SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
1
Bất bình đẳng và đói nghèo
Bangladesh là một trong những quốc gia đông dân có thu nhập thấp nhất trên
thế giới. Năm 2003, thu nhập bình quân của 140 triệu ngƣời dân Bangladesh là tƣơng
đƣơng với 1.770 đô-la Mỹ. Tính theo ngày thì khoảng 5 đô-la mỗi ngƣời một ngày, và
con số này cho phép ngƣời dân có đƣợc mức sinh hoạt tạm đủ. Nhƣng 5 đô-la một
ngày chỉ là con số bình quân, là mức thu nhập khi chia GDP đồng đều cho toàn dân
số, nhƣng chia đồng đều làm sao đƣợc. Vậy những ngƣời rơi xuống dƣới ngƣỡng
“bình quân” thì thu nhập ở mức bao nhiêu? Ngƣời dân nghèo nhất của Bangladesh
nhờ đến bao nhiêu tiền mới sống còn đƣợc đây? Bằng chứng do Ngân hàng Thế giới
cung cấp cho thấy có 36% ngƣời dân Bangladesh, tức khoảng 50 triệu ngƣời, sống
bằng “1 đô-la một ngày” hoặc thậm chí còn ít hơn nữa, và đó đúng với định nghĩa
quốc tế chuẩn về mức nghèo tuyệt đối.1
Xét trên phạm vi toàn cầu, có trên 1 tỷ ngƣời, hoặc cứ sáu ngƣời thì gần có
một ngƣời đƣợc cho là sống dƣới mức nghèo “1 đô-la một ngày”; 2,7 tỷ ngƣời, gần
bằng phân nửa dân số thế giới, chỉ sống nhờ vào chƣa tới “2 đô-la một ngày.” Đối với
ngƣời có trình độ đại học mà đọc cuốn sách này thì khó tƣởng tƣợng ra đƣợc mỗi
ngày chỉ sống bằng 1 hoặc 2 đô-la. Thế nhƣng đây chính là hoàn cảnh đang đối mặt
với hàng triệu ngƣời dân Bangladesh cùng hàng tỷ ngƣời dân trên khắp thế giới trong
cuộc sống thƣờng ngày.
Giải thích cho mức nghèo tuyệt đối ở Bangladesh và ở các quốc gia thu nhập
thấp khác là tổng sản lƣợng và GDP tính trên mỗi đầu ngƣời còn quá thấp. Nhƣng đây
không phải là yếu tố duy nhất. Mexico là quốc gia thu nhập trên trung bình có GDP
trên mỗi đầu ngƣời trong năm 2003 là tƣơng đƣơng 9.168 đô-la Mỹ, cao gấp năm lần
Bangladesh. Nếu GDP mà đƣợc chia đều ở Mexico thì mỗi ngƣời Mễ có đƣợc 25 đô-
la một ngày. Nhƣng thu nhập lại không chia đồng đều ở Mexico hay Bangladesh hay
bất kỳ ở quốc gia nào khác. Tỷ lệ 20% ngƣời giàu nhất ở Mexico chiếm trên 50%
tổng thu nhập nội địa, gấp gần mười lăm lần tỷ lệ 20% ngƣời nghèo nhất nhận đƣợc.
Kết hợp giữa mức thu nhập và phân phối thu nhập ở Mexico cho ra kết quả là có trên
10 triệu ngƣời Mễ (khoảng 10% dân số) sống dƣới mức nghèo “1 đô-la một ngày”.
Đƣa con ngƣời thoát khỏi cảnh nghèo đòi hỏi tăng trƣởng kinh tế. Tăng GDP
trên đầu ngƣời nói chung là có lợi cho những ngƣời sống dƣới lằn ranh nghèo (chuẩn
nghèo) cũng nhƣ những ngƣời sống giáp lằn ranh nghèo hoặc cao hơn lằn ranh nghèo
một chút. Nếu không có tăng trƣởng kinh tế bền vững, thì Bangladesh nhiều nhất là
chỉ đạt đƣợc mức thu nhập thấp cho phép là 5 đô-la một ngày. Nhƣng phân phối thu
nhập quốc gia cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Bất bình đẳng tác động đến mức
nghèo do một mức thu nhập nhất định định ra; bất bình đẳng có thể tác động đến tăng
trƣởng cũng giống nhƣ tăng trƣởng có thể tác động đến mức bất bình đẳng; và điều
mà ngƣời ta quan tâm là bản thân bất bình đẳng, chứ không phụ thuộc vào tác động
của nó đối với cái nghèo và tăng trƣởng.
1
Lằn ranh nghèo tuyệt đối do Ngân hàng Thế giới định ra nguyên là 1 đô-la một ngày tính theo đồng
đô-la năm 1985 (PPP). Sau đó đƣợc điều chỉnh lại là 1,06 đô-la một ngày tính theo đồng đô-la năm
1993 (PPP). Điều chỉnh theo lạm phát giá ở Hoa Kỳ đƣa ra lằn ranh nghèo cho năm 2000-2001 là 1,30
đô-la một ngày. Ở đây ta cứ cho lằn ranh nghèo 1,08 đô-la một ngày là 1 đô-la một ngày nằm trong dấu
ngoặc kép “1 đô-la một ngày.” Tƣơng tự lằn ranh nghèo 2 đô-la một ngày thì vào khoảng 2,60 đô-la
một ngày trong năm 2000-2001 và đƣợc tính là “2 đô-la một ngày.” Cách chọn những mức lằn ranh
nghèo này sẽ đƣợc thảo luận ở những chƣơng sau. Các ƣớc tính về tình trạng nghèo nàn nói đến năm
2001 và trích từ cuốn “Những ngƣời nghèo nhất của thế giới sống ra sao kể từ đầu thập niên 1960?”
của Shaohua Chen và Martin Ravallion, World Bank Research Observer 19 số 2 (2004). Các ƣớc tính
dành cho Bangladesh và các quốc gia khác nhắc đến trong chƣơng này nếu không nêu nguồn trích dẫn
thì lấy từ World Development Indicators Online.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
2
Nếu cả tăng trƣởng kinh tế và phân phối tác động đến mức nghèo thì điều này
giúp ta hiểu đƣợc gì về chính sách? Đến cuối chƣơng này, chúng ta nghiên cứu những
yếu tố tiềm tàng của một chiến lƣợc phát triển vì ngƣời nghèo. Những yếu tố này bao
gồm kích thích tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn nữa, cải thiện điều kiện cho ngƣời
nghèo bằng cách đầu tƣ vào giáo dục và chăm sóc y tế căn bản, và thiết kế các mạng
lƣới an sinh xã hội cũng nhƣ các chƣơng trình khác dành cho những nhóm ngƣời đặc
biệt dễ bị tác động.
ĐO LƯỜNG BẤT BÌNH ĐẲNG
Các nhà kinh tế thƣờng chú ý đến phân phối thu nhập giữa các hộ gia đình bên
trong một quốc gia. Nhƣng đây không phải là những thƣớc đo bất bình đẳng duy nhất
mà chúng ta muốn nghiên cứu. Thay vì chú ý đến thu nhập, thì những nhà kinh tế học
phát triển thƣờng nhìn vào phân phối mức tiêu dùng của hộ gia đình, thƣờng đƣợc tính
bằng chi phí hộ gia đình, dù đó là tính theo hình thức chủng loại hay tính thành tiền đi
nữa. Ở những nƣớc nghèo, có thể khó đo lƣờng đƣợc thu nhập, đặc biệt ở các hộ gia
đình nông nghiệp tự cung tự tiêu chứ không đƣa ra thị trƣờng phần lớn sản phẩm họ
làm ra. Tiêu thụ phần nào cũng có thể là một chỉ số phúc lợi đáng tin cậy hơn so với
thu nhập bởi vì tiêu thụ thƣờng không dao động từ thời điểm này qua thời điểm khác
quá nhiều so với thu nhập.
Ngƣời ta cũng có thể chú ý đến phân phối của cải, và đây là yếu tố bất bình
đẳng lớn hơn cả phân phối thu nhập hay tiêu thụ. Phân phối tài sản, dù là đất đai hay
học vấn, đều là yếu tố quan trọng giúp hiểu đƣợc những cơ hội mà cá nhân phải tận
dụng cho có năng suất và mang lại thu nhập cho gia đình. Phân phối thu nhập dựa trên
quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (kể cả giá trị của những dịch vụ lao động mà ngƣời
ta “sở hữu”) và vai trò của các yếu tố đó trong quá trình sản xuất. Sở hữu đất đai và sở
hữu vốn thƣờng có mức tập trung cao, do đó bất kỳ điều gì nâng cao đƣợc doanh lợi
tƣơng đối ở hai yếu tố này đều làm cho phân phối thu nhập thành ra bất bình đẳng
hơn. Ngƣợc lại, tiền lƣơng cao hơn tƣơng đối cho lao động phổ thông – là yếu tố sản
xuất đƣợc phân phối rộng rãi nhất ở các quốc gia đang phát triển – thì thƣờng dẫn đến
phân phối bình đẳng hơn.
Ngoài quyết định nên xem xét phân phối thu nhập hay tiêu thụ (hoặc phân
phối tài sản hay của cải) bên trong một quốc gia, ngƣời ta còn có thể muốn nghiên
cứu cách mỗi yếu tố đó đƣợc phân phối giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta đánh
giá mức bất bình đẳng toàn cầu ở cuối chƣơng sách này. Ngƣời ta cũng có thể xem xét
bên trong hộ gia đình ở những mô hình bất bình đẳng giữa các hộ gia đình với nhau,
và đây là điểm rất quan trọng nhằm hiểu rõ các vấn đề về giới tính và phúc lợi dành
cho trẻ em. Cho dù quan tâm đến lĩnh vực phân phối nào đi nữa, thì ngƣời ta vẫn cần
một bộ công cụ phân tích nhằm mô tả và hiểu rõ những hệ quả của phân phối.
Cách đơn giản nhất để mô tả bất kỳ loại phân phối nào là nêu rõ thuộc tính tần
suất phân phối của nó, thuộc tính này cho ta thấy có bao nhiêu (hay tỷ lệ mấy phần
trăm) gia đình hoặc cá thể thụ hƣởng các mức thu nhập (hay tiêu thụ) khác nhau.
Khung trên cùng của Hình 6-1 biểu diễn tần suất phân phối của mức tiêu thụ trong hộ
gia đình tính trên đầu ngƣời dành cho Bangladesh trong năm 2000. Mức phân phối
này dựa trên một cuộc khảo sát 7.000 hộ gia đình Bangladesh, đƣợc chọn ra để đại
diện cho 24 triệu hộ gia đình ở Bangladesh. Những hộ gia đình đƣợc khảo sát trả lời
các vấn biểu chi tiết hỏi về nguồn thu nhập và mức tiêu thụ nhiều loại hàng hóa khác
nhau. Những nhà nghiên cứu sử dụng thông tin này để ƣớc tính mức tiêu thụ hộ gia
đình theo đầu ngƣời.
Hình 6-1 cho ta thấy tỷ lệ phần trăm của cá thể có các mức tiêu thụ hàng năm
khác nhau bắt đầu từ mức thấp nhất và tăng dần theo số gia là 650 ta-ka, đơn vị tiền tệ
của Bangladesh, tƣơng đƣơng với 55 đô-la Mỹ. Gần 1 triệu ngƣời, chƣa đầy 1% dân
số Bangladesh, đƣợc báo cáo là có mức chi tiêu hàng năm thấp nhất theo cuộc khảo
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
3
sát, dƣới 3.250 ta-ka một năm (<270 đô-la); 8,4% (cột cao nhất trong hình) có mức
tiêu thụ tính trên đầu ngƣời từ 5.850 đến 6.500 ta-ka (khoảng 500 đô-la); và chƣa tới
phân nửa của 1% có số cao nhất báo cáo trong hình 6-1 là trên 22.750 ta-ka (gần bằng
1.900 đô-la). Ở Bangladesh có những hộ có mức tiêu thụ cao hơn. Hình 6-1 cho thấy
mức phân phối cho 95% cá thể đƣợc xếp hạng theo mức tiêu thụ tính trên đầu ngƣời
mà thôi. Nếu tính luôn số lƣợng 5% cao nhất thì cái “đuôi” của mức phân phối sẽ kéo
dài xa hơn về mút bên phải của biểu đồ.2
Hình 6-1 Phân phối thu nhập: Bangladesh, Mexico, và Hoa Kỳ
Nguồn: Hợp tác với Claudio E. Montenegro, Ngân hàng Thế giới: Khảo sát dân số hiện tại của Hoa Kỳ,
phụ trang tháng 3/2004.
2
Những khảo sát thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, giống nhƣ cuộc khảo sát ở Bangladesh, thƣờng
không nắm bắt đƣợc hai nhóm hộ gia đình. Thƣờng có khả năng chƣa thể hiện đúng cả những gia đình
nghèo nhất lẫn những gia đình giàu nhất. Những gia đình nghèo nhất, kể cả những ngƣời vô gia cƣ và
sống ở những nơi nhƣ nhà ga xe lửa hay mé sông, thƣờng không đƣợc tính đủ. Tƣơng tự, những hộ
sung túc nhất, có số lƣợng ít, thì khó là thành phần của mô hình mẫu thống kê. Cũng có một xu hƣớng
có nhiều hộ gia đình không muốn trả lời những khảo sát hoặc báo sai thu nhập của họ. Ngay cả với
cuộc khảo sát tốt nhất thì mức bất bình đẳng cũng có thể bị đánh giá thấp.
Tỷ
lệ
phần
trăm
dân
số
bên
trong
khung
tiêu
thụ
Tỷ
lệ
phần
trăm
dân
số
bên
trong
khung
thu
nhập
Tỷ
lệ
phần
trăm
dân
số
bên
trong
khung
thu
nhập
HOA KỲ
Thu nhập tính trên đầu ngƣời (đồng pê-sô/năm)
Tiêu thụ tính trên đầu ngƣời (đồng ta-ka/năm)
Thu nhập hộ gia đình (đồng đô-la/năm)
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
4
Ta hãy nhìn hình dạng của thuộc tính tần suất phân phối của Bangladesh ở
hình 6-1. Mức phân phối không phải là hình chữ nhật, theo đó mọi mức tiêu thụ đƣợc
biểu diễn bằng tỷ lệ cá thể bằng nhau, và dĩ nhiên là ta đừng nên mong đợi nó bằng
nhau. Chiều cao của cột, mỗi cột đại diện cho một mức tiêu thụ khác nhau, đầu tiên
tăng lên rồi sau đó ngắn dần đi theo kiểu tiệm tiến. Mức phân phối cũng không phải là
phân phối bình thƣờng theo kiểu gọi là đƣờng cong hình chuông mà ta thƣờng thấy ở
các bài thống kê học. Nếu mức tiêu thụ hay thu nhập đƣợc phân phối bình thƣờng thì
có một số lƣợng hộ gia đình bằng nhau ở cả hai bên trục chính tâm và các đuôi đối
xứng so với mức phân phối cho ra các con số giống nhau ở cả yếu tố tiêu thụ hoặc thu
nhập thấp và cao. Chỉ số IQ đƣợc phân phối bình thƣờng nhƣng tiêu thụ và thu nhập
thì không nhƣ vậy. Thay vào đó phân phối đƣợc mô tả là bình thƣờng theo lô-ga-rit,
nghĩa là nếu ta lấy đi lô-ga-rit của tiêu thụ hay thu nhập của hộ gia đình và vẽ lại
đƣờng tần suất phân phối thì kết quả gần giống nhƣ đƣờng cong hình chuông quen
thuộc. Nếu phân phối bằng nhau nhiều, thì sẽ có một số rất ít cột rất cao ở giữa đồ thị,
cho thấy rằng gần nhƣ ai cũng có mức tiêu thụ gần nhƣ bằng nhau.
Phân phối bình thƣờng theo lô-ga-rit thể hiện điều ta đã biết về thu nhập.
Trong gần nhƣ tất cả mọi xã hội có một số hộ gia đình giàu có tƣơng đối nhỏ (thể hiện
ở phần đuôi thấp và dài ở đầu mút bên phải của đồ thị) và một số lớn hơn nhiều gồm
những gia đình có thu nhập thấp hơn tạo thành “cái bƣớu” của mức phân phối, nằm ở
đầu mút thấp hơn của dãy thu nhập. Hình dạng phân phối thu nhập đặc thù này không
chỉ có ở Bangladesh. Những kết quả tƣơng tự trong phân phối là đặc tính của những
nền kinh tế có thu nhập thấp, trung bình, và cao. Hai khung bên dƣới của Hình 6-1
minh họa cho điểm này. Các kết quả phân phối thu nhập ở đây dựa trên các khảo sát
hộ gia đình trong phạm vi hẹp ở Mexico và Hoa Kỳ. Dễ nhận thấy rằng cả ba quốc gia
đều cho thấy một mức phân phối bình thƣờng theo lô-ga-rit tƣơng tự nhƣ nhau, mỗi
quốc gia đều có đuôi thấp và dài ở đầu mút bên phải.
Bangladesh, Mexico và Hoa Kỳ đều có những tần suất phân phối có hình dạng
tƣơng tự nhƣ nhau nhƣng không hoàn toàn giống nhau. Điều này có nghĩa là mức độ
bất bình đẳng ở ba quốc gia rất khác nhau. Để thấy đƣợc những khác biệt này ta cần
sắp xếp lại dữ liệu có trong các tần suất phân phối. Những tần suất phân phối này có
hình dạng rất phức tạp và rất khó so sánh dù giữa các quốc gia với nhau hay trong nội
bộ các quốc gia theo từng thời kỳ khác nhau. Tính toán quy mô phân phối là một
cách làm dễ hơn nhằm xác định mức độ bất bình đẳng hiện hữu ở phân phối cơ bản.
Quy mô phân phối cho ta thấy phần chia trong tổng tiêu thụ hay phân phối
nhận đƣợc bởi các nhóm hộ gia đình khác nhau đƣợc phân loại theo mức tiêu thụ hay
thu nhập. Ngƣời ta có thể xếp loại các hộ gia đình hay cá thể theo thƣớc đo thập phân
(chia theo mƣời đơn vị) hay bách phân (chia theo một trăm đơn vị), nhƣng thƣờng thì
dùng thƣớc đo ngũ phân (chia theo năm đơn vị), nhƣ vậy là xếp các hộ gia đình từ
20% nghèo nhất, rồi đến 20% kế tiếp, từ từ đi lên 20% hộ gia đình giàu nhất. Trong
trƣờng hợp Bangladesh, mỗi đơn vị ngũ phân thay cho 30 triệu ngƣời. Cộng tất cả chi
tiêu tiêu thụ cá thể ở mỗi đơn vị ngũ phân và chia cho tổng tiêu thụ toàn quốc sẽ cho
ra phần chia của mỗi đơn vị ngũ phân.
BẢNG 6-1 Các mức phân phối tiêu thụ theo quy mô hay thu nhập bên trong mỗi đơn vị
ngũ phân ở Bangladesh, Mexico, và Hoa Kỳ
PHẦN CHIA TỔNG TIÊU THỤ HAY THU NHẬP
BANGLADESH MEXICO HOA KỲ
ĐƠN VỊ NGŨ PHÂN (2000) (2002) (2003)
20% dƣới đáy 9,0 3,5 3,4
20% thứ hai 12,5 8,2 8,7
20% thứ ba 16,0 13,3 14,8
20% thứ tƣ 21,5 21,2 23,4
20% trên đỉnh 41,0 53,7 49,8
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
5
Nguồn: Hợp tác với Claudio E. Montenegro, Ngân hàng Thế giới: Khảo sát dân số hiện tại của Hoa Kỳ,
phụ trang tháng 3/2004.
Bảng 6-1 chứa các ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới về quy mô phân phối tiêu
thụ ở Bangladesh và và thu nhập hộ gia đình ở Mexico và Hoa Kỳ. Cách trình bày dữ
liệu nhƣ trên cho ta thấy rõ rằng trong ba quốc gia này thì Bangladesh có mức phân
phối tƣơng đối bằng nhau nhất vì phần chia theo đơn vị ngũ phân của họ sát gần nhau
hơn so với Mexico hay Hoa Kỳ. (Nếu nhƣ mức phân phối hoàn toàn bằng nhau thì
mỗi đơn vị ngũ phân sẽ nhận đƣợc 20% của số tổng.) Ở Bangladesh 20% trên đỉnh
nhận đƣợc 41% của tổng số tiêu thụ hộ gia đình, gấp khoảng 4,5 lần so với 20%
nghèo nhất nhận đƣợc. Ở Mexico và Hoa Kỳ tỷ lệ thì lớn hơn, khoảng 15:13
. Có một
số khác biệt này là do ta đang đo lƣờng yếu tố nào – tiêu thụ hay thu nhập và tính trên
cơ sở đầu ngƣời hay hộ gia đình – nhƣng phần lớn khác biệt là do mức phân phối cơ
bản bên trong mỗi quốc gia.
Quy mô phân phối cho ta phƣơng tiện để áp dụng một số kỹ thuật khác mà
thƣờng đƣợc dùng để đo mức độ bất bình đẳng, kể cả một số kỹ thuật rút gọn toàn bộ
mức phân phối xuống còn một con số duy nhất mà thôi. Có thể dùng dữ liệu có đƣợc
từ quy mô phân phối để vẽ đường cong Lorenz (Hình 6-2). Đƣờng cong này đƣợc
đặt tên theo nhà thống kê học Max Lorenz đầu tiên viết một bài sử dụng kỹ thuật này
vào năm 1905. Ngƣời thụ hƣởng thu nhập trải dài từ mức thu nhập thấp nhất đến mức
thu nhập cao nhất theo trục hoành. Bản thân đƣờng cong cho thấy phần chia trong
tổng thu nhập nhận đƣợc bởi tỷ lệ phần trăm ngƣời thụ hƣởng theo lũy tích. Hình
dạng của đƣờng cong cho thấy mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Theo
định nghĩa, đƣờng cong phải tiếp xúc với đƣờng xiên 450
ở cả hai góc: góc dƣới bên
trái (0% ngƣời thụ hƣởng phải nhận 0% thu nhập) và góc trên bên phải (100% ngƣời
thụ hƣởng nhận đƣợc 100% thu nhập). Nếu ai ai cũng có thu nhập giống nhau thì
đƣờng cong Lorenz sẽ chạy dọc theo đƣờng xiên 450
(bình đẳng hoàn hảo). Nếu chỉ
có một hộ gia đình thụ hƣởng thu nhập còn tất cả các hộ khác đều không thì đƣờng
cong sẽ đi theo đƣờng đáy và biên bên phải của đồ thị (bất bình đẳng hoàn hảo).
Trong tất cả mọi tình huống thực tế thì đƣờng cong Lorenz nằm đâu đó lƣng chừng ở
giữa. Nếu bất bình đẳng lớn hơn thì đƣờng cong Lorenz lệch khỏi đƣờng xiên 450
của
mức bất bình đẳng hoàn hảo (khu vực có màu đậm sẽ lớn hơn, A). Khi so sánh các
đƣờng cong Lorenz, cho dù trong cùng một quốc gia ở những thời kỳ khác nhau hay
giữa các quốc gia với nhau, thì các đƣờng cong riêng biệt thƣờng cắt nhau. Khi điều
này xảy ra thì ta không rõ có phải bất bình đẳng đã tăng hay đã giảm theo thời gian
(hay có phải quốc gia này chịu nhiều bất bình đẳng hơn quốc gia nọ.)4
3
Không giống nhƣ phần lớn các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, Hoa Kỳ có một hệ thống thuế
khóa toàn diện đánh vào thu nhập hộ gia đình và những khoản tái phân lợi tức xã hội của chính phủ (ví
dụ nhƣ phúc lợi xã hội). Dữ liệu báo cáo ở đây là dành cho thu nhập bằng tiền trƣớc thuế và sau tái
phân lợi tức xã hội bằng tiền mặt. Những phân bổ không dùng tiền mặt, nhƣ Medicare, thì không tính
tới. Khi đã gộp luôn thuế và tất cả các khoản tái phân lợi tức của chính phủ thì mức phân phối trở nên
hơi bình đẳng hơn. Tỷ lệ 20% trên đỉnh/20% dƣới đáy sụt xuống còn 10:1.
4
Nên làm rõ nguyên nhân của sự mơ hồ này. Vẽ hai đƣờng cong Lorenz và gọi điểm cắt nhau của hai
đƣờng là X. Dƣới điểm X, có mức bình đẳng tƣơng đối hơn chạy dọc theo đƣờng cong Lorenz sát với
trục nghiêng 450
. Nhƣng phía trên điểm X, có mức bình đẳng tƣơng đối nhiều hơn chạy dọc theo đƣờng
cong Lorenz kia. Vì cả hai đƣờng cong Lorenz có các miền bình đẳng lớn hơn, nên nhìn chung không
có cách nào để xác định là đƣờng này tiêu biểu cho một mức phân phối bình đẳng hơn đƣờng kia.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
6
HÌNH 6-2 Đường cong Lorenz
Các số đơn thƣờng đƣợc dùng để mô tả phân phối thu nhập. Một phƣơng pháp
thống kê thƣờng đƣợc dùng là tỷ lệ của phần chia thu nhập của 20% hộ gia đình trên
đỉnh so với phần chia mà 20% hay 40% dƣới đáy nhận đƣợc. Thống kê đƣợc sử dụng
phổ biến nhất là hệ số Gini (đặt tên theo nhà thống kê học ngƣời Ý Corrado Gini) có
thể đƣợc rút ra từ đƣờng cong Lorenz. Có thể hiểu tỷ lệ này là giá trị của khu vực A
chia cho khu vực A + B ở Hình 6-25
. Phần chia của khu vực nằm giữa đƣờng xiên 450
và đƣờng cong Lorenz càng lớn thì hệ số Gini càng cao. Phạm vi theo lý thuyết của hệ
số Gini là từ 0 (bình đẳng hoàn hảo) cho đến 1 (bất bình đẳng hoàn hảo). Trên thực tế
các giá trị đo đƣợc trong các mức thu nhập trong nƣớc có phạm vi hẹp hơn nhiều,
thƣờng là từ 0,25 cho đến 0,60.
Rút gọn tất cả thông tin chứa trong tần suất phân phối thành một số đơn duy
nhất thì tất yếu sẽ làm mất đi một số thông tin về phân phối cơ bản. Cả Paraguay và
Nam Phi đều có hệ số Gini là 0,578, nhƣng các mức phân phối cơ bản thì không giống
nhau. Cả hai quốc gia đều có mức bất bình đẳng rất cao, nhƣng ở Nam Phi đơn vị ngũ
phân 20% thấp nhất thụ hƣởng đƣợc 3,5% thu nhập, trong khi ở Paraguay thì chỉ nhận
đƣợc có 2,2% mà thôi. Xét từ quan điểm ngƣời nghèo ở hai quốc gia này, thì chênh
lệch điểm hơn 1 phần trăm trong phần chia thu nhập là một con số đáng kể. Một chỉ
trích khác nhắm vào hệ số Gini là hệ số này rất dễ biến thiên hơn ở một số bộ phận
trong phân phối so với ở một số bộ phận khác. Đặc điểm này thể hiện rất rõ khi so
sánh bất bình đẳng ở Trung Quốc và Zimbabwe. Ở cả hai quốc gia, đơn vị ngũ phân
20% thấp nhất nhận đƣợc khoảng 4,6% thu nhập. Mặc dù tƣơng đƣơng nhƣ vậy,
nhƣng hệ số Gini của Trung Quốc ở mức 0,447 thì thấp hơn mức 0,568 ở Zimbabwe.
Lý do là vì có chênh lệch ở số thu nhập của 20% hộ giàu nhất nhận đƣợc: 50% ở
Trung Quốc so với 56% ở Zimbabwe. Mặc dù hệ số Gini còn nhiều khiếm khuyết,
nhƣng do những nhà nghiên cứu mong muốn tóm tắt tình trạng bất bình đẳng bằng
một con số kết hợp với một số thuộc tính hấp dẫn khác của hệ số Gini, kể cả cách
5
Có thể tính toán hệ số Gini bằng cách sử dụng một công thức tƣơng đối phức tạp dựa trên chênh lệch
thu nhập tuyệt đối quan sát đƣợc ở toàn dân số, sau đó dùng quy mô và thu nhập bình quân của dân số
để bình thƣờng hóa.
Tỷ
lệ
phần
trăm
tiêu
thụ
hay
thu
nhập
theo
lũy
tích
Tỷ lệ phần trăm ngƣời thụ hƣởng theo lũy tích
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
7
dùng đƣờng cong Lorenz để diễn giải theo hình học, nên ngƣời ta vẫn sử dụng nó
rộng rãi.6
CÁC MÔ HÌNH BẤT BÌNH ĐẲNG
Simon Kuznets là một trong những ngƣời đoạt giải Nobel đầu tiên về kinh tế và là
một nhà tiên phong trong công trình thực nghiệm về các tiến trình tăng trƣởng và phát
triển kinh tế. Ông cũng là nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu những mô hình bất bình
đẳng. Trong bài diễn văn của chủ tọa đọc trƣớc phiên họp năm 1954 của Hiệp hội
Kinh tế Hoa Kỳ, Kuznets đã báo cáo dữ liệu lịch sử về phần chia thu nhập của Anh,
Đức, và Hoa Kỳ. Sau đó ông giới thiệu một số dữ liệu dành cho thế giới đang phát
triển: Tích Lan (bây giờ là Sri Lanca), Ấn Độ, và Puerto Rico. Vì dữ liệu hạn chế nên
Kuznets không đƣa vào bảng biểu hay sơ đồ; ông chỉ liệt kê luôn trong văn bản7
.
Khoảng 50 năm sau, các nhà nghiên cứu ít bị bó buộc nhƣ vậy. Dữ liệu về tình trạng
bất bình đẳng rất phong phú cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, mặc dù đối với đa
số nƣớc thì mỗi thập niên chỉ cập nhật hai hoặc ba lần mà thôi. Chất lƣợng và mức so
sánh đƣợc của các dữ liệu đôi khi cũng là vấn đề: Ngân hàng Thế giới, một trong
những nhà biên tập chính của những thông tin ấy, cũng thƣờng cảnh báo về việc so
sánh dữ liệu giữa các quốc gia và so sánh theo thời kỳ.
Bảng 6-2 nêu ra các ƣớc tính của hệ số Gini về phân phối mức tiêu thụ hộ gia
đình hay phân phối thu nhập dành cho các quốc gia theo khu vực. (Tất cả quốc gia in
hoa cho thấy phân phối đƣợc căn cứ trên thu nhập chứ không phải tiêu thụ, do thu
nhập thì gắn kết với bất bình đẳng nhiều hơn tiêu thụ bởi vì tiêu thụ có xu hƣớng biến
thiên ít theo thời kỳ hơn so với thu nhập.) Các quốc gia đƣợc chia thành ba nhóm bất
bình đẳng thu nhập: thấp (có hệ số Gini <0,40), trung bình (từ 0,40 đến 0,50) và cao
(>0,50). Điều dễ nhận thấy ngay là bất bình đẳng có xu hƣớng cao hơn ở Châu Mỹ
La-tinh và các phần của Châu Phi (đặc biệt ở khu vực Nam Châu Phi). Bất bình đẳng
thấp thì phổ biến ở Đông Nam Á, các nền kinh tế đang chuyển tiếp của Đông Âu và
Trung Á, và trong đa số các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), ngoại trừ Hoa Kỳ. Phần lớn Đông Á rơi vào trong phạm vi bất bình đẳng thu
nhập ở mức trung bình.
Điều gì giải thích những khác biệt này? Có liên quan gì đến những đặc điểm
cụ thể của các khu vực khác nhau không hay các khu vực là đại diện cho một yếu tố
khác, có lẽ là mức thu nhập chẳng hạn? Một ý tƣởng lâu đời cho rằng bản thân tăng
trƣởng kinh tế có thể gắn kết với bất bình đẳng. Trực giác cho thấy rằng tăng trƣởng
là một tiến trình bất quân bình nội tại. Một số cá thể thu đƣợc những lợi ích của tăng
trƣởng rất sớm, còn những ngƣời khác phải cần thời gian mới thụ hƣởng đƣợc lợi ích
và suất doanh lợi cũng cần có thời gian mới quân bình.
BẢNG 6-2 Hệ số Gini tính theo quốc gia và khu vực
MỨC BẤT BÌNH ĐẲNG
THẤP TRUNG BÌNH CAO
(Gini<0,400) (0,400<= Gini<0,500) (Gini>=0,500)
Châu Phi Ethiopia (0,300) Ghana (0,408) Malawi (0,503)
Burundi (0,333) Senegal (0,413) Niger (0,505)
Ai Cập (0,344) Kenya (0,425) Nigeria (0,506)
Algeria (0,353) Cameroon (0,446) Zambia (0,526)
6
Ngoài hệ số Gini và tỷ lệ 20% trên đỉnh/20% dƣới đáy hoặc 40% ra còn có những cách đo mức bất
bình đẳng bằng một số đơn khác. Thảo luận về các cách khác và các thuộc tính muốn có của bất kỳ
thƣớc đo bất bình đẳng nào cũng đều có thể tìm thấy trong cuốn Distribution and Development: A New
Look at the Developing World của Gary Fields (Cambridge, MA: MIT Press, 2001)
7
Simon Kuznets: “Tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập,” American Economic Review 45, số
1 (1955)
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
8
Mauritania (0,390) Côte d’Ivoire (0,446) Zimbabwe (0,568)
Ma Rốc (0,395) The Gambia (0,475) Nam Phi (0,578)
Mozambique (0,396) Madagasca (0,475) Lesotho (0,632)
Tunisia (0,398) Burkina Faso (0,482)
Châu Á Mông Cổ (0,303) Căm-pu-chia (0,404) Papua New Guinea (0,509)
ĐÀI LOAN (0,312) SINGAPORE (0,425)
Bangladesh (0,318) Iran (0,430)
Ấn Độ (0,325) Thái Lan (0,432)
Pakistan (0,330) Trung Quốc (0,447)
ISRAEL (0,355) Philippines (0,461)
Jordan (0,364) MALAYSIA (0,492)
Nepal (0,367)
Lào (0,370)
Việt Nam (0,370)
Châu Âu C. HÒA CZECH (0,254) Thổ Nhĩ Kỳ (0,400)
và C. HÒA SLOVAK (0,258) Turkmenistan (0,408)
Trung Á Bosnia và Herzegovia (0,262)
Uzbekistan (0,268)
Hungary (0,269)
SLOVENIA (0,284)
Croatia (0,290)
Ukraine (0,290)
Romania (0,303)
Belarus (0,304)
Liên Bang Nga (0,310)
BUNGARIA (0,319)
Lithuania (0,319)
Kazakhtan (0,323)
Tajikistan (0,326)
LATVIA (0,336)
Ba Lan (0,341)
C. Hòa Kyrgyz (0,348)
Albania (0,353)
Azerbaijan (0,365)
Georgia (0,369)
Moldova (0,369)
ESTONIA (0,372)
Châu Mỹ Jamaica (0,379) Nicaragua (0,431) ARGENTINA (0,552)
La-tinh & Ecuador (0,437) EL SALVADOR (0,532)
Carribean URUGUAY (0,446) Mexico (0,546)
Bolivia (0,447) HONDURAS (0,550)
COSTA RICA (0,465) PANAMA (0,564)
C.HÒA DOMINICAN (0,474) CHILE (0,571)
VENEZUELA (0,491) COLOMBIA (0,576)
PERU (0,498) PARAGUAY (0,578)
BRAZIL (0,593)
GUATEMALA (0,599)
Thu nhập ĐAN MẠCH (0,247) HOA KỲ (0,408)
cao THỤY ĐIỂN (0,250)
(OECD) BỈ (0,250)
NA UY (0,258)
PHẦN LAN (0,269)
ĐỨC (0,283)
ÁO (0,300)
HÀ LAN (0,309)
HÀN QUỐC (0,316)
PHÁP (0,327)
CANADA (0,331)
HY LẠP (0,354)
IRELAND (0,359)
Ý (0,360)
VƢƠNG QUỐC ANH (0,360)
NEW ZEALAND (0,362)
BỒ ĐÀO NHA (0,365)
Ghi chú: Tên quốc gia bằng chữ in hoa cho thấy hệ số Gini đƣợc tính toán sử dụng dữ liệu phần chia thu nhập;
tên bằng chữ thƣờng đƣợc tính toán sử dụng phần chia chi tiêu. Những hệ số Gini đƣợc dựa trên dữ liệu từ
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
9
những năm khác nhau từ 1995-2002.
Nguồn: “Bảng 2.7: Phân phối thu nhập hay tiêu thụ,” Chỉ số phát triển thế giới (Washington, DC: Ngân hàng
Thế giới, tháng 3/2005); Dữ liệu cho Đài Loan, UNU/WIDER Cơ sở Dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập thế
giới. Nghiên cứu thu nhập Luxembourg (Nguồn 1). Khảo sát phân phối thu nhập cá nhân, khu vực Đài Loan
(Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại www.wider.unu/wide/wild.htm, truy cập tháng 6/2005.
Tăng trưởng và bất bình đẳng
Kuznets là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên suy đoán về mối quan hệ giữa
tăng trƣởng và bất bình đẳng, nêu ý kiến rằng bất bình đẳng có thể đầu tiên tăng lên
khi một quốc gia chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ đạo sang một nền
kinh tế công nghiệp. Cơ chế căn bản cho sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập
là kết quả của sự chênh lệch về lợi suất cho các yếu tố sản xuất giữa nông nghiệp (với
lợi suất thấp hơn và phân tán hơn) so với công nghiệp. Khi mọi ngƣời lao động trong
nông nghiệp thì thu nhập đƣợc chia tƣơng đối bằng nhau, nhƣng khi công nghiệp hóa
và đô thị hóa tiến triển thì tình trạng bất bình đẳng gia tăng. Khi có nhiều yếu tố hơn
tạo ra quá trình chuyển đổi từ đồng áng sang nhà máy, thì bất bình đẳng có thể bắt đầu
giảm xuống. Kuznets nhận ra ngay rằng cơ sở của mối quan hệ này là “có lẽ 5% thông
tin thực tế và 95% là suy đoán, và một phần trong đó cả do ý muốn chủ quan nữa.”
Những nhà kinh tế học khác đƣa ra những giải thích khác về quan hệ giữa tăng
trƣởng và bất bình đẳng. W. Arthur Lewis, ngƣời cũng từng đoạt giải Nobel, phát
triển một mô hình lý thuyết dự báo bất bình đẳng tăng lên theo sau đó là một “bƣớc
ngoặt” mà cuối cùng dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giảm bớt. Sử dụng một mô hình
hai khu vực (nhƣ mô hình giới thiệu ở chƣơng 4): khu vực hiện đại hay công nghiệp
đối mặt với “nguồn cung lao động không hạn chế” khi nó đủ sức thu hút công nhân có
sản phẩm thấp hoặc thậm chí có biên tế bằng không từ khu vực nông nghiệp sang. Khi
tiền lƣơng bị kìm hãm do mức cung công nhân co dãn, tăng trƣởng công nghiệp kéo
theo phần chia lợi nhuận tăng lên. Khi thu nhập bình quân tăng thì lao động nhận
phần chia ít hơn từ tổng khiến bất bình đẳng tăng lên. Bƣớc ngoặt xảy ra khi tất cả
“lao động thặng dƣ” đƣợc tận dụng và nguồn cung lao động trở thành ít co dãn hơn.
Tiền lƣơng và phần chia thu nhập của lao động lúc đó bắt đầu tăng và tình trạng bất
bình đẳng giảm đi.8
Trong mô hình lao động thặng dư của Lewis, bất bình đẳng không chỉ là tác
động cần thiết của tăng trƣởng kinh tế; nó còn là nguyên nhân của tăng trƣởng. Một
mức phân phối thu nhập thiên về nhóm thu nhập cao góp phần vào tăng trƣởng bởi vì
những ngƣời thụ hƣởng lợi nhuận thƣờng tiết kiệm để có thêm tiền nhằm mở rộng
doanh nghiệp của mình. Thụ hƣởng thu nhập càng lớn thì họ đầu tƣ càng nhiều. Tiết
kiệm và đầu tƣ của họ làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế và do đó kéo
theo gia tăng sản lƣợng. Theo Lewis, không những bất bình đẳng góp phần vào tăng
trƣởng mà còn nếu nhƣ cố tái phân phối thu nhập “trƣớc giai đoạn chín muồi” thì sẽ
có nguy cơ kìm hãm tăng trƣởng kinh tế. Đây là những kết luận rất có trọng lƣợng. Có
thể duy trì những kết luận này theo bằng chứng về tăng trƣởng kinh tế và bất bình
đẳng không?
Ý tƣởng của Kuznets, Lewis, cùng các nhà kinh tế học khác về tăng trƣởng và
bất bình đẳng có tác động lớn đến những nhà kinh tế học phát triển trong suốt nhiều
thập kỷ. Trong những năm 1960, một thời kỳ tăng trƣởng mạnh trong nhiều khu vực,
một số nhà kinh tế học thắc mắc lý do vì sao tăng trƣởng không mang lại kết quả giảm
nghèo nhanh hơn. Một ý kiến cho rằng đó là do có mối quan hệ mà đƣợc biết đến với
cái tên là mô hình chữ U lộn ngƣợc của Kuznets, hay đơn giản hơn là đường cong
Kuznets. Trong khoảng từ 15 đến 20 năm sau bài viết đầu tiên của Kuznets, những
nhà nghiên cứu có đƣợc trang bị nhiều dữ liệu hơn về bất bình đẳng và họ sử dụng các
8
W. Arthur Lewis, “Phát triển kinh tế khi có nguồn lao động không hạn chế,” Manchester School 22
(1954).
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
10
phân tích chủ yếu theo mặt cắt các quốc gia, gồm cả nhiều quốc gia đang phát triển,
để xem xét lại mối quan hệ đó. Trong phƣơng pháp này có một giả định trọng tâm cho
rằng những quốc gia có các mức thu nhập tính trên đầu ngƣời khác nhau có thể có
cùng tình trạng mà các quốc gia cá thể gặp phải theo thời kỳ khi họ đạt đƣợc tăng
trƣởng kinh tế. Những nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp này ủng hộ cho sự tồn tại của
đƣờng cong Kuznets.9
Xu hƣớng bất bình đẳng gia tăng và rồi giảm xuống theo mức
tăng thu nhập tính trên đầu ngƣời vẫn đƣợc cho là một thực tế thời thƣợng mãi cho
đến cuối thập niên 1980. Nghiên cứu sau giai đoạn đó đã lật đổ quan điểm này.
Những dữ liệu tốt hơn và phong phú hơn về bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt
là dữ liệu theo từng thời kỳ của mỗi quốc gia, kết hợp với những phƣơng pháp toán
thống kê chính xác, đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định các mô hình theo thời
kỳ bên trong một quốc gia riêng biệt. Ở Ấn Độ, một quốc gia thu nhập thấp có tình
trạng bất bình đẳng thu nhập thấp rất phổ biến, có bằng chứng cho thấy rằng bất bình
đẳng đã giảm một ít từ năm 1950 cho đến giữa thập niên 1960, nhƣng kể từ đó không
có xu hƣớng rõ rệt nào về hai phía cả.10
Ấn Độ từ trƣớc đến nay vẫn là một quốc gia
có sự phân phối thu nhập tƣơng đối bình đẳng. Hình 6-3 minh họa xu hƣớng của hệ số
Gini kể từ năm 1980 dành cho Chile và Đài Loan. Chile, một trong những nền kinh tế
Châu Mỹ La-tinh thành công nhất, suốt thời kỳ này là quốc gia có thu nhập trung
bình; Đài Loan đã tiến từ mức thu nhập trung bình sang thu nhập cao. Hệ số Gini của
Chile dao động theo từng năm nhƣng không cho thấy có mô hình cụ thể nào theo thời
kỳ, mặc dù đã tăng lên trong năm cuối cùng theo dữ liệu hiện có. Điều thấy rõ nhất
trong trƣờng hợp của Chile là tình trạng bất bình đẳng tồn tại xuyên suốt ở mức khá
cao. Đài Loan thì ít biến động hơn. Bất bình đẳng ở đảo quốc này kể từ năm 1980 có
hƣớng đi lên chậm và khiêm tốn. Điểm đáng chú ý nhất ở kinh nghiệm Đài Loan là
tình trạng bất bình đẳng ở mức rất thấp kéo dài một thời gian rất lâu.11
Không hề có
bằng chứng cho thấy có quan hệ chữ U ngƣợc ở cả Ấn Độ, Chile và Đài Loan.
9
Montek S. Ahluwalia,”Bất bình đẳng, nghèo nàn và phát triển,” Journal of Development Economics 3
(1976).
10
Michael Bruno, Martin Ravallion, và Lyn Squire, “Bình đẳng và tăng trƣởng ở các quốc gia đang
phát triển:quan điểm cũ và mới về các vấn đề kinh tế,” trích từ Phân phối thu nhập và tăng trưởng chất
lượng cao do Vai trò Tanzi và Ke-yong Chu biên tập (Cambridge, MA: MIT Press, 1998).
11
Ghi nhận về tăng trƣởng kinh tế vƣợt bậc cùng tình trạng bất bình đẳng rất thấp trong thu nhập của
Đài Loan là một kinh nghiệm khá độc đáo. Một số nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi đề có mức
bất bình đẳng thấp tƣơng tự hoặc thậm chí còn thấp hơn nữa nhƣng không có quốc gia nào đạt đƣợc
mức thu nhập tính trên đầu ngƣời bằng Đài Loan. Trong số những nền kinh tế tăng trƣởng nhanh thì
Trung Quốc đã đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng tƣơng tự, dù chƣa đƣợc nhiều năm, tuy nhiên Trung Quốc
tăng trƣởng nhƣng có tình trạng bất bình đẳng rất cao. Điều này cũng d9ung1 khi áp dụng cho
Malaysia, Thái Lan, và Singapore. Gần nhất với Đài Loan về tăng trƣởng và bất bình đẳng là Hàn
Quốc.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
11
Hình 6-3 Xu hướng bất bình đẳng, hệ số Gini ở Chile và Đài Loan
Hai chuỗi dữ liệu đƣợc áp dụng cho Chile vì không có một chuỗi liên tục cho toàn bộ thời kỳ.
Chuỗi dữ liệu 1 phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập gộp và chuỗi dữ liệu 2 phụ thuộc thu nhập dành cho
tiêu dùng.
Nguồn: Dữ liệu dành cho Chile: UNU/WIDER Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới, Chile
MIDEPLAN 1994; nhóm dữ liệu Deininger và Squire, Đo lƣờng bất bình đẳng thu nhập, xem tại
www.worldbank.org/research/dddeisqu.htm; World Bank 2004 (Nguồn 1), Caracterization Socioeconomica
Nacional (CASEN) và Encuesta Nacional de Empleo (Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại
www.wider.unu.edu/wild/wild.htm, truy cập tháng 6/2005; dữ liệu dành cho Đài Loan: UNU/WIDER, Cơ sở dữ
liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới, Đài Loan CSO 2003, Đài Loan CSO 2004 (Nguồn 1), Khảo sát thu nhập và
chi tiêu gia đình (Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại www.wider.unu.edu/wild/wild.htm, truy cập
tháng 6/2005.
Do không nên khái quát hóa chỉ từ một vài trƣờng hợp riêng lẻ, nên ta cần
phải nhìn vào kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác nhau. Khi làm vậy, các nhà
nghiên cứu đã nhận thấy có rất ít bằng chứng về một khuynh hƣớng cho thấy đầu tiên
tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng rồi sau đó giảm đi cùng với tăng trƣởng
kinh tế. Khi thu nhập tính trên đầu ngƣời tăng thì hệ số Gini thƣờng thấy có tăng mà
cũng có giảm.12
Mức bất bình đẳng kéo dài trong một quốc gia có thể là xu thế mạnh
nhất. Ngƣời ta ủng hộ lý thuyết đƣờng cong Kuznets ở cách phân tích mặt cắt ở thời
kỳ trƣớc là do tình trạng bất bình đẳng cao hơn của một tập hợp nhỏ các quốc gia có
thu nhập trung bình. Những kiểm nghiệm toán thống kê kỹ lƣỡng hơn cho thấy quan
hệ chữ U lộn ngƣợc không phải bị thúc đẩy bởi tăng trƣởng kinh tế mà bởi sự trùng
hợp ngẫu nhiên giữa mức bất bình đẳng cao của Châu Mỹ La-tinh và mức xếp hạng
thu nhập trung bình. Nghiên cứu đƣờng cong Kuznets cho ta thấy cần phải thận trọng
khi làm nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển. Các mô hình quan sát
đƣợc ở nhiều quốc gia có thể chƣa cho ta hiểu rõ lắm những tiến trình làm động lực
xảy ra bên trong các quốc gia cuối cùng là gì.13
12
Klaus Deininger và Lyn Squire, “Cách thức mới nhìn về vấn đề cũ: bất bình đẳng và tăng trƣởng,”
Journal of Development Economics 57 (1998); Martin và Shaohua Chen, “Dữ liệu khảo sát mới cho ta
biết gì về những thay đổi gần đây ở lĩnh vực phân phối và cái nghèo?” World Bank Economic Review
11, số 2 (1997).
13
Thậm chí kinh nghiệm của Hoa Kỳ giờ đây cũng chối bỏ giả thuyết ban đầu của Kuznets. Bất bình
đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ sụt giảm trong bốn thập niên theo sau cuộc Đại suy thoái. Nhƣng sau năm
1975, suốt trong thời kỳ tăng trƣởng liên tục trong nền kinh tế Mỹ thì thu nhập hộ gia đình trở nên ngày
càng bất bình đẳng, trái với những dự báo của đƣờng cong Kuznets. Các nhà kinh tế học tin rằng thay
Hệ
số
Gini
Năm
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
12
Mặc dù không chấp nhận đƣờng cong Kuznets là khuynh hƣớng chung nhƣng
ta cũng không có ý muốn nói rằng tăng trƣởng kinh tế không hề có tác động gì đối với
bất bình đẳng cũng nhƣ không muốn nói rằng có quan hệ tƣơng tự nhƣ đƣờng cong
Kuznets có thể xảy ra ở một số quốc gia. Do thiếu một mô hình phổ quát nên ta mới
thấy tính chất phức tạp của tiến trình đo lƣờng bất bình đẳng. Nghiên cứu đƣờng cong
Kuznets xác định đƣợc vai trò lớn của hoàn cảnh của mỗi quốc gia hay một khu vực
cụ thể; trong khi xác định các kết quả phân phối thì điều này có vẻ quan trọng hơn
nhiều so với mức thu nhập tính trên đầu ngƣời. Đây là một phát hiện rất đáng khích
lệ. Không phải quốc gia nào cũng đi theo một lộ trình phân phối giống nhƣ nhau và
điều này cho thấy chính sách nhà nƣớc có thể có phạm vi rộng rãi hơn để tác động đến
kết quả phân phối song hành với tăng trƣởng kinh tế.
Yếu tố gì khác có thể gây ra bất bình đẳng?
Nếu nhƣ bất bình đẳng không gắn kết một cách hệ thống với mức thu nhập thì
còn yếu tố gì khác giải thích đƣợc những khác biệt nhận thấy ở khắp các quốc gia và
khu vực trình bày ở Hình 6-2? Rõ ràng là lịch sử và chính trị đã đóng một vai trò quan
trọng. Một ví dụ rõ rệt là Nam Phi, quốc gia có mức bất bình đẳng thu nhập cao nhất
thế giới. Suốt nhiều thập niên chính phủ a-pac-thai không cho ngƣời da đen và ngƣời
Nam Phi không phải da trắng sở hữu đất canh tác hạng nhất, không cung cấp cho họ
nền học vấn tử tế, và không cho họ sống trong khu vực đô thị chính. Di sản của những
chính sách này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, đƣợc phản ánh ở tình hình phân phối thu
nhập vô cùng bất bình đẳng (Hệ số Gini của Nam Phi trong năm 2000 là 0,58).
Lịch sử và chính trị cũng đóng vai trò chủ chốt ở các khu vực khác trên thế
giới. Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Hoa Kỳ giúp thực hiện cải cách ruộng đất
ở Nam Triều Tiên làm một phần trong tiến trình giải quyết hậu quả 50 năm dƣới chế
độ cai trị của thực dân Nhật. Những cải cách này phân phối lại đất đai từ các hộ gia
đình của Nhật sang tay hộ gia đình Triều Tiên, cấp cho hàng triệu gia đình Triều Tiên
tài sản cốt lõi để sinh sống. Mức bất bình đẳng thấp ở các quốc gia Đông Âu và Trung
Á phần nào là sản phẩm của nhiều năm chính sách tiền lƣơng do luật định và nhà
nƣớc sở hữu phƣơng tiện sản xuất. Công dân ở các quốc gia này không có nhiều cơ
hội tích lũy tài sản nào để sản xuất ngoại trừ học vấn ra. Chẳng ngạc nhiên khi thị
trƣờng chuyển đổi thì tình trạng bất bình đẳng ở nhiều quốc gia này đang tăng lên; ở
một số trong đó thì điều này đang xảy ra song hành với tăng trƣởng kinh tế đƣợc vãn
hồi.
Một số bất bình đẳng ở mức cao trong khu vực Châu Mỹ La-tinh có thể truy
nguyên từ mô hình sở hữu đất đai có từ hàng thế kỷ nay. Không chỉ có sự góp phần
của di sản chế độ thực dân mà còn là do nhu cầu của các loại mùa màng cụ thể, kể cả
những ƣu thế của hình thức nông nghiệp đồn điền. Ở Đông Á, canh tác lúa là phù hợp
hơn đối với nông nghiệp gia đình và xác lập cơ sở cho tình trạng bình đẳng thu nhập
cao hơn trong khu vực. Của cải khoáng sản, cho dù là kim cƣơng hay dầu lửa, cũng có
xu thế gây ra tình trạng bất bình đẳng cao hơn. Nguồn nhân tố sản xuất có sẵn đã định
hình kết quả phân phối trong quá khứ và vẫn tiếp tục nhƣ vậy trong ngày nay.
Nguồn nhân tố có sẵn và “di sản dai dẳng của quá khứ” đóng vai trò quan
trọng trong việc định hình phân phối thu nhập của một quốc gia, nhƣng lựa chọn
chính sách ngày nay cũng tác động đến những kết quả này. Chính sách nhà nƣớc ảnh
hƣởng đến việc tích lũy tài sản, kể cả học vấn. Các quyết định chính sách tác động
đến tiến trình mở mang công nghệ và tiếp cận thị trƣờng, tạo điều kiện nâng cao năng
suất cùng suất sinh lợi cho yếu tố sản xuất. Thuế khóa và chi tiêu chính phủ, kể cả chi
tiêu cho mạng lƣới phúc lợi xã hội, tác động trực tiếp đến cách phân chia thu nhập.
Mức bất bình đẳng ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều là kết quả của những tƣơng tác
đổi công nghệ, nhập cƣ, và thƣơng mại quốc tế gia tăng chính là một số yếu tố giải thích thời kỳ
chuyển tiếp hậu 1975 này.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
13
phức tạp giữa các yếu tố lịch sử, chính trị, nguồn nhân tố có sẵn, các lực lƣợng thị
trƣờng, và chính sách nhà nƣớc.
TẠI SAO BẤT BÌNH ĐẲNG LÀ VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG
Nếu nhƣ phát triển kinh tế đòi hỏi phải giảm nghèo, thì lời giải thích đơn giản
nhất lý do tại sao bất bình đẳng là vấn đề nghiêm trọng chính là mức độ bất bình đẳng
cộng với mức thu nhập sẽ định ra mức độ nghèo. Cho dù không có tranh cãi phải định
nghĩa nghèo nhƣ thế nào (chốc nữa ta sẽ bàn đến đề tài này), nhƣng cần có một số ví
dụ rõ ràng về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, bất bình đẳng thu nhập, và tình
trạng nghèo khó. Nếu một nền kinh tế tăng trƣởng mà bất bình đẳng vẫn không đổi,
thì thu nhập của ngƣời nghèo đã tăng cùng một lƣợt với thu nhập của mọi thành phần
khác. Số ngũ phân nghèo nhất đã có thu nhập nhiều hơn, giúp nâng một số hộ gia đình
vƣợt qua khỏi mức nghèo. Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu thu nhập tính trên đầu ngƣời vẫn
không đổi mà bất bình đẳng gia tăng, thì số ngũ phân ngƣời nghèo nhất có thu nhập ít
đi và một số hộ gia đình có lẽ đã rơi vào khu vực nghèo. Những tỷ lệ này chỉ thể hiện
những tính toán cơ bản chi phối mối quan hệ giữa nghèo nàn, tăng trƣởng, và bất bình
đẳng.
Nhƣng bất bình đẳng và tăng trƣởng không nên đƣợc xác định độc lập với
nhau. Có thể không có một khuynh hƣớng hệ thống giải thích bất bình đẳng biến đổi
ra sao khi quốc gia phát triển, nhƣng bất bình đẳng thƣờng thay đổi theo mức tăng của
thu nhập tính trên đầu ngƣời. Tƣơng tự nhƣ vậy, bất bình đẳng có thể tác động tốc độ
tăng trƣởng mà một nền kinh tế đạt đƣợc. Phải chăng những quốc gia có bất bình đẳng
nhiều thì tăng trƣởng thƣờng bị chậm lại, do đó càng phƣơng hại đến lợi ích của
ngƣời nghèo? Cuối cùng, bất bình đẳng thu nhập cũng là vấn đề hệ trọng ngay chính
bản thân nó. Xã hội có quan niệm riêng về bất bình đẳng và có thể muốn (hoặc không
muốn) chính phủ của họ can thiệp vào để đạt đƣợc một kết quả phân phối nào đó.
Cũng giống nhƣ từng có tranh luận về tác động của tăng trƣởng đối với bất
bình đẳng, hiện tại cũng đang có tranh luận bất bình đẳng tác động nhƣ thế nào đến
tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ đã đƣợc bàn ở đầu chƣơng này, một số lý thuyết thời trƣớc
về phát triển kinh tế đã kết luận rằng bất bình đẳng có thể nâng tốc độ tăng trƣởng lên.
Khi tập trung thu nhập vào một số ít ngƣời hơn, thì có thể có nhiều tích lũy hơn để
dồn vào những đầu tƣ thiết yếu cho tiến trình tích lũy vốn. Thế nhƣng quan điểm phân
phối và tăng trƣởng đơn giản này không nắm bắt đƣợc các kênh khác theo đó bất bình
đẳng thu nhập có thể gây trì trệ cho tăng trƣởng kinh tế. Thảo luận đồng thời về mối
quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng sẽ nghiên cứu các kênh này.
Khi bất bình đẳng tăng cao thì có thể ít có những đầu tƣ đáng kể. Ngƣời nghèo
thƣờng có thể có những cơ hội đầu tƣ hứa hẹn. Mua trâu bò làm công việc đồng áng
hay cải thiện hệ thống dẫn nƣớc, đầu tƣ vào một món trang thiết bị hay xây một nhà
kho, hay cho con cái đi học, tất cả có thể mang lại lợi ích kinh tế tốt. Nhƣng các cá thể
hoặc gia đình có thể không đầu tƣ nhƣ trên vì không đủ khả năng. Thị trƣờng tín dụng
yếu kém và họ thiếu khả năng bảo đảm thế chấp với chủ vay khiến giảm đi lƣợng đầu
tƣ vào năng suất mà họ đang hoạt động và thế là dẫn đến tăng trƣởng kinh tế kém.
Nếu nền kinh tế có mức phân phối bình đẳng hơn thì sẽ có nhiều khả năng tài trợ và
theo đuổi những đầu tƣ vào năng suất nêu trên hơn.
Một kênh khác gắn liền bất bình đẳng với tăng trƣởng là thông qua tiến trình
chính trị. Có nhiều liên kết “kinh tế chính trị” giữa phân phối và thu nhập. Một số
ngƣời lập luận rằng khi bất bình đẳng tăng cao thì ngƣời giàu dùng của cải của họ để
bảo đảm kết quả có lợi cho họ, tác động lên mọi thứ từ chi tiêu nhà nƣớc (rót những
lƣợng tiền rất lớn vào các trƣờng đại học mà chỉ con cái nhà giàu theo học chứ không
đầu tƣ vào trƣờng tiểu học chẳng hạn) cho đến chính sách thƣơng mại (dùng thuế
nhập khẩu cùng các hình thức bảo hộ mậu dịch khác để duy trì các công ty độc quyền
nội địa). Những chính sách này có thể dẫn đến những kết quả thiếu hiệu quả làm
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
14
chậm tăng trƣởng kinh tế. Những ngƣời khác thì có những lập luận chính trị ngƣợc
lại. Khi bất bình đẳng tăng cao thì phong trào bình dân có thể nổi lên và tập trung
nhiều hơn vào các chính sách tái phân phối và ít tập trung hơn vào tăng trƣởng, dẫn
đến thuế cao hơn và ít đầu tƣ hơn. Bất bình đẳng tăng cao cũng thƣờng gắn liền với
nhiều bạo động hơn ở cả con ngƣời và chính trị, và đến lƣợt nó có thể xác lập lại chi
tiêu chuyển sang những lĩnh vực hoạt động ít có năng suất hơn (nhiều nhân viên cảnh
sát và dịch vụ an ninh tƣ nhân hơn) và càng làm ngƣời đầu tƣ nản lòng không muốn
đầu tƣ nhiều hơn.
Với vô số những quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng nhƣ vậy thì tác
động tổng thể là một vấn đề thực tế. Những nghiên cứu nhằm tìm tòi mối quan hệ này
thƣờng phụ thuộc vào những giảm thoái tăng trƣởng xuyên quốc gia đƣợc giới thiệu ở
Chƣơng 3. Những nghiên cứu trƣớc đó tìm đƣợc căn cứ thống kê cho thấy bất bình
đẳng cao ban đầu, đặc biệt về mặt sở hữu đất đai, gắn liền với tăng trƣởng chậm kéo
theo sau đó. Nhƣng những nghiên cứu về sau này sử dụng những tập hợp dữ liệu lớn
hơn cùng những kỹ thuật toán thống kê khác biệt thì nhận thấy không có tác động nhƣ
vậy hay thậm chí cả tác động ngƣợc lại.14
Bản chất dở dang của các kết quả này cũng
không gây ngạc nhiên nếu xét đến tính phức tạp và luân chuyển tiềm tàng của mối
quan hệ. Bất bình đẳng tác động đến tăng trƣởng và tăng trƣởng tác động đến bất bình
đẳng khiến rất khó xác định đƣợc bằng thống kê. Cũng khó có khả năng một mô hình
hệ thống mô tả đƣợc mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng dành cho tất cả
các quốc gia vào tất cả các thời kỳ. Điều này không có ý cho rằng trong hoàn cảnh cụ
thể của một quốc gia thì bất bình đẳng và tăng trƣởng là không có quan hệ với nhau.
Bất bình đẳng cao có thể kìm hãm tăng trƣởng, nhƣng nới lỏng sự kìm hãm này là
một thách thức gay go cho những nhà hoạch định chính sách.
ĐO LƯỜNG CÁI NGHÈO
Ngƣời ta thƣờng nhắc đến bất bình đẳng và nghèo nàn nhƣ thể hai tình trạng này là
một. Không phải vậy. Bất bình đẳng là một yếu tố xác định cái nghèo, nhƣng hai khái
niệm này rất khác nhau. Để hiểu lý do ta hãy xem xét nhƣ sau: Giả sử số phận đời ta
rơi vào nhóm ngũ phân 20% ở dƣới đáy của phân phối thu nhập. Nếu có thể lựa chọn
quốc gia để sống, thì đó là quốc gia nơi mà số 20% dƣới đáy nhận đƣợc 3,4% hay
3,5% hay 9,0% thu nhập hộ gia đình đây? Nếu trả lời, là quốc gia nơi ngƣời nghèo
nhất nhận đƣợc 9,0% thì tức là ta đã nhầm lẫn giữa bất bình đẳng và nghèo nàn rồi.
Có lẽ ta cũng quên mất những kết quả trình bày ở Bảng 6-1. Nhớ lại ở bảng ấy rằng
phần chia của số 20% ngƣời nghèo nhất Bangladesh là 9,0%, ở Mexico là 3,5% và ở
Hoa Kỳ là chỉ có 3,4% thôi đấy.
Cũng dễ hiểu là tại sao ta chọn nghèo ở Hoa Kỳ hơn là nghèo ở Bangladesh
hay Mexico. Rơi vào số 20% nghèo nhất ở Hoa Kỳ không có nghĩa có khả năng ta là
kẻ vô gia cƣ. Số 20% dƣới đáy ở nƣớc này là gần 60 triệu ngƣời. Một số ít trong
những ngƣời này thì vô gia cƣ nhƣng đại đa số thì không phải vậy. Hầu nhƣ tất cả đều
sống trong một nơi cƣ ngụ lâu bền có điện, có bếp ga hoặc bếp điện, có nƣớc sạch, và
hệ thống nƣớc gắn trong nhà. Phần lớn đƣợc chăm sóc y tế, cho dù đó chỉ là một
phòng cấp cứu tại một bệnh viện địa phƣơng, và trong thời thơ ấu nhận đƣợc một chế
độ tiêm chủng chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm. Khó có khả năng họ chết vì sốt rét
hay tiêu chảy, mặc dù cả hai bệnh này đều rất phổ biến trong thời kỳ đầu của lịch sử
nƣớc này. Đối với những ngƣời có con cái, thì khả năng trẻ chết trƣớc sinh nhật lần
thứ nhất là rất thấp và đứa trẻ đó sẽ nhận đƣợc ít nhất là 12 năm học vấn. Những
ngƣời trong nhóm 20% dƣới đáy ở Hoa Kỳ đều có khả năng có TV và điện thoại, có
14
Hai bài viết thƣờng đƣợc trích dẫn mà đạt đến hai kết luận đối chọi nhau liên quan đế bất bình đẳng
là bài của Alberto Alesina và Dani Rodnik, “Chính trị phân phối và tăng trƣởng kinh tế,” Quarterly
Journal of Economics 109, số 2 (1994), và bài của Kristin Forbes, “Đánh giá lại mối quan hệ giữa bất
bình đẳng và tăng trƣởng,” American Economic Review 90, số 4 (2000).
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
15
lẽ có xe hơi, và có thể tiếp xúc với máy tính, ví dụ nhƣ tại thƣ viện công cộng nếu nhƣ
không có ở nhà.
Số 20% nghèo nhất là nghèo so với phần lớn những ngƣời Mỹ khác và có thể
họ nhận thấy điều này là đau đớn tinh thần, nhƣng họ vẫn có mức sinh hoạt cao hơn
nhiều so với ngƣời nghèo ở Bangladesh hay Mexico. Không ai trong số 20% dƣới đáy
ở Bangladesh (hay bất kỳ 20% nào khác) có khả năng thụ hƣởng những phúc lợi giáo
dục và y tế nhƣ những cá thể nghèo nhất ở Hoa Kỳ. Con số gần 30 triệu cá thể hình
thành nên nhóm ngũ phân dƣới đáy ở Bangladesh thì có khả năng sống trong chỗ ở sơ
sài có thể bị giông bão cuốn phăng đi bất cứ lúc nào. Thực phẩm thƣờng khan hiếm và
nƣớc sạch luôn thiếu thốn. Chung sống với ký sinh đƣờng ruột là hiện tƣợng bình
thƣờng; bệnh nhiễm trùng đều đặn lấy đi mạng sống của ngƣời trẻ cũng nhƣ già; và
chết ở tuổi sơ sinh là chuyện phổ biến. Tỷ lệ ngƣời đi học đang tăng, nhƣng thành tựu
học vấn của một ngƣời Bangladesh nghèo, đặc biệt ở phụ nữ, chỉ bằng một phân nhỏ
của ngƣời đồng đẳng bên Mỹ. Hàng tiêu dùng chỉ gồm có một ít bộ quần áo, một số
dụng cụ nhà bếp và chỉ vài món vặt vãnh khác. Phần lớn những ngƣời thuộc nhóm
20% dƣới đáy chƣa bao giờ đƣợc gọi một cuộc điện thoại hoặc đƣợc nhấn nút chuột
máy tính. Số 20% dƣới đáy của Hoa Kỳ chỉ thụ hƣởng 3,4% thu nhập hộ gia đình,
trong lúc số 20% dƣới đáy ở Bangladesh tiêu thụ đến 9,0% tổng chi tiêu tiêu dùng của
Bangladesh. Nhƣng số 20% dƣới đáy của Mỹ đƣợc chia một khối lƣợng lớn hơn của
tổng thu nhập và do đó thụ hƣởng đƣợc một tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn cho dù phần
chia tƣơng đối thì kém hơn nhiều.
Lằn ranh nghèo
Giống nhƣ cần phải có một tập hợp các công cụ để mô tả và hiểu rõ những kết
quả phân phối, ta cũng cần có một tập hợp các công cụ dùng để định nghĩa và đo
lƣờng cái nghèo. Chúng ta tập trung chủ yếu định nghĩa nghèo tuyệt đối là gì theo hai
lĩnh vực tiêu thụ và thu nhập, nhƣng quan trọng là phải nhận thấy rằng cái nghèo là rất
đa dạng và bao trùm những thiếu thốn không chỉ về phía thu nhập không mà thôi. Đây
là một ý tƣởng khá quen thuộc, vì nó song hành với tranh cãi về định nghĩa của phát
triển kinh tế. Cả Chỉ số Phát triển Con ngƣời lẫn Mục tiêu Phát triển cho Thiên niên
kỷ không chỉ lấy GDP tính trên đầu ngƣời làm thƣớc đo lợi ích mà những phƣơng
pháp tƣơng tự cũng đƣợc dùng để định nghĩa cái nghèo.
Lằn ranh nghèo (hay chuẩn nghèo) – đƣợc xác định là có một số đồng ta-ka
hay pê-sô hay đô-la nào đó để tiêu dùng trong một ngày – có thể nắm bắt đƣợc mức
độ thiếu thốn vật chất nhƣng lại không phản ánh đƣợc việc thụ hƣởng y tế và giáo
dục. Một gia đình có thể có đủ tiền để mua một giỏ thức ăn tối thiểu nhƣng nếu họ
không đến đƣợc với nguồn nƣớc uống an toàn thì dù mua đƣợc thức ăn cũng không
bảo đảm đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng. Theo nghĩa khắt khe này thì đến đƣợc với
nguồn nƣớc uống sạch liên kết với thu nhập tiền bạc làm thành chỉ số xác định cái
nghèo tuyệt đối. Thụ hƣởng đƣợc dịch vụ công, kể cả y tế và giáo dục căn bản, thì có
thể có tác động đến chuẩn nghèo ngày nay và tác động đến cả sự lây truyền cái nghèo
qua nhiều thế hệ, chúng độc lập với mức tiêu thụ hiện tại. Một nội dung nữa của cái
nghèo là dễ bị ảnh hƣởng bởi những tác động xấu. Chi tiêu trong một giai đoạn có thể
nâng một gia đình thoát ra khỏi lằn ranh nghèo, nhƣng trong thời kỳ sau đó, thiên tai,
suy thoái trọn nền kinh tế, hoặc thậm chí sức khỏe yếu kém hay ngƣời chạy gạo chết
thì cũng có thể đẩy gia đình xuống dƣới lằn ranh nghèo. Gia đình hết thoát ra lại lâm
vào cảnh nghèo và để cải thiện tình hình sinh hoạt thì phải giảm khả năng dễ bị tác
động bởi ảnh hƣởng xấu.
Cái nghèo là đa diện và ta có thể đo lƣờng nhiều mặt của nó. Ngƣời ta chú ý
nhiều đến đo lƣờng cái nghèo thu nhập hoặc cái nghèo tiêu thụ. Những nhà kinh tế
phát triển thƣờng sử dụng một định nghĩa nghèo tuyệt đối khi một giá trị tiền bạc cụ
thể đƣợc xác định là lằn ranh phân định nghèo và không nghèo. Phần lớn quốc gia xác
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
16
định lằn ranh nghèo của đất nƣớc họ thƣờng dựa trên lƣợng chi phí tính trên đầu
ngƣời của một giỏ thức ăn tiêu thụ tối thiểu nào đó cùng với một số nhu yếu phẩm
khác (Xem Khung 6-1). Lƣơng thực đóng vai trò chủ đạo trong các gói tiêu thụ này
bởi vì nó có thể chiếm tới hai phần ba hoặc ba phần tƣ tổng chi tiêu của một gia đình
nghèo. Ở nhiều quốc gia thu nhập thấp, lằn ranh nghèo dựa trên tiêu chuẩn hấp thu
đƣợc 2.000 hoặc hơn 2.000 calory mỗi ngày. Mặc dù những yêu cầu về calory này có
vẻ rất “khoa học” nhƣng lằn ranh nghèo thật sự vẫn là một khái niệm xã hội phức tạp.
Thực phẩm mua đƣợc có đạt đƣợc những calory này hay không phụ thuộc vào những
thứ mà cá thể lựa chọn để mua. Chi tiêu mà thậm chí còn thấp hơn cả lằn ranh nghèo
vẫn có thể có đƣợc lƣợng calory theo yêu cầu nhƣng ít ai lại thật sự muốn mua một
giỏ tiêu thụ nhƣ vậy.
KHUNG 6-1 LẰN RANH NGHÈO QUỐC GIA Ở BANGLADESH, MEXICO,
VÀ HOA KỲ
Thay vì chỉ có một lằn ranh nghèo chính thức thì Bangladesh lại có nhiều.
Những lằn ranh nghèo riêng biệt tồn tại cho mỗi trong số 14 vùng để phản ánh những
chi phí khác nhau. Những lằn ranh vùng đƣợc chia thêm thành hai mức là trên và dƣới
để nắm bắt đƣợc những cƣờng độ nghèo khác nhau. Tất cả những lằn ranh nghèo đều
dựa trên khả năng hấp thu đƣợc một lƣợng calory tối thiểu hàng ngày là 2.112 calory.
Gói thực phẩm tiêu biểu để nạp vào đƣợc lƣợng calory này đƣợc nêu ra cụ thể vào đầu
thập niên 1990 bao gồm 11 món: gạo, lúa mì, đậu, sữa, dầu, thịt, cá nƣớc ngọt, khoai,
các loại rau khác, đƣờng, và trái cây. Chi phí của gói này đƣợc linh động điều chỉnh áp
dụng một chỉ số giá nội địa. Lằn ranh nghèo bên dƣới trong mỗi vùng tiêu biểu cho
mức nghèo mà một ngƣời không có tài nguyên để đáp ứng những nhu cầu thực phẩm
hay những nhu cầu không phải thực phẩm khác và phải hy sinh một ít yêu cầu calory
tối thiểu hàng ngày để đủ tiền mua các thứ thiết yếu không phải thực phẩm. Lằn ranh
nghèo phía trên tiêu biểu cho mức nghèo mà một ngƣời có đủ khả năng đáp ứng những
yêu cầu thực phẩm tối thiểu hàng ngày và đủ sức chi tiêu các món không phải thực
phẩm.
Mexico có ba lằn ranh nghèo chính thức nắm bắt đƣợc một phạm vi các điều kiện
nghèo. Bên trong những lằn ranh này có sự dị biệt giữa dân số thành thị và nông thôn.
Lằn ranh nghèo thấp nhất đƣợc ƣớc tính bằng cách tính toán chi phí của một gói thực
phẩm tiêu biểu, có xét đến yêu cầu dinh dƣỡng khác nhau của ngƣời dân nông thôn so
với ngƣời dân thành thị tính bằng số calory hàng ngày và số gram chất đạm. Rơi xuống
dƣới lằn ranh nghèo này là một ngƣời không thể đáp ứng đƣợc ngay cả những yêu cầu
dinh dƣỡng tối thiểu hàng ngày đã nêu. Rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo thứ hai có
nghĩa là ngƣời ấy không đủ tài nguyên để đáp ứng cả yêu cầu dinh dƣỡng hàng ngày
lẫn chi phí giáo dục và y tế tối thiểu. Lằn ranh thứ ba là khi không đủ tài nguyên để
thanh toán mọi chi phí sinh hoạt cần thiết, bao gồm thực phẩm, giáo dục, y tế, quần áo
giày dép, nhà ở, và chi phí vận tải công cộng.
Hoa Kỳ cũng xác định nhiều lằn ranh nghèo thay đổi không phải theo vùng mà
theo quy mô hộ gia đình và tuổi của các thành viên trong gia đình. Lằn ranh nghèo của
Hoa Kỳ, cũng giống nhƣ của Bangladesh và Mexico, khởi đi bằng chi phí một giỏ các
món thực phẩm. Đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của một ngƣời với chi
phí tối thiểu, gói các món thực phẩm này vẫn dựa trên một cuộc khảo sát năm 1955 về
tiêu thụ thực phẩm trong hộ gia đình. Gói này bao gồm các suất sữa, phó-mát và kem;
thịt, gia cầm, và cá; trứng; đậu khô, đậu tƣơi, và các loại hạt; bột, ngũ cốc, và bánh;
trái cây có múi và cà chua; rau xanh sẫm và vàng sẫm; khoai; các loại rau và trái cây
khác; dầu mỡ; và đƣờng cùng kẹo. Chi phí cho gói thực phẩm này đƣợc nhân lên 3 lần
để đạt đến đƣợc ngƣỡng nghèo bởi vì cuộc khảo sát năm 1955 nhận thấy rằng gia đình
trung bình có ba ngƣời hoặc nhiều hơn thì chi tiêu khoảng 1/3 thu nhập dành cho chi
tiêu để mua thực phẩm. Do áp dụng những lằn ranh nghèo này trong năm 1965 nên giá
trị đồng đô-la cũng đƣợc điều chỉnh hàng năm để phù hợp với lạm phát giá. Gói các
món thực phẩm cũng nhƣ tỷ trọng thu nhập mà gia đình bỏ ra để mua thực phẩm suốt
50 năm qua chƣa hề đƣợc điều chỉnh, bất chấp những thay đổi trong chế độ ăn uống và
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
17
có bằng chứng cho thấy thậm chí ngƣời Mỹ nghèo cũng chi chƣa đến 1/3 thu nhập sau
thuế để mua thực phẩm.
Nguồn: Fernando Cortés Cáceres và các tác giả khác, “Evolucióny características de la pobreza en Mexico
en la última década del siglo XX,” Secretaría de Dessarrollo Social, Mexico, tháng 8/2002, xem tại
www.sedesol.gob.mx/publicacionnes/libros/evolucion.pdf; Eloise Cofer, Evelyn Grossman, và Faith
Clark, “Kế hoạch thực phẩm gia đình và chi phí thực phẩm: dành cho các nhà dinh dƣỡng và những lãnh
đạo khác mà phát triển hoặc dùng kế hoạch thực phẩm,” Home Economics Research Report số 20
(Washington, DC: U.S. Government Printing Office, tháng 11/1962) xem tại
aspe.hhs.gov/poverty/familyfoodplan.pdf.
Thƣờng thì chính phủ xác định nhiều lằn ranh nghèo chứ không phải chỉ một.
Do có những khác biệt khu vực nên những lằn ranh nghèo khác nhau có thể đƣợc áp
dụng ở khu vực đô thị và nông thôn hoặc nhƣ trong trƣờng hợp Bangladesh thì áp
dụng cho nhiều vùng khác nhau. Khi đã xác định một (hay những) lằn ranh nghèo và
thể hiện bằng đồng tiền của quốc gia rồi thì mức tiêu thụ hay thu nhập ấy cần phải
đƣợc điều chỉnh dựa trên thời kỳ căn bản là năm để tính toán những biến động giá cả
của gói hàng hóa căn bản. Mục tiêu là nhằm duy trì một lằn ranh nghèo không đổi
theo thời kỳ trong đó thứ đƣợc cho là không đổi chính là khả năng mua đƣợc giỏ thực
phẩm tiêu thụ cốt lõi cùng các thứ nhu yếu khác.15
Điều này cho phép các nhà hoạch
định chính sách và các nhà nghiên cứu vạch ra đƣợc tiến trình mà một quốc gia hay
một khu vực theo đuổi để nâng ngƣời nghèo thoát khỏi cái nghèo tuyệt đối.
Phần lớn các quốc gia có những lằn ranh nghèo riêng của mình và những lằn
ranh này có thể đƣợc sử dụng để so sánh trên phạm vi quốc tế. Ngƣời ta có thể so
sánh (hoặc kết hợp) số ngƣời đƣợc cho là nghèo ở Bangladesh, có lằn ranh nghèo khu
vực hàng ngày tính trên đầu ngƣời là khoảng từ 19 đến 32 ta ka (tƣơng đƣơng 1,70
đến 2,80 đô-la Mỹ) với số ngƣời đƣợc cho là nghèo ở Mexico có lằn ranh nghèo là từ
30 đến 40 pê-sô (4,60 đến 6,60 đô-la Mỹ), và ở Hoa Kỳ có lằn ranh nghèo hàng ngày
mỗi ngƣời là khoảng 16 đô-la16
. So sánh này cho ra một mức nghèo theo cách nhìn
nhận riêng của mỗi nƣớc. Nhƣng những khác biệt sau đó ở mức nghèo trong các quốc
gia với nhau bản thân nó chính là một hàm số lằn ranh nghèo mà mỗi quốc gia lựa
chọn. Một phƣơng pháp khác đƣợc áp dụng rộng rãi hơn là xác lập một lằn ranh
nghèo toàn cầu duy nhất. Bằng cách áp dụng một lằn ranh nghèo duy nhất, ta có thể
thu đƣợc một hình ảnh nhất quán hơn về mức nghèo tuyệt đối trên khắp các quốc gia
và khu vực, và số ngƣời nghèo biến động theo từng thời kỳ theo cách nào.
1 đô-la một ngày
Khái niệm lằn ranh nghèo toàn cầu 1 đô-la một ngày bắt nguồn từ thập niên 1980 khi
Ngân hàng Thế giới chuẩn bị Bảng Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) cho năm
1990. Loạt báo cáo này, đƣợc phát hành hàng năm và đƣợc xem là ấn phẩm ngọn cờ
đầu của Ngân hàng Thế giới, chọn ra mỗi năm một đề tài để điều tra nghiên cứu. Ấn
bản 1990 tập trung nghiên cứu cái nghèo toàn cầu. Để đánh giá mức nghèo tuyệt đối
trên thế giới, WDR 1990 xem xét một tập hợp gồm 34 lằn ranh nghèo của từng quốc
15
Lằn ranh nghèo cũng có thể đƣợc thể hiện theo cách tƣơng đối. Ở Liên minh châu Âu thì cái nghèo
đôi khi đƣợc định nghĩa là sống dƣới 60% thu nhập bình quân. Với định nghĩa này thì lằn ranh nghèo
không biểu thị khả năng mua đƣợc một gói hàng hóa cố định mà thay đổi khi thu nhập bình quân thay
đổi. Áp dụng cách này thì cái nghèo tuyệt đối chỉ giảm khi thu nhập đƣợc phân phối bình đẳng hơn,
chứ không phải là có mức gia tăng phổ biến thu nhập tính trên đầu ngƣời.
16
Hoa Kỳ xác định cái nghèo dựa trên quy mô và thành phần của hộ gia đình. Các hộ có con nhỏ hoặc
ngƣời già đƣợc cho là có những yêu cầu thực phẩm khác nhau, do đó dẫn đến những lằn ranh nghèo
khác nhau. Các hộ có nhiều ngƣời hơn đƣợc cho là có tiết kiệm tiêu thụ nhờ quy mô và điều này cũng
tác động đến lằn ranh nghèo. Những yêu cầu hàng ngày tính trên đầu ngƣời trong năm 2004 nằm trong
phạm vi từ 27 đô-la cho một hộ gia đình có một ngƣời chƣa già cho đến 10,5 đô-la cho một hộ gia đình
có tám ngƣời gồm sáu đứa con. Do đa số hộ gia đình ở Hoa Kỳ có năm hoặc chƣa đến năm ngƣời nên
con số 16 đô-la chỉ lằn ranh nghèo bình quân dành cho các hộ có từ một đến năm ngƣời. Những giá trị
đƣợc nêu dành cho Bangladesh và Mexico chỉ lằn ranh nghèo “phía trên” đƣợc bàn đến trong Khung 6-
1 theo thứ tự cho hai năm 2000 và 2002.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
18
gia cụ thể ở các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển. Đúng nhƣ dự
kiến, những lằn ranh nghèo này thƣờng tăng lên cùng với mức thu nhập. Nếu chỉ tập
trung vào các quốc gia thu nhập thấp trong nhóm, thì lằn ranh nghèo có xu thế hạ thấp
xuống trong khoảng từ 275 đô-la đến 370 đô-la mỗi ngƣời một năm tính theo đồng
đô-la Mỹ (PPP) trong năm 1985. Ranh giới ở trên mức này, chỉ trên mức 1 đô-la một
chút, đƣợc dùng làm ngƣỡng nghèo toàn cầu. Áp dụng lằn ranh nghèo 1 đô-la một
ngày để ƣớc tính tần suất phân phối tiêu thụ trên mỗi đầu ngƣời ở các quốc gia thu
nhập thấp và trung bình, WDR 1990 đi đến kết luận rằng có 1,12 tỷ ngƣời, tức là một
phần ba dân số ở thế giới đang phát triển trong năm 1985 đang sống ở mức nghèo
tuyệt đối.
Để vạch rõ những thay đổi của cái nghèo theo thời kỳ thì ta cần tăng lằn ranh
nghèo tính theo tiền tệ địa phƣơng để đáp ứng với những biến động giá cả nội địa. Lý
tƣởng nhất là thực hiện điều này bằng cách sử dụng một chỉ số giá dựa trên những
hàng hóa mà ngƣời nghèo thƣờng tiêu thụ. Trong thực tế, thƣờng ngƣời ta dùng chỉ số
giá tiêu dùng của một quốc gia. Để đánh giá điều gì đã xảy ra với tình trạng nghèo
nàn trong khu vực và trên toàn cầu kể từ thập niên 1980, những nhà nghiên cứu đã
không chỉ điều chỉnh lằn ranh nghèo nguyên thủy 1 đô-la một ngày do có lạm phát giá
nội địa. Do có cải thiện những ƣớc tính PPP, dựa trên dữ liệu tốt hơn và có nhiều quốc
gia để so sánh hơn nên Ngân hàng Thế giới tính toán lại lằn ranh nghèo toàn cầu để
chuẩn bị cho Báo cáo Phát triển Thế giới, Đánh Nghèo đói cho năm 2000-01. Lằn
ranh nghèo mới tiếp tục đƣợc đặt cơ sở trên một tiểu tập hợp những lằn ranh nghèo
của quốc gia cụ thể và cho ra con số 1,08 đô-la một ngày, chiếu theo đồng đô-la Mỹ
PPP năm 1993. Mức này vẫn đƣợc nhắc đến là lằn ranh nghèo 1 đô-la một ngày. (Nhớ
là ở Ghi chú 1, ta ghi mức nghèo 1,08 đô-la một ngày của năm 1993 trong ngoặc kép
là “1 đô-la một ngày.”) Đối với năm gần đây nhất mà có dữ liệu là năm 2001 thì có
1,09 tỷ ngƣời sống dƣới mức “1 đô-la một ngày,” gần giống nhƣ con số năm 1985
dựa trên lằn ranh nghèo hơi thấp hơn một chút. Nhƣng trong năm 2001 thì con số này
tiêu biểu cho 21,1% dân số của thế giới đang phát triển, một tỷ lệ thấp hơn đáng kể
của dân số sống ở mức nghèo tuyệt đối so với năm 1985.
Trƣớc khi nghiên cứu các xu thế nghèo nàn trong phạm vi khu vực, ta cũng
nên xem xét cách sử dụng những lằn ranh nghèo chi tiết hơn và cũng nên xác định
một số thƣớc đo mức nghèo khác mà có thể dựa trên những lằn ranh ấy. Hình 6-4 tái
hiện tần suất phân phối của tiêu thụ tính trên đầu ngƣời ở Bangladesh trong năm 2000,
áp dụng lằn ranh nghèo “1 đô-la một ngày” (thể hiện bằng đồng ta-ka mỗi năm và có
điều chỉnh theo lạm phát giá nội địa từ năm 1993 đến năm 2000). Những cá thể có
mức tiêu thụ dƣới lằn ranh nghèo, khoảng chừng 36% dân số Bangladesh, đƣợc xem
là nghèo tuyệt đối. Điều thấy rõ là có một chút chủ quan ở cách phân biệt nghèo và
không nghèo nhƣ thế này. Phải chăng một ngƣời có vài đồng ta-ka chi tiêu nhiều hơn
sống khác biệt hơn nhiều so với ngƣời ở mấp mé dƣới mức nghèo tuyệt đối? Đặc
điểm chủ quan về lằn ranh nghèo này là không thể tránh khỏi. Nhƣng lằn ranh nghèo
vẫn rất hữu dụng vì nó cung cấp một ý nghĩa về mức nghèo tuyệt đối, một phƣơng
tiện để đánh giá mức độ thành công của các chính sách đƣợc thiết kế ra để làm giảm
nghèo, và một cơ chế kêu gọi chú ý và động viên các nguồn hỗ trợ để giảm bớt sự
thiếu thốn của con ngƣời. Những chiến lƣợc giảm số ngƣời ở dƣới lằn ranh nghèo
thành công thì thƣờng đi hơi quá trớn và cũng giúp luôn những ngƣời “mấp mé
nghèo,” những ngƣời nằm sát bên mé phải của lằn ranh nghèo trong tần suất phân
phối.
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
19
Hình 6-4 Nghèo tuyệt đối ở Bangladesh
Nguồn: Hợp tác với Claudio E Montenegro, Ngân hàng Thế giới
Khi đã chọn ra lằn ranh nghèo thì có thể xác định mức nghèo tuyệt đối theo
nhiều cách. Cách đơn giản nhất là báo cáo số ngƣời nằm dƣới lằn ranh nghèo. Cũng
rành rọt không kém là dùng chỉ số đếm đầu người, là tỷ lệ giữa ngƣời nằm ở dƣới lằn
ranh nghèo so với tổng số dân. Một thƣớc đo khác là khoảng cách nghèo, diễn tả
mức độ nghiêm trọng của nghèo khó. Mức độ nghiêm trọng của nghèo khó đề cập có
bao nhiêu ngƣời rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo và họ nằm cách lằn ranh ấy bao xa.
Xin nhìn lại Hình 6-4. Tƣởng tƣợng rằng nếu tần suất phân phối nằm dƣới lằn ranh
nghèo “1 đô-la một ngày” mà có hình chữ nhật đều đặn hơn, có nghĩa là nếu nhƣ phân
phối hơi cao hơn gần với gốc hơn và hơi thấp hơn gần với lằn ranh nghèo hơn, thì
điều này có nghĩa là cái nghèo trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù có cùng số lƣợng
ngƣời rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo nhƣng tổng số thu nhập mà họ cần để vƣơn tới
lằn ranh nghèo thì lớn hơn. Khoảng cách nghèo (PG) nắm bắt đƣợc những khác biệt
này, và có thể tính toán nhƣ sau
PG = [(PL – MC) / PL] x HI
trong đó PL là lằn ranh nghèo, MC là tiêu thụ trung bình tính trên đầu ngƣời của tất cả
cá thể ở dƣới lằn ranh nghèo, và HI là chỉ số đếm đầu ngƣời. Số hạng trong ngoặc của
phƣơng trình cho thấy một cách tƣơng đối ngƣời nghèo trung bình nằm ở cách lằn
ranh nghèo bao xa; chỉ số đếm đầu ngƣời HI sau đó tính chung số lƣợng này với tỷ lệ
phần trăm của ngƣời nghèo trong dân số. Khoảng cách nghèo, một thƣớc đo cần bao
nhiêu thu nhập để đem ngƣời nghèo đến với lằn ranh nghèo, tăng lên khi mức tiêu thụ
trung bình của ngƣời nghèo càng cách xa lằn ranh nghèo và phần chia của dân số mà
nằm dƣới lằn ranh nghèo càng cao.
NGHÈO BAO NHIÊU?
Hình 6-5 cho thấy một tập hợp các ƣớc tính nhất quán của hai nhà kinh tế học
của Ngân hàng Thế giới Shaohua Chen và Martin Ravallion về xu hƣớng ở thế giới
nghèo giữa năm 1981 và 2001. Sử dụng lằn ranh nghèo “1 đô-la một ngày”, thì thấy
Phần
trăm
dân
số
Tiêu thụ tính trên đầu người (ta-ka/năm)
Nghèo
tuyệt
đối
Lằn ranh nghèo “1 đô-
la một ngày”
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
20
có tin tốt lành là số ngƣời sống ở mức nghèo tuyệt đối đã giảm bớt 400 triệu ngƣời, từ
1,48 tỷ xuống còn 1,09 tỷ. Còn ngoạn mục hơn nữa là phần chia của đa số các quốc
gia đang phát triển dƣới chuẩn này đã giảm từ 40% xuống còn 21% chỉ trong hai thập
niên. Điều này cho thấy đã có một thành tựu lớn khó tin trong quá trình giảm bớt sự
thiếu thốn của con ngƣời. Tin xấu là 1,09 tỷ ngƣời nghèo vẫn còn đang chiếm tỷ lệ cứ
5 thì có 1 ngƣời hiện đang sống trong các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Quan
sát kỹ hơn những mô hình khu vực thì thấy tình hình lâm vào cảnh nghèo mang tính
cục bộ và không đều. Hầu nhƣ toàn bộ sự giảm nghèo đều xảy ra ở Đông Á, và bên
trong Đông Á thì phần lớn có sụt giảm là nhờ vào thành công của Trung Quốc. Phân
nửa thành công của Trung Quốc – đƣa trên 200 triệu ngƣời dân Trung Quốc vƣợt lên
mức “1 đô-la một ngày” – xảy ra trong chỉ ba năm, từ 1981 đến 1984. Sau đó phải
mất trên 15 năm nữa mới đƣa đƣợc thêm 200 triệu ngƣời Trung Quốc lên khỏi lằn
ranh nghèo. Nhiều nhà quan sát truy nguyên sự thành công đạt đƣợc từ 1981 đến 1984
nhờ cải cách kinh tế bắt đầu vào cuối thập niên 1970. Những cải cách này đã bãi bỏ
hợp tác hóa nông nghiệp và khuyến khích các hộ gia đình nông dân sản xuất và đƣa ra
thị trƣờng sản phẩm của họ, kéo họ thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Hình 6-5 Số người sống dưới “1 đô-la một ngày”
Nguồn: Shoahua Chen và Martin Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên
1980?” World Bank Research Observer 19, số 2 (2004).
Tình hình giảm nghèo xảy ra rất ngoạn mục ở khắp tất cả khu vực Đông Á,
giảm nhiều nhất là ở Malaysia, Nam Triều Tiên, Đài Loan, và Thái Lan. Nhƣng xét
theo nghĩa tuyệt đối, nếu tính đến số lƣợng dân số khổng lồ của Trung Quốc thì thành
công của Trung Quốc thống trị cả toàn cầu. Để so sánh thì Nam Á tuy có Ấn Độ
thống trị nhƣng tình hình thấy ít có cải thiện. Mức giảm chỉ có 40 triệu ngƣời chứ
không phải là 420 triệu nhƣ ở Đông Á. Ở Châu Phi vùng Hạ Sahara thì xu thế đi
ngƣợc lại. Trong khi dân số của khu vực này tăng thì tình trạng nghèo tuyệt đối cũng
Triệu
người
Năm
Mức nghèo của thế giới
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển
Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo
D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh
21
tăng theo, từ 164 triệu trong năm 1981 lên đến 313 triệu ngƣời trong năm 200117
.
Những xu thế trong các khu vực khác góp phần rất ít cho toàn cảnh vì hai lý do: lƣợng
dân số tƣơng đối ít và, vì chủ yếu là các quốc gia thu nhập trung bình, phần chia của
dân số sống ở mức “1 đô-la một ngày” đã và đang ở mức thấp.
Trong năm 1981, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có tổng dân số cả
thảy là 3,7 tỷ ngƣời. Đến năm 2001 dân số ấy đã tăng thành 5,2 tỷ. Thế nhƣng số
lƣợng nghèo tuyệt đối không tăng thêm 1,5 tỷ mà lại giảm! Diễn biến ở các con số
tuyệt đối là một cách để đánh dấu tiến bộ trong cuộc chiến đấu chống tình trạng nghèo
tuyệt đối. Nhƣng đó không phải là cách duy nhất. Chỉ số đếm đầu ngƣời cho thấy cái
nghèo liên quan đến lƣợng dân số và thể hiện rõ thông tin tốt hoặc xấu về cái nghèo
(Bảng 6-3). Trong năm 1981, chỉ số đếm đầu ngƣời của Trung Quốc là 64%; đến năm
2001 chỉ số đó giảm xuống chỉ còn 17%. Ở Nam Á, tình hình nghèo cũng giảm đáng
kể, từ trên 50% một chút giảm xuống còn 31%. Châu Phi vùng Hạ Sahara thì có tăng
chút đỉnh. Khi chỉ số đếm đầu ngƣời vẫn ở mức từ thấp cho đến khoảng giữa 40% thì
dân số tăng nhanh của Châu Phi đã khiến số dân sống dƣới “1 đô-la một ngày” tăng
lên gần gấp đôi. Châu Mỹ La-tinh cũng thành công có mức độ khi giảm đƣợc tỷ lệ
nghèo, nằm ở phạm vi 10%. Giai đoạn chuyển tiếp ở Đông Âu và Trung Á phản ánh
điều chúng ta đã biết ở Chƣơng 2. Tăng trƣởng kinh tế triệt tiêu trong thập niên 1990
và kết quả là cái nghèo tuyệt đối trong thập niên 1980 còn chƣa biết đến đã tăng
nhanh đạt đến con số ƣớc tính là 6% trong năm 1999, nhƣng rồi lại sụt giảm về mức
4% trong năm 2001.
Đối với thế giới nói chung thì tỷ lệ ngƣời chịu cảnh nghèo phải sống dƣới “1
đô-la một ngày” đã có chiều hƣớng giảm bớt. Có 40% thế giới đang phát triển hoặc,
cộng luôn các quốc gia đã phát triển, có 33% dân số toàn thế giới rơi xuống lằn ranh
nghèo dƣới “1 đô-la một ngày” trong năm 1981. Hai mƣơi năm sau, tỷ lệ này đứng ở
mức 21% trong thế giới đang phát triển và 18% của tổng dân số thế giới. Thậm chí
sau khi đã loại trừ thành công lịch sử của Trung Quốc thì cảnh nghèo cũng đã giảm
đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể có diễn biến tƣơng tự trong hai mƣơi năm
sắp tới hay không?
BẢNG 6-3 Nghèo tuyệt đối tính theo vùng, 1981-2001
SỐ NGƯỜI NGHÈO
CHỈ SỐ ĐẾM ĐẦU
NGƯỜI
KHOẢNG CÁCH NGHÈO
VÙNG (triệu) (phần trăm) (phần trăm)
1981 1990 2001 1981 1990 2001 1981 1990 2001
Đông Á 796 472 271 58 30 15 21 8 3
(Một mình Trung Quốc) (634) (375) (212) (64) (33) (17) (23) (9) (3)
Nam Á 475 462 431 52 41 31 16 11 6
Châu Phi Hạ Sahara 164 227 313 42 45 46 17 19 21
Châu Mỹ La-tinh và Carribê 36 49 50 10 11 10 3 4 3
Trung Đông và Bắc Phi 9 6 7 5 2 2 1 <1 <1
Đông Âu và Trung Á 3 2 17 <1 <1 4 <1 <1 <1
Tổng cộng 1482 1219 1089 40 28 21 14 8 6
(Tổng cộng không tính
Trung Quốc)
(848) (844) (877) (32) (26) (23)
thiếu
số liệu
thiếu
số liệu
thiếu
số liệu
Ghi chú: Nghèo tuyệt đối là nói đến lằn ranh nghèo 1,08 đô-la một ngày (PPP 1993). Tổng nói đến những quốc gia
thu nhập thấp và trung bình mà thôi.
Nguồn: Shoahua Chen và Martin Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên 1980?”
World Bank Research Observer 19, số 2 (2004).
Trƣớc khi cố trả lời câu hỏi này, ta cũng nên xem xét mức độ trầm trọng của
cái nghèo khi đo bằng khoảng cách nghèo (Bảng 6-3). Trong năm 1981, cái nghèo
17
Chen và Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên 1980?” chỉ ra rằng những ƣớc
tính càng lâu chừng nào thì họ ít tin tƣởng vào kết quả chừng ấy vì thiếu số liệu của những cuộc khảo sát từ đầu
thập niên 1980. Điều này đặc biệt trong trƣờng hợp của Châu Phi. Xu hƣớng tiến về phía nghèo tuyệt đối ở Châu
Phi vùng Hạ Sahara thì không còn nghi ngờ gì nhƣng cƣờng độ của nó có thể chƣa chính xác.
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo
Ch6 bat bd va dngheo

More Related Content

Similar to Ch6 bat bd va dngheo

Similar to Ch6 bat bd va dngheo (20)

Luận Văn Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Tại Huyện Sóc Sơn.
Luận Văn Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Tại Huyện Sóc Sơn.Luận Văn Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Tại Huyện Sóc Sơn.
Luận Văn Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững Tại Huyện Sóc Sơn.
 
Bao cao bat binh dang gioi
Bao cao bat binh dang gioiBao cao bat binh dang gioi
Bao cao bat binh dang gioi
 
Vietnam poverty
Vietnam povertyVietnam poverty
Vietnam poverty
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Kết Quả Thực Hiện Của Các Chương Trình, Dự Án Phát Triển ...
 
Đề tài: Nâng cao tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng, 9đĐề tài: Nâng cao tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Nâng cao tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng, 9đ
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
Luận Văn Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Chính Sách Kinh Tế Và Chính Sách Xã Hội ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Người Nghèo T...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢNGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
 
Cuoc song o my cua nguoi viet.docx
Cuoc song o my cua nguoi viet.docxCuoc song o my cua nguoi viet.docx
Cuoc song o my cua nguoi viet.docx
 
Luận Văn Nghèo Đói Và Các Nhân Tố Tác Động Tới Nghèo Đói.
Luận Văn Nghèo Đói Và Các Nhân Tố Tác Động Tới Nghèo Đói.Luận Văn Nghèo Đói Và Các Nhân Tố Tác Động Tới Nghèo Đói.
Luận Văn Nghèo Đói Và Các Nhân Tố Tác Động Tới Nghèo Đói.
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xóa đói giảm nghèo bền vững, 9 ĐIỂM
 
Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo.docx
Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo.docxCơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo.docx
Cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo.docx
 
Chapter 3 - Phân tích môi trường marketing
Chapter 3 - Phân tích môi trường marketingChapter 3 - Phân tích môi trường marketing
Chapter 3 - Phân tích môi trường marketing
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.docTác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tỉnh Quảng Trị.doc
 
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đìnhVai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA  DOANH NGHIỆP NGÀN...
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Bài tiểu luận Marketing căn bản Phân tích hỗn hợp marketing của Vinamilk
Bài tiểu luận Marketing căn bản Phân tích hỗn hợp marketing của VinamilkBài tiểu luận Marketing căn bản Phân tích hỗn hợp marketing của Vinamilk
Bài tiểu luận Marketing căn bản Phân tích hỗn hợp marketing của Vinamilk
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá mức độ rủi ro an toàn lao động và đề xuất biện ph...
 
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'sĐề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần kỹ thuật Bì...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
 
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân...
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
 
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
Báo cáo môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Phân tích triết lý ki...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
 

Ch6 bat bd va dngheo

  • 1. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 1 Bất bình đẳng và đói nghèo Bangladesh là một trong những quốc gia đông dân có thu nhập thấp nhất trên thế giới. Năm 2003, thu nhập bình quân của 140 triệu ngƣời dân Bangladesh là tƣơng đƣơng với 1.770 đô-la Mỹ. Tính theo ngày thì khoảng 5 đô-la mỗi ngƣời một ngày, và con số này cho phép ngƣời dân có đƣợc mức sinh hoạt tạm đủ. Nhƣng 5 đô-la một ngày chỉ là con số bình quân, là mức thu nhập khi chia GDP đồng đều cho toàn dân số, nhƣng chia đồng đều làm sao đƣợc. Vậy những ngƣời rơi xuống dƣới ngƣỡng “bình quân” thì thu nhập ở mức bao nhiêu? Ngƣời dân nghèo nhất của Bangladesh nhờ đến bao nhiêu tiền mới sống còn đƣợc đây? Bằng chứng do Ngân hàng Thế giới cung cấp cho thấy có 36% ngƣời dân Bangladesh, tức khoảng 50 triệu ngƣời, sống bằng “1 đô-la một ngày” hoặc thậm chí còn ít hơn nữa, và đó đúng với định nghĩa quốc tế chuẩn về mức nghèo tuyệt đối.1 Xét trên phạm vi toàn cầu, có trên 1 tỷ ngƣời, hoặc cứ sáu ngƣời thì gần có một ngƣời đƣợc cho là sống dƣới mức nghèo “1 đô-la một ngày”; 2,7 tỷ ngƣời, gần bằng phân nửa dân số thế giới, chỉ sống nhờ vào chƣa tới “2 đô-la một ngày.” Đối với ngƣời có trình độ đại học mà đọc cuốn sách này thì khó tƣởng tƣợng ra đƣợc mỗi ngày chỉ sống bằng 1 hoặc 2 đô-la. Thế nhƣng đây chính là hoàn cảnh đang đối mặt với hàng triệu ngƣời dân Bangladesh cùng hàng tỷ ngƣời dân trên khắp thế giới trong cuộc sống thƣờng ngày. Giải thích cho mức nghèo tuyệt đối ở Bangladesh và ở các quốc gia thu nhập thấp khác là tổng sản lƣợng và GDP tính trên mỗi đầu ngƣời còn quá thấp. Nhƣng đây không phải là yếu tố duy nhất. Mexico là quốc gia thu nhập trên trung bình có GDP trên mỗi đầu ngƣời trong năm 2003 là tƣơng đƣơng 9.168 đô-la Mỹ, cao gấp năm lần Bangladesh. Nếu GDP mà đƣợc chia đều ở Mexico thì mỗi ngƣời Mễ có đƣợc 25 đô- la một ngày. Nhƣng thu nhập lại không chia đồng đều ở Mexico hay Bangladesh hay bất kỳ ở quốc gia nào khác. Tỷ lệ 20% ngƣời giàu nhất ở Mexico chiếm trên 50% tổng thu nhập nội địa, gấp gần mười lăm lần tỷ lệ 20% ngƣời nghèo nhất nhận đƣợc. Kết hợp giữa mức thu nhập và phân phối thu nhập ở Mexico cho ra kết quả là có trên 10 triệu ngƣời Mễ (khoảng 10% dân số) sống dƣới mức nghèo “1 đô-la một ngày”. Đƣa con ngƣời thoát khỏi cảnh nghèo đòi hỏi tăng trƣởng kinh tế. Tăng GDP trên đầu ngƣời nói chung là có lợi cho những ngƣời sống dƣới lằn ranh nghèo (chuẩn nghèo) cũng nhƣ những ngƣời sống giáp lằn ranh nghèo hoặc cao hơn lằn ranh nghèo một chút. Nếu không có tăng trƣởng kinh tế bền vững, thì Bangladesh nhiều nhất là chỉ đạt đƣợc mức thu nhập thấp cho phép là 5 đô-la một ngày. Nhƣng phân phối thu nhập quốc gia cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Bất bình đẳng tác động đến mức nghèo do một mức thu nhập nhất định định ra; bất bình đẳng có thể tác động đến tăng trƣởng cũng giống nhƣ tăng trƣởng có thể tác động đến mức bất bình đẳng; và điều mà ngƣời ta quan tâm là bản thân bất bình đẳng, chứ không phụ thuộc vào tác động của nó đối với cái nghèo và tăng trƣởng. 1 Lằn ranh nghèo tuyệt đối do Ngân hàng Thế giới định ra nguyên là 1 đô-la một ngày tính theo đồng đô-la năm 1985 (PPP). Sau đó đƣợc điều chỉnh lại là 1,06 đô-la một ngày tính theo đồng đô-la năm 1993 (PPP). Điều chỉnh theo lạm phát giá ở Hoa Kỳ đƣa ra lằn ranh nghèo cho năm 2000-2001 là 1,30 đô-la một ngày. Ở đây ta cứ cho lằn ranh nghèo 1,08 đô-la một ngày là 1 đô-la một ngày nằm trong dấu ngoặc kép “1 đô-la một ngày.” Tƣơng tự lằn ranh nghèo 2 đô-la một ngày thì vào khoảng 2,60 đô-la một ngày trong năm 2000-2001 và đƣợc tính là “2 đô-la một ngày.” Cách chọn những mức lằn ranh nghèo này sẽ đƣợc thảo luận ở những chƣơng sau. Các ƣớc tính về tình trạng nghèo nàn nói đến năm 2001 và trích từ cuốn “Những ngƣời nghèo nhất của thế giới sống ra sao kể từ đầu thập niên 1960?” của Shaohua Chen và Martin Ravallion, World Bank Research Observer 19 số 2 (2004). Các ƣớc tính dành cho Bangladesh và các quốc gia khác nhắc đến trong chƣơng này nếu không nêu nguồn trích dẫn thì lấy từ World Development Indicators Online.
  • 2. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 2 Nếu cả tăng trƣởng kinh tế và phân phối tác động đến mức nghèo thì điều này giúp ta hiểu đƣợc gì về chính sách? Đến cuối chƣơng này, chúng ta nghiên cứu những yếu tố tiềm tàng của một chiến lƣợc phát triển vì ngƣời nghèo. Những yếu tố này bao gồm kích thích tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn nữa, cải thiện điều kiện cho ngƣời nghèo bằng cách đầu tƣ vào giáo dục và chăm sóc y tế căn bản, và thiết kế các mạng lƣới an sinh xã hội cũng nhƣ các chƣơng trình khác dành cho những nhóm ngƣời đặc biệt dễ bị tác động. ĐO LƯỜNG BẤT BÌNH ĐẲNG Các nhà kinh tế thƣờng chú ý đến phân phối thu nhập giữa các hộ gia đình bên trong một quốc gia. Nhƣng đây không phải là những thƣớc đo bất bình đẳng duy nhất mà chúng ta muốn nghiên cứu. Thay vì chú ý đến thu nhập, thì những nhà kinh tế học phát triển thƣờng nhìn vào phân phối mức tiêu dùng của hộ gia đình, thƣờng đƣợc tính bằng chi phí hộ gia đình, dù đó là tính theo hình thức chủng loại hay tính thành tiền đi nữa. Ở những nƣớc nghèo, có thể khó đo lƣờng đƣợc thu nhập, đặc biệt ở các hộ gia đình nông nghiệp tự cung tự tiêu chứ không đƣa ra thị trƣờng phần lớn sản phẩm họ làm ra. Tiêu thụ phần nào cũng có thể là một chỉ số phúc lợi đáng tin cậy hơn so với thu nhập bởi vì tiêu thụ thƣờng không dao động từ thời điểm này qua thời điểm khác quá nhiều so với thu nhập. Ngƣời ta cũng có thể chú ý đến phân phối của cải, và đây là yếu tố bất bình đẳng lớn hơn cả phân phối thu nhập hay tiêu thụ. Phân phối tài sản, dù là đất đai hay học vấn, đều là yếu tố quan trọng giúp hiểu đƣợc những cơ hội mà cá nhân phải tận dụng cho có năng suất và mang lại thu nhập cho gia đình. Phân phối thu nhập dựa trên quyền sở hữu các yếu tố sản xuất (kể cả giá trị của những dịch vụ lao động mà ngƣời ta “sở hữu”) và vai trò của các yếu tố đó trong quá trình sản xuất. Sở hữu đất đai và sở hữu vốn thƣờng có mức tập trung cao, do đó bất kỳ điều gì nâng cao đƣợc doanh lợi tƣơng đối ở hai yếu tố này đều làm cho phân phối thu nhập thành ra bất bình đẳng hơn. Ngƣợc lại, tiền lƣơng cao hơn tƣơng đối cho lao động phổ thông – là yếu tố sản xuất đƣợc phân phối rộng rãi nhất ở các quốc gia đang phát triển – thì thƣờng dẫn đến phân phối bình đẳng hơn. Ngoài quyết định nên xem xét phân phối thu nhập hay tiêu thụ (hoặc phân phối tài sản hay của cải) bên trong một quốc gia, ngƣời ta còn có thể muốn nghiên cứu cách mỗi yếu tố đó đƣợc phân phối giữa các quốc gia với nhau. Chúng ta đánh giá mức bất bình đẳng toàn cầu ở cuối chƣơng sách này. Ngƣời ta cũng có thể xem xét bên trong hộ gia đình ở những mô hình bất bình đẳng giữa các hộ gia đình với nhau, và đây là điểm rất quan trọng nhằm hiểu rõ các vấn đề về giới tính và phúc lợi dành cho trẻ em. Cho dù quan tâm đến lĩnh vực phân phối nào đi nữa, thì ngƣời ta vẫn cần một bộ công cụ phân tích nhằm mô tả và hiểu rõ những hệ quả của phân phối. Cách đơn giản nhất để mô tả bất kỳ loại phân phối nào là nêu rõ thuộc tính tần suất phân phối của nó, thuộc tính này cho ta thấy có bao nhiêu (hay tỷ lệ mấy phần trăm) gia đình hoặc cá thể thụ hƣởng các mức thu nhập (hay tiêu thụ) khác nhau. Khung trên cùng của Hình 6-1 biểu diễn tần suất phân phối của mức tiêu thụ trong hộ gia đình tính trên đầu ngƣời dành cho Bangladesh trong năm 2000. Mức phân phối này dựa trên một cuộc khảo sát 7.000 hộ gia đình Bangladesh, đƣợc chọn ra để đại diện cho 24 triệu hộ gia đình ở Bangladesh. Những hộ gia đình đƣợc khảo sát trả lời các vấn biểu chi tiết hỏi về nguồn thu nhập và mức tiêu thụ nhiều loại hàng hóa khác nhau. Những nhà nghiên cứu sử dụng thông tin này để ƣớc tính mức tiêu thụ hộ gia đình theo đầu ngƣời. Hình 6-1 cho ta thấy tỷ lệ phần trăm của cá thể có các mức tiêu thụ hàng năm khác nhau bắt đầu từ mức thấp nhất và tăng dần theo số gia là 650 ta-ka, đơn vị tiền tệ của Bangladesh, tƣơng đƣơng với 55 đô-la Mỹ. Gần 1 triệu ngƣời, chƣa đầy 1% dân số Bangladesh, đƣợc báo cáo là có mức chi tiêu hàng năm thấp nhất theo cuộc khảo
  • 3. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 3 sát, dƣới 3.250 ta-ka một năm (<270 đô-la); 8,4% (cột cao nhất trong hình) có mức tiêu thụ tính trên đầu ngƣời từ 5.850 đến 6.500 ta-ka (khoảng 500 đô-la); và chƣa tới phân nửa của 1% có số cao nhất báo cáo trong hình 6-1 là trên 22.750 ta-ka (gần bằng 1.900 đô-la). Ở Bangladesh có những hộ có mức tiêu thụ cao hơn. Hình 6-1 cho thấy mức phân phối cho 95% cá thể đƣợc xếp hạng theo mức tiêu thụ tính trên đầu ngƣời mà thôi. Nếu tính luôn số lƣợng 5% cao nhất thì cái “đuôi” của mức phân phối sẽ kéo dài xa hơn về mút bên phải của biểu đồ.2 Hình 6-1 Phân phối thu nhập: Bangladesh, Mexico, và Hoa Kỳ Nguồn: Hợp tác với Claudio E. Montenegro, Ngân hàng Thế giới: Khảo sát dân số hiện tại của Hoa Kỳ, phụ trang tháng 3/2004. 2 Những khảo sát thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, giống nhƣ cuộc khảo sát ở Bangladesh, thƣờng không nắm bắt đƣợc hai nhóm hộ gia đình. Thƣờng có khả năng chƣa thể hiện đúng cả những gia đình nghèo nhất lẫn những gia đình giàu nhất. Những gia đình nghèo nhất, kể cả những ngƣời vô gia cƣ và sống ở những nơi nhƣ nhà ga xe lửa hay mé sông, thƣờng không đƣợc tính đủ. Tƣơng tự, những hộ sung túc nhất, có số lƣợng ít, thì khó là thành phần của mô hình mẫu thống kê. Cũng có một xu hƣớng có nhiều hộ gia đình không muốn trả lời những khảo sát hoặc báo sai thu nhập của họ. Ngay cả với cuộc khảo sát tốt nhất thì mức bất bình đẳng cũng có thể bị đánh giá thấp. Tỷ lệ phần trăm dân số bên trong khung tiêu thụ Tỷ lệ phần trăm dân số bên trong khung thu nhập Tỷ lệ phần trăm dân số bên trong khung thu nhập HOA KỲ Thu nhập tính trên đầu ngƣời (đồng pê-sô/năm) Tiêu thụ tính trên đầu ngƣời (đồng ta-ka/năm) Thu nhập hộ gia đình (đồng đô-la/năm)
  • 4. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 4 Ta hãy nhìn hình dạng của thuộc tính tần suất phân phối của Bangladesh ở hình 6-1. Mức phân phối không phải là hình chữ nhật, theo đó mọi mức tiêu thụ đƣợc biểu diễn bằng tỷ lệ cá thể bằng nhau, và dĩ nhiên là ta đừng nên mong đợi nó bằng nhau. Chiều cao của cột, mỗi cột đại diện cho một mức tiêu thụ khác nhau, đầu tiên tăng lên rồi sau đó ngắn dần đi theo kiểu tiệm tiến. Mức phân phối cũng không phải là phân phối bình thƣờng theo kiểu gọi là đƣờng cong hình chuông mà ta thƣờng thấy ở các bài thống kê học. Nếu mức tiêu thụ hay thu nhập đƣợc phân phối bình thƣờng thì có một số lƣợng hộ gia đình bằng nhau ở cả hai bên trục chính tâm và các đuôi đối xứng so với mức phân phối cho ra các con số giống nhau ở cả yếu tố tiêu thụ hoặc thu nhập thấp và cao. Chỉ số IQ đƣợc phân phối bình thƣờng nhƣng tiêu thụ và thu nhập thì không nhƣ vậy. Thay vào đó phân phối đƣợc mô tả là bình thƣờng theo lô-ga-rit, nghĩa là nếu ta lấy đi lô-ga-rit của tiêu thụ hay thu nhập của hộ gia đình và vẽ lại đƣờng tần suất phân phối thì kết quả gần giống nhƣ đƣờng cong hình chuông quen thuộc. Nếu phân phối bằng nhau nhiều, thì sẽ có một số rất ít cột rất cao ở giữa đồ thị, cho thấy rằng gần nhƣ ai cũng có mức tiêu thụ gần nhƣ bằng nhau. Phân phối bình thƣờng theo lô-ga-rit thể hiện điều ta đã biết về thu nhập. Trong gần nhƣ tất cả mọi xã hội có một số hộ gia đình giàu có tƣơng đối nhỏ (thể hiện ở phần đuôi thấp và dài ở đầu mút bên phải của đồ thị) và một số lớn hơn nhiều gồm những gia đình có thu nhập thấp hơn tạo thành “cái bƣớu” của mức phân phối, nằm ở đầu mút thấp hơn của dãy thu nhập. Hình dạng phân phối thu nhập đặc thù này không chỉ có ở Bangladesh. Những kết quả tƣơng tự trong phân phối là đặc tính của những nền kinh tế có thu nhập thấp, trung bình, và cao. Hai khung bên dƣới của Hình 6-1 minh họa cho điểm này. Các kết quả phân phối thu nhập ở đây dựa trên các khảo sát hộ gia đình trong phạm vi hẹp ở Mexico và Hoa Kỳ. Dễ nhận thấy rằng cả ba quốc gia đều cho thấy một mức phân phối bình thƣờng theo lô-ga-rit tƣơng tự nhƣ nhau, mỗi quốc gia đều có đuôi thấp và dài ở đầu mút bên phải. Bangladesh, Mexico và Hoa Kỳ đều có những tần suất phân phối có hình dạng tƣơng tự nhƣ nhau nhƣng không hoàn toàn giống nhau. Điều này có nghĩa là mức độ bất bình đẳng ở ba quốc gia rất khác nhau. Để thấy đƣợc những khác biệt này ta cần sắp xếp lại dữ liệu có trong các tần suất phân phối. Những tần suất phân phối này có hình dạng rất phức tạp và rất khó so sánh dù giữa các quốc gia với nhau hay trong nội bộ các quốc gia theo từng thời kỳ khác nhau. Tính toán quy mô phân phối là một cách làm dễ hơn nhằm xác định mức độ bất bình đẳng hiện hữu ở phân phối cơ bản. Quy mô phân phối cho ta thấy phần chia trong tổng tiêu thụ hay phân phối nhận đƣợc bởi các nhóm hộ gia đình khác nhau đƣợc phân loại theo mức tiêu thụ hay thu nhập. Ngƣời ta có thể xếp loại các hộ gia đình hay cá thể theo thƣớc đo thập phân (chia theo mƣời đơn vị) hay bách phân (chia theo một trăm đơn vị), nhƣng thƣờng thì dùng thƣớc đo ngũ phân (chia theo năm đơn vị), nhƣ vậy là xếp các hộ gia đình từ 20% nghèo nhất, rồi đến 20% kế tiếp, từ từ đi lên 20% hộ gia đình giàu nhất. Trong trƣờng hợp Bangladesh, mỗi đơn vị ngũ phân thay cho 30 triệu ngƣời. Cộng tất cả chi tiêu tiêu thụ cá thể ở mỗi đơn vị ngũ phân và chia cho tổng tiêu thụ toàn quốc sẽ cho ra phần chia của mỗi đơn vị ngũ phân. BẢNG 6-1 Các mức phân phối tiêu thụ theo quy mô hay thu nhập bên trong mỗi đơn vị ngũ phân ở Bangladesh, Mexico, và Hoa Kỳ PHẦN CHIA TỔNG TIÊU THỤ HAY THU NHẬP BANGLADESH MEXICO HOA KỲ ĐƠN VỊ NGŨ PHÂN (2000) (2002) (2003) 20% dƣới đáy 9,0 3,5 3,4 20% thứ hai 12,5 8,2 8,7 20% thứ ba 16,0 13,3 14,8 20% thứ tƣ 21,5 21,2 23,4 20% trên đỉnh 41,0 53,7 49,8
  • 5. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 5 Nguồn: Hợp tác với Claudio E. Montenegro, Ngân hàng Thế giới: Khảo sát dân số hiện tại của Hoa Kỳ, phụ trang tháng 3/2004. Bảng 6-1 chứa các ƣớc tính của Ngân hàng Thế giới về quy mô phân phối tiêu thụ ở Bangladesh và và thu nhập hộ gia đình ở Mexico và Hoa Kỳ. Cách trình bày dữ liệu nhƣ trên cho ta thấy rõ rằng trong ba quốc gia này thì Bangladesh có mức phân phối tƣơng đối bằng nhau nhất vì phần chia theo đơn vị ngũ phân của họ sát gần nhau hơn so với Mexico hay Hoa Kỳ. (Nếu nhƣ mức phân phối hoàn toàn bằng nhau thì mỗi đơn vị ngũ phân sẽ nhận đƣợc 20% của số tổng.) Ở Bangladesh 20% trên đỉnh nhận đƣợc 41% của tổng số tiêu thụ hộ gia đình, gấp khoảng 4,5 lần so với 20% nghèo nhất nhận đƣợc. Ở Mexico và Hoa Kỳ tỷ lệ thì lớn hơn, khoảng 15:13 . Có một số khác biệt này là do ta đang đo lƣờng yếu tố nào – tiêu thụ hay thu nhập và tính trên cơ sở đầu ngƣời hay hộ gia đình – nhƣng phần lớn khác biệt là do mức phân phối cơ bản bên trong mỗi quốc gia. Quy mô phân phối cho ta phƣơng tiện để áp dụng một số kỹ thuật khác mà thƣờng đƣợc dùng để đo mức độ bất bình đẳng, kể cả một số kỹ thuật rút gọn toàn bộ mức phân phối xuống còn một con số duy nhất mà thôi. Có thể dùng dữ liệu có đƣợc từ quy mô phân phối để vẽ đường cong Lorenz (Hình 6-2). Đƣờng cong này đƣợc đặt tên theo nhà thống kê học Max Lorenz đầu tiên viết một bài sử dụng kỹ thuật này vào năm 1905. Ngƣời thụ hƣởng thu nhập trải dài từ mức thu nhập thấp nhất đến mức thu nhập cao nhất theo trục hoành. Bản thân đƣờng cong cho thấy phần chia trong tổng thu nhập nhận đƣợc bởi tỷ lệ phần trăm ngƣời thụ hƣởng theo lũy tích. Hình dạng của đƣờng cong cho thấy mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Theo định nghĩa, đƣờng cong phải tiếp xúc với đƣờng xiên 450 ở cả hai góc: góc dƣới bên trái (0% ngƣời thụ hƣởng phải nhận 0% thu nhập) và góc trên bên phải (100% ngƣời thụ hƣởng nhận đƣợc 100% thu nhập). Nếu ai ai cũng có thu nhập giống nhau thì đƣờng cong Lorenz sẽ chạy dọc theo đƣờng xiên 450 (bình đẳng hoàn hảo). Nếu chỉ có một hộ gia đình thụ hƣởng thu nhập còn tất cả các hộ khác đều không thì đƣờng cong sẽ đi theo đƣờng đáy và biên bên phải của đồ thị (bất bình đẳng hoàn hảo). Trong tất cả mọi tình huống thực tế thì đƣờng cong Lorenz nằm đâu đó lƣng chừng ở giữa. Nếu bất bình đẳng lớn hơn thì đƣờng cong Lorenz lệch khỏi đƣờng xiên 450 của mức bất bình đẳng hoàn hảo (khu vực có màu đậm sẽ lớn hơn, A). Khi so sánh các đƣờng cong Lorenz, cho dù trong cùng một quốc gia ở những thời kỳ khác nhau hay giữa các quốc gia với nhau, thì các đƣờng cong riêng biệt thƣờng cắt nhau. Khi điều này xảy ra thì ta không rõ có phải bất bình đẳng đã tăng hay đã giảm theo thời gian (hay có phải quốc gia này chịu nhiều bất bình đẳng hơn quốc gia nọ.)4 3 Không giống nhƣ phần lớn các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, Hoa Kỳ có một hệ thống thuế khóa toàn diện đánh vào thu nhập hộ gia đình và những khoản tái phân lợi tức xã hội của chính phủ (ví dụ nhƣ phúc lợi xã hội). Dữ liệu báo cáo ở đây là dành cho thu nhập bằng tiền trƣớc thuế và sau tái phân lợi tức xã hội bằng tiền mặt. Những phân bổ không dùng tiền mặt, nhƣ Medicare, thì không tính tới. Khi đã gộp luôn thuế và tất cả các khoản tái phân lợi tức của chính phủ thì mức phân phối trở nên hơi bình đẳng hơn. Tỷ lệ 20% trên đỉnh/20% dƣới đáy sụt xuống còn 10:1. 4 Nên làm rõ nguyên nhân của sự mơ hồ này. Vẽ hai đƣờng cong Lorenz và gọi điểm cắt nhau của hai đƣờng là X. Dƣới điểm X, có mức bình đẳng tƣơng đối hơn chạy dọc theo đƣờng cong Lorenz sát với trục nghiêng 450 . Nhƣng phía trên điểm X, có mức bình đẳng tƣơng đối nhiều hơn chạy dọc theo đƣờng cong Lorenz kia. Vì cả hai đƣờng cong Lorenz có các miền bình đẳng lớn hơn, nên nhìn chung không có cách nào để xác định là đƣờng này tiêu biểu cho một mức phân phối bình đẳng hơn đƣờng kia.
  • 6. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 6 HÌNH 6-2 Đường cong Lorenz Các số đơn thƣờng đƣợc dùng để mô tả phân phối thu nhập. Một phƣơng pháp thống kê thƣờng đƣợc dùng là tỷ lệ của phần chia thu nhập của 20% hộ gia đình trên đỉnh so với phần chia mà 20% hay 40% dƣới đáy nhận đƣợc. Thống kê đƣợc sử dụng phổ biến nhất là hệ số Gini (đặt tên theo nhà thống kê học ngƣời Ý Corrado Gini) có thể đƣợc rút ra từ đƣờng cong Lorenz. Có thể hiểu tỷ lệ này là giá trị của khu vực A chia cho khu vực A + B ở Hình 6-25 . Phần chia của khu vực nằm giữa đƣờng xiên 450 và đƣờng cong Lorenz càng lớn thì hệ số Gini càng cao. Phạm vi theo lý thuyết của hệ số Gini là từ 0 (bình đẳng hoàn hảo) cho đến 1 (bất bình đẳng hoàn hảo). Trên thực tế các giá trị đo đƣợc trong các mức thu nhập trong nƣớc có phạm vi hẹp hơn nhiều, thƣờng là từ 0,25 cho đến 0,60. Rút gọn tất cả thông tin chứa trong tần suất phân phối thành một số đơn duy nhất thì tất yếu sẽ làm mất đi một số thông tin về phân phối cơ bản. Cả Paraguay và Nam Phi đều có hệ số Gini là 0,578, nhƣng các mức phân phối cơ bản thì không giống nhau. Cả hai quốc gia đều có mức bất bình đẳng rất cao, nhƣng ở Nam Phi đơn vị ngũ phân 20% thấp nhất thụ hƣởng đƣợc 3,5% thu nhập, trong khi ở Paraguay thì chỉ nhận đƣợc có 2,2% mà thôi. Xét từ quan điểm ngƣời nghèo ở hai quốc gia này, thì chênh lệch điểm hơn 1 phần trăm trong phần chia thu nhập là một con số đáng kể. Một chỉ trích khác nhắm vào hệ số Gini là hệ số này rất dễ biến thiên hơn ở một số bộ phận trong phân phối so với ở một số bộ phận khác. Đặc điểm này thể hiện rất rõ khi so sánh bất bình đẳng ở Trung Quốc và Zimbabwe. Ở cả hai quốc gia, đơn vị ngũ phân 20% thấp nhất nhận đƣợc khoảng 4,6% thu nhập. Mặc dù tƣơng đƣơng nhƣ vậy, nhƣng hệ số Gini của Trung Quốc ở mức 0,447 thì thấp hơn mức 0,568 ở Zimbabwe. Lý do là vì có chênh lệch ở số thu nhập của 20% hộ giàu nhất nhận đƣợc: 50% ở Trung Quốc so với 56% ở Zimbabwe. Mặc dù hệ số Gini còn nhiều khiếm khuyết, nhƣng do những nhà nghiên cứu mong muốn tóm tắt tình trạng bất bình đẳng bằng một con số kết hợp với một số thuộc tính hấp dẫn khác của hệ số Gini, kể cả cách 5 Có thể tính toán hệ số Gini bằng cách sử dụng một công thức tƣơng đối phức tạp dựa trên chênh lệch thu nhập tuyệt đối quan sát đƣợc ở toàn dân số, sau đó dùng quy mô và thu nhập bình quân của dân số để bình thƣờng hóa. Tỷ lệ phần trăm tiêu thụ hay thu nhập theo lũy tích Tỷ lệ phần trăm ngƣời thụ hƣởng theo lũy tích
  • 7. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 7 dùng đƣờng cong Lorenz để diễn giải theo hình học, nên ngƣời ta vẫn sử dụng nó rộng rãi.6 CÁC MÔ HÌNH BẤT BÌNH ĐẲNG Simon Kuznets là một trong những ngƣời đoạt giải Nobel đầu tiên về kinh tế và là một nhà tiên phong trong công trình thực nghiệm về các tiến trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Ông cũng là nhà kinh tế học đầu tiên nghiên cứu những mô hình bất bình đẳng. Trong bài diễn văn của chủ tọa đọc trƣớc phiên họp năm 1954 của Hiệp hội Kinh tế Hoa Kỳ, Kuznets đã báo cáo dữ liệu lịch sử về phần chia thu nhập của Anh, Đức, và Hoa Kỳ. Sau đó ông giới thiệu một số dữ liệu dành cho thế giới đang phát triển: Tích Lan (bây giờ là Sri Lanca), Ấn Độ, và Puerto Rico. Vì dữ liệu hạn chế nên Kuznets không đƣa vào bảng biểu hay sơ đồ; ông chỉ liệt kê luôn trong văn bản7 . Khoảng 50 năm sau, các nhà nghiên cứu ít bị bó buộc nhƣ vậy. Dữ liệu về tình trạng bất bình đẳng rất phong phú cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, mặc dù đối với đa số nƣớc thì mỗi thập niên chỉ cập nhật hai hoặc ba lần mà thôi. Chất lƣợng và mức so sánh đƣợc của các dữ liệu đôi khi cũng là vấn đề: Ngân hàng Thế giới, một trong những nhà biên tập chính của những thông tin ấy, cũng thƣờng cảnh báo về việc so sánh dữ liệu giữa các quốc gia và so sánh theo thời kỳ. Bảng 6-2 nêu ra các ƣớc tính của hệ số Gini về phân phối mức tiêu thụ hộ gia đình hay phân phối thu nhập dành cho các quốc gia theo khu vực. (Tất cả quốc gia in hoa cho thấy phân phối đƣợc căn cứ trên thu nhập chứ không phải tiêu thụ, do thu nhập thì gắn kết với bất bình đẳng nhiều hơn tiêu thụ bởi vì tiêu thụ có xu hƣớng biến thiên ít theo thời kỳ hơn so với thu nhập.) Các quốc gia đƣợc chia thành ba nhóm bất bình đẳng thu nhập: thấp (có hệ số Gini <0,40), trung bình (từ 0,40 đến 0,50) và cao (>0,50). Điều dễ nhận thấy ngay là bất bình đẳng có xu hƣớng cao hơn ở Châu Mỹ La-tinh và các phần của Châu Phi (đặc biệt ở khu vực Nam Châu Phi). Bất bình đẳng thấp thì phổ biến ở Đông Nam Á, các nền kinh tế đang chuyển tiếp của Đông Âu và Trung Á, và trong đa số các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngoại trừ Hoa Kỳ. Phần lớn Đông Á rơi vào trong phạm vi bất bình đẳng thu nhập ở mức trung bình. Điều gì giải thích những khác biệt này? Có liên quan gì đến những đặc điểm cụ thể của các khu vực khác nhau không hay các khu vực là đại diện cho một yếu tố khác, có lẽ là mức thu nhập chẳng hạn? Một ý tƣởng lâu đời cho rằng bản thân tăng trƣởng kinh tế có thể gắn kết với bất bình đẳng. Trực giác cho thấy rằng tăng trƣởng là một tiến trình bất quân bình nội tại. Một số cá thể thu đƣợc những lợi ích của tăng trƣởng rất sớm, còn những ngƣời khác phải cần thời gian mới thụ hƣởng đƣợc lợi ích và suất doanh lợi cũng cần có thời gian mới quân bình. BẢNG 6-2 Hệ số Gini tính theo quốc gia và khu vực MỨC BẤT BÌNH ĐẲNG THẤP TRUNG BÌNH CAO (Gini<0,400) (0,400<= Gini<0,500) (Gini>=0,500) Châu Phi Ethiopia (0,300) Ghana (0,408) Malawi (0,503) Burundi (0,333) Senegal (0,413) Niger (0,505) Ai Cập (0,344) Kenya (0,425) Nigeria (0,506) Algeria (0,353) Cameroon (0,446) Zambia (0,526) 6 Ngoài hệ số Gini và tỷ lệ 20% trên đỉnh/20% dƣới đáy hoặc 40% ra còn có những cách đo mức bất bình đẳng bằng một số đơn khác. Thảo luận về các cách khác và các thuộc tính muốn có của bất kỳ thƣớc đo bất bình đẳng nào cũng đều có thể tìm thấy trong cuốn Distribution and Development: A New Look at the Developing World của Gary Fields (Cambridge, MA: MIT Press, 2001) 7 Simon Kuznets: “Tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập,” American Economic Review 45, số 1 (1955)
  • 8. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 8 Mauritania (0,390) Côte d’Ivoire (0,446) Zimbabwe (0,568) Ma Rốc (0,395) The Gambia (0,475) Nam Phi (0,578) Mozambique (0,396) Madagasca (0,475) Lesotho (0,632) Tunisia (0,398) Burkina Faso (0,482) Châu Á Mông Cổ (0,303) Căm-pu-chia (0,404) Papua New Guinea (0,509) ĐÀI LOAN (0,312) SINGAPORE (0,425) Bangladesh (0,318) Iran (0,430) Ấn Độ (0,325) Thái Lan (0,432) Pakistan (0,330) Trung Quốc (0,447) ISRAEL (0,355) Philippines (0,461) Jordan (0,364) MALAYSIA (0,492) Nepal (0,367) Lào (0,370) Việt Nam (0,370) Châu Âu C. HÒA CZECH (0,254) Thổ Nhĩ Kỳ (0,400) và C. HÒA SLOVAK (0,258) Turkmenistan (0,408) Trung Á Bosnia và Herzegovia (0,262) Uzbekistan (0,268) Hungary (0,269) SLOVENIA (0,284) Croatia (0,290) Ukraine (0,290) Romania (0,303) Belarus (0,304) Liên Bang Nga (0,310) BUNGARIA (0,319) Lithuania (0,319) Kazakhtan (0,323) Tajikistan (0,326) LATVIA (0,336) Ba Lan (0,341) C. Hòa Kyrgyz (0,348) Albania (0,353) Azerbaijan (0,365) Georgia (0,369) Moldova (0,369) ESTONIA (0,372) Châu Mỹ Jamaica (0,379) Nicaragua (0,431) ARGENTINA (0,552) La-tinh & Ecuador (0,437) EL SALVADOR (0,532) Carribean URUGUAY (0,446) Mexico (0,546) Bolivia (0,447) HONDURAS (0,550) COSTA RICA (0,465) PANAMA (0,564) C.HÒA DOMINICAN (0,474) CHILE (0,571) VENEZUELA (0,491) COLOMBIA (0,576) PERU (0,498) PARAGUAY (0,578) BRAZIL (0,593) GUATEMALA (0,599) Thu nhập ĐAN MẠCH (0,247) HOA KỲ (0,408) cao THỤY ĐIỂN (0,250) (OECD) BỈ (0,250) NA UY (0,258) PHẦN LAN (0,269) ĐỨC (0,283) ÁO (0,300) HÀ LAN (0,309) HÀN QUỐC (0,316) PHÁP (0,327) CANADA (0,331) HY LẠP (0,354) IRELAND (0,359) Ý (0,360) VƢƠNG QUỐC ANH (0,360) NEW ZEALAND (0,362) BỒ ĐÀO NHA (0,365) Ghi chú: Tên quốc gia bằng chữ in hoa cho thấy hệ số Gini đƣợc tính toán sử dụng dữ liệu phần chia thu nhập; tên bằng chữ thƣờng đƣợc tính toán sử dụng phần chia chi tiêu. Những hệ số Gini đƣợc dựa trên dữ liệu từ
  • 9. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 9 những năm khác nhau từ 1995-2002. Nguồn: “Bảng 2.7: Phân phối thu nhập hay tiêu thụ,” Chỉ số phát triển thế giới (Washington, DC: Ngân hàng Thế giới, tháng 3/2005); Dữ liệu cho Đài Loan, UNU/WIDER Cơ sở Dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập thế giới. Nghiên cứu thu nhập Luxembourg (Nguồn 1). Khảo sát phân phối thu nhập cá nhân, khu vực Đài Loan (Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại www.wider.unu/wide/wild.htm, truy cập tháng 6/2005. Tăng trưởng và bất bình đẳng Kuznets là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên suy đoán về mối quan hệ giữa tăng trƣởng và bất bình đẳng, nêu ý kiến rằng bất bình đẳng có thể đầu tiên tăng lên khi một quốc gia chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp chủ đạo sang một nền kinh tế công nghiệp. Cơ chế căn bản cho sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập là kết quả của sự chênh lệch về lợi suất cho các yếu tố sản xuất giữa nông nghiệp (với lợi suất thấp hơn và phân tán hơn) so với công nghiệp. Khi mọi ngƣời lao động trong nông nghiệp thì thu nhập đƣợc chia tƣơng đối bằng nhau, nhƣng khi công nghiệp hóa và đô thị hóa tiến triển thì tình trạng bất bình đẳng gia tăng. Khi có nhiều yếu tố hơn tạo ra quá trình chuyển đổi từ đồng áng sang nhà máy, thì bất bình đẳng có thể bắt đầu giảm xuống. Kuznets nhận ra ngay rằng cơ sở của mối quan hệ này là “có lẽ 5% thông tin thực tế và 95% là suy đoán, và một phần trong đó cả do ý muốn chủ quan nữa.” Những nhà kinh tế học khác đƣa ra những giải thích khác về quan hệ giữa tăng trƣởng và bất bình đẳng. W. Arthur Lewis, ngƣời cũng từng đoạt giải Nobel, phát triển một mô hình lý thuyết dự báo bất bình đẳng tăng lên theo sau đó là một “bƣớc ngoặt” mà cuối cùng dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giảm bớt. Sử dụng một mô hình hai khu vực (nhƣ mô hình giới thiệu ở chƣơng 4): khu vực hiện đại hay công nghiệp đối mặt với “nguồn cung lao động không hạn chế” khi nó đủ sức thu hút công nhân có sản phẩm thấp hoặc thậm chí có biên tế bằng không từ khu vực nông nghiệp sang. Khi tiền lƣơng bị kìm hãm do mức cung công nhân co dãn, tăng trƣởng công nghiệp kéo theo phần chia lợi nhuận tăng lên. Khi thu nhập bình quân tăng thì lao động nhận phần chia ít hơn từ tổng khiến bất bình đẳng tăng lên. Bƣớc ngoặt xảy ra khi tất cả “lao động thặng dƣ” đƣợc tận dụng và nguồn cung lao động trở thành ít co dãn hơn. Tiền lƣơng và phần chia thu nhập của lao động lúc đó bắt đầu tăng và tình trạng bất bình đẳng giảm đi.8 Trong mô hình lao động thặng dư của Lewis, bất bình đẳng không chỉ là tác động cần thiết của tăng trƣởng kinh tế; nó còn là nguyên nhân của tăng trƣởng. Một mức phân phối thu nhập thiên về nhóm thu nhập cao góp phần vào tăng trƣởng bởi vì những ngƣời thụ hƣởng lợi nhuận thƣờng tiết kiệm để có thêm tiền nhằm mở rộng doanh nghiệp của mình. Thụ hƣởng thu nhập càng lớn thì họ đầu tƣ càng nhiều. Tiết kiệm và đầu tƣ của họ làm gia tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế và do đó kéo theo gia tăng sản lƣợng. Theo Lewis, không những bất bình đẳng góp phần vào tăng trƣởng mà còn nếu nhƣ cố tái phân phối thu nhập “trƣớc giai đoạn chín muồi” thì sẽ có nguy cơ kìm hãm tăng trƣởng kinh tế. Đây là những kết luận rất có trọng lƣợng. Có thể duy trì những kết luận này theo bằng chứng về tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng không? Ý tƣởng của Kuznets, Lewis, cùng các nhà kinh tế học khác về tăng trƣởng và bất bình đẳng có tác động lớn đến những nhà kinh tế học phát triển trong suốt nhiều thập kỷ. Trong những năm 1960, một thời kỳ tăng trƣởng mạnh trong nhiều khu vực, một số nhà kinh tế học thắc mắc lý do vì sao tăng trƣởng không mang lại kết quả giảm nghèo nhanh hơn. Một ý kiến cho rằng đó là do có mối quan hệ mà đƣợc biết đến với cái tên là mô hình chữ U lộn ngƣợc của Kuznets, hay đơn giản hơn là đường cong Kuznets. Trong khoảng từ 15 đến 20 năm sau bài viết đầu tiên của Kuznets, những nhà nghiên cứu có đƣợc trang bị nhiều dữ liệu hơn về bất bình đẳng và họ sử dụng các 8 W. Arthur Lewis, “Phát triển kinh tế khi có nguồn lao động không hạn chế,” Manchester School 22 (1954).
  • 10. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 10 phân tích chủ yếu theo mặt cắt các quốc gia, gồm cả nhiều quốc gia đang phát triển, để xem xét lại mối quan hệ đó. Trong phƣơng pháp này có một giả định trọng tâm cho rằng những quốc gia có các mức thu nhập tính trên đầu ngƣời khác nhau có thể có cùng tình trạng mà các quốc gia cá thể gặp phải theo thời kỳ khi họ đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế. Những nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp này ủng hộ cho sự tồn tại của đƣờng cong Kuznets.9 Xu hƣớng bất bình đẳng gia tăng và rồi giảm xuống theo mức tăng thu nhập tính trên đầu ngƣời vẫn đƣợc cho là một thực tế thời thƣợng mãi cho đến cuối thập niên 1980. Nghiên cứu sau giai đoạn đó đã lật đổ quan điểm này. Những dữ liệu tốt hơn và phong phú hơn về bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt là dữ liệu theo từng thời kỳ của mỗi quốc gia, kết hợp với những phƣơng pháp toán thống kê chính xác, đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định các mô hình theo thời kỳ bên trong một quốc gia riêng biệt. Ở Ấn Độ, một quốc gia thu nhập thấp có tình trạng bất bình đẳng thu nhập thấp rất phổ biến, có bằng chứng cho thấy rằng bất bình đẳng đã giảm một ít từ năm 1950 cho đến giữa thập niên 1960, nhƣng kể từ đó không có xu hƣớng rõ rệt nào về hai phía cả.10 Ấn Độ từ trƣớc đến nay vẫn là một quốc gia có sự phân phối thu nhập tƣơng đối bình đẳng. Hình 6-3 minh họa xu hƣớng của hệ số Gini kể từ năm 1980 dành cho Chile và Đài Loan. Chile, một trong những nền kinh tế Châu Mỹ La-tinh thành công nhất, suốt thời kỳ này là quốc gia có thu nhập trung bình; Đài Loan đã tiến từ mức thu nhập trung bình sang thu nhập cao. Hệ số Gini của Chile dao động theo từng năm nhƣng không cho thấy có mô hình cụ thể nào theo thời kỳ, mặc dù đã tăng lên trong năm cuối cùng theo dữ liệu hiện có. Điều thấy rõ nhất trong trƣờng hợp của Chile là tình trạng bất bình đẳng tồn tại xuyên suốt ở mức khá cao. Đài Loan thì ít biến động hơn. Bất bình đẳng ở đảo quốc này kể từ năm 1980 có hƣớng đi lên chậm và khiêm tốn. Điểm đáng chú ý nhất ở kinh nghiệm Đài Loan là tình trạng bất bình đẳng ở mức rất thấp kéo dài một thời gian rất lâu.11 Không hề có bằng chứng cho thấy có quan hệ chữ U ngƣợc ở cả Ấn Độ, Chile và Đài Loan. 9 Montek S. Ahluwalia,”Bất bình đẳng, nghèo nàn và phát triển,” Journal of Development Economics 3 (1976). 10 Michael Bruno, Martin Ravallion, và Lyn Squire, “Bình đẳng và tăng trƣởng ở các quốc gia đang phát triển:quan điểm cũ và mới về các vấn đề kinh tế,” trích từ Phân phối thu nhập và tăng trưởng chất lượng cao do Vai trò Tanzi và Ke-yong Chu biên tập (Cambridge, MA: MIT Press, 1998). 11 Ghi nhận về tăng trƣởng kinh tế vƣợt bậc cùng tình trạng bất bình đẳng rất thấp trong thu nhập của Đài Loan là một kinh nghiệm khá độc đáo. Một số nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi đề có mức bất bình đẳng thấp tƣơng tự hoặc thậm chí còn thấp hơn nữa nhƣng không có quốc gia nào đạt đƣợc mức thu nhập tính trên đầu ngƣời bằng Đài Loan. Trong số những nền kinh tế tăng trƣởng nhanh thì Trung Quốc đã đạt đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng tƣơng tự, dù chƣa đƣợc nhiều năm, tuy nhiên Trung Quốc tăng trƣởng nhƣng có tình trạng bất bình đẳng rất cao. Điều này cũng d9ung1 khi áp dụng cho Malaysia, Thái Lan, và Singapore. Gần nhất với Đài Loan về tăng trƣởng và bất bình đẳng là Hàn Quốc.
  • 11. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 11 Hình 6-3 Xu hướng bất bình đẳng, hệ số Gini ở Chile và Đài Loan Hai chuỗi dữ liệu đƣợc áp dụng cho Chile vì không có một chuỗi liên tục cho toàn bộ thời kỳ. Chuỗi dữ liệu 1 phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập gộp và chuỗi dữ liệu 2 phụ thuộc thu nhập dành cho tiêu dùng. Nguồn: Dữ liệu dành cho Chile: UNU/WIDER Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới, Chile MIDEPLAN 1994; nhóm dữ liệu Deininger và Squire, Đo lƣờng bất bình đẳng thu nhập, xem tại www.worldbank.org/research/dddeisqu.htm; World Bank 2004 (Nguồn 1), Caracterization Socioeconomica Nacional (CASEN) và Encuesta Nacional de Empleo (Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại www.wider.unu.edu/wild/wild.htm, truy cập tháng 6/2005; dữ liệu dành cho Đài Loan: UNU/WIDER, Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thu nhập thế giới, Đài Loan CSO 2003, Đài Loan CSO 2004 (Nguồn 1), Khảo sát thu nhập và chi tiêu gia đình (Khảo sát/Nguồn 2), Tập 2.0a, tháng 6/2005, xem tại www.wider.unu.edu/wild/wild.htm, truy cập tháng 6/2005. Do không nên khái quát hóa chỉ từ một vài trƣờng hợp riêng lẻ, nên ta cần phải nhìn vào kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác nhau. Khi làm vậy, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có rất ít bằng chứng về một khuynh hƣớng cho thấy đầu tiên tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng rồi sau đó giảm đi cùng với tăng trƣởng kinh tế. Khi thu nhập tính trên đầu ngƣời tăng thì hệ số Gini thƣờng thấy có tăng mà cũng có giảm.12 Mức bất bình đẳng kéo dài trong một quốc gia có thể là xu thế mạnh nhất. Ngƣời ta ủng hộ lý thuyết đƣờng cong Kuznets ở cách phân tích mặt cắt ở thời kỳ trƣớc là do tình trạng bất bình đẳng cao hơn của một tập hợp nhỏ các quốc gia có thu nhập trung bình. Những kiểm nghiệm toán thống kê kỹ lƣỡng hơn cho thấy quan hệ chữ U lộn ngƣợc không phải bị thúc đẩy bởi tăng trƣởng kinh tế mà bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa mức bất bình đẳng cao của Châu Mỹ La-tinh và mức xếp hạng thu nhập trung bình. Nghiên cứu đƣờng cong Kuznets cho ta thấy cần phải thận trọng khi làm nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia đang phát triển. Các mô hình quan sát đƣợc ở nhiều quốc gia có thể chƣa cho ta hiểu rõ lắm những tiến trình làm động lực xảy ra bên trong các quốc gia cuối cùng là gì.13 12 Klaus Deininger và Lyn Squire, “Cách thức mới nhìn về vấn đề cũ: bất bình đẳng và tăng trƣởng,” Journal of Development Economics 57 (1998); Martin và Shaohua Chen, “Dữ liệu khảo sát mới cho ta biết gì về những thay đổi gần đây ở lĩnh vực phân phối và cái nghèo?” World Bank Economic Review 11, số 2 (1997). 13 Thậm chí kinh nghiệm của Hoa Kỳ giờ đây cũng chối bỏ giả thuyết ban đầu của Kuznets. Bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ sụt giảm trong bốn thập niên theo sau cuộc Đại suy thoái. Nhƣng sau năm 1975, suốt trong thời kỳ tăng trƣởng liên tục trong nền kinh tế Mỹ thì thu nhập hộ gia đình trở nên ngày càng bất bình đẳng, trái với những dự báo của đƣờng cong Kuznets. Các nhà kinh tế học tin rằng thay Hệ số Gini Năm
  • 12. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 12 Mặc dù không chấp nhận đƣờng cong Kuznets là khuynh hƣớng chung nhƣng ta cũng không có ý muốn nói rằng tăng trƣởng kinh tế không hề có tác động gì đối với bất bình đẳng cũng nhƣ không muốn nói rằng có quan hệ tƣơng tự nhƣ đƣờng cong Kuznets có thể xảy ra ở một số quốc gia. Do thiếu một mô hình phổ quát nên ta mới thấy tính chất phức tạp của tiến trình đo lƣờng bất bình đẳng. Nghiên cứu đƣờng cong Kuznets xác định đƣợc vai trò lớn của hoàn cảnh của mỗi quốc gia hay một khu vực cụ thể; trong khi xác định các kết quả phân phối thì điều này có vẻ quan trọng hơn nhiều so với mức thu nhập tính trên đầu ngƣời. Đây là một phát hiện rất đáng khích lệ. Không phải quốc gia nào cũng đi theo một lộ trình phân phối giống nhƣ nhau và điều này cho thấy chính sách nhà nƣớc có thể có phạm vi rộng rãi hơn để tác động đến kết quả phân phối song hành với tăng trƣởng kinh tế. Yếu tố gì khác có thể gây ra bất bình đẳng? Nếu nhƣ bất bình đẳng không gắn kết một cách hệ thống với mức thu nhập thì còn yếu tố gì khác giải thích đƣợc những khác biệt nhận thấy ở khắp các quốc gia và khu vực trình bày ở Hình 6-2? Rõ ràng là lịch sử và chính trị đã đóng một vai trò quan trọng. Một ví dụ rõ rệt là Nam Phi, quốc gia có mức bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới. Suốt nhiều thập niên chính phủ a-pac-thai không cho ngƣời da đen và ngƣời Nam Phi không phải da trắng sở hữu đất canh tác hạng nhất, không cung cấp cho họ nền học vấn tử tế, và không cho họ sống trong khu vực đô thị chính. Di sản của những chính sách này vẫn tồn tại cho đến ngày nay, đƣợc phản ánh ở tình hình phân phối thu nhập vô cùng bất bình đẳng (Hệ số Gini của Nam Phi trong năm 2000 là 0,58). Lịch sử và chính trị cũng đóng vai trò chủ chốt ở các khu vực khác trên thế giới. Vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Hoa Kỳ giúp thực hiện cải cách ruộng đất ở Nam Triều Tiên làm một phần trong tiến trình giải quyết hậu quả 50 năm dƣới chế độ cai trị của thực dân Nhật. Những cải cách này phân phối lại đất đai từ các hộ gia đình của Nhật sang tay hộ gia đình Triều Tiên, cấp cho hàng triệu gia đình Triều Tiên tài sản cốt lõi để sinh sống. Mức bất bình đẳng thấp ở các quốc gia Đông Âu và Trung Á phần nào là sản phẩm của nhiều năm chính sách tiền lƣơng do luật định và nhà nƣớc sở hữu phƣơng tiện sản xuất. Công dân ở các quốc gia này không có nhiều cơ hội tích lũy tài sản nào để sản xuất ngoại trừ học vấn ra. Chẳng ngạc nhiên khi thị trƣờng chuyển đổi thì tình trạng bất bình đẳng ở nhiều quốc gia này đang tăng lên; ở một số trong đó thì điều này đang xảy ra song hành với tăng trƣởng kinh tế đƣợc vãn hồi. Một số bất bình đẳng ở mức cao trong khu vực Châu Mỹ La-tinh có thể truy nguyên từ mô hình sở hữu đất đai có từ hàng thế kỷ nay. Không chỉ có sự góp phần của di sản chế độ thực dân mà còn là do nhu cầu của các loại mùa màng cụ thể, kể cả những ƣu thế của hình thức nông nghiệp đồn điền. Ở Đông Á, canh tác lúa là phù hợp hơn đối với nông nghiệp gia đình và xác lập cơ sở cho tình trạng bình đẳng thu nhập cao hơn trong khu vực. Của cải khoáng sản, cho dù là kim cƣơng hay dầu lửa, cũng có xu thế gây ra tình trạng bất bình đẳng cao hơn. Nguồn nhân tố sản xuất có sẵn đã định hình kết quả phân phối trong quá khứ và vẫn tiếp tục nhƣ vậy trong ngày nay. Nguồn nhân tố có sẵn và “di sản dai dẳng của quá khứ” đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phân phối thu nhập của một quốc gia, nhƣng lựa chọn chính sách ngày nay cũng tác động đến những kết quả này. Chính sách nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc tích lũy tài sản, kể cả học vấn. Các quyết định chính sách tác động đến tiến trình mở mang công nghệ và tiếp cận thị trƣờng, tạo điều kiện nâng cao năng suất cùng suất sinh lợi cho yếu tố sản xuất. Thuế khóa và chi tiêu chính phủ, kể cả chi tiêu cho mạng lƣới phúc lợi xã hội, tác động trực tiếp đến cách phân chia thu nhập. Mức bất bình đẳng ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều là kết quả của những tƣơng tác đổi công nghệ, nhập cƣ, và thƣơng mại quốc tế gia tăng chính là một số yếu tố giải thích thời kỳ chuyển tiếp hậu 1975 này.
  • 13. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 13 phức tạp giữa các yếu tố lịch sử, chính trị, nguồn nhân tố có sẵn, các lực lƣợng thị trƣờng, và chính sách nhà nƣớc. TẠI SAO BẤT BÌNH ĐẲNG LÀ VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG Nếu nhƣ phát triển kinh tế đòi hỏi phải giảm nghèo, thì lời giải thích đơn giản nhất lý do tại sao bất bình đẳng là vấn đề nghiêm trọng chính là mức độ bất bình đẳng cộng với mức thu nhập sẽ định ra mức độ nghèo. Cho dù không có tranh cãi phải định nghĩa nghèo nhƣ thế nào (chốc nữa ta sẽ bàn đến đề tài này), nhƣng cần có một số ví dụ rõ ràng về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế, bất bình đẳng thu nhập, và tình trạng nghèo khó. Nếu một nền kinh tế tăng trƣởng mà bất bình đẳng vẫn không đổi, thì thu nhập của ngƣời nghèo đã tăng cùng một lƣợt với thu nhập của mọi thành phần khác. Số ngũ phân nghèo nhất đã có thu nhập nhiều hơn, giúp nâng một số hộ gia đình vƣợt qua khỏi mức nghèo. Tƣơng tự nhƣ vậy, nếu thu nhập tính trên đầu ngƣời vẫn không đổi mà bất bình đẳng gia tăng, thì số ngũ phân ngƣời nghèo nhất có thu nhập ít đi và một số hộ gia đình có lẽ đã rơi vào khu vực nghèo. Những tỷ lệ này chỉ thể hiện những tính toán cơ bản chi phối mối quan hệ giữa nghèo nàn, tăng trƣởng, và bất bình đẳng. Nhƣng bất bình đẳng và tăng trƣởng không nên đƣợc xác định độc lập với nhau. Có thể không có một khuynh hƣớng hệ thống giải thích bất bình đẳng biến đổi ra sao khi quốc gia phát triển, nhƣng bất bình đẳng thƣờng thay đổi theo mức tăng của thu nhập tính trên đầu ngƣời. Tƣơng tự nhƣ vậy, bất bình đẳng có thể tác động tốc độ tăng trƣởng mà một nền kinh tế đạt đƣợc. Phải chăng những quốc gia có bất bình đẳng nhiều thì tăng trƣởng thƣờng bị chậm lại, do đó càng phƣơng hại đến lợi ích của ngƣời nghèo? Cuối cùng, bất bình đẳng thu nhập cũng là vấn đề hệ trọng ngay chính bản thân nó. Xã hội có quan niệm riêng về bất bình đẳng và có thể muốn (hoặc không muốn) chính phủ của họ can thiệp vào để đạt đƣợc một kết quả phân phối nào đó. Cũng giống nhƣ từng có tranh luận về tác động của tăng trƣởng đối với bất bình đẳng, hiện tại cũng đang có tranh luận bất bình đẳng tác động nhƣ thế nào đến tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ đã đƣợc bàn ở đầu chƣơng này, một số lý thuyết thời trƣớc về phát triển kinh tế đã kết luận rằng bất bình đẳng có thể nâng tốc độ tăng trƣởng lên. Khi tập trung thu nhập vào một số ít ngƣời hơn, thì có thể có nhiều tích lũy hơn để dồn vào những đầu tƣ thiết yếu cho tiến trình tích lũy vốn. Thế nhƣng quan điểm phân phối và tăng trƣởng đơn giản này không nắm bắt đƣợc các kênh khác theo đó bất bình đẳng thu nhập có thể gây trì trệ cho tăng trƣởng kinh tế. Thảo luận đồng thời về mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng sẽ nghiên cứu các kênh này. Khi bất bình đẳng tăng cao thì có thể ít có những đầu tƣ đáng kể. Ngƣời nghèo thƣờng có thể có những cơ hội đầu tƣ hứa hẹn. Mua trâu bò làm công việc đồng áng hay cải thiện hệ thống dẫn nƣớc, đầu tƣ vào một món trang thiết bị hay xây một nhà kho, hay cho con cái đi học, tất cả có thể mang lại lợi ích kinh tế tốt. Nhƣng các cá thể hoặc gia đình có thể không đầu tƣ nhƣ trên vì không đủ khả năng. Thị trƣờng tín dụng yếu kém và họ thiếu khả năng bảo đảm thế chấp với chủ vay khiến giảm đi lƣợng đầu tƣ vào năng suất mà họ đang hoạt động và thế là dẫn đến tăng trƣởng kinh tế kém. Nếu nền kinh tế có mức phân phối bình đẳng hơn thì sẽ có nhiều khả năng tài trợ và theo đuổi những đầu tƣ vào năng suất nêu trên hơn. Một kênh khác gắn liền bất bình đẳng với tăng trƣởng là thông qua tiến trình chính trị. Có nhiều liên kết “kinh tế chính trị” giữa phân phối và thu nhập. Một số ngƣời lập luận rằng khi bất bình đẳng tăng cao thì ngƣời giàu dùng của cải của họ để bảo đảm kết quả có lợi cho họ, tác động lên mọi thứ từ chi tiêu nhà nƣớc (rót những lƣợng tiền rất lớn vào các trƣờng đại học mà chỉ con cái nhà giàu theo học chứ không đầu tƣ vào trƣờng tiểu học chẳng hạn) cho đến chính sách thƣơng mại (dùng thuế nhập khẩu cùng các hình thức bảo hộ mậu dịch khác để duy trì các công ty độc quyền nội địa). Những chính sách này có thể dẫn đến những kết quả thiếu hiệu quả làm
  • 14. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 14 chậm tăng trƣởng kinh tế. Những ngƣời khác thì có những lập luận chính trị ngƣợc lại. Khi bất bình đẳng tăng cao thì phong trào bình dân có thể nổi lên và tập trung nhiều hơn vào các chính sách tái phân phối và ít tập trung hơn vào tăng trƣởng, dẫn đến thuế cao hơn và ít đầu tƣ hơn. Bất bình đẳng tăng cao cũng thƣờng gắn liền với nhiều bạo động hơn ở cả con ngƣời và chính trị, và đến lƣợt nó có thể xác lập lại chi tiêu chuyển sang những lĩnh vực hoạt động ít có năng suất hơn (nhiều nhân viên cảnh sát và dịch vụ an ninh tƣ nhân hơn) và càng làm ngƣời đầu tƣ nản lòng không muốn đầu tƣ nhiều hơn. Với vô số những quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng nhƣ vậy thì tác động tổng thể là một vấn đề thực tế. Những nghiên cứu nhằm tìm tòi mối quan hệ này thƣờng phụ thuộc vào những giảm thoái tăng trƣởng xuyên quốc gia đƣợc giới thiệu ở Chƣơng 3. Những nghiên cứu trƣớc đó tìm đƣợc căn cứ thống kê cho thấy bất bình đẳng cao ban đầu, đặc biệt về mặt sở hữu đất đai, gắn liền với tăng trƣởng chậm kéo theo sau đó. Nhƣng những nghiên cứu về sau này sử dụng những tập hợp dữ liệu lớn hơn cùng những kỹ thuật toán thống kê khác biệt thì nhận thấy không có tác động nhƣ vậy hay thậm chí cả tác động ngƣợc lại.14 Bản chất dở dang của các kết quả này cũng không gây ngạc nhiên nếu xét đến tính phức tạp và luân chuyển tiềm tàng của mối quan hệ. Bất bình đẳng tác động đến tăng trƣởng và tăng trƣởng tác động đến bất bình đẳng khiến rất khó xác định đƣợc bằng thống kê. Cũng khó có khả năng một mô hình hệ thống mô tả đƣợc mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng dành cho tất cả các quốc gia vào tất cả các thời kỳ. Điều này không có ý cho rằng trong hoàn cảnh cụ thể của một quốc gia thì bất bình đẳng và tăng trƣởng là không có quan hệ với nhau. Bất bình đẳng cao có thể kìm hãm tăng trƣởng, nhƣng nới lỏng sự kìm hãm này là một thách thức gay go cho những nhà hoạch định chính sách. ĐO LƯỜNG CÁI NGHÈO Ngƣời ta thƣờng nhắc đến bất bình đẳng và nghèo nàn nhƣ thể hai tình trạng này là một. Không phải vậy. Bất bình đẳng là một yếu tố xác định cái nghèo, nhƣng hai khái niệm này rất khác nhau. Để hiểu lý do ta hãy xem xét nhƣ sau: Giả sử số phận đời ta rơi vào nhóm ngũ phân 20% ở dƣới đáy của phân phối thu nhập. Nếu có thể lựa chọn quốc gia để sống, thì đó là quốc gia nơi mà số 20% dƣới đáy nhận đƣợc 3,4% hay 3,5% hay 9,0% thu nhập hộ gia đình đây? Nếu trả lời, là quốc gia nơi ngƣời nghèo nhất nhận đƣợc 9,0% thì tức là ta đã nhầm lẫn giữa bất bình đẳng và nghèo nàn rồi. Có lẽ ta cũng quên mất những kết quả trình bày ở Bảng 6-1. Nhớ lại ở bảng ấy rằng phần chia của số 20% ngƣời nghèo nhất Bangladesh là 9,0%, ở Mexico là 3,5% và ở Hoa Kỳ là chỉ có 3,4% thôi đấy. Cũng dễ hiểu là tại sao ta chọn nghèo ở Hoa Kỳ hơn là nghèo ở Bangladesh hay Mexico. Rơi vào số 20% nghèo nhất ở Hoa Kỳ không có nghĩa có khả năng ta là kẻ vô gia cƣ. Số 20% dƣới đáy ở nƣớc này là gần 60 triệu ngƣời. Một số ít trong những ngƣời này thì vô gia cƣ nhƣng đại đa số thì không phải vậy. Hầu nhƣ tất cả đều sống trong một nơi cƣ ngụ lâu bền có điện, có bếp ga hoặc bếp điện, có nƣớc sạch, và hệ thống nƣớc gắn trong nhà. Phần lớn đƣợc chăm sóc y tế, cho dù đó chỉ là một phòng cấp cứu tại một bệnh viện địa phƣơng, và trong thời thơ ấu nhận đƣợc một chế độ tiêm chủng chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm. Khó có khả năng họ chết vì sốt rét hay tiêu chảy, mặc dù cả hai bệnh này đều rất phổ biến trong thời kỳ đầu của lịch sử nƣớc này. Đối với những ngƣời có con cái, thì khả năng trẻ chết trƣớc sinh nhật lần thứ nhất là rất thấp và đứa trẻ đó sẽ nhận đƣợc ít nhất là 12 năm học vấn. Những ngƣời trong nhóm 20% dƣới đáy ở Hoa Kỳ đều có khả năng có TV và điện thoại, có 14 Hai bài viết thƣờng đƣợc trích dẫn mà đạt đến hai kết luận đối chọi nhau liên quan đế bất bình đẳng là bài của Alberto Alesina và Dani Rodnik, “Chính trị phân phối và tăng trƣởng kinh tế,” Quarterly Journal of Economics 109, số 2 (1994), và bài của Kristin Forbes, “Đánh giá lại mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trƣởng,” American Economic Review 90, số 4 (2000).
  • 15. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 15 lẽ có xe hơi, và có thể tiếp xúc với máy tính, ví dụ nhƣ tại thƣ viện công cộng nếu nhƣ không có ở nhà. Số 20% nghèo nhất là nghèo so với phần lớn những ngƣời Mỹ khác và có thể họ nhận thấy điều này là đau đớn tinh thần, nhƣng họ vẫn có mức sinh hoạt cao hơn nhiều so với ngƣời nghèo ở Bangladesh hay Mexico. Không ai trong số 20% dƣới đáy ở Bangladesh (hay bất kỳ 20% nào khác) có khả năng thụ hƣởng những phúc lợi giáo dục và y tế nhƣ những cá thể nghèo nhất ở Hoa Kỳ. Con số gần 30 triệu cá thể hình thành nên nhóm ngũ phân dƣới đáy ở Bangladesh thì có khả năng sống trong chỗ ở sơ sài có thể bị giông bão cuốn phăng đi bất cứ lúc nào. Thực phẩm thƣờng khan hiếm và nƣớc sạch luôn thiếu thốn. Chung sống với ký sinh đƣờng ruột là hiện tƣợng bình thƣờng; bệnh nhiễm trùng đều đặn lấy đi mạng sống của ngƣời trẻ cũng nhƣ già; và chết ở tuổi sơ sinh là chuyện phổ biến. Tỷ lệ ngƣời đi học đang tăng, nhƣng thành tựu học vấn của một ngƣời Bangladesh nghèo, đặc biệt ở phụ nữ, chỉ bằng một phân nhỏ của ngƣời đồng đẳng bên Mỹ. Hàng tiêu dùng chỉ gồm có một ít bộ quần áo, một số dụng cụ nhà bếp và chỉ vài món vặt vãnh khác. Phần lớn những ngƣời thuộc nhóm 20% dƣới đáy chƣa bao giờ đƣợc gọi một cuộc điện thoại hoặc đƣợc nhấn nút chuột máy tính. Số 20% dƣới đáy của Hoa Kỳ chỉ thụ hƣởng 3,4% thu nhập hộ gia đình, trong lúc số 20% dƣới đáy ở Bangladesh tiêu thụ đến 9,0% tổng chi tiêu tiêu dùng của Bangladesh. Nhƣng số 20% dƣới đáy của Mỹ đƣợc chia một khối lƣợng lớn hơn của tổng thu nhập và do đó thụ hƣởng đƣợc một tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn cho dù phần chia tƣơng đối thì kém hơn nhiều. Lằn ranh nghèo Giống nhƣ cần phải có một tập hợp các công cụ để mô tả và hiểu rõ những kết quả phân phối, ta cũng cần có một tập hợp các công cụ dùng để định nghĩa và đo lƣờng cái nghèo. Chúng ta tập trung chủ yếu định nghĩa nghèo tuyệt đối là gì theo hai lĩnh vực tiêu thụ và thu nhập, nhƣng quan trọng là phải nhận thấy rằng cái nghèo là rất đa dạng và bao trùm những thiếu thốn không chỉ về phía thu nhập không mà thôi. Đây là một ý tƣởng khá quen thuộc, vì nó song hành với tranh cãi về định nghĩa của phát triển kinh tế. Cả Chỉ số Phát triển Con ngƣời lẫn Mục tiêu Phát triển cho Thiên niên kỷ không chỉ lấy GDP tính trên đầu ngƣời làm thƣớc đo lợi ích mà những phƣơng pháp tƣơng tự cũng đƣợc dùng để định nghĩa cái nghèo. Lằn ranh nghèo (hay chuẩn nghèo) – đƣợc xác định là có một số đồng ta-ka hay pê-sô hay đô-la nào đó để tiêu dùng trong một ngày – có thể nắm bắt đƣợc mức độ thiếu thốn vật chất nhƣng lại không phản ánh đƣợc việc thụ hƣởng y tế và giáo dục. Một gia đình có thể có đủ tiền để mua một giỏ thức ăn tối thiểu nhƣng nếu họ không đến đƣợc với nguồn nƣớc uống an toàn thì dù mua đƣợc thức ăn cũng không bảo đảm đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng. Theo nghĩa khắt khe này thì đến đƣợc với nguồn nƣớc uống sạch liên kết với thu nhập tiền bạc làm thành chỉ số xác định cái nghèo tuyệt đối. Thụ hƣởng đƣợc dịch vụ công, kể cả y tế và giáo dục căn bản, thì có thể có tác động đến chuẩn nghèo ngày nay và tác động đến cả sự lây truyền cái nghèo qua nhiều thế hệ, chúng độc lập với mức tiêu thụ hiện tại. Một nội dung nữa của cái nghèo là dễ bị ảnh hƣởng bởi những tác động xấu. Chi tiêu trong một giai đoạn có thể nâng một gia đình thoát ra khỏi lằn ranh nghèo, nhƣng trong thời kỳ sau đó, thiên tai, suy thoái trọn nền kinh tế, hoặc thậm chí sức khỏe yếu kém hay ngƣời chạy gạo chết thì cũng có thể đẩy gia đình xuống dƣới lằn ranh nghèo. Gia đình hết thoát ra lại lâm vào cảnh nghèo và để cải thiện tình hình sinh hoạt thì phải giảm khả năng dễ bị tác động bởi ảnh hƣởng xấu. Cái nghèo là đa diện và ta có thể đo lƣờng nhiều mặt của nó. Ngƣời ta chú ý nhiều đến đo lƣờng cái nghèo thu nhập hoặc cái nghèo tiêu thụ. Những nhà kinh tế phát triển thƣờng sử dụng một định nghĩa nghèo tuyệt đối khi một giá trị tiền bạc cụ thể đƣợc xác định là lằn ranh phân định nghèo và không nghèo. Phần lớn quốc gia xác
  • 16. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 16 định lằn ranh nghèo của đất nƣớc họ thƣờng dựa trên lƣợng chi phí tính trên đầu ngƣời của một giỏ thức ăn tiêu thụ tối thiểu nào đó cùng với một số nhu yếu phẩm khác (Xem Khung 6-1). Lƣơng thực đóng vai trò chủ đạo trong các gói tiêu thụ này bởi vì nó có thể chiếm tới hai phần ba hoặc ba phần tƣ tổng chi tiêu của một gia đình nghèo. Ở nhiều quốc gia thu nhập thấp, lằn ranh nghèo dựa trên tiêu chuẩn hấp thu đƣợc 2.000 hoặc hơn 2.000 calory mỗi ngày. Mặc dù những yêu cầu về calory này có vẻ rất “khoa học” nhƣng lằn ranh nghèo thật sự vẫn là một khái niệm xã hội phức tạp. Thực phẩm mua đƣợc có đạt đƣợc những calory này hay không phụ thuộc vào những thứ mà cá thể lựa chọn để mua. Chi tiêu mà thậm chí còn thấp hơn cả lằn ranh nghèo vẫn có thể có đƣợc lƣợng calory theo yêu cầu nhƣng ít ai lại thật sự muốn mua một giỏ tiêu thụ nhƣ vậy. KHUNG 6-1 LẰN RANH NGHÈO QUỐC GIA Ở BANGLADESH, MEXICO, VÀ HOA KỲ Thay vì chỉ có một lằn ranh nghèo chính thức thì Bangladesh lại có nhiều. Những lằn ranh nghèo riêng biệt tồn tại cho mỗi trong số 14 vùng để phản ánh những chi phí khác nhau. Những lằn ranh vùng đƣợc chia thêm thành hai mức là trên và dƣới để nắm bắt đƣợc những cƣờng độ nghèo khác nhau. Tất cả những lằn ranh nghèo đều dựa trên khả năng hấp thu đƣợc một lƣợng calory tối thiểu hàng ngày là 2.112 calory. Gói thực phẩm tiêu biểu để nạp vào đƣợc lƣợng calory này đƣợc nêu ra cụ thể vào đầu thập niên 1990 bao gồm 11 món: gạo, lúa mì, đậu, sữa, dầu, thịt, cá nƣớc ngọt, khoai, các loại rau khác, đƣờng, và trái cây. Chi phí của gói này đƣợc linh động điều chỉnh áp dụng một chỉ số giá nội địa. Lằn ranh nghèo bên dƣới trong mỗi vùng tiêu biểu cho mức nghèo mà một ngƣời không có tài nguyên để đáp ứng những nhu cầu thực phẩm hay những nhu cầu không phải thực phẩm khác và phải hy sinh một ít yêu cầu calory tối thiểu hàng ngày để đủ tiền mua các thứ thiết yếu không phải thực phẩm. Lằn ranh nghèo phía trên tiêu biểu cho mức nghèo mà một ngƣời có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu thực phẩm tối thiểu hàng ngày và đủ sức chi tiêu các món không phải thực phẩm. Mexico có ba lằn ranh nghèo chính thức nắm bắt đƣợc một phạm vi các điều kiện nghèo. Bên trong những lằn ranh này có sự dị biệt giữa dân số thành thị và nông thôn. Lằn ranh nghèo thấp nhất đƣợc ƣớc tính bằng cách tính toán chi phí của một gói thực phẩm tiêu biểu, có xét đến yêu cầu dinh dƣỡng khác nhau của ngƣời dân nông thôn so với ngƣời dân thành thị tính bằng số calory hàng ngày và số gram chất đạm. Rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo này là một ngƣời không thể đáp ứng đƣợc ngay cả những yêu cầu dinh dƣỡng tối thiểu hàng ngày đã nêu. Rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo thứ hai có nghĩa là ngƣời ấy không đủ tài nguyên để đáp ứng cả yêu cầu dinh dƣỡng hàng ngày lẫn chi phí giáo dục và y tế tối thiểu. Lằn ranh thứ ba là khi không đủ tài nguyên để thanh toán mọi chi phí sinh hoạt cần thiết, bao gồm thực phẩm, giáo dục, y tế, quần áo giày dép, nhà ở, và chi phí vận tải công cộng. Hoa Kỳ cũng xác định nhiều lằn ranh nghèo thay đổi không phải theo vùng mà theo quy mô hộ gia đình và tuổi của các thành viên trong gia đình. Lằn ranh nghèo của Hoa Kỳ, cũng giống nhƣ của Bangladesh và Mexico, khởi đi bằng chi phí một giỏ các món thực phẩm. Đƣợc thiết kế để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của một ngƣời với chi phí tối thiểu, gói các món thực phẩm này vẫn dựa trên một cuộc khảo sát năm 1955 về tiêu thụ thực phẩm trong hộ gia đình. Gói này bao gồm các suất sữa, phó-mát và kem; thịt, gia cầm, và cá; trứng; đậu khô, đậu tƣơi, và các loại hạt; bột, ngũ cốc, và bánh; trái cây có múi và cà chua; rau xanh sẫm và vàng sẫm; khoai; các loại rau và trái cây khác; dầu mỡ; và đƣờng cùng kẹo. Chi phí cho gói thực phẩm này đƣợc nhân lên 3 lần để đạt đến đƣợc ngƣỡng nghèo bởi vì cuộc khảo sát năm 1955 nhận thấy rằng gia đình trung bình có ba ngƣời hoặc nhiều hơn thì chi tiêu khoảng 1/3 thu nhập dành cho chi tiêu để mua thực phẩm. Do áp dụng những lằn ranh nghèo này trong năm 1965 nên giá trị đồng đô-la cũng đƣợc điều chỉnh hàng năm để phù hợp với lạm phát giá. Gói các món thực phẩm cũng nhƣ tỷ trọng thu nhập mà gia đình bỏ ra để mua thực phẩm suốt 50 năm qua chƣa hề đƣợc điều chỉnh, bất chấp những thay đổi trong chế độ ăn uống và
  • 17. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 17 có bằng chứng cho thấy thậm chí ngƣời Mỹ nghèo cũng chi chƣa đến 1/3 thu nhập sau thuế để mua thực phẩm. Nguồn: Fernando Cortés Cáceres và các tác giả khác, “Evolucióny características de la pobreza en Mexico en la última década del siglo XX,” Secretaría de Dessarrollo Social, Mexico, tháng 8/2002, xem tại www.sedesol.gob.mx/publicacionnes/libros/evolucion.pdf; Eloise Cofer, Evelyn Grossman, và Faith Clark, “Kế hoạch thực phẩm gia đình và chi phí thực phẩm: dành cho các nhà dinh dƣỡng và những lãnh đạo khác mà phát triển hoặc dùng kế hoạch thực phẩm,” Home Economics Research Report số 20 (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, tháng 11/1962) xem tại aspe.hhs.gov/poverty/familyfoodplan.pdf. Thƣờng thì chính phủ xác định nhiều lằn ranh nghèo chứ không phải chỉ một. Do có những khác biệt khu vực nên những lằn ranh nghèo khác nhau có thể đƣợc áp dụng ở khu vực đô thị và nông thôn hoặc nhƣ trong trƣờng hợp Bangladesh thì áp dụng cho nhiều vùng khác nhau. Khi đã xác định một (hay những) lằn ranh nghèo và thể hiện bằng đồng tiền của quốc gia rồi thì mức tiêu thụ hay thu nhập ấy cần phải đƣợc điều chỉnh dựa trên thời kỳ căn bản là năm để tính toán những biến động giá cả của gói hàng hóa căn bản. Mục tiêu là nhằm duy trì một lằn ranh nghèo không đổi theo thời kỳ trong đó thứ đƣợc cho là không đổi chính là khả năng mua đƣợc giỏ thực phẩm tiêu thụ cốt lõi cùng các thứ nhu yếu khác.15 Điều này cho phép các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu vạch ra đƣợc tiến trình mà một quốc gia hay một khu vực theo đuổi để nâng ngƣời nghèo thoát khỏi cái nghèo tuyệt đối. Phần lớn các quốc gia có những lằn ranh nghèo riêng của mình và những lằn ranh này có thể đƣợc sử dụng để so sánh trên phạm vi quốc tế. Ngƣời ta có thể so sánh (hoặc kết hợp) số ngƣời đƣợc cho là nghèo ở Bangladesh, có lằn ranh nghèo khu vực hàng ngày tính trên đầu ngƣời là khoảng từ 19 đến 32 ta ka (tƣơng đƣơng 1,70 đến 2,80 đô-la Mỹ) với số ngƣời đƣợc cho là nghèo ở Mexico có lằn ranh nghèo là từ 30 đến 40 pê-sô (4,60 đến 6,60 đô-la Mỹ), và ở Hoa Kỳ có lằn ranh nghèo hàng ngày mỗi ngƣời là khoảng 16 đô-la16 . So sánh này cho ra một mức nghèo theo cách nhìn nhận riêng của mỗi nƣớc. Nhƣng những khác biệt sau đó ở mức nghèo trong các quốc gia với nhau bản thân nó chính là một hàm số lằn ranh nghèo mà mỗi quốc gia lựa chọn. Một phƣơng pháp khác đƣợc áp dụng rộng rãi hơn là xác lập một lằn ranh nghèo toàn cầu duy nhất. Bằng cách áp dụng một lằn ranh nghèo duy nhất, ta có thể thu đƣợc một hình ảnh nhất quán hơn về mức nghèo tuyệt đối trên khắp các quốc gia và khu vực, và số ngƣời nghèo biến động theo từng thời kỳ theo cách nào. 1 đô-la một ngày Khái niệm lằn ranh nghèo toàn cầu 1 đô-la một ngày bắt nguồn từ thập niên 1980 khi Ngân hàng Thế giới chuẩn bị Bảng Báo cáo Phát triển Thế giới (WDR) cho năm 1990. Loạt báo cáo này, đƣợc phát hành hàng năm và đƣợc xem là ấn phẩm ngọn cờ đầu của Ngân hàng Thế giới, chọn ra mỗi năm một đề tài để điều tra nghiên cứu. Ấn bản 1990 tập trung nghiên cứu cái nghèo toàn cầu. Để đánh giá mức nghèo tuyệt đối trên thế giới, WDR 1990 xem xét một tập hợp gồm 34 lằn ranh nghèo của từng quốc 15 Lằn ranh nghèo cũng có thể đƣợc thể hiện theo cách tƣơng đối. Ở Liên minh châu Âu thì cái nghèo đôi khi đƣợc định nghĩa là sống dƣới 60% thu nhập bình quân. Với định nghĩa này thì lằn ranh nghèo không biểu thị khả năng mua đƣợc một gói hàng hóa cố định mà thay đổi khi thu nhập bình quân thay đổi. Áp dụng cách này thì cái nghèo tuyệt đối chỉ giảm khi thu nhập đƣợc phân phối bình đẳng hơn, chứ không phải là có mức gia tăng phổ biến thu nhập tính trên đầu ngƣời. 16 Hoa Kỳ xác định cái nghèo dựa trên quy mô và thành phần của hộ gia đình. Các hộ có con nhỏ hoặc ngƣời già đƣợc cho là có những yêu cầu thực phẩm khác nhau, do đó dẫn đến những lằn ranh nghèo khác nhau. Các hộ có nhiều ngƣời hơn đƣợc cho là có tiết kiệm tiêu thụ nhờ quy mô và điều này cũng tác động đến lằn ranh nghèo. Những yêu cầu hàng ngày tính trên đầu ngƣời trong năm 2004 nằm trong phạm vi từ 27 đô-la cho một hộ gia đình có một ngƣời chƣa già cho đến 10,5 đô-la cho một hộ gia đình có tám ngƣời gồm sáu đứa con. Do đa số hộ gia đình ở Hoa Kỳ có năm hoặc chƣa đến năm ngƣời nên con số 16 đô-la chỉ lằn ranh nghèo bình quân dành cho các hộ có từ một đến năm ngƣời. Những giá trị đƣợc nêu dành cho Bangladesh và Mexico chỉ lằn ranh nghèo “phía trên” đƣợc bàn đến trong Khung 6- 1 theo thứ tự cho hai năm 2000 và 2002.
  • 18. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 18 gia cụ thể ở các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển. Đúng nhƣ dự kiến, những lằn ranh nghèo này thƣờng tăng lên cùng với mức thu nhập. Nếu chỉ tập trung vào các quốc gia thu nhập thấp trong nhóm, thì lằn ranh nghèo có xu thế hạ thấp xuống trong khoảng từ 275 đô-la đến 370 đô-la mỗi ngƣời một năm tính theo đồng đô-la Mỹ (PPP) trong năm 1985. Ranh giới ở trên mức này, chỉ trên mức 1 đô-la một chút, đƣợc dùng làm ngƣỡng nghèo toàn cầu. Áp dụng lằn ranh nghèo 1 đô-la một ngày để ƣớc tính tần suất phân phối tiêu thụ trên mỗi đầu ngƣời ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, WDR 1990 đi đến kết luận rằng có 1,12 tỷ ngƣời, tức là một phần ba dân số ở thế giới đang phát triển trong năm 1985 đang sống ở mức nghèo tuyệt đối. Để vạch rõ những thay đổi của cái nghèo theo thời kỳ thì ta cần tăng lằn ranh nghèo tính theo tiền tệ địa phƣơng để đáp ứng với những biến động giá cả nội địa. Lý tƣởng nhất là thực hiện điều này bằng cách sử dụng một chỉ số giá dựa trên những hàng hóa mà ngƣời nghèo thƣờng tiêu thụ. Trong thực tế, thƣờng ngƣời ta dùng chỉ số giá tiêu dùng của một quốc gia. Để đánh giá điều gì đã xảy ra với tình trạng nghèo nàn trong khu vực và trên toàn cầu kể từ thập niên 1980, những nhà nghiên cứu đã không chỉ điều chỉnh lằn ranh nghèo nguyên thủy 1 đô-la một ngày do có lạm phát giá nội địa. Do có cải thiện những ƣớc tính PPP, dựa trên dữ liệu tốt hơn và có nhiều quốc gia để so sánh hơn nên Ngân hàng Thế giới tính toán lại lằn ranh nghèo toàn cầu để chuẩn bị cho Báo cáo Phát triển Thế giới, Đánh Nghèo đói cho năm 2000-01. Lằn ranh nghèo mới tiếp tục đƣợc đặt cơ sở trên một tiểu tập hợp những lằn ranh nghèo của quốc gia cụ thể và cho ra con số 1,08 đô-la một ngày, chiếu theo đồng đô-la Mỹ PPP năm 1993. Mức này vẫn đƣợc nhắc đến là lằn ranh nghèo 1 đô-la một ngày. (Nhớ là ở Ghi chú 1, ta ghi mức nghèo 1,08 đô-la một ngày của năm 1993 trong ngoặc kép là “1 đô-la một ngày.”) Đối với năm gần đây nhất mà có dữ liệu là năm 2001 thì có 1,09 tỷ ngƣời sống dƣới mức “1 đô-la một ngày,” gần giống nhƣ con số năm 1985 dựa trên lằn ranh nghèo hơi thấp hơn một chút. Nhƣng trong năm 2001 thì con số này tiêu biểu cho 21,1% dân số của thế giới đang phát triển, một tỷ lệ thấp hơn đáng kể của dân số sống ở mức nghèo tuyệt đối so với năm 1985. Trƣớc khi nghiên cứu các xu thế nghèo nàn trong phạm vi khu vực, ta cũng nên xem xét cách sử dụng những lằn ranh nghèo chi tiết hơn và cũng nên xác định một số thƣớc đo mức nghèo khác mà có thể dựa trên những lằn ranh ấy. Hình 6-4 tái hiện tần suất phân phối của tiêu thụ tính trên đầu ngƣời ở Bangladesh trong năm 2000, áp dụng lằn ranh nghèo “1 đô-la một ngày” (thể hiện bằng đồng ta-ka mỗi năm và có điều chỉnh theo lạm phát giá nội địa từ năm 1993 đến năm 2000). Những cá thể có mức tiêu thụ dƣới lằn ranh nghèo, khoảng chừng 36% dân số Bangladesh, đƣợc xem là nghèo tuyệt đối. Điều thấy rõ là có một chút chủ quan ở cách phân biệt nghèo và không nghèo nhƣ thế này. Phải chăng một ngƣời có vài đồng ta-ka chi tiêu nhiều hơn sống khác biệt hơn nhiều so với ngƣời ở mấp mé dƣới mức nghèo tuyệt đối? Đặc điểm chủ quan về lằn ranh nghèo này là không thể tránh khỏi. Nhƣng lằn ranh nghèo vẫn rất hữu dụng vì nó cung cấp một ý nghĩa về mức nghèo tuyệt đối, một phƣơng tiện để đánh giá mức độ thành công của các chính sách đƣợc thiết kế ra để làm giảm nghèo, và một cơ chế kêu gọi chú ý và động viên các nguồn hỗ trợ để giảm bớt sự thiếu thốn của con ngƣời. Những chiến lƣợc giảm số ngƣời ở dƣới lằn ranh nghèo thành công thì thƣờng đi hơi quá trớn và cũng giúp luôn những ngƣời “mấp mé nghèo,” những ngƣời nằm sát bên mé phải của lằn ranh nghèo trong tần suất phân phối.
  • 19. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 19 Hình 6-4 Nghèo tuyệt đối ở Bangladesh Nguồn: Hợp tác với Claudio E Montenegro, Ngân hàng Thế giới Khi đã chọn ra lằn ranh nghèo thì có thể xác định mức nghèo tuyệt đối theo nhiều cách. Cách đơn giản nhất là báo cáo số ngƣời nằm dƣới lằn ranh nghèo. Cũng rành rọt không kém là dùng chỉ số đếm đầu người, là tỷ lệ giữa ngƣời nằm ở dƣới lằn ranh nghèo so với tổng số dân. Một thƣớc đo khác là khoảng cách nghèo, diễn tả mức độ nghiêm trọng của nghèo khó. Mức độ nghiêm trọng của nghèo khó đề cập có bao nhiêu ngƣời rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo và họ nằm cách lằn ranh ấy bao xa. Xin nhìn lại Hình 6-4. Tƣởng tƣợng rằng nếu tần suất phân phối nằm dƣới lằn ranh nghèo “1 đô-la một ngày” mà có hình chữ nhật đều đặn hơn, có nghĩa là nếu nhƣ phân phối hơi cao hơn gần với gốc hơn và hơi thấp hơn gần với lằn ranh nghèo hơn, thì điều này có nghĩa là cái nghèo trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc dù có cùng số lƣợng ngƣời rơi xuống dƣới lằn ranh nghèo nhƣng tổng số thu nhập mà họ cần để vƣơn tới lằn ranh nghèo thì lớn hơn. Khoảng cách nghèo (PG) nắm bắt đƣợc những khác biệt này, và có thể tính toán nhƣ sau PG = [(PL – MC) / PL] x HI trong đó PL là lằn ranh nghèo, MC là tiêu thụ trung bình tính trên đầu ngƣời của tất cả cá thể ở dƣới lằn ranh nghèo, và HI là chỉ số đếm đầu ngƣời. Số hạng trong ngoặc của phƣơng trình cho thấy một cách tƣơng đối ngƣời nghèo trung bình nằm ở cách lằn ranh nghèo bao xa; chỉ số đếm đầu ngƣời HI sau đó tính chung số lƣợng này với tỷ lệ phần trăm của ngƣời nghèo trong dân số. Khoảng cách nghèo, một thƣớc đo cần bao nhiêu thu nhập để đem ngƣời nghèo đến với lằn ranh nghèo, tăng lên khi mức tiêu thụ trung bình của ngƣời nghèo càng cách xa lằn ranh nghèo và phần chia của dân số mà nằm dƣới lằn ranh nghèo càng cao. NGHÈO BAO NHIÊU? Hình 6-5 cho thấy một tập hợp các ƣớc tính nhất quán của hai nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới Shaohua Chen và Martin Ravallion về xu hƣớng ở thế giới nghèo giữa năm 1981 và 2001. Sử dụng lằn ranh nghèo “1 đô-la một ngày”, thì thấy Phần trăm dân số Tiêu thụ tính trên đầu người (ta-ka/năm) Nghèo tuyệt đối Lằn ranh nghèo “1 đô- la một ngày”
  • 20. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 20 có tin tốt lành là số ngƣời sống ở mức nghèo tuyệt đối đã giảm bớt 400 triệu ngƣời, từ 1,48 tỷ xuống còn 1,09 tỷ. Còn ngoạn mục hơn nữa là phần chia của đa số các quốc gia đang phát triển dƣới chuẩn này đã giảm từ 40% xuống còn 21% chỉ trong hai thập niên. Điều này cho thấy đã có một thành tựu lớn khó tin trong quá trình giảm bớt sự thiếu thốn của con ngƣời. Tin xấu là 1,09 tỷ ngƣời nghèo vẫn còn đang chiếm tỷ lệ cứ 5 thì có 1 ngƣời hiện đang sống trong các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Quan sát kỹ hơn những mô hình khu vực thì thấy tình hình lâm vào cảnh nghèo mang tính cục bộ và không đều. Hầu nhƣ toàn bộ sự giảm nghèo đều xảy ra ở Đông Á, và bên trong Đông Á thì phần lớn có sụt giảm là nhờ vào thành công của Trung Quốc. Phân nửa thành công của Trung Quốc – đƣa trên 200 triệu ngƣời dân Trung Quốc vƣợt lên mức “1 đô-la một ngày” – xảy ra trong chỉ ba năm, từ 1981 đến 1984. Sau đó phải mất trên 15 năm nữa mới đƣa đƣợc thêm 200 triệu ngƣời Trung Quốc lên khỏi lằn ranh nghèo. Nhiều nhà quan sát truy nguyên sự thành công đạt đƣợc từ 1981 đến 1984 nhờ cải cách kinh tế bắt đầu vào cuối thập niên 1970. Những cải cách này đã bãi bỏ hợp tác hóa nông nghiệp và khuyến khích các hộ gia đình nông dân sản xuất và đƣa ra thị trƣờng sản phẩm của họ, kéo họ thoát khỏi cảnh nghèo khó. Hình 6-5 Số người sống dưới “1 đô-la một ngày” Nguồn: Shoahua Chen và Martin Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên 1980?” World Bank Research Observer 19, số 2 (2004). Tình hình giảm nghèo xảy ra rất ngoạn mục ở khắp tất cả khu vực Đông Á, giảm nhiều nhất là ở Malaysia, Nam Triều Tiên, Đài Loan, và Thái Lan. Nhƣng xét theo nghĩa tuyệt đối, nếu tính đến số lƣợng dân số khổng lồ của Trung Quốc thì thành công của Trung Quốc thống trị cả toàn cầu. Để so sánh thì Nam Á tuy có Ấn Độ thống trị nhƣng tình hình thấy ít có cải thiện. Mức giảm chỉ có 40 triệu ngƣời chứ không phải là 420 triệu nhƣ ở Đông Á. Ở Châu Phi vùng Hạ Sahara thì xu thế đi ngƣợc lại. Trong khi dân số của khu vực này tăng thì tình trạng nghèo tuyệt đối cũng Triệu người Năm Mức nghèo của thế giới
  • 21. Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách Phát triển Kinh tế Phát triển Niên khóa 2008 – 2009 Bài đọc Chƣơng 6: Bất bình đẳng và đói nghèo D. Perkins et al. Biên dịch: Lê Việt Ánh 21 tăng theo, từ 164 triệu trong năm 1981 lên đến 313 triệu ngƣời trong năm 200117 . Những xu thế trong các khu vực khác góp phần rất ít cho toàn cảnh vì hai lý do: lƣợng dân số tƣơng đối ít và, vì chủ yếu là các quốc gia thu nhập trung bình, phần chia của dân số sống ở mức “1 đô-la một ngày” đã và đang ở mức thấp. Trong năm 1981, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có tổng dân số cả thảy là 3,7 tỷ ngƣời. Đến năm 2001 dân số ấy đã tăng thành 5,2 tỷ. Thế nhƣng số lƣợng nghèo tuyệt đối không tăng thêm 1,5 tỷ mà lại giảm! Diễn biến ở các con số tuyệt đối là một cách để đánh dấu tiến bộ trong cuộc chiến đấu chống tình trạng nghèo tuyệt đối. Nhƣng đó không phải là cách duy nhất. Chỉ số đếm đầu ngƣời cho thấy cái nghèo liên quan đến lƣợng dân số và thể hiện rõ thông tin tốt hoặc xấu về cái nghèo (Bảng 6-3). Trong năm 1981, chỉ số đếm đầu ngƣời của Trung Quốc là 64%; đến năm 2001 chỉ số đó giảm xuống chỉ còn 17%. Ở Nam Á, tình hình nghèo cũng giảm đáng kể, từ trên 50% một chút giảm xuống còn 31%. Châu Phi vùng Hạ Sahara thì có tăng chút đỉnh. Khi chỉ số đếm đầu ngƣời vẫn ở mức từ thấp cho đến khoảng giữa 40% thì dân số tăng nhanh của Châu Phi đã khiến số dân sống dƣới “1 đô-la một ngày” tăng lên gần gấp đôi. Châu Mỹ La-tinh cũng thành công có mức độ khi giảm đƣợc tỷ lệ nghèo, nằm ở phạm vi 10%. Giai đoạn chuyển tiếp ở Đông Âu và Trung Á phản ánh điều chúng ta đã biết ở Chƣơng 2. Tăng trƣởng kinh tế triệt tiêu trong thập niên 1990 và kết quả là cái nghèo tuyệt đối trong thập niên 1980 còn chƣa biết đến đã tăng nhanh đạt đến con số ƣớc tính là 6% trong năm 1999, nhƣng rồi lại sụt giảm về mức 4% trong năm 2001. Đối với thế giới nói chung thì tỷ lệ ngƣời chịu cảnh nghèo phải sống dƣới “1 đô-la một ngày” đã có chiều hƣớng giảm bớt. Có 40% thế giới đang phát triển hoặc, cộng luôn các quốc gia đã phát triển, có 33% dân số toàn thế giới rơi xuống lằn ranh nghèo dƣới “1 đô-la một ngày” trong năm 1981. Hai mƣơi năm sau, tỷ lệ này đứng ở mức 21% trong thế giới đang phát triển và 18% của tổng dân số thế giới. Thậm chí sau khi đã loại trừ thành công lịch sử của Trung Quốc thì cảnh nghèo cũng đã giảm đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể có diễn biến tƣơng tự trong hai mƣơi năm sắp tới hay không? BẢNG 6-3 Nghèo tuyệt đối tính theo vùng, 1981-2001 SỐ NGƯỜI NGHÈO CHỈ SỐ ĐẾM ĐẦU NGƯỜI KHOẢNG CÁCH NGHÈO VÙNG (triệu) (phần trăm) (phần trăm) 1981 1990 2001 1981 1990 2001 1981 1990 2001 Đông Á 796 472 271 58 30 15 21 8 3 (Một mình Trung Quốc) (634) (375) (212) (64) (33) (17) (23) (9) (3) Nam Á 475 462 431 52 41 31 16 11 6 Châu Phi Hạ Sahara 164 227 313 42 45 46 17 19 21 Châu Mỹ La-tinh và Carribê 36 49 50 10 11 10 3 4 3 Trung Đông và Bắc Phi 9 6 7 5 2 2 1 <1 <1 Đông Âu và Trung Á 3 2 17 <1 <1 4 <1 <1 <1 Tổng cộng 1482 1219 1089 40 28 21 14 8 6 (Tổng cộng không tính Trung Quốc) (848) (844) (877) (32) (26) (23) thiếu số liệu thiếu số liệu thiếu số liệu Ghi chú: Nghèo tuyệt đối là nói đến lằn ranh nghèo 1,08 đô-la một ngày (PPP 1993). Tổng nói đến những quốc gia thu nhập thấp và trung bình mà thôi. Nguồn: Shoahua Chen và Martin Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên 1980?” World Bank Research Observer 19, số 2 (2004). Trƣớc khi cố trả lời câu hỏi này, ta cũng nên xem xét mức độ trầm trọng của cái nghèo khi đo bằng khoảng cách nghèo (Bảng 6-3). Trong năm 1981, cái nghèo 17 Chen và Ravallion, “Ngƣời nghèo nhất của thế giới ra sao kể từ đầu thập niên 1980?” chỉ ra rằng những ƣớc tính càng lâu chừng nào thì họ ít tin tƣởng vào kết quả chừng ấy vì thiếu số liệu của những cuộc khảo sát từ đầu thập niên 1980. Điều này đặc biệt trong trƣờng hợp của Châu Phi. Xu hƣớng tiến về phía nghèo tuyệt đối ở Châu Phi vùng Hạ Sahara thì không còn nghi ngờ gì nhƣng cƣờng độ của nó có thể chƣa chính xác.