SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
MAI THỊ THANH TUYỀN
KHẢO SÁT TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH
DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS NGUYỄN VĂN CHÍNH
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Mai Thị Thanh Tuyền
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS – TS Nguyễn Văn Chính,
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em một cách tận tình và tạo những điều kiện
tốt nhất có thể để em có cơ hội thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngôn ngữ
học, phòng Quản lý khoa học và Sau đại học – trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hƣớng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến cơ quan tôi đang công tác, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình và ngƣời thân đã cũng chia sẻ, động viên, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn
Mai Thị Thanh Tuyền
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TT : Tiểu từ
2. TTTT : Tiểu từ tình thái
3. TTTT TV : Tiểu từ tình thái tiếng Việt
4. ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội
5. KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn
6. GTDTVCNNN : Giáo trình dạy tiếngViệt cho người nước ngoài
7. KHXH : Khoa học Xã hội
8. Khoa VNH&TV : KVNH&TV
9. VVNH&KHPT : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
10. TVNC : Tiếng Việt nâng cao
11. NXB : Nhà xuất bản
12.TG : Thế giới
13. VHSG : Văn hóa Sài Gòn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
5. Ý nghĩa của luận văn................................................................................... 4
6. Bố cục của luận văn.................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 6
1.1. Khái quát về tình thái. ............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm về tình thái............................................................................. 6
1.1.2. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái. ........................................11
1.1.3. Sự phân loại các kiểu tình thái..............................................................12
1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt....................................16
1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt..........................................16
1.2.2. Phân loại tiểu từ tình thái. .....................................................................17
1.2.3. Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt...................................23
1.3. Lý thuyết hành động nói........................................................................26
1.3.1. Khái niệm về hành động nói. ................................................................27
1.3.2. Hành động ở lời và các tiểu từ tình thái................................................28
1.4. Nguyên tắc lịch sự. .................................................................................29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................33
CHƢƠNG 2: TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY
TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. ..............................................34
2.1. Các TTTT đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ.............................34
2.1.1. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn.................34
2.1.2. Tổ hợp tình thái trong GTDTVCNNN .................................................39
2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí...............45
2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn.............................45
2.2.2. Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái đứng cuối phát ngôn. ..................48
2.3. Khả năng kết hợp của các TTTT trong GTDTVCNNN. ...................50
2.3.1. Khả năng kết hợp của các TTTT với các yếu tố tạo câu (phát ngôn)...50
2.3.2. Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm TTTT.........................................53
2.4. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN với việc đánh dấu các hành vi
ngôn ngữ.........................................................................................................56
2.4.1. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi. .................................................56
2.4.2. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến........................................60
2.4.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định. ....................................63
2.4.4. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định.........................................63
2.5. TTTT biểu thị thái độ, tình cảm của ngƣời nói đối với sự việc trong
phát ngôn........................................................................................................64
2.6. TTTT thể hiện phép lịch sự...................................................................65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý KHI GIẢNG DẠY TTTT TRONG GIÁO
TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.........................74
3.1. Sử dụng TTTT trong văn hóa giao tiếp. ..............................................74
3.2. TTTT trong các cấp độ giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài..................78
3.3. Một số kiến nghị trong việc giảng dạy TTTTCNNN..........................83
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...................................................................................86
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................87
TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
STT Tên bảng biểu Trang
1. Bảng 2.1. Bảng tổng số TTTT có cấu tạo là từ đơn sử
dụng trong GTDTVCNNN
38
2. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tổ hợp TT sử dụng trong
GTDTVCNNN
43
3. Bảng 2.3. Bảng tổng hợp phân loại TTTT và Tổ hợp
TT được sử dụng trong GTDTVCNNN
50
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Việc nghiên cứu, giảng dạy ngoại ngữ (ngôn ngữ thư hai) trên thế giới
được bắt đầu vào thế kỷ XVI, tiếp tục phát triển trong các thế kỷ tiếp theo và
trở thành một ngành khoa học ứng dụng có vị trí vững chắc và có tầm ảnh
hưởng khá lớn trong thế kỷ XX. Chính nhu cầu học và dạy ngoại ngữ cũng là
một động lực thúc đẩy khoa học ngôn ngữ trong việc tìm hiểu, xem xét cấu
trúc, chức năng một ngôn ngữ cụ thể. Đồng thời với các nghiên cứu ngôn ngữ
học, việc đề xuất các phương pháp dạy và học ngôn ngữ cũng được chú ý từ
rất sớm.
Với tư cách là một ngoại ngữ, tiếng Việt đã dần trở thành một đối tượng
được nhiều người ở nhiểu quốc gia khác nhau trên thế giới học tập. Từ những
năm 60 của thế kỉ trước, đã có một số sinh viên từ các quốc gia đến Việt Nam
học tiếng lịch sử văn hóa Việt Nam như: Cuba, Nga, Lào, Trung Quốc, Triều
Tiên, Ba Lan…Những năm gần đây, do mối quan hệ của Việt Nam ngày càng
được mở rộng nên số lượng học viên người nước ngoài khắp nơi trên thế giới
đến Việt Nam học tiếng Việt không ngừng tăng. Đồng thời những cơ sở đào
tạo tiếng Việt cho người nước ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn ở Hà Nội,
Tp.Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng…
Đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Việt ngày càng đông của người nước
ngoài và phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ được hiệu
quả, chúng ta đã xây dựng được hệ thống các giáo trình ở tất cả các trình độ
và đang dần hoàn thiện các bộ giáo trình tiếng Việt chuyên ngành. Những bộ
giáo trình này là cơ sở giúp người nước ngoài tiếp cận với tiếng Việt một cách
hệ thống và dễ dàng. Rõ ràng, học liệu luôn được coi là một trong ba bộ phận
cơ bản cấu thành chu trình dạy và học và việc có được một giáo trình tốt sẽ có
đóng góp tích cực cho đích đến của giáo dục ngôn ngữ (dạy ngoại ngữ).
2
Tiếng Việt có một lớp các TTTT, tuy số lượng không lớn nhưng lại có
tần số sử dụng rất cao trong hoạt động của ngôn ngữ. Lớp từ này có vai trò
lớn trong việc tạo lập câu, phát ngôn, biểu thị ý nghĩa tình thái của phát ngôn.
Ngày nay, với sự lớn mạnh của chuyên ngành ngữ dụng, vai trò của TTTT
trong giao tiếp lại càng không thể không được tính đến.
TTTT là đối tượng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu
từ rất sớm. Tuy nhiên, hoạt động của lớp từ này trong các GTDTVCNNN
chưa được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài luận văn: khảo sát tiểu từ tình thái trong các giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài với mong muốn đưa ra những đánh giá đầy
đủ hơn về lớp từ này trong GTDTVCNNN, đồng thời có những ý kiến góp
phần xây dựng những bộ giáo trình dạy TVCNNN tốt hơn.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu: Xem xét đánh giá toàn bộ diện mạo các giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài luôn là một công tác cần thiết và
đương nhiên cần nhiều công sức. Với khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, chúng
tôi không hy vọng và cũng không thể tìm hiểu mọi mặt nội dung của các giáo
trình dạy tiếng Việt hiện hành, đối tượng mà chúng tôi tập trung khảo sát,
nghiên cứu chỉ là tiểu từ tình thái (TTTT) trong các giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài. Tiểu từ tình thái tiếng Việt, tuy là một tập hợp không
nhiều các yếu tố ngôn ngữ nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong giao tiếp. Các tác giả biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài theo đường hướng giao tiếp cũng đã chú ý phân bố tiểu thái vào
các bài học khi xây dựng giáo trình. Tự hạn định đối tượng khảo sát là các
TTTT tiếng Việt, ngoài việc muốn tìm hiểu sự thể hiện loại từ này trong các
sách dạy tiếng Việt ra sao, chúng tôi cũng muốn làm một việc có ý nghĩa thực
tiễn, giúp ích cho công việc mà chúng tôi đảm nhiệm là dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài.
3
Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn tìm hiểu nhóm TTTT trong
một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và
xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến gần đây (năm
2013) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
Bên cạnh đó trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng quan tâm đến một
số tập bài giảng, giáo trình được sử dụng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài khi
cần để kiểm chứng…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Với đề tài nghiên cứu “Khảo sát tiểu từ tình thái
trong giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, chúng tối muốn thực
hiện các mục đích sau:
Tìm hiểu, khảo sát và phân tích vai trò và tác dụng của các TTTT trong
giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra các đánh
giá, nhận xét về việc dùng các TTTT tiếng Việt trong các giáo trình này.
Bước đầu đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
nhóm TTTT cho học viên người nước ngoài.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm tắt những nét cơ bản nhất về lý thuyết tình thái và một số khái niệm
có liên quan.
Khảo sát, tìm hiểu các TTTT TV trong một số giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài. Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ lựa
chọn một số giáo trình tiêu biểu thường xuyên được sử dụng trong công tác
giảng dạy cho học viên là người nước ngoài.
Miêu tả một số TTTT đặc trưng trong những giáo trình đã được lựa chọn
để nghiên cứu.
Dựa vào số liệu thống kê thu được qua việc xử lý số liệu để đưa ra mức
độ sử dụng TTTT trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài
4
Nêu ý nghĩa và đánh giá về việc sử dụng các TTTT trong giáo trình dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên cơ sở đó đánh giá cách sử dụng các
TTTT trong một số trường hợp khác nhau.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Một số thủ pháp và phương pháp được chúng tôi chủ yếu sử dụng trong
luận văn là một số phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học thường
gặp như thống kê, phân tích, xử lý, so sánh đối chiếu …
5. Ý nghĩa của luận văn.
5.1. Ý nghĩa lý luận
Về phương diện lý luận, luận văn đã trình bày một bức tranh tổng quát
về vấn đề tình thái, thông qua việc khảo sát TTTT trong giáo trình dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài đã góp phần làm sáng tỏ và nổi bật hơn đặc điểm
của TTTT TV cũng như vai trò to lớn của nó trong sứ mệnh tạo “linh hồn”
cho câu.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Công trình nghiên cứu giúp chúng tôi có nhận thức rõ hơn về các TTTT
và tác động của các TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước
ngoài.
Luận văn có giá trị làm tư liệu tham khảo cho những người làm nghiên
cứu khoa học và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đồng thời,
những kết luận, nhận xét của luận văn cũng góp một tiếng nói xây dựng cho
các tác giả trong công tác chỉnh lý, biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương:
Mở Đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
5
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa luận văn
6. Bố cục luận văn.
Nội Dung:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: TTTT trong GTDTVCNNN.
Chương 3: Một số gợi ý khi giảng dạy TTTT trong giáo trình dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài.
Kết Luận.
6
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về tình thái.
1.1.1. Khái niệm về tình thái.
F.de. Saussure chính là người đầu tiên đặt nền móng cho ngôn ngữ học
cấu trúc. Một thời gian dài sau F.de. Saussure, các nhà ngôn ngữ học vẫn
không muốn xóa đi ranh giới giữa ngôn ngữ và lời nói. Các nghiên cứu ngôn
ngữ trong giai đoạn này nghiêng về hình thức nên ít xem xét ngôn ngữ trong
hoạt động giao tiếp. Vì thế, vai trò của người nói đối với nội dung của phát
ngôn ít được đề cập đến. Vấn đề tình thái bị đẩy về phía lời nói và bị coi là
thứ yếu.
Nghĩa tình thái là một phạm trù khá phức tạp. V.Z. Panfilov đã khẳng
định: “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần ý
nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và dối lập nhau nhƣ phạm trù
tình thái” (dẫn theo [21,254]). Chính vì thế, tình thái được hiểu không giống
nhau ở các khuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau. Sau đây chúng tôi xin dẫn
một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về tình thái.
Trên thế giới
Những nhà khoa học nghiên cứu tiên phong về tình thái: V.Z. Panfilov,
Ch.Bally, Noam Chomsky, J. Lyons.
Ch.Bally đưa ra quan điểm về tình thái bắt nguồn từ nội dung ngữ nghĩa
của câu. Theo ông, nội dung ngữ nghĩa của câu cần phân biệt hai yếu tố khác
nhau là: Dictum (ngôn liệu) và Modus (Tình thái). Trong đó, Dictum gắn với
chức năng thông tin, chức năng miêu tả của ngôn ngữ, còn Modus là bộ phận
tình thái, là những thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội
dung được biểu hiện cũng như mối quan hệ giữa nội dung ấy với hiện thực
trong cách nhìn nhận của chủ thể phát ngôn, đó là cái mon muốn hay không
mong muốn, cái hiện thực hay phi hiện thực, gắn với mục đích phát ngôn
7
nào…Ch.Bally cho rằng chính những yếu tố ấy là “linh hồn của câu”. Cuối
cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của ngƣời nói đƣợc biểu thị
đối với sự việc hay trạng thái đƣợc diễn đạt trong câu". (dẫn theo [16,10]).
Quan điểm này của Ch.Bally đã được Fillmore phát triển khi ông nghiên cứu
cấu trúc của câu, ông đã chia cấu trúc nghĩa của câu thành hai phần chính là
mệnh đề và tình thái, được triển khai theo công thức: S = M + P (S-Modus, P-
Proposion).
Noam Chomsky, người mở đường cho ngữ pháp cải biến tạo sinh, có
một cách nhìn khác về tình thái khi cho rằng: Câu bao giờ cũng phải là câu
khẳng định, câu nghi vấn hay là câu mệnh lệnh. Tính chất khác nhau của
những câu đó là “tình thái”. Như vậy, tình thái là yếu tố buộc phải có, để cùng
với “hạt nhân” tạo ra câu cơ sở. Và không thể nào có một câu mà không có
tình thái, tức không thuộc một trong các kiểu câu nói trên. Cũng không thể
nào một câu có hai, ba tình thái, tức là cùng một lúc thuộc hai, ba kiểu câu.
(dẫn theo [22, 743-744]). Như vậy, so với quan điểm của Ch. Bally thì ông
không xét riêng đến thái độ tình cảm của người nói mà chỉ xét đến các yếu tố
phân biệt kiểu câu. Nhưng có thể nhìn nhận rằng: Thái độ tình cảm đã được
bao trùm ở trong tình thái – yếu tố xác định kiểu câu, vì kiểu câu là sự biểu thị
hai quan hệ gắn bó với nhau (quan hệ giữa người nói với thế giới và quan hệ
giữa người nói với người nghe). Vì vậy, tình thái trong cách nhìn của
N.Chomsky và tình thái trong cách nhìn của Ch. Bally tuy có khác nhau nhưng
về cơ bản không đối lập, mâu thuẫn với nhau.
J. Lyons: (1980) [26] một câu thường tồn tại 3 kiểu nghĩa tình thái cơ
bản là:
Tình thái tất yếu và khả năng: Loại tình thái này bắt nguồn từ sự phân
chia của các nhà logic.
Tình thái nhận thức: Là kiểu tình thái liên quan đến tính thực tế, tính
hiện thực
8
Tình thái nghĩa vụ: Liên quan đến trách nhiệm.
Ông còn cho rằng, về mặt lý thuyết, có thể phân tình thái nhận thức
thành hai loại: tình thái chủ quan và tình thái khách quan, nhưng đó không
phải là sự phân chia có thể tiến hành một cách hoàn toàn rạch ròi (dẫn theo
[26, 406 – 412]). Đến năm 1990, ông bổ sung thêm hai loại nữa là:
Các thì ngữ pháp nhƣ một loại tình thái.
Bắt buộc, cho phép, cấm đoán, miễn trừ.
Ở Việt Nam
Với tiếng Việt, vấn đề nghiên cứu tình thái và các phương tiện biểu thị
tình thái còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây đã có một số tài
liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến ý nghĩa tình thái trong phát ngôn và
đưa ra một số phương tiện biểu thị tình thái như: phương tiện từ vựng,
phương tiện ngữ pháp và ngữ khí của từ,…dựa trên văn cảnh của phát ngôn,
hoàn cảnh nói năng hay mục đích giao tiếp.
Ở Việt Nam, khái niệm tình thái cũng được các nhà ngôn ngữ học nghiên
cứu từ rất sớm. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu sau: Nguyễn Kim Thản
[19], Hoàng Trọng Phiến [17], Nguyễn Đức Dân [7], Nguyễn Anh Quế [18],
Diệp Quang Ban [1], Cao Xuân Hạo [9], Phan Mạnh Hùng [13], Phạm Hùng
việt [23], Nguyễn Thị Lương [16], Nguyễn Văn Hiệp [12]. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chủ yếu dựa theo quan điểm của các
tác giả: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến.
Quan niệm của Diệp Quang Ban
Vận dụng lý thuyết của lý thuyết ngữ pháp chức năng – hệ thống của A.
K. Halliday, Diệp Quang Ban đã nêu ba chức năng cơ bản của câu tiếng Việt:
Chức năng diễn đạt nghĩa biểu hiện (câu với tư cách sự biểu hiện)
Chức năng liên nhân – chức năng tương tác (câu với tư cách lời trao đổi)
Chức năng tạo văn bản (câu với tư cách thông điệp) (dẫn theo [2, 18-19])
9
Theo tác giả, cấu trúc câu với tư cách lời trao đổi gồm phần thức và
phần dƣ. Phần thức diễn đạt quan hệ liên nhân, phần dƣ diễn đạt sự việc hữu
quan. Phần thức gồm biểu thức thức (chỉ thái độ của người nói với người
nghe) và các yếu tố tình thái khác (tình thái tố) (chỉ cách nhìn của người nói
đối với sự việc được nói đến) (dẫn theo [2, 29]). Như vậy, phần thức tương
đương với modus, phần dƣ tương đương với dictum của Ch. Bally.
Cao Xuân Hạo trong cuốn “Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng”
đã đưa ra quan niệm của mình như sau: Trong lôgic học, nội dung của một
mệnh đề được chia làm hai phần là: ngôn liệu và tình thái với cách hiểu như
sau:
Ngôn liệu: “ tức là cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lôgic) và các tham
tố của nó đƣợc xét nhƣ một mối liên hệ tiềm năng”. (dẫn theo [9,50]).
Tình thái là: “Cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy là
có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là
tất yếu hay phi tất yếu, là có thể có đƣợc hay không thể có đƣợc”. (dẫn theo
[9,50]).
Hoàng Trọng Phiến: có bàn đến tính tình thái như một điều kiện để tạo
câu khi xác định các điều kiện để tạo câu (cùng với tính vị ngữ). Ông quan
niệm: “câu bao giờ cũng mang tính tình thái nhất định. Tính tình thái là phạm
trù ngữ pháp của câu”, “nó có tác dụng thông báo một điều gì mới mẻ. Qua
câu, người nhận hiểu rõ người nói có thái độ như thế nào đối với hiện thực,
người nói trình bày hiện thực với sự đánh giá của mình” (đánh giá đúng hay
sai, tin hay ngờ, ước đoán hay đã tồn tại thực, khuyên bảo hay ra lệnh…),
(dẫn theo [17,30]).
Nguyễn Văn Hiệp:
Cũng giống nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác, trong cuốn “Cơ sở
ngữ nghĩa phân tích cú pháp”, Nguyễn Văn Hiệp đồng ý với quan điểm của
10
Byee là: “Tình thái là tất cả những gì mà ngƣời nói thực hiện cùng với toàn
bộ nội dung mệnh đề” (dẫn theo [12,92]).
Tác giả đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa.
Tình thái nhận thức: Thuật ngữ “epistemic” (nhận thức) có nguồn gốc từ
tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hiểu biết, tuy nhiên được dùng theo nghĩa rộng hơn,
không chỉ liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng mà còn liên quan đến mức
độ cam kết của người nói đối với điều được nói ra trong câu. (dẫn
theo[12,103]).
Tình thái đạo nghĩa: Là tình thái liên quan đến nhân tố ý chí của người
nói. Nếu như tình thái nhận thức chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói bao gồm
cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều
anh ta nói ra thì tình thái đạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức
hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay
chính người nói thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy hai loại tình thái này đều có
hai đặc điểm chung là tính chủ quan và tính không thực hữu.
Tính chủ quan:
Ở tình thái nhận thức, tính chủ quan thể hiện ở những bằng chứng và cơ
sở lý luận mang tính cá nhân của người nói nhằm thể hiện sự cam kết có mức
độ vào tính chân thực của điều được nói ra.
Ở tình thái đạo nghĩa, tính chủ quan thể hiện ở thái độ, ý chí và mong
muốn của người nói đối với hành động. Người nói cho rằng hành động là bắt
buộc, là bị cấm đoán, là được miễn trừ. Qua đó, người nói thể hiện ý chí,
mong ước người nghe thực hiện hành động (thể hiện ở nhóm hành động hay
cam kết).
Tính không thực hữu:
Ở tình thái nhận thức, tính không thực hữu thể hiện ở sự cam kết, mức
độ của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Nói cách khác,
người nói không đảm bảo hoàn toàn tính chân thực của nó.
11
Ở tình thái đạo nghĩa, tính không thực hữu thể hiện ở hành động tương
lai mà người nói muốn người nghe thực hiện hay tự mình thực hiện. Những
phát ngôn thuộc nhóm điều khiển đều có thể phân tích như là những phát
ngôn áp đặt ai đó nghĩa vụ phải làm cho mệnh đề được nêu trong phát ngôn
trở thành hiện thực trong một tương lai nào đó. (dẫn theo [12, 103-111]).
1.1.2. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái.
Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng
để biểu thị ý nghĩa tình thái cũng rất đa dạng. Có một số công trình đã đề cập
đến các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ nói chung và trong
tiếng Việt nói riêng như: Nguyễn Thị Lương (1996) [16], Phạm Hùng Việt
(2003) [24], Nguyễn Văn Hiệp (2008) [12]…Tuy nhiên, có thể tổng hợp một
số phương tiện chính biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như sau:
Phƣơng tiện ngữ âm:
Trong những câu vắng mặt các phương tiện từ ngữ tình thái thì ngữ điệu
là một trong những phương tiện thể hiện thể hiện ý nghĩa tình thái trong phát
ngôn. Một phát ngôn có hình thức tường thuật nhưng được phát âm với những
ngữ điệu khác nhau cũng cho ta các kiểu câu khác nhau và những ý nghĩa tình
thái khác nhau. Ta hãy xét các ví dụ sau.
Ví dụ:
(1) Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà.
(VI, 192)
- Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà. Phát ngôn với ngữ điệu đi lên
cho ta phát ngôn có đích ở lời là hỏi (chất vấn).
- Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà. Phát ngôn hạ giọng ở hai âm tiết
cuối “thôi mà” ta sẽ có một phát ngôn có đích là hành động phân trần, giải
thích.
Ngoài ngữ điệu, nhấn giọng vào một điểm nào đó trong phát ngôn cũng
thể hiện được ý nghĩa tình thái thuộc cấp độ ngữ âm, âm vị.
12
Phƣơng tiện từ vựng:
Các vị từ ngôn hành trong các kiểu câu ngôn hành: ra lệnh, xin, đề nghị,
yêu cầu…
Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may là, đáng buồn là…
Các động từ tình thái: muốn, toan, định, tin…
Ngữ cố định:
Thành ngữ: đen nhƣ mực, dai nhƣ đỉa…
Quán ngữ: của đáng tội là, dù sao đi nữa…
Các phụ từ tình thái: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn…
Các thán từ: eo ôi, chao ôi, trời ơi…
Các TTTT cuối câu và tổ hợp đặc ngữ tương đương: à, ƣ, nhỉ, nhé, chắc,
chăng…
Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả…
Một số từ, tổ hợp từ được chuyên dùng với nghĩa tình thái xuất hiện ở
bậc câu: có lẽ, có thể, chắc chắn, hình nhƣ, biết đâu…
Phƣơng tiện ngữ pháp:
Các phương tiện được nhắc đến là: đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc câu
thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát
ngôn. Ngoài ra, còn có một số kiểu câu đặc trưng cũng biểu thị ý nghĩa tình
thái.
Ví dụ:
Một số kiểu cấu trúc câu biểu thị hành động cảm thán:
X ơi là X: con ơi là con…
Động từ + cả + danh từ: điên cả tiết, bực cả mình…
Các kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì…; giá…thì…
1.1.3. Sự phân loại các kiểu tình thái.
Tình thái trước hết được đa số các nhà nghiên cứu phân thành hai loại
chính: Tình thái khách quan và tình thái chủ quan.
13
- Tình thái khách quan (TTKQ: thuộc phạm vi nghiên cứu của logic học,
nó liên quan tới hiện thực, là một phần của việc miêu tả thế giới. Theo
J.Liapon, nó là dấu hiệu tất yếu của một phát ngôn bất kì, thể hiện mối quan
hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính. TTKQ
trong logic học không tính đến vai trò của chủ thể phát ngôn. Những câu sau
đây, theo logic học, là đồng nhất về tình thái:
- Có lẽ Mary đã đến trƣờng.
- Nghe đâu Mary đã đến trƣờng.
- May ra Mary đã đến trƣờng.
- Nhỡ ra Mary đã đến trƣờng.
- Tôi nghĩ Mary đã đến trƣờng.
Chúng đều được xếp vào loại phán đoán CÓ THỂ, và đều được biểu diễn
như nhau trong logic hình thức là: “có thể Mary đến trường”
- Tình thái chủ quan (TTCQ): thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ
học, nó diễn đạt thái độ của người nói cũng theo tác giả J.Liapon, nó là dấu
hiệu không bắt buộc của một phát ngôn, thể hiện mối quan hệ của người nói
với điều được nói ra. Dung lượng ngữ nghĩa của TTCQ rộng hơn dung lượng
ngữ nghĩa của TTKQ và không đồng loại.
TTCQ được các nhà nghiên cứu phân biệt thành hai phạm trù chính là:
tình thái nhận thức (Epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (Deontic
modality). Tình thái nhận thức, theo F.R.Palmer không chỉ liên quan đến tình
thái khả năng hay tất yếu mà còn liên quan đến mức độ cam kết của người nói
đối với điều mà anh ta nói ra và nó gồm ba tiểu loại:
+ Tình thái nhận thức thực hữu (factual): người nói cam kết nội dung
mệnh đề là chân thực, có nghĩa là người nói khẳng định sự tình hay cho rằng
tất yếu sự tình sẽ xảy ra. Ví dụ:
- Gì thì gì cưới em anh cũng phải tới.
- Anh ấy chắc chắn là kĩ sư.
14
+ Tình thái nhận thức phản thực hữu (counter – factual): người nói cam
kết nội dung mệnh đề là không chân thực, có nghĩa là người nói phủ định sự
tình. Ví dụ:
- Tớ có đi chung xe với bạn ấy đâu.
- Chúng tôi có làm gì nó đâu nào.
+ Tình thái nhận thức phi thực hữu ( non-factual): người nói không cam
kết (hoặc cam kết ở mức độ thấp) về sự chân thực của nội dung mệnh đề. Sự
tình ở đây có thể đúng như thế hoặc không đúng như thế. Ví dụ:
- May ra bác ấy qua được đêm nay.
- Có lẽ cái Hà yêu thằng Huy thật.
- Về tình thái đạo nghĩa, theo F.R.Palmer phạm trù này có liên quan đến
tính hợp thức về đạo lý của hành động do chính người nói thực hiện hoặc do
người khác thực hiện. Nó thể hiện độ áp đặt của người nói về trách nhiệm của
người thực hiện hành động như bắt buộc, cấm đoán, được phép hay không
được phép.
Tuy quan điểm phân biệt tình thái thành hai loại như trên là phổ biến
nhưng không phải là quan điểm thống nhất ở tất cả các nhà nghiên cứu.
Cao Xuân Hạo trong “Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991)
[9] đã khái quát về đặc điểm của tình thái nói chung và đặc điểm sử dụng một
số phương tiện tình thái nói riêng, chủ yếu gắn với cấu trúc Đề - Thuyết. Ông
phân biệt hai loại tình thái:
- Tình thái của hành động phát ngôn (Modalité d’esnonciation) phân biệt
các lời nói về phương diện mục tiêu và tác động trong giao tiếp. Đó chính là
sự phân biệt giữa các loại câu: trần thuật, hỏi, cầu khiến mà ngữ pháp truyền
thống đã miêu tả. Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về lĩnh vực dụng
pháp.
15
- Tình thái của lời phát ngôn (Modalité d’ énoncé) liên quan đến thái độ
của người nói đối với điều mình nói ra hoặc đến quan hệ giữa sở đề và sở
thuyết của mệnh đề. Tình thái của lời phát ngôn thuộc về lĩnh vực nghĩa học.
Trong những năm gần đây, nhằm bao quát hơn bức tranh về tình thái,
nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra một sự phân biệt mới, đó là sự phân biệt tình
thái căn bản (Root Modality) với tình thái nhận thức (Epistemic Modality).
Chúng tôi xin trình bày một cách vắn tắt sự phân biệt này như sau:
Tình thái căn bản (Root Modality) có thể được định nghĩa như là tình
thái của hành động (modality of action). Tình thái căn bản được chia ra thành
hai loại: một loại là tình thái đạo nghĩa và loại kia, theo cách gọi của Palmer
(1986) là tình thái trạng huống (deontic modality).
Đối lập với tình thái căn bản là tình thái nhận thức (Epistemic Modality),
viết tắt là TTNT. Tình thái nhận thức là tình thái của sự hiểu biết, thể hiện
tình trạng (status) hiểu biết của người nói, đó là sự xác nhận, cũng như những
đảm bảo, cam kết cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra. Lyons
(1980) [26] cho rằng TTNT là cách trình bày thế giới quan điểm của người
nói, tức tình thái này liên quan đến hiện thực, nhưng là hiện thực thông qua
lăng kính chủ quan của người nói. Như đã trình bày ở trên, người ta chia tình
thái nhận thức thành ba loại: tình thái thực hữu (factual), tình thái không thực
hữu (non-factual) và tình thái phản thực hữu (counter-factual). Tình thái thực
hữu được đặc trưng bởi việc người nói cam kết vào tính hiện thực của sự tình
được truyền đạt trong câu: Hóa ra nó thi trƣợt đại học. Với tình thái không
thực hữu, người nói chỉ đưa ra một đoán định chứ không chắc chắn vào tính
hiện thực hay không hiện thực của sự việc được nêu: Nghe nói là nó thi trƣợt
đại học.Còn tình thái phản thực hữu là loại tình thái mà ở đó người nói xác
quyết rằng sự tình được truyền đạt trong câu là không chân thực, sai lầm: Làm
nhƣ thể nó thi trƣợt đại học! Như vậy, cùng một cốt lõi mệnh đề là: Nó thi
16
trƣợt đại học, trong ba phát ngôn kể trên người nói đã lần lượt thể hiện ba thái
độ, ba quan điểm khác nhau.
Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy tình thái là một vấn đề khá
phức tạp vì nó gắn với những quan niệm và những cách hiểu rất khác nhau:
quan niệm truyền thống khác với quan niệm trong ngôn ngữ học, đồng thời
trong ngôn ngữ học lại có nhiều quan niệm khác nhau…Nhưng nói chung, các
quan niệm đều công nhận rằng đây là bộ phận gắn với chiến lược của người
nói với thông báo và người đối thoại.
1.2. khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt.
1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt.
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, khái niệm tiểu từ tình thái trở đi trở
lại trong các công trình nghiên cứu của các tác giả ngữ pháp tiếng Việt dưới
nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Các tác giả với cách thức tiếp cận khác
nhau lại có những tên gọi và cách miêu tả khác nhau về nhóm từ này. Do vậy,
cũng có nhiều định nghĩa về TTTT. Chúng tôi xin dẫn ra quan niệm của một
số nhà nghiên cứu tiêu biểu về lớp từ này.
Diệp Quang Ban cho rằng: “tiểu từ tình thái là lớp từ có tính chất hƣ
cao, phần lớn diễn đạt những sắc thái tình cảm rất tế nhị và dễ biến động
trong mối quan hệ với từ, tổ hợp từ mà chúng đi kèm” (dẫn theo [2,553])
Nguyễn Tài Cẩn [4] quan niệm: “tiểu từ tình thái (còn đƣợc gọi là trợ
từ) là những từ không giải thích đƣợc về mặt nghĩa nhƣng nó có vai trò quan
trọng trong việc tạo lập, phân loại câu”.
Đinh Văn Đức [8] đã định nghĩa như sau: “tiểu từ tình thái là những từ
biểu đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn biểu thị
cảm xúc ngƣời nói”
Phan Mạnh Hùng cho rằng “tiểu từ tình thái” là hƣ từ biểu thị thái độ
của ngƣời nói với thực tại hoặc với đối tƣợng phát ngôn” [13]. Lớp từ này có
vai trò, vị trí quan trọng trong giao tiếp.Việc xác định và phân loại TTTT là
17
một việc rất khó khăn, bởi lẽ các TTTT tiếng Việt có khả năng diễn đạt nghĩa
rất tinh tế, biểu đạt đa dạng và phong phú các sắc thái biểu cảm.
Trong luận án của mình, Nguyễn thị Lương cũng dẫn ra khái niệm về
TTTT của F.Keifer làm căn cứ cho luận án như sau:
“tiểu từ tình thái là những tiểu từ có hiệu lực tạo tính tình thái” (dẫn theo
[16,5])
Tác giả cũng đã tổng hợp và chia thành ba nhóm chính:
+ Các tiểu từ như: à, ƣ, nhỉ...thường có hiệu lực tạo tình thái nghi vấn,
tạo câu hỏi cần có sự giải đáp.
+ Các tiểu từ như: đi, nào, thôi...thường có hiệu lực tạo tính tình thái cầu
khiến, bày tỏ mong muốn của người phát ngôn với người nghe.
+ Các tiểu từ như: thay, thế, sao...thường có hiệu lực bộc lộ trạng thái,
cảm xúc của người phát ngôn.
Những nghiên cứu và cách định nghĩa trên đây của các tác giả cho thấy,
vấn đề định nghĩa của tiểu từ tình thái vẫn còn chưa thống nhất. Thật khó để
đưa ra một định nghĩa chính xác cho các tiểu từ tình thái câu tiếng Việt. Song
tựu chung lại, chúng ta có thể nhận xét chung về tiểu từ tình thái như sau:
Tiểu từ tình thái là những đơn vị từ vựng không biểu thị sự vật, hiện
tƣợng của thực tại, mà chỉ biểu thị thái độ, tình cảm của ngƣời nói với hiện
thực đƣợc nói đến trong câu và với ngƣời nghe.
Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà nghiên cứu
Diệp Quang Ban để tìm hiểu lớp từ này.
1.2.2. Phân loại tiểu từ tình thái.
Đã có nhiều cách phân loại TTTT khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin
đưa ra những cách phân loại tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu.
a. Diệp Quang Ban, TTTT có hai lớp con là ngữ thái từ và trợ từ. (dẫn
theo [2, 553-555])
Ngữ thái từ:
18
Ngữ thái từ (trước đây cũng gọi là ngữ khí từ) là hư từ xuất hiện ở bậc
câu và đứng cuối câu với vai trò tạo phần thức và diễn đạt những thái độ khác
nhau khá tinh tế của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được
nói đến trong câu. Ngữ thái từ gồm hai lớp nhỏ là ngữ thái từ tạo kiến trúc
thức và ngữ thái từ diễn đạt các thái độ.
- Ngữ thái từ tạo kiến trúc thức:
Ngữ thái từ tham gia tạo kiến trúc thức là ngữ thái từ làm phần thức
chuyên dụng trong cấu trúc thức (không kể trường hợp chúng thực hiện
những chức năng khác không thuộc cấu trúc thức). Các ngữ thái từ này gồm
những từ làm phần thức trong cấu trúc thức nghi vấn, thức cầu khiến, thức
cảm thán.
+ Ngữ thái từ làm phần thức của thức nghi vấn
Các ngữ thái từ: à, ạ, a, ƣ, hở, hả, nhỉ, chăng, phỏng…chuyên môn làm
phần thức trong cấu trúc thức nghi vấn. Chúng vừa có chức năng làm phần
thức vừa có chức năng diễn đạt thái độ của người nói đối với người nghe
(kính trọng hay thân hữu).
Ví dụ (2):
Marry: Xin lỗi. Anh làm ơn xem giúp mấy giờ rồi ạ?
(V, 197)
Tiểu từ “ạ” của Marry trong phát ngôn góp phần thể hiện sắc thái tình
cảm lịch sự và trang trọng. Tuy không biết người đi đường này là người có vị
thế như thế nào, ở độ tuổi bao nhiêu, nhưng cô ấy đang làm phiền tới người
này (đó là hành động hỏi giờ) nên cô ấy sử dụng TTTT “ạ” là có ý tôn trọng,
lịch sự tới người mà cô ấy đang làm phiền.
+ Ngữ thái từ làm phức của thức cầu khiến.
Những ngữ thái từ chuyên dụng là: đi, thôi, nào, nhé, đã, với…(với sắc
thái dịu nhẹ), đứng ở cuối câu với sắc thái thân hữu, hai từ nào, thôi thường
dùng với ngôi thứ nhất bao gồm có thể dùng kết hợp với từ đi.
19
Ví dụ (3): Trong quán ăn.
Ông Martin (nói với vợ): Em chọn đi.
(V, 305)
Trong ví dụ (3), khi cô nhân viên đưa cho ông Martin xem thực đơn, ông
ấy đã đưa lại thực đơn cho vợ mình và nói “em chọn đi” phát ngôn này của
ông Martin có sử dụng TTTT “đi” với ý nhắc khéo vợ hãy chọn món ăn mà
cô ấy thích, chứ không phải ông ấy là người chọn món.
+ Ngữ tình thái làm phần thức của thức cảm thán
Những từ chuyên dụng là: thay, sao, nhỉ…
Ví dụ (4): Ở quán cơm bình dân
Long: Chà! Hôm nay khai trƣơng cửa hàng, đông quá nhỉ!
Trong ví dụ (4) Long nhận thấy quán cơm này rất đông, vì hôm nay là
ngày khai trương nên trong phát ngôn của cậu có sử dụng TTTT “nhỉ” chính
là muốn nhấn mạnh sự việc diễn ra hơn (đông người ăn hơn) so với suy nghĩ
của Long.
- Ngữ thái từ diễn đạt các thái độ
Những ngữ thái từ này thường có sắc thái tinh tế và nhiều khi một từ
gồm trong nó một vài sắc thái, có tính chất “nước đôi” chứ không chỉ có một.
Ví dụ:
(5) Trong buổi liên hoan.
Vân: Hôm khác uống cũng đƣợc kia mà.
(XIII, 25)
(6) Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy. Hôm nay anh đƣợc ƣu tiên nhé!
(XIII, 64)
Trong ví dụ (5) ngữ thái từ “kia mà” thực hiện hành động nhấn mạnh -
giải thích nhằm thuyết phục người nghe cứ yên tâm tuy hôm nay không có cái
mà bạn thích nhưng hôm khác chắc chắn sẽ có cái mà bạn thích. Trong ví dụ
(6) ngữ thái từ “vậy” kết hợp với “thế thì” ở đầu phát ngôn thể hiện: cô vợ
20
đành phải nhượng bộ ông chồng vàkhông còn cách nào khác nên cô nhường
ông chồng ở nhà xem với bạn, còn cô sang nhà hàng xóm xem phim. VD (6)
Nhờ có sự kết hợp của TTTT “thế” đầu phát ngôn và TTTT “vậy” cuối phát
ngôn nên tạo cho câu nói mang tính chất nhượng bộ nhẹ nhàng và mềm
mỏng.
Trợ từ:
Các trợ từ thường gặp là: những, mà, đích thị, chỉ, chính, cả…Việc tìm
hiểu lớp từ tình thái này xin phép được đề cập ở công trình nghiên cứu khác.
b. Các tác giả Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Kim Thản.
Nguyễn Anh Quế [18], Nguyễn Kim Thản [19] chia các TTTT thành hai
nhóm:
Các TT tạo câu: à, ƣ, nhỉ, đi, với, thay…
Ví dụ: Câu nghi vấn.
(7) Chỉ thế thôi à?
(XIII, 64)
Câu cầu khiến: (8) Ừ, đi đi, mình chỉ thích xem thôi.
(XIII, 64)
Câu cảm thán: (9) Lạ nhỉ! Nơi khác gọi đến thì nhƣ thế nào?
(XIII, 155)
Các TT biểu thị thái độ: ạ, kia, vậy, mà, đấy, đâu, thôi, mà thôi, kia
mà…
Ví dụ:
(10) Thầy giáo: Thế nào? Khỏe ra chứ?
Sơn: Cảm ơn thầy, em đỡ rồi ạ!
(XIII, 131)
(11) Sinh viên: Vâng, xin anh cố gắng gọi ngay giúp tôi càng sớm càng
tốt. Cám ơn anh nhiều.
Quản lý: không có gì anh ạ. Đây là nhiệm vụ của tôi mà!
21
(XIII, 156)
(12) KIMIE: Phải đấy. Cô Hƣơng đã dặn là chúng ta phải ôn tập từ bài
10 để làm bài kiểm tra. Anh đã ôn hết chƣa?
(XIII, 153)
c. Nhóm các tác giả Đinh Văn Đức, Lê Biên, Phan Mạnh Hùng.
Dựa vào vị trí của TTTT trong câu, các tác giả Đinh Văn Đức [8], Lê
Biên [3], Phan Mạnh Hùng [13]… lại phân chia thành:
- Những TT có thiên hƣớng đứng đầu các phát ngôn, thường gặp là: à,
à mà, thế, ấy thế, ấy thế mà, ấy vậy mà, ấy, đấy, ấy, đấy nhé, này, này nhé, ái
chà, ôi chao, than ôi, hỡi ơi…
Ví dụ:
(13) Thế đã có gì uống chƣa?
(14) Này, chúng mình cùng tới nhà Nga nhé?
(XIII, 24)
- Những TT có thiên hƣớng đứng cuối các phát ngôn: nhỉ, nhé, ấy,
vậy, hả, hử, đấy, (ƣ, à, ạ), cơ, kia, (cơ mà, cơ đấy),…
Ví dụ:
(15) Nga: Đƣợc rồi, cậu yên tâm. Nhƣng mà này, 2 cân bún cơ à? Bọn
mình có bốn ngƣời, làm sao mà ăn hết đƣợc 2 cân! Một cân thôi nhé.
(16)Vân: Ừ, một cân. À quên, có cần mua lạc không nhỉ?
- Những TT cả ở đầu phát ngôn và cả ở cuối phát ngôn thường gặp là:
ấy, đấy, đó, kia, à, vậy, sao…
Ví dụ:
(17) Chồng: Ô, 7 giờ rồi à?
(18) À, ngài mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố?
d. Kế thừa các kết quả phân loại của các tác giả đi trước và cân nhắc
những khả năng tiềm tàng của các TTTT cuối câu tác giả Nguyễn Văn Hiệp
phân chia chúng thành ba nhóm như sau:
22
- Nhóm 1: Các TTTT được dùng khá ổn định trong một số kiểu hành
động nào đó. Trong nội bộ nhóm này, có thể phân chia các TT theo kiểu hành
động ngôn từ (hành động tại lời) mà chúng có thể biểu thị một cách điển hình
và đã được ngữ pháp hóa thành các cấu trúc tương đối ổn định.
Các TTTT chuyên dùng trong các câu hỏi: à, ƣ, nhỉ, chứ, chăng, hả, hử,
phỏng, sao, hẳn, chắc, hà(hề)…
TT chuyên dùng trong các câu cầu khiến: đi, xem, với…
TT chuyên dùng trong các câu trần thuật: thật, đấy, đây, rồi, vậy…
- Nhóm 2: Các TTTT không có sự ổn định về kiểu hành động mà chúng
biểu thị, tùy theo nội dung mệnh đề mà chúng đi kèm, chúng có thể biểu thị
các kiểu hành động như ở nhóm 1. Thuộc nhóm này có các TTTT cuối câu
như: chứ, đã, nhé, vậy, thôi, cơ, kia…
- Nhóm 3: Các TT không tham gia trực tiếp vào việc hình thành mục
đích phát ngôn mà chỉ thể hiện những nét nghĩa liên quan đến sự thúc giục nói
chung hoặc quan hệ giữa người nói với người nghe. Thuộc về nhóm này có
các từ: thôi, ạ (dẫn theo [11,62-63])
Tóm lại, ở mỗi một tiêu chí khác nhau, góc nhìn khác nhau các nhà ngôn
ngữ học lại có sự phân loại khác nhau cho lớp từ này. Chúng tôi đã tổng hợp
và phân loại theo các tiêu chí sau: Dựa vào chức năng sử dụng, cấu tạo, vị trí
của TTTT trong câu, dựa vào mục đích nói, và dựa vào ngữ nghĩa của TTTT.
*Phân loại TTTT theo chức năng sử dụng:
TTTT được chia làm hai loại cơ bản:
- TTTT chuyên dụng. Ví dụ như: à, ƣ, nhỉ, nhé, đâu, đấy, ấy, thế ấy,…
- TTTT lâm thời. Ví dụ như: đi, đã,…
* Phân loại TTTT theo cấu tạo hình thức.
TTTT chia làm các loại cấu tạo ngữ âm, cấu tạo ngữ pháp. Trong đó lại
có các tiểu loại sau:
+ TTTT là từ đơn (một âm tiết) như: ấy, ôi, ới, thôi, à, ƣ, nhỉ,…
23
+ TTTT là từ ghép (từ hai âm tiết trở lên) như: cơ chứ, mà lại, chứ lị, ấy
thế, thế mà, à mà, thật đấy chứ, thế kia mà,…
* Phân loại TTTT theo vị trí trong câu.
Có thể chia làm ba loại:
- TTTT có thể đứng ở đầu câu như: đấy, này, ấy, thế, à, thôi…
- TTTT đứng ở cuối câu hoặc cuối thành phần câu như: à, ƣ, nhỉ, nhé,
đâu, ạ, mà, thật, thay…
- TTTT có khả năng đứng ở đầu câu và cũng có khả năng đứng ở cuối
câu như: ấy, đấy, thế, này, à, thôi…
* Phân loại TTTT theo mục đích nói
Theo tiêu chí này, TTTT có thể chia làm nhiều loại, tuy nhiên có bốn
loại phổ biến như sau:
- TTTT cầu khiến: thôi, nhé, với, đi…
- TTTT cảm thán: thay, thế, nhỉ…
- TTTT nghi vấn: hả, hử, sao, phỏng, chăng…
- TTTT tường thuật: đấy, đâu, ấy…
* Phân loại TTTT theo ngữ nghĩa.
Nói tới ngữ nghĩa của TTTT tức là nói tới nội dung tình thái được biểu
hiện bằng các TTTT. Căn cứ vào nội dung có tính phổ quát được diễn đạt
bằng các TTTT, có thể chia các TT thành các tiểu loại sau:
- TTTT hiện thực: là những TT biểu hiện tình cảm, thái độ, đánh giá của
người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu.
Ví dụ: đi, ấy, cả, này, đâu, sao, vậy…
- TTTT quan hệ: là những TTTT mà khi đọc lên cho ta thấy được mối
quan hệ giữa người nói với người nghe (người tiếp nhận) diễn ngôn.
Ví dụ: nào, nhỉ, đi, chứ, với, ạ, nhé…
1.2.3. Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt.
Các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt có những chức năng chính như sau:
- Chức năng tạo kiểu câu:
24
Ví dụ:
(19) Marry: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái.
(VI, 94)
Câu (19) cho chúng ta một thông báo là: nhân vật Marry nói với cả lớp
sẽ đi giải trí vào thời gian tối nay. Tuy nhiên VD (19) chỉ đưa ra một thông
báo chung chung, không rõ là câu hỏi, lời gợi ý, sự ngạc nhiên. Nhưng nếu ta
ghép câu (19) với tiểu từ tình thái khác nhau thì ta sẽ có những câu mang nội
dung rõ ràng khác nhau.
Ví dụ:
Ta ghép với tiểu từ tình thái à cuối câu ta sẽ có câu nghi vấn: Thi xong
rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một chút à?
Ta ghép với tiểu từ tình thái đi ta sẽ có câu kiểu cầu khiến: Thi xong rồi,
tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một đi!
Khi thêm các TTTT vào sau một thực từ hay một cụm từ thì chúng có tác
dụng tình thái hóa cho các từ hay các cụm từ đó: các từ hay các cụm từ đó trở
thành các câu (phát ngôn).
(20) Để chị xem…Đây loại vải này nhé? chị có một chiếc áo mẫu đây
rồi. Em xem này!
(VI, 52)
- Chức năng biểu thị thái độ, đánh giá của ngƣời nói.
Ví dụ:
(21) Giáo viên: Thế à? Nếu đi Vịnh Hạ long thì các em nên đăng kí
trước với công ty du lịch.
(V, 173)
(22)Tomy: Cậu giỏi thật đấy! Mình không thể dậy sớm đƣợc nhƣ câu.
(V, 197)
Ví dụ (21) thể hiện thái độ ngạc nhiên khi nghe được thông tin là học
sinh sẽ đi du lịch ở Vịnh Hạ Long. Ví dụ (22) thể hiện sự đánh giá chủ quan
25
của người nói: khâm phục người bạn đã làm được điều mà bản thân Tomy ko
làm được.
Các TTTT không chỉ bộc lộ thái độ, đánh giá của người nói đối với hiện
thực được nói trong phát ngôn mà còn thể hiện cả thái độ của người nói đối
với người nghe, tức người tiếp nhận phát ngôn.
Ví dụ:
(23) Sao đắt thế chị?
(24) À, vì mấy hôm nay trời lạnh nên hoa hiếm hơn
(25) Thế à? Khí hậu ở hai miền không giống nhau nhỉ?
(V, 143;212)
Ví dụ (23) và (25) thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói về thông tin
mà người nghe đưa ra. Ví dụ (24) thể hiện sự bình thản trước phản ứng của
người nghe với thông tin mà mình đưa ra, kèm theo đó là sự giải thích cho lý
do vì sao mà người nghe lại ngạc nhiên trước thông tin về giá hoa lại đắt đến
như thế.
Các TTTT biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đồng thời cũng góp
phần vào một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức
năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong
phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe.
- Chức năng biểu thị hành động nói.
Các TTTT không chỉ có chức năng tạo kiểu câu hay bộc lộ thái độ của
người nói đối với hiện thực hoặc người nghe. Chúng còn có chức năng đánh
dấu các kiểu hành động nói. Chẳng hạn, TTTT “à”, “ƣ” thường đi kèm đánh
dấu hành động hỏi, TT “nhỉ ” thường đánh dấu hành động hỏi hoặc hành động
biểu cảm, TT “thay” đánh dấu hành động biểu cảm, TT “đi” đánh dấu hành
động cầu khiến, thúc giục.
Ví dụ:
26
(26) thế chúng ta cƣợc gì nhỉ?
(27) Cá cƣợc à? Nhƣng mà mình cũng tin là đội nữ Việt Nam vô địch
mà.
(28) Các bạn đồng ý đi.
(29) Trời ơi! Đã bảo trƣớcrồi mà.
(V, 130;37)
- Chức năng định hƣớng lập luận.
Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể hiện
thái độ của người nói với hiện thực với người nghe…còn có chức năng định
hướng lập luận.
Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do
nội dung của các sự việc nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các
từ lập luận – tức các yếu tố tình thái, trong đó có TTTT.
Ví dụ:
(30) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu thôi.
(31) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu kia.
Ở phát ngôn (30), người nói đánh giá chiếc điện thoại này giá rẻ (được
thể hiện qua TTTT thôi). Ở phát ngôn (31), người nói đánh giá chiếc điện
thoại này đắt ( được thể hiện qua TTTT kia)
Nếu coi hai phát ngôn vừa dẫn là hai luận cứ và cho nối kết với hai kết
luận: mua đi hoặc không nên mua thì luận cứ nói trong ví dụ (30) chỉ nối được
với kết luận mua đi. Còn ví dụ (31) chỉ được nối với kết luận không nên mua.
1.3. Lý thuyết hành động nói.
J. L. Austin đã tìm ra bản chất của hành động nói: Khi chúng ta nói năng
là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện bằng một phương tiện đặc biệt đó
là ngôn ngữ (dẫn theo [5, 445]). Đó chính là những cơ sở giúp Austin xây
dựng lên lý thuyết hành động nói. Lý thuyết này được coi là xương sống của
ngữ dụng học.
27
1.3.1. Khái niệm về hành động nói.
Có thể hiểu “hành động nói là hành động được thực hiện khi tạo ra một
phát ngôn (diễn ngôn) trong cuộc giao tiếp. Hành động nói đòi hỏi phải có
điều kiện, thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của
con người có ý thức”. (dẫn theo [5, 445]).
Theo Austin, hành động nói được chia làm ba loại: hành động tạo lời,
hành động ở lời và hành động mượn lời.
Hành động tạo lời (hành động tạo ngôn) là hành động mà người nói sử
dụng những yếu tố ngôn ngữ để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội
dung.
Hành động mƣợn lời (hành động dụng ngôn) là hành động mượn các
phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người
nhận hoặc ở chính người nói.
Hành động ở lời (hành động ngôn trung) là hành động mà người nói thực
hiện ngay khi nói năng và gây ra hành động cũng bằng lời nói của người tiếp
nhận. Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây
ra những phản ứng tương ứng với chúng ở người nhận. Đích của hành động ở
lời được gọi là đích ở lời và đích đó được thỏa mãn thì ta có hiệu quả ở lời.
Ducrot cho rằng: hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mƣợn
lời ở chỗ chúng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại. Chúng đặt
ngƣời nói và ngƣời nghe vào những nghĩa vụ quyền lợi mới so với tình trạng
của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.(dẫn theo [6, 901]).
Ví dụ:
(32) Marry: Tớ hứa sẽ đi cùng với cậu.
(XVI, 127)
Phát ngôn trên là lời hứa của Marry với bạn khi người bạn ấy hỏi Marry
có đi cùng không. Với phát ngôn trên Marry đã nhận mình có trách nhiệm
phải đi cùng với người bạn này. Và chắc chắn rằng với lời hứa này sẽ làm
28
người bạn của Marry yên tâm hơn. Lúc này, lời hứa của Marry như một lời
khẳng định, cũng như một lời cam kết rằng chắc chắn cô ấy sẽ đi nên bạn
không cần phải lo nữa.
1.3.2. Hành động ở lời và các tiểu từ tình thái.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng các TTTT là phương tiện đắc lực
trợ giúp cho việc thực hiện hành động ở lời. Căn cứ vào TTTT được dùng
người nghe sẽ nhận diện được hành động nói trực tiếp.
- Hành động hỏi được nhận diện bởi các TT sau (và dấu hỏi): à, ƣ, nhỉ,
nhé, chăng, phỏng, chứ, hả, hử, sao…
- Hành động điều khiển được nhận diện bởi các TT: nào, đi, nhé, thôi,
với, đã, chứ, cho, xem…
- Hành động bộc lộ được nhận diện bởi các TT (và dấu !): thay, nhỉ, sao,
thế…
- Hành động biểu hiện được nhận diện bởi các TT ( và dấu chấm): đâu,
đấy, ấy, vậy, mà, cơ, kia, cơ mà, chứ lị, cả, thật, mà lại, mà lị…
- Trong giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng diễn đạt ý mình nói
một cách trực tiếp, tường minh; không phải lúc nào cũng dùng câu tường
thuật để kể, dùng câu nghi vấn để hỏi, dùng câu cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh,
dùng câu cảm thán để bày tỏ thái độ. Do đó căn cứ vào các TTTT được dùng
cùng với các yếu tố khác (hoàn cảnh giao tiếp, các ước định xã hội), dựa vào
các thao tác suy ý, các quy tắc điều khiển hành động nói, người nghe sẽ lý
giải được nghĩa hàm ẩn của lời nói. Như vậy, TTTT không chỉ có tác dụng
phân loại câu, giúp cho việc hoàn thiện câu trong giao tiếp mà còn có vai trò
giúp người nghe nhận diện, lý giải được hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp.
Ví dụ:
(33) Thắng: Hồ Tây đẹp thật anh nhỉ?
(IV, 132)
29
Trên bề mặt ngôn ngữ căn cứ vào TT “nhỉ” và dấu “?” thì đây là một câu
hỏi. Nhưng Thắng sử dụng câu hỏi này không mong muốn có được câu trả lời
và cũng không nhằm mục đích có được thông tin còn thiếu hụt mà gián tiếp
biểu thị cảm nghĩ, thái độ của mình trước vẻ đẹp quang cảnh của Hồ Tây.
Thắng đưa ra suy nghĩ của mình khi được tận mắt ngắm quanh cảnh Hồ Tây,
và điều mà anh ấy muốn nói ở đây là: đưa ra cảm nhận của anh ấy với Cảnh.
1.4. Nguyên tắc lịch sự.
Vì nguyên tắc lịch sự có ảnh hưởng rất mạnh tới diện mạo hiện thực của
các phát ngôn trong quá trình giao tiếp cho nên hầu như bất kì tài liệu nào về
ngữ dụng học cũng đề cập đến nguyên lý này. Nhiều nhà nghiên cứu đã khảo
sát vấn đề này theo những góc độ khác nhau. Tính lịch sự và tình thái có mối
tương quan chặt chẽ, vận dụng những tri thức về phép lịch sự để nghiên cứu
TTTT là điều cần thiết. Dưới đây là những quan điểm tương dối hoàn chỉnh
về lịch sự. Đó là quan điểm của R. Lakoff, G. N. Leech, P. Brown và S.
Levinson.
R. Lakoff định nghĩa phép lịch sự như sau: “ có thể định nghĩa lịch sự
như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…);
những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được
thuận lợi” (dẫn theo [6, 256]).
Ông cũng nêu ra ba quy tắc về phép lịch sự:
Quy tắc 1: Là quy tắc lịch sự có tính quy thức nhất ( quy tắc không được
áp đặt). Đừng áp đặt có nghĩa là không đưa ra, hoặc dò tìm những điểm cá
nhân, tránh động chạm cá nhân về nhiều phương diện. Theo quy tắc này,
người nói sẽ tránh, làm dịu bớt, hoặc xin phép, xin lỗi khi yêu cầu người nghe
làm việc gì đó mà người nghe không muốn làm. Quy tắc này thích hợp với
những ngữ cảnh, trong đó những người tham gia tương tác có những khác biệt
về quyền lực và cương vị như: sinh viên và chủ nhiệm khoa, công nhân và
giám đốc.
30
Quy tắc 2: Là quy tắc lịch sự phi quy thức (dành cho người đối thoại sự
lựa chọn). Có nghĩa là người nói, nói làm sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của
mình có thể không được biết đến mà không bị phản bác hay từ chối. Đây là
quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực
và cương vị tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội.
Quy tắc 3: Là quy tắc về phép lịch sự hay thân tình (khuyến khích tình
bạn bè). Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân
mật với nhau.
Phép lịch sự của G. N. Leech được xây dựng dựa trên khái niệm tổn thất
và lợi ích, nó bao gồm một số phương châm:
Phƣơng châm khéo léo: Khi sử dụng những phát ngôn cầu khiến hay
cam kết giảm thiểu tổn thất và tăng tối đa lợi ích cho người nghe.
Phƣơng châm rộng rãi: hãy giảm thiểu lợi ích và tăng tối đa tổn thất của
mình trong phát ngôn cầu khiến hay cam kết.
Phƣơng châm tán thƣởng: trong phát ngôn biểu cảm và xác tín hãy giảm
thiểu sự chê bai và tăng tối đa sự khen ngợi đối với người khác.
Phƣơng châm khiêm tốn: hãy giảm thiểu sự khen và tăng tối đa sự chê
bai mình.
Phƣơng châm tán đồng trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu sự bất đồng,
tăng tối đa sự đồng ý giữa mình và người khác.
Phƣơng châm thiện cảm trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu ác cảm, tăng
tối đa thiện cảm giữa mình và người khác (dẫn theo [6, 262-263]).
Theo G. Leech mức độ lịch sự của một hành động ở lời phụ thuộc vào
ba nhân tố: bản chất của hành động nào đó, hình thức ngôn từ thể hiện hành
động đó và mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu khiến.
So với quy tắc mà R. Lakoff đưa ra thì những phương châm lịch sự của
G. Leech có những ưu điểm nổi bật về những phương châm lịch sự mà ông
nêu ra hướng cả vào những nhân vật tham gia giao tiếp.
31
Lý thuyết của P. Brown và S. Levinson. Hai tác giả này quan niệm lịch
sự gắn với thể diện của người nói và người nghe. Mỗi người có hai thể diện:
tích cực và tiêu cực.
Thể diện tích cực tương ứng với sĩ diện, với tồng thể những hình ảnh tự
đánh giá cao về mình và người nói và những người hội thoại tự xây dựng nên
và muốn áp đặt trong hội thoại.
Thể diện tiêu cực: là lãnh địa cái tôi – lãnh địa cơ thể, không gian, thời
gian, tài sản, vật chất hay tinh thần. (dẫn theo [6, 264]).
Trong diễn tiến cuộc thoại, các hành động ngôn ngữ tiềm ẩn sự đe dọa
thể diện của cả người nói và người nghe. P. Brown và S. Levinson gọi chúng
là hành động đe dọa thể diện (Fa cetthreatening Acts – FTA). Các hành động
đe dọa thể diện gồm bốn phạm trù:
Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nói: tặng, biếu…
Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nói: xin lỗi, thanh minh…
Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nghe: ra lệnh, khuyên
bảo…
Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nghe: phê phán, từ chối…
Bản thân các hành động ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng chỉ
có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành động ngôn ngữ khi thực hiện lại
có hiệu quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả người tiếp nhận và
người nói (khen ngợi, cảm ơn). Sự đe dọa thể diện luôn luôn đồng hành với
sự tôn vinh thể diện (Face Flattering – FFA). Do đó, các hành động ngôn ngữ
có thể chia làm hai nhóm: nhóm có hiệu quả tích cực và tiêc cực. Tương ứng
với chúng là phép lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực.
Phép lịch sự tích cực:
Phép lịch sự tích cực chủ yếu tạo ra những hành động có tính chất phản
đe dọa đối với người nghe như: biểu thị sự tán đồng, trao tặng, mời, khen,
cảm ơn, chào mừng…
32
Phép lịch sự tích cực thườ ng dùng các yếu tố tăng cường FFA
Phép lịch sự tiêu cực:
Phép lịch sự tiêu cực về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp, đó là
sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ chúng bằng một số biện pháp thực hiện
khi các FTA có tác động đến thể diện tiêu cực. Các biện pháp đó là:
Đặc biệt chú ý đến các từ xưng hô lịch sự như “chúng tôi” hay cho “tôi”,
“có người” thay cho ngôi thứ hai trực tiếp”.
Các biện pháp tu từ nói giảm, nói vòng.
Sử dụng các phương tiện đi kèm để giảm FTA: hành động tiền dẫn nhập,
các hành động sửa chữa, các yếu tố tối thiểu hóa, tháo ngòi nổ,những yếu tố
vuốt ve…
Những lý thuyết về phép lịch sự trong giao tiếp mà các tác giả đã nêu là
một trong những cơ sở quan trọng để chỉ ra điều kiện sử dụng các TTTT.
33
TIỂU KẾT CHƢƠNG I
Nội dung chương I là những định hướng lý thuyết cơ bản của luận văn
về vấn đề: tình thái trong ngôn ngữ nói chung , lớp TTTT TV nói riêng.
Ngoài ra, chương I của luận văn đã sơ lược những vấn đề liên quan khác như:
lý thuyết về hành động nói và lý thuyết về nguyên tắc lịch sự. Mặc dù trình
bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu những vấn đề cần thiết trong việc
giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra.
Về vấn đề tình thái: chúng tôi đã khái quát quan điểm của một số nhà
ngôn ngữ học trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó đưa ra cách nhìn tổng
quát nhất về tình thái.
TTTT trong tiếng Việt: mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau của
các tác giả, nhưng trong luận văn này chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà
nghiên cứu Diệp Quang Ban để tìm hiểu lớp từ này.
Còn về vấn đề lý thuyết hành động nói cũng như nguyên tắc lịch sự,
chúng tôi cũng đã tổng kết và đưa ra những quan niệm của các tác giả, để từ
đó có cách phân tích phù hợp nhất với nội dung của luận văn, đó là TTTT
trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Mặc dù vấn đề trình bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu ra vấn đề
cần thiết trong việc giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra.
34
CHƢƠNG II
TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT
CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.
2.1. Các TTTT đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ.
2.1.1. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn.
Theo kết quả khảo sát trên những ngữ liệu là 16 cuốn giáo trình (A, B, C,
nâng cao). Chúng tôi đã khảo sát được 29 tiểu từ tình thái và 41 tổ hợp tình
thái, với tổng số lượt sử dụng là 3262 lượt.
Trong đó nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn là 2936 lượt sử dụng, chiếm
90.01% tổng số lần TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng, phổ biến là các
TT: ạ, à, thế, đấy, đi, rồi, nhé, nhỉ, thôi…
Ví dụ:
(1) Chồng: Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay ti vi có gì hả em?
(2) Vợ: Nhiều chƣơng trình lắm anh ạ.
(3) Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy.
(XIII, 64)
Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn thì TTTT ạ có tần số xuất hiện
nhiều nhất, có vị trí đứng ở cuối phát ngôn, thể hiện một quan hệ vị thế giữa
người nói và người nghe: người nói có quan hệ dưới vai so với người nghe.
Trong tiếng Việt, TT này thường dùng trong lời nói của người trẻ tuổi đối với
người lớn tuổi, của người bậc dưới đối với người bậc trên. Vì lẽ đó, ạ cũng
thường thấy đi với những câu có hô ngữ (thưa X, dạ X…)
Ví dụ:
(4)Học sinh: Lệ phí là bao nhiêu ạ.
(5)Học sinh: Thƣa thầy, đi hƣớng nào trƣớc ạ?
(6) Học sinh:Dạ, vâng ạ.
(VI, 7)
35
(7)Nguyên: Thƣa bác, cháu muốn hỏi nguyên liệu để làm gốm Bát Tràng
là gì ạ.
(8)Sản phẩm gốm Bát Tràng gồm những loại gì ạ?
(IV, 131)
Tuy nhiên,trong một số trường hợp TTTT ạ được dùng trong quan hệ
ngang hàng hoặc của người hàng trên với người hàng dưới để bày tỏ sự thân
hữu hoặc sự trừu mến, hoặc để bày tỏ sự khách sáo trong giao tiếp, làm quen,
hỏi han…
Ví dụ:
(9) Ông Bắc: Tôi nói thật đấy ông ạ.
(10) Cháu Hoàng: Ông ơi, bao giờ cây chuối có quả ạ?
(11) Ông Bảo: Một năm nữa cháu ạ.
(IV, 46)
(11) Thu: Alô! Thu nghe đây ạ.
(XIII, 7)
Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là TT thế, có 386 lần được sử dụng,
chiếm 13.14% tổng số TTTT có cấu tạo đơn âm tiết. Tiểu từ thế có thể đứng
đầu hoặc cuối phát ngôn, biểu thị ý nhấn mạnh, khẳng định thêm về điều
muốn nói, muốn hỏi.
Ví dụ:
(16) Tâm: Sao hôm nay cậu đến muộn thế?
(17) Bình: có việc gì thế?
(18) Linda: Thế còn Hà Nội?
(19) Vì thế, quan hệ giữa con người với con người cũng được gắn bó
thân thiết hơn
(VI, 39)
Bên cạnh đó TTTT thế cũng được dùng trong khẩu ngữ, khi người nghe
đã hiểu ra một việc gì đó sau khi được giải thích.
36
Ví dụ:
Bill: Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông.
(20) Linda: À, ra thế.
(VI, 192)
TTTT thế cũng dùng để thay thế một nội dung đã được nói đến ở câu
trước khi không cần nhắc lại nội dung đó.
Ví dụ:
(21) Bài này rất khó. Vì thế các em phải suy nghĩ kỹ trƣớc khi làm bài.
(IV-175)
(22) Hoa: Cậu chăm thật. Mình thì lƣời lắm. Có lẽ vì lƣời nên dạo này
mình có vẻ béo ra.
Anna: Ừ. Có lẽ thế.
(V, 258)
TTTT thế còn cho biết người hỏi không nhằm đợi câu trả lời, mà nhằm
mục đích nhắc, đòi hỏi, yêu cầu, mong muốn người tiếp nhận đáp ứng yêu cầu
của mình.
Ví dụ:
(23) Người bán hàng: Hoa tƣơi 5.000 đồng một bông, mua đi em, hoa
tƣơi lắm, toàn nụ đây này!
Tuấn: Đắt quá, làm gì mà đắt thế?Giảm giá đi thôi.
(XIII, 108)
Tiểu từ có tần số sử dụng cao thứ ba là TT: à, với số lần được sử dụng là
358 lượt chiếm 12.19% trong tổng số TTTT có cấu tạo là từ đơn.
Ví dụ:
(12) À, ngày mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố?
(XIII, 7)
(13) Tom: À,chị đi Sài Gòn lần nào chƣa?
(X, 148)
37
(14) Thế chị không có em trai và chị gái à?
(X, 148)
Tiểu từ à có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn. Ở vị trí đầu câu có tác
dụng thu hút sự chú ý của người đối thoại khi người đó chợt nhận ra hoặc
chợt nhớ ra điều gì đó và chuẩn bị nói ra. Ngoài tác dụng thu hút sự chú ý từ
người đối thoại, TTTT à còn biểu thị thái độ của người nói đối với người
nghe và với cái điều mà người nói chợt nhận ra, chợt nhớ ra, giờ mới ý thức
và cảm nhận được. Ví dụ (12) và (13) là lời của người nói đối với người nghe
khi họ chợt nhớ ra điều gì và muốn truyền tải thông báo đó cho người nghe
đồng thời họ muốn được phản hồi lại thông tin chắc chắn từ người nghe.
TTTT à đặt ở cuối câu nghi vấn còn được dùng khi người nói muốn
khẳng định lại ý kiến của mình về một vấn đề nào đó một cách thân mật.
Ví dụ:
(15) - Anh mệt à?
- Hôm qua chị không đến cơ quan à?
(V, 204)
Sở dĩ các TTTT trên đây được sử dụng nhiều với tần số khá lớn trong
một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (những giáo trình
chúng tôi khảo sát) có lẽ bởi khả năng biểu đạt cao ý nghĩa tình thái, được
người Việt sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và mang đậm nét văn hóa
đặc trưng của người Việt trong giáo tiếp.
Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn này, có một số TT sử dụng rất
ít chỉ sử dụng từ 1 đến 3 lượt đó là các TT cho (1 lượt) , hở (1 lượt), kìa (9
lượt), hẳn (1 lượt). Có lẽ vì chức năng biểu đạt tình thái của các TT này
không lớn và ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt ngày
nay. Một số TT là biến thể của các TTTT gốc VD: nhá, nhớ (0 lượt) là biến
thể của TT nhé; hử, hở là biến thể của TT hả…không được sử dụng hoặc sử
38
dụng rất ít. Hơn nữa một số từ lại chỉ tồn tại lâm thời (không cố định) nên khả
năng hoạt động của chúng kém hơn các TTTT chuyên dùng (cố định) khác.
Ví dụ:
(24) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ?
(V, 296)
(25) Quốc: Ở đây có bán cuốn “Việt Nam phong tục” không hở chị?
(VI, 10)
(26) Lan: Kìa, ăn đi chứ! Tom, Lynn!
(X, 178)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp TTTT có cấu tạo là từ đơn đƣợc sử dụng
trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
STT Tiểu từ tình thái Số lƣợng Tỉ lệ %
1 a 22 0.74
2 à 358 12.19
3 ạ 573 19.45
4 ấy 40 1.36
5 cả 55 1.87
6 cho 1 0.034
7 chứ 66 2.24
8 đã 20 0.68
9 đâu 22 0.74
10 đây 69 2.35
11 đấy 120 4.08
12 đi 182 6.19
13 hả 30 1.02
14 hẳn 1 0.068
15 hở 1 0.068
39
16 kia 12 0.4
17 kìa 9 0.3
18 mà 61 2.07
19 nào 21 0.91
20 này 60 2.04
21 nhé 198 6.74
22 nhỉ 166 5.65
23 rồi 194 6.6
24 sao 27 0.91
25 thật 29 0.98
26 thế 386 13.14
27 thôi 138 4.7
28 vậy 63 2.14
29 với 15 0.51
Tổng 2936 100%
2.1.2. Tổ hợp tình thái trong GTDTVCNNN
Tổ hợp tình thái được cấu tạo từ hai từ đơn trở lên. Về số lượng sử dụng:
Nhóm các tổ hợp tình thái có cấu tạo từ hai từ đơn trở lên có số lượng ít hơn
nhóm các TTTT là từ đơn. Loại tổ hợp TT có 41 tổ hợp với 326 lượt sử dụng,
chiếm 9.99% tổng số lượt sử dụng TTTT trong GTDTVCNNN mà chúng tôi
khảo sát.
Ví dụ:
(27) – Chào cụ! Cụ đi tập dƣỡng sinh về rồi đấy à?
(XIV, 131)
(28) – Thôi mà bố. À, bố ơi, ngày xƣa du kích giỏi quá bố nhỉ?
40
(XIV, 19)
(29) –Thế ạ! Cháu chả biết gì cả. Liệu bây giờ mua thêm có kịp không
hả bà?
(XIV-56)
(30) – Sao ngƣời ta có thể vô ý thức thế nhỉ?
(XIV, 31)
Về đặc điểm cấu tạo: Các tổ hợp tình thái này chủ yếu được tạo bằng sự
kết hợp của các TTTT đơn âm tiết.
Ví dụ:
(31) - Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay tivi có gì hả em?
(32) - VTV1 thì sau phần thời sự có một phim tài liệu thôi.
(33) - Chỉ thế thôi à?
(XIII, 63)
Tổ hợp TT thôi à trong ví dụ (33) là sự kết hợp của TT thôi trong ví dụ
(32) và TT à trong ví dụ (31).
Thông thường những TT đơn âm tiết có thể hoạt động độc lập nhưng
cũng có thể kết hợp lại tạo thành tổ hợp tình thái như đã trình bày trên đây, và
mang giá trị tình thái đa dạng hơn. Ở ví dụ (31) TT à biểu thị sự ngạc nhiên
khi thời gian trôi đi quá nhanh, từ ô đầu câu kết hợp với TT à cuối câu càng
làm tăng thêm sự ngạc nhiên khi thời gian trôi quá nhanh: “Ô, 7 giờ rồi à?”.
Tiểu từ thôi trong ví dụ (32) biểu thị sự đơn điệu của chương trình tivi sắp tới
(sau 7 giờ), ý nói chương trình không có gì hấp dẫn. Tổ hợp tình thái thôi à
vừa có tác dụng nhấn mạnh nội dung sự việc nêu trong câu (ví dụ 33) vừa thể
hiện sự hụt hẫng, pha chút ngạc nhiên khi nghe thấy thông báo không như bản
thân người nói mong đợi (người nói mong đợi có nhiều chương trình hấp dẫn
sau 7 giờ)
Dựa trên những khả năng kết hợp này mà hàng loạt tổ hợp TT được tạo
bởi hai từ đơn được hình thành như: đấy mà, đấy nhé, đấy à, thế à, thế mà,
41
thôi mà…Trong những giáo trình dạy TVCNNN chúng tôi đã khảo sát được
41 tổ hợp khác nhau được cấu tạo bởi hai từ đơn và 3 tổ hợp tình thái được
cấu tạo từ ba từ đơn. Trong số các tổ hợp tình thái đó thì tổ hợp tình thái thế à
được sử dụng nhiều nhất với 51 lượt sử dụng chiếm 15.64%.
Ví dụ:
(34) Thế à? Tôi mới chỉ đọc mỗi hai tờ là tờ Thời báo kinh tế và Doanh
nghiệp. Hình nhƣ chẳng mấy hàng bán báo đầu tƣ cả.
(XIII, 100)
(35) Thế à? Thích nhỉ ! Cậu có số điện thoại mới của Liên không, cho
tớ?
(XIII, 7)
(36) Thế à? Mình đi ngay, mình cũng muốn biết chợ hoa nhƣ thế nào.
(XIII, 108)
Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái thế mà (30 lượt,
chiếm 9.2%), đứng thứ ba về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái đấy ạ (25
lượt, chiếm 7.66%).
Ví dụ:
(37) Mình đi từ 7 giờ. Thế mà mất gần một tiếng mới đến đƣợc đây.
(IV, 64)
(38) Thế mà nhiều ngƣời không chú ý đến điều đó. Nó không gây ra
những hậu quả trƣớc mắt mà.
(XIII, 122)
(39) Lý: Cho hai đĩa nem. À mà nem do nhà hàng cuốn hay mua từ nơi
khác.
Nhân viên: Do nhà hàng cuốn đấy ạ.
(IV, 38)
(40) Martin : Cho tôi xem thực đơn.
42
Người phục vụ: Thƣa ông bà, hiệu ăn của chúng tôi nổi tiếng về các
món đặc sản. Mùa nào thức ấy, món gì chúng tôi cũng có đấy ạ.
(V, 305)
Thật ra vấn đề về từ, ranh giới từ trong thực từ đã là vấn đề phức tạp và
còn nhiều tranh luận, nên vấn đề ranh giới “từ” trong hư từ lại càng khó có sự
phân định rõ ràng, rành mạch. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh nội dung
nghiên cứu này, trên đây chỉ là những nhận xét hình thức hết sức sơ lược của
chúng tôi trong phạm vi nghiên cứu 16 cuốn GTDTVCNNN. Bởi vấn đề còn
khá phức tạp, nên muốn có sự phân định rõ ràng hơn, tổng quát hơn thì cần
phải có thời gian khảo cứu dài hơn, toàn diện hơn nữa. Như tác giả Phan
Mạnh Hùng cũng đã đưa ra vấn đề về các tiêu chí để phân định ranh giới từ
của TTTT trên tạp chí Ngôn ngữ số 4-1985.[14].
“các tổ hợp tiểu từ tình thái chỉ tiếp nhận tiêu chí xác định: chêm và lƣợc”.
Tổ hợp nào có thể chêm một yếu tố vào giữa các thành tố của chúng mà
nghĩa của tổ hợp không bị phƣơng hại thì tổ hợp đó không phải là từ:
Ví dụ:
(41) - Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy ạ.
(VIII, 131)
- Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy bác ạ.
Trường hợp này đấy ạ không phải là từ.
Tổ hợp nào có thể lần lƣợt lƣợc bỏ yếu tố của nó mà không phƣơng hại
đến kết cấu của câu, đồng thời, nghĩa tƣơng hợp với yếu tố lƣợc cũng bị lƣợc
theo, thì tổ hợp đó không phải là từ.
Ví dụ:
(42) - Cậu không thích con gái diện à? Con gái thời nay phải mốt thế
chứ! (Khẳng định ,bảo vệ ý kiến của mình, hàm ý nó là đúng)
(VI, 286)
- Con gái thời nay phải mốt chứ. (hàm ý nó là đúng)
Tải bản FULL (101 trang): https://bit.ly/3TNi6We
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
43
- Con gái thời nay phải mốt thế. (Khẳng định, bảo vệ ý kiến của mình)
Thế chứ trong ví dụ trên là tổ hợp tình thái.
Vận dụng tiêu chí trên, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê các tổ
hợp TTTT được sử dụng trong 16 cuốn GTDTVCNNN ở bảng dưới đây.
Bảng 2.2. Tổng hợp tổ hợp tình thái đƣợc sử dụng trong một số
GTDTVCNNN.
STT Tổ hợp tình thái Số lần xuất hiện Tỉ lệ %
1 à này 9 2.76
2 ấy à 9 2.76
3 ấy ạ 3 0.92
4 ấy chứ 3 0.92
5 ấy mà 6 1.84
6 chứ sao 3 0.92
7 cơ mà 9 2.76
8 đã chứ 7 2.14
9 đã nhé 6 1.84
10 đâu ạ 14 4.29
11 đâu thế 9 2.76
12 đây ạ 5 1.53
13 đây mà 16 4.9
14 đây thôi 5 1.53
15 đấy à 12 3.68
16 đấy ạ 25 7.66
17 đấy chứ 3 0.92
18 đấy mà 4 1.22
19 đấy nhé 4 1.22
20 đấy thôi 2 0.61
Tải bản FULL (101 trang): https://bit.ly/3TNi6We
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
44
21 kia à 2 0.61
22 mà thôi 2 0.61
23 này nhé 2 0.61
24 sao kia 5 1.53
25 thật đấy chứ 6 1.84
26 sao mà 5 1.53
27 thế à 51 15.64
28 thế ạ 20 6.13
29 thế chứ 1 0.30
30 thế kia 2 0.61
31 thế kia à 3 0.92
32 thế mà 30 9.2
33 thế sao 6 1.84
34 thế thôi 2 0.06
35 thế ư 4 0.12
36 thôi à 4 0.12
37 thôi ạ 10 0.3
38 thôi mà 5 0.15
39 thế nhỉ 5 0.15
40 thôi vậy 4 0.12
41 vậy hả 3 0.09
Tổng 326 100
45
2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí.
2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn.
Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái này có số lượng thấp, chỉ 788 lượt
sử dụng và chiếm 24,15% tổng số lượt TTTT và tổ hợp tình thái được sử
dụng. Chúng thường được sử dụng ở đầu các phát ngôn để trả lời và hỏi một
cách ngắn gọn nhất, chúng thường được dùng trong những câu xã giao, thông
thường. Về mặt hình thức, chúng thường được tách biệt với thành phần nòng
cốt câu bằng dấu chấm than, dấu hỏi hoặc dấu phẩy.
Ví dụ:
(43) Thế à? Có chuyện gì vui không?
(IV, 28)
(44) À, chỗ đó mình cũng bị mấy lần rồi.
(IV, 28)
(45) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc.
(XIII, 56)
(46) Thế ạ! Cháu chả biết làm gì cả.
(XIII, 56)
Nhưng cũng có khi những TTTT, tổ hợp tình thái này đi liền với các
thành phần câu mà không có dấu ngăn cách.
Ví dụ:
(47) Thế thì quyển của tớ dày nhất, của Mary mỏng nhất.
(V, 93)
(48) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ?
(V, 296)
(49) Nào đài truyền hình Việt Nam, nào đài truyền hình Hà Nội.
(XIII, 63)
(50) Thôi tôi đi đây.
(XIII, 130)
6795126

More Related Content

Similar to KHẢO SÁT TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.pdf

Similar to KHẢO SÁT TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.pdf (20)

Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAYĐề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Bước chuyển từ lời giải Toán học sang lời giải Tin học
Luận văn: Bước chuyển từ lời giải Toán học sang lời giải Tin họcLuận văn: Bước chuyển từ lời giải Toán học sang lời giải Tin học
Luận văn: Bước chuyển từ lời giải Toán học sang lời giải Tin học
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự trường THPT theo định hướng phát tri...
 
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HSLuận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
Luận văn: Đọc hiểu văn bản tự sự ở trường THPT phát triển năng lực HS
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễnLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
 
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạmPhát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm
 
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
Luận văn: Phát triển năng lực sử dụng câu cho sinh viên ngành ngoài sư phạm ở...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Đề tài: Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ, HOT, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

KHẢO SÁT TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- MAI THỊ THANH TUYỀN KHẢO SÁT TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS NGUYỄN VĂN CHÍNH Hà Nội – 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Mai Thị Thanh Tuyền
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS – TS Nguyễn Văn Chính, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em một cách tận tình và tạo những điều kiện tốt nhất có thể để em có cơ hội thực hiện và hoàn thành luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, phòng Quản lý khoa học và Sau đại học – trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến cơ quan tôi đang công tác, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và ngƣời thân đã cũng chia sẻ, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đƣợc luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Mai Thị Thanh Tuyền
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. TT : Tiểu từ 2. TTTT : Tiểu từ tình thái 3. TTTT TV : Tiểu từ tình thái tiếng Việt 4. ĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội 5. KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn 6. GTDTVCNNN : Giáo trình dạy tiếngViệt cho người nước ngoài 7. KHXH : Khoa học Xã hội 8. Khoa VNH&TV : KVNH&TV 9. VVNH&KHPT : Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển 10. TVNC : Tiếng Việt nâng cao 11. NXB : Nhà xuất bản 12.TG : Thế giới 13. VHSG : Văn hóa Sài Gòn.
  • 5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 5. Ý nghĩa của luận văn................................................................................... 4 6. Bố cục của luận văn.................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 6 1.1. Khái quát về tình thái. ............................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về tình thái............................................................................. 6 1.1.2. Các phương tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái. ........................................11 1.1.3. Sự phân loại các kiểu tình thái..............................................................12 1.2. Khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt....................................16 1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt..........................................16 1.2.2. Phân loại tiểu từ tình thái. .....................................................................17 1.2.3. Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt...................................23 1.3. Lý thuyết hành động nói........................................................................26 1.3.1. Khái niệm về hành động nói. ................................................................27 1.3.2. Hành động ở lời và các tiểu từ tình thái................................................28 1.4. Nguyên tắc lịch sự. .................................................................................29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...................................................................................33 CHƢƠNG 2: TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. ..............................................34 2.1. Các TTTT đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ.............................34 2.1.1. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn.................34 2.1.2. Tổ hợp tình thái trong GTDTVCNNN .................................................39 2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí...............45
  • 6. 2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn.............................45 2.2.2. Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái đứng cuối phát ngôn. ..................48 2.3. Khả năng kết hợp của các TTTT trong GTDTVCNNN. ...................50 2.3.1. Khả năng kết hợp của các TTTT với các yếu tố tạo câu (phát ngôn)...50 2.3.2. Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm TTTT.........................................53 2.4. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN với việc đánh dấu các hành vi ngôn ngữ.........................................................................................................56 2.4.1. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi. .................................................56 2.4.2. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến........................................60 2.4.3. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi khẳng định. ....................................63 2.4.4. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi phủ định.........................................63 2.5. TTTT biểu thị thái độ, tình cảm của ngƣời nói đối với sự việc trong phát ngôn........................................................................................................64 2.6. TTTT thể hiện phép lịch sự...................................................................65 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...................................................................................73 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý KHI GIẢNG DẠY TTTT TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.........................74 3.1. Sử dụng TTTT trong văn hóa giao tiếp. ..............................................74 3.2. TTTT trong các cấp độ giảng dạy cho ngƣời nƣớc ngoài..................78 3.3. Một số kiến nghị trong việc giảng dạy TTTTCNNN..........................83 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...................................................................................86 PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................87 TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN STT Tên bảng biểu Trang 1. Bảng 2.1. Bảng tổng số TTTT có cấu tạo là từ đơn sử dụng trong GTDTVCNNN 38 2. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tổ hợp TT sử dụng trong GTDTVCNNN 43 3. Bảng 2.3. Bảng tổng hợp phân loại TTTT và Tổ hợp TT được sử dụng trong GTDTVCNNN 50
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việc nghiên cứu, giảng dạy ngoại ngữ (ngôn ngữ thư hai) trên thế giới được bắt đầu vào thế kỷ XVI, tiếp tục phát triển trong các thế kỷ tiếp theo và trở thành một ngành khoa học ứng dụng có vị trí vững chắc và có tầm ảnh hưởng khá lớn trong thế kỷ XX. Chính nhu cầu học và dạy ngoại ngữ cũng là một động lực thúc đẩy khoa học ngôn ngữ trong việc tìm hiểu, xem xét cấu trúc, chức năng một ngôn ngữ cụ thể. Đồng thời với các nghiên cứu ngôn ngữ học, việc đề xuất các phương pháp dạy và học ngôn ngữ cũng được chú ý từ rất sớm. Với tư cách là một ngoại ngữ, tiếng Việt đã dần trở thành một đối tượng được nhiều người ở nhiểu quốc gia khác nhau trên thế giới học tập. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, đã có một số sinh viên từ các quốc gia đến Việt Nam học tiếng lịch sử văn hóa Việt Nam như: Cuba, Nga, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên, Ba Lan…Những năm gần đây, do mối quan hệ của Việt Nam ngày càng được mở rộng nên số lượng học viên người nước ngoài khắp nơi trên thế giới đến Việt Nam học tiếng Việt không ngừng tăng. Đồng thời những cơ sở đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài cũng xuất hiện nhiều hơn ở Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng… Đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Việt ngày càng đông của người nước ngoài và phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ được hiệu quả, chúng ta đã xây dựng được hệ thống các giáo trình ở tất cả các trình độ và đang dần hoàn thiện các bộ giáo trình tiếng Việt chuyên ngành. Những bộ giáo trình này là cơ sở giúp người nước ngoài tiếp cận với tiếng Việt một cách hệ thống và dễ dàng. Rõ ràng, học liệu luôn được coi là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành chu trình dạy và học và việc có được một giáo trình tốt sẽ có đóng góp tích cực cho đích đến của giáo dục ngôn ngữ (dạy ngoại ngữ).
  • 9. 2 Tiếng Việt có một lớp các TTTT, tuy số lượng không lớn nhưng lại có tần số sử dụng rất cao trong hoạt động của ngôn ngữ. Lớp từ này có vai trò lớn trong việc tạo lập câu, phát ngôn, biểu thị ý nghĩa tình thái của phát ngôn. Ngày nay, với sự lớn mạnh của chuyên ngành ngữ dụng, vai trò của TTTT trong giao tiếp lại càng không thể không được tính đến. TTTT là đối tượng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, hoạt động của lớp từ này trong các GTDTVCNNN chưa được tìm hiểu và nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài luận văn: khảo sát tiểu từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài với mong muốn đưa ra những đánh giá đầy đủ hơn về lớp từ này trong GTDTVCNNN, đồng thời có những ý kiến góp phần xây dựng những bộ giáo trình dạy TVCNNN tốt hơn. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu: Xem xét đánh giá toàn bộ diện mạo các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài luôn là một công tác cần thiết và đương nhiên cần nhiều công sức. Với khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, chúng tôi không hy vọng và cũng không thể tìm hiểu mọi mặt nội dung của các giáo trình dạy tiếng Việt hiện hành, đối tượng mà chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu chỉ là tiểu từ tình thái (TTTT) trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tiểu từ tình thái tiếng Việt, tuy là một tập hợp không nhiều các yếu tố ngôn ngữ nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp. Các tác giả biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo đường hướng giao tiếp cũng đã chú ý phân bố tiểu thái vào các bài học khi xây dựng giáo trình. Tự hạn định đối tượng khảo sát là các TTTT tiếng Việt, ngoài việc muốn tìm hiểu sự thể hiện loại từ này trong các sách dạy tiếng Việt ra sao, chúng tôi cũng muốn làm một việc có ý nghĩa thực tiễn, giúp ích cho công việc mà chúng tôi đảm nhiệm là dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
  • 10. 3 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn tìm hiểu nhóm TTTT trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX cho đến gần đây (năm 2013) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng quan tâm đến một số tập bài giảng, giáo trình được sử dụng ở các cơ sở đào tạo nước ngoài khi cần để kiểm chứng… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài nghiên cứu “Khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài”, chúng tối muốn thực hiện các mục đích sau: Tìm hiểu, khảo sát và phân tích vai trò và tác dụng của các TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá, nhận xét về việc dùng các TTTT tiếng Việt trong các giáo trình này. Bước đầu đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nhóm TTTT cho học viên người nước ngoài. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tóm tắt những nét cơ bản nhất về lý thuyết tình thái và một số khái niệm có liên quan. Khảo sát, tìm hiểu các TTTT TV trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ lựa chọn một số giáo trình tiêu biểu thường xuyên được sử dụng trong công tác giảng dạy cho học viên là người nước ngoài. Miêu tả một số TTTT đặc trưng trong những giáo trình đã được lựa chọn để nghiên cứu. Dựa vào số liệu thống kê thu được qua việc xử lý số liệu để đưa ra mức độ sử dụng TTTT trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
  • 11. 4 Nêu ý nghĩa và đánh giá về việc sử dụng các TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Trên cơ sở đó đánh giá cách sử dụng các TTTT trong một số trường hợp khác nhau. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Một số thủ pháp và phương pháp được chúng tôi chủ yếu sử dụng trong luận văn là một số phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học thường gặp như thống kê, phân tích, xử lý, so sánh đối chiếu … 5. Ý nghĩa của luận văn. 5.1. Ý nghĩa lý luận Về phương diện lý luận, luận văn đã trình bày một bức tranh tổng quát về vấn đề tình thái, thông qua việc khảo sát TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã góp phần làm sáng tỏ và nổi bật hơn đặc điểm của TTTT TV cũng như vai trò to lớn của nó trong sứ mệnh tạo “linh hồn” cho câu. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn. Công trình nghiên cứu giúp chúng tôi có nhận thức rõ hơn về các TTTT và tác động của các TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Luận văn có giá trị làm tư liệu tham khảo cho những người làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đồng thời, những kết luận, nhận xét của luận văn cũng góp một tiếng nói xây dựng cho các tác giả trong công tác chỉnh lý, biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. 6. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương: Mở Đầu: 1. Lý do chọn đề tài.
  • 12. 5 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Ý nghĩa luận văn 6. Bố cục luận văn. Nội Dung: Chương 1: Cơ sở lý thuyết. Chương 2: TTTT trong GTDTVCNNN. Chương 3: Một số gợi ý khi giảng dạy TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Kết Luận.
  • 13. 6 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khái quát về tình thái. 1.1.1. Khái niệm về tình thái. F.de. Saussure chính là người đầu tiên đặt nền móng cho ngôn ngữ học cấu trúc. Một thời gian dài sau F.de. Saussure, các nhà ngôn ngữ học vẫn không muốn xóa đi ranh giới giữa ngôn ngữ và lời nói. Các nghiên cứu ngôn ngữ trong giai đoạn này nghiêng về hình thức nên ít xem xét ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Vì thế, vai trò của người nói đối với nội dung của phát ngôn ít được đề cập đến. Vấn đề tình thái bị đẩy về phía lời nói và bị coi là thứ yếu. Nghĩa tình thái là một phạm trù khá phức tạp. V.Z. Panfilov đã khẳng định: “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn ngữ học và thành phần ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt và dối lập nhau nhƣ phạm trù tình thái” (dẫn theo [21,254]). Chính vì thế, tình thái được hiểu không giống nhau ở các khuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau. Sau đây chúng tôi xin dẫn một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về tình thái. Trên thế giới Những nhà khoa học nghiên cứu tiên phong về tình thái: V.Z. Panfilov, Ch.Bally, Noam Chomsky, J. Lyons. Ch.Bally đưa ra quan điểm về tình thái bắt nguồn từ nội dung ngữ nghĩa của câu. Theo ông, nội dung ngữ nghĩa của câu cần phân biệt hai yếu tố khác nhau là: Dictum (ngôn liệu) và Modus (Tình thái). Trong đó, Dictum gắn với chức năng thông tin, chức năng miêu tả của ngôn ngữ, còn Modus là bộ phận tình thái, là những thái độ, cách đánh giá khác nhau của người nói đối với nội dung được biểu hiện cũng như mối quan hệ giữa nội dung ấy với hiện thực trong cách nhìn nhận của chủ thể phát ngôn, đó là cái mon muốn hay không mong muốn, cái hiện thực hay phi hiện thực, gắn với mục đích phát ngôn
  • 14. 7 nào…Ch.Bally cho rằng chính những yếu tố ấy là “linh hồn của câu”. Cuối cùng Ch.Bally đã định nghĩa:"Tình thái là thái độ của ngƣời nói đƣợc biểu thị đối với sự việc hay trạng thái đƣợc diễn đạt trong câu". (dẫn theo [16,10]). Quan điểm này của Ch.Bally đã được Fillmore phát triển khi ông nghiên cứu cấu trúc của câu, ông đã chia cấu trúc nghĩa của câu thành hai phần chính là mệnh đề và tình thái, được triển khai theo công thức: S = M + P (S-Modus, P- Proposion). Noam Chomsky, người mở đường cho ngữ pháp cải biến tạo sinh, có một cách nhìn khác về tình thái khi cho rằng: Câu bao giờ cũng phải là câu khẳng định, câu nghi vấn hay là câu mệnh lệnh. Tính chất khác nhau của những câu đó là “tình thái”. Như vậy, tình thái là yếu tố buộc phải có, để cùng với “hạt nhân” tạo ra câu cơ sở. Và không thể nào có một câu mà không có tình thái, tức không thuộc một trong các kiểu câu nói trên. Cũng không thể nào một câu có hai, ba tình thái, tức là cùng một lúc thuộc hai, ba kiểu câu. (dẫn theo [22, 743-744]). Như vậy, so với quan điểm của Ch. Bally thì ông không xét riêng đến thái độ tình cảm của người nói mà chỉ xét đến các yếu tố phân biệt kiểu câu. Nhưng có thể nhìn nhận rằng: Thái độ tình cảm đã được bao trùm ở trong tình thái – yếu tố xác định kiểu câu, vì kiểu câu là sự biểu thị hai quan hệ gắn bó với nhau (quan hệ giữa người nói với thế giới và quan hệ giữa người nói với người nghe). Vì vậy, tình thái trong cách nhìn của N.Chomsky và tình thái trong cách nhìn của Ch. Bally tuy có khác nhau nhưng về cơ bản không đối lập, mâu thuẫn với nhau. J. Lyons: (1980) [26] một câu thường tồn tại 3 kiểu nghĩa tình thái cơ bản là: Tình thái tất yếu và khả năng: Loại tình thái này bắt nguồn từ sự phân chia của các nhà logic. Tình thái nhận thức: Là kiểu tình thái liên quan đến tính thực tế, tính hiện thực
  • 15. 8 Tình thái nghĩa vụ: Liên quan đến trách nhiệm. Ông còn cho rằng, về mặt lý thuyết, có thể phân tình thái nhận thức thành hai loại: tình thái chủ quan và tình thái khách quan, nhưng đó không phải là sự phân chia có thể tiến hành một cách hoàn toàn rạch ròi (dẫn theo [26, 406 – 412]). Đến năm 1990, ông bổ sung thêm hai loại nữa là: Các thì ngữ pháp nhƣ một loại tình thái. Bắt buộc, cho phép, cấm đoán, miễn trừ. Ở Việt Nam Với tiếng Việt, vấn đề nghiên cứu tình thái và các phương tiện biểu thị tình thái còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến ý nghĩa tình thái trong phát ngôn và đưa ra một số phương tiện biểu thị tình thái như: phương tiện từ vựng, phương tiện ngữ pháp và ngữ khí của từ,…dựa trên văn cảnh của phát ngôn, hoàn cảnh nói năng hay mục đích giao tiếp. Ở Việt Nam, khái niệm tình thái cũng được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất sớm. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu sau: Nguyễn Kim Thản [19], Hoàng Trọng Phiến [17], Nguyễn Đức Dân [7], Nguyễn Anh Quế [18], Diệp Quang Ban [1], Cao Xuân Hạo [9], Phan Mạnh Hùng [13], Phạm Hùng việt [23], Nguyễn Thị Lương [16], Nguyễn Văn Hiệp [12]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chủ yếu dựa theo quan điểm của các tác giả: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến. Quan niệm của Diệp Quang Ban Vận dụng lý thuyết của lý thuyết ngữ pháp chức năng – hệ thống của A. K. Halliday, Diệp Quang Ban đã nêu ba chức năng cơ bản của câu tiếng Việt: Chức năng diễn đạt nghĩa biểu hiện (câu với tư cách sự biểu hiện) Chức năng liên nhân – chức năng tương tác (câu với tư cách lời trao đổi) Chức năng tạo văn bản (câu với tư cách thông điệp) (dẫn theo [2, 18-19])
  • 16. 9 Theo tác giả, cấu trúc câu với tư cách lời trao đổi gồm phần thức và phần dƣ. Phần thức diễn đạt quan hệ liên nhân, phần dƣ diễn đạt sự việc hữu quan. Phần thức gồm biểu thức thức (chỉ thái độ của người nói với người nghe) và các yếu tố tình thái khác (tình thái tố) (chỉ cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến) (dẫn theo [2, 29]). Như vậy, phần thức tương đương với modus, phần dƣ tương đương với dictum của Ch. Bally. Cao Xuân Hạo trong cuốn “Tiếng Việt - sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đưa ra quan niệm của mình như sau: Trong lôgic học, nội dung của một mệnh đề được chia làm hai phần là: ngôn liệu và tình thái với cách hiểu như sau: Ngôn liệu: “ tức là cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lôgic) và các tham tố của nó đƣợc xét nhƣ một mối liên hệ tiềm năng”. (dẫn theo [9,50]). Tình thái là: “Cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối quan hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là không có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay phi tất yếu, là có thể có đƣợc hay không thể có đƣợc”. (dẫn theo [9,50]). Hoàng Trọng Phiến: có bàn đến tính tình thái như một điều kiện để tạo câu khi xác định các điều kiện để tạo câu (cùng với tính vị ngữ). Ông quan niệm: “câu bao giờ cũng mang tính tình thái nhất định. Tính tình thái là phạm trù ngữ pháp của câu”, “nó có tác dụng thông báo một điều gì mới mẻ. Qua câu, người nhận hiểu rõ người nói có thái độ như thế nào đối với hiện thực, người nói trình bày hiện thực với sự đánh giá của mình” (đánh giá đúng hay sai, tin hay ngờ, ước đoán hay đã tồn tại thực, khuyên bảo hay ra lệnh…), (dẫn theo [17,30]). Nguyễn Văn Hiệp: Cũng giống nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác, trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp”, Nguyễn Văn Hiệp đồng ý với quan điểm của
  • 17. 10 Byee là: “Tình thái là tất cả những gì mà ngƣời nói thực hiện cùng với toàn bộ nội dung mệnh đề” (dẫn theo [12,92]). Tác giả đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Tình thái nhận thức: Thuật ngữ “epistemic” (nhận thức) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hiểu biết, tuy nhiên được dùng theo nghĩa rộng hơn, không chỉ liên quan đến tính tất yếu, tính khả năng mà còn liên quan đến mức độ cam kết của người nói đối với điều được nói ra trong câu. (dẫn theo[12,103]). Tình thái đạo nghĩa: Là tình thái liên quan đến nhân tố ý chí của người nói. Nếu như tình thái nhận thức chỉ ra vị thế hiểu biết của người nói bao gồm cả sự xác nhận cũng như những đảm bảo cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra thì tình thái đạo nghĩa lại liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội khác đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy hai loại tình thái này đều có hai đặc điểm chung là tính chủ quan và tính không thực hữu. Tính chủ quan: Ở tình thái nhận thức, tính chủ quan thể hiện ở những bằng chứng và cơ sở lý luận mang tính cá nhân của người nói nhằm thể hiện sự cam kết có mức độ vào tính chân thực của điều được nói ra. Ở tình thái đạo nghĩa, tính chủ quan thể hiện ở thái độ, ý chí và mong muốn của người nói đối với hành động. Người nói cho rằng hành động là bắt buộc, là bị cấm đoán, là được miễn trừ. Qua đó, người nói thể hiện ý chí, mong ước người nghe thực hiện hành động (thể hiện ở nhóm hành động hay cam kết). Tính không thực hữu: Ở tình thái nhận thức, tính không thực hữu thể hiện ở sự cam kết, mức độ của người nói đối với tính chân thực của điều được nói ra. Nói cách khác, người nói không đảm bảo hoàn toàn tính chân thực của nó.
  • 18. 11 Ở tình thái đạo nghĩa, tính không thực hữu thể hiện ở hành động tương lai mà người nói muốn người nghe thực hiện hay tự mình thực hiện. Những phát ngôn thuộc nhóm điều khiển đều có thể phân tích như là những phát ngôn áp đặt ai đó nghĩa vụ phải làm cho mệnh đề được nêu trong phát ngôn trở thành hiện thực trong một tương lai nào đó. (dẫn theo [12, 103-111]). 1.1.2. Các phƣơng tiện biểu hiện ý nghĩa tình thái. Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái cũng rất đa dạng. Có một số công trình đã đề cập đến các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng như: Nguyễn Thị Lương (1996) [16], Phạm Hùng Việt (2003) [24], Nguyễn Văn Hiệp (2008) [12]…Tuy nhiên, có thể tổng hợp một số phương tiện chính biểu thị ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt như sau: Phƣơng tiện ngữ âm: Trong những câu vắng mặt các phương tiện từ ngữ tình thái thì ngữ điệu là một trong những phương tiện thể hiện thể hiện ý nghĩa tình thái trong phát ngôn. Một phát ngôn có hình thức tường thuật nhưng được phát âm với những ngữ điệu khác nhau cũng cho ta các kiểu câu khác nhau và những ý nghĩa tình thái khác nhau. Ta hãy xét các ví dụ sau. Ví dụ: (1) Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà. (VI, 192) - Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà. Phát ngôn với ngữ điệu đi lên cho ta phát ngôn có đích ở lời là hỏi (chất vấn). - Anh cũng chỉ đọc trong sách thôi mà. Phát ngôn hạ giọng ở hai âm tiết cuối “thôi mà” ta sẽ có một phát ngôn có đích là hành động phân trần, giải thích. Ngoài ngữ điệu, nhấn giọng vào một điểm nào đó trong phát ngôn cũng thể hiện được ý nghĩa tình thái thuộc cấp độ ngữ âm, âm vị.
  • 19. 12 Phƣơng tiện từ vựng: Các vị từ ngôn hành trong các kiểu câu ngôn hành: ra lệnh, xin, đề nghị, yêu cầu… Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may là, đáng buồn là… Các động từ tình thái: muốn, toan, định, tin… Ngữ cố định: Thành ngữ: đen nhƣ mực, dai nhƣ đỉa… Quán ngữ: của đáng tội là, dù sao đi nữa… Các phụ từ tình thái: đã, đang, sẽ, vẫn, cứ, còn… Các thán từ: eo ôi, chao ôi, trời ơi… Các TTTT cuối câu và tổ hợp đặc ngữ tương đương: à, ƣ, nhỉ, nhé, chắc, chăng… Các trợ từ: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả… Một số từ, tổ hợp từ được chuyên dùng với nghĩa tình thái xuất hiện ở bậc câu: có lẽ, có thể, chắc chắn, hình nhƣ, biết đâu… Phƣơng tiện ngữ pháp: Các phương tiện được nhắc đến là: đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc câu thể hiện ý định của người nói nhằm tập trung vào điểm cần nhấn trong phát ngôn. Ngoài ra, còn có một số kiểu câu đặc trưng cũng biểu thị ý nghĩa tình thái. Ví dụ: Một số kiểu cấu trúc câu biểu thị hành động cảm thán: X ơi là X: con ơi là con… Động từ + cả + danh từ: điên cả tiết, bực cả mình… Các kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì…; giá…thì… 1.1.3. Sự phân loại các kiểu tình thái. Tình thái trước hết được đa số các nhà nghiên cứu phân thành hai loại chính: Tình thái khách quan và tình thái chủ quan.
  • 20. 13 - Tình thái khách quan (TTKQ: thuộc phạm vi nghiên cứu của logic học, nó liên quan tới hiện thực, là một phần của việc miêu tả thế giới. Theo J.Liapon, nó là dấu hiệu tất yếu của một phát ngôn bất kì, thể hiện mối quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình diện hiện thực tính. TTKQ trong logic học không tính đến vai trò của chủ thể phát ngôn. Những câu sau đây, theo logic học, là đồng nhất về tình thái: - Có lẽ Mary đã đến trƣờng. - Nghe đâu Mary đã đến trƣờng. - May ra Mary đã đến trƣờng. - Nhỡ ra Mary đã đến trƣờng. - Tôi nghĩ Mary đã đến trƣờng. Chúng đều được xếp vào loại phán đoán CÓ THỂ, và đều được biểu diễn như nhau trong logic hình thức là: “có thể Mary đến trường” - Tình thái chủ quan (TTCQ): thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học, nó diễn đạt thái độ của người nói cũng theo tác giả J.Liapon, nó là dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn, thể hiện mối quan hệ của người nói với điều được nói ra. Dung lượng ngữ nghĩa của TTCQ rộng hơn dung lượng ngữ nghĩa của TTKQ và không đồng loại. TTCQ được các nhà nghiên cứu phân biệt thành hai phạm trù chính là: tình thái nhận thức (Epistemic modality) và tình thái đạo nghĩa (Deontic modality). Tình thái nhận thức, theo F.R.Palmer không chỉ liên quan đến tình thái khả năng hay tất yếu mà còn liên quan đến mức độ cam kết của người nói đối với điều mà anh ta nói ra và nó gồm ba tiểu loại: + Tình thái nhận thức thực hữu (factual): người nói cam kết nội dung mệnh đề là chân thực, có nghĩa là người nói khẳng định sự tình hay cho rằng tất yếu sự tình sẽ xảy ra. Ví dụ: - Gì thì gì cưới em anh cũng phải tới. - Anh ấy chắc chắn là kĩ sư.
  • 21. 14 + Tình thái nhận thức phản thực hữu (counter – factual): người nói cam kết nội dung mệnh đề là không chân thực, có nghĩa là người nói phủ định sự tình. Ví dụ: - Tớ có đi chung xe với bạn ấy đâu. - Chúng tôi có làm gì nó đâu nào. + Tình thái nhận thức phi thực hữu ( non-factual): người nói không cam kết (hoặc cam kết ở mức độ thấp) về sự chân thực của nội dung mệnh đề. Sự tình ở đây có thể đúng như thế hoặc không đúng như thế. Ví dụ: - May ra bác ấy qua được đêm nay. - Có lẽ cái Hà yêu thằng Huy thật. - Về tình thái đạo nghĩa, theo F.R.Palmer phạm trù này có liên quan đến tính hợp thức về đạo lý của hành động do chính người nói thực hiện hoặc do người khác thực hiện. Nó thể hiện độ áp đặt của người nói về trách nhiệm của người thực hiện hành động như bắt buộc, cấm đoán, được phép hay không được phép. Tuy quan điểm phân biệt tình thái thành hai loại như trên là phổ biến nhưng không phải là quan điểm thống nhất ở tất cả các nhà nghiên cứu. Cao Xuân Hạo trong “Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991) [9] đã khái quát về đặc điểm của tình thái nói chung và đặc điểm sử dụng một số phương tiện tình thái nói riêng, chủ yếu gắn với cấu trúc Đề - Thuyết. Ông phân biệt hai loại tình thái: - Tình thái của hành động phát ngôn (Modalité d’esnonciation) phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác động trong giao tiếp. Đó chính là sự phân biệt giữa các loại câu: trần thuật, hỏi, cầu khiến mà ngữ pháp truyền thống đã miêu tả. Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về lĩnh vực dụng pháp.
  • 22. 15 - Tình thái của lời phát ngôn (Modalité d’ énoncé) liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói ra hoặc đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Tình thái của lời phát ngôn thuộc về lĩnh vực nghĩa học. Trong những năm gần đây, nhằm bao quát hơn bức tranh về tình thái, nhiều nhà nghiên cứu đã nêu ra một sự phân biệt mới, đó là sự phân biệt tình thái căn bản (Root Modality) với tình thái nhận thức (Epistemic Modality). Chúng tôi xin trình bày một cách vắn tắt sự phân biệt này như sau: Tình thái căn bản (Root Modality) có thể được định nghĩa như là tình thái của hành động (modality of action). Tình thái căn bản được chia ra thành hai loại: một loại là tình thái đạo nghĩa và loại kia, theo cách gọi của Palmer (1986) là tình thái trạng huống (deontic modality). Đối lập với tình thái căn bản là tình thái nhận thức (Epistemic Modality), viết tắt là TTNT. Tình thái nhận thức là tình thái của sự hiểu biết, thể hiện tình trạng (status) hiểu biết của người nói, đó là sự xác nhận, cũng như những đảm bảo, cam kết cá nhân của người nói đối với điều anh ta nói ra. Lyons (1980) [26] cho rằng TTNT là cách trình bày thế giới quan điểm của người nói, tức tình thái này liên quan đến hiện thực, nhưng là hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của người nói. Như đã trình bày ở trên, người ta chia tình thái nhận thức thành ba loại: tình thái thực hữu (factual), tình thái không thực hữu (non-factual) và tình thái phản thực hữu (counter-factual). Tình thái thực hữu được đặc trưng bởi việc người nói cam kết vào tính hiện thực của sự tình được truyền đạt trong câu: Hóa ra nó thi trƣợt đại học. Với tình thái không thực hữu, người nói chỉ đưa ra một đoán định chứ không chắc chắn vào tính hiện thực hay không hiện thực của sự việc được nêu: Nghe nói là nó thi trƣợt đại học.Còn tình thái phản thực hữu là loại tình thái mà ở đó người nói xác quyết rằng sự tình được truyền đạt trong câu là không chân thực, sai lầm: Làm nhƣ thể nó thi trƣợt đại học! Như vậy, cùng một cốt lõi mệnh đề là: Nó thi
  • 23. 16 trƣợt đại học, trong ba phát ngôn kể trên người nói đã lần lượt thể hiện ba thái độ, ba quan điểm khác nhau. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy tình thái là một vấn đề khá phức tạp vì nó gắn với những quan niệm và những cách hiểu rất khác nhau: quan niệm truyền thống khác với quan niệm trong ngôn ngữ học, đồng thời trong ngôn ngữ học lại có nhiều quan niệm khác nhau…Nhưng nói chung, các quan niệm đều công nhận rằng đây là bộ phận gắn với chiến lược của người nói với thông báo và người đối thoại. 1.2. khái quát về tiểu từ tình thái trong tiếng Việt. 1.2.1. Khái niệm tiểu từ tình thái trong tiếng Việt. Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, khái niệm tiểu từ tình thái trở đi trở lại trong các công trình nghiên cứu của các tác giả ngữ pháp tiếng Việt dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Các tác giả với cách thức tiếp cận khác nhau lại có những tên gọi và cách miêu tả khác nhau về nhóm từ này. Do vậy, cũng có nhiều định nghĩa về TTTT. Chúng tôi xin dẫn ra quan niệm của một số nhà nghiên cứu tiêu biểu về lớp từ này. Diệp Quang Ban cho rằng: “tiểu từ tình thái là lớp từ có tính chất hƣ cao, phần lớn diễn đạt những sắc thái tình cảm rất tế nhị và dễ biến động trong mối quan hệ với từ, tổ hợp từ mà chúng đi kèm” (dẫn theo [2,553]) Nguyễn Tài Cẩn [4] quan niệm: “tiểu từ tình thái (còn đƣợc gọi là trợ từ) là những từ không giải thích đƣợc về mặt nghĩa nhƣng nó có vai trò quan trọng trong việc tạo lập, phân loại câu”. Đinh Văn Đức [8] đã định nghĩa như sau: “tiểu từ tình thái là những từ biểu đạt ý nghĩa tình thái trong mối quan hệ với mục đích phát ngôn biểu thị cảm xúc ngƣời nói” Phan Mạnh Hùng cho rằng “tiểu từ tình thái” là hƣ từ biểu thị thái độ của ngƣời nói với thực tại hoặc với đối tƣợng phát ngôn” [13]. Lớp từ này có vai trò, vị trí quan trọng trong giao tiếp.Việc xác định và phân loại TTTT là
  • 24. 17 một việc rất khó khăn, bởi lẽ các TTTT tiếng Việt có khả năng diễn đạt nghĩa rất tinh tế, biểu đạt đa dạng và phong phú các sắc thái biểu cảm. Trong luận án của mình, Nguyễn thị Lương cũng dẫn ra khái niệm về TTTT của F.Keifer làm căn cứ cho luận án như sau: “tiểu từ tình thái là những tiểu từ có hiệu lực tạo tính tình thái” (dẫn theo [16,5]) Tác giả cũng đã tổng hợp và chia thành ba nhóm chính: + Các tiểu từ như: à, ƣ, nhỉ...thường có hiệu lực tạo tình thái nghi vấn, tạo câu hỏi cần có sự giải đáp. + Các tiểu từ như: đi, nào, thôi...thường có hiệu lực tạo tính tình thái cầu khiến, bày tỏ mong muốn của người phát ngôn với người nghe. + Các tiểu từ như: thay, thế, sao...thường có hiệu lực bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người phát ngôn. Những nghiên cứu và cách định nghĩa trên đây của các tác giả cho thấy, vấn đề định nghĩa của tiểu từ tình thái vẫn còn chưa thống nhất. Thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác cho các tiểu từ tình thái câu tiếng Việt. Song tựu chung lại, chúng ta có thể nhận xét chung về tiểu từ tình thái như sau: Tiểu từ tình thái là những đơn vị từ vựng không biểu thị sự vật, hiện tƣợng của thực tại, mà chỉ biểu thị thái độ, tình cảm của ngƣời nói với hiện thực đƣợc nói đến trong câu và với ngƣời nghe. Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban để tìm hiểu lớp từ này. 1.2.2. Phân loại tiểu từ tình thái. Đã có nhiều cách phân loại TTTT khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những cách phân loại tiêu biểu của một số nhà nghiên cứu. a. Diệp Quang Ban, TTTT có hai lớp con là ngữ thái từ và trợ từ. (dẫn theo [2, 553-555]) Ngữ thái từ:
  • 25. 18 Ngữ thái từ (trước đây cũng gọi là ngữ khí từ) là hư từ xuất hiện ở bậc câu và đứng cuối câu với vai trò tạo phần thức và diễn đạt những thái độ khác nhau khá tinh tế của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu. Ngữ thái từ gồm hai lớp nhỏ là ngữ thái từ tạo kiến trúc thức và ngữ thái từ diễn đạt các thái độ. - Ngữ thái từ tạo kiến trúc thức: Ngữ thái từ tham gia tạo kiến trúc thức là ngữ thái từ làm phần thức chuyên dụng trong cấu trúc thức (không kể trường hợp chúng thực hiện những chức năng khác không thuộc cấu trúc thức). Các ngữ thái từ này gồm những từ làm phần thức trong cấu trúc thức nghi vấn, thức cầu khiến, thức cảm thán. + Ngữ thái từ làm phần thức của thức nghi vấn Các ngữ thái từ: à, ạ, a, ƣ, hở, hả, nhỉ, chăng, phỏng…chuyên môn làm phần thức trong cấu trúc thức nghi vấn. Chúng vừa có chức năng làm phần thức vừa có chức năng diễn đạt thái độ của người nói đối với người nghe (kính trọng hay thân hữu). Ví dụ (2): Marry: Xin lỗi. Anh làm ơn xem giúp mấy giờ rồi ạ? (V, 197) Tiểu từ “ạ” của Marry trong phát ngôn góp phần thể hiện sắc thái tình cảm lịch sự và trang trọng. Tuy không biết người đi đường này là người có vị thế như thế nào, ở độ tuổi bao nhiêu, nhưng cô ấy đang làm phiền tới người này (đó là hành động hỏi giờ) nên cô ấy sử dụng TTTT “ạ” là có ý tôn trọng, lịch sự tới người mà cô ấy đang làm phiền. + Ngữ thái từ làm phức của thức cầu khiến. Những ngữ thái từ chuyên dụng là: đi, thôi, nào, nhé, đã, với…(với sắc thái dịu nhẹ), đứng ở cuối câu với sắc thái thân hữu, hai từ nào, thôi thường dùng với ngôi thứ nhất bao gồm có thể dùng kết hợp với từ đi.
  • 26. 19 Ví dụ (3): Trong quán ăn. Ông Martin (nói với vợ): Em chọn đi. (V, 305) Trong ví dụ (3), khi cô nhân viên đưa cho ông Martin xem thực đơn, ông ấy đã đưa lại thực đơn cho vợ mình và nói “em chọn đi” phát ngôn này của ông Martin có sử dụng TTTT “đi” với ý nhắc khéo vợ hãy chọn món ăn mà cô ấy thích, chứ không phải ông ấy là người chọn món. + Ngữ tình thái làm phần thức của thức cảm thán Những từ chuyên dụng là: thay, sao, nhỉ… Ví dụ (4): Ở quán cơm bình dân Long: Chà! Hôm nay khai trƣơng cửa hàng, đông quá nhỉ! Trong ví dụ (4) Long nhận thấy quán cơm này rất đông, vì hôm nay là ngày khai trương nên trong phát ngôn của cậu có sử dụng TTTT “nhỉ” chính là muốn nhấn mạnh sự việc diễn ra hơn (đông người ăn hơn) so với suy nghĩ của Long. - Ngữ thái từ diễn đạt các thái độ Những ngữ thái từ này thường có sắc thái tinh tế và nhiều khi một từ gồm trong nó một vài sắc thái, có tính chất “nước đôi” chứ không chỉ có một. Ví dụ: (5) Trong buổi liên hoan. Vân: Hôm khác uống cũng đƣợc kia mà. (XIII, 25) (6) Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy. Hôm nay anh đƣợc ƣu tiên nhé! (XIII, 64) Trong ví dụ (5) ngữ thái từ “kia mà” thực hiện hành động nhấn mạnh - giải thích nhằm thuyết phục người nghe cứ yên tâm tuy hôm nay không có cái mà bạn thích nhưng hôm khác chắc chắn sẽ có cái mà bạn thích. Trong ví dụ (6) ngữ thái từ “vậy” kết hợp với “thế thì” ở đầu phát ngôn thể hiện: cô vợ
  • 27. 20 đành phải nhượng bộ ông chồng vàkhông còn cách nào khác nên cô nhường ông chồng ở nhà xem với bạn, còn cô sang nhà hàng xóm xem phim. VD (6) Nhờ có sự kết hợp của TTTT “thế” đầu phát ngôn và TTTT “vậy” cuối phát ngôn nên tạo cho câu nói mang tính chất nhượng bộ nhẹ nhàng và mềm mỏng. Trợ từ: Các trợ từ thường gặp là: những, mà, đích thị, chỉ, chính, cả…Việc tìm hiểu lớp từ tình thái này xin phép được đề cập ở công trình nghiên cứu khác. b. Các tác giả Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Kim Thản. Nguyễn Anh Quế [18], Nguyễn Kim Thản [19] chia các TTTT thành hai nhóm: Các TT tạo câu: à, ƣ, nhỉ, đi, với, thay… Ví dụ: Câu nghi vấn. (7) Chỉ thế thôi à? (XIII, 64) Câu cầu khiến: (8) Ừ, đi đi, mình chỉ thích xem thôi. (XIII, 64) Câu cảm thán: (9) Lạ nhỉ! Nơi khác gọi đến thì nhƣ thế nào? (XIII, 155) Các TT biểu thị thái độ: ạ, kia, vậy, mà, đấy, đâu, thôi, mà thôi, kia mà… Ví dụ: (10) Thầy giáo: Thế nào? Khỏe ra chứ? Sơn: Cảm ơn thầy, em đỡ rồi ạ! (XIII, 131) (11) Sinh viên: Vâng, xin anh cố gắng gọi ngay giúp tôi càng sớm càng tốt. Cám ơn anh nhiều. Quản lý: không có gì anh ạ. Đây là nhiệm vụ của tôi mà!
  • 28. 21 (XIII, 156) (12) KIMIE: Phải đấy. Cô Hƣơng đã dặn là chúng ta phải ôn tập từ bài 10 để làm bài kiểm tra. Anh đã ôn hết chƣa? (XIII, 153) c. Nhóm các tác giả Đinh Văn Đức, Lê Biên, Phan Mạnh Hùng. Dựa vào vị trí của TTTT trong câu, các tác giả Đinh Văn Đức [8], Lê Biên [3], Phan Mạnh Hùng [13]… lại phân chia thành: - Những TT có thiên hƣớng đứng đầu các phát ngôn, thường gặp là: à, à mà, thế, ấy thế, ấy thế mà, ấy vậy mà, ấy, đấy, ấy, đấy nhé, này, này nhé, ái chà, ôi chao, than ôi, hỡi ơi… Ví dụ: (13) Thế đã có gì uống chƣa? (14) Này, chúng mình cùng tới nhà Nga nhé? (XIII, 24) - Những TT có thiên hƣớng đứng cuối các phát ngôn: nhỉ, nhé, ấy, vậy, hả, hử, đấy, (ƣ, à, ạ), cơ, kia, (cơ mà, cơ đấy),… Ví dụ: (15) Nga: Đƣợc rồi, cậu yên tâm. Nhƣng mà này, 2 cân bún cơ à? Bọn mình có bốn ngƣời, làm sao mà ăn hết đƣợc 2 cân! Một cân thôi nhé. (16)Vân: Ừ, một cân. À quên, có cần mua lạc không nhỉ? - Những TT cả ở đầu phát ngôn và cả ở cuối phát ngôn thường gặp là: ấy, đấy, đó, kia, à, vậy, sao… Ví dụ: (17) Chồng: Ô, 7 giờ rồi à? (18) À, ngài mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố? d. Kế thừa các kết quả phân loại của các tác giả đi trước và cân nhắc những khả năng tiềm tàng của các TTTT cuối câu tác giả Nguyễn Văn Hiệp phân chia chúng thành ba nhóm như sau:
  • 29. 22 - Nhóm 1: Các TTTT được dùng khá ổn định trong một số kiểu hành động nào đó. Trong nội bộ nhóm này, có thể phân chia các TT theo kiểu hành động ngôn từ (hành động tại lời) mà chúng có thể biểu thị một cách điển hình và đã được ngữ pháp hóa thành các cấu trúc tương đối ổn định. Các TTTT chuyên dùng trong các câu hỏi: à, ƣ, nhỉ, chứ, chăng, hả, hử, phỏng, sao, hẳn, chắc, hà(hề)… TT chuyên dùng trong các câu cầu khiến: đi, xem, với… TT chuyên dùng trong các câu trần thuật: thật, đấy, đây, rồi, vậy… - Nhóm 2: Các TTTT không có sự ổn định về kiểu hành động mà chúng biểu thị, tùy theo nội dung mệnh đề mà chúng đi kèm, chúng có thể biểu thị các kiểu hành động như ở nhóm 1. Thuộc nhóm này có các TTTT cuối câu như: chứ, đã, nhé, vậy, thôi, cơ, kia… - Nhóm 3: Các TT không tham gia trực tiếp vào việc hình thành mục đích phát ngôn mà chỉ thể hiện những nét nghĩa liên quan đến sự thúc giục nói chung hoặc quan hệ giữa người nói với người nghe. Thuộc về nhóm này có các từ: thôi, ạ (dẫn theo [11,62-63]) Tóm lại, ở mỗi một tiêu chí khác nhau, góc nhìn khác nhau các nhà ngôn ngữ học lại có sự phân loại khác nhau cho lớp từ này. Chúng tôi đã tổng hợp và phân loại theo các tiêu chí sau: Dựa vào chức năng sử dụng, cấu tạo, vị trí của TTTT trong câu, dựa vào mục đích nói, và dựa vào ngữ nghĩa của TTTT. *Phân loại TTTT theo chức năng sử dụng: TTTT được chia làm hai loại cơ bản: - TTTT chuyên dụng. Ví dụ như: à, ƣ, nhỉ, nhé, đâu, đấy, ấy, thế ấy,… - TTTT lâm thời. Ví dụ như: đi, đã,… * Phân loại TTTT theo cấu tạo hình thức. TTTT chia làm các loại cấu tạo ngữ âm, cấu tạo ngữ pháp. Trong đó lại có các tiểu loại sau: + TTTT là từ đơn (một âm tiết) như: ấy, ôi, ới, thôi, à, ƣ, nhỉ,…
  • 30. 23 + TTTT là từ ghép (từ hai âm tiết trở lên) như: cơ chứ, mà lại, chứ lị, ấy thế, thế mà, à mà, thật đấy chứ, thế kia mà,… * Phân loại TTTT theo vị trí trong câu. Có thể chia làm ba loại: - TTTT có thể đứng ở đầu câu như: đấy, này, ấy, thế, à, thôi… - TTTT đứng ở cuối câu hoặc cuối thành phần câu như: à, ƣ, nhỉ, nhé, đâu, ạ, mà, thật, thay… - TTTT có khả năng đứng ở đầu câu và cũng có khả năng đứng ở cuối câu như: ấy, đấy, thế, này, à, thôi… * Phân loại TTTT theo mục đích nói Theo tiêu chí này, TTTT có thể chia làm nhiều loại, tuy nhiên có bốn loại phổ biến như sau: - TTTT cầu khiến: thôi, nhé, với, đi… - TTTT cảm thán: thay, thế, nhỉ… - TTTT nghi vấn: hả, hử, sao, phỏng, chăng… - TTTT tường thuật: đấy, đâu, ấy… * Phân loại TTTT theo ngữ nghĩa. Nói tới ngữ nghĩa của TTTT tức là nói tới nội dung tình thái được biểu hiện bằng các TTTT. Căn cứ vào nội dung có tính phổ quát được diễn đạt bằng các TTTT, có thể chia các TT thành các tiểu loại sau: - TTTT hiện thực: là những TT biểu hiện tình cảm, thái độ, đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. Ví dụ: đi, ấy, cả, này, đâu, sao, vậy… - TTTT quan hệ: là những TTTT mà khi đọc lên cho ta thấy được mối quan hệ giữa người nói với người nghe (người tiếp nhận) diễn ngôn. Ví dụ: nào, nhỉ, đi, chứ, với, ạ, nhé… 1.2.3. Chức năng của tiểu từ tình thái trong tiếng Việt. Các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt có những chức năng chính như sau: - Chức năng tạo kiểu câu:
  • 31. 24 Ví dụ: (19) Marry: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái. (VI, 94) Câu (19) cho chúng ta một thông báo là: nhân vật Marry nói với cả lớp sẽ đi giải trí vào thời gian tối nay. Tuy nhiên VD (19) chỉ đưa ra một thông báo chung chung, không rõ là câu hỏi, lời gợi ý, sự ngạc nhiên. Nhưng nếu ta ghép câu (19) với tiểu từ tình thái khác nhau thì ta sẽ có những câu mang nội dung rõ ràng khác nhau. Ví dụ: Ta ghép với tiểu từ tình thái à cuối câu ta sẽ có câu nghi vấn: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một chút à? Ta ghép với tiểu từ tình thái đi ta sẽ có câu kiểu cầu khiến: Thi xong rồi, tối nay lớp mình đâu giải trí cho đầu óc thoải mái một đi! Khi thêm các TTTT vào sau một thực từ hay một cụm từ thì chúng có tác dụng tình thái hóa cho các từ hay các cụm từ đó: các từ hay các cụm từ đó trở thành các câu (phát ngôn). (20) Để chị xem…Đây loại vải này nhé? chị có một chiếc áo mẫu đây rồi. Em xem này! (VI, 52) - Chức năng biểu thị thái độ, đánh giá của ngƣời nói. Ví dụ: (21) Giáo viên: Thế à? Nếu đi Vịnh Hạ long thì các em nên đăng kí trước với công ty du lịch. (V, 173) (22)Tomy: Cậu giỏi thật đấy! Mình không thể dậy sớm đƣợc nhƣ câu. (V, 197) Ví dụ (21) thể hiện thái độ ngạc nhiên khi nghe được thông tin là học sinh sẽ đi du lịch ở Vịnh Hạ Long. Ví dụ (22) thể hiện sự đánh giá chủ quan
  • 32. 25 của người nói: khâm phục người bạn đã làm được điều mà bản thân Tomy ko làm được. Các TTTT không chỉ bộc lộ thái độ, đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói trong phát ngôn mà còn thể hiện cả thái độ của người nói đối với người nghe, tức người tiếp nhận phát ngôn. Ví dụ: (23) Sao đắt thế chị? (24) À, vì mấy hôm nay trời lạnh nên hoa hiếm hơn (25) Thế à? Khí hậu ở hai miền không giống nhau nhỉ? (V, 143;212) Ví dụ (23) và (25) thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói về thông tin mà người nghe đưa ra. Ví dụ (24) thể hiện sự bình thản trước phản ứng của người nghe với thông tin mà mình đưa ra, kèm theo đó là sự giải thích cho lý do vì sao mà người nghe lại ngạc nhiên trước thông tin về giá hoa lại đắt đến như thế. Các TTTT biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đồng thời cũng góp phần vào một trong những chức năng cơ bản của hoạt động giao tiếp là chức năng thiết lập mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến trong phát ngôn hay tạo lập quan hệ giữa người nói với người nghe. - Chức năng biểu thị hành động nói. Các TTTT không chỉ có chức năng tạo kiểu câu hay bộc lộ thái độ của người nói đối với hiện thực hoặc người nghe. Chúng còn có chức năng đánh dấu các kiểu hành động nói. Chẳng hạn, TTTT “à”, “ƣ” thường đi kèm đánh dấu hành động hỏi, TT “nhỉ ” thường đánh dấu hành động hỏi hoặc hành động biểu cảm, TT “thay” đánh dấu hành động biểu cảm, TT “đi” đánh dấu hành động cầu khiến, thúc giục. Ví dụ:
  • 33. 26 (26) thế chúng ta cƣợc gì nhỉ? (27) Cá cƣợc à? Nhƣng mà mình cũng tin là đội nữ Việt Nam vô địch mà. (28) Các bạn đồng ý đi. (29) Trời ơi! Đã bảo trƣớcrồi mà. (V, 130;37) - Chức năng định hƣớng lập luận. Các phương tiện tình thái ngoài chức năng tạo lập kiểu câu hay thể hiện thái độ của người nói với hiện thực với người nghe…còn có chức năng định hướng lập luận. Nói cách khác, không ít trường hợp, hướng của lập luận không phải do nội dung của các sự việc nói trong phát ngôn quyết định mà lệ thuộc vào các từ lập luận – tức các yếu tố tình thái, trong đó có TTTT. Ví dụ: (30) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu thôi. (31) Chiếc điện thoại này giá mƣời triệu kia. Ở phát ngôn (30), người nói đánh giá chiếc điện thoại này giá rẻ (được thể hiện qua TTTT thôi). Ở phát ngôn (31), người nói đánh giá chiếc điện thoại này đắt ( được thể hiện qua TTTT kia) Nếu coi hai phát ngôn vừa dẫn là hai luận cứ và cho nối kết với hai kết luận: mua đi hoặc không nên mua thì luận cứ nói trong ví dụ (30) chỉ nối được với kết luận mua đi. Còn ví dụ (31) chỉ được nối với kết luận không nên mua. 1.3. Lý thuyết hành động nói. J. L. Austin đã tìm ra bản chất của hành động nói: Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện bằng một phương tiện đặc biệt đó là ngôn ngữ (dẫn theo [5, 445]). Đó chính là những cơ sở giúp Austin xây dựng lên lý thuyết hành động nói. Lý thuyết này được coi là xương sống của ngữ dụng học.
  • 34. 27 1.3.1. Khái niệm về hành động nói. Có thể hiểu “hành động nói là hành động được thực hiện khi tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong cuộc giao tiếp. Hành động nói đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức”. (dẫn theo [5, 445]). Theo Austin, hành động nói được chia làm ba loại: hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời. Hành động tạo lời (hành động tạo ngôn) là hành động mà người nói sử dụng những yếu tố ngôn ngữ để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành động mƣợn lời (hành động dụng ngôn) là hành động mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Hành động ở lời (hành động ngôn trung) là hành động mà người nói thực hiện ngay khi nói năng và gây ra hành động cũng bằng lời nói của người tiếp nhận. Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra những phản ứng tương ứng với chúng ở người nhận. Đích của hành động ở lời được gọi là đích ở lời và đích đó được thỏa mãn thì ta có hiệu quả ở lời. Ducrot cho rằng: hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mƣợn lời ở chỗ chúng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại. Chúng đặt ngƣời nói và ngƣời nghe vào những nghĩa vụ quyền lợi mới so với tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.(dẫn theo [6, 901]). Ví dụ: (32) Marry: Tớ hứa sẽ đi cùng với cậu. (XVI, 127) Phát ngôn trên là lời hứa của Marry với bạn khi người bạn ấy hỏi Marry có đi cùng không. Với phát ngôn trên Marry đã nhận mình có trách nhiệm phải đi cùng với người bạn này. Và chắc chắn rằng với lời hứa này sẽ làm
  • 35. 28 người bạn của Marry yên tâm hơn. Lúc này, lời hứa của Marry như một lời khẳng định, cũng như một lời cam kết rằng chắc chắn cô ấy sẽ đi nên bạn không cần phải lo nữa. 1.3.2. Hành động ở lời và các tiểu từ tình thái. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng các TTTT là phương tiện đắc lực trợ giúp cho việc thực hiện hành động ở lời. Căn cứ vào TTTT được dùng người nghe sẽ nhận diện được hành động nói trực tiếp. - Hành động hỏi được nhận diện bởi các TT sau (và dấu hỏi): à, ƣ, nhỉ, nhé, chăng, phỏng, chứ, hả, hử, sao… - Hành động điều khiển được nhận diện bởi các TT: nào, đi, nhé, thôi, với, đã, chứ, cho, xem… - Hành động bộc lộ được nhận diện bởi các TT (và dấu !): thay, nhỉ, sao, thế… - Hành động biểu hiện được nhận diện bởi các TT ( và dấu chấm): đâu, đấy, ấy, vậy, mà, cơ, kia, cơ mà, chứ lị, cả, thật, mà lại, mà lị… - Trong giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng diễn đạt ý mình nói một cách trực tiếp, tường minh; không phải lúc nào cũng dùng câu tường thuật để kể, dùng câu nghi vấn để hỏi, dùng câu cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh, dùng câu cảm thán để bày tỏ thái độ. Do đó căn cứ vào các TTTT được dùng cùng với các yếu tố khác (hoàn cảnh giao tiếp, các ước định xã hội), dựa vào các thao tác suy ý, các quy tắc điều khiển hành động nói, người nghe sẽ lý giải được nghĩa hàm ẩn của lời nói. Như vậy, TTTT không chỉ có tác dụng phân loại câu, giúp cho việc hoàn thiện câu trong giao tiếp mà còn có vai trò giúp người nghe nhận diện, lý giải được hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ: (33) Thắng: Hồ Tây đẹp thật anh nhỉ? (IV, 132)
  • 36. 29 Trên bề mặt ngôn ngữ căn cứ vào TT “nhỉ” và dấu “?” thì đây là một câu hỏi. Nhưng Thắng sử dụng câu hỏi này không mong muốn có được câu trả lời và cũng không nhằm mục đích có được thông tin còn thiếu hụt mà gián tiếp biểu thị cảm nghĩ, thái độ của mình trước vẻ đẹp quang cảnh của Hồ Tây. Thắng đưa ra suy nghĩ của mình khi được tận mắt ngắm quanh cảnh Hồ Tây, và điều mà anh ấy muốn nói ở đây là: đưa ra cảm nhận của anh ấy với Cảnh. 1.4. Nguyên tắc lịch sự. Vì nguyên tắc lịch sự có ảnh hưởng rất mạnh tới diện mạo hiện thực của các phát ngôn trong quá trình giao tiếp cho nên hầu như bất kì tài liệu nào về ngữ dụng học cũng đề cập đến nguyên lý này. Nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này theo những góc độ khác nhau. Tính lịch sự và tình thái có mối tương quan chặt chẽ, vận dụng những tri thức về phép lịch sự để nghiên cứu TTTT là điều cần thiết. Dưới đây là những quan điểm tương dối hoàn chỉnh về lịch sự. Đó là quan điểm của R. Lakoff, G. N. Leech, P. Brown và S. Levinson. R. Lakoff định nghĩa phép lịch sự như sau: “ có thể định nghĩa lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…); những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi” (dẫn theo [6, 256]). Ông cũng nêu ra ba quy tắc về phép lịch sự: Quy tắc 1: Là quy tắc lịch sự có tính quy thức nhất ( quy tắc không được áp đặt). Đừng áp đặt có nghĩa là không đưa ra, hoặc dò tìm những điểm cá nhân, tránh động chạm cá nhân về nhiều phương diện. Theo quy tắc này, người nói sẽ tránh, làm dịu bớt, hoặc xin phép, xin lỗi khi yêu cầu người nghe làm việc gì đó mà người nghe không muốn làm. Quy tắc này thích hợp với những ngữ cảnh, trong đó những người tham gia tương tác có những khác biệt về quyền lực và cương vị như: sinh viên và chủ nhiệm khoa, công nhân và giám đốc.
  • 37. 30 Quy tắc 2: Là quy tắc lịch sự phi quy thức (dành cho người đối thoại sự lựa chọn). Có nghĩa là người nói, nói làm sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có thể không được biết đến mà không bị phản bác hay từ chối. Đây là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội. Quy tắc 3: Là quy tắc về phép lịch sự hay thân tình (khuyến khích tình bạn bè). Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau. Phép lịch sự của G. N. Leech được xây dựng dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích, nó bao gồm một số phương châm: Phƣơng châm khéo léo: Khi sử dụng những phát ngôn cầu khiến hay cam kết giảm thiểu tổn thất và tăng tối đa lợi ích cho người nghe. Phƣơng châm rộng rãi: hãy giảm thiểu lợi ích và tăng tối đa tổn thất của mình trong phát ngôn cầu khiến hay cam kết. Phƣơng châm tán thƣởng: trong phát ngôn biểu cảm và xác tín hãy giảm thiểu sự chê bai và tăng tối đa sự khen ngợi đối với người khác. Phƣơng châm khiêm tốn: hãy giảm thiểu sự khen và tăng tối đa sự chê bai mình. Phƣơng châm tán đồng trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa mình và người khác. Phƣơng châm thiện cảm trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa mình và người khác (dẫn theo [6, 262-263]). Theo G. Leech mức độ lịch sự của một hành động ở lời phụ thuộc vào ba nhân tố: bản chất của hành động nào đó, hình thức ngôn từ thể hiện hành động đó và mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu khiến. So với quy tắc mà R. Lakoff đưa ra thì những phương châm lịch sự của G. Leech có những ưu điểm nổi bật về những phương châm lịch sự mà ông nêu ra hướng cả vào những nhân vật tham gia giao tiếp.
  • 38. 31 Lý thuyết của P. Brown và S. Levinson. Hai tác giả này quan niệm lịch sự gắn với thể diện của người nói và người nghe. Mỗi người có hai thể diện: tích cực và tiêu cực. Thể diện tích cực tương ứng với sĩ diện, với tồng thể những hình ảnh tự đánh giá cao về mình và người nói và những người hội thoại tự xây dựng nên và muốn áp đặt trong hội thoại. Thể diện tiêu cực: là lãnh địa cái tôi – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản, vật chất hay tinh thần. (dẫn theo [6, 264]). Trong diễn tiến cuộc thoại, các hành động ngôn ngữ tiềm ẩn sự đe dọa thể diện của cả người nói và người nghe. P. Brown và S. Levinson gọi chúng là hành động đe dọa thể diện (Fa cetthreatening Acts – FTA). Các hành động đe dọa thể diện gồm bốn phạm trù: Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nói: tặng, biếu… Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nói: xin lỗi, thanh minh… Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nghe: ra lệnh, khuyên bảo… Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nghe: phê phán, từ chối… Bản thân các hành động ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng chỉ có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành động ngôn ngữ khi thực hiện lại có hiệu quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả người tiếp nhận và người nói (khen ngợi, cảm ơn). Sự đe dọa thể diện luôn luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện (Face Flattering – FFA). Do đó, các hành động ngôn ngữ có thể chia làm hai nhóm: nhóm có hiệu quả tích cực và tiêc cực. Tương ứng với chúng là phép lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực. Phép lịch sự tích cực: Phép lịch sự tích cực chủ yếu tạo ra những hành động có tính chất phản đe dọa đối với người nghe như: biểu thị sự tán đồng, trao tặng, mời, khen, cảm ơn, chào mừng…
  • 39. 32 Phép lịch sự tích cực thườ ng dùng các yếu tố tăng cường FFA Phép lịch sự tiêu cực: Phép lịch sự tiêu cực về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp, đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ chúng bằng một số biện pháp thực hiện khi các FTA có tác động đến thể diện tiêu cực. Các biện pháp đó là: Đặc biệt chú ý đến các từ xưng hô lịch sự như “chúng tôi” hay cho “tôi”, “có người” thay cho ngôi thứ hai trực tiếp”. Các biện pháp tu từ nói giảm, nói vòng. Sử dụng các phương tiện đi kèm để giảm FTA: hành động tiền dẫn nhập, các hành động sửa chữa, các yếu tố tối thiểu hóa, tháo ngòi nổ,những yếu tố vuốt ve… Những lý thuyết về phép lịch sự trong giao tiếp mà các tác giả đã nêu là một trong những cơ sở quan trọng để chỉ ra điều kiện sử dụng các TTTT.
  • 40. 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG I Nội dung chương I là những định hướng lý thuyết cơ bản của luận văn về vấn đề: tình thái trong ngôn ngữ nói chung , lớp TTTT TV nói riêng. Ngoài ra, chương I của luận văn đã sơ lược những vấn đề liên quan khác như: lý thuyết về hành động nói và lý thuyết về nguyên tắc lịch sự. Mặc dù trình bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu những vấn đề cần thiết trong việc giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra. Về vấn đề tình thái: chúng tôi đã khái quát quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó đưa ra cách nhìn tổng quát nhất về tình thái. TTTT trong tiếng Việt: mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả, nhưng trong luận văn này chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban để tìm hiểu lớp từ này. Còn về vấn đề lý thuyết hành động nói cũng như nguyên tắc lịch sự, chúng tôi cũng đã tổng kết và đưa ra những quan niệm của các tác giả, để từ đó có cách phân tích phù hợp nhất với nội dung của luận văn, đó là TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Mặc dù vấn đề trình bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu ra vấn đề cần thiết trong việc giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra.
  • 41. 34 CHƢƠNG II TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. 2.1. Các TTTT đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ. 2.1.1. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn. Theo kết quả khảo sát trên những ngữ liệu là 16 cuốn giáo trình (A, B, C, nâng cao). Chúng tôi đã khảo sát được 29 tiểu từ tình thái và 41 tổ hợp tình thái, với tổng số lượt sử dụng là 3262 lượt. Trong đó nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn là 2936 lượt sử dụng, chiếm 90.01% tổng số lần TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng, phổ biến là các TT: ạ, à, thế, đấy, đi, rồi, nhé, nhỉ, thôi… Ví dụ: (1) Chồng: Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay ti vi có gì hả em? (2) Vợ: Nhiều chƣơng trình lắm anh ạ. (3) Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy. (XIII, 64) Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn thì TTTT ạ có tần số xuất hiện nhiều nhất, có vị trí đứng ở cuối phát ngôn, thể hiện một quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe: người nói có quan hệ dưới vai so với người nghe. Trong tiếng Việt, TT này thường dùng trong lời nói của người trẻ tuổi đối với người lớn tuổi, của người bậc dưới đối với người bậc trên. Vì lẽ đó, ạ cũng thường thấy đi với những câu có hô ngữ (thưa X, dạ X…) Ví dụ: (4)Học sinh: Lệ phí là bao nhiêu ạ. (5)Học sinh: Thƣa thầy, đi hƣớng nào trƣớc ạ? (6) Học sinh:Dạ, vâng ạ. (VI, 7)
  • 42. 35 (7)Nguyên: Thƣa bác, cháu muốn hỏi nguyên liệu để làm gốm Bát Tràng là gì ạ. (8)Sản phẩm gốm Bát Tràng gồm những loại gì ạ? (IV, 131) Tuy nhiên,trong một số trường hợp TTTT ạ được dùng trong quan hệ ngang hàng hoặc của người hàng trên với người hàng dưới để bày tỏ sự thân hữu hoặc sự trừu mến, hoặc để bày tỏ sự khách sáo trong giao tiếp, làm quen, hỏi han… Ví dụ: (9) Ông Bắc: Tôi nói thật đấy ông ạ. (10) Cháu Hoàng: Ông ơi, bao giờ cây chuối có quả ạ? (11) Ông Bảo: Một năm nữa cháu ạ. (IV, 46) (11) Thu: Alô! Thu nghe đây ạ. (XIII, 7) Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là TT thế, có 386 lần được sử dụng, chiếm 13.14% tổng số TTTT có cấu tạo đơn âm tiết. Tiểu từ thế có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn, biểu thị ý nhấn mạnh, khẳng định thêm về điều muốn nói, muốn hỏi. Ví dụ: (16) Tâm: Sao hôm nay cậu đến muộn thế? (17) Bình: có việc gì thế? (18) Linda: Thế còn Hà Nội? (19) Vì thế, quan hệ giữa con người với con người cũng được gắn bó thân thiết hơn (VI, 39) Bên cạnh đó TTTT thế cũng được dùng trong khẩu ngữ, khi người nghe đã hiểu ra một việc gì đó sau khi được giải thích.
  • 43. 36 Ví dụ: Bill: Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông. (20) Linda: À, ra thế. (VI, 192) TTTT thế cũng dùng để thay thế một nội dung đã được nói đến ở câu trước khi không cần nhắc lại nội dung đó. Ví dụ: (21) Bài này rất khó. Vì thế các em phải suy nghĩ kỹ trƣớc khi làm bài. (IV-175) (22) Hoa: Cậu chăm thật. Mình thì lƣời lắm. Có lẽ vì lƣời nên dạo này mình có vẻ béo ra. Anna: Ừ. Có lẽ thế. (V, 258) TTTT thế còn cho biết người hỏi không nhằm đợi câu trả lời, mà nhằm mục đích nhắc, đòi hỏi, yêu cầu, mong muốn người tiếp nhận đáp ứng yêu cầu của mình. Ví dụ: (23) Người bán hàng: Hoa tƣơi 5.000 đồng một bông, mua đi em, hoa tƣơi lắm, toàn nụ đây này! Tuấn: Đắt quá, làm gì mà đắt thế?Giảm giá đi thôi. (XIII, 108) Tiểu từ có tần số sử dụng cao thứ ba là TT: à, với số lần được sử dụng là 358 lượt chiếm 12.19% trong tổng số TTTT có cấu tạo là từ đơn. Ví dụ: (12) À, ngày mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố? (XIII, 7) (13) Tom: À,chị đi Sài Gòn lần nào chƣa? (X, 148)
  • 44. 37 (14) Thế chị không có em trai và chị gái à? (X, 148) Tiểu từ à có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn. Ở vị trí đầu câu có tác dụng thu hút sự chú ý của người đối thoại khi người đó chợt nhận ra hoặc chợt nhớ ra điều gì đó và chuẩn bị nói ra. Ngoài tác dụng thu hút sự chú ý từ người đối thoại, TTTT à còn biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe và với cái điều mà người nói chợt nhận ra, chợt nhớ ra, giờ mới ý thức và cảm nhận được. Ví dụ (12) và (13) là lời của người nói đối với người nghe khi họ chợt nhớ ra điều gì và muốn truyền tải thông báo đó cho người nghe đồng thời họ muốn được phản hồi lại thông tin chắc chắn từ người nghe. TTTT à đặt ở cuối câu nghi vấn còn được dùng khi người nói muốn khẳng định lại ý kiến của mình về một vấn đề nào đó một cách thân mật. Ví dụ: (15) - Anh mệt à? - Hôm qua chị không đến cơ quan à? (V, 204) Sở dĩ các TTTT trên đây được sử dụng nhiều với tần số khá lớn trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (những giáo trình chúng tôi khảo sát) có lẽ bởi khả năng biểu đạt cao ý nghĩa tình thái, được người Việt sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong giáo tiếp. Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn này, có một số TT sử dụng rất ít chỉ sử dụng từ 1 đến 3 lượt đó là các TT cho (1 lượt) , hở (1 lượt), kìa (9 lượt), hẳn (1 lượt). Có lẽ vì chức năng biểu đạt tình thái của các TT này không lớn và ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt ngày nay. Một số TT là biến thể của các TTTT gốc VD: nhá, nhớ (0 lượt) là biến thể của TT nhé; hử, hở là biến thể của TT hả…không được sử dụng hoặc sử
  • 45. 38 dụng rất ít. Hơn nữa một số từ lại chỉ tồn tại lâm thời (không cố định) nên khả năng hoạt động của chúng kém hơn các TTTT chuyên dùng (cố định) khác. Ví dụ: (24) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ? (V, 296) (25) Quốc: Ở đây có bán cuốn “Việt Nam phong tục” không hở chị? (VI, 10) (26) Lan: Kìa, ăn đi chứ! Tom, Lynn! (X, 178) Bảng 2.1: Bảng tổng hợp TTTT có cấu tạo là từ đơn đƣợc sử dụng trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. STT Tiểu từ tình thái Số lƣợng Tỉ lệ % 1 a 22 0.74 2 à 358 12.19 3 ạ 573 19.45 4 ấy 40 1.36 5 cả 55 1.87 6 cho 1 0.034 7 chứ 66 2.24 8 đã 20 0.68 9 đâu 22 0.74 10 đây 69 2.35 11 đấy 120 4.08 12 đi 182 6.19 13 hả 30 1.02 14 hẳn 1 0.068 15 hở 1 0.068
  • 46. 39 16 kia 12 0.4 17 kìa 9 0.3 18 mà 61 2.07 19 nào 21 0.91 20 này 60 2.04 21 nhé 198 6.74 22 nhỉ 166 5.65 23 rồi 194 6.6 24 sao 27 0.91 25 thật 29 0.98 26 thế 386 13.14 27 thôi 138 4.7 28 vậy 63 2.14 29 với 15 0.51 Tổng 2936 100% 2.1.2. Tổ hợp tình thái trong GTDTVCNNN Tổ hợp tình thái được cấu tạo từ hai từ đơn trở lên. Về số lượng sử dụng: Nhóm các tổ hợp tình thái có cấu tạo từ hai từ đơn trở lên có số lượng ít hơn nhóm các TTTT là từ đơn. Loại tổ hợp TT có 41 tổ hợp với 326 lượt sử dụng, chiếm 9.99% tổng số lượt sử dụng TTTT trong GTDTVCNNN mà chúng tôi khảo sát. Ví dụ: (27) – Chào cụ! Cụ đi tập dƣỡng sinh về rồi đấy à? (XIV, 131) (28) – Thôi mà bố. À, bố ơi, ngày xƣa du kích giỏi quá bố nhỉ?
  • 47. 40 (XIV, 19) (29) –Thế ạ! Cháu chả biết gì cả. Liệu bây giờ mua thêm có kịp không hả bà? (XIV-56) (30) – Sao ngƣời ta có thể vô ý thức thế nhỉ? (XIV, 31) Về đặc điểm cấu tạo: Các tổ hợp tình thái này chủ yếu được tạo bằng sự kết hợp của các TTTT đơn âm tiết. Ví dụ: (31) - Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay tivi có gì hả em? (32) - VTV1 thì sau phần thời sự có một phim tài liệu thôi. (33) - Chỉ thế thôi à? (XIII, 63) Tổ hợp TT thôi à trong ví dụ (33) là sự kết hợp của TT thôi trong ví dụ (32) và TT à trong ví dụ (31). Thông thường những TT đơn âm tiết có thể hoạt động độc lập nhưng cũng có thể kết hợp lại tạo thành tổ hợp tình thái như đã trình bày trên đây, và mang giá trị tình thái đa dạng hơn. Ở ví dụ (31) TT à biểu thị sự ngạc nhiên khi thời gian trôi đi quá nhanh, từ ô đầu câu kết hợp với TT à cuối câu càng làm tăng thêm sự ngạc nhiên khi thời gian trôi quá nhanh: “Ô, 7 giờ rồi à?”. Tiểu từ thôi trong ví dụ (32) biểu thị sự đơn điệu của chương trình tivi sắp tới (sau 7 giờ), ý nói chương trình không có gì hấp dẫn. Tổ hợp tình thái thôi à vừa có tác dụng nhấn mạnh nội dung sự việc nêu trong câu (ví dụ 33) vừa thể hiện sự hụt hẫng, pha chút ngạc nhiên khi nghe thấy thông báo không như bản thân người nói mong đợi (người nói mong đợi có nhiều chương trình hấp dẫn sau 7 giờ) Dựa trên những khả năng kết hợp này mà hàng loạt tổ hợp TT được tạo bởi hai từ đơn được hình thành như: đấy mà, đấy nhé, đấy à, thế à, thế mà,
  • 48. 41 thôi mà…Trong những giáo trình dạy TVCNNN chúng tôi đã khảo sát được 41 tổ hợp khác nhau được cấu tạo bởi hai từ đơn và 3 tổ hợp tình thái được cấu tạo từ ba từ đơn. Trong số các tổ hợp tình thái đó thì tổ hợp tình thái thế à được sử dụng nhiều nhất với 51 lượt sử dụng chiếm 15.64%. Ví dụ: (34) Thế à? Tôi mới chỉ đọc mỗi hai tờ là tờ Thời báo kinh tế và Doanh nghiệp. Hình nhƣ chẳng mấy hàng bán báo đầu tƣ cả. (XIII, 100) (35) Thế à? Thích nhỉ ! Cậu có số điện thoại mới của Liên không, cho tớ? (XIII, 7) (36) Thế à? Mình đi ngay, mình cũng muốn biết chợ hoa nhƣ thế nào. (XIII, 108) Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái thế mà (30 lượt, chiếm 9.2%), đứng thứ ba về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái đấy ạ (25 lượt, chiếm 7.66%). Ví dụ: (37) Mình đi từ 7 giờ. Thế mà mất gần một tiếng mới đến đƣợc đây. (IV, 64) (38) Thế mà nhiều ngƣời không chú ý đến điều đó. Nó không gây ra những hậu quả trƣớc mắt mà. (XIII, 122) (39) Lý: Cho hai đĩa nem. À mà nem do nhà hàng cuốn hay mua từ nơi khác. Nhân viên: Do nhà hàng cuốn đấy ạ. (IV, 38) (40) Martin : Cho tôi xem thực đơn.
  • 49. 42 Người phục vụ: Thƣa ông bà, hiệu ăn của chúng tôi nổi tiếng về các món đặc sản. Mùa nào thức ấy, món gì chúng tôi cũng có đấy ạ. (V, 305) Thật ra vấn đề về từ, ranh giới từ trong thực từ đã là vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh luận, nên vấn đề ranh giới “từ” trong hư từ lại càng khó có sự phân định rõ ràng, rành mạch. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh nội dung nghiên cứu này, trên đây chỉ là những nhận xét hình thức hết sức sơ lược của chúng tôi trong phạm vi nghiên cứu 16 cuốn GTDTVCNNN. Bởi vấn đề còn khá phức tạp, nên muốn có sự phân định rõ ràng hơn, tổng quát hơn thì cần phải có thời gian khảo cứu dài hơn, toàn diện hơn nữa. Như tác giả Phan Mạnh Hùng cũng đã đưa ra vấn đề về các tiêu chí để phân định ranh giới từ của TTTT trên tạp chí Ngôn ngữ số 4-1985.[14]. “các tổ hợp tiểu từ tình thái chỉ tiếp nhận tiêu chí xác định: chêm và lƣợc”. Tổ hợp nào có thể chêm một yếu tố vào giữa các thành tố của chúng mà nghĩa của tổ hợp không bị phƣơng hại thì tổ hợp đó không phải là từ: Ví dụ: (41) - Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy ạ. (VIII, 131) - Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy bác ạ. Trường hợp này đấy ạ không phải là từ. Tổ hợp nào có thể lần lƣợt lƣợc bỏ yếu tố của nó mà không phƣơng hại đến kết cấu của câu, đồng thời, nghĩa tƣơng hợp với yếu tố lƣợc cũng bị lƣợc theo, thì tổ hợp đó không phải là từ. Ví dụ: (42) - Cậu không thích con gái diện à? Con gái thời nay phải mốt thế chứ! (Khẳng định ,bảo vệ ý kiến của mình, hàm ý nó là đúng) (VI, 286) - Con gái thời nay phải mốt chứ. (hàm ý nó là đúng) Tải bản FULL (101 trang): https://bit.ly/3TNi6We Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 50. 43 - Con gái thời nay phải mốt thế. (Khẳng định, bảo vệ ý kiến của mình) Thế chứ trong ví dụ trên là tổ hợp tình thái. Vận dụng tiêu chí trên, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê các tổ hợp TTTT được sử dụng trong 16 cuốn GTDTVCNNN ở bảng dưới đây. Bảng 2.2. Tổng hợp tổ hợp tình thái đƣợc sử dụng trong một số GTDTVCNNN. STT Tổ hợp tình thái Số lần xuất hiện Tỉ lệ % 1 à này 9 2.76 2 ấy à 9 2.76 3 ấy ạ 3 0.92 4 ấy chứ 3 0.92 5 ấy mà 6 1.84 6 chứ sao 3 0.92 7 cơ mà 9 2.76 8 đã chứ 7 2.14 9 đã nhé 6 1.84 10 đâu ạ 14 4.29 11 đâu thế 9 2.76 12 đây ạ 5 1.53 13 đây mà 16 4.9 14 đây thôi 5 1.53 15 đấy à 12 3.68 16 đấy ạ 25 7.66 17 đấy chứ 3 0.92 18 đấy mà 4 1.22 19 đấy nhé 4 1.22 20 đấy thôi 2 0.61 Tải bản FULL (101 trang): https://bit.ly/3TNi6We Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 51. 44 21 kia à 2 0.61 22 mà thôi 2 0.61 23 này nhé 2 0.61 24 sao kia 5 1.53 25 thật đấy chứ 6 1.84 26 sao mà 5 1.53 27 thế à 51 15.64 28 thế ạ 20 6.13 29 thế chứ 1 0.30 30 thế kia 2 0.61 31 thế kia à 3 0.92 32 thế mà 30 9.2 33 thế sao 6 1.84 34 thế thôi 2 0.06 35 thế ư 4 0.12 36 thôi à 4 0.12 37 thôi ạ 10 0.3 38 thôi mà 5 0.15 39 thế nhỉ 5 0.15 40 thôi vậy 4 0.12 41 vậy hả 3 0.09 Tổng 326 100
  • 52. 45 2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí. 2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn. Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái này có số lượng thấp, chỉ 788 lượt sử dụng và chiếm 24,15% tổng số lượt TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng. Chúng thường được sử dụng ở đầu các phát ngôn để trả lời và hỏi một cách ngắn gọn nhất, chúng thường được dùng trong những câu xã giao, thông thường. Về mặt hình thức, chúng thường được tách biệt với thành phần nòng cốt câu bằng dấu chấm than, dấu hỏi hoặc dấu phẩy. Ví dụ: (43) Thế à? Có chuyện gì vui không? (IV, 28) (44) À, chỗ đó mình cũng bị mấy lần rồi. (IV, 28) (45) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc. (XIII, 56) (46) Thế ạ! Cháu chả biết làm gì cả. (XIII, 56) Nhưng cũng có khi những TTTT, tổ hợp tình thái này đi liền với các thành phần câu mà không có dấu ngăn cách. Ví dụ: (47) Thế thì quyển của tớ dày nhất, của Mary mỏng nhất. (V, 93) (48) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ? (V, 296) (49) Nào đài truyền hình Việt Nam, nào đài truyền hình Hà Nội. (XIII, 63) (50) Thôi tôi đi đây. (XIII, 130) 6795126