SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THẾ THANH TIÊN
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THẾ THANH TIÊN
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 838.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ Luật học “Miễn trách nhiệm
hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, hoàn toàn do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Đức Hồng Hà. Các đoạn trích dẫn và số
liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn từ nguồn có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tác giả luận văn
Đỗ Thế Thanh Tiên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..............................................10
1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự.......................................................10
1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự..................................................13
1.3. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự ....................................................17
1.4. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt .........................20
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM
2017.................................................................................................................26
2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự 26
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn
trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .........................................41
CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................51
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời
gian tới.............................................................................................................51
3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời
gian tới.............................................................................................................55
KẾT LUẬN....................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tổng số vụ án, tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..........................................................................43
Bảng 2.2. Thống kê số liệu người được miễn trách nhiệm hình sự của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...........44
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm
của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng một hậu quả
bất lợi do được áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi mà người đó thực hiện. Theo tình hình diễn ra trên thực tế thì tất cả
các loại tội phạm và các trường hợp phạm tội cụ thể đều khác nhau. Vì thế, để
đạt hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, luật
hình sự Việt Nam thực hiện việc phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối
tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý một cách có hiệu quả, phù
hợp, chính xác và công bằng. Trong một điều kiện nhất định nào đó, các
trường hợp phạm tội xảy ra trong thực tiễn, một người đã thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội khi có các căn cứ pháp lý mà luật hình sự quy định là
tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách
nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Và miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng
của luật hình sự Việt Nam, chế định này thể hiện chính sách phân hóa trách
nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm
tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích
người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo giục, cải tạo,
nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn
trách nhiệm hình sự cũng có mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với chế định
trách nhiệm hình sự. Vì thế, nếu giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự,
đồng thời áp dụng đúng đắn và chính xác chế định miễn trách nhiệm hình sự
sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác
phòng và chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các
2
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Trong lịch sử pháp luật hình sự ở nước ta, chế định miễn trách nhiệm
hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức khi Bộ luật Hình
sự năm 1985 ra đời. Trước thời gian đó, nội dung này chưa được ghi nhận với
tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực
tiễn xét xử cho thấy có một số văn bản pháp lý được thừa nhận và áp dụng
như miễn trách nhiệm hình sự qua các tên gọi khác như: “tha bổng bị cáo”,
“tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn
hết cả tội”, “xá miễn” ...
Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông
qua Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng các khái niệm pháp lý về miễn trách
nhiệm hình sự chưa được các nhà làm luật ở nước ta ghi nhận, hậu quả pháp
lý của việc miễn trách nhiệm hình sự, hoặc các trường hợp miễn trách nhiệm
hình sự vẫn còn được quy định rải rác ở các điều luật, như vậy là chưa chính
xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt lập pháp. Mặt khác, thực tiễn áp
dụng chế định này cũng đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học hình sự
phải nghiên cứu giải quyết. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 được coi là
bước phát triển mới trong việc giải quyết các vấn đề về miễn trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội. Việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ,
chính xác, đúng pháp luật sẽ có tác dụng rất lớn thể hiện chính sách khoan
hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi
do họ thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung một số quy phạm của chế định miễn
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đã tạo điều kiện cho các cơ quan
áp dụng pháp luật đạt được hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, vẫn còn bất cập ở một số
quy định, các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong
thời gian qua chưa được kịp thời, đầy đủ nên một số quy phạm pháp luật của
3
chế định miễn trách nhiệm hình sự còn nhận thức, áp dụng chưa đúng.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Trong đó, nhiều vấn đề của
pháp luật hình sự cũng luôn vận động và phát triển nên đòi hỏi phải được tiếp
tục nghiên cứu, thay đổi, bổ sung các nội dung, quy định cho phù hợp, và
trong đó có chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trước
tình hình đó, để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng ta phải
tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự, đưa ra các giải
pháp cần thiết để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng,
nhằm đảm bảo áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trên cả
nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đây chính là lý do luận chứng
cho việc tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng, có liên quan chặt
chẽ và mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và nhiều chế định khác
trong luật hình sự nên được các nhà nghiên cứu luật hình sự quan tâm và
nghiên cứu. Ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về
các nội dung liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự này. Đáng
chú ý là những công trình sau: GS. TSKH. Lê Văn Cảm: 1) Chế định miễn
trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và
pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do GS. TSKH Lê
Văn Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002); 2) Về các dạng
miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm
1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); 3) Về sáu dạng miễn trách
4
nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); 4) Về bản chất pháp lý của các khái
niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải
chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát,
số 1/2002); 5) Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất
pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 3(10)/2001); 6) Điều 25 - Miễn trách nhiệm hình sự
(Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 - Tập
I. Phần chung, Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001).
Bên cạnh đó, qua các tập chí của một số tác giả khác, vấn đề miễn trách
nhiệm hình sự còn được đề cập và nghiên cứu như: 1) Chế định miễn trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (Khoa học xã
hội), số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm
hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
3/1988) và Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm
1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS Phạm Hồng
Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học,
số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự
(Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và Hoàn thiện các quy định của luật tố
tụng hình sự về đình chỉ điều ra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số
5/2002) của tác giả Phạm Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách
nhiệm hình sự theo điều 48 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề
về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái Quế Dung; 6) Miễn trách
nhiệm hình sự trong trường hợp “Do sự chuyển biến của tình hình mà người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” theo quy định của điều Điều
25 Bộ luật Hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển
5
Khanh; 7) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí
Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam năm 1999 (Tạp chí Khoa học. chuyên san Kinh tế - Luật,
số 1/2004)...
Và trong các Giáo trình và sách tham khảo, vấn đề này còn được đề cập,
phân tích cụ thể hơn như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học
Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 4) Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam, Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự
1999 - Phần chung (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn
Quế; 6) Trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tập thể tác giả do PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;...
Khái quát những nghiên cứu trên về chế định miễn trách nhiệm hình sự
cho thấy các công trình này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và đã công bố trên nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành, nhiều sách báo pháp
lý hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào hệ
thống hóa các vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự, nghiên cứu tổng
thể lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm
hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Hơn nữa, nhiều nội dung xung
quanh việc áp dụng và mở rộng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đòi
hỏi cần tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên khảo, toàn diện và sâu sắc hơn
từ các nhà khoa học hình sự, đặc biệt là nghiên cứu trong thực tiễn áp dụng
chế định này trên địa bàn của một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Nam.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, phân
tích để làm rõ về mặt khoa học các nội dung cơ bản của chế định miễn trách
nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp và vấn đề áp dụng chúng trong thực tiễn,
xác định những bất cập để đề xuất các giải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục
hoàn thiện những quy định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời,
luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cơ bản trong việc
áp dụng các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn
tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội phạm và giáo dục, cải tạo người phạm tội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận văn này tập trung
vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định
miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến
đến nay. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định về miễn
trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay, nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của những quy
định về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam. Luận văn xây
dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của miễn trách
nhiệm hình sự. So sánh mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự với miễn
hình phạt.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm
pháp luật hình sự về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời phân tích những tồn
tại xung quanh việc quy định và áp dụng chế định này, những số liệu thống kê
trên thực tế, những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp
7
dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội trong Bộ luật hình sự, đồng thời tác giả đề xuất những giải
pháp hoàn thiện cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật
được thống nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội của pháp luật hình sự Việt Nam. Các vấn đề cơ bản như: Khái
niệm, đặc điểm, ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội
và hành vi do họ thực hiện. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu đánh giá,
nhận xét số liệu từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam về việc áp dụng chế định
miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Từ đó đưa ra các yêu cầu
và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về
miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và nghiên
cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian
từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mac -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu
tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Luận văn
được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các lý luận, đặc thù của khoa học pháp
8
luật hình sự, các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản
hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự và các văn bản pháp lý khác, những
luận điểm khoa học có liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc
thù của khoa học luật hình sự như: lịch sử, phân tích, so sánh, thống kê… để
luận chứng được các vấn đề tương ứng và tổng hợp các tri thức khoa học qua
các nghiên cứu của pháp luật hình sự nước ta.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn
thạc sĩ luật học, trong đó tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực
tiễn về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam.
Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của
chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Khái niệm,
bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, những
quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội, luận văn góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc nhận thức chế
định này được thống nhất.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nghiên cứu khái quát việc áp dụng các quy định pháp luật hình
sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong hoạt động thực
tiễn tỉnh Quảng Nam, phân tích một số điểm chưa phù hợp của Bộ luật Hình
sự và một số vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự liên quan
đến việc giải quyết vấn đề miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
9
Từ đó, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa trong chính sách hình sự, luận văn
kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể áp dụng miễn trách nhiệm hình
sự, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải thích, hướng dẫn áp dụng
chế định miễn trách nhiệm hình sự được thống nhất, có thể đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của thực tiễn về đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các lợi
ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm các phần cơ bản như: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục. Trong đó phần nội dung của luận văn được trình
bày qua ba chương.
Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự
Việt Nam.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách
nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013
đến năm 2017.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trong thời gian tới.
10
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của
luật hình sự Việt Nam, trước khi xây dựng khái niệm miễn trách nhiệm hình
sự, vấn đề cơ bản đầu tiên là phải làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự vì
miễn trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với chế định trách
nhiệm hình sự. Để tìm hiểu và nghiên cứu khái niệm và bản chất pháp lý của
chế định miễn trách nhiệm hình sự, trước tiên phải xem xét, tìm hiểu khái
niệm và các nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam. Miễn trách nhiệm hình sự xuất hiện khi có trách nhiệm hình sự,
cho nên việc nhận thức khoa học đúng đắn về trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ
sở vững chắc cho nhận thức về miễn trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý và được thể hiện bằng việc áp
dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà
nước do luật hình sự quy định. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, từ trước
đến nay, xung quanh khái niệm "trách nhiệm hình sự" là gì (?) vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau, mà cụ thể là:
Theo TSKH Lê Cảm thì "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người
phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự
quy định" [9, tr. 122];
Còn GS.TSKH Đào Trí úc lại quan niệm "trách nhiệm hình sự là hậu
quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu
trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [45, tr.41];
11
Và theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì "trách nhiệm
hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự
tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu
biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp)
và chịu mang án tích" [18, tr. 126] ...
Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, TSKH. Lê Cảm đã đưa ra
định nghĩa về trách nhiệm hình sự qua hai vấn đề, cơ sở và điều kiện: "Cơ sở
của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
luật hình sự quy định là tội phạm" - "Điều kiện của trách nhiệm hình sự là
căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà
chỉ khi nào có tổng hợp tất cả chúng (các căn cứ riêng đó) thì một người
mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [7, tr. 130].
Như vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó có
đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội
phạm. Nhưng trong thực tiễn có một số trường hợp, một người phạm tội mặc
dù có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự nhưng khi có
căn cứ và những điều kiện nhất định thì người đó có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự hay có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, và cũng có thể
họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, có thể khẳng định rằng, cơ sở
của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình
sự.
Trong luật hình sự Việt Nam, chế định miễn trách nhiệm hình sự đã thể
hiện được chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm
tội, qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội,
tạo điều kiện về giáo dục, cải tạo để họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng
và trở thành người có ích cho xã hội. Đến thời điểm này, việc đưa ra khái
12
niệm về miễn trách nhiệm hình sự trong trong khoa học luật hình sự vẫn có
nhiều quan điểm khác nhau như:
"Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của luật hình sự
Việt Nam và được thể hiện bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là
có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó" [10, tr. 7];
"Miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn kết tội cũng như áp dụng hình
phạt đối với người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội. Nói
cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là miễn những hậu quả pháp lý đối với
người phạm tội do pháp luật hình sự quy định" [7, tr. 14];
"Miễn trách nhiệm hình sự là việc hủy bỏ sự đánh giá tiêu cực đối với
người đó dưới hình thức bản án" [6, tr. 31];
"Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý về
các tội phạm đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo
quy định của pháp luật" [14, tr. 109];
"Miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên
cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực
hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu
tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này
được nhắc đến như là miễn trách nhiệm hình sự và không phải là miễn hình
phạt bởi vì bị cáo không chỉ tránh khỏi hình phạt mà hơn thế nữa hành vi đó
không được coi là tội phạm trong những điều kiện miễn trừ" [8, tr. 184].
"Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý đối
với một tội phạm do pháp luật quy định" [7, tr. 269];
"Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc tội một người chịu trách
nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện" [12, tr. 321];
"Miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự một
13
người về việc đã thực hiện một tội phạm được quy định trong luật hình sự, thể
hiện trong một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [18, tr. 238];
"Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm" [13, tr. 166];
Tổng hợp tất cả các quan điểm khoa học trong nước ta thấy đều tương đối
thống nhất trong việc khẳng định rõ nội dung và bản chất pháp lý của miễn
trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, để xây dựng một khái niệm thì trong đó phải thể hiện được đầy
đủ và chính xác về nội dung, bản chất, đối tượng áp dụng, hình thức thể hiện
ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn và
chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Và trên cơ sở tổng kết một số
các quan điểm khoa học nêu trên, kết hợp với việc phân tích các quy định của
pháp luật hình sự có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo tác giả
khái niệm miễn trách nhiệm hình sự có thể được định nghĩa như sau: Miễn
trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam,
được thể hiện bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng với nội dung không
truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và
những điều kiện luật định.
1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự
Từ các khái niệm nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định về
miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự hiện hành, chúng ta có thể
đưa ra một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan
trọng phản ánh rõ nét và thể hiện tính nhân đạo của chính sách hình sự trong
pháp luật hình sự Việt Nam. Và chế định miễn trách nhiệm hình sự là một
trong những biện pháp hữu hiệu để Nhà nước ta thực hiện chính sách phân
hóa và trong đường lối xử lý thể hiện được phương châm "nghiêm trị kết hợp
14
với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo"... Và
chỉ có thể được đặt ra đối với người nào là chủ thể của chính tội phạm ấy,
đồng thời phải đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện trong từng
trường hợp cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, cũng như
tuỳ thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có thể là tuỳ nghi
(lựa chọn) hay bắt buộc. Còn trong thực tiễn áp dụng, ngay cả khi trường hợp
có đầy đủ căn cứ pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện quy định, nhưng nếu
trường hợp đó là tuỳ nghi (lựa chọn) thì việc áp dụng hay không áp dụng
miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đó là do các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định.
Thứ hai, người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu các hậu
quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội, nhưng nếu không có đầy đủ căn
cứ pháp lý và những điều kiện do luật định thì người đó có thể phải chịu hậu
quả bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định
trong pháp luật hình sự. Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào một
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội
phạm, bị xã hội lên án và đáng bị xử lý về hình sự đều phải chịu trách nhiệm
hình sự, mà có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với người đó mà vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống
tội phạm, thể hiện được việc giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng
của người phạm tội. Bên cạnh đó, việc người phạm tội đáp ứng được những
điều kiện nhất định khác thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
miễn trách nhiệm hình sự cho họ.
Thứ ba, theo giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách
nhiệm hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định phải
được thể hiện bằng văn bản. Hiện tại, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ
điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản
15
2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một
trong các căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật
hình sự năm 2015; Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc rút quyết
định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015. Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định
tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 282
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Thứ tư, trong luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình và trách
nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với nhau. Cơ sở của miễn trách
nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Qua đó, có
thể hiểu một cách chung nhất thì trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất
lợi mà người phạm tội phải chịu cho những hành vi phạm tội do mình gây ra,
và được thể hiện bằng việc người đó bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Còn miễn trách nhiệm
hình sự có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất
lợi của việc phạm tội do mình gây ra, mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ
pháp lý và những điều kiện do luật định để được miễn trách nhiệm hình sự,
thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
hình sự.
Trong đó, cơ sở chung của miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm
hình sự đó là “việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự
quy định là tội phạm”. Cả hai trường hợp áp dụng này, chủ thể là người phạm
tội, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có đủ năng lực trách nhiệm hình
sự, đủ tuổi theo luật định mà luật hình sự quy định là tội phạm. Cho nên,
người phạm tội là người phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người được miễn
trách nhiệm hình sự (cũng là người phạm tội) nhưng trường hợp phạm tội của
16
họ lại có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện theo quy định của pháp
luật hình sự để được miễn trách nhiệm hình sự. Điều đó có nghĩa, có trường
hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội mà vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm,
cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và phù hợp với nguyên
tắc nhân đạo của luật hình sự, thì theo quy định của pháp luật, các cơ quan
tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho họ được miễn trách nhiệm hình sự.
Thứ năm, người phạm tội mà được miễn trách nhiệm hình sự thì đương
nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi khác của việc phạm
tội do mình thực hiện (như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không
phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi
là có án tích và không bị coi là có tội). Nhưng trong thực tiễn xét xử cho thấy,
người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật tương
ứng khác như: Theo quy định của pháp luật dân sự thì buộc phải phục hồi lại
tình trạng ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại…; theo quy định của pháp luật
hành chính thì có thể phạt tiền, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc; chấm dứt hợp
đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hay các biện pháp kỷ luật
khác… Để minh chứng điều này có thể dẫn ra văn bản hướng dẫn thống nhất
có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật Hình sự: "Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án
không được quyết định bất kỳ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định
việc bồi thường cho người bị hại và giải quyết tang vật".
Thứ sáu, miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm ít
nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây ra các thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được
17
người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề
nghị miễn trách nhiệm hình sự. Nội dung này không chỉ thể hiện sự khoan
dung hay tính nhân đạo sâu sắc của chính sách hình sự nước ta, mà còn làm
giảm “áp lực”, cường độ áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có căn
cứ pháp lý và những điều kiện cho phép miễn trách nhiệm hình sự.
1.3. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự
Việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự hiện nay được xem là
vấn đề quan trọng và cấp thiết, ngoài việc góp phần trong công tác đấu tranh
phòng và chống tội phạm, thì chế định này còn thể hiện sâu sắc chính sách
khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những người
phạm tội. Qua đó nhằm khuyến khích, động viên người phạm tội lập công
chuộc tội, thể hiện được sự giáo dục, cải tạo theo hướng tốt hơn và nhanh
chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Vấn đề này
có ý nghĩa quan trọng thể hiện trên cácbình diện sau:
- Dưới góc độ chính trị-xã hội, việc quy định những trường hợp miễn
trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự là cơ sở cho các cơ quan tư pháp
hình sự có thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp
người phạm tội nào hay hành vi phạm tội nào là không còn nguy hiểm cho xã
hội nữa, hoặc trường hợp cụ thể nào không cần thiết phải áp dụng trách nhiệm
hình sự mà vẫn đảm bảo được yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất sự lạm dụng và tùy tiện khi áp
dụng, qua đó tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa,
nguyên tắc công bằng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên
cạnh đó, thực tiễn việc mở rộng các quy định áp dụng miễn trách nhiệm hình
sự trong cũng chính là một trong những hình thức xã hội hóa giáo dục. Trong
đó, tất cả quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức và gia đình người phạm tội
cùng tham gia vào việc cải tạo, giáo dục và giúp đỡ họ trở thành người có ích
18
cho xã hội. Ghi nhận một số trường hợp trong thực tế, một số vụ án xét thấy
không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hay hành
vi do họ gây ra nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về công tác đấu tranh
phòng và chống tội phạm, khả năng giáo dục, nhanh chóng cải tạo tốt để hòa
nhập với cộng đồng, bên cạnh đó đáp ứng được những điều kiện nhất định thì
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho họ được miễn trách
nhiệm hình sự. Cho nên, "ngoài ý nghĩa nhân đạo và nguyên tắc mọi hành vi
phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, thì việc càng có nhiều
căn cứ, điều kiện pháp lý cho việc miễn trách nhiệm hình sự càng làm tăng
thêm các kênh để qua đó nhân dân có thể tham gia vào việc giáo dục người
phạm tội" [45, tr.54].
- Dưới góc độ pháp lý, người được miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là
vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có các căn cứ và điều kiện để miễn
trách nhiệm hình sự. Trong thực tế xã hội, người đó vẫn phải chịu sự lên án của
Nhà nước vì đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự
quy định là tội phạm. Ta có thể hiểu, ngoài những trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi (lựa chọn) hay có tính chất bắt buộc ra thì
biện pháp này chỉ áp dụng (hoặc có thể được áp dụng) đối với người nào mà
trong hành vi vi phạm pháp luật của cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng đối với họ
lại có những căn cứ pháp lý hay những điều kiện nhất định để được miễn trách
nhiệm hình sự trong từng trường hợp tương ứng mà pháp luật hình sự hiện
hành quy định.
Do đó, dưới góc độ pháp lý này, người được miễn trách nhiệm hình sự
đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc
phạm tội do mình thực hiện như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình
sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội. Tuy nhiên, người
19
phạm tội vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế không
phải hình sự thuộc các ngành luật tương ứng khác trong hệ thống pháp luật
của Nhà nước (như: pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật
lao động...). Vì vậy, bắt buộc phải áp dụng đúng trong những trường hợp miễn
trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chính là sự đảm bảo nguyên tắc
công bằng của pháp luật hình sự Việt Nam trong đời sống xã hội giữa các công
dân nói chung, và giữa những người phạm tội nói riêng.
- Dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư
pháp hình sự. Trong đó phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính
sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng đó là chế
định miễn trách nhiệm hình sự. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu
hiệu để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường
lối xử lý của Nhà nước, trong đó "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng
trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo". Tiếp đến, Chế định miễn trách
nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam luôn
gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên, về điều này đúng như
TS Lê Thị Sơn đã viết: "Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra
đối với người phạm tội thì miễn trách nhiệm hình sự, miễn hậu quả pháp lý
của việc phạm tội cũng chỉ có thể đặt ra đối với người phạm tội. Không thể
áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi thỏa mãn
dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình
sự" [37, tr.19].
Do đó, dưới góc độ này, nhà làm luật đã quy định chặt chẽ cơ sở của
trách nhiệm hình sự tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999 đó là "Chỉ người
nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự". Khi đã thỏa mãn cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm
hình sự thì một người đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để
20
nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bên
cạnh việc phân loại tội phạm thì các nhà làm luật nước ta cũng đồng thời
tiến hành phân hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam về các trường hợp
phạm tội hay các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù
hợp, chính xác và công bằng. Nếu trường hợp một người phạm tội mà có
đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định, thì người đó có thể
không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách
nhiệm hình sự. Trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự,
điều đó có nghĩa họ được áp dụng bởi chính sách khoan hồng, nhân đạo của
Nhà nước để mở rộng cơ hội sửa chữa những sai lầm, khắc phục những hậu
quả gây ra, trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội.
- Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, trong Bộ luật Hình các trường hợp được
áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự được các nhà làm luật nước ta quy
định một cách đầy đủ, chặt chẽ, có hệ thống và phù hợp với thực tiễn thì đó
cũng là một trong những tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn
thiện một số chế định khác có liên quan như: trách nhiệm hình sự, hình phạt,
miễn hình phạt... Qua đó, thể hiện được sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự
trong việc xây dựng từng chế định của luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn
phát triển hiện nay, giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân. Qua đó củng cố và nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng và chống tội phạm.
1.4. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt
Hai khái niệm "miễn trách nhiệm hình sự" và "miễn hình phạt" trong
pháp luật hình sự Việt nam có liên quan chặt chẽ mật thiết với nhau. Do đó,
việc phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm có ý nghĩa quan
trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
21
1.4.1. Những điểm giống nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn
hình phạt
Thứ nhất, hai chế định đều phản ánh sự khoan hồng, nhân đạo trong
chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự Việt Nam nói riêng.
Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng
đối với người nào bị coi là có lỗi trong chính việc phạm tội đó. Nói một cách
khác, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị pháp luật hình
sự cấm (Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm).
Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể được áp
dụng trong từng trường hợp cụ thể khi có đầy đủ những căn cứ pháp lý và
điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định.
Thứ tư, Người được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều
không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc của việc quyết
định hình phạt và án tích.
Thứ năm, cũng như việc miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy
phạm có tính chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, nhà làm luật
không phải dùng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự
và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình phạt trong những trường hợp
mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa nhưng trên thực
tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được, đồng thời Nhà
nước không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi
với các yêu cầu của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong
cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương thiện, có ích cho gia đình và
xã hội.
22
1.4.2. Những điểm khác nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn
hình phạt
Thứ nhất, về khái niệm. Miễn trách nhiệm hình sự là việc ko bắt buộc
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện, còn
miễn hình phạt là ko buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã
thực hiện. Miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên là không áp dụng hình
phạt với người phạm tội, tức là không áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất của Nhà nước đối với họ, nhưng miễn hình phạt thì không có nghĩa
là không có trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, người được miễn hình
phạt khi họ chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự, còn người được
miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên được miễn hình phạt.
Thứ hai, về điều kiện.
- Miễn trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những
căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay
đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho
xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong
những căn cứ sau: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến
của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi
tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn
đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự
thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội
phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công
lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Ngoài ra “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm
nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
23
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện
của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì
có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
- Miễn hình phạt:
Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, 2 Điều
54 Bộ luật Hình sự năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa
đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Theo quy định khoản 1, 2 Điều 54 “1. Tòa án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong
khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất
hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này; 2. Tòa
án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ
án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng. Nếu hình phạt và việc áp dụng miễn
hình phạt đối với người bị kết án chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất
áp dụng đó là Tòa án thì đối với miễn trách nhiệm hình sự, các cơ quan tư
pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát và Tòa án.
Thứ tư, về hậu quả pháp lý. Miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng thì
đương nhiên không có án tích và có tính khoan hồng cao hơn so với miễn
hình phạt. Còn miễn hình phạt thì có án tích nhưng thuộc trường hợp đương
nhiên được xóa án tích.
Thứ năm, về đối tượng áp dụng. Đối tượng của miễn trách nhiệm hình sự
có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án, còn đối với miễn hình phạt
thì là người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
24
Thứ sáu, về các trường hợp được áp dụng. Các trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự bao gồm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 16;
người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại
ko lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ...Điều 91; người đã nhận làm gián điệp,
nhưng ko thực hiện nhiệm vụ đc giao và tự thú, thành khẩn khai báo Điều
110; người không tố giác có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn
chế tác hại của tội phạm khoản 3 Điều 390. Còn các trường hợp được miễn
hình phạt chỉ đc quy định ở 2 điều luật đó là Điều 59 và khoản 3 Điều 390 tội
không tố giác tội phạm.
Những sửa đổi, bổ sung về chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình
phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã khắc phục được những bất cập, hạn chế
của Bộ luật Hình sự năm 1999, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả
trong đấu trong và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận Chương 1
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng pháp
luật hình sự Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất chính sách nhân đạo của chính
sách hình sự nói chung và Pháp luật hình sự của Việt Nam nói riêng đối với
người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên,
khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục,
cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng và giúp đỡ họ thành người có ích cho
xã hội.
Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam thể
hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, đảm bảo sự kết
hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng như phi hình sự khác
của Nhà nước nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, qua đó sẽ hạn chế việc
áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự. Việc áp
25
dụng các chế định này chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa
sai lầm, phát triển lành mạnh...
26
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013
ĐẾN NĂM 2017
2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm
hình sự
2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự từ
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm
1985 được ban hành
Ở nước ta, cho đến Bộ luật Hình sự năm 1985 được pháp điển hóa thì
chế định miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận
chính thức, còn trước đó chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định
độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn xét xử và một số văn
bản pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: "xá
miễn", "tha miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tha bổng bị cáo", "miễn
nghị cho bị cáo", "miễn hết cả tội"... Có thể liệt kê đến một số văn bản thời kỳ
trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn
tránh nhiệm hình sự như: Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 - văn bản pháp
luật hình sự đầu tiên của giai đoạn này quy định về đại xá cho một số tội
phạm trước ngày 19/8/1945; Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ
tướng Chính phủ về đại xá; Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội
phạm về chức vụ (trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển
thủ công quỹ); Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính
phủ về đại xá; Bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của
Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm
27
khác về mặt tình dục; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ
nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng
của công dân ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng
ngày 30/10/1967; Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 hướng dẫn thi hành
Sắc luật quy định về tội phạm và hình phạt vẫn nêu rõ nguyên tắc xét xử bọn
phản cách mạng; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh
doanh trái phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật Hình sự; Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng
một số quy định của Bộ luật Hình sự; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày
2/6/1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra
tự thú...
Như vậy, việc trước đây trong pháp luật hình sự thực định đã có ghi
nhận và thực tiễn xét xử có áp dụng miễn trách nhiệm hình sự là xuất phát từ
chính sách khoan hồng, nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình của pháp
luật hình sự Việt Nam. Từ quan điểm cho rằng, mặc dù việc truy cứu trách
nhiệm hình sự và xử phạt về hình sự là rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp
chế, củng cố trật tự pháp luật song đó không phải là biện pháp hữu hiệu duy
nhất mà đòi hỏi ngày càng mở rộng các quy định, và cần nhiều hơn các biện
pháp tác động xã hội khác để đấu tranh phòng và chống tội phạm. Thực tế
trong thời kỳ này, miễn trách nhiệm hình sự với các tên gọi khác nhau được
áp dụng chủ yếu để thực hiện phương châm trong đường lối xử lý, đó là
"nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo".
Tuy nhiên, công cuộc bảo vệ nền độc lập và trật tự an toàn xã hội của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới hình thành trong giai đoạn đầu nên
28
chưa quy định cụ thể vấn đề này, nhưng các điều kiện áp dụng miễn trách
nhiệm hình sự được quy định trong một số điều tại các văn bản pháp lý tương
ứng khác nhau và được xác định tương tự như là: biện pháp miễn hình phạt,
giảm nhẹ hình phạt, tha miễn hình phạt…
2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự
năm 1999 về miễn trách nhiệm hình sự
Năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của của hệ thống
pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói
riêng. Trong đó, chế định miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ
luật hình sự, và những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định cụ
thể tại một số điều của Phần chung và Phần các tội phạm. Theo các quy định
này, ngoài sự ghi nhận thực tiễn áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm
hình sự thì chế định này còn được mở rộng ra đối với một số trường hợp khác
cho phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế-xã hội trong giai đoạn đó.
Theo đó, trong Bộ luật Hình sự năm 1985, miễn trách nhiệm hình sự
được quy định trong 06 trường hợp sau đây: Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội (Điều 16); do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội
hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và do người phạm
tội cho hành vi tích cực (khoản 1 Điều 48); cho người chưa thành niên phạm
tội (khoản 3 Điều 59); cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 74); cho
người phạm tội đưa hối lộ (khoản 5 Điều 227); cho người phạm tội không tố
giác tội phạm (khoản 2 Điều 247).
Bộ luật Hình sự này sau một thời gian áp dụng, Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
05/01/1986, trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội của người thực hành tội phạm, cụ thể đề cập đến các điều kiện
29
của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc miễn trách nhiệm hình sự
trong trường hợp người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người tổ
chức tội phạm. Ngoài ra, cũng trong Nghị quyết này, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về miễn trách nhiệm hình sự quy
định tại Bộ luật Hình sự năm 1985 (khoản 1 Điều 48) với các nội dung sau:
- Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp không có trách
nhiệm hình sự và người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không bị
coi là người can án;
- Thẩm quyền áp dụng: Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố thì Viện
kiểm sát nhân dân có quyền miễn trách nhiệm hình sự, trong giai đoạn xét xử
thì việc miễn trách nhiệm hình sự do Tòa án quyết định;
- Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được quyết định bất
cứ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường thiệt hại và
giải quyết các tang vật vụ án.
Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự này, các nhà làm
luật ở nước ta chỉ quy định việc áp dụng biện pháp này đối với một loại người
đồng phạm là người thực hành. Ngay trong Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
05/01/1986 mới chỉ hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội của người thực hành tội phạm, chứ chưa có hướng dẫn về việc tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm với ba loại
người đồng phạm còn lại (như: người tổ chức, người xúi giục và người giúp
sức). Và sau đó, đến ngày 19/04/1989, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao đã ra Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn bổ sung về việc áp dụng
một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, trong đó có hướng dẫn cụ thể
về vấn đề này như sau:
- Đối với người tổ chức, người xúi giục phải thuyết phục, khuyên bảo, đe
30
dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang
được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có
biện pháp đề phòng và ngăn chặn tội phạm.
- Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc kết hợp và tạo những điều
kiện thuận lợi về tinh thần (như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình...) hay
về vật chất cho việc thực hiện tội phạm (như cung cấp phương tiện, công cụ
phạm tội, khắc phục những trở ngại…). Nếu sự giúp sức của người giúp sức
đang được những người đồng phạm khác sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện
tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã
nêu ở trên đối với người tổ chức, người xúi giục để ngăn chặn việc thực hiện
tội phạm.
Bên cạnh đó, để phù hợp với thực tiễn xét xử và áp dụng các quy định về
miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng, trường hợp phạm tội cụ thể thì
ngày 02/06/1990, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số
05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
đối với người phạm tội ra tự thú đã nêu rõ căn cứ để miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội trốn khỏi nơi giam. Theo đó, miễn
trách nhiệm hình sự được dùng với tên gọi miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với một tội phạm đã nêu, (Điều 245 về tội trốn khỏi nơi giam, Bộ luật
Hình sự năm 1985). Cụ thể có hai trường hợp có thể được miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam đó là:
- Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc
chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tùy từng trường hợp cụ thể có
thể áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh hoặc cấm đi
khỏi nơi cư trú; nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới.
31
- Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú
và trong thời gian trốn đó không phạm tội mới.
Đến pháp điển hóa lần thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã khẳng định
được chính sách khoan hồng và tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua
việc mở rộng thêm các quy định về miễn trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật
Hình sự năm 1999, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm:
Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều
19); do sự thay đổi của tình hình (khoản 1 Điều 25); do sự ăn năn hối cải của
người phạm tội (khoản 2 Điều 25); khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều
25); cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); cho người phạm
tội gián điệp (Điều 80); cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều
269); cho người phạm tội làm môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và; cho
người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314).
Tóm lại, việc hình thành các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam trước đây với nhiều tên gọi khác nhau và
trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sau đó đã có những ý nghĩa quan trọng nhằm
động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả
năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó còn
tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự của
Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác trong việc giáo dục, cải tạo
người phạm tội, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống
tội phạm.
2.1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về miễn trách nhiệm
hình sự
So với quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009). Sau khi sửa đổi, bổ sung về miễn trách nhiệm hình sự quy định tại
điều 25 không có sự thay đổi so với bộ luật năm 1999. Hiện tại, Bộ luật hình
32
sự năm 2015 đã có những quy định mới tại điều 29 về căn cứ miễn trách
nhiệm hình sự, trong đó quy định cụ thể hơn theo các điều kiện để được miễn
trách nhiệm hình sự. Một số điểm mới được bổ sung so với Bộ luật Hình sự
năm 1999 như sau:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự đổi chính
sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội
nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự.
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh
hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự.
- Bổ sung tình tiết lập người phạm tội lập công lớn hoặc có cống hiến
đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự.
- Bổ sung khoản 3 về những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc đại diện của
người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 mở rộng
phạm vi miễn trách nhiệm hình sự để hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý
bằng biện pháp hình sự đối với người phạm tội, là một trong những chế định
phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung
và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Miễn trách nhiệm hình sự do cơ
quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn
bản. Cụ thể, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản)
khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình
sự năm 2015; Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát ra
33
quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ quy
định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015;
Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc rút quyết định truy tố và đề
nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều
29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 282 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015.
Phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn
trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bởi một cơ quan tiến hành tố tụng
đang thụ lý hồ sơ vụ án. Cụ thể, đó là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc
Tòa án (các Điều 230, 285 và 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), và bên
cạnh đó phải đáp ứng đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện do pháp
luật hình sự quy định.
2.1.3.1. Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định
của Bộ luật Hình sự năm 2015
a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Theo đoạn 2 Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một
tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.” Như vậy,
căn cứ vào nội dung điều luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian
qua, chúng ta có thể chỉ ra những điều kiện để được miễn trách nhiệm hình
sự như sau:
Thứ nhất, người phạm tội chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm
tội phải tự nguyện và dứt khoát, tức là người đó phải từ bỏ thực sự ý định
phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời
dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ
34
lưỡng hơn sẽ tiếp tục phạm tội. Việc chấm dứt này thể hiện sự tự kiềm chế
của một người hay xuất phát từ động lực (động cơ) bên trong của bản thân để
không thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của mình đến cùng mặc dù
người đó có khả năng thực hiện và tất cả những điều kiện khách quan bên
ngoài không có gì cản trở họ. Ngoài ra, những trường hợp mà chủ thể dừng
lại việc thực hiện tội phạm đến cùng do các nguyên nhân khách quan khác
(như: do bị bắt buộc, do bị phát hiện hay gặp trở ngại khác...) đều không được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Thứ hai, việc chấm dứt thực hiện phạm tội phải và chỉ xảy ra trong
trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai
đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, còn xảy ra ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành thì không được coi
là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì nếu ở trường hợp xảy ra ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành thì
họ đã thực hiện hết những hành vi phạm tội theo ý muốn và tin rằng hậu quả
sẽ xảy ra, nhưng hậu quả lại không xảy ra hoặc đối với giai đoạn tội phạm
hoàn thành thì người phạm tội cũng đã thực hiện xong tội phạm và việc tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không làm thay đổi tính chất nguy hiểm
của hành vi phạm tội cho xã hội.
Thứ ba, việc quyết định chấm dứt thực hiện tội phạm phải do chính bản
thân người đó quyết định, mặc dù vào thời điểm thực tế quyết định chấm dứt
việc thực hiện tội phạm, người phạm tội vẫn nhận thức được khả năng thực tế
khách quan vẫn cho phép tiếp tục thực hiện tội phạm. Vì vậy, người phạm tội
đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội định
phạm, còn nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
35
b. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính
sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội
nữa (điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015)
Quy định này bổ sung cho Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây.
Trước đây chưa có quy định này nên có trường hợp do có sự thay đổi chính
sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội
nữa thì cơ quan tiến hành tố tụng thường áp dụng tình tiết “do chuyển biến
tình hình” để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Chuyển biến của
tình hình được hiểu là có sự thay đổi của chính sách, pháp luật nói riêng và là
sự thay đổi của tất cả các mặt của đời sống xã hội nói chung như: chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, ...
c. Khi có quyết định đại xá (điểm b khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015)
Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất
định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu
trong văn bản đó xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy
cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế, nếu đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải
đình chỉ vụ án; còn nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có
án tích.
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. Thông thường quyết
định đại xá được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước,
biểu hiện sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.
Cần phân biệt đại xá với đặc xá. Đặc xá là miễn toàn bộ hay một phần
hình phạt đối với một hoặc một số người bị kết án. Theo quy định của Hiến
pháp năm 2013 thì chỉ có Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mới có quyền ra quyết định đặc xá. Ở nước ta, đặc xá được Chủ tịch nước
quyết định vào các dịp giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 hoặc dịp Quốc
Tải bản FULL (79 trang): https://bit.ly/3p64uHa
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
36
khánh 2/9; ngày tết cổ truyền của dân tộc.
d. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được
giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì
được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 4 Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015).
Theo nội dung điều luật đã nêu, người phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự về tội gián điệp khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, một người đã nhận nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức tình báo
nước ngoài nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao đó. Nhiệm vụ ở đây
được hiểu là các hoạt động tình báo, phá hoại chống Nhà nước Việt Nam do
cơ quan, tổ chức tình báo nước ngoài giao.
Thứ hai, người này đã tự thú và thành thật khai báo tất cả các hành vi
phạm tội của mình, cũng như của các đồng phạm khác với cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền.
Khi có đầy đủ các chứng cứ, tài liệu để xác định rằng người phạm tội
thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng có
thẩm quyền phải thực hiện việc miễn trách nhiệm hình sự cho họ.
2.1.3.2. Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo
quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
a. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà
người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 2 Điều 29
Bộ luật Hình sự 2015)
Theo từ điển Tiếng Việt, “chuyển biến” được hiểu là “biến đổi sang
trạng thái khác với trước, thường là theo hướng tích cực” [26, tr.188], còn
“tình hình” là “tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với
nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó, cho thấy một trạng thái
hoặc xu hứng phát triển của sự vật” [26, tr.996]. Do đó, “sự chuyển biến của
tình hình” dưới góc độ chung được hiểu như là sự thay đổi những điều kiện
trong đời sống xã hội về các phương diện khác nhau như kinh tế, chính trị-xã
Tải bản FULL (79 trang): https://bit.ly/3p64uHa
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
hội, pháp luật, văn hóa, khoa học-kỹ thuật... trong phạm vi có thể là toàn xã
hội hay có thể xét riêng trong phạm vi của một số vùng, một số địa phương
hay thậm chí trong phạm vi một cơ quan Nhà nước nào đó. Tuy nhiên, sự thay
đổi này là quy luật tất yếu và nhất thiết phải là cơ sở đưa đến một trong hai
điều kiện để người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự đó là khi
tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà
hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc người phạm tội
không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
b. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm
nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm b
khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015)
Đây là quy định mới mà Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa có. Nếu một
người mắc bệnh hiểm nghèo thì cũng chỉ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ chứ
chưa có quy định là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây
nguy hiểm cho xã hội nữa là người mắc một trong các bệnh mà y học coi đó
là bệnh hiểm nghèo như bị ung thư, teo não, HIV ở giai đoạn AIDS, nhiễm vi
rút kháng thuốc như NDM-1, lao phổi ở giai đoạn cuối, nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não…
Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng có
thể được miễn trách nhiệm hình sự, mà phải có thêm điều kiện là: không còn
khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa như phải nằm liệt giường có người
chăm sóc, tức là họ không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì
mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Còn đối với người tuy mắc bệnh
hiểm nghèo nhưng họ vẫn còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì không
được miễn trách nhiệm hình sự.
c. Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc
phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả
6069785

More Related Content

Similar to MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM.pdf

Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 

Similar to MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM.pdf (20)

Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sựLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo Luật hình sự
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOTLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do theo luật, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiLuận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Xét xử tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Áp dụng hình phạt tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiÁp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Luận văn: Hình sự hóa trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đLuận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
Luận văn: Định tội danh các tội phạm về ma túy tại Cao Bằng, 9đ
 
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ, 9 ĐIỂMBÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ, 9 ĐIỂM
 
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tộiHình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM.pdf

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THẾ THANH TIÊN MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THẾ THANH TIÊN MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 838.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ Luật học “Miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, hoàn toàn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Đức Hồng Hà. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn từ nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tác giả luận văn Đỗ Thế Thanh Tiên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..............................................10 1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự.......................................................10 1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự..................................................13 1.3. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự ....................................................17 1.4. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt .........................20 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017.................................................................................................................26 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự 26 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .........................................41 CHƯƠNG 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................51 3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.............................................................................................................51 3.2. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.............................................................................................................55 KẾT LUẬN....................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê tổng số vụ án, tổng số người bị khởi tố, truy tố, xét xử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..........................................................................43 Bảng 2.2. Thống kê số liệu người được miễn trách nhiệm hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...........44
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng một hậu quả bất lợi do được áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện. Theo tình hình diễn ra trên thực tế thì tất cả các loại tội phạm và các trường hợp phạm tội cụ thể đều khác nhau. Vì thế, để đạt hiệu quả cao trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, luật hình sự Việt Nam thực hiện việc phân hóa các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý một cách có hiệu quả, phù hợp, chính xác và công bằng. Trong một điều kiện nhất định nào đó, các trường hợp phạm tội xảy ra trong thực tiễn, một người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có các căn cứ pháp lý mà luật hình sự quy định là tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Và miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, chế định này thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo giục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự. Vì thế, nếu giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự, đồng thời áp dụng đúng đắn và chính xác chế định miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phòng và chống tội phạm, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của Nhà nước, các
  • 7. 2 quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Trong lịch sử pháp luật hình sự ở nước ta, chế định miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời. Trước thời gian đó, nội dung này chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn xét xử cho thấy có một số văn bản pháp lý được thừa nhận và áp dụng như miễn trách nhiệm hình sự qua các tên gọi khác như: “tha bổng bị cáo”, “tha miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn tố”, “miễn nghị cho bị cáo”, “miễn hết cả tội”, “xá miễn” ... Đến lần pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự Việt Nam với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng các khái niệm pháp lý về miễn trách nhiệm hình sự chưa được các nhà làm luật ở nước ta ghi nhận, hậu quả pháp lý của việc miễn trách nhiệm hình sự, hoặc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự vẫn còn được quy định rải rác ở các điều luật, như vậy là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa đạt về mặt lập pháp. Mặt khác, thực tiễn áp dụng chế định này cũng đã đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học hình sự phải nghiên cứu giải quyết. Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 được coi là bước phát triển mới trong việc giải quyết các vấn đề về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự có căn cứ, chính xác, đúng pháp luật sẽ có tác dụng rất lớn thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung một số quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đã tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đạt được hiệu quả cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, vẫn còn bất cập ở một số quy định, các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong thời gian qua chưa được kịp thời, đầy đủ nên một số quy phạm pháp luật của
  • 8. 3 chế định miễn trách nhiệm hình sự còn nhận thức, áp dụng chưa đúng. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Trong đó, nhiều vấn đề của pháp luật hình sự cũng luôn vận động và phát triển nên đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, thay đổi, bổ sung các nội dung, quy định cho phù hợp, và trong đó có chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trước tình hình đó, để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự hiện hành, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự, đưa ra các giải pháp cần thiết để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nhằm đảm bảo áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đây chính là lý do luận chứng cho việc tác giả đã lựa chọn đề tài “Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng, có liên quan chặt chẽ và mật thiết với chế định trách nhiệm hình sự và nhiều chế định khác trong luật hình sự nên được các nhà nghiên cứu luật hình sự quan tâm và nghiên cứu. Ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự này. Đáng chú ý là những công trình sau: GS. TSKH. Lê Văn Cảm: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trong sách: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Tập thể tác giả do GS. TSKH Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002); 2) Về các dạng miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2001); 3) Về sáu dạng miễn trách
  • 9. 4 nhiệm hình sự khác (ngoài Điều 25) trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2001); 4) Về bản chất pháp lý của các khái niệm: Miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002); 5) Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu), phân loại và bản chất pháp lý của các biện pháp tha miễn trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3(10)/2001); 6) Điều 25 - Miễn trách nhiệm hình sự (Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 - Tập I. Phần chung, Tập thể tác giả do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Bên cạnh đó, qua các tập chí của một số tác giả khác, vấn đề miễn trách nhiệm hình sự còn được đề cập và nghiên cứu như: 1) Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Khoa học (Khoa học xã hội), số 4/1997) của TS. Nguyễn Ngọc Chí; 2) Về chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1988) và Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2001) của PGS.TS Phạm Hồng Hải; 3) Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997) của TS. Lê Thị Sơn; 4) Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1993) và Hoàn thiện các quy định của luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều ra và đình chỉ vụ án (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2002) của tác giả Phạm Mạnh Hùng; 5) Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo điều 48 Bộ luật hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số chuyên đề về Bộ luật hình sự, số 4/1999) của tác giả Thái Quế Dung; 6) Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp “Do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa” theo quy định của điều Điều 25 Bộ luật Hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 1/2002) của tác giả Nguyễn Hiển
  • 10. 5 Khanh; 7) Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Kiểm sát, số 5/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (Tạp chí Khoa học. chuyên san Kinh tế - Luật, số 1/2004)... Và trong các Giáo trình và sách tham khảo, vấn đề này còn được đề cập, phân tích cụ thể hơn như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do PGS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; 5) Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự 1999 - Phần chung (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế; 6) Trách nhiệm hình sự và hình phạt. Tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;... Khái quát những nghiên cứu trên về chế định miễn trách nhiệm hình sự cho thấy các công trình này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đã công bố trên nhiều tạp chí khoa học chuyên ngành, nhiều sách báo pháp lý hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào hệ thống hóa các vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự, nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Hơn nữa, nhiều nội dung xung quanh việc áp dụng và mở rộng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên khảo, toàn diện và sâu sắc hơn từ các nhà khoa học hình sự, đặc biệt là nghiên cứu trong thực tiễn áp dụng chế định này trên địa bàn của một địa phương cụ thể là tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, phân tích để làm rõ về mặt khoa học các nội dung cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự ở khía cạnh lập pháp và vấn đề áp dụng chúng trong thực tiễn, xác định những bất cập để đề xuất các giải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục hoàn thiện những quy định này trong pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cơ bản trong việc áp dụng các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục, cải tạo người phạm tội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận văn này tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau: - Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam từ thời phong kiến đến nay. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của những quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam. Luận văn xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự. So sánh mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định và áp dụng chế định này, những số liệu thống kê trên thực tế, những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp
  • 12. 7 dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự, đồng thời tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội của pháp luật hình sự Việt Nam. Các vấn đề cơ bản như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Đồng thời, luận văn cũng nghiên cứu đánh giá, nhận xét số liệu từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam về việc áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Từ đó đưa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật. Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các lý luận, đặc thù của khoa học pháp
  • 13. 8 luật hình sự, các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự và các văn bản pháp lý khác, những luận điểm khoa học có liên quan đến miễn trách nhiệm hình sự. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật hình sự như: lịch sử, phân tích, so sánh, thống kê… để luận chứng được các vấn đề tương ứng và tổng hợp các tri thức khoa học qua các nghiên cứu của pháp luật hình sự nước ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là công trình chuyên khảo có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, trong đó tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như: Khái niệm, bản chất pháp lý và các đặc điểm cơ bản của miễn trách nhiệm hình sự, những quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, luận văn góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc nhận thức chế định này được thống nhất. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nghiên cứu khái quát việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong hoạt động thực tiễn tỉnh Quảng Nam, phân tích một số điểm chưa phù hợp của Bộ luật Hình sự và một số vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến việc giải quyết vấn đề miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
  • 14. 9 Từ đó, để góp phần nhân đạo hóa hơn nữa trong chính sách hình sự, luận văn kiến nghị bổ sung những trường hợp có thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải thích, hướng dẫn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự được thống nhất, có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn về đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm các phần cơ bản như: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. Trong đó phần nội dung của luận văn được trình bày qua ba chương. Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2013 đến năm 2017. Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
  • 15. 10 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, trước khi xây dựng khái niệm miễn trách nhiệm hình sự, vấn đề cơ bản đầu tiên là phải làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự vì miễn trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với chế định trách nhiệm hình sự. Để tìm hiểu và nghiên cứu khái niệm và bản chất pháp lý của chế định miễn trách nhiệm hình sự, trước tiên phải xem xét, tìm hiểu khái niệm và các nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam. Miễn trách nhiệm hình sự xuất hiện khi có trách nhiệm hình sự, cho nên việc nhận thức khoa học đúng đắn về trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở vững chắc cho nhận thức về miễn trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Là một dạng của trách nhiệm pháp lý, từ trước đến nay, xung quanh khái niệm "trách nhiệm hình sự" là gì (?) vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, mà cụ thể là: Theo TSKH Lê Cảm thì "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [9, tr. 122]; Còn GS.TSKH Đào Trí úc lại quan niệm "trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [45, tr.41];
  • 16. 11 Và theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn thì "trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích" [18, tr. 126] ... Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, TSKH. Lê Cảm đã đưa ra định nghĩa về trách nhiệm hình sự qua hai vấn đề, cơ sở và điều kiện: "Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm" - "Điều kiện của trách nhiệm hình sự là căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà chỉ khi nào có tổng hợp tất cả chúng (các căn cứ riêng đó) thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [7, tr. 130]. Như vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người đó có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm. Nhưng trong thực tiễn có một số trường hợp, một người phạm tội mặc dù có đầy đủ cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự nhưng khi có căn cứ và những điều kiện nhất định thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, và cũng có thể họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, có thể khẳng định rằng, cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Trong luật hình sự Việt Nam, chế định miễn trách nhiệm hình sự đã thể hiện được chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, tạo điều kiện về giáo dục, cải tạo để họ nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Đến thời điểm này, việc đưa ra khái
  • 17. 12 niệm về miễn trách nhiệm hình sự trong trong khoa học luật hình sự vẫn có nhiều quan điểm khác nhau như: "Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó" [10, tr. 7]; "Miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn kết tội cũng như áp dụng hình phạt đối với người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội. Nói cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là miễn những hậu quả pháp lý đối với người phạm tội do pháp luật hình sự quy định" [7, tr. 14]; "Miễn trách nhiệm hình sự là việc hủy bỏ sự đánh giá tiêu cực đối với người đó dưới hình thức bản án" [6, tr. 31]; "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý về các tội phạm đối với người thực hiện tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp luật" [14, tr. 109]; "Miễn trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của luật hình sự dựa trên cơ sở xung đột về lợi ích, dùng để chỉ ra rằng không có tội phạm được thực hiện mặc dù trên thực tế hành vi của một người nào đó đã thỏa mãn cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đối với một loại tội phạm. Nguyên tắc này được nhắc đến như là miễn trách nhiệm hình sự và không phải là miễn hình phạt bởi vì bị cáo không chỉ tránh khỏi hình phạt mà hơn thế nữa hành vi đó không được coi là tội phạm trong những điều kiện miễn trừ" [8, tr. 184]. "Miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là miễn những hậu quả pháp lý đối với một tội phạm do pháp luật quy định" [7, tr. 269]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc tội một người chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện" [12, tr. 321]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự một
  • 18. 13 người về việc đã thực hiện một tội phạm được quy định trong luật hình sự, thể hiện trong một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" [18, tr. 238]; "Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà người đó đã phạm" [13, tr. 166]; Tổng hợp tất cả các quan điểm khoa học trong nước ta thấy đều tương đối thống nhất trong việc khẳng định rõ nội dung và bản chất pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự. Tóm lại, để xây dựng một khái niệm thì trong đó phải thể hiện được đầy đủ và chính xác về nội dung, bản chất, đối tượng áp dụng, hình thức thể hiện ngắn gọn và nhất quán về mặt pháp lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn và chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước. Và trên cơ sở tổng kết một số các quan điểm khoa học nêu trên, kết hợp với việc phân tích các quy định của pháp luật hình sự có liên quan, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo tác giả khái niệm miễn trách nhiệm hình sự có thể được định nghĩa như sau: Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam, được thể hiện bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng với nội dung không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện luật định. 1.2. Đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự Từ các khái niệm nêu trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy định về miễn trách nhiệm hình sự của pháp luật hình sự hiện hành, chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng phản ánh rõ nét và thể hiện tính nhân đạo của chính sách hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Và chế định miễn trách nhiệm hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để Nhà nước ta thực hiện chính sách phân hóa và trong đường lối xử lý thể hiện được phương châm "nghiêm trị kết hợp
  • 19. 14 với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo"... Và chỉ có thể được đặt ra đối với người nào là chủ thể của chính tội phạm ấy, đồng thời phải đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện trong từng trường hợp cụ thể được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành, cũng như tuỳ thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có thể là tuỳ nghi (lựa chọn) hay bắt buộc. Còn trong thực tiễn áp dụng, ngay cả khi trường hợp có đầy đủ căn cứ pháp lý và đáp ứng đủ các điều kiện quy định, nhưng nếu trường hợp đó là tuỳ nghi (lựa chọn) thì việc áp dụng hay không áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đó là do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Thứ hai, người được miễn trách nhiệm hình sự không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội, nhưng nếu không có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định thì người đó có thể phải chịu hậu quả bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong pháp luật hình sự. Như vậy, không phải bất kỳ trường hợp nào một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, bị xã hội lên án và đáng bị xử lý về hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự, mà có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người đó mà vẫn đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, thể hiện được việc giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng của người phạm tội. Bên cạnh đó, việc người phạm tội đáp ứng được những điều kiện nhất định khác thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Thứ ba, theo giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Hiện tại, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản
  • 20. 15 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Thứ tư, trong luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình và trách nhiệm hình sự có quan hệ chặt chẽ và gắn liền với nhau. Cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ cơ sở của trách nhiệm hình sự. Qua đó, có thể hiểu một cách chung nhất thì trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu cho những hành vi phạm tội do mình gây ra, và được thể hiện bằng việc người đó bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Còn miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là không buộc người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội do mình gây ra, mà lẽ ra nếu không có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định để được miễn trách nhiệm hình sự, thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Trong đó, cơ sở chung của miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự đó là “việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm”. Cả hai trường hợp áp dụng này, chủ thể là người phạm tội, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo luật định mà luật hình sự quy định là tội phạm. Cho nên, người phạm tội là người phải chịu trách nhiệm hình sự, còn người được miễn trách nhiệm hình sự (cũng là người phạm tội) nhưng trường hợp phạm tội của
  • 21. 16 họ lại có đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự để được miễn trách nhiệm hình sự. Điều đó có nghĩa, có trường hợp xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mà vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, thì theo quy định của pháp luật, các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho họ được miễn trách nhiệm hình sự. Thứ năm, người phạm tội mà được miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi khác của việc phạm tội do mình thực hiện (như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội). Nhưng trong thực tiễn xét xử cho thấy, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế phi hình sự được quy định trong các ngành luật tương ứng khác như: Theo quy định của pháp luật dân sự thì buộc phải phục hồi lại tình trạng ban đầu, buộc bồi thường thiệt hại…; theo quy định của pháp luật hành chính thì có thể phạt tiền, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc; chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hay các biện pháp kỷ luật khác… Để minh chứng điều này có thể dẫn ra văn bản hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự: "Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được quyết định bất kỳ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường cho người bị hại và giải quyết tang vật". Thứ sáu, miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được
  • 22. 17 người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự. Nội dung này không chỉ thể hiện sự khoan dung hay tính nhân đạo sâu sắc của chính sách hình sự nước ta, mà còn làm giảm “áp lực”, cường độ áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có căn cứ pháp lý và những điều kiện cho phép miễn trách nhiệm hình sự. 1.3. Ý nghĩa của miễn trách nhiệm hình sự Việc nghiên cứu chế định miễn trách nhiệm hình sự hiện nay được xem là vấn đề quan trọng và cấp thiết, ngoài việc góp phần trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, thì chế định này còn thể hiện sâu sắc chính sách khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với những người phạm tội. Qua đó nhằm khuyến khích, động viên người phạm tội lập công chuộc tội, thể hiện được sự giáo dục, cải tạo theo hướng tốt hơn và nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng thể hiện trên cácbình diện sau: - Dưới góc độ chính trị-xã hội, việc quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự là cơ sở cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền xác định được chính xác và đúng đắn trường hợp người phạm tội nào hay hành vi phạm tội nào là không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, hoặc trường hợp cụ thể nào không cần thiết phải áp dụng trách nhiệm hình sự mà vẫn đảm bảo được yêu cầu trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất sự lạm dụng và tùy tiện khi áp dụng, qua đó tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công bằng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Bên cạnh đó, thực tiễn việc mở rộng các quy định áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong cũng chính là một trong những hình thức xã hội hóa giáo dục. Trong đó, tất cả quần chúng nhân dân, cơ quan tổ chức và gia đình người phạm tội cùng tham gia vào việc cải tạo, giáo dục và giúp đỡ họ trở thành người có ích
  • 23. 18 cho xã hội. Ghi nhận một số trường hợp trong thực tế, một số vụ án xét thấy không cần phải áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hay hành vi do họ gây ra nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, khả năng giáo dục, nhanh chóng cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng, bên cạnh đó đáp ứng được những điều kiện nhất định thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho họ được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, "ngoài ý nghĩa nhân đạo và nguyên tắc mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời, thì việc càng có nhiều căn cứ, điều kiện pháp lý cho việc miễn trách nhiệm hình sự càng làm tăng thêm các kênh để qua đó nhân dân có thể tham gia vào việc giáo dục người phạm tội" [45, tr.54]. - Dưới góc độ pháp lý, người được miễn trách nhiệm hình sự có nghĩa là vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng có các căn cứ và điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự. Trong thực tế xã hội, người đó vẫn phải chịu sự lên án của Nhà nước vì đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Ta có thể hiểu, ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tùy nghi (lựa chọn) hay có tính chất bắt buộc ra thì biện pháp này chỉ áp dụng (hoặc có thể được áp dụng) đối với người nào mà trong hành vi vi phạm pháp luật của cấu thành tội phạm cụ thể, nhưng đối với họ lại có những căn cứ pháp lý hay những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp tương ứng mà pháp luật hình sự hiện hành quy định. Do đó, dưới góc độ pháp lý này, người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện như: không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, không bị coi là có án tích và không bị coi là có tội. Tuy nhiên, người
  • 24. 19 phạm tội vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế không phải hình sự thuộc các ngành luật tương ứng khác trong hệ thống pháp luật của Nhà nước (như: pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật lao động...). Vì vậy, bắt buộc phải áp dụng đúng trong những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chính là sự đảm bảo nguyên tắc công bằng của pháp luật hình sự Việt Nam trong đời sống xã hội giữa các công dân nói chung, và giữa những người phạm tội nói riêng. - Dưới góc độ nhân đạo và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Trong đó phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng đó là chế định miễn trách nhiệm hình sự. Đó cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện chính sách phân hóa và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý của Nhà nước, trong đó "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo". Tiếp đến, Chế định miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam luôn gắn liền và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cho nên, về điều này đúng như TS Lê Thị Sơn đã viết: "Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với người phạm tội thì miễn trách nhiệm hình sự, miễn hậu quả pháp lý của việc phạm tội cũng chỉ có thể đặt ra đối với người phạm tội. Không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự" [37, tr.19]. Do đó, dưới góc độ này, nhà làm luật đã quy định chặt chẽ cơ sở của trách nhiệm hình sự tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999 đó là "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Khi đã thỏa mãn cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự thì một người đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để
  • 25. 20 nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bên cạnh việc phân loại tội phạm thì các nhà làm luật nước ta cũng đồng thời tiến hành phân hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam về các trường hợp phạm tội hay các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý phù hợp, chính xác và công bằng. Nếu trường hợp một người phạm tội mà có đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện nhất định, thì người đó có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, điều đó có nghĩa họ được áp dụng bởi chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước để mở rộng cơ hội sửa chữa những sai lầm, khắc phục những hậu quả gây ra, trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội. - Dưới góc độ kỹ thuật lập pháp, trong Bộ luật Hình các trường hợp được áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự được các nhà làm luật nước ta quy định một cách đầy đủ, chặt chẽ, có hệ thống và phù hợp với thực tiễn thì đó cũng là một trong những tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn thiện một số chế định khác có liên quan như: trách nhiệm hình sự, hình phạt, miễn hình phạt... Qua đó, thể hiện được sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp hình sự trong việc xây dựng từng chế định của luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay, giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Qua đó củng cố và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. 1.4. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với miễn hình phạt Hai khái niệm "miễn trách nhiệm hình sự" và "miễn hình phạt" trong pháp luật hình sự Việt nam có liên quan chặt chẽ mật thiết với nhau. Do đó, việc phân biệt sự giống và khác nhau giữa hai khái niệm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
  • 26. 21 1.4.1. Những điểm giống nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt Thứ nhất, hai chế định đều phản ánh sự khoan hồng, nhân đạo trong chính sách hình sự nói chung và của luật hình sự Việt Nam nói riêng. Thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người nào bị coi là có lỗi trong chính việc phạm tội đó. Nói một cách khác, hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện bị pháp luật hình sự cấm (Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm). Thứ ba, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt chỉ có thể được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể khi có đầy đủ những căn cứ pháp lý và điều kiện cụ thể do pháp luật hình sự quy định. Thứ tư, Người được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều không phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội hoặc của việc quyết định hình phạt và án tích. Thứ năm, cũng như việc miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy phạm có tính chất nhân đạo của chế định miễn hình phạt, nhà làm luật không phải dùng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình phạt trong những trường hợp mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa nhưng trên thực tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được, đồng thời Nhà nước không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn đấu làm người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội.
  • 27. 22 1.4.2. Những điểm khác nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt Thứ nhất, về khái niệm. Miễn trách nhiệm hình sự là việc ko bắt buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện, còn miễn hình phạt là ko buộc người bị kết án phải chịu hình phạt về tội họ đã thực hiện. Miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên là không áp dụng hình phạt với người phạm tội, tức là không áp dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với họ, nhưng miễn hình phạt thì không có nghĩa là không có trách nhiệm hình sự. Hay nói cách khác, người được miễn hình phạt khi họ chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự, còn người được miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên được miễn hình phạt. Thứ hai, về điều kiện. - Miễn trách nhiệm hình sự: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Ngoài ra “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
  • 28. 23 phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.” - Miễn hình phạt: Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, 2 Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự. Theo quy định khoản 1, 2 Điều 54 “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này; 2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.” Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng. Nếu hình phạt và việc áp dụng miễn hình phạt đối với người bị kết án chỉ có thể và phải do một cơ quan duy nhất áp dụng đó là Tòa án thì đối với miễn trách nhiệm hình sự, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Thứ tư, về hậu quả pháp lý. Miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng thì đương nhiên không có án tích và có tính khoan hồng cao hơn so với miễn hình phạt. Còn miễn hình phạt thì có án tích nhưng thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích. Thứ năm, về đối tượng áp dụng. Đối tượng của miễn trách nhiệm hình sự có thể là người đã bị kết án hoặc chưa bị kết án, còn đối với miễn hình phạt thì là người đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.
  • 29. 24 Thứ sáu, về các trường hợp được áp dụng. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Điều 16; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, gây hại ko lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ...Điều 91; người đã nhận làm gián điệp, nhưng ko thực hiện nhiệm vụ đc giao và tự thú, thành khẩn khai báo Điều 110; người không tố giác có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm khoản 3 Điều 390. Còn các trường hợp được miễn hình phạt chỉ đc quy định ở 2 điều luật đó là Điều 59 và khoản 3 Điều 390 tội không tố giác tội phạm. Những sửa đổi, bổ sung về chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã khắc phục được những bất cập, hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 1999, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong đấu trong và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kết luận Chương 1 Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những chế định quan trọng pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất chính sách nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và Pháp luật hình sự của Việt Nam nói riêng đối với người phạm tội và hành vi do họ thực hiện, đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo tốt để hòa nhập với cộng đồng và giúp đỡ họ thành người có ích cho xã hội. Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện phương châm đúng đắn của đường lối xử lý về hình sự, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng như phi hình sự khác của Nhà nước nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội, qua đó sẽ hạn chế việc áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự. Việc áp
  • 30. 25 dụng các chế định này chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh...
  • 31. 26 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự 2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày Bộ luật Hình sự năm 1985 được ban hành Ở nước ta, cho đến Bộ luật Hình sự năm 1985 được pháp điển hóa thì chế định miễn trách nhiệm hình sự mới được nhà làm luật nước ta ghi nhận chính thức, còn trước đó chưa được ghi nhận với tính chất là một chế định độc lập trong pháp luật hình sự nhưng trong thực tiễn xét xử và một số văn bản pháp lý đã thừa nhận và áp dụng với nhiều tên gọi khác nhau như: "xá miễn", "tha miễn trách nhiệm hình sự", "miễn tố", "tha bổng bị cáo", "miễn nghị cho bị cáo", "miễn hết cả tội"... Có thể liệt kê đến một số văn bản thời kỳ trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 có đề cập đến vấn đề miễn tránh nhiệm hình sự như: Sắc lệnh số 52/SL ngày 20/10/1945 - văn bản pháp luật hình sự đầu tiên của giai đoạn này quy định về đại xá cho một số tội phạm trước ngày 19/8/1945; Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946 quy định tội phạm về chức vụ (trừng trị các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, phù lạm hoặc biển thủ công quỹ); Thông tư số 314-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ về đại xá; Bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm
  • 32. 27 khác về mặt tình dục; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về tội phạm và hình phạt vẫn nêu rõ nguyên tắc xét xử bọn phản cách mạng; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự; Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/04/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự; Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 2/6/1990 của Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú... Như vậy, việc trước đây trong pháp luật hình sự thực định đã có ghi nhận và thực tiễn xét xử có áp dụng miễn trách nhiệm hình sự là xuất phát từ chính sách khoan hồng, nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình của pháp luật hình sự Việt Nam. Từ quan điểm cho rằng, mặc dù việc truy cứu trách nhiệm hình sự và xử phạt về hình sự là rất quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế, củng cố trật tự pháp luật song đó không phải là biện pháp hữu hiệu duy nhất mà đòi hỏi ngày càng mở rộng các quy định, và cần nhiều hơn các biện pháp tác động xã hội khác để đấu tranh phòng và chống tội phạm. Thực tế trong thời kỳ này, miễn trách nhiệm hình sự với các tên gọi khác nhau được áp dụng chủ yếu để thực hiện phương châm trong đường lối xử lý, đó là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo". Tuy nhiên, công cuộc bảo vệ nền độc lập và trật tự an toàn xã hội của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới hình thành trong giai đoạn đầu nên
  • 33. 28 chưa quy định cụ thể vấn đề này, nhưng các điều kiện áp dụng miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong một số điều tại các văn bản pháp lý tương ứng khác nhau và được xác định tương tự như là: biện pháp miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, tha miễn hình phạt… 2.1.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự năm 1999 về miễn trách nhiệm hình sự Năm 1985, Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của của hệ thống pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng. Trong đó, chế định miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự, và những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại một số điều của Phần chung và Phần các tội phạm. Theo các quy định này, ngoài sự ghi nhận thực tiễn áp dụng những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự thì chế định này còn được mở rộng ra đối với một số trường hợp khác cho phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế-xã hội trong giai đoạn đó. Theo đó, trong Bộ luật Hình sự năm 1985, miễn trách nhiệm hình sự được quy định trong 06 trường hợp sau đây: Do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16); do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và do người phạm tội cho hành vi tích cực (khoản 1 Điều 48); cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 3 Điều 59); cho người phạm tội gián điệp (khoản 3 Điều 74); cho người phạm tội đưa hối lộ (khoản 5 Điều 227); cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 2 Điều 247). Bộ luật Hình sự này sau một thời gian áp dụng, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986, trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, cụ thể đề cập đến các điều kiện
  • 34. 29 của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, việc miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là người tổ chức tội phạm. Ngoài ra, cũng trong Nghị quyết này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1985 (khoản 1 Điều 48) với các nội dung sau: - Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp không có trách nhiệm hình sự và người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không bị coi là người can án; - Thẩm quyền áp dụng: Nếu trong giai đoạn điều tra, truy tố thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền miễn trách nhiệm hình sự, trong giai đoạn xét xử thì việc miễn trách nhiệm hình sự do Tòa án quyết định; - Khi đã miễn trách nhiệm hình sự thì Tòa án không được quyết định bất cứ loại hình phạt nào nhưng vẫn có thể quyết định việc bồi thường thiệt hại và giải quyết các tang vật vụ án. Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự này, các nhà làm luật ở nước ta chỉ quy định việc áp dụng biện pháp này đối với một loại người đồng phạm là người thực hành. Ngay trong Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 mới chỉ hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành tội phạm, chứ chưa có hướng dẫn về việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong các trường hợp có đồng phạm với ba loại người đồng phạm còn lại (như: người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức). Và sau đó, đến ngày 19/04/1989, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP hướng dẫn bổ sung về việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, trong đó có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau: - Đối với người tổ chức, người xúi giục phải thuyết phục, khuyên bảo, đe
  • 35. 30 dọa để người thực hành không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cơ quan Nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp đề phòng và ngăn chặn tội phạm. - Đối với người giúp sức phải chấm dứt việc kết hợp và tạo những điều kiện thuận lợi về tinh thần (như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình...) hay về vật chất cho việc thực hiện tội phạm (như cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội, khắc phục những trở ngại…). Nếu sự giúp sức của người giúp sức đang được những người đồng phạm khác sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện tội phạm, thì người giúp sức cũng phải có những hành động tích cực như đã nêu ở trên đối với người tổ chức, người xúi giục để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, để phù hợp với thực tiễn xét xử và áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng, trường hợp phạm tội cụ thể thì ngày 02/06/1990, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội ra tự thú đã nêu rõ căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trốn khỏi nơi giam. Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự được dùng với tên gọi miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một tội phạm đã nêu, (Điều 245 về tội trốn khỏi nơi giam, Bộ luật Hình sự năm 1985). Cụ thể có hai trường hợp có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam đó là: - Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới.
  • 36. 31 - Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và trong thời gian trốn đó không phạm tội mới. Đến pháp điển hóa lần thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã khẳng định được chính sách khoan hồng và tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta qua việc mở rộng thêm các quy định về miễn trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự năm 1999, những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bao gồm: Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); do sự thay đổi của tình hình (khoản 1 Điều 25); do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69); cho người phạm tội gián điệp (Điều 80); cho người phạm tội đưa hối lộ (đoạn 2 khoản 6 Điều 269); cho người phạm tội làm môi giới hối lộ (khoản 6 Điều 290) và; cho người phạm tội không tố giác tội phạm (khoản 3 Điều 314). Tóm lại, việc hình thành các quy định về miễn trách nhiệm hình sự trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam trước đây với nhiều tên gọi khác nhau và trong Bộ luật Hình sự năm 1999 sau đó đã có những ý nghĩa quan trọng nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh đó còn tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm. 2.1.3. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về miễn trách nhiệm hình sự So với quy định tại Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Sau khi sửa đổi, bổ sung về miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điều 25 không có sự thay đổi so với bộ luật năm 1999. Hiện tại, Bộ luật hình
  • 37. 32 sự năm 2015 đã có những quy định mới tại điều 29 về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, trong đó quy định cụ thể hơn theo các điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự. Một số điểm mới được bổ sung so với Bộ luật Hình sự năm 1999 như sau: - Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự. - Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. - Bổ sung tình tiết lập người phạm tội lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. - Bổ sung khoản 3 về những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự để hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý bằng biện pháp hình sự đối với người phạm tội, là một trong những chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Cụ thể, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Viện Kiểm sát ra
  • 38. 33 quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 và khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015; Điều 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, miễn trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bởi một cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý hồ sơ vụ án. Cụ thể, đó là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án (các Điều 230, 285 và 282 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015), và bên cạnh đó phải đáp ứng đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định. 2.1.3.1. Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 a. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Theo đoạn 2 Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.” Như vậy, căn cứ vào nội dung điều luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua, chúng ta có thể chỉ ra những điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự như sau: Thứ nhất, người phạm tội chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội phải tự nguyện và dứt khoát, tức là người đó phải từ bỏ thực sự ý định phạm tội hoặc hành vi phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ không phải tạm thời dừng lại chốc lát để chờ cơ hội, điều kiện thuận lợi khác hay chuẩn bị kỹ
  • 39. 34 lưỡng hơn sẽ tiếp tục phạm tội. Việc chấm dứt này thể hiện sự tự kiềm chế của một người hay xuất phát từ động lực (động cơ) bên trong của bản thân để không thực hiện ý định hoặc hành vi phạm tội của mình đến cùng mặc dù người đó có khả năng thực hiện và tất cả những điều kiện khách quan bên ngoài không có gì cản trở họ. Ngoài ra, những trường hợp mà chủ thể dừng lại việc thực hiện tội phạm đến cùng do các nguyên nhân khách quan khác (như: do bị bắt buộc, do bị phát hiện hay gặp trở ngại khác...) đều không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Thứ hai, việc chấm dứt thực hiện phạm tội phải và chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, còn xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành thì không được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. Vì nếu ở trường hợp xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành thì họ đã thực hiện hết những hành vi phạm tội theo ý muốn và tin rằng hậu quả sẽ xảy ra, nhưng hậu quả lại không xảy ra hoặc đối với giai đoạn tội phạm hoàn thành thì người phạm tội cũng đã thực hiện xong tội phạm và việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội. Thứ ba, việc quyết định chấm dứt thực hiện tội phạm phải do chính bản thân người đó quyết định, mặc dù vào thời điểm thực tế quyết định chấm dứt việc thực hiện tội phạm, người phạm tội vẫn nhận thức được khả năng thực tế khách quan vẫn cho phép tiếp tục thực hiện tội phạm. Vì vậy, người phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện trên, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, còn nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • 40. 35 b. Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015) Quy định này bổ sung cho Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999 trước đây. Trước đây chưa có quy định này nên có trường hợp do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì cơ quan tiến hành tố tụng thường áp dụng tình tiết “do chuyển biến tình hình” để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Chuyển biến của tình hình được hiểu là có sự thay đổi của chính sách, pháp luật nói riêng và là sự thay đổi của tất cả các mặt của đời sống xã hội nói chung như: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, ... c. Khi có quyết định đại xá (điểm b khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015) Đại xá là việc miễn trách nhiệm hình sự đối với một loại tội phạm nhất định. Văn bản đại xá có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế, nếu đã khởi tố, truy tố hoặc xét xử thì phải đình chỉ vụ án; còn nếu đã chấp hành xong hình phạt thì được coi là không có án tích. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. Thông thường quyết định đại xá được ban hành nhân dịp những sự kiện trọng đại nhất của đất nước, biểu hiện sự nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Cần phân biệt đại xá với đặc xá. Đặc xá là miễn toàn bộ hay một phần hình phạt đối với một hoặc một số người bị kết án. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì chỉ có Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có quyền ra quyết định đặc xá. Ở nước ta, đặc xá được Chủ tịch nước quyết định vào các dịp giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 hoặc dịp Quốc Tải bản FULL (79 trang): https://bit.ly/3p64uHa Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 41. 36 khánh 2/9; ngày tết cổ truyền của dân tộc. d. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 4 Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015). Theo nội dung điều luật đã nêu, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội gián điệp khi thỏa mãn hai điều kiện sau đây: Thứ nhất, một người đã nhận nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức tình báo nước ngoài nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao đó. Nhiệm vụ ở đây được hiểu là các hoạt động tình báo, phá hoại chống Nhà nước Việt Nam do cơ quan, tổ chức tình báo nước ngoài giao. Thứ hai, người này đã tự thú và thành thật khai báo tất cả các hành vi phạm tội của mình, cũng như của các đồng phạm khác với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi có đầy đủ các chứng cứ, tài liệu để xác định rằng người phạm tội thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải thực hiện việc miễn trách nhiệm hình sự cho họ. 2.1.3.2. Những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 a. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm a khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015) Theo từ điển Tiếng Việt, “chuyển biến” được hiểu là “biến đổi sang trạng thái khác với trước, thường là theo hướng tích cực” [26, tr.188], còn “tình hình” là “tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó, cho thấy một trạng thái hoặc xu hứng phát triển của sự vật” [26, tr.996]. Do đó, “sự chuyển biến của tình hình” dưới góc độ chung được hiểu như là sự thay đổi những điều kiện trong đời sống xã hội về các phương diện khác nhau như kinh tế, chính trị-xã Tải bản FULL (79 trang): https://bit.ly/3p64uHa Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 37 hội, pháp luật, văn hóa, khoa học-kỹ thuật... trong phạm vi có thể là toàn xã hội hay có thể xét riêng trong phạm vi của một số vùng, một số địa phương hay thậm chí trong phạm vi một cơ quan Nhà nước nào đó. Tuy nhiên, sự thay đổi này là quy luật tất yếu và nhất thiết phải là cơ sở đưa đến một trong hai điều kiện để người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự đó là khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. b. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa (điểm b khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015) Đây là quy định mới mà Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa có. Nếu một người mắc bệnh hiểm nghèo thì cũng chỉ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ chứ chưa có quy định là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa là người mắc một trong các bệnh mà y học coi đó là bệnh hiểm nghèo như bị ung thư, teo não, HIV ở giai đoạn AIDS, nhiễm vi rút kháng thuốc như NDM-1, lao phổi ở giai đoạn cuối, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Tuy nhiên, không phải trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo nào cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, mà phải có thêm điều kiện là: không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa như phải nằm liệt giường có người chăm sóc, tức là họ không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Còn đối với người tuy mắc bệnh hiểm nghèo nhưng họ vẫn còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội thì không được miễn trách nhiệm hình sự. c. Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả 6069785