SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ XUẤT
KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH TMDV
XNK MINH HÒA THÀNH
1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ
ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt
động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham
gia mở rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế,
từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ
cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung
và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi
muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi
chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm
khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến
những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần
phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra
những hàng hoá phù hợp.
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn
thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng
buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp
đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.
Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận
chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra
nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết
quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
1.1.2.1Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản
xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với
danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao
hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò
là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó
đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có
thể gặp nhiều rủi ro.
1.1.2.2Xuất khẩu gián tiếp ( xuất khẩu ủy thác).
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất
khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác).
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung
gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất. Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp,
trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng,
đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục....
1.1.2.3Buôn bán đối lưu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người
bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu
không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá
trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu.
Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó
sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay ngoài hai hình thức truyền
thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời. Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX,
trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là
những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp
vụ hàng đổi hàng.
1.1.2.4Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư
giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng thanh
toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao,
việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên...
Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCN trước kia.
1.1.2.5Các hình thức gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là
bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là
bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận
thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu
gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều
nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên
liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức
này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được
thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc.
Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được
một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo...
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm lại, trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những cách
thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng. Kỹ thuật tiến hành
riêng Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức
xuất khẩu trên.
Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân
1.1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu.
1.1.3.1. Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm giúp người xuất
khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạch định chính sách marketing phù
hợp
Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau
– Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu
dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại.
– Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như nhu
cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó
– Lựa chọn khách hàng.
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài, Internet, các cơ
quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm
Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà nhập khẩu sẽ chọn được mặt hàng xuất
khẩu và thị trường xuất khẩu .
1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh
Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kế hoạch kinh doanh,
thời gian xuất khẩu. đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh, những
khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường đó và đưa ra các phương
án giải quyết
1.1.3.3. Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác về
thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi đến kí
kết hợp đồng.
Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây
– Đàm phán qua thư tín
– Đàm phán qua điện thoại
– Đàm phán trực tiếp
Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào để phù hợp
nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp mình. Nhưng thông thường đầu tiên,
người ta thường dùng các đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm
phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin khi cần thiết. Còn với những hợp đồng giá
trị lớn thì người ta dùng cách đàm phán trực tiếp.
1.1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: Xin giấy phép xuất khẩu , chuẩn bị nguồn
hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tầu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan,
giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán
1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế thế giới nói chung.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển.
Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó
thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như :du lịch, vận tải, bảo hiểm... Hoạt động
xuất nhập khẩu đã gắn kết sản xuất giữa các nước, các khu vực với nhau.
Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị trường ngoài
nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá và dịch vụ.
1.1.4.2. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
10 năm 2010 - 2020 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước. Để tiến
hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn
vốn và kỹ thuật. nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó
đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có việt nam.
để công nghiệp hoá-hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết
bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các
nguồn như:
- Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư nước ngoài.
- Vay nợ, viện trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ.
- Xuất khẩu hàng hoá.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu
phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Theo tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 vượt xa so với kỷ lục đạt
được năm 2011, cao gấp nhiều lần mức bình quân trong các thời kỳ trước, đạt 114,6 tỷ
USD, so với năm 2011 tăng 18,3 % (mục tiêu 13%). Kết quả xuất khẩu của 2012 tạo nên
nhiều ấn tượng, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ vị
thế nhập siêu lớn trong các năm trước, lần đầu tiên sau 20 năm trở lại vị thế xuất siêu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương
đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên
tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát
triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với việt nam.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng
lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế
giới. các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu
sản xuất thích nghi được với thị trường .
Theo tổng cục hải quản, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đã chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến từ 60% năm 2007 lên 64,4% năm 2012
và 70,7 % năm 2013; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 19,5% xuống còn khoảng
11,6% năm 2011 và 7,2% năm 2013. Tỷ trọng nhóm hàng nông, thiết bị điện nước cũng
giảm từ 20% (năm 2011) xuống 15% (năm 2013). Trong các mặt hàng chế biến, tỷ trọng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một số mặt hàng có trình độ thiết bị, kỹ thuật - công nghệ cao như điện thoại, máy tính, sản
phẩm điện tử, máy móc thiết bị, máy ảnh, máy quay phim… tăng lên. Đây là tín hiệu sáng
của cơ cấu sản xuất, xuất khẩu.
Năm 2013 có 22 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất trên 1 tỷ USD (chiếm 85% tổng
kim ngạch xuất khẩu); 13 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD (thiết bị điện nước , cà phê, gạo,
cao su, dầu thô, đồ gỗ, dệt may, xơ sợi dệt, thiết bị dép, điện thoại, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, đồ điện tử,...).
Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân
dân.
Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt. trước hết sản
xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập khá. xuất
khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và
đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu người dân. Thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu
nông sản trong xuất khẩu hàng hóa luôn ổn định ở mức cao, đạt 26% đến 27%. Nông nghiệp
là ngành duy nhất xuất siêu ra ổn định thị trường thế giới với mức 8,5 tỷ USD năm 2013,
và 9,5 tỷ USD trong năm 2014. Hiện Việt Nam có 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu với
kim ngạch hơn 1 tỷ USD.
Ví dụ: Nếu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 569
USD, năm 2012 đạt 1.249 USD. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu
người đạt trên 1.473 USD, cao nhất từ trước đến nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu chiếm 65,5 % GDP, năm 2013 đã vượt qua mốc 77,5%,
cao nhất từ trước đến nay và thuộc loại cao trên thế giới.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta.
Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và
khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. các hình thức của quan hệ
kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất
khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính.
Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược
để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. hiện nay nhà nước đã và đang thực
hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ
sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu
để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Thị trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa. Tới nay,
Việt Nam đã có quan hệ với gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với việc mở rộng ra
nhiều thị trường là việc tập trung phát triển các thị trường lớn. “Câu lạc bộ” thị trường đạt
kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong năm 2013 đã lên đến con số 27. Đáng lưu ý, lần đầu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tiên, Việt Nam có 3 thị trường đạt trên 10 tỷ USD (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), đặc
biệt là Hoa Kỳ đạt trên 23,7 tỷ USD.
Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan 2013.
1.1.4.3. Đối với doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh
nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.
Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào các
cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.
Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tao ra
thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nó vừa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Sản xuất hàng xuất
khẩu còn giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh
doanh, đồng thời có vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất không chỉ về chiều rộng mà cả về
chiều sâu.
Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ
kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai bên đều có lợi. Vì
vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, đồng thời chia xẻ được rủi ro
mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của công ty.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp,
chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất,
Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực tới sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trong nước.
1.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động
xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải
tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất
khẩu trong tương lai cho phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một chiến lược
tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả
thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với
chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh
nghiệp ngoại thương.
Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên
quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ
trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu.. Bởi vì, việc tự do
hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia, chẳng hạn
như việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, các sản
phẩm là vũ khí...
- Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ,
hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan
đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả xuất khẩu của doanh nghiệp.
Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện
hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
thì doanh nghiệp không nên xuất khẩu.
Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải được cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái
hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày.
- Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng
cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất
lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không. Điều này quyết
định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đưa ra chào bán trên thị
trường quốc tế.
Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều
loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ
cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham
gia hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại
mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu
của các doanh nghiệp.
Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém, mặt
hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một khó khăn
cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một mặt có
tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm
chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau.
Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh
tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức
cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.
- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước:
Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của
hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này
có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.
Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt
và hiểu biết về nó.
1.2.1.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp: Đây
là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp
cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh
nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có
của mình.
- Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh
nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình
xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định
tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả
năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh
nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ phát triển tốt.
1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:
- Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả
năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là
tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.
Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều
này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó
sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng rất lớn
đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách
hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng đến nhiều
mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức
mua của khách hàng.
Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp: Có
thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường
đó. Một quôc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược laị, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe
thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này.
Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công
ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định.
Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì,
mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
Tóm lại, việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung
và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường xuyên
làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động xuất khâu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận diện các nhân tố ảnh
hưởng, chiều hướng tác động của chúng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.3. Tổng quan về ngành thiết bị điện nước.
1.3.1. Giới thiệu sơ lược về mặt hàng thiết bị điện nước.
Thiết bị điện nước đề cập ở đây được hiểu là :
- Những máy móc, có chức năng chuyển hoá các năng lượng khác để tạo ra điện năng (như
là các nhà máy điện, gồm nhiệt điện, thủy điện, máy phá nhờ sức gió, thủy triều, năng
lượng mặt trời, điện nguyên tử và ắc qui pin)
- Các máy móc dùng để chuyển năng lượng điện thành cơ năng, quang năng để phục vụ
trong các ngành kinh tế quốc dân và trong sinh hoạt (như các động cơ điện, thiết bị nấu ăn,
lò sấy điện, đèn chiếu sáng vv…)
- Các máy móc và thiết bị dùng để truyền tải năng lượng điện và đóng cắt bảo vệ, như là
máy biến áp, cầu dao, ổ phích cắm điện, thiết bị chống sét vv…
- Các dụng cụ đo điện như ampe kế, vôn kế, oát kế, biến áp điện áp, biến dòng vv…
- Các phụ tùng, linh kiện khác nhau dùng cho các đối tượng nêu trên.
Các dạng thiết bị trên có thể gộp thành hai nhóm : Thiết bị điện công nghiệp và thiết bị
điện dân dụng.
Theo Quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện nước đến năm 2015 và 2025 đã được
Bộ Công Thương phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành sản xuất thiết bị điện
nước giai đoạn 2011-2015 khoảng 136 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất
khoảng 17-18%/năm, phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về các loại thiết bị đường
dây, trạm biến áp, 55% nhu cầu trong nước về các loại động cơ điện nước và một số chủng
loại máy phát điện thông dụng.
Cũng theo quy hoạch, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng xuất khẩu của ngành thiết bị điện
nước đạt 18%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 15%/năm, đặc biệt, các loại dây và cáp điện
chất lượng cao có kim ngạch xuất khẩu tăng 35%/năm; tiến đến năm 2025, Việt Nam có
thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện nước trong các công trình đường dây điện và
trạm biến áp. Quy hoạch cũng nhằm đưa ngành sản xuất thiết bị điện Việt Nam đạt trình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
độ tiên tiến trong khu vực về công nghệ sản xuất máy biến thế, động cơ điện, máy phát
điện, khí cụ điện trung và cao thế, dây và cáp điện phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Với kế hoạch phát triển như thế, nhiều công ty tư vấn nước ngoài, các thương hiệu lớn trên
thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện cho rằng, ngành điện, thiết bị điện Việt Nam
là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất trong khu vực.
1.3.2. Vị trí và vai trò của ngành.
1.3.2.1. Vị trí
Quy hoạch phát triển ngành thiết bị Việt Nam đến năm 2015,tầm nhìn 2025, với
mục tiêu là “Xây dựng Ngành thiết bị Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản
xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày
càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm thiết bị được sản xuất có chất lượng cao,
có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương
hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.”
Ngành thiết bị góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành thiết bị gắn với cả
một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các
ngành kinh tế phát triển như ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,...
Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có nề công nghiệp
phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Ngành thiết bị đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm
ngành thiết bị đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu
cả nước.
Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân:
1.3.2.2. Vai trò của ngành được thể hiện qua các mặt tác động chủ yếu như sau:
- Tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng
và nền kinh tế nói chung với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân trên 10% mỗi
năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm khỏang 5,6-6% tổng giá trị
ngành công nghiệp cả nước thuộc Bộ Công Thương quản lý
- Đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội các mặt hàng thiết bị điện nước các
loại với số lượng, chất lượng ngày càng tăng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chiếm lĩnh cơ bản thị trường trong nước, đẩy lùi hàng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào nhập
khẩu với chủ trương chung tăng hàm lượng công nghệ và chất xám. Ví dụ như nhóm hàng
máy móc, thiết bị, điên nước nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 có xuất xứ chủ yếu
từ: Trung Quốc với 910 triệu USD, giảm 10% so với năm trước và chiếm 35% tổng trị giá
nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 461 triệu USD, tăng
104,9%; Hoa Kỳ đạt 67 triệu USD, giảm 2% so với năm trước (theo
http://www.customs.gov.vn)
- Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối,
cung ứng, vận tải; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đóng góp ngân sách
của các địa phương, phát triển mạng lưới phân phối, bán lẻ, góp phần cải thiện đời sống
người lao động trên các vùng miền trong cả nước. Có thể nói hầu hết các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đều có những cơ sở sản xuất thuộc ngành thuộc mọi thành phần kinh
tế. Ứớc tính có khoảng 20 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành
thiết bị. Ngành thiết bị được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước
1.3.3. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Kim ngạch xuất khẩu
478 569 1,472 1,845 2,571
Chỉ số tăng trưởng 119.0% 258.7% 125.3% 139.3%
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bảng 1.1 cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện nước Việt Nam tăng
đều qua các năm. Tính từ năm 2010 đến 2014, thì kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất
vào năm 2014 là 2,571 triệu USD tăng trưởng 39.3% so với năm trước đó
1.3.4. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Đơn vị tính: triệu USD
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm
Tổng kim
ngạch
Bắc
Mỹ
Nhật
Bản
Đài
Loan
Tây- Bắc
Âu
Đông Âu-
SNG
Thị trường
khác
2010 478
86 20 59 75
220
19
2011 569
179 79 130 96
62
23
2012 1,472
390 205 236 280
137
224
2013 1,845
429 149 270 558
331
107
2014 2,571
794 251 250 1,125
41
110
Tổng 6,935
1,773 672 1,016 1,782
1,220
472
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sản phẩm của công ty thường xuất theo giá FOB TP.HCM và xuất khẩu đến hầu
hết các nước ở Châu Âu ( Anh, Pháp, Ý, Đức,…), một số nước Châu Á (Đài Loan,Nhật
Bản,…)..
a. Thị trường Châu Âu:
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm tỉ trọng
lớn và tăng liên tục trong ba năm.
 Năm 2011 so với 2010, kim ngạch xuất khẩu giảm 46 triệu USD
 Năm 2012 so với 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 164 triệu USD.
 Năm 2013 so với 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng 113 triệu USD.
 Năm 2010 so với 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 31 triệu USD.
Tỷ trọng giảm, nguyên nhân chính vẫn là sự gia tăng quá “nóng” của sản phẩm
Trung Quốc tăng tốc độ xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm của Chấu Âu
b. Thị trường còn lại:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
So với thị trường Châu Âu thì các thị trường này chiếm tỉ trọng khá thấp trong cơ
cấu thị trường xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, Đài Loan, Bắc Mỹ… trong ba năm qua đều
tăng liên tục.
Tuy tỉ trọng xuất khẩu thấp hơn thị trường Châu Âu, nhưng các thị trường trên trên là thị
trường tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó công ty cần phải nghiên
cứu từng loại thị trường để có bước đi thích hợp hơn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm thiết bị của công ty.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện nước
1.4.1. Nhân tố bên ngoài.
1.4.1.1. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa
các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết
thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể.
 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền
tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh giá trị hàng hóa trong nước và trên
thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết
định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu
nói riêng.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam giảm so với ngoại tệ mạnh
(USD, GBP, FRF, DEM...) thì các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt
động xuất khẩu và ngược lại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thông qua nghiên cứu
và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra biện pháp xuất khẩu phù hợp,
lựa chọn thị trường có lợi, lựa chọn nguồn hàng, đồng tiền thanh toán.....
Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như “một chiếc gậy vô hình” đã làm
thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp
xuất khẩu.
 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì Chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu
cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất; mục tiêu bảo hộ sản xuất trong
nước đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng....
 Các chính sách thuế
Một số chính sách chủ yếu cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu:
*Thuế quan: trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng
đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý
xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan
hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản
xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống.
Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số
lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách.
*Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện
chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều
kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ
làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng
và mức xuất khẩu.
* Hạn ngạch: được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan,
nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay một
nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy
phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu
mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản
phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu...
1.4.1.2. Các yếu tố xã hội.
Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì không
thể bỏ qua yếu tố văn hoá. Chính yếu tố văn hoá đó đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia
phản ứng khác nhau với cùng một loaị sản phẩm. Tác động của yếu tố văn hoá đến thị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trường thực sự là một vấn đề rộng, phức tạp, tuỳ cách quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng
hay nghĩa hẹp nhưng có một điều, yếu tố văn hoá được hình thành trên điều kiện tự nhiên,
lịch sử dân tôc, tôn giáo.. . Do đó, thị trường của cùng các loại sản phẩm vào các quốc gia
có nền văn hoá khác nhau thì sẽ khác nhau. Một ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của các yếu
tố văn hoá tới thị trường quốc tế là việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các quốc gia theo đạo
hồi là điều không tưởng. Một số yếu tố khác như: Trình độ công nghệ, hệ thống phân phối..
cũng có tác động rất lớn đến các thị trường xuất khẩu của một nước.
1.4.1.3. Các yếu tố chính trị pháp luật.
Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Các công
ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của các Chính phủ có liên quan,
tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:
- Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ
tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ...)
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm
ăn
- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (Công
ước Viên 1980, Incoterm 1990....)
Ngoài những vấn đề nói trên, chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương
khác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan...
Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay
đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, họ phải
nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của
nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
1.4.1.4. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ.
- Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải ,
tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng
tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu....
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu
thụ. Ví dụ: việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so
với các nước không có cảng biển.
- Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão,
động đất...
- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các
nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin , tạo điều
kiện thuận lợi trong việc theo dõi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động
đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên
quan như vận tải, ngân hàng....
1.4.1.5. Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu,
chẳng hạn như:
- Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ,
kho tàng.... . Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục
giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu.
- Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh
doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là
một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng.
- Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu
được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có
rủi ro xảy ra....
1.4.1.6. Yếu tố cạnh tranh.
Một thị trường nếu có nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh với nhau thì thị trường
đó sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cung cấp mới. Thực chất khi một thị trường
có quá nhiều đói thủ cạnh tranh thì việc các đói thủ không có đủ tiềm lực năng lực bị loại
khỏi cuộc đua là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó co nhiều đói thủ thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ bị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giảm chưa kể đến những kẻ đến sau sẽ rất khó chiếm được thị trường do những kẻ đến
trước đã giành được. Mà các doanh nghiệp của Việt Nam thì tiềm lực có hạn, chất lượng
sản phẩm dù đã có cải thiện tuy nhiên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn thì đó là điều
hết sức khó khăn. Do vậy cạnh tranh cũng là yếu tố tác động lớn đến việc lựa chọn thị
trường và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.7. Thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu.
Đây là một yếu tố mà các nhà xuất khẩu muốn đạt được thành công phải hết sức chú
ý. Nếu các sản phẩm ta xuất khẩu sang thị trường đó phù hợp với nhu cầu thị hiếu cuỉa họ
thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy nhiên nếu các sản phẩm xuất khẩu không
phù hợp với thị hiếu tập quán của họ thì hàng không thể bán gây khó khăn, thất thu cho
doanh nghiệp. Như với thị trường EU, họ tẩy chay các loại thiết bị điện nước có chứa khuẩn
Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae nếu các doanh nghiệp cứ xuất khẩu các
loại thiết bị điện nước này thì không thể tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, khi xuất khẩu hàng
sang thị trường nào cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm tập quán, thị hiếu, chính sách để từ đó
có các đường lối chính xác.
1.4.2. Nhân tố bên trong .
 Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
(nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu
tư) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh
doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có)
- Vốn huy động
- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận
- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn
- Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi
 Tiềm năng con người
Trong kinh doanh (đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng sức
mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ...một cách có hiệu quả để
khai thác và vượt qua cơ hội.
 Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại.
Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một cách tự
nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua
các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến
khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Tiềm lực của doanh nghiệp có thể là:
- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa
- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự
trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp.
Yếu tố này ảnh hưởng tới “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết
quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm
soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho
doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ
hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
 Trình độ tổ chức, quản lý
Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau
hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời
phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh
nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác
của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.
 Văn hoá doanh nghiệp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là cách ứng xử của những người trong cùng
một doanh nghiệp với nhau hoặc giữa những người trong doanh nghiệp với các đối tác,
khách hàng của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp thì rất khác nhau do nó được xây dựng
từ các triết lý kinh doanh và các sứ mệnh khác nhau mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Và
đó cũng là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.
Nếu văn hoá doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở hoà thuận, thân thiện thì nó sẽ tạo
điều kiện cho các nhân viên trong doanh nghiệp phát huy hết khả năng cũng như sức sáng
tạo của mình để cống hiến cho công ty. Ngược lại thì các nhân viên sẽ chán nản không
thích cống hiến nhiều khi gây ra không khí thù địch, gây mất đoàn kết nội bộ. Do đó văn
hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy
các doanh nghiệp muốn phát triển phải tạo ra được một sự đồng lòng trong nội bộ, sự bình
đẳng để người lao động yên tâm đóng góp cho doanh nghiệp.
 Cơ sở vật chất- kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng... Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật
càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng nhưn việc thực hiện các hoạt
động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.
1.5. Các biện pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa.
1.5.1. Khái niệm
Quá trình kinh doanh luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều biện pháp để giải quyết các tình
huống kinh doanh và đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu cũng vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho
hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chi phí. Vậy biện pháp thúc đẩy
xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Có thể hiểu biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tăng
cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho doanh
nghiệp hơn nữa trong tương lai.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến lợi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ích mà hoạt động kinh doanh mang lại.
1.5.2. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ phía nhà nước.
1.5.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái.
Cũng giống như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với sự thay
đổi của nó có những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân
theo những tác động khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Đưa đến những kết quả khó
lường trước, đụng chạm không chỉ tới xuất nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tới mặt
bằng giá cả, lạm phát và tiền lương thực tế, đầu tư và vay nợ nước ngoài, ngân sách nhà
nước ,cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung .
Sự ra đời của thị trường ngoại tệ cho phép 7 ngoại tệ được sử dụng để giao dịch: USD,
DEM, GBP, FF, JPY, HKD, VND, cùng với việc ra đời 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ ở
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bước tiến đáng kể theo hướng thị trường gián tiếp kích thích
xuất khẩu thông qua tạo mặt bằng giá hợp lý hơn. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất
khẩu là một trong những nguồn cung ngoại tệ chủ chốt song cung cầu ngoại tệ luôn luôn
căng thẳng và VND không có khả năng chuyển đổi hoàn toàn nên trong thời gian tới vẫn
tập chung ngoại tệ vào các ngân hàng, để ngân hàng thống nhất ngoại hối. Đồng thời tự do
hoá quyền sở hữu và sử dụng ngoại tệ, đặt ngoại tệ thành một hàng hoá đặc biệt được trao
đổi trên thị trường. Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích không tiêu dùng tiền mặt trong
thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới tự do hoá mở và sử dụng tài khoản nước ngoài và
kinh tế trong nước. Để kích thích xuất khẩu giảm dần tiến tới xoá bỏ việc bảo đảm cân đối
ngoại tệ từ phía chính phủ. Mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất
khẩu, tăng cường quyền hạn và vai trò của ngân sách Nhà nước trong dịch vụ xuất khẩu.
Để đảm bảo cho nhà xuất khẩu một mặt cần điều chỉnh giá mua ngoại tệ linh hoạt không
để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến động tỷ giá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp xuất khẩu mở, sử dụng, chuyển cũng như đóng tài khoản của mình.
Trong dài hạn, mục tiêu là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của Việt Nam và một tỷ giá
thích hợp có tác dụng khuyến khích tăng trưởng kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Khi
VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì quy định về ngoại hố nói chung về bản tệ nói
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
riêng sẽ được dần dần nới lỏng và các nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu và chủ động sử
dụng số ngoại tệ của mình theo cơ chế thị trường.
Tóm lại trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp lý để ngân hàng Nhà
nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp cung cầu không gây biến động lớn cho
nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn không đặt vấn
đề kích thích xuất khẩu bằng công cụ phá giá và nới lỏng quản lý ngoại hối mà chỉ dừng
lại ở chính sách tỷ giá không cản trở hay bóp chết xuất khẩu .
1.5.2.2. Chính sách lãi suất.
Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vừa và nhỏ.
Thực hiện lãi xuất ưu đải cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh xuất khẩu sang
EU.
Sự điều chỉnh linh hoạt chính sách lãi suất của ngân hàng là một việc làm tích cực giúp
doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hạ
giá thành nhờ lợi thế quy mô, và nâng cao khả năng cạnh trang của hàng Việt Nam.
1.5.2.3. Tín dụng xuất khẩu
Về tín dụng xuất khẩu được thông qua ngân hàng thương mại. Việc mở rộng quyền cấp tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước của các ngân hàng thương mại
là một bước tiến lớn trong hệ thống ngân hàng. Chủ trương chuyển hoá từ cho vay nhập
khẩu sang cho vay đầu tư xuất khẩu của các ngân hàng góp phần nâng cao hệ số sử dụng
vốn.
Để khắc phục vấn đề khát vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đó là một hình thức
tín dụng thuê mua ra đời. Công ty cho thuê tài chính quốc tế tại Việt Nam ra đời có ý nghĩa
rất lớn đối với doanh nghiệp không đủ vốn vẫn có thể thuê đợc máy móc, thiết bị hiện đại
để thay đổi công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.5.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp.
Quá trình kinh doanh luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều biện pháp để giải quyết các
tình huống kinh doanh và đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xuất khẩu cũng vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho
hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chi phí.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến lợi
ích mà hoạt động kinh doanh mang lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu cầc phải chú trọng các nhóm giải pháp sau.
1.5.3.1. Nhóm giải pháp liên quan tới cung.
Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu.Với một doanh nghiệp xuất khẩu
điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, nhất là khi
muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Muốn vậy doanh nghiệp phải
tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá,
đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như giảm giá thành cho đảm bảo
khả năng cạnh tranh.
a. Quy mô sản xuất.
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hoá trong giới
hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp. Đôi khi, doanh nghiệp chưa
có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất. Do vậy, trước khi muốn thúc đẩy xuất
khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mô
sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường.
Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tư về vốn, nhân lực,
công nghệ. Doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động quản lý cũng như lao động trực tiếp sản
xuất. Hai bộ phận này phải kết hợp với nhau tạo nên sự thống nhất trong các khâu từ lập
kế hoạch tới sản xuất. Tuy nhiên, có nguồn nhân lực tốt chưa đủ, bên cạnh nguồn nhân lực
một yếu tố rất quan trọng cho quy trình sản xuất sản phẩm là trang thiết bị máy móc. Do
đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu
đầu vào. Có như vậy các doanh nghiệp mới tạo được sự thống nhất trong nội bộ để phản
ứng với những biến động trên thị trường mà sản phẩm hiện đang và sẽ có mặt. Nhưng
không có nghiã là mở rộng quy mô bằng mọi cách.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
b. Công nghệ sản xuất
Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đưa loài người
có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Công
nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất trực tiếp
của các quốc gia. Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các yếu tố dùng để biến đổi đầu
vào thành đầu ra.
Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưu thế cạnh
tranh so với các đối thủ khác. Công nghệ càng cao, càng hiện đại thì hiệu quả sản xuất càng
lớn. Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng con người, thông tin và tổ chức.
Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanh nghiệp phải phát triển đồng đều trên tất cả các
yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh gía là quan trọng nhất: bởi vì con người đóng
vai trò là trung tâm của sự phát triển và tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố.
Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát
triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần
chú ý đến các thuộc tính của công nghệ như tính hệ thống, tính sinh thể, tính đặc thù về
mục tiêu và địa điểm, tính thông tin để phát triển công nghệ một cách hợp lý mang lại hiệu
quả cao nhất cho doanh nghiệp.Và đối với doanh nghiệp xuất khẩu thị trường thế giới với
nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần đánh giá được trình độ công nghệ sản xuất của
họ và xác định được vị trí của mình trên thương trường để có hướng phát triển công nghệ
phù hợp với khả năng( tức là sự hài hòa của bốn yếu tố trang thiết bị, kĩ năng của con
người, thông tin và tổ chức) nhưng lại đáp ứng được một đoạn thị trường mục tiêu cho các
sản phẩm đầu ra.
Hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn lạc hậu, nên
phát triển công nghiệp chủ yếu qua con đường chuyển giao công nghệ. Ngay cả khi nhận
chuyển giao công nghệ, một số doanh nghiệp còn chưa đủ khả năng và thông tin để đánh
giá hết các thuộc tính của công nghệ. Ví dụ: đối với tính hệ thống, hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam đều cho rằng có trang thiết bị hiện đại là đã có công nghệ hiện đại, nhưng họ đã
lầm. Trang thiết bị hiện đại mà tài năng của con người không được đáp ứng thì nó cũng chỉ
là máy móc thiết bị chết mà thôi. Hay đối với tính sinh thể, một số doanh nghiệp Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chưa đáp ứng được công nghệ nhập về đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó nên
thường hay nhập khẩu công nghệ lạc hậu khiến Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghiệp.
Nhưng trong tình hình kinh tế- xã hội, khoa học- kỹ thuật hiện nay của Việt Nam thì nhận
chuyển giao công nghệ vẫn là hướng đi chính để phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp,
chỉ có điều là khi nhận chuyển giao công nghệ thì các doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu
tố và các thuộc tính của công nghệ.
c. Chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Chất
lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các các dịch vụ của
doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã
phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩm
của mình.
Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao
chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế
giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp,
và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nâng cao chất lượng với chi phí tối thiểu cho phép là biện
pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấn đề.
Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí
sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng
d. Đa dạng hoá mặt hàng
Con người luôn thích đổi mới. Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng các sản phẩm đa
dạng về mẫu mã chủng loại. Dựa vào tâm lý này, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá
bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt
và phong phú cho sản phẩm. Và để đẩy mạnh công tác này các doanh nghiệp chú trọng
nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Do vậy, đầu tư có hiệu quả nhất
đối với các doanh nghiệp là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng để tạo ra được sản phẩm làm hài
lòng khách hàng.
Ngoài các giải pháp trên, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú ý dặc biệt thời điểm giao
hàng. Doanh nghiệp thực hiện điều này sẽ tạo uy tín cho khách hàng, tạo mối quan hệ lâu
dài và mối quan hệ làm ăn
1.5.3.2. Các giải pháp liên quan đến cầu
a. Nghiên cứu mở rộng thị trường
Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải thực hiện các
nghiên cứu về thị trường đó. Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin và xử lý thông
tin giúp các nhà kinh doanh ra quyết định.
Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và tỷ mỷ để
đưa ra các quyết định chính xác hơn. Thêm vào đó nó còn giúp các nhà kinh doanh hoạch
định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường hiện tại cũng
như tương lai.
Khi nghiên cứu thị truờng nước ngoài các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố: quy
mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân
phối, các vấn đề về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hoá vào thị trường đó. Qua đó,
doanh nghiệp xác định đâu là thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp nên tập trung mở
rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh. Tiếp đó,
doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các vấn đề như: đối tượng phục vụ, đặc điểm tiêu dùng
của thị trường này, khả năng tiêu dùng của các đối tượng, các đối thủ cạnh tranh… để xác
định được đoạn thị trường mục tiêu trong thị trường trọng điểm.
Để có được các kết luận trên các doanh nghiệp cần có những thông tin. Thông tin có thể
được tổng hợp từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Thông tin thứ cấp là những thông tin
đã được công bố. Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin này từ:
- Các tổ chức quốc tế như niên giám thống kê về thương mại quốc tế do liên hợp quốc tế
phát hành.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Các tổ chức chính phủ thường cung cấp các thông tin về quy định xuất nhập khẩu, các
tiêu chuẩn chất lượng, quy mô thị trường.
- Các hiệp hội thương mại và thương nghiệp như hiệp hội Pasta,Onion phát hành các ấn
phẩm nhằm cập nhật các sự kiện giúp các nhà kinh doanh quốc tế tìm kiếm cơ hội kinh
doanh và né tránh rủi ro.
- Các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin dịch vụ về văn hoá và các điều kiện về tài chính.
Internet và trang web cập nhật các thông tin về thị trường như: giá cả sản phẩm, mặt hàng,
các chiến lược marketing.
Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố. Các nhà kinh doanh sử dụng loại
thông tin này để hiểu sâu hơn về thị trường mà thông tin thứ cấp mang lại.
Các doanh nghiệp có được thông tin này bằng cách tự thu thập hoặc thuê các thông tin điều
tra thị trường.
Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
- Qua hội chợ và các phái đoàn thương mại để đánh giá được về đối thủ cạnh tranh, sản
phẩm và xác định được cơ hội kinh doanh.
- Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm cho phép các doanh nghiệp đánh giá được hành
vi, thái độ của người tiêu dùng.
- Các cuộc điều tra: là nghiên cứu thông tin về người tiêu dùng thông qua việc sử dụng
bảng câu hỏi viết. Phương pháp này cho phép thu thập được khối lượng thông tin lớn.
- Quan sát môi trường:
Là quá trình liên tục thu thập, phân tích, xử lý thông tin cho các mục tiêu chiến lược và
chiến thuật. Nó cho phép thu thập các thông tin chi tiết về môi trường kinh doanh mà công
ty đang hoạt động hay sắp thâm nhập. Đây là phương pháp phức tạp nhất vì thông tin được
cập nhật liên tục nên giúp chô doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được cơ hội kinh doanh
và phát hiện rỉu ro sớm để né tránh rủi ro thành công.
b. Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài
Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ biết đến tên tuổi của bạn. Bởi vậy,
khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh riêng biệt
về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đối
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy lượng tiêu dùng tăng lên. Do đó, nó là
điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá sản phẩm
của mình:
- Tham gia các hội chợ, triển lãm.
- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền hình, qua
mạng.
- Tài trợ cho các hoạt động xã hội.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.
- Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tại gia đình.
- Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnh của
mình.
Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu, quảng
bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới. Điều này giúp nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
1.5.3.3. Các giải pháp khác
a. Giải pháp về vốn.
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy mô
sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và
để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm,
hình ảnh của công ty…Tóm lại, vốn cần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghịêp. Nhưng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy
động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Nguồn vốn bên
ngoài có thể huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước,
từ các quỹ hay từ người dân.
Có vốn rồi thì việc quan trọng là phải sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệu quả như:
đạt vòng quay của vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và hạn chế rủi ro, thất thoát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
về vốn. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mở rộng hoạt động
kinh doanh trên thị trường.
b. Về nhân lực.
Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh doanh. Vì vậy,
doanh nghiệp cần có chính sách nhân lực đúng đắn tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình.
Doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển hợp lý để bồi dưỡng
nguồn nhân lực.
Vấn đề tuyển dụng nhân lực: Các doanh nghịêp cần lên kế hoạch xác định xem doanh
nghiệp thiếu và yếu ở bộ phận nào, có cần thiết phải tuyển dụng bên ngoài không?
Trong vấn đề sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một vấn đề hết sức
quan trọng đó là năng suất lao động. Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam
không chú ý đến khi sử dụng nhân lực nên năng suất lao động thấp. Năng suất lao động là
yếu tố tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hoá được tạo ra. Năng suất lao động càng
cao thì khối lượng hàng hoá cũng như khối lượng công việc được giải quyết càng nhiều.
Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian lao động, trình độ lao động và
công cụ lao động. Thời gian lao động càng nhiều thì khối lượng sản phẩm tạo ra càng lớn
nhưng trình độ lao động càng cao thì chưa chắc đã đạt được điều này. Bởi trình độ lao động
phải phù hợp với vị trí công việc mà người lao động đảm nhận thì mới đem lại hiệu quả.
Do đó, doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân lực phù hợp với vị trí mà họ sẽ đảm nhận. Doanh
nghiệp cần phân tách các mức độ công việc đòi hỏi trình độ nào để tuyển dụng cho đúng
người, đúng việc.
Song hành cùng chính sách tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần có chính sách đào
tạo và phát triển nhân lực.
Đào tạo là quá trình làm thay đổi hành vi và thái độ của người lao động nhằm tăng cường
khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghịêp. Còn phát triển nhân lực là quá trình người
lao động thu thập các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệp và rèn luyện thái độ cần thiết để có vị
trí cao hơn trong công việc.
Các công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng các chương trình
đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc điểm văn hoá, đào tạo về ngôn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài. Đào tạo phải gắn liền với phát triển nguồn
nhân lực để duy trì và thu hút đội ngũ lao động có kỹ năng, có kinh nghiệp trung thành với
doanh nghiệp.
Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cần huy động tất cả
các nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy
nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà nên tập trung vào vấn đề trọng điểm để
thực hiện mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu.
1.6. Kinh nghiệm gia tăng thị trường xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
1.6.1. Công ty trong nước ( Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, Công Ty Cổ
Phần Đầu Tư Và Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị An Phát …)
- Cần chú trọng hơn vào công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân lành nghề, giàu
kinh nghiệm và đầy sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm gốm có
đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.
- Cần chú trọng đến việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới trên thế giới phục vụ cho sản
xuất, không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có
chất lượng cao và đồng đều.
Ví dụ như công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị An Phát: Thị
trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thành viên khối EU (chiếm 80% sản
lượng thiết bị xuất khẩu), ngoài ra còn xuất sang các nước khác như Mêxico, Mỹ, Úc,
Nhật và một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu công ty luôn giữ vững thị phần tại thị trường nội địa
với 01 chi nhánh tại TP-HCM, 03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45
cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh thành phố.
Về trang thiết bị và công nghệ, công ty đã đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên
10 dây chuyền sản xuất. Hơn thế nữa, công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và
đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hòa công nghệ sẵn có và công
nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của
mình, công ty đang ứng công nghệ sản xuất thiết bị trên những dây chuyền sản xuất hiện
đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.6.2. Công ty ngoài nước. (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị Asenco, Công
ty Keytech Group…)
- Vấn đề chất lượng, thương hiệu, uy tín của sản phẩm là một trong những vấn đề rất quan
trọng đối với sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các sản phẩm muốn thu hút được khách hàng đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo và đổi mới
về mẫu mã, kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Có chính sách marketing hợp lý đối với các sản phẩm khác nhau, đối với từng thời
kỳ kinh doanh khác nhau.
Ví dụ như công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị Asenco: Công ty có khả năng
sản xuất, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và sản xuất theo đơn hàng các
sản phẩm thiết bị mang thương hiệu độc quyền. Năng lực sản xuất của Công ty là
4.000.000 thiết bị điện nước các loại/năm. Sản phẩm được xuất khẩu đến nhiều nước trên
thế giới, thị trường chính là các nước Châu Âu và Úc .
Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị cơ bản thực hiện tin cậy các kiểm
tra thử nghiệm cơ lý về độ mài mòn, cường độ lực kéo, độ cứng, độ bền màu v.v…Hệ
thống quản lý chất lượng được thiết lập và áp dụng chặt chẽ đến từng công đọan sản xuất.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm riêng cho Việt Nam .
Việt Nam phải nghiên cứu, đưa ra thiết kế độc đáo, phối hợp nhiều loại nguyên vật liệu trên
cùng một sản phẩm và quan trọng là thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng....
Việc phát triển thiết kế sản phẩm mới của các doanh nghiệp Việt Nam nên được tiếp cận từ
nhiều kênh như: Tham gia các hội chợ quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhóm thiết kế chuyên
nghiệp của Hiệp hội Xuất... nhằm tìm ra mẫu mã phù hợp với đặc điểm sản phẩm của DN và
xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành
của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản
phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân
thiện với môi trường. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được giá sản phẩm
nằm ở phân khúc nào để có mức giá thành tương ứng.Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa
khóa” giúp DN ngành thiết bị điện nước tiến sâu hơn vào thị trường Lào.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm lại. Chương 1 đã đề cập đến các môi trường kinh doanh của doanh nghiệp,
các yếu tố trong từng môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nội dung
chính của chương 1 là các khái niệm tổng quan về hoạt động xuất khẩu và các hình thức
xuất khẩu . Chương 1 trang bị những lý luận cơ bản phục vụ cho việc phân tích thực trạng
doanh nghiệp ở chương sau. Thông qua những khái niệm cơ bản được đề cập ở chương 1
sẽ là nền tảng lý luận để hình thành cách thức tiến hành và những nội dung sẽ phân tích ở
chương 2. Ở chương 2, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất thiết bị
điện nước hiện nay và tình hình xuất khẩu mặt hàng này giai đoạn 2010-2014 và đề xuất
một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị điện nước Việt Nam sang thị trường
Campuchia đến năm 2020 trong chương 3.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan về xuất khẩu thiết bị điện nước.docx

Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalPham Thao
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tulinh pham
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 

Similar to Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan về xuất khẩu thiết bị điện nước.docx (20)

Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.docxCơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.docx
 
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docxCơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý thuyết về hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU.docx
 
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Công Ty
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Công TyGiải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Công Ty
Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Công Ty
 
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng về suất khẩu sản ...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Luận văn: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Than...
Luận văn: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Than...Luận văn: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Than...
Luận văn: Thực trạng quy trình nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Than...
 
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩuKhái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
 
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sản Phẩm Bột Bời Lời Của Công Ty
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sản Phẩm Bột Bời Lời Của Công TyGiải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sản Phẩm Bột Bời Lời Của Công Ty
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Sản Phẩm Bột Bời Lời Của Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tphcm.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tphcm.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tphcm.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tphcm.
 
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
 
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Cát Lái.docx
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Cát Lái.docxQuy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Cát Lái.docx
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại cảng Cát Lái.docx
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan về xuất khẩu thiết bị điện nước.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN NƯỚC CỦA CÔNG TY TNHH TMDV XNK MINH HÒA THÀNH 1.1 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hoá phù hợp. Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả. Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. 1.1.2.1Xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình. Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro. 1.1.2.2Xuất khẩu gián tiếp ( xuất khẩu ủy thác). Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác). Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất. Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục.... 1.1.2.3Buôn bán đối lưu.
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau. Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu. Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay ngoài hai hình thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời. Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng. 1.1.2.4Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểm như khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu), giá cả hàng hóa tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên... Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCN trước kia. 1.1.2.5Các hình thức gia công quốc tế. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo...
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm lại, trên thị trường thế giới, các nhà buôn giao dịch với nhau theo những cách thức nhất định. Ứng với mỗi phương thức xuất khẩu có đặc điểm riêng. Kỹ thuật tiến hành riêng Tuy nhiên trong thực tế xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức xuất khẩu trên. Trích nguồn theo “Những lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu” – ĐH kinh tế quốc dân 1.1.3 Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 1.1.3.1. Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằm giúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạch định chính sách marketing phù hợp Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau – Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tập quán, thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại. – Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài cũng như nhu cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó – Lựa chọn khách hàng. Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu và tiếp cận thị trường qua báo đài, Internet, các cơ quan xúc tiến thương mại, tư vấn, hội chợ, triển lãm Kết quả nghiên cứu và tiếp cận thị trường là nhà nhập khẩu sẽ chọn được mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu . 1.1.3.2. Lập phương án kinh doanh Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kế hoạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu. đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược về hiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường đó và đưa ra các phương án giải quyết 1.1.3.3. Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng. Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây – Đàm phán qua thư tín – Đàm phán qua điện thoại – Đàm phán trực tiếp Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàm phán nào để phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệp mình. Nhưng thông thường đầu tiên, người ta thường dùng các đàm phán qua thư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tra những thông tin khi cần thiết. Còn với những hợp đồng giá trị lớn thì người ta dùng cách đàm phán trực tiếp. 1.1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: Xin giấy phép xuất khẩu , chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tầu lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanh toán 1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại tiến tới xây dựng một nền kinh tế toàn cầu hội nhập và phát triển. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như :du lịch, vận tải, bảo hiểm... Hoạt động xuất nhập khẩu đã gắn kết sản xuất giữa các nước, các khu vực với nhau. Xu hướng chung ngày nay, tất cả các quốc gia đều muốn vươn ra thị trường ngoài nước mở cửa, hội nhập đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. 1.1.4.2. Đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Xuất khẩu là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010 - 2020 là: phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước. Để tiến hành công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì cần phải có đủ 4 nhân tố nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn và kỹ thuật. nhưng hiện nay, không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ các yếu tố đó đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có việt nam. để công nghiệp hoá-hiện đại hoá đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật,công nghệ tiến tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: - Từ tích luỹ trong nền kinh tế quốc dân - Đầu tư nước ngoài. - Vay nợ, viện trợ. - Thu từ hoạt động du lịch, dịchvụ thu ngoại tệ. - Xuất khẩu hàng hoá. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa là phương tiện chính tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Theo tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 vượt xa so với kỷ lục đạt được năm 2011, cao gấp nhiều lần mức bình quân trong các thời kỳ trước, đạt 114,6 tỷ USD, so với năm 2011 tăng 18,3 % (mục tiêu 13%). Kết quả xuất khẩu của 2012 tạo nên nhiều ấn tượng, lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu lớn trong các năm trước, lần đầu tiên sau 20 năm trở lại vị thế xuất siêu.
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với việt nam. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. - Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới. các cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường . Theo tổng cục hải quản, cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến từ 60% năm 2007 lên 64,4% năm 2012 và 70,7 % năm 2013; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 19,5% xuống còn khoảng 11,6% năm 2011 và 7,2% năm 2013. Tỷ trọng nhóm hàng nông, thiết bị điện nước cũng giảm từ 20% (năm 2011) xuống 15% (năm 2013). Trong các mặt hàng chế biến, tỷ trọng
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một số mặt hàng có trình độ thiết bị, kỹ thuật - công nghệ cao như điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc thiết bị, máy ảnh, máy quay phim… tăng lên. Đây là tín hiệu sáng của cơ cấu sản xuất, xuất khẩu. Năm 2013 có 22 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất trên 1 tỷ USD (chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu); 13 nhóm hàng đạt trên 2 tỷ USD (thiết bị điện nước , cà phê, gạo, cao su, dầu thô, đồ gỗ, dệt may, xơ sợi dệt, thiết bị dép, điện thoại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, đồ điện tử,...). Xuất khẩu tác động tích cực dến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống của người dân bao gồm rất nhiều mặt. trước hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập khá. xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu người dân. Thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong xuất khẩu hàng hóa luôn ổn định ở mức cao, đạt 26% đến 27%. Nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu ra ổn định thị trường thế giới với mức 8,5 tỷ USD năm 2013, và 9,5 tỷ USD trong năm 2014. Hiện Việt Nam có 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu với kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Ví dụ: Nếu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 569 USD, năm 2012 đạt 1.249 USD. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân đầu người đạt trên 1.473 USD, cao nhất từ trước đến nay.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu chiếm 65,5 % GDP, năm 2013 đã vượt qua mốc 77,5%, cao nhất từ trước đến nay và thuộc loại cao trên thế giới. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta. Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại, kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế là xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình, đầu tư quốc tế, du lịch dịch vụ, xuất khẩu lao động, hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác sản xuất, hợp tác tài chính. Xuất khẩu là một hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. hiện nay nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu (tất nhiên không coi nhẹ sản xuất trong nước và thị trường trong nước), khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Thị trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa. Tới nay, Việt Nam đã có quan hệ với gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng với việc mở rộng ra nhiều thị trường là việc tập trung phát triển các thị trường lớn. “Câu lạc bộ” thị trường đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong năm 2013 đã lên đến con số 27. Đáng lưu ý, lần đầu
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tiên, Việt Nam có 3 thị trường đạt trên 10 tỷ USD (Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), đặc biệt là Hoa Kỳ đạt trên 23,7 tỷ USD. Nguồn: Thống kê Tổng cục Hải quan 2013. 1.1.4.3. Đối với doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế. Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tao ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi nhuận. Sản xuất hàng xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời có vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều sâu. Thứ ba, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai bên đều có lợi. Vì vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, đồng thời chia xẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của công ty.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh. Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trong nước. 1.2.1.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - Chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu. Đây là một chiến lược tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả thị trường thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trường quốc gia. Với chiến lược này, Nhà nước có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thương. Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu được thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu.. Bởi vì, việc tự do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia, chẳng hạn như việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, các sản phẩm là vũ khí... - Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp không nên xuất khẩu. Để có biết được tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải được cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày. - Khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước: Khả năng này đảm bảo nguồn hàng cho cho doanh nghiệp, biểu hiện ở các mặt hàng có thể được sản xuất với khối lượng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không. Điều này quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đưa ra chào bán trên thị trường quốc tế. Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra được nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hiện nay, ở nước ta năng lực sản xuất hàng sản xuất hàng xuất khẩu còn thấp kém, mặt hàng xuất khẩu còn đơn sơ, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một khó khăn cho các doanh nghiệp ngoại thương khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu. - Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay. - Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp. Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu biết về nó. 1.2.1.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. - Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình. - Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ phát triển tốt. 1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau: - Tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cư, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất. Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trường xuất khẩu: Có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. - Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu: Sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng. Chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất của doanh nghiệp: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quôc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược laị, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này. Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình. Tóm lại, việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thường xuyên làm ảnh hưởng đến các kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động xuất khâu
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác động của chúng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 1.3. Tổng quan về ngành thiết bị điện nước. 1.3.1. Giới thiệu sơ lược về mặt hàng thiết bị điện nước. Thiết bị điện nước đề cập ở đây được hiểu là : - Những máy móc, có chức năng chuyển hoá các năng lượng khác để tạo ra điện năng (như là các nhà máy điện, gồm nhiệt điện, thủy điện, máy phá nhờ sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời, điện nguyên tử và ắc qui pin) - Các máy móc dùng để chuyển năng lượng điện thành cơ năng, quang năng để phục vụ trong các ngành kinh tế quốc dân và trong sinh hoạt (như các động cơ điện, thiết bị nấu ăn, lò sấy điện, đèn chiếu sáng vv…) - Các máy móc và thiết bị dùng để truyền tải năng lượng điện và đóng cắt bảo vệ, như là máy biến áp, cầu dao, ổ phích cắm điện, thiết bị chống sét vv… - Các dụng cụ đo điện như ampe kế, vôn kế, oát kế, biến áp điện áp, biến dòng vv… - Các phụ tùng, linh kiện khác nhau dùng cho các đối tượng nêu trên. Các dạng thiết bị trên có thể gộp thành hai nhóm : Thiết bị điện công nghiệp và thiết bị điện dân dụng. Theo Quy hoạch phát triển ngành thiết bị điện nước đến năm 2015 và 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, tổng vốn đầu tư cho phát triển ngành sản xuất thiết bị điện nước giai đoạn 2011-2015 khoảng 136 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất khoảng 17-18%/năm, phấn đấu đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về các loại thiết bị đường dây, trạm biến áp, 55% nhu cầu trong nước về các loại động cơ điện nước và một số chủng loại máy phát điện thông dụng. Cũng theo quy hoạch, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng xuất khẩu của ngành thiết bị điện nước đạt 18%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 15%/năm, đặc biệt, các loại dây và cáp điện chất lượng cao có kim ngạch xuất khẩu tăng 35%/năm; tiến đến năm 2025, Việt Nam có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện nước trong các công trình đường dây điện và trạm biến áp. Quy hoạch cũng nhằm đưa ngành sản xuất thiết bị điện Việt Nam đạt trình
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 độ tiên tiến trong khu vực về công nghệ sản xuất máy biến thế, động cơ điện, máy phát điện, khí cụ điện trung và cao thế, dây và cáp điện phục vụ trong nước và xuất khẩu. Với kế hoạch phát triển như thế, nhiều công ty tư vấn nước ngoài, các thương hiệu lớn trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện cho rằng, ngành điện, thiết bị điện Việt Nam là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất trong khu vực. 1.3.2. Vị trí và vai trò của ngành. 1.3.2.1. Vị trí Quy hoạch phát triển ngành thiết bị Việt Nam đến năm 2015,tầm nhìn 2025, với mục tiêu là “Xây dựng Ngành thiết bị Việt Nam thành một ngành kinh tế quan trọng, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; các sản phẩm thiết bị được sản xuất có chất lượng cao, có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng về mẫu mã và chủng loại có thương hiệu hàng hóa và khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.” Ngành thiết bị góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: ngành thiết bị gắn với cả một quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Điều này kéo theo theo một loạt các ngành kinh tế phát triển như ngành thuỷ lợi, ngành giao thông, ngành chế tạo máy móc,... Vì thế đẩy mạnh qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nơi có nề công nghiệp phát triển. Điều này góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngành thiết bị đã góp phần rất lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Hàng năm ngành thiết bị đem về cho đất nước từ 1- 1,2 tỷ USD/ năm chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Góp phần giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân: 1.3.2.2. Vai trò của ngành được thể hiện qua các mặt tác động chủ yếu như sau: - Tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân trên 10% mỗi năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm khỏang 5,6-6% tổng giá trị ngành công nghiệp cả nước thuộc Bộ Công Thương quản lý - Đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội các mặt hàng thiết bị điện nước các loại với số lượng, chất lượng ngày càng tăng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú,
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chiếm lĩnh cơ bản thị trường trong nước, đẩy lùi hàng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu với chủ trương chung tăng hàm lượng công nghệ và chất xám. Ví dụ như nhóm hàng máy móc, thiết bị, điên nước nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014 có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 910 triệu USD, giảm 10% so với năm trước và chiếm 35% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 461 triệu USD, tăng 104,9%; Hoa Kỳ đạt 67 triệu USD, giảm 2% so với năm trước (theo http://www.customs.gov.vn) - Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận tải; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và đóng góp ngân sách của các địa phương, phát triển mạng lưới phân phối, bán lẻ, góp phần cải thiện đời sống người lao động trên các vùng miền trong cả nước. Có thể nói hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có những cơ sở sản xuất thuộc ngành thuộc mọi thành phần kinh tế. Ứớc tính có khoảng 20 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào Ngành thiết bị. Ngành thiết bị được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước 1.3.3. Kim ngạch xuất khẩu Bảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Kim ngạch xuất khẩu 478 569 1,472 1,845 2,571 Chỉ số tăng trưởng 119.0% 258.7% 125.3% 139.3% Nguồn: Tổng cục Hải quan Bảng 1.1 cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu thiết bị điện nước Việt Nam tăng đều qua các năm. Tính từ năm 2010 đến 2014, thì kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất vào năm 2014 là 2,571 triệu USD tăng trưởng 39.3% so với năm trước đó 1.3.4. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đơn vị tính: triệu USD
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm Tổng kim ngạch Bắc Mỹ Nhật Bản Đài Loan Tây- Bắc Âu Đông Âu- SNG Thị trường khác 2010 478 86 20 59 75 220 19 2011 569 179 79 130 96 62 23 2012 1,472 390 205 236 280 137 224 2013 1,845 429 149 270 558 331 107 2014 2,571 794 251 250 1,125 41 110 Tổng 6,935 1,773 672 1,016 1,782 1,220 472 Nguồn: Tổng cục Hải quan Sản phẩm của công ty thường xuất theo giá FOB TP.HCM và xuất khẩu đến hầu hết các nước ở Châu Âu ( Anh, Pháp, Ý, Đức,…), một số nước Châu Á (Đài Loan,Nhật Bản,…).. a. Thị trường Châu Âu: Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm tỉ trọng lớn và tăng liên tục trong ba năm.  Năm 2011 so với 2010, kim ngạch xuất khẩu giảm 46 triệu USD  Năm 2012 so với 2011, kim ngạch xuất khẩu tăng 164 triệu USD.  Năm 2013 so với 2012, kim ngạch xuất khẩu tăng 113 triệu USD.  Năm 2010 so với 2009, kim ngạch xuất khẩu tăng 31 triệu USD. Tỷ trọng giảm, nguyên nhân chính vẫn là sự gia tăng quá “nóng” của sản phẩm Trung Quốc tăng tốc độ xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm của Chấu Âu b. Thị trường còn lại:
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 So với thị trường Châu Âu thì các thị trường này chiếm tỉ trọng khá thấp trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, Đài Loan, Bắc Mỹ… trong ba năm qua đều tăng liên tục. Tuy tỉ trọng xuất khẩu thấp hơn thị trường Châu Âu, nhưng các thị trường trên trên là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó công ty cần phải nghiên cứu từng loại thị trường để có bước đi thích hợp hơn cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị của công ty. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thiết bị điện nước 1.4.1. Nhân tố bên ngoài. 1.4.1.1. Các yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể.  Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh giá trị hàng hóa trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam giảm so với ngoại tệ mạnh (USD, GBP, FRF, DEM...) thì các doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu và ngược lại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra biện pháp xuất khẩu phù hợp, lựa chọn thị trường có lợi, lựa chọn nguồn hàng, đồng tiền thanh toán..... Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như “một chiếc gậy vô hình” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.  Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất; mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng....  Các chính sách thuế Một số chính sách chủ yếu cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu: *Thuế quan: trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách. *Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu. * Hạn ngạch: được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu... 1.4.1.2. Các yếu tố xã hội. Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể bỏ qua yếu tố văn hoá. Chính yếu tố văn hoá đó đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng khác nhau với cùng một loaị sản phẩm. Tác động của yếu tố văn hoá đến thị
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trường thực sự là một vấn đề rộng, phức tạp, tuỳ cách quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp nhưng có một điều, yếu tố văn hoá được hình thành trên điều kiện tự nhiên, lịch sử dân tôc, tôn giáo.. . Do đó, thị trường của cùng các loại sản phẩm vào các quốc gia có nền văn hoá khác nhau thì sẽ khác nhau. Một ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá tới thị trường quốc tế là việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các quốc gia theo đạo hồi là điều không tưởng. Một số yếu tố khác như: Trình độ công nghệ, hệ thống phân phối.. cũng có tác động rất lớn đến các thị trường xuất khẩu của một nước. 1.4.1.3. Các yếu tố chính trị pháp luật. Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của các Chính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế: - Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ...) - Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia - Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn - Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (Công ước Viên 1980, Incoterm 1990....) Ngoài những vấn đề nói trên, chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan... Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước. 1.4.1.4. Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ. - Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải , tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu....
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ. Ví dụ: việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. - Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất... - Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin , tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng.... 1.4.1.5. Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như: - Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho tàng.... . Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu. - Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. - Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.... 1.4.1.6. Yếu tố cạnh tranh. Một thị trường nếu có nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh với nhau thì thị trường đó sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cung cấp mới. Thực chất khi một thị trường có quá nhiều đói thủ cạnh tranh thì việc các đói thủ không có đủ tiềm lực năng lực bị loại khỏi cuộc đua là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó co nhiều đói thủ thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ bị
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giảm chưa kể đến những kẻ đến sau sẽ rất khó chiếm được thị trường do những kẻ đến trước đã giành được. Mà các doanh nghiệp của Việt Nam thì tiềm lực có hạn, chất lượng sản phẩm dù đã có cải thiện tuy nhiên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn thì đó là điều hết sức khó khăn. Do vậy cạnh tranh cũng là yếu tố tác động lớn đến việc lựa chọn thị trường và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.1.7. Thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu. Đây là một yếu tố mà các nhà xuất khẩu muốn đạt được thành công phải hết sức chú ý. Nếu các sản phẩm ta xuất khẩu sang thị trường đó phù hợp với nhu cầu thị hiếu cuỉa họ thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy nhiên nếu các sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với thị hiếu tập quán của họ thì hàng không thể bán gây khó khăn, thất thu cho doanh nghiệp. Như với thị trường EU, họ tẩy chay các loại thiết bị điện nước có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae nếu các doanh nghiệp cứ xuất khẩu các loại thiết bị điện nước này thì không thể tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, khi xuất khẩu hàng sang thị trường nào cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm tập quán, thị hiếu, chính sách để từ đó có các đường lối chính xác. 1.4.2. Nhân tố bên trong .  Tiềm lực tài chính Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: - Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) - Vốn huy động - Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận - Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn - Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi  Tiềm năng con người Trong kinh doanh (đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ...một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội.  Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình) Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp có thể là: - Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường - Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa - Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.  Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp. Yếu tố này ảnh hưởng tới “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.  Trình độ tổ chức, quản lý Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.  Văn hoá doanh nghiệp.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là cách ứng xử của những người trong cùng một doanh nghiệp với nhau hoặc giữa những người trong doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp thì rất khác nhau do nó được xây dựng từ các triết lý kinh doanh và các sứ mệnh khác nhau mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Và đó cũng là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Nếu văn hoá doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở hoà thuận, thân thiện thì nó sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên trong doanh nghiệp phát huy hết khả năng cũng như sức sáng tạo của mình để cống hiến cho công ty. Ngược lại thì các nhân viên sẽ chán nản không thích cống hiến nhiều khi gây ra không khí thù địch, gây mất đoàn kết nội bộ. Do đó văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển phải tạo ra được một sự đồng lòng trong nội bộ, sự bình đẳng để người lao động yên tâm đóng góp cho doanh nghiệp.  Cơ sở vật chất- kỹ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng... Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng nhưn việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả. 1.5. Các biện pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa. 1.5.1. Khái niệm Quá trình kinh doanh luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều biện pháp để giải quyết các tình huống kinh doanh và đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chi phí. Vậy biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Có thể hiểu biện pháp thúc đẩy xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến lợi
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ích mà hoạt động kinh doanh mang lại. 1.5.2. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ phía nhà nước. 1.5.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái. Cũng giống như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với sự thay đổi của nó có những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những tác động khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Đưa đến những kết quả khó lường trước, đụng chạm không chỉ tới xuất nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tới mặt bằng giá cả, lạm phát và tiền lương thực tế, đầu tư và vay nợ nước ngoài, ngân sách nhà nước ,cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung . Sự ra đời của thị trường ngoại tệ cho phép 7 ngoại tệ được sử dụng để giao dịch: USD, DEM, GBP, FF, JPY, HKD, VND, cùng với việc ra đời 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là bước tiến đáng kể theo hướng thị trường gián tiếp kích thích xuất khẩu thông qua tạo mặt bằng giá hợp lý hơn. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất khẩu là một trong những nguồn cung ngoại tệ chủ chốt song cung cầu ngoại tệ luôn luôn căng thẳng và VND không có khả năng chuyển đổi hoàn toàn nên trong thời gian tới vẫn tập chung ngoại tệ vào các ngân hàng, để ngân hàng thống nhất ngoại hối. Đồng thời tự do hoá quyền sở hữu và sử dụng ngoại tệ, đặt ngoại tệ thành một hàng hoá đặc biệt được trao đổi trên thị trường. Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích không tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới tự do hoá mở và sử dụng tài khoản nước ngoài và kinh tế trong nước. Để kích thích xuất khẩu giảm dần tiến tới xoá bỏ việc bảo đảm cân đối ngoại tệ từ phía chính phủ. Mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường quyền hạn và vai trò của ngân sách Nhà nước trong dịch vụ xuất khẩu. Để đảm bảo cho nhà xuất khẩu một mặt cần điều chỉnh giá mua ngoại tệ linh hoạt không để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến động tỷ giá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở, sử dụng, chuyển cũng như đóng tài khoản của mình. Trong dài hạn, mục tiêu là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của Việt Nam và một tỷ giá thích hợp có tác dụng khuyến khích tăng trưởng kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Khi VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì quy định về ngoại hố nói chung về bản tệ nói
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 riêng sẽ được dần dần nới lỏng và các nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu và chủ động sử dụng số ngoại tệ của mình theo cơ chế thị trường. Tóm lại trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp lý để ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp cung cầu không gây biến động lớn cho nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn không đặt vấn đề kích thích xuất khẩu bằng công cụ phá giá và nới lỏng quản lý ngoại hối mà chỉ dừng lại ở chính sách tỷ giá không cản trở hay bóp chết xuất khẩu . 1.5.2.2. Chính sách lãi suất. Mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vừa và nhỏ. Thực hiện lãi xuất ưu đải cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh xuất khẩu sang EU. Sự điều chỉnh linh hoạt chính sách lãi suất của ngân hàng là một việc làm tích cực giúp doanh nghiệp xuất khẩu mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hạ giá thành nhờ lợi thế quy mô, và nâng cao khả năng cạnh trang của hàng Việt Nam. 1.5.2.3. Tín dụng xuất khẩu Về tín dụng xuất khẩu được thông qua ngân hàng thương mại. Việc mở rộng quyền cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước của các ngân hàng thương mại là một bước tiến lớn trong hệ thống ngân hàng. Chủ trương chuyển hoá từ cho vay nhập khẩu sang cho vay đầu tư xuất khẩu của các ngân hàng góp phần nâng cao hệ số sử dụng vốn. Để khắc phục vấn đề khát vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đó là một hình thức tín dụng thuê mua ra đời. Công ty cho thuê tài chính quốc tế tại Việt Nam ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp không đủ vốn vẫn có thể thuê đợc máy móc, thiết bị hiện đại để thay đổi công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế. 1.5.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh luôn đặt ra cho chúng ta rất nhiều biện pháp để giải quyết các tình huống kinh doanh và đưa hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xuất khẩu cũng vậy, nhiệm vụ hàng đầu là đề ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho hiệu quả đạt đựơc cao nhất và hạn chế khả năng rủi ro về chi phí. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường đều phải tính đến lợi ích mà hoạt động kinh doanh mang lại. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cầc phải chú trọng các nhóm giải pháp sau. 1.5.3.1. Nhóm giải pháp liên quan tới cung. Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu.Với một doanh nghiệp xuất khẩu điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hoá cho thị trường, nhất là khi muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Muốn vậy doanh nghiệp phải tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như giảm giá thành cho đảm bảo khả năng cạnh tranh. a. Quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hoá trong giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp. Đôi khi, doanh nghiệp chưa có quy mô sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất. Do vậy, trước khi muốn thúc đẩy xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị trường. Khi mở rộng quy mô sản xuất, doanh nghiệp phải huy động sự đầu tư về vốn, nhân lực, công nghệ. Doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động quản lý cũng như lao động trực tiếp sản xuất. Hai bộ phận này phải kết hợp với nhau tạo nên sự thống nhất trong các khâu từ lập kế hoạch tới sản xuất. Tuy nhiên, có nguồn nhân lực tốt chưa đủ, bên cạnh nguồn nhân lực một yếu tố rất quan trọng cho quy trình sản xuất sản phẩm là trang thiết bị máy móc. Do đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu đầu vào. Có như vậy các doanh nghiệp mới tạo được sự thống nhất trong nội bộ để phản ứng với những biến động trên thị trường mà sản phẩm hiện đang và sẽ có mặt. Nhưng không có nghiã là mở rộng quy mô bằng mọi cách.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 b. Công nghệ sản xuất Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đưa loài người có những thành tựu vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Công nghệ sản xuất ngày càng đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất trực tiếp của các quốc gia. Công nghệ sản xuất được hiểu là tất cả các yếu tố dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Với vai trò ngày càng lớn, công nghệ sản xuất sẽ đem lại cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Công nghệ càng cao, càng hiện đại thì hiệu quả sản xuất càng lớn. Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: trang thiết bị, kỹ năng con người, thông tin và tổ chức. Do vậy, muốn phát triển công nghệ doanh nghiệp phải phát triển đồng đều trên tất cả các yếu tố, trong đó yếu tố con người được đánh gía là quan trọng nhất: bởi vì con người đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển và tạo ra sự liên kết giữa các yếu tố. Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến các thuộc tính của công nghệ như tính hệ thống, tính sinh thể, tính đặc thù về mục tiêu và địa điểm, tính thông tin để phát triển công nghệ một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.Và đối với doanh nghiệp xuất khẩu thị trường thế giới với nhiều đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần đánh giá được trình độ công nghệ sản xuất của họ và xác định được vị trí của mình trên thương trường để có hướng phát triển công nghệ phù hợp với khả năng( tức là sự hài hòa của bốn yếu tố trang thiết bị, kĩ năng của con người, thông tin và tổ chức) nhưng lại đáp ứng được một đoạn thị trường mục tiêu cho các sản phẩm đầu ra. Hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn lạc hậu, nên phát triển công nghiệp chủ yếu qua con đường chuyển giao công nghệ. Ngay cả khi nhận chuyển giao công nghệ, một số doanh nghiệp còn chưa đủ khả năng và thông tin để đánh giá hết các thuộc tính của công nghệ. Ví dụ: đối với tính hệ thống, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng có trang thiết bị hiện đại là đã có công nghệ hiện đại, nhưng họ đã lầm. Trang thiết bị hiện đại mà tài năng của con người không được đáp ứng thì nó cũng chỉ là máy móc thiết bị chết mà thôi. Hay đối với tính sinh thể, một số doanh nghiệp Việt Nam
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chưa đáp ứng được công nghệ nhập về đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó nên thường hay nhập khẩu công nghệ lạc hậu khiến Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghiệp. Nhưng trong tình hình kinh tế- xã hội, khoa học- kỹ thuật hiện nay của Việt Nam thì nhận chuyển giao công nghệ vẫn là hướng đi chính để phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp, chỉ có điều là khi nhận chuyển giao công nghệ thì các doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu tố và các thuộc tính của công nghệ. c. Chất lượng sản phẩm Chất lượng là một trong các yếu tố quan trọng tạo lên ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao phải đặt trong mối quan hệ với giá cả, mẫu mã và các các dịch vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả, mẫu mã phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ tạo ra ưu thế, uy tín riêng của doanh nghiệp về sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn thúc đẩy xuất khẩu thì phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Nâng cao chất lượng với chi phí tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh nghiệp nào cũng muốn nhưng để thực hiện nó là cả một vấn đề. Hiện nay hướng đi cho các doang nghiệp xuất khẩu là áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng d. Đa dạng hoá mặt hàng Con người luôn thích đổi mới. Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng các sản phẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại. Dựa vào tâm lý này, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hoá bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo ra sự khác biệt và phong phú cho sản phẩm. Và để đẩy mạnh công tác này các doanh nghiệp chú trọng nhất đến năng lực của đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Do vậy, đầu tư có hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp là đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tra, nghiên cứu thị trường, xác định xu hướng tiêu dùng để tạo ra được sản phẩm làm hài lòng khách hàng. Ngoài các giải pháp trên, các doanh nghiệp xuất khẩu nên chú ý dặc biệt thời điểm giao hàng. Doanh nghiệp thực hiện điều này sẽ tạo uy tín cho khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài và mối quan hệ làm ăn 1.5.3.2. Các giải pháp liên quan đến cầu a. Nghiên cứu mở rộng thị trường Trước khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, các doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghiên cứu về thị trường đó. Nghiên cứu thị trường là việc thu thập thông tin và xử lý thông tin giúp các nhà kinh doanh ra quyết định. Môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài một cách thận trọng và tỷ mỷ để đưa ra các quyết định chính xác hơn. Thêm vào đó nó còn giúp các nhà kinh doanh hoạch định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường hiện tại cũng như tương lai. Khi nghiên cứu thị truờng nước ngoài các doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố: quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, sức mạnh thị trường, khả năng tiêu dùng, kênh phân phối, các vấn đề về luật pháp liên quan đến nhập khẩu hàng hoá vào thị trường đó. Qua đó, doanh nghiệp xác định đâu là thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp nên tập trung mở rộng, những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghiệp gặp phải khi kinh doanh. Tiếp đó, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể các vấn đề như: đối tượng phục vụ, đặc điểm tiêu dùng của thị trường này, khả năng tiêu dùng của các đối tượng, các đối thủ cạnh tranh… để xác định được đoạn thị trường mục tiêu trong thị trường trọng điểm. Để có được các kết luận trên các doanh nghiệp cần có những thông tin. Thông tin có thể được tổng hợp từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp. Thông tin thứ cấp là những thông tin đã được công bố. Các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin này từ: - Các tổ chức quốc tế như niên giám thống kê về thương mại quốc tế do liên hợp quốc tế phát hành.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Các tổ chức chính phủ thường cung cấp các thông tin về quy định xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng, quy mô thị trường. - Các hiệp hội thương mại và thương nghiệp như hiệp hội Pasta,Onion phát hành các ấn phẩm nhằm cập nhật các sự kiện giúp các nhà kinh doanh quốc tế tìm kiếm cơ hội kinh doanh và né tránh rủi ro. - Các tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin dịch vụ về văn hoá và các điều kiện về tài chính. Internet và trang web cập nhật các thông tin về thị trường như: giá cả sản phẩm, mặt hàng, các chiến lược marketing. Thông tin sơ cấp là những thông tin chưa được công bố. Các nhà kinh doanh sử dụng loại thông tin này để hiểu sâu hơn về thị trường mà thông tin thứ cấp mang lại. Các doanh nghiệp có được thông tin này bằng cách tự thu thập hoặc thuê các thông tin điều tra thị trường. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: - Qua hội chợ và các phái đoàn thương mại để đánh giá được về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và xác định được cơ hội kinh doanh. - Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn nhóm cho phép các doanh nghiệp đánh giá được hành vi, thái độ của người tiêu dùng. - Các cuộc điều tra: là nghiên cứu thông tin về người tiêu dùng thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi viết. Phương pháp này cho phép thu thập được khối lượng thông tin lớn. - Quan sát môi trường: Là quá trình liên tục thu thập, phân tích, xử lý thông tin cho các mục tiêu chiến lược và chiến thuật. Nó cho phép thu thập các thông tin chi tiết về môi trường kinh doanh mà công ty đang hoạt động hay sắp thâm nhập. Đây là phương pháp phức tạp nhất vì thông tin được cập nhật liên tục nên giúp chô doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được cơ hội kinh doanh và phát hiện rỉu ro sớm để né tránh rủi ro thành công. b. Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài Người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của bạn nếu như họ biết đến tên tuổi của bạn. Bởi vậy, khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tạo ra hình ảnh riêng biệt về sản phẩm của mình, giới thiệu nó đến với người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đối
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố thúc đẩy lượng tiêu dùng tăng lên. Do đó, nó là điều kiện tốt để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá sản phẩm của mình: - Tham gia các hội chợ, triển lãm. - Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền hình, qua mạng. - Tài trợ cho các hoạt động xã hội. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp. - Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tại gia đình. - Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnh của mình. Có thể nói hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới. Điều này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 1.5.3.3. Các giải pháp khác a. Giải pháp về vốn. Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, muốn thúc đẩy xuất khẩu thì cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng và để đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, cho công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty…Tóm lại, vốn cần cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp. Nhưng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Nguồn vốn bên ngoài có thể huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ hay từ người dân. Có vốn rồi thì việc quan trọng là phải sử dụng nguồn vốn như thế nào cho hiệu quả như: đạt vòng quay của vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và hạn chế rủi ro, thất thoát
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 về vốn. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường. b. Về nhân lực. Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách nhân lực đúng đắn tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển hợp lý để bồi dưỡng nguồn nhân lực. Vấn đề tuyển dụng nhân lực: Các doanh nghịêp cần lên kế hoạch xác định xem doanh nghiệp thiếu và yếu ở bộ phận nào, có cần thiết phải tuyển dụng bên ngoài không? Trong vấn đề sử dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một vấn đề hết sức quan trọng đó là năng suất lao động. Đây là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam không chú ý đến khi sử dụng nhân lực nên năng suất lao động thấp. Năng suất lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến khối lượng hàng hoá được tạo ra. Năng suất lao động càng cao thì khối lượng hàng hoá cũng như khối lượng công việc được giải quyết càng nhiều. Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian lao động, trình độ lao động và công cụ lao động. Thời gian lao động càng nhiều thì khối lượng sản phẩm tạo ra càng lớn nhưng trình độ lao động càng cao thì chưa chắc đã đạt được điều này. Bởi trình độ lao động phải phù hợp với vị trí công việc mà người lao động đảm nhận thì mới đem lại hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân lực phù hợp với vị trí mà họ sẽ đảm nhận. Doanh nghiệp cần phân tách các mức độ công việc đòi hỏi trình độ nào để tuyển dụng cho đúng người, đúng việc. Song hành cùng chính sách tuyển dụng nhân lực, các doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo và phát triển nhân lực. Đào tạo là quá trình làm thay đổi hành vi và thái độ của người lao động nhằm tăng cường khả năng đạt được mục tiêu của doanh nghịêp. Còn phát triển nhân lực là quá trình người lao động thu thập các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệp và rèn luyện thái độ cần thiết để có vị trí cao hơn trong công việc. Các công ty kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới cần xây dựng các chương trình đào tạo với nội dung về các vấn đề như: môi trường, đặc điểm văn hoá, đào tạo về ngôn
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngữ, cách thức làm ăn với người nước ngoài. Đào tạo phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực để duy trì và thu hút đội ngũ lao động có kỹ năng, có kinh nghiệp trung thành với doanh nghiệp. Tóm lại, để đẩy mạnh xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu cần huy động tất cả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác quản trị mới đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể mà nên tập trung vào vấn đề trọng điểm để thực hiện mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu. 1.6. Kinh nghiệm gia tăng thị trường xuất khẩu sang thị trường Campuchia. 1.6.1. Công ty trong nước ( Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị An Phát …) - Cần chú trọng hơn vào công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm và đầy sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm gốm có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. - Cần chú trọng đến việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới trên thế giới phục vụ cho sản xuất, không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều. Ví dụ như công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị An Phát: Thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước thành viên khối EU (chiếm 80% sản lượng thiết bị xuất khẩu), ngoài ra còn xuất sang các nước khác như Mêxico, Mỹ, Úc, Nhật và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh thị trường xuất khẩu công ty luôn giữ vững thị phần tại thị trường nội địa với 01 chi nhánh tại TP-HCM, 03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh thành phố. Về trang thiết bị và công nghệ, công ty đã đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất. Hơn thế nữa, công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hòa công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, công ty đang ứng công nghệ sản xuất thiết bị trên những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.6.2. Công ty ngoài nước. (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị Asenco, Công ty Keytech Group…) - Vấn đề chất lượng, thương hiệu, uy tín của sản phẩm là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các sản phẩm muốn thu hút được khách hàng đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo và đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. - Có chính sách marketing hợp lý đối với các sản phẩm khác nhau, đối với từng thời kỳ kinh doanh khác nhau. Ví dụ như công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thiết bị Asenco: Công ty có khả năng sản xuất, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và sản xuất theo đơn hàng các sản phẩm thiết bị mang thương hiệu độc quyền. Năng lực sản xuất của Công ty là 4.000.000 thiết bị điện nước các loại/năm. Sản phẩm được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, thị trường chính là các nước Châu Âu và Úc . Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị cơ bản thực hiện tin cậy các kiểm tra thử nghiệm cơ lý về độ mài mòn, cường độ lực kéo, độ cứng, độ bền màu v.v…Hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập và áp dụng chặt chẽ đến từng công đọan sản xuất. 1.6.3. Bài học kinh nghiệm riêng cho Việt Nam . Việt Nam phải nghiên cứu, đưa ra thiết kế độc đáo, phối hợp nhiều loại nguyên vật liệu trên cùng một sản phẩm và quan trọng là thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng.... Việc phát triển thiết kế sản phẩm mới của các doanh nghiệp Việt Nam nên được tiếp cận từ nhiều kênh như: Tham gia các hội chợ quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhóm thiết kế chuyên nghiệp của Hiệp hội Xuất... nhằm tìm ra mẫu mã phù hợp với đặc điểm sản phẩm của DN và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được giá sản phẩm nằm ở phân khúc nào để có mức giá thành tương ứng.Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa khóa” giúp DN ngành thiết bị điện nước tiến sâu hơn vào thị trường Lào.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm lại. Chương 1 đã đề cập đến các môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trong từng môi trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nội dung chính của chương 1 là các khái niệm tổng quan về hoạt động xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu . Chương 1 trang bị những lý luận cơ bản phục vụ cho việc phân tích thực trạng doanh nghiệp ở chương sau. Thông qua những khái niệm cơ bản được đề cập ở chương 1 sẽ là nền tảng lý luận để hình thành cách thức tiến hành và những nội dung sẽ phân tích ở chương 2. Ở chương 2, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất thiết bị điện nước hiện nay và tình hình xuất khẩu mặt hàng này giai đoạn 2010-2014 và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thiết bị điện nước Việt Nam sang thị trường Campuchia đến năm 2020 trong chương 3.