SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH
TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng và xác định tài sản vợ chồng
khi ly hôn
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội.
Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng hôn
nhân phải bền vững, ngoài việc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để
nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân tồn tại bền
vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ
tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của
pháp luật hôn nhân và gia đình.
Vợ, chồng với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản theo nghĩa từ điển
Luật học là “của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng”,
còn theo Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản” [40, Điều 163]. Trước khi kết hôn, tài sản của mỗi
bên nam, nữ thuộc phạm trù tài sản riêng của cá nhân. Chủ sở hữu có toàn
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình. Chỉ sau khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân, vấn đề tài sản giữa vợ
chồng mới phát sinh, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành.
Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân - tính cộng đồng, hai vợ
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chồng cùng đóng góp công sức trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình
hoà thuận, hạnh phúc.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa
vụ, trong đó có những quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xác lập, thực hiện
các giao dịch liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tất cả
các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người,
đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát
triển của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con,… Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ
hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài sản chung
và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng
buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng hoặc vợ, dù
không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc chồng
thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình.
Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà
còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động
kinh doanh thương mại. Đây là một trong những lý do mà các nhà lập pháp phải
dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng
được quy định, tạo điều kiện cho vợ, chồng và người thứ ba tự do tham gia các
giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng trong khuôn khổ luật định, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình.
Trong pháp luật của Nhà nước ta,cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm
về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong
pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản vợ
chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Tôi đồng ý với luận điểm khái quát chế độ tài sản của vợ chồng như
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản,
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên
tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng” [10].
Đối với tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì
và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi đối với tài
sản riêng, vợ, chồng có sự độc lập trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu.
Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc
vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật
hôn HN&GĐ nói chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài
sản vợ chồng: chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp
định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận (chế độ hôn sản ước định).
1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt
cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa
vợ. Một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng là một quan hệ đẹp đã ăn sâu vào tiềm
thức của người Phương Đông. Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia
đình hạnh phúc, cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình
không phải lúc nào cũng “êm đềm”. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống
vật chất trong gia đình tăng lên, các mối quan hệ của vợ chồng đối với xã hội
ngày càng nhiều, đa dạng và tác động qua lại giữa chúng đã dẫn đến việc nảy
sinh những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân đi vào con đường rạn
nứt, đổ vỡ và họ tìm đến con đường giải thoát bằng những cuộc ly hôn.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ly hôn không chỉ làm sứt mẻ đi cuộc sống, tình cảm tâm lý của của các
thành viên trong gia đình, sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái mà còn có sự
tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề phân chia tài sản.
Khi yêu cầu ly hôn, do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ
chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài
sản. Vì vậy, họ thường có nhu cầu xác định rạch ròi về tài sản.
Theo Từ điển tiếng Việt thì xác định được hiểu là việc đưa ra kết quả cụ
thể, rõ ràng và chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi và tính toán cái chưa rõ
thuộc về bên nào.
Việc xác định tài sản có thể diễn ra cùng việc vợ, chồng xin ly hôn hoặc
có thể diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không
yêu cầu giải quyết về tài sản mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự
thỏa thuận được.
Vấn đề xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn gồm các nội dung sau:
- Xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng.
Ví dụ: Tài sản do vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân như nhà,
đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc GCNQSDĐ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng;
Tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng nhưng khi ly hôn thì bố mẹ
lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ đòi lại; Tài sản riêng
vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ
hôn nhân…
- Phân chia tài sản chung của vợ chồng
Bình thường, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần
quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước. Khi đem chia, khối tài
sản chung được phân, tách thành từng phần tính theo hiện vật hoặc giá trị để
vợ, chồng có quyền sở hữu riêng. Như vậy, chia tài sản chung của
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở
hữu riêng của vợ và của chồng.
Khi chia tài sản chung của vợ chồng cần căn cứ vào các nguyên tắc chia
tài sản chung như tình trạng tài sản, công sức đóng góp, hoàn cảnh của các
bên…
- Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba
khi ly hôn.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn
phận, trong đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn
của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí
có những bổn phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay
riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Tất cả các tài sản của vợ, chồng,
dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác,
sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của
gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài
sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy
có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng
hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ
hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng
của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của
hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia
vào hoạt động kinh doanh thương mại.
Ví dụ: Các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trong thời kỳ hôn
nhân vì nhu cầu của sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh
và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cuộc sống bình thường của mỗi người trong gia đình; khoản nợ mỗi bên vợ,
chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng… Tùy theo từng trường hợp cụ
thể để mà áp dụng chế độ tài sản vợ chồng xác định theo nghĩa vụ chung của
vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán khoản nợ đó.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về xác định tài sản vợ
chồng khi ly hôn như sau: “Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là việc vợ
chồng tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án về phân định tài sản
chung, tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, dựa trên cơ sở các nguyên tắc chia
tài sản chung khi ly hôn để phân chia khối tài sản chung của vợ chồng nhằm
đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý. Đồng thời, xác định việc thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ dân sự về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly
hôn”.
1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
Bản chất của quan hệ hôn nhân là quan hệ tài sản gắn liền với chủ thể
nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Vì vậy, khi
hôn nhân không còn tồn tại thì việc giải quyết vấn đề tài sản là cần thiết. Việc
vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn sẽ phù hợp với
nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này.
Đặc biệt, với các trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được với
nhau về việc phân chia tài sản chung là một điều kiện để Tòa án công nhận
thuận tình ly hôn.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa
án giải quyết, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và những người
khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản vợ chồng trước khi quyết định ly
hôn, Tòa án cần phải xác định: Đâu là tài sản riêng của vợ, chồng; những tài
sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng; phân chia tài sản
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chung của vợ chồng; giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với
người thứ ba khi ly hôn.
Thông qua việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn thì quan hệ tài sản
được chấm dứt phù hợp với quyền và lợi ích của vợ, chồng và những người có
liên quan. Thông qua sự xem xét, đánh giá, quyết định của một cơ quan nhà
nước có đủ thẩm quyền để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng
và giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ giúp tháo
gỡ hoặc hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ - chồng, giữa vợ, chồng
với các thành viên khác trong gia đình, giúp họ có đủ niềm tin, động lực, điều
kiện để duy trì, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, giúp con cái họ có điều kiện
phát triển bình thường, được hưởng các quyền lợi vật chất và sự yêu thương,
chăm sóc của bố mẹ. Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là công
việc có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo pháp luật được thi hành, tăng cường
pháp chế trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vừa hạn chế được những mâu thuẫn,
bất đồng giữa những con người đã từng có mối quan hệ thiêng liêng về huyết
thống, hôn nhân, nuôi dưỡng.
1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly
hôn qua các thời kỳ
1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong
đó có các quan niệm về HN&GĐ. Các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí
quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, ở thời kỳ này quan hệ gia đình
mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ
thuộc tuyệt đối vào người chồng.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (còn gọi là
Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long
- thời Nguyễn).
Theo các nhà nghiên cứu, chế độ tài sản của vợ chồng không được quy
định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Trong Quốc triều hình luật có một số
quy định về xác định tài sản của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và
chồng.
Quốc triều hình luật quy định việc xác định phân chia tài sản sau ly hôn
như sau: Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản
riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình.
Trong trường hợp có lỗi thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc
trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho
chồng, “người vợ mà đi gian đâm, tài sản phải trả về cho chồng”.
Sau ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt, hai bên có
quyền kết hôn với người khác. Khi ly hôn người vợ có quyền sở hữu đối với tài
sản riêng của mình (của hồi môn) và được chia một số tài sản chung do hai vợ
chồng gây dựng nên (Điều 373, 374).
Như vậy, dù ra đời trong xã hội phong kiến, bị tác động, ảnh hưởng và
chi phối bởi những hạn chế của lễ nghi phong kiến vẫn còn mang nặng tư tưởng
lễ giáo, gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia
đình, người đàn ông trong xã hội. Tuy nhiên, Bộ luật Quốc triều hình luật có
những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn.
1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng
khi ly hôn
Theo pháp luật ở giai đoạn này, vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước
khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối
tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân.
Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài
sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng
đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo
nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi
cho vợ và chồng.
Theo quy định tài Điều 106, 107 Bộ DLBK và Điều 104, 105 Bộ DLTK
thì tài sản chung của vợ và chồng gồm có:
- Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra;
- Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức từ
tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung.
Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân
(cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt
được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ
chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của
tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng
thư xác nhận nguồn gốc thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu
bên vợ hoặc chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh.
Trong trường hợp vợ chồng ly hôn, theo Bộ DLBK và Bộ DLTK thì khối
cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Tuy nhiên, với quan niệm khối cộng đồng
tài sản được gây dựng để cho các con, pháp luật phân biệt hai trường hợp: Vợ,
chồng ly hôn mà có con chung hoặc không có con chung với nhau. Tùy theo
từng trường hợp mà áp dụng nguyên tắc phân chia khác nhau.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế thì chia theo các điều khoản
trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận, nếu không có hôn khế thì áp dụng
Điều 112 Bộ DLBK và Điều 110 Bộ DLTK xác định như sau: Trường hợp giữa
hai vợ chồng không có con chung, người vợ được lấy lại kỷ phần tài sản của
mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị bán đi để
chi dùng cho gia đình hay cho riêng người chồng thì người vợ không có quyền
đòi lại. Vả lại, nếu tài sản riêng của vợ hay chồng được tu sửa, quản lý bằng tài
sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài
sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng,
phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng mỗi người một
nửa.
Trường hợp hai vợ chồng có con chung thì tài sản được giải quyết như
sau: Người vợ không được thu hồi toàn bộ của riêng của mình, tức là những
của cải đã đem về nhà chồng khi cưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng do người chồng
quản lý, vì của cải của vợ chồng là để dành cho các con. Bộ DLBK và Bộ DLTK
đã ấn định rằng nếu vợ, chồng ly hôn mà có con với nhau thì sẽ không thanh
toán tài sản chung. Điều 112 Bộ DLBK dự liệu rằng nếu có con thì sau khi ly
hôn người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽ do Tòa
án quyết định tùy theo công sức của người vợ. Còn Điều 110 Bộ DLTK thì dự
liệu kỷ phần người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng
và 1/3 chia cho các con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm
gian) thì phần trả cho người vợ sẽ bị giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 Bộ
DLBK) và một phần tư (1/4) (Điều 112 Bộ DLTK).
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về
xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975)
Khác với DLBK và DLTK đều quy định việc xác định tài sản khi vợ chồng
ly hôn và ấn định việc cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục sau khi người vợ, chồng chết
trước [2, Điều 112,113]; [57, Điều 110,111], Luật Gia đình đã không đề cập đến
vấn đề này. Theo Luật Gia đình thì vấn đề xác định tài sản vợ chồng chỉ được đặt
ra khi một bên vợ hoặc chồng chết trước. Cũng bởi lẽ, vấn đề ly hôn của vợ chồng
không được Luật Gia đình chấp nhận, vì thế Luật Gia đình không dự liệu việc chia
tài sản của vợ chồng trong trường hợp ly hôn. Duy nhất một ngoại lệ đã cho phép
tổng thống có quyền cho đôi vợ chồng được ly hôn, sau khi đã hỏi ý kiến Chánh
án tòa phá án và Chánh nhất tòa thượng thẩm, nơi cư trú của vợ chồng và sau khi
nghe tộc trưởng hai bên cùng ý kiến, nguyện vọng của hai vợ chồng (Điều 55).
Nếu tổng thống cho phép vợ chồng được ly hôn, khi đó vấn đề phân chia tài sản
của vợ chồng mới được giải quyết. Toàn bộ tài sản của vợ chồng có được từ trước
khi kết hôn hoặc được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, đều là tài sản chung của
vợ chồng.
Sắc luật số 15/64 không dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi
một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu việc chia tài sản chung của vợ
chồng khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Đối với BLDS thì việc xác định tài sản
được đặt ra trong cả ba trường hợp: Khi vợ, chồng chết; khi vợ chồng ly thân
hoặc ly hôn. Bên cạnh khối tài sản chung, Sắc luật số 15/64 (Điều 55) và BLDS
năm 1972 (Điều 152) ghi nhận việc vợ chồng có khối tài sản riêng, bao gồm:
- Những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi
kết hôn (tức là các bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn);
- Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn
nhân do được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn cần phân biệt:
- Nếu có hôn ước thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ước;
- Nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc:
+ Tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó;
+ Tài sản của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng, mỗi người một nửa
[50, Điều 94]; [46, Điều 201].
Đối với trường hợp ly hôn do lỗi của vợ, chồng thì người vợ, chồng có
lỗi đó sẽ bị mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặc do hôn ước từ
khi kết hôn (Điều 92 Sắc luật số 15/64; Điều 200 BLDS). Trường hợp thanh
toán hôn sản khi vợ chồng ly thân, hậu quả của việc thanh toán tài sản của vợ
chồng đặt vợ, chồng rơi vào tình trạng biệt sản. Tuy nhiên, Sắc luật số 15/64
không dự liệu cụ thể vấn đề này, mà chỉ quy định chung: Sự ly thân đặt vợ
chồng rơi vào tình trạng tài sản riêng biệt. Tài sản sẽ phân chia… (Điều 97).
Ngược lại, BLDS đã dự liệu khi lập hôn ước, vợ chồng có thể lựa chọn chế độ
biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168); người vợ có quyền quản lý, hưởng dụng
và định đoạt tài sản riêng của mình. Cũng có thể chế độ biệt sản sẽ do Tòa án
quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có lý do chính đáng (Điều 165).
Ngoài ra, trường hợp vợ chồng ly thân thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia
như khi ly hôn, tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của
vợ chồng, mà chỉ làm chấm dứt chế độ tài sản chung, việc ly thân đương nhiên
đặt vợ chồng rơi vào tình trạng biệt sản (Điều 204).
1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm
2000 về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời (02/9/1945). Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng
giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn; công nhận quyền tự do ly
hôn của vợ chồng và các căn cứ chung để Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều
2); bảo đảm quyền yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng (Điều 3); hạn chế
quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng khi người vợ đang có thai (Điều 5). Về hiệu
lực của việc ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL không quy định rõ về việc phân chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Điều 6 Sắc lệnh số 159/SL quy định:
Tòa án sẽ căn cứ quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định
việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.
Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy
con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình.
Theo quy định này, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được
chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc
nuôi dạy con. Đáng tiếc là Sắc lệnh số 159/SL không dự liệu về nguyên tắc chia
tài sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, cứ chiểu theo tinh thần của những văn
bản này, chúng ta cũng có thể suy luận rằng: Tài sản chung của vợ chồng phải
được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản chung (nguyên
tắc này cũng đã được áp dụng theo Bộ DLBK, Bộ DLTK trước đây).
Năm 1959, Luật HN&GĐ đầu tiên được nhà nước ta ban hành (còn gọi
là Đạo luật số 13), là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực
hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ
phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Theo quy định tại
Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Quy định này thể
hiện, toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra
trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng
hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt
nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai
vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Về nguyên tắc, khi
vợ chồng ly hôn (Điều 29), tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào
công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của
gia đình. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều
28), nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong
kiến trước đây.
Ngày 25/10/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định
thành lập Ban dự thảo Luật HN&GĐ mới; Dự luật đã được Quốc hội khóa VII,
kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được Hội đồng Nhà
nước công bố ngày 03/01/1987.
Theo Điều 14, Luật HN&GĐ năm 1986, tài sản chung của vợ chồng bao
gồm:
- Các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (tiền lương,
tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập hợp pháp mang lại từ kinh
tế gia đình; các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập
nói trên);
- Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung.
Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã
ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng [34, Điều 16], bao gồm:
- Các tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn;
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Các tài sản mà vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hay được thừa kế
riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào
khối tài sản chung của vợ chồng.
Đây là quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 1959, xuất phát từ thực
tiễn trước khi kết hôn, mỗi bên vợ, chồng (có thể) đã có khối tài sản riêng có
giá trị lớn, mà xét về bản chất kinh tế hay pháp luật, tài sản đó không phải là do
hai vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Luật ghi nhận vợ chồng có quyền
có tài sản riêng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng. Mặt
khác, tạo điều kiện cho vợ chồng được quyền tự định đoạt tài sản riêng của
mình với tư cách là chủ sở hữu, không bị lệ thuộc bởi ý chí của bên kia; cũng
như sự linh hoạt trong các quan hệ gia đình và xã hội có liên quan đến vấn đề
tài sản: Thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng tài sản riêng; trả nợ hoặc bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng gây ra bằng tài sản riêng của
vợ, chồng…
Khi vợ chồng ly hôn (Điều 42), về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng,
Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôi tài sản chung”,
nguyên tắc xác định, chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ước lệ (xuất phát từ
kỷ phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau một đặc
điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa
vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung của vợ chồng, vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ
nhiều, ít khác nhau cho các bên vợ, chồng.
Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 9/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Cũng như Luật
HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả
của việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 Điều
95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo khoản 1 Điều 95, đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc
quyền sở hữu của bên đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng, bên nào cho rằng
đó là tài sản riêng của mình, phải có nghĩa vụ chứng minh (việc chứng minh tài
sản riêng có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận
quyền sở hữu của mình); nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ,
chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản
chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000).
Nhà làm luật đã sử dụng cả nguyên tắc suy đoán để xác định tài sản giữa
vợ và chồng khi ly hôn xảy ra tranh chấp nhưng không đủ cơ sở xác định là tài
sản riêng của vợ, chồng thì được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
[37, Điều 27, Khoản 3]. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, xuất
phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng; cuộc sống chung giữa vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau nhiều năm tháng, các loại tài sản được sử
dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình, khi vợ chồng ly hôn xảy ra
tranh chấp, có loại tài sản khó chứng mình được là tài sản riêng của mỗi bên
vợ, chồng.
Đối với tài sản chung của vợ chồng, khoản 2,3 Điều 95 đã dự liệu:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi,
nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công
sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi
như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành
niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất,
kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao
động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật
hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá
trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia
phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng
do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
Tòa án giải quyết.
Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã
quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể hơn, đồng thời bổ sung một số
quy định để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 1986.
Ngày 01/01/2015 Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực. So với Luật
HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 có rất nhiều điểm mới, tiến bộ
và phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như đời sống xã hội ở
nước ta hiện nay, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xác định tài sản
vợ chồng khi ly hôn như: Công nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận,
bổ sung thêm các căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và
quy định cụ thể các nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn,…
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
Có thể thấy điểm chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới đều coi
gia đình là một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã
hội ổn định. Vì thế nhà làm luật cần quan tâm điều chỉnh chặt chẽ các quan hệ
phát sinh trong lĩnh vực gia đình. Trong đó, pháp luật các nước dành nhiều quy
định giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Nhiều nhà làm luật các nước tư sản cho rằng, hôn nhân thực chất là một
loại hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông
thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập và chấm dứt. Bên cạnh đó,
nhà làm luật ở một số nước thường đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định
đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành tư tưởng chủ
đạo khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng..
Nhà làm luật các nước châu Âu như Đức, châu Á như Thái Lan, Nhật
Bản đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ
chồng… Chế độ tài sản vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng
lựa chọn, thỏa thuận, pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ
chồng không có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản cho mình.
Việc lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng là một trong những nguyên tắc rất
quan trọng trong việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.
Chúng ta có thể thấy rõ quan niệm này trong BLDS và Thương mại Thái
Lan, BLDS Nhật Bản và BLDS Đức.
1.4.1. Luật của Thái Lan
Quyền sở hữu của vợ chồng ở Thái Lan được điều chỉnh bằng hai phương
thức: theo hôn ước mà vợ chồng lập ra trước khi cưới và theo quy định của
pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước đó không được công
nhận.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo quy định của pháp luật Thái Lan kể từ thời điểm kết hôn vợ
chồng sẽ phát sinh quan hệ tài sản chung với những tài sản có nguồn gốc sau:
- Tài sản vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua một di
chúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên bố
rõ tài sản đó là tài sản chung.
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng.
Ngoài ra trong trường hợp tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhưng
không chứng minh được nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó được
coi là tài sản chung.
Theo Điều 1492, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định khi
vợ chồng ly hôn, xác định phần tài sản chung để chia thì phần tài sản chia cho
mỗi bên vợ chồng trở thành tài sản riêng của họ. Bất cứ tài sản nào mà vợ chồng
có được sau khi chia sẽ là tài sản riêng của người đó và không được coi là tài
sản chung. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung trở thành
tài sản riêng chia đều cho mỗi bên. Hoa lợi thu được từ tài sản riêng của người
nào thuộc sở hữu của người đó.
1.4.2. Luật của Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến. Bộ luật
Dân sự ở Nhật Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cải cách
Minh Trị năm 1868. Hôn ước hay phần lớn những quy định trong Bộ luật Dân
sự Nhật Bản thường do được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp.
Điều 756 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu vợ hoặc chồng trước khi đăng
ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình,
thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu mục II
(tiểu mục qui định chế độ tài sản pháp định).
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo quy định tại Điều 762 BLDS Nhật Bản: “Tài sản thuộc về vợ hoặc
chồng từ thời điểm trước đám cưới và tài sản có được trong thời gian tồn tại
của hôn nhân nhân danh người đó tạo thành là tài sản riêng của người đó. Bất
kỳ tài sản nào mà không thể xác định được là của vợ hoặc chồng, thì được coi
là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.
Khi ly hôn, vợ hoặc chồng có quyền được yêu cầu phân chia tài sản. Nếu
các bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản phù hợp với các quy định
của pháp luật thì có quyền yêu cầu Toà án HN&GĐ thực hiện các biện pháp
nhằm đạt được sự thỏa thuận. Lúc này, Tòa án HN&GĐ sẽ quyết định số lượng
cũng như cách thức phân chia với sự cân nhắc số tài sản mà các bên đã cùng
tạo dựng được (Điều 768). Đối với các vấn đề chi tiêu hàng ngày nếu chồng
hoặc vợ thực hiện các giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ và chồng đều
phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ phát sinh đó, trừ trường hợp
có thông báo trước về việc chồng hoặc vợ sẽ không phải chịu trách nhiệm trước
người thứ ba (Điều 761).
1.4.3. Luật của Đức
Ở Đức, pháp luật quy định về tài sản trong hôn nhân do luật định và hợp
đồng hôn nhân (hôn khế). Nguyên tắc tự do quy định qua hợp đồng cũng được
áp dụng cho tài sản hôn nhân nên vợ chồng có thể tự thoả thuận các quan hệ về
tài sản của họ trong hợp đồng hôn nhân hay thoả thuận áp dụng những quy định
luật định nào.
Nếu không có hợp đồng hôn nhân thì quan hệ tài sản trong hôn nhân sẽ
tuân theo các quy định của chế độ tài sản cộng đồng gia tăng (Điều 1361
BLDS). Ở chế độ này, tài sản của vợ hay chồng, kể cả tài sản có được sau khi
kết hôn, vẫn là tài sản riêng của người ấy, mỗi người tự quản lý và chịu trách
nhiệm về tài sản của mình, và chỉ cần ý kiến đồng thuận của người kia khi muốn
chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình hay một đồ vật thuộc về đồ
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đạc trong nhà. Tài sản gia tăng của vợ chồng chỉ được chia khi chế độ tài sản
của họ chấm dứt. Khi chế độ tài sản vợ chồng bị chấm dứt vì người vợ hay
chồng chết thì sự chia tài sản gia tăng được thực hiện qua việc phần thừa kế của
người sống được tăng thêm 1/4. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt
qua ly hôn thì người nào có phần tài sản gia tăng cao hơn, sẽ phải chia đôi phần
gia tăng nhiều hơn cho người kia, để cho phần gia tăng tài sản của hai vợ chồng
trong thời gian hôn nhân bằng nhau. Tài sản gia tăng là sự chênh lệch về giá trị
(tức là phần gia tăng) của tài sản tính từ ngày kết hôn đến ngày đơn xin ly hôn
đến Toà án gia đình. Những tài sản mà người vợ hay người chồng nhận được
từ cha mẹ hay họ hàng của mỗi người như của hồi môn, thừa kế, quà tặng
riêng… trong thời gian hôn nhân không bị coi là phần gia tăng của tài sản khi
ly hôn.
Nếu thông qua hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận không
theo chế độ tài sản cộng đồng gia tăng mà chọn chế độ tài sản sở hữu tài sản
tách riêng hoặc chế độ tài sản sở hữu tài sản chung.
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng (Điều 1414 BLDS) tài sản của
vợ chồng, kể cả tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn qua lao động, là
tài sản riêng của người ấy. Mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản
của mình, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không cần ý kiến
của người kia.
Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản chung, tất cả tài sản của hai vợ chồng có
từ trước ngày kết hôn và tài sản vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân qua
lao động, thừa kế... trở thành tài sản chung của hai vợ chồng mà không cần một
nghi thức pháp lý nào. Cả hai vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đoạt như nhau đối với tài sản chung. Chế độ tài sản sở hữu chung chấm dứt qua
ly hôn, lúc này tài sản sẽ được chia đôi giữa vợ và chồng sau khi
thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả [4].
28

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.docx

trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...nguyehieu1
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. Bùi Quang Xuân
 

Similar to Cơ sở lý luận về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.docx (20)

TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docxTIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
TIỂU LUẬN THỎA THUẬN XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG.docx
 
Cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
Cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sảnCơ sở lý luận về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
Cơ sở lý luận về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản
 
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docxCơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
Cơ sở lý luận về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình.docx
 
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn x...
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
 
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docxCơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
Cơ sở lý luận về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.docx
 
Tiểu luận về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình.doc
Tiểu luận về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình.docTiểu luận về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình.doc
Tiểu luận về hôn nhân trong luật hôn nhân và gia đình.doc
 
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docxKhóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
Khóa Luận Quyền Bình Đẳng Giữa Vợ Chồng Trong Việc Chia Tài Sản.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
 
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
Cơ Sở Lý Luận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn Từ Thực Tiễn Xét ...
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.docThực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng.doc
 
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
Cơ sở lý luận về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân...
 
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docxDiện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
Diện và hàng thừa kế theo BLDS 2015 và một số kiến nghị.docx
 
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá NhânHợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
Hợp Đồng Cho Thuê Quyền Sử Dụng Đất Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Toà Án Nhân Dân Quận Gò Vấp.docx
 
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.docĐại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành.doc
 
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. tS. BÙI QUANG XUÂN   KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
tS. BÙI QUANG XUÂN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Cơ sở lý luận về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng và xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn 1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng hôn nhân phải bền vững, ngoài việc được hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất yếu để nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân tồn tại bền vững. Vì vậy, các nhà làm luật đã quan tâm xây dựng các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những chế định quan trọng, cơ bản nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình. Vợ, chồng với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tài sản theo nghĩa từ điển Luật học là “của cải, vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng”, còn theo Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [40, Điều 163]. Trước khi kết hôn, tài sản của mỗi bên nam, nữ thuộc phạm trù tài sản riêng của cá nhân. Chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chỉ sau khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân, vấn đề tài sản giữa vợ chồng mới phát sinh, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng được hình thành. Do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân - tính cộng đồng, hai vợ 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chồng cùng đóng góp công sức trong việc tạo dựng tài sản, xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau về quyền và nghĩa vụ, trong đó có những quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con,… Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại. Đây là một trong những lý do mà các nhà lập pháp phải dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng. Nhờ có chế độ tài sản của vợ chồng được quy định, tạo điều kiện cho vợ, chồng và người thứ ba tự do tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng trong khuôn khổ luật định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong pháp luật của Nhà nước ta,cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật như là một tất yếu khách quan, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng, góp phần ổn định các quan hệ xã hội. Tôi đồng ý với luận điểm khái quát chế độ tài sản của vợ chồng như 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng” [10]. Đối với tài sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi đối với tài sản riêng, vợ, chồng có sự độc lập trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tuỳ thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật hôn HN&GĐ nói chung quy định hai cách thức tương ứng với hai chế độ tài sản vợ chồng: chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật (chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận (chế độ hôn sản ước định). 1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ. Một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng là một quan hệ đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức của người Phương Đông. Mục đích của kết hôn là nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc, cùng nhau chung sống suốt đời nhưng cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng “êm đềm”. Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất trong gia đình tăng lên, các mối quan hệ của vợ chồng đối với xã hội ngày càng nhiều, đa dạng và tác động qua lại giữa chúng đã dẫn đến việc nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, hôn nhân đi vào con đường rạn nứt, đổ vỡ và họ tìm đến con đường giải thoát bằng những cuộc ly hôn. 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ly hôn không chỉ làm sứt mẻ đi cuộc sống, tình cảm tâm lý của của các thành viên trong gia đình, sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái mà còn có sự tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề phân chia tài sản. Khi yêu cầu ly hôn, do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản. Vì vậy, họ thường có nhu cầu xác định rạch ròi về tài sản. Theo Từ điển tiếng Việt thì xác định được hiểu là việc đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi và tính toán cái chưa rõ thuộc về bên nào. Việc xác định tài sản có thể diễn ra cùng việc vợ, chồng xin ly hôn hoặc có thể diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được. Vấn đề xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn gồm các nội dung sau: - Xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng. Ví dụ: Tài sản do vợ chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân như nhà, đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc GCNQSDĐ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng; Tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng nhưng khi ly hôn thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ đòi lại; Tài sản riêng vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân… - Phân chia tài sản chung của vợ chồng Bình thường, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần quyền sở hữu của vợ, chồng không được xác định trước. Khi đem chia, khối tài sản chung được phân, tách thành từng phần tính theo hiện vật hoặc giá trị để vợ, chồng có quyền sở hữu riêng. Như vậy, chia tài sản chung của 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vợ chồng là phân chia tài sản chung của vợ chồng thành từng phần thuộc sở hữu riêng của vợ và của chồng. Khi chia tài sản chung của vợ chồng cần căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản chung như tình trạng tài sản, công sức đóng góp, hoàn cảnh của các bên… - Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó có những bổn phận có ảnh hưởng nhất định đối với quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản, thậm chí có những bổn phận có tác dụng đặt cơ sở cho việc xác định tính chất chung hay riêng của một tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra. Tất cả các tài sản của vợ, chồng, dù là của riêng mỗi người hay của chung hai người, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự duy trì và phát triển của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con,… sau đó mới phục vụ cho cá nhân chủ sở hữu. Nhân danh lợi ích của gia đình, vợ hoặc chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trên tài sản chung và trong một số trường hợp, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch ấy có thể ràng buộc cả vợ và chồng một cách liên đới, nghĩa là khiến cho chồng hoặc vợ, dù không trực tiếp đứng ra giao dịch, phải có trách nhiệm cùng với vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung, thậm chí bằng tài sản riêng của mình. Do vậy, tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại. Ví dụ: Các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân vì nhu cầu của sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cuộc sống bình thường của mỗi người trong gia đình; khoản nợ mỗi bên vợ, chồng vay riêng, sử dụng vào mục đích riêng… Tùy theo từng trường hợp cụ thể để mà áp dụng chế độ tài sản vợ chồng xác định theo nghĩa vụ chung của vợ chồng hay nghĩa vụ riêng của vợ, chồng phải thanh toán khoản nợ đó. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau: “Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là việc vợ chồng tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án về phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Từ đó, dựa trên cơ sở các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn để phân chia khối tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp tình, hợp lý. Đồng thời, xác định việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn”. 1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Bản chất của quan hệ hôn nhân là quan hệ tài sản gắn liền với chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Vì vậy, khi hôn nhân không còn tồn tại thì việc giải quyết vấn đề tài sản là cần thiết. Việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Đặc biệt, với các trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản chung là một điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng và những người khác có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản vợ chồng trước khi quyết định ly hôn, Tòa án cần phải xác định: Đâu là tài sản riêng của vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng; phân chia tài sản 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chung của vợ chồng; giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn. Thông qua việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn thì quan hệ tài sản được chấm dứt phù hợp với quyền và lợi ích của vợ, chồng và những người có liên quan. Thông qua sự xem xét, đánh giá, quyết định của một cơ quan nhà nước có đủ thẩm quyền để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ giúp tháo gỡ hoặc hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ - chồng, giữa vợ, chồng với các thành viên khác trong gia đình, giúp họ có đủ niềm tin, động lực, điều kiện để duy trì, ổn định cuộc sống sau khi ly hôn, giúp con cái họ có điều kiện phát triển bình thường, được hưởng các quyền lợi vật chất và sự yêu thương, chăm sóc của bố mẹ. Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn là công việc có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo pháp luật được thi hành, tăng cường pháp chế trong lĩnh vực hôn nhân gia đình vừa hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng giữa những con người đã từng có mối quan hệ thiêng liêng về huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng. 1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn qua các thời kỳ 1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo, trong đó có các quan niệm về HN&GĐ. Các quy định về HN&GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, ở thời kỳ này quan hệ gia đình mang nặng tính chất gia trưởng, quyền uy, phục tùng trong đó người vợ phụ thuộc tuyệt đối vào người chồng. 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiêu biểu ở giai đoạn này là hai bộ luật: Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức - thời Lê) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long - thời Nguyễn). Theo các nhà nghiên cứu, chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Trong Quốc triều hình luật có một số quy định về xác định tài sản của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Quốc triều hình luật quy định việc xác định phân chia tài sản sau ly hôn như sau: Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, “người vợ mà đi gian đâm, tài sản phải trả về cho chồng”. Sau ly hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt, hai bên có quyền kết hôn với người khác. Khi ly hôn người vợ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình (của hồi môn) và được chia một số tài sản chung do hai vợ chồng gây dựng nên (Điều 373, 374). Như vậy, dù ra đời trong xã hội phong kiến, bị tác động, ảnh hưởng và chi phối bởi những hạn chế của lễ nghi phong kiến vẫn còn mang nặng tư tưởng lễ giáo, gia trưởng, đề cao coi trọng vị trí, vai trò của người chồng trong gia đình, người đàn ông trong xã hội. Tuy nhiên, Bộ luật Quốc triều hình luật có những quy định bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Theo pháp luật ở giai đoạn này, vợ hoặc chồng có thể có của riêng trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) hợp nhất thành khối tài sản chung. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung lại được tách ra để chia theo nguyên tắc của ai thì người đó lấy lại, còn các tài sản chung thì được chia đôi cho vợ và chồng. Theo quy định tài Điều 106, 107 Bộ DLBK và Điều 104, 105 Bộ DLTK thì tài sản chung của vợ và chồng gồm có: - Các tài sản do vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân; - Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra; - Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức từ tài sản riêng hay lợi tức từ tài sản chung. Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản hoặc bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, thì căn cứ vào việc đăng ký hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu bên vợ hoặc chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh. Trong trường hợp vợ chồng ly hôn, theo Bộ DLBK và Bộ DLTK thì khối cộng đồng tài sản sẽ được phân chia. Tuy nhiên, với quan niệm khối cộng đồng tài sản được gây dựng để cho các con, pháp luật phân biệt hai trường hợp: Vợ, chồng ly hôn mà có con chung hoặc không có con chung với nhau. Tùy theo từng trường hợp mà áp dụng nguyên tắc phân chia khác nhau. 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có lập hôn khế thì chia theo các điều khoản trong hôn khế mà hai vợ chồng đã thỏa thuận, nếu không có hôn khế thì áp dụng Điều 112 Bộ DLBK và Điều 110 Bộ DLTK xác định như sau: Trường hợp giữa hai vợ chồng không có con chung, người vợ được lấy lại kỷ phần tài sản của mình “bằng hiện vật hiện còn”. Nếu tài sản riêng của người vợ đã bị bán đi để chi dùng cho gia đình hay cho riêng người chồng thì người vợ không có quyền đòi lại. Vả lại, nếu tài sản riêng của vợ hay chồng được tu sửa, quản lý bằng tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản chung đó phải được tính vào khối tài sản cộng đồng để chia. Sau khi đã trả lại cho vợ, chồng kỷ phần của vợ, chồng, phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng mỗi người một nửa. Trường hợp hai vợ chồng có con chung thì tài sản được giải quyết như sau: Người vợ không được thu hồi toàn bộ của riêng của mình, tức là những của cải đã đem về nhà chồng khi cưới và tài sản đã được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản ấy sẽ thuộc tài sản chung của vợ chồng do người chồng quản lý, vì của cải của vợ chồng là để dành cho các con. Bộ DLBK và Bộ DLTK đã ấn định rằng nếu vợ, chồng ly hôn mà có con với nhau thì sẽ không thanh toán tài sản chung. Điều 112 Bộ DLBK dự liệu rằng nếu có con thì sau khi ly hôn người vợ được hưởng một phần của chung, phần ấy nhiều hay ít sẽ do Tòa án quyết định tùy theo công sức của người vợ. Còn Điều 110 Bộ DLTK thì dự liệu kỷ phần người vợ sẽ là 1/3 số của chung, với ngụ ý rằng 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho các con. Trường hợp vợ chồng ly hôn do lỗi của người vợ (phạm gian) thì phần trả cho người vợ sẽ bị giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 Bộ DLBK) và một phần tư (1/4) (Điều 112 Bộ DLTK). 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975) Khác với DLBK và DLTK đều quy định việc xác định tài sản khi vợ chồng ly hôn và ấn định việc cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục sau khi người vợ, chồng chết trước [2, Điều 112,113]; [57, Điều 110,111], Luật Gia đình đã không đề cập đến vấn đề này. Theo Luật Gia đình thì vấn đề xác định tài sản vợ chồng chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết trước. Cũng bởi lẽ, vấn đề ly hôn của vợ chồng không được Luật Gia đình chấp nhận, vì thế Luật Gia đình không dự liệu việc chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp ly hôn. Duy nhất một ngoại lệ đã cho phép tổng thống có quyền cho đôi vợ chồng được ly hôn, sau khi đã hỏi ý kiến Chánh án tòa phá án và Chánh nhất tòa thượng thẩm, nơi cư trú của vợ chồng và sau khi nghe tộc trưởng hai bên cùng ý kiến, nguyện vọng của hai vợ chồng (Điều 55). Nếu tổng thống cho phép vợ chồng được ly hôn, khi đó vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng mới được giải quyết. Toàn bộ tài sản của vợ chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, đều là tài sản chung của vợ chồng. Sắc luật số 15/64 không dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Đối với BLDS thì việc xác định tài sản được đặt ra trong cả ba trường hợp: Khi vợ, chồng chết; khi vợ chồng ly thân hoặc ly hôn. Bên cạnh khối tài sản chung, Sắc luật số 15/64 (Điều 55) và BLDS năm 1972 (Điều 152) ghi nhận việc vợ chồng có khối tài sản riêng, bao gồm: - Những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn (tức là các bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn); - Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng. 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn cần phân biệt: - Nếu có hôn ước thì phải phân chia theo các điều khoản của hôn ước; - Nếu không có hôn ước thì chia theo nguyên tắc: + Tài sản của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó; + Tài sản của vợ chồng được chia đôi cho vợ chồng, mỗi người một nửa [50, Điều 94]; [46, Điều 201]. Đối với trường hợp ly hôn do lỗi của vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi đó sẽ bị mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặc do hôn ước từ khi kết hôn (Điều 92 Sắc luật số 15/64; Điều 200 BLDS). Trường hợp thanh toán hôn sản khi vợ chồng ly thân, hậu quả của việc thanh toán tài sản của vợ chồng đặt vợ, chồng rơi vào tình trạng biệt sản. Tuy nhiên, Sắc luật số 15/64 không dự liệu cụ thể vấn đề này, mà chỉ quy định chung: Sự ly thân đặt vợ chồng rơi vào tình trạng tài sản riêng biệt. Tài sản sẽ phân chia… (Điều 97). Ngược lại, BLDS đã dự liệu khi lập hôn ước, vợ chồng có thể lựa chọn chế độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168); người vợ có quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt tài sản riêng của mình. Cũng có thể chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng khi có lý do chính đáng (Điều 165). Ngoài ra, trường hợp vợ chồng ly thân thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia như khi ly hôn, tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng, mà chỉ làm chấm dứt chế độ tài sản chung, việc ly thân đương nhiên đặt vợ chồng rơi vào tình trạng biệt sản (Điều 204). 1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm 2000 về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (02/9/1945). Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn; công nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng và các căn cứ chung để Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều 2); bảo đảm quyền yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng (Điều 3); hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng khi người vợ đang có thai (Điều 5). Về hiệu lực của việc ly hôn, Sắc lệnh số 159/SL không quy định rõ về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Điều 6 Sắc lệnh số 159/SL quy định: Tòa án sẽ căn cứ quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình. Theo quy định này, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Đáng tiếc là Sắc lệnh số 159/SL không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, cứ chiểu theo tinh thần của những văn bản này, chúng ta cũng có thể suy luận rằng: Tài sản chung của vợ chồng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản chung (nguyên tắc này cũng đã được áp dụng theo Bộ DLBK, Bộ DLTK trước đây). Năm 1959, Luật HN&GĐ đầu tiên được nhà nước ta ban hành (còn gọi là Đạo luật số 13), là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu; xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN. Theo quy định tại Điều 15: “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”. Quy định này thể hiện, toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn (Điều 29), tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Ngoài ra, luật cũng quy định: “Khi ly hôn, cấm đòi trả của” (Điều 28), nhằm xóa bỏ một trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây. Ngày 25/10/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập Ban dự thảo Luật HN&GĐ mới; Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/01/1987. Theo Điều 14, Luật HN&GĐ năm 1986, tài sản chung của vợ chồng bao gồm: - Các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập hợp pháp mang lại từ kinh tế gia đình; các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng các khoản thu nhập nói trên); - Các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung. Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng [34, Điều 16], bao gồm: - Các tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn; 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Các tài sản mà vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Người vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Đây là quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 1959, xuất phát từ thực tiễn trước khi kết hôn, mỗi bên vợ, chồng (có thể) đã có khối tài sản riêng có giá trị lớn, mà xét về bản chất kinh tế hay pháp luật, tài sản đó không phải là do hai vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Luật ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng. Mặt khác, tạo điều kiện cho vợ chồng được quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình với tư cách là chủ sở hữu, không bị lệ thuộc bởi ý chí của bên kia; cũng như sự linh hoạt trong các quan hệ gia đình và xã hội có liên quan đến vấn đề tài sản: Thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng tài sản riêng; trả nợ hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng gây ra bằng tài sản riêng của vợ, chồng… Khi vợ chồng ly hôn (Điều 42), về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 đã dự liệu “Nguyên tắc chia đôi tài sản chung”, nguyên tắc xác định, chia đôi tài sản chung chỉ mang tính ước lệ (xuất phát từ kỷ phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau một đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất); khi chia, Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng, vẫn có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo tỷ lệ nhiều, ít khác nhau cho các bên vợ, chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Cũng như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng. Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo khoản 1 Điều 95, đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Nếu có tranh chấp về tài sản riêng, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình, phải có nghĩa vụ chứng minh (việc chứng minh tài sản riêng có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của mình); nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000). Nhà làm luật đã sử dụng cả nguyên tắc suy đoán để xác định tài sản giữa vợ và chồng khi ly hôn xảy ra tranh chấp nhưng không đủ cơ sở xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng [37, Điều 27, Khoản 3]. Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, xuất phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng; cuộc sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau nhiều năm tháng, các loại tài sản được sử dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình, khi vợ chồng ly hôn xảy ra tranh chấp, có loại tài sản khó chứng mình được là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Đối với tài sản chung của vợ chồng, khoản 2,3 Điều 95 đã dự liệu: a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Như vậy, so với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể hơn, đồng thời bổ sung một số quy định để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật HN&GĐ năm 1986. Ngày 01/01/2015 Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực. So với Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 có rất nhiều điểm mới, tiến bộ và phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như đời sống xã hội ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn như: Công nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, bổ sung thêm các căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng và quy định cụ thể các nguyên tắc chia tài sản vợ chồng khi ly hôn,… 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn Có thể thấy điểm chung của các hệ thống pháp luật trên thế giới đều coi gia đình là một thiết chế xã hội vững chắc, bền vững, làm nền tảng cho một xã hội ổn định. Vì thế nhà làm luật cần quan tâm điều chỉnh chặt chẽ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực gia đình. Trong đó, pháp luật các nước dành nhiều quy định giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Nhiều nhà làm luật các nước tư sản cho rằng, hôn nhân thực chất là một loại hợp đồng dân sự, hôn nhân chỉ khác với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập và chấm dứt. Bên cạnh đó, nhà làm luật ở một số nước thường đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ, chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành tư tưởng chủ đạo khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng.. Nhà làm luật các nước châu Âu như Đức, châu Á như Thái Lan, Nhật Bản đề cao quyền tự do cá nhân, quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng… Chế độ tài sản vợ chồng trước hết phải do chính bản thân vợ chồng lựa chọn, thỏa thuận, pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho họ khi vợ chồng không có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài sản cho mình. Việc lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. Chúng ta có thể thấy rõ quan niệm này trong BLDS và Thương mại Thái Lan, BLDS Nhật Bản và BLDS Đức. 1.4.1. Luật của Thái Lan Quyền sở hữu của vợ chồng ở Thái Lan được điều chỉnh bằng hai phương thức: theo hôn ước mà vợ chồng lập ra trước khi cưới và theo quy định của pháp luật khi vợ chồng không có hôn ước hoặc hôn ước đó không được công nhận. 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo quy định của pháp luật Thái Lan kể từ thời điểm kết hôn vợ chồng sẽ phát sinh quan hệ tài sản chung với những tài sản có nguồn gốc sau: - Tài sản vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân. - Tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua một di chúc hoặc tặng cho được làm bằng văn bản nếu trong các văn bản này tuyên bố rõ tài sản đó là tài sản chung. - Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng. Ngoài ra trong trường hợp tài sản có nguồn gốc hợp pháp khác nhưng không chứng minh được nó là của riêng một bên vợ, chồng thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Theo Điều 1492, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định khi vợ chồng ly hôn, xác định phần tài sản chung để chia thì phần tài sản chia cho mỗi bên vợ chồng trở thành tài sản riêng của họ. Bất cứ tài sản nào mà vợ chồng có được sau khi chia sẽ là tài sản riêng của người đó và không được coi là tài sản chung. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung trở thành tài sản riêng chia đều cho mỗi bên. Hoa lợi thu được từ tài sản riêng của người nào thuộc sở hữu của người đó. 1.4.2. Luật của Nhật Bản Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến. Bộ luật Dân sự ở Nhật Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868. Hôn ước hay phần lớn những quy định trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản thường do được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp. Điều 756 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu vợ hoặc chồng trước khi đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi các quy định của tiểu mục II (tiểu mục qui định chế độ tài sản pháp định). 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo quy định tại Điều 762 BLDS Nhật Bản: “Tài sản thuộc về vợ hoặc chồng từ thời điểm trước đám cưới và tài sản có được trong thời gian tồn tại của hôn nhân nhân danh người đó tạo thành là tài sản riêng của người đó. Bất kỳ tài sản nào mà không thể xác định được là của vợ hoặc chồng, thì được coi là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Khi ly hôn, vợ hoặc chồng có quyền được yêu cầu phân chia tài sản. Nếu các bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật thì có quyền yêu cầu Toà án HN&GĐ thực hiện các biện pháp nhằm đạt được sự thỏa thuận. Lúc này, Tòa án HN&GĐ sẽ quyết định số lượng cũng như cách thức phân chia với sự cân nhắc số tài sản mà các bên đã cùng tạo dựng được (Điều 768). Đối với các vấn đề chi tiêu hàng ngày nếu chồng hoặc vợ thực hiện các giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ và chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ phát sinh đó, trừ trường hợp có thông báo trước về việc chồng hoặc vợ sẽ không phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba (Điều 761). 1.4.3. Luật của Đức Ở Đức, pháp luật quy định về tài sản trong hôn nhân do luật định và hợp đồng hôn nhân (hôn khế). Nguyên tắc tự do quy định qua hợp đồng cũng được áp dụng cho tài sản hôn nhân nên vợ chồng có thể tự thoả thuận các quan hệ về tài sản của họ trong hợp đồng hôn nhân hay thoả thuận áp dụng những quy định luật định nào. Nếu không có hợp đồng hôn nhân thì quan hệ tài sản trong hôn nhân sẽ tuân theo các quy định của chế độ tài sản cộng đồng gia tăng (Điều 1361 BLDS). Ở chế độ này, tài sản của vợ hay chồng, kể cả tài sản có được sau khi kết hôn, vẫn là tài sản riêng của người ấy, mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của mình, và chỉ cần ý kiến đồng thuận của người kia khi muốn chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình hay một đồ vật thuộc về đồ 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đạc trong nhà. Tài sản gia tăng của vợ chồng chỉ được chia khi chế độ tài sản của họ chấm dứt. Khi chế độ tài sản vợ chồng bị chấm dứt vì người vợ hay chồng chết thì sự chia tài sản gia tăng được thực hiện qua việc phần thừa kế của người sống được tăng thêm 1/4. Nếu chế độ cộng đồng gia tăng bị chấm dứt qua ly hôn thì người nào có phần tài sản gia tăng cao hơn, sẽ phải chia đôi phần gia tăng nhiều hơn cho người kia, để cho phần gia tăng tài sản của hai vợ chồng trong thời gian hôn nhân bằng nhau. Tài sản gia tăng là sự chênh lệch về giá trị (tức là phần gia tăng) của tài sản tính từ ngày kết hôn đến ngày đơn xin ly hôn đến Toà án gia đình. Những tài sản mà người vợ hay người chồng nhận được từ cha mẹ hay họ hàng của mỗi người như của hồi môn, thừa kế, quà tặng riêng… trong thời gian hôn nhân không bị coi là phần gia tăng của tài sản khi ly hôn. Nếu thông qua hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận không theo chế độ tài sản cộng đồng gia tăng mà chọn chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng hoặc chế độ tài sản sở hữu tài sản chung. Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản tách riêng (Điều 1414 BLDS) tài sản của vợ chồng, kể cả tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn qua lao động, là tài sản riêng của người ấy. Mỗi người tự quản lý và chịu trách nhiệm về tài sản của mình, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt độc lập không cần ý kiến của người kia. Ở chế độ tài sản sở hữu tài sản chung, tất cả tài sản của hai vợ chồng có từ trước ngày kết hôn và tài sản vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân qua lao động, thừa kế... trở thành tài sản chung của hai vợ chồng mà không cần một nghi thức pháp lý nào. Cả hai vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đoạt như nhau đối với tài sản chung. Chế độ tài sản sở hữu chung chấm dứt qua ly hôn, lúc này tài sản sẽ được chia đôi giữa vợ và chồng sau khi thanh toán hết những nghĩa vụ chi trả [4]. 28