SlideShare a Scribd company logo
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
ĐỀ TÀI: “GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
MÔI TRƯỜNG KINH TẾMỸ VÀ RÚT RA Ý
NGHĨA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG”
MÃ TÀI LIỆU: 81191
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K 1
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
2
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức
độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lựchết mình
để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh thâm nhập vào thị
trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được
mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương
mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện
đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa.
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa Kỳ
thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn duy
trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với các
loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷ USD
chiếm  22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thị trường khổng
lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập.
Trong điều kiện mới hiện naymôi trường kinh doanh trong đó có môi trường
kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng như đẩy
mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước, các doanh
nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đãchọn vấn đề
nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và rút ra ý nghĩa
đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
3
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ
1.Khái quát chung:
Tên nước: Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (The United State of America)
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía
Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Canada và phía Nam giáp với
Meehico.
Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga vàCanada)
km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu trong đó diện tích đất liền là 9.158.960 km2 và
diện tích mặt nước là 470.131 km2.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ châu
Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%.
Dân số Hoa Kỳ: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006) người trong đó
độ tuổi 0 – 14 chiếm 21%; có 66,4% dân số trong độ tuổi 15 – 64 và có 12,6% dân
số ở độ tuổi trên 65. Tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ là 77,4 tuổi trong
đó nam trung bình là 75,5 tuổi và nữ là 80,2 tuổi. Đây là một quốc gia đa sắc tộc
với người da trắng chiếm 77,1%; người da đen chiếm 12,9%; người châu Á chiếm
4,2% còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Có khoảng 30% dân sốHoa Kỳ hiện
nay là người nhập cư và trung bình hàng năm có khoảng một triệu người nhập cư
vào Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ
năm 1789). Hiện nay Hoa Kỳ có 50 bang, 1 quận (Washington DC – District of
Columbia) và 13 lãnh thổ quốc đảo phụ thuộc khác.
Thủ đô của Hoa Kỳ là WashingtonDC với diện tích 176 km2 và khoàng 600
nghìn dân. Các thành phố chính: New York, Los Angeles, Chicago, San Prancisco,
Philadelphia và Boston.
Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush.
Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng
mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới.
GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2007. Sự tăng trưởng
này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh,đầu
tư nhà đất và chi phí của chính phủ. Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởng trong
4 quý năm 2007. Năm 2007 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 13,36 ngàn tỷ USD,
GDP tính theo đầu người là 43.800 USD.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
4
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2006, nhưng tăng trong suốt năm
2007. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2007. Trừ tính
không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,4% năm 2007
từ 1,9% năm 2005. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 19% năm 2006, đặc biệtở giá
năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,8% năm 2007. Lạm phát (được đo bởi
chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ tăng ở mức 3,5% thời gian tới. Tuy nhiên năm
2006, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.
Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu người
trong năm 2007, lớn nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,4% vào
tháng 12 năm 2007 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003). Tỷ lệ thất
nghiệp năm 2007 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ
XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2007. Dịch vụ
đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động.Lao động
gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2007 tỷ lệ thất
nghiệp ước tính giảm xuống 4,3%.
Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2007 Xuất
khẩu tăng 5 % nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương mại nhưng
nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa và dịch vụ đạt
mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2007. Sự gia tăng nhanh nhập khẩu thực tế trải
rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng dầu và hàng hóa tiêu
dùng.
Năm 2007 xuất khẩu ước tính đạt 972,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu
là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công nghiệp
(chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu dùng. Thị
trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Nhập
khẩu ước tính là 1.737 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là nông sản, dầu
thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng.
Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức.
Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có
những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trường
chứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sản
lượng hàng hóa, thu nhập và việc làm. Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùng ngắn
hạn, Chương trình hành động năm 2005, 2007 được thiết lập nhằm nâng sự tăng
trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế. Chương trình này giảm
thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản. Thuế thấp kích thích những cá nhân và
doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn. Dự trữ và đầu tư nhiều tạo ra
tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao mức sống.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
5
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào khắc
phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng. Từ đầu
năm 2005 đến giữa năm 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệ lãi suất
tài chính Liên bang 15 lần, từ 7,5% xuống 1%. Tỷ lệ này được giữ đến tháng 6 –
2007, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại. Trong năm 2007, kinh tế tăng
trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầu kích thích tiền
tệ. Tháng 5 – 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãi suất lên 3,2%.
Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng
trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được
giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiếnsẽ tăng
với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008. Tỷ lệ thất
nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2005 và dưới 5,1% năm 2006.
Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm
2009, 2010.
2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế:
2.1. Môi trường kinh tế có tính mở cao
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại vì vậy
các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng đều phù hợp với
những nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khối lượng lớn
các mặt hàng có hàm lượng lao động cao: dệt may, giày dép…trong đó có nhiều
mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Hoa Kỳ hầu như không sản xuất. Một thực
tế là sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã liên tục đóng gópcho sự phát triển
toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường. Thông qua chính sách mở cửa
của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng HoaKỳ có thể tiếp cận
với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưuđãi nhất. Trong hầu
hết các chính sách phát triển kinh tế, Hoa Kỳ luôn chủ trương đặt hệ thống thương
mại đa phương vào trung tâm của các quan hệ thương mại quốc tế của mình, luôn
có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao độ thông qua các cuộc đàm phán từ
song phương cho tới khu vực để đạt tới một chiến lược tự do hóa thương mại mang
lại nhiều lợi ích quốc gia nhất.
Tính mở của thị trường còn được thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như những
yêu cầu trong tiêu dùng của người Hoa Kỳ không quá khắt khe, nhu cầu tiêu dùng
nhiều nhưng họ không quá kỹ tính như những người tiêu dùng châuÂu hay
Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng
có sự phân hóa nhất định vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau thì
cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa dạng phong phú
hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
6
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào.
Theo một khảo sát mới đây thì bình quân một năm, một người phụ nữ Hoa Kỳ mua
khoảng 54 bộ quần áo và 6 đôi giày, và người tiêu dùng chủ yếu hiện nay là phụ
nữ sau đó đến giới trẻ. Thị trường đồ gỗ cũng hấp dẫn không kém khi kim ngạch
nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và đồ nội thất là trên 40 tỷ USD/ năm, nhu cầu
tiêu dùng đối với mặt hàng này hàng năm không ngừng tăng lên. Vớimặt hàng
thủy sản thì trung bình một người Hoa Kỳ tiêu dùng khoảng 16,3 pound/ người/
năm, tức là họ đã tiêu thụ khoảng 8 % tổng sản lượng thủy sản thế giới… Có thể
thấy, những mặt hàng mà thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch nhập khẩu lớn và có
nhu cầu cao đều là những hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có khả năng cung ứng tốt,
điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh
doanh tại thị trường này.
2.2. Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm
Là thị trường rộng, sức mua lớn, nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là thị
trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông
thường, hàng hóa được các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập về phải có khối lượng lớn,
phải đảm bảo đúng quy chuẩn, đúng thời hạn và đặc biệt là không được phương
hại đến lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các công ty nhập khẩu. Hàng hóa
trước khi đưa vào phân phối đến tay người tiêu dùng đều phải được kiểm nghiệm
chặt chẽ, chỉ khi đã đáp ứng được các chuẩn mực nhất định mới được phép đưa
vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu
hàng hóa vào thị trường nội địa, Hoa Kỳ cũng đưa ra những quy định chung về
cách tính trị giá hải quan, về nội dung hình thức của một hóa đơn thương mại đặc
biệt vấn đề xuất xứ sản phẩm rất được coi trọng. Mức thuế nhập khẩu được áp dụng
khác nhau cho các hàng hóa đến từ các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng
còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo quốc gia do đó việc xác định
được xuất xứ hàng hóa là hết sức quan trọng.
2.3. Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định
Do đặc tính là thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nên việc cung ứng
các loại hàng hóa tới người tiêu dùng cũng phải có quy mô tương ứng. Thực tế đã
cho thấy hệ thống phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao và có
một tổ chức hoàn chỉnh. Tại Hoa Kỳ hiện nay có nhiều loại công ty lớn, vừa và
nhỏ sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau. Các công ty lớn thường có
hệ thống phân phối riêng và tự mình thực hiện các khâu từ nghiên cứu, sản xuất,
tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Còn đối với các công ty vừavà nhỏ thì vận
động xung quanh hệ thống thị trường và được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Các
công ty vừa và nhỏ của Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu hàng hóa về và bán tại thị
trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho các cửa hàng bán lẻ,
bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp…Khi nói tới các kênh phân
phối trên thị trường Hoa Kỳ không thể không nhắc tới vai trò
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
7
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
của hệ thống bán lẻ. Hiện nay Hoa Kỳ có trên 1 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếm
khoảng 11,7% tổng số việc làm tại Hoa Kỳ, riêng trong ngành may mặc đã có hàng
trăm cửa hàng bán lẻ quần áo với doanh thu khoảng 93 tỷ USD/ năm. Với mặt hàng
thủy sản, việc cung ứng cũng rất tiện lợi với hệ thống các nhà hàng, hệ thống cung
cấp cho các cơ sở ăn uống công cộng như trường học, hộ gia đinh; hệ thống bán
lẻ là các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cửa hàng…
2.4. Cường độ cạnh tranh cao
Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ hàng năm là lớn nhất thế giới,
đây là cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu. Do đó trên thị trường này luôn
có mặt của rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đóchính là
nguyên nhân cơ bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu với nhau,
giữa nhà xuất khẩu với nhà sản xuất nội địa, và trong những chiến lược cạnh
tranh đó, giá cả và chất lượng là hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai trò quan trọng cần
được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm. Trong hai yếu tố đó,giá cả đôi khi có
sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sản phẩm bởi người tiêu dùng Hoa Kỳ thường
không muốn trả tiền theo giá niêm yết, hàng hóa bán tại trị trường Hoa Kỳ phải
kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất lượng của những dịch vụ này có
ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của họ. Nắm được đặc điểm này
mà các doanh nghiệp thường tập trung cao vào phục vụ tốt các dịch vụ sau bán
hàng cũng như tìm cách để hạ thấp giá thành sản phẩmđến mức tối thiểu có thể.
Các nhà kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt và
cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn.
2.5. Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao
Mặc dù là thị trường có tính mở khá cao nhưng trên thực tế các chính sách thương
mại của quốc gia này vẫn mang xu hướng bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong
nước tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này được thể hiện ở một số lượng
lớn các Hiệp hội, các tổ chức của các nhà kinh doanh giữ vai trò hướng dẫn, phối
hợp hoạt động và bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong nước trước sự thâm nhập
mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này vừa tạo ra những thách thức
và những cơ hội mà nếu doanh nghiệp nước ngoài khai thác được thì sẽ có được
một sự đảm bảo vững chắc cho xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ là: thông
qua thiết lập mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng với các tổ chức Hiệp hội ngành hàng
của Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ có thể dễ dàng tìm cho mình những đối
tác làm ăn là các doanh nghiệp nội địa phù hợp nhất từ đó thiết lập quan hệ thương
mại, cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đây là cách tiếp cận thị trường
hiệu quả cao và đảm bảo được sự tin cậy.
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vốn phức tạp nên để có thể hiểu được những vấn
đề liên quan đến pháp luật cũng như có một sự đảm bảo pháp lý vững chắc cho
hoạt động kinh doanh của mình, nhà xuất khẩu thường lựa chọn cho mình
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
8
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
những cố vấn luật pháp riêng. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rất đề cao vai trò của
các dịch vụ tư vấn đặc biệt là dịch vụ tư vấn luật, họ rất sợ trong hợp đồng của
mình có bất cứ điều gì không rõ ràng hay không đúng với quy định của pháp luật,
và họ cũng muốn các đối tác làm ăn của mình nắm vững cơ sở pháp lý cho các điều
khoản hợp đồng. Các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nước ngoài luôn cần phải có sự
hỗ trợ của các loại hình dịch vụ này cho quá trình hoạt động của mình trong quan
hệ làm ăn với thương nhân Hoa Kỳ, tuy nhiên cũng cần phải tínhtoán cụ thể vì
giá của những dịch vụ này tại Hoa Kỳ là tương đối cao. Với người Hoa Kỳ, “thời
gian là tiền bạc”, họ cũng coi thời gian là một loại hàng hóa nhưtất cả các loại
hàng hóa khác, người Hoa Kỳ tiết kiệm thời gian như tiết kiệmtiền bạc đặc biệt
là những người làm dịch vụ tư vấn, luật sư…thường tính phí hoặc tiền công dựa
trên số giờ làm việc với khách hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài khi
cần phải sử dụng các dịch vụ này phải hết sức lưu ý: chuẩn bị đầy đủ và chu đáo
mọi câu hỏi cần giải đáp cũng như nội dung cần tư vấn để đi thẳng vào vấn đề, tiết
kiệm tối đa thời gian sử dụng các dịch vụ này. Cũng chính vì tiết kiệm thời gian
mà các nhà kinh doanh Hoa Kỳ không cónhiều thời gian cho những câu chuyện
rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc phải chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Do đó,
các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải đảm bảo được sự ngắn gọn
súc tích thu hút được sự chú ý của đối tác, nội dung phải rõ ràng và trả lời thẳng
vào vấn đề mà đối tác quan tâm. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng sẽ làm mất
cơ hội kinh doanh.
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Trong chiến lược đẩy Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam,
khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mang lại những kết quả tốt đẹp
trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơhội hơn tại thị
trường Hoa Kỳ, tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi phải có sự
cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủvà từ phía các doanh
nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trí nào, và đứng ở đâu tại thị
trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướng phát triển trong những giai
đoạn tới.
1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây phát triển
theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đang phải
chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan. Mới đây, Chính phủ HoaKỳ đã
ban hành cơ chế giám sát hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, một hình
thức của sự gia tăng rào cản thương mại và bảo vệ hàng hóa nội địa. Mặc dù vậy,
theo dự báo của các nhà kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng thương
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
9
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
mại như hiện nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đạt 11
tỷ USD tăng 35% so với năm 2006, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dự kiến: dệt may
đạt 4 tỷ USD tăng 30%; thuỷ sản đạt 650 triệu USD tăng 8%; giày dép đạt 1,2 tỷ
USD tăng 40%; đồ gỗ đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; rau quả (chủ yếu là hạt điều) đạt
240 triệu USD tăng 20%; cà phê đạt 320 triệu USD tăng 28%; dầu khí đạt 900
triệu USD (không tăng) và máy thiết bị đạt 950 triệu USD.
Trước hết là đối với hàng dệt may, hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ áp dụng với
Việt Nam đã được xóa bỏ từ ngày 11/1/2007 nhưng thay vào đó Hoa Kỳ lại thực
hiện cơ chế giám sát chặt chẽ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam và sẽ thực hiệnđiều
tra về chống bán phá giá (dự kiến vào tháng 7/2007) theo đó hàng dệt may nước ta
có thể sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Mục đích cuối cùng của cơ chế
này là tạo ra một thị trường không ổn định làm cho các nhà sản xuất không an tâm
đầu tư tăng khả năng cung ứng, còn các nhà nhập khẩu không tin tưởng để đặt hàng
tại Việt Nam. Các mặt hàng có khả năng bị giám sát là quần dài, áo sơ mi, đồ bơi,
đồ lót và áo thun – đây là những mặt hàng đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, Nhà nước mà trực tiếp là Bộ
Thương mại chủ trương việc đầu tiên then chốt cần phải làm ngay để tăng cường
xuất khẩu vào Hoa Kỳ là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và sức cạnh tranh
doanh nghiệp. Bộ đã chỉ thị cho các doanh nghiệp trong nghành dệt may phải tích
cực cải tiến quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm phải đạt từ bậc trung trở lên
mới được phép đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Bộ Thương mại nhận định thị trường
Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp
nhất định để có thể dễ dàng trong quản lý chất lượng và tạo sức ép giảm giá, vì vậy
các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện liên kết với nhau về mặt sản xuất thậm
chí sát nhập để có thể trở thành đối tác sản xuất chiến lược lâu dài ổn định của các
nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Bên cạnh chủ trương mở rộng sản xuất, Bộ cũng khuyến
khích các doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản xuất linh hoạt để đáp ứng yêu cầu
của các hãng bán lẻ đặt nhiều đơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế tiếp nhau.
Để đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá hàng dệt may vào Hoa Kỳ, liên Bộ
Thương mại – Công nghiệp đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-
BTM-BCN để giám sát xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Theo thông tư
này liên Bộ sẽ tăng cườngcử các đoàn kiểm tra thực tế việc nhập khẩu, sản xuất
và xuất khẩu của một số doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của thông
tư, đặc biệt là các pháp nhân sở hữu những lô hàng có giá thấp phải báo cáo chi
tiết sản xuất và cấu thành giá trị sản phẩm.
Đối với nhóm hang thuỷ sản, Nhà nước đã tính đến việc thành lập các công ty
con ở Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia vào hệ thống phân phối ở Hoa
Kỳ với mục đích vừa ổn định thị trường vừa ổn định mức giá xuất khẩu khi mà
mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn còn phải chịu mức thuế chốngbán
phá giá ít nhất trong 5 năm tới.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
10
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
Mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ chưa đạt 1 tỷ USD trong khi
xuất khẩu sang EU đã đạt 2 tỷ USD. Bộ Thương mại đã đưa chỉ tiêu làm sao
phải đạt quy mô xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới là 2 – 3 tỷ USD/ năm,
đây là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể khi chúng ta có nội lực cùng với việc đây
là mặt hàng được sản xuất tại thị trường Hoa Kỳ rất ít (chỉ khoảng 1/3 mức tiêu
dùng) và mức bảo hộ không cao nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh
tranh và phát huy tối đa những lợi thế sẵn có. Hơn nữa các nhà nhập khẩu giày dép
Hoa Kỳ hiện nay đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam,
đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng
trung bình khá trở lên, nguyên nhân là do nước ta có mộtđội ngũ lao động khéo
tay tỉ mỉ có khả năng gia công được các chi tiết phức tạp. Mặt khác thâm hụt
thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong những năm gần đây lớn, thị phần
giày dép Trung Quốc tại Hoa Kỳ quá lớn khiến cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo
ngại và họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tìm thêm những
nguồn cung ứng hàng mới từ các quốc gia khác và Việt Nam luôn được quan tâm
hơn nhờ sự ổn định về môi trường chính trị tạo ra tâm lý tin cậy cho các nhà nhập
khẩu.
Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, nhập khẩu đồ gia dụng của quốc gia này
năm 2006 đạt trên 10,87 tỷ USD. Hiện nay Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập
khẩu từ thị trường châu Á, đặc biệt các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao sự phát
triển của các ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam có
lợi thế hơn các nước khác trong khu vực về sự đa dạng trong sử dụngcác loại
chủng loại gỗ nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và người tiêu dùng
Hoa Kỳ cũng rất ưu thích các sản phẩm này. Với hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ, khó
khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là làm sao thuyết phục được người tiêu dùng
Hoa Kỳ chuyển từ mua hàng của Trung Quốc sang mua hàng của Việt Nam, để
làm được điều đó đòi hỏi các mặt hàng của chúng ta phải có tính mới, độc đáo và
rẻ hơn so với hàng Trung Quốc. Nhận thấy điều đó, Nhà nước đã chủ trương
khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tớinên thâm nhập thị
trường Hoa Kỳ theo hướng sáng tạo những mặt hàng tinh xảo có mẫu mã độc đáo
trên cơ sở thị hiếu người tiêu dùng, số lượng của từng chủng loại mặt hàng không
cần quá lớn chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các hãng bán lẻ.
2.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ
Với vai trò của người dẫn đường, những chương trình xúc tiến thương mại
của Chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ cần thể hiện được định hướng cho hoạt động
của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh
cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thương mại, những thông tin về
thị trường Hoa Kỳ:
Thứ nhất, Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật thương mại điện
tử. Phát triển thương mại điện tử và hệ thống công nghệ thông tin là đòi hỏi tất
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
11
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
yếu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Trong chương trình phát triển công nghệ
thông tin, vấn đề xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng quốc tế, mạng nộibộ cũng
như nâng cao chất lượng các webside của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn.
Thực tế là Chính phủ đã có những trang thông tin điện tử cho các chuyên ngành
khác nhau, nhưng chất lượng của chúng cần được xem xét lại khi mà thông tin
trong nhiều trang web không được cập nhập thường xuyên nhất là thông tin về các
văn bản mới về xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩu chung chung… Vai
trò kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước của các trang thông tin điện tử chưa
phát huy được tác dụng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với bộ phận chuyên môn về phát
triển thương mại điện tử của Chính phủ là làm sao để công nghệ thông tin trở thành
công cụ hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát các doanh nghiệp cũng như hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp đây là cơ sở để mở rộng
thị trường gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tại thị
trường Hoa Kỳ thông qua các hội chợ triển lãm, thiết lập các kênh phân phối
hiệu quả tại Hoa Kỳ. Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thông tin
mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể,
giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt động hội chợ
sắp diễn ra. Việc liên hệ đặt chỗ tại hội chợ mà nhất là những hội chợ có uy tín tại
Hoa Kỳ rất khó, đôi khi tự doanh nghiệp không thể liên hệ được, khi đó các cơ
quan chức năng có thể giúp doanh nghiệp đặt chỗ trước, tìm nhữnggian hàng
phù hợp, tránh đặt chỗ quá muôn vì như thế doanh nghiệp sẽ bị bố tríở những
khu vực không thuận lợi ít được chú ý, khó cho việc quảng bá các mặt hàng của
doanh nghiệp. Các gian hàng trưng bày cần được sắp xếp tập trung vào một khu
vực tránh sự dàn trải sẽ không gây được chú ý của người tham quan. Nguồn kinh
phí Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nên được dành một phần
để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ và một trong những cách quảng
bá hiệu quả là đăng tin, quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí chuyên
ngành gắn với hoạt động của hội chợ. Ngoài ra, để tham gia có hiệu quả, các cơ
quan chức năng tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đặc biệtlà những doanh
nghiệp lần đầu tham gia hội chợ về cách thức lựa chọn hàngmẫu tham dự, cách
thiết kế gian hàng sao cho phù hợp nhất, việc sử dụng catalogue, quà tặng hay các
tài liệu liên quan…
Thứ ba, củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Hoa Kỳ, đại
diện của các hiệp hội ngành hàng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã
được thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung
cấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năng
liên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới đây,
cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thực hiện
điều tiết các mối quan hệ. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
12
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cơ quan thương vụ cần liên hệ thường xuyên với chính
quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để hiểu hơn về
những quy định đối với từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó truyền đạt lại cho doanh
nghiệp trong nước nắm rõ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy
định và quy trình xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Với các cơ quan Nhà nước cấp
cao, cơ quan thương vụ có trách nhiệm báo cáo những phân tích thị trường cũng
như những thay đổi về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ vì vậy thông tin báo cáo
phải đảm bảo tính khách quan xác thực làm cơ sở cho việc ra quyết định. Với các
cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thì cơ quan thương vụ Việt Nam là người truyền
đạt những chủ trương chính sách, quan điểm cũng như đường lối về hoạt động
thương mại cũng như mọi lĩnh vực khác của Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh hoạt
động của cơ quan thương vụ cũng cần mở rộng thêm các cơ quan đại diện chức
năng cho từng ngành hàng xuất khẩu, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa giúp cho cơ
quan thương vụ nắm bắt được thị trường và đưara những dự báo kịp thời cho các
quyết định quan trọng.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Giá cả và chất lượng là hai nhân tố cạnh tranh cơ bản và quan trọng đối với
bất kỳ mặt hàng nào xuất hiện tại thị trường Hoa Kỳ do đó để nâng cao năng lực
cạnh tranh cho doanh nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất đó là làm sao hạ thấp giá
thành sản phẩm và đưa chất lượng sản phẩm lên cao hơn. Với cả hai vấn đề này,
Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những điều kiện sản xuất khác: chuyên môn hóa
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; đầu tư
xây dựng hệ thống đường giao thông từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến, từ nơi
sản xuất đến nơi giao hàng… Một trở ngại lớn trong vận tải hàng hóa giữa hai
nước là khoảng cách địa lý, trong thời gian tới, Chính phủViệt Nam có thể đàm
phán với Chính phủ Hoa Kỳ về việc thiết lập tuyến đường bay thẳng giữa hai quốc
gia. Ngoài ra Nhà nước cũng cần xem xét giải pháp xây dựng hệ thống kho bãi bảo
quản hàng hoá chờ vận tải để xuất khẩu, điều này đặc biệt cần thiết đối với các mặt
hàng nông thuỷ hải sản vì nếu phải chờ đợi phương tiện trong một thời gian quá
lâu sẽ làm sản phẩm bị hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu của thị
trường và khách hàng. Để thực hiện giải pháp này, Nhà nước có thể quy hoạch đầu
tư xây dựng một số kho hàng miễn phí tại những địa bàn sản lượng thu hoạch
nhiều mà chưa thể xuất khẩu được ngay, với những mặt hàng rau quả, thuỷ hải sản
thì những kho hàng này đóng vai trò là nơi cất trữ bảo quản sản phẩm chờ xuất
khẩu. Để tránh việc bị kiện phá giá hay bấtcứ trở ngại nào liên quan đến hỗ trợ
xuất khẩu từ phía thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu Nhà nước có thể cho
doanh nghiệp sử dụng miễn phí những kho hàng này, nhưng sau một thời gian
nhất định Nhà nước nên cho thuê với mứcgiá ưu đãi.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
13
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
Khi đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp,
Nhà nước cần phải xác định được những vấn đề cốt lõi cơ bản, những nguyên nhân
chủ yếu làm cho giá cả một số hàng hoá của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ lại
cao hơn so với những sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác (chủ yếu là hàng
công nghiệp chế biến) đó là: Giá nguyên liệu đầu vào cao do các mức thuế chưa
hợp lý
Thời gian giao hàng (chậm hơn các nước khác từ 5 -10 ngày)
Cước phí vận tải (cao hơn 10%) mà nguyên nhân là do cước phí nội địa
cao(cước 1 tấn gạo từ đồng bằng Sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn là 4USD trong
khi cước 1 tấn ngũ cốc từ bờ Tây Hoa Kỳ sang bờ đông châu Á chỉ có 10USD
Cảng phí cao do sự độc quyền của một số hãng lớn
Giá thuê đất cao cùng với thủ tục thuê đất phức tạp làm tăng chi phí cố
định
Mức lãi suất vay vốn bình quân cao kèm theo thủ tục vay rườm rà khiến
cho nhiều doanh nghiệp không có hoặc không muốn vay vốn mở rộng sản
xuất…
Khi đã tìm được nguồn gốc của vấn đề, Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh những
chính sách khắc phục những trở ngại trên từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ
thấp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.
4.Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp
Có nhiều cách khác nhau để một doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường một
quốc gia, tuy nhiên không phải cách thức nào cũng mang lại hiệu quả như mong
đợi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với thị trường Hoa Kỳ, doanh
nghiệp Việt Nam cần thực hiện theo phương châm chậm và chắc, việc tiếp cận
phải tiến hành từng bước đảm bảo sự chắc chắn. Trước khi vào thị trường Hoa Kỳ,
doanh nghiệp phải có sẵn cho mình một chiến lược hoặc kế hoạch, doanh nghiệp
phải giải đáp được các câu hỏi: doanh nghiệp bán sản phẩm nào tại Hoa Kỳ và
khả năng sản xuất hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện
tại và tương lai của thị trường này hay không? Trong kế hoạch phát triển thị trường
của mình, doanh nghiệp phải tính tới các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động. Thông thường có hai cách để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ là bán hàng trực
tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông quađại lý. Việc lựa chọn cách thức nào
là tuỳ thuộc vào tiềm lực cũng như kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong
điều kiện mới hiện nay, bên cạnh hai cách thức thâm nhập truyền thống, có thể
tiếp cận thị trường theo cách thứcthành lập công ty con tại thị trường Hoa Kỳ
để trực tiếp nhập khẩu và tham gia
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
14
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
vào hệ thống phân phối của thị trường này. Thông qua việc thành lập công ty con,
doanh nghiệp Việt Nam vừa kiểm soát ổn định thị trường vừa có thể bìnhổn giá
cả sản phẩm xuất khẩu của mình, điều này đặc biệt có ý nghĩa với doanh nghiệp tại
thị trường đầy cạnh tranh như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách thức này
doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trên cơ sở đánh giá đúng tiềm lực tài chính của mình,
trong trường hợp không đủ khả năng đặt cọc cho việc thành lập, doanh nghiệp nên
kêu gọi đầu tư hỗ trợ từ phía Chính phủ hoặc tìm kiếm các doanh nghiệp có điều
kiện tương đồng và cùng định hướng chiến lược để tiến hành góp vốn thành lập
mô hình công ty con cổ phần tại thị trường Hoa Kỳ.
Khi đã lựa chọn được cách thức thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần tiến
hành tìm kiếm thông tin thị trường (nếu doanh nghiệp quyết định bán hàng trực
tiếp) hoặc tìm hiểu đối tác của mình (nếu bán hàng qua đại lý), điều nàygiúp
doanh nghiệp biết được mình đang hợp tác với ai và họ như thế nào, và chiến lược
phát triển cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ như thế
nào cho phù hợp. Sau khi lựa chọn hình thức thâm nhập phù hợp, doanh nghiệp
cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng là tư vấn pháp luật
và bảo hiểm doanh nghiệp. Với mọi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Hoa
Kỳ, sử dụng các dịch vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn pháp luật là điều cần thiết bởi
hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ là quá phức tạp. Cùng với sử dụng dịch vụ tư vấn,
các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần mua bảo hiểm bởi “biện pháp thiết thực và
khôn ngoan nhất mà doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành trước khi bước vào thị
trường Hoa Kỳ là mua bảo hiểm cho những thiệt hại về trách nhiệm sản phẩm, làm
ăn ở thị trường Hoa Kỳ mà không mua bảo hiểm giống như sự tự vẫn”.
5. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý nguồn hàng phù hợp với thị trường
Thực tế hiện nay là trình độ công nghệ sản xuất của nước ta quá cũ và lạc hậu,
những máy móc đang sử dụng hiện nay đều là những sản phẩm đã cũ của các quốc
gia phát triển khác được nước ta nhập khẩu về, nhiều thiết bị đã hếtthời gian
khấu hao từ lâu nhưng vẫn được sử dụng. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều chất
lượng của sản phẩm xuất khẩu. Hàng rào phi thuế quan với những quy định
nghiêm ngặt đối với chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đang được nâng
cao hơn, vì thế để vượt qua những trở ngại này đòi hỏi chất lượng sản phẩm củaViệt
Nam nhất là các mặt hàng thực phẩm phải được nâng lên. Doanh nghiệp nên trích
một phần nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp để tiến hành đổi mới
công nghệ, tăng cường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu hiệu quả tức là tăng cường
nhập khẩu những trang thiết bị hiện đại.
Công nghệ sản xuất bao gồm cả công nghệ máy móc, công nghệ sinh học…
Với các sản phẩm công nghiệp để tăng sản lượng và chất lượng cần đổi mới dây
chuyền công nghệ, còn đối với mặt hàng nông sản thì nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ lại là yếu tố then chốt. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
15
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
sản phẩm nông sản phải đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học ngay từ khâu
nguyên liệu đầu vào, thực hiện hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, tìm ra các phương
pháp mới trong việc bảo quản rau quả, các sản phẩm sau thu hoạch để đáp ứng nhu
cầu thị trường Hoa Kỳ với những chủng loại sản phẩm này.
Vấn đề quản lý các mặt hàng sang thị trường Hoa Kỳ cũng cần được doanh
nghiệp quan tâm. Thông qua việc phân tích thông tin phản hồi từ phía khách hàng,
doanh nghiệp sẽ biết được nhu cầu thị trường hiện nay đối với từng loạisản phẩm
là như thế nào để lên kế hoạch điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu của doanh nghiệp
mình: tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm được ưa chuộng, còn đối với sản
phẩm có sức tiêu thụ kém doanh nghiệp cần điều tra tại sao doanh số sản phẩm
thấp và người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm đó vì nguyên nhân nào, và quyết
định của doanh nghiệp hoặc là loại bỏ sản phẩm đóra khỏi danh sách hàng xuất
khẩu hoặc tìm cách thay đổi sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng.
6.Xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh
Đối với vấn đề thương hiệu, theo khuyến cáo của ông Tony Vũ – Giám đốc
công ty Trade Sia Coproration (chuyên nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ) thì doanh
nghiệp không cần quảng cáo nhiều khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bởi nếu chú ý
quá nhiều vào quảng cáo mà không biết cách phân phối thì cũng không mang lại
kết quả gì. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ quảng cáo như thế nào
cho phù hợp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Quảng cáo để tạo dấu ấn nhưng quan trọng
là thương hiệu của sản phẩm ở vị trí nào trong suy nghĩ của người tiêu dung.
Thương hiệu của một sản phẩm, của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều yếu
tố vì vậy để có thể tạo dựng được một thương hiệu tốt doanh nghiệp không thể
nóng vội mà phải tiến hành từng bước, từ khâu nghiên cứuthiết kế mẫu mã sản
phẩm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về mẫu mã, baobì và chất lượng, đặc
biệt là luôn thể hiện được tính mới của sản phẩm. Để tạo dựng được thương hiệu
tốt, cái cốt lõi là doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị vô hình của thương hiệu đó,
điều này liên quan nhiều đến việc cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm ra
sao, đặc tính nổi bật của sản phẩm là gì, chất văn hoá trong sản phẩm như thế nào,
yếu tố truyền thống trong sản phẩm được thể hiện như thế nào, các dịch vụ liên
quan đến sản phẩm có tốt không… doanh nghiệpcần phân tích được những yếu tố
đó để làm cơ sở xây dựng một thương hiệu uy tín tại thị trường Hoa Kỳ.
Đối với việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường Hoa Kỳ,
doanh nghiệp nên tập trung vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất
lượng. Khai thác lợi thế nguồn lao động rẻ là cách thức truyền thống, nhưng vấn
đề đặt ra là làm sao vừa có lao động rẻ lại vừa có tay nghề. Doanh nghiệp phải
có được những chính sách nhân sự phù hợp để “giữ chân” những lao động có tay
nghề đang làm việc cho mình đồng thời tìm kiếm đào tạo thêm những lao động
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
16
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
mới có trình độ nhất định từ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Hạn chế hiện
tượng lao động dời bỏ công ty để tìm công việc khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm luôn đi kèm với nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp,
cần xây dựng một chiến lược phát triển qua các giai đoạn khác nhau đi kèm với
những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn cũng như cách thức nào để đạt được mục
tiêu đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lộ trình phát triển của mình một
cách chủ động trên nền tảng những định hướng chính sách của Nhà nước.
7.Liên kết sản xuất trong nước và quốc tế
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất thấp, chưa có khả
năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Để có thể thực hiện được
mục tiêu đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường chiến lược ổn định lâu dài của xuất khẩu
Việt Nam, các doanh nghiệp cần hình thành đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp có
tầm cỡ quốc tế đan xen hoạt động với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc bản thân
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự mình hình thành những chuỗi liên kết để
tăng tiềm lực tài chính cũng như tăng quy mô sản xuất,có thể đảm nhận được các
đơn hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong nước
sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa giữa các
doanh nghiệp với nhau, mặt khác doanh nghiệp tạo ra được sự hỗ trợ về vốn, công
nghệ… từ phía các doanh nghiệp khác góp phần nâng cao vị thế của cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế nhưng vẫn phát huy được lợi thế riêng
của từng doanh nghiệp.
Bên cạnh thực hiện liên kết sản xuất nội địa, doanh nghiệp nên mở rộng quan
hệ hợp tác thực hiện liên kết hợp tác với không chỉ các đối tác đến từ các quốc gia
khác mà với cả các đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳcó tính
cạnh tranh cao độ và trong giai đoạn hiện nay, thương mại toàn cầu phát triển mạnh
mẽ và sức ép cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ càng
trở lên gay gắt. Luôn đặt nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh lên hàng đầu
nhưng sản phẩm của Việt Nam không thể cạnh tranh nếu dựa hoàn toàn vào lợi thế
giá cả, càng không nên cạnh tranh theo thế đối đầu bằng bất kỳ giá nào. Trong
chiến lược phát triển của doanh nghiệp luôn phải linh hoạt sáng tạo, với những mặt
hàng chúng ta đủ sức đối đầu thì mới lựa chọn cạnh tranh trực diện, còn những
mặt hàng ở thế yếu hơn, chúng ta nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở
bình đẳng, chia sẻ một phần lợi ích hiện tại với họ, thực hiện hợp tác với các hãng
phân phối nhằm học hỏi, tranh thủ chuyển giao công nghệ để tập trung vào các
công đoạn có năng lực cạnh tranh cao. Doanh nghiệpcó thể hợp tác với nhà cung
cấp nguyên liệu của Hoa Kỳ để sử dụng nguyên liệu của chính nước họ và phù hợp
với nhu cầu thị trường, phối hợp với các nhà bán buôn cũng như hệ thống bán lẻ.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
17
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
KẾT LUẬN
Cơ hội và thách thức cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường
Hoa Kỳ còn rất nhiều: Mục tiêu đưa Hoa Kỳ trở thành thành thị trường chiến
lược trong cơ cấu thị trường của mình. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp
cũng như các cơ quan nhà nước còn rất nhiều việc phải làm. Về phía Nhà nước,
trước hết phải thay đổi cơ cấu mặt hàng, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào những
mặt hàng này và thay thế bằng những ngành công nghiệp chế biến có giá trị gia
tăng lớn như các ngành công nghiệp nặng, ngành có hàm lượng KHCN cao,…Song
song cới phát triển cơ cấu mặt hàng là việc giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, sản
phẩm sơ chế, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến mang lại giá trịcao hơn. Nhà nước
hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh về giá với các sản phẩm Trung
Quốc một cách gián tiếp thông qua đầu tư xây dựng các dịch vụ hạ tầng phục vụ
sản xuất và xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại cho hàng hoá Việt nam tại
thị trường Hoa Kỳ,…Về phía doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện chiến lược xuất
của mình trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành và của toàn nền kinh tế.
Một giải pháp đối với doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn mới đó là cac doanh
nghiệp cần coi trọng việc liên kết hoạt động khác tạo thành những đơn vị sản xuất
có quy mô lơn hơn và khả năng tài chính ổn định. Việc liên kết sản xuất nội địa
không những giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cạnh tranh nội địa mà còn mở ra
nhiều cơ hội kinh doanh khi doanh nghiệp có thể đáp ứng được những đơn đặt
hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cũng nên xem xét vấn đề liên kết quốc tế
tức là thiếp lập quan hệt với các đối tác nước ngoài thâm chị ngay cả các đối thủ
cạnh tranh, các doanh nghiệp Hoa Kỳ, liên kết chặt chẽ với hệ thống bán lẻ để dễ
dàng thâm nhập thị trường này và hạn chế thấp nhất cạnh tranh đối đầu,.. nếu có
sự phối hợp thống nhất giữa doanh nghiệp và Nhà nước, xuất khẩu của Việt
nam sang thị trường HoaKỳ trong những năm tới sẽ đạt được nhiều thành công
mới.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
18
Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ
1.Khái quát chung về môi trường kinh tế
2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế
2.1.Môi trường kinh tế có tính mở cao
2.2. Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm
2.3. Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định
2.4.Cường độ cạnh tranh cao
2.5.Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯƠNG MỸ
1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Mỹ
2.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
4.Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp
5. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý nguồn hàng phù hợp với thị trường
6.Xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh
7.Liên kết sản xuất trong nước và quốc tế
KẾT LUẬN

More Related Content

What's hot

đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọnLoren Bime
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
tuyetnguyen178
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
PinkHandmade
 
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂMTiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402
Thắng Nguyễn
 
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
phamhieu56
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
Henry Thang
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milkNhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milk
ynhong797826
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
 
quyền chọn
quyền chọnquyền chọn
quyền chọn
 
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh ĐôPhân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂMTiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402Ma trận space np thang_k15402
Ma trận space np thang_k15402
 
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
Chiến lược marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ tỉnh Khá...
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
 
Nhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milkNhóm 9 _ TH True milk
Nhóm 9 _ TH True milk
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 

Similar to Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Thâm Nhập Thị Trường

Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
vuhaithanh123
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
OnTimeVitThu
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
Phan Minh Trí
 
Sự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vữngSự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững
Son Pham
 
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Tiến Lê Văn
 
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamKinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
ThanhNamDo
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
https://www.facebook.com/garmentspace
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
Thắng Nguyễn
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Bùi Quang Xuân
 
Bao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdBao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdtilameo
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
ThaoNguyenXanh_MT
 
Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11
Phan Thủy
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet nam
Linh Le
 
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptxLịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
PhcLmchannel
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
MinhCng74
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngHán Nhung
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
Hoang Van Long, PhD
 

Similar to Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Thâm Nhập Thị Trường (20)

Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế Slide tăng trưởng kinh tế
Slide tăng trưởng kinh tế
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 
Sự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vữngSự phát triển bền vững
Sự phát triển bền vững
 
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
Bao cao thu tuong 2012 chu truong 2013
 
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt NamKinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Kinh tế chính trị - nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARYJOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
JOINT VENTURE, TURKEY OPERATION, FDI, WHOLLY – OWNED SUBSIDIARY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Bao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntdBao cao cua thu tuong ntd
Bao cao cua thu tuong ntd
 
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 11 CẢ NĂM - CÁNH DIỀU THEO CÔNG VĂN 5512 NĂM HỌC 20...
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11Lskt nhóm 11
Lskt nhóm 11
 
Phan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet namPhan tich swot kinh te viet nam
Phan tich swot kinh te viet nam
 
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptxLịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
Lịch sử Đảng_nhóm 4.Đại học Sư Phạm_apptx
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
QT185.doc
QT185.docQT185.doc
QT185.doc
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 
Báo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướngBáo cáo giải trình của thủ tướng
Báo cáo giải trình của thủ tướng
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
luanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
luanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
luanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các Doanh Nghiệp Việt Nam Khi Thâm Nhập Thị Trường

  • 1. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” ĐỀ TÀI: “GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾMỸ VÀ RÚT RA Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG” MÃ TÀI LIỆU: 81191 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K 1
  • 3. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 2 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lựchết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa. Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa Kỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷ USD chiếm  22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thị trường khổng lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập. Trong điều kiện mới hiện naymôi trường kinh doanh trong đó có môi trường kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng như đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đãchọn vấn đề nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường” Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn.
  • 4. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 3 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ 1.Khái quát chung: Tên nước: Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (The United State of America) Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Canada và phía Nam giáp với Meehico. Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga vàCanada) km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu trong đó diện tích đất liền là 9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2. Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ châu Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%. Dân số Hoa Kỳ: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006) người trong đó độ tuổi 0 – 14 chiếm 21%; có 66,4% dân số trong độ tuổi 15 – 64 và có 12,6% dân số ở độ tuổi trên 65. Tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ là 77,4 tuổi trong đó nam trung bình là 75,5 tuổi và nữ là 80,2 tuổi. Đây là một quốc gia đa sắc tộc với người da trắng chiếm 77,1%; người da đen chiếm 12,9%; người châu Á chiếm 4,2% còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Có khoảng 30% dân sốHoa Kỳ hiện nay là người nhập cư và trung bình hàng năm có khoảng một triệu người nhập cư vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện (từ năm 1789). Hiện nay Hoa Kỳ có 50 bang, 1 quận (Washington DC – District of Columbia) và 13 lãnh thổ quốc đảo phụ thuộc khác. Thủ đô của Hoa Kỳ là WashingtonDC với diện tích 176 km2 và khoàng 600 nghìn dân. Các thành phố chính: New York, Los Angeles, Chicago, San Prancisco, Philadelphia và Boston. Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD) Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush. Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2007. Sự tăng trưởng này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh,đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ. Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởng trong 4 quý năm 2007. Năm 2007 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 13,36 ngàn tỷ USD, GDP tính theo đầu người là 43.800 USD.
  • 5. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 4 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2006, nhưng tăng trong suốt năm 2007. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2007. Trừ tính không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,4% năm 2007 từ 1,9% năm 2005. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 19% năm 2006, đặc biệtở giá năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,8% năm 2007. Lạm phát (được đo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ tăng ở mức 3,5% thời gian tới. Tuy nhiên năm 2006, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%. Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu người trong năm 2007, lớn nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,4% vào tháng 12 năm 2007 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003). Tỷ lệ thất nghiệp năm 2007 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2007. Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động.Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 4,3%. Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2007 Xuất khẩu tăng 5 % nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương mại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa và dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2007. Sự gia tăng nhanh nhập khẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng dầu và hàng hóa tiêu dùng. Năm 2007 xuất khẩu ước tính đạt 972,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Nhập khẩu ước tính là 1.737 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng, hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức. Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trường chứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sản lượng hàng hóa, thu nhập và việc làm. Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn, Chương trình hành động năm 2005, 2007 được thiết lập nhằm nâng sự tăng trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế. Chương trình này giảm thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản. Thuế thấp kích thích những cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn. Dự trữ và đầu tư nhiều tạo ra tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao mức sống.
  • 6. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 5 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng. Từ đầu năm 2005 đến giữa năm 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệ lãi suất tài chính Liên bang 15 lần, từ 7,5% xuống 1%. Tỷ lệ này được giữ đến tháng 6 – 2007, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại. Trong năm 2007, kinh tế tăng trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầu kích thích tiền tệ. Tháng 5 – 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãi suất lên 3,2%. Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiếnsẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008. Tỷ lệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2005 và dưới 5,1% năm 2006. Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010. 2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế: 2.1. Môi trường kinh tế có tính mở cao Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại vì vậy các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng đều phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khối lượng lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao: dệt may, giày dép…trong đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Hoa Kỳ hầu như không sản xuất. Một thực tế là sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã liên tục đóng gópcho sự phát triển toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường. Thông qua chính sách mở cửa của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng HoaKỳ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưuđãi nhất. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, Hoa Kỳ luôn chủ trương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm của các quan hệ thương mại quốc tế của mình, luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao độ thông qua các cuộc đàm phán từ song phương cho tới khu vực để đạt tới một chiến lược tự do hóa thương mại mang lại nhiều lợi ích quốc gia nhất. Tính mở của thị trường còn được thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như những yêu cầu trong tiêu dùng của người Hoa Kỳ không quá khắt khe, nhu cầu tiêu dùng nhiều nhưng họ không quá kỹ tính như những người tiêu dùng châuÂu hay Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã hội cũng có sự phân hóa nhất định vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp khác nhau thì cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa dạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên
  • 7. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 6 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào. Theo một khảo sát mới đây thì bình quân một năm, một người phụ nữ Hoa Kỳ mua khoảng 54 bộ quần áo và 6 đôi giày, và người tiêu dùng chủ yếu hiện nay là phụ nữ sau đó đến giới trẻ. Thị trường đồ gỗ cũng hấp dẫn không kém khi kim ngạch nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và đồ nội thất là trên 40 tỷ USD/ năm, nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này hàng năm không ngừng tăng lên. Vớimặt hàng thủy sản thì trung bình một người Hoa Kỳ tiêu dùng khoảng 16,3 pound/ người/ năm, tức là họ đã tiêu thụ khoảng 8 % tổng sản lượng thủy sản thế giới… Có thể thấy, những mặt hàng mà thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch nhập khẩu lớn và có nhu cầu cao đều là những hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có khả năng cung ứng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường này. 2.2. Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm Là thị trường rộng, sức mua lớn, nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là thị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu. Thông thường, hàng hóa được các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập về phải có khối lượng lớn, phải đảm bảo đúng quy chuẩn, đúng thời hạn và đặc biệt là không được phương hại đến lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các công ty nhập khẩu. Hàng hóa trước khi đưa vào phân phối đến tay người tiêu dùng đều phải được kiểm nghiệm chặt chẽ, chỉ khi đã đáp ứng được các chuẩn mực nhất định mới được phép đưa vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nội địa, Hoa Kỳ cũng đưa ra những quy định chung về cách tính trị giá hải quan, về nội dung hình thức của một hóa đơn thương mại đặc biệt vấn đề xuất xứ sản phẩm rất được coi trọng. Mức thuế nhập khẩu được áp dụng khác nhau cho các hàng hóa đến từ các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo quốc gia do đó việc xác định được xuất xứ hàng hóa là hết sức quan trọng. 2.3. Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định Do đặc tính là thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nên việc cung ứng các loại hàng hóa tới người tiêu dùng cũng phải có quy mô tương ứng. Thực tế đã cho thấy hệ thống phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao và có một tổ chức hoàn chỉnh. Tại Hoa Kỳ hiện nay có nhiều loại công ty lớn, vừa và nhỏ sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau. Các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự mình thực hiện các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Còn đối với các công ty vừavà nhỏ thì vận động xung quanh hệ thống thị trường và được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ của Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu hàng hóa về và bán tại thị trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho các cửa hàng bán lẻ, bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp…Khi nói tới các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ không thể không nhắc tới vai trò
  • 8. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 7 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K của hệ thống bán lẻ. Hiện nay Hoa Kỳ có trên 1 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếm khoảng 11,7% tổng số việc làm tại Hoa Kỳ, riêng trong ngành may mặc đã có hàng trăm cửa hàng bán lẻ quần áo với doanh thu khoảng 93 tỷ USD/ năm. Với mặt hàng thủy sản, việc cung ứng cũng rất tiện lợi với hệ thống các nhà hàng, hệ thống cung cấp cho các cơ sở ăn uống công cộng như trường học, hộ gia đinh; hệ thống bán lẻ là các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cửa hàng… 2.4. Cường độ cạnh tranh cao Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ hàng năm là lớn nhất thế giới, đây là cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu. Do đó trên thị trường này luôn có mặt của rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đóchính là nguyên nhân cơ bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu với nhau, giữa nhà xuất khẩu với nhà sản xuất nội địa, và trong những chiến lược cạnh tranh đó, giá cả và chất lượng là hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai trò quan trọng cần được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm. Trong hai yếu tố đó,giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sản phẩm bởi người tiêu dùng Hoa Kỳ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết, hàng hóa bán tại trị trường Hoa Kỳ phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất lượng của những dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của họ. Nắm được đặc điểm này mà các doanh nghiệp thường tập trung cao vào phục vụ tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng như tìm cách để hạ thấp giá thành sản phẩmđến mức tối thiểu có thể. Các nhà kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt và cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn. 2.5. Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao Mặc dù là thị trường có tính mở khá cao nhưng trên thực tế các chính sách thương mại của quốc gia này vẫn mang xu hướng bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này được thể hiện ở một số lượng lớn các Hiệp hội, các tổ chức của các nhà kinh doanh giữ vai trò hướng dẫn, phối hợp hoạt động và bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong nước trước sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này vừa tạo ra những thách thức và những cơ hội mà nếu doanh nghiệp nước ngoài khai thác được thì sẽ có được một sự đảm bảo vững chắc cho xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ là: thông qua thiết lập mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng với các tổ chức Hiệp hội ngành hàng của Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ có thể dễ dàng tìm cho mình những đối tác làm ăn là các doanh nghiệp nội địa phù hợp nhất từ đó thiết lập quan hệ thương mại, cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, đây là cách tiếp cận thị trường hiệu quả cao và đảm bảo được sự tin cậy. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vốn phức tạp nên để có thể hiểu được những vấn đề liên quan đến pháp luật cũng như có một sự đảm bảo pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh của mình, nhà xuất khẩu thường lựa chọn cho mình
  • 9. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 8 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K những cố vấn luật pháp riêng. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rất đề cao vai trò của các dịch vụ tư vấn đặc biệt là dịch vụ tư vấn luật, họ rất sợ trong hợp đồng của mình có bất cứ điều gì không rõ ràng hay không đúng với quy định của pháp luật, và họ cũng muốn các đối tác làm ăn của mình nắm vững cơ sở pháp lý cho các điều khoản hợp đồng. Các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nước ngoài luôn cần phải có sự hỗ trợ của các loại hình dịch vụ này cho quá trình hoạt động của mình trong quan hệ làm ăn với thương nhân Hoa Kỳ, tuy nhiên cũng cần phải tínhtoán cụ thể vì giá của những dịch vụ này tại Hoa Kỳ là tương đối cao. Với người Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”, họ cũng coi thời gian là một loại hàng hóa nhưtất cả các loại hàng hóa khác, người Hoa Kỳ tiết kiệm thời gian như tiết kiệmtiền bạc đặc biệt là những người làm dịch vụ tư vấn, luật sư…thường tính phí hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc với khách hàng. Vì vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài khi cần phải sử dụng các dịch vụ này phải hết sức lưu ý: chuẩn bị đầy đủ và chu đáo mọi câu hỏi cần giải đáp cũng như nội dung cần tư vấn để đi thẳng vào vấn đề, tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng các dịch vụ này. Cũng chính vì tiết kiệm thời gian mà các nhà kinh doanh Hoa Kỳ không cónhiều thời gian cho những câu chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc phải chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Do đó, các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải đảm bảo được sự ngắn gọn súc tích thu hút được sự chú ý của đối tác, nội dung phải rõ ràng và trả lời thẳng vào vấn đề mà đối tác quan tâm. Sự chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng sẽ làm mất cơ hội kinh doanh. CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Trong chiến lược đẩy Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mang lại những kết quả tốt đẹp trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơhội hơn tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt ra đòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủvà từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trí nào, và đứng ở đâu tại thị trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướng phát triển trong những giai đoạn tới. 1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây phát triển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đang phải chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan. Mới đây, Chính phủ HoaKỳ đã ban hành cơ chế giám sát hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ, một hình thức của sự gia tăng rào cản thương mại và bảo vệ hàng hóa nội địa. Mặc dù vậy, theo dự báo của các nhà kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng thương
  • 10. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 9 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K mại như hiện nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đạt 11 tỷ USD tăng 35% so với năm 2006, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dự kiến: dệt may đạt 4 tỷ USD tăng 30%; thuỷ sản đạt 650 triệu USD tăng 8%; giày dép đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; đồ gỗ đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; rau quả (chủ yếu là hạt điều) đạt 240 triệu USD tăng 20%; cà phê đạt 320 triệu USD tăng 28%; dầu khí đạt 900 triệu USD (không tăng) và máy thiết bị đạt 950 triệu USD. Trước hết là đối với hàng dệt may, hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ áp dụng với Việt Nam đã được xóa bỏ từ ngày 11/1/2007 nhưng thay vào đó Hoa Kỳ lại thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam và sẽ thực hiệnđiều tra về chống bán phá giá (dự kiến vào tháng 7/2007) theo đó hàng dệt may nước ta có thể sẽ bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá. Mục đích cuối cùng của cơ chế này là tạo ra một thị trường không ổn định làm cho các nhà sản xuất không an tâm đầu tư tăng khả năng cung ứng, còn các nhà nhập khẩu không tin tưởng để đặt hàng tại Việt Nam. Các mặt hàng có khả năng bị giám sát là quần dài, áo sơ mi, đồ bơi, đồ lót và áo thun – đây là những mặt hàng đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Trước tình hình đó, Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Thương mại chủ trương việc đầu tiên then chốt cần phải làm ngay để tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ là nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và sức cạnh tranh doanh nghiệp. Bộ đã chỉ thị cho các doanh nghiệp trong nghành dệt may phải tích cực cải tiến quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm phải đạt từ bậc trung trở lên mới được phép đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Bộ Thương mại nhận định thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định để có thể dễ dàng trong quản lý chất lượng và tạo sức ép giảm giá, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện liên kết với nhau về mặt sản xuất thậm chí sát nhập để có thể trở thành đối tác sản xuất chiến lược lâu dài ổn định của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Bên cạnh chủ trương mở rộng sản xuất, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản xuất linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của các hãng bán lẻ đặt nhiều đơn hàng nhỏ với thời gian giao hàng kế tiếp nhau. Để đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá hàng dệt may vào Hoa Kỳ, liên Bộ Thương mại – Công nghiệp đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT- BTM-BCN để giám sát xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Theo thông tư này liên Bộ sẽ tăng cườngcử các đoàn kiểm tra thực tế việc nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu của một số doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định của thông tư, đặc biệt là các pháp nhân sở hữu những lô hàng có giá thấp phải báo cáo chi tiết sản xuất và cấu thành giá trị sản phẩm. Đối với nhóm hang thuỷ sản, Nhà nước đã tính đến việc thành lập các công ty con ở Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia vào hệ thống phân phối ở Hoa Kỳ với mục đích vừa ổn định thị trường vừa ổn định mức giá xuất khẩu khi mà mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vẫn còn phải chịu mức thuế chốngbán phá giá ít nhất trong 5 năm tới.
  • 11. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 10 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K Mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ chưa đạt 1 tỷ USD trong khi xuất khẩu sang EU đã đạt 2 tỷ USD. Bộ Thương mại đã đưa chỉ tiêu làm sao phải đạt quy mô xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới là 2 – 3 tỷ USD/ năm, đây là điều mà chúng ta hoàn toàn có thể khi chúng ta có nội lực cùng với việc đây là mặt hàng được sản xuất tại thị trường Hoa Kỳ rất ít (chỉ khoảng 1/3 mức tiêu dùng) và mức bảo hộ không cao nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh và phát huy tối đa những lợi thế sẵn có. Hơn nữa các nhà nhập khẩu giày dép Hoa Kỳ hiện nay đã có những kế hoạch mở rộng thị trường nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nhiều chi tiết sản xuất phức tạp, chất lượng trung bình khá trở lên, nguyên nhân là do nước ta có mộtđội ngũ lao động khéo tay tỉ mỉ có khả năng gia công được các chi tiết phức tạp. Mặt khác thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc trong những năm gần đây lớn, thị phần giày dép Trung Quốc tại Hoa Kỳ quá lớn khiến cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại và họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách tìm thêm những nguồn cung ứng hàng mới từ các quốc gia khác và Việt Nam luôn được quan tâm hơn nhờ sự ổn định về môi trường chính trị tạo ra tâm lý tin cậy cho các nhà nhập khẩu. Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, nhập khẩu đồ gia dụng của quốc gia này năm 2006 đạt trên 10,87 tỷ USD. Hiện nay Hoa Kỳ đang có xu hướng tăng nhập khẩu từ thị trường châu Á, đặc biệt các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao sự phát triển của các ngành sản xuất sản phẩm gỗ của Việt Nam, họ cho rằng Việt Nam có lợi thế hơn các nước khác trong khu vực về sự đa dạng trong sử dụngcác loại chủng loại gỗ nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu và người tiêu dùng Hoa Kỳ cũng rất ưu thích các sản phẩm này. Với hàng thủ công Hoa Kỳ nghệ, khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là làm sao thuyết phục được người tiêu dùng Hoa Kỳ chuyển từ mua hàng của Trung Quốc sang mua hàng của Việt Nam, để làm được điều đó đòi hỏi các mặt hàng của chúng ta phải có tính mới, độc đáo và rẻ hơn so với hàng Trung Quốc. Nhận thấy điều đó, Nhà nước đã chủ trương khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tớinên thâm nhập thị trường Hoa Kỳ theo hướng sáng tạo những mặt hàng tinh xảo có mẫu mã độc đáo trên cơ sở thị hiếu người tiêu dùng, số lượng của từng chủng loại mặt hàng không cần quá lớn chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các hãng bán lẻ. 2.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ Với vai trò của người dẫn đường, những chương trình xúc tiến thương mại của Chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ cần thể hiện được định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động thương mại, những thông tin về thị trường Hoa Kỳ: Thứ nhất, Chính phủ nhanh chóng hoàn thiện dự thảo Luật thương mại điện tử. Phát triển thương mại điện tử và hệ thống công nghệ thông tin là đòi hỏi tất
  • 12. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 11 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K yếu trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Trong chương trình phát triển công nghệ thông tin, vấn đề xây dựng và kiện toàn hệ thống mạng quốc tế, mạng nộibộ cũng như nâng cao chất lượng các webside của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn. Thực tế là Chính phủ đã có những trang thông tin điện tử cho các chuyên ngành khác nhau, nhưng chất lượng của chúng cần được xem xét lại khi mà thông tin trong nhiều trang web không được cập nhập thường xuyên nhất là thông tin về các văn bản mới về xuất khẩu, thông tin về thị trường xuất khẩu chung chung… Vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước của các trang thông tin điện tử chưa phát huy được tác dụng. Vì thế vấn đề đặt ra đối với bộ phận chuyên môn về phát triển thương mại điện tử của Chính phủ là làm sao để công nghệ thông tin trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà lãnh đạo kiểm soát các doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, còn với doanh nghiệp đây là cơ sở để mở rộng thị trường gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ thông qua các hội chợ triển lãm, thiết lập các kênh phân phối hiệu quả tại Hoa Kỳ. Các Bộ chủ quản của doanh nghiệp cung cấp những thông tin mới nhất về các hội trợ có uy tín tại Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định liên quan đến hoạt động hội chợ sắp diễn ra. Việc liên hệ đặt chỗ tại hội chợ mà nhất là những hội chợ có uy tín tại Hoa Kỳ rất khó, đôi khi tự doanh nghiệp không thể liên hệ được, khi đó các cơ quan chức năng có thể giúp doanh nghiệp đặt chỗ trước, tìm nhữnggian hàng phù hợp, tránh đặt chỗ quá muôn vì như thế doanh nghiệp sẽ bị bố tríở những khu vực không thuận lợi ít được chú ý, khó cho việc quảng bá các mặt hàng của doanh nghiệp. Các gian hàng trưng bày cần được sắp xếp tập trung vào một khu vực tránh sự dàn trải sẽ không gây được chú ý của người tham quan. Nguồn kinh phí Nhà nước cho hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại nên được dành một phần để quảng bá về sự có mặt của Việt Nam tại hội chợ và một trong những cách quảng bá hiệu quả là đăng tin, quảng cáo trên danh bạ hội chợ hoặc các tạp chí chuyên ngành gắn với hoạt động của hội chợ. Ngoài ra, để tham gia có hiệu quả, các cơ quan chức năng tham gia tư vấn cho doanh nghiệp đặc biệtlà những doanh nghiệp lần đầu tham gia hội chợ về cách thức lựa chọn hàngmẫu tham dự, cách thiết kế gian hàng sao cho phù hợp nhất, việc sử dụng catalogue, quà tặng hay các tài liệu liên quan… Thứ ba, củng cố và phát huy vai trò của cơ quan thương vụ tại Hoa Kỳ, đại diện của các hiệp hội ngành hàng. Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã được thành lập một thời gian nhưng hoạt động của cơ quan này chủ yếu là cung cấp các thông tin đơn thuần về thị trường cho doanh nghiệp trong khi chức năng liên kết thị trường chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, trong thời gian tới đây, cơ quan thương vụ cần phát huy vai trò cầu nối giữa các chủ thể kinh tế, thực hiện điều tiết các mối quan hệ. Với tư cách là đại diện các doanh nghiệp Việt
  • 13. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 12 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cơ quan thương vụ cần liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ để hiểu hơn về những quy định đối với từng mặt hàng nhập khẩu, từ đó truyền đạt lại cho doanh nghiệp trong nước nắm rõ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định và quy trình xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ. Với các cơ quan Nhà nước cấp cao, cơ quan thương vụ có trách nhiệm báo cáo những phân tích thị trường cũng như những thay đổi về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ vì vậy thông tin báo cáo phải đảm bảo tính khách quan xác thực làm cơ sở cho việc ra quyết định. Với các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thì cơ quan thương vụ Việt Nam là người truyền đạt những chủ trương chính sách, quan điểm cũng như đường lối về hoạt động thương mại cũng như mọi lĩnh vực khác của Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh hoạt động của cơ quan thương vụ cũng cần mở rộng thêm các cơ quan đại diện chức năng cho từng ngành hàng xuất khẩu, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa giúp cho cơ quan thương vụ nắm bắt được thị trường và đưara những dự báo kịp thời cho các quyết định quan trọng. 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Giá cả và chất lượng là hai nhân tố cạnh tranh cơ bản và quan trọng đối với bất kỳ mặt hàng nào xuất hiện tại thị trường Hoa Kỳ do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất đó là làm sao hạ thấp giá thành sản phẩm và đưa chất lượng sản phẩm lên cao hơn. Với cả hai vấn đề này, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những điều kiện sản xuất khác: chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng xuất khẩu tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến, từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng… Một trở ngại lớn trong vận tải hàng hóa giữa hai nước là khoảng cách địa lý, trong thời gian tới, Chính phủViệt Nam có thể đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ về việc thiết lập tuyến đường bay thẳng giữa hai quốc gia. Ngoài ra Nhà nước cũng cần xem xét giải pháp xây dựng hệ thống kho bãi bảo quản hàng hoá chờ vận tải để xuất khẩu, điều này đặc biệt cần thiết đối với các mặt hàng nông thuỷ hải sản vì nếu phải chờ đợi phương tiện trong một thời gian quá lâu sẽ làm sản phẩm bị hỏng hoặc chất lượng không đảm bảo theo yêu cầu của thị trường và khách hàng. Để thực hiện giải pháp này, Nhà nước có thể quy hoạch đầu tư xây dựng một số kho hàng miễn phí tại những địa bàn sản lượng thu hoạch nhiều mà chưa thể xuất khẩu được ngay, với những mặt hàng rau quả, thuỷ hải sản thì những kho hàng này đóng vai trò là nơi cất trữ bảo quản sản phẩm chờ xuất khẩu. Để tránh việc bị kiện phá giá hay bấtcứ trở ngại nào liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu từ phía thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu Nhà nước có thể cho doanh nghiệp sử dụng miễn phí những kho hàng này, nhưng sau một thời gian nhất định Nhà nước nên cho thuê với mứcgiá ưu đãi.
  • 14. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 13 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K Khi đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, Nhà nước cần phải xác định được những vấn đề cốt lõi cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cả một số hàng hoá của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ lại cao hơn so với những sản phẩm cùng loại từ các quốc gia khác (chủ yếu là hàng công nghiệp chế biến) đó là: Giá nguyên liệu đầu vào cao do các mức thuế chưa hợp lý Thời gian giao hàng (chậm hơn các nước khác từ 5 -10 ngày) Cước phí vận tải (cao hơn 10%) mà nguyên nhân là do cước phí nội địa cao(cước 1 tấn gạo từ đồng bằng Sông Cửu Long đến cảng Sài Gòn là 4USD trong khi cước 1 tấn ngũ cốc từ bờ Tây Hoa Kỳ sang bờ đông châu Á chỉ có 10USD Cảng phí cao do sự độc quyền của một số hãng lớn Giá thuê đất cao cùng với thủ tục thuê đất phức tạp làm tăng chi phí cố định Mức lãi suất vay vốn bình quân cao kèm theo thủ tục vay rườm rà khiến cho nhiều doanh nghiệp không có hoặc không muốn vay vốn mở rộng sản xuất… Khi đã tìm được nguồn gốc của vấn đề, Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh những chính sách khắc phục những trở ngại trên từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. 4.Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp Có nhiều cách khác nhau để một doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường một quốc gia, tuy nhiên không phải cách thức nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện theo phương châm chậm và chắc, việc tiếp cận phải tiến hành từng bước đảm bảo sự chắc chắn. Trước khi vào thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải có sẵn cho mình một chiến lược hoặc kế hoạch, doanh nghiệp phải giải đáp được các câu hỏi: doanh nghiệp bán sản phẩm nào tại Hoa Kỳ và khả năng sản xuất hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện tại và tương lai của thị trường này hay không? Trong kế hoạch phát triển thị trường của mình, doanh nghiệp phải tính tới các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Thông thường có hai cách để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ là bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông quađại lý. Việc lựa chọn cách thức nào là tuỳ thuộc vào tiềm lực cũng như kế hoạch phát triển của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong điều kiện mới hiện nay, bên cạnh hai cách thức thâm nhập truyền thống, có thể tiếp cận thị trường theo cách thứcthành lập công ty con tại thị trường Hoa Kỳ để trực tiếp nhập khẩu và tham gia
  • 15. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 14 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K vào hệ thống phân phối của thị trường này. Thông qua việc thành lập công ty con, doanh nghiệp Việt Nam vừa kiểm soát ổn định thị trường vừa có thể bìnhổn giá cả sản phẩm xuất khẩu của mình, điều này đặc biệt có ý nghĩa với doanh nghiệp tại thị trường đầy cạnh tranh như Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách thức này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trên cơ sở đánh giá đúng tiềm lực tài chính của mình, trong trường hợp không đủ khả năng đặt cọc cho việc thành lập, doanh nghiệp nên kêu gọi đầu tư hỗ trợ từ phía Chính phủ hoặc tìm kiếm các doanh nghiệp có điều kiện tương đồng và cùng định hướng chiến lược để tiến hành góp vốn thành lập mô hình công ty con cổ phần tại thị trường Hoa Kỳ. Khi đã lựa chọn được cách thức thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần tiến hành tìm kiếm thông tin thị trường (nếu doanh nghiệp quyết định bán hàng trực tiếp) hoặc tìm hiểu đối tác của mình (nếu bán hàng qua đại lý), điều nàygiúp doanh nghiệp biết được mình đang hợp tác với ai và họ như thế nào, và chiến lược phát triển cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường Hoa Kỳ như thế nào cho phù hợp. Sau khi lựa chọn hình thức thâm nhập phù hợp, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác trong đó quan trọng là tư vấn pháp luật và bảo hiểm doanh nghiệp. Với mọi doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ, sử dụng các dịch vụ tư vấn đặc biệt là tư vấn pháp luật là điều cần thiết bởi hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ là quá phức tạp. Cùng với sử dụng dịch vụ tư vấn, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần mua bảo hiểm bởi “biện pháp thiết thực và khôn ngoan nhất mà doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành trước khi bước vào thị trường Hoa Kỳ là mua bảo hiểm cho những thiệt hại về trách nhiệm sản phẩm, làm ăn ở thị trường Hoa Kỳ mà không mua bảo hiểm giống như sự tự vẫn”. 5. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý nguồn hàng phù hợp với thị trường Thực tế hiện nay là trình độ công nghệ sản xuất của nước ta quá cũ và lạc hậu, những máy móc đang sử dụng hiện nay đều là những sản phẩm đã cũ của các quốc gia phát triển khác được nước ta nhập khẩu về, nhiều thiết bị đã hếtthời gian khấu hao từ lâu nhưng vẫn được sử dụng. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều chất lượng của sản phẩm xuất khẩu. Hàng rào phi thuế quan với những quy định nghiêm ngặt đối với chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ đang được nâng cao hơn, vì thế để vượt qua những trở ngại này đòi hỏi chất lượng sản phẩm củaViệt Nam nhất là các mặt hàng thực phẩm phải được nâng lên. Doanh nghiệp nên trích một phần nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp để tiến hành đổi mới công nghệ, tăng cường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu hiệu quả tức là tăng cường nhập khẩu những trang thiết bị hiện đại. Công nghệ sản xuất bao gồm cả công nghệ máy móc, công nghệ sinh học… Với các sản phẩm công nghiệp để tăng sản lượng và chất lượng cần đổi mới dây chuyền công nghệ, còn đối với mặt hàng nông sản thì nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lại là yếu tố then chốt. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
  • 16. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 15 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K sản phẩm nông sản phải đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học ngay từ khâu nguyên liệu đầu vào, thực hiện hiện đại hoá kỹ thuật phơi sấy, tìm ra các phương pháp mới trong việc bảo quản rau quả, các sản phẩm sau thu hoạch để đáp ứng nhu cầu thị trường Hoa Kỳ với những chủng loại sản phẩm này. Vấn đề quản lý các mặt hàng sang thị trường Hoa Kỳ cũng cần được doanh nghiệp quan tâm. Thông qua việc phân tích thông tin phản hồi từ phía khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nhu cầu thị trường hiện nay đối với từng loạisản phẩm là như thế nào để lên kế hoạch điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu của doanh nghiệp mình: tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm được ưa chuộng, còn đối với sản phẩm có sức tiêu thụ kém doanh nghiệp cần điều tra tại sao doanh số sản phẩm thấp và người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm đó vì nguyên nhân nào, và quyết định của doanh nghiệp hoặc là loại bỏ sản phẩm đóra khỏi danh sách hàng xuất khẩu hoặc tìm cách thay đổi sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng. 6.Xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh Đối với vấn đề thương hiệu, theo khuyến cáo của ông Tony Vũ – Giám đốc công ty Trade Sia Coproration (chuyên nghiên cứu về thị trường Hoa Kỳ) thì doanh nghiệp không cần quảng cáo nhiều khi tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bởi nếu chú ý quá nhiều vào quảng cáo mà không biết cách phân phối thì cũng không mang lại kết quả gì. Chính vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc mức độ quảng cáo như thế nào cho phù hợp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Quảng cáo để tạo dấu ấn nhưng quan trọng là thương hiệu của sản phẩm ở vị trí nào trong suy nghĩ của người tiêu dung. Thương hiệu của một sản phẩm, của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều yếu tố vì vậy để có thể tạo dựng được một thương hiệu tốt doanh nghiệp không thể nóng vội mà phải tiến hành từng bước, từ khâu nghiên cứuthiết kế mẫu mã sản phẩm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về mẫu mã, baobì và chất lượng, đặc biệt là luôn thể hiện được tính mới của sản phẩm. Để tạo dựng được thương hiệu tốt, cái cốt lõi là doanh nghiệp phải tạo ra được giá trị vô hình của thương hiệu đó, điều này liên quan nhiều đến việc cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm ra sao, đặc tính nổi bật của sản phẩm là gì, chất văn hoá trong sản phẩm như thế nào, yếu tố truyền thống trong sản phẩm được thể hiện như thế nào, các dịch vụ liên quan đến sản phẩm có tốt không… doanh nghiệpcần phân tích được những yếu tố đó để làm cơ sở xây dựng một thương hiệu uy tín tại thị trường Hoa Kỳ. Đối với việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trên thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp nên tập trung vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Khai thác lợi thế nguồn lao động rẻ là cách thức truyền thống, nhưng vấn đề đặt ra là làm sao vừa có lao động rẻ lại vừa có tay nghề. Doanh nghiệp phải có được những chính sách nhân sự phù hợp để “giữ chân” những lao động có tay nghề đang làm việc cho mình đồng thời tìm kiếm đào tạo thêm những lao động
  • 17. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 16 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K mới có trình độ nhất định từ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Hạn chế hiện tượng lao động dời bỏ công ty để tìm công việc khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn đi kèm với nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp, cần xây dựng một chiến lược phát triển qua các giai đoạn khác nhau đi kèm với những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn cũng như cách thức nào để đạt được mục tiêu đó. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có lộ trình phát triển của mình một cách chủ động trên nền tảng những định hướng chính sách của Nhà nước. 7.Liên kết sản xuất trong nước và quốc tế Trong thời gian qua, các doanh nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đều là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất thấp, chưa có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Để có thể thực hiện được mục tiêu đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường chiến lược ổn định lâu dài của xuất khẩu Việt Nam, các doanh nghiệp cần hình thành đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp có tầm cỡ quốc tế đan xen hoạt động với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự mình hình thành những chuỗi liên kết để tăng tiềm lực tài chính cũng như tăng quy mô sản xuất,có thể đảm nhận được các đơn hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất trong nước sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt sức ép cạnh tranh từ thị trường nội địa giữa các doanh nghiệp với nhau, mặt khác doanh nghiệp tạo ra được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ… từ phía các doanh nghiệp khác góp phần nâng cao vị thế của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế nhưng vẫn phát huy được lợi thế riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh thực hiện liên kết sản xuất nội địa, doanh nghiệp nên mở rộng quan hệ hợp tác thực hiện liên kết hợp tác với không chỉ các đối tác đến từ các quốc gia khác mà với cả các đối tác doanh nghiệp Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳcó tính cạnh tranh cao độ và trong giai đoạn hiện nay, thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ và sức ép cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ càng trở lên gay gắt. Luôn đặt nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh lên hàng đầu nhưng sản phẩm của Việt Nam không thể cạnh tranh nếu dựa hoàn toàn vào lợi thế giá cả, càng không nên cạnh tranh theo thế đối đầu bằng bất kỳ giá nào. Trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp luôn phải linh hoạt sáng tạo, với những mặt hàng chúng ta đủ sức đối đầu thì mới lựa chọn cạnh tranh trực diện, còn những mặt hàng ở thế yếu hơn, chúng ta nên hợp tác với đối thủ cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng, chia sẻ một phần lợi ích hiện tại với họ, thực hiện hợp tác với các hãng phân phối nhằm học hỏi, tranh thủ chuyển giao công nghệ để tập trung vào các công đoạn có năng lực cạnh tranh cao. Doanh nghiệpcó thể hợp tác với nhà cung cấp nguyên liệu của Hoa Kỳ để sử dụng nguyên liệu của chính nước họ và phù hợp với nhu cầu thị trường, phối hợp với các nhà bán buôn cũng như hệ thống bán lẻ.
  • 18. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 17 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K KẾT LUẬN Cơ hội và thách thức cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ còn rất nhiều: Mục tiêu đưa Hoa Kỳ trở thành thành thị trường chiến lược trong cơ cấu thị trường của mình. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước còn rất nhiều việc phải làm. Về phía Nhà nước, trước hết phải thay đổi cơ cấu mặt hàng, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào những mặt hàng này và thay thế bằng những ngành công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng lớn như các ngành công nghiệp nặng, ngành có hàm lượng KHCN cao,…Song song cới phát triển cơ cấu mặt hàng là việc giảm tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến mang lại giá trịcao hơn. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh về giá với các sản phẩm Trung Quốc một cách gián tiếp thông qua đầu tư xây dựng các dịch vụ hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại cho hàng hoá Việt nam tại thị trường Hoa Kỳ,…Về phía doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện chiến lược xuất của mình trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành và của toàn nền kinh tế. Một giải pháp đối với doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn mới đó là cac doanh nghiệp cần coi trọng việc liên kết hoạt động khác tạo thành những đơn vị sản xuất có quy mô lơn hơn và khả năng tài chính ổn định. Việc liên kết sản xuất nội địa không những giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực cạnh tranh nội địa mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh khi doanh nghiệp có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ phía Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cũng nên xem xét vấn đề liên kết quốc tế tức là thiếp lập quan hệt với các đối tác nước ngoài thâm chị ngay cả các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp Hoa Kỳ, liên kết chặt chẽ với hệ thống bán lẻ để dễ dàng thâm nhập thị trường này và hạn chế thấp nhất cạnh tranh đối đầu,.. nếu có sự phối hợp thống nhất giữa doanh nghiệp và Nhà nước, xuất khẩu của Việt nam sang thị trường HoaKỳ trong những năm tới sẽ đạt được nhiều thành công mới.
  • 19. “Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC” 18 Học viên : Nguyễn Việt ĐứcLớp CH: 15 K MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ 1.Khái quát chung về môi trường kinh tế 2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế 2.1.Môi trường kinh tế có tính mở cao 2.2. Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm 2.3. Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định 2.4.Cường độ cạnh tranh cao 2.5.Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯƠNG MỸ 1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Mỹ 2.Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp 4.Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường thích hợp 5. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện quản lý nguồn hàng phù hợp với thị trường 6.Xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh 7.Liên kết sản xuất trong nước và quốc tế KẾT LUẬN