thiểu phát, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi đầu tiên, trực tiếp và lớn nhất. Đối với nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh thì cả lạm phát và thiểu phát đều không có lợi. Đối với nhà đầu tư, khi lạm phát, một mặt, lượng vốn đầu tư sẽ không dồi dào được như cũ. Mặt khác, cùng một lượng vốn đầu tư nhưng do giá, chi phí tăng... nên khối lượng thi công bị giảm...Khi thiểu phát, chi phí vay vốn thấp hơn, nhưng 23
  • 24. lượng vốn đầu tư lại ít hơn và quan trọng hơn là đầu tư xong mà giá giảm hơn thì tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Đối với người sản xuất kinh doanh, khi lạm phát thì chi phí đầu vào tăng, nếu giá cả đầu ra tăng cao hơn thì có lãi, nếu đầu ra tăng thấp hơn thì lỗ; chu kỳ này thì lãi đấy, nhưng quay lại mua nguyên nhiên vật liệu sản xuất thì giá lại cao rồi. Nếu hạch toán không đúng, tưởng rằng lãi nhưng hoá ra là lỗ. Khi lạm phát cao, thì tiền tệ sẽ bị thắt chặt, khi đó người sản xuất, kinh doanh khó tiếp cận vốn. Khi thiểu phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu giảm, chi phí vay vốn giảm, nhưng khâu tiêu thụ giá còn giảm hơn. Ở chu kỳ sau, giá nguyên nhiên vật liệu còn thấp xa so với chu kỳ trước, nhưng trên sổ sách người sản xuất vẫn bị lỗ, mặc dù đó là “lỗ giả, lãi thật”. Có hai điểm đáng chú ý trong thời gian thiểu phát. Điểm thứ nhất, người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi giá sẽ giảm xuống nữa nên chưa mua, làm giảm nhu cầu đối với sản xuất. Điểm thứ hai là hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ gia tăng, và sẽ càng mạnh nếu trên thế giới cũng bị thiểu phát (như hiện nay đã xuất hiện). Khi đó, nhập siêu sẽ gia tăng, mà lại là nhập siêu giảm phát, làm cho sản xuất trong nước càng trì trệ. 7. TCTCTG là gì? Đặc điểm của TCTCTG? Kể tên các TCTCTG mà bạn biết? • Khái niệm: Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng. • Đặc điểm - Các tổ chức tài chính trung gian là cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá được tổ chức và hoạt động để đạt được những mục đích sinh lời nhất định. Xét về khía cạnh này các định chế trung gian tài chính có đặc điểm giống như các đơn vị kinh doanh khác. Có thể mô tả hoạt động của các định chế trung gian tài chính theo sơ đồ sau: 24 Các yếu tố đầu vào - đất đai - lao động - Vốn bằng tiền,quản lý Tổ chức tài chính trung gian Các đầu ra - huy động các khoản tiền tiết kiệm,Cho vay Các dv về tài chính khác
  • 25. Tiến trình tạo ra đầu ra của các định chế trung gian tài chính bao gồm hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Huy động tiền gửi của những người tiết kiệm cuối cùng bằng cách bán các sản phẩm: Thương phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, mở tài khoản thanh toán + Giai đoạn 2: Chuyển số tiền tiết kiệm này cho những người cần vốn cuối cùng. Các tổ chức tài chính trung gian đảm nhận những hoạt động trung gian như sau: + Trung gian mệnh giá: Các tổ chức tài chính trung gian thực hiện huy động các khoản tiền tiết kiệm có quy mô nhỏ tập trung thành quỹ cho vay có quy mô lớn hơn. + Trung gian rủi ro ngầm: Các TCTCTG phát hành những loại chứng khoán thứ cấp tương đối an toàn và dễ lưu hoạt để thu hút tiền tiết kiệm của những người không chấp nhận rủi ro, còn các TCTCTG lại chấp nhận những chứng khoán sơ cấp có rủi ro cao do những người cần vốn phát hành + Trung gian kỳ hạn: Các TCTCTG huy động những khoản tiền tiết kiệm có những thời hạn khác nhau, sau đó chuyển hóa tài trợ cho những người cần vốn với những kỳ hạn cũng khác nhau. + Trung gian thanh khoản: Các hộ gia đình, các doanh nghiệp nắm giữ các loại chứng khoán lưu hoạt, khi có nhu cầu chi tiêu tiền mặt có thể đến các TCTCTG chuyển thành tiền. + Trung gian thông tin: Bằng những kỹ năng của mình, các TCTCT thay thế những người tiết kiệm tiếp cận thông tin và đánh giá khả năng của người cần vốn cuối cùng để đánh giá và đặt vốn đầu tư một cách có hiệu quả * các tổ chức tài chính mà em biết là ( Phân loại các tổ chức tài chính trung gian) 1.2.1. Căn cứ vào phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng - Ngân hàng: là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt dộng kinh doanh có liên quan. 25 Quản lý - Qu n lýả
  • 26. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán. - Tổ chức tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tài chính trung gian không hội đủ các điều kiện để trở thành ngân hàng. 1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động Theo tiêu thức phân loại này, các tổ chức tài chính trung gian được chia thành các loại hình sau: - Ngân hàng thương mại: Đây là tổ chức tài chính trung gian thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi có thể phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay, chủ yếu là cho vay thương mại, hoặc để mua trái phiếu Chính phủ. Đây là trung gian tài chính chủ yếu nhất ở bất kỳ quốc gia nào, là nơi mà các tổ chức, đơn vị và cá nhân thường xuyên giao dịch nhất. - Các loại quỹ tiết kiệm: Nguồn vốn chủ yếu được huy động của tổ chức tài chính trung gian này là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản tiền gửi có thể phát séc. Số vốn huy động được chủ yếu sử dụng để cho vay thế chấp. Do các khoản cho vay thế chấp chủ yếu là các khoản cho vay dài hạn, các tổ chức này ban đầu chịu những ràng buộc khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại. - Các quỹ tín dụng: Tổ chức tài chính trung gian này thường hoạt động có tính chất tương trợ như là một hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt, các thành viên của quỹ là những người lao động trong các công ty. Trung gian tài chính này huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi để tiến hành cho vay. Thông thường, các quỹ tín dụng cung cấp các món vay quy mô nhỏ. - Các công ty bảo hiểm: Là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm đồng thời sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư, bù đắp bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. - Các công ty tài chính: Công ty tài chính là một trung gian tài chính tín dụng, được thành lập dưới dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 26
  • 27. Khác với ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được nhận tiền gửi thường xuyên dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, không thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán. - Các loại quỹ đầu tư: Là những tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn của các nhà đầu tư thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và dùng số tiền thu được để đầu tư góp vốn kinh doanh hoặc đầu từ vào các loại chứng khoán khác như cổ phiếu, trái phiếu,... - Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương: Tổ chức tài chính trung gian này cũng giống như các quỹ tiết kiệm, nhưng khác ở chỗ, chúng được tổ chức như những hiệp hội tương trợ, tức là hoạt động như kiểu hợp tác xã, trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng. - Các quỹ hưu trí: Là trung gian tài chính huy động vốn bằng cách nhận đóng góp từ người lao động trong các doanh nghiệp hoặc khu vực Nhà nước, sau đó đầu tư tiền vào các loại chứng khoán để sinh lời. Tiền sẽ được trả lại cho các thành viên của quỹ dưới hình thức tiền hưu trí. 1.2.3. Căn cứ vào mức độ thực hiện các chức năng trung gian - Các tổ chức nhận tiền gửi: Đây là các tổ chức tài chính trung gian hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Thuộc về các tổ chức nhận tiền gửi gồm có: + Các ngân hàng thương mại + Các quỹ tín dụng + Các quỹ tiết kiệm + Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương. - Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: 27
  • 28. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng thoả thuận với khách hàng và đầu tư chúng vào thị trường vốn dưới các loại tài sản tài chính dài hạn như: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm: + Các công ty bảo hiểm + Các quỹ hưu trí - Các tổ chức trung gian đầu tư Các tổ chức trung gian đầu tư thực hiện huy động vốn trên thị trường rất đa dạng bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu, sau đó mua danh mục đầu tư trên thị trường tài chính. Các tổ chức trung gian đầu tư bao gồm: + Các loại quỹ đầu tư + Các công ty chứng khoán + Các công ty tài chính + Các công ty cho thuê tài chính 8. : So sánh NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng  NHTM: là 1 tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân 28
  • 29.  Tổ chức TC phi NH: là loại hình tổ chức tài chính trung gian không hội đủ các điều kiện để trở thành ngân hàng. NHTM Tổ chức TC phi NH Nguồn vốn Các khoản tiền gửi, các khoản tiền đi vay và khoản vốn tự có Vốn tự góp, các quỹ trợ cấp; từ các hợp đồng bảo hiểm với kh; phát hành thương phiếu, cổ phiếu và trái khoản để dùng tiền thu đc cho vay. Đặc điểm • nhận tiền gửi • cho vay các khoản nhỏ để cho vay các khoản lớn • ko đc nhận tiền gửi • vay các khoản lợi vadcho vay các khoản nhỏ Hoạt động Chịu sự quản lý của nhà nước và sự rằng buộc về tiền gửi dự trự; bảo hiểm các khoản vay Cho vay với mọi đối tượng ko hạn chế (trừ cp để đảm bảo nó ko nắm các khoản đầu tư quá mạo hiểm dẫn tới vỡ nợ) gồm các cá nhân tập thể vay theo nhiều mđ. mua nhà đầu tư,… Ko đc tham gia vào TTCK nhằm giảm nguy cơ vỡ nợ Ko bị nhà nc rằng buộc chặt chẽ như NH Các tổ chức này thường đầu tư vào bds, cổ phiếu, thương phiếu. Khả năng tạo tiền Có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền, có thể đem cho vay qua các hđ của NH nó đã tạo ra 1 hệ số tiền Ko làm đc điều này 29
  • 30. 9. các tổ chức tài chính phi ngân hàng mà e biết ở vn hiện này “ a. Quỹ tín dụng  Khái niệm: Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.  vd : quỹ tín dụng nhân dân trung ương b. Quỹ đầu tư  Khái niệm: Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian hoạt động dựa trên việc huy động những nguồn vốn nhỏ lẻ trong xã hội thông qua việc phát hành cổ phiếu (hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư) để đầu tư trên thị trường chứng khoán và các hình thức đầu tư khác (góp vốn,…). Các hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư đều được quản bởi công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Hiện nay ở Việt Nam có một số quỹ đầu tư: • Dragon Capial • Vietfund • Vina Capital • Mekong Capital • Prudential Fund, IFC, IDG, và hầu hết các quỹ này đều là quỹ đóng. • Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) – được niêm yết tại SGDCK Tp. HCM từ tháng 11/2004. 30
  • 31. • Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) – quỹ thành viên thành lập từ các tổ chức tài chính lớn của Việt Nam và quốc tế. • Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) – được niêm yết tại SGDCK Tp. HCM từ tháng 6/2008. • Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) – được niêm yết tại SGDCK Tp. HCM từ tháng 8/2010. b. Công ty tài chính  Khái niệm: Công ty tài chính là một định chế tài chính trung gian được thành lập dưới dạng một công ty trực thuộc một NHTM hay một tập đoàn kinh tế có nhiệm vụ huy động vốn trung, dài hạn để cho vay. Công ty tài chính không được phép huy động vốn ngắn hạn và thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán.  CTTC ở VN: Công ty tài chính dầu khí - PETRO VIETNAM FINANCE COMPANY d. Công ty bảo hiểm  khái niệm: Công ty bảo hiểm là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ tài chính cho những người tham gia bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.  bảo hiểm ở VN: ( thống kê năm 2006) • Quy mô thị trường: Doanh thu hàng năm xấp xỉ 1,8% GDP, tổng số vốn đầu tư hiện nay khoảng 3,5% GDP 31
  • 32. • Các công ty bảo hiểm (24) gồm: 5 DNNN, 7 cổ phần, 7 liên doanh và 6 DN 100% vốn nước ngoài • Nội dung hoạt động: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm • Các hãng bảo hiểm chính: Bảo Việt, Bảo Minh, công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO), các công ty bảo hiểm nhân thọ: Prudential, AIA e. Công ty cho thuê tài chính  khái niệm :Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tài chính trung gian thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính.  Công ty cho thuê tc ỏ vn: • Các công ty tài chính thuộc trực thuộc các tổng công ty: dầu khí, bưu điện, cao su, tàu thủy • Công ty tài chính Sài Gòn (SFC) • Công ty tài chính Seaprodex f. Công ty chứng khoán  Khái niệm: công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.  Ctck ở VN: • Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Đà Nẵng 32
  • 33. • Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam • Công ty chứng khoán Ngân Hàng Đông Á • Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) g. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác  Quỹ hưu trí  Quỹ tiết kiệm  Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương 10. Thị trường tài chính là gì? Đặc trưng cơ bản của thị trường tài chính? So sánh thị trường tài chính với thị trường hàng hóa a. khái niệm: thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ của các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,… hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suát cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn b. Các đặc trưng cơ bản của TTTC:  Đặc trưng về đối tượng giao dịch (Hàng hoá) Đối tượng giao dịch của thị trường tài chính là vốn tiền tệ và các công cụ tạo vốn, chuyển tải giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, phương tiện thanh toán (hối phiếu, kì phiếu,...) Mục đích của việc giao dịch các loại hàng hoá này là nhằm huy động các nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch các dòng tiết kiệm vào đầu tư nhằm mục tiêu lợi nhuận. 33
  • 34. đối tượng giao dịch trên thị trường tài chính là một loại hàng hoá đặc biệt.  Đặc trưng về chủ thể giao dịch (Người tham gia) + thị trường tài chính cũng bao gồm 3 chủ thể: Người cầu vốn, người cung vốn, người trung gian. * Trên thị trường tài chính: Người cầu vốn là những người thiếu hụt về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, cho nên họ có nhu cầu sử dụng một lượng vốn mà việc sử dụng số vốn đó sẽ đem lại một nguồn lợi cho họ. Như vậy, mục đích của người cầu vốn trên thị trường tài chính là nhằm mục tiêu lợi nhuận. * Trên thị trường tài chính: Người cung vốn là những người tạm thời thừa một lượng vốn tiền tệ nhất định, cho nên họ sẽ đem lượng vốn tạm thời nhàn rỗi đó đầu tư vào thị trường tài chính nhằm tăng khả năng sinh lời của vốn. Như vậy, mục đích của người cung vốn trên thị trường tài chính là nhằm mục đích lợi nhuận. + Mục đích của người cầu vốn và người cung vốn trên thị trường tài chính là như nhau, đều nhằm mục đích lợi nhuận + Hoạt động giao dịch giữa người cầu vốn và người cung vốn trên thị trường tài chính là diễn ra sự chuyển quyền sử dụng vốn  Đặc trưng về phương thức tổ chức hoạt đông của thị trường + Phương thức giao dịch: Trên thị trường tài chính, người cầu vốn chính là người phát hành các phương tiện để huy động vốn như: Hối phiếu, kì phiếu, trái phiếu, cổ phiếu,... + Hoạt động của thị trường tài chính chịu sự giám sát và quản lí chặt chẽ của Nhà 34
  • 35. c. So sánh thị trường tài chính với thị trường hàng hóa Thị trường tài chính Thị trường hàng hóa Chủ thế Người cầu vốn, người cung vốn, người trung gian. Người mua, người bán, người trung gian Mục đích của chủ thể mđ người cầu vốn và người cung vốn: đều nhằm mục đích lợi nhuận mục đích của người mua và người bán có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau, có thể đều nhằm mục đích lợi nhuận nhưng cũng có thể người mua hàng hoá là để nhằm mục đích tiêu dùng. Hđ giao dịch của các chủ thể Hoạt động giao dịch giữa người cầu vốn và người cung vốn trên thị trương là diễn ra sự chuyển quyền sử dụng vốn hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán trên thị trường là diễn ra sự chuyển quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá Nội dung các công cụ thị trường vốn? Vận dụng các công cụ này ở VN hiện nay  Thị trường vốn: Là nơi giao dịch các nguồn tài chính trung và dài hạn (có thời hạn đáo hạn trên 1 năm)  Các công cụ của thị trường vốn là các chứng khoán trung và dài hạn như: cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ đầu tư…. Tuy nhiên, loại chứng khoán dài hạn chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. 35
  • 36. * Cổ phiếu: là chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ pnần. Cổ phiếu có bản chất là công cụ góp vốn và chỉ do các công ty cổ phần phát hành. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần chia số vốn cần huy động thành nhiều phần nhỏ bằng hau, gọi là các cổ phần. Người mua những cổ phần này được gọi là cổ đông. Với số cổ phần đã mua, các cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu, giấy này gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu có các đặc điểm chủ yếu sau đây: - Thời hạn của cổ phiếu: bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành, các nhà đầu tư đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên, các cổ đông lại không được phép rút khoản vốn này về trừ trường hợp công ty ngừng hoạt động hoặc có quy định đặc biệt cho phép được rút vốn. - Giá trị của cổ phiếu: giá trị của cổ phiếu được thể hiện trên 3 phương diện sau: + Mệnh giá: là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu. Mệnh giá thường được ghi bằng nội tệ và bằng bao nhiêu là do luật chứng khoán hoặc điều lệ của công ty cổ phần quy định. + Giá trị ghi sổ: là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản. + Giá trị thị trường: là giá cả của cổ phiếu khi mua bán trên thị trường. Cổ phiếu có 2 loại cơ bản sau: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi - Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu mà cổ tức không được xác định trước, mức cổ tức và hình thức chi trả phụ thuộc vào kết quả hoạt 36
  • 37. động và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành.Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường gọi là cổ đông thường. + Đặc điểm: • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường được hưởng các quyền và các lợi ích cơ bản sau: • Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ. • Hưởng cổ tức theo hiệu quả, kết quả kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty. • Tham gia đại hội cổ đông, bỏ phiếu bầu HĐQT, được quyền ứng cử và đề cử các chức vụ quản lí theo qui chế và được quyền biểu quyết các vấn đề trong đại hội cổ đông. • Kiểm tra sổ sách của công ty • Được quyền chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác • Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty • Không được ưu tiên chia vốn khi công ty cổ phần bị phá sản hoặc giải thể •Trên chứng chỉ cổ phiếu chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức. - Cổ phiếu ưu đãi: + Khái niệm: Là loại cổ phiếu có cổ tức được xác định trướcvà mức cổ tức này hầu như không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. + Đặc điểm: 37
  • 38. • Cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng các quyền và lợi ích cơ bản sau: • Quyền sở hữu tài sản của công ty theo tỷ lệ % cổ phiếu nắm giữ. • Được chia cổ tức trước cổ phiếu thường theo tuyên bố trả cổ tức của HĐQT. • Được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành theo chính sách ưu đãi của công ty. • Được ưu tiên chia vốn trước cổ phiếu thường khi công ty bị giải thể hay phá sản. • Không được tự do chuyển nhượng cổ phiếu cho mgười khác (mà chuyển nhượng cho ai theo phương thức nào là do công ty quyết định) • Không được tham gia bầu cử, ứng cử, đề cử và biểu quyết • Trong điều kiện bình thường cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức theo mức đã ấn định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để chi trả hoặc bị thua lỗ thì nó sẽ trả theo khả năng hoặc tạm thời không thanh toán. • Trên chứng chỉ cổ phiếu có ghi cổ tức và mệnh giá. * Trái phiếu: là một loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả số vốn vay theo một thời hạn nhất định cho người sở hữu chứng khoán. Các loại trái phiếu trên thị trường vốn gồm: - Trái phiếu Nhà nước Trái phiếu chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành với mục đích bù đắp những khoản chi của ngân sách nhà nước. Nói cách khác, trái phiếu nhà nước là chứng thư xác nhận khoản nợ của nhà nước. Ví dụ: ở Việt Nam trái phiếu chính phủ do Chính phủ ủy quyền cho kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng phát triển Việt 38
  • 39. Nam (trước đây gọi là quỹ hỗ trợ phát triển) phát hành với mục đích bù đắp những khoản chi của ngân sách Nhà nước. - Trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành với mục đích hỗ trợ cho ngân sách địa phương. Đây là loại trái phiếu được các chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn cho các mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình hạ tầng cơ sở hay phúc lợi công cộng của địa phương. Ví dụ: trái phiếu phát triển đô thị do UBNN TP. Hồ Chí Minh phát hành. Khác với trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương tiềm ẩn rủi ro thanh toán, tùy theo từng chính quyền địa phương mà mức độ rủi ro nay cũng khác nhau. - Trái phiếu doanh nghiệp (DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH) Đây là loại trái phiếu do các công ty hoặc các xí nghiệp đang hoạt động phát hành với mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Trái phiếu chỉ là loại chứng khoán có lợi tức cố định và người sở hữu trái phiếu chỉ là chủ nợ của công ty, do đó chủ sở hữu trái phiếu không được tham dự và can thiệp vào hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có mức độ an toàn cao hơn so với đầu tư vào cổ phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp có các loại như: - Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản của công ty hoặc được bảo lãnh bởi uy tín của một doanhn nghiệp khác (thường là ngân hàng đầu tư hoặc công ty chứng khoán) - Trái phiếu không cần bảo đảm: thông thường trái phiếu này được phát hành từ một công ty danh tiếng đã hoạt động lầu năm hoặc từ một công ty công cộng. - Trái phiếu có thể chuyển hoá thành cổ phiếu thường của công ty, loại trái phiếu này sẽ tăng giá nếu công ty làm ăn phát đạt 39
  • 40. - Trái phiếu phát hành dưới mệnh giá: loại trái phiếu này được công ty phát hành trong thời kỳ lãi suất tín dụng trên thị trường tiền tệ đang cao. Ngoài các loại trái phiếu kể trên, còn có một số loại trái phiếu khác ít phổ biến hơn như trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính, trái phiếu xây dựng…  Vận dụng các công cụ này ở VN hiện nay: Các công cụ trên thịt trường vốn ở VN hiện nay: • Trái phiếu: Thị trường trái phiếu ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại) khối lượng trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế trên thị trường, chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ có giá trị khác. Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn ở VN. Thị trường vốn Việt Nam vẫn được xem là nhỏ về qui mô, và còn chưa thực sự chuẩn hoá. Đây là một thị trường đang phát triển thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài. - một doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gồm có: PetroVietnam, Tổng công ty cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama, Vietnam Steel Corperation, Vilexim, Tổng Công ty cổ phần xây dựng điện Việt nam, Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Tất cả các công ty này đều là những đơn vị đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa • cổ phiếu công ty: - Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Tổng giá trị vốn 40
  • 41. hóa thị trường tính tại thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 38% GDP cả năm 2009. - Thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết mới được hình thành dưới hình thức hệ thống giao dịch Upcom, chưa phát huy được vai trò tạo lập thị trường theo kiểu thị trường phi tập trung. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu đưa vào giao dịch so với số lượng công ty đại chúng chiếm tỷ trọng quá thấp và thiếu hấp dẫn đối với doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư. Hiện tại, vẫn còn tồn tại một bộ phận thị trường cổ phiếu được đăng ký với TTLKCK nhưng chưa có cơ chế giao dịch và chuyển quyền sở hữu 12. Trình bày các chức năng của thị trường tài chính? Xu hướng phát triển của thị trường tài chính sau khi gia nhập WTO ở Việt Nam a. Chức năng trung gian: Thị trường tài chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu nguồn tài chính, là nơi thu hút mạnh mẽ mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao những nguồn này cho các nhu cầu đầu tư phát triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh , hoặc thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của chủ thể cần nguồn tài chính. Thị trường tài chính được xem như cầu nối giữa tích lũy và đầu tư, giữa người cung nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính. Nó giúp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chính cho nhau dưới hình thức mua bán các chứng khoán. b. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán Thị trường tài chính là nơi các chứng khoán được mua bán, trao đổi. Bởi vậy, nhờ thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc thành các chứng khoán khác khi họ muốn. 41