SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA: KHOA HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG LEAN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST
TÊN SINH VIÊN: Đỗ Như Hải Yến
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Xuân Thọ
Bình Dương, tháng 02 năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA: KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG LEAN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Ký tên) Mã số SV: 1525106010052
Lớp: D15QC01
(Ký tên)
ThS.NGUYỄN XUÂN THỌ ĐỖ NHƯ HẢI YẾN
Bình Dương, tháng 02 năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực tập tại Công ty SEEBEST là khoảng thời gian thực sự ý nghĩa
đối với em. Đây cũng là dịp để em hiểu rõ hơn về những gì đã được học tại nhà trường
và áp dụng ra sao. Những gì thu thập được trong quá trình thực tập đã giúp em học
hỏi được rất nhiều từ sản xuất thực tế tại công ty, giúp em hiểu rõ hơn về môi trường
sản xuất cũng như môi trường làm việc thực tế.
Để có được bài báo cáo hoàn chỉnh này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy Nguyễn Xuân Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều
trong suốt quá trình thực hiện báo cáo. Thầy luôn tạo mọi điều kiện để có được những
buổi thảo luận, hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm để em có thể hoàn thành tốt bài báo
cáo này. Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy.
Em chân thành cảm ơn các quý thầy, cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại học
Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm qua. Những kiến thức,
những chia sẽ kinh nghiệm đó sẽ là hành trang quý báu cho em có thể vững tin trên
con đường lập nghiệp sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty TNHH SEEBEST đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Em cảm ơn chân thành đến
ông Hashimoto, chị Hạnh, chị Phương, chị Xuyến, chị Linh, chị Quý, anh Tâm và tập
thể các cán bộ công nhân viên tại Công ty SEEBEST đã nhiệt tình giúp đỡ em rất
nhiều trong việc tìm hiểu quá trình sản xuất, các vấn đề kỹ thuật, giúp em có điều
kiện tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức, kinh nghiệm quản lý sản xuất và những kinh
nghiệm trong môi trường thực tế.
Cuối cùng, em xin gửi đến Quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một nói
chung và các thầy cô khoa Kinh tế lời chúc sức khỏe, bình an và luôn thành công
trong sự nghiệp giảng dạy của mình!
Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 02 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Đỗ Như Hải Yến
TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Dương, ngày 07 tháng 01 năm 2019
GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP
Cơ quan/Đơn vị tiếp nhận thực tập: Công ty TNHH SEEBEST.
Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương.
Điện thoại: 02743767672; Fax: 02743767673.
Đồng ý tiếp nhận anh/chị: Đỗ Như Hải Yến.
Mã số sinh viên: 1525106010052; Ngày sinh: 14/10/1997.
Là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một thuộc khoa: Kinh tế.
Chuyên ngành: Quản lý Công Nghiệp.
Thực tập tại bộ phận: của Cơ quan/Đơn vị chúng tôi trong thời gian từ 07/01/2017
đến ngày 17/03/2017.
Với nhiệm vụ: Nhân viên thực tập
Anh/chị sinh viên thực tập chấp hành đúng nội quy kỷ luật và phân công của Cơ
quan/doanh nghiệp.
Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp
(Ký & ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊNCỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Đỗ Như Hải Yến
Lớp: D15QC01; Khóa: 2015-2019; Khoa: Kinh tế; Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Trong thời gian từ ngày 07 tháng 01 năm 2019 đến ngày 17 tháng 03 năm 2019.
Tại: Công ty TNHH SEEBEST.
Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương
Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá
như sau :
1. Tri thức, năng lực, chuyên môn nghề nghiệp:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Thái độ:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Các nhận xét khác :
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
Ngày........tháng.........năm………
Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp
(Ký & ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập
.......................................................................................................................................
.............
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Nội dung báo cáo
2.1. Kết quả đợt thực tập
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2.3. Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Điểm đạt: Điểm số Điểm chữ:......................................................
Ngày........tháng.........năm………
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬT KÝ THỰC TẬP
(DÀNH CHO ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP)
I. THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP:
Họ và tên sinh viên: Đỗ Như Hải Yến
MSSV: 1525106010052; Lớp: D15QC01
Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp
Tên cơ quan tiếp nhận thực tập: Công ty TNHH SEEBEST
Phòng/ban: Phòng Tổng vụ
II. NHẬT KÝ THỰC TẬP:
STT NGÀY
NỘI DUNG CÔNG
VIỆC ĐÃ THỰC
HIỆN
XÁC NHẬN (KÝ VÀ NHẬN XÉT)
CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC
TẬP
1
Từ ngày
02/01/2019
đến
05/01/2019
- Tham quan công ty.
- Sắp xếp, kiểm tra hồ
sơ.
- Nhập liệu.
2
Từ ngày
07/01/2019
đến
12/01/2019
- Tham quan khu vực
sản xuất, nhà xưởng.
- Nhập liệu.
- Phân loại hồ sơ.
3
Từ ngày
14/01/2019
đến
12/01/2019
- In ấn văn bản.
- Kiểm tra chữ ký, mộc.
- Sắp xếp hồ sơ.
4
Từ ngày
14/01/2019
đến
28/01/2019
- Làm quen với xưởng
sản xuất.
- Tìm hiểu các máy
móc.
- Tìm hiểu các sản
phẩm.
5
Từ ngày
11/02/2019
đến
28/02/2019
- Tìm hiểu các vấn đề
chất lượng tại xưởng.
- Sắp xếp hồ sơ.
- Phân loại giấy tờ bảo
hiểm xã hội.
6
Từ ngày
01/03/2019
đến ngày
08/03/2019
- Nhập liệu.
- Scan, photo giấy tờ.
- Kiểm tra tình trạng vệ
sinh xưởng.
- Phân loại tài liệu.
7
Từ
09/03/2019
đến
17/03/2019
- Nhập liệu.
- Ép dẻo tài liệu.
-Sắp xếp giấy tờ.
- Tìm hiểu về các quy
trình, các lãng phí.
KHOA QUẢN LÝ
…………………………………………….
ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP
………………………………….
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
A/ PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... I
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ I
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................III
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................III
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... IV
5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... IV
6. Kết cấu của đề tài............................................................................................ IV
7. Kế hoạch thực hiện ...........................................................................................V
CHƯƠNG 1: ..............................................................................................................1
1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Seebest...........1
1.1.1 Lịch sử hình thành.....................................................................................1
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty.........................................2
1.2 Các loại sản phẩm chính, quy trình sản xuất, thị trường, đối thủ..............3
1.2.1 Các loại sản phẩm ......................................................................................3
1.2.2 Quy trình gia công......................................................................................5
1.2.3 Thị trường trong và ngoài nước ................................................................6
1.2.4 Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................6
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự công ty TNHH SEEBEST.................................7
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy .................................................................................7
1.3.2 Nguồn nhân lực..........................................................................................7
1.3.3 Máy móc......................................................................................................8
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm từ năm 2016, 2017, 2018.
...............................................................................................................................10
1.5 Các mặt thuận lợi và khó khăn qua các năm (2016, 2017, 2018)..............11
1.5.1 Thuận lợi...................................................................................................11
1.5.2 Khó khăn: .................................................................................................12
CHƯƠNG 2..............................................................................................................13
2.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................13
2.1.1 Tổng quan về Lean Manufacturing ........................................................13
2.1.2 Những lãng phí trong sản xuất...............................................................17
2.1.3 Quy trình liên tục và không liên tục........................................................19
2.1.4 Các công cụ và phương pháp trong Lean Manufacturing.....................20
2.1.5 Một số lý thuyết liên quan........................................................................25
2.2 Giới thiệu về phòng Tổng vụ.........................................................................27
2.2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ ..............................................................27
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ ..........................................28
2.3 Nhận dạng các lãng phí tại Công ty TNHH Seebest...................................30
2.3.1 Lựa chọn khu vực khảo sát......................................................................30
2.3.2 Lưu đồ xác định lãng phí.........................................................................30
2.3.3 Các lãng phí tại công ty TNHH Seebest..................................................33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ......................................................................................44
3.1 Giải pháp về lãng phí vận chuyển ................................................................44
3.2 Giải pháp về lãng phí khuyết tật ..................................................................46
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49
4.1 Kết luận...........................................................................................................49
4.2 Kiến nghị.........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... IV
Bảng 1.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của Công ty........................................ 8
Bảng 1.2: Tình hình doanh thu và lợi nhuận 03 năm công ty SEEBEST.............. 10
Bảng 2.1: So sánh Lean Manufacturing và sản xuất truyền thống ........................ 22
Bảng 2.2 Ký hiệu phân tích quá trình .................................................................... 26
Bảng 2.3: Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ ..................................... 28
Bảng 2.4: Lưu đồ quá trình sản xuất tại công ty TNHH Seebest........................... 30
Bảng 2.5: Khảo sát các trưởng bộ phận về nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển.
................................................................................................................................ 35
Bảng 2.6: Tỷ lệ phế phẩm tái chế........................................................................... 37
Bảng 2.7: Tỷ lệ phế phẩm không tái chế................................................................ 39
Bảng 2.8: Thống kê các dạng lỗi từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.................... 41
Bảng 2.9: Tổng kết các lãng phí trong báo cáo...................................................... 43
DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Biểu đồ tình hình sản xuất Quý IV năm 2018 của công ty TNHH Seebest.
................................................................................................................................ II
Hình 2: Sơ đồ Gantt Kế hoạch thực hiện báo cáo.................................................. V
Hình 1.1: Công ty TNHH SEEBEST..................................................................... 1
Hình 1.2: Logo công ty TNHH SEEBEST ............................................................ 1
Hình 1.3: Các sản phẩm Cánh quạt động cơ.......................................................... 3
Hình 1.4 : Các sản phẩm Chi tiết cơ khí chính xác................................................ 4
Hình 1.5: Các sản phẩm mẫu trưng bày tại Seebest............................................... 4
Hình 1.6: Quy trình gia công.................................................................................. 5
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH SEEBEST.............................................. 7
Hình 1.8: Máy tiện CNC TSUGAMI..................................................................... 9
Hình 1.9: Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm.................................... 11
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ công ty TNHH Seebest. ..................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng hiện tại của công ty TNHH Seebest........... 33
Hình 2.3: Biểu đồ nhân quả lãng phí vận chuyển.................................................. 36
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế theo từng tháng..................................... 38
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế theo từng tháng.......................... 39
Hình 2.6: Biểu đồ Pareto thể hiện các dạng lỗi thường xảy ra tại công ty Seebest.
................................................................................................................................ 41
Hình 2.7: Biểu đồ nhân quả lãng phí do phế phẩm................................................ 42
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng mới...................................................................... 44
Hình 3.2: Quy trình xử lý phế phẩm tại phòng kiểm phẩm ................................... 46
Hình 3.3: Sơ đồ kiểm tra ngoại quan ..................................................................... 47
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 KCN Khu công nghiệp
2 CN Công nhân
3 XNK Xuất nhập khẩu
4 BHXH Bảo hiểm xã hội
5 VPP Văn phòng phẩm
6 SX Sản xuất
7 SP Sản phẩm
8 TP Trưởng phòng
9 TPSX Trưởng phòng sản xuất
10 KH Khách hàng
11 KV Khu vực
12 PP Phế phẩm
I
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Báo Bình Dương, trong năm 2018, tỉnh Bình Dương đứng thứ 4 cả nước
về thu hút vốn FDI với hơn 2,2 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, vượt 57% so với kế hoạch
năm. Tính đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà
Nội) về thu hút vốn FDI, với 3.523 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
tổng vốn đăng ký 32,3 tỷ USD. Thêm vào đó, Bình Dương được biết đến là một tỉnh
phát triển nhờ công nghiệp với 48 KCN dàn trải. Điển hình và nổi trội là KCN Việt
Nam – Singapore (VSIP), đến nay đã thu hút được 760 nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến làm ăn, giải quyết việc làm cho hơn 210.000 lao động. Đáng chú ý là, doanh
nghiệp đầu tư vào các KCN VSIP tập trung chủ yếu vào các ngành có giá trị gia tăng
cao, ít sử dụng lao động, thân thiện môi trường như cơ khí chính xác, điện – điện tử,
hàng tiêu dùng…
Thời gian qua em may mắn được thực tập tại môi trường doanh nghiệp với
100% vốn đầu tư từ Nhật Bản với ngành sản xuất là cơ khí chính xác. Cơ khí chính
xác hay bất kỳ các ngành nghề sản xuất khác đều cho ra sản phẩm, đặc biệt những thị
trường quan trọng như thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại
hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm. Theo ông Hoàng
Mạnh Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đã
nói: “Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định
sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hương vong trong từng doanh
nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói
chung”. Do đó vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề luôn được
ưu tiên chú trọng hàng đầu tại tất cả doanh nghiệp.
Để đảm bảo được quá trình kinh doanh sản xuất đạt chất lượng thì các doanh
nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến, đổi mới, xác định được nguyên nhân thực tại
của chính doanh nghiệp đang gặp phải. Trong quản lý chất lượng, công cụ được đa
số doanh nghiệp lựa chọn là “Lean Manufacturing” tiếng Việt dịch là “Sản xuất tinh
gọn”. Nó được bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của công ty Toyota, là hệ thống các
công cụ và giải pháp nhằm loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tối
II
đa các thất thoát trong doanh nghiệp. Hiệu quả của nó mang lại cho các doanh nghiệp
khi áp dụng vào là làm tăng năng suất, giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất.
Với phương châm “Sản xuất đúng những gì khách hàng yêu cầu, với số lượng và thời
điểm khách hàng yêu cầu, với chi phí thấp nhất có thể”.
Tuy nhiên, nội tại chính công ty TNHH Seebest đang gặp phải đó là việc hàng
luôn bị lỗi trong quá trình sản xuất, hàng lỗi gây lãng phí và tốn kém rất lớn cho
doanh nghiệp. Sản phẩm lỗi xuất hiện thường xuyên và không kiểm soát chặt chẽ là
một trong những vấn đề lớn gây lãng phí cho Seebest. Có thể có rất nhiều nguyên
nhân nhỏ như các cán bộ quản lý công nhân chưa chặt chẽ, công nhân thiếu kinh
nghiệm và cũng có thể là do những chính sách đãi ngộ người lao động của công ty
còn quá thấp (lương, thưởng,…), … Sau đây là tình hình sản xuất trong quý IV của
năm 2018:
Nguồn: Phòng sản xuất
Hình 1: Biểu đồ tình hình sản xuất Quý IV năm 2018 của công ty TNHH
Seebest.
Trước tình hình đó, việc nâng cao năng suất và khắc phục lãng phí là một trong
những mục tiêu cần thực hiện sớm nhất. Vì thế, em chọn đề tài “Áp dụng Lean và
giải pháp nhằm khắc phục lãng phí tại công ty TNHH SEEBEST” với hy vọng sẽ
7678
9987
10429
2590
3184
5090
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Tình hình sản xuất Quý IV năm 2018
Hàng OK Hàng lỗi
III
giúp công ty xác định được những vấn đề đang gặp phải và giúp công ty giảm thiểu
được những lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu 1: Xác định các lãng phí đang tồn đọng tại công ty.
- Mục tiêu 2: Xác định các nguyên nhân gây ra lãng phí tại công ty.
- Mục tiêu 3: Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu lãng phí tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
- Các loại lãng phí đang diễn ra tại công ty TNHH SEEBEST.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Công ty TNHH SEEBEST tọa lạc tại số 18, Đại lộ Tự
Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được diễn ra từ ngày 07/01/2019 đến ngày
17/03/2019.
IV
4. Phương pháp nghiên cứu
Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu
STT Mục tiêu Phương pháp
1 Xác định các lãng phí tại công ty
- Quan sát và theo dõi các bước
thực hiện trong quy trình hằng
ngày.
- Nghiên cứu tại bàn.
2
Tìm hiểu tình hình hoạt động, nguyên
nhân gây lãng phí của doanh nghiệp.
- Biểu đồ nhân quả.
- Biểu đồ Pareto.
- Nghiên cứu tài liệu tại các
phòng ban.
3
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu
lãng phí tại công ty.
- Phương pháp định tính.
- Hỏi ý kiến của các chuyên gia.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Cá nhân: Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean
Manufacturing) và cách thức áp dụng Lean vào công ty để xác định những lãng phí.
Thêm vào đó, đề tài còn giúp em được tiếp cận những kiến thức mới, đồng thời vận
dụng các lý thuyết về Lean vào công ty để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp
đang gặp phải và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
- Doanh nghiệp: đề tài là cơ sở để công ty đánh giá và loại bỏ các lãng phí của
mình. Đưa ra một số giải pháp để công ty có thể xem xét làm giảm lãng phí từ đó
giảm chi phí, tăng doanh thu của công ty.
6. Kết cấu của đề tài
Bài báo cáo bao gồm 03 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH SEEBEST.
Chương 2: Những lãng phí tại Công ty TNHH SEEBEST.
V
Chương 3: Giải pháp khắc phục lãng phí.
Chương 4: Kiến nghị và kết luận.
7. Kế hoạch thực hiện
Hình 2: Sơ đồ Gantt Kế hoạch thực hiện báo cáo.
7/1/2019 17/1/2019 27/1/2019 6/2/2019 16/2/2019 26/2/2019
Tìm hiểu và chọn đề tài
Viết Đề cương chi tiết
Gửi Đề cương chi tiết và gặp GVHD
Khảo sát và xử lý số liệu
Hoàn thành Chương 1
Hoàn thành Chương 2
Gửi Chương 1,2 và gặp GVHD
Hoàn thành Chương 3
Hoàn thành Chương 4
Chỉnh sửa bài báo cáo
In bài hoàn chỉnh và gặp GVHD
1
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH SEEBEST
1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Seebest
1.1.1 Lịch sử hình thành
Nguồn: Seebest.vn
Hình 1.1: Công ty TNHH SEEBEST
Nguồn: Seebest.vn
Hình 1.2: Logo công ty TNHH SEEBEST
* Giới thiệu chung:
Tên giao dịch: Công ty TNHH Seebest.
Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Visip 1, Thuận An, Bình Dương.
Điện thoại: 0283767672.
Fax: 0283767673.
2
Website: http://seebest.vn
Email: info@seebest.vn
Tổng giám đốc: Mr. Tanoi Junichi.
Diện tích nhà máy: 3000 m2.
Tổng vốn đầu tư: 2,300,000 USD.
Ngành nghề: Sản xuất và lắp ráp các loại cánh quạt dùng trong xe hơi và trong
các loại động cơ; Sản xuất các linh kiện chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, trong
thiết bị bán dẫn, trong các loại động cơ và trong các thiết bị y tế…
* Quá trình phát triển:
- Tháng 6/2009: công ty đi vào hoạt động ban đầu với số lượng máy móc gồm
17 máy tiện CNC và đội ngũ nhân viên được đào tạo tại công ty mẹ Nhật Bản, gồm
27 nhân viên và 64 công nhân có tay nghề, sản xuất sản phẩm chủ yếu là chi tiết vỏ
bọc máy nha khoa và chi tiết động cơ xe hơi.
- Tháng 12/2006: Công ty nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000 và chính thức
đi vào hoạt động.
- Tháng 12/2007: Gần một năm đi vào hoạt động, đến nay công ty Seebest đã
không ngừng phát triển với trên 30 máy gia công cơ khí, số lượng công nhân trên 200
người có tay nghề cao và không ngừng học hỏi trao đổi tay nghề.
- Tháng 9/2008: lễ động thổ xây dựng nhà máy mới tại số 18, Đại lộ Tự Do,
KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương. Diện tích trên 3000m2.
- Tháng 02/2009: Hoàn thành xây dựng nhà máy mới, chuẩn bị cho hoạt động
chính thức.
- Tháng 06/2009: công ty TNHH SEEBEST chính thức đi vào sản xuất đồng
thời sát nhập vào công ty TNHH TANOI SEEBEST.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty
 Chức năng: Gia công cơ khí chính xác.
Được thành lập theo giấy phép đầu tư số 165/GP – KCN VSIP do ban quản lý
KCN Vsip cấp ngày 24/01/2006.
Sản xuất các loại cánh bướm dùng trong xe hơi và các loại động cơ, các loại
hình chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, thiết bị dẫn trong các loại động cơ.
3
Dựa trên các yêu cầu của khách hàng, đội ngũ làm việc lành nghề và gắn kết
đem lại những sản phẩm cơ khí chính xác và chuyên nghiệp nhất, đáp ứng được đầy
đủ yêu cầu của khách hàng.
 Nhiệm vụ:
Giảm thời gian, chi phí, có thể đáp ứng mọi yêu cầu về kỹ thuật của khách
hàng; Giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện khuôn mẫu, nghiên cứu sáng tạo công
nghệ mới, tăng tốc độ hoạt động vận hành máy và sử dụng các chương trình đã có
kinh nghiệm.
 Mục tiêu:
- Cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
- Cung cấp cho khách hàng với giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận
hợp lý.
- Giao hàng đúng kỳ hạn khách hàng yêu cầu.
- Xây dựng và duy trì một thể chế quản lý cho sự tồn tại lâu dài.
1.2 Các loại sản phẩm chính, quy trình sản xuất, thị trường, đối thủ
1.2.1 Các loại sản phẩm
Sản xuất các linh kiện chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, trong thiết bị bán
dẫn và trong các loại động cơ. Dưới đây là hình ảnh các sản phẩm Seebest đang sản
xuất:
Nguồn: Phòng Tổng vụ
Hình 1.3: Các sản phẩm Cánh quạt động cơ
4
Hình 1.4 : Các sản phẩm Chi tiết cơ khí chính xác
Nguồn: Phòng Tổng vụ
Hình 1.5: Các sản phẩm mẫu trưng bày tại Seebest
5
1.2.2 Quy trình gia công
Nguồn: Phòng Tổng vụ
Hình 1.6: Quy trình gia công
1 - Tiện: Với nguyên liệu thô là dạng thanh tròn, sau khi nhập về sẽ
được tiện bằng một đầu và tiện bậc một đầu để đưa vô máy gia công phôi.
2 - Gia công phôi: Nguyên liệu thanh sau khi qua máy tiện qua khu
vực gia công phôi (máy T) để hình thành sản phẩm.
3 - Kiểm tra: Nguyên liệu thanh sau khi được gia công sẽ được kiểm
tra tại máy gia công theo bảng check sheet, được thực hiện bởi công nhân đứng
máy gia công. Sau đó được chuyển tới máy gia công chi tiết.
Nguyên liệu phôi đúc sẽ được kiểm tra bởi nhân viên tái kiểm sau đó
được chuyển tới khu vực gia công chi tiết.
4, 5, 6 - Là khu vực gia công chi tiết gồm:
4: Khu vực máy Hasegawa (máy H).
5: Khu vực máy Nucboy (máy E).
6: Khu vực máy phay.
Tùy theo quy trình công nghệ của sản phẩm sẽ ứng dụng các máy khác
nhau.
7 - Kiểm tra: Sản phẩm được kiểm tra tại khu vực gia công chi tiết bởi
công nhân đứng máy và nhân viên kiểm tra trung gian. Sản phẩm được phân
loại, sản phẩm lỗi sẽ chuyển tới tái kiểm, còn sản phẩm đạt được chuyển tới
khu vực làm tay.
6
8 - Khu vực làm bằng tay: Tại đây sản phẩm sẽ được làm sạch bavia,
phay rãnh ngoài để trang trí cho sản phẩm, hay các công đoạn làm sạch khác.
9 - Tái kiểm: Sản phẩm lỗi sẽ được kiểm tra và phân loại: Có thể sửa
(rổ màu vàng), chuyển tới khu vực làm tay để sửa chữa hay chuyển tới kiểm
phẩm, và phế phẩm (rổ màu đỏ), được lưu kho phế phẩm trả lại cho khách
hàng.
10 - Kiểm phẩm: Sản phẩm sẽ được kiểm tra lần cuối (kiểm tra 100%).
Sản phẩm đạt được chuyển qua đóng gói và lưu kho, sản phẩm lỗi sẽ được
phân loại nếu sửa được sẽ chuyển qua bộ phận làm tay để sửa chữa, còn sản
phẩm lỗi không sửa được sẽ được lưu kho phế phẩm.
11 - Đóng gói: Sản phẩm đạt sẽ được đóng gói trong khay nhựa và
thùng carton.
12 – Lưu kho.
1.2.3 Thị trường trong và ngoài nước
Công ty Seebest là công ty gia công cơ khí theo đơn đặt của khách hàng. Cung
cấp một giải pháp sản xuất hoàn chỉnh, bao gồm việc quản lý hệ thống gia công và
lắp ráp chuyển giao. Thiết kế chính xác, tính toán kết cấu, và tạo mẫu hoàn toàn sử
dụng CAD/CAM. Khả năng của công ty là đáp ứng cho các hợp đồng gia công cơ khí
lớn, nhằm hoàn thiện truyền thống kinh doanh vốn có và tiếp tục xây dựng một trung
tâm gia công cơ khí hiện đại, để sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác lớn hoặc nhỏ.
Khách hàng chính là công ty mẹ (Tanoi Seebest Co.,Ltd), mọi đơn đặt hàng
đều xuất phát từ đây. Khi sản phẩm hoàn thành sẽ được chuyển qua Nhật và công ty
mẹ sẽ phân phối đến các khách hàng.
Các khách hàng truyền thống của công ty:
- Viện Máy và dụng cụ công nghiệp.
- Học viện Kỹ thuật quân sự.
- Công ty Phụ tùng máy số 1.
- Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí.
- Công ty Cơ khí Nông nghiệp.
Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các công ty nước ngoài
khác: Đài Loan, Mỹ…
1.2.4 Đối thủ cạnh tranh
7
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ xuất
hiện sự cạnh tranh, mà đã là cạnh tranh thì sẽ có doanh nghiệp thắng vì họ có được
những ưu điểm trội hơn doanh nghiệp của chúng ta như về giá cả, sản phẩm, phân
phối…
Hầu hết, các doanh nghiệp không ngừng đưa ra những chiến lược vững mạnh
nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt mặt đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Cùng
với áp lực tạo nên từ các đối thủ cạnh tranh, vì thế công ty cần có những chính sách
đồng nhất trong việc giải quyết vấn đề và nên đưa ra các ưu đãi, khuyến mãi, quảng
cáo…để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường .
Hiện nay, một trong những đối thủ cạnh tranh của Seebest đó là công ty TNHH
H-T Precision, gia công cơ khí chính xác tại Việt Nam.
1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự công ty TNHH SEEBEST
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Seebest:
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH SEEBEST
1.3.2 Nguồn nhân lực
Công ty Seebest chuyên gia công cơ khí chính xác nên phần lớn công việc do
máy đảm nhận, công nhân chủ yếu đảm nhận công việc hiệu chỉnh máy. Phần lớn
nhân công trong công ty làm nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm.
8
Tính đến cuối năm 2018, tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty có khoảng
hơn 300 người. Trong đó có 270 người là lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chiếm
90%, số còn lại là nhân viên văn phòng chiếm 10%.
Bảng 1.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của Công ty
%
Trình độ chuyên môn (%)
Đại học Cao đẳng
Trung cấp
nghề
Phổ thông
Trực tiếp 90 2.61 - 20.43 -
Văn phòng 10 61.27 - 1.3 14.39
Tổng 100 85.61 14.39
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự
Qua bảng cơ cấu về trình độ nguồn nhân lực của công ty, ta thấy được ở khối
văn phòng trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao (61.27%), không có nhân viên nào ở trình
độ Phổ thông. Điều này cho thấy, công ty luôn đặt mục tiêu về trình độ nhân sự lên
cao, quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, bậc
thợ trung bình 3/7. Do đặc điểm của ngành sản xuất nên lao động trực tiếp đa số là
nam, chiếm 95% trên tổng số lao động.
1.3.3 Máy móc
Máy móc trong nhà máy được bố trí theo chức năng như sau:
 Khu vực máy phôi: bao gồm các máy tiện CNC TSUGAMI, hoạt động
hoàn toàn tự động từ lúc cấp phôi đến khi thành phẩm:
- Các máy từ T1 đến T5: nhận gia công các loại phôi thép, inox, đồng,
nhôm.
- Các loại máy từ T6 đến T8: gia công chủ yếu loại phôi Titan.
- Năng suất của máy: tùy thuộc vào loại chi tiết gia công.
- Thời gian set up máy: 8h.
- Thời gian bảo trì: 1 tháng/lần.
- Hoạt động 24/24 nếu đơn hàng gấp, bình thường 8h/ngày.
9
Nguồn: Tác giả đề xuất.
Hình 1.8: Máy tiện CNC TSUGAMI
 Khu vực máy Hasegawa:
- Tất cả là máy CNC, sản phẩm gia công là hàng Nakanishi.
- Có tất cả 08 máy: H1 đến H8.
- Năng suất tùy thuộc vào loại chi tiết gia công.
- Thời gian bảo trì: định kỳ 1 tháng.
- Hoạt động tối đa 24/24 khi hàng gấp.
 Khu vực máy Nuckboy:
- Tất cả là máy CNC, sản phẩm gia công là hàng Vanne Noizzle.
- Có tất cả 05 máy: HR1, HR2, 2 máy E1, 1 máy E2.
- Thời gian set up: 8h đến 24h.
- Thời gian định kỳ: 1 tháng.
- Khả năng hoạt động tối đa 24/24 khi hàng gấp.
 Khu vực làm tay:
- Tất cả là máy truyền thống, dùng để sửa sản phẩm lỗi, gia công 1 số
công đoạn mà máy CNC không làm được.
- Bao gồm các máy: AH3 - KH1- HHI - NH1- NH2 - HM1 - KH4 -
EH2-KH3.
- Thời gian set up: không đáng kể.
- Thời gian bảo trì: định kỳ 1 tháng
10
- Khả năng hoạt động 24/24.
 Khu vực kho:
Có 01 máy tiện, dùng để gia công phôi trước khi cấp phôi cho các máy
trên.
 Khu vực rửa dầu:
Gồm 01 máy rửa dầu AS1 và máy phun cát FH1.
 Khu vực kiểm phẩm:
- Các máy phục vụ cho kiểm tra sản phẩm trước khi xuất hàng, kiểm
tra 100% sản phẩm trước khi xuất.
- Máy Keyence.
- Máy đo độ nhám.
- Máy đo độ tròn.
- Máy do kính hiển vi.
- Kinh lúp…
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm từ năm 2016, 2017,
2018.
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Seebest trong 03 năm gần đây:
Bảng 1.2: Tình hình doanh thu và lợi nhuận 03 năm công ty SEEBEST
Đơn vị tính: 1000 VNĐ.
Năm 2016 2017 2018
Doanh thu 68.324.671 70.658.111 71.514.203
Lợi nhuận 30.655.128 33.885.101 32.757.909
Nguồn: Phòng Kế toán
11
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Nguồn: Phòng Kế toán
Hình 1.9: Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm
Nhận xét:
Nhìn vào bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm vừa qua, ta thấy
rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty biến động qua các năm. Nhìn chung, hằng
năm doanh thu của công ty năm sau tăng hơn năm trước.
Cụ thể, doanh thu năm 2016 là 68.324.671.000 đồng, năm 2017 doanh thu là
70.658.111.000 đồng, tăng 3,42% so với năm 2016.
Doanh thu năm 2017 là 70.658.111.000 đồng, năm 2018 là 71.514.203.000
đồng, tăng 1,21% so với năm 2017.
Doanh thu năm 2018 so với năm 2016 tăng 4,67%. Có thể thấy doanh thu các
năm tăng nhẹ qua mỗi năm.
Về lợi nhuận, năm 2018 có sự giảm nhẹ so với 02 năm 2016 và 2017. Nguyên
nhân do sự biến động của giá cả thị trường.
1.5 Các mặt thuận lợi và khó khăn qua các năm (2016, 2017, 2018)
1.5.1 Thuận lợi
- Có nguồn đầu vào, đầu ra ổn định.
- Do sản xuất theo đơn đặt hàng nên sản phẩm sản xuất được bao nhiêu đều
tiêu thụ hết bấy nhiêu, do đó doanh nghiệp không mất chi phí do hàng tồn kho.
12
- Nguyên liệu được nhập trực tiếp tại công ty mẹ từ Nhật Bản.
- Có hệ thống nối mạng giữa công ty tại Việt Nam và công ty mẹ tại Nhật Bản.
Chú trọng đào tạo công nhân, tạo điều kiện cho nhiều công nhân phát huy khả năng
của mình, đưa công nhân sang Nhật Bản làm việc đồng thời học hỏi kinh nghiệm làm
việc, nâng cao tay nghề.
- Ngoài ra, tình hình an ninh tại công ty SEEBEST tương đối tốt, thời tiết thuận
lợi, cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng tốt hơn, góp phần thuận lợi để công ty ổn định
sản xuất.
1.5.2 Khó khăn:
- Đội ngũ lao động tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vì thế chất lượng
sản phẩm chưa cao.
- Công nhân có tay nghề chưa cao sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, công ty
phải thực hiện tăng ca, tăng giờ làm nguyên nhân là do thiếu sản lượng.
- Chính sách đãi ngộ của công ty chưa đủ sức mạnh so với các doanh nghiệp
lân cận khác, dẫn đến sự thiếu gắn bó, cộng tác của người lao động đối với công ty.
- Tình hình cạnh tranh trước những đối thủ cùng ngành, không những trong
mà còn ở ngoài nước.
13
CHƯƠNG 2
NHỮNG LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về Lean Manufacturing
a) Khái niệm về Lean Manufacturing
Dưới đây là một số định nghĩa về Lean:
“Lean là một phương pháp tiếp cận có hệ thống để xác định là loại bỏ
các hoạt động không làm tăng giá trị, dòng chảy sản phẩm được kéo từ phía
khách hàng trong sự theo đuổi không ngừng sự hoàn thiện.”, (University of
Alabama, US, 2002, dẫn từ Bùi Văn Hùng, 2010)
Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn) là một hệ thống bao gồm các
công cụ và phương pháp loại bỏ các lãng phí và các bất hợp lý trong quy trình
sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đố nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Lean là một phương pháp quản lý quá trình phổ biến xuất phát chủ yếu
từ Toyota Production System (TPS) và được công ty Toyota áp dụng xuyên
suốt các hoạt động sản xuất của mình từ năm 1950. Cụm từ “Lean
Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên trong quyển
“The Machine that Changed the World” (Cỗ máy làm thay đổi Thế giới –
James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos) xuất bản năm 1990.
b) Triết lý của Lean
- Chất lượng là thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng với chi phí
thấp nhất.
- Làm tối đa hóa giá trị gia tăng bằng tối thiểu hóa mọi lãng phí.
- Sản xuất theo yêu cầu khách hàng và tiến đến lô sản xuất là đơn chiếc
để đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng.
- Tiến đến mỗi nhân viên là một kiểm soát viên chất lượng.
14
c) Mục tiêu của Lean
Các mục tiêu bao gồm:
- Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình
không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế
phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tính
năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu.
- Mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản
xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn
đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
- Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng
cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian
chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng : sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất
hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu
suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy.
- Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm
thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng
suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay
thao tác không cần thiết).
- Sản lượng: nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động,
giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng
một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có.
- Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
d) Lợi ích của Lean
15
- Loại bỏ hao phí
Phương pháp sản xuất tinh gọn tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình
thức, chẳng hạn như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Dây
chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa
các quá trình và dây chuyền di chuyển từng bộ phận giảm thời gian chờ đợi
giữa các bước trong sản xuất.
- Giảm chi phí tồn kho
Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này mong muốn giảm thiểu chi
phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm.
Thêm vào đó, khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn để
thuê nhà kho, ít nhân công để quản lý.
- Cải thiện chất lượng
Sản xuất tinh gọn loại bỏ hao phí bằng cách cải thiện chất lượng sản
phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi. Dây chuyền di chuyển từng bộ
phận cho phép công nhân xác định những bộ phận/ linh kiện lỗi trước khi số
lượng lớn sản phẩm được sản xuất.
e) Nhược điểm của Lean
- Chi phí vận hành cao
Chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài, chi phí thuê các nhà quản lý
có kinh nghiệm cao hơn bình thường, vốn đầu tư mua máy móc thiết bị không
nhỏ và các thiết lập của mô hình work cell được tính vào nợ dài hạn.
- Về cung ứng
Do chỉ có một số lượng nhỏ của hàng tồn kho được dự trữ, quy trình
sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng cung cấp nhằm
tránh gây gián đoạn. Các vấn đề như công nhân đình công, ắt tắc giao thông
hay một trong các nhà cung ứng gặp vấn đề… buộc toàn bộ dây chuyền phải
đình trệ. Đôi khi các nhà cung ứng cũng không chấp nhận giao hàng với số
lượng ít hay phải tuân theo một lịch trình quá khắt khe.
16
- Thiếu sự đồng thuận của nhân viên
Quy trình sản xuất tinh gọnđòi hỏi đại tu toàn bộ hệ thống sản xuất và
đôi khi nhân viên từ chối vì họ thích cách làm cũ hơn. Hơn nữa, sản xuất tinh
gọn đòi hỏi nhân viên phải liên tục kiểm soát chất lượng nhưng một số nhân
viên sẽ thấy không hứng thú hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm.
- Khách hàng không hài lòng
Vì quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng,
bất cứ gián đoạn nào của chuỗi cung ứng cũng đều ảnh hưởng đến khách hàng.
Giao hàng trễ hay trì hoãn cũng là vấn đề cần được chú trọng xử lý trong quy
trình này.
f) Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing
1. Nhận thức về sự lãng phí
Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng
thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào
không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là dư thừa và
nên loại bỏ.
2. Chuẩn hóa quy trình
Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là
quy trình chuẩn, gọi là quy trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời
gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại
bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
3. Quy trình liên tục
Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục,
không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển
khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
4. Sản xuất “Pull”
17
Hay còn được gọi là Just in time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản
xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của
các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công
đoạn kế tiếp.
5. Chất lượng từ gốc
Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất
lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy
trình sản xuất.
6. Liên tục cải tiến
Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng
loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham
gia tích cực của các công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.
2.1.2 Những lãng phí trong sản xuất
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là
mục tiêu để hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp, nó gắn liền với chi phí sản
xuất, chất lượng sản phẩm, doanh thu, khách hàng… Để tăng lợi nhuận thì cần
giảm chi phí trong quá trình, doanh nghiệp cần xác định được chi phí nào tạo
ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá cho mình. Các chi phí cao dẫn đến doanh
nghiệp bị giảm lợi nhuận, đẩy giá thành sản phẩm lên cao và gây thất thoát
cho công ty, những chi phí hay những thứ không tạo ra giá trị thì được gọi là
lãng phí. Theo Lean Manufacturing thì có 07 loại lãng phí: vận chuyển, tồn
kho, thoa tác, chờ đợi, thừa quy trình, sản xuất thừa, hàng lỗi.
- Lãng phí do sản xuất dư thừa:
Làm nhiều hơn, sớm hơn và nhanh hơn so với những gì được yêu cầu
một cách không cần thiết. Việc này làm tiêu tốn thời gian lao động, nguyên
vật liệu, làm tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai
chủng loại sản phẩm và có khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết
khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu.
18
- Lãng phí khi vận chuyển:
Vận chuyển là hoạt động di chuyển nguyên liệu từ nơi này đến nơi khác
trong quá trình sản xuất. Trang thiết bị sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm
phải di chuyển không cần thiết từ nơi này sang nơi khác, kéo dài quá trình thời
gian chu trình sản xuất, đây là một loại lãng phí khi không tạo ra giá trị cho
sản phẩm. Lãng phí vận chuyển thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc
không hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp.
- Lãng phí trong tồn kho:
Tồn kho chứa nhiều vấn đề và mất nhiều chi phí, kho của công ty luôn
chứa đầy nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm thì doanh
nghiệpđang lãng phí một khoản tiền lớn. Lưu kho quá nhiều là daonh nghiệp
đang bị tồn động vốn mà lẽ ra lượng vốn đó có thể dùng cho nhiều mục đích
quan trọng khác. Các chi phí có thể phát sinh khi lưu kho nhiều là: chi phí thuê
mặt bằng kho, chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng hay quá hạn sử dụng.
- Lãng phí trong thao tác:
Thao tác thừa của con người hay máy móc là một loại lãng phí. Những
thao tác không cần thiết giống như là cúi xuống để lấy những vật nặng dưới
sàn trong khi chúng nên được để ở tầm ngang thắt lưng để giảm thời gian khi
lấy. Các hoạt động đặt lên đặt xuống một chi tiết của công nhân hay tìm kiếm
là những động tác không cần thiết và không làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Lãng phí do sản phẩm lỗi:
Đây là lãng phí xảy ra khi sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây
nên tình trạng tái chế và tiêu hủy nhiều. Khuyết tật cũng bao gồm các sai sót
về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai
quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần
thiết.
- Lãng phí khi chờ đợi:
19
Công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do
phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển
đến, chờ đợi thông tin, thiết bị, dụng cụ,… Khoảng thời gian chờ đợi này là
một lãng phí, lãng phí do chờ đợi gây cản trở dòng chảy, một trong những
nguyên tắc chủ yếu của sản xuất tinh gọn.
- Lãng phí khi thừa quy trình:
Thực hiện nhiều bước công việc hơn mức khách hàng yêu cầu dưới
hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm. Dúng các kỹ thuật máy
móc không phù hợp, thiết bị quá khổ,…
2.1.3 Quy trình liên tục và không liên tục
Quy trình liên tục là việc phối hợp các thao tác và hoạt động của thiết
bị trở thành một luồng hài hoà hoàn hảo, trong đó bán thành phẩm liên tục ở
trong trạng thái chuyển đổi và không bao giờ phải nằm ứ đọng trong tình trạng
chờ đợi để được xử lý. Quy trình liên tục loại trừ thời gian chờ đợi của bán
thành phẩm, thiết bị hay công nhân.
Quy trình liên tục có thể yêu cầu việc tái thiết kế mặt bằng sản xuất từ
việc sắp đặt các nhóm hay công đoạn tương tự nằm gần kề nhau trở thành các
chuyền sản xuất phối hợp, trong đó bán thành phẩm có thể di chuyển nhanh
chóng và dễ dàng từ công đoạn này sang công đoạn khác.
Đôi khi quy trình liên tục không khả thi đối với một số công đoạn trong
quy trình sản xuất. Một số điển hình trong đó quy trình liên tục không phù hợp
đối với một vài công đoạn sản xuất như sau:
- Thời gian chu kỳ không đồng bộ giữa một số công đoạn trong đó một
số quy trình vận hành với chu kỳ rất nhanh và phải chuyển đổi để đáp ứng
nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
- Khoảng cách giữa các công đoạn là điều không tránh khỏi trong một
vài trường hợp và có nghĩa rằng việc di chuyển nguyên vật liệu phải được thực
hiện theo từng lô tương đối lớn.
20
- Một số quy trình có độ tin cậy quá thấp nên không thể dự báo về hiệu
suất và có thể gây gián đoạn cho hoạt động của quy trình liên tục.
- Một số công đoạn phải được thực hiện theo lô lớn.
- Đôi lúc phế phẩm hay vật liệu thải ra sau khi gia công được giữ lại
dưới dạng tồn kho để sử dụng về sau nhằm gia tăng hiệu suất sử dụng vật tư.
- Trong một số trường hợp khác, công ty có thể cố ý duy trì lượng tồn
kho bán thành phẩm ở một số công đoạn của quy trình sản xuất.
2.1.4 Các công cụ và phương pháp trong Lean Manufacturing
Bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng sản xuất thường được định nghĩa là công việc sắp xếp
máy móc, thiết bị và dòng vật liệu, sản phẩm trung gian giữa các công đoạn
tạo ra sản phẩm. Mặt bằng sản xuất được coi là bố trí tối ưu khi thoả mãn các
hạn chế không gian vật lý của nhà xưởng và tối thiểu chi phí vận hành và hao
tổn nguyên vật liệu.
Với mục đích nhằm bố trí các khu vực sản xuất, các trang thiết bị, các
trạm gia công sao cho đường đi của của nguyên liệu hay đường đi của công
nhân trong hệ thống sản xuất là ngắn nhất.
Trong bố trí mặt bằng có kiểu bố trí dạng tế bào mang những đặc tính
như:
- Quy trình liên tục: Luồng nguyên liệu và phụ liệu di chuyển đều đặn
và hầu như không thấy có việc vận chuyển bán thành phẩm hay chờ đợi giữa
các công đoạn sản xuất.
- Luồng một sản phẩm: Quá trình sản xuất với mô hình tế bào áp dụng
luồng một sản phẩm trong đó từng sản phẩm một lần lượt di chuyển qua từng
công đoạn của quy trình sản xuất.
- Mô hình chữ U: Với cách bố trí này, các sản phẩm sẽ được di chuyển
từ đầu này đến đầu kia của chữ U khi được công nhân gia công, nhằm hạn chế
tối đa khoảng cách đi lại và việc di chuyển nguyên vật liệu sẽ dễ dàng hơn.
Kaizen
21
Vì khó có một công ty nào có thể đạt đến mức hiệu quả tuyệt đối, Lean
Manufacturing đòi hỏi một cam kết cải tiến liên tục, và tốt nhất là có một quy
trình hệ thống nhằm đảm bảo việc cải tiến liên tục, nhờ đó công ty không
ngừng tìm kiếm các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và cách thức để
loại bỏ chúng. Trọng tâm của việc cải tiến liên tục nên nhắm vào việc xác định
các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và
loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất.
Kaizen là một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là “cải tiến liên tục”,
với trọng tâm hướng đến các cải tiến nhỏ diễn ra từ từ. Là một công cụ trong
quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục, giúp cho các
doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm... Chủ đề chính của
Kaizen là tạo ra một văn hoá cải tiến liên tục bằng việc phân công trách nhiệm
cho công nhân và khuyến khích họ xác định các cơ hội cải tiến.
Đặc điểm của Kaizen:
+ Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc.
+ Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông
qua giảm lãng phí.
+ Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự
cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.
+ Nhấn mạnh hoạt động nhóm.
+ Thu thập và phân tích dữ liệu.
Kaizen được tiếp cận theo quá trình, khi các quá trình được cải tiến thì
kết quả sẽ được cải tiến. Khi kết quả không đạt được đó là sự sai lỗi của quá
trình. Người quản lý cần phải nhận biết và phục hồi các quá trình sai lỗi. Định
hướng theo quá trình được áp dụng khi áp dụng các chiến lược Kaizen khác
nhau như: PDCA (Plan – Do – Check – Act), SDCA (Standardize - Do – Check
– Act), QCD (Quality, Cost and Delivery), JIT (Just In Time)…
Bảng 2.1: So sánh Lean Manufacturing và sản xuất truyền thống
22
Tiêu chí Sản xuất truyền thống Lean Manufacturing
Định hướng Theo nhà cung cấp Theo khách hàng
Hoạch định Dựa vào dự báo bán hàng Theo đơn đặt hàng
Quy mô sản xuất Lớn Nhỏ
Kiểm soát chất
lượng
Nhân viên kiểm soát chất
lượng kiểm tra lấy mẫu
ngẫu nhiên
Công nhân kiểm tra trên
chuyền
Hàng tồn kho
Tập hợp sản phẩm dở
dang giữa các công đoạn
sản xuất
Không có hoặc rất ít sản phẩm
dở dang giữa các công đoạn
sản xuất
Chuyển giao Về kho tập trung Giữa các công đoạn
Chu kỳ sản xuất Mất nhiều thời gian hơn
Rút ngắn thời gian bằng thời
gian dành cho việc xử lí vật
liệu
Phương pháp 5S
5S là một triết lý và phương pháp quản lý cơ bản nhằm cải tiến môi
trường làm việc, một môi trường làm việc thường trực trong tổ chức. Xuất phát
từ quan điểm, nếu làm việc trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ và khoa học
thì tinh thần, thể trạng được thoải mái, năng suất lao động được nâng cao. 5S
là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong thực
tế.
5S là cách viết tắt của 5 chữ S đầu trong tiếng Nhật:
- Seiri (Sàng lọc): Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết.
Loại bỏ những thứ không cần thiết. Để những thứ thường được cần đến luôn
có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến
nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi.
23
- Seiton (Sắp xếp): là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất
định, tiện lợi khi sử dụng. Giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân
thực hiện cho một công việc.
- Seiso (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay
bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị).
- Seiketsu (Săn sóc): là duy trì, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận
tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
- Shitsuke (Sẵn sàng) là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc
tốt và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc
* Lợi ích khi thực hiện 5S:
- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
- Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của
mình.
- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM được nâng cao
hơn:
- Cải tiến Năng suất (P – Productivity).
- Nâng cao Chất lượng (Q – Quality).
- Giảm chi phí (C – Cost).
- Giao hàng đúng hạn (D – Delivery).
24
- Đảm bảo an toàn (S – Safety).
- Nâng cao tinh thần (M – Morale).
Kanban
“Kanban” là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu
hiệu tượng hình, như các thẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các
chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêm vật tư. Về tác dụng, Kanban là một
công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull. Một Kanban có thể là một
thùng rỗng, một thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc
trực quan nào thích hợp.
Có hai loại Kanban đặc trưng:
- Kanban Cung Cấp: Một dấu hiệu từ khách hàng nội bộ đến nguồn
cung cấp nội bộ cho biết loại vật tư cần được cung cấp.
- Kanban Tiêu Thụ: Một dấu hiệu từ nơi cung cấp nội bộ đến khách
hàng nội bộ cho biết rằng vật tư đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Trong trường
hợp này, nơi cung cấp nội bộ sẽ không sản xuất thêm cho đến khi việc tiêu thụ
được thực hiện bởi khách hàng bên trong.
Jidoka
Jidoka là việc kết hợp máy móc với sự thông minh của con người thực
hiện dừng cả hệ thống khi có lỗi được phát hiện, (Shakichi Toyoda).
Có vai trog là một “trụ cột” chính trong ngôi nhà Lean.
Đặc điểm:
- Liên lạc giữa con người và máy móc
- Chất lượng sản phẩm được theo dõi, kiểm soát và xây dựng ngay trên
quá trình sản xuất.
- Lỗi được truy tìm nguyên nhân gốc rễ và khắc phục, đưa ra giải pháp
không cho xuất hiện lần sau.
- Yêu cầu cao về tôn trọng, trách nhiệm và năng lực của nhân viên
- Cần sử dụng các công cụ hỗ trợ cần thiết.
Cân bằng chuyển và đúng thời điểm:
25
Mục tiêu chính của JIT là kiểm soát tồn kho ở mức tối thiểu cần thiết.
Để đạt được điều này, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch
định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng
mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Yếu tố chính của cân bằng sản xuất
đó là người chịu trách nhiệm ra lệnh sản xuất cho xưởng phải có hệ thống điều
tiết các đơn hàng không để có sự đột biến về khối lượng sản xuất.
Chuẩn hóa quy trình làm việc
Chuẩn hóa quy trình làm việc hay chuẩn hóa công việc có nghĩa là các
quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức
chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và tự suy diễn về cách thực hiện công
việc.
Ngăn ngừa lỗi và hỏng
Ngăn ngừa lỗi và hỏng phương pháp nên được áp dụng cho mọi tổ chức,
doanh nghiệp kể cả cá nhân. Việc này giúp làm giảm được các lãng phí do việc
làm lại, hoặc loại bỏ, giúp các thao tác trở nên đơn giảm hơn…
2.1.5 Một số lý thuyết liên quan
 Biểu đồ Pareto
- Khái niệm: Biểu đồ pareto là dạng biểu đồ trực quan, biểu diễn các
nguyên nhân của một vấn đề được sắp xếp theo mức độ giảm dần. Nguyên tắc
Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do
20% các nguyên nhân chủ yếu.
- Mục đích: Bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những
nguyên nhân vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên
cho các vấn đề quan trọng nhất. Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá
hiệu quả và cải tiến chất lượng.
 Biểu đồ nhân quả
- Khái niệm: Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê
những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng
vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì.
26
- Mục đích:
+ Phân tích biểu đồ nhân quả giúp tổ chức hình dung xuyên suốt những
nguyên nhân của một vấn đề, nó có thể bao gồm cả những nguyên nhân gốc rễ
mà không phải chỉ là các hiện tượng.
+ Phát triển các kế hoạch để xác nhận rằng những nguyên nhân tiềm ẩn
là những nguyên nhân thực sự.
+ Cung cấp cấu trúc cho nổ lực xác định nguyên nhân.
 Phân tích quá trình
- Khái niệm: Là một trong các phương pháp phân tích cơ bản cho phép
nắm được tình hình thực tế phân chia các hoạt động công việc sản xuất. Phân
tích quá trình là một trong các phương pháp hữu hiệu để phát hiện lãng phí và
giúp thực hiện cải tiến của mỗi quá trình.
- Mục đích: Xác định rõ trình tự của các công đoạn, thực hiện tiếp tục
cải tiến trong mỗi công đoạn, xác định rõ phương pháp sản xuất, đảm bảo
thông tin cơ sở cho thiết kế sản xuất, thông tin cơ sở cho cải tiến việc thực hiện,
đảm bảo thông tin cơ sở cho việc điều khiển tiến độ sản xuất.
- Một số ký hiệu của phân tích quá trình:
Bảng 2.2 Ký hiệu phân tích quá trình
Loại quá
trình
Tên ký hiệu
Ký
hiệu
Giải thích
Quá trình Quá trình
Chỉ một quá trình trong đó nguyên liệu,
bán thành phẩm hoặc chi tiết bị biến đổi.
Vận chuyển Vận chuyển
Chỉ một quá trình ở đó vị trí của nguyên
liệu, bán thành phẩm hoặc chi tiết bị thay
đổi.
Kiểm tra
Kiểm tra số
lượng
Chỉ một quá trình ở đó một khối lượng
hoặc số lượng nguyên liệu, bán thành
phẩm hoặc các chi tiết được đo đạc hoặc
so sánh với chuẩn.
27
Kiểm tra
chất lượng
Chỉ một quá trình ở đó chất lượng của
nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc các chi
tiết được thử nghiệm và so sánh với
chuẩn
Tích lũy
Tập trung
Cho biết nguyên liệu, bán thành phẩm
hoặc chi tiết được tích tụ.
Lưu kho
Chỉ một quá trình ở đó nguyên liệu, bán
thành phẩm hoặc chi tiết được lưu trữ
theo một kế hoạch.
2.2 Giới thiệu về phòng Tổng vụ
2.2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ
Nguồn: Phòng Tổng vụ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ công ty TNHH Seebest.
28
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ:
Bảng 2.3: Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ
Chức vụ Chức năng – Nhiệm vụ
Trưởng phòng
Tổng vụ
- Quản lý chung về nhân sự.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện nội quy công ty, xử lý vi
phạm, thực hiện khen thưởng, đề bạt nâng cấp bậc, tay nghề,
chuyên môn.
- Lập kế hoạch doanh số theo từng tháng, theo dõi, đánh giá.
- Báo cáo tài chính.
- Chịu trách nhiệm chính về kế toán.
- Quản lý chi phí công ty.
- Giám sát, theo dõi công việc của kế toán, nhân sự và XNK.
- Cải tiến quản lý.
Nhân viên
Nhân sự
- Theo dõi về nhân sự trong công ty: việc thực hiện nội quy
công ty, chấm công, tính lương.
- Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định liên quan về
nhân sự.
- Soạn thảo hợp đồng lao động, hợp đồng học việc.
- Đăng ký BHXH và báo cáo với cơ quan BHXH.
- Đối với công nhân thôi việc tại công ty: Giám sát việc bàn
giao công việc, bàn giao tài sản, hoàn thành trách nhiệm với
công ty, thanh toán tiền lương, khóa sổ BHXH.
- Ghi nhận ý kiến phản ánh của công nhân viên để xây dựng
môi trường làm việc tốt tại công ty.
- Thực hiện việc tuyển dụng, huấn luyện về nội quy lao động,
kiến thức luật lao động cho công nhân viên.
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Nhân viên
Kế toán
- Làm phiếu thu, chi hàng tháng bằng phần mềm kế toán.
- Chuẩn bị chứng từ chuyển qua ngân hàng, thực hiện các giao
dịch với ngân hàng.
29
- Lập báo cáo thuế hàng tháng.
- Lập báo cáo thống kê hàng tháng.
- Theo dõi quản lý các chi phí về VPP, vật dụng văn phòng của
công ty.
- Ghi nhận sổ sách kế toán hàng tháng: báo nợ, báo có, các
chứng từ khác.
- Làm việc với kho, ghi nhận số liệu kho, tính giá thành.
- Hạch toán kết chuyển tính lãi lỗ.
- Giải trình với kiểm toán, thuế và các cơ quan khác về sổ sách
kế toán.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản lượng, doanh số hàng
ngày.
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Nhân viên
Xuất nhập
khẩu
- Phụ trách chính về xuất – nhập khẩu.
- Chuẩn bị chứng từ hải quan.
- Đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan Hải Quan.
- Liên hệ người vận chuyển để giao, nhận hàng hóa.
- Soạn thảo và đăng ký hợp đồng gia công, định mức, phụ kiện
hợp đồng.
- Lập báo cáo quý cho Cục Hải Quan VSIP, thực hiện thanh
khoản hợp đồng.
- Phụ trách mua hàng: vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất
(nhôm thanh, bao bì đóng gói, dầu, khay nhựa…).
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Nhân viên
Quản lý Dụng
cụ đo
- Quản lý chính các dụng cụ phục vụ sản xuất.
- Xem xét các dụng cụ đã hỏng từ các trưởng bộ phận sản xuất.
- Ghi nhận số lượng, tên dụng cụ.
- Cung cấp cho tổ trưởng sản xuất các dụng cụ mới thay thế
cho dụng cụ đã hỏng.
- Báo cáo số lượng và đề xuất mua dụng cụ mới.
- Các công việc khác theo yêu cầu.
30
2.3 Nhận dạng các lãng phí tại Công ty TNHH Seebest
2.3.1 Lựa chọn khu vực khảo sát
Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế tại xưởng sản xuất, nhận thấy có
nhiều vấn đề phát sinh gây ra lãng phí trong sản xuất như: tồn kho bán thành phẩm,
di chuyển giữa các công đoạn, thời gian chờ giữa các công đoạn sản xuất, bố trí mặt
bằng và các vấn đề này xảy ra hằng ngày ở công ty. Nhưng công ty vẫn chưa quan
tâm và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra lãng phí dẫn đến mỗi tháng công ty phải tốn
một số chi phí như chi phí nhân công, chi phí quản lý hàng tồn kho, quản lý kho,
nguyên vật liệu, vận chuyển... Do đó, khu vực xưởng sản xuất là khu vực phản ánh
lên mọi vấn đề về lãng phí khá rõ nét.
2.3.2 Lưu đồ xác định lãng phí
Qua quan sát và thu thập về số thời gian mà công nhân thực hiện từng công
đoạn để xác định các bước gây lãng phí. Trong quá trình sản xuất, các bước thực hiện
không đem lại giá trị cho doanh nghiệp thì sẽ gây lãng phí, những lãng phí đó sẽ kéo
chi phí sản xuất tăng cao, không mang lại hiệu quả kinh tế và gây ảnh hưởng đến quy
trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.4: Lưu đồ quá trình sản xuất tại công ty TNHH Seebest.
Ký hiệu Quá trình
Bước tạo
giá trị. (s)
Bước không
hoặc tạo ra
giá trị thấp.
(s)
Thời gian
thực hiện
một sản
phẩm.
Nhập phôi 20 20
Tiện phôi bằng máy 55 55
Chờ gia công phôi 220 220
31
Gia công phôi 720 720
Kiểm tra phôi 15 15
Chờ gia công chi tiết
(tinh)
130 130
Di chuyển sang khu
gia công chi tiết
10 10
Gia công chi tiết 240 240
Chờ kiểm tra trung
gian
170 170
Di chuyển sang khu
kiểm tra trung gian.
20 20
Kiểm tra trung gian. 12 12
Chờ làm tay 110 110
Di chuyển sang khu
làm tay
530 530
Làm tay 350 350
Chờ tái kiểm 180 180
Di chuyển sang khu tái
kiểm
30 30
Tái kiểm 20 20
Chờ kiểm tra chất
lượng
240 240
Di chuyển sang khu
kiểm phẩm
25 25
Kiểm phẩm 35 35
32
Chờ đóng gói thành
phẩm.
15 15
Di chuyển sang khu
đóng gói
35 35
Đóng gói thành phẩm 25 25
Chờ lưu kho 70 70
Di chuyển sang khu
vực kho thành phẩm.
420 420
Lưu kho. 180 180
Chờ giao hàng 28800 2880
Tổng 1332 31025 6757
Qua lưu đồ quá trình sản xuất ta thấy các hoạt động ít tạo ra giá trị hay không
tạo ra giá trị, các giai đoạn chờ và thời gian di chuyển chiếm rất nhiều thời gian, các
lãng phí sẽ xảy ra như: có thể thấy việc chờ kiểm tra chất lượng chiếm 240s, việc di
chuyển đến khu vực làm tay chiếm thời gian cao nhất 530s, nó mất rất nhiều thời gian
và gây lãng phí có thể chiếm diện tích trong xưởng hoặc gây ra chi phí khác. Việc có
thời gian chờ dài như vậy là do việc vận chuyển còn khó khăn với công nhân, đây là
lãng phí vận chuyển.
Trong quá trình sản xuất, có thể thấy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy
chiếm nhiều thời gian nhưng chưa được thực hiện tốt, nó ảnh hưởng đến chi phí nhân
công và chi phí sản xuất gây lãng phí cho công ty. Kiểm tra sản phẩm được bố trí tại
mỗi công đoạn lớn, tuy vậy tỉ lệ sản phẩm lỗi vẫn còn xuất hiện rất cao và khó kiểm
soát cho công ty gây thất thoát lớn, đây là lãng phí do sản phẩm lỗi.
33
2.3.3 Các lãng phí tại công ty TNHH Seebest
1. Lãng phí vận chuyển
a) Hậu quả
Dưới đây là sơ đồ bố trí mặt bằng hiện tại của xưởng sản xuất:
Nguồn: Bộ phận sản xuất
Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng hiện tại của công ty TNHH Seebest.
Qua sơ đồ bố trí mặt bằng trên có thể thấy được các máy móc trong dây
chuyền sản xuất cơ khí chính xác của Seebest chưa theo trật tự hợp lý. Các
khoảng cách di chuyển giữa khu vực làm tay và khu vực bán thành phẩm rất
xa. Theo bố trí thì khoảng cách giữa hai khu vực là 19 m, mất gần 08 đến 09
phút để di chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó việc bố trí khu vực kiểm phẩm và
khu vực kho thành phẩm vẫn có khoảng cách khá xa, công nhân phải mất
khoảng 07 đến 08 phút cho 16 m vận chuyển. Một phần vì công ty ít có xe
nâng để vận chuyển hàng hóa nên chưa thể khắc phục được lãng phí này.
Trong quy trình sản xuất của công ty, công đoạn làm tay có sản phẩm
bình quân là 165 sản phẩm/ 1 ngày/ 8 giờ. Nhưng quá trình sản xuất thường
xuyên bị gián đoạn do các công nhân phải di chuyển lấy bán thành phẩm về
gia công. Sau một thời gian quan sát, có thể kết luận rằng cứ trung bình 1 giờ
34
công nhân sẽ đi lấy bán thành phẩm. Vậy trong 8 giờ làm việc công nhân bộ
phận làm tay sẽ di chuyển khoảng 8 lần, thời gian di chuyển bán thành phẩm
đến khu vực làm tay là khoảng 9 phút/ khay hàng (khoảng 30 sản phẩm/ khay).
Chi phí nhân công trung bình là 260.000/ ngày/ 8h => 1 phút = 541,6 đồng.
Thời gian vận chuyển lấy bán thành phẩm là: 9 phút x 8 lần = 72 phút.
Chi phí nhân công cho việc vận chuyển là: 72 x 541,6 = ~ 39.000 đồng/ ngày.
=> 39.000đ x 26 ngày làm việc = 1.014.000 đồng/ tháng.
=> 1.014.000đ x 12 tháng = 12.168.000 đồng/ năm.
Việc bố trí các mặt bằng, máy móc, kho bãi thiếu hợp lý dẫn đến lãng
phí vận chuyển. Một ngày công ty phải chịu tổn thất cho việc vận chuyển là
39.000 đồng và một năm công ty sẽ phải chịu tổn thất lên đến 12.168.000 đồng.
b) Nguyên nhân
Sau khi nhận biết được những hạn chế đang diễn ra tại công ty bằng
cách sử dụng lưu đồ, quan sát, ghi nhận trực tiếp, lấy ý kiến cán bộ, công nhân
viên và thu thập các thông tin tài liệu của công ty,… Kết quả là việc bố trí mặt
bằng chưa hợp lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra lãng phí vận chuyển.
Bên dưới là khảo sát của một số tổ trưởng sản xuất về nguyên nhân gây
lãng phí vận chuyển:
Bảng 2.5: Khảo sát các trưởng bộ phận về nguyên nhân gây lãng phí vận
chuyển.
35
Chỉ tiêu
Tổ trưởng bộ phận
Phôi Tiện
Chi
tiết
Làm
tay
Tái
kiểm
Kiểm
phẩm
Đóng
gói
Tổng
Máy
móc
Bố trí
không
hợp lý
x x x x x 5
Bảo trì
kém
x 1
Ít
phương
tiện vận
chuyển
x 1
NVL
Chất
lượng
chưa
đảm
bảo
x 1
Không
ngăn
nắp
x x x x 4
Môi
trường
Nhiều
dầu
nhớt,
bụi
x 1
Nhiệt
độ thay
đổi
x x 2
Phương
pháp
QLSX
chưa
x 1
36
hiểu
quả
Công
nhân
Kinh
nghiệm,
tay
nghề
x x 2
Ý thức
công
việc
x x x 3
Sau khi tổng hợp các ý kiến ta có được biểu đồ nhân quả về nguyên
nhân gây lãng phí vận chuyển như sau:
Hình 2.3: Biểu đồ nhân quả lãng phí vận chuyển
Các nguyên nhân dẫn đến lãng phí:
37
Từ biểu đồ trên ta nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra lãng phí vận
chuyển. Việc bố trí không hợp lý giữa các khu vực và máy móc chưa hợp lý, không
theo trình tự, khoảng cách quá xa, công nhân phải di chuyển nhiều hơn, mất thời gian
sản xuất kéo theo năng suất suy giảm. Hơn thế công ty có quy mô mặt bằng tương
đối lớn nhưng lại chưa có nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa…
Nhân công không tập trung, chểnh mảng trong công việc là vấn đề đáng để
giải quyết sau bố trí mặt bằng. Trong quá trình di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu
sang khu vực công đoạn khác, các công nhân hay nói chuyện riêng hay việc các công
nhân đi vệ sinh nhiều lần cũng gây ra lãng phí nhiều thời gian.
Khu vực để nguyên vật liệu chưa được sắp xếp ngăn nắp, bừa bộn và thiếu
khoa học cũng là nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển. Việc không ngăn nắp khiến
công nhân tìm nguyên vật liệu khó khăn, không tìm ra hoặc cách xa tầm tay…
2. Lãng phí do sản phẩm lỗi (khuyết tật)
Theo như lưu đồ, quá trình kiểm tra chất lượng của công ty được bố trí sau
mỗi công đoạn lớn, chiếm khá nhiều thời gian kiểm tra chất lượng nhưng vấn đề sản
phẩm lỗi vẫn còn diễn ra, sản phẩm lỗi không thuyên giảm. Để làm rõ vấn đề, sau
đây là bảng thống kê tỷ lệ phế phẩm không tái chế được và sản phẩm tái chế từ tháng
6 đến tháng 12 năm 2018, từ đó ta có thể dễ dàng xác định được chi phí nhân công
cho việc lãng phí khuyết tật.
Bảng 2.6: Tỷ lệ phế phẩm tái chế
Tháng
Số lượng
thành phẩm
Số lượng tái
chế
Tỷ lệ tái chế
Chi phí
(đồng)
6 5700 974 17% 34,090,000
7 4340 1091 25% 38,185,000
8 6798 1001 15% 35,035,000
9 8032 202 2.5% 7,070,000
10 7678 1097 14% 38,395,000
11 10896 1895 17% 66,325,000
12 12076 3071 25% 107,485,000
38
Tổng 55520 10331 17% 326,585,000
Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng.
Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế theo từng tháng.
Từ biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ phế phẩm đột biến liên tục từ 2.5% đến 25%. Số
lượng phế phẩm tăng mạnh 25% ở tháng 7 và tháng 12, vượt định mức đề ra từ khách
hàng. Tỷ lệ phế phẩm tái chế thấp nhất vào tháng 9 chỉ 2.5% và các tháng còn lại dao
động tương đối đều nhau. Việc gây ra sản phẩm lỗi sẽ làm chi phí sản xuất tăng, có
thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất và tốn cả chi phí điều chỉnh lại sản phẩm…
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế trong 6 tháng cuối năm 2018
39
Bảng 2.7: Tỷ lệ phế phẩm không tái chế
Tháng
Số lượng
thành phẩm
Số lượng phế
phẩm
Tỷ lệ phế
phẩm
Chi phí
(đồng)
6 5700 321 6% 11,235,000
7 4340 765 18% 26,775,000
8 6798 801 12% 28,035,000
9 8032 126 2% 4,410,000
10 7678 997 13% 34,895,000
11 10896 1035 9% 36,225,000
12 12076 2091 17% 73,185,000
Tổng 55520 6136 11% 214,760,000
Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng
Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế theo từng tháng
Tỷ lệ phế phẩm không tái chế vẫn biến thiên liên tục theo từng tháng, số lượng
phế phẩm thấp nhất ở tháng 9 chiếm 2% số lượng thành phẩm, do tháng này đơn đặt
hàng ít nên sản lượng ít. Hầu như tỷ lệ phế phẩm ở các tháng còn lại đều vượt mức
phế phẩm cho phép của khách hàng (dưới 3%), điều này làm cho công ty luôn phải
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
16%
18%
20%
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế 6 tháng cuối năm 2018
40
chịu một khoản chi phí phạt do sản phẩm hư vượt mức cho phép. Nhìn vào lưu đồ
quy trình sản xuất, có thể thấy bộ phận kiểm hàng luôn được đặt sau mỗi công đoạn
lớn nhưng lại không đem lại hiệu quả, hàng hóa luôn bị lỗi, mức độ ngày càng tăng.
Cần điều chỉnh, giám sát chặt chẽ các công đoạn kiểm phẩm để không gây ra lãng
phí.
a) Hậu quả
Sản phẩm lỗi gây lãng phí, hao tổn cho công ty, dẫn đến nhiều thiệt hại, hàng
năm côn ty phải chịu một khoảng tiền phạt lên đến hàng tỉ đồng từ hợp đồng. Không
kiểm soát được hàng lỗi dẫn đến sự trì trệ sản xuất, chi thêm khoảng tiền trả cho công
nhân tăng ca để sửa lỗi, trễ hợp đồng… Việc lãng phí do lỗi sản phẩm gây ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng, uy tín lẫn tài chính của doanh nghiệp.
b) Nguyên nhân
Để khắc phục được lãng phí ta cần xác định được các nguyên nhân dẫn đến
sản phẩm lỗi, tuy nhiên sau khi tìm hiểu nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng lỗi, để xác định được nguyên nhân cốt lỗi ta sử dụng biểu đồ Pareto để khắc
phục đầu tiên , sau khi nhận định được nguyên nhân và khắc phục vấn đề sẽ giúp quy
trình sản xuất được ổn định và tạo hiệu suất hơn.
Bên dưới là bảng thống kê các nguyên nhân gây ra lỗi từ tháng 6 đến tháng 12
năm 2018, từ đó ta có thể suy ra được lỗi quan trọng nhất.
41
Bảng 2.8: Thống kê các dạng lỗi từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018
Lỗi
Tháng
Tần
suất
Tần
suất
tích lũy
Phần
trăm
tích
lũy
6 7 8 9 10 11 12
Trầy, xướt, nứt, bẩn 15 43 5 1 27 47 2 140 140 38.36%
Kiểm phẩm sai sót 21 10 9 2 12 34 32 120 260 71%
Sai kích thước 5 12 6 2 7 16 3 51 311 85.21%
Sai nguyên vật liệu 2 1 3 0 12 10 2 30 341 93.42%
Sai bản vẽ 1 10 4 0 0 9 0 24 365 100%
Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng
Hình 2.6: Biểu đồ Pareto thể hiện các dạng lỗi thường xảy ra tại công ty
Seebest
Qua biểu đồ Pereto trên nhận biết được lỗi chiếm tỷ lệ cao nhất là sản phẩm bị
trầy, nứt, bẩn… chiếm 38.36%. Kế theo sau là kiểm phẩm sai xót chiếm gần 33%. Từ
đây, ta đã xác định được nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất là các vết trầy, xướt,
nứt và bẩn trên sản phẩm. Sau khi sử dụng biểu đồ Pareto để tìm ra nguyên nhân
38%
71%
85%
93%
100%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Trầy, xướt, nứt,
bẩn
Kiểm phẩm sai
sót
Sai kích thước Sai nguyên vật
liệu
Sai bản vẽ
Tần suất
Phần trăm tích lũy
42
chính, ta sử dụng biểu đồ nhân quả để bóc tách nguyên nhân tại sao sản phẩm luôn bị
trầy xướt, bẩn…
Hình 2.7: Biểu đồ nhân quả lãng phí do phế phẩm.
Ta đã có được nguyên nhân chính gây ra phế phẩm, máy gia công là một trong
những nguyên nhân luôn tồn tại, việc bảo trì định kỳ kiểm tra dầu nhớt máy móc chưa
được chú trọng, máy thiếu dầu nhớt sẽ không hoạt động trơn tru hoặc máy quá cũ
chưa được thay mới làm chậm tiến độ, hoạt động lâu ngày sẽ làm hàng hóa dễ gặp
lỗi. Tuy nhiên việc tra dầu nhớt quá dư thừa sẽ làm vây bẩn vào người công nhân
trong quá trình sản xuất, vết bẩn đó nếu không được xử lý kịp thời sẽ dính vào sản
phẩm gây bẩn. Máy gia công rung quá mạnh cũng khiến con hàng vỡ, rạn nứt, trầy
xước, không đúng kích cỡ…
Nguyên vật liệu đầu vào ngay từ đầu đã bị lỗi, kém chất lượng do thiếu kiểm
soát của các cán bộ cũng là những nguyên nhân sâu xa mà công ty cần khắc phục
sớm, Seebest là một công ty gia công cơ khí chi tiết vì thế ngay từ đầu đã sai thì dẫn
đến các khâu tiếp sau sẽ tạo ra sản phẩm lỗi.
Về công nhân, do sản xuất theo đơn đặt hàng từ khách hàng, việc chạy theo
sản lượng khiến nhân công mất sự cẩn thận, sự tập trung do vội làm nhanh dẫn đến
làm hư hỏng hàng hóa hay sự thiếu kỷ luật của các cán bộ là một trong những vấn đề
không chỉ tồn tại ở Seebest mà còn ở những doanh nghiệp khác. Đây được xem là
nguyên nhân không thể không quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất.
43
 Nhận xét:
Lãng phí luôn tồn tại ở mỗi doanh nghiệp, nhiều hay ít… tuy nhiên trong thời
gian thực tập tại công ty TNHH Seebest có hai lãng phí chính diễn ra: lãng phí
vận chuyển và lãng phí do phế phẩm. Đây là bảng tổng kết các lãng phí mà
em đã chọn:
Bảng 2.9: Tổng kết các lãng phí trong báo cáo
Tên lãng phí Nguyên nhân
Lãng phí vận chuyển
Bố trí mặt bằng, các công đoạn chưa
thõa đáng.
Lãng phí lỗi sản phẩm Công tác kiểm phẩm chưa chặt chẽ
44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp về lãng phí vận chuyển
Sau khi nhìn nhận được những bất cập bố trí mặt bằng của xưởng sản xuất, ta
có được sơ đồ mặt bằng sau:
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng mới.
Sau khi bố trí lại mặt bằng, khu vực bán thành phẩm và kho thành phẩm có sự
thay đổi. Sơ đồ này bố tri theo quy trình sản xuất, tiện lợi cho sự di chuyển của công
nhân. Khoảng cách sẽ được rút ngắn, tăng thêm nhiều thời gian để công nhân sản xuất
kịp thời sản lượng cũng như tăng sự cẩn thận của công nhân hơn. Khoảng cách giữa
các khu vực được phân theo các vạch sơn, các vách kính, các máy móc thiết bị cũng
sẽ được gọn gàng hợp lý hơn. Ngoài ra tăng cần cường thêm các kệ để dụng cụ, sản
phẩm hơn. Đồng thời công ty nên áp dụng 5S và tăng cường kiểm tra phân xưởng.
Việc bố trí lại mặt bằng xưởng giúp công nhân rút ngắn từ 3 đến 4 phút di chuyển,
tăng năng suất lao động hơn, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp cải thiện hơn về chi phí
và ít thiệt hại hơn.
45
Một số phép tính biểu diễn rõ hơn về việc sau khi cải tiến mặt bằng như sau:
- Thời gian sau bố trí: 4 phút x 8 lần = 32 phút.
- Chi phí nhân công: 32 x 541,6 = 17.331 đồng.
=> 17.331 x 26 ngày = 450.606 đồng/ tháng.
=> 450.606 x 12 tháng = 5.407.272 đồng/ năm.
- Chi phí lãng phí sau bố trí: 12.168.000 – 5.407.272 = 6.760.728 đồng.
Như vậy, sau khi bố trí lại mặt bằng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.760.728 đồng
một năm. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao tinh thần làm việc của công nhân hơn
bằng việc tăng chế độ lương thưởng, luôn mở các khóa học trau dồi kỹ năng tay nghề,
thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại… tạo cho người lao động được
thoải mái khi làm việc. Những điều trên cũng có thể là một yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến
thái độ làm việc của công nhân, chế độ đãi ngộ tốt thì công nhân viên sẽ an tâm làm
việc, tạo năng suất lao động cao, từ đó giảm thiểu lỗi, lãng phí trên.
46
3.2 Giải pháp về lãng phí khuyết tật
3.2.1 Xây dựng quy trình xử lý phế phẩm đối với gia công
Phế phẩm
khu SX
Phế
phẩm do
gia công
Phế
phẩm do
phôiSP chờ
sửa để
tại kệ
vàng, có
kèm thẻ
dùng cho
sản
phẩm
sửa màu.
Khu vực kiểm
soát phế phẩm,
kiểm tra thống
kê, phân loại
Xử lý
theo ý
kiến
KH
TPSX
xác nhận
rồi cho
Sửa
chữa
Đã
sửa
OK
Tiếp
tục
SX
Bộ phận SX tách
riêng. Dùng thẻ báo
cáo lô hàng do hư
phôi.
Công nhân dùng thẻ báo
cáo lô hàng phế phẩm màu
đỏ, viết báo cáo, đưa
trưởng ca
Trưởng
ca xác
nhận
Thực
hiện đối
sách
Xác
nhận
kết quả
Phế
phẩm
KV kiểm soát PP. Phiếu dùng
cho SP hư do gia công, ghi báo
cáo => TP ký xác nhận
Phòng QC đóng gói xuất hàng
phế phẩm theo phiếu đính kèm
OK
Không
47
Hình 3.2: Quy trình xử lý phế phẩm tại phòng kiểm phẩm
Kiểm tra 100% sản phẩm OK trong sản xuất theo bảng kiểm tra kích thước
công đoạn cuối. Các sản phẩm kiểm tra kích thước cuối xong sẽ có công nhân phụ
trách lấy mẫu kiểm tra lại: lấy 3 mẫu/ lô, nếu có lỗi sẽ kiểm tra lại tất cả lô hàng.
Sau khi kiểm tra công đoạn cuối tiếp đến là kiểm tra ngoại quan:
Hình 3.3: Sơ đồ kiểm tra ngoại quan
Các khâu kiểm tra trên sẽ được thực hiện trên tất cả các sản phẩm.
Tại mỗi khâu kiểm tra sẽ dán bảng tiêu chuẩn kiểm tra.
Ở mỗi rổ sẽ có cheeksheet ghi nhận lại số sản phẩm lỗi và nguyên nhân.
Tự sửa chữa
Kiểm
tra
ngoại
quan
Rổ màu xanh
Tốt
Kệ
Phế phẩm Rổ màu đỏ
Nhẹ
Nặng
48
Tại kệ chứa sản phẩm có dán nhãn quy định chỗ chứa sản phẩm nào chưa kiểm
tra, sản phẩm đạt và phế phẩm của riêng từng loại.
+ Sau khi kiểm tra ngoại quan xong, trưởng bộ phận sẽ tổng kết hàng lỗi và
hàng ok.
+ Đóng gói sản phẩm ok và sản phẩm lỗi.
+ Xuất hàng cho khách hàng.
Việc xây dựng quy trình kiểm phẩm giúp ta xác định các lỗi dễ dàng hơn, giúp
cho người quản lý hoạch định ra nhiều kế hoạch để khắc phục lỗi, giảm thiểu các lỗi
hàng loạt, giúp cho bộ phận sản xuất, chất lượng nắm bắt rõ tình hình sản xuất và đề
ra các biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Khi áp dụng đúng quy trình này giúp doanh
nghiệp có thể giảm từ 25% đến 30% sản phẩm lỗi. Thêm vào đó, khi áp dụng quy
trình xử lý trên đòi hỏi phải có sự đồng lòng, thống nhất và thật sự nghiêm túc từ các
cá nhân đến lãnh đạo.
Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY
Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY
Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY

More Related Content

What's hot

Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Quản trị Sản xuất và dịch vụ
Quản trị Sản xuất và dịch vụQuản trị Sản xuất và dịch vụ
Quản trị Sản xuất và dịch vụTran Jade
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongxuanduong92
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELVisla Team
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfNgaL139233
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Minh Nguyen
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh ĐôHạt Mít
 

What's hot (20)

Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Quản trị Sản xuất và dịch vụ
Quản trị Sản xuất và dịch vụQuản trị Sản xuất và dịch vụ
Quản trị Sản xuất và dịch vụ
 
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt mayBài tiểu luận   đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
Bài tiểu luận đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đĐề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện quy trình bán hàng tại công ty thương mại, 9đ
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựngBáo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
 
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTELPHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdfGiao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
Giao-trinh-quan-tri-san-xuat.pdf
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 

Similar to Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY

pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...nk7kmvkmzm
 
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công TyHoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
104691 vu hoang minh khoi
104691   vu hoang minh khoi104691   vu hoang minh khoi
104691 vu hoang minh khoiLan Nguyễn
 
Nguyen thi nhu hoa 39
Nguyen thi nhu hoa 39Nguyen thi nhu hoa 39
Nguyen thi nhu hoa 39annhaixite
 

Similar to Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY (20)

Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hayBáo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
 
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
pdf Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại...
 
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
 
Khóa Luận Xây Dựng Chiến Lựợc Kinh Doanh Của Công Ty, 9 Điểm
Khóa Luận Xây Dựng Chiến Lựợc Kinh Doanh Của Công Ty, 9 ĐiểmKhóa Luận Xây Dựng Chiến Lựợc Kinh Doanh Của Công Ty, 9 Điểm
Khóa Luận Xây Dựng Chiến Lựợc Kinh Doanh Của Công Ty, 9 Điểm
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty.
 
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công TyHoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
 
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
Dương Thảo Nguyên_1921004900_THNN1_Kế toán doanh thu, thu nhập khác...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công TyHoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
Hoàn Thiện Quy Trình Bán Sản Phẩm Bảo Hiểm Nhân Thọ Tại Công Ty
 
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
 
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
 
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công TyCông Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng TNHH Indovina chi nhánh Tân Bình.
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng TNHH Indovina chi nhánh Tân Bình.Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng TNHH Indovina chi nhánh Tân Bình.
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng TNHH Indovina chi nhánh Tân Bình.
 
104691 vu hoang minh khoi
104691   vu hoang minh khoi104691   vu hoang minh khoi
104691 vu hoang minh khoi
 
Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Thừa Kế Theo Di Chúc Của Bộ Luật Dân Sự Dân Sự ...
Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Thừa Kế Theo Di Chúc Của Bộ Luật Dân Sự Dân Sự ...Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Thừa Kế Theo Di Chúc Của Bộ Luật Dân Sự Dân Sự ...
Báo Cáo Thực Tập Tìm Hiểu Thừa Kế Theo Di Chúc Của Bộ Luật Dân Sự Dân Sự ...
 
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD BankBáo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
Báo cáo: Cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại HD Bank
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển HD bank, 9 ĐIỂM
 
Mẫu báo cáo thực tập ngành thương mại điện tử
Mẫu báo cáo thực tập ngành thương mại điện tửMẫu báo cáo thực tập ngành thương mại điện tử
Mẫu báo cáo thực tập ngành thương mại điện tử
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
 
Nguyen thi nhu hoa 39
Nguyen thi nhu hoa 39Nguyen thi nhu hoa 39
Nguyen thi nhu hoa 39
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Đề tài: ÁP dụng LEAN và khắc phục Lãng phí tại cty, 9đ, HAY

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: KHOA HỌC KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG LEAN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST TÊN SINH VIÊN: Đỗ Như Hải Yến NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Xuân Thọ Bình Dương, tháng 02 năm 2019
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA: KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG LEAN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện (Ký tên) Mã số SV: 1525106010052 Lớp: D15QC01 (Ký tên) ThS.NGUYỄN XUÂN THỌ ĐỖ NHƯ HẢI YẾN Bình Dương, tháng 02 năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Quá trình thực tập tại Công ty SEEBEST là khoảng thời gian thực sự ý nghĩa đối với em. Đây cũng là dịp để em hiểu rõ hơn về những gì đã được học tại nhà trường và áp dụng ra sao. Những gì thu thập được trong quá trình thực tập đã giúp em học hỏi được rất nhiều từ sản xuất thực tế tại công ty, giúp em hiểu rõ hơn về môi trường sản xuất cũng như môi trường làm việc thực tế. Để có được bài báo cáo hoàn chỉnh này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Xuân Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện báo cáo. Thầy luôn tạo mọi điều kiện để có được những buổi thảo luận, hướng dẫn, chia sẽ kinh nghiệm để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy. Em chân thành cảm ơn các quý thầy, cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm qua. Những kiến thức, những chia sẽ kinh nghiệm đó sẽ là hành trang quý báu cho em có thể vững tin trên con đường lập nghiệp sau này. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty TNHH SEEBEST đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty. Em cảm ơn chân thành đến ông Hashimoto, chị Hạnh, chị Phương, chị Xuyến, chị Linh, chị Quý, anh Tâm và tập thể các cán bộ công nhân viên tại Công ty SEEBEST đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu quá trình sản xuất, các vấn đề kỹ thuật, giúp em có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức, kinh nghiệm quản lý sản xuất và những kinh nghiệm trong môi trường thực tế. Cuối cùng, em xin gửi đến Quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung và các thầy cô khoa Kinh tế lời chúc sức khỏe, bình an và luôn thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình! Thủ Dầu Một, ngày 20 tháng 02 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đỗ Như Hải Yến
  • 4. TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bình Dương, ngày 07 tháng 01 năm 2019 GIẤY TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰC TẬP Cơ quan/Đơn vị tiếp nhận thực tập: Công ty TNHH SEEBEST. Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương. Điện thoại: 02743767672; Fax: 02743767673. Đồng ý tiếp nhận anh/chị: Đỗ Như Hải Yến. Mã số sinh viên: 1525106010052; Ngày sinh: 14/10/1997. Là sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một thuộc khoa: Kinh tế. Chuyên ngành: Quản lý Công Nghiệp. Thực tập tại bộ phận: của Cơ quan/Đơn vị chúng tôi trong thời gian từ 07/01/2017 đến ngày 17/03/2017. Với nhiệm vụ: Nhân viên thực tập Anh/chị sinh viên thực tập chấp hành đúng nội quy kỷ luật và phân công của Cơ quan/doanh nghiệp. Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp (Ký & ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
  • 5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊNCỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : Đỗ Như Hải Yến Lớp: D15QC01; Khóa: 2015-2019; Khoa: Kinh tế; Trường Đại học Thủ Dầu Một. Trong thời gian từ ngày 07 tháng 01 năm 2019 đến ngày 17 tháng 03 năm 2019. Tại: Công ty TNHH SEEBEST. Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá như sau : 1. Tri thức, năng lực, chuyên môn nghề nghiệp: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Thái độ: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 4. Các nhận xét khác : ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cán bộ hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên) Ngày........tháng.........năm……… Xác nhận của Cơ quan/Doanh nghiệp (Ký & ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập ....................................................................................................................................... ............. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2. Nội dung báo cáo 2.1. Kết quả đợt thực tập ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.2.Tính sáng tạo của chuyên đề thực tập: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 2.3. Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3. Điểm đạt: Điểm số Điểm chữ:...................................................... Ngày........tháng.........năm……… Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHẬT KÝ THỰC TẬP (DÀNH CHO ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP) I. THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP: Họ và tên sinh viên: Đỗ Như Hải Yến MSSV: 1525106010052; Lớp: D15QC01 Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp Tên cơ quan tiếp nhận thực tập: Công ty TNHH SEEBEST Phòng/ban: Phòng Tổng vụ II. NHẬT KÝ THỰC TẬP: STT NGÀY NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN XÁC NHẬN (KÝ VÀ NHẬN XÉT) CỦA ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP 1 Từ ngày 02/01/2019 đến 05/01/2019 - Tham quan công ty. - Sắp xếp, kiểm tra hồ sơ. - Nhập liệu. 2 Từ ngày 07/01/2019 đến 12/01/2019 - Tham quan khu vực sản xuất, nhà xưởng. - Nhập liệu. - Phân loại hồ sơ. 3 Từ ngày 14/01/2019 đến 12/01/2019 - In ấn văn bản. - Kiểm tra chữ ký, mộc. - Sắp xếp hồ sơ. 4 Từ ngày 14/01/2019 đến 28/01/2019 - Làm quen với xưởng sản xuất. - Tìm hiểu các máy móc.
  • 8. - Tìm hiểu các sản phẩm. 5 Từ ngày 11/02/2019 đến 28/02/2019 - Tìm hiểu các vấn đề chất lượng tại xưởng. - Sắp xếp hồ sơ. - Phân loại giấy tờ bảo hiểm xã hội. 6 Từ ngày 01/03/2019 đến ngày 08/03/2019 - Nhập liệu. - Scan, photo giấy tờ. - Kiểm tra tình trạng vệ sinh xưởng. - Phân loại tài liệu. 7 Từ 09/03/2019 đến 17/03/2019 - Nhập liệu. - Ép dẻo tài liệu. -Sắp xếp giấy tờ. - Tìm hiểu về các quy trình, các lãng phí. KHOA QUẢN LÝ ……………………………………………. ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN THỰC TẬP ………………………………….
  • 9. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU A/ PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... I 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ I 2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................III 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................III 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... IV 5. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... IV 6. Kết cấu của đề tài............................................................................................ IV 7. Kế hoạch thực hiện ...........................................................................................V CHƯƠNG 1: ..............................................................................................................1 1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Seebest...........1 1.1.1 Lịch sử hình thành.....................................................................................1 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty.........................................2 1.2 Các loại sản phẩm chính, quy trình sản xuất, thị trường, đối thủ..............3 1.2.1 Các loại sản phẩm ......................................................................................3 1.2.2 Quy trình gia công......................................................................................5 1.2.3 Thị trường trong và ngoài nước ................................................................6 1.2.4 Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................6 1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự công ty TNHH SEEBEST.................................7 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy .................................................................................7 1.3.2 Nguồn nhân lực..........................................................................................7 1.3.3 Máy móc......................................................................................................8 1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm từ năm 2016, 2017, 2018. ...............................................................................................................................10 1.5 Các mặt thuận lợi và khó khăn qua các năm (2016, 2017, 2018)..............11 1.5.1 Thuận lợi...................................................................................................11 1.5.2 Khó khăn: .................................................................................................12 CHƯƠNG 2..............................................................................................................13 2.1 Cơ sở lý thuyết................................................................................................13 2.1.1 Tổng quan về Lean Manufacturing ........................................................13
  • 10. 2.1.2 Những lãng phí trong sản xuất...............................................................17 2.1.3 Quy trình liên tục và không liên tục........................................................19 2.1.4 Các công cụ và phương pháp trong Lean Manufacturing.....................20 2.1.5 Một số lý thuyết liên quan........................................................................25 2.2 Giới thiệu về phòng Tổng vụ.........................................................................27 2.2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ ..............................................................27 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ ..........................................28 2.3 Nhận dạng các lãng phí tại Công ty TNHH Seebest...................................30 2.3.1 Lựa chọn khu vực khảo sát......................................................................30 2.3.2 Lưu đồ xác định lãng phí.........................................................................30 2.3.3 Các lãng phí tại công ty TNHH Seebest..................................................33 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ......................................................................................44 3.1 Giải pháp về lãng phí vận chuyển ................................................................44 3.2 Giải pháp về lãng phí khuyết tật ..................................................................46 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................49 4.1 Kết luận...........................................................................................................49 4.2 Kiến nghị.........................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... IV Bảng 1.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của Công ty........................................ 8 Bảng 1.2: Tình hình doanh thu và lợi nhuận 03 năm công ty SEEBEST.............. 10 Bảng 2.1: So sánh Lean Manufacturing và sản xuất truyền thống ........................ 22 Bảng 2.2 Ký hiệu phân tích quá trình .................................................................... 26 Bảng 2.3: Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ ..................................... 28 Bảng 2.4: Lưu đồ quá trình sản xuất tại công ty TNHH Seebest........................... 30 Bảng 2.5: Khảo sát các trưởng bộ phận về nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển. ................................................................................................................................ 35 Bảng 2.6: Tỷ lệ phế phẩm tái chế........................................................................... 37 Bảng 2.7: Tỷ lệ phế phẩm không tái chế................................................................ 39 Bảng 2.8: Thống kê các dạng lỗi từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018.................... 41 Bảng 2.9: Tổng kết các lãng phí trong báo cáo...................................................... 43
  • 12. DANH MỤC HÌNH, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1: Biểu đồ tình hình sản xuất Quý IV năm 2018 của công ty TNHH Seebest. ................................................................................................................................ II Hình 2: Sơ đồ Gantt Kế hoạch thực hiện báo cáo.................................................. V Hình 1.1: Công ty TNHH SEEBEST..................................................................... 1 Hình 1.2: Logo công ty TNHH SEEBEST ............................................................ 1 Hình 1.3: Các sản phẩm Cánh quạt động cơ.......................................................... 3 Hình 1.4 : Các sản phẩm Chi tiết cơ khí chính xác................................................ 4 Hình 1.5: Các sản phẩm mẫu trưng bày tại Seebest............................................... 4 Hình 1.6: Quy trình gia công.................................................................................. 5 Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH SEEBEST.............................................. 7 Hình 1.8: Máy tiện CNC TSUGAMI..................................................................... 9 Hình 1.9: Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm.................................... 11 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ công ty TNHH Seebest. ..................... 27 Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng hiện tại của công ty TNHH Seebest........... 33 Hình 2.3: Biểu đồ nhân quả lãng phí vận chuyển.................................................. 36 Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế theo từng tháng..................................... 38 Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế theo từng tháng.......................... 39 Hình 2.6: Biểu đồ Pareto thể hiện các dạng lỗi thường xảy ra tại công ty Seebest. ................................................................................................................................ 41 Hình 2.7: Biểu đồ nhân quả lãng phí do phế phẩm................................................ 42 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng mới...................................................................... 44
  • 13. Hình 3.2: Quy trình xử lý phế phẩm tại phòng kiểm phẩm ................................... 46 Hình 3.3: Sơ đồ kiểm tra ngoại quan ..................................................................... 47
  • 14. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 KCN Khu công nghiệp 2 CN Công nhân 3 XNK Xuất nhập khẩu 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 VPP Văn phòng phẩm 6 SX Sản xuất 7 SP Sản phẩm 8 TP Trưởng phòng 9 TPSX Trưởng phòng sản xuất 10 KH Khách hàng 11 KV Khu vực 12 PP Phế phẩm
  • 15. I A/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo Báo Bình Dương, trong năm 2018, tỉnh Bình Dương đứng thứ 4 cả nước về thu hút vốn FDI với hơn 2,2 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, vượt 57% so với kế hoạch năm. Tính đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) về thu hút vốn FDI, với 3.523 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký 32,3 tỷ USD. Thêm vào đó, Bình Dương được biết đến là một tỉnh phát triển nhờ công nghiệp với 48 KCN dàn trải. Điển hình và nổi trội là KCN Việt Nam – Singapore (VSIP), đến nay đã thu hút được 760 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến làm ăn, giải quyết việc làm cho hơn 210.000 lao động. Đáng chú ý là, doanh nghiệp đầu tư vào các KCN VSIP tập trung chủ yếu vào các ngành có giá trị gia tăng cao, ít sử dụng lao động, thân thiện môi trường như cơ khí chính xác, điện – điện tử, hàng tiêu dùng… Thời gian qua em may mắn được thực tập tại môi trường doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản với ngành sản xuất là cơ khí chính xác. Cơ khí chính xác hay bất kỳ các ngành nghề sản xuất khác đều cho ra sản phẩm, đặc biệt những thị trường quan trọng như thị trường Châu Âu, thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản lại hết sức nghiêm ngặt về thủ tục và tiểu chuẩn chất lượng sản phẩm. Theo ông Hoàng Mạnh Tuấn nguyên Tổng cục phó Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng đã nói: “Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại, hương vong trong từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế đất nước nói chung”. Do đó vấn đề chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề luôn được ưu tiên chú trọng hàng đầu tại tất cả doanh nghiệp. Để đảm bảo được quá trình kinh doanh sản xuất đạt chất lượng thì các doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến, đổi mới, xác định được nguyên nhân thực tại của chính doanh nghiệp đang gặp phải. Trong quản lý chất lượng, công cụ được đa số doanh nghiệp lựa chọn là “Lean Manufacturing” tiếng Việt dịch là “Sản xuất tinh gọn”. Nó được bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của công ty Toyota, là hệ thống các công cụ và giải pháp nhằm loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tối
  • 16. II đa các thất thoát trong doanh nghiệp. Hiệu quả của nó mang lại cho các doanh nghiệp khi áp dụng vào là làm tăng năng suất, giảm chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất. Với phương châm “Sản xuất đúng những gì khách hàng yêu cầu, với số lượng và thời điểm khách hàng yêu cầu, với chi phí thấp nhất có thể”. Tuy nhiên, nội tại chính công ty TNHH Seebest đang gặp phải đó là việc hàng luôn bị lỗi trong quá trình sản xuất, hàng lỗi gây lãng phí và tốn kém rất lớn cho doanh nghiệp. Sản phẩm lỗi xuất hiện thường xuyên và không kiểm soát chặt chẽ là một trong những vấn đề lớn gây lãng phí cho Seebest. Có thể có rất nhiều nguyên nhân nhỏ như các cán bộ quản lý công nhân chưa chặt chẽ, công nhân thiếu kinh nghiệm và cũng có thể là do những chính sách đãi ngộ người lao động của công ty còn quá thấp (lương, thưởng,…), … Sau đây là tình hình sản xuất trong quý IV của năm 2018: Nguồn: Phòng sản xuất Hình 1: Biểu đồ tình hình sản xuất Quý IV năm 2018 của công ty TNHH Seebest. Trước tình hình đó, việc nâng cao năng suất và khắc phục lãng phí là một trong những mục tiêu cần thực hiện sớm nhất. Vì thế, em chọn đề tài “Áp dụng Lean và giải pháp nhằm khắc phục lãng phí tại công ty TNHH SEEBEST” với hy vọng sẽ 7678 9987 10429 2590 3184 5090 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tình hình sản xuất Quý IV năm 2018 Hàng OK Hàng lỗi
  • 17. III giúp công ty xác định được những vấn đề đang gặp phải và giúp công ty giảm thiểu được những lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. 2. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu 1: Xác định các lãng phí đang tồn đọng tại công ty. - Mục tiêu 2: Xác định các nguyên nhân gây ra lãng phí tại công ty. - Mục tiêu 3: Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu lãng phí tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: - Các loại lãng phí đang diễn ra tại công ty TNHH SEEBEST. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Công ty TNHH SEEBEST tọa lạc tại số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu được diễn ra từ ngày 07/01/2019 đến ngày 17/03/2019.
  • 18. IV 4. Phương pháp nghiên cứu Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu STT Mục tiêu Phương pháp 1 Xác định các lãng phí tại công ty - Quan sát và theo dõi các bước thực hiện trong quy trình hằng ngày. - Nghiên cứu tại bàn. 2 Tìm hiểu tình hình hoạt động, nguyên nhân gây lãng phí của doanh nghiệp. - Biểu đồ nhân quả. - Biểu đồ Pareto. - Nghiên cứu tài liệu tại các phòng ban. 3 Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu lãng phí tại công ty. - Phương pháp định tính. - Hỏi ý kiến của các chuyên gia. 5. Ý nghĩa của đề tài - Cá nhân: Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) và cách thức áp dụng Lean vào công ty để xác định những lãng phí. Thêm vào đó, đề tài còn giúp em được tiếp cận những kiến thức mới, đồng thời vận dụng các lý thuyết về Lean vào công ty để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. - Doanh nghiệp: đề tài là cơ sở để công ty đánh giá và loại bỏ các lãng phí của mình. Đưa ra một số giải pháp để công ty có thể xem xét làm giảm lãng phí từ đó giảm chi phí, tăng doanh thu của công ty. 6. Kết cấu của đề tài Bài báo cáo bao gồm 03 chương: Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH SEEBEST. Chương 2: Những lãng phí tại Công ty TNHH SEEBEST.
  • 19. V Chương 3: Giải pháp khắc phục lãng phí. Chương 4: Kiến nghị và kết luận. 7. Kế hoạch thực hiện Hình 2: Sơ đồ Gantt Kế hoạch thực hiện báo cáo. 7/1/2019 17/1/2019 27/1/2019 6/2/2019 16/2/2019 26/2/2019 Tìm hiểu và chọn đề tài Viết Đề cương chi tiết Gửi Đề cương chi tiết và gặp GVHD Khảo sát và xử lý số liệu Hoàn thành Chương 1 Hoàn thành Chương 2 Gửi Chương 1,2 và gặp GVHD Hoàn thành Chương 3 Hoàn thành Chương 4 Chỉnh sửa bài báo cáo In bài hoàn chỉnh và gặp GVHD
  • 20. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH SEEBEST 1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty Seebest 1.1.1 Lịch sử hình thành Nguồn: Seebest.vn Hình 1.1: Công ty TNHH SEEBEST Nguồn: Seebest.vn Hình 1.2: Logo công ty TNHH SEEBEST * Giới thiệu chung: Tên giao dịch: Công ty TNHH Seebest. Địa chỉ: Số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Visip 1, Thuận An, Bình Dương. Điện thoại: 0283767672. Fax: 0283767673.
  • 21. 2 Website: http://seebest.vn Email: info@seebest.vn Tổng giám đốc: Mr. Tanoi Junichi. Diện tích nhà máy: 3000 m2. Tổng vốn đầu tư: 2,300,000 USD. Ngành nghề: Sản xuất và lắp ráp các loại cánh quạt dùng trong xe hơi và trong các loại động cơ; Sản xuất các linh kiện chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, trong thiết bị bán dẫn, trong các loại động cơ và trong các thiết bị y tế… * Quá trình phát triển: - Tháng 6/2009: công ty đi vào hoạt động ban đầu với số lượng máy móc gồm 17 máy tiện CNC và đội ngũ nhân viên được đào tạo tại công ty mẹ Nhật Bản, gồm 27 nhân viên và 64 công nhân có tay nghề, sản xuất sản phẩm chủ yếu là chi tiết vỏ bọc máy nha khoa và chi tiết động cơ xe hơi. - Tháng 12/2006: Công ty nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000 và chính thức đi vào hoạt động. - Tháng 12/2007: Gần một năm đi vào hoạt động, đến nay công ty Seebest đã không ngừng phát triển với trên 30 máy gia công cơ khí, số lượng công nhân trên 200 người có tay nghề cao và không ngừng học hỏi trao đổi tay nghề. - Tháng 9/2008: lễ động thổ xây dựng nhà máy mới tại số 18, Đại lộ Tự Do, KCN Vsip 1, Thuận An, Bình Dương. Diện tích trên 3000m2. - Tháng 02/2009: Hoàn thành xây dựng nhà máy mới, chuẩn bị cho hoạt động chính thức. - Tháng 06/2009: công ty TNHH SEEBEST chính thức đi vào sản xuất đồng thời sát nhập vào công ty TNHH TANOI SEEBEST. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty  Chức năng: Gia công cơ khí chính xác. Được thành lập theo giấy phép đầu tư số 165/GP – KCN VSIP do ban quản lý KCN Vsip cấp ngày 24/01/2006. Sản xuất các loại cánh bướm dùng trong xe hơi và các loại động cơ, các loại hình chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, thiết bị dẫn trong các loại động cơ.
  • 22. 3 Dựa trên các yêu cầu của khách hàng, đội ngũ làm việc lành nghề và gắn kết đem lại những sản phẩm cơ khí chính xác và chuyên nghiệp nhất, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách hàng.  Nhiệm vụ: Giảm thời gian, chi phí, có thể đáp ứng mọi yêu cầu về kỹ thuật của khách hàng; Giúp đỡ khách hàng trong việc thực hiện khuôn mẫu, nghiên cứu sáng tạo công nghệ mới, tăng tốc độ hoạt động vận hành máy và sử dụng các chương trình đã có kinh nghiệm.  Mục tiêu: - Cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Cung cấp cho khách hàng với giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận hợp lý. - Giao hàng đúng kỳ hạn khách hàng yêu cầu. - Xây dựng và duy trì một thể chế quản lý cho sự tồn tại lâu dài. 1.2 Các loại sản phẩm chính, quy trình sản xuất, thị trường, đối thủ 1.2.1 Các loại sản phẩm Sản xuất các linh kiện chính xác dùng trong thiết bị đo đạc, trong thiết bị bán dẫn và trong các loại động cơ. Dưới đây là hình ảnh các sản phẩm Seebest đang sản xuất: Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 1.3: Các sản phẩm Cánh quạt động cơ
  • 23. 4 Hình 1.4 : Các sản phẩm Chi tiết cơ khí chính xác Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 1.5: Các sản phẩm mẫu trưng bày tại Seebest
  • 24. 5 1.2.2 Quy trình gia công Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 1.6: Quy trình gia công 1 - Tiện: Với nguyên liệu thô là dạng thanh tròn, sau khi nhập về sẽ được tiện bằng một đầu và tiện bậc một đầu để đưa vô máy gia công phôi. 2 - Gia công phôi: Nguyên liệu thanh sau khi qua máy tiện qua khu vực gia công phôi (máy T) để hình thành sản phẩm. 3 - Kiểm tra: Nguyên liệu thanh sau khi được gia công sẽ được kiểm tra tại máy gia công theo bảng check sheet, được thực hiện bởi công nhân đứng máy gia công. Sau đó được chuyển tới máy gia công chi tiết. Nguyên liệu phôi đúc sẽ được kiểm tra bởi nhân viên tái kiểm sau đó được chuyển tới khu vực gia công chi tiết. 4, 5, 6 - Là khu vực gia công chi tiết gồm: 4: Khu vực máy Hasegawa (máy H). 5: Khu vực máy Nucboy (máy E). 6: Khu vực máy phay. Tùy theo quy trình công nghệ của sản phẩm sẽ ứng dụng các máy khác nhau. 7 - Kiểm tra: Sản phẩm được kiểm tra tại khu vực gia công chi tiết bởi công nhân đứng máy và nhân viên kiểm tra trung gian. Sản phẩm được phân loại, sản phẩm lỗi sẽ chuyển tới tái kiểm, còn sản phẩm đạt được chuyển tới khu vực làm tay.
  • 25. 6 8 - Khu vực làm bằng tay: Tại đây sản phẩm sẽ được làm sạch bavia, phay rãnh ngoài để trang trí cho sản phẩm, hay các công đoạn làm sạch khác. 9 - Tái kiểm: Sản phẩm lỗi sẽ được kiểm tra và phân loại: Có thể sửa (rổ màu vàng), chuyển tới khu vực làm tay để sửa chữa hay chuyển tới kiểm phẩm, và phế phẩm (rổ màu đỏ), được lưu kho phế phẩm trả lại cho khách hàng. 10 - Kiểm phẩm: Sản phẩm sẽ được kiểm tra lần cuối (kiểm tra 100%). Sản phẩm đạt được chuyển qua đóng gói và lưu kho, sản phẩm lỗi sẽ được phân loại nếu sửa được sẽ chuyển qua bộ phận làm tay để sửa chữa, còn sản phẩm lỗi không sửa được sẽ được lưu kho phế phẩm. 11 - Đóng gói: Sản phẩm đạt sẽ được đóng gói trong khay nhựa và thùng carton. 12 – Lưu kho. 1.2.3 Thị trường trong và ngoài nước Công ty Seebest là công ty gia công cơ khí theo đơn đặt của khách hàng. Cung cấp một giải pháp sản xuất hoàn chỉnh, bao gồm việc quản lý hệ thống gia công và lắp ráp chuyển giao. Thiết kế chính xác, tính toán kết cấu, và tạo mẫu hoàn toàn sử dụng CAD/CAM. Khả năng của công ty là đáp ứng cho các hợp đồng gia công cơ khí lớn, nhằm hoàn thiện truyền thống kinh doanh vốn có và tiếp tục xây dựng một trung tâm gia công cơ khí hiện đại, để sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác lớn hoặc nhỏ. Khách hàng chính là công ty mẹ (Tanoi Seebest Co.,Ltd), mọi đơn đặt hàng đều xuất phát từ đây. Khi sản phẩm hoàn thành sẽ được chuyển qua Nhật và công ty mẹ sẽ phân phối đến các khách hàng. Các khách hàng truyền thống của công ty: - Viện Máy và dụng cụ công nghiệp. - Học viện Kỹ thuật quân sự. - Công ty Phụ tùng máy số 1. - Công ty Dụng cụ cắt và đo lường cơ khí. - Công ty Cơ khí Nông nghiệp. Ngoài ra công ty còn nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các công ty nước ngoài khác: Đài Loan, Mỹ… 1.2.4 Đối thủ cạnh tranh
  • 26. 7 Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ xuất hiện sự cạnh tranh, mà đã là cạnh tranh thì sẽ có doanh nghiệp thắng vì họ có được những ưu điểm trội hơn doanh nghiệp của chúng ta như về giá cả, sản phẩm, phân phối… Hầu hết, các doanh nghiệp không ngừng đưa ra những chiến lược vững mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường và vượt mặt đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Cùng với áp lực tạo nên từ các đối thủ cạnh tranh, vì thế công ty cần có những chính sách đồng nhất trong việc giải quyết vấn đề và nên đưa ra các ưu đãi, khuyến mãi, quảng cáo…để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường . Hiện nay, một trong những đối thủ cạnh tranh của Seebest đó là công ty TNHH H-T Precision, gia công cơ khí chính xác tại Việt Nam. 1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự công ty TNHH SEEBEST 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Seebest: Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH SEEBEST 1.3.2 Nguồn nhân lực Công ty Seebest chuyên gia công cơ khí chính xác nên phần lớn công việc do máy đảm nhận, công nhân chủ yếu đảm nhận công việc hiệu chỉnh máy. Phần lớn nhân công trong công ty làm nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm.
  • 27. 8 Tính đến cuối năm 2018, tổng số cán bộ, công nhân viên của công ty có khoảng hơn 300 người. Trong đó có 270 người là lao động trực tiếp tham gia sản xuất, chiếm 90%, số còn lại là nhân viên văn phòng chiếm 10%. Bảng 1.1: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của Công ty % Trình độ chuyên môn (%) Đại học Cao đẳng Trung cấp nghề Phổ thông Trực tiếp 90 2.61 - 20.43 - Văn phòng 10 61.27 - 1.3 14.39 Tổng 100 85.61 14.39 Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Qua bảng cơ cấu về trình độ nguồn nhân lực của công ty, ta thấy được ở khối văn phòng trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao (61.27%), không có nhân viên nào ở trình độ Phổ thông. Điều này cho thấy, công ty luôn đặt mục tiêu về trình độ nhân sự lên cao, quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực. Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, bậc thợ trung bình 3/7. Do đặc điểm của ngành sản xuất nên lao động trực tiếp đa số là nam, chiếm 95% trên tổng số lao động. 1.3.3 Máy móc Máy móc trong nhà máy được bố trí theo chức năng như sau:  Khu vực máy phôi: bao gồm các máy tiện CNC TSUGAMI, hoạt động hoàn toàn tự động từ lúc cấp phôi đến khi thành phẩm: - Các máy từ T1 đến T5: nhận gia công các loại phôi thép, inox, đồng, nhôm. - Các loại máy từ T6 đến T8: gia công chủ yếu loại phôi Titan. - Năng suất của máy: tùy thuộc vào loại chi tiết gia công. - Thời gian set up máy: 8h. - Thời gian bảo trì: 1 tháng/lần. - Hoạt động 24/24 nếu đơn hàng gấp, bình thường 8h/ngày.
  • 28. 9 Nguồn: Tác giả đề xuất. Hình 1.8: Máy tiện CNC TSUGAMI  Khu vực máy Hasegawa: - Tất cả là máy CNC, sản phẩm gia công là hàng Nakanishi. - Có tất cả 08 máy: H1 đến H8. - Năng suất tùy thuộc vào loại chi tiết gia công. - Thời gian bảo trì: định kỳ 1 tháng. - Hoạt động tối đa 24/24 khi hàng gấp.  Khu vực máy Nuckboy: - Tất cả là máy CNC, sản phẩm gia công là hàng Vanne Noizzle. - Có tất cả 05 máy: HR1, HR2, 2 máy E1, 1 máy E2. - Thời gian set up: 8h đến 24h. - Thời gian định kỳ: 1 tháng. - Khả năng hoạt động tối đa 24/24 khi hàng gấp.  Khu vực làm tay: - Tất cả là máy truyền thống, dùng để sửa sản phẩm lỗi, gia công 1 số công đoạn mà máy CNC không làm được. - Bao gồm các máy: AH3 - KH1- HHI - NH1- NH2 - HM1 - KH4 - EH2-KH3. - Thời gian set up: không đáng kể. - Thời gian bảo trì: định kỳ 1 tháng
  • 29. 10 - Khả năng hoạt động 24/24.  Khu vực kho: Có 01 máy tiện, dùng để gia công phôi trước khi cấp phôi cho các máy trên.  Khu vực rửa dầu: Gồm 01 máy rửa dầu AS1 và máy phun cát FH1.  Khu vực kiểm phẩm: - Các máy phục vụ cho kiểm tra sản phẩm trước khi xuất hàng, kiểm tra 100% sản phẩm trước khi xuất. - Máy Keyence. - Máy đo độ nhám. - Máy đo độ tròn. - Máy do kính hiển vi. - Kinh lúp… 1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 03 năm từ năm 2016, 2017, 2018. Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Seebest trong 03 năm gần đây: Bảng 1.2: Tình hình doanh thu và lợi nhuận 03 năm công ty SEEBEST Đơn vị tính: 1000 VNĐ. Năm 2016 2017 2018 Doanh thu 68.324.671 70.658.111 71.514.203 Lợi nhuận 30.655.128 33.885.101 32.757.909 Nguồn: Phòng Kế toán
  • 30. 11 Đơn vị tính: 1000 VNĐ Nguồn: Phòng Kế toán Hình 1.9: Tình hình doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê doanh thu và lợi nhuận trong 03 năm vừa qua, ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty biến động qua các năm. Nhìn chung, hằng năm doanh thu của công ty năm sau tăng hơn năm trước. Cụ thể, doanh thu năm 2016 là 68.324.671.000 đồng, năm 2017 doanh thu là 70.658.111.000 đồng, tăng 3,42% so với năm 2016. Doanh thu năm 2017 là 70.658.111.000 đồng, năm 2018 là 71.514.203.000 đồng, tăng 1,21% so với năm 2017. Doanh thu năm 2018 so với năm 2016 tăng 4,67%. Có thể thấy doanh thu các năm tăng nhẹ qua mỗi năm. Về lợi nhuận, năm 2018 có sự giảm nhẹ so với 02 năm 2016 và 2017. Nguyên nhân do sự biến động của giá cả thị trường. 1.5 Các mặt thuận lợi và khó khăn qua các năm (2016, 2017, 2018) 1.5.1 Thuận lợi - Có nguồn đầu vào, đầu ra ổn định. - Do sản xuất theo đơn đặt hàng nên sản phẩm sản xuất được bao nhiêu đều tiêu thụ hết bấy nhiêu, do đó doanh nghiệp không mất chi phí do hàng tồn kho.
  • 31. 12 - Nguyên liệu được nhập trực tiếp tại công ty mẹ từ Nhật Bản. - Có hệ thống nối mạng giữa công ty tại Việt Nam và công ty mẹ tại Nhật Bản. Chú trọng đào tạo công nhân, tạo điều kiện cho nhiều công nhân phát huy khả năng của mình, đưa công nhân sang Nhật Bản làm việc đồng thời học hỏi kinh nghiệm làm việc, nâng cao tay nghề. - Ngoài ra, tình hình an ninh tại công ty SEEBEST tương đối tốt, thời tiết thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng tốt hơn, góp phần thuận lợi để công ty ổn định sản xuất. 1.5.2 Khó khăn: - Đội ngũ lao động tương đối trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, vì thế chất lượng sản phẩm chưa cao. - Công nhân có tay nghề chưa cao sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, công ty phải thực hiện tăng ca, tăng giờ làm nguyên nhân là do thiếu sản lượng. - Chính sách đãi ngộ của công ty chưa đủ sức mạnh so với các doanh nghiệp lân cận khác, dẫn đến sự thiếu gắn bó, cộng tác của người lao động đối với công ty. - Tình hình cạnh tranh trước những đối thủ cùng ngành, không những trong mà còn ở ngoài nước.
  • 32. 13 CHƯƠNG 2 NHỮNG LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH SEEBEST 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Tổng quan về Lean Manufacturing a) Khái niệm về Lean Manufacturing Dưới đây là một số định nghĩa về Lean: “Lean là một phương pháp tiếp cận có hệ thống để xác định là loại bỏ các hoạt động không làm tăng giá trị, dòng chảy sản phẩm được kéo từ phía khách hàng trong sự theo đuổi không ngừng sự hoàn thiện.”, (University of Alabama, US, 2002, dẫn từ Bùi Văn Hùng, 2010) Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn) là một hệ thống bao gồm các công cụ và phương pháp loại bỏ các lãng phí và các bất hợp lý trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đố nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Lean là một phương pháp quản lý quá trình phổ biến xuất phát chủ yếu từ Toyota Production System (TPS) và được công ty Toyota áp dụng xuyên suốt các hoạt động sản xuất của mình từ năm 1950. Cụm từ “Lean Manufacturing” hay “Lean Production” đã xuất hiện lần đầu tiên trong quyển “The Machine that Changed the World” (Cỗ máy làm thay đổi Thế giới – James Womack, Daniel Jones & Daniel Roos) xuất bản năm 1990. b) Triết lý của Lean - Chất lượng là thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. - Làm tối đa hóa giá trị gia tăng bằng tối thiểu hóa mọi lãng phí. - Sản xuất theo yêu cầu khách hàng và tiến đến lô sản xuất là đơn chiếc để đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng. - Tiến đến mỗi nhân viên là một kiểm soát viên chất lượng.
  • 33. 14 c) Mục tiêu của Lean Các mục tiêu bao gồm: - Phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu. - Mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn. - Chu kỳ sản xuất: giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm. - Tận dụng thiết bị và mặt bằng : sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy. - Năng suất lao động: cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết). - Sản lượng: nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. - Tính linh động: có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất. d) Lợi ích của Lean
  • 34. 15 - Loại bỏ hao phí Phương pháp sản xuất tinh gọn tìm cách loại bỏ hao phí dưới mọi hình thức, chẳng hạn như chuyển động thừa, hàng tồn kho và thời gian chờ. Dây chuyền sản xuất được xây dựng để giảm thiểu số lượng di chuyển thừa giữa các quá trình và dây chuyền di chuyển từng bộ phận giảm thời gian chờ đợi giữa các bước trong sản xuất. - Giảm chi phí tồn kho Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này mong muốn giảm thiểu chi phí tồn kho của các nguyên liệu thô đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm. Thêm vào đó, khi mua ít nguyên liệu thô, doanh nghiệp sẽ chi ít tiền hơn để thuê nhà kho, ít nhân công để quản lý. - Cải thiện chất lượng Sản xuất tinh gọn loại bỏ hao phí bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi. Dây chuyền di chuyển từng bộ phận cho phép công nhân xác định những bộ phận/ linh kiện lỗi trước khi số lượng lớn sản phẩm được sản xuất. e) Nhược điểm của Lean - Chi phí vận hành cao Chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài, chi phí thuê các nhà quản lý có kinh nghiệm cao hơn bình thường, vốn đầu tư mua máy móc thiết bị không nhỏ và các thiết lập của mô hình work cell được tính vào nợ dài hạn. - Về cung ứng Do chỉ có một số lượng nhỏ của hàng tồn kho được dự trữ, quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng cung cấp nhằm tránh gây gián đoạn. Các vấn đề như công nhân đình công, ắt tắc giao thông hay một trong các nhà cung ứng gặp vấn đề… buộc toàn bộ dây chuyền phải đình trệ. Đôi khi các nhà cung ứng cũng không chấp nhận giao hàng với số lượng ít hay phải tuân theo một lịch trình quá khắt khe.
  • 35. 16 - Thiếu sự đồng thuận của nhân viên Quy trình sản xuất tinh gọnđòi hỏi đại tu toàn bộ hệ thống sản xuất và đôi khi nhân viên từ chối vì họ thích cách làm cũ hơn. Hơn nữa, sản xuất tinh gọn đòi hỏi nhân viên phải liên tục kiểm soát chất lượng nhưng một số nhân viên sẽ thấy không hứng thú hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm. - Khách hàng không hài lòng Vì quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng, bất cứ gián đoạn nào của chuỗi cung ứng cũng đều ảnh hưởng đến khách hàng. Giao hàng trễ hay trì hoãn cũng là vấn đề cần được chú trọng xử lý trong quy trình này. f) Các nguyên tắc chính của Lean Manufacturing 1. Nhận thức về sự lãng phí Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là dư thừa và nên loại bỏ. 2. Chuẩn hóa quy trình Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là quy trình chuẩn, gọi là quy trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc. 3. Quy trình liên tục Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%. 4. Sản xuất “Pull”
  • 36. 17 Hay còn được gọi là Just in time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp. 5. Chất lượng từ gốc Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất. 6. Liên tục cải tiến Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của các công nhân trong quá trình cải tiến liên tục. 2.1.2 Những lãng phí trong sản xuất Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu để hoạt động và tồn tại của doanh nghiệp, nó gắn liền với chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, doanh thu, khách hàng… Để tăng lợi nhuận thì cần giảm chi phí trong quá trình, doanh nghiệp cần xác định được chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá cho mình. Các chi phí cao dẫn đến doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận, đẩy giá thành sản phẩm lên cao và gây thất thoát cho công ty, những chi phí hay những thứ không tạo ra giá trị thì được gọi là lãng phí. Theo Lean Manufacturing thì có 07 loại lãng phí: vận chuyển, tồn kho, thoa tác, chờ đợi, thừa quy trình, sản xuất thừa, hàng lỗi. - Lãng phí do sản xuất dư thừa: Làm nhiều hơn, sớm hơn và nhanh hơn so với những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này làm tiêu tốn thời gian lao động, nguyên vật liệu, làm tăng rủi ro sự lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới dạng phế liệu.
  • 37. 18 - Lãng phí khi vận chuyển: Vận chuyển là hoạt động di chuyển nguyên liệu từ nơi này đến nơi khác trong quá trình sản xuất. Trang thiết bị sản phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm phải di chuyển không cần thiết từ nơi này sang nơi khác, kéo dài quá trình thời gian chu trình sản xuất, đây là một loại lãng phí khi không tạo ra giá trị cho sản phẩm. Lãng phí vận chuyển thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp. - Lãng phí trong tồn kho: Tồn kho chứa nhiều vấn đề và mất nhiều chi phí, kho của công ty luôn chứa đầy nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm thì doanh nghiệpđang lãng phí một khoản tiền lớn. Lưu kho quá nhiều là daonh nghiệp đang bị tồn động vốn mà lẽ ra lượng vốn đó có thể dùng cho nhiều mục đích quan trọng khác. Các chi phí có thể phát sinh khi lưu kho nhiều là: chi phí thuê mặt bằng kho, chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng hay quá hạn sử dụng. - Lãng phí trong thao tác: Thao tác thừa của con người hay máy móc là một loại lãng phí. Những thao tác không cần thiết giống như là cúi xuống để lấy những vật nặng dưới sàn trong khi chúng nên được để ở tầm ngang thắt lưng để giảm thời gian khi lấy. Các hoạt động đặt lên đặt xuống một chi tiết của công nhân hay tìm kiếm là những động tác không cần thiết và không làm tăng giá trị của sản phẩm. - Lãng phí do sản phẩm lỗi: Đây là lãng phí xảy ra khi sản phẩm có chất lượng không đảm bảo, gây nên tình trạng tái chế và tiêu hủy nhiều. Khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết. - Lãng phí khi chờ đợi:
  • 38. 19 Công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến, chờ đợi thông tin, thiết bị, dụng cụ,… Khoảng thời gian chờ đợi này là một lãng phí, lãng phí do chờ đợi gây cản trở dòng chảy, một trong những nguyên tắc chủ yếu của sản xuất tinh gọn. - Lãng phí khi thừa quy trình: Thực hiện nhiều bước công việc hơn mức khách hàng yêu cầu dưới hình thức chất lượng hay công năng của sản phẩm. Dúng các kỹ thuật máy móc không phù hợp, thiết bị quá khổ,… 2.1.3 Quy trình liên tục và không liên tục Quy trình liên tục là việc phối hợp các thao tác và hoạt động của thiết bị trở thành một luồng hài hoà hoàn hảo, trong đó bán thành phẩm liên tục ở trong trạng thái chuyển đổi và không bao giờ phải nằm ứ đọng trong tình trạng chờ đợi để được xử lý. Quy trình liên tục loại trừ thời gian chờ đợi của bán thành phẩm, thiết bị hay công nhân. Quy trình liên tục có thể yêu cầu việc tái thiết kế mặt bằng sản xuất từ việc sắp đặt các nhóm hay công đoạn tương tự nằm gần kề nhau trở thành các chuyền sản xuất phối hợp, trong đó bán thành phẩm có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ công đoạn này sang công đoạn khác. Đôi khi quy trình liên tục không khả thi đối với một số công đoạn trong quy trình sản xuất. Một số điển hình trong đó quy trình liên tục không phù hợp đối với một vài công đoạn sản xuất như sau: - Thời gian chu kỳ không đồng bộ giữa một số công đoạn trong đó một số quy trình vận hành với chu kỳ rất nhanh và phải chuyển đổi để đáp ứng nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. - Khoảng cách giữa các công đoạn là điều không tránh khỏi trong một vài trường hợp và có nghĩa rằng việc di chuyển nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng lô tương đối lớn.
  • 39. 20 - Một số quy trình có độ tin cậy quá thấp nên không thể dự báo về hiệu suất và có thể gây gián đoạn cho hoạt động của quy trình liên tục. - Một số công đoạn phải được thực hiện theo lô lớn. - Đôi lúc phế phẩm hay vật liệu thải ra sau khi gia công được giữ lại dưới dạng tồn kho để sử dụng về sau nhằm gia tăng hiệu suất sử dụng vật tư. - Trong một số trường hợp khác, công ty có thể cố ý duy trì lượng tồn kho bán thành phẩm ở một số công đoạn của quy trình sản xuất. 2.1.4 Các công cụ và phương pháp trong Lean Manufacturing Bố trí mặt bằng Bố trí mặt bằng sản xuất thường được định nghĩa là công việc sắp xếp máy móc, thiết bị và dòng vật liệu, sản phẩm trung gian giữa các công đoạn tạo ra sản phẩm. Mặt bằng sản xuất được coi là bố trí tối ưu khi thoả mãn các hạn chế không gian vật lý của nhà xưởng và tối thiểu chi phí vận hành và hao tổn nguyên vật liệu. Với mục đích nhằm bố trí các khu vực sản xuất, các trang thiết bị, các trạm gia công sao cho đường đi của của nguyên liệu hay đường đi của công nhân trong hệ thống sản xuất là ngắn nhất. Trong bố trí mặt bằng có kiểu bố trí dạng tế bào mang những đặc tính như: - Quy trình liên tục: Luồng nguyên liệu và phụ liệu di chuyển đều đặn và hầu như không thấy có việc vận chuyển bán thành phẩm hay chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất. - Luồng một sản phẩm: Quá trình sản xuất với mô hình tế bào áp dụng luồng một sản phẩm trong đó từng sản phẩm một lần lượt di chuyển qua từng công đoạn của quy trình sản xuất. - Mô hình chữ U: Với cách bố trí này, các sản phẩm sẽ được di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chữ U khi được công nhân gia công, nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và việc di chuyển nguyên vật liệu sẽ dễ dàng hơn. Kaizen
  • 40. 21 Vì khó có một công ty nào có thể đạt đến mức hiệu quả tuyệt đối, Lean Manufacturing đòi hỏi một cam kết cải tiến liên tục, và tốt nhất là có một quy trình hệ thống nhằm đảm bảo việc cải tiến liên tục, nhờ đó công ty không ngừng tìm kiếm các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và cách thức để loại bỏ chúng. Trọng tâm của việc cải tiến liên tục nên nhắm vào việc xác định các nguyên nhân tiềm tàng của các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm và loại bỏ chúng bằng cách cải tiến quy trình sản xuất. Kaizen là một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là “cải tiến liên tục”, với trọng tâm hướng đến các cải tiến nhỏ diễn ra từ từ. Là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục, giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm... Chủ đề chính của Kaizen là tạo ra một văn hoá cải tiến liên tục bằng việc phân công trách nhiệm cho công nhân và khuyến khích họ xác định các cơ hội cải tiến. Đặc điểm của Kaizen: + Là quá trình cải tiến liên tục nơi làm việc. + Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí. + Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo. + Nhấn mạnh hoạt động nhóm. + Thu thập và phân tích dữ liệu. Kaizen được tiếp cận theo quá trình, khi các quá trình được cải tiến thì kết quả sẽ được cải tiến. Khi kết quả không đạt được đó là sự sai lỗi của quá trình. Người quản lý cần phải nhận biết và phục hồi các quá trình sai lỗi. Định hướng theo quá trình được áp dụng khi áp dụng các chiến lược Kaizen khác nhau như: PDCA (Plan – Do – Check – Act), SDCA (Standardize - Do – Check – Act), QCD (Quality, Cost and Delivery), JIT (Just In Time)… Bảng 2.1: So sánh Lean Manufacturing và sản xuất truyền thống
  • 41. 22 Tiêu chí Sản xuất truyền thống Lean Manufacturing Định hướng Theo nhà cung cấp Theo khách hàng Hoạch định Dựa vào dự báo bán hàng Theo đơn đặt hàng Quy mô sản xuất Lớn Nhỏ Kiểm soát chất lượng Nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên Công nhân kiểm tra trên chuyền Hàng tồn kho Tập hợp sản phẩm dở dang giữa các công đoạn sản xuất Không có hoặc rất ít sản phẩm dở dang giữa các công đoạn sản xuất Chuyển giao Về kho tập trung Giữa các công đoạn Chu kỳ sản xuất Mất nhiều thời gian hơn Rút ngắn thời gian bằng thời gian dành cho việc xử lí vật liệu Phương pháp 5S 5S là một triết lý và phương pháp quản lý cơ bản nhằm cải tiến môi trường làm việc, một môi trường làm việc thường trực trong tổ chức. Xuất phát từ quan điểm, nếu làm việc trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ và khoa học thì tinh thần, thể trạng được thoải mái, năng suất lao động được nâng cao. 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả trong thực tế. 5S là cách viết tắt của 5 chữ S đầu trong tiếng Nhật: - Seiri (Sàng lọc): Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết. Loại bỏ những thứ không cần thiết. Để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi.
  • 42. 23 - Seiton (Sắp xếp): là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng. Giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. - Seiso (Sạch sẽ): là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị). - Seiketsu (Săn sóc): là duy trì, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso. - Shitsuke (Sẵn sàng) là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc * Lợi ích khi thực hiện 5S: - Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn. - Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến - Mọi người trở nên có kỷ luật hơn. - Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc - Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn. - Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình. - Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM được nâng cao hơn: - Cải tiến Năng suất (P – Productivity). - Nâng cao Chất lượng (Q – Quality). - Giảm chi phí (C – Cost). - Giao hàng đúng hạn (D – Delivery).
  • 43. 24 - Đảm bảo an toàn (S – Safety). - Nâng cao tinh thần (M – Morale). Kanban “Kanban” là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình pull sử dụng các dấu hiệu tượng hình, như các thẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêm vật tư. Về tác dụng, Kanban là một công cụ thông tin hỗ trợ sản xuất theo mô hình pull. Một Kanban có thể là một thùng rỗng, một thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc trực quan nào thích hợp. Có hai loại Kanban đặc trưng: - Kanban Cung Cấp: Một dấu hiệu từ khách hàng nội bộ đến nguồn cung cấp nội bộ cho biết loại vật tư cần được cung cấp. - Kanban Tiêu Thụ: Một dấu hiệu từ nơi cung cấp nội bộ đến khách hàng nội bộ cho biết rằng vật tư đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Trong trường hợp này, nơi cung cấp nội bộ sẽ không sản xuất thêm cho đến khi việc tiêu thụ được thực hiện bởi khách hàng bên trong. Jidoka Jidoka là việc kết hợp máy móc với sự thông minh của con người thực hiện dừng cả hệ thống khi có lỗi được phát hiện, (Shakichi Toyoda). Có vai trog là một “trụ cột” chính trong ngôi nhà Lean. Đặc điểm: - Liên lạc giữa con người và máy móc - Chất lượng sản phẩm được theo dõi, kiểm soát và xây dựng ngay trên quá trình sản xuất. - Lỗi được truy tìm nguyên nhân gốc rễ và khắc phục, đưa ra giải pháp không cho xuất hiện lần sau. - Yêu cầu cao về tôn trọng, trách nhiệm và năng lực của nhân viên - Cần sử dụng các công cụ hỗ trợ cần thiết. Cân bằng chuyển và đúng thời điểm:
  • 44. 25 Mục tiêu chính của JIT là kiểm soát tồn kho ở mức tối thiểu cần thiết. Để đạt được điều này, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Yếu tố chính của cân bằng sản xuất đó là người chịu trách nhiệm ra lệnh sản xuất cho xưởng phải có hệ thống điều tiết các đơn hàng không để có sự đột biến về khối lượng sản xuất. Chuẩn hóa quy trình làm việc Chuẩn hóa quy trình làm việc hay chuẩn hóa công việc có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng đến mức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và tự suy diễn về cách thực hiện công việc. Ngăn ngừa lỗi và hỏng Ngăn ngừa lỗi và hỏng phương pháp nên được áp dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp kể cả cá nhân. Việc này giúp làm giảm được các lãng phí do việc làm lại, hoặc loại bỏ, giúp các thao tác trở nên đơn giảm hơn… 2.1.5 Một số lý thuyết liên quan  Biểu đồ Pareto - Khái niệm: Biểu đồ pareto là dạng biểu đồ trực quan, biểu diễn các nguyên nhân của một vấn đề được sắp xếp theo mức độ giảm dần. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. - Mục đích: Bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan trọng nhất. Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả và cải tiến chất lượng.  Biểu đồ nhân quả - Khái niệm: Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì.
  • 45. 26 - Mục đích: + Phân tích biểu đồ nhân quả giúp tổ chức hình dung xuyên suốt những nguyên nhân của một vấn đề, nó có thể bao gồm cả những nguyên nhân gốc rễ mà không phải chỉ là các hiện tượng. + Phát triển các kế hoạch để xác nhận rằng những nguyên nhân tiềm ẩn là những nguyên nhân thực sự. + Cung cấp cấu trúc cho nổ lực xác định nguyên nhân.  Phân tích quá trình - Khái niệm: Là một trong các phương pháp phân tích cơ bản cho phép nắm được tình hình thực tế phân chia các hoạt động công việc sản xuất. Phân tích quá trình là một trong các phương pháp hữu hiệu để phát hiện lãng phí và giúp thực hiện cải tiến của mỗi quá trình. - Mục đích: Xác định rõ trình tự của các công đoạn, thực hiện tiếp tục cải tiến trong mỗi công đoạn, xác định rõ phương pháp sản xuất, đảm bảo thông tin cơ sở cho thiết kế sản xuất, thông tin cơ sở cho cải tiến việc thực hiện, đảm bảo thông tin cơ sở cho việc điều khiển tiến độ sản xuất. - Một số ký hiệu của phân tích quá trình: Bảng 2.2 Ký hiệu phân tích quá trình Loại quá trình Tên ký hiệu Ký hiệu Giải thích Quá trình Quá trình Chỉ một quá trình trong đó nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc chi tiết bị biến đổi. Vận chuyển Vận chuyển Chỉ một quá trình ở đó vị trí của nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc chi tiết bị thay đổi. Kiểm tra Kiểm tra số lượng Chỉ một quá trình ở đó một khối lượng hoặc số lượng nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc các chi tiết được đo đạc hoặc so sánh với chuẩn.
  • 46. 27 Kiểm tra chất lượng Chỉ một quá trình ở đó chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc các chi tiết được thử nghiệm và so sánh với chuẩn Tích lũy Tập trung Cho biết nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc chi tiết được tích tụ. Lưu kho Chỉ một quá trình ở đó nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc chi tiết được lưu trữ theo một kế hoạch. 2.2 Giới thiệu về phòng Tổng vụ 2.2.1 Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ Nguồn: Phòng Tổng vụ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Bộ phận Tổng vụ công ty TNHH Seebest.
  • 47. 28 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ: Bảng 2.3: Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổng vụ Chức vụ Chức năng – Nhiệm vụ Trưởng phòng Tổng vụ - Quản lý chung về nhân sự. - Theo dõi, giám sát việc thực hiện nội quy công ty, xử lý vi phạm, thực hiện khen thưởng, đề bạt nâng cấp bậc, tay nghề, chuyên môn. - Lập kế hoạch doanh số theo từng tháng, theo dõi, đánh giá. - Báo cáo tài chính. - Chịu trách nhiệm chính về kế toán. - Quản lý chi phí công ty. - Giám sát, theo dõi công việc của kế toán, nhân sự và XNK. - Cải tiến quản lý. Nhân viên Nhân sự - Theo dõi về nhân sự trong công ty: việc thực hiện nội quy công ty, chấm công, tính lương. - Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định liên quan về nhân sự. - Soạn thảo hợp đồng lao động, hợp đồng học việc. - Đăng ký BHXH và báo cáo với cơ quan BHXH. - Đối với công nhân thôi việc tại công ty: Giám sát việc bàn giao công việc, bàn giao tài sản, hoàn thành trách nhiệm với công ty, thanh toán tiền lương, khóa sổ BHXH. - Ghi nhận ý kiến phản ánh của công nhân viên để xây dựng môi trường làm việc tốt tại công ty. - Thực hiện việc tuyển dụng, huấn luyện về nội quy lao động, kiến thức luật lao động cho công nhân viên. - Các công việc khác theo yêu cầu. Nhân viên Kế toán - Làm phiếu thu, chi hàng tháng bằng phần mềm kế toán. - Chuẩn bị chứng từ chuyển qua ngân hàng, thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
  • 48. 29 - Lập báo cáo thuế hàng tháng. - Lập báo cáo thống kê hàng tháng. - Theo dõi quản lý các chi phí về VPP, vật dụng văn phòng của công ty. - Ghi nhận sổ sách kế toán hàng tháng: báo nợ, báo có, các chứng từ khác. - Làm việc với kho, ghi nhận số liệu kho, tính giá thành. - Hạch toán kết chuyển tính lãi lỗ. - Giải trình với kiểm toán, thuế và các cơ quan khác về sổ sách kế toán. - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản lượng, doanh số hàng ngày. - Các công việc khác theo yêu cầu. Nhân viên Xuất nhập khẩu - Phụ trách chính về xuất – nhập khẩu. - Chuẩn bị chứng từ hải quan. - Đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan Hải Quan. - Liên hệ người vận chuyển để giao, nhận hàng hóa. - Soạn thảo và đăng ký hợp đồng gia công, định mức, phụ kiện hợp đồng. - Lập báo cáo quý cho Cục Hải Quan VSIP, thực hiện thanh khoản hợp đồng. - Phụ trách mua hàng: vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất (nhôm thanh, bao bì đóng gói, dầu, khay nhựa…). - Các công việc khác theo yêu cầu. Nhân viên Quản lý Dụng cụ đo - Quản lý chính các dụng cụ phục vụ sản xuất. - Xem xét các dụng cụ đã hỏng từ các trưởng bộ phận sản xuất. - Ghi nhận số lượng, tên dụng cụ. - Cung cấp cho tổ trưởng sản xuất các dụng cụ mới thay thế cho dụng cụ đã hỏng. - Báo cáo số lượng và đề xuất mua dụng cụ mới. - Các công việc khác theo yêu cầu.
  • 49. 30 2.3 Nhận dạng các lãng phí tại Công ty TNHH Seebest 2.3.1 Lựa chọn khu vực khảo sát Qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực tế tại xưởng sản xuất, nhận thấy có nhiều vấn đề phát sinh gây ra lãng phí trong sản xuất như: tồn kho bán thành phẩm, di chuyển giữa các công đoạn, thời gian chờ giữa các công đoạn sản xuất, bố trí mặt bằng và các vấn đề này xảy ra hằng ngày ở công ty. Nhưng công ty vẫn chưa quan tâm và tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra lãng phí dẫn đến mỗi tháng công ty phải tốn một số chi phí như chi phí nhân công, chi phí quản lý hàng tồn kho, quản lý kho, nguyên vật liệu, vận chuyển... Do đó, khu vực xưởng sản xuất là khu vực phản ánh lên mọi vấn đề về lãng phí khá rõ nét. 2.3.2 Lưu đồ xác định lãng phí Qua quan sát và thu thập về số thời gian mà công nhân thực hiện từng công đoạn để xác định các bước gây lãng phí. Trong quá trình sản xuất, các bước thực hiện không đem lại giá trị cho doanh nghiệp thì sẽ gây lãng phí, những lãng phí đó sẽ kéo chi phí sản xuất tăng cao, không mang lại hiệu quả kinh tế và gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Bảng 2.4: Lưu đồ quá trình sản xuất tại công ty TNHH Seebest. Ký hiệu Quá trình Bước tạo giá trị. (s) Bước không hoặc tạo ra giá trị thấp. (s) Thời gian thực hiện một sản phẩm. Nhập phôi 20 20 Tiện phôi bằng máy 55 55 Chờ gia công phôi 220 220
  • 50. 31 Gia công phôi 720 720 Kiểm tra phôi 15 15 Chờ gia công chi tiết (tinh) 130 130 Di chuyển sang khu gia công chi tiết 10 10 Gia công chi tiết 240 240 Chờ kiểm tra trung gian 170 170 Di chuyển sang khu kiểm tra trung gian. 20 20 Kiểm tra trung gian. 12 12 Chờ làm tay 110 110 Di chuyển sang khu làm tay 530 530 Làm tay 350 350 Chờ tái kiểm 180 180 Di chuyển sang khu tái kiểm 30 30 Tái kiểm 20 20 Chờ kiểm tra chất lượng 240 240 Di chuyển sang khu kiểm phẩm 25 25 Kiểm phẩm 35 35
  • 51. 32 Chờ đóng gói thành phẩm. 15 15 Di chuyển sang khu đóng gói 35 35 Đóng gói thành phẩm 25 25 Chờ lưu kho 70 70 Di chuyển sang khu vực kho thành phẩm. 420 420 Lưu kho. 180 180 Chờ giao hàng 28800 2880 Tổng 1332 31025 6757 Qua lưu đồ quá trình sản xuất ta thấy các hoạt động ít tạo ra giá trị hay không tạo ra giá trị, các giai đoạn chờ và thời gian di chuyển chiếm rất nhiều thời gian, các lãng phí sẽ xảy ra như: có thể thấy việc chờ kiểm tra chất lượng chiếm 240s, việc di chuyển đến khu vực làm tay chiếm thời gian cao nhất 530s, nó mất rất nhiều thời gian và gây lãng phí có thể chiếm diện tích trong xưởng hoặc gây ra chi phí khác. Việc có thời gian chờ dài như vậy là do việc vận chuyển còn khó khăn với công nhân, đây là lãng phí vận chuyển. Trong quá trình sản xuất, có thể thấy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tuy chiếm nhiều thời gian nhưng chưa được thực hiện tốt, nó ảnh hưởng đến chi phí nhân công và chi phí sản xuất gây lãng phí cho công ty. Kiểm tra sản phẩm được bố trí tại mỗi công đoạn lớn, tuy vậy tỉ lệ sản phẩm lỗi vẫn còn xuất hiện rất cao và khó kiểm soát cho công ty gây thất thoát lớn, đây là lãng phí do sản phẩm lỗi.
  • 52. 33 2.3.3 Các lãng phí tại công ty TNHH Seebest 1. Lãng phí vận chuyển a) Hậu quả Dưới đây là sơ đồ bố trí mặt bằng hiện tại của xưởng sản xuất: Nguồn: Bộ phận sản xuất Hình 2.2: Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng hiện tại của công ty TNHH Seebest. Qua sơ đồ bố trí mặt bằng trên có thể thấy được các máy móc trong dây chuyền sản xuất cơ khí chính xác của Seebest chưa theo trật tự hợp lý. Các khoảng cách di chuyển giữa khu vực làm tay và khu vực bán thành phẩm rất xa. Theo bố trí thì khoảng cách giữa hai khu vực là 19 m, mất gần 08 đến 09 phút để di chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó việc bố trí khu vực kiểm phẩm và khu vực kho thành phẩm vẫn có khoảng cách khá xa, công nhân phải mất khoảng 07 đến 08 phút cho 16 m vận chuyển. Một phần vì công ty ít có xe nâng để vận chuyển hàng hóa nên chưa thể khắc phục được lãng phí này. Trong quy trình sản xuất của công ty, công đoạn làm tay có sản phẩm bình quân là 165 sản phẩm/ 1 ngày/ 8 giờ. Nhưng quá trình sản xuất thường xuyên bị gián đoạn do các công nhân phải di chuyển lấy bán thành phẩm về gia công. Sau một thời gian quan sát, có thể kết luận rằng cứ trung bình 1 giờ
  • 53. 34 công nhân sẽ đi lấy bán thành phẩm. Vậy trong 8 giờ làm việc công nhân bộ phận làm tay sẽ di chuyển khoảng 8 lần, thời gian di chuyển bán thành phẩm đến khu vực làm tay là khoảng 9 phút/ khay hàng (khoảng 30 sản phẩm/ khay). Chi phí nhân công trung bình là 260.000/ ngày/ 8h => 1 phút = 541,6 đồng. Thời gian vận chuyển lấy bán thành phẩm là: 9 phút x 8 lần = 72 phút. Chi phí nhân công cho việc vận chuyển là: 72 x 541,6 = ~ 39.000 đồng/ ngày. => 39.000đ x 26 ngày làm việc = 1.014.000 đồng/ tháng. => 1.014.000đ x 12 tháng = 12.168.000 đồng/ năm. Việc bố trí các mặt bằng, máy móc, kho bãi thiếu hợp lý dẫn đến lãng phí vận chuyển. Một ngày công ty phải chịu tổn thất cho việc vận chuyển là 39.000 đồng và một năm công ty sẽ phải chịu tổn thất lên đến 12.168.000 đồng. b) Nguyên nhân Sau khi nhận biết được những hạn chế đang diễn ra tại công ty bằng cách sử dụng lưu đồ, quan sát, ghi nhận trực tiếp, lấy ý kiến cán bộ, công nhân viên và thu thập các thông tin tài liệu của công ty,… Kết quả là việc bố trí mặt bằng chưa hợp lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra lãng phí vận chuyển. Bên dưới là khảo sát của một số tổ trưởng sản xuất về nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển: Bảng 2.5: Khảo sát các trưởng bộ phận về nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển.
  • 54. 35 Chỉ tiêu Tổ trưởng bộ phận Phôi Tiện Chi tiết Làm tay Tái kiểm Kiểm phẩm Đóng gói Tổng Máy móc Bố trí không hợp lý x x x x x 5 Bảo trì kém x 1 Ít phương tiện vận chuyển x 1 NVL Chất lượng chưa đảm bảo x 1 Không ngăn nắp x x x x 4 Môi trường Nhiều dầu nhớt, bụi x 1 Nhiệt độ thay đổi x x 2 Phương pháp QLSX chưa x 1
  • 55. 36 hiểu quả Công nhân Kinh nghiệm, tay nghề x x 2 Ý thức công việc x x x 3 Sau khi tổng hợp các ý kiến ta có được biểu đồ nhân quả về nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển như sau: Hình 2.3: Biểu đồ nhân quả lãng phí vận chuyển Các nguyên nhân dẫn đến lãng phí:
  • 56. 37 Từ biểu đồ trên ta nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra lãng phí vận chuyển. Việc bố trí không hợp lý giữa các khu vực và máy móc chưa hợp lý, không theo trình tự, khoảng cách quá xa, công nhân phải di chuyển nhiều hơn, mất thời gian sản xuất kéo theo năng suất suy giảm. Hơn thế công ty có quy mô mặt bằng tương đối lớn nhưng lại chưa có nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa… Nhân công không tập trung, chểnh mảng trong công việc là vấn đề đáng để giải quyết sau bố trí mặt bằng. Trong quá trình di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sang khu vực công đoạn khác, các công nhân hay nói chuyện riêng hay việc các công nhân đi vệ sinh nhiều lần cũng gây ra lãng phí nhiều thời gian. Khu vực để nguyên vật liệu chưa được sắp xếp ngăn nắp, bừa bộn và thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây lãng phí vận chuyển. Việc không ngăn nắp khiến công nhân tìm nguyên vật liệu khó khăn, không tìm ra hoặc cách xa tầm tay… 2. Lãng phí do sản phẩm lỗi (khuyết tật) Theo như lưu đồ, quá trình kiểm tra chất lượng của công ty được bố trí sau mỗi công đoạn lớn, chiếm khá nhiều thời gian kiểm tra chất lượng nhưng vấn đề sản phẩm lỗi vẫn còn diễn ra, sản phẩm lỗi không thuyên giảm. Để làm rõ vấn đề, sau đây là bảng thống kê tỷ lệ phế phẩm không tái chế được và sản phẩm tái chế từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018, từ đó ta có thể dễ dàng xác định được chi phí nhân công cho việc lãng phí khuyết tật. Bảng 2.6: Tỷ lệ phế phẩm tái chế Tháng Số lượng thành phẩm Số lượng tái chế Tỷ lệ tái chế Chi phí (đồng) 6 5700 974 17% 34,090,000 7 4340 1091 25% 38,185,000 8 6798 1001 15% 35,035,000 9 8032 202 2.5% 7,070,000 10 7678 1097 14% 38,395,000 11 10896 1895 17% 66,325,000 12 12076 3071 25% 107,485,000
  • 57. 38 Tổng 55520 10331 17% 326,585,000 Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng. Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế theo từng tháng. Từ biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ phế phẩm đột biến liên tục từ 2.5% đến 25%. Số lượng phế phẩm tăng mạnh 25% ở tháng 7 và tháng 12, vượt định mức đề ra từ khách hàng. Tỷ lệ phế phẩm tái chế thấp nhất vào tháng 9 chỉ 2.5% và các tháng còn lại dao động tương đối đều nhau. Việc gây ra sản phẩm lỗi sẽ làm chi phí sản xuất tăng, có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất và tốn cả chi phí điều chỉnh lại sản phẩm… 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm tái chế trong 6 tháng cuối năm 2018
  • 58. 39 Bảng 2.7: Tỷ lệ phế phẩm không tái chế Tháng Số lượng thành phẩm Số lượng phế phẩm Tỷ lệ phế phẩm Chi phí (đồng) 6 5700 321 6% 11,235,000 7 4340 765 18% 26,775,000 8 6798 801 12% 28,035,000 9 8032 126 2% 4,410,000 10 7678 997 13% 34,895,000 11 10896 1035 9% 36,225,000 12 12076 2091 17% 73,185,000 Tổng 55520 6136 11% 214,760,000 Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế theo từng tháng Tỷ lệ phế phẩm không tái chế vẫn biến thiên liên tục theo từng tháng, số lượng phế phẩm thấp nhất ở tháng 9 chiếm 2% số lượng thành phẩm, do tháng này đơn đặt hàng ít nên sản lượng ít. Hầu như tỷ lệ phế phẩm ở các tháng còn lại đều vượt mức phế phẩm cho phép của khách hàng (dưới 3%), điều này làm cho công ty luôn phải 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Biểu đồ tỷ lệ phế phẩm không tái chế 6 tháng cuối năm 2018
  • 59. 40 chịu một khoản chi phí phạt do sản phẩm hư vượt mức cho phép. Nhìn vào lưu đồ quy trình sản xuất, có thể thấy bộ phận kiểm hàng luôn được đặt sau mỗi công đoạn lớn nhưng lại không đem lại hiệu quả, hàng hóa luôn bị lỗi, mức độ ngày càng tăng. Cần điều chỉnh, giám sát chặt chẽ các công đoạn kiểm phẩm để không gây ra lãng phí. a) Hậu quả Sản phẩm lỗi gây lãng phí, hao tổn cho công ty, dẫn đến nhiều thiệt hại, hàng năm côn ty phải chịu một khoảng tiền phạt lên đến hàng tỉ đồng từ hợp đồng. Không kiểm soát được hàng lỗi dẫn đến sự trì trệ sản xuất, chi thêm khoảng tiền trả cho công nhân tăng ca để sửa lỗi, trễ hợp đồng… Việc lãng phí do lỗi sản phẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, uy tín lẫn tài chính của doanh nghiệp. b) Nguyên nhân Để khắc phục được lãng phí ta cần xác định được các nguyên nhân dẫn đến sản phẩm lỗi, tuy nhiên sau khi tìm hiểu nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi, để xác định được nguyên nhân cốt lỗi ta sử dụng biểu đồ Pareto để khắc phục đầu tiên , sau khi nhận định được nguyên nhân và khắc phục vấn đề sẽ giúp quy trình sản xuất được ổn định và tạo hiệu suất hơn. Bên dưới là bảng thống kê các nguyên nhân gây ra lỗi từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018, từ đó ta có thể suy ra được lỗi quan trọng nhất.
  • 60. 41 Bảng 2.8: Thống kê các dạng lỗi từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018 Lỗi Tháng Tần suất Tần suất tích lũy Phần trăm tích lũy 6 7 8 9 10 11 12 Trầy, xướt, nứt, bẩn 15 43 5 1 27 47 2 140 140 38.36% Kiểm phẩm sai sót 21 10 9 2 12 34 32 120 260 71% Sai kích thước 5 12 6 2 7 16 3 51 311 85.21% Sai nguyên vật liệu 2 1 3 0 12 10 2 30 341 93.42% Sai bản vẽ 1 10 4 0 0 9 0 24 365 100% Nguồn: Bộ phận Quản lý chất lượng Hình 2.6: Biểu đồ Pareto thể hiện các dạng lỗi thường xảy ra tại công ty Seebest Qua biểu đồ Pereto trên nhận biết được lỗi chiếm tỷ lệ cao nhất là sản phẩm bị trầy, nứt, bẩn… chiếm 38.36%. Kế theo sau là kiểm phẩm sai xót chiếm gần 33%. Từ đây, ta đã xác định được nguyên nhân gây lỗi quan trọng nhất là các vết trầy, xướt, nứt và bẩn trên sản phẩm. Sau khi sử dụng biểu đồ Pareto để tìm ra nguyên nhân 38% 71% 85% 93% 100% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Trầy, xướt, nứt, bẩn Kiểm phẩm sai sót Sai kích thước Sai nguyên vật liệu Sai bản vẽ Tần suất Phần trăm tích lũy
  • 61. 42 chính, ta sử dụng biểu đồ nhân quả để bóc tách nguyên nhân tại sao sản phẩm luôn bị trầy xướt, bẩn… Hình 2.7: Biểu đồ nhân quả lãng phí do phế phẩm. Ta đã có được nguyên nhân chính gây ra phế phẩm, máy gia công là một trong những nguyên nhân luôn tồn tại, việc bảo trì định kỳ kiểm tra dầu nhớt máy móc chưa được chú trọng, máy thiếu dầu nhớt sẽ không hoạt động trơn tru hoặc máy quá cũ chưa được thay mới làm chậm tiến độ, hoạt động lâu ngày sẽ làm hàng hóa dễ gặp lỗi. Tuy nhiên việc tra dầu nhớt quá dư thừa sẽ làm vây bẩn vào người công nhân trong quá trình sản xuất, vết bẩn đó nếu không được xử lý kịp thời sẽ dính vào sản phẩm gây bẩn. Máy gia công rung quá mạnh cũng khiến con hàng vỡ, rạn nứt, trầy xước, không đúng kích cỡ… Nguyên vật liệu đầu vào ngay từ đầu đã bị lỗi, kém chất lượng do thiếu kiểm soát của các cán bộ cũng là những nguyên nhân sâu xa mà công ty cần khắc phục sớm, Seebest là một công ty gia công cơ khí chi tiết vì thế ngay từ đầu đã sai thì dẫn đến các khâu tiếp sau sẽ tạo ra sản phẩm lỗi. Về công nhân, do sản xuất theo đơn đặt hàng từ khách hàng, việc chạy theo sản lượng khiến nhân công mất sự cẩn thận, sự tập trung do vội làm nhanh dẫn đến làm hư hỏng hàng hóa hay sự thiếu kỷ luật của các cán bộ là một trong những vấn đề không chỉ tồn tại ở Seebest mà còn ở những doanh nghiệp khác. Đây được xem là nguyên nhân không thể không quan trọng của một doanh nghiệp sản xuất.
  • 62. 43  Nhận xét: Lãng phí luôn tồn tại ở mỗi doanh nghiệp, nhiều hay ít… tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Seebest có hai lãng phí chính diễn ra: lãng phí vận chuyển và lãng phí do phế phẩm. Đây là bảng tổng kết các lãng phí mà em đã chọn: Bảng 2.9: Tổng kết các lãng phí trong báo cáo Tên lãng phí Nguyên nhân Lãng phí vận chuyển Bố trí mặt bằng, các công đoạn chưa thõa đáng. Lãng phí lỗi sản phẩm Công tác kiểm phẩm chưa chặt chẽ
  • 63. 44 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1 Giải pháp về lãng phí vận chuyển Sau khi nhìn nhận được những bất cập bố trí mặt bằng của xưởng sản xuất, ta có được sơ đồ mặt bằng sau: Hình 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng mới. Sau khi bố trí lại mặt bằng, khu vực bán thành phẩm và kho thành phẩm có sự thay đổi. Sơ đồ này bố tri theo quy trình sản xuất, tiện lợi cho sự di chuyển của công nhân. Khoảng cách sẽ được rút ngắn, tăng thêm nhiều thời gian để công nhân sản xuất kịp thời sản lượng cũng như tăng sự cẩn thận của công nhân hơn. Khoảng cách giữa các khu vực được phân theo các vạch sơn, các vách kính, các máy móc thiết bị cũng sẽ được gọn gàng hợp lý hơn. Ngoài ra tăng cần cường thêm các kệ để dụng cụ, sản phẩm hơn. Đồng thời công ty nên áp dụng 5S và tăng cường kiểm tra phân xưởng. Việc bố trí lại mặt bằng xưởng giúp công nhân rút ngắn từ 3 đến 4 phút di chuyển, tăng năng suất lao động hơn, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp cải thiện hơn về chi phí và ít thiệt hại hơn.
  • 64. 45 Một số phép tính biểu diễn rõ hơn về việc sau khi cải tiến mặt bằng như sau: - Thời gian sau bố trí: 4 phút x 8 lần = 32 phút. - Chi phí nhân công: 32 x 541,6 = 17.331 đồng. => 17.331 x 26 ngày = 450.606 đồng/ tháng. => 450.606 x 12 tháng = 5.407.272 đồng/ năm. - Chi phí lãng phí sau bố trí: 12.168.000 – 5.407.272 = 6.760.728 đồng. Như vậy, sau khi bố trí lại mặt bằng doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 6.760.728 đồng một năm. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao tinh thần làm việc của công nhân hơn bằng việc tăng chế độ lương thưởng, luôn mở các khóa học trau dồi kỹ năng tay nghề, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại… tạo cho người lao động được thoải mái khi làm việc. Những điều trên cũng có thể là một yếu tố nhỏ ảnh hưởng đến thái độ làm việc của công nhân, chế độ đãi ngộ tốt thì công nhân viên sẽ an tâm làm việc, tạo năng suất lao động cao, từ đó giảm thiểu lỗi, lãng phí trên.
  • 65. 46 3.2 Giải pháp về lãng phí khuyết tật 3.2.1 Xây dựng quy trình xử lý phế phẩm đối với gia công Phế phẩm khu SX Phế phẩm do gia công Phế phẩm do phôiSP chờ sửa để tại kệ vàng, có kèm thẻ dùng cho sản phẩm sửa màu. Khu vực kiểm soát phế phẩm, kiểm tra thống kê, phân loại Xử lý theo ý kiến KH TPSX xác nhận rồi cho Sửa chữa Đã sửa OK Tiếp tục SX Bộ phận SX tách riêng. Dùng thẻ báo cáo lô hàng do hư phôi. Công nhân dùng thẻ báo cáo lô hàng phế phẩm màu đỏ, viết báo cáo, đưa trưởng ca Trưởng ca xác nhận Thực hiện đối sách Xác nhận kết quả Phế phẩm KV kiểm soát PP. Phiếu dùng cho SP hư do gia công, ghi báo cáo => TP ký xác nhận Phòng QC đóng gói xuất hàng phế phẩm theo phiếu đính kèm OK Không
  • 66. 47 Hình 3.2: Quy trình xử lý phế phẩm tại phòng kiểm phẩm Kiểm tra 100% sản phẩm OK trong sản xuất theo bảng kiểm tra kích thước công đoạn cuối. Các sản phẩm kiểm tra kích thước cuối xong sẽ có công nhân phụ trách lấy mẫu kiểm tra lại: lấy 3 mẫu/ lô, nếu có lỗi sẽ kiểm tra lại tất cả lô hàng. Sau khi kiểm tra công đoạn cuối tiếp đến là kiểm tra ngoại quan: Hình 3.3: Sơ đồ kiểm tra ngoại quan Các khâu kiểm tra trên sẽ được thực hiện trên tất cả các sản phẩm. Tại mỗi khâu kiểm tra sẽ dán bảng tiêu chuẩn kiểm tra. Ở mỗi rổ sẽ có cheeksheet ghi nhận lại số sản phẩm lỗi và nguyên nhân. Tự sửa chữa Kiểm tra ngoại quan Rổ màu xanh Tốt Kệ Phế phẩm Rổ màu đỏ Nhẹ Nặng
  • 67. 48 Tại kệ chứa sản phẩm có dán nhãn quy định chỗ chứa sản phẩm nào chưa kiểm tra, sản phẩm đạt và phế phẩm của riêng từng loại. + Sau khi kiểm tra ngoại quan xong, trưởng bộ phận sẽ tổng kết hàng lỗi và hàng ok. + Đóng gói sản phẩm ok và sản phẩm lỗi. + Xuất hàng cho khách hàng. Việc xây dựng quy trình kiểm phẩm giúp ta xác định các lỗi dễ dàng hơn, giúp cho người quản lý hoạch định ra nhiều kế hoạch để khắc phục lỗi, giảm thiểu các lỗi hàng loạt, giúp cho bộ phận sản xuất, chất lượng nắm bắt rõ tình hình sản xuất và đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Khi áp dụng đúng quy trình này giúp doanh nghiệp có thể giảm từ 25% đến 30% sản phẩm lỗi. Thêm vào đó, khi áp dụng quy trình xử lý trên đòi hỏi phải có sự đồng lòng, thống nhất và thật sự nghiêm túc từ các cá nhân đến lãnh đạo.