SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
Download to read offline
1
Sáng kiến Toàn cầu về
Bệnh Phổi
Tắc nghẽn
Mãn tính
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
Hướng dẫn cho Cán bộ Y tế
BÁO CÁO 2017
(Người dịch: GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ)
1
SÁNG KIẾN TOÀN CẦU VỀ
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
SỔ TAY BỎ TÚI HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ
PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)
Hướng dẫn cho Cán bộ Y tế
Phiên bản 2017
® 2017 Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh Phổi Tắc nghẽn Mãn tính
2
BAN GIÁM ĐỐC GOLD (2016)
Alvar Agusti, MD, Chủ tịch
Hospital Clínic, Universitat de Barcelona,
Ciberes
Barcelona, Spain
Marc Decramer, MD, Chair (to 05/16)
University of Leuven
Leuven, Belgium
Bartolome R. Celli, MD
Brigham and Women’s Hospital Boston,
Massachusetts, USA
Rongchang Chen, MD
Guangzhou Institute of Respiratory Disease
Guangzhou, PRC
Gerard Criner, MD
Temple University School of Medicine
Philadelphia, Pennsylvania, USA
Peter Frith, MD
Repatriation General Hospital, Adelaide
South Australia, Australia
David Halpin, MD
Royal Devon and Exeter Hospital
Devon, UK
M. Victorina López Varela, MD
Universidad de la República Montevideo,
Uruguay
Masaharu Nishimura, MD
Hokkaido University School of Medicine
Sapporo,
Japan
Roberto Rodriguez-Roisin, MD
Hospital Clínic, Universitat de Barcelona
Barcelona, Spain
Claus Vogelmeier, MD
University of Gießen and Marburg
Marburg, Germany
GIÁM ĐỐC CHƯƠNG TRÌNH GOLD
Rebecca Decker, MSJ
Fontana, Wisconsin, USA
Suzanne S. Hurd, PhD (until 12/2015)
Vancouver, Washington, USA
TRỢ LÝ BIÊN TẬP
Ruth Hadfield, PhD
Sydney, Australia
LÃNH ĐẠO QUỐC GIA CỦA GOLD
Ban Giám đốc GOLD rất biết ơn Lãnh đạo các
Quốc gia về GOLD đã tham gia vào thảo luận
cho quan điểm trình bày trong báo cáo GOLD
MỜI ĐÓNG GÓP
Prof. Richard Beasley, NZ; Peter M A Calverley,
MD, UK;
Ciro Casanova, MD, Spain; James Donohue,
MD, USA;
MeiLan Han, MD, USA; Nicola Hanania, MBBS,
USA;
Maria Montes de Oca, MD,Venezuela; Takahide
Nagase,
MD, Japan; Alberto Papi, MD, Italy; Ian Pavord,
MD, UK;
David Price, FRCGP, UK.
BAN KHOA HỌC GOLD(2016)
Claus Vogelmeier, MD, Chủ tịch
University of Marburg
Marburg, Germany
Alvar Agusti, MD
Hospital Clínic, Universitat de Barcelona,
Ciberes,
Barcelona, Spain
Antonio Anzueto, MD
University of Texas Health Science Center
San Antonio, Texas, USA
Peter Barnes, MD
National Heart and Lung Institute
London, United Kingdom
Jean Bourbeau, MD
McGill University Health Centre
Montreal, Canada
Gerard Criner, MD
Temple University School of Medicine
Philadelphia, Pennsylvania, USA
Leonardo M. Fabbri, MD
University of Modena & Reggio Emilia
Modena, Italy
Fernando Martinez, MD
University of Michigan School of Medicine
Ann Arbor, Michigan, USA
Nicolas Roche, MD
Hôpital Cochin
Paris, France
Roberto Rodriguez-Roisin, MD
Thorax Institute, Hospital Clinic
Universitat de Barcelona
Barcelona, Spain
Donald Sin, MD
St. Paul’s Hospital
Vancouver, Canada
Dave Singh, MD
University of Manchester
Manchester, UK
Robert Stockley, MD
University Hospital
Birmingham, UK
Jørgen Vestbo, MD
University of Manchester
Manchester, England, UK
Jadwiga A. Wedzicha, MD
University College London
London, UK
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………........................................... IV
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU
TRỊ VÀ DỰ PHÒNG COPD ………………....... 4
MỞ ĐẦU………………. ................................................. 4
ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG
QUAN…………………… ................................. 4
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ................................. 4
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH LÀ GÌ (COPD)?
………………………………................................................. 5
NGUYÊN NHÂN COPD? ............................................ 5
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ……….. ............. 7
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:.................................. 7
CHẨN ĐOÁN ….......................................................... 7
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT………. ................................. 8
ĐÁNH GIÁ………… ..................................................... 8
Phân loại độ nặng của giới hạn dòng khí tắc
nghẽn……………... ................................................... 9
Đánh giá triệu chứng…………… ............................. 9
Đánh giá phối hợp COPD…………………….......... 10
BẰNG CHỨNG CHO VIỆC DỰ PHÒNG VÀ
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ…......................................12
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 12
NGƯNG THUỐC LÁ………… ..................................... 13
CHỦNG NGỪA…….. ................................................ 13
Chủng ngừa cúm………. ........................................ 13
Chủng ngừa phế cầu…………. ............................... 13
ĐIỀU TRỊ THUỐC CHO COPD ỔN ĐỊNH
................................................................................ 14
Gĩan phế quản………... .......................................... 14
Beta2 giao cảm……… ............................................ 14
Thuốc kháng muscarinic….. .................................. 14
Methylxanthines…………........................................ 15
Thuốc giãn phế quản phối hợp……………… ......... 15
Thuốc chống viêm…………….….. .......................... 17
Corticosteroid hít (ICS) ......................................... 17
Vấn đề liên quan đến dụng cụ hít………. ............... 19
Thuốc điều trị khác………………………. ............... 19
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, GIÁO DỤC VÀ TỰ QUẢN LÝ
BỆNH……………………….............................................. 20
Phục hồi chức năng hô hấp……. ........................... 20
ĐIỀU TRỊ NÂNG ĐỠ, GIẢM NHẸ, CUỐI ĐỜI VÀ HẤP
HỐI…………………….. ................................................. 20
Kiểm soát triệu chứng và điều trị giảm nhẹ.. ......... 20
ĐIỀU TRỊ KHÁC………………. ...................................... 21
Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ………………..... 21
ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH….. ...................... 23
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 23
NHẬN DIỆN VÀ GIẢM PHƠI NHIỄM VỚI YẾU TỐ
NGUY CƠ……........................................................... 23
ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH …………….......................... 24
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC……………. .................. 24
Lược đồ điều trị bằng thuốc ………………….......... 26
KIỂM SOÁT VÀ THEO DÕI……………… ...................... 28
ĐIỀU TRỊ ĐỢT KỊCH PHÁT ……................... 29
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 29
CHỌN LỰA ĐIỀU TRỊ………. ..................................... 30
Thiết lập điều trị………... ....................................... 30
Điều trị bằng thuốc………………. .......................... 32
Hỗ trợ hô hấp……………... .................................... 32
XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI…………………………… ......... 33
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG
MẮC……………………… .............................. 35
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ...............................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………. …........................ 36
4
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ
VÀ DỰ PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tiêu biểu cho một thách thức quan trọng của sức
khỏe cộng đồng và là nguyên nhân chính của bệnh mãn tính mắc phải và tỉ lệ tử vong
quan trọng trên toàn thế giới. Hiện nay COPD là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong
trên thế giới1
nhưng được dự đoán là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong vào năm
2020. Hơn 3 triệu người chết do COPD trong năm 2012 được báo cáo và chiếm 6%
trong tử vong toàn bộ. Nhìn tổng thể, gánh nặng COPD được dự đoán tăng lên vào các
thập kỷ tới bởi vì tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của COPD vần tiếp diễn
và sự già hóa dân số.2
Sổ tay hướng dẫn đã được phát triển từ Chiến lược Toàn cầu về Chẩn đoán, Điều trị và
Dự phòng COPD (Báo cáo 2017), nhằm mục đích cung cấp một sự đánh giá khách quan
về những chứng cứ hiện hành trong đánh giá, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân COPD
và có thể giúp cho các nhà lâm sàng. Những thảo luận về COPD và điều trị COPD, các
cấp độ bằng chứng và các trích dẫn chuyên biệt từ nguồn tài liệu khoa học trong tài liệu
gốc có sẵn tại địa chỉ www.goldcopd.org. Các bảng biểu và hình ảnh trong Sổ tay Hướng
dẫn dựa theo sự đánh số trong Báo cáo Chiến lược Toàn cầu 2017 để cho sự nhất quán
trong tham chiếu.
ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
 Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều
trị được, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng hô hấp và giới hạn
dòng khí, do các bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang, thường do bởi
sự phơi nhiễm đáng kể với các phần tử hay các loại khí độc hại.
 Các triệu chứng hô hấp thường gặp nhất gồm khó thở, ho và/hoặc khạc đờm.
Những triệu chứng này có thể được báo cáo bởi người bệnh.
 Yếu tố nguy cơ chính cho COPD là hút thuốc lá nhưng các yếu tố môi trường bên
ngoài khác như phơi nhiễm với chất đốt sinh khối và ô nhiễm không khí có lẽ cũng
góp phần vào điều này. Ngoài việc phơi nhiễm, còn có yếu tố tiên định cá thể cho sự
hình thành COPD. Những yếu tố này bao gồm các bất thường về gen, sự phát triển
bất thường của phổi và lão hóa nhanh.
 COPD có thể bị gián đoạn bởi các giai đoạn cấp tính trở nặng của các triệu chứng
hô hấp, được gọi là đợt kịch phát.
 Trong đa phần các bệnh nhân, COPD kết hợp đáng kể với các bệnh mãn tính đồng
mắc, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
5
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) LÀ GÌ?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị
được, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí,
do các bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang; bệnh thường do bởi sự phơi
nhiễm đáng kể với các phần tử hay các loại khí độc hại. Giới hạn dòng khí mãn tính là
đặc trưng của COPD do bởi sự hòa lẫn của nhiều bệnh lý đường dẫn khí nhỏ (ví dụ như
viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và phá hủy nhu mô phổi (khí phế thủng), sự đóng góp
của các cấu thành liên quan này thay đổi theo mỗi người một khác (Hình 1.1).
Hình 1.1. Bệnh nguyên, bệnh sinh và giải phẫu bệnh học của COPD đưa đến giới hạn
dòng khí và các biểu hiện lâm sàng.
NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA COPD?
Trên toàn cầu, yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của COPD là hút thuốc lá. Các dạng hút
thuốc khác (ví dụ: hút tẩu, xì gà, ống tẩu có nước) và cần sa cũng là các yếu tố nguy cơ
cho COPD. Ô nhiễm không khí bên ngoài, nghề nghiệp và trong nhà do đốt các nguyên
liệu sinh khối là những yếu tố nguy cơ khác của COPD.
Bệnh nguyên
Hút thuốc và các chất gây ô nhiễm
Yếu tố chủ thể
Bệnh sinh
 Rối loạn trong sự phát triển phổi
 Sụt giảm chức năng hô hấp nhanh
 Tổn thương phổi
 Phổi và viêm hệ thống
Bệnh lý
 Rối loạn hoặc bất thường của đường dẫn khí nhỏ
 Khí phế thủng
 Các tác động toàn thân
Giới hạn dòng khí
 Giới hạn dòng khí trường
diễn
Biểu hiện lâm sàng
 Các triệu chứng
 Đợt kịch phát
 Bệnh đồng mắc
6
Những người không hút thuốc cũng bị COPD. COPD là kết quả tác động phức tạp qua
lại của tình trạng phơi nhiễm tích lũy dài hạn do các loại khí và các phần tử độc hại và
kết hợp với các yếu tố chủ thể đa dạng như di truyền, tăng phản ứng tính phế quản và
sự phát triển của phổi kém thời ấu thơ. 3-5
Thông thường, tần suất của COPD có liên quan trực tiếp đến tần suất hút thuốc lá; dù
rằng ở nhiều nước ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm nghề nghiệp và nơi ở (do đốt
củi và các nguyên liệu sinh khối khác) là các yếu tố nguy cơ chính yếu của COPD.6,7
Nguy cơ bị COPD liên quan đến các yếu tố sau:
 Hút thuốc lá - gồm thuốc điếu, thuốc tẩu, xì gà, ống tẩu có nước (hay điếu cày) và
các loại hút thuốc phổ biến khác ở nhiều nước, cũng như môi trường có khói thuốc
(ETS).
 Ô nhiễm nơi ở - từ nhiên liệu sinh khối được sử dụng để nấu nướng và sưởi ấm trong
nhà không thông thoáng; đây là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đặc biệt đến người phụ nữ ở
các nước đang phát triển.
 Phơi nhiễm nghề nghiệp - bao gồm các bụi hữu cơ và vô cơ, các tác nhân hóa học
và các hơi khói, là các yếu tố chưa được đánh giá đúng mức trong COPD.6,8
 Không khí ô nhiễm bên ngoài - cũng góp phần vào gánh nặng các bệnh phổi do hít
phải các phần tử; dù rằng dường như nó có tác động khá nhỏ trong nguyên nhân gây ra
COPD.
 Yếu tố di truyền - như là thiếu hụt di truyền nặng của alpha-1 antitrypsin (AATD).9
 Tuổi và giới tính - tuổi cao và giới nữ tăng nguy cơ COPD.
 Sự tăng trưởng và phát triển của phổi - bất kỳ yếu tố nào mà ảnh hưởng đến sự
phát triển của phổi trong suốt thời kỳ thai nghén và thời thơ ấu (cân nặng thấp lúc mới
sinh, nhiễm trùng hô hấp,…) có khả năng làm tăng nguy cá thể cho sự hình thành COPD.
 Tình trạng kinh tế xã hội - có bằng chứng chắc chắn rằng nguy cơ bị COPD thì có
liên quan nghịch chiều với tình trạng kinh tế xã hội.10
Tuy nhiên, điều này không rõ
ràng, vì chưa phản ánh do bởi phơi nhiễm với tình trạng ô nhiễm nơi ở và môi trường
bên ngoài, hay là do sống đông đúc, thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng, hoặc các yếu tố
khác liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội thấp.
 Hen phế quản và tăng phản ứng đường dẫn khí – hen phế quản có thể là một yếu
tố nguy cơ cho sự hình thành giới hạn dòng khí và COPD.
 Viêm phế quản mãn - có thể làm gia tăng tần số và những đợt kịch phát nặng.
 Các bệnh nhiễm trùng - bệnh sử có nhiễm trùng hô hấp thời thơ ấu đã phải đi cùng
với giảm chức năng hô hấp và tăng các triệu chứng hô hấp ở tuổi trưởng thành.11
7
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ COPD
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
 COPD nên được cân nhắc đến ở bất kỳ bệnh nhân nào có khó thở, ho mãn tính
hoặc khạc đàm, và/hoặc bệnh sử có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh.
 Cần phải có phế dung ký để đưa ra chẩn đoán; sự hiện diện của FEV1/FVC < 0.70
sau dùng thuốc giãn phế quản khẳng định có sự hiện diện của giới hạn dòng khí trường
diễn.
 Mục đích đánh giá COPD là nhằm xác định mức độ nặng của bệnh, bao gồm mức
độ nặng của giới hạn dòng khí, tác động của bệnh lên tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân và nguy cơ của các biến cố có thể xảy ra trong tương lai (như cơn kịch phát,
nhập viện, hoặc tử vong) để hướng dẫn điều trị.
 Các bệnh mãn tính thường đi kèm ở bệnh nhân COPD gồm bệnh tim mạch, rối loạn
chức năng hệ cơ xương, hội chứng chuyển hóa, loãng xương, trầm cảm, lo lắng và
ung thư phổi. Những bệnh đồng mắc này nên được tích cực phát hiện và điều trị thích
hợp khi hiện diện vì chúng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và việc nhập viện một
cách độc lập.
CHẨN ĐOÁN
COPD nên được cân nhắc đến ở bất kỳ bệnh nhân nào có khó thở, ho mãn tính hoặc
khạc đàm, và/hoặc bệnh sử có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh này. Một bệnh
sử chi tiết của một bệnh nhân mới được biết, hoặc nghi ngờ bị COPD là rất cần thiết.
Phế dung ký cần phải được thực hiện để chẩn đoán trong tình huống lâm sàng này12
; sự
hiện diện của FEV1/FVC < 0.70 sau dùng thuốc giãn phế quản khẳng định sự có của
giới hạn dòng khí trường diễn và là COPD ở những bệnh nhân với các triệu chứng tương
ứng và có sự phơi nhiễm đáng kể với các tác nhân kích thích độc hại. Phế dung ký là
phương pháp thăm dò cho kết quả tốt và khách quan nhất của sự giới hạn dòng khí. Đây
là một thăm dò không xâm lấn và khả dụng. Mặc dù có độ nhạy cao, đo lưu lượng đỉnh
đơn thuần không thể được sử dụng như một thăm dò đơn độc vì độ chuyên biệt kém.13
Bảng 2.1. Những chỉ điểm chính để xem xét chẩn đoán COPD
Được xem như COPD và thực hiện phế dung ký, nếu bất kỳ những chỉ điểm này hiện diện ở người
trên 40 tuổi. Những chỉ điểm này tự thân không phải là chẩn đoán, nhưng sự hiện diện của nhiều dấu
chỉ điểm chính làm tăng khả năng chẩn đoán COPD. Phế dung ký cần phải có để chẩn đoán COPD.
Khó thở: Tăng dần theo thời gian.
Đặc trưng xấu hơn khi vận động.
Trường diễn.
Ho mãn tính: Có thể từng đợt và có thể không có đàm.
Thở khò khè tái diễn.
Khạc đàm mãn tính: Bất kỳ kiểu khạc đàm mãn tính nào cũng có thể là chỉ điểm COPD.
Nhiễm trùng hô hấp dưới tái diễn
Tiểu sử các yếu tố nguy cơ: Yếu tố chủ thể (như yếu tố di truyền, các bất thường bẩm sinh/sự
phát triển,…).
Hút thuốc lá (cả những dạng hút phổ biến ở địa phương).
Khói bếp và sưởi ấm từ nhiên liệu.
Bụi, hơi nước, khói, khí và các chất hóa học khác nơi làm việc.
Tiểu sử gia đình bị COPD và/hoặc các yếu tố thời ấu thơ:
Như là cân nặng thấp khi sinh, nhiễm trùng hô hấp thời thơ ấu,…
8
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Một chẩn đoán phân biệt chủ yếu là bệnh hen. Ở một số bệnh nhân mắc bệnh hen mãn
tính, sự phân biệt rõ ràng với COPD là không thể bằng chẩn đoán hình ảnh hiện tại và
các kỹ thuật thăm dò chức năng. Ở các bệnh nhân này, điều trị hiện nay là tương tự như
bệnh hen. Các chẩn doán có khả năng khác là thường dễ dàng phân biệt với COPD
(Bảng 2.7).
Bảng 2.7. Chẩn đoán phân biệt cho COPD
Chẩn đoán Những điểm gợi ý
COPD Khởi phát ở tuổi trung niên.
Các triệu chứng tiến triển từ từ.
Tiều căn hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với các loại khói khác.
Hen phế quản Khởi phát sớm trong đời (thường ở tuổi ấu thơ).
Triệu chứng thay đổi rõ nét từ ngày này sang ngày khác.
Triệu chứng xấu hơn vào đêm/sáng sớm.
Dị ứng, viêm mũi, và/hoặc chàm cùng hiện diện.
Tiều sử gia đình bị hen.
Béo phì cùng tồn tại.
Suy tim sung huyết X quang ngực cho thấy buồng tim bị giãn nở, phù phổi.
Thăm dò chức năng hô hấp cho thấy có giới hạn thể tích, không có
giới hạn dòng khí.
Giãn phế quản Đàm mủ số lượng nhiều.
Thường đi kèm với nhiễm khuẩn
X quang ngực/CT cho thấy có giãn phế quản, dày thành phế quản.
Lao phổi Khởi phát ở mọi lứa tuổi.
X quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm phổi.
Xác định bằng xét nghiệm vi trùng học.
Tần suất lao cao tại địa phương.
Viêm tiểu phế quản tắc
nghẽn
Khởi phát ở tuổi trẻ hơn, không hút thuốc lá.
Có thể có tiền căn thấp khớp hoặc phơi nhiễm cấp tính với khói.
Gặp phải sau khi ghép phổi hoặc ghép tủy.
Chụp CT lúc thở ra cho thấy vùng giảm mật độ.
Viêm toàn bộ tiểu phế quản
lan tỏa
Chủ yếu ở các bệnh nhân có nguồn gốc Châu Á.
Đa phần là nam giới và không hút thuốc.
Hầu như tất cả đều bị viêm xoang mãn tính.
X quang ngực và CT scan với độ phân giải cao cho thấy có những
nốt cản quang nhỏ trung tâm tiểu thùy lan tỏa và ứ khí phổi.
Các đặc điểm này có khuynh hướng đặc trưng cho từng bệnh nhưng không bắt buộc. Ví dụ, một
người chưa bao giờ hút thuốc lá có thể bị COPD (đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà các
yếu tố nguy cơ khác có thể quan trọng hơn hút thuốc lá); hen phế quản có xảy ra ở người trưởng
thành và ở bệnh nhân lớn tuổi.
Tầm soát thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AATD). Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất
cả bệnh nhân được chẩn đoán COPD nên được kiểm tra một lần, đặc biệt ở vùng có tần
suất AATD cao.14
Nồng độ thấp (<20% bình thường) rất gợi ý cho khiếm khuyết đồng
hợp tử. Các thành viên trong gia đình cũng nên được kiểm tra.
9
ĐÁNH GIÁ
Các mục tiêu đánh giá COPD là để xác định mức độ nặng của giới hạn dòng khí, sự tác
động lên tình trạng sức khỏe bệnh nhân và nguy cơ các biến cố trong tương lai (như đợt
kịch phát, nhập viện hoặc tử vong), để giúp hướng dẫn điều trị. Để đạt được những mục
tiêu này, đánh giá COPD phải xem xét các khía cạnh sau của bệnh một cách riêng biệt:
 Có sự hiện diện và mức độ nặng của bất thường trên phế dung ký.
 Tình trạng hiên tại và cường độ các triệu chứng của bệnh nhân.
 Tiền căn đợt kịch phát và nguy cơ trong tương lai.
 Sự hiện diện của các bệnh đồng mắc.
Phân loại mức độ nặng của tắc nghẽn dòng khí
Phân loại mức độ nặng của giới hạn dòng khí trong COPD được trình bày tại Bảng 2.4.
Các điểm cắt của phế dung ký được dùng nhằm mục đích đơn giản hóa. Phế dung ký
nên được thực hiện sau khi dùng một liều thích hợp, với ít nhất một loại thuốc giãn phế
quản tác dụng ngắn để giảm thiểu sự biến đổi.
Bảng 2.4. Phân loại mức độ nặng của giới hạn dòng khí trong COPD (dựa trên FEV1 sau dùng
thuốc giãn phế quản)
Ở những bệnh nhân có FEV1/FVC < 0.70:
GOLD 1: Nhẹ FEV1 ≥ 80% dự đoán
GOLD 2: Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80% dự đoán
GOLD 3: Nặng 30% ≤ FEV1 < 50% dự đoán
GOLD 4: Rất nặng FEV1 < 30% dự đoán
Nên nhớ rằng chỉ có sự tương quan kém giữa FEV1, các triệu chứng và sự suy giảm tình
trạng sức khỏe bệnh nhân.15,16
Vì lý do này, đánh gía triệu chứng một cách chính thống
cũng phải được thực hiện.
Đánh gía các triệu chứng
Trước đây, COPD được xem như một bệnh phổ biến đặc trưng bởi khó thở. Một công
cụ đo lường đơn giản về khó thở như Bảng câu hỏi được cải biên của Hội đồng Nghiên
cứu Y khoa Anh (mMRC) (Bảng 2.5) được xem như đã đủ, do bởi mMRC cũng liên
quan đến các công cụ đo khác về tình trạng sức khỏe và dự đoán tương lai về nguy cơ
tử vong.18,19
Bảng 2.5. Thang điểm khó thở cải biên MRCa
HÃY ĐÁNH DẤU Ô PHÙ HỢP VỚI BẠN (CHỈ CHỌN 1 Ô) (Độ 0-4)
mMRC Độ 0. Tôi chỉ khó thở khi gắng sức 
mMRC Độ 1. Tôi bị khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc thấp 
mMRC Độ 2. Tôi đi chậm hơn so với người cùng tuổi vì bị khó thở, hoặc tôi phải
dừng lại để thở khi đi với tốc độ của mình trên đường phẳng.

mMRC Độ 3. Tôi phải dừng lại để thở sau khi đi bộ khoảng 100m hoặc sau vài phút
trên đường phẳng.

mMRC Độ 4. Tôi bị khó thở ngay khi ra khỏi nhà hay khi thay quần áo. 
a
Fletcher CM, BJM 1960; 2: 1662.
10
Hình 2.3. Đánh giá CAT
Trong mỗi phần dưới, hãy đặt 1 dấu (x) vào ô cho mô tả đúng nhất về bạn hiện nay. Hãy chắc chắn
chỉ có 1 trả lời cho mỗi câu hỏi.
Ví dụ: Tôi rất hạnh phúc  Tôi rất buồn ĐIỂM
Tôi hoàn toàn không ho  Tôi ho thường xuyên 
Tôi không có chút đàm (nhầy) nào
trong lồng ngực

Trong lồng ngực tôi đầy đàm (nhầy) 
Tôi không có cảm giác nặng ngực  Tôi có cảm giác rất nặng ngực 
Tôi không bị khó thở khi lên dốc
hoặc lên một tầng lầu

Tôi rất khó thở khi lên dốc hoặc lên
một tầng lầu

Tôi không bị hạn chế trong các hoạt
động ở nhà

Tôi rất bị hạn chế trong các hoạt
động ở nhà

Tôi yên tâm ra khỏi nhà dù tình trạng
phổi của tôi

Tôi không yên tâm chút nào khi ra
khỏi nhà vì tình trạng phổi của tôi

Tôi ngủ ngon giấc

Tôi không ngủ ngon giấc vì tình
trạng phổi của tôi

Tôi cảm thấy rất khỏe  Tôi không còn chút sức lực nào 
Tham khảo: Jones et al. ERJ 2009; 34 (3); 648-54
TỔNG ĐIỂM 
Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy rằng COPD tác động lên bệnh nhân vượt ra ngoài cả dấu
hiệu khó thở.20
Vì lý do này, việc đánh giá toàn diện các triệu chứng được khuyến cáo
bằng cách sử dụng các đo lường như Công cụ Đánh giá COPD (CATTM
)1
(Hình 2.3) và
Bảng câu hỏi Kiểm soát COPD (CCQ©
) đã được xây dựng và phù hợp.
Đánh giá COPD phối hợp có hiệu chỉnh
Phải hiểu biết về tác động của COPD trên từng cá thể bệnh nhân kết hợp với đánh giá
triệu chứng kèm phân loại phế dung ký của bệnh nhân và/hoặc nguy cơ những đợt kịch
phát. Đánh gía “ABCD” theo cập nhật GOLD 2011 là một bước tiến quan trọng từ hệ
thống phân độ phế dung ký của phiên bản GOLD trước đó đã không lồng ghép kết quả
báo cáo bởi bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự phòng đợt kịch phát
trong điều trị COPD. Tuy nhiên, đã có một số hạn chế quan trọng. Trước tiên, công cụ
đánh giá ABCD cho thấy không tốt hơn phân độ phế dung ký cho tiên lượng tử vong
hoặc một số chỉ số kết quả sức khỏe quan trọng trong COPD.21-23
Hơn nữa, kết qủa đầu
ra của nhóm “D” đã bị thay đổi bởi hai thông số: chức năng hô hấp và/hoặc tiền căn đợt
kịch phát, điều này gây ra sự lẫn lộn.16
Để giải quyết điều này và các quan ngại khác
(trong khi vẫn phải duy trì tính nhất quán và đơn giản hóa cho bác sĩ lâm sàng), sự tinh
chỉnh của công cụ đánh giá ABCD được đề nghị tách phân độ phế dung ký ra từ các
nhóm “ABCD”. Theo một số khuyến cáo điều trị, nhóm ABCD được phân ra từ triệu
chứng của bệnh nhân và tiền căn có cơn kịch phát. Phế dung ký kèm theo các triệu
chứng của bệnh nhân và tiền căn đợt kịch phát vẫn là điều sống còn cho việc chẩn đoán,
dự phòng và xem xét các phương pháp tiếp cận điều trị quan trọng khác. Cách tiếp cận
mới để đánh giá được minh họa trên Hình 2.4.
Trong khung đánh giá tinh chỉnh, người bệnh phải được đo phế dung ký để xác định
mức độ nặng của giới hạn dòng khí (như là phân độ phế dung ký). Sau đó người bệnh
11
phải được đánh giá tình trạng khó thở bằng thang điểm mMRC hoặc các triệu chứng
bằng bộ công cụ CATTM
. Sau cùng, tiền căn đợt kịch phát (kể cả số lần nhập viện trước
đó) phải được ghi nhận.
Hình 2.4. Công cụ đánh giá ABCD được tinh chỉnh
Phế dung ký
xác định
chẩn đoán
Đánh giá giới hạn
dòng khí
Đánh giá các triệu
chứng/nguy cơ đợt
kịch phát
Tiểu căn đợt
kịch phát
FEV1
(% dự đoán)
≥ 2
hoặc
≥ 1 phải
nhập viện
C D
Sau dùng
thuốc giãn
phế quản
FEV1/FVC
< 0,7
GOLD 1 ≥ 80
GOLD 2 50-79
GOLD 3 30-49
A B
GOLD 4 < 30 0 hoặc 1
(không phải
nhập viện)
mMRC 0-1
CAT < 10
mMRC ≥ 2
CAT ≥ 10
Triệu chứng
Ví dụ: Khi xem xét 2 bệnh nhân: cả 2 bệnh nhân đều có FEV1 < 30% giá trị dự đoán,
điểm số CAT là 18, trong đó 1 bệnh nhân không có một đợt kịch phát nào trong năm
qua, bệnh nhân còn lại có ba đợt cấp trong năm. Cả hai bệnh nhân đều đã được định
danh là GOLD D theo sơ đồ phân loại trước đây. Tuy nhiên, theo sơ đồ đề xuất mới,
các đối tượng với 3 đợt cấp trong năm qua sẽ bị định danh là GOLD cấp độ 4, nhóm D;
bệnh nhân kia không có đợt cấp sẽ phải được định danh là GOLD cấp độ 4, nhóm B.
Hệ thống phân loại này có thể tạo thuận lợi cho việc xem xét phương pháp điều trị theo
cá thể (phòng ngừa đợt kịch phát so với giảm triệu chứng như đã nêu trong ví dụ trên)
và cũng giúp hướng dẫn cho chiến lược điều trị lên thang hay giảm thang cho một bệnh
nhân đặc thù.
12
.
BẰNG CHỨNG HỖ TRỢ CHO VIỆC DỰ PHÒNG VÀ
DUY TRÌ ĐIÊU TRỊ
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
 Ngưng hút thuốc là chính yếu. Điều trị bằng thuốc và nicotine thay thế làm tăng tỷ
lệ cai thuốc lá dài hạn.
 Hiệu quả và an toàn của thuốc lá điện tử như một trợ giúp cai thuốc lá là điều không
chắc chắn hiện nay.
 Điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng COPD, giảm tần suất và mức
độ nặng của đợt kịch phát và cải thiện tình trạng sức khỏe và dung nạp với vận động.
 Mỗi phác đồ điều trị bằng thuốc phải được cá thể hóa và định hướng bởi mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng, nguy cơ đợt kịch phát, các tác dụng phụ, các bệnh
đồng mắc, thuốc sẵn có và chi phí, đáp ứng của người bệnh, sở thích và khả năng sử
dụng các dụng cụ phân phối thuốc khác nhau.
 Kỹ thuật hít thuốc cần được đánh giá thường xuyên.
 Tiêm phòng cúm làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
 Chủng ngừa phế cầu khuẩn làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
 Phục hồi chức năng hô hấp cải thiện triệu chứng, chất lượng sống, và sự tham gia
về thể chất và tình cảm trong các hoạt động hàng ngày.
 Các bệnh nhân bị thiếu oxy mãn tính lúc nghỉ ngơi nặng, liệu pháp oxy dài hạn giúp
cải thiện sự sống còn.
 Các bệnh nhân COPD ổn định và lúc nghỉ ngơi hoặc lúc vận động có sự giảm độ
bão hòa mức độ vừa phải, điều trị oxy dài hạn không nên được chỉ định thường quy.
Tuy nhiên, các yếu tố cá thể của bệnh nhân phải được xem xét khi đánh giá nhu cầu
thở oxy của người bệnh.
 Ở những bệnh nhân tăng thán khí mãn tính nặng và tiền căn nhập viện do suy hô
hấp cấp tính, thông khí cơ học không xâm lấn dài hạn có thể làm giảm tỷ lệ tử vong
và ngăn ngừa tái nhập viện.
 Ở những bệnh nhân được chọn lựa bị khí phế thủng kháng trị với chăm sóc sức khỏe
tối ưu, điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp qua nội soi phế quản có thể hữu ích.
 Các tiếp cận điều trị giảm nhẹ có hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng cho
COPD tiến triển.
13
NGƯNG HÚT THUỐC LÁ
Ngưng hút thuốc có khả năng lớn nhất làm ảnh hưởng đến bản chất bệnh sử của COPD.
Nếu dành nguồn lực và thời gian hiệu quả để cai thuốc lá, thì tỷ lệ bỏ thuốc lá thành
công về lâu dài có thể đạt được lên đến 25%.24
Một chương trình can thiệp năm bước (Bảng 3.1)25-27
cung cấp một khung chiến lược
hữu ích để hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan tâm đến việc
giúp đỡ bệnh nhân của họ ngừng hút thuốc.25,27,28
Bảng 3.1. Các chiến lược tóm tắt để giúp đỡ bệnh nhân sẵn sàng từ bỏ thuốc lá
YÊU CẦU: Xác định một cách thường quy người sử dụng thuốc lá ở mỗi lần khám.
Thiết lập một hệ thống hành chính đảm bảo, cho MỖI bệnh nhân ở MỖI lần
khám bệnh, tình trạng sử dụng thuốc lá được hỏi và ghi chép.
LỜI KHUYÊN: Vận động mạnh mẽ tất cả người dùng thuốc lá hãy từ bỏ.
Phương thức rõ ràng, mạnh mẽ và cá nhân hóa thúc giục mỗi người hút thuốc
từ bỏ.
ĐÁNH GIÁ: Xác định sự sẵn sàng và lý do mong muốn của bệnh nhân để thực hiện việc từ
bỏ.
Hãy hỏi từng người dùng thuốc lá rằng nếu ông hoặc bà hiện sẵn sàng bỏ lúc
này (ví dụ: trong vòng 30 ngày tiếp theo).
HỖ TRỢ: Trợ giúp bệnh nhân từ bỏ.
Giúp đỡ bệnh nhân với một kế hoạch bỏ thuốc lá; cung cấp tư vấn thực hiện;
giúp bệnh nhân có được trợ cấp xã hội trong điều trị; giúp đỡ bệnh nhân được
trợ cấp xã hội ngoài điều trị; khuyên dùng thuốc được phê duyệt trừ các tình
huống đặc biệt; cung cấp các phương tiện bổ sung.
BỐ TRÍ: Lịch trình việc liên hệ theo dõi.
Lịch trình việc liên hệ theo dõi, hoặc gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại.
Tư vấn: Quá trình tư vấn từ các bác sĩ điều trị và các chuyên gia sức khỏe khác làm gia
tăng có ý nghĩa tỷ lệ bỏ thuốc lá tự thân từ các chiến lược ban đầu.29
Thậm chí trong
gian đoạn ngắn (3 phút) tư vấn kêu gọi người hút thuốc bỏ thuốc lá giúp cải thiện tỷ lệ
cai thuốc lá.29
Có một mối quan hệ giữa cường độ tư vấn và cai thành công.30
TIÊM CHỦNG
Vắc-xin ngừa cúm
Chủng ngừa cúm có thể giảm bệnh nặng (như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới
phải nhập viện)31
và tử vong ở bệnh nhân COPD.32-35
Vắc-xin ngừa phế cầu
Chủng ngừa phế cầu khuẩn, PCV13 và PPSV23, được khuyên dùng cho tất cả các bệnh
nhân ≥ 65 tuổi (Bảng 3.2). PPSV23 cũng được khuyên dùng cho các bệnh nhân COPD
trẻ hơn có bệnh đồng mắc đáng kể như bệnh phổi tim mãn tính.36
PPSV23 đã cho thấy
làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên bệnh nhân COPD < 65
14
tuổi, với FEV1 < 40% dự đoán, hoặc có các bệnh đồng mắc (đặc biệt là bệnh đồng mắc
về tim).37
Bảng 3.2. Chủng ngừa cho COPD giai đoạn ổn định
 Chủng ngừa cúm làm giảm bệnh nặng và tử vong ở bệnh nhân COPD (Bằng chứng loại B).
 Vắc-xin polysaccharide phế cầu 23-hiệu giá (PPSV23) đã cho thấy làm giảm tỷ lệ viêm phổi mắc
phải cộng đồng ở bệnh nhân COPD < 65 tuổi có FEV1 < 40% dự đoán và ở bệnh nhân có bệnh
đồng mắc (Bằng chứng loại B).
 Ở dân số chung người trưởng thành ≥ 65 tuổi, vắc-xin phế cầu 13-hiệu giá (PCV13) đã cho thấy
hiệu quả có ý nghĩa làm giảm du khuẩn huyết và bệnh do phế cầu thể xâm nhập (Bằng chứng
loại B).
ĐIỀU TRỊ THUỐC TRONG COPD ỔN ĐỊNH
Điều trị thuốc trong COPD làm giảm triệu chứng, giảm tần suất và mức độ nặng của
đợt kịch phát và cải thiện khả năng dung nạp với vận động và tình trạng sức khỏe.
Hiện nay, chưa có bằng chứng thử nghiệm lâm sàng kết luận thuốc điều trị COPD
hiện có làm thay đổi sự suy giảm chức năng hô hấp về lâu dài.38-42
Phân loại các thuốc thường dùng điều trị COPD được trình bày tại Bảng 3.3.
Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản là thuốc làm tăng FEV1 và/hoặc làm thay đổi các thông số phế
dung ký.
 Thuốc giãn phế quản trong COPD thường được dùng trong điều trị nền thường
xuyên để dự phòng hoặc giảm triệu chứng.
 Độc tính có liên quan đến liều dùng (Bảng 3.3).
 Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn trong điều trị nền thường xuyên thì
thường không được khuyến cáo.
Thuốc đồng vận-beta2
 Tác động chính của đồng vận-beta2 là làm giãn cơ trơn đường dẫn khí bằng cách
kích thích thụ thể beta2 giao cảm, làm tăng AMP vòng và gây ra chức năng đối
kháng với co thắt phế quản.
 Hiện nay có thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn hạn (SABA) và dài hạn (LABA).
 Formoterol và salmeterol là LABA dùng ngày 2 lần cải thiện có ý nghĩa FEV1
và thể tích phổi, cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe, tần suất đợt kịch phát và
số lần nhập viện, 43
nhưng không hiệu quả trên tử vong hoặc tần suất sụt giảm
chức năng hô hấp.
 Indacaterol là LABA dùng ngày 1 lần làm cải thiện khó thở,44,45
tình trạng sức
khỏe45
và tần suất đợt kịch phát.45
 Oladaterol và vilanterol là LABA dùng 1 lần ngày thêm vào làm cải thiện chức
năng hô hấp và triệu chứng.46,47
 Tác dụng phụ. Kích thích thụ thể beta2-giao cảm có thể làm nhịp nhanh xoang
khi nghỉ ngơi và có khả năng làm khởi phát rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhạy
cảm. Rung cơ quá mức rất khó chịu ở một số bệnh nhân lớn tuổi điều trị với liều
cao đồng vận beta2, không phụ thuộc đường dùng.
15
Thuốc kháng phó giao cảm
 Thuốc kháng phó giao cảm ngăn chặn tác dụng co thắt phế quản của
acetylcholine trên thụ thể muscarinic M3 hiện diện ở cơ trơn đường dẫn khí.48
 Kháng phó giao cảm tác dụng ngắn hạn (SAMA), có tên gọi là ipratropium và
oxitropium; thuốc kháng phó giao cảm tác dụng dài hạn (LAMA), như là
tiotropium, aclidinium, glycopyrronium bromide và umeclidinium tác động trên
thụ thể theo nhiều cách khác nhau.48
 Đánh giá tổng quan các thử nghiệm lâm sàng cho thấy ipratropium đơn độc cho
hiệu qủa rất thấp so với đồng vận beta2 về chức năng hô hấp, tình trạng sức khỏe
và cần phải dùng steroid uống.49
 Thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả cao hơn trên tần suất những đợt kịch
phát của điều trị LAMA (tiotropium) so với điều trị LABA.50,51
 Tác dụng phụ. Thuốc hít kháng cholinergic khả năng hấp thụ rất thấp do vậy
hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn so với atropine.48,52
Sử dụng
rộng rãi nhóm thuốc này với liều phổ rộng và trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng đã
cho thấy rất an toàn. Tác dụng phụ chủ yếu là khô miệng.53,54
Nhóm Methylxanthine
 Vẫn còn bàn cãi về tác dụng chính xác của dẫn xuất của xanthine.
 Theophylline, là nhóm methylxanthine được sử dụng rộng rãi nhất, được chuyển
hóa bởi cytochrome P450 có chức năng oxít hóa phức. Thải trừ thuốc giảm với
tuổi.
 Bằng chứng cho thấy có tác dụng giãn phế quản nhẹ so với giả dược ở bệnh nhân
COPD ổn định.55
 Thêm theophylline vào salmeterol cải thiện tốt hơn FEV1 và khó thở so với
salmeterol đơn độc.56,57
 Bằng chứng còn giới hạn và bàn cãi về tác dụng của liều thấp theophylline lên
tần suất đợt kịch phát.58,59
 Tác dụng phụ. Độc tính phụ thuộc liều dùng, đây là vấn đề đặc biệt với dẫn chất
xanthine vì ngưỡng điều trị thấp và đa phần hiệu quả chỉ có được khi liều dùng
gần liều độc.55,60
Phối hợp thuốc giãn phế quản
 Phối hợp thuốc giãn phế quản với các cơ chế khác nhau và thời gian tác dụng có
thể làm tăng mức độ giãn phế quản với tác dụng phụ thấp nhất so với tăng liều
một loại thuốc giãn phế quản.61
 Phối hợp SABA và SAMA hiệu quả cao hơn một loại đơn thuần trong cải thiện
FEV1 và triệu chứng.62
 Điều trị với formoterol và tiotropium với dụng cụ hít riêng biệt có tác dụng cao
hơn trên FEV1 so với một loại đơn thuần.63
 Có nhiều dạng phối hợp LABA và LAMA trong cùng mội loại thuốc hít hiện có
(Bảng 3.3).
 Liều thấp, chế độ dùng ngày 2 lần cho LABA/LAMA đã cho thấy cải thiện triệu
chứng và tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân COPD.64
(Bảng 3.4).
16
MDI = dụng cụ hít định liều; DPI: dụng cụ hít bột khô; SMI: SMI: dụng cụ hít phun sương mịn
*
: Dạng trình bày không có sẳn ở mọi quốc gia; một số nước có công thức và liều khác nhau.
‡
Liều khả dụng thay đổi theo quốc gia
^
Formoterol dung dịch phun khí dung một ống chứa 20 mcg trong thể tích 2.0 ml
†
Liều thay đổi theo quốc gia
17
Bảng 3.4. Thuốc giãn phế quản dùng cho COPD giai đoạn ổn định
 Thuốc giãn phế quản hít dùng tronng COPD là chính yếu trong điều trị triệu chứng và thường chỉ
định trong điều trị hàng ngày để dự phòng hoặc giảm triệu chứng (Bằng chứng loại A).
 Điều trị thường xuyên hoặc khi cần SABA hoặc SAMA cải thiện FEV1 và triệu chứng (Bằng
chứng loại A).
 Phối hợp SABA và SAMA hiệu quả hơn dùng một loại đơn thuần trong việc cải thiện FEV1 và
triệu chứng (Bằng chứng loại A).
 LABA và LAMA cải thiện có ý nghĩa chức năng hô hấp, khó thở, tình trạng sức khỏe và giảm tần
suất đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).
 LAMA có hiệu quả cao hơn trên việc làm giảm đợt kịch phát so với LABA (Bằng chứng loại A)
và giảm số lần nhập viện (Bằng chứng loại B).
 Điều trị phối hợp LABA và LAMA làm tăng FEV1 và giảm triệu chứng so với điều trị đơn (Bằng
chứng loại B) hoặc ICS/LABA (Bằng chứng loại B).
 Tiotropium cải thiện hiệu quả của phục hồi chức năng trong làm tăng khả năng vận động thể lực
(Bằng chứng loại B).
 Theophylline có hiệu quả giãn phế quản thấp trong COPD ổn định (Bằng chứng loại A) và kết
hợp với lợi ích khiêm tốn cho triệu chứng (Bằng chứng loại B).
Thuốc chống viêm
 Hiện nay, đợt kịch phát (như là tần suất đợt kịch phát, bệnh nhân có ít nhất một
đợt kịch phát, thời gian đợt kịch phát đầu tiên) đặc trưng cho kết quả lâm sàng
chính yếu dùng để đánh giá hiệu quả thuốc có tác dụng chống viêm (Bảng 3.5).
Corticosteroid hít (ICS)
 ICS kết hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng dài. Ở bệnh nhân COPD mức độ
trung bình đến nặng và có các đợt kịch phát, ICS kết hợp với LABA hiệu quả
hơn một thành phần trong việc cải thiện chức năng hô hấp, tình trạng sức khoẻ
và giảm đợt kịch phát.65,66
 Tác dụng phụ. Bằng chứng chất lượng cao từ các thử nghiệm đối chứng ngẫu
nhiên (RCT) sử dụng ICS có liên quan đến tỷ lệ hiện nhiễm candida miệng cao
hơn, khàn tiếng, bầm tím da và viêm phổi.67
 Ngưng ICS. Kết quả từ nghiên cứu cho kết quả không rõ ràng liên quan đến hậu
quả của việc ngưng ICS trên chức năng hô hấp, các triệu chứng và đợt kịch
phát.68-72
Những khác biệt giữa các nghiên cứu có thể liên quan đến sự khác biệt
trong phương pháp, bao gồm việc sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng dài
trong điều trị nền có thể giảm thiểu bất kỳ ảnh hưởng nào của việc ngưng ICS.
18
Bảng 3.5. Điều trị chống viêm trong COPD ổn định
Corticosteroids hít
 ICS kết hợp với LABA hiệu quả hơn là từng thành phần riêng lẻ trong cải thiện chức năng hô hấp,
tình trạng sức khỏe và giảm đợt kịch phát trong COPD trung bình và rất nặng (Bằng chứng loại
A).
 Điều trị thường xuyên với ICS làm tăng nguy cơ viêm phổi biệt trong những trường hợp bệnh nặng
(Bằng chứng loại A).
 Tam trị liệu với ICS/LAMA/LABA cải thiện chức năng hô hấp, tình trạng sức khỏe (Bằng chứng
loại A) và giảm đợt kịch phát (Bằng chứng loại B) khi so sánh với ICA/LABA hoặc LAMA đơn
thuần.
Glucocorticoid uống
 Sử dụng lâu dài glucocorticoid uống có nhiều tác dụng phụ (Bằng chứng loại A) mà không có bằng
chứng về hiệu quả (Bằng chứng loại C).
Thuốc ức chế PDE4
 Ở bệnh nhân viêm phế quản mãn, COPD nặng đến rất nặng và bệnh sử có đợt kịch phát:
 Thuốc ức chế PDE4 cải thiện chức năng hô hấp và giảm đợt kịch phát mức trung bình và nặng
(Bằng chứng loại A).
 Thuốc ức chế PDE4 cải thiện chức năng hô hấp và giảm đợt kịch phát ở những bệnh nhân điều
trị bằng liều cố định LABA/ICS kết hợp (Bằng chứng loại A).
Kháng sinh
 Điều trị azithromycin và erythromycin lâu dài làm giảm đợt kịch phát trong năm (Bằng chứng loại
A).
 Điều trị với azithromycin kết hợp với tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc (Bằng chứng loại A) và thử
nghiệm rối loạn thính giác (Bằng chứng loại B).
Chất tiêu nhầy/chống oxít hóa
 Sử dụng thường xuyên NAC và carbocysteine làm giảm nguy cơ đợt kịch phát trên một quần thể
người bệnh chọn lọc (Bằng chứng loại B).
Chất chống viêm khác
 Simvastatin không dự phòng đợt kịch phát ở bệnh nhân COPD có nguy cơ đợt kịch phát và không
có chỉ định điều trị bằng statin (Bằng chứng loại A). Tuy nhiên, những nghiên cứu quan sát cho thấy
rằng statin có thể có những hiệu quả tích cực đối với một vài kết quả ở những bệnh nhân COPD sử
dụng statin cho chỉ định tim mạch và chuyển hóa (Bằng chứng loại C).
 Các biến thể Leukotriene chưa được kiểm tra đầy đủ với bệnh nhân COPD.
 Điều trị hít với ba loại
o Tăng bậc trong điều trị dạng hít từ LABA kết hợp với LAMA và ICS (tam trị
liệu) có thể xảy ra bởi các tiếp cận khác nhau.73
o Có thể làm cải thiện chức năng hô hấp và kết quả được người bệnh báo cáo.74-
77
o Thêm LAMA vào LABA/ICS cải thiện chức năng hô hấp và kết quả được người
bệnh báo cáo, đặc biệt trong nguy cơ đợt kịch phát.75,78-80
o Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) không chứng minh được bất kỳ lợi
ích nào trong việc thêm ICS vào LABA+LAMA trong đợt kịch phát.81
o Tóm lại, so sánh lợi ích của tam trị liệu LABA/LAMA/ICS với LABA/LAMA
thì cần nhiều bằng chứng hơn nữa mới có thể rút ra được kết luận.
 Glucocorticoid uống
o Glucocorticoid uống có rất nhiều tác dụng phụ, bao gồm các bệnh cơ82
do
steroid góp phần làm yếu cơ, suy giảm chức năng và suy hô hấp ở những đối
tượng bị COPD rất nặng.
19
o Trong khi glucocorticoid đóng vai trò quan trọng trong điều trị đợt kịch phát,
thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa trị liệu lâu dài hàng ngày trong COPD do bởi
thiếu đi lợi ích khi cân nhắc với mức độ biến chứng toàn thân.
 Thuốc ức chế PDE4
o Roflumilast làm giảm đợt kịch phát mức trung bình và nặng được điều trị với
corticosteroid toàn thân ở bệnh nhân viêm phế quản mãn, COPD nặng đến rất
nặng và tiền căn có những đợt kịch phát.83
o Tác dụng phụ. Thuốc ức chế PDE4 có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc hít trong
COPD.84
Thường gặp nhất là buồn nôn, giảm khẩu vị, sụt cân, đau bụng, tiêu
chảy, rối loạn giấc ngủ và đau đầu.
 Kháng sinh
o Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy sử dụng thường xuyên kháng sinh
macrolide có thể làm giảm tần suất đợt kịch phát.85-86
 Chất tiêu nhầy (loãng nhầy, điều hòa tiết nhầy) và chất chống oxít hóa (N-
acetylcysteine: NAC, carbocysteine)
o Ở bệnh nhân không sử dụng corticoid hít, điều trị thường xuyên với chất tiêu
nhầy như carbocysteine và N-acetylcysteine có thể làm giảm đợt kịch phát sự
trở nặng của bệnh và cải thiện một cách khiêm tốn tình trạng sức khỏe.87-88
Các vấn đề liên quan đến sự phóng thích thuốc
o Yếu tố tiên quyết của kỹ thuật hít kém ở bệnh nhân hen và COPD gồm: tuổi già,
sử dụng nhiều dạng, và thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật hít trước đó.89
o Sai sót chính trong việc sử dụng các dụng cụ phóng thích thuốc liên quan đến
tần suất hít, thời gian hít, sự đồng vận, liều dùng, phương thức thở ra trước khi
hít vào và việc giữ hơi thở sau liều thuốc hít vào (Bảng 3.6).90
Bảng 3.6. Đường hít
 Điều quan trọng trong việc giáo dục và hướng dẫn kỹ thuật ống hít có thể không được nhấn mạnh
quá mức khi điều trị bằng đường hít được chỉ định.
 Lựa chọn dụng cụ hít phải phù hợp với cá thể và sẽ phải phụ thuộc vào sự tiếp cận, chi phí, người
chỉ định và quan trọng nhất là sở thích và khả năng của bệnh nhân.
 Rất cần thiết khi cung cấp hướng dẫn sử dụng và trình diễn kỹ thuật hít thích hợp khi chỉ định dụng
cụ hít, để chắc rằng kỹ thuật hít hiệu quả và tái kiểm tra mỗi lần tái khám để xem bệnh nhân sử dụng
liên tục ống hít của họ một cách chính xác.
 Kỹ thuật hít (và tuân thủ điều trị) phải được đánh giá trước khi kết luận điều trị hiện tại không đủ.
Những thuốc điều trị khác
Những thuốc điều trị khác cho COPD được tóm tắt tại Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Các thuốc điều trị khác
Điều trị tăng alpha-1 antitripsin
 Điều trị tiêm tĩnh mạch có thể là chậm lại sự tiến triển của khí phế thủng (Bằng chứng loại B).
Thuốc chống ho
 Không có bằng chứng thuyết phục nào về vai trò có lợi ích của thuốc chống ho trong COPD (Bằng
chứng loại C).
Thuốc giãn mạch
 Thuốc giãn mạch không cải thiện kết quả và có thể xấu đi sự oxy hóa (Bằng chứng loại B).
20
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, GIÁO DỤC VÀ TỰ QỦAN LÝ
Phục hồi chức năng hô hấp
 Những lợi ích đối với bệnh nhân COPD với việc phục hồi chức năng hô hấp rất đáng
kể (Bảng 3.8), và phục hồi chức năng được chứng minh là chiến lược điều trị hiệu quả
nhất để cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe và khả năng gắng sức.
Bảng 3.8. Phục hồi chức năng hô hấp, tự quản lý và chăm sóc tích hợp trong COPD
Phục hồi chức năng hô hấp
 Phục hồi chức năng hô hấp cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe và dung nạp với gắng sức ở
những bệnh nhân ổn định.
 Phục hồi chức năng hô hấp làm giảm số lần nhập viện ở những bệnh nhân có đợt kịch phát gần
đây (≤ 4 tuần kể từ khi nhập viện) (Bằng chứng loại B).
Giáo dục và tự quản lý
 Chỉ có giáo dục đơn thuần thì sẽ không hiệu quả (Bằng chứng loại C).
 Sự can thiệp của tự quản lý và giao tiếp với chuyên gia sức khỏe cải thiện tình trạng sức khỏe và
làm giảm số lần nhập viện và các lần khám tại khoa cấp cứu.
Chương trình chăm sóc tích hợp
 Chăm sóc tích hợp và viễn thông y tế hiện tại không đem lại lợi ích (Bằng chứng loại B).
CHĂM SÓC HỖ TRỢ, GIẢM NHẸ, CUỐI ĐỜI & LÚC
HẤP HỐI
Kiểm soát triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ
 COPD là căn bệnh có triệu chứng và có nhiều thành tố như mệt, khó thở, trầm cảm,
lo lắng, mất ngủ cần phải được điều trị theo liệu pháp giảm nhẹ dựa vào triệu chứng.
 Các phương pháp tiếp cận giảm nhẹ thì cần thiết cho những trường hợp chăm sóc
bệnh nhân cuối đời và bệnh nhân hấp hối (một mô hình của chăm sóc cuối đời cho
những bệnh nhân giai đoạn cuối và tiên đoán chỉ còn thòi gian sống dưới 6 tháng).
Những điểm chính yếu của sóc giảm nhẹ, cuối đời và hấp hối được tổng kết trong Bảng
3.9.
Bảng 3.9 Chăm sóc giảm nhẹ, cuối đời và hấp hối trong COPD
 Thuốc phiện, kích thích điện cơ thần kinh (NMES), oxy và thổi khí vào mặt bằng quạt có
thể làm giảm khó thở (Bằng chứng loại C).
 Ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng có thể cải thiện sức cơ hô hấp và
tình trạng sức khỏe chung (Bằng chứng loại B).
 Yếu mêt có thể cải thiện bằng giáo dục tự quản lý, phục hồi chức năng hô hấp, nguồn hỗ
trợ dinh dưỡng và sự can thiệp vào tinh thần và thể xác.
21
ĐIỀU TRỊ KHÁC
Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ
Oxy liệu pháp
 Dùng oxy dài hạn (hơn 15 tiếng/ngày) cho những bệnh nhân suy hô hấp mãn được
chứng minh sẽ làm tăng khả năng sống còn của những bệnh nhân thiếu oxy máu trầm
trọng lúc nghỉ. (Bảng 3.10).92
Bảng 3.10. Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ trong COPD
Oxy liệu pháp
 Dùng oxy dài hạn làm tăng sống còn ở bệnh nhân giảm oxy máu động mạch mãn tính nặng lúc
nghỉ (Bằng chứng loại A).
 Ở những bệnh nhân COPD ổn định và độ bão hòa oxy động mạch lúc nghỉ hoặc lúc vận động ở
mức trung bình, chỉ định oxy liệu pháp dài hạn không kéo dài thời gian dẫn đến tử vong hay lần đầu
nhập viện hoặc có lợi ích bền vững nhất cho tình trạng sức khỏe, chức năng hô hấp và khoảng cách
đi bộ trong 6 phút (Bằng chứng loại A).
 Việc oxy hóa máu lúc nghỉ ở vị trí mực nước biển không thể loại trừ xuất hiện tình trạng thiếu
oxy máu khi du lịch bằng đường hàng không (Bằng chứng loại C).
Thông khí hỗ trợ
 Thông khí cơ học không xâm lấn áp lực dương (NPPV) có thể cải thiện khả năng sống sót không
cần nhập viện ở những bệnh nhân chọn lọc sau khi vừa mới nhập viện, đặc biệt ở những người tăng
thán khí ban ngày trường diễn (PaCO2 ≥ 52mmHg) (Bằng chứng loại B).
Thông khí hỗ trợ
 Thông khí cơ học không xâm lấn (NIV) dưới dạng thông khí cơ học không xâm lấn
áp lực dương (NPPV) là chăm sóc chuẩn để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân
nhập viện vì đợt kịch phát COPD và suy hô hấp cấp.93-95
Bệnh nhân ổn định
 NPPV có thể cải thiện khả năng sống sót không cần nhập viện của những bệnh nhân
chọn lọc sau khi vừa mới nhập viện, đặc biệt với những người tăng thán khí ban ngày
trường diễn.96-98
 Ở bệnh nhân vừa bị COPD và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, có lợi ích rõ nét khi dùng
áp lực dương liên tục (CPAP) để cải thiện cả khả năng sống còn lẫn nguy cơ nhập viện.99
Điều trị can thiệp
 Lợi thế của phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS) so với điều trị nội khoa thì có ý
nghĩa ở những bệnh nhân với khí phế thủng ưu thế ở thùy trên và khả năng vận động
thấp sau khi phục hồi chức năng; mặc dù LVRS thì tương đối tốn kém hơn so với
chương trình chăm sóc sức khỏe không kèm phẫu thuật.
 Kỹ thuật giảm thể tích phổi qua nội soi phế quản không cần phẫu thuật có thể cải
thiện khả năng gắng sức, tình trạng sức khỏe và chức năng hô hấp ở những bệnh nhân
được chọn lựa với khí phế thủng tiến triển kháng trị với điều trị nội khoa.
 Ở những bệnh nhân đượ chọn lựa thích hợp bị COPD rất nặng, ghép phổi đã cho thấy
cải thiện chất lượng cuộc sống và năng lực về chức năng.
22
 Điểm mấu chốt của điều trị can thiệp trong COPD ổn định được tóm tắt tại Bảng
3.11 và lược đồ miêu tả tổng quan các hình thức can thiệp khác nhau được trình bày tại
Hình 4.3.
Bảng 3.11. Điều trị can thiệp COPD ổn định
Phẫu thuật giảm thể tích phổi
 Phẫu thuật giảm thể tích phổi làm tăng khả năng sống sót của những bệnh nhân bị khí thủng nặng
với khí thủng ở thùy trên và khả năng gắng sức kém sau phục hồi chức năng (Bằng chứng loại A).
Cắt bỏ túi khí
 Ở những bệnh nhân được chọn lựa cắt bỏ túi khí có tình trạng khó thở giảm, cải thiện chức năng
hô hấp và khả năng gắng sức.
Ghép phổi
 Ở những bệnh nhân được chọn lựa thích hợp bị COPD rất nặng, ghép phổi cải thiện chất lượng
cuôc sống và năng lực chức năng (Bằng chứng loại C).
Can thiệp qua nội soi phế quản
 Ở những bệnh nhân được chọn lựa bị khí phế thủng tiến triển, can thiệp qua soi phế quản làm
giảm thể tích phổi cuối thì thở ra và cải thiện khả năng gắng sức, tình trạng sức khỏe và chức năng
hô hấp sau 6 - 12 tháng điều trị. Van nội phế quản (Bằng chứng loại B); giá đở phổi (Bằng chứng
loại B).
Hình 4.3. Phương pháp phẫu thuật và phương pháp soi phế quản can thiệp.
23
ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH
Một khi COPD được chẩn đoán, điều trị hiệu quả nên dựa trên đánh giá cá thể để làm giảm
đồng thời triệu chứng lẫn nguy cơ tương lai đợt kịch phát (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Mục đích của điều trị COPD ổn định
 Làm nhẹ triệu chứng
 Cải thiện khả năng gắng sức GIẢM TRIỆU CHỨNG
 Cải thiện tình trạng sức khỏe
Và
 Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh
 Ngăn chặn và điêu trị đợt kịch phát GIẢM NGUY CƠ
 Giảm tử vong
NHẬN BIẾT VÀ GIẢM PHƠI NHIỄM VỚI NHỮNG
YẾU TỐ NGUY CƠ
Sự nhận biết và giảm phơi nhiễm đối với những yếu tố nguy cơ (Bảng 4.2 và 4.3) rất
quan trọng trong việc điều trị và dự phòng COPD. Khói thuốc là yếu tố nguy cơ thường
gặp nhất và dễ nhận biết nhất với COPD, và những người hút thuốc phải được liên tục
khuyến khích ngưng hút. Việc giảm phơi nhiễm hoàn toàn của cá nhân đối với các công
việc liên quan đến bụi, khói, khí và ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời cũng nên
được giải quyết.
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
 Chiến lược điều trị cho COPD ổn định chủ yếu dựa vào sự đánh giá cá thể về
triệu chứng và nguy cơ tương lai của đợt kịch phát.
 Phải khuyến khích và hỗ trợ cho tất cả nhừng người hút thuốc để bỏ thuốc.
 Mục tiêu điều trị chính là giảm triệu chứng và nguy cơ tương lai của đợt kịch
phát.
 Chiến lược điều trị không giới hạn ở điều trị bằng thuốc mà nên được bổ sung
với những can thiệp không dùng thuốc thích hợp.
24
Bảng 4.2. Điều trị việc sử dụng và lệ thuộc thuốc lá: Hướng dẫn thực hành lâm sàng - những
phát hiện và khuyến cáo chính
 Sự phụ thuộc vào thuốc lá là một vấn đề kinh niên đảm bảo cho việc điều trị lặp đi lặp lại cho đến
khi việc bỏ thuốc lá được kéo dài hoặc vĩnh viễn.
 Các điều trị hiệu quả cho người nghiện thuốc lá và cho tất cả người sử dụng thuốc lá nên theo các
phương pháp điều trị này.
 Các bác sỹ lâm sàng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ phải vận hành việc nhận diện thích hợp, lập
hồ sơ và điều trị cho mỗi người sử dụng thuốc lá ở mỗi lần khám.
 Tư vấn ngưng sử dụng thuốc lá rất hiệu quả và mỗi người hút thuốc lá nên được cung cấp những
lời khuyên này ở mọi lần tiếp xúc với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.
 Có mối liên hệ chặt chẽ giữa liều lượng – đáp ứng giữa cường độ tư vấn phụ thuộc vào thuốc lá
và hiệu quả của nó.
 Ba loại tư vấn đã cho thấy có hiệu quả đặc biệt: tư vấn thực hành, hỗ trợ xã hội của gia đình và
bạn bè như là một phần của điều trị, và hỗ trợ xã hội được sắp đặt ngoài việc điều trị.
 Điều trị thuốc hàng đầu cho bệnh nhân nghiện thuốc lá: varenicline, bupropion phóng thích dài,
kẹo cao su nicotin, thuốc hít nicotin, thuốc xịt mũi nicotine và miếng nicotin - có hiệu quả và ít nhất
một trong các loại thuốc này nên được kê toa nếu không có chống chỉ định.
 Các chương trình khuyến khích tài chính cho việc ngưng hút thuốc có thể giúp cho việc cai nghiện.
 Các biện pháp điều trị phụ thuộc thuốc lá là những can thiệp có hiệu quả về chi phí.
Bảng 4.3. Xác định và giảm phơi nhiễm từ các yếu tố nguy cơ
 Các can thiệp ngừng hút thuốc nên được theo đuổi tích cực ở tất cả bệnh nhân COPD (Bằng
chứng loại A).
 Cần khuyến cáo thông khí hiệu quả, bếp nấu không gây ô nhiễm và các biện pháp can thiệp tương
tự (Bằng chứng loại B).
 Các bác sĩ lâm sàng nên khuyên bệnh nhân tránh tiếp xúc với các chất kích thích tiềm năng nếu
có thể (Bằng chứng loại D).
ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ THUỐC
Điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và nguy cơ và mức độ nặng của
đợt kịch phát, cũng như cải thiện tình trạng sức khoẻ và khả năng gắng sức.
Hầu hết các loại thuốc đều được hít bằng dụng cụ phù hợp nhất. Các điểm chính cho
việc hít phải các loại thuốc được trình bày ở Bảng 4.4. Các điểm chính cho việc sử dụng
thuốc giãn phế quản được trình bày trong Bảng 4.5. Các điểm chính cho việc sử dụng
thuốc chống viêm được tóm tắt trong Bảng 4.6. Các điểm chính cho việc sử dụng các
liệu pháp dược lý khác được tóm tắt trong Bảng 4.7.
Bảng 4.4. Các điểm chính khi dùng thuốc dạng hít
 Sự lựa chọn dụng cụ hít phải được điều chỉnh theo từng cá thể và phụ thuộc vào đường hấp thu,
chi phí, người kê toa và quan trọng nhất là khả năng và sở thích của bệnh nhân.
 Cần thiết phải cung cấp hướng dẫn và để trình diễn kỹ thuật hít phù hợp khi kê toa dụng cụ để
đảm bảo kỹ thuật hít phù hợp và kiểm tra lại tại mỗi lần khám để bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc
hít đúng cách.
 Kỹ thuật hít phải (và tuân thủ điều trị) nên được đánh giá trước khi kết luận rằng liệu pháp hiện
tại cần được điều chỉnh.
25
Bảng 4.5. Các điểm lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản
 LABA và LAMA thích hợp hơn loại tác dụng nhanh ngoại trừ dùng cho các bệnh nhân chỉ thỉnh
thoảng có khó thở (Bằng chứng loại A).
 Các bệnh nhân có thể dùng một thuốc giãn phế quản tác dụng chậm hoặc phối hợp 2 loại tác dụng
chậm. Bệnh nhân có khó thở dai dẵng nên chuyển sang 2 thuốc (Bằng chứng loại A).
 Các thuốc giãn phế quản hít được khuyến cáo hơn so với thuốc uống (Bằng chứng loại A).
 Theophyline không được đề nghi trừ khi các thuốc giãn phế quản khác dùng dài hạn không có sẵn
hoặc giá cao (Bằng chứng loại B).
Bảng 4.6. Các điểm lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm
 Liệu pháp đơn trị liệu dài hạn với ICS không được khuyến cáo (Bằng chứng loại A).
 Điều trị lâu dài với ICS có thể được xem xét khi kết hợp với LABA cho bệnh nhân có tiền căn đợt
kịch phát mặc dù đã được điều trị phù hợp với các thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài (Bằng
chứng loại A).
 Không nên điều trị bằng corticosteroid dài hạn theo đường uống (Bằng chứng loại A).
 Ở bệnh nhân bị đợt kịch phát dù đã dùng LABA/ICS hoặc LABA/LAMA/ICS, viêm phế quản
mãn và tắc nghẽn dòng khí nặng, có thể xem xét thêm thuốc ức chế PDE4 (Bằng chứng loại B).
 Ở những người hút thuốc trước đây có đợt kịch phát mặc dù đã điều trị thích hợp, có thể xem xét
dùng macrolide (Bằng chứng loại B).
 Điều trị bằng statin không được khuyến cáo để phòng ngừa đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).
 Chất chống oxy hoá tiêu đàm chỉ được khuyến cáo ở một số bệnh nhân được chọn lựa (Bằng
chứng loại A).
Bảng 4.7. Những điểm lưu ý cho việc sử dụng các phương pháp điều trị dược lý khác
 Bệnh nhân bị thiếu hụt alpha-1 antitrypsin di truyền và khí phế thủng đã được hình thành có thể
là ứng viên cho liệu pháp làm tăng alpha-1 antitrypsin (Bằng chứng loại B).
 Thuốc chống ho có thể không được khuyến cáo (Bằng chứng loại C).
 Các thuốc được dùng cho tăng huyết áp phổi nguyên phát không được khuyến cáo cho bệnh nhân
tăng huyết áp phổi do COPD (Bằng chứng loại B).
 Các thuốc á phiện uống và dùng đường toàn thân có thể được xem xét để điều trị chứng khó thở
ở bệnh nhân COPD bị bệnh nặng (Bằng chứng loại B).
26
Lược đồ điều trị bằng thuốc
Phương thức đề xuất cho điều trị dùng thuốc trong COPD từ lúc đầu, và sau đó tăng
và/hoặc giảm thuốc phù hợp với đánh giá cá thể về triệu chứng và nguy cơ đợt kịch phát
được trình bày trên Hình 4.1.
Trong các phiên bản trước đây của Báo cáo GOLD, khuyến cáo chỉ được đưa ra đối với
điều trị ban đầu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân COPD đã được điều trị và trở lại với các
triệu chứng hiện hữu sau khi điều trị ban đầu, hoặc không thường gặp hơn là giải quyết
được triệu chứng do vậy cần phải điều trị ít hơn. Do vậy, bây giờ chúng tôi đề xuất các
chiến lược lên thang (và xuống thang). Các khuyến cáo được đưa ra dựa trên dữ liệu về
hiệu quả có sẵn cũng như dữ liệu an toàn. Chúng tôi nhận thức rõ rằng việc điều trị lên
thang chưa được kiểm tra một cách có hệ thống; các thử nghiệm về việc xuống thang
cũng còn hạn chế và chỉ bao gồm ICS.
Những đề xuất này sẽ được đánh giá lại khi có thêm dữ liệu.
Hình 4.1. Lược đồ liệu pháp điều trị bằng thuốc theo cấp độ của GOLD (các mũi tên và
các khung được in màu chỉ ra con đường điều trị hiệu quả nhất)
Điều trị ưa thích hơn = =
Ở các bệnh nhân có một sự phân biệt chính giữa mỗi cấp độ triệu chứng và tính nghiêm trọng của giới
hạn luồng khí, đánh giá thêm được đảm bảo.
Nhóm C Nhóm D
Nhóm A Nhóm B
LAMA+LABA
Thuốc giãn phế quản hoạt tính kéo
dài (LABA hoặc LAMA)
Các triệu chứng
kéo dài
LAMA+LABA LABA+ISC
LAMA
Nhiều đợt
kịch phát hơn
Tiếp tục, ngừng hay thay đổi nhóm
giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản
Đánh giá hiệu quả
Hiện diện triệu
chứng/nhiều
đợt kịch phát
Nhiều đợt kịch phát
Nhiều đợt
kịch phát
Xem xét macrolide
(hút thuốc cũ)
Xem roflumilast nếu
FEV1<50% tiên đoán và
có viêm phế quản mãn
27
Bảng 4.8. Điều trị không dùng thuốc trong COPD
Nhóm
bệnh nhân
Chính yếu Đề nghị Phụ thuộc vào hướng dẫn
địa phương
A Ngừng hút thuốc (có thể bao gồm
điều trị thuốc)
Hoạt động
thể chất
Vắc-xin phòng cúm
Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn
B-D Ngừng hút thuốc (có thể bao gồm
điều trị thuốc)
Phục hồi chức năng hô hấp
Hoạt động
thể chất
Vắc-xin phòng cúm
Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn
Các phương pháp không sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân A đến D được tóm tắt
trong Bảng 4.8. Một lược đồ thích hợp cho chỉ định oxy của các bệnh nhân COPD
được trình bày trên Hình 4.2.
Hình 4.2. Chỉ định bổ sung oxy cho các bệnh nhân COPD
Thiếu oxy máu động mạch được xác định bởi:
PaO2 < 55mmHg (8 kPa) hoặc SaO2 < 88%
hoặc
PaO2 > 55 nhưng < 60 mmHg (> 8 nhưng < 8.5 kPa)
có suy tim hoặc đa hồng cầu

Chỉ định bổ sung oxy và điều chỉnh
để giữ SaO2 ≥ 90%

Kiểm tra lại trong 60 – 90 ngày để đánh giá:
 Nếu oxy vẫn còn được chỉ định
 Nếu chỉ định bổ sung oxy có hiệu quả
28
Những điểm chính trong điều trị không sử dụng thuốc được đưa ra trong bảng 4.9.
Bảng 4.9. Những điểm chính trong điều trị không sử dụng thuốc
Giáo dục, tự quản lý và phục hồi chức năng hô hấp
 Giáo dục cần thiết để thay đổi nhận thức của bệnh nhân nhưng không có cơ sở cho rằng sử dụng
nó đơn thuần sẽ thay đổi thái độ của bệnh nhân.
 Giáo dục tự quản lý với sự hỗ trợ của quản lý từng trường hợp có hoặc không có sử dụng một kế
hoạch hành động bằng văn bản được đề nghị để phòng ngừa đợt kịch phát như nhập viện (Bằng
chứng loại B).
 Phục hồi chức năng được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân với những triệu chứng liên quan
và/hoặc nguy cơ cao đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).
 Hoạt động thể lực là chỉ điểm tiên đoán tốt tử vong (Bằng chứng loại A). Bệnh nhân nên được
khuyến khích tăng dần mức độ hoạt động thể lực dù rằng chúng ta không biết làm sao để đảm bảo
thành công.
Vắc-xin
 Tiêm phòng cúm cho tất cả bệnh nhân COPD (Bằng chứng loại A).
 Tiêm phòng phế cầu khuẩn: PCV13 và PPSV23 được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân > 65
tuổi, và ở những bệnh nhân trẻ có các bệnh kèm kèm đáng kể bao gồm bệnh tim hoặc phổi mãn
tính (Bằng chứng loại B).
Dinh dưỡng
 Bổ sung dinh dưỡng cần được xem xét ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng bị COPD (Bằng
chứng loại B).
Chăm sóc cuối đời và giảm nhẹ
 Tất cả các bác sĩ lâm sàng quản lý bệnh nhân COPD cần phải nhận thức được hiệu quả của cách
tiếp cận giảm nhẹ để kiểm soát triệu chứng và sử dụng các phương pháp này trong thực hành của
họ (Bằng chứng loại D).
 Chăm sóc cuối đời cần bao gồm các cuộc thảo luận với bệnh nhân và gia đình họ về quan điểm
về hồi sức, chỉ dẫn trước và nơi ưu tiên tử vong (Bằng chứng loại D).
Điều trị giảm oxy máu
 Ở những bệnh nhân bị giảm oxy máu trầm trọng khi nghỉ ngơi, oxy liệu pháp dài hạn được chỉ
định (Bằng chứng loại A).
 Ở bệnh nhân COPD ổn định và khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động gây ra sự giảm oxy máu trung
bình, không nên điều trị bằng oxy dài hạn thường quy. Tuy nhiên, các yếu tố cá thể người bệnh có
thể được xem xét khi đánh giá nhu cầu của bệnh nhân về bổ sung oxy (Bằng chứng loại A).
 Việc oxy hóa ở mực nước biển không loại trừ tình trạng giảm oxy máu trầm trọng khi đi bằng
đường hàng không (Bằng chứng loại C).
Điều trị tăng thán khi
 Ở những bệnh nhân tăng thán khí mạn tính nặng và có tiền căn nằm viện vì suy hô hấp cấp, có
thể xem xét thông khí không xâm lấn dài hạn (Bằng chứng loại B).
Can thiệp qua nội soi và phẫu thuật
 Phẫu thuật giảm thể tích phổi cần được xem xét ở những bệnh nhân được lựa chọn với khí phế
thủng thùy trên (Bằng chứng loại A).
 Có thể xem xét các can thiệp giảm thể tích phổi qua soi phế quản ở những bệnh nhân được lựa
chọn bị khí phế thủng tiến triển (Bằng chứng loại B).
 Ở những bệnh nhân được chọn lựa có túi khí lớn, cắt bỏ túi khí có thể được xem xét (Bằng
chứng loại C).
 Ở những bệnh nhân bị COPD rất nặng (bệnh tiến triển, điểm BODE từ 7 đến 10, và không phải
là ứng viên cho giảm thể tích phổi), ghép phổi có thể được xem xét khi có ít nhất một trong các
trường hợp sau: (1) bệnh sử nhập viện vì đợt cấp kèm tăng thán khí (PCO2 >50 mm Hg); (2) tăng
áp phổi và/hoặc bị tim-phổi mãn mặc dù với oxy liệu pháp; hoặc (3) FEV1 <20% và DLCO <20%
hoặc phân bố khí phế thũng đồng nhất (Bằng chứng loại C).
29
GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI
Thường xuyên theo dõi bệnh nhân COPD là điều cần thiết. Chức năng hô hấp có thể
xấu đi theo thời gian, thậm chí với sự chăm sóc tốt nhất sẳn có. Các triệu chứng, đợt
kịch phát và các đo lường khách quan về giới hạn luồng không khí cần được theo dõi
để xác định khi nào cần điều chỉnh việc điều trị và để xác định bất kỳ biến chứng và/hoặc
các bệnh kèm có thể xuất hiện. Dựa vào tư liệu hiện tại, tự quản lý toàn diện hoặc theo
dõi thường kỳ không cho thấy có lợi ích lâu dài về tình trạng sức khoẻ so với chăm sóc
thông lệ đối với bệnh nhân COPD trong thực hành tổng quát.
ĐIỀU TRỊ ĐỢT KỊCH PHÁT
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
• Đợt kịch phát COPD được định nghĩa là tình trạng cấp tính xấu đi của các triệu
chứng hô hấp và kết quả là phải điều trị bổ sung.
• Đợt kịch phát COPD có thể được khới phát bởi nhiều yếu tố. Các nguyên nhân
thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp.
• Mục tiêu điều trị đợt kịch phát COPD là để giảm thiểu tác động tiêu cực của đợt
kịch phát hiện có và ngăn chặn các biến cố tiếp theo.
• Đồng vận beta2 hít tác dụng ngắn, có hoặc không kèm thuốc kháng cholinergic tác
dụng ngắn, được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt
kịch phát.
• Điều trị duy trì bằng thuốc giãn phế quản tác dụng dài nên bắt đầu càng sớm càng
tốt trước khi xuất viện.
• Corticosteroid toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và
rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên được
nhiều hơn 5-7 ngày.
• Thuốc kháng sinh, khi có chỉ định, có thể rút ngắn thời gian phục hồi, làm giảm
nguy cơ tái phát sớm, điều trị thất bại, và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị nên
là 5-7 ngày.
• Methylxanthine không được khuyến khích do tăng tác dụng phụ.
• Thở máy không xâm nhập nên là ưu tiên thông khí đứng đầu cho các bệnh nhân
COPD có suy hô hấp cấp tính và tuyệt đối không có chống chỉ định vì nó cải thiện sự
trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và sự cần thiết phải đặt nội khí quản, giảm thời
gian nằm viện và cải thiện sự sống còn.
• Sau một đợt kịch phát, các biện pháp thích hợp để dự phòng đợt kịch phát nên được
bắt đầu (xem Chương 3 và 4 của GOLD 2017 Báo cáo đầy đủ).
Đợt kịch phát COPD được định nghĩa là một tình trạng xấu đi cấp tính của các triệu
chứng hô hấp dẫn đến các điều trị bổ sung.101,102
30
Được phân loại như sau:
ẹ (chỉ điều trị bằng thuốc giãn phế quản tác dụng chậm, SABD)
Trung bình (điều trị bằng SABD kết hợp với các thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống
corticosteroid)
ặng (bệnh nhân cần phải nhập viện hoặc nằm ở phòng cấp cứu). Đợt kịch phát nặng
cũng có thể kết hợp với suy hô hấp cấp.
Các đợt kịch phát COPD là những biến cố quan trọng trong điều trị COPD vì có những
tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ nhập viện và tái phát, và tiến triển cảu
bệnh.101,102
Đợt kịch phát COPD là biến cố phức tạp thường kết hợp với tăng viêm
đường hô hấp, tăng sinh chất nhầy và hiện tượng bẫy khí đáng kể. Những thay đổi này
góp phần làm tăng khó thở triệu chứng chính của đợt kịch phát. Các triệu chứng khác
là gia tăng đàm mũ, gia tăng lượng đàm. cùng với tăng ho và thở khò khè.103
Các bệnh
lý kèm theo thường gặp ở bệnh nhân COPD, những đợt kịch phát phải khác biệt về mặt
lâm sàng với các biến cố khác như hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim sung huyết
xấu đi, tắc mạch phổi và viêm phổi.
CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ
Thiết lập điều trị
Mục tiêu điều trị cho đợt kịch phát COPD là để giảm thiểu tác động tiêu cực của các
đợt kịch phát hiện tại và ngăn chặn các biến cố tiếp theo.104
Tùy thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của một đợt kịch phát và/hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ bản, một
đợt kịch phát có thể được kiểm soát trong cả ngoại trú cũng như nội trú. Hơn 80% của
đợt kịch phát được kiểm soát ngoại trú bằng thuốc gồm thuốc giãn phế quản,
corticosteroid, và các kháng sinh.15,23,24
Biểu hiện lâm sàng của đợt kịch phát COPD là không đồng nhất, do đó chúng tôi khuyên
các bệnh nhân nhập viện thì mức độ nghiêm trọng của đợt kịch phát cần được phân loại
dựa trên các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân và theo phân loại khuyến cáo sau đây.105
Không suy hô hấp: Tần số hô hấp: 20-30 nhịp thở mỗi phút; không sử dụng các cơ hô
hấp phụ; không có thay đổi trạng thái tâm thần; thiếu oxy máu được cải thiện với oxy
qua mặt nạ thở Venturi với 28-35% oxy thở vào (FiO2); không tăng PaCO2.
Suy hô hấp cấp tính - không đe dọa tính mạng: Tần số hô hấp: > 30 nhịp thở mỗi phút;
sử dụng cơ hô hấp phụ; không có sự thay đổi trạng thái tâm thần; thiếu oxy máu được
cải thiện với thở oxy qua mặt nạ Venturi với 25-30% FiO2; tăng thán khí tức là PaCO2
tăng so với ban đầu hoặc tăng 50-60 mmHg.
Suy hô hấp cấp tính - đe dọa tính mạng: Tần số hô hấp: > 30 nhịp thở mỗi phút; sử
dụng cơ hô hấp phụ; thay đổi tình trạng tâm thần cấp tính; thiếu oxy máu không cải
thiện với thở oxy qua mặt nạ Venturi hoặc cần FiO2> 40%; tăng thán khí tức là PaCO2
tăng so với ban đầu hoặc tăng cao > 60 mmHg hoặc bị nhiễm toan (pH <7,25).
31
Bảng 5.1. Chỉ định nhập viện đánh giá*
 Triệu chứng trầm trọng khi đột ngột xấu đi như khó thở khi nghĩ ngơi, nhịp thở tăng cao, giảm độ
bão hòa oxy, lẫn lộn và ngầy ngật.
 Suy hô hấp cấp tính.
 Bắt đầu có các dấu hiệu thực thể mới (ví dụ: tím tái, phù ngoại biên).
 Thấp bại của đợt kịch phát trong đáp ứng với thuốc ban đầu.
 Hiện diện các bệnh nặng đi kèm (ví dụ: suy tim, rối loạn nhịp tim mới, vv).
 Thiếu sự hỗ trợ tại nhà.
* Cần xem xét các nguồn lực tại chỗ.
Bảng 5.3. Những điểm chính trong điều trị đợt kịch phát
 Thuốc hít beta2 giao cảm tác dụng ngắn, có hoặc không có kết hợp với thuốc kháng cholinergic
tác dụng ngắn hạn, đã được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt kịch
phát cấp tính (Bằng chứng loại C).
 Corticosteroid đường toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và rút
ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên quá 5-7 ngày (Bằng
chứng loại A).
 Thuốc kháng sinh theo chỉ định có thể rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện, làm
giảm nguy cơ tái phát sớm và điều trị thất bại. Thời gian điều trị nên từ 5-7 ngày (Bằng chứng loại
B).
 Methylxanthine không được khuyến khích do có tác dụng phụ (Bằng chứng loại B).
 Thở máy không xâm nhập ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân COPD có suy hô hấp cấp tính mà
không có chống chỉ định tuyệt đối vì cải thiện được sự trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và việc
đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện khả năng sống còn (Bằng chứng loại A ).
Các chỉ định để đánh giá yêu cầu nhập viện trong một đợt kịch phát COPD được trình bày
trong Bảng 5.1. Khi bệnh nhân bị đợt kịch phát COPD đến khoa cấp cứu, cần cung cấp oxy và
phải đánh giá để xác định xem đợt kịch phát có đe dọa tính mạng và nếu tăng công hô hấp hoặc
rối loạn trao đổi khí cần phải xem xét để thông khí không xâm lấn. Kiểm soát các đợt kịch phát
(khi tính mạng không bị đe dọa) được trình bày trong Bảng 5.2.
Những lưu ý trong điều trị các đợt kịch phát được ghi nhận trong Bảng 5.3.
Bảng 5.3. Những điểm lưu ý trong điều trị đợt kịch phát
 Hít đồng vận beta2 tác dụng ngắn, có hoặc không có kết hợp với thuốc kháng cholinergic tác dụng
ngắn, đã được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt kịch phát (Bằng
chứng loại C).
 Corticosteroid đường toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và rút
ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên quá 5-7 ngày (Bằng
chứng loại A).
 Thuốc kháng sinh theo chỉ định có thể rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện, làm
giảm nguy cơ tái phát sớm và thất bại điều trị. Thời gian điều trị nên từ 5-7 ngày (Bằng chứng loại
B).
 Methylxanthine không được khuyến khích do có tác dụng phụ (Bằng chứng loại B).
 NIV (thở máy không xâm nhập) ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân COPD có suy hô hấp cấp tính
mà không có chống chỉ định tuyệt đối vì cải thiện được sự trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và
tránh đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện khả năng sống còn (Bằng chứng loại
A ).
32
Điều trị bằng thuốc
Ba loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng cho các đợt cấp COPD là thuốc giãn phế quản,
corticoid và kháng sinh.
Hỗ trợ hô hấp
Điều trị oxy
• Đây là một phần quan trọng của điều trị các đợt cấp tính tại bệnh viện. Cung cấp oxy
nên được điều chỉnh để cải thiện thiếu oxy máu của bệnh nhân với độ bão hòa mục tiêu
là 88-92%.106
• Một khi điều trị oxy được bắt đầu, khí máu nên được kiểm tra thường xuyên để đảm
bảo nhu cầu oxy được thỏa mãn mà không có ứ đọng thán khí và/hoặc tình trạng xấu đi
do nhiễm toan.
Thông khí hỗ trợ
• Một số bệnh nhân cần nhập viện ngay lập tức vào khoa hô hấp hoặc đơn vị chăm sóc
đặc biệt (ICU) (Bảng 5.4).
• Thông khí hỗ trợ trong đợt kịch phát có thể được cung cấp thông qua hai con đường
không xâm lấn (mặt nạ mũi hoặc miệng) hoặc thông khí xâm lấn (đặt nội khí quản hoặc
mở khí quản).
• Các chất kích thích hô hấp không được khuyến cáo cho suy hô hấp cấp.107
Bảng 5.4. Các chỉ định nhập vào khoa hô hấp hoặc hồi sức nội khoa tích cực*
 Khó thở nặng mà đáp ứng không thỏa đáng với điều trị cấp cứu ban đầu.
 Thay đổi trạng thái tâm thần (lú lẫn, lơ mơ, hôn mê).
 Giảm oxy máu dai dẳng hoặc xấu đi (PaO2 <5.3 kPa hoặc 40 mmHg) và/hoặc trở nên trầm trọng/hô
hấp xấu đi vì toan hô hấp (pH <7,25) mặc dù đã thở oxy và thông khí không xâm lấn.
 Cần cho thở máy xâm lấn.
 Huyết động không ổn định, nhu cầu đối với thuốc vận mạch.
* Cần xem xét các nguồn lực tại chỗ.
Thở máy không xâm lấn
• Việc sử dụng thông khí không xâm lấn (NIV) được ưa thích hơn thông khí xâm nhập
(đặt nội khí quản và thông khí áp lực dương) xem như phương thức đầu tiên thông khí
để điều trị suy hô hấp cấp tính ở bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát của COPD.
• Các chỉ dẫn cho NIV được tóm tắt trong Bảng 5.5.
Bảng 5.5. Chỉ định thở máy không xâm lấn (NIV)
Ít nhất có một trong các điểm sau:
 Toan hô hấp (PaCO2> 6,0 kPa hoặc 45 mmHg và pH máu động mạch <7,35).
 Khó thở nghiêm trọng với các dấu hiệu lâm sàng của mệt mỏi cơ hô hấp, tăng công hô hấp hoặc
cả hai, hoặc sử dụng các cơ hô hấp phụ, chuyển động nghịch thường của bụng, hoặc rút lại các khoang
liên sườn.
 Giảm oxy máu dai dẳng mặc dù điều trị oxy bổ sung.
33
Bảng 5.6. Chỉ định thông khí cơ học xâm nhập
 Không thể chống chịu NIV hay thật bại với NIV
 Biểu hiện tình trạng ngừng hô hấp hay tim ngừng đập
 Giảm dần nhận thức, cơn kích động thần kinh không kiểm soát được hiệu quả bằng thuốc an thần.
 Phải hút dịch nhiều hoặc ói mửa liên tục.
 Không có khả năng tống xuất các chất tiết đường hô hấp
 Bất ổn huyết động nặng mà không đáp ứng với các dịch truyền và thuốc vận mạch.
 Rối loạn nhịp thất hoặc trên thất.
 Giảm oxy máu đe dọa đến tính mạng ở những bệnh nhân không chịu được NIV.
Thông khí cơ học xâm nhập. Các chỉ định thông khí cơ học xâm nhập cho đợt kịch
phát được trình bày ở Bảng 5.6, và bao gồm thất bại với thử nghiệm ban đầu với NIV.109
Dự phòng các đợt kịch phát.
XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI
Theo dõi sớm ngay sau khi xuất viện (trong vòng một tháng) khi có thể và giúp nhập
viện trở lại vì đợt kịch phát ít hơn. Các yêu cầu và nguyên tắc khi theo dõi sau khi xuất
viện được tóm tắt tại Bảng 5.7.
Bảng 5.7. Tiêu chuẩn xuất viện và khuyến cáo theo dõi
 Xem xét lại toàn bộ các dữ liệu lâm sàng và xét nghiệm.
 Kiểm tra kiến thức và điều trị duy trì.
 Đánh giá lại kỹ thuật hít thuốc.
 Đảm bảo nắm được việc ngưng các thuốc dùng cấp thời (steroid và/hoặc kháng sinh).
 Đánh giá sự cần thiết để tiếp tục oxy liệu pháp.
 Cung cấp kế hoạch kiểm soát các bệnh đi kèm và theo dõi sau xuất viện.
 Đảm bảo sắp xếp theo dõi: theo dõi sớm < 4 tuần và trễ < 12 tuần theo chỉ định.
 Tất cả bất thường về lâm sàng và xét nghiệm đã được xác định.
1 - 4 tuần theo dõi
 Đánh giá khả năng thích ứng trong môi trường thông thường của bệnh nhân
 Xem xét và nắm bắt chế độ điều trị
 Đánh giá lại kỹ thuật hít thuốc.
 Đánh giá lại việc cho thở oxy dài hạn.
 Ghi nhận khả năng việc tập thể dục và các hoạt động sống hàng ngày
 Ghi nhận các triệu trứng: CAT hay mMRC
 Xác định tình trạng các bệnh kèm theo
12 - 16 tuần theo dõi
 Đánh giá khả năng thích ứng trong môi trường thông thường của bệnh nhân
 Xem xét và nắm bắt chế độ điều trị
 Thẩm định lại kỹ thuật đặt ống thở.
 Thẩm định lại việc cho thở oxy lâu dài
 Chú thích các khả năng xảy ra đối với việc tập thể dục và các hoạt động sống hàng ngày
 Đo phế dung: FEV1
 Chú giải các triệu trứng: CAT hay mMRC
 Xác định tình trạng các bệnh kèm theo
34
Cần bắt đầu các biện pháp dự phòng cho những đợt kịch phát sắp đến sau những đợt
kịch phát cấp tính (Bảng 5.8).
Bảng 5.8. Những can thiệp làm giảm tần suất đợt kịch phát COPD
Nhóm can thiệp Can thiệp
Thuốc giãn phế quản LABAS
LAMAs
LABA + LAMA
Các phác đồ có dùng Corticosteroid LABA + ICS
LABA + LAMA + ICS
Kháng viêm (không có steroid) Roflumilast
Kháng khuẩn Vắc-xin
Dùng macrolide dài ngày
Các thuốc điều hòa dịch nhày N-acetylcysteine
Carbocysteine
Các biện pháp khác Ngừng hút thuốc
Phục hồi chức năng
Giảm dung tích phổi
35
COPD VÀ CÁC BỆNH KÈM THEO
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:
• COPD thường cùng tồn tại với các bệnh khác (bệnh đi kèm) có thể gây ảnh hưởng
đáng kể đến diễn biến của bệnh.
• Thông thường, sự hiện diện của các bệnh đi kèm không nên thay đổi cách điều trị
COPD và các bệnh đi kèm nên được điều trị theo chuẩn thông thường bất kể sự hiện
diện của COPD.
• Ung thư phổi thường thấy ở bệnh nhân COPD và là một nguyên nhân chính gây tử
vong.
• Bệnh tim mạch là bệnh đi kèm phổ biến và quan trọng trong COPD
• Các bệnh đi kèm quan trọng trong COPD thường gặp sau đó là loãng xương, trầm
cảm/lo âu, và ngưng tắc nghẽn thở khi ngủ và làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức
khỏe và tiên lượng bệnh.
• Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) làm tăng nguy cơ đợt kịch phát và tình trạng
sức khỏe kém đi.
• Khi COPD là một phần của một kế hoạch chăm sóc đa bệnh, cần chú ý đảm bảo
điều trị đơn giản và giảm thiểu dùng nhiều loại thuốc cùng lúc.
Copd 2017 so tay huong dan
Copd 2017 so tay huong dan
Copd 2017 so tay huong dan
Copd 2017 so tay huong dan
Copd 2017 so tay huong dan
Copd 2017 so tay huong dan

More Related Content

What's hot

HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANHUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANSoM
 
2 so nhau thuong(phung)
2  so nhau thuong(phung)2  so nhau thuong(phung)
2 so nhau thuong(phung)Linh Pham
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPSoM
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnBs. Nhữ Thu Hà
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOASoM
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucBác sĩ nhà quê
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGSoM
 
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰCPHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰCSoM
 
Thủng loét dạ dày - tá tràng
Thủng loét dạ dày - tá tràngThủng loét dạ dày - tá tràng
Thủng loét dạ dày - tá tràngCuong Nguyen
 
Cập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BCập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BSauDaiHocYHGD
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCHX QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCHSoM
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuBác sĩ nhà quê
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨSoM
 
tăng sản tiền liệt tuyến lành tính
tăng sản tiền liệt tuyến lành tínhtăng sản tiền liệt tuyến lành tính
tăng sản tiền liệt tuyến lành tínhCô Độc
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGSoM
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬT
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬTCẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬT
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬTSoM
 

What's hot (20)

HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANHUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
HUMAN CHORIONIC GONADOTROPIN: ĐỘNG HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
 
2 so nhau thuong(phung)
2  so nhau thuong(phung)2  so nhau thuong(phung)
2 so nhau thuong(phung)
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thận
 
ho ra mau chan doan nguyen nhan va dieu tri
ho ra mau chan doan nguyen nhan va dieu triho ra mau chan doan nguyen nhan va dieu tri
ho ra mau chan doan nguyen nhan va dieu tri
 
KHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOAKHÁM PHỤ KHOA
KHÁM PHỤ KHOA
 
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang ngucCac dau hieu va hinh anh x quang nguc
Cac dau hieu va hinh anh x quang nguc
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰCPHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH X QUANG LỒNG NGỰC
 
Thủng loét dạ dày - tá tràng
Thủng loét dạ dày - tá tràngThủng loét dạ dày - tá tràng
Thủng loét dạ dày - tá tràng
 
Cập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan BCập nhật điều trị viêm gan B
Cập nhật điều trị viêm gan B
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCHX QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
X QUANG NGỰC THẲNG TRONG BỆNH LÝ TIM MẠCH
 
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệuGuidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Guidelines điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ
 
tăng sản tiền liệt tuyến lành tính
tăng sản tiền liệt tuyến lành tínhtăng sản tiền liệt tuyến lành tính
tăng sản tiền liệt tuyến lành tính
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNGTIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN BÁNG BỤNG
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬT
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬTCẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬT
CẬN LÂM SÀNG TRONG BỆNH LÝ GAN MẬT
 

Similar to Copd 2017 so tay huong dan

GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfSoM
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanSoM
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPDCHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPDnguyenngat88
 
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhNghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPDCẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPDSoM
 
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016Lệnh Hồ Xung
 
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương SoM
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--lephunguyenthao
 
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienCOPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienSoM
 
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhNghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfCác chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfleonidas2507
 

Similar to Copd 2017 so tay huong dan (20)

GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdfGOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
GOLD POCKET GUIDE IN VIETNAMESE_ 2022_GOLD WEBSITE.pdf
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
Cập nhật chẩn đoán và điều trị COPD theo GOLD 2017
 
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPDCHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
CHẨN ĐOÁN VÀ KIỂM SOÁT ĐỢT CẤP COPD
 
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhNghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu hoi chung chuyen hoa o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
 
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfFILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
FILE_20211016_090025_Cap nhat COPD GOLD 2020 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPDCẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ COPD
 
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016
Cap nhat-copd-2017 bai-in-16.11.2016
 
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương
Tiếp cận điều trị copd theo bản chất bệnh học hướng tới quản lý tại địa phương
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Copd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moiCopd 2 12-06.moi
Copd 2 12-06.moi
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân giải cao ở bệnh nhân bệnh phổ...
 
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞ
ĐIỀU TRỊ COPD Ở BỆNH NHÂN TIM MẠCH TẠI TUYẾN CƠ SỞ
 
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--COPD - Gold 2020  tran van-ngoc-gold-2020--
COPD - Gold 2020 tran van-ngoc-gold-2020--
 
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hienCOPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
COPD VÀ BỆNH TIM MẠCH dr nguyen thanh hien
 
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinhNghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
Nghien cuu mot so benh ly tim mach o benh nhan benh phoi tac nghen man tinh
 
Cá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copdCá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copd
 
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdfCác chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
Các chiến lược phân loại và điều trị viêm phổi cộng đồng 2020.pdf
 
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đTác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
Tác dụng cắt cơn co thắt phế quản của Adrenalin truyền tĩnh mạch, 9đ
 

Recently uploaded

Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 

Copd 2017 so tay huong dan

  • 1. 1 Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh Phổi Tắc nghẽn Mãn tính SỔ TAY HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Hướng dẫn cho Cán bộ Y tế BÁO CÁO 2017 (Người dịch: GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ)
  • 2. 1 SÁNG KIẾN TOÀN CẦU VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH SỔ TAY BỎ TÚI HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) Hướng dẫn cho Cán bộ Y tế Phiên bản 2017 ® 2017 Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh Phổi Tắc nghẽn Mãn tính
  • 3. 2 BAN GIÁM ĐỐC GOLD (2016) Alvar Agusti, MD, Chủ tịch Hospital Clínic, Universitat de Barcelona, Ciberes Barcelona, Spain Marc Decramer, MD, Chair (to 05/16) University of Leuven Leuven, Belgium Bartolome R. Celli, MD Brigham and Women’s Hospital Boston, Massachusetts, USA Rongchang Chen, MD Guangzhou Institute of Respiratory Disease Guangzhou, PRC Gerard Criner, MD Temple University School of Medicine Philadelphia, Pennsylvania, USA Peter Frith, MD Repatriation General Hospital, Adelaide South Australia, Australia David Halpin, MD Royal Devon and Exeter Hospital Devon, UK M. Victorina López Varela, MD Universidad de la República Montevideo, Uruguay Masaharu Nishimura, MD Hokkaido University School of Medicine Sapporo, Japan Roberto Rodriguez-Roisin, MD Hospital Clínic, Universitat de Barcelona Barcelona, Spain Claus Vogelmeier, MD University of Gießen and Marburg Marburg, Germany GIÁM ĐỐC CHƯƠNG TRÌNH GOLD Rebecca Decker, MSJ Fontana, Wisconsin, USA Suzanne S. Hurd, PhD (until 12/2015) Vancouver, Washington, USA TRỢ LÝ BIÊN TẬP Ruth Hadfield, PhD Sydney, Australia LÃNH ĐẠO QUỐC GIA CỦA GOLD Ban Giám đốc GOLD rất biết ơn Lãnh đạo các Quốc gia về GOLD đã tham gia vào thảo luận cho quan điểm trình bày trong báo cáo GOLD MỜI ĐÓNG GÓP Prof. Richard Beasley, NZ; Peter M A Calverley, MD, UK; Ciro Casanova, MD, Spain; James Donohue, MD, USA; MeiLan Han, MD, USA; Nicola Hanania, MBBS, USA; Maria Montes de Oca, MD,Venezuela; Takahide Nagase, MD, Japan; Alberto Papi, MD, Italy; Ian Pavord, MD, UK; David Price, FRCGP, UK. BAN KHOA HỌC GOLD(2016) Claus Vogelmeier, MD, Chủ tịch University of Marburg Marburg, Germany Alvar Agusti, MD Hospital Clínic, Universitat de Barcelona, Ciberes, Barcelona, Spain Antonio Anzueto, MD University of Texas Health Science Center San Antonio, Texas, USA Peter Barnes, MD National Heart and Lung Institute London, United Kingdom Jean Bourbeau, MD McGill University Health Centre Montreal, Canada Gerard Criner, MD Temple University School of Medicine Philadelphia, Pennsylvania, USA Leonardo M. Fabbri, MD University of Modena & Reggio Emilia Modena, Italy Fernando Martinez, MD University of Michigan School of Medicine Ann Arbor, Michigan, USA Nicolas Roche, MD Hôpital Cochin Paris, France Roberto Rodriguez-Roisin, MD Thorax Institute, Hospital Clinic Universitat de Barcelona Barcelona, Spain Donald Sin, MD St. Paul’s Hospital Vancouver, Canada Dave Singh, MD University of Manchester Manchester, UK Robert Stockley, MD University Hospital Birmingham, UK Jørgen Vestbo, MD University of Manchester Manchester, England, UK Jadwiga A. Wedzicha, MD University College London London, UK
  • 4. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC……………………........................................... IV CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG COPD ………………....... 4 MỞ ĐẦU………………. ................................................. 4 ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN…………………… ................................. 4 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ................................. 4 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH LÀ GÌ (COPD)? ………………………………................................................. 5 NGUYÊN NHÂN COPD? ............................................ 5 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ……….. ............. 7 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:.................................. 7 CHẨN ĐOÁN ….......................................................... 7 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT………. ................................. 8 ĐÁNH GIÁ………… ..................................................... 8 Phân loại độ nặng của giới hạn dòng khí tắc nghẽn……………... ................................................... 9 Đánh giá triệu chứng…………… ............................. 9 Đánh giá phối hợp COPD…………………….......... 10 BẰNG CHỨNG CHO VIỆC DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ…......................................12 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 12 NGƯNG THUỐC LÁ………… ..................................... 13 CHỦNG NGỪA…….. ................................................ 13 Chủng ngừa cúm………. ........................................ 13 Chủng ngừa phế cầu…………. ............................... 13 ĐIỀU TRỊ THUỐC CHO COPD ỔN ĐỊNH ................................................................................ 14 Gĩan phế quản………... .......................................... 14 Beta2 giao cảm……… ............................................ 14 Thuốc kháng muscarinic….. .................................. 14 Methylxanthines…………........................................ 15 Thuốc giãn phế quản phối hợp……………… ......... 15 Thuốc chống viêm…………….….. .......................... 17 Corticosteroid hít (ICS) ......................................... 17 Vấn đề liên quan đến dụng cụ hít………. ............... 19 Thuốc điều trị khác………………………. ............... 19 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, GIÁO DỤC VÀ TỰ QUẢN LÝ BỆNH……………………….............................................. 20 Phục hồi chức năng hô hấp……. ........................... 20 ĐIỀU TRỊ NÂNG ĐỠ, GIẢM NHẸ, CUỐI ĐỜI VÀ HẤP HỐI…………………….. ................................................. 20 Kiểm soát triệu chứng và điều trị giảm nhẹ.. ......... 20 ĐIỀU TRỊ KHÁC………………. ...................................... 21 Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ………………..... 21 ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH….. ...................... 23 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 23 NHẬN DIỆN VÀ GIẢM PHƠI NHIỄM VỚI YẾU TỐ NGUY CƠ……........................................................... 23 ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH …………….......................... 24 ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC……………. .................. 24 Lược đồ điều trị bằng thuốc ………………….......... 26 KIỂM SOÁT VÀ THEO DÕI……………… ...................... 28 ĐIỀU TRỊ ĐỢT KỊCH PHÁT ……................... 29 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ............................... 29 CHỌN LỰA ĐIỀU TRỊ………. ..................................... 30 Thiết lập điều trị………... ....................................... 30 Điều trị bằng thuốc………………. .......................... 32 Hỗ trợ hô hấp……………... .................................... 32 XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI…………………………… ......... 33 COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC……………………… .............................. 35 NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: ...............................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………. …........................ 36
  • 5. 4 CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH MỞ ĐẦU Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tiêu biểu cho một thách thức quan trọng của sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân chính của bệnh mãn tính mắc phải và tỉ lệ tử vong quan trọng trên toàn thế giới. Hiện nay COPD là nguyên nhân thứ tư dẫn đến tử vong trên thế giới1 nhưng được dự đoán là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tử vong vào năm 2020. Hơn 3 triệu người chết do COPD trong năm 2012 được báo cáo và chiếm 6% trong tử vong toàn bộ. Nhìn tổng thể, gánh nặng COPD được dự đoán tăng lên vào các thập kỷ tới bởi vì tình trạng phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của COPD vần tiếp diễn và sự già hóa dân số.2 Sổ tay hướng dẫn đã được phát triển từ Chiến lược Toàn cầu về Chẩn đoán, Điều trị và Dự phòng COPD (Báo cáo 2017), nhằm mục đích cung cấp một sự đánh giá khách quan về những chứng cứ hiện hành trong đánh giá, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân COPD và có thể giúp cho các nhà lâm sàng. Những thảo luận về COPD và điều trị COPD, các cấp độ bằng chứng và các trích dẫn chuyên biệt từ nguồn tài liệu khoa học trong tài liệu gốc có sẵn tại địa chỉ www.goldcopd.org. Các bảng biểu và hình ảnh trong Sổ tay Hướng dẫn dựa theo sự đánh số trong Báo cáo Chiến lược Toàn cầu 2017 để cho sự nhất quán trong tham chiếu. ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:  Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí, do các bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang, thường do bởi sự phơi nhiễm đáng kể với các phần tử hay các loại khí độc hại.  Các triệu chứng hô hấp thường gặp nhất gồm khó thở, ho và/hoặc khạc đờm. Những triệu chứng này có thể được báo cáo bởi người bệnh.  Yếu tố nguy cơ chính cho COPD là hút thuốc lá nhưng các yếu tố môi trường bên ngoài khác như phơi nhiễm với chất đốt sinh khối và ô nhiễm không khí có lẽ cũng góp phần vào điều này. Ngoài việc phơi nhiễm, còn có yếu tố tiên định cá thể cho sự hình thành COPD. Những yếu tố này bao gồm các bất thường về gen, sự phát triển bất thường của phổi và lão hóa nhanh.  COPD có thể bị gián đoạn bởi các giai đoạn cấp tính trở nặng của các triệu chứng hô hấp, được gọi là đợt kịch phát.  Trong đa phần các bệnh nhân, COPD kết hợp đáng kể với các bệnh mãn tính đồng mắc, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
  • 6. 5 BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD) LÀ GÌ? Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi sự tồn tại dai dẳng của các triệu chứng hô hấp và giới hạn dòng khí, do các bất thường của đường dẫn khí và/hoặc ở phế nang; bệnh thường do bởi sự phơi nhiễm đáng kể với các phần tử hay các loại khí độc hại. Giới hạn dòng khí mãn tính là đặc trưng của COPD do bởi sự hòa lẫn của nhiều bệnh lý đường dẫn khí nhỏ (ví dụ như viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và phá hủy nhu mô phổi (khí phế thủng), sự đóng góp của các cấu thành liên quan này thay đổi theo mỗi người một khác (Hình 1.1). Hình 1.1. Bệnh nguyên, bệnh sinh và giải phẫu bệnh học của COPD đưa đến giới hạn dòng khí và các biểu hiện lâm sàng. NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA COPD? Trên toàn cầu, yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của COPD là hút thuốc lá. Các dạng hút thuốc khác (ví dụ: hút tẩu, xì gà, ống tẩu có nước) và cần sa cũng là các yếu tố nguy cơ cho COPD. Ô nhiễm không khí bên ngoài, nghề nghiệp và trong nhà do đốt các nguyên liệu sinh khối là những yếu tố nguy cơ khác của COPD. Bệnh nguyên Hút thuốc và các chất gây ô nhiễm Yếu tố chủ thể Bệnh sinh  Rối loạn trong sự phát triển phổi  Sụt giảm chức năng hô hấp nhanh  Tổn thương phổi  Phổi và viêm hệ thống Bệnh lý  Rối loạn hoặc bất thường của đường dẫn khí nhỏ  Khí phế thủng  Các tác động toàn thân Giới hạn dòng khí  Giới hạn dòng khí trường diễn Biểu hiện lâm sàng  Các triệu chứng  Đợt kịch phát  Bệnh đồng mắc
  • 7. 6 Những người không hút thuốc cũng bị COPD. COPD là kết quả tác động phức tạp qua lại của tình trạng phơi nhiễm tích lũy dài hạn do các loại khí và các phần tử độc hại và kết hợp với các yếu tố chủ thể đa dạng như di truyền, tăng phản ứng tính phế quản và sự phát triển của phổi kém thời ấu thơ. 3-5 Thông thường, tần suất của COPD có liên quan trực tiếp đến tần suất hút thuốc lá; dù rằng ở nhiều nước ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm nghề nghiệp và nơi ở (do đốt củi và các nguyên liệu sinh khối khác) là các yếu tố nguy cơ chính yếu của COPD.6,7 Nguy cơ bị COPD liên quan đến các yếu tố sau:  Hút thuốc lá - gồm thuốc điếu, thuốc tẩu, xì gà, ống tẩu có nước (hay điếu cày) và các loại hút thuốc phổ biến khác ở nhiều nước, cũng như môi trường có khói thuốc (ETS).  Ô nhiễm nơi ở - từ nhiên liệu sinh khối được sử dụng để nấu nướng và sưởi ấm trong nhà không thông thoáng; đây là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đặc biệt đến người phụ nữ ở các nước đang phát triển.  Phơi nhiễm nghề nghiệp - bao gồm các bụi hữu cơ và vô cơ, các tác nhân hóa học và các hơi khói, là các yếu tố chưa được đánh giá đúng mức trong COPD.6,8  Không khí ô nhiễm bên ngoài - cũng góp phần vào gánh nặng các bệnh phổi do hít phải các phần tử; dù rằng dường như nó có tác động khá nhỏ trong nguyên nhân gây ra COPD.  Yếu tố di truyền - như là thiếu hụt di truyền nặng của alpha-1 antitrypsin (AATD).9  Tuổi và giới tính - tuổi cao và giới nữ tăng nguy cơ COPD.  Sự tăng trưởng và phát triển của phổi - bất kỳ yếu tố nào mà ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi trong suốt thời kỳ thai nghén và thời thơ ấu (cân nặng thấp lúc mới sinh, nhiễm trùng hô hấp,…) có khả năng làm tăng nguy cá thể cho sự hình thành COPD.  Tình trạng kinh tế xã hội - có bằng chứng chắc chắn rằng nguy cơ bị COPD thì có liên quan nghịch chiều với tình trạng kinh tế xã hội.10 Tuy nhiên, điều này không rõ ràng, vì chưa phản ánh do bởi phơi nhiễm với tình trạng ô nhiễm nơi ở và môi trường bên ngoài, hay là do sống đông đúc, thiếu dinh dưỡng, nhiễm trùng, hoặc các yếu tố khác liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội thấp.  Hen phế quản và tăng phản ứng đường dẫn khí – hen phế quản có thể là một yếu tố nguy cơ cho sự hình thành giới hạn dòng khí và COPD.  Viêm phế quản mãn - có thể làm gia tăng tần số và những đợt kịch phát nặng.  Các bệnh nhiễm trùng - bệnh sử có nhiễm trùng hô hấp thời thơ ấu đã phải đi cùng với giảm chức năng hô hấp và tăng các triệu chứng hô hấp ở tuổi trưởng thành.11
  • 8. 7 CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ COPD KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:  COPD nên được cân nhắc đến ở bất kỳ bệnh nhân nào có khó thở, ho mãn tính hoặc khạc đàm, và/hoặc bệnh sử có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh.  Cần phải có phế dung ký để đưa ra chẩn đoán; sự hiện diện của FEV1/FVC < 0.70 sau dùng thuốc giãn phế quản khẳng định có sự hiện diện của giới hạn dòng khí trường diễn.  Mục đích đánh giá COPD là nhằm xác định mức độ nặng của bệnh, bao gồm mức độ nặng của giới hạn dòng khí, tác động của bệnh lên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và nguy cơ của các biến cố có thể xảy ra trong tương lai (như cơn kịch phát, nhập viện, hoặc tử vong) để hướng dẫn điều trị.  Các bệnh mãn tính thường đi kèm ở bệnh nhân COPD gồm bệnh tim mạch, rối loạn chức năng hệ cơ xương, hội chứng chuyển hóa, loãng xương, trầm cảm, lo lắng và ung thư phổi. Những bệnh đồng mắc này nên được tích cực phát hiện và điều trị thích hợp khi hiện diện vì chúng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và việc nhập viện một cách độc lập. CHẨN ĐOÁN COPD nên được cân nhắc đến ở bất kỳ bệnh nhân nào có khó thở, ho mãn tính hoặc khạc đàm, và/hoặc bệnh sử có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh này. Một bệnh sử chi tiết của một bệnh nhân mới được biết, hoặc nghi ngờ bị COPD là rất cần thiết. Phế dung ký cần phải được thực hiện để chẩn đoán trong tình huống lâm sàng này12 ; sự hiện diện của FEV1/FVC < 0.70 sau dùng thuốc giãn phế quản khẳng định sự có của giới hạn dòng khí trường diễn và là COPD ở những bệnh nhân với các triệu chứng tương ứng và có sự phơi nhiễm đáng kể với các tác nhân kích thích độc hại. Phế dung ký là phương pháp thăm dò cho kết quả tốt và khách quan nhất của sự giới hạn dòng khí. Đây là một thăm dò không xâm lấn và khả dụng. Mặc dù có độ nhạy cao, đo lưu lượng đỉnh đơn thuần không thể được sử dụng như một thăm dò đơn độc vì độ chuyên biệt kém.13 Bảng 2.1. Những chỉ điểm chính để xem xét chẩn đoán COPD Được xem như COPD và thực hiện phế dung ký, nếu bất kỳ những chỉ điểm này hiện diện ở người trên 40 tuổi. Những chỉ điểm này tự thân không phải là chẩn đoán, nhưng sự hiện diện của nhiều dấu chỉ điểm chính làm tăng khả năng chẩn đoán COPD. Phế dung ký cần phải có để chẩn đoán COPD. Khó thở: Tăng dần theo thời gian. Đặc trưng xấu hơn khi vận động. Trường diễn. Ho mãn tính: Có thể từng đợt và có thể không có đàm. Thở khò khè tái diễn. Khạc đàm mãn tính: Bất kỳ kiểu khạc đàm mãn tính nào cũng có thể là chỉ điểm COPD. Nhiễm trùng hô hấp dưới tái diễn Tiểu sử các yếu tố nguy cơ: Yếu tố chủ thể (như yếu tố di truyền, các bất thường bẩm sinh/sự phát triển,…). Hút thuốc lá (cả những dạng hút phổ biến ở địa phương). Khói bếp và sưởi ấm từ nhiên liệu. Bụi, hơi nước, khói, khí và các chất hóa học khác nơi làm việc. Tiểu sử gia đình bị COPD và/hoặc các yếu tố thời ấu thơ: Như là cân nặng thấp khi sinh, nhiễm trùng hô hấp thời thơ ấu,…
  • 9. 8 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Một chẩn đoán phân biệt chủ yếu là bệnh hen. Ở một số bệnh nhân mắc bệnh hen mãn tính, sự phân biệt rõ ràng với COPD là không thể bằng chẩn đoán hình ảnh hiện tại và các kỹ thuật thăm dò chức năng. Ở các bệnh nhân này, điều trị hiện nay là tương tự như bệnh hen. Các chẩn doán có khả năng khác là thường dễ dàng phân biệt với COPD (Bảng 2.7). Bảng 2.7. Chẩn đoán phân biệt cho COPD Chẩn đoán Những điểm gợi ý COPD Khởi phát ở tuổi trung niên. Các triệu chứng tiến triển từ từ. Tiều căn hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với các loại khói khác. Hen phế quản Khởi phát sớm trong đời (thường ở tuổi ấu thơ). Triệu chứng thay đổi rõ nét từ ngày này sang ngày khác. Triệu chứng xấu hơn vào đêm/sáng sớm. Dị ứng, viêm mũi, và/hoặc chàm cùng hiện diện. Tiều sử gia đình bị hen. Béo phì cùng tồn tại. Suy tim sung huyết X quang ngực cho thấy buồng tim bị giãn nở, phù phổi. Thăm dò chức năng hô hấp cho thấy có giới hạn thể tích, không có giới hạn dòng khí. Giãn phế quản Đàm mủ số lượng nhiều. Thường đi kèm với nhiễm khuẩn X quang ngực/CT cho thấy có giãn phế quản, dày thành phế quản. Lao phổi Khởi phát ở mọi lứa tuổi. X quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm phổi. Xác định bằng xét nghiệm vi trùng học. Tần suất lao cao tại địa phương. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn Khởi phát ở tuổi trẻ hơn, không hút thuốc lá. Có thể có tiền căn thấp khớp hoặc phơi nhiễm cấp tính với khói. Gặp phải sau khi ghép phổi hoặc ghép tủy. Chụp CT lúc thở ra cho thấy vùng giảm mật độ. Viêm toàn bộ tiểu phế quản lan tỏa Chủ yếu ở các bệnh nhân có nguồn gốc Châu Á. Đa phần là nam giới và không hút thuốc. Hầu như tất cả đều bị viêm xoang mãn tính. X quang ngực và CT scan với độ phân giải cao cho thấy có những nốt cản quang nhỏ trung tâm tiểu thùy lan tỏa và ứ khí phổi. Các đặc điểm này có khuynh hướng đặc trưng cho từng bệnh nhưng không bắt buộc. Ví dụ, một người chưa bao giờ hút thuốc lá có thể bị COPD (đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi mà các yếu tố nguy cơ khác có thể quan trọng hơn hút thuốc lá); hen phế quản có xảy ra ở người trưởng thành và ở bệnh nhân lớn tuổi. Tầm soát thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AATD). Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tất cả bệnh nhân được chẩn đoán COPD nên được kiểm tra một lần, đặc biệt ở vùng có tần suất AATD cao.14 Nồng độ thấp (<20% bình thường) rất gợi ý cho khiếm khuyết đồng hợp tử. Các thành viên trong gia đình cũng nên được kiểm tra.
  • 10. 9 ĐÁNH GIÁ Các mục tiêu đánh giá COPD là để xác định mức độ nặng của giới hạn dòng khí, sự tác động lên tình trạng sức khỏe bệnh nhân và nguy cơ các biến cố trong tương lai (như đợt kịch phát, nhập viện hoặc tử vong), để giúp hướng dẫn điều trị. Để đạt được những mục tiêu này, đánh giá COPD phải xem xét các khía cạnh sau của bệnh một cách riêng biệt:  Có sự hiện diện và mức độ nặng của bất thường trên phế dung ký.  Tình trạng hiên tại và cường độ các triệu chứng của bệnh nhân.  Tiền căn đợt kịch phát và nguy cơ trong tương lai.  Sự hiện diện của các bệnh đồng mắc. Phân loại mức độ nặng của tắc nghẽn dòng khí Phân loại mức độ nặng của giới hạn dòng khí trong COPD được trình bày tại Bảng 2.4. Các điểm cắt của phế dung ký được dùng nhằm mục đích đơn giản hóa. Phế dung ký nên được thực hiện sau khi dùng một liều thích hợp, với ít nhất một loại thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn để giảm thiểu sự biến đổi. Bảng 2.4. Phân loại mức độ nặng của giới hạn dòng khí trong COPD (dựa trên FEV1 sau dùng thuốc giãn phế quản) Ở những bệnh nhân có FEV1/FVC < 0.70: GOLD 1: Nhẹ FEV1 ≥ 80% dự đoán GOLD 2: Trung bình 50% ≤ FEV1 < 80% dự đoán GOLD 3: Nặng 30% ≤ FEV1 < 50% dự đoán GOLD 4: Rất nặng FEV1 < 30% dự đoán Nên nhớ rằng chỉ có sự tương quan kém giữa FEV1, các triệu chứng và sự suy giảm tình trạng sức khỏe bệnh nhân.15,16 Vì lý do này, đánh gía triệu chứng một cách chính thống cũng phải được thực hiện. Đánh gía các triệu chứng Trước đây, COPD được xem như một bệnh phổ biến đặc trưng bởi khó thở. Một công cụ đo lường đơn giản về khó thở như Bảng câu hỏi được cải biên của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh (mMRC) (Bảng 2.5) được xem như đã đủ, do bởi mMRC cũng liên quan đến các công cụ đo khác về tình trạng sức khỏe và dự đoán tương lai về nguy cơ tử vong.18,19 Bảng 2.5. Thang điểm khó thở cải biên MRCa HÃY ĐÁNH DẤU Ô PHÙ HỢP VỚI BẠN (CHỈ CHỌN 1 Ô) (Độ 0-4) mMRC Độ 0. Tôi chỉ khó thở khi gắng sức  mMRC Độ 1. Tôi bị khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc thấp  mMRC Độ 2. Tôi đi chậm hơn so với người cùng tuổi vì bị khó thở, hoặc tôi phải dừng lại để thở khi đi với tốc độ của mình trên đường phẳng.  mMRC Độ 3. Tôi phải dừng lại để thở sau khi đi bộ khoảng 100m hoặc sau vài phút trên đường phẳng.  mMRC Độ 4. Tôi bị khó thở ngay khi ra khỏi nhà hay khi thay quần áo.  a Fletcher CM, BJM 1960; 2: 1662.
  • 11. 10 Hình 2.3. Đánh giá CAT Trong mỗi phần dưới, hãy đặt 1 dấu (x) vào ô cho mô tả đúng nhất về bạn hiện nay. Hãy chắc chắn chỉ có 1 trả lời cho mỗi câu hỏi. Ví dụ: Tôi rất hạnh phúc  Tôi rất buồn ĐIỂM Tôi hoàn toàn không ho  Tôi ho thường xuyên  Tôi không có chút đàm (nhầy) nào trong lồng ngực  Trong lồng ngực tôi đầy đàm (nhầy)  Tôi không có cảm giác nặng ngực  Tôi có cảm giác rất nặng ngực  Tôi không bị khó thở khi lên dốc hoặc lên một tầng lầu  Tôi rất khó thở khi lên dốc hoặc lên một tầng lầu  Tôi không bị hạn chế trong các hoạt động ở nhà  Tôi rất bị hạn chế trong các hoạt động ở nhà  Tôi yên tâm ra khỏi nhà dù tình trạng phổi của tôi  Tôi không yên tâm chút nào khi ra khỏi nhà vì tình trạng phổi của tôi  Tôi ngủ ngon giấc  Tôi không ngủ ngon giấc vì tình trạng phổi của tôi  Tôi cảm thấy rất khỏe  Tôi không còn chút sức lực nào  Tham khảo: Jones et al. ERJ 2009; 34 (3); 648-54 TỔNG ĐIỂM  Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy rằng COPD tác động lên bệnh nhân vượt ra ngoài cả dấu hiệu khó thở.20 Vì lý do này, việc đánh giá toàn diện các triệu chứng được khuyến cáo bằng cách sử dụng các đo lường như Công cụ Đánh giá COPD (CATTM )1 (Hình 2.3) và Bảng câu hỏi Kiểm soát COPD (CCQ© ) đã được xây dựng và phù hợp. Đánh giá COPD phối hợp có hiệu chỉnh Phải hiểu biết về tác động của COPD trên từng cá thể bệnh nhân kết hợp với đánh giá triệu chứng kèm phân loại phế dung ký của bệnh nhân và/hoặc nguy cơ những đợt kịch phát. Đánh gía “ABCD” theo cập nhật GOLD 2011 là một bước tiến quan trọng từ hệ thống phân độ phế dung ký của phiên bản GOLD trước đó đã không lồng ghép kết quả báo cáo bởi bệnh nhân và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dự phòng đợt kịch phát trong điều trị COPD. Tuy nhiên, đã có một số hạn chế quan trọng. Trước tiên, công cụ đánh giá ABCD cho thấy không tốt hơn phân độ phế dung ký cho tiên lượng tử vong hoặc một số chỉ số kết quả sức khỏe quan trọng trong COPD.21-23 Hơn nữa, kết qủa đầu ra của nhóm “D” đã bị thay đổi bởi hai thông số: chức năng hô hấp và/hoặc tiền căn đợt kịch phát, điều này gây ra sự lẫn lộn.16 Để giải quyết điều này và các quan ngại khác (trong khi vẫn phải duy trì tính nhất quán và đơn giản hóa cho bác sĩ lâm sàng), sự tinh chỉnh của công cụ đánh giá ABCD được đề nghị tách phân độ phế dung ký ra từ các nhóm “ABCD”. Theo một số khuyến cáo điều trị, nhóm ABCD được phân ra từ triệu chứng của bệnh nhân và tiền căn có cơn kịch phát. Phế dung ký kèm theo các triệu chứng của bệnh nhân và tiền căn đợt kịch phát vẫn là điều sống còn cho việc chẩn đoán, dự phòng và xem xét các phương pháp tiếp cận điều trị quan trọng khác. Cách tiếp cận mới để đánh giá được minh họa trên Hình 2.4. Trong khung đánh giá tinh chỉnh, người bệnh phải được đo phế dung ký để xác định mức độ nặng của giới hạn dòng khí (như là phân độ phế dung ký). Sau đó người bệnh
  • 12. 11 phải được đánh giá tình trạng khó thở bằng thang điểm mMRC hoặc các triệu chứng bằng bộ công cụ CATTM . Sau cùng, tiền căn đợt kịch phát (kể cả số lần nhập viện trước đó) phải được ghi nhận. Hình 2.4. Công cụ đánh giá ABCD được tinh chỉnh Phế dung ký xác định chẩn đoán Đánh giá giới hạn dòng khí Đánh giá các triệu chứng/nguy cơ đợt kịch phát Tiểu căn đợt kịch phát FEV1 (% dự đoán) ≥ 2 hoặc ≥ 1 phải nhập viện C D Sau dùng thuốc giãn phế quản FEV1/FVC < 0,7 GOLD 1 ≥ 80 GOLD 2 50-79 GOLD 3 30-49 A B GOLD 4 < 30 0 hoặc 1 (không phải nhập viện) mMRC 0-1 CAT < 10 mMRC ≥ 2 CAT ≥ 10 Triệu chứng Ví dụ: Khi xem xét 2 bệnh nhân: cả 2 bệnh nhân đều có FEV1 < 30% giá trị dự đoán, điểm số CAT là 18, trong đó 1 bệnh nhân không có một đợt kịch phát nào trong năm qua, bệnh nhân còn lại có ba đợt cấp trong năm. Cả hai bệnh nhân đều đã được định danh là GOLD D theo sơ đồ phân loại trước đây. Tuy nhiên, theo sơ đồ đề xuất mới, các đối tượng với 3 đợt cấp trong năm qua sẽ bị định danh là GOLD cấp độ 4, nhóm D; bệnh nhân kia không có đợt cấp sẽ phải được định danh là GOLD cấp độ 4, nhóm B. Hệ thống phân loại này có thể tạo thuận lợi cho việc xem xét phương pháp điều trị theo cá thể (phòng ngừa đợt kịch phát so với giảm triệu chứng như đã nêu trong ví dụ trên) và cũng giúp hướng dẫn cho chiến lược điều trị lên thang hay giảm thang cho một bệnh nhân đặc thù.
  • 13. 12 . BẰNG CHỨNG HỖ TRỢ CHO VIỆC DỰ PHÒNG VÀ DUY TRÌ ĐIÊU TRỊ KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:  Ngưng hút thuốc là chính yếu. Điều trị bằng thuốc và nicotine thay thế làm tăng tỷ lệ cai thuốc lá dài hạn.  Hiệu quả và an toàn của thuốc lá điện tử như một trợ giúp cai thuốc lá là điều không chắc chắn hiện nay.  Điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng COPD, giảm tần suất và mức độ nặng của đợt kịch phát và cải thiện tình trạng sức khỏe và dung nạp với vận động.  Mỗi phác đồ điều trị bằng thuốc phải được cá thể hóa và định hướng bởi mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguy cơ đợt kịch phát, các tác dụng phụ, các bệnh đồng mắc, thuốc sẵn có và chi phí, đáp ứng của người bệnh, sở thích và khả năng sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc khác nhau.  Kỹ thuật hít thuốc cần được đánh giá thường xuyên.  Tiêm phòng cúm làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới.  Chủng ngừa phế cầu khuẩn làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp dưới.  Phục hồi chức năng hô hấp cải thiện triệu chứng, chất lượng sống, và sự tham gia về thể chất và tình cảm trong các hoạt động hàng ngày.  Các bệnh nhân bị thiếu oxy mãn tính lúc nghỉ ngơi nặng, liệu pháp oxy dài hạn giúp cải thiện sự sống còn.  Các bệnh nhân COPD ổn định và lúc nghỉ ngơi hoặc lúc vận động có sự giảm độ bão hòa mức độ vừa phải, điều trị oxy dài hạn không nên được chỉ định thường quy. Tuy nhiên, các yếu tố cá thể của bệnh nhân phải được xem xét khi đánh giá nhu cầu thở oxy của người bệnh.  Ở những bệnh nhân tăng thán khí mãn tính nặng và tiền căn nhập viện do suy hô hấp cấp tính, thông khí cơ học không xâm lấn dài hạn có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa tái nhập viện.  Ở những bệnh nhân được chọn lựa bị khí phế thủng kháng trị với chăm sóc sức khỏe tối ưu, điều trị phẫu thuật hoặc can thiệp qua nội soi phế quản có thể hữu ích.  Các tiếp cận điều trị giảm nhẹ có hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng cho COPD tiến triển.
  • 14. 13 NGƯNG HÚT THUỐC LÁ Ngưng hút thuốc có khả năng lớn nhất làm ảnh hưởng đến bản chất bệnh sử của COPD. Nếu dành nguồn lực và thời gian hiệu quả để cai thuốc lá, thì tỷ lệ bỏ thuốc lá thành công về lâu dài có thể đạt được lên đến 25%.24 Một chương trình can thiệp năm bước (Bảng 3.1)25-27 cung cấp một khung chiến lược hữu ích để hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan tâm đến việc giúp đỡ bệnh nhân của họ ngừng hút thuốc.25,27,28 Bảng 3.1. Các chiến lược tóm tắt để giúp đỡ bệnh nhân sẵn sàng từ bỏ thuốc lá YÊU CẦU: Xác định một cách thường quy người sử dụng thuốc lá ở mỗi lần khám. Thiết lập một hệ thống hành chính đảm bảo, cho MỖI bệnh nhân ở MỖI lần khám bệnh, tình trạng sử dụng thuốc lá được hỏi và ghi chép. LỜI KHUYÊN: Vận động mạnh mẽ tất cả người dùng thuốc lá hãy từ bỏ. Phương thức rõ ràng, mạnh mẽ và cá nhân hóa thúc giục mỗi người hút thuốc từ bỏ. ĐÁNH GIÁ: Xác định sự sẵn sàng và lý do mong muốn của bệnh nhân để thực hiện việc từ bỏ. Hãy hỏi từng người dùng thuốc lá rằng nếu ông hoặc bà hiện sẵn sàng bỏ lúc này (ví dụ: trong vòng 30 ngày tiếp theo). HỖ TRỢ: Trợ giúp bệnh nhân từ bỏ. Giúp đỡ bệnh nhân với một kế hoạch bỏ thuốc lá; cung cấp tư vấn thực hiện; giúp bệnh nhân có được trợ cấp xã hội trong điều trị; giúp đỡ bệnh nhân được trợ cấp xã hội ngoài điều trị; khuyên dùng thuốc được phê duyệt trừ các tình huống đặc biệt; cung cấp các phương tiện bổ sung. BỐ TRÍ: Lịch trình việc liên hệ theo dõi. Lịch trình việc liên hệ theo dõi, hoặc gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại. Tư vấn: Quá trình tư vấn từ các bác sĩ điều trị và các chuyên gia sức khỏe khác làm gia tăng có ý nghĩa tỷ lệ bỏ thuốc lá tự thân từ các chiến lược ban đầu.29 Thậm chí trong gian đoạn ngắn (3 phút) tư vấn kêu gọi người hút thuốc bỏ thuốc lá giúp cải thiện tỷ lệ cai thuốc lá.29 Có một mối quan hệ giữa cường độ tư vấn và cai thành công.30 TIÊM CHỦNG Vắc-xin ngừa cúm Chủng ngừa cúm có thể giảm bệnh nặng (như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phải nhập viện)31 và tử vong ở bệnh nhân COPD.32-35 Vắc-xin ngừa phế cầu Chủng ngừa phế cầu khuẩn, PCV13 và PPSV23, được khuyên dùng cho tất cả các bệnh nhân ≥ 65 tuổi (Bảng 3.2). PPSV23 cũng được khuyên dùng cho các bệnh nhân COPD trẻ hơn có bệnh đồng mắc đáng kể như bệnh phổi tim mãn tính.36 PPSV23 đã cho thấy làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng trên bệnh nhân COPD < 65
  • 15. 14 tuổi, với FEV1 < 40% dự đoán, hoặc có các bệnh đồng mắc (đặc biệt là bệnh đồng mắc về tim).37 Bảng 3.2. Chủng ngừa cho COPD giai đoạn ổn định  Chủng ngừa cúm làm giảm bệnh nặng và tử vong ở bệnh nhân COPD (Bằng chứng loại B).  Vắc-xin polysaccharide phế cầu 23-hiệu giá (PPSV23) đã cho thấy làm giảm tỷ lệ viêm phổi mắc phải cộng đồng ở bệnh nhân COPD < 65 tuổi có FEV1 < 40% dự đoán và ở bệnh nhân có bệnh đồng mắc (Bằng chứng loại B).  Ở dân số chung người trưởng thành ≥ 65 tuổi, vắc-xin phế cầu 13-hiệu giá (PCV13) đã cho thấy hiệu quả có ý nghĩa làm giảm du khuẩn huyết và bệnh do phế cầu thể xâm nhập (Bằng chứng loại B). ĐIỀU TRỊ THUỐC TRONG COPD ỔN ĐỊNH Điều trị thuốc trong COPD làm giảm triệu chứng, giảm tần suất và mức độ nặng của đợt kịch phát và cải thiện khả năng dung nạp với vận động và tình trạng sức khỏe. Hiện nay, chưa có bằng chứng thử nghiệm lâm sàng kết luận thuốc điều trị COPD hiện có làm thay đổi sự suy giảm chức năng hô hấp về lâu dài.38-42 Phân loại các thuốc thường dùng điều trị COPD được trình bày tại Bảng 3.3. Thuốc giãn phế quản Thuốc giãn phế quản là thuốc làm tăng FEV1 và/hoặc làm thay đổi các thông số phế dung ký.  Thuốc giãn phế quản trong COPD thường được dùng trong điều trị nền thường xuyên để dự phòng hoặc giảm triệu chứng.  Độc tính có liên quan đến liều dùng (Bảng 3.3).  Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn trong điều trị nền thường xuyên thì thường không được khuyến cáo. Thuốc đồng vận-beta2  Tác động chính của đồng vận-beta2 là làm giãn cơ trơn đường dẫn khí bằng cách kích thích thụ thể beta2 giao cảm, làm tăng AMP vòng và gây ra chức năng đối kháng với co thắt phế quản.  Hiện nay có thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn hạn (SABA) và dài hạn (LABA).  Formoterol và salmeterol là LABA dùng ngày 2 lần cải thiện có ý nghĩa FEV1 và thể tích phổi, cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe, tần suất đợt kịch phát và số lần nhập viện, 43 nhưng không hiệu quả trên tử vong hoặc tần suất sụt giảm chức năng hô hấp.  Indacaterol là LABA dùng ngày 1 lần làm cải thiện khó thở,44,45 tình trạng sức khỏe45 và tần suất đợt kịch phát.45  Oladaterol và vilanterol là LABA dùng 1 lần ngày thêm vào làm cải thiện chức năng hô hấp và triệu chứng.46,47  Tác dụng phụ. Kích thích thụ thể beta2-giao cảm có thể làm nhịp nhanh xoang khi nghỉ ngơi và có khả năng làm khởi phát rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhạy cảm. Rung cơ quá mức rất khó chịu ở một số bệnh nhân lớn tuổi điều trị với liều cao đồng vận beta2, không phụ thuộc đường dùng.
  • 16. 15 Thuốc kháng phó giao cảm  Thuốc kháng phó giao cảm ngăn chặn tác dụng co thắt phế quản của acetylcholine trên thụ thể muscarinic M3 hiện diện ở cơ trơn đường dẫn khí.48  Kháng phó giao cảm tác dụng ngắn hạn (SAMA), có tên gọi là ipratropium và oxitropium; thuốc kháng phó giao cảm tác dụng dài hạn (LAMA), như là tiotropium, aclidinium, glycopyrronium bromide và umeclidinium tác động trên thụ thể theo nhiều cách khác nhau.48  Đánh giá tổng quan các thử nghiệm lâm sàng cho thấy ipratropium đơn độc cho hiệu qủa rất thấp so với đồng vận beta2 về chức năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và cần phải dùng steroid uống.49  Thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hiệu quả cao hơn trên tần suất những đợt kịch phát của điều trị LAMA (tiotropium) so với điều trị LABA.50,51  Tác dụng phụ. Thuốc hít kháng cholinergic khả năng hấp thụ rất thấp do vậy hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn so với atropine.48,52 Sử dụng rộng rãi nhóm thuốc này với liều phổ rộng và trong nhiều bệnh cảnh lâm sàng đã cho thấy rất an toàn. Tác dụng phụ chủ yếu là khô miệng.53,54 Nhóm Methylxanthine  Vẫn còn bàn cãi về tác dụng chính xác của dẫn xuất của xanthine.  Theophylline, là nhóm methylxanthine được sử dụng rộng rãi nhất, được chuyển hóa bởi cytochrome P450 có chức năng oxít hóa phức. Thải trừ thuốc giảm với tuổi.  Bằng chứng cho thấy có tác dụng giãn phế quản nhẹ so với giả dược ở bệnh nhân COPD ổn định.55  Thêm theophylline vào salmeterol cải thiện tốt hơn FEV1 và khó thở so với salmeterol đơn độc.56,57  Bằng chứng còn giới hạn và bàn cãi về tác dụng của liều thấp theophylline lên tần suất đợt kịch phát.58,59  Tác dụng phụ. Độc tính phụ thuộc liều dùng, đây là vấn đề đặc biệt với dẫn chất xanthine vì ngưỡng điều trị thấp và đa phần hiệu quả chỉ có được khi liều dùng gần liều độc.55,60 Phối hợp thuốc giãn phế quản  Phối hợp thuốc giãn phế quản với các cơ chế khác nhau và thời gian tác dụng có thể làm tăng mức độ giãn phế quản với tác dụng phụ thấp nhất so với tăng liều một loại thuốc giãn phế quản.61  Phối hợp SABA và SAMA hiệu quả cao hơn một loại đơn thuần trong cải thiện FEV1 và triệu chứng.62  Điều trị với formoterol và tiotropium với dụng cụ hít riêng biệt có tác dụng cao hơn trên FEV1 so với một loại đơn thuần.63  Có nhiều dạng phối hợp LABA và LAMA trong cùng mội loại thuốc hít hiện có (Bảng 3.3).  Liều thấp, chế độ dùng ngày 2 lần cho LABA/LAMA đã cho thấy cải thiện triệu chứng và tình trạng sức khỏe ở bệnh nhân COPD.64 (Bảng 3.4).
  • 17. 16 MDI = dụng cụ hít định liều; DPI: dụng cụ hít bột khô; SMI: SMI: dụng cụ hít phun sương mịn * : Dạng trình bày không có sẳn ở mọi quốc gia; một số nước có công thức và liều khác nhau. ‡ Liều khả dụng thay đổi theo quốc gia ^ Formoterol dung dịch phun khí dung một ống chứa 20 mcg trong thể tích 2.0 ml † Liều thay đổi theo quốc gia
  • 18. 17 Bảng 3.4. Thuốc giãn phế quản dùng cho COPD giai đoạn ổn định  Thuốc giãn phế quản hít dùng tronng COPD là chính yếu trong điều trị triệu chứng và thường chỉ định trong điều trị hàng ngày để dự phòng hoặc giảm triệu chứng (Bằng chứng loại A).  Điều trị thường xuyên hoặc khi cần SABA hoặc SAMA cải thiện FEV1 và triệu chứng (Bằng chứng loại A).  Phối hợp SABA và SAMA hiệu quả hơn dùng một loại đơn thuần trong việc cải thiện FEV1 và triệu chứng (Bằng chứng loại A).  LABA và LAMA cải thiện có ý nghĩa chức năng hô hấp, khó thở, tình trạng sức khỏe và giảm tần suất đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).  LAMA có hiệu quả cao hơn trên việc làm giảm đợt kịch phát so với LABA (Bằng chứng loại A) và giảm số lần nhập viện (Bằng chứng loại B).  Điều trị phối hợp LABA và LAMA làm tăng FEV1 và giảm triệu chứng so với điều trị đơn (Bằng chứng loại B) hoặc ICS/LABA (Bằng chứng loại B).  Tiotropium cải thiện hiệu quả của phục hồi chức năng trong làm tăng khả năng vận động thể lực (Bằng chứng loại B).  Theophylline có hiệu quả giãn phế quản thấp trong COPD ổn định (Bằng chứng loại A) và kết hợp với lợi ích khiêm tốn cho triệu chứng (Bằng chứng loại B). Thuốc chống viêm  Hiện nay, đợt kịch phát (như là tần suất đợt kịch phát, bệnh nhân có ít nhất một đợt kịch phát, thời gian đợt kịch phát đầu tiên) đặc trưng cho kết quả lâm sàng chính yếu dùng để đánh giá hiệu quả thuốc có tác dụng chống viêm (Bảng 3.5). Corticosteroid hít (ICS)  ICS kết hợp với thuốc giãn phế quản tác dụng dài. Ở bệnh nhân COPD mức độ trung bình đến nặng và có các đợt kịch phát, ICS kết hợp với LABA hiệu quả hơn một thành phần trong việc cải thiện chức năng hô hấp, tình trạng sức khoẻ và giảm đợt kịch phát.65,66  Tác dụng phụ. Bằng chứng chất lượng cao từ các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) sử dụng ICS có liên quan đến tỷ lệ hiện nhiễm candida miệng cao hơn, khàn tiếng, bầm tím da và viêm phổi.67  Ngưng ICS. Kết quả từ nghiên cứu cho kết quả không rõ ràng liên quan đến hậu quả của việc ngưng ICS trên chức năng hô hấp, các triệu chứng và đợt kịch phát.68-72 Những khác biệt giữa các nghiên cứu có thể liên quan đến sự khác biệt trong phương pháp, bao gồm việc sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng dài trong điều trị nền có thể giảm thiểu bất kỳ ảnh hưởng nào của việc ngưng ICS.
  • 19. 18 Bảng 3.5. Điều trị chống viêm trong COPD ổn định Corticosteroids hít  ICS kết hợp với LABA hiệu quả hơn là từng thành phần riêng lẻ trong cải thiện chức năng hô hấp, tình trạng sức khỏe và giảm đợt kịch phát trong COPD trung bình và rất nặng (Bằng chứng loại A).  Điều trị thường xuyên với ICS làm tăng nguy cơ viêm phổi biệt trong những trường hợp bệnh nặng (Bằng chứng loại A).  Tam trị liệu với ICS/LAMA/LABA cải thiện chức năng hô hấp, tình trạng sức khỏe (Bằng chứng loại A) và giảm đợt kịch phát (Bằng chứng loại B) khi so sánh với ICA/LABA hoặc LAMA đơn thuần. Glucocorticoid uống  Sử dụng lâu dài glucocorticoid uống có nhiều tác dụng phụ (Bằng chứng loại A) mà không có bằng chứng về hiệu quả (Bằng chứng loại C). Thuốc ức chế PDE4  Ở bệnh nhân viêm phế quản mãn, COPD nặng đến rất nặng và bệnh sử có đợt kịch phát:  Thuốc ức chế PDE4 cải thiện chức năng hô hấp và giảm đợt kịch phát mức trung bình và nặng (Bằng chứng loại A).  Thuốc ức chế PDE4 cải thiện chức năng hô hấp và giảm đợt kịch phát ở những bệnh nhân điều trị bằng liều cố định LABA/ICS kết hợp (Bằng chứng loại A). Kháng sinh  Điều trị azithromycin và erythromycin lâu dài làm giảm đợt kịch phát trong năm (Bằng chứng loại A).  Điều trị với azithromycin kết hợp với tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc (Bằng chứng loại A) và thử nghiệm rối loạn thính giác (Bằng chứng loại B). Chất tiêu nhầy/chống oxít hóa  Sử dụng thường xuyên NAC và carbocysteine làm giảm nguy cơ đợt kịch phát trên một quần thể người bệnh chọn lọc (Bằng chứng loại B). Chất chống viêm khác  Simvastatin không dự phòng đợt kịch phát ở bệnh nhân COPD có nguy cơ đợt kịch phát và không có chỉ định điều trị bằng statin (Bằng chứng loại A). Tuy nhiên, những nghiên cứu quan sát cho thấy rằng statin có thể có những hiệu quả tích cực đối với một vài kết quả ở những bệnh nhân COPD sử dụng statin cho chỉ định tim mạch và chuyển hóa (Bằng chứng loại C).  Các biến thể Leukotriene chưa được kiểm tra đầy đủ với bệnh nhân COPD.  Điều trị hít với ba loại o Tăng bậc trong điều trị dạng hít từ LABA kết hợp với LAMA và ICS (tam trị liệu) có thể xảy ra bởi các tiếp cận khác nhau.73 o Có thể làm cải thiện chức năng hô hấp và kết quả được người bệnh báo cáo.74- 77 o Thêm LAMA vào LABA/ICS cải thiện chức năng hô hấp và kết quả được người bệnh báo cáo, đặc biệt trong nguy cơ đợt kịch phát.75,78-80 o Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) không chứng minh được bất kỳ lợi ích nào trong việc thêm ICS vào LABA+LAMA trong đợt kịch phát.81 o Tóm lại, so sánh lợi ích của tam trị liệu LABA/LAMA/ICS với LABA/LAMA thì cần nhiều bằng chứng hơn nữa mới có thể rút ra được kết luận.  Glucocorticoid uống o Glucocorticoid uống có rất nhiều tác dụng phụ, bao gồm các bệnh cơ82 do steroid góp phần làm yếu cơ, suy giảm chức năng và suy hô hấp ở những đối tượng bị COPD rất nặng.
  • 20. 19 o Trong khi glucocorticoid đóng vai trò quan trọng trong điều trị đợt kịch phát, thì nó hoàn toàn không có ý nghĩa trị liệu lâu dài hàng ngày trong COPD do bởi thiếu đi lợi ích khi cân nhắc với mức độ biến chứng toàn thân.  Thuốc ức chế PDE4 o Roflumilast làm giảm đợt kịch phát mức trung bình và nặng được điều trị với corticosteroid toàn thân ở bệnh nhân viêm phế quản mãn, COPD nặng đến rất nặng và tiền căn có những đợt kịch phát.83 o Tác dụng phụ. Thuốc ức chế PDE4 có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc hít trong COPD.84 Thường gặp nhất là buồn nôn, giảm khẩu vị, sụt cân, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ và đau đầu.  Kháng sinh o Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy sử dụng thường xuyên kháng sinh macrolide có thể làm giảm tần suất đợt kịch phát.85-86  Chất tiêu nhầy (loãng nhầy, điều hòa tiết nhầy) và chất chống oxít hóa (N- acetylcysteine: NAC, carbocysteine) o Ở bệnh nhân không sử dụng corticoid hít, điều trị thường xuyên với chất tiêu nhầy như carbocysteine và N-acetylcysteine có thể làm giảm đợt kịch phát sự trở nặng của bệnh và cải thiện một cách khiêm tốn tình trạng sức khỏe.87-88 Các vấn đề liên quan đến sự phóng thích thuốc o Yếu tố tiên quyết của kỹ thuật hít kém ở bệnh nhân hen và COPD gồm: tuổi già, sử dụng nhiều dạng, và thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật hít trước đó.89 o Sai sót chính trong việc sử dụng các dụng cụ phóng thích thuốc liên quan đến tần suất hít, thời gian hít, sự đồng vận, liều dùng, phương thức thở ra trước khi hít vào và việc giữ hơi thở sau liều thuốc hít vào (Bảng 3.6).90 Bảng 3.6. Đường hít  Điều quan trọng trong việc giáo dục và hướng dẫn kỹ thuật ống hít có thể không được nhấn mạnh quá mức khi điều trị bằng đường hít được chỉ định.  Lựa chọn dụng cụ hít phải phù hợp với cá thể và sẽ phải phụ thuộc vào sự tiếp cận, chi phí, người chỉ định và quan trọng nhất là sở thích và khả năng của bệnh nhân.  Rất cần thiết khi cung cấp hướng dẫn sử dụng và trình diễn kỹ thuật hít thích hợp khi chỉ định dụng cụ hít, để chắc rằng kỹ thuật hít hiệu quả và tái kiểm tra mỗi lần tái khám để xem bệnh nhân sử dụng liên tục ống hít của họ một cách chính xác.  Kỹ thuật hít (và tuân thủ điều trị) phải được đánh giá trước khi kết luận điều trị hiện tại không đủ. Những thuốc điều trị khác Những thuốc điều trị khác cho COPD được tóm tắt tại Bảng 3.7. Bảng 3.7. Các thuốc điều trị khác Điều trị tăng alpha-1 antitripsin  Điều trị tiêm tĩnh mạch có thể là chậm lại sự tiến triển của khí phế thủng (Bằng chứng loại B). Thuốc chống ho  Không có bằng chứng thuyết phục nào về vai trò có lợi ích của thuốc chống ho trong COPD (Bằng chứng loại C). Thuốc giãn mạch  Thuốc giãn mạch không cải thiện kết quả và có thể xấu đi sự oxy hóa (Bằng chứng loại B).
  • 21. 20 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG, GIÁO DỤC VÀ TỰ QỦAN LÝ Phục hồi chức năng hô hấp  Những lợi ích đối với bệnh nhân COPD với việc phục hồi chức năng hô hấp rất đáng kể (Bảng 3.8), và phục hồi chức năng được chứng minh là chiến lược điều trị hiệu quả nhất để cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe và khả năng gắng sức. Bảng 3.8. Phục hồi chức năng hô hấp, tự quản lý và chăm sóc tích hợp trong COPD Phục hồi chức năng hô hấp  Phục hồi chức năng hô hấp cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe và dung nạp với gắng sức ở những bệnh nhân ổn định.  Phục hồi chức năng hô hấp làm giảm số lần nhập viện ở những bệnh nhân có đợt kịch phát gần đây (≤ 4 tuần kể từ khi nhập viện) (Bằng chứng loại B). Giáo dục và tự quản lý  Chỉ có giáo dục đơn thuần thì sẽ không hiệu quả (Bằng chứng loại C).  Sự can thiệp của tự quản lý và giao tiếp với chuyên gia sức khỏe cải thiện tình trạng sức khỏe và làm giảm số lần nhập viện và các lần khám tại khoa cấp cứu. Chương trình chăm sóc tích hợp  Chăm sóc tích hợp và viễn thông y tế hiện tại không đem lại lợi ích (Bằng chứng loại B). CHĂM SÓC HỖ TRỢ, GIẢM NHẸ, CUỐI ĐỜI & LÚC HẤP HỐI Kiểm soát triệu chứng và chăm sóc giảm nhẹ  COPD là căn bệnh có triệu chứng và có nhiều thành tố như mệt, khó thở, trầm cảm, lo lắng, mất ngủ cần phải được điều trị theo liệu pháp giảm nhẹ dựa vào triệu chứng.  Các phương pháp tiếp cận giảm nhẹ thì cần thiết cho những trường hợp chăm sóc bệnh nhân cuối đời và bệnh nhân hấp hối (một mô hình của chăm sóc cuối đời cho những bệnh nhân giai đoạn cuối và tiên đoán chỉ còn thòi gian sống dưới 6 tháng). Những điểm chính yếu của sóc giảm nhẹ, cuối đời và hấp hối được tổng kết trong Bảng 3.9. Bảng 3.9 Chăm sóc giảm nhẹ, cuối đời và hấp hối trong COPD  Thuốc phiện, kích thích điện cơ thần kinh (NMES), oxy và thổi khí vào mặt bằng quạt có thể làm giảm khó thở (Bằng chứng loại C).  Ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, việc bổ sung dinh dưỡng có thể cải thiện sức cơ hô hấp và tình trạng sức khỏe chung (Bằng chứng loại B).  Yếu mêt có thể cải thiện bằng giáo dục tự quản lý, phục hồi chức năng hô hấp, nguồn hỗ trợ dinh dưỡng và sự can thiệp vào tinh thần và thể xác.
  • 22. 21 ĐIỀU TRỊ KHÁC Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ Oxy liệu pháp  Dùng oxy dài hạn (hơn 15 tiếng/ngày) cho những bệnh nhân suy hô hấp mãn được chứng minh sẽ làm tăng khả năng sống còn của những bệnh nhân thiếu oxy máu trầm trọng lúc nghỉ. (Bảng 3.10).92 Bảng 3.10. Oxy liệu pháp và thông khí hỗ trợ trong COPD Oxy liệu pháp  Dùng oxy dài hạn làm tăng sống còn ở bệnh nhân giảm oxy máu động mạch mãn tính nặng lúc nghỉ (Bằng chứng loại A).  Ở những bệnh nhân COPD ổn định và độ bão hòa oxy động mạch lúc nghỉ hoặc lúc vận động ở mức trung bình, chỉ định oxy liệu pháp dài hạn không kéo dài thời gian dẫn đến tử vong hay lần đầu nhập viện hoặc có lợi ích bền vững nhất cho tình trạng sức khỏe, chức năng hô hấp và khoảng cách đi bộ trong 6 phút (Bằng chứng loại A).  Việc oxy hóa máu lúc nghỉ ở vị trí mực nước biển không thể loại trừ xuất hiện tình trạng thiếu oxy máu khi du lịch bằng đường hàng không (Bằng chứng loại C). Thông khí hỗ trợ  Thông khí cơ học không xâm lấn áp lực dương (NPPV) có thể cải thiện khả năng sống sót không cần nhập viện ở những bệnh nhân chọn lọc sau khi vừa mới nhập viện, đặc biệt ở những người tăng thán khí ban ngày trường diễn (PaCO2 ≥ 52mmHg) (Bằng chứng loại B). Thông khí hỗ trợ  Thông khí cơ học không xâm lấn (NIV) dưới dạng thông khí cơ học không xâm lấn áp lực dương (NPPV) là chăm sóc chuẩn để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát COPD và suy hô hấp cấp.93-95 Bệnh nhân ổn định  NPPV có thể cải thiện khả năng sống sót không cần nhập viện của những bệnh nhân chọn lọc sau khi vừa mới nhập viện, đặc biệt với những người tăng thán khí ban ngày trường diễn.96-98  Ở bệnh nhân vừa bị COPD và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, có lợi ích rõ nét khi dùng áp lực dương liên tục (CPAP) để cải thiện cả khả năng sống còn lẫn nguy cơ nhập viện.99 Điều trị can thiệp  Lợi thế của phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS) so với điều trị nội khoa thì có ý nghĩa ở những bệnh nhân với khí phế thủng ưu thế ở thùy trên và khả năng vận động thấp sau khi phục hồi chức năng; mặc dù LVRS thì tương đối tốn kém hơn so với chương trình chăm sóc sức khỏe không kèm phẫu thuật.  Kỹ thuật giảm thể tích phổi qua nội soi phế quản không cần phẫu thuật có thể cải thiện khả năng gắng sức, tình trạng sức khỏe và chức năng hô hấp ở những bệnh nhân được chọn lựa với khí phế thủng tiến triển kháng trị với điều trị nội khoa.  Ở những bệnh nhân đượ chọn lựa thích hợp bị COPD rất nặng, ghép phổi đã cho thấy cải thiện chất lượng cuộc sống và năng lực về chức năng.
  • 23. 22  Điểm mấu chốt của điều trị can thiệp trong COPD ổn định được tóm tắt tại Bảng 3.11 và lược đồ miêu tả tổng quan các hình thức can thiệp khác nhau được trình bày tại Hình 4.3. Bảng 3.11. Điều trị can thiệp COPD ổn định Phẫu thuật giảm thể tích phổi  Phẫu thuật giảm thể tích phổi làm tăng khả năng sống sót của những bệnh nhân bị khí thủng nặng với khí thủng ở thùy trên và khả năng gắng sức kém sau phục hồi chức năng (Bằng chứng loại A). Cắt bỏ túi khí  Ở những bệnh nhân được chọn lựa cắt bỏ túi khí có tình trạng khó thở giảm, cải thiện chức năng hô hấp và khả năng gắng sức. Ghép phổi  Ở những bệnh nhân được chọn lựa thích hợp bị COPD rất nặng, ghép phổi cải thiện chất lượng cuôc sống và năng lực chức năng (Bằng chứng loại C). Can thiệp qua nội soi phế quản  Ở những bệnh nhân được chọn lựa bị khí phế thủng tiến triển, can thiệp qua soi phế quản làm giảm thể tích phổi cuối thì thở ra và cải thiện khả năng gắng sức, tình trạng sức khỏe và chức năng hô hấp sau 6 - 12 tháng điều trị. Van nội phế quản (Bằng chứng loại B); giá đở phổi (Bằng chứng loại B). Hình 4.3. Phương pháp phẫu thuật và phương pháp soi phế quản can thiệp.
  • 24. 23 ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH Một khi COPD được chẩn đoán, điều trị hiệu quả nên dựa trên đánh giá cá thể để làm giảm đồng thời triệu chứng lẫn nguy cơ tương lai đợt kịch phát (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Mục đích của điều trị COPD ổn định  Làm nhẹ triệu chứng  Cải thiện khả năng gắng sức GIẢM TRIỆU CHỨNG  Cải thiện tình trạng sức khỏe Và  Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh  Ngăn chặn và điêu trị đợt kịch phát GIẢM NGUY CƠ  Giảm tử vong NHẬN BIẾT VÀ GIẢM PHƠI NHIỄM VỚI NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ Sự nhận biết và giảm phơi nhiễm đối với những yếu tố nguy cơ (Bảng 4.2 và 4.3) rất quan trọng trong việc điều trị và dự phòng COPD. Khói thuốc là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất với COPD, và những người hút thuốc phải được liên tục khuyến khích ngưng hút. Việc giảm phơi nhiễm hoàn toàn của cá nhân đối với các công việc liên quan đến bụi, khói, khí và ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời cũng nên được giải quyết. KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU:  Chiến lược điều trị cho COPD ổn định chủ yếu dựa vào sự đánh giá cá thể về triệu chứng và nguy cơ tương lai của đợt kịch phát.  Phải khuyến khích và hỗ trợ cho tất cả nhừng người hút thuốc để bỏ thuốc.  Mục tiêu điều trị chính là giảm triệu chứng và nguy cơ tương lai của đợt kịch phát.  Chiến lược điều trị không giới hạn ở điều trị bằng thuốc mà nên được bổ sung với những can thiệp không dùng thuốc thích hợp.
  • 25. 24 Bảng 4.2. Điều trị việc sử dụng và lệ thuộc thuốc lá: Hướng dẫn thực hành lâm sàng - những phát hiện và khuyến cáo chính  Sự phụ thuộc vào thuốc lá là một vấn đề kinh niên đảm bảo cho việc điều trị lặp đi lặp lại cho đến khi việc bỏ thuốc lá được kéo dài hoặc vĩnh viễn.  Các điều trị hiệu quả cho người nghiện thuốc lá và cho tất cả người sử dụng thuốc lá nên theo các phương pháp điều trị này.  Các bác sỹ lâm sàng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ phải vận hành việc nhận diện thích hợp, lập hồ sơ và điều trị cho mỗi người sử dụng thuốc lá ở mỗi lần khám.  Tư vấn ngưng sử dụng thuốc lá rất hiệu quả và mỗi người hút thuốc lá nên được cung cấp những lời khuyên này ở mọi lần tiếp xúc với các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ.  Có mối liên hệ chặt chẽ giữa liều lượng – đáp ứng giữa cường độ tư vấn phụ thuộc vào thuốc lá và hiệu quả của nó.  Ba loại tư vấn đã cho thấy có hiệu quả đặc biệt: tư vấn thực hành, hỗ trợ xã hội của gia đình và bạn bè như là một phần của điều trị, và hỗ trợ xã hội được sắp đặt ngoài việc điều trị.  Điều trị thuốc hàng đầu cho bệnh nhân nghiện thuốc lá: varenicline, bupropion phóng thích dài, kẹo cao su nicotin, thuốc hít nicotin, thuốc xịt mũi nicotine và miếng nicotin - có hiệu quả và ít nhất một trong các loại thuốc này nên được kê toa nếu không có chống chỉ định.  Các chương trình khuyến khích tài chính cho việc ngưng hút thuốc có thể giúp cho việc cai nghiện.  Các biện pháp điều trị phụ thuộc thuốc lá là những can thiệp có hiệu quả về chi phí. Bảng 4.3. Xác định và giảm phơi nhiễm từ các yếu tố nguy cơ  Các can thiệp ngừng hút thuốc nên được theo đuổi tích cực ở tất cả bệnh nhân COPD (Bằng chứng loại A).  Cần khuyến cáo thông khí hiệu quả, bếp nấu không gây ô nhiễm và các biện pháp can thiệp tương tự (Bằng chứng loại B).  Các bác sĩ lâm sàng nên khuyên bệnh nhân tránh tiếp xúc với các chất kích thích tiềm năng nếu có thể (Bằng chứng loại D). ĐIỀU TRỊ COPD ỔN ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THUỐC Điều trị bằng thuốc có thể làm giảm các triệu chứng và nguy cơ và mức độ nặng của đợt kịch phát, cũng như cải thiện tình trạng sức khoẻ và khả năng gắng sức. Hầu hết các loại thuốc đều được hít bằng dụng cụ phù hợp nhất. Các điểm chính cho việc hít phải các loại thuốc được trình bày ở Bảng 4.4. Các điểm chính cho việc sử dụng thuốc giãn phế quản được trình bày trong Bảng 4.5. Các điểm chính cho việc sử dụng thuốc chống viêm được tóm tắt trong Bảng 4.6. Các điểm chính cho việc sử dụng các liệu pháp dược lý khác được tóm tắt trong Bảng 4.7. Bảng 4.4. Các điểm chính khi dùng thuốc dạng hít  Sự lựa chọn dụng cụ hít phải được điều chỉnh theo từng cá thể và phụ thuộc vào đường hấp thu, chi phí, người kê toa và quan trọng nhất là khả năng và sở thích của bệnh nhân.  Cần thiết phải cung cấp hướng dẫn và để trình diễn kỹ thuật hít phù hợp khi kê toa dụng cụ để đảm bảo kỹ thuật hít phù hợp và kiểm tra lại tại mỗi lần khám để bệnh nhân tiếp tục sử dụng thuốc hít đúng cách.  Kỹ thuật hít phải (và tuân thủ điều trị) nên được đánh giá trước khi kết luận rằng liệu pháp hiện tại cần được điều chỉnh.
  • 26. 25 Bảng 4.5. Các điểm lưu ý khi sử dụng thuốc giãn phế quản  LABA và LAMA thích hợp hơn loại tác dụng nhanh ngoại trừ dùng cho các bệnh nhân chỉ thỉnh thoảng có khó thở (Bằng chứng loại A).  Các bệnh nhân có thể dùng một thuốc giãn phế quản tác dụng chậm hoặc phối hợp 2 loại tác dụng chậm. Bệnh nhân có khó thở dai dẵng nên chuyển sang 2 thuốc (Bằng chứng loại A).  Các thuốc giãn phế quản hít được khuyến cáo hơn so với thuốc uống (Bằng chứng loại A).  Theophyline không được đề nghi trừ khi các thuốc giãn phế quản khác dùng dài hạn không có sẵn hoặc giá cao (Bằng chứng loại B). Bảng 4.6. Các điểm lưu ý khi sử dụng thuốc chống viêm  Liệu pháp đơn trị liệu dài hạn với ICS không được khuyến cáo (Bằng chứng loại A).  Điều trị lâu dài với ICS có thể được xem xét khi kết hợp với LABA cho bệnh nhân có tiền căn đợt kịch phát mặc dù đã được điều trị phù hợp với các thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài (Bằng chứng loại A).  Không nên điều trị bằng corticosteroid dài hạn theo đường uống (Bằng chứng loại A).  Ở bệnh nhân bị đợt kịch phát dù đã dùng LABA/ICS hoặc LABA/LAMA/ICS, viêm phế quản mãn và tắc nghẽn dòng khí nặng, có thể xem xét thêm thuốc ức chế PDE4 (Bằng chứng loại B).  Ở những người hút thuốc trước đây có đợt kịch phát mặc dù đã điều trị thích hợp, có thể xem xét dùng macrolide (Bằng chứng loại B).  Điều trị bằng statin không được khuyến cáo để phòng ngừa đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).  Chất chống oxy hoá tiêu đàm chỉ được khuyến cáo ở một số bệnh nhân được chọn lựa (Bằng chứng loại A). Bảng 4.7. Những điểm lưu ý cho việc sử dụng các phương pháp điều trị dược lý khác  Bệnh nhân bị thiếu hụt alpha-1 antitrypsin di truyền và khí phế thủng đã được hình thành có thể là ứng viên cho liệu pháp làm tăng alpha-1 antitrypsin (Bằng chứng loại B).  Thuốc chống ho có thể không được khuyến cáo (Bằng chứng loại C).  Các thuốc được dùng cho tăng huyết áp phổi nguyên phát không được khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp phổi do COPD (Bằng chứng loại B).  Các thuốc á phiện uống và dùng đường toàn thân có thể được xem xét để điều trị chứng khó thở ở bệnh nhân COPD bị bệnh nặng (Bằng chứng loại B).
  • 27. 26 Lược đồ điều trị bằng thuốc Phương thức đề xuất cho điều trị dùng thuốc trong COPD từ lúc đầu, và sau đó tăng và/hoặc giảm thuốc phù hợp với đánh giá cá thể về triệu chứng và nguy cơ đợt kịch phát được trình bày trên Hình 4.1. Trong các phiên bản trước đây của Báo cáo GOLD, khuyến cáo chỉ được đưa ra đối với điều trị ban đầu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân COPD đã được điều trị và trở lại với các triệu chứng hiện hữu sau khi điều trị ban đầu, hoặc không thường gặp hơn là giải quyết được triệu chứng do vậy cần phải điều trị ít hơn. Do vậy, bây giờ chúng tôi đề xuất các chiến lược lên thang (và xuống thang). Các khuyến cáo được đưa ra dựa trên dữ liệu về hiệu quả có sẵn cũng như dữ liệu an toàn. Chúng tôi nhận thức rõ rằng việc điều trị lên thang chưa được kiểm tra một cách có hệ thống; các thử nghiệm về việc xuống thang cũng còn hạn chế và chỉ bao gồm ICS. Những đề xuất này sẽ được đánh giá lại khi có thêm dữ liệu. Hình 4.1. Lược đồ liệu pháp điều trị bằng thuốc theo cấp độ của GOLD (các mũi tên và các khung được in màu chỉ ra con đường điều trị hiệu quả nhất) Điều trị ưa thích hơn = = Ở các bệnh nhân có một sự phân biệt chính giữa mỗi cấp độ triệu chứng và tính nghiêm trọng của giới hạn luồng khí, đánh giá thêm được đảm bảo. Nhóm C Nhóm D Nhóm A Nhóm B LAMA+LABA Thuốc giãn phế quản hoạt tính kéo dài (LABA hoặc LAMA) Các triệu chứng kéo dài LAMA+LABA LABA+ISC LAMA Nhiều đợt kịch phát hơn Tiếp tục, ngừng hay thay đổi nhóm giãn phế quản Thuốc giãn phế quản Đánh giá hiệu quả Hiện diện triệu chứng/nhiều đợt kịch phát Nhiều đợt kịch phát Nhiều đợt kịch phát Xem xét macrolide (hút thuốc cũ) Xem roflumilast nếu FEV1<50% tiên đoán và có viêm phế quản mãn
  • 28. 27 Bảng 4.8. Điều trị không dùng thuốc trong COPD Nhóm bệnh nhân Chính yếu Đề nghị Phụ thuộc vào hướng dẫn địa phương A Ngừng hút thuốc (có thể bao gồm điều trị thuốc) Hoạt động thể chất Vắc-xin phòng cúm Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn B-D Ngừng hút thuốc (có thể bao gồm điều trị thuốc) Phục hồi chức năng hô hấp Hoạt động thể chất Vắc-xin phòng cúm Vắc-xin phòng phế cầu khuẩn Các phương pháp không sử dụng thuốc cho nhóm bệnh nhân A đến D được tóm tắt trong Bảng 4.8. Một lược đồ thích hợp cho chỉ định oxy của các bệnh nhân COPD được trình bày trên Hình 4.2. Hình 4.2. Chỉ định bổ sung oxy cho các bệnh nhân COPD Thiếu oxy máu động mạch được xác định bởi: PaO2 < 55mmHg (8 kPa) hoặc SaO2 < 88% hoặc PaO2 > 55 nhưng < 60 mmHg (> 8 nhưng < 8.5 kPa) có suy tim hoặc đa hồng cầu  Chỉ định bổ sung oxy và điều chỉnh để giữ SaO2 ≥ 90%  Kiểm tra lại trong 60 – 90 ngày để đánh giá:  Nếu oxy vẫn còn được chỉ định  Nếu chỉ định bổ sung oxy có hiệu quả
  • 29. 28 Những điểm chính trong điều trị không sử dụng thuốc được đưa ra trong bảng 4.9. Bảng 4.9. Những điểm chính trong điều trị không sử dụng thuốc Giáo dục, tự quản lý và phục hồi chức năng hô hấp  Giáo dục cần thiết để thay đổi nhận thức của bệnh nhân nhưng không có cơ sở cho rằng sử dụng nó đơn thuần sẽ thay đổi thái độ của bệnh nhân.  Giáo dục tự quản lý với sự hỗ trợ của quản lý từng trường hợp có hoặc không có sử dụng một kế hoạch hành động bằng văn bản được đề nghị để phòng ngừa đợt kịch phát như nhập viện (Bằng chứng loại B).  Phục hồi chức năng được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân với những triệu chứng liên quan và/hoặc nguy cơ cao đợt kịch phát (Bằng chứng loại A).  Hoạt động thể lực là chỉ điểm tiên đoán tốt tử vong (Bằng chứng loại A). Bệnh nhân nên được khuyến khích tăng dần mức độ hoạt động thể lực dù rằng chúng ta không biết làm sao để đảm bảo thành công. Vắc-xin  Tiêm phòng cúm cho tất cả bệnh nhân COPD (Bằng chứng loại A).  Tiêm phòng phế cầu khuẩn: PCV13 và PPSV23 được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân > 65 tuổi, và ở những bệnh nhân trẻ có các bệnh kèm kèm đáng kể bao gồm bệnh tim hoặc phổi mãn tính (Bằng chứng loại B). Dinh dưỡng  Bổ sung dinh dưỡng cần được xem xét ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng bị COPD (Bằng chứng loại B). Chăm sóc cuối đời và giảm nhẹ  Tất cả các bác sĩ lâm sàng quản lý bệnh nhân COPD cần phải nhận thức được hiệu quả của cách tiếp cận giảm nhẹ để kiểm soát triệu chứng và sử dụng các phương pháp này trong thực hành của họ (Bằng chứng loại D).  Chăm sóc cuối đời cần bao gồm các cuộc thảo luận với bệnh nhân và gia đình họ về quan điểm về hồi sức, chỉ dẫn trước và nơi ưu tiên tử vong (Bằng chứng loại D). Điều trị giảm oxy máu  Ở những bệnh nhân bị giảm oxy máu trầm trọng khi nghỉ ngơi, oxy liệu pháp dài hạn được chỉ định (Bằng chứng loại A).  Ở bệnh nhân COPD ổn định và khi nghỉ ngơi hoặc khi vận động gây ra sự giảm oxy máu trung bình, không nên điều trị bằng oxy dài hạn thường quy. Tuy nhiên, các yếu tố cá thể người bệnh có thể được xem xét khi đánh giá nhu cầu của bệnh nhân về bổ sung oxy (Bằng chứng loại A).  Việc oxy hóa ở mực nước biển không loại trừ tình trạng giảm oxy máu trầm trọng khi đi bằng đường hàng không (Bằng chứng loại C). Điều trị tăng thán khi  Ở những bệnh nhân tăng thán khí mạn tính nặng và có tiền căn nằm viện vì suy hô hấp cấp, có thể xem xét thông khí không xâm lấn dài hạn (Bằng chứng loại B). Can thiệp qua nội soi và phẫu thuật  Phẫu thuật giảm thể tích phổi cần được xem xét ở những bệnh nhân được lựa chọn với khí phế thủng thùy trên (Bằng chứng loại A).  Có thể xem xét các can thiệp giảm thể tích phổi qua soi phế quản ở những bệnh nhân được lựa chọn bị khí phế thủng tiến triển (Bằng chứng loại B).  Ở những bệnh nhân được chọn lựa có túi khí lớn, cắt bỏ túi khí có thể được xem xét (Bằng chứng loại C).  Ở những bệnh nhân bị COPD rất nặng (bệnh tiến triển, điểm BODE từ 7 đến 10, và không phải là ứng viên cho giảm thể tích phổi), ghép phổi có thể được xem xét khi có ít nhất một trong các trường hợp sau: (1) bệnh sử nhập viện vì đợt cấp kèm tăng thán khí (PCO2 >50 mm Hg); (2) tăng áp phổi và/hoặc bị tim-phổi mãn mặc dù với oxy liệu pháp; hoặc (3) FEV1 <20% và DLCO <20% hoặc phân bố khí phế thũng đồng nhất (Bằng chứng loại C).
  • 30. 29 GIÁM SÁT VÀ THEO DÕI Thường xuyên theo dõi bệnh nhân COPD là điều cần thiết. Chức năng hô hấp có thể xấu đi theo thời gian, thậm chí với sự chăm sóc tốt nhất sẳn có. Các triệu chứng, đợt kịch phát và các đo lường khách quan về giới hạn luồng không khí cần được theo dõi để xác định khi nào cần điều chỉnh việc điều trị và để xác định bất kỳ biến chứng và/hoặc các bệnh kèm có thể xuất hiện. Dựa vào tư liệu hiện tại, tự quản lý toàn diện hoặc theo dõi thường kỳ không cho thấy có lợi ích lâu dài về tình trạng sức khoẻ so với chăm sóc thông lệ đối với bệnh nhân COPD trong thực hành tổng quát. ĐIỀU TRỊ ĐỢT KỊCH PHÁT KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: • Đợt kịch phát COPD được định nghĩa là tình trạng cấp tính xấu đi của các triệu chứng hô hấp và kết quả là phải điều trị bổ sung. • Đợt kịch phát COPD có thể được khới phát bởi nhiều yếu tố. Các nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp. • Mục tiêu điều trị đợt kịch phát COPD là để giảm thiểu tác động tiêu cực của đợt kịch phát hiện có và ngăn chặn các biến cố tiếp theo. • Đồng vận beta2 hít tác dụng ngắn, có hoặc không kèm thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn, được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt kịch phát. • Điều trị duy trì bằng thuốc giãn phế quản tác dụng dài nên bắt đầu càng sớm càng tốt trước khi xuất viện. • Corticosteroid toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên được nhiều hơn 5-7 ngày. • Thuốc kháng sinh, khi có chỉ định, có thể rút ngắn thời gian phục hồi, làm giảm nguy cơ tái phát sớm, điều trị thất bại, và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị nên là 5-7 ngày. • Methylxanthine không được khuyến khích do tăng tác dụng phụ. • Thở máy không xâm nhập nên là ưu tiên thông khí đứng đầu cho các bệnh nhân COPD có suy hô hấp cấp tính và tuyệt đối không có chống chỉ định vì nó cải thiện sự trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và sự cần thiết phải đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện sự sống còn. • Sau một đợt kịch phát, các biện pháp thích hợp để dự phòng đợt kịch phát nên được bắt đầu (xem Chương 3 và 4 của GOLD 2017 Báo cáo đầy đủ). Đợt kịch phát COPD được định nghĩa là một tình trạng xấu đi cấp tính của các triệu chứng hô hấp dẫn đến các điều trị bổ sung.101,102
  • 31. 30 Được phân loại như sau: ẹ (chỉ điều trị bằng thuốc giãn phế quản tác dụng chậm, SABD) Trung bình (điều trị bằng SABD kết hợp với các thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống corticosteroid) ặng (bệnh nhân cần phải nhập viện hoặc nằm ở phòng cấp cứu). Đợt kịch phát nặng cũng có thể kết hợp với suy hô hấp cấp. Các đợt kịch phát COPD là những biến cố quan trọng trong điều trị COPD vì có những tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ nhập viện và tái phát, và tiến triển cảu bệnh.101,102 Đợt kịch phát COPD là biến cố phức tạp thường kết hợp với tăng viêm đường hô hấp, tăng sinh chất nhầy và hiện tượng bẫy khí đáng kể. Những thay đổi này góp phần làm tăng khó thở triệu chứng chính của đợt kịch phát. Các triệu chứng khác là gia tăng đàm mũ, gia tăng lượng đàm. cùng với tăng ho và thở khò khè.103 Các bệnh lý kèm theo thường gặp ở bệnh nhân COPD, những đợt kịch phát phải khác biệt về mặt lâm sàng với các biến cố khác như hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim sung huyết xấu đi, tắc mạch phổi và viêm phổi. CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ Thiết lập điều trị Mục tiêu điều trị cho đợt kịch phát COPD là để giảm thiểu tác động tiêu cực của các đợt kịch phát hiện tại và ngăn chặn các biến cố tiếp theo.104 Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của một đợt kịch phát và/hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ bản, một đợt kịch phát có thể được kiểm soát trong cả ngoại trú cũng như nội trú. Hơn 80% của đợt kịch phát được kiểm soát ngoại trú bằng thuốc gồm thuốc giãn phế quản, corticosteroid, và các kháng sinh.15,23,24 Biểu hiện lâm sàng của đợt kịch phát COPD là không đồng nhất, do đó chúng tôi khuyên các bệnh nhân nhập viện thì mức độ nghiêm trọng của đợt kịch phát cần được phân loại dựa trên các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân và theo phân loại khuyến cáo sau đây.105 Không suy hô hấp: Tần số hô hấp: 20-30 nhịp thở mỗi phút; không sử dụng các cơ hô hấp phụ; không có thay đổi trạng thái tâm thần; thiếu oxy máu được cải thiện với oxy qua mặt nạ thở Venturi với 28-35% oxy thở vào (FiO2); không tăng PaCO2. Suy hô hấp cấp tính - không đe dọa tính mạng: Tần số hô hấp: > 30 nhịp thở mỗi phút; sử dụng cơ hô hấp phụ; không có sự thay đổi trạng thái tâm thần; thiếu oxy máu được cải thiện với thở oxy qua mặt nạ Venturi với 25-30% FiO2; tăng thán khí tức là PaCO2 tăng so với ban đầu hoặc tăng 50-60 mmHg. Suy hô hấp cấp tính - đe dọa tính mạng: Tần số hô hấp: > 30 nhịp thở mỗi phút; sử dụng cơ hô hấp phụ; thay đổi tình trạng tâm thần cấp tính; thiếu oxy máu không cải thiện với thở oxy qua mặt nạ Venturi hoặc cần FiO2> 40%; tăng thán khí tức là PaCO2 tăng so với ban đầu hoặc tăng cao > 60 mmHg hoặc bị nhiễm toan (pH <7,25).
  • 32. 31 Bảng 5.1. Chỉ định nhập viện đánh giá*  Triệu chứng trầm trọng khi đột ngột xấu đi như khó thở khi nghĩ ngơi, nhịp thở tăng cao, giảm độ bão hòa oxy, lẫn lộn và ngầy ngật.  Suy hô hấp cấp tính.  Bắt đầu có các dấu hiệu thực thể mới (ví dụ: tím tái, phù ngoại biên).  Thấp bại của đợt kịch phát trong đáp ứng với thuốc ban đầu.  Hiện diện các bệnh nặng đi kèm (ví dụ: suy tim, rối loạn nhịp tim mới, vv).  Thiếu sự hỗ trợ tại nhà. * Cần xem xét các nguồn lực tại chỗ. Bảng 5.3. Những điểm chính trong điều trị đợt kịch phát  Thuốc hít beta2 giao cảm tác dụng ngắn, có hoặc không có kết hợp với thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn hạn, đã được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt kịch phát cấp tính (Bằng chứng loại C).  Corticosteroid đường toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên quá 5-7 ngày (Bằng chứng loại A).  Thuốc kháng sinh theo chỉ định có thể rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện, làm giảm nguy cơ tái phát sớm và điều trị thất bại. Thời gian điều trị nên từ 5-7 ngày (Bằng chứng loại B).  Methylxanthine không được khuyến khích do có tác dụng phụ (Bằng chứng loại B).  Thở máy không xâm nhập ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân COPD có suy hô hấp cấp tính mà không có chống chỉ định tuyệt đối vì cải thiện được sự trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và việc đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện khả năng sống còn (Bằng chứng loại A ). Các chỉ định để đánh giá yêu cầu nhập viện trong một đợt kịch phát COPD được trình bày trong Bảng 5.1. Khi bệnh nhân bị đợt kịch phát COPD đến khoa cấp cứu, cần cung cấp oxy và phải đánh giá để xác định xem đợt kịch phát có đe dọa tính mạng và nếu tăng công hô hấp hoặc rối loạn trao đổi khí cần phải xem xét để thông khí không xâm lấn. Kiểm soát các đợt kịch phát (khi tính mạng không bị đe dọa) được trình bày trong Bảng 5.2. Những lưu ý trong điều trị các đợt kịch phát được ghi nhận trong Bảng 5.3. Bảng 5.3. Những điểm lưu ý trong điều trị đợt kịch phát  Hít đồng vận beta2 tác dụng ngắn, có hoặc không có kết hợp với thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn, đã được khuyến cáo như là các thuốc giãn phế quản ban đầu để điều trị đợt kịch phát (Bằng chứng loại C).  Corticosteroid đường toàn thân có thể cải thiện chức năng hô hấp (FEV1), oxy hóa máu và rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện. Thời gian điều trị không nên quá 5-7 ngày (Bằng chứng loại A).  Thuốc kháng sinh theo chỉ định có thể rút ngắn thời gian phục hồi và thời gian nằm viện, làm giảm nguy cơ tái phát sớm và thất bại điều trị. Thời gian điều trị nên từ 5-7 ngày (Bằng chứng loại B).  Methylxanthine không được khuyến khích do có tác dụng phụ (Bằng chứng loại B).  NIV (thở máy không xâm nhập) ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân COPD có suy hô hấp cấp tính mà không có chống chỉ định tuyệt đối vì cải thiện được sự trao đổi khí, làm giảm công hô hấp và tránh đặt nội khí quản, giảm thời gian nằm viện và cải thiện khả năng sống còn (Bằng chứng loại A ).
  • 33. 32 Điều trị bằng thuốc Ba loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng cho các đợt cấp COPD là thuốc giãn phế quản, corticoid và kháng sinh. Hỗ trợ hô hấp Điều trị oxy • Đây là một phần quan trọng của điều trị các đợt cấp tính tại bệnh viện. Cung cấp oxy nên được điều chỉnh để cải thiện thiếu oxy máu của bệnh nhân với độ bão hòa mục tiêu là 88-92%.106 • Một khi điều trị oxy được bắt đầu, khí máu nên được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo nhu cầu oxy được thỏa mãn mà không có ứ đọng thán khí và/hoặc tình trạng xấu đi do nhiễm toan. Thông khí hỗ trợ • Một số bệnh nhân cần nhập viện ngay lập tức vào khoa hô hấp hoặc đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) (Bảng 5.4). • Thông khí hỗ trợ trong đợt kịch phát có thể được cung cấp thông qua hai con đường không xâm lấn (mặt nạ mũi hoặc miệng) hoặc thông khí xâm lấn (đặt nội khí quản hoặc mở khí quản). • Các chất kích thích hô hấp không được khuyến cáo cho suy hô hấp cấp.107 Bảng 5.4. Các chỉ định nhập vào khoa hô hấp hoặc hồi sức nội khoa tích cực*  Khó thở nặng mà đáp ứng không thỏa đáng với điều trị cấp cứu ban đầu.  Thay đổi trạng thái tâm thần (lú lẫn, lơ mơ, hôn mê).  Giảm oxy máu dai dẳng hoặc xấu đi (PaO2 <5.3 kPa hoặc 40 mmHg) và/hoặc trở nên trầm trọng/hô hấp xấu đi vì toan hô hấp (pH <7,25) mặc dù đã thở oxy và thông khí không xâm lấn.  Cần cho thở máy xâm lấn.  Huyết động không ổn định, nhu cầu đối với thuốc vận mạch. * Cần xem xét các nguồn lực tại chỗ. Thở máy không xâm lấn • Việc sử dụng thông khí không xâm lấn (NIV) được ưa thích hơn thông khí xâm nhập (đặt nội khí quản và thông khí áp lực dương) xem như phương thức đầu tiên thông khí để điều trị suy hô hấp cấp tính ở bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát của COPD. • Các chỉ dẫn cho NIV được tóm tắt trong Bảng 5.5. Bảng 5.5. Chỉ định thở máy không xâm lấn (NIV) Ít nhất có một trong các điểm sau:  Toan hô hấp (PaCO2> 6,0 kPa hoặc 45 mmHg và pH máu động mạch <7,35).  Khó thở nghiêm trọng với các dấu hiệu lâm sàng của mệt mỏi cơ hô hấp, tăng công hô hấp hoặc cả hai, hoặc sử dụng các cơ hô hấp phụ, chuyển động nghịch thường của bụng, hoặc rút lại các khoang liên sườn.  Giảm oxy máu dai dẳng mặc dù điều trị oxy bổ sung.
  • 34. 33 Bảng 5.6. Chỉ định thông khí cơ học xâm nhập  Không thể chống chịu NIV hay thật bại với NIV  Biểu hiện tình trạng ngừng hô hấp hay tim ngừng đập  Giảm dần nhận thức, cơn kích động thần kinh không kiểm soát được hiệu quả bằng thuốc an thần.  Phải hút dịch nhiều hoặc ói mửa liên tục.  Không có khả năng tống xuất các chất tiết đường hô hấp  Bất ổn huyết động nặng mà không đáp ứng với các dịch truyền và thuốc vận mạch.  Rối loạn nhịp thất hoặc trên thất.  Giảm oxy máu đe dọa đến tính mạng ở những bệnh nhân không chịu được NIV. Thông khí cơ học xâm nhập. Các chỉ định thông khí cơ học xâm nhập cho đợt kịch phát được trình bày ở Bảng 5.6, và bao gồm thất bại với thử nghiệm ban đầu với NIV.109 Dự phòng các đợt kịch phát. XUẤT VIỆN VÀ THEO DÕI Theo dõi sớm ngay sau khi xuất viện (trong vòng một tháng) khi có thể và giúp nhập viện trở lại vì đợt kịch phát ít hơn. Các yêu cầu và nguyên tắc khi theo dõi sau khi xuất viện được tóm tắt tại Bảng 5.7. Bảng 5.7. Tiêu chuẩn xuất viện và khuyến cáo theo dõi  Xem xét lại toàn bộ các dữ liệu lâm sàng và xét nghiệm.  Kiểm tra kiến thức và điều trị duy trì.  Đánh giá lại kỹ thuật hít thuốc.  Đảm bảo nắm được việc ngưng các thuốc dùng cấp thời (steroid và/hoặc kháng sinh).  Đánh giá sự cần thiết để tiếp tục oxy liệu pháp.  Cung cấp kế hoạch kiểm soát các bệnh đi kèm và theo dõi sau xuất viện.  Đảm bảo sắp xếp theo dõi: theo dõi sớm < 4 tuần và trễ < 12 tuần theo chỉ định.  Tất cả bất thường về lâm sàng và xét nghiệm đã được xác định. 1 - 4 tuần theo dõi  Đánh giá khả năng thích ứng trong môi trường thông thường của bệnh nhân  Xem xét và nắm bắt chế độ điều trị  Đánh giá lại kỹ thuật hít thuốc.  Đánh giá lại việc cho thở oxy dài hạn.  Ghi nhận khả năng việc tập thể dục và các hoạt động sống hàng ngày  Ghi nhận các triệu trứng: CAT hay mMRC  Xác định tình trạng các bệnh kèm theo 12 - 16 tuần theo dõi  Đánh giá khả năng thích ứng trong môi trường thông thường của bệnh nhân  Xem xét và nắm bắt chế độ điều trị  Thẩm định lại kỹ thuật đặt ống thở.  Thẩm định lại việc cho thở oxy lâu dài  Chú thích các khả năng xảy ra đối với việc tập thể dục và các hoạt động sống hàng ngày  Đo phế dung: FEV1  Chú giải các triệu trứng: CAT hay mMRC  Xác định tình trạng các bệnh kèm theo
  • 35. 34 Cần bắt đầu các biện pháp dự phòng cho những đợt kịch phát sắp đến sau những đợt kịch phát cấp tính (Bảng 5.8). Bảng 5.8. Những can thiệp làm giảm tần suất đợt kịch phát COPD Nhóm can thiệp Can thiệp Thuốc giãn phế quản LABAS LAMAs LABA + LAMA Các phác đồ có dùng Corticosteroid LABA + ICS LABA + LAMA + ICS Kháng viêm (không có steroid) Roflumilast Kháng khuẩn Vắc-xin Dùng macrolide dài ngày Các thuốc điều hòa dịch nhày N-acetylcysteine Carbocysteine Các biện pháp khác Ngừng hút thuốc Phục hồi chức năng Giảm dung tích phổi
  • 36. 35 COPD VÀ CÁC BỆNH KÈM THEO NHỮNG ĐIỂM CHÍNH YẾU: • COPD thường cùng tồn tại với các bệnh khác (bệnh đi kèm) có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của bệnh. • Thông thường, sự hiện diện của các bệnh đi kèm không nên thay đổi cách điều trị COPD và các bệnh đi kèm nên được điều trị theo chuẩn thông thường bất kể sự hiện diện của COPD. • Ung thư phổi thường thấy ở bệnh nhân COPD và là một nguyên nhân chính gây tử vong. • Bệnh tim mạch là bệnh đi kèm phổ biến và quan trọng trong COPD • Các bệnh đi kèm quan trọng trong COPD thường gặp sau đó là loãng xương, trầm cảm/lo âu, và ngưng tắc nghẽn thở khi ngủ và làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe và tiên lượng bệnh. • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) làm tăng nguy cơ đợt kịch phát và tình trạng sức khỏe kém đi. • Khi COPD là một phần của một kế hoạch chăm sóc đa bệnh, cần chú ý đảm bảo điều trị đơn giản và giảm thiểu dùng nhiều loại thuốc cùng lúc.