SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH
NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH
TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế

Hiện tại có rất nhiều nhà kinh tế quan tâm đến lý thuyết phát triển vùng. Tuy
nhiên, đề cập đến khái niệm vùng thì có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây sẽ
nêu ra một số khái niệm phổ biến về vùng:
Từ điển tiếng việt (1994): vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương
đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần
khác ở xung quanh.
Theo từ điển bách khoa địa lý xô viết (1998): Vùng là một lãnh thổ được tác h ra
dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong công trình Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Lê Bá Thảo (1998) ghi:
vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như
một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và
có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài.
Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng kinh tế - xã hội
là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công
lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược
và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.
Mặc dù có nhiều định nghĩa về vùng nhưng theo tác giả thì vùng được định nghĩa:
Vùng là khu vực địa lý được xác định dựa vào đặc điểm dân cư liên tục về mặt
không gian, được hình thành thông qua quá trình lịch sử hoặc do sự phụ thuộc vào
khu vực địa lý nhất định. Sự phụ thuộc này có thể do có cùng văn hóa địa phương,
công việc lao động, nguồn lực tự nhiên, hoặc những tiện ích cụ thể do vị thế mang
lại. Vùng có tính chất và liên kết nội tại hình thành từ các nút (có sự liên kết chặt
chẽ về lao động, vốn, hàng hóa) và những tính chất này làm vùng khác biệt với các
vùng khác.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vùng có những đặc điểm cơ bản là:
- Là một đơn vị lãnh thổ có ranh giới xác định (hoặc mang tính pháp lý hoặc
mang tính ước lệ).
- Tồn tại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông,
cơ sở vật chất kỹ thuật mà con người đã tạo dựng và các điểm dân cư.
- Có tính đồng nhất ở một mức độ nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội.
Như vậy, trong thực tế tồn tại các loại vùng với những nội dung khác nhau như
vùng tự nhiên, vùng kinh tế- xã hội, vùng dân tộc...Vùng để làm đối tượng cho công
tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đề cập ở đây là vùng chứa đựng nhiều nội
dung nêu ở trên, có thể gọi là vùng quy hoạch.
Căn cứ vào mục đích và nội dung có thể phân thành vùng kinh tế tổng hợp, vùng
kinh tế ngành (như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp,…). Căn cứ vào công năng,
có thể chia vùng thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, vùng thủ đô,
vùng tam giác phát triển, vùng hành lang kinh tế,…
Trong điều kiện Việt Nam, có thể hiểu vùng với một số nội dung và chức năng
sau:
(1)-Vùng kinh tế-xã hội là đối tượng của quy hoạch phát triển. Trong công tác
quy hoạch, để giải quyết những vấn đề trên quy mô rộng (liên tỉnh) đã tồn tại khái
niệm vùng KT-XH. Qui mô và số lượng vùng phụ thuộc vào yêu cầu của việc tổ
chức theo lãnh thổ nền KT-XH của đất nước. Số lượng vùng có thể thay đổi theo
các giai đoạn phát triển.
(2)-Vùng là đối tượng trọng điểm đầu tư phát triển. Tuỳ theo yêu cầu của sự
nghiệp phát triển KT-XH đất nước và chỉ đạo của Chính phủ mà xác định các lãnh
thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ,
yếu kém cần có sự hỗ trợ nhiều để phát triển. Chính phủ Việt Nam đã xác định 4
vùng phát triển KTTĐ làm động lực cho phát triển kinh tế cả nước: Bắc bộ, miền
Trung, phía Nam và vùng KTTĐ Tây Nam Bộ.
- Vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh
Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
- VKTTĐPN, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang và Long An.
- Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh
An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.
(3)-Vùng là đối tượng hỗ trợ. Việt Nam tồn tại các vùng khó khăn, các vùng này
chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi. Đặc điểm của các vùng này là có dân trí thấp
(nhiều nơi là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống), GDP bình quân
đầu người thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, các loại hình dịch vụ chưa phát
triển,... cần được Nhà nước hỗ trợ.

Vùng kinh tế trọng điểm


Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối
hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã
và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên vùng kinh tế
trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống
của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình
thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói
chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng (website: chinhphu.vn).
Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010): Vùng kinh tế trọng điểm là
vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh,
làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính mình, và
tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước.
Theo website chính phủ Việt Nam thì Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy
đủ nhất các điều kiện phát triển và đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với nền
kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
-Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo
thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
-Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu
tư.
-Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho
cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
-Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
rộng ra toàn quốc.
Tuy nhiên, rất dễ nhầm lẫn giữa vùng kinh tế trọng điểm và cực tăng trưởng.
Nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan chính phủ tại Việt Nam cho rằng cần phát triển cả
vùng kinh tế trọng điểm như là một cực tăng trưởng và thay vì xây dựng chính sách,
thể chế để tạo ra các cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm thì lại xây dựng
chính sách, thể chế cho vùng rất rộng lớn cho vùng kinh tế trọng điểm. Hiện tại ở
Việt Nam có đến 4 VKTTĐ, mỗi VKTTĐ lại có rất nhiều tỉnh thành cụ thể như
VKTTĐPN có đến 8 tỉnh thành, ở đâu cũng là trọng điểm thì ý nghĩa trọng điểm
không còn nữa.
Theo Jean-Paul (2015), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cực tăng trưởng (growth
poles) là phát triển kinh tế không thể dàn trải trên toàn bộ một vùng, mà thay vào đó
sẽ chỉ diễn ra ở những cực cụ thể. Những cực này thường được định hình bởi những
ngành chủ lực và một số ngành liên kết, tạo ra hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp. Sự
mở rộng của những ngành chủ lực ngầm ý rằng mở rộng về sản lượng, lao động,
những đầu tư liên quan, công nghệ mới, và có thể có những ngành mới.
Theo quan điểm của tác giả, các VKTTĐ hiện nay tại Việt Nam chỉ có ý nghĩa
về mặt hành chính mà không thể đồng nghĩa với cực tăng trưởng hoặc kỳ vọng
VKTTĐ là đầu tàu để lan tỏa theo sứ mệnh ban đầu của nó. Việc phát triển kinh tế
ở VKTTĐ phải phát triển các cực tăng trưởng theo các mô hình như trình bày ở phần
dưới đây mà không phải là áp dụng chính sách cho cả một vùng rộng lớn và đồng
nghĩa cả vùng này là một cực tăng trưởng.

Mô hình phát triển kinh tế vùng


Phương thức phát triển vùng kinh tế nói chung hay vùng kinh tế trọng điểm
theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013), có một số mô hình như trình
bày dưới đây:
Hình thành các cực tăng trưởng
Theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013), cực tăng trưởng “Growth
Poles” bao gồm các trung tâm và khu vực kinh tế có nhiều doanh nghiệp lớn trong
vùng - nơi có vị trí tập trung dày đặc các ngành mà việc phát triển có sự ảnh hưởng
tạo động lực, xuất hiện các trung tâm ngành và các vùng ngoại biên. Cực tăng trưởng
có thể hiện thực thông qua: đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên công
nghệ (technological parks), thành phố công nghệ (technology
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
towns), vùng phát triển ưu tiên (priority development territories). Cực tăng trưởng
ra đời dựa trên cơ sở lựa chọn khu vực và áp dụng các chính sách đặc biệt tạo ra
những đặc khu kinh tế, công viên công nghệ,… nhằm thu hút đầu tư và phát triển
mạnh mẽ tạo động lực và có sức lan tỏa đến các vùng xung quanh và cả nước.
Vận dụng lý thuyết về cực tăng trưởng thường dẫn đến việc ra đời của các đặc
khu kinh tế với những chính sách ưu đãi đặc biệt; các khu công nghệ, các trung tâm
dịch vụ,.. có sự hỗ trợ đặc biệt về mặt chính sách để phát triển và tạo hiệu ứng lan
tỏa. Tuy nhiên bản thân cực tăng trưởng cũng có những mặt trái và rủi ro về mặt
chính sách và xã hội cần phải được cân nhắc. Trong phạm vi luận án này, tác giả
không đi chi tiết vào phương pháp này.
Hội tụ
Hội tụ “Agglomerates” là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một nơi
với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản phẩm, ngành nghề tiềm năng hoặc
nguồn lực (tài chính, lao động, hạ tầng, đầu tư, thông tin,…). Quá trình hội tụ thường
do quá trình lịch sử hoặc đặc trưng riêng của vùng và bị ảnh hưởng phần nhiều bởi
các nhân tố khách quan.
Theo Malmberg, Solvell và Zander (1986), lý thuyết hội tụ (agglomeration) đã
được phát triển trên cơ sở 3 quan sát theo kinh nghiệm. Quan sát thứ nhất là phần
lớn sản lượng của thế giới được tạo ra bởi một số lượng hữu hạn các vùng trọng tâm
công nghiệp tập trung cao. Quan sát thứ hai là những doanh nghiệp trong ngành liên
quan có khuynh hướng tập trung về mặt địa lý và hình thành nên các liên kết kinh
tế. Quan sát thứ ba là những hiện tượng trên có khuynh hướng ổn định theo thời gian
khi vấn đề hội tụ được thể chế hóa. Khi được thể chế hóa, quá trình hội tụ kéo theo
việc tích lũy và cải tiến sản xuất ở mức độ cao hơn.
Ba quan sát trên được mô tả và phân tích chi tiết từ rất sớm, từ Marshall (1916) và Weber
(1929) đến Hoover (1948), Myrdal (1957), và Lloyd & Dicken (1977), đến Porter (1998),
Krugman (1991) và Enright (1998). Vấn đề hội tụ kinh tế có nguồn gốc liên quan đến việc
liên kết giữa các doanh nghiệp, thể chế, và cơ sở hạ tầng trong một vùng địa lý cụ thể dẫn
đến sự rộng mở về quy mô và phạm vi kinh tế, sự phát triển lực lượng lao động và kỹ năng
đặc biệt, tăng cường sự tương tác giữa nhà cung ứng địa phương và khách hàng, chia sẻ cơ
sở hạ tầng. Hội tụ kinh tế được tin rằng sẽ tạo ra việc tăng doanh thu và giảm chi phí về
mặt hữu hình và vô hình.
Sự hội tụ về mặt kinh tế có thể cho ra đời những tổ hợp như làng nghề, những
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khu vực có ngành nghề tương tự nhau, những khu vực chuyên kinh doanh, tài chính,
hay sản xuất cùng lĩnh vực hoặc bổ trợ nhau. Việc phát triển mô hình này đa phần
do yếu tố lịch sử hình thành một cách tự nhiên dù rằng sau đó quá trình này có thể
được thể chế hóa để tăng tính hiệu quả về mặt quản lý và kinh tế. Trong nội dung
luận án, tác giả cũng không nghiên cứu quá trình này. Đây là một chủ đề nghiên cứu
khác cho mô hình phát triển kinh tế vùng.
Hình thành cực tăng trưởng thông qua xây dựng liên kết kinh tế
Khái niệm liên kết kinh tế hiện đại ra đời vào những năm 1990 và lan truyền
nhanh chóng trên thế giới và đã được các nhà hoạch định chính sách xem xét và áp
dụng rộng rãi. Mặc dù có nhiều tranh cãi về hiệu quả áp dụng các liên kết kinh tế
nhưng có nhiều bằng chứng, đặc biệt từ các nước thuộc OECD, cho thấy liên kết
kinh tế hiện tại là công cụ trọng tâm để hoạch định chính sách quốc gia và vùng.
Trong nhiều chính sách, mặc dù khái niệm liên kết kinh tế không được dùng nhưng
bản chất vẫn là liên kết kinh tế. Các chương trình của chính phủ nhằm phát triển một
lĩnh vực chuyên môn hóa nào đó trong vùng thường sử dụng liên kết kinh tế như là
công cụ nhằm kết nối các bên liên quan giữa khu vực công và tư, chia sẻ và sử dụng
tối ưu nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả.
Liên kết kinh tế mang lại lợi ích tích cực như: chi phí sản xuất thấp hơn, tạo nền
tảng để chia sẻ kiến thức thuận tiện hơn, kiến tạo ra các chuyên môn sâu hơn, và
cuối cùng là thúc đẩy quá trình sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn cho
nhóm các doanh nghiệp tham gia vào liên kết kinh tế.
Theo Michael Porter (1998), liên kết kinh tế là sự tập trung về mặt địa lý của các
doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà cung cấp, các tổ chức hỗ trợ trong một,
hoặc một số lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sáng tạo, tăng năng lực cạnh
tranh giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh nội địa hoặc toàn cầu.
Liên kết kinh tế được vận dụng khá thành công ở tại Châu Âu và nhiều nước thuộc
OECD. Liên kết kinh tế được đánh giá là công cụ hiện đại mang lại sự cạnh tranh
cho quốc gia thay vì áp dụng các phương pháp phát triển kinh tế vĩ mô cổ điển
thường thấy. Liên kết kinh tế đặt trọng tâm là sự kết nối các doanh nghiệp và tổ chức
liên quan, hướng đến thị trường, giải quyết các mục tiêu của vùng, các ngành nghề
sáng tạo, chia sẻ tri thức, công nghệ, nâng cao tính kết nối và năng lực cạnh tranh,
trở thành một công cụ hiện đại trong phát triển kinh tế vùng. Mặc dù các liên kết
được hình thành thường hướng đến đáp ứng nhu cầu của thị trường.
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nhưng nhà nước tham gia vào liên kết kinh tế là cần thiết với những lý do chung bắt
nguồn từ thất bại thị trường (market failures) hoặc thất bại hệ thống (systemic
failures).
Nội dung luận án này tập trung vào phương pháp thứ 3 là phát triển kinh tế vùng
thông qua hình thành các liên kết kinh tế. Nội dung và phương thức xây dựng cũng
như các cơ sở lý luận quan trọng khác được trình bày chi tiết ở những phần dưới
đây.
2.1.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm

Khái niệm liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm

 Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận truyền thống
Thuật ngữ liên kết kinh tế (linkage) ra đời từ rất sớm và được tiếp cận theo
những quan điểm khác nhau:
- Quan điểm liên kết kinh tế tạo ra xung lực cho nền kinh tế nghĩa là khi hình
thành một ngành bất kỳ đều kéo theo hoạt động đầu vào đầu ra cho ngành đó.
Perroux (1955) và Hirschman (1985).
- Liên kết kinh tế được xem như là giao dịch trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa
các doanh nghiệp Jasson (1982).
- Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn
bao gồm các hoạt động liên doanh, tập trung sản xuất và mạng lưới cung ứng
(Hussain, 2000).
- Liên kết kinh tế được xem như xung lực trong tương tác giữa các ngành, bao
gồm: liên kết kinh tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao
đổi hàng hóa và dịch vụ; loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao
gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ
đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa kiến thức của Fujita and Mori (2005).
- Liên kết kinh tế giữa nông thôn và đô thị hoặc mô hình trung tâm – ngoại vi
của Friedman (1966) và Mushi (2003)
- Hay liên kết để xử lý những vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh, rất cần sự hợp
tác giữa các chính quyền, cũng như giữa chính quyền với cá nhân và các tổ
chức kinh tế - xã hội khác (Haughton and Counsell, 2004; Stimson et al.,
2006; Coccossis and Psycharis, 2008).
- Tại Việt Nam, khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng, quan điểm thường thấy là
việc liên kết giữa các địa phương trong vùng, nổi bật là các chính quyền
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong việc cùng thực hiện quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết các
vấn đề trong vùng,.. Giải pháp thường thấy là bàn về thể chế vùng, vai trò chính
phủ, chính quyền địa phương trong liên kết vùng, thậm chí đề cao việc phải
hình thành chính quyền cấp vùng hoặc phân quyền lực để thực hiện việc liên
kết,… Chính cách tiếp cận này tạo ra nhiều xung đột lợi ích làm cản trở việc
hình thành các liên kết. Đây là cách tiếp cận theo quan điểm cấu trúc chức năng
truyền thống (functional) và cho rằng liên kết tồn tại lâu dài (on-going
operation), làm cho việc liên kết trở nên chung chung, hình thức, hoặc có tương
tác với nhau là có liên kết mà không đi sâu vào nguyên tắc để có thể hiện thực
liên kết.
- Với quan điểm liên kết kinh tế hiện đại, liên kết phải được tiếp cận theo hình
thức danh mục liên kết (portforlio), chương trình liên kết (program), và dự án
liên kết (project). Trong đó, việc xây dựng danh mục liên kết nhằm lựa chọn
đúng liên kết với mục tiêu chiến lược của vùng, chương trình liên kết nhằm tối
ưu việc sử dụng nguồn lực của vùng, và dự án liên kết nhằm hiện thực các yêu
cầu cho từng liên kết kinh tế cụ thể. Cách tiếp cận này theo hình thức linh hoạt
theo cấu trúc dự án (projectized) trong khung thời gian nhất định để hoàn thành
mục tiêu của vùng (temporary), và không quá chú trọng đến việc phải hình
thành chính quyền cấp vùng hoặc vấn đề phân chia quyền lực thế nào.
 Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận hiện đại
Liên kết kinh tế hiện đại khởi đầu từ năm 1990, với ý tưởng ban đầu dựa trên sự
kết nối doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại một khu vực nhất định như khu công
nghiệp (industrial districts), liên kết kinh tế sau đó đã mở rộng cho ngành cụ thể
(như cụm liên kết ngành - industrial clusters). Một số định nghĩa gần đây phát triển
khái niệm liên kết kinh tế mở rộng cho dịch vụ, thương mại, … và sau đó là các
ngành công nghệ cao, liên kết cho mục tiêu đổi mới. Và định nghĩa gần nhất với liên
kết kinh tế nhằm vào mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua kết nối, kiến
tạo đổi mới, và tăng năng lực cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào với sự
tham gia của cả tư nhân và chính phủ.
Khái niệm liên kết kinh tế hiện đại (cluster) khác với liên kết kinh tế truyền thống
(linkage) ở phương diện liên kết hiện đại mang tính tổ hợp (cluster) và đa chiều,
trong khi liên kết truyền thống (linkage) đơn giản hơn.
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Định nghĩa liên kết kinh tế hiện đại khởi nguồn từ Porter (1992): “Liên kết kinh
tế là sự kết nối chặt chẽ của các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, chia sẻ kỹ
năng, công nghệ, nguồn lực trong một khu vực cụ thể nơi cơ sở hạ tầng, chính sách
thuận tiện cho việc tương tác, giao dịch nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho một nhóm các doanh nghiệp trong một hoặc một số lĩnh vực cụ
thể.”
Vì rằng khái niệm liên kết kinh tế hiện đại (cluster) có ý tưởng khởi đầu do sự
liên kết của các doanh nghiệp trong cùng khu vực nên từ liên kết (cluster) được dịch
là cụm dễ gây nhầm lẫn là một vị trí cụ thể. Tại Việt Nam khái niệm này thường
hiểu là cụm liên kết ngành giống như chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hoá-dịch vụ,
trong đó các ngành công nghiệp được liên kết với nhau bởi dòng hàng hoá và dịch
vụ, bị giới hạn vị trí địa lý hoặc sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công
nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý, theo Nguyễn Đình Tài (2012).
Cách hiểu này có thể gây ra nhầm lẫn về ý nghĩa và vận dụng.
Khái niệm liên kết kinh tế mặc dù khởi nguồn từ ý tưởng liên kết tại các khu công
nghiệp nơi có nhiều công ty sản xuất tập trung nhằm chia sẻ việc sử dụng nguồn lực
quan trọng và chia sẻ công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp
trong khu vực. Tuy nhiên, theo OECD (1999a) hiện tại khái niệm này đã trở nên
phức tạp hơn khi sử dụng liên kết kinh tế nhưng bỏ đi yếu tố địa lý (vị trí cụ thể) ví
dụ như áp dụng vào phân tích nhiều nhóm ngành kinh tế ở cấp độ quốc gia (macro),
hoặc liên ngành (meso), hoặc liên kết vi mô (micro) giữa các công ty, hoặc siêu liên
kết (mega) bao gồm liên kết giữa các liên kết.
Theo quan điểm của tác giả, liên kết kinh tế hiện đại nên được tích hợp ý tưởng
ban đầu của Porter, mở rộng theo OECD, và bổ sung một số nhân tố mới nổi hiện
nay để phù hợp và trở thành định nghĩa mới như sau:
Liên kết kinh tế (cluster) là sự kết nối chặt chẽ của các chủ thể liên quan: nhà
nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, và nhiều bên liên quan khác theo một quá
trình và phương thức nhất định đòi hỏi có sự ra đời của các thể chế, chính sách, công
cụ lựa chọn và cách thức quản lý liên kết phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và khả năng đổi của vùng hoặc quốc gia. Liên kết kinh tế có thể mang yếu tố
địa lý (trên cùng khu vực), hoặc yếu tố phi địa lý (khác khu vực); có thể triển khai
trên cùng ngành hoặc đa lĩnh vực (cụm liên kết ngành), hoặc siêu liên kết (mega)
bao gồm liên kết giữa các liên kết. Liên kết có thể áp dụng để giải
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyết nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực như tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường,...
Nền tảng của liên kết là công cụ quản trị tích hợp hiện đại của chính phủ; công
nghiệp 4.0; phát triển bền vững; và các thể chế chính sách, nguồn lực và hạ tầng phù
hợp nhằm tăng cường hiệu quả liên kết.
Trong đó:
- Liên kết ra đời phải có cơ sở từ chính sách của nhà nước và thể chế một cách
chính thống nhằm giải quyết các vấn đề của vùng, quốc gia.
- Nền tảng quản trị của liên kết kinh tế phải được xem xét và tích hợp theo hình
thức quản trị hiện đại bao gồm: vĩ mô, vi mô, chuỗi giá trị, công nghệ, kỹ thuật
quản lý liên kết, ..
- Liên kết kinh tế có thể trên khu vực cụ thể xét về mặt địa lý, trên vùng, tại đô thị,
nông thôn – đô thị, giữa các vùng, trên toàn quốc, liên kết giữa các liên kết
(mega cluster), hoặc liên kết mang tầm quốc tế (international cluster).
- Liên kết có thể tiến hành cho từng ngành hoặc liên ngành nhằm nâng cao năng lực
cho ngành, có thể tiến hành dựa trên chuỗi giá trị có sự tham gia nhiều công ty, tổ
chức.
- Liên kết có thể tiến hành thực hiện một sứ mệnh nào đó để hỗ trợ cho chiến lược
phát triển của quốc gia, không nhất thiết phải là ngành (ví dụ tạo sự tổ hợp để nâng
cao về khả năng nghiên cứu, tăng số lượng bằng sáng chế, chia sẻ công nghệ với
các quốc gia tiên tiến, hoặc tăng nhận diện thương hiệu của vùng,..)
Việc tích hợp yếu tố quản lý hiện đại, công nghệ 4.0, phát triển bền vững, và cơ
chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực phù hợp vào liên kết kinh tế làm cho việc
trao đổi, chia sẻ, thực hiện, và đánh giá liên kết trở nên hiệu quả hơn. Chính nền
tảng công nghệ triển khai vào liên kết giúp thông tin chính xác hơn, thời gian thực
(real time) hơn. Một số công nghệ mới có thể sử dụng vào liên kết cho phép thông
tin được quản lý tốt hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng công cụ xã hội thông tin trong thời
đại mới sẽ giúp cho liên kết có khả năng nắm bắt được các vấn đề của vùng một
cách chính xác, giải quyết được kịp thời và hiệu quả liên kết sẽ gia tăng. Vì thế có
thể nói rằng yếu tố công nghệ tích hợp vào liên kết sẽ làm cho liên kết mạnh mẽ và
sẽ là phương pháp đang và sẽ áp dụng trong tương lai đối với các liên kết kinh tế
triển khai ở Việt Nam và trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0.
Dưới đây là các khái niệm khác liên quan đến liên kết kinh tế được sử dụng để
thảo luận ở nhiều phần khác trong luận án:
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Siêu liên kết kinh tế (mega cluster) là liên kết giữa các liên kết kinh tế, được
tiến hành trong một khu vực, vùng, quốc gia, hay tầm quốc tế. Liên kết vùng giữa
các chính quyền địa phương theo cách hiểu hiện tại ở Việt Nam có thể được xem
như là một siêu liên kết kinh tế theo định nghĩa này nếu được thực hiện giữa các liên
kết. Hoặc bản thân liên kết vùng giữa các chính quyền địa phương hiện nay chỉ đơn
thuần là một liên kết kinh tế nếu không phải trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, không
nên sử dụng khái niệm liên kết vùng theo cách hiểu hiện tại mà chỉ nên sử dụng khái
niệm liên kết kinh tế (cluster) hoặc siêu liên kết kinh tế (mega cluster). Quá đề cao
đề khái niệm liên kết vùng theo cách hiểu truyền thống sẽ dẫn đến xung đột trong
quá trình hiện thực và không thể thực hiện được (ví dụ như đề cao việc hình thành
chính quyền vùng, phân chia quyền lực,..).
Bản đồ liên kết kinh tế (cluster mapping) là bản đồ thể hiện những liên kết kinh
tế chiến lược của vùng, hoặc quốc gia được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát
triển kinh tế của vùng, quốc gia theo phương pháp thống kê (statistics), và định
hướng (top-down).
Mô hình 3 lớp liên kết kinh tế (3 layers of cluster) bao gồm môi trường (thể
chế và chính sách), hệ thống liên kết (trọng tâm, mục tiêu, lựa chọn liên kết, các bên
tham gia), và công cụ quản lý và hoạt động liên kết (các phương pháp tiến hành quản
lý liên kết).
Độ trưởng thành liên kết (cluster maturity) bao gồm 5 mức độ trưởng thành
thể hiện mức độ phát triển của mỗi liên kết qua từng giai đoạn khác nhau từ ý tưởng,
đang xây dựng, đã định hình, mức độ so sánh với tầm quốc tế, và mức độ tối ưu.
Danh mục liên kết kinh tế (cluster portfolio) là danh mục liên kết kinh tế của
vùng hoặc quốc gia do tổ chức quản lý tạo lập từ 1) phương pháp định hướng theo
top-down sử dụng bản đồ liên kết; và 2) sử dụng đề xuất bottom-up từ dưới lên do
các chủ thể liên quan đề xuất. Danh mục này sẽ được quản lý theo mức độ ưu tiên,
cạnh tranh, xem xét sự quan trọng của các mục tiêu so với sứ mệnh của vùng, ngân
sách sử dụng cho liên kết, rủi ro và nhiều yếu tố khác để có thể được lựa chọn một
cách hiệu quả.
Phương pháp xây dựng liên kết (cluster initiatives methodology) là các bước
cần thiết để tiến hành xây dựng liên kết kinh tế một cách khoa học và đúng hướng
nhằm đạt được kết quả tốt nhất, tạo ra toàn bộ các kết quả (deliverables)
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cần thiết cho một liên kết.
Chính sách liên kết kinh tế (cluster policies) bao gồm các chính sách cần thiết
tạo cơ sở pháp lý cho liên kết kinh tế hoạt động. Các chính sách cơ bản bao gồm:
chính sách vùng, chính sách khoa học công nghệ, và chính sách ngành.
Khung quản trị liên kết kinh tế (Governance framework) bao gồm cơ cấu tổ
chức thể hiện thể chế, cấu trúc và thành phần của các bên tham gia vào liên kết kinh
tế.
Triết lý quản lý liên kết (The house of Cluster Initiatives) : thể hiện triết lý
quản lý cho liên kết kinh tế, bao gồm tập hợp các trụ cột, các công cụ áp dụng khi
xây dựng liên kết.

Các hình thức liên kết kinh tế hiện đại


Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), mặc dù liên kết
kinh tế có khuynh hướng được điều chỉnh cho phù hợp với chính sách của vùng hoặc
quốc gia, tuy nhiên một số đặc điểm cơ bản trong một liên kết kinh tế bao gồm:
- Kết hợp các quan điểm về vĩ mô, vi mô, công nghệ, quản trị theo phương pháp
hiện đại thay vì phương pháp cổ điển thường thấy là tập trung vào điều chỉnh
môi trường vĩ mô.
- Có kế hoạch dài hạn để phát triển năng lực cạnh tranh của liên kết kinh tế và
vùng hơn là tập trung vào các doanh nghiệp đơn lẻ
- Tập trung trên một vùng hoặc khu vực địa lý, hoặc có thể liên vùng, quốc gia
hoặc nhiều liên kết còn thực hiện ở tầm đa quốc gia gọi là các siêu liên kết
(mega cluster).
- Tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong liên kết, xây dựng niềm tin, tăng
đàm thoại để tạo ra các giải pháp cho vấn đề chung
- Đưa ra giải pháp để huy động tài chính thay vì thực hiện chính sách tài trợ sử
dụng ngân sách nhà nước. Khác với cách cổ điển là thực hiện các chính sách
tài trợ từ nhà nước và ưu đãi thuế.
- Tham gia vào liên kết kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp liên kết, chính
phủ, mà còn có vai trò của tổ chức đào tạo, nghiên cứu.
Liên kết kinh tế có thể được phân loại theo hình thức khoa học (science -based)
mới hay hình thức truyền thống (traditional). Trong đó liên kết kinh tế theo hình
thức mới có khuynh hướng tập trung vào những lĩnh vực mới, đang có sự tập
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trung, thiết lập liên minh cho nghiên cứu và phát triển sáng tạo công nghệ thì liên
kết kinh tế theo kiểu truyền thống có đặc trưng là tập trung vào ngành lâu đời, quan
hệ dài hạn, tập trung vào cải tiến dần chuỗi cung ứng và tăng khả năng hấp thụ công
nghệ.
Bảng 2. 1 phân loại liên kết kinh tế theo khoa học và theo truyền thống
Liên kết theo nền tảng Liên kết truyền thống
khoa học
Tập trung Ngành mới, lĩnh vực mới Ngành đã lâu đời, đã có sự
đang có sự ưu tiên tập trung từ trước
Loại giao dịch và Theo thị trường, thiết lập Quan hệ lâu dài, chuỗi cung
quan hệ liên minh cho nghiên cứu ứng địa phương theo hướng
và phát triển thị trường
Hoạt động sáng Sáng tạo công nghệ Cải tiến từng bước, tăng khả
tạo năng hấp thụ công nghệ
Nguồn: EC and Enterprise Directorate-General (2002), liên kết kinh tế ở Châu Âu.
Liên kết kinh tế có thể phân chia theo tiêu chí phân bố theo vị trí địa lý, hoặc sự
liên kết giữa các doanh nghiệp hoặc cả hai. Theo Gordon và McCann (2000) liên
kết kinh tế có thể phân thành 3 loại sau: (1) hình thức hội tụ thuần túy (pure
agglomeration) nơi các doanh nghiệp có cùng vị trí để chia sẻ cơ sở hạ tầng hoặc
công nghệ nhưng thiếu liên kết nội bộ với nhau; (2) hình thức liên kết theo quan hệ
thị trường, nhà cung cấp – khách hàng, trong đó có thể có doanh nghiệp lớn là
trung tâm để hình thành nên liên kết; (3) hình thức liên kết theo kiểu mạng lưới có
sự gắn kết lâu dài và phức tạp.
Liên kết kinh tế cũng có thể phân theo một số loại khác theo Barkley và Henry
(2001) như:
- Liên kết theo mô hình Marshallian bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp địa
phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh có thể là thủ công,
công nghệ cao, hoặc dịch vụ sản xuất,.. Các giao dịch được thực hiện với số
lượng đáng kể trong liên kết. Các dịch vụ chuyên ngành, lực lượng lao động,
thể chế được phát triển để hỗ trợ liên kết kinh tế. Các doanh nghiệp kết nối để
cùng giải quyết các vấn đề và chính phủ tham gia để phát triển năng lực cho liên
kết kinh tế.
- Liên kết theo mô hình trung tâm (Hub và Spoke) bao gồm nhiều doanh nghiệp
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhỏ liên kết xung quanh một hoặc một vài doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp
nhỏ tham gia cung cấp đầu vào hoặc tiêu thụ đầu ra cho doanh nghiệp lớn, tận
dụng lợi thế trong hoạt động của doanh nghiệp lớn. Sự hợp tác này nhằm chia
sẻ rủi ro, ổn định thị trường.
- Liên kết theo hình thức vệ tinh (Satellite platforms) của các công ty có nhiều
nhà máy, chi nhánh. Các chi nhánh này có số lượng lớn và hoạt động tương đối
độc lập. Kết nối mạng lưới và giao dịch được thực hiện với số lượng tương đối
ít giữa các chi nhánh này.
- Liên kết theo hình thức chủ đạo bởi nhà nước (State-anchored) nơi có nhiều
doanh nghiệp hoạt động kết nối xung quanh một doanh nghiệp nhà nước hoặc
tổ chức phi chính phủ. Các nhà cung cấp và dịch vụ được phát triển để hỗ trợ
cho hoạt động chính của tổ chức này.
Theo Michael (1998) trong tài liệu về chính sách liên kết kinh tế trong thời đại
toàn cầu hóa cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh nội địa có phân ra như bảng dưới đây:
Bảng 2. 2 Phân loại liên kết kinh tế theo một số phương diện
Phương diện Phân loại
Phạm vi địa lý - Phạm vi địa phương: nhóm gắn kết chặt chẽ trong khu
vực địa lý nhỏ
- Phân tán: trải rộng trên khu vực lớn hoặc vùng lớn
Mật độ - Dày đặc: bao gồm số lượng rất nhiều các công ty
trong liên kết kinh tế
- Thưa: bao gồm chỉ một ít các công ty, trọng lượng
kinh tế thấp
Độ rộng sản phẩm - Rộng: sản phẩm đa dạng và khác nhau nhưng ngành
có liên quan nhau
- Hẹp: chỉ tập trung vào một ít sản phẩm hoặc ngành
Chiều sâu - Sâu: bao gồm nhiều hoạt động của chuỗi cung ứng
- Cạn: các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế phụ
thuộc đầu vào từ bên ngoài
Hoạt động - Nhiều hoạt động: doanh nghiệp liên kết tham gia
nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị (ví dụ, thiết kế,
phát triển sản phẩm)
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Ít hoạt động: doanh nghiệp chỉ tham gia hữu hạn một
vài hoạt động
Tiềm năng phát - Ngữ cảnh ngành: ngành mới nổi hoặc trưởng thành
triển - Cạnh tranh hoặc không cạnh tranh trong ngành
Khả năng đổi mới - Đổi mới mạnh: liên kết kinh tế có khả năng tạo ra
sáng tạo
- Đổi mới yếu: bản chất của liên kết kinh tế hạn chế sự
đổi mới
Tổ chức ngành - Ví dụ: doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp nhỏ (core
and ring)
- Chỉ bao gồm doanh nghiệp nhỏ (ring but no core)
Cơ chế phối hợp - Thị trường trực tiếp (spot markets)
- Liên minh ngắn hạn
- Quan hệ dài hạn
- Phân cấp
Giai đoạn phát - Giai đoạn hoạt động (working): số lượng lớn các
triển doanh nghiệp, tri thức và nguồn lực với sự tương tác
mạnh mẽ
- Giai đoạn tiềm ẩn (latent): số lượng lớn các doanh
nghiệp nhưng tương tác và thông tin chưa tương xứng
- Giai đoạn tiềm năng (potential) – một vài thành phần
có tồn tại nhưng cần phải phát triển về chiều rộng và
chiều sâu
- Giai đoạn mong muốn (wishful thinking): có sự hỗ trợ
hoặc lựa chọn của chính phủ nhưng thiết một số điều
kiện quan trọng khác để phát triển.
Nguồn: Michael (1998), chính sách liên kết kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa
cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh nội địa
Ngoài một số cách phân loại như đã đề cập ở trên. Theo tác giả, một số hình
thức liên kết hiện đại cần bổ sung thêm với nhu cầu hiện tại và nền công nghiệp
4.0:
Hình thức liên kết Diễn giải
Liên kết theo mô hình kinh tế chia sẻ Hoạt động liên kết trên nền tảng
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
(sharing economy) công nghệ mới
Liên kết theo mô hình quản trị hiện Mô hình công ty mẹ đầu tư vào
đại (đầu tư công ty mẹ) nhiều công ty con và quản lý công
ty con thông qua người đại diện
phần vốn – mô hình hiện đang
phát triển phổ biến tại các tập đoàn
đầu tư tư nhân
Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Các chủ thể liên kết kinh tế hiện đại


Để xây dựng, hình thành, và phát triển liên kết kinh tế, chính quyền cấp quốc
gia, cấp vùng hoặc cấp địa phương, các đơn vị liên quan, và doanh nghiệp sẽ cùng
tham gia.
Theo Bergvall (2006) có 3 cách chính quyền tham gia vào mối liên kết đó là:
(1) chính quyền tham gia vào liên kết dọc. Trường hợp này chính quyền cấp vùng
có nhiệm vụ tham gia trực tiếp, nhưng một số vấn đề như ngân sách hoặc các vấn
đề vượt khả năng của vùng có thể cần sự hỗ trợ từ chính quyền cấp trung ương.
Trường hợp này thường áp dụng với các vùng kém phát triển và cần sự hỗ trợ từ
chính quyền cấp cao hơn (2) Chính quyền tham gia liên kết ngang bao gồm sự tham
gia của nhiều chính quyền khu vực trong vùng. Trường hợp này cũng thường áp
dụng để giải quyết các vấn đề với các vùng kém phát triển. (3) Trường hợp muốn
tạo hiệu ứng lan tỏa từ vùng phát triển mạnh sang vùng lân cận thì chính quyền cấp
cao hơn cần phải tham gia để thúc đẩy liên kết kinh tế này. Tóm lại chính quyền cấp
cao hơn sẽ tham gia trong trường hợp cần thúc đẩy sự phối hợp hoặc ngăn chặn
những cạnh tranh không cần thiết có thể gây ảnh hưởng lợi ích chung của quốc gia.
Chính quyền cấp vùng thường phải tham gia vào các liên kết kinh tế vì các lý do
như: có nhiều thông tin hơn chính quyền cấp quốc gia về liên kết kinh tế; có nhiều
mối quan hệ với các bên liên quan tại địa phương; có vị trí gần với liên kết kinh tế
vì thế có thể nhận diện được các kết nối tiềm năng cho liên kết kinh tế hoặc các rào
cản khi tiến hành liên kết kinh tế; họ cũng có lợi ích trực tiếp khi mối liên kết kinh
tế được hình thành. Một số vai trò có thể có khi chính quyền tham gia bao gồm: khởi
tạo liên kết kinh tế, hiện thực, tài trợ ngân sách, thiết lập khung, giám sát, tham gia
lựa chọn thành viên, phát triển năng lực cho liên kết, điều hành mối
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
liên kết hoặc một phần việc của các nhiệm vụ trên. Các bộ ngành tham gia tùy theo
đặc điểm của liên kết kinh tế bao gồm: Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ khoa học công
nghệ, Bộ thông tin truyền thông, Bộ nông nghiệp, Bộ công nghiệp, Bộ công thương,
Bộ văn hóa thể thao,..
Vai trò của tham gia của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm: doanh nghiệp tư
nhân có thể có vai trò chủ động trong nhiều trường hợp như đề xuất hình thành liên
kết kinh tế, đề xuất các định hướng của liên kết kinh tế với chính quyền, và tham gia
chủ động để hình thành các liên kết kinh tế; doanh nghiệp tư nhân cũng có thể đề
xuất tiêu chí lựa chọn và ngân sách tài trợ cho các liên kết kinh tế. Quan hệ của các
doanh nghiệp tư nhân khi tham gia vào mối liên kết phải được thiết lập bằng mối
quan hệ lâu dài, thường xuyên mà không phải là quan hệ ngắn hạn.
Một số hình thức có thể sử dụng cho các chính quyền khi tham gia vào liên kết
kinh tế như:
Bảng 2. 3 phân loại các hình thức tham gia của chính quyền với liên kết kinh tế
Phân loại vai trò Hình thức tham gia
Tổ chức dịch vụ - Thu thập, tổng hợp, và sắp xếp thông tin về liên kết
hỗ trợ liên kết kinh tế
kinh tế - Hình thành các nhóm hỗ trợ tạm thời
- Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động của các doanh
nghiệp
- khích lệ các doanh nghiệp tài trợ và liên kết kinh tế
Đầu tư vào liên - đầu tư và nghiên cứu phát triển trong liên kết kinh
kết kinh tế tế
- đầu tư vào trung tâm công nghệ của liên kết kinh tế
- quảng bá liên kết kinh tế và tạo ra thị trường cho
liên kết kinh tế
Mở rộng mạng - tạo ra các liên minh
lưới và gia tăng - hỗ trợ kết nối với bên ngoài
kết nối - thúc đẩy kênh truyền thông của liên kết kinh tế
Phát triển nguồn - phát triển trình độ cho lực lượng lao động của liên
nhân lực cho liên kết kinh tế
kết kinh tế - đánh giá và cấp chứng nhận cho nhân lực
- hình thành các trung tâm phát triển kỹ năng
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguồn: National Governor’s Association (NGA) (2001), Washington, DC.
Ngoài ra, để làm rõ hơn một số vai trò của các bên liên quan, một số thông tin
dưới đây được tóm lượt như sau:
- Vai trò của chính quyền cấp trung ương và cấp vùng với liên kết kinh tế:
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường liên kết, thúc đẩy
liên kết được hình thành một cách chính thống thông qua việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, ban hành các chính sách, quy định, thành lập hội đồng giám sát
và hỗ trợ, đầu tư ngân sách cho những liên kết trọng điểm và là mục tiêu của
quốc gia, phân rõ trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc hỗ trợ
xây dựng và phát triển liên kết kinh tế.
- Vai trò của trường đại học với liên kết kinh tế: Trường đại học có vai trò
trong việc hỗ trợ đào tạo, cung cấp nhân lực đủ năng lực cho liên kết, tham
gia vào các liên kết để nắm bắt được nhu cầu nhân lực, phối hợp với các bên
liên quan trong liên kết nhằm hiểu rõ nhu cầu đào tạo, cung cấp nhân lực cho
các liên kết kinh tế.
- Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết kinh tế: viện nghiên cứu có vai trò
trong việc chuyển giao các công nghệ mới, làm tăng năng lực cạnh tranh và
tạo sự đổi mới, sáng tạo trong liên kết, cung cấp các giải pháp về mặt ý
tưởng, sản phẩm công nghệ, giải pháp quản lý, giải pháp phát triển cho các
liên kết kinh tế.
- Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết kinh tế: Hiệp hội có vai trò
chia sẻ thông tin, tăng tính kết nối các thành viên trong liên kết, nâng cao chất
lượng cho việc hội nhập quốc tế của liên kết, tham gia mở rộng mạng lưới kết
nối, nâng cao nhận thức của các thành viên trong liên kết về thị trường, chia
sẻ thông tin nội bộ và bên ngoài cho liên kết.
- Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết kinh tế: Ban quản lý
khu công nghiệp có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục, làm cầu nối
quan trọng giữa doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc xây dựng
và phát triển liên kết kinh tế, hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan pháp lý,
dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kết nối với các cơ quan ban ngành làm giảm các áp
lực về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế.
- Vai trò tổ chức tài chính: hỗ trợ liên kết trong việc huy động và quản lý nguồn tài
chính phục vụ cho hoạt động của liên kết kinh tế, quản lý nguồn tài
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chính hoạt động, hỗ trợ thu phí các thành viên.
- Vai trò của doanh nghiệp: tham gia vào mối liên kết kinh tế và là nhân tố chủ lực
quan trọng. Hoạt động các doanh nghiệp được xem là chính yếu và trung tâm, các
hoạt động của các tổ chức khác (nghiên cứu, đào tạo, tài chính,
..) được xem là bổ trợ, và chính phủ chỉ tham gia ở góc độ tạo lập môi trường.
- Một số vai trò khác có thể phát sinh tùy vào đặc trưng riêng của liên kết
kinh tế.

Lợi ích và rủi ro từ liên kết kinh tế


Cải tiến năng suất: lý do chính về lợi ích cho các chính sách liên kết kinh tế đó
là năng suất, thu thập, và việc làm tại các khu vực có các liên kết kinh tế trong nhiều
trường hợp đa phần cao hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Nhiều bằng
chứng trên thế giới (điển hình như ở Đông Bắc của nước Ý) cho thấy năng suất của
công ty là do lợi thế về mặt môi trường (liên kết kinh tế) hơn là khả năng vận hành
đơn lẻ của công ty. Các nghiên cứu thống kê Sforzi (1990) cho thấy rằng các doanh
nghiệp thuộc về các liên kết kinh tế hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng trưởng hơn so với
doanh nghiệp ngoài liên kết kinh tế. Điều này làm tăng mức độ quan tâm của các công
ty về liên kết kinh tế.
Chuyên môn hóa cho vùng: có nhiều ý kiến cho rằng năng suất tạo ra cao hơn
là do sự tương tác ở cấp vùng để tạo ra nhiều sáng kiến trong liên kết kinh tế. Một số
ý kiến khác cho rằng với sự tan rã của phát triển theo chiều dọc (trường hợp thất bại
của công ty FORD trong việc mở rộng theo chiều dọc) và chuyển thành phát triển
theo chiều ngang theo hình thức chuỗi và có sự liên kết của nhiều công ty đã tạo ra
mô hình mới. Theo Storper and Venables (2004), mô hình này dựa trên cơ sở nhiều
công ty gắn kết có chuyên môn cao, linh hoạt trong hoạt động, và năng suất cao hơn
làm thúc đẩy việc đổi mới mạnh mẽ hơn.
Sự trao đổi và chia sẻ kiến thức mạnh mẽ: ý tưởng chính của liên kết kinh tế
chính là tăng cường sự chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân và tổ chức, làm tăng khả
năng tạo ra sáng kiến, đổi mới và phát triển sản phẩm công nghệ. Theo Romer (1990),
trong quá khứ việc nghiên cứu khoa học được xem là yếu tố “bên ngoài” và độc lập
của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các lý thuyết tiến bộ đã cho rằng nghiên cứu khoa
học, tạo ra sáng kiến là một quá trình “nội sinh” của sản xuất. Việc nghiên cứu sáng
tạo là một quá trình phức tạp và cần tích hợp vào trong hoạt động của sản xuất. Tư
duy thay đổi này đã dẫn đến việc ra đời các chính sách khoa học và công
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghệ mới khích lệ cho việc nghiên cứu theo các liên kết kinh tế hơn là hình thức tài
trợ cho cá nhân hoạt tổ chức độc lập và sự trao đổi và chia sẻ kiến thức chính là lợi
ích của việc hình thành các liên kết kinh tế.
Kết quả nghiên cứu được lan tỏa và ứng dụng trong phát triển kinh tế quan trọng
hơn là mức độ đầu tư cho nghiên cứu. Nếu kết quả nghiên cứu không được lan tỏa và
ứng dụng thì sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng với nghiên cứu ít và bản thân việc
nghiên cứu là không hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc lan tỏa và ứng
dụng nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn trong những hệ thống có tính tương tác cao (như
liên kết kinh tế), điều mà một số quốc gia hoặc vùng không có hệ thống có tính tương
tác này dễ dẫn đến giảm hiệu quả về mặt lan tỏa và ứng dụng của nghiên cứu. Công
nghệ và sáng tạo không thể tạo ra trong những môi trường đơn lẻ và bị cô lập. Việc
này chỉ tạo ra trong môi trường ở đó con người có sự tương tác và bổ sung để tạo ra
ý tưởng, sản phẩm mới.
Trong các liên kết kinh tế công nghệ cao, việc trao đổi giữa các cá nhân và doanh
nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn trong trường hợp không có liên kết kinh tế. Theo
Saxenian (1994), đây chính là một trong những nhân tố thành công cho những liên
kết kinh tế như ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ. Theo Power and Lundmark (2004), tỉ
lệ di chuyển lao động giữa các công ty trong liên kết kinh tế là cao hơn so với mặt
bằng chung dẫn đến việc chuyển giao kiến thức và trao đổi làm tiết kiệm chi phí sản
xuất và khích lệ sáng tạo.
Rủi ro: liên kết kinh tế có thể đối diện với nhiều rủi ro khi hiện thực chúng. Một
số rủi ro chung có thể liệt kê như: thiếu nguyên tắc và phương pháp cho liên kết kinh
tế; thiếu năng lực và sự không sẵn sàng của các chủ thể tham gia vào liên kết; thiếu
kiến thức về liên kết kinh tế của chính phủ dẫn đến sự can thiệp quá sâu hoặc không
có sự hỗ trợ cần thiết; sự ràng buộc vào chiến lược đầu tư dài hạn để hỗ trợ cho một
lĩnh vực cụ thể và không thể thay đổi sau đó; sự quá phụ thuộc vào một số công ty
chủ chốt trong liên kết; hay sự ràng buộc làm khó phản ứng lại với sự thay đổi nhanh
chóng từ thị trường là những rủi ro lớn khi hiện thực các liên kết kinh tế này.
Trong nhiều trường hợp, sự hấp dẫn của ngành có mức tăng trưởng cao dễ dẫn
đến sự đầu tư cho một liên kết kinh tế quá mạo hiểm hoặc đưa ra mục tiêu thiếu thực
tế trong khi đầu tư đòi hỏi với mức độ chi phí khá cao.
Rủi ro về cấu trúc của liên kết kinh tế: các liên kết kinh tế bao gồm nhiều
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
doanh nghiệp nhỏ hoạt động cùng lĩnh vực hoặc lĩnh vực có liên quan có thể đối diện
với rủi ro từ những cú sốc của thị trường về ngành cụ thể sẽ gây ảnh hưởng toàn bộ
các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế. Các liên kết kinh tế theo mô hình trung tâm,
mô hình vệ tinh, và doanh nghiệp nhà nước có thể đối diện với rủi ro khi doanh nghiệp
chủ chốt rời đi hoặc thay đổi chiến lược hoặc thu hẹp quy mô.
Theo Andersson (2004), một dạng rủi ro khác là công ty hoặc liên kết kinh tế đầu
tư quá cứng nhắc vào một lĩnh vực mà chiến lược thay đổi hoặc điều chỉnh sau đó
khó có thể thực hiện.
2.1.3 Xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm
2.1.3.1 Yêu cầu và nội dung xây dựng liên kết kinh tế hiện đại
Mô hình 3 lớp dưới đây do tác giả đề xuất được sử dụng để phân tích, xây dựng,
và phát triển các liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế hoạt động trên cơ sở mô hình 3 lớp: 1) môi trường liên kết 2) xây
dựng chương trình liên kết: xác định trọng tâm, mục tiêu, nội dung liên kết 3) công
cụ quản lý và hoạt động trong liên kết. Trong đó:
Hình 2. 1 Mô hình 3 lớp trong liên kết kinh tế
Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Môi trường - Chính sách cho liên kết kinh tế


Với nhu cầu và phương pháp tiếp cận mới, các chính sách phát triển vùng đã
thay đổi cơ bản từ phương pháp từ trên xuống (top-down) và tập trung vào từng
ngành sang chính sách mang tính hợp tác, liên kết, đa chủ thể và gắn với khu vực cụ
thể với mục đích cuối cùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới
của vùng.
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các vùng xây dựng liên kết kinh tế thường là những vùng tụt hậu, những vùng
đang chuyển đổi cơ cấu ngành, hoặc những vùng ngoại vi hoặc ở một số vùng có
chiến lược tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo. Các liên kết kinh tế cũng thường tập
trung vào những ngành sáng tạo hoặc công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển cần
tạo sự đột phá. Các liên kết kinh tế cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có cơ hội tham gia và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào các liên kết sẽ trở thành các liên minh hoặc đối
tác và sử dụng liên minh này để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác thay vì
đơn độc cạnh tranh như trước đây.
Có 3 loại chính sách thường được chú trọng để thúc đẩy liên kết kinh tế bao gồm:
chính sách vùng, chính sách khoa học và công nghệ, và chính sách dành cho doanh
nghiệp. Các mục tiêu, chương trình, và công cụ sử dụng trong chính sách có thể
hướng tới nhằm thúc đẩy sự chuyên biệt nào đó của liên kết kinh tế với sự tham gia
của một số doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Hoặc có khi chính sách chỉ nêu ra
mục tiêu, phạm vi nói chung.
Bảng 2. 4 Xu thế thay đổi về chính sách đối với liên kết kinh tế
Chính sách Phương pháp Phương pháp Trọng tâm
cũ mới
Chính sách Phân phối từ Xây dựng năng - Theo mục tiêu hoặc
vùng vùng phát triển lực cạnh tranh của những vùng kém phát
sang vùng kém vùng bằng cách triển
phát triển nhóm các bên - Tập trung vào doanh
tham gia và nghiệp nhỏ thay vì
nguồn lực lại với doanh nghiệp lớn
nhau - Mục tiêu đổi mới
- Tập trung quản lý sự
tham gia của các bên
Chính sách Đầu tư tài chính Đầu tư tài chính - Tập trung vào công
khoa học và cho cá nhân, tổ cho nghiên cứu nghệ cao
công nghệ chức hoặc theo phối hợp bao gồm - Thúc đẩy nghiên cứu
dự án nghiên mạng lưới các phát triển để hỗ trợ
cứu cụ thể bên liên quan thương mại
- Bao gồm cả doanh
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệp lớn và nhỏ; có
thể cho cả quá trình
hoạt động hoặc khởi
nghiệp
Chính sách Hỗ trợ các Hỗ trợ nhu cầu - Tập trung vào yếu tố
doanh doanh nghiệp chung của nhóm dẫn đến sự phát triển
nghiệp hoặc doanh nghiệp và quốc gia
ngành ứng dụng công - Hỗ trợ ngành đang
nghệ chuyển đổi
- Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ vượt qua chướng
ngại và ứng dụng về
mặt công nghệ
- Tạo lợi thế cạnh tranh
và thu hút đầu tư và xây
dựng thương hiệu
Nguồn: OECD (2003)
Chính sách vùng: việc định hướng lại chính sách vùng ở nhiều quốc gia cho thấy
có sự thay đổi về nhận thức của chính phủ về tầm quan trọng của việc đổi mới sáng
tạo và các vấn đề liên quan cho việc phát triển vùng. Việc đổi mới chính sách vùng
nhằm vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong vùng, nhấn mạnh vào
sự đổi mới, sử dụng kiến thức và công nghệ tốt hơn. Chính sách vùng thường được
sử dụng cho những vùng kém phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ, tập trung vào
các mục tiêu đổi mới.
Đối với các khu vực kém phát triển, nội dung thực hiện thường được thể hiện
trong chính sách vùng mà không là chính sách công nghệ hoặc chính sách doanh
nghiệp. Ví dụ, liên kết kinh tế ở InnoRegio của Đức nhằm vào mục tiêu giúp giải
quyết bài toán năng suất giữa Đông và Tây của đất nước. Chương trình liên kết kinh
tế sáng tạo của Hàn Quốc nhằm vào thúc đẩy tăng trưởng của vùng ngoại vi thành
phố trong chương trình phát triển cân bằng của quốc gia. Chương trình Visanu của
Thụy Điển, và Arena của Nauy nhằm vào thúc đẩy tăng trưởng các vùng của đất nước,
mà không chỉ tập trung vào các trung tâm hàng đầu.
49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chính sách vùng với những mục tiêu và ngân sách tài trợ hạn chế, có vẻ phù hợp
đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là các doanh nghiệp lớn. Ví dụ chương trình
SPL của Pháp được thiết kế dành cho nhóm các công ty nhỏ. Các chương trình ở Phần
Lan hiện thực cho thấy chính sách vùng về liên kết kinh tế có sự hấp dẫn đối với công
ty nhỏ hơn là công ty lớn mặc dù ngày càng nhiều công ty lớn có mối quan tâm đến
các liên kết kinh tế này.
Chính sách vùng đề cao vai trò đổi mới trong liên kết kinh tế. Phần Lan là ví dụ
điển hình cho thấy việc tập trung mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển trong chính
sách vùng.
Chính sách khoa học công nghệ đã có sự chuyển biến từ nghiên cứu cơ bản sang trọng
tâm mới là đổi mới và thương mại hóa nghiên cứu với sự hợp tác của nhiều bên liên quan.
Chính sách khoa học và công nghệ khích lệ các nghiên cứu tập trung vào công nghệ cao,
thúc đẩy nghiên cứu phát triển để hỗ trợ thương mại, và đầu tư tài c hính cho các nghiên cứu
của nhóm các bên liên quan hơn là cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Sự thay đổi chung được tóm
tắt như sau: (1) chuyển từ mục tiêu khoa học sang mục tiêu đổi mới với tiêu chí đánh giá phù
hợp với chiến lược và cấu trúc đổi mới, trái ngược với tiêu chí khoa học; (2) ít tài trợ cho các
dự án nghiên cứu của cá nhân hoặc tổ chức và nhấn mạnh vào các dự án mang tính hợp tác
giữa các tổ chức; (3) quảng bá rộng rãi và khích lệ việc hợp tác giữa các tổ chức trên lĩnh
vực kinh doanh, nghiên cứu,.. theo OECD (1999a, 2001). Tất cả những thay đổi này cơ bản
khích lệ cho việc tạo ra mạng lưới các kết nối trong nghiên cứu khoa học và công nghệ:
- Hợp tác giữa ngành và lĩnh vực nghiên cứu
- Phối hợp trong các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu
- Từ đó chuyển giao kiến thức giữa các tổ chức trong vùng
- Hiệu quả đầu tư thay đổi khi nghiên cứu đặt trong mối liên hệ với thị trường và
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu gắn chặt chẽ với doanh nghiệp.
Ngân sách nghiên cứu được quản lý và theo dõi chặt chẽ, được phân bổ hợp lý cho
những tổ chức có kết quả nghiên cứu gắn chặt với doanh nghiệp và liên kết kinh tế.
Chính sách ngành và chính sách cho doanh nghiệp: cùng với sự thay đổi của chính
sách vùng và chính sách khoa học công nghệ, chính sách dành cho ngành hoặc doanh nghiệp
cũng thay đổi theo hướng hỗ trợ cho các liên kết kinh tế. Trong quá khứ, chính sách ngành
hoặc doanh nghiệp thường ưu đãi cho các công ty trong lĩnh vực cụ thể, các ngành công
nghiệp chiến lược, và các ngành non trẻ. Tuy nhiên, với toàn cầu
50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hóa là luật thương mại, phương pháp này gặp một số vấn đề từ quan điểm. Quy định
thương mại và chính sách cạnh tranh trên quy mô quốc tế hạn chế khả năng một quốc
gia trợ cấp công ty một cách trực tiếp.
Trong trường hợp tiếp cận theo hướng liên kết kinh tế, vì đổi mới là quá trình cần
thiết trong các liên kết nên có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính sách khoa học công nghệ
và chính sách cho doanh nghiệp. Chính sách doanh nghiệp thường:
- Tập trung vào yếu tố dẫn đến sự phát triển quốc gia
- Hỗ trợ ngành đang chuyển đổi
- Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vượt qua chướng ngại và ứng dụng về mặt công nghệ
- Tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư và xây dựng thương hiệu

Xây dựng chương trình liên kết


Mục đích từ việc tham gia của chính phủ vào liên kết kinh tế có thể tạo ra các
hình thức khác nhau để thiết lập khung và chương trình cho liên kết kinh tế. Trọng
tâm của liên kết kinh tế có thể hướng theo vị trí, theo đối tượng, hoặc một nhóm các
đối tượng hoặc tổng hợp các yếu tố trên. Trọng tâm của liên kết kinh tế cần phải được
xác định rõ để có thể xem xét sự sẵn sàng về mặt nguồn lực, và các mục tiêu là khả
thi và phù hợp. Cơ chế lựa chọn thành viên tham gia và các nhân tố liên quan là bước
đầu tiên cần phải phù hợp với mục tiêu của liên kết kinh tế, bao gồm:
 Trọng tâm, mục tiêu của chương trình liên kết
Liên kết kinh tế nhằm giải quyết vấn đề gì? Trọng tâm liên kết kinh tế nhằm vào
đâu? Các liên kết kinh tế có thể hướng đến vùng dẫn đầu, trọng điểm (leading regions)
hay vùng kém phát triển (lagging regions); có thể lựa chọn giữa vùng năng động và
vùng ít năng động; một số chương trình có thể tập trung vào ngành mang tính chiến
lược, có tăng trưởng cao; một số chương trình khác hướng vào những ngành đang gặp
khó khăn hoặc cần mở rộng thị trường quốc tế; một số khác tập trung vào những
ngành có tầm quan trọng về mặt xã hội của vùng; một số khác thì hướng đến lựa chọn
trọng tâm là công ty nhỏ hoặc công ty lớn.
 Phương pháp nhận diện liên kết kinh tế
Có 3 phương pháp thường được tiến hành để nhận diện ra liên kết kinh tế bao
gồm: (1) phương pháp thống kê như lập bản đồ nghiên cứu; (2) thông qua một cấp
chính quyền thấp hơn; (3) thông qua một quá trình tự lựa chọn cạnh tranh, hoặc đề
xuất. Phương pháp đầu tiên thường được sử dụng nếu liên kết kinh tế được xem như
là động lực tăng trưởng của quốc gia. Trong một vài trường hợp, chương trình quốc
51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
gia chỉ cung cấp khung chung và dựa vào vùng để có được các mục tiêu cụ thể. Các
phương pháp này có thể được tiến hành theo kiểu từ trên xuống top-down hoặc từ
dưới lên bottom-up hoặc phối hợp cả hai.
 Cơ chế lựa chọn chương trình liên kết
Sự lựa chọn cần xem xét sự phù hợp giữa mục tiêu chương trình và trọng tâm
của liên kết kinh tế. Cơ chế lựa chọn có thể tiến hành theo hình thức cạnh tranh hoặc
không cạnh tranh. Cơ chế lựa chọn cạnh tranh được sử dụng để lựa chọn ra được
những dự án tiềm năng nhất trong danh mục các đề xuất. Độ tin cậy của phương pháp
lựa chọn và danh sách các thành viên tham gia có ảnh hưởng bước đầu đến thương
hiệu của liên kết kinh tế.
Bảng dưới đây ví dụ cho trọng tâm và cơ chế lựa chọn liên kết kinh tế ở một số
quốc gia thuộc OECD.
Bảng 2. 5 Trọng tâm và cơ chế lựa chọn của một số quốc gia thuộc OECD
Chương Mục Vùng Lĩnh vực Cơ chế lựa Cạnh
trình/ tiêu trọng trọng chọn tranh?
chính thực tâm tâm
sách hiện
chính
Canada Liên kết Quốc Tất cả các Công Đàm thoại Không
kinh tế gia vùng nghệ cao
công
nghệ
NRC
Cộng Klastry Quốc Các vùng Tất cả, đa Tự lựa chọn Các
hòa SEC gia kém phát số tái cấu qua đề xuất, trường
(ngoại triển trúc một vài hợp xoay
trừ (ngoại trừ nhóm được vòng cho
Prague) Prague) khích lệ đến khi
tham gia hết ngân
sách
Phần Trung Vùng Vùng đô Vùng dẫn Tự lựa chọn Có
Lan tâm thị và đầu (tiềm thông qua
chuyên thành phố năng cho nộp hồ sơ
52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
môn lớn cải tiến,
kể cả
không
phải công
nghệ cao)
Pháp Poles de Quốc Vùng dẫn Lĩnh vực Tự lựa chọn Có, nhiều
competiti gia đầu dẫn đầu qua hồ sơ tầng
vite
Đức BioRegio Quốc Vùng dẫn Công Tự lựa chọn Có
gia đầu nghệ sinh qua hồ sơ
học
Ý Khu công Quốc Tất cả các Lĩnh vực Sử dụng sơ Không
nghệ gia vùng chiến đồ chiến
lược của lược
quốc gia
trong
chính
sách khoa
học và
công
nghệ
Nhật Liên kết Quốc Trường Công Xác định Không
kinh tế tri gia đại học nghệ cao bởi Bộ tư
thức hàng đầu vấn đại học
MEXT
Hàn Liên kết Vùng Tất cả Ngành Tiêu chí lựa Không
Quốc sáng tạo vùng chiến chọn chiến
(ngoài lược quốc lược
Seoul); gia
trên nền
tảng các
cơ sở hạ
tầng công
53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiệp
đang có
Anh DTI/RDA Quốc Tất cả Các liên Các vùng Không
/DA gia kết kinh trong sơ đồ
tế ưu tiên nghiên cứu
được xác (hướng dẫn
định bởi và hỗ trợ bởi
chiến DTI)
lược kinh
tế vùng
Mỹ, Liên Cấp tiểu Tất cả các Công Chuyên gia Có
Bang minh bang vùng phối nghệ cao ngành/ đại
Georgia nghiên hợp với học lựa chọn
cứu đại học dự án có
Georgia tiềm năng
nhất với
Bang
Nguồn: OECD REVIEWS OF REGIONAL INNOVATION (2002).
 Huy động ngân sách cho liên kết kinh tế
Việc huy động ngân sách cho liên kết kinh tế có thể từ Chính phủ, chính quyền
cấp vùng, từ nhà tài trợ (sponsor) của các tổ chức quốc tế, từ tư nhân hoặc từ doanh
nghiệp và các chủ thể tham gia vào liên kết kinh tế.
Ngân sách đầu tư có nhiều cấp độ. Ở cấp độ đầu tư lâu dài và nghiên cứu phát
triển tạo chiều sâu, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia thì cần có sự
tham gia của nhà nước. Ở cấp độ lợi ích vùng hoặc doanh nghiệp thì có thể huy động
trực tiếp từ các doanh nghiệp tham gia. Một số trường hợp có thể phối hợp bằng nhiều
cách khác nhau để có được ngân sách hoạt động cho liên kết kinh tế này.

Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế


Dưới đây là các công cụ khác nhau được sử dụng phổ biến ở các chương trình
liên kết kinh tế tại các quốc gia thuộc OECD, bao gồm: các loại công cụ khác nhau
nhằm quản lý sự tham gia của các bên liên quan, cung cấp các dịch vụ cho liên kết
kinh tế, thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu, thời gian, và nguồn vốn tài trợ cho chương
trình liên kết kinh tế.
54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Công cụ sử dụng để hiện thực các chính sách và chương trình liên kết kinh tế
nhằm đạt được các lợi như đã trình bày ở các phần trên. Những lợi ích này bao gồm
kết nối mạng lưới tạo lợi thế về quy mô và phạm vi hoạt động, ảnh hưởng tích cực
đến thị trường lao động, mức độ chuyên môn hóa cao hơn, chia sẻ tri thức, và theo
mô hình Kim cương của Porter sẽ làm nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh.
Các loại công cụ quản lý: các chương trình liên kết kinh tế sử dụng một hoặc
một số trong các công cụ quản lý sau: (1) quản lý sự tham gia của các bên tham gia;
(2) cung cấp dịch vụ cho liên kết kinh tế; (3) thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu. Một
số liên kết kinh tế tập trung vào đổi mới có thể sử dụng các công cụ để thúc đẩy việc
hình thành doanh nghiệp mới. Tùy theo đặc tính của liên kết kinh tế mà có thể sử
dụng đa dạng các công cụ khác nhau thích ứng với nhu cầu của liên kết đó.
Bảng 2. 6 Công cụ hỗ trợ và thúc đẩy liên kết kinh tế
Mục tiêu Công cụ quản lý
Quản lý sự tham gia của các bên liên quan
Nhận diện liên kết kinh tế - Triển khai nghiên cứu sơ đồ các liên kết kinh
tế (định lượng và định tính)
- Sử dụng người hỗ trợ để nhận ra doanh
nghiệp có thể làm việc trong liên kết
Hỗ trợ mạng lưới và liên - Tổ chức sự kiện, đào tạo về liên kết kinh tế
kết kinh tế - Cung cấp tài chính cho tổ chức tham gia
- Tài trợ các hoạt động kết nối
- Thực hiện đối sánh kết quả (benchmarking)
- Xây dựng bản đồ quan hệ liên kết kinh tế
Dịch vụ cho liên kết kinh tế và kết nối kinh doanh
Nâng cao năng lực, phạm
vi, và kỹ năng của nhà cung
cấp (chủ yếu doanh nghiệp
vừa và nhỏ)
Gia tăng kết nối với bên
ngoài (FDI và xuất khẩu)
- Hỗ trợ phát triển kinh doanh doanh nghiệp
vừa và nhỏ
- Môi giới dịch vụ giữa nhà cung cấp và người
mua
- Tổng hợp thông tin thị trường
- Thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thương hiệu và marketing về liên kết kinh tế
và vùng
- Hỗ trợ nhà đầu tư vào liên kết kinh tế
55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lực lượng lao động có kỹ
năng trong những ngành
chiến lược
- Thông tin thị trường cho mục đích thương
mại quốc tế
- Nghiên cứu đối tác
- Hỗ trợ liên kết chuỗi cung ứng
- Thiết lập mạng lưới cho xuất khẩu
- Thu thập thông tin về thị trường lao động
- Đào tạo đại học và dạy nghề chuyên môn
- Hỗ trợ cộng tác giữa doanh nghiệp và các
trường đại học
- Thu hút các sinh viên vào vùng
Hợp tác nghiên cứu phát triển và thương mại
Tăng liên kết giữa nghiên - Hỗ trợ kết nối các dự án giữa doanh nghiệp,
cứu và nhu cầu doanh trường đại học, và viện nghiên cứu
nghiệp - Đặt vị trí gần nhau cho các bên nhằm tăng
tương tác (ví dụ: công viên khoa học, …)
- Chương trình nghiên cứu ngoài đại học
- Hoạt động quan sát kỹ thuật
Nghiên cứu thương mại - Đảm bảo tuân thủ luật bản quyền và sở hữu trí
tuệ
- Giúp vượt qua các rào cản về chính sách về
thương mại
- Dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ
Đánh giá năng lực tài - Tư vấn dịch vụ cho các hoạt động tài chính
chính - Khung để hỗ trợ đầu tư tài chính
Nguồn: OECD REVIEWS OF REGIONAL INNOVATION (2002).
2.1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng liên kết kinh tế hiện đại
Chi tiết về các nhân tố chủ quan có thể tác động ảnh hưởng đến môi trường của
liên kết kinh tế như sau:
Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ
Chính phủ phải xây dựng các thể chế hỗ trợ để hình thành nên liên kết kinh tế . Chính
phủ tạo ra môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế ảnh hưởng trực tiếp đến liên
kết kinh tế. Việc chính phủ nhận thức vai trò quan trọng của liên kết kinh tế và có
tham gia chỉ đạo sẽ là tiền đề quan trọng để hình thành nên các liên kết kinh tế
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong vùng. Chính phủ ngoài vai trò ban hành chính sách khích lệ cho việc hình thành
liên kết, còn có thể có thêm các động tác về mặt quản lý hỗ trợ cho liên kết hoạt động.
Quy hoạch
Chính phủ hiện thực việc xây dựng các liên kết kinh tế thông qua công tác quy hoạch
vùng trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng. Công tác quy hoạch
mang tính định hướng để hình thành nên các liên kết kinh tế trong vùng. Việc xác
định đúng đặc trưng, lợi thế so sánh của vùng sẽ giúp cho chính phủ định hướng và
ban hành các chính sách phù hợp nhằm thu hút, thiết lập nên các liên kết kinh tế. Quy
hoạch và chiến lược phát triển vùng đồng bộ với việc hình thành các liên kết kinh tế
nhằm giải quyết các vấn đề của vùng.
Kết cấu hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kết nối giao thông vùng vô cùng quan trọng trong việc đóng vai trò nền
tảng cho các doanh nghiệp trong liên kết hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp không
thể hoạt động trong một hạ tầng kém phát triển. Hạ tầng còn có nghĩa khác là cơ sở
hạ tầng của khu vực phù hợp với yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp và liên kết kinh
tế.
Trình độ nhân lực của vùng
Việc đầu tư và nâng cao năng lực và sẵn sàng về nhân lực cho các liên kết đóng vai
trò chủ đạo để có thể thực hiện được các mục tiêu của liên kết kinh tế. Nhân lực yếu
kém là hạn chế cơ bản và đầu tiên cho sự phát triển của tất cả các liên kết kinh tế.
Trình độ công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
liên kết, tăng khả năng xử lý, kết nối, sản xuất, dịch vụ của các liên kết kinh tế. Trong
thời đại công nghệ 4.0 ảnh hưởng của xu thế này lên hoạt động doanh nghiệp và các
liên kết kinh tế là vô cùng to lớn. Việc đầu tư nâng cao trình độ công nghệ và xem
xét tác động công nghệ trong việc thay đổi các phương thức quản lý, sản xuất, hoạt
động,… là yếu tố vô cùng quan trọng.
Năng lực doanh nghiệp trong vùng
Năng lực của doanh nghiệp trong vùng và ngành nghề theo đuổi của doanh
nghiệp có phù hợp với mục tiêu của liên kết hay không ảnh hưởng đến sự lựa
chọn tham gia và ra đời các liên kết.
Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc hiểu về lợi ích của liên kết và có sự cam kết tham gia của các chủ thể có
ảnh hưởng đến việc hình thành nên các liên kết kinh tế.
Thị trường và hội nhập quốc tế
Liên kết kinh tế có tương tác với thị trường và hội nhập thường năng động và phát
triển mạnh mẽ và ngược lại chính thị trường và hội nhập quốc tế cũng là thách
thức cho sự tồn tại và phát triển của nhiều liên kết kinh tế.
Tùy vào góc độ cạnh tranh mà liên kết kinh tế có thể trở nên tĩnh hoặc động. Liên
kết kinh tế có gắn kết yếu tố toàn cầu sẽ trở nên động hơn so với liên kế t kinh tế chỉ
mang tính chất cạnh tranh tại địa phương.
Doanh nghiệp được điều chỉnh bởi môi trường kinh doanh quốc gia, nhưng chúng
cũng liên kết với thị trường toàn cầu bằng nhiều cách. Ngày nay, thị trường toàn cầu
trao cho các doanh nghiệp cơ hội cải tiến hiệu quả thông qua cải tiến mức độ tham
gia vào chuỗi giá trị: nguyên liệu, thành phần, máy móc thiết bị, sản xuất chi phí thấp,
tham gia thị trường lớn hơn. Doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế có thị trường toàn
cầu sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.
Hình 2. 2 Liên kết tĩnh và động
Nguồn: Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003)
2.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế hiện đại
Các tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế sẽ khác nhau tùy theo quan điểm của các
bên liên quan. Thành viên của liên kết kinh tế có thể quan tâm nhiều về kết quả năng
lực cạnh tranh của liên kết hơn là quan tâm đến hiệu quả chi phí của chính sách
công. Người quản lý liên kết kinh tế có thể quan tâm về việc các thành viên có phối
hợp được với nhau và phát triển được các hoạt động trong liên kết kinh tế.
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chính quyền có thể quan tâm về số việc làm được tạo ra từ liên kết kinh tế hoặc
tình hình kinh tế của khu vực được cải thiện thế nào.
Trong phần này tác giả giới thiệu 3 phương pháp đánh giá: (1) đánh giá thông
qua mô hình CIPM được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu để đánh giá hiệu quả đầu
ra của liên kết kinh tế; (2) mô hình 5 mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế do
tác giả đề xuất để đánh giá mức độ trưởng thành về phương diện vận dụng liên kết
kinh tế vào phát triển kinh tế vùng; và (3) sử dụng các chỉ số đo kết quả và chỉ số
dự báo để đánh giá.

Đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế thông qua mô hình CIPM


Mô hình CIPM (Cluster Initiatives Performance Model) dưới đây được vận
dụng nhiều trên ở các cụm liên kết ngành ở Châu Âu được giới thiệu bởi Orjan
Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) dùng để thiết lập khung và đánh
giá tác động cho liên kết kinh tế. Mô hình này thể hiện mối liên hệ giữa kết quả của
mối liên kết và 3 trụ cột: lựa chọn mục tiêu phù hợp; thiết lập môi trường, chính
sách; và có quy trình quản lý.
Hình 2. 3 Mô hình CIPM
Nguồn: Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003)
Tác động của việc thiết lập môi trường, chính sách đối với kết quả liên kết
kinh tế
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), môi trường kinh doanh
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả của liên kết kinh tế thông qua việc thu hút
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thành công các doanh nghiệp mới. Nội dung của chính sách kinh tế và cấu trúc của
quá trình xây dựng chính sách kinh tế có ảnh hưởng đến sự thành công của liên kết
kinh tế. Chính sách ổn định và có thể dự đoán cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả
của liên kết kinh tế.
Tác động của việc lựa chọn mục tiêu
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), các liên kết kinh tế
xem việc thúc đẩy cải tiến và công nghệ mới là mục tiêu quan trọng thường thành
công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự thành công của liên kết kinh tế có
quan hệ cùng chiều với độ rộng của các mục tiêu. Năng lực cạnh tranh tăng, kéo theo
sự phát triển của liên kết kinh tế và mức độ đạt được mục tiêu.
Tác động của quy trình xây dựng liên kết kinh tế
Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), khung cho liên kết
kinh tế có thể được xây dựng trên mức độ mạnh cụ thể và khả năng của liên kết kinh
tế hoặc bằng cách sử dụng khung chung. Những liên kết kinh tế có dành thời gian và
nỗ lực để chia sẻ khung thường thành công hơn. Có được sự đồng thuận về hành động
thực hiện cũng liên quan đến cải tiến năng lực cạnh tranh.

Đánh giá mức độ trưởng thành qua mô hình 5 mức


Mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế được định nghĩa như sau:
Mức độ trưởng thành (maturity) của một liên kết kinh tế là khái niệm chỉ đến sự
hoàn chỉnh về mặt hệ thống của bản thân liên kết kinh tế thông qua tính chính thống
(được chính thức hóa về mặt thể chế, chính sách, quy trình), sự nhất quán về nhận
thức và hành động (ngôn ngữ chung) của các bên tham gia liên kết, khả năng hoàn
chỉnh về mặt mục tiêu, lượng hóa được, đánh giá và cải tiến theo thời gian để li ên kết
ngày càng hoàn thiện.
Tất cả các liên kết kinh tế đều có 5 mức độ trưởng thành sau:
- Mức 1: liên kết kinh tế chưa được chính thức hình thành, chưa có thể chế, quy
định, chưa có văn bản hóa và chính phủ chưa tham gia. Các liên kết có thể đã
hình thành nhưng còn tự phát, chưa được định nghĩa, chưa được quản lý một
cách nhất quán.
- Mức 2: liên kết kinh tế đã chính thức được hình thành thông qua vai trò của chính
phủ. Chính phủ đã có các quy định, chính sách liên quan đến liên kết kinh tế.
Một số dự án khởi tạo liên kết kinh tế đã được bắt đầu, ngôn ngữ chung của các
bên tham gia đã có, việc đào tạo về liên kết kinh tế được chú
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trọng. Tuy nhiên, các dự án vẫn ở giai đoạn thử nghiệm ở một số lĩnh vực quan
trọng.
- Mức 3: liên kết kinh tế đã hoàn chỉnh và trở thành công cụ mạnh mẽ tạo năng
lực cạnh tranh và đóng góp giá trị cho phát triển kinh tế vùng. Đã có nhiều doanh
nghiệp và các tổ chức hỗ trợ (trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính,
chính phủ, hiệp hội,..) tham gia một cách mạnh mẽ. Các tiêu chí đánh giá hiệu
quả được thiết lập và là cơ sở để cải tiến và khắc phục các nhược điểm.
- Mức 4: liên kết kinh tế được đánh giá và so sánh (benchmarking) với các liên
kết tốt nhất trên thế giới, sử dụng các công cụ, phương pháp tốt nhất. Các tiêu
chí đánh giá, mục tiêu, cách thức tiến hành được đối sánh và cải tiến đáng kể.
- Mức 5: liên kết kinh tế sử dụng những công cụ cải tiến, những nguyên nhân hạn
chế chung được tìm ra và xử lý từ gốc làm thay đổi môi trường và trạng thái hoạt
động của liên kết kinh tế; có sự tối ưu hóa và liên kết kinh tế đã đạt đến trạng
thái vừa so sánh được với chuẩn mực quốc tế vừa phù hợp với đặc thù và ngữ
cảnh và môi trường mà liên kết đó hoạt động. Liên kết đã đạt đến trạng thái tối
ưu hoàn toàn.
Hình 2. 4 Mô hình 5 cấp độ trưởng thành của liên kết kinh tế
Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo

Chỉ số đo bao gồm các chỉ số kết quả (lagging indicators) và chỉ số dự báo
(leading indicators):
- Chỉ số vĩ mô: số việc làm được tạo ra, tốc độ tăng trưởng của vùng, chỉ số sáng
61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tạo toàn cầu (GII) của vùng, chỉ số năng lực về quản trị của chính phủ
- Chỉ số vi mô: kết quả đạt được của liên kết về mặt tài chính, kết quả đạt được
về mặt thị trường, các mục tiêu đưa ra từ lúc đầu, chỉ số học tập và cải tiến
- Chỉ số đo khác: số lượng liên kết trong vùng, số thành viên tham gia trong liên
kết, mức độ tin tưởng của doanh nghiệp với việc tham gia vào liên kết
2.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế vùng và một số gợi
mở cho Việt nam
2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế
2.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế của CANADA
Chương trình liên kết kinh tế được chủ trì bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia
Canada (National Research Council – NRC). Các liên kết kinh tế nhằm vào mục tiêu
nâng cao năng lực đổi mới cho các vùng ở Canada.

Bối cảnh


Trong khi nhiều chính quyền địa phương khác ở Canada đã triển khai chiến
lược hỗ trợ các liên kết kinh tế, ở cấp quốc gia Hội đồng nghiên cứu NRC cũng tiến
hành các chương trình với các chiến lược rất rõ ràng. Bắt đầu vào năm 2000, mục tiêu
cuối cùng của chiến lược là định hình nên một nền tảng vững chắc về khoa học và
công nghệ để theo đuổi những mục tiêu dài hạn của quốc gia. Bốn mục tiêu chiến
lược đó là:
- Tạo ra một nền tảng về khoa học và nghiên cứu cho các liên kết kinh tế
trong cộng đồng
- Hỗ trợ cộng đồng các nhà lãnh đạo, các nhà tài trợ, và các chiến lược
phát triển dựa vào kinh tế tri thức
- Làm việc với các bên liên quan để thúc đẩy nguồn vốn và đầu tư vào các
liên kết kinh tế
- Thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới, các nghề mới, xuất khẩu và
tăng trưởng đầu tư.

Môi trường: thể chế và chính sách


Đặc điểm của nền kinh tế tác động đến việc hình thành các liên kết kinh tế
Đặc điểm chính của nền kinh tế Canada là có mức độ đầu tư và nghiên cứu và
phát triển R&D ở mức thấp. Đầu tư của tư nhân vào nghiên cứu và phát triển thấp
hơn 53% so với các quốc gia khác trong OECD, và đang có khuynh hướng suy
62
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptxVnTrn742279
 
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khauthuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khaunguyen_ngocha
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủynataliej4
 
Qlnn kinh te tai chinh
Qlnn kinh te  tai chinhQlnn kinh te  tai chinh
Qlnn kinh te tai chinhTruong Tran
 
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...Luận Văn 2S
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)USSH, VNU - Vietnam
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Kien Thuc
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...OnTimeVitThu
 

Similar to Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx (20)

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.docTIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
TIỂU LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.doc
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx5. CHƯƠNG 5.pptx
5. CHƯƠNG 5.pptx
 
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khauthuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
thuyet minh tong hop khu kinh te cua khau
 
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủyDự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
Dự án quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu thanh thủy
 
Phát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên.doc
Phát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên.docPhát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên.doc
Phát triển cụm công nghiệp Tây An trên địa bàn huyện Duy Xuyên.doc
 
Qlnn kinh te tai chinh
Qlnn kinh te  tai chinhQlnn kinh te  tai chinh
Qlnn kinh te tai chinh
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...
Khu công nghiệp là gì? lý luận về phát triển khu công nghiệp ở việt nam – luậ...
 
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
 
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAYBài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về phát triển kinh tế xã hội, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
Hoàn Thiện Công Tác Lập, Phân Bổ Và Giao Dự Toán Ngân Sách Địa Phương Trên Đị...
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Luận văn: Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến...
Luận văn: Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến...Luận văn: Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến...
Luận văn: Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tài chính Việt Nam trong tiến...
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm 2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm  Vùng kinh tế  Hiện tại có rất nhiều nhà kinh tế quan tâm đến lý thuyết phát triển vùng. Tuy nhiên, đề cập đến khái niệm vùng thì có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây sẽ nêu ra một số khái niệm phổ biến về vùng: Từ điển tiếng việt (1994): vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh. Theo từ điển bách khoa địa lý xô viết (1998): Vùng là một lãnh thổ được tác h ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với nhau. Trong công trình Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Lê Bá Thảo (1998) ghi: vùng là một bộ phận của quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống, có quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó và có quan hệ chọn lọc với khoảng không gian bên ngoài. Theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 định nghĩa: Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước. Mặc dù có nhiều định nghĩa về vùng nhưng theo tác giả thì vùng được định nghĩa: Vùng là khu vực địa lý được xác định dựa vào đặc điểm dân cư liên tục về mặt không gian, được hình thành thông qua quá trình lịch sử hoặc do sự phụ thuộc vào khu vực địa lý nhất định. Sự phụ thuộc này có thể do có cùng văn hóa địa phương, công việc lao động, nguồn lực tự nhiên, hoặc những tiện ích cụ thể do vị thế mang lại. Vùng có tính chất và liên kết nội tại hình thành từ các nút (có sự liên kết chặt chẽ về lao động, vốn, hàng hóa) và những tính chất này làm vùng khác biệt với các vùng khác. 27
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vùng có những đặc điểm cơ bản là: - Là một đơn vị lãnh thổ có ranh giới xác định (hoặc mang tính pháp lý hoặc mang tính ước lệ). - Tồn tại các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật mà con người đã tạo dựng và các điểm dân cư. - Có tính đồng nhất ở một mức độ nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Như vậy, trong thực tế tồn tại các loại vùng với những nội dung khác nhau như vùng tự nhiên, vùng kinh tế- xã hội, vùng dân tộc...Vùng để làm đối tượng cho công tác quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đề cập ở đây là vùng chứa đựng nhiều nội dung nêu ở trên, có thể gọi là vùng quy hoạch. Căn cứ vào mục đích và nội dung có thể phân thành vùng kinh tế tổng hợp, vùng kinh tế ngành (như vùng công nghiệp, vùng nông nghiệp,…). Căn cứ vào công năng, có thể chia vùng thành vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, vùng thủ đô, vùng tam giác phát triển, vùng hành lang kinh tế,… Trong điều kiện Việt Nam, có thể hiểu vùng với một số nội dung và chức năng sau: (1)-Vùng kinh tế-xã hội là đối tượng của quy hoạch phát triển. Trong công tác quy hoạch, để giải quyết những vấn đề trên quy mô rộng (liên tỉnh) đã tồn tại khái niệm vùng KT-XH. Qui mô và số lượng vùng phụ thuộc vào yêu cầu của việc tổ chức theo lãnh thổ nền KT-XH của đất nước. Số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển. (2)-Vùng là đối tượng trọng điểm đầu tư phát triển. Tuỳ theo yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH đất nước và chỉ đạo của Chính phủ mà xác định các lãnh thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ, yếu kém cần có sự hỗ trợ nhiều để phát triển. Chính phủ Việt Nam đã xác định 4 vùng phát triển KTTĐ làm động lực cho phát triển kinh tế cả nước: Bắc bộ, miền Trung, phía Nam và vùng KTTĐ Tây Nam Bộ. - Vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. - Vùng KTTĐ miền Trung, bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. - VKTTĐPN, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình 28
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang và Long An. - Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. (3)-Vùng là đối tượng hỗ trợ. Việt Nam tồn tại các vùng khó khăn, các vùng này chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi. Đặc điểm của các vùng này là có dân trí thấp (nhiều nơi là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống), GDP bình quân đầu người thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển, các loại hình dịch vụ chưa phát triển,... cần được Nhà nước hỗ trợ.  Vùng kinh tế trọng điểm   Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng (website: chinhphu.vn). Theo Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010): Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng nhanh để đẩy mạnh quá trình phát triển cho chính mình, và tiến tới đóng được vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Theo website chính phủ Việt Nam thì Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây: -Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. -Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. -Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. -Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân 29
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 rộng ra toàn quốc. Tuy nhiên, rất dễ nhầm lẫn giữa vùng kinh tế trọng điểm và cực tăng trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu và cơ quan chính phủ tại Việt Nam cho rằng cần phát triển cả vùng kinh tế trọng điểm như là một cực tăng trưởng và thay vì xây dựng chính sách, thể chế để tạo ra các cực tăng trưởng trong vùng kinh tế trọng điểm thì lại xây dựng chính sách, thể chế cho vùng rất rộng lớn cho vùng kinh tế trọng điểm. Hiện tại ở Việt Nam có đến 4 VKTTĐ, mỗi VKTTĐ lại có rất nhiều tỉnh thành cụ thể như VKTTĐPN có đến 8 tỉnh thành, ở đâu cũng là trọng điểm thì ý nghĩa trọng điểm không còn nữa. Theo Jean-Paul (2015), ý tưởng trung tâm của lý thuyết cực tăng trưởng (growth poles) là phát triển kinh tế không thể dàn trải trên toàn bộ một vùng, mà thay vào đó sẽ chỉ diễn ra ở những cực cụ thể. Những cực này thường được định hình bởi những ngành chủ lực và một số ngành liên kết, tạo ra hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp. Sự mở rộng của những ngành chủ lực ngầm ý rằng mở rộng về sản lượng, lao động, những đầu tư liên quan, công nghệ mới, và có thể có những ngành mới. Theo quan điểm của tác giả, các VKTTĐ hiện nay tại Việt Nam chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính mà không thể đồng nghĩa với cực tăng trưởng hoặc kỳ vọng VKTTĐ là đầu tàu để lan tỏa theo sứ mệnh ban đầu của nó. Việc phát triển kinh tế ở VKTTĐ phải phát triển các cực tăng trưởng theo các mô hình như trình bày ở phần dưới đây mà không phải là áp dụng chính sách cho cả một vùng rộng lớn và đồng nghĩa cả vùng này là một cực tăng trưởng.  Mô hình phát triển kinh tế vùng   Phương thức phát triển vùng kinh tế nói chung hay vùng kinh tế trọng điểm theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013), có một số mô hình như trình bày dưới đây: Hình thành các cực tăng trưởng Theo Viktor Komarovskiy, Viktor Bondaruk (2013), cực tăng trưởng “Growth Poles” bao gồm các trung tâm và khu vực kinh tế có nhiều doanh nghiệp lớn trong vùng - nơi có vị trí tập trung dày đặc các ngành mà việc phát triển có sự ảnh hưởng tạo động lực, xuất hiện các trung tâm ngành và các vùng ngoại biên. Cực tăng trưởng có thể hiện thực thông qua: đặc khu kinh tế (free economic zones), công viên công nghệ (technological parks), thành phố công nghệ (technology 30
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 towns), vùng phát triển ưu tiên (priority development territories). Cực tăng trưởng ra đời dựa trên cơ sở lựa chọn khu vực và áp dụng các chính sách đặc biệt tạo ra những đặc khu kinh tế, công viên công nghệ,… nhằm thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ tạo động lực và có sức lan tỏa đến các vùng xung quanh và cả nước. Vận dụng lý thuyết về cực tăng trưởng thường dẫn đến việc ra đời của các đặc khu kinh tế với những chính sách ưu đãi đặc biệt; các khu công nghệ, các trung tâm dịch vụ,.. có sự hỗ trợ đặc biệt về mặt chính sách để phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa. Tuy nhiên bản thân cực tăng trưởng cũng có những mặt trái và rủi ro về mặt chính sách và xã hội cần phải được cân nhắc. Trong phạm vi luận án này, tác giả không đi chi tiết vào phương pháp này. Hội tụ Hội tụ “Agglomerates” là sự tập trung dân cư ở mức độ dày đặc trong một nơi với sự phát triển kết nối về văn hóa, xã hội, sản phẩm, ngành nghề tiềm năng hoặc nguồn lực (tài chính, lao động, hạ tầng, đầu tư, thông tin,…). Quá trình hội tụ thường do quá trình lịch sử hoặc đặc trưng riêng của vùng và bị ảnh hưởng phần nhiều bởi các nhân tố khách quan. Theo Malmberg, Solvell và Zander (1986), lý thuyết hội tụ (agglomeration) đã được phát triển trên cơ sở 3 quan sát theo kinh nghiệm. Quan sát thứ nhất là phần lớn sản lượng của thế giới được tạo ra bởi một số lượng hữu hạn các vùng trọng tâm công nghiệp tập trung cao. Quan sát thứ hai là những doanh nghiệp trong ngành liên quan có khuynh hướng tập trung về mặt địa lý và hình thành nên các liên kết kinh tế. Quan sát thứ ba là những hiện tượng trên có khuynh hướng ổn định theo thời gian khi vấn đề hội tụ được thể chế hóa. Khi được thể chế hóa, quá trình hội tụ kéo theo việc tích lũy và cải tiến sản xuất ở mức độ cao hơn. Ba quan sát trên được mô tả và phân tích chi tiết từ rất sớm, từ Marshall (1916) và Weber (1929) đến Hoover (1948), Myrdal (1957), và Lloyd & Dicken (1977), đến Porter (1998), Krugman (1991) và Enright (1998). Vấn đề hội tụ kinh tế có nguồn gốc liên quan đến việc liên kết giữa các doanh nghiệp, thể chế, và cơ sở hạ tầng trong một vùng địa lý cụ thể dẫn đến sự rộng mở về quy mô và phạm vi kinh tế, sự phát triển lực lượng lao động và kỹ năng đặc biệt, tăng cường sự tương tác giữa nhà cung ứng địa phương và khách hàng, chia sẻ cơ sở hạ tầng. Hội tụ kinh tế được tin rằng sẽ tạo ra việc tăng doanh thu và giảm chi phí về mặt hữu hình và vô hình. Sự hội tụ về mặt kinh tế có thể cho ra đời những tổ hợp như làng nghề, những 31
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khu vực có ngành nghề tương tự nhau, những khu vực chuyên kinh doanh, tài chính, hay sản xuất cùng lĩnh vực hoặc bổ trợ nhau. Việc phát triển mô hình này đa phần do yếu tố lịch sử hình thành một cách tự nhiên dù rằng sau đó quá trình này có thể được thể chế hóa để tăng tính hiệu quả về mặt quản lý và kinh tế. Trong nội dung luận án, tác giả cũng không nghiên cứu quá trình này. Đây là một chủ đề nghiên cứu khác cho mô hình phát triển kinh tế vùng. Hình thành cực tăng trưởng thông qua xây dựng liên kết kinh tế Khái niệm liên kết kinh tế hiện đại ra đời vào những năm 1990 và lan truyền nhanh chóng trên thế giới và đã được các nhà hoạch định chính sách xem xét và áp dụng rộng rãi. Mặc dù có nhiều tranh cãi về hiệu quả áp dụng các liên kết kinh tế nhưng có nhiều bằng chứng, đặc biệt từ các nước thuộc OECD, cho thấy liên kết kinh tế hiện tại là công cụ trọng tâm để hoạch định chính sách quốc gia và vùng. Trong nhiều chính sách, mặc dù khái niệm liên kết kinh tế không được dùng nhưng bản chất vẫn là liên kết kinh tế. Các chương trình của chính phủ nhằm phát triển một lĩnh vực chuyên môn hóa nào đó trong vùng thường sử dụng liên kết kinh tế như là công cụ nhằm kết nối các bên liên quan giữa khu vực công và tư, chia sẻ và sử dụng tối ưu nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả. Liên kết kinh tế mang lại lợi ích tích cực như: chi phí sản xuất thấp hơn, tạo nền tảng để chia sẻ kiến thức thuận tiện hơn, kiến tạo ra các chuyên môn sâu hơn, và cuối cùng là thúc đẩy quá trình sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn cho nhóm các doanh nghiệp tham gia vào liên kết kinh tế. Theo Michael Porter (1998), liên kết kinh tế là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà cung cấp, các tổ chức hỗ trợ trong một, hoặc một số lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình sáng tạo, tăng năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh nội địa hoặc toàn cầu. Liên kết kinh tế được vận dụng khá thành công ở tại Châu Âu và nhiều nước thuộc OECD. Liên kết kinh tế được đánh giá là công cụ hiện đại mang lại sự cạnh tranh cho quốc gia thay vì áp dụng các phương pháp phát triển kinh tế vĩ mô cổ điển thường thấy. Liên kết kinh tế đặt trọng tâm là sự kết nối các doanh nghiệp và tổ chức liên quan, hướng đến thị trường, giải quyết các mục tiêu của vùng, các ngành nghề sáng tạo, chia sẻ tri thức, công nghệ, nâng cao tính kết nối và năng lực cạnh tranh, trở thành một công cụ hiện đại trong phát triển kinh tế vùng. Mặc dù các liên kết được hình thành thường hướng đến đáp ứng nhu cầu của thị trường. 32
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nhưng nhà nước tham gia vào liên kết kinh tế là cần thiết với những lý do chung bắt nguồn từ thất bại thị trường (market failures) hoặc thất bại hệ thống (systemic failures). Nội dung luận án này tập trung vào phương pháp thứ 3 là phát triển kinh tế vùng thông qua hình thành các liên kết kinh tế. Nội dung và phương thức xây dựng cũng như các cơ sở lý luận quan trọng khác được trình bày chi tiết ở những phần dưới đây. 2.1.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm  Khái niệm liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm   Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận truyền thống Thuật ngữ liên kết kinh tế (linkage) ra đời từ rất sớm và được tiếp cận theo những quan điểm khác nhau: - Quan điểm liên kết kinh tế tạo ra xung lực cho nền kinh tế nghĩa là khi hình thành một ngành bất kỳ đều kéo theo hoạt động đầu vào đầu ra cho ngành đó. Perroux (1955) và Hirschman (1985). - Liên kết kinh tế được xem như là giao dịch trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Jasson (1982). - Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn bao gồm các hoạt động liên doanh, tập trung sản xuất và mạng lưới cung ứng (Hussain, 2000). - Liên kết kinh tế được xem như xung lực trong tương tác giữa các ngành, bao gồm: liên kết kinh tế (E-linkages), liên quan tới các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ; loại thứ hai là liên kết kiến thức (K-linkages), bao gồm các hoạt động của con người trong sáng tạo và chuyển giao kiến thức, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa kiến thức của Fujita and Mori (2005). - Liên kết kinh tế giữa nông thôn và đô thị hoặc mô hình trung tâm – ngoại vi của Friedman (1966) và Mushi (2003) - Hay liên kết để xử lý những vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh, rất cần sự hợp tác giữa các chính quyền, cũng như giữa chính quyền với cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội khác (Haughton and Counsell, 2004; Stimson et al., 2006; Coccossis and Psycharis, 2008). - Tại Việt Nam, khi đề cập đến liên kết kinh tế vùng, quan điểm thường thấy là việc liên kết giữa các địa phương trong vùng, nổi bật là các chính quyền 33
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong việc cùng thực hiện quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề trong vùng,.. Giải pháp thường thấy là bàn về thể chế vùng, vai trò chính phủ, chính quyền địa phương trong liên kết vùng, thậm chí đề cao việc phải hình thành chính quyền cấp vùng hoặc phân quyền lực để thực hiện việc liên kết,… Chính cách tiếp cận này tạo ra nhiều xung đột lợi ích làm cản trở việc hình thành các liên kết. Đây là cách tiếp cận theo quan điểm cấu trúc chức năng truyền thống (functional) và cho rằng liên kết tồn tại lâu dài (on-going operation), làm cho việc liên kết trở nên chung chung, hình thức, hoặc có tương tác với nhau là có liên kết mà không đi sâu vào nguyên tắc để có thể hiện thực liên kết. - Với quan điểm liên kết kinh tế hiện đại, liên kết phải được tiếp cận theo hình thức danh mục liên kết (portforlio), chương trình liên kết (program), và dự án liên kết (project). Trong đó, việc xây dựng danh mục liên kết nhằm lựa chọn đúng liên kết với mục tiêu chiến lược của vùng, chương trình liên kết nhằm tối ưu việc sử dụng nguồn lực của vùng, và dự án liên kết nhằm hiện thực các yêu cầu cho từng liên kết kinh tế cụ thể. Cách tiếp cận này theo hình thức linh hoạt theo cấu trúc dự án (projectized) trong khung thời gian nhất định để hoàn thành mục tiêu của vùng (temporary), và không quá chú trọng đến việc phải hình thành chính quyền cấp vùng hoặc vấn đề phân chia quyền lực thế nào.  Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận hiện đại Liên kết kinh tế hiện đại khởi đầu từ năm 1990, với ý tưởng ban đầu dựa trên sự kết nối doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ tại một khu vực nhất định như khu công nghiệp (industrial districts), liên kết kinh tế sau đó đã mở rộng cho ngành cụ thể (như cụm liên kết ngành - industrial clusters). Một số định nghĩa gần đây phát triển khái niệm liên kết kinh tế mở rộng cho dịch vụ, thương mại, … và sau đó là các ngành công nghệ cao, liên kết cho mục tiêu đổi mới. Và định nghĩa gần nhất với liên kết kinh tế nhằm vào mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua kết nối, kiến tạo đổi mới, và tăng năng lực cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào với sự tham gia của cả tư nhân và chính phủ. Khái niệm liên kết kinh tế hiện đại (cluster) khác với liên kết kinh tế truyền thống (linkage) ở phương diện liên kết hiện đại mang tính tổ hợp (cluster) và đa chiều, trong khi liên kết truyền thống (linkage) đơn giản hơn. 34
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Định nghĩa liên kết kinh tế hiện đại khởi nguồn từ Porter (1992): “Liên kết kinh tế là sự kết nối chặt chẽ của các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, chia sẻ kỹ năng, công nghệ, nguồn lực trong một khu vực cụ thể nơi cơ sở hạ tầng, chính sách thuận tiện cho việc tương tác, giao dịch nhằm thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho một nhóm các doanh nghiệp trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể.” Vì rằng khái niệm liên kết kinh tế hiện đại (cluster) có ý tưởng khởi đầu do sự liên kết của các doanh nghiệp trong cùng khu vực nên từ liên kết (cluster) được dịch là cụm dễ gây nhầm lẫn là một vị trí cụ thể. Tại Việt Nam khái niệm này thường hiểu là cụm liên kết ngành giống như chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hoá-dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp được liên kết với nhau bởi dòng hàng hoá và dịch vụ, bị giới hạn vị trí địa lý hoặc sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý, theo Nguyễn Đình Tài (2012). Cách hiểu này có thể gây ra nhầm lẫn về ý nghĩa và vận dụng. Khái niệm liên kết kinh tế mặc dù khởi nguồn từ ý tưởng liên kết tại các khu công nghiệp nơi có nhiều công ty sản xuất tập trung nhằm chia sẻ việc sử dụng nguồn lực quan trọng và chia sẻ công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, theo OECD (1999a) hiện tại khái niệm này đã trở nên phức tạp hơn khi sử dụng liên kết kinh tế nhưng bỏ đi yếu tố địa lý (vị trí cụ thể) ví dụ như áp dụng vào phân tích nhiều nhóm ngành kinh tế ở cấp độ quốc gia (macro), hoặc liên ngành (meso), hoặc liên kết vi mô (micro) giữa các công ty, hoặc siêu liên kết (mega) bao gồm liên kết giữa các liên kết. Theo quan điểm của tác giả, liên kết kinh tế hiện đại nên được tích hợp ý tưởng ban đầu của Porter, mở rộng theo OECD, và bổ sung một số nhân tố mới nổi hiện nay để phù hợp và trở thành định nghĩa mới như sau: Liên kết kinh tế (cluster) là sự kết nối chặt chẽ của các chủ thể liên quan: nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, và nhiều bên liên quan khác theo một quá trình và phương thức nhất định đòi hỏi có sự ra đời của các thể chế, chính sách, công cụ lựa chọn và cách thức quản lý liên kết phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi của vùng hoặc quốc gia. Liên kết kinh tế có thể mang yếu tố địa lý (trên cùng khu vực), hoặc yếu tố phi địa lý (khác khu vực); có thể triển khai trên cùng ngành hoặc đa lĩnh vực (cụm liên kết ngành), hoặc siêu liên kết (mega) bao gồm liên kết giữa các liên kết. Liên kết có thể áp dụng để giải 35
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyết nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực như tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường,... Nền tảng của liên kết là công cụ quản trị tích hợp hiện đại của chính phủ; công nghiệp 4.0; phát triển bền vững; và các thể chế chính sách, nguồn lực và hạ tầng phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả liên kết. Trong đó: - Liên kết ra đời phải có cơ sở từ chính sách của nhà nước và thể chế một cách chính thống nhằm giải quyết các vấn đề của vùng, quốc gia. - Nền tảng quản trị của liên kết kinh tế phải được xem xét và tích hợp theo hình thức quản trị hiện đại bao gồm: vĩ mô, vi mô, chuỗi giá trị, công nghệ, kỹ thuật quản lý liên kết, .. - Liên kết kinh tế có thể trên khu vực cụ thể xét về mặt địa lý, trên vùng, tại đô thị, nông thôn – đô thị, giữa các vùng, trên toàn quốc, liên kết giữa các liên kết (mega cluster), hoặc liên kết mang tầm quốc tế (international cluster). - Liên kết có thể tiến hành cho từng ngành hoặc liên ngành nhằm nâng cao năng lực cho ngành, có thể tiến hành dựa trên chuỗi giá trị có sự tham gia nhiều công ty, tổ chức. - Liên kết có thể tiến hành thực hiện một sứ mệnh nào đó để hỗ trợ cho chiến lược phát triển của quốc gia, không nhất thiết phải là ngành (ví dụ tạo sự tổ hợp để nâng cao về khả năng nghiên cứu, tăng số lượng bằng sáng chế, chia sẻ công nghệ với các quốc gia tiên tiến, hoặc tăng nhận diện thương hiệu của vùng,..) Việc tích hợp yếu tố quản lý hiện đại, công nghệ 4.0, phát triển bền vững, và cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực phù hợp vào liên kết kinh tế làm cho việc trao đổi, chia sẻ, thực hiện, và đánh giá liên kết trở nên hiệu quả hơn. Chính nền tảng công nghệ triển khai vào liên kết giúp thông tin chính xác hơn, thời gian thực (real time) hơn. Một số công nghệ mới có thể sử dụng vào liên kết cho phép thông tin được quản lý tốt hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng công cụ xã hội thông tin trong thời đại mới sẽ giúp cho liên kết có khả năng nắm bắt được các vấn đề của vùng một cách chính xác, giải quyết được kịp thời và hiệu quả liên kết sẽ gia tăng. Vì thế có thể nói rằng yếu tố công nghệ tích hợp vào liên kết sẽ làm cho liên kết mạnh mẽ và sẽ là phương pháp đang và sẽ áp dụng trong tương lai đối với các liên kết kinh tế triển khai ở Việt Nam và trên thế giới trong thời đại công nghiệp 4.0. Dưới đây là các khái niệm khác liên quan đến liên kết kinh tế được sử dụng để thảo luận ở nhiều phần khác trong luận án: 36
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Siêu liên kết kinh tế (mega cluster) là liên kết giữa các liên kết kinh tế, được tiến hành trong một khu vực, vùng, quốc gia, hay tầm quốc tế. Liên kết vùng giữa các chính quyền địa phương theo cách hiểu hiện tại ở Việt Nam có thể được xem như là một siêu liên kết kinh tế theo định nghĩa này nếu được thực hiện giữa các liên kết. Hoặc bản thân liên kết vùng giữa các chính quyền địa phương hiện nay chỉ đơn thuần là một liên kết kinh tế nếu không phải trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, không nên sử dụng khái niệm liên kết vùng theo cách hiểu hiện tại mà chỉ nên sử dụng khái niệm liên kết kinh tế (cluster) hoặc siêu liên kết kinh tế (mega cluster). Quá đề cao đề khái niệm liên kết vùng theo cách hiểu truyền thống sẽ dẫn đến xung đột trong quá trình hiện thực và không thể thực hiện được (ví dụ như đề cao việc hình thành chính quyền vùng, phân chia quyền lực,..). Bản đồ liên kết kinh tế (cluster mapping) là bản đồ thể hiện những liên kết kinh tế chiến lược của vùng, hoặc quốc gia được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế của vùng, quốc gia theo phương pháp thống kê (statistics), và định hướng (top-down). Mô hình 3 lớp liên kết kinh tế (3 layers of cluster) bao gồm môi trường (thể chế và chính sách), hệ thống liên kết (trọng tâm, mục tiêu, lựa chọn liên kết, các bên tham gia), và công cụ quản lý và hoạt động liên kết (các phương pháp tiến hành quản lý liên kết). Độ trưởng thành liên kết (cluster maturity) bao gồm 5 mức độ trưởng thành thể hiện mức độ phát triển của mỗi liên kết qua từng giai đoạn khác nhau từ ý tưởng, đang xây dựng, đã định hình, mức độ so sánh với tầm quốc tế, và mức độ tối ưu. Danh mục liên kết kinh tế (cluster portfolio) là danh mục liên kết kinh tế của vùng hoặc quốc gia do tổ chức quản lý tạo lập từ 1) phương pháp định hướng theo top-down sử dụng bản đồ liên kết; và 2) sử dụng đề xuất bottom-up từ dưới lên do các chủ thể liên quan đề xuất. Danh mục này sẽ được quản lý theo mức độ ưu tiên, cạnh tranh, xem xét sự quan trọng của các mục tiêu so với sứ mệnh của vùng, ngân sách sử dụng cho liên kết, rủi ro và nhiều yếu tố khác để có thể được lựa chọn một cách hiệu quả. Phương pháp xây dựng liên kết (cluster initiatives methodology) là các bước cần thiết để tiến hành xây dựng liên kết kinh tế một cách khoa học và đúng hướng nhằm đạt được kết quả tốt nhất, tạo ra toàn bộ các kết quả (deliverables) 37
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cần thiết cho một liên kết. Chính sách liên kết kinh tế (cluster policies) bao gồm các chính sách cần thiết tạo cơ sở pháp lý cho liên kết kinh tế hoạt động. Các chính sách cơ bản bao gồm: chính sách vùng, chính sách khoa học công nghệ, và chính sách ngành. Khung quản trị liên kết kinh tế (Governance framework) bao gồm cơ cấu tổ chức thể hiện thể chế, cấu trúc và thành phần của các bên tham gia vào liên kết kinh tế. Triết lý quản lý liên kết (The house of Cluster Initiatives) : thể hiện triết lý quản lý cho liên kết kinh tế, bao gồm tập hợp các trụ cột, các công cụ áp dụng khi xây dựng liên kết.  Các hình thức liên kết kinh tế hiện đại   Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), mặc dù liên kết kinh tế có khuynh hướng được điều chỉnh cho phù hợp với chính sách của vùng hoặc quốc gia, tuy nhiên một số đặc điểm cơ bản trong một liên kết kinh tế bao gồm: - Kết hợp các quan điểm về vĩ mô, vi mô, công nghệ, quản trị theo phương pháp hiện đại thay vì phương pháp cổ điển thường thấy là tập trung vào điều chỉnh môi trường vĩ mô. - Có kế hoạch dài hạn để phát triển năng lực cạnh tranh của liên kết kinh tế và vùng hơn là tập trung vào các doanh nghiệp đơn lẻ - Tập trung trên một vùng hoặc khu vực địa lý, hoặc có thể liên vùng, quốc gia hoặc nhiều liên kết còn thực hiện ở tầm đa quốc gia gọi là các siêu liên kết (mega cluster). - Tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong liên kết, xây dựng niềm tin, tăng đàm thoại để tạo ra các giải pháp cho vấn đề chung - Đưa ra giải pháp để huy động tài chính thay vì thực hiện chính sách tài trợ sử dụng ngân sách nhà nước. Khác với cách cổ điển là thực hiện các chính sách tài trợ từ nhà nước và ưu đãi thuế. - Tham gia vào liên kết kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp liên kết, chính phủ, mà còn có vai trò của tổ chức đào tạo, nghiên cứu. Liên kết kinh tế có thể được phân loại theo hình thức khoa học (science -based) mới hay hình thức truyền thống (traditional). Trong đó liên kết kinh tế theo hình thức mới có khuynh hướng tập trung vào những lĩnh vực mới, đang có sự tập 38
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trung, thiết lập liên minh cho nghiên cứu và phát triển sáng tạo công nghệ thì liên kết kinh tế theo kiểu truyền thống có đặc trưng là tập trung vào ngành lâu đời, quan hệ dài hạn, tập trung vào cải tiến dần chuỗi cung ứng và tăng khả năng hấp thụ công nghệ. Bảng 2. 1 phân loại liên kết kinh tế theo khoa học và theo truyền thống Liên kết theo nền tảng Liên kết truyền thống khoa học Tập trung Ngành mới, lĩnh vực mới Ngành đã lâu đời, đã có sự đang có sự ưu tiên tập trung từ trước Loại giao dịch và Theo thị trường, thiết lập Quan hệ lâu dài, chuỗi cung quan hệ liên minh cho nghiên cứu ứng địa phương theo hướng và phát triển thị trường Hoạt động sáng Sáng tạo công nghệ Cải tiến từng bước, tăng khả tạo năng hấp thụ công nghệ Nguồn: EC and Enterprise Directorate-General (2002), liên kết kinh tế ở Châu Âu. Liên kết kinh tế có thể phân chia theo tiêu chí phân bố theo vị trí địa lý, hoặc sự liên kết giữa các doanh nghiệp hoặc cả hai. Theo Gordon và McCann (2000) liên kết kinh tế có thể phân thành 3 loại sau: (1) hình thức hội tụ thuần túy (pure agglomeration) nơi các doanh nghiệp có cùng vị trí để chia sẻ cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ nhưng thiếu liên kết nội bộ với nhau; (2) hình thức liên kết theo quan hệ thị trường, nhà cung cấp – khách hàng, trong đó có thể có doanh nghiệp lớn là trung tâm để hình thành nên liên kết; (3) hình thức liên kết theo kiểu mạng lưới có sự gắn kết lâu dài và phức tạp. Liên kết kinh tế cũng có thể phân theo một số loại khác theo Barkley và Henry (2001) như: - Liên kết theo mô hình Marshallian bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh có thể là thủ công, công nghệ cao, hoặc dịch vụ sản xuất,.. Các giao dịch được thực hiện với số lượng đáng kể trong liên kết. Các dịch vụ chuyên ngành, lực lượng lao động, thể chế được phát triển để hỗ trợ liên kết kinh tế. Các doanh nghiệp kết nối để cùng giải quyết các vấn đề và chính phủ tham gia để phát triển năng lực cho liên kết kinh tế. - Liên kết theo mô hình trung tâm (Hub và Spoke) bao gồm nhiều doanh nghiệp 39
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhỏ liên kết xung quanh một hoặc một vài doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ tham gia cung cấp đầu vào hoặc tiêu thụ đầu ra cho doanh nghiệp lớn, tận dụng lợi thế trong hoạt động của doanh nghiệp lớn. Sự hợp tác này nhằm chia sẻ rủi ro, ổn định thị trường. - Liên kết theo hình thức vệ tinh (Satellite platforms) của các công ty có nhiều nhà máy, chi nhánh. Các chi nhánh này có số lượng lớn và hoạt động tương đối độc lập. Kết nối mạng lưới và giao dịch được thực hiện với số lượng tương đối ít giữa các chi nhánh này. - Liên kết theo hình thức chủ đạo bởi nhà nước (State-anchored) nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động kết nối xung quanh một doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức phi chính phủ. Các nhà cung cấp và dịch vụ được phát triển để hỗ trợ cho hoạt động chính của tổ chức này. Theo Michael (1998) trong tài liệu về chính sách liên kết kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh nội địa có phân ra như bảng dưới đây: Bảng 2. 2 Phân loại liên kết kinh tế theo một số phương diện Phương diện Phân loại Phạm vi địa lý - Phạm vi địa phương: nhóm gắn kết chặt chẽ trong khu vực địa lý nhỏ - Phân tán: trải rộng trên khu vực lớn hoặc vùng lớn Mật độ - Dày đặc: bao gồm số lượng rất nhiều các công ty trong liên kết kinh tế - Thưa: bao gồm chỉ một ít các công ty, trọng lượng kinh tế thấp Độ rộng sản phẩm - Rộng: sản phẩm đa dạng và khác nhau nhưng ngành có liên quan nhau - Hẹp: chỉ tập trung vào một ít sản phẩm hoặc ngành Chiều sâu - Sâu: bao gồm nhiều hoạt động của chuỗi cung ứng - Cạn: các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế phụ thuộc đầu vào từ bên ngoài Hoạt động - Nhiều hoạt động: doanh nghiệp liên kết tham gia nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị (ví dụ, thiết kế, phát triển sản phẩm) 40
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Ít hoạt động: doanh nghiệp chỉ tham gia hữu hạn một vài hoạt động Tiềm năng phát - Ngữ cảnh ngành: ngành mới nổi hoặc trưởng thành triển - Cạnh tranh hoặc không cạnh tranh trong ngành Khả năng đổi mới - Đổi mới mạnh: liên kết kinh tế có khả năng tạo ra sáng tạo - Đổi mới yếu: bản chất của liên kết kinh tế hạn chế sự đổi mới Tổ chức ngành - Ví dụ: doanh nghiệp lớn – doanh nghiệp nhỏ (core and ring) - Chỉ bao gồm doanh nghiệp nhỏ (ring but no core) Cơ chế phối hợp - Thị trường trực tiếp (spot markets) - Liên minh ngắn hạn - Quan hệ dài hạn - Phân cấp Giai đoạn phát - Giai đoạn hoạt động (working): số lượng lớn các triển doanh nghiệp, tri thức và nguồn lực với sự tương tác mạnh mẽ - Giai đoạn tiềm ẩn (latent): số lượng lớn các doanh nghiệp nhưng tương tác và thông tin chưa tương xứng - Giai đoạn tiềm năng (potential) – một vài thành phần có tồn tại nhưng cần phải phát triển về chiều rộng và chiều sâu - Giai đoạn mong muốn (wishful thinking): có sự hỗ trợ hoặc lựa chọn của chính phủ nhưng thiết một số điều kiện quan trọng khác để phát triển. Nguồn: Michael (1998), chính sách liên kết kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh nội địa Ngoài một số cách phân loại như đã đề cập ở trên. Theo tác giả, một số hình thức liên kết hiện đại cần bổ sung thêm với nhu cầu hiện tại và nền công nghiệp 4.0: Hình thức liên kết Diễn giải Liên kết theo mô hình kinh tế chia sẻ Hoạt động liên kết trên nền tảng 41
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 (sharing economy) công nghệ mới Liên kết theo mô hình quản trị hiện Mô hình công ty mẹ đầu tư vào đại (đầu tư công ty mẹ) nhiều công ty con và quản lý công ty con thông qua người đại diện phần vốn – mô hình hiện đang phát triển phổ biến tại các tập đoàn đầu tư tư nhân Nguồn: Theo tính toán của tác giả  Các chủ thể liên kết kinh tế hiện đại   Để xây dựng, hình thành, và phát triển liên kết kinh tế, chính quyền cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp địa phương, các đơn vị liên quan, và doanh nghiệp sẽ cùng tham gia. Theo Bergvall (2006) có 3 cách chính quyền tham gia vào mối liên kết đó là: (1) chính quyền tham gia vào liên kết dọc. Trường hợp này chính quyền cấp vùng có nhiệm vụ tham gia trực tiếp, nhưng một số vấn đề như ngân sách hoặc các vấn đề vượt khả năng của vùng có thể cần sự hỗ trợ từ chính quyền cấp trung ương. Trường hợp này thường áp dụng với các vùng kém phát triển và cần sự hỗ trợ từ chính quyền cấp cao hơn (2) Chính quyền tham gia liên kết ngang bao gồm sự tham gia của nhiều chính quyền khu vực trong vùng. Trường hợp này cũng thường áp dụng để giải quyết các vấn đề với các vùng kém phát triển. (3) Trường hợp muốn tạo hiệu ứng lan tỏa từ vùng phát triển mạnh sang vùng lân cận thì chính quyền cấp cao hơn cần phải tham gia để thúc đẩy liên kết kinh tế này. Tóm lại chính quyền cấp cao hơn sẽ tham gia trong trường hợp cần thúc đẩy sự phối hợp hoặc ngăn chặn những cạnh tranh không cần thiết có thể gây ảnh hưởng lợi ích chung của quốc gia. Chính quyền cấp vùng thường phải tham gia vào các liên kết kinh tế vì các lý do như: có nhiều thông tin hơn chính quyền cấp quốc gia về liên kết kinh tế; có nhiều mối quan hệ với các bên liên quan tại địa phương; có vị trí gần với liên kết kinh tế vì thế có thể nhận diện được các kết nối tiềm năng cho liên kết kinh tế hoặc các rào cản khi tiến hành liên kết kinh tế; họ cũng có lợi ích trực tiếp khi mối liên kết kinh tế được hình thành. Một số vai trò có thể có khi chính quyền tham gia bao gồm: khởi tạo liên kết kinh tế, hiện thực, tài trợ ngân sách, thiết lập khung, giám sát, tham gia lựa chọn thành viên, phát triển năng lực cho liên kết, điều hành mối 42
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 liên kết hoặc một phần việc của các nhiệm vụ trên. Các bộ ngành tham gia tùy theo đặc điểm của liên kết kinh tế bao gồm: Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ khoa học công nghệ, Bộ thông tin truyền thông, Bộ nông nghiệp, Bộ công nghiệp, Bộ công thương, Bộ văn hóa thể thao,.. Vai trò của tham gia của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm: doanh nghiệp tư nhân có thể có vai trò chủ động trong nhiều trường hợp như đề xuất hình thành liên kết kinh tế, đề xuất các định hướng của liên kết kinh tế với chính quyền, và tham gia chủ động để hình thành các liên kết kinh tế; doanh nghiệp tư nhân cũng có thể đề xuất tiêu chí lựa chọn và ngân sách tài trợ cho các liên kết kinh tế. Quan hệ của các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia vào mối liên kết phải được thiết lập bằng mối quan hệ lâu dài, thường xuyên mà không phải là quan hệ ngắn hạn. Một số hình thức có thể sử dụng cho các chính quyền khi tham gia vào liên kết kinh tế như: Bảng 2. 3 phân loại các hình thức tham gia của chính quyền với liên kết kinh tế Phân loại vai trò Hình thức tham gia Tổ chức dịch vụ - Thu thập, tổng hợp, và sắp xếp thông tin về liên kết hỗ trợ liên kết kinh tế kinh tế - Hình thành các nhóm hỗ trợ tạm thời - Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp - khích lệ các doanh nghiệp tài trợ và liên kết kinh tế Đầu tư vào liên - đầu tư và nghiên cứu phát triển trong liên kết kinh kết kinh tế tế - đầu tư vào trung tâm công nghệ của liên kết kinh tế - quảng bá liên kết kinh tế và tạo ra thị trường cho liên kết kinh tế Mở rộng mạng - tạo ra các liên minh lưới và gia tăng - hỗ trợ kết nối với bên ngoài kết nối - thúc đẩy kênh truyền thông của liên kết kinh tế Phát triển nguồn - phát triển trình độ cho lực lượng lao động của liên nhân lực cho liên kết kinh tế kết kinh tế - đánh giá và cấp chứng nhận cho nhân lực - hình thành các trung tâm phát triển kỹ năng 43
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguồn: National Governor’s Association (NGA) (2001), Washington, DC. Ngoài ra, để làm rõ hơn một số vai trò của các bên liên quan, một số thông tin dưới đây được tóm lượt như sau: - Vai trò của chính quyền cấp trung ương và cấp vùng với liên kết kinh tế: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường liên kết, thúc đẩy liên kết được hình thành một cách chính thống thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ban hành các chính sách, quy định, thành lập hội đồng giám sát và hỗ trợ, đầu tư ngân sách cho những liên kết trọng điểm và là mục tiêu của quốc gia, phân rõ trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc hỗ trợ xây dựng và phát triển liên kết kinh tế. - Vai trò của trường đại học với liên kết kinh tế: Trường đại học có vai trò trong việc hỗ trợ đào tạo, cung cấp nhân lực đủ năng lực cho liên kết, tham gia vào các liên kết để nắm bắt được nhu cầu nhân lực, phối hợp với các bên liên quan trong liên kết nhằm hiểu rõ nhu cầu đào tạo, cung cấp nhân lực cho các liên kết kinh tế. - Vai trò của viện nghiên cứu với liên kết kinh tế: viện nghiên cứu có vai trò trong việc chuyển giao các công nghệ mới, làm tăng năng lực cạnh tranh và tạo sự đổi mới, sáng tạo trong liên kết, cung cấp các giải pháp về mặt ý tưởng, sản phẩm công nghệ, giải pháp quản lý, giải pháp phát triển cho các liên kết kinh tế. - Vai trò của hiệp hội nghề nghiệp với liên kết kinh tế: Hiệp hội có vai trò chia sẻ thông tin, tăng tính kết nối các thành viên trong liên kết, nâng cao chất lượng cho việc hội nhập quốc tế của liên kết, tham gia mở rộng mạng lưới kết nối, nâng cao nhận thức của các thành viên trong liên kết về thị trường, chia sẻ thông tin nội bộ và bên ngoài cho liên kết. - Vai trò của Ban quản lý khu công nghiệp với liên kết kinh tế: Ban quản lý khu công nghiệp có vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục, làm cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc xây dựng và phát triển liên kết kinh tế, hỗ trợ thực hiện các thủ tục liên quan pháp lý, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kết nối với các cơ quan ban ngành làm giảm các áp lực về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế. - Vai trò tổ chức tài chính: hỗ trợ liên kết trong việc huy động và quản lý nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của liên kết kinh tế, quản lý nguồn tài 44
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chính hoạt động, hỗ trợ thu phí các thành viên. - Vai trò của doanh nghiệp: tham gia vào mối liên kết kinh tế và là nhân tố chủ lực quan trọng. Hoạt động các doanh nghiệp được xem là chính yếu và trung tâm, các hoạt động của các tổ chức khác (nghiên cứu, đào tạo, tài chính, ..) được xem là bổ trợ, và chính phủ chỉ tham gia ở góc độ tạo lập môi trường. - Một số vai trò khác có thể phát sinh tùy vào đặc trưng riêng của liên kết kinh tế.  Lợi ích và rủi ro từ liên kết kinh tế   Cải tiến năng suất: lý do chính về lợi ích cho các chính sách liên kết kinh tế đó là năng suất, thu thập, và việc làm tại các khu vực có các liên kết kinh tế trong nhiều trường hợp đa phần cao hơn so với mặt bằng chung của nền kinh tế. Nhiều bằng chứng trên thế giới (điển hình như ở Đông Bắc của nước Ý) cho thấy năng suất của công ty là do lợi thế về mặt môi trường (liên kết kinh tế) hơn là khả năng vận hành đơn lẻ của công ty. Các nghiên cứu thống kê Sforzi (1990) cho thấy rằng các doanh nghiệp thuộc về các liên kết kinh tế hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng trưởng hơn so với doanh nghiệp ngoài liên kết kinh tế. Điều này làm tăng mức độ quan tâm của các công ty về liên kết kinh tế. Chuyên môn hóa cho vùng: có nhiều ý kiến cho rằng năng suất tạo ra cao hơn là do sự tương tác ở cấp vùng để tạo ra nhiều sáng kiến trong liên kết kinh tế. Một số ý kiến khác cho rằng với sự tan rã của phát triển theo chiều dọc (trường hợp thất bại của công ty FORD trong việc mở rộng theo chiều dọc) và chuyển thành phát triển theo chiều ngang theo hình thức chuỗi và có sự liên kết của nhiều công ty đã tạo ra mô hình mới. Theo Storper and Venables (2004), mô hình này dựa trên cơ sở nhiều công ty gắn kết có chuyên môn cao, linh hoạt trong hoạt động, và năng suất cao hơn làm thúc đẩy việc đổi mới mạnh mẽ hơn. Sự trao đổi và chia sẻ kiến thức mạnh mẽ: ý tưởng chính của liên kết kinh tế chính là tăng cường sự chia sẻ kiến thức giữa các cá nhân và tổ chức, làm tăng khả năng tạo ra sáng kiến, đổi mới và phát triển sản phẩm công nghệ. Theo Romer (1990), trong quá khứ việc nghiên cứu khoa học được xem là yếu tố “bên ngoài” và độc lập của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các lý thuyết tiến bộ đã cho rằng nghiên cứu khoa học, tạo ra sáng kiến là một quá trình “nội sinh” của sản xuất. Việc nghiên cứu sáng tạo là một quá trình phức tạp và cần tích hợp vào trong hoạt động của sản xuất. Tư duy thay đổi này đã dẫn đến việc ra đời các chính sách khoa học và công 45
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghệ mới khích lệ cho việc nghiên cứu theo các liên kết kinh tế hơn là hình thức tài trợ cho cá nhân hoạt tổ chức độc lập và sự trao đổi và chia sẻ kiến thức chính là lợi ích của việc hình thành các liên kết kinh tế. Kết quả nghiên cứu được lan tỏa và ứng dụng trong phát triển kinh tế quan trọng hơn là mức độ đầu tư cho nghiên cứu. Nếu kết quả nghiên cứu không được lan tỏa và ứng dụng thì sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng với nghiên cứu ít và bản thân việc nghiên cứu là không hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc lan tỏa và ứng dụng nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn trong những hệ thống có tính tương tác cao (như liên kết kinh tế), điều mà một số quốc gia hoặc vùng không có hệ thống có tính tương tác này dễ dẫn đến giảm hiệu quả về mặt lan tỏa và ứng dụng của nghiên cứu. Công nghệ và sáng tạo không thể tạo ra trong những môi trường đơn lẻ và bị cô lập. Việc này chỉ tạo ra trong môi trường ở đó con người có sự tương tác và bổ sung để tạo ra ý tưởng, sản phẩm mới. Trong các liên kết kinh tế công nghệ cao, việc trao đổi giữa các cá nhân và doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn trong trường hợp không có liên kết kinh tế. Theo Saxenian (1994), đây chính là một trong những nhân tố thành công cho những liên kết kinh tế như ở thung lũng Silicon, Hoa Kỳ. Theo Power and Lundmark (2004), tỉ lệ di chuyển lao động giữa các công ty trong liên kết kinh tế là cao hơn so với mặt bằng chung dẫn đến việc chuyển giao kiến thức và trao đổi làm tiết kiệm chi phí sản xuất và khích lệ sáng tạo. Rủi ro: liên kết kinh tế có thể đối diện với nhiều rủi ro khi hiện thực chúng. Một số rủi ro chung có thể liệt kê như: thiếu nguyên tắc và phương pháp cho liên kết kinh tế; thiếu năng lực và sự không sẵn sàng của các chủ thể tham gia vào liên kết; thiếu kiến thức về liên kết kinh tế của chính phủ dẫn đến sự can thiệp quá sâu hoặc không có sự hỗ trợ cần thiết; sự ràng buộc vào chiến lược đầu tư dài hạn để hỗ trợ cho một lĩnh vực cụ thể và không thể thay đổi sau đó; sự quá phụ thuộc vào một số công ty chủ chốt trong liên kết; hay sự ràng buộc làm khó phản ứng lại với sự thay đổi nhanh chóng từ thị trường là những rủi ro lớn khi hiện thực các liên kết kinh tế này. Trong nhiều trường hợp, sự hấp dẫn của ngành có mức tăng trưởng cao dễ dẫn đến sự đầu tư cho một liên kết kinh tế quá mạo hiểm hoặc đưa ra mục tiêu thiếu thực tế trong khi đầu tư đòi hỏi với mức độ chi phí khá cao. Rủi ro về cấu trúc của liên kết kinh tế: các liên kết kinh tế bao gồm nhiều 46
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 doanh nghiệp nhỏ hoạt động cùng lĩnh vực hoặc lĩnh vực có liên quan có thể đối diện với rủi ro từ những cú sốc của thị trường về ngành cụ thể sẽ gây ảnh hưởng toàn bộ các doanh nghiệp trong liên kết kinh tế. Các liên kết kinh tế theo mô hình trung tâm, mô hình vệ tinh, và doanh nghiệp nhà nước có thể đối diện với rủi ro khi doanh nghiệp chủ chốt rời đi hoặc thay đổi chiến lược hoặc thu hẹp quy mô. Theo Andersson (2004), một dạng rủi ro khác là công ty hoặc liên kết kinh tế đầu tư quá cứng nhắc vào một lĩnh vực mà chiến lược thay đổi hoặc điều chỉnh sau đó khó có thể thực hiện. 2.1.3 Xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm 2.1.3.1 Yêu cầu và nội dung xây dựng liên kết kinh tế hiện đại Mô hình 3 lớp dưới đây do tác giả đề xuất được sử dụng để phân tích, xây dựng, và phát triển các liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế hoạt động trên cơ sở mô hình 3 lớp: 1) môi trường liên kết 2) xây dựng chương trình liên kết: xác định trọng tâm, mục tiêu, nội dung liên kết 3) công cụ quản lý và hoạt động trong liên kết. Trong đó: Hình 2. 1 Mô hình 3 lớp trong liên kết kinh tế Nguồn: Theo tính toán của tác giả  Môi trường - Chính sách cho liên kết kinh tế   Với nhu cầu và phương pháp tiếp cận mới, các chính sách phát triển vùng đã thay đổi cơ bản từ phương pháp từ trên xuống (top-down) và tập trung vào từng ngành sang chính sách mang tính hợp tác, liên kết, đa chủ thể và gắn với khu vực cụ thể với mục đích cuối cùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của vùng. 47
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các vùng xây dựng liên kết kinh tế thường là những vùng tụt hậu, những vùng đang chuyển đổi cơ cấu ngành, hoặc những vùng ngoại vi hoặc ở một số vùng có chiến lược tập trung vào sự đổi mới, sáng tạo. Các liên kết kinh tế cũng thường tập trung vào những ngành sáng tạo hoặc công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển cần tạo sự đột phá. Các liên kết kinh tế cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào các liên kết sẽ trở thành các liên minh hoặc đối tác và sử dụng liên minh này để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác thay vì đơn độc cạnh tranh như trước đây. Có 3 loại chính sách thường được chú trọng để thúc đẩy liên kết kinh tế bao gồm: chính sách vùng, chính sách khoa học và công nghệ, và chính sách dành cho doanh nghiệp. Các mục tiêu, chương trình, và công cụ sử dụng trong chính sách có thể hướng tới nhằm thúc đẩy sự chuyên biệt nào đó của liên kết kinh tế với sự tham gia của một số doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Hoặc có khi chính sách chỉ nêu ra mục tiêu, phạm vi nói chung. Bảng 2. 4 Xu thế thay đổi về chính sách đối với liên kết kinh tế Chính sách Phương pháp Phương pháp Trọng tâm cũ mới Chính sách Phân phối từ Xây dựng năng - Theo mục tiêu hoặc vùng vùng phát triển lực cạnh tranh của những vùng kém phát sang vùng kém vùng bằng cách triển phát triển nhóm các bên - Tập trung vào doanh tham gia và nghiệp nhỏ thay vì nguồn lực lại với doanh nghiệp lớn nhau - Mục tiêu đổi mới - Tập trung quản lý sự tham gia của các bên Chính sách Đầu tư tài chính Đầu tư tài chính - Tập trung vào công khoa học và cho cá nhân, tổ cho nghiên cứu nghệ cao công nghệ chức hoặc theo phối hợp bao gồm - Thúc đẩy nghiên cứu dự án nghiên mạng lưới các phát triển để hỗ trợ cứu cụ thể bên liên quan thương mại - Bao gồm cả doanh 48
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệp lớn và nhỏ; có thể cho cả quá trình hoạt động hoặc khởi nghiệp Chính sách Hỗ trợ các Hỗ trợ nhu cầu - Tập trung vào yếu tố doanh doanh nghiệp chung của nhóm dẫn đến sự phát triển nghiệp hoặc doanh nghiệp và quốc gia ngành ứng dụng công - Hỗ trợ ngành đang nghệ chuyển đổi - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vượt qua chướng ngại và ứng dụng về mặt công nghệ - Tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư và xây dựng thương hiệu Nguồn: OECD (2003) Chính sách vùng: việc định hướng lại chính sách vùng ở nhiều quốc gia cho thấy có sự thay đổi về nhận thức của chính phủ về tầm quan trọng của việc đổi mới sáng tạo và các vấn đề liên quan cho việc phát triển vùng. Việc đổi mới chính sách vùng nhằm vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong vùng, nhấn mạnh vào sự đổi mới, sử dụng kiến thức và công nghệ tốt hơn. Chính sách vùng thường được sử dụng cho những vùng kém phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ, tập trung vào các mục tiêu đổi mới. Đối với các khu vực kém phát triển, nội dung thực hiện thường được thể hiện trong chính sách vùng mà không là chính sách công nghệ hoặc chính sách doanh nghiệp. Ví dụ, liên kết kinh tế ở InnoRegio của Đức nhằm vào mục tiêu giúp giải quyết bài toán năng suất giữa Đông và Tây của đất nước. Chương trình liên kết kinh tế sáng tạo của Hàn Quốc nhằm vào thúc đẩy tăng trưởng của vùng ngoại vi thành phố trong chương trình phát triển cân bằng của quốc gia. Chương trình Visanu của Thụy Điển, và Arena của Nauy nhằm vào thúc đẩy tăng trưởng các vùng của đất nước, mà không chỉ tập trung vào các trung tâm hàng đầu. 49
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chính sách vùng với những mục tiêu và ngân sách tài trợ hạn chế, có vẻ phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là các doanh nghiệp lớn. Ví dụ chương trình SPL của Pháp được thiết kế dành cho nhóm các công ty nhỏ. Các chương trình ở Phần Lan hiện thực cho thấy chính sách vùng về liên kết kinh tế có sự hấp dẫn đối với công ty nhỏ hơn là công ty lớn mặc dù ngày càng nhiều công ty lớn có mối quan tâm đến các liên kết kinh tế này. Chính sách vùng đề cao vai trò đổi mới trong liên kết kinh tế. Phần Lan là ví dụ điển hình cho thấy việc tập trung mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển trong chính sách vùng. Chính sách khoa học công nghệ đã có sự chuyển biến từ nghiên cứu cơ bản sang trọng tâm mới là đổi mới và thương mại hóa nghiên cứu với sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Chính sách khoa học và công nghệ khích lệ các nghiên cứu tập trung vào công nghệ cao, thúc đẩy nghiên cứu phát triển để hỗ trợ thương mại, và đầu tư tài c hính cho các nghiên cứu của nhóm các bên liên quan hơn là cá nhân hoặc tổ chức cụ thể. Sự thay đổi chung được tóm tắt như sau: (1) chuyển từ mục tiêu khoa học sang mục tiêu đổi mới với tiêu chí đánh giá phù hợp với chiến lược và cấu trúc đổi mới, trái ngược với tiêu chí khoa học; (2) ít tài trợ cho các dự án nghiên cứu của cá nhân hoặc tổ chức và nhấn mạnh vào các dự án mang tính hợp tác giữa các tổ chức; (3) quảng bá rộng rãi và khích lệ việc hợp tác giữa các tổ chức trên lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu,.. theo OECD (1999a, 2001). Tất cả những thay đổi này cơ bản khích lệ cho việc tạo ra mạng lưới các kết nối trong nghiên cứu khoa học và công nghệ: - Hợp tác giữa ngành và lĩnh vực nghiên cứu - Phối hợp trong các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu - Từ đó chuyển giao kiến thức giữa các tổ chức trong vùng - Hiệu quả đầu tư thay đổi khi nghiên cứu đặt trong mối liên hệ với thị trường và doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu gắn chặt chẽ với doanh nghiệp. Ngân sách nghiên cứu được quản lý và theo dõi chặt chẽ, được phân bổ hợp lý cho những tổ chức có kết quả nghiên cứu gắn chặt với doanh nghiệp và liên kết kinh tế. Chính sách ngành và chính sách cho doanh nghiệp: cùng với sự thay đổi của chính sách vùng và chính sách khoa học công nghệ, chính sách dành cho ngành hoặc doanh nghiệp cũng thay đổi theo hướng hỗ trợ cho các liên kết kinh tế. Trong quá khứ, chính sách ngành hoặc doanh nghiệp thường ưu đãi cho các công ty trong lĩnh vực cụ thể, các ngành công nghiệp chiến lược, và các ngành non trẻ. Tuy nhiên, với toàn cầu 50
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hóa là luật thương mại, phương pháp này gặp một số vấn đề từ quan điểm. Quy định thương mại và chính sách cạnh tranh trên quy mô quốc tế hạn chế khả năng một quốc gia trợ cấp công ty một cách trực tiếp. Trong trường hợp tiếp cận theo hướng liên kết kinh tế, vì đổi mới là quá trình cần thiết trong các liên kết nên có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính sách khoa học công nghệ và chính sách cho doanh nghiệp. Chính sách doanh nghiệp thường: - Tập trung vào yếu tố dẫn đến sự phát triển quốc gia - Hỗ trợ ngành đang chuyển đổi - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vượt qua chướng ngại và ứng dụng về mặt công nghệ - Tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư và xây dựng thương hiệu  Xây dựng chương trình liên kết   Mục đích từ việc tham gia của chính phủ vào liên kết kinh tế có thể tạo ra các hình thức khác nhau để thiết lập khung và chương trình cho liên kết kinh tế. Trọng tâm của liên kết kinh tế có thể hướng theo vị trí, theo đối tượng, hoặc một nhóm các đối tượng hoặc tổng hợp các yếu tố trên. Trọng tâm của liên kết kinh tế cần phải được xác định rõ để có thể xem xét sự sẵn sàng về mặt nguồn lực, và các mục tiêu là khả thi và phù hợp. Cơ chế lựa chọn thành viên tham gia và các nhân tố liên quan là bước đầu tiên cần phải phù hợp với mục tiêu của liên kết kinh tế, bao gồm:  Trọng tâm, mục tiêu của chương trình liên kết Liên kết kinh tế nhằm giải quyết vấn đề gì? Trọng tâm liên kết kinh tế nhằm vào đâu? Các liên kết kinh tế có thể hướng đến vùng dẫn đầu, trọng điểm (leading regions) hay vùng kém phát triển (lagging regions); có thể lựa chọn giữa vùng năng động và vùng ít năng động; một số chương trình có thể tập trung vào ngành mang tính chiến lược, có tăng trưởng cao; một số chương trình khác hướng vào những ngành đang gặp khó khăn hoặc cần mở rộng thị trường quốc tế; một số khác tập trung vào những ngành có tầm quan trọng về mặt xã hội của vùng; một số khác thì hướng đến lựa chọn trọng tâm là công ty nhỏ hoặc công ty lớn.  Phương pháp nhận diện liên kết kinh tế Có 3 phương pháp thường được tiến hành để nhận diện ra liên kết kinh tế bao gồm: (1) phương pháp thống kê như lập bản đồ nghiên cứu; (2) thông qua một cấp chính quyền thấp hơn; (3) thông qua một quá trình tự lựa chọn cạnh tranh, hoặc đề xuất. Phương pháp đầu tiên thường được sử dụng nếu liên kết kinh tế được xem như là động lực tăng trưởng của quốc gia. Trong một vài trường hợp, chương trình quốc 51
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 gia chỉ cung cấp khung chung và dựa vào vùng để có được các mục tiêu cụ thể. Các phương pháp này có thể được tiến hành theo kiểu từ trên xuống top-down hoặc từ dưới lên bottom-up hoặc phối hợp cả hai.  Cơ chế lựa chọn chương trình liên kết Sự lựa chọn cần xem xét sự phù hợp giữa mục tiêu chương trình và trọng tâm của liên kết kinh tế. Cơ chế lựa chọn có thể tiến hành theo hình thức cạnh tranh hoặc không cạnh tranh. Cơ chế lựa chọn cạnh tranh được sử dụng để lựa chọn ra được những dự án tiềm năng nhất trong danh mục các đề xuất. Độ tin cậy của phương pháp lựa chọn và danh sách các thành viên tham gia có ảnh hưởng bước đầu đến thương hiệu của liên kết kinh tế. Bảng dưới đây ví dụ cho trọng tâm và cơ chế lựa chọn liên kết kinh tế ở một số quốc gia thuộc OECD. Bảng 2. 5 Trọng tâm và cơ chế lựa chọn của một số quốc gia thuộc OECD Chương Mục Vùng Lĩnh vực Cơ chế lựa Cạnh trình/ tiêu trọng trọng chọn tranh? chính thực tâm tâm sách hiện chính Canada Liên kết Quốc Tất cả các Công Đàm thoại Không kinh tế gia vùng nghệ cao công nghệ NRC Cộng Klastry Quốc Các vùng Tất cả, đa Tự lựa chọn Các hòa SEC gia kém phát số tái cấu qua đề xuất, trường (ngoại triển trúc một vài hợp xoay trừ (ngoại trừ nhóm được vòng cho Prague) Prague) khích lệ đến khi tham gia hết ngân sách Phần Trung Vùng Vùng đô Vùng dẫn Tự lựa chọn Có Lan tâm thị và đầu (tiềm thông qua chuyên thành phố năng cho nộp hồ sơ 52
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 môn lớn cải tiến, kể cả không phải công nghệ cao) Pháp Poles de Quốc Vùng dẫn Lĩnh vực Tự lựa chọn Có, nhiều competiti gia đầu dẫn đầu qua hồ sơ tầng vite Đức BioRegio Quốc Vùng dẫn Công Tự lựa chọn Có gia đầu nghệ sinh qua hồ sơ học Ý Khu công Quốc Tất cả các Lĩnh vực Sử dụng sơ Không nghệ gia vùng chiến đồ chiến lược của lược quốc gia trong chính sách khoa học và công nghệ Nhật Liên kết Quốc Trường Công Xác định Không kinh tế tri gia đại học nghệ cao bởi Bộ tư thức hàng đầu vấn đại học MEXT Hàn Liên kết Vùng Tất cả Ngành Tiêu chí lựa Không Quốc sáng tạo vùng chiến chọn chiến (ngoài lược quốc lược Seoul); gia trên nền tảng các cơ sở hạ tầng công 53
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiệp đang có Anh DTI/RDA Quốc Tất cả Các liên Các vùng Không /DA gia kết kinh trong sơ đồ tế ưu tiên nghiên cứu được xác (hướng dẫn định bởi và hỗ trợ bởi chiến DTI) lược kinh tế vùng Mỹ, Liên Cấp tiểu Tất cả các Công Chuyên gia Có Bang minh bang vùng phối nghệ cao ngành/ đại Georgia nghiên hợp với học lựa chọn cứu đại học dự án có Georgia tiềm năng nhất với Bang Nguồn: OECD REVIEWS OF REGIONAL INNOVATION (2002).  Huy động ngân sách cho liên kết kinh tế Việc huy động ngân sách cho liên kết kinh tế có thể từ Chính phủ, chính quyền cấp vùng, từ nhà tài trợ (sponsor) của các tổ chức quốc tế, từ tư nhân hoặc từ doanh nghiệp và các chủ thể tham gia vào liên kết kinh tế. Ngân sách đầu tư có nhiều cấp độ. Ở cấp độ đầu tư lâu dài và nghiên cứu phát triển tạo chiều sâu, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia thì cần có sự tham gia của nhà nước. Ở cấp độ lợi ích vùng hoặc doanh nghiệp thì có thể huy động trực tiếp từ các doanh nghiệp tham gia. Một số trường hợp có thể phối hợp bằng nhiều cách khác nhau để có được ngân sách hoạt động cho liên kết kinh tế này.  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế   Dưới đây là các công cụ khác nhau được sử dụng phổ biến ở các chương trình liên kết kinh tế tại các quốc gia thuộc OECD, bao gồm: các loại công cụ khác nhau nhằm quản lý sự tham gia của các bên liên quan, cung cấp các dịch vụ cho liên kết kinh tế, thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu, thời gian, và nguồn vốn tài trợ cho chương trình liên kết kinh tế. 54
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Công cụ sử dụng để hiện thực các chính sách và chương trình liên kết kinh tế nhằm đạt được các lợi như đã trình bày ở các phần trên. Những lợi ích này bao gồm kết nối mạng lưới tạo lợi thế về quy mô và phạm vi hoạt động, ảnh hưởng tích cực đến thị trường lao động, mức độ chuyên môn hóa cao hơn, chia sẻ tri thức, và theo mô hình Kim cương của Porter sẽ làm nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh. Các loại công cụ quản lý: các chương trình liên kết kinh tế sử dụng một hoặc một số trong các công cụ quản lý sau: (1) quản lý sự tham gia của các bên tham gia; (2) cung cấp dịch vụ cho liên kết kinh tế; (3) thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu. Một số liên kết kinh tế tập trung vào đổi mới có thể sử dụng các công cụ để thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp mới. Tùy theo đặc tính của liên kết kinh tế mà có thể sử dụng đa dạng các công cụ khác nhau thích ứng với nhu cầu của liên kết đó. Bảng 2. 6 Công cụ hỗ trợ và thúc đẩy liên kết kinh tế Mục tiêu Công cụ quản lý Quản lý sự tham gia của các bên liên quan Nhận diện liên kết kinh tế - Triển khai nghiên cứu sơ đồ các liên kết kinh tế (định lượng và định tính) - Sử dụng người hỗ trợ để nhận ra doanh nghiệp có thể làm việc trong liên kết Hỗ trợ mạng lưới và liên - Tổ chức sự kiện, đào tạo về liên kết kinh tế kết kinh tế - Cung cấp tài chính cho tổ chức tham gia - Tài trợ các hoạt động kết nối - Thực hiện đối sánh kết quả (benchmarking) - Xây dựng bản đồ quan hệ liên kết kinh tế Dịch vụ cho liên kết kinh tế và kết nối kinh doanh Nâng cao năng lực, phạm vi, và kỹ năng của nhà cung cấp (chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ) Gia tăng kết nối với bên ngoài (FDI và xuất khẩu) - Hỗ trợ phát triển kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môi giới dịch vụ giữa nhà cung cấp và người mua - Tổng hợp thông tin thị trường - Thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật - Thương hiệu và marketing về liên kết kinh tế và vùng - Hỗ trợ nhà đầu tư vào liên kết kinh tế 55
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lực lượng lao động có kỹ năng trong những ngành chiến lược - Thông tin thị trường cho mục đích thương mại quốc tế - Nghiên cứu đối tác - Hỗ trợ liên kết chuỗi cung ứng - Thiết lập mạng lưới cho xuất khẩu - Thu thập thông tin về thị trường lao động - Đào tạo đại học và dạy nghề chuyên môn - Hỗ trợ cộng tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học - Thu hút các sinh viên vào vùng Hợp tác nghiên cứu phát triển và thương mại Tăng liên kết giữa nghiên - Hỗ trợ kết nối các dự án giữa doanh nghiệp, cứu và nhu cầu doanh trường đại học, và viện nghiên cứu nghiệp - Đặt vị trí gần nhau cho các bên nhằm tăng tương tác (ví dụ: công viên khoa học, …) - Chương trình nghiên cứu ngoài đại học - Hoạt động quan sát kỹ thuật Nghiên cứu thương mại - Đảm bảo tuân thủ luật bản quyền và sở hữu trí tuệ - Giúp vượt qua các rào cản về chính sách về thương mại - Dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ Đánh giá năng lực tài - Tư vấn dịch vụ cho các hoạt động tài chính chính - Khung để hỗ trợ đầu tư tài chính Nguồn: OECD REVIEWS OF REGIONAL INNOVATION (2002). 2.1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng liên kết kinh tế hiện đại Chi tiết về các nhân tố chủ quan có thể tác động ảnh hưởng đến môi trường của liên kết kinh tế như sau: Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ Chính phủ phải xây dựng các thể chế hỗ trợ để hình thành nên liên kết kinh tế . Chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết kinh tế. Việc chính phủ nhận thức vai trò quan trọng của liên kết kinh tế và có tham gia chỉ đạo sẽ là tiền đề quan trọng để hình thành nên các liên kết kinh tế 56
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong vùng. Chính phủ ngoài vai trò ban hành chính sách khích lệ cho việc hình thành liên kết, còn có thể có thêm các động tác về mặt quản lý hỗ trợ cho liên kết hoạt động. Quy hoạch Chính phủ hiện thực việc xây dựng các liên kết kinh tế thông qua công tác quy hoạch vùng trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của vùng. Công tác quy hoạch mang tính định hướng để hình thành nên các liên kết kinh tế trong vùng. Việc xác định đúng đặc trưng, lợi thế so sánh của vùng sẽ giúp cho chính phủ định hướng và ban hành các chính sách phù hợp nhằm thu hút, thiết lập nên các liên kết kinh tế. Quy hoạch và chiến lược phát triển vùng đồng bộ với việc hình thành các liên kết kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề của vùng. Kết cấu hạ tầng Cơ sở hạ tầng kết nối giao thông vùng vô cùng quan trọng trong việc đóng vai trò nền tảng cho các doanh nghiệp trong liên kết hoạt động hiệu quả. Doanh nghiệp không thể hoạt động trong một hạ tầng kém phát triển. Hạ tầng còn có nghĩa khác là cơ sở hạ tầng của khu vực phù hợp với yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp và liên kết kinh tế. Trình độ nhân lực của vùng Việc đầu tư và nâng cao năng lực và sẵn sàng về nhân lực cho các liên kết đóng vai trò chủ đạo để có thể thực hiện được các mục tiêu của liên kết kinh tế. Nhân lực yếu kém là hạn chế cơ bản và đầu tiên cho sự phát triển của tất cả các liên kết kinh tế. Trình độ công nghệ Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các liên kết, tăng khả năng xử lý, kết nối, sản xuất, dịch vụ của các liên kết kinh tế. Trong thời đại công nghệ 4.0 ảnh hưởng của xu thế này lên hoạt động doanh nghiệp và các liên kết kinh tế là vô cùng to lớn. Việc đầu tư nâng cao trình độ công nghệ và xem xét tác động công nghệ trong việc thay đổi các phương thức quản lý, sản xuất, hoạt động,… là yếu tố vô cùng quan trọng. Năng lực doanh nghiệp trong vùng Năng lực của doanh nghiệp trong vùng và ngành nghề theo đuổi của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu của liên kết hay không ảnh hưởng đến sự lựa chọn tham gia và ra đời các liên kết. Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan 57
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc hiểu về lợi ích của liên kết và có sự cam kết tham gia của các chủ thể có ảnh hưởng đến việc hình thành nên các liên kết kinh tế. Thị trường và hội nhập quốc tế Liên kết kinh tế có tương tác với thị trường và hội nhập thường năng động và phát triển mạnh mẽ và ngược lại chính thị trường và hội nhập quốc tế cũng là thách thức cho sự tồn tại và phát triển của nhiều liên kết kinh tế. Tùy vào góc độ cạnh tranh mà liên kết kinh tế có thể trở nên tĩnh hoặc động. Liên kết kinh tế có gắn kết yếu tố toàn cầu sẽ trở nên động hơn so với liên kế t kinh tế chỉ mang tính chất cạnh tranh tại địa phương. Doanh nghiệp được điều chỉnh bởi môi trường kinh doanh quốc gia, nhưng chúng cũng liên kết với thị trường toàn cầu bằng nhiều cách. Ngày nay, thị trường toàn cầu trao cho các doanh nghiệp cơ hội cải tiến hiệu quả thông qua cải tiến mức độ tham gia vào chuỗi giá trị: nguyên liệu, thành phần, máy móc thiết bị, sản xuất chi phí thấp, tham gia thị trường lớn hơn. Doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế có thị trường toàn cầu sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn. Hình 2. 2 Liên kết tĩnh và động Nguồn: Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) 2.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế hiện đại Các tiêu chí đánh giá liên kết kinh tế sẽ khác nhau tùy theo quan điểm của các bên liên quan. Thành viên của liên kết kinh tế có thể quan tâm nhiều về kết quả năng lực cạnh tranh của liên kết hơn là quan tâm đến hiệu quả chi phí của chính sách công. Người quản lý liên kết kinh tế có thể quan tâm về việc các thành viên có phối hợp được với nhau và phát triển được các hoạt động trong liên kết kinh tế. 58
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chính quyền có thể quan tâm về số việc làm được tạo ra từ liên kết kinh tế hoặc tình hình kinh tế của khu vực được cải thiện thế nào. Trong phần này tác giả giới thiệu 3 phương pháp đánh giá: (1) đánh giá thông qua mô hình CIPM được sử dụng khá phổ biến ở Châu Âu để đánh giá hiệu quả đầu ra của liên kết kinh tế; (2) mô hình 5 mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế do tác giả đề xuất để đánh giá mức độ trưởng thành về phương diện vận dụng liên kết kinh tế vào phát triển kinh tế vùng; và (3) sử dụng các chỉ số đo kết quả và chỉ số dự báo để đánh giá.  Đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế thông qua mô hình CIPM   Mô hình CIPM (Cluster Initiatives Performance Model) dưới đây được vận dụng nhiều trên ở các cụm liên kết ngành ở Châu Âu được giới thiệu bởi Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) dùng để thiết lập khung và đánh giá tác động cho liên kết kinh tế. Mô hình này thể hiện mối liên hệ giữa kết quả của mối liên kết và 3 trụ cột: lựa chọn mục tiêu phù hợp; thiết lập môi trường, chính sách; và có quy trình quản lý. Hình 2. 3 Mô hình CIPM Nguồn: Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003) Tác động của việc thiết lập môi trường, chính sách đối với kết quả liên kết kinh tế Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), môi trường kinh doanh có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả của liên kết kinh tế thông qua việc thu hút 59
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thành công các doanh nghiệp mới. Nội dung của chính sách kinh tế và cấu trúc của quá trình xây dựng chính sách kinh tế có ảnh hưởng đến sự thành công của liên kết kinh tế. Chính sách ổn định và có thể dự đoán cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả của liên kết kinh tế. Tác động của việc lựa chọn mục tiêu Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), các liên kết kinh tế xem việc thúc đẩy cải tiến và công nghệ mới là mục tiêu quan trọng thường thành công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự thành công của liên kết kinh tế có quan hệ cùng chiều với độ rộng của các mục tiêu. Năng lực cạnh tranh tăng, kéo theo sự phát triển của liên kết kinh tế và mức độ đạt được mục tiêu. Tác động của quy trình xây dựng liên kết kinh tế Theo Orjan Sovell, Gonran Lindqvist, Christan ketels (2003), khung cho liên kết kinh tế có thể được xây dựng trên mức độ mạnh cụ thể và khả năng của liên kết kinh tế hoặc bằng cách sử dụng khung chung. Những liên kết kinh tế có dành thời gian và nỗ lực để chia sẻ khung thường thành công hơn. Có được sự đồng thuận về hành động thực hiện cũng liên quan đến cải tiến năng lực cạnh tranh.  Đánh giá mức độ trưởng thành qua mô hình 5 mức   Mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế được định nghĩa như sau: Mức độ trưởng thành (maturity) của một liên kết kinh tế là khái niệm chỉ đến sự hoàn chỉnh về mặt hệ thống của bản thân liên kết kinh tế thông qua tính chính thống (được chính thức hóa về mặt thể chế, chính sách, quy trình), sự nhất quán về nhận thức và hành động (ngôn ngữ chung) của các bên tham gia liên kết, khả năng hoàn chỉnh về mặt mục tiêu, lượng hóa được, đánh giá và cải tiến theo thời gian để li ên kết ngày càng hoàn thiện. Tất cả các liên kết kinh tế đều có 5 mức độ trưởng thành sau: - Mức 1: liên kết kinh tế chưa được chính thức hình thành, chưa có thể chế, quy định, chưa có văn bản hóa và chính phủ chưa tham gia. Các liên kết có thể đã hình thành nhưng còn tự phát, chưa được định nghĩa, chưa được quản lý một cách nhất quán. - Mức 2: liên kết kinh tế đã chính thức được hình thành thông qua vai trò của chính phủ. Chính phủ đã có các quy định, chính sách liên quan đến liên kết kinh tế. Một số dự án khởi tạo liên kết kinh tế đã được bắt đầu, ngôn ngữ chung của các bên tham gia đã có, việc đào tạo về liên kết kinh tế được chú 60
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trọng. Tuy nhiên, các dự án vẫn ở giai đoạn thử nghiệm ở một số lĩnh vực quan trọng. - Mức 3: liên kết kinh tế đã hoàn chỉnh và trở thành công cụ mạnh mẽ tạo năng lực cạnh tranh và đóng góp giá trị cho phát triển kinh tế vùng. Đã có nhiều doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ (trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tài chính, chính phủ, hiệp hội,..) tham gia một cách mạnh mẽ. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả được thiết lập và là cơ sở để cải tiến và khắc phục các nhược điểm. - Mức 4: liên kết kinh tế được đánh giá và so sánh (benchmarking) với các liên kết tốt nhất trên thế giới, sử dụng các công cụ, phương pháp tốt nhất. Các tiêu chí đánh giá, mục tiêu, cách thức tiến hành được đối sánh và cải tiến đáng kể. - Mức 5: liên kết kinh tế sử dụng những công cụ cải tiến, những nguyên nhân hạn chế chung được tìm ra và xử lý từ gốc làm thay đổi môi trường và trạng thái hoạt động của liên kết kinh tế; có sự tối ưu hóa và liên kết kinh tế đã đạt đến trạng thái vừa so sánh được với chuẩn mực quốc tế vừa phù hợp với đặc thù và ngữ cảnh và môi trường mà liên kết đó hoạt động. Liên kết đã đạt đến trạng thái tối ưu hoàn toàn. Hình 2. 4 Mô hình 5 cấp độ trưởng thành của liên kết kinh tế Nguồn: Theo tính toán của tác giả  Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo  Chỉ số đo bao gồm các chỉ số kết quả (lagging indicators) và chỉ số dự báo (leading indicators): - Chỉ số vĩ mô: số việc làm được tạo ra, tốc độ tăng trưởng của vùng, chỉ số sáng 61
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tạo toàn cầu (GII) của vùng, chỉ số năng lực về quản trị của chính phủ - Chỉ số vi mô: kết quả đạt được của liên kết về mặt tài chính, kết quả đạt được về mặt thị trường, các mục tiêu đưa ra từ lúc đầu, chỉ số học tập và cải tiến - Chỉ số đo khác: số lượng liên kết trong vùng, số thành viên tham gia trong liên kết, mức độ tin tưởng của doanh nghiệp với việc tham gia vào liên kết 2.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế vùng và một số gợi mở cho Việt nam 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 2.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế của CANADA Chương trình liên kết kinh tế được chủ trì bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada (National Research Council – NRC). Các liên kết kinh tế nhằm vào mục tiêu nâng cao năng lực đổi mới cho các vùng ở Canada.  Bối cảnh   Trong khi nhiều chính quyền địa phương khác ở Canada đã triển khai chiến lược hỗ trợ các liên kết kinh tế, ở cấp quốc gia Hội đồng nghiên cứu NRC cũng tiến hành các chương trình với các chiến lược rất rõ ràng. Bắt đầu vào năm 2000, mục tiêu cuối cùng của chiến lược là định hình nên một nền tảng vững chắc về khoa học và công nghệ để theo đuổi những mục tiêu dài hạn của quốc gia. Bốn mục tiêu chiến lược đó là: - Tạo ra một nền tảng về khoa học và nghiên cứu cho các liên kết kinh tế trong cộng đồng - Hỗ trợ cộng đồng các nhà lãnh đạo, các nhà tài trợ, và các chiến lược phát triển dựa vào kinh tế tri thức - Làm việc với các bên liên quan để thúc đẩy nguồn vốn và đầu tư vào các liên kết kinh tế - Thúc đẩy hình thành doanh nghiệp mới, các nghề mới, xuất khẩu và tăng trưởng đầu tư.  Môi trường: thể chế và chính sách   Đặc điểm của nền kinh tế tác động đến việc hình thành các liên kết kinh tế Đặc điểm chính của nền kinh tế Canada là có mức độ đầu tư và nghiên cứu và phát triển R&D ở mức thấp. Đầu tư của tư nhân vào nghiên cứu và phát triển thấp hơn 53% so với các quốc gia khác trong OECD, và đang có khuynh hướng suy 62