SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LUẬN VĂN:
Thực hiện pháp luật về giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý cơ bản của hầu hết các
Nhà nước đương đại trên thế giới. Để quản lý xã hội, đòi hỏi mỗi Nhà nước phải xây
dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, vấn đề quan trọng hơn là tổ chức thực hiện như thế
nào để pháp luật đó đi vào cuộc sống thực tiễn, để những quy định của Nhà nước được
thực thi trong thực tế nhằm ổn định và phát triển xã hội theo định hướng của giai cấp
cầm quyền.
ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém: Việc triển
khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường
pháp luật, vi phạm pháp luật... là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khuyết
điểm, yếu kém trong thời gian qua. Do đó, việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao
của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật được thực
hiện nghiêm túc là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục và đào tạo là nền tảng phát triển của mọi quốc gia. Trong thời kỳ đổi
mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã có những mặt tiến bộ, nhất là từ
khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Luật Giáo dục (năm 1998) đã thực sự
coi phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục
và đào tạo là đầu tư cho phát triển, cho nên hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây
dựng ngày càng hoàn chỉnh, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh
những thành tựu đó, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều mặt yếu kém, bất cập, chưa
đáp ứng kịp thời những đòi hỏi to lớn ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hòa nhịp với tiến trình đổi mới của đất nước, cũng như các tỉnh, thành phố khác
trong cả nước, tỉnh Bình Định đã ra sức phấn đấu và đạt được những thành tựu trên các
mặt của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có những bước
phát triển: Quy mô trường lớp tiếp tục tăng, mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Trình độ dân trí được nâng
lên rõ rệt, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Chính
quyền các cấp ở tỉnh Bình Định đã tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục-đào tạo, đồng
thời huy động nhiều nguồn vốn trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho
trường lớp. Chủ trương xã hội hóa bước đầu có tác dụng, làm cho giáo dục và đào tạo
thực sự là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Công tác thực hiện pháp
luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả trên cả ba
phương diện: tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định
cũng còn những khiếm khuyết và yếu kém, dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả
giáo dục còn thấp; những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa ngăn
chặn kịp thời; công tác quản lý đối với giáo dục và đào tạo còn có những biểu hiện tùy
tiện chưa tuân thủ pháp luật...nên có ảnh hưởng đến yêu cầu ổn định, phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề thực hiện pháp luật đang được đặt ra
và là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công
dân. Thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực đã có những công trình nghiên cứu như:
- “Thực hiện pháp luật trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân để bảo
vệ trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay ”, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Đỗ
Tiến Triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1996.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- “Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở ở tỉnh Bình Thuận hiện nay - Thực
trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Trung Quân, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã có rất nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau như:
- “Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục-đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại
hội IX ”, của GS.VS. Phạm Minh Hạc, Tạp chí Giáo dục số 10, tháng 8-2001.
- “Ngành giáo dục-đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và
triển khai Nghị quyết Đại hội IX ” của Nguyễn Minh Hiển, Tạp chí Cộng sản số 22,
tháng 8-2002.
- “Khái niệm giáo dục và vai trò quan trọng của giáo dục qua các thời kỳ lịch sử
” của Nguyễn Đăng Tiến, Tạp chí Giáo dục, số 36, tháng 8-2002.
- “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu ”
của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Giáo dục, số 38, tháng 9-2002.
- “Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ” của Tiến sĩ
Phạm Văn Kha, Tạp chí Giáo dục, số 53, tháng 3-2003.
- “Một số vấn đề cơ bản cần quan tâm khi triển khai đổi mới giáo dục bậc tiểu
học ” của Đặng Huỳnh Mai, Tạp chí Giáo dục, số 54, tháng 3/2003.
- “Nhận diện một số khó khăn trong quản lý nhà nước đối với giáo dục nước ta
hiện nay ” của PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Tạp chí Giáo dục số 66, tháng 9-2003.
- “Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục-chính sách và các mô hình ” của
PGS.TS.Trần Khánh Đức, Tạp chí Giáo dục số 67, tháng 9-2003.
- “Về phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, các lĩnh vực
văn hóa-xã hội ”, Tạp chí Giáo dục, số 81, tháng 3-2004.
- “Một số vấn đề về hoàn thiện Luật Giáo dục ” của PGS.TS Chu Hồng Thanh,
Tạp chí Quản lý nhà nước, số tháng 11-2004.
- “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện nay ” của Lê Thị Kim
Dung, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào các vấn đề về: chính
sách hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo; chính sách nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo; nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xác định phương hướng và nội dung
hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam... Đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Vì vậy, luận văn là
công trình đầu tiên thực hiện đề tài này trong phạm vi một địa phương. Tuy vậy, các
công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong việc
thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào
tạo với tư cách là những phương tiện để đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào cuộc
sống thực tiễn, là biện pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng
và Nhà nước đề ra, góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật về giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Bình Định.
- Luận cứ sự cần thiết phải đảm bảo vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và
đào tạo trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Bình Định nói riêng trong giai đoạn
hiện nay.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình
Định bao gồm cả những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, xác định nguyên
nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, rút ra những kinh
nghiệm.
- Trên cơ sở thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình
Định, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, luận văn bước đầu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xây dựng các giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là vấn đề rộng và được thông qua các
hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp
luật về giáo dục và đào tạo. Nhưng chủ yếu vẫn là hình thức thi hành (chấp hành) pháp
luật và áp dụng pháp luật, do đó thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật được xác định
là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ việc thực hiện pháp luật về
giáo dục và đào tạo về các nội dung: Tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo
dục đào tạo.
Trọng tâm của luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình từ khi Nhà nước ban hành
Luật Giáo dục (năm 1998) cho đến trước khi Quốc hội thông qua Luật Giáo dục (sửa
đổi, bổ sung). Giới hạn không gian nghiên cứu ở tỉnh Bình Định.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về
thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn với việc quản lý xã hội
bằng pháp luật nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của
triết học Mác-Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Ngoài ra luận
văn còn kết hợp các phương pháp như: lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
khảo sát...
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật
về giáo dục và đào tạo ở một địa phương cụ thể. Vì vậy luận văn có một số vấn đề mới,
cụ thể:
- Xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.
- Khái quát được những đặc thù của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bình Định.
- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình
Định trên các mặt tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Từ đó
luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bình Định.
7. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Thông qua việc làm rõ thực trạng của vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Bình Định - kết quả đã đạt được và những hạn chế, bất cập, luận văn góp
phần khẳng định nhu cầu thực tiễn của việc bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và
đào tạo ở tỉnh Bình Định.
Khẳng định, củng cố nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của thực hiện pháp
luật về giáo dục và đào tạo trong việc phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện
pháp luật, phòng ngừa và giảm thiểu các vi phạm pháp luật, để phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý
luận của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, do đó làm phong phú thêm lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cấp ủy và
chính quyền của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo của
Sở Giáo dục-Đào tạo của tỉnh trong việc nghiên cứu và chỉ đạo các hoạt động về giáo
dục-đào tạo trong phạm vi tỉnh Bình Định.
8. Kết cấu của luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
Thực trạng thực hiện pháp luật
về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định
2.1. ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế-Xã HộI Và Một số tình hình về giáo
dục và đào tạo ở tỉnh bình Định
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý
Bình Định là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có toạ độ địa lý từ
13o
30’ đến 14o
12’ vĩ độ Bắc, từ 108o
35’ đến 109o
18’ kinh độ Đông thuộc vùng nhiệt
đới gió mùa; hàng năm nhiệt độ trung bình 26,90
C, độ ẩm không khí từ 75% đến 85%,
lượng mưa trung bình hàng năm 1200mm-1500mm. Nhiều huyện trong tỉnh có địa hình
phức tạp, bị chia cắt mạnh do đại hình bị dốc từ Tây sang Đông, có núi và đồng bằng
xen kẽ với vùng gò đồi và bãi cát ven biển. Các con sông, suối đều ngắn và dốc nên về
mùa mưa thương gây lũ lụt, mùa khô thiếu nước cho sinh hoạt và trồng trọt.
Bình Định có vị trí địa lý khá quan trọng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây
giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp biển Đông, với diện tích tự
nhiên 6.025 km2
. Bình Định là một tỉnh cách xa các trung tâm kinh tế và đô thị lớn của đất
nước (cách Hà Nội 1100 km, thành phố Hồ Chí Minh 700 km, thành phố Đà Nẵng 350
km...) nhưng là cửa ngõ của khu vực miền Trung và Tây nguyên. ở đây có đường sắt Bắc-
Nam và Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của tỉnh gần 140 km; có Quốc lộ 19 nối cảng
Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, nam Lào và đông bắc Campuchia; có sân bay Phù Cát
là cầu nối hàng không giữa Bình Định với các thành phố khác trong cả nước.
2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội.
Bình Định từng là trung tâm của vương quốc Chămpa cổ (938-1470) với cố đô là
thành Đồ Bàn. Từ năm 1471 đến năm 1602 mang tên phủ Hoài Nhơn. Năm 1602 Nguyễn
Hoàng đổi thành phủ Quy Nhơn. Năm 1789 Nguyễn ánh đổi Quy Nhơn thành Bình Định.
Trước năm 1945, Bình Định có 4 phủ (HoàI Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Phước), 3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
huyện (Hoài Ân, Phù Cát, Bình Khê) và thành phố Quy Nhơn. Năm 1947 lập thêm 3
huyện miền núi: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1975 hợp nhất 2 tỉnh Quảng
Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 30/6/1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc
hội khoá VIII đã thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng
Ngãi và Bình Định theo địa giới như trước khi hợp nhất. Hiện nay toàn tỉnh có 11
huyện, thành phố; trong đó có 3 huyện miền núi, 2 huyện trung du, trung tâm tỉnh lỵ là
thành phố Quy Nhơn (đô thị loại II). Hiện nay tỉnh Bình Định có 155 xã, phường, thị
trấn (gồm 127 xã, 16 phường và 12 thị trấn); trong số các xã có 28 xã miền núi (16 xã
vùng cao) và 4 xã đảo, bán đảo.
Bình Định là tỉnh khá đông dân, hiện nay có 1.545.000 người, lực lượng lao động
chiếm hơn 50%, bao gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Bana, Chăm,
Hrê…; trong đó người Kinh chiếm đa số. Dân số phân bổ không đều, mật độ trung bình
là 256,2 người/km2
, cao nhất là thành phố Quy Nhơn 1178,4 người/km2
, thấp nhất là
huyện Vân Canh 30,1 người/km2
. [20, tr.2].
Bình Định là một tỉnh còn nghèo có cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp-dịch vụ. Trong
thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã ra sức phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế-xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế liên tục tăng trưởng
năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng các ngành công
nghiệp, dịch vụ; năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP chiếm 42,2%, công
nghiệp-xây dựng chiếm 22,8%, dịch vụ chiếm 35,0%; năm 2005 tỉ lệ tương ứng là 37,1%-
28,6%-34,3%. Tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm là 9%; năm 2005 GDP gấp 1,54
lần năm 2000; GDP bình quân đầu người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 361 USD năm
2005. Bình Định hiện có khu công nghiệp tập trung Phú Tài hoạt động có hiệu quả, đặc biệt
có khu kinh tế mở Nhơn Hội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhìn chung
tình hình kinh tế có sự phát triển nên đời sống của nhân dân có sự cải thiện đáng kể.
Người dân Bình Định có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết
dũng cảm trong đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công của các thế lực phong kiến và kẻ
thù xâm lược. Bình Định có bề dày lịch sử lâu đời với văn hoá Sa Huỳnh, đã từng là cố đô
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của vương quốc Chămpa, di sản còn lưu lại là các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc
đáo. Văn hoá dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng: bài chòi, hát
tuồng... Bình Định có truyền thống thượng võ, cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn
vào giữa thế kỷ XVIII với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Người Bình Định có truyền thống hiếu học. Đầu thế kỷ XX, trường Quốc Học
Qui Nhơn là điểm sáng về truyền thống học tập nơi xuất thân các nhà khoa học nổi tiếng
tiêu biểu như Lê Văn Thiêm, Nguyễn Đình Tứ, Đặng Hữu..., những nghệ sỹ lừng danh
tiêu biểu như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn...; Bình Định “chẳng những là đất
võ mà còn là đất văn nữa ”.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được
quan tâm, lĩnh vực y tế dự phòng, tiêm chủng, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, khám chữa bệnh
có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư và nâng cấp. Hoạt
động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân được chú ý phát triển.
Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện với chính sách đầu tư
phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đào tạo nghề. Mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn
2,2 vạn lao động. Số hộ nghèo mỗi năm giảm bình quân 2%, năm 2005 còn 4,68%; đã
cơ bản xoá nhà thô sơ. Các hoạt động xã hội, từ thiện, chăm sóc người có công với nước
đạt kết quả khá.
2.1.2. Một số tình hình về giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Định
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quy Nhơn chỉ có 2 trường công
(trường College Quy Nhơn chung cho các tỉnh miền nam Trung bộ và trường
Elémantaire đến lớp 3) và một số trường tư thục; ở mỗi huyện có một trường tiểu học, ở
mỗi làng có trường làng vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 do hương sư dạy.
Ngay sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hưởng ứng lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào chống giặc dốt được phát động rộng rãi và chỉ sau
một năm, trong tỉnh có hàng vạn người biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Trong 9 năm
kháng chiến, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bình Định tuy gặp khó khăn nhưng vẫn
tiếp tục được Đảng và chính quyền các cấp quan tâm với nhiều hình thức học tập, đặc biệt
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tạo nên phong trào thi đua yêu nước sôi
nổi của toàn dân.
Từ tháng 7 năm 1954 đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
(30/4/1975), hệ thống giáo dục ở tỉnh Bình Định do chính quyền Sài Gòn quản lý, đã
biến giáo dục trở thành công cụ nô dịch và lệ thuộc nước ngoài, thực hiện chủ nghĩa
thực dân mới, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược lâu dài của đế quốc Mỹ với mục
tiêu đào tạo những người phục vụ trong bộ máy chính quyền Mỹ-Nguỵ. Trong vùng giải
phóng của cách mạng lúc bấy giờ, bên cạnh phong trào thi đua giết giặc, hăng hái sản
xuất phục vụ kháng chiến, việc học tập cũng được Đảng quan tâm, nhiều lớp học tập
trung, bổ túc văn hoá được tổ chức, tạo nên một phong trào hoạt động sôi nổi và rộng
khắp trong toàn tỉnh.
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử , cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới: cả nước
độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hoà vào bối cảnh đó, công tác giáo dục-
đào tạo của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng đã phát triển cả về qui
mô, hình thức và chất lượng. Nhân dân trên tất cả các vùng miền có điều kiện học tập để
nâng cao sự hiểu biết, thực sự vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, tham gia
tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Luật Giáo dục (1998), giáo
dục nước ta tiếp tục được đề cao và có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt quan điểm giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
toàn quốc của Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Trung ương 6 và 9 (Khóa IX). Đây có thể
coi là mốc son đánh dấu cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo nước nhà trong
thời kỳ mới nhằm đáp ứng cho yêu cầu về nguồn nhân lực để tiến hành sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực biện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh..
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thể chế hóa bằng Luật Giáo dục của Quốc
hội và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gian qua, tỉnh Bình Định đã tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục phát triển đều khắp,
góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức và thực hiện ấy được thể hiện là Tỉnh ủy đã có
nhiều nghị quyết và chỉ thị, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và
đào tạo để áp dụng phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Đến nay, qui mô giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định được phát triển ở tất cả
các ngành học, cấp học trên các vùng miền của tỉnh, năm 2000 đạt mức bình quân 3,5
người dân có 1 người đi học. Tỉnh Bình Định đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra
và công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào tháng 7/1998 và hoàn thành phổ
cập trung cập cơ sở vào tháng 5/2004. Mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực
được nâng lên.
Các đặc điểm về tự nhiên kinh tế-xã hội và một số tình hình chung về giáo dục
và đào tạo được nêu trên đã có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật về
giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay.
Về mặt thuận lợi, tích cực: Đó là vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc giao lưu;
truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh;
truyên thống thượng võ và hiếu học của người dân Bình Định; là sự ổn định về chính trị
và phát triển về kinh tế-xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện…đã có những ảnh
hưởng tích cực đối với việc thực hiện giáo dục pháp luật về đào tạo.
Về mặt hạn chế, trở ngại: Đó là địa hình khá phức tạp, địa bàn rộng, dân cư
đông, nhưng lại phân bố không đều; tình hình kinh tế-xã hội có phát triển nhưng còn
chậm; thói quen và ý thức pháp luật của nhân dân chưa cao…đã có ảnh hưởng làm hạn
chế việc thực hiện pháp luật nói chung và về giáo dục và đào tạo nói riêng.
2.2. thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định
trong thời gian qua
2.2.1. Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục
và đào tạo ở tỉnh Bình Định.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Về phát triển hệ thống trường lớp
Trong những năm vừa qua, các cấp uỷ đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định đã
quan tâm lãnh đạo trong việc củng cố và ổn định hoạt động ngành giáo dục mầm non.
Năm học 2000-2001 toàn tỉnh có 17 nhà trẻ và 148 nhóm trẻ thì năm học 2004-2005 có
156 nhóm trẻ (từ năm 2002-2003 không có chuyên nhà trẻ). Về mẫu giáo trong năm
2000-2001 có 146 trường với 1619 lớp – 42360 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 173
trường với 1632 lớp – 40543 học sinh. Cơ cấu trường mầm non hiện nay có 26 công lập,
134 bán công, 13 tư thục. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm xây dựng các trường mầm
non trọng điểm (tỉnh:1; huyện, thành phố:11) để chỉ đạo rút kinh nghiệm.
Nhận thấy rằng ngành giáo dục mầm non bước đầu đã được khôi phục sau một
thời gian dài giảm sút nghiêm trọng; đặc biệt từ khi có Quyết định 161/2002/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã có nhiều cố gắng để xoá “xã trắng” về
giáo dục mầm non. Đến nay, bình quân mỗi xã, phường, thị trấn trong tỉnh có ít nhất 1
trường mầm non nhưng lại phân bố không đều; cao nhất là thành phố Quy Nhơn: 35
trường/20 phường, xã; thấp nhất là huyện An Lão: 3 trường/9 xã.
Trong thời gian qua, ngành học phổ thông của tỉnh Bình Định đã thực hiện việc
phát triển trường lớp khá tốt: Củng cố các trường hiện có, chia tách các trường tiểu học
có quy mô lớn thành các trường có quy mô vừa phải, tách trường trung học cấp 2,3
thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông riêng để dễ quản lý và thực hiện
các hoạt động giáo dục, xây dựng thêm trường mới ở các địa bàn có dân cư khá tập
trung…
Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 233 trường tiểu học với 5876 lớp-201.200 học
sinh, thì đến năm học 2004-2005 có 247 trường với 5184 lớp-158.100 học sinh. Bậc tiểu
học có số trường tăng nhưng số lớp và số học sinh giảm đáng kể do thực hiện phổ cập
tiểu học đúng độ tuổi và thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.
Giáo dục bậc trung học có sự phát triển đáng kể với số lượng lớp và học sinh đều
tăng hàng năm. Trong năm học 2000-2001, trung học cơ sở có 99 trường - 2441 lớp -
104.600 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 117 trường - 3298 lớp - 143.100 học sinh.
Đối với trung học phổ thông, năm học 2000-2001 có 45 trường - 877 lớp - 41.900 học
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sinh, thì năm học 2004-2005 có 46 trường - 1137 lớp - 53.600 học sinh. Về cơ cấu các
trường phổ thông không có trường bán công và tư thục đối với tiểu học và trung học cở
sở; bậc trung học phổ thông có 32 trường công lập và 14 trường bán công. Học sinh
trung học cơ sở đạt 92,4% so với số dân trong độ tuổi (11-14 tuổi); học sinh trung học
phổ thông đạt 50,1% so với số dân trong độ tuổi (15-17 tuổi). Số lượng học sinh ngoài
công lập ở trung học phổ thông chiếm 46%.
Qua số liệu trên cho thấy bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có 1,5 trường tiểu
học; mỗi xã đồng bằng, phường, thị trấn có 1 trường trung học cơ sở; mỗi huyện, thành
phố có 4 trường trung học phổ thông. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đối với việc học
tập của học sinh.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp, trước ngày giải phóng (30/4/1975) hệ thống
giáo dục chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định chỉ có hai trường chuyên nghiệp đó là trường
Kỹ thuật Quy Nhơn và trường Sư phạm Bình Định. Sau ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân tỉnh, hệ thống các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định được hình thành và phát
triển khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:
- Một trường Đại học Sư phạm (từ năm 2004 đến nay là Đại học Quy Nhơn- đào tạo
đa ngành), một trường Cao đẳng Sư phạm, 04 trường trung học chuyên nghiệp (trong đó có
một lớp đào tạo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng thuộc Bộ Y tế), 04 trường công nhân kỹ
thuật (trong đó có 03 trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Một trung tâm dạy nghề, 09 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp các
huyện, thành phố và 04 trường trung học có dạy nghề phổ thông; một trung tâm đào tạo
nghiệp vụ giao thông vận tải; một trung tâm giáo dục thường xuyên; 02 trung tâm xúc
tiến việc làm; 04 cơ sở dạy nghề và 11 trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học.
- Một trường chính trị tỉnh và 11 trung tâm chính trị huyện, thực hiện nhiệm vụ
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của tỉnh và huyện.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bên cạnh mạng lưới trường lớp phổ thông như trình bày trên, đối với giáo dục
miền núi và vùng đồng bào dân tộc ít người cũng được các cấp ủy đảng và chính quyền
ở tỉnh Bình Định quan tâm. Hiện nay mạng lưới trường lớp này được bố trí như sau:
- Tại Thành phố Qui Nhơn có 1 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh,
với qui mô từ 280 đến 300 học sinh dân tộc thiểu số của toàn tỉnh.
- Tại huyện Vân Canh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có
240 học sinh nội trú và 210 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 trường tiểu học
bán trú nhô (có lớp 6 và lớp 7) tại xã Canh Liên, với qui mô 65 học sinh bán trú.
- Tại huyện Vĩnh Thạnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có
220 học sinh nội trú và 65 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 2 trường tiểu học
bán trú nhô tại 2 xã Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim cho học sinh trung học cơ sở của 2 xã này
với qui mô 240 học sinh bán trú.
- Tại huyện An Lão có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 210
học sinh nội trú và 460 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 trường bán trú dân
tộc thiểu số cấp trung học cơ sở ở xã An Toàn (trung học cơ sở Đinh Nỉ) cho học sinh 2
xã An Vinh và An Dũng, qui mô 400 học sinh bán trú.
- Tại huyện Hoài Ân có 1 trường trung học phổ thông Hoài Ân có lớp nội trú và
bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, với qui mô 65 học sinh nội và 80 học sinh bán trú
cấp trung học cơ sở. Có 1 trường trung học cơ sở (Ân Nghĩa) có bán trú cho 40 học sinh
dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở cho con em của đồng bào dân tộc 2 xã vùng cao
Đắk Mang và Bók Tới.
Đối với giáo dục mầm non trong toàn tỉnh hiện có có 15 xã và cụm xã miền núi,
với 65 lớp mẫu giáo có 1.600 cháu gắn với điểm trường tiểu học ở các bản, làng.
Nhìn chung việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo
ở tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng và đạt đựơc những thành tích đáng kể. Đó là một hệ
thống giáo dục được xây dựng khá hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng đã được hình thành
với đầy đủ các cấp học, trình độ đào tạo và phương thức giáo dục; qui mô trường lớp được
mở rộng và được trải đều trên các vùng miền của tỉnh, tạo điều kiện cho việc học tập của
nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội và đất nước và
của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục vàđào
tạo ở tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngành học mầm non tuy có
nhiều cố gắng nhưng mạng lưới trường lớp chưa phủ kín hết các thôn, bản; tỷ lệ huy
động các cháu vào nhà trẻ và mẫu giáo còn thấp so với số dân trong độ tuổi và chỉ tiêu
chung của cả nước; cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Ngành học phổ thông phát triển khá
đều khắp nhưng qui mô còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng cho nhu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hệ thống các
trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
kinh tế-xã hội của tỉnh; qui mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn nhỏ
bé, chưa cân đối giữa các ngành học, cấp học, chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực
cho sự phát triển của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới
2.2.2 Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục
và đào tạo ở tỉnh Bình Định
Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo là những
nội dung mà các đơn vị trường học, cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân phải
thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ gồm những nội dung cơ bản:
Công tác tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chương trình giáo dục luôn được tập trung chỉ đạo thực hiện. Việc tổ chức giảng
dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình là hoạt động cơ
bản trong nhà trường và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, các
cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh Bình Định đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm
túc những qui định về chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
- Ngành học mầm non đã tổ chức thực hiện chu đáo chương trình nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Các hoạt động chung là tổ chức đón, trả trẻ; chăm sóc
giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; quản lý sức khỏe và an toàn cho trẻ; hoạt
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
động vui chơi; hoạt động học tập; hoạt động lao động; tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi
tham quan. Ngoài ra, các trường bán trú, nội trú còn hoạt động tổ chức ăn, ngủ cho trẻ.
Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Bình Định đã chú ý nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tham gia phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng
trẻ gia đình cho ông bà, cha mẹ các cháu và cộng đồng. Tất cả các Phòng Giáo dục- Đào tạo
đều chỉ đạo các trường mầm non đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi. Các chuyên
đề giáo dục mầm non được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn thông qua
việc dạy linh hoạt, lồng ghép, tích hợp và các hội thi của giáo viên và học sinh.
Nhìn chung, chất lượng giáo dục mầm non được giữ vững và có mặt tiến bộ thông
qua việc thực hiện có hiệu quả các chuyên đề và đổi mới nội dung phương pháp giáo dục
trẻ. Công tác chăm sóc-nuôi dưỡng-bảo vệ sức khoẻ cho trẻ được duy trì tốt với nội dung
trọng tâm là nâng cao chất lượng bữa ăn, tăng cường về sinh, tiêm chủng mở rộng, khám và
theo dõi sức khoẻ định kỳ cho các cháu. Tỉ lệ suy dinh dưỡng hiện nay là 12,3%.
- Ngành học phổ thông thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục
và đào tạo một cách nghiêm túc như chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và biên chế năm học, các
trường xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự ổn định học tập, phù hợp tâm sinh lý lứa
tuổi, bảo đảm quyền lợi của học sinh trong học tập và rèn luyện.
Các hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các
môn bắt buộc và tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thực hiện hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà
trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học nghệ thuật, thể dục
thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưa văn hóa; các hoạt động môi
trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện
phù hợp với đăc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
Kết quả của việc thực hiện những qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và
đào tạo trong thời gian qua của ngành học phổ thông ở tỉnh bình định cho thấy kết quả hàng
năm chất lượng đại trà ở các cấp học phổ thông được giữ vững và có mặt tiến bộ hơn nhất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
là các môn khoa học tự nhiên. Chất lượng mũi nhọn được nâng lên đáng kể; số học sinh
chăm ngoan, khá giỏi tăng, số lượng học sinh có hạnh kiểm trung bình và học lực yếu
kém giảm.
Hiệu quả đào tạo các cấp học:
Cấp học
Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học
1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004
Tiểu học
81,2% 83,3% 86,4% 88,0% 90,0%
Trung học
cơ sở 57,9% 52,4% 64,1% 67,0% 70,0%
Trung học
phổ thông 73,8% 76,1% 72,0% 75,0% 78,0%
Nguồn: Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Định
Vấn đề giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đã được các cấp quản lý giáo dục có nhiều
cố gắng trong việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục. Công tác giáo
dục chính trị, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng cho các
học sinh được nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm tổ chức dưới nhiều hình
thức đa dang và phong phú. Công tác giáo dục quốc phòng đã được quan tâm đúng mức;
đội ngũ giáo viên quốc phòng đang được chuẩn hóa và tăng cường; nội dung giáo dục quốc
phòng đã được thực hiện ở tất cả các trường trung học phổ thông trong tỉnh. Ngành giáo
dục đã chủ trương phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể như Tư pháp, Công an,
Tỉnh đoàn, Bưu điện… triển khai các chương trình lồng ghép về giáo dục dân số, giáo dục
môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội…
đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hóa, hình thành nhân cách
cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Công tác giáo dục hướng nghiệp được quan tâm hơn trước, số học sinh học nghề
phổ thông tăng hàng năm, công tác tư vấn hướng nghiệp đã được thực hiện ở một số địa
phương có kết quả tốt.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Riêng việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa các lớp 1,2,3
(tiểu học) và các lớp 6,7,8 (trung học cơ sở) theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10
của Quốc hội, Chỉ thị số 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo kế hoạch của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tỉnh Bình Định đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo đổi mới chương trình
và sách giáo khoa từ tỉnh đến huyện, thành phố; cử cán bộ cốt cán đi dự các lớp tập
huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và hướng dẫn trực tiếp cho giáo viên dạy các
lớp thay sách, cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục - Đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở trong toàn tỉnh; chuẩn bị điều kiện về cơ sở
vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị để thực hiện đổi mới chương trình và thay
sách giáo khoa đạt hiệu quả; thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc, sơ kết rút kinh
nghiệm trong quá trình chỉ đạo. Nội dung chương trình các lớp thay sách giáo khoa ở
ngành học phổ thông khá phù hợp, nên học sinh tiếp thu bài tương đối tốt, đặc biệt chất
lượng bộ môn tiếng Việt của học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có tiến bộ.
- Giáo dục thường xuyên, công tác bổ túc văn hóa được tăng cường quản lý và
chỉ đạo về mọi mặt. Hiện có 16 đơn vị được Sở Giáo dục - Đào tạo giao nhiệm vụ dạy
bổ túc văn hóa. Hàng năm số lượng học sinh học các lớp bổ túc văn hoá trong toàn tỉnh
khoảng 2.500 người, trong đó số lượng học viên bổ túc trung học phổ thông chiếm tỷ lệ
cao (90%). Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh chỉ đạo các trường, trung tâm có dạy bổ túc văn
hóa tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng nền nếp và dạy học, thực hiện đầy đủ
nghiêm túc qui chế chuyên môn, chương trình qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hệ thống các trung tâm ngoại ngữ, tin học được củng cố và mở rộng. Tăng cường
thanh tra chuyên môn, tổ chức thi ngoại ngữ, tin học theo đề thống nhất của Sở; tổ chức thi
đầu vào, đầu ra các lớp đại học từ xa, tại chức…, thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa chặt chẽ…
Nhìn chung, hoạt động và chất lượng của giáo dục thường xuyên chuyển biến rõ rệt.
Việc thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo trong
giáo dục chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã có cố gắng đáng kể. Các
trường trung học chuyên nghiệp, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp đã thực
hiện việc điều chỉnh chương trình từng bộ môn cho phù hợp với những chương trình khung
của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành, đổi mới nội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dung và phương thức giảng dạy sát với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tình hình kinh
tế – xã hội của địa phương, chú trọng việc rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh.
Ngoài loại hình đào tạo chính qui, các trường, các trung tâm còn liên kết với các trường
đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo thêm nhiều ngành nghề mới, góp
phần đào tạo đội ngũ nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Công tác quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên được chú ý thực hiện một cách chu đáo.
Nhận thức rằng đây là lực lượng nòng cốt, chủ lực mang tính quyết định trong việc thực
hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, do đó các cấp ủy đảng và
chính quyền ở tỉnh Bình Định đã quan tâm xây dựng và quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Số lượng và chất lượng của đội ngũ này ngày một tăng lên đáp ứng được
yêu cầu giảng dạy và quản lý đối với công tác giáo dục ở tỉnh nhà. Tính đến năm 2004-
2005, toàn tỉnh có 14.796 giáo viên, trong đó nhà trẻ: 252, mẫu giáo:,722, tiểu học:
6048, trung học cơ sở: 4726, trung học phổ thông: 1623, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề: 389 [20, năm 2004]. Tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ở giáo dục mầm
non là: 82,2%, tiểu học là: 91,1%, trung học cơ sở: 98,3%, trung học phổ thông 99,8%.
Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm đào tạo và tuyển dụng giáo viên các bộ môn họa, thể dục,
tin học, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ theo tinh thần
Nghị quyết 40/200/QH40 của Quốc hội. Công tác xây dựng Đảng trong nhà trường
được đặc biệt quan tâm. Đến nay toàn ngành có 4379 đảng viên, chiếm tỷ lệ 25% trên
tổng số cán bộ, giáo viên trong toàn ngành giáo dục của tỉnh Bình Định.
Công tác quản lý đội ngũ nhà giáo thực hiện khá tốt trong nhiều khâu, từ việc đào
tạo, bồi dưỡng, phân công công tác, đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện
các chế độ, chính sách… đều tiến hành chu đáo, đảm bảo nguyên tắc phân cấp quản lý,
chặt chẽ trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đề bạt…
Công tác tuyển sinh và quản lý người học được các trường, cơ sở đào tạo thực
hiện nghiêm túc đúng qui định và có nền nếp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, trường sở,
trang thiết bị được chú ý, công tác quản lý tài chính được chấp hành tốt theo qui định
của Nhà nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường phục vụ yêu cầu dạy và học tập được chú
ý. ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án sử dụng đất đai phục vụ phát
triển ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010, là cơ sở pháp lý để các trường
học chủ động trong việc sử dụng đất đai phục vụ cho nhu cầu phát triển trường lớp, xây
dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia…Trong vài năm trở lại đây, hàng
năm có khoảng 500 phòng học mới được đưa vào sử dụng (năm học 2003-2004: 513
phòng; năm học 2004-2005: 500 phòng). Đến nay, toàn tỉnh đã đảm bảo phòng học cho
các cấp học, không còn lớp học ca 3. Tỷ lệ lớp/phòng học đối với từng cấp học: tiểu
học: 1,23 lớp/phòng; trung học cơ sở: 1,37 lớp/ phòng; trung học phổ thông: 1,19 lớp/
phòng [62, tr.3].
Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được các cấp của tỉnh Bình Định quan tâm
thực hiện. Đến nay số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh là 67 trường, trong đó
có 50 trường tiểu học (chiếm 20,2%), 17 trường trung học cơ sở (chiếm 14,5%). Theo
tính toán chung toàn tỉnh có khoảng 50% số trường học đảm bảo quy định về diện tích
đất, khoảng 25% số trường có đủ phòng học chức năng, phòng thí nghiệm, thư viện theo
yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia.
Sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên và học sinh các cấp học và đặc biệt là các
loại sách phục vụ cho nhu cầu thay sách cũng được cung cấp đầy đủ và kịp thời. Các
điều kiện và thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các trang thiết bị cho thư viện trong
trường phổ thông đã có sự cải thiện đáng kể và đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị dạy học tối
thiểu theo danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay 100% trường trung học phổ
thông của tỉnh đã có 2 máy vi tính nối mạng Internet. Một số trường trung học cơ sở và
tiểu học đạt chuẩn quốc gia được Sở Giáo dục - Đào tạo cấp máy vi tính nối mạng
Internet.
Qua tình hình thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã thực sự làm cho giáo dục và đào tạo của tỉnh
nhà chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa hoạt động
giáo dục - đào tạo đi đúng quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện mục
tiêu nâng cáo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng toàn dân cho đất nước và tỉnh nhà.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tuy nhiên việc thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo
còn những hạn chế, đó là: Giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ đến nhà trẻ và mầm non còn thấp
so với dân trong độ tuổi, điều kiện giáo dục chăm sóc, giáo dục trẻ còn thiếu đồng bộ,
cơ sở vật chất còn nghèo nàn. “Chất lượng chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục trẻ ở vùng
nông thôn, miền núi còn hạn chế,tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao so với yêu
cầu” [63, tr.8]. Giáo dục bậc tiểu học còn những mặt hạn chế, tỷ lệ giáo viên chưa đạt
chuẩn còn nhiều, một bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực, không đáp ứng yêu cầu
đổi mới của giáo dục hiện nay. Chất lượng giáo dục phổ thông nhìn chung không đồng
bộ giữa các vùng miền, hạn chế nhất là vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. “Chất
lượng giáo dục toàn diện ở phổ thông và hiệu quả đào tạo còn thấp, còn chênh lệch giữa
các vùng miền trong tỉnh…” [63, tr.9]. Chất lượng đào tạo của các trường trung học
chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, các trung tâm, các luyện thi
còn lúng túng ít hiệu quả, công tác xã hội hóa còn những biểu hiện phiến diện, chỉ thiên
về huy động sự đóng góp tài lực của nhân dân.
2.2.3 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào
tạo ở tỉnh Bình Định
Thực hiện Luật giáo dục năm 1998 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền ở tỉnh Bình Định để tổ chức thực hiện
những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên một số nội dung sau:
Trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, ủy
ban Nhân dân tỉnh đã ra Quyết định Số 224/QĐ-UB ngày 19/1/2001 “Phê duyệt đề án
qui hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010”;
Quyết định số 93/2001/QĐ-UB ngày 14/9/2001 “Phê duyệt mạng lưới trường chuyên
nghiệp dạy nghề tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2010”; các quyết định về: Điều chỉnh
mạng lưới trường học cho học sinh dân tộc thiểu số; phê duyệt đề án phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2004-2010... Ngoài ra Uỷ ban nhân dân tỉnh còn ra Quyết định số
99/2001/QĐ-UB ngày 01/10/2001 “Phê duyệt đề án qui hoạch sử dụng đất đai phục vụ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phát triển ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010”, Quyết định “về chương
trình kiên cố hóa trường lớp ngành giáo dục - đào tạo giai đoạn 2003 - 2010”…
- Việc ban hành văn bản pháp qui về giáo dục và đào tạo.
Hàng năm trên cơ sở nội dung chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
nhiệm vụ năm học và tình hình kinh tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra các văn
bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học với những nội dung cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn, trong
năm học 1999 - 2000, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị số 19/1999/CT-UB ngày
26/8/1999 “Về việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục trong năm học 1999 -
2000”. Đây là sự thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với ngành giáo dục - đào
tạo, nhắc nhở động viên cán bộ, giáo viên và học sinh tích cực hơn nữa trong giảng dạy
và học tập, đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền và đoàn thể có trách nhiệm quản lý,
phối hợp với ngành giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là trách nhiệm của các
cấp ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân,
ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, chủ tịch ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng, các sở, ban, đoàn thể… theo
chức năng và trách nhiệm của mình có kế hoạch thực hiện tốt chỉ thị này, bảo
đảm thực hiện nhiệm vụ năm học 1999-2000, góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tỉnh nhà và đất nước [81,tr.3].
Về chế độ ưu đãi đối với ngành giáo dục - đào tạo ủy ban nhân dân tỉnh đã ra
Quyết định số 74/1998/QĐ-UB ngày 26/8/1998 “Về một số chế độ ưu đãi cho cán bộ,
giáo viên, học sinh của ngành giáo dục - đào tạo Bình Định”; chính sách đối với loại
trường đặc thù có Quyết định số 40/2001/QĐ-UB ngày 24/5/2001 “Về việc ban hành
qui định tạm thời một số chính sách, chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh của trường trung học phổ thông chuyên Lê Quí Đôn thuộc tỉnh Bình Định.
Chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, ủy ban nhân
dân tỉnh đã ra Chỉ thị Số 13/1998/CT-UB ngày 12/5/1998 “Về việc đẩy mạnh công tác phổ
cập giáo dục trung học cơ sở từ nay đến năm 2000”; Chỉ thị số 33/1998/CT-UB
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngày 05/12/1998 “về việc duy trì, củng cố và phát triển thành quả về xóa mù chữ và phổ
cập giáo dục tiểu học”.
Nhằm chấn chỉnh và định hướng đối với việc dạy thêm, học thêm, ủy ban nhân
dân tỉnh đã ra Quyết định số 159/1999/QĐ-UB ngày 15/10/1999 “bổ sung một số biện
pháp tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm”.
Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh được thành lập, ủy ban nhân dân
tỉnh có Quyết định số 58/1999/QĐ-UB ngày 06/5/1999 “ban hành quy định tạm thời tổ
chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định”.
Chính sách đối với cán bộ, giáo viên, Uỷ ban nhân dân tỉnh có Quyết định số
61/1999/QĐ-UB ngày 07/5/1999 “ban hành quy định tạm thời việc luân chuyển giáo
viên tỉnh Bình Định”.
Để củng cố và tăng cường công tác quản lý giáo dục - đào tạo, Uỷ ban nhân dân
tỉnh đã ban hành Quyết định số 874/QĐ-UB ngày 21/3/1994 quy định chức năng, nhiệm
vụ và tổ chức bộ máy Sở Giáo dục - Đào tạo; theo đó, Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan
chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh giúp ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà
nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở địa phương bao gồm các ngành học: giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc, giáo dục chuyên nghiệp với các loại
hình đào tạo: Quốc lập, dân lập, bán công, tư thục theo đường lối, chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về cơ cấu tổ chức Sở Giáo dục - Đào tạo gồm các phòng chức năng: Phòng tiểu học -
mầm non, Phòng trung học phổ thông, Phòng Kế hoạch - tài chính, Phòng Tổ chức cán
bộ, Phòng Hành chính - tổng hợp, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, thanh tra Sở.
Tại các huyện, thành phố trong tỉnh có 11 Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo
dục - Đào tạo là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, giúp Uỷ
ban nhân dân trong việc quản lý nhà nước về giáo dục ở huyện, thành phố bao gồm
ngành học mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học bậc trung học cơ sở; đồng
thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo. Để thực hiện
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhiệm vụ, mỗi Phòng Giáo dục - Đào tạo có các bộ phận và số cán bộ cần thiết theo quy
định của pháp luật. Các đơn vị trường học của các ngành học, các cơ sở giáo dục được
thành lập theo quy định của pháp luật đều được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ nhà
trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như: Điều lệ trường mầm non, Điều lệ
trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, Điều lệ trường trung học chuyên nghiệp...
Thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, Uỷ ban nhân dân
tỉnh đã có Quyết định số 2680/QĐ-UB ngày 29/7/2002 phân cấp quản lý nhà nước cho
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc quản lý toàn diện các trường mầm non,
trường tiểu học, trường trung học cơ sở và đơn vị Phòng Giáo dục - Đào tạo đóng trên
địa bàn huyện, thành phố.
Nhìn lại trong thời gian qua, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu liên quan đến
giáo dục và đào tạo làm cho ngành giáo dục - đào tạo tỉnh nhà hoạt động có hiệu quả.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vấn đề
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã được các cấp ủy và
chính quyền tỉnh Bình Định quan tâm tổ chức để nâng cao nhận thức về chính trị, hiểu biết
về pháp luật cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hỗu hết cán bộ, giáo viên
các cấp được tham gia học tập bồi dưỡng chính trị, nghiên cứu tìm hiểu về đường lối, chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của tỉnh
đảng bộ Bình Định... Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
được đặc biệt chú ý và đạt nhiều kết quả trong việc chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội ngũ
giáo viên. Năm học 1999-2000 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mầm non là 39,6%, tiểu học
79,6%, trung học cơ sở 94,0%, trung học phổ thông 99,0%, thì đến năm học 2003-2004 “tỷ
lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn giáo dục mầm non là 82,2%, tiểu học là 91,0%, trung học cơ
sở là 98,3%, trung học phổ thông là 99,8%” [62, tr.3]. Việc đào tạo giáo viên họa, thể dục,
tin học, kỹ thuật cũng được quan tâm thích đáng.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được tổ chức thường xuyên, chu đáo,
đặc biệt là về nội dung và phương pháp giảng dạy các lớp thay sách, thực hiện đổi mới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chương trình, sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 (tiểu học) và lớp 6, 7, 8 (trung học cơ sở) theo
Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện
theo kế hoạch và đúng pháp luật. Trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo
dục - đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm một cách đáng kể cả về mặt tổ
chức biên chế đến việc cấp kinh phí, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm
tra. Việc xây dựng bộ máy và cán bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh
tra từ Sở đến Phòng Giáo dục - Đào tạo như: chuẩn hóa về trình độ và năng lực của
thanh tra viên phải là cán bộ quản lý hoặc giáo viên dạy giỏi từ huyện trở lên, có uy tín
và có tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, số lượng thanh tra viên ở Sở Giáo dục - Đào
tạo: 04 chuyên trách và 60 kiêm nhiệm; ở Phòng Giáo dục - Đào tạo: 11 chuyên trách và
378 kiêm nhiệm.
Thực hiện nội dung thanh tra giáo dục khá đa dạng như thanh tra công tác quản
lý, thanh tra chuyên đề (về công tác quản lý tài chính; việc dạy thêm, học thêm, sử dụng
văn bằng, chứng chỉ, công tác tuyển sinh...), thanh tra giáo viên. Qua thanh tra, kiểm tra
đã chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, giúp cho các đơn vị khắc phục để tiến bộ. Hàng
năm tiến hành thanh tra toàn diện 03 Phòng Giáo dục - Đào tạo, 05 trường trung học
phổ thông, 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 01 trường trung học chuyên
nghiệp, 45 trường mầm non, 55 trường tiểu học, 32 trường trung học cơ sở; thanh tra
giáo viên mầm non 500 người, tiểu học 1.350 người, trung học cơ sở 960 người, trung
học phổ thông 200 người.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp quan tâm giải quyết theo đúng quy
định của pháp luật. Chẳng hạn trong năm học 2003 - 2004, Sở Giáo dục - Đào tạo nhận
được 12 đơn, trong đó đã giải quyết 04 theo thẩm quyền, chuyển kịp thời đến cấp có
thẩm quyền 03, chuyển khiếu nại 02, tố cáo 03.
Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện những trường hợp vi phạm trong quản lý tài
chính, quản lý chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn... được xử lý nghiêm minh,
kịp thời, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng dạy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và học. Điển hình trong năm học 2000 - 2001 đã xử lý kỷ luật gồm: khiển trách: 10;
cảnh cáo: 09, hạ ngạch: 01, cách chức: 01, buộc thôi việc: 01.
Công tác sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng được thực hiện một cách thường
xuyên. Trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo luôn gắn liền
với việc tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm. Công việc này được
tiến hành chu đáo và trở thành nền nếp.
Trong năm năm qua, kể từ năm học 2000 - 2001 đến nay, với sự phấn đấu trong
công tác và giảng dạy, ngành giáo dục tỉnh Bình Định đã được các cấp khen thưởng
gồm: Huân chương lao động: 04, cờ thi đua Chính phủ: 03, bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ 46, Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo: 222, Huy chương vì sự nghiệp
giáo dục - đào tạo: 1534, Cờ thi đua của UBND tỉnh: 21, Bằng khen của UBND tỉnh:
808...
Trong 5 năm học từ năm học 2000-2001 đến nay, phong trào thi giáo viên dạy
giỏi các cấp được duy trì và tổ chức thường xuyên với kết quả như sau: mầm non: 30
người; tiểu học: 50 người, trung học cơ sở: 56 người, trung học phổ thông: 105 người,
trung học chuyên nghiệp: 19 người. Riêng năm học 2003-2004, ngành giáo dục tỉnh
Bình Định được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen về thành tích xuất
sắc trong việc triển khai kết nối Internet cho các trường trung học phổ thông trong toàn
tỉnh.
Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong
thời gian qua đã có những nét nổi bật, có ý nghĩa tích cực và tầm quan trọng đặc biệt trong
việc đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào cuộc sống xã hội, thúc đẩy các hoạt động
giáo dục và đào tạo trở nên sinh động và hiệu quả hơn, làm cho xã hội nhận thấy được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo ỏ
tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh
Bình Định trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế bất cập, đó là: Công tác quản lý các
hoạt động giáo dục - đào tạo của các cấp có mặt còn trì trệ, còn nặng về kinh nghiệm chủ
nghĩa, chưa thật sự đổi mới và sáng tạo, hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới; một
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
số văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời; việc kiểm tra, đôn đốc
bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật vẫn chưa được coi trọng đúng mức; công tác
thanh tra vẫn còn bất cập, đặc biệt là công tác thanh tra chuyên môn, chậm phát hiện và
thiếu kiên quyết trong xử lý và khắc phục các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong
ngành giáo dục; việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục - đào
tạo với các cấp, các ngành khác trong tỉnh chậm được thể chế hóa; công tác bồi dưỡng
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục tuy được quan tâm, song hiệu quả và chất lượng còn thấp. "Quản lý nhà nước
về văn hóa, y tế, giáo dục, lao động xã hội nhiều mặt còn yếu" [5, tr.24].
2.2.4. Nguyên nhân của những kết quả, tồn tại và một số kinh nghiệm
2.2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian
qua đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả đạt được trên đây là do các
nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc
hội và Chính phủ; sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền ở địa phương đã đề ra
được nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về
giáo dục và đào tạo. Sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ
biểu hiện trong vòng 10 năm, Ban chấp hành Trung ương đã dành 3 hội nghị chuyên đề
bàn về giáo dục và đào tạo, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục và quyết định nhiều
chủ trương lớn về phát triển giáo dục-đào tạo. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành các chính sách và trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục-đào tạo triển khai thực hiện
các chủ trương của Đảng và Quốc hội.
Khẳng định rằng những kết quả đạt được của việc thực hiện pháp luật về giáo
dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua là các cấp ủy đảng đã có nhận thức
đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc
thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Các cấp uỷ đảng đã coi việc nâng cao chất
lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo là nguyên tắc quản lý các hoạt động xã hội, là
hình thức tốt nhất để đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào đời sống thực tiễn, nhằm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Từ đó, đã kịp thời lãnh đạo các cấp chính quyền, các
đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trong tỉnh tổ chức
thực hiện tốt những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Những kết quả đạt được trên đây còn nhờ có sự quan tâm của các cấp chính
quyền đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Sự quan tâm này được
thể hiện trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về giáo dục và
đào tạo; cấp kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giáo dục-đào tạo; tổ chức các lớp đào
tạo và bồi dưỡng về chính trị , pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý giáo dục; đầu tư về cơ sở vật chất; quyết định các chế độ, chính sách
đãi ngộ; tổ chức công tác thi đua khen thưởng... Đây là nguyên nhân mang tính chỉ đạo,
lãnh đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh
Bình Định trong thời gian qua.
Thứ hai, đó là sự nổ lực, quyết tâm phấn đấu của các cơ quan quản lý, đội ngũ
nhà giáo, và nhân dân trong tỉnh; đồng thời có sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của
các sở ban ngành, mặt trận, đoàn thể các tổ chức trong tỉnh.
Các cơ quan quản lý giáo dục- đào tạo các cấp đã thực hiện tốt chức năng tham
mưu đối với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, chủd dộng trong việc nâng cao
nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện nhữmg qui định của pháp luật về giáo dục
và đào tạo. Bên cạnh đó là sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức và hoạt
động của các sở ban ngành, mặt trận, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội ở tỉnh đối với
ngành giáo dục- đào tạo.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp nhiệt tình, tận tuỵ, có tinh thần
trách nhiệm và cố gắng trong công tác giảng dạy và quản lý. Đội ngũ này không chỉ truyền
đạt các kiến thức chuyên môn mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tưởng cho
học sinh; giải thích các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xã hội và nhân
dân; đặc biệt là đội ngũ giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua những khó
khăn thử thách, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người. Nhân dân trong tỉnh đã ra
sức phát huy truyền thống hiếu học, tích cực phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục
thế hệ trẻ, nhiệt tình trong việc đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở vật chất đảm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bảo cho công tác dạy và học, hăng hái hưởng ứng và tham gia các hoạt động giáo dục
của nhà trường.
Thứ ba, việc chấp hành và vận dụng các quy định của pháp luật về giáo dục và
đào tạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, các cấp quản lý giáo dục được đảm bảo và
phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Những kết quả đạt được của việc thực hiện pháp luật về giáo dục đào tạo ở tỉnh
Bình Định trong thời gian qua ngoài những nguyên nhân như: có đường lối lãnh đạo kịp
thời, đúng đắn của Đảng, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phuơng,
sự phấn đấu nổ lực của các cơ quan quản lý, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, sự hỗ trợ của các sở ban ngành, mặt trận và các đoàn thể, sự tích cực hưởng
ứng của nhân dân trong tỉnh... mà còn nhờ vào việc chấp hành nghiêm túc và sự vận
dụng đúng đắn những quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo của các cấp chính
quyền, các cấp quản lý giáo dục.
Với những thuận lợi và khó khăn do sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế-
xã hội và tính đặc thù của địa hình, dân tộc, các cấp chính quyền ở Bình Định đã chấp
hành nghiêm túc những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, vận dụng một
cách linh hoạt và sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương, nhằm phát huy hiệu quả
cao nhất trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nhiều nơi đã chú trọng việc
phát huy vai trò của những người có uy tín và học vấn trong cộng đồng dân cư, sự
gương mẫu của cán bộ, đảng viên để tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục và
đào tạo ở địa phương. Từ sự chấp hành và vận dụng như vậy nên việc tổ chức và thực
hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng
phấn khởi.
Thứ tư, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ;
tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục được ổn định và phát triển, đời sống nhân dân
đã được cải thiện một bước cả về vật chất và tinh thần.
Trong thời gian qua truyền thống hiếu học của dân tộc đã được phát huy mạnh
mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư. Nhân dân đã
không tiếc tiền của, công sức đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt qua khó
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
khăn, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà trường trong việc thực hiện
phong trào dạy tốt, học tốt. Toàn xã hội không chỉ đóng góp tiền của, công sức mà còn
cả về trí tuệ cho việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, trực tiếp tham
gia và giám sát các hoạt động của giáo dục-đào tạo.
Trên cơ sở tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục được ổn định và phát triển,
đời sống nhân dân được cải thiện một bước đáng kể cả về vật chất và tinh thần, nên sự
đóng góp và hỗ trợ của nhân dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở
tỉnh nhà được biểu hiện sinh động hơn, hiệu quả hơn, từ đó đã góp phần tích cực vào
việc thực hiện, làm cho giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển vững chắc hơn.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định và những kết quả đạt được đáng phấn khởi
nói trên, việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời
gian qua còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do sự tác động của tự nhiên, của tình hình
kinh tế - xã hội và các yếu tố khác đem lại đã làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện
pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý
của chính quyền, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh...với
lòng nhiệt tình cách mạng và sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, của các cơ quan quản lý giáo dục nên sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định
đã vượt qua những khó khăn, trở ngại, tích cực tìm ra những giải pháp, phương thức
thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình, bảo đảm pháp luật về giáo dục và đào tạo
được thực hiện một cách nghiêm túc ở tỉnh Bình Định.
2.2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh
Bình Định trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, tư duy về giáo dục và đào tạo còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu
phát triển của đất nước, cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã
hội và giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế. Đây là nguyên nhân có tính chất tiền đề
làm hạn chế việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời
gian qua.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình
mới, chưa cụ thể hoá kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để
thực hiện tốt các qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng chưa nhận thức một cách đầy đủ để có giải
pháp đối với những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển
giáo dục và đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; giữa việc mở rộng qui mô
trường, lớp giữa các vùng miền với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và
đào tạo; giữa việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và khả năng
hạn hẹp của nền kinh tế địa phương; giữa đầu tư của Nhà nước với đóng góp của nhân
dân; giữa tình trạng phân hoá giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội trong
giáo dục và đào tạo.
Thứ hai, cơ chế quản lý về giáo dục và đào tạo chưa tương thích với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa
phương. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nặng tính quan liêu, chưa thoát
khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ, kinh nghiệm chủ nghĩa. Công tác xây dựng và thực hiện
qui hoạch, kế hoạch về giáo dục-đào tạo còn nhiều bất cập.
Hệ thống chính sách về giáo dục và đào tạo chưa kịp thời được bổ sung, hoàn
chỉnh và còn thiếu hiệu lực. Việc đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước còn dàn trải,
không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo; trong khi đó việc thực
hiện công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện, chưa có chính sách đủ mạnh để huy
động các nguồn đầu tư khác trong xã hội. Chính sách về học phí có nhiều điểm chậm
được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, dẫn đến tình trạng có một số địa phương và nhà
truờng đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xã hội.
Công tác chỉ đạo điều hành còn nhiều yếu kém, bất cập. Các cấp chính quyền ở
nhiều địa phương vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trương và giải
quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục và đào tạo, chưa quan tâm đầy đủ trong việc khắc
phục bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Quản lý của ngành giáo dục
và đào tạo ở các địa phương đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập còn lúng túng,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một mặt chưa tạo điều kiện để các trường phát triển, mặt khác chưa ngăn chặn kịp thời
tình trạng lơị dụng chính sách xã hội hoá về giáo dục nhằm thu lợi bất chính.
Thứ ba, trình độ kiến thức, năng lực nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục còn những mặt hạn chế nhất định. Một số cơ quan quản lý giáo dục
ở các cấp chưa làm tốt chức năng tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền địa
phương, nhất là về mặt quản lý nhà nước, nên còn thiếu những chủ trương, biện pháp cụ
thể, thiết thực và kịp thời để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà được
tiếp tục ổn định và phát triển hơn nữa.
Sự phối hợp trong quản lý giữa các cấp quản lý giáo dục và đào tạo với các ban
ngành liên quan, cũng như sự phối hợp giữa nhà truờng với gia đình và xã hội có lúc
chưa chặt chẽ; tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn,
thiếu thốn và lạc hậu. Việc chấp hành các qui định về chế độ công tác, thực hiện lề lối
làm việc trong cơ quan quản lý giáo dục cũng như trong nhà trường và cơ sở giáo dục
khác chưa thật nghiêm túc; có nơi còn có hiện tượng buông lỏng quản lý về cơ sở vật
chất, tài chính. Việc xử lý kỷ luật đối với các vi phạm những qui định trong hoạt động
giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa triệt để.
Thứ tư, bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, cần kể đến các nguyên
nhân khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập của lĩnh vực giáo dục và đào tạo
tỉnh Bình Định, đó là: Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng
đáp ứng của ngành giáo dục-đào tạo và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh còn
có những hạn chế. Địa hình một số nơi trong tỉnh có nhiều phức tạp, đặc biệt là các
vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... còn những khó khăn
về nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Kinh phí của tỉnh dành cho giáo dục và đào tạo còn hạn
chế so với yêu cầu hoạt động.
Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử ở tất
cả các cấp học, ngành học. Thái độ chưa coi trọng các trường ngoài công lập đã làm hạn
chế việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục-đào tạo. Một số tiêu cực ngoài xã hội
đã thâm nhập vào nhà trường và cơ quan giáo dục- đào tạo dù đã có nhiều cố gắng ngăn
chặn song chưa đạt hiệu quả cao.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.4.3. Một số kinh nghiệm
Từ thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định
trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, phải nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị
trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, nắm bắt được
những nội dung, tư tưởng và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng,
văn bản pháp luật của Quốc hội, văn bản pháp qui của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và
Đào tạo một cách kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo phù hợp
với điều kiện, tình hình của địa phương; phải đề ra được những chính sách, cơ chế thực
hiện phù hợp để thu hút đông đảo cơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ và nhân dân
tích cực tham gia việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.
Hai là, phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về
giáo dục và đào tạo, tăng cường sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền nhằm
huy động mọi nguồn lực của địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành công tác
thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, phải tạo ra được sự hưởng ứng chung , nâng
cao trách nhiệm của cộng đồng nhằm thực hiện chu đáo những qui định của pháp luật về
giáo dục và đào tạo, làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà
nước và của toàn dân, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.
Ba là, luôn quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo
đảm phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, lương tâm
nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về giáo dục và
đào tạo. Đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân cả
về vật chất lẫn tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tăng cường
sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Xử lý kịp thời và
nghiêm minh những vi phạm trong thực hiện pháp luật, thường xuyên và kịp thời tổ
chức công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng các điển hình
tiên tiến, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc

More Related Content

Similar to Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc

phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phuongthanh6689
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...hieu anh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...nataliej4
 

Similar to Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc (20)

phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật
phổ biến giáo dục pháp luật
 
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đPhổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.docPháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
Pháp Luật Về Ưu Đãi Xã Hội Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân yLuận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà NộiLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị tại Hà Nội
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Bình Định, 9đ
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn TâyTuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠ...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
 
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.docLuận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn thạc sĩ - Bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật tại Việt Nam hiện nay.doc
 
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docxCơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
 
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình DươngLuận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
Luận văn: Chính sách phổ biến pháp luật công nhân tỉnh Bình Dương
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAYThừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý cơ bản của hầu hết các Nhà nước đương đại trên thế giới. Để quản lý xã hội, đòi hỏi mỗi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, vấn đề quan trọng hơn là tổ chức thực hiện như thế nào để pháp luật đó đi vào cuộc sống thực tiễn, để những quy định của Nhà nước được thực thi trong thực tế nhằm ổn định và phát triển xã hội theo định hướng của giai cấp cầm quyền. ở nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém: Việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật... là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua. Do đó, việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm túc là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục và đào tạo là nền tảng phát triển của mọi quốc gia. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã có những mặt tiến bộ, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Luật Giáo dục (năm 1998) đã thực sự coi phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, cho nên hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những thành tựu đó, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều mặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi to lớn ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hòa nhịp với tiến trình đổi mới của đất nước, cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tỉnh Bình Định đã ra sức phấn đấu và đạt được những thành tựu trên các mặt của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã có những bước phát triển: Quy mô trường lớp tiếp tục tăng, mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Định đã tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục-đào tạo, đồng thời huy động nhiều nguồn vốn trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho trường lớp. Chủ trương xã hội hóa bước đầu có tác dụng, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả trên cả ba phương diện: tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định cũng còn những khiếm khuyết và yếu kém, dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp; những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa ngăn chặn kịp thời; công tác quản lý đối với giáo dục và đào tạo còn có những biểu hiện tùy tiện chưa tuân thủ pháp luật...nên có ảnh hưởng đến yêu cầu ổn định, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề thực hiện pháp luật đang được đặt ra và là nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Thực hiện pháp luật trên một số lĩnh vực đã có những công trình nghiên cứu như: - “Thực hiện pháp luật trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân để bảo vệ trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay ”, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Đỗ Tiến Triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1996.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - “Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở ở tỉnh Bình Thuận hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Trung Quân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2004. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau như: - “Tiếp tục đổi mới và phát triển giáo dục-đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX ”, của GS.VS. Phạm Minh Hạc, Tạp chí Giáo dục số 10, tháng 8-2001. - “Ngành giáo dục-đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết Đại hội IX ” của Nguyễn Minh Hiển, Tạp chí Cộng sản số 22, tháng 8-2002. - “Khái niệm giáo dục và vai trò quan trọng của giáo dục qua các thời kỳ lịch sử ” của Nguyễn Đăng Tiến, Tạp chí Giáo dục, số 36, tháng 8-2002. - “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu ” của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Giáo dục, số 38, tháng 9-2002. - “Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 ” của Tiến sĩ Phạm Văn Kha, Tạp chí Giáo dục, số 53, tháng 3-2003. - “Một số vấn đề cơ bản cần quan tâm khi triển khai đổi mới giáo dục bậc tiểu học ” của Đặng Huỳnh Mai, Tạp chí Giáo dục, số 54, tháng 3/2003. - “Nhận diện một số khó khăn trong quản lý nhà nước đối với giáo dục nước ta hiện nay ” của PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Tạp chí Giáo dục số 66, tháng 9-2003. - “Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục-chính sách và các mô hình ” của PGS.TS.Trần Khánh Đức, Tạp chí Giáo dục số 67, tháng 9-2003. - “Về phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, các lĩnh vực văn hóa-xã hội ”, Tạp chí Giáo dục, số 81, tháng 3-2004. - “Một số vấn đề về hoàn thiện Luật Giáo dục ” của PGS.TS Chu Hồng Thanh, Tạp chí Quản lý nhà nước, số tháng 11-2004. - “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam hiện nay ” của Lê Thị Kim Dung, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004.
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào các vấn đề về: chính sách hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo; chính sách nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; nghiên cứu lý luận và thực tiễn để xác định phương hướng và nội dung hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam... Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên thực hiện đề tài này trong phạm vi một địa phương. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong việc thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo với tư cách là những phương tiện để đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào cuộc sống thực tiễn, là biện pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần phòng ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. - Luận cứ sự cần thiết phải đảm bảo vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Bình Định nói riêng trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định bao gồm cả những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, xác định nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót, rút ra những kinh nghiệm. - Trên cơ sở thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định, cùng với những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, luận văn bước đầu
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xây dựng các giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là vấn đề rộng và được thông qua các hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nhưng chủ yếu vẫn là hình thức thi hành (chấp hành) pháp luật và áp dụng pháp luật, do đó thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật được xác định là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn. Phạm vi vấn đề nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo về các nội dung: Tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Trọng tâm của luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình từ khi Nhà nước ban hành Luật Giáo dục (năm 1998) cho đến trước khi Quốc hội thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung). Giới hạn không gian nghiên cứu ở tỉnh Bình Định. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trương của Đảng về thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể. Ngoài ra luận văn còn kết hợp các phương pháp như: lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát... 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở một địa phương cụ thể. Vì vậy luận văn có một số vấn đề mới, cụ thể: - Xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. - Khái quát được những đặc thù của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trên các mặt tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Từ đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. 7. ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Thông qua việc làm rõ thực trạng của vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định - kết quả đã đạt được và những hạn chế, bất cập, luận văn góp phần khẳng định nhu cầu thực tiễn của việc bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. Khẳng định, củng cố nhận thức về vị trí, vai trò và ý nghĩa của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo trong việc phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật, phòng ngừa và giảm thiểu các vi phạm pháp luật, để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, do đó làm phong phú thêm lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cấp ủy và chính quyền của tỉnh Bình Định trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo của Sở Giáo dục-Đào tạo của tỉnh trong việc nghiên cứu và chỉ đạo các hoạt động về giáo dục-đào tạo trong phạm vi tỉnh Bình Định. 8. Kết cấu của luận văn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 Thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định 2.1. ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế-Xã HộI Và Một số tình hình về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình Định 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý Bình Định là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có toạ độ địa lý từ 13o 30’ đến 14o 12’ vĩ độ Bắc, từ 108o 35’ đến 109o 18’ kinh độ Đông thuộc vùng nhiệt đới gió mùa; hàng năm nhiệt độ trung bình 26,90 C, độ ẩm không khí từ 75% đến 85%, lượng mưa trung bình hàng năm 1200mm-1500mm. Nhiều huyện trong tỉnh có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh do đại hình bị dốc từ Tây sang Đông, có núi và đồng bằng xen kẽ với vùng gò đồi và bãi cát ven biển. Các con sông, suối đều ngắn và dốc nên về mùa mưa thương gây lũ lụt, mùa khô thiếu nước cho sinh hoạt và trồng trọt. Bình Định có vị trí địa lý khá quan trọng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp biển Đông, với diện tích tự nhiên 6.025 km2 . Bình Định là một tỉnh cách xa các trung tâm kinh tế và đô thị lớn của đất nước (cách Hà Nội 1100 km, thành phố Hồ Chí Minh 700 km, thành phố Đà Nẵng 350 km...) nhưng là cửa ngõ của khu vực miền Trung và Tây nguyên. ở đây có đường sắt Bắc- Nam và Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của tỉnh gần 140 km; có Quốc lộ 19 nối cảng Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, nam Lào và đông bắc Campuchia; có sân bay Phù Cát là cầu nối hàng không giữa Bình Định với các thành phố khác trong cả nước. 2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội. Bình Định từng là trung tâm của vương quốc Chămpa cổ (938-1470) với cố đô là thành Đồ Bàn. Từ năm 1471 đến năm 1602 mang tên phủ Hoài Nhơn. Năm 1602 Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quy Nhơn. Năm 1789 Nguyễn ánh đổi Quy Nhơn thành Bình Định. Trước năm 1945, Bình Định có 4 phủ (HoàI Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Phước), 3
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 huyện (Hoài Ân, Phù Cát, Bình Khê) và thành phố Quy Nhơn. Năm 1947 lập thêm 3 huyện miền núi: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1975 hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 30/6/1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá VIII đã thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định theo địa giới như trước khi hợp nhất. Hiện nay toàn tỉnh có 11 huyện, thành phố; trong đó có 3 huyện miền núi, 2 huyện trung du, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn (đô thị loại II). Hiện nay tỉnh Bình Định có 155 xã, phường, thị trấn (gồm 127 xã, 16 phường và 12 thị trấn); trong số các xã có 28 xã miền núi (16 xã vùng cao) và 4 xã đảo, bán đảo. Bình Định là tỉnh khá đông dân, hiện nay có 1.545.000 người, lực lượng lao động chiếm hơn 50%, bao gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Bana, Chăm, Hrê…; trong đó người Kinh chiếm đa số. Dân số phân bổ không đều, mật độ trung bình là 256,2 người/km2 , cao nhất là thành phố Quy Nhơn 1178,4 người/km2 , thấp nhất là huyện Vân Canh 30,1 người/km2 . [20, tr.2]. Bình Định là một tỉnh còn nghèo có cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp-dịch vụ. Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã ra sức phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ; năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP chiếm 42,2%, công nghiệp-xây dựng chiếm 22,8%, dịch vụ chiếm 35,0%; năm 2005 tỉ lệ tương ứng là 37,1%- 28,6%-34,3%. Tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm là 9%; năm 2005 GDP gấp 1,54 lần năm 2000; GDP bình quân đầu người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 361 USD năm 2005. Bình Định hiện có khu công nghiệp tập trung Phú Tài hoạt động có hiệu quả, đặc biệt có khu kinh tế mở Nhơn Hội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhìn chung tình hình kinh tế có sự phát triển nên đời sống của nhân dân có sự cải thiện đáng kể. Người dân Bình Định có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết dũng cảm trong đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công của các thế lực phong kiến và kẻ thù xâm lược. Bình Định có bề dày lịch sử lâu đời với văn hoá Sa Huỳnh, đã từng là cố đô
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của vương quốc Chămpa, di sản còn lưu lại là các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Văn hoá dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng: bài chòi, hát tuồng... Bình Định có truyền thống thượng võ, cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn vào giữa thế kỷ XVIII với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Người Bình Định có truyền thống hiếu học. Đầu thế kỷ XX, trường Quốc Học Qui Nhơn là điểm sáng về truyền thống học tập nơi xuất thân các nhà khoa học nổi tiếng tiêu biểu như Lê Văn Thiêm, Nguyễn Đình Tứ, Đặng Hữu..., những nghệ sỹ lừng danh tiêu biểu như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn...; Bình Định “chẳng những là đất võ mà còn là đất văn nữa ”. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, lĩnh vực y tế dự phòng, tiêm chủng, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư và nâng cấp. Hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân được chú ý phát triển. Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện với chính sách đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đào tạo nghề. Mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 2,2 vạn lao động. Số hộ nghèo mỗi năm giảm bình quân 2%, năm 2005 còn 4,68%; đã cơ bản xoá nhà thô sơ. Các hoạt động xã hội, từ thiện, chăm sóc người có công với nước đạt kết quả khá. 2.1.2. Một số tình hình về giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Định Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quy Nhơn chỉ có 2 trường công (trường College Quy Nhơn chung cho các tỉnh miền nam Trung bộ và trường Elémantaire đến lớp 3) và một số trường tư thục; ở mỗi huyện có một trường tiểu học, ở mỗi làng có trường làng vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 do hương sư dạy. Ngay sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào chống giặc dốt được phát động rộng rãi và chỉ sau một năm, trong tỉnh có hàng vạn người biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Trong 9 năm kháng chiến, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bình Định tuy gặp khó khăn nhưng vẫn tiếp tục được Đảng và chính quyền các cấp quan tâm với nhiều hình thức học tập, đặc biệt
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tạo nên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi của toàn dân. Từ tháng 7 năm 1954 đến trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), hệ thống giáo dục ở tỉnh Bình Định do chính quyền Sài Gòn quản lý, đã biến giáo dục trở thành công cụ nô dịch và lệ thuộc nước ngoài, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược lâu dài của đế quốc Mỹ với mục tiêu đào tạo những người phục vụ trong bộ máy chính quyền Mỹ-Nguỵ. Trong vùng giải phóng của cách mạng lúc bấy giờ, bên cạnh phong trào thi đua giết giặc, hăng hái sản xuất phục vụ kháng chiến, việc học tập cũng được Đảng quan tâm, nhiều lớp học tập trung, bổ túc văn hoá được tổ chức, tạo nên một phong trào hoạt động sôi nổi và rộng khắp trong toàn tỉnh. Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử , cách mạng nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới: cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Hoà vào bối cảnh đó, công tác giáo dục- đào tạo của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng đã phát triển cả về qui mô, hình thức và chất lượng. Nhân dân trên tất cả các vùng miền có điều kiện học tập để nâng cao sự hiểu biết, thực sự vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Luật Giáo dục (1998), giáo dục nước ta tiếp tục được đề cao và có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu được tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Trung ương 6 và 9 (Khóa IX). Đây có thể coi là mốc son đánh dấu cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo nước nhà trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng cho yêu cầu về nguồn nhân lực để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực biện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.. Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thể chế hóa bằng Luật Giáo dục của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gian qua, tỉnh Bình Định đã tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục phát triển đều khắp, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức và thực hiện ấy được thể hiện là Tỉnh ủy đã có nhiều nghị quyết và chỉ thị, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản quy phạm nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo để áp dụng phù hợp với đặc thù của địa phương mình. Đến nay, qui mô giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định được phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học trên các vùng miền của tỉnh, năm 2000 đạt mức bình quân 3,5 người dân có 1 người đi học. Tỉnh Bình Định đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào tháng 7/1998 và hoàn thành phổ cập trung cập cơ sở vào tháng 5/2004. Mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Các đặc điểm về tự nhiên kinh tế-xã hội và một số tình hình chung về giáo dục và đào tạo được nêu trên đã có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay. Về mặt thuận lợi, tích cực: Đó là vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc giao lưu; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh; truyên thống thượng võ và hiếu học của người dân Bình Định; là sự ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế-xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện…đã có những ảnh hưởng tích cực đối với việc thực hiện giáo dục pháp luật về đào tạo. Về mặt hạn chế, trở ngại: Đó là địa hình khá phức tạp, địa bàn rộng, dân cư đông, nhưng lại phân bố không đều; tình hình kinh tế-xã hội có phát triển nhưng còn chậm; thói quen và ý thức pháp luật của nhân dân chưa cao…đã có ảnh hưởng làm hạn chế việc thực hiện pháp luật nói chung và về giáo dục và đào tạo nói riêng. 2.2. thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua 2.2.1. Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Về phát triển hệ thống trường lớp Trong những năm vừa qua, các cấp uỷ đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định đã quan tâm lãnh đạo trong việc củng cố và ổn định hoạt động ngành giáo dục mầm non. Năm học 2000-2001 toàn tỉnh có 17 nhà trẻ và 148 nhóm trẻ thì năm học 2004-2005 có 156 nhóm trẻ (từ năm 2002-2003 không có chuyên nhà trẻ). Về mẫu giáo trong năm 2000-2001 có 146 trường với 1619 lớp – 42360 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 173 trường với 1632 lớp – 40543 học sinh. Cơ cấu trường mầm non hiện nay có 26 công lập, 134 bán công, 13 tư thục. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm xây dựng các trường mầm non trọng điểm (tỉnh:1; huyện, thành phố:11) để chỉ đạo rút kinh nghiệm. Nhận thấy rằng ngành giáo dục mầm non bước đầu đã được khôi phục sau một thời gian dài giảm sút nghiêm trọng; đặc biệt từ khi có Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã có nhiều cố gắng để xoá “xã trắng” về giáo dục mầm non. Đến nay, bình quân mỗi xã, phường, thị trấn trong tỉnh có ít nhất 1 trường mầm non nhưng lại phân bố không đều; cao nhất là thành phố Quy Nhơn: 35 trường/20 phường, xã; thấp nhất là huyện An Lão: 3 trường/9 xã. Trong thời gian qua, ngành học phổ thông của tỉnh Bình Định đã thực hiện việc phát triển trường lớp khá tốt: Củng cố các trường hiện có, chia tách các trường tiểu học có quy mô lớn thành các trường có quy mô vừa phải, tách trường trung học cấp 2,3 thành trường trung học cơ sở và trung học phổ thông riêng để dễ quản lý và thực hiện các hoạt động giáo dục, xây dựng thêm trường mới ở các địa bàn có dân cư khá tập trung… Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 233 trường tiểu học với 5876 lớp-201.200 học sinh, thì đến năm học 2004-2005 có 247 trường với 5184 lớp-158.100 học sinh. Bậc tiểu học có số trường tăng nhưng số lớp và số học sinh giảm đáng kể do thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình. Giáo dục bậc trung học có sự phát triển đáng kể với số lượng lớp và học sinh đều tăng hàng năm. Trong năm học 2000-2001, trung học cơ sở có 99 trường - 2441 lớp - 104.600 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 117 trường - 3298 lớp - 143.100 học sinh. Đối với trung học phổ thông, năm học 2000-2001 có 45 trường - 877 lớp - 41.900 học
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sinh, thì năm học 2004-2005 có 46 trường - 1137 lớp - 53.600 học sinh. Về cơ cấu các trường phổ thông không có trường bán công và tư thục đối với tiểu học và trung học cở sở; bậc trung học phổ thông có 32 trường công lập và 14 trường bán công. Học sinh trung học cơ sở đạt 92,4% so với số dân trong độ tuổi (11-14 tuổi); học sinh trung học phổ thông đạt 50,1% so với số dân trong độ tuổi (15-17 tuổi). Số lượng học sinh ngoài công lập ở trung học phổ thông chiếm 46%. Qua số liệu trên cho thấy bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có 1,5 trường tiểu học; mỗi xã đồng bằng, phường, thị trấn có 1 trường trung học cơ sở; mỗi huyện, thành phố có 4 trường trung học phổ thông. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đối với việc học tập của học sinh. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, trước ngày giải phóng (30/4/1975) hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định chỉ có hai trường chuyên nghiệp đó là trường Kỹ thuật Quy Nhơn và trường Sư phạm Bình Định. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, hệ thống các trường chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định được hình thành và phát triển khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể: - Một trường Đại học Sư phạm (từ năm 2004 đến nay là Đại học Quy Nhơn- đào tạo đa ngành), một trường Cao đẳng Sư phạm, 04 trường trung học chuyên nghiệp (trong đó có một lớp đào tạo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng thuộc Bộ Y tế), 04 trường công nhân kỹ thuật (trong đó có 03 trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Một trung tâm dạy nghề, 09 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp các huyện, thành phố và 04 trường trung học có dạy nghề phổ thông; một trung tâm đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải; một trung tâm giáo dục thường xuyên; 02 trung tâm xúc tiến việc làm; 04 cơ sở dạy nghề và 11 trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học. - Một trường chính trị tỉnh và 11 trung tâm chính trị huyện, thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của tỉnh và huyện.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bên cạnh mạng lưới trường lớp phổ thông như trình bày trên, đối với giáo dục miền núi và vùng đồng bào dân tộc ít người cũng được các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định quan tâm. Hiện nay mạng lưới trường lớp này được bố trí như sau: - Tại Thành phố Qui Nhơn có 1 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, với qui mô từ 280 đến 300 học sinh dân tộc thiểu số của toàn tỉnh. - Tại huyện Vân Canh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 240 học sinh nội trú và 210 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 trường tiểu học bán trú nhô (có lớp 6 và lớp 7) tại xã Canh Liên, với qui mô 65 học sinh bán trú. - Tại huyện Vĩnh Thạnh có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 220 học sinh nội trú và 65 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 2 trường tiểu học bán trú nhô tại 2 xã Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim cho học sinh trung học cơ sở của 2 xã này với qui mô 240 học sinh bán trú. - Tại huyện An Lão có 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 210 học sinh nội trú và 460 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 trường bán trú dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở ở xã An Toàn (trung học cơ sở Đinh Nỉ) cho học sinh 2 xã An Vinh và An Dũng, qui mô 400 học sinh bán trú. - Tại huyện Hoài Ân có 1 trường trung học phổ thông Hoài Ân có lớp nội trú và bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, với qui mô 65 học sinh nội và 80 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 trường trung học cơ sở (Ân Nghĩa) có bán trú cho 40 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở cho con em của đồng bào dân tộc 2 xã vùng cao Đắk Mang và Bók Tới. Đối với giáo dục mầm non trong toàn tỉnh hiện có có 15 xã và cụm xã miền núi, với 65 lớp mẫu giáo có 1.600 cháu gắn với điểm trường tiểu học ở các bản, làng. Nhìn chung việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng và đạt đựơc những thành tích đáng kể. Đó là một hệ thống giáo dục được xây dựng khá hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng đã được hình thành với đầy đủ các cấp học, trình độ đào tạo và phương thức giáo dục; qui mô trường lớp được mở rộng và được trải đều trên các vùng miền của tỉnh, tạo điều kiện cho việc học tập của nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội và đất nước và của tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục vàđào tạo ở tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngành học mầm non tuy có nhiều cố gắng nhưng mạng lưới trường lớp chưa phủ kín hết các thôn, bản; tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ và mẫu giáo còn thấp so với số dân trong độ tuổi và chỉ tiêu chung của cả nước; cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Ngành học phổ thông phát triển khá đều khắp nhưng qui mô còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng cho nhu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế-xã hội của tỉnh; qui mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn nhỏ bé, chưa cân đối giữa các ngành học, cấp học, chưa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới 2.2.2 Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo là những nội dung mà các đơn vị trường học, cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ gồm những nội dung cơ bản: Công tác tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục luôn được tập trung chỉ đạo thực hiện. Việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình là hoạt động cơ bản trong nhà trường và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh Bình Định đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc những qui định về chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. - Ngành học mầm non đã tổ chức thực hiện chu đáo chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Các hoạt động chung là tổ chức đón, trả trẻ; chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; quản lý sức khỏe và an toàn cho trẻ; hoạt
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 động vui chơi; hoạt động học tập; hoạt động lao động; tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi tham quan. Ngoài ra, các trường bán trú, nội trú còn hoạt động tổ chức ăn, ngủ cho trẻ. Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Bình Định đã chú ý nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tham gia phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng trẻ gia đình cho ông bà, cha mẹ các cháu và cộng đồng. Tất cả các Phòng Giáo dục- Đào tạo đều chỉ đạo các trường mầm non đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi. Các chuyên đề giáo dục mầm non được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn thông qua việc dạy linh hoạt, lồng ghép, tích hợp và các hội thi của giáo viên và học sinh. Nhìn chung, chất lượng giáo dục mầm non được giữ vững và có mặt tiến bộ thông qua việc thực hiện có hiệu quả các chuyên đề và đổi mới nội dung phương pháp giáo dục trẻ. Công tác chăm sóc-nuôi dưỡng-bảo vệ sức khoẻ cho trẻ được duy trì tốt với nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng bữa ăn, tăng cường về sinh, tiêm chủng mở rộng, khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho các cháu. Tỉ lệ suy dinh dưỡng hiện nay là 12,3%. - Ngành học phổ thông thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc như chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và biên chế năm học, các trường xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự ổn định học tập, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi của học sinh trong học tập và rèn luyện. Các hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy và học các môn bắt buộc và tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưa văn hóa; các hoạt động môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đăc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. Kết quả của việc thực hiện những qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo trong thời gian qua của ngành học phổ thông ở tỉnh bình định cho thấy kết quả hàng năm chất lượng đại trà ở các cấp học phổ thông được giữ vững và có mặt tiến bộ hơn nhất
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 là các môn khoa học tự nhiên. Chất lượng mũi nhọn được nâng lên đáng kể; số học sinh chăm ngoan, khá giỏi tăng, số lượng học sinh có hạnh kiểm trung bình và học lực yếu kém giảm. Hiệu quả đào tạo các cấp học: Cấp học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Tiểu học 81,2% 83,3% 86,4% 88,0% 90,0% Trung học cơ sở 57,9% 52,4% 64,1% 67,0% 70,0% Trung học phổ thông 73,8% 76,1% 72,0% 75,0% 78,0% Nguồn: Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Định Vấn đề giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đã được các cấp quản lý giáo dục có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục. Công tác giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng cho các học sinh được nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm tổ chức dưới nhiều hình thức đa dang và phong phú. Công tác giáo dục quốc phòng đã được quan tâm đúng mức; đội ngũ giáo viên quốc phòng đang được chuẩn hóa và tăng cường; nội dung giáo dục quốc phòng đã được thực hiện ở tất cả các trường trung học phổ thông trong tỉnh. Ngành giáo dục đã chủ trương phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể như Tư pháp, Công an, Tỉnh đoàn, Bưu điện… triển khai các chương trình lồng ghép về giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội… đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hóa, hình thành nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Công tác giáo dục hướng nghiệp được quan tâm hơn trước, số học sinh học nghề phổ thông tăng hàng năm, công tác tư vấn hướng nghiệp đã được thực hiện ở một số địa phương có kết quả tốt.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Riêng việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa các lớp 1,2,3 (tiểu học) và các lớp 6,7,8 (trung học cơ sở) theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Bình Định đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ tỉnh đến huyện, thành phố; cử cán bộ cốt cán đi dự các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và hướng dẫn trực tiếp cho giáo viên dạy các lớp thay sách, cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục - Đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở trong toàn tỉnh; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm trang thiết bị để thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa đạt hiệu quả; thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc, sơ kết rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo. Nội dung chương trình các lớp thay sách giáo khoa ở ngành học phổ thông khá phù hợp, nên học sinh tiếp thu bài tương đối tốt, đặc biệt chất lượng bộ môn tiếng Việt của học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số có tiến bộ. - Giáo dục thường xuyên, công tác bổ túc văn hóa được tăng cường quản lý và chỉ đạo về mọi mặt. Hiện có 16 đơn vị được Sở Giáo dục - Đào tạo giao nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa. Hàng năm số lượng học sinh học các lớp bổ túc văn hoá trong toàn tỉnh khoảng 2.500 người, trong đó số lượng học viên bổ túc trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao (90%). Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh chỉ đạo các trường, trung tâm có dạy bổ túc văn hóa tiếp tục đổi mới công tác quản lý, xây dựng nền nếp và dạy học, thực hiện đầy đủ nghiêm túc qui chế chuyên môn, chương trình qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Hệ thống các trung tâm ngoại ngữ, tin học được củng cố và mở rộng. Tăng cường thanh tra chuyên môn, tổ chức thi ngoại ngữ, tin học theo đề thống nhất của Sở; tổ chức thi đầu vào, đầu ra các lớp đại học từ xa, tại chức…, thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa chặt chẽ… Nhìn chung, hoạt động và chất lượng của giáo dục thường xuyên chuyển biến rõ rệt. Việc thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo trong giáo dục chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã có cố gắng đáng kể. Các trường trung học chuyên nghiệp, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp đã thực hiện việc điều chỉnh chương trình từng bộ môn cho phù hợp với những chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành, đổi mới nội
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dung và phương thức giảng dạy sát với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, chú trọng việc rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh. Ngoài loại hình đào tạo chính qui, các trường, các trung tâm còn liên kết với các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo thêm nhiều ngành nghề mới, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên được chú ý thực hiện một cách chu đáo. Nhận thức rằng đây là lực lượng nòng cốt, chủ lực mang tính quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, do đó các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định đã quan tâm xây dựng và quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Số lượng và chất lượng của đội ngũ này ngày một tăng lên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và quản lý đối với công tác giáo dục ở tỉnh nhà. Tính đến năm 2004- 2005, toàn tỉnh có 14.796 giáo viên, trong đó nhà trẻ: 252, mẫu giáo:,722, tiểu học: 6048, trung học cơ sở: 4726, trung học phổ thông: 1623, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: 389 [20, năm 2004]. Tỉ lệ giáo viên đạt và vượt trình độ chuẩn ở giáo dục mầm non là: 82,2%, tiểu học là: 91,1%, trung học cơ sở: 98,3%, trung học phổ thông 99,8%. Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm đào tạo và tuyển dụng giáo viên các bộ môn họa, thể dục, tin học, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ theo tinh thần Nghị quyết 40/200/QH40 của Quốc hội. Công tác xây dựng Đảng trong nhà trường được đặc biệt quan tâm. Đến nay toàn ngành có 4379 đảng viên, chiếm tỷ lệ 25% trên tổng số cán bộ, giáo viên trong toàn ngành giáo dục của tỉnh Bình Định. Công tác quản lý đội ngũ nhà giáo thực hiện khá tốt trong nhiều khâu, từ việc đào tạo, bồi dưỡng, phân công công tác, đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện các chế độ, chính sách… đều tiến hành chu đáo, đảm bảo nguyên tắc phân cấp quản lý, chặt chẽ trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đề bạt… Công tác tuyển sinh và quản lý người học được các trường, cơ sở đào tạo thực hiện nghiêm túc đúng qui định và có nền nếp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị được chú ý, công tác quản lý tài chính được chấp hành tốt theo qui định của Nhà nước.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường phục vụ yêu cầu dạy và học tập được chú ý. ủy ban nhân dân tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án sử dụng đất đai phục vụ phát triển ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010, là cơ sở pháp lý để các trường học chủ động trong việc sử dụng đất đai phục vụ cho nhu cầu phát triển trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia…Trong vài năm trở lại đây, hàng năm có khoảng 500 phòng học mới được đưa vào sử dụng (năm học 2003-2004: 513 phòng; năm học 2004-2005: 500 phòng). Đến nay, toàn tỉnh đã đảm bảo phòng học cho các cấp học, không còn lớp học ca 3. Tỷ lệ lớp/phòng học đối với từng cấp học: tiểu học: 1,23 lớp/phòng; trung học cơ sở: 1,37 lớp/ phòng; trung học phổ thông: 1,19 lớp/ phòng [62, tr.3]. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia được các cấp của tỉnh Bình Định quan tâm thực hiện. Đến nay số trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn tỉnh là 67 trường, trong đó có 50 trường tiểu học (chiếm 20,2%), 17 trường trung học cơ sở (chiếm 14,5%). Theo tính toán chung toàn tỉnh có khoảng 50% số trường học đảm bảo quy định về diện tích đất, khoảng 25% số trường có đủ phòng học chức năng, phòng thí nghiệm, thư viện theo yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia. Sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên và học sinh các cấp học và đặc biệt là các loại sách phục vụ cho nhu cầu thay sách cũng được cung cấp đầy đủ và kịp thời. Các điều kiện và thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, các trang thiết bị cho thư viện trong trường phổ thông đã có sự cải thiện đáng kể và đáp ứng đủ nhu cầu thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay 100% trường trung học phổ thông của tỉnh đã có 2 máy vi tính nối mạng Internet. Một số trường trung học cơ sở và tiểu học đạt chuẩn quốc gia được Sở Giáo dục - Đào tạo cấp máy vi tính nối mạng Internet. Qua tình hình thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã thực sự làm cho giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà chuyển biến theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa hoạt động giáo dục - đào tạo đi đúng quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện mục tiêu nâng cáo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng toàn dân cho đất nước và tỉnh nhà.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tuy nhiên việc thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo còn những hạn chế, đó là: Giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ đến nhà trẻ và mầm non còn thấp so với dân trong độ tuổi, điều kiện giáo dục chăm sóc, giáo dục trẻ còn thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. “Chất lượng chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục trẻ ở vùng nông thôn, miền núi còn hạn chế,tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao so với yêu cầu” [63, tr.8]. Giáo dục bậc tiểu học còn những mặt hạn chế, tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn còn nhiều, một bộ phận giáo viên còn yếu về năng lực, không đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Chất lượng giáo dục phổ thông nhìn chung không đồng bộ giữa các vùng miền, hạn chế nhất là vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. “Chất lượng giáo dục toàn diện ở phổ thông và hiệu quả đào tạo còn thấp, còn chênh lệch giữa các vùng miền trong tỉnh…” [63, tr.9]. Chất lượng đào tạo của các trường trung học chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, các trung tâm, các luyện thi còn lúng túng ít hiệu quả, công tác xã hội hóa còn những biểu hiện phiến diện, chỉ thiên về huy động sự đóng góp tài lực của nhân dân. 2.2.3 Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định Thực hiện Luật giáo dục năm 1998 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền ở tỉnh Bình Định để tổ chức thực hiện những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trên một số nội dung sau: Trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, ủy ban Nhân dân tỉnh đã ra Quyết định Số 224/QĐ-UB ngày 19/1/2001 “Phê duyệt đề án qui hoạch mạng lưới trường học ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010”; Quyết định số 93/2001/QĐ-UB ngày 14/9/2001 “Phê duyệt mạng lưới trường chuyên nghiệp dạy nghề tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2010”; các quyết định về: Điều chỉnh mạng lưới trường học cho học sinh dân tộc thiểu số; phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2004-2010... Ngoài ra Uỷ ban nhân dân tỉnh còn ra Quyết định số 99/2001/QĐ-UB ngày 01/10/2001 “Phê duyệt đề án qui hoạch sử dụng đất đai phục vụ
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phát triển ngành giáo dục - đào tạo Bình Định đến năm 2010”, Quyết định “về chương trình kiên cố hóa trường lớp ngành giáo dục - đào tạo giai đoạn 2003 - 2010”… - Việc ban hành văn bản pháp qui về giáo dục và đào tạo. Hàng năm trên cơ sở nội dung chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học và tình hình kinh tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học với những nội dung cụ thể, thiết thực. Chẳng hạn, trong năm học 1999 - 2000, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị số 19/1999/CT-UB ngày 26/8/1999 “Về việc đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục trong năm học 1999 - 2000”. Đây là sự thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với ngành giáo dục - đào tạo, nhắc nhở động viên cán bộ, giáo viên và học sinh tích cực hơn nữa trong giảng dạy và học tập, đồng thời yêu cầu các cấp chính quyền và đoàn thể có trách nhiệm quản lý, phối hợp với ngành giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo là trách nhiệm của các cấp ngành, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng, các sở, ban, đoàn thể… theo chức năng và trách nhiệm của mình có kế hoạch thực hiện tốt chỉ thị này, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ năm học 1999-2000, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà và đất nước [81,tr.3]. Về chế độ ưu đãi đối với ngành giáo dục - đào tạo ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 74/1998/QĐ-UB ngày 26/8/1998 “Về một số chế độ ưu đãi cho cán bộ, giáo viên, học sinh của ngành giáo dục - đào tạo Bình Định”; chính sách đối với loại trường đặc thù có Quyết định số 40/2001/QĐ-UB ngày 24/5/2001 “Về việc ban hành qui định tạm thời một số chính sách, chế độ ưu đãi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của trường trung học phổ thông chuyên Lê Quí Đôn thuộc tỉnh Bình Định. Chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Chỉ thị Số 13/1998/CT-UB ngày 12/5/1998 “Về việc đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ nay đến năm 2000”; Chỉ thị số 33/1998/CT-UB
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngày 05/12/1998 “về việc duy trì, củng cố và phát triển thành quả về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học”. Nhằm chấn chỉnh và định hướng đối với việc dạy thêm, học thêm, ủy ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 159/1999/QĐ-UB ngày 15/10/1999 “bổ sung một số biện pháp tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm”. Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm của tỉnh được thành lập, ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 58/1999/QĐ-UB ngày 06/5/1999 “ban hành quy định tạm thời tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định”. Chính sách đối với cán bộ, giáo viên, Uỷ ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 61/1999/QĐ-UB ngày 07/5/1999 “ban hành quy định tạm thời việc luân chuyển giáo viên tỉnh Bình Định”. Để củng cố và tăng cường công tác quản lý giáo dục - đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 874/QĐ-UB ngày 21/3/1994 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Sở Giáo dục - Đào tạo; theo đó, Sở Giáo dục - Đào tạo là cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân tỉnh giúp ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở địa phương bao gồm các ngành học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc, giáo dục chuyên nghiệp với các loại hình đào tạo: Quốc lập, dân lập, bán công, tư thục theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về cơ cấu tổ chức Sở Giáo dục - Đào tạo gồm các phòng chức năng: Phòng tiểu học - mầm non, Phòng trung học phổ thông, Phòng Kế hoạch - tài chính, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính - tổng hợp, Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, thanh tra Sở. Tại các huyện, thành phố trong tỉnh có 11 Phòng Giáo dục - Đào tạo. Phòng Giáo dục - Đào tạo là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, giúp Uỷ ban nhân dân trong việc quản lý nhà nước về giáo dục ở huyện, thành phố bao gồm ngành học mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học bậc trung học cơ sở; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục - Đào tạo. Để thực hiện
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhiệm vụ, mỗi Phòng Giáo dục - Đào tạo có các bộ phận và số cán bộ cần thiết theo quy định của pháp luật. Các đơn vị trường học của các ngành học, các cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật đều được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như: Điều lệ trường mầm non, Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, Điều lệ trường trung học chuyên nghiệp... Thực hiện sự phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 2680/QĐ-UB ngày 29/7/2002 phân cấp quản lý nhà nước cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về việc quản lý toàn diện các trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và đơn vị Phòng Giáo dục - Đào tạo đóng trên địa bàn huyện, thành phố. Nhìn lại trong thời gian qua, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu liên quan đến giáo dục và đào tạo làm cho ngành giáo dục - đào tạo tỉnh nhà hoạt động có hiệu quả. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã được các cấp ủy và chính quyền tỉnh Bình Định quan tâm tổ chức để nâng cao nhận thức về chính trị, hiểu biết về pháp luật cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hỗu hết cán bộ, giáo viên các cấp được tham gia học tập bồi dưỡng chính trị, nghiên cứu tìm hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của tỉnh đảng bộ Bình Định... Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được đặc biệt chú ý và đạt nhiều kết quả trong việc chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên. Năm học 1999-2000 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mầm non là 39,6%, tiểu học 79,6%, trung học cơ sở 94,0%, trung học phổ thông 99,0%, thì đến năm học 2003-2004 “tỷ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn giáo dục mầm non là 82,2%, tiểu học là 91,0%, trung học cơ sở là 98,3%, trung học phổ thông là 99,8%” [62, tr.3]. Việc đào tạo giáo viên họa, thể dục, tin học, kỹ thuật cũng được quan tâm thích đáng. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được tổ chức thường xuyên, chu đáo, đặc biệt là về nội dung và phương pháp giảng dạy các lớp thay sách, thực hiện đổi mới
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chương trình, sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 (tiểu học) và lớp 6, 7, 8 (trung học cơ sở) theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện theo kế hoạch và đúng pháp luật. Trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm một cách đáng kể cả về mặt tổ chức biên chế đến việc cấp kinh phí, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc xây dựng bộ máy và cán bộ để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra từ Sở đến Phòng Giáo dục - Đào tạo như: chuẩn hóa về trình độ và năng lực của thanh tra viên phải là cán bộ quản lý hoặc giáo viên dạy giỏi từ huyện trở lên, có uy tín và có tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, số lượng thanh tra viên ở Sở Giáo dục - Đào tạo: 04 chuyên trách và 60 kiêm nhiệm; ở Phòng Giáo dục - Đào tạo: 11 chuyên trách và 378 kiêm nhiệm. Thực hiện nội dung thanh tra giáo dục khá đa dạng như thanh tra công tác quản lý, thanh tra chuyên đề (về công tác quản lý tài chính; việc dạy thêm, học thêm, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, công tác tuyển sinh...), thanh tra giáo viên. Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, giúp cho các đơn vị khắc phục để tiến bộ. Hàng năm tiến hành thanh tra toàn diện 03 Phòng Giáo dục - Đào tạo, 05 trường trung học phổ thông, 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 01 trường trung học chuyên nghiệp, 45 trường mầm non, 55 trường tiểu học, 32 trường trung học cơ sở; thanh tra giáo viên mầm non 500 người, tiểu học 1.350 người, trung học cơ sở 960 người, trung học phổ thông 200 người. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp quan tâm giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn trong năm học 2003 - 2004, Sở Giáo dục - Đào tạo nhận được 12 đơn, trong đó đã giải quyết 04 theo thẩm quyền, chuyển kịp thời đến cấp có thẩm quyền 03, chuyển khiếu nại 02, tố cáo 03. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện những trường hợp vi phạm trong quản lý tài chính, quản lý chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn... được xử lý nghiêm minh, kịp thời, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong nhà trường, nâng cao chất lượng dạy
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và học. Điển hình trong năm học 2000 - 2001 đã xử lý kỷ luật gồm: khiển trách: 10; cảnh cáo: 09, hạ ngạch: 01, cách chức: 01, buộc thôi việc: 01. Công tác sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng được thực hiện một cách thường xuyên. Trong thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo luôn gắn liền với việc tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm. Công việc này được tiến hành chu đáo và trở thành nền nếp. Trong năm năm qua, kể từ năm học 2000 - 2001 đến nay, với sự phấn đấu trong công tác và giảng dạy, ngành giáo dục tỉnh Bình Định đã được các cấp khen thưởng gồm: Huân chương lao động: 04, cờ thi đua Chính phủ: 03, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 46, Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo: 222, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 1534, Cờ thi đua của UBND tỉnh: 21, Bằng khen của UBND tỉnh: 808... Trong 5 năm học từ năm học 2000-2001 đến nay, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp được duy trì và tổ chức thường xuyên với kết quả như sau: mầm non: 30 người; tiểu học: 50 người, trung học cơ sở: 56 người, trung học phổ thông: 105 người, trung học chuyên nghiệp: 19 người. Riêng năm học 2003-2004, ngành giáo dục tỉnh Bình Định được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc triển khai kết nối Internet cho các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh. Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã có những nét nổi bật, có ý nghĩa tích cực và tầm quan trọng đặc biệt trong việc đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào cuộc sống xã hội, thúc đẩy các hoạt động giáo dục và đào tạo trở nên sinh động và hiệu quả hơn, làm cho xã hội nhận thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo ỏ tỉnh nhà. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế bất cập, đó là: Công tác quản lý các hoạt động giáo dục - đào tạo của các cấp có mặt còn trì trệ, còn nặng về kinh nghiệm chủ nghĩa, chưa thật sự đổi mới và sáng tạo, hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới; một
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 số văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời; việc kiểm tra, đôn đốc bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật vẫn chưa được coi trọng đúng mức; công tác thanh tra vẫn còn bất cập, đặc biệt là công tác thanh tra chuyên môn, chậm phát hiện và thiếu kiên quyết trong xử lý và khắc phục các biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong ngành giáo dục; việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành giáo dục - đào tạo với các cấp, các ngành khác trong tỉnh chậm được thể chế hóa; công tác bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tuy được quan tâm, song hiệu quả và chất lượng còn thấp. "Quản lý nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục, lao động xã hội nhiều mặt còn yếu" [5, tr.24]. 2.2.4. Nguyên nhân của những kết quả, tồn tại và một số kinh nghiệm 2.2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Những kết quả đạt được trên đây là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ; sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền ở địa phương đã đề ra được nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Sự lãnh đạo của Đảng, của Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ biểu hiện trong vòng 10 năm, Ban chấp hành Trung ương đã dành 3 hội nghị chuyên đề bàn về giáo dục và đào tạo, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục và quyết định nhiều chủ trương lớn về phát triển giáo dục-đào tạo. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chính sách và trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục-đào tạo triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Quốc hội. Khẳng định rằng những kết quả đạt được của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua là các cấp ủy đảng đã có nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Các cấp uỷ đảng đã coi việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo là nguyên tắc quản lý các hoạt động xã hội, là hình thức tốt nhất để đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo vào đời sống thực tiễn, nhằm
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Từ đó, đã kịp thời lãnh đạo các cấp chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo. Những kết quả đạt được trên đây còn nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Sự quan tâm này được thể hiện trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về giáo dục và đào tạo; cấp kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giáo dục-đào tạo; tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng về chính trị , pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đầu tư về cơ sở vật chất; quyết định các chế độ, chính sách đãi ngộ; tổ chức công tác thi đua khen thưởng... Đây là nguyên nhân mang tính chỉ đạo, lãnh đạo xuyên suốt trong quá trình thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua. Thứ hai, đó là sự nổ lực, quyết tâm phấn đấu của các cơ quan quản lý, đội ngũ nhà giáo, và nhân dân trong tỉnh; đồng thời có sự phối hợp và giúp đỡ có hiệu quả của các sở ban ngành, mặt trận, đoàn thể các tổ chức trong tỉnh. Các cơ quan quản lý giáo dục- đào tạo các cấp đã thực hiện tốt chức năng tham mưu đối với cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, chủd dộng trong việc nâng cao nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện nhữmg qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó là sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức và hoạt động của các sở ban ngành, mặt trận, các đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội ở tỉnh đối với ngành giáo dục- đào tạo. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp nhiệt tình, tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm và cố gắng trong công tác giảng dạy và quản lý. Đội ngũ này không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh; giải thích các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xã hội và nhân dân; đặc biệt là đội ngũ giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua những khó khăn thử thách, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người. Nhân dân trong tỉnh đã ra sức phát huy truyền thống hiếu học, tích cực phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhiệt tình trong việc đóng góp công sức, tiền của để xây dựng cơ sở vật chất đảm
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bảo cho công tác dạy và học, hăng hái hưởng ứng và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thứ ba, việc chấp hành và vận dụng các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, các cấp quản lý giáo dục được đảm bảo và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Những kết quả đạt được của việc thực hiện pháp luật về giáo dục đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua ngoài những nguyên nhân như: có đường lối lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng, sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phuơng, sự phấn đấu nổ lực của các cơ quan quản lý, của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, sự hỗ trợ của các sở ban ngành, mặt trận và các đoàn thể, sự tích cực hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh... mà còn nhờ vào việc chấp hành nghiêm túc và sự vận dụng đúng đắn những quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo của các cấp chính quyền, các cấp quản lý giáo dục. Với những thuận lợi và khó khăn do sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội và tính đặc thù của địa hình, dân tộc, các cấp chính quyền ở Bình Định đã chấp hành nghiêm túc những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo phù hợp với tình hình địa phương, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nhiều nơi đã chú trọng việc phát huy vai trò của những người có uy tín và học vấn trong cộng đồng dân cư, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên để tham gia và giám sát các hoạt động giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ sự chấp hành và vận dụng như vậy nên việc tổ chức và thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Thứ tư, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ; tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục được ổn định và phát triển, đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước cả về vật chất và tinh thần. Trong thời gian qua truyền thống hiếu học của dân tộc đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư. Nhân dân đã không tiếc tiền của, công sức đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt qua khó
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 khăn, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nhà trường trong việc thực hiện phong trào dạy tốt, học tốt. Toàn xã hội không chỉ đóng góp tiền của, công sức mà còn cả về trí tuệ cho việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, trực tiếp tham gia và giám sát các hoạt động của giáo dục-đào tạo. Trên cơ sở tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh tiếp tục được ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước đáng kể cả về vật chất và tinh thần, nên sự đóng góp và hỗ trợ của nhân dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh nhà được biểu hiện sinh động hơn, hiệu quả hơn, từ đó đã góp phần tích cực vào việc thực hiện, làm cho giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển vững chắc hơn. Bên cạnh những thuận lợi nhất định và những kết quả đạt được đáng phấn khởi nói trên, việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn, trở ngại do sự tác động của tự nhiên, của tình hình kinh tế - xã hội và các yếu tố khác đem lại đã làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền, sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh...với lòng nhiệt tình cách mạng và sự quyết tâm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, của các cơ quan quản lý giáo dục nên sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định đã vượt qua những khó khăn, trở ngại, tích cực tìm ra những giải pháp, phương thức thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ của mình, bảo đảm pháp luật về giáo dục và đào tạo được thực hiện một cách nghiêm túc ở tỉnh Bình Định. 2.2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, tư duy về giáo dục và đào tạo còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước, cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội và giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế. Đây là nguyên nhân có tính chất tiền đề làm hạn chế việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới, chưa cụ thể hoá kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để thực hiện tốt các qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng chưa nhận thức một cách đầy đủ để có giải pháp đối với những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; giữa việc mở rộng qui mô trường, lớp giữa các vùng miền với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo; giữa việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế địa phương; giữa đầu tư của Nhà nước với đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hoá giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Thứ hai, cơ chế quản lý về giáo dục và đào tạo chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ, kinh nghiệm chủ nghĩa. Công tác xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch về giáo dục-đào tạo còn nhiều bất cập. Hệ thống chính sách về giáo dục và đào tạo chưa kịp thời được bổ sung, hoàn chỉnh và còn thiếu hiệu lực. Việc đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước còn dàn trải, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo; trong khi đó việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện, chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội. Chính sách về học phí có nhiều điểm chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, dẫn đến tình trạng có một số địa phương và nhà truờng đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xã hội. Công tác chỉ đạo điều hành còn nhiều yếu kém, bất cập. Các cấp chính quyền ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trương và giải quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục và đào tạo, chưa quan tâm đầy đủ trong việc khắc phục bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Quản lý của ngành giáo dục và đào tạo ở các địa phương đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập còn lúng túng,
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một mặt chưa tạo điều kiện để các trường phát triển, mặt khác chưa ngăn chặn kịp thời tình trạng lơị dụng chính sách xã hội hoá về giáo dục nhằm thu lợi bất chính. Thứ ba, trình độ kiến thức, năng lực nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn những mặt hạn chế nhất định. Một số cơ quan quản lý giáo dục ở các cấp chưa làm tốt chức năng tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, nhất là về mặt quản lý nhà nước, nên còn thiếu những chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực và kịp thời để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà được tiếp tục ổn định và phát triển hơn nữa. Sự phối hợp trong quản lý giữa các cấp quản lý giáo dục và đào tạo với các ban ngành liên quan, cũng như sự phối hợp giữa nhà truờng với gia đình và xã hội có lúc chưa chặt chẽ; tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu. Việc chấp hành các qui định về chế độ công tác, thực hiện lề lối làm việc trong cơ quan quản lý giáo dục cũng như trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác chưa thật nghiêm túc; có nơi còn có hiện tượng buông lỏng quản lý về cơ sở vật chất, tài chính. Việc xử lý kỷ luật đối với các vi phạm những qui định trong hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa triệt để. Thứ tư, bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, cần kể đến các nguyên nhân khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập của lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định, đó là: Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục-đào tạo và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh còn có những hạn chế. Địa hình một số nơi trong tỉnh có nhiều phức tạp, đặc biệt là các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... còn những khó khăn về nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Kinh phí của tỉnh dành cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế so với yêu cầu hoạt động. Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử ở tất cả các cấp học, ngành học. Thái độ chưa coi trọng các trường ngoài công lập đã làm hạn chế việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục-đào tạo. Một số tiêu cực ngoài xã hội đã thâm nhập vào nhà trường và cơ quan giáo dục- đào tạo dù đã có nhiều cố gắng ngăn chặn song chưa đạt hiệu quả cao.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.4.3. Một số kinh nghiệm Từ thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là, phải nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, nắm bắt được những nội dung, tư tưởng và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, văn bản pháp qui của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; phải đề ra được những chính sách, cơ chế thực hiện phù hợp để thu hút đông đảo cơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ và nhân dân tích cực tham gia việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. Hai là, phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, tăng cường sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền nhằm huy động mọi nguồn lực của địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, phải tạo ra được sự hưởng ứng chung , nâng cao trách nhiệm của cộng đồng nhằm thực hiện chu đáo những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục. Ba là, luôn quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bốn là, phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Xử lý kịp thời và nghiêm minh những vi phạm trong thực hiện pháp luật, thường xuyên và kịp thời tổ chức công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.