SlideShare a Scribd company logo
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Bài 1
LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
KHÁI QUÁT LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. KHÁI NIỆM LUẬT THƯƠNG MẠI:
Luật Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện các
hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
* Đặc điểm:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại chính là:
+ Các hoạt động thương mại của thương nhân;
+ Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên
quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như Đăng ký kinh doanh, giám sát hoạt động
thương mại, phá sản, giải thể doanh nghiệp.
- Đối tượng áp dụng:
+ Chủ thể của Luật Thương mại chủ yếu là thương nhân
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
II. HÀNH VI THƯƠNG MẠI - ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG
MẠI:
1.Hoạt động kinh doanh:
a. Khái niệm hoạt động kinh doanh :
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi. (Điều 4 LDN năm 2005)
b. Khái niệm hoạt động thương mại:
- Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại bao gồm 3 nhóm hoạt động :
+ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa
vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
+ Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có
nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ
( khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ
theo thỏa thuận.
+ Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng
bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
- Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các
bên có liên quan
- Đặc điểm của hành vi thương mại:
- Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi .
2
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Thương mại phải gắn với thị trường, thị trường và thương mại đi liền với nhau như
hình với bóng. Xuất phát từ lợi nhuận , hành vi thương mại bắt buộc phải có 2 yếu tố cấu
thành quan trọng nhất đó là mua và bán – nhằm mục đích sinh lợi . Đây là cơ sở để phân
biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại.
- Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân (tổ
chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện.
c. Phân loại hành vi thương mại:
- Nhóm hành vi thương mại hàng hóa
- Nhóm hành vi thương mại dịch vụ
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
2. Thương nhân- chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại:
a. Khái niệm: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
(Điều 6 LTM)
b. Đặc điểm :
- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại. Thực hiện hành vi thương mại là
một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân. Đây là tiêu chí quan trọng để
phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân.
- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính
mình và vì lợi ích của bản thân mình .
- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp, thường
xuyên . Hoạt động thương mại trở thành nghề nghiệp liên tục thường xuyên của thương
nhân.. Dấu hiệu này còn đòi hỏi thương nhân thực hiên một cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên
tục mang tính nghề nghiệp, tự nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm về các hoạt
động thương mại đó bằng chính tài sản của mình.
- Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại.
- Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh không chỉ là đặc
điểm mà còn là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để khai sinh ra thương nhân, là căn cứ đảm
bảo sự tồn tại hợp pháp của thương nhân
c. Các loại thương nhân :
- Thương nhân là cá nhân : đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp pháp luật
cấm kinh doanh và tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh nhà
nước có thẩm quyền
- Thương nhân là pháp nhân :
+ Thương nhân là các Doanh nghiệp nhà nước, HTX.
+ Thương nhân là các Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
3
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Bài 2
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY :
1. Khái niệm và đặc điểm công ty :
a. Khái niệm :Công ty thương mại là loại công ty do hai hay nhiều người (tổ chức)
góp vốn thành lập để kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận.
b. Đặc điểm :
- Là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân , sự liên kết này thể hiện ở hình
thức bên ngoài là một tổ chức.
- Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy
chế)
- Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là điều kiện
quan trọng để thành lập công ty
- Mục đích thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lợi nhuận và chia nhau.
2.Khái nhiệm về Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.(Điều 4.LDN).
* Các loại hình Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam :
- Công ty Cổ phần;
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn:
+ Công ty TNHH 2 TV
+ Công ty TNHH 1 TV
- Công ty Hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
3. Thành lập và Đăng kí doanh nghiệp :( NĐ 43/2010/ NĐ-CP ngày 15/4/2010 về
Đăng ký Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/6/2010 thay thế NĐ 88/2006/NĐ-CP ngày
29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh)
a. Điều kiện ĐKKD :
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài (không thuộc đối
tượng bị cấm thành lập quản lí công ty được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật DN) đều có
quyền thành lập và quản lí công ty. Tất các các tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của
công ty CP, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh trừ những trường hợp quy định
tại khoản 4 điều 13 Luật DN, cụ thể như sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
4
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
doanh;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Về vốn : theo Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn
pháp định đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt.
- Ngành nghề kinh doanh : kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ đầu tư phải đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành nghề đó.
+ Điều kiện về tên Doanh nghiệp : Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng
Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố :loại
hình doanh nghiệp và tên riêng.
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã
đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. (Quy định này được áp dụng kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2011) , không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một
phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị
hoặc tổ chức đó ; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn
hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
b.Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp:
* Hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp của Công ty TNHH 2 TV, Công ty Hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-. Dự thảo Điều lệ công ty.
-. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và
Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, hộ chiếu...) đối
với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và quyết định uỷ
quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp
nhân.)
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công
ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty
hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng
chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện
theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền,
người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty
5
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty
đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân (CMND) hoặc Quyết định thành lập,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy
tờ tương đương khác,
-. Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này
phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo uỷ
quyền.
- Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ
sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công
ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối
với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ
hành nghề.
c. Trình tự đăng kí doanh nghiệp :
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư (theo mẫu)
- Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp
- Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về
việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm
tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển
sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn hai ngày (2) làm
việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,
Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp
sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp
tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế.
- Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho doanh nghiệp thì phải gửi thông
báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày; nếu từ chối cấp Giấy đăng ký doanh
nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải
nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD và
giấy đăng ký thuế của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số duy nhất một
mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh
doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
6
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có
quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều
kiện
d. Cung cấp thông tinvề nội dung đăng ký doanh nghiệp
Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi danh
sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản
lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Ở những nơi
có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông
tin về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
4. Quyền và nghĩa vụ của Công ty :
a. Quyền của Công ty :
- Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động
mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo
điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
- Tự chủ kinh doanh , chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phương
pháp quản lí khoa học để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và trực tiếp hoặc
thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra Công ty còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của Công ty :
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm điều kiện kinh
doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán , hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung
thực, chính xác, đúng thời hạn
- Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao
động;
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã
đăng ký hoặc công bố.
- Kê khai và định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài
chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra công ty còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty :
7
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
a. Quyền lợi :
- Quyền được chuyển nhượng vốn góp cho người khác.
- Quyền được chia lợi nhuận
- Quyền được chia các phần dự trữ
- Quyền được chia các tài sản còn lại sau khi thanh l công ty
- Quyền bỏ phiếu
- Quyền được thông tin
b. Nghĩa vụ của các thành viên công ty :
- Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty
- Thực hiện điều lệ công ty
- Chịu lỗ cùng với công ty khi công ty kinh doanh thua lỗ
6. Giải thể Công ty :
a. Các trường hợp giải thể :
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định
gia hạn
- Theo quyết định của HĐTV, chủ sở hữu công ty, đại hội đồng cổ đông
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD.
b. Thủ tục giải thể :
- Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp có
các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
+ Lý do giải thể;
+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ
ngày thông qua quyết định giải thể;
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ
kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ , người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên
quan, người lao động trong doanh nghiệp, phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và
chi nhánh của doanh nghiệp và phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện
tử trong ba số liên tiếp.
-Thanh lý tài sản và các khoản nợ của công ty: các khoản nợ của doanh nghiệp được
thanh toán theo thứ tự sau đây:
+ Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các
quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã
ký kết;
+ Nợ thuế và các khoản nợ khác.
+ Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn
lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công
ty.
8
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp,
người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan
đăng ký kinh doanh. Cơ quan ĐKKD xoá tên Công ty trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ
-Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh
doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
* Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKKD, doanh nghiệp phải giải thể trong thời
hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh..
Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải
thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh
doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh
II. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN :
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên :
a. Khái niệm và đặc điểm :
Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.
* Đặc điểm (Điều 38LDN năm 2005)
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không
vượt quá 50 trong suốt quá trình hoạt động;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại pháp luật:
phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn
góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không
phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết
trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
b. Tổ chức quản l Công ty TNHH 2 thành viên :
- Hội đồng thành viên: cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả
thành viên trong công ty
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: HĐTV bầu 1 thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch
HĐTV có thể kiêm Giám đốc, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty
- Tổng Giám đốc (Giám đốc) : Là đại diện theo pháp nhân, điều hành hoạt động
kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và
điều kiện sau đây:
+ Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty
hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong
quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
-Ban Kiểm soát: Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban Kiểm soát .
Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm soát , Trưởng ban Kiểm soát do điều lệ
Công ty quy định .
9
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
* Họp Hội đồng Thành viên:
- Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75%
vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định.
- Nếu họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ 2
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV lần
thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ
cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập
họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai.
Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự
họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
- Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên phải tham dự và biểu
quyết tại cuộc họp HĐTV. Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ
cty quy định.
* Quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi:
- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp
chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
- Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp
chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ
cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Quyết định của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi
được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty
quy định.
c. Vốn và chế độ tài chính:
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam
kết. Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần
vốn góp. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số
vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
Công ty TNHH có tài sản tách bạch với tài sản của thành viên, đối với tài sản có
đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thành viên Công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của
mình trong những trường hợp nhất định .
- Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Đ 44LDN)
- Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hình thức như : tăng vốn góp của thành viên;
điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp
nhận vốn góp của thành viên mới.
- Chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành
nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
10
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
* Các Hợp đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau phải được HĐTV
chấp thuận:
- Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty
mẹ; những người có liên quan của người quản lý công ty mẹ .
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng
thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng
hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dư định tiến hành. Trường hợp Điều lệ
không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc
giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp
đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75%
tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch
không có quyền biểu quyết.
Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao
kết không đúng theo quy định. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có
liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn
trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
a. Khái niệm và đặc điểm : Là Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm
chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
* Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên là:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;
- Cơ quan Đảng cấp trung ương và cấp tỉnh;
- Các tổ chức chính trị, xã hội như: MTTQ , LĐLĐ, Đoàn TNCS HCM, Hội CCB,
Hội Nông dân , Hội LHPN ( cấp trung ương và cấp tỉnh )
- Các doanh nghiệp như: DNNN, DN của Đảng, của tổ chức CT - XH, HTX,
CTTNHH, CTCP;
- Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Cá nhân
* Đặc điểm :
- Do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định
pháp luật.
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
b. Tổ chức quản lí công ty :
* Đối với công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức :
- Mô hình Hội đồng thành viên:
Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền trở lên
thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc và Kiểm soát viên;
11
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
+ Trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ
quyền. Chủ sở hữu chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ không quá 5 năm
+ Kiểm soát viên:số lượng từ 1 đến 3 KSV, nhiệm kỳ không quá 3 năm
- Mô hình Chủ tịch Công ty:
Trường hợp một người được CSH bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì
người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Nhiệm kỳ Chủ tịch Công ty là 5 năm và Kiểm soát viên là 3 năm
CSH có thể thay đổi người ủy quyền bất cứ lúc nào.
Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc
Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện
theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày thì
phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
* Đối với Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân :
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công
ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty
Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc)
. * Họp HĐTV:
- Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số
thành viên dự họp (2/3). Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có
một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định
theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
- Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành
viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số
thành viên dự họp chấp thuận .
c. Một số vấn đề lưu ý :
Chủ sở hữu CTTNHH 1 thành viên phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với
tài sản của công ty. Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá
nhân và gia đình với chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch Công ty và giám đốc công ty.
- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp chuyển nhượng một phần
vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày
chuyển nhượng.
- Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các
nghĩa vụ khác.
III. CÔNG TY CỔ PHẦN :
1. Khái niệm và đặc điểm :
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
12
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sở hữu cổ
phần gọi là cổ đông ;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ
đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm
đầu
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKKD
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
2. Các loại cổ phần:
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức
cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ
phiếu. Cổ phần của công ty có thể tồn tại dưới hai loại :
- Cổ phần phổ thông
- Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau :
+ cổ phần ưu đãi biểu quyết;
+ cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ
phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty
quy định.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức
của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ
tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
công ty và ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào
theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần
ưu đãi hoàn lại.
Lưu ý: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãihoàn lại không có quyền
biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát
3. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần:
Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm :
+ Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyền lực cao nhất trong oõng ty
- Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1 năm 1 lần, họp thường niên trong thời hạn 4
tháng sau khi năm tài chính kết thúc, địa điềm trên lãnh thổ VN;
- Điều kiện và thể thức họp ĐHĐCĐ:
 Lần 1: ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
 Lần 2: ít nhất 51% trong thời hạn 30 ngày sau ngày dự định họp lần 1
 Lần 3: không phụ thuộc số CĐ dự họp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự
định họp lần thứ hai
13
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
(Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định)
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có cổ đông đại
diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận và ít nhất
75 % đối với những vấ đề quan trọng
+ Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có ít nhất là 3 thành viên và không
quá 11, sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, nhiệm
kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế. Các thành viên phải thường trú tại VN. HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ
đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại
cho công ty. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc công ty.
Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có 3/4 số thành viên dự họp, mỗi thành viên có 1
phiếu biểu quyết
+ Giám đốc (Tổng giám đốc) : do HĐQT bổ nhiệm và có thể là thành viên HĐQT
hoặc không phải là thành viên HĐQT. Là người đại diện theo pháp luật của CT, điều hành
hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy định khác)
+ Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông) : giám sát và kiểm soát hoạt động
của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Thành viên Ban Kiểm soát
không nhất thiết là Cổ đông hoặc người lao động của công ty
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
công ty. Người đại diện theo pháp luật của cônng ty phải thường trú ở Việt Nam; trường
hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác.
4.Quyền và nghĩa vụ của cổ đông :
a. Quyền của cổ đông phổ thông
- Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực
tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông là một phiếu biểu
quyết;
- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông;
- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông
của từng cổ đông trong công ty;
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người
không phải là cổ đông.
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu
quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp đại hội
đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng
với số cổ phần góp vốn vào công ty;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty
b. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
-Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình
thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
14
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Tuân thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Chấp hành quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
5. Vốn và chế độ tài chính :
Là công ty đối vốn, công ty cổ phần có tài sản tách biệt với cổ đông,
- Vốn góp bằng tài sản phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
- Các cổ đông không được trực tiếp rút vốn nhưng được tự do chuyển nhượng cổ
phiếu, trái phiếu.
- Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, do Hội đồng Quản trị quyết định.
- Công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông trong những trờng hợp luật định
IV. CÔNG TY HỢP DANH::
1. Khaùi nieäm vaø ñaëc ñieåm :
Công ty Hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh;
ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là
cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty.
* Đặc điểm:
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất 2 thành viên, có trình độ chuyên
môn và uy tín nghề nghiệp, liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các khoản
nợ , nghĩa vụ của công ty
- Thành viên góp vốn là tổ chức hay cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty,
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên
chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo
bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn
vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được
thông qua.
- Thành viên góp vốn được chuyển nhượng vốn nếu điều lệ công ty không quy định
khác
2. Quản lí Công ty Hợp danh:
a. Thành viên hợp danh : Các thành viên hợp danh là thành viên của Hội đồng
thành viên, có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành, quản lý và kiểm soát
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) có các nhiệm vụ sau:
+ Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là
thành viên hợp danh;
+ Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên;;
+ Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các
quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
15
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
+ Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và
các tài liệu khác của công ty
+ Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty
với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại.
b.Thành viên góp vốn có quyền:
+ Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi,
bổ sung Điều lệ công ty,
+ Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ CT;
+ Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ
tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin
về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng,
giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào không được tham gia quản lý
công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
3. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên
hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên
hợp danh còn lại.
-. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
-Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn
góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên
hợp danh còn lại.
4.Vốn và chế độ tài chính :
Vốn Điều lệ của Công ty hợp danh do các thành viên góp vào và không được thấp
hơn vốn pháp định . Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách
tăng thêm phần vốn góp hoặc kết nạp thành viên mới theo quy định PL và điều lệ công ty.
Tài sản của Công ty hợp danh bao gồm :
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty.
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện
nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký
của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện
16
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
I. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN :
1. Khái niệm và đặc điểm:
a. Khái niệm:
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp
tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Đ 141/LDN)
b. Đặc điểm :
* Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ :
- Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp :
+ Nguồn vốn ban đầu của DNTN do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan
ĐKKD và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Đây là tài sản thuộc
DNTN
+ Không có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của DNTN
và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp.
- Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý :
+ Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN
+ Chủ DNTN có quyền định đoạt đối với tài sản của DN
+ Chủ DNTN có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý của DN để hoạt động
hiệu quả nhất. Chủ Doanh nghiệp có thể tự mình quản lý DN hoặc thuê người khác quản
lý DN. Trong trường hợp thuê người quản lý, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm
trước mọi hoạt động của DN dưới sự quản lý điều hành của người được thuê
- Về phân phối lợi nhuận :
Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với DNTN, bởi lẽ đây là DN một chủ.
* Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân :
* Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình
hoạt động của DNTN.
2. Quy chế pháp lý về hình thành và chấm dứt hoạt động của DNTN :
a. Đăng ký thành lập DNTN :
* Điều kiện đăng ký doanh nghiệp :
- Về Chủ thể : cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau :.
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Về vốn :Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn pháp định
đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt.
Vốn ban đầu của DNTN do chủ DNTN tự khai và chủ DNTN có quyền tăng , giảm
vốn ban đầu này .
- Các điều kiện khác :
+ Ngành nghề kinh doanh : kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ đầu tư phải đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành nghề đó.
+ Điều kiện về tên Doanh nghiệp : Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng
Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố :loại
hình doanh nghiệp và tên riêng.
Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký , không
được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ
trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó ; không được sử dụng từ
ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của
dân tộc.
* Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp :
- Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
(theo mẫu)
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Bản sao CMND của cá nhân thành lập DN
+ Giấy chứng nhận vốn pháp định (nếu ngành nghề KD có quy định)
+ Chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề KD có quy định)
- Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp
- Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày (5 ngày); nếu từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp
biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp có mã số , mã số đó là mã số
doanh nghiệp, đồng thời là mã số thuế
b. Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân :
* Giải thể Doanh nghiệp : Theo Luật Doanh nghiệp 2005, DNTN giải thể theo các
trường hợp sau :
- Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp
- Bị thu hồi giấy Chứng nhận ĐKKD
* Thủ tục giải thể :
- Chủ DNTN có quyết định giải thể
- Chủ DN trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải
được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và
17
18
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại
trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải
đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết
hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp,
người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến
cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
* Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ
sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký
kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
* Phá sản Doanh nghiệp :
- Áp dụng Luật Phá sản 2004 để giải quyết việc thanh toán nợ với các chủ nợ. Sau
khi thủ tục phá sản chấm dứt , theo quy định pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ với các
khoản nợ chưa thanh toán hết đối với các chủ nợ.
3. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Tư nhân :
a.Quyền của DNTN :
- Chủ DNTN có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp ;
- Chủ DNTN có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức đầu tư;
chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh đồng thời chủ động tìm kiếm thị
trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
- Chủ DNTN có quyền lựa chọn hình thứcvà cách thức huy động vốn.
- Chủ DNTN có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chủ DNTN có quyền tuyển , thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh ;
tự chủ kinh doanh ; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
- Chủ DNTN có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được
pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức, cơ quan cá nhân nào trừ những khoản tự nguyện
đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích ; ngoài ra còn có quyền khiếu nại, tố cáo
trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền để tham gia tố tụng theo quy định
của pháp luật.
* Ngoài ra DNTN còn có những quyền đặc thù góp phần làm cho DNTN trở
nên một loại hình DN đặc biệt :
- Quyền cho thuê DNTN : Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ
doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho
thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế.
Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật với tư cách l chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và
người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng
cho thuê.
- Quyền bán DNTN :
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
19
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và
chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác
+ Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua,
chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông
báo phải nêu rõ trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh
toán của DN; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh tóan cho từng chủ nợ; hợp đồng lao
động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp
đồng đó.
+ Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp
luật.
- Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh : Chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt
động kinh doanh của DN, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ
quan ĐKKD và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước khi DN tạm ngừng kinh doanh .
Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ,
chịu trách nhiệm với các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động, trừ trường
hợp chủ DN và người lao động, khách hàng có thoả thuận khác.
b. Nghĩa vụ của DNTN :
Được quy định tại điều 9/LDN 2005. DNTN cũng như các loại hình DN khác đều
có 7 nghĩa vụ cụ thể và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật :
- Đảm bảo kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép.
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký
- bảo đảm các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với nhà nước
- Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định .
- Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo
cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, tôn trọng các quyền được pháp luật trao cho
người lao động.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
II. PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ:
1. Khái niệm
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một
hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá
mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh.
2. Đặc điểm:
- Do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình là chủ
- Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mô nhỏ
- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh
3. Đăng ký kinh doanh:
a. Điều kiện ĐKKD:
20
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Tất cả công dân VN đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có
quyền ĐKKD trừ người chưa thành niên , người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân
sự; đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề
- Mỗi gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh 1 hộ kinh doanh
- Đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện thì các chủ hộ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng, không được trùng với tên của hộ kinh doanh cá thể
đã đăng ký trong phạm vu huyện
b. Thủ tục ĐKKD:
- Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ
kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại
diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo bản sao hợp
lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo bản sao hợp lệ văn
bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận
và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm)
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ . Hồ sơ đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định
88/2006/NĐ-CP;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung
bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ ĐKKD mà không nhận được
GCNĐKKD hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ ĐKKD thì
người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật
- Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan ĐKKD cấp huyện gửi danh sách hộ
kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và
cơ quan quản lý ngành kinh tế-kỹ thuật cấp tỉnh
c. Thay đổi nội dung ĐKKD:
Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký , hộ kinh doanh thông báo nội dung
thay đổi với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đăng ký
d. Khi tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi ngày trở lên phải thông báo bằng văn bản
cho Phòng ĐKKD nơi hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Thời gian
tạm ngừng không quá 1 năm.
e. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc
GCNĐKKD cho cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đã đăng ký đồng thời thanh toán đầy đủ
các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
21
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
Bài 4
PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
I.KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM:
Đầu tư là một phần không thể thiếu của kinh tế thị trường nhằm mục đích huy động
nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước . Đối với quốc gia
đang phát triển như VN thì thu hút đầu tư là vấn đề trọng tâm mà Đảng và nhà nước ta đặc
biệt quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế và hiện tại cũng vậy.
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( được
sửa đổi năm 1990 và 1992).
- Ngày 12/11/1996 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại VN thay thế Luật
ĐTNN năm 1987 (sửa đổi bổ sung 9/6/2000) và có hiệu lực đến ngày 30/6/2006.
Qua thực hiện Luật ĐTNN tại VN, cả nước ta thu hút được một số lượng lớn các dự
án đầu tư và số vốn đăng kí đầu tư góp phần đưa nền kinh tế VN dần thoát khỏi khủng
hoảng, để từ đó vươn lên mạnh mẽ.
- Ngày 20/5/1998 Quốc hội thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước để điều
chỉnh các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước
Theo đó, khung pháp lí về đầu tư ở VN có sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài về các biện pháp ưu đãi đầu tư, đăng ký đầu tư...Chính điều này đã đi ngược
lại với nguyên tắc bình đẳng, thể hiện sự phân biệt đối xử trong chính sách thu hút đầu tư
..gây ảnh hưởng bất lợi đến việc thu hút đầu tư và không phù hợp với xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế.Nhằm tạo mội trường đầu tư thực sự hấp dẫn, các nhà đầu tư có thể tồn tại và
cạnh tranh bình đẳng với nhau, ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư –
thay thế Luật ĐTNN năm 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước – và có hiệu lực từ
01/7/2006.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
1. Khái niệm về đầu tư:
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
-. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản
lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt
động đầu tư tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại
2. Các hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư:
a. Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau :
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu
tư nước ngoài
22
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
BT:
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa
các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà
không thành lập pháp nhân.
+ Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) là hình thức đầu
tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh
công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển
giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
+ Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (hợp đồng BTO) là hình thức đầu
tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời
hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
+Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng;
sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh ; mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN.
b. Thời hạn đầu tư:
- Không quá 50 năm
- Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng tối đa không quá
70 năm.
3. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư
a. Dự án doThủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầutư
- Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực
sau (trường hợp 1):
+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;
+ Phát thanh, truyền hình;
+ Kinh doanh casino;
+ Sản xuất thuốc lá điếu;
+ Thành lập cơ sở đào tạo đại học;
+ Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
- Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp trên, không phân biệt nguồn vốn và có
quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau (trường
hợp 2):
+ Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
+ Sản xuất, kinh doanh rượu, bia;
- Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau (trường hợp 3):
23
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
+ Kinh doanh vận tải biển;
+ Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet;
thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;
+ In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;
+ Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
* Đối với dự án đầu tư quy định trong 3 trường hợp vừa nêu trên nằm trong quy
hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các
điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì
cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà
không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
* Trường hợp dự án đầu tư trong 3 trường hợp đầu tiên trên không nằm trong quy
hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không
đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư;
* Dự án đầu tư trong 3 trường hợp đầu tiên nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy
hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
chủ trương đầu tư.
b. Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,
bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư
quy định tại Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu công nghệ cao.
c Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư :
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện
việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006.
4. Thủ tục đầu tư:
a. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư bao gồm:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND
cấp tỉnh trên địa bàn.
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận
hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của mình theo quy định tại
Nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006.
b. Đăng kí dự án đầu tư:
* Đối với dự án đầu tư trong nước:
- Nếu dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc
lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư
24
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam
đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam thuộc các trường hợp dưới đây thực hiên đăng ký đầu tư:
+ Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu
tư;
+ Dự án không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng
chính phủ
Nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được bản đăng ký đầu
tư. Và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
bản đăng ký đầu tư.
* Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài :
* Trường hợp 1: Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỉ
đồng và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì nhà đầu tư phải làm thủ
tục đăng kí đầu tư tại cơ quan quản lí đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm :
 Bản đăng kí đầu tư (theo mẫu)
 Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
 Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
- Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
 Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
 Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư
 Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
 Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
 Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)
- Thời gian cấp phép đầu tư : Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy
chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư
hợp lệ . Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
* Trường hợp 2 : Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ
ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì
phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
-Hồ sơ thẩm tra bao gồm:
 Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
 Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
 Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; ;
 Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư,
nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải
pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
 Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
- Nội dung thẩm tra bao gồm:
 Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên
khác;
 Nhu cầu sử dụng đất; Tiến độ thực hiện dự án;
 Giải pháp về môi trường;
25
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm
thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được
cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh
5. Tạm ngừng dự án, giãn tiến độ thực hiện dự án và chấm dứt hoạt động của dự án
đầu tư :
- Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản
lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời
hạn tạm ngừng dự án. Khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà làm thay
đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết thì phải thông báo bằng văn bản với cơ quan
nhà nước quản lý đầu tư về lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án chậm
nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng dự án đầu tư.
- Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư không chấp nhận việc tạm ngừng
hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án thì phải có văn bản trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của nhà đầu tư.
- Trường hợp hoạt động trở lại, nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư.
Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện theo một trong những
trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ
doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án;
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
- Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc
theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ:
1.Quyền của nhà đầu tư :
a. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
+ Lựa chọn lĩnh vực, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy
mô , đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
+ Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo
quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký.
b. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
+ Sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo
quy định của pháp luật.
+Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án
đầu tư.
+ Thuê lao động trong, ngoài nước làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật,
chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh,
c. Quyền xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến
hoạt động đầu tư
26
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
d. Quyền mua ngoại tệ: Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được
quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao
dịch khác theo quy định của pháp luậậtt
e. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.. Trường hợp chuyển
nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy
định của pháp luật về thuế.
f. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được
phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự n theo quy định của php luật.
g. Các quyền khác của nhà đầu tư
2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo
đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm tóan và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng
danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bài 5
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
I. KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật TM)
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
2. Đặc điểm
Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc
thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
3. Phân loại mua bán hàng hóa:
a. Mua bán hàng hóa trong nước
Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc vào khu vực hải
quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hoặc khu ngoại quan.
b. Mua bán hàng hóa quốc tế
Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức:
- Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa làviệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
27
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
- Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Tạm nhập, tái xuất: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa đựơc đưa từ
nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
- Tạm xuất, tái nhập: Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra
nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.
- Chuyển khẩu: Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng
lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ
tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán
hàng hóa theo quy định của luật thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
* Đặc điểm:
Thứ nhất, về chủ thể :
- Thương nhân với thương nhân
- Thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu chủ thể này
chọn áp dụng Luật Thương mại.
Thứ hai, về hình thức
- Theo quy định tại điều 24 Luật TM, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Đối với HĐ mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản
thì phải tuân theo quy định đó.
Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật cũng được coi là có gía trị tương đương văn bản.
Thứ ba, về đối tượng: Hàng hóa bao gồm: (K2 Đ3LTM)
- Tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
- Những vật gắn liền với đất đai.
Hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương
mại
Thứ tư, về nội dung hợp đồng MBHH: Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù.
Thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán , theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bên mua có nghĩa
vụ nhân hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận.
2. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Là những điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ các bên
trong quan hệ hợp đồng . Các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng
thuận lợi cho việc thực hiện HĐ
- Phải có chi tiết về tư cách của các bên giao kết hợp đồng (tên, địa chỉ, số tài
28
TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI
khoản, đại diện các bên.
- Điều khoản về tên hàng
- Điều khoản về quy cách, chất lượng
- Điều khoản về giá cả
- Điều khoản về phương thức thanh toán
- Địa điểm, thời gian giao nhận hàng
- Quyền và nghĩa vụ các bên
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng .
- Các nội dung khác...
Ngoài ra, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi
những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định
của pháp luật (những điều khoản pháp luật quy định nhưng các bên không thỏa thuận
trong hợp đồng)
3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .
a. Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán:
- Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện yù chí,
nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận
mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung
- Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề
nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời
đề nghị của mình.
- Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp :
+ Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận
+ Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
+ Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.
b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa .
Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị . Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau
trong các trường hợp sau :
-Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan mà
bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả
lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó.
- Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là
đề nghị mới của bên chậm trả lời .
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau , kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua
phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp
nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá :
- Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là
thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN

More Related Content

What's hot

Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Hung Nguyen
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
nataliej4
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Bee Bee
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
tùng
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
 
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền an tử, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Việc làm cho người khuyết tật theo pháp luật, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam, HAY
 
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG:  LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG: LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 

Similar to TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN

Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023
ssuserf987bf
 
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệpChuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
nataliej4
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)quynhtrangpy
 
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Bùi Quang Xuân
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Bee Bee
 
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Trần Đức Anh
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
nataliej4
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
nataliej4
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ  KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆPTS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ  KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
Minh Chanh
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh te
LTun139
 
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Hung Nguyen
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggNguyễn Thảo Phương
 
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂNTỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Bai doc 1
Bai doc 1Bai doc 1
Bai doc 1
Nguyễn Tình
 
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptxNGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
NhiNguynngPhng
 

Similar to TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN (20)

Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023
 
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệpChuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
Chuyên đề pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
 
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về luật kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAYĐề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
Đề tài: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, HAY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
 
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tếĐề Cương ôn tập luật kinh tế
Đề Cương ôn tập luật kinh tế
 
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
 
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệpGiáo trình quản trị doanh nghiệp
Giáo trình quản trị doanh nghiệp
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
 
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ  KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆPTS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ  KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
TS. BÙI QUANG XUÂN. CHỦ THỂ KINH DOANH TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP
 
Tom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh teTom tat luat kinh te
Tom tat luat kinh te
 
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
Toan van diem moi luat doanh nghiep 2014
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
 
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂNTỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bai doc 1
Bai doc 1Bai doc 1
Bai doc 1
 
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptxNGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
NGAY-1-KHAI-QUAT.pptx
 

More from Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
Bùi Quang Xuân
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
Bùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
Bùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
Bùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
Bùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Bùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Bùi Quang Xuân
 

More from Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN

  • 1. TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI Bài 1 LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÁI QUÁT LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM LUẬT THƯƠNG MẠI: Luật Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. * Đặc điểm: - Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại chính là: + Các hoạt động thương mại của thương nhân; + Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như Đăng ký kinh doanh, giám sát hoạt động thương mại, phá sản, giải thể doanh nghiệp. - Đối tượng áp dụng: + Chủ thể của Luật Thương mại chủ yếu là thương nhân + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền . II. HÀNH VI THƯƠNG MẠI - ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI: 1.Hoạt động kinh doanh: a. Khái niệm hoạt động kinh doanh : Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. (Điều 4 LDN năm 2005) b. Khái niệm hoạt động thương mại: - Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động thương mại bao gồm 3 nhóm hoạt động : + Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. + Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ ( khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. + Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. - Hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan - Đặc điểm của hành vi thương mại: - Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định
  • 2. TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mục đích sinh lợi .
  • 3. 2 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI Thương mại phải gắn với thị trường, thị trường và thương mại đi liền với nhau như hình với bóng. Xuất phát từ lợi nhuận , hành vi thương mại bắt buộc phải có 2 yếu tố cấu thành quan trọng nhất đó là mua và bán – nhằm mục đích sinh lợi . Đây là cơ sở để phân biệt hành vi dân sự và hành vi thương mại. - Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân (tổ chức, cá nhân kinh doanh) thực hiện. c. Phân loại hành vi thương mại: - Nhóm hành vi thương mại hàng hóa - Nhóm hành vi thương mại dịch vụ - Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư - Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. 2. Thương nhân- chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại: a. Khái niệm: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. (Điều 6 LTM) b. Đặc điểm : - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại. Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân. Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân. - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình . - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp, thường xuyên . Hoạt động thương mại trở thành nghề nghiệp liên tục thường xuyên của thương nhân.. Dấu hiệu này còn đòi hỏi thương nhân thực hiên một cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên tục mang tính nghề nghiệp, tự nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại đó bằng chính tài sản của mình. - Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại. - Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh không chỉ là đặc điểm mà còn là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để khai sinh ra thương nhân, là căn cứ đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của thương nhân c. Các loại thương nhân : - Thương nhân là cá nhân : đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh nhà nước có thẩm quyền - Thương nhân là pháp nhân : + Thương nhân là các Doanh nghiệp nhà nước, HTX. + Thương nhân là các Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
  • 4. 3 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI Bài 2 PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY : 1. Khái niệm và đặc điểm công ty : a. Khái niệm :Công ty thương mại là loại công ty do hai hay nhiều người (tổ chức) góp vốn thành lập để kinh doanh với mục đích kiếm lợi nhuận. b. Đặc điểm : - Là sự liên kết của nhiều cá nhân hoặc pháp nhân , sự liên kết này thể hiện ở hình thức bên ngoài là một tổ chức. - Sự liên kết được thực hiện thông qua 1 sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế) - Các thành viên bỏ ra một số tài sản của mình để góp vào công ty. Đây là điều kiện quan trọng để thành lập công ty - Mục đích thành lập công ty là để kinh doanh kiếm lợi nhuận và chia nhau. 2.Khái nhiệm về Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.(Điều 4.LDN). * Các loại hình Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam : - Công ty Cổ phần; - Công ty Trách nhiệm hữu hạn: + Công ty TNHH 2 TV + Công ty TNHH 1 TV - Công ty Hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân 3. Thành lập và Đăng kí doanh nghiệp :( NĐ 43/2010/ NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Đăng ký Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/6/2010 thay thế NĐ 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh) a. Điều kiện ĐKKD : - Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài (không thuộc đối tượng bị cấm thành lập quản lí công ty được quy định tại khoản 2 điều 13 Luật DN) đều có quyền thành lập và quản lí công ty. Tất các các tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty CP, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 điều 13 Luật DN, cụ thể như sau: + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • 5. 4 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI doanh; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. - Về vốn : theo Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt. - Ngành nghề kinh doanh : kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành nghề đó. + Điều kiện về tên Doanh nghiệp : Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố :loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. (Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011) , không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó ; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. b.Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp: * Hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp của Công ty TNHH 2 TV, Công ty Hợp danh: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; -. Dự thảo Điều lệ công ty. -. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có: + Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, hộ chiếu...) đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân; + Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và quyết định uỷ quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.) - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của một hoặc một số cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. * Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; - Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo pháp luật đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. Chủ sở hữu công ty
  • 6. 5 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI phải chịu trách nhiệm về sự phù hợp pháp luật của điều lệ công ty; - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân (CMND) hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, -. Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo uỷ quyền. - Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức; - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. c. Trình tự đăng kí doanh nghiệp : Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (theo mẫu) - Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp - Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. - Khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn hai ngày (2) làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế. - Trường hợp Tổng cục Thuế từ chối cấp mã số cho doanh nghiệp thì phải gửi thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nói rõ lý do từ chối để chuyển cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thông báo cho doanh nghiệp. - Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày; nếu từ chối cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD và giấy đăng ký thuế của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp sẽ được cấp mã số duy nhất một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp.
  • 7. 6 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện d. Cung cấp thông tinvề nội dung đăng ký doanh nghiệp Định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi danh sách kèm thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Ở những nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. 4. Quyền và nghĩa vụ của Công ty : a. Quyền của Công ty : - Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. - Lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. - Tự chủ kinh doanh , chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, phương pháp quản lí khoa học để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. - Ngoài ra Công ty còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật. b. Nghĩa vụ của Công ty : - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. - Lập sổ kế toán, ghi chép kế toán , hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. - Kê khai và định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra công ty còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty :
  • 8. 7 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI a. Quyền lợi : - Quyền được chuyển nhượng vốn góp cho người khác. - Quyền được chia lợi nhuận - Quyền được chia các phần dự trữ - Quyền được chia các tài sản còn lại sau khi thanh l công ty - Quyền bỏ phiếu - Quyền được thông tin b. Nghĩa vụ của các thành viên công ty : - Nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty - Thực hiện điều lệ công ty - Chịu lỗ cùng với công ty khi công ty kinh doanh thua lỗ 6. Giải thể Công ty : a. Các trường hợp giải thể : - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn - Theo quyết định của HĐTV, chủ sở hữu công ty, đại hội đồng cổ đông - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục. - Bị thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD. b. Thủ tục giải thể : - Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp có các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; + Lý do giải thể; + Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể; + Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ , người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp, phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp và phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. -Thanh lý tài sản và các khoản nợ của công ty: các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: + Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; + Nợ thuế và các khoản nợ khác. + Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.
  • 9. 8 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan ĐKKD xoá tên Công ty trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ -Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. * Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi GCNĐKKD, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.. Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh II. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN : 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên : a. Khái niệm và đặc điểm : Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. * Đặc điểm (Điều 38LDN năm 2005) - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50 trong suốt quá trình hoạt động; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại pháp luật: phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. - Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. b. Tổ chức quản l Công ty TNHH 2 thành viên : - Hội đồng thành viên: cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên trong công ty - Chủ tịch Hội đồng thành viên: HĐTV bầu 1 thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch HĐTV có thể kiêm Giám đốc, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty - Tổng Giám đốc (Giám đốc) : Là đại diện theo pháp nhân, điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty -Ban Kiểm soát: Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban Kiểm soát . Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban Kiểm soát , Trưởng ban Kiểm soát do điều lệ Công ty quy định .
  • 10. 9 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI * Họp Hội đồng Thành viên: - Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định. - Nếu họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ 2 trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. - Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp. - Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp HĐTV. Thể thức tiến hành họp HĐTV, hình thức biểu quyết do Điều lệ cty quy định. * Quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi: - Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; - Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại, giải thể công ty; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Quyết định của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ cty quy định. c. Vốn và chế độ tài chính: Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Khi góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Công ty TNHH có tài sản tách bạch với tài sản của thành viên, đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thành viên Công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trường hợp nhất định . - Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác (Đ 44LDN) - Công ty có thể tăng vốn điều lệ theo hình thức như : tăng vốn góp của thành viên; điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. - Chỉ được chia lợi nhuận cho thành viên khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
  • 11. 10 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI * Các Hợp đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau phải được HĐTV chấp thuận: - Thành viên, người đại diện theo uỷ quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; - Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; những người có liên quan của người quản lý công ty mẹ . Người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dư định tiến hành. Trường hợp Điều lệ không quy định thì Hội đồng thành viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự đồng ý của số thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết không đúng theo quy định. Người đại diện theo pháp luật của công ty, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên a. Khái niệm và đặc điểm : Là Doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. * Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên là: - Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; - Cơ quan Đảng cấp trung ương và cấp tỉnh; - Các tổ chức chính trị, xã hội như: MTTQ , LĐLĐ, Đoàn TNCS HCM, Hội CCB, Hội Nông dân , Hội LHPN ( cấp trung ương và cấp tỉnh ) - Các doanh nghiệp như: DNNN, DN của Đảng, của tổ chức CT - XH, HTX, CTTNHH, CTCP; - Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. - Cá nhân * Đặc điểm : - Do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu - Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn - Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định pháp luật. - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu. b. Tổ chức quản lí công ty : * Đối với công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức : - Mô hình Hội đồng thành viên: Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền trở lên thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
  • 12. 11 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI + Trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền. Chủ sở hữu chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ không quá 5 năm + Kiểm soát viên:số lượng từ 1 đến 3 KSV, nhiệm kỳ không quá 3 năm - Mô hình Chủ tịch Công ty: Trường hợp một người được CSH bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Chủ tịch Công ty là 5 năm và Kiểm soát viên là 3 năm CSH có thể thay đổi người ủy quyền bất cứ lúc nào. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. * Đối với Công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc (Tổng giám đốc) . * Họp HĐTV: - Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp (2/3). Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. - Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận . c. Một số vấn đề lưu ý : Chủ sở hữu CTTNHH 1 thành viên phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình với chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch Công ty và giám đốc công ty. - Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng. - Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác. III. CÔNG TY CỔ PHẦN : 1. Khái niệm và đặc điểm : Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  • 13. 12 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông ; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm đầu - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCNĐKKD - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 2. Các loại cổ phần: Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Cổ phần của công ty có thể tồn tại dưới hai loại : - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau : + cổ phần ưu đãi biểu quyết; + cổ phần ưu đãi cổ tức; + cổ phần ưu đãi hoàn lại; + cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. - Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. - Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty và ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. - Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Lưu ý: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức và ưu đãihoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 3. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm : + Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyền lực cao nhất trong oõng ty - Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất 1 năm 1 lần, họp thường niên trong thời hạn 4 tháng sau khi năm tài chính kết thúc, địa điềm trên lãnh thổ VN; - Điều kiện và thể thức họp ĐHĐCĐ:  Lần 1: ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết  Lần 2: ít nhất 51% trong thời hạn 30 ngày sau ngày dự định họp lần 1  Lần 3: không phụ thuộc số CĐ dự họp trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai
  • 14. 13 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do ĐL công ty quy định) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận và ít nhất 75 % đối với những vấ đề quan trọng + Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có ít nhất là 3 thành viên và không quá 11, sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm, nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm, có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Các thành viên phải thường trú tại VN. HĐQT chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc công ty. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có 3/4 số thành viên dự họp, mỗi thành viên có 1 phiếu biểu quyết + Giám đốc (Tổng giám đốc) : do HĐQT bổ nhiệm và có thể là thành viên HĐQT hoặc không phải là thành viên HĐQT. Là người đại diện theo pháp luật của CT, điều hành hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy định khác) + Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông) : giám sát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Thành viên Ban Kiểm soát không nhất thiết là Cổ đông hoặc người lao động của công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của cônng ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác. 4.Quyền và nghĩa vụ của cổ đông : a. Quyền của cổ đông phổ thông - Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông là một phiếu biểu quyết; - Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của đại hội đồng cổ đông; - Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; - Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông. - Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; - Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông; - Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty b. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: - Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. -Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
  • 15. 14 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Tuân thủ điều lệ và quy chế quản lý nội bộ công ty. - Chấp hành quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. 5. Vốn và chế độ tài chính : Là công ty đối vốn, công ty cổ phần có tài sản tách biệt với cổ đông, - Vốn góp bằng tài sản phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty. - Các cổ đông không được trực tiếp rút vốn nhưng được tự do chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu. - Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, do Hội đồng Quản trị quyết định. - Công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông trong những trờng hợp luật định IV. CÔNG TY HỢP DANH:: 1. Khaùi nieäm vaø ñaëc ñieåm : Công ty Hợp danh là doanh nghiệp, trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. * Đặc điểm: - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất 2 thành viên, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, liên đới chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các khoản nợ , nghĩa vụ của công ty - Thành viên góp vốn là tổ chức hay cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. - Thành viên góp vốn được chuyển nhượng vốn nếu điều lệ công ty không quy định khác 2. Quản lí Công ty Hợp danh: a. Thành viên hợp danh : Các thành viên hợp danh là thành viên của Hội đồng thành viên, có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành, quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) có các nhiệm vụ sau: + Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; + Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên;; + Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
  • 16. 15 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI + Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty + Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại. b.Thành viên góp vốn có quyền: + Tham gia họp, thảo thuận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, + Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ CT; + Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty + Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; 3. Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. -. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. -Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. 4.Vốn và chế độ tài chính : Vốn Điều lệ của Công ty hợp danh do các thành viên góp vào và không được thấp hơn vốn pháp định . Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm phần vốn góp hoặc kết nạp thành viên mới theo quy định PL và điều lệ công ty. Tài sản của Công ty hợp danh bao gồm : - Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty. - Tài sản tạo lập được mang tên công ty. - Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện
  • 17. 16 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN I. PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN : 1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Đ 141/LDN) b. Đặc điểm : * Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ : - Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp : + Nguồn vốn ban đầu của DNTN do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan ĐKKD và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Đây là tài sản thuộc DNTN + Không có sự phân biệt rõ ràng giữa vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. - Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý : + Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của DN + Chủ DNTN có quyền định đoạt đối với tài sản của DN + Chủ DNTN có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý của DN để hoạt động hiệu quả nhất. Chủ Doanh nghiệp có thể tự mình quản lý DN hoặc thuê người khác quản lý DN. Trong trường hợp thuê người quản lý, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của DN dưới sự quản lý điều hành của người được thuê - Về phân phối lợi nhuận : Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra đối với DNTN, bởi lẽ đây là DN một chủ. * Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân : * Chủ DNTN chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của DNTN. 2. Quy chế pháp lý về hình thành và chấm dứt hoạt động của DNTN : a. Đăng ký thành lập DNTN : * Điều kiện đăng ký doanh nghiệp : - Về Chủ thể : cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp sau :. + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; + Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; + Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; + Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • 18. TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. - Về vốn :Luật Doanh nghiệp 2005, về nguyên tắc vẫn không quy định vốn pháp định đối với tất cả các ngành nghề KD, trừ một số ngành nghề đặc biệt. Vốn ban đầu của DNTN do chủ DNTN tự khai và chủ DNTN có quyền tăng , giảm vốn ban đầu này . - Các điều kiện khác : + Ngành nghề kinh doanh : kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì chủ đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật liên quan đến những ngành nghề đó. + Điều kiện về tên Doanh nghiệp : Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố :loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký , không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó ; không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. * Thủ tục Đăng ký doanh nghiệp : - Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (theo mẫu) + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp + Bản sao CMND của cá nhân thành lập DN + Giấy chứng nhận vốn pháp định (nếu ngành nghề KD có quy định) + Chứng chỉ hành nghề (nếu ngành nghề KD có quy định) - Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp - Bổ sung và hoàn tất hồ sơ nếu thiếu sót hoặc chưa đầy đủ. - Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày (5 ngày); nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp có mã số , mã số đó là mã số doanh nghiệp, đồng thời là mã số thuế b. Chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân : * Giải thể Doanh nghiệp : Theo Luật Doanh nghiệp 2005, DNTN giải thể theo các trường hợp sau : - Theo quyết định của chủ Doanh nghiệp - Bị thu hồi giấy Chứng nhận ĐKKD * Thủ tục giải thể : - Chủ DNTN có quyết định giải thể - Chủ DN trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản DN - Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và 17
  • 19. 18 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. - Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. * Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. * Phá sản Doanh nghiệp : - Áp dụng Luật Phá sản 2004 để giải quyết việc thanh toán nợ với các chủ nợ. Sau khi thủ tục phá sản chấm dứt , theo quy định pháp luật, chủ DNTN có nghĩa vụ với các khoản nợ chưa thanh toán hết đối với các chủ nợ. 3. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Tư nhân : a.Quyền của DNTN : - Chủ DNTN có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp ; - Chủ DNTN có quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Chủ DNTN có quyền lựa chọn hình thứcvà cách thức huy động vốn. - Chủ DNTN có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. - Chủ DNTN có quyền tuyển , thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh ; tự chủ kinh doanh ; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. - Chủ DNTN có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức, cơ quan cá nhân nào trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích ; ngoài ra còn có quyền khiếu nại, tố cáo trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền để tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. * Ngoài ra DNTN còn có những quyền đặc thù góp phần làm cho DNTN trở nên một loại hình DN đặc biệt : - Quyền cho thuê DNTN : Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách l chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê. - Quyền bán DNTN : Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
  • 20. 19 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác + Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của DN; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh tóan cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó. + Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của pháp luật. - Quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh : Chủ DNTN có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh của DN, nhưng phải báo cáo bằng văn bản về thời hạn tạm ngừng cho cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước khi DN tạm ngừng kinh doanh . Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, chủ DN vẫn phải chịu trách nhiệm với các chủ nợ, chịu trách nhiệm với các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp chủ DN và người lao động, khách hàng có thoả thuận khác. b. Nghĩa vụ của DNTN : Được quy định tại điều 9/LDN 2005. DNTN cũng như các loại hình DN khác đều có 7 nghĩa vụ cụ thể và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật : - Đảm bảo kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép. - Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký - bảo đảm các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với nhà nước - Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định . - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, tôn trọng các quyền được pháp luật trao cho người lao động. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh II. PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ: 1. Khái niệm Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Đặc điểm: - Do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình là chủ - Hộ kinh doanh thường tồn tại với quy mô nhỏ - Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh 3. Đăng ký kinh doanh: a. Điều kiện ĐKKD:
  • 21. 20 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Tất cả công dân VN đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình có quyền ĐKKD trừ người chưa thành niên , người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề - Mỗi gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh 1 hộ kinh doanh - Đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các chủ hộ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện này - Hộ kinh doanh có tên gọi riêng, không được trùng với tên của hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký trong phạm vu huyện b. Thủ tục ĐKKD: - Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. - Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình. - Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ . Hồ sơ đầy đủ các điều kiện sau đây: + Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; + Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 42 Nghị định 88/2006/NĐ-CP; + Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh. - Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ ĐKKD mà không nhận được GCNĐKKD hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ ĐKKD thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật - Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan ĐKKD cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và cơ quan quản lý ngành kinh tế-kỹ thuật cấp tỉnh c. Thay đổi nội dung ĐKKD: Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký , hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đăng ký d. Khi tạm ngừng kinh doanh từ ba mươi ngày trở lên phải thông báo bằng văn bản cho Phòng ĐKKD nơi hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Thời gian tạm ngừng không quá 1 năm. e. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc GCNĐKKD cho cơ quan ĐKKD cấp huyện nơi đã đăng ký đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
  • 22. 21 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI Bài 4 PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM I.KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: Đầu tư là một phần không thể thiếu của kinh tế thị trường nhằm mục đích huy động nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước . Đối với quốc gia đang phát triển như VN thì thu hút đầu tư là vấn đề trọng tâm mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm ngay từ giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế và hiện tại cũng vậy. - Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( được sửa đổi năm 1990 và 1992). - Ngày 12/11/1996 Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại VN thay thế Luật ĐTNN năm 1987 (sửa đổi bổ sung 9/6/2000) và có hiệu lực đến ngày 30/6/2006. Qua thực hiện Luật ĐTNN tại VN, cả nước ta thu hút được một số lượng lớn các dự án đầu tư và số vốn đăng kí đầu tư góp phần đưa nền kinh tế VN dần thoát khỏi khủng hoảng, để từ đó vươn lên mạnh mẽ. - Ngày 20/5/1998 Quốc hội thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước để điều chỉnh các hoạt động đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước Theo đó, khung pháp lí về đầu tư ở VN có sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài về các biện pháp ưu đãi đầu tư, đăng ký đầu tư...Chính điều này đã đi ngược lại với nguyên tắc bình đẳng, thể hiện sự phân biệt đối xử trong chính sách thu hút đầu tư ..gây ảnh hưởng bất lợi đến việc thu hút đầu tư và không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Nhằm tạo mội trường đầu tư thực sự hấp dẫn, các nhà đầu tư có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với nhau, ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư – thay thế Luật ĐTNN năm 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước – và có hiệu lực từ 01/7/2006. II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 1. Khái niệm về đầu tư: - Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật -. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. - Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại 2. Các hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư: a. Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau : - Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài - Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
  • 23. 22 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI BT: - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng + Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. + Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. + Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. +Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. - Đầu tư phát triển kinh doanh ; mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. - Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN. b. Thời hạn đầu tư: - Không quá 50 năm - Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với từng dự án nhưng tối đa không quá 70 năm. 3. Thẩm quyền chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư a. Dự án doThủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầutư - Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau (trường hợp 1): + Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; + Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; + Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản; + Phát thanh, truyền hình; + Kinh doanh casino; + Sản xuất thuốc lá điếu; + Thành lập cơ sở đào tạo đại học; + Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. - Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau (trường hợp 2): + Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim; + Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; + Sản xuất, kinh doanh rượu, bia; - Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau (trường hợp 3):
  • 24. 23 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI + Kinh doanh vận tải biển; + Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; + In ấn, phát hành báo chí; xuất bản; + Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập. * Đối với dự án đầu tư quy định trong 3 trường hợp vừa nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; * Trường hợp dự án đầu tư trong 3 trường hợp đầu tiên trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường đầu tư; * Dự án đầu tư trong 3 trường hợp đầu tiên nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. b. Dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư - Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. - Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. c Dự án do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư : Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. 4. Thủ tục đầu tư: a. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư bao gồm: - Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trên địa bàn. - Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của mình theo quy định tại Nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006. b. Đăng kí dự án đầu tư: * Đối với dự án đầu tư trong nước: - Nếu dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư
  • 25. 24 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam thuộc các trường hợp dưới đây thực hiên đăng ký đầu tư: + Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư; + Dự án không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ Nhà đầu tư phải đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được bản đăng ký đầu tư. Và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản đăng ký đầu tư. * Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài : * Trường hợp 1: Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỉ đồng và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì nhà đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư tại cơ quan quản lí đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. - Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm :  Bản đăng kí đầu tư (theo mẫu)  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;  Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). - Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:  Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;  Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư  Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;  Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;  Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có) - Thời gian cấp phép đầu tư : Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ . Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh * Trường hợp 2 : Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư: -Hồ sơ thẩm tra bao gồm:  Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;  Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; ;  Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;  Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). - Nội dung thẩm tra bao gồm:  Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;  Nhu cầu sử dụng đất; Tiến độ thực hiện dự án;  Giải pháp về môi trường;
  • 26. 25 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 5. Tạm ngừng dự án, giãn tiến độ thực hiện dự án và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư : - Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án. Khi tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà làm thay đổi tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã cam kết thì phải thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư về lý do và thời hạn tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng dự án đầu tư. - Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư không chấp nhận việc tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án thì phải có văn bản trả lời cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của nhà đầu tư. - Trường hợp hoạt động trở lại, nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện theo một trong những trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư; - Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ doanh nghiệp hoặc thỏa thuận, cam kết của các nhà đầu tư về tiến độ thực hiện dự án; - Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án; - Chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật. III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ: 1.Quyền của nhà đầu tư : a. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh + Lựa chọn lĩnh vực, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô , đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án. + Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký. b. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư + Sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật. +Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. + Thuê lao động trong, ngoài nước làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, c. Quyền xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư
  • 27. 26 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI d. Quyền mua ngoại tệ: Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luậậtt e. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. f. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự n theo quy định của php luật. g. Các quyền khác của nhà đầu tư 2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư - Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm tóan và thống kê. - Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Bài 5 PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA I. KHÁI QUÁT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA 1. Khái niệm: (Khoản 8 điều 3 Luật TM) Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. 2. Đặc điểm Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị. Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. 3. Phân loại mua bán hàng hóa: a. Mua bán hàng hóa trong nước Không có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia hoặc vào khu vực hải quan riêng biệt có quy chế riêng như khu chế xuất hoặc khu ngoại quan. b. Mua bán hàng hóa quốc tế Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: - Xuất khẩu: Xuất khẩu hàng hóa làviệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
  • 28. 27 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI - Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. - Tạm nhập, tái xuất: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa đựơc đưa từ nước ngoài hoặc từ những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. - Tạm xuất, tái nhập: Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam. - Chuyển khẩu: Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm và đặc điểm Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa * Đặc điểm: Thứ nhất, về chủ thể : - Thương nhân với thương nhân - Thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn áp dụng Luật Thương mại. Thứ hai, về hình thức - Theo quy định tại điều 24 Luật TM, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. - Đối với HĐ mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật cũng được coi là có gía trị tương đương văn bản. Thứ ba, về đối tượng: Hàng hóa bao gồm: (K2 Đ3LTM) - Tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; - Những vật gắn liền với đất đai. Hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại Thứ tư, về nội dung hợp đồng MBHH: Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù. Thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; bên mua có nghĩa vụ nhân hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận. 2. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa: Là những điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng . Các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện HĐ - Phải có chi tiết về tư cách của các bên giao kết hợp đồng (tên, địa chỉ, số tài
  • 29. 28 TS. BÙI QUANGXUÂN LUẬT THƯƠNG MẠI khoản, đại diện các bên. - Điều khoản về tên hàng - Điều khoản về quy cách, chất lượng - Điều khoản về giá cả - Điều khoản về phương thức thanh toán - Địa điểm, thời gian giao nhận hàng - Quyền và nghĩa vụ các bên - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng . - Các nội dung khác... Ngoài ra, trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật (những điều khoản pháp luật quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng) 3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa . a. Lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán: - Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phía bên kia, nó chỉ mới thể hiện yù chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung - Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. - Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp : + Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận + Hết thời hạn trả lời chấp nhận + Thông báo về viêc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa . Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị . Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau : -Trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. - Nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời . - Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau , kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. c. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá : - Đối với Hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản