SlideShare a Scribd company logo
1 of 30
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Mấy hôm nay trên các trang báo, các
đài truyền hình, các websites, các blog và
facebook nổ tung một lượng thông tin rất lớn
về cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất ( 1946
– 1955 ) tại Hà Nội, cơn bão thông tin như xới
lên vết đau mà lâu lắm rồi, 60 năm tưởng
chìm vào quên lãng, chí ít là cũng tạm ngủ
yên vì không mấy ai nhắc đến nữa. Bao nhiêu
cảm xúc được phơi bày cho thấy, quả thật là
một cuộc “cách mạng long trời lở đất” trong
quá khứ còn hằn dấu cho đến hôm nay. Phản
ứng mạnh và sâu rộng như thế này không
biết đến bao giờ biến cố tang tóc này mới
lắng xuống và trôi vào dĩ vãng ?
Cuộc cải cách ruộng đất những năm
ấy ghi một dấu ấn sâu đậm vào cuộc sống gia
đình tôi, cách riêng cha tôi, mà cho đến giờ chết ông vẫn còn chưa nguôi ngoai nỗi đau buồn. Không
riêng gì nhà tôi, hầu hết các gia đình ở miền Bắc đa phần đều hứng chịu, người cách này kẻ cách khác,
kẻ cả những gia đình đã vào Nam trước nhưng vẫn có liên hệ với họ hàng thân thuộc ở lại miền Bắc.
Năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền, cha tôi, đang còn là một thanh niên, vội
vàng bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con ở miền quê nghèo nàn của mình, trốn lên thành thị để tránh bị
ruồng bắt. Cha tôi chẳng làm gì để phải mắc “nợ máu” với nhân dân, nhưng ông bị tìm bắt chỉ vì đã là
chánh hội Nam Thanh ( hội Thanh Niên Công Giáo trong Giáo Xứ thời bấy giờ ), bị xem là lực lượng
đối kháng với họ. Mẹ tôi kể “Bố vừa thoát ra khỏi nhà ban chiều, lúc sập tối, thì nửa đêm họ ập vào
nhà lục soát tra khảo mẹ”.
Sau cái đêm kinh hoàng ấy, mẹ tôi đã tìm cách đưa đứa con trai đầu lòng trốn lên thành Nam
theo bố, ông nội tôi thì giữ bằng được đứa con trai thứ hai ở lại quê để “hương khói tổ tiên”. Mẹ tôi sẽ
tìm cách trở về làng "đánh tháo" đứa con này của mình, cha tôi sẽ đạo diễn "chiến dịch" ly kỳ ấy, vì
không chịu được cảnh “cứ xới cơm lên là mẹ lại khóc vì mất con”.
Cuộc "bắt cóc" đứa con trai được thực hiện đúng ngày lễ Đức Mẹ lên Trời, bổn mạng của Giáo
Họ, mọi người vui vẻ tham gia cuộc rước kiệu, ông nội tôi mải mê đọc kinh đi theo kiệu, anh tôi thoát ra
sau mật lệnh của thím út, hai mẹ con gặp nhau ở bãi tha ma rồi cắm đầu chạy. Cuộc đào thoát diễn ra
ban đêm, hai mẹ con băng qua các cánh đồng chứ không dám chạy trên mặt lộ sợ bị bắt lại. Khi đến
được nơi an toàn là bến đò, hai mẹ con xuống núp ở một canô chở chiếu đi buôn. Lúc này mẹ tôi mới
phát hiện ra túi bánh kẹo cha tôi mua, dặn trao cho thím út mang về làm quà cho mọi người, vẫn còn
đeo nguyên bên người… Sau này, năm 1975, các anh tôi phải đi tù cải tạo xa, nhiều tháng ngày không
tin tức, một lần nữa mẹ tôi lại nhiều phen băng rừng tìm con, bà lồng lộn lên như con thú bị mất con,
quyết tâm dành lại cho bằng được.
Di cư vào miền Nam rồi, ngày được tin ông nội tôi mất, cả nhà bao trùm một bầu khí thê lương.
Bố tôi ngồi rầu rĩ không nói gì, mấy ngày trôi qua trong im lặng đáng sợ, chỉ có tiếng thở dài của bố và
của mẹ, thỉnh thoảng các chú tôi đến nhà, mấy anh em lại ngồi vò đầu thở dài với nhau. Mấy ngày sau
bố tôi tổ chức phát tang rồi đi dâng lễ ở Nhà Thờ, tối tối đọc kinh trong nỗi buồn hiu hắt. Sau này nhờ Ủy
1
NĂM THỨ 15 – SỐ 625 – CHÚA NHẬT 14.9.2014
Hội Quốc Tế, các danh thiếp liên lạc Bắc – Nam cho chúng tôi biết rõ hơn về cái chết của ông. Sau 30
tháng 4, chính cô tôi vào Nam kể lại nhiều chi tiết đau xót hơn nữa.
Ông tôi, một nông dân nghèo, sở hửu 2 công ruộng, bị xếp loại địa chủ lôi ra đầu tố. Cả cuộc đời
chân lấm tay bùn, cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình còn không đủ ăn lấy ruộng đâu ra mà cho tá
điền làm thuê ? Tính tình ông nhân hậu, cho người hàng xóm mượn vài yến thóc, thế cũng đủ là nguyên
nhân để bị kết tội địa chủ. Người ta vin vào việc ông có thóc cho vay, chính người hàng xóm từng được
vay thóc đã quay ngược lại vu cáo ông tôi, rồi mấy người trong xóm theo phong trào, nhảy dựng lên mà kể
tội, bảo “lắm của nhiều bạc nên mới phè phỡn sáng chiều chỉ mỗi một việc đến nhà thờ đọc kinh” !?!
Tòa Án Nhân Dân quyết định xử tử hình ông tôi. Đêm trước
ngày thi hành án, cô tôi nắm một nắm cơm bò vào sân đình nơi
nhốt ông tôi để ông ăn đỡ đói, khi bò vào đến nơi trói ông tôi, sờ
vào người thì ông tôi đã mất rồi, người cứng đờ không còn biết gì
nữa, cô tôi sợ quá không dám phản ứng gì, lẳng lặng bò ra. Hôm
sau họ đem xác ông ra vùi ngoài bãi tha ma, đến con ruột cũng
không dám thắp nén hương cho bố, mãi sau này mới đem cải táng
về chung trong lăng mộ của gia tộc.
Cũng sau năm 75, người hàng xóm từng cầm đầu đám
đông đứng lên đấu tố ông tôi tìm vào Nam, ông ta tìm đến thăm
gia đình tôi và ngỏ lời xin lỗi, cha tôi lẳng lặng không một lời trách
cứ. Sau bữa cơm mời khách, cha tôi bảo mẹ tôi cho họ ít tiền xe.
Khách về rồi, cha mẹ tôi bùng nổ xung đột, khi có khách bà
nhịn không nói, khách đi rồi, bà bảo sao lại có thể dọn cơm đãi
đằng kẻ đã vô ơn bất nghĩa, đã góp phần làm hại cha của mình cơ
chứ. Cha tôi vẫn không một lời, gương mặt ông hằn lên nỗi đau
khổ. Sau này khi ông đau nặng, những ngày tôi kề cận bên ông,
nghe ông tâm sự, tôi mới hiểu ông bị dằn vặt về tội bất hiếu, đã
vắng mặt trong những ngày khốn khổ của cha mình.
Không ai có thể đo được sự tàn phá của một chính sách tàn
ác và sai lầm, nỗi đau len lỏi vào tận từng tâm hồn con người nạn nhân, di chứng đến nhiều thế hệ. Cái
cách thi hành chính sách "cải cách ruộng đất" làm sụp đổ cả một hệ thống đạo đức xã hội, phá tan tình
làng nghĩa xóm, gia đình anh em họ hàng ruột thị, nó cắt nghĩa tại sao tội ác về sau này sẽ hoành hành
hung tợn, con người sẽ chém giết nhau không gớm tay.
Người tin vào Chúa đứng trước thách đố vô cùng to lớn, nếu thật sự vững tin vào Chúa, phải
chứng minh được rằng Tin Mừng có sức hàn gắn, chữa lành và thay đổi mọi sự. Mỗi người tùy theo
lương tâm mách bảo mà dấn thân cho sự sống của dân tộc mình, dấn thân để không chỉ mang lại sự
sống, nhưng còn là Sự Sống dồi dào bất diệt ( x. Ga 10, 10 ).
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 13.9.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ( Lm. Vĩnh Sang ) .......................................................................................... 01
THÁNH GIÁ, DẤU ẤN TÌNH YÊU KHẢI HOÀN ( AM. Trần Bình An ) .................................................... 03
NHÌN LÊN THÁNH GIÁ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ......................................................................... 04
VINH QUANG THẬP GIÁ ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 07
THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN PHÚC VINH ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................................................... 10
THẬP GIÁ NỞ HOA ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ................................................................................. 11
THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ............................... 12
PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 19: Đức Kitô là một Con Đường ( Nguyễn Trung ) .......................... 13
CHA ĐẠO ( Phay Van ) ......................................................................................................................... 18
TƯỞNG DỄ MÀ SAO LẠI KHÓ VÔ CÙNG ?!? ( Khuyết Danh ) ............................................................ 19
TỊ NẠN GIÁO DỤC: CÒN ĐI NHIỀU, ĐI TRỐNG RỖNG, ĐI HẾT ( Phù Sa ) ............................................ 20
NGƯỜI 3 LẦN TỪ CHỐI CỨU LẤY MẠNG MÌNH ( Từ www.chungta.com ) ............................................ 21
CA SĨ CELINE DIAZ TỪ BỎ DANH TIẾNG ĐỂ THỜ PHƯỢNG CHÚA… ( Đặng Tự Do ) ........................ 22
NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA DIỄN GIẢ DỊ TẬT ĐẦU LỘN NGƯỢC ( Phúc Thịnh ) ............................ 23
BÁT BÚN RIÊU ( Lê Bảo Trân ) .............................................................................................................. 24
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27
2
THÁNH GIÁ, DẤU ẤN TÌNH YÊU KHẢI HOÀN
"Sáng thứ năm 17.7.2014, công an Ôn Châu ( Wenzhou ) cưa
cây Thánh Giá ở Nhà Thờ Cứu Chuộc, các nhân chứng cho biết, họ đã
dẹp đoàn biểu tình Giáo Dân xung quanh Nhà Thờ. Rồi ngày
21.7.2014, hàng trăm công an đã thất bại khi gỡ bỏ Thánh Giá trong
cuộc đối đầu với Giá o Dân khiến hơn 50 người bị thương. Hôm thứ ba,
công an ở thành phố Hàng Châu ( Hangzhou ) đã hạ cây Thánh Giá ở
Nhà Thờ, theo một nhân viên quản lý Nhà Thờ cho biết.
Sau khi vụ đụng độ ở Nhà Thờ Cứu Chuộc vào tháng bảy,
Giáo Dân đã thay phiên nhau canh gác Nhà Thờ. Nhưng sau khi lãnh
đạo Nhà Thờ, ông Zhang Zhengchuang, đạt được thỏa thuận với
chính quyền địa phương thì các cơ quan chức năng lấy các chìa khóa
Nhà Thờ và phong tỏa khu vực.
Hôm thứ năm, không giống như trong cuộc đối đầu đẫm máu
hồi tháng bảy, nhân viên an ninh gần 200 người, bao gồm cả công an
mặc thường phục, không mang vũ khí khi họ bao vây Nhà Thờ. “Chúng
tôi không thể đi vào Nhà Thờ, vì họ giữ chìa khóa,” một Giáo Dân
chứng kiến sự việc họ gỡ bỏ Thánh Giá cho biết. “Vì vậy, chúng tôi chỉ
tập trung bên ngoài, hát thánh ca và cầu nguyện.” Một Giáo Dân không dám nêu tên vì sợ chính quyền trả
thù, nói rằng hơn 200 Kitô hữu đã tụ tập bên ngoài Nhà Thờ Cứu Chuộc vào sáng thứ năm…
Từ đầu năm nay, chính quyền tỉnh Chiết Giang ( Zhejiang ) đã
thực hiện chiến dịch chống lại các công trình kiến trúc của Nhà Thờ. Tuy
nhiên, theo một tài liệu nội bộ của chính phủ, chiến dịch được nhắm đặc
biệt đến các tòa nhà và các biểu tượng Kitô giáo, trong đó có Thánh Giá.
Nhiều Nhà Thờ đã nhận được lệnh sẽ bị phá hủy hoặc thông báo phải gỡ
bỏ Thánh Giá, không chỉ các Nhà Thờ thuộc “Giáo Hội Thầm Lặng” từ chối
sự kiểm soát của chính quyền.
Trong tháng tư năm 2014, Nhà Thờ Sanjiang ở Ôn Châu đã bị phá
bỏ, bất chấp sự phản đối từ các Kitô hữu địa phương. Trong tháng sáu,
Nhà Thờ Cứu Chuộc cùng với hai chục Nhà Thờ Tin Lành khác ở Ôn
Châu cũng đã nhận được thông báo từ chính quyền địa phương là phải gỡ
bỏ Thánh Giá.
“Lòng tôi thực sự rất buồn khi chứng kiến cảnh này”, một Kitô hữu
cũng tên là Zhang, người đi trong đoàn và canh thức qua đêm tại Nhà
Thờ nói. Tại đây, một Kitô hữu khác cũng cho biết: “Nhiều người đã khóc
và cầu nguyện khi họ nhìn thấy Thánh Giá bị hạ xuống.” ( Kiki Zhao,
Sinosphere, Ucan ).
Cây thập tự kết hợp vuông góc hai trục tung và hoành, dọc và ngang,
chiều cao và chiều rộng. Đồng thời cây thập tự hội tụ hai chiều kích khác
nhau của cuộc đời. Qua cuộc khổ nạn, chịu chết và phục sinh, Đức Giêsu
thánh hóa cây thập tự trở nên Thánh Giá, biểu tượng cao quý vô ngần của Kitô giáo. Cây Thánh Giá hàm
chứa biết bao ý nghĩa sâu sắc, đã trường tồn hơn hai ngàn năm và sẽ còn tiếp tục được tôn kính mãi mãi,
dù đã và đang trải qua bao thách đố, bị phá hoại, trừ khử, chống báng và xúc phạm.
Giao hòa
Trục tung, chiều dọc của Thánh Giá từ dưới đất hướng thẳng lên trời cao, giúp Kitô hữu luôn ý
thức công cuộc cứu độ của Đức Giêsu đã từ trời cao xuống thế làm người, chịu nạn và đã Phục Sinh về
trời: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời mà xuống” ( Ga 3, 13 ).
Với Giao Ước Mới bằng mầu nhiệm Thánh Giá, Người tái thiết lại mối tương quan, giao hòa,
liên kết giữa Thiên Chúa và con người, mà từ ngàn xưa Ađam và Eva đã phá vỡ, chia cách, xa lìa.
Thánh Phaolô hân hoan ngợi khen: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối
với thế gian” ( Gl 6, 14 ).
3
CÙNG SUY NIỆM
Bằng chính máu của mình với thập
giá, Đức Giêsu đã tái lập Giao Ước mới
vĩnh cửu cho con người được đoàn tụ về
với cội nguồn, là Thiên Chúa: “Anh em đã
tới cùng vị Trung Gian giao ước mới là
Đức Giêsu và được máu của Người rảy
xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh mẽ
hơn cả máu Aben” ( Dt 12, 24 ).
Chí ái
Với trục hoành, chiều ngang, Đức
Giêsu giang hai cánh tay ôm lấy toàn thể
nhân loại, không phân biệt xấu tốt, lành
dữ, thân hay thù. Người chí ái, chí nhân,
ôm lấy tất cả niềm vui lẫn đau khổ của
kiếp nhân sinh, lẫn hy vọng và thất vọng. “Khi nào tôi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi
người lên cùng tôi” ( Ga 12, 32 ).
Còn tình yêu nào quý giá hơn chết cho người mình yêu, như Đức Giêsu đã toàn tâm hiến
thân: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của
mình” ( Ga 15, 13 ). Để có thể đón nhận tình yêu tuyệt vời ấy, hồng ân cứu độ, cuộc sống viên mãn,
mọi người cần phải ngước mắt nhìn lên, phó thác, đặt hẳn niềm trông cậy vào Đức Giêsu.“Như ông
Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin
vào Người thì được sống muôn đời” ( Ga 3, 14 – 15 ).
Tin vào Người, đồng nghĩa thoát khỏi sự kềm tỏa của xác thịt, thế gian và ma quỷ, người Kitô hữu
tích cực thể hiện niềm tin sống động qua việc bỏ mình, vác thập giá cùng đồng hành, chịu đóng đinh thân
xác với Người.“Chúng ta biết rằng, con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá Đức Kitô, như
vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” ( Rm 6, 6 ).
Chiến thắng
In hoc signo vinces, ( HIS ) với dấu chỉ này con sẽ chiến thắng. Khẩu hiệu của Hoàng Đế
Constantine Cả đã nhận, khi ông thị kiến trên trời, vẫn là sự thật vĩnh cửu, mà không có ai bác bỏ được.
Thánh Giá Đức Giêsu là chiến thắng vĩ đại vô song, chiến thắng xác thịt, chiến thắng cám dỗ ma quỷ và
sự chết, vì Người khiêm tốn, trung kiên vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa Cha, chịu chết thay cho nhân loại.
“Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế,
Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” ( Pl 2, 8 – 9 ).
Người chiến thắng vẻ vang, khi gánh tội trần gian, chịu chết khổ nhục cho con người, để con
người được trở nên công chính, hưởng ơn cứu độ, như Thánh Phêrô xác quyết: “Tội lỗi của chúng ta,
chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta
sống cuộc đời công chính” ( 1 Pr 2, 24 ).
Hội Thánh được sinh ra trên Thánh Giá. Hội Thánh lớn lên bằng tiếp tục sự thương khó Chúa
Giêsu đến tận thế. Con lầm lạc, nếu tin vào tiền bạc, ngoại giao, quyền thế, vận động” ( Đường Hy
Vọng, số 258 ).
Lạy Chúa Giêsu, Người đã khải hoàn phục sinh từ cõi chết, kính xin Người thương xót,
ban hồng ân cho chúng con can đảm bước theo đường Thánh Giá hàng ngày, hoàn toàn bỏ
mình, đóng đinh tính xác thịt và chịu chết, hầu được phục sinh với Người mãi mãi.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã can trường đồng hành với Con Mẹ trên Via Dolorosa, Đường Thánh
Giá. Khấn xin Mẹ cùng đồng hành với chúng con trên đường hy vọng. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
NHÌN LÊN THÁNH GIÁ
Bài đọc 1 sách Dân Số kể chuyện, dân Do Thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông
Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng
có bánh ăn, chẳng có nước uống ?…” Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người.
Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã
truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con
rắn đồng ấy thì được chữa lành.
4
Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định: “Như ông Môsê
đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào
Người thì được sống muôn đời”.
Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ
đưa chúng ta đi xuyên suốt Lịch Sử Cứu Độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc ( Ds 21, 6 ),
trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống ( St 3 ), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô ( Ga 3, 14 ) và
vươn xa tới tận thời cánh chung ( Kh 12, 7 – 10 ).
Dịp hành hương Thánh Địa tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie.
Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh Giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa
được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh Địa và dâng lễ tại Nhà Nguyện trên núi.
1. Núi Nebo
Núi Nebo là một dãy núi ở vương quốc Jordanie,
cao khoảng 817m. Cựu Ước đã đề cập đến nơi này. Trên
núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ
đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa
và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêrikhô, thậm chí
vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cả cổ
thành Giêrusalem.
Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi
lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện
với Giêrikhô để nhìn về Đất Hứa. Giavê phán với Môsê:
Đó là đất Ta đã thề với Abraham, Isaac và Giacóp rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi ! Ta đã cho
ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó ! Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn
cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor ( Đnl 34, 4 – 6 ).
Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất
trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi
nào. Một vài truyền thống Hồi Giáo cũng khẳng định điều
tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ lại cho là ở Maqam
El-Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêrikhô 11km và về
phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa
Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện
nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được
đề cập trong bộ Ngũ Kinh của Cựu Ước không.
Theo sách Maccabê ( 2 Mcb 2, 4 – 7 ): Ngôn Sứ
Giêrêmia đã giấu Nhà Tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một
cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa.
Ngày 20.3.2000, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương
Thánh Địa. Ngài đã trồng một cây ôliu bên cạnh Nhà Thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu
tượng cho hòa bình.
Ngày 9.5.2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm
nơi này, đọc bài diễn văn và hướng nhìn về thành Giêrusalem từ
đỉnh núi Nebo.
Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm
điêu khắc Thánh Giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con
rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu
sống người bị rắn cắn ( Ds 21, 4 – 9 ) và là Thánh Giá trên đó Chúa
Giêsu bị đóng đinh ( Ga 3, 14 ).
Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta
khám phá ra di tích ngôi Nhà Thờ và một Tu Viện vào năm 1933. Ngôi
Nhà Thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm
nơi Môsê qua đời. Thiết kế Nhà Thờ theo phong cách một Vương
Cung Thánh Đường ( Basilic ). Nó được mở rộng vào cuối bán thế
kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà Thờ đầu tiên
được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một
người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6
ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm
đá của Nhà Thờ.
5
Trong ngôi Nhà Nguyện hiện đại được xây dựng để bảo vệ nơi này và cũng dùng để thờ phượng
Thiên Chúa, người ta có thể nhìn thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác
nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có
viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam.
2. Tại sao lại treo con rắn ?
Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ ( St 3, 1
– 7 ), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và
Ađam nghi ngờ Thiên Chúa: Thiên Chúa nói rằng,
ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con
rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu ! Tin vào lời con
rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói
dối ! Đó là cho rằng: Thiên Chúa lừa dối con
người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của
mình. Đó là nghĩ rằng: Ngài tạo dựng con người
để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và
nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn,
chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó
tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương
quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu
là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chếhắc chắn
ngươi sẽ phải chết ( St 2, 17 ).
Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến, chính là
hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa: kế hoạch cứu sống, khi gặp
khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa, đó là để cho mình bị rắn cắn, đó là mang
nọc độc vào người.
3 . Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?
Trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Ambrôsiô
ở Milan, có hai cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa;
"cột rắn": một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế
kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn, đối diện bên
kia có “cột thập giá”.
Bài đọc 1 là “lời tiên báo” của sách Dân Số, một
lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu
nhiệm Thập Giá, nơi Đức Kitô là Con Người được
“giương cao”. Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Chúa
Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn
vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến,
một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha đã ban Con
Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời ( x. Ga 3,
16 ). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì
những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người chúng ta, trở
nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa
Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”.
Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Đức
Giêsu, ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt
mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực
tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội
và Sự Dữ: Như ông Môsê đã giương cao con
rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải
được giương cao như vậy, để ai tin vào Người
thì được sống muôn đời.
Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là
Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá.
Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự
nguyện thế chỗ cho con rắn. Theo Thánh
6
Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” ( Rm 8, 3 ) và Ngài “đồng hóa mình
với tội” ( 2 Cr 5, 21; Gl 3, 13 ).
Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình
nơi thân xác nát tan của Đức Kitô: “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” ( Rm
7, 13 ). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin
Mừng theo Thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, ( chứ không phải báo trước ) cho các môn đệ về cuộc
Thương Khó của Người ( Mc 8, 31 ).
Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh Giá để nhìn thấy:
- Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự
phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo, lên án vô cớ, của vụ án gian dối.
- Đầu đội mạo gai của Người, tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân
tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh
mất nhân tính, và hành động theo thú tính; và cạnh sườn của Người bị đâm thủng, thấu đến con tim. Sự
Dữ luôn đi đôi với bạo lực; và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng, là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở
nơi đây, trên Thập Giá, Tình Yêu, Lòng Thương Xót, sự Thiện, sự Hiền Lành và cả Sự Sống nữa, của
Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng !
4 . Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành ?
Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng
đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị
rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng:
nhìn lên thì được sống. Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng
họ đã đâm thâu” ( Ga 19, 37 ) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn
tha thứ và được chữa lành.
Thánh Giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các Giáo Phụ gọi
là Cây Sự Sống, vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của
Thiên Chúa.
Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên
Chúa. Sự bất tuân của Ađam đã mang đến án phạt và sự chết
cho toàn thể nhân loại. Thì giờ đây, sự vâng phục của Chúa
Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân
loại ( bài đọc 2 ).
Vì tình yêu vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha,
vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, Chúa Cha đã tha
hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách
tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu của Thiên Chúa
Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu
chết trên thập giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót.
Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta.
Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống
mình lên cho Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: "Không
có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ thí mạng sống vì những người mình yêu".
Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang,
các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua
thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả.
Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế. Trong xã hội tiêu thụ và hưởng
thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng Thánh Giá. Con
người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh
Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng
người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn Tình Yêu, Sự Sống của Chúa Kitô.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
VINH QUANG THẬP GIÁ
7
Ngày xưa, thập giá là nhục hình ghê rợn nhất dành cho các tử tội. Chúa Giêsu cũng đã phải chịu
nhục hình này vì người ta liệt Ngài vào dạng tương tự “dân anh chị khét tiếng” hoặc “tội phạm nguy
hiểm”. Nhưng với Đức Kitô, thế cờ bị Ngài đảo ngược, chính thập-giá-khổ-đau đó lại trở thành “đòn
bẩy”, là đường tới vinh quang, là lối vào ánh sáng, là vũ khí chiến thắng. Thập giá được Ngài biến thành
biểu tượng cứu độ và là phương cách giải thoát. Một Saolê đã từng bách hại “tới bến” đối với những ai
yêu mến Thánh Giá, nhưng nhờ cú ngã ngựa, bị mù mắt thể lý mà lại sáng mắt tâm linh, rồi trở thành
một Phaolô “không giống ai” với niềm ước mong: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá
Đức Giêsu Kitô” ( Gl 6, 14 ).
Việt ngữ thật kỳ diệu, có thể hiểu THÁNH GIÁ là cái GIÁ
để NÊN THÁNH. Đó là điều mà Đức Giêsu Kitô đã xác định: “Ai
không vác thập giá mình mà theo Tôi thì không xứng với Tôi,
không thể làm môn đệ của Tôi” ( Mt 10, 38; Lc 14, 27 ).
Hơn 1.600 năm sau, Đức Giám Mục Pierre Lambert de
la Motte ( 1624 – 1679, Hội Thừa Sai Pháp ) cũng hóa thành “dị
nhân”, không giống ai khi ngài quyết tâm chỉ yêu mến Thánh
Giá mà thôi, bằng chứng là ngài đã lập Dòng Mến Thánh Giá tại
Việt Nam – bắt đầu từ Hải Phòng ( Bắc Việt ). Xưa cũng như
nay, bất cứ ai thích Thánh Giá đều bị coi là “ngược đời” hoặc
“điên loạn”. Thế nhưng Đức Kitô đã khuyến cáo chúng ta phải
“mình ên vác thập giá mà theo Ngài” ( x. Mt 16, 24 ). Thật là
“căng” dữ nghen ! Quả thật, phải thực sự tin tưởng và can đảm
mới có thể bước trên Đường Thập Giá – liên lỉ từng giây phút
chứ không chỉ trong thoáng chốc, trong vài ngày hoặc vài tháng.
Thập giá là dụng cụ để xử tử phạm nhân mà người
Phênixi đã dùng trước tiên, sau đó người Rôma cũng dùng,
nhưng chỉ dùng hình phạt này cho kẻ nô lệ, dân bị trị, những
người thấp hèn và những kẻ phạm các tội nặng nhất như trộm cướp, ít khi áp dụng cho công dân
Rôma. Về thập giá, nhà hùng biện trứ danh Cicéron ( Rôma ) đã mô tả là “cực hình ghê rợn và độc ác
nhất” ( crudelissimum et teterrimum supplicium ).
Theo nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh, cây Thánh Giá được làm bằng gỗ tùng rất nặng, thanh
dọc dài 4,5m, thanh ngang dài 2,5m, cả Thập Giá nặng khoảng 100kg. Vác kéo lê thì giảm sức nặng
khoảng 30kg. Như vậy, Chúa Giêsu còn chịu sức nặng 70kg đè trên thân xác đã yếu ớt vì đòn vọt, vác
khệ nệ trên con đường dài 700m, và Ngài đã phải ngã quỵ 3 lần. Thông thường, khoảng giữa thập giá
có một miếng gỗ để tội nhân tì mông vào cho dễ đóng đinh, và đóng mỗi chân một đinh. Ngày nay các
nhà kỹ thuật đã đưa miếng gỗ đó xuống làm đế đỡ chân và hai chân đóng chụm lại, đó vì tính mỹ thuật
– tức là để nhìn cho “đẹp mắt” mà thôi.
Chúa Giêsu chịu hàm oan và đau khổ tột cùng trên Chặng Đàng Thánh Giá. Cuộc đời mỗi Kitô hữu
cũng là Hành trình Thập Giá, có rất nhiều thứ xấu xa trong mỗi chúng ta để chúng ta phải cố gắng “chết” vì
yêu mến Đức Kitô. Hành trình đó là hành trình tử đạo liên lỉ, rất cần ngước nhìn lên Chúa Giêsu bị treo
trên Thánh Giá như dân Ítraen xưa ngước nhìn lên conrắn đồng để được chữa lành ( Ga 3, 13 – 15 ).
Trình thuật Ds 21, 4 – 9 cho biết: Từ núi Ho, họ lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh
thổ Êđôm, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ítraen mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông
Môsê: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có
bánh ăn, chẳng có nước uống ? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này”. Vì họ cứng đầu cứng cổ,
Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ítraen phải chết.
Ngày nay, chúng ta cũng chẳng hơn gì dân Ítraen xưa, thậm chí còn ngang bướng và tinh vi hơn
nhiều. Ca dao Việt Nam nói: “Khi vui chẳng nhớ tới ai, Khi nóng thì cứ trái tai mà sờ”. Có lẽ chúng ta quen
“xin – cho” nên cứ mở miệng cầu nguyện là xin này, xin nọ, xin tới tấp, xin đủ thứ, Chúa nghe không kịp
mà vẫn bị đầy lỗ tai. Chúa cũng mệt với lũ phàm nhân lắm ! Chúng xin được thì cười trừ rồi thôi, xin không
được thì quay ngoắt 180 độ, đôi khi còn dám ngang nhiên trách “trời mù” nữa đấy. To gan thật!
Dân xưa ngang ngược đến nỗi bỏ Chúa, đi đúc bò vàng mà tôn thờ. Nhưng họ chịu khổ hết xiết,
đành quay về với Chúa. Họ đến năn nỉ với ông Môsê: “Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa
và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi”. Ông Môsê thương
tình mà khẩn cầu Thiên Chúa cho dân thoát ách tai ương. Thiên Chúa giàu lòng thương xót liền nói với
ông Môsê: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên
con rắn đó, sẽ được sống”. Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Quả thật,
hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống ngay.
8
Chúng ta ngày nay có nhiều loại “bò vàng” lắm, đủ cỡ và đủ kiểu. Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã
có kinh nghiệm “xương máu” về chuyện tôn thờ ngẫu tượng: Mê tiền, ham lợi, ưa “chảnh”, khoái chức, đòi
quyền,... Đó là chưa nói đến đắm chìm trong tội lỗi đấy ! Chu choa, nhiều kiểu lắm, nhiều dạng lắm, nhiều
mức độ lắm ! Và cuối cùng, chúng ta gặp đau khổ, đành quay về với Chúa, nhưng rồi chẳng được bao
lâu, chúng ta lại như con ngựa quen đường cũ. Thế mà Thiên Chúa vẫn thương xót và tha thứ. Vô cùng
may mắn cho chúng ta. Nhưng quả thật, chúng ta không thể nào hiểu nổi lòng thương xót của Ngài !
Tác giả Thánh Vịnh bày tỏ Thánh Ý Chúa từ
xưa: “Dân tôi hỡi, này nghe tôi dạy bảo, lắng tai đón
nhận lời lẽ miệng tôi. Mở miệng ra, tôi sẽ nói đôi lời
huấn dụ, công bố điều huyền bí thuở xa xưa” ( Tv
78, 1 – 2 ). Thiên Chúa biết phàm nhân chúng ta là
những “hạt bụi nhỏ nhoi” nhưng lại vô cùng kiêu
ngạo. Tuy nhiên, Ngài vẫn yêu thương, khuyên nhủ,
dỗ dành, chỉ mong chúng ta nhận biết và tôn thờ
Ngài là Thiên Chúa toàn năng duy nhất.
Tuy nhiên, phàm nhân chúng ta có cái đầu
cứng và đầy máu kiêu ngạo, khoái đi đường tắt hơn
đi đường chính. Nhưng rồi cũng có lúc “giật mình”
khi phải đương đầu với đau khổ: “Khi Chúa giết họ,
họ mới đi tìm Chúa, mới trở lại và mau mắn kiếm Người, mới nhớ rằng: Thiên Chúa là núi đá họ ẩn
thân, Thiên Chúa Tối Cao là Đấng cứu chuộc họ” ( Tv 78, 34 – 35 ).
Lúc đau khổ thì tỏ vẻ chân thành hối lỗi, nhưng lúc an bình thì lại thích nổi loạn, nói hay mà làm
chẳng ra gì, Thiên Chúa biết chúng ta lọc lừa mà Ngài vẫn xót thương: “Miệng họ phỉnh phờ Chúa, lưỡi
họ lừa dối Người; còn lòng dạ chẳng chút gì gắn bó, chẳng trung thành giữ giao ước của Người. Nhưng
Người vẫn xót thương, thứ tha, không tiêu diệt, nén giận đã bao lần, chẳng khơi bùng nộ khí” ( Tv 78,
36 – 38 ). Nhưng rồi sẽ có ngày Thiên Chúa không còn dành thời gian chờ đợi chúng ta sám hối nữa.
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại cuối cùng, thời gian thương xót cuối cùng, ai không sám hối và
không chân thành tín thác vào Đức Kitô thì hậu quả sẽ thê thảm đời đời !
Thánh nữ Faustina nhận định: “Mọi sự bắt đầu bằng Lòng Thương Xót của Ngài và cũng kết thúc
bằng Lòng Thương Xót của Ngài. Mọi ân sủng tuôn chảy từ Lòng Thương Xót của Ngài, và những giờ
khắc cuối cùng đầy tràn Lòng Thương Xót của Ngài. Đừng để ai nghi ngờ lòng nhân hậu của Thiên
Chúa; mặc dù tội lỗi của con người đen tối như màn đêm, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vẫn mạnh
hơn nỗi đau khổ của chúng ta” ( Nhật Ký, số 1506 ).
Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa
vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống
phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 2 – 8 ). Trí tuệ và lý luận của chúng ta không thể phân tích để hiểu hết tình
yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, có tất cả những gì cao quý nhất,
thế mà Ngài lại bỏ tất cả, thậm chí là thí mạng, để tìm kiếm và cứu chúng ta đem về cho Chúa Cha.
Thánh Phaolô kết luận: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi
vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong
nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng
rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” ( Pl 2, 9 – 11 ). Ngược lại, ai không chân nhận Đức Giêsu Kitô là Thiên-
Chúa-nhập-thể-làm-người thì chắc chắn không được Ngài đưa về Quê Trời vĩnh hằng: “Ai tin vào Con của
Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên
Chúa” ( Ga 3, 18 ). Thánh Gioan đã cho chúng ta biết chắc chắn có sự sống đời đời ( x. 1 Ga 5, 13 ).
Thập giá là vinh quang, là chiến thắng, chứ không là thất bại như loài người suy tưởng. Thi sĩ
kiêm kịch tác gia Pièrre Corneille ( 1606 – 1684, Pháp quốc ) đã có nhận xét thú vị và rất đúng: “Chiến
đấu càng gian nan, khải hoàn càng vinh quang”. Thật vậy, cuộc sống cho chúng ta thấy rằng không có
niềm hạnh phúc nào mà lại không có dấu vết của sự đau khổ.
Truyện “Hoàng tử và Thanh kiếm” kể thế này: Một hôm, Vua Charles V kêu hoàng tử đến và cho
quyền lựa chọn. Trên bàn, nhà vua đặt một thanh kiếm và một triều thiên. Vua cha hỏi: “Con chọn cái
nào ?” Chần chừ một lúc, hoàng tử cầm lấy thanh kiếm. Thấy lạ, vua cha hỏi: “Sao con lại chọn thanh
kiếm ?” Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện và đáp: “Nhờ thanh kiếm này, con sẽ được triều thiên
kia”. Câu chuyện ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa thâm thúy, cho thấy rằng đau khổ luôn đi trước hạnh
phúc.
9
Một hôm, khi đàm đạo với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu xác định: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ
Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng
sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” ( Ga 3, 13 – 15 ). Chính
Chúa Giêsu đã xác định việc tin vào Ngài là mối phúc, vì ai tin Ngài sẽ được lên trời với Ngài.
Và rồi chính Chúa Giêsu lại tiếp tục xác định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai
Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người,
mà được cứu độ” ( Ga 3, 16 – 17 ). Rõ ràng rồi, không còn gì khả nghi nữa. Tuy nhiên, tin Chúa Giêsu
thì phải kiên trì đồng hành với Ngài hết chặng đường thập giá: Một nhánh vươn lên trời đưa chúng ta
đến với Chúa Cha, qua Đức Giêsu Kitô; một nhánh đưa chúng ta đến với tha nhân, nhất là những người
hèn mọn và đau khổ nhất. Không thể tách rời hai nhánh của thập giá.
Ước gì mỗi chúng ta luôn tâm niệm: THÁNH GIÁ là cái GIÁ để NÊN THÁNH.
Lạy Chúa Kitô, chúng con xin tôn vinh Thánh Giá bằng cách chấp nhận đau khổ hằng
ngày để vinh danh Thiên Chúa, để cứu các linh hồn và để đền tội của chúng con. Xin cho chúng
con được nên một với Ngài trong Mầu Nhiệm Thập Giá. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng
với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
TRẦM THIÊN THU
THÁNH GIÁ CHÚA LÀ NGUỒN PHÚC VINH
Ngày 14 tháng 9, Phụng Vụ Hội Thánh mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa
với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới
khía cạnh khổ đau, hay những nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới
khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là
cung hiến Đền Thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ của vua Constantin, đế quốc
Rôma ( khoảng năm 270, 280 đến 337 ), đã cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày kỷ niệm
tìm được Thánh Giá thật vào năm 326.
Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh
Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh
Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với
niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại,
được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian.
Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để
tán dương Đức Kitô: "Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên
Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên
Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên
xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang" ( Pl 2, 8 – 11 ).
Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người: "Cũng như Môsê treo con
rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì
không bị tiêu diệt muôn đời" ( Ga 3, 14 ).
Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô,
Thánh Giá ban tặng cho nhân loại các ân sủng và sự tha thứ. Nên "chúng ta phải hãnh diện về thập giá
Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính
Người giải thoát và cứu độ ta" ( Ca nhập lễ ).
Hội Thánh cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về
trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự Thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại
hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá, niềm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu.
Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá, vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn
cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng
đinh, sự sống đã không bị treo lên giá gỗ, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ
cạnh sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự
do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không
được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra.
Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thắng khải hoàn trước
mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quí giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ
10
đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ Thánh Giá, Chúa Giêsu đã hoàn toàn
chịu chết; là khí giáp, vì ma quỉ đã bị đánh bại, sự chết đã bị Chúa Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa hỏa
ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, để tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi
Thánh Giá, tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà
cứu chuộc trần gian. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
THẬP GIÁ NỞ HOA
Không biết từ bao giờ, thập giá bắt đầu xuất hiện trong
cuộc sống nhân loại. Có lẽ ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ, đứa trẻ
khóc vì biết rằng kể từ đây mình bắt đầu vác thập giá. Cuộc đời
không gì khác hơn là cuộc khổ nạn. Ai ai cũng có một cây thập giá
riêng biệt trên vai của mình. Và tất nhiên, thập giá của ai vừa vai
người nấy. Nói vậy cũng có nghĩa chẳng ai có thể vác thập giá
cho ai. Thập giá gắn liền với đời sống con người là vậy. Còn sống
là còn vác, cho đến khi nào lên đến đỉnh đồi Canvê và trút hơi thở
ở đó, thập giá mới chính thức rời khỏi đời sống. Thánh giá sẽ
thành khổ giá nếu như không đón nhận thập giá đời mình cách
tích cực. Ngược lại, thập giá sẽ trổ hoa với những ai can đảm
bước đi đến cùng theo chân Đức Giêsu trên đường khổ giá.
Nếu nói thập giá không thể tách rời đời sống nhân loại. Làm
người cũng có nghĩa là vác thập giá, thì con người chỉ có thể gánh
vác thập giá cho nhau ở thời điểm nào đó, giai đoạn nào đó mà
thôi. Không ai có thể từ chối thập giá đời mình và cũng chẳng ai có
thể hy sinh gánh vác thập giá thay thế cho người khác cả đời được. Có yêu thương nhau lắm cũng chỉ là
ghé vai gánh vác dùm ai đó, thay cho ai đó… một đoạn đường, một vài khoảnh khắc mà thôi.
Tại sao vậy ? Vì tất cả chúng ta đều là con người. Đã là người cũng có nghĩa là tội nhân. Không
ai công chính, chẳng ai vẹn toàn cả. Thập giá là gì nếu không phải chính là hành trình làm người mà
chúng ta được trao phó sứ mệnh khi hiện diện trên trần gian. Thập giá cuộc đời còn gì khác hơn là hành
trình làm người của chúng ta qua từng giai đoạn, từng khoảnh khắc. Thập giá thật ra chỉ là những thách
đố, cam go, gian lao, vất vả hay khổ cực mà chúng ta cần phải vượt qua để hoàn thiện và phát triển
chính mình mà thôi. Thánh giá cuộc đời cũng chính là thập giá làm người.
Ngoài ra vẫn còn những loại thập giá mà người khác đem lại cho ta. Đó là những trái ý, những
phiền toái, những ý riêng, những xúc phạm... Cho dù thập giá nào đi nữa thì con người cũng chẳng
thích. Chẳng ai muốn vác thập giá cả. Chẳng qua không từ khước được thì đành nín nhịn thôi. Như đã
nói, ai bước đi trên đường khổ giá với tâm tình hướng thiện, chắc chắn thập giá của họ sẽ trổ hoa, đó là
sự phục sinh, vinh quang bất diệt. Nước mắt khổ giá lúc này đã trổ hoa chân lý.
Chỉ có Đức Giêsu là Đấng vô tội, Ngài mới có thể vác thập giá thay cho nhân loại. Đó là thập giá
của sự bất toàn, và tội lỗi mà con người vấp phạm. Đức Giêsu đã gánh hết trên vai của mình để cứu
chuộc nhân loại. Chỉ cần tin vào Người, chắc chắn chúng ta sẽ được cứu độ: “Như ông Mô sê đã
giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào
Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15)
Chính vì yêu thương nhân loại lầm than khổ cực trong tội lỗi, bất trung Thiên Chúa đã sai chính
Con Một của Ngài đến vác thập giá, chịu chết thay cho muôn người để chuộc mọi tội lỗi. Chỉ Con Thiên
Chúa và chỉ một mình Ngài mới có thể làm được điều ấy. Chỉ có Đấng vô tội mới có thể chết thay cho
kẻ có tội. Chỉ có Đấng vô tội mới có thể vác thay cho kẻ có tội. Nói vậy, nhân loại là kẻ diễm phúc nhất.
Vậy mà biết bao người vẫn không tin và không đón nhận. Thiên Chúa đâu dựng nên nhân loại,
trao thánh giá cho họ, rồi để họ bị hủy diệt. Nhưng thánh giá xuất hiện là chính con người tự tạo ra khi
bất tuân lệnh Chúa, sống tự do, buông thả theo đam mê, dục vọng và ý muốn riêng mình.
Hôm nay Giáo hội hân hoan suy tôn thánh giá là để kêu gọi con cái biết ý thức đón nhận thập giá
đời mình với tâm tình tin tưởng, cậy trông, phó thác… bước đi theo chân Đức Giêsu đến cùng cho dẫu
có phải gặp gian nan, thử thách. Vì thánh giá không phải là gánh nặng, cũng chẳng phải là hình phạt,
mà là khí cụ để hoàn thiện mình, trở nên con cái tinh tuyền của Thiên Chúa.
11
Lạy Chúa, biết rằng đã làm người, con không thể tránh khỏi thập giá, nhưng không biết bao lần,
chỉ mỗi cây thánh giá ấy, con hết cất lên rồi hạ xuống, đổi qua đổi lại… trong chán chường, mệt mỏi.
Thánh giá nào đâu là khổ giá, nếu như con hiểu rằng đó chính là phương thuốc giúp con nên trọn lành.
Xin giúp con, giả như vác thập giá đời mình chưa nổi, thì đừng nên chuốc thêm thánh giá cho ai. Ước gì,
mỗi người trên thế giới biết ghé vai vác thập giá giúp người cho dẫu chỉ một đoạn đường, thì nước mắt
khổ đau sẽ đâu còn rơi nhiều đến thế. Xin giúp con, đừng bao giờ phàn nàn từ chối thập giá Chúa gửi
đến, nhưng hãy biết san sẻ gánh nặng cho tha nhân bên cạnh: yếu sức, nghèo nàn, bất hạnh hơn con.
M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG
THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG
Ngày nay, chúng ta thấy Thánh Giá được treo khắp nơi, nào là: Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nhà tư,
trên từng nấm mộ ở nghĩa trang... Thánh Giá còn xuất hiện trên áo, trong khăn và khắc trên gỗ, trên
đá... Và người ta cũng có thể đeo Thánh Giá trên cổ, trên tay...
Tất cả những điều đó diễn tả niềm tin, sự tôn thờ của của người Công Giáo, bởi vì, Thánh Giá là
niềm vinh dự, là sự toàn thắng, là ơn cứu chuộc, là sự sống, là niềm hy vọng của chúng ta.
Khi người Công Giáo tôn thờ Thánh Giá, chắc chắn không chỉ đơn thuần là tôn thờ một biểu
tượng, càng không phải lưu ký một kỷ niệm buồn gợi lại sự đau khổ và chết chóc... Nhưng Thánh Giá là
tất cả, là trọn vẹn niềm tin, là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Tại sao vậy ? Thưa ! Vì chính nhờ
Cây Thánh Giá, mà chúng ta được cứu độ. Như vậy, khi tôn thờ Thánh Giá, chúng ta suy tôn tình yêu
của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và mang lại cho chúng ta niềm hy vọng phục sinh.
1.Tôn thờ Thánh Giá là suy tôn tình yêu của Thiên Chúa
Khởi đi từ việc: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã
ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải
chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ). Từ “đến nỗi”
cho thấy: Thiên Chúa đã yêu quá nhiều, yêu vô bờ và bao
la, nhưng chưa thỏa lòng, nên còn một món quà duy nhất,
cao quý, là tất cả của Thiên Chúa, nhưng Người sẵn lòng
trao tặng cho nhân loại, đó chính là Đức Giêsu.
Khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã làm toát lên sự
khiêm nhường tột cùng khi vâng lời Thiên Chúa Cha và yêu
nhân loại tha thiết, nên Ngài: “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà
không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với
Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc
lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người
trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng
lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 6 – 8 ).
Vì là hiện thân của Thiên Chúa, Đấng Giàu Lòng
Thương Xót, nên cả cuộc đời và lời rao giảng của Ngài đều
nhằm diễn tả bản chất tình yêu của Thiên Chúa cho con
người. Đỉnh cao của mặc khải này chính là cuộc hiến tế
trên Thánh Giá. Thật vậy: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống
mình cho bạn hữu” ( Ga 15, 13 ); “Họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Ðức
Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu
thương chúng ta” ( Rm 5, 7 – 8 ).
Không chỉ trao ban tình yêu cách phổ quát, mà Ngài còn ban riêng cho mỗi người, khiến ai cũng
cảm nghiệm được tình yêu cứu độ mà Đức Giêsu dành cho. Quả thật, Ngài là "Ðấng đã yêu mến tôi và
hiến mạng vì tôi" ( Gl 2, 20 ). Không phải yêu có thời gian và số lượng, mà là tình yêu trường cửu: "Ta
đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương" ( Gr 31, 3 ); và:
"Ta quyết chẳng đoạn tình dứt nghĩa, quyết không hề bội tín thất trung" ( Tv 89, 34 ).
Quả thật, Thiên Chúa đã buộc Mình vào một tình yêu muôn thuở; Người tự tước đoạt tự do của
Mình vì yêu thương chúng ta. Đây là ý nghĩa sâu sắc của Giao Ước mà trong Chúa Kitô, nơi Thánh Giá,
đã trở nên "mới mẻ và sống động".
Vì thế, đó là lý do thứ nhất để chúng ta suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô.
2. Suy tôn Thánh Giá, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng cứu độ
12
Lý do thứ hai chính là vì niềm hy vọng và ơn cứu độ của chúng ta nơi Thánh Giá.
Trong Cựu Ước, chúng ta thấy hình ảnh tiên trưng về Thánh Giá và ơn cứu độ qua cây gậy và
con rắn đồng được treo lên.
Bài đọc I trình thuật việc ông Môsê dẫn dân
ra khỏi Ai Cập và trên đường trở về Đất Hứa, dân
Israel phải trải qua hành trình trong sa mạc. Trên
hành trình ấy, dân đã nhiều lần bất trung, kêu
trách Đức Chúa và trút tội lên đầu Môsê. Trước
tình cảnh đó, Thiên Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện
và cắn chết nhiều người. Thấy được sự bất trung
và cảm nghiệm sâu xa về tội của mình đã phạm,
toàn dân đồng loạt kêu cầu Môsê xin Chúa tha
thứ. Thiên Chúa đã nhận lời Môsê và truyền cho
ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một
cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên
con rắn đó, sẽ được sống" ( Ds 21, 8 ).
Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã minh
nhiên xác định hình ảnh này chính là Ngài khi nói:
“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa
mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao
như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn
đời” ( Ga 3, 14 – 15 ).
Thật vậy, mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa và ơn cứu độ ngang qua Đức Giêsu, hẳn
chúng ta không bao giờ được phép chối bỏ Thánh Giá bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, luôn luôn hướng
nhìn lên Thánh Giá Chúa như bảo chứng của ơn cứu độ, bởi vì chính Đức Giêsu đã chọn Thánh Giá
làm giá chuộc muôn người. Nhờ cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã giải thoát thế gian khỏi xiềng xích tội lỗi,
để từ nay, tội lỗi không còn quyền chi đối với Ngài và tất cả những người tin vào Ngài cũng được hưởng
nhờ ân huệ đó.
Nếu từ cái chết trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã phục sinh, thì chúng ta cũng qua đau khổ, ắt
chúng ta có niềm hy vọng được phục sinh như Ngài.
Nếu xưa kia, từ Cây Trái Cấm, mà Tổ Tiên loài người đã sa ngã, cửa Thiên Đàng đóng lại, thì
nay nhờ Cây Sự Sống chính là Thánh Giá, cửa Thiên Đàng được mở ra và đón nhận tất cả những ai tin
vào Cây Trường Sinh.
Như thế, Thánh Giá là biểu trưng cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa và của những ai đón nhận
như nguồn ơn cứu độ. Đây chính là nghịch lý của Thiên Chúa và của cả chúng ta, vì: “Dân Do Thái thì
đòi phép lạ, dân Hy Lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá [...].
Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và
khôn ngoan của Thiên Chúa” ( x. 1Cr 1, 18 – 25 ).
3. Suy tôn Thánh Giá, chúng ta học được bài học thứ tha
Cuối cùng, khi suy tôn Thánh Giá, chúng ta được mời gọi hãy: “yêu thương như Thầy đã yêu
thương” ( x. Ga 13, 3 – 35 ). Yêu như thầy là phục vụ vô vị lợi. Yêu như Thầy là hiến thân cho người
mình yêu, không phân biệt bạn hay thù ( x. Lc 6, 27 – 35 ).
Yêu như Thầy cũng là tập sống bao dung, tha thứ, không xét đoán, giận hờn và luôn hướng tới
sự thiện trọn hảo: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”, bởi vì: "Anh em là
những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương
cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em
người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh
em phải tha thứ cho nhau" ( Cl 3, 12 – 13 ).
Như vậy, yêu Chúa thì cũng phải yêu người. Lệnh truyền này không thể tách rời nhau. Nó luôn
kết hợp với nhau cách chặt chẽ như thể thanh ngang và thanh dọc của Thánh Giá.
Kết hợp cả hai mới thành Thánh Giá, thì mến Chúa và yêu người phải luôn luôn sát cánh bên
nhau không thể tách rời.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Thánh Giá Chúa rợp bóng trên cuộc đời
chúng con, để chúng con được ơn cứu độ. Xin cũng cho chúng con học được bài học tha thứ
của Chúa ngang qua Thánh Giá. Amen.
13
Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 19. Đức Kitô là một con đường
Đức Kitô sống cách đây 2.000 năm vào thời đại khoa
học kỹ thuật còn thô sơ. Người không lưu lại một hình chụp
hay bút ký trên giấy, một lời nói hay hoạt động nào trên băng
từ. Cuộc đời của Người kết thúc bằng một cái chết trần
truồng ô nhục trên thập giá. Ấy thế mà trong thời buổi khoa
học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với trào lưu duy vật
hưởng thụ tràn lan như hiện nay, tại Trung Quốc, đất nước
đông dân nhất thế giới theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, dù có sự
kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện thông tin, số người muốn tìm về hiểu về Thiên Chúa trên internet
nhiều gấp 10 lần Chủ tịch Mao Trạch Đông, về Thập Giá gấp muôn lần về Búa Liềm, về Chúa Giêsu gấp
4 lần Tổng bí thư Tập Cận Bình, về Papa ( Giáo Hoàng ) gấp 2 lần Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Thống kê của Nhà Nước vào năm 2004 cho
biết có 18 triệu Kitô Hữu đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy
trong Nhà Thờ Yêu Nước, thành phần không công
nhận quyền tối thượng của Vatican nhưng lại tự đặt
mình dưới quyền lãnh đạo của Đảng vô thần. Luật
pháp quy định người chưa đủ 18 tuổi không được
nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Các nhà quan sát dựa trên
con số này cộng thêm tỷ lệ tăng trưởng dân số tự
nhiên sau 10 năm, cùng với số Tín Hữu nhiều hơn
không được nhìn nhận của các Nhà Thờ Thầm Lặng
( không chịu tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng
Sản ) để tìm ra con số Kitô Hữu thực tế là 60 triệu,
thậm chí có thể lên tới 200 triệu, tức là 12% dân số,
một tỷ lệ gấp đôi Việt Nam trong khi đời sống đạo ở nước ta dễ chịu hơn nhiều
( Nguồn: http://www.billionbibles.org/china/how-many-christians-in-china.html ).
Tín Hữu thuộc Nhà Thờ Thầm Lặng hay Tại Gia bị sách nhiễu mọi mặt, nhiều Giáo Sỹ và Kitô
Hữu bị bắt và chết trong tù. Vào bất cứ thời gian nào cũng có trên 300 Tín Hữu sống đời lao tù. Giám
Mục Giáo Phận Thượng Hải Joseph Fan Zhongliang, Dòng Tên ( hình chụp đen trắng ) sau trên 20 năm
bị cầm tù ( Hồng Y Nguyễn Văn Thuận bị 13 năm tù ) rồi bị quản thúc tại gia thêm mấy năm, trong thời
gian đó ngài đã qua đời, hưởng thọ 95 tuổi. Vào tuổi 70, lúc mà đa số người khác đang chuẩn bị nghỉ
hưu thì ngài lại phải đi lao động khổ sai.
Các Tín Hữu Tại Gia phải sống đạo ra sao ?
( Trích ) Một Linh Mục Hoa Kỳ sau chuyến du lịch dấu kín tông tích của mình tại Trung Quốc, đã
kể lại cho tôi câu chuyện này. Tôi kể lại hàng trăm lần vì ngưỡng mộ những nhân vật trong truyện.
Vào giữa đêm của ngày thứ hai trong chuyến đi, anh giật mình tỉnh giấc vì có nhiều người đi lại
chung quanh nhà nơi anh tạm trú. Hơi sợ hãi, anh trỗi dậy đi ra cửa và dò la
sự tình. Chủ nhà cho biết là người ta chuẩn bị đi đến một bức tường. "Bức
tường là cái gì ?" – "Xin anh đi theo thì sẽ biết."
Có khoảng 20 người sống trong gia đình này. Không ai biết đây là
một Linh Mục nhưng họ cảm thấy anh là một người đáng tin. Anh đi xuống
tầng dưới và hỏi một người phụ nữ: "Có gì xẩy ra vậy ?" – "Chúng tôi đi đến
một bức tường." Bà ta thì thầm trả lời.
Anh thay vội quần áo và đi theo họ trong bóng đêm dầy đặc. Họ đi
bộ khoảng hai cây số. Trên đường có nhiều người khác nhập bọn. Số người
gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em lên tới 120. Họ đi vào một khu rừng và đến
một khu đất trống. Anh nhận ra có nhiều người trèo lên các cành cây. Tại đó
có một mảnh tường cao độ 1m mang ra từ một ngôi nhà cũ kỹ đã bị đập bỏ.
Khuôn mặt của người phụ nữ bừng sáng hân hoan. Mặc dù cảm thấy một
14
CÙNG SUY NIỆM
nét thành kính lạ thường nơi những người này, anh vẫn không hiểu họ đang làm gì và đâm ra hoảng
hốt. Người ở xa thì leo lên trên các cành cây còn người ở gần bức tường thì cung kính quỳ xuống.
Một lát sau có một người đàn ông đứng lên
và tiến gần lại bức tường, ông gỡ ra một viên gạch,
đàng sau viên gạch là một mặt nhật nhỏ bé đựng
Mình Thánh Chúa. Mọi người quỳ thinh lặng trong
một giờ để cầu nguyện. Sau đó người đàn ông lại
đặt viên gạch vào vị trí cũ.
Ngày hôm sau, cha nói cho mọi người biết
mình là một Linh Mục. Người ta cho biết ở đây
chưa hề có Thánh Lễ nào trong 10 năm qua.
Nhưng hàng tuần họ đều có một hay hai buổi chầu
Thánh Thể như thế. Vào
đêm sau, cha đến dâng
Thánh Lễ tại bức tường và
đặt một Mình Thánh Chúa
mới vào mặt nhật. Cha ý thức rằng nếu việc này bị bại lộ, cha và nhiều người sẽ
bị bắt, bị tra tấn, tù đầy lâu năm, có khi bị xử tử. Mọi người đều biết như thế,
nhưng vì lòng yêu mến Mình Thánh Chúa, họ sẵn lòng liều mình chấp nhận tất
cả. ( Nguồn: Matthew Kelly, http://dynamiccatholic.com/rediscover-catholicism )
Ta thường nói “Tôi theo Công Giáo”, có khi còn nhấn mạnh “Công Giáo
La Mã”. Ta đã quá quen thuộc, không cần thắc mắc làm chi cho nó mệt, với khái
niệm ta đang theo một tôn giáo đặc thù với các nghi thức cần chu toàn. Khi mới
sinh ra ta được rửa tội, lớn lên học giáo lý để Xưng Tội, Thêm Sức, ta nhận Bí
Tích Hôn Phối trong Nhà Thờ, đi lễ Chúa Nhật, xưng tội hàng năm, đóng góp
đầy đủ vào việc xây Nhà Thờ, cầu nguyện cho các linh hồn… Ta sẽ đón chịu Bí
Tích Xức Dầu và sẽ an nghỉ tại đất thánh. Ta đang theo Công Giáo, một tôn giáo
có tổ chức chặt chẽ với các cơ sở vật chất bề thế và phẩm trật Giáo Phẩm quy củ, cũng như đồng bào
ta theo Phật Giáo, Cao Đài Giáo, Hồi Giáo…
Nhìn lại cuộc đời Chúa Giêsu và Tin Mừng, có vẻ như Người không có ý lập nên một tôn giáo
mới với các lễ nghi cúng bái giống như các tôn giáo khác. Người không bao giờ phủ nhận gốc gác Do
Thái Giáo của mình mà còn còn khẳng định phần đóng góp cho Do Thái Giáo: “Anh em đừng tưởng
Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để
kiện toàn.” ( Mt 5, 17 )
Thờ phượng ở Nhà Thờ, ở nhà, ở núi này hay núi kia, hay ở đâu đi chăng nữa, không quan
trọng. Chúa Giêsu phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không
phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ những người
thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những
ai thờ phượng Người như thế” ( x. Ga 4, 21 – 24 ).
Chúa Giêsu không hề tự xây lên hay dạy phải xây dựng lên Thánh Đường. Trái lại, Người còn
nói Đền Thờ vĩ đại Giêrusalem sẽ bị phá hủy. Đang khi Đức Giêsu ra khỏi Đền Thờ, thì một trong các
môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, Thầy xem: đá lớn thật ! Công trình kiến trúc vĩ đại thật !” Đức Giêsu
đáp: “Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư ? Tại đây, sẽ
không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị
phá đổ” ( Mc 13, 1 – 2 ).
Không lúc nào Chúa Giêsu tỏ ra giận dữ hơn là ở
tại Đền Thờ. "Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ
bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền.
Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng
với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người
đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những
thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi
buôn bán” ( Ga 2, 14 – 16 ).
Một số người có khuynh hướng chú giải rằng
Chúa Giêsu muốn đề cao sự linh thánh của nơi thờ
phượng. Nhưng thật ra Đền Thờ mà Chúa Giêsu nhắm
15
tới chính là thân thể Người, chỉ có Người mới chính là Nhà Thờ đích thực và duy nhất. Do đó cách gọi
thân thể của Người như là một cái hội ( Giáo Hội hay Hội Thánh ) như quen dùng và chỉ có ở Trung
Quốc và Việt Nam là không chính xác.
Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền
làm như thế ?” Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.”
Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. ( Ga 2, 18 – 21 ).
Những biến cố quan trọng nhất trong đời của Chúa Giêsu đều xẩy ra ở ngoài đường. Người
chào đời tại một chuồng súc vật. Sau đó gia đình Người bôn ba trôi dạt qua Ai Cập trước khi về định cư
tại Nagiarét. Năm lên 12 tuổi, Người “đi lạc” vào Đền Thờ Giêrusalem để nghe và đặt câu hỏi với các
thầy dạy. Cứ theo phong cách sống lang thang trên đường của Người thì rất khó tin rằng Người chỉ ru
rú tại Nagiarét trong suốt 30 năm. Ngày nay các nhà chú giải tìm ra việc chính của thợ mộc vào thời đó
là làm nhà bằng đá và người hành nghề này luôn phải đi tìm và vận chuyển đá trên khắp miền Galilê.
Chúa Giêsu bị cám dỗ với đá. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên
Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi !” ( Mt 3, 3 ). Người đặt Phêrô làm Đá. Thầy bảo cho
anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy ( Mt 16, 18 ).
Ở đây có sự không thông về cách gọi thân thể của Người là Hội Thánh. Trên một tảng đá thì chỉ có thể
xây lên một Nhà Thờ chứ không phải một cái hội. Chúa Giêsu cũng tự nhận mình là Đá. Đức Giêsu bảo
họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên
đá tảng góc tường” ( Mt 21, 42 ). Khi người tắt thở thì: Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé
ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ ( Mt 27, 51 ). Đá vỡ tức là Đền Thờ vật chất đã bị phá
hủy, từ nay thân thể Chúa Giêsu trở thành Đền Thờ duy nhất của Dân Thiên Chúa.
Muốn đi theo Chúa Giêsu, ta cũng
phải luôn đi trên đường. "Chúa Giêsu
quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì
hỏi: “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa
Rápbi ( nghĩa là thưa Thầy ), Thầy ở
đâu ?” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ
đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với
Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng
giờ thứ mười. ( Ga 1, 38 – 39 ).
Giờ thứ mười theo cách tính thời
gian của người Rôma là 10 giờ sáng, tức
là thời gian trong ngày còn rộng rãi,
nhưng theo cách tính của người Do Thái
lại là 4 giờ chiều, tức là chỉ còn có 2 giờ
nữa là đêm xuống, đây là thời gian mà người Do Thái hàng ngày mang các con chiên ra tế lễ. Gioan
dùng chi tiết này để nhấn mạnh Chúa Giêsu mang thân phận Chiên Thiên Chúa bị mang ra sát tế. Hãy
đến mà xem tức là đến để xem thấy Người bị hiến tế như thế nào. Hỏi Người ở đâu không phải là hỏi
chỗ ở của Người vì Người không có địa chỉ cố định, nhưng chính là xin phép đi theo Người tới thập giá.
Vì vào ngay ngày hôm sau, Chúa Giêsu quyết định đi tới miền Galilê ( x. Ga 1, 43 ).
Tuyệt đại đa số những việc chiếm thời gian của Chúa Giêsu nhiều nhất như rao giảng, chữa bệnh,
cầu nguyện với Chúa Cha, Người luôn thực hiện ngoài đường. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị
hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được
chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi ( x. Mc 6, 56 ).
Mỗi khi gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thì Chúa Giêsu lại tỏ ra bực dọc và không tiếc lời công kích
họ: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình ! Các người giống như mồ mả tô
vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng
vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác !" ( Mt
23, 27 – 28 ). Thậm chí Người còn gọi cha của họ là quỷ. ( x. Ga 8, 44 ).
Thế nhưng Chúa Giêsu lại trở nên dễ chịu bao dung với những thành phần bị coi là tội lỗi phải
sống ngoài đường bên lề xã hội. Người chịu ngồi nói chuyện bên giếng nước rất lâu với người phụ nữ
Samari đã có 5 đời chồng nhưng lại đang chung chạ với một người không phải là chồng. Người còn lưu
lại nơi này đến hai ngày ( x. Ga 4, 1 – 44 ).
Chúa Giêsu chấp nhận dễ dàng việc người phụ nữ có tiếng tội lỗi đụng chạm vào thân thể Người
( tức là toàn thể Dân Thánh của Người ). Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với
mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong
thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng
16
dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy
tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người
liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào
mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi !” ( Lc 7, 36 – 39 ).
Chúa Giêsu không muốn áp dụng luật Môsê ném đá người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, trái
lại Người khiến cho những người muốn thi hành án chết cho chị phải cảm thấy xấu hổ ( x. Ga 8, 2 – 11 ).
Sau chặng đường vác thập giá ngoài đường Chúa Giêsu chết trên đồi trống giữa hai tên đầu
trộm đuôi cướp thứ thiệt. Sự vượt lên trên lề thói giữ đạo thông thường, thưởng phạt phân minh, được
tỏ rõ qua việc Người cho luôn cả một anh từng là dân ăn cướp gian ác, nay thật sự hồi tâm, được cùng
vào Thiên Đàng với Người ngay trong ngày hôm đó.
Phong cách sống trên đường của Chúa Giêsu vẫn còn sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết. Người
chủ động xuất hiện và cùng đi đường Emmau cùng với hai môn đệ mang tâm trạng hoang mang rối bời
bởi cái chết của Người để giải thích Thánh Kinh, Bẻ Bánh, và tỏ mình ra cho họ. ( x. Lc 24, 13 – 35 )
Sau hết, Chúa Giêsu về trời sau khi dẫn các môn đệ trên một đoạn đường cuối cùng: "Sau đó,
Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người
rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy
hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" ( Lc 24, 50 – 53 ).
"Ở trong Đền Thờ" được ghi nhận ở đây không hề có nghĩa là vào Đền Thờ Giêrusalem vật chất
để cầu nguyện. Mãi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần thì các môn đệ vẫn
còn trốn ru rú ở trong nhà ( x. Cv 2, 1 ). Đoạn Cv 1, 12 – 14 nói rõ: "Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu
trở về Giêrusalem. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Tất cả các ông đều đồng
tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và
với anh em của Chúa Giêsu."
Đền Thờ nay chính là Chúa
Phục Sinh hằng ở với họ, chỗ nào
cũng có thể là Đền Thờ, từ nay họ đã
có Chúa Phục Sinh làm trung tâm
cuộc đời mình, và đời họ đã thay đổi.
Đền Thờ còn có nghĩa là cầu
nguyện cùng với Mẹ Maria. Vào
chính lúc này họ mới hiểu ra lời
Chúa Giêsu nói khi trục xuất con
buôn ra khỏi Đền Thờ: "Nhà Cha Ta
là Nhà cầu nguyện" ( Ga 2, 16 );
"Những người thờ phượng đích thực
sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần
khí và sự thật" ( Ga 4, 24 ).
Sau đó, liên tục trong hơn
300 năm đầu tiên, các Kitô Hữu đều
phải đi trên con đường của Chúa Giêsu đã đi qua. Không có gì ổn định trong hành trình Lòng Tin của họ
ngoại trừ một điều là sớm muộn gì họ cũng bị bắt và mang ra hí trường để trước sự cười cợt hò reo hả
hê của dân chúng, họ bị đóng đinh, thiêu sống, phanh thây bởi thú dữ. Phaolô đã tóm tắt con đường
Kitô là: Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng
tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người ! ( 1 Cr 4, 9 ) Câu này nên dịch rõ ràng là
Thiên Chúa đặt Tông Đồ chúng tôi đi cuối đoàn người bị điệu ra xử tử ngoài hí trường để trở thành trò
tiêu khiển cho toàn vũ trụ, cho thiên thần và loài người. ( For it seems to me that God has put us
apostles on display at the end of the procession, like those condemned to die in the arena. We have
been made a spectacle to the whole universe, to angels as well as to human beings. NIV ).
Sử liệu ghi lại, vào năm 107 Thánh Inhatiô Tử Đạo, Giám Mục Antiôkia, là người đầu tiên sử
dụng danh xưng Công Giáo trong lá thư viết cho Tín Hữu tại Smyrna để kêu gọi họ hợp nhất với Giám
Mục. "Nơi nào có Giám Mục thì nơi đó có cộng đoàn Dân Chúa, cũng như nơi nào có Đức Giêsu Kitô thì
nơi đó có Nhà Thờ Công Giáo" ( Wherever the bishop shall appear, there let the multitude of the people
also be; even as, wherever Jesus Christ is, there is the Catholic Church ).
Từ hậu bán thế kỷ thứ hai trở đi, Công Giáo có nghĩa là chính thống ( orthodox ), không bị lạc
đạo ( non-heretical ), bởi vì người Công Giáo phải rao giảng toàn bộ chân lý và phản ánh toàn thể Nhà
Thờ, trong khi sự lạc đạo phát nguồn từ sự đề cao quá đáng một bộ phận của chân lý, mang nhiều
17
thành kiến hẹp hòi của địa phương. Năm 380, hoàng đế Rôma Theodosius I giới hạn danh xưng Kitô
Hữu Công Giáo vào những ai có cùng Lòng Tin với Papa Damasus I của thành Rôma. Giáo Phụ Cyril
thành Giêrusalem ( 315 – 386 ) và Giáo Phụ Augustine thành Hippo ( 354 – 430 ) sử dụng từ Công Giáo
trong tương quan với Kitô Giáo.
Công Giáo là cách dịch lệ thuộc hoàn toàn rập khuôn từ tiếng Hoa 公 教 Gōng-jiào, Tôn Giáo
Chung của mọi người; Công Giáo La Mã cũng rập khuôn từ 羅馬公教 La Mã Công Giáo. Cách dịch ăn theo
này rất ngô nghê vì người Hoa không dùng mẫu tự Latinh, không thể viết xuống từ Rôma, nên phải tìm âm
gần giống là La Mã ( La là cái lưới để bắt chim, thiên la địa võng là lưới trời đất lồng lộng, dù đi đến đâu
cũng bị bủa vây không thể thoát được; Mã là con ngựa. Tại sao ta không thể gọi thẳng là Rôma mà cứ
phải đi đường vòng gọi là La Mã: Lưới Ngựa. Kết hợp Việt Hoa còn kỳ khôi nữa là con la và con ngựa ).
Công Giáo có nguồn gốc Catholicism ( tiếng Hy Lạp καθολικισμός, katholikismos, nghĩa là thuộc
về chung của mọi người ) để chỉ truyền thống có từ ban đầu và được duy trì liên tục của Nhà Thờ về
Thần Học, Tín Lý, Phụng Vụ, Giáo Lý, Tu Đức. Công Giáo còn để phân biệt với các phong trào ly giáo
Cải Cách ( Reform ) phát triển rầm rộ vào thế kỷ 16 chỉ coi Thánh Kinh là nguồn mặc khải duy nhất và
tối thượng, mà bác bỏ Thánh Truyền.
NGUYỄN TRUNG, 31.8.2014 ( Còn tiếp nhiều kỳ )
CHA ĐẠO
Người ta đang an táng một nhân vật của Còn Dấu Chân Người ( * ). Tôi không muốn tin những
việc đang xảy ra là sự thật. Thật như việc văng vẳng lời ca bên tai: “Sự sống không mất nhưng chỉ đổi
thay. Đã qua bao ngày trọn một kiếp này. Dù sống hay chết tin vào ngày mai. Sự sống không mất nhưng
chỉ đổi thay.”
Thật như việc thêm một nhánh phong lan trắng, thêm một nắm cát thả xuống huyệt, những giọt
lệ thổn thức trong tim và lời thưa: Cha ơi, cái này là phần của Chị Cam Li, xin được tạm biệt Cha.
Tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được email cáo phó về sự ra đi của những người quen biết thân sơ,
có khi chỉ là những vị từng nghe tiếng mà chưa hề được vinh dự giáp mặt. Ngày 18.8.2014 vừa qua
cũng thế, Email gởi đến là bản cáo phó của Tòa Giám Mục Phan Thiết. Tôi đọc lướt qua tiểu sử người
quá cố, bàng hoàng vì nhận ra Cha Đạo.
Tại sao chỉ đến khi Người nhắm mắt xuôi tay tôi mới được đọc tiểu sử của Người ? Khiêm
nhường thẳm sâu. Nghèo khó đến tột cùng. Người ta chỉ có thể thực sự mặc lấy tinh thần nghèo khó khi
không màng danh vọng lợi lộc trần gian nhưng nhận chính Chúa là gia nghiệp, như một câu trong
Thánh Vịnh 15 dùng làm đáp ca trong lễ an táng Cha sáng ngày 21.8.2014.
Cha được thụ phong Linh Mục vào một ngày cuối tháng tư 1965, chỉ mười năm trước ngày
Sàigòn thất thủ. Ngay sau đó vị tân Linh Mục được điều đến vùng sát vĩ tuyến 17 làm phó xứ Đông Hà,
Quảng Trị. Hai năm sau Cha lập cô nhi viện và trường Trung Học Tư Thục Đắc Lộ. Mùa Hè Đỏ Lửa
1972, Cha gồng gánh trường Đắc Lộ và cô nhi viện vào Bình Tuy, lập nên xứ Đông Hà, lập làng Thiếu
nhi Bồ Câu Trắng.
Tiểu sử của Cha không phải là tiểu
sử của một người khoa bảng với nhiều bằng
cấp, học vị, chức tước, nhưng là tiểu sử của
một người khai phá. Khai phá vùng rừng núi
hoang vu cằn cỗi thành vườn tược trồng trọt
và chăn nuôi trù phú. Khai phá những tâm
hồn, những phận đời nghèo khổ vì chiến
tranh, gieo vào đó những hạt mầm nhân ái
bằng cuộc sống tận tụy, hy sinh phục vụ.
Cỗ quan tài đơn sơ được đặt gần sát
nền nhà thể hiện sự khiêm nhường vâng
phục của Cha lúc sinh thời, cuộc đời ấy vì
người nghèo và mở ra cho người nghèo,
như cuốn Kinh Thánh đặt trên nắp quan tài
Cha đang lật đến những trang cuối, như
18
CÙNG TRI ÂN
khẩu hiệu Cha chọn khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục phó địa phận Phan Thiết vào năm
2001: Tin Mừng cho người nghèo khó. Ngày ấy, lễ tấn phong do vị tiền nhiệm của Cha là Đức Giám Mục
Nicolas chủ phong, hai vị phụ phong là Đức Giám Mục Đà Lạt và Đức Giám Mục Phụ tá địa phận Xuân
Lộc. Hôm nay, ngoài Đức Cha Nicolas già yếu, hai Đức Cha phụ phong ngày ấy cũng đến hiện diện trong
lễ an táng Cha, vì tình nghĩa, dù gánh nặng công việc và tuổi tác đè nặng trên vai các Ngài: một vị đã nhận
trọng trách làm Tổng Giám Mục ngoài Bắc xa xôi, còn một vị được bổ nhiệm làm Giám Mục tiên khởi một
địa phận vùng duyên hải, láng giềng với Phan Thiết.
Xin cùng với quý vị độc giả của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh tạm biệt Cha Phaolô Nguyễn
Thanh Hoan bằng lời ca kết lễ: “Người còn mãi trong tim anh, Người còn mãi trong tim tôi, Người còn
mãi trong giáo phận Phan Thiết. Người còn mãi trong tim người, Người còn mãi trong đất trời, Người
còn mãi trong Giáo Hội.”
PHAY VAN
( * ) một truyện dài của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh chưa kịp xuất bản vì biến cố 30.4.1975.
TƯỞNG DỄ MÀ SAO LẠI KHÓ VÔ CÙNG !?!
Chuyện về loài chim ó:
Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng với kích thước khoảng 2m x 25m nhưng hoàn
không có nóc, tức là phần trên được mở toang, con chim này sẽ vẫn hoàn toàn bị cầm tù trong chiếc
lồng đó. Ấy là vì con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3, 4m đầu tiên. Không có quãng đường
để chạy theo thói quen, chim ó không thể bay lên và sẽ chấp nhận bị tù suốt đời trong một “nhà giam”
nhỏ không có mái !
Câu chuyện con dơi:
Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào
buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay
chính xác. Tuy nhiên nó không thể cất cánh mà lại thả
người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn
nhà hoặc một mặt phẳng nào đấy thì nó chỉ có thể lê
bước loanh quanh một cách vô vọng và tất nhiên không
thể bay đi. Cho đến khi nó được rơi từ một độ cao nhỏ
thôi thì nó mới có thể tung mình bay vào không trung.
Câu chuyện về con ong nghệ:
Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn
không đậy nắp, cũng sẽ ở mãi mãi trong đó cho đến
chết. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía
trên mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các
mặt ngang bên cạnh hoặc qua... đáy ly.
Và câu chuyện về con người...
Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở
trên. Ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một
giải pháp ở rất gần trước mắt, vì từ lâu ta đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen,
sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác...
Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng. Hãy nhìn lên cao,
và nhìn tới phía trước, đó là cách sống lạc quan. Và tinh thần tích cực, nhiều hy vọng chính sẽ giúp bạn
tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp.
Có một tác giả đã viết: “Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt, thì con
người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần
này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm”.
Chỉ cần bạn nhìn lên cao hơn, rộng hơn tình huống hiện tại, rất có thể bạn sẽ thấy một lối đi
ngay trước mắt mình.
KHUYẾT DANH, nguồn: 51Deal.vn
19
CÙNG NGHIỆM SINH
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625
Ephata 625

More Related Content

What's hot

Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christLong Do Hoang
 
Truyen nhuc bo doan hoi 15
Truyen nhuc bo doan hoi 15Truyen nhuc bo doan hoi 15
Truyen nhuc bo doan hoi 15truyentranh
 
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long BlackmoonSách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long BlackmoonNguyễn Ngọc Long Blackmoon
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseOneBodyVillage
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linhco_doc_nhan
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai aukathylaw119
 
Lời nói muộn màng
Lời nói muộn màngLời nói muộn màng
Lời nói muộn màngPhchinh
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)Thuydy
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 

What's hot (19)

Ephata 618
Ephata 618Ephata 618
Ephata 618
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Truyen nhuc bo doan hoi 15
Truyen nhuc bo doan hoi 15Truyen nhuc bo doan hoi 15
Truyen nhuc bo doan hoi 15
 
Ephata 616
Ephata 616Ephata 616
Ephata 616
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long BlackmoonSách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
Sách "Tử Tế Là..." của blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai au
 
Lời nói muộn màng
Lời nói muộn màngLời nói muộn màng
Lời nói muộn màng
 
Em Toi(td)
Em Toi(td)Em Toi(td)
Em Toi(td)
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 

Viewers also liked

Impact and value presentation
Impact and value presentationImpact and value presentation
Impact and value presentationCaroline Greener
 
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]hiljklmn
 
проект
проектпроект
проектCDO3
 
αναστηλωση αρχαιων ναων
αναστηλωση αρχαιων ναωναναστηλωση αρχαιων ναων
αναστηλωση αρχαιων ναωνΠΑΝΕΠΙΣΤΉΜΙΟ
 
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy roberto
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy robertoGonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy roberto
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy robertoArdy Roberto
 
Els espais de l’escola que més ens agraden
Els espais de l’escola que més ens agradenEls espais de l’escola que més ens agraden
Els espais de l’escola que més ens agradencarminana
 
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standard
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standardการเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standard
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standardYui Yuay Yuay
 
Dance of the sugar plum care bears
Dance of the sugar plum care bearsDance of the sugar plum care bears
Dance of the sugar plum care bearsMiami University
 
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3Schöneres Web mit HTML5 + CSS3
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3ginettateam
 
Present and future of digital
Present and future of digitalPresent and future of digital
Present and future of digitalPESHWA ACHARYA
 
Excursión vilasobroso
Excursión vilasobrosoExcursión vilasobroso
Excursión vilasobrosotalidaam
 
intermedia mmh case - mypage.it kids&family network
intermedia mmh case - mypage.it kids&family networkintermedia mmh case - mypage.it kids&family network
intermedia mmh case - mypage.it kids&family networkdarpino
 
Tsahim test
Tsahim testTsahim test
Tsahim testNNaraa
 
Иван Василевич Text style дизайн текста
Иван Василевич Text style дизайн текстаИван Василевич Text style дизайн текста
Иван Василевич Text style дизайн текстаIvan Murketolog
 
RELIUS company profile 2010
RELIUS company profile 2010RELIUS company profile 2010
RELIUS company profile 2010Victor Franke
 
03 1-connection-tools
03 1-connection-tools03 1-connection-tools
03 1-connection-toolsWarawut
 
Elektronikus médiumok
Elektronikus médiumokElektronikus médiumok
Elektronikus médiumokmenich peter
 
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูร
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูรด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูร
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูรSasitorn Jutamattayangkul
 

Viewers also liked (20)

Impact and value presentation
Impact and value presentationImpact and value presentation
Impact and value presentation
 
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]
《橙外橙》第30期 20101010 v3[1]
 
проект
проектпроект
проект
 
αναστηλωση αρχαιων ναων
αναστηλωση αρχαιων ναωναναστηλωση αρχαιων ναων
αναστηλωση αρχαιων ναων
 
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy roberto
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy robertoGonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy roberto
Gonegosyo franchise expo-mindsets of entreps-nov2010-ardy roberto
 
Els espais de l’escola que més ens agraden
Els espais de l’escola que més ens agradenEls espais de l’escola que més ens agraden
Els espais de l’escola que més ens agraden
 
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standard
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standardการเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standard
การเปลี่ยนสีสไลด์โดยใช้เมนู Background costom standard
 
Dance of the sugar plum care bears
Dance of the sugar plum care bearsDance of the sugar plum care bears
Dance of the sugar plum care bears
 
Entry paths into the South African sugar industry: implications for farmer ca...
Entry paths into the South African sugar industry: implications for farmer ca...Entry paths into the South African sugar industry: implications for farmer ca...
Entry paths into the South African sugar industry: implications for farmer ca...
 
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3Schöneres Web mit HTML5 + CSS3
Schöneres Web mit HTML5 + CSS3
 
Present and future of digital
Present and future of digitalPresent and future of digital
Present and future of digital
 
Excursión vilasobroso
Excursión vilasobrosoExcursión vilasobroso
Excursión vilasobroso
 
intermedia mmh case - mypage.it kids&family network
intermedia mmh case - mypage.it kids&family networkintermedia mmh case - mypage.it kids&family network
intermedia mmh case - mypage.it kids&family network
 
Tsahim test
Tsahim testTsahim test
Tsahim test
 
Иван Василевич Text style дизайн текста
Иван Василевич Text style дизайн текстаИван Василевич Text style дизайн текста
Иван Василевич Text style дизайн текста
 
RELIUS company profile 2010
RELIUS company profile 2010RELIUS company profile 2010
RELIUS company profile 2010
 
03 1-connection-tools
03 1-connection-tools03 1-connection-tools
03 1-connection-tools
 
RBV, DCV
RBV, DCVRBV, DCV
RBV, DCV
 
Elektronikus médiumok
Elektronikus médiumokElektronikus médiumok
Elektronikus médiumok
 
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูร
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูรด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูร
ด.ญ.ศศิธร จุฑมาตยางกูร
 

Similar to Ephata 625

Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfNhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfBò Cạp Vàng
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019KhoTi1
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Ha Kute
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Nguyen
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiLinh Hoàng
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 

Similar to Ephata 625 (20)

Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdfNhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
Nhà mồ Ba Chúc - Khu di tích lưu giữ tội ác của Pôn Pốt.pdf
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi tỉnh Hải Dương, HAY
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam TânLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi Xã Nam Tân
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3Thang 8.2011 3
Thang 8.2011 3
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (10)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 625

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Mấy hôm nay trên các trang báo, các đài truyền hình, các websites, các blog và facebook nổ tung một lượng thông tin rất lớn về cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất ( 1946 – 1955 ) tại Hà Nội, cơn bão thông tin như xới lên vết đau mà lâu lắm rồi, 60 năm tưởng chìm vào quên lãng, chí ít là cũng tạm ngủ yên vì không mấy ai nhắc đến nữa. Bao nhiêu cảm xúc được phơi bày cho thấy, quả thật là một cuộc “cách mạng long trời lở đất” trong quá khứ còn hằn dấu cho đến hôm nay. Phản ứng mạnh và sâu rộng như thế này không biết đến bao giờ biến cố tang tóc này mới lắng xuống và trôi vào dĩ vãng ? Cuộc cải cách ruộng đất những năm ấy ghi một dấu ấn sâu đậm vào cuộc sống gia đình tôi, cách riêng cha tôi, mà cho đến giờ chết ông vẫn còn chưa nguôi ngoai nỗi đau buồn. Không riêng gì nhà tôi, hầu hết các gia đình ở miền Bắc đa phần đều hứng chịu, người cách này kẻ cách khác, kẻ cả những gia đình đã vào Nam trước nhưng vẫn có liên hệ với họ hàng thân thuộc ở lại miền Bắc. Năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền, cha tôi, đang còn là một thanh niên, vội vàng bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con ở miền quê nghèo nàn của mình, trốn lên thành thị để tránh bị ruồng bắt. Cha tôi chẳng làm gì để phải mắc “nợ máu” với nhân dân, nhưng ông bị tìm bắt chỉ vì đã là chánh hội Nam Thanh ( hội Thanh Niên Công Giáo trong Giáo Xứ thời bấy giờ ), bị xem là lực lượng đối kháng với họ. Mẹ tôi kể “Bố vừa thoát ra khỏi nhà ban chiều, lúc sập tối, thì nửa đêm họ ập vào nhà lục soát tra khảo mẹ”. Sau cái đêm kinh hoàng ấy, mẹ tôi đã tìm cách đưa đứa con trai đầu lòng trốn lên thành Nam theo bố, ông nội tôi thì giữ bằng được đứa con trai thứ hai ở lại quê để “hương khói tổ tiên”. Mẹ tôi sẽ tìm cách trở về làng "đánh tháo" đứa con này của mình, cha tôi sẽ đạo diễn "chiến dịch" ly kỳ ấy, vì không chịu được cảnh “cứ xới cơm lên là mẹ lại khóc vì mất con”. Cuộc "bắt cóc" đứa con trai được thực hiện đúng ngày lễ Đức Mẹ lên Trời, bổn mạng của Giáo Họ, mọi người vui vẻ tham gia cuộc rước kiệu, ông nội tôi mải mê đọc kinh đi theo kiệu, anh tôi thoát ra sau mật lệnh của thím út, hai mẹ con gặp nhau ở bãi tha ma rồi cắm đầu chạy. Cuộc đào thoát diễn ra ban đêm, hai mẹ con băng qua các cánh đồng chứ không dám chạy trên mặt lộ sợ bị bắt lại. Khi đến được nơi an toàn là bến đò, hai mẹ con xuống núp ở một canô chở chiếu đi buôn. Lúc này mẹ tôi mới phát hiện ra túi bánh kẹo cha tôi mua, dặn trao cho thím út mang về làm quà cho mọi người, vẫn còn đeo nguyên bên người… Sau này, năm 1975, các anh tôi phải đi tù cải tạo xa, nhiều tháng ngày không tin tức, một lần nữa mẹ tôi lại nhiều phen băng rừng tìm con, bà lồng lộn lên như con thú bị mất con, quyết tâm dành lại cho bằng được. Di cư vào miền Nam rồi, ngày được tin ông nội tôi mất, cả nhà bao trùm một bầu khí thê lương. Bố tôi ngồi rầu rĩ không nói gì, mấy ngày trôi qua trong im lặng đáng sợ, chỉ có tiếng thở dài của bố và của mẹ, thỉnh thoảng các chú tôi đến nhà, mấy anh em lại ngồi vò đầu thở dài với nhau. Mấy ngày sau bố tôi tổ chức phát tang rồi đi dâng lễ ở Nhà Thờ, tối tối đọc kinh trong nỗi buồn hiu hắt. Sau này nhờ Ủy 1 NĂM THỨ 15 – SỐ 625 – CHÚA NHẬT 14.9.2014
  • 2. Hội Quốc Tế, các danh thiếp liên lạc Bắc – Nam cho chúng tôi biết rõ hơn về cái chết của ông. Sau 30 tháng 4, chính cô tôi vào Nam kể lại nhiều chi tiết đau xót hơn nữa. Ông tôi, một nông dân nghèo, sở hửu 2 công ruộng, bị xếp loại địa chủ lôi ra đầu tố. Cả cuộc đời chân lấm tay bùn, cày cấy trên chính mảnh ruộng của mình còn không đủ ăn lấy ruộng đâu ra mà cho tá điền làm thuê ? Tính tình ông nhân hậu, cho người hàng xóm mượn vài yến thóc, thế cũng đủ là nguyên nhân để bị kết tội địa chủ. Người ta vin vào việc ông có thóc cho vay, chính người hàng xóm từng được vay thóc đã quay ngược lại vu cáo ông tôi, rồi mấy người trong xóm theo phong trào, nhảy dựng lên mà kể tội, bảo “lắm của nhiều bạc nên mới phè phỡn sáng chiều chỉ mỗi một việc đến nhà thờ đọc kinh” !?! Tòa Án Nhân Dân quyết định xử tử hình ông tôi. Đêm trước ngày thi hành án, cô tôi nắm một nắm cơm bò vào sân đình nơi nhốt ông tôi để ông ăn đỡ đói, khi bò vào đến nơi trói ông tôi, sờ vào người thì ông tôi đã mất rồi, người cứng đờ không còn biết gì nữa, cô tôi sợ quá không dám phản ứng gì, lẳng lặng bò ra. Hôm sau họ đem xác ông ra vùi ngoài bãi tha ma, đến con ruột cũng không dám thắp nén hương cho bố, mãi sau này mới đem cải táng về chung trong lăng mộ của gia tộc. Cũng sau năm 75, người hàng xóm từng cầm đầu đám đông đứng lên đấu tố ông tôi tìm vào Nam, ông ta tìm đến thăm gia đình tôi và ngỏ lời xin lỗi, cha tôi lẳng lặng không một lời trách cứ. Sau bữa cơm mời khách, cha tôi bảo mẹ tôi cho họ ít tiền xe. Khách về rồi, cha mẹ tôi bùng nổ xung đột, khi có khách bà nhịn không nói, khách đi rồi, bà bảo sao lại có thể dọn cơm đãi đằng kẻ đã vô ơn bất nghĩa, đã góp phần làm hại cha của mình cơ chứ. Cha tôi vẫn không một lời, gương mặt ông hằn lên nỗi đau khổ. Sau này khi ông đau nặng, những ngày tôi kề cận bên ông, nghe ông tâm sự, tôi mới hiểu ông bị dằn vặt về tội bất hiếu, đã vắng mặt trong những ngày khốn khổ của cha mình. Không ai có thể đo được sự tàn phá của một chính sách tàn ác và sai lầm, nỗi đau len lỏi vào tận từng tâm hồn con người nạn nhân, di chứng đến nhiều thế hệ. Cái cách thi hành chính sách "cải cách ruộng đất" làm sụp đổ cả một hệ thống đạo đức xã hội, phá tan tình làng nghĩa xóm, gia đình anh em họ hàng ruột thị, nó cắt nghĩa tại sao tội ác về sau này sẽ hoành hành hung tợn, con người sẽ chém giết nhau không gớm tay. Người tin vào Chúa đứng trước thách đố vô cùng to lớn, nếu thật sự vững tin vào Chúa, phải chứng minh được rằng Tin Mừng có sức hàn gắn, chữa lành và thay đổi mọi sự. Mỗi người tùy theo lương tâm mách bảo mà dấn thân cho sự sống của dân tộc mình, dấn thân để không chỉ mang lại sự sống, nhưng còn là Sự Sống dồi dào bất diệt ( x. Ga 10, 10 ). Lm. VĨNH SANG, DCCT, 13.9.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ( Lm. Vĩnh Sang ) .......................................................................................... 01 THÁNH GIÁ, DẤU ẤN TÌNH YÊU KHẢI HOÀN ( AM. Trần Bình An ) .................................................... 03 NHÌN LÊN THÁNH GIÁ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ......................................................................... 04 VINH QUANG THẬP GIÁ ( Trầm Thiên Thu ) ....................................................................................... 07 THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN PHÚC VINH ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ................................................... 10 THẬP GIÁ NỞ HOA ( M. Hoàng Thị Thùy Trang ) ................................................................................. 11 THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) ............................... 12 PHONG CÁCH PHANXICÔ – BÀI 19: Đức Kitô là một Con Đường ( Nguyễn Trung ) .......................... 13 CHA ĐẠO ( Phay Van ) ......................................................................................................................... 18 TƯỞNG DỄ MÀ SAO LẠI KHÓ VÔ CÙNG ?!? ( Khuyết Danh ) ............................................................ 19 TỊ NẠN GIÁO DỤC: CÒN ĐI NHIỀU, ĐI TRỐNG RỖNG, ĐI HẾT ( Phù Sa ) ............................................ 20 NGƯỜI 3 LẦN TỪ CHỐI CỨU LẤY MẠNG MÌNH ( Từ www.chungta.com ) ............................................ 21 CA SĨ CELINE DIAZ TỪ BỎ DANH TIẾNG ĐỂ THỜ PHƯỢNG CHÚA… ( Đặng Tự Do ) ........................ 22 NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG CỦA DIỄN GIẢ DỊ TẬT ĐẦU LỘN NGƯỢC ( Phúc Thịnh ) ............................ 23 BÁT BÚN RIÊU ( Lê Bảo Trân ) .............................................................................................................. 24 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( Trung Tâm Mục Vụ DCCT ) ........... 27 2
  • 3. THÁNH GIÁ, DẤU ẤN TÌNH YÊU KHẢI HOÀN "Sáng thứ năm 17.7.2014, công an Ôn Châu ( Wenzhou ) cưa cây Thánh Giá ở Nhà Thờ Cứu Chuộc, các nhân chứng cho biết, họ đã dẹp đoàn biểu tình Giáo Dân xung quanh Nhà Thờ. Rồi ngày 21.7.2014, hàng trăm công an đã thất bại khi gỡ bỏ Thánh Giá trong cuộc đối đầu với Giá o Dân khiến hơn 50 người bị thương. Hôm thứ ba, công an ở thành phố Hàng Châu ( Hangzhou ) đã hạ cây Thánh Giá ở Nhà Thờ, theo một nhân viên quản lý Nhà Thờ cho biết. Sau khi vụ đụng độ ở Nhà Thờ Cứu Chuộc vào tháng bảy, Giáo Dân đã thay phiên nhau canh gác Nhà Thờ. Nhưng sau khi lãnh đạo Nhà Thờ, ông Zhang Zhengchuang, đạt được thỏa thuận với chính quyền địa phương thì các cơ quan chức năng lấy các chìa khóa Nhà Thờ và phong tỏa khu vực. Hôm thứ năm, không giống như trong cuộc đối đầu đẫm máu hồi tháng bảy, nhân viên an ninh gần 200 người, bao gồm cả công an mặc thường phục, không mang vũ khí khi họ bao vây Nhà Thờ. “Chúng tôi không thể đi vào Nhà Thờ, vì họ giữ chìa khóa,” một Giáo Dân chứng kiến sự việc họ gỡ bỏ Thánh Giá cho biết. “Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung bên ngoài, hát thánh ca và cầu nguyện.” Một Giáo Dân không dám nêu tên vì sợ chính quyền trả thù, nói rằng hơn 200 Kitô hữu đã tụ tập bên ngoài Nhà Thờ Cứu Chuộc vào sáng thứ năm… Từ đầu năm nay, chính quyền tỉnh Chiết Giang ( Zhejiang ) đã thực hiện chiến dịch chống lại các công trình kiến trúc của Nhà Thờ. Tuy nhiên, theo một tài liệu nội bộ của chính phủ, chiến dịch được nhắm đặc biệt đến các tòa nhà và các biểu tượng Kitô giáo, trong đó có Thánh Giá. Nhiều Nhà Thờ đã nhận được lệnh sẽ bị phá hủy hoặc thông báo phải gỡ bỏ Thánh Giá, không chỉ các Nhà Thờ thuộc “Giáo Hội Thầm Lặng” từ chối sự kiểm soát của chính quyền. Trong tháng tư năm 2014, Nhà Thờ Sanjiang ở Ôn Châu đã bị phá bỏ, bất chấp sự phản đối từ các Kitô hữu địa phương. Trong tháng sáu, Nhà Thờ Cứu Chuộc cùng với hai chục Nhà Thờ Tin Lành khác ở Ôn Châu cũng đã nhận được thông báo từ chính quyền địa phương là phải gỡ bỏ Thánh Giá. “Lòng tôi thực sự rất buồn khi chứng kiến cảnh này”, một Kitô hữu cũng tên là Zhang, người đi trong đoàn và canh thức qua đêm tại Nhà Thờ nói. Tại đây, một Kitô hữu khác cũng cho biết: “Nhiều người đã khóc và cầu nguyện khi họ nhìn thấy Thánh Giá bị hạ xuống.” ( Kiki Zhao, Sinosphere, Ucan ). Cây thập tự kết hợp vuông góc hai trục tung và hoành, dọc và ngang, chiều cao và chiều rộng. Đồng thời cây thập tự hội tụ hai chiều kích khác nhau của cuộc đời. Qua cuộc khổ nạn, chịu chết và phục sinh, Đức Giêsu thánh hóa cây thập tự trở nên Thánh Giá, biểu tượng cao quý vô ngần của Kitô giáo. Cây Thánh Giá hàm chứa biết bao ý nghĩa sâu sắc, đã trường tồn hơn hai ngàn năm và sẽ còn tiếp tục được tôn kính mãi mãi, dù đã và đang trải qua bao thách đố, bị phá hoại, trừ khử, chống báng và xúc phạm. Giao hòa Trục tung, chiều dọc của Thánh Giá từ dưới đất hướng thẳng lên trời cao, giúp Kitô hữu luôn ý thức công cuộc cứu độ của Đức Giêsu đã từ trời cao xuống thế làm người, chịu nạn và đã Phục Sinh về trời: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời mà xuống” ( Ga 3, 13 ). Với Giao Ước Mới bằng mầu nhiệm Thánh Giá, Người tái thiết lại mối tương quan, giao hòa, liên kết giữa Thiên Chúa và con người, mà từ ngàn xưa Ađam và Eva đã phá vỡ, chia cách, xa lìa. Thánh Phaolô hân hoan ngợi khen: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian” ( Gl 6, 14 ). 3 CÙNG SUY NIỆM
  • 4. Bằng chính máu của mình với thập giá, Đức Giêsu đã tái lập Giao Ước mới vĩnh cửu cho con người được đoàn tụ về với cội nguồn, là Thiên Chúa: “Anh em đã tới cùng vị Trung Gian giao ước mới là Đức Giêsu và được máu của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh mẽ hơn cả máu Aben” ( Dt 12, 24 ). Chí ái Với trục hoành, chiều ngang, Đức Giêsu giang hai cánh tay ôm lấy toàn thể nhân loại, không phân biệt xấu tốt, lành dữ, thân hay thù. Người chí ái, chí nhân, ôm lấy tất cả niềm vui lẫn đau khổ của kiếp nhân sinh, lẫn hy vọng và thất vọng. “Khi nào tôi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên cùng tôi” ( Ga 12, 32 ). Còn tình yêu nào quý giá hơn chết cho người mình yêu, như Đức Giêsu đã toàn tâm hiến thân: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” ( Ga 15, 13 ). Để có thể đón nhận tình yêu tuyệt vời ấy, hồng ân cứu độ, cuộc sống viên mãn, mọi người cần phải ngước mắt nhìn lên, phó thác, đặt hẳn niềm trông cậy vào Đức Giêsu.“Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” ( Ga 3, 14 – 15 ). Tin vào Người, đồng nghĩa thoát khỏi sự kềm tỏa của xác thịt, thế gian và ma quỷ, người Kitô hữu tích cực thể hiện niềm tin sống động qua việc bỏ mình, vác thập giá cùng đồng hành, chịu đóng đinh thân xác với Người.“Chúng ta biết rằng, con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá Đức Kitô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị hủy diệt, để chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa” ( Rm 6, 6 ). Chiến thắng In hoc signo vinces, ( HIS ) với dấu chỉ này con sẽ chiến thắng. Khẩu hiệu của Hoàng Đế Constantine Cả đã nhận, khi ông thị kiến trên trời, vẫn là sự thật vĩnh cửu, mà không có ai bác bỏ được. Thánh Giá Đức Giêsu là chiến thắng vĩ đại vô song, chiến thắng xác thịt, chiến thắng cám dỗ ma quỷ và sự chết, vì Người khiêm tốn, trung kiên vâng theo Thánh Ý Thiên Chúa Cha, chịu chết thay cho nhân loại. “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” ( Pl 2, 8 – 9 ). Người chiến thắng vẻ vang, khi gánh tội trần gian, chịu chết khổ nhục cho con người, để con người được trở nên công chính, hưởng ơn cứu độ, như Thánh Phêrô xác quyết: “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” ( 1 Pr 2, 24 ). Hội Thánh được sinh ra trên Thánh Giá. Hội Thánh lớn lên bằng tiếp tục sự thương khó Chúa Giêsu đến tận thế. Con lầm lạc, nếu tin vào tiền bạc, ngoại giao, quyền thế, vận động” ( Đường Hy Vọng, số 258 ). Lạy Chúa Giêsu, Người đã khải hoàn phục sinh từ cõi chết, kính xin Người thương xót, ban hồng ân cho chúng con can đảm bước theo đường Thánh Giá hàng ngày, hoàn toàn bỏ mình, đóng đinh tính xác thịt và chịu chết, hầu được phục sinh với Người mãi mãi. Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã can trường đồng hành với Con Mẹ trên Via Dolorosa, Đường Thánh Giá. Khấn xin Mẹ cùng đồng hành với chúng con trên đường hy vọng. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN NHÌN LÊN THÁNH GIÁ Bài đọc 1 sách Dân Số kể chuyện, dân Do Thái đi trong sa mạc, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống ?…” Vì thế, Thiên Chúa đã cho rắn độc bò ra cắn chết nhiều người. Sau đó dân hối lỗi chạy đến với Môsê và ông đã cầu khẩn cùng Chúa. Thiên Chúa thương xót, đã truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên giữa sa mạc, và bất cứ ai, hễ bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng ấy thì được chữa lành. 4
  • 5. Bài Tin Mừng, trong cuộc đối thoại với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu khẳng định: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”. Lời Chúa trong sách Dân Số và trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt Lịch Sử Cứu Độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc ( Ds 21, 6 ), trở về với thời điểm khởi đầu của sự sống ( St 3 ), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Kitô ( Ga 3, 14 ) và vươn xa tới tận thời cánh chung ( Kh 12, 7 – 10 ). Dịp hành hương Thánh Địa tháng 5 vừa rồi, chúng tôi có lên núi Nebo bên đất nước Jordanie. Chiêm ngắm tác phẩm điêu khắc Thánh Giá theo hình con rắn, biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê dựng nên, nhìn về Thánh Địa và dâng lễ tại Nhà Nguyện trên núi. 1. Núi Nebo Núi Nebo là một dãy núi ở vương quốc Jordanie, cao khoảng 817m. Cựu Ước đã đề cập đến nơi này. Trên núi Nebo, Thiên Chúa đã cho Môsê nhìn về Đất Hứa. Từ đỉnh núi nhìn bao quát bức tranh toàn cảnh về Thánh Địa và thành phố bờ Tây sông Giođan là Giêrikhô, thậm chí vào một ngày rất đẹp trời người ta có thể nhìn thấy cả cổ thành Giêrusalem. Theo chương 34 của sách Đệ Nhị Luật, Môsê đã đi lên núi Nebo từ đồng bằng Môáp đến đỉnh Pisgah đối diện với Giêrikhô để nhìn về Đất Hứa. Giavê phán với Môsê: Đó là đất Ta đã thề với Abraham, Isaac và Giacóp rằng: Ta sẽ ban nó cho dòng giống ngươi ! Ta đã cho ngươi thấy tận mắt, nhưng ngươi sẽ không qua đó ! Và Môsê đã chết trong xứ Môab. Người ta đã chôn cất ông trong thung lũng, ở xứ Môab, trước mặt Bet-pơor ( Đnl 34, 4 – 6 ). Theo truyền thống Kitô giáo, Môsê đã được chôn cất trên núi này, tuy nhiên người ta vẫn không xác định được nơi nào. Một vài truyền thống Hồi Giáo cũng khẳng định điều tương tự, nhưng ngôi mộ của Môsê thì họ lại cho là ở Maqam El-Nabi Musa nằm về phía nam cách Giêrikhô 11km và về phía đông cách Giêrusalem khoảng 20km trong hoang địa Giuđêa. Các học giả tiếp tục tranh luận xem ngọn núi hiện nay được gọi là là Nebo có phải là ngọn núi ngày xưa được đề cập trong bộ Ngũ Kinh của Cựu Ước không. Theo sách Maccabê ( 2 Mcb 2, 4 – 7 ): Ngôn Sứ Giêrêmia đã giấu Nhà Tạm và Hòm Bia Giao Ước trong một cái hang trên núi Môsê đã lên và được chiêm ngắm cơ nghiệp của Thiên Chúa. Ngày 20.3.2000, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến núi Nebo trong cuộc hành hương Thánh Địa. Ngài đã trồng một cây ôliu bên cạnh Nhà Thờ theo phong cách Byzantine như là một biểu tượng cho hòa bình. Ngày 9.5.2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đến thăm nơi này, đọc bài diễn văn và hướng nhìn về thành Giêrusalem từ đỉnh núi Nebo. Nghệ sĩ người Ý, Giovanni Fantoni đã thực hiện tác phẩm điêu khắc Thánh Giá theo hình con rắn. Đây là biểu tượng cho con rắn đồng ngày xưa được Môsê làm theo lệnh của Chúa để cứu sống người bị rắn cắn ( Ds 21, 4 – 9 ) và là Thánh Giá trên đó Chúa Giêsu bị đóng đinh ( Ga 3, 14 ). Trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mang tên Syagha, người ta khám phá ra di tích ngôi Nhà Thờ và một Tu Viện vào năm 1933. Ngôi Nhà Thờ được xây dựng lần đầu vào nửa bán thế kỷ thứ IV để kỷ niệm nơi Môsê qua đời. Thiết kế Nhà Thờ theo phong cách một Vương Cung Thánh Đường ( Basilic ). Nó được mở rộng vào cuối bán thế kỷ thứ V và được xây dựng lại năm 597. Ngôi Nhà Thờ đầu tiên được nhắc đến trong bản báo cáo về một cuộc hành hương của một người phụ nữ tên Aetheria vào năm 394. Người ta đã tìm thấy 6 ngôi mộ trống rỗng từ những phiến đá tự nhiên nằm dưới sàn khảm đá của Nhà Thờ. 5
  • 6. Trong ngôi Nhà Nguyện hiện đại được xây dựng để bảo vệ nơi này và cũng dùng để thờ phượng Thiên Chúa, người ta có thể nhìn thấy những di tích của những sàn nhà khảm đá từ nhiều thời kỳ khác nhau. Một trong những bức tranh khảm đá lâu đời nhất là một tấm ghép với những hình chữ thập có viền hiện nay được đặt ở phía đầu Đông của bức tường phía Nam. 2. Tại sao lại treo con rắn ? Trong trình thuật về Tội Nguyên Tổ ( St 3, 1 – 7 ), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho Evà và Ađam nghi ngờ Thiên Chúa: Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: chẳng chết chóc gì đâu ! Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó là cho rằng: Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của mình. Đó là nghĩ rằng: Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước: Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chếhắc chắn ngươi sẽ phải chết ( St 2, 17 ). Dựa vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói đến, chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ Thiên Chúa: kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa, đó là để cho mình bị rắn cắn, đó là mang nọc độc vào người. 3 . Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ? Trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Ambrôsiô ở Milan, có hai cột đá thật ấn tượng và giàu ý nghĩa; "cột rắn": một con rắn bằng đồng thời Byzantine vào thế kỷ thứ X được đặt trên đỉnh một cột ngắn, đối diện bên kia có “cột thập giá”. Bài đọc 1 là “lời tiên báo” của sách Dân Số, một lời tiên báo rất huyền nhiệm về Đấng Cứu Thế, về mầu nhiệm Thập Giá, nơi Đức Kitô là Con Người được “giương cao”. Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu coi cái chết của mình như là một sự tôn vinh, tôn vinh Tình Yêu của Chúa Cha, một Tình Yêu vô bờ bến, một Tình Yêu mãnh liệt đến nỗi Chúa Cha đã ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Người Con thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời ( x. Ga 3, 16 ). Đồng thời cũng là tôn vinh Tình Yêu của Chúa Giêsu, một Tình Yêu đã hy sinh mạng sống vì những người mình yêu, là một hy lễ dâng lên Chúa Cha, cũng là sự tự hiến cho loài người chúng ta, trở nên lương thực nuôi sống chúng ta. Chúa Giêsu “chết để cho chúng ta được sống”. Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Đức Giêsu, ngay từ những lời nói đầu tiên đã đặt mầu nhiệm Thập Giá trong tương quan trực tiếp với hình ảnh con rắn biểu tượng của Tội và Sự Dữ: Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Một bên là con rắn bị giương cao. Một bên là Đức Kitô được giương cao trên cây thập giá. Trong Cuộc Thương Khó, Đức Kitô sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn. Theo Thánh 6
  • 7. Phaolô: Đức Giêsu tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” ( Rm 8, 3 ) và Ngài “đồng hóa mình với tội” ( 2 Cr 5, 21; Gl 3, 13 ). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô: “tội để lộ chân tướng và cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” ( Rm 7, 13 ). Thập Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng theo Thánh Máccô, Đức Giêsu dạy, ( chứ không phải báo trước ) cho các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người ( Mc 8, 31 ). Chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh trên Thánh Giá để nhìn thấy: - Thân thể nát tan của Người vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của sự bất trung, và của những lời tố cáo, lên án vô cớ, của vụ án gian dối. - Đầu đội mạo gai của Người, tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị; chân tay của Người bị đinh nhọn đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân tính, và hành động theo thú tính; và cạnh sườn của Người bị đâm thủng, thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực; và bạo lực luôn muốn đi tới tận cùng, là hủy diệt. Nhưng đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, Tình Yêu, Lòng Thương Xót, sự Thiện, sự Hiền Lành và cả Sự Sống nữa, của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng ! 4 . Tại sao “nhìn lên” có khả năng chữa lành ? Theo lời của Đức Chúa, Môsê đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên thì được chữa lành. Hình phạt bị rắn độc cắn là rất nặng nề, còn ơn chữa lành thật nhẹ nhàng: nhìn lên thì được sống. Nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh: “Đấng họ đã đâm thâu” ( Ga 19, 37 ) với lòng tin chúng ta đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành. Thánh Giá Đức Kitô chịu đóng đinh được các Giáo Phụ gọi là Cây Sự Sống, vì đã mang đến cho nhân loại Sự Sống của Thiên Chúa. Thánh Giá mang lại cho nhân loại Ơn Tha Thứ của Thiên Chúa. Sự bất tuân của Ađam đã mang đến án phạt và sự chết cho toàn thể nhân loại. Thì giờ đây, sự vâng phục của Chúa Giêsu mang lại Ơn Tha Tội của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại ( bài đọc 2 ). Vì tình yêu vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha, vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, Chúa Cha đã tha hết mọi tội lỗi cho nhân loại. Ơn tha thứ đã được ban một cách tràn đầy và cho mọi người, không trừ một ai. Ơn Tha Thứ ấy phát xuất từ Tình Yêu của Thiên Chúa Cha. Tình Yêu lớn hơn tội lỗi. Tình Yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi. Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá biểu lộ Gương Mặt đích thực của Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Thánh Giá mạc khải Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại chúng ta. Chúa Giêsu yêu mến Chúa Cha đến nỗi sẵn sàng hy sinh mọi sự vì Chúa Cha, dâng hiến sự sống mình lên cho Chúa Cha. Thánh Giá cũng biểu lộ Tình Yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của kẻ thí mạng sống vì những người mình yêu". Thánh Giá đã in sâu và gắn chặt với Chúa Giêsu Kitô. Ngay cả sau khi Chúa sống lại vinh quang, các vết thương khổ nạn thập giá vẫn hiển hiện, vẫn không bị xóa nhòa. Thánh Giá Chúa Kitô xuyên qua thời gian và hiện diện trong mỗi giây phút cuộc đời chúng ta. Sự hiện diện ấy làm thay đổi tất cả. Nhìn lên Thánh Giá, chúng ta yêu mến và tôn thờ Chúa Cứu Thế. Trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay, bóng tối của quyền lực, tiền của, danh vọng, lạc thú đang che mờ bóng Thánh Giá. Con người đang lao mình vào bóng tối bằng mọi giá. Xã hội hôm nay cần phải được ánh sáng của Thánh Giá soi dẫn. Từ Thánh Giá Ðức Kitô, tình thương chúc phúc thế gian, sự sống chan chứa cho lòng người. Suy tôn Thánh Giá chính là suy tôn Tình Yêu, Sự Sống của Chúa Kitô. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN VINH QUANG THẬP GIÁ 7
  • 8. Ngày xưa, thập giá là nhục hình ghê rợn nhất dành cho các tử tội. Chúa Giêsu cũng đã phải chịu nhục hình này vì người ta liệt Ngài vào dạng tương tự “dân anh chị khét tiếng” hoặc “tội phạm nguy hiểm”. Nhưng với Đức Kitô, thế cờ bị Ngài đảo ngược, chính thập-giá-khổ-đau đó lại trở thành “đòn bẩy”, là đường tới vinh quang, là lối vào ánh sáng, là vũ khí chiến thắng. Thập giá được Ngài biến thành biểu tượng cứu độ và là phương cách giải thoát. Một Saolê đã từng bách hại “tới bến” đối với những ai yêu mến Thánh Giá, nhưng nhờ cú ngã ngựa, bị mù mắt thể lý mà lại sáng mắt tâm linh, rồi trở thành một Phaolô “không giống ai” với niềm ước mong: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” ( Gl 6, 14 ). Việt ngữ thật kỳ diệu, có thể hiểu THÁNH GIÁ là cái GIÁ để NÊN THÁNH. Đó là điều mà Đức Giêsu Kitô đã xác định: “Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi thì không xứng với Tôi, không thể làm môn đệ của Tôi” ( Mt 10, 38; Lc 14, 27 ). Hơn 1.600 năm sau, Đức Giám Mục Pierre Lambert de la Motte ( 1624 – 1679, Hội Thừa Sai Pháp ) cũng hóa thành “dị nhân”, không giống ai khi ngài quyết tâm chỉ yêu mến Thánh Giá mà thôi, bằng chứng là ngài đã lập Dòng Mến Thánh Giá tại Việt Nam – bắt đầu từ Hải Phòng ( Bắc Việt ). Xưa cũng như nay, bất cứ ai thích Thánh Giá đều bị coi là “ngược đời” hoặc “điên loạn”. Thế nhưng Đức Kitô đã khuyến cáo chúng ta phải “mình ên vác thập giá mà theo Ngài” ( x. Mt 16, 24 ). Thật là “căng” dữ nghen ! Quả thật, phải thực sự tin tưởng và can đảm mới có thể bước trên Đường Thập Giá – liên lỉ từng giây phút chứ không chỉ trong thoáng chốc, trong vài ngày hoặc vài tháng. Thập giá là dụng cụ để xử tử phạm nhân mà người Phênixi đã dùng trước tiên, sau đó người Rôma cũng dùng, nhưng chỉ dùng hình phạt này cho kẻ nô lệ, dân bị trị, những người thấp hèn và những kẻ phạm các tội nặng nhất như trộm cướp, ít khi áp dụng cho công dân Rôma. Về thập giá, nhà hùng biện trứ danh Cicéron ( Rôma ) đã mô tả là “cực hình ghê rợn và độc ác nhất” ( crudelissimum et teterrimum supplicium ). Theo nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh, cây Thánh Giá được làm bằng gỗ tùng rất nặng, thanh dọc dài 4,5m, thanh ngang dài 2,5m, cả Thập Giá nặng khoảng 100kg. Vác kéo lê thì giảm sức nặng khoảng 30kg. Như vậy, Chúa Giêsu còn chịu sức nặng 70kg đè trên thân xác đã yếu ớt vì đòn vọt, vác khệ nệ trên con đường dài 700m, và Ngài đã phải ngã quỵ 3 lần. Thông thường, khoảng giữa thập giá có một miếng gỗ để tội nhân tì mông vào cho dễ đóng đinh, và đóng mỗi chân một đinh. Ngày nay các nhà kỹ thuật đã đưa miếng gỗ đó xuống làm đế đỡ chân và hai chân đóng chụm lại, đó vì tính mỹ thuật – tức là để nhìn cho “đẹp mắt” mà thôi. Chúa Giêsu chịu hàm oan và đau khổ tột cùng trên Chặng Đàng Thánh Giá. Cuộc đời mỗi Kitô hữu cũng là Hành trình Thập Giá, có rất nhiều thứ xấu xa trong mỗi chúng ta để chúng ta phải cố gắng “chết” vì yêu mến Đức Kitô. Hành trình đó là hành trình tử đạo liên lỉ, rất cần ngước nhìn lên Chúa Giêsu bị treo trên Thánh Giá như dân Ítraen xưa ngước nhìn lên conrắn đồng để được chữa lành ( Ga 3, 13 – 15 ). Trình thuật Ds 21, 4 – 9 cho biết: Từ núi Ho, họ lên đường theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Êđôm, trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Ítraen mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống ? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này”. Vì họ cứng đầu cứng cổ, Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ítraen phải chết. Ngày nay, chúng ta cũng chẳng hơn gì dân Ítraen xưa, thậm chí còn ngang bướng và tinh vi hơn nhiều. Ca dao Việt Nam nói: “Khi vui chẳng nhớ tới ai, Khi nóng thì cứ trái tai mà sờ”. Có lẽ chúng ta quen “xin – cho” nên cứ mở miệng cầu nguyện là xin này, xin nọ, xin tới tấp, xin đủ thứ, Chúa nghe không kịp mà vẫn bị đầy lỗ tai. Chúa cũng mệt với lũ phàm nhân lắm ! Chúng xin được thì cười trừ rồi thôi, xin không được thì quay ngoắt 180 độ, đôi khi còn dám ngang nhiên trách “trời mù” nữa đấy. To gan thật! Dân xưa ngang ngược đến nỗi bỏ Chúa, đi đúc bò vàng mà tôn thờ. Nhưng họ chịu khổ hết xiết, đành quay về với Chúa. Họ đến năn nỉ với ông Môsê: “Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách Đức Chúa và kêu trách ông. Xin ông khẩn cầu Đức Chúa để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi”. Ông Môsê thương tình mà khẩn cầu Thiên Chúa cho dân thoát ách tai ương. Thiên Chúa giàu lòng thương xót liền nói với ông Môsê: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống”. Ông Môsê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Quả thật, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được cứu sống ngay. 8
  • 9. Chúng ta ngày nay có nhiều loại “bò vàng” lắm, đủ cỡ và đủ kiểu. Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đã có kinh nghiệm “xương máu” về chuyện tôn thờ ngẫu tượng: Mê tiền, ham lợi, ưa “chảnh”, khoái chức, đòi quyền,... Đó là chưa nói đến đắm chìm trong tội lỗi đấy ! Chu choa, nhiều kiểu lắm, nhiều dạng lắm, nhiều mức độ lắm ! Và cuối cùng, chúng ta gặp đau khổ, đành quay về với Chúa, nhưng rồi chẳng được bao lâu, chúng ta lại như con ngựa quen đường cũ. Thế mà Thiên Chúa vẫn thương xót và tha thứ. Vô cùng may mắn cho chúng ta. Nhưng quả thật, chúng ta không thể nào hiểu nổi lòng thương xót của Ngài ! Tác giả Thánh Vịnh bày tỏ Thánh Ý Chúa từ xưa: “Dân tôi hỡi, này nghe tôi dạy bảo, lắng tai đón nhận lời lẽ miệng tôi. Mở miệng ra, tôi sẽ nói đôi lời huấn dụ, công bố điều huyền bí thuở xa xưa” ( Tv 78, 1 – 2 ). Thiên Chúa biết phàm nhân chúng ta là những “hạt bụi nhỏ nhoi” nhưng lại vô cùng kiêu ngạo. Tuy nhiên, Ngài vẫn yêu thương, khuyên nhủ, dỗ dành, chỉ mong chúng ta nhận biết và tôn thờ Ngài là Thiên Chúa toàn năng duy nhất. Tuy nhiên, phàm nhân chúng ta có cái đầu cứng và đầy máu kiêu ngạo, khoái đi đường tắt hơn đi đường chính. Nhưng rồi cũng có lúc “giật mình” khi phải đương đầu với đau khổ: “Khi Chúa giết họ, họ mới đi tìm Chúa, mới trở lại và mau mắn kiếm Người, mới nhớ rằng: Thiên Chúa là núi đá họ ẩn thân, Thiên Chúa Tối Cao là Đấng cứu chuộc họ” ( Tv 78, 34 – 35 ). Lúc đau khổ thì tỏ vẻ chân thành hối lỗi, nhưng lúc an bình thì lại thích nổi loạn, nói hay mà làm chẳng ra gì, Thiên Chúa biết chúng ta lọc lừa mà Ngài vẫn xót thương: “Miệng họ phỉnh phờ Chúa, lưỡi họ lừa dối Người; còn lòng dạ chẳng chút gì gắn bó, chẳng trung thành giữ giao ước của Người. Nhưng Người vẫn xót thương, thứ tha, không tiêu diệt, nén giận đã bao lần, chẳng khơi bùng nộ khí” ( Tv 78, 36 – 38 ). Nhưng rồi sẽ có ngày Thiên Chúa không còn dành thời gian chờ đợi chúng ta sám hối nữa. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại cuối cùng, thời gian thương xót cuối cùng, ai không sám hối và không chân thành tín thác vào Đức Kitô thì hậu quả sẽ thê thảm đời đời ! Thánh nữ Faustina nhận định: “Mọi sự bắt đầu bằng Lòng Thương Xót của Ngài và cũng kết thúc bằng Lòng Thương Xót của Ngài. Mọi ân sủng tuôn chảy từ Lòng Thương Xót của Ngài, và những giờ khắc cuối cùng đầy tràn Lòng Thương Xót của Ngài. Đừng để ai nghi ngờ lòng nhân hậu của Thiên Chúa; mặc dù tội lỗi của con người đen tối như màn đêm, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa vẫn mạnh hơn nỗi đau khổ của chúng ta” ( Nhật Ký, số 1506 ). Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 2 – 8 ). Trí tuệ và lý luận của chúng ta không thể phân tích để hiểu hết tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, có tất cả những gì cao quý nhất, thế mà Ngài lại bỏ tất cả, thậm chí là thí mạng, để tìm kiếm và cứu chúng ta đem về cho Chúa Cha. Thánh Phaolô kết luận: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” ( Pl 2, 9 – 11 ). Ngược lại, ai không chân nhận Đức Giêsu Kitô là Thiên- Chúa-nhập-thể-làm-người thì chắc chắn không được Ngài đưa về Quê Trời vĩnh hằng: “Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” ( Ga 3, 18 ). Thánh Gioan đã cho chúng ta biết chắc chắn có sự sống đời đời ( x. 1 Ga 5, 13 ). Thập giá là vinh quang, là chiến thắng, chứ không là thất bại như loài người suy tưởng. Thi sĩ kiêm kịch tác gia Pièrre Corneille ( 1606 – 1684, Pháp quốc ) đã có nhận xét thú vị và rất đúng: “Chiến đấu càng gian nan, khải hoàn càng vinh quang”. Thật vậy, cuộc sống cho chúng ta thấy rằng không có niềm hạnh phúc nào mà lại không có dấu vết của sự đau khổ. Truyện “Hoàng tử và Thanh kiếm” kể thế này: Một hôm, Vua Charles V kêu hoàng tử đến và cho quyền lựa chọn. Trên bàn, nhà vua đặt một thanh kiếm và một triều thiên. Vua cha hỏi: “Con chọn cái nào ?” Chần chừ một lúc, hoàng tử cầm lấy thanh kiếm. Thấy lạ, vua cha hỏi: “Sao con lại chọn thanh kiếm ?” Hoàng tử cầm thanh kiếm chỉ vào vương miện và đáp: “Nhờ thanh kiếm này, con sẽ được triều thiên kia”. Câu chuyện ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa thâm thúy, cho thấy rằng đau khổ luôn đi trước hạnh phúc. 9
  • 10. Một hôm, khi đàm đạo với ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu xác định: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” ( Ga 3, 13 – 15 ). Chính Chúa Giêsu đã xác định việc tin vào Ngài là mối phúc, vì ai tin Ngài sẽ được lên trời với Ngài. Và rồi chính Chúa Giêsu lại tiếp tục xác định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 16 – 17 ). Rõ ràng rồi, không còn gì khả nghi nữa. Tuy nhiên, tin Chúa Giêsu thì phải kiên trì đồng hành với Ngài hết chặng đường thập giá: Một nhánh vươn lên trời đưa chúng ta đến với Chúa Cha, qua Đức Giêsu Kitô; một nhánh đưa chúng ta đến với tha nhân, nhất là những người hèn mọn và đau khổ nhất. Không thể tách rời hai nhánh của thập giá. Ước gì mỗi chúng ta luôn tâm niệm: THÁNH GIÁ là cái GIÁ để NÊN THÁNH. Lạy Chúa Kitô, chúng con xin tôn vinh Thánh Giá bằng cách chấp nhận đau khổ hằng ngày để vinh danh Thiên Chúa, để cứu các linh hồn và để đền tội của chúng con. Xin cho chúng con được nên một với Ngài trong Mầu Nhiệm Thập Giá. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen. TRẦM THIÊN THU THÁNH GIÁ CHÚA LÀ NGUỒN PHÚC VINH Ngày 14 tháng 9, Phụng Vụ Hội Thánh mời gọi chúng ta cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa với niềm vui vì được cứu độ. Ngày hôm nay, Thánh Giá được trình bày cho các tín hữu không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay những nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để tự hào và không có khóc lóc. Lễ này khởi đi từ hai sự kiện lớn là cung hiến Đền Thờ Calvario và Mộ Thánh ở Thánh Địa do bà Helena, mẹ của vua Constantin, đế quốc Rôma ( khoảng năm 270, 280 đến 337 ), đã cho xây cất năm 335. Ngày 14 tháng 9 còn là ngày kỷ niệm tìm được Thánh Giá thật vào năm 326. Cuộc chiến thắng của người Kitô giáo trước quân Ba Tư vào thế kỷ thứ VII, giúp tìm lại Thánh Giá Chúa và cung nghinh về Giêrusalem là sự kiện thứ hai. Từ đó, ở Giêrusalem có lễ Suy Tôn Thánh Giá vào ngày 14 tháng 9. Tuy nhiên với dòng thời gian, lễ này có một ý nghĩa riêng, vì được cử hành với niềm vui của mầu nhiệm Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, được Đức Kitô dùng để cứu độ thế gian. Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để tán dương Đức Kitô: "Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang" ( Pl 2, 8 – 11 ). Thánh Gioan lại đề cập đến Thập Giá là khí cụ để cứu độ con người: "Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời" ( Ga 3, 14 ). Như thế, Thánh Giá là Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, Thánh Giá ban tặng cho nhân loại các ân sủng và sự tha thứ. Nên "chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại ; chính Người giải thoát và cứu độ ta" ( Ca nhập lễ ). Hội Thánh cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa, nhờ Đấng bị đóng đinh, chúng ta được đưa về trời cao, vứt bỏ sau lưng tội lỗi thế gian để đạt tới sự Thiện trên trời. Chúng ta hát mừng Chúa sống lại hiển vinh, vì bởi cây Thánh Giá, niềm hân hoan tràn ngập khắp địa cầu. Còn hạnh phúc nào hơn từ cây Thánh Giá, vì chính nhờ cây Thánh Giá, nguồn vinh phúc, ơn cứu độ chúng ta được phục hồi. Thật vậy, nếu không có cây Thánh Giá, Đức Kitô đã không bị đóng đinh, sự sống đã không bị treo lên giá gỗ, máu và nước, nguồn suối trường sinh đã không chảy ra từ cạnh sườn để rửa sạch tội lỗi thế nhân, bộ mặt kẻ tội lỗi đã không bị lột trần, chúng ta sẽ không được tự do và không được hưởng nhờ ơn phúc từ cây sự sống. Nếu như không có Thánh Giá, thiên đàng không được mở, sự chết không bị chôn vùi, mọi thủ đoạn của hỏa ngục sẽ không được phơi bày ra. Thánh Giá thật cao cả và quí giá biết bao. Cao cả, vì Đức Kitô đã chiến thắng khải hoàn trước mọi đau khổ, Thánh Giá phát sinh sự thiện với biết bao kỳ công. Quí giá, vì Thánh Giá vừa là sự khổ 10
  • 11. đau vừa là khí giáp của Thiên Chúa. Là khổ đau, vì chính nhờ Thánh Giá, Chúa Giêsu đã hoàn toàn chịu chết; là khí giáp, vì ma quỉ đã bị đánh bại, sự chết đã bị Chúa Giêsu tiêu diệt vĩnh viễn; cửa hỏa ngục bị đập tan và Thánh Giá trở nên ơn cứu độ cho toàn thế giới. Thánh Giá được gọi là vinh quang của Đức Kitô, để tán dương Người. Chúng ta nhìn thấy nơi Thánh Giá, tất cả mọi khổ đau mà Đức Kitô đã phải chịu vì chúng ta. Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ THẬP GIÁ NỞ HOA Không biết từ bao giờ, thập giá bắt đầu xuất hiện trong cuộc sống nhân loại. Có lẽ ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ, đứa trẻ khóc vì biết rằng kể từ đây mình bắt đầu vác thập giá. Cuộc đời không gì khác hơn là cuộc khổ nạn. Ai ai cũng có một cây thập giá riêng biệt trên vai của mình. Và tất nhiên, thập giá của ai vừa vai người nấy. Nói vậy cũng có nghĩa chẳng ai có thể vác thập giá cho ai. Thập giá gắn liền với đời sống con người là vậy. Còn sống là còn vác, cho đến khi nào lên đến đỉnh đồi Canvê và trút hơi thở ở đó, thập giá mới chính thức rời khỏi đời sống. Thánh giá sẽ thành khổ giá nếu như không đón nhận thập giá đời mình cách tích cực. Ngược lại, thập giá sẽ trổ hoa với những ai can đảm bước đi đến cùng theo chân Đức Giêsu trên đường khổ giá. Nếu nói thập giá không thể tách rời đời sống nhân loại. Làm người cũng có nghĩa là vác thập giá, thì con người chỉ có thể gánh vác thập giá cho nhau ở thời điểm nào đó, giai đoạn nào đó mà thôi. Không ai có thể từ chối thập giá đời mình và cũng chẳng ai có thể hy sinh gánh vác thập giá thay thế cho người khác cả đời được. Có yêu thương nhau lắm cũng chỉ là ghé vai gánh vác dùm ai đó, thay cho ai đó… một đoạn đường, một vài khoảnh khắc mà thôi. Tại sao vậy ? Vì tất cả chúng ta đều là con người. Đã là người cũng có nghĩa là tội nhân. Không ai công chính, chẳng ai vẹn toàn cả. Thập giá là gì nếu không phải chính là hành trình làm người mà chúng ta được trao phó sứ mệnh khi hiện diện trên trần gian. Thập giá cuộc đời còn gì khác hơn là hành trình làm người của chúng ta qua từng giai đoạn, từng khoảnh khắc. Thập giá thật ra chỉ là những thách đố, cam go, gian lao, vất vả hay khổ cực mà chúng ta cần phải vượt qua để hoàn thiện và phát triển chính mình mà thôi. Thánh giá cuộc đời cũng chính là thập giá làm người. Ngoài ra vẫn còn những loại thập giá mà người khác đem lại cho ta. Đó là những trái ý, những phiền toái, những ý riêng, những xúc phạm... Cho dù thập giá nào đi nữa thì con người cũng chẳng thích. Chẳng ai muốn vác thập giá cả. Chẳng qua không từ khước được thì đành nín nhịn thôi. Như đã nói, ai bước đi trên đường khổ giá với tâm tình hướng thiện, chắc chắn thập giá của họ sẽ trổ hoa, đó là sự phục sinh, vinh quang bất diệt. Nước mắt khổ giá lúc này đã trổ hoa chân lý. Chỉ có Đức Giêsu là Đấng vô tội, Ngài mới có thể vác thập giá thay cho nhân loại. Đó là thập giá của sự bất toàn, và tội lỗi mà con người vấp phạm. Đức Giêsu đã gánh hết trên vai của mình để cứu chuộc nhân loại. Chỉ cần tin vào Người, chắc chắn chúng ta sẽ được cứu độ: “Như ông Mô sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15) Chính vì yêu thương nhân loại lầm than khổ cực trong tội lỗi, bất trung Thiên Chúa đã sai chính Con Một của Ngài đến vác thập giá, chịu chết thay cho muôn người để chuộc mọi tội lỗi. Chỉ Con Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mới có thể làm được điều ấy. Chỉ có Đấng vô tội mới có thể chết thay cho kẻ có tội. Chỉ có Đấng vô tội mới có thể vác thay cho kẻ có tội. Nói vậy, nhân loại là kẻ diễm phúc nhất. Vậy mà biết bao người vẫn không tin và không đón nhận. Thiên Chúa đâu dựng nên nhân loại, trao thánh giá cho họ, rồi để họ bị hủy diệt. Nhưng thánh giá xuất hiện là chính con người tự tạo ra khi bất tuân lệnh Chúa, sống tự do, buông thả theo đam mê, dục vọng và ý muốn riêng mình. Hôm nay Giáo hội hân hoan suy tôn thánh giá là để kêu gọi con cái biết ý thức đón nhận thập giá đời mình với tâm tình tin tưởng, cậy trông, phó thác… bước đi theo chân Đức Giêsu đến cùng cho dẫu có phải gặp gian nan, thử thách. Vì thánh giá không phải là gánh nặng, cũng chẳng phải là hình phạt, mà là khí cụ để hoàn thiện mình, trở nên con cái tinh tuyền của Thiên Chúa. 11
  • 12. Lạy Chúa, biết rằng đã làm người, con không thể tránh khỏi thập giá, nhưng không biết bao lần, chỉ mỗi cây thánh giá ấy, con hết cất lên rồi hạ xuống, đổi qua đổi lại… trong chán chường, mệt mỏi. Thánh giá nào đâu là khổ giá, nếu như con hiểu rằng đó chính là phương thuốc giúp con nên trọn lành. Xin giúp con, giả như vác thập giá đời mình chưa nổi, thì đừng nên chuốc thêm thánh giá cho ai. Ước gì, mỗi người trên thế giới biết ghé vai vác thập giá giúp người cho dẫu chỉ một đoạn đường, thì nước mắt khổ đau sẽ đâu còn rơi nhiều đến thế. Xin giúp con, đừng bao giờ phàn nàn từ chối thập giá Chúa gửi đến, nhưng hãy biết san sẻ gánh nặng cho tha nhân bên cạnh: yếu sức, nghèo nàn, bất hạnh hơn con. M. HOÀNG THỊ THÙY TRANG THÁNH GIÁ LÀ NGUỒN TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG Ngày nay, chúng ta thấy Thánh Giá được treo khắp nơi, nào là: Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nhà tư, trên từng nấm mộ ở nghĩa trang... Thánh Giá còn xuất hiện trên áo, trong khăn và khắc trên gỗ, trên đá... Và người ta cũng có thể đeo Thánh Giá trên cổ, trên tay... Tất cả những điều đó diễn tả niềm tin, sự tôn thờ của của người Công Giáo, bởi vì, Thánh Giá là niềm vinh dự, là sự toàn thắng, là ơn cứu chuộc, là sự sống, là niềm hy vọng của chúng ta. Khi người Công Giáo tôn thờ Thánh Giá, chắc chắn không chỉ đơn thuần là tôn thờ một biểu tượng, càng không phải lưu ký một kỷ niệm buồn gợi lại sự đau khổ và chết chóc... Nhưng Thánh Giá là tất cả, là trọn vẹn niềm tin, là niềm hy vọng duy nhất của chúng ta. Tại sao vậy ? Thưa ! Vì chính nhờ Cây Thánh Giá, mà chúng ta được cứu độ. Như vậy, khi tôn thờ Thánh Giá, chúng ta suy tôn tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cứu độ và mang lại cho chúng ta niềm hy vọng phục sinh. 1.Tôn thờ Thánh Giá là suy tôn tình yêu của Thiên Chúa Khởi đi từ việc: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ). Từ “đến nỗi” cho thấy: Thiên Chúa đã yêu quá nhiều, yêu vô bờ và bao la, nhưng chưa thỏa lòng, nên còn một món quà duy nhất, cao quý, là tất cả của Thiên Chúa, nhưng Người sẵn lòng trao tặng cho nhân loại, đó chính là Đức Giêsu. Khi Đức Giêsu xuất hiện, Ngài đã làm toát lên sự khiêm nhường tột cùng khi vâng lời Thiên Chúa Cha và yêu nhân loại tha thiết, nên Ngài: “...vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” ( Pl 2, 6 – 8 ). Vì là hiện thân của Thiên Chúa, Đấng Giàu Lòng Thương Xót, nên cả cuộc đời và lời rao giảng của Ngài đều nhằm diễn tả bản chất tình yêu của Thiên Chúa cho con người. Đỉnh cao của mặc khải này chính là cuộc hiến tế trên Thánh Giá. Thật vậy: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” ( Ga 15, 13 ); “Họa may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” ( Rm 5, 7 – 8 ). Không chỉ trao ban tình yêu cách phổ quát, mà Ngài còn ban riêng cho mỗi người, khiến ai cũng cảm nghiệm được tình yêu cứu độ mà Đức Giêsu dành cho. Quả thật, Ngài là "Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" ( Gl 2, 20 ). Không phải yêu có thời gian và số lượng, mà là tình yêu trường cửu: "Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương" ( Gr 31, 3 ); và: "Ta quyết chẳng đoạn tình dứt nghĩa, quyết không hề bội tín thất trung" ( Tv 89, 34 ). Quả thật, Thiên Chúa đã buộc Mình vào một tình yêu muôn thuở; Người tự tước đoạt tự do của Mình vì yêu thương chúng ta. Đây là ý nghĩa sâu sắc của Giao Ước mà trong Chúa Kitô, nơi Thánh Giá, đã trở nên "mới mẻ và sống động". Vì thế, đó là lý do thứ nhất để chúng ta suy tôn Thánh Giá Chúa Kitô. 2. Suy tôn Thánh Giá, đem lại cho chúng ta niềm hy vọng cứu độ 12
  • 13. Lý do thứ hai chính là vì niềm hy vọng và ơn cứu độ của chúng ta nơi Thánh Giá. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy hình ảnh tiên trưng về Thánh Giá và ơn cứu độ qua cây gậy và con rắn đồng được treo lên. Bài đọc I trình thuật việc ông Môsê dẫn dân ra khỏi Ai Cập và trên đường trở về Đất Hứa, dân Israel phải trải qua hành trình trong sa mạc. Trên hành trình ấy, dân đã nhiều lần bất trung, kêu trách Đức Chúa và trút tội lên đầu Môsê. Trước tình cảnh đó, Thiên Chúa đã cho rắn lửa xuất hiện và cắn chết nhiều người. Thấy được sự bất trung và cảm nghiệm sâu xa về tội của mình đã phạm, toàn dân đồng loạt kêu cầu Môsê xin Chúa tha thứ. Thiên Chúa đã nhận lời Môsê và truyền cho ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống" ( Ds 21, 8 ). Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã minh nhiên xác định hình ảnh này chính là Ngài khi nói: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” ( Ga 3, 14 – 15 ). Thật vậy, mang trong mình niềm tin vào Thiên Chúa và ơn cứu độ ngang qua Đức Giêsu, hẳn chúng ta không bao giờ được phép chối bỏ Thánh Giá bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, luôn luôn hướng nhìn lên Thánh Giá Chúa như bảo chứng của ơn cứu độ, bởi vì chính Đức Giêsu đã chọn Thánh Giá làm giá chuộc muôn người. Nhờ cây Thánh Giá, Đức Giêsu đã giải thoát thế gian khỏi xiềng xích tội lỗi, để từ nay, tội lỗi không còn quyền chi đối với Ngài và tất cả những người tin vào Ngài cũng được hưởng nhờ ân huệ đó. Nếu từ cái chết trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã phục sinh, thì chúng ta cũng qua đau khổ, ắt chúng ta có niềm hy vọng được phục sinh như Ngài. Nếu xưa kia, từ Cây Trái Cấm, mà Tổ Tiên loài người đã sa ngã, cửa Thiên Đàng đóng lại, thì nay nhờ Cây Sự Sống chính là Thánh Giá, cửa Thiên Đàng được mở ra và đón nhận tất cả những ai tin vào Cây Trường Sinh. Như thế, Thánh Giá là biểu trưng cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa và của những ai đón nhận như nguồn ơn cứu độ. Đây chính là nghịch lý của Thiên Chúa và của cả chúng ta, vì: “Dân Do Thái thì đòi phép lạ, dân Hy Lạp thì tìm lý lẽ cao siêu; còn chúng tôi lại rao giảng một Đức Kitô trên Thập giá [...]. Thế nhưng, đối với ai được gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, thì đó là một vị cứu tinh với quyền năng và khôn ngoan của Thiên Chúa” ( x. 1Cr 1, 18 – 25 ). 3. Suy tôn Thánh Giá, chúng ta học được bài học thứ tha Cuối cùng, khi suy tôn Thánh Giá, chúng ta được mời gọi hãy: “yêu thương như Thầy đã yêu thương” ( x. Ga 13, 3 – 35 ). Yêu như thầy là phục vụ vô vị lợi. Yêu như Thầy là hiến thân cho người mình yêu, không phân biệt bạn hay thù ( x. Lc 6, 27 – 35 ). Yêu như Thầy cũng là tập sống bao dung, tha thứ, không xét đoán, giận hờn và luôn hướng tới sự thiện trọn hảo: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ”, bởi vì: "Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau" ( Cl 3, 12 – 13 ). Như vậy, yêu Chúa thì cũng phải yêu người. Lệnh truyền này không thể tách rời nhau. Nó luôn kết hợp với nhau cách chặt chẽ như thể thanh ngang và thanh dọc của Thánh Giá. Kết hợp cả hai mới thành Thánh Giá, thì mến Chúa và yêu người phải luôn luôn sát cánh bên nhau không thể tách rời. Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa. Xin Thánh Giá Chúa rợp bóng trên cuộc đời chúng con, để chúng con được ơn cứu độ. Xin cũng cho chúng con học được bài học tha thứ của Chúa ngang qua Thánh Giá. Amen. 13
  • 14. Tu Sĩ Jos. Vinc. NGỌC BIỂN PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 19. Đức Kitô là một con đường Đức Kitô sống cách đây 2.000 năm vào thời đại khoa học kỹ thuật còn thô sơ. Người không lưu lại một hình chụp hay bút ký trên giấy, một lời nói hay hoạt động nào trên băng từ. Cuộc đời của Người kết thúc bằng một cái chết trần truồng ô nhục trên thập giá. Ấy thế mà trong thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão cùng với trào lưu duy vật hưởng thụ tràn lan như hiện nay, tại Trung Quốc, đất nước đông dân nhất thế giới theo Chủ Nghĩa Cộng Sản, dù có sự kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện thông tin, số người muốn tìm về hiểu về Thiên Chúa trên internet nhiều gấp 10 lần Chủ tịch Mao Trạch Đông, về Thập Giá gấp muôn lần về Búa Liềm, về Chúa Giêsu gấp 4 lần Tổng bí thư Tập Cận Bình, về Papa ( Giáo Hoàng ) gấp 2 lần Thủ tướng Lý Khắc Cường. Thống kê của Nhà Nước vào năm 2004 cho biết có 18 triệu Kitô Hữu đã nhận Bí Tích Thánh Tẩy trong Nhà Thờ Yêu Nước, thành phần không công nhận quyền tối thượng của Vatican nhưng lại tự đặt mình dưới quyền lãnh đạo của Đảng vô thần. Luật pháp quy định người chưa đủ 18 tuổi không được nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Các nhà quan sát dựa trên con số này cộng thêm tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên sau 10 năm, cùng với số Tín Hữu nhiều hơn không được nhìn nhận của các Nhà Thờ Thầm Lặng ( không chịu tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng Sản ) để tìm ra con số Kitô Hữu thực tế là 60 triệu, thậm chí có thể lên tới 200 triệu, tức là 12% dân số, một tỷ lệ gấp đôi Việt Nam trong khi đời sống đạo ở nước ta dễ chịu hơn nhiều ( Nguồn: http://www.billionbibles.org/china/how-many-christians-in-china.html ). Tín Hữu thuộc Nhà Thờ Thầm Lặng hay Tại Gia bị sách nhiễu mọi mặt, nhiều Giáo Sỹ và Kitô Hữu bị bắt và chết trong tù. Vào bất cứ thời gian nào cũng có trên 300 Tín Hữu sống đời lao tù. Giám Mục Giáo Phận Thượng Hải Joseph Fan Zhongliang, Dòng Tên ( hình chụp đen trắng ) sau trên 20 năm bị cầm tù ( Hồng Y Nguyễn Văn Thuận bị 13 năm tù ) rồi bị quản thúc tại gia thêm mấy năm, trong thời gian đó ngài đã qua đời, hưởng thọ 95 tuổi. Vào tuổi 70, lúc mà đa số người khác đang chuẩn bị nghỉ hưu thì ngài lại phải đi lao động khổ sai. Các Tín Hữu Tại Gia phải sống đạo ra sao ? ( Trích ) Một Linh Mục Hoa Kỳ sau chuyến du lịch dấu kín tông tích của mình tại Trung Quốc, đã kể lại cho tôi câu chuyện này. Tôi kể lại hàng trăm lần vì ngưỡng mộ những nhân vật trong truyện. Vào giữa đêm của ngày thứ hai trong chuyến đi, anh giật mình tỉnh giấc vì có nhiều người đi lại chung quanh nhà nơi anh tạm trú. Hơi sợ hãi, anh trỗi dậy đi ra cửa và dò la sự tình. Chủ nhà cho biết là người ta chuẩn bị đi đến một bức tường. "Bức tường là cái gì ?" – "Xin anh đi theo thì sẽ biết." Có khoảng 20 người sống trong gia đình này. Không ai biết đây là một Linh Mục nhưng họ cảm thấy anh là một người đáng tin. Anh đi xuống tầng dưới và hỏi một người phụ nữ: "Có gì xẩy ra vậy ?" – "Chúng tôi đi đến một bức tường." Bà ta thì thầm trả lời. Anh thay vội quần áo và đi theo họ trong bóng đêm dầy đặc. Họ đi bộ khoảng hai cây số. Trên đường có nhiều người khác nhập bọn. Số người gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em lên tới 120. Họ đi vào một khu rừng và đến một khu đất trống. Anh nhận ra có nhiều người trèo lên các cành cây. Tại đó có một mảnh tường cao độ 1m mang ra từ một ngôi nhà cũ kỹ đã bị đập bỏ. Khuôn mặt của người phụ nữ bừng sáng hân hoan. Mặc dù cảm thấy một 14 CÙNG SUY NIỆM
  • 15. nét thành kính lạ thường nơi những người này, anh vẫn không hiểu họ đang làm gì và đâm ra hoảng hốt. Người ở xa thì leo lên trên các cành cây còn người ở gần bức tường thì cung kính quỳ xuống. Một lát sau có một người đàn ông đứng lên và tiến gần lại bức tường, ông gỡ ra một viên gạch, đàng sau viên gạch là một mặt nhật nhỏ bé đựng Mình Thánh Chúa. Mọi người quỳ thinh lặng trong một giờ để cầu nguyện. Sau đó người đàn ông lại đặt viên gạch vào vị trí cũ. Ngày hôm sau, cha nói cho mọi người biết mình là một Linh Mục. Người ta cho biết ở đây chưa hề có Thánh Lễ nào trong 10 năm qua. Nhưng hàng tuần họ đều có một hay hai buổi chầu Thánh Thể như thế. Vào đêm sau, cha đến dâng Thánh Lễ tại bức tường và đặt một Mình Thánh Chúa mới vào mặt nhật. Cha ý thức rằng nếu việc này bị bại lộ, cha và nhiều người sẽ bị bắt, bị tra tấn, tù đầy lâu năm, có khi bị xử tử. Mọi người đều biết như thế, nhưng vì lòng yêu mến Mình Thánh Chúa, họ sẵn lòng liều mình chấp nhận tất cả. ( Nguồn: Matthew Kelly, http://dynamiccatholic.com/rediscover-catholicism ) Ta thường nói “Tôi theo Công Giáo”, có khi còn nhấn mạnh “Công Giáo La Mã”. Ta đã quá quen thuộc, không cần thắc mắc làm chi cho nó mệt, với khái niệm ta đang theo một tôn giáo đặc thù với các nghi thức cần chu toàn. Khi mới sinh ra ta được rửa tội, lớn lên học giáo lý để Xưng Tội, Thêm Sức, ta nhận Bí Tích Hôn Phối trong Nhà Thờ, đi lễ Chúa Nhật, xưng tội hàng năm, đóng góp đầy đủ vào việc xây Nhà Thờ, cầu nguyện cho các linh hồn… Ta sẽ đón chịu Bí Tích Xức Dầu và sẽ an nghỉ tại đất thánh. Ta đang theo Công Giáo, một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ với các cơ sở vật chất bề thế và phẩm trật Giáo Phẩm quy củ, cũng như đồng bào ta theo Phật Giáo, Cao Đài Giáo, Hồi Giáo… Nhìn lại cuộc đời Chúa Giêsu và Tin Mừng, có vẻ như Người không có ý lập nên một tôn giáo mới với các lễ nghi cúng bái giống như các tôn giáo khác. Người không bao giờ phủ nhận gốc gác Do Thái Giáo của mình mà còn còn khẳng định phần đóng góp cho Do Thái Giáo: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.” ( Mt 5, 17 ) Thờ phượng ở Nhà Thờ, ở nhà, ở núi này hay núi kia, hay ở đâu đi chăng nữa, không quan trọng. Chúa Giêsu phán: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” ( x. Ga 4, 21 – 24 ). Chúa Giêsu không hề tự xây lên hay dạy phải xây dựng lên Thánh Đường. Trái lại, Người còn nói Đền Thờ vĩ đại Giêrusalem sẽ bị phá hủy. Đang khi Đức Giêsu ra khỏi Đền Thờ, thì một trong các môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, Thầy xem: đá lớn thật ! Công trình kiến trúc vĩ đại thật !” Đức Giêsu đáp: “Anh nhìn ngắm công trình vĩ đại đó ư ? Tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ” ( Mc 13, 1 – 2 ). Không lúc nào Chúa Giêsu tỏ ra giận dữ hơn là ở tại Đền Thờ. "Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: “Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán” ( Ga 2, 14 – 16 ). Một số người có khuynh hướng chú giải rằng Chúa Giêsu muốn đề cao sự linh thánh của nơi thờ phượng. Nhưng thật ra Đền Thờ mà Chúa Giêsu nhắm 15
  • 16. tới chính là thân thể Người, chỉ có Người mới chính là Nhà Thờ đích thực và duy nhất. Do đó cách gọi thân thể của Người như là một cái hội ( Giáo Hội hay Hội Thánh ) như quen dùng và chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam là không chính xác. Người Do Thái hỏi Đức Giêsu: “Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế ?” Đức Giêsu đáp: “Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại.” Nhưng Đền Thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. ( Ga 2, 18 – 21 ). Những biến cố quan trọng nhất trong đời của Chúa Giêsu đều xẩy ra ở ngoài đường. Người chào đời tại một chuồng súc vật. Sau đó gia đình Người bôn ba trôi dạt qua Ai Cập trước khi về định cư tại Nagiarét. Năm lên 12 tuổi, Người “đi lạc” vào Đền Thờ Giêrusalem để nghe và đặt câu hỏi với các thầy dạy. Cứ theo phong cách sống lang thang trên đường của Người thì rất khó tin rằng Người chỉ ru rú tại Nagiarét trong suốt 30 năm. Ngày nay các nhà chú giải tìm ra việc chính của thợ mộc vào thời đó là làm nhà bằng đá và người hành nghề này luôn phải đi tìm và vận chuyển đá trên khắp miền Galilê. Chúa Giêsu bị cám dỗ với đá. Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi !” ( Mt 3, 3 ). Người đặt Phêrô làm Đá. Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy ( Mt 16, 18 ). Ở đây có sự không thông về cách gọi thân thể của Người là Hội Thánh. Trên một tảng đá thì chỉ có thể xây lên một Nhà Thờ chứ không phải một cái hội. Chúa Giêsu cũng tự nhận mình là Đá. Đức Giêsu bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao ? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường” ( Mt 21, 42 ). Khi người tắt thở thì: Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ ( Mt 27, 51 ). Đá vỡ tức là Đền Thờ vật chất đã bị phá hủy, từ nay thân thể Chúa Giêsu trở thành Đền Thờ duy nhất của Dân Thiên Chúa. Muốn đi theo Chúa Giêsu, ta cũng phải luôn đi trên đường. "Chúa Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thưa Rápbi ( nghĩa là thưa Thầy ), Thầy ở đâu ?” Người bảo họ: “Đến mà xem.” Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. ( Ga 1, 38 – 39 ). Giờ thứ mười theo cách tính thời gian của người Rôma là 10 giờ sáng, tức là thời gian trong ngày còn rộng rãi, nhưng theo cách tính của người Do Thái lại là 4 giờ chiều, tức là chỉ còn có 2 giờ nữa là đêm xuống, đây là thời gian mà người Do Thái hàng ngày mang các con chiên ra tế lễ. Gioan dùng chi tiết này để nhấn mạnh Chúa Giêsu mang thân phận Chiên Thiên Chúa bị mang ra sát tế. Hãy đến mà xem tức là đến để xem thấy Người bị hiến tế như thế nào. Hỏi Người ở đâu không phải là hỏi chỗ ở của Người vì Người không có địa chỉ cố định, nhưng chính là xin phép đi theo Người tới thập giá. Vì vào ngay ngày hôm sau, Chúa Giêsu quyết định đi tới miền Galilê ( x. Ga 1, 43 ). Tuyệt đại đa số những việc chiếm thời gian của Chúa Giêsu nhiều nhất như rao giảng, chữa bệnh, cầu nguyện với Chúa Cha, Người luôn thực hiện ngoài đường. Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi ( x. Mc 6, 56 ). Mỗi khi gặp gỡ các vị lãnh đạo tôn giáo thì Chúa Giêsu lại tỏ ra bực dọc và không tiếc lời công kích họ: “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình ! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác !" ( Mt 23, 27 – 28 ). Thậm chí Người còn gọi cha của họ là quỷ. ( x. Ga 8, 44 ). Thế nhưng Chúa Giêsu lại trở nên dễ chịu bao dung với những thành phần bị coi là tội lỗi phải sống ngoài đường bên lề xã hội. Người chịu ngồi nói chuyện bên giếng nước rất lâu với người phụ nữ Samari đã có 5 đời chồng nhưng lại đang chung chạ với một người không phải là chồng. Người còn lưu lại nơi này đến hai ngày ( x. Ga 4, 1 – 44 ). Chúa Giêsu chấp nhận dễ dàng việc người phụ nữ có tiếng tội lỗi đụng chạm vào thân thể Người ( tức là toàn thể Dân Thánh của Người ). Có người thuộc nhóm Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa với mình. Đức Giêsu đến nhà người Pharisêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pharisêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng 16
  • 17. dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên Thấy vậy, ông Pharisêu đã mời Người liền nghĩ bụng rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi !” ( Lc 7, 36 – 39 ). Chúa Giêsu không muốn áp dụng luật Môsê ném đá người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang, trái lại Người khiến cho những người muốn thi hành án chết cho chị phải cảm thấy xấu hổ ( x. Ga 8, 2 – 11 ). Sau chặng đường vác thập giá ngoài đường Chúa Giêsu chết trên đồi trống giữa hai tên đầu trộm đuôi cướp thứ thiệt. Sự vượt lên trên lề thói giữ đạo thông thường, thưởng phạt phân minh, được tỏ rõ qua việc Người cho luôn cả một anh từng là dân ăn cướp gian ác, nay thật sự hồi tâm, được cùng vào Thiên Đàng với Người ngay trong ngày hôm đó. Phong cách sống trên đường của Chúa Giêsu vẫn còn sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết. Người chủ động xuất hiện và cùng đi đường Emmau cùng với hai môn đệ mang tâm trạng hoang mang rối bời bởi cái chết của Người để giải thích Thánh Kinh, Bẻ Bánh, và tỏ mình ra cho họ. ( x. Lc 24, 13 – 35 ) Sau hết, Chúa Giêsu về trời sau khi dẫn các môn đệ trên một đoạn đường cuối cùng: "Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" ( Lc 24, 50 – 53 ). "Ở trong Đền Thờ" được ghi nhận ở đây không hề có nghĩa là vào Đền Thờ Giêrusalem vật chất để cầu nguyện. Mãi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ Ngũ Tuần thì các môn đệ vẫn còn trốn ru rú ở trong nhà ( x. Cv 2, 1 ). Đoạn Cv 1, 12 – 14 nói rõ: "Bấy giờ các ông từ núi gọi là núi Ôliu trở về Giêrusalem. Trở về nhà, các ông lên lầu trên, là nơi các ông trú ngụ. Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria thân mẫu Đức Giêsu, và với anh em của Chúa Giêsu." Đền Thờ nay chính là Chúa Phục Sinh hằng ở với họ, chỗ nào cũng có thể là Đền Thờ, từ nay họ đã có Chúa Phục Sinh làm trung tâm cuộc đời mình, và đời họ đã thay đổi. Đền Thờ còn có nghĩa là cầu nguyện cùng với Mẹ Maria. Vào chính lúc này họ mới hiểu ra lời Chúa Giêsu nói khi trục xuất con buôn ra khỏi Đền Thờ: "Nhà Cha Ta là Nhà cầu nguyện" ( Ga 2, 16 ); "Những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật" ( Ga 4, 24 ). Sau đó, liên tục trong hơn 300 năm đầu tiên, các Kitô Hữu đều phải đi trên con đường của Chúa Giêsu đã đi qua. Không có gì ổn định trong hành trình Lòng Tin của họ ngoại trừ một điều là sớm muộn gì họ cũng bị bắt và mang ra hí trường để trước sự cười cợt hò reo hả hê của dân chúng, họ bị đóng đinh, thiêu sống, phanh thây bởi thú dữ. Phaolô đã tóm tắt con đường Kitô là: Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người ! ( 1 Cr 4, 9 ) Câu này nên dịch rõ ràng là Thiên Chúa đặt Tông Đồ chúng tôi đi cuối đoàn người bị điệu ra xử tử ngoài hí trường để trở thành trò tiêu khiển cho toàn vũ trụ, cho thiên thần và loài người. ( For it seems to me that God has put us apostles on display at the end of the procession, like those condemned to die in the arena. We have been made a spectacle to the whole universe, to angels as well as to human beings. NIV ). Sử liệu ghi lại, vào năm 107 Thánh Inhatiô Tử Đạo, Giám Mục Antiôkia, là người đầu tiên sử dụng danh xưng Công Giáo trong lá thư viết cho Tín Hữu tại Smyrna để kêu gọi họ hợp nhất với Giám Mục. "Nơi nào có Giám Mục thì nơi đó có cộng đoàn Dân Chúa, cũng như nơi nào có Đức Giêsu Kitô thì nơi đó có Nhà Thờ Công Giáo" ( Wherever the bishop shall appear, there let the multitude of the people also be; even as, wherever Jesus Christ is, there is the Catholic Church ). Từ hậu bán thế kỷ thứ hai trở đi, Công Giáo có nghĩa là chính thống ( orthodox ), không bị lạc đạo ( non-heretical ), bởi vì người Công Giáo phải rao giảng toàn bộ chân lý và phản ánh toàn thể Nhà Thờ, trong khi sự lạc đạo phát nguồn từ sự đề cao quá đáng một bộ phận của chân lý, mang nhiều 17
  • 18. thành kiến hẹp hòi của địa phương. Năm 380, hoàng đế Rôma Theodosius I giới hạn danh xưng Kitô Hữu Công Giáo vào những ai có cùng Lòng Tin với Papa Damasus I của thành Rôma. Giáo Phụ Cyril thành Giêrusalem ( 315 – 386 ) và Giáo Phụ Augustine thành Hippo ( 354 – 430 ) sử dụng từ Công Giáo trong tương quan với Kitô Giáo. Công Giáo là cách dịch lệ thuộc hoàn toàn rập khuôn từ tiếng Hoa 公 教 Gōng-jiào, Tôn Giáo Chung của mọi người; Công Giáo La Mã cũng rập khuôn từ 羅馬公教 La Mã Công Giáo. Cách dịch ăn theo này rất ngô nghê vì người Hoa không dùng mẫu tự Latinh, không thể viết xuống từ Rôma, nên phải tìm âm gần giống là La Mã ( La là cái lưới để bắt chim, thiên la địa võng là lưới trời đất lồng lộng, dù đi đến đâu cũng bị bủa vây không thể thoát được; Mã là con ngựa. Tại sao ta không thể gọi thẳng là Rôma mà cứ phải đi đường vòng gọi là La Mã: Lưới Ngựa. Kết hợp Việt Hoa còn kỳ khôi nữa là con la và con ngựa ). Công Giáo có nguồn gốc Catholicism ( tiếng Hy Lạp καθολικισμός, katholikismos, nghĩa là thuộc về chung của mọi người ) để chỉ truyền thống có từ ban đầu và được duy trì liên tục của Nhà Thờ về Thần Học, Tín Lý, Phụng Vụ, Giáo Lý, Tu Đức. Công Giáo còn để phân biệt với các phong trào ly giáo Cải Cách ( Reform ) phát triển rầm rộ vào thế kỷ 16 chỉ coi Thánh Kinh là nguồn mặc khải duy nhất và tối thượng, mà bác bỏ Thánh Truyền. NGUYỄN TRUNG, 31.8.2014 ( Còn tiếp nhiều kỳ ) CHA ĐẠO Người ta đang an táng một nhân vật của Còn Dấu Chân Người ( * ). Tôi không muốn tin những việc đang xảy ra là sự thật. Thật như việc văng vẳng lời ca bên tai: “Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay. Đã qua bao ngày trọn một kiếp này. Dù sống hay chết tin vào ngày mai. Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay.” Thật như việc thêm một nhánh phong lan trắng, thêm một nắm cát thả xuống huyệt, những giọt lệ thổn thức trong tim và lời thưa: Cha ơi, cái này là phần của Chị Cam Li, xin được tạm biệt Cha. Tôi thỉnh thoảng vẫn nhận được email cáo phó về sự ra đi của những người quen biết thân sơ, có khi chỉ là những vị từng nghe tiếng mà chưa hề được vinh dự giáp mặt. Ngày 18.8.2014 vừa qua cũng thế, Email gởi đến là bản cáo phó của Tòa Giám Mục Phan Thiết. Tôi đọc lướt qua tiểu sử người quá cố, bàng hoàng vì nhận ra Cha Đạo. Tại sao chỉ đến khi Người nhắm mắt xuôi tay tôi mới được đọc tiểu sử của Người ? Khiêm nhường thẳm sâu. Nghèo khó đến tột cùng. Người ta chỉ có thể thực sự mặc lấy tinh thần nghèo khó khi không màng danh vọng lợi lộc trần gian nhưng nhận chính Chúa là gia nghiệp, như một câu trong Thánh Vịnh 15 dùng làm đáp ca trong lễ an táng Cha sáng ngày 21.8.2014. Cha được thụ phong Linh Mục vào một ngày cuối tháng tư 1965, chỉ mười năm trước ngày Sàigòn thất thủ. Ngay sau đó vị tân Linh Mục được điều đến vùng sát vĩ tuyến 17 làm phó xứ Đông Hà, Quảng Trị. Hai năm sau Cha lập cô nhi viện và trường Trung Học Tư Thục Đắc Lộ. Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Cha gồng gánh trường Đắc Lộ và cô nhi viện vào Bình Tuy, lập nên xứ Đông Hà, lập làng Thiếu nhi Bồ Câu Trắng. Tiểu sử của Cha không phải là tiểu sử của một người khoa bảng với nhiều bằng cấp, học vị, chức tước, nhưng là tiểu sử của một người khai phá. Khai phá vùng rừng núi hoang vu cằn cỗi thành vườn tược trồng trọt và chăn nuôi trù phú. Khai phá những tâm hồn, những phận đời nghèo khổ vì chiến tranh, gieo vào đó những hạt mầm nhân ái bằng cuộc sống tận tụy, hy sinh phục vụ. Cỗ quan tài đơn sơ được đặt gần sát nền nhà thể hiện sự khiêm nhường vâng phục của Cha lúc sinh thời, cuộc đời ấy vì người nghèo và mở ra cho người nghèo, như cuốn Kinh Thánh đặt trên nắp quan tài Cha đang lật đến những trang cuối, như 18 CÙNG TRI ÂN
  • 19. khẩu hiệu Cha chọn khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục phó địa phận Phan Thiết vào năm 2001: Tin Mừng cho người nghèo khó. Ngày ấy, lễ tấn phong do vị tiền nhiệm của Cha là Đức Giám Mục Nicolas chủ phong, hai vị phụ phong là Đức Giám Mục Đà Lạt và Đức Giám Mục Phụ tá địa phận Xuân Lộc. Hôm nay, ngoài Đức Cha Nicolas già yếu, hai Đức Cha phụ phong ngày ấy cũng đến hiện diện trong lễ an táng Cha, vì tình nghĩa, dù gánh nặng công việc và tuổi tác đè nặng trên vai các Ngài: một vị đã nhận trọng trách làm Tổng Giám Mục ngoài Bắc xa xôi, còn một vị được bổ nhiệm làm Giám Mục tiên khởi một địa phận vùng duyên hải, láng giềng với Phan Thiết. Xin cùng với quý vị độc giả của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh tạm biệt Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan bằng lời ca kết lễ: “Người còn mãi trong tim anh, Người còn mãi trong tim tôi, Người còn mãi trong giáo phận Phan Thiết. Người còn mãi trong tim người, Người còn mãi trong đất trời, Người còn mãi trong Giáo Hội.” PHAY VAN ( * ) một truyện dài của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh chưa kịp xuất bản vì biến cố 30.4.1975. TƯỞNG DỄ MÀ SAO LẠI KHÓ VÔ CÙNG !?! Chuyện về loài chim ó: Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng với kích thước khoảng 2m x 25m nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang, con chim này sẽ vẫn hoàn toàn bị cầm tù trong chiếc lồng đó. Ấy là vì con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3, 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy theo thói quen, chim ó không thể bay lên và sẽ chấp nhận bị tù suốt đời trong một “nhà giam” nhỏ không có mái ! Câu chuyện con dơi: Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác. Tuy nhiên nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn nhà hoặc một mặt phẳng nào đấy thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng và tất nhiên không thể bay đi. Cho đến khi nó được rơi từ một độ cao nhỏ thôi thì nó mới có thể tung mình bay vào không trung. Câu chuyện về con ong nghệ: Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở mãi mãi trong đó cho đến chết. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên cạnh hoặc qua... đáy ly. Và câu chuyện về con người... Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở trên. Ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần trước mắt, vì từ lâu ta đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác... Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã. Nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng. Hãy nhìn lên cao, và nhìn tới phía trước, đó là cách sống lạc quan. Và tinh thần tích cực, nhiều hy vọng chính sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp. Có một tác giả đã viết: “Khi không có giải pháp nào xuất hiện ngay trước mắt, thì con người rất dễ kết luận rằng không có một giải pháp nào cả. Nhưng thực tế đã chứng minh, từ lần này sang lần khác, rằng giả thuyết đó là sai lầm”. Chỉ cần bạn nhìn lên cao hơn, rộng hơn tình huống hiện tại, rất có thể bạn sẽ thấy một lối đi ngay trước mắt mình. KHUYẾT DANH, nguồn: 51Deal.vn 19 CÙNG NGHIỆM SINH