SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH ĐĂNG CƢỜNG
GI¸O DôC PH¸P LUËT CHO NG¦êI D¢N VïNG BI£N GIíI
CñA TØNH THANH HO¸
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH ĐĂNG CƢỜNG
GI¸O DôC PH¸P LUËT CHO NG¦êI D¢N VïNG BI£N GIíI
CñA TØNH THANH HO¸
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 83 80 101. 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG ANH
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Trịnh Đăng Cƣờng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI ....................................................6
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI .................................6
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới ..............6
1.1.2. Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới...........7
1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới ...........10
1.2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI................................12
1.2.1. Nội dung giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới..............12
1.2.2. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho ngƣời dân
vùng biên giới.....................................................................................13
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỐI
VỚI VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG
BIÊN GIỚI..........................................................................................17
1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng
biên giới..............................................................................................17
1.3.2. Các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng
biên giới..............................................................................................19
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI
DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY.....24
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN
GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ.......................................................24
2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên..........................................................24
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ..............................................................30
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN
VÙNG BIÊN GIỚI Ở TỈNH THANH HOÁ .....................................32
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc .....................................................................32
2.2.2. Những hạn chế....................................................................................42
2.2.3. Nguyên nhân của kết quả, hạn chế.....................................................48
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................54
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
CỦA TỈNH THANH HOÁ..............................................................55
3.1. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN
VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ................................55
3.1.1. Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật nói
chung, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới nói riêng...55
3.1.2. Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh
Hoá phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự
chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phƣơng.........................57
3.1.3. Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh
Hoá phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ
quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể...................................................58
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ ....60
3.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chƣơng trình,
kế hoạch về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh
Thanh Hoá..........................................................................................60
3.2.2. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính
quyền các cấp đối với giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng
biên giới tỉnh Thanh Hoá....................................................................62
3.2.3. Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật............65
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giáo dục pháp luật cho
ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá .........................................66
3.2.5. Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật đối
với ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá...................................68
3.2.6. Tăng cƣờng kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển
khai giáo dục pháp luật đối với ngƣời dân vùng biên giới tỉnh
Thanh Hoá..........................................................................................71
Tiểu kết Chƣơng 3.........................................................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................76
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Diện tích, dân số của vùng biên giới tỉnh Thanh
Hoá, năm 2018 25
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bên cạnh việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Công tác này đã đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm nhằm tăng cƣờng quản lý xã hội bằng pháp luật.
Công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho ngƣời
dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nói
riêng trong giai đoạn hiện nay giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc
phát triển đất nƣớc. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về giáo
dục pháp luật nhƣ: Ngày 12/3/2008, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp
luật từ năm 2008 đến năm 2012; Ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã
thông qua Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2013); Ngày 15 tháng 07 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1133/QĐ-TTg với đề án tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016. Tiếp
tục đề án, ngày 08 tháng 8 năm 2017 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết
định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2017 - 2021"…
Trên cơ sở đó, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật nói chung,
giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,
2
vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nói riêng đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể,
góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và văn hóa pháp lý trong
nhân dân, bƣớc đầu tạo dựng ổn định trong lối sống, làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật ở các đối tƣợng cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, so với nhu cầu
thực tiễn, công tác giáo dục pháp luật nói chung vẫn còn nhiều bất cập và hạn
chế, nhất là giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn trong đó có ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá.
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, đời
sống vật chất cũng nhƣ ý thức pháp luật của ngƣời dân miền núi, vùng dân tộc
thiểu số, vùng biên giới và hải đảo nói chung, ngƣời dân vùng biên giới của
Thanh Hoá nói riêng đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do đặc điểm khá đặc
biệt xét trên phƣơng diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngƣỡng tôn
giáo, dân tộc của ngƣời dân địa phƣơng (chủ yếu sống ở vùng núi cao, nông
thôn) còn nghèo, họ quan tâm đến nhu cầu tìm kiếm cơm ăn, áo mặc hơn nhu
cầu tiếp xúc các tri thức văn hóa, chuẩn mực xã hội trong đó có pháp luật.
Mặt khác, ở các huyện vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá với đặc điểm giao
thông đi lại khó khăn, dân cƣ sống thƣa thớt chủ yếu là dân tộc thiểu số; trình
độ dân trí còn thấp, có nơi còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu; đời
sống, kinh tế, văn hóa, vật chất, tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, pháp luật
trong một số lĩnh vực hầu nhƣ "vắng bóng" trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Luật tục ảnh hƣởng sâu sắc, trong đó có những luật tục tốt mang ý nghĩa tích
cực cần đƣợc phát huy và cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần đƣợc loại bỏ
để phù hợp với đời sống hiện nay. Bởi vậy, quan tâm GDPL cho ngƣời dân
vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Giáo dục pháp luật cho người
dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá" là vấn đề cần thiết có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài trên làm đề tài
nghiên cứu của mình.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, GDPL là vấn đề hết sức quan trọng. Việc
nghiên cứu về GDPL dƣới góc độ khoa học pháp lý đƣợc các nhà khoa học
Việt Nam rất quan tâm. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về
GDPL của tập thể, cá nhân đã đƣợc công bố, tiêu biểu là:
"Bàn về giáo dục pháp luật", sách của tác giả Trần Ngọc Đƣờng,
Dƣơng Thanh Mai do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1995.
"Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" của tác giả Đào Trí Úc do
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1995.
Dƣơng Thị Thanh Mai (1996), “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư
pháp”, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội của tác giả Dƣơng Thanh Mai năm 1996.
"Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong
điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", luận
án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Sửu năm 2010.
“Giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Vi Thị Tuyết
Ngân năm 2014.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân,
các bài viết của các tác giả từ trƣớc đến nay về GDPL đã đóng góp rất nhiều
các vấn đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dƣới nhiều góc độ khác
nhau về GDPL. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chƣa có một công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về GDPL cho ngƣời dân
vùng biên giới nói chung và GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh
Thanh Hoá nói riêng. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống
vấn đề GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng GDPL cho ngƣời
dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá, luận văn đề xuất những quan điểm và
giải pháp tăng cƣờng công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh
Thanh Hoá trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới
trong 5 năm qua ở Thanh Hoá để rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu
kém, nguyên nhân của những kết quả và hạn chế của công tác này.
- Đề ra đƣợc các quan điểm và giải pháp tăng cƣờng công tác GDPL
cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những quan điểm học thuyết lý luận và thực trạng
về GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cƣờng
công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá.
- Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; quan điểm của Đảng về
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, về GDPL nói chung và cho đối
tƣợng là ngƣời dân vùng biên giới nói riêng.
5
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng với các phƣơng pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích, tổng hợp, kết hợp
với các phƣơng pháp nghiên cứu khác: so sánh, hệ thống, thống kê...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về GDPL,
làm rõ tính đặc thù của công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở Việt
Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
hoạt động thực tiễn của các cơ quan đảng và nhà nƣớc trong việc GDPL cho
ngƣời dân vùng biên giới nói chung và ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh
Hoá nói riêng. Đồng thời là tài liệu cho việc hoạch định chính sách đối với
ngƣời dân vùng biên giới, xây dựng hoàn thiện các chƣơng trình GDPL cho
ngƣời dân vùng biên giới ở Việt Nam và tỉnh Thanh Hoá, dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy, tuyên truyền, GDPL…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng
biên giới.
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới
của tỉnh Thanh Hoá hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng giáo dục pháp luật cho
ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN
VÙNG BIÊN GIỚI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới
Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt: “Giáo dục là quá trình hoạt động
có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng cho con
ngƣời những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để ngƣời ta có
khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [37, tr.3].
Theo Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì:
“Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao
tri thức pháp luật cho đối tƣợng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu
gƣơng, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ
đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
của đối tƣợng” [8, tr.7].
Khái niệm giáo dục pháp luật đƣợc các tác giả thống nhất trong các tài
liệu khoa học về pháp luật ở nƣớc ta nhƣ sau: “Giáo dục pháp luật là một hoạt
động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua
các hình thức, phƣơng pháp khác nhau tác động lên đối tƣợng giáo dục một
cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý
thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành,
xây dựng lối sống theo pháp luật” [23, tr. 6-8].
Với khái niệm GDPL nêu trên, trong điều kiện đất nƣớc ta đang mở
cửa, hội nhập thì việc cung cấp, trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng
7
tình cảm và thói quen xử sự bằng pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là
hết sức cần thiết, đây là trách nhiệm của Đảng, của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ
chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội.
Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là một trong những
vấn đề mà Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm trong những năm qua. Việc
GDPL phải đƣợc tiến hành đồng thời và luôn gắn với phát triển kinh tế - xã
hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời dân vùng biên giới.
Nếu không GDPL, nâng cao dân trí cho ngƣời dân vùng biên giới thì không
thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấu tranh tiến tới xoá bỏ các hủ tục
lạc hậu, tệ nạn xã hội nhƣ: ma chay, tảo hôn, phạm pháp hình sự, buôn bán
phụ nữ, mê tín dị đoan, các vi phạm do thiếu hiểu biết pháp luật, vi phạm về
đất đai, bảo vệ rừng...
Do vậy việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới là một nhu cầu cấp
bách, rất cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc ta trong
giai đoạn hiện nay.
Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu công tác GDPL cho ngƣời dân
vùng biên giới nhƣ sau: Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là
hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng của chủ thể giáo dục,
tác động lên đối tượng giáo dục là ngƣời dân vùng biên giới, nhằm hình
thành ở họ những tri thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy
đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với các quy định của
hệ thống pháp luật hiện hành.
1.1.2. Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới
Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là hình thức giáo dục
đặc thù, ngoài đặc điểm chung, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới còn có
đặc điểm riêng. Cụ thể là:
8
Thứ nhất, về mục đích giáo dục
Về phƣơng diện lý luận mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên
giới là nâng cao hiểu biết kiến thức về pháp luật, tạo cho nhân dân hình thành
niềm tin vào pháp luật, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của
ngƣời dân vùng biên giới.
Việc xác định đúng đắn mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên
giới có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn. Về phƣơng diện lý luận, việc
xác định mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới sẽ là cơ sở khách
quan cho việc xác định hình thức, phƣơng tiện, nội dung, phƣơng pháp giáo
dục. Về thực tiễn, xác định đúng mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng
biên giới sẽ phát huy đƣợc vai trò của nó trong toàn bộ hoạt động GDPL và
đối với xã hội.
Thứ hai, về chủ thể giáo dục
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, chủ thể GDPL là những cá nhân, tổ chức mà
bằng hoạt động của mình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình
GDPL. Với nhận thức này thì chủ thể GDPL bao gồm: Tổ chức Đảng, các cơ
quan Nhà nƣớc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và
các cá nhân nhất định.
Theo nghĩa hẹp, chủ thể GDPL là con ngƣời cụ thể, có năng lực hành
vi, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn, trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình GDPL.
Với đối tƣợng GDPL là ngƣời dân vùng biên giới, một đối tƣợng có
đặc điểm đặc thù thì để công tác GDPL đạt hiệu quả, ngoài nội dung, hình
thức phƣơng pháp phù hợp, việc lựa chọn chủ thể GDPL là hết sức quan
trọng. Chủ thể GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ngoài những tiêu chuẩn
9
trên cần có chủ thể là ngƣời có sự nhiệt tình, tâm huyết, có hiểu biết về phong
tục tập quán, am hiểu tâm lý của nhân dân và biết tiếng dân tộc thiểu số.
Chủ thể GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở đây vấn đề quan trọng
không phải ở số lƣợng chủ thể, mà ở chỗ các chủ thể có khả năng điều kiện
thích ứng đƣợc đối tƣợng giáo dục, với địa bàn, môi trƣờng sống của ngƣời
dân vùng biên giới, có cách thức, phƣơng pháp phù hợp và phải lấy đƣợc
"lòng dân". Cụ thể Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể tuyên truyền GDPL
cho nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ này UBND giao cho Sở Tƣ pháp, phòng
Tƣ pháp ở địa phƣơng. Các luật sƣ, luật gia không phải là cán bộ, công chức
có nghĩa họ hành nghề chuyên trách. Chủ thể này cần phải đƣa họ vào trong
đội ngũ báo cáo viên pháp luật bởi họ có trình độ pháp lý vững và thông qua
hoạt động tƣ vấn, bào chữa các luật gia, luật sƣ đã góp phần hết sức quan
trọng vào công tác GDPL
Thứ ba, về đối tượng GDPL cho người dân vùng biên giới
Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, thì ngƣời dân vùng biên giới ở
miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và tín
ngƣỡng tôn giáo khá đặc biệt.
Đối tƣợng GDPL là ngƣời dân vùng biên giới - là những ngƣời cán
bộ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân, trí thức, học sinh, sinh
viên... Ngoài những đặc điểm nói chung về nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính...
đối tƣợng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới còn có những đặc điểm đặc
thù khác đó là:
Bên cạnh một bộ phận đồng bào ngƣời Kinh còn có đồng bào DTTS
đều có điểm chung là rất dễ tin, nhƣng niềm tin đó cũng dễ bị thay đổi, bởi
vậy hiệu quả của công tác GDPL cho đồng bào DTTS không chỉ là việc làm
cho họ hiểu đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc quy
10
định nhƣ thế nào mà quan trọng hơn là việc đƣờng lối đó, pháp luật đó có
đƣợc minh chứng đúng đắn bằng thực tiễn hay không. Và điều rất quan trọng
là chủ thể GDPL phải là những ngƣời gƣơng mẫu.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới nhìn chung trình độ văn
hoá còn thấp. Đồng thời là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện
tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền
và lợi ích chính đáng của mình. Điều đó đòi hỏi phải có những hình thức, biện
pháp phù hợp và có hiệu quả hơn để hỗ trợ một cách thiết thực cho những đối
tƣợng này có đƣợc hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, đƣợc tạo điều
kiện thuận lợi trong việc sử dụng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Đó
chính là cách thể hiện đƣờng lối của Đảng trong công tác GDPL cho ngƣời
dân vùng biên giới.
Một đặc điểm đặc thù nữa của đồng bào vùng biên giới đó là quan hệ
với nƣớc láng giềng, ở các vùng có đông ngƣời DTTS sinh sống thuộc khu
vực biên giới Việt Nam - Lào, do địa bàn giáp ranh nên vẫn còn xảy ra tình
trạng ngƣời Lào sang mƣu sinh và sau đó ở lại lập gia đình với ngƣời Việt. Có
trƣờng hợp lấy chồng hoặc vợ ngƣời Lào nhƣng các cặp vợ chồng không
đăng ký kết hôn, gây khó khăn trong việc quản lý. Bên cạnh đó, do trình độ
dân trí còn hạn chế nên tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất, thanh niên vi
phạm pháp luật, vƣợt biên sang Lào lao động trái phép diễn biến phức tạp.
1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới
Thứ nhất, GDPL giúp hình thành ý thức pháp luật và đạo đức cho
ngƣời dân vùng biên giới, tăng cƣờng sự hiểu biết pháp luật. Các quy phạm
pháp luật đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức. Do vậy
mà pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức. Giáo dục đạo đức tạo những tiền
đề căn bản để xây dựng sự tôn trọng đối với pháp luật ở công dân, ngƣợc lại,
11
giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thƣờng
ngày những nguyên tắc đạo đức.
GDPL đối với ngƣời dân vùng biên giới giúp cho đồng bào có tri thức
pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho
việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, phát huy dân chủ và
quyền tự do của mỗi ngƣời; phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm
pháp luật của ngƣời dân vùng biên giới. GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới
góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý cho ngƣời dân.
GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nhằm xây dựng cho ngƣời dân tƣ
duy về pháp luật, tin vào pháp luật, ý thức đƣợc việc sống và làm theo pháp
luật, hiểu biết sâu sắc hơn các sự kiện pháp luật trong đời sống.
Thứ hai, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Đây là vai trò hết sức quan trọng của
GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. Pháp luật là công cụ để quản lý nhà
nƣớc, quản lý xã hội. Một khi ngƣời dân đã tin vào pháp luật, sống và làm
việc theo pháp luật, thì việc quản lý nhà nƣớc sẽ dễ dàng hơn, phát huy tối đa
hiệu quả của mỗi cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật và quyền tự do, dân chủ
của mỗi cá nhân.
Thứ ba là, GDPL góp phần vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của
ngƣời dân vùng biên giới.
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế,
hợp pháp của chủ thể. Thực hiện pháp luật gồm nhiều cấp độ khác nhau, từ
việc tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật đến thực hiện pháp luật. Dù ở
cấp độ nào cũng đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện đúng theo những quy
định của pháp luật.
12
Đối với ngƣời dân vùng biên giới nói chung thì việc GDPL càng có vai
trò quan trọng. Vì đây là một bộ phận ngƣời dân trình độ dân trí còn thấp, đời
sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đối tƣợng này là những ngƣời
chịu nhiều thiệt thòi, khó có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng
phƣơng tiện công cụ pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng
của mình. Bởi vậy, việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới chính là phƣơng
tiện để truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định
của pháp luật đến với đồng bào, giúp họ hiểu biết, nắm bắt kịp thời mà không
mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. GDPL đó
chính là sự hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho ngƣời dân,
giúp họ nhận thức đƣợc những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng
hữu hiệu công cụ đó vào trong cuộc sống.
1.2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
1.2.1. Nội dung giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới
Thứ nhất: Nội dung GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới phải thiết
thực dựa trên nhu cầu, điều kiện, đặc điểm của đối tƣợng giáo dục.
Trên phƣơng diện lý luận nói chung, nội dung GDPL phát sinh từ nhu
cầu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, từ yêu cầu của việc thực hiện các nhiệm
vụ, mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nội dung của GDPL có phù hợp hay không phù hợp
còn phải căn cứ vào trạng thái ý thức pháp luật của công dân, vào điều kiện
khả năng tiếp thu và nhu cầu của họ: Họ đang thiếu cái gì, cần cái gì. Đối với
ngƣời dân vùng biên giới ở Việt Nam nhìn chung thì trình độ học vấn vẫn còn
thấp, các điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội còn nhiều khó khăn, lạc hậu,
phong tục tập quán còn ảnh hƣởng nặng nề trong đời sống hàng ngày, bởi vậy
13
nội dung GDPL cho họ phải thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với
trình độ nhận thức của ngƣời dân.
Thứ hai: Bên cạnh giáo dục nội dung đƣờng lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân vùng biên giới thực
hiện, phát huy các tập quán sinh hoạt tốt đẹp, luật tục phù hợp với pháp luật
của Nhà nƣớc, đồng thời phải chỉ ra cho họ thấy đƣợc những hủ tục lạc hậu,
nặng nề trái với lợi ích cộng đồng, trái với pháp luật của Nhà nƣớc cần phải
loại bỏ trong đời sống và công cuộc đổi mới hiện nay.
Thứ ba: Cùng với đó cần tăng cƣờng GDPL cho ngƣời dân vùng biên
giới hiểu biết về việc thực hiện các quy chế biên giới Quốc gia. Ví dụ giữa 2
nƣớc Việt Nam và Lào thông qua việc kết nghĩa giữa các bản hai bên đƣờng
biên, hoạt động giao thƣơng buôn bán tại cửa khẩu quốc tế, các chƣơng trình
giao lƣu văn hóa văn nghệ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhằm phát huy và gìn
giữ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
1.2.2. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho ngƣời dân
vùng biên giới
* Hình thức GDPL
Hình thức giáo dục là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp
đến kết quả đạt đƣợc của công tác. Điều 11 của Luật phổ biến, giáo dục năm
2012 đã quy định rất cụ thể về hình thức GDPL nói chung, và với ngƣời dân
vùng biên giới nói riêng nhƣ sau:
- Công khai trên các mặt báo
Văn phòng Chủ tịch nƣớc chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ
quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp
lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thƣờng
vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố.
14
Hằng tháng, Bộ Tƣ pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và
cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật
do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.
Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành
và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
- Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt;
cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật gắn với ngƣời dân vùng biên giới
- Thông qua phát thanh, phát sóng, internet, tranh ảnh tuyên truyền, cổ
động, trang thông tin của từng cơ quan, tổ chức
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thông qua các hình thức nhƣ: đố vui,
rung chuông vàng, thi tiểu phẩm, thi diễn kịch...
- Thông qua các phiên tòa xét xử, công tác hòa giải khi xảy ra xích mích.
- Tổ chức sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ trên cơ sở chủ đề về pháp luật.
- Lồng ghép vào chƣơng trình giảng dạy tại nhà trƣờng. Đƣa giáo dục
pháp luật và bộ môn Giáo dục công dân ở các trƣờng phổ thông, đối với các
trƣờng đại học, cao đẳng... thì các môn pháp luật chung cho tất cả sinh viên
và các môn cho sinh viên chuyên ngành, ngoài ra có thể tổ chức các hoạt
động ngoại khóa. Hình thức này là hình thức thƣờng đƣợc áp dụng.
- Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác, mỗi hình thức đều có ƣu nhƣợc
điểm riêng, đối tƣợng áp dụng phù hợp.
* Phương pháp GDPL
Phƣơng pháp GDPL là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành
hoạt động giáo dục pháp luật; là hệ thống những cách thứctuyên truyền, tác
động của chủ thể giáo dục lên đối tƣợng nhằm hình thành ở ngƣời dân vùng
15
biên giới ý thức chấp hành pháp luật, xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật
nảy sinh trong đời sống xã hội.
Theo quan điểm của các nhà luật học, phƣơng pháp GDPL đối với
ngƣời dân vùng biên giới bao gồm phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp
nêu vấn đề, phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp thảo luận,....Tuy nhiên dƣới
góc độ khoa học giáo dục thì các nhà giáo dục học cho rằng phƣơng pháp
GDPL bao gồm nhóm phƣơng pháp thuyết phục, nhóm phƣơng pháp tổ chức
hoạt động, nhóm phƣơng pháp kích thích và điều chỉnh hành vi... Tóm lại,
ngƣời làm công tác giáo dục thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản là
phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp hiện đại.
Phƣơng pháp truyền thống là phƣơng pháp sử dụng các công cụ,
phƣơng tiện lâu đời nhƣ: thuyết trình, giảng dạy pháp luật; nói chuyện, tọa
đàm pháp luật…
Phƣơng pháp hiện đại là phƣơng pháp có sử dụng kết hợp các thiết bị
kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhƣ máy tính, máy quay phim…để chủ thể
GDPL có thể dễ dàng thực hiện các phƣơng pháp mô hình hóa, trực quan hóa
gắn với các tình huống quan sát thực tế.
Khi sử dụng các phƣơng pháp GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới cần
kết hợp đƣợc lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật. GDPL đối với ngƣời
dân vùng biên giới nên bao gồm những phƣơng pháp nhƣ sau: phƣơng pháp
thuyết phục, phƣơng pháp thông tin pháp luật, phƣơng pháp tuyên truyền, giải
thích pháp luật, phƣơng pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trƣờng, phƣơng
pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật; hệ thống phƣơng pháp tổ chức hoạt
động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hành vi và thói quen thực hiện pháp
luật; hệ thống phƣơng pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi.
16
Phương pháp thuyết phục tác động vào nhận thức, tƣ duy, tình cảm của
ngƣời dân vùng biên giới để hình thành ý thức và thái độ pháp luật đúng đắn,
phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. Chủ thể phải dùng lý lẽ chuẩn xác, dẫn
chứng sinh động, thiết thực trong thực tế để cho thanh niên nắm đƣợc, từ đó
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
Phương pháp thông tin pháp luật là phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện
truyền thông nhƣ báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật, truyền hình, truyền
thanh, các loại hình nghệ thuật nhƣ phim, ảnh... để chuyển tải những kiến
thức pháp luật.
Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật thƣờng đƣợc sử dụng
chủ yếu khi một văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành.
Phương pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trường là việc giáo viên
sử dụng các phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp
nêu vấn đề, phƣơng pháp thảo luận nhóm.... và thông qua các giờ ngoại khóa
sinh hoạt để tổ chức các hoạt động GDPL.
Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật là việc các đối tƣợng
giáo dục pháp luật thảo luận, trao đổi về một sự kiện, hiện tƣợng, tình huống
pháp lý trong thực tiễn xã hội.
Phương pháp tổ chức hoạt động là luyện tập cho ngƣời dân vùng biên
giới thực hiện một cách đều đặn, có hệ thống các hành động nhất định nằm
biến chúng thành thói quen, thuộc tính của nhân cách và rèn luyện bằng việc
tham gia các hoạt động khác nhau, xâm nhập vào các tình huống thực tiễn để
giải quyết vấn đê, xây dựng các kỹ năng sống.
Nhìn chung, phƣơng pháp GDPL rất đa dạng. Mỗi phƣơng pháp đều có
chức năng, ƣu điểm riêng, vì vậy, với từng hoàn cảnh và đối tƣợng cụ thể cần
17
lựa chọn các phƣơng pháp khác nhau hoặc kết hợp giữa chúng bởi các
phƣơng pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỐI
VỚI VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân
vùng biên giới
Quá trình GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực. Phát hiện ra các
yếu tố đó và có biện pháp duy trì và phát huy các yếu tố tích cực, ngăn chặn,
làm hạn chế các yếu tố tiêu cực trở thành phƣơng thức quan trọng đảm bảo
công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới hiện nay.
* Các yếu tố tác động tích cực đến giáo dục pháp luật
Qua hơn 30 năm đổi mới với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các
cấp chính quyền về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GDPL đã hình
thành đội ngũ chủ thể GDPL đông đảo, có kiến thức pháp luật, có kỹ năng
nghiệp vụ tuyên truyền, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp GDPL.
Mặt khác bên cạnh đội ngũ GDPL chuyên nghiệp, ở nông thôn miền núi còn
tồn tại đội ngũ GDPL quan trọng là các già làng, trƣởng bản, trƣởng thôn, các
cán bộ pháp luật, trong đó có cán bộ đã về nghỉ hƣu họ tham gia tích cực vào
công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới bằng sự hiểu biết pháp luật, sự
gƣơng mẫu chấp hành luật và uy tín của cá nhân.
Nhu cầu tìm hiểu về pháp luật ngày càng tăng, điều này do tác động
của chính quyền các cấp thực hiện sự quản lý bằng pháp luật, sự hiểu biết về
vai trò của pháp luật, các dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng và có hiệu quả,
cơ hội tiếp cận của nhân dân vùng biên giới ngày càng đƣợc cải thiện, yêu cầu
18
của công việc sản xuất kinh doanh, thực hiện chính sách xã hội, giao tiếp xã
hội của công dân ngày càng đƣợc mở rộng...
Đặc biệt, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn. Nền kinh tế nông nghiệp theo mô hình nền kinh tế thị trƣờng và hội
nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi nhân dân
vùng biên giới cần phải hiểu biết phát luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó
luật kinh tế là cơ bản. Nắm vững các quy định về hợp đồng, về chất lƣợng
hàng hoá, dịch vụ, về nhãn hiệu hàng hoá, về địa vị pháp lý của chủ hộ gia
đình, cá nhân kinh doanh... Những điều đó cũng làm cho nhu cầu tìm hiểu,
tiếp thu các tri thức pháp luật và kỹ năng thực hành pháp luật của nhân dân
vùng biên giới ngày càng tăng.
Sự tác động tích cực của việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, hoà
giải ở cơ sở trong việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động GDPL
ngƣời dân vùng biên giới. Bên cạnh các yếu tố đó, các yếu tố tinh thần tác
động mạnh mẽ, tích cực đến việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới là
truyền thống yêu nƣớc, tinh thần cách mạng, tính cộng đồng làng xã và nhất
là sự tác động tích cực của mô hình gia đình truyền thống.
* Các yếu tố tác động tiêu cực đến giáo dục pháp luật
Bên cạnh các yếu tố tích cực trong công tác GDPL cho ngƣời dân vùng
biên giới còn chịu nhiều tác động tiêu cực, các yếu tố tiêu cực đó là:
- Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, của quá trình đô thị hoá
làm cho một số công dân xem nhẹ việc Nhà nƣớc ta quản lý đất nƣớc
bằng pháp luật, coi thƣờng pháp luật không nghĩ đến tác hại của việc coi
thƣờng pháp luật.
- Do sự hạn chế về trình độ dân trí, đời sống vật chất, tinh thần còn
19
nhiều khó khăn dẫn đến họ biết làm là vi phạm pháp luật nhƣng họ vẫn làm
nhƣ tình trạng buôn bán ma tuý, phá rừng làm rẫy...
- Do địa bàn cƣ trú, điều kiện sinh sống chủ yếu là ở miền núi, vùng sâu
vùng xa, nên việc tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng còn hạn chế.
Bên cạnh các yếu tố trên, phải kể đến vai trò của các cấp chính quyền,
ở một số địa phƣơng nơi có ngƣời dân vùng biên giới sinh sống còn xem nhẹ
vai trò quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, chƣa thực sự đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên, liên tục và đồng bộ, rộng khắp, chƣa có trọng tâm, trọng điểm. Trong
chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc vẫn còn có
những biểu hiện xem thƣờng, chƣa quan tâm đầu tƣ đúng mức, thiếu cơ chế
hoạt động, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong công tác GDPL ngƣời
dân vùng biên giới.
1.3.2. Các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho ngƣời dân
vùng biên giới
Để công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới có hiệu quả cần phải
có các điều kiện nhất định. Điều kiện đảm bảo đƣợc hiểu là "cái" mà nhờ đó
GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới đƣợc thực hiện có hiệu quả, đạt đƣợc
mục đích đề ra và có thể kể đến một số điều kiện cơ bản sau:
* Điều kiện bảo đảm về pháp lý
Mọi hoạt động trong xã hội diễn ra đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống
pháp luật. Giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng cũng đƣợc thực
hiện dƣới sự bảo đảm của pháp luật. Nhà nƣớc ta đã hình thành cơ chế đồng
bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện về công tác GDPL; trong đó xác định cụ
thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, xây dựng nguồn lực, và các điều
kiện bảo đảm hoạt động.
20
Các thể chế giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới vừa đề
ra những yêu cầu để các chủ thể giáo dục và đối tƣợng giáo dục tuân thủ,
vừa đề ra chế tài đối với hành vi vi phạm. Các quy định này vừa đƣa hoạt
động GDPL thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vừa ngăn chặn và xử lý
các trƣờng hợp vi phạm. Ngoài ra, bảo đảm về pháp lý còn thể hiện ở hệ
thống cơ quan bảo vệ pháp luật (Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân,
Cơ quan nội vụ...), hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nƣớc (Quốc hội,
HĐND), cơ quan hành pháp... luôn giám sát việc thực thi tất cả các hoạt
động của công tác GDPL.
* Bảo đảm về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất
Khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng là việc xây dựng và kiện toàn về tổ
chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp thực hiện GDPL theo
hƣớng hoạt động chuyên nghiệp. Các cơ quan, tổ chức phải phối hợp với
nhau và phát huy vai trò của mình trong công tác GDPL cho ngƣời dân vùng
biên giới. Từ đó, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới mới thực sự mang lại
hiệu quả cao.
Một nhân tố không thể thiếu là đội ngũ cán bộ làm công tác GDPL. Số
lƣợng và chất lƣợng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm
công tác GDPL sẽ quyết định trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt
động GDPL.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và các phƣơng tiện phục vụ cho công tác
GDPL cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Sử dụng cơ sở vật chất
và phƣơng tiện hiện đại sẽ giúp cho công tác GDPL đƣợc diễn ra thuận lợi, dễ
dàng, có hiệu quả, chuyển tải kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng.
Ngƣợc lại, cơ sở vật chất và các phƣơng tiện lạc hậu, lỗi thời sẽ làm giảm
hiệu quả của công tác GDPL.
21
* Bảo đảm về kinh phí
Yếu tố kinh phí là một điều kiện bảo đảm vô cùng cần thiết. Thực tế
những năm qua cho thấy kinh phí dành cho hoạt động GDPL quá hạn hẹp. Để
việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới đạt hiệu quả cao và đƣợc tiến hành
thông suốt thì cần có một nguồn kinh phí thích đáng. Các công tác nhƣ duy trì
hoạt động của Hội đồng phối hợp giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc hội
thảo, toạ đàm; biên soạn tài liệu, xây dựng chƣơng trình, đề án, kế hoạch
GDPL… đều cần có kinh phí để thực hiện.
Từ khi Nhà nƣớc ban hành Chỉ thị số 32 và các Chƣơng trình, Đề án về
giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tƣ nguồn lực về bộ máy, đội ngũ
cán bộ và kinh phí cho công tác GDPL đƣợc tăng cƣờng. Các bộ, ngành, địa
phƣơng đã bố trí kinh phí cho công tác GDPL trong kế hoạch ngân sách hàng
năm của mình theo Thông tƣ số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài
chính, Thông tƣ số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010
hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, Thông tƣ số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01
năm 2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
ngân sách nhà nƣớc bảo đảm cho công tác GDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật
của ngƣời dân tại cơ sở. Quyền chủ động của các địa phƣơng trong bố trí
ngân sách hàng năm cho công tác GDPL là một trong những điều kiện thuận
lợi để công tác GDPL đƣợc tiến hành dễ dàng và có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc cũng là một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí
cho công tác GDPL nói chung và GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nói riêng.
* Bảo đảm khác
Bảo đảm về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong GDPL cho
ngƣời dân vùng biên giới. Các cơ quan, tổ chức cần có sự liên kết, phối hợp,
22
giúp đỡ qua lại, ủng hộ cho nhau trong quá trình thực hiện công tác. Có thể là
giúp đỡ nhau về tài liệu, về phƣơng tiện, về kinh phí...
Thể hiện của những hình thức bảo đảm xã hội là sự ủng hộ của các tổ
chức xã hội, của dƣ luận xã hội đối với các chƣơng trình, nội dung giáo dục.
Bên cạnh đó, còn có bảo đảm về văn hóa thể hiện ở chỗ truyền thống
văn hóa của ngƣời Việt Nam luôn tôn trọng đạo lý, hiếu học, tôn trọng pháp
luật. Chính vì thế, thanh niên dựa trên nền tảng nét văn hóa này để càng có
động lực thúc đẩy việc học tập, hiểu biết về pháp luật, sống và làm theo pháp
luật. Những hình thức bảo đảm này đều góp phần nâng cao hiệu quả cho công
tác GDPL. Từ đó đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.
23
Tiểu kết chƣơng 1
Nhƣ vậy, Chƣơng 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận về Giáo dục pháp
luật cho ngƣời dân vùng biên giới. Chƣơng 1 đã đƣa ra khái niệm Giáo dục
pháp luật cho người dân vùng biên giới là hoạt động có tổ chức, có mục đích,
có tính định hướng của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục là
ngƣời dân vùng biên giới, nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tạo
niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã
hội phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó đƣa ra
các đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật đối với ngƣời dân vùng biên giới.
Đồng thời, trong chƣơng 1 luận văn cũng làm rõ nội dung, hình thức, phƣơng
pháp thực hiện Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới. Ngoài ra
còn có các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện bảo đảm nhằm phát huy tối đa hiệu
quả của công tác Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới.
24
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG
BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
CỦA TỈNH THANH HOÁ
2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, kinh tế
Miền núi tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 7 988km2
(bằng 76,6%
diện tích cả tỉnh) gồm 11 huyện: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang
Chánh, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Thƣờng Xuân, Bá Thƣớc, Quan Hoá, Quan
Sơn, Mƣờng Lát. Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam
và Tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND
Lào; phía Đông là vùng đồng bằng.
Miền núi Thanh Hoá có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nƣớc; là vùng
đầu nguồn của các hệ thống sông suối, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị
trí phòng hộ, dự trữ nguồn nƣớc, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trƣờng
sinh thái đối với cả tỉnh; có các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn nhƣ đƣờng Hồ
Chí Minh, đƣờng 15A, quốc lộ 45, quốc lộ 217 nối vùng Miền núi với các
huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hoá và
các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, với nƣớc bạn Lào; thuận lợi cho giao lƣu,
hợp tác và liên kết phát triển; có 192 km đƣờng biên giới Việt - Lào dọc theo
địa phận của 16 xã vùng cao ĐBKK thuộc 05 huyện: Mƣờng Lát, Quan Sơn,
Quan Hóa, Lang Chánh và Thƣờng Xuân. Dân số toàn vùng 1.082.444 ngƣời
25
(chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh), trong đó dân tộc thiểu số 646.718 ngƣời
(chiếm 59,75% dân số vùng miền núi) với 06 dân tộc thiểu số là Thái,
Mƣờng, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ. Có các cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan
Sơn), cửa khẩu quốc gia: Tén Tần (Mƣờng Lát), Khẹo (Bát mọt-Thƣờng
xuân), thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng
biên giới hoà bình, hợp tác và hữu nghị.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số của vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá, năm 2018
Số
TT
Tên Huyện
Diện tích
km2
Dân số
(1000
ngƣời)
Đơn vị hành chính
Tổng số
Số xã,
phường
Thị
trấn
1 Lang Chánh 585,46 50,12 11 10 1
2 Thƣờng Xuân 1113,24 104,92 17 16 1
3 Quan Hoá 988,68 53,8 18 17 1
4 Quan Sơn 928,58 43,51 12 11 1
5 Mƣờng Lát 812,23 41,64 8 7 1
(Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá)
* Địa hình
Vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ
dốc lớn và chia cắt mạnh bởi các sông, suối; độ cao trung bình toàn vùng từ
600m-700m (so với mặt nƣớc biển), độ dốc trên 25 độ, vùng giáp ranh với
vùng đồng bằng có độ cao 150-200 m, độ dốc từ 15 - 20 độ; có những dãy núi
đá vôi với các đỉnh cao từ 1.000m đến 1.500m; có thể chia làm 3 vùng địa
hình nhƣ sau:
Vùng biên giới chủ yếu là khu vực núi cao với diện tích tự nhiên:
26
5202,20 km2
, chiếm 65,12 % diện tích toàn khu vực miền núi của tỉnh.
Vùng này địa hình hiểm trở, có các dãy núi kéo dài thành dải theo hƣớng
Tây Bắc- Đông Nam, nối tiếp nhau từ huyện Mƣờng Lát, qua Quan Sơn,
Quan Hoá, Bá Thƣớc, có các đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ: đỉnh Phu Pha
Phong cao 1.550 m. Các sông suối chảy qua vùng này có độ dốc lớn, có
nhiều khả năng phát triển thuỷ điện.
* Khí hậu
Miền núi Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền
nhiệt cao với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau; chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc về mùa
Đông; gió tây khô nóng về mùa Hè.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 20 - 23o
C. Mùa
hạ: từ 250
C đến 280
C; vào những ngày có gió tây, nhiệt độ không khí lên tới
41- 420
C; Mùa đông: từ 140
C đến 200
C; những ngày có sƣơng muối, nhiệt độ
xuống dƣới 40
C, có thời điểm xuống dƣới 20
C;
- Hƣớng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam vào mùa hạ; Bắc và
Đông Bắc vào mùa đông, gió Tây khô nóng thƣờng xuất hiện vào đầu
mùa hạ.
- Lƣợng mƣa bình quân hàng năm lớn, phân bố không đều, trung bình
năm từ 1.600 - 2.200 mm. Mùa mƣa thƣờng kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng
5, kết thúc vào tháng 10, các tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9, 10, tập trung
từ 60 - 80% lƣợng mƣa cả năm gây ra lụt lội, mƣa lũ...
Do địa hình phức tạp và có không gian kéo dài từ Bắc xuống Nam
(106 km), nên khí hậu và thời tiết của Miền núi có thể chia thành các tiểu
vùng nhƣ sau:
27
- Vùng núi phía Bắc sông Mã có nhiệt độ trung bình năm thấp, khoảng
18-200
C, tổng tích ôn năm dƣới 8.0000
C. Mùa đông khá rét, có sƣơng giá,
sƣơng muối; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Giêng, nhiệt độ trung bình
khoảng 140
C, có thời điểm nhiệt độ xuống tới 00
C - 20
C. Mùa hè mát dịu, ít
chịu ảnh hƣởng của gió tây khô nóng; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7,
nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 260
C. Tổng lƣợng mƣa trung bình hàng
năm khoảng 1.600-1.900mm. Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 86%.
- Vùng nam sông Mã và vùng đồi phía Nam có nhiệt độ trung bình năm
từ 20-220
C; tổng tích ôn năm khoảng 8.2000
C. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung
bình tháng Giêng vào khoảng 14-150
C. Mùa hè nóng, chịu ảnh hƣởng mạnh
của gió tây khô nóng, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung
bình vào khoảng 25 - 270
C, những ngày có gió tây, nhiệt độ lên đến 41- 420
C.
Vùng này có lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn nhất cả tỉnh, tổng lƣợng
mƣa trung bình năm trên 2.000 mm.
Những đặc điểm trên cho thấy khí hậu của vùng là thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
* Nguồn nước, thuỷ văn: Hệ thống dòng chảy mặt có các hệ thống sông
chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng.
- Hệ thống sông Mã: Sông Mã bắt nguồn từ vùng Điện Biên Phủ ở độ
cao trên 1.000m, chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nƣa (CHND Lào), vào địa
phận Thanh Hoá tại Mƣờng Lát. Các phụ lƣu chính của sông Mã có sông
Bƣởi, sông Cầu Chày và sông Chu... hệ thống sông Mã hàng năm đón nhận
hơn 11 tỷ m3
nƣớc; hàng năm trên sông Mã, sông Chu có khoảng 5 - 6 trận lũ
lớn, thƣờng xảy vào tháng 8, tháng 9.
- Hệ thống sông Yên: Sông Yên bắt nguồn từ xã Bình Lƣơng, huyện
Nhƣ Xuân ở độ cao trên 100 m chảy qua địa phận các huyện Nhƣ Xuân, Nông
28
Cống, Quảng Xƣơng, đổ ra biển tại Lạch Ghép. Sông Yên có 2 nhánh chính là
sông Nhơm và sông Thị Long. Thuỷ văn sông Yên có các đặc trƣng là mùa lũ
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10.
- Hệ thống hồ: Trong vùng có các hồ lớn, phân bố rải rác nhƣ: hồ Cửa
Đạt (Thƣờng Xuân) và nhiều hồ, đập nhỏ phục vụ tƣới và cấp nƣớc sinh hoạt
cho nhân dân.
Nguồn nƣớc mặt phân bố không đều và phụ thuộc vào chế độ mƣa,
thƣờng gây ngập úng cục bộ vào mùa mƣa; cạn kiệt vào mùa khô, vì vậy
cần có biện pháp ngăn giữ, điều tiết nguồn nƣớc cho thuỷ lợi phục vụ dân
sinh, kinh tế.
Nhìn chung, miền núi có nguồn nƣớc khá phong phú, cho phép khai
thác phục vụ nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế. Với trữ lƣợng nƣớc mặt lớn,
lƣu vực rộng và có độ cao, nguồn thuỷ năng lớn; thuận lợi cho phát triển thuỷ
điện, và các công trình thuỷ lợi phục vụ tƣới; phát triển giao thông đƣờng
thuỷ và nuôi thuỷ sản.
* Tài nguyên rừng
Đặc điểm tài nguyên rừng của vùng biên giới là rừng lá rộng, thƣờng
xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài; gỗ quí hiếm có lát, pơ
mu, trầm hƣơng; gỗ nhóm I, II có lim, sến; gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi,
de. Các loại thuộc họ tre có: luồng, nứa, vầu, giang, bƣơng, tre. Ngoài ra còn
có mây, song, dƣợc liệu, cây thả cánh kiến đỏ...Động vật rừng còn xuất hiện
các loài bò rừng, nai, hoẵng, vƣợn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát nhƣ trăn, rắn,
kỳ đà, tê tê, các loài chim, ong rừng. Vùng Thƣờng Xuân là nơi còn có nhiều
động vật hoang dã có giá trị kinh tế nhƣ hổ, báo, gấu, gà lôi, công, trĩ,...Tuy
vậy, đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng mới tái sinh và
rừng mới trồng; trữ lƣợng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác trong những
29
năm tới là rất hạn chế; một số diện tích có trữ lƣợng lâm sản lớn lại phân bố
trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
* Đặc điểm của đồng bào miền núi
Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó ngƣời Kinh (Việt) chiếm
tỷ lệ lớn nhất (84,4%), ngƣời Mƣờng (8,7%), ngƣời Thái (6%). Các dân tộc
thiểu số khác nhƣ Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Thổ... chiếm tỷ lệ không
đáng kể (gần 1%) [12]. Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho sự
phát triển văn hóa, du lịch song cũng là những khó khăn cho sự phát triển
đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh.
Từ lâu nay đã tồn tại một truyền thống tốt đẹp là sinh sống, lao động
sản xuất, sinh hoạt giữa đồng bào các dân tộc khác nhau trên địa bàn luôn
đảm bảo đoàn kết, gắn bó, thắm đƣợm tình cảm anh em, đặc biệt là trong
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong đấu tranh với thiên tai khốc liệt. Sống
ở vùng biên giới khó khăn, thiếu thốn chồng chất, chịu nhiều thiệt thòi
nhƣng ngƣời dân vẫn luôn chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, và bằng những việc làm cụ thể, đồng bào đã góp phần
hết sức quan trọng để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã
hội trên địa bàn rộng lớn.
Một điểm rất dễ nhận thấy là mỗi dân tộc có những nét văn hoá rất
độc đáo, đặc sắc, không thể hoà lẫn với các dân tộc khác, tuy nhiên lại có
những điểm rất chung - đó chính là tinh thần chịu thƣơng chịu khó, chịu
đựng gian khổ, nhƣờng nhịn nhau, tƣơng thân, tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau.
Trong đời sống cộng đồng nhân dân vùng biên giới, chuyện tranh chấp, mâu
thuẫn nhau gay gắt…diễn ra không nhiều. Và rất nhiều trong số đó đƣợc giải
quyết bằng con đƣờng hoà giải, thông qua vai trò và hoạt động của dòng họ,
già làng, trƣởng bản, của các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn bản. Có thể
30
khẳng định rằng an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới tỉnh
Thanh Hóa đƣợc giữ vững, ổn định, có vai trò quan trọng từ đặc điểm văn
hoá - lịch sử này của nhân dân.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Mặc dù đất rộng, có tiềm năng để phát triển kinh tế, nhƣng có nhiều
nguyên nhân do lịch sử để lại, các huyện miền núi Thanh Hoá vẫn ở trong
tình trạng kém phát triển, đời sống của ngƣời dân vùng biên giới trên địa bàn
gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình trạng kém phát triển đã kéo dài từ
bao đời nay, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch giữa các huyện vùng
biên giới với các địa phƣơng còn lại của Thanh Hoá là rất lớn, không thể thu
hẹp khoảng cách trong thời gian ngắn đƣợc.
Trong nhiều năm qua đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, tình hình phát
triển khu vực miền núi trong đó có vùng biên giới Thanh Hoá cũng đã có
nhiều đổi mới, khởi sắc. Kinh tế cả vùng phát triển khá toàn diện, bảo đảm
kinh tế tăng trƣởng liên tục và ổn định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm
đều ở mức khá cao, chẳng hạn giai đoạn 2012 - 2017 tốc độ tăng trƣởng bình
quân hàng năm các huyện là: Lang Chánh 11,2%; Thƣờng Xuân 10%; Quan
Hoá 10,3%; Quan Sơn 11%; Mƣờng Lát 9,5%. Cơ cấu kinh tế các huyện
vùng núi cao chuyển biến theo hƣớng tích cực, tiến bộ [13].
Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế thì sự biến đổi
cơ cấu nội bộ ngành cũng đã diễn ra hợp lý hơn. Chẳng hạn trong ngành nông
nghiệp thì tỷ trọng chăn nuôi ngày càng cao, các hoạt động chế biến ngày
càng đƣợc mở rộng, sản xuất ra các sản phẩm đa dạng, phong phú hơn.
Thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn ngày càng tăng và ổn định hơn.
Điều đáng phấn khởi là các khoản thu từ sản xuất kinh doanh của các đơn
vị kinh tế và các hộ kinh doanh ở từng huyện vào ngân sách Nhà nƣớc
ngày càng lớn.
31
Có đƣợc kết quả đó là do Trung ƣơng và tỉnh xác định một trong
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các huyện này trong thời gian qua là
thực hiện xoá đói giảm nghèo. Nhiệm vụ này đƣợc coi là hàng đầu, có tính
bức xúc không những trong lĩnh vực kinh tế - đời sống của ngƣời dân, mà
còn đƣợc coi là cực kỳ quan trọng để góp phần tích cực vào việc bảo đảm
quốc phòng - an ninh ở địa bàn miền núi, biên giới … Nhờ sự quan tâm của
Đảng, Nhà nƣớc, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp, trong
nhiều năm qua công tác xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc nhiều thành tích quan
trọng, kể từ năm 2013 đến nay các huyện trong vùng đều đã hạ đƣợc tỷ lệ hộ
đói nghèo xuống từ 20 - 30% [13]. Mặc dù thu nhập bình quân đầu ngƣời
tăng nhanh nhƣng do điểm xuất phát quá thấp nên phần tích luỹ cho đầu tƣ
của dân cƣ ở các huyện này còn rất thấp. Cùng với việc thực hiện công cuộc
xoá đói giảm nghèo là việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào "xoá
nhà ở tạm bợ, dột nát".
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những năm qua cũng đã có nhiều thay đổi
quan trọng, nhờ vậy đã có ảnh hƣởng tích cực tới việc thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên
địa bàn. Hệ thống giao thông đƣờng bộ (tại các thị trấn huyện lỵ và giao
thông nông thôn) ngày càng đƣợc cải thiện. Đến hết năm 2015 trong toàn
khu vực đã có 300 Km đƣờng nhựa, 335 Km đƣờng bê tông, 736 Km đƣờng
cấp phối và mở mới hơn 923 km đƣờng đất đá, đảm bảo vận chuyển bằng ô
tô tới trung tâm các xã trong mùa khô. Hệ thống hồ, đập, kênh mƣơng phục
vụ tƣới tiêu cho nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi ngày càng đƣợc quan
tâm. Chính điều này không những đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất
canh tác mà còn thông qua đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ rừng,
giữ gìn môi trƣờng sinh thái [13].
Hệ thống thông tin liên lạc trong những năm gần đây đã có những cải
32
thiện đáng kể. Cho đến nay đã có điện thoại cố định tại trung tâm tất cả các
xã, các mạng di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đã phủ sóng cho các thị
trấn huyện lỵ và khu vực lân cận.
Những năm qua, hệ thống Cơ quan công tác dân tộc đã triển khai thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình, tổ chức quán triệt và phân công phòng chuyên
môn tham mƣu tổ chức triển khai trong cán bộ, công chức cơ quan nhằm nâng
cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống và hoạt động tuyên
truyền khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn các xã biên
giới Việt - Lào. Hàng năm kết hợp công tác tuyên truyền gắn với lồng ghép
trong công tác dân tộc và Chƣơng trình tuyên truyền giáo dục pháp luật cho
đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã cho các đối tƣợng là cán bộ thôn bản và
ngƣời dân vùng biên giới có nhiều tệ nạn ma túy và buôn, bán ma túy.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN
VÙNG BIÊN GIỚI Ở TỈNH THANH HOÁ
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong những năm qua, công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới
của tỉnh Thanh Hoá đạt đƣợc những kết quả sau:
Thứ nhất, về ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Để triển khai thực hiện Chƣơng trình tăng cƣờng giáo dục pháp luật của
Chính phủ, Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Kết
luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (Khóa
XI), UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 3222/QĐ-UBND
ngày 02/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế
hoạch triển khai Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW
ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (Khóa XI) trên địa bàn biên
33
giới của tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời, chỉ đạo, hƣớng dẫn các sở, ban, ngành,
đoàn thể cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nƣớc do tỉnh quản lý và UBND các
huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện
nhằm phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của toàn thể cán bộ, công
chức, viên chức, ngƣời lao động, lực lƣợng vũ trang, học sinh, sinh viên và
các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao hơn nữa nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật
của cán bộ và nhân dân; đồng thời tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân sử
dụng pháp luật làm phƣơng tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng, ngăn ngừa có hiệu quả các hành
vi vi phạm pháp luật. Tạo bƣớc phát triển mới trong công tác GDPL đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý cho cán bộ và nhân dân
trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xã hội hoá công tác GDPL; đẩy mạnh thực hiện
cơ chế phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng
tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị đối với công
tác GDPL; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội tham gia, đƣa công tác GDPL thành hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của
mọi cơ quan, tổ chức, công dân.
Ngày 09/10/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3508/QĐ- UBND
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg của Thủ
tƣớng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Phó Chủ tịch
UBND tỉnh làm Trƣởng Ban Chỉ đạo, đồng chí Giám đốc Sở Tƣ pháp làm
Phó trƣởng Ban Thƣờng trực, đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh
làm Phó Trƣởng ban; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành: Tài chính; Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thƣơng binh và Xã hội; Giáo dục
34
và Đào tạo; Thanh tra tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Uỷ ban
MTTQVN tỉnh; Hội Luật gia tỉnh; Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tham gia
thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1133 của tỉnh. Đồng thời giao
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan
tham mƣu, triển khai thực hiện Đề án "Tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp
luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2013 - 2016" ở
khu vực biên giới của tỉnh.
Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các
đơn vị cấp huyện xây dựng kế hoạch, chƣơng trình GDPL giai đoạn 2012 -
2016 tại ngành, đơn vị mình phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của
ngành, đơn vị và tổ chức thực hiện đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Bên cạnh đó, các đơn vị đƣợc giao chủ trì thực hiện các Đề án còn chú
trọng phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội
xây dựng các kế hoạch liên ngành để tổ chức thực hiện việc GDPL cho ngƣời
dân vùng biên giới nói chung và các đối tƣợng khác nói riêng. Những văn bản
trên đây đã từng bƣớc thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta
về GDPL, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai kịp thời, có hiệu quả các hoạt
động GDPL nói chung và ngƣời dân vùng biên giới nói riêng trong tỉnh.
Công tác kiểm tra, chỉ đạo cơ sở đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Hội
đồng Phối hợp công tác GDPL cấp tỉnh, cấp huyện ban hành Kế hoạch kiểm
tra và tự kiểm tra việc thực hiện công tác GDPL hàng năm.
Thứ hai, về chủ thể GDPL
Xác định công tác GDPL có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt quan
trọng, các ngành các cấp trong tỉnh đã tăng cƣờng công tác GDPL, xây dựng
đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và mở rộng mạng lƣới các
cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
35
Đội ngũ báo cáo viên đƣợc UBND tỉnh ra quyết định phê chuẩn và kèm
theo đó là chế độ chính sách cho các báo cáo viên hoạt động. Đa số báo cáo
viên có bằng cử nhân, nhiều đồng chí có bằng cử nhân luật, trình độ Tiến sĩ
và thạc sĩ. Đội ngũ này đƣợc cung cấp tài liệu tuyên truyền, GDPL, hàng năm
đƣợc tập huấn kỹ năng tuyên truyền, GDPL, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, tổ
chức các buổi tọa đàm về chuyên đề nhà nƣớc pháp luật. Thông qua hoạt
động tuyên truyền, GDPL của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã góp phần
từng bƣớc nâng cao hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật hạn chế tình
trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và ngƣời dân trong tỉnh nói
chung cũng nhƣ đồng bào DTTS và miền núi nói riêng.
Ngoài ra, tỉnh còn củng cố, mở rộng lực lƣợng tham gia tuyên truyền,
GDPL là các cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đó là những ngƣời có uy tín trong
cộng đồng, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục pháp luật của Đài Phát
thanh truyền hình tỉnh, chuyên trang pháp luật của Báo Thanh Hoá, giáo viên
dạy môn giáo dục công dân, thành viên câu lạc bộ phòng chống tội phạm, thủ
thƣ tủ sách pháp luật của các sở, ngành, đoàn thể, bƣu điện và UBND các xã,
phƣờng, thị trấn. Đồng thời UBND tỉnh còn thành lập Hội đồng về công tác
GDPL của tỉnh. Đó là tổ chức phối hợp sự chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức
về công tác GDPL, duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà
nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, hƣớng dẫn hỗ trợ các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
GDPL. Ngay sau khi thành lập, Hội đồng về công tác GDPL đã tích cực hoạt
động trên cơ sở phối hợp giữa các ngành chức năng và các ngành có liên quan
hoạt động theo quy chế và theo chƣơng trình kế hoạch đã đƣợc xây dựng.
Thứ ba, về nội dung GDPL
36
Một trong những đặc điểm của công tác GDPL là truyền tải những
thông tin, những yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật đến đối tƣợng giáo
dục. Giáo dục pháp luật thông qua các hình thức, phƣơng tiện, biện pháp thích
hợp giúp cho đối tƣợng hiểu biết, nắm bắt thông tin, nội dung pháp luật mà
không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập.
Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoài nội
dung pháp luật cần thiết phải thông tin, phổ biến giáo dục cho ngƣời dân nói
chung nhƣ quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa
vụ tuân thủ hiến pháp, pháp luật... trong những năm qua ngƣời dân vùng
biên giới của tỉnh Thanh Hoá còn đƣợc quan tâm thông tin phổ biến các quy
định pháp luật về quyền sử dụng đất, luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng
chống ma túy, hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch, luật hình sự, luật khiếu
nại tố cáo, các giao lƣu dân sự trong cuộc sống hàng ngày, pháp lệnh lao
động công ích, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, chính sách phát triển
kinh tế, chính sách dân tộc.
Một điểm đáng lƣu ý là trong cộng đồng ngƣời dân vùng biên giới,
một phƣơng tiện đóng vai trò quan trọng điều chỉnh thiết chế cộng đồng là
luật tục của đồng bào DTTS và các bản quy ƣớc do cộng đồng dân cƣ dựa
trên quy định của pháp luật và các phong tục tập quán của cộng đồng xây
dựng. Tuy nhiên, trong hệ thống luật tục của DTTS thì bên cạnh những luật
tục tiến bộ, có ý nghĩa tích cực cũng còn những hủ tục lạc hậu, nặng nề nhƣ
tang ma, cƣới xin... Bởi vậy, trong các nội dung GDPL cho ngƣời dân vùng
biên giới tỉnh Thanh Hoá, các cơ quan chức năng đã chú ý hƣớng đồng bào
phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, chống các hủ tục lạc hậu. Ngoài
ra, nội dung pháp luật đã gắn với thực tế của địa phƣơng, lồng ghép trong
các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, dân số, khuyến nông, khuyến lâm. Ví
37
dụ nhƣ: Dân tộc Khơ Mú đã cƣ trú lâu đời ở vùng núi rừng miền tây bắc
Việt Nam và khu vực bắc Trung bộ. Tập trung ở các tỉnh từ Lai Châu, Điện
Biên, Lào Cai, Sơn La đến Thanh Hoá và Nghệ An. Ở Thanh Hoá, ngƣời
Thái gọi ngƣời Khơ Mú là ngƣời Kha hay ngƣời Xá (có nghĩa đen nhƣ giàn
bếp) mang hàm ý miệt thị. Gần đây ngƣời Khơ Mú tự gọi mình là ngƣời
Tình, ngƣời Đoàn Kết. Ngƣời Khơ Mú ở Thanh Hoá trƣớc đây sống du canh
du cƣ. Thực hiện cuộc vận động định canh định cƣ, đến nay, đồng bào đã
định cƣ tập trung tại bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và bản Lách (xã Mƣờng
Chanh) thuộc huyện Mƣờng Lát. Đồng bào dân tộc Khơ Mú đã và đang
cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh đóng góp tích cực vào xây dựng quê
hƣơng Thanh Hoá ngày càng giầu đẹp, văn minh [45].
Thứ tư, về hình thức GDPL
- Tuyên truyền miệng pháp luật
Đây là hình thức thực hiện khá đều đặn ở tất cả các địa phƣơng trong
tỉnh, có hiệu quả cao đối với nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng
biên giới, vùng DTTS. Bằng hình thức tuyên truyền miệng kết hợp trình
chiếu, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xem các phóng sự, video clip,
các đồn biên phòng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật
đƣợc 579 buổi/ 21.324 lƣợt ngƣời tham gia. Đồng thời, đã phối hợp tổ chức
tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc,
các quy định của địa phƣơng đƣợc 3.919 buổi/121.717.000 lƣợt ngƣời nghe.
Ngoài ra, hình thức tuyên truyền miệng pháp luật còn đƣợc sử dụng
thông qua sinh hoạt của các nhóm xã hội ở các làng, xã nhƣ chi hội nông dân,
tổ hội nông dân, phụ nữ... đã tỏ ra có hiệu quả đối với hội viên nông dân và
dân tộc thiểu số.
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/40davTz
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
38
- GDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh ở
cơ sở
Việc xây dựng và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên
truyền GDPL cho ngƣời dân, đặc biệt là nông dân và DTTS trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn trƣớc. Nội
dung tuyên truyền GDPL đa dạng, hình thức truyền tải thông tin phong phú
hơn. Báo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá duy trì thƣờng xuyên chuyên mục
"tìm hiểu pháp luật", "trả lời đơn thƣ bạn xem truyền hình". Giải đáp thắc
mắc của ngƣời dân về đƣờng lối, chính sách, giải thích pháp luật, hƣớng dẫn
ngƣời dân sử dụng pháp luật, đấu tranh khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp
cũng nhƣ thực hiện nghĩa vụ pháp luật v.v... phát thƣờng kỳ một tuần hai lần
trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng các
buổi phát thanh và truyền hình bằng tiếng DTTS có lồng ghép các nội dung
pháp luật. Bản tin tƣ pháp là phƣơng tiện tuyên truyền GDPL có hiệu quả
cho nông dân và đồng bào DTTS. Bản tin tƣ pháp đƣợc phát hành thƣờng
xuyên một tháng một số, đƣợc cấp phát đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đội
ngũ báo cáo viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở và các cán bộ thôn trong tỉnh,
góp phần thiết thực kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng của Đảng
và pháp luật của Nhà nƣớc đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh, đặc biệt là với ngƣời dân ở cơ sở.
Tuyên truyền, GDPL qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở là hình
thức đƣợc địa phƣơng sử dụng có hiệu quả. Sở Tƣ pháp Thanh Hoá đã chủ
động biên soạn, biên dịch song ngữ bằng tiếng Việt - Dân tộc thiểu số và thâu
băng catset giới thiệu những chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến đời
sống hàng ngày của ngƣời dân ở cơ sở, cấp phát cho các đài truyền thanh cấp
huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã để tuyên truyền trong nhân dân.
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/40davTz
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
39
- Tuyên truyền GDPL thông qua các hội thi, cuộc thi
Điểm nổi bật trong việc tuyên truyền, GDPL thông qua các cuộc thi tìm
hiểu pháp luật là huy động đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và
có tính xã hội cao. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thực sự là hình thức GDPL
bổ ích, hấp dẫn thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và học sinh ở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Do vậy, Sở Tƣ pháp Thanh Hoá phối hợp với
các ban ngành đã lựa chọn hình thức thi tìm hiểu pháp luật - hình thức GDPL
có hiệu quả và rất sôi động. Thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh
đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có những cuộc
thi, đối tƣợng chủ yếu là nông dân, đồng bào DTTS nhƣ hội thi "nhà nông đua
tài, "hòa giải viên giỏi", "cán bộ chi hội giỏi", "tìm hiểu Bộ luật Hình sự
2015", "Chủ tịch UBND cấp xã với kiến thức pháp luật", "Chủ tịch UBND
cấp xã với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo"...
Các cuộc thi đã thu hút rất nhiều lƣợt ngƣời tham gia, dự xem trực tiếp
và đài phát thanh, truyền hình phát sóng đến các tầng lớp nhân dân xem, phục
vụ tuyên truyền GDPL.
- Tuyên truyền GDPL qua điểm bƣu điện, văn hóa xã
Đối với khu vực miền núi biên giới, ra khỏi khu vực đô thị, thị trấn, thị
xã, báo chí và ấn phẩm văn hóa đã bị hạn chế nhiều, bởi trình độ dân trí, ngôn
ngữ, đặc điểm tập quán các dân tộc là những rào cản làm cho công tác GDPL
đến tận ngƣời dân gặp khó khăn. Để phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng biên giới thuận tiện trong việc tìm hiểu pháp luật, Sở Tƣ pháp Thanh
Hoá đã phối hợp với bƣu điện tỉnh tuyên truyền qua các điểm bƣu điện văn
hóa xã ở các xã hẻo lánh, xã có nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Sở Tƣ pháp
đã biên soạn, in ấn và cấp phát các tài liệu gồm sách pháp luật, bản tin tƣ
pháp, tờ gấp có nội dung tuyên truyền pháp luật đến các điểm bƣu điện văn
hóa xã thu hút đông đảo nhân dân đến đọc.
6829047

More Related Content

Similar to Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf

Similar to Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf (20)

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốPhổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú ThọLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOTQuản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia LaiLuận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng BìnhChính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà NộiPháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
Pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Hà Nội
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk LắkĐề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOTLuận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc Êđê, HOT
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOTLuận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
Luận văn: Xây dựng ý thức pháp luật cho nông dân, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
Đề tài: Pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đLuận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
Luận văn: Pháp luật quản lý về hộ tịch tại quận Hai Bà Trưng, 9đ
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa Chùa Hoàng Long, Phú Thọ, HAY
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH ĐĂNG CƢỜNG GI¸O DôC PH¸P LUËT CHO NG¦êI D¢N VïNG BI£N GIíI CñA TØNH THANH HO¸ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH ĐĂNG CƢỜNG GI¸O DôC PH¸P LUËT CHO NG¦êI D¢N VïNG BI£N GIíI CñA TØNH THANH HO¸ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 83 80 101. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG ANH HÀ NỘI - 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trịnh Đăng Cƣờng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI ....................................................6 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI .................................6 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới ..............6 1.1.2. Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới...........7 1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới ...........10 1.2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI................................12 1.2.1. Nội dung giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới..............12 1.2.2. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới.....................................................................................13 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI..........................................................................................17 1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới..............................................................................................17 1.3.2. Các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới..............................................................................................19 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................23
  • 5. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY.....24 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ.......................................................24 2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên..........................................................24 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ..............................................................30 2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI Ở TỈNH THANH HOÁ .....................................32 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc .....................................................................32 2.2.2. Những hạn chế....................................................................................42 2.2.3. Nguyên nhân của kết quả, hạn chế.....................................................48 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................54 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ..............................................................55 3.1. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ................................55 3.1.1. Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới nói riêng...55 3.1.2. Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá phải luôn đặt dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phƣơng.........................57 3.1.3. Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá phải thu hút sự tham gia chủ động, tích cực của tất cả các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể...................................................58 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ ....60
  • 6. 3.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá..........................................................................................60 3.2.2. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá....................................................................62 3.2.3. Chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật............65 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá .........................................66 3.2.5. Đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục pháp luật đối với ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá...................................68 3.2.6. Tăng cƣờng kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm triển khai giáo dục pháp luật đối với ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá..........................................................................................71 Tiểu kết Chƣơng 3.........................................................................................73 KẾT LUẬN....................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................76
  • 7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Diện tích, dân số của vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá, năm 2018 25
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Công tác này đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cƣờng quản lý xã hội bằng pháp luật. Công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nói riêng trong giai đoạn hiện nay giữ một vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật nhƣ: Ngày 12/3/2008, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Ngày 20/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013); Ngày 15 tháng 07 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1133/QĐ-TTg với đề án tăng cƣờng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016. Tiếp tục đề án, ngày 08 tháng 8 năm 2017 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2021"… Trên cơ sở đó, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, miền núi, vùng sâu,
  • 9. 2 vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nói riêng đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhân dân, bƣớc đầu tạo dựng ổn định trong lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ở các đối tƣợng cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, so với nhu cầu thực tiễn, công tác giáo dục pháp luật nói chung vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, nhất là giáo dục pháp luật cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong đó có ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá. Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, đời sống vật chất cũng nhƣ ý thức pháp luật của ngƣời dân miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới và hải đảo nói chung, ngƣời dân vùng biên giới của Thanh Hoá nói riêng đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do đặc điểm khá đặc biệt xét trên phƣơng diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngƣỡng tôn giáo, dân tộc của ngƣời dân địa phƣơng (chủ yếu sống ở vùng núi cao, nông thôn) còn nghèo, họ quan tâm đến nhu cầu tìm kiếm cơm ăn, áo mặc hơn nhu cầu tiếp xúc các tri thức văn hóa, chuẩn mực xã hội trong đó có pháp luật. Mặt khác, ở các huyện vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá với đặc điểm giao thông đi lại khó khăn, dân cƣ sống thƣa thớt chủ yếu là dân tộc thiểu số; trình độ dân trí còn thấp, có nơi còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu; đời sống, kinh tế, văn hóa, vật chất, tinh thần còn gặp nhiều khó khăn, pháp luật trong một số lĩnh vực hầu nhƣ "vắng bóng" trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Luật tục ảnh hƣởng sâu sắc, trong đó có những luật tục tốt mang ý nghĩa tích cực cần đƣợc phát huy và cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần đƣợc loại bỏ để phù hợp với đời sống hiện nay. Bởi vậy, quan tâm GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá" là vấn đề cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài trên làm đề tài nghiên cứu của mình.
  • 10. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong giai đoạn hiện nay, GDPL là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu về GDPL dƣới góc độ khoa học pháp lý đƣợc các nhà khoa học Việt Nam rất quan tâm. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về GDPL của tập thể, cá nhân đã đƣợc công bố, tiêu biểu là: "Bàn về giáo dục pháp luật", sách của tác giả Trần Ngọc Đƣờng, Dƣơng Thanh Mai do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1995. "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật" của tác giả Đào Trí Úc do Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1995. Dƣơng Thị Thanh Mai (1996), “Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp”, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Dƣơng Thanh Mai năm 1996. "Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Sửu năm 2010. “Giáo dục pháp luật cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội của tác giả Vi Thị Tuyết Ngân năm 2014. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân, các bài viết của các tác giả từ trƣớc đến nay về GDPL đã đóng góp rất nhiều các vấn đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dƣới nhiều góc độ khác nhau về GDPL. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nói chung và GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
  • 11. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp tăng cƣờng công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những vấn đề lý luận về GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. - Phân tích, đánh giá thực trạng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới trong 5 năm qua ở Thanh Hoá để rút ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những kết quả và hạn chế của công tác này. - Đề ra đƣợc các quan điểm và giải pháp tăng cƣờng công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những quan điểm học thuyết lý luận và thực trạng về GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cƣờng công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá. - Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2017. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam, về GDPL nói chung và cho đối tƣợng là ngƣời dân vùng biên giới nói riêng.
  • 12. 5 Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phƣơng pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khác: so sánh, hệ thống, thống kê... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về GDPL, làm rõ tính đặc thù của công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hoá nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan đảng và nhà nƣớc trong việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nói chung và ngƣời dân vùng biên giới ở tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Đồng thời là tài liệu cho việc hoạch định chính sách đối với ngƣời dân vùng biên giới, xây dựng hoàn thiện các chƣơng trình GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở Việt Nam và tỉnh Thanh Hoá, dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy, tuyên truyền, GDPL… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới. Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá hiện nay. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá.
  • 13. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt: “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng cho con ngƣời những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để ngƣời ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [37, tr.3]. Theo Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ Phổ biến giáo dục pháp luật thì: “Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tƣợng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gƣơng, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tƣợng” [8, tr.7]. Khái niệm giáo dục pháp luật đƣợc các tác giả thống nhất trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nƣớc ta nhƣ sau: “Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phƣơng pháp khác nhau tác động lên đối tƣợng giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật” [23, tr. 6-8]. Với khái niệm GDPL nêu trên, trong điều kiện đất nƣớc ta đang mở cửa, hội nhập thì việc cung cấp, trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng
  • 14. 7 tình cảm và thói quen xử sự bằng pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là hết sức cần thiết, đây là trách nhiệm của Đảng, của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội và của toàn xã hội. Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm trong những năm qua. Việc GDPL phải đƣợc tiến hành đồng thời và luôn gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho ngƣời dân vùng biên giới. Nếu không GDPL, nâng cao dân trí cho ngƣời dân vùng biên giới thì không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấu tranh tiến tới xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội nhƣ: ma chay, tảo hôn, phạm pháp hình sự, buôn bán phụ nữ, mê tín dị đoan, các vi phạm do thiếu hiểu biết pháp luật, vi phạm về đất đai, bảo vệ rừng... Do vậy việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới là một nhu cầu cấp bách, rất cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nhƣ sau: Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục là ngƣời dân vùng biên giới, nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. 1.1.2. Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới là hình thức giáo dục đặc thù, ngoài đặc điểm chung, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới còn có đặc điểm riêng. Cụ thể là:
  • 15. 8 Thứ nhất, về mục đích giáo dục Về phƣơng diện lý luận mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới là nâng cao hiểu biết kiến thức về pháp luật, tạo cho nhân dân hình thành niềm tin vào pháp luật, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của ngƣời dân vùng biên giới. Việc xác định đúng đắn mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn. Về phƣơng diện lý luận, việc xác định mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới sẽ là cơ sở khách quan cho việc xác định hình thức, phƣơng tiện, nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Về thực tiễn, xác định đúng mục đích của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới sẽ phát huy đƣợc vai trò của nó trong toàn bộ hoạt động GDPL và đối với xã hội. Thứ hai, về chủ thể giáo dục Nếu hiểu theo nghĩa rộng, chủ thể GDPL là những cá nhân, tổ chức mà bằng hoạt động của mình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình GDPL. Với nhận thức này thì chủ thể GDPL bao gồm: Tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nƣớc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và các cá nhân nhất định. Theo nghĩa hẹp, chủ thể GDPL là con ngƣời cụ thể, có năng lực hành vi, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực trình độ chuyên môn, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình GDPL. Với đối tƣợng GDPL là ngƣời dân vùng biên giới, một đối tƣợng có đặc điểm đặc thù thì để công tác GDPL đạt hiệu quả, ngoài nội dung, hình thức phƣơng pháp phù hợp, việc lựa chọn chủ thể GDPL là hết sức quan trọng. Chủ thể GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ngoài những tiêu chuẩn
  • 16. 9 trên cần có chủ thể là ngƣời có sự nhiệt tình, tâm huyết, có hiểu biết về phong tục tập quán, am hiểu tâm lý của nhân dân và biết tiếng dân tộc thiểu số. Chủ thể GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới ở đây vấn đề quan trọng không phải ở số lƣợng chủ thể, mà ở chỗ các chủ thể có khả năng điều kiện thích ứng đƣợc đối tƣợng giáo dục, với địa bàn, môi trƣờng sống của ngƣời dân vùng biên giới, có cách thức, phƣơng pháp phù hợp và phải lấy đƣợc "lòng dân". Cụ thể Ủy ban nhân dân các cấp là chủ thể tuyên truyền GDPL cho nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ này UBND giao cho Sở Tƣ pháp, phòng Tƣ pháp ở địa phƣơng. Các luật sƣ, luật gia không phải là cán bộ, công chức có nghĩa họ hành nghề chuyên trách. Chủ thể này cần phải đƣa họ vào trong đội ngũ báo cáo viên pháp luật bởi họ có trình độ pháp lý vững và thông qua hoạt động tƣ vấn, bào chữa các luật gia, luật sƣ đã góp phần hết sức quan trọng vào công tác GDPL Thứ ba, về đối tượng GDPL cho người dân vùng biên giới Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, thì ngƣời dân vùng biên giới ở miền núi, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và tín ngƣỡng tôn giáo khá đặc biệt. Đối tƣợng GDPL là ngƣời dân vùng biên giới - là những ngƣời cán bộ, công chức, viên chức, nông dân, công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên... Ngoài những đặc điểm nói chung về nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính... đối tƣợng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới còn có những đặc điểm đặc thù khác đó là: Bên cạnh một bộ phận đồng bào ngƣời Kinh còn có đồng bào DTTS đều có điểm chung là rất dễ tin, nhƣng niềm tin đó cũng dễ bị thay đổi, bởi vậy hiệu quả của công tác GDPL cho đồng bào DTTS không chỉ là việc làm cho họ hiểu đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc quy
  • 17. 10 định nhƣ thế nào mà quan trọng hơn là việc đƣờng lối đó, pháp luật đó có đƣợc minh chứng đúng đắn bằng thực tiễn hay không. Và điều rất quan trọng là chủ thể GDPL phải là những ngƣời gƣơng mẫu. Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới nhìn chung trình độ văn hoá còn thấp. Đồng thời là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Điều đó đòi hỏi phải có những hình thức, biện pháp phù hợp và có hiệu quả hơn để hỗ trợ một cách thiết thực cho những đối tƣợng này có đƣợc hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Đó chính là cách thể hiện đƣờng lối của Đảng trong công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. Một đặc điểm đặc thù nữa của đồng bào vùng biên giới đó là quan hệ với nƣớc láng giềng, ở các vùng có đông ngƣời DTTS sinh sống thuộc khu vực biên giới Việt Nam - Lào, do địa bàn giáp ranh nên vẫn còn xảy ra tình trạng ngƣời Lào sang mƣu sinh và sau đó ở lại lập gia đình với ngƣời Việt. Có trƣờng hợp lấy chồng hoặc vợ ngƣời Lào nhƣng các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn, gây khó khăn trong việc quản lý. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí còn hạn chế nên tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất, thanh niên vi phạm pháp luật, vƣợt biên sang Lào lao động trái phép diễn biến phức tạp. 1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Thứ nhất, GDPL giúp hình thành ý thức pháp luật và đạo đức cho ngƣời dân vùng biên giới, tăng cƣờng sự hiểu biết pháp luật. Các quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức. Do vậy mà pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức. Giáo dục đạo đức tạo những tiền đề căn bản để xây dựng sự tôn trọng đối với pháp luật ở công dân, ngƣợc lại,
  • 18. 11 giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thƣờng ngày những nguyên tắc đạo đức. GDPL đối với ngƣời dân vùng biên giới giúp cho đồng bào có tri thức pháp lý, tình cảm pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc, tăng cƣờng pháp chế, phát huy dân chủ và quyền tự do của mỗi ngƣời; phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời dân vùng biên giới. GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý cho ngƣời dân. GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nhằm xây dựng cho ngƣời dân tƣ duy về pháp luật, tin vào pháp luật, ý thức đƣợc việc sống và làm theo pháp luật, hiểu biết sâu sắc hơn các sự kiện pháp luật trong đời sống. Thứ hai, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Đây là vai trò hết sức quan trọng của GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. Pháp luật là công cụ để quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Một khi ngƣời dân đã tin vào pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, thì việc quản lý nhà nƣớc sẽ dễ dàng hơn, phát huy tối đa hiệu quả của mỗi cơ quan, tổ chức thực thi pháp luật và quyền tự do, dân chủ của mỗi cá nhân. Thứ ba là, GDPL góp phần vào việc tổ chức thực hiện pháp luật của ngƣời dân vùng biên giới. Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của chủ thể. Thực hiện pháp luật gồm nhiều cấp độ khác nhau, từ việc tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật đến thực hiện pháp luật. Dù ở cấp độ nào cũng đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện đúng theo những quy định của pháp luật.
  • 19. 12 Đối với ngƣời dân vùng biên giới nói chung thì việc GDPL càng có vai trò quan trọng. Vì đây là một bộ phận ngƣời dân trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đối tƣợng này là những ngƣời chịu nhiều thiệt thòi, khó có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng phƣơng tiện công cụ pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Bởi vậy, việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới chính là phƣơng tiện để truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định của pháp luật đến với đồng bào, giúp họ hiểu biết, nắm bắt kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. GDPL đó chính là sự hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho ngƣời dân, giúp họ nhận thức đƣợc những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng hữu hiệu công cụ đó vào trong cuộc sống. 1.2. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI 1.2.1. Nội dung giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Thứ nhất: Nội dung GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới phải thiết thực dựa trên nhu cầu, điều kiện, đặc điểm của đối tƣợng giáo dục. Trên phƣơng diện lý luận nói chung, nội dung GDPL phát sinh từ nhu cầu quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, từ yêu cầu của việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, nội dung của GDPL có phù hợp hay không phù hợp còn phải căn cứ vào trạng thái ý thức pháp luật của công dân, vào điều kiện khả năng tiếp thu và nhu cầu của họ: Họ đang thiếu cái gì, cần cái gì. Đối với ngƣời dân vùng biên giới ở Việt Nam nhìn chung thì trình độ học vấn vẫn còn thấp, các điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội còn nhiều khó khăn, lạc hậu, phong tục tập quán còn ảnh hƣởng nặng nề trong đời sống hàng ngày, bởi vậy
  • 20. 13 nội dung GDPL cho họ phải thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trình độ nhận thức của ngƣời dân. Thứ hai: Bên cạnh giáo dục nội dung đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân vùng biên giới thực hiện, phát huy các tập quán sinh hoạt tốt đẹp, luật tục phù hợp với pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời phải chỉ ra cho họ thấy đƣợc những hủ tục lạc hậu, nặng nề trái với lợi ích cộng đồng, trái với pháp luật của Nhà nƣớc cần phải loại bỏ trong đời sống và công cuộc đổi mới hiện nay. Thứ ba: Cùng với đó cần tăng cƣờng GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới hiểu biết về việc thực hiện các quy chế biên giới Quốc gia. Ví dụ giữa 2 nƣớc Việt Nam và Lào thông qua việc kết nghĩa giữa các bản hai bên đƣờng biên, hoạt động giao thƣơng buôn bán tại cửa khẩu quốc tế, các chƣơng trình giao lƣu văn hóa văn nghệ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. 1.2.2. Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới * Hình thức GDPL Hình thức giáo dục là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đạt đƣợc của công tác. Điều 11 của Luật phổ biến, giáo dục năm 2012 đã quy định rất cụ thể về hình thức GDPL nói chung, và với ngƣời dân vùng biên giới nói riêng nhƣ sau: - Công khai trên các mặt báo Văn phòng Chủ tịch nƣớc chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố.
  • 21. 14 Hằng tháng, Bộ Tƣ pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật. - Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật gắn với ngƣời dân vùng biên giới - Thông qua phát thanh, phát sóng, internet, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động, trang thông tin của từng cơ quan, tổ chức - Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thông qua các hình thức nhƣ: đố vui, rung chuông vàng, thi tiểu phẩm, thi diễn kịch... - Thông qua các phiên tòa xét xử, công tác hòa giải khi xảy ra xích mích. - Tổ chức sinh hoạt, biểu diễn văn nghệ trên cơ sở chủ đề về pháp luật. - Lồng ghép vào chƣơng trình giảng dạy tại nhà trƣờng. Đƣa giáo dục pháp luật và bộ môn Giáo dục công dân ở các trƣờng phổ thông, đối với các trƣờng đại học, cao đẳng... thì các môn pháp luật chung cho tất cả sinh viên và các môn cho sinh viên chuyên ngành, ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Hình thức này là hình thức thƣờng đƣợc áp dụng. - Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác, mỗi hình thức đều có ƣu nhƣợc điểm riêng, đối tƣợng áp dụng phù hợp. * Phương pháp GDPL Phƣơng pháp GDPL là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật; là hệ thống những cách thứctuyên truyền, tác động của chủ thể giáo dục lên đối tƣợng nhằm hình thành ở ngƣời dân vùng
  • 22. 15 biên giới ý thức chấp hành pháp luật, xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội. Theo quan điểm của các nhà luật học, phƣơng pháp GDPL đối với ngƣời dân vùng biên giới bao gồm phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp nêu vấn đề, phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp thảo luận,....Tuy nhiên dƣới góc độ khoa học giáo dục thì các nhà giáo dục học cho rằng phƣơng pháp GDPL bao gồm nhóm phƣơng pháp thuyết phục, nhóm phƣơng pháp tổ chức hoạt động, nhóm phƣơng pháp kích thích và điều chỉnh hành vi... Tóm lại, ngƣời làm công tác giáo dục thƣờng sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản là phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp hiện đại. Phƣơng pháp truyền thống là phƣơng pháp sử dụng các công cụ, phƣơng tiện lâu đời nhƣ: thuyết trình, giảng dạy pháp luật; nói chuyện, tọa đàm pháp luật… Phƣơng pháp hiện đại là phƣơng pháp có sử dụng kết hợp các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhƣ máy tính, máy quay phim…để chủ thể GDPL có thể dễ dàng thực hiện các phƣơng pháp mô hình hóa, trực quan hóa gắn với các tình huống quan sát thực tế. Khi sử dụng các phƣơng pháp GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới cần kết hợp đƣợc lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật. GDPL đối với ngƣời dân vùng biên giới nên bao gồm những phƣơng pháp nhƣ sau: phƣơng pháp thuyết phục, phƣơng pháp thông tin pháp luật, phƣơng pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật, phƣơng pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trƣờng, phƣơng pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật; hệ thống phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hành vi và thói quen thực hiện pháp luật; hệ thống phƣơng pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi.
  • 23. 16 Phương pháp thuyết phục tác động vào nhận thức, tƣ duy, tình cảm của ngƣời dân vùng biên giới để hình thành ý thức và thái độ pháp luật đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật. Chủ thể phải dùng lý lẽ chuẩn xác, dẫn chứng sinh động, thiết thực trong thực tế để cho thanh niên nắm đƣợc, từ đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Phương pháp thông tin pháp luật là phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật, truyền hình, truyền thanh, các loại hình nghệ thuật nhƣ phim, ảnh... để chuyển tải những kiến thức pháp luật. Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật thƣờng đƣợc sử dụng chủ yếu khi một văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành. Phương pháp giảng dạy pháp luật trong nhà trường là việc giáo viên sử dụng các phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp nêu vấn đề, phƣơng pháp thảo luận nhóm.... và thông qua các giờ ngoại khóa sinh hoạt để tổ chức các hoạt động GDPL. Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật là việc các đối tƣợng giáo dục pháp luật thảo luận, trao đổi về một sự kiện, hiện tƣợng, tình huống pháp lý trong thực tiễn xã hội. Phương pháp tổ chức hoạt động là luyện tập cho ngƣời dân vùng biên giới thực hiện một cách đều đặn, có hệ thống các hành động nhất định nằm biến chúng thành thói quen, thuộc tính của nhân cách và rèn luyện bằng việc tham gia các hoạt động khác nhau, xâm nhập vào các tình huống thực tiễn để giải quyết vấn đê, xây dựng các kỹ năng sống. Nhìn chung, phƣơng pháp GDPL rất đa dạng. Mỗi phƣơng pháp đều có chức năng, ƣu điểm riêng, vì vậy, với từng hoàn cảnh và đối tƣợng cụ thể cần
  • 24. 17 lựa chọn các phƣơng pháp khác nhau hoặc kết hợp giữa chúng bởi các phƣơng pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI 1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Quá trình GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, có yếu tố tích cực, yếu tố tiêu cực. Phát hiện ra các yếu tố đó và có biện pháp duy trì và phát huy các yếu tố tích cực, ngăn chặn, làm hạn chế các yếu tố tiêu cực trở thành phƣơng thức quan trọng đảm bảo công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới hiện nay. * Các yếu tố tác động tích cực đến giáo dục pháp luật Qua hơn 30 năm đổi mới với sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và các cấp chính quyền về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GDPL đã hình thành đội ngũ chủ thể GDPL đông đảo, có kiến thức pháp luật, có kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp GDPL. Mặt khác bên cạnh đội ngũ GDPL chuyên nghiệp, ở nông thôn miền núi còn tồn tại đội ngũ GDPL quan trọng là các già làng, trƣởng bản, trƣởng thôn, các cán bộ pháp luật, trong đó có cán bộ đã về nghỉ hƣu họ tham gia tích cực vào công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới bằng sự hiểu biết pháp luật, sự gƣơng mẫu chấp hành luật và uy tín của cá nhân. Nhu cầu tìm hiểu về pháp luật ngày càng tăng, điều này do tác động của chính quyền các cấp thực hiện sự quản lý bằng pháp luật, sự hiểu biết về vai trò của pháp luật, các dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng và có hiệu quả, cơ hội tiếp cận của nhân dân vùng biên giới ngày càng đƣợc cải thiện, yêu cầu
  • 25. 18 của công việc sản xuất kinh doanh, thực hiện chính sách xã hội, giao tiếp xã hội của công dân ngày càng đƣợc mở rộng... Đặc biệt, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nền kinh tế nông nghiệp theo mô hình nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi nhân dân vùng biên giới cần phải hiểu biết phát luật trên nhiều lĩnh vực, trong đó luật kinh tế là cơ bản. Nắm vững các quy định về hợp đồng, về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ, về nhãn hiệu hàng hoá, về địa vị pháp lý của chủ hộ gia đình, cá nhân kinh doanh... Những điều đó cũng làm cho nhu cầu tìm hiểu, tiếp thu các tri thức pháp luật và kỹ năng thực hành pháp luật của nhân dân vùng biên giới ngày càng tăng. Sự tác động tích cực của việc thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, hoà giải ở cơ sở trong việc tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động GDPL ngƣời dân vùng biên giới. Bên cạnh các yếu tố đó, các yếu tố tinh thần tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới là truyền thống yêu nƣớc, tinh thần cách mạng, tính cộng đồng làng xã và nhất là sự tác động tích cực của mô hình gia đình truyền thống. * Các yếu tố tác động tiêu cực đến giáo dục pháp luật Bên cạnh các yếu tố tích cực trong công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới còn chịu nhiều tác động tiêu cực, các yếu tố tiêu cực đó là: - Sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, của quá trình đô thị hoá làm cho một số công dân xem nhẹ việc Nhà nƣớc ta quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, coi thƣờng pháp luật không nghĩ đến tác hại của việc coi thƣờng pháp luật. - Do sự hạn chế về trình độ dân trí, đời sống vật chất, tinh thần còn
  • 26. 19 nhiều khó khăn dẫn đến họ biết làm là vi phạm pháp luật nhƣng họ vẫn làm nhƣ tình trạng buôn bán ma tuý, phá rừng làm rẫy... - Do địa bàn cƣ trú, điều kiện sinh sống chủ yếu là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, nên việc tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng còn hạn chế. Bên cạnh các yếu tố trên, phải kể đến vai trò của các cấp chính quyền, ở một số địa phƣơng nơi có ngƣời dân vùng biên giới sinh sống còn xem nhẹ vai trò quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, chƣa thực sự đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục và đồng bộ, rộng khắp, chƣa có trọng tâm, trọng điểm. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhận thức của các cơ quan nhà nƣớc vẫn còn có những biểu hiện xem thƣờng, chƣa quan tâm đầu tƣ đúng mức, thiếu cơ chế hoạt động, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong công tác GDPL ngƣời dân vùng biên giới. 1.3.2. Các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới Để công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới có hiệu quả cần phải có các điều kiện nhất định. Điều kiện đảm bảo đƣợc hiểu là "cái" mà nhờ đó GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới đƣợc thực hiện có hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đề ra và có thể kể đến một số điều kiện cơ bản sau: * Điều kiện bảo đảm về pháp lý Mọi hoạt động trong xã hội diễn ra đều chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật. Giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng cũng đƣợc thực hiện dƣới sự bảo đảm của pháp luật. Nhà nƣớc ta đã hình thành cơ chế đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện về công tác GDPL; trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, xây dựng nguồn lực, và các điều kiện bảo đảm hoạt động.
  • 27. 20 Các thể chế giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới vừa đề ra những yêu cầu để các chủ thể giáo dục và đối tƣợng giáo dục tuân thủ, vừa đề ra chế tài đối với hành vi vi phạm. Các quy định này vừa đƣa hoạt động GDPL thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vừa ngăn chặn và xử lý các trƣờng hợp vi phạm. Ngoài ra, bảo đảm về pháp lý còn thể hiện ở hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật (Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cơ quan nội vụ...), hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nƣớc (Quốc hội, HĐND), cơ quan hành pháp... luôn giám sát việc thực thi tất cả các hoạt động của công tác GDPL. * Bảo đảm về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất Khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng là việc xây dựng và kiện toàn về tổ chức, phát triển một hệ thống các cơ quan trực tiếp thực hiện GDPL theo hƣớng hoạt động chuyên nghiệp. Các cơ quan, tổ chức phải phối hợp với nhau và phát huy vai trò của mình trong công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. Từ đó, GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới mới thực sự mang lại hiệu quả cao. Một nhân tố không thể thiếu là đội ngũ cán bộ làm công tác GDPL. Số lƣợng và chất lƣợng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác GDPL sẽ quyết định trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động GDPL. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và các phƣơng tiện phục vụ cho công tác GDPL cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Sử dụng cơ sở vật chất và phƣơng tiện hiện đại sẽ giúp cho công tác GDPL đƣợc diễn ra thuận lợi, dễ dàng, có hiệu quả, chuyển tải kiến thức pháp luật một cách nhanh chóng. Ngƣợc lại, cơ sở vật chất và các phƣơng tiện lạc hậu, lỗi thời sẽ làm giảm hiệu quả của công tác GDPL.
  • 28. 21 * Bảo đảm về kinh phí Yếu tố kinh phí là một điều kiện bảo đảm vô cùng cần thiết. Thực tế những năm qua cho thấy kinh phí dành cho hoạt động GDPL quá hạn hẹp. Để việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới đạt hiệu quả cao và đƣợc tiến hành thông suốt thì cần có một nguồn kinh phí thích đáng. Các công tác nhƣ duy trì hoạt động của Hội đồng phối hợp giáo dục pháp luật; tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm; biên soạn tài liệu, xây dựng chƣơng trình, đề án, kế hoạch GDPL… đều cần có kinh phí để thực hiện. Từ khi Nhà nƣớc ban hành Chỉ thị số 32 và các Chƣơng trình, Đề án về giáo dục pháp luật của Chính phủ, việc đầu tƣ nguồn lực về bộ máy, đội ngũ cán bộ và kinh phí cho công tác GDPL đƣợc tăng cƣờng. Các bộ, ngành, địa phƣơng đã bố trí kinh phí cho công tác GDPL trong kế hoạch ngân sách hàng năm của mình theo Thông tƣ số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính, Thông tƣ số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tƣ số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nƣớc bảo đảm cho công tác GDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của ngƣời dân tại cơ sở. Quyền chủ động của các địa phƣơng trong bố trí ngân sách hàng năm cho công tác GDPL là một trong những điều kiện thuận lợi để công tác GDPL đƣợc tiến hành dễ dàng và có hiệu quả hơn. Ngoài ra, sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng là một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí cho công tác GDPL nói chung và GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nói riêng. * Bảo đảm khác Bảo đảm về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới. Các cơ quan, tổ chức cần có sự liên kết, phối hợp,
  • 29. 22 giúp đỡ qua lại, ủng hộ cho nhau trong quá trình thực hiện công tác. Có thể là giúp đỡ nhau về tài liệu, về phƣơng tiện, về kinh phí... Thể hiện của những hình thức bảo đảm xã hội là sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, của dƣ luận xã hội đối với các chƣơng trình, nội dung giáo dục. Bên cạnh đó, còn có bảo đảm về văn hóa thể hiện ở chỗ truyền thống văn hóa của ngƣời Việt Nam luôn tôn trọng đạo lý, hiếu học, tôn trọng pháp luật. Chính vì thế, thanh niên dựa trên nền tảng nét văn hóa này để càng có động lực thúc đẩy việc học tập, hiểu biết về pháp luật, sống và làm theo pháp luật. Những hình thức bảo đảm này đều góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác GDPL. Từ đó đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.
  • 30. 23 Tiểu kết chƣơng 1 Nhƣ vậy, Chƣơng 1 đã làm rõ những vấn đề lý luận về Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới. Chƣơng 1 đã đƣa ra khái niệm Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới là hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục là ngƣời dân vùng biên giới, nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó đƣa ra các đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật đối với ngƣời dân vùng biên giới. Đồng thời, trong chƣơng 1 luận văn cũng làm rõ nội dung, hình thức, phƣơng pháp thực hiện Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới. Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện bảo đảm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác Giáo dục pháp luật cho ngƣời dân vùng biên giới.
  • 31. 24 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ HIỆN NAY 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TỈNH THANH HOÁ 2.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, kinh tế Miền núi tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 7 988km2 (bằng 76,6% diện tích cả tỉnh) gồm 11 huyện: Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lạc, Lang Chánh, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Thƣờng Xuân, Bá Thƣớc, Quan Hoá, Quan Sơn, Mƣờng Lát. Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình; phía Nam và Tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào; phía Đông là vùng đồng bằng. Miền núi Thanh Hoá có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nƣớc; là vùng đầu nguồn của các hệ thống sông suối, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nƣớc, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi trƣờng sinh thái đối với cả tỉnh; có các tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng 15A, quốc lộ 45, quốc lộ 217 nối vùng Miền núi với các huyện đồng bằng, các trung tâm phát triển của tỉnh, thành phố Thanh Hoá và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, với nƣớc bạn Lào; thuận lợi cho giao lƣu, hợp tác và liên kết phát triển; có 192 km đƣờng biên giới Việt - Lào dọc theo địa phận của 16 xã vùng cao ĐBKK thuộc 05 huyện: Mƣờng Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh và Thƣờng Xuân. Dân số toàn vùng 1.082.444 ngƣời
  • 32. 25 (chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh), trong đó dân tộc thiểu số 646.718 ngƣời (chiếm 59,75% dân số vùng miền núi) với 06 dân tộc thiểu số là Thái, Mƣờng, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ. Có các cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn), cửa khẩu quốc gia: Tén Tần (Mƣờng Lát), Khẹo (Bát mọt-Thƣờng xuân), thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên; xây dựng biên giới hoà bình, hợp tác và hữu nghị. Bảng 2.1: Diện tích, dân số của vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá, năm 2018 Số TT Tên Huyện Diện tích km2 Dân số (1000 ngƣời) Đơn vị hành chính Tổng số Số xã, phường Thị trấn 1 Lang Chánh 585,46 50,12 11 10 1 2 Thƣờng Xuân 1113,24 104,92 17 16 1 3 Quan Hoá 988,68 53,8 18 17 1 4 Quan Sơn 928,58 43,51 12 11 1 5 Mƣờng Lát 812,23 41,64 8 7 1 (Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá) * Địa hình Vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi các sông, suối; độ cao trung bình toàn vùng từ 600m-700m (so với mặt nƣớc biển), độ dốc trên 25 độ, vùng giáp ranh với vùng đồng bằng có độ cao 150-200 m, độ dốc từ 15 - 20 độ; có những dãy núi đá vôi với các đỉnh cao từ 1.000m đến 1.500m; có thể chia làm 3 vùng địa hình nhƣ sau: Vùng biên giới chủ yếu là khu vực núi cao với diện tích tự nhiên:
  • 33. 26 5202,20 km2 , chiếm 65,12 % diện tích toàn khu vực miền núi của tỉnh. Vùng này địa hình hiểm trở, có các dãy núi kéo dài thành dải theo hƣớng Tây Bắc- Đông Nam, nối tiếp nhau từ huyện Mƣờng Lát, qua Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thƣớc, có các đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ: đỉnh Phu Pha Phong cao 1.550 m. Các sông suối chảy qua vùng này có độ dốc lớn, có nhiều khả năng phát triển thuỷ điện. * Khí hậu Miền núi Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc về mùa Đông; gió tây khô nóng về mùa Hè. - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 20 - 23o C. Mùa hạ: từ 250 C đến 280 C; vào những ngày có gió tây, nhiệt độ không khí lên tới 41- 420 C; Mùa đông: từ 140 C đến 200 C; những ngày có sƣơng muối, nhiệt độ xuống dƣới 40 C, có thời điểm xuống dƣới 20 C; - Hƣớng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam vào mùa hạ; Bắc và Đông Bắc vào mùa đông, gió Tây khô nóng thƣờng xuất hiện vào đầu mùa hạ. - Lƣợng mƣa bình quân hàng năm lớn, phân bố không đều, trung bình năm từ 1.600 - 2.200 mm. Mùa mƣa thƣờng kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10, các tháng mƣa nhiều nhất là tháng 8, 9, 10, tập trung từ 60 - 80% lƣợng mƣa cả năm gây ra lụt lội, mƣa lũ... Do địa hình phức tạp và có không gian kéo dài từ Bắc xuống Nam (106 km), nên khí hậu và thời tiết của Miền núi có thể chia thành các tiểu vùng nhƣ sau:
  • 34. 27 - Vùng núi phía Bắc sông Mã có nhiệt độ trung bình năm thấp, khoảng 18-200 C, tổng tích ôn năm dƣới 8.0000 C. Mùa đông khá rét, có sƣơng giá, sƣơng muối; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Giêng, nhiệt độ trung bình khoảng 140 C, có thời điểm nhiệt độ xuống tới 00 C - 20 C. Mùa hè mát dịu, ít chịu ảnh hƣởng của gió tây khô nóng; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 260 C. Tổng lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.600-1.900mm. Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 86%. - Vùng nam sông Mã và vùng đồi phía Nam có nhiệt độ trung bình năm từ 20-220 C; tổng tích ôn năm khoảng 8.2000 C. Mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình tháng Giêng vào khoảng 14-150 C. Mùa hè nóng, chịu ảnh hƣởng mạnh của gió tây khô nóng, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình vào khoảng 25 - 270 C, những ngày có gió tây, nhiệt độ lên đến 41- 420 C. Vùng này có lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn nhất cả tỉnh, tổng lƣợng mƣa trung bình năm trên 2.000 mm. Những đặc điểm trên cho thấy khí hậu của vùng là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. * Nguồn nước, thuỷ văn: Hệ thống dòng chảy mặt có các hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. - Hệ thống sông Mã: Sông Mã bắt nguồn từ vùng Điện Biên Phủ ở độ cao trên 1.000m, chảy qua các tỉnh Sơn La, Sầm Nƣa (CHND Lào), vào địa phận Thanh Hoá tại Mƣờng Lát. Các phụ lƣu chính của sông Mã có sông Bƣởi, sông Cầu Chày và sông Chu... hệ thống sông Mã hàng năm đón nhận hơn 11 tỷ m3 nƣớc; hàng năm trên sông Mã, sông Chu có khoảng 5 - 6 trận lũ lớn, thƣờng xảy vào tháng 8, tháng 9. - Hệ thống sông Yên: Sông Yên bắt nguồn từ xã Bình Lƣơng, huyện Nhƣ Xuân ở độ cao trên 100 m chảy qua địa phận các huyện Nhƣ Xuân, Nông
  • 35. 28 Cống, Quảng Xƣơng, đổ ra biển tại Lạch Ghép. Sông Yên có 2 nhánh chính là sông Nhơm và sông Thị Long. Thuỷ văn sông Yên có các đặc trƣng là mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. - Hệ thống hồ: Trong vùng có các hồ lớn, phân bố rải rác nhƣ: hồ Cửa Đạt (Thƣờng Xuân) và nhiều hồ, đập nhỏ phục vụ tƣới và cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân. Nguồn nƣớc mặt phân bố không đều và phụ thuộc vào chế độ mƣa, thƣờng gây ngập úng cục bộ vào mùa mƣa; cạn kiệt vào mùa khô, vì vậy cần có biện pháp ngăn giữ, điều tiết nguồn nƣớc cho thuỷ lợi phục vụ dân sinh, kinh tế. Nhìn chung, miền núi có nguồn nƣớc khá phong phú, cho phép khai thác phục vụ nhu cầu phát triển dân sinh, kinh tế. Với trữ lƣợng nƣớc mặt lớn, lƣu vực rộng và có độ cao, nguồn thuỷ năng lớn; thuận lợi cho phát triển thuỷ điện, và các công trình thuỷ lợi phục vụ tƣới; phát triển giao thông đƣờng thuỷ và nuôi thuỷ sản. * Tài nguyên rừng Đặc điểm tài nguyên rừng của vùng biên giới là rừng lá rộng, thƣờng xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài; gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, trầm hƣơng; gỗ nhóm I, II có lim, sến; gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de. Các loại thuộc họ tre có: luồng, nứa, vầu, giang, bƣơng, tre. Ngoài ra còn có mây, song, dƣợc liệu, cây thả cánh kiến đỏ...Động vật rừng còn xuất hiện các loài bò rừng, nai, hoẵng, vƣợn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát nhƣ trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, các loài chim, ong rừng. Vùng Thƣờng Xuân là nơi còn có nhiều động vật hoang dã có giá trị kinh tế nhƣ hổ, báo, gấu, gà lôi, công, trĩ,...Tuy vậy, đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng mới tái sinh và rừng mới trồng; trữ lƣợng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác trong những
  • 36. 29 năm tới là rất hạn chế; một số diện tích có trữ lƣợng lâm sản lớn lại phân bố trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. * Đặc điểm của đồng bào miền núi Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó ngƣời Kinh (Việt) chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), ngƣời Mƣờng (8,7%), ngƣời Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác nhƣ Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%) [12]. Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho sự phát triển văn hóa, du lịch song cũng là những khó khăn cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Từ lâu nay đã tồn tại một truyền thống tốt đẹp là sinh sống, lao động sản xuất, sinh hoạt giữa đồng bào các dân tộc khác nhau trên địa bàn luôn đảm bảo đoàn kết, gắn bó, thắm đƣợm tình cảm anh em, đặc biệt là trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong đấu tranh với thiên tai khốc liệt. Sống ở vùng biên giới khó khăn, thiếu thốn chồng chất, chịu nhiều thiệt thòi nhƣng ngƣời dân vẫn luôn chấp hành tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, và bằng những việc làm cụ thể, đồng bào đã góp phần hết sức quan trọng để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn rộng lớn. Một điểm rất dễ nhận thấy là mỗi dân tộc có những nét văn hoá rất độc đáo, đặc sắc, không thể hoà lẫn với các dân tộc khác, tuy nhiên lại có những điểm rất chung - đó chính là tinh thần chịu thƣơng chịu khó, chịu đựng gian khổ, nhƣờng nhịn nhau, tƣơng thân, tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau. Trong đời sống cộng đồng nhân dân vùng biên giới, chuyện tranh chấp, mâu thuẫn nhau gay gắt…diễn ra không nhiều. Và rất nhiều trong số đó đƣợc giải quyết bằng con đƣờng hoà giải, thông qua vai trò và hoạt động của dòng họ, già làng, trƣởng bản, của các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn bản. Có thể
  • 37. 30 khẳng định rằng an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa đƣợc giữ vững, ổn định, có vai trò quan trọng từ đặc điểm văn hoá - lịch sử này của nhân dân. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Mặc dù đất rộng, có tiềm năng để phát triển kinh tế, nhƣng có nhiều nguyên nhân do lịch sử để lại, các huyện miền núi Thanh Hoá vẫn ở trong tình trạng kém phát triển, đời sống của ngƣời dân vùng biên giới trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tình trạng kém phát triển đã kéo dài từ bao đời nay, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Chênh lệch giữa các huyện vùng biên giới với các địa phƣơng còn lại của Thanh Hoá là rất lớn, không thể thu hẹp khoảng cách trong thời gian ngắn đƣợc. Trong nhiều năm qua đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, tình hình phát triển khu vực miền núi trong đó có vùng biên giới Thanh Hoá cũng đã có nhiều đổi mới, khởi sắc. Kinh tế cả vùng phát triển khá toàn diện, bảo đảm kinh tế tăng trƣởng liên tục và ổn định. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đều ở mức khá cao, chẳng hạn giai đoạn 2012 - 2017 tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm các huyện là: Lang Chánh 11,2%; Thƣờng Xuân 10%; Quan Hoá 10,3%; Quan Sơn 11%; Mƣờng Lát 9,5%. Cơ cấu kinh tế các huyện vùng núi cao chuyển biến theo hƣớng tích cực, tiến bộ [13]. Cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế thì sự biến đổi cơ cấu nội bộ ngành cũng đã diễn ra hợp lý hơn. Chẳng hạn trong ngành nông nghiệp thì tỷ trọng chăn nuôi ngày càng cao, các hoạt động chế biến ngày càng đƣợc mở rộng, sản xuất ra các sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn ngày càng tăng và ổn định hơn. Điều đáng phấn khởi là các khoản thu từ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế và các hộ kinh doanh ở từng huyện vào ngân sách Nhà nƣớc ngày càng lớn.
  • 38. 31 Có đƣợc kết quả đó là do Trung ƣơng và tỉnh xác định một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các huyện này trong thời gian qua là thực hiện xoá đói giảm nghèo. Nhiệm vụ này đƣợc coi là hàng đầu, có tính bức xúc không những trong lĩnh vực kinh tế - đời sống của ngƣời dân, mà còn đƣợc coi là cực kỳ quan trọng để góp phần tích cực vào việc bảo đảm quốc phòng - an ninh ở địa bàn miền núi, biên giới … Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp, trong nhiều năm qua công tác xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc nhiều thành tích quan trọng, kể từ năm 2013 đến nay các huyện trong vùng đều đã hạ đƣợc tỷ lệ hộ đói nghèo xuống từ 20 - 30% [13]. Mặc dù thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng nhanh nhƣng do điểm xuất phát quá thấp nên phần tích luỹ cho đầu tƣ của dân cƣ ở các huyện này còn rất thấp. Cùng với việc thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo là việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào "xoá nhà ở tạm bợ, dột nát". Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, những năm qua cũng đã có nhiều thay đổi quan trọng, nhờ vậy đã có ảnh hƣởng tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn. Hệ thống giao thông đƣờng bộ (tại các thị trấn huyện lỵ và giao thông nông thôn) ngày càng đƣợc cải thiện. Đến hết năm 2015 trong toàn khu vực đã có 300 Km đƣờng nhựa, 335 Km đƣờng bê tông, 736 Km đƣờng cấp phối và mở mới hơn 923 km đƣờng đất đá, đảm bảo vận chuyển bằng ô tô tới trung tâm các xã trong mùa khô. Hệ thống hồ, đập, kênh mƣơng phục vụ tƣới tiêu cho nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi ngày càng đƣợc quan tâm. Chính điều này không những đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất canh tác mà còn thông qua đó góp phần quan trọng cho việc bảo vệ rừng, giữ gìn môi trƣờng sinh thái [13]. Hệ thống thông tin liên lạc trong những năm gần đây đã có những cải
  • 39. 32 thiện đáng kể. Cho đến nay đã có điện thoại cố định tại trung tâm tất cả các xã, các mạng di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel đã phủ sóng cho các thị trấn huyện lỵ và khu vực lân cận. Những năm qua, hệ thống Cơ quan công tác dân tộc đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tổ chức quán triệt và phân công phòng chuyên môn tham mƣu tổ chức triển khai trong cán bộ, công chức cơ quan nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng, chống và hoạt động tuyên truyền khi thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn các xã biên giới Việt - Lào. Hàng năm kết hợp công tác tuyên truyền gắn với lồng ghép trong công tác dân tộc và Chƣơng trình tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã cho các đối tƣợng là cán bộ thôn bản và ngƣời dân vùng biên giới có nhiều tệ nạn ma túy và buôn, bán ma túy. 2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƢỜI DÂN VÙNG BIÊN GIỚI Ở TỈNH THANH HOÁ 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm qua, công tác GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá đạt đƣợc những kết quả sau: Thứ nhất, về ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Để triển khai thực hiện Chƣơng trình tăng cƣờng giáo dục pháp luật của Chính phủ, Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (Khóa XI), UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 02/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (Khóa XI) trên địa bàn biên
  • 40. 33 giới của tỉnh Thanh Hoá. Đồng thời, chỉ đạo, hƣớng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nƣớc do tỉnh quản lý và UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhằm phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động, lực lƣợng vũ trang, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân; đồng thời tạo điều kiện để cán bộ và nhân dân sử dụng pháp luật làm phƣơng tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cƣơng, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật. Tạo bƣớc phát triển mới trong công tác GDPL đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xã hội hoá công tác GDPL; đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị đối với công tác GDPL; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia, đƣa công tác GDPL thành hoạt động thƣờng xuyên, liên tục của mọi cơ quan, tổ chức, công dân. Ngày 09/10/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3508/QĐ- UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởng Ban Chỉ đạo, đồng chí Giám đốc Sở Tƣ pháp làm Phó trƣởng Ban Thƣờng trực, đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó Trƣởng ban; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành: Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động, Thƣơng binh và Xã hội; Giáo dục
  • 41. 34 và Đào tạo; Thanh tra tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Uỷ ban MTTQVN tỉnh; Hội Luật gia tỉnh; Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tham gia thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1133 của tỉnh. Đồng thời giao Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mƣu, triển khai thực hiện Đề án "Tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2013 - 2016" ở khu vực biên giới của tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị cấp huyện xây dựng kế hoạch, chƣơng trình GDPL giai đoạn 2012 - 2016 tại ngành, đơn vị mình phù hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của ngành, đơn vị và tổ chức thực hiện đạt đƣợc những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, các đơn vị đƣợc giao chủ trì thực hiện các Đề án còn chú trọng phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng các kế hoạch liên ngành để tổ chức thực hiện việc GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới nói chung và các đối tƣợng khác nói riêng. Những văn bản trên đây đã từng bƣớc thể chế hóa các chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về GDPL, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai kịp thời, có hiệu quả các hoạt động GDPL nói chung và ngƣời dân vùng biên giới nói riêng trong tỉnh. Công tác kiểm tra, chỉ đạo cơ sở đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Hội đồng Phối hợp công tác GDPL cấp tỉnh, cấp huyện ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện công tác GDPL hàng năm. Thứ hai, về chủ thể GDPL Xác định công tác GDPL có tầm quan trọng và vị trí đặc biệt quan trọng, các ngành các cấp trong tỉnh đã tăng cƣờng công tác GDPL, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và mở rộng mạng lƣới các cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
  • 42. 35 Đội ngũ báo cáo viên đƣợc UBND tỉnh ra quyết định phê chuẩn và kèm theo đó là chế độ chính sách cho các báo cáo viên hoạt động. Đa số báo cáo viên có bằng cử nhân, nhiều đồng chí có bằng cử nhân luật, trình độ Tiến sĩ và thạc sĩ. Đội ngũ này đƣợc cung cấp tài liệu tuyên truyền, GDPL, hàng năm đƣợc tập huấn kỹ năng tuyên truyền, GDPL, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, tổ chức các buổi tọa đàm về chuyên đề nhà nƣớc pháp luật. Thông qua hoạt động tuyên truyền, GDPL của đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã góp phần từng bƣớc nâng cao hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và ngƣời dân trong tỉnh nói chung cũng nhƣ đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Ngoài ra, tỉnh còn củng cố, mở rộng lực lƣợng tham gia tuyên truyền, GDPL là các cộng tác viên trợ giúp pháp lý, đó là những ngƣời có uy tín trong cộng đồng, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục pháp luật của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, chuyên trang pháp luật của Báo Thanh Hoá, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, thành viên câu lạc bộ phòng chống tội phạm, thủ thƣ tủ sách pháp luật của các sở, ngành, đoàn thể, bƣu điện và UBND các xã, phƣờng, thị trấn. Đồng thời UBND tỉnh còn thành lập Hội đồng về công tác GDPL của tỉnh. Đó là tổ chức phối hợp sự chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức về công tác GDPL, duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hƣớng dẫn hỗ trợ các cơ quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GDPL. Ngay sau khi thành lập, Hội đồng về công tác GDPL đã tích cực hoạt động trên cơ sở phối hợp giữa các ngành chức năng và các ngành có liên quan hoạt động theo quy chế và theo chƣơng trình kế hoạch đã đƣợc xây dựng. Thứ ba, về nội dung GDPL
  • 43. 36 Một trong những đặc điểm của công tác GDPL là truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung các quy định pháp luật đến đối tƣợng giáo dục. Giáo dục pháp luật thông qua các hình thức, phƣơng tiện, biện pháp thích hợp giúp cho đối tƣợng hiểu biết, nắm bắt thông tin, nội dung pháp luật mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, ngoài nội dung pháp luật cần thiết phải thông tin, phổ biến giáo dục cho ngƣời dân nói chung nhƣ quyền bầu cử, ứng cử, quyền lao động, tự do kinh doanh, nghĩa vụ tuân thủ hiến pháp, pháp luật... trong những năm qua ngƣời dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hoá còn đƣợc quan tâm thông tin phổ biến các quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống ma túy, hôn nhân gia đình, đăng ký hộ tịch, luật hình sự, luật khiếu nại tố cáo, các giao lƣu dân sự trong cuộc sống hàng ngày, pháp lệnh lao động công ích, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, chính sách phát triển kinh tế, chính sách dân tộc. Một điểm đáng lƣu ý là trong cộng đồng ngƣời dân vùng biên giới, một phƣơng tiện đóng vai trò quan trọng điều chỉnh thiết chế cộng đồng là luật tục của đồng bào DTTS và các bản quy ƣớc do cộng đồng dân cƣ dựa trên quy định của pháp luật và các phong tục tập quán của cộng đồng xây dựng. Tuy nhiên, trong hệ thống luật tục của DTTS thì bên cạnh những luật tục tiến bộ, có ý nghĩa tích cực cũng còn những hủ tục lạc hậu, nặng nề nhƣ tang ma, cƣới xin... Bởi vậy, trong các nội dung GDPL cho ngƣời dân vùng biên giới tỉnh Thanh Hoá, các cơ quan chức năng đã chú ý hƣớng đồng bào phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp, chống các hủ tục lạc hậu. Ngoài ra, nội dung pháp luật đã gắn với thực tế của địa phƣơng, lồng ghép trong các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, dân số, khuyến nông, khuyến lâm. Ví
  • 44. 37 dụ nhƣ: Dân tộc Khơ Mú đã cƣ trú lâu đời ở vùng núi rừng miền tây bắc Việt Nam và khu vực bắc Trung bộ. Tập trung ở các tỉnh từ Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La đến Thanh Hoá và Nghệ An. Ở Thanh Hoá, ngƣời Thái gọi ngƣời Khơ Mú là ngƣời Kha hay ngƣời Xá (có nghĩa đen nhƣ giàn bếp) mang hàm ý miệt thị. Gần đây ngƣời Khơ Mú tự gọi mình là ngƣời Tình, ngƣời Đoàn Kết. Ngƣời Khơ Mú ở Thanh Hoá trƣớc đây sống du canh du cƣ. Thực hiện cuộc vận động định canh định cƣ, đến nay, đồng bào đã định cƣ tập trung tại bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và bản Lách (xã Mƣờng Chanh) thuộc huyện Mƣờng Lát. Đồng bào dân tộc Khơ Mú đã và đang cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh đóng góp tích cực vào xây dựng quê hƣơng Thanh Hoá ngày càng giầu đẹp, văn minh [45]. Thứ tư, về hình thức GDPL - Tuyên truyền miệng pháp luật Đây là hình thức thực hiện khá đều đặn ở tất cả các địa phƣơng trong tỉnh, có hiệu quả cao đối với nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng DTTS. Bằng hình thức tuyên truyền miệng kết hợp trình chiếu, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xem các phóng sự, video clip, các đồn biên phòng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đƣợc 579 buổi/ 21.324 lƣợt ngƣời tham gia. Đồng thời, đã phối hợp tổ chức tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của địa phƣơng đƣợc 3.919 buổi/121.717.000 lƣợt ngƣời nghe. Ngoài ra, hình thức tuyên truyền miệng pháp luật còn đƣợc sử dụng thông qua sinh hoạt của các nhóm xã hội ở các làng, xã nhƣ chi hội nông dân, tổ hội nông dân, phụ nữ... đã tỏ ra có hiệu quả đối với hội viên nông dân và dân tộc thiểu số. Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/40davTz Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 45. 38 - GDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh ở cơ sở Việc xây dựng và thực hiện các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền GDPL cho ngƣời dân, đặc biệt là nông dân và DTTS trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn trƣớc. Nội dung tuyên truyền GDPL đa dạng, hình thức truyền tải thông tin phong phú hơn. Báo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá duy trì thƣờng xuyên chuyên mục "tìm hiểu pháp luật", "trả lời đơn thƣ bạn xem truyền hình". Giải đáp thắc mắc của ngƣời dân về đƣờng lối, chính sách, giải thích pháp luật, hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng pháp luật, đấu tranh khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp cũng nhƣ thực hiện nghĩa vụ pháp luật v.v... phát thƣờng kỳ một tuần hai lần trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng các buổi phát thanh và truyền hình bằng tiếng DTTS có lồng ghép các nội dung pháp luật. Bản tin tƣ pháp là phƣơng tiện tuyên truyền GDPL có hiệu quả cho nông dân và đồng bào DTTS. Bản tin tƣ pháp đƣợc phát hành thƣờng xuyên một tháng một số, đƣợc cấp phát đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đội ngũ báo cáo viên pháp luật từ tỉnh đến cơ sở và các cán bộ thôn trong tỉnh, góp phần thiết thực kịp thời tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là với ngƣời dân ở cơ sở. Tuyên truyền, GDPL qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở là hình thức đƣợc địa phƣơng sử dụng có hiệu quả. Sở Tƣ pháp Thanh Hoá đã chủ động biên soạn, biên dịch song ngữ bằng tiếng Việt - Dân tộc thiểu số và thâu băng catset giới thiệu những chuyên đề pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của ngƣời dân ở cơ sở, cấp phát cho các đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống loa truyền thanh ở cấp xã để tuyên truyền trong nhân dân. Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/40davTz Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 46. 39 - Tuyên truyền GDPL thông qua các hội thi, cuộc thi Điểm nổi bật trong việc tuyên truyền, GDPL thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật là huy động đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và có tính xã hội cao. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thực sự là hình thức GDPL bổ ích, hấp dẫn thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Do vậy, Sở Tƣ pháp Thanh Hoá phối hợp với các ban ngành đã lựa chọn hình thức thi tìm hiểu pháp luật - hình thức GDPL có hiệu quả và rất sôi động. Thời gian qua, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó có những cuộc thi, đối tƣợng chủ yếu là nông dân, đồng bào DTTS nhƣ hội thi "nhà nông đua tài, "hòa giải viên giỏi", "cán bộ chi hội giỏi", "tìm hiểu Bộ luật Hình sự 2015", "Chủ tịch UBND cấp xã với kiến thức pháp luật", "Chủ tịch UBND cấp xã với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo"... Các cuộc thi đã thu hút rất nhiều lƣợt ngƣời tham gia, dự xem trực tiếp và đài phát thanh, truyền hình phát sóng đến các tầng lớp nhân dân xem, phục vụ tuyên truyền GDPL. - Tuyên truyền GDPL qua điểm bƣu điện, văn hóa xã Đối với khu vực miền núi biên giới, ra khỏi khu vực đô thị, thị trấn, thị xã, báo chí và ấn phẩm văn hóa đã bị hạn chế nhiều, bởi trình độ dân trí, ngôn ngữ, đặc điểm tập quán các dân tộc là những rào cản làm cho công tác GDPL đến tận ngƣời dân gặp khó khăn. Để phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thuận tiện trong việc tìm hiểu pháp luật, Sở Tƣ pháp Thanh Hoá đã phối hợp với bƣu điện tỉnh tuyên truyền qua các điểm bƣu điện văn hóa xã ở các xã hẻo lánh, xã có nhiều đồng bào DTTS sinh sống. Sở Tƣ pháp đã biên soạn, in ấn và cấp phát các tài liệu gồm sách pháp luật, bản tin tƣ pháp, tờ gấp có nội dung tuyên truyền pháp luật đến các điểm bƣu điện văn hóa xã thu hút đông đảo nhân dân đến đọc. 6829047