SlideShare a Scribd company logo
1 of 82
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************
TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦAHỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC
2017 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************
TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦAHỌC SINH TRUNG HỌC
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC
2017 - 2018
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
(Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số chuyên
ngành: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM KHÁNH NAM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả trong luận v ă n là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 4
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................... 4
1.6.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................... 4
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 4
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN............................................................................... 5
Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 6
2.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 6
2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN, BÉO PHÌ.......................................................... 6
2.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 6
2.2.2 Phân loại béo phì ................................................................................... 6
2.2.2.1Phân loại béo phì theo sinh bệnh học .............................................. 6
2.2.2.2Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
7
2.2.2.3Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu ............ 7
2.2.2.4Một số phân loại béo phì khác ........................................................ 7
2.2.3 Tình hình béo phì trên thế giới và Việt Nam ......................................... 8
2.2.3.1Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới ........................................ 8
2.2.3.2Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam ....................................... 9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.4 Các nghiên cứu trước về yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì ....... 12
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì......................................... 14
2.2.5.1 Yếu tố giới tính.............................................................................. 14
2.2.5.2 Độ tuổi........................................................................................... 15
2.2.5.3 Yếu tố di truyền............................................................................. 15
2.2.5.4 Yếu tố gia đình .............................................................................. 15
2.2.5.5 Thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì................................. 15
2.2.5.6 Hoạt động thể lực và béo phì......................................................... 16
2.2.5.7 Thói quen sinh hoạt ....................................................................... 17
2.2.5.8 Hoạt động giải trí........................................................................... 17
2.2.5.9 Yếu tố nhà trường.......................................................................... 18
2.2.6 Hậu quả tiêu cực của béo phì ............................................................... 18
2.2.6.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe ................................................................ 18
2.2.6.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong .............................................. 18
2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì .......................................... 20
2.3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT ......................................................... 21
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 23
3.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 23
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................... 23
3.2.1 Một số thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu ....................... 24
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25
3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 25
3.2.2.2 Nội dung, các biến số nghiên cứu ................................................. 27
3.2.2.3 Phương pháp và Phương tiện thu thập số liệu............................... 28
3.2.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì...................... 30
3.2.3.1 Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ..................... 30
3.2.3.2 Các biện pháp khống chế sai số: ................................................... 31
3.2.4 Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 32
3.2.4.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................... 32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.4.2Các thuật toán dùng để phân tích số liệu....................................... 32
3.2.4.3Mô hình phân tích thực nghiệm .................................................... 32
3.2.4.4Mô hình hồi quy Logistic ............................................................. 33
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 35
4.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 35
4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................... 35
4.2.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 35
4.2.1.1Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận/ huyện .......................... 35
4.2.1.2Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính .................... 36
4.2.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh 11 – 14 tuổi ................................ 38
4.2.3 Chiều cao và cân nặng trung bình của HS 11 - 14 tuổi ........................ 44
4.2.4 Các yếu tố tác động tới thừa cân, béo phì của HS từ 11 – 14 tuổi ....... 44
4.2.4.1Yếu tố giới tính và tình trạng thừa cân, béo phì ............................ 45
4.2.4.2Yếu tố độ tuổi và tình trạng thừa cân, béo phì .............................. 45
4.2.4.3Yếu tố di truyền và tình trạng thừa cân, béo phì ........................... 46
4.2.5 .................................................................................................................. 46
4.2.5.1Yếu tố gia đình và tình trạng thừa cân, béo phì ............................ 47
4.2.5.2Yếu tố thói quen ăn uống và tình trạng thừa cân, béo phì ............ 50
4.2.5.3Yếu tố hoạt động thể lực và tình trạng thừa cân, béo phì .............. 52
4.2.5.4Yếu tố thói quen sinh hoạt và tình trạng thừa cân, béo phì ........... 54
4.2.5.5Yếu tố hoạt động giải trí và tình trạng thừa cân, béo phì .............. 56
4.2.5.6Yếu tố Nhà trường và tình trạng thừa cân, béo phì ....................... 59
4.2.6 Kết quả hồi quy Logit với các yếu tố kinh tế xã hội đối với tình trạng
thừa cân béo phì của học sinh. .......................................................................... 61
4.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................... 65
Chương 5. KẾT LUẬN ........................................................................................... 67
5.1.KẾT LUẬN.................................................................................................... 67
5.2 GÓP Ý CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CHO
HỌC SINH THCS................................................................................................ 67
5.2.1 Về yếu tố gia đình ................................................................................ 67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.2.2 Về thói quen ăn uống của HS .............................................................. 68
5.2.3 Về hoạt động thể lực ........................................................................... 68
5.2.4 Về thói quen sinh hoạt ......................................................................... 69
5.2.5 Về yếu tố nhà trường ........................................................................... 69
5.3 HẠN CHẾ.................................................................................................. 70
5.4 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Số lượng và tỷ lệ béo phì trên thế giới năm 2016 ........................................ 9
Hình 2. Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới trẻ thừa cân, béo phì............13
Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................22
Hình 4. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt ......................................................24
Hình 5. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận, huyện........................................35
Hình 6. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính chung.......................36
Hình 7. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính theo trường ..............38
Hình 8. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và giới) của học sinh 11 – 14 tuổi . 40
Hình 9. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo trường học) của học sinh 11 – 14 tuổi . 43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Hậu quả do béo phì gây ra .......................................................................... 18
Bảng 2. Thống kê số trường THCS tại TP. HCM năm học 2016-2017................... 26
Bảng 3. Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI .................................... 30
Bảng 4. Đánh giá theo chuẩn của WHO .................................................................. 31
Bảng 5. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận, huyện ....................................... 35
Bảng 6. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính chung....................... 36
Bảng 7. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính theo trường.............. 37
Bảng 8. Tình trạng thừa cân, béo phì của HS từ 11 - 14 tuổi .................................. 38
Bảng 9.Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và giới) của học sinh 11 – 14 tuổi .. 39
Bảng 10. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và trường học) của học sinh 11 –
14 tuổi....................................................................................................................... 41
Bảng 11. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo trường học) của học sinh 11 – 14 tuổi 43
Bảng 12. Chiều cao và cân nặng trung bình của HS 11 - 14 tuổi ............................ 44
Bảng 13. Kiểm định T-Testyếu tố giới tính và tình trạng thừa cân, béo phì ........... 45
Bảng 14. Kiểm định T-Test yếu tố độ tuổi và tình trạng thừa cân, béo phì............. 46
Bảng 15. Mối quan hệ giữa YTDT1 và tình trạng thừa cân, béo phì....................... 46
Bảng 16. Mối quan hệ giữa YTDT2 và tình trạng thừa cân, béo phì....................... 47
Bảng 17. Mối quan hệ giữa YTGĐ1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 47
Bảng 18. Mối quan hệ giữa YTGĐ2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 48
Bảng 19. Mối quan hệ giữa YTGĐ3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 48
Bảng 20. Mối quan hệ giữa YTGĐ4 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 49
Bảng 21 Mối quan hệ giữa YTGĐ5 với tình trạng thừa cân, béo phì...................... 50
Bảng 22. Mối quan hệ giữa TQAU1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 50
Bảng 23. Mối quan hệ giữa TQAU2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 51
Bảng 24. Mối quan hệ giữa TQAU3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 52
Bảng 25. Mối quan hệ giữa HĐTL1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 53
Bảng 26. Mối quan hệ giữa HĐTL2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 27. Mối quan hệ giữa HĐTL3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 54
Bảng 28. Mối quan hệ giữa TQSH1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 55
Bảng 29. Mối quan hệ giữa TQSH2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 55
Bảng 30. Mối quan hệ giữa TQSH3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 56
Bảng 31. Mối quan hệ giữa HĐGT1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 57
Bảng 32. Mối quan hệ giữa HĐGT2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 58
Bảng 33. Mối quan hệ giữa HĐGT3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 58
Bảng 34. Mối quan hệ giữa YTNT1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 59
Bảng 35. Mối quan hệ giữa YTNT2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 60
Bảng 36. Mối quan hệ giữa YTNT3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC VIẾT TẮT
BMI
IOTF
GDDD
MICS
P:L:G
SD
SE
SPSS
UNICEF
THCS
TP. HCM
WHO
Chỉsốkhốicơthể(BodyMass Index)
Tổchứcchuyêntráchbéophìquốctế(ỈnternationalObesityTaskForce)
Giáo dục dinh dưỡng
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam
Tỷtrọng(%)nănglượngdoProtein,LipitvàGluxitcungcấp
Độ lệch chuẩn (Standard deviation)
Sai số chuẩn (Standard Error)
Statistical Product and Services Solutions
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Trung học cơ sở
Thành phố Hồ Chí Minh
TổchứcYtếthếgiới(WorldHealthOrganization)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU
Khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện,
nhu cầu sinh hoạt lẫn mức sống của người dân được nâng cao, đã và đang dẫn tới
tình trạng số người bị béo phì ngày càng gia tăng. Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì
ở trẻ em đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang
phát triển mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân
bằng với nhu cầu cơ thể) mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể
lực, căng thẳng, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội...). Béo phì là căn
bệnh rất phức tạp nguyên nhân, nan giải trong điều trị bệnh. Thừa cân, béo phì là
mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi
trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính, làm ngừng tăng
trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ. Người bị béo phì
có thể bị các nguy cơ khác như thừa mỡ trong máu, các bệnh về mạch vành tim,
bệnh về tiểu đường.… là những bệnh nan y, dễ gây tử vong hay làm suy giảm sức
lao động của người bệnh. Theo WHO (2014) thì thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ
thứ 5 gây tử vong tới 2,8 triệu người/năm. Số lượng người từ 18 tuổi trở lên bị thừa
cân tới 1,9 tỷ người, trong đó có 600 triệu người béo phì chiếm 13% dân số thế giới.
Theo WHO (2010) thì có khoảng 10% trẻ em từ 6 đến 17 tuổi bị thừa cân, 2-3% trẻ
bị béo phì. Theo WHO (2015) thì tới năm 2013 đã có khoảng 42 triệu trẻ em dưới 5
tuổi bị thừa cân, béo phì.
Không chỉ ở các nước có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp
và trung bình thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị. Kết
quả điều tra của nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng lệ thừa cân, béo phì ở học sinh
đang gia tăng mạnh. Tại Việt Nam, giai đoạn 2002 – 2004, tỷ lệ thừa cân, béo phì
của học sinh tiểu học là 9,4%, học sinh THCS là 6,1% và học sinh THPT là 4,8%.
Theo Bộ Y tế (2012) thì HS từ 5 đến 19 tuổi có tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thành thị
chiếm 37,4% cao gấp 2,7% lần khu vực nông thôn 13,5%. Việc điều trị thừa cân,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
béo phì lại rất khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả. Theo WHO (2008)
chi phí cho thừa cân, béo phì từ 2-7% tổng chi phí chăm sóc y tế của các nước phát
triển. Do đó phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì
ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến béo
phì và giảm chi phí y tế. Chuyển tiếp dinh dưỡng gắn với chuyển tiếp về kinh tế và
nhân khẩu học tạo nên gánh nặng kép về bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm tình
trạng suy dinh dưỡng và tình trạng thừa cân, béo phì.
Một số nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu (2001), Đỗ Thị Kim Liên và ctg (2002),
Lê Thị Hải (2002), Cao Thị Yến Thanh và ctg (2004), Nguyễn Điểm (2007), Phan
Thị Bích Ngọc (2010), Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013), Hà Văn Thiệu
(2014), Trần Thị Xuân Ngọc (2017),…đã tiến hành phân tích các yếu tố tác động tới
tình trạng thừa cân, béo phì đối với HS tiểu học, HS THCS và HS THPT, từ đó đề
xuất các biện pháp can thiệp để giảm sự gia tăng của thừa cân, béo phì ở HS.
Theo kết quả nghiên cứu về tình trạng thừa cân, béo phì của HS độ tuổi THCS
như: Đỗ Thị Kim Liên và ctg (2002) cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của HS nam
đều cao hơn HS nữ, tỷ lệ thừa cân, béo phì giảm dần từ nhóm 11 tuổi đến 14
tuổi;Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục (2012) cho biết tỷ lệ thừa cân
8.60 %, béo phì là 1.75%, cao nhất ở nhóm tuổi 12 và 13 tuổi và thấp dần vào 14 và
15 tuổi; Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013) cho biết cân nặng và chiều cao của
HS nam, nữ quận trung tâm Hà Nội cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với
HS quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg với HS nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với HS nữ;
Trần Thị Xuân Ngọc (2017) cho biết tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm 10 tuổi
(18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%), tỷ lệ béo phì (3,0%), nam (4,9%) cao
hơn nữ (1,2%), cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%).
Như vậy, xu hướng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng, độ tuổi nhỏ có tỷ lệ thừa
cân, béo phì thấp hơn và tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam cao hơn nữ. Việc xác định
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thừa cân, béo phì đối với HS đểgợi
ý chính sách phòng ngừa là rất quan trọng.Cho nên tác giả lựa chọn thực hiện đề
tài“Một số yếu tố tác động tớitình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 - 2018” do rất có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
- Xác định tình trạng thừa cân, béo phì và phân tích sự tác động của các yếu tố
nguy cơ liên quan để đánh giá kết quả bước đầu, từ đó đề xuất các giải pháp
phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP.
HCM.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại
TP. HCM.
- Phân tích các yếu tố kinh tế xã hộitác động đến tình trạng thừa cân và béo phì
ở ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM.
- Đề xuất các gợi ý, chính sách phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh THCS
từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì luận văn cần phải trả lời được các
câu hỏi sau:
- Các yếu tố kinh tế xã hộinào tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì ở học
sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM?
- Giải pháp phòng chống tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11
tuổi đến 14 tuổi như thế nào?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới tình trạngthừa
cân, béo phì.
- Đối tượng khảo sát: học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: 5 trường THCS tại TP. HCM, gồm 2 nhóm là trường
Quốc tế tư thục và trường công Nhà nước.
- Thời gian nghiên cứu: từ 11/2017 đến 5/2018.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu định tính: Sử dụng bản câu hỏi thảo luận, bằng phương pháp thảo
luận tay đôi để khảo sát tình hìnhthừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi
đến 14 tuổi tại TP. HCM. Đối tượng thảo luận tay đôi là các giáo viên, phụ
huynh, học sinh THCS, sử dụng phương pháp chọn theo mục tiêu.
- Nghiên cứu định lượng sơ bộ trên mẫu gồm 40 quan sát theo phương pháp
chọn mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện và mẫu mục tiêulà
các học sinh THCS để đánh giá sơ bộ về tính hợp lý của phiếu khảo sát.
- Nghiên cứu định lượng chính thức: Kiểm định các giả thuyết trong mô hình
nghiên cứu với cỡ mẫu khảo sát là 500theo phương phápchọn mẫu phi xác
xuất, mẫu mục tiêu làcác học sinh THCS tại 5 trường ở TP. HCM. Dữ liệu thu
thập được phần mềm SPSS 22 xử lý để tính toán thống kê, T test. Nghiên cứu
sử dụng mô hình binary logit đánh giá yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì
(biến độc lập). Mô hình hồi quy binary logit với biến phụ thuộc là tình trạng
thừa cân, béo phì của HS.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu này xem xét tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS tại TP.
HCM năm học 2017 - 2018.
- Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng tớithừa cân, béo phì ở học sinh
THCS tại TP. HCM năm học 2017 - 2018.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Chỉ ra được tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS tại TP. HCM năm
học 2017 - 2018 là bằng chứng khoa học khẳng định thừa cân, béo phì là nhân
tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của học sinh THCS. Nghiên
cứu góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo thực hiện đối với các độ tuổi
và địa phương khác.
- Kết quả nghiên cứu góp phần giúp gia đình, nhà trường có giải pháp phòng
chống sự thừa cân, béo phì của HS.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
- Góp phần giúp các học sinh THCS có chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn, tâm
trạng tốt hơn.
- Nghiên cứu là luận cứ khoa học giúp các cơ quan Nhà nước nhận diện sự vận
động và tầm quan trọng của thừa cân, béo phì để kịp thời có các chính sáchcan
thiệpđiều chỉnh, hạn chế mặt tiêu cựccủa thừa cân, béo phì.
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Kết cấu của nghiên cứu gồm 5 chương.
- Chương 1 là chương tổng quan bao gồm các mục: lý do, mục tiêu, câu hỏi, đối
tượng và phạm vi, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu, kết cấu luận văn.
- Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết bao gồm: các lý thuyết nền tảng, các
nghiên cứu trước, tình trạng thừa cân, béo phì, khung nghiên cứu đề xuất.
- Chương 3là chương phương pháp nghiên cứu bao gồm: thiết kế nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, các biến trong mô hình và
phương pháp xử lý dữ liệu.
- Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu gồm quá trình xử lý dữ liệu, phân tích
và thảo luận kết quả xử lý dữ liệu, kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó kết
luận về giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu.
- Chương 5 trình bày kết luận chung về kết quả nghiên cứu. Đề xuất các góp ý
chính sáchnhằm phòng chống thừa cân, béo phì ở HS THCS. Đồng thời nêu ý
nghĩa của việc thực hiện nghiên cứu. Nêu các đóng góp của kết quả nghiên
cứu, những mặt hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất một số hướng
nghiên cứu tiếp theo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 GIỚI THIỆU
Chương 2 tổng hợp các khái niệm, quan điểm và các nghiên cứu trước có liên
quan đến thừa cân, béo phì. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo của
luận văn.
2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN, BÉO PHÌ
2.2.1 Khái niệm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2006) cho rằng thừa cân là tình trạng cân
nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy
mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng
xấu tới sức khoẻ.
Thuật ngữ béo phì “Obesity” được Noah Biggs sử dụng chính thức trong Y
học vào năm 1651. Obesity là một danh từ của Obese, nguồn gốc Latin là Obesus,
nghĩa là béo, bụ bẫm.
2.2.2 Phân loại béo phì
2.2.2.1 Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân
sinh bệnh học rõ ràng.
Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan
tới béo gây nên. Theo Jean Michel Lecerf (2001), Nguyễn Thị Lâm (2002),
Organisation mondiale de la Santé (2003) cho rằng các bệnh lý liêu quan: Do
nguyên nhân nội tiết; Do suy giáp trạng, thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn,
da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần; Do cường vỏ thượng thận, có thể do
tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh,
không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp; Do
thiếu hormon tăng trưởng, thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ
yếu ở thân kèm theo chậm lớn; Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng
trứng, thường xuất hiện sau dậy thì, người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông
hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
trứng kèm theo; Béo phì trong thiểu năng sinh dục; Béo phì do các bệnh về não, tổn
thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh, các nguyên
nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn,
tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì.
2.2.2.2 Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
Theo Organisation mondiale de la Sante (2010) và Đỗ Thị Kim Liên, Nghiêm
Nguyệt Thu và cs (2002) đã phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt
đầu béo phì thành 4 nhóm sau: (1) Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên),
là loại béo phì có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ; (2) Béo phì bắt đầu ở
người lớn, là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì
bình thường; Béo phì xuất hiện sớm, là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi; Béo phì
xuất hiện muộn, là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi.
2.2.2.3 Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
Nguyễn Thị Lâm (2002),Organisation mondiale de la Santé (2003) đã phân
loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫugồm: Béo bụng (béo trung tâm,
béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông - thể Android), là dạng béo phì có
mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng; Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình
quả lê, béo kiểu đàn bà - thể Gynoid) là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng
mông và đùi.
Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khoẻ của béo phì. Béo bụng có nguy
cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng Insulin máu, rối
loạn Lipit máu, không dung nạp Glucose hơn so với béo đùi.
2.2.2.4 Một số phân loại béo phì khác
Caterson & Gill (2002), Brown, Kelly và Summerbell(2007) đã nghiên cứu và
phân loại thêm một số béo phì khác là: Béo phì do sử dụng thuốc, sử dụng corticoit
liều cao và kéo dài, dùng estrogen, deparkin có thể gây béo phì; Béo có khối nạc
tăng so với chiều cao và tuổi, trẻ béo phì có khối nạc tăng so với tuổi thường có
chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc
trưng cho đa số béo phì ở trẻ em; Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộc nhóm này) và thừa cân nhưng không thừa
mỡ.
2.2.3 Tình hình béo phì trên thế giới và Việt Nam
2.2.3.1 Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới
Tính đến năm 2015 toàn thế giới có 2,2 tỉ người (chiếm 30% dân số thế giới)
hoặc thừa cân hoặc béo phì. Số người béo phì đang tăng lên hơn gấp đôi tại 73 quốc
gia và đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới với tỉ lệ
béo phì ở trẻ em và thanh niên với 13%. Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia có
tỉ lệ người trưởng thành béo phì thấp nhất thế giới, ở mức 1%. Trung Quốc và Ấn
Độ là hai quốc gia có tỉ lệ trẻ em béo phì cao nhất thế giới, lần lượt là 15,3% và
14,4%. Mỹ và Trung Quốc là hai nước dẫn đầu về tỉ lệ người trưởng thành béo phì,
lần lượt là 79,4% và 57,3%. Mặc dù tỉ lệ béo phì ở trẻ em vẫn thấp hơn so với ở
người lớn, tuy nhiên tỉ lệ này đã tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2015 có khoảng 4
triệu ca tử vong liên quan tới những trường hợp có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt
quá mức 24,5, chỉ số cho thấy tình trạng thừa cân ở người. Điều đáng lo ngại là sự
gia tăng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung
bình hàng năm là 10%. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt
ngang về thừa cân, béo phì của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng
43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì (35 triệu trẻ em từ các nước đang
phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% (CI 95%: 3,2% -
5,2%) năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) vào năm 2010. Với xu hướng này
thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với
khoảng 60 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì. Ở Châu Á, tuy tỷ lệ thừa cân, béo phì
không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị thừa cân, béo phì thì rất cao (tăng từ
13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao nhất trong 3 Châu lục. Những
nghiên cứu của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Ngân hàng thế giới
(World Bank) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy trẻ em Châu Á chiếm 50%
tỷ lệ béo phì ở cùng độ tuổi trên toàn thế giới năm 2016, tỷ lệ này là 25% ở Châu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Phi (cafebiz, 2017).
Hình 1. Số lượng và tỷ lệ béo phì trên thế giới năm 2016
Nguồn: cafebiz, 2017
2.2.3.2 Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ
cộng đồng. Có nhiều đề tài của các tác giả, các Viện đã nghiên cứu về tình trạng
thừa cân, béo phì đối với trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi như:
Nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu (2001) tại quận Đống Đa của thành phố Hà
Nội đối với HS từ 6 đến 11 tuổi là 9,9%. Nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Liên và ctg
(2002) về diễn biến tình trạng thừa cân, béo phì của HS Hà Nội từ 1995 – 2000 cho
thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của HS nam đều cao hơn HS nữ ở tất cả các nhóm tuổi.
Đồng thời kết quả nghiên cứu có tỷ lệ thừa cân, béo phì giảm dần từ nhóm 11 tuổi
đến 14 tuổi.Lê Thị Hải (2002) nghiên cứu về HS từ 6 đến 11 tuổi ở nội thành Hà
Nội cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4,1%. Cao Thị Yến Thanh và ctg (2004) đã
nghiên cứu tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết tỷ lệ thừa cân, béo phì là 10,4%
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
đối với HS 6 đến 11 tuổi.
Năm 2005, điều tra toàn quốc ở đối tượng từ 25 – 64 tuổi tại 8 vùng sinh thái
thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI >23) là 16,3%, trong đó 9,7% thừa cân, 6,2% béo
phì độ I và 0,4% béo phì độ II. Tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng theo tuổi, ở nữ cao
hơn ở nam, thành thị cao hơn ở nông thôn. Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo
phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ở ngoài gia đình, tăng sử
dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận động.
Trần Thị Phúc Nguyệt nghiên cứu tại nội thành thành phố Hà Nội ở trẻ em từ
4 – 6 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4,9%, ở trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là
3,8%.
Nguyễn Điểm (2007) đã nghiên cứu tình trạng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở
trẻ em từ 6 - 11 tuổi ở tỉnh Bình Định với mẫu 2967 HS, tỷ lệ béo phì chung của
học sinh là 2.93%, tỷ lệ béo phì cao nhất độ tuổi 9 (4.0%), tiếp theo là độ tuổi 6
(3.7%). Tỷ lệ béo phì của nam (3.34%) cao hơn nữ (2.38%).
Nghiên cứu cắt ngang năm 2007 tại TP. HN và TP. HCM ở học sinh từ 9 – 11
tuổi thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì tại các trường ở trung tâm thành phố cao hơn các
trường ở ngoại thành. Cụ thể tại TP. Hà Nội thì tỷ lệ thừa cân, béo phì của trường ở
quận Đống Đa là 7,1%, ở huyện Đông Anh là 1,1%. Tại TP. HCM, trường học ở
quận 1 có tỷ lệ thừa cân, béo phì là 41,1% và trường ở quận 7 có tỷ lệ là 10,8%.
Phan Thị Bích Ngọc (2010) nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và đánh
giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở HS tiểu học Thành phố Huế. Cho thấy, tỷ lệ
thừa cân, béo phì ở HS tiểu học tuổi từ 6-10 tại thành phố Huế là 7,98%. Tỷ lệ thừa
cân, béo phì cao hơn ở HS nam so với nữ; ở nhóm tuổi 9, 10 và ở các trường khu
trung tâm thành phố.
Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục đã đánh giá BMI ở 570 em
học sinh tuổi từ 12-15 (gồm từ khối 6 đến khối 9) của trường THCS Nguyễn Tri
Phương, Thành phố Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 10.35 % (thừa
cân 8.60 %, béo phì là 1.75%). Tỷ lệ thừa cân cao nhất ở nhóm tuổi 12 và 13 tuổi và
thấp dần vào14 và 15 tuổi (nhóm 12 tuổi 82.86%, nhóm 15 tuổi 8.16%). Tỷ lệ béo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
phì tập trung cao ở nhóm 12 tuổi 70%. Nhóm 13 tuổi 30%, đặc biệt là nhóm 14, 15
tuổi không có trẻ em béo phì. Nhóm học sinh có bố mẹ là cán bộ có tỷ lệ thừa cân
cao hơn 4-6 lần có bố mẹ là lao động chân tay hay buôn bán.
Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013) đã nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng ở học sinh 11 – 14 tuổi tại một số trường của 2 quận trung tâm và quận ngoại
thành Hà Nội với mẫu là 3013 đối tượng được đo cân nặng và chiều cao để so sánh
giữa quận trung tâm và quận ngoại thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và
chiều cao của HS nam, nữ quận trung tâm cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so
với HS quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg với HS nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với HS
nữ, chiều cao cao hơn từ 2,4 đến 3,5cm với HS nam và 1,3 đến 2.0 cm với HS nữ.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở HS nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với HS nam quận
ngoại thành, tỷ lệ này thấp ở HS nữ ở cả 2 quận trung tâm và ngoại thành.
Hà Văn Thiệu (2014) đã nghiên cứu về Hội chứng chuyển hoá ở trẻ em thừa
cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi, đã xác định một số đặc điểm của trẻ em thừa cân,
béo phì và mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc với BFP, HA và lipid máu; xác
định tỉ lệ HCCH, các đặc =điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HCCH; giá trị cắt
BMI và VE dự đoán HCCH đơn giản, dễ thực hiện; mối liên quan giữa CRP với
HCCH ở trẻ thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi.
Trần Thị Xuân Ngọc (2017) đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và hiệu quả can
thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6
đến 14 tuổi tại Hà Nội” với 15 trường tiểu học và 15 trường THCS bằng phương
pháp chọn mẫu xác suất theo kích thước quần thể, tổng có 8100 HS được chọn vào
điều tra nghiên cứu. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu dinh dưỡng: 9,1%; nam (10,2%),
cao hơn nữ (7,4%); cao nhất ở nhóm 11 tuổi (15,4%), thấp nhất ở nhóm 7 tuổi
(1,2%). Tỷ lệ thừa cân béo phì: 10,7%, nam (16,1%) cao hơn nữ (5,7%); cao nhất ở
nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%).Tỷ lệ béo phì: 3,0%, nam
(4,9%) cao hơn nữ (1,2%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14
tuổi (1,4%).
Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em TP. HCM của UBND (2017) cho thấy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
các em đang gặp cả 2 vấn đề thừa cân và thiếu dinh dưỡng, vấn đề này được đề cập
đến như gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em trong báo cáo khu vực ASEAN của
UNICEF/ WHO. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ dưới 5 tuổi ở TP. HCM đã tăng từ
9.6% vào năm 2011 lên 11% vào năm 2015.
2.2.4 Các nghiên cứu trước về yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì
Nghiên cứu nước ngoài
Theo Spiegelman và Flier (2001) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng béo phì là do sự
mất cân bằng năng lượng và có khả năng không phải do di truyền mà là kết quả của
những thay đổi trong thực phẩm và hoạt động thể chất.
Theo Nicklas, Baranowski, Cullen và Berenson (2001) và Helm (2007) đã cho
thấy sự thay đổi thực phẩm và những thay đổi trong thành phần của chế độ ăn uống
được hiểu như là việc thiếu trái cây và rau, sự gia tăng của việc sử dụng các loại
nước ép, đồ uống có đường, gia vị, đồ ăn nhẹ, phomat và các bữa ăn tại nhà hàng,
tiện thức ăn nhanh.
Nghiên cứu của Datar và Sturm (2004) và nghiên cứu của O’Brien, Nader và
Houts (2007) cho biết trẻ em béo phì thường ít hoạt động thể chất, ít vận động hơn
so với những trẻ em khác.
Nghiên cứu của Kumanyika (2008) và nghiên cứu của Kumanyika, Parker và
Sims (2010) cho kết quả với trẻ dưới 12 tuổi thì môi trường gia đình được xem như
là thành phần quan trọng cung cấp cho trẻ các hoạt động thể chất. Theo Li và ctg
(2009) thì cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong tình trạng cân nặng của trẻ. Golan
và Weizman (2001) đã nghiên cứu về mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới
trẻ thừa cân, béo phì. Mô hình tập trung vào cách tiếp cận gia đình để điều trị bệnh
béo phì ở trẻ em thông qua sự tương tác giữa môi trường gia đình và nhận thức của
cha mẹ là tác nhân thay đổi chính. Mô hình chỉ ra mối quan hệ giữa các cách thức
nuôi dạy trẻ và kiến thức dinh dưỡng của cha mẹ ảnh hưởng đến tình trạng cân nặng
của trẻ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Đặc điểm cộng
đồng, nhân khẩu
Ăn ở
trường
Giờ
làm
Thời
gian
nghĩ
Dân tộc
Nuôi
dưỡng
Thực
phẩm Giới
có sẵn
Chế
Kiến độ
thức
dinh
Gene
dưỡng
Chế độ
ăn uống
của cha
Địa
điểm vui
Đặc điểm
gia đình
Đặ c
điểm trẻ
Tình
trạng cân
nặng của
Hoạt
động
Sở thích
ăn uống
của cha
Thức ăn
nhanh, nhà
Kinh tế
xã hội
Anh em
Xem
Tuổi
Cha
Hoạt mẹ
động giám
tĩnh
Cân
nặng
cha
Khuyến
khích
hoạt
Hoạt
động
Tội
phạ
m và
an
toàn
Giáo
dục
thể
Nguồn: Golan và Weizman (2001)
Hình 2. Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới trẻ thừa cân, béo phì
Nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Điểm (2007) đề xuất một số một số nguyên nhân gây béo phì trẻ em
là: Sở thích ăn uống, thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn. Sở thích ăn uống có ảnh
hưởng đến tỷ lệ béo phì là: ăn nhiều (≥ 4 lần /ngày), thích ăn béo, thích ăn ngọt, có
ăn phụ thêm và ăn thêm vào buổi tối trước khi ngủ (gấp từ 1.3 đến 3 lần). Thói quen
sinh hoạt: xem tivi hay chơi trò chơi điện tử ≥ 4 giờ/ ngày (gấp gần 2 lần). Khẩu
phần ăn của các em béo phì có tổng số năng lượng cao so với nhu cầu.
Phan Thị Bích Ngọc (2010) cho biết các yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì
liên quan đến thói quen ăn uống và vận động của trẻ là ăn nhiều; thích ăn thức ăn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
giàu mỡ, nhiều đồ ngọt, ăn ít rau; ăn vặt; xem truyền hình; chơi game nhiều giờ và ít
hoạt động thể lực.
Trần Thị Xuân Ngọc (2017) đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và hiệu quả can
thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6
đến 14 tuổi tại Hà Nội” cho kết quả là: Có biểu hiện gánh nặng kép về tình trạng
dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14
quận/huyện của Hà Nội; Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của học sinh với
điều kiện kinh tế của hộ gia đình, gia đình có các thành viên béo phì và các hoạt
động tĩnh tại, thói quen phàm ăn và hay ăn vặt của học sinh.
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì
Có ryếu tố ảnh hưởng tớ ó ryếu tố ảnh hưởng tới thừa cân,Đi ryếu tố ảnh t ry
ry rytrytnh hư hư tư tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 -
14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội; Có
mối liên quan giữa tình trạng béo phì của học sinh với điềhọc cơ sở của 14
quận/huyện của Hà Nội; Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của họ Có mối
liên quan chặt chẽ giữa tiền sử thấp còi và béo phì ở trẻ thành niên. Trẻ bị thấp còi
sớm thường dễ béo phì ở tuổi vị thành niên từ 11 đến 20 tuổi. Tác gi trytnh hư hư tư
tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trên 4kg
cao hơn yTác gi trytnh hư hư tư tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học
sinh từ 6 - 14 tuổi tại tyTác gi trytnh hưyTác gi trytnh hư hư tư tthoác gi trytnh hư
hthói quen sinh hoăn utư tthtthcân, béo pyhói quen sinh ho.
2.2.5.1 Yếu tố giới tính
Hầu hết các nghiên cứu thống kê về tỷ lệ thừa cân – béo phì đều cho kết quả
nam giới bị thừa cân, béo phì cao hơn giới tính nữ. Theo nghiên cứu của Braddon và
ctg (1986) nguy cơ phát triển bệnh béo phì cao hơn và tồn tại lâu hơn ở nữ giới so
với nam giới. Do nữ giới thường hoạt động ít hơn nam giới nên tích tụ mỡ cao hơn,
nữ giới còn trải qua thời kỳ mang thai và nuôi con nên không thể duy trì trọng lượng
cơ thể ở mức bình thường.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
2.2.5.2 Độ tuổi
Theo Grundy S.M (1998) cho thấy tuổi xuất hiện thừa cân – béo phì rất sớm,
độ tuổi xuất hiện phổ biến là tuổi HS 6 – 18 tuổi. Trong một nửa số trẻ béo phì sẽ
tiếp tục tình trạng đó ở tuổi trưởng thành (Dietz, 1998). Tuổi vị thành niên là một
giai đoạn quan trọng cho việc xuất hiện những bệnh lý liên quan đến tình trạng thừa
cân, béo phì (Dietz, 1998; Mossberg, 1989). Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan
(2003) cho thấy trẻ ở độ tuổi cao hơn có tỷ lệ thừa cân, béo phì nhiều hơn.
2.2.5.3 Yếu tố di truyền
Theo Richard và Judith (1999) và các nghiên cứu khác đã cho rằng béo phì có
khuynh hướng di truyền, béo phì ở mẹ được xem là yếu tố dự báo quan trọng đối
với nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ. Nghiên cứu các cặp sinh đôi và gia đình cho
thấy ảnh hưởng của yếu tố di truyền (gen) chiếm từ 40 - 70% trong bệnh béo phì.
Nhóm gen kích thích sự ngon miệng (Neuropeptide Y, Leptin receptor, P
proopiomelanocortin), nhóm liên quan đến tiêu hao năng lượng (Uncoupling
proteins), nhóm điều hòa chuyển hóa (Beta-2 adrenergic receptor, Beta-3 adrenergic
receptor), nhóm liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ (Peroxisome
proliferator-activated receptor, Vitamin D receptor, Retinoid X receptor).
2.2.5.4 Yếu tố gia đình
Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị thừa cân thì nguy cơ thừa cân của các
thành viên khác trong gia đình càng cao. Lê Thị Hải (2000) cho rằng ở học sinh tiểu
học từ 6 đến 11 tuổi tại TP. Hà Nội nhận thấy nếu trẻ có bố và mẹ béo thì nguy cơ
béo phì gấp 4,8 lần, mẹ bị béo thì nguy cơ BP gấp 7,5 lần. Luo (1998) và cộng sự
nghiên cứu trên 210 trẻ béo phì tại Trung Quốc cho thấy những gia đình có bố hoặc
mẹ béo thì khả năng con béo phì cao gấp 3,7 lần so với gia đình không có bố mẹ
béo phì, nếu cả bố và mẹ cùng béo thì nguy cơ này tăng gấp 5 lần so với gia đình
mà bố và mẹ không bị béo phì.
2.2.5.5 Thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì
Grund và ctg (2000) nghiên cứu thuần tập ở trẻ từ 3 - 5 tuổi cho thấy tăng %
mỡ ăn vào làm tăng chỉ số BMI, ngược lại Lobstein (2005) quan sát thấy trẻ thừa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
cân ăn ít năng lượng hơn trẻ bình thường. Shaw (2001) nghiên cứu ở trẻ 3 -7 tuổi
thấy những trẻ mà cơ thể có nhiều mỡ thì tiêu thụ nhiều chất béo, nhiều năng lượng
từ lipit hơn. Người dân Mỹ thường ăn ở nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những
người ăn ở nhà và có tới 30 - 70% số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các
nhà hàng và những trẻ em này tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228g chất ngọt so
với trẻ không sử dụng thức ăn nhanh (Berino và ctg, 2003; Bowman và ctg, 2004).
Tại Việt Nam thì độ tuổi đi học cho thấy những trẻ hay ăn bữa phụ nhất là vào
buổi tối dễ mắc béo phì (Lê Thị Hải và ctg, 2000; Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Văn
Trịnh, Phạm Văn Hán, 2002; Vũ Hưng Hiếu, Lê Thị Hợp, 2002).
2.2.5.6 Hoạt động thể lực và béo phì
a) Hoạt động thể lực và chỉ số khối cơ thể
Tại TP. HCM thì sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng cùng với
giảm hoạt động thể lực của người dân đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo
phì. Cho nên, để giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì thì phải giảm năng lượng ăn vào và
tăng hoạt động thể lực. Sahota và ctg (2001) đã định nghĩa “sự duy trì cân nặng” là
mức độ thay đổi của cân nặng không quá 3% trọng lượng cơ thể. Khi mức độ này
dao động từ 3% - 5% được gọi là có sự thay đổi cân nặng nhẹ. Khi mức độ thay đổi
này đạt mức từ 5% trở lên được gọi là có sự thay đổi cân nặng rõ rệt. Grund và ctg
(2000) khi nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động thể lực và BMI thấy rằng ở
các mức hoạt động thể lực 0,9, 4,8, 11,3, 22,6, 46,8 MET/một tuần tương ứng với
các mức BMI 25.4, 25.3, 25.1, 24.7 và 24.4 kg/m2. Kimm và ctg (2005) cho rằng
những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/một ngày trong 5 ngày
1 tuần có BMI thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người ít hoạt
động thể lực.
Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Lê Thị Thu Huệ (2016) cho
rằng việc đánh giá các chỉ số thể lực và các chỉ số sinh lí có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và học tập để học sinh phát
triển tốt về thể chất.
b) Hoạt động thể lực và béo phì
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Người có lối sống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực giúp tăng hiệu
quả phòng chống thừa cân, béo phì. Giảm hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng
hơn so với tăng khẩu phần năng lượng trong việc gây thừa cân, béo phì. Hoạt động
thể lực cảu cong người bao gồm các hoạt động hàng ngày, công việc liên quan với
hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Trẻ em hoạt động thể lực nhiều thì
càng có cơ thể khoẻ mạnh, giảm tỷ lệ tăng huyết áp và trở thành béo phì khi lớn.
Quá trình luyện tập thể thao nên bắt đầu từ khi nhỏ, kéo dài thường xuyên và kết
hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo Marshall và ctg (2004) thì trẻ em béo phì
thường ít hoạt động hơn những trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn và thi thoảng còn
xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.
c) Nhu cầu năng lượng cho vận động
Vận động hàng ngày gồm hoạt động làm việc và sinh hoạt. Theo công thức
Harris Benedict: Hoạt động thụ động: BMR x 1,2 ; Hoạt động nhẹ: BMR x 1,375 ;
Hoạt động trung bình: BMR x 1,55 ; Hoạt động năng động: BMR x 1,725 ; Hoạt
động rất tích cực: BMR x 1,9. Trong đó BMR (Basic Metabolic Rate) là phần năng
lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể ở trạng thái hoạt động tối thiểu. Năng
lượng này cung cấp cho hoạt động của các nội quan như hệ tim mạch, hô hấp,
chuyển hóa, bài tiết khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần.
Vận động tích cựclà các hoạt động của cơ thể như tập thể thao, đi bộ. Để tính
ra năng lượng cần dùng dựa vào trọng lượng cơ thể, môn thể thao, thời gian tập,
cường độ tập mỗi ngày.
2.2.5.7 Thói quen sinh hoạt
Thời gian ngủ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới béo phì, ngủ nhiều làm giảm
hoạt động cơ thể, tăng tích lũy mỡ, thức khuya và ngủ ít làm cơ thể ít tăng trọng
lượng.
2.2.5.8 Hoạt động giải trí
Các hoạt động giải trí là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới béo phì, xem tivi, sử
dụng internet nhiều sẽ làm giảm hoạt động cơ thể, tăng tích lũy mỡ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
2.2.5.9 Yếu tố nhà trường
Các hoạt động giáo dục tại nhà trường và chế độ ăn của HS tại trường là yếu tố
tác động tới nhận thức về dinh dưỡng của HS, hình thành thói quen ăn uống của HS.
HS nội trú hoặc bán trú sẽ cung cấp dịch vụ ăn, uống cho HS từ 2 đến 3 buổi mỗi
ngày. Những HS thừa cân, béo phì cần phải có thực đơn phù hợp.
2.2.6 Hậu quả tiêu cực của béo phì
2.2.6.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Thừa cân, béo phì đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người ở mọi độ
tuổi. Khi cơ thể bị tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng thì sẽ càng tăng
tần suất xuất hiện các bệnh. Theo Mayo Clinic (2014) cho biết béo phì không chỉ là
mối quan tâm về mặt thẩm mỹ, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề liên
quan đến sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp. Bảng 1. Hậu quả do
béo phì gây ra
Các hậu quả thường gặp Các hậu quả ít gặp
1 Tăng trưởng sớm:Tăng chiều cao, 1 Tăng huyế táp.
tuổi xương, dậy thì sớm MMm.
2 Tăng lipi tmáu. 3 Đái tháo đường.
3 Gan thoái hoá mỡ và sỏi mật. 5 Bệnh buồng trứng đa nang.
4 Không dung nạp glucose. 4 Ngừng thở khi ngủ.
5 Rối loạn tâm thần. 2
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2.6.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong
Freedman và ctg (1999) cho rằng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ
chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm
xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc insulin. Béo phì
thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Theo Nguyễn Thị Nhạn, Đặng
Văn Hải, Phạm Văn Lục thì thông thường đái tháo đường týp 2 thường gặp ở bệnh
nhân lớn tuổi, tuy nhiên do kinh tế phát triển, trẻ em bị béo phì quá nhiều, nên biến
chứng đái tháo đường týp 2 ở trẻ em không phải là ít.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Bệnh tim bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi. Béo
phì là một yếu tố dự đoán nguy cơ của bệnh mạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối
loạn chuyển hoá Lipit. Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng.
Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và
giảm đi khi cân nặng giảm. Khi cơ thể béo phì tăng từ 5 - 8 kg thì nguy cơ đái tháo
đường týp 2 tăng gấp 2 lần người không tăng cân, còn khi tăng 20 kg thì nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tăng gấp 4 lần.
Đối với tăng huyết áp thì Người béo phì có tăng huyết áp thường xuyên hơn
người không béo phì và cholesterol cũng tăng cao hơn. Có mối liên quan mật thiết
giữa tình trạng béo phì và huyết áp (Stamler, 1978; Dyer và Elmadfa, 2001). Giảm
cân sẽ làm giảm huyết áp (Hà Huy Khôi, 2002; Nguyễn Thị Lâm, 2002; Elmadfa,
Konig, 2001).
Đối với rối loạn lipit máu: các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan như
tăng triglycerid, tăng cholesterol và LDL. Rối loạn lipit máu cũng có thể trở về bình
thường sau khi giảm cân. Nếu cơ thể giảm 1 kg trọng lượng ước tính giảm được 1%
LDL - C. Nếu cơ thể giảm 10 kg có thể giảm 10% tổng hàm lượng cholesterol, 15%
hàm lượng LDL, 30% triglycerid và tăng 8% HDL - C. Nghiên cứu về người Nhật
chỉ ra rằng người có BMI > 25 kg/m2 có nguy cơ tăng triglycerid, tăng cholesterol
và giảm HDL - C hơn so với người có BMI = 22 kg/m2 (Popkin và ctg, 2001; Reilly
và ctg, 2003).
Hội chứng chuyển hoá bao gồm các dấu hiệu sau: Dung nạp glucose kém, tăng
huyết áp, tăng triglycerid máu và giảm HDL – C, kháng insulin, béo trung tâm. Béo
phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá như tăng nguy cơ tăng huyết áp,
tăng triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp glucose. Béo
phì ở trẻ em dễ dẫn đến hội chứng chuyển hoá khi trưởng thành (Nguyễn Thị Lâm,
2002). Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì “Có sự liên quan giữa BMI và rối
loạn lipid máu (p<0,05). Có 31,37% trẻ TC-BP mắc HCCH (nữ > nam, p>0,05),
dạng phổ biến nhất của HCCH trong nghiên cứu này là VE-HA-TG (Vòng eo-Huyết
áp-Triglicerid) 41,15%. Giá trị điểm cắt của các chỉ số nhân trắc dự đoán
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
HCCH: BMI đối với nam là 25 và nữ là 24,5; vòng eo đối với nam là 82cm và nữ là
80cm. Tỷ lệ HCCH ở trẻ em TC-BP là 31,37%. Có thể dùng các điểm cắt tối ưu của
vòng eo, BMI dự đoán HCCH ở trẻ em TC-BP từ 10 đến 15 tuổi”
(Viendinhduong.vn).
Đột quỵ: Manios, Moschandreas (2002) đã nghiên cứu ở người Nhật có BMI ≥
30 kg/m2 sẽ gia tăng tỷ lệ chết do đột quỵ. Nguy cơ gia tăng đột quỵ có khả năng
xảy ra ở người có BMI từ 25 - 29.9 kg/m2 khi có sự hiện diện của các bệnh khác
như đái tháo đường týp 2, cao huyết áp và rối loạn lipit máu. Người bị béo phì mắc
hội chứng chuyển hoá có nguy cơ bị đột quỵ so thiếu máu não cục bộ cấp là 36,2%,
cao hơn rất nhiều so với người không mắc hội chứng chuyển hoá (2,4%).
Béo phì và bệnh đường tiêu hoá: Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi
lứa tuổi, cao hơn khi mỡ tập trung ở vùng bụng. Ở người béo phì thì 1 kg mỡ thừa
làm tăng tổng hợp 20 mg cholesterol/ngày. Cơ thể phải tăng bài tiết mật, tăng mức
bão hoà cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh
sỏi mật.
2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì
a. Hậu quả kinh tế
Hậu quả kinh tế bao gồm hậu quả trực tiếp phản ánh giá trị có thể không bị
mất đi nếu không có bệnh béo phì. Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc
chữa trị bệnh và các bệnh liên quan. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự lan tỏa của
toàn cầu hóa cũng như phát triển của chuỗi công nghiệp sản xuất thực phẩm. Sự bão
hòa của các thị trường phát triển khiến các chuỗi đồ ăn nhanh tràn vào các nước mới
nổi, thúc đẩy một làn sóng ẩm thực mới đầy chất béo, đẩy người tiêu dùng từ chế độ
ăn truyền thống sang các đồ chiên xào và nước ngọt. Béo phì là một vấn đề kinh tế
toàn cầu gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tại nước Anh dành chưa đầy 638 triệu
bảng/năm cho các chương trình ngăn ngừa béo phì, tương đương 1% chi phí xã hội
mà nước này phải gánh chịu để giải quyết hậu quả của nạn béo phì. Theo Viện Y
học Mỹ chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến béo phì đã lên tới 190 tỉ USD mỗi
năm, chiếm tới 1/5 tổng mức chi tiêu dịch vụ y tế của nước này. Tại các nước đang
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
phát triển, béo phì đang đe dọa kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế khi người lao động
làm việc kém hiệu quả hơn và gây sức ép tài chính lớn lên hệ thống chăm sóc y tế
quốc gia.Bệnh béo phì sẽ khiến giới trẻ Trung Quốc ngày nay tốn tới 724 tỷ USD
tiền điều trị từ nay đến năm 2030. Các nước Đông Nam Á tiêu tốn khoảng 10 tỷ
USD chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Đặc biệt,
tỷ lệ chi phí cho điều trị béo phì trong tổng ngân sách chi cho y tế cao nhất ở
Malaysia với 10-19% trong khi thấp nhất lại thuộc về Việt Nam với 1-3% (cafebiz,
2017). Chính phủ một số nước như Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Brunei và Singapore
phải tăng đánh thuế lên nước ngọt có ga, đồ ngọt.
b. Hậu quả xã hội
Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì hay cảm thấy khó chịu, bức bối
khi thời tiết nóng bức, do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Người
béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay nhức đầu, tê
buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.
Giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi: khối lượng cơ thể người béo phì quá
lớn nên mất nhiều công sức hơn để hoàn thành một công việc. Môi trường nóng
người béo phì làm việc chóng mệt hơn. Dẫn đến hiệu suất lao động giảm rõ rệt so
với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với
người bình thường nên dễ bị tai nạn.
Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: Một số tâm lý của trẻ béo phì
thường bị bạn trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, buồn chán, coi thường bản thân. Các
tổn thương tâm lý này kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời. Khi đó trẻ trở nên khó hoà nhập cộng đồng. Trẻ béo phìthường trải
qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ không béo phì, nguy cơ mắc các bệnh về
tâm lý tăng lên theo tuổi. Strauss và Knight (1999) cho biết 34 % trẻ nữ béo phì ở
độ tuổi 13 - 14 tuổi có tính tự trọng kém hơn so với trẻ không bị béo phì (8 %), ít
nhanh nhẹn hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.
2.3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT
Căn cứ trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
nghiên cứu phản ánh Một số yếu tố tác động tớitình trạng thừa cân, béo phì của
học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 – 2018”như
sau:
Di truyền
Giới tính
Độ tuổi
Gia đình
Thói quen ăn
uống
Tình trạng
thừa cân, béo
phì
Hoạt động thể
lực
Hoạt động giải
trí Thói quen sinh Nhà trường hoạt
Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố độ tuổi, giới tính, di truyền, gia đình, thói
quen ăn uống, sở thích ăn uống, hoạt động thể lực, hoạt động giải trí, thói quen sinh
hoạt tác động tới biến phụ thuộc “Tình trạng thừa cân, béo phì” của HS độ tuổi
THCS từ 11 đến 14 tuổi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu từ việc thiết kế quy trình thực
hiện nghiên cứu, trình bày các phương pháp cụ thể, thiết kế mẫu nghiên cứu định
tính, định lượng sơ bộ, định lượng chính thức.
3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát và mô hình nghiên cứu với các giả
thuyết về các yếu tố tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì của HS. Gồm 2 bước:
Bước 1 Xây dựng phiếu khảo sát: Từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu
trước làm cơ sở để soạn thảo bản câu hỏi. Tiến hành khảo sát 10 người bằng phương
pháp thảo luận tay đôi là các giáo viên, phụ huynh, sử dụng phương pháp chọn theo
mục tiêu. Hiệu chỉnh câu hỏi trong phiếu khảo sát cho nhất quán, khả thi, dễ hiểu,
chính xác. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 40HS, theo phương pháp chọn
mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện để đánh giá sơ bộ về tính nhất
quán và hợp lý của các câu hỏi.
Bước 2 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu: sau khi nghiên cứu định
lượng sơ bộ, hoàn chỉnh các khái niệm nghiên cứu, xác định tình trạng thừa cân, béo
phì của HS.Xây dựng mô hình lý thuyết với các giả thuyết về tác động của các yếu
tố nguy cơ thừa cân, béo phì đến tình trạng thừa cân, béo phì của HS.
Giai đoạn 2: Kiểm định mô hình nghiên cứu
Bước 3 Nghiên cứu định lượng chính thức:xác định đối tượng, phạm vi kiểm
định thang đo và các giả thuyết, soạn thảo bản khảo sát định lượng, chuẩn bị dữ liệu
về đối tượng khảo sát, cỡ mẫu khảo sát là 500 HS tại TP. HCM.
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát để thực hiện các câu hỏi nghiên
cứu. Sử dụng kiểm định Wald test với mức ý nghĩa Sig. <0.05. Kiểm định Omnibus
về các hệ số hồi quy của mô hình, kiểm định Hosmer – Lemeshow về mức độ phù
hợp của mô hình, xác định mức độ chính xác của mô hình.
Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt qua sơ đồ sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Xác định khái niệm nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu
Cơ sở lý thuyết Phiếu khảo sát
Định tính sơ bộ
(n=10)
Định lượng chính thức
Khảo sátđịnh lượng
(n=500) sơ bộ (n=40)
Phân tích thống kê mô tả
Phân tích hồi quy Binary Logistic
Kiểm tra độ thích hợp mô hình
Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu
Hình 4. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước
3.2.1 Một số thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu
TP. HCM đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích đô thị với
2095,5 km2
, dân số 8.611 triệu người, dân số thực 14 triệu người, mật độ 4.025
người/km2
. TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước. TP.
HCM có 19 quận, 5 huyện. Nghiên cứu được thực hiện tại 05 trường trung học cơ
sở thuộc 05 quận/huyện của TP. HCM. Đây là những quận/huyện có điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội không đồng đều nhau, đại diện cho các loại hình trường và khu
vực, để có tính khách quan như sau: Quận 3 – Trường THCS Văn Lang, Quận 7 –
Trường THCS Quốc tế Canada, Quận Bình Thạnh – Trường THCS Vinschool,
huyện Cần Giờ – Trường THCS Cần Thạnh, huyện Củ Chi – Trường THCS thị trấn
Củ Chi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS từ 11 đến 14 tuổi, cha mẹ hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng học sinh
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018.
Địa điểm nghiên cứu: Thực hiện tại 05 trường THCSnêu trên của TP.HCM.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: Thiết kế nghiên cứu; Cỡ
mẫu cho đánh giá nhân trắc; Chọn mẫu bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn
giản; Phân nhóm tuổi tính theo WHO; Đo chiều cao bằng thước microtoise độ chính
xác 0,1 cm, đo cân nặng bằng cân điện tử seca độ chính xác 0,1kg và ghi kết quả với
1 số lẻ; Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số Z-score của chiều cao theo tuổi
(HAZ) để đánh giá suy dinh dưỡng, chỉ số BMI theo tuổi để đánh giá tình trạng gầy,
béo phì; Phân tích số liệu bằng chương trình SPSS 22.0, các giá trị trung bình như
cân nặng, chiều cao,…của đối tượng được so sánh bằng kiểm định One – sample T-
Test, so sánh tỉ lệ phần trăm bằng χ2
test.
Các yếu tố gây ra tình trạng thừa cân, béo phì được phân tích bằng hồi quy
Binary Logistic.
3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
a) Nghiên cứu mô tả
Điều tra trên nhóm học sinh của 05 trường trung học cơ sở của TP. HCM để
xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh lứa tuổi từ 11 tuổi đến 14 tuổi. Tiêu
chuẩn loại trừ: Đối tượng học sinh bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh và mắc các bệnh
mãn tính.
b) Cỡ mẫu tính tỷ lệ
Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương
pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết. Đảm bảo ước lượng tin cậy cho phương pháp thì
mẫu phải có kích thước lớn. Tỉ lệ quan sát (observation)/biến đo lường (items) là
5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Mô
hình nghiên cứu lý thuyết có 32 tham số cần ước lượng, cho nên kích thước mẫu tối
thiểu cần cho nghiên cứu này là 160 (bằng 5*32 tham số ước lượng). Đồng thời, để
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
xác xuất có HS thừa cân, béo phì ở mỗi trường chính xác hơn, đề tài tăng số lượng
HS được khả sát thêm 340. Như vậy, tác giả chọn kích thước mẫu tính được sẽ là n
= 500HS.
c) Chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học, trong đó chọn mẫu là
một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu. Phương pháp
chọn mẫu phi xác suất được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tính hợp lý
của các câu hỏi khảo sát, áp dụng bằng cách lấy mẫu thuận tiện có kích thước mẫu
đề nghị từ 25 đến 100.
Lập danh sách toàn bộ các trường THCS có trên địa bàn TP. HCM tại 5
quận/huyện,chọn05 trường.
Chọn trường theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu chùm với mỗi trường được
coi là 1 chùm. Chọn 5 trường THCS từ danh sách 269 trường THCS theo phương
pháp chọn mẫu xác suất theo kích thước quần thể, trong đó có 3 trường thuộc Quận
trung tâm, 2 trường thuộc huyện.
Tại mỗi trường chọn ngẫu nhiên phân tầng, mỗi khối học là 1 tầng,chọn1 lớp
trong mỗi khối. Mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 25 học sinh. Như vậy tại mỗi chùm của
trường trung học cơ sở có 6 khối tương ứng 100 học sinh. Tổng cộng có 500 học
sinh được chọn vào điều tra nghiên cứu.
Bảng 2. Thống kê số trường THCS tại TP. HCM năm học 2016-2017
Quận / Sốtrường Quận / Sốtrường Quận / Số trường
huyện THCS huyện THCS huyện THCS
Quận 1 9 Quận 9 12 Phú Nhuận 6
Quận 2 8 Quận 10 6 Thủ Đức 14
Quận 3 11 Quận 11 10 Bình Tân 14
Quận 4 6 Quận 12 12 Củ Chi 23
Quận 5 7 Gò Vấp 15 Hóc Môn 13
Quận 6 10 Tân Bình 12 Bình Chánh 18
Quận 7 7 Tân Phú 12 Nhà Bè 6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Quận 8 12 Bình Thạnh 15 Cần Giờ 8
Nguồn: Cục thống kê TP. HCM, 2017
Theo thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM thì năm học 2017- 2018,
Quận 1 có 12 trường, Quận Bình Thạnh có 16 trường. Tăng 3 trường so với nguồn
Cục thống kê TP. HCM năm 2017.
Giai đoạn 2: lấy cho đủ số học sinh cần khảo sát về các yếu tố nguy cơthừa
cân, béo phì sao cho xác xuất đầy đủ các lứa tuổi từ 11 đến 14 tuổi.
3.2.2.2 Nội dung, các biến số nghiên cứu
Các biến số, chỉ số chính: Tỷ lệ các nhóm tuổi theo giới; cân nặng; chiều cao
trung bình; tỷ lệ HS thừa cân, béo phì; liên quan giữa điều kiện gia đình với thừa
cân béo phì; liên quan giữa tập tính, sở thích ăn uống và sinh hoạt với thừa cân béo
phì của HS.
a) Biến phụ thuộc: Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ được nhị phân hóa (trẻ
không bị thừa cân, béo phì có giá trị 0; trẻ bị thừa cân, béo phì có giá trị 1).
[Xem thêm mục 3.2.3.1 để biết các tính BMI].
b) Các biến độc lập:
Nhóm biến về đặc điểm cá nhân của HS:
Đặc điểm cá nhân của HS bao gồm yếu tố giới tính, yếu tố độ tuổi. Đây là hai
biến định danh, nên đề tài sử dụng T - Test để phân tích. Yếu tố giới tính của trẻ
chia làm hai nhóm, sử dụng biến nhị phân gồm hai giá trị (nam, nữ). Yếu tố độ tuổi
của trẻ được chia làm 4 nhóm tuổi (11,12,13,14).
Nhóm biến về yếu tố di truyền:
Thông qua chỉ số BMI của cha và mẹ để xác định yếu tố di truyền tác động tới
tình trạng thừa cân, béo phì. Những cha, mẹ béo phì cũng gây ảnh hưởng đến cân
nặng và chế độ dinh dưỡng của HS. Đây là biến định danh, nên đề tài sử dụng T -
Test để phân tích.
Nhóm biến về yếu tố gia đình:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Thông tin về phụ huynh (hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp): nghề nghiệp, trình
độ văn hóa, mức sống của gia đình, thường khuyên HS ăn uốnghợp lý, khuyến
khích HS tập thể dục thể thao.
Nhóm biến về yếu tố thói quen ăn uống: số lượng bữa ăn cơm; số lượng bữa
ăn phụ, thời điểm ăn khuya.
Nhóm biến về yếu tố hoạt động thể lực:Phương tiện đến trường: đi bộ, đi
bằng xe đạp, đi bằng xe máy, đi bằng ô tô; Giúp đỡ công việc nhà;Môn thể thao
thường chơi: bơi lội, bóng đá, chơi cầu lông, võ thuật,...
Nhóm biến về yếu tố thói quen sinh hoạt:thời gian ngủ, số giờ ngủ, thời
điểm ngủ, dùng máy điều hòa khi ngủ.
Nhóm biến về yếu tố hoạt động giải trí:Đọc truyện, chơi game, mạng xã hội,
xem ti vi, Internet.
Nhóm biến về yếu tố nhà trường:giáo dục emvề phòng chống thừa cân, béo
phì; Khuyến khích em tập thể dục thể thao; Thực đơn phù hợp để phòng chống thừa
cân, béo phì.
3.2.2.3 Phương pháp và Phương tiện thu thập số liệu
a) Phương pháp nhân trắc:
Cân: Sử dụng cân điện tử. Đơn vị đo cân nặng là kg, 1 số lẻ. Kỹ thuật cân: HS
chỉ mặc quần áo gọn gàng và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết
quả. Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, cân khoảng 10 HSthì hiệu chỉnh
cân 1 lần. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng
số 0. HS đứng thẳng trên cân, giữ thăng bằng, trọng lượng phân bổ đều cả hai chân.
Đo chiều cao: Đo chiều cao đứng bằng thước với độ chính xác 1mm. Đơn vị
đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ.
Kỹ thuật đo: HS lên bàn cân khi đã bỏ giày dép, quay lưng vào thước đo.
Người đứng thẳng, hai tay thả lỏng. Kéo thước từ trên xuống tới khi chạm đỉnh đầu.
b) Phương pháp tính tuổi
Cách tính tuổi của HS: lấy ngày tháng năm khi điều tra trừ đi ngày tháng năm
sinh của HS và phân loại theo WHO 1995.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
c) Phương pháp phỏng vấn
Bằng thư giấy, gửi tới học sinh, phụ huynh người tham gia. Nội dung thư gửi
cần bao gồm: 1 bản câu hỏi nghiên cứu; 1 thư giới thiệu đề tài nghiên cứu, cam kết
bảo mật thông tin và gửi lại kết quả của người nghiên cứu; 1 phong bì để người
tham gia gửi trở lại bảng câu hỏi (nhờ Giáo viên chủ nhiệm thu lại). Thời gian tiến
hành: 1/2018.
Thiết kế bộ câu hỏi và sử dụng để thu thập các thông tin(phụ lục 1).
Một số thông tin về gia đình, nhà trường của học sinh:
Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn HS nhằm thu nhận các thông tin về gia đình,
hoạt động cá nhân củaHS. Để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phòng chống thừa
cân, béo phì thì nghiên cứu cần: Thảo luận nhóm trọng tâm, quan sát; Thảo luận
nhóm trọng tâm với lãnh đạo trường học, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể dục,
nhân viên y tế trường học; Thảo luận nhóm trọng tâm với phụ huynh có con thừa
cân và béo phì; Quan sát việc lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn của nhà bếp
nấu ăn ở trường.
Phỏng vấn điều tra khẩu phần ăn của HS bằng phương pháp tường thuật 24 giờ
qua: Điều tra khẩu phần: Đánh giá mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm: Áp dụng
phương pháp hỏi ghi ngày hôm qua. Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả
những ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn bình thường (chủ nhật, ngày
nghỉ...). Không điều tra các ngày ăn uống đặc biệt như: ma chay, cưới xin, lễ hội.
Người điều tra hỏi và ghi lại toàn bộ các loại lương thực, thực phẩm (bao gồm các
bữa ăn ở tại gia đình và ngoài gia đình) mà HS sử dụng một cách chính xác theo 6
khoảng thời gian trong ngày như sau: Bữa sáng (Bữa 1): Từ khi thức dây đến ăn
xong bữa sáng. Bữa thêm (Bữa 2): Từ sau bữa sáng đến trước bữa trưa. Bữa trưa
(Bữa 3): Bữa ăn chính, giữa của ngày. Bữa thêm (Bữa 4): Từ sau bữa trưa đến trước
khi ăn bữa tối. Bữa tối (Bữa 5): Bữa ăn chính, vào buổi tối. Bữa thêm (Bữa 6): Từ
sau bữa tối đến trước khi thức dậy của ngày hôm sau. Thông qua “Bảng thành phần
dinh dưỡng thực phẩm Việt nam năm 2007” đánh giá được mức đáp ứng nhu cầu
theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Các thông tin thu thập bao gồm: Số bữa ăn trong ngày, có phân biệt bữa chính,
bữa phụ và phân phối bữa ăn. Số lượng các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối
tượng tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ qua. Sử dụng cách hỏi ghi tất cả các
thực phẩm (kể cả đồ uống) được tiêu thụ trong 24 giờ kể từ thời điểm phỏng vấn trở
về trước.
3.2.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát
triển quá mức của khối nạc và xương. Phương pháp đơn giản để nhận định độ béo
gầy thông qua sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ
phát triển trẻ em (chỉ số cân nặng/chiều cao). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa
ra khuyến nghị về mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng thay đổi nhiều theo tuổi,
tương ứng với giai đoạn dậy thì và trưởng thành. Do đó chỉ số cân nặng/chiều cao
chỉ nên được sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định (dưới 9 tuổi). Trong điều tra
cộng đồng chỉ tiêu cân nặng/chiều cao là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể béo
khi có cân nặng theo chiều cao cao. Do đó WHO đã khuyến nghị sử dụng chỉ số
BMI. BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế
kỷ XIX bởi Quetelet. BMI hay chỉ số Quetelet là một chỉ số kết hợp hai yếu tố cân
nặng và chiều cao. Chỉ số BMI được sử dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
người trưởng thành đã được WHO thống nhất. BMI là một chỉ số đơn giản, dễ thực
hiện và độc lập với chiều cao. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng
(kg) chia cho chiều cao bình phương (m).
3.2.3.1 Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
Theo WHO 2007 đưa ra tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở
độ tuổi 5- 19 tuổi dựa trên BMI theo tuổi và giới vì lứa tuổi này đang phát triển,
chiều cao chưa ổn định.
Bảng 3. Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI
BMI theo tuổi Tình trạng dinh dưỡng
< 5 % Trẻ gầy và thiếu dinh dưỡng
≥85% Thừa cân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
≥95% Béo phì
Nguồn: WHO, 2007
Công thức tính BMI Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)2(m)
Nguồn: WHO, 2007
Đánh giá mức độ béo phì thông qua Cân nặng/chiều cao
Béo phì độ 1: Cân nặng thực tế ≥ 120% và < 130% cân nặng chuẩn theo tuổi,
giới và chiều cao. Béo phì độ 2: Cân nặng thực tế ≥ 130% và < 150% cân nặng
chuẩn theo tuổi, giới và chiều cao. Béo phì độ 3: Cân nặng thực tế ≥ 150% cân nặng
chuẩn theo tuổi, giới và chiều cao (WHO, 2007).
Theo BMI theo tuổi và giới: Bách phân vị thứ 97th
béo phì nặng; Bách phân vị
thứ 99th
béo phì rất nặng.
Bảng 4. Đánh giá theo chuẩn của WHO
Phân loại BMI (kg/m2
) BMI (kg/m2
) dành riêng cho
người Châu Á
Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25 – 29.9 23 – 24.9
Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
Béo phì độ II 35 – 39.9 30 – 39.9
Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 40
Nguồn: WHO, 2007
3.2.3.2 Các biện pháp khống chế sai số:
Các số liệu nhân trắc: được các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng
cùng loại cân, cùng loại thước và trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian (từ 8:00
đến 10:00 sáng). Sử dụng các loại cân, thước đo với kỹ thuật chuẩn, tuân theo
phương thức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã được tập huấn cho
điều tra viên nhằm loại trừ khả năng sai số do điều tra viên hoặc do dụng cụ cân, đo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Để đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, tác giả phải kiểm tra số liệu của các mẫu
phiếu điều tra, khi số liệu bất thường, phiếu được kiểm tra lại tính xác thực của số
liệu.
3.2.4 Xử lý và phân tích số liệu
Bản câu hỏi sau khi phỏng vấn xong cần phải hiệu chỉnh các sai sót để tăng
chất lượng. Dữ liệu sau khi thu thập, nhà nghiên cứu cần chuẩn bị dữ liệu, bao gồm:
mã hoá dữ liệu, thiết lập ma trận dữ liệu và làm sạch dữ liệu.
3.2.4.1 Phân tích thống kê mô tả
Dữ liệu sau đó được xử lý bằngphần mềm SPSS phiên bản 22.0. Tiến hành
thực hiện thống kê mô tả Frequencies với dữ liệu định tính nhằm mô tả những đặc
trưng cơ bản của mẫu thu thập. Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu được
kiểm định phân bố chuẩn.
Phân tích số liệu như sau:
Số liệu được phân tích theo tuổi, giới, đơn vị trường học.
Tỷ lệ SDD nhẹ cân, thừa cân và béo phì của học sinh tại thời điểm nghiên cứu. Các
yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ: giới tính, độ tuổi, di truyền, khẩu phần
ăn 24 giờ qua, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của trẻ, yếu tố gia đình. Kiến
thức, thái độ, thực hành của HS. Mỗi câu hỏi có nhiều tình huống trả lời
(1 lựa chọn).
3.2.4.2 Các thuật toán dùng để phân tích số liệu
Phần mềm SPSS phiên bản 22.0 được sử dụng để phân tích.
Test χ2
dùng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tuổi.
Test t để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình.
Các kết quả trình bày mô tả những số liệu điều tra cơ bản được thể hiện theo
phần trăm, số trung bình, trung vị.
3.2.4.3 Mô hình phân tích thực nghiệm
Đánh giá các yếu tố môi trường gia đình tác động đến tình trạng thừa cân, béo
phì ở trẻ dựa trên hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình (Douglas, 1983),
hàm thỏa dụng hộ gia đình Beckerian (Shoshana Grossbard, 2010) và hàm sức khỏe
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
của Michael Grossman (1972). Mô hình hộ gia đình xem là đơn vị tiêu dùng trong
nền kinh tế, tập hợp tổng thể của nhiều cá nhân, hành vi ra quyết định cho một vấn
đề nào đó, chịu sự chi phối của các thành viên trong hộ gia đình. Hàm thỏa dụng hộ
gia đình như sau: U = U (X, H). Hàm sức khỏe là H=h(C, XH, µH)
Trong đó X là tiêu dùng của hộ gia đình, H là hàm sức khỏe của trẻ, C là
vector đầu vào của sức khỏe, XH là yếu tố tác động quan sát được tác động lên sức
khỏe của trẻ em gồm các đặc tính như giới tính, tuổi, yếu tố di truyền, yếu tố gia
đình, và yếu tố tác động không quan sát được tác động tới sức khỏe của trẻ như các
đặc tính sinh học của trẻ là µH.
3.2.4.4 Mô hình hồi quy Logistic
Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng thừa cân, béo phì của trẻ như sau: Y = 0 + ∑ =1 +
Trong đó: Y là biến giả, có giá trị bằng 1 (nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì) và
bằng 0 (nếu trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì), Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến tình
trạng thừa cân, béo phì (j=1-n) và µ là phần dư.
Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic:
( =1)
[
( =0)
]= 0+ 11+ 22+ 33+⋯+
Xác suất trẻ bị thừa cân, béo phì khi Y = 1 và xác suất trẻ không bị thừa cân
hoặc béo phì khi Y= 0. Trong đó P(Y=0) = P0 là xác suất trẻ không bị thừa cân hoặc
béo phì.
[
(thừa cân, béo phì)
]= 0+ 11+ 22+ 33+⋯+
(không thừa cân, béo phì)
Tỷ số Odds:
= 0
= P (thừa cân,béo phì)
0
1− 0 P(Không thừa cân,béo phì)
0 = 0+ 11+ 22+ 33+⋯+
Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi (i=1,2,…n).
Mô hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, cần thực hiện các kiểm
định sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: nhằm xem xét biến
độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không, xét riêng từng biến
độc lập. Sử dụng kiểm định Wald, khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có
mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. < 0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Mức độ phù hợp của mô hình: kiểm định nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến
tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là
không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, mô hình được xem là
phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Giả thuyết cho rằng H0 là các
hệ số hồi quy đều bằng không và H1 là có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Sử
dụng kiểm định Omnibus để kiểm định, nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo có
mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0,05), chấp nhận giả thuyết H1, mô hình xem là
phù hợp.
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc

Similar to Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc (18)

Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Quận ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tránh Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Luận văn Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.doc
Luận văn Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.docLuận văn Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.doc
Luận văn Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.doc
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Công Nhân Với Hoạt Động Công Đoàn Trong Doanh Nghiệp...
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
 
Luận Văn Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Ở Việt Nam.docLuận Văn Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Đặc Điểm Hộ Gia Đình Đến Chi Tiêu Giáo Dục Ở Việt Nam.doc
 
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.docHoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
Hoạt động thanh tra lao động – thương binh và xã hội ở tỉnh quảng ngãi.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦAHỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2017 - 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ************ TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦAHỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2017 - 2018 Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN (Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số chuyên ngành: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM KHÁNH NAM
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trong luận v ă n là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 1 1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU................................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 4 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................... 4 1.6.1 Ý nghĩa khoa học................................................................................... 4 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 4 1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN............................................................................... 5 Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 6 2.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 6 2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN, BÉO PHÌ.......................................................... 6 2.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 6 2.2.2 Phân loại béo phì ................................................................................... 6 2.2.2.1Phân loại béo phì theo sinh bệnh học .............................................. 6 2.2.2.2Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì 7 2.2.2.3Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu ............ 7 2.2.2.4Một số phân loại béo phì khác ........................................................ 7 2.2.3 Tình hình béo phì trên thế giới và Việt Nam ......................................... 8 2.2.3.1Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới ........................................ 8 2.2.3.2Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam ....................................... 9
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.4 Các nghiên cứu trước về yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì ....... 12 2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì......................................... 14 2.2.5.1 Yếu tố giới tính.............................................................................. 14 2.2.5.2 Độ tuổi........................................................................................... 15 2.2.5.3 Yếu tố di truyền............................................................................. 15 2.2.5.4 Yếu tố gia đình .............................................................................. 15 2.2.5.5 Thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì................................. 15 2.2.5.6 Hoạt động thể lực và béo phì......................................................... 16 2.2.5.7 Thói quen sinh hoạt ....................................................................... 17 2.2.5.8 Hoạt động giải trí........................................................................... 17 2.2.5.9 Yếu tố nhà trường.......................................................................... 18 2.2.6 Hậu quả tiêu cực của béo phì ............................................................... 18 2.2.6.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe ................................................................ 18 2.2.6.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong .............................................. 18 2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì .......................................... 20 2.3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT ......................................................... 21 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 23 3.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 23 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................................... 23 3.2.1 Một số thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu ....................... 24 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25 3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 25 3.2.2.2 Nội dung, các biến số nghiên cứu ................................................. 27 3.2.2.3 Phương pháp và Phương tiện thu thập số liệu............................... 28 3.2.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì...................... 30 3.2.3.1 Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ..................... 30 3.2.3.2 Các biện pháp khống chế sai số: ................................................... 31 3.2.4 Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 32 3.2.4.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................... 32
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.4.2Các thuật toán dùng để phân tích số liệu....................................... 32 3.2.4.3Mô hình phân tích thực nghiệm .................................................... 32 3.2.4.4Mô hình hồi quy Logistic ............................................................. 33 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 35 4.1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 35 4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG .......................... 35 4.2.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu ..................................................... 35 4.2.1.1Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận/ huyện .......................... 35 4.2.1.2Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính .................... 36 4.2.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh 11 – 14 tuổi ................................ 38 4.2.3 Chiều cao và cân nặng trung bình của HS 11 - 14 tuổi ........................ 44 4.2.4 Các yếu tố tác động tới thừa cân, béo phì của HS từ 11 – 14 tuổi ....... 44 4.2.4.1Yếu tố giới tính và tình trạng thừa cân, béo phì ............................ 45 4.2.4.2Yếu tố độ tuổi và tình trạng thừa cân, béo phì .............................. 45 4.2.4.3Yếu tố di truyền và tình trạng thừa cân, béo phì ........................... 46 4.2.5 .................................................................................................................. 46 4.2.5.1Yếu tố gia đình và tình trạng thừa cân, béo phì ............................ 47 4.2.5.2Yếu tố thói quen ăn uống và tình trạng thừa cân, béo phì ............ 50 4.2.5.3Yếu tố hoạt động thể lực và tình trạng thừa cân, béo phì .............. 52 4.2.5.4Yếu tố thói quen sinh hoạt và tình trạng thừa cân, béo phì ........... 54 4.2.5.5Yếu tố hoạt động giải trí và tình trạng thừa cân, béo phì .............. 56 4.2.5.6Yếu tố Nhà trường và tình trạng thừa cân, béo phì ....................... 59 4.2.6 Kết quả hồi quy Logit với các yếu tố kinh tế xã hội đối với tình trạng thừa cân béo phì của học sinh. .......................................................................... 61 4.3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................... 65 Chương 5. KẾT LUẬN ........................................................................................... 67 5.1.KẾT LUẬN.................................................................................................... 67 5.2 GÓP Ý CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CHO HỌC SINH THCS................................................................................................ 67 5.2.1 Về yếu tố gia đình ................................................................................ 67
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.2.2 Về thói quen ăn uống của HS .............................................................. 68 5.2.3 Về hoạt động thể lực ........................................................................... 68 5.2.4 Về thói quen sinh hoạt ......................................................................... 69 5.2.5 Về yếu tố nhà trường ........................................................................... 69 5.3 HẠN CHẾ.................................................................................................. 70 5.4 KIẾN NGHỊ............................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Số lượng và tỷ lệ béo phì trên thế giới năm 2016 ........................................ 9 Hình 2. Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới trẻ thừa cân, béo phì............13 Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................22 Hình 4. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt ......................................................24 Hình 5. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận, huyện........................................35 Hình 6. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính chung.......................36 Hình 7. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính theo trường ..............38 Hình 8. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và giới) của học sinh 11 – 14 tuổi . 40 Hình 9. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo trường học) của học sinh 11 – 14 tuổi . 43
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hậu quả do béo phì gây ra .......................................................................... 18 Bảng 2. Thống kê số trường THCS tại TP. HCM năm học 2016-2017................... 26 Bảng 3. Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI .................................... 30 Bảng 4. Đánh giá theo chuẩn của WHO .................................................................. 31 Bảng 5. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo quận, huyện ....................................... 35 Bảng 6. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính chung....................... 36 Bảng 7. Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính theo trường.............. 37 Bảng 8. Tình trạng thừa cân, béo phì của HS từ 11 - 14 tuổi .................................. 38 Bảng 9.Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và giới) của học sinh 11 – 14 tuổi .. 39 Bảng 10. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo tuổi và trường học) của học sinh 11 – 14 tuổi....................................................................................................................... 41 Bảng 11. Tình trạng dinh dưỡng (BMI theo trường học) của học sinh 11 – 14 tuổi 43 Bảng 12. Chiều cao và cân nặng trung bình của HS 11 - 14 tuổi ............................ 44 Bảng 13. Kiểm định T-Testyếu tố giới tính và tình trạng thừa cân, béo phì ........... 45 Bảng 14. Kiểm định T-Test yếu tố độ tuổi và tình trạng thừa cân, béo phì............. 46 Bảng 15. Mối quan hệ giữa YTDT1 và tình trạng thừa cân, béo phì....................... 46 Bảng 16. Mối quan hệ giữa YTDT2 và tình trạng thừa cân, béo phì....................... 47 Bảng 17. Mối quan hệ giữa YTGĐ1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 47 Bảng 18. Mối quan hệ giữa YTGĐ2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 48 Bảng 19. Mối quan hệ giữa YTGĐ3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 48 Bảng 20. Mối quan hệ giữa YTGĐ4 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 49 Bảng 21 Mối quan hệ giữa YTGĐ5 với tình trạng thừa cân, béo phì...................... 50 Bảng 22. Mối quan hệ giữa TQAU1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 50 Bảng 23. Mối quan hệ giữa TQAU2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 51 Bảng 24. Mối quan hệ giữa TQAU3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 52 Bảng 25. Mối quan hệ giữa HĐTL1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 53 Bảng 26. Mối quan hệ giữa HĐTL2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 53
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 27. Mối quan hệ giữa HĐTL3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 54 Bảng 28. Mối quan hệ giữa TQSH1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 55 Bảng 29. Mối quan hệ giữa TQSH2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 55 Bảng 30. Mối quan hệ giữa TQSH3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 56 Bảng 31. Mối quan hệ giữa HĐGT1 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 57 Bảng 32. Mối quan hệ giữa HĐGT2 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 58 Bảng 33. Mối quan hệ giữa HĐGT3 với tình trạng thừa cân, béo phì..................... 58 Bảng 34. Mối quan hệ giữa YTNT1 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 59 Bảng 35. Mối quan hệ giữa YTNT2 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 60 Bảng 36. Mối quan hệ giữa YTNT3 với tình trạng thừa cân, béo phì ..................... 60
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC VIẾT TẮT BMI IOTF GDDD MICS P:L:G SD SE SPSS UNICEF THCS TP. HCM WHO Chỉsốkhốicơthể(BodyMass Index) Tổchứcchuyêntráchbéophìquốctế(ỈnternationalObesityTaskForce) Giáo dục dinh dưỡng Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam Tỷtrọng(%)nănglượngdoProtein,LipitvàGluxitcungcấp Độ lệch chuẩn (Standard deviation) Sai số chuẩn (Standard Error) Statistical Product and Services Solutions Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh TổchứcYtếthếgiới(WorldHealthOrganization)
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU Khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt lẫn mức sống của người dân được nâng cao, đã và đang dẫn tới tình trạng số người bị béo phì ngày càng gia tăng. Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, căng thẳng, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội...). Béo phì là căn bệnh rất phức tạp nguyên nhân, nan giải trong điều trị bệnh. Thừa cân, béo phì là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính, làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ. Người bị béo phì có thể bị các nguy cơ khác như thừa mỡ trong máu, các bệnh về mạch vành tim, bệnh về tiểu đường.… là những bệnh nan y, dễ gây tử vong hay làm suy giảm sức lao động của người bệnh. Theo WHO (2014) thì thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong tới 2,8 triệu người/năm. Số lượng người từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân tới 1,9 tỷ người, trong đó có 600 triệu người béo phì chiếm 13% dân số thế giới. Theo WHO (2010) thì có khoảng 10% trẻ em từ 6 đến 17 tuổi bị thừa cân, 2-3% trẻ bị béo phì. Theo WHO (2015) thì tới năm 2013 đã có khoảng 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì. Không chỉ ở các nước có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị. Kết quả điều tra của nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng lệ thừa cân, béo phì ở học sinh đang gia tăng mạnh. Tại Việt Nam, giai đoạn 2002 – 2004, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học là 9,4%, học sinh THCS là 6,1% và học sinh THPT là 4,8%. Theo Bộ Y tế (2012) thì HS từ 5 đến 19 tuổi có tỷ lệ thừa cân, béo phì ở thành thị chiếm 37,4% cao gấp 2,7% lần khu vực nông thôn 13,5%. Việc điều trị thừa cân,
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 béo phì lại rất khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả. Theo WHO (2008) chi phí cho thừa cân, béo phì từ 2-7% tổng chi phí chăm sóc y tế của các nước phát triển. Do đó phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế. Chuyển tiếp dinh dưỡng gắn với chuyển tiếp về kinh tế và nhân khẩu học tạo nên gánh nặng kép về bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm tình trạng suy dinh dưỡng và tình trạng thừa cân, béo phì. Một số nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu (2001), Đỗ Thị Kim Liên và ctg (2002), Lê Thị Hải (2002), Cao Thị Yến Thanh và ctg (2004), Nguyễn Điểm (2007), Phan Thị Bích Ngọc (2010), Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013), Hà Văn Thiệu (2014), Trần Thị Xuân Ngọc (2017),…đã tiến hành phân tích các yếu tố tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì đối với HS tiểu học, HS THCS và HS THPT, từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp để giảm sự gia tăng của thừa cân, béo phì ở HS. Theo kết quả nghiên cứu về tình trạng thừa cân, béo phì của HS độ tuổi THCS như: Đỗ Thị Kim Liên và ctg (2002) cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của HS nam đều cao hơn HS nữ, tỷ lệ thừa cân, béo phì giảm dần từ nhóm 11 tuổi đến 14 tuổi;Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục (2012) cho biết tỷ lệ thừa cân 8.60 %, béo phì là 1.75%, cao nhất ở nhóm tuổi 12 và 13 tuổi và thấp dần vào 14 và 15 tuổi; Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013) cho biết cân nặng và chiều cao của HS nam, nữ quận trung tâm Hà Nội cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với HS quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg với HS nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với HS nữ; Trần Thị Xuân Ngọc (2017) cho biết tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%), tỷ lệ béo phì (3,0%), nam (4,9%) cao hơn nữ (1,2%), cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%). Như vậy, xu hướng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng, độ tuổi nhỏ có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp hơn và tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam cao hơn nữ. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thừa cân, béo phì đối với HS đểgợi ý chính sách phòng ngừa là rất quan trọng.Cho nên tác giả lựa chọn thực hiện đề tài“Một số yếu tố tác động tớitình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 - 2018” do rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát - Xác định tình trạng thừa cân, béo phì và phân tích sự tác động của các yếu tố nguy cơ liên quan để đánh giá kết quả bước đầu, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM. - Phân tích các yếu tố kinh tế xã hộitác động đến tình trạng thừa cân và béo phì ở ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM. - Đề xuất các gợi ý, chính sách phòng chống thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu thì luận văn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Các yếu tố kinh tế xã hộinào tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM? - Giải pháp phòng chống tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi như thế nào? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố kinh tế xã hội tác động tới tình trạngthừa cân, béo phì. - Đối tượng khảo sát: học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi. - Phạm vi nghiên cứu: 5 trường THCS tại TP. HCM, gồm 2 nhóm là trường Quốc tế tư thục và trường công Nhà nước. - Thời gian nghiên cứu: từ 11/2017 đến 5/2018.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu định tính: Sử dụng bản câu hỏi thảo luận, bằng phương pháp thảo luận tay đôi để khảo sát tình hìnhthừa cân, béo phì ở học sinh THCS từ 11 tuổi đến 14 tuổi tại TP. HCM. Đối tượng thảo luận tay đôi là các giáo viên, phụ huynh, học sinh THCS, sử dụng phương pháp chọn theo mục tiêu. - Nghiên cứu định lượng sơ bộ trên mẫu gồm 40 quan sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện và mẫu mục tiêulà các học sinh THCS để đánh giá sơ bộ về tính hợp lý của phiếu khảo sát. - Nghiên cứu định lượng chính thức: Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu với cỡ mẫu khảo sát là 500theo phương phápchọn mẫu phi xác xuất, mẫu mục tiêu làcác học sinh THCS tại 5 trường ở TP. HCM. Dữ liệu thu thập được phần mềm SPSS 22 xử lý để tính toán thống kê, T test. Nghiên cứu sử dụng mô hình binary logit đánh giá yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì (biến độc lập). Mô hình hồi quy binary logit với biến phụ thuộc là tình trạng thừa cân, béo phì của HS. 1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.6.1 Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu này xem xét tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS tại TP. HCM năm học 2017 - 2018. - Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng tớithừa cân, béo phì ở học sinh THCS tại TP. HCM năm học 2017 - 2018. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Chỉ ra được tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh THCS tại TP. HCM năm học 2017 - 2018 là bằng chứng khoa học khẳng định thừa cân, béo phì là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của học sinh THCS. Nghiên cứu góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo thực hiện đối với các độ tuổi và địa phương khác. - Kết quả nghiên cứu góp phần giúp gia đình, nhà trường có giải pháp phòng chống sự thừa cân, béo phì của HS.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 - Góp phần giúp các học sinh THCS có chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn, tâm trạng tốt hơn. - Nghiên cứu là luận cứ khoa học giúp các cơ quan Nhà nước nhận diện sự vận động và tầm quan trọng của thừa cân, béo phì để kịp thời có các chính sáchcan thiệpđiều chỉnh, hạn chế mặt tiêu cựccủa thừa cân, béo phì. 1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN Kết cấu của nghiên cứu gồm 5 chương. - Chương 1 là chương tổng quan bao gồm các mục: lý do, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp, ý nghĩa của nghiên cứu, kết cấu luận văn. - Chương 2 là chương cơ sở lý thuyết bao gồm: các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu trước, tình trạng thừa cân, béo phì, khung nghiên cứu đề xuất. - Chương 3là chương phương pháp nghiên cứu bao gồm: thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, các biến trong mô hình và phương pháp xử lý dữ liệu. - Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu gồm quá trình xử lý dữ liệu, phân tích và thảo luận kết quả xử lý dữ liệu, kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó kết luận về giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu. - Chương 5 trình bày kết luận chung về kết quả nghiên cứu. Đề xuất các góp ý chính sáchnhằm phòng chống thừa cân, béo phì ở HS THCS. Đồng thời nêu ý nghĩa của việc thực hiện nghiên cứu. Nêu các đóng góp của kết quả nghiên cứu, những mặt hạn chế của nghiên cứu cũng như đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU Chương 2 tổng hợp các khái niệm, quan điểm và các nghiên cứu trước có liên quan đến thừa cân, béo phì. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo của luận văn. 2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN, BÉO PHÌ 2.2.1 Khái niệm Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2006) cho rằng thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Thuật ngữ béo phì “Obesity” được Noah Biggs sử dụng chính thức trong Y học vào năm 1651. Obesity là một danh từ của Obese, nguồn gốc Latin là Obesus, nghĩa là béo, bụ bẫm. 2.2.2 Phân loại béo phì 2.2.2.1 Phân loại béo phì theo sinh bệnh học Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh học rõ ràng. Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo gây nên. Theo Jean Michel Lecerf (2001), Nguyễn Thị Lâm (2002), Organisation mondiale de la Santé (2003) cho rằng các bệnh lý liêu quan: Do nguyên nhân nội tiết; Do suy giáp trạng, thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần; Do cường vỏ thượng thận, có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose, thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp; Do thiếu hormon tăng trưởng, thường nhẹ hơn so với các nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn; Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng, thường xuất hiện sau dậy thì, người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 trứng kèm theo; Béo phì trong thiểu năng sinh dục; Béo phì do các bệnh về não, tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương sọ não, phẫu thuật thần kinh, các nguyên nhân này gây hủy hoại vùng trung tâm não trung gian, ảnh hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì. 2.2.2.2 Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì Theo Organisation mondiale de la Sante (2010) và Đỗ Thị Kim Liên, Nghiêm Nguyệt Thu và cs (2002) đã phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì thành 4 nhóm sau: (1) Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên), là loại béo phì có tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ; (2) Béo phì bắt đầu ở người lớn, là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường; Béo phì xuất hiện sớm, là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi; Béo phì xuất hiện muộn, là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi. 2.2.2.3 Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu Nguyễn Thị Lâm (2002),Organisation mondiale de la Santé (2003) đã phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫugồm: Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông - thể Android), là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng; Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà - thể Gynoid) là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi. Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khoẻ của béo phì. Béo bụng có nguy cơ cao mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng Insulin máu, rối loạn Lipit máu, không dung nạp Glucose hơn so với béo đùi. 2.2.2.4 Một số phân loại béo phì khác Caterson & Gill (2002), Brown, Kelly và Summerbell(2007) đã nghiên cứu và phân loại thêm một số béo phì khác là: Béo phì do sử dụng thuốc, sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùng estrogen, deparkin có thể gây béo phì; Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi, trẻ béo phì có khối nạc tăng so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em; Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộc nhóm này) và thừa cân nhưng không thừa mỡ. 2.2.3 Tình hình béo phì trên thế giới và Việt Nam 2.2.3.1 Tình hình thừa cân, béo phì trên thế giới Tính đến năm 2015 toàn thế giới có 2,2 tỉ người (chiếm 30% dân số thế giới) hoặc thừa cân hoặc béo phì. Số người béo phì đang tăng lên hơn gấp đôi tại 73 quốc gia và đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới với tỉ lệ béo phì ở trẻ em và thanh niên với 13%. Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia có tỉ lệ người trưởng thành béo phì thấp nhất thế giới, ở mức 1%. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có tỉ lệ trẻ em béo phì cao nhất thế giới, lần lượt là 15,3% và 14,4%. Mỹ và Trung Quốc là hai nước dẫn đầu về tỉ lệ người trưởng thành béo phì, lần lượt là 79,4% và 57,3%. Mặc dù tỉ lệ béo phì ở trẻ em vẫn thấp hơn so với ở người lớn, tuy nhiên tỉ lệ này đã tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2015 có khoảng 4 triệu ca tử vong liên quan tới những trường hợp có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá mức 24,5, chỉ số cho thấy tình trạng thừa cân ở người. Điều đáng lo ngại là sự gia tăng thừa cân, béo phì ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10%. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về thừa cân, béo phì của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì (35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% (CI 95%: 3,2% - 5,2%) năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) vào năm 2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị thừa cân, béo phì. Ở Châu Á, tuy tỷ lệ thừa cân, béo phì không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị thừa cân, béo phì thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao nhất trong 3 Châu lục. Những nghiên cứu của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Ngân hàng thế giới (World Bank) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy trẻ em Châu Á chiếm 50% tỷ lệ béo phì ở cùng độ tuổi trên toàn thế giới năm 2016, tỷ lệ này là 25% ở Châu
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Phi (cafebiz, 2017). Hình 1. Số lượng và tỷ lệ béo phì trên thế giới năm 2016 Nguồn: cafebiz, 2017 2.2.3.2 Tình hình thừa cân, béo phì tại Việt Nam Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Có nhiều đề tài của các tác giả, các Viện đã nghiên cứu về tình trạng thừa cân, béo phì đối với trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi như: Nghiên cứu của Vũ Hưng Hiếu (2001) tại quận Đống Đa của thành phố Hà Nội đối với HS từ 6 đến 11 tuổi là 9,9%. Nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Liên và ctg (2002) về diễn biến tình trạng thừa cân, béo phì của HS Hà Nội từ 1995 – 2000 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì của HS nam đều cao hơn HS nữ ở tất cả các nhóm tuổi. Đồng thời kết quả nghiên cứu có tỷ lệ thừa cân, béo phì giảm dần từ nhóm 11 tuổi đến 14 tuổi.Lê Thị Hải (2002) nghiên cứu về HS từ 6 đến 11 tuổi ở nội thành Hà Nội cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4,1%. Cao Thị Yến Thanh và ctg (2004) đã nghiên cứu tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết tỷ lệ thừa cân, béo phì là 10,4%
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 đối với HS 6 đến 11 tuổi. Năm 2005, điều tra toàn quốc ở đối tượng từ 25 – 64 tuổi tại 8 vùng sinh thái thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI >23) là 16,3%, trong đó 9,7% thừa cân, 6,2% béo phì độ I và 0,4% béo phì độ II. Tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng theo tuổi, ở nữ cao hơn ở nam, thành thị cao hơn ở nông thôn. Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ở ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu, bia và ít vận động. Trần Thị Phúc Nguyệt nghiên cứu tại nội thành thành phố Hà Nội ở trẻ em từ 4 – 6 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 4,9%, ở trẻ trai là 6,1% và trẻ gái là 3,8%. Nguyễn Điểm (2007) đã nghiên cứu tình trạng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em từ 6 - 11 tuổi ở tỉnh Bình Định với mẫu 2967 HS, tỷ lệ béo phì chung của học sinh là 2.93%, tỷ lệ béo phì cao nhất độ tuổi 9 (4.0%), tiếp theo là độ tuổi 6 (3.7%). Tỷ lệ béo phì của nam (3.34%) cao hơn nữ (2.38%). Nghiên cứu cắt ngang năm 2007 tại TP. HN và TP. HCM ở học sinh từ 9 – 11 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì tại các trường ở trung tâm thành phố cao hơn các trường ở ngoại thành. Cụ thể tại TP. Hà Nội thì tỷ lệ thừa cân, béo phì của trường ở quận Đống Đa là 7,1%, ở huyện Đông Anh là 1,1%. Tại TP. HCM, trường học ở quận 1 có tỷ lệ thừa cân, béo phì là 41,1% và trường ở quận 7 có tỷ lệ là 10,8%. Phan Thị Bích Ngọc (2010) nghiên cứu thực trạng thừa cân, béo phì và đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở HS tiểu học Thành phố Huế. Cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở HS tiểu học tuổi từ 6-10 tại thành phố Huế là 7,98%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì cao hơn ở HS nam so với nữ; ở nhóm tuổi 9, 10 và ở các trường khu trung tâm thành phố. Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục đã đánh giá BMI ở 570 em học sinh tuổi từ 12-15 (gồm từ khối 6 đến khối 9) của trường THCS Nguyễn Tri Phương, Thành phố Huế. Kết quả cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì là 10.35 % (thừa cân 8.60 %, béo phì là 1.75%). Tỷ lệ thừa cân cao nhất ở nhóm tuổi 12 và 13 tuổi và thấp dần vào14 và 15 tuổi (nhóm 12 tuổi 82.86%, nhóm 15 tuổi 8.16%). Tỷ lệ béo
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 phì tập trung cao ở nhóm 12 tuổi 70%. Nhóm 13 tuổi 30%, đặc biệt là nhóm 14, 15 tuổi không có trẻ em béo phì. Nhóm học sinh có bố mẹ là cán bộ có tỷ lệ thừa cân cao hơn 4-6 lần có bố mẹ là lao động chân tay hay buôn bán. Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013) đã nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 11 – 14 tuổi tại một số trường của 2 quận trung tâm và quận ngoại thành Hà Nội với mẫu là 3013 đối tượng được đo cân nặng và chiều cao để so sánh giữa quận trung tâm và quận ngoại thành. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều cao của HS nam, nữ quận trung tâm cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với HS quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg với HS nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với HS nữ, chiều cao cao hơn từ 2,4 đến 3,5cm với HS nam và 1,3 đến 2.0 cm với HS nữ. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở HS nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với HS nam quận ngoại thành, tỷ lệ này thấp ở HS nữ ở cả 2 quận trung tâm và ngoại thành. Hà Văn Thiệu (2014) đã nghiên cứu về Hội chứng chuyển hoá ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi, đã xác định một số đặc điểm của trẻ em thừa cân, béo phì và mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc với BFP, HA và lipid máu; xác định tỉ lệ HCCH, các đặc =điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HCCH; giá trị cắt BMI và VE dự đoán HCCH đơn giản, dễ thực hiện; mối liên quan giữa CRP với HCCH ở trẻ thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi. Trần Thị Xuân Ngọc (2017) đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội” với 15 trường tiểu học và 15 trường THCS bằng phương pháp chọn mẫu xác suất theo kích thước quần thể, tổng có 8100 HS được chọn vào điều tra nghiên cứu. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu dinh dưỡng: 9,1%; nam (10,2%), cao hơn nữ (7,4%); cao nhất ở nhóm 11 tuổi (15,4%), thấp nhất ở nhóm 7 tuổi (1,2%). Tỷ lệ thừa cân béo phì: 10,7%, nam (16,1%) cao hơn nữ (5,7%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%).Tỷ lệ béo phì: 3,0%, nam (4,9%) cao hơn nữ (1,2%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%). Theo báo cáo phân tích tình hình trẻ em TP. HCM của UBND (2017) cho thấy
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 các em đang gặp cả 2 vấn đề thừa cân và thiếu dinh dưỡng, vấn đề này được đề cập đến như gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em trong báo cáo khu vực ASEAN của UNICEF/ WHO. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ dưới 5 tuổi ở TP. HCM đã tăng từ 9.6% vào năm 2011 lên 11% vào năm 2015. 2.2.4 Các nghiên cứu trước về yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì Nghiên cứu nước ngoài Theo Spiegelman và Flier (2001) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng béo phì là do sự mất cân bằng năng lượng và có khả năng không phải do di truyền mà là kết quả của những thay đổi trong thực phẩm và hoạt động thể chất. Theo Nicklas, Baranowski, Cullen và Berenson (2001) và Helm (2007) đã cho thấy sự thay đổi thực phẩm và những thay đổi trong thành phần của chế độ ăn uống được hiểu như là việc thiếu trái cây và rau, sự gia tăng của việc sử dụng các loại nước ép, đồ uống có đường, gia vị, đồ ăn nhẹ, phomat và các bữa ăn tại nhà hàng, tiện thức ăn nhanh. Nghiên cứu của Datar và Sturm (2004) và nghiên cứu của O’Brien, Nader và Houts (2007) cho biết trẻ em béo phì thường ít hoạt động thể chất, ít vận động hơn so với những trẻ em khác. Nghiên cứu của Kumanyika (2008) và nghiên cứu của Kumanyika, Parker và Sims (2010) cho kết quả với trẻ dưới 12 tuổi thì môi trường gia đình được xem như là thành phần quan trọng cung cấp cho trẻ các hoạt động thể chất. Theo Li và ctg (2009) thì cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong tình trạng cân nặng của trẻ. Golan và Weizman (2001) đã nghiên cứu về mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới trẻ thừa cân, béo phì. Mô hình tập trung vào cách tiếp cận gia đình để điều trị bệnh béo phì ở trẻ em thông qua sự tương tác giữa môi trường gia đình và nhận thức của cha mẹ là tác nhân thay đổi chính. Mô hình chỉ ra mối quan hệ giữa các cách thức nuôi dạy trẻ và kiến thức dinh dưỡng của cha mẹ ảnh hưởng đến tình trạng cân nặng của trẻ.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Đặc điểm cộng đồng, nhân khẩu Ăn ở trường Giờ làm Thời gian nghĩ Dân tộc Nuôi dưỡng Thực phẩm Giới có sẵn Chế Kiến độ thức dinh Gene dưỡng Chế độ ăn uống của cha Địa điểm vui Đặc điểm gia đình Đặ c điểm trẻ Tình trạng cân nặng của Hoạt động Sở thích ăn uống của cha Thức ăn nhanh, nhà Kinh tế xã hội Anh em Xem Tuổi Cha Hoạt mẹ động giám tĩnh Cân nặng cha Khuyến khích hoạt Hoạt động Tội phạ m và an toàn Giáo dục thể Nguồn: Golan và Weizman (2001) Hình 2. Mô hình sinh thái các nhân tố ảnh hưởng tới trẻ thừa cân, béo phì Nghiên cứu trong nước: Nguyễn Điểm (2007) đề xuất một số một số nguyên nhân gây béo phì trẻ em là: Sở thích ăn uống, thói quen sinh hoạt, khẩu phần ăn. Sở thích ăn uống có ảnh hưởng đến tỷ lệ béo phì là: ăn nhiều (≥ 4 lần /ngày), thích ăn béo, thích ăn ngọt, có ăn phụ thêm và ăn thêm vào buổi tối trước khi ngủ (gấp từ 1.3 đến 3 lần). Thói quen sinh hoạt: xem tivi hay chơi trò chơi điện tử ≥ 4 giờ/ ngày (gấp gần 2 lần). Khẩu phần ăn của các em béo phì có tổng số năng lượng cao so với nhu cầu. Phan Thị Bích Ngọc (2010) cho biết các yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì liên quan đến thói quen ăn uống và vận động của trẻ là ăn nhiều; thích ăn thức ăn
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 giàu mỡ, nhiều đồ ngọt, ăn ít rau; ăn vặt; xem truyền hình; chơi game nhiều giờ và ít hoạt động thể lực. Trần Thị Xuân Ngọc (2017) đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội” cho kết quả là: Có biểu hiện gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội; Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của học sinh với điều kiện kinh tế của hộ gia đình, gia đình có các thành viên béo phì và các hoạt động tĩnh tại, thói quen phàm ăn và hay ăn vặt của học sinh. 2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới thừa cân, béo phì Có ryếu tố ảnh hưởng tớ ó ryếu tố ảnh hưởng tới thừa cân,Đi ryếu tố ảnh t ry ry rytrytnh hư hư tư tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội; Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của học sinh với điềhọc cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội; Có mối liên quan giữa tình trạng béo phì của họ Có mối liên quan chặt chẽ giữa tiền sử thấp còi và béo phì ở trẻ thành niên. Trẻ bị thấp còi sớm thường dễ béo phì ở tuổi vị thành niên từ 11 đến 20 tuổi. Tác gi trytnh hư hư tư tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trên 4kg cao hơn yTác gi trytnh hư hư tư tthtthcân, béo phìp về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại tyTác gi trytnh hưyTác gi trytnh hư hư tư tthoác gi trytnh hư hthói quen sinh hoăn utư tthtthcân, béo pyhói quen sinh ho. 2.2.5.1 Yếu tố giới tính Hầu hết các nghiên cứu thống kê về tỷ lệ thừa cân – béo phì đều cho kết quả nam giới bị thừa cân, béo phì cao hơn giới tính nữ. Theo nghiên cứu của Braddon và ctg (1986) nguy cơ phát triển bệnh béo phì cao hơn và tồn tại lâu hơn ở nữ giới so với nam giới. Do nữ giới thường hoạt động ít hơn nam giới nên tích tụ mỡ cao hơn, nữ giới còn trải qua thời kỳ mang thai và nuôi con nên không thể duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 2.2.5.2 Độ tuổi Theo Grundy S.M (1998) cho thấy tuổi xuất hiện thừa cân – béo phì rất sớm, độ tuổi xuất hiện phổ biến là tuổi HS 6 – 18 tuổi. Trong một nửa số trẻ béo phì sẽ tiếp tục tình trạng đó ở tuổi trưởng thành (Dietz, 1998). Tuổi vị thành niên là một giai đoạn quan trọng cho việc xuất hiện những bệnh lý liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì (Dietz, 1998; Mossberg, 1989). Nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan (2003) cho thấy trẻ ở độ tuổi cao hơn có tỷ lệ thừa cân, béo phì nhiều hơn. 2.2.5.3 Yếu tố di truyền Theo Richard và Judith (1999) và các nghiên cứu khác đã cho rằng béo phì có khuynh hướng di truyền, béo phì ở mẹ được xem là yếu tố dự báo quan trọng đối với nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ. Nghiên cứu các cặp sinh đôi và gia đình cho thấy ảnh hưởng của yếu tố di truyền (gen) chiếm từ 40 - 70% trong bệnh béo phì. Nhóm gen kích thích sự ngon miệng (Neuropeptide Y, Leptin receptor, P proopiomelanocortin), nhóm liên quan đến tiêu hao năng lượng (Uncoupling proteins), nhóm điều hòa chuyển hóa (Beta-2 adrenergic receptor, Beta-3 adrenergic receptor), nhóm liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ (Peroxisome proliferator-activated receptor, Vitamin D receptor, Retinoid X receptor). 2.2.5.4 Yếu tố gia đình Càng nhiều cá nhân trong gia đình bị thừa cân thì nguy cơ thừa cân của các thành viên khác trong gia đình càng cao. Lê Thị Hải (2000) cho rằng ở học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tại TP. Hà Nội nhận thấy nếu trẻ có bố và mẹ béo thì nguy cơ béo phì gấp 4,8 lần, mẹ bị béo thì nguy cơ BP gấp 7,5 lần. Luo (1998) và cộng sự nghiên cứu trên 210 trẻ béo phì tại Trung Quốc cho thấy những gia đình có bố hoặc mẹ béo thì khả năng con béo phì cao gấp 3,7 lần so với gia đình không có bố mẹ béo phì, nếu cả bố và mẹ cùng béo thì nguy cơ này tăng gấp 5 lần so với gia đình mà bố và mẹ không bị béo phì. 2.2.5.5 Thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì Grund và ctg (2000) nghiên cứu thuần tập ở trẻ từ 3 - 5 tuổi cho thấy tăng % mỡ ăn vào làm tăng chỉ số BMI, ngược lại Lobstein (2005) quan sát thấy trẻ thừa
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 cân ăn ít năng lượng hơn trẻ bình thường. Shaw (2001) nghiên cứu ở trẻ 3 -7 tuổi thấy những trẻ mà cơ thể có nhiều mỡ thì tiêu thụ nhiều chất béo, nhiều năng lượng từ lipit hơn. Người dân Mỹ thường ăn ở nhà hàng có xu hướng BMI cao hơn những người ăn ở nhà và có tới 30 - 70% số trẻ em Mỹ có sử dụng thức ăn nhanh tại các nhà hàng và những trẻ em này tiêu thụ nhiều hơn 187 kcal/ngày, 228g chất ngọt so với trẻ không sử dụng thức ăn nhanh (Berino và ctg, 2003; Bowman và ctg, 2004). Tại Việt Nam thì độ tuổi đi học cho thấy những trẻ hay ăn bữa phụ nhất là vào buổi tối dễ mắc béo phì (Lê Thị Hải và ctg, 2000; Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Văn Trịnh, Phạm Văn Hán, 2002; Vũ Hưng Hiếu, Lê Thị Hợp, 2002). 2.2.5.6 Hoạt động thể lực và béo phì a) Hoạt động thể lực và chỉ số khối cơ thể Tại TP. HCM thì sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng cùng với giảm hoạt động thể lực của người dân đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì. Cho nên, để giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì thì phải giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực. Sahota và ctg (2001) đã định nghĩa “sự duy trì cân nặng” là mức độ thay đổi của cân nặng không quá 3% trọng lượng cơ thể. Khi mức độ này dao động từ 3% - 5% được gọi là có sự thay đổi cân nặng nhẹ. Khi mức độ thay đổi này đạt mức từ 5% trở lên được gọi là có sự thay đổi cân nặng rõ rệt. Grund và ctg (2000) khi nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động thể lực và BMI thấy rằng ở các mức hoạt động thể lực 0,9, 4,8, 11,3, 22,6, 46,8 MET/một tuần tương ứng với các mức BMI 25.4, 25.3, 25.1, 24.7 và 24.4 kg/m2. Kimm và ctg (2005) cho rằng những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/một ngày trong 5 ngày 1 tuần có BMI thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người ít hoạt động thể lực. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Lê Thị Thu Huệ (2016) cho rằng việc đánh giá các chỉ số thể lực và các chỉ số sinh lí có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và học tập để học sinh phát triển tốt về thể chất. b) Hoạt động thể lực và béo phì
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Người có lối sống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực giúp tăng hiệu quả phòng chống thừa cân, béo phì. Giảm hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng hơn so với tăng khẩu phần năng lượng trong việc gây thừa cân, béo phì. Hoạt động thể lực cảu cong người bao gồm các hoạt động hàng ngày, công việc liên quan với hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Trẻ em hoạt động thể lực nhiều thì càng có cơ thể khoẻ mạnh, giảm tỷ lệ tăng huyết áp và trở thành béo phì khi lớn. Quá trình luyện tập thể thao nên bắt đầu từ khi nhỏ, kéo dài thường xuyên và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo Marshall và ctg (2004) thì trẻ em béo phì thường ít hoạt động hơn những trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn và thi thoảng còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao. c) Nhu cầu năng lượng cho vận động Vận động hàng ngày gồm hoạt động làm việc và sinh hoạt. Theo công thức Harris Benedict: Hoạt động thụ động: BMR x 1,2 ; Hoạt động nhẹ: BMR x 1,375 ; Hoạt động trung bình: BMR x 1,55 ; Hoạt động năng động: BMR x 1,725 ; Hoạt động rất tích cực: BMR x 1,9. Trong đó BMR (Basic Metabolic Rate) là phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể ở trạng thái hoạt động tối thiểu. Năng lượng này cung cấp cho hoạt động của các nội quan như hệ tim mạch, hô hấp, chuyển hóa, bài tiết khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần. Vận động tích cựclà các hoạt động của cơ thể như tập thể thao, đi bộ. Để tính ra năng lượng cần dùng dựa vào trọng lượng cơ thể, môn thể thao, thời gian tập, cường độ tập mỗi ngày. 2.2.5.7 Thói quen sinh hoạt Thời gian ngủ là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới béo phì, ngủ nhiều làm giảm hoạt động cơ thể, tăng tích lũy mỡ, thức khuya và ngủ ít làm cơ thể ít tăng trọng lượng. 2.2.5.8 Hoạt động giải trí Các hoạt động giải trí là yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới béo phì, xem tivi, sử dụng internet nhiều sẽ làm giảm hoạt động cơ thể, tăng tích lũy mỡ.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 2.2.5.9 Yếu tố nhà trường Các hoạt động giáo dục tại nhà trường và chế độ ăn của HS tại trường là yếu tố tác động tới nhận thức về dinh dưỡng của HS, hình thành thói quen ăn uống của HS. HS nội trú hoặc bán trú sẽ cung cấp dịch vụ ăn, uống cho HS từ 2 đến 3 buổi mỗi ngày. Những HS thừa cân, béo phì cần phải có thực đơn phù hợp. 2.2.6 Hậu quả tiêu cực của béo phì 2.2.6.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe Thừa cân, béo phì đều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người ở mọi độ tuổi. Khi cơ thể bị tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng thì sẽ càng tăng tần suất xuất hiện các bệnh. Theo Mayo Clinic (2014) cho biết béo phì không chỉ là mối quan tâm về mặt thẩm mỹ, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp. Bảng 1. Hậu quả do béo phì gây ra Các hậu quả thường gặp Các hậu quả ít gặp 1 Tăng trưởng sớm:Tăng chiều cao, 1 Tăng huyế táp. tuổi xương, dậy thì sớm MMm. 2 Tăng lipi tmáu. 3 Đái tháo đường. 3 Gan thoái hoá mỡ và sỏi mật. 5 Bệnh buồng trứng đa nang. 4 Không dung nạp glucose. 4 Ngừng thở khi ngủ. 5 Rối loạn tâm thần. 2 Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.6.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong Freedman và ctg (1999) cho rằng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II không phụ thuộc insulin. Béo phì thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Theo Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục thì thông thường đái tháo đường týp 2 thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên do kinh tế phát triển, trẻ em bị béo phì quá nhiều, nên biến chứng đái tháo đường týp 2 ở trẻ em không phải là ít.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Bệnh tim bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi. Béo phì là một yếu tố dự đoán nguy cơ của bệnh mạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hoá Lipit. Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng. Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm. Khi cơ thể béo phì tăng từ 5 - 8 kg thì nguy cơ đái tháo đường týp 2 tăng gấp 2 lần người không tăng cân, còn khi tăng 20 kg thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tăng gấp 4 lần. Đối với tăng huyết áp thì Người béo phì có tăng huyết áp thường xuyên hơn người không béo phì và cholesterol cũng tăng cao hơn. Có mối liên quan mật thiết giữa tình trạng béo phì và huyết áp (Stamler, 1978; Dyer và Elmadfa, 2001). Giảm cân sẽ làm giảm huyết áp (Hà Huy Khôi, 2002; Nguyễn Thị Lâm, 2002; Elmadfa, Konig, 2001). Đối với rối loạn lipit máu: các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan như tăng triglycerid, tăng cholesterol và LDL. Rối loạn lipit máu cũng có thể trở về bình thường sau khi giảm cân. Nếu cơ thể giảm 1 kg trọng lượng ước tính giảm được 1% LDL - C. Nếu cơ thể giảm 10 kg có thể giảm 10% tổng hàm lượng cholesterol, 15% hàm lượng LDL, 30% triglycerid và tăng 8% HDL - C. Nghiên cứu về người Nhật chỉ ra rằng người có BMI > 25 kg/m2 có nguy cơ tăng triglycerid, tăng cholesterol và giảm HDL - C hơn so với người có BMI = 22 kg/m2 (Popkin và ctg, 2001; Reilly và ctg, 2003). Hội chứng chuyển hoá bao gồm các dấu hiệu sau: Dung nạp glucose kém, tăng huyết áp, tăng triglycerid máu và giảm HDL – C, kháng insulin, béo trung tâm. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá như tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp glucose. Béo phì ở trẻ em dễ dẫn đến hội chứng chuyển hoá khi trưởng thành (Nguyễn Thị Lâm, 2002). Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì “Có sự liên quan giữa BMI và rối loạn lipid máu (p<0,05). Có 31,37% trẻ TC-BP mắc HCCH (nữ > nam, p>0,05), dạng phổ biến nhất của HCCH trong nghiên cứu này là VE-HA-TG (Vòng eo-Huyết áp-Triglicerid) 41,15%. Giá trị điểm cắt của các chỉ số nhân trắc dự đoán
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 HCCH: BMI đối với nam là 25 và nữ là 24,5; vòng eo đối với nam là 82cm và nữ là 80cm. Tỷ lệ HCCH ở trẻ em TC-BP là 31,37%. Có thể dùng các điểm cắt tối ưu của vòng eo, BMI dự đoán HCCH ở trẻ em TC-BP từ 10 đến 15 tuổi” (Viendinhduong.vn). Đột quỵ: Manios, Moschandreas (2002) đã nghiên cứu ở người Nhật có BMI ≥ 30 kg/m2 sẽ gia tăng tỷ lệ chết do đột quỵ. Nguy cơ gia tăng đột quỵ có khả năng xảy ra ở người có BMI từ 25 - 29.9 kg/m2 khi có sự hiện diện của các bệnh khác như đái tháo đường týp 2, cao huyết áp và rối loạn lipit máu. Người bị béo phì mắc hội chứng chuyển hoá có nguy cơ bị đột quỵ so thiếu máu não cục bộ cấp là 36,2%, cao hơn rất nhiều so với người không mắc hội chứng chuyển hoá (2,4%). Béo phì và bệnh đường tiêu hoá: Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi, cao hơn khi mỡ tập trung ở vùng bụng. Ở người béo phì thì 1 kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20 mg cholesterol/ngày. Cơ thể phải tăng bài tiết mật, tăng mức bão hoà cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật. 2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì a. Hậu quả kinh tế Hậu quả kinh tế bao gồm hậu quả trực tiếp phản ánh giá trị có thể không bị mất đi nếu không có bệnh béo phì. Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc chữa trị bệnh và các bệnh liên quan. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự lan tỏa của toàn cầu hóa cũng như phát triển của chuỗi công nghiệp sản xuất thực phẩm. Sự bão hòa của các thị trường phát triển khiến các chuỗi đồ ăn nhanh tràn vào các nước mới nổi, thúc đẩy một làn sóng ẩm thực mới đầy chất béo, đẩy người tiêu dùng từ chế độ ăn truyền thống sang các đồ chiên xào và nước ngọt. Béo phì là một vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tại nước Anh dành chưa đầy 638 triệu bảng/năm cho các chương trình ngăn ngừa béo phì, tương đương 1% chi phí xã hội mà nước này phải gánh chịu để giải quyết hậu quả của nạn béo phì. Theo Viện Y học Mỹ chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến béo phì đã lên tới 190 tỉ USD mỗi năm, chiếm tới 1/5 tổng mức chi tiêu dịch vụ y tế của nước này. Tại các nước đang
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 phát triển, béo phì đang đe dọa kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế khi người lao động làm việc kém hiệu quả hơn và gây sức ép tài chính lớn lên hệ thống chăm sóc y tế quốc gia.Bệnh béo phì sẽ khiến giới trẻ Trung Quốc ngày nay tốn tới 724 tỷ USD tiền điều trị từ nay đến năm 2030. Các nước Đông Nam Á tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí cho điều trị béo phì trong tổng ngân sách chi cho y tế cao nhất ở Malaysia với 10-19% trong khi thấp nhất lại thuộc về Việt Nam với 1-3% (cafebiz, 2017). Chính phủ một số nước như Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Brunei và Singapore phải tăng đánh thuế lên nước ngọt có ga, đồ ngọt. b. Hậu quả xã hội Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì hay cảm thấy khó chịu, bức bối khi thời tiết nóng bức, do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi: khối lượng cơ thể người béo phì quá lớn nên mất nhiều công sức hơn để hoàn thành một công việc. Môi trường nóng người béo phì làm việc chóng mệt hơn. Dẫn đến hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với người bình thường nên dễ bị tai nạn. Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: Một số tâm lý của trẻ béo phì thường bị bạn trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, buồn chán, coi thường bản thân. Các tổn thương tâm lý này kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đó trẻ trở nên khó hoà nhập cộng đồng. Trẻ béo phìthường trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ không béo phì, nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi. Strauss và Knight (1999) cho biết 34 % trẻ nữ béo phì ở độ tuổi 13 - 14 tuổi có tính tự trọng kém hơn so với trẻ không bị béo phì (8 %), ít nhanh nhẹn hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao. 2.3 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT Căn cứ trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 nghiên cứu phản ánh Một số yếu tố tác động tớitình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 – 2018”như sau: Di truyền Giới tính Độ tuổi Gia đình Thói quen ăn uống Tình trạng thừa cân, béo phì Hoạt động thể lực Hoạt động giải trí Thói quen sinh Nhà trường hoạt Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tổng hợp Mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố độ tuổi, giới tính, di truyền, gia đình, thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, hoạt động thể lực, hoạt động giải trí, thói quen sinh hoạt tác động tới biến phụ thuộc “Tình trạng thừa cân, béo phì” của HS độ tuổi THCS từ 11 đến 14 tuổi.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 GIỚI THIỆU Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu từ việc thiết kế quy trình thực hiện nghiên cứu, trình bày các phương pháp cụ thể, thiết kế mẫu nghiên cứu định tính, định lượng sơ bộ, định lượng chính thức. 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát và mô hình nghiên cứu với các giả thuyết về các yếu tố tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì của HS. Gồm 2 bước: Bước 1 Xây dựng phiếu khảo sát: Từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu trước làm cơ sở để soạn thảo bản câu hỏi. Tiến hành khảo sát 10 người bằng phương pháp thảo luận tay đôi là các giáo viên, phụ huynh, sử dụng phương pháp chọn theo mục tiêu. Hiệu chỉnh câu hỏi trong phiếu khảo sát cho nhất quán, khả thi, dễ hiểu, chính xác. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 40HS, theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện để đánh giá sơ bộ về tính nhất quán và hợp lý của các câu hỏi. Bước 2 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu: sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ, hoàn chỉnh các khái niệm nghiên cứu, xác định tình trạng thừa cân, béo phì của HS.Xây dựng mô hình lý thuyết với các giả thuyết về tác động của các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì đến tình trạng thừa cân, béo phì của HS. Giai đoạn 2: Kiểm định mô hình nghiên cứu Bước 3 Nghiên cứu định lượng chính thức:xác định đối tượng, phạm vi kiểm định thang đo và các giả thuyết, soạn thảo bản khảo sát định lượng, chuẩn bị dữ liệu về đối tượng khảo sát, cỡ mẫu khảo sát là 500 HS tại TP. HCM. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát để thực hiện các câu hỏi nghiên cứu. Sử dụng kiểm định Wald test với mức ý nghĩa Sig. <0.05. Kiểm định Omnibus về các hệ số hồi quy của mô hình, kiểm định Hosmer – Lemeshow về mức độ phù hợp của mô hình, xác định mức độ chính xác của mô hình. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt qua sơ đồ sau:
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Xác định khái niệm nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu Cơ sở lý thuyết Phiếu khảo sát Định tính sơ bộ (n=10) Định lượng chính thức Khảo sátđịnh lượng (n=500) sơ bộ (n=40) Phân tích thống kê mô tả Phân tích hồi quy Binary Logistic Kiểm tra độ thích hợp mô hình Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết Thảo luận kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu Hình 4. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước 3.2.1 Một số thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu TP. HCM đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích đô thị với 2095,5 km2 , dân số 8.611 triệu người, dân số thực 14 triệu người, mật độ 4.025 người/km2 . TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước. TP. HCM có 19 quận, 5 huyện. Nghiên cứu được thực hiện tại 05 trường trung học cơ sở thuộc 05 quận/huyện của TP. HCM. Đây là những quận/huyện có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội không đồng đều nhau, đại diện cho các loại hình trường và khu vực, để có tính khách quan như sau: Quận 3 – Trường THCS Văn Lang, Quận 7 – Trường THCS Quốc tế Canada, Quận Bình Thạnh – Trường THCS Vinschool, huyện Cần Giờ – Trường THCS Cần Thạnh, huyện Củ Chi – Trường THCS thị trấn Củ Chi.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS từ 11 đến 14 tuổi, cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng học sinh Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018. Địa điểm nghiên cứu: Thực hiện tại 05 trường THCSnêu trên của TP.HCM. 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: Thiết kế nghiên cứu; Cỡ mẫu cho đánh giá nhân trắc; Chọn mẫu bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; Phân nhóm tuổi tính theo WHO; Đo chiều cao bằng thước microtoise độ chính xác 0,1 cm, đo cân nặng bằng cân điện tử seca độ chính xác 0,1kg và ghi kết quả với 1 số lẻ; Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số Z-score của chiều cao theo tuổi (HAZ) để đánh giá suy dinh dưỡng, chỉ số BMI theo tuổi để đánh giá tình trạng gầy, béo phì; Phân tích số liệu bằng chương trình SPSS 22.0, các giá trị trung bình như cân nặng, chiều cao,…của đối tượng được so sánh bằng kiểm định One – sample T- Test, so sánh tỉ lệ phần trăm bằng χ2 test. Các yếu tố gây ra tình trạng thừa cân, béo phì được phân tích bằng hồi quy Binary Logistic. 3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu a) Nghiên cứu mô tả Điều tra trên nhóm học sinh của 05 trường trung học cơ sở của TP. HCM để xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh lứa tuổi từ 11 tuổi đến 14 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng học sinh bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh và mắc các bệnh mãn tính. b) Cỡ mẫu tính tỷ lệ Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết. Đảm bảo ước lượng tin cậy cho phương pháp thì mẫu phải có kích thước lớn. Tỉ lệ quan sát (observation)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Mô hình nghiên cứu lý thuyết có 32 tham số cần ước lượng, cho nên kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 160 (bằng 5*32 tham số ước lượng). Đồng thời, để
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 xác xuất có HS thừa cân, béo phì ở mỗi trường chính xác hơn, đề tài tăng số lượng HS được khả sát thêm 340. Như vậy, tác giả chọn kích thước mẫu tính được sẽ là n = 500HS. c) Chọn mẫu Nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học, trong đó chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tính hợp lý của các câu hỏi khảo sát, áp dụng bằng cách lấy mẫu thuận tiện có kích thước mẫu đề nghị từ 25 đến 100. Lập danh sách toàn bộ các trường THCS có trên địa bàn TP. HCM tại 5 quận/huyện,chọn05 trường. Chọn trường theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu chùm với mỗi trường được coi là 1 chùm. Chọn 5 trường THCS từ danh sách 269 trường THCS theo phương pháp chọn mẫu xác suất theo kích thước quần thể, trong đó có 3 trường thuộc Quận trung tâm, 2 trường thuộc huyện. Tại mỗi trường chọn ngẫu nhiên phân tầng, mỗi khối học là 1 tầng,chọn1 lớp trong mỗi khối. Mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 25 học sinh. Như vậy tại mỗi chùm của trường trung học cơ sở có 6 khối tương ứng 100 học sinh. Tổng cộng có 500 học sinh được chọn vào điều tra nghiên cứu. Bảng 2. Thống kê số trường THCS tại TP. HCM năm học 2016-2017 Quận / Sốtrường Quận / Sốtrường Quận / Số trường huyện THCS huyện THCS huyện THCS Quận 1 9 Quận 9 12 Phú Nhuận 6 Quận 2 8 Quận 10 6 Thủ Đức 14 Quận 3 11 Quận 11 10 Bình Tân 14 Quận 4 6 Quận 12 12 Củ Chi 23 Quận 5 7 Gò Vấp 15 Hóc Môn 13 Quận 6 10 Tân Bình 12 Bình Chánh 18 Quận 7 7 Tân Phú 12 Nhà Bè 6
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Quận 8 12 Bình Thạnh 15 Cần Giờ 8 Nguồn: Cục thống kê TP. HCM, 2017 Theo thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM thì năm học 2017- 2018, Quận 1 có 12 trường, Quận Bình Thạnh có 16 trường. Tăng 3 trường so với nguồn Cục thống kê TP. HCM năm 2017. Giai đoạn 2: lấy cho đủ số học sinh cần khảo sát về các yếu tố nguy cơthừa cân, béo phì sao cho xác xuất đầy đủ các lứa tuổi từ 11 đến 14 tuổi. 3.2.2.2 Nội dung, các biến số nghiên cứu Các biến số, chỉ số chính: Tỷ lệ các nhóm tuổi theo giới; cân nặng; chiều cao trung bình; tỷ lệ HS thừa cân, béo phì; liên quan giữa điều kiện gia đình với thừa cân béo phì; liên quan giữa tập tính, sở thích ăn uống và sinh hoạt với thừa cân béo phì của HS. a) Biến phụ thuộc: Tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ được nhị phân hóa (trẻ không bị thừa cân, béo phì có giá trị 0; trẻ bị thừa cân, béo phì có giá trị 1). [Xem thêm mục 3.2.3.1 để biết các tính BMI]. b) Các biến độc lập: Nhóm biến về đặc điểm cá nhân của HS: Đặc điểm cá nhân của HS bao gồm yếu tố giới tính, yếu tố độ tuổi. Đây là hai biến định danh, nên đề tài sử dụng T - Test để phân tích. Yếu tố giới tính của trẻ chia làm hai nhóm, sử dụng biến nhị phân gồm hai giá trị (nam, nữ). Yếu tố độ tuổi của trẻ được chia làm 4 nhóm tuổi (11,12,13,14). Nhóm biến về yếu tố di truyền: Thông qua chỉ số BMI của cha và mẹ để xác định yếu tố di truyền tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì. Những cha, mẹ béo phì cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng và chế độ dinh dưỡng của HS. Đây là biến định danh, nên đề tài sử dụng T - Test để phân tích. Nhóm biến về yếu tố gia đình:
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Thông tin về phụ huynh (hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp): nghề nghiệp, trình độ văn hóa, mức sống của gia đình, thường khuyên HS ăn uốnghợp lý, khuyến khích HS tập thể dục thể thao. Nhóm biến về yếu tố thói quen ăn uống: số lượng bữa ăn cơm; số lượng bữa ăn phụ, thời điểm ăn khuya. Nhóm biến về yếu tố hoạt động thể lực:Phương tiện đến trường: đi bộ, đi bằng xe đạp, đi bằng xe máy, đi bằng ô tô; Giúp đỡ công việc nhà;Môn thể thao thường chơi: bơi lội, bóng đá, chơi cầu lông, võ thuật,... Nhóm biến về yếu tố thói quen sinh hoạt:thời gian ngủ, số giờ ngủ, thời điểm ngủ, dùng máy điều hòa khi ngủ. Nhóm biến về yếu tố hoạt động giải trí:Đọc truyện, chơi game, mạng xã hội, xem ti vi, Internet. Nhóm biến về yếu tố nhà trường:giáo dục emvề phòng chống thừa cân, béo phì; Khuyến khích em tập thể dục thể thao; Thực đơn phù hợp để phòng chống thừa cân, béo phì. 3.2.2.3 Phương pháp và Phương tiện thu thập số liệu a) Phương pháp nhân trắc: Cân: Sử dụng cân điện tử. Đơn vị đo cân nặng là kg, 1 số lẻ. Kỹ thuật cân: HS chỉ mặc quần áo gọn gàng và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng, cân khoảng 10 HSthì hiệu chỉnh cân 1 lần. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng, chỉnh cân về vị trí cân bằng số 0. HS đứng thẳng trên cân, giữ thăng bằng, trọng lượng phân bổ đều cả hai chân. Đo chiều cao: Đo chiều cao đứng bằng thước với độ chính xác 1mm. Đơn vị đo chiều cao là cm, kết quả được ghi với 1 số lẻ. Kỹ thuật đo: HS lên bàn cân khi đã bỏ giày dép, quay lưng vào thước đo. Người đứng thẳng, hai tay thả lỏng. Kéo thước từ trên xuống tới khi chạm đỉnh đầu. b) Phương pháp tính tuổi Cách tính tuổi của HS: lấy ngày tháng năm khi điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của HS và phân loại theo WHO 1995.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 c) Phương pháp phỏng vấn Bằng thư giấy, gửi tới học sinh, phụ huynh người tham gia. Nội dung thư gửi cần bao gồm: 1 bản câu hỏi nghiên cứu; 1 thư giới thiệu đề tài nghiên cứu, cam kết bảo mật thông tin và gửi lại kết quả của người nghiên cứu; 1 phong bì để người tham gia gửi trở lại bảng câu hỏi (nhờ Giáo viên chủ nhiệm thu lại). Thời gian tiến hành: 1/2018. Thiết kế bộ câu hỏi và sử dụng để thu thập các thông tin(phụ lục 1). Một số thông tin về gia đình, nhà trường của học sinh: Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn HS nhằm thu nhận các thông tin về gia đình, hoạt động cá nhân củaHS. Để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phòng chống thừa cân, béo phì thì nghiên cứu cần: Thảo luận nhóm trọng tâm, quan sát; Thảo luận nhóm trọng tâm với lãnh đạo trường học, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên thể dục, nhân viên y tế trường học; Thảo luận nhóm trọng tâm với phụ huynh có con thừa cân và béo phì; Quan sát việc lựa chọn thực phẩm và chế biến thức ăn của nhà bếp nấu ăn ở trường. Phỏng vấn điều tra khẩu phần ăn của HS bằng phương pháp tường thuật 24 giờ qua: Điều tra khẩu phần: Đánh giá mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm: Áp dụng phương pháp hỏi ghi ngày hôm qua. Ngày điều tra là các ngày trong tuần kể cả những ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn bình thường (chủ nhật, ngày nghỉ...). Không điều tra các ngày ăn uống đặc biệt như: ma chay, cưới xin, lễ hội. Người điều tra hỏi và ghi lại toàn bộ các loại lương thực, thực phẩm (bao gồm các bữa ăn ở tại gia đình và ngoài gia đình) mà HS sử dụng một cách chính xác theo 6 khoảng thời gian trong ngày như sau: Bữa sáng (Bữa 1): Từ khi thức dây đến ăn xong bữa sáng. Bữa thêm (Bữa 2): Từ sau bữa sáng đến trước bữa trưa. Bữa trưa (Bữa 3): Bữa ăn chính, giữa của ngày. Bữa thêm (Bữa 4): Từ sau bữa trưa đến trước khi ăn bữa tối. Bữa tối (Bữa 5): Bữa ăn chính, vào buổi tối. Bữa thêm (Bữa 6): Từ sau bữa tối đến trước khi thức dậy của ngày hôm sau. Thông qua “Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt nam năm 2007” đánh giá được mức đáp ứng nhu cầu theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Các thông tin thu thập bao gồm: Số bữa ăn trong ngày, có phân biệt bữa chính, bữa phụ và phân phối bữa ăn. Số lượng các thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ qua. Sử dụng cách hỏi ghi tất cả các thực phẩm (kể cả đồ uống) được tiêu thụ trong 24 giờ kể từ thời điểm phỏng vấn trở về trước. 3.2.3 Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của khối nạc và xương. Phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy thông qua sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát triển trẻ em (chỉ số cân nặng/chiều cao). Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị về mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng thay đổi nhiều theo tuổi, tương ứng với giai đoạn dậy thì và trưởng thành. Do đó chỉ số cân nặng/chiều cao chỉ nên được sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định (dưới 9 tuổi). Trong điều tra cộng đồng chỉ tiêu cân nặng/chiều cao là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể béo khi có cân nặng theo chiều cao cao. Do đó WHO đã khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI. BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế kỷ XIX bởi Quetelet. BMI hay chỉ số Quetelet là một chỉ số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao. Chỉ số BMI được sử dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành đã được WHO thống nhất. BMI là một chỉ số đơn giản, dễ thực hiện và độc lập với chiều cao. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao bình phương (m). 3.2.3.1 Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Theo WHO 2007 đưa ra tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở độ tuổi 5- 19 tuổi dựa trên BMI theo tuổi và giới vì lứa tuổi này đang phát triển, chiều cao chưa ổn định. Bảng 3. Tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo BMI BMI theo tuổi Tình trạng dinh dưỡng < 5 % Trẻ gầy và thiếu dinh dưỡng ≥85% Thừa cân
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 ≥95% Béo phì Nguồn: WHO, 2007 Công thức tính BMI Cân nặng (kg) BMI = (Chiều cao)2(m) Nguồn: WHO, 2007 Đánh giá mức độ béo phì thông qua Cân nặng/chiều cao Béo phì độ 1: Cân nặng thực tế ≥ 120% và < 130% cân nặng chuẩn theo tuổi, giới và chiều cao. Béo phì độ 2: Cân nặng thực tế ≥ 130% và < 150% cân nặng chuẩn theo tuổi, giới và chiều cao. Béo phì độ 3: Cân nặng thực tế ≥ 150% cân nặng chuẩn theo tuổi, giới và chiều cao (WHO, 2007). Theo BMI theo tuổi và giới: Bách phân vị thứ 97th béo phì nặng; Bách phân vị thứ 99th béo phì rất nặng. Bảng 4. Đánh giá theo chuẩn của WHO Phân loại BMI (kg/m2 ) BMI (kg/m2 ) dành riêng cho người Châu Á Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5 Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9 Thừa cân 25 – 29.9 23 – 24.9 Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9 Béo phì độ II 35 – 39.9 30 – 39.9 Béo phì độ III ≥ 40 ≥ 40 Nguồn: WHO, 2007 3.2.3.2 Các biện pháp khống chế sai số: Các số liệu nhân trắc: được các điều tra viên cố định cân, đo với việc sử dụng cùng loại cân, cùng loại thước và trẻ được cân, đo trong cùng một thời gian (từ 8:00 đến 10:00 sáng). Sử dụng các loại cân, thước đo với kỹ thuật chuẩn, tuân theo phương thức thường quy và thống nhất phương pháp điều tra đã được tập huấn cho điều tra viên nhằm loại trừ khả năng sai số do điều tra viên hoặc do dụng cụ cân, đo.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Để đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, tác giả phải kiểm tra số liệu của các mẫu phiếu điều tra, khi số liệu bất thường, phiếu được kiểm tra lại tính xác thực của số liệu. 3.2.4 Xử lý và phân tích số liệu Bản câu hỏi sau khi phỏng vấn xong cần phải hiệu chỉnh các sai sót để tăng chất lượng. Dữ liệu sau khi thu thập, nhà nghiên cứu cần chuẩn bị dữ liệu, bao gồm: mã hoá dữ liệu, thiết lập ma trận dữ liệu và làm sạch dữ liệu. 3.2.4.1 Phân tích thống kê mô tả Dữ liệu sau đó được xử lý bằngphần mềm SPSS phiên bản 22.0. Tiến hành thực hiện thống kê mô tả Frequencies với dữ liệu định tính nhằm mô tả những đặc trưng cơ bản của mẫu thu thập. Trước khi sử dụng các phép thống kê, số liệu được kiểm định phân bố chuẩn. Phân tích số liệu như sau: Số liệu được phân tích theo tuổi, giới, đơn vị trường học. Tỷ lệ SDD nhẹ cân, thừa cân và béo phì của học sinh tại thời điểm nghiên cứu. Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ: giới tính, độ tuổi, di truyền, khẩu phần ăn 24 giờ qua, thói quen ăn uống, hoạt động thể lực của trẻ, yếu tố gia đình. Kiến thức, thái độ, thực hành của HS. Mỗi câu hỏi có nhiều tình huống trả lời (1 lựa chọn). 3.2.4.2 Các thuật toán dùng để phân tích số liệu Phần mềm SPSS phiên bản 22.0 được sử dụng để phân tích. Test χ2 dùng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tuổi. Test t để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình. Các kết quả trình bày mô tả những số liệu điều tra cơ bản được thể hiện theo phần trăm, số trung bình, trung vị. 3.2.4.3 Mô hình phân tích thực nghiệm Đánh giá các yếu tố môi trường gia đình tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dựa trên hành vi ra quyết định chi tiêu của hộ gia đình (Douglas, 1983), hàm thỏa dụng hộ gia đình Beckerian (Shoshana Grossbard, 2010) và hàm sức khỏe
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 của Michael Grossman (1972). Mô hình hộ gia đình xem là đơn vị tiêu dùng trong nền kinh tế, tập hợp tổng thể của nhiều cá nhân, hành vi ra quyết định cho một vấn đề nào đó, chịu sự chi phối của các thành viên trong hộ gia đình. Hàm thỏa dụng hộ gia đình như sau: U = U (X, H). Hàm sức khỏe là H=h(C, XH, µH) Trong đó X là tiêu dùng của hộ gia đình, H là hàm sức khỏe của trẻ, C là vector đầu vào của sức khỏe, XH là yếu tố tác động quan sát được tác động lên sức khỏe của trẻ em gồm các đặc tính như giới tính, tuổi, yếu tố di truyền, yếu tố gia đình, và yếu tố tác động không quan sát được tác động tới sức khỏe của trẻ như các đặc tính sinh học của trẻ là µH. 3.2.4.4 Mô hình hồi quy Logistic Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng thừa cân, béo phì của trẻ như sau: Y = 0 + ∑ =1 + Trong đó: Y là biến giả, có giá trị bằng 1 (nếu trẻ thừa cân hoặc béo phì) và bằng 0 (nếu trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì), Xj là các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân, béo phì (j=1-n) và µ là phần dư. Dạng tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic: ( =1) [ ( =0) ]= 0+ 11+ 22+ 33+⋯+ Xác suất trẻ bị thừa cân, béo phì khi Y = 1 và xác suất trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì khi Y= 0. Trong đó P(Y=0) = P0 là xác suất trẻ không bị thừa cân hoặc béo phì. [ (thừa cân, béo phì) ]= 0+ 11+ 22+ 33+⋯+ (không thừa cân, béo phì) Tỷ số Odds: = 0 = P (thừa cân,béo phì) 0 1− 0 P(Không thừa cân,béo phì) 0 = 0+ 11+ 22+ 33+⋯+ Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi (i=1,2,…n). Mô hình hồi quy Binary Logistic đảm bảo khả năng tin cậy, cần thực hiện các kiểm định sau:
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không, xét riêng từng biến độc lập. Sử dụng kiểm định Wald, khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. < 0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Mức độ phù hợp của mô hình: kiểm định nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Giả thuyết cho rằng H0 là các hệ số hồi quy đều bằng không và H1 là có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Sử dụng kiểm định Omnibus để kiểm định, nếu mức ý nghĩa của mô hình đảm bảo có mức độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0,05), chấp nhận giả thuyết H1, mô hình xem là phù hợp.