SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
BÁO CÁO
RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI
PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH
Hà Nội - 2014
3
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.
.....................................................................................................................7
1. Sự cần thiết của báo cáo............................................................................................................7
2. Mục tiêu của báo cáo.................................................................................................................8
3. Ý nghĩa của báo cáo.
...................................................................................................................9
PHẦN II: RÀ SOÁT SƠ BỘ............................................................................................................11
PHẦN III: NỘI DUNG RÀ SOÁT CỤ THỂ................................................................................15
I. Chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
...........................................................15
1. Chính sách cạnh tranh.
.......................................................................................................15
2. Nội dung của chính sách cạnh tranh...............................................................................15
3. Pháp luật cạnh tranh và hệ thống các văn bản..............................................................15
4. Nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh....................................................................16
5. Tố tụng cạnh tranh và cơ quan thực thi..........................................................................18
II. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật chuyên ngành....................................19
1. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật doanh nghiệp................................19
1.1. Tổng quan về pháp luật doanh nghiệp.
......................................................................19
1.2. Xem xét các quy định của pháp luật doanh nghiệp trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................19
1.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................29
2. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật viễn thông......................................31
2.1. Tổng quan về pháp luật viễn thông............................................................................31
2.2.	Xem xét các quy định của pháp luật viễn thông trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................32
2.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................37
3. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật chứng khoán..................................39
3.1. Tổng quan về pháp luật chứng khoán........................................................................39
3.2. Xem xét các quy định của pháp luật chứng khoán trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................39
3.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................42
4. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật về sở hữu trí tuệ............................43
4.1. Tổng quan về pháp luật sở hữu trí tuệ.......................................................................43
4.2. Xem xét các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................43
4.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................53
Mục lục
4 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
5. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật đấu thầu.
.........................................55
5.1. Tổng quan về pháp luật đấu thầu.............................................................................55
5.2. Xem xét các quy định của pháp luật đấu thầu trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................................................56
5.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................59
6. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật dược.
................................................61
6.1. Tổng quan về pháp luật dược....................................................................................61
6.2. Xem xét các quy định của pháp luật dược trong mối liên hệ và tương quan
	 so sánh với pháp luật cạnh tranh...............................................................................61
6.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................67
7. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật giá....................................................67
7.1. Tổng quan về pháp luật giá........................................................................................67
7.2. Xem xét các quy định của pháp luật giá trong mối liên hệ và tương quan
	 so sánh với pháp luật cạnh tranh...............................................................................68
7.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................71
8. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật ngân hàng (ngân hàng thương mại)...72
8.1. Tổng quan về pháp luật ngân hàng.
..........................................................................72
8.2. Xem xét các quy định của pháp luật ngân hàng trong mối liên hệ và tương
	 quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.....................................................................73
8.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................80
9. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật hàng không dân dụng....................81
9.1. Tổng quan về pháp luật hàng không dân dụng......................................................81
9.2. Xem xét các quy định của pháp luật hàng không dân dụng trong mối liên hệ
	 và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh....................................................81
9.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................89
10. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật đầu tư............................................90
10.1. Tổng quan về pháp luật đầu tư.
..............................................................................90
10.2. Xem xét các quy định của pháp luật đầu tư trong mối liên hệ và tương quan
	 so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................................91
10.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp..............................................................................93
11. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
................93
11.1. Tổng quan về pháp luật kinh doanh bảo hiểm.....................................................93
11.2. Xem xét các quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm trong mối
	 liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................94
11.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................102
12. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật phá sản.
.......................................103
12.1. Tổng quan về pháp luật phá sản.
..........................................................................103
12.2. Xem xét quy định của pháp luật phá sản trong mối liên hệ và tương quan
	 so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................................................................103
12.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................107
5
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
13. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật xây dựng.....................................108
13.1. Tổng quan về pháp luật xây dựng.
.......................................................................108
13.2.	 Xem xét các quy định của pháp luật xây dựng trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................108
13.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................112
14. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật hàng hải......................................113
14.1. Tổng quan về pháp luật hàng hải.........................................................................113
14.2. Xem xét các quy định của pháp luật hàng hải trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................114
14.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................119
15. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật quảng cáo...................................120
15.1. Tổng quan về pháp luật quảng cáo......................................................................120
15.2. Xem xét các quy định của pháp luật quảng cáo trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................120
15.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................125
16. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật điện lực.......................................126
16.1. Tổng quan về pháp luật điện lực..........................................................................126
16.2. Xem xét các quy định của pháp luật điện lực trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................126
16.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................134
17. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật tần số vô tuyến điện.................135
17.1. Tổng quan về pháp luật tần số vô tuyến điện.....................................................135
17.2. Xem xét các quy định của pháp luật tần số vô tuyến điện trong
	 mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................135
17.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................139
18. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật khoáng sản.................................141
18.1. Tổng quan về pháp luật khoáng sản....................................................................141
18.2. Xem xét các quy định của pháp luật khoáng sản trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................141
18.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................143
19. Rà soát các quy định về cạnh tranh trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính...144
19.1. Tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính...........................................144
19.2. Xem xét các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong
	 mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................144
19.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................148
20. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật thương mại.
................................150
20.1. Tổng quan về pháp luật thương mại.
...................................................................150
20.2. Xem xét các quy định của pháp luật thương mại trong mối liên hệ và
	 tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................150
20.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................154
6 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
III. Đánh giá kết quả rà soát và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................156
1. Đánh giá chung về môi trường pháp lý, sự tương thích và phù hợp giữa
	 pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, và tính đồng bộ của hệ
	 thống pháp luật.
.............................................................................................................156
2. Về những mâu thuẫn, chồng chéo và khoảng cách pháp lý giữa pháp luật
	 cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành.
...................................................................160
3. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
.............164
4. Nguyên tắc áp dụng trong các trường hợp xung đột...............................................166
4.1. Nguyên tắc sử dụng điều khoản xác định hiệu lực hoặc dẫn chiếu................166
4.2. Sử dụng nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
	 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật........................................167
4.3. Vận dụng nguyên tắc pháp lý ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành................168
4.4. Lưu ý những trường hợp có sự mâu thuẫn........................................................168
IV. LỜI KẾT.
.....................................................................................................................................168
7
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
1. Sự cần thiết của báo cáo
Sau hơn một thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc
ban hành Luật cạnh tranh sẽ tạo hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được hưởng
môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp. Đó cũng là yêu cầu cấp bách, góp phần xây
dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trong nền kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã
chủ trương xây dựng Luật cạnh tranh như một công cụ mang tính thị trường để quản lý và
điều tiết nền kinh tế đất nước trong tình hình mới đồng thời để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong
quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/12/1998, Quốc hội khoá X đã ban hành Nghị quyết số 19/1998/QH10
về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 1999 trong đó giao Bộ Thương mại (nay
là Bộ Công Thương) chủ trì soạn thảo Luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ngày 12/5/2000, Bộ
Thương mại ban hành Chỉ thị số 11/2000/CT-BTM về việc triển khai soạn thảo trong đó nêu
rõ cạnh tranh và độc quyền là những phạm trù cơ bản gắn liền với kinh tế thị trường nên những quy
định pháp luật về cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan
trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho
các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt
chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong sản
xuất kinh doanh.
Sau quá trình 4 năm soạn thảo, tại kỳ họp thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật cạnh tranh
được Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật cạnh
tranh ra đời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và có vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường được vận hành có hiệu quả. Luật cạnh tranh
của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá tương đối hiện đại, điều chỉnh hầu hết các vấn
đề cơ bản tác động đến môi trường cạnh tranh cũng như quy định đối tượng áp dụng là mọi
cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động tại thị trường Việt Nam, không phân biệt hình thức
sở hữu và không loại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước.
Được đánh giá là hiến pháp của nền kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học nên
ngay từ khi được ban hành,Luật cạnh tranh được kỳ vọng là công cụ quan trọng nhằm tạo
lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và sự vận hành hiệu quả của nền kinh
tế thị trường.
Thực tiễn cho thấy sau hơn 9 năm thực thi, đến nay Luật cạnh tranh đã phát huy được tốt
vai trò trong việc tạo lập, duy trì và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành
mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực thi
Luật cạnh tranh cũng gặp phải nhiều khó khăn, một phần do có sự mâu thuẫn, chồng chéo
Phần 1
Lời mở đầu
8 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
và thậm chí là những lỗ hổng và khoảng cách pháp lý so với pháp luật chuyên ngành trong
các lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh đó, cùng với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, trong những năm qua nhiều luật
chuyên ngành đã được xây dựng và ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế để đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển. Trong quá trình ban hành mới và sửa đổi, bổ sung có nhiều
quy định liên quan đến cạnh tranh đã được đưa vào pháp luật chuyên ngành để phù hợp
với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, một số luật chuyên ngành khác lại có
những quy định không phù hợp và tạo ra những rào cản cạnh tranh trên thị trường.
Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như là tính hệ thống, đồng bộ trong việc
thực thi luật và chính sách cạnh tranh, việc đánh giá sự tương thích, phù hợp hay những mâu
thuẫn, chồng chéo giữa luật chuyên ngành so với Luật cạnh tranh cần phải được thực hiện.
2. Mục tiêu của báo cáo
Báo cáo tập trung thực hiện nghiên cứu, phân tích để chỉ ra sự tương thích, phù hợp, những
mâu thuẫn, chồng chéo và cả các lỗ hổng, khoảng cách pháp lý giữa pháp luật chuyên ngành
và pháp luật cạnh tranh, bao gồm cả các quy định về nội dung và các quy định về hình thức.
Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu và phân tích, báo cáo đưa ra các đánh giá về những
mặt tích cực và hạn chế của các quy định trong pháp luật chuyên ngành trong mối tương
quan so sánh với pháp luật cạnh tranh. Thông qua đó, đưa ra khuyến nghị về việc sửa đổi, bổ
sung những quy định của pháp luật cạnh tranh hoặc pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo
sự thống nhất của cả hệ thống pháp luật, đồng thời đề xuất phương hướng giải quyết hay áp
dụng một cách cụ thể trong các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật cạnh tranh với
pháp luật chuyên ngành.
Để đạt được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể được xác định:
•	 Xem xét và rà soát tổng thể hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành;
•	 Lựa chọn danh sách luật chuyên ngành quan trọng và có quy định liên quan đến cạnh
tranh để thực hiện rà soát;
•	 Rà soát cụ thể nội dung của từng pháp luật chuyên ngành so với nội dung của pháp luật
cạnh tranh, bao gồm:
*	 Đánh giá sự tương thích, phù hợp và đồng bộ của từng pháp luật chuyên ngành so
với pháp luật cạnh tranh,
*	 Chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng hay khoảng cách pháp lý giữa
pháp luật chuyên ngành so với pháp luật cạnh tranh,
*	 Phân tích dựa trên các khảo sát thực tiễn thực thi các quy định của từng luật chuyên
ngành có liên quan đến cạnh tranh,
*	 Đề xuất giải phát giải quyết xung đột khi áp dụng pháp luật cạnh tranh trong mối
tương quan với từng pháp luật chuyên ngành,
*	 Định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật cạnh tranh/pháp luật chuyên ngành nhằm
đảm bảo sự đồng bộ, tính tương thích và thống nhất.
9
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
•	 Đánh giá một cách tổng thể sự phù hợp, tương thích và sự chồng chéo giữa pháp luật
cạnh tranh và hệ thống pháp luật chuyên ngành;
•	 Đề xuất và đưa ra các giải pháp lựa chọn luật áp dụng trong các vụ việc cạnh tranh có
xuất hiện các quy định xung đột giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành;
•	 Đề xuất và đưa các khuyến nghị và giải pháp trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật cạnh
tranh/pháp luật chuyên ngành để đảm bảo tính phù hợp, sự đồng bộ và thống nhất trong
toàn bộ hệ thống pháp luật.
3. Ý nghĩa của báo cáo
Báo cáo có ý nghĩa thực tiễn cao, phục vụ trước hết cho công tác rà soát một cách tổng thể
toàn bộ môi trường cạnh tranh dưới góc độ các quy định pháp lý trong từng ngành/lĩnh vực
cụ thể để từ đó có định hướng và giải pháp cho việc sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh.
Ngoài ra, báo cáo còn được sử dụng như một bộ cẩm nang mang tính tham khảo và định
hướng về cách thức giải quyết, áp dụng luật cho các cán bộ làm công tác cạnh tranh trong
quá trình thực thi nhiệm vụ.
11
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
Rà soát sơ bộ là bước đầu tiên được thực hiện trên tổng số 50 luật chuyên ngành, gồm Luật và
các văn bản dưới luật, nhằm lập ra danh sách các hệ thống pháp luật chứa đựng những quy
phạm, điều khoản hoặc quy định những vấn đề liên quan đến cạnh tranh.
Danh sách 50 luật chuyên ngành được rà soát sơ bộ như bảng dưới.
TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực
Sửa đổi,
bổ sung
Lq
1 Kinh doanh bảo hiểm 12/09/2000 01/04/2001 24/11/2010 √
2 Xây dựng 26/11/2003 01/07/2004 √
3 Thuỷ sản 26/11/2003 01/07/2004
4 Điện lực 03/12/2004 01/07/2005 20/11/2012 √
5 Phá sản 15/06/2004 15/10/2004 √
6 Giao thông đường thủy nội địa 15/06/2004 01/01/2005
7 Thương mại 14/06/2005 01/01/2006 √
8 Hàng hải 14/06/2005 01/01/2006 √
9 Dược 14/06/2005 01/01/2006 √
10 Đường sắt 14/06/2005 01/01/2006
11 Du lịch 27/06/2005 01/01/2006
12 Giao dịch điện tử 29/11/2005 01/03/2006
13 Các công cụ chuyển nhượng 29/11/2005 01/07/2006
14 Doanh nghiệp 29/11/2005 01/07/2006 20/06/2013 √
15 Sở hữu trí tuệ 29/11/2005 01/07/2006 19/06/2009 √
16 Đấu thầu 29/11/2005 01/07/2006 26/11/2013 √
17 Đầu tư 29/11/2005 01/07/2006 √
18 Nhà ở 29/11/2005 01/07/2006 18/06/2009
19 Công nghệ thông tin 29/06/2006 01/01/2007
20 Chứng khoán 29/06/2006 01/01/2007 24/11/2010 √
21 Hàng không dân dụng 29/06/2006 01/01/2007 √
22 Kinh doanh bất động sản 29/06/2006 01/01/2007
23 Điện ảnh 29/06/2006 01/01/2007 18/06/2009
24 Chuyển giao công nghệ 29/11/2006 01/07/2007
25 Cư trú 29/11/2006 01/07/2007 20/06/2013
Phần 2
Rà soát sơ bộ
12 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực
Sửa đổi,
bổ sung
Lq
26 Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 21/11/2007 01/07/2008
27 Hóa chất 21/11/2007 01/07/2008
28 Thi hành án dân sự 14/11/2008 14/11/2008
29 Công nghệ cao 13/11/2008 01/07/2009
30 Viễn thông 23/11/2009 01/07/2010 √
31 Tần số vô tuyến điện 23/11/2009 01/07/2010 √
32 Ngân hàng Nhà nước 16/06/2010 01/01/2011
33 Các tổ chức tín dụng 16/06/2010 01/01/2011 √
34 Bưu chính 17/06/2010 01/01/2011 √
35 Khoáng sản 17/11/2010 01/07/2011 √
36 Khiếu nại 11/11/2011 01/07/2012 25/11/2013
37 Tố cáo 11/11/2011 01/07/2012
38 Tố tụng hành chính 24/11/2010 01/07/2011
39 Bảo hiểm tiền gửi 18/06/2012 01/01/2013
40 Xử lý vi phạm hành chính 20/06/2012 01/07/2013 √
41 Giá 20/06/2012 01/01/2013 √
42 Quảng cáo 21/06/2012 01/01/2013 √
43 Xuất bản 20/11/2012 01/07/2013
44 Hợp tác xã 20/11/2012 01/07/2013
45 Khoa học và công nghệ 18/06/2013 01/01/2014
46 Đất đai 29/11/2013 01/07/2014
47 Trọng tài thương mại 17/06/2010 01/01/2011
48 Lao động 18/06/2012 01/05/2013
49 Kế toán 17/06/2003 01/01/2004
50 Công chứng 29/11/2006 01/07/2007
	
Kết quả rà soát sơ bộ đã xác định 20/50 pháp luật chuyên ngành rà soát có chứa đựng các quy
phạm, điều khoản hoặc quy định những vấn đề liên quan đến cạnh tranh (được đánh dấu
√).Từ đó, 20 pháp luật chuyên ngành (như bảng dưới) lần lượt được đánh giá, phân tích sự
tương thích, phù hợp với pháp luật cạnh tranh một cách độc lập để từ đó đưa ra kết luận về
tính tương thích, phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa từng hệ thống pháp luật chuyên ngành với
pháp luật cạnh tranh.
Trên cơ sở kết quả rà soát độc lập từng pháp luật chuyên ngành với pháp luật cạnh tranh để
đưa ra báo cáo tổng thể trong đó nội dung rà soát được chắt lọc, và từ đó làm toát lên hình
ảnh chung của môi trường pháp lý dưới góc độ pháp luật cạnh tranh.
13
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực
Sửa đổi,
bổ sung
Lq
01 Doanh nghiệp 29/11/2005 01/07/2006 20/06/2013 √
02 Viễn thông 23/11/2009 01/07/2010 √
03 Chứng khoán 29/06/2006 01/01/2007 24/11/2010 √
04 Sở hữu trí tuệ 29/11/2005 01/07/2006 19/06/2009 √
05 Đấu thầu 29/11/2005 01/07/2006 26/11/2013 √
06 Dược phẩm 14/06/2005 01/01/2006 √
07 Luật giá 20/06/2012 01/01/2013 √
08 Ngân hàng/các tổ chức tín dụng 16/06/2010 01/01/2011 √
09 Hàng không dân dụng 29/06/2006 01/01/2007 √
10 Đầu tư 29/11/2005 01/07/2006 √
11 Kinh doanh bảo hiểm 12/09/2000 01/04/2001 24/11/2010 √
12 Phá sản doanh nghiệp 15/06/2004 15/10/2004 √
13 Pháp luật xây dựng 26/11/2003 01/07/2004 √
14 Hàng hải 14/06/2005 01/01/2006 √
15 Pháp luật quảng cáo 21/06/2012 01/01/2013 √
16 Điện lực 03/12/2004 01/07/2005 20/11/2012 √
17 Tần số vô tuyến điện 23/11/2009 01/07/2010 √
18 Khoáng sản 17/11/2010 01/07/2011 √
19 Xử lý vi phạm hành chính 20/06/2012 01/07/2013 √
20 Pháp luật thương mại 14/06/2005 01/01/2006 √
15
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
I. Chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
1. Chính sách cạnh tranh
Chính sách cạnh tranh là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội của các quốc
gia. Chính sách cạnh tranh là tổng hợp tất cả các biện pháp, công cụ vĩ mô của Nhà nước
nhằm tạo lập, duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của xã
hội và đảm bảo tự do cạnh tranh, đồng thời điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế.
2. Nội dung của chính sách cạnh tranh
Chính sách cạnh tranh một mặt nhằm chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa
thị trường, loại bỏ các rào cản làm cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện
pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nói cách khác, chính
sách cạnh tranh chính là những biện pháp của nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi của doanh
nghiệp và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Theo cách hiểu này chính sách cạnh tranh bao
gồm pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện và những biện pháp kinh tế nhằm kích thích cạnh
tranh. Nội dung của chính sách cạnh tranh bao gồm hai cấu thành quan trọng là các chính
sách kinh tế chung của Nhà nước nhằm thúc đẩy cạnh tranh của nền kinh tế trong nước và
xây dựng cơ chế pháp luật nhằm xoá bỏ các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường.
Luật cạnh tranh của Việt Nam đã được xây dựng và ban hành và cùng với các văn bản hướng
dẫn tạo nên hệ thống pháp luật cạnh tranh, một cấu phần vô cùng quan trọng trong chính
sách cạnh tranh của Nhà nước.
3. Pháp luật cạnh tranh và hệ thống các văn bản
Sau hơn một thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và gay gắt. Vì
vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh sẽ tạo hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được
hưởng môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp. Đó cũng là yêu cầu cấp bách, góp phần
xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trong nền kinh tế thị trường. Với ý nghĩa như vậy,
Việt Nam đã chủ trương xây dựng Luật cạnh tranh như một công cụ mang tính thị trường để
quản lý và điều tiết nền kinh tế đất nước trong tình hình mới đồng thời để đáp ứng yêu cầu
đặt ra trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/12/1998, Quốc hội khoá X ban hành Nghị quyết số 19/1998/QH10
về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 1999 trong đó giao cho Bộ Thương mại chủ
trì soạn thảo Luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ngày 12/5/2000, Bộ Thương mại ban hành Chỉ
thị số 11/2000/CT-BTM về việc triển khai soạn thảo trong đó nêu rõ cạnh tranh và độc quyền
Phần 3
Nội dung rà soát cụ thể
16 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
là những phạm trù cơ bản gắn liền với kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về
cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan trọng trong
hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các
quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương
nhân trong sản xuất kinh doanh.
Sau hơn bốn năm soạn thảo, Luật cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 3/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày
1/7/2005. Luật cạnh tranh ra đời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh
tế và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường được vận hành có hiệu
quả. Luật cạnh tranh điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản tác động đến môi trường cạnh
tranh cũng như áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam, không phân biệt sở hữu và không loại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước. Được đánh
giá là hiến pháp của nền kinh tế thị trường nên ngay từ khi mới được ban hành, Luật cạnh tranh
được kỳ vọng là công cụ quan trọng nhằm tạo lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh
bình đẳng và sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
Các văn bản hướng dẫn thi hành gồm Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh (Nghị định số 116/2005/NĐ-
CP) và Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định số 120/2005/NĐ-CP).
4. Nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh
Luật cạnh tranh gồm 6 chương, 123 điều khoản quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành
vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử
lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên
thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Theo quy định của Luật cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được chia làm hai nhóm với
quy định cấm theo các điều kiện khác nhau.
Nhóm thứ nhất gồm các hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng
dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng
hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận
áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc
buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng
của hợp đồng.
Nhóm này bị cấm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan từ 30% trở lên.
Tuy nhiên, nhóm này có thể được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện
sau nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: (a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình
kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; (b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng
17
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; (c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất
lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; (d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh,
giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; (đ) Tăng cường
sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Nhóm thứ hai gồm các hành vi thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những
doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; thông đồng để một hoặc các bên của
thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Nhóm này bị cấm
tuyệt đối và không được hưởng miễn trừ.
Về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, Luật cạnh tranh quy định doanh nghiệp được coi là có
vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có
khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm
gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp (a) hai doanh nghiệp có tổng thị
phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; (b) ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65%
trở lên trên thị trường liên quan; (c) bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên
thị trường liên quan.
Về doanh nghiệp có vị trí độc quyền, Luật cạnh tranh quy định doanh nghiệp được coi là có
vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh
nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi
(1) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
(2) áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu
gây thiệt hại cho khách hàng; (3) hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn
thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (4) áp đặt
điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong
cạnh tranh; (5) áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá,
dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến
đối tượng của hợp đồng; (6) ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh
mới. Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi trên và hành vi áp đặt các điều
kiện bất lợi cho khách hàng, hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc
huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (K3-Đ14).
Về các hành vi tập trung kinh tế, Luật cạnh tranh quy định tập trung kinh tế là hành vi của
doanh nghiệp gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên
doanh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm
dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
18 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp
bị mua lại.
Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một
phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
mới.
Luật cạnh tranh quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp
tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được
miễn trừ (theo Điều 19) hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế
vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp một hoặc nhiều
bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá
sản hoặc việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác
hoặc người tiêu dùng. Điều 39, Luật cạnh tranh quy định hành vi cạnh tranh không lành
mạnh bao gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh
doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác,
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành
mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính, và các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khác.
Theo quy định của Luật cạnh tranh, đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung
kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của
tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Đối với
hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt
tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy
định của pháp luật có liên quan.
5. Tố tụng cạnh tranh và cơ quan thực thi
Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải
quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh.
Cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh
tranh. Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra
đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, điều tra và xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh. Việc điều tra trên cơ sở đơn khiếu nại hoặc tự khởi xướng khi phát hiện dấu hiệu
về hành vi vi phạm. Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ để xử lý các vụ việc
hạn chế cạnh tranh đã Cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra.
19
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
II. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật
chuyên ngành
1. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về pháp luật doanh nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp chính thức được hình thành và phát triển kể từ năm 1990 bằng việc
ban hành Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân (cùng được Quốc hội khoá VIII thông
qua ngày 21 tháng 12 năm 1990). Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập
các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, gồm các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập nên sau gần 9 năm thực thi,
ngày 12 tháng 6 năm 1999, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật doanh nghiệp năm 1999 thay
thế Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quy định chi tiết hơn các
loại hình doanh nghiệp trước đó, bổ sung thêm một loại hình doanh nghiệp mới là công ty
hợp danh và lần đầu tiên quy định về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Bên cạnh việc ban hành các quy định về quản lý doanh nghiệp thuộc tư hữu, ngày 20 tháng
4 năm 1995, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 để quy
định cụ thể việc thành lập và quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp
nhà nước, mà trước đó mới chỉ được điều chỉnh thông qua các Nghị định và văn bản hướng
dẫn của Chính phủ. Nhằm tiếp tục hoàn thiện, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Khóa
XI đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 để thay thế Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 1995.
Ngoài những luật nêu trên còn có Luật hợp tác xã năm 2003 điều chỉnh hoạt động của các
hợp tác xã và Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi năm 1996 và năm 2002), sau đó được
thay thế bằng Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, bằng các văn bản luật riêng rẽ, trước đây chúng ta đã quy định những sân chơi,
kiểu chơi riêng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau trên cơ sở yếu tố sở hữu. Tuy nhiên,
bằng việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, những sân chơi, kiểu chơi riêng đã được
thống nhất thành một sân chơi theo những nguyên tắc và luật chơi chung. Luật doanh nghiệp
năm 2005 đã góp phần tạo ra mặt bằng pháp lý thống nhất, không có sự phân biệt đối xử giữa
các mô hình tổ chức kinh doanh thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Luật doanh nghiệp
năm 2005 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (sau đây gọi chung là Luật
doanh nghiệp). Để thực thi Luật doanh nghiệp, nhiều Nghị định và các văn bản dưới luật
khác đã được ban hành tạo nên hệ thống các văn bản pháp luật doanh nghiệp.
1.2. Xem xét các quy định của pháp luật doanh nghiệp trong mối liên hệ và tương quan
so sánh với pháp luật cạnh tranh
1.2.1. Về khái niệm doanh nghiệp
Khoản 1, Điều 4, Luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
20 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
Mặc dù không trực tiếp nêu khái niệm nhưng Khoản 1, Điều 3, Luật cạnh tranh quy định tổ
chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất,
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc
quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
Như vậy, doanh nghiệp hiểu theo Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh hiện nay có điểm
khác biệt. Nếu doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thì doanh nghiệp
theo Luật cạnh tranh không chỉ là tổ chức mà còn gồm cả cá nhân kinh doanh và doanh
nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
Mặc dù quy định doanh nghiệp gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng Luật cạnh tranh
không đưa ra khái niệm kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết khái niệm này được
dẫn chiếu theo Luật doanh nghiệp, theo đó kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 2, Điều 4, Luật doanh nghiệp).
Mặc dù có sự khác biệt nhưng khái niệm doanh nghiệp trong hai luật trên về cơ bản có sự phù
hợp và thống nhất tương đối nên không làm mất đi tính khả thi của cả hai luật này.
1.2.2. Sự thống nhất trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp
Bằng quy định của Luật doanh nghiệp, Nhà nước cam kết bảo đảm quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp theo đó doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các
ngành, nghề mà pháp luật không cấm1
. Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp
có quyền (1) tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu
tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo
điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, (2) lựa chọn hình thức,
phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn, (3) chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký
kết hợp đồng, (4) kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, (5) tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động, (6) chủ
động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh,
(7) tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ, (8) chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản của doanh nghiệp2
.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp cũng quy định Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát
triển của các loại hình doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp
không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt
động kinh doanh. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Tài sản và vốn đầu
tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu
bằng biện pháp hành chính3
.
Còn bằng quy định của Luật cạnh tranh, Nhà nước đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của
doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước
bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên
1
Điều 7, Luật doanh nghiệp
2
Điều 8, Luật doanh nghiệp
3
Điều 5, Luật doanh nghiệp
21
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng (Điều 4, Luật cạnh tranh).
Như vậy, sự kết hợp giữa các quy định trên đây của hai văn bản luật tạo nên hệ thống các
quy định mang tính thống nhất, phù hợp và xuyên suốt quy định đảm bảo quyền tự do kinh
doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường trong khuôn khổ
một môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có sự phân biệt hình về hình thức sở hữu hay
các điều kiện doanh nghiệp.
1.2.3. Sự khác biệt và thống nhất giữa các quy định về hợp nhất, sáp nhập
Điều 16, Luật cạnh tranh quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm sáp nhập
doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp; và các
hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng trong việc tổ chức
và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp có nhiều
nội dung liên quan trực tiếp đến các hoạt động tập trung kinh tế. Điều 4, Luật doanh nghiệp
quy định tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp.
Như vậy, khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp và tập trung kinh tế
trong Luật cạnh tranh về cơ bản là khác nhau nhưng có sự giống nhau là bao hàm các hành
vi hợp nhất và sáp nhập.
1.2.3.1.	Đánh giá quy định về hợp nhất
Khoản 2, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh
nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Cũng về vấn đề hợp nhất, Điều 152, Luật doanh nghiệp quy định hai hoặc một số công ty cùng
loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công
ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp
nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Như vậy, về cơ bản khái niệm hợp nhất trong Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh là thống
nhất không có sự mâu thuẫn. Điều này góp phần đảm bảo tính thống nhất cho cả hệ thống
pháp luật nói chung. Mặc dù vậy, với bản chất là kiểm soát và điều chỉnh hành vi nên Luật
cạnh tranh không quy định về thủ tục tiến hành hợp nhất trong khi Luật doanh nghiệp quy
định rõ về các thủ tục tiến hành hợp nhất.
Liên quan đến việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi hợp nhất, các quy định của Luật cạnh
tranh và Luật doanh nghiệp mặc dù có sự thống nhất về quan điểm tiếp cận nhưng quy định
cụ thể lại có điểm khác nhau nên cách thực thi cũng khác nhau, gây ra những bất cập và mâu
thuẫn trong khi thực thi.
Cụ thể, Luật cạnh tranh quy định cấm hợp nhất đối với trường hợp thị phần kết hợp của các
doanh nghiệp tham gia hợp nhất chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp
được cho hưởng miễn trừ (theo Điều 19, Luật cạnh tranh) hoặc trường hợp doanh nghiệp
sau hợp nhất vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa4
. Nếu các doanh nghiệp tham gia hợp
nhất có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của
4
Điều 18, Luật cạnh tranh
22 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
các doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành
hợp nhất. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất thấp hơn
30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi hợp nhất vẫn thuộc loại
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo5
.
Cũng trên quan điểm đó nhưng Luật doanh nghiệp quy định trường hợp hợp nhất mà công ty
hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công
ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất,
trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà
công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật
về cạnh tranh có quy định khác6
. Như vậy, quy định của Luật doanh nghiệp có sự khác biệt
so với Luật cạnh tranh, bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn.
Thứ nhất, đó là sự mâu thuẫn giữa các khái niệm trong Điều 152, Luật doanh nghiệp. Theo
quy định tại Khoản 1, Điều 152, công ty hợp nhất là công ty mới được thành lập trên cơ sở các
công ty bị hợp nhất. Vì vậy, nếu việc hợp nhất chưa được thực hiện thì không thể xác định
được thị phần của công ty hợp nhất (tức là công ty sau hợp nhất). Điều đó có nghĩa quy định trên
đây vô hình đã hàm chứa tính bất khả thi.
Thứ hai, có sự khác biệt dẫn đến mâu thuẫn với Luật cạnh tranh, bởi mức thị phần kết hợp trên
thị trường liên quan của các doanh nghiệp trước hợp nhất mà Luật cạnh tranh đặt ra hoàn
toàn khác và có bản chất khác với thị phần của công ty hợp nhất theo quy định của Luật doanh
nghiệp. Thực tiễn, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước hợp
nhất không nhất thiết phải bằng thị phần của doanh nghiệp sau hợp nhất (tức công ty hợp nhất
theo Luật doanh nghiệp). Doanh nghiệp sau hợp nhất hoàn toàn có thể có mức thị phần lớn hơn
hoặc nhỏ hơn thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trước hợp nhất. Và mức thị phần này
chỉ có thể được xác định thực tế sau khi việc hợp nhất đã được thực hiện.
Thứ ba, việc Luật doanh nghiệp sử dụng khái niệm thị trường liên quan mặc dù là thống nhất và
phù hợp với Luật cạnh tranh nhưng trên thực tế lại có sự bất cập bởi thị trường liên quan là khái
niệm của Luật cạnh tranh. Các căn cứ và yếu tố xác định thị trường liên quan do Luật cạnh tranh
quy định. Việc xác định thị trường liên quan thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.
Vì vậy, để thực thi điều này trên thực tế cần phải dựa trên các quy định của Luật cạnh tranh.
1.2.3.2.	Đánh giá quy định về sáp nhập
Khoản 1, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp
khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Cũng về vấn đề sáp nhập, Điều
153, Luật doanh nghiệp quy định một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp
nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt
sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Như vậy, cũng giống như hợp nhất, về cơ bản sáp nhập trong Luật cạnh tranh và Luật doanh
nghiệp có sự thống nhất. Ngoài khái niệm, Luật doanh nghiệp có quy định về thủ tục sáp
5
Điều 20, Luật cạnh tranh.
6
Khoản 3, Điều 152, Luật doanh nghiệp.
23
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
nhập. Và cũng giống hợp nhất, liên quan đến việc điều chỉnh hành vi sáp nhập, các quy định
của Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp mặc dù có sự thống nhất về quan điểm lập pháp
nhưng cách quy định khác nhau nên dẫn tới việc thực thi sẽ khác nhau, gây ra sự mâu thuẫn
trong thực tiễn.
Việc điều chỉnh hành vi sáp nhập của Luật cạnh tranh dựa trên cơ sở mức thị phần kết hợp của
các doanh nghiệp tham gia sáp nhập trên thị trường liên quan hoặc quy mô của doanh nghiệp
sau sáp nhập như đã đề cập. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp quy định trường hợp sáp nhập
mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại
điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp
nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập
mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường
hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Quy định này là khác biệt nên mâu thuẫn với
Luật cạnh tranh bởi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập trên thị trường
liên quan hoàn toàn khác với mức thị phần trên thị trường liên quan của công ty nhận sáp nhập.
1.2.3.3.	Thống nhất sử dụng yếu tố thị phần trên thị trường liên quan làm cơ sở xác định điều kiện
trong các vụ việc hợp nhất và sáp nhập
Từ các nội dung về hợp nhất và sáp nhập nêu trên có thể thấy một điểm khá thống nhất
và phù hợp trong quan điểm lập pháp thể hiện trong cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật
doanh nghiệp là cùng quy định thị phần trên thị trường liên quan làm cơ sở và điều kiện để
xác định việc cho phép hoặc không cho phép hợp nhất hoặc sáp nhập.
Mặc dù cùng căn cứ trên cơ sở thị phần trên thị trường liên quan nhưng Luật doanh nghiệp
không quy định cách xác định, vì vậy trong thực tiễn thực thi có thể dẫn chiếu để sử dụng
cách xác định theo Luật cạnh tranh. Theo đó, Điều 3, Luật cạnh tranh quy định thị phần của
doanh nghiệp đôi với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra
của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ đó
trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng
doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên
quan theo tháng, quý, năm. Thị phần kết hợp là tổng thị phân trên thị trường liên quan của các doanh
nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.
1.2.4. Quy định về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại
Trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp không có
hình thức mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 13, Luật doanh nghiệp có quy
định về việc mua lại cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo đó tổ chức, cá nhân có quyền mua
cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy
định của Luật này.
Theo quy định của Luật cạnh tranh, mua lại thuộc một trong các hình thức tập trung kinh tế.
Khoản 3, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua
toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Mặc dù ở góc độ hẹp có sự tương đồng về bản chất pháp lý nhưng mua lại cổ phần theo Luật
doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh là hai khái niệm khác nhau. Việc
mua cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp với mục đích nắm giữ một tỉ lệ cổ phần
24 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
nhất định của một doanh nghiệp nhất định. Trong trường hợp lượng cổ phần mua đạt đủ tỉ lệ
để có thể thực hiện việc kiểm soát, chi phối thì sẽ trở thành thương vụ mua lại doanh nghiệp
theo quy định của Luật cạnh tranh. Việc mua lại doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh
tranh không chỉ dừng lại ở việc mua lại cổ phần tới mức đủ để kiểm soát, chi phối mà còn là
việc mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác.
Về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế thông qua việc
thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại
không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Sau khi mua
lại, doanh nghiệp nắm quyền sở hữu có thể thực hiện việc sáp nhập hoặc không. Nếu thực
hiện việc sáp nhập thì sự thống nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập và việc
mua lại chỉ là tiền đề cho việc sáp nhập. Trong trường sau khi mua lại có tiến hành các thủ
tục sáp nhập thì thương vụ mua lại được coi là sáp nhập.
Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, việc mua lại không bị coi là tập
trung kinh tế trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp
khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm nếu doanh nghiệp mua lại không thực
hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền kiểm soát, chi phối
nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại. Đồng thời, doanh nghiệp bảo
hiểm, tổ chức tín dụng đó phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua
lại này. Thời hạn bán lại doanh nghiệp như quy định nêu trên có thể được gia hạn theo kiến
nghị của doanh nghiệp mua lại nếu chứng minh rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp
bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.
Liên quan đến quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, Điều 34 Nghị định số
116/2005/NĐ-CP quy định quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp khác là trường hợp một doanh nghiệp (doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài
sản của doanh nghiệp khác (doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh
nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh
nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.
Liên quan đến việc mua lại cổ phần giữa các doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp quy định mức
độ đủ để tạo thành mối quan hệ công ty mẹ - con. Khoản 15, Điều 4, Luật doanh nghiệp quy
định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường
hợp (1) sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công
ty đó, (2) có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó, (3) có quyền quyết định việc sửa đổi,
bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Về giá trị và ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật là tương đồng, nhưng xét về
căn cứ xác định và giá trị áp dụng lại có sự khác biệt. Trong khi Luật doanh nghiệp dựa trên
mức vốn sở hữu hoặc giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp,
thì Luật cạnh tranh lại quy định dựa trên giá trị của quyền biểu quyết trong hệ thống bộ máy
quản lý. Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp còn sử đụng quyền quyết định đến việc sửa đổi,
bổ sung điều lệ làm một trong những trường hợp xác lập quan hệ công ty mẹ - con, còn Luật
cạnh tranh lại sử dụng quyền chi phối các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp
bị mua lại làm căn cứ xác lập quyền kiểm soát chi phối.
25
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
1.2.5. Sử dụng các quy định của pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý trong một số
trường hợp tập trung kinh tế
Luật doanh nghiệp có nhiều quy định liên quan trực tiếp có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý
nhằm làm rõ khái niệm và phạm vi của các hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của
Luật cạnh tranh. Chẳng hạn, để xác định như thế nào là đủ chi phối các chính sách tài chính và
hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát như quy định tại Điều 34, Nghị định số 116/2005/NĐ-
CP làm cơ sở áp dụng Khoản 3, Điều 17, Luật cạnh tranh thì cần dẫn chiếu đến những quy
định tương ứng về việc quyết định những chính sách tài chính, kinh doanh trong pháp luật
về doanh nghiệp. Tùy theo từng hình thức tổ chức của từng loại doanh nghiệp mà mức vốn
đủ để chi phối các vấn đề tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp là khác nhau.
1.2.6. Khó khăn khi thực thi các quy định về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ
chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp trên cơ sở điều kiện dẫn chiếu đến Luật
cạnh tranh
Cũng giống việc thành lập doanh nghiệp mới, tổ chức lại doanh nghiệp đòi hỏi các thủ tục
pháp lý nhất định. Thủ tục đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp tổ chức lại doanh
nghiệp theo Luật doanh nghiệp được xác định:
Thứ nhất, nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc nhóm không chịu sự kiểm soát của
Luật cạnh tranh thì chỉ phải làm các thủ tục về đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng vốn,
mua bán cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp mà không phải thực hiện bất cứ thủ tục gì tại
cơ quan quản lý cạnh tranh.
Thứ hai, nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc trường hợp phải thông báo thì đại diện
hợp pháp của các doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi
tiến hành. Sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản rằng hoạt động trên
không thuộc trường hợp bị cấm thì doanh nghiệp mới được tiến hành các thủ tục pháp lý và
đăng ký theo pháp luật doanh nghiệp (theo quy định tại các Khoản 3 Điều 152, Khoản 3 Điều
153 Luật doanh nghiệp, và Điều 20 và 24 Luật cạnh tranh).
Thứ ba, nếu thuộc trường hợp bị cấm thì đương nhiên không được tiến hành bất cứ thủ tục
gì, trừ khi được miễn trừ theo Luật cạnh tranh (theo quy định tại các Điều 152 và 153 Luật
doanh nghiệp, và Điều 18 Luật cạnh tranh).
Vấn đề ở chỗ là cơ quan cạnh tranh không có thẩm quyền thực thi các quy định của pháp luật
doanh nghiệp. Việc Luật doanh nghiệp quy định một số trường hợp sáp nhập và hợp nhất
cần có ý kiến của cơ quan cạnh tranh là phù hợp, đảm bảo tính thống nhất về quan điểm lập
pháp của cả hai hệ thống luật. Tuy nhiên, các quy định cụ thể liên quan đến việc xác minh các
yếu tố để cho phép hoặc không cho phép sáp nhập, hợp nhất hay mua lại trong hai luật lại
có sự khác biệt. Luật cạnh tranh quy định mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham
gia tập trung kinh tế hoặc quy mô của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế làm điều kiện để
kiểm soát tập trung kinh tế. Trong khi đó Luật doanh nghiệp quy định thị phần của công ty
hợp nhất (trường hợp hợp nhất), công ty nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập) làm cơ
sở để kiểm soát việc tổ chức lại doanh nghiệp. Sự khác biệt trong cách quy định giữa hai hệ
thống luật tạo ra một lỗ hổng và khoảng cách pháp lý rất lớn. Câu hỏi đặt ra là khi được yêu
cầu trả lời bằng văn bản cho các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
26 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
thì cơ quan cạnh tranh sẽ xử lý ra sao. Tất nhiên cơ quan cạnh tranh sẽ phải căn cứ trên cơ sở
các quy định của Luật cạnh tranh để đưa ra câu trả lời. Và nếu như vậy thì sẽ không đáp ứng
được các yêu cầu và điều kiện đặt ra theo Luật doanh nghiệp. Đây chính là điểm chết trong
thực thi đẩy các cơ quan có liên quan vào trong một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát.
1.2.7. Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp
lý và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh
Trong nhiều điều khoản của Luật cạnh tranh có các quy định liên quan đến doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Thứ nhất, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong
những điều kiện được đặt ra tại điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Luật cạnh tranh nhằm cho hưởng
miễn trừ có thời hạn đối với một số dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, quy
mô nhỏ và vừa của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế là một trong những điều kiện xem xét
nhằm xác định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm hay không bị cấm theo quy định tại
Điều 18, Luật cạnh tranh. Thứ ba, quy mô nhỏ và vừa của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế
là một trong những điều kiện xem xét nhằm xác định nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế
theo quy định tại Điều 20, Luật cạnh tranh.
Tuy nhiên, Luật cạnh tranh không đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nên
trong quá trình áp dụng cơ quan cạnh tranh phải căn cứ theo các tiêu chí xác định doanh
nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ quy định nhằm thực thi pháp luật doanh nghiệp và pháp
luật đầu tư liên quan đến việc trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phụ thuộc vào điều kiện
phát triển của kinh tế xã hội mà trong mỗi thời kỳ doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định
khác nhau. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây được xác định căn cứ theo Nghị định số
90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay được xác định theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng
6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh
đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa
theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu
tiên), cụ thể như bảng dưới đây.
Quy mô
Khu vực
DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng
Số vốn
Số lao động
Tổng
số vốn
Số lao động
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
Công
nghiệp và
xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
Thương mại
và dịch vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến 50
người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
người đến
100 người
27
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP cũng quy định tùy theo tính chất, mục tiêu của từng
chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên
cho phù hợp.
Như vậy, để áp dụng các quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Điều 18 và Điều 20, Luật
cạnh tranh thì cần sử dụng các quy định xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP.
1.2.8. Quy định về giải thể doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý
và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh
Điều 19, Luật cạnh tranh quy định trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, theo
đó tập trung kinh tế bị cấm (quy định tại Điều 18, Luật cạnh tranh) có thể được xem xét miễn
trừ trong các trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ
bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
Điều 36, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy địnhdoanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải
thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản, theo đó doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể
là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ
của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể
nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của Luật Phá sản.
Đối với phá sản, Luật doanh nghiệp quy định theo tinh thần chung giống Luật cạnh tranh,
dẫn chiếu đến Luật phá sản, theo đó, Điều 160 quy định việc phá sản doanh nghiệp được
thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Đối với giải thể, Luật doanh nghiệp có quy định cụ thể tại Điều 157 về các trường hợp và
điều kiện giải thể doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp (a) kết
thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn, (b) theo quyết
định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công
ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của
Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, (c) công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục, (d) bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác.
Ngoài ra, Điều 158, Luật doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về thủ tục giải thể doanh nghiệp
và Điều 159 quy định cụ thể các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể.
Như vậy, để xác định rõ các doanh nghiệp giải thể làm căn cứ áp dụng quy định tại Điều 19,
Luật cạnh tranh thì cần tham chiếu các quy định về giải thể doanh nghiệp theo quy định của
Luật doanh nghiệp.
1.2.9. Quy định về chia, tách doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp
lý và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh
Điều 117, Luật cạnh tranh và Điều 4, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định về các hình
thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó
đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu
28 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc
các hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài các hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả trong đó
có chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.
Buộc chia, tách doanh nghiệp là một trong những hình thức xử phạt bổ sung được quy định
tại Khoản 3, Điều 25 và Khoản 3, Điều 26, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP.
Mặc dù vậy, Luật cạnh tranh không quy định cụ thể việc chia, tách doanh nghiệp nên các
quy định về chia, tách doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp phải được viện dẫn làm
cơ sở áp dụng.
Điều 150, Luật doanh nghiệp quy định cụ thể về việc chia doanh nghiệp, theo đó công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công
ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới
phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người
lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này. Ngoài ra, điều khoản này
cũng quy định cụ thể thủ tục chia công ty.
Cũng như vậy, Điều 151, Luật doanh nghiệp quy định về việc tách doanh nghiệp, theo đó
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài
sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại
(công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty
được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký kinh doanh, công
ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp
công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị
tách có thoả thuận khác. Điều này cũng quy định cụ thể thủ tục tách công ty.
1.2.10. Quy định kiểm soát hành vi liên doanh theo quy định của Luật cạnh tranh và điều
kiện khi thực hiện đăng ký theo Luật doanh nghiệp
Liên doanh là một trong những hình thức tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh
tranh, theo đó liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng
nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một
doanh nghiệp mới. Thông thường doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp
đồng hợp tác liên doanh giữa hai hay nhiều bên trong đó quy định việc góp vốn nhằm tạo
thành một doanh nghiệp mới.
Như vậy, ở đây có việc thành lập doanh nghiệp mới với sự góp vốn của các bên liên doanh nên
việc thành lập doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Nhìn từ bản chất của
liên doanh và trên cơ sở quy định của Luật doanh nghiệp thì trong trường hợp này doanh
nghiệp mới được thành lập sẽ dưới hình thức Công ty TNHH. Tuy nhiên, do liên doanh là
một trong những hình thức tập trung kinh tế nên chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh.
Theo quy định tại Điều 18, Luật cạnh tranh thì liên doanh bị cấm trong trường hợp thị phần
kết hợp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh chiếm trên 50% trên thị trường liên quan,
trừ trường hợp được cho hưởng miễn trừ (theo Điều 19) hoặc trường hợp doanh nghiệp sau
29
Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
liên doanh vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều 20, Luật cạnh tranh quy định nếu
các doanh nghiệp tham gia liên doanh có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường
liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản
lý cạnh tranh trước khi tiến hành liên doanh. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia liên doanh thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp sau
liên doanh vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không
phải thông báo.
Vấn đề đặt ra là các cơ quan thực hiện việc đăng ký khi tiếp nhận thủ tục đăng ký doanh
nghiệp liên doanh cũng cần phải chú ý các điều kiện kiểm soát hành vi liên doanh theo quy
định của Luật cạnh tranh để có sự phối hợp hiệu quả.
1.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp
1.3.1. Về tính phù hợp, chồng chéo giữa hai hệ thống pháp luật
Có thể nói doanh nghiệp và cạnh tranh là hai phạm trù cơ bản của kinh tế thị trường có quan
hệ mật thiết với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là linh hồn, là động lực phát
triển của nền kinh tế. Về bản chất cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh
doanh. Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc
nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau và các chủ thể có quyền tự do
hành xử trên thị trường.
Với chức năng quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, quy
định về nhóm công ty (Điều 1), Luật doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý và nền tảng cho việc
tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở
hữu khác nhau trong nền kinh tế, nhân tố tạo nên hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tuy
nhiên, để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách hiệu quả thì cần thiết phải có Luật
cạnh tranh - một công cụ nhằm tạo lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng
và lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp hay chủ thể kinh doanh trên thị trường. Với chức
năng kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật
cạnh tranh tạo ra hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được hưởng môi trường cạnh
tranh bình đẳng, hợp pháp.
Có thể nói, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh có quan hệ mật thiết qua lại và
tương hỗ với nhau nên sự phù hợp hoặc mâu thuẫn trong các quy định giữa hai hệ thống
pháp luật này sẽ có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả thực thi của cả hai hệ thống pháp luật.
Trên cơ sở những nội dung rà soát có thể nhận thấy giữa hai hệ thống pháp luật có sự thống
nhất rất cao về quan điểm lập pháp. Mặc dù, quy định nhằm thừa nhận và bảo hộ quyền tự
do kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có quyền được chủ động mở rộng quy mô và ngành
nghề kinh doanh (Điều 8) nhưng bên cạnh đó pháp luật doanh nghiệp cũng phù hợp trên quan
điểm của pháp luật cạnh tranh là thực hiện việc kiểm soát trong những trường hợp việc mở
rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh thông qua các hình thức hợp nhất, sáp nhập cần
được kiểm soát và hạn chế trong những trường hợp có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới môi
trường, cấu trúc cạnh tranh và quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, và của người
tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều quy định cụ thể trong hai hệ thống pháp
30 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành
luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh có sự bổ sung và làm cơ sở, căn cứ pháp lý cho
nhau trong quá trình thực thi.
Mặc dù có sự thống nhất và phù hợp trên quan điểm lập pháp nhưng giữa những quy định
cụ thể trong hai hệ thống pháp luật cũng có nhiều mâu thuẫn, khác biệt tạo nên những lỗ
hổng và khoảng cách lớn về mặt pháp lý làm giảm hiệu quả thực thi của cả hai hệ thống luật
trong thực tế, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc kiểm soát các hành vi tập trung kinh
tế gồm hợp nhất và sáp nhập.
1.3.2. Những đề xuất và kiến nghị trong công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật cạnh
tranh và pháp luật doanh nghiệp
Bởi tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hệ thống
pháp luật là pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh nên sự thống nhất và phù hợp
giữa hai hệ thống pháp luật này cả trên quan điểm lập pháp và trong các quy định cụ thể là
hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi của cả hai hệ thống luật qua đó đảm bảo một
môi trường pháp lý chung thống nhất, đồng bộ, đảm bảo sự vận hành tốt của nền kinh tế để
cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao. Vì lý do đó nên
việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp là
cần thiết nhằm lấp đi những lỗ hổng và khoảng cách pháp lý hiện tại. Cụ thể:
Thứ nhất, cần có sự quy định một cách chính xác và thống nhất về mặt khái niệm đối với
những khái niệm cơ bản trong cả hai hệ thống luật, ví dụ như khái niệm doanh nghiệp bởi
nếu không sẽ tạo ra sự bối rối và nhầm lẫn trong cách hiểu dẫn đến áp dụng hoặc vận dụng
sai các quy định của luật.
Thứ hai, cần có sự sửa đổi các quy định tại Khoản 3, Điều 152 và 153, Luật doanh nghiệp theo
hướng sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc sáp nhập trên
thị trường liên quan để kiểm soát các hoạt động này nhằm đảm bảo sự phù hợp với các quy
định về kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh.
Thứ ba, cần thống nhất lại quy định về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp để đảm
bảo sự thống nhất chung trong cả hai hệ thống pháp luật. Đặc biệt trong các thương vụ mua
lại doanh nghiệp, mua cổ phần cần có quy định và cách hiểu thống nhất việc mua thông
qua tài sản doanh nghiệp (theo Luật cạnh tranh) hay nguồn vốn doanh nghiệp (theo Luật doanh
nghiệp), hoặc cần làm rõ có sự khác biệt cơ bản nào giữa hai hình thức mua này hay không.
Trên cơ sở đó, để đảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp được thống nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước trong hai lĩnh vực này cần tăng cường hợp
tác trong cả hai vấn đề là xây dựng văn bản pháp luật và thực thi pháp luật.
1.3.3. Khuyến nghị trong công tác thực thi luật và chính sách cạnh tranh
Nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực thi và áp dụng các quy định của pháp luật
cạnh tranh trong mối quan hệ với pháp luật về doanh nghiệp cần thực hiện những yêu cầu sau:
Thứ nhất, cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan quản
lý chuyên ngành trong việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
doanh nghiệp nhằm cùng nhau xem xét và đưa ra tiếng nói chung trong các vụ việc có liên
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf
BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf

More Related Content

Similar to BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf

Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyGiang Nguyễn
 
Luat so 43_2013_qh13
Luat so 43_2013_qh13Luat so 43_2013_qh13
Luat so 43_2013_qh13Ttx Love
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anSmall Nguyễn
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...nataliej4
 

Similar to BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf (20)

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
 
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàngPháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngân hàng
 
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đLuận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Luat so 43_2013_qh13
Luat so 43_2013_qh13Luat so 43_2013_qh13
Luat so 43_2013_qh13
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
Kiểm soát hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của Doanh nghiệp
Kiểm soát hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của Doanh nghiệpKiểm soát hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của Doanh nghiệp
Kiểm soát hành vi lạm dụng mang tính trục lợi của Doanh nghiệp
 
La0058
La0058La0058
La0058
 
LUẬT.docx
LUẬT.docxLUẬT.docx
LUẬT.docx
 
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.docThực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
La0008
La0008La0008
La0008
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật cạnh tranh, HAY
 
Luận văn: Tranh chấp nội bộ Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Tranh chấp nội bộ Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệpLuận văn: Tranh chấp nội bộ Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Luận văn: Tranh chấp nội bộ Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH.pdf

  • 1.
  • 2.
  • 3. BÁO CÁO RÀ SOÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỚI PHÁP LUẬT CHUYÊN NGÀNH BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH Hà Nội - 2014
  • 4.
  • 5. 3 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU. .....................................................................................................................7 1. Sự cần thiết của báo cáo............................................................................................................7 2. Mục tiêu của báo cáo.................................................................................................................8 3. Ý nghĩa của báo cáo. ...................................................................................................................9 PHẦN II: RÀ SOÁT SƠ BỘ............................................................................................................11 PHẦN III: NỘI DUNG RÀ SOÁT CỤ THỂ................................................................................15 I. Chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam. ...........................................................15 1. Chính sách cạnh tranh. .......................................................................................................15 2. Nội dung của chính sách cạnh tranh...............................................................................15 3. Pháp luật cạnh tranh và hệ thống các văn bản..............................................................15 4. Nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh....................................................................16 5. Tố tụng cạnh tranh và cơ quan thực thi..........................................................................18 II. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật chuyên ngành....................................19 1. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật doanh nghiệp................................19 1.1. Tổng quan về pháp luật doanh nghiệp. ......................................................................19 1.2. Xem xét các quy định của pháp luật doanh nghiệp trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................19 1.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................29 2. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật viễn thông......................................31 2.1. Tổng quan về pháp luật viễn thông............................................................................31 2.2. Xem xét các quy định của pháp luật viễn thông trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................32 2.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................37 3. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật chứng khoán..................................39 3.1. Tổng quan về pháp luật chứng khoán........................................................................39 3.2. Xem xét các quy định của pháp luật chứng khoán trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................39 3.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................42 4. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật về sở hữu trí tuệ............................43 4.1. Tổng quan về pháp luật sở hữu trí tuệ.......................................................................43 4.2. Xem xét các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................43 4.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp...................................................................................53 Mục lục
  • 6. 4 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành 5. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật đấu thầu. .........................................55 5.1. Tổng quan về pháp luật đấu thầu.............................................................................55 5.2. Xem xét các quy định của pháp luật đấu thầu trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................................................56 5.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................59 6. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật dược. ................................................61 6.1. Tổng quan về pháp luật dược....................................................................................61 6.2. Xem xét các quy định của pháp luật dược trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...............................................................................61 6.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................67 7. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật giá....................................................67 7.1. Tổng quan về pháp luật giá........................................................................................67 7.2. Xem xét các quy định của pháp luật giá trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...............................................................................68 7.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................71 8. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật ngân hàng (ngân hàng thương mại)...72 8.1. Tổng quan về pháp luật ngân hàng. ..........................................................................72 8.2. Xem xét các quy định của pháp luật ngân hàng trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.....................................................................73 8.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................80 9. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật hàng không dân dụng....................81 9.1. Tổng quan về pháp luật hàng không dân dụng......................................................81 9.2. Xem xét các quy định của pháp luật hàng không dân dụng trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh....................................................81 9.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp.................................................................................89 10. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật đầu tư............................................90 10.1. Tổng quan về pháp luật đầu tư. ..............................................................................90 10.2. Xem xét các quy định của pháp luật đầu tư trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...........................................................................91 10.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp..............................................................................93 11. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật kinh doanh bảo hiểm. ................93 11.1. Tổng quan về pháp luật kinh doanh bảo hiểm.....................................................93 11.2. Xem xét các quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................94 11.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................102 12. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật phá sản. .......................................103 12.1. Tổng quan về pháp luật phá sản. ..........................................................................103 12.2. Xem xét quy định của pháp luật phá sản trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................................................................103 12.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................107
  • 7. 5 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành 13. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật xây dựng.....................................108 13.1. Tổng quan về pháp luật xây dựng. .......................................................................108 13.2. Xem xét các quy định của pháp luật xây dựng trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................108 13.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................112 14. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật hàng hải......................................113 14.1. Tổng quan về pháp luật hàng hải.........................................................................113 14.2. Xem xét các quy định của pháp luật hàng hải trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................114 14.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................119 15. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật quảng cáo...................................120 15.1. Tổng quan về pháp luật quảng cáo......................................................................120 15.2. Xem xét các quy định của pháp luật quảng cáo trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................120 15.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................125 16. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật điện lực.......................................126 16.1. Tổng quan về pháp luật điện lực..........................................................................126 16.2. Xem xét các quy định của pháp luật điện lực trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................126 16.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................134 17. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật tần số vô tuyến điện.................135 17.1. Tổng quan về pháp luật tần số vô tuyến điện.....................................................135 17.2. Xem xét các quy định của pháp luật tần số vô tuyến điện trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................135 17.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................139 18. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật khoáng sản.................................141 18.1. Tổng quan về pháp luật khoáng sản....................................................................141 18.2. Xem xét các quy định của pháp luật khoáng sản trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................141 18.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................143 19. Rà soát các quy định về cạnh tranh trong pháp luật xử lý vi phạm hành chính...144 19.1. Tổng quan về pháp luật xử lý vi phạm hành chính...........................................144 19.2. Xem xét các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh.........................144 19.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................148 20. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật thương mại. ................................150 20.1. Tổng quan về pháp luật thương mại. ...................................................................150 20.2. Xem xét các quy định của pháp luật thương mại trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh...................................................150 20.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp............................................................................154
  • 8. 6 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành III. Đánh giá kết quả rà soát và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật.......................156 1. Đánh giá chung về môi trường pháp lý, sự tương thích và phù hợp giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành, và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. .............................................................................................................156 2. Về những mâu thuẫn, chồng chéo và khoảng cách pháp lý giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành. ...................................................................160 3. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. .............164 4. Nguyên tắc áp dụng trong các trường hợp xung đột...............................................166 4.1. Nguyên tắc sử dụng điều khoản xác định hiệu lực hoặc dẫn chiếu................166 4.2. Sử dụng nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật........................................167 4.3. Vận dụng nguyên tắc pháp lý ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành................168 4.4. Lưu ý những trường hợp có sự mâu thuẫn........................................................168 IV. LỜI KẾT. .....................................................................................................................................168
  • 9. 7 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành 1. Sự cần thiết của báo cáo Sau hơn một thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh sẽ tạo hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được hưởng môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp. Đó cũng là yêu cầu cấp bách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trong nền kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã chủ trương xây dựng Luật cạnh tranh như một công cụ mang tính thị trường để quản lý và điều tiết nền kinh tế đất nước trong tình hình mới đồng thời để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/12/1998, Quốc hội khoá X đã ban hành Nghị quyết số 19/1998/QH10 về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 1999 trong đó giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) chủ trì soạn thảo Luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ngày 12/5/2000, Bộ Thương mại ban hành Chỉ thị số 11/2000/CT-BTM về việc triển khai soạn thảo trong đó nêu rõ cạnh tranh và độc quyền là những phạm trù cơ bản gắn liền với kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong sản xuất kinh doanh. Sau quá trình 4 năm soạn thảo, tại kỳ họp thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2004, Luật cạnh tranh được Quốc hội khoá XI thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật cạnh tranh ra đời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường được vận hành có hiệu quả. Luật cạnh tranh của Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá tương đối hiện đại, điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản tác động đến môi trường cạnh tranh cũng như quy định đối tượng áp dụng là mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động tại thị trường Việt Nam, không phân biệt hình thức sở hữu và không loại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước. Được đánh giá là hiến pháp của nền kinh tế thị trường như cách ví của các nhà khoa học nên ngay từ khi được ban hành,Luật cạnh tranh được kỳ vọng là công cụ quan trọng nhằm tạo lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Thực tiễn cho thấy sau hơn 9 năm thực thi, đến nay Luật cạnh tranh đã phát huy được tốt vai trò trong việc tạo lập, duy trì và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật cạnh tranh cũng gặp phải nhiều khó khăn, một phần do có sự mâu thuẫn, chồng chéo Phần 1 Lời mở đầu
  • 10. 8 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành và thậm chí là những lỗ hổng và khoảng cách pháp lý so với pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, cùng với xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, trong những năm qua nhiều luật chuyên ngành đã được xây dựng và ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Trong quá trình ban hành mới và sửa đổi, bổ sung có nhiều quy định liên quan đến cạnh tranh đã được đưa vào pháp luật chuyên ngành để phù hợp với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, một số luật chuyên ngành khác lại có những quy định không phù hợp và tạo ra những rào cản cạnh tranh trên thị trường. Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như là tính hệ thống, đồng bộ trong việc thực thi luật và chính sách cạnh tranh, việc đánh giá sự tương thích, phù hợp hay những mâu thuẫn, chồng chéo giữa luật chuyên ngành so với Luật cạnh tranh cần phải được thực hiện. 2. Mục tiêu của báo cáo Báo cáo tập trung thực hiện nghiên cứu, phân tích để chỉ ra sự tương thích, phù hợp, những mâu thuẫn, chồng chéo và cả các lỗ hổng, khoảng cách pháp lý giữa pháp luật chuyên ngành và pháp luật cạnh tranh, bao gồm cả các quy định về nội dung và các quy định về hình thức. Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu và phân tích, báo cáo đưa ra các đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của các quy định trong pháp luật chuyên ngành trong mối tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh. Thông qua đó, đưa ra khuyến nghị về việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật cạnh tranh hoặc pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo sự thống nhất của cả hệ thống pháp luật, đồng thời đề xuất phương hướng giải quyết hay áp dụng một cách cụ thể trong các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành. Để đạt được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể được xác định: • Xem xét và rà soát tổng thể hệ thống văn bản pháp luật chuyên ngành; • Lựa chọn danh sách luật chuyên ngành quan trọng và có quy định liên quan đến cạnh tranh để thực hiện rà soát; • Rà soát cụ thể nội dung của từng pháp luật chuyên ngành so với nội dung của pháp luật cạnh tranh, bao gồm: * Đánh giá sự tương thích, phù hợp và đồng bộ của từng pháp luật chuyên ngành so với pháp luật cạnh tranh, * Chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng hay khoảng cách pháp lý giữa pháp luật chuyên ngành so với pháp luật cạnh tranh, * Phân tích dựa trên các khảo sát thực tiễn thực thi các quy định của từng luật chuyên ngành có liên quan đến cạnh tranh, * Đề xuất giải phát giải quyết xung đột khi áp dụng pháp luật cạnh tranh trong mối tương quan với từng pháp luật chuyên ngành, * Định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật cạnh tranh/pháp luật chuyên ngành nhằm đảm bảo sự đồng bộ, tính tương thích và thống nhất.
  • 11. 9 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành • Đánh giá một cách tổng thể sự phù hợp, tương thích và sự chồng chéo giữa pháp luật cạnh tranh và hệ thống pháp luật chuyên ngành; • Đề xuất và đưa ra các giải pháp lựa chọn luật áp dụng trong các vụ việc cạnh tranh có xuất hiện các quy định xung đột giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành; • Đề xuất và đưa các khuyến nghị và giải pháp trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật cạnh tranh/pháp luật chuyên ngành để đảm bảo tính phù hợp, sự đồng bộ và thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật. 3. Ý nghĩa của báo cáo Báo cáo có ý nghĩa thực tiễn cao, phục vụ trước hết cho công tác rà soát một cách tổng thể toàn bộ môi trường cạnh tranh dưới góc độ các quy định pháp lý trong từng ngành/lĩnh vực cụ thể để từ đó có định hướng và giải pháp cho việc sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh. Ngoài ra, báo cáo còn được sử dụng như một bộ cẩm nang mang tính tham khảo và định hướng về cách thức giải quyết, áp dụng luật cho các cán bộ làm công tác cạnh tranh trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
  • 12.
  • 13. 11 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành Rà soát sơ bộ là bước đầu tiên được thực hiện trên tổng số 50 luật chuyên ngành, gồm Luật và các văn bản dưới luật, nhằm lập ra danh sách các hệ thống pháp luật chứa đựng những quy phạm, điều khoản hoặc quy định những vấn đề liên quan đến cạnh tranh. Danh sách 50 luật chuyên ngành được rà soát sơ bộ như bảng dưới. TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực Sửa đổi, bổ sung Lq 1 Kinh doanh bảo hiểm 12/09/2000 01/04/2001 24/11/2010 √ 2 Xây dựng 26/11/2003 01/07/2004 √ 3 Thuỷ sản 26/11/2003 01/07/2004 4 Điện lực 03/12/2004 01/07/2005 20/11/2012 √ 5 Phá sản 15/06/2004 15/10/2004 √ 6 Giao thông đường thủy nội địa 15/06/2004 01/01/2005 7 Thương mại 14/06/2005 01/01/2006 √ 8 Hàng hải 14/06/2005 01/01/2006 √ 9 Dược 14/06/2005 01/01/2006 √ 10 Đường sắt 14/06/2005 01/01/2006 11 Du lịch 27/06/2005 01/01/2006 12 Giao dịch điện tử 29/11/2005 01/03/2006 13 Các công cụ chuyển nhượng 29/11/2005 01/07/2006 14 Doanh nghiệp 29/11/2005 01/07/2006 20/06/2013 √ 15 Sở hữu trí tuệ 29/11/2005 01/07/2006 19/06/2009 √ 16 Đấu thầu 29/11/2005 01/07/2006 26/11/2013 √ 17 Đầu tư 29/11/2005 01/07/2006 √ 18 Nhà ở 29/11/2005 01/07/2006 18/06/2009 19 Công nghệ thông tin 29/06/2006 01/01/2007 20 Chứng khoán 29/06/2006 01/01/2007 24/11/2010 √ 21 Hàng không dân dụng 29/06/2006 01/01/2007 √ 22 Kinh doanh bất động sản 29/06/2006 01/01/2007 23 Điện ảnh 29/06/2006 01/01/2007 18/06/2009 24 Chuyển giao công nghệ 29/11/2006 01/07/2007 25 Cư trú 29/11/2006 01/07/2007 20/06/2013 Phần 2 Rà soát sơ bộ
  • 14. 12 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực Sửa đổi, bổ sung Lq 26 Chất lượng sản phẩm, hàng hoá 21/11/2007 01/07/2008 27 Hóa chất 21/11/2007 01/07/2008 28 Thi hành án dân sự 14/11/2008 14/11/2008 29 Công nghệ cao 13/11/2008 01/07/2009 30 Viễn thông 23/11/2009 01/07/2010 √ 31 Tần số vô tuyến điện 23/11/2009 01/07/2010 √ 32 Ngân hàng Nhà nước 16/06/2010 01/01/2011 33 Các tổ chức tín dụng 16/06/2010 01/01/2011 √ 34 Bưu chính 17/06/2010 01/01/2011 √ 35 Khoáng sản 17/11/2010 01/07/2011 √ 36 Khiếu nại 11/11/2011 01/07/2012 25/11/2013 37 Tố cáo 11/11/2011 01/07/2012 38 Tố tụng hành chính 24/11/2010 01/07/2011 39 Bảo hiểm tiền gửi 18/06/2012 01/01/2013 40 Xử lý vi phạm hành chính 20/06/2012 01/07/2013 √ 41 Giá 20/06/2012 01/01/2013 √ 42 Quảng cáo 21/06/2012 01/01/2013 √ 43 Xuất bản 20/11/2012 01/07/2013 44 Hợp tác xã 20/11/2012 01/07/2013 45 Khoa học và công nghệ 18/06/2013 01/01/2014 46 Đất đai 29/11/2013 01/07/2014 47 Trọng tài thương mại 17/06/2010 01/01/2011 48 Lao động 18/06/2012 01/05/2013 49 Kế toán 17/06/2003 01/01/2004 50 Công chứng 29/11/2006 01/07/2007 Kết quả rà soát sơ bộ đã xác định 20/50 pháp luật chuyên ngành rà soát có chứa đựng các quy phạm, điều khoản hoặc quy định những vấn đề liên quan đến cạnh tranh (được đánh dấu √).Từ đó, 20 pháp luật chuyên ngành (như bảng dưới) lần lượt được đánh giá, phân tích sự tương thích, phù hợp với pháp luật cạnh tranh một cách độc lập để từ đó đưa ra kết luận về tính tương thích, phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa từng hệ thống pháp luật chuyên ngành với pháp luật cạnh tranh. Trên cơ sở kết quả rà soát độc lập từng pháp luật chuyên ngành với pháp luật cạnh tranh để đưa ra báo cáo tổng thể trong đó nội dung rà soát được chắt lọc, và từ đó làm toát lên hình ảnh chung của môi trường pháp lý dưới góc độ pháp luật cạnh tranh.
  • 15. 13 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành TT Hệ thống pháp luật rà soát Ban hành Hiệu lực Sửa đổi, bổ sung Lq 01 Doanh nghiệp 29/11/2005 01/07/2006 20/06/2013 √ 02 Viễn thông 23/11/2009 01/07/2010 √ 03 Chứng khoán 29/06/2006 01/01/2007 24/11/2010 √ 04 Sở hữu trí tuệ 29/11/2005 01/07/2006 19/06/2009 √ 05 Đấu thầu 29/11/2005 01/07/2006 26/11/2013 √ 06 Dược phẩm 14/06/2005 01/01/2006 √ 07 Luật giá 20/06/2012 01/01/2013 √ 08 Ngân hàng/các tổ chức tín dụng 16/06/2010 01/01/2011 √ 09 Hàng không dân dụng 29/06/2006 01/01/2007 √ 10 Đầu tư 29/11/2005 01/07/2006 √ 11 Kinh doanh bảo hiểm 12/09/2000 01/04/2001 24/11/2010 √ 12 Phá sản doanh nghiệp 15/06/2004 15/10/2004 √ 13 Pháp luật xây dựng 26/11/2003 01/07/2004 √ 14 Hàng hải 14/06/2005 01/01/2006 √ 15 Pháp luật quảng cáo 21/06/2012 01/01/2013 √ 16 Điện lực 03/12/2004 01/07/2005 20/11/2012 √ 17 Tần số vô tuyến điện 23/11/2009 01/07/2010 √ 18 Khoáng sản 17/11/2010 01/07/2011 √ 19 Xử lý vi phạm hành chính 20/06/2012 01/07/2013 √ 20 Pháp luật thương mại 14/06/2005 01/01/2006 √
  • 16.
  • 17. 15 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành I. Chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt Nam 1. Chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh là một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Chính sách cạnh tranh là tổng hợp tất cả các biện pháp, công cụ vĩ mô của Nhà nước nhằm tạo lập, duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của xã hội và đảm bảo tự do cạnh tranh, đồng thời điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế. 2. Nội dung của chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh một mặt nhằm chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các rào cản làm cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nói cách khác, chính sách cạnh tranh chính là những biện pháp của nhà nước nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Theo cách hiểu này chính sách cạnh tranh bao gồm pháp luật, cơ chế bảo đảm thực hiện và những biện pháp kinh tế nhằm kích thích cạnh tranh. Nội dung của chính sách cạnh tranh bao gồm hai cấu thành quan trọng là các chính sách kinh tế chung của Nhà nước nhằm thúc đẩy cạnh tranh của nền kinh tế trong nước và xây dựng cơ chế pháp luật nhằm xoá bỏ các hành vi phản cạnh tranh trên thị trường. Luật cạnh tranh của Việt Nam đã được xây dựng và ban hành và cùng với các văn bản hướng dẫn tạo nên hệ thống pháp luật cạnh tranh, một cấu phần vô cùng quan trọng trong chính sách cạnh tranh của Nhà nước. 3. Pháp luật cạnh tranh và hệ thống các văn bản Sau hơn một thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên phong phú, phức tạp và gay gắt. Vì vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh sẽ tạo hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được hưởng môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp. Đó cũng là yêu cầu cấp bách, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ trong nền kinh tế thị trường. Với ý nghĩa như vậy, Việt Nam đã chủ trương xây dựng Luật cạnh tranh như một công cụ mang tính thị trường để quản lý và điều tiết nền kinh tế đất nước trong tình hình mới đồng thời để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Tại kỳ họp thứ 4 ngày 20/12/1998, Quốc hội khoá X ban hành Nghị quyết số 19/1998/QH10 về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 1999 trong đó giao cho Bộ Thương mại chủ trì soạn thảo Luật cạnh tranh. Trên cơ sở đó, ngày 12/5/2000, Bộ Thương mại ban hành Chỉ thị số 11/2000/CT-BTM về việc triển khai soạn thảo trong đó nêu rõ cạnh tranh và độc quyền Phần 3 Nội dung rà soát cụ thể
  • 18. 16 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành là những phạm trù cơ bản gắn liền với kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong sản xuất kinh doanh. Sau hơn bốn năm soạn thảo, Luật cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 3/12/2004 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Luật cạnh tranh ra đời là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường được vận hành có hiệu quả. Luật cạnh tranh điều chỉnh hầu hết các vấn đề cơ bản tác động đến môi trường cạnh tranh cũng như áp dụng với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt sở hữu và không loại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước. Được đánh giá là hiến pháp của nền kinh tế thị trường nên ngay từ khi mới được ban hành, Luật cạnh tranh được kỳ vọng là công cụ quan trọng nhằm tạo lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Các văn bản hướng dẫn thi hành gồm Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh (Nghị định số 116/2005/NĐ- CP) và Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định số 120/2005/NĐ-CP). 4. Nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh Luật cạnh tranh gồm 6 chương, 123 điều khoản quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Theo quy định của Luật cạnh tranh, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được chia làm hai nhóm với quy định cấm theo các điều kiện khác nhau. Nhóm thứ nhất gồm các hành vi thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. Nhóm này bị cấm khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên, nhóm này có thể được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: (a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; (b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng
  • 19. 17 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; (c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; (d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá; (đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; (e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhóm thứ hai gồm các hành vi thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Nhóm này bị cấm tuyệt đối và không được hưởng miễn trừ. Về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, Luật cạnh tranh quy định doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp (a) hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; (b) ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; (c) bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. Về doanh nghiệp có vị trí độc quyền, Luật cạnh tranh quy định doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. Cấm doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi (1) bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; (2) áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; (3) hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (4) áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; (5) áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; (6) ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Cấm doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi trên và hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng, hành vi lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (K3-Đ14). Về các hành vi tập trung kinh tế, Luật cạnh tranh quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
  • 20. 18 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Luật cạnh tranh quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ (theo Điều 19) hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Tập trung kinh tế bị cấm có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản hoặc việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Điều 39, Luật cạnh tranh quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp bất chính, và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác. Theo quy định của Luật cạnh tranh, đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. 5. Tố tụng cạnh tranh và cơ quan thực thi Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh. Cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Liên quan đến vấn đề cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, điều tra và xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc điều tra trên cơ sở đơn khiếu nại hoặc tự khởi xướng khi phát hiện dấu hiệu về hành vi vi phạm. Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ để xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh đã Cơ quan quản lý cạnh tranh điều tra.
  • 21. 19 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành II. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật chuyên ngành 1. Rà soát quy định về cạnh tranh trong pháp luật doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về pháp luật doanh nghiệp Pháp luật doanh nghiệp chính thức được hình thành và phát triển kể từ năm 1990 bằng việc ban hành Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân (cùng được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990). Đây là những văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, gồm các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, do còn nhiều bất cập nên sau gần 9 năm thực thi, ngày 12 tháng 6 năm 1999, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật doanh nghiệp năm 1999 thay thế Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quy định chi tiết hơn các loại hình doanh nghiệp trước đó, bổ sung thêm một loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh và lần đầu tiên quy định về hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Bên cạnh việc ban hành các quy định về quản lý doanh nghiệp thuộc tư hữu, ngày 20 tháng 4 năm 1995, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 để quy định cụ thể việc thành lập và quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, mà trước đó mới chỉ được điều chỉnh thông qua các Nghị định và văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Nhằm tiếp tục hoàn thiện, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 để thay thế Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Ngoài những luật nêu trên còn có Luật hợp tác xã năm 2003 điều chỉnh hoạt động của các hợp tác xã và Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi năm 1996 và năm 2002), sau đó được thay thế bằng Luật đầu tư nước ngoài năm 2005 điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, bằng các văn bản luật riêng rẽ, trước đây chúng ta đã quy định những sân chơi, kiểu chơi riêng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau trên cơ sở yếu tố sở hữu. Tuy nhiên, bằng việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, những sân chơi, kiểu chơi riêng đã được thống nhất thành một sân chơi theo những nguyên tắc và luật chơi chung. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã góp phần tạo ra mặt bằng pháp lý thống nhất, không có sự phân biệt đối xử giữa các mô hình tổ chức kinh doanh thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Luật doanh nghiệp năm 2005 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (sau đây gọi chung là Luật doanh nghiệp). Để thực thi Luật doanh nghiệp, nhiều Nghị định và các văn bản dưới luật khác đã được ban hành tạo nên hệ thống các văn bản pháp luật doanh nghiệp. 1.2. Xem xét các quy định của pháp luật doanh nghiệp trong mối liên hệ và tương quan so sánh với pháp luật cạnh tranh 1.2.1. Về khái niệm doanh nghiệp Khoản 1, Điều 4, Luật doanh nghiệp quy định doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  • 22. 20 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành Mặc dù không trực tiếp nêu khái niệm nhưng Khoản 1, Điều 3, Luật cạnh tranh quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Như vậy, doanh nghiệp hiểu theo Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh hiện nay có điểm khác biệt. Nếu doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thì doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh không chỉ là tổ chức mà còn gồm cả cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Mặc dù quy định doanh nghiệp gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng Luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết khái niệm này được dẫn chiếu theo Luật doanh nghiệp, theo đó kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 2, Điều 4, Luật doanh nghiệp). Mặc dù có sự khác biệt nhưng khái niệm doanh nghiệp trong hai luật trên về cơ bản có sự phù hợp và thống nhất tương đối nên không làm mất đi tính khả thi của cả hai luật này. 1.2.2. Sự thống nhất trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Bằng quy định của Luật doanh nghiệp, Nhà nước cam kết bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo đó doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm1 . Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có quyền (1) tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, (2) lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn, (3) chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng, (4) kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, (5) tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động, (6) chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, (7) tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ, (8) chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp2 . Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp cũng quy định Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính3 . Còn bằng quy định của Luật cạnh tranh, Nhà nước đảm bảo quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên 1 Điều 7, Luật doanh nghiệp 2 Điều 8, Luật doanh nghiệp 3 Điều 5, Luật doanh nghiệp
  • 23. 21 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng (Điều 4, Luật cạnh tranh). Như vậy, sự kết hợp giữa các quy định trên đây của hai văn bản luật tạo nên hệ thống các quy định mang tính thống nhất, phù hợp và xuyên suốt quy định đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên thị trường trong khuôn khổ một môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có sự phân biệt hình về hình thức sở hữu hay các điều kiện doanh nghiệp. 1.2.3. Sự khác biệt và thống nhất giữa các quy định về hợp nhất, sáp nhập Điều 16, Luật cạnh tranh quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp; và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các hoạt động tập trung kinh tế. Điều 4, Luật doanh nghiệp quy định tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Như vậy, khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp và tập trung kinh tế trong Luật cạnh tranh về cơ bản là khác nhau nhưng có sự giống nhau là bao hàm các hành vi hợp nhất và sáp nhập. 1.2.3.1. Đánh giá quy định về hợp nhất Khoản 2, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Cũng về vấn đề hợp nhất, Điều 152, Luật doanh nghiệp quy định hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Như vậy, về cơ bản khái niệm hợp nhất trong Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh là thống nhất không có sự mâu thuẫn. Điều này góp phần đảm bảo tính thống nhất cho cả hệ thống pháp luật nói chung. Mặc dù vậy, với bản chất là kiểm soát và điều chỉnh hành vi nên Luật cạnh tranh không quy định về thủ tục tiến hành hợp nhất trong khi Luật doanh nghiệp quy định rõ về các thủ tục tiến hành hợp nhất. Liên quan đến việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi hợp nhất, các quy định của Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp mặc dù có sự thống nhất về quan điểm tiếp cận nhưng quy định cụ thể lại có điểm khác nhau nên cách thực thi cũng khác nhau, gây ra những bất cập và mâu thuẫn trong khi thực thi. Cụ thể, Luật cạnh tranh quy định cấm hợp nhất đối với trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được cho hưởng miễn trừ (theo Điều 19, Luật cạnh tranh) hoặc trường hợp doanh nghiệp sau hợp nhất vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa4 . Nếu các doanh nghiệp tham gia hợp nhất có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của 4 Điều 18, Luật cạnh tranh
  • 24. 22 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành các doanh nghiệp này phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi hợp nhất vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo5 . Cũng trên quan điểm đó nhưng Luật doanh nghiệp quy định trường hợp hợp nhất mà công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác6 . Như vậy, quy định của Luật doanh nghiệp có sự khác biệt so với Luật cạnh tranh, bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn. Thứ nhất, đó là sự mâu thuẫn giữa các khái niệm trong Điều 152, Luật doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 152, công ty hợp nhất là công ty mới được thành lập trên cơ sở các công ty bị hợp nhất. Vì vậy, nếu việc hợp nhất chưa được thực hiện thì không thể xác định được thị phần của công ty hợp nhất (tức là công ty sau hợp nhất). Điều đó có nghĩa quy định trên đây vô hình đã hàm chứa tính bất khả thi. Thứ hai, có sự khác biệt dẫn đến mâu thuẫn với Luật cạnh tranh, bởi mức thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp trước hợp nhất mà Luật cạnh tranh đặt ra hoàn toàn khác và có bản chất khác với thị phần của công ty hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp. Thực tiễn, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước hợp nhất không nhất thiết phải bằng thị phần của doanh nghiệp sau hợp nhất (tức công ty hợp nhất theo Luật doanh nghiệp). Doanh nghiệp sau hợp nhất hoàn toàn có thể có mức thị phần lớn hơn hoặc nhỏ hơn thị phần kết hợp của các doanh nghiệp trước hợp nhất. Và mức thị phần này chỉ có thể được xác định thực tế sau khi việc hợp nhất đã được thực hiện. Thứ ba, việc Luật doanh nghiệp sử dụng khái niệm thị trường liên quan mặc dù là thống nhất và phù hợp với Luật cạnh tranh nhưng trên thực tế lại có sự bất cập bởi thị trường liên quan là khái niệm của Luật cạnh tranh. Các căn cứ và yếu tố xác định thị trường liên quan do Luật cạnh tranh quy định. Việc xác định thị trường liên quan thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh. Vì vậy, để thực thi điều này trên thực tế cần phải dựa trên các quy định của Luật cạnh tranh. 1.2.3.2. Đánh giá quy định về sáp nhập Khoản 1, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Cũng về vấn đề sáp nhập, Điều 153, Luật doanh nghiệp quy định một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Như vậy, cũng giống như hợp nhất, về cơ bản sáp nhập trong Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp có sự thống nhất. Ngoài khái niệm, Luật doanh nghiệp có quy định về thủ tục sáp 5 Điều 20, Luật cạnh tranh. 6 Khoản 3, Điều 152, Luật doanh nghiệp.
  • 25. 23 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành nhập. Và cũng giống hợp nhất, liên quan đến việc điều chỉnh hành vi sáp nhập, các quy định của Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp mặc dù có sự thống nhất về quan điểm lập pháp nhưng cách quy định khác nhau nên dẫn tới việc thực thi sẽ khác nhau, gây ra sự mâu thuẫn trong thực tiễn. Việc điều chỉnh hành vi sáp nhập của Luật cạnh tranh dựa trên cơ sở mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập trên thị trường liên quan hoặc quy mô của doanh nghiệp sau sáp nhập như đã đề cập. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp quy định trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại điện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Quy định này là khác biệt nên mâu thuẫn với Luật cạnh tranh bởi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia sáp nhập trên thị trường liên quan hoàn toàn khác với mức thị phần trên thị trường liên quan của công ty nhận sáp nhập. 1.2.3.3. Thống nhất sử dụng yếu tố thị phần trên thị trường liên quan làm cơ sở xác định điều kiện trong các vụ việc hợp nhất và sáp nhập Từ các nội dung về hợp nhất và sáp nhập nêu trên có thể thấy một điểm khá thống nhất và phù hợp trong quan điểm lập pháp thể hiện trong cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp là cùng quy định thị phần trên thị trường liên quan làm cơ sở và điều kiện để xác định việc cho phép hoặc không cho phép hợp nhất hoặc sáp nhập. Mặc dù cùng căn cứ trên cơ sở thị phần trên thị trường liên quan nhưng Luật doanh nghiệp không quy định cách xác định, vì vậy trong thực tiễn thực thi có thể dẫn chiếu để sử dụng cách xác định theo Luật cạnh tranh. Theo đó, Điều 3, Luật cạnh tranh quy định thị phần của doanh nghiệp đôi với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Thị phần kết hợp là tổng thị phân trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế. 1.2.4. Quy định về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại Trong các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp không có hình thức mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 13, Luật doanh nghiệp có quy định về việc mua lại cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo đó tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này. Theo quy định của Luật cạnh tranh, mua lại thuộc một trong các hình thức tập trung kinh tế. Khoản 3, Điều 17, Luật cạnh tranh quy định mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Mặc dù ở góc độ hẹp có sự tương đồng về bản chất pháp lý nhưng mua lại cổ phần theo Luật doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh là hai khái niệm khác nhau. Việc mua cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp với mục đích nắm giữ một tỉ lệ cổ phần
  • 26. 24 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành nhất định của một doanh nghiệp nhất định. Trong trường hợp lượng cổ phần mua đạt đủ tỉ lệ để có thể thực hiện việc kiểm soát, chi phối thì sẽ trở thành thương vụ mua lại doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh. Việc mua lại doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh không chỉ dừng lại ở việc mua lại cổ phần tới mức đủ để kiểm soát, chi phối mà còn là việc mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác. Về bản chất pháp lý, mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế thông qua việc thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Sau khi mua lại, doanh nghiệp nắm quyền sở hữu có thể thực hiện việc sáp nhập hoặc không. Nếu thực hiện việc sáp nhập thì sự thống nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập và việc mua lại chỉ là tiền đề cho việc sáp nhập. Trong trường sau khi mua lại có tiến hành các thủ tục sáp nhập thì thương vụ mua lại được coi là sáp nhập. Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, việc mua lại không bị coi là tập trung kinh tế trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc thực hiện quyền kiểm soát, chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng đó phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại này. Thời hạn bán lại doanh nghiệp như quy định nêu trên có thể được gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu chứng minh rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm. Liên quan đến quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại, Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác là trường hợp một doanh nghiệp (doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát. Liên quan đến việc mua lại cổ phần giữa các doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp quy định mức độ đủ để tạo thành mối quan hệ công ty mẹ - con. Khoản 15, Điều 4, Luật doanh nghiệp quy định một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp (1) sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó, (2) có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó, (3) có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. Về giá trị và ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật là tương đồng, nhưng xét về căn cứ xác định và giá trị áp dụng lại có sự khác biệt. Trong khi Luật doanh nghiệp dựa trên mức vốn sở hữu hoặc giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, thì Luật cạnh tranh lại quy định dựa trên giá trị của quyền biểu quyết trong hệ thống bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp còn sử đụng quyền quyết định đến việc sửa đổi, bổ sung điều lệ làm một trong những trường hợp xác lập quan hệ công ty mẹ - con, còn Luật cạnh tranh lại sử dụng quyền chi phối các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ xác lập quyền kiểm soát chi phối.
  • 27. 25 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành 1.2.5. Sử dụng các quy định của pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý trong một số trường hợp tập trung kinh tế Luật doanh nghiệp có nhiều quy định liên quan trực tiếp có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý nhằm làm rõ khái niệm và phạm vi của các hoạt động tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh. Chẳng hạn, để xác định như thế nào là đủ chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát như quy định tại Điều 34, Nghị định số 116/2005/NĐ- CP làm cơ sở áp dụng Khoản 3, Điều 17, Luật cạnh tranh thì cần dẫn chiếu đến những quy định tương ứng về việc quyết định những chính sách tài chính, kinh doanh trong pháp luật về doanh nghiệp. Tùy theo từng hình thức tổ chức của từng loại doanh nghiệp mà mức vốn đủ để chi phối các vấn đề tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp là khác nhau. 1.2.6. Khó khăn khi thực thi các quy định về đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp trên cơ sở điều kiện dẫn chiếu đến Luật cạnh tranh Cũng giống việc thành lập doanh nghiệp mới, tổ chức lại doanh nghiệp đòi hỏi các thủ tục pháp lý nhất định. Thủ tục đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp được xác định: Thứ nhất, nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc nhóm không chịu sự kiểm soát của Luật cạnh tranh thì chỉ phải làm các thủ tục về đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp mà không phải thực hiện bất cứ thủ tục gì tại cơ quan quản lý cạnh tranh. Thứ hai, nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc trường hợp phải thông báo thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành. Sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản rằng hoạt động trên không thuộc trường hợp bị cấm thì doanh nghiệp mới được tiến hành các thủ tục pháp lý và đăng ký theo pháp luật doanh nghiệp (theo quy định tại các Khoản 3 Điều 152, Khoản 3 Điều 153 Luật doanh nghiệp, và Điều 20 và 24 Luật cạnh tranh). Thứ ba, nếu thuộc trường hợp bị cấm thì đương nhiên không được tiến hành bất cứ thủ tục gì, trừ khi được miễn trừ theo Luật cạnh tranh (theo quy định tại các Điều 152 và 153 Luật doanh nghiệp, và Điều 18 Luật cạnh tranh). Vấn đề ở chỗ là cơ quan cạnh tranh không có thẩm quyền thực thi các quy định của pháp luật doanh nghiệp. Việc Luật doanh nghiệp quy định một số trường hợp sáp nhập và hợp nhất cần có ý kiến của cơ quan cạnh tranh là phù hợp, đảm bảo tính thống nhất về quan điểm lập pháp của cả hai hệ thống luật. Tuy nhiên, các quy định cụ thể liên quan đến việc xác minh các yếu tố để cho phép hoặc không cho phép sáp nhập, hợp nhất hay mua lại trong hai luật lại có sự khác biệt. Luật cạnh tranh quy định mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế hoặc quy mô của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế làm điều kiện để kiểm soát tập trung kinh tế. Trong khi đó Luật doanh nghiệp quy định thị phần của công ty hợp nhất (trường hợp hợp nhất), công ty nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập) làm cơ sở để kiểm soát việc tổ chức lại doanh nghiệp. Sự khác biệt trong cách quy định giữa hai hệ thống luật tạo ra một lỗ hổng và khoảng cách pháp lý rất lớn. Câu hỏi đặt ra là khi được yêu cầu trả lời bằng văn bản cho các trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
  • 28. 26 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành thì cơ quan cạnh tranh sẽ xử lý ra sao. Tất nhiên cơ quan cạnh tranh sẽ phải căn cứ trên cơ sở các quy định của Luật cạnh tranh để đưa ra câu trả lời. Và nếu như vậy thì sẽ không đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện đặt ra theo Luật doanh nghiệp. Đây chính là điểm chết trong thực thi đẩy các cơ quan có liên quan vào trong một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát. 1.2.7. Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh Trong nhiều điều khoản của Luật cạnh tranh có các quy định liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ nhất, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những điều kiện được đặt ra tại điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Luật cạnh tranh nhằm cho hưởng miễn trừ có thời hạn đối với một số dạng hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thứ hai, quy mô nhỏ và vừa của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế là một trong những điều kiện xem xét nhằm xác định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm hay không bị cấm theo quy định tại Điều 18, Luật cạnh tranh. Thứ ba, quy mô nhỏ và vừa của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế là một trong những điều kiện xem xét nhằm xác định nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 20, Luật cạnh tranh. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh không đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa nên trong quá trình áp dụng cơ quan cạnh tranh phải căn cứ theo các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ quy định nhằm thực thi pháp luật doanh nghiệp và pháp luật đầu tư liên quan đến việc trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phụ thuộc vào điều kiện phát triển của kinh tế xã hội mà trong mỗi thời kỳ doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định khác nhau. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây được xác định căn cứ theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay được xác định theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như bảng dưới đây. Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng Số vốn Số lao động Tổng số vốn Số lao động Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người
  • 29. 27 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP cũng quy định tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. Như vậy, để áp dụng các quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Điều 18 và Điều 20, Luật cạnh tranh thì cần sử dụng các quy định xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. 1.2.8. Quy định về giải thể doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh Điều 19, Luật cạnh tranh quy định trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, theo đó tập trung kinh tế bị cấm (quy định tại Điều 18, Luật cạnh tranh) có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Điều 36, Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy địnhdoanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản, theo đó doanh nghiệp đang trong nguy cơ bị giải thể là doanh nghiệp thuộc trường hợp giải thể theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành thủ tục giải thể hoặc đang tiến hành thủ tục giải thể nhưng chưa có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của Luật Phá sản. Đối với phá sản, Luật doanh nghiệp quy định theo tinh thần chung giống Luật cạnh tranh, dẫn chiếu đến Luật phá sản, theo đó, Điều 160 quy định việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Đối với giải thể, Luật doanh nghiệp có quy định cụ thể tại Điều 157 về các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp (a) kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn, (b) theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, (c) công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục, (d) bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Ngoài ra, Điều 158, Luật doanh nghiệp cũng quy định cụ thể về thủ tục giải thể doanh nghiệp và Điều 159 quy định cụ thể các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể. Như vậy, để xác định rõ các doanh nghiệp giải thể làm căn cứ áp dụng quy định tại Điều 19, Luật cạnh tranh thì cần tham chiếu các quy định về giải thể doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. 1.2.9. Quy định về chia, tách doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp làm cơ sở pháp lý và tiền đề áp dụng Luật cạnh tranh Điều 117, Luật cạnh tranh và Điều 4, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu
  • 30. 28 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung. Ngoài các hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả trong đó có chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua. Buộc chia, tách doanh nghiệp là một trong những hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại Khoản 3, Điều 25 và Khoản 3, Điều 26, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP. Mặc dù vậy, Luật cạnh tranh không quy định cụ thể việc chia, tách doanh nghiệp nên các quy định về chia, tách doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp phải được viện dẫn làm cơ sở áp dụng. Điều 150, Luật doanh nghiệp quy định cụ thể về việc chia doanh nghiệp, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này. Ngoài ra, điều khoản này cũng quy định cụ thể thủ tục chia công ty. Cũng như vậy, Điều 151, Luật doanh nghiệp quy định về việc tách doanh nghiệp, theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác. Điều này cũng quy định cụ thể thủ tục tách công ty. 1.2.10. Quy định kiểm soát hành vi liên doanh theo quy định của Luật cạnh tranh và điều kiện khi thực hiện đăng ký theo Luật doanh nghiệp Liên doanh là một trong những hình thức tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh, theo đó liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Thông thường doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh giữa hai hay nhiều bên trong đó quy định việc góp vốn nhằm tạo thành một doanh nghiệp mới. Như vậy, ở đây có việc thành lập doanh nghiệp mới với sự góp vốn của các bên liên doanh nên việc thành lập doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Nhìn từ bản chất của liên doanh và trên cơ sở quy định của Luật doanh nghiệp thì trong trường hợp này doanh nghiệp mới được thành lập sẽ dưới hình thức Công ty TNHH. Tuy nhiên, do liên doanh là một trong những hình thức tập trung kinh tế nên chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 18, Luật cạnh tranh thì liên doanh bị cấm trong trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được cho hưởng miễn trừ (theo Điều 19) hoặc trường hợp doanh nghiệp sau
  • 31. 29 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành liên doanh vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều 20, Luật cạnh tranh quy định nếu các doanh nghiệp tham gia liên doanh có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành liên doanh. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc doanh nghiệp sau liên doanh vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo. Vấn đề đặt ra là các cơ quan thực hiện việc đăng ký khi tiếp nhận thủ tục đăng ký doanh nghiệp liên doanh cũng cần phải chú ý các điều kiện kiểm soát hành vi liên doanh theo quy định của Luật cạnh tranh để có sự phối hợp hiệu quả. 1.3. Đánh giá, kết luận và giải pháp 1.3.1. Về tính phù hợp, chồng chéo giữa hai hệ thống pháp luật Có thể nói doanh nghiệp và cạnh tranh là hai phạm trù cơ bản của kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là linh hồn, là động lực phát triển của nền kinh tế. Về bản chất cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh. Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau và các chủ thể có quyền tự do hành xử trên thị trường. Với chức năng quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, quy định về nhóm công ty (Điều 1), Luật doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý và nền tảng cho việc tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau trong nền kinh tế, nhân tố tạo nên hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách hiệu quả thì cần thiết phải có Luật cạnh tranh - một công cụ nhằm tạo lập và đảm bảo một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp hay chủ thể kinh doanh trên thị trường. Với chức năng kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh tạo ra hành lang pháp lý để mọi doanh nghiệp đều được hưởng môi trường cạnh tranh bình đẳng, hợp pháp. Có thể nói, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh có quan hệ mật thiết qua lại và tương hỗ với nhau nên sự phù hợp hoặc mâu thuẫn trong các quy định giữa hai hệ thống pháp luật này sẽ có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả thực thi của cả hai hệ thống pháp luật. Trên cơ sở những nội dung rà soát có thể nhận thấy giữa hai hệ thống pháp luật có sự thống nhất rất cao về quan điểm lập pháp. Mặc dù, quy định nhằm thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có quyền được chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh (Điều 8) nhưng bên cạnh đó pháp luật doanh nghiệp cũng phù hợp trên quan điểm của pháp luật cạnh tranh là thực hiện việc kiểm soát trong những trường hợp việc mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh thông qua các hình thức hợp nhất, sáp nhập cần được kiểm soát và hạn chế trong những trường hợp có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới môi trường, cấu trúc cạnh tranh và quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, và của người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều quy định cụ thể trong hai hệ thống pháp
  • 32. 30 Báo cáo Rà soát PháP luật Cạnh tranh với Pháp luật Chuyên ngành luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh có sự bổ sung và làm cơ sở, căn cứ pháp lý cho nhau trong quá trình thực thi. Mặc dù có sự thống nhất và phù hợp trên quan điểm lập pháp nhưng giữa những quy định cụ thể trong hai hệ thống pháp luật cũng có nhiều mâu thuẫn, khác biệt tạo nên những lỗ hổng và khoảng cách lớn về mặt pháp lý làm giảm hiệu quả thực thi của cả hai hệ thống luật trong thực tế, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc kiểm soát các hành vi tập trung kinh tế gồm hợp nhất và sáp nhập. 1.3.2. Những đề xuất và kiến nghị trong công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp Bởi tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hệ thống pháp luật là pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh nên sự thống nhất và phù hợp giữa hai hệ thống pháp luật này cả trên quan điểm lập pháp và trong các quy định cụ thể là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính khả thi của cả hai hệ thống luật qua đó đảm bảo một môi trường pháp lý chung thống nhất, đồng bộ, đảm bảo sự vận hành tốt của nền kinh tế để cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao. Vì lý do đó nên việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp là cần thiết nhằm lấp đi những lỗ hổng và khoảng cách pháp lý hiện tại. Cụ thể: Thứ nhất, cần có sự quy định một cách chính xác và thống nhất về mặt khái niệm đối với những khái niệm cơ bản trong cả hai hệ thống luật, ví dụ như khái niệm doanh nghiệp bởi nếu không sẽ tạo ra sự bối rối và nhầm lẫn trong cách hiểu dẫn đến áp dụng hoặc vận dụng sai các quy định của luật. Thứ hai, cần có sự sửa đổi các quy định tại Khoản 3, Điều 152 và 153, Luật doanh nghiệp theo hướng sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc sáp nhập trên thị trường liên quan để kiểm soát các hoạt động này nhằm đảm bảo sự phù hợp với các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh. Thứ ba, cần thống nhất lại quy định về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp để đảm bảo sự thống nhất chung trong cả hai hệ thống pháp luật. Đặc biệt trong các thương vụ mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần cần có quy định và cách hiểu thống nhất việc mua thông qua tài sản doanh nghiệp (theo Luật cạnh tranh) hay nguồn vốn doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp), hoặc cần làm rõ có sự khác biệt cơ bản nào giữa hai hình thức mua này hay không. Trên cơ sở đó, để đảm bảo cho các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp được thống nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước trong hai lĩnh vực này cần tăng cường hợp tác trong cả hai vấn đề là xây dựng văn bản pháp luật và thực thi pháp luật. 1.3.3. Khuyến nghị trong công tác thực thi luật và chính sách cạnh tranh Nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực thi và áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh trong mối quan hệ với pháp luật về doanh nghiệp cần thực hiện những yêu cầu sau: Thứ nhất, cần có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan cạnh tranh và cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc đăng ký, thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp nhằm cùng nhau xem xét và đưa ra tiếng nói chung trong các vụ việc có liên