SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
TRẦN THỊ KIM MỴ
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY
AN XOA (HELICTERES HIRSUTA L.) Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC
PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC
HÀ NỘI 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
TRẦN THỊ KIM MỴ
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY
AN XOA (HELICTERES HIRSUTA L.) Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC
PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ HIỆN ĐẠI
CHUYÊN NGÀNH: HÓA PHÂN TÍCH
MÃ NGÀNH: 8440118
LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH TRÀ
HÀ NỘI 2019
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích cấu trúc một số
hợp chất trong cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) ở Việt Nam bằng các
phương pháp hóa lý hiện đại” là do tôi thực hiện với sự đồng ý và hƣớng
dẫn của TS.Nguyễn Thanh Trà. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ
một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin
trong luận văn là do tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình
bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Học viên
Trần Thị Kim Mỵ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thanh Trà – Phòng Hóa
sinh ứng dụng - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt
Nam đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành bản luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ
kinh phí của đề tài cấp Viện HLKH & CN Việt Nam thuộc 7 hƣớng ƣu tiên,
MSĐT: VAST 04.03/18.19
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm đào tạo Sau đại học Học Viện
Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Hóa học – Viện HLKH &
CN Việt Nam, Các cán bộ phòng Hóa sinh ứng dụng, Trung tâm nghiên cứu
các phƣơng pháp Phổ ứng dụng.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận đƣợc những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019
Học viên
Trần Thị Kim Mỵ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới
CC Column Chromatography Sắc ký cột
TLC Thin layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng
IR Infrared Spectrometry Phổ hồng ngoại
MS Mass Spectrometry Phổ khối lƣợng
NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
1
H-NMR 1
H-Nuclear Magnetic Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
Resonance Spectrocopy Proton
13
C-NMR 13
C-Nuclear Magnetic Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân
Resonance Spectrocoy Carbon 13
DEPT Distortionless Enhancement Tăng cƣờng biến dạng bằng
by Polarization Transfer chuyển phân cực
HPLC High-performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Chromatography
HPLC-MS Liquid Chromatography–Mass Sắc ký lỏng ghép khối phổ
Spectrometry
NOESY Nuclear Overhauser Phổ tăng cƣờng hạt nhân
Enhancement Spectroscopy
IC50 50% Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế 50%
COSY Correlation Spectroscopy Phổ tƣơng tác hai chiều đồng
hạt nhân
HSQC Heterronuclear Single Phổ tƣơng tác hai chiều dị hạt
Quantum Coherence nhân
HMBC Heterronuclear Multiple Bond Phổ tƣơng tác đa liên kết hai
Correlation chiều dị nhân
HR-MS High Resolution Mass Phổ khối phân giải cao
Spectroscopy
δH
,
- δC Độ chuyển dịch hóa học của
proton và cacbon
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Một số triterpenoid phân lập từ chi Dó Helicteres................................................5
Hình 1.2: Một số cucurbitacin phân lập từ chi Dó Helicteres................................................7
Hình 1.3: Một số coumarin phân lập từ chi Dó Helicteres ....................................................8
Hình 1.4: Cây An xoa (Helicteres hirsuta Loureiro.).............................................................9
Hình 1.5: Các lignan phân lập từ cây An xoa (Helicteres hirsuta) ........................................9
Hình 1.6: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Kiên
Giang (Hữu Duyên, 2016) ...................................................................................................10
Hình 1.7: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Bình
Phƣớc (Ngọc Quang, 2018).................................................................................................11
Hình 1.8: Cách tính giá trị Rf...............................................................................................13
Hình 1.9: Các bƣớc tiến hành sắc ký bản mỏng..................................................................14
Hình 1.10: Các bƣớc tiến hành sắc ký cột...........................................................................15
Hình 2.1.Hình ảnh cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) thu hái tại Thừa Thiên-Huế............20
Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất phân lập từ thân cây An xoa............................31
Hình 3.2: Phổ MS của hợp chất HH01 ................................................................................32
Hình 3.3: Phổ 1
H của hợp chất HH01 .................................................................................33
Hình 3.4: Phổ 13
C của hợp chất HH01................................................................................33
Hình 3.5: Phổ DEPT của hợp chất HH01 ............................................................................34
Hình 3.6: Phổ HMBC của hợp chất HH01 ..........................................................................34
Hình 3.7: Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH01................................................................35
Hình 3.8: Phổ MS của hợp chất HH02 ................................................................................36
Hình 3.9: Phổ 1
H của hợp chất HH02 .................................................................................37
Hình 3.10: Phổ 13
C của hợp chất HH02..............................................................................37
Hình 3.11: DEPT của hợp chất HH02 .................................................................................38
Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH02 ................................................................38
Hình 3.13: Phổ MS của hợp chất HH03 ..............................................................................39
Hình 3.14: Phổ 1
H của hợp chất HH03...............................................................................40
Hình 3.15: Phổ 13
C của hợp chất HH03..............................................................................40
Hình 3.16: Phổ DEPT của hợp chất HH03 ..........................................................................41
Hình 3.17: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH03 ................................................................41
Hình 3.18: Phổ MS của hợp chất HH04 ..............................................................................42
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hình 3.19: Phổ 1
H của hợp chất HH04...............................................................................43
Hình 3.20: Phổ 13
C của hợp chất HH04..............................................................................43
Hình 3.21: Phổ 13
C của hợp chất HH04..............................................................................44
Hình 3.22: Cấu trúc của hợp chất HH04..............................................................................44
Hình 3.23: Phổ MS của hợp chất HH05 ..............................................................................45
Hình 3.24: Phổ 1
H của hợp chất HH05...............................................................................46
Hình 3.25: Phổ 13
C của hợp chất HH05..............................................................................47
Hình 3.26: Cấu trúc hợp chất HH05 ....................................................................................47
Hình 3.27: Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất HH06...................................48
Hình 3.28: Phổ 1
H-NMR của hợp chất HH06.....................................................................48
Hình 3.29 : Phổ 13
C-NMR của hợp chất HH06 ..................................................................49
Hình 3.30: Phổ HSQC của hợp chất HH06 .........................................................................49
Hình 3.31: Phổ HMBC của hợp chất HH06 ........................................................................50
Hình 3.32 : Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH06.............................................................50
Hình 3.33: Phổ 1
H-NMR của HH07 ...................................................................................51
Hình 3.34: Phổ 13
C-NMR của HH07..................................................................................52
Hình 3.35: Phổ DEPT của HH07.........................................................................................52
Hình 3.36: Phổ HMBC của HH07 .......................................................................................53
Hình 3.37: Cấu trúc của hợp chất HH07..............................................................................54
Hình 3.38: Phổ 1
H của hợp chất HH08...............................................................................54
Hình 3.39: Phổ 13
C của hợp chất HH08..............................................................................55
Hình 3.40: Phổ DEPT của hợp chất HH08 ..........................................................................56
Hình 3.41: Cấu trúc của hợp chất HH08..............................................................................56
Bảng 2.1: Dữ kiện phổ NMR (1
H: 500 MHz, 13
C: 125 MHz) của hợp chất HH06 và của
chất tham khảo [49] (đo trong CD3OD) ..............................................................................29
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế các cặn chiết từ thân cây An xoa ...............................................22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ điều chế các hợp chất từ cặn chiết EtOAc ...............................................25
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CHI DÓ (HELICTERES)..................................... 3
1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI DÓ (HELICTERES) ........................ 3
1.2.1. Các triterpenoid................................................................................................ 4
1.2.2. Các coumarin.................................................................................................... 8
1.3. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA HELICTERES HIRSUTA LOUREIRO
(STERCULIACEAE)................................................................................................. 8
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC
HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN ................................................................................... 12
1.4.1. Các phƣơng pháp chiết xuất .......................................................................... 12
1.4.2. Các phƣơng pháp sắc ký................................................................................ 13
1.4.3. Các phƣơng pháp phân tích xác định cấu trúc các chất phân lập đƣợc ........ 15
1.4.3.1. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại IR (Infrared Spectroscopy)
16
1.4.3.2. Phổ khối lƣợng MS (Mass spectrometry)................................................... 17
1.4.3.3. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR)..... 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 20
2.2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU................................ 20
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 21
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.3.1. Xử lý mẫu thực vật......................................................................................... 21
2.3.2. Điều chế các cặn chiết.................................................................................... 21
2.3.3. Phƣơng pháp phân lập và phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất tự
nhiên [35,36] ............................................................................................................ 22
2.3.4. Chiết xuất, phân lập các hợp chất tự nhiên từ thân cây An xoa..................... 24
2.4. DỮ KIỆN PHỔ VÀ HẰNG SỐ VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP
ĐƢỢC...................................................................................................................... 25
2.4.1. Betulin (HH01)............................................................................................... 25
2.4.2. Axit betulinic (HH02) .................................................................................... 26
2.4.3. Axit alphitolic (HH03) ................................................................................... 27
2.4.4. Axit oleanolic (HH04).................................................................................... 27
2.4.5. Hibiscolactone A (HH05) .............................................................................. 28
2.4.6. Heliclactone (HH06) ...................................................................................... 28
2.4.7. Stigmast-4-ene-6β-ol-3-one (HH07).............................................................. 29
2.4.8. β-sitostenone (HH08):.................................................................................... 30
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 31
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH01 (betulin) ............... 31
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH02 (axit betulinic) ..... 35
3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH04 (axit oleanolic)..... 41
3.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH05 (3, 9 –dihydroxy-
1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2-olide hay hibiscolactone A) .................................... 44
3.6.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH06 (heliclacton).......... 47
3.7.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH07 (6β-hydroxyenone) 51
3.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA HỢP CHẤT HH08 β-
SITOSTENONE....................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 58
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1
MỞ ĐẦU
Cho tới nay, cây dƣợc liệu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chăm
sóc sức khoẻ con ngƣời. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện
có khoảng 80% dân số thế giới vẫn tin dùng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên,
trong đó chủ yếu từ thực vật [1]. Trên thế giới, từ các thảo dƣợc các nhà khoa
học đã tìm ra nhiều loại thuốc mới có hoạt tính cao và đƣợc sử dụng rộng rãi
trong việc điều trị bệnh. Ví dụ nổi bật là việc phát hiện ra hai hoạt chất
Vinblastine và Vincristine từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don),
họ Trúc đào (Apocynaceae) và Taxol từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia), họ
Thông (Pinaceae). Cùng với các dẫn xuất bán tổng hợp nhƣ Taxotere từ 10-
deacetyl bacatin III, hay gần đây hoạt chất Vinflunine từ Vinorelbine cũng đã
chính thức đƣợc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thƣ.
Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có
hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số này, nguồn tài nguyên cây
làm thuốc chiếm khoảng 30%. Trong những năm gần đây, rất nhiều công trình
nghiên cứu về cây thuốc của hệ thực vật Việt nam đã đƣợc thực hiện và đã có
những đóng góp quan trọng vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Những loài thực vật có tác dụng chữa bệnh là nguồn dƣợc liệu quý giá bởi
chúng có khả năng chữa bệnh cho con ngƣời và để lại ít tác dụng phụ hơn các
thuốc có nguồn gốc tổng hợp. Ngày nay, với mối hiểm họa về tình trạng gia
tăng bệnh tật đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, tim mạch…thì việc
nghiên cứu tác dụng làm thuốc của các loài thực vật mang tính ý nghĩa khoa
học và thời sự [2].
Cây An xoa đã đƣợc nhắc đến trong danh mục Thực vật chí ở Việt Nam và
trên thế giới, dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhƣ cảm cúm, sởi, ung nhọt,
kiết lỵ, trong đó có tác dụng với các bệnh về gan. Ở nƣớc ta, cây mọc nhiều ở
Bình Phƣớc, ven các sông suối, ngoài ra còn tìm thấy ở Lâm Đồng và các tỉnh
miền núi phía Bắc. Theo y học cổ truyền, từ xa xƣa, cây An xoa đƣợc xem nhƣ
là một bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị xơ gan của ngƣời dân tộc thiểu số
Camphuchia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học hoàn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2
chỉnh và tác dụng dƣợc lý của cây An Xoa ở Việt Nam và trên thế giới vẫn
còn rất hạn chế. Chính vì thế, chúng tôi đề xuất đề tài luận văn: “Phân tích
cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) ở Việt
Nam bằng các phƣơng pháp hóa lý hiện đại” với mục tiêu nghiên cứu
thành phần hóa học trong cây An xoa nhằm làm cơ sở khoa học cho việc sử
dụng cây thuốc một cách hợp lý và hiệu quả.
*Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thành phần hóa học của thân cây An xoa (Helicteres hirsuta L.)
thu hái ở Việt Nam
*Nội dung nghiên cứu:
- Thu hái mẫu cây An xoa tại Thừa Thiên, Huế.
- Phân lập các hợp chất tử thân cây An xoa bằng các phƣơng pháp sắc ký.
- Xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập đƣợc bằng các phƣơng
pháp phổ hiện đại: MS, 1D, 2D-NMR.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CHI DÓ (HELICTERES)
Thành phần loài: Chi Dó (Helicteres) là một chi thuộc họ Trôm
(Sterculiaceae) bao gồm khoảng 40 loài đƣợc tìm thấy ở các vùng nhiệt đới
thuộc châu Á và châu Mỹ. Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ [3], chi Dó
(Helicteres) ở Việt Nam bao gồm 9 loài, đó là: Helicteres viscida Bl…(dó
trỉn, dó chuột), H. angustifolia L.. (dó hẹp, ổ kén), H. angustifolia var.
glaucoides Pierre (dó mốc), H. angustifolia var. obtusa Pierre (ổ kén hẹp), H.
angustifolia glabriuscula Wall (ổ kén không lông), H. isora L. (dó tròn), H.
lanceolata DC.. (dó thon), H. plebeja Kurz (dó thƣờng) và dó lông hay An
xoa. H. hirsuta Lour.
Về mặt hình thái: Cây gỗ hay cây bụi, có lông hình sao. Lá đơn, có
cuống. Cụm hoa ở nách lá; nhiều hoa. Đài hình ống có 5 răng, thƣờng chia 2
môi. Cánh hoa 5, hình dải thuôn, thẳng hay gấp khúc, thon thành hình móng
dài ở nửa dƣới, thƣờng có tai ở trên móng, không giống nhau. Nhị 10, đính
trên một cột hay nhụy dài, chỉ nhị 10, dính nhau nhiều hay ít; bao phấn lắc lƣ,
thƣờng ngoại hƣớng, rồi nội hƣớng, 2 ô. Nhị lép 5, ở trong xen kẽ với nhị.
Bầu đính ở giữa các nhị; 5 ô; lá noãn 5, phân cách bởi các rãnh quả; noãn
nhiều, đảo, xếp thành 2 dãy dọc; vòi thành cột; đầu nhụy không rõ. Qủa nang,
có lông, hạt nhiều, hình tháp.
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Một số loài của chi này đƣợc
sử dụng trong y học dân tộc, nhƣ: rễ của loài Helicteres isora đƣợc dùng để
trị chứng mƣng mủ, viêm dạ dày, nhiễm trùng ruột, tiểu đƣờng. Loài H.
ovata và H. sacarolha đƣợc dùng để trị bệnh giang mai, và rễ của loài H.
hirsuta đƣợc dùng để trị đau dạ con.
1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI DÓ (HELICTERES)
Các nghiên cứu sinh học của một số loài thuộc chi này đã chứng tỏ
rằng dịch chiết của loài H. isora có hoạt tính chống tiểu đƣờng, giảm mỡ máu
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
4
[4-6]; dịch chiết của H. hirsuta có hoạt tính độc tế bào [7] và dịch chiết của H.
gardneriana thể hiện hoạt tính kháng ký sinh trùng gây bệnh sốt rét,
leishmania…[8].
Các nghiên cứu về hóa thực vật của các loài Helicteres đã chỉ ra đƣợc
việc phân lập các hợp chất: triterpenoid, flavonoid, lignan, neolignan và các
dẫn xuất của axit rosmarinic.
1.2.1. Các triterpenoid
Từ rễ của loài H. angustifolia. Các nhà khoa học Đài Loan [9] đã tách và
định lƣợng bằng phƣơng pháp HPLC ba triterpenoid có khung lupan đó là:
3β-acetoxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid methyl ester (1), 3β-
acetoxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid (2) và 3β-acetoxy-27- (p-
hydroxyl) benzoyloxylup -20(29)-en-28-oic acid methyl ester (3).
Tiếp theo nghiên cứu trên, vào năm 2008, khi nghiên cứu rễ của loài H.
angustifolia, nhóm tác giả Min-Hsiung Pan và cộng sự [10] đã công bố các
kết quả phân lập, và xác định cấu trúc của 3 triterpen mới đó là 3β-acetoxy-
27-[(E)-cinamoyloxy]lup-20(29)-en-28-oic acid methyl este (4), 3β-acetoxy-
27-[4-hydroxybezoyl)oxy]lup-20(29)-en-28-oic acid (5), 3β-acetoxy-27-[(4-
hydroxybezoyl)oxy]olean-12-en-28-oic acid methyl este (6), cùng với 8
triterpen có cấu trúc đã biết là 3β-acetoxy-27-(benzoyloxy)_olean-12-en-28-
oic acid methyl este (7), cylicodiscic acid (3β,27-dihydroxylup-20(29)-en-28-
oic acid) (8), 3β-O-(trans-coumaroyl)_betulinic acid (9), pyracrenic acid (3β-
O-(trans-caffeoyl)_betulinic acid) (10), 3β-O-(trans-feruloyl)betulinic acid
(11), 3β-O-(trans-coumaroyl)_betulin (12), 3β-O-(cis-coumaroyl)_betulin
(13), 3β-O-(trans-caffeoyl)_betulin (14), và 3β-O-(trans-feruloyl)_betulin
(15).
Ngoài ra, một số triterpenoid có khung lupan cũng đƣợc công bố bởi
các nhóm tác giả khác nhau khi nghiên cứu loài H. angustifolia nhƣ 3β-
acetoxylup-20 (29)-en-28-ol (16) [10], 3β-hydroxylup-20(29)-en-28-oic acid
3-caffeate (17) [12], axit betulinic (18).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
5
Hình 1.1: Một số triterpenoid phân lập từ chi Dó Helicteres
Ngoài ra, các hợp chất cucurbitacin cũng đƣợc tìm thấy trong một số
loài của chi Helicteres. Về mặt hóa học, các cucurbitacin đƣợc xếp vào lớp
chất triterpenoid, các cucurbitacin thƣờng có nhiều ở các cây trong họ
Cucurbitaceae (họ bầu bí).
Từ rễ của loài H. angustifolia thu hái ở Đài Loan, các nhà khoa học Đài
Loan đã phân lập đƣợc 2 cucurbitacin mới là cucurbitacin B2-sunfate (19) và
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
6
cucurbitacin glucoside (20) cùng với 2 cucurbitacin glucoside đã biết là
arvenin I (21) và arvenin III (22) [14].
Một nghiên cứu khác từ rễ của loài H. angustifolia của nhóm tác giả
Trung Quốc [15] đã công bố việc phân lập và xác định cấu trúc của
cucurbitacin D (23) và cucurbitacin J (24) vào năm 2006, hai chất này có hoạt
tính tốt đối với cả hai dòng tế bào ung thƣ: tế bào ung thƣ gan BEL-7402 (với
giá trị IC50 của hai chất lần lƣợt là 1,41 và 1,37 µM) và ung thƣ sắc tố da
SK-MEL-28 (với IC50 tƣơng ứng là 1,22 và 1,28 µM).
Từ loài H. isora, nhóm tác giả Bean, M. F và cộng sự [16] đã phân lập
đƣợc cucurbitacin B (25) và isocucurbitacin B (26), đây là hai hợp chất đƣợc
phát hiện là có độc tính trên dòng tế bào ung thƣ KB với giá trị ED50= <10-5
µg/ml (cucurbitacin B), và ED50= 7.6×10-5
µg/ml (isocucurbitacin B).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
7
Hình 1.2: Một số cucurbitacin phân lập từ chi Dó Helicteres
Cũng từ rễ của loài H. angustifolia [15], các tác giả Trung Quốc đã phân
lập đƣợc một steroit có khung pregnan tên là 2α,7β,20α-trihydroxy-3β,21-
dimethoxy-5-pregnanene (27).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
8
1.2.2. Các coumarin
Từ rễ loài H. angustifolia, nhóm tác giả Wenliang Chen và cộng sự đã
phân lập đƣợc một coumarin mới có tên là 6,7,9α-trihydroxy-3,8,11α-
trimethylcyclohexo-[d,e]-coumarin (28) [15]. Cũng từ loài H. angustifolia,
Wang và cộng sự [17] đã phân lập ra một hợp chất coumarin mới và đặt tên là
heliclacton (29)
Hình 1.3: Một số coumarin phân lập từ chi Dó Helicteres
Ngoải ra, chi Helicteres còn có chứa các hợp chất khác nhƣ
sesquiterpenoid quinon [19, 20], lignan [21], neolignan [22, 23], acid
rosmarinic [24] và flavonoid [25,26].
1.3. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA HELICTERES HIRSUTA LOUREIRO
(STERCULIACEAE)
Cây An xoa (hay còn gọi là Dó lông, Tổ kén cái) có tên khoa học là
Helicteres hirsuta Loureiro thuộc Họ Trôm Sterculiaceae. An xoa là cây bụi,
cao khoảng 1-3m, nhánh hình trụ, có lông. Lá hình trái xoan, dài 5-17cm,
rộng 2,5-7,5cm. Gốc cụt hay hình tim, đầu thon thành mũi nhọn. Mép có răng
không đều. Mặt dƣới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao; gân gốc 5,
cuống lá dài 0,8-4cm, lá kèm hình dải, có lông, dễ rụng. Cụm hoa là những
bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ, cuống hoa có
khớp và có lá bắc dễ rụng, đài hình ống phủ lông hình sao, màu đo đỏ, chia 5
răng. Cánh hoa 5, cuống bộ nhị có vân đỏ, nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị, bầu có
nhiều gợn, chứa 25-30 noãn trong mỗi lá noãn. Quả nang hình trụ nhọn, hạt
nhiều, hình lăng trụ. Ra hoa kết quả từ tháng 7 đến tháng 11 [27].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
9
Hình 1.4: Cây An xoa (Helicteres hirsuta Loureiro.)
Cây An xoa phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nƣớc Nam Á nhƣ
Ấn Độ, Camphuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippine...Ở Việt
Nam, cây thƣờng gặp trên các đồi cây bụi, rừng thƣa, ven rừng, phổ biến từ
Bắc tới Nam, nhƣ ở Bình Phƣớc, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc
[28]. Cây An xoa đã đƣợc nhắc đến trong danh mục Thực vật chí ở Việt Nam
và trên thế giới, dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhƣ cảm cúm, sởi, ung
nhọt, kiết lỵ, trong đó có tác dụng với các bệnh về gan [29,30].
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Khi nghiên cứu loài An xoa Helicteres hirsuta có nguồn gốc từ
Indonexia, nhóm tác giả Young-Won Chin (2006) đã phân lập đƣợc 6 lignan
có tên là (±)-pinoresinol (30); (±)-medioresinol (31); (±)- syringaresinol (32);
(-)-boehmenan (33); (-)-boehmenan H (34) và (±)-trans-dihydro diconiferyl
alcohol (35) [21].
Hình 1.5: Các lignan phân lập từ cây An xoa (Helicteres hirsuta)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
10
Trong số 6 lignan tách ra từ loài này thì có 3 chất là 1, 4 và 5 là có hoạt
tính ức chế 3 dòng tế bào ung thƣ là: ung thƣ phổi (Lu1), ung thƣ tuyến tiền
liệt (LNCaP) và ung thƣ vú (MCF-7), trong đó, (±)-pinoresinol (30) thể hiện
khả năng gây độc tế bào mạnh trên dòng ung thƣ phổi Lu1, ung thƣ tuyến
tiền liệt (LNCaP), ung thƣ vú MCF-7, với IC50 từ 0,5-1,7µg/ml.
Gần đây, cây An xoa cũng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học
trong nƣớc. Nhóm tác giả Hồng Ngọc (2015, 2016) đã công bố cặn chiết
nƣớc và cặn chiết methanol từ lá và thân cây An xoa thu hái ở Khánh Hòa,
Việt Nam giàu nhóm chất phenol và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa
invitro trên hệ DPPH, ABTS, FRAP [31, 32]. Nhóm tác giả Hữu Duyên
(2016) đã phân lập đƣợc 4 hợp chất từ cặn petroleum ether (PE) cây An xoa
thu hái ở Kiên Giang: lupeol (36), stigmasterol (37), tiliroside (38) và
apigenin (39), kết quả thử nghiệm gây độc tế bào cho thấy: cao chiết PE và
cao chiết dichloromethane (DC) có hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ gan
HepG2 với IC50 lần lƣợt là 28,29 và 30,30 µg/ml [33].
Hình 1.6: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu
hái ở Kiên Giang (Hữu Duyên, 2016)
Ngoài ra, nhóm tác giả Ngọc Quang (2018) đã phân lập đƣợc 12 hợp
chất từ loài An xoa H.hirsuta thu hái ở Bình Phƣớc bao gồm: 3-O-
transcaffeoylbetulinic acid (40), 3b-benzoylbetulinic acid (41), betulinic acid
methyl ester (42), betulinic acid (43), lupeol (44), 4-hydroxybenzoic acid
(45), 3,4-dihydroxybenzoic acid methyl ester
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
11
(46), 4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoic acid (47), 5,8-dihydroxy-7,40-
dimethoxyflavone (48), isoscutellarein 4’-methyl ether 8-O-b-
Dglucopyranoside (49), methyl caffeate (50) and stigmasterol (51) [34].
Hình 1.7: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu
hái ở Bình Phƣớc (Ngọc Quang, 2018)
Từ tổng quan tài liệu trên đây, chúng ta thấy chi Dó (Helicteres ) có
phong phú các lớp chất giàu hoạt tính sinh học nhƣ: terpenoid, lignan,
polyphenol, flavone, courmarin...trong đó các công trình công bố cho tới nay
về cây An xoa còn khá ít ỏi. Vì vậy, các nghiên cứu sâu rộng hơn nữa là việc
làm cần thiết để chứng minh tác dụng chữa bệnh của loài thực vật này.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
12
1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC
CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
1.4.1. Các phƣơng pháp chiết xuất
Phƣơng pháp chiết xuất là bao gồm cả việc chọn dung môi, dụng cụ và
cách chiết. Một phƣơng pháp chiết xuất thích hợp chỉ có thể đƣợc hoạch định
khi biết rõ thành phần của các chất cần biết trong cây ra. Mỗi loại hợp chất có
độ hòa tan khác nhau trong từng loại dung môi. Vì vậy không thể có một
phƣơng pháp chiết xuất chung cho tất cả các dƣợc liệu.
Phƣơng pháp chiết có hai phƣơng pháp chiết:
Phương pháp 1: Phƣơng pháp chiết xuất nhằm mục đích nghiên cứu
sơ bộ khi chƣa biết rõ thành phần hóa học của dƣợc liệu, dùng phƣơng pháp
cổ điển là sử dụng một dãy dung môi từ không phân cực đến phân cực mạnh
để phân đoạn các hợp chất ra khỏi dƣợc liệu. Ví dụ: sử dụng dãy dung môi:
ether dầu, ether, chloroform, cồn và cuối cùng là nƣớc.
Phương pháp 2: Phƣơng pháp chiết xuất khi cần chiết lấy toàn bộ
thành phần trong dƣợc liệu thì dung môi thích hợp nhất methanol hoặc
ethanol (80%). Nhất là methanol đƣợc xem nhƣ là dung môi vạn năng, nó
hòa tan đƣợc chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối
hydro với các nhóm phân cực khác. Dịch chiết với methanol thu đƣợc, đem
loại hết dung môi thu đƣợc cao toàn phần chứa hầu hết hợp chất của dƣợc
liệu. Khi cần tách phân đoạn các hợp chất trong cao thì sử dụng dung môi
không hòa lẫn với nƣớc và có độ phân cực từ yếu đến mạnh. Ví dụ dãy dung
môi: ether dầu, ether, chloroform, ethyl axetate, n-buthanol. Về cách chiết có
hai cách chiết:
- Chiết ngâm lạnh: là phƣơng pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ
xƣa. Sau khi chuẩn bị dƣợc liệu, tiến hành đổ dung môi ngập dƣợc liệu
trong bình chiết xuất, sau một thời gian ngâm nhất định, rút lấy dịch chiết.
Để tăng cƣờng hiệu quả chiết xuất, có thể tiến hành khuấy trộn hoặc rút
dịch chiết ở dƣới rồi đổ lên trên. Có thể ngâm một lần hoặc nhiều lần.
- Chiết bằng siêu âm: Sóng siêu âm gây ra sự phá vỡ cấu trúc vật lý
một cách mãnh liệt- gây ra sự khuyếch tán vào trong dung môi của các chất
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
13
cần chiết xuất. Phƣơng pháp siêu âm hiệu quả hơn và nhanh hơn phƣơng
pháp chiết xuất bằng ngâm lạnh nhƣng có nhƣợc điểm là chỉ áp dụng đƣợc
với quy mô nhỏ.
1.4.2. Các phƣơng pháp sắc ký
 Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng là công cụ đắc lực trong nghiên cứu dƣợc liệu vì đơn
giản, ít tốn thiết bị và dung môi mà lại đạt hiệu quả cao.
Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất đƣợc tiến hành khi cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh đã đặt sẵn hỗn hợp chất cần phân tích. Pha tĩnh là
chất hấp phụ đƣợc lựa chọn tùy theo yêu cầu phân tích, đƣợc trải mỏng đồng
nhất và đƣợc cố định trên các phiến kính hoặc kim loại. Pha động là một hệ
dung môi đơn hoặc đa thành phần đƣợc trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định tùy
theo mục đích cụ thể. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử
trong hỗn hợp mẫu thử đƣợc di chuyển trên lớp mỏng theo hƣớng pha động,
với những tốc độ khác nhau. Kết quả, thu đƣợc một sắc ký đồ trên lớp mỏng.
Đại lƣợng đặc trƣng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số
di chuyển Rf đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và
khoảng dịch chuyển của dung môi (Hình 1.8). Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến
giá trị Rf.
Hình 1.8: Cách tính giá trị Rf
 Các bƣớc trong kỹ thuật sắc ký lớp mỏng (Hình 1.9):
Chuẩn bị bản mỏng: Bản mỏng trƣớc khi dùng phải hoạt hóa trong tủ
sấy và sấy ở 105-110°C trong một giờ. Để nguội và bảo quản trong bình hút
ẩm. Dùng bút chì mềm kẻ bản mỏng. Vạch đƣờng chấm chất phân tích (cách
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
14
mép dƣới của bản mỏng 1,2 cm), đƣờng giới hạn di chuyển của dung môi
(cách mép trên của bản mỏng 0,8 cm) và đánh dấu vị trí chấm chất (các vết
chấm cách nhau 0,5 cm và cách hai bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm).
Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Dùng ống mao quản hoặc
micropipet chấm chất lên các vị trí đã đánh dấu. Các vết chấm phải nhỏ,
lƣợng chất phải đồng đều, không quá lớn dễ kéo vết hoặc chồng vết, cũng
không quá nhỏ khó hiện vết bằng thuốc thử.
Triển khai sắc ký: Bình triển khai thƣờng là bình thủy tinh, có nắp
đậy kín và đáy phải bằng. Lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình. Pha
hệ dung môi với tỷ lệ thích hợp và vừa đủ, rót vào bình triển khai. Lắc rồi để
giấy lọc thấm đều dung môi. Đặt bản mỏng gần nhƣ thẳng đứng với bình triển
khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi triển khai. Đậy kín
bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi chạy đến đƣờng giới hạn,
lấy bản mỏng ra khỏi bình và sấy khô bản mỏng rồi hiện vết.
Hiện vết trên bản mỏng: Có thể hiện vết bằng cách soi UV (bƣớc
sóng 254 và 365 nm) hoặc phun thuốc thử (thuốc thử dùng trong đồ án là
Ce(SO4)2).
Hình 1.9: Các bƣớc tiến hành sắc ký bản mỏng
Hiện nay, chủ yếu sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel Merck 60
F254, kích thƣớc 20×20 cm, dày 0,2 mm.
 Phương pháp sắc ký cột (CC)
Sắc ký cột là một dạng của sắc ký bản mỏng. Trong sắc ký cột, chất hấp
phụ pha tĩnh đƣợc nhồi trong các ống hình trụ gọi là “cột”. Nhờ vậy mà có
thể triển khai nhiều hệ dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến mạnh.
Giống nhƣ sắc ký lớp mỏng, phƣơng pháp này cũng dựa vào độ phân
cực của các chất, những chất có ái lực lớn hơn đối với chất hấp phụ sẽ ra khỏi
cột chậm hơn và những chất có ái lực yếu hơn sẽ ra khỏi cột nhanh hơn trong
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
15
quá trình sắc ký. Sự tách trong cột xảy ra chủ yếu theo cơ chế hấp phụ hoặc
phân bố tùy theo tính chất của chất đƣợc sử dụng làm cột.
 Kỹ thuật sắc ký cột (Hình 1.10):
Chuẩn bị chất hấp phụ và cột: Silicagel phải đƣợc hoạt hóa ở 120°C
trong 4 giờ trƣớc khi đƣa lên cột. Cột sắc ký phải là một khối đồng nhất, phải
thật khô và lắp thẳng đứng trên một giá cố định vững chắc.
Nhồi cột: Chất hấp phụ phải đƣợc phân tán đồng đều trong cột. Có 2
cách nhồi cột: nhồi khô và nhồi ƣớt với dung môi. Sau khi đƣa chất hấp phụ
lên cột, rót dung môi vào cột và để chạy liên tục một thời gian để ổn định cột
và không đƣợc để khô dung môi trong cột.
Đưa chất cần phân tách lên cột: Phải đƣa chất lên cột sao cho chất
phân tán thành một lớp mỏng đồng đều trên mặt cột bằng phẳng. Có nhiều
cách đƣa chất lên cột: phƣơng pháp dùng đĩa giấy, cho thẳng dung dịch chất
cần phân tách lên cột, trộn chất cần phân tách với một lƣợng chất hấp phụ…
Rửa cột: Tùy theo chất hấp phụ dùng và yêu cầu tốc độ chảy của cột
mà áp dụng cách rửa cột bằng áp suất thƣờng hoặc áp xuất nén. Hứng dịch
chảy ra ở đáy cột theo phân đoạn, theo thời gian hoặc bằng ống nghiệm cùng
thể tích.
Hình 1.10: Các bƣớc tiến hành sắc ký cột
1.4.3. Các phƣơng pháp phân tích xác định cấu trúc các chất phân
lập đƣợc
Quá trình xác định cấu trúc của một chất là một quá trình tập hợp và phân
tích các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn cung cấp một số thông
tin về cấu trúc của chất. Cấu trúc của chất đƣợc xác định phải phù hợp với tất
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
16
cả các thông tin cấu trúc từ các nguồn trên. Hiện nay, các phƣơng pháp phân
tích cấu trúc hiện đại đã đƣợc sử dụng để xác định cấu trúc gồm có: các
phƣơng pháp phổ hấp thụ nhƣ phổ tử ngoại (UV)/khả kiến (Vis) và phổ hồng
ngoại (IR), các phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR), phổ khối lƣợng (MS).
Ngoài ra, sự phát triển và ứng dụng các phƣơng pháp “ghép-nối" giữa sắc kí
lỏng hiệu năng cao (HPLC) với các phƣơng pháp khác nhƣ HPLC-MS,
HPLC-NMR,… đã làm tăng tốc độ và độ nhạy của các phƣơng pháp xác định
cấu trúc.
Phƣơng pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là
kết hợp giữa việc xác định các thông số vật lý với các phƣơng pháp phổ hiện
đại. Tuy nhiên, phƣơng pháp phổ biến nhất là các phƣơng pháp đo phổ: phổ
hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1 chiều và 2
chiều (1
H-NMR, 13
C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC…).
1.4.3.1. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại IR (Infrared
Spectroscopy)
Phƣơng pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ
thuật phân tích rất hiệu quả, cung cấp thông tin nhanh về cấu trúc phân tử mà
không đòi hỏi các phƣơng pháp tính toán phức tạp. Kỹ thuật này dựa trên
nguyên lí là các phân tử khác nhau sẽ hấp thụ ở các vùng bức xạ khác nhau.
Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử ở trạng thái kích thích sẽ
dao động với nhiều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ
hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng
ngoại tƣơng ứng với các nhóm chức đặc trƣng và các liên kết có trong phân
tử.
Các hợp chất hữu cơ hấp thụ bức xạ hồng ngoại ở những tần số trong
vùng từ 10000 đến 100 cm-1
và biến thành năng lƣợng của dao động phân tử.
Sự biến đổi năng lƣợng dao động này luôn đi kèm với sự biến đổi năng lƣợng
quay. Sự hấp thụ này có định lƣợng và biểu hiện thành các dải hấp thụ với
cƣờng độ khác nhau, gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR). Mỗi loại dao
động hấp thụ ở một tần số hay độ dài sóng xác định, phụ thuộc vào khối
lƣợng tƣơng đối của các nguyên tử, hằng số lực các dây nối và cấu trúc hình
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
17
học của nguyên tử. Do đó, phổ hồng ngoại cho phép xác định thông tin về cấu
trúc hóa học nhƣ cấu dạng và nhóm chức đặc trƣng của hợp chất hữu cơ.
Đơn vị trong phổ hồng ngoại là số sóng (cm-1
). Sự hấp thụ có nhiều ý
nghĩa trong việc ứng dụng phổ hồng ngoại để phân tích câu trúc các hợp chất
hữu cơ là sự hấp thụ trong vùng 4000 – 660 cm-1
1.4.3.2. Phổ khối lượng MS (Mass spectrometry)
Khối phổ là một trong các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xác
định khối lƣợng phân tử của chất nghiên cứu. Cơ sở của phƣơng pháp này là sử
dụng từ trƣờng và điện trƣờng để bắn phá các phân tử hợp chất hữu cơ thành ion
phân tử hoặc các mảnh ion mang điện tích trong chân không. Phƣơng pháp MS
khác với các phƣơng pháp phân tích phổ khác là nó không phụ thuộc vào độ hấp
thụ của bức xạ điện từ mà dựa trên quá trình phân tử bị bắn phá bởi chùm
electron mang năng lƣợng cao. Dƣới những điều kiện nhất định, phân tử các
chất bị mất đi electron tạo nên ion phân tử (hay còn gọi la ion mẹ) M+
. Ion mẹ
này có thể tiếp tục “vỡ” ra thành các mảnh nhỏ hơn là các ion con và các mảnh
trung hòa. Vì khối lƣợng của các electron rất nhỏ có thể bỏ qua, nên khối lƣợng
của M+
chính là khối lƣợng của phân tử. Dựa trên số khối của ion phân tử (M+
)
có thể xây dựng đƣợc công thức phân tử của hợp chất.
1.4.3.3. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân
(NMR)
Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân viết tắt là NMR (Nuclear Magnetic
Resonance ), là một phƣơng pháp phân tích cấu trúc các hợp chất hiện đại và
hữu hiệu nhất hiện nay. Với việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phổ NMR một
chiều và hai chiều, các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác cấu trúc của
các hợp chất kể cả cấu trúc lập thể của phân tử. Nguyên lý chung của phƣơng
pháp phổ NMR (phổ proton và phổ carbon) là sự cộng hƣởng khác nhau của
các hạt nhân từ (1
H và 13
C) dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài. Sự cộng
hƣởng khác nhau này đƣợc biểu diễn bằng độ chuyển dịch hóa học. Trong
phổ NMR có hai thông số có đặc trƣng liên quan đến cấu trúc hóa học của 1
phân tử là độ dịch chuyển hóa học () và hằng số tƣơng tác spin – spin (J).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
18
Phổ proton 1
H-NMR
Trong phổ 1
H-NMR độ chuyển dịch hoá học () của các proton đƣợc
xác định trong thang TMS từ 0 ppm đến 14 ppm tuỳ thuộc vào mức độ lai hóa
của các nguyên tử cũng nhƣ cấu trúc hoá học của phân tử. Mỗi loại proton
cộng hƣởng ở một từ trƣờng khác nhau, vì vậy chúng đƣợc biểu diễn bằng
một độ dịch chuyển hóa học khác nhau. Dựa vào độ chuyển dịch hoá học,
diện tích pic cũng nhƣ tƣơng tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau mà
ngƣời ta có thể xác định đƣợc cấu trúc hóa học của hợp chất. Dựa vào những
đặc trƣng của và tƣơng tác J để có thể cung cấp các thông tin giúp xác định
cấu trúc hóa học của hợp chất.
Phổ 13
C-NMR: Phổ này cho tín hiệu vạch carbon. Mỗi nguyên tử
carbon sẽ cộng hƣởng ở một trƣờng khác nhau và cho một tín hiệu phổ khác
nhau. Thang đo cho phổ 13
C-NMR cũng đƣợc tính bằng ppm nhƣng với dải
thang đo rộng hơn so với phổ proton (từ 0 ppm đến 240 ppm). Ngoài ra phổ
13C còn đƣợc ghi theo phƣơng pháp DEPT (Distortionless Enhancement by
Polarization Transfer)
Phổ DEPT: Phổ này cho các tín hiệu phân loại các bậc carbon khác
nhau. Trên phổ DEPT 135 không cho tín hiệu của carbon bậc 4, tín hiệu của
CH và CH3 nằm về một phía, còn tín hiệu của CH2 nằm về phía đối diện.
Trên phổ DEPT 90 chỉ có duy nhất tín hiệu phổ của CH. Kết hợp phổ 13
C-
NMR và phổ DEPT sẽ cho ta biết chính xác số carbon bậc 1, 2, 3, 4.
Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence )
Phổ HSQC cho biết sự liên quan giữa các tín hiệu của 1
H và 13
C. Phổ
HSQC cho biết thông tin về liên kết trực tiếp giữa proton và cacbon.
Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation)
Đây là phổ thể hiện tƣơng tác xa (2 liên kết và 3 liên kết) giữa cacbon
và proton trong phân tử và nhờ đó mà từng phần của phân tử cũng nhƣ toàn
bộ phân tử đƣợc xác định. Phổ này đặc biệt thích hợp trong trƣờng hợp phân
tử chứa cacbon bậc bốn vì nó thể hiện mối liên quan của tín hiệu proton 1
H ở
một nguyên tử 13
C với tín hiệu của 13
C khác ở cách xa nó 2-3 liên kết thậm
chí trong một số trƣờng hợp là bốn liên kết.
Phổ COSY (Correlation spectroscopy)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
19
Phổ COSY biểu diễn các tƣơng tác giữa proton – proton. Các proton
tƣơng tác với nhau trong phổ COSY là các proton liên kết với cùng một
cacbon hoặc với cacbon liền kề. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử đƣợc
xác định.
Phổ NOESY (Nuclear Overhauser Enhancement Spectroscopy)
Phổ NOESY biểu diễn các tƣơng tác không gian của các proton không
kể đến độ dài các liên kết mà chỉ tính đến khoảng cách không gian của chúng
đƣợc phân bố trong phân tử (khoảng 4A0
). Dựa vào kết quả phổ này có thể
xác định cấu trúc không gian của phân tử.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
20
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mẫu lá, thân loài cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) đƣợc thu hái tại
Thừa Thiên-Huế tháng 9 năm 2017. Mẫu tiêu bản ký hiệu là TRA020917.
Tên khoa học của các loài thực vật này đƣợc PGS.TS Trần Thế Bách,
Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam xác định. Các mẫu tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại phòng Hóa sinh ứng
dụng, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình 2.1.Hình ảnh cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) thu hái tại
Thừa Thiên-Huế
2.2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ
- Các dung môi: n-hexane, dichlomethane, ethyl acetate, acetone, ethanol,
methanol...đều đƣợc cất trƣớc khi sử dụng.
- Sắc ký lớp mỏng (TLC): đƣợc tiến hành trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel
(Merch) 60-F254 có độ dày 0,25mm.
- Sắc ký cột (CC): sử dụng các chất hấp phụ gồm: silica gel (Merck), cỡ hạt
40-60 µm và Sephadex LH-20 (Sigma-Aldrich), cỡ hạt 25-100 µm. Cột sắc
ký có kích cỡ khác nhau.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
21
- Thuốc hiện trong phân tích TLC: sắc ký lớp mỏng đƣợc quan sát dƣới ánh
sáng tử ngoại với bƣớc sóng 254nm và 365nm, và đƣợc hiện màu bằng
thuốc thử ceri sulfat.
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
- Máy cô quay chân không Buchi 3120.
- Điểm nóng chảy đƣợc đo trên máy melting point meter Buchi B545.
- Phổ hồng ngoại đƣợc đo trên máy Spectrum Two PerkinElmer bằng
phƣơng pháp viên nén KBr hoặc bao film. P
- Phổ khối phun mù điện tử (ESI-MS) đƣợc đo trên máy sắc ký lỏng ghép
khối phổ với đầu dò MSD (LC/MSD Agilen series 1100), sử dụng mode
ESI và đầu dò DAD.
- Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR) đƣợc ghi trên máy Bruker Avance
500,13 MHz spectrometer với TMS là chất nội chuẩn.
Các thiết bị trên thuộc Viện Hóa học và Viện Hóa sinh biển- Viện Hàn
lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xử lý mẫu thực vật
Cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) sau khi thu hái đƣợc chia thành hai
bộ phận riêng biệt là lá và thân cây. Từng bộ phận này đƣợc thái nhỏ, phơi
trong bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 40-45o
C, sau đó đem nghiền nhỏ riêng rẽ.
2.3.2. Điều chế các cặn chiết
3,2kg bột khô thân cây An xoa đƣợc ngâm chiết với ethanol 70o
(2L/lần) bằng siêu âm ở 40-450
C. Quá trình chiết đƣợc lặp lại 3-4 lần. Gộp
chung dịch của 3 lần ngâm chiết và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm thu
đƣợc cao chiết ethanol tổng. Tiếp đó, hòa cao chiết tổng bằng dung dịch
ethanol: H2O (1:1) và chiết phân bố lần lƣợt với dung môi n- hexane, ethyl
acetate. Mỗi loại dung môi chiết 3 lần, mỗi lần sử dụng 500 ml dung môi.
Gộp chung dịch chiết của các lần chiết và làm khô bằng Na2SO4 khan rồi cất
loại dung môi dƣới áp suất giảm để thu đƣợc cặn cặn chiết tƣơng ứng gồm
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
22
cặn n- hexane (12g) và cặn ethyl acetate (40,5g). Phần dịch nƣớc còn lại
đƣợc cất loại hết dung môi thu đƣợc cặn chiết nƣớc (45g).
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế các cặn chiết từ thân cây An xoa
2.3.3. Phƣơng pháp phân lập và phân tích cấu trúc hóa học của các
hợp chất tự nhiên [35,36]
Việc phân lập, tinh chế các hợp chất từ các cặn chiết đƣợc thực hiện
bằng các phƣơng pháp kết tinh và sắc ký khác nhau nhƣ: sắc ký lớp mỏng
(TLC, dùng để khảo sát, điều chế lƣợng nhỏ), sắc ký cột thƣờng (CC) với pha
tĩnh là silica gel (Merck) và sephadex LH-20. Dung môi rửa giải chủ yếu
dùng các hệ dung môi nhƣ n-hexan/CH2Cl2, n-hexan/EtOAc, n-
hexan/axetone, CH2Cl2/MeOH,… với tỉ lệ thích hợp.
Phƣơng pháp chung để phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất là
sự kết hợp xác định giữa các thông số vật lý nhƣ điểm nóng cháy, độ quay
cực []D… với các phƣơng pháp phổ hiện đại bao gồm: phổ hồng ngoại (IR),
phổ khối lƣợng (MS), các phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân một
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
23
chiều (1
H-NMR, 13
C-NMR và DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, COSY,
NOESY) đƣợc sử dụng để nhận dạng và xác định cấu trúc hóa học của các
chất đƣợc phân lập).
Phổ hồng ngoại (Infrared - IR)
Phổ hồng ngoại cho phép nhận biết sự có mặt của các nhóm chức có
trong phân tử hợp chất nghiên cứu, dựa vào cực đại hấp thụ đặc trƣng của các
nhóm chức đó.
Phổ khối lượng (Mass spectrometry - MS)
Khối phổ là một trong các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xác
định khối lƣợng phân tử của chất nghiên cứu dựa vào sự phát hiện ra ion phân
tử [M]+
, [M+H]+
…, từ đó giúp xây dựng công thức phân tử.
Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ khối lượng MS (Mass spectrometry)
Phổ khối lƣợng dựa trên sự phân tách chất tƣơng ứng khối lƣợng phân
tử và nguyên tử bằng cách sử dụng từ trƣờng và điện trƣờng để tác động lên
các hạt tích điện (ion) trong chân không. Phổ khối không xác định trực tiếp
khối lƣợng của ion mà xác định tỉ lệ giữa khối lƣợng (m) và điện tích (z) của
ion (m/z). Ở các phân tử nhỏ, điện tích của ion thƣờng là 1 nên giá trị m/z của
phổ khối liên quan trực tiếp tới khối lƣợng của ion. Dƣới những điều kiện
nhất định, phân tử các chất bị mất đi electron tạo nên ion phân tử (hay còn gọi
la ion mẹ) M+
. Ion mẹ này có thể tiếp tục “vỡ” ra thành các mảnh nhỏ hơn là
các ion con và các mảnh trung hòa. Vì khối lƣợng của các electron rất nhỏ có
thể bỏ qua, nên khối lƣợng của M+
chính là khối lƣợng của phân tử.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Phổ NMR là phƣơng pháp hiện đại trong việc phân tích cấu trúc các hợp
chất hóa học, dựa trên nguyên tắc cộng hƣởng của các hạt nhân của các nguyên
tử khi đƣợc đặt trong một từ trƣờng. Trong phổ NMR có hai thông số có đặc
trƣng liên quan đến cấu trúc hóa học của một phân tử là độ dịch chuyển hóa học
δ và hằng số tƣơng tác spin – spin J. Từ các dữ liệu phân tích các phổ 1D và
2D NMR cho phép xây dựng cấu trúc phân tử của mẫu đo.
Các hợp chất sau khi đƣợc tinh chế bằng các phƣơng pháp sắc kí sẽ đƣợc
tiến hành đo phổ NMR. Trƣớc tiên, các hợp chất sẽ đƣợc đo phổ proton
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
24
1
H-NMR. Nếu chất đảm bảo đủ độ tinh khiết sẽ đƣợc tiến hành đo tiếp phổ
cacbon 13
C-NMR và DEPT. Với những hợp chất có cấu trúc đơn giản, hay
gặp có thể xác định đƣợc cấu trúc chỉ với số liệu cộng hƣởng từ hạt nhân một
chiều (1
H-NMR, 13
C-NMR và DEPT). Với các chất phức tạp hơn thì cần tiến
hành đo thêm các phổ NMR hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY), phổ
IR, phổ X-ray để cung cấp thêm thông tin cho việc xác định cấu trúc. Hợp
chất sau khi đã đƣợc xác định cấu trúc bằng các phƣơng pháp phổ đã nêu sẽ
đƣợc khẳng định công thức phân tử dựa trên kết quả phổ MS hoặc phổ HR-
MS.
2.3.4. Chiết xuất, phân lập các hợp chất tự nhiên từ thân cây An xoa
Tiến hành sắc ký cột silica gel cặn EtOAc (50g) với hệ dung môi n-
Hexan/EtOAc gradien (100:0-0:100), thu đƣợc 12 phân đoạn chính, kí hiệu
F1-F12.
Từ phân đoạn F1(1,95g), sau khi tinh chế bằng cột silica gel với hệ
dung môi n-hexan/EtOAc gradien, thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ kí hiệu F1.1-
F1.3. Tinh chế tiếp F1.2 (300mg) trên cột Sephadex LH-20 và cột silica gel
(n-hexan/aceton) thu đƣợc hợp chất HH08 (11mg) và hợp chất HH06 (9mg).
Phân đoạn F3 (2,5g) đƣợc tinh chế trên cột silica gel sử dụng hệ dung môi n-
hexan/aceton gradient (95:5-0:100) thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ F3.1-F3.3. Hợp
chất HH04 (12mg) thu đƣợc từ phân đoạn nhỏ F3.1 sau khi kết tinh trong
axetone. Phân đoạn nhỏ F3.3 (450mg) đƣợc phân tách trên cột silica gel (n-
hexan/aceton 93:7-0:100) thu đƣợc hợp chất HH07 (30mg). Phân đoạn
F4(1,75g) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi MeOH) thu
đƣợc 3 phân đoạn nhỏ F4.1-F4.3. Tiếp tục tinh chế F4.3 bằng cột silica gel
(diclometane/aceton 98:1-0:100) thu đƣợc hợp chất HH05 (15mg). Từ phân
đoạn F6 (3,7g) tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung môi n-hexan/ aceton
gradient (0-100%) thu đƣợc 5 phân đoạn nhỏ ký hiệu F5.1-F5.5. Phân đoạn
nhỏ F6.3 (700mg) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi
MeOH/diclometane: 9/1) thu đƣợc hợp chất HH02. Phân đoạn nhỏ F6.5
(900mg) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi
MeOH/diclometane: 9/1) sau đó rửa giải trong hệ dung môi aceton thu đƣợc
hợp chất HH03. Phân đoạn F9 (3,8g) đƣợc phân tách trên cột silica gel với hệ
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
25
dung môi rửa giải là diclometan/methanol gradient (0-70%) thu đƣợc 3 phân
đoạn nhỏ ký hiệu F9.1- F9.3. Phân đoạn nhỏ F9.3 tinh chế bằng sắc ký bản
mỏng điều chế với hệ dung môi diclometan/aceton 8/2 thu đƣợc hợp chất
HH01 (15mg).
CẶN CHIẾT
EtOAc
n-Hexan/EtOAc
gradient (0:100-100:0)
F1
1,95g
F1.1-F1.3 n-
He/EtOAc
gradien
F1.2
300mg
Sephadex LH-
20 và cột silica
gel n-He/Aceton
HH06 HH08
9mg 11mg
F3 F4 F6 F9
2,5g 1,75g 3,7g 3,8g
F3.1-F3.3 n-He/Aceton F4.1-F4.3 sephadex LH-20 F6.1-F6.5 n-He/aceton F9.1-F9.3
CH
2
Cl
2
/MeOH
gradient (95:5-0:100) hệ dm MeOH gradient 0-
gradient 0-70%
100
F4.3 F9.3
27.5mg F6.3 F6.5 900mg
CH2Cl2/aceton
700mg 900mg
F3.1 F3.3 Điều chế bản
Sephadex
15mg 450mg 98:1-0:100 Sephadex LH-20 mỏng hệ dm
LH-20 hệ
MeOH/CH2Cl2 9/1 CH2Cl2/aceton
Kết tinh trong n-He/aceton HH05 MeOH/CH2Cl2
8/2
Aceton 93:7-0:100 15mg HH02 9/1
HH04 HH07 21mg HH01
15mg
12mg 30mg HH03
13mg
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ điều chế các hợp chất từ cặn chiết EtOAc
2.4. DỮ KIỆN PHỔ VÀ HẰNG SỐ VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN
LẬP ĐƢỢC
2.4.1. Betulin (HH01)
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
26
Bột vô định hình màu trắng, đnc. 251-252o
C.
ESI-MS: m/z 443 [M+H]+
. C30H50O2
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ ppm 0,76 (3H, s, H-24-CH3), 0,83 (3H, s, H-
25-CH3), 0,97 (3H, s, H-23-CH3), 0,98 (3H, H-27-CH3), 1,02 (3H, s, H-26-
CH3), 1,68 (3H, s, H-30-CH3), 2,38 (1H, dt, J= 5,5 và 11,0Hz, H-19), 3,18
(1H, dd, J 5,0 và 11,5 Hz, H-3), 3,33 (1H, d, H-28a), 3,79 (1H, dd, J= 1,5;
10,5Hz H-28b), 4,58 (1H, d, J= 2,0Hz, H-29a), 4,68 (1H, J= 2,0Hz, H-29b).
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ ppm 14,77 (C-27); 15,35 (C-24); 16,0 (C-
25); 16,1 (C-26); 18,3 (C-6); 19,1 (C-30); 20,8 (C-11); 25,2 (C-12); 27,1 (C-
2); 27,4 (C-15); 28,0 (C-23); 29,2 (C-21); 29,8 (C-16); 34,0 (C-7); 34,2 (C-
10); 37,2 (C-22); 37,3 (C-13); 38,7 (C-1); 38,9 (C-4); 39,9 (C-8); 42,7 (C-14);
47,8 (C-19); 48,8 (C-18), 50,4 (C-9); 50,8 (C-17), 55,3 (C-5); 60,6 (C-28);
79,0 (C-3); 109,7 (C-29); 150,5(C-20).
2.4.2. Axit betulinic (HH02)
Chất rắn màu trắng, đnc: 315-317o
C
ESI-MS: m/z 439 [M-H2O+H]+
. C30H48O3
1
H-NMR (500,13 MHz, CD3OD): δH 0,78 (3H, s, H-25), 0,88 (3H, s, H-24),
0,98 (3H, s, H-26), 1,00 (3H, s, H-27); 1,03 (3H, s, H-23); 1,72 (3H, s, H-
30); 3,15 (1H, dd, J 5,0 và 11,5 Hz, H-3); 3,03 (1H, dt, J= 4,5 và 11,0Hz, H-
19); 4,61 (1H, dd, J 2,0 và 3,5 Hz, H-29); 4,73 (1H, br. d, J = 2,0 Hz, H-
29).
13
C-NMR (125,76 MHz, CD3OD): δ 15,1 (C-27); 16,0 (C-24); 16,6 (C-25);
16,7 (C-26); 19,5 (C-6); 19,6 (C-30); 22,1 (C-11); 27,0 (C-12); 28,1 (C-2);
28,6 (C-23); 30,9 (C-15); 31,8 (C-21); 33,4 (C-16); 35,7 (C-7); 38,1 (C-10);
38,4 (C-22); 39,8 (C-13); 40,0 (C-1); 40,2 (C-4); 42,1 (C-8); 43,7 (C-14);
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
27
49,8 (C-19); 50,7 (C-18), 52,1 (C-9); 57,0 (C-5); 57,5 (C-17); 79,8 (C-3);
110,0 (C-29); 152,0 (C-20); 180,0 (C-28, COOH).
2.4.3. Axit alphitolic (HH03)
Chất rắn màu trắng, đnc: đnc: 276-278o
C
ESI-MS: m/z 473 [M+H]+
. C30H48O4
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD): 0,81 (3H, s, CH3-25), 0,94 (3H, s, CH3-24),
0,99 (3H, s, CH3-26), 1,01 (3H, s, CH3-27); 1,03 (3H, s, CH3-23); 1,72 (3H,
s, H-30); 2,91 (1H, d, J=1,0 Hz, H-3); 3,03 (1H, dt, H-18); 3,63 (1H, dt, H-
2); 4,62 (1H, s, H-29); 4,73 (1H, br. d, J=2,0 Hz, H-29).
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 15,1 (C-27), 16,6 (C-26), 17,2 (C-24),
17,8(C-25), 19,5 (C-6), 19,6 (C-30), 22,2 (C-11), 26,8 (C-12), 29,1 (C-21);
30,8 (C-15), 31,7 (C-16), 33,3 (C-7); 35,5 (C-22); 38,1 (C-13), 39,5 (C-10);
39,6 (C-8); 40,5 (C-4); 41,9 (C-14); 43,6 (C-1); 48,3 (C-2); 48,4 (C-24); 50,4
(C-18), 51,9 (C-19), 56,8 (C-9); 57,5 (C-5); 69,7 (C-17); 84,4 (C-3), 110,2
(C-29), 151,9 (C-20), 180,0 (C-28).
2.4.4. Axit oleanolic (HH04)
Chất rắn màu trắng, đnc: >300o
C
ESI-MS (m/z): 457 [M+H]+
; C30H48O3
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
28
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3 & CD3OD): δH (ppm) 0,77 (3H, s, CH3), 0,80
(3H, s, CH3), 0,90 (3H, s, CH3), 0,92 (3H, s, CH3), 0,93 (3H, s, CH3), 0,97
(3H, s, CH3), 1,15 (3H, s, CH3), 2,84 (1H, dd, J= 4,0; 13.5 Hz, H-18), 3,17
(1H, dd, J= 5,0; 11,0 Hz, H-3), 5,26 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12).
13
C-NMR (125MHz, CD3OD): 39,3 (C-1); 27,4 (C-2); 79,3 (C-3); 39,4 (C-
4); 56,2 (C-5); 19,1(C-6); 33,3 (C-7); 40,0 (C-8); 48,6 (C-9); 37,7 (C-10);
23,7 (C-11); 123,1 (C-12); 144,7 (C-13); 42,1(C-14); 28,4 (C-15); 24,1 (C-
16); 47,2 (C-17); 42,5 (C-18); 46,7 (C-19); 31,2 (C-20); 34,6 (C-21); 33,5 (C-
22); 28,5 (C-23); 15,7 (C-24); 16,1 (C-25); 17,4 (C-26); 26,4 (C-27); 181,6
(C-28); 33,4 (C-29); 23,9 (C-30).
2.4.5. Hibiscolactone A (HH05)
ESI-MS (m/z): 257 [M -H]-
. C15H14O4
1
H-NMR (500,13 MHz, CD3OD): 1,40 (6H, d, J=6,9 Hz, H-12, H-13); 2,43
(3H, s, H-15); 3,67 (1H, sept, J=6,9 Hz, H-11); 6,94 (1H, s, H-8); 7,55 (1H, s,
H-5).
13
C-NMR (125,76 MHz, CD3OD): 17,6 (C-15); 23,8 (C-12, C-13); 30,6 (C-
11); 99,8 (C-10); 114,8 (C-8); 118,2 (C-6); 120,2 (C-5); 129,5 (C-4); 132,7
(C-1); 132,8 (C-2); 138,5 (C-3); 157,9 (C-7); 160,6 (C-9); 168,2 (C-14).
2.4.6. Heliclactone (HH06)
ESI-MS: m/z 261,11 [M+H]+
; C15H16O4
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
29
Bảng 2.1: Dữ kiện phổ NMR (1
H: 500 MHz, 13
C: 125 MHz)
của hợp chất HH06 và của chất tham khảo [49] (đo trong
CD3OD)
Chất tham khảo HH06
C δC δH (J, Hz) δC δH (J, Hz)
2 166,5 166,0
3 119,2 115,3
4 149,5 151,1
4a 109,2 110,0
5 126,2 126,1
6 140,8 139,9
7 147,7 146,9
8 111,0 110,4
8a 149,3 148,8
9 65,2 4,98 br s 23,1 2,81; 2,92
10 37,1 1,90; 2,11 28,9 1,90; 2,00
11 27,4 3,32 27,1 3,46 m
12 12,5 2,10 12,0 2,11 s
13 8,9 2,18 8,3 2,28 s
14 22,6 1,36 d (7.3) 18,9 1,25 d (6,0)
2.4.7. Stigmast-4-ene-6β-ol-3-one (HH07)
Chất rắn màu trắng. C29H48O2
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 0,78 (3H, s, H-18); 0,82-0,85 (9H, H-26,
27, 29); 0,95 (3H, d, J= 6,5 Hz, H-21); 1,39 (3H, s, H-19); 4,28 (1H, s, H-6);
5,80 (1H, s, H-4);
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 12,3 (C-18); 12,4 (C-29); 19,2 (C-27); 19,3
(C-21); 19,6 (C-17); 20,1 (C-26); 21,8 (CH2); 23,8 (CH2); 24,9 (CH2); 26,9
(CH2); 29,0 (CH2); 30,0 (C-25); 30,4 (C-7); 30,7 (C-8); 34,7 (C-22); 37,0 (C-
20); 38,0 (C-1); 39,0 (C-10); 39,5 (C-2); 40,6 (C-12); 43,3 (C-13); 46,9 (C-
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
30
24); 6,8 (C-14); 57,0 (C-17); 54,8 (C-9); 73,3 (C-6); 126,4 (C-4); 171,5 (C-
5); 203,0 (C-3).
2.4.8. β-sitostenone (HH08):
Chất rắn màu trắng, đnc: 94-96o
C;
[α]28
D +68,5 (c 1,24; CHCl3);
ESI-MS (m/z): 413 [M + H]+
. C29H48O
1
H-NMR (500,13 MHz, CDCl3): δH 0,70 (3H, s, H-18); 0,81 (3H, d, J=6,8
Hz, H-27); 0,83 (3H, d, J= 6,8 Hz, H-26); 0,84 (3H, t, J= 7,4 Hz, H-29); 0,91
(3H, d, J= 6,5 Hz, H-21); 1,17 (3H, s, H-19); 5,71 (1H, s, H-4).
13
C-NMR (125,76 MHz, CDCl3): δC 11,9 (C-29); 12,0 (C-18); 17,4 (C-19);
18,7 (C-21); 19,0 (C-27); 19,8 (C-26); 21,0 (C-11); 23,1 (C-28); 24,2 (C-15);
26,1 (C-23); 28,2 (C-16); 29,2 (C-25); 32,1 (C-7); 32,9 (C-6); 33,9 (C-2);
34,0 (C-22); 35,6 (C-1); 35,7 (C-8); 36,1 (C-20); 38,6 (C-10); 39,6 (C-12);
42,4 (C-13); 45,8 (C-24); 53,8 (C-9); 55,9 (C-14); 56,0 (C-17); 123,7 (C-4);
171,6 (C-5); 199,6 (C-3).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ mẫu cây An xoa sau khi thu hái, phơi khô, ngâm chiết với các dung
môi khác nhau đã thu đƣợc các cặn chiết tƣơng ứng. Từ cặn chiết
ethylacetate đã tiến hành phân lập bằng các phƣơng pháp sắc ký và các kỹ
thuật tinh chế thu đƣợc 8 chất sạch (Hình 3.1). Các hợp chất này đƣợc phân
tích cấu trúc hóa học bằng các phƣơng pháp phổ vật lý hiện đại, kết quả đƣợc
trình bày nhƣ sau:
Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất phân lập từ thân cây An xoa
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH01 (betulin)
Hợp chất HH01 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm
nóng chảy 250-252 o
C. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân
tử ở m/z 443 [M +H]+
cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13
C-NMR
và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất HH01 là
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
32
C30H50O2.
Hình 3.2: Phổ MS của hợp chất HH01
Trên phổ 1
H-NMR của hợp chất HH01 xuất hiện các tín hiệu của 6
nhóm methyl singlet ở δH 0,76 (s, 3H), 0,83 (s, 3H), 0,97 (s, 3H), 0,98 (s, 3H),
1,02 (s, 3H), 1,68 (s, 3H), trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,68 gợi ý nhóm
này đƣợc liên kết với một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng hƣởng
ở δH 4,58 và 4,68 cũng đƣợc quan sát thấy. Ngoài ra, một proton ở δH 3,0
chứng tỏ thuộc nhóm hydroxymetin, dựa vào hằng số tƣơng tác (J=5,0; 11,5
Hz) có thể biết vị trí α của proton này (H-3).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
33
Hình 3.3: Phổ 1
H của hợp chất HH01
Phổ 13
C-NMR và DEPT ghi nhận tín hiệu của 30 nguyên tử cacbon bao
gồm: 6 nhóm methyl (CH3), 12 nhóm methylen (CH2) trong đó có 1 nhóm
methylene sp2
(δC 109,7), 6 nhóm methine (CH) sp3
trong đó có một nhóm
hydroxymethine (δC 79,0), 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3
, 1 cacbon bậc 4 sp2
(δC
150,5).
Hình 3.4: Phổ 13
C của hợp chất HH01
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
34
Hình 3.5: Phổ DEPT của hợp chất HH01
Trên cơ sở các dữ kiện phổ 1
H, 13
C, DEPT NMR,
khung lupan cho HH01, hợp chất này còn có
hydroxymethine, một nhóm methylenoxy. Cấu trúc của
định nhờ phân tích dữ liệu phổ HMBC.
gợi ý đến cấu trúc
chứa một nhóm
HH01 đƣợc khẳng
Hình 3.6: Phổ HMBC của hợp chất HH01
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
35
Trên phổ HMBC, tƣơng tác xa giữa proton thuộc 2 nhóm methyl CH3-
23 (δH 0,97 ) và CH3-24 (δH 0,76 ) với cacbon C-3 (C 79,0)/C-4 (C 38,9)/
C-5 (C 55,3), tƣơng tác giữa proton của nhóm methyl CH3-24 (δH 0,76) với
C-23 (C 28,0), tƣơng tác giữa proton thuộc nhóm methyl CH3-23 (δH 0,97)
với C-24 (C 15,3) cho phép xác định nhóm hydroxyl ở vị trí 3 của vòng A .
Tiếp theo, tƣơng tác của proton thuộc nhóm methyl CH3-30 (δH 1,68) với C-
29 (C 109,7)/C-20 (C 150,5)/C-19 (C 47,8) và tƣơng tác của proton thuộc
nhóm methylen (δH 4,61 và 4,73) với C-30 (C 19,6)/C-19 (C 47,8) xác định
vị trí của nối đôi ở C20-C29 của khung lupane. Cuối cùng, tƣơng tác của
proton thuộc nhóm methylenoxy (δH 3,33 và 3,79) với C-17 (C 50,8)/C-18
(C 48,8)/C-16 (C 29,2)/C-22 (C 34,0) và tƣơng tác của H-19 (δH 2,38) với
C-17 ((C 50,8)/C-18 (C 48,8) xác định nhóm methylenoxy ở vị trí 28 của
khung lupan. Kết hợp phân tích các dữ liệu phổ trên đây và so sánh với tài
liệu tham khảo [37,38] cho phép kết luận HH01 là betulin. Betulin đƣợc biết
đến là một hợp chất triterpenoid phổ biến trong tự nhiên, có hoạt tính sinh học
hấp dẫn nhƣ hoạt tính chống ung thƣ, kháng viêm, chống virút.
Hình 3.7: Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH01
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH02 (axit betulinic)
Hợp chất HH02 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng
chảy 272-274 o
C, có tính quang hoạt với độ quay cực [α]23
D +8,0 (c 0,6;
CHCl3+MeOH/1:1). Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân tử ở
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
36
m/z 439 [M-H2O+H]+
cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13
C-NMR và
DEPT cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất HH02 là C30H48O3.
Hình 3.8: Phổ MS của hợp chất HH02
Trên phổ 1
H-NMR của hợp chất HH02 xuất hiện các tín hiệu của 6
nhóm metyl singlet ở δH 0.65 (s, 3H), 0.73 (s, 3H), 0.84 (s, 3H), 0.86 (s, 3H),
0,88 (s, 3H), 1.59 (s, 3H), trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,59 cho thấy
nhóm này đƣợc liên kết với một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng
hƣởng ở δH 4.59 (1H, dd, 1.5 và 2.5 Hz), 4.71 (1H, br. d, 2.5 Hz) cũng đƣợc
quan sát thấy. Ngoài ra, một proton ở δH 3,0 chứng tỏ thuộc nhóm
hydroxymetin, dựa vào hằng số tƣơng tác (J 5,0; 11,5 Hz) có thể biết vị trí α
của proton này.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
37
Hình 3.9: Phổ 1
H của hợp chất HH02
Phổ 13
C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon
bao gồm: 6 nhóm methyl, 10 nhóm methylen sp3
, 1 nhóm methylene sp2
, 6
nhóm methin sp3
trong đó có một nhóm hydroxymethine (δC 78,8), 5 cacbon
bậc 4 lai hóa sp3
, 1 cacbon bậc 4 sp2
(δC 150,6), 1 nhóm cacboxylic (δC
179,2).
Hình 3.10: Phổ 13
C của hợp chất HH02
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
38
Hình 3.11: DEPT của hợp chất HH02
Khi so sánh phổ phổ NMR của HH01 và HH02 thì thấy chúng tƣơng tự
nhau, chỉ có sự khác nhau là nhóm hydroxy-methylene ở HH01 (δH 3,33 và
3,79; δC 60,6) đƣợc thay bằng nhóm –COOH (δC 179,2) ở HH02.
Nhƣ vậy, bằng cách phân tích cụ thể các dữ liệu phổ MS, NMR và so
sánh với dữ liệu trong tài liệu tham khảo [39,40] cũng nhƣ so sánh với chất
chuẩn trên bản mỏng cho thấy HH02 chính là axit betulinic. Axit betulinic
đƣợc biết đến là một hợp chất triterpenoid có hoạt tính sinh học đa dạng nhƣ
hoạt tính chống khối u, chống oxi hóa, kháng viêm chống HIV [41,42].
Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH02
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH03 (axit alphitolic)
Hợp chất HH03 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng
chảy 276-279 o
C. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
39
tử ở m/z 473 [M+H]+
cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13
C-NMR
và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của HH03 là C30H48O4.
Hình 3.13: Phổ MS của hợp chất HH03
Phổ 1
H-NMR của hợp chất HH03 xuất hiện các tín hiệu của 6 nhóm
methyl singlet ở δH 0,81 (3H, s, CH3-25), 0,94 (3H, s, CH3-24), 0,99 (3H, s,
CH3-26), 1,01 (3H, s, CH3-27); 1,03 (3H, s, CH3-23); 1,72 (3H, s, H-30),
trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,72 cho thấy nhóm này đƣợc liên kết với
một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng hƣởng ở δH 4,62 (1H, s, H-
29a) và 4,73 (1H, br. d, J=2,0 Hz, H-29b) cũng đƣợc quan sát thấy. Ngoài ra,
còn có 2 proton ở δH 2,91 (1H, d, J=1,0 Hz, H-3); và δH 3,63 (1H, dt, H-2)
chứng tỏ chúng thuộc nhóm hydroxymethin, khác với HH02 chỉ có 1 nhóm
hydroxymetin ở vị trí H-3.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
40
Hình 3.14: Phổ 1
H của hợp chất HH03
Phổ 13
C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon
bao gồm: 6 nhóm methyl, 10 nhóm methylen sp3
, 1 nhóm methylen sp2
, 7
nhóm methin sp3
trong đó có 2 nhóm hydroxymethine δC 48,3 (C-2) và δC
84,4 (C-3). 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3
, 1 cacbon bậc 4 sp2
(δC 150,6), 1 nhóm
cacboxylic (δC 179,2).
Hình 3.15: Phổ 13
C của hợp chất HH03
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
41
Hình 3.16: Phổ DEPT của hợp chất HH03
Phân tích cụ thể các dữ liệu phổ và so sánh với dữ liệu trong tài liệu
tham khảo [43-45] cũng nhƣ so sánh với chất chuẩn trên bản mỏng cho thấy
HH03 chính là axit alphitolic.
Hình 3.17: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH03
3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH04 (axit oleanolic)
Hợp chất HH04 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm
nóng chảy 286-287o
C. Phổ khối ESI-MS cho píc ion giả phân tử ở m/z 457
[M+H]+
phù hợp với công thức phân tử C30H48O3 .
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
42
Hình 3.18: Phổ MS của hợp chất HH04
Phổ 1
H-NMR chỉ ra sự có mặt của 7 nhóm methyl singlet ở δH 0,77,
0,80, 0,90, 0,92, 0,93, 0,97 và 1,15. Sự có mặt của 1 proton olephinic cộng
hƣởng ở δH 5,26 (t, J = 3,5 Hz) và 1 proton sp3
cộng hƣởng ở trƣờng thấp δH
3,17 (dd, J 5,0, 11,0 Hz), cũng đƣợc quan sát thấy trên phổ proton tƣơng ứng
với H-12 và Hα-3. Phổ 13
C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 30 nguyên
tử cacbon trong đó có 7 nhóm methyl, các tín hiệu của 5 nhóm methin sp3
ở
δC 42,5, 48,6, 56,2, 79,3 và 123,1, 10 nhóm methylen, 1 liên kết đôi, 1 nhóm
–COOH và 8 cacbon bậc 4 sp3
ở δC 181,6, 144,7, 47,2, 42,1, 40,0, 39,4, 37,7
và 31,2. Sự có mặt của liên kết đôi đƣợc khẳng định bằng tín hiệu cộng
hƣởng δC 123,1, còn nhóm –COOH trên phổ đƣợc đặc trƣng bằng tín hiệu ở
181,6 ppm. Giá trị δC 79,3 và δH 3,17 gợi ý đến nhóm methin liên kết với –
OH ở C-3 là vị trí thƣờng thấy.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
43
Hình 3.19: Phổ 1
H của hợp chất HH04
Hình 3.20: Phổ 13
C của hợp chất HH04
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
44
Hình 3.21: Phổ 13
C của hợp chất HH04
Bằng việc phân tích các dữ liệu phổ MS, 1
H-NMR, 13
C, DEPT-NMR có
thể kết luận hợp chất HH04 là một triterpen khung olean có một nhóm axit và
1 nhóm OH, cùng với tham khảo các tài liệu đã công bố [46,47], có thể kết
luận HH04 là axit oleanolic, một triterpen khung oleanan (có cấu trúc nhƣ
hình dƣới đây) đƣợc tìm thấy trong nhiều loài thực vật, và nó thể hiện hoạt
tính sinh học đa dạng nhƣ kháng viêm, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính gây
độc tế bào.
Hình 3.22: Cấu trúc của hợp chất HH04
3.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH05 (3, 9 –
dihydroxy-1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2-olide hay hibiscolactone A)
Hợp chất HH05 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối
va chạm electron ESI-MS của hợp chất HH05 cho pic ion giả phân tử ở m/z
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
45
257 [M - H]-
, cùng với các dữ liệu phổ 1
H, 13
C-NMR cho phép dự đoán công
thức phân tử của HH05 là C15H14O4.
Hình 3.23: Phổ MS của hợp chất HH05
Trên phổ 1
H-NMR của hợp chất HH05 xuất hiện các tín hiệu của 3
nhóm methyl trong đó có 2 nhóm methyl doublet tƣơng đƣơng ở δH 1.40 (d,
6.9 Hz, 6H), một nhóm methyl singlet ở δH 2.43 và 3 tín hiệu của 3 proton ở
δH 3.67 (q, 6.9 Hz, 1H), 6.94, (s, 1H), 7.55 (s, 1H).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
46
Hình 3.24: Phổ 1
H của hợp chất HH05
Phổ 13
C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 15 nguyên tử cacbon
gồm có 3 nhóm methyl trong đó trong đó có 2 nhóm methyl tƣơng đƣơng ở
δC 23,8 ; 3 nhóm methin trong đó có 1 nhóm methin sp3
ở δC 30,6 và 2 nhóm
methin sp2
ở δC 114,8 và 120,2; còn lại là 9 cacbon bậc 4 sp2
trong đó có một
nhóm cacbonyl ở δC 168,2, độ chuyển dịch hóa học của ba cacbon bậc 4 ở δC
132,7; 138,5; 157,9 gợi ý đến chúng có liên kết với nguyên tử oxy.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
47
Hình 3.25: Phổ 13
C của hợp chất HH05
Từ những phân tích phổ trên gợi ý đến hợp chất HH05 là một
sesquiterpen có kiểu khung cadalen, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo
[48] cho thấy hợp chất HH05 là 3,9-dihydroxy-1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2-
olide hay hibiscolactone A.
Hình 3.26: Cấu trúc hợp chất HH05
3.6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH06 (heliclacton)
Hợp chất HH06 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối
ESI-MS (đo ở mode positive) cho pic ion giả phân tử ở m/z 261,1121 [M+H]+
(số khối lý thuyết tính cho công thức phân tử C15H17O4 là 261,1127), nhƣ
vậy kết hợp với dữ liệu trên phổ 13
C-NMR xác định đƣợc công thức phân tử
của HH06 là C15H17O4 và phân tử có 8 nối đôi tƣơng đƣơng.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
48
Hình 3.27: Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất HH06
Phổ 1
H-NMR chỉ ra sự có mặt của 2 nhóm methyl singlet ở δH 2,11 và
2,28, một nhóm methyl doublet ở δH 1,25 (3H, d, J 6,0 Hz) và tín hiệu của
5 proton thuộc vùng aliphatic.
Hình 3.28: Phổ 1
H-NMR của hợp chất HH06
Phổ 13
C-NMR kết hợp với HSQC cho tín hiệu cộng hƣởng của 15
cacbon gồm có 3 nhóm methyl ở δC 8,3; 12,0; 18,9, hai nhóm methylen sp3
ở
δC 23,1 và 28,9, một nhóm methine sp3
ở δC 27,1 còn lại là 8 cacbon bậc bốn
sp2
và 1 nhóm carbonyl este.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
49
Hình 3.29 : Phổ 13
C-NMR của hợp chất HH06
Hình 3.30: Phổ HSQC của hợp chất HH06
Trên phổ HMBC, tƣơng tác xa giữa H-12 (δH 2,11) với C-2 (δC 166,0), C-
3 (δC 115,3) và C-4 (δC 151,1), tƣơng tác giữa H-13 (δH 2,28) với C-7 (δC
146,9), C-8a (δC 148,8), C-8 (δC 110,8), tƣơng tác giữa H-14 (δH 1,25 ) với C-
5 (δC 126,1), C-11 (δC 27,1), C-10 (δC 28,9), tƣơng tác giữa H-10 (δH 1,90;
2,0) với C-9 (δC 23,1), C-11 (δC 27,1), C-4 (δC 151,1), C-5 (δC 126,1), từ các
tƣơng tác HMBC trên thiết lập nên cấu trúc của hợp chất HH06 nhƣ hình vẽ
(Hình 3.31).
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
50
Hình 3.31: Phổ HMBC của hợp chất HH06
Hình 3.32 : Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH06
Ngoài ra, khi so sánh các dữ liệu phổ NMR của chất HH06 với phổ
NMR của chất tham khảo là 6,7,9 α-trihydroxy-3,8,11 α -trimethylcyclohexo-
[d,e]-coumarin [49] thì thấy chúng tƣơng tự nhau (bảng 1), ngoại trừ tín hiệu
của nhóm CH2 -9 (δH 1,90; 2,0; δC 23,1) của HH06 thay vì tín hiệu của nhóm
methine CH-9 (δH 4,98; δC 66,2) của chất tham khảo (đo cùng dung môi).
Nhƣ vậy, bằng cách kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tham khảo
tài liệu có thể kết luận hợp chất HH06 là 6,7-dihydroxy-3,8,11-
trimethylcyclohexo-[d,e]-coumarin và đƣợc gọi là heliclactone, hợp chất này
đƣợc phân lập bởi nhóm tác giả Trung Quốc năm 1988 [50].
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
51
3.7.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH07 (6β-
hydroxyenone)
Hợp chất HH07 đƣợc phân lập dƣới dạng chất màu trắng. Trên phổ
1
H-NMR thấy có sự xuất hiện tín hiệu của 6 nhóm methyl bao gồm: 2 singlet
(δH 0,78; 1,39), 3 doublet (δH 0,82, 0,83 và 0,95) và 1 triplet (δH 0,84). Sự có
mặt của 1 proton olefinic ở δH 5,80 (s, H-4) và một proton ở δH 4,28 (1H, s,
H-6) cũng đƣợc quan sát thấy trên phổ proton.
Hình 3.33: Phổ 1
H-NMR của HH07
Phổ 13
C-NMR và DEPT chỉ ra các tín hiệu của 29 cacbon trong đó có 6
nhóm methyl, 10 nhóm methylen, 9 methine (1 nhóm methine sp2
ở δC 126,4
và 8 methine sp3
trong đó có một nhóm methine có liên kết với oxi ở δC
73,3), 2 cacbon bậc 4 (sp3
), 1 cacbon bậc 4 sp2
ở δC 171,5, một nhóm
cacbonyl (C O) ở δC 203.0.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
52
Hình 3.34: Phổ 13
C-NMR của HH07
Hình 3.35: Phổ DEPT của HH07
Các dữ kiện thu đƣợc ở trên cho phép xác định hợp chất này thuộc khung
sterol. Tuy nhiên, khác với sterol, không ghi nhận tín hiệu của nhóm methine
oxi hóa ở vị trí C-3 mà thay vào đó là tín hiệu của nhóm cacbonyl. Nhƣ vậy
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
53
có thể kết luận sơ bộ nhóm OH ở C-3 của sterol bị oxy hóa thành nhóm keton.
Ngoài ra, tín hiệu của proton olefinic đƣợc quan sát trên phổ 1
H-NMR dƣới
dạng singlet, điều này cho phép xác định vị trí của nối đôi ở liên kết C-4 và C-
5. Thêm nữa, hợp chất HH07 lại đƣợc quan sát thấy dƣới ánh sáng UV ở
bƣớc sóng 254 nm khi phân tích TLC, điều này cho thấy có sự liên hợp của
nối đôi với nhóm cacbonyl ở C-3. Tiếp theo, tín hiệu của một nhóm methine
(δH 4,28; δC 73,3) gợi ý đến sự liên kết của nhóm này với nguyên tử oxy,
tƣơng tác xa HMBC của proton thuộc nhóm methine ở δH 4,28 với C-5 (δC
171,5), C-4 (δC 126,4), C-10 (δC 30,4) xác định sự gắn kết của nhóm hydroxy
ở C-6 của khung sterol.
Hình 3.36: Phổ HMBC của HH07
Việc phân tích các dữ liệu phổ NMR và phổ khối của chất HH07 cùng với
việc so sánh dữ kiện phổ theo tài liệu tham khảo [51,52] cho phép xác định
hợp chất HH07 là stigmast-4-ene-6β-ol-3-one còn đƣợc gọi là 6β-
hydroxyenone.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
54
Hình 3.37: Cấu trúc của hợp chất HH07
3.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA HỢP CHẤT HH08 β-
SITOSTENONE
Hợp chất HH08 đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng
chảy 93-94o
C. Phổ khối ESI-MS chỉ ra pic ion phân tử bị proton hóa [M +H]+
ở m/z 413. Trên phổ 1
H-NMR thấy có sự xuất hiện tín hiệu của 6 nhóm
methyl bao gồm 2 singlet (δH 0,7, 1,17), 3 doulet (δH 0,81, 0,83 và 0,91) và 1
triplet (δH 0,84). Sự có mặt của 1 proton olefinic ở δH 5,71 (s, H-4) cũng
đƣợc quan sát thấy.
Hình 3.38: Phổ 1
H của hợp chất HH08
Phổ 13
C-NMR và DEPT chỉ ra các tín hiệu của 29 cacbon trong đó có 6
nhóm metyl, 11 nhóm methylen, 7 methin (1 nhóm methin sp2
và 6 methin
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
55
sp3
), 2 cacbon bậc 4 (sp3
) trong đó có một nhóm cacbonyl (C O) ở δC 199,6,
điều này cũng đƣợc khẳng định trên phổ hồng ngoại với các pic ở 1679 cm-1
đặc trƣng cho nhóm cacbonyl. Các dữ kiện thu đƣợc ở trên cho phép xác định
hợp chất này thuộc khung sterol.
Hình 3.39: Phổ 13
C của hợp chất HH08
Tuy nhiên, khác với sterol, không ghi nhận tín hiệu của nhóm methin
oxy hóa ở vị trí C-3 mà thay vào đó là tín hiệu của nhóm cacbonyl. Nhƣ vậy
có thể kết luận sơ bộ nhóm OH ở C-3 của sterol bị oxy hóa thành nhóm keton.
Ngoài ra, tín hiệu của proton olefinic đƣợc quan sát trên phổ 1
H-NMR dƣới
dạng singlet, điều này cho phép xác định vị trí của nối đôi ở liên kết C-4 với
C-5. Thêm nữa, hợp chất HH08 lại đƣợc quan sát thấy dƣới ánh sáng UV ở
bƣớc sóng 254 nm khi phân tích TLC, điều này cho thấy có sự liên hợp của
nối đôi với nhóm cacbonyl ở C-3.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
56
Hình 3.40: Phổ DEPT của hợp chất HH08
Việc phân tích các dữ liệu phổ IR, NMR và phổ khối của chất HH08
cùng với việc so sánh dữ kiện phổ trong tài liệu tham khảo [53,54] cho phép
xác định hợp chất HH08 là stigmast-4-ene-3-one còn đƣợc gọi là β-
sitostenone có cấu trúc dƣới đây.
Hình 3.41: Cấu trúc của hợp chất HH08
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian thực hiện luận văn này, đã thu đƣợc các kết quả
nghiên cứu nhƣ sau:
- Từ dịch chiết của thân cây An xoa Helicteres hirsuta L. Thu hái ở Thừa
Thiên –Huế, đã điều chế đƣợc các cặn chiết n-hexan, ethylacetate và
nƣớc.
- Từ cặn chiết ethylacetate của cây An xoa, sử dụng các phƣơng pháp sắc
ký khác nhau đã phân lập đƣợc 8 hợp chất ký hiệu HH01, HH02, HH03,
HH04, HH05, HH06, HH07 và HH08.
- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích hóa lý hiện đại nhƣ phƣơng pháp
phổ MS, IR, 1D và 2D NMR ... đã xác định đƣợc cấu trúc hóa học của 8
hợp chất trên, cụ thể là:
 3 hợp chất triterpenoid khung lupane: HH01 (betulin), HH02 (betulinic
acid) và HH03 (alphitolic acid)

 1 hợp chất triterpenoid khung olean: HH04 (oleanolic acid)

 1 hợp chất sesquiterpen khung cadalen: HH05 (hibiscolacton A)

 1 hợp chất khung courmarin: HH06 (heliclacton)

 2 hợp chất sterol: HH07 (stigmast-4ene-6β-ol 3one) và HH08
(stigmast-4en-3one)
Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của cây An xoa bƣớc đầu đã
phân lập và xác định cấu trúc của 8 hợp chất. Đây là những lớp chất có mặt
phổ biến trong thiên nhiên và có nhiều hoạt tính sinh học thú vị nhƣ gây độc
tế bào, kháng viêm, ức chế enzyme α-glucosidase… Vì vậy, cần thiết phải
tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nữa để làm sáng tỏ tác dụng của loài cây
dƣợc liệu này.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Martins Ekor, 2013, The growing use of herbal medicines, issues relating
to adverse reactions and challenges in monitoring safety. Front
Pharmacol, 4, pp. 177.
2. Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải và cs, 2011, Báo cáo quốc gia về đa
dạng sinh học, Bộ tài nguyên và môi trƣờng, chƣơng 1, tr. 2-12.
3. Phạm Hoàng Hộ , 2000, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, quyển I, tr. 498.
4. Cordell G. A, Chang P. T., Fong H. H., Farnworth N. R, 1977,
Xylosmacin, a new phenolic glucoside ester from Xylosma velutina
(Flacourtiaceae), Journal of Natural Products, 40, pp. 340-343.
5. De-Eknamkul W., Potduang B., 2003, Biosynthesis of β-sitosterol and
stigmasterol in Croton sublyratus proceeds via a mixed origin of isoprene
units, Phytochemistry, 62, pp. 389-398.
6. Desai H. K., Gawad D. H., Joshi B.S., Parthasarathy P.C., Ravindranath
K. R., Saindane M. T., Sidhaye A. R. and Viswanathan N., 1977, Indian
Journal of Chemistry, 14B, pp. 291.
7. Didna B., Debnath S., Harigaya Y., 2007, Naturally occurring iridoids.
A review, Part 1, Chem. Pharm. Bull., 55 (2), pp. 159-222.
8. Chiung Y-L, Hayashi H, Matsumoto H et al., 1994, New metabolites,
tetrahydrofuran lignans, produced by Strepto-myces sp. IT-44. J.
Antibiot, 47, pp. 487–491.
9. Chang Y-S., Ku Y-R, Lin J-H., Lu K-L, Ho L-K., 2001, Analysis of three
lupane type triterpenoids in Helicteres angustifolia by high-performance
liquid chromatography, Journal of Pharmaceutical and Biomedical
Analysis, 26, pp. 849-855.
10. Pan M-H, Chen C-M., Lee S-W and Chen Z-T., 2008, Cytotoxic
triterpenoids from the root bark of Helicteres angustifolia, Chemistry and
Biodiversity, 5, pp. 565-574.
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
59
11. L.M.R. Al Muqarrabun, N. Ahmat, 2015, Medicinal uses, phytochemistry
and pharmacology of family Sterculiaceae: A review, European Journal of
Medicinal Chemistry, 92, pp. 514-530.
12. Pan H., Lundgren L. N., Andersson R., 1994, Triterpene ca eates from
bark of Betula pubescens, Phytochemistry, 37, pp. 795–799.
13. Y. Q. Gao, D. Su, Y. G. Liang, T. Y. Zhang, and Q. X. Mei, 2016, Study
on triterpenoids from Helicteres angustifolia by highspeed countercurrent
chromatography, Zhong Yao Cai, Chinese, 39 (5), pp. 1053–1056.
14. Chen Z-T, Lee S-W and Chen C-M. , 2006, Cucurbitacin B 2-sulfate and
Cucurbitacin glucoside from the root bark of Helicteres angustifolia,
Chem. Pharm. Bull., 54 (11), pp. 1605-1607.
15. Chen W., Tang W., Lou L., Zhao W., 2006, Pregnan, coumarin and
lupane derivatives and cytotoxic constituents from Helicteres
angustifolia, Phytochemistry, 67, pp. 1041-1047.
16. Bean M. F., Antoun M., Abramson D., Chang C. T., Mclaughlin J. L.,
Cassady J. M., 1985, Cucurbitacin B and isocucurbitacin B: cytotoxic
components of Helicteres isora, Journal of Natural Products, 48, pp. 500.
17. Chen L., Qiu W., Tang J., Wang Z. F. and He S. Y., 2011, Synthesis and
bioactivity of novel nitric oxide-releasing ursolic acid derivatives,
Chinese Chemical Letters, 22, pp. 413-416.
18. Wang C. et al., 1988, Huaxue, Xuebao, 46, pp. 768-771.
19. Chen C-M., Chen Z-T. and Hong Y-L., 1990, A mansonone from
Helicteres angustifolia, Phytochemistry, 29 (3), pp. 980-982.
20. Wang M. and Liu W., 1987, A naphthoquinone from Helicteres
angustifolia, Phytochemisry, 26 (2), pp. 578-579.
21. Chin Y-W, Jones W. P., Rachman I., Riswan S., Kardono L. B. S., Chai
H-B et al., 2006, Cytotoxic lignans from the stems of Helicteres hirsuta
collected in Indonesia, Phytotheraphy Research, 20, pp. 62-65.
22. Tezuka Y., Terazono M., Kusumoto T. I, Hatanaka Y., Kadota S., Hattoti
M., Namba T. and Kikuchi T., 2000, “Helicterins A-F, six new dimeric
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc
Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc

More Related Content

Similar to Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc

Similar to Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc (20)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Ốc Cà Na (Tomlinia Frausseni Nguyen, 2014) Khu ...
 
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất Của hệ hạt nano cofe2o4 bằng phươn...
 
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
Tổng Hợp, Xác Định Cấu Trúc Và Đánh Giá Hoạt Tính Gây Độc Tế Bào Của Một Số P...
 
Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ một s...
Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ một s...Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ một s...
Phân lập, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ một s...
 
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
Xác Định Đồng Thời Một Số Kháng Sinh Nhóm Carbapenem Bằng Phương Pháp Điện Di...
 
Nghiên Cứu Tích Hợp Vi Khuẩn Endophyte Với Vật Liệu Nano Ứng Dụng Trong Bảo V...
Nghiên Cứu Tích Hợp Vi Khuẩn Endophyte Với Vật Liệu Nano Ứng Dụng Trong Bảo V...Nghiên Cứu Tích Hợp Vi Khuẩn Endophyte Với Vật Liệu Nano Ứng Dụng Trong Bảo V...
Nghiên Cứu Tích Hợp Vi Khuẩn Endophyte Với Vật Liệu Nano Ứng Dụng Trong Bảo V...
 
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
Nghiên Cứu Tổng Hợp Và Nang Hóa Nano Sắt Từ Lên Liposome Định Hướng Ứng Dụng ...
 
Thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của thân rễ cây mỏ quạ, họ d...
Thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của thân rễ cây mỏ quạ, họ d...Thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của thân rễ cây mỏ quạ, họ d...
Thành phần hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của thân rễ cây mỏ quạ, họ d...
 
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.docNghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
Nghiên cứu thành phần loài Giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn.doc
 
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
Nghiên Cứu Đặc Trưng Của Bột Vỏ Hàu Và Khả Năng Hấp Phụ Một Số Ion Kim Loại N...
 
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của hệ vật liệu lai nano trên cơ sở mangan fer...
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của hệ vật liệu lai nano trên cơ sở mangan fer...Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của hệ vật liệu lai nano trên cơ sở mangan fer...
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của hệ vật liệu lai nano trên cơ sở mangan fer...
 
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
Nghiên Cứu Tính Chất Quang Và Khả Năng Ứng Dụng Của Màng Mỏng Penta-Ôxit Vana...
 
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.docChế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
Chế tạo và nghiên cứu tính quang của nano vàng định hướng ứng dụng.doc
 
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
Thực Trạng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Nhiễm Giun Truyền Qua Đất Ở Phụ Nữ Tuổi...
 
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
Đánh giá công tác quản lý nhà nước Về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân ...
 
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
Nghiên Cứu Tính Chất Từ Và Quang Học Của Vật Liệu Batio3 Pha Tạp Fe Tại Vùng ...
 
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
(Đồ án hcmute) đánh giá chất lượng pectin trích ly từ vỏ cam trong sản xuất k...
 
Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Sinh Vật Phân Hủy Nhựa Cây Trên Nguyên Liệu Dăm Mảnh Ke...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Sinh Vật Phân Hủy Nhựa Cây Trên Nguyên Liệu Dăm Mảnh Ke...Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Sinh Vật Phân Hủy Nhựa Cây Trên Nguyên Liệu Dăm Mảnh Ke...
Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Sinh Vật Phân Hủy Nhựa Cây Trên Nguyên Liệu Dăm Mảnh Ke...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (helicteres hirsuta l.) Ở việt nam bằng các Phương pháp hóa lý hiện đại.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ KIM MỴ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY AN XOA (HELICTERES HIRSUTA L.) Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC HÀ NỘI 2019
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN THỊ KIM MỴ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY AN XOA (HELICTERES HIRSUTA L.) Ở VIỆT NAM BẰNG CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ HIỆN ĐẠI CHUYÊN NGÀNH: HÓA PHÂN TÍCH MÃ NGÀNH: 8440118 LUẬN VĂN THẠC SỸ HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THANH TRÀ HÀ NỘI 2019
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) ở Việt Nam bằng các phương pháp hóa lý hiện đại” là do tôi thực hiện với sự đồng ý và hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Thanh Trà. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả thực nghiệm, số liệu, nguồn thông tin trong luận văn là do tôi tiến hành, trích dẫn, tính toán và đánh giá. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019 Học viên Trần Thị Kim Mỵ
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thanh Trà – Phòng Hóa sinh ứng dụng - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Để hoàn thành bản luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Viện HLKH & CN Việt Nam thuộc 7 hƣớng ƣu tiên, MSĐT: VAST 04.03/18.19 Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm đào tạo Sau đại học Học Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Hóa học – Viện HLKH & CN Việt Nam, Các cán bộ phòng Hóa sinh ứng dụng, Trung tâm nghiên cứu các phƣơng pháp Phổ ứng dụng. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2019 Học viên Trần Thị Kim Mỵ
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới CC Column Chromatography Sắc ký cột TLC Thin layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng IR Infrared Spectrometry Phổ hồng ngoại MS Mass Spectrometry Phổ khối lƣợng NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1 H-NMR 1 H-Nuclear Magnetic Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân Resonance Spectrocopy Proton 13 C-NMR 13 C-Nuclear Magnetic Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân Resonance Spectrocoy Carbon 13 DEPT Distortionless Enhancement Tăng cƣờng biến dạng bằng by Polarization Transfer chuyển phân cực HPLC High-performance Liquid Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography HPLC-MS Liquid Chromatography–Mass Sắc ký lỏng ghép khối phổ Spectrometry NOESY Nuclear Overhauser Phổ tăng cƣờng hạt nhân Enhancement Spectroscopy IC50 50% Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế 50% COSY Correlation Spectroscopy Phổ tƣơng tác hai chiều đồng hạt nhân HSQC Heterronuclear Single Phổ tƣơng tác hai chiều dị hạt Quantum Coherence nhân HMBC Heterronuclear Multiple Bond Phổ tƣơng tác đa liên kết hai Correlation chiều dị nhân HR-MS High Resolution Mass Phổ khối phân giải cao Spectroscopy δH , - δC Độ chuyển dịch hóa học của proton và cacbon
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Một số triterpenoid phân lập từ chi Dó Helicteres................................................5 Hình 1.2: Một số cucurbitacin phân lập từ chi Dó Helicteres................................................7 Hình 1.3: Một số coumarin phân lập từ chi Dó Helicteres ....................................................8 Hình 1.4: Cây An xoa (Helicteres hirsuta Loureiro.).............................................................9 Hình 1.5: Các lignan phân lập từ cây An xoa (Helicteres hirsuta) ........................................9 Hình 1.6: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Kiên Giang (Hữu Duyên, 2016) ...................................................................................................10 Hình 1.7: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Bình Phƣớc (Ngọc Quang, 2018).................................................................................................11 Hình 1.8: Cách tính giá trị Rf...............................................................................................13 Hình 1.9: Các bƣớc tiến hành sắc ký bản mỏng..................................................................14 Hình 1.10: Các bƣớc tiến hành sắc ký cột...........................................................................15 Hình 2.1.Hình ảnh cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) thu hái tại Thừa Thiên-Huế............20 Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất phân lập từ thân cây An xoa............................31 Hình 3.2: Phổ MS của hợp chất HH01 ................................................................................32 Hình 3.3: Phổ 1 H của hợp chất HH01 .................................................................................33 Hình 3.4: Phổ 13 C của hợp chất HH01................................................................................33 Hình 3.5: Phổ DEPT của hợp chất HH01 ............................................................................34 Hình 3.6: Phổ HMBC của hợp chất HH01 ..........................................................................34 Hình 3.7: Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH01................................................................35 Hình 3.8: Phổ MS của hợp chất HH02 ................................................................................36 Hình 3.9: Phổ 1 H của hợp chất HH02 .................................................................................37 Hình 3.10: Phổ 13 C của hợp chất HH02..............................................................................37 Hình 3.11: DEPT của hợp chất HH02 .................................................................................38 Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH02 ................................................................38 Hình 3.13: Phổ MS của hợp chất HH03 ..............................................................................39 Hình 3.14: Phổ 1 H của hợp chất HH03...............................................................................40 Hình 3.15: Phổ 13 C của hợp chất HH03..............................................................................40 Hình 3.16: Phổ DEPT của hợp chất HH03 ..........................................................................41 Hình 3.17: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH03 ................................................................41 Hình 3.18: Phổ MS của hợp chất HH04 ..............................................................................42
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hình 3.19: Phổ 1 H của hợp chất HH04...............................................................................43 Hình 3.20: Phổ 13 C của hợp chất HH04..............................................................................43 Hình 3.21: Phổ 13 C của hợp chất HH04..............................................................................44 Hình 3.22: Cấu trúc của hợp chất HH04..............................................................................44 Hình 3.23: Phổ MS của hợp chất HH05 ..............................................................................45 Hình 3.24: Phổ 1 H của hợp chất HH05...............................................................................46 Hình 3.25: Phổ 13 C của hợp chất HH05..............................................................................47 Hình 3.26: Cấu trúc hợp chất HH05 ....................................................................................47 Hình 3.27: Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất HH06...................................48 Hình 3.28: Phổ 1 H-NMR của hợp chất HH06.....................................................................48 Hình 3.29 : Phổ 13 C-NMR của hợp chất HH06 ..................................................................49 Hình 3.30: Phổ HSQC của hợp chất HH06 .........................................................................49 Hình 3.31: Phổ HMBC của hợp chất HH06 ........................................................................50 Hình 3.32 : Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH06.............................................................50 Hình 3.33: Phổ 1 H-NMR của HH07 ...................................................................................51 Hình 3.34: Phổ 13 C-NMR của HH07..................................................................................52 Hình 3.35: Phổ DEPT của HH07.........................................................................................52 Hình 3.36: Phổ HMBC của HH07 .......................................................................................53 Hình 3.37: Cấu trúc của hợp chất HH07..............................................................................54 Hình 3.38: Phổ 1 H của hợp chất HH08...............................................................................54 Hình 3.39: Phổ 13 C của hợp chất HH08..............................................................................55 Hình 3.40: Phổ DEPT của hợp chất HH08 ..........................................................................56 Hình 3.41: Cấu trúc của hợp chất HH08..............................................................................56 Bảng 2.1: Dữ kiện phổ NMR (1 H: 500 MHz, 13 C: 125 MHz) của hợp chất HH06 và của chất tham khảo [49] (đo trong CD3OD) ..............................................................................29 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế các cặn chiết từ thân cây An xoa ...............................................22 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ điều chế các hợp chất từ cặn chiết EtOAc ...............................................25
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3 1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CHI DÓ (HELICTERES)..................................... 3 1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI DÓ (HELICTERES) ........................ 3 1.2.1. Các triterpenoid................................................................................................ 4 1.2.2. Các coumarin.................................................................................................... 8 1.3. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA HELICTERES HIRSUTA LOUREIRO (STERCULIACEAE)................................................................................................. 8 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN ................................................................................... 12 1.4.1. Các phƣơng pháp chiết xuất .......................................................................... 12 1.4.2. Các phƣơng pháp sắc ký................................................................................ 13 1.4.3. Các phƣơng pháp phân tích xác định cấu trúc các chất phân lập đƣợc ........ 15 1.4.3.1. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại IR (Infrared Spectroscopy) 16 1.4.3.2. Phổ khối lƣợng MS (Mass spectrometry)................................................... 17 1.4.3.3. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR)..... 17 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 20 2.2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU................................ 20 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 21
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.3.1. Xử lý mẫu thực vật......................................................................................... 21 2.3.2. Điều chế các cặn chiết.................................................................................... 21 2.3.3. Phƣơng pháp phân lập và phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên [35,36] ............................................................................................................ 22 2.3.4. Chiết xuất, phân lập các hợp chất tự nhiên từ thân cây An xoa..................... 24 2.4. DỮ KIỆN PHỔ VÀ HẰNG SỐ VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC...................................................................................................................... 25 2.4.1. Betulin (HH01)............................................................................................... 25 2.4.2. Axit betulinic (HH02) .................................................................................... 26 2.4.3. Axit alphitolic (HH03) ................................................................................... 27 2.4.4. Axit oleanolic (HH04).................................................................................... 27 2.4.5. Hibiscolactone A (HH05) .............................................................................. 28 2.4.6. Heliclactone (HH06) ...................................................................................... 28 2.4.7. Stigmast-4-ene-6β-ol-3-one (HH07).............................................................. 29 2.4.8. β-sitostenone (HH08):.................................................................................... 30 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 31 3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH01 (betulin) ............... 31 3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH02 (axit betulinic) ..... 35 3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH04 (axit oleanolic)..... 41 3.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH05 (3, 9 –dihydroxy- 1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2-olide hay hibiscolactone A) .................................... 44 3.6.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH06 (heliclacton).......... 47 3.7.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH07 (6β-hydroxyenone) 51 3.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA HỢP CHẤT HH08 β- SITOSTENONE....................................................................................................... 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 58
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1 MỞ ĐẦU Cho tới nay, cây dƣợc liệu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ con ngƣời. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện có khoảng 80% dân số thế giới vẫn tin dùng các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, trong đó chủ yếu từ thực vật [1]. Trên thế giới, từ các thảo dƣợc các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thuốc mới có hoạt tính cao và đƣợc sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh. Ví dụ nổi bật là việc phát hiện ra hai hoạt chất Vinblastine và Vincristine từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G. Don), họ Trúc đào (Apocynaceae) và Taxol từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia), họ Thông (Pinaceae). Cùng với các dẫn xuất bán tổng hợp nhƣ Taxotere từ 10- deacetyl bacatin III, hay gần đây hoạt chất Vinflunine từ Vinorelbine cũng đã chính thức đƣợc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thƣ. Việt Nam là quốc gia nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Trong những năm gần đây, rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc của hệ thực vật Việt nam đã đƣợc thực hiện và đã có những đóng góp quan trọng vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Những loài thực vật có tác dụng chữa bệnh là nguồn dƣợc liệu quý giá bởi chúng có khả năng chữa bệnh cho con ngƣời và để lại ít tác dụng phụ hơn các thuốc có nguồn gốc tổng hợp. Ngày nay, với mối hiểm họa về tình trạng gia tăng bệnh tật đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, tim mạch…thì việc nghiên cứu tác dụng làm thuốc của các loài thực vật mang tính ý nghĩa khoa học và thời sự [2]. Cây An xoa đã đƣợc nhắc đến trong danh mục Thực vật chí ở Việt Nam và trên thế giới, dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhƣ cảm cúm, sởi, ung nhọt, kiết lỵ, trong đó có tác dụng với các bệnh về gan. Ở nƣớc ta, cây mọc nhiều ở Bình Phƣớc, ven các sông suối, ngoài ra còn tìm thấy ở Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo y học cổ truyền, từ xa xƣa, cây An xoa đƣợc xem nhƣ là một bài thuốc gia truyền hỗ trợ điều trị xơ gan của ngƣời dân tộc thiểu số Camphuchia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thành phần hóa học hoàn
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2 chỉnh và tác dụng dƣợc lý của cây An Xoa ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn rất hạn chế. Chính vì thế, chúng tôi đề xuất đề tài luận văn: “Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) ở Việt Nam bằng các phƣơng pháp hóa lý hiện đại” với mục tiêu nghiên cứu thành phần hóa học trong cây An xoa nhằm làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng cây thuốc một cách hợp lý và hiệu quả. *Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thành phần hóa học của thân cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) thu hái ở Việt Nam *Nội dung nghiên cứu: - Thu hái mẫu cây An xoa tại Thừa Thiên, Huế. - Phân lập các hợp chất tử thân cây An xoa bằng các phƣơng pháp sắc ký. - Xác định cấu trúc hóa học của các chất phân lập đƣợc bằng các phƣơng pháp phổ hiện đại: MS, 1D, 2D-NMR.
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CHI DÓ (HELICTERES) Thành phần loài: Chi Dó (Helicteres) là một chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) bao gồm khoảng 40 loài đƣợc tìm thấy ở các vùng nhiệt đới thuộc châu Á và châu Mỹ. Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ [3], chi Dó (Helicteres) ở Việt Nam bao gồm 9 loài, đó là: Helicteres viscida Bl…(dó trỉn, dó chuột), H. angustifolia L.. (dó hẹp, ổ kén), H. angustifolia var. glaucoides Pierre (dó mốc), H. angustifolia var. obtusa Pierre (ổ kén hẹp), H. angustifolia glabriuscula Wall (ổ kén không lông), H. isora L. (dó tròn), H. lanceolata DC.. (dó thon), H. plebeja Kurz (dó thƣờng) và dó lông hay An xoa. H. hirsuta Lour. Về mặt hình thái: Cây gỗ hay cây bụi, có lông hình sao. Lá đơn, có cuống. Cụm hoa ở nách lá; nhiều hoa. Đài hình ống có 5 răng, thƣờng chia 2 môi. Cánh hoa 5, hình dải thuôn, thẳng hay gấp khúc, thon thành hình móng dài ở nửa dƣới, thƣờng có tai ở trên móng, không giống nhau. Nhị 10, đính trên một cột hay nhụy dài, chỉ nhị 10, dính nhau nhiều hay ít; bao phấn lắc lƣ, thƣờng ngoại hƣớng, rồi nội hƣớng, 2 ô. Nhị lép 5, ở trong xen kẽ với nhị. Bầu đính ở giữa các nhị; 5 ô; lá noãn 5, phân cách bởi các rãnh quả; noãn nhiều, đảo, xếp thành 2 dãy dọc; vòi thành cột; đầu nhụy không rõ. Qủa nang, có lông, hạt nhiều, hình tháp. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Một số loài của chi này đƣợc sử dụng trong y học dân tộc, nhƣ: rễ của loài Helicteres isora đƣợc dùng để trị chứng mƣng mủ, viêm dạ dày, nhiễm trùng ruột, tiểu đƣờng. Loài H. ovata và H. sacarolha đƣợc dùng để trị bệnh giang mai, và rễ của loài H. hirsuta đƣợc dùng để trị đau dạ con. 1.2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI DÓ (HELICTERES) Các nghiên cứu sinh học của một số loài thuộc chi này đã chứng tỏ rằng dịch chiết của loài H. isora có hoạt tính chống tiểu đƣờng, giảm mỡ máu
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 4 [4-6]; dịch chiết của H. hirsuta có hoạt tính độc tế bào [7] và dịch chiết của H. gardneriana thể hiện hoạt tính kháng ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, leishmania…[8]. Các nghiên cứu về hóa thực vật của các loài Helicteres đã chỉ ra đƣợc việc phân lập các hợp chất: triterpenoid, flavonoid, lignan, neolignan và các dẫn xuất của axit rosmarinic. 1.2.1. Các triterpenoid Từ rễ của loài H. angustifolia. Các nhà khoa học Đài Loan [9] đã tách và định lƣợng bằng phƣơng pháp HPLC ba triterpenoid có khung lupan đó là: 3β-acetoxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid methyl ester (1), 3β- acetoxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid (2) và 3β-acetoxy-27- (p- hydroxyl) benzoyloxylup -20(29)-en-28-oic acid methyl ester (3). Tiếp theo nghiên cứu trên, vào năm 2008, khi nghiên cứu rễ của loài H. angustifolia, nhóm tác giả Min-Hsiung Pan và cộng sự [10] đã công bố các kết quả phân lập, và xác định cấu trúc của 3 triterpen mới đó là 3β-acetoxy- 27-[(E)-cinamoyloxy]lup-20(29)-en-28-oic acid methyl este (4), 3β-acetoxy- 27-[4-hydroxybezoyl)oxy]lup-20(29)-en-28-oic acid (5), 3β-acetoxy-27-[(4- hydroxybezoyl)oxy]olean-12-en-28-oic acid methyl este (6), cùng với 8 triterpen có cấu trúc đã biết là 3β-acetoxy-27-(benzoyloxy)_olean-12-en-28- oic acid methyl este (7), cylicodiscic acid (3β,27-dihydroxylup-20(29)-en-28- oic acid) (8), 3β-O-(trans-coumaroyl)_betulinic acid (9), pyracrenic acid (3β- O-(trans-caffeoyl)_betulinic acid) (10), 3β-O-(trans-feruloyl)betulinic acid (11), 3β-O-(trans-coumaroyl)_betulin (12), 3β-O-(cis-coumaroyl)_betulin (13), 3β-O-(trans-caffeoyl)_betulin (14), và 3β-O-(trans-feruloyl)_betulin (15). Ngoài ra, một số triterpenoid có khung lupan cũng đƣợc công bố bởi các nhóm tác giả khác nhau khi nghiên cứu loài H. angustifolia nhƣ 3β- acetoxylup-20 (29)-en-28-ol (16) [10], 3β-hydroxylup-20(29)-en-28-oic acid 3-caffeate (17) [12], axit betulinic (18).
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 5 Hình 1.1: Một số triterpenoid phân lập từ chi Dó Helicteres Ngoài ra, các hợp chất cucurbitacin cũng đƣợc tìm thấy trong một số loài của chi Helicteres. Về mặt hóa học, các cucurbitacin đƣợc xếp vào lớp chất triterpenoid, các cucurbitacin thƣờng có nhiều ở các cây trong họ Cucurbitaceae (họ bầu bí). Từ rễ của loài H. angustifolia thu hái ở Đài Loan, các nhà khoa học Đài Loan đã phân lập đƣợc 2 cucurbitacin mới là cucurbitacin B2-sunfate (19) và
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 6 cucurbitacin glucoside (20) cùng với 2 cucurbitacin glucoside đã biết là arvenin I (21) và arvenin III (22) [14]. Một nghiên cứu khác từ rễ của loài H. angustifolia của nhóm tác giả Trung Quốc [15] đã công bố việc phân lập và xác định cấu trúc của cucurbitacin D (23) và cucurbitacin J (24) vào năm 2006, hai chất này có hoạt tính tốt đối với cả hai dòng tế bào ung thƣ: tế bào ung thƣ gan BEL-7402 (với giá trị IC50 của hai chất lần lƣợt là 1,41 và 1,37 µM) và ung thƣ sắc tố da SK-MEL-28 (với IC50 tƣơng ứng là 1,22 và 1,28 µM). Từ loài H. isora, nhóm tác giả Bean, M. F và cộng sự [16] đã phân lập đƣợc cucurbitacin B (25) và isocucurbitacin B (26), đây là hai hợp chất đƣợc phát hiện là có độc tính trên dòng tế bào ung thƣ KB với giá trị ED50= <10-5 µg/ml (cucurbitacin B), và ED50= 7.6×10-5 µg/ml (isocucurbitacin B).
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 7 Hình 1.2: Một số cucurbitacin phân lập từ chi Dó Helicteres Cũng từ rễ của loài H. angustifolia [15], các tác giả Trung Quốc đã phân lập đƣợc một steroit có khung pregnan tên là 2α,7β,20α-trihydroxy-3β,21- dimethoxy-5-pregnanene (27).
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 8 1.2.2. Các coumarin Từ rễ loài H. angustifolia, nhóm tác giả Wenliang Chen và cộng sự đã phân lập đƣợc một coumarin mới có tên là 6,7,9α-trihydroxy-3,8,11α- trimethylcyclohexo-[d,e]-coumarin (28) [15]. Cũng từ loài H. angustifolia, Wang và cộng sự [17] đã phân lập ra một hợp chất coumarin mới và đặt tên là heliclacton (29) Hình 1.3: Một số coumarin phân lập từ chi Dó Helicteres Ngoải ra, chi Helicteres còn có chứa các hợp chất khác nhƣ sesquiterpenoid quinon [19, 20], lignan [21], neolignan [22, 23], acid rosmarinic [24] và flavonoid [25,26]. 1.3. GIỚI THIỆU VỀ CÂY AN XOA HELICTERES HIRSUTA LOUREIRO (STERCULIACEAE) Cây An xoa (hay còn gọi là Dó lông, Tổ kén cái) có tên khoa học là Helicteres hirsuta Loureiro thuộc Họ Trôm Sterculiaceae. An xoa là cây bụi, cao khoảng 1-3m, nhánh hình trụ, có lông. Lá hình trái xoan, dài 5-17cm, rộng 2,5-7,5cm. Gốc cụt hay hình tim, đầu thon thành mũi nhọn. Mép có răng không đều. Mặt dƣới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lông hình sao; gân gốc 5, cuống lá dài 0,8-4cm, lá kèm hình dải, có lông, dễ rụng. Cụm hoa là những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ, cuống hoa có khớp và có lá bắc dễ rụng, đài hình ống phủ lông hình sao, màu đo đỏ, chia 5 răng. Cánh hoa 5, cuống bộ nhị có vân đỏ, nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị, bầu có nhiều gợn, chứa 25-30 noãn trong mỗi lá noãn. Quả nang hình trụ nhọn, hạt nhiều, hình lăng trụ. Ra hoa kết quả từ tháng 7 đến tháng 11 [27].
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 9 Hình 1.4: Cây An xoa (Helicteres hirsuta Loureiro.) Cây An xoa phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nƣớc Nam Á nhƣ Ấn Độ, Camphuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippine...Ở Việt Nam, cây thƣờng gặp trên các đồi cây bụi, rừng thƣa, ven rừng, phổ biến từ Bắc tới Nam, nhƣ ở Bình Phƣớc, Lâm Đồng và các tỉnh miền núi phía Bắc [28]. Cây An xoa đã đƣợc nhắc đến trong danh mục Thực vật chí ở Việt Nam và trên thế giới, dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau nhƣ cảm cúm, sởi, ung nhọt, kiết lỵ, trong đó có tác dụng với các bệnh về gan [29,30]. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Khi nghiên cứu loài An xoa Helicteres hirsuta có nguồn gốc từ Indonexia, nhóm tác giả Young-Won Chin (2006) đã phân lập đƣợc 6 lignan có tên là (±)-pinoresinol (30); (±)-medioresinol (31); (±)- syringaresinol (32); (-)-boehmenan (33); (-)-boehmenan H (34) và (±)-trans-dihydro diconiferyl alcohol (35) [21]. Hình 1.5: Các lignan phân lập từ cây An xoa (Helicteres hirsuta)
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 10 Trong số 6 lignan tách ra từ loài này thì có 3 chất là 1, 4 và 5 là có hoạt tính ức chế 3 dòng tế bào ung thƣ là: ung thƣ phổi (Lu1), ung thƣ tuyến tiền liệt (LNCaP) và ung thƣ vú (MCF-7), trong đó, (±)-pinoresinol (30) thể hiện khả năng gây độc tế bào mạnh trên dòng ung thƣ phổi Lu1, ung thƣ tuyến tiền liệt (LNCaP), ung thƣ vú MCF-7, với IC50 từ 0,5-1,7µg/ml. Gần đây, cây An xoa cũng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nƣớc. Nhóm tác giả Hồng Ngọc (2015, 2016) đã công bố cặn chiết nƣớc và cặn chiết methanol từ lá và thân cây An xoa thu hái ở Khánh Hòa, Việt Nam giàu nhóm chất phenol và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa invitro trên hệ DPPH, ABTS, FRAP [31, 32]. Nhóm tác giả Hữu Duyên (2016) đã phân lập đƣợc 4 hợp chất từ cặn petroleum ether (PE) cây An xoa thu hái ở Kiên Giang: lupeol (36), stigmasterol (37), tiliroside (38) và apigenin (39), kết quả thử nghiệm gây độc tế bào cho thấy: cao chiết PE và cao chiết dichloromethane (DC) có hoạt tính ức chế tế bào ung thƣ gan HepG2 với IC50 lần lƣợt là 28,29 và 30,30 µg/ml [33]. Hình 1.6: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Kiên Giang (Hữu Duyên, 2016) Ngoài ra, nhóm tác giả Ngọc Quang (2018) đã phân lập đƣợc 12 hợp chất từ loài An xoa H.hirsuta thu hái ở Bình Phƣớc bao gồm: 3-O- transcaffeoylbetulinic acid (40), 3b-benzoylbetulinic acid (41), betulinic acid methyl ester (42), betulinic acid (43), lupeol (44), 4-hydroxybenzoic acid (45), 3,4-dihydroxybenzoic acid methyl ester
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 11 (46), 4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoic acid (47), 5,8-dihydroxy-7,40- dimethoxyflavone (48), isoscutellarein 4’-methyl ether 8-O-b- Dglucopyranoside (49), methyl caffeate (50) and stigmasterol (51) [34]. Hình 1.7: Một số hợp chất phân lập từ cây An xoa Helicteres hirsuta L. thu hái ở Bình Phƣớc (Ngọc Quang, 2018) Từ tổng quan tài liệu trên đây, chúng ta thấy chi Dó (Helicteres ) có phong phú các lớp chất giàu hoạt tính sinh học nhƣ: terpenoid, lignan, polyphenol, flavone, courmarin...trong đó các công trình công bố cho tới nay về cây An xoa còn khá ít ỏi. Vì vậy, các nghiên cứu sâu rộng hơn nữa là việc làm cần thiết để chứng minh tác dụng chữa bệnh của loài thực vật này.
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 12 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP HÓA LÝ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN 1.4.1. Các phƣơng pháp chiết xuất Phƣơng pháp chiết xuất là bao gồm cả việc chọn dung môi, dụng cụ và cách chiết. Một phƣơng pháp chiết xuất thích hợp chỉ có thể đƣợc hoạch định khi biết rõ thành phần của các chất cần biết trong cây ra. Mỗi loại hợp chất có độ hòa tan khác nhau trong từng loại dung môi. Vì vậy không thể có một phƣơng pháp chiết xuất chung cho tất cả các dƣợc liệu. Phƣơng pháp chiết có hai phƣơng pháp chiết: Phương pháp 1: Phƣơng pháp chiết xuất nhằm mục đích nghiên cứu sơ bộ khi chƣa biết rõ thành phần hóa học của dƣợc liệu, dùng phƣơng pháp cổ điển là sử dụng một dãy dung môi từ không phân cực đến phân cực mạnh để phân đoạn các hợp chất ra khỏi dƣợc liệu. Ví dụ: sử dụng dãy dung môi: ether dầu, ether, chloroform, cồn và cuối cùng là nƣớc. Phương pháp 2: Phƣơng pháp chiết xuất khi cần chiết lấy toàn bộ thành phần trong dƣợc liệu thì dung môi thích hợp nhất methanol hoặc ethanol (80%). Nhất là methanol đƣợc xem nhƣ là dung môi vạn năng, nó hòa tan đƣợc chất không phân cực đồng thời cũng có khả năng tạo dây nối hydro với các nhóm phân cực khác. Dịch chiết với methanol thu đƣợc, đem loại hết dung môi thu đƣợc cao toàn phần chứa hầu hết hợp chất của dƣợc liệu. Khi cần tách phân đoạn các hợp chất trong cao thì sử dụng dung môi không hòa lẫn với nƣớc và có độ phân cực từ yếu đến mạnh. Ví dụ dãy dung môi: ether dầu, ether, chloroform, ethyl axetate, n-buthanol. Về cách chiết có hai cách chiết: - Chiết ngâm lạnh: là phƣơng pháp đơn giản nhất và đã có từ thời cổ xƣa. Sau khi chuẩn bị dƣợc liệu, tiến hành đổ dung môi ngập dƣợc liệu trong bình chiết xuất, sau một thời gian ngâm nhất định, rút lấy dịch chiết. Để tăng cƣờng hiệu quả chiết xuất, có thể tiến hành khuấy trộn hoặc rút dịch chiết ở dƣới rồi đổ lên trên. Có thể ngâm một lần hoặc nhiều lần. - Chiết bằng siêu âm: Sóng siêu âm gây ra sự phá vỡ cấu trúc vật lý một cách mãnh liệt- gây ra sự khuyếch tán vào trong dung môi của các chất
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 13 cần chiết xuất. Phƣơng pháp siêu âm hiệu quả hơn và nhanh hơn phƣơng pháp chiết xuất bằng ngâm lạnh nhƣng có nhƣợc điểm là chỉ áp dụng đƣợc với quy mô nhỏ. 1.4.2. Các phƣơng pháp sắc ký  Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) Sắc ký lớp mỏng là công cụ đắc lực trong nghiên cứu dƣợc liệu vì đơn giản, ít tốn thiết bị và dung môi mà lại đạt hiệu quả cao. Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất đƣợc tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh đã đặt sẵn hỗn hợp chất cần phân tích. Pha tĩnh là chất hấp phụ đƣợc lựa chọn tùy theo yêu cầu phân tích, đƣợc trải mỏng đồng nhất và đƣợc cố định trên các phiến kính hoặc kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần đƣợc trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định tùy theo mục đích cụ thể. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử đƣợc di chuyển trên lớp mỏng theo hƣớng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả, thu đƣợc một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Đại lƣợng đặc trƣng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi (Hình 1.8). Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến giá trị Rf. Hình 1.8: Cách tính giá trị Rf  Các bƣớc trong kỹ thuật sắc ký lớp mỏng (Hình 1.9): Chuẩn bị bản mỏng: Bản mỏng trƣớc khi dùng phải hoạt hóa trong tủ sấy và sấy ở 105-110°C trong một giờ. Để nguội và bảo quản trong bình hút ẩm. Dùng bút chì mềm kẻ bản mỏng. Vạch đƣờng chấm chất phân tích (cách
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 14 mép dƣới của bản mỏng 1,2 cm), đƣờng giới hạn di chuyển của dung môi (cách mép trên của bản mỏng 0,8 cm) và đánh dấu vị trí chấm chất (các vết chấm cách nhau 0,5 cm và cách hai bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm). Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Dùng ống mao quản hoặc micropipet chấm chất lên các vị trí đã đánh dấu. Các vết chấm phải nhỏ, lƣợng chất phải đồng đều, không quá lớn dễ kéo vết hoặc chồng vết, cũng không quá nhỏ khó hiện vết bằng thuốc thử. Triển khai sắc ký: Bình triển khai thƣờng là bình thủy tinh, có nắp đậy kín và đáy phải bằng. Lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình. Pha hệ dung môi với tỷ lệ thích hợp và vừa đủ, rót vào bình triển khai. Lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Đặt bản mỏng gần nhƣ thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi triển khai. Đậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi chạy đến đƣờng giới hạn, lấy bản mỏng ra khỏi bình và sấy khô bản mỏng rồi hiện vết. Hiện vết trên bản mỏng: Có thể hiện vết bằng cách soi UV (bƣớc sóng 254 và 365 nm) hoặc phun thuốc thử (thuốc thử dùng trong đồ án là Ce(SO4)2). Hình 1.9: Các bƣớc tiến hành sắc ký bản mỏng Hiện nay, chủ yếu sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel Merck 60 F254, kích thƣớc 20×20 cm, dày 0,2 mm.  Phương pháp sắc ký cột (CC) Sắc ký cột là một dạng của sắc ký bản mỏng. Trong sắc ký cột, chất hấp phụ pha tĩnh đƣợc nhồi trong các ống hình trụ gọi là “cột”. Nhờ vậy mà có thể triển khai nhiều hệ dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến mạnh. Giống nhƣ sắc ký lớp mỏng, phƣơng pháp này cũng dựa vào độ phân cực của các chất, những chất có ái lực lớn hơn đối với chất hấp phụ sẽ ra khỏi cột chậm hơn và những chất có ái lực yếu hơn sẽ ra khỏi cột nhanh hơn trong
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 15 quá trình sắc ký. Sự tách trong cột xảy ra chủ yếu theo cơ chế hấp phụ hoặc phân bố tùy theo tính chất của chất đƣợc sử dụng làm cột.  Kỹ thuật sắc ký cột (Hình 1.10): Chuẩn bị chất hấp phụ và cột: Silicagel phải đƣợc hoạt hóa ở 120°C trong 4 giờ trƣớc khi đƣa lên cột. Cột sắc ký phải là một khối đồng nhất, phải thật khô và lắp thẳng đứng trên một giá cố định vững chắc. Nhồi cột: Chất hấp phụ phải đƣợc phân tán đồng đều trong cột. Có 2 cách nhồi cột: nhồi khô và nhồi ƣớt với dung môi. Sau khi đƣa chất hấp phụ lên cột, rót dung môi vào cột và để chạy liên tục một thời gian để ổn định cột và không đƣợc để khô dung môi trong cột. Đưa chất cần phân tách lên cột: Phải đƣa chất lên cột sao cho chất phân tán thành một lớp mỏng đồng đều trên mặt cột bằng phẳng. Có nhiều cách đƣa chất lên cột: phƣơng pháp dùng đĩa giấy, cho thẳng dung dịch chất cần phân tách lên cột, trộn chất cần phân tách với một lƣợng chất hấp phụ… Rửa cột: Tùy theo chất hấp phụ dùng và yêu cầu tốc độ chảy của cột mà áp dụng cách rửa cột bằng áp suất thƣờng hoặc áp xuất nén. Hứng dịch chảy ra ở đáy cột theo phân đoạn, theo thời gian hoặc bằng ống nghiệm cùng thể tích. Hình 1.10: Các bƣớc tiến hành sắc ký cột 1.4.3. Các phƣơng pháp phân tích xác định cấu trúc các chất phân lập đƣợc Quá trình xác định cấu trúc của một chất là một quá trình tập hợp và phân tích các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn cung cấp một số thông tin về cấu trúc của chất. Cấu trúc của chất đƣợc xác định phải phù hợp với tất
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 16 cả các thông tin cấu trúc từ các nguồn trên. Hiện nay, các phƣơng pháp phân tích cấu trúc hiện đại đã đƣợc sử dụng để xác định cấu trúc gồm có: các phƣơng pháp phổ hấp thụ nhƣ phổ tử ngoại (UV)/khả kiến (Vis) và phổ hồng ngoại (IR), các phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR), phổ khối lƣợng (MS). Ngoài ra, sự phát triển và ứng dụng các phƣơng pháp “ghép-nối" giữa sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) với các phƣơng pháp khác nhƣ HPLC-MS, HPLC-NMR,… đã làm tăng tốc độ và độ nhạy của các phƣơng pháp xác định cấu trúc. Phƣơng pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là kết hợp giữa việc xác định các thông số vật lý với các phƣơng pháp phổ hiện đại. Tuy nhiên, phƣơng pháp phổ biến nhất là các phƣơng pháp đo phổ: phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1 chiều và 2 chiều (1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC…). 1.4.3.1. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại IR (Infrared Spectroscopy) Phƣơng pháp phân tích theo phổ hồng ngoại là một trong những kỹ thuật phân tích rất hiệu quả, cung cấp thông tin nhanh về cấu trúc phân tử mà không đòi hỏi các phƣơng pháp tính toán phức tạp. Kỹ thuật này dựa trên nguyên lí là các phân tử khác nhau sẽ hấp thụ ở các vùng bức xạ khác nhau. Sau khi hấp thụ các bức xạ hồng ngoại, các phân tử ở trạng thái kích thích sẽ dao động với nhiều vận tốc dao động và xuất hiện dải phổ hấp thụ gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Các đám phổ khác nhau có mặt trong phổ hồng ngoại tƣơng ứng với các nhóm chức đặc trƣng và các liên kết có trong phân tử. Các hợp chất hữu cơ hấp thụ bức xạ hồng ngoại ở những tần số trong vùng từ 10000 đến 100 cm-1 và biến thành năng lƣợng của dao động phân tử. Sự biến đổi năng lƣợng dao động này luôn đi kèm với sự biến đổi năng lƣợng quay. Sự hấp thụ này có định lƣợng và biểu hiện thành các dải hấp thụ với cƣờng độ khác nhau, gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR). Mỗi loại dao động hấp thụ ở một tần số hay độ dài sóng xác định, phụ thuộc vào khối lƣợng tƣơng đối của các nguyên tử, hằng số lực các dây nối và cấu trúc hình
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 17 học của nguyên tử. Do đó, phổ hồng ngoại cho phép xác định thông tin về cấu trúc hóa học nhƣ cấu dạng và nhóm chức đặc trƣng của hợp chất hữu cơ. Đơn vị trong phổ hồng ngoại là số sóng (cm-1 ). Sự hấp thụ có nhiều ý nghĩa trong việc ứng dụng phổ hồng ngoại để phân tích câu trúc các hợp chất hữu cơ là sự hấp thụ trong vùng 4000 – 660 cm-1 1.4.3.2. Phổ khối lượng MS (Mass spectrometry) Khối phổ là một trong các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xác định khối lƣợng phân tử của chất nghiên cứu. Cơ sở của phƣơng pháp này là sử dụng từ trƣờng và điện trƣờng để bắn phá các phân tử hợp chất hữu cơ thành ion phân tử hoặc các mảnh ion mang điện tích trong chân không. Phƣơng pháp MS khác với các phƣơng pháp phân tích phổ khác là nó không phụ thuộc vào độ hấp thụ của bức xạ điện từ mà dựa trên quá trình phân tử bị bắn phá bởi chùm electron mang năng lƣợng cao. Dƣới những điều kiện nhất định, phân tử các chất bị mất đi electron tạo nên ion phân tử (hay còn gọi la ion mẹ) M+ . Ion mẹ này có thể tiếp tục “vỡ” ra thành các mảnh nhỏ hơn là các ion con và các mảnh trung hòa. Vì khối lƣợng của các electron rất nhỏ có thể bỏ qua, nên khối lƣợng của M+ chính là khối lƣợng của phân tử. Dựa trên số khối của ion phân tử (M+ ) có thể xây dựng đƣợc công thức phân tử của hợp chất. 1.4.3.3. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân viết tắt là NMR (Nuclear Magnetic Resonance ), là một phƣơng pháp phân tích cấu trúc các hợp chất hiện đại và hữu hiệu nhất hiện nay. Với việc sử dụng kết hợp các kỹ thuật phổ NMR một chiều và hai chiều, các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác cấu trúc của các hợp chất kể cả cấu trúc lập thể của phân tử. Nguyên lý chung của phƣơng pháp phổ NMR (phổ proton và phổ carbon) là sự cộng hƣởng khác nhau của các hạt nhân từ (1 H và 13 C) dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài. Sự cộng hƣởng khác nhau này đƣợc biểu diễn bằng độ chuyển dịch hóa học. Trong phổ NMR có hai thông số có đặc trƣng liên quan đến cấu trúc hóa học của 1 phân tử là độ dịch chuyển hóa học () và hằng số tƣơng tác spin – spin (J).
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 18 Phổ proton 1 H-NMR Trong phổ 1 H-NMR độ chuyển dịch hoá học () của các proton đƣợc xác định trong thang TMS từ 0 ppm đến 14 ppm tuỳ thuộc vào mức độ lai hóa của các nguyên tử cũng nhƣ cấu trúc hoá học của phân tử. Mỗi loại proton cộng hƣởng ở một từ trƣờng khác nhau, vì vậy chúng đƣợc biểu diễn bằng một độ dịch chuyển hóa học khác nhau. Dựa vào độ chuyển dịch hoá học, diện tích pic cũng nhƣ tƣơng tác spin giữa các hạt nhân từ với nhau mà ngƣời ta có thể xác định đƣợc cấu trúc hóa học của hợp chất. Dựa vào những đặc trƣng của và tƣơng tác J để có thể cung cấp các thông tin giúp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất. Phổ 13 C-NMR: Phổ này cho tín hiệu vạch carbon. Mỗi nguyên tử carbon sẽ cộng hƣởng ở một trƣờng khác nhau và cho một tín hiệu phổ khác nhau. Thang đo cho phổ 13 C-NMR cũng đƣợc tính bằng ppm nhƣng với dải thang đo rộng hơn so với phổ proton (từ 0 ppm đến 240 ppm). Ngoài ra phổ 13C còn đƣợc ghi theo phƣơng pháp DEPT (Distortionless Enhancement by Polarization Transfer) Phổ DEPT: Phổ này cho các tín hiệu phân loại các bậc carbon khác nhau. Trên phổ DEPT 135 không cho tín hiệu của carbon bậc 4, tín hiệu của CH và CH3 nằm về một phía, còn tín hiệu của CH2 nằm về phía đối diện. Trên phổ DEPT 90 chỉ có duy nhất tín hiệu phổ của CH. Kết hợp phổ 13 C- NMR và phổ DEPT sẽ cho ta biết chính xác số carbon bậc 1, 2, 3, 4. Phổ HSQC (Heteronuclear Single Quantum Coherence ) Phổ HSQC cho biết sự liên quan giữa các tín hiệu của 1 H và 13 C. Phổ HSQC cho biết thông tin về liên kết trực tiếp giữa proton và cacbon. Phổ HMBC (Heteronuclear Multiple Bond Correlation) Đây là phổ thể hiện tƣơng tác xa (2 liên kết và 3 liên kết) giữa cacbon và proton trong phân tử và nhờ đó mà từng phần của phân tử cũng nhƣ toàn bộ phân tử đƣợc xác định. Phổ này đặc biệt thích hợp trong trƣờng hợp phân tử chứa cacbon bậc bốn vì nó thể hiện mối liên quan của tín hiệu proton 1 H ở một nguyên tử 13 C với tín hiệu của 13 C khác ở cách xa nó 2-3 liên kết thậm chí trong một số trƣờng hợp là bốn liên kết. Phổ COSY (Correlation spectroscopy)
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 19 Phổ COSY biểu diễn các tƣơng tác giữa proton – proton. Các proton tƣơng tác với nhau trong phổ COSY là các proton liên kết với cùng một cacbon hoặc với cacbon liền kề. Nhờ phổ này mà các phần của phân tử đƣợc xác định. Phổ NOESY (Nuclear Overhauser Enhancement Spectroscopy) Phổ NOESY biểu diễn các tƣơng tác không gian của các proton không kể đến độ dài các liên kết mà chỉ tính đến khoảng cách không gian của chúng đƣợc phân bố trong phân tử (khoảng 4A0 ). Dựa vào kết quả phổ này có thể xác định cấu trúc không gian của phân tử.
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 20 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Mẫu lá, thân loài cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) đƣợc thu hái tại Thừa Thiên-Huế tháng 9 năm 2017. Mẫu tiêu bản ký hiệu là TRA020917. Tên khoa học của các loài thực vật này đƣợc PGS.TS Trần Thế Bách, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định. Các mẫu tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại phòng Hóa sinh ứng dụng, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hình 2.1.Hình ảnh cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) thu hái tại Thừa Thiên-Huế 2.2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Hóa chất, dụng cụ - Các dung môi: n-hexane, dichlomethane, ethyl acetate, acetone, ethanol, methanol...đều đƣợc cất trƣớc khi sử dụng. - Sắc ký lớp mỏng (TLC): đƣợc tiến hành trên bản mỏng tráng sẵn Silica gel (Merch) 60-F254 có độ dày 0,25mm. - Sắc ký cột (CC): sử dụng các chất hấp phụ gồm: silica gel (Merck), cỡ hạt 40-60 µm và Sephadex LH-20 (Sigma-Aldrich), cỡ hạt 25-100 µm. Cột sắc ký có kích cỡ khác nhau.
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 21 - Thuốc hiện trong phân tích TLC: sắc ký lớp mỏng đƣợc quan sát dƣới ánh sáng tử ngoại với bƣớc sóng 254nm và 365nm, và đƣợc hiện màu bằng thuốc thử ceri sulfat. 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu - Máy cô quay chân không Buchi 3120. - Điểm nóng chảy đƣợc đo trên máy melting point meter Buchi B545. - Phổ hồng ngoại đƣợc đo trên máy Spectrum Two PerkinElmer bằng phƣơng pháp viên nén KBr hoặc bao film. P - Phổ khối phun mù điện tử (ESI-MS) đƣợc đo trên máy sắc ký lỏng ghép khối phổ với đầu dò MSD (LC/MSD Agilen series 1100), sử dụng mode ESI và đầu dò DAD. - Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR) đƣợc ghi trên máy Bruker Avance 500,13 MHz spectrometer với TMS là chất nội chuẩn. Các thiết bị trên thuộc Viện Hóa học và Viện Hóa sinh biển- Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Xử lý mẫu thực vật Cây An xoa (Helicteres hirsuta L.) sau khi thu hái đƣợc chia thành hai bộ phận riêng biệt là lá và thân cây. Từng bộ phận này đƣợc thái nhỏ, phơi trong bóng mát, sấy khô ở nhiệt độ 40-45o C, sau đó đem nghiền nhỏ riêng rẽ. 2.3.2. Điều chế các cặn chiết 3,2kg bột khô thân cây An xoa đƣợc ngâm chiết với ethanol 70o (2L/lần) bằng siêu âm ở 40-450 C. Quá trình chiết đƣợc lặp lại 3-4 lần. Gộp chung dịch của 3 lần ngâm chiết và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm thu đƣợc cao chiết ethanol tổng. Tiếp đó, hòa cao chiết tổng bằng dung dịch ethanol: H2O (1:1) và chiết phân bố lần lƣợt với dung môi n- hexane, ethyl acetate. Mỗi loại dung môi chiết 3 lần, mỗi lần sử dụng 500 ml dung môi. Gộp chung dịch chiết của các lần chiết và làm khô bằng Na2SO4 khan rồi cất loại dung môi dƣới áp suất giảm để thu đƣợc cặn cặn chiết tƣơng ứng gồm
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 22 cặn n- hexane (12g) và cặn ethyl acetate (40,5g). Phần dịch nƣớc còn lại đƣợc cất loại hết dung môi thu đƣợc cặn chiết nƣớc (45g). Sơ đồ 2.1: Sơ đồ điều chế các cặn chiết từ thân cây An xoa 2.3.3. Phƣơng pháp phân lập và phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất tự nhiên [35,36] Việc phân lập, tinh chế các hợp chất từ các cặn chiết đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp kết tinh và sắc ký khác nhau nhƣ: sắc ký lớp mỏng (TLC, dùng để khảo sát, điều chế lƣợng nhỏ), sắc ký cột thƣờng (CC) với pha tĩnh là silica gel (Merck) và sephadex LH-20. Dung môi rửa giải chủ yếu dùng các hệ dung môi nhƣ n-hexan/CH2Cl2, n-hexan/EtOAc, n- hexan/axetone, CH2Cl2/MeOH,… với tỉ lệ thích hợp. Phƣơng pháp chung để phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất là sự kết hợp xác định giữa các thông số vật lý nhƣ điểm nóng cháy, độ quay cực []D… với các phƣơng pháp phổ hiện đại bao gồm: phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lƣợng (MS), các phƣơng pháp phổ cộng hƣởng từ hạt nhân một
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 23 chiều (1 H-NMR, 13 C-NMR và DEPT) và hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY) đƣợc sử dụng để nhận dạng và xác định cấu trúc hóa học của các chất đƣợc phân lập). Phổ hồng ngoại (Infrared - IR) Phổ hồng ngoại cho phép nhận biết sự có mặt của các nhóm chức có trong phân tử hợp chất nghiên cứu, dựa vào cực đại hấp thụ đặc trƣng của các nhóm chức đó. Phổ khối lượng (Mass spectrometry - MS) Khối phổ là một trong các phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng để xác định khối lƣợng phân tử của chất nghiên cứu dựa vào sự phát hiện ra ion phân tử [M]+ , [M+H]+ …, từ đó giúp xây dựng công thức phân tử. Phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ khối lượng MS (Mass spectrometry) Phổ khối lƣợng dựa trên sự phân tách chất tƣơng ứng khối lƣợng phân tử và nguyên tử bằng cách sử dụng từ trƣờng và điện trƣờng để tác động lên các hạt tích điện (ion) trong chân không. Phổ khối không xác định trực tiếp khối lƣợng của ion mà xác định tỉ lệ giữa khối lƣợng (m) và điện tích (z) của ion (m/z). Ở các phân tử nhỏ, điện tích của ion thƣờng là 1 nên giá trị m/z của phổ khối liên quan trực tiếp tới khối lƣợng của ion. Dƣới những điều kiện nhất định, phân tử các chất bị mất đi electron tạo nên ion phân tử (hay còn gọi la ion mẹ) M+ . Ion mẹ này có thể tiếp tục “vỡ” ra thành các mảnh nhỏ hơn là các ion con và các mảnh trung hòa. Vì khối lƣợng của các electron rất nhỏ có thể bỏ qua, nên khối lƣợng của M+ chính là khối lƣợng của phân tử. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) Phổ NMR là phƣơng pháp hiện đại trong việc phân tích cấu trúc các hợp chất hóa học, dựa trên nguyên tắc cộng hƣởng của các hạt nhân của các nguyên tử khi đƣợc đặt trong một từ trƣờng. Trong phổ NMR có hai thông số có đặc trƣng liên quan đến cấu trúc hóa học của một phân tử là độ dịch chuyển hóa học δ và hằng số tƣơng tác spin – spin J. Từ các dữ liệu phân tích các phổ 1D và 2D NMR cho phép xây dựng cấu trúc phân tử của mẫu đo. Các hợp chất sau khi đƣợc tinh chế bằng các phƣơng pháp sắc kí sẽ đƣợc tiến hành đo phổ NMR. Trƣớc tiên, các hợp chất sẽ đƣợc đo phổ proton
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 24 1 H-NMR. Nếu chất đảm bảo đủ độ tinh khiết sẽ đƣợc tiến hành đo tiếp phổ cacbon 13 C-NMR và DEPT. Với những hợp chất có cấu trúc đơn giản, hay gặp có thể xác định đƣợc cấu trúc chỉ với số liệu cộng hƣởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13 C-NMR và DEPT). Với các chất phức tạp hơn thì cần tiến hành đo thêm các phổ NMR hai chiều (HSQC, HMBC, COSY, NOESY), phổ IR, phổ X-ray để cung cấp thêm thông tin cho việc xác định cấu trúc. Hợp chất sau khi đã đƣợc xác định cấu trúc bằng các phƣơng pháp phổ đã nêu sẽ đƣợc khẳng định công thức phân tử dựa trên kết quả phổ MS hoặc phổ HR- MS. 2.3.4. Chiết xuất, phân lập các hợp chất tự nhiên từ thân cây An xoa Tiến hành sắc ký cột silica gel cặn EtOAc (50g) với hệ dung môi n- Hexan/EtOAc gradien (100:0-0:100), thu đƣợc 12 phân đoạn chính, kí hiệu F1-F12. Từ phân đoạn F1(1,95g), sau khi tinh chế bằng cột silica gel với hệ dung môi n-hexan/EtOAc gradien, thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ kí hiệu F1.1- F1.3. Tinh chế tiếp F1.2 (300mg) trên cột Sephadex LH-20 và cột silica gel (n-hexan/aceton) thu đƣợc hợp chất HH08 (11mg) và hợp chất HH06 (9mg). Phân đoạn F3 (2,5g) đƣợc tinh chế trên cột silica gel sử dụng hệ dung môi n- hexan/aceton gradient (95:5-0:100) thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ F3.1-F3.3. Hợp chất HH04 (12mg) thu đƣợc từ phân đoạn nhỏ F3.1 sau khi kết tinh trong axetone. Phân đoạn nhỏ F3.3 (450mg) đƣợc phân tách trên cột silica gel (n- hexan/aceton 93:7-0:100) thu đƣợc hợp chất HH07 (30mg). Phân đoạn F4(1,75g) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi MeOH) thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ F4.1-F4.3. Tiếp tục tinh chế F4.3 bằng cột silica gel (diclometane/aceton 98:1-0:100) thu đƣợc hợp chất HH05 (15mg). Từ phân đoạn F6 (3,7g) tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung môi n-hexan/ aceton gradient (0-100%) thu đƣợc 5 phân đoạn nhỏ ký hiệu F5.1-F5.5. Phân đoạn nhỏ F6.3 (700mg) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi MeOH/diclometane: 9/1) thu đƣợc hợp chất HH02. Phân đoạn nhỏ F6.5 (900mg) đƣợc tinh chế trên cột sephadex LH-20 (hệ dung môi MeOH/diclometane: 9/1) sau đó rửa giải trong hệ dung môi aceton thu đƣợc hợp chất HH03. Phân đoạn F9 (3,8g) đƣợc phân tách trên cột silica gel với hệ
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 25 dung môi rửa giải là diclometan/methanol gradient (0-70%) thu đƣợc 3 phân đoạn nhỏ ký hiệu F9.1- F9.3. Phân đoạn nhỏ F9.3 tinh chế bằng sắc ký bản mỏng điều chế với hệ dung môi diclometan/aceton 8/2 thu đƣợc hợp chất HH01 (15mg). CẶN CHIẾT EtOAc n-Hexan/EtOAc gradient (0:100-100:0) F1 1,95g F1.1-F1.3 n- He/EtOAc gradien F1.2 300mg Sephadex LH- 20 và cột silica gel n-He/Aceton HH06 HH08 9mg 11mg F3 F4 F6 F9 2,5g 1,75g 3,7g 3,8g F3.1-F3.3 n-He/Aceton F4.1-F4.3 sephadex LH-20 F6.1-F6.5 n-He/aceton F9.1-F9.3 CH 2 Cl 2 /MeOH gradient (95:5-0:100) hệ dm MeOH gradient 0- gradient 0-70% 100 F4.3 F9.3 27.5mg F6.3 F6.5 900mg CH2Cl2/aceton 700mg 900mg F3.1 F3.3 Điều chế bản Sephadex 15mg 450mg 98:1-0:100 Sephadex LH-20 mỏng hệ dm LH-20 hệ MeOH/CH2Cl2 9/1 CH2Cl2/aceton Kết tinh trong n-He/aceton HH05 MeOH/CH2Cl2 8/2 Aceton 93:7-0:100 15mg HH02 9/1 HH04 HH07 21mg HH01 15mg 12mg 30mg HH03 13mg Sơ đồ 2.2: Sơ đồ điều chế các hợp chất từ cặn chiết EtOAc 2.4. DỮ KIỆN PHỔ VÀ HẰNG SỐ VẬT LÝ CỦA CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC 2.4.1. Betulin (HH01)
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 26 Bột vô định hình màu trắng, đnc. 251-252o C. ESI-MS: m/z 443 [M+H]+ . C30H50O2 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ ppm 0,76 (3H, s, H-24-CH3), 0,83 (3H, s, H- 25-CH3), 0,97 (3H, s, H-23-CH3), 0,98 (3H, H-27-CH3), 1,02 (3H, s, H-26- CH3), 1,68 (3H, s, H-30-CH3), 2,38 (1H, dt, J= 5,5 và 11,0Hz, H-19), 3,18 (1H, dd, J 5,0 và 11,5 Hz, H-3), 3,33 (1H, d, H-28a), 3,79 (1H, dd, J= 1,5; 10,5Hz H-28b), 4,58 (1H, d, J= 2,0Hz, H-29a), 4,68 (1H, J= 2,0Hz, H-29b). 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ ppm 14,77 (C-27); 15,35 (C-24); 16,0 (C- 25); 16,1 (C-26); 18,3 (C-6); 19,1 (C-30); 20,8 (C-11); 25,2 (C-12); 27,1 (C- 2); 27,4 (C-15); 28,0 (C-23); 29,2 (C-21); 29,8 (C-16); 34,0 (C-7); 34,2 (C- 10); 37,2 (C-22); 37,3 (C-13); 38,7 (C-1); 38,9 (C-4); 39,9 (C-8); 42,7 (C-14); 47,8 (C-19); 48,8 (C-18), 50,4 (C-9); 50,8 (C-17), 55,3 (C-5); 60,6 (C-28); 79,0 (C-3); 109,7 (C-29); 150,5(C-20). 2.4.2. Axit betulinic (HH02) Chất rắn màu trắng, đnc: 315-317o C ESI-MS: m/z 439 [M-H2O+H]+ . C30H48O3 1 H-NMR (500,13 MHz, CD3OD): δH 0,78 (3H, s, H-25), 0,88 (3H, s, H-24), 0,98 (3H, s, H-26), 1,00 (3H, s, H-27); 1,03 (3H, s, H-23); 1,72 (3H, s, H- 30); 3,15 (1H, dd, J 5,0 và 11,5 Hz, H-3); 3,03 (1H, dt, J= 4,5 và 11,0Hz, H- 19); 4,61 (1H, dd, J 2,0 và 3,5 Hz, H-29); 4,73 (1H, br. d, J = 2,0 Hz, H- 29). 13 C-NMR (125,76 MHz, CD3OD): δ 15,1 (C-27); 16,0 (C-24); 16,6 (C-25); 16,7 (C-26); 19,5 (C-6); 19,6 (C-30); 22,1 (C-11); 27,0 (C-12); 28,1 (C-2); 28,6 (C-23); 30,9 (C-15); 31,8 (C-21); 33,4 (C-16); 35,7 (C-7); 38,1 (C-10); 38,4 (C-22); 39,8 (C-13); 40,0 (C-1); 40,2 (C-4); 42,1 (C-8); 43,7 (C-14);
  • 36. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 27 49,8 (C-19); 50,7 (C-18), 52,1 (C-9); 57,0 (C-5); 57,5 (C-17); 79,8 (C-3); 110,0 (C-29); 152,0 (C-20); 180,0 (C-28, COOH). 2.4.3. Axit alphitolic (HH03) Chất rắn màu trắng, đnc: đnc: 276-278o C ESI-MS: m/z 473 [M+H]+ . C30H48O4 1 H-NMR (500 MHz, CD3OD): 0,81 (3H, s, CH3-25), 0,94 (3H, s, CH3-24), 0,99 (3H, s, CH3-26), 1,01 (3H, s, CH3-27); 1,03 (3H, s, CH3-23); 1,72 (3H, s, H-30); 2,91 (1H, d, J=1,0 Hz, H-3); 3,03 (1H, dt, H-18); 3,63 (1H, dt, H- 2); 4,62 (1H, s, H-29); 4,73 (1H, br. d, J=2,0 Hz, H-29). 13 C-NMR (125 MHz, CD3OD): δC 15,1 (C-27), 16,6 (C-26), 17,2 (C-24), 17,8(C-25), 19,5 (C-6), 19,6 (C-30), 22,2 (C-11), 26,8 (C-12), 29,1 (C-21); 30,8 (C-15), 31,7 (C-16), 33,3 (C-7); 35,5 (C-22); 38,1 (C-13), 39,5 (C-10); 39,6 (C-8); 40,5 (C-4); 41,9 (C-14); 43,6 (C-1); 48,3 (C-2); 48,4 (C-24); 50,4 (C-18), 51,9 (C-19), 56,8 (C-9); 57,5 (C-5); 69,7 (C-17); 84,4 (C-3), 110,2 (C-29), 151,9 (C-20), 180,0 (C-28). 2.4.4. Axit oleanolic (HH04) Chất rắn màu trắng, đnc: >300o C ESI-MS (m/z): 457 [M+H]+ ; C30H48O3
  • 37. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 28 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3 & CD3OD): δH (ppm) 0,77 (3H, s, CH3), 0,80 (3H, s, CH3), 0,90 (3H, s, CH3), 0,92 (3H, s, CH3), 0,93 (3H, s, CH3), 0,97 (3H, s, CH3), 1,15 (3H, s, CH3), 2,84 (1H, dd, J= 4,0; 13.5 Hz, H-18), 3,17 (1H, dd, J= 5,0; 11,0 Hz, H-3), 5,26 (1H, t, J = 3,5 Hz, H-12). 13 C-NMR (125MHz, CD3OD): 39,3 (C-1); 27,4 (C-2); 79,3 (C-3); 39,4 (C- 4); 56,2 (C-5); 19,1(C-6); 33,3 (C-7); 40,0 (C-8); 48,6 (C-9); 37,7 (C-10); 23,7 (C-11); 123,1 (C-12); 144,7 (C-13); 42,1(C-14); 28,4 (C-15); 24,1 (C- 16); 47,2 (C-17); 42,5 (C-18); 46,7 (C-19); 31,2 (C-20); 34,6 (C-21); 33,5 (C- 22); 28,5 (C-23); 15,7 (C-24); 16,1 (C-25); 17,4 (C-26); 26,4 (C-27); 181,6 (C-28); 33,4 (C-29); 23,9 (C-30). 2.4.5. Hibiscolactone A (HH05) ESI-MS (m/z): 257 [M -H]- . C15H14O4 1 H-NMR (500,13 MHz, CD3OD): 1,40 (6H, d, J=6,9 Hz, H-12, H-13); 2,43 (3H, s, H-15); 3,67 (1H, sept, J=6,9 Hz, H-11); 6,94 (1H, s, H-8); 7,55 (1H, s, H-5). 13 C-NMR (125,76 MHz, CD3OD): 17,6 (C-15); 23,8 (C-12, C-13); 30,6 (C- 11); 99,8 (C-10); 114,8 (C-8); 118,2 (C-6); 120,2 (C-5); 129,5 (C-4); 132,7 (C-1); 132,8 (C-2); 138,5 (C-3); 157,9 (C-7); 160,6 (C-9); 168,2 (C-14). 2.4.6. Heliclactone (HH06) ESI-MS: m/z 261,11 [M+H]+ ; C15H16O4
  • 38. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 29 Bảng 2.1: Dữ kiện phổ NMR (1 H: 500 MHz, 13 C: 125 MHz) của hợp chất HH06 và của chất tham khảo [49] (đo trong CD3OD) Chất tham khảo HH06 C δC δH (J, Hz) δC δH (J, Hz) 2 166,5 166,0 3 119,2 115,3 4 149,5 151,1 4a 109,2 110,0 5 126,2 126,1 6 140,8 139,9 7 147,7 146,9 8 111,0 110,4 8a 149,3 148,8 9 65,2 4,98 br s 23,1 2,81; 2,92 10 37,1 1,90; 2,11 28,9 1,90; 2,00 11 27,4 3,32 27,1 3,46 m 12 12,5 2,10 12,0 2,11 s 13 8,9 2,18 8,3 2,28 s 14 22,6 1,36 d (7.3) 18,9 1,25 d (6,0) 2.4.7. Stigmast-4-ene-6β-ol-3-one (HH07) Chất rắn màu trắng. C29H48O2 1 H-NMR (500 MHz, CDCl3): δH 0,78 (3H, s, H-18); 0,82-0,85 (9H, H-26, 27, 29); 0,95 (3H, d, J= 6,5 Hz, H-21); 1,39 (3H, s, H-19); 4,28 (1H, s, H-6); 5,80 (1H, s, H-4); 13 C-NMR (125 MHz, CDCl3): δC 12,3 (C-18); 12,4 (C-29); 19,2 (C-27); 19,3 (C-21); 19,6 (C-17); 20,1 (C-26); 21,8 (CH2); 23,8 (CH2); 24,9 (CH2); 26,9 (CH2); 29,0 (CH2); 30,0 (C-25); 30,4 (C-7); 30,7 (C-8); 34,7 (C-22); 37,0 (C- 20); 38,0 (C-1); 39,0 (C-10); 39,5 (C-2); 40,6 (C-12); 43,3 (C-13); 46,9 (C-
  • 39. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 30 24); 6,8 (C-14); 57,0 (C-17); 54,8 (C-9); 73,3 (C-6); 126,4 (C-4); 171,5 (C- 5); 203,0 (C-3). 2.4.8. β-sitostenone (HH08): Chất rắn màu trắng, đnc: 94-96o C; [α]28 D +68,5 (c 1,24; CHCl3); ESI-MS (m/z): 413 [M + H]+ . C29H48O 1 H-NMR (500,13 MHz, CDCl3): δH 0,70 (3H, s, H-18); 0,81 (3H, d, J=6,8 Hz, H-27); 0,83 (3H, d, J= 6,8 Hz, H-26); 0,84 (3H, t, J= 7,4 Hz, H-29); 0,91 (3H, d, J= 6,5 Hz, H-21); 1,17 (3H, s, H-19); 5,71 (1H, s, H-4). 13 C-NMR (125,76 MHz, CDCl3): δC 11,9 (C-29); 12,0 (C-18); 17,4 (C-19); 18,7 (C-21); 19,0 (C-27); 19,8 (C-26); 21,0 (C-11); 23,1 (C-28); 24,2 (C-15); 26,1 (C-23); 28,2 (C-16); 29,2 (C-25); 32,1 (C-7); 32,9 (C-6); 33,9 (C-2); 34,0 (C-22); 35,6 (C-1); 35,7 (C-8); 36,1 (C-20); 38,6 (C-10); 39,6 (C-12); 42,4 (C-13); 45,8 (C-24); 53,8 (C-9); 55,9 (C-14); 56,0 (C-17); 123,7 (C-4); 171,6 (C-5); 199,6 (C-3).
  • 40. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 31 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Từ mẫu cây An xoa sau khi thu hái, phơi khô, ngâm chiết với các dung môi khác nhau đã thu đƣợc các cặn chiết tƣơng ứng. Từ cặn chiết ethylacetate đã tiến hành phân lập bằng các phƣơng pháp sắc ký và các kỹ thuật tinh chế thu đƣợc 8 chất sạch (Hình 3.1). Các hợp chất này đƣợc phân tích cấu trúc hóa học bằng các phƣơng pháp phổ vật lý hiện đại, kết quả đƣợc trình bày nhƣ sau: Hình 3.1: Cấu trúc hóa học của 8 hợp chất phân lập từ thân cây An xoa 3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH01 (betulin) Hợp chất HH01 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 250-252 o C. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân tử ở m/z 443 [M +H]+ cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13 C-NMR và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất HH01 là
  • 41. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 32 C30H50O2. Hình 3.2: Phổ MS của hợp chất HH01 Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất HH01 xuất hiện các tín hiệu của 6 nhóm methyl singlet ở δH 0,76 (s, 3H), 0,83 (s, 3H), 0,97 (s, 3H), 0,98 (s, 3H), 1,02 (s, 3H), 1,68 (s, 3H), trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,68 gợi ý nhóm này đƣợc liên kết với một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng hƣởng ở δH 4,58 và 4,68 cũng đƣợc quan sát thấy. Ngoài ra, một proton ở δH 3,0 chứng tỏ thuộc nhóm hydroxymetin, dựa vào hằng số tƣơng tác (J=5,0; 11,5 Hz) có thể biết vị trí α của proton này (H-3).
  • 42. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 33 Hình 3.3: Phổ 1 H của hợp chất HH01 Phổ 13 C-NMR và DEPT ghi nhận tín hiệu của 30 nguyên tử cacbon bao gồm: 6 nhóm methyl (CH3), 12 nhóm methylen (CH2) trong đó có 1 nhóm methylene sp2 (δC 109,7), 6 nhóm methine (CH) sp3 trong đó có một nhóm hydroxymethine (δC 79,0), 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3 , 1 cacbon bậc 4 sp2 (δC 150,5). Hình 3.4: Phổ 13 C của hợp chất HH01
  • 43. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 34 Hình 3.5: Phổ DEPT của hợp chất HH01 Trên cơ sở các dữ kiện phổ 1 H, 13 C, DEPT NMR, khung lupan cho HH01, hợp chất này còn có hydroxymethine, một nhóm methylenoxy. Cấu trúc của định nhờ phân tích dữ liệu phổ HMBC. gợi ý đến cấu trúc chứa một nhóm HH01 đƣợc khẳng Hình 3.6: Phổ HMBC của hợp chất HH01
  • 44. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 35 Trên phổ HMBC, tƣơng tác xa giữa proton thuộc 2 nhóm methyl CH3- 23 (δH 0,97 ) và CH3-24 (δH 0,76 ) với cacbon C-3 (C 79,0)/C-4 (C 38,9)/ C-5 (C 55,3), tƣơng tác giữa proton của nhóm methyl CH3-24 (δH 0,76) với C-23 (C 28,0), tƣơng tác giữa proton thuộc nhóm methyl CH3-23 (δH 0,97) với C-24 (C 15,3) cho phép xác định nhóm hydroxyl ở vị trí 3 của vòng A . Tiếp theo, tƣơng tác của proton thuộc nhóm methyl CH3-30 (δH 1,68) với C- 29 (C 109,7)/C-20 (C 150,5)/C-19 (C 47,8) và tƣơng tác của proton thuộc nhóm methylen (δH 4,61 và 4,73) với C-30 (C 19,6)/C-19 (C 47,8) xác định vị trí của nối đôi ở C20-C29 của khung lupane. Cuối cùng, tƣơng tác của proton thuộc nhóm methylenoxy (δH 3,33 và 3,79) với C-17 (C 50,8)/C-18 (C 48,8)/C-16 (C 29,2)/C-22 (C 34,0) và tƣơng tác của H-19 (δH 2,38) với C-17 ((C 50,8)/C-18 (C 48,8) xác định nhóm methylenoxy ở vị trí 28 của khung lupan. Kết hợp phân tích các dữ liệu phổ trên đây và so sánh với tài liệu tham khảo [37,38] cho phép kết luận HH01 là betulin. Betulin đƣợc biết đến là một hợp chất triterpenoid phổ biến trong tự nhiên, có hoạt tính sinh học hấp dẫn nhƣ hoạt tính chống ung thƣ, kháng viêm, chống virút. Hình 3.7: Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH01 3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH02 (axit betulinic) Hợp chất HH02 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 272-274 o C, có tính quang hoạt với độ quay cực [α]23 D +8,0 (c 0,6; CHCl3+MeOH/1:1). Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân tử ở
  • 45. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 36 m/z 439 [M-H2O+H]+ cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13 C-NMR và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của hợp chất HH02 là C30H48O3. Hình 3.8: Phổ MS của hợp chất HH02 Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất HH02 xuất hiện các tín hiệu của 6 nhóm metyl singlet ở δH 0.65 (s, 3H), 0.73 (s, 3H), 0.84 (s, 3H), 0.86 (s, 3H), 0,88 (s, 3H), 1.59 (s, 3H), trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,59 cho thấy nhóm này đƣợc liên kết với một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng hƣởng ở δH 4.59 (1H, dd, 1.5 và 2.5 Hz), 4.71 (1H, br. d, 2.5 Hz) cũng đƣợc quan sát thấy. Ngoài ra, một proton ở δH 3,0 chứng tỏ thuộc nhóm hydroxymetin, dựa vào hằng số tƣơng tác (J 5,0; 11,5 Hz) có thể biết vị trí α của proton này.
  • 46. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 37 Hình 3.9: Phổ 1 H của hợp chất HH02 Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon bao gồm: 6 nhóm methyl, 10 nhóm methylen sp3 , 1 nhóm methylene sp2 , 6 nhóm methin sp3 trong đó có một nhóm hydroxymethine (δC 78,8), 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3 , 1 cacbon bậc 4 sp2 (δC 150,6), 1 nhóm cacboxylic (δC 179,2). Hình 3.10: Phổ 13 C của hợp chất HH02
  • 47. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 38 Hình 3.11: DEPT của hợp chất HH02 Khi so sánh phổ phổ NMR của HH01 và HH02 thì thấy chúng tƣơng tự nhau, chỉ có sự khác nhau là nhóm hydroxy-methylene ở HH01 (δH 3,33 và 3,79; δC 60,6) đƣợc thay bằng nhóm –COOH (δC 179,2) ở HH02. Nhƣ vậy, bằng cách phân tích cụ thể các dữ liệu phổ MS, NMR và so sánh với dữ liệu trong tài liệu tham khảo [39,40] cũng nhƣ so sánh với chất chuẩn trên bản mỏng cho thấy HH02 chính là axit betulinic. Axit betulinic đƣợc biết đến là một hợp chất triterpenoid có hoạt tính sinh học đa dạng nhƣ hoạt tính chống khối u, chống oxi hóa, kháng viêm chống HIV [41,42]. Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH02 3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH03 (axit alphitolic) Hợp chất HH03 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 276-279 o C. Phổ khối va chạm electron ESI-MS cho píc giả phân
  • 48. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 39 tử ở m/z 473 [M+H]+ cùng với các tín hiệu cộng hƣởng trên phổ 13 C-NMR và DEPT cho phép xác định công thức phân tử của HH03 là C30H48O4. Hình 3.13: Phổ MS của hợp chất HH03 Phổ 1 H-NMR của hợp chất HH03 xuất hiện các tín hiệu của 6 nhóm methyl singlet ở δH 0,81 (3H, s, CH3-25), 0,94 (3H, s, CH3-24), 0,99 (3H, s, CH3-26), 1,01 (3H, s, CH3-27); 1,03 (3H, s, CH3-23); 1,72 (3H, s, H-30), trong đó nhóm methyl singlet ở δH 1,72 cho thấy nhóm này đƣợc liên kết với một nối đôi, hai proton olefinic có tín hiệu cộng hƣởng ở δH 4,62 (1H, s, H- 29a) và 4,73 (1H, br. d, J=2,0 Hz, H-29b) cũng đƣợc quan sát thấy. Ngoài ra, còn có 2 proton ở δH 2,91 (1H, d, J=1,0 Hz, H-3); và δH 3,63 (1H, dt, H-2) chứng tỏ chúng thuộc nhóm hydroxymethin, khác với HH02 chỉ có 1 nhóm hydroxymetin ở vị trí H-3.
  • 49. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 40 Hình 3.14: Phổ 1 H của hợp chất HH03 Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 30 nguyên tử cacbon bao gồm: 6 nhóm methyl, 10 nhóm methylen sp3 , 1 nhóm methylen sp2 , 7 nhóm methin sp3 trong đó có 2 nhóm hydroxymethine δC 48,3 (C-2) và δC 84,4 (C-3). 5 cacbon bậc 4 lai hóa sp3 , 1 cacbon bậc 4 sp2 (δC 150,6), 1 nhóm cacboxylic (δC 179,2). Hình 3.15: Phổ 13 C của hợp chất HH03
  • 50. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 41 Hình 3.16: Phổ DEPT của hợp chất HH03 Phân tích cụ thể các dữ liệu phổ và so sánh với dữ liệu trong tài liệu tham khảo [43-45] cũng nhƣ so sánh với chất chuẩn trên bản mỏng cho thấy HH03 chính là axit alphitolic. Hình 3.17: Cấu trúc hóa học của hợp chất HH03 3.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH04 (axit oleanolic) Hợp chất HH04 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng, điểm nóng chảy 286-287o C. Phổ khối ESI-MS cho píc ion giả phân tử ở m/z 457 [M+H]+ phù hợp với công thức phân tử C30H48O3 .
  • 51. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 42 Hình 3.18: Phổ MS của hợp chất HH04 Phổ 1 H-NMR chỉ ra sự có mặt của 7 nhóm methyl singlet ở δH 0,77, 0,80, 0,90, 0,92, 0,93, 0,97 và 1,15. Sự có mặt của 1 proton olephinic cộng hƣởng ở δH 5,26 (t, J = 3,5 Hz) và 1 proton sp3 cộng hƣởng ở trƣờng thấp δH 3,17 (dd, J 5,0, 11,0 Hz), cũng đƣợc quan sát thấy trên phổ proton tƣơng ứng với H-12 và Hα-3. Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 30 nguyên tử cacbon trong đó có 7 nhóm methyl, các tín hiệu của 5 nhóm methin sp3 ở δC 42,5, 48,6, 56,2, 79,3 và 123,1, 10 nhóm methylen, 1 liên kết đôi, 1 nhóm –COOH và 8 cacbon bậc 4 sp3 ở δC 181,6, 144,7, 47,2, 42,1, 40,0, 39,4, 37,7 và 31,2. Sự có mặt của liên kết đôi đƣợc khẳng định bằng tín hiệu cộng hƣởng δC 123,1, còn nhóm –COOH trên phổ đƣợc đặc trƣng bằng tín hiệu ở 181,6 ppm. Giá trị δC 79,3 và δH 3,17 gợi ý đến nhóm methin liên kết với – OH ở C-3 là vị trí thƣờng thấy.
  • 52. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 43 Hình 3.19: Phổ 1 H của hợp chất HH04 Hình 3.20: Phổ 13 C của hợp chất HH04
  • 53. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 44 Hình 3.21: Phổ 13 C của hợp chất HH04 Bằng việc phân tích các dữ liệu phổ MS, 1 H-NMR, 13 C, DEPT-NMR có thể kết luận hợp chất HH04 là một triterpen khung olean có một nhóm axit và 1 nhóm OH, cùng với tham khảo các tài liệu đã công bố [46,47], có thể kết luận HH04 là axit oleanolic, một triterpen khung oleanan (có cấu trúc nhƣ hình dƣới đây) đƣợc tìm thấy trong nhiều loài thực vật, và nó thể hiện hoạt tính sinh học đa dạng nhƣ kháng viêm, hoạt tính chống oxy hóa, hoạt tính gây độc tế bào. Hình 3.22: Cấu trúc của hợp chất HH04 3.5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH05 (3, 9 – dihydroxy-1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2-olide hay hibiscolactone A) Hợp chất HH05 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối va chạm electron ESI-MS của hợp chất HH05 cho pic ion giả phân tử ở m/z
  • 54. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 45 257 [M - H]- , cùng với các dữ liệu phổ 1 H, 13 C-NMR cho phép dự đoán công thức phân tử của HH05 là C15H14O4. Hình 3.23: Phổ MS của hợp chất HH05 Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất HH05 xuất hiện các tín hiệu của 3 nhóm methyl trong đó có 2 nhóm methyl doublet tƣơng đƣơng ở δH 1.40 (d, 6.9 Hz, 6H), một nhóm methyl singlet ở δH 2.43 và 3 tín hiệu của 3 proton ở δH 3.67 (q, 6.9 Hz, 1H), 6.94, (s, 1H), 7.55 (s, 1H).
  • 55. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 46 Hình 3.24: Phổ 1 H của hợp chất HH05 Phổ 13 C-NMR và DEPT cho thấy sự có mặt của 15 nguyên tử cacbon gồm có 3 nhóm methyl trong đó trong đó có 2 nhóm methyl tƣơng đƣơng ở δC 23,8 ; 3 nhóm methin trong đó có 1 nhóm methin sp3 ở δC 30,6 và 2 nhóm methin sp2 ở δC 114,8 và 120,2; còn lại là 9 cacbon bậc 4 sp2 trong đó có một nhóm cacbonyl ở δC 168,2, độ chuyển dịch hóa học của ba cacbon bậc 4 ở δC 132,7; 138,5; 157,9 gợi ý đến chúng có liên kết với nguyên tử oxy.
  • 56. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 47 Hình 3.25: Phổ 13 C của hợp chất HH05 Từ những phân tích phổ trên gợi ý đến hợp chất HH05 là một sesquiterpen có kiểu khung cadalen, kết hợp so sánh với tài liệu tham khảo [48] cho thấy hợp chất HH05 là 3,9-dihydroxy-1,3,5,7,9 cadinapentaene-14,2- olide hay hibiscolactone A. Hình 3.26: Cấu trúc hợp chất HH05 3.6. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH06 (heliclacton) Hợp chất HH06 đƣợc phân lập dƣới dạng chất rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS (đo ở mode positive) cho pic ion giả phân tử ở m/z 261,1121 [M+H]+ (số khối lý thuyết tính cho công thức phân tử C15H17O4 là 261,1127), nhƣ vậy kết hợp với dữ liệu trên phổ 13 C-NMR xác định đƣợc công thức phân tử của HH06 là C15H17O4 và phân tử có 8 nối đôi tƣơng đƣơng.
  • 57. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 48 Hình 3.27: Phổ khối phân giải cao HRESI-MS của hợp chất HH06 Phổ 1 H-NMR chỉ ra sự có mặt của 2 nhóm methyl singlet ở δH 2,11 và 2,28, một nhóm methyl doublet ở δH 1,25 (3H, d, J 6,0 Hz) và tín hiệu của 5 proton thuộc vùng aliphatic. Hình 3.28: Phổ 1 H-NMR của hợp chất HH06 Phổ 13 C-NMR kết hợp với HSQC cho tín hiệu cộng hƣởng của 15 cacbon gồm có 3 nhóm methyl ở δC 8,3; 12,0; 18,9, hai nhóm methylen sp3 ở δC 23,1 và 28,9, một nhóm methine sp3 ở δC 27,1 còn lại là 8 cacbon bậc bốn sp2 và 1 nhóm carbonyl este.
  • 58. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 49 Hình 3.29 : Phổ 13 C-NMR của hợp chất HH06 Hình 3.30: Phổ HSQC của hợp chất HH06 Trên phổ HMBC, tƣơng tác xa giữa H-12 (δH 2,11) với C-2 (δC 166,0), C- 3 (δC 115,3) và C-4 (δC 151,1), tƣơng tác giữa H-13 (δH 2,28) với C-7 (δC 146,9), C-8a (δC 148,8), C-8 (δC 110,8), tƣơng tác giữa H-14 (δH 1,25 ) với C- 5 (δC 126,1), C-11 (δC 27,1), C-10 (δC 28,9), tƣơng tác giữa H-10 (δH 1,90; 2,0) với C-9 (δC 23,1), C-11 (δC 27,1), C-4 (δC 151,1), C-5 (δC 126,1), từ các tƣơng tác HMBC trên thiết lập nên cấu trúc của hợp chất HH06 nhƣ hình vẽ (Hình 3.31).
  • 59. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 50 Hình 3.31: Phổ HMBC của hợp chất HH06 Hình 3.32 : Tƣơng tác HMBC của hợp chất HH06 Ngoài ra, khi so sánh các dữ liệu phổ NMR của chất HH06 với phổ NMR của chất tham khảo là 6,7,9 α-trihydroxy-3,8,11 α -trimethylcyclohexo- [d,e]-coumarin [49] thì thấy chúng tƣơng tự nhau (bảng 1), ngoại trừ tín hiệu của nhóm CH2 -9 (δH 1,90; 2,0; δC 23,1) của HH06 thay vì tín hiệu của nhóm methine CH-9 (δH 4,98; δC 66,2) của chất tham khảo (đo cùng dung môi). Nhƣ vậy, bằng cách kết hợp các dữ liệu phổ và so sánh với tham khảo tài liệu có thể kết luận hợp chất HH06 là 6,7-dihydroxy-3,8,11- trimethylcyclohexo-[d,e]-coumarin và đƣợc gọi là heliclactone, hợp chất này đƣợc phân lập bởi nhóm tác giả Trung Quốc năm 1988 [50].
  • 60. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 51 3.7.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HH07 (6β- hydroxyenone) Hợp chất HH07 đƣợc phân lập dƣới dạng chất màu trắng. Trên phổ 1 H-NMR thấy có sự xuất hiện tín hiệu của 6 nhóm methyl bao gồm: 2 singlet (δH 0,78; 1,39), 3 doublet (δH 0,82, 0,83 và 0,95) và 1 triplet (δH 0,84). Sự có mặt của 1 proton olefinic ở δH 5,80 (s, H-4) và một proton ở δH 4,28 (1H, s, H-6) cũng đƣợc quan sát thấy trên phổ proton. Hình 3.33: Phổ 1 H-NMR của HH07 Phổ 13 C-NMR và DEPT chỉ ra các tín hiệu của 29 cacbon trong đó có 6 nhóm methyl, 10 nhóm methylen, 9 methine (1 nhóm methine sp2 ở δC 126,4 và 8 methine sp3 trong đó có một nhóm methine có liên kết với oxi ở δC 73,3), 2 cacbon bậc 4 (sp3 ), 1 cacbon bậc 4 sp2 ở δC 171,5, một nhóm cacbonyl (C O) ở δC 203.0.
  • 61. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 52 Hình 3.34: Phổ 13 C-NMR của HH07 Hình 3.35: Phổ DEPT của HH07 Các dữ kiện thu đƣợc ở trên cho phép xác định hợp chất này thuộc khung sterol. Tuy nhiên, khác với sterol, không ghi nhận tín hiệu của nhóm methine oxi hóa ở vị trí C-3 mà thay vào đó là tín hiệu của nhóm cacbonyl. Nhƣ vậy
  • 62. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 53 có thể kết luận sơ bộ nhóm OH ở C-3 của sterol bị oxy hóa thành nhóm keton. Ngoài ra, tín hiệu của proton olefinic đƣợc quan sát trên phổ 1 H-NMR dƣới dạng singlet, điều này cho phép xác định vị trí của nối đôi ở liên kết C-4 và C- 5. Thêm nữa, hợp chất HH07 lại đƣợc quan sát thấy dƣới ánh sáng UV ở bƣớc sóng 254 nm khi phân tích TLC, điều này cho thấy có sự liên hợp của nối đôi với nhóm cacbonyl ở C-3. Tiếp theo, tín hiệu của một nhóm methine (δH 4,28; δC 73,3) gợi ý đến sự liên kết của nhóm này với nguyên tử oxy, tƣơng tác xa HMBC của proton thuộc nhóm methine ở δH 4,28 với C-5 (δC 171,5), C-4 (δC 126,4), C-10 (δC 30,4) xác định sự gắn kết của nhóm hydroxy ở C-6 của khung sterol. Hình 3.36: Phổ HMBC của HH07 Việc phân tích các dữ liệu phổ NMR và phổ khối của chất HH07 cùng với việc so sánh dữ kiện phổ theo tài liệu tham khảo [51,52] cho phép xác định hợp chất HH07 là stigmast-4-ene-6β-ol-3-one còn đƣợc gọi là 6β- hydroxyenone.
  • 63. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 54 Hình 3.37: Cấu trúc của hợp chất HH07 3.8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA HỢP CHẤT HH08 β- SITOSTENONE Hợp chất HH08 đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể màu trắng, điểm nóng chảy 93-94o C. Phổ khối ESI-MS chỉ ra pic ion phân tử bị proton hóa [M +H]+ ở m/z 413. Trên phổ 1 H-NMR thấy có sự xuất hiện tín hiệu của 6 nhóm methyl bao gồm 2 singlet (δH 0,7, 1,17), 3 doulet (δH 0,81, 0,83 và 0,91) và 1 triplet (δH 0,84). Sự có mặt của 1 proton olefinic ở δH 5,71 (s, H-4) cũng đƣợc quan sát thấy. Hình 3.38: Phổ 1 H của hợp chất HH08 Phổ 13 C-NMR và DEPT chỉ ra các tín hiệu của 29 cacbon trong đó có 6 nhóm metyl, 11 nhóm methylen, 7 methin (1 nhóm methin sp2 và 6 methin
  • 64. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 55 sp3 ), 2 cacbon bậc 4 (sp3 ) trong đó có một nhóm cacbonyl (C O) ở δC 199,6, điều này cũng đƣợc khẳng định trên phổ hồng ngoại với các pic ở 1679 cm-1 đặc trƣng cho nhóm cacbonyl. Các dữ kiện thu đƣợc ở trên cho phép xác định hợp chất này thuộc khung sterol. Hình 3.39: Phổ 13 C của hợp chất HH08 Tuy nhiên, khác với sterol, không ghi nhận tín hiệu của nhóm methin oxy hóa ở vị trí C-3 mà thay vào đó là tín hiệu của nhóm cacbonyl. Nhƣ vậy có thể kết luận sơ bộ nhóm OH ở C-3 của sterol bị oxy hóa thành nhóm keton. Ngoài ra, tín hiệu của proton olefinic đƣợc quan sát trên phổ 1 H-NMR dƣới dạng singlet, điều này cho phép xác định vị trí của nối đôi ở liên kết C-4 với C-5. Thêm nữa, hợp chất HH08 lại đƣợc quan sát thấy dƣới ánh sáng UV ở bƣớc sóng 254 nm khi phân tích TLC, điều này cho thấy có sự liên hợp của nối đôi với nhóm cacbonyl ở C-3.
  • 65. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 56 Hình 3.40: Phổ DEPT của hợp chất HH08 Việc phân tích các dữ liệu phổ IR, NMR và phổ khối của chất HH08 cùng với việc so sánh dữ kiện phổ trong tài liệu tham khảo [53,54] cho phép xác định hợp chất HH08 là stigmast-4-ene-3-one còn đƣợc gọi là β- sitostenone có cấu trúc dƣới đây. Hình 3.41: Cấu trúc của hợp chất HH08
  • 66. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Sau một thời gian thực hiện luận văn này, đã thu đƣợc các kết quả nghiên cứu nhƣ sau: - Từ dịch chiết của thân cây An xoa Helicteres hirsuta L. Thu hái ở Thừa Thiên –Huế, đã điều chế đƣợc các cặn chiết n-hexan, ethylacetate và nƣớc. - Từ cặn chiết ethylacetate của cây An xoa, sử dụng các phƣơng pháp sắc ký khác nhau đã phân lập đƣợc 8 hợp chất ký hiệu HH01, HH02, HH03, HH04, HH05, HH06, HH07 và HH08. - Sử dụng các phƣơng pháp phân tích hóa lý hiện đại nhƣ phƣơng pháp phổ MS, IR, 1D và 2D NMR ... đã xác định đƣợc cấu trúc hóa học của 8 hợp chất trên, cụ thể là:  3 hợp chất triterpenoid khung lupane: HH01 (betulin), HH02 (betulinic acid) và HH03 (alphitolic acid)   1 hợp chất triterpenoid khung olean: HH04 (oleanolic acid)   1 hợp chất sesquiterpen khung cadalen: HH05 (hibiscolacton A)   1 hợp chất khung courmarin: HH06 (heliclacton)   2 hợp chất sterol: HH07 (stigmast-4ene-6β-ol 3one) và HH08 (stigmast-4en-3one) Kiến nghị Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của cây An xoa bƣớc đầu đã phân lập và xác định cấu trúc của 8 hợp chất. Đây là những lớp chất có mặt phổ biến trong thiên nhiên và có nhiều hoạt tính sinh học thú vị nhƣ gây độc tế bào, kháng viêm, ức chế enzyme α-glucosidase… Vì vậy, cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu sâu hơn nữa để làm sáng tỏ tác dụng của loài cây dƣợc liệu này.
  • 67. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Martins Ekor, 2013, The growing use of herbal medicines, issues relating to adverse reactions and challenges in monitoring safety. Front Pharmacol, 4, pp. 177. 2. Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải và cs, 2011, Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Bộ tài nguyên và môi trƣờng, chƣơng 1, tr. 2-12. 3. Phạm Hoàng Hộ , 2000, Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, quyển I, tr. 498. 4. Cordell G. A, Chang P. T., Fong H. H., Farnworth N. R, 1977, Xylosmacin, a new phenolic glucoside ester from Xylosma velutina (Flacourtiaceae), Journal of Natural Products, 40, pp. 340-343. 5. De-Eknamkul W., Potduang B., 2003, Biosynthesis of β-sitosterol and stigmasterol in Croton sublyratus proceeds via a mixed origin of isoprene units, Phytochemistry, 62, pp. 389-398. 6. Desai H. K., Gawad D. H., Joshi B.S., Parthasarathy P.C., Ravindranath K. R., Saindane M. T., Sidhaye A. R. and Viswanathan N., 1977, Indian Journal of Chemistry, 14B, pp. 291. 7. Didna B., Debnath S., Harigaya Y., 2007, Naturally occurring iridoids. A review, Part 1, Chem. Pharm. Bull., 55 (2), pp. 159-222. 8. Chiung Y-L, Hayashi H, Matsumoto H et al., 1994, New metabolites, tetrahydrofuran lignans, produced by Strepto-myces sp. IT-44. J. Antibiot, 47, pp. 487–491. 9. Chang Y-S., Ku Y-R, Lin J-H., Lu K-L, Ho L-K., 2001, Analysis of three lupane type triterpenoids in Helicteres angustifolia by high-performance liquid chromatography, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 26, pp. 849-855. 10. Pan M-H, Chen C-M., Lee S-W and Chen Z-T., 2008, Cytotoxic triterpenoids from the root bark of Helicteres angustifolia, Chemistry and Biodiversity, 5, pp. 565-574.
  • 68. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 59 11. L.M.R. Al Muqarrabun, N. Ahmat, 2015, Medicinal uses, phytochemistry and pharmacology of family Sterculiaceae: A review, European Journal of Medicinal Chemistry, 92, pp. 514-530. 12. Pan H., Lundgren L. N., Andersson R., 1994, Triterpene ca eates from bark of Betula pubescens, Phytochemistry, 37, pp. 795–799. 13. Y. Q. Gao, D. Su, Y. G. Liang, T. Y. Zhang, and Q. X. Mei, 2016, Study on triterpenoids from Helicteres angustifolia by highspeed countercurrent chromatography, Zhong Yao Cai, Chinese, 39 (5), pp. 1053–1056. 14. Chen Z-T, Lee S-W and Chen C-M. , 2006, Cucurbitacin B 2-sulfate and Cucurbitacin glucoside from the root bark of Helicteres angustifolia, Chem. Pharm. Bull., 54 (11), pp. 1605-1607. 15. Chen W., Tang W., Lou L., Zhao W., 2006, Pregnan, coumarin and lupane derivatives and cytotoxic constituents from Helicteres angustifolia, Phytochemistry, 67, pp. 1041-1047. 16. Bean M. F., Antoun M., Abramson D., Chang C. T., Mclaughlin J. L., Cassady J. M., 1985, Cucurbitacin B and isocucurbitacin B: cytotoxic components of Helicteres isora, Journal of Natural Products, 48, pp. 500. 17. Chen L., Qiu W., Tang J., Wang Z. F. and He S. Y., 2011, Synthesis and bioactivity of novel nitric oxide-releasing ursolic acid derivatives, Chinese Chemical Letters, 22, pp. 413-416. 18. Wang C. et al., 1988, Huaxue, Xuebao, 46, pp. 768-771. 19. Chen C-M., Chen Z-T. and Hong Y-L., 1990, A mansonone from Helicteres angustifolia, Phytochemistry, 29 (3), pp. 980-982. 20. Wang M. and Liu W., 1987, A naphthoquinone from Helicteres angustifolia, Phytochemisry, 26 (2), pp. 578-579. 21. Chin Y-W, Jones W. P., Rachman I., Riswan S., Kardono L. B. S., Chai H-B et al., 2006, Cytotoxic lignans from the stems of Helicteres hirsuta collected in Indonesia, Phytotheraphy Research, 20, pp. 62-65. 22. Tezuka Y., Terazono M., Kusumoto T. I, Hatanaka Y., Kadota S., Hattoti M., Namba T. and Kikuchi T., 2000, “Helicterins A-F, six new dimeric