SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN KHÁNH LINH
LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------------------
NGUYỄN KHÁNH LINH
LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
CÁC NƯỚC HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-L
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. MAI VĂN THẮNG
HÀ NỘI, 2019
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Mai Văn Thắng. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Nguyễn Khánh Linh
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 7
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 7
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 9
2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 9
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 9
3. Những điểm mới của nghiên cứu......................................................................... 10
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án......................................................... 10
5. Bố cục của khóa luận ............................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. HỒI GIÁO VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐÔNG NAM Á: LỊCH SỬ PHÁT
TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN .................................................... 12
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á và những đặc điểm
cơ bản............................................................................................................................ 12
1.1.1. Khái quát về lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á.......................... 12
1.1.2. Ảnh hưởng của Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á.................................. 14
1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á ........... 17
1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á......... 19
1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á ........................................ 22
1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia
Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á................................................................................ 24
1.4.Tiểu kết chương 1................................................................................................... 26
Chương 2. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA
HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á......................................................................... 27
2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á .................................................................................................. 27
2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia.............................................. 28
2.2.1. Khái quát chung.......................................................................................... 28
2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia ................................. 30
2.2.3. Lịch sử của Hiến pháp Indonesia .............................................................. 33
2.2.4. Nội dung Hiến pháp Indonesia hiện hành ................................................ 44
2.2.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp .................................................................... 48
2.2.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 54
2.3. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Malaysia .................................................... 57
2.3.1. Khái quát chung.......................................................................................... 57
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2.3.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Malaysia .................................. 59
2.3.3. Lịch sử Hiến pháp Malaysia....................................................................... 61
2.3.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành Malaysia.................................................. 69
2.3.5. Thực tiễn thi hành....................................................................................... 74
2.3.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 79
2.4. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Brunei ........................................................ 82
2.4.1. Khái quát chung.............................................................................................. 82
2.4.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia ................................. 83
2.4.3. Lịch sử Hiến pháp Brunei .......................................................................... 84
2.4.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành.................................................................. 89
2.4.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp .................................................................... 93
2.4.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 96
2.5. Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 98
Chương 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ GỢI MỞ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á ....................................................................................................... 99
3.1. Về xu hướng phát triển......................................................................................... 99
3.1.1. Xu hướng phát triển chung............................................................................ 99
3.1.2. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một
mức độ nhất định.................................................................................................... 100
3.1.3. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng trong Hiến pháp và thực tế........ 102
3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi............................................................................. 103
3.2.1. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một
mức độ nhất định.................................................................................................... 103
3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng với trường hợp Indonesia và
Brunei...................................................................................................................... 106
3.3. Những gợi mở cho quá trình cải cách Hiến pháp Việt Nam........................... 108
3.4. Các vấn đề đặt ra ................................................................................................ 111
3.5. Tiểu kết chương 3................................................................................................ 114
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 118
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 129
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XHCN:
RIS:
KMB:
DPR
Xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp liên bang Indonesia giai đoạn 1949 – 1950
Hội nghị bàn tròn lập hiến Indonesia diễn ra từ 23/8/1949 –
2/11/1949 tại Hà Lan
Hội đồng Đại diện Nhân dân còn được gọi là Hạ viện. Là một trong
2 cơ quan lập pháp của Indonesia
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiến pháp được biết đến là luật gốc, điều chỉnh những vấn đề quan trọng của một
quốc gia. Từ bộ máy nhà nước đến quyền con người, từ hệ thống tư pháp đến cơ chế
bảo hiến,… là những nội dung được hiến pháp quy định. Quá trình “phôi thai” của một
bản hiến pháp, nội dung hiến pháp hay thực tiễn áp dụng hiến pháp luôn là điều hấp dẫn
với bất kỳ học giả hay nghiên cứu sinh nào nghiên cứu về pháp luật nói chung và lĩnh
vực hiến pháp nói riêng. Hiến pháp trong xã hội hiện đại có vị trí tối thượng. Nhưng đó
chưa phải là tất cả với các nhà nước lấy Hồi giáo làm tư tưởng chính thống hoặc chịu
ảnh hưởng sâu sắc giáo lý đạo Hồi. Bởi lẽ, Hồi giáo có một vị trí đặc biệt với đời sống
xã hội quốc gia, bao gồm cả nhà nước và pháp luật. Trong những xã hội ấy, Kinh
Koran, Sunni luôn có vị trí đặc biệt, là nguồn luật quan trọng nhất. Tuy vậy, trước xu
hướng phát triển của thế giới hiện đại, mà hiến pháp luôn là hiện thân của một xã hội
dân chủ, pháp quyền, văn minh thì việc nghiên cứu vị trí của hiến pháp trong hệ thống
pháp luật các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo, mối quan hệ của hiến pháp với các nguồn
luật khác, vai trò của hiến pháp trong bối cảnh hiện đại,… luôn có ý nghĩa lớn về mặt
khoa học và nhận thức. Đồng thời, nghiên cứu về lịch sử và xu hướng phát triển của
hiến pháp các quốc gia Hồi giáo, kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa hiến pháp và
nguồn luật Hồi giáo cũng sẽ gợi mở một số vấn đề giữa bối cảnh cải cách pháp luật,
nâng cao vị trí vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài còn dựa trên năm (5) lý do sau:
Thứ nhất, diện mạo và “nhịp đập” một quốc gia được phản chiếu qua hiến pháp của
quốc gia đó. Để có thể hiểu và lý giải được các hoạt động, các sự kiện nảy sinh trên thực
tế tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực (Indonesia, Malaysia, Brunei), nghiên cứu
hiến pháp là một phương thức hữu hiệu nhằm thực hiện điều đó.
Thứ hai, mỗi một bản hiến pháp thuộc về một bối cảnh cụ thể. Trải qua những trầm
tích thời gian, hiến pháp các nước Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á có chiều dài lịch sử và
những điểm riêng biệt so với Hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới. Việc nghiên cứu
lịch sử và xu hướng phát triển tạo ra cái nhìn đa chiều và sâu sắc cho việc đánh giá
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
và xem xét hiến pháp. Từ đó, có thể đưa ra những luận giải cho các sự kiện pháp lý nảy
sinh trên thực tiễn.
Thứ ba, làn sóng dân chủ hóa thứ ba (1974–2000), bắt đầu từ Nam Âu, lan sang
Mỹ Latinh, châu Phi, rồi đến Đông Á, đã mang lại cho khu vực 7 nền dân chủ mới, đó là
Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mông Cổ, Campuchia, và Indonesia [2].
Nghiên cứu hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á là dữ liệu cần
thiết nhằm định vị sự phát triển và vị trí của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực trên
bản đồ dân chủ thế giới.
Thứ tư, Đông Nam Á là khu vực có nhiều điểm đặc biệt so với các khu vực khác
trên thế giới. Trải dọc chiều dài lịch sử, các đế chế và vương quốc đã đến và đi trên
mảnh đất nhiệt đới: Đế chế Sri Vijaya trong thế kỷ thứ VIII đến XII, đế quốc Khmer
vào thế kỷ IX đến XV, đế chế Majapahit trong thế kỷ XII đến XIV, đế quốc Malacca
vào thế kỷ XV. Ngay cả trong những năm cai trị thuộc địa, khu vực này đã bị chia cắt
giữa Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,...[2] Trong bối cảnh đó, hơi thở
Hồi giáo đã lan tỏa và bám rễ vào đời sống sinh hoạt cũng như tư tưởng của con người
tại các quốc gia. Nhìn nhận hiến pháp trong chiều dài lịch sử và độ rộng của sự thay đổi
góp phần tạo nên bức tranh toàn diện của các quốc gia trên thế giới, sự cựa mình của
các quốc gia có đông đảo các tín đồ tôn sùng tôn giáo lớn thứ hai thế giới.
Thứ năm, “mối quan hệ giữa các thiết chế tôn giáo và nhà nước đi theo một dòng
chảy liên tục ở mỗi nước” [3], những hệ thống tôn giáo – nhà nước khác nhau ra đời sau
những cuộc “hôn phối” đầy lịch sử. “Tôn giáo – Hiến pháp”, “Nhà thờ - Nhà nước”
trong bối cảnh đó cũng đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu về hiến pháp các
quốc gia Hồi giáo trong khu vực giúp người nghiên cứu nhận ra mối liên hệ giữa tôn
giáo và pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của hiến pháp các
quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á sẽ đưa ra những minh chứng trong lịch
sử lập hiến của từng quốc gia Hồi giáo, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, từ lý thuyết
đến thực tiễn, từ đánh giá đến dự báo về sự phát triển Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo
khu vực Đông Nam Á.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về lịch sử và xu hướng hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo trong khu
vực nhằm hai (2) mục đích chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu nhằm là rõ lịch sử ra đời, sự thay đổi và phát triển của hiến
pháp qua thời gian tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Đồng thời xác định vị
trí, vai trò của hiến pháp các quốc gia trong hệ thống pháp luật dưới sự ảnh hưởng mạnh
mẽ của Hồi giáo. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật Hồi giáo cũng là một trong
những mục đích nghiên cứu không thể bỏ qua.
Thứ hai, qua những vấn đề được làm rõ ở trên, nghiên cứu nhằm nhận diện xu
hướng phát triển hiến pháp ở các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Trên
cơ sở đó, phân tích cùng bối cảnh các quốc gia Hồi giáo trên thế giới để đánh giá được
xu thế vận động chung. Ngoài ra, gợi mở và đưa ra những khuyến nghị nâng cao vai trò,
hiệu lực của hiến pháp trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các bản hiến pháp của các quốc gia chịu
ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực, lịch sử lập hiến của từng quốc gia, các dấu vết của
Hồi giáo trong hiến pháp và đời sống xã hội trên thực tế, các yếu tố tác động đến việc
hình thành hiến pháp và Hồi giáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu các công trình
khoa học đã có liên quan đến hiến pháp và Hồi giáo, mối quan hệ giữa hiến pháp và các
nguồn tôn giáo,… của các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu, về không gian, là khu vực Đông Nam Á, với sự tập trung vào
ba trường hợp Indonesia, Malaysia, Brunei. Đây là ba quốc gia mà dấu vết Hồi giáo ảnh
hưởng rõ rệt nhất trong đời sống sinh hoạt pháp luật và xã hội. Vị trí của Hồi giáo được
khẳng định và nhấn mạnh ngay từ Lời nói đầu của hiến pháp và được điều chỉnh, ghi
nhận trong rất nhiều điều, nhiều chương của các bản hiến pháp từng thời kỳ. Về thời
gian, đề tài xem xét từ những bản hiến pháp đầu tiên được coi là viên gạch nền tảng cho
sự phát triển và thay đổi của hiến pháp về sau tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
3. Những điểm mới của nghiên cứu
Nghiên cứu có một số điểm mới sau:
Nghiên cứu đánh giá sự tác động của lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tôn giáo tới lịch
sử và sự phát triển hiến pháp các quốc gia Hồi giáo Đông Nam Á. Đồng thời, đưa ra cái
nhìn tổng thể về tiến trình lập hiến và điểm mới của từng bản hiến pháp của Indonesia,
Malaysia, Brunei trong sự so sánh đánh giá lẫn nhau. Đây là các quốc gia có hiến pháp
ít được nghiên cứu đề cập đến trong các công trình khoa học đánh giá về sự thay đổi của
hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trên thế giới. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu về hiến
pháp ba quốc gia đều đang nghiên cứu ở mức độ riêng lẻ từng giai đoạn, từng quốc gia.
Với khóa luận, hiến pháp ba quốc gia sẽ được nghiên cứu đồng thời cùng nhau và xuyên
suốt trong quá trình lịch sử.
Khóa luận cũng đưa ra lý do và cơ sở cho sự thay đổi hiến pháp các quốc gia trong
từng giai đoạn, cũng như sự thực thi ở hiện tại với một số dẫn chứng thực tế tiêu biểu.
Nghiên cứu đồng thời chỉ ra khuynh hướng phát triển và quy luật của hiến pháp các
quốc gia Hồi giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay với sự đan xen và ảnh hưởng của
nhiều yếu tố. Đồng thời, kết hợp với những thay đổi trong lịch sử để đẩy ra những bản
sắc pháp lý riêng, hệ tư tưởng pháp lý riêng của Indonesia, Malaysia và Brunei.
Cuối cùng, từ những ghi nhận trong hiến pháp và thực tiễn thi hành tại từng quốc
gia, cách xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và hiến pháp, kinh nghiệm xử lý của từng
quốc gia trong bối cảnh khu vực và thế giới,… khóa luận đưa ra những kiến giải và gợi
mở bài học cho Việt Nam trong quá trình cải cách hiến pháp nước ta nhằm phù hợp với
thay đổi trong nước và hội nhập quốc tế.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu mang chứa ý nghĩa khoa học, bởi nghiên cứu là tài liệu cho việc nghiên
cứu về các quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhìn nhận một phần pháp luật và nhà nước
các quốc gia ASEAN. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn đưa ra cái nhìn tổng quát về lịch
sử nhà nước và pháp luật, lịch sử lập hiến các nước,… Đây cũng là nghiên cứu có tính
hệ thống về các bản hiến pháp cũng như thay đổi hiến pháp các quốc gia dành cho
những người muốn nghiên cứu sâu về hiến pháp và Hồi giáo.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Ýnghĩa thực tiễn của khóa luận thể hiện đưa ra những bài học và kinh nghiệm xử lý
trên thực tiễn của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á, đưa đến bài học
giải quyết mối quan hệ Hồi giáo và pháp luật tại các quốc gia Hồi giáo trên thế giới nói
chung. Không chỉ vậy, khóa luận còn đưa đến gợi mở liên quan đến cải cách hiến pháp
tại Việt Nam, về quyền tự do tôn giáo, các vấn đề Hồi giáo và tôn giáo được hiến định,
việc giải quyết mối quan hệ giữa luật pháp và các yếu tố khác chi phối trong xã hội để
thực sự đem lại một xã hội “thượng tôn pháp luật”.
5. Bố cục của khóa luận
Khóa luận bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và
ba (3) chương:
Chương 1: Hồi giáo và pháp luật ở Đông Nam Á: Lịch sử phát triển và những vấn
đề lý luận cơ bản
Chương 2: Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo trong khu
vực Đông Nam Á.
Chương 3: Xu hướng phát triển, những gợi mở và vấn đề đặt ra.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
CHƯƠNG 1.
HỒI GIÁO VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐÔNG NAM Á: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
Thuật ngữ “Hồi giáo” (Islam, Musulman) có nghĩa là “sự khuất phục”, sự “hiến dâng”
[19]. Những người theo Hồi giáo sống và thực hiện công việc dựa trên những lời răn dạy
của thánh Allah được nhà tiên tri Mohammed truyền lại. Những hạt giống đầu tiên về đạo
Hồi được nảy mầm từ thế kỷ VII, khi thương gia thành phố Mécca – Mohammed đi truyền
bá thông điệp đến từ đấng Allah tối cao. Ngày mà Mohammed rời gót chân khỏi Mécca
được coi là ngày bắt đầu lịch Hồi giáo – ngày hijra. Trong khi châu Âu còn đang chìm đắm
trong đêm trường Trung cổ thì nền văn hoá Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ [19]. Theo Th.
Van Baaren, trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến XIV, ảnh hưởng của nền văn minh
Hồi giáo với thế giới lớn hơn bất kỳ một đế quốc nào khác trong lịch sử bấy giờ [70, 137].
Đạo Hồi và luật Hồi giáo đã tồn tại hơn 1.300 năm và phát triển ảnh hưởng của mình từ bán
đảo Ả rập đến châu Phi, châu Á. Sự phát triển của Hồi giáo ngày càng mạnh mẽ, màu sắc
Hồi giáo len lỏi vào nếp suy nghĩ và lối sống của nhiều cộng đồng, nhiều dân tộc khác
nhau. Nghiên cứu đầu năm 2011 về Tương lai của dân số Islam giáo toàn cầu của Trung
tâm nghiên cứu PEW đã đưa ra nhận định rằng, số lượng tín đồ Islam giáo sẽ tăng khoảng
35% trong vòng 20 năm tới và đạt khoảng 2,2 tỷ người vào năm 2030. Trên bản đồ Hồi
giáo, khu vực Đông Nam Á là một khu vực có sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo rất
mạnh mẽ, tiêu biểu là ba (3) quốc gia: Indonesia, Malaysia, Brunei.
1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á và những đặc
điểm cơ bản
1.1.1. Khái quát về lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Khu vực này rộng 4.494.047 km² (chiếm 10.5% diện tích Châu Á và 3% diện tích
đất trên Trái Đất). Phần lớn khu vực nằm ở bán cầu Bắc và nằm một chút tại bán cầu Nam.
Nó bao gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm: Nhóm đất liền (Bán đảo Trung - Ấn):
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia; Nhóm hải
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
đảo (Quần đảo Mã Lai): Indonesia, phía đông Malaysia, Singapore, Philipines, Đông
Timor, Brunei [7].
Hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều có những biến động và giai đoạn
thăng trầm phức tạp. Lịch sử khu vực Đông Nam Á có thể chia làm bốn (4) giai đoạn
như sau:
Giai đoạn 1: Từ thời nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước. Trong thời kỳ đồ
đá, kỹ thuật chế tác công cụ Đông Nam Á, vừa mang đặc trưng của trình độ kỹ thuật đá cũ
trên thế giới, vừa có biểu hiện thể hiện tính trội của khu vực: văn hóa đá cuội (Pebble
culture) và những công cụ chặt có dáng thô sơ (Chopper và Chopping-tool) [13].
Giai đoạn 2: Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc Đông
Nam Á. Sau sự tan rã của Vương quốc Phù Nam (thế kỷ VII), các quốc gia sơ kỳ như
Srivijaya, Kalinga ở Indonesia, quốc gia của người Khmer, người Môn, người Mianma,
người Thái,… bắt đầu xuất hiện cùng với những kỳ tích văn hóa, điển hình như tổng thể
kiến trúc Bôrôbuađua (Borobudur) ở Java [13]. Trong khi Ấn Độ thường xuyên có
những biến động bên trong, Trung Quốc rơi vào sự khủng hoảng, suy thoái liên mien
hay Châu Âu chìm trong “đêm trường trung cổ” thì ở giai đoạn này, Đông Nam Á đã
đạt đỉnh cao phát triển.
Giai đoạn 3: Giai đoạn suy thoái của các quốc gia phong kiến và phong trào đấu tranh
chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sau sự phát triển huy hoàng, biểu
đồ của khu vực Đông Nam Á có sự suy thoái. Từ thế kỷ XVI trở đi, các quốc gia Đông
Nam Á đã không còn đủ sức thực hiện mục tiêu phát triển và tự bảo vệ mình [13]. Hầu hết
các quốc gia Đông Nam Á đều phải chịu ách đô hộ thực dân trong một thời gian dài. Việt
Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước
thuộc lục địa Châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha [24]. Còn Malaysia, Singapore,
Brunei, Myanmar, giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, gắn liền
với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ [24].
Giai đoạn 4: Giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Sau những nỗ lực bền bỉ và cuộc đấu
tranh quả cảm, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khôi phục lại được sự độc lập và tự chủ.
Đây cũng là thời điểm nhiều bản hiến pháp trong khu vực được ra đời. Các quốc gia
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Đông Nam Á vực dậy từ trong tro tàn chiến tranh và từng bước gây dựng lại đất nước,
phát triển kinh tế. Cho đến nay, Đông Nam Á có sự khởi sắc nhất định và trở thành một
trong những khu vực kinh tế, dân chủ đáng chú ý trên thế giới.
Có thể thấy, các quốc gia Đông Nam Á đều chịu sự biến động lịch sử và có tiến
trình phát triển với sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Điều đó cũng là
một trong những lý do khiến Đông Nam Á được coi là “ngã tư đường thế giới” ở cả mặt
địa lý và văn hóa, tôn giáo, pháp luật.
1.1.2. Ảnh hưởng của Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á
Thứ nhất, về quá trình lịch sử Hồi giáo du nhập vào khu vực Đông Nam Á
Tuy là một tôn giáo lớn và phổ biến trên thế giới nhưng Hồi giáo ảnh hướng tới khu
vực Đông Nam Á khá muộn. Cho đến nay vẫn còn nhiều điều tranh cãi về thời điểm chính
xác đạo Hồi du nhập vào khu vực Đông Nam Á. Ý kiến nhận định Hồi giáo du nhập vào
đây thông qua các thương gia Ả rập và Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII-XIII [13] là ý kiến
nhận được nhiều sự ủng hộ nhất. Do sự du nhập muộn nên "lưỡi gươm tàn bạo của Hồi
giáo" không còn thoả sức hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư
dân các vùng đất bị người Ả rập Hồi giáo chiếm đóng nữa” [14]. Đó cũng là một phần lý
giải cho việc Hồi giáo tại Đông Nam Á có phần ôn hòa hơn các khu vực khác. Đạo Hồi bén
rễ tại khu vực Đông Nam Á thông qua con đường buôn bán đường thủy nối Tây Ấn Độ và
Đông Á. Dần dần, lan tỏa đến Malaysia, Indonesia, sau đó qua con đường Malaysia lan ra
các đảo miền Nam Philippines. Thông qua những lần giao thương, buôn bán và trao đổi với
thương nhân các quốc gia khác, “một cơn gió mới thổi vào vùng Đông Nam Á hải đảo làm
chao đảo kỉ nguyên Ấn Độ hóa của cư dân nơi đây. Cơn gió mới đó chính là Hồi giáo do
những thương nhân Hồi giáo (Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư) mang đến khi những hoạt
động thương mại ngày càng gia tăng với Đông Nam Á hải đảo” [1].
Nơi đặt chân đầu tiên của Hồi giáo là vùng Bắc Sumatơ của người Ache. Do con đường
ảnh hưởng chính là thông qua buôn bán, giao thương nên điểm chung là những nơi phát
triển giao lưu buôn bán ở khu vực Đông Nam Á là những nơi có sự xâm nhập đầu tiên và
phát triển lớn mạnh về Hồi giáo [16]. Những Hồi quốc (Sultanate) đầu tiên ở Đông Nam Á
được thành lập vào thế kỷ XIII. Teranate (1257), là một trong những Hồi quốc
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
lâu đời nhất ở Indonesia, được thành lập bởi Baab Mashur Malamo (1257 - 1277).
Samudera Pasai (1267), Hồi quốc nằm ở phía Bắc đảo Sumatra đã chuyển sang Hồi giáo
dưới thời trị vì của Malik ul Salih [17]. Sự có mặt của Hồi giáo khá thuận lợi, không có sự
ghi nhận nào về chiến tranh tôn giáo lớn bùng nổ ngoài những cuộc đụng độ nhỏ ở
Philippines. Có lẽ vì vậy mà Hồi giáo rất nhanh hòa mình và sống cuộc sống của chính nó
tại mảnh đất Đông Nam Á hải đảo với ba quốc gia tiêu biểu là Malaysia, Indonesia và
Brunei. Khi sang đến Đông Nam Á lục địa, Phật giáo và nền văn hóa Phật giáo là một rào
cản lớn với đạo Hồi. Vì thế, đạo Hồi ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam hay Campuchia
không mạnh mẽ và bền sâu như ở khu vực Đông Nam hải đảo mà thu lại thành những cộng
đồng dân cư thiểu số. Đến thế kỉ XV, XVI, Hồi giáo lan tỏa một cách mạnh mẽ và sâu rộng
ở hầu hết Đông Nam Á hải đảo. Nhiều Hồi quốc hình thành và trở thành những trung tâm
Hồi giáo và thương mại quan trọng trong khu vực. Sự hình thành các Hồi quốc
ở Đông Nam Á hải đảo diễn ra theo “hiệu ứng dây chuyền”. Thế kỷ XV, nhà nước Hồi
giáo đầu tiên được thành lập trên đất liền Malaysia là Malacca (1400), Cirebon (1445),
Demak (1475)…[1] đây là thời kì mà hoạt động thương mại của những thương nhân
Hồi giáo vẫn đang diễn ra nhộn nhịp với các trung tâm thương mại trọng yếu ở Đông
Nam Á hải đảo.
Như vậy, có thể thấy quá trình du nhập Hồi giáo tới các quốc gia Đông Nam Á
thông qua đường thủy gắn liền với sự giao thương buôn bán. Cùng với sự du nhập của
Hồi giáo, diện mạo đời sống khu vực Đông Nam Á đã có sự thay đổi đáng kể. Cho đến
nay, dù có nhiều biến động chính trị và đời sống xã hội thay đổi, song, tầm ảnh hưởng
và dấu ấn Hồi giáo vẫn hiện hữu rất rõ nét ở các quốc gia Đông Nam Á, tiêu biểu là ba
quốc gia: Indonesia, Malaysia, Brunei.
Thứ hai, về nguyên nhân Hồi giáo ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực
Hồi giáo là tôn giáo đến sau ở mảnh đất Đông Nam Á. Trước khi làn gió Hồi giáo
thổi vào, Đông Nam Á đang tồn tại sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa và Phật giáo. Vậy
nguyên nhân nào mà ảnh hưởng Hồi giáo có thể lan tỏa nhanh chóng và đâm sâu, bám
chắc trong tư tưởng và đời sống cộng đồng người dân khu vực đến vậy?
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Đầu tiên, thời kỳ Hồi giáo hóa Đông Nam Á trùng với thời kỳ khủng hoảng các vương
quốc cổ đại (Ví dụ ở Chămpa lục địa). Sự suy yếu của quốc gia Ấn Độ - Phật giáo
Majapahit hùng mạnh khiến Hồi giáo dễ dàng chen chân vào đời sống của người dân trong
khu vực. “Nếu như trước đây, Hồi giáo ra đời góp phần thống nhất các bộ lạc trên bán đảo
Ả rập thành một đế quốc Hồi giáo vững mạnh, thì lúc này Hồi giáo trở thành ngọn cờ của
các tiểu quốc trên quần đảo Indonesia đấu tranh giành độc lập, phát triển kinh tế” [19].
Hồi giáo trở thành vũ khí sắc bén tạo dựng cộng đồng đoàn kết, thực hiện
ý đồ mở rộng lãnh thổ và truyền bá văn hóa ra ngoài lãnh thổ của các tiểu quốc ở khu
vực Đông Nam Á.
Tiếp đó, sự phát triển của kinh tế, giao thương buôn bán ở các quốc gia hải đảo
cũng mở cửa chào đón các giáo lý đạo Hồi. Sự bình đẳng, phóng khoáng và đơn giản
trong lễ nghi Hồi giáo phù hợp với tầng lớp thương nhân được giới quý tộc tại Indonesia
và Malaysia rất chào đón.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, những cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị,
kinh tế giữa người bản địa cùng thương nhân định cư ở khu vực diễn ra khá phổ biến.
Con đường cải giáo phù hợp với sự phát triển tự nhiên và tâm lý của người dân các quốc
gia Hồi giáo trong khu vực [20]. Ví dụ như vua Pasai đã cải sang Hồi giáo khi cưới một
công chúa Hồi giáo lúc ông đã 72 tuổi [21].
Một trong những điểm nổi bật của các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung và
các quốc gia Hồi giáo nói riêng là sự mềm dẻo, dễ thích nghi với những sự du nhập từ
bên ngoài. Và Hồi giáo qua một chặng đường dài cùng thời gian lâu để từ Trung Đông
đến cửa ngõ Đông Nam Á, tính khắc nghiệt đã giảm bớt, sự linh hoạt được nâng cao
hơn. Hồi giáo dễ chung sống với các tôn giáo có mặt sẵn có ở Đông Nam Á. Kết hợp
với các truyền thống địa phương, vương quyền càng giúp Hồi giáo nhanh chóng chiếm
lĩnh vị trí của mình. Nếu nhà vua Indonesia theo đạo Hồi, thì theo quan điểm lòng trung
thành, rất cả dân chúng cũng cải đạo theo – đây là một trong những minh chứng tiêu
biểu rằng chế độ vương quyền và truyền thống, tập tục vốn có ở các quốc gia Hồi giáo
trong khu vực tạo đà cho sự phát triển Hồi giáo.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Không chỉ vậy, Đông Nam Á là xứ sở hiếm hoi mà Hồi giáo không cần dùng đến
bạo lực để giành lấy sự ảnh hưởng. Vốn mang tồn tại màu sắc của chủ nghĩa thần bí có
sẵn trong truyền thông văn hóa của các cư dân vùng bán đảo Ả rập, Hồi giáo vì thế đi lại
rất tự nhiên trong cuộc sống tâm linh và thần bí phương Đông [22].
Trong thế kỉ XV, Malacca được xem là điểm dừng chân, nơi án ngữ tuyến đường chính
trong giao thương hàng hóa từ phương Tây đến Đông Nam Á [1]. Để có thể giao tiếp và
buôn bán với nhau, những thương nhân đến từ những vùng đất khác nhau cần một ngôn ngữ
chung. Ngôn ngữ duy nhất đáp ứng được yêu cầu lúc bấy giờ chính là tiếng Melayu của
người Malaya ở Malacca. Việc sử dụng rộng rãi và chung một ngôn ngữ cũng khiến Hồi
giáo phát triển mạnh mẽ hơn. Hầu hết người dân ở Malacca đều theo Hồi giáo.
Bên cạnh việc khuyến khích làm giàu, quan niệm về con người bình đẳng với nhau
trước thánh Allah của Hồi giáo khiến người dân khu vực các quốc gia Hồi giáo Đông
Nam Á nhìn nhận tôn giáo này hoàn toàn khác so với sự phân chia đẳng cấp trong xã
hội vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc Hinđu giáo. Cảm thấy bản thân được tôn trọng, điều mà
chưa bao giờ cảm nhận có lẽ là một trong những lý do khiến người dân không chống đối
mà đón nhận Hồi giáo trong sự hân hoan [1].
1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á
Với những đặc điểm riêng, Hồi giáo tại các nước trong Đông Nam Á vừa mang đặc
điểm chung của Hồi giáo truyền thống, vừa mang đặc điểm riêng.
Thứ nhất, quá trình Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á diễn ra muộn hơn so với các
khu vực khác trên thế giới nhưng lại mạnh mẽ và có sức lan tỏa, đặc biệt là trong giai
đoạn XV – XVI. Để có được quá trình Hồi giáo hóa như vậy, Hồi giáo đã từng bước
thâm nhập và đời sống con người. Sau cả một quá trình giao thương và chuẩn bị trước
đó, kết quả là Hồi giáo đã nhẹ nhàng thâm nhập vào đời sống xã hội và pháp luật các
nước Đông Nam Á.
Thứ hai, trong quá trình hòa nhập và truyền bá ở khu vực Đông Nam Á, Hồi giáo
cũng gặp những rào cản không thể tránh khỏi. Nhưng khác với khu vực Bắc Phi hay bán
đảo Ibrique (Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha), Hồi giáo không cưỡng bức tôn giáo bằng bạo
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
lực, mà thâm nhập rất tự nhiên, với phương thức hòa bình, “không súng ống, giáo mác”
tại khu vực Đông Nam Á.
Thứ ba, nếu như Thiên Chúa lan tỏa ánh sáng giáo lý theo chiều “từ dưới lên” thì Hồi
giáo khu vực Đông Nam Á truyền bá đức tin theo chiều “từ trên xuống” [1]. Do vậy, người
đứng đầu chính quyền thường là người chấp nhận thánh Allah. Những người khác cũng cải
đạo theo. Một phần nguyên nhân xuất phát từ nguồn gốc sâu xa của Hồi giáo nguyên thủy
trong ý tưởng của Mohammed về việc xây dựng một nhà nước Hồi giáo do mình đứng đầu.
Hồi giáo ăn sâu vào chính quyền vừa là đặc điểm nổi bật vừa là nguyên nhân lý giải tại sao
Hồi giáo thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tại các chính thể quân chủ. Ví dụ tại Brunei, tôn
giáo cũng ăn sâu trong hệ thống nhà nước. Điều 3 (3) của Hiến pháp Brunei Brunei năm
1959 sắp xếp để Hội đồng tôn giáo hoạt động với tư cách là Cố vấn tôn giáo cho Quốc
vương. Sự độc quyền về mặt xác định quyền lợi này không có gì đáng ngạc nhiên khi
Brunei thực sự là một chế độ quân chủ tuyệt đối, điều đó có nghĩa là các quyết định liên
quan đến chính trị, tư pháp và hành pháp nào đều thuộc quyền quyết định của Quốc vương.
Theo điều 38 của Hội đồng tôn giáo và Đạo luật Tòa án Kadis (Brunei), vai trò của Hội
đồng tôn giáo Hồi giáo là: “Thay mặt và dưới quyền của Hoàng thượng với tư cách là
người đứng đầu Tôn giáo Brunei Darussalam, giúp đỡ và tư vấn cho Quốc vương về tất cả
các vấn đề liên quan đến tôn giáo của Brunei Darussalam…” [26].
Thứ tư, Hồi giáo của những quốc gia khác nhau lại có những điểm riêng, nhưng
điểm chung của các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á là Hồi giáo đã
có nhiều điểm khác biệt với Hồi giáo chính thống. Với việc pha trộn tín ngưỡng, sự đa
dạng sắc tộc và thông qua “máy lọc” đầy tính nhân bản của nền văn minh bản địa khi
tiếp nhận Hồi giáo [27]. Đồng thời sau một quá trình dài di chuyển và thay đổi cho phù
hợp với con người và lối sống khu vực, Hồi giáo ở Đông Nam Á đã bay bớt màu sắc
khắc nghiệt và dã man. Hồi giáo Đông Nam Á có sự ôn hòa, mềm dẻo hơn.
Thứ năm, mặc dù xâm nhập và chung sống khá tốt với các tôn giáo cùng tín ngưỡng
bản địa, xong Hồi giáo vẫn vấp phải sự thời ơ, lạnh nhạt đến từ một số quốc gia trong Đông
Nam Á. Bali là ví dụ điển hình về việc đối đầu với sự phát triển của Hồi giáo trong thế kỉ
XVI bằng sự lớn mạnh về chính trị và sự phát triển mạnh mẽ của Bà la môn giáo
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
[1]. Việc ảnh hưởng của Hồi giáo cũng bị chững lại do quá trình thuộc địa cùng các
chính sách thực dân nhằm làm xói mòn pháp luật Hồi giáo, đặt ách thống trị thực dân dễ
dàng hơn [29].
Thứ sáu, quá trình Hồi giáo hóa vẫn đang tiếp diễn ở các quốc gia Đông Nam Á hải
đảo khi tại nhiều cộng đồng, tín ngưỡng bản địa vẫn chiếm địa vị thống trị. Hệ quả của quá
trình là sự ra đời của các Hồi quốc ở vùng bán đảo nay thuộc Indonesia và Malaysia. Với số
lượng tín đồ Hồi giáo là 87,2% dân số theo Hồi giáo [30], dù không thừa nhận chính thức
nhưng Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất trên thế giới. Malaysia
và Brunei khẳng định rõ ràng Hồi giáo là quốc giáo. Sự xuất hiện của Hồi giáo vẽ thêm
màu sắc cho bức tranh tôn giáo, bản sắc vốn đa dạng của Đông Nam Á.
Thứ bảy, Hồi giáo có xu hướng gia tăng ảnh hưởng của mình tại các quốc gia. Tuy
nhiên, khác với những quốc gia Hồi giáo ở Trung cận Đông, Hồi giáo mặc dù có khả
năng chi phối, ảnh hưởng tực tiếp đến hoà bình và ồn định của khu vực nhưng sự chi
phối của Hồi giáo ở Đông Nam Á vẫn mềm mại và ít căng thẳng hơn khi đóng vai trò
quốc đạo và hệ tư tưởng điều hành đất nước tại một số quốc gia. Sức cải biến, sự linh
hoạt tác động ngược trở lại để hoà nhập văn minh bên ngoài vào mình của nền văn hoá
bản địa Đông Nam Á là lý do giải thích cho điều đó [31].
1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á
Với sự mở rộng của Hồi giáo, luật Hồi giáo (Moslem law hay Islamic law) trong
tiếng Ảrập gọi là Shari'ah (con đường đúng đắn) bao gồm một hệ thống các quy định
tôn giáo [55, 174] ngày càng có ảnh hưởng tại các quốc gia theo Hồi giáo trong khu vực
Đông Nam Á. Luật Shari’ah dựa trên triết lý đạo Hồi nhằm lập ra khuôn vàng thước
ngọc cho các hành vi con người, hoạt động của cơ quan, tổ chức, những điều diễn ra
xung quanh đời sống cá nhân: ăn kiêng, nuôi dạy con cái, nguyên tắc tu hành, bố thí cho
người nghèo,… Ở phạm vi rộng hơn, nó cũng được dùng để giải quyết tranh chấp, xung
đột quốc tế và vấn đề chiến tranh [5]. Giống như các dòng họ pháp luật khác trên thế
giới, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng và khi du nhập sang Đông Nam
Á, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng biệt như vậy.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Thứ nhất, về nguồn pháp luật. Hệ thống pháp luật Hồi giáo thừa nhận bốn (4)
nguồn luật, cụ thể:
(1) Kinh Coran: là cuốn thánh kinh với 6.237 câu thơ chia thành 30 tiết, 114 chương.
Các chương dài ngắn khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, ngắn nhất là 3 tiết.
Chiếm 2/3 kinh thánh là chương Mecca (do ban hành ở Mecca) và chiếm 1/3 kinh
thánh là chương Madina (do ban hành ở Madina). Nội dung của kinh Coran bao
gồm các nguyên tắc pháp luật, các quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn
nhân gia đình, các quan hệ hình sự, các quan hệ tố tụng, thương mại, tài chính và
quan hệ quốc tế [19].
(2) Sunna: Các phong tục tập quán truyền thống.
(3) Ijam: Sự thỏa thuận, nhất trí của người có thẩm quyền.
(4) Quiyas: Suy đoán tương tự pháp luật.
Pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á sử dụng cả bốn (4) nguồn trên, song trên
thực tế, Coran và Sunna là hai nguồn phổ biến hơn cả. So với Coran và Sunna, Ijam và
Quiyas được đánh giá là hai (2) nguồn phụ [51, 92]. Việc áp dụng các điều khoản trong
Coran và Sunna ở khu vực Đông Nam Á có phần bớt khắc nghiệt hơn so với các khu vực
khác trên thế giới. Và việc áp dụng các nguồn pháp luật Hồi giáo dần thu hẹp trong phạm
vi hôn nhân, gia đình và thừa kế [84].
Thứ hai, về hình thức pháp luật, pháp luật Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á vừa là
các điều khoản thành văn được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và các bản Kinh
thánh được tòa án Shari’ah sử dụng. Trong thực tiễn tại Malaysia hay Indonesia và
Brunei, ranh giới phân biệt giữa Kinh Thánh của Hồi giáo và pháp luật của nhà nước
thường không rõ ràng. Việc xâm hại đến một “câu thơ” trong Kinh Thánh cũng đồng
thời với việc vi phạm quy định của nhà nước: vi phạm pháp luật [37] (biểu hiện của
"Tôn giáo pháp"). Việc đưa ra phán quyết và lập luận của cơ quan tư pháp cũng là
nguồn pháp luật quan trọng để đánh giá việc thực thi Hiến pháp và luật Hồi giáo trên
thực tiễn. Điều này được đánh giá là việc chuyển hóa những quan điểm, ý kiến pháp bởi
các học giả pháp lý đạo Hồi vào văn bản pháp luật [8, 57].
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Thứ ba, vai trò lập pháp của cơ quan tư pháp. Những tín đồ trung thành với đạo
Hồi luôn sùng bái luật Hồi giáo trong sự bất diệt và không bao giờ đổi thay. Bởi vậy, ở
một số “thánh đường Hồi giáo”, trong bộ máy Nhà nước chỉ có nhánh hành pháp và tư
pháp mà không có lập pháp. Quan niệm thánh Allah mới có quyền làm ra luật, dẫn đến
tư duy Nhà nước chỉ là sự hỗ trợ, thứ cấp bên cạnh giáo lý đạo Hồi. Các điều luật do
Nhà nước ban hành chủ yếu nhằm “điền vào chỗ trống” trong luật Hồi giáo. Tuy vậy, ở
Malaysia, Indonesia và Brunei, đều có cơ quan lập pháp để thực hiện quá trình thành lập
Hiến pháp và pháp luật. Dù rằng theo dòng thời gian, Brunei có sự bất ổn, thậm chí có
thời gian cơ quan lập pháp đã bị xóa bỏ theo lệnh của Sultan, nhưng không thể phủ nhận
trong quá khứ và hiện tại, các quốc gia Hồi giáo ở Đông Nam Á đều có cơ quan lập
pháp riêng biệt.
Thứ tư, trong mối tương quan giữa luật nội dung và luật hình thức, pháp luật Hồi
giáo khu vực Đông Nam Á cũng chịu chi phối chung của luật Hồi giáo trên thế giới. Rất
khó để phân biệt giữa quy định pháp luật và các quy định về tôn giáo vì người Hồi giáo
cho rằng pháp luật và tôn giáo là một [4, 134]. Tại Đông Nam Á, sự phân biệt giữa luật
Hồi giáo và luật do Nhà nước ban hành khá rõ ràng trong Hiến pháp. Trên thực tế, việc
quy định và ghi nhận luật Hồi giáo thường được chia riêng thành một chương, do đó, có
thể thấy Nhà nước cũng có ý thức trong việc phân biệt luật Hồi giáo và luật do Nhà
nước ban hành.
Thứ năm, dù không phân chia rõ ràng các vấn đề nào thuộc luật công, các vấn đề
nào thuộc luật tư, song pháp luật Hồi giáo ở Đông Nam Á điều chỉnh gần như toàn bộ
các vấn đề trong đời sống xã hội của người theo Hồi giáo trong khu vực. Chỉ khác ở chỗ
điều khoản nào còn được sử dụng, điều khoản nào không còn được sử dụng. Việc nâng
từ tôn giáo và đạo đức thành quy phạm đã khiến pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á mang
màu sắc chính trị thần quyền đặc trưng bao trùm các vấn đề mang tính chất công – tư.
Đạo Hồi còn can thiệp cả những vấn đề mà pháp luật không quy định: giờ cầu nguyện,
giờ đánh răng, ngày phải đi lễ, cách ăn mặc,…[55, 174].
Thứ sáu, về mức độ và trình độ pháp điển hóa. Cùng với xu thế hội nhập và sự linh
hoạt chuyển mình theo thế giới, pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á đã có những điểm mới
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
trong việc pháp điển hóa. Các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á có xu
hướng phương Tây hóa pháp luật, tiếp nhận những điều tiên tiến trên thế giới: xây dựng
bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền (được ghi nhận trong Hiến pháp Malaysia
và Indonesia), tổ chức hệ thống tòa án thường phi tôn giáo bên cạnh tòa Shari’ah và xét
xử các tội hình sự, tội nghiêm trọng theo quy định của hiến pháp,… Đồng thời, dần tiếp
cận quyền con người và sự bình đẳng trong các giới của xã hội. Điển hình như việc tăng
số lượng các điều khoản và đẩy chương Quyền con người lên chương II của Hiến pháp
Malaysia
1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á
Để nghiên cứu và tìm hiểu về hiến pháp một quốc gia hay đặc điểm chung hiến
pháp của một khu vực, người nghiên cứu không thể bỏ qua những đặc điểm cơ bản của
pháp luật Đông Nam Á. Việc “bắt mạch” những đặc điểm chung cho pháp luật Đông
Nam Á vừa là cơ sở vừa có thể lý giải nguyên nhân của các điều khoản trong hiến pháp,
về những điều trong nội dung của hiến pháp. Giống như bất kỳ khu vực nào trên thế
giới, pháp luật Đông Nam Á có những đặc điểm không trộn lẫn.
Đầu tiên, hệ thống pháp luật Đông Nam Á có nguồn luật đa dạng và phong phú.
Từ nguồn thành văn và bất thành văn, có thể kể đến như: các văn bản quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành, án lệ của tòa án, lẽ công bằng, tập quán pháp, các học thuyết pháp
lý,… Không chỉ vậy pháp luật Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ các dòng họ pháp luật
lớn trên thế giới: dòng họ pháp luật Common law, Civil law, Hồi giáo hay dòng họ pháp
luật Xã hội chủ nghĩa,… Với dòng họ Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước trong khu vực
chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục địa Trừ Thái
Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law có thể kể đến là Việt Nam, Lào,
Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa
châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha [24]. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu
gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ. Có thể kể đến
như: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines [24]. Dòng họ pháp luật XHCN
cũng hiện diện trong các nước khu vực Đông Nam Á ngay sau Đại chiến thế giới lần thứ
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
II. Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar và Indonesia cũng
đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật XHCN trong lịch sử phát triển của
mình [24]. Và như những phân tích ở trên, có thể thấy một trong những dòng họ pháp
luật ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Đông Nam Á là dòng họ pháp luật Hồi giáo với
những đại diện tiêu biểu là Indonesia Malaysia, Brunei [24]. Từng có nhận định cho
rằng: “hầu hết các hệ thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore -
những nước không có đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp
luật tách biệt” [78, 177].
Như vậy, có thể nhận thấy, pháp luật các quốc gia khu vực Đông Nam Á có nguồn
luật vô cùng phong phú, đa dạng, có cả nguồn luật nội sinh và ngoại sinh. Tuy vậy, việc
áp dụng thực tiễn các nguồn luật trong từng quốc gia với các mức độ lại khác nhau. Ví
dụ, ở Singapore, thẩm phán thường hay dẫn chiếu đến án lệ của Anh quốc trong khi xét
xử. Còn với Malaysia, nguồn luật Hồi giáo, luật thành văn và án lệ lại nổi trội hơn. Thái
Lan lại đề cao luật thành văn và án lệ.
Mặt khác, về quan điểm tư tưởng pháp lý, hệ thống pháp luật khu vực Đông Nam
Á cũng có nhiều điểm thú vị. Quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng bởi các truyền thống pháp luật: truyền thống pháp luật Common law, Civil law,
Hồi giáo, Trung Quốc, Ấn Độ,… Do vị trí địa lý rất thuận lời, tiếp giáp với nhiều nền
văn minh lớn trên thế giới, là nơi giao thoa của các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn
đến sự ảnh hưởng đan xen lên pháp luật khu vực.
Đồng thời, quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á có điểm khác biệt khá rõ rệt
với các quốc gia phương Tây khi vẫn còn không ít quốc gia quan niệm rằng pháp luật là
một bộ phận của Nhà nước. Điều đó dẫn đến việc thực thi pháp luật trên thực tế, cụ thể
là hiến pháp có nhiều điểm bất cập so với lý thuyết.
Không những vậy, nhận thức về pháp luật, nhân quyền, pháp quyền khu vực Đông
Nam Á còn phát triển chậm. Sự kéo dài của chế độ vương quyền phong kiến và chế độ
chính trị hiện tại, đã khiến con người Đông Nam Á trở nên xa lạ với sự bình đẳng và đa
dạng. Tiếp cận và đảm bảo nhân quyền vẫn là vấn đề khó khăn và nhạy cảm với các quốc
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
gia trong khu vực. Do vậy, so với các khu vực khác trên thế giới, pháp luật về quyền con
người ở Đông Nam Á chưa thực sự đảm bảo.
Cuối cùng, pháp luật khu vực Đông Nam Á còn có sự ảnh hưởng đan xen của các
yếu tố khác nhau. Hiến pháp có sự ảnh hưởng của các quốc gia bên ngoài, chủ yếu là do
quá trình thực dân đã nói trên. So với các bản hiến pháp mẫu mực trên thế giới (Hiến pháp
Mỹ 1787, Hiến pháp Anh 1890), hiến pháp khu vực Đông Nam Á ra đời muộn hơn và chịu
nhiều biến động do hoàn cảnh lịch sử. Ra đời năm 1945 và trải qua ít nhất 7 lần “đại trùng
tu” để có diện mạo của hiến pháp hiện hành chính là một hành trình dài của Hiến pháp
Indonesia minh chứng cho sự “sinh sau đẻ muộn” của hiến pháp trong khu vực Đông Nam
Á. Không chỉ vậy, văn hóa pháp luật khu vực còn mềm dẻo, dễ tiếp nhận các yếu tố khác
nhau, dễ chung sống với các tư tưởng pháp luật ngoại lai,…
1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia
Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á
Pháp luật không tồn tại một mình đơn lẻ mà luôn chịu sự tác động đến từ các yếu tố
khác. Có thể kể đến như: yếu tố vị trí, địa lý; yếu tố con người; yếu tố thời đại; yếu tố
lịch sử,…
Thứ nhất, các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực rất
thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, hầu hết là Đông Nam Á hải đảo. Việc giao
thương phát triển từ sớm, các dòng chảy văn hóa và pháp luật dễ tiếp cận và tư duy pháp
lý cởi mở, nhanh chóng cập nhật điểm mới hơn đến từ phương Tây. “Điểm chung của
các quốc gia Đông Nam Á là tất cả đều có kinh nghiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ
nghĩa đế quốc phương Tây và chủ nghĩa thực dân trong lịch sử hiện đại của họ, đã có
tác động đáng kể đến sự phát triển chính trị và hiến pháp của các quốc gia.” [30, 32].
Thứ hai, đi cùng với yếu tố vị trí địa lý, yếu tố lịch sử có ảnh hưởng nhất định đến
pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo. Những yếu tố lịch sử sẵn có của
nội tại quốc gia cùng với bản sắc văn hóa truyền thông được gây dựng qua hàng ngàn năm
là rào cản không nhỏ với các quốc gia Hồi giáo khi chịu những tác động đến từ các yếu tố
khác. Cũng từng có nghiên cứu cho rằng các hiến pháp và tư tưởng lập hiến bắt nguồn từ
nền văn minh phương Tây, sau đó được cấy ghép vào các xã hội và văn hóa ở
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
các nơi khác trên thế giới như Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Do đó, các hiến pháp
ở các quốc gia phương Tây có thể được gọi là hiến pháp nguyên sơ và những hiến pháp
ở các quốc gia nằm ngoài quỹ đạo của phương Tây được gọi là hiến pháp thứ cấp [78,
177]. Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng của những bản hiến
pháp nguyên sơ đến hiến pháp ngoài quỹ đạo phương Tây.
Thứ ba, con người là một trong những nhân tố quan trọng trong mọi vấn đề. Yếu tố
con người có ảnh hưởng rất lớn đến pháp luật và hiến pháp các quốc gia. Tính cách và
sự dễ thích nghi khiến việc tiếp nhận các luồng ý kiến, tư tưởng, học thuyết về pháp luật
nhanh nhạy hơn. Như đã lý giải ở trên, một trong những yếu tố khiến Hồi giáo ảnh
hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á là do việc giao thương giữa con người với
nhau. Không chỉ vậy chính những cuộc hôn nhân chính trị cũng là nhân tố thúc đẩy việc
ảnh hưởng của Hồi giáo vào lối sống và pháp luật khu vực Đông Nam Á.
Thứ tư, bối cảnh thời đại cùng xu hướng thế giới là nhân tố có tầm ảnh hưởng đến
pháp luật nói chung và hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo. “Thế giới phẳng” với sự
san bằng mọi ranh giới khiến việc thông tin, trao đổi ngày càng trở nên dễ dàng. Những
biến đổi không ngừng của thế giới, bản thân các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập trên
cơ sở sự tự nguyện và chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế. Đó là một hệ quả
tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nó không chỉ thúc đẩy cho nền kinh tế
của các quốc gia Hồi giáo phát triển mà còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong
nước tiếp cận thi trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Không chỉ vậy,
các quốc gia bên ngoài luôn gây sức ép buộc bản thân các quốc gia Hồi giáo phải thay
đổi. Các quốc gia Hồi giáo nhất là ở khu vực Trung Đông - khu vực có khoảng 90% dân
số theo đạo Hồi, được mệnh danh là “kho vàng đen” khổng lồ của thế giới, do đó các
quốc gia này cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình để có được một nền
kinh tế phát triển vững mạnh hơn.
Cuối cùng, xu hướng hội nhập khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của pháp quyền, dân
chủ và nhân quyền,… trên thế giới đã có “gõ cửa” mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ
đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo nói riêng. Sự ra đời của các
tổ chức khu vực, các công ước quốc tế, cùng với đó là các yêu cầu đảm bảo giá trị pháp
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
quyền, dân chủ, nhân quyền,… phổ quát trên toàn thế giới tạo thành sức ép và luồng gió
mới tác động dến sụ đổi thay của các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á.
1.4.Tiểu kết chương 1
Có thể thấy, vấn đề quyền con người ngày càng phát triển và Tôn giáo thêm một
bước ngoặt khác biệt cho bức tranh nhân quyền ở châu Á. Luật tôn giáo có thể thách
thức các chuẩn mực nhân quyền thế tục và đặt ra một thách thức đặc biệt khó khăn đối
với các tổ chức nhân quyền [49]. Câu trả lời nào sẽ là thích hợp cho việc cân bằng luật
Hồi giáo, Hiến pháp và Nhân quyền cũng là thách thức đặt ra trong bối cảnh thời đại.
Qua việc tìm hiểu lịch sử khu vực Đông Nam Á, cùng những đặc điểm cơ bản của
pháp luật các quốc gia trong khu vực nói chung và các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi
giáo nói riêng, khóa luận đã phần nào làm rõ những yếu tố tác động đan xen cùng những
đặc điểm cơ bản khác biệt của Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo tại khu vực. Đây sẽ là tiền
đề để đi sâu vào nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của các quốc gia Hồi giáo ở khu vực
Đông Nam Á.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Chương 2.
LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á
Theo dòng lịch sử, dù Hồi giáo đến với Đông Nam Á muộn hơn song đã nhanh
chóng có được vị trí vững vàng trong tư tưởng và đời sống pháp luật của khu vực. Hồi
giáo ở khu vực Đông Nam Á là cuộc “hôn phối” tự nguyện giữa nền văn hóa Á Đông và
tư tưởng giáo lý đạo Hồi. Đó hoàn toàn không phải là một cuộc “ép gả” truyền thống
cho đức tin một cách khiên cưỡng. Các văn bản luật tiền hiện đại Hồi giáo ở Indonesia,
Malaysia và miền nam Philippines ngày nay có từ thế kỷ 15 [50]. Dấu ấn Hồi giáo để lại
trong cả khối óc và trái tim của cư dân Đông Nam Á hải đảo. Ngoài “trái tim Ả rập”,
Đông Nam Á dần trở thành một vùng đất thịnh vượng khác của giáo lý đạo Hồi [51]. Ba
quốc gia tiêu biểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hồi giáo là Indonesia, Malaysia và
Brunei [71]. Nghiên cứu tập trung đi sâu vào ba (3) quốc gia Hồi giáo tại khu vực Đông
Nam Á dựa trên ba (3) cơ sở chính. Thứ nhất, như đã khẳng định, Indonesia, Malaysia,
Brunei là các quốc gia chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc Hồi giáo trong hệ thống pháp
lý của mình, cụ thể là trong hiến pháp. Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hồi giáo,
những biểu hiện Hồi giáo và hiến pháp các quốc gia khá rõ rệt và điển hình. Cũng tùy
vào môi trường và nhân sinh quan mà hình ảnh Hồi giáo được khúc xạ trong hiến pháp
từng quốc gia lại có sự khác biệt. Thứ ba, khi nghiên cứu một vấn đề, rất khó và hạn hẹp
về thời gian cũng như nhân lực để có thể nghiên cứu kỹ càng toàn bộ các quốc gia ở
Đông Nam Á về vấn đề Hồi giáo do dấu vết của giáo lý đạo Hồi tại mỗi quốc gia đậm
nhạt khác nhau. Với phương pháp chọn lọc điển hình, việc nghiên cứu Indonesia,
Malaysia, Brunei sẽ đem đến cái nhìn rõ rệt và bao quát nhất về vấn đề lịch sử và sự
phát triển của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á nói chung.
Các quốc gia khu vực Đông Nam Á đều có hiến pháp thành văn với nội dung tương
đấy đầy đủ: lời nói đầu, thể chế chính trị, bộ máy nhà nước, quyền con người, hệ thống tư
pháp, chế độ bảo hiến,… 7/10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có sự ghi nhận rõ ràng
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
quyền con người và bộ máy chính quyền trong hiến pháp. Các nước cũng thừa nhận
quyền tự do tôn giáo và vị trí nhất định của Hồi giáo trong hiến pháp. Điều 3 của Hiến
pháp liên bang Malaysia tuyên bố: "Hồi giáo là tôn giáo của Liên đoàn, nhưng các tôn
giáo khác có thể được thực hành trong hòa bình và hòa hợp trong bất kỳ phần nào của
Liên đoàn." Tương tự như vậy, Hiến pháp của Brunei tuyên bố rằng: "Các tôn giáo
chính thức của Brunei Darussalam sẽ là đạo Hồi. Đồng thời vấn đề quyền con người
trong Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á cũng rất được quan tâm”
[7]. Sau chiến thắng của phe Đồng minh trước các thế lực đối chọi năm 1945, các giá trị
phổ quát về nhân quyền trên thế giới trở nên rộng rãi và phổ biến. Tuyên ngôn Quốc tế
về Nhân quyền (UDHR) đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về chủ nghĩa nhân
quyền trên thế giới, con lắc giữa chủ nghĩa phổ quát và chỉ nghĩa đặc biệt trở nên rõ
ràng hơn. Sự ra đời của UDHR cùng với việc lần đầu tiên cộng đồng quốc tế của người
Hồi giáo xác định khái niệm về quyền con người và nêu rõ các mục tiêu cần đạt được
của các chính phủ ảnh hưởng Hồi giáo trên thế giới về lĩnh vực này [46]. Điều này dẫn
tới sự thay đổi và đảm bảo quyền con người không chỉ trong tư tưởng mà trong ghi nhận
của hiến pháp tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á.
Lịch sử và xu hướng phát triển của Hiến pháp của các quốc gia khu vực Đông Nam
Á cụ thể ra sao sẽ được làm rõ trong từng phần dưới đây.
2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia
2.2.1. Khái quát chung
Indonesia có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik
Indonesia), là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được
mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo", lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo [95] và với dân số
khoảng 255 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số và đứng thứ ba châu Á về dân số.
Tổng thống Joko Widodo là Tổng thống hiện tại của Indonesia. Thủ đô của Indonesia là
Jakarta, và ngôn ngữ chính thức tại Indonesia là tiếng Indonesia [58]. Cách đây gần mười
năm, Indonesia đứng thứ 3 thế giới sau Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng Hồi giáo.
Nhưng cùng với gia tăng nhanh chóng của các tín đồ Hồi giáo, Indonesia hiện nay đã trở
thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng người theo đạo Hồi (87,2% dân số
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Indonesia xác nhận là người Hồi giáo. Số lượng người Hồi giáo ở quốc gia Đông Nam
Á này lớn nhất thế giới với khoảng 225 triệu) [52, 1]. Cùng với thời gian, tín đồ Hồi
giáo ở Indonesia ngày càng tăng với số lượng lớn và là một trong những “thánh đường”
Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á.
Lịch sử Indonesia trải dài từ thời Cổ đại khoảng 1,7 triệu năm dựa trên sự phát hiện
về Hôm arectus Java. Có thể chia các giai đoạn lịch sử của Indonesia thành bốn (4) giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thực dân với sự xuất hiện và hình thành của các vương
quốc theo đạo Hinđu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Khi Châu Âu tiến tới
thời kỳ phục hưng thì tại Indonesia hai quốc gia lớn là Srivijaya tại Sumatra, và
Majapahit tại Java trở nên lớn mạnh và phát triển buôn bán thương mại. Di sản để lại
các bộ luật được biên soạn ra đời, và được xem như thiên sử thi Ramayana [27].
Giai đoạn 2: Giai đoạn thuộc địa do chịu sự kiểm soát của người Hà Lan. Bắt đầu
từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, Indonesia chịu sự chi phối của thực dân Hà Lan. Từ
khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến
khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Năm 1619 người Hà
Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là Chiến thắng huy hoàng, tức Jakarta, đọc rút
ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở
đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945 [27].
Giai đoạn 3: Giai đoạn mới giành độc lập. Sau sự nỗ lực đấu tranh không ngừng
nghỉ của người dân Indonesia, cuộc cách mạng chính thức thành công, Tuyên bố độc lập
Indonesia 1945 là dấu mốc quan trọng của đất nước. Nhưng ngay sau đó Indonesia rơi
vào chế độ Sukarno với 22 năm độc tài [62][63].
Giai đoạn 4: Giai đoạn khôi phục sau sự sụp đổ của Suharno [64] Trải qua những giai
đoạn lịch sử khác nhau, Hiến pháp Indonesia có sự thay đổi khác nhau. Cùng với những
biến động chính trị và chính sách, Hiến pháp Indonesia cũng trải qua nhiều lần sửa đổi với
các điều khoản thay đổi. Tuy vậy, lịch sử chung khái quát của quốc gia là chưa đủ để có cái
nhìn toàn diện về vấn đề Hiến pháp, bởi lẽ Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
Hồi giáo. Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo cũng là một trong những thành
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
tố quan trọng tác động đến quá trình hình thành và thay đổi của Hiến pháp. Và giống
như lịch sử chính trị Indonesia, lịch sử Hồi giáo Indonesia cũng trải qua nhiều giai đoạn
với những đặc điểm khác nhau.
2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia
Thứ nhất, về dấu vết Hồi giáo trong lịch sử Indonesia
Mặc dù rất khó để biết chính xác sự phát triển ban đầu của Hồi giáo ở những hòn đảo
Indonesia (do thiếu nguồn thông tin), nhưng rõ ràng thương mại quốc tế là một yếu tố rất
quan trọng. Nhiều khả năng thương nhân Hồi giáo từ các quốc gia khác nhau đã tồn tại
trong khu vực hàng hải của Đông Nam Á kể từ thời kỳ đầu của đạo Hồi. Các nguồn tin sớm
nhất cho biết một số người bản địa đã theo đạo Hồi từ đầu thế kỷ 13, bia mộ mới cho thấy
sự tồn tại của một vương quốc Hồi giáo ở Bắc Sumatra vào năm 1211. Và từ thế kỷ 15 trở
về sau, các vương quốc và vương quốc Hồi giáo đã trở thành lực lượng chính trị thống trị ở
những hòn đảo Indonesia, mặc dù sau đó họ đã bị đánh bại bởi những người mới đến từ
châu Âu (Bồ Đào Nha và Hà Lan) trong thế kỷ 16 và 17 [89]. Con đường du nhập vào
Indonesia của đạo Hồi không hề dễ dàng. Trước Hồi giáo, nhiều loại tôn giáo và tín ngưỡng
đã phát triển ở Indonesia, ít nhất có hai tôn giáo lớn nhất đã được hầu hết người dân
Indonesia chấp nhận trước khi đạo Hồi, cụ thể là Ấn Độ giáo và Phật giáo [92]. Và việc
truyền bá đạo Hồi ở Indonesia không phải là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng, mà là
quá trình của nhiều làn sóng Hồi giáo liên quan đến sự phát triển quốc tế trong thế giới Hồi
giáo, những làn sóng đan xen ảnh hưởng và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Các thương
nhân Hồi giáo đến quần đảo này trong các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Hồi giáo có thể
được coi là làn sóng đầu tiên [89]. Làn sóng thứ hai là phong trào Wahabi và phong trào
Salafi, cũng có tác động mạnh mẽ đến quá trình truyền bá đạo Hồi chính thống ở quần đảo
[92]. Hai làn sóng này này nhằm khôi phục sự thuần khiết của đạo Hồi. Phong trào
Wahhabi đến từ Ả Rập và có ảnh hưởng đến quần đảo này từ đầu thế kỷ 19, trong khi
phong trào Salafi đến từ Ai Cập vào cuối thế kỷ 19 [92]. Cho đến nay, sự ảnh hưởng và vai
trò của hai làn sóng Hồi giáo vẫn được tiếp tục duy trì ở Indonesia ảnh hưởng đến giáo lý
và tư tưởng Hồi giáo được truyền bá ở đây [92].
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Trong ba quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, Indonesia là quốc gia duy
nhất không khẳng định rõ ràng mình là nhà nước Hồi giáo trong Hiến pháp dẫn đến
nhiều tranh cãi kịch liệt trong vấn đề quốc giáo và mô hình nhà nước. Song không thể
phủ nhận trên thực tế Hồi giáo thấm rất sâu vào con người và không khí sinh hoạt của
Indonesia. Lý giải cho nguyên nhân sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo ở khu vực
Indonesia, ngoài những nguyên nhân chung giải thích ảnh hưởng Hồi giáo nói chung
đến khu vực Đông Nam Á đã được trình bày ở trên thì Indonesia còn chứa đựng những
nguyên do riêng trong nội tại đất nước. Thứ nhất, ngay từ đầu, Indonesia đã có vị trí địa
lý rất thuận lợi trong việc giao thương buôn bán, không chỉ vậy, việc mở kênh đào Suez
vào năm 1869 khiến việc đi đến Trung Đông dễ dàng hơn. Điều này dẫn đến việc liên
lạc ngày càng chuyên sâu giữa người dân Indonesia và các quốc gia Ả Rập ở Trung
Đông [92]. Thứ hai, Hồi giáo là một tôn giáo đã vào Indonesia, đặc biệt là Java, vào
cuối vinh quang của vương quốc Phật giáo Hindu. Vào thời điểm đó, rất nhiều thậm chí
phần lớn dân số Java chấp nhận Hồi giáo vì Hồi giáo không phân biệt đối xử với con
người với các diễn viên như nhiều vương quốc Hindu thời đó [92]. Thứ ba, trong thời cổ
đại việc truyền bá đạo Hồi trên đảo Java do Wali Songo - là một tập hợp những người
truyền bá Java tồn tại trong thế kỷ 14 [73] thực hiện. Đảo Java là trung tâm của nền văn
minh thời đó đã có dân số đông. Cho đến khi vinh quang của các vương quốc Hồi giáo
trên đảo Java, phần lớn dân số đã theo đạo Hồi. Điều này tiếp tục cho đến khi chính phủ
của Tổng thống Soeharto thúc đẩy phong trào di cư tìm đến ngay cả dân số bằng cách
chuyển một phần dân số Java sang các khu vực khác ngoài Java. Một cách gián tiếp,
điều này có ảnh hưởng đến lịch sử Hồi giáo ở Indonesia và quá trình phân phối của nó
trên khắp đất nước [92]. Do đó, dù diễn ra chậm và gặp phải rào cản nhưng sự mở rộng
ảnh hưởng của Hồi giáo tại Indonesia diễn ra rất chắc chắn và quy mô.
Thứ hai, những biến thể của Hồi giáo tại Indonesia
Cùng chịu ảnh hưởng của giáo lý Hồi giáo giống như Malaysia và Brunei, song, Hồi
giáo ở Indonesia cũng có những đặc điểm riêng khác biệt. Sự biến thể của Hồi giáo ở
Indonesia thể hiện ở các điểm sau. Thứ nhất, Hồi giáo được truyền bá và phổ biến ở nhiều
khu vực chủ yếu là các quần đảo, các thành phố được xây dựng nhờ các thương nhân Hồi
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
giáo hoặc nơi các thương nhân Hồi giáo định cư đông đảo và lâu dài. Một số khu vực
khác của Indonesia, Hồi giáo chưa bao giờ là đa số, như miền Đông Indonesia vì nó
nằm xa các tuyến đường thủy, giao lưu thương mại ít ỏi. Đồng thời, sức hút mạnh mẽ từ
văn hóa vật linh hoặc Ấn Độ giáo – Phật giáo khiến con đường truyền bá đạo Hồi trở
nên chông gai và dễ bị ngăn chặn bởi các nền văn hóa truyền thống. Điều này dẫn đến
hay xu hướng: (1) Hồi giáo hoàn toàn bị ngăn chặn như ở khu vực Bali do văn hóa
Hindu thống trị đến nay hoặc (2) là việc trộn lẫn các hệ thống tín ngưỡng với nhau, có
thể kể đến khu vực Trung Java [89].
Có lẽ bởi vậy, cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Indonesia – Cộng đồng Java được chia
làm hai nhóm theo những xu hướng các nhau. (1) Nhóm 1 được gọi là “Abangan”. Họ
là những người Hồi giáo truyền thống có nghĩa là họ vẫn áp dụng tín điều tôn giáo
truyền thống của người Java, kết hợp các giáo lý Hồi giáo với Ấn Độ giáo, Phật giáo và
vật linh. Các thành viên của nhóm này thường cư trú hoặc đến từ các vùng nông thôn.
(2) Nhóm thứ hai có tên là “Santri”. Nhóm này có thể được gọi là người Hồi giáo chính
thống. Họ thường sống hoặc đến từ các khu vực đô thị và có định hướng nhiều hơn về
nhà thờ Hồi giáo và kinh Koran. Trên thực tế, có sự tuyên bố độc lập của những người
theo một xu hướng khác, được coi là nhóm thứ ba - Priyayi (nhóm quý tộc truyền
thống), nhưng vì đây là một nhóm các tầng lớp xã hội chứ không phải là một nhóm tôn
giáo, nên nhóm Priyayi không được đưa vào sự phân chia xã hội ở trên [37].
Ở thời điểm hiện tại, Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo có xu hướng gia tăng trong đời
sống xã hội của Indonesia. Trong hai thập kỷ qua, ảnh hưởng của Hồi giáo ngày càng
trở nên rõ ràng trên đường phố Indonesia và bắt đầu đóng một vai trò quan trọng hơn
trong cuộc sống hàng ngày của người Hồi giáo. Ví dụ, số phụ nữ Indonesia đeo khăn
trùm đầu đã tăng đáng kể và việc thờ cúng trong nhà thờ Hồi giáo ngày càng trở thành
một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng sự
phát triển của Hồi giáo không giống như chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo. Hầu hết người
Hồi giáo ở Indonesia có lòng khoan dung cao đối với các tôn giáo khác và các giáo phái
khác trong Hồi giáo [77]. Dẫu vậy, thế giới vẫn luôn quan ngại trước tình trạng Hồi giáo
cực đoan gia tăng ở Indonesia.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
2.2.3. Lịch sử của Hiến pháp Indonesia
Để có thể đánh giá được lịch sử và sự thay đổi của hiến pháp một quốc gia, cần phải
nghiên cứu và đánh giá các bản Hiến pháp đã qua của quốc gia đó gắn với bối cảnh lịch
sử và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật để có cái nhìn toàn diện. Giống như lịch sử
chính trị của đất nước, lịch sử Hiến pháp Indonesia trải qua vô vàn thăng trầm. Trong
quá trình nhìn lại lịch sử Hiến pháp Indonesia, tác giả sẽ đưa ra đánh giá khái quát nhất
về sự thay đổi của Hiến pháp Indonesia qua từng giai đoạn.
Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua ngày 18/08/1945, Indonesia đã trải
qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở nền tảng Hiến pháp 1945. Cụ thể là:
(1) Hiến pháp năm 1945 (18/8/1945 - 27/12/1949).
(2) Hiến pháp RIS (27/12/1949 – 17/8/1950).
(3) Hiến pháp Cộng hòa Indonesia năm 1945 (17/8/1950 – 5/7/1959).
(4) Hiến pháp năm 1945 của chính quyền trật tự cũ (5/7/1959 – 5/71965).
(5) Hiến pháp năm 1945 của chính quyền trật tự mới (21/5/1998).
(6) Hiến pháp năm 1945 cải cách (1998 – 1999)
(7) Hiến pháp năm 1945 và sửa đổi lần 1, lần 2, lần 3, lần 4 (1999, 2000, 2001, 2002)
Nội dung chính và các điểm đáng lưu ý của các bản Hiến pháp Indonesia sẽ được
phân tích dưới đây nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát nhất về xu hướng lập hiến tại một
trong những quốc gia đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới.
2.2.3.1. Hiến pháp Indonesia 1945 (18/8/1945 - 27/12/1949)
Về hoàn cảnh lịch sử:
Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Indonesia được ban hành ngay sau khi giành độc
lập. Theo các nhà nghiên cứu, đây được xem là bản Hiến pháp ngắn nhất trên thế giới. Nó
ngắn hơn nhiều so với Hiến pháp Hoa Kỳ và được một số học giả Mỹ tuyên bố là ngắn
nhất. Trong khi Hiến pháp Hoa Kỳ có 1608 từ thì Hiến pháp 1945 của Indonesia chỉ có
1393 từ [48]. Hiến pháp năm 1945 lần đầu tiên được ban hành trong phiên họp Nhà nước
Indonesia của Ủy ban trù bị độc lập Indonesia ngày 18/8/1945, một ngày sau khi nền độc
lập của Cộng hòa Indonesia được tuyên bố bởi Sukarno và Mohammad Hatta vào ngày
17/8/1945. Văn bản của Hiến pháp năm 1945 được chuẩn bị bởi một cơ quan chính
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
phủ Nhật Bản được thành lập có tên là "Dokuritsu Zyunbi Tyoosakai" (tiếng Indonesia
có tên là "Cơ quan điều tra nỗ lực chuẩn bị độc lập của Indonesia" (BPUPKI). Các
thành viên của các cơ quan này được Chính phủ nước chủ nhà lập nên vào ngày
28/5/1945 nhằm thực hiện lời hứa của Chính phủ Nhật Bản trước quốc hội (Diet) để trao
độc lập cho Indonesia. Tuy nhiên, sau khi thành lập, cơ quan này không chỉ nỗ lực
chuẩn bị cho độc lập theo mục đích hình thành mà thay vào đó, chuẩn bị bản thảo của
Hiến pháp làm cơ sở để thành lập Indonesia độc lập [58].
Về cơ cấu:
Hiến pháp Indonesia 1945 gồm: Lời nói đầu, 16 chương với 37 điều, 194 câu và 3
chương cho quy tắc chuyển tiếp và quy tắc bổ sung. Nội dung cụ thể của từng chương:
Chương 1 - Hình thức của Nhà nước và chủ quyền, Chương 2 - Hội đồng tư vấn nhân dân
(Majelis Permusyawaratan Rakyat hoặc MPR), Chương 3- Quyền hành pháp, Chương 4
- Hội đồng tư vấn tối cao, Chương 5 - Bộ trưởng nhà nước, Chương 6 - Hội đồng đại diện
nhân dân (Dewan Perwakilan Rakyat hoặc DPR), Chương 7 - Hội đồng đại diện các khu
vực (Dewan Perwakilan Daerah hoặc DPD), Chương 8 – Bầu cử, Chương 9 – Ngân sách,
Chương 10 - Ủy ban Kiểm toán Nhà nước, Chương 11 – Công dân và cư dân, Chương 12
– Quyền con người, Chương 13 – Quốc phòng và an ninh, Chương 14 – Kinh tế quốc gia và
phúc lợi xã hội, Chương 15 - Quốc kỳ, quốc ngữ, quốc huy và quốc ca, Chương 16 -
Sửa đổi hiến pháp. Trong Điều khoản chuyển tiếp, đáng chú ý là Điều 3 nhắc đến việc
thành lập Tòa án Hiến pháp trên thực tế [44].
Như vậy, Hiến pháp Indonesia có các chương liên quan đến bộ máy nhà nước và
quyền con người được sắp xếp một cách thứ tự và khá rõ ràng. Hiến pháp 1945 đã xác
lập căn bản các yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển nhà nước. Điều này là phù
hợp trong bối cảnh Indonesia vừa giành được độc lập.
Về thời gian có hiệu lực:
Đáng tiếc, Hiến pháp 1945 của nhà nước vừa giành được độc lập Indonesia không
phải là một Hiến pháp được áp dụng lâu dài bởi lẽ Hiến pháp năm 1945 không được sử
dụng trực tiếp làm tài liệu tham khảo trong bất kỳ quyết định nào của nhà nước và chính
phủ. Về bản chất, năm 1945 thực sự chỉ được sử dụng như một công cụ để lập tức thành
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
lập một quốc gia độc lập gọi là Cộng hòa Indonesia. Năm 1945 được dự định là một hiến
pháp tạm thời, theo các điều khoản của Bung Karno, một 'revolutie-grondwet' hoặc Hiến
pháp của sét, phải được thay thế bằng một hiến pháp mới khi nhà nước độc lập được thành
lập và tình hình phù hợp [58]. Do đó, ngay trong các quy định của Hiến pháp khi đó đã có
các điều khoản liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp: Các quy định tại Điều III của Quy tắc
bổ sung cũng khẳng định rằng Hiến pháp của Cộng hòa Indonesia đã được sửa đổi sau đó
sẽ có sau khi MPR chính thức thiết lập chúng. Tuy nhiên, cho đến khi Hiến pháp năm 1945
được sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1999, MPR hiện tại vào năm 1945 vẫn chưa thành lập
năm 1945 với tư cách là Hiến pháp của Cộng hòa Indonesia [44].
Về lời nói đầu:
Ngay ở Lời nói đầu Indonesia đã khẳng định nền tảng niềm tin dựa trên tôn giáo.
Hiến pháp viết: “…By the grace of God Almighty and motivated by the noble desire to
live a free national life, the people of Indonesia hereby declare their independence.” [44]
(Dịch: theo ân sủng của Thiên Chúa Toàn năng và thúc đẩy bởi mong muốn cao cả để
sống một cuộc sống của một dân tộc tự do, người dân Indonesia nay tuyên bố sự độc lập
của mình), “…therefore the independence of Indonesia shall be formulated into a
constitution of the Republic of Indonesia which shall be built into a sovereign state
based on a belief in the One and Only God, just and civilised humanity, the unity of
Indonesia, and democratic life led by wisdom of thoughts in deliberation amongst
representatives of the people, and achieving social justice for all the people of
Indonesia.” [44] (Dịch: Do đó, hình thành một nhà nước có chủ quyền dựa trên niềm tin
vào một và chỉ một Thiên Chúa, vào nhân loại văn minh và công chính, vào sự thống
nhất của Indonesia, và đời sống dân chủ dẫn dắt bởi sự khôn ngoan của những suy tư
được thảo luận giữa những đại biểu nhân dân, hướng đến công bằng xã hội cho tất cả
người dân Indonesia.) Không chỉ vậy, tại khoản 1 Điều 29 chương XI. Tôn giáo, Hiến
pháp Indonesia cũng ghi nhận “(1) The State shall be based upon the belief in the One
and Only God” (Dịch: Nhà nước sẽ dựa trên một niềm tin và duy nhất vào Chúa”). Như
vậy, có thể thấy dù không tuyên bố quốc giáo, song, Hiến pháp Indonesia 1945 đã
khẳng định nền tảng đức tin và tầm ảnh hưởng của tôn giáo tới Hiến pháp Indonesia.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Về nguyên tắc:
Hiến pháp Indonesia đã nhấn mạnh đến một trong những nguyên tắc rất quan
trọng của nhà nước Indonesia - Pancasila với năm (5) nội dung chính, trong đó nội dung
được nhắc đến ngay đầu tiên đó là nền tảng Hồi giáo đang mở rộng và có tầm vóc ở
Indonesia [82]. Nội dung cụ thể của nguyên lý Pancasila sẽ được phân tích rõ ở phần
Hiến pháp hiện tại của Indonesia (phần 2.2.4) bởi đó nguyên lý được gìn giữ và coi là
“linh hồn” của việc xây dựng và làm nên Nhà nước Cộng hòa Indonesia.
Về các nội dung chính:
Thứ nhất, Hiến pháp đã tuyên bố, nhà nước Indonesia là nhà nước đơn nhất với
hình thức chính thể cộng hòa [87], chủ quyền trong tay người dân và sẽ được thực hiện
theo Hiến pháp [88], đồng thời khẳng định Indonesia là nhà nước vận hành trên cơ sở
luật pháp [89].
Thứ hai, do tại thời điểm Hiến pháp ra đời, Indonesia mới chỉ tuyên bố độc lập,
và trong thời kỳ chính phủ chuyển đổi. Vì vậy, không phải tất cả các UDD năm 1945 đã
được thực hiện và đã có những sự khác biệt trên thực tế. Cụ thể:
(1) Quyền lực của tổng thống với tư cách là người nắm giữ quyền lực hành
pháp cao nhất và các nhà tổ chức chính phủ là rất rộng. Vào thời điểm đó, quyền
lực của tổng thống cũng bao gồm cơ quan lập pháp. Điều này tiếp tục cho đến
khi cuối cùng Ủy ban Quốc gia Indonesia (KNIP) được giao nhiệm vụ quyền lực
lập pháp thông qua Tuyên bố của Tổng thống số. X, ngày 16/10/1945.
(2) Sự hình thành của một nội các nghị viện với các bộ trưởng chịu trách
nhiệm trước Hạ viện và do Thủ tướng Sutan Syahrir chủ trì. Dự thảo hiến pháp
bao gồm việc mở Luật cơ bản (trong đó có tuyên bố độc lập, mục tiêu nhà nước
và cơ sở nhà nước), nội dung hoặc nội dung của hiến pháp bao gồm 16 Chương,
37 điều, 4 điều chuyển tiếp, và 2 quy tắc bổ sung và giải thích về Hiến pháp [82].
Thứ ba, các nội dung liên quan đến quyền con người còn ở mức độ hạn chế. Các
điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp, từ Điều 28A đến Điều 28J (gồm 10 quyền)
thuộc chương 10 – Quyền con người của Hiến pháp. Có thể thấy, số lượng quyền được
hiến định còn khá ít ỏi và còn nhiều chỗ trống.
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
VIETKHOALUAN.COM
Thứ tư, về cơ chế bảo hiến, Hiến pháp có quy định về Tòa án Hiến pháp ở Điều
24C, nhưng các vấn đề liên quan đến Tòa án Hiến pháp chưa được tách riêng mà chúng
được xếp vào chương 8A – Ban Kiểm toán Nhà nước. Các quy định về Tòa án Hiến
pháp và cơ cấu tòa án (với 9 Thẩm phán) đã được quy định, song trên thực tế, Tòa án
Hiến pháp năm 1945 chưa được thực hiện nhiệm vụ bảo hiến của mình trên thực tế do
tính lịch sử chỉ tồn tại trong thời gian ngắn của Hiến pháp Indonesia 1945.
Qua những nội dung sơ lược trên, có thể thấy, Hiến pháp 1945 đã đưa ra các nền
tảng căn bản về đức tin, bộ máy nhà nước, tòa án, quyền con người,… Dù còn tồn tại
những điểm hạn chế, song có thể lý giải bởi hoàn cảnh lịch sử và tính chất đặc biệt của
Hiến pháp 1945. Những điểm hạn chế đó sẽ được sửa đổi dần trong những bản Hiến
pháp của Indonesia về sau.
2.2.3.2. Hiến pháp RIS (27/12/1949 – 17/8/1950)
Về hoàn cảnh lịch sử:
Quốc gia Indonesia độc lập tiếp tục bị phá hoại bởi những người Hà Lan muốn
giành lại Indonesia. Trận chiến bảo vệ nền độc lập của Indonesia xảy ra ở hầu hết các
khu vực. Đỉnh cao của cuộc xâm lược Milter đầu tiên của Hà Lan vào năm 1947 và
Cuộc xâm lược quân sự II của Hà Lan vào năm 1948. Hai thỏa thuận tiếp theo, đó là
Thỏa thuận Linggarjati và Thỏa thuận Renville, tiếp tục bị vi phạm. Liên Hợp Quốc
bước vào và cuối cùng đã tổ chức Hội nghị Bàn tròn (KMB) vào ngày 23 tháng 8 năm
1949 cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1949 tại Den Hag, Hà Lan. KMB có sự tham dự của
đại diện đến từ Indonesia do Mohammad Hatta, đại diện của Nhà nước bù nhìn Hà Lan,
Sultan Hamid II, một đại diện từ Hà Lan do Mr. Van Brussven và từ Liên Hợp Quốc do
Crittchlay lãnh đạo.
Các kết quả KMB chính là:
(1) Thành lập Cộng hòa Indonesia Hoa Kỳ (RIS)
(2) Đệ trình chủ quyền cho Nhà nước Cộng hòa Indonesia Hoa Kỳ
(3) Thành lập Liên minh giữa Vương quốc Hà Lan và Cộng hòa Indonesia Hoa
Kỳ.
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM

Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408jackjohn45
 
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụTăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...luanvantrust
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
Chính sách nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế ...
 
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAYLuận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
 
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.docQuyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị ở Tỉnh Phú Yên.doc
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú YênLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
 
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
Luận án: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Quảng Ninh - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở việt nam hiện nay 6834408
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em, HOT
 
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại VụTăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
Tăng cường công tác quản lý thông tin đối ngoại của Sở Ngoại Vụ
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị - từ thực tiễn Qu...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp luật hiến pháp, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN KHÁNH LINH LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------------------- NGUYỄN KHÁNH LINH LỊCH SỬ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC HỒI GIÁO TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. MAI VĂN THẮNG HÀ NỘI, 2019
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Mai Văn Thắng. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Nguyễn Khánh Linh
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 6 MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 7 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 7 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 9 2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 9 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 9 3. Những điểm mới của nghiên cứu......................................................................... 10 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án......................................................... 10 5. Bố cục của khóa luận ............................................................................................ 11 CHƯƠNG 1. HỒI GIÁO VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐÔNG NAM Á: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN .................................................... 12 1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á và những đặc điểm cơ bản............................................................................................................................ 12 1.1.1. Khái quát về lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á.......................... 12 1.1.2. Ảnh hưởng của Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á.................................. 14 1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á ........... 17 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á......... 19 1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á ........................................ 22 1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á................................................................................ 24 1.4.Tiểu kết chương 1................................................................................................... 26 Chương 2. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á......................................................................... 27 2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á .................................................................................................. 27 2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia.............................................. 28 2.2.1. Khái quát chung.......................................................................................... 28 2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia ................................. 30 2.2.3. Lịch sử của Hiến pháp Indonesia .............................................................. 33 2.2.4. Nội dung Hiến pháp Indonesia hiện hành ................................................ 44 2.2.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp .................................................................... 48 2.2.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 54 2.3. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Malaysia .................................................... 57 2.3.1. Khái quát chung.......................................................................................... 57
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2.3.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Malaysia .................................. 59 2.3.3. Lịch sử Hiến pháp Malaysia....................................................................... 61 2.3.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành Malaysia.................................................. 69 2.3.5. Thực tiễn thi hành....................................................................................... 74 2.3.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 79 2.4. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp Brunei ........................................................ 82 2.4.1. Khái quát chung.............................................................................................. 82 2.4.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia ................................. 83 2.4.3. Lịch sử Hiến pháp Brunei .......................................................................... 84 2.4.4. Nội dung Hiến pháp hiện hành.................................................................. 89 2.4.5. Thực tiễn thi hành Hiến pháp .................................................................... 93 2.4.6. Đánh giá và lý giải....................................................................................... 96 2.5. Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 98 Chương 3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, MỘT SỐ GỢI MỞ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ....................................................................................................... 99 3.1. Về xu hướng phát triển......................................................................................... 99 3.1.1. Xu hướng phát triển chung............................................................................ 99 3.1.2. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định.................................................................................................... 100 3.1.3. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng trong Hiến pháp và thực tế........ 102 3.2. Nguyên nhân của sự thay đổi............................................................................. 103 3.2.1. Xu hướng chế định hóa quyền con người và đảm bảo thể chế dân chủ ở một mức độ nhất định.................................................................................................... 103 3.2.2. Xu hướng ảnh hưởng Hồi giáo gia tăng với trường hợp Indonesia và Brunei...................................................................................................................... 106 3.3. Những gợi mở cho quá trình cải cách Hiến pháp Việt Nam........................... 108 3.4. Các vấn đề đặt ra ................................................................................................ 111 3.5. Tiểu kết chương 3................................................................................................ 114 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 118 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 129
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XHCN: RIS: KMB: DPR Xã hội chủ nghĩa Hiến pháp liên bang Indonesia giai đoạn 1949 – 1950 Hội nghị bàn tròn lập hiến Indonesia diễn ra từ 23/8/1949 – 2/11/1949 tại Hà Lan Hội đồng Đại diện Nhân dân còn được gọi là Hạ viện. Là một trong 2 cơ quan lập pháp của Indonesia
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiến pháp được biết đến là luật gốc, điều chỉnh những vấn đề quan trọng của một quốc gia. Từ bộ máy nhà nước đến quyền con người, từ hệ thống tư pháp đến cơ chế bảo hiến,… là những nội dung được hiến pháp quy định. Quá trình “phôi thai” của một bản hiến pháp, nội dung hiến pháp hay thực tiễn áp dụng hiến pháp luôn là điều hấp dẫn với bất kỳ học giả hay nghiên cứu sinh nào nghiên cứu về pháp luật nói chung và lĩnh vực hiến pháp nói riêng. Hiến pháp trong xã hội hiện đại có vị trí tối thượng. Nhưng đó chưa phải là tất cả với các nhà nước lấy Hồi giáo làm tư tưởng chính thống hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo lý đạo Hồi. Bởi lẽ, Hồi giáo có một vị trí đặc biệt với đời sống xã hội quốc gia, bao gồm cả nhà nước và pháp luật. Trong những xã hội ấy, Kinh Koran, Sunni luôn có vị trí đặc biệt, là nguồn luật quan trọng nhất. Tuy vậy, trước xu hướng phát triển của thế giới hiện đại, mà hiến pháp luôn là hiện thân của một xã hội dân chủ, pháp quyền, văn minh thì việc nghiên cứu vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo, mối quan hệ của hiến pháp với các nguồn luật khác, vai trò của hiến pháp trong bối cảnh hiện đại,… luôn có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và nhận thức. Đồng thời, nghiên cứu về lịch sử và xu hướng phát triển của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo, kinh nghiệm xử lý mối quan hệ giữa hiến pháp và nguồn luật Hồi giáo cũng sẽ gợi mở một số vấn đề giữa bối cảnh cải cách pháp luật, nâng cao vị trí vai trò của hiến pháp trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài còn dựa trên năm (5) lý do sau: Thứ nhất, diện mạo và “nhịp đập” một quốc gia được phản chiếu qua hiến pháp của quốc gia đó. Để có thể hiểu và lý giải được các hoạt động, các sự kiện nảy sinh trên thực tế tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực (Indonesia, Malaysia, Brunei), nghiên cứu hiến pháp là một phương thức hữu hiệu nhằm thực hiện điều đó. Thứ hai, mỗi một bản hiến pháp thuộc về một bối cảnh cụ thể. Trải qua những trầm tích thời gian, hiến pháp các nước Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á có chiều dài lịch sử và những điểm riêng biệt so với Hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới. Việc nghiên cứu lịch sử và xu hướng phát triển tạo ra cái nhìn đa chiều và sâu sắc cho việc đánh giá
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM và xem xét hiến pháp. Từ đó, có thể đưa ra những luận giải cho các sự kiện pháp lý nảy sinh trên thực tiễn. Thứ ba, làn sóng dân chủ hóa thứ ba (1974–2000), bắt đầu từ Nam Âu, lan sang Mỹ Latinh, châu Phi, rồi đến Đông Á, đã mang lại cho khu vực 7 nền dân chủ mới, đó là Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Mông Cổ, Campuchia, và Indonesia [2]. Nghiên cứu hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á là dữ liệu cần thiết nhằm định vị sự phát triển và vị trí của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực trên bản đồ dân chủ thế giới. Thứ tư, Đông Nam Á là khu vực có nhiều điểm đặc biệt so với các khu vực khác trên thế giới. Trải dọc chiều dài lịch sử, các đế chế và vương quốc đã đến và đi trên mảnh đất nhiệt đới: Đế chế Sri Vijaya trong thế kỷ thứ VIII đến XII, đế quốc Khmer vào thế kỷ IX đến XV, đế chế Majapahit trong thế kỷ XII đến XIV, đế quốc Malacca vào thế kỷ XV. Ngay cả trong những năm cai trị thuộc địa, khu vực này đã bị chia cắt giữa Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,...[2] Trong bối cảnh đó, hơi thở Hồi giáo đã lan tỏa và bám rễ vào đời sống sinh hoạt cũng như tư tưởng của con người tại các quốc gia. Nhìn nhận hiến pháp trong chiều dài lịch sử và độ rộng của sự thay đổi góp phần tạo nên bức tranh toàn diện của các quốc gia trên thế giới, sự cựa mình của các quốc gia có đông đảo các tín đồ tôn sùng tôn giáo lớn thứ hai thế giới. Thứ năm, “mối quan hệ giữa các thiết chế tôn giáo và nhà nước đi theo một dòng chảy liên tục ở mỗi nước” [3], những hệ thống tôn giáo – nhà nước khác nhau ra đời sau những cuộc “hôn phối” đầy lịch sử. “Tôn giáo – Hiến pháp”, “Nhà thờ - Nhà nước” trong bối cảnh đó cũng đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu về hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực giúp người nghiên cứu nhận ra mối liên hệ giữa tôn giáo và pháp luật nói chung, hiến pháp nói riêng. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á sẽ đưa ra những minh chứng trong lịch sử lập hiến của từng quốc gia Hồi giáo, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, từ lý thuyết đến thực tiễn, từ đánh giá đến dự báo về sự phát triển Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á.
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về lịch sử và xu hướng hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực nhằm hai (2) mục đích chính sau: Thứ nhất, nghiên cứu nhằm là rõ lịch sử ra đời, sự thay đổi và phát triển của hiến pháp qua thời gian tại các quốc gia chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. Đồng thời xác định vị trí, vai trò của hiến pháp các quốc gia trong hệ thống pháp luật dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật Hồi giáo cũng là một trong những mục đích nghiên cứu không thể bỏ qua. Thứ hai, qua những vấn đề được làm rõ ở trên, nghiên cứu nhằm nhận diện xu hướng phát triển hiến pháp ở các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, phân tích cùng bối cảnh các quốc gia Hồi giáo trên thế giới để đánh giá được xu thế vận động chung. Ngoài ra, gợi mở và đưa ra những khuyến nghị nâng cao vai trò, hiệu lực của hiến pháp trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các bản hiến pháp của các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực, lịch sử lập hiến của từng quốc gia, các dấu vết của Hồi giáo trong hiến pháp và đời sống xã hội trên thực tế, các yếu tố tác động đến việc hình thành hiến pháp và Hồi giáo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm hiểu các công trình khoa học đã có liên quan đến hiến pháp và Hồi giáo, mối quan hệ giữa hiến pháp và các nguồn tôn giáo,… của các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Phạm vi nghiên cứu, về không gian, là khu vực Đông Nam Á, với sự tập trung vào ba trường hợp Indonesia, Malaysia, Brunei. Đây là ba quốc gia mà dấu vết Hồi giáo ảnh hưởng rõ rệt nhất trong đời sống sinh hoạt pháp luật và xã hội. Vị trí của Hồi giáo được khẳng định và nhấn mạnh ngay từ Lời nói đầu của hiến pháp và được điều chỉnh, ghi nhận trong rất nhiều điều, nhiều chương của các bản hiến pháp từng thời kỳ. Về thời gian, đề tài xem xét từ những bản hiến pháp đầu tiên được coi là viên gạch nền tảng cho sự phát triển và thay đổi của hiến pháp về sau tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực.
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 3. Những điểm mới của nghiên cứu Nghiên cứu có một số điểm mới sau: Nghiên cứu đánh giá sự tác động của lịch sử, văn hóa và đặc biệt là tôn giáo tới lịch sử và sự phát triển hiến pháp các quốc gia Hồi giáo Đông Nam Á. Đồng thời, đưa ra cái nhìn tổng thể về tiến trình lập hiến và điểm mới của từng bản hiến pháp của Indonesia, Malaysia, Brunei trong sự so sánh đánh giá lẫn nhau. Đây là các quốc gia có hiến pháp ít được nghiên cứu đề cập đến trong các công trình khoa học đánh giá về sự thay đổi của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trên thế giới. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu về hiến pháp ba quốc gia đều đang nghiên cứu ở mức độ riêng lẻ từng giai đoạn, từng quốc gia. Với khóa luận, hiến pháp ba quốc gia sẽ được nghiên cứu đồng thời cùng nhau và xuyên suốt trong quá trình lịch sử. Khóa luận cũng đưa ra lý do và cơ sở cho sự thay đổi hiến pháp các quốc gia trong từng giai đoạn, cũng như sự thực thi ở hiện tại với một số dẫn chứng thực tế tiêu biểu. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra khuynh hướng phát triển và quy luật của hiến pháp các quốc gia Hồi giáo trong bối cảnh xã hội hiện nay với sự đan xen và ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đồng thời, kết hợp với những thay đổi trong lịch sử để đẩy ra những bản sắc pháp lý riêng, hệ tư tưởng pháp lý riêng của Indonesia, Malaysia và Brunei. Cuối cùng, từ những ghi nhận trong hiến pháp và thực tiễn thi hành tại từng quốc gia, cách xử lý mối quan hệ giữa tôn giáo và hiến pháp, kinh nghiệm xử lý của từng quốc gia trong bối cảnh khu vực và thế giới,… khóa luận đưa ra những kiến giải và gợi mở bài học cho Việt Nam trong quá trình cải cách hiến pháp nước ta nhằm phù hợp với thay đổi trong nước và hội nhập quốc tế. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Nghiên cứu mang chứa ý nghĩa khoa học, bởi nghiên cứu là tài liệu cho việc nghiên cứu về các quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhìn nhận một phần pháp luật và nhà nước các quốc gia ASEAN. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn đưa ra cái nhìn tổng quát về lịch sử nhà nước và pháp luật, lịch sử lập hiến các nước,… Đây cũng là nghiên cứu có tính hệ thống về các bản hiến pháp cũng như thay đổi hiến pháp các quốc gia dành cho những người muốn nghiên cứu sâu về hiến pháp và Hồi giáo.
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Ýnghĩa thực tiễn của khóa luận thể hiện đưa ra những bài học và kinh nghiệm xử lý trên thực tiễn của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á, đưa đến bài học giải quyết mối quan hệ Hồi giáo và pháp luật tại các quốc gia Hồi giáo trên thế giới nói chung. Không chỉ vậy, khóa luận còn đưa đến gợi mở liên quan đến cải cách hiến pháp tại Việt Nam, về quyền tự do tôn giáo, các vấn đề Hồi giáo và tôn giáo được hiến định, việc giải quyết mối quan hệ giữa luật pháp và các yếu tố khác chi phối trong xã hội để thực sự đem lại một xã hội “thượng tôn pháp luật”. 5. Bố cục của khóa luận Khóa luận bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và ba (3) chương: Chương 1: Hồi giáo và pháp luật ở Đông Nam Á: Lịch sử phát triển và những vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Chương 3: Xu hướng phát triển, những gợi mở và vấn đề đặt ra.
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM CHƯƠNG 1. HỒI GIÁO VÀ PHÁP LUẬT Ở ĐÔNG NAM Á: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN Thuật ngữ “Hồi giáo” (Islam, Musulman) có nghĩa là “sự khuất phục”, sự “hiến dâng” [19]. Những người theo Hồi giáo sống và thực hiện công việc dựa trên những lời răn dạy của thánh Allah được nhà tiên tri Mohammed truyền lại. Những hạt giống đầu tiên về đạo Hồi được nảy mầm từ thế kỷ VII, khi thương gia thành phố Mécca – Mohammed đi truyền bá thông điệp đến từ đấng Allah tối cao. Ngày mà Mohammed rời gót chân khỏi Mécca được coi là ngày bắt đầu lịch Hồi giáo – ngày hijra. Trong khi châu Âu còn đang chìm đắm trong đêm trường Trung cổ thì nền văn hoá Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ [19]. Theo Th. Van Baaren, trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến XIV, ảnh hưởng của nền văn minh Hồi giáo với thế giới lớn hơn bất kỳ một đế quốc nào khác trong lịch sử bấy giờ [70, 137]. Đạo Hồi và luật Hồi giáo đã tồn tại hơn 1.300 năm và phát triển ảnh hưởng của mình từ bán đảo Ả rập đến châu Phi, châu Á. Sự phát triển của Hồi giáo ngày càng mạnh mẽ, màu sắc Hồi giáo len lỏi vào nếp suy nghĩ và lối sống của nhiều cộng đồng, nhiều dân tộc khác nhau. Nghiên cứu đầu năm 2011 về Tương lai của dân số Islam giáo toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu PEW đã đưa ra nhận định rằng, số lượng tín đồ Islam giáo sẽ tăng khoảng 35% trong vòng 20 năm tới và đạt khoảng 2,2 tỷ người vào năm 2030. Trên bản đồ Hồi giáo, khu vực Đông Nam Á là một khu vực có sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo rất mạnh mẽ, tiêu biểu là ba (3) quốc gia: Indonesia, Malaysia, Brunei. 1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Hồi giáo ở Đông Nam Á và những đặc điểm cơ bản 1.1.1. Khái quát về lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực nằm giữa hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khu vực này rộng 4.494.047 km² (chiếm 10.5% diện tích Châu Á và 3% diện tích đất trên Trái Đất). Phần lớn khu vực nằm ở bán cầu Bắc và nằm một chút tại bán cầu Nam. Nó bao gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm: Nhóm đất liền (Bán đảo Trung - Ấn): Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia; Nhóm hải
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM đảo (Quần đảo Mã Lai): Indonesia, phía đông Malaysia, Singapore, Philipines, Đông Timor, Brunei [7]. Hầu hết các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều có những biến động và giai đoạn thăng trầm phức tạp. Lịch sử khu vực Đông Nam Á có thể chia làm bốn (4) giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Từ thời nguyên thủy đến xã hội có giai cấp và nhà nước. Trong thời kỳ đồ đá, kỹ thuật chế tác công cụ Đông Nam Á, vừa mang đặc trưng của trình độ kỹ thuật đá cũ trên thế giới, vừa có biểu hiện thể hiện tính trội của khu vực: văn hóa đá cuội (Pebble culture) và những công cụ chặt có dáng thô sơ (Chopper và Chopping-tool) [13]. Giai đoạn 2: Giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các vương quốc Đông Nam Á. Sau sự tan rã của Vương quốc Phù Nam (thế kỷ VII), các quốc gia sơ kỳ như Srivijaya, Kalinga ở Indonesia, quốc gia của người Khmer, người Môn, người Mianma, người Thái,… bắt đầu xuất hiện cùng với những kỳ tích văn hóa, điển hình như tổng thể kiến trúc Bôrôbuađua (Borobudur) ở Java [13]. Trong khi Ấn Độ thường xuyên có những biến động bên trong, Trung Quốc rơi vào sự khủng hoảng, suy thoái liên mien hay Châu Âu chìm trong “đêm trường trung cổ” thì ở giai đoạn này, Đông Nam Á đã đạt đỉnh cao phát triển. Giai đoạn 3: Giai đoạn suy thoái của các quốc gia phong kiến và phong trào đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Sau sự phát triển huy hoàng, biểu đồ của khu vực Đông Nam Á có sự suy thoái. Từ thế kỷ XVI trở đi, các quốc gia Đông Nam Á đã không còn đủ sức thực hiện mục tiêu phát triển và tự bảo vệ mình [13]. Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều phải chịu ách đô hộ thực dân trong một thời gian dài. Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa Châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha [24]. Còn Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ [24]. Giai đoạn 4: Giai đoạn từ năm 1945 đến nay. Sau những nỗ lực bền bỉ và cuộc đấu tranh quả cảm, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khôi phục lại được sự độc lập và tự chủ. Đây cũng là thời điểm nhiều bản hiến pháp trong khu vực được ra đời. Các quốc gia
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Đông Nam Á vực dậy từ trong tro tàn chiến tranh và từng bước gây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế. Cho đến nay, Đông Nam Á có sự khởi sắc nhất định và trở thành một trong những khu vực kinh tế, dân chủ đáng chú ý trên thế giới. Có thể thấy, các quốc gia Đông Nam Á đều chịu sự biến động lịch sử và có tiến trình phát triển với sự ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Điều đó cũng là một trong những lý do khiến Đông Nam Á được coi là “ngã tư đường thế giới” ở cả mặt địa lý và văn hóa, tôn giáo, pháp luật. 1.1.2. Ảnh hưởng của Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á Thứ nhất, về quá trình lịch sử Hồi giáo du nhập vào khu vực Đông Nam Á Tuy là một tôn giáo lớn và phổ biến trên thế giới nhưng Hồi giáo ảnh hướng tới khu vực Đông Nam Á khá muộn. Cho đến nay vẫn còn nhiều điều tranh cãi về thời điểm chính xác đạo Hồi du nhập vào khu vực Đông Nam Á. Ý kiến nhận định Hồi giáo du nhập vào đây thông qua các thương gia Ả rập và Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VII-XIII [13] là ý kiến nhận được nhiều sự ủng hộ nhất. Do sự du nhập muộn nên "lưỡi gươm tàn bạo của Hồi giáo" không còn thoả sức hoành hành để mở rộng lãnh thổ và áp đặt tôn giáo cho các cư dân các vùng đất bị người Ả rập Hồi giáo chiếm đóng nữa” [14]. Đó cũng là một phần lý giải cho việc Hồi giáo tại Đông Nam Á có phần ôn hòa hơn các khu vực khác. Đạo Hồi bén rễ tại khu vực Đông Nam Á thông qua con đường buôn bán đường thủy nối Tây Ấn Độ và Đông Á. Dần dần, lan tỏa đến Malaysia, Indonesia, sau đó qua con đường Malaysia lan ra các đảo miền Nam Philippines. Thông qua những lần giao thương, buôn bán và trao đổi với thương nhân các quốc gia khác, “một cơn gió mới thổi vào vùng Đông Nam Á hải đảo làm chao đảo kỉ nguyên Ấn Độ hóa của cư dân nơi đây. Cơn gió mới đó chính là Hồi giáo do những thương nhân Hồi giáo (Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư) mang đến khi những hoạt động thương mại ngày càng gia tăng với Đông Nam Á hải đảo” [1]. Nơi đặt chân đầu tiên của Hồi giáo là vùng Bắc Sumatơ của người Ache. Do con đường ảnh hưởng chính là thông qua buôn bán, giao thương nên điểm chung là những nơi phát triển giao lưu buôn bán ở khu vực Đông Nam Á là những nơi có sự xâm nhập đầu tiên và phát triển lớn mạnh về Hồi giáo [16]. Những Hồi quốc (Sultanate) đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập vào thế kỷ XIII. Teranate (1257), là một trong những Hồi quốc
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM lâu đời nhất ở Indonesia, được thành lập bởi Baab Mashur Malamo (1257 - 1277). Samudera Pasai (1267), Hồi quốc nằm ở phía Bắc đảo Sumatra đã chuyển sang Hồi giáo dưới thời trị vì của Malik ul Salih [17]. Sự có mặt của Hồi giáo khá thuận lợi, không có sự ghi nhận nào về chiến tranh tôn giáo lớn bùng nổ ngoài những cuộc đụng độ nhỏ ở Philippines. Có lẽ vì vậy mà Hồi giáo rất nhanh hòa mình và sống cuộc sống của chính nó tại mảnh đất Đông Nam Á hải đảo với ba quốc gia tiêu biểu là Malaysia, Indonesia và Brunei. Khi sang đến Đông Nam Á lục địa, Phật giáo và nền văn hóa Phật giáo là một rào cản lớn với đạo Hồi. Vì thế, đạo Hồi ở Myanmar, Thái Lan, Việt Nam hay Campuchia không mạnh mẽ và bền sâu như ở khu vực Đông Nam hải đảo mà thu lại thành những cộng đồng dân cư thiểu số. Đến thế kỉ XV, XVI, Hồi giáo lan tỏa một cách mạnh mẽ và sâu rộng ở hầu hết Đông Nam Á hải đảo. Nhiều Hồi quốc hình thành và trở thành những trung tâm Hồi giáo và thương mại quan trọng trong khu vực. Sự hình thành các Hồi quốc ở Đông Nam Á hải đảo diễn ra theo “hiệu ứng dây chuyền”. Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo đầu tiên được thành lập trên đất liền Malaysia là Malacca (1400), Cirebon (1445), Demak (1475)…[1] đây là thời kì mà hoạt động thương mại của những thương nhân Hồi giáo vẫn đang diễn ra nhộn nhịp với các trung tâm thương mại trọng yếu ở Đông Nam Á hải đảo. Như vậy, có thể thấy quá trình du nhập Hồi giáo tới các quốc gia Đông Nam Á thông qua đường thủy gắn liền với sự giao thương buôn bán. Cùng với sự du nhập của Hồi giáo, diện mạo đời sống khu vực Đông Nam Á đã có sự thay đổi đáng kể. Cho đến nay, dù có nhiều biến động chính trị và đời sống xã hội thay đổi, song, tầm ảnh hưởng và dấu ấn Hồi giáo vẫn hiện hữu rất rõ nét ở các quốc gia Đông Nam Á, tiêu biểu là ba quốc gia: Indonesia, Malaysia, Brunei. Thứ hai, về nguyên nhân Hồi giáo ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Hồi giáo là tôn giáo đến sau ở mảnh đất Đông Nam Á. Trước khi làn gió Hồi giáo thổi vào, Đông Nam Á đang tồn tại sự ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa và Phật giáo. Vậy nguyên nhân nào mà ảnh hưởng Hồi giáo có thể lan tỏa nhanh chóng và đâm sâu, bám chắc trong tư tưởng và đời sống cộng đồng người dân khu vực đến vậy?
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Đầu tiên, thời kỳ Hồi giáo hóa Đông Nam Á trùng với thời kỳ khủng hoảng các vương quốc cổ đại (Ví dụ ở Chămpa lục địa). Sự suy yếu của quốc gia Ấn Độ - Phật giáo Majapahit hùng mạnh khiến Hồi giáo dễ dàng chen chân vào đời sống của người dân trong khu vực. “Nếu như trước đây, Hồi giáo ra đời góp phần thống nhất các bộ lạc trên bán đảo Ả rập thành một đế quốc Hồi giáo vững mạnh, thì lúc này Hồi giáo trở thành ngọn cờ của các tiểu quốc trên quần đảo Indonesia đấu tranh giành độc lập, phát triển kinh tế” [19]. Hồi giáo trở thành vũ khí sắc bén tạo dựng cộng đồng đoàn kết, thực hiện ý đồ mở rộng lãnh thổ và truyền bá văn hóa ra ngoài lãnh thổ của các tiểu quốc ở khu vực Đông Nam Á. Tiếp đó, sự phát triển của kinh tế, giao thương buôn bán ở các quốc gia hải đảo cũng mở cửa chào đón các giáo lý đạo Hồi. Sự bình đẳng, phóng khoáng và đơn giản trong lễ nghi Hồi giáo phù hợp với tầng lớp thương nhân được giới quý tộc tại Indonesia và Malaysia rất chào đón. Cùng với sự phát triển của kinh tế, những cuộc hôn nhân mang màu sắc chính trị, kinh tế giữa người bản địa cùng thương nhân định cư ở khu vực diễn ra khá phổ biến. Con đường cải giáo phù hợp với sự phát triển tự nhiên và tâm lý của người dân các quốc gia Hồi giáo trong khu vực [20]. Ví dụ như vua Pasai đã cải sang Hồi giáo khi cưới một công chúa Hồi giáo lúc ông đã 72 tuổi [21]. Một trong những điểm nổi bật của các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung và các quốc gia Hồi giáo nói riêng là sự mềm dẻo, dễ thích nghi với những sự du nhập từ bên ngoài. Và Hồi giáo qua một chặng đường dài cùng thời gian lâu để từ Trung Đông đến cửa ngõ Đông Nam Á, tính khắc nghiệt đã giảm bớt, sự linh hoạt được nâng cao hơn. Hồi giáo dễ chung sống với các tôn giáo có mặt sẵn có ở Đông Nam Á. Kết hợp với các truyền thống địa phương, vương quyền càng giúp Hồi giáo nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí của mình. Nếu nhà vua Indonesia theo đạo Hồi, thì theo quan điểm lòng trung thành, rất cả dân chúng cũng cải đạo theo – đây là một trong những minh chứng tiêu biểu rằng chế độ vương quyền và truyền thống, tập tục vốn có ở các quốc gia Hồi giáo trong khu vực tạo đà cho sự phát triển Hồi giáo.
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Không chỉ vậy, Đông Nam Á là xứ sở hiếm hoi mà Hồi giáo không cần dùng đến bạo lực để giành lấy sự ảnh hưởng. Vốn mang tồn tại màu sắc của chủ nghĩa thần bí có sẵn trong truyền thông văn hóa của các cư dân vùng bán đảo Ả rập, Hồi giáo vì thế đi lại rất tự nhiên trong cuộc sống tâm linh và thần bí phương Đông [22]. Trong thế kỉ XV, Malacca được xem là điểm dừng chân, nơi án ngữ tuyến đường chính trong giao thương hàng hóa từ phương Tây đến Đông Nam Á [1]. Để có thể giao tiếp và buôn bán với nhau, những thương nhân đến từ những vùng đất khác nhau cần một ngôn ngữ chung. Ngôn ngữ duy nhất đáp ứng được yêu cầu lúc bấy giờ chính là tiếng Melayu của người Malaya ở Malacca. Việc sử dụng rộng rãi và chung một ngôn ngữ cũng khiến Hồi giáo phát triển mạnh mẽ hơn. Hầu hết người dân ở Malacca đều theo Hồi giáo. Bên cạnh việc khuyến khích làm giàu, quan niệm về con người bình đẳng với nhau trước thánh Allah của Hồi giáo khiến người dân khu vực các quốc gia Hồi giáo Đông Nam Á nhìn nhận tôn giáo này hoàn toàn khác so với sự phân chia đẳng cấp trong xã hội vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc Hinđu giáo. Cảm thấy bản thân được tôn trọng, điều mà chưa bao giờ cảm nhận có lẽ là một trong những lý do khiến người dân không chống đối mà đón nhận Hồi giáo trong sự hân hoan [1]. 1.1.3. Khái quát những đặc điểm cơ bản của Hồi giáo tại Đông Nam Á Với những đặc điểm riêng, Hồi giáo tại các nước trong Đông Nam Á vừa mang đặc điểm chung của Hồi giáo truyền thống, vừa mang đặc điểm riêng. Thứ nhất, quá trình Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á diễn ra muộn hơn so với các khu vực khác trên thế giới nhưng lại mạnh mẽ và có sức lan tỏa, đặc biệt là trong giai đoạn XV – XVI. Để có được quá trình Hồi giáo hóa như vậy, Hồi giáo đã từng bước thâm nhập và đời sống con người. Sau cả một quá trình giao thương và chuẩn bị trước đó, kết quả là Hồi giáo đã nhẹ nhàng thâm nhập vào đời sống xã hội và pháp luật các nước Đông Nam Á. Thứ hai, trong quá trình hòa nhập và truyền bá ở khu vực Đông Nam Á, Hồi giáo cũng gặp những rào cản không thể tránh khỏi. Nhưng khác với khu vực Bắc Phi hay bán đảo Ibrique (Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha), Hồi giáo không cưỡng bức tôn giáo bằng bạo
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM lực, mà thâm nhập rất tự nhiên, với phương thức hòa bình, “không súng ống, giáo mác” tại khu vực Đông Nam Á. Thứ ba, nếu như Thiên Chúa lan tỏa ánh sáng giáo lý theo chiều “từ dưới lên” thì Hồi giáo khu vực Đông Nam Á truyền bá đức tin theo chiều “từ trên xuống” [1]. Do vậy, người đứng đầu chính quyền thường là người chấp nhận thánh Allah. Những người khác cũng cải đạo theo. Một phần nguyên nhân xuất phát từ nguồn gốc sâu xa của Hồi giáo nguyên thủy trong ý tưởng của Mohammed về việc xây dựng một nhà nước Hồi giáo do mình đứng đầu. Hồi giáo ăn sâu vào chính quyền vừa là đặc điểm nổi bật vừa là nguyên nhân lý giải tại sao Hồi giáo thường có ảnh hưởng mạnh mẽ tại các chính thể quân chủ. Ví dụ tại Brunei, tôn giáo cũng ăn sâu trong hệ thống nhà nước. Điều 3 (3) của Hiến pháp Brunei Brunei năm 1959 sắp xếp để Hội đồng tôn giáo hoạt động với tư cách là Cố vấn tôn giáo cho Quốc vương. Sự độc quyền về mặt xác định quyền lợi này không có gì đáng ngạc nhiên khi Brunei thực sự là một chế độ quân chủ tuyệt đối, điều đó có nghĩa là các quyết định liên quan đến chính trị, tư pháp và hành pháp nào đều thuộc quyền quyết định của Quốc vương. Theo điều 38 của Hội đồng tôn giáo và Đạo luật Tòa án Kadis (Brunei), vai trò của Hội đồng tôn giáo Hồi giáo là: “Thay mặt và dưới quyền của Hoàng thượng với tư cách là người đứng đầu Tôn giáo Brunei Darussalam, giúp đỡ và tư vấn cho Quốc vương về tất cả các vấn đề liên quan đến tôn giáo của Brunei Darussalam…” [26]. Thứ tư, Hồi giáo của những quốc gia khác nhau lại có những điểm riêng, nhưng điểm chung của các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á là Hồi giáo đã có nhiều điểm khác biệt với Hồi giáo chính thống. Với việc pha trộn tín ngưỡng, sự đa dạng sắc tộc và thông qua “máy lọc” đầy tính nhân bản của nền văn minh bản địa khi tiếp nhận Hồi giáo [27]. Đồng thời sau một quá trình dài di chuyển và thay đổi cho phù hợp với con người và lối sống khu vực, Hồi giáo ở Đông Nam Á đã bay bớt màu sắc khắc nghiệt và dã man. Hồi giáo Đông Nam Á có sự ôn hòa, mềm dẻo hơn. Thứ năm, mặc dù xâm nhập và chung sống khá tốt với các tôn giáo cùng tín ngưỡng bản địa, xong Hồi giáo vẫn vấp phải sự thời ơ, lạnh nhạt đến từ một số quốc gia trong Đông Nam Á. Bali là ví dụ điển hình về việc đối đầu với sự phát triển của Hồi giáo trong thế kỉ XVI bằng sự lớn mạnh về chính trị và sự phát triển mạnh mẽ của Bà la môn giáo
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM [1]. Việc ảnh hưởng của Hồi giáo cũng bị chững lại do quá trình thuộc địa cùng các chính sách thực dân nhằm làm xói mòn pháp luật Hồi giáo, đặt ách thống trị thực dân dễ dàng hơn [29]. Thứ sáu, quá trình Hồi giáo hóa vẫn đang tiếp diễn ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo khi tại nhiều cộng đồng, tín ngưỡng bản địa vẫn chiếm địa vị thống trị. Hệ quả của quá trình là sự ra đời của các Hồi quốc ở vùng bán đảo nay thuộc Indonesia và Malaysia. Với số lượng tín đồ Hồi giáo là 87,2% dân số theo Hồi giáo [30], dù không thừa nhận chính thức nhưng Indonesia là quốc gia có số lượng tín đồ Hồi giáo đông nhất trên thế giới. Malaysia và Brunei khẳng định rõ ràng Hồi giáo là quốc giáo. Sự xuất hiện của Hồi giáo vẽ thêm màu sắc cho bức tranh tôn giáo, bản sắc vốn đa dạng của Đông Nam Á. Thứ bảy, Hồi giáo có xu hướng gia tăng ảnh hưởng của mình tại các quốc gia. Tuy nhiên, khác với những quốc gia Hồi giáo ở Trung cận Đông, Hồi giáo mặc dù có khả năng chi phối, ảnh hưởng tực tiếp đến hoà bình và ồn định của khu vực nhưng sự chi phối của Hồi giáo ở Đông Nam Á vẫn mềm mại và ít căng thẳng hơn khi đóng vai trò quốc đạo và hệ tư tưởng điều hành đất nước tại một số quốc gia. Sức cải biến, sự linh hoạt tác động ngược trở lại để hoà nhập văn minh bên ngoài vào mình của nền văn hoá bản địa Đông Nam Á là lý do giải thích cho điều đó [31]. 1.1.4. Đặc điểm cơ bản của pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á Với sự mở rộng của Hồi giáo, luật Hồi giáo (Moslem law hay Islamic law) trong tiếng Ảrập gọi là Shari'ah (con đường đúng đắn) bao gồm một hệ thống các quy định tôn giáo [55, 174] ngày càng có ảnh hưởng tại các quốc gia theo Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Luật Shari’ah dựa trên triết lý đạo Hồi nhằm lập ra khuôn vàng thước ngọc cho các hành vi con người, hoạt động của cơ quan, tổ chức, những điều diễn ra xung quanh đời sống cá nhân: ăn kiêng, nuôi dạy con cái, nguyên tắc tu hành, bố thí cho người nghèo,… Ở phạm vi rộng hơn, nó cũng được dùng để giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến tranh [5]. Giống như các dòng họ pháp luật khác trên thế giới, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng và khi du nhập sang Đông Nam Á, pháp luật Hồi giáo cũng có những đặc điểm riêng biệt như vậy.
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Thứ nhất, về nguồn pháp luật. Hệ thống pháp luật Hồi giáo thừa nhận bốn (4) nguồn luật, cụ thể: (1) Kinh Coran: là cuốn thánh kinh với 6.237 câu thơ chia thành 30 tiết, 114 chương. Các chương dài ngắn khác nhau, chương dài nhất có 286 tiết, ngắn nhất là 3 tiết. Chiếm 2/3 kinh thánh là chương Mecca (do ban hành ở Mecca) và chiếm 1/3 kinh thánh là chương Madina (do ban hành ở Madina). Nội dung của kinh Coran bao gồm các nguyên tắc pháp luật, các quy định điều chỉnh các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình, các quan hệ hình sự, các quan hệ tố tụng, thương mại, tài chính và quan hệ quốc tế [19]. (2) Sunna: Các phong tục tập quán truyền thống. (3) Ijam: Sự thỏa thuận, nhất trí của người có thẩm quyền. (4) Quiyas: Suy đoán tương tự pháp luật. Pháp luật Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á sử dụng cả bốn (4) nguồn trên, song trên thực tế, Coran và Sunna là hai nguồn phổ biến hơn cả. So với Coran và Sunna, Ijam và Quiyas được đánh giá là hai (2) nguồn phụ [51, 92]. Việc áp dụng các điều khoản trong Coran và Sunna ở khu vực Đông Nam Á có phần bớt khắc nghiệt hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Và việc áp dụng các nguồn pháp luật Hồi giáo dần thu hẹp trong phạm vi hôn nhân, gia đình và thừa kế [84]. Thứ hai, về hình thức pháp luật, pháp luật Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á vừa là các điều khoản thành văn được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và các bản Kinh thánh được tòa án Shari’ah sử dụng. Trong thực tiễn tại Malaysia hay Indonesia và Brunei, ranh giới phân biệt giữa Kinh Thánh của Hồi giáo và pháp luật của nhà nước thường không rõ ràng. Việc xâm hại đến một “câu thơ” trong Kinh Thánh cũng đồng thời với việc vi phạm quy định của nhà nước: vi phạm pháp luật [37] (biểu hiện của "Tôn giáo pháp"). Việc đưa ra phán quyết và lập luận của cơ quan tư pháp cũng là nguồn pháp luật quan trọng để đánh giá việc thực thi Hiến pháp và luật Hồi giáo trên thực tiễn. Điều này được đánh giá là việc chuyển hóa những quan điểm, ý kiến pháp bởi các học giả pháp lý đạo Hồi vào văn bản pháp luật [8, 57].
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Thứ ba, vai trò lập pháp của cơ quan tư pháp. Những tín đồ trung thành với đạo Hồi luôn sùng bái luật Hồi giáo trong sự bất diệt và không bao giờ đổi thay. Bởi vậy, ở một số “thánh đường Hồi giáo”, trong bộ máy Nhà nước chỉ có nhánh hành pháp và tư pháp mà không có lập pháp. Quan niệm thánh Allah mới có quyền làm ra luật, dẫn đến tư duy Nhà nước chỉ là sự hỗ trợ, thứ cấp bên cạnh giáo lý đạo Hồi. Các điều luật do Nhà nước ban hành chủ yếu nhằm “điền vào chỗ trống” trong luật Hồi giáo. Tuy vậy, ở Malaysia, Indonesia và Brunei, đều có cơ quan lập pháp để thực hiện quá trình thành lập Hiến pháp và pháp luật. Dù rằng theo dòng thời gian, Brunei có sự bất ổn, thậm chí có thời gian cơ quan lập pháp đã bị xóa bỏ theo lệnh của Sultan, nhưng không thể phủ nhận trong quá khứ và hiện tại, các quốc gia Hồi giáo ở Đông Nam Á đều có cơ quan lập pháp riêng biệt. Thứ tư, trong mối tương quan giữa luật nội dung và luật hình thức, pháp luật Hồi giáo khu vực Đông Nam Á cũng chịu chi phối chung của luật Hồi giáo trên thế giới. Rất khó để phân biệt giữa quy định pháp luật và các quy định về tôn giáo vì người Hồi giáo cho rằng pháp luật và tôn giáo là một [4, 134]. Tại Đông Nam Á, sự phân biệt giữa luật Hồi giáo và luật do Nhà nước ban hành khá rõ ràng trong Hiến pháp. Trên thực tế, việc quy định và ghi nhận luật Hồi giáo thường được chia riêng thành một chương, do đó, có thể thấy Nhà nước cũng có ý thức trong việc phân biệt luật Hồi giáo và luật do Nhà nước ban hành. Thứ năm, dù không phân chia rõ ràng các vấn đề nào thuộc luật công, các vấn đề nào thuộc luật tư, song pháp luật Hồi giáo ở Đông Nam Á điều chỉnh gần như toàn bộ các vấn đề trong đời sống xã hội của người theo Hồi giáo trong khu vực. Chỉ khác ở chỗ điều khoản nào còn được sử dụng, điều khoản nào không còn được sử dụng. Việc nâng từ tôn giáo và đạo đức thành quy phạm đã khiến pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á mang màu sắc chính trị thần quyền đặc trưng bao trùm các vấn đề mang tính chất công – tư. Đạo Hồi còn can thiệp cả những vấn đề mà pháp luật không quy định: giờ cầu nguyện, giờ đánh răng, ngày phải đi lễ, cách ăn mặc,…[55, 174]. Thứ sáu, về mức độ và trình độ pháp điển hóa. Cùng với xu thế hội nhập và sự linh hoạt chuyển mình theo thế giới, pháp luật Hồi giáo Đông Nam Á đã có những điểm mới
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM trong việc pháp điển hóa. Các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á có xu hướng phương Tây hóa pháp luật, tiếp nhận những điều tiên tiến trên thế giới: xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền (được ghi nhận trong Hiến pháp Malaysia và Indonesia), tổ chức hệ thống tòa án thường phi tôn giáo bên cạnh tòa Shari’ah và xét xử các tội hình sự, tội nghiêm trọng theo quy định của hiến pháp,… Đồng thời, dần tiếp cận quyền con người và sự bình đẳng trong các giới của xã hội. Điển hình như việc tăng số lượng các điều khoản và đẩy chương Quyền con người lên chương II của Hiến pháp Malaysia 1.2. Những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á Để nghiên cứu và tìm hiểu về hiến pháp một quốc gia hay đặc điểm chung hiến pháp của một khu vực, người nghiên cứu không thể bỏ qua những đặc điểm cơ bản của pháp luật Đông Nam Á. Việc “bắt mạch” những đặc điểm chung cho pháp luật Đông Nam Á vừa là cơ sở vừa có thể lý giải nguyên nhân của các điều khoản trong hiến pháp, về những điều trong nội dung của hiến pháp. Giống như bất kỳ khu vực nào trên thế giới, pháp luật Đông Nam Á có những đặc điểm không trộn lẫn. Đầu tiên, hệ thống pháp luật Đông Nam Á có nguồn luật đa dạng và phong phú. Từ nguồn thành văn và bất thành văn, có thể kể đến như: các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, án lệ của tòa án, lẽ công bằng, tập quán pháp, các học thuyết pháp lý,… Không chỉ vậy pháp luật Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng từ các dòng họ pháp luật lớn trên thế giới: dòng họ pháp luật Common law, Civil law, Hồi giáo hay dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa,… Với dòng họ Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước trong khu vực chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục địa Trừ Thái Lan, luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law có thể kể đến là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha [24]. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ. Có thể kể đến như: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines [24]. Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện diện trong các nước khu vực Đông Nam Á ngay sau Đại chiến thế giới lần thứ
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM II. Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật XHCN trong lịch sử phát triển của mình [24]. Và như những phân tích ở trên, có thể thấy một trong những dòng họ pháp luật ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Đông Nam Á là dòng họ pháp luật Hồi giáo với những đại diện tiêu biểu là Indonesia Malaysia, Brunei [24]. Từng có nhận định cho rằng: “hầu hết các hệ thống pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore - những nước không có đa số người Hồi giáo, vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật tách biệt” [78, 177]. Như vậy, có thể nhận thấy, pháp luật các quốc gia khu vực Đông Nam Á có nguồn luật vô cùng phong phú, đa dạng, có cả nguồn luật nội sinh và ngoại sinh. Tuy vậy, việc áp dụng thực tiễn các nguồn luật trong từng quốc gia với các mức độ lại khác nhau. Ví dụ, ở Singapore, thẩm phán thường hay dẫn chiếu đến án lệ của Anh quốc trong khi xét xử. Còn với Malaysia, nguồn luật Hồi giáo, luật thành văn và án lệ lại nổi trội hơn. Thái Lan lại đề cao luật thành văn và án lệ. Mặt khác, về quan điểm tư tưởng pháp lý, hệ thống pháp luật khu vực Đông Nam Á cũng có nhiều điểm thú vị. Quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống pháp luật: truyền thống pháp luật Common law, Civil law, Hồi giáo, Trung Quốc, Ấn Độ,… Do vị trí địa lý rất thuận lời, tiếp giáp với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới, là nơi giao thoa của các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự ảnh hưởng đan xen lên pháp luật khu vực. Đồng thời, quan niệm pháp luật khu vực Đông Nam Á có điểm khác biệt khá rõ rệt với các quốc gia phương Tây khi vẫn còn không ít quốc gia quan niệm rằng pháp luật là một bộ phận của Nhà nước. Điều đó dẫn đến việc thực thi pháp luật trên thực tế, cụ thể là hiến pháp có nhiều điểm bất cập so với lý thuyết. Không những vậy, nhận thức về pháp luật, nhân quyền, pháp quyền khu vực Đông Nam Á còn phát triển chậm. Sự kéo dài của chế độ vương quyền phong kiến và chế độ chính trị hiện tại, đã khiến con người Đông Nam Á trở nên xa lạ với sự bình đẳng và đa dạng. Tiếp cận và đảm bảo nhân quyền vẫn là vấn đề khó khăn và nhạy cảm với các quốc
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM gia trong khu vực. Do vậy, so với các khu vực khác trên thế giới, pháp luật về quyền con người ở Đông Nam Á chưa thực sự đảm bảo. Cuối cùng, pháp luật khu vực Đông Nam Á còn có sự ảnh hưởng đan xen của các yếu tố khác nhau. Hiến pháp có sự ảnh hưởng của các quốc gia bên ngoài, chủ yếu là do quá trình thực dân đã nói trên. So với các bản hiến pháp mẫu mực trên thế giới (Hiến pháp Mỹ 1787, Hiến pháp Anh 1890), hiến pháp khu vực Đông Nam Á ra đời muộn hơn và chịu nhiều biến động do hoàn cảnh lịch sử. Ra đời năm 1945 và trải qua ít nhất 7 lần “đại trùng tu” để có diện mạo của hiến pháp hiện hành chính là một hành trình dài của Hiến pháp Indonesia minh chứng cho sự “sinh sau đẻ muộn” của hiến pháp trong khu vực Đông Nam Á. Không chỉ vậy, văn hóa pháp luật khu vực còn mềm dẻo, dễ tiếp nhận các yếu tố khác nhau, dễ chung sống với các tư tưởng pháp luật ngoại lai,… 1.3. Các yếu tố có thể tác động đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á Pháp luật không tồn tại một mình đơn lẻ mà luôn chịu sự tác động đến từ các yếu tố khác. Có thể kể đến như: yếu tố vị trí, địa lý; yếu tố con người; yếu tố thời đại; yếu tố lịch sử,… Thứ nhất, các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nằm trong khu vực rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, hầu hết là Đông Nam Á hải đảo. Việc giao thương phát triển từ sớm, các dòng chảy văn hóa và pháp luật dễ tiếp cận và tư duy pháp lý cởi mở, nhanh chóng cập nhật điểm mới hơn đến từ phương Tây. “Điểm chung của các quốc gia Đông Nam Á là tất cả đều có kinh nghiệm, trực tiếp hoặc gián tiếp, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và chủ nghĩa thực dân trong lịch sử hiện đại của họ, đã có tác động đáng kể đến sự phát triển chính trị và hiến pháp của các quốc gia.” [30, 32]. Thứ hai, đi cùng với yếu tố vị trí địa lý, yếu tố lịch sử có ảnh hưởng nhất định đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo. Những yếu tố lịch sử sẵn có của nội tại quốc gia cùng với bản sắc văn hóa truyền thông được gây dựng qua hàng ngàn năm là rào cản không nhỏ với các quốc gia Hồi giáo khi chịu những tác động đến từ các yếu tố khác. Cũng từng có nghiên cứu cho rằng các hiến pháp và tư tưởng lập hiến bắt nguồn từ nền văn minh phương Tây, sau đó được cấy ghép vào các xã hội và văn hóa ở
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM các nơi khác trên thế giới như Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Do đó, các hiến pháp ở các quốc gia phương Tây có thể được gọi là hiến pháp nguyên sơ và những hiến pháp ở các quốc gia nằm ngoài quỹ đạo của phương Tây được gọi là hiến pháp thứ cấp [78, 177]. Yếu tố lịch sử đóng vai trò quan trọng trong sự ảnh hưởng của những bản hiến pháp nguyên sơ đến hiến pháp ngoài quỹ đạo phương Tây. Thứ ba, con người là một trong những nhân tố quan trọng trong mọi vấn đề. Yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đến pháp luật và hiến pháp các quốc gia. Tính cách và sự dễ thích nghi khiến việc tiếp nhận các luồng ý kiến, tư tưởng, học thuyết về pháp luật nhanh nhạy hơn. Như đã lý giải ở trên, một trong những yếu tố khiến Hồi giáo ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á là do việc giao thương giữa con người với nhau. Không chỉ vậy chính những cuộc hôn nhân chính trị cũng là nhân tố thúc đẩy việc ảnh hưởng của Hồi giáo vào lối sống và pháp luật khu vực Đông Nam Á. Thứ tư, bối cảnh thời đại cùng xu hướng thế giới là nhân tố có tầm ảnh hưởng đến pháp luật nói chung và hiến pháp của các quốc gia Hồi giáo. “Thế giới phẳng” với sự san bằng mọi ranh giới khiến việc thông tin, trao đổi ngày càng trở nên dễ dàng. Những biến đổi không ngừng của thế giới, bản thân các quốc gia Hồi giáo muốn hội nhập trên cơ sở sự tự nguyện và chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế. Đó là một hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, nó không chỉ thúc đẩy cho nền kinh tế của các quốc gia Hồi giáo phát triển mà còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thi trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Không chỉ vậy, các quốc gia bên ngoài luôn gây sức ép buộc bản thân các quốc gia Hồi giáo phải thay đổi. Các quốc gia Hồi giáo nhất là ở khu vực Trung Đông - khu vực có khoảng 90% dân số theo đạo Hồi, được mệnh danh là “kho vàng đen” khổng lồ của thế giới, do đó các quốc gia này cần phải hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình để có được một nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn. Cuối cùng, xu hướng hội nhập khu vực, sự phát triển mạnh mẽ của pháp quyền, dân chủ và nhân quyền,… trên thế giới đã có “gõ cửa” mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật nói chung và hiến pháp các quốc gia Hồi giáo nói riêng. Sự ra đời của các tổ chức khu vực, các công ước quốc tế, cùng với đó là các yêu cầu đảm bảo giá trị pháp
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM quyền, dân chủ, nhân quyền,… phổ quát trên toàn thế giới tạo thành sức ép và luồng gió mới tác động dến sụ đổi thay của các quốc gia ảnh hưởng Hồi giáo tại Đông Nam Á. 1.4.Tiểu kết chương 1 Có thể thấy, vấn đề quyền con người ngày càng phát triển và Tôn giáo thêm một bước ngoặt khác biệt cho bức tranh nhân quyền ở châu Á. Luật tôn giáo có thể thách thức các chuẩn mực nhân quyền thế tục và đặt ra một thách thức đặc biệt khó khăn đối với các tổ chức nhân quyền [49]. Câu trả lời nào sẽ là thích hợp cho việc cân bằng luật Hồi giáo, Hiến pháp và Nhân quyền cũng là thách thức đặt ra trong bối cảnh thời đại. Qua việc tìm hiểu lịch sử khu vực Đông Nam Á, cùng những đặc điểm cơ bản của pháp luật các quốc gia trong khu vực nói chung và các quốc gia chịu ảnh hưởng Hồi giáo nói riêng, khóa luận đã phần nào làm rõ những yếu tố tác động đan xen cùng những đặc điểm cơ bản khác biệt của Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo tại khu vực. Đây sẽ là tiền đề để đi sâu vào nghiên cứu lịch sử và sự phát triển của các quốc gia Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á.
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Chương 2. LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 2.1. Khái quát chung về Hiến pháp và ảnh hưởng Hồi giáo tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Theo dòng lịch sử, dù Hồi giáo đến với Đông Nam Á muộn hơn song đã nhanh chóng có được vị trí vững vàng trong tư tưởng và đời sống pháp luật của khu vực. Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á là cuộc “hôn phối” tự nguyện giữa nền văn hóa Á Đông và tư tưởng giáo lý đạo Hồi. Đó hoàn toàn không phải là một cuộc “ép gả” truyền thống cho đức tin một cách khiên cưỡng. Các văn bản luật tiền hiện đại Hồi giáo ở Indonesia, Malaysia và miền nam Philippines ngày nay có từ thế kỷ 15 [50]. Dấu ấn Hồi giáo để lại trong cả khối óc và trái tim của cư dân Đông Nam Á hải đảo. Ngoài “trái tim Ả rập”, Đông Nam Á dần trở thành một vùng đất thịnh vượng khác của giáo lý đạo Hồi [51]. Ba quốc gia tiêu biểu chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hồi giáo là Indonesia, Malaysia và Brunei [71]. Nghiên cứu tập trung đi sâu vào ba (3) quốc gia Hồi giáo tại khu vực Đông Nam Á dựa trên ba (3) cơ sở chính. Thứ nhất, như đã khẳng định, Indonesia, Malaysia, Brunei là các quốc gia chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc Hồi giáo trong hệ thống pháp lý của mình, cụ thể là trong hiến pháp. Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hồi giáo, những biểu hiện Hồi giáo và hiến pháp các quốc gia khá rõ rệt và điển hình. Cũng tùy vào môi trường và nhân sinh quan mà hình ảnh Hồi giáo được khúc xạ trong hiến pháp từng quốc gia lại có sự khác biệt. Thứ ba, khi nghiên cứu một vấn đề, rất khó và hạn hẹp về thời gian cũng như nhân lực để có thể nghiên cứu kỹ càng toàn bộ các quốc gia ở Đông Nam Á về vấn đề Hồi giáo do dấu vết của giáo lý đạo Hồi tại mỗi quốc gia đậm nhạt khác nhau. Với phương pháp chọn lọc điển hình, việc nghiên cứu Indonesia, Malaysia, Brunei sẽ đem đến cái nhìn rõ rệt và bao quát nhất về vấn đề lịch sử và sự phát triển của các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Các quốc gia khu vực Đông Nam Á đều có hiến pháp thành văn với nội dung tương đấy đầy đủ: lời nói đầu, thể chế chính trị, bộ máy nhà nước, quyền con người, hệ thống tư pháp, chế độ bảo hiến,… 7/10 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có sự ghi nhận rõ ràng
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM quyền con người và bộ máy chính quyền trong hiến pháp. Các nước cũng thừa nhận quyền tự do tôn giáo và vị trí nhất định của Hồi giáo trong hiến pháp. Điều 3 của Hiến pháp liên bang Malaysia tuyên bố: "Hồi giáo là tôn giáo của Liên đoàn, nhưng các tôn giáo khác có thể được thực hành trong hòa bình và hòa hợp trong bất kỳ phần nào của Liên đoàn." Tương tự như vậy, Hiến pháp của Brunei tuyên bố rằng: "Các tôn giáo chính thức của Brunei Darussalam sẽ là đạo Hồi. Đồng thời vấn đề quyền con người trong Hiến pháp các quốc gia Hồi giáo khu vực Đông Nam Á cũng rất được quan tâm” [7]. Sau chiến thắng của phe Đồng minh trước các thế lực đối chọi năm 1945, các giá trị phổ quát về nhân quyền trên thế giới trở nên rộng rãi và phổ biến. Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) đã chính thức đánh dấu mốc quan trọng về chủ nghĩa nhân quyền trên thế giới, con lắc giữa chủ nghĩa phổ quát và chỉ nghĩa đặc biệt trở nên rõ ràng hơn. Sự ra đời của UDHR cùng với việc lần đầu tiên cộng đồng quốc tế của người Hồi giáo xác định khái niệm về quyền con người và nêu rõ các mục tiêu cần đạt được của các chính phủ ảnh hưởng Hồi giáo trên thế giới về lĩnh vực này [46]. Điều này dẫn tới sự thay đổi và đảm bảo quyền con người không chỉ trong tư tưởng mà trong ghi nhận của hiến pháp tại các quốc gia Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Lịch sử và xu hướng phát triển của Hiến pháp của các quốc gia khu vực Đông Nam Á cụ thể ra sao sẽ được làm rõ trong từng phần dưới đây. 2.2. Lịch sử và sự phát triển Hiến pháp tại Indonesia 2.2.1. Khái quát chung Indonesia có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Republik Indonesia), là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo", lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo [95] và với dân số khoảng 255 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số và đứng thứ ba châu Á về dân số. Tổng thống Joko Widodo là Tổng thống hiện tại của Indonesia. Thủ đô của Indonesia là Jakarta, và ngôn ngữ chính thức tại Indonesia là tiếng Indonesia [58]. Cách đây gần mười năm, Indonesia đứng thứ 3 thế giới sau Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng Hồi giáo. Nhưng cùng với gia tăng nhanh chóng của các tín đồ Hồi giáo, Indonesia hiện nay đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng người theo đạo Hồi (87,2% dân số
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Indonesia xác nhận là người Hồi giáo. Số lượng người Hồi giáo ở quốc gia Đông Nam Á này lớn nhất thế giới với khoảng 225 triệu) [52, 1]. Cùng với thời gian, tín đồ Hồi giáo ở Indonesia ngày càng tăng với số lượng lớn và là một trong những “thánh đường” Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á. Lịch sử Indonesia trải dài từ thời Cổ đại khoảng 1,7 triệu năm dựa trên sự phát hiện về Hôm arectus Java. Có thể chia các giai đoạn lịch sử của Indonesia thành bốn (4) giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền thực dân với sự xuất hiện và hình thành của các vương quốc theo đạo Hinđu, đạo Phật, đạo Hồi tại đảo Java và Sumatra. Khi Châu Âu tiến tới thời kỳ phục hưng thì tại Indonesia hai quốc gia lớn là Srivijaya tại Sumatra, và Majapahit tại Java trở nên lớn mạnh và phát triển buôn bán thương mại. Di sản để lại các bộ luật được biên soạn ra đời, và được xem như thiên sử thi Ramayana [27]. Giai đoạn 2: Giai đoạn thuộc địa do chịu sự kiểm soát của người Hà Lan. Bắt đầu từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, Indonesia chịu sự chi phối của thực dân Hà Lan. Từ khoảng 1250 trở đi, Islam (Hồi giáo) ngày càng có đông tín đồ trên quần đảo. Đến khoảng 1550 thì trở thành tôn giáo có đông tín đồ nhất trong vùng. Năm 1619 người Hà Lan đổi tên thành Jayakarta (có nghĩa là Chiến thắng huy hoàng, tức Jakarta, đọc rút ngắn) thành Batavia, tên của chủng tộc tổ tiên họ, và đặt trung tâm hành chính của họ ở đấy. Họ đô hộ phần lớn quần đảo Indonesia đến năm 1945 [27]. Giai đoạn 3: Giai đoạn mới giành độc lập. Sau sự nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ của người dân Indonesia, cuộc cách mạng chính thức thành công, Tuyên bố độc lập Indonesia 1945 là dấu mốc quan trọng của đất nước. Nhưng ngay sau đó Indonesia rơi vào chế độ Sukarno với 22 năm độc tài [62][63]. Giai đoạn 4: Giai đoạn khôi phục sau sự sụp đổ của Suharno [64] Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, Hiến pháp Indonesia có sự thay đổi khác nhau. Cùng với những biến động chính trị và chính sách, Hiến pháp Indonesia cũng trải qua nhiều lần sửa đổi với các điều khoản thay đổi. Tuy vậy, lịch sử chung khái quát của quốc gia là chưa đủ để có cái nhìn toàn diện về vấn đề Hiến pháp, bởi lẽ Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hồi giáo. Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo cũng là một trong những thành
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM tố quan trọng tác động đến quá trình hình thành và thay đổi của Hiến pháp. Và giống như lịch sử chính trị Indonesia, lịch sử Hồi giáo Indonesia cũng trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau. 2.2.2. Ảnh hưởng và đặc điểm của Hồi giáo tại Indonesia Thứ nhất, về dấu vết Hồi giáo trong lịch sử Indonesia Mặc dù rất khó để biết chính xác sự phát triển ban đầu của Hồi giáo ở những hòn đảo Indonesia (do thiếu nguồn thông tin), nhưng rõ ràng thương mại quốc tế là một yếu tố rất quan trọng. Nhiều khả năng thương nhân Hồi giáo từ các quốc gia khác nhau đã tồn tại trong khu vực hàng hải của Đông Nam Á kể từ thời kỳ đầu của đạo Hồi. Các nguồn tin sớm nhất cho biết một số người bản địa đã theo đạo Hồi từ đầu thế kỷ 13, bia mộ mới cho thấy sự tồn tại của một vương quốc Hồi giáo ở Bắc Sumatra vào năm 1211. Và từ thế kỷ 15 trở về sau, các vương quốc và vương quốc Hồi giáo đã trở thành lực lượng chính trị thống trị ở những hòn đảo Indonesia, mặc dù sau đó họ đã bị đánh bại bởi những người mới đến từ châu Âu (Bồ Đào Nha và Hà Lan) trong thế kỷ 16 và 17 [89]. Con đường du nhập vào Indonesia của đạo Hồi không hề dễ dàng. Trước Hồi giáo, nhiều loại tôn giáo và tín ngưỡng đã phát triển ở Indonesia, ít nhất có hai tôn giáo lớn nhất đã được hầu hết người dân Indonesia chấp nhận trước khi đạo Hồi, cụ thể là Ấn Độ giáo và Phật giáo [92]. Và việc truyền bá đạo Hồi ở Indonesia không phải là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng, mà là quá trình của nhiều làn sóng Hồi giáo liên quan đến sự phát triển quốc tế trong thế giới Hồi giáo, những làn sóng đan xen ảnh hưởng và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Các thương nhân Hồi giáo đến quần đảo này trong các thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Hồi giáo có thể được coi là làn sóng đầu tiên [89]. Làn sóng thứ hai là phong trào Wahabi và phong trào Salafi, cũng có tác động mạnh mẽ đến quá trình truyền bá đạo Hồi chính thống ở quần đảo [92]. Hai làn sóng này này nhằm khôi phục sự thuần khiết của đạo Hồi. Phong trào Wahhabi đến từ Ả Rập và có ảnh hưởng đến quần đảo này từ đầu thế kỷ 19, trong khi phong trào Salafi đến từ Ai Cập vào cuối thế kỷ 19 [92]. Cho đến nay, sự ảnh hưởng và vai trò của hai làn sóng Hồi giáo vẫn được tiếp tục duy trì ở Indonesia ảnh hưởng đến giáo lý và tư tưởng Hồi giáo được truyền bá ở đây [92].
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Trong ba quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, Indonesia là quốc gia duy nhất không khẳng định rõ ràng mình là nhà nước Hồi giáo trong Hiến pháp dẫn đến nhiều tranh cãi kịch liệt trong vấn đề quốc giáo và mô hình nhà nước. Song không thể phủ nhận trên thực tế Hồi giáo thấm rất sâu vào con người và không khí sinh hoạt của Indonesia. Lý giải cho nguyên nhân sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo ở khu vực Indonesia, ngoài những nguyên nhân chung giải thích ảnh hưởng Hồi giáo nói chung đến khu vực Đông Nam Á đã được trình bày ở trên thì Indonesia còn chứa đựng những nguyên do riêng trong nội tại đất nước. Thứ nhất, ngay từ đầu, Indonesia đã có vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao thương buôn bán, không chỉ vậy, việc mở kênh đào Suez vào năm 1869 khiến việc đi đến Trung Đông dễ dàng hơn. Điều này dẫn đến việc liên lạc ngày càng chuyên sâu giữa người dân Indonesia và các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông [92]. Thứ hai, Hồi giáo là một tôn giáo đã vào Indonesia, đặc biệt là Java, vào cuối vinh quang của vương quốc Phật giáo Hindu. Vào thời điểm đó, rất nhiều thậm chí phần lớn dân số Java chấp nhận Hồi giáo vì Hồi giáo không phân biệt đối xử với con người với các diễn viên như nhiều vương quốc Hindu thời đó [92]. Thứ ba, trong thời cổ đại việc truyền bá đạo Hồi trên đảo Java do Wali Songo - là một tập hợp những người truyền bá Java tồn tại trong thế kỷ 14 [73] thực hiện. Đảo Java là trung tâm của nền văn minh thời đó đã có dân số đông. Cho đến khi vinh quang của các vương quốc Hồi giáo trên đảo Java, phần lớn dân số đã theo đạo Hồi. Điều này tiếp tục cho đến khi chính phủ của Tổng thống Soeharto thúc đẩy phong trào di cư tìm đến ngay cả dân số bằng cách chuyển một phần dân số Java sang các khu vực khác ngoài Java. Một cách gián tiếp, điều này có ảnh hưởng đến lịch sử Hồi giáo ở Indonesia và quá trình phân phối của nó trên khắp đất nước [92]. Do đó, dù diễn ra chậm và gặp phải rào cản nhưng sự mở rộng ảnh hưởng của Hồi giáo tại Indonesia diễn ra rất chắc chắn và quy mô. Thứ hai, những biến thể của Hồi giáo tại Indonesia Cùng chịu ảnh hưởng của giáo lý Hồi giáo giống như Malaysia và Brunei, song, Hồi giáo ở Indonesia cũng có những đặc điểm riêng khác biệt. Sự biến thể của Hồi giáo ở Indonesia thể hiện ở các điểm sau. Thứ nhất, Hồi giáo được truyền bá và phổ biến ở nhiều khu vực chủ yếu là các quần đảo, các thành phố được xây dựng nhờ các thương nhân Hồi
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM giáo hoặc nơi các thương nhân Hồi giáo định cư đông đảo và lâu dài. Một số khu vực khác của Indonesia, Hồi giáo chưa bao giờ là đa số, như miền Đông Indonesia vì nó nằm xa các tuyến đường thủy, giao lưu thương mại ít ỏi. Đồng thời, sức hút mạnh mẽ từ văn hóa vật linh hoặc Ấn Độ giáo – Phật giáo khiến con đường truyền bá đạo Hồi trở nên chông gai và dễ bị ngăn chặn bởi các nền văn hóa truyền thống. Điều này dẫn đến hay xu hướng: (1) Hồi giáo hoàn toàn bị ngăn chặn như ở khu vực Bali do văn hóa Hindu thống trị đến nay hoặc (2) là việc trộn lẫn các hệ thống tín ngưỡng với nhau, có thể kể đến khu vực Trung Java [89]. Có lẽ bởi vậy, cộng đồng Hồi giáo lớn nhất Indonesia – Cộng đồng Java được chia làm hai nhóm theo những xu hướng các nhau. (1) Nhóm 1 được gọi là “Abangan”. Họ là những người Hồi giáo truyền thống có nghĩa là họ vẫn áp dụng tín điều tôn giáo truyền thống của người Java, kết hợp các giáo lý Hồi giáo với Ấn Độ giáo, Phật giáo và vật linh. Các thành viên của nhóm này thường cư trú hoặc đến từ các vùng nông thôn. (2) Nhóm thứ hai có tên là “Santri”. Nhóm này có thể được gọi là người Hồi giáo chính thống. Họ thường sống hoặc đến từ các khu vực đô thị và có định hướng nhiều hơn về nhà thờ Hồi giáo và kinh Koran. Trên thực tế, có sự tuyên bố độc lập của những người theo một xu hướng khác, được coi là nhóm thứ ba - Priyayi (nhóm quý tộc truyền thống), nhưng vì đây là một nhóm các tầng lớp xã hội chứ không phải là một nhóm tôn giáo, nên nhóm Priyayi không được đưa vào sự phân chia xã hội ở trên [37]. Ở thời điểm hiện tại, Hồi giáo và pháp luật Hồi giáo có xu hướng gia tăng trong đời sống xã hội của Indonesia. Trong hai thập kỷ qua, ảnh hưởng của Hồi giáo ngày càng trở nên rõ ràng trên đường phố Indonesia và bắt đầu đóng một vai trò quan trọng hơn trong cuộc sống hàng ngày của người Hồi giáo. Ví dụ, số phụ nữ Indonesia đeo khăn trùm đầu đã tăng đáng kể và việc thờ cúng trong nhà thờ Hồi giáo ngày càng trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng sự phát triển của Hồi giáo không giống như chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo. Hầu hết người Hồi giáo ở Indonesia có lòng khoan dung cao đối với các tôn giáo khác và các giáo phái khác trong Hồi giáo [77]. Dẫu vậy, thế giới vẫn luôn quan ngại trước tình trạng Hồi giáo cực đoan gia tăng ở Indonesia.
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM 2.2.3. Lịch sử của Hiến pháp Indonesia Để có thể đánh giá được lịch sử và sự thay đổi của hiến pháp một quốc gia, cần phải nghiên cứu và đánh giá các bản Hiến pháp đã qua của quốc gia đó gắn với bối cảnh lịch sử và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật để có cái nhìn toàn diện. Giống như lịch sử chính trị của đất nước, lịch sử Hiến pháp Indonesia trải qua vô vàn thăng trầm. Trong quá trình nhìn lại lịch sử Hiến pháp Indonesia, tác giả sẽ đưa ra đánh giá khái quát nhất về sự thay đổi của Hiến pháp Indonesia qua từng giai đoạn. Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua ngày 18/08/1945, Indonesia đã trải qua nhiều lần sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở nền tảng Hiến pháp 1945. Cụ thể là: (1) Hiến pháp năm 1945 (18/8/1945 - 27/12/1949). (2) Hiến pháp RIS (27/12/1949 – 17/8/1950). (3) Hiến pháp Cộng hòa Indonesia năm 1945 (17/8/1950 – 5/7/1959). (4) Hiến pháp năm 1945 của chính quyền trật tự cũ (5/7/1959 – 5/71965). (5) Hiến pháp năm 1945 của chính quyền trật tự mới (21/5/1998). (6) Hiến pháp năm 1945 cải cách (1998 – 1999) (7) Hiến pháp năm 1945 và sửa đổi lần 1, lần 2, lần 3, lần 4 (1999, 2000, 2001, 2002) Nội dung chính và các điểm đáng lưu ý của các bản Hiến pháp Indonesia sẽ được phân tích dưới đây nhằm đưa ra một cái nhìn bao quát nhất về xu hướng lập hiến tại một trong những quốc gia đông tín đồ Hồi giáo nhất thế giới. 2.2.3.1. Hiến pháp Indonesia 1945 (18/8/1945 - 27/12/1949) Về hoàn cảnh lịch sử: Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của Indonesia được ban hành ngay sau khi giành độc lập. Theo các nhà nghiên cứu, đây được xem là bản Hiến pháp ngắn nhất trên thế giới. Nó ngắn hơn nhiều so với Hiến pháp Hoa Kỳ và được một số học giả Mỹ tuyên bố là ngắn nhất. Trong khi Hiến pháp Hoa Kỳ có 1608 từ thì Hiến pháp 1945 của Indonesia chỉ có 1393 từ [48]. Hiến pháp năm 1945 lần đầu tiên được ban hành trong phiên họp Nhà nước Indonesia của Ủy ban trù bị độc lập Indonesia ngày 18/8/1945, một ngày sau khi nền độc lập của Cộng hòa Indonesia được tuyên bố bởi Sukarno và Mohammad Hatta vào ngày 17/8/1945. Văn bản của Hiến pháp năm 1945 được chuẩn bị bởi một cơ quan chính
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM phủ Nhật Bản được thành lập có tên là "Dokuritsu Zyunbi Tyoosakai" (tiếng Indonesia có tên là "Cơ quan điều tra nỗ lực chuẩn bị độc lập của Indonesia" (BPUPKI). Các thành viên của các cơ quan này được Chính phủ nước chủ nhà lập nên vào ngày 28/5/1945 nhằm thực hiện lời hứa của Chính phủ Nhật Bản trước quốc hội (Diet) để trao độc lập cho Indonesia. Tuy nhiên, sau khi thành lập, cơ quan này không chỉ nỗ lực chuẩn bị cho độc lập theo mục đích hình thành mà thay vào đó, chuẩn bị bản thảo của Hiến pháp làm cơ sở để thành lập Indonesia độc lập [58]. Về cơ cấu: Hiến pháp Indonesia 1945 gồm: Lời nói đầu, 16 chương với 37 điều, 194 câu và 3 chương cho quy tắc chuyển tiếp và quy tắc bổ sung. Nội dung cụ thể của từng chương: Chương 1 - Hình thức của Nhà nước và chủ quyền, Chương 2 - Hội đồng tư vấn nhân dân (Majelis Permusyawaratan Rakyat hoặc MPR), Chương 3- Quyền hành pháp, Chương 4 - Hội đồng tư vấn tối cao, Chương 5 - Bộ trưởng nhà nước, Chương 6 - Hội đồng đại diện nhân dân (Dewan Perwakilan Rakyat hoặc DPR), Chương 7 - Hội đồng đại diện các khu vực (Dewan Perwakilan Daerah hoặc DPD), Chương 8 – Bầu cử, Chương 9 – Ngân sách, Chương 10 - Ủy ban Kiểm toán Nhà nước, Chương 11 – Công dân và cư dân, Chương 12 – Quyền con người, Chương 13 – Quốc phòng và an ninh, Chương 14 – Kinh tế quốc gia và phúc lợi xã hội, Chương 15 - Quốc kỳ, quốc ngữ, quốc huy và quốc ca, Chương 16 - Sửa đổi hiến pháp. Trong Điều khoản chuyển tiếp, đáng chú ý là Điều 3 nhắc đến việc thành lập Tòa án Hiến pháp trên thực tế [44]. Như vậy, Hiến pháp Indonesia có các chương liên quan đến bộ máy nhà nước và quyền con người được sắp xếp một cách thứ tự và khá rõ ràng. Hiến pháp 1945 đã xác lập căn bản các yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển nhà nước. Điều này là phù hợp trong bối cảnh Indonesia vừa giành được độc lập. Về thời gian có hiệu lực: Đáng tiếc, Hiến pháp 1945 của nhà nước vừa giành được độc lập Indonesia không phải là một Hiến pháp được áp dụng lâu dài bởi lẽ Hiến pháp năm 1945 không được sử dụng trực tiếp làm tài liệu tham khảo trong bất kỳ quyết định nào của nhà nước và chính phủ. Về bản chất, năm 1945 thực sự chỉ được sử dụng như một công cụ để lập tức thành
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM lập một quốc gia độc lập gọi là Cộng hòa Indonesia. Năm 1945 được dự định là một hiến pháp tạm thời, theo các điều khoản của Bung Karno, một 'revolutie-grondwet' hoặc Hiến pháp của sét, phải được thay thế bằng một hiến pháp mới khi nhà nước độc lập được thành lập và tình hình phù hợp [58]. Do đó, ngay trong các quy định của Hiến pháp khi đó đã có các điều khoản liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp: Các quy định tại Điều III của Quy tắc bổ sung cũng khẳng định rằng Hiến pháp của Cộng hòa Indonesia đã được sửa đổi sau đó sẽ có sau khi MPR chính thức thiết lập chúng. Tuy nhiên, cho đến khi Hiến pháp năm 1945 được sửa đổi lần đầu tiên vào năm 1999, MPR hiện tại vào năm 1945 vẫn chưa thành lập năm 1945 với tư cách là Hiến pháp của Cộng hòa Indonesia [44]. Về lời nói đầu: Ngay ở Lời nói đầu Indonesia đã khẳng định nền tảng niềm tin dựa trên tôn giáo. Hiến pháp viết: “…By the grace of God Almighty and motivated by the noble desire to live a free national life, the people of Indonesia hereby declare their independence.” [44] (Dịch: theo ân sủng của Thiên Chúa Toàn năng và thúc đẩy bởi mong muốn cao cả để sống một cuộc sống của một dân tộc tự do, người dân Indonesia nay tuyên bố sự độc lập của mình), “…therefore the independence of Indonesia shall be formulated into a constitution of the Republic of Indonesia which shall be built into a sovereign state based on a belief in the One and Only God, just and civilised humanity, the unity of Indonesia, and democratic life led by wisdom of thoughts in deliberation amongst representatives of the people, and achieving social justice for all the people of Indonesia.” [44] (Dịch: Do đó, hình thành một nhà nước có chủ quyền dựa trên niềm tin vào một và chỉ một Thiên Chúa, vào nhân loại văn minh và công chính, vào sự thống nhất của Indonesia, và đời sống dân chủ dẫn dắt bởi sự khôn ngoan của những suy tư được thảo luận giữa những đại biểu nhân dân, hướng đến công bằng xã hội cho tất cả người dân Indonesia.) Không chỉ vậy, tại khoản 1 Điều 29 chương XI. Tôn giáo, Hiến pháp Indonesia cũng ghi nhận “(1) The State shall be based upon the belief in the One and Only God” (Dịch: Nhà nước sẽ dựa trên một niềm tin và duy nhất vào Chúa”). Như vậy, có thể thấy dù không tuyên bố quốc giáo, song, Hiến pháp Indonesia 1945 đã khẳng định nền tảng đức tin và tầm ảnh hưởng của tôn giáo tới Hiến pháp Indonesia.
  • 36. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Về nguyên tắc: Hiến pháp Indonesia đã nhấn mạnh đến một trong những nguyên tắc rất quan trọng của nhà nước Indonesia - Pancasila với năm (5) nội dung chính, trong đó nội dung được nhắc đến ngay đầu tiên đó là nền tảng Hồi giáo đang mở rộng và có tầm vóc ở Indonesia [82]. Nội dung cụ thể của nguyên lý Pancasila sẽ được phân tích rõ ở phần Hiến pháp hiện tại của Indonesia (phần 2.2.4) bởi đó nguyên lý được gìn giữ và coi là “linh hồn” của việc xây dựng và làm nên Nhà nước Cộng hòa Indonesia. Về các nội dung chính: Thứ nhất, Hiến pháp đã tuyên bố, nhà nước Indonesia là nhà nước đơn nhất với hình thức chính thể cộng hòa [87], chủ quyền trong tay người dân và sẽ được thực hiện theo Hiến pháp [88], đồng thời khẳng định Indonesia là nhà nước vận hành trên cơ sở luật pháp [89]. Thứ hai, do tại thời điểm Hiến pháp ra đời, Indonesia mới chỉ tuyên bố độc lập, và trong thời kỳ chính phủ chuyển đổi. Vì vậy, không phải tất cả các UDD năm 1945 đã được thực hiện và đã có những sự khác biệt trên thực tế. Cụ thể: (1) Quyền lực của tổng thống với tư cách là người nắm giữ quyền lực hành pháp cao nhất và các nhà tổ chức chính phủ là rất rộng. Vào thời điểm đó, quyền lực của tổng thống cũng bao gồm cơ quan lập pháp. Điều này tiếp tục cho đến khi cuối cùng Ủy ban Quốc gia Indonesia (KNIP) được giao nhiệm vụ quyền lực lập pháp thông qua Tuyên bố của Tổng thống số. X, ngày 16/10/1945. (2) Sự hình thành của một nội các nghị viện với các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Hạ viện và do Thủ tướng Sutan Syahrir chủ trì. Dự thảo hiến pháp bao gồm việc mở Luật cơ bản (trong đó có tuyên bố độc lập, mục tiêu nhà nước và cơ sở nhà nước), nội dung hoặc nội dung của hiến pháp bao gồm 16 Chương, 37 điều, 4 điều chuyển tiếp, và 2 quy tắc bổ sung và giải thích về Hiến pháp [82]. Thứ ba, các nội dung liên quan đến quyền con người còn ở mức độ hạn chế. Các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp, từ Điều 28A đến Điều 28J (gồm 10 quyền) thuộc chương 10 – Quyền con người của Hiến pháp. Có thể thấy, số lượng quyền được hiến định còn khá ít ỏi và còn nhiều chỗ trống.
  • 37. DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 VIETKHOALUAN.COM Thứ tư, về cơ chế bảo hiến, Hiến pháp có quy định về Tòa án Hiến pháp ở Điều 24C, nhưng các vấn đề liên quan đến Tòa án Hiến pháp chưa được tách riêng mà chúng được xếp vào chương 8A – Ban Kiểm toán Nhà nước. Các quy định về Tòa án Hiến pháp và cơ cấu tòa án (với 9 Thẩm phán) đã được quy định, song trên thực tế, Tòa án Hiến pháp năm 1945 chưa được thực hiện nhiệm vụ bảo hiến của mình trên thực tế do tính lịch sử chỉ tồn tại trong thời gian ngắn của Hiến pháp Indonesia 1945. Qua những nội dung sơ lược trên, có thể thấy, Hiến pháp 1945 đã đưa ra các nền tảng căn bản về đức tin, bộ máy nhà nước, tòa án, quyền con người,… Dù còn tồn tại những điểm hạn chế, song có thể lý giải bởi hoàn cảnh lịch sử và tính chất đặc biệt của Hiến pháp 1945. Những điểm hạn chế đó sẽ được sửa đổi dần trong những bản Hiến pháp của Indonesia về sau. 2.2.3.2. Hiến pháp RIS (27/12/1949 – 17/8/1950) Về hoàn cảnh lịch sử: Quốc gia Indonesia độc lập tiếp tục bị phá hoại bởi những người Hà Lan muốn giành lại Indonesia. Trận chiến bảo vệ nền độc lập của Indonesia xảy ra ở hầu hết các khu vực. Đỉnh cao của cuộc xâm lược Milter đầu tiên của Hà Lan vào năm 1947 và Cuộc xâm lược quân sự II của Hà Lan vào năm 1948. Hai thỏa thuận tiếp theo, đó là Thỏa thuận Linggarjati và Thỏa thuận Renville, tiếp tục bị vi phạm. Liên Hợp Quốc bước vào và cuối cùng đã tổ chức Hội nghị Bàn tròn (KMB) vào ngày 23 tháng 8 năm 1949 cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1949 tại Den Hag, Hà Lan. KMB có sự tham dự của đại diện đến từ Indonesia do Mohammad Hatta, đại diện của Nhà nước bù nhìn Hà Lan, Sultan Hamid II, một đại diện từ Hà Lan do Mr. Van Brussven và từ Liên Hợp Quốc do Crittchlay lãnh đạo. Các kết quả KMB chính là: (1) Thành lập Cộng hòa Indonesia Hoa Kỳ (RIS) (2) Đệ trình chủ quyền cho Nhà nước Cộng hòa Indonesia Hoa Kỳ (3) Thành lập Liên minh giữa Vương quốc Hà Lan và Cộng hòa Indonesia Hoa Kỳ.