SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Long Biên
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ
GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Long Biên
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ
GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng
Hà Nội - 2012
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng,
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, các thầy cô trong bộ
môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trường và kiến
thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong quá
trình học tập và công tác sau này.
Để hoàn thành khoá luận này em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Nguyễn Long Biên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ
GIANG..................................................................................................................................................................3
1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu.....................................................................3
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây....................................3
1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu......................................................4
1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu.............................................................................................................4
1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu..................................................................11
1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước..............................................................17
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang.................................................18
1.2.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................18
1.2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................18
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo........................................................................................................19
1.2.1.3. Khí hậu..............................................................................................................................20
1.2.1.4. Thủy văn...........................................................................................................................20
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................................21
1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế...................................................21
1.2.2.2. Tình hình xã hội............................................................................................................25
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................................27
1.2.3.1. Tài nguyên nước...........................................................................................................27
1.2.3.2. Tài nguyên đất...............................................................................................................28
1.2.3.3. Tài nguyên rừng...........................................................................................................28
1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................................29
1.2.3.5. Tài nguyên du lịch.......................................................................................................30
1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 .......................................................................................................30
1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu............................................................................................................30
1.2.4.2. Phương hướng thực hiện..........................................................................................31
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................34
2.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................34
2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................34
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................35
2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan.....................35
2.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS.............................................................................................35
2.4.3. Phương pháp chuyên gia....................................................................................................35
2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công
bố................................................................................................................................................................35
2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH............................................................36
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI
NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ỨNG PHÓ........................................................................................................................................................38
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang ............38
3.1.1. Tác động đến lượng mưa...................................................................................................38
3.1.2. Tác động đến dòng chảy và nguồn nước mặt..........................................................47
3.1.3. Tác động đến lũ quét, lũ ống............................................................................................60
3.1.4. Tác động đến bốc hơi nước và hạn hán......................................................................67
3.2. Đề xuất một số giải pháp ứng phó trong lĩnh vực tài nguyên nước..............75
3.2.1. Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ...............................................................................76
3.2.2. Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa.........................................................................76
3.2.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết
cực đoan, tai biến.................................................................................................................................78
3.2.4. Giải pháp hỗ trợ......................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................81
KẾT LUẬN .....................................................................................................................................................81
KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................84
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................86
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
KNK Khí nhà kính
TNN Tài nguyên nước
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
GIS Hệ thống thông tin địa lý
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mức nước biển
theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1]................................................................................................4
Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010................................................22
Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm tại các trạm thời kỳ 1991 - 2010 [16]
27
Bảng 4. Lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm tại các trạm đo mưa trong khu vực
nghiên cứu và vùng lân cận [16]............................................................................................................40
Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ
1980 - 1999 ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7]....................................................45
Bảng 6. Đặc trưng mưa năm và dòng chảy năm trung bình nhiều năm [16]...................47
Bảng 7. Giá trị lượng mưa năm tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với từng huyện
trong tỉnh Hà Giang (X mm) [11, 19].................................................................................................51
Bảng 8. Giá trị lượng mưa mùa cạn tính toán theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19]
.................................................................................................................................................................................52
Bảng 9. Giá trị lượng mưa mùa lũ tính toán theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19].52
Bảng 10. Giá trị dòng chảy tính trung bình năm thời kỳ nhiều năm toán theo kịch bản biến
đổi khí hậu.........................................................................................................................................................54
Bảng 11. Giá trị dòng chảy trung bình mùa cạn tính trung bình nhiều năm toán theo kịch bản
biến đổi khí hậu...............................................................................................................................................54
Bảng 12. Giá trị dòng chảy trung bình mùa lũ trung bình nhiều năm tính toán theo kịch bản
biến đổi khí hậu...............................................................................................................................................55
Bảng 13. Kết quả so sánh nguy cơ xảy ra lũ quét do yếu tố lượng mưa và tổng hợp 6 yếu tố
67
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian....................................................5
Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005 .........................................................6
Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian.................................................................................8
Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050 và 2100
12
Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 ..................................................12
Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100.............................................13
Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1990 đến năm 2010 .......15
Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê từ năm 1990 đến năm 2010...........15
Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 .. 16
Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê từ năm 1991 đến năm 2010 16
Hình 11. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1991 - 2010 tại 4 trạm.................38
Hình 12. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang và khu vực lân cận 39
Hình 13. Bản đồ lượng mưa năm trung bình nhiều năm khu vực nghiên cứu................42
Hình 14. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2020 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà
Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................43
Hình 15. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà
Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................44
Hình 16. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà
Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................44
Hình 17. Bản đồ phân bố lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020..................46
Hình 18. Quan hệ dòng chảy năm (Y0) với lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm
(Xo).......................................................................................................................................................................48
Hình 19. Quan hệ dòng chảy trung bình mùa cạn (Ymc) với lượng mưa năm trung bình mùa
cạn thời kỳ nhiều năm (Xmc)....................................................................................................................49
Hình 20. Quan hệ dòng chảy trung bình mùa lũ (Yml) với lượng mưa năm trung bình mùa lũ
thời kỳ nhiều năm (Xml).............................................................................................................................50
Hình 21. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang 56
Hình 22. Thay đổi dòng chảy năm với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang.....................................................................................................................................................................57
Hình 23. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang.....................................................................................................................................................................57
Hình 24. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang.....................................................................................................................................................................58
Hình 25. Thay đổi dòng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang.....................................................................................................................................................................58
Hình 26. Thay đổi dòng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà
Giang.....................................................................................................................................................................59
Hình 27. Bản đồ hiện trạng lũ quét tỉnh Hà Giang........................................................................62
Hình 28. Bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa năm 2020 ..64
Hình 29. Bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020 .. 66
Hình 30. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 1 tỉnh Hà Giang (năm 2100 so với
hiện tại)................................................................................................................................................................70
Hình 31. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 7 tỉnh Hà Giang (năm 2100 so với
hiện tại)................................................................................................................................................................71
Hình 32. Bản đồ hiện trạng hạn hán tỉnh Hà Giang......................................................................73
Hình 33. Bản đồ phân vùng hạn hán tỉnh Hà Giang năm 2020..............................................74
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
MỞ ĐẦU
BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và
các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến
chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo, đe dọa đến sự
tồn vong của loài người trong tương lai. Đánh giá tác động của BĐKH và nghiên cứu
đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của
BĐKH đến môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội là một việc làm cấp
bách cần thực hiện.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
BĐKH toàn cầu. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nước ta đều chịu ảnh hưởng của
BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt là
vùng đồng bằng ven biển với biểu hiện nước biển dâng dẫn đến mất đất đai, đa dạng
sinh học, chất lượng nước thay đổi,... Tuy nhiên các tỉnh miền núi cũng chịu tác động
không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ làm thiếu nước ở vùng núi
cao, mưa nhiều vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại
người và của. Hiện nay những công trình nghiên cứu về BĐKH tại các vùng núi còn
ít, trong khi các cộng đồng nghèo đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam điển hình, có những
hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng mưa (mưa bão có kèm theo
sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn với số lượng cũng như
cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm tăng trong hai năm gần đây), lũ lụt
dữ dội (đặc biệt là lũ quét), hạn hán, sạt lở bờ sông, sạt lở đất và những đợt không khí
lạnh. Môi trường nước chịu tác động rõ rệt của BĐKH với sự thay đổi dòng chảy
cùng với đó các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân cũng gặp nhiều khó khăn,
thiệt hại về người và của do thiên tai lên tới hàng chục tỷ đồng. Công văn số 142/BC
- UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Xây dựng kế hoạch 5
năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chương trình Quốc gia ứng phó với
BĐKH đã cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền về vấn đề BĐKH tại địa
phương.
Khoa Môi trường 1 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Việc kịp thời đưa ra những nhận định, đánh giá các tác động của BĐKH đối
với môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của
người dân là vô cùng quan trọng. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó” với
mục tiêu đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước tại Hà Giang bao gồm
tác động đến lượng mưa, dòng chảy, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán, là
nghiên cứu có ý nghĩa, mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa phương,
hỗ trợ việc ra quyết định. Đó cũng là những đề xuất ban đầu làm tiền đề để ứng dụng
nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về BĐKH tại địa
phương và cho các địa phương khác trong cả nước.
Cấu trúc trong đề tài khóa luận này gồm có 3 chương chính:
Chương 1. Tổng quan về biểu hiện, tác động của BĐKH và điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang
Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang và đề xuất
một số giải pháp ứng phó
Khoa Môi trường 2 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN,
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG
1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu
1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây
Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà
kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có trong
bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người thải vào
khí quyển đang có xu hướng tăng lên.
Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái
Đất, hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu được gọi là BĐKH
(Climate Change).
Theo công ước khí hậu thì BĐKH (Climate Change) là sự thay đổi của khí
hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự
nhiên trong các thời gian có thể so sánh được [9].
BĐKH (bổ sung) thì biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị
trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được
thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [9].
Đứng trước những nguy cơ bị tác động do BĐKH, thế giới đã có nỗ lực trong
các hành động thích ứng như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH
(UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (KP), Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công
ước khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (COP 15) và Hội nghị lần thứ 5 các bên
tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP5) tại Copenhegen, Đan Mạch, Hội nghị của
Liên Hiệp Quốc về BĐKH lần thứ 16 (COP 16) tại Cancun, Mexico và hàng loạt các
tài liệu về việc giảm phát thải KNK, về bảo vệ môi trường... liên quan đến BĐKH
toàn cầu.
Các nghiên cứu về BĐKH và về tác động của BĐKH đến TNN đã thực hiện
tại Việt Nam như: Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính
Khoa Môi trường 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
sách thích nghi ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); Tác động của BĐKH lên
tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng; Các kịch bản về nước biển dâng và khả
năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam; “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của
Việt Nam cho Công ước BĐKH” và nhiều nghiên cứu khác. Những kết quả nghiên
cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về BĐKH. Chương trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, chương
trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH, các chương trình hợp tác với UNDP,
ADB, với WB, với DANIDA, JICA, Hà Lan, USA... Trong thời gian gần đây nhất
(2008 - 2010), đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp
chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế
xã hội ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng
tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KC.08”.
1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu
1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu
a. Biểu hiện khí hậu trên thế giới
Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên
với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và tuyết
đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu
hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo đánh giá đáng tin cậy nhất thì
trong khoảng thời gian từ năm 1906 đến năm 2005, nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng
trong phạm vi 0,58 - 0,92 0
C, trung bình 0,74 0
C, tăng nhanh trong vòng 50 năm gần
đây (hình 1). Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia tăng của hàm lượng
KNK do con người gây ra.
Khoa Môi trường 4 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí quyển thay đổi
theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CO2 tăng
khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng khoảng 151%; nồng độ CH4 tăng 248%; các khí khác
cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công nghiệp hóa; một số khí như
các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc
cách mạng công nghiệp [1].
Khoa Môi trường 5 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005
(Nguồn: IPCC, 2007)
Kết quả phân tích cho thấy, nói chung, trong phạm vi 300
- 850
vĩ Bắc, mưa
trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhưng trong phạm vi 100
vĩ Nam đến 300
vĩ Bắc thì
mưa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100
- 300
vĩ Bắc, có dấu hiệu
mưa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhưng giảm từ khoảng sau năm
1970 [11]. Những trận mưa lớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Cường độ những trận
mưa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi lượng mưa
bình quân tăng; nhưng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa, dẫn đến
nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực nhiệt đới và
vĩ độ cao, mưa dữ dội sẽ tăng nhiều hơn so với mưa trung bình.
Bốc thoát hơi tiềm năng sẽ tăng lên ở hầu hết các nơi. Do đó, từ sau năm
1970, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [1].
Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh, gia tăng từ
năm 1970 và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo bất thường [9].
Khoa Môi trường 6 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn
đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô. Các thành phần của chu
trình thủy văn đã có sự biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm lượng hơi
nước trong khí quyển; mưa thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường độ và các
cực trị mưa; giảm băng tuyết che phủ trên diện rộng; độ ẩm đất và dòng chảy thay
đổi.
TNN bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi BĐKH và do đó gây nên những
hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Dự báo rằng, vào giữa thế kỷ
này, do BĐKH nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu
vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm
ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô. Nhiều bằng chứng cho thấy, dòng chảy năm
đã có những thay đổi trên phạm vi toàn cầu với sự gia tăng dòng chảy ở một số
vùng (vĩ độ cao và phần nhiều các nơi ở Mỹ), nhưng lại giảm ở các vùng khác (như
một số nơi ở Tây Châu Phi, Nam Châu Âu và cực nam của Nam Mỹ (Milly et al.,
2005 và nhiều nghiên cứu khác trên phạm vi lưu vực). Sự dao động giữa các năm của
dòng chảy còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của chế độ hoàn lưu trên quy mô lớn
như các hiện tượng: ENSO (El Nino - Sourthern Oscillation), NAO (North Atlantic
Oscillation) và PNA (Pacific - North American). Một nghiên cứu cho rằng, trong thế
kỷ 20, tổng lượng dòng chảy toàn cầu đã tăng lên cùng với sự gia tăng của nhiệt độ
với mức tăng 4%/10
C (Labat et al, 2004).
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình
khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, 1,8 ±
0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh trong
giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo IPCC). Sự
dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các
đảo nhỏ trên biển (hình 3).
Khoa Môi trường 7 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian
(Nguồn: IPCC, 2007)
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người: BĐKH gây hiện tượng di cư của các loài lên vùng
có vĩ độ cao; gây nguy cơ diệt vong cho 1/3 số loài hiện có trên Trái Đất. Theo cảnh
báo của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, tình trạng nóng lên của khí hậu Trái Đất
nếu không được kiểm soát có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của
sự tuyệt chủng [9].
Một số biểu hiện khác:
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt, sự
biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến sự
gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển…
b. Biểu hiện khí hậu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên
các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 0C trên phạm vi cả
nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh
Khoa Môi trường 8 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
thổ [11].
Nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc
trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50
năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng
sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông,
nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0
C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có
nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9
0
C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên
1,2 0
C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5 0
C/50 năm trên tất
cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6 0
C/50 năm ở
Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3
0
C/50 năm [11].
Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi
đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam
trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 - 10) giảm từ 5 đến trên 10%
trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu
phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự
như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các
vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa
nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi
đến 20% trong 50 năm qua [11].
Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình
năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven biển
Việt Nam, mặc dù hầu hết các trạm có xu hướng mực nước trung bình năm tăng, tuy
nhiên, một số ít trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Xu thế biến đổi trung bình của
mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm [9].
Khoa Môi trường 9 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7 mm/năm, phía Đông của biển Đông
có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven
biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [11].
c. Biểu hiện biến đổi khí hậu tại Hà Giang
Ở Hà Giang, những hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng
mưa (mưa bão có kèm theo sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên
hơn với số lượng cũng như cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm tăng
trong hai năm gần đây), lũ lụt dữ dội (đặc biệt là lũ quét) và hạn hán, sạt lở bờ
sông, sạt lở đất và những đợt không khí lạnh.
- Lượng mưa hàng năm ở Hà Giang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong
hai năm gần đây. Nhưng sự thay đổi của lượng mưa trong năm cũng rất khắc nghiệt.
Mưa tập trung trong 1 - 2 tháng với lượng mưa rất lớn, gây ra lũ quét [6].
- Do điều kiện địa lý và thổ nhưỡng đặc biệt ở huyện Hoàng Su Phì, sạt lở đất
dễ dàng xuất hiện sau một cơn mưa lớn hoặc một cơn giông bão. Tháng 7 năm
2008, một trận sạt lở đất ở trung tâm Hoàng Su Phì làm 4 người chết [6]. Lượng mưa
lớn là hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều trận sạt lở đất ở vùng có độ dốc
lớn.
- Giông bão bất thường và lốc xoáy xuất hiện bất ngờ trong các thung lũng.
- Những đợt lạnh bất thường trong mùa đông năm 2007 - 2008, nhiệt độ
giảm xuống tới 5 0
C, làm chết nhiều trâu, bò [6].
- Lòng sông ở Hà Giang rất dốc, do đó lũ lụt không gây ngập úng. Tuy
nhiên, có hiện tượng sạt lở bờ sông do tốc độ dòng chảy lớn. Hiện tượng này không
phổ biến như ở vùng đồng bằng vì hầu hết bờ sông nằm trong vùng núi có lòng đá,
trừ một số khu vực ở huyện Hoàng Su Phì.
- Sự thay đổi của lượng mưa gây thiếu nước ở 4 huyện vùng cao: Đồng Văn,
Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ [7].
Khoa Môi trường 10 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu
a. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá của IPCC, BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức
tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải các KNK đang tiếp tục tăng [9]:
- Nồng độ CH4 đạt 1,46 - 3,39 ppm vào năm 2100 (giảm 18% hoặc tăng 91%
so với năm 2006);
- Nồng độ NO2 đạt 0,36 - 0,46 ppm vào năm 2100 (tăng 11 - 45% so với năm
2006);
- Các khí có chứa Flo như HFCs, PFCs, SF6 cũng sẽ tăng đáng kể;
Nồng độ ozôn trong khí quyển sẽ tăng 40 - 60% theo kịch bản phát thải cao.
Nếu tính theo các phương án phát thải thay đổi từ thấp - trung bình - cao thì nồng độ
ozôn tăng từ 12 - 62% vào năm 2100 (hình 4).
a) CO2
b) CO
Khoa Môi trường 11 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
c) NOx
Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây
hiệu ứng nhà kính đến năm 2050 và 2100
(Nguồn: IPCC, 2007)
Do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục
tăng và đạt từ 1,4 - 5,8 0
C vào năm 2100. Hình 5 biểu hiện sự biến đổi của nhiệt độ
Trái Đất được dự báo theo các mô hình khác nhau [9].
Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100
(Nguồn: IPCC, 2007)
Nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5 - 4,5 0
C sẽ làm cho mực nước biển dâng
cao 15 - 90 cm. Theo dự đoán, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, Bangladesh
Khoa Môi trường 12 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
sẽ mất 17,5% diện tích, đe dọa đến những loài động thực vật ven biển và nguồn
nước sạch. Hà Lan cũng sẽ hứng chịu một hậu quả tương tự với sự biến mất khoảng
6% diện tích. Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này trong 50
năm tới. Đáng lo ngại, theo thông báo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong
những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao. Cũng theo tổ
chức này, 12,3% diện tích đất trồng trọt và kèm theo đó gần 1/5 dân số sẽ mất nhà
cửa nếu mực nước biển dâng cao 1 m; 80% diện tích của đảo Majuro Atoll ở Thái
Bình Dương bị ngập chìm dưới nước nếu mực nước biển dâng cao 0,5 m. Ngoài ra,
rất nhiều hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như Maldives và
French Polynesia có nguy cơ biến mất nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao [11].
Có khoảng 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới như New York,
Tokyo... và rất nhiều thành phố nhỏ khác nằm dọc bờ biển có nguy cơ ngập lụt khi
nước biển dâng. Hơn một thế kỷ qua, xấp xỉ 70% diện tích đất ven biển bị xâm thực
do mực nước biển dâng cao và xói lở [11].
Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100
(Nguồn: IPCC, 2007)
Dưới đây là bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ
không khí và mực nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau.
Khoa Môi trường 13 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mức
nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1]
Biến đổi của nhiệt độ (
0
C) Mức dâng cao của mục nước
(giai đoạn 2090 - 2099 so biển (m) (giai đoạn 2090 - 2099
Trường hợp
với giai đoạn 1980-1999) so với giai đoạn 1980 - 1999)
Đánh giá Phạm vi có
Phạm vi mô hình cơ sở ngoại
trừ sự biến đổi động lực của
tốt nhất thể xảy ra
dòng chảy băng trong tương lai
Hàm lượng KNK
không đổi ở mức 0,6 0,3 - 0,9 -
năm 2000b
Kịch bản B1 1,8 1,1 - 2,9 0,18 - 0,38
Kịch bản A1T 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,45
Kịch bản B2 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,43
Kịch bản A1B 2,8 1,7 - 4,4 0,21 - 0,48
Kịch bản A2 3,4 2,0 - 5,4 0,23 - 0,51
Kịch bản A1FI 4,0 2,4 - 6,4 0,26 - 0,59
b. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu tại Hà Giang
Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt
độ và lượng mưa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình
năm có xu hướng tăng. Dưới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng
mưa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tượng tỉnh Hà Giang.
Khoa Môi trường 14 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
29.00 Trung bình
(1991-2010) y = 0.0185x - 9.1579
28.50
T 28.00
27.50
27.00
1990 1995 2000 2005 2010
N m
ă
Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang
từ năm 1990 đến năm 2010
29.0 Trung bình
28.5
(1991-2010)
y = 0.0131x + 1.0439
28.0
T 27.5
27.0
26.5
26.0
1990 1995 2000 2005 2010
N m
ă
Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê
từ năm 1990 đến năm 2010
Khoa Môi trường 15 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Tổng lượng mưa y = 19.904x - 37382
3000.0 (1991-2010)
2500.0
R 2000.0
1500.0
1000.0
1990 1995 2000 2005 2010 Năm
Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang
từ năm 1991 đến năm 2010
Tổng lượng mưa
3000.0 (1991-2010)
2500.0 y = 13.771x - 25976
R 2000.0
1500.0
1000.0
1990 1995 2000 2005 2010 Năm
Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê
từ năm 1991 đến năm 2010
Như vậy, diễn biến của BĐKH theo chiều hướng phức tạp và xu thế BĐKH
trong tương lai có xu hướng thay đổi có thể bất lợi cho cuộc sống của con người. Sự
biến đổi của KNK do hoạt động của con người mà chủ yếu làm gia tăng KNK gây ra
một loạt các hiện tượng BĐKH khác như nhiệt độ gia tăng, lượng mưa tăng, mực
nước biển dâng,... Từ đó gây ra những hậu quả khôn lường tác động đến các
Khoa Môi trường 16 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
nguồn tài nguyên tự nhiên khác như tài nguyên đất, không khí,..., đặc biệt là nguồn
TNN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thay đổi khí hậu. Những hậu quả đó có ảnh
hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nước đang phát triển như
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ
vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hưởng như tỉnh Hà Giang.
1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước
Tác động của BĐKH đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu
vực cũng như từng lưu vực.
- Trên qui mô toàn cầu, BĐKH khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô
khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ [11].
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng
chảy giảm 10 - 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao
gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 - 30 % ở các khu
vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát
hơi tăng [11]. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên
quan: Nông nghiệp, cung cấp nước, sản xuất điện và sức khỏe.
- Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên
một số khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm.
Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ
sở và chất lượng nước. Có đến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng
vào thập kỷ 2080 [11]. Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của
lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững.
- 75 - 250 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
Tác động đối với Châu Á [9]:
- 120 triệu - 120 tỷ dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm
2020.
- Nguồn nước ngọt ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt ở
các châu thổ lớn, giảm đi trong mùa khô. Cùng với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu
sinh hoạt, điều đó tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050.
Khoa Môi trường 17 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
- Gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở Nam
Á, Đông Á, Đông Nam Á.
Tác động đối với Australia và New Zealand [9]:
Vấn đề an ninh nguồn nước trở nên căng thẳng hơn từ năm 2030.
Tác động đối với Châu Âu [9]:
- Đến thập kỷ 2070, tiềm năng thủy điện của toàn châu Âu giảm khoảng 6 %
trong đó Bắc Âu, Đông Âu tăng 15 - 30 % và Địa Trung Hải giảm 20 - 50 %.
- Vùng núi đối mặt với nạn tuyết lở.
- Lượng tuyết giảm.
- 12 - 81 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020.
- Lượng mưa dao động thất thường, các khối băng nhỏ tan đi, tác động tiêu
cực đến nguồn nước dân dụng, nông nghiệp và sản xuất điện.
- Vào giữa thế kỷ, BĐKH dẫn tới việc thay thế rừng nhiệt đới bằng savana ở
miền Đông Amazon. Thực vật bán khô hạn được thay thế bằng thực vật khô hạn.
Tác động đối với Bắc Mỹ [9]:
- Nóng lên ở vùng núi phía Tây vào giữa thế kỷ 21, dẫn đến tuyết giảm đi,
ngập lụt mùa đông tăng lên, dòng chảy mùa hè giảm đi.
- Vào các thập kỷ đầu, năng suất cây trồng dựa vào mưa tăng 5 -20 % nhưng
năng suất các cây trồng khác lại thất thường.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của
tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km², nằm ở tọa độ 22o
10’ đến
23o
23’ độ vĩ Bắc và 104o
20’ đến 105o
34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,25 km [6]. Phía
Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh
Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà
Giang có 01 thành phố và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn.
Khoa Môi trường 18 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Về địa hình
Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50
m đến 2.418 m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2.000 m như Ta Kha cao 2.274 m,
Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m [6].
Hà Giang có địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam.
Độ cao trung bình của tỉnh 800 - 1.200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là Sông
Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn chung
diện tích Hà Giang không rộng, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập
trung các ngọn núi khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao 500 - 1.000 m; 24
ngọn núi cao 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao 1.500 - 2.000 m; 05 ngọn núi cao từ
2.000 m trở lên [6].
b. Về địa mạo
Địa mạo Hà Giang có các kiểu chủ yếu sau:
Địa mạo Hoàng Su Phì bị chia cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền
Bắc Việt Nam trên nền đá Gơnai và đá phiến Mica, đá cổ Granit. Đất đá ở đây phân
lớn là đá kết tinh, có độ dốc cao (thường lớn hơn 250
). Sông suối ở dạng hẻm, có độ
dốc lớn, chảy xiết, do sườn đồi núi quá thấp dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh,
lại không có bồi tụ nên tầng đất mỏng.
Địa mạo Kastơ phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, phía Nam
Yên Minh; địa mạo núi cao hiểm trở, các thung lũng hẹp, nhiều hang động, mạch
nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất
dinh dưỡng. Loại địa mạo này hay bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây thường
xuyên thiếu nước.
Địa mạo thung lũng sông Lô tạo cho dòng sông rộng, đất phù sa bồi tụ nên
thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo
địa hình bát úp do phiến thạch MiCa và MiCa Gơnai.
Địa mạo núi thấp, đồi cao phân bố chủ yếu ở Bắc Quang và một phần ở Vị
Xuyên, vùng này có độ cao từ 200 - 600 m do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là
vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp.
Khoa Môi trường 19 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
1.2.1.3. Khí hậu
Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều,
mùa đông khô hanh và lạnh. Nhưng do ảnh hưởng của đai cao và sự án ngữ sừng
sững của các khối núi thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Đông, nên khí hậu của tỉnh
có sự phân hoá phức tạp và mang nhiều sắc thái riêng biệt.
a. Về nhiệt độ
+ Mùa đông: Khí hậu lạnh, khô hanh, từ tháng 12 đến tháng 2. Lạnh nhất từ
tháng 12 đến 15 tháng 1 của năm sau, nhiệt độ trung bình 13 0
C - 15 0
C, nhiệt độ
xuống thấp nhất 4 0
C - 5 0
C [3].
+ Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiệt độ
trung bình 27 0
C – 28 0
C, nhiệt độ cao nhất 39 0
C [3].
b. Về độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình năm phổ biến 80 - 85% , lên đến 86 - 87% [3]. Độ
ẩm tương đối khá thấp vào đầu và giữa mùa đông, tăng vào nửa sau mùa đông, sau đó
giảm đi nhưng rồi lại tăng lên vào các tháng mùa hè.
c. Về lượng mưa
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Theo số liệu quan trắc từ năm 1991 -
2010 tại 4 trạm khí tượng Hà Giang, Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, lượng mưa
trung bình nhiều năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trong khoảng 1.300 - 5.000
mm [6].
d. Về hướng gió
Hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là
1 - 5 m/s [6]. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng
gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm.
1.2.1.4. Thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông
suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh
thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang
có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây
dựng một số công trình thuỷ điện như: Thuỷ điện Thác Thuý, Nậm Má,
Khoa Môi trường 20 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư
xây dựng.
Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống
sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung
Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà
Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính
cho vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc
đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao 1,1 km/km2
, hệ số tập trung nước đạt
2,0 km/km2
[7]. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn, Mèo
Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê. Sông uốn khúc quanh
co, len lỏi qua các dãy đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như
sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp
nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế
a. Khu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp
 Ngành sản xuất nông nghiệp
Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.680,2 tỷ đồng [3]. Cơ cấu trong
nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất
hàng hóa.
- Trồng trọt
Diện tích trồng cây hàng năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 [3]. Diện tích
trồng ngô năng suất thấp giảm, diện tích thâm canh tăng, mở rộng diện tích và đưa
vào gieo trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao như: Gieo trồng lúa chất lượng cao;
Khoa Môi trường 21 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
trồng hoa, rau ở Đồng Văn, Quản Bạ; tăng diện tích trồng đậu tương, lạc, tiếp tục
trồng cỏ ở các huyện vùng cao…
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2010 đạt 190.327,5 ha, tăng 5.700,9
ha so với năm 2009, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 84.401,65 ha [3].
Diện tích lúa cả năm 36.509,4 ha, cây lương thực khác cả năm 330.685,7 ha.
Tỷ lệ diện tích lúa thâm canh đạt 88,1% (so với nghị quyết là 88%), ngô thâm canh
đạt 75,9% (so với nghị quết là 75%). Đặc biệt, do thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về
thâm canh cây lương thực (toàn tỉnh đã xây dựng được 202 cánh đồng mẫu) nên năng
suất lúa ruộng bình quân đạt 54,27 tạ/ha (tăng 2,98 tạ/ha), ngô 28,7 tạ/ha (tăng 2,5
tạ/ha) [3].
Trong năm 2010 đã trồng mới được 14.695,3 ha chè (tăng 5,1% so với năm
2009); 7.839,7 ha cây ăn quả. Đối với cam quýt, năm 2010 trồng được 2.574,3 ha,
giảm 388 ha so với năm 2009 [3].
Chương trình trồng cỏ chăn nuôi đã đạt được kết quả đáng kể và đem lại hiệu
quả thiết thực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, góp phần phát
triển đàn gia súc, nâng cao đời sống của đồng bào ở các huyện vùng cao.
- Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Chủ trương và chính sách hỗ trợ nhân
dân phát triển chăn nuôi trâu bò, hỗ trợ hộ nghèo nuôi dê. Công tác phòng chống rét,
phòng chống dịch bệnh cho gia súc được thực hiện tốt.
Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010
ĐVT: con
Loại gia súc 2006 2007 2008 2009 2010
Đàn trâu 141.051 147.016 146.378 152.758 158.277
Đàn bò 80.167 84.298 90.117 95.858 101.683
Đàn dê 141.730 150.547 153.171 155.034 155.580
Gia cầm 2.478.312 2.595.135 2.755.583 2.930.975 3.100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, 2011)
Khoa Môi trường 22 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
 Ngành lâm nghiệp
Phong trào trồng rừng kinh tế tiếp tục phát triển. Năm 2010 đã trồng được
13.699,7 ha rừng kinh tế, mới đạt 90% Nghị quyết (do các doanh nghiệp thiếu vốn
nên triển khai chậm). Các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi rừng đều được thực
hiện tốt, đúng quy trình kỹ thuật và đạt 100% kế hoạch giao. Dự án đầu tư bảo vệ và
phát triển rừng 04 huyện vùng cao triển khai đảm bảo tiến độ. Công tác quản lý bảo
vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Tuy
nhiên, do khô hanh, năm 2010 đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng làm thiệt hại 815,4 ha
rừng và trảng cỏ [6].
 Ngành thuỷ sản
Hà Giang có mạng lưới sông ngòi phong phú, có 03 con sông lớn, đó là sông
Lô với chiều dài là 97 km, sông Gâm dài 43 km, sông Chảy chiều dài là 44 km, chảy
qua địa phận Hà Giang. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ là tiềm
năng tự nhiên để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Những năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Hà Giang giá trị ước
đạt hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, nhiều hợp tác xã, trang trại nuôi trồng thuỷ sản
được thành lập và đi vào hoạt động theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang đem lại
hiệu quả rõ rệt. Nhận thức của người dân về phát triển kinh tế theo hướng nuôi trồng
thuỷ sản đã có hướng đi đúng từ bán thâm canh sang thâm canh, chuyên canh với các
loại giống quý hiếm, chất lượng cao, theo hướng sản xuất hàng hoá như cá Bống,
Chép Lai, Chầy Đất, Dầm Xanh.
Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt 1.563,6
ha, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 57.152,0 triệu đồng (giá hiện hành năm 2010)
[3].
b. Khu kinh tế công nghiệp – xây dựng – thương mại
 Ngành công nghiệp
Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn, nên đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp.
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (2010) đạt
1.001.095 triệu đồng tăng 22,36% so với năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất trong
lĩnh vực công nghiệp khai thác đạt 196.424 triệu đồng; Giá trị công nghiệp chế biến
Khoa Môi trường 23 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
đạt 639.298 triệu đồng; Giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đạt
165.373 triệu đồng [3].
 Xây dựng
Tính đến hết năm 2010, cả vốn Trung Ương giao và các nguồn vốn bổ sung
trong năm là 3.290.674 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước phân trong năm 2010 là
3.268.318 triệu đồng và nguồn vốn ngoài quốc doanh là 776.968 triệu đồng [6].
Đến nay, đã có nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trạm kiểm
soát liên ngành cửa khẩu Thanh Thủy; trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh, bệnh viện
Lao và Phổi; bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình; trung tâm Giáo dục Lao động Xã
hội; tổng số các công trình hồ chứa nước sinh hoạt đã, đang và chuẩn bị đầu tư xây
dựng từ năm 2007 đến nay tại 4 huyện vùng cao núi đá gồm Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc là 91 hồ. Tổng mức đầu tư của 91 công trình là 989,2 tỷ đồng,
tổng dung tích chứa nước 516.497 m3
, số người được hưởng lợi 55.627 người (tương
đương 10.114 hộ); các công trình đường giao thông như đường đến xã Thàng Tín,
đường Yên Hà - Bằng Lang, Yên Minh - Mậu Long, Nà Lèn - Giáp Trung, cụm thủy
lợi Xuân Giang - Yên Hà, hồ thị trấn Việt Quang; hoàn thành 506 trường học,… [6].
Quy hoạch đô thị và đầu tư cơ sở hạ tầng ở các đô thị tiếp tục được chú trọng.
Thành phố Hà Giang thành đô thị loại IV. Thị trấn Việt Quang và thị trấn Vị Xuyên
quy hoạch thành thị xã trực thuộc tỉnh. Thị trấn Tân Quang được quy hoạch thành
huyện lỵ. Huyện Bắc Quang, các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó Bảng tiếp tục được đầu tư
theo quy hoạch.
Về xây dựng nhà ở cho người nghèo thực hiện theo quyết định 167/TTg đến
nay đã hoàn thành 3.788 nhà; đang thi công 2.498 nhà; 1 nhà chưa thi công được do
phải bố trí tái định cư [6].
 Thương mại – dịch vụ
Giá cả tăng đột biến, tuy nhiên lương cơ bản tăng, thu nhập của nhân dân tăng
lên. Điều này có được là nhờ sự đầu tư hỗ trợ lớn của nhà nước thông qua các chương
trình dự án hoặc lao động làm thuê cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản và tổ chức
tốt các hội chợ.
Chỉ tiêu giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của năm 2010 đều
tăng so với năm 2009. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 trên địa bàn đạt 9.526,6
Khoa Môi trường 24 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
nghìn USD; Giá trị nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 9.893,2 nghìn
USD (tăng 19,5% so với năm 2009) [3]. Riêng chỉ tiêu giá trị hàng hóa trao đổi qua
các cửa khẩu phụ, tối thiểu đạt 50 tỷ đồng/cửa khẩu. Hiện nay, cả các ngành của tỉnh
cũng như các huyện biên giới đều chưa xác định được, mặc dù hoạt động ở một số
cửa khẩu cũng khá sôi động.
Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thị trường xã hội đạt
2.428.600,8 triệu đồng, trong đó kinh tế nhà nước đạt mức 572.855 triệu đồng chiếm
23,59%; kinh tế hộ cá thể đạt doanh thu 1.480.773,8 triệu đồng đạt 60,97%; kinh tế tư
nhân đạt mức 360.768,7 triệu đồng đạt 14,86%, còn lại là loại hình kinh tế tập thể.
Hoạt động dịch vụ ở Hà Giang thời gian qua phát triển khá phong phú và đa
dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt một số ngành như
dịch vụ - thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… có tốc độ phát triển
nhanh.
1.2.2.2. Tình hình xã hội
a. Dân số
Năm 2010, toàn tỉnh có 737.768 người [3]. Mật độ dân số vào loại thưa, bình
quân toàn tỉnh hiện nay là 93 người/km2
. Đặc điểm đáng chú ý là dân số của tỉnh
phân bố không đồng đều, vùng đông dân cư như thành phố Hà Giang là 364
người/km2
nhưng vùng núi cao như Quản Bạ thì mật độ dân số là 85 người/km2
,
thậm chí có huyện như Bắc Mê chỉ có 57 người/km2
[3]. Như vậy, vùng đông dân cư
có mật độ cao gấp 6 - 7 lần vùng ít dân cư. Đây là một trở ngại cho việc đồng đều hoá
mức sống giữa các khu vực.
b. Lao động
Năm 2010, toàn tỉnh có 354.772 lao động, lao động khối nông lâm nghiệp là
chủ yếu, chiếm 75,24% lao động toàn tỉnh, lao động công nghiệp chiếm 2,79%. Hiện
nay, Hà Giang còn 4 - 5 vạn lao động chưa có việc làm. Như vậy, tỉnh phải tạo việc
làm cho khoảng 15 vạn lao động trong những năm tới, đây là sức ép lớn trong công
cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh [3].
c. Thu nhập và đời sống
Thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn gặp nhiều khó
khăn. Tỉnh có 10 huyện thì có tới 4 huyện thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Năm
Khoa Môi trường 25 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
2010, bình quân thu nhập đầu người đạt 6,3 triệu/người/năm (tăng 2,34 triệu
triệu/người/năm so với năm 2007), tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,64% (năm 2007
là 35,49%). Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2004 - 2008 đạt
bình quân 11,43%, đến năm 2010 đạt 13,78%. Hệ thống điện - đường - trường - trạm
được tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân.
d. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai
trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị
Bắc - Nam nằm dọc theo quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt
Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc
(Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên
Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Tây dọc
theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh
tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh
Thuỷ.
Tỷ lệ đô thị hoá của Hà Giang hiện nay là 11,03% thấp hơn so với bình quân
toàn quốc (25%) do tốc độ đô thị hoá diễn biến chậm. Hà Giang có 1 đô thị cấp tỉnh
là thị xã Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự
nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450 ha; là đô thị loại
IV và là trung tâm tỉnh lỵ của Hà Giang [6].
Các đô thị cấp huyện phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính. Trục trung tâm từ
phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các thị trấn Vĩnh Tuy, Việt
Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây
dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới. Khu vực phía Đông của tỉnh
gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C.
Khu vực phía Tây tỉnh gồm Yên Bình nằm trên quốc lộ 279 và thị trấn Vinh Quang
trên tỉnh lộ 177.
Khoa Môi trường 26 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.3.1. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về
thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông
Chảy… đổ về gây ngập lụt cho nhiều khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại
các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên
Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và nước tưới cho nông nghiệp.
Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm
tại các trạm thời kỳ 1991 - 2010 [16]
Đơn vị tính: m3
/s
Bắc Mê (đo mực Đạo Đức (đo mực
Hà Giang (đo
mực nước sông
nước sông Gâm nước sông Lô)
Lô)
Trung bình năm 213 144 176
Cực đại 2.861 1.499 1.627
Cực tiểu 24,4 29,9 35,4
b) Nước ngầm
Nước ngầm ở Hà Giang có hai dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước
khe nứt.
- Nước lỗ hổng
Trong phạm vi tỉnh Hà Giang, tầng chứa nước phân bố trên diện hẹp theo các
thung lũng sông, suối nằm rải rác ở các vùng phía Nam tỉnh, có chiều dày trầm tích
mỏng 3 - 5 m, thành phần đất đá gồm: Cuội, sỏi, cát, sét, đá tảng… Nước có chất
lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,2 - 0,4 g/l, độ pH = 6 [16]. Tuy vậy trữ lượng nhỏ,
chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lưu lượng lớn.
- Nước khe nứt
Tồn tại trong các khe nứt của đất đá cố kết trước Đệ tứ, phân bố hầu hết trên
toàn tỉnh Hà Giang.
Khoa Môi trường 27 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Nhìn chung, các tầng giàu nước, gồm có: Hệ tầng Bắc Sơn, nước tồn tại dưới
dạng Karst chứa nước, các nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s, có nơi từ 6 -10 l/s,
tổng độ khoáng hoá 0,1 - 0,5 g/l, độ pH từ 6 - 7 [16].
+ Hệ tầng Phia Phương
Phân bố từ Nam Tùng Bá đến núi Pan, nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s
[16]. Qua một số khảo sát, thăm dò đã xác định hệ tầng này khá giàu nước nhưng
không đồng nhất.
+ Hệ tầng Hà Giang
Phân bố rộng rãi ở phía Tây Nam Hà Giang, trong hệ tầng này do ảnh hưởng
của đứt gãy kiến tạo nên đá vôi nứt nẻ và Karter phát triển mạnh. Các nguồn lộ
thường có lưu lượng 0,01 - 0,05 l/s đến trên 10 l/s. Tại thành phố Hà Giang đã tiến
hành thăm dò nước trong tầng này cho thấy kết quả: Q = 2,03 - 10 l/s, Q = 0,12 - 2,35
l/s. Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,1 - 0,3 g/l [16].
Ngoài ra còn có các tầng chứa nước trung bình và các tầng nghèo nước, với rất
nhiều tầng trầm tích tuổi từ Cambri đến Jura bao gồm các trầm tích lục nguyên và các
trầm tích Cacbonat như: Kbh, T2yb, T1hn, P2đđ,… [16]. Khả năng trữ nước kém,
không đồng nhất.
1.2.3.2. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2010, Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là
791.488,92 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 153.076,4 ha (chiếm 19,348%), đất lâm
nghiệp có rừng là 524.367,83 ha (chiếm 66,25%), đất chuyên dùng là 12.292,67 ha
(chiếm 1,55%), đất ở là 6.688,75 ha (chiếm 0,84%), còn lại là đất chưa sử dụng [3].
Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh còn khá
nhiều nhưng diện tích có thể trồng cây lương thực, đặc biệt để trồng lúa, ngô rất hạn
chế. Đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc
cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung.
1.2.3.3. Tài nguyên rừng
Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận
lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế
chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do
đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương
Khoa Môi trường 28 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của
kiểu vùng nhiệt đới với nhiều sản vật quý hiếm: Động vật có các loài: Gấu ngựa, sơn
dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…; thực vật có các loại gỗ: Ngọc am, pơ mu, lát
hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như: Sa nhân, thảo
quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng,…
Các khu bảo tồn tại Hà Giang điển hình là:
- Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh;
- Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn
thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam;
- Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê;
- Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh.
Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là
524.367,83 ha, chiếm một diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
[3].
1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản
Hà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 175 điểm mỏ
được đánh dấu [6]. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn nên thiếu cơ sở lập dự án khai
thác công nghiệp. Có một số loại khoáng sản có thể khai thác sớm để góp phần vào
sự phát triển kinh tế của tỉnh, bao gồm:
Antimon: Có hàm lượng khá và được đánh giá là loại có tiềm năng cao của
các tỉnh phía Bắc. Mỏ Antimon tập trung chủ yếu ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh),
có triển vọng cho khai thác, chế biến công nghiệp. Loại này cần được khảo sát để
đánh giá trữ lượng.
Vàng sa khoáng: Phân bố ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là huyện Mèo Vạc, Bắc
Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang.
Chì, kẽm: Có ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng
Lang, Cao Mã Pờ. Đây là tiềm năng quan trọng trong các loại khoáng sản của tỉnh.
Quặng sắt: Có trữ lượng khá tập trung ở Tùng Bá, Bắc Mê. Loại quặng này
có trữ lượng vào khoảng 260 triệu tấn.
Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không
kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit,
Khoa Môi trường 29 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
gabro, ryolit,... Và đặc biệt là than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.
1.2.3.5. Tài nguyên du lịch
Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử, trong
đó có các di tích cấp quốc gia:
- Di tích lịch sử kỳ đài Quảng trường 26 - 3 nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân
dân các dân tộc Hà Giang ngày 27 tháng 3 năm 1961.
- Di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê, huyện Bắc Mê.
- Cầu Thác Vệ, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang .
- Di tích văn hoá chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên.
- Di tích kiến trúc nhà Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn…
Các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Hướng Dương, Trường Xuân, Bồng
Lai, Chùa Hộ Quốc Tự, cao nguyên đá Đồng Văn bước đầu thu hút nhiều khách tham
quan du lịch. Hà Giang cũng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với bản sắc riêng, các
lễ hội truyền thống. Trong đó “Chợ tình Khâu Vai” tổ chức ngày 27 tháng 3 âm lịch
hàng năm là lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất.
1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020
1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu
Theo nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà
Giang lần thứ XV họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010, 19 chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Hà
Giang đã được đại hội nhất trí thông qua, bao gồm [6]:
- Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%, trong
đó:
+ Các ngành dịch vụ tăng 17,5%;
+ Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%;
+ Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Dịch vụ chiếm 39,5%;
+ Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%;
Khoa Môi trường 30 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
+ Nông - lâm nghiệp chiếm 26,4%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên;
- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa
bàn đạt 1.300 tỷ đồng trở lên. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt
700 triệu USD;
- Trồng rừng: Độ che phủ rừng đạt 60%;
- Giáo dục đào tạo phấn đầu đạt tỷ lệ:
+ Trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%;
+ Trẻ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%;
+ Trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 98%.
- Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%;
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn
văn hoá 70%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 75.000 người;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%;
- Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%;
- Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 8.000
hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống
tập trung tại các thôn, bản; 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh.
1.2.4.2. Phương hướng thực hiện
Để thực hiện được 19 chỉ tiêu đã đề ra, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ
các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phương cần phải thực hiện
nghiêm túc bao gồm:
- Tạo bước phát triển mạnh, tích cực trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững.
- Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ
và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá
trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
Khoa Môi trường 31 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
- Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ bình quân năm đạt 17,5%; tổng
mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ
chức tín dụng tăng bình quân trên 20 %/năm [6].
- Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu
Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao
chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng,
siêu thị.
- Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển
các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu,
điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân
tộc đặc trưng.
- Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá
trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá thực tế) đạt 2.000 tỷ đồng [6].
- Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn
với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê
10%/năm; đàn lợn 8%/năm [6].
- Khai thác tốt diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên 2.000
ha, đưa tỷ trọng chăn nuôi đạt 40% [6].
- Mở rộng diện tích cây đậu tương lên 25.000 ha, lạc 10.000 ha, trồng cỏ
30.000 ha... Tập trung trồng trên 55.000 ha rừng sản xuất và 10.000 ha cây cao su ở
các huyện vùng thấp, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến
[6]. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 06 huyện vùng cao;
nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các huyện phía Bắc bằng các loại
cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn
nước.
- Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ
bản nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Tập trung số hộ sống rải rác và
trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn.
- Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ, các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền
núi và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới,
Khoa Môi trường 32 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ở 04 huyện vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán
[16].
- Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, đảm bảo sự phát triển
hài hòa giữa các vùng trong tỉnh, coi trọng phát triển vùng động lực. Tập trung phát
triển vùng động lực, phấn đấu giá trị tăng thêm bình quân đạt 15 - 16% và đóng góp
khoảng 75% giá trị gia tăng của nền kinh tế [6]. Thực hiện có hiệu quả chương trình
30a ở 06 huyện vùng cao; cơ cấu lại vốn đầu tư, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả
vốn đầu tư và các tiềm năng, lợi thế ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu
hạ tầng các đô thị, cửa khẩu biên giới và khu dân cư tập trung, với phương châm:
Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ và xây dựng nông thôn mới ở nơi có điều
kiện. Quy hoạch, xây dựng thị trấn Đồng Văn, thị trấn Tam Sơn thành trung tâm,
điểm du lịch của công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách. Phấn đấu thu ngân sách trên
địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên [6].
Khoa Môi trường 33 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- TNN tỉnh Hà Giang (trừ nước ngầm). Do hạn chế về nguồn số liệu cũng như
về thời gian nghiên cứu nên đề tài không nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguồn
tài nguyên nước ngầm. Đối tượng nghiên cứu là nguồn TNN Hà Giang bao gồm:
lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.
- BĐKH nói chung, những diễn biến, xu thế của BĐKH và tác động của
BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Sự thay đổi lượng mưa kéo theo
những hệ quả như thay đổi dòng chảy ảnh hưởng lớn đến lũ quét và lũ ống, làm gia
tăng nguy cơ xảy ra của chúng. Sự thay đổi nhiệt độ cùng lượng mưa ảnh hưởng đến
bốc hơi nước tiềm năng và hạn hán.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà
Giang. Qua đó, đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH đến TNN
Hà Giang có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người
dân.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, môi
trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, diễn biến, dao động và xu thế diễn biến của các
yếu tố khí hậu, xây dựng kịch bản BĐKH của tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang bao
gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét – lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.
- Đề xuất một số biện pháp ứng phó.
Khoa Môi trường 34 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan
Các tài liệu số liệu liên quan đến BĐKH, TNN được thu thập chọn lọc, kiểm
định sử dụng cho quá trình tính toán, thành lập bản đồ, đánh giá tác động của của
BĐKH đến TNN thông qua đánh giá sự thay đổi của lượng mưa và sự thay đổi này
cùng với sự thay đổi nhiệt độ tác động đến lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán.
2.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS
Phương pháp ứng dụng GIS được sử dụng trong luận văn này để thành lập các
bản đồ liên quan đến lượng mưa, lũ quét - lũ ống, hạn hán, bốc hơi nước. Trong quá
trình làm bản đồ sử dụng các nghiên cứu và các các tính toán đã được đề cập trong
các nghiên cứu trước đây để xây dựng bản đồ lượng mưa, nguy cơ lũ quét, bốc hơi
nước và hạn hán.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động
của BĐKH lên TNN. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các
tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến
góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp.
2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công
bố
Đây là phương pháp căn bản để tạo ra số liệu phục vụ cho luận văn. Phần lớn
dữ liệu được sử dụng thống kê, tổng hợp từ dự án “Xây dựng kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang” trong năm 2011 do Sở Tài nguyên Môi trường
Hà Giang làm cơ quan chủ quản. Các tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện đề tài
luận văn được thu thập từ các cơ sở ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã, trạm khí tượng
thủy văn,... có liên quan được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang, Viện khí
tượng thủy văn và môi trường để có được nguồn số liệu đáng tin cậy cho việc nghiên
cứu.
Khoa Môi trường 35 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH
Đây là phương pháp chung được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến
các lĩnh vực, ngành, môi trường tự nhiên và xã hội. Quy trình đánh giá tác động của
BĐKH như sau [14]:
Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH và nước biển dâng
Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển
Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá
Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH
Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản
- Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên
- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội
Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH
Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn
thương
Trong luận văn này, phương pháp này được áp dụng để đánh giá tác động của
BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm).
Các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Hà Giang. Kịch bản
BĐKH tỉnh Hà Giang được xây dựng năm 2011. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học cho
việc đánh giá tác động của BĐKH đến TNN.
Bước 2: Xác định kịch bản phát triển. Kịch bản phát triển kinh tế được sử
dụng là kịch bản phát thải trung bình B2.
Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá. Đối
tượng ưu tiên ở đây là TNN, chịu tác động và ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH. Những
ảnh hưởng của BĐKH đến TNN Hà Giang như sự thay đổi lượng mưa, dòng chảy –
nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán. Trong đề tài này, với nguồn số
liệu thu thập được, có thể nội ngoại suy đánh giá tác động của BĐKH đến
Khoa Môi trường 36 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
TNN tỉnh. Để có những đánh giá chi tiết hơn tác động của BĐKH đến từng địa
phương, từng huyện thì đòi hỏi phải có nguồn số liệu chi tiết hơn, kịch bản khí hậu
chi tiết đến từng huyện,... Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số liệu chi tiết nên đề
tài đánh giá sơ bộ nhất tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang.
Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH. Các
công cụ được sử dụng là các mô đun trong Arcgis 10 để xây dựng nên các bản đồ về
lượng mưa, lũ quét, hạn hán và bốc hơi nước.
Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản. Do kịch
bản BĐKH tỉnh Hà Giang được tính theo kịch bản phát thải trung bình B2 nên những
đánh giá đến TNN cũng được thực hiện theo kịch bản phát thải trung bình B2.
Khoa Môi trường 37 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
3.1.1. Tác động đến lượng mưa
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ có 4 trạm khí tượng quan trắc lượng mưa
chính thức, số lượng trạm khá thưa và không thể đại diện cho cả khu vực rộng lớn. Vì
vậy để tăng tính chính xác trong quan hệ mưa dòng chảy cho khu vực nghiên cứu đã
bổ sung các trạm quan trắc lượng mưa trong khu vực và các trạm quan trắc lượng
mưa liền kề khu vực nghiên cứu (thông qua điều tra thu thập thông tin tại địa bàn các
huyện và do Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường cung cấp số liệu).
Trong báo cáo này đã mở rộng miền tính toán đến trạm thủy văn Hàm Yên trên sông
Lô và trạm Chiêm Hóa trên sông Gâm. Hai lưu vực sông này bao hết tỉnh Hà Giang.
Sự thay đổi tổng lượng mưa năm tại 4 trạm Hà Giang, Bắc Mê, Bắc Quang,
Hoàng Su Phì giai đoạn 1991 - 2010 được thể hiện dưới hình 11.
Hình 11. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1991 - 2010 tại 4 trạm
Khoa Môi trường 38 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT
Lượng mưa có sự thay đổi, nhưng thay đổi này không rõ ràng qua các năm.
Lượng mưa trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Theo số liệu thu thập được
cho thấy lượng mưa có xu hướng giảm mạnh vào các tháng mùa khô và có xu hướng
tăng ở các tháng còn lại. Điều này dẫn đến hiện tượng hạn hán vào mùa khô, lũ lụt
vào mùa mưa trong những năm gần đây xảy ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà
Giang.
Hình 12. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang
và khu vực lân cận
Khoa Môi trường 39 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY
BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY

Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...
Đề tài  Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...Đề tài  Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...
Đề tài Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY (20)

BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Khóa luận công tác kế toán trường học, HAY
Bài mẫu Khóa luận công tác kế toán trường học, HAYBài mẫu Khóa luận công tác kế toán trường học, HAY
Bài mẫu Khóa luận công tác kế toán trường học, HAY
 
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty đầu tư và phát triển thủy...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ AnLuận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Báo cáo tốt nghiệp Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ PhầnLuận Văn  Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
Luận Văn Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Từ Chuyển Nhượng Vốn, Cổ Phần
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
Đề tài: Giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty...
 
Đề tài Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...
Đề tài  Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...Đề tài  Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...
Đề tài Huy động vốn phát triển doanh nghiệp thông qua thị trường trái phiếu ...
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc LộcLuận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAYBÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
BÀI MẪU Khóa luận kế toán Tài sản cố định hữu hình, HAY
 
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công TyĐánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
Đánh Giá Hoạt Động Marketing – Mix Cho Sản Phẩm Gốm Sứ Của Công Ty
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Lý Giáo Dục về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Định Hư...
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu h...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

BÀI MẪU Luận văn luận văn thạc sĩ ngành môi trường, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Long Biên ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Long Biên ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng Hà Nội - 2012
  • 3. Lời cảm ơn Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, các thầy cô trong bộ môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trường và kiến thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Để hoàn thành khoá luận này em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự động viên và tạo mọi điều kiện của gia đình, bạn bè. Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Nguyễn Long Biên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG..................................................................................................................................................................3 1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu.....................................................................3 1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây....................................3 1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu......................................................4 1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu.............................................................................................................4 1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu..................................................................11 1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước..............................................................17 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang.................................................18 1.2.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................18 1.2.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................................18 1.2.1.2. Địa hình, địa mạo........................................................................................................19 1.2.1.3. Khí hậu..............................................................................................................................20 1.2.1.4. Thủy văn...........................................................................................................................20 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................................21 1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế...................................................21 1.2.2.2. Tình hình xã hội............................................................................................................25 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................................27 1.2.3.1. Tài nguyên nước...........................................................................................................27 1.2.3.2. Tài nguyên đất...............................................................................................................28 1.2.3.3. Tài nguyên rừng...........................................................................................................28 1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................................29
  • 5. 1.2.3.5. Tài nguyên du lịch.......................................................................................................30 1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 .......................................................................................................30 1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu............................................................................................................30 1.2.4.2. Phương hướng thực hiện..........................................................................................31 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU34 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................34 2.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................34 2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................................34 2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................35 2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan.....................35 2.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS.............................................................................................35 2.4.3. Phương pháp chuyên gia....................................................................................................35 2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố................................................................................................................................................................35 2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH............................................................36 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ........................................................................................................................................................38 3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang ............38 3.1.1. Tác động đến lượng mưa...................................................................................................38 3.1.2. Tác động đến dòng chảy và nguồn nước mặt..........................................................47 3.1.3. Tác động đến lũ quét, lũ ống............................................................................................60 3.1.4. Tác động đến bốc hơi nước và hạn hán......................................................................67 3.2. Đề xuất một số giải pháp ứng phó trong lĩnh vực tài nguyên nước..............75 3.2.1. Thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ...............................................................................76 3.2.2. Thích ứng với sự gia tăng lượng mưa.........................................................................76
  • 6. 3.2.3. Thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan, tai biến.................................................................................................................................78 3.2.4. Giải pháp hỗ trợ......................................................................................................................79 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................81 KẾT LUẬN .....................................................................................................................................................81 KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................84 PHỤ LỤC.........................................................................................................................................................86
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu KNK Khí nhà kính TNN Tài nguyên nước IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu GIS Hệ thống thông tin địa lý
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mức nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1]................................................................................................4 Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010................................................22 Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm tại các trạm thời kỳ 1991 - 2010 [16] 27 Bảng 4. Lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm tại các trạm đo mưa trong khu vực nghiên cứu và vùng lân cận [16]............................................................................................................40 Bảng 5. Mức thay đổi lượng mưa mùa mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7]....................................................45 Bảng 6. Đặc trưng mưa năm và dòng chảy năm trung bình nhiều năm [16]...................47 Bảng 7. Giá trị lượng mưa năm tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu đối với từng huyện trong tỉnh Hà Giang (X mm) [11, 19].................................................................................................51 Bảng 8. Giá trị lượng mưa mùa cạn tính toán theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19] .................................................................................................................................................................................52 Bảng 9. Giá trị lượng mưa mùa lũ tính toán theo kịch bản BĐKH (X mm) [11, 19].52 Bảng 10. Giá trị dòng chảy tính trung bình năm thời kỳ nhiều năm toán theo kịch bản biến đổi khí hậu.........................................................................................................................................................54 Bảng 11. Giá trị dòng chảy trung bình mùa cạn tính trung bình nhiều năm toán theo kịch bản biến đổi khí hậu...............................................................................................................................................54 Bảng 12. Giá trị dòng chảy trung bình mùa lũ trung bình nhiều năm tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu...............................................................................................................................................55 Bảng 13. Kết quả so sánh nguy cơ xảy ra lũ quét do yếu tố lượng mưa và tổng hợp 6 yếu tố 67
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian....................................................5 Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005 .........................................................6 Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian.................................................................................8 Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050 và 2100 12 Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 ..................................................12 Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100.............................................13 Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1990 đến năm 2010 .......15 Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê từ năm 1990 đến năm 2010...........15 Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 .. 16 Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê từ năm 1991 đến năm 2010 16 Hình 11. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1991 - 2010 tại 4 trạm.................38 Hình 12. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang và khu vực lân cận 39 Hình 13. Bản đồ lượng mưa năm trung bình nhiều năm khu vực nghiên cứu................42 Hình 14. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2020 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................43 Hình 15. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2050 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................44 Hình 16. Mức thay đổi lượng mưa năm vào năm 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Hà Giang ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) [7] ................................................................44 Hình 17. Bản đồ phân bố lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020..................46 Hình 18. Quan hệ dòng chảy năm (Y0) với lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm (Xo).......................................................................................................................................................................48 Hình 19. Quan hệ dòng chảy trung bình mùa cạn (Ymc) với lượng mưa năm trung bình mùa cạn thời kỳ nhiều năm (Xmc)....................................................................................................................49
  • 10. Hình 20. Quan hệ dòng chảy trung bình mùa lũ (Yml) với lượng mưa năm trung bình mùa lũ thời kỳ nhiều năm (Xml).............................................................................................................................50 Hình 21. Thay đổi dòng chảy năm với các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang 56 Hình 22. Thay đổi dòng chảy năm với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang.....................................................................................................................................................................57 Hình 23. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang.....................................................................................................................................................................57 Hình 24. Thay đổi dòng chảy mùa lũ với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang.....................................................................................................................................................................58 Hình 25. Thay đổi dòng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang.....................................................................................................................................................................58 Hình 26. Thay đổi dòng chảy mùa cạn với các các kịch bản phát thải trung bình B2 tỉnh Hà Giang.....................................................................................................................................................................59 Hình 27. Bản đồ hiện trạng lũ quét tỉnh Hà Giang........................................................................62 Hình 28. Bản đồ nguy cơ xảy ra lũ quét - lũ ống theo yếu tố lượng mưa năm 2020 ..64 Hình 29. Bản đồ nguy cơ lũ quét - lũ ống tổng hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2020 .. 66 Hình 30. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 1 tỉnh Hà Giang (năm 2100 so với hiện tại)................................................................................................................................................................70 Hình 31. Bản đồ mức thay đổi lượng bốc hơi nước tháng 7 tỉnh Hà Giang (năm 2100 so với hiện tại)................................................................................................................................................................71 Hình 32. Bản đồ hiện trạng hạn hán tỉnh Hà Giang......................................................................73 Hình 33. Bản đồ phân vùng hạn hán tỉnh Hà Giang năm 2020..............................................74
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT MỞ ĐẦU BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo, đe dọa đến sự tồn vong của loài người trong tương lai. Đánh giá tác động của BĐKH và nghiên cứu đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội là một việc làm cấp bách cần thực hiện. Việt Nam đang là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH toàn cầu. Hầu hết các tỉnh trên lãnh thổ nước ta đều chịu ảnh hưởng của BĐKH. Ảnh hưởng của BĐKH gây ra rõ rệt nhất đối với vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển với biểu hiện nước biển dâng dẫn đến mất đất đai, đa dạng sinh học, chất lượng nước thay đổi,... Tuy nhiên các tỉnh miền núi cũng chịu tác động không nhỏ của BĐKH. Sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ làm thiếu nước ở vùng núi cao, mưa nhiều vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại người và của. Hiện nay những công trình nghiên cứu về BĐKH tại các vùng núi còn ít, trong khi các cộng đồng nghèo đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc Việt Nam điển hình, có những hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng mưa (mưa bão có kèm theo sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn với số lượng cũng như cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm tăng trong hai năm gần đây), lũ lụt dữ dội (đặc biệt là lũ quét), hạn hán, sạt lở bờ sông, sạt lở đất và những đợt không khí lạnh. Môi trường nước chịu tác động rõ rệt của BĐKH với sự thay đổi dòng chảy cùng với đó các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, thiệt hại về người và của do thiên tai lên tới hàng chục tỷ đồng. Công văn số 142/BC - UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Xây dựng kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chương trình Quốc gia ứng phó với BĐKH đã cho thấy mức độ quan tâm của chính quyền về vấn đề BĐKH tại địa phương. Khoa Môi trường 1 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Việc kịp thời đưa ra những nhận định, đánh giá các tác động của BĐKH đối với môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân là vô cùng quan trọng. Do đó, đề tài “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó” với mục tiêu đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước tại Hà Giang bao gồm tác động đến lượng mưa, dòng chảy, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán, là nghiên cứu có ý nghĩa, mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa phương, hỗ trợ việc ra quyết định. Đó cũng là những đề xuất ban đầu làm tiền đề để ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công trình nghiên cứu khác về BĐKH tại địa phương và cho các địa phương khác trong cả nước. Cấu trúc trong đề tài khóa luận này gồm có 3 chương chính: Chương 1. Tổng quan về biểu hiện, tác động của BĐKH và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp ứng phó Khoa Môi trường 2 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BIỂU HIỆN, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG 1.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu 1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu và các nghiên cứu trước đây Trái Đất của chúng ta đang nóng dần lên do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do nồng độ các khí tự nhiên có trong bầu khí quyển và các khí do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người thải vào khí quyển đang có xu hướng tăng lên. Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái Đất, hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu được gọi là BĐKH (Climate Change). Theo công ước khí hậu thì BĐKH (Climate Change) là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được [9]. BĐKH (bổ sung) thì biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [9]. Đứng trước những nguy cơ bị tác động do BĐKH, thế giới đã có nỗ lực trong các hành động thích ứng như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (KP), Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp quốc về BĐKH (COP 15) và Hội nghị lần thứ 5 các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP5) tại Copenhegen, Đan Mạch, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về BĐKH lần thứ 16 (COP 16) tại Cancun, Mexico và hàng loạt các tài liệu về việc giảm phát thải KNK, về bảo vệ môi trường... liên quan đến BĐKH toàn cầu. Các nghiên cứu về BĐKH và về tác động của BĐKH đến TNN đã thực hiện tại Việt Nam như: Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính Khoa Môi trường 3 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT sách thích nghi ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng; Các kịch bản về nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam; “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước BĐKH” và nhiều nghiên cứu khác. Những kết quả nghiên cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về BĐKH. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH, các chương trình hợp tác với UNDP, ADB, với WB, với DANIDA, JICA, Hà Lan, USA... Trong thời gian gần đây nhất (2008 - 2010), đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KC.08”. 1.1.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu 1.1.2.1. Biểu hiện khí hậu a. Biểu hiện khí hậu trên thế giới Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và tuyết đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Theo đánh giá đáng tin cậy nhất thì trong khoảng thời gian từ năm 1906 đến năm 2005, nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng trong phạm vi 0,58 - 0,92 0 C, trung bình 0,74 0 C, tăng nhanh trong vòng 50 năm gần đây (hình 1). Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia tăng của hàm lượng KNK do con người gây ra. Khoa Môi trường 4 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Hình 1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian (Nguồn: IPCC, 2007) Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí quyển thay đổi theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CO2 tăng khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng khoảng 151%; nồng độ CH4 tăng 248%; các khí khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công nghiệp hóa; một số khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những khí chỉ mới xuất hiện sau cuộc cách mạng công nghiệp [1]. Khoa Môi trường 5 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Hình 2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005 (Nguồn: IPCC, 2007) Kết quả phân tích cho thấy, nói chung, trong phạm vi 300 - 850 vĩ Bắc, mưa trên đất liền tăng trong thế kỷ 20, nhưng trong phạm vi 100 vĩ Nam đến 300 vĩ Bắc thì mưa giảm đáng kể trong 40 năm qua. Trong phạm vi 100 - 300 vĩ Bắc, có dấu hiệu mưa tăng trong thời gian từ năm 1900 đến năm 1950, nhưng giảm từ khoảng sau năm 1970 [11]. Những trận mưa lớn sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Cường độ những trận mưa cũng sẽ tăng lên, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và vĩ độ cao, nơi lượng mưa bình quân tăng; nhưng có xu thế khô hạn ở các khu vực giữa các lục địa, dẫn đến nguy cơ hạn hán ở các khu vực này tăng lên. Trên phần lớn các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao, mưa dữ dội sẽ tăng nhiều hơn so với mưa trung bình. Bốc thoát hơi tiềm năng sẽ tăng lên ở hầu hết các nơi. Do đó, từ sau năm 1970, hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [1]. Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh, gia tăng từ năm 1970 và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có quỹ đạo bất thường [9]. Khoa Môi trường 6 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô. Các thành phần của chu trình thủy văn đã có sự biến đổi trong vài thập niên qua, như gia tăng hàm lượng hơi nước trong khí quyển; mưa thay đổi cả về lượng mưa, dạng mưa, cường độ và các cực trị mưa; giảm băng tuyết che phủ trên diện rộng; độ ẩm đất và dòng chảy thay đổi. TNN bị tổn thương và bị tác động mạnh bởi BĐKH và do đó gây nên những hậu quả bất lợi đối với loài người và các hệ sinh thái. Dự báo rằng, vào giữa thế kỷ này, do BĐKH nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô. Nhiều bằng chứng cho thấy, dòng chảy năm đã có những thay đổi trên phạm vi toàn cầu với sự gia tăng dòng chảy ở một số vùng (vĩ độ cao và phần nhiều các nơi ở Mỹ), nhưng lại giảm ở các vùng khác (như một số nơi ở Tây Châu Phi, Nam Châu Âu và cực nam của Nam Mỹ (Milly et al., 2005 và nhiều nghiên cứu khác trên phạm vi lưu vực). Sự dao động giữa các năm của dòng chảy còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của chế độ hoàn lưu trên quy mô lớn như các hiện tượng: ENSO (El Nino - Sourthern Oscillation), NAO (North Atlantic Oscillation) và PNA (Pacific - North American). Một nghiên cứu cho rằng, trong thế kỷ 20, tổng lượng dòng chảy toàn cầu đã tăng lên cùng với sự gia tăng của nhiệt độ với mức tăng 4%/10 C (Labat et al, 2004). Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, 1,8 ± 0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo IPCC). Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển (hình 3). Khoa Môi trường 7 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Hình 3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian (Nguồn: IPCC, 2007) Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người: BĐKH gây hiện tượng di cư của các loài lên vùng có vĩ độ cao; gây nguy cơ diệt vong cho 1/3 số loài hiện có trên Trái Đất. Theo cảnh báo của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, tình trạng nóng lên của khí hậu Trái Đất nếu không được kiểm soát có thể đẩy 72% số loài chim trên hành tinh tới bờ vực của sự tuyệt chủng [9]. Một số biểu hiện khác: - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt, sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển… b. Biểu hiện khí hậu tại Việt Nam Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau trên các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 0C trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở phía Nam lãnh Khoa Môi trường 8 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT thổ [11]. Nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5 0 C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 - 0,9 0 C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng lên 1,2 0 C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 - 0,5 0 C/50 năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6 0 C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3 0 C/50 năm [11]. Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 - 4) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 - 10) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua [11]. Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven biển Việt Nam, mặc dù hầu hết các trạm có xu hướng mực nước trung bình năm tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm [9]. Khoa Môi trường 9 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7 mm/năm, phía Đông của biển Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [11]. c. Biểu hiện biến đổi khí hậu tại Hà Giang Ở Hà Giang, những hậu quả rõ ràng về BĐKH đó là sự thay đổi của lượng mưa (mưa bão có kèm theo sấm chớp và những trận mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn với số lượng cũng như cường độ ngày càng tăng, lượng mưa hàng năm tăng trong hai năm gần đây), lũ lụt dữ dội (đặc biệt là lũ quét) và hạn hán, sạt lở bờ sông, sạt lở đất và những đợt không khí lạnh. - Lượng mưa hàng năm ở Hà Giang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong hai năm gần đây. Nhưng sự thay đổi của lượng mưa trong năm cũng rất khắc nghiệt. Mưa tập trung trong 1 - 2 tháng với lượng mưa rất lớn, gây ra lũ quét [6]. - Do điều kiện địa lý và thổ nhưỡng đặc biệt ở huyện Hoàng Su Phì, sạt lở đất dễ dàng xuất hiện sau một cơn mưa lớn hoặc một cơn giông bão. Tháng 7 năm 2008, một trận sạt lở đất ở trung tâm Hoàng Su Phì làm 4 người chết [6]. Lượng mưa lớn là hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều trận sạt lở đất ở vùng có độ dốc lớn. - Giông bão bất thường và lốc xoáy xuất hiện bất ngờ trong các thung lũng. - Những đợt lạnh bất thường trong mùa đông năm 2007 - 2008, nhiệt độ giảm xuống tới 5 0 C, làm chết nhiều trâu, bò [6]. - Lòng sông ở Hà Giang rất dốc, do đó lũ lụt không gây ngập úng. Tuy nhiên, có hiện tượng sạt lở bờ sông do tốc độ dòng chảy lớn. Hiện tượng này không phổ biến như ở vùng đồng bằng vì hầu hết bờ sông nằm trong vùng núi có lòng đá, trừ một số khu vực ở huyện Hoàng Su Phì. - Sự thay đổi của lượng mưa gây thiếu nước ở 4 huyện vùng cao: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ [7]. Khoa Môi trường 10 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 1.1.2.2. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu a. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới Theo báo cáo đánh giá của IPCC, BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải các KNK đang tiếp tục tăng [9]: - Nồng độ CH4 đạt 1,46 - 3,39 ppm vào năm 2100 (giảm 18% hoặc tăng 91% so với năm 2006); - Nồng độ NO2 đạt 0,36 - 0,46 ppm vào năm 2100 (tăng 11 - 45% so với năm 2006); - Các khí có chứa Flo như HFCs, PFCs, SF6 cũng sẽ tăng đáng kể; Nồng độ ozôn trong khí quyển sẽ tăng 40 - 60% theo kịch bản phát thải cao. Nếu tính theo các phương án phát thải thay đổi từ thấp - trung bình - cao thì nồng độ ozôn tăng từ 12 - 62% vào năm 2100 (hình 4). a) CO2 b) CO Khoa Môi trường 11 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT c) NOx Hình 4. Dự báo biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050 và 2100 (Nguồn: IPCC, 2007) Do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng và đạt từ 1,4 - 5,8 0 C vào năm 2100. Hình 5 biểu hiện sự biến đổi của nhiệt độ Trái Đất được dự báo theo các mô hình khác nhau [9]. Hình 5. Dự báo sự thay đổi nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 (Nguồn: IPCC, 2007) Nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5 - 4,5 0 C sẽ làm cho mực nước biển dâng cao 15 - 90 cm. Theo dự đoán, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, Bangladesh Khoa Môi trường 12 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT sẽ mất 17,5% diện tích, đe dọa đến những loài động thực vật ven biển và nguồn nước sạch. Hà Lan cũng sẽ hứng chịu một hậu quả tương tự với sự biến mất khoảng 6% diện tích. Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này trong 50 năm tới. Đáng lo ngại, theo thông báo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao. Cũng theo tổ chức này, 12,3% diện tích đất trồng trọt và kèm theo đó gần 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa nếu mực nước biển dâng cao 1 m; 80% diện tích của đảo Majuro Atoll ở Thái Bình Dương bị ngập chìm dưới nước nếu mực nước biển dâng cao 0,5 m. Ngoài ra, rất nhiều hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như Maldives và French Polynesia có nguy cơ biến mất nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao [11]. Có khoảng 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới như New York, Tokyo... và rất nhiều thành phố nhỏ khác nằm dọc bờ biển có nguy cơ ngập lụt khi nước biển dâng. Hơn một thế kỷ qua, xấp xỉ 70% diện tích đất ven biển bị xâm thực do mực nước biển dâng cao và xói lở [11]. Hình 6. Dự báo sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100 (Nguồn: IPCC, 2007) Dưới đây là bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mực nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau. Khoa Môi trường 13 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Bảng 1. Dự báo mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mức nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1] Biến đổi của nhiệt độ ( 0 C) Mức dâng cao của mục nước (giai đoạn 2090 - 2099 so biển (m) (giai đoạn 2090 - 2099 Trường hợp với giai đoạn 1980-1999) so với giai đoạn 1980 - 1999) Đánh giá Phạm vi có Phạm vi mô hình cơ sở ngoại trừ sự biến đổi động lực của tốt nhất thể xảy ra dòng chảy băng trong tương lai Hàm lượng KNK không đổi ở mức 0,6 0,3 - 0,9 - năm 2000b Kịch bản B1 1,8 1,1 - 2,9 0,18 - 0,38 Kịch bản A1T 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,45 Kịch bản B2 2,4 1,4 - 3,8 0,20 - 0,43 Kịch bản A1B 2,8 1,7 - 4,4 0,21 - 0,48 Kịch bản A2 3,4 2,0 - 5,4 0,23 - 0,51 Kịch bản A1FI 4,0 2,4 - 6,4 0,26 - 0,59 b. Diễn biến và xu thế biến đổi khí hậu tại Hà Giang Theo số liệu quan trắc trong vòng 20 năm qua tại Hà Giang cho thấy cả nhiệt độ và lượng mưa đều có biến đổi phức tạp. Nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng. Dưới đây là diễn biến và xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1990 - 2010 tại một số trạm khí tượng tỉnh Hà Giang. Khoa Môi trường 14 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 29.00 Trung bình (1991-2010) y = 0.0185x - 9.1579 28.50 T 28.00 27.50 27.00 1990 1995 2000 2005 2010 N m ă Hình 7. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Hà Giang từ năm 1990 đến năm 2010 29.0 Trung bình 28.5 (1991-2010) y = 0.0131x + 1.0439 28.0 T 27.5 27.0 26.5 26.0 1990 1995 2000 2005 2010 N m ă Hình 8. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Bắc Mê từ năm 1990 đến năm 2010 Khoa Môi trường 15 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Tổng lượng mưa y = 19.904x - 37382 3000.0 (1991-2010) 2500.0 R 2000.0 1500.0 1000.0 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Hình 9. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Hà Giang từ năm 1991 đến năm 2010 Tổng lượng mưa 3000.0 (1991-2010) 2500.0 y = 13.771x - 25976 R 2000.0 1500.0 1000.0 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Hình 10. Tổng lượng mưa năm trung bình tại trạm Bắc Mê từ năm 1991 đến năm 2010 Như vậy, diễn biến của BĐKH theo chiều hướng phức tạp và xu thế BĐKH trong tương lai có xu hướng thay đổi có thể bất lợi cho cuộc sống của con người. Sự biến đổi của KNK do hoạt động của con người mà chủ yếu làm gia tăng KNK gây ra một loạt các hiện tượng BĐKH khác như nhiệt độ gia tăng, lượng mưa tăng, mực nước biển dâng,... Từ đó gây ra những hậu quả khôn lường tác động đến các Khoa Môi trường 16 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT nguồn tài nguyên tự nhiên khác như tài nguyên đất, không khí,..., đặc biệt là nguồn TNN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thay đổi khí hậu. Những hậu quả đó có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Các nước đang phát triển như Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi cũng chịu ảnh hưởng như tỉnh Hà Giang. 1.1.2.3. Tác động của BĐKH đến nguồn nước Tác động của BĐKH đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu vực cũng như từng lưu vực. - Trên qui mô toàn cầu, BĐKH khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ [11]. - Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm 10 - 40 % vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 - 30 % ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng [11]. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp, cung cấp nước, sản xuất điện và sức khỏe. - Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm. Nguy cơ lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước. Có đến 20% dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào thập kỷ 2080 [11]. Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững. - 75 - 250 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020. Tác động đối với Châu Á [9]: - 120 triệu - 120 tỷ dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020. - Nguồn nước ngọt ở Trung Á, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt ở các châu thổ lớn, giảm đi trong mùa khô. Cùng với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu sinh hoạt, điều đó tác động tiêu cực đến hơn 1 tỷ người vào năm 2050. Khoa Môi trường 17 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT - Gia tăng ngập lụt trên các khu vực bờ biển tập trung cao độ dân cư ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á. Tác động đối với Australia và New Zealand [9]: Vấn đề an ninh nguồn nước trở nên căng thẳng hơn từ năm 2030. Tác động đối với Châu Âu [9]: - Đến thập kỷ 2070, tiềm năng thủy điện của toàn châu Âu giảm khoảng 6 % trong đó Bắc Âu, Đông Âu tăng 15 - 30 % và Địa Trung Hải giảm 20 - 50 %. - Vùng núi đối mặt với nạn tuyết lở. - Lượng tuyết giảm. - 12 - 81 triệu dân chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nước sau năm 2020. - Lượng mưa dao động thất thường, các khối băng nhỏ tan đi, tác động tiêu cực đến nguồn nước dân dụng, nông nghiệp và sản xuất điện. - Vào giữa thế kỷ, BĐKH dẫn tới việc thay thế rừng nhiệt đới bằng savana ở miền Đông Amazon. Thực vật bán khô hạn được thay thế bằng thực vật khô hạn. Tác động đối với Bắc Mỹ [9]: - Nóng lên ở vùng núi phía Tây vào giữa thế kỷ 21, dẫn đến tuyết giảm đi, ngập lụt mùa đông tăng lên, dòng chảy mùa hè giảm đi. - Vào các thập kỷ đầu, năng suất cây trồng dựa vào mưa tăng 5 -20 % nhưng năng suất các cây trồng khác lại thất thường. 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Hà Giang 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892 km², nằm ở tọa độ 22o 10’ đến 23o 23’ độ vĩ Bắc và 104o 20’ đến 105o 34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 277,25 km [6]. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai. Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà Giang có 01 thành phố và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn. Khoa Môi trường 18 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 1.2.1.2. Địa hình, địa mạo a. Về địa hình Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50 m đến 2.418 m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2.000 m như Ta Kha cao 2.274 m, Tây Côn Lĩnh cao 2.418 m [6]. Hà Giang có địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh 800 - 1.200 m so với mặt nước biển, chỗ thấp nhất là Sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m). Nhìn chung diện tích Hà Giang không rộng, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các ngọn núi khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao 500 - 1.000 m; 24 ngọn núi cao 1.000 - 1.500 m; 10 ngọn núi cao 1.500 - 2.000 m; 05 ngọn núi cao từ 2.000 m trở lên [6]. b. Về địa mạo Địa mạo Hà Giang có các kiểu chủ yếu sau: Địa mạo Hoàng Su Phì bị chia cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơnai và đá phiến Mica, đá cổ Granit. Đất đá ở đây phân lớn là đá kết tinh, có độ dốc cao (thường lớn hơn 250 ). Sông suối ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn đồi núi quá thấp dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ nên tầng đất mỏng. Địa mạo Kastơ phân bố chủ yếu ở Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, phía Nam Yên Minh; địa mạo núi cao hiểm trở, các thung lũng hẹp, nhiều hang động, mạch nước ngầm sâu. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất dinh dưỡng. Loại địa mạo này hay bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây thường xuyên thiếu nước. Địa mạo thung lũng sông Lô tạo cho dòng sông rộng, đất phù sa bồi tụ nên thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng. Quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch MiCa và MiCa Gơnai. Địa mạo núi thấp, đồi cao phân bố chủ yếu ở Bắc Quang và một phần ở Vị Xuyên, vùng này có độ cao từ 200 - 600 m do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng núi thấp. Khoa Môi trường 19 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 1.2.1.3. Khí hậu Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh. Nhưng do ảnh hưởng của đai cao và sự án ngữ sừng sững của các khối núi thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Đông, nên khí hậu của tỉnh có sự phân hoá phức tạp và mang nhiều sắc thái riêng biệt. a. Về nhiệt độ + Mùa đông: Khí hậu lạnh, khô hanh, từ tháng 12 đến tháng 2. Lạnh nhất từ tháng 12 đến 15 tháng 1 của năm sau, nhiệt độ trung bình 13 0 C - 15 0 C, nhiệt độ xuống thấp nhất 4 0 C - 5 0 C [3]. + Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 9, nóng nhất vào tháng 7, tháng 8, nhiệt độ trung bình 27 0 C – 28 0 C, nhiệt độ cao nhất 39 0 C [3]. b. Về độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm phổ biến 80 - 85% , lên đến 86 - 87% [3]. Độ ẩm tương đối khá thấp vào đầu và giữa mùa đông, tăng vào nửa sau mùa đông, sau đó giảm đi nhưng rồi lại tăng lên vào các tháng mùa hè. c. Về lượng mưa Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Theo số liệu quan trắc từ năm 1991 - 2010 tại 4 trạm khí tượng Hà Giang, Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, lượng mưa trung bình nhiều năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trong khoảng 1.300 - 5.000 mm [6]. d. Về hướng gió Hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là 1 - 5 m/s [6]. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm. 1.2.1.4. Thủy văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số công trình thuỷ điện như: Thuỷ điện Thác Thuý, Nậm Má, Khoa Môi trường 20 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố Hà Giang, Vị Xuyên, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao 1,1 km/km2 , hệ số tập trung nước đạt 2,0 km/km2 [7]. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang. Sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Đồng Văn, Mèo Vạc sang tỉnh Cao Bằng rồi lại về địa phận của huyện Bắc Mê. Sông uốn khúc quanh co, len lỏi qua các dãy đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế a. Khu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp  Ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.680,2 tỷ đồng [3]. Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. - Trồng trọt Diện tích trồng cây hàng năm 2010 tăng 3% so với năm 2009 [3]. Diện tích trồng ngô năng suất thấp giảm, diện tích thâm canh tăng, mở rộng diện tích và đưa vào gieo trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao như: Gieo trồng lúa chất lượng cao; Khoa Môi trường 21 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT trồng hoa, rau ở Đồng Văn, Quản Bạ; tăng diện tích trồng đậu tương, lạc, tiếp tục trồng cỏ ở các huyện vùng cao… Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2010 đạt 190.327,5 ha, tăng 5.700,9 ha so với năm 2009, trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 84.401,65 ha [3]. Diện tích lúa cả năm 36.509,4 ha, cây lương thực khác cả năm 330.685,7 ha. Tỷ lệ diện tích lúa thâm canh đạt 88,1% (so với nghị quyết là 88%), ngô thâm canh đạt 75,9% (so với nghị quết là 75%). Đặc biệt, do thực hiện tốt chỉ đạo của tỉnh về thâm canh cây lương thực (toàn tỉnh đã xây dựng được 202 cánh đồng mẫu) nên năng suất lúa ruộng bình quân đạt 54,27 tạ/ha (tăng 2,98 tạ/ha), ngô 28,7 tạ/ha (tăng 2,5 tạ/ha) [3]. Trong năm 2010 đã trồng mới được 14.695,3 ha chè (tăng 5,1% so với năm 2009); 7.839,7 ha cây ăn quả. Đối với cam quýt, năm 2010 trồng được 2.574,3 ha, giảm 388 ha so với năm 2009 [3]. Chương trình trồng cỏ chăn nuôi đã đạt được kết quả đáng kể và đem lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, góp phần phát triển đàn gia súc, nâng cao đời sống của đồng bào ở các huyện vùng cao. - Chăn nuôi Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Chủ trương và chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển chăn nuôi trâu bò, hỗ trợ hộ nghèo nuôi dê. Công tác phòng chống rét, phòng chống dịch bệnh cho gia súc được thực hiện tốt. Bảng 2. Tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2006 - 2010 ĐVT: con Loại gia súc 2006 2007 2008 2009 2010 Đàn trâu 141.051 147.016 146.378 152.758 158.277 Đàn bò 80.167 84.298 90.117 95.858 101.683 Đàn dê 141.730 150.547 153.171 155.034 155.580 Gia cầm 2.478.312 2.595.135 2.755.583 2.930.975 3.100 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, 2011) Khoa Môi trường 22 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT  Ngành lâm nghiệp Phong trào trồng rừng kinh tế tiếp tục phát triển. Năm 2010 đã trồng được 13.699,7 ha rừng kinh tế, mới đạt 90% Nghị quyết (do các doanh nghiệp thiếu vốn nên triển khai chậm). Các chỉ tiêu bảo vệ, khoanh nuôi, phục hồi rừng đều được thực hiện tốt, đúng quy trình kỹ thuật và đạt 100% kế hoạch giao. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 04 huyện vùng cao triển khai đảm bảo tiến độ. Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Tuy nhiên, do khô hanh, năm 2010 đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng làm thiệt hại 815,4 ha rừng và trảng cỏ [6].  Ngành thuỷ sản Hà Giang có mạng lưới sông ngòi phong phú, có 03 con sông lớn, đó là sông Lô với chiều dài là 97 km, sông Gâm dài 43 km, sông Chảy chiều dài là 44 km, chảy qua địa phận Hà Giang. Bên cạnh đó, còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ là tiềm năng tự nhiên để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Những năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Hà Giang giá trị ước đạt hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, nhiều hợp tác xã, trang trại nuôi trồng thuỷ sản được thành lập và đi vào hoạt động theo hướng sản xuất hàng hoá đã và đang đem lại hiệu quả rõ rệt. Nhận thức của người dân về phát triển kinh tế theo hướng nuôi trồng thuỷ sản đã có hướng đi đúng từ bán thâm canh sang thâm canh, chuyên canh với các loại giống quý hiếm, chất lượng cao, theo hướng sản xuất hàng hoá như cá Bống, Chép Lai, Chầy Đất, Dầm Xanh. Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt 1.563,6 ha, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 57.152,0 triệu đồng (giá hiện hành năm 2010) [3]. b. Khu kinh tế công nghiệp – xây dựng – thương mại  Ngành công nghiệp Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nên đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (2010) đạt 1.001.095 triệu đồng tăng 22,36% so với năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp khai thác đạt 196.424 triệu đồng; Giá trị công nghiệp chế biến Khoa Môi trường 23 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT đạt 639.298 triệu đồng; Giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước đạt 165.373 triệu đồng [3].  Xây dựng Tính đến hết năm 2010, cả vốn Trung Ương giao và các nguồn vốn bổ sung trong năm là 3.290.674 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước phân trong năm 2010 là 3.268.318 triệu đồng và nguồn vốn ngoài quốc doanh là 776.968 triệu đồng [6]. Đến nay, đã có nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu Thanh Thủy; trung tâm hội chợ triển lãm của tỉnh, bệnh viện Lao và Phổi; bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình; trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội; tổng số các công trình hồ chứa nước sinh hoạt đã, đang và chuẩn bị đầu tư xây dựng từ năm 2007 đến nay tại 4 huyện vùng cao núi đá gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc là 91 hồ. Tổng mức đầu tư của 91 công trình là 989,2 tỷ đồng, tổng dung tích chứa nước 516.497 m3 , số người được hưởng lợi 55.627 người (tương đương 10.114 hộ); các công trình đường giao thông như đường đến xã Thàng Tín, đường Yên Hà - Bằng Lang, Yên Minh - Mậu Long, Nà Lèn - Giáp Trung, cụm thủy lợi Xuân Giang - Yên Hà, hồ thị trấn Việt Quang; hoàn thành 506 trường học,… [6]. Quy hoạch đô thị và đầu tư cơ sở hạ tầng ở các đô thị tiếp tục được chú trọng. Thành phố Hà Giang thành đô thị loại IV. Thị trấn Việt Quang và thị trấn Vị Xuyên quy hoạch thành thị xã trực thuộc tỉnh. Thị trấn Tân Quang được quy hoạch thành huyện lỵ. Huyện Bắc Quang, các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó Bảng tiếp tục được đầu tư theo quy hoạch. Về xây dựng nhà ở cho người nghèo thực hiện theo quyết định 167/TTg đến nay đã hoàn thành 3.788 nhà; đang thi công 2.498 nhà; 1 nhà chưa thi công được do phải bố trí tái định cư [6].  Thương mại – dịch vụ Giá cả tăng đột biến, tuy nhiên lương cơ bản tăng, thu nhập của nhân dân tăng lên. Điều này có được là nhờ sự đầu tư hỗ trợ lớn của nhà nước thông qua các chương trình dự án hoặc lao động làm thuê cho các doanh nghiệp xây dựng cơ bản và tổ chức tốt các hội chợ. Chỉ tiêu giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của năm 2010 đều tăng so với năm 2009. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 trên địa bàn đạt 9.526,6 Khoa Môi trường 24 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT nghìn USD; Giá trị nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 9.893,2 nghìn USD (tăng 19,5% so với năm 2009) [3]. Riêng chỉ tiêu giá trị hàng hóa trao đổi qua các cửa khẩu phụ, tối thiểu đạt 50 tỷ đồng/cửa khẩu. Hiện nay, cả các ngành của tỉnh cũng như các huyện biên giới đều chưa xác định được, mặc dù hoạt động ở một số cửa khẩu cũng khá sôi động. Năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thị trường xã hội đạt 2.428.600,8 triệu đồng, trong đó kinh tế nhà nước đạt mức 572.855 triệu đồng chiếm 23,59%; kinh tế hộ cá thể đạt doanh thu 1.480.773,8 triệu đồng đạt 60,97%; kinh tế tư nhân đạt mức 360.768,7 triệu đồng đạt 14,86%, còn lại là loại hình kinh tế tập thể. Hoạt động dịch vụ ở Hà Giang thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… có tốc độ phát triển nhanh. 1.2.2.2. Tình hình xã hội a. Dân số Năm 2010, toàn tỉnh có 737.768 người [3]. Mật độ dân số vào loại thưa, bình quân toàn tỉnh hiện nay là 93 người/km2 . Đặc điểm đáng chú ý là dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, vùng đông dân cư như thành phố Hà Giang là 364 người/km2 nhưng vùng núi cao như Quản Bạ thì mật độ dân số là 85 người/km2 , thậm chí có huyện như Bắc Mê chỉ có 57 người/km2 [3]. Như vậy, vùng đông dân cư có mật độ cao gấp 6 - 7 lần vùng ít dân cư. Đây là một trở ngại cho việc đồng đều hoá mức sống giữa các khu vực. b. Lao động Năm 2010, toàn tỉnh có 354.772 lao động, lao động khối nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm 75,24% lao động toàn tỉnh, lao động công nghiệp chiếm 2,79%. Hiện nay, Hà Giang còn 4 - 5 vạn lao động chưa có việc làm. Như vậy, tỉnh phải tạo việc làm cho khoảng 15 vạn lao động trong những năm tới, đây là sức ép lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh [3]. c. Thu nhập và đời sống Thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tỉnh có 10 huyện thì có tới 4 huyện thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Năm Khoa Môi trường 25 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 2010, bình quân thu nhập đầu người đạt 6,3 triệu/người/năm (tăng 2,34 triệu triệu/người/năm so với năm 2007), tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 20,64% (năm 2007 là 35,49%). Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2004 - 2008 đạt bình quân 11,43%, đến năm 2010 đạt 13,78%. Hệ thống điện - đường - trường - trạm được tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân. d. Cơ sở hạ tầng Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Tỷ lệ đô thị hoá của Hà Giang hiện nay là 11,03% thấp hơn so với bình quân toàn quốc (25%) do tốc độ đô thị hoá diễn biến chậm. Hà Giang có 1 đô thị cấp tỉnh là thị xã Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450 ha; là đô thị loại IV và là trung tâm tỉnh lỵ của Hà Giang [6]. Các đô thị cấp huyện phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính. Trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới. Khu vực phía Đông của tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C. Khu vực phía Tây tỉnh gồm Yên Bình nằm trên quốc lộ 279 và thị trấn Vinh Quang trên tỉnh lộ 177. Khoa Môi trường 26 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên 1.2.3.1. Tài nguyên nước a. Nước mặt Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy… đổ về gây ngập lụt cho nhiều khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và nước tưới cho nông nghiệp. Bảng 3. Số liệu lưu lượng nước trung bình nhiều năm tại các trạm thời kỳ 1991 - 2010 [16] Đơn vị tính: m3 /s Bắc Mê (đo mực Đạo Đức (đo mực Hà Giang (đo mực nước sông nước sông Gâm nước sông Lô) Lô) Trung bình năm 213 144 176 Cực đại 2.861 1.499 1.627 Cực tiểu 24,4 29,9 35,4 b) Nước ngầm Nước ngầm ở Hà Giang có hai dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt. - Nước lỗ hổng Trong phạm vi tỉnh Hà Giang, tầng chứa nước phân bố trên diện hẹp theo các thung lũng sông, suối nằm rải rác ở các vùng phía Nam tỉnh, có chiều dày trầm tích mỏng 3 - 5 m, thành phần đất đá gồm: Cuội, sỏi, cát, sét, đá tảng… Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,2 - 0,4 g/l, độ pH = 6 [16]. Tuy vậy trữ lượng nhỏ, chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lưu lượng lớn. - Nước khe nứt Tồn tại trong các khe nứt của đất đá cố kết trước Đệ tứ, phân bố hầu hết trên toàn tỉnh Hà Giang. Khoa Môi trường 27 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Nhìn chung, các tầng giàu nước, gồm có: Hệ tầng Bắc Sơn, nước tồn tại dưới dạng Karst chứa nước, các nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s, có nơi từ 6 -10 l/s, tổng độ khoáng hoá 0,1 - 0,5 g/l, độ pH từ 6 - 7 [16]. + Hệ tầng Phia Phương Phân bố từ Nam Tùng Bá đến núi Pan, nguồn lộ rải rác lưu lượng từ 0,1 - 1 l/s [16]. Qua một số khảo sát, thăm dò đã xác định hệ tầng này khá giàu nước nhưng không đồng nhất. + Hệ tầng Hà Giang Phân bố rộng rãi ở phía Tây Nam Hà Giang, trong hệ tầng này do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo nên đá vôi nứt nẻ và Karter phát triển mạnh. Các nguồn lộ thường có lưu lượng 0,01 - 0,05 l/s đến trên 10 l/s. Tại thành phố Hà Giang đã tiến hành thăm dò nước trong tầng này cho thấy kết quả: Q = 2,03 - 10 l/s, Q = 0,12 - 2,35 l/s. Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = 0,1 - 0,3 g/l [16]. Ngoài ra còn có các tầng chứa nước trung bình và các tầng nghèo nước, với rất nhiều tầng trầm tích tuổi từ Cambri đến Jura bao gồm các trầm tích lục nguyên và các trầm tích Cacbonat như: Kbh, T2yb, T1hn, P2đđ,… [16]. Khả năng trữ nước kém, không đồng nhất. 1.2.3.2. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê năm 2010, Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 791.488,92 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 153.076,4 ha (chiếm 19,348%), đất lâm nghiệp có rừng là 524.367,83 ha (chiếm 66,25%), đất chuyên dùng là 12.292,67 ha (chiếm 1,55%), đất ở là 6.688,75 ha (chiếm 0,84%), còn lại là đất chưa sử dụng [3]. Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh còn khá nhiều nhưng diện tích có thể trồng cây lương thực, đặc biệt để trồng lúa, ngô rất hạn chế. Đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung. 1.2.3.3. Tài nguyên rừng Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương Khoa Môi trường 28 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều sản vật quý hiếm: Động vật có các loài: Gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng,…; thực vật có các loại gỗ: Ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như: Sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng,… Các khu bảo tồn tại Hà Giang điển hình là: - Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh; - Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam; - Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê; - Khu dự trữ thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh. Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là 524.367,83 ha, chiếm một diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh [3]. 1.2.3.4. Tài nguyên khoáng sản Hà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 175 điểm mỏ được đánh dấu [6]. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn nên thiếu cơ sở lập dự án khai thác công nghiệp. Có một số loại khoáng sản có thể khai thác sớm để góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, bao gồm: Antimon: Có hàm lượng khá và được đánh giá là loại có tiềm năng cao của các tỉnh phía Bắc. Mỏ Antimon tập trung chủ yếu ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), có triển vọng cho khai thác, chế biến công nghiệp. Loại này cần được khảo sát để đánh giá trữ lượng. Vàng sa khoáng: Phân bố ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang. Chì, kẽm: Có ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Đây là tiềm năng quan trọng trong các loại khoáng sản của tỉnh. Quặng sắt: Có trữ lượng khá tập trung ở Tùng Bá, Bắc Mê. Loại quặng này có trữ lượng vào khoảng 260 triệu tấn. Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, Khoa Môi trường 29 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT gabro, ryolit,... Và đặc biệt là than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng. 1.2.3.5. Tài nguyên du lịch Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử, trong đó có các di tích cấp quốc gia: - Di tích lịch sử kỳ đài Quảng trường 26 - 3 nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Hà Giang ngày 27 tháng 3 năm 1961. - Di tích lịch sử cách mạng Căng Bắc Mê, huyện Bắc Mê. - Cầu Thác Vệ, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang . - Di tích văn hoá chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. - Di tích kiến trúc nhà Vương, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn… Các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Hướng Dương, Trường Xuân, Bồng Lai, Chùa Hộ Quốc Tự, cao nguyên đá Đồng Văn bước đầu thu hút nhiều khách tham quan du lịch. Hà Giang cũng là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với bản sắc riêng, các lễ hội truyền thống. Trong đó “Chợ tình Khâu Vai” tổ chức ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm là lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất. 1.2.4. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 1.2.4.1. Chỉ tiêu chủ yếu Theo nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV họp từ ngày 02/10/2010 đến ngày 05/10/2010, 19 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Hà Giang đã được đại hội nhất trí thông qua, bao gồm [6]: - Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 14,6%, trong đó: + Các ngành dịch vụ tăng 17,5%; + Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; + Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%. - Cơ cấu kinh tế: + Dịch vụ chiếm 39,5%; + Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1%; Khoa Môi trường 30 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT + Nông - lâm nghiệp chiếm 26,4%. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên; - Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ đồng trở lên. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 700 triệu USD; - Trồng rừng: Độ che phủ rừng đạt 60%; - Giáo dục đào tạo phấn đầu đạt tỷ lệ: + Trẻ 0 - 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; + Trẻ 3 - 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; + Trẻ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 98%. - Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,24%; - Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá 70%; - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%; giải quyết việc làm cho 75.000 người; - Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 5%; - Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 92%; - Tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92%; - Đến năm 2015, có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; quy tụ trên 8.000 hộ dân sống rải rác trên các triền núi cao và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét về sống tập trung tại các thôn, bản; 100% số hộ thành thị và 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 1.2.4.2. Phương hướng thực hiện Để thực hiện được 19 chỉ tiêu đã đề ra, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu mà các cấp, ngành tại địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc bao gồm: - Tạo bước phát triển mạnh, tích cực trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. - Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh, đồng bộ và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Khoa Môi trường 31 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT - Phấn đấu tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ bình quân năm đạt 17,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng bình quân trên 20 %/năm [6]. - Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, xuất - nhập khẩu tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các chợ cửa khẩu và các cửa khẩu có điều kiện; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ đầu mối, chợ nông thôn, các khách sạn, nhà hàng, siêu thị. - Khuyến khích và tạo đột phá trong hoạt động du lịch. Xây dựng và phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch đã được quy hoạch, xây dựng thương hiệu, điểm nhấn trong hoạt động du lịch, các làng văn hoá dân tộc, sản phẩm văn hoá dân tộc đặc trưng. - Phấn đấu giá trị gia tăng ngành công nghiệp bình quân năm đạt trên 18%, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (giá thực tế) đạt 2.000 tỷ đồng [6]. - Phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh và chế biến; phấn đấu tốc độ tăng đàn trâu, bò đạt 6%/năm; đàn dê 10%/năm; đàn lợn 8%/năm [6]. - Khai thác tốt diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên 2.000 ha, đưa tỷ trọng chăn nuôi đạt 40% [6]. - Mở rộng diện tích cây đậu tương lên 25.000 ha, lạc 10.000 ha, trồng cỏ 30.000 ha... Tập trung trồng trên 55.000 ha rừng sản xuất và 10.000 ha cây cao su ở các huyện vùng thấp, tạo thành vùng nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến [6]. Thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 06 huyện vùng cao; nghiên cứu trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn ở các huyện phía Bắc bằng các loại cây bản địa đa mục đích. Bảo vệ và quản lý nghiêm ngặt các khu vực rừng đầu nguồn nước. - Ưu tiên đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, giải quyết cơ bản nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao núi đá. Tập trung số hộ sống rải rác và trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét đến các khu vực ổn định hơn. - Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các dự án theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số, nông thôn miền núi và xây dựng nông thôn mới... Phấn đấu 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, Khoa Môi trường 32 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ở 04 huyện vùng cao và vùng có nguy cơ hạn hán [16]. - Tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh, coi trọng phát triển vùng động lực. Tập trung phát triển vùng động lực, phấn đấu giá trị tăng thêm bình quân đạt 15 - 16% và đóng góp khoảng 75% giá trị gia tăng của nền kinh tế [6]. Thực hiện có hiệu quả chương trình 30a ở 06 huyện vùng cao; cơ cấu lại vốn đầu tư, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả vốn đầu tư và các tiềm năng, lợi thế ở từng vùng. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các đô thị, cửa khẩu biên giới và khu dân cư tập trung, với phương châm: Phát triển đô thị gắn với phát triển dịch vụ và xây dựng nông thôn mới ở nơi có điều kiện. Quy hoạch, xây dựng thị trấn Đồng Văn, thị trấn Tam Sơn thành trung tâm, điểm du lịch của công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn. - Thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.300 tỷ đồng trở lên [6]. Khoa Môi trường 33 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - TNN tỉnh Hà Giang (trừ nước ngầm). Do hạn chế về nguồn số liệu cũng như về thời gian nghiên cứu nên đề tài không nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguồn tài nguyên nước ngầm. Đối tượng nghiên cứu là nguồn TNN Hà Giang bao gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán. - BĐKH nói chung, những diễn biến, xu thế của BĐKH và tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Sự thay đổi lượng mưa kéo theo những hệ quả như thay đổi dòng chảy ảnh hưởng lớn đến lũ quét và lũ ống, làm gia tăng nguy cơ xảy ra của chúng. Sự thay đổi nhiệt độ cùng lượng mưa ảnh hưởng đến bốc hơi nước tiềm năng và hạn hán. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang. Qua đó, đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH đến TNN Hà Giang có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, diễn biến, dao động và xu thế diễn biến của các yếu tố khí hậu, xây dựng kịch bản BĐKH của tỉnh Hà Giang. - Đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm) tỉnh Hà Giang bao gồm: lượng mưa, dòng chảy và nước mặt, lũ quét – lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán. - Đề xuất một số biện pháp ứng phó. Khoa Môi trường 34 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan Các tài liệu số liệu liên quan đến BĐKH, TNN được thu thập chọn lọc, kiểm định sử dụng cho quá trình tính toán, thành lập bản đồ, đánh giá tác động của của BĐKH đến TNN thông qua đánh giá sự thay đổi của lượng mưa và sự thay đổi này cùng với sự thay đổi nhiệt độ tác động đến lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán. 2.4.2. Phương pháp ứng dụng GIS Phương pháp ứng dụng GIS được sử dụng trong luận văn này để thành lập các bản đồ liên quan đến lượng mưa, lũ quét - lũ ống, hạn hán, bốc hơi nước. Trong quá trình làm bản đồ sử dụng các nghiên cứu và các các tính toán đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây để xây dựng bản đồ lượng mưa, nguy cơ lũ quét, bốc hơi nước và hạn hán. 2.4.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động của BĐKH lên TNN. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp. 2.4.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố Đây là phương pháp căn bản để tạo ra số liệu phục vụ cho luận văn. Phần lớn dữ liệu được sử dụng thống kê, tổng hợp từ dự án “Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Hà Giang” trong năm 2011 do Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang làm cơ quan chủ quản. Các tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn được thu thập từ các cơ sở ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã, trạm khí tượng thủy văn,... có liên quan được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang, Viện khí tượng thủy văn và môi trường để có được nguồn số liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu. Khoa Môi trường 35 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT 2.4.5. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH Đây là phương pháp chung được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, ngành, môi trường tự nhiên và xã hội. Quy trình đánh giá tác động của BĐKH như sau [14]: Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH và nước biển dâng Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản - Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên - Đánh giá tác động kinh tế - xã hội Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương Trong luận văn này, phương pháp này được áp dụng để đánh giá tác động của BĐKH đến TNN (trừ nước ngầm). Các bước thực hiện bao gồm: Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Hà Giang. Kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang được xây dựng năm 2011. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học cho việc đánh giá tác động của BĐKH đến TNN. Bước 2: Xác định kịch bản phát triển. Kịch bản phát triển kinh tế được sử dụng là kịch bản phát thải trung bình B2. Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá. Đối tượng ưu tiên ở đây là TNN, chịu tác động và ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH. Những ảnh hưởng của BĐKH đến TNN Hà Giang như sự thay đổi lượng mưa, dòng chảy – nước mặt, lũ quét - lũ ống, bốc hơi nước và hạn hán. Trong đề tài này, với nguồn số liệu thu thập được, có thể nội ngoại suy đánh giá tác động của BĐKH đến Khoa Môi trường 36 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT TNN tỉnh. Để có những đánh giá chi tiết hơn tác động của BĐKH đến từng địa phương, từng huyện thì đòi hỏi phải có nguồn số liệu chi tiết hơn, kịch bản khí hậu chi tiết đến từng huyện,... Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số liệu chi tiết nên đề tài đánh giá sơ bộ nhất tác động của BĐKH đến TNN tỉnh Hà Giang. Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH. Các công cụ được sử dụng là các mô đun trong Arcgis 10 để xây dựng nên các bản đồ về lượng mưa, lũ quét, hạn hán và bốc hơi nước. Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản. Do kịch bản BĐKH tỉnh Hà Giang được tính theo kịch bản phát thải trung bình B2 nên những đánh giá đến TNN cũng được thực hiện theo kịch bản phát thải trung bình B2. Khoa Môi trường 37 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ 3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang 3.1.1. Tác động đến lượng mưa Trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ có 4 trạm khí tượng quan trắc lượng mưa chính thức, số lượng trạm khá thưa và không thể đại diện cho cả khu vực rộng lớn. Vì vậy để tăng tính chính xác trong quan hệ mưa dòng chảy cho khu vực nghiên cứu đã bổ sung các trạm quan trắc lượng mưa trong khu vực và các trạm quan trắc lượng mưa liền kề khu vực nghiên cứu (thông qua điều tra thu thập thông tin tại địa bàn các huyện và do Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường cung cấp số liệu). Trong báo cáo này đã mở rộng miền tính toán đến trạm thủy văn Hàm Yên trên sông Lô và trạm Chiêm Hóa trên sông Gâm. Hai lưu vực sông này bao hết tỉnh Hà Giang. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm tại 4 trạm Hà Giang, Bắc Mê, Bắc Quang, Hoàng Su Phì giai đoạn 1991 - 2010 được thể hiện dưới hình 11. Hình 11. Sự thay đổi tổng lượng mưa năm giai đoạn 1991 - 2010 tại 4 trạm Khoa Môi trường 38 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Long Biên-K18CHMT Lượng mưa có sự thay đổi, nhưng thay đổi này không rõ ràng qua các năm. Lượng mưa trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Theo số liệu thu thập được cho thấy lượng mưa có xu hướng giảm mạnh vào các tháng mùa khô và có xu hướng tăng ở các tháng còn lại. Điều này dẫn đến hiện tượng hạn hán vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa trong những năm gần đây xảy ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hình 12. Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang và khu vực lân cận Khoa Môi trường 39 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên