SlideShare a Scribd company logo
1 of 163
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH THỦY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH THỦY
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI
2. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trần Thị Thanh Thủy
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ I
MỤC LỤC...................................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................V
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................VIII
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận án.......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án........................................................................ 3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.................................................3
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.................................................................................. 5
7. Cơ cấu của Luận án.................................................................................................................... 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ................................................................................................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững............................................................................................................ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sảN
theo hướng bền vững.................................................................................................21
1.3. Tóm lược kết quả tổng quan và khoảng trống nghiên cứu ...............................................29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG...............................................................................................30
2.1. Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................................................................30
2.1.1. Khái niệm về phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vữngERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED.
2.1.2. Nội dung phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vữngERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.2. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ...................................................33
2.2.1. Khái niệm về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền
vững..............................................................................................................................33
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền
vững...............................................................................................................................47
2.2.3. Nội dung đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................................37
2.3. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.....................42
iii
2.3.1. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về kinh tế.
............................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3.2. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về xã hội..60
2.3.3. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về môi
trường............................................................................................................................65
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững..........71
2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững...........................................................................................................74
2.6. Kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và bài học cho Nghệ
An..................................................................................................................................79
2.6.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủysản theo hướng bền vững..............................80
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở
Nghệ An.......................................................................................................................85
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012–
2017..............................................................................................................................88
3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An .......................88
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012-2017...................................................................................90
3.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An..................................................90
3.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An đối chiếu với với nội dung đầu
tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững..................................................92
3.3. Tác động của đầu tư đến thực hiện các nội dung phát triển ngành thủy sản theo hướng
bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................................................................107
3.3.1. Về kinh tế..........................................................................................................................107
3.3.2. Về xã hội...........................................................................................................................116
3.3.3. Về môi trường..................................................................................................................120
3.4. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững.........................................................................................................124
3.4.1. Mô tả mẫu khảo sát..........................................................................................................124
3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố................................................................................................124
3.5. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn
tỉnh Nghệ An .............................................................................................................127
3.5.1. Kết quả đạt được..............................................................................................................127
3.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................127
iv
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN .................................................................................................................131
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững ở Nghệ An.................................................................................131
4.1.1. Những cơ hội, thuận lợi...................................................................................................131
4.1.2. Những khó khăn, thách thức.............................................................................155
4.2. Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ....133
4.2.1. Căn cứ xây dựng
4.2.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy
sản theo hướng bền vững .........................................................................................134
4.2.3. Quan điểm đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ................160
4.2.4. Định hướng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................161
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở
Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.................................................................136
4.2.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách.....................................................136
4.2.2. Các đề xuất cơ bản nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền
vững ở Nghệ An........................................................................................................136
4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.......................................................150
KẾT LUẬN ................................................................................................................................152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATSH An toàn sinh học
ATTP An toàn thực phẩm
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
CBTS Chế biến thủy sản
CCĐT Cơ cấu đầu tư
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCLĐ Cơ cấu lao động
CCSX Cơ cấu sản xuất
CNC Công nghệ cao
CSHT Cơ sở hạ tầng
DA Dự án
DAĐT Dự án đầu tư
DN Doanh nghiệp
DNTS Doanh nghiệp thủy sản
DVHCNC Dịch vụ hậu cần nghề cá
DVTS Dịch vụ thủy sản
ĐKSX Điều kiện sản xuất
ĐTPT Đầu tư phát triển
ĐTPTTS Đầu tư phát triển thủy sản
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GO Tổng giá trị sản xuất
HĐĐT Hoạt động đầu tư
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
KHCN Khoa học công nghệ
vi
KKT Khu kinh tế
KTTS Khai thác thủy sản
LĐ Lao động
LĐTS Lao động thủy sản
LLSX Lực lượng sản xuất
NLTS Nguồn lợi thủy sản
NSLĐ Năng suất lao động
NTTS Nuôi trồng thủy sản
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Viện trợ phát triển chính thức
PTBV Phát triển bền vững
PTTS Phát triển thủy sản
QLMT Quản lý môi trường
SPTS Sản phẩm thủy sản
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TC&BTC Thâm canh và Bán thâm canh
THBV Theo hướng bền vững
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMĐT Tổng mức đầu tư
TS Thủy sản
TTTS Trang trại thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
VA Giá trị gia tăng
VĐT Vốn đầu tư
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
XKTS Xuất khẩu thủy sản
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản
theo hướng bền vững .................................................................................................77
Bảng 2.2: Thang đo nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ..........79
Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012–2017.................91
Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An theo nguồn vốn giai đoạn 2012–
2017 .............................................................................................................................93
Bảng 3.3: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An theo ngành hẹp giai đoạn 2012–
2017 ..........................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế nội
ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .....................................................110
Bảng 3.5: Đóng góp của K, L, TFP vào tăng trưởng VA của ngành thủy sản Nghệ An giai
đoạn 2005-2017 ........................................................................................................110
Bảng 3.6: Đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng kinh tế của ......................................111
ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ......................................................................111
Bảng 3.7: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản Nghệ
An giai đoạn 2012-2017 ..........................................................................................112
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ngành thủy sản Nghệ An giai
đoạn 2012-2017 ........................................................................................................113
Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngành thủy sản Nghệ An
giai đoạn 2012-2017 ................................................................................................115
Bảng 3.10: Tỷ lệ xuất khẩu trong giá trị sản xuất ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-
2017 ...........................................................................................................................116
Bảng 3.11: Hệ số GINI theo các lĩnh vực trong ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-
2017 ...........................................................................................................................118
Bảng 3.12: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.13: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Cơ sở hạ tầng đầu tư Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.14: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Chính sách đầu tư thủy sản theo hướng bền
vững của địa phương ..............................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Hệ thống thị trường Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.16: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Đất đai .....Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.17: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Dịch vụ tài chính Error! Bookmark not
defined.
viii
Bảng 3.18: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Lao động .Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.19: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Quản lý nhà nước của địa phương .. Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.20: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Yếu tố quốc tế Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.21: Tổng hợp mức độ quan trọng của yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát
triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.22: Hệ số Cronbach alpha của các thang đo trong mô hình Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.23: Kết quả phân tích hồi quy ....................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.24: Kết quả phân tích hồi quy ....................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.25: Kết quả phân tích hồi quy (Coefficients) ...........Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.1: Phân tích SWOT về đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở
Nghệ An ...................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2025 ..........................................................132
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung phân tích PTBV ngành thủy sản ở Úc .........................................................11
Hình 1.2: Mô hình PTBV ngành thủy sản ................................................................................13
Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu ..............................................Error! Bookmark not defined.
Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ giữa đầu tư, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tiểu
ngành trong ngành thủy sản
.....................................................................................Error! Bookmark not
defined.
Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững ..........................................................................................................75
Hình 3.1: Vốn đầu tư phát triển và Giá trị gia tăng của ngành thủy sản ..............................108
Hình 3.2: Cơ cấu lao động chia theo 4 lĩnh vực của ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn
2012-2017 .................................................................................................................117
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Ngành thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất
nước. Quy mô của ngành TS ngày càng mở rộng và vai trò của nó cũng tăng lên không
ngừng trong nền kinh tế. Thực trạng các cơ sở sản xuất giống, NTTS và CBTS của nước
ta vẫn chưa phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, vẫn sử dụng nhiều LĐ, năng suất
còn thấp, tổn thất chất lượng còn cao, vẫn còn rủi ro mất an toàn thực phẩm và tác động
tiêu cực đến môi trường; KTTS gần bờ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn và hiệu quả khai thác xa
bờ chưa cao. Ngành hàng thuỷ sản vẫn mới chỉ dừng lại ở phân khúc sản xuất nguyên liệu
và chế biến xuất khẩu sản phẩm thô; cạnh tranh mua-bán nguyên liệu giữa các DN và giữa
DN với nông ngư dân chưa được lành mạnh, mối liên kết và hợp tác lỏng lẻo của các chủ
thể trong chuỗi giá trị TS, người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu
cầu của thị trường, chất lượng ATTP chưa được chú ý đầy đủ; các sản phẩm TS Việt Nam
lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam. Điều này dẫn đến SXTS ở
Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững và không ổn định.
Với đặc điểm bờ biển dài hơn 3,260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh
tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2
. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn
rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Ngành thủy sản đã
và đang đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đóng góp
22,5% kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước năm 2017 và nguồn
sinh kế 4 triệu lao động. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản cả về khai thác và
nuôi trồng đạt 7,2 triệu tấn, tỷ trọng các sản phẩm giá trị cao tăng mạnh, giá trị sản
xuất tăng 6,5% so với năm 2016, xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD [28]. Có thể
nói thủy sản có bước phát triển nhanh, mạnh và có những đóng góp quan trọng
trong ngành nông nghiệp, kinh tế đất nước, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng,
đặc biệt từng bước chuyển dịch từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu theo hướng
bền vững hơn,…Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, việc phát triển thủy sản
bền vững đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu
rộng và trước tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu: i) Hạ tầng phát triển,
trong đó cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đang quá tải, không đáp ứng nhu cầu
khai thác hải sản; ii) Việc quản lý khai thác bảo bệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều
bất cập, trang thiết bị, năng lực quản lý và thực thi pháp luật, tuân thủ quy định
IUU, mùa vụ, ngư cụ, chứng nhận khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
quản lý khai thác thủy sản bền vững; iii) Sản xuất thủy sản còn nhỏ lẻ là phổ biến,
liên kết chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản còn
yếu, chế biến còn nhiều bất cập, năng suất nuôi trồng thủy sản thấp, đặc biệt nuôi
tôm nước lợ, giá thành sản xuất cao; iv) Người sản xuất thường không chú ý tới thị
2
trường và các yêu cầu của thị trường, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa
được chú ý đầy đủ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam lại thường không được tiêu
thụ dưới nhãn mác của Việt Nam; v) Nhiều chính sách thủy sản chưa thực sự phát
huy tác dụng;...Điều này dẫn đến sản xuất thủy sản ở Việt Nam đạt hiệu quả chưa
cao, không ổn định và thiếu bền vững.
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có bờ biển dài 82 km, với 6 cửa lạch, có
nhiều làng cá truyền thống từ lâu, cũng không nằm ngoài thực trạng chung của đất nước.
Những năm gần đây, tỉnh đã có hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt và NTTS từ
các chương trình và dự án TS, góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện đời
sống cho người LĐ. Tuy nhiên, ngành TS hiện nay của Tỉnh phát triển chưa bền vững ở
cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Các lĩnh vực của ngành TS phát triển chưa
đồng đều, chưa được chú trọng ĐTPT cân đối, chưa tạo ra được tính đồng bộ về sản
phẩm, nguồn, con giống, chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng cung cấp cho nhu cầu
thị trường trong nước và thế giới hay hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Mặt khác, thu nhập của LĐTS chưa cao và không ổn định. Vấn đề ô nhiễm môi trường
từ hoạt động Nuôi trồng, khai thác và CBTS chưa được đầu tư xử lý đúng mức.
Mặt khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước luận bàn đến PTBV,
ĐTPT trên các phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả còn ít
nghiên cứu tập trung kết hợp cả hai khía cạnh đầu tư và phát triển TS hướng tới tính bền
vững. Hơn nữa, các nghiên cứu liên quan đến đầu tư và phát triển TS chỉ mới tập trung vào
mô tả các nhân tố ảnh hưởng, tiếp cận một số chỉ tiêu đánh giá vẫn còn chưa toàn diện, chưa
quan tâm đến phân tích và làm rõ những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển TS
theo hướng bền vững, cũng như chưa chỉ ra được phương pháp thích hợp để đánh giá mức độ
tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS hướng đến tính bền vững tại một địa phương.
Tình hình trên cho thấy cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về lý luận và thực
trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An để
góp phần đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm đề tài Luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục đích nghiên cứu của luận án:
Nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan
đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp và
kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
1. Đầu tư vào nội dung gì để tạo ra sự phát triển THBV trong ngành TS? Có những nhân
tố nào ảnh hưởng đến quá trình đầu tư đó?
3
2. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản THBV được xác định như thế
nào?
3. Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy ĐTPT ngành thủy sản THBV ở tỉnh
Nghệ An là gì?
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, nội
dung ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS
theo hướng bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững.
- Xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia về ĐTPT ngành TS theo hướng bền
vững, từ đó rút ra bài học về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững cho Nghệ An.
- Đánh giá đúng thực trạng về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trên địa bàn
tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đưa ra các thành tựu và hạn chế trong ĐTPT ngành TS
theo hướng bền vững, đồng thời làm rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.
- Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh, quan điểm và định hướng của ĐTPT ngành TS
theo hướng bền vững trong thời gian tới, luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm
thúc đẩy ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra
theo sơ đồ khung phân tích như ở phụ lục 1.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng
bền vững
+ Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững
ở địa phương trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (trong đó tập trung chủ yếu
khía cạnh kinh tế). Luận án nghiên cứu mô hình định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững (không nghiên cứu cung đầu tư).
- Phạm vi về không gian:
Luận án nghiên cứu ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An trong đó
chú ý nhiều hơn đến các huyện có hoạt động SXTS nổi bật và đại diện vùng miền cho
Nghệ An gồm: Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, Yên Thành, Nam
Đàn, TP.Vinh, Thanh Chương, Nghĩa Đàn.
- Phạm vi về thời gian:
Đánh giá thực trạng ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trong 6 năm gần đây
(2012-2017), nhu cầu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định
lượng để thu thập và xử lý dữ liệu như sau:
4
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu như sau:
- Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Phòng Đăng ký
kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An, Chi Cục Thủy Sản thuộc Sở NN&PTNN tỉnh
Nghệ An, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, trên các địa chỉ internet, … nghiên cứu của các
công trình liên quan đến ĐTPT ngành TS THBV. Các dữ liệu trên chỉ phục vụ cho việc
thống kê, đánh giá và tìm hiểu một số tiêu chí có liên quan đến ĐTPT ngành TS THBV.
- Dữ liệu sơ cấp thông qua dàn bài thảo luận nhóm để thu thập được thông tin trong
quá trình thảo luận và sau đó thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những người quản
lý doanh nghiệp thủy sản, Hợp tác xã thủy sản, Trang trại TS, nông ngư dân đầu tư kinh
doanh TS.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Để xử lý dữ liệu thu thập được, luận án sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: bao gồm việc thu thập số liệu, xắp xếp các số liệu theo
dãy số thời gian, tính các chỉ tiêu thống kê cơ bản như tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ
lệ, … để xem xét, đánh giá xu hướng và tính biến động của số liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả
các phần nghiên cứu của luận án giúp làm rõ về đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, để
nghiên cứu thực trạng ĐTPT ngành TS THBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án phân
tích các nội dung bao gồm quy mô VĐT, vốn và cơ cấu nguồn vốn, nội dung và cơ cấu đầu
tư (CCĐT) theo các ngành kinh tế, nội dung và CCĐT theo các chương trình, dự án ĐTPT
ngành TS THBV. Từ đó tổng hợp lại mới có thể đánh giá được đầy đủ hoạt động ĐTPT
ngành TS THBV trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cố gắng lượng hoá
các nội dung phân tích theo các tiêu chí cụ thể. Để từ đó so sánh đối chiếu với các tiêu
chuẩn đánh giá để rút ra kết luận.
- Luận án sử dụng mô hình hồi quy tương quan để tính toán tác động của các yếu tố
đầu vào vốn (K), lao động (L), năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tổng giá trị gia tăng
của ngành TS tỉnh Nghệ An. Phương pháp luận để ước lượng đóng góp của các yếu tố trên
trong cấu trúc tăng trưởng dựa trên công trình nghiên cứu của Solow (1957) và công thức
tính toán được đề cập đến trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Phúc [26].
- Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ĐTPT ngành TS THBV trên địa
bàn tỉnh Nghệ An bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 20.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến ĐTPT ngành TS theo
hướng bền vững ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực
tiễn như sau:
5
- Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về ĐTPT ngành TS THBV,
xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS
THBV ở 1 địa phương, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT ngành TS THBV.
- Luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ĐTPT
ngành TS THBV của địa phương.
- Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về ĐTPT ngành TS THBV của
một số quốc gia. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về ĐTPT ngành TS THBV cho
Nghệ An.
- Luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng về ĐTPT ngành TS THBV ở các
địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng.
- Đánh giá thực trạng ĐTPT ngành TS THBV ở Nghệ An, những mặt được và
hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải
pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV ở tỉnh Nghệ An.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
+ Ý nghĩa lý luận của luận án:
- Lý luận về ĐTPT ngành TS THBV thực hiện trong luận án góp phần khẳng
định việc thúc đẩy đầu tư vào phát triển ngành TS THBV là yếu tố quan trọng nhất để
đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động này, là cơ sở gợi mở
cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn thu hút ĐTPT ngành TS THBV thì cần phải
chú ý đến các nhân tố tác động đến nhu cầu của nhà đầu tư.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn thu hút, thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV
thì cần phải chú ý đến cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình
thực hiện. Vì vậy, tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt
quan tâm.
+ Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
- Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV ở
tỉnh Nghệ An; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động ĐTPT ngành TS THBV của Nghệ An trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối
tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề ĐTPT ngành TS THBV ở Nghệ An; các địa
phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án
này.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu, Tài liệu tham
khảo, Phụ lục, Nội dung Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến Luận án
6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2017
Chương 4: Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo
hướng bền vững trên địa bàn Tỉnh Nghệ An
7
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Phát triển bền vững (PTBV) là một trong các mục tiêu hàng đầu mà từng ngành
nói chung và ngành thủy sản (TS) nói riêng đã đề ra. Để thực hiện được mục tiêu đó,
các ngành nói chung và TS nói riêng đều phải huy động tối đa các nguồn lực của
mình, bao gồm cả nguồn lực tài chính, vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện đầu tư
phát triển. Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế đã chứng minh đầu tư là nhân tố quan
trọng để tăng trưởng và PTBV về mọi mặt trong từng ngành. Mối quan hệ giữa đầu tư
với tăng trưởng và PTBV nói chung và trong ngành thủy sản được đề cập trong một số
các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển ngành
thủy sản theo hướng bền vững
1.1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát
triển kinh tế
Xuất phát điểm là các học thuyết cơ bản, đặt nền tảng cho các nghiên cứu mối
quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế sau này:
Mô hình Harrod-Domar: Dựa vào lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes, Roy
Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ nghiên cứu độc lập và cùng đưa ra mô hình
giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư ở
các nước phát triển vào những năm 40. Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi ở các
nước này để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư (VĐT) [27].
Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một doanh nghiệp,
một ngành nông nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số VĐT cho nó.
Mô hình này đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng nhưng đã đơn
giản hoá mối quan hệ giữa chúng. Đầu tư là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế nhưng
chưa phải là điều kiện đủ. Tác giả đã bỏ qua việc xem xét hiệu quả sử dụng VĐT đối với
tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mô hình này chưa giải thích được vì sao các quốc gia có tỷ
lệ đầu tư trong thu nhập như nhau nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau.
Mô hình Robert Solow (1956): Nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển Robert
Solow cùng với T.W.Swan đã đưa ra cách lý giải về nguồn gốc của tăng trưởng với
việc bổ sung một nhân tố mới, đó là công nghệ năm 1956. Mô hình này còn được gọi là
mô hình tăng trưởng ngoại sinh vì chỉ các yếu tố bên ngoài là công nghệ và tốc độ tăng
trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững [27].
Solow khẳng định việc tăng VĐT đổi mới công nghệ là rất quan trọng và sự tăng
thêm vốn cũng chứa đựng yếu tố tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Ở trạng thái dừng, tỉ lệ
tăng trưởng của sản lượng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ. Solow đã khắc phục
8
được điểm hạn chế trong mô hình của Harrod-Domar, khẳng định lại một lần nữa để
đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục, không chỉ dựa vào quy mô đầu tư mà yếu tố công
nghệ cũng là cần thiết.
Mô hình tăng trưởng nội sinh: Vào giữa những năm 1980, nhận thấy sự bế tắc
trong cách giải thích tăng trưởng của trường phái tân cổ điển, một số nhà kinh tế bắt
đầu phát triển các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Kết luận của trường phái tân cổ
điển cho rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn chỉ phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và đây là
biến ngoại sinh. Việc này làm lu mờ vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng
và làm các nhà kinh tế không biết làm cách nào thúc đẩy tăng trưởng bằng chính sách
kinh tế. Mô hình tăng trưởng nội sinh cho phép quá trình tích luỹ vốn và tăng trưởng
được duy trì ngay cả trong trường hợp không có tiến bộ kỹ thuật.
Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, đáng chú ý nhất là mô hình R&D
(nghiên cứu và phát triển). Mô hình tăng trưởng dựa trên R&D có điểm giống với mô
hình tăng trưởng tân cổ điển đó là cho rằng tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào tiến bộ kỹ
thuật. Tuy nhiên, trong mô hình này, tiến bộ kỹ thuật không còn là yếu tố ngoại sinh mà
là yếu tố nội sinh. Đầu tư vào R&D là yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng. Để kích thích
đầu tư vào R&D thì chính sách nhà nước phải đảm bảo lợi tức cho lĩnh vực này bằng cách
tăng cường đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm của R&D thường là các bí quyết
công nghệ và không có khả năng loại trừ-nghĩa là việc sử dụng của người này không loại
trừ việc sử dụng đồng thời của người khác. Do đó, nếu không có quyền sở hữu trí tuệ thì
sẽ không đảm bảo được nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ R&D [10].
Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A.Samuelson-hỗn hợp: Các nhà kinh
tế học của trường phái hỗn hợp, tiêu biểu là P.A.Samuelson ủng hộ việc xây dựng một
nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô
hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau. Vì thế, đây được coi là mô hình tăng
trưởng kinh tế hiện đại. Một trong các nội dung cơ bản của nó là: Thống nhất với mô hình
kinh tế tân cổ điển, cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ
(KHCN). Thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuât Cobb-Douglass về sự tác động
của các yếu tố trên với tăng trưởng [10].
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai trò
tiết kiệm và VĐT trong tăng trưởng kinh tế. Cho rằng tiết kiệm là nguồn gốc của
VĐT và là chìa khóa của sự tăng trưởng.
Phát triển từ những mô hình nghiên cứu nền tảng này, nhiều nghiên cứu đã tiếp
tục xem xét mối quan hệ đầu tư-tăng trưởng dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:
John Dennis Gould (1972) trong tác phẩm “Economic growth in history: survey
and analysis”: Khi nghiên cứu một chuỗi những học thuyết về tăng trưởng và nguồn
9
gốc của nó đã chỉ ra những nhân tố đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng bao gồm: nông
nghiệp, tiết kiệm và đầu tư, thương mại quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, tiến bộ
công nghệ, ... Như vậy, ngoài các yếu tố đầu vào truyền thống, tác giả đã bổ sung thêm
một số yếu tố đầu vào mới có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tác giả vẫn
đồng ý rằng tiết kiệm và đầu tư là đặc biệt quan trọng cho một quốc gia đạt được tốc độ
tăng trưởng cao [71].
Sung Sang Park (1992) cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quá trình
tích lũy vốn sản xuất và quá trình tích lũy trình độ công nghệ. Tích lũy vốn sản xuất
được thực hiện một cách liên tục nhờ vào hoạt động đầu tư, trong khi tích lũy công nghệ
phụ thuộc vào đầu tư phát triển con người. Sung Sang Park đã kế thừa và phát triển lý
thuyết Harrod-Domar. Lý thuyết của Park đã nêu thêm một điểm mới là tích lũy công nghệ
phụ thuộc vào đầu tư phát triển con người, hay nói cách khác là tăng vốn con người. Như
vậy muốn thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nên đầu tư vào con người hay chính
là đầu tư phát triển nguồn nhân lực [28].
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc trong báo cáo
“Tương lai của chúng ta” đưa ra năm 1987 đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe
dọa sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó quan trọng nhất phải kể tới là khái
niệm về PTBV là: “Sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho
các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi cho tới hiện nay. Với việc đưa ra khái
niệm này đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu bản chất và các tiêu chí đánh giá PTBV ở
các quốc gia [104].
Giới thiệu về PTBV của Peter P. Roger, Kazi F. Jalal và John A. Boyd: giới thiệu
những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lường và
chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường;
cách tiếp cận và mối liên kết giữa PTBV và giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển
cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, các trục trặc của thị trường và
về vai trò của xã hội dân sự [80].
Tìm hiểu về PTBV của JohnBlewitt (2008) đóng góp một phần quan trọng vào lý
thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và
môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV,
phác thảo về một xã hội bền vững [70].
Các chỉ số PTBV: đo lường những thứ không thể đo của Simon Bell và Stephen
Morse (2008): Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm về một loạt các công cụ,
kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định
tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng. Với nghiên cứu này đã giúp
lượng hoá những chỉ tiêu đánh giá PTBV về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường tại
10
các quốc gia. Điều này thật sự có ý nghĩa đối với công tác quản lý, giám sát và đánh
giá quá trình PTBV [89].
Không chỉ là tăng trưởng kinh tế của tác giả Tatyana P. Soubbotina (2005):
Bên cạnh những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTBV, tác giả cũng đã lý giải một vài
mối quan hệ phức tạp giữa các khía cạnh phát triển khác nhau như tăng trưởng kinh
tế, tăng trưởng dân số, cải thiện giáo dục và y tế, công nghiệp hóa và hậu công
nghiệp hóa, suy thoái môi trường, ... Từ đó giới thiệu một số những thách thức
lớn trong quá trình PTBV từ quy mô toàn cầu đến cấp địa phương. Đặc biệt đáng
chú ý trong tác phẩm này là hệ thống các chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển,
trong đó tác giả cho rằng tỷ lệ tiết kiệm thực trong nước hoặc tỷ lệ đầu tư thực trong
nước là một chỉ tiêu đánh giá PTBV. Đây là chỉ tiêu thống kê mới do các chuyên gia
của ngân hàng thế giới tính cho tất cả các nước và khu vực trên thế giới. Luận cứ của
chỉ tiêu này được tác giả lý giải trên cơ sở tích lũy của cải quốc gia là một chỉ tiêu về
PTBV. Để đảm bảo bền vững thì phải làm cho tài sản tăng lên theo thời gian hoặc ít
nhất là không giảm [29].
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền
vững
Theo quan điểm của Tổ chức nông lương thế giới–FAO (1998), PTBV (bao gồm
nông-lâm và TS), là quá trình quản lý và bảo toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
định hướng sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao cho bảo đảm được thành
tựu và vẫn thoả mãn không ngừng những nhu cầu của con người trong hiện tại và cho
cả các thế hệ tương lai. Sự PTBV như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, nước,
các nguồn gen động, thực vật, không làm thoái hoá môi trường, hợp lý về kỹ thuật, có
hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận được về mặt xã hội [56].
Garcia và các cộng sự (2000) đã đưa ra một nhận định chung về phát triển TS
THBV là [59]:
- Đảm bảo sản lượng thu hoạch đạt mức bền vững, tránh làm cạn kiệt nguồn lợi;
đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm TS.
- Duy trì cơ sở nguồn lợi các loài TS ở mức không gây tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai.
- Bảo tồn tính đa dạng của nguồn lợi, giảm thiểu tối đa tác động xấu của TS nuôi
trồng đến quần đàn tự nhiên.
- Sản xuất TS bền vững phải đảm bảo duy trì hoặc nâng cao lợi ích kinh tế xã hội
của cộng đồng, địa phương và ngư dân trong bối cảnh thương mại quốc tế.
- PTBV TS là phát triển trong sự hợp lý về sinh thái, kinh tế, xã hội, chính trị và
văn hóa.
Với quan điểm này, Garcia và các cộng sự (2000) cũng đã vận dụng vào nghiên
11
cứu về PTBV ngành TS ở Úc dựa trên các tác động từ ngành TS mang lại được trình
bày trong hình 1.1.
Hình 1.1: Khung phân tích PTBV ngành thủy sản ở Úc
Theo đó, ngành TS ở Úc, được xem xét từ những tác động đến con người và tác
động đến môi trường với các chỉ tiêu như bảng 1.1.
Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV ngành thủy sản của Úc
Khía cạnh Tiêu chí
Về kinh tế
- Sản lượng đánh bắt
- Giá trị đánh bắt
- Đóng góp của ngành TS cho GDP
- Giá trị xuất khẩu của ngành TS (so với tổng giá trị các mặt hàng xuất
khẩu)
- Đầu tư vào các đội tàu đánh bắt và cơ sở chế biến
- Thuế và các khoản trợ cấp/giá
- Số lượng công việc
- Mức thu nhập
- Doanh thu thuần của ngành TS
- Số lượng công việc/tham gia đánh bắt
- Số nhân khẩu/dân số
- Tỉ lệ người biết chữ/trình độ văn hóa
Tác động của đánh bắt thủy sản
Tác động đến con người Tác động đến môi trường
Thực phẩm
Việc làm
Thu nhập
Lối sống
Các loài thủy sản chính có gía
trị thương mại
Các loài thủy sản không thuộc
diện đánh bắt
Các mặt khác
12
Về xã hội - Mức độ tiêu thụ protein
- Thu nhập
- Truyền thống/văn hóa đánh bắt
- Công nợ
- Phân bố giới tính trong việc ra quyết định
Về sinh thái
- Cơ cấu đánh bắt
- Độ dồi dào tương đối các loài TS
- Tỉ lệ đánh bắt
- Ảnh hưởng trực tiếp của phương tiện đánh bắt đến các loài TS không
thuộc diện đánh bắt
- Ảnh hưởng gián tiếp của chế độ dinh dưỡng TS
- Ảnh hưởng trực tiếp của phương tiện đánh bắt đến môi trường sống
của TS
- Đa dạng sinh học (các loài TS)
- Thay đổi về khu vực và chất lượng của môi trường sinh thái quan trọng
- Áp lực đánh bắt-khu vực đã đánh bắt so với khu vực chưa đánh bắt
Về quản trị
- Chế độ tuân thủ
- Quyền sử dụng bất động sản
- Tính minh bạch và mức độ tham gia
- Năng lực quản lý
Nguồn: Garcia và các cộng sự (2000)
Năm 2001, Anthony đã khái quát các khía cạnh phân tích PTBV ngành TS dựa
vào bốn thành tố căn bản là (1) bền vững về kinh tế, (2) bền vững về xã hội, (3) bền
vững về môi trường và (4) bền vững về thể chế [40]. Nội hàm của bốn thành tố này
được đề cập đến như hình 1.2.
Bền vững
về thể chế
Bền vững
về kinh tế
Bền vững
về xã hội
Bền vững
về môi trường
13
Hình 1.2: Mô hình PTBV ngành thủy sản
Bền vững kinh tế: Thể hiện qua các khía cạnh: (1) nâng cao được lợi ích cho
người tiêu dùng, định hướng tiêu dùng văn minh; (2) đảm bảo tỷ suất lợi nhuận bình
quân của ngành cao và ổn định qua thời gian dài; (3) đóng góp vào ngân sách nhà nước
(NSNN); (4) trong ngành có sự phân phối hợp lý giữa các doanh nghiệp (DN) tham gia
vào các công đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị của ngành; (5) duy trì được sự tồn tại
lâu dài trong hệ thống nền kinh tế nội địa và quốc tế.
Bền vững xã hội: Thể hiện qua việc duy trì và nâng cao phúc lợi kinh tế, văn
hóa-xã hội cho nhóm cộng đồng trong hệ thống của ngành kinh tế, đảm bảo công bằng
xã hội, không gây cách biệt giàu nghèo, phân phối lợi ích công bằng, không loại trừ
nhóm người nghèo ra trong tiến trình phát triển và không gây tổn hại cho người nghèo.
Sự bền vững về xã hội được thể hiện qua các khía cạnh sau: (1) Trình độ của đội ngũ
nguồn nhân lực tham gia vào ngành liên tục được nâng cao; (2) Sự liên kết và hợp tác
của các DN tham gia vào chuỗi giá trị của ngành tạo ra các đề xuất quản trị nhà nước
đối với ngành hiệu quả; (3) người tiêu dùng ủng hộ những DN có hành động thân thiện
với môi trường và tạo ra phúc lợi cho xã hội.
Bền vững môi trường: Bền vững về môi trường của ngành TS thể hiện qua việc
không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai và phát thải ra môi trường ở mức
độ có thể chấp nhận. Đánh giá sự bền vững về môi trường của ngành TS cần đánh giá:
(1) Sản lượng thu hoạch; (2) Việc duy trì cơ sở nguồn lợi và các loài liên quan; (3)
Công nghệ sản xuất và xử lý phát thải.
Bền vững thể chế: Được thể hiện qua hệ thống các quy tắc về hoạt động của các
chủ thể trong một ngành kinh tế. Bền vững về thể chế được đánh giá qua chất lượng
của các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường (BVMT), khai
thác tài nguyên, xử lý phát thải, cơ chế phân phối và quyền sở hữu.
Nghiên cứu phương pháp quản lý nhằm PTBV ngành TS, điển hình là giải pháp
đồng quản lý cũng đã được áp dụng ở một số nơi. Khái niệm đồng quản lý là sự chia sẻ
trách nhiệm/quyền hạn giữa Chính phủ và cộng đồng ngư dân địa phương sử dụng
nguồn lợi để quản lý nghề cá hoặc tài nguyên tự nhiên khác [84]. Các mô hình đồng
quản lý, bao gồm :
- Mô hình Ngư dân-Chính phủ: còn được biết đến như mô hình quản lý “Dựa
trên ngành” hay mô hình “Đại diện chức năng” bởi nó được tổ chức dựa trên cơ sở
không phải bao gồm tất cả các ngư dân trên một vùng địa lý mà thay vào đó là trên cơ
sở các bộ phận nghề cá như: các nhóm ngư dân cùng đánh bắt loại cá; cùng kích thước
14
tàu thuyền; cùng ngư cụ; hợp tác xã ngư dân. Với tiếp cận dựa theo ngành, ngư dân
trong một ngành chia sẻ quyền và nghĩa vụ với Chính phủ để xây dựng kế hoạch quản
lý cho ngành đó. Các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã tập trung vào mô hình này.
- Mô hình dựa trên cộng đồng (Ngư dân-Cộng đồng-Chính phủ): Thường được
nói đến như “Phương thức quản lý dựa trên cộng đồng”. Đặc trưng của mô hình này là
trọng tâm đặt vào các đơn vị địa lý có thể là một “Cộng đồng” cụ thể hoặc có thể là
một hệ sinh thái xác định, khu vực ven biển hoặc đơn vị hành chính. Việc tham gia vào
phương thức quản lý nói trên có thể giống như mô hình dựa trên ngành là cộng đồng
cùng chia sẻ quyền và nghĩa vụ với Chính phủ xây dựng kế hoạch quản lý cho cộng
đồng đó. Mô hình này được áp dụng phổ biến và thành công ở các nước Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, … .
- Mô hình đa phương: Có sự tham gia của nhiều thành viên và/hoặc công chúng
được chia làm hai nhóm quyết định:
+ Cấp chiến thuật và tác nghiệp (quyết định ngắn hạn) như quy định kích thước
mắt lưới, hoạt động quản lý chỉ có thể bao gồm vai trò của ngư dân và Chính phủ hoặc
nếu quyết định đó có tính công chúng thì vai trò đặc biệt sẽ thuộc về các ngư dân.
+ Cấp chiến lược như các quyết định chính sách liên quan đến việc sử dụng “tối
ưu” nguồn lợi trong dài hạn, việc bảo tồn trong dài hạn cũng như việc tạo lập và phân
bổ các lợi ích nghề cá chắc chắn là vấn đề của toàn thể cộng đồng. Các quyết định này
cần được đưa ra trong một quy trình đồng quản lý có tính mở rộng với sự tham gia của
các cộng đồng và toàn thể công chúng trong khi đó vẫn bảo đảm được vai trò tích cực
của những người sử dụng nguồn lợi, những người tham gia trực tiếp vào quy trình đó.
Cũng cần chú ý rằng, nhiều thách thức nảy sinh ở các khu vực ven biển như thách thức
liên quan tới việc giải quyết xung đột và ra quyết định về các vấn đề môi trường hay
quy hoạch sử dụng đa mục tiêu các khu vực biển, đều vượt ra ngoài phạm vi nghề cá.
Trong trường hợp này, hình thức “Đồng quản lý đa phương” trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết.
1.1.4. Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của ngành theo
hướng bền vững
Với cách tiếp cận phát triển ngành THBV về kinh tế, xã hội và môi trường, các
nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển (ĐTPT) của ngành theo các khía
cạnh này như sau:
*/. Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của ngành nói chung:
Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết
quả và hiệu quả của ĐTPT một ngành qua các chỉ tiêu như sau [27]:
- Chỉ tiêu kết quả ĐTPT ngành: Khối lượng VĐT thực hiện, Tài sản cố định huy
động, Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
15
- Chỉ tiêu hiệu quả ĐTPT ngành bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội:
+ Hiệu quả kinh tế: Mức tăng của giá trị sản xuất (GO) so với toàn bộ VĐT phát
huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu, mức tăng của giá trị tăng thêm (VA) so với toàn bộ
VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu, mức tăng của VA so với giá trị tài sản cố
định huy động trong kỳ nghiên cứu, suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị VA
của ngành, hệ số huy động tài sản cố định.
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản ở trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu
tư theo ngành có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: mức tăng thu ngân
sách, mức tăng thu ngoại tệ hay mức tăng kim ngạch xuất khẩu so với VĐT phát huy
tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của ĐTPT đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(CCKT) và các hoạt động khác.
+ Hiệu quả về xã hội: Số LĐ có việc làm do đầu tư, số LĐ có việc làm tính trên
1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Mức giá trị gia tăng phân phối
cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm
dân cư và vùng lãnh thổ tính trên 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.
Các tác động khác như: chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân,
cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều
kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức
khỏe, … .
*/. Các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp nói chung và
thủy sản nói riêng theo hướng bền vững:
+ Về mặt kinh tế:
Các chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra phản ánh hiệu quả ĐTPT nông nghiệp về kinh
tế của các tác giả đó là: tỷ lệ VĐT phát triển nông nghiệp/GDP nông nghiệp (hoặc giá
trị sản lượng), chỉ số ICOR trong nông nghiệp, và đóng góp VĐT phát triển nông
nghiệp thông qua mô hình số dư Solow trong nông nghiệp.
Chỉ tiêu tỷ lệ VĐT phát triển nông nghiệp/GDP nông nghiệp được ngân hàng
thế giới (WB) [103], quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong
những chỉ tiêu chủ yếu trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Chỉ tiêu
này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp. Do vậy, các tác giả [41], [42], [44], [50],
[67], [103], … đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở tính toán ICOR
nông nghiệp của các quốc gia, lãnh thổ, địa phương.
+ Về xã hội và môi trường:
Sau báo cáo của Gro Harlem Brundland năm 1987 về PTBV, các vấn đề về xã
hội và môi trường được đặc biệt chú ý [43]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trực tiếp liên
quan đến hiệu quả VĐT phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường mới chỉ xuất
hiện những năm gần đây, chủ yếu gồm:
16
Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andres năm 2006 nghiên cứu đầu tư
phát triển bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đã đưa ra kết luận
rằng đầu tư phát triển nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản
xuất, đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp [46].
Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana năm 2011 nghiên cứu quản lý vốn hoạt
động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, VĐT phát triển nông nghiệp tác động đến
phát triển công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao đời sống những người sản xuất
kinh doanh (SXKD) nông nghiệp. Thiếu VĐT phát triển nông nghiệp là nguyên nhân
dẫn đến giảm sút trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung
cấp VĐT phát triển kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát
triển nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát
triển cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp (nâng cao tay nghề của người
LĐ, giảm chất thải ra môi trường) [85].
Kết quả một nghiên cứu nhu cầu VĐT phát triển nông nghiệp Ấn Độ năm 2013
[99] kết luận rằng nhu cầu VĐT phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (chiếm 30%-
40% VĐT phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền kinh tế Ấn Độ, việc ĐTPT hạ
tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, ĐTPT nông nghiệp của tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh
từ năm 2008 đến nay.
Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner năm 2013,
nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận đầu tư phát triển nhằm
nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ những tác hại đến
cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động cung cấp, đảm bảo an
ninh lương thực [98].
Kết quả các chỉ tiêu số việc làm tạo mới do sử dụng VĐT phát triển, số LĐ được
đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ lệ che phủ rừng, diện
tích rừng trồng mới, … đã được nghiên cứu và thể hiện trong các báo cáo của các tổ
chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO.
1.1.5. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong
lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng theo hướng bền vững
Reardon et al. (1996) xây dựng một khuôn khổ định tính về các nhân tố ảnh
hưởng tới hành vi đầu tư của hộ trong nông nghiệp nói chung và TS nói riêng. Theo
nhóm nghiên cứu, hành vi đầu tư phụ thuộc trực tiếp vào hai nhóm nhân tố chính:
nhóm động lực đầu tư, nhóm năng lực đầu tư [86].
Nhóm động lực đầu tư bao gồm:
- Các nhân tố liên quan tới môi trường: các điều kiện khí hậu, môi trường đặc thù
ở địa phương sẽ ảnh hưởng đến động lực đầu tư vì nó ảnh hưởng tới mức sinh lợi và rủi
17
ro của khoản đầu tư.
- Lợi suất đầu tư ròng: lợi suất càng cao thì động lực đầu tư càng lớn.
- Lợi suất tương đối: lợi suất cao tương đối so với các ngành khác sẽ tạo động lực
cho đầu tư nhiều hơn.
- Độ rủi ro (cả tuyệt đối lẫn tương đối): bao gồm biến động về giá, năng suất thu
hoạch, biến động chính sách và chính trị, quyền sử dụng đất, … . Rủi ro càng cao thì
động lực đầu tư càng giảm.
- “Tỷ lệ chiết khấu” của từng hộ gia đình, hay là mức độ sẵn sàng hy sinh lợi ích
hiện tại để cho tương lai. Tham số này phụ thuộc nhiều vào thu nhập của hộ. Các hộ
giàu có hơn thường có “tỷ lệ chiết khấu” cao hơn, và do đó, có động lực đầu tư cao
hơn.
Nhóm năng lực đầu tư bao gồm:
- Chất lượng đất đai sở hữu: Chất lượng đất cao hơn khiến khoản đầu tư có lợi
suất cao hơn, và do đó tạo ra năng lực đầu tư lớn hơn.
- Quy mô đất đai sở hữu: Nhiều quan điểm cho rằng đất đai (tài sản) nhiều hơn
khiến chủ hộ có điều kiện thế chấp và tiếp cận các khoản vốn tài chính nhiều hơn.
- Vốn có sẵn: Vốn dưới các hình thức, dù từ tiền và các tài sản tài chính, cho tới
vật nuôi có thể bán đi để lấy tiền đầu tư, hay các phương tiện sản xuất khác.
- Lao động: Số lượng (quy mô hộ) và chất lượng (trình độ giáo dục, sức khoẻ của
các thành viên).
Ngoài ra, các điều kiện khách quan khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
kết nối động lực đầu tư và năng lực đầu tư:
- Công nghệ hiện hành
- Chính sách vĩ mô nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng của chính phủ
- Cơ sở hạ tầng và môi trường thể chế
- Ổn định chính trị
Một số nghiên cứu khác chỉ ra các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư phát triển
trong khu vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng:
Vấn đề tiếp cận thị trường:
Theo Griffon et al.(2001), có bảy vấn đề lớn khiến thị trường trong khu vực kinh
tế nông nghiệp kém phát triển:
1. Khó khăn trong tiếp cận thị trường vì ở vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt,
khối lượng giao dịch lại ít, khiến chi phí giao dịch bình quân tăng cao.
2. Tính cứng nhắc trong nguồn cung nông sản, xuất phát chủ yếu từ tính dễ hỏng
của chúng và nhu cầu thanh khoản của nông dân.
3. Giá nông sản không ổn định do tính cứng nhắc của nguồn cung, nhu cầu theo
mùa vụ, các chính sách dự trữ của tư nhân và nhà nước biến động.
18
4. Giá cả bất bình đẳng do bị cô lập, vì ít có lựa chọn, và người sản xuất thiếu
thông tin.
5. Thường bị lừa gạt về chất lượng đầu vào như là thiếu bảo đảm về chất lượng
các loại thuốc, hoá chất hay phân bón.
6. Tiềm năng năng suất thấp do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của nông dân
trước nhu cầu thay đổi lớn của một phương thức canh tác.
7. Có ít khả năng tăng chất lượng vì thiếu những thoả ước giữa các bên liên quan
để bảo hành chất lượng và bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên. Vì những tính chất
trên mà thị trường trong khu vực nông nghiệp tự nó khó phát triển, và nông dân vì thế
càng khó có điều kiện tiếp cận các thị trường và môi trường thể chế thân thiện thị
trường. Kết quả là, các nông hộ vừa thiếu nguồn lực cho sản xuất (thiếu vốn, thiếu đất,
vốn con người, vốn xã hội, thiếu điều kiện cho lợi suất tăng theo quy mô), lại vừa phải
đối diện với các điều kiện khó khăn trong khâu lưu thông (rào cản gia nhập thị trường
cao, rủi ro cao, chi phí giao dịch cao, thông tin bất cân xứng, thiếu quyền mặc cả và
đàm phán) [47].
Vấn đề cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển
cũng là một vấn đề đặc thù, và điều này hạn chế hiệu quả và năng suất của sản xuất
nông nghiệp. Hiệu quả và năng suất thấp lại là một nhân tố kìm hãm đầu tư. Như vậy,
cơ sở hạ tầng (CSHT) kém phát triển là một nhân tố kìm hãm đầu tư vào khu vực nông
nghiệp. Pinstrup-Andersen & Shimokawa (2006) thảo luận chi tiết về vấn đề này và
cung cấp nhiều nguồn tài liệu tham khảo có giá trị [81]. Brown (1999) hệ thống hoá
những nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của việc xây dựng đường cao tốc lên sự
phát triển kinh tế của khu vực nông thôn [48].
Vấn đề thị trường tài chính-tín dụng:
Một trong những thị trường quan trọng nhất nhưng cũng kém hoàn hảo và không
đầy đủ nhất là thị trường tài chính và tín dụng nông thôn. Conning & Udry (2007) thực
hiện một điều tra tổng quan rất chi tiết và cập nhật về các nghiên cứu như vậy. Hai tác
giả cho rằng thị trường tài chính nông thôn có hai đặc điểm quan trọng là (i) Tính rời
rạc hay nhiều lúc hoàn toàn trống vắng, và (ii) Sự can thiệp rất sâu của chính phủ.
Thị trường tài chính kém phát triển trong khu vực nông thôn đã cản trở quá trình
bình ổn thu nhập của người dân như trong các mô hình lý thuyết chuẩn với thị trường
tài chính đầy đủ và hoàn hảo. Do đó, người nông dân thường lựa chọn quyết định đa
dạng hoá để giảm rủi ro hơn là chuyên môn hoá. Chẳng hạn, Rosenzweig & Stark
(1998) chỉ ra rằng người dân có thể chọn hình thức di cư ra thành thị như là một cách
phân tán rủi ro khỏi hoạt động nông nghiệp thuần tuý. Điều tương tự như vậy đối với
đầu tư là có thể hiểu được [88].
19
Theo Egger (2005), trong khi nhu cầu của người nông dân về các công cụ bảo
hiểm tài chính là rất cao, thì nguồn cung lại rất hạn chế do đặc thù của khu vực nông
thôn khiến chi phí thông tin và giám sát thường cao [54].
Với mong muốn hướng tới các công cụ tài chính mới cho khu vực nông thôn, WB
(2005b) cho rằng việc cung cấp các công cụ tài chính phù hợp với đặc thù từng giai
đoạn của chuỗi giá trị trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết [101]. Thêm vào đó,
IFAD (2003) cũng cho rằng nên xem xét các công ty thương mại ở khu vực nông thôn
như là những nguồn tín dụng đáng được khai thác [68].
Ngoài ra, nhiều tác giả cũng cho rằng trong thời gian gần đây, tiền gửi về từ
người di cư ra thành thị hoặc nước ngoài đang ngày càng trở thành một nguồn tài chính
quan trọng đối với khu vực nông thôn. Do đó, chi phí di cư cũng như chuyển tiền đều
có thể tác động đến nguồn tài chính mà các nông hộ được hưởng.
Vấn đề nghiên cứu phát triển (từ khu vực tư nhân):
Các lý thuyết tăng trưởng chung đều đề cao sự phát triển của tri thức và công
nghệ với tư cách là động lực chính cho quá trình tăng trưởng dài hạn. Lĩnh vực nông
nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong
lĩnh vực nông nghiệp có vai trò sống còn đối với các nước đang phát triển còn dựa
nhiều vào nền kinh tế nông nghiệp. Để thúc đẩy nghiên cứu từ khu vực tư nhân, Wright
et al. (2007) đề cao vai trò của chế độ bản quyền trong việc tạo ra động lực đầu tư cho
nghiên cứu [102]. Pray et al.(2007) nhấn mạnh đến vai trò tương hỗ giữa nghiên cứu
của khu vực công và khu vực tư [82]. Pray & Guglie (2001) khảo sát chi tiết quy mô và
cơ chế thực hiện các nghiên cứu trong nông nghiệp của khu vực tư ở Châu Á [83].
Về ảnh hưởng của thuế:
Tác động của thuế đến hành vi đầu tư, không những về quy mô mà cả về cấu trúc,
là khá dễ hiểu và đã được minh chứng qua rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của
thuế nói chung.
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, LeBlanc & Hrubovcak (1986) và Halvorsen
(1991) là những tác giả có nỗ lực xác định sự ảnh hưởng của chính sách thuế lên đầu tư
trong khu vực này ở Mỹ [74]. Halvorsen (1991) sử một mô hình kinh tế lượng để ước
lượng ảnh hưởng của đạo luật cải cách thuế ở Mỹ năm 1986 lên đầu tư trong nông
nghiệp ở nước này. Kết quả cho thấy việc bãi bỏ hình thức tín dụng thuế đầu tư qua đạo
luật cải cách thuế 1986 đã làm giảm tổng đầu tư trong khu vực nông nghiệp, đồng thời
tạo ra sự dịch chuyển đầu tư vào công cụ sản xuất sang nhà xuởng. Hiệu ứng này có thể
xem là giống như kết quả của việc tăng thuế đánh vào đầu tư nông nghiệp [61].
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang: Các yếu tố cơ bản mà địa
phương cần phải đầu tư để cải thiện khả năng đầu tư và kinh doanh có thể phân thành
ba nhóm chính như sau [30]:
20
- Nhóm các yếu tố về hạ tầng cơ sở: Duy trì và phát triển một CSHT cơ bản
tương thích với môi trường thiên nhiên (điện nước thoát nước, thông tin liên lạc, giao
thông vận tải).
- Nhóm các yếu tố về chế độ, chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh: Cung cấp
những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và cho cộng
đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương các dịch vụ hành chính pháp
lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh).
- Nhóm các yếu tố về môi trường sống và làm việc: Tạo ra môi trường sinh sống
và làm việc có chất lượng cao (môi trường, hệ thống trường học đào tạo kỹ năng
chuyên môn y tế vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).
Trần Hữu Cường và Bùi Thị Nga cho rằng “Môi trường đầu tư trong nông nghiệp
là khung pháp lý và những quy định, những rào cản tham gia và rút khỏi ngành kinh
doanh, các điều kiện trong thị trường về LĐ, tài chính, thông tin, dịch vụ CSHT, cũng
như các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp khác ảnh hưởng đến việc đầu tư, đầu tư
mở rộng SXKD, tạo việc làm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân, DN hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư vào
nông nghiệp tại một địa phương như sau [9]:
- Quản lý nhà nước của địa phương: Một cơ chế quản lý rõ ràng, minh bạch và
đảm bảo sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư nhiều hơn. Ngược
lại, nếu các nhà quản lý tham nhũng, sách nhiễu, thủ tục đầu tư và tổ chức rườm rà, mất
thời gian, chính sách kinh tế không ổn định, sự phối kết hợp lỏng lẻo giữa các tổ chức
ban ngành, thái độ tiêu cực của công chức đối với Doanh nghiệp, thời gian hoàn tất thủ
tục chậm, … thì các nhà đầu tư sẽ dè chừng khi quyết định đầu tư phát triển kinh
doanh.
- Chính sách nông nghiệp của địa phương: Các chính sách, quy định hỗ trợ nông
nghiệp của địa phương, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, khuyến khích HTX, trang trại,
chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách thuế, … cũng giúp thúc đẩy các hoạt động đầu tư
vào nông nghiệp địa phương.
- Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý chất thải, …
cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào nông nghiệp.
- Hệ thống thị trường: Hệ thống thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, sự đầy đủ,
rõ ràng về thông tin thị trường, các hoạt động liên doanh liên kết trên thị trường sẽ là
các yếu tố có tác động lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Một thị trường
rộng mở, dân số đông, tiềm năng chi tiêu lớn sẽ làm tăng sức hút VĐT.
- Kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ cũng là yếu tố có ảnh hưởng
đến việc đầu tư của các nhà đầu tư. Một khu vực có trình độ khoa học kỹ thuật công
nghệ cao sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn vào các hoạt động SXKD
21
và ngược lại.
- Đất đai: Là tư liệu chính của sản xuất nông nghiệp. Các chính sách về quy
hoạch đất nông nghiệp, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn thuê
đất, thời gian thuê đất, … sẽ là những yếu tố có tính chất quyết định đến môi trường
đầu tư vào địa phương. Nó sẽ là những yếu tố hoặc thúc đẩy, khuyến khích hoặc kìm
hãm hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào nông nghiệp địa phương.
- Tài chính: Các yếu tố như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống,
mức lãi suất, chi phí giao dịch, thủ tục vay vốn, thời gian vay, … cũng là những yếu tố
mà các nhà đầu tư quan tâm khi muốn đầu tư vào nông nghiệp.
- Lao động: Các yếu tố thuộc về thị trường LĐ như mức tiền công, sự sẵn có lực
lượng LĐ có tay nghề, kỹ năng và trình độ của người LĐ, … sẽ là những yếu tố ảnh
hưởng rất quan trọng đến việc đầu tư. Một nền kinh tế có đội ngũ LĐ trẻ, dồi dào, có
khả năng với chi phí LĐ thấp cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư để khai thác lợi
thế về LĐ.
Các yếu tố trên cấu thành nên môi trường đầu tư vào nông nghiệp. Nó tác động
tới kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp.
1.2. Tình hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đầu tư phát triển
ngành thủy sản theo hướng bền vững
1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đầu tư phát triển nông nghiệp
Áp dụng cơ sở khoa học của VĐT và hiệu quả VĐT vào ngành nông nghiệp là
đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Văn Phát, Hồ Sỹ Nguyên, Phạm Thị Khanh, cụ thể:
Tác giả Nguyễn Văn Phát đề cập đến nội dung VĐT, xác định VĐT có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT,
đồng thời đánh giá việc phân bổ VĐT cho các ngành sản xuất, là 1 trong 3 nhân tố
chính ảnh hưởng đến quá trình CNH–HĐH ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng
định nông nghiệp nhận được lượng VĐT thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% tổng VĐT;
ngành TS có tốc độ tăng trưởng rất tốt nhưng VĐT rất thấp luôn nhỏ hơn 3%. Tuy
nhiên, mức độ đề cập đến nội dung VĐT ở tầm khái quát [25].
Đánh giá hiệu quả VĐT phát triển nông nghiệp qua hệ số ICOR là kết quả rõ nét
nhất của Hồ Sỹ Nguyên. Nghiên cứu cho thấy ICOR nông nghiệp thay đổi lớn giữa các
năm trong giai đoạn nghiên cứu do dữ liệu VĐT cho nông nghiệp bao gồm cả các dự
án phát triển hạ tầng chung của toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các
ngành trong nông nghiệp, hoặc theo vùng, theo nguồn vốn, DN nông nghiệp [22].
Vốn đầu tư vào KHCN trong nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông
nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào
hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp,
22
nông thôn là kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Khanh [17].
Phạm Văn Ơn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và động lực đầu tư phát triển Nông nghiệp
ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu. Kết quả của nghiên cứu định tính
cho thấy trong điều kiện BĐKH các DN và người nông dân đầu tư tại ĐBSCL quan
tâm vào ba nhóm yếu tố chính đó là: CSHT đầu tư, chế độ chính sách đầu tư và môi
trường sinh sống làm việc. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên
cứu định lượng cho thấy, nhóm các yếu tố về CSHT đầu tư bao gồm 5 yếu tố chính đó
là: (1) Giá cả, (2) Đất đai, (3) CSHT kỹ thuật, (4) Lao động, (5) Tiếp cận. Nhóm các
yếu tố về chế độ chính sách đầu tư bao gồm 3 yếu tố đó là: (1) Luật pháp, (2) Dịch vụ,
(3) Tín dụng. Nhóm các yếu tố về môi trường sinh sống và làm việc cũng bao gồm 3
yếu tố: (1) Môi trường sống, (2) Môi trường làm việc, (3) Kỹ năng. Kết quả phân tích
hồi quy đa biến cho thấy có 7 yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư của các nhà đầu
tư đầu tư nông nghiệp tại vùng ĐBSCL. Bảy yếu tố đó là: (1) Giá cả, (2) Đất đai, (3)
Tiếp cận, (4) Luật pháp, (5) Tín dụng, (6) Môi trường sống, (7) Môi trường làm việc.
Trong các yếu tố này môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo là
yếu tố về môi trường sống. Yếu tố tín dụng và tiếp cận có tác động ít hơn [24].
1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững thủy sản
S. Garcia, Fishery Resources Division đề xuất các chỉ tiêu PTBV nghề cá. Các
chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để phát hiện và theo dõi các điều kiện và xu hướng trong
ngành TS, giám sát tính bền vững của ngành TS, các chính sách phát triển TS và hoạt
động quản lý liên quan đến các thành phần khác nhau của hệ thống TS: môi trường, tài
nguyên mục tiêu, các loài có liên quan và phụ thuộc, các điều kiện kinh tế-xã hội, và
bối cảnh văn hóa. Lý tưởng nhất, nó xem xét các yếu tố môi trường, tài nguyên, kinh
tế và xã hội bền vững một cách thống nhất. Các chỉ số cần thiết để theo dõi, trong đó
mỗi chỉ số có thể tích hợp nhiều hơn một biến sẽ cần thiết để theo dõi như sau [92]:
1. Các nguồn huy động VĐT (sự phong phú, đa dạng, khả năng phục hồi)
2. Môi trường (tham chiếu đến tình trạng nguyên sơ, … )
3. Các công nghệ (năng lực, thân thiện môi trường, … )
4. Các tổ chức (quyền đánh bắt cá, hệ thống thực thi, … )
5. Những lợi ích của con người (thực phẩm, việc làm, thu nhập, … )
6. Tính kinh tế của việc khai thác (chi phí, doanh thu, giá, … )
7. Bối cảnh xã hội (sự gắn kết xã hội, tham gia, tuân thủ, … )
23
Áp dụng mô hình đồng quản lý TS là giải pháp PTBV của ngành TS. Nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình đồng quản lý TS của ngư dân
Iran là mục tiêu nghiên cứu của MS Allahyari. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình đồng
quản lý ngành TS được phân loại thành 9 nhóm: (1) Mục tiêu chung, (2) Đánh bắt cá
bền vững, (3) Sự dân chủ), (4) Tính đồng nhất, (5) Phụ thuộc địa phương, (6) Tham
gia vào giải quyết vấn đề, ( 7) Tính hợp pháp, (8) Ngư nghiệp và (9) Kinh tế. Kết quả
cho thấy: Mục tiêu chung, Đánh bắt cá bền vững, Sự dân chủ có tác động lớn nhất đến
sự thành công của mô hình đồng quản lý ngành TS [76].
Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành TS là biện pháp để PTBV về kinh tế và
sẽ tạo điều kiện thuận lợi để PTBV xã hội và môi trường trong ngành TS. Vì vậy,
Nguyễn Kim Phúc đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng tăng trưởng ngành TS, vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để
xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa giá trị sản phẩm TS tăng thêm
(VA) theo vốn (K) và lao động (L). Sau đó, tác giả áp dụng phương trình tốc độ tăng
trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Những lý thuyết này được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho
nghiên cứu trong ngành TS Việt Nam [26].
Nghiên cứu giải pháp kinh tế và môi trường trong NTTS hướng tới bền vững là
đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Tác giả phân tích ảnh hưởng của
các yếu tố (quy mô, cơ cấu NTTS) đến hiện trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của
môi trường đến phát triển NTTS, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
NTTS với chất lượng môi trường nước. Công trình phân tích các giải pháp kinh tế và
QLMT hiện đang áp dụng đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực thi
chính sách, pháp luật BVMT trong hoạt động phát triển NTTS nhằm đáp ứng yêu cầu
PTBV. Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và QLMT
nhằm thúc đẩy NTTS phát triển ổn định, bền vững hơn nữa trong tương lai [1].
Phát triển SXKD TS theo chuỗi giá trị từ người sản xuất cho đến người tiêu dùng
cuối cùng sẽ góp phần PTBV ngành TS, Nguyễn Thị Thúy Vinh phân tích chuỗi giá trị
TS được xác định thông qua lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của
các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích hoạt động quản lý chuỗi
và phát triển chuỗi. Nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá và
các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị TS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sản
phẩm ở từng khâu của chuỗi chưa được cấp chứng chỉ về chất lượng như HACCP,
VietGAP, BMP, ... Vì vậy, sản phẩm của chuỗi khó có thể truy xuất được nguồn gốc
và việc tham gia vào thị trường xuất khẩu là rất khó khăn. Nhà nước nên hoàn thiện
các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các tác nhân tham gia gắn kết vào
24
hoạt động của chuỗi; đồng thời để quản lý hiệu quả chuỗi GTTS từ khâu đầu tiên cho
đến khâu cuối cùng. Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi dài hạn cho các
tác nhân đã tham gia vào chuỗi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt, mở rộng kinh doanh,
đào tạo nâng cao năng lực SXKD và áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đúng quy
trình. Địa phương nên xây dựng chính sách thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng
sản phẩm TS từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi. Sở NN&PTNT phối hợp
với Sở KH&CN rà soát lại toàn bộ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm TS và xây
dựng lại theo đúng quy chuẩn quốc tế, đồng thời cùng phối hợp xây dựng quy trình
truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vận động tuyên truyền áp dụng các tiêu chuẩn quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như VietGap, HACCP, CoC,… Đẩy mạnh công
tác khuyến ngư, tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý
SXKD cho các tác nhân, đồng thời tăng cường công tác quản lý môi trường, dịch bệnh
và bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Khuyến khích và hỗ trợ các hình thức liên
kết trong SXKD để nâng cao năng lực và phát triển lợi thế cạnh tranh. Đối với các tác
nhân tham gia chuỗi GTTS NghệAn, tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi, đánh bắt, chế
biến và bảo quản phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các tác nhân cần chủ
động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trong
và ngoài nước [37].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu kế thừa khung phân tích PTBV quốc gia và
gắn kết với các đặc trưng các công đoạn hoạt động của ngành CBTS với đầy đủ các
hoạt động của các đối tượng tham gia từ đầu vào, sản xuất, đầu ra và vai trò quản trị
điều phối của chính phủ. Vì vậy, các gợi ý từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phát
huy hiệu ứng về việc cải thiện hoạt động của các đối tượng tham gia ngành CBTS
hướng đến PTBV. Luận án đưa ra một khung phân tích gắn với cấu trúc của ngành
nhằm bổ sung vào mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam và vận dụng
mô hình này kiểm định vào một địa phương cụ thể tại ĐBSCL nhằm xác định tính phù
hợp thực tiễn của mô hình từ đó đề xuất gợi ý chính sách đồng bộ hơn góp phần PTBV
ngành CBTS ở Việt Nam. Luận án này dựa vào bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực
tiễn ngành CBTS Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ phát triển một khung
phân tích và mô hình PTBV nhằm giải quyết có hệ thống các trụ cột bền vững cho
ngành CBTS trên cơ sở phân tích các công đoạn của quá trình họat động của ngành từ
đầu vào, sản xuất, cho đến đầu ra. Nghiên cứu đề xuất được mô hình đánh giá PTBV
cho tất cả các khâu hoạt động của lĩnh vực CBTS; cũng như xây dựng được các hệ
thống các chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ giữa các trụ cột PTBV
của ngành CBTS tại Tỉnh Bến Tre [14].
Nguyễn Văn Cường hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận về
sinh kế, sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân; đưa ra khái niệm đầy đủ
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

More Related Content

What's hot

KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (15)

Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt NamLuận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
 
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, HAY - Gửi miễn phí...
 
QT070.doc
QT070.docQT070.doc
QT070.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước
 
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả... một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
một số biện pháp nâng cao chất lượng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hả...
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Nhà máy Kỹ thuật, HAY
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Nhà máy Kỹ thuật, HAYLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Nhà máy Kỹ thuật, HAY
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Nhà máy Kỹ thuật, HAY
 
Luận văn: Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự á...
Luận văn: Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự á...Luận văn: Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự á...
Luận văn: Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự á...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần đầu tư...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanhCông tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Công tác thu Bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông áGiải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 

Similar to Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Morton Greenholt
 
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdfLuan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
hoang hiep
 

Similar to Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (20)

Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạiNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Luận án: Quản lý ngân sách cho quỹ phát triển khoa học công nghệ
Luận án: Quản lý ngân sách cho quỹ phát triển khoa học công nghệLuận án: Quản lý ngân sách cho quỹ phát triển khoa học công nghệ
Luận án: Quản lý ngân sách cho quỹ phát triển khoa học công nghệ
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, HAY, 9 ĐIỂM
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdfLuan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
 
Luận án: Tích tụ vốn tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, 9đ
Luận án: Tích tụ vốn tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, 9đLuận án: Tích tụ vốn tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, 9đ
Luận án: Tích tụ vốn tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, 9đ
 

More from Luận Văn 1800

More from Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Đề Tài : ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH THỦY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH THỦY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI 2. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG HÀ NỘI - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Thanh Thủy
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ I MỤC LỤC...................................................................................................................................... II DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................V DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................VII DANH MỤC HÌNH....................................................................................................................VIII MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của luận án.......................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án........................................................................ 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.................................................3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án................................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.................................................................................. 5 7. Cơ cấu của Luận án.................................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững............................................................................................................ 7 1.2. Tình hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sảN theo hướng bền vững.................................................................................................21 1.3. Tóm lược kết quả tổng quan và khoảng trống nghiên cứu ...............................................29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG...............................................................................................30 2.1. Phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................................................................30 2.1.1. Khái niệm về phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vữngERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.1.2. Nội dung phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vữngERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.2. Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ...................................................33 2.2.1. Khái niệm về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững..............................................................................................................................33 2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững...............................................................................................................................47 2.2.3. Nội dung đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................................37 2.3. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.....................42
  • 5. iii 2.3.1. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về kinh tế. ............................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. 2.3.2. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về xã hội..60 2.3.3. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững về môi trường............................................................................................................................65 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững..........71 2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững...........................................................................................................74 2.6. Kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và bài học cho Nghệ An..................................................................................................................................79 2.6.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển ngành thủysản theo hướng bền vững..............................80 2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An.......................................................................................................................85 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012– 2017..............................................................................................................................88 3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An .......................88 3.2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2017...................................................................................90 3.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An..................................................90 3.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An đối chiếu với với nội dung đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững..................................................92 3.3. Tác động của đầu tư đến thực hiện các nội dung phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .......................................................................107 3.3.1. Về kinh tế..........................................................................................................................107 3.3.2. Về xã hội...........................................................................................................................116 3.3.3. Về môi trường..................................................................................................................120 3.4. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.........................................................................................................124 3.4.1. Mô tả mẫu khảo sát..........................................................................................................124 3.4.2. Kết quả phân tích nhân tố................................................................................................124 3.5. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................................................................127 3.5.1. Kết quả đạt được..............................................................................................................127 3.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................127
  • 6. iv Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN .................................................................................................................131 4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An.................................................................................131 4.1.1. Những cơ hội, thuận lợi...................................................................................................131 4.1.2. Những khó khăn, thách thức.............................................................................155 4.2. Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ....133 4.2.1. Căn cứ xây dựng 4.2.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững .........................................................................................134 4.2.3. Quan điểm đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ................160 4.2.4. Định hướng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững................161 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030.................................................................136 4.2.1. Cơ sở để đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách.....................................................136 4.2.2. Các đề xuất cơ bản nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An........................................................................................................136 4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.......................................................150 KẾT LUẬN ................................................................................................................................152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATSH An toàn sinh học ATTP An toàn thực phẩm BĐKH Biến đổi khí hậu BVMT Bảo vệ môi trường BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản CBTS Chế biến thủy sản CCĐT Cơ cấu đầu tư CCKT Cơ cấu kinh tế CCLĐ Cơ cấu lao động CCSX Cơ cấu sản xuất CNC Công nghệ cao CSHT Cơ sở hạ tầng DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư DN Doanh nghiệp DNTS Doanh nghiệp thủy sản DVHCNC Dịch vụ hậu cần nghề cá DVTS Dịch vụ thủy sản ĐKSX Điều kiện sản xuất ĐTPT Đầu tư phát triển ĐTPTTS Đầu tư phát triển thủy sản FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GO Tổng giá trị sản xuất HĐĐT Hoạt động đầu tư HTX Hợp tác xã IC Chi phí trung gian KHCN Khoa học công nghệ
  • 8. vi KKT Khu kinh tế KTTS Khai thác thủy sản LĐ Lao động LĐTS Lao động thủy sản LLSX Lực lượng sản xuất NLTS Nguồn lợi thủy sản NSLĐ Năng suất lao động NTTS Nuôi trồng thủy sản NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức PTBV Phát triển bền vững PTTS Phát triển thủy sản QLMT Quản lý môi trường SPTS Sản phẩm thủy sản SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TC&BTC Thâm canh và Bán thâm canh THBV Theo hướng bền vững TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMĐT Tổng mức đầu tư TS Thủy sản TTTS Trang trại thủy sản UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng VĐT Vốn đầu tư WTO Tổ chức thương mại thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo XKTS Xuất khẩu thủy sản
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững .................................................................................................77 Bảng 2.2: Thang đo nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ..........79 Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012–2017.................91 Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An theo nguồn vốn giai đoạn 2012– 2017 .............................................................................................................................93 Bảng 3.3: Vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản Nghệ An theo ngành hẹp giai đoạn 2012– 2017 ..........................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.4: Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế nội ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .....................................................110 Bảng 3.5: Đóng góp của K, L, TFP vào tăng trưởng VA của ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2005-2017 ........................................................................................................110 Bảng 3.6: Đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng kinh tế của ......................................111 ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ......................................................................111 Bảng 3.7: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ..........................................................................................112 Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ........................................................................................................113 Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ................................................................................................115 Bảng 3.10: Tỷ lệ xuất khẩu trong giá trị sản xuất ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012- 2017 ...........................................................................................................................116 Bảng 3.11: Hệ số GINI theo các lĩnh vực trong ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012- 2017 ...........................................................................................................................118 Bảng 3.12: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not defined. Bảng 3.13: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Cơ sở hạ tầng đầu tư Error! Bookmark not defined. Bảng 3.14: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Chính sách đầu tư thủy sản theo hướng bền vững của địa phương ..............................................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.15: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Hệ thống thị trường Error! Bookmark not defined. Bảng 3.16: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Đất đai .....Error! Bookmark not defined. Bảng 3.17: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Dịch vụ tài chính Error! Bookmark not defined.
  • 10. viii Bảng 3.18: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Lao động .Error! Bookmark not defined. Bảng 3.19: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Quản lý nhà nước của địa phương .. Error! Bookmark not defined. Bảng 3.20: Mô tả mức độ quan trọng của yếu tố Yếu tố quốc tế Error! Bookmark not defined. Bảng 3.21: Tổng hợp mức độ quan trọng của yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An Error! Bookmark not defined. Bảng 3.22: Hệ số Cronbach alpha của các thang đo trong mô hình Error! Bookmark not defined. Bảng 3.23: Kết quả phân tích hồi quy ....................................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.24: Kết quả phân tích hồi quy ....................................Error! Bookmark not defined. Bảng 3.25: Kết quả phân tích hồi quy (Coefficients) ...........Error! Bookmark not defined. Bảng 4.1: Phân tích SWOT về đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An ...................................................................Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu và khả năng huy động vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2025 ..........................................................132
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích PTBV ngành thủy sản ở Úc .........................................................11 Hình 1.2: Mô hình PTBV ngành thủy sản ................................................................................13 Hình 1.4: Quy trình nghiên cứu ..............................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ giữa đầu tư, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tiểu ngành trong ngành thủy sản .....................................................................................Error! Bookmark not defined. Hình 2.2: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững ..........................................................................................................75 Hình 3.1: Vốn đầu tư phát triển và Giá trị gia tăng của ngành thủy sản ..............................108 Hình 3.2: Cơ cấu lao động chia theo 4 lĩnh vực của ngành thủy sản Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .................................................................................................................117
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Ngành thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của ngành TS ngày càng mở rộng và vai trò của nó cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế. Thực trạng các cơ sở sản xuất giống, NTTS và CBTS của nước ta vẫn chưa phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại, vẫn sử dụng nhiều LĐ, năng suất còn thấp, tổn thất chất lượng còn cao, vẫn còn rủi ro mất an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường; KTTS gần bờ vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn và hiệu quả khai thác xa bờ chưa cao. Ngành hàng thuỷ sản vẫn mới chỉ dừng lại ở phân khúc sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu sản phẩm thô; cạnh tranh mua-bán nguyên liệu giữa các DN và giữa DN với nông ngư dân chưa được lành mạnh, mối liên kết và hợp tác lỏng lẻo của các chủ thể trong chuỗi giá trị TS, người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị trường, chất lượng ATTP chưa được chú ý đầy đủ; các sản phẩm TS Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam. Điều này dẫn đến SXTS ở Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững và không ổn định. Với đặc điểm bờ biển dài hơn 3,260 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 . Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Ngành thủy sản đã và đang đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, đóng góp 22,5% kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước năm 2017 và nguồn sinh kế 4 triệu lao động. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản cả về khai thác và nuôi trồng đạt 7,2 triệu tấn, tỷ trọng các sản phẩm giá trị cao tăng mạnh, giá trị sản xuất tăng 6,5% so với năm 2016, xuất khẩu thủy sản đạt 8,3 tỷ USD [28]. Có thể nói thủy sản có bước phát triển nhanh, mạnh và có những đóng góp quan trọng trong ngành nông nghiệp, kinh tế đất nước, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng, đặc biệt từng bước chuyển dịch từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu theo hướng bền vững hơn,…Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, việc phát triển thủy sản bền vững đang gặp nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và trước tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu: i) Hạ tầng phát triển, trong đó cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đang quá tải, không đáp ứng nhu cầu khai thác hải sản; ii) Việc quản lý khai thác bảo bệ nguồn lợi thủy sản còn nhiều bất cập, trang thiết bị, năng lực quản lý và thực thi pháp luật, tuân thủ quy định IUU, mùa vụ, ngư cụ, chứng nhận khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác thủy sản bền vững; iii) Sản xuất thủy sản còn nhỏ lẻ là phổ biến, liên kết chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản còn yếu, chế biến còn nhiều bất cập, năng suất nuôi trồng thủy sản thấp, đặc biệt nuôi tôm nước lợ, giá thành sản xuất cao; iv) Người sản xuất thường không chú ý tới thị
  • 13. 2 trường và các yêu cầu của thị trường, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú ý đầy đủ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam; v) Nhiều chính sách thủy sản chưa thực sự phát huy tác dụng;...Điều này dẫn đến sản xuất thủy sản ở Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, không ổn định và thiếu bền vững. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ có bờ biển dài 82 km, với 6 cửa lạch, có nhiều làng cá truyền thống từ lâu, cũng không nằm ngoài thực trạng chung của đất nước. Những năm gần đây, tỉnh đã có hướng đi mới trong phát triển nghề đánh bắt và NTTS từ các chương trình và dự án TS, góp phần to lớn trong việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người LĐ. Tuy nhiên, ngành TS hiện nay của Tỉnh phát triển chưa bền vững ở cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Các lĩnh vực của ngành TS phát triển chưa đồng đều, chưa được chú trọng ĐTPT cân đối, chưa tạo ra được tính đồng bộ về sản phẩm, nguồn, con giống, chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước và thế giới hay hiệu quả đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Mặt khác, thu nhập của LĐTS chưa cao và không ổn định. Vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động Nuôi trồng, khai thác và CBTS chưa được đầu tư xử lý đúng mức. Mặt khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước luận bàn đến PTBV, ĐTPT trên các phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả còn ít nghiên cứu tập trung kết hợp cả hai khía cạnh đầu tư và phát triển TS hướng tới tính bền vững. Hơn nữa, các nghiên cứu liên quan đến đầu tư và phát triển TS chỉ mới tập trung vào mô tả các nhân tố ảnh hưởng, tiếp cận một số chỉ tiêu đánh giá vẫn còn chưa toàn diện, chưa quan tâm đến phân tích và làm rõ những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư phát triển TS theo hướng bền vững, cũng như chưa chỉ ra được phương pháp thích hợp để đánh giá mức độ tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS hướng đến tính bền vững tại một địa phương. Tình hình trên cho thấy cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về lý luận và thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An để góp phần đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm đề tài Luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án + Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu: 1. Đầu tư vào nội dung gì để tạo ra sự phát triển THBV trong ngành TS? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình đầu tư đó?
  • 14. 3 2. Tác động của đầu tư đến phát triển ngành thủy sản THBV được xác định như thế nào? 3. Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy ĐTPT ngành thủy sản THBV ở tỉnh Nghệ An là gì? + Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, nội dung ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS theo hướng bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững. - Xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, từ đó rút ra bài học về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững cho Nghệ An. - Đánh giá đúng thực trạng về ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đưa ra các thành tựu và hạn chế trong ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững, đồng thời làm rõ nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó. - Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh, quan điểm và định hướng của ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trong thời gian tới, luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo sơ đồ khung phân tích như ở phụ lục 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án + Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững + Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở địa phương trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường (trong đó tập trung chủ yếu khía cạnh kinh tế). Luận án nghiên cứu mô hình định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững (không nghiên cứu cung đầu tư). - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở tỉnh Nghệ An trong đó chú ý nhiều hơn đến các huyện có hoạt động SXTS nổi bật và đại diện vùng miền cho Nghệ An gồm: Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, Yên Thành, Nam Đàn, TP.Vinh, Thanh Chương, Nghĩa Đàn. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững trong 6 năm gần đây (2012-2017), nhu cầu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu như sau:
  • 15. 4 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu như sau: - Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An, Chi Cục Thủy Sản thuộc Sở NN&PTNN tỉnh Nghệ An, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, trên các địa chỉ internet, … nghiên cứu của các công trình liên quan đến ĐTPT ngành TS THBV. Các dữ liệu trên chỉ phục vụ cho việc thống kê, đánh giá và tìm hiểu một số tiêu chí có liên quan đến ĐTPT ngành TS THBV. - Dữ liệu sơ cấp thông qua dàn bài thảo luận nhóm để thu thập được thông tin trong quá trình thảo luận và sau đó thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp những người quản lý doanh nghiệp thủy sản, Hợp tác xã thủy sản, Trang trại TS, nông ngư dân đầu tư kinh doanh TS. 4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Để xử lý dữ liệu thu thập được, luận án sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê: bao gồm việc thu thập số liệu, xắp xếp các số liệu theo dãy số thời gian, tính các chỉ tiêu thống kê cơ bản như tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ, … để xem xét, đánh giá xu hướng và tính biến động của số liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các phần nghiên cứu của luận án giúp làm rõ về đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn, để nghiên cứu thực trạng ĐTPT ngành TS THBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận án phân tích các nội dung bao gồm quy mô VĐT, vốn và cơ cấu nguồn vốn, nội dung và cơ cấu đầu tư (CCĐT) theo các ngành kinh tế, nội dung và CCĐT theo các chương trình, dự án ĐTPT ngành TS THBV. Từ đó tổng hợp lại mới có thể đánh giá được đầy đủ hoạt động ĐTPT ngành TS THBV trên địa bàn tỉnh. - Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cố gắng lượng hoá các nội dung phân tích theo các tiêu chí cụ thể. Để từ đó so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá để rút ra kết luận. - Luận án sử dụng mô hình hồi quy tương quan để tính toán tác động của các yếu tố đầu vào vốn (K), lao động (L), năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) đến tổng giá trị gia tăng của ngành TS tỉnh Nghệ An. Phương pháp luận để ước lượng đóng góp của các yếu tố trên trong cấu trúc tăng trưởng dựa trên công trình nghiên cứu của Solow (1957) và công thức tính toán được đề cập đến trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Phúc [26]. - Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) trong việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ĐTPT ngành TS THBV trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 20. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến ĐTPT ngành TS theo hướng bền vững ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
  • 16. 5 - Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về ĐTPT ngành TS THBV, xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tác động của đầu tư đến phát triển ngành TS THBV ở 1 địa phương, các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT ngành TS THBV. - Luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu ĐTPT ngành TS THBV của địa phương. - Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm về ĐTPT ngành TS THBV của một số quốc gia. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về ĐTPT ngành TS THBV cho Nghệ An. - Luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng về ĐTPT ngành TS THBV ở các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng. - Đánh giá thực trạng ĐTPT ngành TS THBV ở Nghệ An, những mặt được và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV ở tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Ý nghĩa lý luận của luận án: - Lý luận về ĐTPT ngành TS THBV thực hiện trong luận án góp phần khẳng định việc thúc đẩy đầu tư vào phát triển ngành TS THBV là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động này, là cơ sở gợi mở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo. - Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn thu hút ĐTPT ngành TS THBV thì cần phải chú ý đến các nhân tố tác động đến nhu cầu của nhà đầu tư. - Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn thu hút, thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV thì cần phải chú ý đến cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm. + Ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ĐTPT ngành TS THBV ở tỉnh Nghệ An; các giải pháp này nếu được áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTPT ngành TS THBV của Nghệ An trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề ĐTPT ngành TS THBV ở Nghệ An; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích trong luận án này. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình nghiên cứu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung Luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến Luận án
  • 17. 6 Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2017 Chương 4: Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn Tỉnh Nghệ An
  • 18. 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Phát triển bền vững (PTBV) là một trong các mục tiêu hàng đầu mà từng ngành nói chung và ngành thủy sản (TS) nói riêng đã đề ra. Để thực hiện được mục tiêu đó, các ngành nói chung và TS nói riêng đều phải huy động tối đa các nguồn lực của mình, bao gồm cả nguồn lực tài chính, vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện đầu tư phát triển. Lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế đã chứng minh đầu tư là nhân tố quan trọng để tăng trưởng và PTBV về mọi mặt trong từng ngành. Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và PTBV nói chung và trong ngành thủy sản được đề cập trong một số các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm như sau: 1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững 1.1.1. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Xuất phát điểm là các học thuyết cơ bản, đặt nền tảng cho các nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế sau này: Mô hình Harrod-Domar: Dựa vào lý thuyết kinh tế của J.M.Keynes, Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ nghiên cứu độc lập và cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư ở các nước phát triển vào những năm 40. Mô hình này đã được sử dụng rộng rãi ở các nước này để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư (VĐT) [27]. Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một doanh nghiệp, một ngành nông nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số VĐT cho nó. Mô hình này đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng nhưng đã đơn giản hoá mối quan hệ giữa chúng. Đầu tư là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Tác giả đã bỏ qua việc xem xét hiệu quả sử dụng VĐT đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mô hình này chưa giải thích được vì sao các quốc gia có tỷ lệ đầu tư trong thu nhập như nhau nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Mô hình Robert Solow (1956): Nhà kinh tế theo trường phái tân cổ điển Robert Solow cùng với T.W.Swan đã đưa ra cách lý giải về nguồn gốc của tăng trưởng với việc bổ sung một nhân tố mới, đó là công nghệ năm 1956. Mô hình này còn được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh vì chỉ các yếu tố bên ngoài là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững [27]. Solow khẳng định việc tăng VĐT đổi mới công nghệ là rất quan trọng và sự tăng thêm vốn cũng chứa đựng yếu tố tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. Ở trạng thái dừng, tỉ lệ tăng trưởng của sản lượng chỉ phụ thuộc vào tiến bộ công nghệ. Solow đã khắc phục
  • 19. 8 được điểm hạn chế trong mô hình của Harrod-Domar, khẳng định lại một lần nữa để đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục, không chỉ dựa vào quy mô đầu tư mà yếu tố công nghệ cũng là cần thiết. Mô hình tăng trưởng nội sinh: Vào giữa những năm 1980, nhận thấy sự bế tắc trong cách giải thích tăng trưởng của trường phái tân cổ điển, một số nhà kinh tế bắt đầu phát triển các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Kết luận của trường phái tân cổ điển cho rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn chỉ phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và đây là biến ngoại sinh. Việc này làm lu mờ vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng và làm các nhà kinh tế không biết làm cách nào thúc đẩy tăng trưởng bằng chính sách kinh tế. Mô hình tăng trưởng nội sinh cho phép quá trình tích luỹ vốn và tăng trưởng được duy trì ngay cả trong trường hợp không có tiến bộ kỹ thuật. Trong các mô hình tăng trưởng nội sinh, đáng chú ý nhất là mô hình R&D (nghiên cứu và phát triển). Mô hình tăng trưởng dựa trên R&D có điểm giống với mô hình tăng trưởng tân cổ điển đó là cho rằng tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên, trong mô hình này, tiến bộ kỹ thuật không còn là yếu tố ngoại sinh mà là yếu tố nội sinh. Đầu tư vào R&D là yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng. Để kích thích đầu tư vào R&D thì chính sách nhà nước phải đảm bảo lợi tức cho lĩnh vực này bằng cách tăng cường đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm của R&D thường là các bí quyết công nghệ và không có khả năng loại trừ-nghĩa là việc sử dụng của người này không loại trừ việc sử dụng đồng thời của người khác. Do đó, nếu không có quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ không đảm bảo được nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ R&D [10]. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A.Samuelson-hỗn hợp: Các nhà kinh tế học của trường phái hỗn hợp, tiêu biểu là P.A.Samuelson ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau. Vì thế, đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Một trong các nội dung cơ bản của nó là: Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ (KHCN). Thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuât Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên với tăng trưởng [10]. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai trò tiết kiệm và VĐT trong tăng trưởng kinh tế. Cho rằng tiết kiệm là nguồn gốc của VĐT và là chìa khóa của sự tăng trưởng. Phát triển từ những mô hình nghiên cứu nền tảng này, nhiều nghiên cứu đã tiếp tục xem xét mối quan hệ đầu tư-tăng trưởng dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: John Dennis Gould (1972) trong tác phẩm “Economic growth in history: survey and analysis”: Khi nghiên cứu một chuỗi những học thuyết về tăng trưởng và nguồn
  • 20. 9 gốc của nó đã chỉ ra những nhân tố đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng bao gồm: nông nghiệp, tiết kiệm và đầu tư, thương mại quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, tiến bộ công nghệ, ... Như vậy, ngoài các yếu tố đầu vào truyền thống, tác giả đã bổ sung thêm một số yếu tố đầu vào mới có tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tác giả vẫn đồng ý rằng tiết kiệm và đầu tư là đặc biệt quan trọng cho một quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng cao [71]. Sung Sang Park (1992) cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quá trình tích lũy vốn sản xuất và quá trình tích lũy trình độ công nghệ. Tích lũy vốn sản xuất được thực hiện một cách liên tục nhờ vào hoạt động đầu tư, trong khi tích lũy công nghệ phụ thuộc vào đầu tư phát triển con người. Sung Sang Park đã kế thừa và phát triển lý thuyết Harrod-Domar. Lý thuyết của Park đã nêu thêm một điểm mới là tích lũy công nghệ phụ thuộc vào đầu tư phát triển con người, hay nói cách khác là tăng vốn con người. Như vậy muốn thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nên đầu tư vào con người hay chính là đầu tư phát triển nguồn nhân lực [28]. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” đưa ra năm 1987 đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe dọa sự PTBV của các quốc gia trên thế giới. Trong đó quan trọng nhất phải kể tới là khái niệm về PTBV là: “Sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi cho tới hiện nay. Với việc đưa ra khái niệm này đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu bản chất và các tiêu chí đánh giá PTBV ở các quốc gia [104]. Giới thiệu về PTBV của Peter P. Roger, Kazi F. Jalal và John A. Boyd: giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết giữa PTBV và giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, các trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự [80]. Tìm hiểu về PTBV của JohnBlewitt (2008) đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV, phác thảo về một xã hội bền vững [70]. Các chỉ số PTBV: đo lường những thứ không thể đo của Simon Bell và Stephen Morse (2008): Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm về một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng. Với nghiên cứu này đã giúp lượng hoá những chỉ tiêu đánh giá PTBV về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường tại
  • 21. 10 các quốc gia. Điều này thật sự có ý nghĩa đối với công tác quản lý, giám sát và đánh giá quá trình PTBV [89]. Không chỉ là tăng trưởng kinh tế của tác giả Tatyana P. Soubbotina (2005): Bên cạnh những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTBV, tác giả cũng đã lý giải một vài mối quan hệ phức tạp giữa các khía cạnh phát triển khác nhau như tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân số, cải thiện giáo dục và y tế, công nghiệp hóa và hậu công nghiệp hóa, suy thoái môi trường, ... Từ đó giới thiệu một số những thách thức lớn trong quá trình PTBV từ quy mô toàn cầu đến cấp địa phương. Đặc biệt đáng chú ý trong tác phẩm này là hệ thống các chỉ tiêu về tính bền vững của phát triển, trong đó tác giả cho rằng tỷ lệ tiết kiệm thực trong nước hoặc tỷ lệ đầu tư thực trong nước là một chỉ tiêu đánh giá PTBV. Đây là chỉ tiêu thống kê mới do các chuyên gia của ngân hàng thế giới tính cho tất cả các nước và khu vực trên thế giới. Luận cứ của chỉ tiêu này được tác giả lý giải trên cơ sở tích lũy của cải quốc gia là một chỉ tiêu về PTBV. Để đảm bảo bền vững thì phải làm cho tài sản tăng lên theo thời gian hoặc ít nhất là không giảm [29]. 1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững Theo quan điểm của Tổ chức nông lương thế giới–FAO (1998), PTBV (bao gồm nông-lâm và TS), là quá trình quản lý và bảo toàn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi về công nghệ, thể chế theo cách sao cho bảo đảm được thành tựu và vẫn thoả mãn không ngừng những nhu cầu của con người trong hiện tại và cho cả các thế hệ tương lai. Sự PTBV như thế sẽ bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, nước, các nguồn gen động, thực vật, không làm thoái hoá môi trường, hợp lý về kỹ thuật, có hiệu quả về mặt kinh tế và có thể chấp nhận được về mặt xã hội [56]. Garcia và các cộng sự (2000) đã đưa ra một nhận định chung về phát triển TS THBV là [59]: - Đảm bảo sản lượng thu hoạch đạt mức bền vững, tránh làm cạn kiệt nguồn lợi; đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm TS. - Duy trì cơ sở nguồn lợi các loài TS ở mức không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai. - Bảo tồn tính đa dạng của nguồn lợi, giảm thiểu tối đa tác động xấu của TS nuôi trồng đến quần đàn tự nhiên. - Sản xuất TS bền vững phải đảm bảo duy trì hoặc nâng cao lợi ích kinh tế xã hội của cộng đồng, địa phương và ngư dân trong bối cảnh thương mại quốc tế. - PTBV TS là phát triển trong sự hợp lý về sinh thái, kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Với quan điểm này, Garcia và các cộng sự (2000) cũng đã vận dụng vào nghiên
  • 22. 11 cứu về PTBV ngành TS ở Úc dựa trên các tác động từ ngành TS mang lại được trình bày trong hình 1.1. Hình 1.1: Khung phân tích PTBV ngành thủy sản ở Úc Theo đó, ngành TS ở Úc, được xem xét từ những tác động đến con người và tác động đến môi trường với các chỉ tiêu như bảng 1.1. Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV ngành thủy sản của Úc Khía cạnh Tiêu chí Về kinh tế - Sản lượng đánh bắt - Giá trị đánh bắt - Đóng góp của ngành TS cho GDP - Giá trị xuất khẩu của ngành TS (so với tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu) - Đầu tư vào các đội tàu đánh bắt và cơ sở chế biến - Thuế và các khoản trợ cấp/giá - Số lượng công việc - Mức thu nhập - Doanh thu thuần của ngành TS - Số lượng công việc/tham gia đánh bắt - Số nhân khẩu/dân số - Tỉ lệ người biết chữ/trình độ văn hóa Tác động của đánh bắt thủy sản Tác động đến con người Tác động đến môi trường Thực phẩm Việc làm Thu nhập Lối sống Các loài thủy sản chính có gía trị thương mại Các loài thủy sản không thuộc diện đánh bắt Các mặt khác
  • 23. 12 Về xã hội - Mức độ tiêu thụ protein - Thu nhập - Truyền thống/văn hóa đánh bắt - Công nợ - Phân bố giới tính trong việc ra quyết định Về sinh thái - Cơ cấu đánh bắt - Độ dồi dào tương đối các loài TS - Tỉ lệ đánh bắt - Ảnh hưởng trực tiếp của phương tiện đánh bắt đến các loài TS không thuộc diện đánh bắt - Ảnh hưởng gián tiếp của chế độ dinh dưỡng TS - Ảnh hưởng trực tiếp của phương tiện đánh bắt đến môi trường sống của TS - Đa dạng sinh học (các loài TS) - Thay đổi về khu vực và chất lượng của môi trường sinh thái quan trọng - Áp lực đánh bắt-khu vực đã đánh bắt so với khu vực chưa đánh bắt Về quản trị - Chế độ tuân thủ - Quyền sử dụng bất động sản - Tính minh bạch và mức độ tham gia - Năng lực quản lý Nguồn: Garcia và các cộng sự (2000) Năm 2001, Anthony đã khái quát các khía cạnh phân tích PTBV ngành TS dựa vào bốn thành tố căn bản là (1) bền vững về kinh tế, (2) bền vững về xã hội, (3) bền vững về môi trường và (4) bền vững về thể chế [40]. Nội hàm của bốn thành tố này được đề cập đến như hình 1.2. Bền vững về thể chế Bền vững về kinh tế Bền vững về xã hội Bền vững về môi trường
  • 24. 13 Hình 1.2: Mô hình PTBV ngành thủy sản Bền vững kinh tế: Thể hiện qua các khía cạnh: (1) nâng cao được lợi ích cho người tiêu dùng, định hướng tiêu dùng văn minh; (2) đảm bảo tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành cao và ổn định qua thời gian dài; (3) đóng góp vào ngân sách nhà nước (NSNN); (4) trong ngành có sự phân phối hợp lý giữa các doanh nghiệp (DN) tham gia vào các công đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị của ngành; (5) duy trì được sự tồn tại lâu dài trong hệ thống nền kinh tế nội địa và quốc tế. Bền vững xã hội: Thể hiện qua việc duy trì và nâng cao phúc lợi kinh tế, văn hóa-xã hội cho nhóm cộng đồng trong hệ thống của ngành kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, không gây cách biệt giàu nghèo, phân phối lợi ích công bằng, không loại trừ nhóm người nghèo ra trong tiến trình phát triển và không gây tổn hại cho người nghèo. Sự bền vững về xã hội được thể hiện qua các khía cạnh sau: (1) Trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực tham gia vào ngành liên tục được nâng cao; (2) Sự liên kết và hợp tác của các DN tham gia vào chuỗi giá trị của ngành tạo ra các đề xuất quản trị nhà nước đối với ngành hiệu quả; (3) người tiêu dùng ủng hộ những DN có hành động thân thiện với môi trường và tạo ra phúc lợi cho xã hội. Bền vững môi trường: Bền vững về môi trường của ngành TS thể hiện qua việc không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai và phát thải ra môi trường ở mức độ có thể chấp nhận. Đánh giá sự bền vững về môi trường của ngành TS cần đánh giá: (1) Sản lượng thu hoạch; (2) Việc duy trì cơ sở nguồn lợi và các loài liên quan; (3) Công nghệ sản xuất và xử lý phát thải. Bền vững thể chế: Được thể hiện qua hệ thống các quy tắc về hoạt động của các chủ thể trong một ngành kinh tế. Bền vững về thể chế được đánh giá qua chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường (BVMT), khai thác tài nguyên, xử lý phát thải, cơ chế phân phối và quyền sở hữu. Nghiên cứu phương pháp quản lý nhằm PTBV ngành TS, điển hình là giải pháp đồng quản lý cũng đã được áp dụng ở một số nơi. Khái niệm đồng quản lý là sự chia sẻ trách nhiệm/quyền hạn giữa Chính phủ và cộng đồng ngư dân địa phương sử dụng nguồn lợi để quản lý nghề cá hoặc tài nguyên tự nhiên khác [84]. Các mô hình đồng quản lý, bao gồm : - Mô hình Ngư dân-Chính phủ: còn được biết đến như mô hình quản lý “Dựa trên ngành” hay mô hình “Đại diện chức năng” bởi nó được tổ chức dựa trên cơ sở không phải bao gồm tất cả các ngư dân trên một vùng địa lý mà thay vào đó là trên cơ sở các bộ phận nghề cá như: các nhóm ngư dân cùng đánh bắt loại cá; cùng kích thước
  • 25. 14 tàu thuyền; cùng ngư cụ; hợp tác xã ngư dân. Với tiếp cận dựa theo ngành, ngư dân trong một ngành chia sẻ quyền và nghĩa vụ với Chính phủ để xây dựng kế hoạch quản lý cho ngành đó. Các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã tập trung vào mô hình này. - Mô hình dựa trên cộng đồng (Ngư dân-Cộng đồng-Chính phủ): Thường được nói đến như “Phương thức quản lý dựa trên cộng đồng”. Đặc trưng của mô hình này là trọng tâm đặt vào các đơn vị địa lý có thể là một “Cộng đồng” cụ thể hoặc có thể là một hệ sinh thái xác định, khu vực ven biển hoặc đơn vị hành chính. Việc tham gia vào phương thức quản lý nói trên có thể giống như mô hình dựa trên ngành là cộng đồng cùng chia sẻ quyền và nghĩa vụ với Chính phủ xây dựng kế hoạch quản lý cho cộng đồng đó. Mô hình này được áp dụng phổ biến và thành công ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, … . - Mô hình đa phương: Có sự tham gia của nhiều thành viên và/hoặc công chúng được chia làm hai nhóm quyết định: + Cấp chiến thuật và tác nghiệp (quyết định ngắn hạn) như quy định kích thước mắt lưới, hoạt động quản lý chỉ có thể bao gồm vai trò của ngư dân và Chính phủ hoặc nếu quyết định đó có tính công chúng thì vai trò đặc biệt sẽ thuộc về các ngư dân. + Cấp chiến lược như các quyết định chính sách liên quan đến việc sử dụng “tối ưu” nguồn lợi trong dài hạn, việc bảo tồn trong dài hạn cũng như việc tạo lập và phân bổ các lợi ích nghề cá chắc chắn là vấn đề của toàn thể cộng đồng. Các quyết định này cần được đưa ra trong một quy trình đồng quản lý có tính mở rộng với sự tham gia của các cộng đồng và toàn thể công chúng trong khi đó vẫn bảo đảm được vai trò tích cực của những người sử dụng nguồn lợi, những người tham gia trực tiếp vào quy trình đó. Cũng cần chú ý rằng, nhiều thách thức nảy sinh ở các khu vực ven biển như thách thức liên quan tới việc giải quyết xung đột và ra quyết định về các vấn đề môi trường hay quy hoạch sử dụng đa mục tiêu các khu vực biển, đều vượt ra ngoài phạm vi nghề cá. Trong trường hợp này, hình thức “Đồng quản lý đa phương” trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. 1.1.4. Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của ngành theo hướng bền vững Với cách tiếp cận phát triển ngành THBV về kinh tế, xã hội và môi trường, các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển (ĐTPT) của ngành theo các khía cạnh này như sau: */. Các nghiên cứu về kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của ngành nói chung: Từ Quang Phương và Phạm Văn Hùng đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của ĐTPT một ngành qua các chỉ tiêu như sau [27]: - Chỉ tiêu kết quả ĐTPT ngành: Khối lượng VĐT thực hiện, Tài sản cố định huy động, Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.
  • 26. 15 - Chỉ tiêu hiệu quả ĐTPT ngành bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: + Hiệu quả kinh tế: Mức tăng của giá trị sản xuất (GO) so với toàn bộ VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu, mức tăng của giá trị tăng thêm (VA) so với toàn bộ VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu, mức tăng của VA so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu, suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm 1 đơn vị VA của ngành, hệ số huy động tài sản cố định. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản ở trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư theo ngành có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khác như: mức tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ hay mức tăng kim ngạch xuất khẩu so với VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của ĐTPT đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) và các hoạt động khác. + Hiệu quả về xã hội: Số LĐ có việc làm do đầu tư, số LĐ có việc làm tính trên 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ và Mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ tính trên 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Các tác động khác như: chỉ tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện chất lượng hàng tiêu dùng và cơ cấu hàng tiêu dùng của xã hội, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và sức khỏe, … . */. Các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư phát triển ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng theo hướng bền vững: + Về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra phản ánh hiệu quả ĐTPT nông nghiệp về kinh tế của các tác giả đó là: tỷ lệ VĐT phát triển nông nghiệp/GDP nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR trong nông nghiệp, và đóng góp VĐT phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số dư Solow trong nông nghiệp. Chỉ tiêu tỷ lệ VĐT phát triển nông nghiệp/GDP nông nghiệp được ngân hàng thế giới (WB) [103], quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp. Do vậy, các tác giả [41], [42], [44], [50], [67], [103], … đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, lãnh thổ, địa phương. + Về xã hội và môi trường: Sau báo cáo của Gro Harlem Brundland năm 1987 về PTBV, các vấn đề về xã hội và môi trường được đặc biệt chú ý [43]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trực tiếp liên quan đến hiệu quả VĐT phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường mới chỉ xuất hiện những năm gần đây, chủ yếu gồm:
  • 27. 16 Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andres năm 2006 nghiên cứu đầu tư phát triển bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đã đưa ra kết luận rằng đầu tư phát triển nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản xuất, đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp [46]. Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana năm 2011 nghiên cứu quản lý vốn hoạt động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, VĐT phát triển nông nghiệp tác động đến phát triển công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao đời sống những người sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp. Thiếu VĐT phát triển nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến giảm sút trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung cấp VĐT phát triển kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát triển nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát triển cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp (nâng cao tay nghề của người LĐ, giảm chất thải ra môi trường) [85]. Kết quả một nghiên cứu nhu cầu VĐT phát triển nông nghiệp Ấn Độ năm 2013 [99] kết luận rằng nhu cầu VĐT phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (chiếm 30%- 40% VĐT phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền kinh tế Ấn Độ, việc ĐTPT hạ tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ĐTPT nông nghiệp của tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay. Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner năm 2013, nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ những tác hại đến cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực [98]. Kết quả các chỉ tiêu số việc làm tạo mới do sử dụng VĐT phát triển, số LĐ được đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới, … đã được nghiên cứu và thể hiện trong các báo cáo của các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO. 1.1.5. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng theo hướng bền vững Reardon et al. (1996) xây dựng một khuôn khổ định tính về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi đầu tư của hộ trong nông nghiệp nói chung và TS nói riêng. Theo nhóm nghiên cứu, hành vi đầu tư phụ thuộc trực tiếp vào hai nhóm nhân tố chính: nhóm động lực đầu tư, nhóm năng lực đầu tư [86]. Nhóm động lực đầu tư bao gồm: - Các nhân tố liên quan tới môi trường: các điều kiện khí hậu, môi trường đặc thù ở địa phương sẽ ảnh hưởng đến động lực đầu tư vì nó ảnh hưởng tới mức sinh lợi và rủi
  • 28. 17 ro của khoản đầu tư. - Lợi suất đầu tư ròng: lợi suất càng cao thì động lực đầu tư càng lớn. - Lợi suất tương đối: lợi suất cao tương đối so với các ngành khác sẽ tạo động lực cho đầu tư nhiều hơn. - Độ rủi ro (cả tuyệt đối lẫn tương đối): bao gồm biến động về giá, năng suất thu hoạch, biến động chính sách và chính trị, quyền sử dụng đất, … . Rủi ro càng cao thì động lực đầu tư càng giảm. - “Tỷ lệ chiết khấu” của từng hộ gia đình, hay là mức độ sẵn sàng hy sinh lợi ích hiện tại để cho tương lai. Tham số này phụ thuộc nhiều vào thu nhập của hộ. Các hộ giàu có hơn thường có “tỷ lệ chiết khấu” cao hơn, và do đó, có động lực đầu tư cao hơn. Nhóm năng lực đầu tư bao gồm: - Chất lượng đất đai sở hữu: Chất lượng đất cao hơn khiến khoản đầu tư có lợi suất cao hơn, và do đó tạo ra năng lực đầu tư lớn hơn. - Quy mô đất đai sở hữu: Nhiều quan điểm cho rằng đất đai (tài sản) nhiều hơn khiến chủ hộ có điều kiện thế chấp và tiếp cận các khoản vốn tài chính nhiều hơn. - Vốn có sẵn: Vốn dưới các hình thức, dù từ tiền và các tài sản tài chính, cho tới vật nuôi có thể bán đi để lấy tiền đầu tư, hay các phương tiện sản xuất khác. - Lao động: Số lượng (quy mô hộ) và chất lượng (trình độ giáo dục, sức khoẻ của các thành viên). Ngoài ra, các điều kiện khách quan khác cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối động lực đầu tư và năng lực đầu tư: - Công nghệ hiện hành - Chính sách vĩ mô nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng của chính phủ - Cơ sở hạ tầng và môi trường thể chế - Ổn định chính trị Một số nghiên cứu khác chỉ ra các vấn đề ảnh hưởng đến đầu tư phát triển trong khu vực nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng: Vấn đề tiếp cận thị trường: Theo Griffon et al.(2001), có bảy vấn đề lớn khiến thị trường trong khu vực kinh tế nông nghiệp kém phát triển: 1. Khó khăn trong tiếp cận thị trường vì ở vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt, khối lượng giao dịch lại ít, khiến chi phí giao dịch bình quân tăng cao. 2. Tính cứng nhắc trong nguồn cung nông sản, xuất phát chủ yếu từ tính dễ hỏng của chúng và nhu cầu thanh khoản của nông dân. 3. Giá nông sản không ổn định do tính cứng nhắc của nguồn cung, nhu cầu theo mùa vụ, các chính sách dự trữ của tư nhân và nhà nước biến động.
  • 29. 18 4. Giá cả bất bình đẳng do bị cô lập, vì ít có lựa chọn, và người sản xuất thiếu thông tin. 5. Thường bị lừa gạt về chất lượng đầu vào như là thiếu bảo đảm về chất lượng các loại thuốc, hoá chất hay phân bón. 6. Tiềm năng năng suất thấp do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của nông dân trước nhu cầu thay đổi lớn của một phương thức canh tác. 7. Có ít khả năng tăng chất lượng vì thiếu những thoả ước giữa các bên liên quan để bảo hành chất lượng và bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên. Vì những tính chất trên mà thị trường trong khu vực nông nghiệp tự nó khó phát triển, và nông dân vì thế càng khó có điều kiện tiếp cận các thị trường và môi trường thể chế thân thiện thị trường. Kết quả là, các nông hộ vừa thiếu nguồn lực cho sản xuất (thiếu vốn, thiếu đất, vốn con người, vốn xã hội, thiếu điều kiện cho lợi suất tăng theo quy mô), lại vừa phải đối diện với các điều kiện khó khăn trong khâu lưu thông (rào cản gia nhập thị trường cao, rủi ro cao, chi phí giao dịch cao, thông tin bất cân xứng, thiếu quyền mặc cả và đàm phán) [47]. Vấn đề cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển cũng là một vấn đề đặc thù, và điều này hạn chế hiệu quả và năng suất của sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả và năng suất thấp lại là một nhân tố kìm hãm đầu tư. Như vậy, cơ sở hạ tầng (CSHT) kém phát triển là một nhân tố kìm hãm đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Pinstrup-Andersen & Shimokawa (2006) thảo luận chi tiết về vấn đề này và cung cấp nhiều nguồn tài liệu tham khảo có giá trị [81]. Brown (1999) hệ thống hoá những nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của việc xây dựng đường cao tốc lên sự phát triển kinh tế của khu vực nông thôn [48]. Vấn đề thị trường tài chính-tín dụng: Một trong những thị trường quan trọng nhất nhưng cũng kém hoàn hảo và không đầy đủ nhất là thị trường tài chính và tín dụng nông thôn. Conning & Udry (2007) thực hiện một điều tra tổng quan rất chi tiết và cập nhật về các nghiên cứu như vậy. Hai tác giả cho rằng thị trường tài chính nông thôn có hai đặc điểm quan trọng là (i) Tính rời rạc hay nhiều lúc hoàn toàn trống vắng, và (ii) Sự can thiệp rất sâu của chính phủ. Thị trường tài chính kém phát triển trong khu vực nông thôn đã cản trở quá trình bình ổn thu nhập của người dân như trong các mô hình lý thuyết chuẩn với thị trường tài chính đầy đủ và hoàn hảo. Do đó, người nông dân thường lựa chọn quyết định đa dạng hoá để giảm rủi ro hơn là chuyên môn hoá. Chẳng hạn, Rosenzweig & Stark (1998) chỉ ra rằng người dân có thể chọn hình thức di cư ra thành thị như là một cách phân tán rủi ro khỏi hoạt động nông nghiệp thuần tuý. Điều tương tự như vậy đối với đầu tư là có thể hiểu được [88].
  • 30. 19 Theo Egger (2005), trong khi nhu cầu của người nông dân về các công cụ bảo hiểm tài chính là rất cao, thì nguồn cung lại rất hạn chế do đặc thù của khu vực nông thôn khiến chi phí thông tin và giám sát thường cao [54]. Với mong muốn hướng tới các công cụ tài chính mới cho khu vực nông thôn, WB (2005b) cho rằng việc cung cấp các công cụ tài chính phù hợp với đặc thù từng giai đoạn của chuỗi giá trị trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết [101]. Thêm vào đó, IFAD (2003) cũng cho rằng nên xem xét các công ty thương mại ở khu vực nông thôn như là những nguồn tín dụng đáng được khai thác [68]. Ngoài ra, nhiều tác giả cũng cho rằng trong thời gian gần đây, tiền gửi về từ người di cư ra thành thị hoặc nước ngoài đang ngày càng trở thành một nguồn tài chính quan trọng đối với khu vực nông thôn. Do đó, chi phí di cư cũng như chuyển tiền đều có thể tác động đến nguồn tài chính mà các nông hộ được hưởng. Vấn đề nghiên cứu phát triển (từ khu vực tư nhân): Các lý thuyết tăng trưởng chung đều đề cao sự phát triển của tri thức và công nghệ với tư cách là động lực chính cho quá trình tăng trưởng dài hạn. Lĩnh vực nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò sống còn đối với các nước đang phát triển còn dựa nhiều vào nền kinh tế nông nghiệp. Để thúc đẩy nghiên cứu từ khu vực tư nhân, Wright et al. (2007) đề cao vai trò của chế độ bản quyền trong việc tạo ra động lực đầu tư cho nghiên cứu [102]. Pray et al.(2007) nhấn mạnh đến vai trò tương hỗ giữa nghiên cứu của khu vực công và khu vực tư [82]. Pray & Guglie (2001) khảo sát chi tiết quy mô và cơ chế thực hiện các nghiên cứu trong nông nghiệp của khu vực tư ở Châu Á [83]. Về ảnh hưởng của thuế: Tác động của thuế đến hành vi đầu tư, không những về quy mô mà cả về cấu trúc, là khá dễ hiểu và đã được minh chứng qua rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuế nói chung. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, LeBlanc & Hrubovcak (1986) và Halvorsen (1991) là những tác giả có nỗ lực xác định sự ảnh hưởng của chính sách thuế lên đầu tư trong khu vực này ở Mỹ [74]. Halvorsen (1991) sử một mô hình kinh tế lượng để ước lượng ảnh hưởng của đạo luật cải cách thuế ở Mỹ năm 1986 lên đầu tư trong nông nghiệp ở nước này. Kết quả cho thấy việc bãi bỏ hình thức tín dụng thuế đầu tư qua đạo luật cải cách thuế 1986 đã làm giảm tổng đầu tư trong khu vực nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự dịch chuyển đầu tư vào công cụ sản xuất sang nhà xuởng. Hiệu ứng này có thể xem là giống như kết quả của việc tăng thuế đánh vào đầu tư nông nghiệp [61]. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang: Các yếu tố cơ bản mà địa phương cần phải đầu tư để cải thiện khả năng đầu tư và kinh doanh có thể phân thành ba nhóm chính như sau [30]:
  • 31. 20 - Nhóm các yếu tố về hạ tầng cơ sở: Duy trì và phát triển một CSHT cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện nước thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải). - Nhóm các yếu tố về chế độ, chính sách, dịch vụ đầu tư và kinh doanh: Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương các dịch vụ hành chính pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh). - Nhóm các yếu tố về môi trường sống và làm việc: Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường, hệ thống trường học đào tạo kỹ năng chuyên môn y tế vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt). Trần Hữu Cường và Bùi Thị Nga cho rằng “Môi trường đầu tư trong nông nghiệp là khung pháp lý và những quy định, những rào cản tham gia và rút khỏi ngành kinh doanh, các điều kiện trong thị trường về LĐ, tài chính, thông tin, dịch vụ CSHT, cũng như các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp khác ảnh hưởng đến việc đầu tư, đầu tư mở rộng SXKD, tạo việc làm và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cá nhân, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư vào nông nghiệp tại một địa phương như sau [9]: - Quản lý nhà nước của địa phương: Một cơ chế quản lý rõ ràng, minh bạch và đảm bảo sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư nhiều hơn. Ngược lại, nếu các nhà quản lý tham nhũng, sách nhiễu, thủ tục đầu tư và tổ chức rườm rà, mất thời gian, chính sách kinh tế không ổn định, sự phối kết hợp lỏng lẻo giữa các tổ chức ban ngành, thái độ tiêu cực của công chức đối với Doanh nghiệp, thời gian hoàn tất thủ tục chậm, … thì các nhà đầu tư sẽ dè chừng khi quyết định đầu tư phát triển kinh doanh. - Chính sách nông nghiệp của địa phương: Các chính sách, quy định hỗ trợ nông nghiệp của địa phương, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, khuyến khích HTX, trang trại, chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách thuế, … cũng giúp thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào nông nghiệp địa phương. - Cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý chất thải, … cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào nông nghiệp. - Hệ thống thị trường: Hệ thống thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, sự đầy đủ, rõ ràng về thông tin thị trường, các hoạt động liên doanh liên kết trên thị trường sẽ là các yếu tố có tác động lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Một thị trường rộng mở, dân số đông, tiềm năng chi tiêu lớn sẽ làm tăng sức hút VĐT. - Kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư. Một khu vực có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn nhiều hơn vào các hoạt động SXKD
  • 32. 21 và ngược lại. - Đất đai: Là tư liệu chính của sản xuất nông nghiệp. Các chính sách về quy hoạch đất nông nghiệp, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn thuê đất, thời gian thuê đất, … sẽ là những yếu tố có tính chất quyết định đến môi trường đầu tư vào địa phương. Nó sẽ là những yếu tố hoặc thúc đẩy, khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư vào nông nghiệp địa phương. - Tài chính: Các yếu tố như khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống, mức lãi suất, chi phí giao dịch, thủ tục vay vốn, thời gian vay, … cũng là những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm khi muốn đầu tư vào nông nghiệp. - Lao động: Các yếu tố thuộc về thị trường LĐ như mức tiền công, sự sẵn có lực lượng LĐ có tay nghề, kỹ năng và trình độ của người LĐ, … sẽ là những yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến việc đầu tư. Một nền kinh tế có đội ngũ LĐ trẻ, dồi dào, có khả năng với chi phí LĐ thấp cũng là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư để khai thác lợi thế về LĐ. Các yếu tố trên cấu thành nên môi trường đầu tư vào nông nghiệp. Nó tác động tới kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp. 1.2. Tình hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đầu tư phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững 1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đầu tư phát triển nông nghiệp Áp dụng cơ sở khoa học của VĐT và hiệu quả VĐT vào ngành nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Văn Phát, Hồ Sỹ Nguyên, Phạm Thị Khanh, cụ thể: Tác giả Nguyễn Văn Phát đề cập đến nội dung VĐT, xác định VĐT có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đồng thời đánh giá việc phân bổ VĐT cho các ngành sản xuất, là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình CNH–HĐH ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng VĐT thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% tổng VĐT; ngành TS có tốc độ tăng trưởng rất tốt nhưng VĐT rất thấp luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến nội dung VĐT ở tầm khái quát [25]. Đánh giá hiệu quả VĐT phát triển nông nghiệp qua hệ số ICOR là kết quả rõ nét nhất của Hồ Sỹ Nguyên. Nghiên cứu cho thấy ICOR nông nghiệp thay đổi lớn giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu do dữ liệu VĐT cho nông nghiệp bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng chung của toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các ngành trong nông nghiệp, hoặc theo vùng, theo nguồn vốn, DN nông nghiệp [22]. Vốn đầu tư vào KHCN trong nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp,
  • 33. 22 nông thôn là kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Khanh [17]. Phạm Văn Ơn áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và động lực đầu tư phát triển Nông nghiệp ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy trong điều kiện BĐKH các DN và người nông dân đầu tư tại ĐBSCL quan tâm vào ba nhóm yếu tố chính đó là: CSHT đầu tư, chế độ chính sách đầu tư và môi trường sinh sống làm việc. Kết quả phân tích nhân tố các thang đo lường từ nghiên cứu định lượng cho thấy, nhóm các yếu tố về CSHT đầu tư bao gồm 5 yếu tố chính đó là: (1) Giá cả, (2) Đất đai, (3) CSHT kỹ thuật, (4) Lao động, (5) Tiếp cận. Nhóm các yếu tố về chế độ chính sách đầu tư bao gồm 3 yếu tố đó là: (1) Luật pháp, (2) Dịch vụ, (3) Tín dụng. Nhóm các yếu tố về môi trường sinh sống và làm việc cũng bao gồm 3 yếu tố: (1) Môi trường sống, (2) Môi trường làm việc, (3) Kỹ năng. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có 7 yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư đầu tư nông nghiệp tại vùng ĐBSCL. Bảy yếu tố đó là: (1) Giá cả, (2) Đất đai, (3) Tiếp cận, (4) Luật pháp, (5) Tín dụng, (6) Môi trường sống, (7) Môi trường làm việc. Trong các yếu tố này môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng nhất, tiếp theo là yếu tố về môi trường sống. Yếu tố tín dụng và tiếp cận có tác động ít hơn [24]. 1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững thủy sản S. Garcia, Fishery Resources Division đề xuất các chỉ tiêu PTBV nghề cá. Các chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để phát hiện và theo dõi các điều kiện và xu hướng trong ngành TS, giám sát tính bền vững của ngành TS, các chính sách phát triển TS và hoạt động quản lý liên quan đến các thành phần khác nhau của hệ thống TS: môi trường, tài nguyên mục tiêu, các loài có liên quan và phụ thuộc, các điều kiện kinh tế-xã hội, và bối cảnh văn hóa. Lý tưởng nhất, nó xem xét các yếu tố môi trường, tài nguyên, kinh tế và xã hội bền vững một cách thống nhất. Các chỉ số cần thiết để theo dõi, trong đó mỗi chỉ số có thể tích hợp nhiều hơn một biến sẽ cần thiết để theo dõi như sau [92]: 1. Các nguồn huy động VĐT (sự phong phú, đa dạng, khả năng phục hồi) 2. Môi trường (tham chiếu đến tình trạng nguyên sơ, … ) 3. Các công nghệ (năng lực, thân thiện môi trường, … ) 4. Các tổ chức (quyền đánh bắt cá, hệ thống thực thi, … ) 5. Những lợi ích của con người (thực phẩm, việc làm, thu nhập, … ) 6. Tính kinh tế của việc khai thác (chi phí, doanh thu, giá, … ) 7. Bối cảnh xã hội (sự gắn kết xã hội, tham gia, tuân thủ, … )
  • 34. 23 Áp dụng mô hình đồng quản lý TS là giải pháp PTBV của ngành TS. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình đồng quản lý TS của ngư dân Iran là mục tiêu nghiên cứu của MS Allahyari. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình đồng quản lý ngành TS được phân loại thành 9 nhóm: (1) Mục tiêu chung, (2) Đánh bắt cá bền vững, (3) Sự dân chủ), (4) Tính đồng nhất, (5) Phụ thuộc địa phương, (6) Tham gia vào giải quyết vấn đề, ( 7) Tính hợp pháp, (8) Ngư nghiệp và (9) Kinh tế. Kết quả cho thấy: Mục tiêu chung, Đánh bắt cá bền vững, Sự dân chủ có tác động lớn nhất đến sự thành công của mô hình đồng quản lý ngành TS [76]. Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành TS là biện pháp để PTBV về kinh tế và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để PTBV xã hội và môi trường trong ngành TS. Vì vậy, Nguyễn Kim Phúc đã xây dựng luận cứ khoa học cho đề xuất các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành TS, vận dụng lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại để xác định mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa giá trị sản phẩm TS tăng thêm (VA) theo vốn (K) và lao động (L). Sau đó, tác giả áp dụng phương trình tốc độ tăng trưởng để tính năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Những lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu định lượng trên thế giới nhưng chưa từng được sử dụng cho nghiên cứu trong ngành TS Việt Nam [26]. Nghiên cứu giải pháp kinh tế và môi trường trong NTTS hướng tới bền vững là đối tượng nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Tác giả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố (quy mô, cơ cấu NTTS) đến hiện trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của môi trường đến phát triển NTTS, khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NTTS với chất lượng môi trường nước. Công trình phân tích các giải pháp kinh tế và QLMT hiện đang áp dụng đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực thi chính sách, pháp luật BVMT trong hoạt động phát triển NTTS nhằm đáp ứng yêu cầu PTBV. Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và QLMT nhằm thúc đẩy NTTS phát triển ổn định, bền vững hơn nữa trong tương lai [1]. Phát triển SXKD TS theo chuỗi giá trị từ người sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng sẽ góp phần PTBV ngành TS, Nguyễn Thị Thúy Vinh phân tích chuỗi giá trị TS được xác định thông qua lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích hoạt động quản lý chuỗi và phát triển chuỗi. Nghiên cứu cũng đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị TS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết sản phẩm ở từng khâu của chuỗi chưa được cấp chứng chỉ về chất lượng như HACCP, VietGAP, BMP, ... Vì vậy, sản phẩm của chuỗi khó có thể truy xuất được nguồn gốc và việc tham gia vào thị trường xuất khẩu là rất khó khăn. Nhà nước nên hoàn thiện các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các tác nhân tham gia gắn kết vào
  • 35. 24 hoạt động của chuỗi; đồng thời để quản lý hiệu quả chuỗi GTTS từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Nhà nước cần ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi dài hạn cho các tác nhân đã tham gia vào chuỗi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt, mở rộng kinh doanh, đào tạo nâng cao năng lực SXKD và áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, đúng quy trình. Địa phương nên xây dựng chính sách thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm TS từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi. Sở NN&PTNT phối hợp với Sở KH&CN rà soát lại toàn bộ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm TS và xây dựng lại theo đúng quy chuẩn quốc tế, đồng thời cùng phối hợp xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Vận động tuyên truyền áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như VietGap, HACCP, CoC,… Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý SXKD cho các tác nhân, đồng thời tăng cường công tác quản lý môi trường, dịch bệnh và bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Khuyến khích và hỗ trợ các hình thức liên kết trong SXKD để nâng cao năng lực và phát triển lợi thế cạnh tranh. Đối với các tác nhân tham gia chuỗi GTTS NghệAn, tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi, đánh bắt, chế biến và bảo quản phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các tác nhân cần chủ động xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trong và ngoài nước [37]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu kế thừa khung phân tích PTBV quốc gia và gắn kết với các đặc trưng các công đoạn hoạt động của ngành CBTS với đầy đủ các hoạt động của các đối tượng tham gia từ đầu vào, sản xuất, đầu ra và vai trò quản trị điều phối của chính phủ. Vì vậy, các gợi ý từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ phát huy hiệu ứng về việc cải thiện hoạt động của các đối tượng tham gia ngành CBTS hướng đến PTBV. Luận án đưa ra một khung phân tích gắn với cấu trúc của ngành nhằm bổ sung vào mô hình lý thuyết PTBV cho ngành CBTS Việt Nam và vận dụng mô hình này kiểm định vào một địa phương cụ thể tại ĐBSCL nhằm xác định tính phù hợp thực tiễn của mô hình từ đó đề xuất gợi ý chính sách đồng bộ hơn góp phần PTBV ngành CBTS ở Việt Nam. Luận án này dựa vào bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn ngành CBTS Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng sẽ phát triển một khung phân tích và mô hình PTBV nhằm giải quyết có hệ thống các trụ cột bền vững cho ngành CBTS trên cơ sở phân tích các công đoạn của quá trình họat động của ngành từ đầu vào, sản xuất, cho đến đầu ra. Nghiên cứu đề xuất được mô hình đánh giá PTBV cho tất cả các khâu hoạt động của lĩnh vực CBTS; cũng như xây dựng được các hệ thống các chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc xem xét mối quan hệ giữa các trụ cột PTBV của ngành CBTS tại Tỉnh Bến Tre [14]. Nguyễn Văn Cường hệ thống hóa, làm sáng tỏ và phát triển các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh kế bền vững trong khai thác hải sản của ngư dân; đưa ra khái niệm đầy đủ