SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT
QUÁ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
1.1. Khái niệm, bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
1.1.1. Khái niệm, bản chất của phòng vệ chính đáng
1.1.1.1. Khái niệm của phòng vệ chính đáng
Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng của tất cả các quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam, đều có những quy phạm pháp luật bảo vệ những
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Khi nói đến vấn đề bảo
vệ lợi ích đó, chúng ta thấy rằng sẽ có những người hoặc cơ quan mang thẩm quyền
Nhà nước đứng ra bảo vệ theo nghĩa vụ pháp lý. Nhưng trong Luật hình sự của Việt
Nam lại có một chế định nói lên vấn đề bảo vệ những lợi ích hợp pháp bằng chính
hành vi của những người không mang quyền lực Nhà nước và đó được coi là quyền
của mọi công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là chế định phòng
vệ chính đáng.
Trước Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam, được ban hành thì đã có nhiều
văn bản đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích của toàn xã hội nói chung và công
tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, nhưng lại không có một khái niệm
cụ thể về phòng vệ chính đáng. Đến khi Bộ luật hình sự năm 1985 được thông qua
và có hiệu lực pháp luật, xuất hiện chế định phòng vệ chính đáng lần đầu tiên được
ghi nhận tại khoản 1 Điều 13 như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể,
bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách tương
xứng người có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng
không phải là tội phạm”1
.
1
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1985, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khái niệm này cũng thể hiện một bước tiến rất lớn trong lập pháp của nước
ta, thể hiện được nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự, quyền được bảo vệ
lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung của mỗi con người, và đồng thời tạo tiền đề
pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh
những ưu điểm đó, thì sau khi trải qua quá trình áp dụng trong thực tiễn chế định
phòng vệ chính đáng đã bộc lộ những bất cập, khó khăn, nhất là trong sử dụng thuật
ngữ “chống trả lại một cách tương xứng”, bởi bản thân thuật ngữ “tương xứng” nghĩa
là phải giống nhau, ngang bằng nhau về mọi thứ như:
Thứ nhất, người có hành vi tấn công sử dụng công cụ, phương tiện gì thì người
có hành vi phòng vệ cũng phải sử dụng công cụ phương tiện đó! Trong khi đó, thực
tế cho thấy trong nhiều trường hợp người phòng vệ không hề biết trước mình bị tấn
công, bị tấn công bằng cái gì, thì làm sao biết để chuẩn bị công cụ, phương tiện cho
giống?
Thứ hai, hành vi tấn công như thế nào thì hành vi phòng vệ phải giống như
vậy? Ví dụ như: người tấn công dùng tay bóp cổ người khác thì người được phòng
vệ cũng phải dùng tay bóp cổ lại người tấn công, chứ không được sử dụng hành vi
khác, điều này là không phù hợp với thực tế.
Thứ ba, hành vi tấn công gây thiệt hại gì thì hành vi phòng vệ cũng phải gây
thiệt hại ngang bằng như vậy. Ví dụ: A cầm dao đuổi chém B, B bỏ chạy nhưng
đường cùn nên B nhặt được một khúc gỗ và đập mạnh vào chân A (khi A đang xông
tới), sau đó A bị gãy chân và không thể đuổi chém B được nữa. Rõ ràng về mặt
khách quan thì B (người phòng vệ) không bị thương tích, trong khi A (người tấn
công) bị thương, thì thiệt hại này không hề ngang nhau. Nếu hiểu quá nguyên tắc về
thuật ngữ “tương xứng” trong trường hợp này thì có thể làm oan người vô tội.
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích
nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”2
Việc phân tích khái niệm trên đây về phòng vệ chính đáng cho thấy về mặt từ
ngữ khái niệm phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi rõ rệt so với khái niệm tương
ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985, bởi thuật ngữ “chống trả một cách tương xứng”
được thay bằng thuật ngữ là “chống trả lại một cách cần thiết”. Sự thay đổi này
không chỉ đơn thuần thay đổi về mặt từ ngữ hay ý nghĩa của từ ngữ, mà hơn thế là
thay đổi cách nhìn nhận và mở rộng hơn quyền con người trong phòng vệ chính
đáng, khuyến khích người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Vậy có thể cho rằng “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo
vệ lợi ích của hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích chung của Nhà nước,
của tổ chức mà chống trả lại một cách hợp lý nhằm ngăn chặn hoặc đẩy lùi hành vi
của người đang xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những lợi ích nói trên. Phòng vệ
chính đáng không phải tội phạm”
1.1.1.2. Bản chất của phòng vệ chính đáng
Thứ nhất, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Mặc dù trong phòng
vệ chính đáng có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, nhưng vì được pháp
luật hình sự cho phép một con người thực hiện khi có những hành vi khác xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ hai, phòng vệ chính đáng được coi là quyền của mọi công dân chứ không
phải là nghĩa vụ pháp lý (bắt buộc phải thực hiện khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể), nếu có thì chỉ là “nghĩa vụ đạo đức” khi thấy người khác bị tấn công thì giúp
đỡ.
2
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999, 2009), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Hà Nội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ ba, chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ vẫn còn
trong giới hạn cho phép của pháp luật hình sự.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1.1.3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, có sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đáng kể đến quyền và lợi
ích chính đáng của người phòng vệ hoặc của người khác, lợi ích của Nhà nước, của
cơ quan, tổ chức.
Đây chính là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng, có nghĩa là chỉ
có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi xâm phạm đang diễn ra và chưa
chấm dứt. Hành vi xâm phạm đó có thể đủ hoặc chưa đủ các đặc điểm của tội phạm
quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS nhưng phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Hành
vi này có thể xâm phạm quyền hoặc lợi ích của chính người phòng vệ hoặc của người
khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Sự tấn công đang hiện hữu xâm
phạm đến các quyền và lợi ích nói trên có thể được thể hiện qua 02 dạng hành vi là
hành động hoặc không hành động. Trong đó, dạng hành động của người tấn công có
thể được thể hiện qua một số hành vi như hành vi cướp tài sản, hành vi hiếp dâm,
hành vi gây thương tích…, dạng không hành động của người tấn công có thể được
thể hiện qua một số hành vi như hành vi không cấp cứu những người bị tai nạn của
người bác sĩ mà không có lý do chính đáng.3
Hành vi tấn công được coi là cơ sở của phòng vệ chính đánh chỉ khi hành vi
đó đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngày tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực
sự kết thúc thì nó không cần phải ngăn chặn nữa nên nếu có hành vi chống trả thì đó
chỉ có thể là sự trả thù, trong luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn. Trách nhiệm
hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết như trường hợp bình thường nếu đã
cố ý phòng vệ quá muộn. Tương tự, khi hành vi tấn công chưa xảy ra, nhưng biểu
hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng
vệ. Nếu chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã phòng
3
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2015, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vệ thì đó là phòng vệ quá sớm và vấn đề TNHS được giải quyết như trường hợp
phòng vệ quá muộn.
Thứ hai, hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm (người có hành
vi tấn công) là cần thiết.
Sự chống trả của người phòng vệ, theo quy định tại Điều 22 BLHS năm 2015,
phải là sự chống trả cần thiết được thể hiện dưới hai khía cạnh:
- Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công. Sự
chống trả này có thể nhằm gây thiệt hại cho công cụ, phương tiện mà người tấn công
sử dụng, hoặc cho chính tính mạng, sức khoẻ của người đó nhằm gây thiệt hại nhất
định qua đó nhằm đẩy lùi sự tấn công đó.
- Biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt
hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được
sự tấn công, hạn chế những thiệt hại có thể kẻ tấn công gây ra, phù hợp với tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong trường hợp cụ thể. Để đánh giá sự
cần thiết và phù hợp này, trước hết cần phải dựa vào những tiêu chí sau: (i) tính chất
của quan hệ xã hội bị đe doạ xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe doạ xâm hại; (ii) sức
mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; (iii) tính chất và mức độ nguy hiểm của
phương pháp và phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công sử dụng; (iv) sức mạnh và
khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể…
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức
cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS
theo quy định của BLHS.
Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng phải chịu TNHS do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, TNHS của họ
được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ TNHS được giảm
nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ và các tình tiết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giảm nhẹ khác. Theo quy định của BLHS năm 2015, phạm tội trong trường hợp vượt
quá giới hạn của phòng vệ chính đáng được xác định là một tình tiết giảm nhẹ TNHS,
được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015. Bên cạnh đó, tại Phần
các tội phạm, BLHS năm 2015 còn quy định các tội phạm cụ thể do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng (Điều 126) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136).
Như vậy, trong trường hợp nói trên của bạn, nếu hành vi đạp làm gãy tay tên
cướp vì muốn bảo vệ tài sản cho người bị cướp dật mà được xác định là chống trả
một cách cần thiết hành vi cướp dật đang hiện hữu có thể được xác định là phòng vệ
chính đáng, do đó, hành vi của bạn không phải là tội phạm và không phải chịu TNHS.
Tuy nhiên, nếu hành vi của bạn được xác định là chống trả một cách quá mức cần
thiết (vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), tỷ lệ thương tật của tên cướp được
xác định là trên 31%, thì hành vi của bạn có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 136 BLHS.4
1.1.2. Kháiniệm,đặcđiểmvề tội giết ngườido vượtquágiới hạn phòng vệ chính
đáng
1.1.2.1. Khái niệm Tội giết người
Trên cơ sở quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015: Tội giết người là hành vi
cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.
Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của khái niệm này chính là khoản 1 Điều 8
BLHS năm 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực
4
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2015, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự”.5
Khách thể của Tội giết người: là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là
quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Tội giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính
mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng tác động – con người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng tác động
của Tội giết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác
động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến
quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, vì vậy, hành
vi đó không phạm tội giết người.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của Tội giết người có thể được thực hiện qua hành động
hoặc không hành động. Hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi
khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm,
gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo
vệ tính mạng của con người, qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Không
hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách
5
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con
người, qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù
có đủ điều kiện để làm.
Hậu quả
Hậu quả của Tội giết người là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra
cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng
của con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả
chết người khác. Nghiên cứu hậu quả của Tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Vì Tội giết người là tội phạm có cấu
thành vật chất nên thời điểm hoàn thành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã
chết sinh vật – giai đoạn cuối cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người không
gây ra và cũng không có khả năng hồi phục.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng là con người có
đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có đủ điều
kiện để có lỗi, để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách
nhiệm hình sự – năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực
điều khiển hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Để có được năng lực này con
người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của
Tội giết người.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 BLHS năm
2015 thì chủ thể của Tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên (2). Quy định này
dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý con người Việt Nam, truyền thống lập pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội giết người có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý
gián tiếp. Theo quy định tại Điều 10 BLHS năm 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp giết người
là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, nhiều khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn
nạn nhân chết. Lỗi cố ý gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết,
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hoặc chấp nhận hậu quả nạn
nhân chết.
Khác dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của Tội giết người, động cơ, mục đích
phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, ở một số cấu thành tội phạm
mà mặt khách quan cũng đòi hỏi dấu hiệu hành vi gây ra cái chết cho người khác,
nhưng dấu hiệu động cơ hoặc mục đích phạm tội lại được quy định là dấu hiệu bắt
buộc thì việc xác định đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp định đúng tội danh,
xác định đúng khung hình phạt và phân biệt được Tội giết người với một số tội phạm
khác cũng có hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân. Cụ thể là: 1) Người nào cố
ý gây ra cái chết cho người khác (thường là cán bộ, công chức hoặc công dân đang
giữ những trọng trách nhất định) nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu
trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113);
không nhằm chống chính quyền nhân dân thì (mới) phải chịu trách nhiệm hình sự
về Tội giết người. 2) Người nào trong khi thi hành công vụ, xuất phát từ động cơ thi
hành công vụ mà cố ý gây ra cái chết cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình
6
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2015, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sự về Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127); nếu do hống hách,
coi thường tính mạng người khác hoặc do tư thù cá nhân thì (mới) phải chịu trách
nhiệm hình sự về Tội giết người. 3) Người nào cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì phải
chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 125); nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì (mới) phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người. 4) Người nào vì muốn bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà cố ý gây
ra cái chết cho người đang xâm phạm những lợi ích nói trên một cách rõ ràng quá
mức cần thiết thì không phạm tội giết người mà phạm tội giết người do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126).7
1.1.2.2. Khái niệm tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
Việc luật hình sự quy định phòng vệ chính đáng là nhằm khích lệ mọi người
tích cực đấu tranh đối với những hành vi xâm hại để bảo vệ các lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân. Tuy nhiên để tránh việc
lạm dụng và lợi dụng quyền phòng vệ để xâm phạm tới những quan hệ xã hội được
luật hình sự bảo vệ, bên cạnh việc quy định những điều kiện chặt chẽ để được công
nhân là phòng vệ chính đáng, Luật Hình sự cũng quy định về vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng. Trong Bộ luật Hình sự 1985, cũng trong Điều 13, tại khoản
2 quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá
đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải
chịu trách nhiệm hình sự”8
.
7
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
8
Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Đây không phải là một định nghĩa về vượt quá phòng vệ chính đáng mà thực
chất là nhằm làm rõ thêm khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1
bằng phương pháp loại trừ. Nếu xét về hình thức, phòng vệ chính đáng và vượt quá
giới hạn của phòng vệ chính đáng chỉ khác nhau ở mức độ và sự cần thiết cho xã
hội. Nhưng nếu đứng trên góc độ luật hình sự, thì phòng vệ chính đáng và vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bản chất hoàn toàn khác nhau. Phòng vệ chính
đáng không phải là tội phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm.
Vì vậy cần có định nghĩa cụ thể về phòng vệ chính đáng. Có nhiều tác giả cũng đã
đưa ra các cách giải thích khác nhau về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Như
trong cuốn từ điển thuật ngữ pháp lí thông dụng giải thích: “Vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng là trường hợp người phòng vệ có hành vi chống trả quá mức cần
thiết để ngăn chặn hành vi trái pháp luật”9
.
Để làm rõ vấn đề này, phần tiếp theo tác giả đã giải thích:
Để xác định xem có phải là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không,
cần phải xem xét các yếu tố như mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi trái pháp
luật, mức độ thiệt hại của hành vi phòng vệ gây ra. Trong trường hợp người phòng
vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng là quá đáng và gây thiệt
hại quá mức (gây thương tích nặng, gây chết người...) trong khi nguy cơ đe dọa
của hành vi trái pháp luật không phải là lớn thì người phòng vệ vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.10
Trong cuốn từ điển pháp luật hình sự, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS, TS
Lê Thị Sơn đã giải thích vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là người phòng vệ đã vượt ra ngoài
phạm vi cho phép của quyền phòng vệ, đã gây ra thiệt hại cho người tấn công rõ ràng
9
Nguyễn Đình Lộc (2000), “Bộ luật hình sự mới và những vấn đề quan tâm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
Chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999, (3), Hà Nội
10
Nguyễn Đình Lộc (2000), “Bộ luật hình sự mới và những vấn đề quan tâm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
Chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999, (3), Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành
vi tấn công.
Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà
nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng
những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá
mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại
thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ
chính đáng.
Qua nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của phòng vệ chính đáng cho thấy,
quy định hiện nay của Luật hình sự Việt Nam về vấn đề này mặc dù đã cụ thể hơn
trước và hơn pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn còn những quy
định chưa thực sự rõ ràng dẫn đến có có các quan điểm cách hiểu khác nhau về
phòng vệ chính đáng. Đây chính là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để có thể
quy định rõ ràng hơn.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng: Khoản 2 Điều 15 của Bộ luật hình
sự chỉ có tính chất giải thích hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chứ
chưa thể coi đó là khái niệm tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Hơn nữa, nó phải đặt trong tổng thể của Bộ luật hình sự. Vì cùng với quy định
này, còn có các quy định khác là giả định của vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Còn khi chúng ta tách biệt, nghiên cứu nó trong một nội dung độc lập, cần
có định nghĩa trong đó thể hiện đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Trên cơ sở đó, ta có thể định nghĩa tội phạm do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng như sau:
Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hội của hành vi xâm hại do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây
ra những thiệt hại đáng kể cho người có hành vi xâm hại.
1.1.2.3. Khái niệmcủatộigiết ngườidovượtquágiớihạnphòng vệ
chính đáng
a. Khái niệm
Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp tước
đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng.
Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phải chịu trách
nhiệm hình sự do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của họ được
giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ trách nhiệm hình sự được
giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.11
b. Các yếu tố cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Về thực chất đây cũng là trường hợp giết người. Do đó các dấu hiệu pháp lý
của tội phạm này cũng tương tự như tội giết người, nhưng ở tội này có thêm dấu hiệu
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên nó có thêm những tình tiết sau:
11
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2015, Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
– Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của
tập thể, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác. Hành
vi đó là trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể.
– Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành
vi xâm phạm nói trên của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc.
– Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt sinh mạng của nạn nhân khi có đủ
cơ sở để thực hiện quyền phòng vệ. Việc người phạm tội có hành vi phòng vệ là cần
thiết. Nhưng người phạm tội đã thực hiện quyền phòng vệ của mình rõ ràng là quá
đáng, quá mức cần thiết nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công/xâm hại. Việc
gây ra cái chết cho nạn nhân rõ ràng là vượt quá tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành vi tấn công của nạn nhân.
Để đánh giá sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
tấn công của nạn nhân với hành vi tước đoạt sinh mạng của nạn nhân của người
phạm tội chúng ta cần xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên
quan, trước tiên phải chú ý đến:
+ Tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại hoặc đe doạ xâm hại;
+ Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra;
+ Sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân;
+ Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ
thể… Phân biệt trường hợp phạm tội này với trường hợp giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh ở các điểm sau (tạm gọi giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng là (1), giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
(2)):
+ Trong trường hợp (1), hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đang diễn ra
và chưa kết thúc; trường hợp (2), hành vi trái pháp luật của nạn nhân khiến tinh thần
của người phạm tội bị kích động mạnh có thể đã kết thúc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Trường hợp (1), tinh thần của người phạm tội có thể bị kích động (chưa đến
mức mất tự chủ) hoặc không bị kích động; trường hợp (2), tinh thần của người phạm
tội phải bị kích động mạnh.
+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong trường hợp (1) chỉ có thể bằng hành
động; trường hợp (2) hành vi trái pháp luật có thể bằng hành động, lời nói…
+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong trường hợp (1) là đối với người
phạm tội, Nhà nước, tổ chức, người khác; hành vi trái pháp luật ở trường hợp (2) là
đối với người phạm tội hoặc người thân của họ.
Trong trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh bởi hành vi trái
pháp luật của nạn nhân (đối với người phạm tội hoặc người thân của họ), rất khó
phân biệt với phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong những
những trường hợp cụ thể, người áp dụng pháp luật hình sự sẽ xác định.
1.2. Các yếu tố tác động đến việc xác định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng
1.2.1. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự về tội giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Chất lượng của quy phạm pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho
việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Chất lượng
của quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đều cần đến hai
yếu tố đó là hình thức và nội dung. Khi bàn về vấn đề này, thì theo PGS.TS Nguyễn
Minh Đoan cho rằng
“Đối với hình thức của một quy phạm pháp luật phải được xây dựng đúng
thẩm quyền, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực
hiện, trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgích; các thuật ngữ pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lý phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu,
phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân”12
“Đối với nội dung của một quy phạm pháp luật phải phù hợp với sự phát triển
kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước và quan trọng hơn là nhu cầu khách
quan của sự phát triển xã hội. Sự phù hợp của từng quy phạm pháp luật với đạo đức,
văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nước, những điều này phản ánh
được chất lượng của pháp luật, làm cho pháp luật được tôn trọng. Khi nói đến chất
lượng của quy phạm pháp luật thì đều đầu tiên cần phải xác định đó là nhiệm vụ
của quy phạm pháp luật đó”13
.
Trong hệ thống pháp luật của nước ta, mỗi ngành luật đều mang cho mình một
nhiệm vụ nhất định trong việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Luật hình sự
cũng đã nêu ra những nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 1:
“Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi
người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực
hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội”14
Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là chất lượng quy phạm pháp luật hình sự nói
chung và phòng vệ chính đáng nói riêng, nếu chất lượng của những quy phạm pháp
luật không cao thì kéo theo đó là việc áp dụng pháp luật không triệt để, đúng đắn và
không đạt được những nhiệm vụ mà Bộ luật hình sự đã đặt ra. Khi nói về chất lượng
của một quy phạm pháp luật thì theo tôi phải đạt những yêu cầu sau:
12
Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà
Nội
13
Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà
Nội
14
Đinh Văn Quế (2010), Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Phương Đông
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ nhất, quy phạm pháp luật phải mang tính khả thi, có nghĩa là phải mang
tính cấp thiết và áp dụng được trên thực tế.
Thứ hai, từ ngữ trong từng quy phạm pháp luật phải mang tính chất cụ thể, dễ
hiểu, để không rơi vào trường hợp là mỗi người đọc và hiểu một cách khác nhau.
Thứ ba, quy phạm pháp luật phải chi tiết, không dài dòng và không mâu thuẫn
hay chồng chéo với những quy phạm pháp luật khác.
1.2.2. Năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của những người áp dụng
pháp luật
Chế định phòng vệ chính đáng là chế định mang tính nhân đạo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp cho người phòng vệ và cho phép người bị phòng vệ được “trừng trị”
người tấn công trong giới hạn luật định. Vậy nếu như cán bộ áp dụng pháp luật không
có chuyên môn, không phân tích được những quy định của pháp luật và không phân
tích được tình huống cũng như hành vi trong vụ án thì sẽ dễ gây ra xác định sai làm
oan người vô tội, gây hoang mang trong xã hội. Còn đối với cán bộ không có trách
nhiệm, giải quyết vụ án một cách qua loa, không đặt tinh thần bảo vệ quyền lợi cho
người phòng vệ, hay lớn hơn là lợi ích của đất nước thì vô hình dung bỏ lọt tội phạm,
hay làm oan người vô tội. Trong trường hợp này, người áp dụng pháp luật không
những không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người khác mà còn tước đi lợi ích
hợp pháp khác của họ. Rõ ràng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của
những người làm công tác pháp luật nói chung có ảnh hưởng lớn trong việc bảo đảm
nhiệm vụ của luật hình sự nói chung, chế định phòng vệ chính đáng nói riêng.
Cần nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà Nhà nước ta đang tăng cường
xây dựng một đội ngũ cán bộ pháp luật mạnh về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công tác
pháp luật.
1.2.3. Ý thức pháp luật và dư luận xã hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan niệm, quan
điểm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật
hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính
hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như của tổ
chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Ý thức pháp luật tác động mạnh mẽ
đến đường lối, chính sách của Nhà nước về pháp luật.
Những năm gần đây, do Nhà nước ta đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật một cách sâu, rộng nên đã mang lại những kết quả khả quan trong
việc người dân biết được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống, từ đó nhận
thức đúng đắn và tự giác cùng Nhà nước đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thời
gian qua, người dân tích cực đưa ra ý kiến đóng góp cho các văn bản quy phạm pháp
luật, những ý kiến đó đã được đánh giá là tích cực và mang tính thực tiễn cao. Xuất
hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương người tốt việc tốt (lập đội bắt
cướp), nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc bắt người phạm pháp, tố giác
người phạm tội. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đó một bộ phận người dân trong xã hội
chưa có ý thức pháp luật, họ còn thờ ơ với quy định của pháp luật hình sự, thậm chí
là thờ ơ với những gì xảy ra trong thực tế. Một đám nữ sinh vây đánh một nữ sinh,
thay vì mọi người can ngăn thì lại đứng xem, họ đứng xem vì nhiều lý do (xem cho
vui, thích thú, hay chụp ảnh lại để mua vui cho bản thân mình trên các trang mạng
xã hội), người chồng đánh vợ giữa đường thì mọi người cho rằng đó không phải việc
của mình, xen vào làm gì, hay có chuyện gì mình phải chịu trách nhiệm. Người dân
chưa thực sự ý thức được việc bảo vệ người khác cũng như bảo vệ bản thân mình.
Đại đa số người dân (chưa được đào tạo pháp luật hình sự) thì họ nghĩ rằng luật hình
sự là những tội danh và những hình phạt cơ bản, còn phòng vệ chính đáng là gì, họ
rất mơ hồ (phải chăng người khác đánh mình, mình đánh lại là phòng vệ chính đáng).
Nếu người dân không có hoặc có nhưng chưa đầy đủ ý thức pháp luật hình sự cũng
như nhận thức không đúng về chế định phòng vệ chính đáng, thì mục đích và ý nghĩa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của chế định phòng vệ chính đáng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khó mà
đạt được.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.docx

Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docxCơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Cơ sở lý luận về tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.docx (20)

Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.docx
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.docTội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
 
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docxCơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
Cơ sở lý luận về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.docx
 
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.docChế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
Chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.doc
 
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docxCơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
Cơ sở lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.docx
 
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
 
Cơ sở lý luận về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong...
Cơ sở lý luận về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong...Cơ sở lý luận về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong...
Cơ sở lý luận về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong...
 
Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx
Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docxCơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx
Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docxCơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân SựCơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Khiếu Nại Về Thi Hành Án Dân Sự
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài SảnCơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài SảnCơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cướp Giật Tài Sản
 
Binh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựBinh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sự
 
Bài Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.doc
Bài Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docBài Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.doc
Bài Tiểu Luận Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Cơ sở lý luận về tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 1.1. Khái niệm, bản chất của tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1.1.1. Khái niệm, bản chất của phòng vệ chính đáng 1.1.1.1. Khái niệm của phòng vệ chính đáng Pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, đều có những quy phạm pháp luật bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Khi nói đến vấn đề bảo vệ lợi ích đó, chúng ta thấy rằng sẽ có những người hoặc cơ quan mang thẩm quyền Nhà nước đứng ra bảo vệ theo nghĩa vụ pháp lý. Nhưng trong Luật hình sự của Việt Nam lại có một chế định nói lên vấn đề bảo vệ những lợi ích hợp pháp bằng chính hành vi của những người không mang quyền lực Nhà nước và đó được coi là quyền của mọi công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đó là chế định phòng vệ chính đáng. Trước Bộ luật hình sự đầu tiên của Việt Nam, được ban hành thì đã có nhiều văn bản đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền, lợi ích của toàn xã hội nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, nhưng lại không có một khái niệm cụ thể về phòng vệ chính đáng. Đến khi Bộ luật hình sự năm 1985 được thông qua và có hiệu lực pháp luật, xuất hiện chế định phòng vệ chính đáng lần đầu tiên được ghi nhận tại khoản 1 Điều 13 như sau: “Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”1 . 1 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Hà Nội
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khái niệm này cũng thể hiện một bước tiến rất lớn trong lập pháp của nước ta, thể hiện được nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự, quyền được bảo vệ lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung của mỗi con người, và đồng thời tạo tiền đề pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh những ưu điểm đó, thì sau khi trải qua quá trình áp dụng trong thực tiễn chế định phòng vệ chính đáng đã bộc lộ những bất cập, khó khăn, nhất là trong sử dụng thuật ngữ “chống trả lại một cách tương xứng”, bởi bản thân thuật ngữ “tương xứng” nghĩa là phải giống nhau, ngang bằng nhau về mọi thứ như: Thứ nhất, người có hành vi tấn công sử dụng công cụ, phương tiện gì thì người có hành vi phòng vệ cũng phải sử dụng công cụ phương tiện đó! Trong khi đó, thực tế cho thấy trong nhiều trường hợp người phòng vệ không hề biết trước mình bị tấn công, bị tấn công bằng cái gì, thì làm sao biết để chuẩn bị công cụ, phương tiện cho giống? Thứ hai, hành vi tấn công như thế nào thì hành vi phòng vệ phải giống như vậy? Ví dụ như: người tấn công dùng tay bóp cổ người khác thì người được phòng vệ cũng phải dùng tay bóp cổ lại người tấn công, chứ không được sử dụng hành vi khác, điều này là không phù hợp với thực tế. Thứ ba, hành vi tấn công gây thiệt hại gì thì hành vi phòng vệ cũng phải gây thiệt hại ngang bằng như vậy. Ví dụ: A cầm dao đuổi chém B, B bỏ chạy nhưng đường cùn nên B nhặt được một khúc gỗ và đập mạnh vào chân A (khi A đang xông tới), sau đó A bị gãy chân và không thể đuổi chém B được nữa. Rõ ràng về mặt khách quan thì B (người phòng vệ) không bị thương tích, trong khi A (người tấn công) bị thương, thì thiệt hại này không hề ngang nhau. Nếu hiểu quá nguyên tắc về thuật ngữ “tương xứng” trong trường hợp này thì có thể làm oan người vô tội. “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”2 Việc phân tích khái niệm trên đây về phòng vệ chính đáng cho thấy về mặt từ ngữ khái niệm phòng vệ chính đáng đã có sự thay đổi rõ rệt so với khái niệm tương ứng trong Bộ luật hình sự năm 1985, bởi thuật ngữ “chống trả một cách tương xứng” được thay bằng thuật ngữ là “chống trả lại một cách cần thiết”. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần thay đổi về mặt từ ngữ hay ý nghĩa của từ ngữ, mà hơn thế là thay đổi cách nhìn nhận và mở rộng hơn quyền con người trong phòng vệ chính đáng, khuyến khích người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vậy có thể cho rằng “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo vệ lợi ích của hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích chung của Nhà nước, của tổ chức mà chống trả lại một cách hợp lý nhằm ngăn chặn hoặc đẩy lùi hành vi của người đang xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải tội phạm” 1.1.1.2. Bản chất của phòng vệ chính đáng Thứ nhất, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Mặc dù trong phòng vệ chính đáng có đầy đủ dấu hiệu của một cấu thành tội phạm, nhưng vì được pháp luật hình sự cho phép một con người thực hiện khi có những hành vi khác xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thứ hai, phòng vệ chính đáng được coi là quyền của mọi công dân chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý (bắt buộc phải thực hiện khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể), nếu có thì chỉ là “nghĩa vụ đạo đức” khi thấy người khác bị tấn công thì giúp đỡ. 2 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999, 2009), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Hà Nội.
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ ba, chỉ được xem là phòng vệ chính đáng khi hành vi phòng vệ vẫn còn trong giới hạn cho phép của pháp luật hình sự.
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1.1.3. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, có sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đáng kể đến quyền và lợi ích chính đáng của người phòng vệ hoặc của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Đây chính là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng, có nghĩa là chỉ có thể nói đến phòng vệ chính đáng khi có hành vi xâm phạm đang diễn ra và chưa chấm dứt. Hành vi xâm phạm đó có thể đủ hoặc chưa đủ các đặc điểm của tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS nhưng phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Hành vi này có thể xâm phạm quyền hoặc lợi ích của chính người phòng vệ hoặc của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức. Sự tấn công đang hiện hữu xâm phạm đến các quyền và lợi ích nói trên có thể được thể hiện qua 02 dạng hành vi là hành động hoặc không hành động. Trong đó, dạng hành động của người tấn công có thể được thể hiện qua một số hành vi như hành vi cướp tài sản, hành vi hiếp dâm, hành vi gây thương tích…, dạng không hành động của người tấn công có thể được thể hiện qua một số hành vi như hành vi không cấp cứu những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lý do chính đáng.3 Hành vi tấn công được coi là cơ sở của phòng vệ chính đánh chỉ khi hành vi đó đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngày tức khắc. Khi hành vi tấn công đã thực sự kết thúc thì nó không cần phải ngăn chặn nữa nên nếu có hành vi chống trả thì đó chỉ có thể là sự trả thù, trong luật hình sự gọi là phòng vệ quá muộn. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ được giải quyết như trường hợp bình thường nếu đã cố ý phòng vệ quá muộn. Tương tự, khi hành vi tấn công chưa xảy ra, nhưng biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc thì cũng cho phép được quyền phòng vệ. Nếu chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc mà đã phòng 3 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vệ thì đó là phòng vệ quá sớm và vấn đề TNHS được giải quyết như trường hợp phòng vệ quá muộn. Thứ hai, hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm (người có hành vi tấn công) là cần thiết. Sự chống trả của người phòng vệ, theo quy định tại Điều 22 BLHS năm 2015, phải là sự chống trả cần thiết được thể hiện dưới hai khía cạnh: - Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có hành vi tấn công. Sự chống trả này có thể nhằm gây thiệt hại cho công cụ, phương tiện mà người tấn công sử dụng, hoặc cho chính tính mạng, sức khoẻ của người đó nhằm gây thiệt hại nhất định qua đó nhằm đẩy lùi sự tấn công đó. - Biện pháp chống trả của người phòng vệ (phương tiện, phương pháp, thiệt hại) đặt trong hoàn cảnh cụ thể phải là biện pháp cần thiết để có thể ngăn chặn được sự tấn công, hạn chế những thiệt hại có thể kẻ tấn công gây ra, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặt trong trường hợp cụ thể. Để đánh giá sự cần thiết và phù hợp này, trước hết cần phải dựa vào những tiêu chí sau: (i) tính chất của quan hệ xã hội bị đe doạ xâm hại; mức độ thiệt hại bị đe doạ xâm hại; (ii) sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công; (iii) tính chất và mức độ nguy hiểm của phương pháp và phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công sử dụng; (iv) sức mạnh và khả năng phòng vệ của người phòng vệ đặt trong hoàn cảnh cụ thể… Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS theo quy định của BLHS. Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, TNHS của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ TNHS được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ và các tình tiết
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giảm nhẹ khác. Theo quy định của BLHS năm 2015, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng được xác định là một tình tiết giảm nhẹ TNHS, được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 51 BLHS năm 2015. Bên cạnh đó, tại Phần các tội phạm, BLHS năm 2015 còn quy định các tội phạm cụ thể do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136). Như vậy, trong trường hợp nói trên của bạn, nếu hành vi đạp làm gãy tay tên cướp vì muốn bảo vệ tài sản cho người bị cướp dật mà được xác định là chống trả một cách cần thiết hành vi cướp dật đang hiện hữu có thể được xác định là phòng vệ chính đáng, do đó, hành vi của bạn không phải là tội phạm và không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, nếu hành vi của bạn được xác định là chống trả một cách quá mức cần thiết (vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), tỷ lệ thương tật của tên cướp được xác định là trên 31%, thì hành vi của bạn có thể bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 136 BLHS.4 1.1.2. Kháiniệm,đặcđiểmvề tội giết ngườido vượtquágiới hạn phòng vệ chính đáng 1.1.2.1. Khái niệm Tội giết người Trên cơ sở quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện. Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý của khái niệm này chính là khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.5 Khách thể của Tội giết người: là quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Tội giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động – con người đang sống. Việc xác định đúng đối tượng tác động của Tội giết người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay chưa phải là con người thì không xâm phạm đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, vì vậy, hành vi đó không phạm tội giết người. Mặt khách quan Hành vi khách quan Hành vi khách quan của Tội giết người có thể được thực hiện qua hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Không hành động phạm tội giết người là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách 5 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thể của tội phạm – quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Hậu quả Hậu quả của Tội giết người là thiệt hại do hành vi phạm tội giết người gây ra cho quan hệ nhân thân, cho quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Thiệt hại này được thể hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người khác. Nghiên cứu hậu quả của Tội giết người có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Vì Tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên thời điểm hoàn thành của tội phạm này là thời điểm nạn nhân đã chết sinh vật – giai đoạn cuối cùng của sự chết mà ở đó sự sống của con người không gây ra và cũng không có khả năng hồi phục. Chủ thể Chủ thể của tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng là con người có đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có đủ điều kiện để có lỗi, để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự – năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Để có được năng lực này con người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là điều kiện của chủ thể của Tội giết người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123 BLHS năm 2015 thì chủ thể của Tội giết người là người từ đủ 14 tuổi trở lên (2). Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý con người Việt Nam, truyền thống lập pháp
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6 Mặt chủ quan Lỗi của người phạm tội giết người có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Theo quy định tại Điều 10 BLHS năm 2015 thì lỗi cố ý trực tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhiều khả năng hoặc tất yếu làm nạn nhân chết nhưng vẫn mong muốn nạn nhân chết. Lỗi cố ý gián tiếp giết người là lỗi trong trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể làm nạn nhân chết, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hoặc chấp nhận hậu quả nạn nhân chết. Khác dấu hiệu lỗi, trong mặt chủ quan của Tội giết người, động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, ở một số cấu thành tội phạm mà mặt khách quan cũng đòi hỏi dấu hiệu hành vi gây ra cái chết cho người khác, nhưng dấu hiệu động cơ hoặc mục đích phạm tội lại được quy định là dấu hiệu bắt buộc thì việc xác định đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp định đúng tội danh, xác định đúng khung hình phạt và phân biệt được Tội giết người với một số tội phạm khác cũng có hành vi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân. Cụ thể là: 1) Người nào cố ý gây ra cái chết cho người khác (thường là cán bộ, công chức hoặc công dân đang giữ những trọng trách nhất định) nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113); không nhằm chống chính quyền nhân dân thì (mới) phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người. 2) Người nào trong khi thi hành công vụ, xuất phát từ động cơ thi hành công vụ mà cố ý gây ra cái chết cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình 6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sự về Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127); nếu do hống hách, coi thường tính mạng người khác hoặc do tư thù cá nhân thì (mới) phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người. 3) Người nào cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125); nếu không thỏa mãn các điều kiện trên thì (mới) phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. 4) Người nào vì muốn bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà cố ý gây ra cái chết cho người đang xâm phạm những lợi ích nói trên một cách rõ ràng quá mức cần thiết thì không phạm tội giết người mà phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126).7 1.1.2.2. Khái niệm tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Việc luật hình sự quy định phòng vệ chính đáng là nhằm khích lệ mọi người tích cực đấu tranh đối với những hành vi xâm hại để bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân. Tuy nhiên để tránh việc lạm dụng và lợi dụng quyền phòng vệ để xâm phạm tới những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bên cạnh việc quy định những điều kiện chặt chẽ để được công nhân là phòng vệ chính đáng, Luật Hình sự cũng quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong Bộ luật Hình sự 1985, cũng trong Điều 13, tại khoản 2 quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự”8 . 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội 8 Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Đây không phải là một định nghĩa về vượt quá phòng vệ chính đáng mà thực chất là nhằm làm rõ thêm khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 bằng phương pháp loại trừ. Nếu xét về hình thức, phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng chỉ khác nhau ở mức độ và sự cần thiết cho xã hội. Nhưng nếu đứng trên góc độ luật hình sự, thì phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có bản chất hoàn toàn khác nhau. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tội phạm. Vì vậy cần có định nghĩa cụ thể về phòng vệ chính đáng. Có nhiều tác giả cũng đã đưa ra các cách giải thích khác nhau về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Như trong cuốn từ điển thuật ngữ pháp lí thông dụng giải thích: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp người phòng vệ có hành vi chống trả quá mức cần thiết để ngăn chặn hành vi trái pháp luật”9 . Để làm rõ vấn đề này, phần tiếp theo tác giả đã giải thích: Để xác định xem có phải là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không, cần phải xem xét các yếu tố như mức độ nguy hiểm, hậu quả của hành vi trái pháp luật, mức độ thiệt hại của hành vi phòng vệ gây ra. Trong trường hợp người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng là quá đáng và gây thiệt hại quá mức (gây thương tích nặng, gây chết người...) trong khi nguy cơ đe dọa của hành vi trái pháp luật không phải là lớn thì người phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.10 Trong cuốn từ điển pháp luật hình sự, PGS, TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS, TS Lê Thị Sơn đã giải thích vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là người phòng vệ đã vượt ra ngoài phạm vi cho phép của quyền phòng vệ, đã gây ra thiệt hại cho người tấn công rõ ràng 9 Nguyễn Đình Lộc (2000), “Bộ luật hình sự mới và những vấn đề quan tâm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999, (3), Hà Nội 10 Nguyễn Đình Lộc (2000), “Bộ luật hình sự mới và những vấn đề quan tâm”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999, (3), Hà Nội
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công. Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng. Qua nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của phòng vệ chính đáng cho thấy, quy định hiện nay của Luật hình sự Việt Nam về vấn đề này mặc dù đã cụ thể hơn trước và hơn pháp luật của nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn còn những quy định chưa thực sự rõ ràng dẫn đến có có các quan điểm cách hiểu khác nhau về phòng vệ chính đáng. Đây chính là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để có thể quy định rõ ràng hơn. Từ sự phân tích trên, có thể thấy rằng: Khoản 2 Điều 15 của Bộ luật hình sự chỉ có tính chất giải thích hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chứ chưa thể coi đó là khái niệm tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Hơn nữa, nó phải đặt trong tổng thể của Bộ luật hình sự. Vì cùng với quy định này, còn có các quy định khác là giả định của vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Còn khi chúng ta tách biệt, nghiên cứu nó trong một nội dung độc lập, cần có định nghĩa trong đó thể hiện đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trên cơ sở đó, ta có thể định nghĩa tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hội của hành vi xâm hại do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện gây ra những thiệt hại đáng kể cho người có hành vi xâm hại. 1.1.2.3. Khái niệmcủatộigiết ngườidovượtquágiớihạnphòng vệ chính đáng a. Khái niệm Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi phòng vệ trong trường hợp vượt quá giới hạn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vượt quá của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự của họ được giảm nhẹ hơn so với các trường hợp bình thường. Mức độ trách nhiệm hình sự được giảm nhẹ nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ vượt quá và các tình tiết giảm nhẹ khác. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: 1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.11 b. Các yếu tố cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Về thực chất đây cũng là trường hợp giết người. Do đó các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cũng tương tự như tội giết người, nhưng ở tội này có thêm dấu hiệu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nên nó có thêm những tình tiết sau: 11 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Hà Nội
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 – Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi đó là trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể. – Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt tính mạng nạn nhân trong khi hành vi xâm phạm nói trên của nạn nhân đang xảy ra hoặc đe doạ sẽ xảy ra ngay tức khắc. – Người phạm tội đã có hành vi tước đoạt sinh mạng của nạn nhân khi có đủ cơ sở để thực hiện quyền phòng vệ. Việc người phạm tội có hành vi phòng vệ là cần thiết. Nhưng người phạm tội đã thực hiện quyền phòng vệ của mình rõ ràng là quá đáng, quá mức cần thiết nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công/xâm hại. Việc gây ra cái chết cho nạn nhân rõ ràng là vượt quá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. Để đánh giá sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân với hành vi tước đoạt sinh mạng của nạn nhân của người phạm tội chúng ta cần xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên quan, trước tiên phải chú ý đến: + Tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại hoặc đe doạ xâm hại; + Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra; + Sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân; + Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể… Phân biệt trường hợp phạm tội này với trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở các điểm sau (tạm gọi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là (1), giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là (2)): + Trong trường hợp (1), hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đang diễn ra và chưa kết thúc; trường hợp (2), hành vi trái pháp luật của nạn nhân khiến tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh có thể đã kết thúc.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Trường hợp (1), tinh thần của người phạm tội có thể bị kích động (chưa đến mức mất tự chủ) hoặc không bị kích động; trường hợp (2), tinh thần của người phạm tội phải bị kích động mạnh. + Hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong trường hợp (1) chỉ có thể bằng hành động; trường hợp (2) hành vi trái pháp luật có thể bằng hành động, lời nói… + Hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong trường hợp (1) là đối với người phạm tội, Nhà nước, tổ chức, người khác; hành vi trái pháp luật ở trường hợp (2) là đối với người phạm tội hoặc người thân của họ. Trong trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động mạnh bởi hành vi trái pháp luật của nạn nhân (đối với người phạm tội hoặc người thân của họ), rất khó phân biệt với phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong những những trường hợp cụ thể, người áp dụng pháp luật hình sự sẽ xác định. 1.2. Các yếu tố tác động đến việc xác định tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1.2.1. Chất lượng của quy phạm pháp luật hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Chất lượng của quy phạm pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn. Chất lượng của quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đều cần đến hai yếu tố đó là hình thức và nội dung. Khi bàn về vấn đề này, thì theo PGS.TS Nguyễn Minh Đoan cho rằng “Đối với hình thức của một quy phạm pháp luật phải được xây dựng đúng thẩm quyền, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện, trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgích; các thuật ngữ pháp
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lý phải được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân”12 “Đối với nội dung của một quy phạm pháp luật phải phù hợp với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước và quan trọng hơn là nhu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Sự phù hợp của từng quy phạm pháp luật với đạo đức, văn hóa dân tộc, với thuần phong mỹ tục của đất nước, những điều này phản ánh được chất lượng của pháp luật, làm cho pháp luật được tôn trọng. Khi nói đến chất lượng của quy phạm pháp luật thì đều đầu tiên cần phải xác định đó là nhiệm vụ của quy phạm pháp luật đó”13 . Trong hệ thống pháp luật của nước ta, mỗi ngành luật đều mang cho mình một nhiệm vụ nhất định trong việc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Luật hình sự cũng đã nêu ra những nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 1: “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội”14 Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là chất lượng quy phạm pháp luật hình sự nói chung và phòng vệ chính đáng nói riêng, nếu chất lượng của những quy phạm pháp luật không cao thì kéo theo đó là việc áp dụng pháp luật không triệt để, đúng đắn và không đạt được những nhiệm vụ mà Bộ luật hình sự đã đặt ra. Khi nói về chất lượng của một quy phạm pháp luật thì theo tôi phải đạt những yêu cầu sau: 12 Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 13 Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội 14 Đinh Văn Quế (2010), Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Phương Đông
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ nhất, quy phạm pháp luật phải mang tính khả thi, có nghĩa là phải mang tính cấp thiết và áp dụng được trên thực tế. Thứ hai, từ ngữ trong từng quy phạm pháp luật phải mang tính chất cụ thể, dễ hiểu, để không rơi vào trường hợp là mỗi người đọc và hiểu một cách khác nhau. Thứ ba, quy phạm pháp luật phải chi tiết, không dài dòng và không mâu thuẫn hay chồng chéo với những quy phạm pháp luật khác. 1.2.2. Năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của những người áp dụng pháp luật Chế định phòng vệ chính đáng là chế định mang tính nhân đạo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp cho người phòng vệ và cho phép người bị phòng vệ được “trừng trị” người tấn công trong giới hạn luật định. Vậy nếu như cán bộ áp dụng pháp luật không có chuyên môn, không phân tích được những quy định của pháp luật và không phân tích được tình huống cũng như hành vi trong vụ án thì sẽ dễ gây ra xác định sai làm oan người vô tội, gây hoang mang trong xã hội. Còn đối với cán bộ không có trách nhiệm, giải quyết vụ án một cách qua loa, không đặt tinh thần bảo vệ quyền lợi cho người phòng vệ, hay lớn hơn là lợi ích của đất nước thì vô hình dung bỏ lọt tội phạm, hay làm oan người vô tội. Trong trường hợp này, người áp dụng pháp luật không những không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người khác mà còn tước đi lợi ích hợp pháp khác của họ. Rõ ràng, trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác pháp luật nói chung có ảnh hưởng lớn trong việc bảo đảm nhiệm vụ của luật hình sự nói chung, chế định phòng vệ chính đáng nói riêng. Cần nhấn mạnh rằng không phải ngẫu nhiên mà Nhà nước ta đang tăng cường xây dựng một đội ngũ cán bộ pháp luật mạnh về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công tác pháp luật. 1.2.3. Ý thức pháp luật và dư luận xã hội
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan niệm, quan điểm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như của tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Ý thức pháp luật tác động mạnh mẽ đến đường lối, chính sách của Nhà nước về pháp luật. Những năm gần đây, do Nhà nước ta đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách sâu, rộng nên đã mang lại những kết quả khả quan trong việc người dân biết được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống, từ đó nhận thức đúng đắn và tự giác cùng Nhà nước đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thời gian qua, người dân tích cực đưa ra ý kiến đóng góp cho các văn bản quy phạm pháp luật, những ý kiến đó đã được đánh giá là tích cực và mang tính thực tiễn cao. Xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta nhiều tấm gương người tốt việc tốt (lập đội bắt cướp), nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc bắt người phạm pháp, tố giác người phạm tội. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đó một bộ phận người dân trong xã hội chưa có ý thức pháp luật, họ còn thờ ơ với quy định của pháp luật hình sự, thậm chí là thờ ơ với những gì xảy ra trong thực tế. Một đám nữ sinh vây đánh một nữ sinh, thay vì mọi người can ngăn thì lại đứng xem, họ đứng xem vì nhiều lý do (xem cho vui, thích thú, hay chụp ảnh lại để mua vui cho bản thân mình trên các trang mạng xã hội), người chồng đánh vợ giữa đường thì mọi người cho rằng đó không phải việc của mình, xen vào làm gì, hay có chuyện gì mình phải chịu trách nhiệm. Người dân chưa thực sự ý thức được việc bảo vệ người khác cũng như bảo vệ bản thân mình. Đại đa số người dân (chưa được đào tạo pháp luật hình sự) thì họ nghĩ rằng luật hình sự là những tội danh và những hình phạt cơ bản, còn phòng vệ chính đáng là gì, họ rất mơ hồ (phải chăng người khác đánh mình, mình đánh lại là phòng vệ chính đáng). Nếu người dân không có hoặc có nhưng chưa đầy đủ ý thức pháp luật hình sự cũng như nhận thức không đúng về chế định phòng vệ chính đáng, thì mục đích và ý nghĩa
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của chế định phòng vệ chính đáng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm khó mà đạt được.