SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG
MIỀN BẮC”
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Hoàng Đức Long
- Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F1
HÀ NỘI
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM LƯỢC
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ với đa dạng những
ngành nghề, hàng hóa và dịch vụ. Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty cung
cấp các dịch vụ xây dựng, đẩy mạnh thương mại các sản phẩm xây dựng qua kênh
truyền thống cũng như các kênh online. Chính vì vậy, giữa các doanh nghiệp cũng như
các công ty xuất hiện sự cạnh tranh và điều này dần trở thành một cơ chế vận hành chủ
yếu của nền kinh tế. Nó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo động lực quan trọng để phát
huy nguồn lực của xã hội vào hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua
đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Từ xu hướng đó, nhận thấy việc nâng
cao cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp có sự chủ
động trong sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển chung cho nền kinh tế thương mại.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành
Công Vĩnh Phúc, em nhận thấy năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường chưa
thật sự hiệu quả do sự ảnh hưởng của công tác quản lý cũng như đầu tư và điều hành
cũng như những hạn chế về cách tiếp cận thị trường do đối thủ cạnh tranh gây ra. Từ
đó phần nào dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Nhận thức được những hạn chế còn tồn tại ở Công ty Cổ phần xây dựng và Thương
mại Thành Công Vĩnh Phúc, khóa luận nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh
tranh cho công ty, nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc cũng như khu vực miền Bắc.
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô trong Trường Đại học Thương Mại.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em
trong suốt quá trình em học tập tại Trường Đại học Thương Mại.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa
Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã trang bị và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hương
Giang đã chu đáo, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài
thực tập khoá luận tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xây dựng
và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc cùng tập thể anh chị nhân viên trong phòng
kinh doanh của công ty. Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng
như thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, bài luận này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn thiện và
đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
Long
Hoàng Đức Long
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..............................................2
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
3.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4
4.1. Phạm vi nội dung......................................................................................................4
4.2. Phạm vi không gian..................................................................................................4
4.3. Phạm vi thời gian .....................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ...................................................................................6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...............................7
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh......................................................................................7
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................7
1.1.3 Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................8
1.2. Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..............9
1.2.1. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................9
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.....10
1.2.2.1. Nhân tố chủ quan .............................................................................................10
1.2.2.2. Nhân tố khách quan .........................................................................................11
1.3. Nguyên tắc, chính sách và chỉ tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ...........................................................................................................................12
1.3.1. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................12
1.3.2. Chỉ tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............................13
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng.................................................................................13
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính....................................................................................15
1.4. Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ...........................................................................................................................16
1.4.1. Giải pháp về hàng hóa.........................................................................................16
1.4.2. Giải pháp về giá cả hàng hóa, dịch vụ ................................................................17
1.4.3. Giải pháp về dịch vụ sau bán ..............................................................................17
1.4.4. Giải pháp về chính sách xúc tiến.........................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH
PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC...................................................................19
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc....................19
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại
Thành Công Vĩnh Phúc.................................................................................................19
2.1.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. ......................................................21
2.1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. ......................................................25
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018 –
T6/2021 .........................................................................................................................27
2.2.1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại
Thành Công Vĩnh Phúc theo nhóm chỉ tiêu định lượng ...............................................27
2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại
Thành Công Vĩnh Phúc theo nhóm chỉ tiêu định tính...................................................31
2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đề tài ..............................................33
2.3.1. Những thành công ...............................................................................................33
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................................33
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC......................................................................................36
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc ......36
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc....................................36
3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc....................................36
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. ...........................38
3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh giá .......................................................................38
3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ ...............................................................39
3.2.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng dịch vụ ............................................................39
3.2.4. Nâng cao hiệu quả chiến lược marketing............................................................40
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ................................................................41
3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất....................................................................................42
3.3. Các kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền
Bắc ................................................................................................................................42
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................................43
KẾT LUẬN...................................................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................46
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 ................................19
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành
Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021.................................................................21
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công
Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 ..........................................................................23
Bảng 2.4: Doanh thu các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương
mại Thành Công Vĩnh Phúc so với 3 đối thủ cạnh tranh năm 2020. ...........................28
vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc ......................................................28
Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hà Nội từ
năm 2018 – T6/2021. ...................................................................................................30
vii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
AFTA
ASEAN Free Trade Area – Hiệp định thương mại tự do đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN.
2
ASEAN
Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á.
3 CNXH Chủ nghĩa xã hội.
4 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
5 DN Doanh nghiệp.
6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
7 TS Tiến sĩ.
8 WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới.
9 NXB Nhà xuất bản
viii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trước tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, cạnh tranh đang là quy luật tất yếu
của nền kinh tế thị trường và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp, công ty thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Một thị trường càng có
nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp
hơn. Trong lĩnh vực này, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp với
nhau mà còn cạnh tranh với các các cá nhân có chuyên môn với lĩnh vực này. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp, công ty đã có uy tín lâu năm trên trên thương trường cần cố
gắng để tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường, còn các doanh nghiệp mới thì phải tìm
cho mình những bước đột phá để có thể xâm nhập vào thị trường. Kết quả của quá
trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào có thể tiếp tục và phát triển, doanh
nghiệp nào sẽ phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, để có thể tồn tại và
phát triển bản thân doanh nghiệp đó phải khẳng định được năng lực cạnh tranh của
mình trên thị trường. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở
thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Đại dịch Covid – 19 diễn ra đã có những tác động tiêu cực đến ngành xây dựng,
tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để thúc đẩy những chuyển biến mới trong ngành
xây dựng. Hoạt động phát triển đầu tư xây dựng đã bị chững lại trong thời kỳ dịch
bệnh xảy ra, nhưng những tiềm năng hậu đại dịch cũng phát triển và diễn biến này phụ
thuộc vào sự linh hoạt trong việc tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ và doanh
nghiệp trong nước. Các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn diễn ra trong thời kỳ dịch
bệnh và chuẩn bị đón nhận vốn FDI đầu tư xây dựng bất động sản công nghiệp mới từ
các nước khác. Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam được dự báo sẽ có
những bước phát triển mạnh theo đà gia tăng của nguồn vốn đầu tư FDI. Song, sự hiện
diện của các công ty xây dựng nước ngoài đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là
một vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc chuyên cung
cấp các dịch vụ xây dựng: Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng,
giám sát lắp đặt thiết bị công trình; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; sửa chữa
máy móc, thiết bị xây dựng; mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy: máy xúc, máy
ủi.....Từ năm 2011 đến nay, sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc đã có những thành tựu kinh
doanh đáng kể và vị trí nhất định trên thị trường, chủ yếu là thị trường Vĩnh Phúc. Với
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sự phát triển của thị trường hiện nay, ngày càng hình thành nhiều công ty xây dựng.
Để có thể cạnh tranh, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh
Phúc đã tìm được cho mình những đối tác lớn, uy tín để có thể tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường. Tuy nhiên, kết quả đó chưa phải là mong muốn của công ty bởi
vì thực tế trong quá trình kinh doanh, do có sự biến động của thị trường và sự xuất
hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều
khó khăn và trở ngại. Một phần lý do nữa là quy mô của công ty chưa đủ lớn, khả năng
tài chính chưa đủ mạnh, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế… nên hoạt động kinh
doanh của công ty cũng gặp không ít bất cập. Tất cả những tác động trên đã ảnh hưởng
xấu đến năng lực cạnh tranh của công ty. Hơn nữa công ty chưa biết cách khai thác và
phát huy có hiệu quả năng lực cạnh tranh của mình. Công ty cần nhanh chóng nâng
cao năng lực cạnh tranh, để giữ vững hình ảnh và phát triển bền vững trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty trên thị trường miền Bắc và đây là vấn đề đặt ra cho Công
ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc.
Dựa trên cơ sở phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị
trường miền Bắc. Bên cạnh đó dựa theo các hệ thống giải pháp dưới đây, doanh nghiệp có
thể tham khảo và áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy,
em chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc”.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài nên cũng đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty như:
Trần Thị Chung (2010), Một số biện pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty dệt may Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh
Tế Quốc Dân. Đề tài đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty, có những
điều tra, phỏng vấn, đối với nguồn lao động quản lý và nguồn lao động trực tiếp sản
xuất, và đưa ra được một số giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề quản lý, tổ chức tại
công ty, cùng những chiến lược đa dạng nhằm hướng tới hoàn thiện chất và lượng của
sản phẩm cũng như đội ngũ lao động. Đề tài chưa làm rõ được giải pháp quan trọng và
cấp thiết nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn lao động trong ngắn hạn tại
Công ty dệt may Hà Nội.
Đỗ Thị Thu Trang (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần carbon Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại. Khóa
luận đã đề cập đến những tiêu chuẩn để cấu thành cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng những phương pháp như thu thập số
liệu, phân tích số liệu vể sản phẩm nhựa đường của Công ty Carbon Việt Nam cùng
với những đối thủ khác trên thị trường. Bài khóa luận đã nêu lên được thực trạng của
công ty và xác định được đối thủ cạnh tranh với Công ty Carbon Việt Nam trên thị
trường miền Bắc (2008 – 2010) nêu lên được thành công cũng như hạn chế trong công
ty. Qua những tồn tại cần khắc phục nêu ra được giải pháp cho công ty nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên giải pháp đưa ra vẫn chưa có tính ứng dụng cao cần
phải nghiên cứu để làm rõ và đi sâu vào giải những giải pháp thiết thực hơn.
Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Hoàng Long, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã đề cập
tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc
phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như thị phần,
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như thông qua các công cụ cạnh tranh: giá cả, chất
lượng, hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán, … đã giúp bài khóa luận phân tích được
khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc (2009 – 2011).
Qua phân tích và đánh giá khóa luận đã chỉ ra được những thành công, tồn tại hay
nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn
còn hạn chế và chưa thể coi là các giải pháp hiệu quả. Khóa luận này tiếp tục nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các lí thuyết liên quan đến cạnh tranh
và năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng nói chung và công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc nói riêng. Chình vì vậy, bài khóa luận này sẽ
nghiên cứu và làm rõ về vấn đề trên.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của
Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Những lý luận này nhằm mục đích đưa ra những nhận định chung nhất, toàn
diện nhất, những quan điểm và lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.
Mục tiêu thực tiễn
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích
này có thể thấy rõ được những thành công, những mặt hạn chế cũng như nguyên nhân của
những mặt hạn chế này và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc so với
một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Bắc một cách phù hợp và hiệu quả.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Sự cần thiết
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại
Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2018 – T6/2021.
- Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong phạm
vi khóa luận này em chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố nguồn lực chính cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: doanh thu, lợi nhuận, thị phần,
nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới trên thị
trường Hà Nội.
4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công
Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc.
4.3. Phạm vi thời gian
Thu thập dữ liệu, kết quả liên quan tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty
Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trong thời gian năm 2018 –
T6/2021, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng đến những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập trung sử
dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc tham khảo số liệu liên quan đến tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc qua các Website, các đề tài nghiên cứu trong nước
có nội dung liên quan, tài liệu của Trường Đại học Thương Mại. Dữ liệu thứ cấp
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sử dụng trong khóa luận còn được thu thập được từ quá trình thực tập tại công ty. Cụ
thể:
+ Nguồn dữ liệu bên trong công ty: Phương pháp này căn cứ vào chứng từ thực tế
phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã được kế toán tập hợp vào sổ sách kế toán và kiểm tra
tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ. Ngoài ra, là các báo cáo
tài chính hàng năm; báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu
doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh
tranh từ năm 2018 đến T6/2021 của các bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty. Qua
đó, tổng hợp thống kê được doanh thu, doanh số trong những năm gần đây. Kết quả
của việc thu thập được thống kê hầu hết ở chương 2 của đề tài, đặc biệt ở các bảng số
liệu được thống kê trong khóa luận.
+ Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Thông qua các phương tiện truyền thông như:
internet, sách, các đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại, … để thu thập
các thông tin cần thiết khác để viết phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết,
có giá trị cho khóa luận của mình, bài khóa luận còn được sử dụng phương pháp xử lý
dữ liệu. Đó là các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu kết hợp với những phương
pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem
ra đối chiếu để thấy được sự chênh lệch giữa các năm, sự tăng lên hay giảm đi của các
chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, … Từ đó đánh giá được thực trạng những
điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của công ty trong năng lực cạnh
tranh và tìm ra hướng giải pháp cho vấn đề.
+ Phương pháp thống kê
Để thực hiện tổng kết số liệu, em đã thống kê các số liệu thu thập được trình bày
dưới dạng bảng. Ngoài ra, các số liệu thu thập được đã được xử lý dưới dạng biểu đồ,
bảng,… nhằm thống kê được các số liệu về doanh thu, lợi luận, thị phần. Để có thể dễ
dàng quan sát, hầu hết các bảng và biểu đồ đều tập trung tại chương 2 của khóa luận.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp các dữ liệu đã có từ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ
đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc được sử dụng ở chương 2.
Phân tích các số liệu doanh thu, lợi nhuận, thị phần của công ty và các đối thủ
cạnh tranh từ đó rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sản xuất kinh doanh, đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp,…
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tổng hợp,
ngoài ra còn kết hợp phương pháp logic, phân tích và tổng hợp trong quá trình phân
tích lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp kế thừa
Bài khóa luận sử dụng phương pháp này để kế thừa các tài liệu, số liệu có liên quan
đến công tác tính toán chi phí, giá thành sản phẩm, doanh thu tại Công ty Cổ phần xây
dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc cũng như các thông tin khác có liên quan
như báo cáo tài chính, hóa đơn, chứng từ ghi sổ, … Dựa trên những thông tin, tư liệu
sẵn có trên em có thể xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, lời mở
đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc.
Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường
miền Bắc.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa,
là đặc trưng của kinh tế thị trường. Cạnh tranh luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó sản xuất kinh doanh là lĩnh vực quan trọng. Thuật ngữ cạnh
tranh và sự cạnh tranh được hiểu theo nhiều cách, chia ra các cấp độ áp dụng, theo cấp
quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay theo sản phẩm.
Bàn về khái niệm cạnh tranh, Theo từ điển kinh doanh (1992 ở Anh) thì khái
niệm cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch
giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về
phía mình”. [7]
Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1995) định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh
như sau: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất
hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi
phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi
nhất” [6]. Quan điểm đã chỉ ra các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục
đích là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
“Cạnh tranh là việc đấu tranh từ các đối thủ khác về khách hàng, thị phần hay
nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không
phải triệt hạ đối thủ mà là doanh nghiệp phải mang lại cho khách hàng những giá trị
gia tăng cao hơn đối thủ để khách hàng có thể lựa chọn mình chứ không phải đối thủ
cạnh tranh” (Michael Porter, 1996). [3]
Từ đó, ta có thể đưa ra quan điểm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm
mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục
đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích,
đối với người sản xuất - kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận”.
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh là chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các nước phát triển và
đang phát triển vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của nền kinh tế. Dù cho
các nhà kinh tế đều thống nhất về tầm quan trọng nhưng mỗi nền kinh tế độc lập lại
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
có những nhận thức khác nhau về năng lực cạnh tranh. Vậy nên sẽ có nhiều cách hiểu
khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mở rộng thị phần, mở rộng
quy mô, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh cũng là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với
các đối thủ cạnh tranh và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Hạn chế của quan
niệm này là chưa bao hàm các phương thức cũng như chưa phản ánh một cách bao
quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng thích nghi trước những áp
lực mà các doanh nghiệp khác tạo ra. Quan niệm này mang tính chất định tính, khó
định lượng.
- Năng lực cạnh tranh gắn liền với năng suất lao động. Quan điểm này chưa gắn
với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh cũng đồng nghĩa với duy trì và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh.
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đến các doanh nghiệp, các ngành hay
phạm vi quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
thường được phân tích dựa trên ba quan điểm chính. Khung khổ phân tích theo quan
điểm quản trị chiến lược là nhận định những ưu thế về cấu trúc ngành/doanh nghiệp.
Quan điểm này yêu cầu tới các nguồn lực có tính riêng biệt cũng như các ý tưởng quản
trị gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Quan
điểm tân cổ điển là bước đệm cho những phân tích dựa trên lợi thế so sánh, chi phí và
các nhân tố, đặc biệt là các nhân tố chính sách có thể làm chệch hướng việc phân bổ
các nguồn lực. Quan điểm tổng hợp cố gắng thể hiện cả những phân tích định tính,
định lượng và cả những quan sát tĩnh, động để tạo ra một khung khổ đánh giá hoàn
chỉnh năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp.
Vậy, ta có thể đưa ra quan điểm tổng quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh thị
phần trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có
hiệu quả các yếu tố sản xuất, kinh doanh, nguồn lực nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và
đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững”.
1.1.3 Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong
chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây là hoạt động nâng cao về sản phẩm,
thương hiệu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, cũng như các chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cơ bản là gia tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để
thu lợi nhuận cao nhất.
Bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết được tạo ra từ
thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, không chỉ
được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong
hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó,
muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các
lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mọc
lên, vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại thì cần phải phấn đấu về mọi mặt và luôn luôn
quan sát, nắm bắt được nhất cử nhất động của đối thủ cạnh tranh với mình để đưa ra
những giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những khó khăn mà công ty đối thủ tạo
ra.
1.2. Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Thứ nhất, trước những áp lực ngày càng lớn của thị trường hiện nay, doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải thích nghi với sự cạnh tranh. Khả năng
cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đối đầu với các đối thủ trên thương
trường. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng
cách tận dụng những điểm mạnh hay cơ hội trong kinh doanh và hạn chế, cải thiện tối
đa những yếu điểm hay rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó giúp doanh nghiệp
cạnh tranh được với các đối thủ khác và dần chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai, nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng
đa dạng nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp là tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của họ nhất. Từ đó sẽ giúp doanh
nghiệp gia tăng được thị phần, nâng cao được uy tín, tăng doanh thu, lợi nhuận, hoàn
thành tốt trách nhiệm với nhà nước.
Thứ ba, ngày nay khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam càng ngày càng phát
triển cùng với việc gia nhập WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn với sự
xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, có nhiều lợi thế hơn hẳn các
doanh nghiệp Việt Nam về tiềm lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lý. Như vậy để đứng vững và thích nghi trong môi trường đó, nhất thiết các doanh
nghiệp Việt Nam phải đưa ra được những giải pháp để tự hoàn thiện chính
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp cũng phải xác định được vị thế, chỗ đứng mình
trên thị trường tiềm năng như thế nào để có được những chiến lược phù hợp nhất nhằm
phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại có thể khẳng định nâng cao khả năng cạnh tranh đóng một vai trò
quan trọng trong các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường ngày
một nhiều thách thức như hiện nay.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
1.2.2.1. Nhân tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp. Đó là:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách và chiến lược vạch ra
mục tiêu, phương hướng cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược bao
gồm nhiều loại: Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu, chiến lược giữ vững thị
trường hiện tại, chiến lược thâm nhập thị trường mới,... Một chiến lược đúng đắn sẽ
giúp doanh nghiệp phát huy được những lợi thế sẵn có, hạn chế những bất lợi của môi
trường kinh doanh nội bộ và bên ngoài, đồng thời tạo dựng và duy trì những lợi thế
mới. Do đó, hoạch định ra một chiến lược thích hợp và thực hiện nó một cách hiệu quả
là điều cơ bản giúp doanh nghiệp dành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Quy mô về vốn của doanh nghiệp là nền
tảng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Trong
nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn lại càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở giúp doanh
nghiệp mở rộng quy mô, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mô, từ đó tạo ra lợi thế cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính còn thể hiện ở cơ cấu
vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng như ở khả
năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh
những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường. Năng lực tài chính sẽ là
điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố con người: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng
lực cạnh tranh mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo cần yêu cầu
phải có trình độ, kinh nghiệm, các kĩ năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài và
đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Người lao động là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung
cấp dịch vụ nên trình độ chuyên môn và ý thức của họ sẽ là tiền đề để doanh nghiệp
đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Môi trường kinh doanh thay đổi chứ
không ổn định, vì thế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng sự
linh hoạt của doanh nghiệp. Sự linh hoạt trong quản lý sẽ giảm được tỷ lệ chi phí quản
lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất
thể hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm.
Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra
sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên cần lưu ý là trình độ công nghệ hiện đại phải đi đôi với trình
độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ
ấy 1.2.2.2. Nhân tố khách quan
Các nhân tố quốc tế: Khi nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu
hoá thì các nhân tố quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nâng
cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trước xu hướng phát triển và hội nhập
kinh tế, các doanh nghiệp bị đặt vào một môi trường cạnh tranh mới mà ở đó, các hàng
rào thương mại như thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch... được giảm thiểu
sẽ giúp quá trình lưu thông hàng hóa giữa các nước ngày càng phát triển. Đây chính là
điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thách
thức mới đối với doanh nghiệp, đó là phải chấp nhận chạy đua trong điều kiện cạnh
tranh mới gay gắt hơn: các tiêu chuẩn về kĩ thuật, vệ sinh khắt khe hơn; các đối thủ
cạnh tranh mạnh hơn trong khi sự bảo hộ của nhà nước sẽ không còn; sự khác biệt về
văn hoá, ngôn ngữ... cũng là bất lợi tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố
về chính trị như mối quan hệ giữa các chính phủ, vai trò của các tổ chức quốc tế, sự ra
đời của hệ thống luật pháp quốc tế, các hiệp định và thoả thuận cũng ảnh hưởng sâu
rộng đến hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao thương giữa các doanh nghiệp. Các tổ chức quốc tế, các hiệp
định và luật pháp quốc tế sẽ gián tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua việc thiết
lập một môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thống nhất.
Các nhân tố trong nước:
- Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối
đoái hay lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi
tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, nhu cầu có khả năng
thanh toán cũng tăng lên, đây là cơ hội lớn bởi doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu
đó, doanh nghiệp ấy sẽ thành công. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn cũng tăng, khi đó lợi thế
cạnh tranh sẽ thuộc về các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn. Khi đồng nội tệ lên giá
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên cả thị trường
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nước ngoài và nội địa bởi giá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ
cạnh tranh, trong khi đó giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ lại giảm. Lạm phát tăng
cũng có tác động to lớn đối với doanh nghiệp bởi đôi khi tỷ suất sinh lời của doanh
nghiệp không thể bù đắp sự sụt giảm giá trị của tiền tệ.
- Các nhân tố chính trị – pháp luật: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện để
các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một hệ
thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình
đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Các nhân tố khoa học – công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết
định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm là chất lượng và giá
bán, qua đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay
khi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng trở nên nhanh chóng, lợi thế cạnh tranh về công
nghệ của doanh nghiệp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn buộc các doanh nghiệp phải luôn
đổi mới công nghệ để duy trì bền vững năng lực cạnh tranh của mình.
- Các nhân tố về văn hoá - xã hội: Bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa,
tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy
mô và chất lượng thị trường lao động. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Sự phát triển của ngành, mức độ cạnh
tranh trong ngành là các yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường hoạt động của doanh
nghiệp, vì vậy tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3. Nguyên tắc, chính sách và chỉ tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
1.3.1. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh lành mạnh là yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong đó cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh theo đúng quy định,
nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải tuân theo pháp
luật, quy định hiện hành của Việt Nam, các hành vi vi phạm làm trái pháp luật đều sẽ
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải theo đúng đạo
đức xã hội, đạo đức kinh doanh, nhằm tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
hạn chế cạnh tranh; các hành vi vi phạm trong kinh doanh.
Thứ ba, dựa theo trên cơ sở thực lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thể hiện năng lực của mình, thể hiện lợi thế so với đối thủ trong
việc thỏa mãn các yêu cầu của khánh hàng. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính,
nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà phải gắn liền với ưu thế của sản phẩm
mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp cận nguồn lực và thị trường, tập trung
vào các giải pháp tăng cường tạo thuận lợi tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và
thị trường, tập trung vào phát triển thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường
khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, …
Cuối cùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải gắn liền với
việc sử dụng những lợi thế bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để giúp doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Từ đó thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.3.2. Chỉ tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
- Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp, qua đây ta
có thể biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm, có chiều hướng
xấu hay tốt. Nhưng để xét xem sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến
chi phí để nhập vào của sản phẩm. Một sản phẩm duy trì được doanh thu và lợi nhuận tăng
cao thì đồng nghĩa với việc sản phẩm của dịch vụ kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao.
Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng:
D=P*Q
Trong đó:
D: doanh thu dịch vụ kinh doanh
P: giá thành sản phẩm từ dịch vụ kinh doanh
Q: sản lượng sản phẩm từ dịch vụ kinh doanh
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ
đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động càng có hiệu quả. Công thức tính:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chính
xác hơn, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc tỷ suất lợi
nhuận trên chi phí để đánh giá.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trên một đồng doanh thu, chi phí. Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế
T su t l i nh u n trợ n doan h th u
của doanh nghiệp càng cao và khả năng cạnh tranh của doanh nghi ệp càng lớn.
ỷ ấ ợ ậ
L i nhu n t d chv kinh doanhc a doanhnghi p
ê d ch v kinh doanh to n th tr ng ∗100%
= T ng doanh thu t
ệ
ậ ừ ị ụ ủ
T su t l
ổ ừ ị ụ à ị ườ
i nhu n tr n v n d ch v kinh doanh c a doanh nghi p
ỷ ấ ợ ậ
Lổ i nhu n t
ê ố
u t d ch v kinh doanh to n th tr ng ∗100
= T ng v n
ị
ợ ậ ừ ụ ủ ệ
ố đầ ư ị ụ à ị ườ
- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai
trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta
có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong
việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ
Th ph n c a doanh nghi p = Doanh t hu t d ch v kinh doanh c a doanh nghi p
trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp. Công thức: ng
Tuy nhiên, cách xác địnhT ng doanh t
ị
d ch v kinh doanh to n th tr
ị ầ ủ ệ
ừ ụ ủ ệ
ổ ừ ị ụ à ị ườ
trên rất khó thực hiện nếu thị trường hoạt động của
doanh nghiệp quá lớn, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí, kết quả đem lại đôi khi
Thị phần của doanh nghiệp
ừ ị ụ ủ ệ
không c ính xác. Do vậy, có thể xác định thị phần của doanh nghiệp theo cách sau:
Doanh thu t d ch v kinh doanh c a doanh nghi p
Chỉ tiêu này Doanh thut dchv kinh doanhc a i th m nh nh t
ừ ị ụ ủ đố ủ ạ ấ
=
phản ánh chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong
quá trình thu thập doanh thu của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thêm hiểu
biết về đối thủ của mình, về khu vực đem lại lợi nhuận cao mà doanh nghiệp có thể
cần chiếm lĩnh trong tương lai.
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
+ Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu
Xác định theo công thức:
DTt - DTt-1
GTt =
DTt-1
Trong đó:
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
GTt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu.
DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu.
DTt-l: Doanh thu kỳ trước.
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường
+ Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo lợi nhuận
Xác định theo công thức:
PRt - PRt-1
GRt =
PRt-1
Trong đó:
GRt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận thời kỳ nghiên cứu.
PRt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu.
PRt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu
nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc
độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Các chỉ tiêu trên càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
càng nâng cao và phát triển. Và ngược lại, khi các chỉ tiêu trên ở mức độ thấp thì khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở mức thấp.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính -
Uy tín của công ty
Đây là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp
kinh doanh. Uy tín công ty có tính chất khát quát bao gồm: Chất lượng của các sản
phẩm công ty phân phối, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thương trường, uy
tín đối với các tổ chức tín dụng cho vay để đầu tư vào các mặt hàng kinh doanh,… Uy
tín công ty được thể hiện qua chất lượng sản phẩm hay giá trị sử dụng của sản phẩm,
có những sản phẩm uy tín và có tên tuổi, với giá thành hợp lý tạo nên uy tín cho doanh
nghiệp. Có thể nói uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình nhưng vô giá đối với các
doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá trị và lợi nhuận. Nếu mất uy tín, doanh nghiệp sẽ
không có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác trên thương trường.
- Công nghệ
Công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sở hữu công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn thì sẽ góp
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phần tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Mỗi doanh nghiệp hàng năm đều
trích ra một tỷ lệ phù hợp từ doanh thu để đầu tư cho khoa học công nghệ (tỷ lệ này
ở doanh nghiệp nhà nước là 3-10%).
Doanh nghiệp cần công nghệ, kỹ thuật nhưng hiện nay có thể nói doanh nghiệp
và các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ chưa thực sự gặp nhau. Các nhà khoa học
công nghệ trong nước hiện không thiên về nghiên cứu khoa học công nghệ trong sản
xuất, do đó doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên
không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để mua những công nghệ tiên tiến
trên thế giới. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc thu hút chuyển giao công
nghệ từ các công ty nước ngoài. Mặc dù, các công nghệ được chuyển giao không còn
được đánh giá cao nhưng là giải pháp tình thế trước mắt cho các doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực
Đây là yếu tố quan trọng và là cốt lõi của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng
nguồn lực bao gồm các hoạt động quản lý nhân sự, phân công công việc phù hợp với
năng lực mỗi người… Hiệu quả sử dụng nguồn lực được thể hiện qua doanh thu, tiến
độ công việc của doanh nghiệp. Nên bất kì doanh nghiệp nào nếu tận dụng và sử dụng
nguồn lực hiệu quả thì mới có thể đạt được kết quả tốt.
- Kinh nghiệm
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác
nhu cầu trên thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong
việc sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, tồn kho quá nhiều sản phẩm tiết kiệm
được nhiều chi phí khác. Vì vậy, có thể nói, kinh nghiệm là thứ vô cùng quí giá đối với
sự hoạt động thành công của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động chức năng khác
của doanh nghiệp có khả năng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp, của các cán bộ quản lý bộ phận.
1.4. Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
1.4.1. Giải pháp về hàng hóa
Chất lượng là tổng chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ
thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng
lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh
tranh thì ngày nay chất lượng sản phẩm lại là yếu tố được đặc biệt quan tâm. Đối với
nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu
dùng ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của mình mà
cái họ cần là chất lượng và lợi ích mà sản phẩm mang lại.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp đồng thời làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng
thị trường. Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề thiết yếu đối với doanh nghiệp
nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối thủ
cạnh tranh từ nước ngoài trong nền kinh tế hội nhập ngày nay.
1.4.2. Giải pháp về giá cả hàng hóa, dịch vụ
Giá của các sản phẩm dịch vụ hay thương mại được xác định trên thị trường
khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và tính không gian của
nó. Mặt khác giá cả sản phẩm dịch vụ và thương mại còn cần phải có sự phân biệt tuỳ
theo từng đối tượng khách hàng (xuất xứ, mức thu nhập, thời điểm tiêu thụ).
Chiến lược giá cả được thích ứng vào quá trình bán hàng có thể chia ra thành:
chiến lược định giá thấp, chiến lược định giá theo thị trường và chiến lược định giá cao.
Tác dụng của chính sách giá:
+ Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm
khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định
doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến
chương trình marketing chung.
Chiến lược cạnh tranh về giá chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu khi doanh nghiệp
mới ra thị trường để doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu, thị phần và tạo được
ấn tượng, sự ghi nhớ của khách hàng về dòng sản phẩm mới. Nếu không áp dụng chiến
lược về giá, sẽ rất khó để doanh nghiệp mới đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Chỉ khi
sản phẩm đến tay khách hàng, thì yếu tố chất lượng mới bắt đầu có giá trị của nó. Khi
sản phẩm đã ra thị trường, doanh nghiệp sẽ giảm các chương trình khuyến mãi theo
từng giai đoạn (tránh phản ứng của khách hàng) kết hợp nâng cao những tính năng
vượt trội, chất lượng của sản phẩm để tiếp tục duy trì thị phần và có sự tăng trưởng
trong tương lai.
1.4.3. Giải pháp về dịch vụ sau bán
Để tăng khả năng cạnh tranh của mình, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những
dịch vụ và chất lượng lúc bán mà còn phải đảm bảo có được những dịch vụ sau bán cho
khách hàng của mình. Nội dung của dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn tiền cho khách đổi hàng nếu sản phẩm không
theo đúng yêu cầu ban đầu của khách.
- Cam kết bảo hảnh trong thời gian nhất định.
- Thẻ thành viên: lưu hồ sơ chi tiết của khách hàng và các loại giấy tờ giao dịch
của khách hàng để thuận tiện cho việc theo dõi, liên lạc.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: tặng quà, vật lưu niệm, viết thư cảm ơn, ưu đãi,
khuyến mại cho các khách hàng lâu năm…
Các dịch vụ sau bán giúp duy trì và nâng cao mối quan hệ tốt giữa doanh
nghiệp với khách hàng. Nhờ các dịch vụ sau bán hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp có
được lòng tin từ phía khách hàng và tạo cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh.
1.4.4. Giải pháp về chính sách xúc tiến
Xúc tiến hỗn hợp bao gồm năm công cụ:
Một là, quảng cáo: là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân,
được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin và các chủ thể quảng cáo phải
chịu chi phí.
Hai là, bán hàng cá nhân: là việc tạo ra những giao tiếp cá nhân thông qua việc
thuyết trình chào bán hàng và các hoạt động khác của nhân viên bán hàng nhằm mục
tiêu bán được hàng và thiết lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Ba là, khuyến mại: là những biện pháp kích thích ngắn hạn nhằm thúc đẩy khách
hàng mua tức thì.
Bốn là, quan hệ cộng đồng: là cách để xây dựng quan hệ với các nhóm công chúng
khác nhau của công ty thông qua việc đưa ra những thông tin tốt trên các phương tiện
thông tin đại chúng, xây dựng một hình ảnh đẹp về công ty và xử lý những lời đồn,
những thông tin và sự kiện thiện chí.
Năm là, marketing trực tiếp: là hình thức người làm marketing sử dụng các phương
tiện giao tiếp đến từng thị trường nhỏ, độc lập, thậm chí đến từng cá nhân để thu thập
dữ liệu về khách hàng kết hợp với những thông tin khác về môi trường marketing
nhằm xây dựng chiến lược marketing riêng biệt, sau đó giới thiệu và cung ứng hàng
hóa nhằm thõa mãn nhu cầu đặc thù của họ.
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH
CÔNG VĨNH PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc.
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương
mại Thành Công Vĩnh Phúc
Qua 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây dựng, Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc đã tạo được những thành công
nhất định và thu về những lợi nhuận ngày càng lớn qua các năm. Hoạt động kinh
doanh của công ty từ năm 2018 đến hết tháng 6 năm 2021 luôn tăng trưởng qua các
giai đoạn. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng công ty vẫn tồn tại những khó khăn
vướng mắc nhất định. Thông qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể nhìn rõ được hoạt
động kinh doanh cung cấp dịch vụ xây dựng của công ty như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng
và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm T6/năm Năm 2019/2018 Năm 2020/2019
2018 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
(%) (%)
Doanh thu bán 9.650 21.546 34.228 17.582 11.896 223,27 12.682 58,86
hàng và cung cấp
dịch vụ
Giá vốn hàng bán 8.178 17.613 26.312 13.942 9.435 115,37 8.699 49,38
Lợi nhuận gộp về 1.472 3.932 7.916 4.371 2.460 167,12 3.984 101,32
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt 100 285 358 193 185 185 78 27,37
động tài chính
Chi phí tài chính 87 210 350 214 123 141,38 140 66,6
Chi phí quản lý 384 819 985 571 435 113,28 166 20,26
kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt 1.000 2.903 6.580 3.816 1.903 190,3 3.677 126,66
động kinh doanh
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tổng lợi nhuận kế 1.000 2.903 6.580 3.816 1.903 190,3 3.677 126,66
toán trước thuế
Chi phí thuế 200 580 1.309 732 380 190 729 125,69
TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau 800 2.322 5.239 3.321 1.522 190,25 2.917 125,62
thuế TNDN
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh
Qua bảng 2.1, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2018 đến
tháng 6 năm 2021 liên tục gia tăng theo các năm. Cụ thể như sau:
- Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vị của công ty có sự gia tăng
lớn. Năm 2018, doanh thu đạt 9.650 triệu đồng; năm 2019 con số này đã có sự phát triển
vượt bậc tăng lên đến 21.546 triệu đồng, tăng 11.896 triệu đồng tương ứng với 223,27%
so với năm 2018. Đến năm 2020 doanh thu của công ty tiếp tục tăng 12.682 triệu đồng
tương ứng với 58,86% so với năm 2019 và đạt 34.228 triệu đồng doanh thu. Trong 6
tháng đầu năm 2021, doanh thu của công ty đạt 17.582 triệu đồng tăng 468 triệu đồng so
với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020. Nhìn chung, doanh thu của công ty có những bước
phát triển lớn qua các năm. Công ty có được sự tăng trưởng doanh thu do công ty
đang cố gắng mở rộng thị phần của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ xây dựng cũng
như mở rộng cung cấp đa dạng các loại hình xây dựng khác nhau. Từ đó, công ty tiếp
cận được với các khách hàng nhiều hơn và thu về doanh thu tăng dần đều qua các năm.
Công ty đã có một lượng khách hàng ổn định và chất lượng tin dùng các dịch vụ xây
dựng của công ty.
- Bên cạnh doanh thu tăng thì chi phí của công ty cũng tăng một mức tương ứng. Chi
phí tài chính của công ty vào năm 2018 là 87 triệu đồng và tăng đáng kể lên đến 350 triệu
đồng vào năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 chi phí tài chính của công ty đạt 214 triệu
đồng, tăng 39 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2020. Chi phí quản lý kinh doanh của
công ty cũng tăng do đầu tư nhiều vào chi phí trả cho nhân viên. Năm 2018 chi phí quản
lý kinh doanh là 384 triệu đồng; năm 2019 mức chi phí này năng 113,28% so với năm
trước và đạt 819 triệu đồng. Sang đến năm 2020, mức chi phí này tiếp tục tăng trưởng và
đạt 985 triệu đồng, con số này tiếp tục tăng 78,5 triệu đồng trong nửa đầu năm 2021 so với
nửa đầu năm 2020, lên đến 571 triệu đồng. Nguyên nhân của mức tăng chi phí này do
công ty mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào mua sắm cơ sở vật chất tiên tiến phù hợp
với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Công ty mở rộng loại hình cung cấp dịch vụ xây
dựng nên đòi hỏi công ty phải thuê thêm nhân viên nhằm đáp ứng duy
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trì hoạt động của công ty, từ đó chi phí công ty phải bỏ ra tăng lên. Bên cạnh đó công
ty phải chi thêm tiền để bảo hành các loại máy móc nhằm đảm bảo an toàn trong quá
trình thi công công trình và nâng cao năng suất làm việc của công nhân.
Kết luận: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018 – tháng
6/2021 có xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực, doanh thu đạt tăng trưởng
qua các năm và đạt mục tiêu đề ra. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng phát triển
mạnh mẽ, điều này giúp công ty có thêm vốn để duy trì cũng như nâng cấp hoạt động
kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng cao và mang đến những trải nghiệm mới, hoàn hảo
cho khách hàng.
2.1.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc.
2.1.2.1. Nguồn lực tài chính của công ty
Để đánh giá quy mô kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ thì nguồn lực tài
chính là một yếu tố quan trọng nhằm đóng góp vào khả năng kinh doanh của công ty.
Tất cả các hoạt động của công ty như là đầu tư, phân phối,... đều phải được xem xét kỹ
lưỡng dựa vào tình hình tài chính thực tiễn của công ty.
Qua 10 năm hình thành và đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần xây dựng và
Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc đã và đang hình thành được một nguồn vốn ổn
định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại
Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tháng
6/2021
TÀI SẢN
. Tài sản ngắn hạn 7.350 16.174 36.023 24.824
I.Tiền 121 112 575 372
II.Các khoản phải thu 943 2.573 18.190 10.347
ngắn hạn
III. Hàng tồn kho 5.988 13.388 17.178 9.173
IV. Tài sản ngắn hạn 296 99 78 28
khác
Tài sản dài hạn 5.067 4.905 5.658 3.273
III .Tài sản cố định 5.003 4.859 5.586 3.043
IV. Tài sản dài hạn khác 64 45 71 42
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tổng tài sản 12.418 21.079 41.682 28.097
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 6.837 13.176 28.539 18.900
I. Nợ ngắn hạn 6.837 13.176 28.539 18.900
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.580 7.902 13.142 9.643
1. Vốn đầu tư của chủ sở 1.680 1.680 1.680 1.680
hữu
2. Vốn khác của chủ sở 3.100 3.100 3.100 3.100
hữu
II.Lợi nhuận chưa phân
800 3.122 8.326
4.863
phối
Tổng nguồn vốn 12.418 21.079 41.682 28.543
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh
Phúc
Qua bảng 2.2, ta có thể thấy tài sản của công ty gia tăng theo các năm và đạt mức
cao nhất vào năm 2020. Công ty đang đầu tư thêm tài sản cố định nhằm mục đích mở
rộng quy mô kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự gia tăng lớn qua các
năm hoạt động thể hiện rằng công ty có khả năng tài chính tốt và là tiền đề vững chắc
cho quá trình kinh doanh của công ty.
Đối với Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc,
nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đóng góp ý nghĩa quan trọng trong năng lực cạnh
tranh. Khi nguồn lực tài chính của công ty đủ mạnh thì công ty có thể phát huy được
nhiều lợi thế trong hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực cũng như các hoạt động
quảng bá hình ảnh của công ty,... giúp công ty nâng cao được vị thế trên thị trường.
2.1.2.2. Nguồn nhân lực của công ty
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng giúp công ty hoạt động, một đội ngũ
nhân lực tốt sẽ giúp công ty phát triển ngày một lớn mạnh. Công ty Cổ phần xây dựng
và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc có một đội ngũ nhân lực lành nghề, luôn được
trau dồi và học hỏi kỹ năng chuyên môn. Bộ máy quản lý của công ty luôn được hoàn
thiện và nâng cấp không ngừng. Trong bộ máy chuyên môn, nhân viên của công ty đều
tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và có những kiến thức vững chắc về ngành
xây dựng. Đây là một lợi thế lớn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh
Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021
Đơn vị: Người
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thàng 6/2021
Phân loại Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
Theo giới tính
Nam
Nữ
15 75 17 70,8 15 68,2 18 64,3
5 25 7 29,2 7 31,8 10 35,7
Theo trình độ
- Đại học và trên đại học 12 60 18 75 16 72,7 20 71,4
- Cao đẳng và trung cấp 8 40 6 25 6 27,3 8 28,6
Theo độ tuổi
- Từ 30 – 45 tuổi 14 70 16 66,7 17 77,3 24 85,7
- Dưới 30 tuổi 6 30 8 33,3 5 22,7 4 14,3
Tổng số 20 100 24 100 22 100 28 100
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh
Phúc
Nhìn chung số lượng nhân viên của công ty tăng nhẹ qua các năm do Công ty
mở rộng kinh doanh, tuyển thêm người vào làm ở bộ phận kỹ thuật và bộ phận kinh
doanh để đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành nghề kinh doanh của công ty. Không chỉ về
số lượng, chất lượng lao động qua các năm cũng có xu hướng tăng dần đều. Tuy nhiên
do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên sang năm 2020 Công ty đã phải cắt giảm
một số nhân lực không quan trọng để cân bằng tài chính. Tuy nhiên sang đến 6 tháng
đầu năm 2021, nền kinh tế từng bước phục hồi sau đại dịch, công ty mở rộng quy mô
hoạt động do đó số lượng nhân viên tăng nhẹ để phục vụ cho các công việc trong công
ty. Trong một công ty chuyên về lĩnh xây dựng thì tỷ lệ số nhân viên nam cao hơn
nhân viên nữ là điều dễ hiểu.
Ngày nay, trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty gặp những khó khăn
lớn trong việc nâng cao yếu tố chuyên môn và phân công nguồn lao động phù hợp. Bố
trí nguồn lực một cách phù hợp là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động
của công ty, giúp các phòng ban hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả và không bị
chồng chéo lẫn nhau. Công tác phân tích cơ cấu lao động luôn được công ty ưu tiên đề
cao nhằm bố trí nguồn lực phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty. Như vậy, bên
cạnh những thuận lợi mà Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phúc đạt được trong việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên giúp công ty tạo
nền tảng cạnh tranh vững chắc trên thị trường, công ty vẫn tồn tại một số hạn chế trong
việc bố trí nguồn lực một cách hợp lý để tối ưu hiệu quả làm việc của nhân viên.
2.1.2.3. Hoạt động Marketing của công ty
Bộ phận marketing của công ty đã tiến hành các hoạt động quảng bá thông qua
các trang mạng xã hội như Facebook, mạng internet để mở rộng tầm ảnh hưởng của
công ty đối với khách hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, hoạt
động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chỉ dừng lại hiệu quả ở mức độ
thấp mới tiếp cận được những khách hàng nhỏ lẻ và chưa tiếp cận được các doanh
nghiệp lớn. Nguyên nhân chính là do nhân viên ở bộ phận Marketing chưa đạt trình độ
chuyên môn cao mới chỉ dừng lại ở mức hiểu biết, nhân viên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong hoạt động lĩnh vực này. Do đó trong tương lai, công ty cần tạo điều kiện
cho nhân viên ở bộ phận marketing tham gia vào những lớp học nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, va chạm với thực tế nhiều để làm giàu kinh nghiệm và đạt được hiệu quả
cho hoạt động truyền bá của công ty.
Bên cạnh đó, công ty chưa thành lập được website cho riêng mình dẫn đến
khách hàng gặp những khó khăn nhất định trong việc liên hệ trực tiếp với công ty.
Công ty chỉ tiếp cận được với những khách hàng trong tỉnh Vĩnh Phúc mà chưa tiếp
cận được với các khách hàng ở tỉnh thành khác trên địa bàn miền Bắc nói tiêng và cả
nước nói chung. Do sự uy tín trong hoạt động kinh doanh xây dựng của mình mà công
ty đã tạo được những vị thế và tiếng vang nhất định trong ngành nghề cung cấp dịch
vụ xây dựng. Trong thời gian tới công ty cần xây dựng website riêng nhằm đưa được
những thông tin cần thiết đến với khách hàng một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Ngành nghề kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ về xây dựng nên cơ sở
vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng. Công ty hoạt động kinh doanh tại căn nhà 4
tầng với diện tích gần 200m2 được chia thành các phòng ban cụ thể. Mỗi phòng ban
được công ty trang bị trang thiết bị văn phòng, máy móc hiện đại nhằm giúp cho công
việc được thuận lợi.
Công ty luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tuy nhiên công ty vẫn chưa
cập nhật kịp thời các công nghệ, thiết bị hiên đại một cách kịp thời, điều này gián tiếp ảnh
hưởng tới tiến độ thi công công trình thuận lợi. Vì hoạt động trong ngành nghề cung cấp
dịch vụ xây dựng nên các trang thiết bị hiện đại là nhân tố quan trọng giúp công ty nâng
cao chất lượng công trình cũng như giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Công ty luôn
kiểm tra chất lượng máy móc trước khi đưa ra công trình, điều này giúp công ty giảm
thiểu những thiệt hại không đáng có và tạo được uy tín, sự hài lòng của khách
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, công ty không thể tránh khỏi những sai sót
nhưng công ty luôn cố gắng để khắc phục sai lầm nhanh và hiệu quả nhất có thể nhằm
tối thiểu những rủi ro.
Các yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành
Công Vĩnh Phúc đều có những tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty với các
đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường miền Bắc. Công ty cần đưa ra những giải pháp
phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất, phát huy năng lực
và khắc phục những mặt yếu kém.
2.1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc.
2.1.3.1. Đối thủ cạnh tranh
Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi ngành nghề kinh doanh đều tồn
tại nhiều công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhất định. Các công ty trong cùng
ngành nghề đều có những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với nhau nhằm tạo được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị tác động rất lớn
bởi số lượng đối thủ cạnh tranh. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành
Công Vĩnh Phúc có các đối thủ cạnh tranh là các công ty trong lĩnh vực xây dựng trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và toàn quốc nói chung. Một số đối thủ cạnh tranh
của công ty như: Công ty cổ phần cơ giới xây dựng Hùng Hạnh, Công ty TNHH xây
dựng một thành viên Phúc Sơn 2, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hiệp
Long, Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Sáng Huyền,... Công ty Cổ
phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc phải chịu những sức ép cạnh
tranh khá lớn từ các đối thủ trên địa bàn miền Bắc. Đây là những đối thủ có bề dày
kinh nghiệm cũng như có một vị thế khá vững chắc trên thị trường. Tính cạnh tranh
của các đối thủ cạnh tranh không chỉ là chính sách thi công mà còn là sự cạnh tranh về
giá cả do tính hiệu quả theo quy mô. Chính điều này khiến công ty cần phải linh hoạt
để phù hợp với thị trường, từ đó có thể tạo được lợi thế cạnh tranh.
Các đối thủ là những nhân tố chủ yếu làm công ty giảm sút doanh thu, lợi nhuận và thị
phần. Phân tích nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề thiết yếu và quan trọng
đối với công ty, điều này thể hiện các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ giúp công ty đưa
ra được những đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Các đối thủ cạnh
tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc vừa có
những điểm mạnh và cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Nhằm xác định được năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc với
các đối thủ trên thị trường, ta có thể so sánh một số đặc điểm cơ bản.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.3.2. Khách hàng
Hiện nay, khách hàng có nhu cầu cung cấp các dịch vụ xây dựng ngày càng cao
do nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Các yêu cầu về cung cấp dịch vụ xây dựng từ phía
khách hàng ngày càng cao, khách hàng không chỉ yêu cầu các dịch vụ chất lượng tốt
với mức giá cả hợp lí mà còn yêu cầu về những dịch vụ hiện đại, phù hợp với nhu cầu
riêng của mỗi cá nhân khác nhau. Thành Công Vĩnh Phúc đã và đang phục vụ cho đa
dạng khách hàng với nhau với những nhu cầu khác nhau, công ty luôn cố gắng đáp
ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và mang đến sự hài lòng cao nhất. Do đó,
Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc luôn cải tiến,
không ngừng học hỏi và cập nhật những xu hướng mới nhất nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng. Công ty mở rộng các lĩnh vực hoạt động trong ngành xây dựng
nhằm cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại hình dịch vụ với sự hài lòng nhất. Tuy
còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mới nhưng công ty luôn chú trọng
quan tâm vào những khách hàng hiện tại. Tuy còn bỡ ngỡ trong việc mở rộng loại hình
cung cấp dịch vụ mới nhưng công ty luôn cố gắng làm việc một cách tốt nhất có thể.
Điều này vừa giúp công ty đạt được uy tín với khách hàng mà còn tạo được chỗ đứng
vững chắc trong lĩnh vực xây dựng.
2.1.3.3. Yếu tố pháp luật và chính trị
Nước ta là một đất nước có chính trị ổn định, Nhà nước luôn đưa ra những quy
định khuyến khích các cá nhân, tập thể phát triển kinh doanh trong nền kinh tế. Đảng
và Nhà nước luôn đưa ra những đường lối, chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp. Đảng ta đã chủ trương chuyển đất nước ta sang nền kinh tế thị
trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia. Cơ chế thị trường
CNXH ở đất nước ta ngày càng được hoàn thiện. Đất nước đã và đang chủ trương ký
kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới.
Pháp luật nước ta luôn đưa ra những điều luật hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh
nhằm tạo môi trường công bằng và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy
nhiên, vẫn tồn tại một số thách thức cho công ty khi tham gia hoạt động trên thị
trường. Do đó, công ty phải hoạt động dựa theo những quy định mà nhà nước đề ra và
dựa trên những quy định đó tìm ra những cơ hội cho công ty.
Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới và thực
hiện kí kết hiệp định song phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kí kết các hiệp định đa
phương WTO, AFTA, ASEAN và mới đây nhất Việt Nam đã kí kết Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 08/03/2018 tại Chi-le.
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14/01/2019, Công ty Cổ phần xây dựng và
26
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc

More Related Content

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc (20)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9 điểm.doc
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9 điểm.docNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9 điểm.doc
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9 điểm.doc
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Người Dân Với Dịch Vụ Hành Chính Công Tại Văn Phòng ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị ...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thực phẩm an toàn Busa trên thị...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thực phẩm an toàn Busa trên thị...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thực phẩm an toàn Busa trên thị...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh thực phẩm an toàn Busa trên thị...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu HFC.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu HFC.docNâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu HFC.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu HFC.doc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu HFC.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu HFC.docNâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu HFC.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu HFC.doc
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh.doc
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh.docNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh.doc
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh.doc
 
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
Mở rộng thị trường cung ứng dịch vụ xây lắp điện của công ty đầu tư phát triể...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docxBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Bán Hàng Tại Công Ty Minano.docx
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may sông hồng trên thị trường nội đị...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may sông hồng trên thị trường nội đị...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may sông hồng trên thị trường nội đị...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty may sông hồng trên thị trường nội đị...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Quan Hệ Khách Hàng Tại Fpt Telecom.docx
 
Phân tích chiến lược Marketing tại công ty điện thọại di động Thành Công Mobi...
Phân tích chiến lược Marketing tại công ty điện thọại di động Thành Công Mobi...Phân tích chiến lược Marketing tại công ty điện thọại di động Thành Công Mobi...
Phân tích chiến lược Marketing tại công ty điện thọại di động Thành Công Mobi...
 
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docxGiải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
Giải Pháp Marketing Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng.docx
 
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
Luận Văn Thạc Sĩ Marketing Nhằm Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng...
 
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.docPhân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Mỹ Hoàng.doc
 
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cống tại Công ty xây dựng ...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cống tại Công ty xây dựng ...Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cống tại Công ty xây dựng ...
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cống tại Công ty xây dựng ...
 
Giải pháp mở rộng trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ...
Giải pháp mở rộng trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ...Giải pháp mở rộng trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ...
Giải pháp mở rộng trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ...
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty thương mại xây dựng nội ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Hoạt Động Môi Giới Bất Động Sản Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Hoạt Động Môi Giới Bất Động Sản Tại Công Ty.docxBáo Cáo Tốt Nghiệp Hoạt Động Môi Giới Bất Động Sản Tại Công Ty.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Hoạt Động Môi Giới Bất Động Sản Tại Công Ty.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Về Giáo Dục, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
474 Đề tài luận văn thạc sĩ học viện tài chính, 9 điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Về Kỹ Năng Làm Việc Nhóm, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docxDanh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
Danh Sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ lịch sử việt nam, đạt điểm cao.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
200 Đề Tài Luận Văn Sử Dụng Phương Pháp Định Tính, Mới Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxDanh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxKho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Kho 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Esg, Hay Nhất.docx
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Zalo, Mới Nhất.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 Đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
211 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Văn Hóa Công Sở, Mới Nhất.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty Phư...
 
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
The effects of consuming fortified rice with iron and zinc on the nutritional...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động bán hàng.docx
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng và thương mại thành công Vĩnh Phúc.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC” NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập - Họ và tên: Nguyễn Thị Hương Giang - Họ và tên: Hoàng Đức Long - Bộ môn: Quản lý kinh tế - Lớp: K54F1 HÀ NỘI
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM LƯỢC Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ với đa dạng những ngành nghề, hàng hóa và dịch vụ. Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty cung cấp các dịch vụ xây dựng, đẩy mạnh thương mại các sản phẩm xây dựng qua kênh truyền thống cũng như các kênh online. Chính vì vậy, giữa các doanh nghiệp cũng như các công ty xuất hiện sự cạnh tranh và điều này dần trở thành một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế. Nó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo động lực quan trọng để phát huy nguồn lực của xã hội vào hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội. Từ xu hướng đó, nhận thấy việc nâng cao cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển chung cho nền kinh tế thương mại. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc, em nhận thấy năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường chưa thật sự hiệu quả do sự ảnh hưởng của công tác quản lý cũng như đầu tư và điều hành cũng như những hạn chế về cách tiếp cận thị trường do đối thủ cạnh tranh gây ra. Từ đó phần nào dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nhận thức được những hạn chế còn tồn tại ở Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc, khóa luận nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty, nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như khu vực miền Bắc. i
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cô trong Trường Đại học Thương Mại. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình em học tập tại Trường Đại học Thương Mại. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đã trang bị và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hương Giang đã chu đáo, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài thực tập khoá luận tốt nghiệp này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc cùng tập thể anh chị nhân viên trong phòng kinh doanh của công ty. Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời gian tiếp cận với thực tế chưa nhiều, bài luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Long Hoàng Đức Long ii
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TÓM LƯỢC.....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG......................................................................................................vi DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ viii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..............................................2 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3 3.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................4 4.1. Phạm vi nội dung......................................................................................................4 4.2. Phạm vi không gian..................................................................................................4 4.3. Phạm vi thời gian .....................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ...................................................................................6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ...............................7 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh......................................................................................7 1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................7 1.1.3 Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................8 1.2. Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..............9 1.2.1. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................9 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.....10 1.2.2.1. Nhân tố chủ quan .............................................................................................10 1.2.2.2. Nhân tố khách quan .........................................................................................11 1.3. Nguyên tắc, chính sách và chỉ tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...........................................................................................................................12 1.3.1. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................12 1.3.2. Chỉ tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............................13 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng.................................................................................13 iii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính....................................................................................15 1.4. Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...........................................................................................................................16 1.4.1. Giải pháp về hàng hóa.........................................................................................16 1.4.2. Giải pháp về giá cả hàng hóa, dịch vụ ................................................................17 1.4.3. Giải pháp về dịch vụ sau bán ..............................................................................17 1.4.4. Giải pháp về chính sách xúc tiến.........................................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC...................................................................19 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc....................19 2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc.................................................................................................19 2.1.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. ......................................................21 2.1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. ......................................................25 2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc giai đoạn 2018 – T6/2021 .........................................................................................................................27 2.2.1.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc theo nhóm chỉ tiêu định lượng ...............................................27 2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc theo nhóm chỉ tiêu định tính...................................................31 2.3. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đề tài ..............................................33 2.3.1. Những thành công ...............................................................................................33 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................................33 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC......................................................................................36 3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc ......36 iv
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc....................................36 3.1.2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc....................................36 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. ...........................38 3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh giá .......................................................................38 3.2.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh dịch vụ ...............................................................39 3.2.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng dịch vụ ............................................................39 3.2.4. Nâng cao hiệu quả chiến lược marketing............................................................40 3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ................................................................41 3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất....................................................................................42 3.3. Các kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc ................................................................................................................................42 3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu....................................................43 KẾT LUẬN...................................................................................................................45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................46 v
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 ................................19 Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021.................................................................21 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 ..........................................................................23 Bảng 2.4: Doanh thu các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc so với 3 đối thủ cạnh tranh năm 2020. ...........................28 vi
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ dịch vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc ......................................................28 Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hà Nội từ năm 2018 – T6/2021. ...................................................................................................30 vii
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC VIẾT TẮT 1 AFTA ASEAN Free Trade Area – Hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. 2 ASEAN Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội. 4 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. 5 DN Doanh nghiệp. 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn. 7 TS Tiến sĩ. 8 WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới. 9 NXB Nhà xuất bản viii
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trước tình hình hội nhập kinh tế hiện nay, cạnh tranh đang là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, công ty thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp hơn. Trong lĩnh vực này, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn cạnh tranh với các các cá nhân có chuyên môn với lĩnh vực này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, công ty đã có uy tín lâu năm trên trên thương trường cần cố gắng để tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường, còn các doanh nghiệp mới thì phải tìm cho mình những bước đột phá để có thể xâm nhập vào thị trường. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào có thể tiếp tục và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, để có thể tồn tại và phát triển bản thân doanh nghiệp đó phải khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đại dịch Covid – 19 diễn ra đã có những tác động tiêu cực đến ngành xây dựng, tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để thúc đẩy những chuyển biến mới trong ngành xây dựng. Hoạt động phát triển đầu tư xây dựng đã bị chững lại trong thời kỳ dịch bệnh xảy ra, nhưng những tiềm năng hậu đại dịch cũng phát triển và diễn biến này phụ thuộc vào sự linh hoạt trong việc tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ và doanh nghiệp trong nước. Các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn diễn ra trong thời kỳ dịch bệnh và chuẩn bị đón nhận vốn FDI đầu tư xây dựng bất động sản công nghiệp mới từ các nước khác. Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam được dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh theo đà gia tăng của nguồn vốn đầu tư FDI. Song, sự hiện diện của các công ty xây dựng nước ngoài đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc chuyên cung cấp các dịch vụ xây dựng: Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình dân dụng, giám sát lắp đặt thiết bị công trình; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; sửa chữa máy móc, thiết bị xây dựng; mua bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy: máy xúc, máy ủi.....Từ năm 2011 đến nay, sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc đã có những thành tựu kinh doanh đáng kể và vị trí nhất định trên thị trường, chủ yếu là thị trường Vĩnh Phúc. Với 1
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sự phát triển của thị trường hiện nay, ngày càng hình thành nhiều công ty xây dựng. Để có thể cạnh tranh, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương Mại Thành Công Vĩnh Phúc đã tìm được cho mình những đối tác lớn, uy tín để có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, kết quả đó chưa phải là mong muốn của công ty bởi vì thực tế trong quá trình kinh doanh, do có sự biến động của thị trường và sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Một phần lý do nữa là quy mô của công ty chưa đủ lớn, khả năng tài chính chưa đủ mạnh, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế… nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng gặp không ít bất cập. Tất cả những tác động trên đã ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của công ty. Hơn nữa công ty chưa biết cách khai thác và phát huy có hiệu quả năng lực cạnh tranh của mình. Công ty cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, để giữ vững hình ảnh và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường miền Bắc và đây là vấn đề đặt ra cho Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. Dựa trên cơ sở phân tích, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó dựa theo các hệ thống giải pháp dưới đây, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, em chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Nhận thấy sự cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài nên cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty như: Trần Thị Chung (2010), Một số biện pháp chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty dệt may Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đề tài đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty, có những điều tra, phỏng vấn, đối với nguồn lao động quản lý và nguồn lao động trực tiếp sản xuất, và đưa ra được một số giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề quản lý, tổ chức tại công ty, cùng những chiến lược đa dạng nhằm hướng tới hoàn thiện chất và lượng của sản phẩm cũng như đội ngũ lao động. Đề tài chưa làm rõ được giải pháp quan trọng và cấp thiết nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn lao động trong ngắn hạn tại Công ty dệt may Hà Nội. Đỗ Thị Thu Trang (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần carbon Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã đề cập đến những tiêu chuẩn để cấu thành cạnh tranh của doanh nghiệp. Phân 2
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng những phương pháp như thu thập số liệu, phân tích số liệu vể sản phẩm nhựa đường của Công ty Carbon Việt Nam cùng với những đối thủ khác trên thị trường. Bài khóa luận đã nêu lên được thực trạng của công ty và xác định được đối thủ cạnh tranh với Công ty Carbon Việt Nam trên thị trường miền Bắc (2008 – 2010) nêu lên được thành công cũng như hạn chế trong công ty. Qua những tồn tại cần khắc phục nêu ra được giải pháp cho công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên giải pháp đưa ra vẫn chưa có tính ứng dụng cao cần phải nghiên cứu để làm rõ và đi sâu vào giải những giải pháp thiết thực hơn. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Long, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại. Khóa luận đã đề cập tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như thị phần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như thông qua các công cụ cạnh tranh: giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán, … đã giúp bài khóa luận phân tích được khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc (2009 – 2011). Qua phân tích và đánh giá khóa luận đã chỉ ra được những thành công, tồn tại hay nguyên nhân của những tồn tại đó. Qua đó khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn còn hạn chế và chưa thể coi là các giải pháp hiệu quả. Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra các lí thuyết liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng nói chung và công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc nói riêng. Chình vì vậy, bài khóa luận này sẽ nghiên cứu và làm rõ về vấn đề trên. 3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu lý luận Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những lý luận này nhằm mục đích đưa ra những nhận định chung nhất, toàn diện nhất, những quan điểm và lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Mục tiêu thực tiễn 3
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích này có thể thấy rõ được những thành công, những mặt hạn chế cũng như nguyên nhân của những mặt hạn chế này và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường miền Bắc một cách phù hợp và hiệu quả. 3.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? - Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn 2018 – T6/2021. - Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi nội dung Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong phạm vi khóa luận này em chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố nguồn lực chính cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới trên thị trường Hà Nội. 4.2. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. 4.3. Phạm vi thời gian Thu thập dữ liệu, kết quả liên quan tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trong thời gian năm 2018 – T6/2021, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng đến những năm tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập trung sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu Nguồn dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc tham khảo số liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc qua các Website, các đề tài nghiên cứu trong nước có nội dung liên quan, tài liệu của Trường Đại học Thương Mại. Dữ liệu thứ cấp 4
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sử dụng trong khóa luận còn được thu thập được từ quá trình thực tập tại công ty. Cụ thể: + Nguồn dữ liệu bên trong công ty: Phương pháp này căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã được kế toán tập hợp vào sổ sách kế toán và kiểm tra tính chính xác, tính phù hợp, tính hợp pháp của các chứng từ. Ngoài ra, là các báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh tranh từ năm 2018 đến T6/2021 của các bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty. Qua đó, tổng hợp thống kê được doanh thu, doanh số trong những năm gần đây. Kết quả của việc thu thập được thống kê hầu hết ở chương 2 của đề tài, đặc biệt ở các bảng số liệu được thống kê trong khóa luận. + Nguồn dữ liệu bên ngoài công ty: Thông qua các phương tiện truyền thông như: internet, sách, các đề tài nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại, … để thu thập các thông tin cần thiết khác để viết phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, có giá trị cho khóa luận của mình, bài khóa luận còn được sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu. Đó là các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu kết hợp với những phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn. + Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem ra đối chiếu để thấy được sự chênh lệch giữa các năm, sự tăng lên hay giảm đi của các chỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, … Từ đó đánh giá được thực trạng những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của công ty trong năng lực cạnh tranh và tìm ra hướng giải pháp cho vấn đề. + Phương pháp thống kê Để thực hiện tổng kết số liệu, em đã thống kê các số liệu thu thập được trình bày dưới dạng bảng. Ngoài ra, các số liệu thu thập được đã được xử lý dưới dạng biểu đồ, bảng,… nhằm thống kê được các số liệu về doanh thu, lợi luận, thị phần. Để có thể dễ dàng quan sát, hầu hết các bảng và biểu đồ đều tập trung tại chương 2 của khóa luận. + Phương pháp phân tích tổng hợp Tổng hợp các dữ liệu đã có từ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc được sử dụng ở chương 2. Phân tích các số liệu doanh thu, lợi nhuận, thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh từ đó rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động 5
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sản xuất kinh doanh, đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,… Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tổng hợp, ngoài ra còn kết hợp phương pháp logic, phân tích và tổng hợp trong quá trình phân tích lý luận và thực tiễn. - Phương pháp kế thừa Bài khóa luận sử dụng phương pháp này để kế thừa các tài liệu, số liệu có liên quan đến công tác tính toán chi phí, giá thành sản phẩm, doanh thu tại Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc cũng như các thông tin khác có liên quan như báo cáo tài chính, hóa đơn, chứng từ ghi sổ, … Dựa trên những thông tin, tư liệu sẵn có trên em có thể xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận của mình. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trên thị trường miền Bắc. 6
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, là đặc trưng của kinh tế thị trường. Cạnh tranh luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó sản xuất kinh doanh là lĩnh vực quan trọng. Thuật ngữ cạnh tranh và sự cạnh tranh được hiểu theo nhiều cách, chia ra các cấp độ áp dụng, theo cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp hay theo sản phẩm. Bàn về khái niệm cạnh tranh, Theo từ điển kinh doanh (1992 ở Anh) thì khái niệm cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”. [7] Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1995) định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất” [6]. Quan điểm đã chỉ ra các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. “Cạnh tranh là việc đấu tranh từ các đối thủ khác về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải triệt hạ đối thủ mà là doanh nghiệp phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn đối thủ để khách hàng có thể lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh” (Michael Porter, 1996). [3] Từ đó, ta có thể đưa ra quan điểm tổng quát về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận”. 1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh là chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các nước phát triển và đang phát triển vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của nền kinh tế. Dù cho các nhà kinh tế đều thống nhất về tầm quan trọng nhưng mỗi nền kinh tế độc lập lại 7
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 có những nhận thức khác nhau về năng lực cạnh tranh. Vậy nên sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mở rộng thị phần, mở rộng quy mô, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh cũng là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Hạn chế của quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức cũng như chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng thích nghi trước những áp lực mà các doanh nghiệp khác tạo ra. Quan niệm này mang tính chất định tính, khó định lượng. - Năng lực cạnh tranh gắn liền với năng suất lao động. Quan điểm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh cũng đồng nghĩa với duy trì và đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đến các doanh nghiệp, các ngành hay phạm vi quốc gia. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường được phân tích dựa trên ba quan điểm chính. Khung khổ phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược là nhận định những ưu thế về cấu trúc ngành/doanh nghiệp. Quan điểm này yêu cầu tới các nguồn lực có tính riêng biệt cũng như các ý tưởng quản trị gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Quan điểm tân cổ điển là bước đệm cho những phân tích dựa trên lợi thế so sánh, chi phí và các nhân tố, đặc biệt là các nhân tố chính sách có thể làm chệch hướng việc phân bổ các nguồn lực. Quan điểm tổng hợp cố gắng thể hiện cả những phân tích định tính, định lượng và cả những quan sát tĩnh, động để tạo ra một khung khổ đánh giá hoàn chỉnh năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp. Vậy, ta có thể đưa ra quan điểm tổng quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh thị phần trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, kinh doanh, nguồn lực nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững”. 1.1.3 Khái niệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây là hoạt động nâng cao về sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, cũng như các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. 8
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cơ bản là gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mọc lên, vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại thì cần phải phấn đấu về mọi mặt và luôn luôn quan sát, nắm bắt được nhất cử nhất động của đối thủ cạnh tranh với mình để đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những khó khăn mà công ty đối thủ tạo ra. 1.2. Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ nhất, trước những áp lực ngày càng lớn của thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải thích nghi với sự cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh là điều kiện cần để doanh nghiệp có thể đối đầu với các đối thủ trên thương trường. Do đó doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tận dụng những điểm mạnh hay cơ hội trong kinh doanh và hạn chế, cải thiện tối đa những yếu điểm hay rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với các đối thủ khác và dần chiếm lĩnh thị trường. Thứ hai, nâng cao khả năng cạnh tranh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của họ nhất. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng được thị phần, nâng cao được uy tín, tăng doanh thu, lợi nhuận, hoàn thành tốt trách nhiệm với nhà nước. Thứ ba, ngày nay khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam càng ngày càng phát triển cùng với việc gia nhập WTO thì sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn với sự xâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, có nhiều lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về tiềm lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Như vậy để đứng vững và thích nghi trong môi trường đó, nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa ra được những giải pháp để tự hoàn thiện chính 9
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp cũng phải xác định được vị thế, chỗ đứng mình trên thị trường tiềm năng như thế nào để có được những chiến lược phù hợp nhất nhằm phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại có thể khẳng định nâng cao khả năng cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường ngày một nhiều thách thức như hiện nay. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Nhân tố chủ quan Các yếu tố chủ quan là các yếu tố phát sinh từ nội bộ doanh nghiệp. Đó là: - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách và chiến lược vạch ra mục tiêu, phương hướng cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược bao gồm nhiều loại: Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu, chiến lược giữ vững thị trường hiện tại, chiến lược thâm nhập thị trường mới,... Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được những lợi thế sẵn có, hạn chế những bất lợi của môi trường kinh doanh nội bộ và bên ngoài, đồng thời tạo dựng và duy trì những lợi thế mới. Do đó, hoạch định ra một chiến lược thích hợp và thực hiện nó một cách hiệu quả là điều cơ bản giúp doanh nghiệp dành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Quy mô về vốn của doanh nghiệp là nền tảng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn lại càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mô, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính còn thể hiện ở cơ cấu vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng như ở khả năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường. Năng lực tài chính sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nhân tố con người: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo cần yêu cầu phải có trình độ, kinh nghiệm, các kĩ năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngoài và đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người lao động là lực lượng trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nên trình độ chuyên môn và ý thức của họ sẽ là tiền đề để doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh. 10
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Môi trường kinh doanh thay đổi chứ không ổn định, vì thế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng sự linh hoạt của doanh nghiệp. Sự linh hoạt trong quản lý sẽ giảm được tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. - Trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cần lưu ý là trình độ công nghệ hiện đại phải đi đôi với trình độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ ấy 1.2.2.2. Nhân tố khách quan Các nhân tố quốc tế: Khi nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá thì các nhân tố quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trước xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp bị đặt vào một môi trường cạnh tranh mới mà ở đó, các hàng rào thương mại như thuế quan, thủ tục xuất khẩu, hạn chế mậu dịch... được giảm thiểu sẽ giúp quá trình lưu thông hàng hóa giữa các nước ngày càng phát triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức mới đối với doanh nghiệp, đó là phải chấp nhận chạy đua trong điều kiện cạnh tranh mới gay gắt hơn: các tiêu chuẩn về kĩ thuật, vệ sinh khắt khe hơn; các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn trong khi sự bảo hộ của nhà nước sẽ không còn; sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ... cũng là bất lợi tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố về chính trị như mối quan hệ giữa các chính phủ, vai trò của các tổ chức quốc tế, sự ra đời của hệ thống luật pháp quốc tế, các hiệp định và thoả thuận cũng ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh. Mối quan hệ giữa các chính phủ tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa các doanh nghiệp. Các tổ chức quốc tế, các hiệp định và luật pháp quốc tế sẽ gián tiếp tác động tới doanh nghiệp thông qua việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế ổn định và thống nhất. Các nhân tố trong nước: - Các nhân tố kinh tế: Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao, thu nhập của người dân tăng, nhu cầu có khả năng thanh toán cũng tăng lên, đây là cơ hội lớn bởi doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu đó, doanh nghiệp ấy sẽ thành công. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn cũng tăng, khi đó lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn. Khi đồng nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên cả thị trường 11
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nước ngoài và nội địa bởi giá xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh, trong khi đó giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ lại giảm. Lạm phát tăng cũng có tác động to lớn đối với doanh nghiệp bởi đôi khi tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp không thể bù đắp sự sụt giảm giá trị của tiền tệ. - Các nhân tố chính trị – pháp luật: Một nền chính trị ổn định sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Một hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Các nhân tố khoa học – công nghệ: Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm là chất lượng và giá bán, qua đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng trở nên nhanh chóng, lợi thế cạnh tranh về công nghệ của doanh nghiệp chỉ tồn tại trong thời gian ngắn buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới công nghệ để duy trì bền vững năng lực cạnh tranh của mình. - Các nhân tố về văn hoá - xã hội: Bao gồm các yếu tố về nhân khẩu, văn hóa, tâm lý. Đây là các nhân tố quan trọng quyết định quy mô và phong cách tiêu dùng, quy mô và chất lượng thị trường lao động. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. - Các nhân tố thuộc môi trường ngành: Sự phát triển của ngành, mức độ cạnh tranh trong ngành là các yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3. Nguyên tắc, chính sách và chỉ tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cạnh tranh lành mạnh là yếu tố cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong đó cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh theo đúng quy định, nguyên tắc sau: Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải tuân theo pháp luật, quy định hiện hành của Việt Nam, các hành vi vi phạm làm trái pháp luật đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải theo đúng đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, nhằm tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh; các hành vi vi phạm trong kinh doanh. Thứ ba, dựa theo trên cơ sở thực lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thể hiện năng lực của mình, thể hiện lợi thế so với đối thủ trong việc thỏa mãn các yêu cầu của khánh hàng. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được 12
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà phải gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Thứ tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp cận nguồn lực và thị trường, tập trung vào các giải pháp tăng cường tạo thuận lợi tiếp cận và phát triển các yếu tố nguồn lực và thị trường, tập trung vào phát triển thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng, tăng cường liên kết, … Cuối cùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải gắn liền với việc sử dụng những lợi thế bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Từ đó thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.3.2. Chỉ tiêu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng - Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp, qua đây ta có thể biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm, có chiều hướng xấu hay tốt. Nhưng để xét xem sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến chi phí để nhập vào của sản phẩm. Một sản phẩm duy trì được doanh thu và lợi nhuận tăng cao thì đồng nghĩa với việc sản phẩm của dịch vụ kinh doanh có năng lực cạnh tranh cao. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng: D=P*Q Trong đó: D: doanh thu dịch vụ kinh doanh P: giá thành sản phẩm từ dịch vụ kinh doanh Q: sản lượng sản phẩm từ dịch vụ kinh doanh - Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh hoạt động càng có hiệu quả. Công thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác hơn, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận trên chi phí để đánh giá. 13
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tỷ suất lợi nhuận phản ánh doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu, chi phí. Tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh tế T su t l i nh u n trợ n doan h th u của doanh nghiệp càng cao và khả năng cạnh tranh của doanh nghi ệp càng lớn. ỷ ấ ợ ậ L i nhu n t d chv kinh doanhc a doanhnghi p ê d ch v kinh doanh to n th tr ng ∗100% = T ng doanh thu t ệ ậ ừ ị ụ ủ T su t l ổ ừ ị ụ à ị ườ i nhu n tr n v n d ch v kinh doanh c a doanh nghi p ỷ ấ ợ ậ Lổ i nhu n t ê ố u t d ch v kinh doanh to n th tr ng ∗100 = T ng v n ị ợ ậ ừ ụ ủ ệ ố đầ ư ị ụ à ị ườ - Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường của một doanh nghiệp và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ Th ph n c a doanh nghi p = Doanh t hu t d ch v kinh doanh c a doanh nghi p trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp. Công thức: ng Tuy nhiên, cách xác địnhT ng doanh t ị d ch v kinh doanh to n th tr ị ầ ủ ệ ừ ụ ủ ệ ổ ừ ị ụ à ị ườ trên rất khó thực hiện nếu thị trường hoạt động của doanh nghiệp quá lớn, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí, kết quả đem lại đôi khi Thị phần của doanh nghiệp ừ ị ụ ủ ệ không c ính xác. Do vậy, có thể xác định thị phần của doanh nghiệp theo cách sau: Doanh thu t d ch v kinh doanh c a doanh nghi p Chỉ tiêu này Doanh thut dchv kinh doanhc a i th m nh nh t ừ ị ụ ủ đố ủ ạ ấ = phản ánh chính xác khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập doanh thu của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thêm hiểu biết về đối thủ của mình, về khu vực đem lại lợi nhuận cao mà doanh nghiệp có thể cần chiếm lĩnh trong tương lai. - Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp + Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu Xác định theo công thức: DTt - DTt-1 GTt = DTt-1 Trong đó: 14
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 GTt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu. DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu. DTt-l: Doanh thu kỳ trước. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường + Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo lợi nhuận Xác định theo công thức: PRt - PRt-1 GRt = PRt-1 Trong đó: GRt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận thời kỳ nghiên cứu. PRt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu. PRt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó. Chỉ tiêu này có ý nghĩa giống với chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu nhưng phản ánh thực chất và chính xác hơn về một doanh nghiệp vì nó so sánh về tốc độ tăng lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trên càng lớn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường càng nâng cao và phát triển. Và ngược lại, khi các chỉ tiêu trên ở mức độ thấp thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở mức thấp. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính - Uy tín của công ty Đây là yếu tố tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp kinh doanh. Uy tín công ty có tính chất khát quát bao gồm: Chất lượng của các sản phẩm công ty phân phối, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thương trường, uy tín đối với các tổ chức tín dụng cho vay để đầu tư vào các mặt hàng kinh doanh,… Uy tín công ty được thể hiện qua chất lượng sản phẩm hay giá trị sử dụng của sản phẩm, có những sản phẩm uy tín và có tên tuổi, với giá thành hợp lý tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Có thể nói uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình nhưng vô giá đối với các doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá trị và lợi nhuận. Nếu mất uy tín, doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác trên thương trường. - Công nghệ Công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào sở hữu công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn thì sẽ góp 15
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phần tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Mỗi doanh nghiệp hàng năm đều trích ra một tỷ lệ phù hợp từ doanh thu để đầu tư cho khoa học công nghệ (tỷ lệ này ở doanh nghiệp nhà nước là 3-10%). Doanh nghiệp cần công nghệ, kỹ thuật nhưng hiện nay có thể nói doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu khoa học công nghệ chưa thực sự gặp nhau. Các nhà khoa học công nghệ trong nước hiện không thiên về nghiên cứu khoa học công nghệ trong sản xuất, do đó doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để mua những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong việc thu hút chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài. Mặc dù, các công nghệ được chuyển giao không còn được đánh giá cao nhưng là giải pháp tình thế trước mắt cho các doanh nghiệp. - Hiệu quả sử dụng nguồn lực Đây là yếu tố quan trọng và là cốt lõi của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng nguồn lực bao gồm các hoạt động quản lý nhân sự, phân công công việc phù hợp với năng lực mỗi người… Hiệu quả sử dụng nguồn lực được thể hiện qua doanh thu, tiến độ công việc của doanh nghiệp. Nên bất kì doanh nghiệp nào nếu tận dụng và sử dụng nguồn lực hiệu quả thì mới có thể đạt được kết quả tốt. - Kinh nghiệm Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác nhu cầu trên thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, tồn kho quá nhiều sản phẩm tiết kiệm được nhiều chi phí khác. Vì vậy, có thể nói, kinh nghiệm là thứ vô cùng quí giá đối với sự hoạt động thành công của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động chức năng khác của doanh nghiệp có khả năng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp, của các cán bộ quản lý bộ phận. 1.4. Một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.4.1. Giải pháp về hàng hóa Chất lượng là tổng chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay chất lượng sản phẩm lại là yếu tố được đặc biệt quan tâm. Đối với nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của mình mà cái họ cần là chất lượng và lợi ích mà sản phẩm mang lại. 16
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ, mở rộng thị trường. Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề thiết yếu đối với doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. 1.4.2. Giải pháp về giá cả hàng hóa, dịch vụ Giá của các sản phẩm dịch vụ hay thương mại được xác định trên thị trường khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng, tính độc đáo, tính thời vụ và tính không gian của nó. Mặt khác giá cả sản phẩm dịch vụ và thương mại còn cần phải có sự phân biệt tuỳ theo từng đối tượng khách hàng (xuất xứ, mức thu nhập, thời điểm tiêu thụ). Chiến lược giá cả được thích ứng vào quá trình bán hàng có thể chia ra thành: chiến lược định giá thấp, chiến lược định giá theo thị trường và chiến lược định giá cao. Tác dụng của chính sách giá: + Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. + Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trình marketing chung. Chiến lược cạnh tranh về giá chỉ nên áp dụng trong thời gian đầu khi doanh nghiệp mới ra thị trường để doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu, thị phần và tạo được ấn tượng, sự ghi nhớ của khách hàng về dòng sản phẩm mới. Nếu không áp dụng chiến lược về giá, sẽ rất khó để doanh nghiệp mới đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Chỉ khi sản phẩm đến tay khách hàng, thì yếu tố chất lượng mới bắt đầu có giá trị của nó. Khi sản phẩm đã ra thị trường, doanh nghiệp sẽ giảm các chương trình khuyến mãi theo từng giai đoạn (tránh phản ứng của khách hàng) kết hợp nâng cao những tính năng vượt trội, chất lượng của sản phẩm để tiếp tục duy trì thị phần và có sự tăng trưởng trong tương lai. 1.4.3. Giải pháp về dịch vụ sau bán Để tăng khả năng cạnh tranh của mình, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những dịch vụ và chất lượng lúc bán mà còn phải đảm bảo có được những dịch vụ sau bán cho khách hàng của mình. Nội dung của dịch vụ sau bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: - Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn tiền cho khách đổi hàng nếu sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách. - Cam kết bảo hảnh trong thời gian nhất định. - Thẻ thành viên: lưu hồ sơ chi tiết của khách hàng và các loại giấy tờ giao dịch của khách hàng để thuận tiện cho việc theo dõi, liên lạc. 17
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Dịch vụ chăm sóc khách hàng: tặng quà, vật lưu niệm, viết thư cảm ơn, ưu đãi, khuyến mại cho các khách hàng lâu năm… Các dịch vụ sau bán giúp duy trì và nâng cao mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nhờ các dịch vụ sau bán hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp có được lòng tin từ phía khách hàng và tạo cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh. 1.4.4. Giải pháp về chính sách xúc tiến Xúc tiến hỗn hợp bao gồm năm công cụ: Một là, quảng cáo: là những hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí. Hai là, bán hàng cá nhân: là việc tạo ra những giao tiếp cá nhân thông qua việc thuyết trình chào bán hàng và các hoạt động khác của nhân viên bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng và thiết lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Ba là, khuyến mại: là những biện pháp kích thích ngắn hạn nhằm thúc đẩy khách hàng mua tức thì. Bốn là, quan hệ cộng đồng: là cách để xây dựng quan hệ với các nhóm công chúng khác nhau của công ty thông qua việc đưa ra những thông tin tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng một hình ảnh đẹp về công ty và xử lý những lời đồn, những thông tin và sự kiện thiện chí. Năm là, marketing trực tiếp: là hình thức người làm marketing sử dụng các phương tiện giao tiếp đến từng thị trường nhỏ, độc lập, thậm chí đến từng cá nhân để thu thập dữ liệu về khách hàng kết hợp với những thông tin khác về môi trường marketing nhằm xây dựng chiến lược marketing riêng biệt, sau đó giới thiệu và cung ứng hàng hóa nhằm thõa mãn nhu cầu đặc thù của họ. 18
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG VĨNH PHÚC TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. 2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc Qua 10 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xây dựng, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc đã tạo được những thành công nhất định và thu về những lợi nhuận ngày càng lớn qua các năm. Hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2018 đến hết tháng 6 năm 2021 luôn tăng trưởng qua các giai đoạn. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng công ty vẫn tồn tại những khó khăn vướng mắc nhất định. Thông qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể nhìn rõ được hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ xây dựng của công ty như sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm T6/năm Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 2018 2019 2020 2021 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ (%) (%) Doanh thu bán 9.650 21.546 34.228 17.582 11.896 223,27 12.682 58,86 hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán 8.178 17.613 26.312 13.942 9.435 115,37 8.699 49,38 Lợi nhuận gộp về 1.472 3.932 7.916 4.371 2.460 167,12 3.984 101,32 bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt 100 285 358 193 185 185 78 27,37 động tài chính Chi phí tài chính 87 210 350 214 123 141,38 140 66,6 Chi phí quản lý 384 819 985 571 435 113,28 166 20,26 kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt 1.000 2.903 6.580 3.816 1.903 190,3 3.677 126,66 động kinh doanh 19
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tổng lợi nhuận kế 1.000 2.903 6.580 3.816 1.903 190,3 3.677 126,66 toán trước thuế Chi phí thuế 200 580 1.309 732 380 190 729 125,69 TNDN hiện hành Lợi nhuận sau 800 2.322 5.239 3.321 1.522 190,25 2.917 125,62 thuế TNDN Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Qua bảng 2.1, ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021 liên tục gia tăng theo các năm. Cụ thể như sau: - Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vị của công ty có sự gia tăng lớn. Năm 2018, doanh thu đạt 9.650 triệu đồng; năm 2019 con số này đã có sự phát triển vượt bậc tăng lên đến 21.546 triệu đồng, tăng 11.896 triệu đồng tương ứng với 223,27% so với năm 2018. Đến năm 2020 doanh thu của công ty tiếp tục tăng 12.682 triệu đồng tương ứng với 58,86% so với năm 2019 và đạt 34.228 triệu đồng doanh thu. Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của công ty đạt 17.582 triệu đồng tăng 468 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2020. Nhìn chung, doanh thu của công ty có những bước phát triển lớn qua các năm. Công ty có được sự tăng trưởng doanh thu do công ty đang cố gắng mở rộng thị phần của mình, nâng cao chất lượng dịch vụ xây dựng cũng như mở rộng cung cấp đa dạng các loại hình xây dựng khác nhau. Từ đó, công ty tiếp cận được với các khách hàng nhiều hơn và thu về doanh thu tăng dần đều qua các năm. Công ty đã có một lượng khách hàng ổn định và chất lượng tin dùng các dịch vụ xây dựng của công ty. - Bên cạnh doanh thu tăng thì chi phí của công ty cũng tăng một mức tương ứng. Chi phí tài chính của công ty vào năm 2018 là 87 triệu đồng và tăng đáng kể lên đến 350 triệu đồng vào năm 2020, 6 tháng đầu năm 2021 chi phí tài chính của công ty đạt 214 triệu đồng, tăng 39 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2020. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty cũng tăng do đầu tư nhiều vào chi phí trả cho nhân viên. Năm 2018 chi phí quản lý kinh doanh là 384 triệu đồng; năm 2019 mức chi phí này năng 113,28% so với năm trước và đạt 819 triệu đồng. Sang đến năm 2020, mức chi phí này tiếp tục tăng trưởng và đạt 985 triệu đồng, con số này tiếp tục tăng 78,5 triệu đồng trong nửa đầu năm 2021 so với nửa đầu năm 2020, lên đến 571 triệu đồng. Nguyên nhân của mức tăng chi phí này do công ty mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư vào mua sắm cơ sở vật chất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Công ty mở rộng loại hình cung cấp dịch vụ xây dựng nên đòi hỏi công ty phải thuê thêm nhân viên nhằm đáp ứng duy 20
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trì hoạt động của công ty, từ đó chi phí công ty phải bỏ ra tăng lên. Bên cạnh đó công ty phải chi thêm tiền để bảo hành các loại máy móc nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công công trình và nâng cao năng suất làm việc của công nhân. Kết luận: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018 – tháng 6/2021 có xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực, doanh thu đạt tăng trưởng qua các năm và đạt mục tiêu đề ra. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng phát triển mạnh mẽ, điều này giúp công ty có thêm vốn để duy trì cũng như nâng cấp hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt chất lượng cao và mang đến những trải nghiệm mới, hoàn hảo cho khách hàng. 2.1.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. 2.1.2.1. Nguồn lực tài chính của công ty Để đánh giá quy mô kinh doanh của một doanh nghiệp bất kỳ thì nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng nhằm đóng góp vào khả năng kinh doanh của công ty. Tất cả các hoạt động của công ty như là đầu tư, phân phối,... đều phải được xem xét kỹ lưỡng dựa vào tình hình tài chính thực tiễn của công ty. Qua 10 năm hình thành và đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc đã và đang hình thành được một nguồn vốn ổn định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tháng 6/2021 TÀI SẢN . Tài sản ngắn hạn 7.350 16.174 36.023 24.824 I.Tiền 121 112 575 372 II.Các khoản phải thu 943 2.573 18.190 10.347 ngắn hạn III. Hàng tồn kho 5.988 13.388 17.178 9.173 IV. Tài sản ngắn hạn 296 99 78 28 khác Tài sản dài hạn 5.067 4.905 5.658 3.273 III .Tài sản cố định 5.003 4.859 5.586 3.043 IV. Tài sản dài hạn khác 64 45 71 42 21
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tổng tài sản 12.418 21.079 41.682 28.097 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 6.837 13.176 28.539 18.900 I. Nợ ngắn hạn 6.837 13.176 28.539 18.900 II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.580 7.902 13.142 9.643 1. Vốn đầu tư của chủ sở 1.680 1.680 1.680 1.680 hữu 2. Vốn khác của chủ sở 3.100 3.100 3.100 3.100 hữu II.Lợi nhuận chưa phân 800 3.122 8.326 4.863 phối Tổng nguồn vốn 12.418 21.079 41.682 28.543 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc Qua bảng 2.2, ta có thể thấy tài sản của công ty gia tăng theo các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2020. Công ty đang đầu tư thêm tài sản cố định nhằm mục đích mở rộng quy mô kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự gia tăng lớn qua các năm hoạt động thể hiện rằng công ty có khả năng tài chính tốt và là tiền đề vững chắc cho quá trình kinh doanh của công ty. Đối với Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đóng góp ý nghĩa quan trọng trong năng lực cạnh tranh. Khi nguồn lực tài chính của công ty đủ mạnh thì công ty có thể phát huy được nhiều lợi thế trong hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực cũng như các hoạt động quảng bá hình ảnh của công ty,... giúp công ty nâng cao được vị thế trên thị trường. 2.1.2.2. Nguồn nhân lực của công ty Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng giúp công ty hoạt động, một đội ngũ nhân lực tốt sẽ giúp công ty phát triển ngày một lớn mạnh. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc có một đội ngũ nhân lực lành nghề, luôn được trau dồi và học hỏi kỹ năng chuyên môn. Bộ máy quản lý của công ty luôn được hoàn thiện và nâng cấp không ngừng. Trong bộ máy chuyên môn, nhân viên của công ty đều tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng và có những kiến thức vững chắc về ngành xây dựng. Đây là một lợi thế lớn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 22
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc giai đoạn 2018 – T6/2021 Đơn vị: Người Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thàng 6/2021 Phân loại Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Theo giới tính Nam Nữ 15 75 17 70,8 15 68,2 18 64,3 5 25 7 29,2 7 31,8 10 35,7 Theo trình độ - Đại học và trên đại học 12 60 18 75 16 72,7 20 71,4 - Cao đẳng và trung cấp 8 40 6 25 6 27,3 8 28,6 Theo độ tuổi - Từ 30 – 45 tuổi 14 70 16 66,7 17 77,3 24 85,7 - Dưới 30 tuổi 6 30 8 33,3 5 22,7 4 14,3 Tổng số 20 100 24 100 22 100 28 100 Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc Nhìn chung số lượng nhân viên của công ty tăng nhẹ qua các năm do Công ty mở rộng kinh doanh, tuyển thêm người vào làm ở bộ phận kỹ thuật và bộ phận kinh doanh để đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành nghề kinh doanh của công ty. Không chỉ về số lượng, chất lượng lao động qua các năm cũng có xu hướng tăng dần đều. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên sang năm 2020 Công ty đã phải cắt giảm một số nhân lực không quan trọng để cân bằng tài chính. Tuy nhiên sang đến 6 tháng đầu năm 2021, nền kinh tế từng bước phục hồi sau đại dịch, công ty mở rộng quy mô hoạt động do đó số lượng nhân viên tăng nhẹ để phục vụ cho các công việc trong công ty. Trong một công ty chuyên về lĩnh xây dựng thì tỷ lệ số nhân viên nam cao hơn nhân viên nữ là điều dễ hiểu. Ngày nay, trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty gặp những khó khăn lớn trong việc nâng cao yếu tố chuyên môn và phân công nguồn lao động phù hợp. Bố trí nguồn lực một cách phù hợp là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến năng suất lao động của công ty, giúp các phòng ban hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả và không bị chồng chéo lẫn nhau. Công tác phân tích cơ cấu lao động luôn được công ty ưu tiên đề cao nhằm bố trí nguồn lực phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty. Như vậy, bên cạnh những thuận lợi mà Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh 23
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phúc đạt được trong việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên giúp công ty tạo nền tảng cạnh tranh vững chắc trên thị trường, công ty vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc bố trí nguồn lực một cách hợp lý để tối ưu hiệu quả làm việc của nhân viên. 2.1.2.3. Hoạt động Marketing của công ty Bộ phận marketing của công ty đã tiến hành các hoạt động quảng bá thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, mạng internet để mở rộng tầm ảnh hưởng của công ty đối với khách hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, hoạt động này chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chỉ dừng lại hiệu quả ở mức độ thấp mới tiếp cận được những khách hàng nhỏ lẻ và chưa tiếp cận được các doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân chính là do nhân viên ở bộ phận Marketing chưa đạt trình độ chuyên môn cao mới chỉ dừng lại ở mức hiểu biết, nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động lĩnh vực này. Do đó trong tương lai, công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên ở bộ phận marketing tham gia vào những lớp học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, va chạm với thực tế nhiều để làm giàu kinh nghiệm và đạt được hiệu quả cho hoạt động truyền bá của công ty. Bên cạnh đó, công ty chưa thành lập được website cho riêng mình dẫn đến khách hàng gặp những khó khăn nhất định trong việc liên hệ trực tiếp với công ty. Công ty chỉ tiếp cận được với những khách hàng trong tỉnh Vĩnh Phúc mà chưa tiếp cận được với các khách hàng ở tỉnh thành khác trên địa bàn miền Bắc nói tiêng và cả nước nói chung. Do sự uy tín trong hoạt động kinh doanh xây dựng của mình mà công ty đã tạo được những vị thế và tiếng vang nhất định trong ngành nghề cung cấp dịch vụ xây dựng. Trong thời gian tới công ty cần xây dựng website riêng nhằm đưa được những thông tin cần thiết đến với khách hàng một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. 2.1.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật Ngành nghề kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ về xây dựng nên cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng. Công ty hoạt động kinh doanh tại căn nhà 4 tầng với diện tích gần 200m2 được chia thành các phòng ban cụ thể. Mỗi phòng ban được công ty trang bị trang thiết bị văn phòng, máy móc hiện đại nhằm giúp cho công việc được thuận lợi. Công ty luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tuy nhiên công ty vẫn chưa cập nhật kịp thời các công nghệ, thiết bị hiên đại một cách kịp thời, điều này gián tiếp ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình thuận lợi. Vì hoạt động trong ngành nghề cung cấp dịch vụ xây dựng nên các trang thiết bị hiện đại là nhân tố quan trọng giúp công ty nâng cao chất lượng công trình cũng như giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Công ty luôn kiểm tra chất lượng máy móc trước khi đưa ra công trình, điều này giúp công ty giảm thiểu những thiệt hại không đáng có và tạo được uy tín, sự hài lòng của khách 24
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, công ty không thể tránh khỏi những sai sót nhưng công ty luôn cố gắng để khắc phục sai lầm nhanh và hiệu quả nhất có thể nhằm tối thiểu những rủi ro. Các yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc đều có những tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường miền Bắc. Công ty cần đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất, phát huy năng lực và khắc phục những mặt yếu kém. 2.1.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc. 2.1.3.1. Đối thủ cạnh tranh Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi ngành nghề kinh doanh đều tồn tại nhiều công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực nhất định. Các công ty trong cùng ngành nghề đều có những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với nhau nhằm tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị tác động rất lớn bởi số lượng đối thủ cạnh tranh. Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc có các đối thủ cạnh tranh là các công ty trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và toàn quốc nói chung. Một số đối thủ cạnh tranh của công ty như: Công ty cổ phần cơ giới xây dựng Hùng Hạnh, Công ty TNHH xây dựng một thành viên Phúc Sơn 2, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hiệp Long, Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ thương mại Sáng Huyền,... Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc phải chịu những sức ép cạnh tranh khá lớn từ các đối thủ trên địa bàn miền Bắc. Đây là những đối thủ có bề dày kinh nghiệm cũng như có một vị thế khá vững chắc trên thị trường. Tính cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh không chỉ là chính sách thi công mà còn là sự cạnh tranh về giá cả do tính hiệu quả theo quy mô. Chính điều này khiến công ty cần phải linh hoạt để phù hợp với thị trường, từ đó có thể tạo được lợi thế cạnh tranh. Các đối thủ là những nhân tố chủ yếu làm công ty giảm sút doanh thu, lợi nhuận và thị phần. Phân tích nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh là một vấn đề thiết yếu và quan trọng đối với công ty, điều này thể hiện các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ giúp công ty đưa ra được những đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc vừa có những điểm mạnh và cũng còn tồn tại không ít những hạn chế. Nhằm xác định được năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc với các đối thủ trên thị trường, ta có thể so sánh một số đặc điểm cơ bản. 25
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.3.2. Khách hàng Hiện nay, khách hàng có nhu cầu cung cấp các dịch vụ xây dựng ngày càng cao do nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Các yêu cầu về cung cấp dịch vụ xây dựng từ phía khách hàng ngày càng cao, khách hàng không chỉ yêu cầu các dịch vụ chất lượng tốt với mức giá cả hợp lí mà còn yêu cầu về những dịch vụ hiện đại, phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi cá nhân khác nhau. Thành Công Vĩnh Phúc đã và đang phục vụ cho đa dạng khách hàng với nhau với những nhu cầu khác nhau, công ty luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất và mang đến sự hài lòng cao nhất. Do đó, Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại Thành Công Vĩnh Phúc luôn cải tiến, không ngừng học hỏi và cập nhật những xu hướng mới nhất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Công ty mở rộng các lĩnh vực hoạt động trong ngành xây dựng nhằm cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại hình dịch vụ với sự hài lòng nhất. Tuy còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mới nhưng công ty luôn chú trọng quan tâm vào những khách hàng hiện tại. Tuy còn bỡ ngỡ trong việc mở rộng loại hình cung cấp dịch vụ mới nhưng công ty luôn cố gắng làm việc một cách tốt nhất có thể. Điều này vừa giúp công ty đạt được uy tín với khách hàng mà còn tạo được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực xây dựng. 2.1.3.3. Yếu tố pháp luật và chính trị Nước ta là một đất nước có chính trị ổn định, Nhà nước luôn đưa ra những quy định khuyến khích các cá nhân, tập thể phát triển kinh doanh trong nền kinh tế. Đảng và Nhà nước luôn đưa ra những đường lối, chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đảng ta đã chủ trương chuyển đất nước ta sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia. Cơ chế thị trường CNXH ở đất nước ta ngày càng được hoàn thiện. Đất nước đã và đang chủ trương ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới. Pháp luật nước ta luôn đưa ra những điều luật hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo môi trường công bằng và thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số thách thức cho công ty khi tham gia hoạt động trên thị trường. Do đó, công ty phải hoạt động dựa theo những quy định mà nhà nước đề ra và dựa trên những quy định đó tìm ra những cơ hội cho công ty. Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với các nước trên thế giới và thực hiện kí kết hiệp định song phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kí kết các hiệp định đa phương WTO, AFTA, ASEAN và mới đây nhất Việt Nam đã kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 08/03/2018 tại Chi-le. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14/01/2019, Công ty Cổ phần xây dựng và 26