SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị với đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế” được tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Văn
Thắng. Luận văn được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời xác định
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong thời gian tới.
Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa một số lý luận
chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và sử dụng những thông tin, số liệu từ
một số cuốn sách chuyên khảo chuyên ngành, tạp chí, báo điện tử,…theo danh mục
tài liệu tham khảo.
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và không có sự sao
chép nguyên văn từ bất cứ luận văn hay đề tài nghiên cứu ngoài hay nhờ người khác
làm hộ. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Thị Thanh Hòa

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................92

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GMP

: Thực hành sản xuất thuốc tốt

GLP

: Good Laboratary Practise

GSP

: Good Store Practise

KH & CN

: Khoa học và công nghệ

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NLCT

: Năng lực cạnh tranh

R&D

: Nghiên cứu và phát triển

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

QC

: Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm

QA

: Giám sát, quản lý và bảo hành chất lượng

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
Bảng 2.9: Tình hình máy móc thiết bị chính của.................................................55
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (Năm 2010)..............................................55
STT.......................................................................................................................55
Tên máy móc thiết bị............................................................................................55
Số lượng...............................................................................................................55
Nguồn gốc............................................................................................................55
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch của...............................................................64
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (2011- 2013).............................................64
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................92
i

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỀN
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.

Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tại phần này tác giả đã sử dụng các vấn đề lý luận của Mác, các lý luận về
kinh tế để làm rõ các nội dung về:
Thứ nhất, khái niệm về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng.
Thứ hai, phân tích và chứng minh bằng lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng. Đồng
thời đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, luận văn đề cập đến tính tất yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh
doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Trên cơ
sở đó, luận văn đã làm rõ việc các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản
xuất thuốc thú y nói riêng muốn tồn tại và phát triển thì con đường duy nhất là
không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp thuốc thú y trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế
Trong phần này luận văn đã đưa ra lập luận về những nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y, các yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói chung và
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y nói riêng thông qua việc phân tích:
- Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp để chứng
minh năng lực cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
ii

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Năng lực công nghệ và trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp và công tác tổ chức quản lý hoạt động của
doanh nghiệp.
- Năng lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Phân tích rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để phân tích
những nhân tố, tác động của từng khâu đối với năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp bao gồm các nhân tố:
- Các chính sách của nhà nước.
- Quá trình thực hiện hội nhập quốc tế.

1.3.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàn quốc, đài loan

và một số doanh nghiệp trong nước
Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một
số nước và nhận thấy kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan có những yếu tố
tương đồng và có thể rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp thuốc thú y, rút ra bài
học đối với nhà nước, đối với các doanh nghiệp.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp ngành dệt may Việt Nam là những doanh nghiệp có nét tương đồng với
ngành sản xuất thuốc thú y là phần lớn nguyên liệu để sản xuất đều nhập khẩu từ
nước ngoài, rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
iii

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y
Trong phần này, luận văn đã dùng số liệu cụ thể để phân tích và chứng minh
thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ số liệu đó phân tích thực trạng
để tổng hợp những thành tựu, kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật
tư thú y.

2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dược
và vật tư thú y
Luận văn trình bày về quy mô, quá trình hình thành và phát triển của Công ty
cổ phần dược và vật tư thú y qua các giai đoạn, kèm theo chứng minh về tình hình
phát triển của Công ty từ năm 2008 – 2010.
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet là một doanh nghiệp lớn có lịch
sử hơn 23 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, giờ đây Công ty đã có một thương
hiệu uy tín và vị thế khá vững chắc trên thị trường và trong ngành sản xuất kinh
doanh thuốc thú y. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối sản phẩm
và bán hàng xuyên suốt cả nước với lượng khách hàng to lớn. Với uy tín lâu dài,
khả năng tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đã được công
nhận đó là nền tảng để Công ty ngày càng mở rộng phát triển thị trường và giữ chân
được những khách hàng trung thành.
Hiện tại Công ty đã phân phối sản phẩm trên 27 tỉnh thành trên cả nước
thông qua các cửa hàng của Công ty, với mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/
năm, Hanvet đã chiếm lĩnh khoảng 25% thị phần miền Bắc, 10% thị phần miền
Trung, và 3 - 4% thị trường Nam Bộ. Các đại lý của công ty được trải dài trên khắp
các tỉnh, thành trên cả nước với gần 1.000 đại lý các cấp
iv

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y
Trong phần này thông qua các chỉ tiêu về thị phần, doanh thu, lợi nhuận, chi
phí, công nghệ…tác giả đã phán ánh rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần dược và vật tư thú y.
Thứ nhất: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu phản ánh rõ về thị phần của
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
Thứ hai: Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
nêu rõ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2010
Thứ ba: Về chi phí và giá bán phản ánh mức độ cạnh tranh về giá trên thị
trường thuốc thú y.
Thứ tư: Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực phản ánh trình độ năng lực và tay nghề
của người lao động.
Thứ năm: Phản ánh thực trạng về trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất của
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y.

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh: những điểm mạnh, điểm yếu của công
ty Cổ phần Dược và vật tư thú y
2.3.1. Những điểm mạnh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
Công ty Hanvet tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, là doanh nghiệp đầu tiên
của ngành tại miền Bắc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần,
kinh doanh luôn đạt lợi nhuận cao, tạo được tên tuổi cho thương hiệu và uy tín trên
thị trường. Ban lãnh đạo Công ty có trình độ chuyên môn chuyên sâu, tầm nhìn xa,
chiến lược lãnh đạo. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay cả khi thị trường
gặp khó khăn, khả năng tài chính của công ty vẫn ổn định và an toàn.
Về cơ sở vật chất, nhà xưởng: Công ty có nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn
GMP hiện đại nhất tại miền Bắc hiện nay(theo đánh giá của Cục thú y).

2.3.2. Những điểm yếu:
Từ nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty, tác giả đã nêu ra những điểm yếu về
hoạt động Marketing, chiến lược sản xuất, kinh doanh, chính sách quản lý chung …
v

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty Cổ phần dược và
vật tư thú y
3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
 Cơ hội ( Opportunities):
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước trong quá trình hội nhập
WTO, Công ty cổ phần dược và vật tư thú y có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Đó là: Việt Nam đẩy nhanh quá trình
hội nhập, tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ
tiềm năng sẵn có của mình.
 Thách thức ( Threads)
Phần lớn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thuốc chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành sản phẩm nhưng Công ty bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.Vì
vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường
thế giới. Điều đó dẫn tới tăng cao giá thành sản phẩm, hạn chế sức cạnh tranh
của sản phẩm trên thị trường.

3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
Qua phân tích cho thấy, bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong thị
trường cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần phải đưa ra
chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và mang tính khả thi. Đối với Công ty cổ
phần dược và vật tư thú y với lĩnh vực kinh doanh đặc thù của mình chịu sự tác
động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, để đưa ra được chiến lược kinh doanh
phù hợp doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược; phân tích
các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong, bên ngoài để nhận diện thời cơ và
vi

nguy cơ, phân tích thế mạnh và điểm yếu của mình để điều chỉnh hoạt động kinh
doanh cho phù hợp với môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Phát triển đa dạng
ngành nghề, phát triển sản phẩm, khách hàng, thị trường, công nghệ....

3.1.3. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
+ Giữ vững thị phần ở các thị trường hiện có đặc biệt là đối với những
thị trường truyền thống của Công ty.
+ Tập trung vào khai thác các lợi thế của công ty, đa dạng hoá sản phẩm,
tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
+ Mở rộng địa bàn tiêu thụ của công ty trên khắp các miền.
+ Nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao
khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường.
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
dược và vật tư thú y
Sau khi phân tích định hướng chiến lược và căn cứ vào những mặt mạnh cần
phát huy, mặt yếu cần khắc phục, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y như sau:

3.2.1.Giải pháp đối với nhà nước
Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến năng lực
cạnh tranh doanh nghiệp nói chung và ngành sản xuất thuốc thú y nói riêng.
Hệ thống pháp luật của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động của doanh
nghiệp. Những quy định của nhà nước có thể tác động trực tiếp điều chỉnh những
lĩnh vực liên quan đến hoạt động của toàn ngành và công ty. Nhà nước cần tạo
lập khung khổ pháp luật, chính sách, tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về
cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống bán phá
giá, chống vi phạm bản quyền, phát minh, sáng chế...., an toàn để các doanh
nghiệp tiếp cận có tính cạnh tranh đối với các nguồn lực đầu vào như nguyên
vii

liệu, đất đai, công nghệ...

3.2.2. Giải pháp đối với công ty
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ
bản có tính thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty như hoàn
thiện công tác thị trường, đối mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo
dựng thương hiệu…

3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng
3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ
Sau khi phân tích, nghiên cứu, tác giả đưa ra một vài kiến nghị với Chính phủ
và các cơ quan chức năng nhằm giúp các DN đối phó tốt với những tác động của
việc gia nhập WTO: Về hoàn thiện chính sách, thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh
nghiệp về thông tin, dịch vụ pháp lý…..

3.3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục thú y
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Công ty cổ phần dược và vật tư
thú y, tác giả kiến nghị Bộ NN & PTNT giữ nguyên lộ trình thực hiện GMP, đảm
bảo áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc thú y nhằm đạt 3
tiêu chí: Chất lượng – An toàn – Hiệu quả, coi việc triển khai áp dụng các nguyên
tắc thực hành tốt sản xuất thuốc GMP – ASEAN là chỉ tiêu cơ bản để xét, cấp giấy
phép lưu hành sản phẩm thuốc thú y nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp thuốc thú y trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và
trở thành xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là sự ra
đời của các liên kết khu vực và quốc tế như Asean, EU, WTO … mục tiêu là thúc
đẩy tự do hoá thương mại quốc tế, giảm dần và tiến tới xoá bỏ các hàng rào bảo hộ
do các quốc gia áp đạt nhằm cản trở tự do hóa thương mại.Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương
mại song phương với Hoa Kỳ và gần đây nhất là sự kiện nước ta chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt
Nam và kinh tế thế giới.
Có thể nói, việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam
những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy
rõ được hết thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức.
Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp chính vì vậy xu hướng ngành
chăn nuôi ngày càng phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý
kinh tế trong nông nghiệp đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành chăn nuôi lên ngành
sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nông nghiệp, phát triển mạnh đàn gia
súc, gia cầm, trâu bò, phát triển đàn lợn phù hợp với khả năng sản xuất thức ăn, tạo
ra vùng chăn nuôi tập chung đi đôi với việc pháp triển thức ăn tinh, thức ăn tổng
hợp và cơ sơ chế biến”. Chính vì vậy mà thuốc thú y đóng vai trò quan trọng trong
ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó thuốc thú y còn có thức năng bảo vệ con người tránh
được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật.
Cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế quốc dân, ngành công
nghiệp sản xuất thuốc thú y đã dần khẳng định được vị thế của mình, từ chỗ nhập
khẩu hầu hết các sản phẩm thuốc thú y, đến nay chúng ta đã chủ động sản xuất được
gần đủ các chủng loại thuốc, chế phẩm sinh học dùng cho vật nuôi. Hiện nay sản
phẩm nhập khẩu chỉ chiếm 20%, sản xuất trong nước chiếm trên 80% nhu cầu thuốc
2

chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Đến tháng 5 năm 2010, trên toàn quốc đã có trên 90
doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y với đủ các quy mô, loại hình doanh nghiệp.
Thị trường thuốc thú y Việt nam đang trong giai đoạn phát triển, nhiều doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y mới ra đời với đủ loại quy mô khác nhau, với đủ loại
hình sở hữu. Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thuốc thú y.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trong nước đã và đang tìm cho
mình hướng đi và những cách thức phù hợp với những biến đổi của thị trường. Để
tồn tại và phát triển, củng cố vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp phải
tạo lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Đi tìm giải pháp cho vấn đề này,
các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm các giải pháp như đổi mới công nghệ sản xuất,
chiến lược giá cả, quảng cáo, khuyến mãi….
Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của mình, Công ty cổ
phần dược và vật tư thú y đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là
trong năm 2009 đã đứng vững trước sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu đã
và đang diễn ra. Là một đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc thú y lâu năm nên Công
ty có mối quan hệ với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp và phải cạnh tranh với
các công ty khác cùng sản xuất và kinh doanh thuốc thú y trên thị trường. Chính vì
vậy, việc Công ty cổ phần dược và vật tư thú y phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty lên là một điều không thể tránh khỏi. Công ty nào cũng vậy, muốn tồn
tại và phát triển thì phải cạnh tranh và cạnh tranh như thế nào cho hiệu quả nhất mà
vẫn đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty. Xuất phát từ đặc điểm đó
cùng với việc đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:
Đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề cập về vấn đề năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp:
2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh
Bắc Giang từ năm 2006 – 2010 ( Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Quang Trung).
3

2.2. Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế(Luận án tiến sĩ của Ngô Thị
Tuyết Mai năm 2007)….
2.3.Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện
nay của TS Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia năm 2007.
2.4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay của TS. Nguyễn Hữu Thắng - Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia năm 2009.
Các đề tài nghiên cứu trên do mục đích nghiên cứu để giải quyết những vấn
đề cụ thể tại những địa bàn cụ thể, song chưa có đề tài nghiên cứu nào có cách tiếp
cận tổng hợp để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, với cách tiếp cận riêng của mình, đề tài luận văn “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” là công trình đầu tiên nghiên cứu nhằm đưa ra phương hướng
và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược
và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Về đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề về lý
luận và thực tiễn liên quan đến năng lực canh tranh của công ty thông qua các chỉ
tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trình độ công nghệ, quan hệ khách hàng….
- Về phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Công ty cổ phần dược và vật tư thú y từ năm 2007 đến năm 2010.

4. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hoá và vận dụng những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh,
cạnh tranh ngành, luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh của ngành sản xuất thuốc thú y, tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh
và nguyên nhân hạn chế để đề xuất, xây dựng một hệ thống các giải pháp có tính
đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú
y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường thuốc thú y Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng, thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp.
- Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường thuốc thú y Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp: Duy vật biện chứng,
phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp thống kê
để phân tích, tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược và vật tư thú y trên thị trường thuốc thú y Việt Nam.

6. Dự kiến những đóng góp của luận văn:
- Luận văn đã khái quát hóa lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
- Phân tích nhằm làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đề xuất những quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những
lợi thế, tiềm năng phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường thuốc thú y Việt Nam trong những năm tới.

7. Kết cấu của luận văn:
Gồm 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuốc thú y trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2:

Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược và vật tư thú y

Chương 3:

Phương hướng và các giải pháp cơ bản nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỀN
VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của
sản xuất và trao đổi hàng hoá. Từ khi sản xuất hàng hoá chuyển thành sản xuất hàng
hoá tư bản chủ nghĩa hàng trăm năm đã có nhiều lý luận về cạnh tranh của các nhà
kinh tế nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh
tranh và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Lý luận
cạnh tranh của Adam Smith; lý luận cạnh tranh của John Stuart Mill; lý luận cạnh
tranh của Darwin nhưng đáng chú ý hơn cả là lý luận cạnh tranh của C.Mác và sự
thay đổi quan niệm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
C.Mác đã so sánh, dẫn chứng và phân tích để đi đến khẳng định là: Các chủ
thể cạnh tranh chủ yếu là các nhà tư bản, họ tiến hành đọ sức về kỹ thuật, kinh tế, xã
hội để thực hiện tối đa hóa lợi ích. Xét ở góc độ quan hệ sản xuất, cạnh tranh đẩy tới
sự sáng tạo kỹ thuật, đổi mới tổ chức, nâng cao năng suất lao động làm cho lực
lượng sản xuất phát triển. Xét ở góc độ quan hệ sản xuất, cạnh tranh là biện pháp và
con đường cơ bản để từng nhà tư bản đơn lẻ thu được giá trị thặng dư hoặc lợi
nhuận độc quyền, để toàn bộ giai cấp tư sản cùng phân chia và chiếm hữu giá trị
thặng dư. Xét về góc độ xu thế lịch sử, cạnh tranh tăng lên sẽ đưa tới sự tích tụ tư
bản và tập trung sản xuất, từ đó đẩy CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh bước vào
giai đoạn độc quyền. Song độc quyền chẳng những không xóa bỏ cạnh tranh, trái lại
còn làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, mâu thuẫn cơ bản trong CNTB theo đó
6

ngày càng sâu sắc hơn. Điều sâu xa trong lý luận cạnh tranh của C.Mác là ở chỗ ông
không chỉ phân tích cạnh tranh ở góc độ hiện tượng kinh tế, mà còn đứng ở tầm cao
quan điểm duy vật lịch sử và CHXH khoa học để quan sát, phân tích vai trò lịch sử
và xu thế phát triển của cạnh tranh.
So với nền kinh tế công nghiệp, trong nền kinh tế tri thức, cơ chế quyết định
hành vi kinh tế, quan niệm cạnh tranh, quản lý văn hóa…đều có thay đổi quan
trọng. Trong nền kinh tế tri thức, sự thành công hay thất bại trên thương trường phụ
thuộc vào việc có lý giải đầy đủ hay không cơ chế phản hồi của sự tự phủ định và tự
tăng cường trên thị trường, tức cơ chế thù lao giảm dần và thù lao tăng dần. Hai cơ
chế này có tác động đan xen nhau với mức độ khác nhau trong thời gian khác nhau
trên thị trường. Do đó, việc doanh nghiệp định vị một cách chính xác trong toàn bộ
mạng lưới hoặc hệ thống sinh thái là việc hết sức quan trọng. Nếu muốn lợi thế cạnh
tranh trong nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp phải nắm lấy thời cơ và phương pháp
xây dựng hệ thống sinh thái, có thể điều chỉnh hướng bay trong quá trình phát triển
và cải tiến. Hệ thống đó đòi hỏi người lãnh đạo có khả năng vượt lên trên tổ chức
truyền thống và giới hạn văn hóa để hình thành quan điểm cạnh tranh vượt qua giới
hạn doanh nghiệp, ngành, quốc gia.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song bản chất của cạnh
tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau nhằm đạt được
mục tiêu kinh tế của mình. Thông thường, các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường
có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thế trong quá trình cạnh tranh là tối đa
hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu
dùng là lợi ích tiêu dùng và tiện lợi.

1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, trong đó cách phân loại cơ bản là:
cạnh tranh trong phạm vi ngành kinh tế bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và
cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa bên mua và cạnh tranh giữa bên bán,
cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả….
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
7

sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm mục tiêu cao nhất là lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục
tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển
của vốn đầu tư sang các ngành thu được lợi nhuận cao hơn và sẽ dẫn tới hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh quốc gia: Hình thức cạnh tranh này thể hiện qua việc các quốc
gia nỗ lực để xây dựng môi trường kinh tế chung ổn định, đảm bảo phân bố hiệu
quả nguồn lực và duy trì mức độ tăng trưởng cao, bền vững mang lại lợi nhuận cho
các doanh nghiệp và công dân của mình. Vấn đề cạnh tranh quốc gia rất được các
chính phủ quan tâm và có ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp trong điều kiện
toàn cầu hóa kinh tế tạo dựng lợi thế quốc gia, hình ảnh và thương hiệu quốc gia.
Cạnh tranh giữa người sản xuất, doanh nghiệp sản xuất với nhau: Đây là
hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh. Theo hình thức này, các nhà sản xuất đấu
tranh với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường(thị phần, kênh phân phối…) để có
thể đạt được các mục tiên ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững.
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua ở đây không chỉ là người
tiêu dùng mà còn bao gồm cả các nhà sản xuất. Theo hình thức này, những người
mua, doanh nghiệp sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn
định về số lượng và chất lượng với mức giá thấp nhất. Cường độ của hình thức cạnh
tranh này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu và sẽ tăng cao khi cầu lớn hơn
cung. Hình thức này phổ biến trong những ngành kinh doanh mang tính mùa vụ khi
vào thời vụ tiêu dùng.
Cạnh tranh giữa người mua/ doanh nghiệp mua với người bán/ doanh
nghiệp bán: Hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Theo
đó, người mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá
8

thấp nhất với chất lượng, số lượng chủng loại và điều kiện giao hàng thuận lợi nhất
khi người bán lại mong muốn ngược lại. Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này
phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên
giao dịch cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua.
Xét theo mức độ cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có
rất nhiều người bán sản phẩm tương tự nhau về chất lượng, mẫu mã, chủng loại….
Giá cả sản phẩm là do cung cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được
tự do ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi
biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Trong cạnh tranh không hoàn hảo, sức
mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh
nghiệp trên thị trường này kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Sự
khác biệt giữa những loại hàng hóa, dịch vụ này thể hiện ở nhãn hiệu hàng hoá. Có
những loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của người tiêu
dùng lại căn cứ vào uy tín, nhãn hiệu sản phẩm. Hình thức của cạnh tranh không
hoàn hảo đó là hình thức cạnh tranh mang tính độc quyền.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một
quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng
lực kinh tế.
Các khái niệm về năng lực cạnh tranh được đề cập đến đầu tiên ở Mỹ vào
đầu những năm 1980. Theo Alditon Report(1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm dịch vụ với chất lượng vượt trội và
giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh
đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo
thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một
9

cách thống nhất.Theo Bluckey(1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
gắn kết với mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực canh tranh là khả năng giành
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trong cùng một thị
trường tiêu thụ. Trong diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp(HLFIC) của tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại cho rằng năng lực canh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, các ngành, quốc gia trong việc tạo ra thu nhập cao hơn
và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với năng lực cạnh tranh, song có thể
đưa ra khái niệm chung về năng lực cạnh tranh là:
Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần trước các đối thủ
cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc
làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Có nhiều cách thức và tiêu chí phân loại năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên
người ta thường phân ra làm 3 loại NLCT đó là NLCT quốc gia, NLCT ngành,
NLCT của doanh nghiệp. Giữa chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau. NLCT của doanh nghiệp bị hạn chế khi NLCT cấp quốc gia và của
sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Do đó, trước khi đề cập đến NLCT của doanh
nghiệp. chúng ta cần đề cập sơ lược đến NLCT cấp quốc gia và của sản phẩm. Còn
NLCT cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của NLCT cấp quốc gia và của
sản phẩm tương tự như NLCT của doanh nghiệp.
NLCT quốc gia, theo uỷ ban phụ trách về NLCT của các ngành ở Hoa Kỳ.
NLCT của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó, trong điều kiện thị trường
tự do và công bằng có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị
trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công
dân nước mình.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới, NLCT của một quốc gia là năng lực của nền
kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức độ tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc
làm. Tóm lại, NLCT của quốc gia được xác định là năng lực của một nền kinh tế
10

tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư tốt, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, cải thiện
đời sống nhân dân.
NLCT của ngành, theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp(HLFIC)
của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã đưa ra định nghĩa về NLCT kết
hợp cả ba cấp độ là cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Theo đó,
NLCT của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra thu nhập cao hơn và mức
độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế.
NLCT của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí
của nó một thời gian lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc
thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục
tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp
đề ra.
Tuy nhiên, nội dung đề tài chỉ đề cập đến năng lực canh tranh của Công ty cổ
phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập.
Theo Michael E.Porter, NLCT là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng
có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. NLCT của
doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng
cao hơn. NLCT của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp, đây là các yếu tố thuộc về bên trong của doanh nghiệp, yếu tố đó không chỉ
được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh
tranh trong hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu
những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông
qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so
sánh đó, muốn tạo nên NLCT đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so
sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn
các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác
11

cạnh tranh. NLCT là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thị trường. Sự
tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở NLCT, để từng
bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập.
Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu, sở hữu
là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ
thể kinh tế(giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn
lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như
trong dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng cao và giá
cả hợp lý, cạnh tranh tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các
giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp giành lấy vị thế tương
đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận của mình.
NLCT của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thế cạnh tranh của
nó. Ưu thế là thế mạnh bao gồm những đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm
nhờ đó sản phẩm có được sự ưu việt vượt trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh trực tiếp.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu
thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh
đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hoá số lượng hàng
hoá nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần….
Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng
lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái
niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa
các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và vận dụng các yếu tố sản xuất,
khả năng tiêu thụ hàng hóa, khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm,
12

khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thứ truyền thống và phương thức
hiện đại, không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh và uy tín.
Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà là chỉ tiêu
mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho
nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp.

1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, trong đó chủ yếu tập trung
vào các tiêu chí định lượng, để phản ánh năng lực cạnh tranh người ta thường sử
dụng những tiêu chí cụ thể như tiêu chí thị phần (T%), tiêu chí thị phần so với đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất(Ttc), tiêu chí tỷ trọng thị phần tăng hàng năm(Tthn). Tỷ
suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(H). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu.
- Tiêu chí thị phần(T%) = doanh thu DN(trong ngành)/doanh thu của các
doanh nghiệp.
Thị phần hàng hoá của doanh nghiệp là phần trăm về số lượng hoặc giá trị
của hàng hóa của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị của
tất cả các hàng hóa cùng loại đã bán trên thị trường. Điều này có nghĩa là tỷ lệ phần
trăm doanh thu của một hoặc một số chủng loại hàng hoá so với tổng doanh thu của
doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp ở
mức độ như thế nào, có cho phép phát triển sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất
mặt hàng hoặc nhóm hàng đó hay không, ngoài ra nó còn là điều kiện rất quan trọng
trong việc xác định những tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, cũng như góp phần
quyết định đến việc có hay không thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm đẩy mạnh
và phát triển sản phẩm hay nhóm sản phẩm là thế mạnh của doanh nghiệp.
Tiêu chí này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khà năng chi phối thị trường
của hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết
chính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ cạnh tranh.
- Tiêu chí so thị phần với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất(Ttc)
13

Ttc = doanh thu của doanh nghiệp/tổng doanh thu của đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất.
Tiêu chí này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Đây là tiêu chí đơn giản, dễ tính so với
tiêu chí trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn. Tuy
nhiên khi tính toán chỉ tiêu này cần thận trọng và khách quan, nếu không xác định
tương đối chính xác doanh thu của các đối thủ thì đó là điều rất nguy hiểm khi
chúng ta thực hiện các hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm của mình, cũng như
rất khó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đi đến những quyết định
có lợi nhất cho doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến khả năng
cạnh tranh của chính doanh nghiệp.
Tiêu chí tỷ trọng thị phần tăng hàng năm(Tthn)
T(thn) = thị phần năm sau – thị phần năm trước
Nếu kết quả này dương tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp đã tăng lên. Nếu kết quả âm, nghĩa là thị phầm tụt
giảm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đã bị giảm sút.
Tiêu chí này cho chúng ta biết mức độ tăng của thị phần năm nay so với năm
trước là bao nhiêu và như thế nào. Điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng và tính
toán một cách khoa học, đảm bảo khách quan để có số liệu chính xác. Từ đó đưa ra
những quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp cũng như tập trung phát triển sản xuất một hoặc một số
nhóm mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tiêu chí tài chính
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất, kinh doanh
H = Lợi nhuận/tổng vốn sản xuất kinh doanh
Tiêu chí này cho chúng ta biết tỷ suất lợi nhuận so với tổng số vốn doanh
nghiệp bỏ ra kinh doanh. Nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng vốn thì tương lai sẽ mang về một
tỷ lệ lợi nhuận cụ thể, nhất định. Giá trị của tiêu chí này càng cao thì chứng tỏ tình
hình hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, sức cạnh tranh trên thị trường
14

từ đó cũng được cải thiện.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh phản ánh thu
được bao nhiêu lợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị chi phí
H = lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Cũng như tiêu chí trên, giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên để góp phần nâng cao sức canh tranh của doanh nghiệp nên tham
khảo và tính toán cả hai chỉ tiêu này của các đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó có sự
so sánh những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại, hạn chế của mình và của các đối
thủ cạnh tranh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn và phù hợp, góp
phần phát triển sản xuất và nâng cao NLCT của mình trên thương trường.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đánh giá mức độ lợi nhuận của hoạt
động bán hàng khi bán được một đơn vị doanh thu thì được bao nhiêu lợi nhuận.
H = lợi nhuận/tổng doanh thu.
Tiêu chí này tuy không quan trọng bằng các tiêu chí đánh giá khác. Tuy
nhiên, đây cũng chính là những nội dung cần thiết để xác định một số chỉ tiêu liên
quan để so sánh và đánh giá từ vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận để từ đó xem xét
từng khâu, từng công đoạn, từng quy trình, quá trình có những thuận lợi, khó khăn
gì để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao NLCT của
chính mình trên thị trường.
* Nguồn nhân lực: Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có tác động rất lớn
tới sự thành công của doanh nghiệp bởi mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải
do sự thực hiện của con người. Con người là nguồn lực đầu vào trong hoạch định
chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề chất lượng
nguồn nhân lực. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng lao động
theo cơ cấu hợp lý cho doanh nghiệp trong mọi thời kỳ, doanh nghiệp cần chú trọng
xây dựng cơ chế quản lý nhân lực trong doanh nghiệp một cách khoa học. Trên cơ
sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ bình đẳng cho người lao động nhằm phát huy năng
lực cá nhân, đảm bảo phát triển toàn diện người lao động. Doanh nghiệp cần hoạch
định nhu cầu nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ đối với người lao động.
15

* Trình độ công nghệ: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, tại Việt
Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một
động lực của phát triển kinh tế trong nước, cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị
trường, tham gia vào mậu dịch quốc tế và nâng cao mức sống của dân cư. Mặc dù
nắm công nghệ trong tay, quản lý công nghệ không chỉ là vấn đề riêng của doanh
nghiệp. Chính các chính sách của nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao trình
độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ hoặc tự mình phát triển để nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
* Thành phần thiết bị: Bao gồm các công cụ và các phương tiện sản xuất
thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm mong muốn. Thành phần thiết
bị bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thông tin. Hệ thống
biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết kế của máy móc
thiết bị. Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được xây
dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần trang thiết bị.

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp thuốc thú y trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế
1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh thuốc thú y
1.2.1.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi sự
thống nhất trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm
và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại. Cùng với lộ trình hội nhập kinh tế
quốc tế, nền sản xuất của nước ta chịu rất nhiều sự chi phối bởi các điều khoản,
công ước, hiệp ước quốc tế, vấn đề về sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Khi
hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mỗi doanh nghiệp
trong việc sản xuất cái gì, như thế nào, tiêu thụ ở đâu gắn với hiệu quả kinh doanh,
trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực của thương mại quốc tế là một điều hết sức khó
khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
16

trong ngành, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành quyết định tính
chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối
cùng là giữ vững thị phần hiện có, đảm bảo để có lợi nhuận cao nhất. Có nhiều hình
thức và công cụ cạnh tranh được các đối thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ như cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi….Trên thực
tế, các đối thủ khi cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp,
trên cơ sở cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm cùng với việc áp dụng sự khác
biệt về sản phẩm, chính sách marketing…Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của
mình, các doanh nghiệp cần phải thu thập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh
tranh chính có sức mạnh trên thị trường và thực trạng ngành sản xuất thuốc thú y
làm cơ sở hoạch định chiến lược.
Ngành sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam được bắt đầu vào những năm 90,
trước khi có Pháp lệnh thú y năm 1993, cả nước chỉ có 7 cơ sở sản xuất thuốc thú y
với hơn 100 loại thuốc thông dụng, lượng thuốc thú y sản xuất trong nước chỉ đáp
ứng được 10% nhu cầu cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo số liệu của Cục thú y đến hiện nay số lượng các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thuốc thú y trên toàn quốc là 90 doanh nghiệp, trong đó Hà Nội có mật
độ nhiều nhất là 33 doanh nghiệp chiếm 38% tổng số doanh nghiệp trên toàn thị
trường và chiếm 25% tổng sản phẩm thuốc thú y trên toàn thị trường. Trong đó chỉ
có 7- 8 doanh nghiệp có mức phát triển tốt, doanh thu cao, còn các doanh nghiệp
khác có mức đầu tư thấp, thường chỉ dưới dạng cơ sở sản xuất nhỏ. Doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh với 23 doanh nghiệp chiếm 26,4% toàn thị trường và có
quy mô sản xuất hiện đại, lớn nhất cả nước với tỷ lệ 43% sản phẩm toàn quốc.
Thuốc của các nhà sản xuất trong nước cũng đã được xuất khẩu sang hơn 10 nước
trong khu vực và thế giới, chất lượng thuốc thú y ngày càng được nâng cao, chủng
loại đa dạng, phong phú.
Thực hiện chính sách “mở cửa và hội nhập quốc tế”, chúng ta đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nhân nước ngoài đăng ký nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc thú y vào Việt Nam. Đến nay đã có 2.105 sản phẩm thuốc thú y của
195 nhà sản xuất thuộc 35 nước đã được nhập khẩu, cùng với hàng trăm loại
17

nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất thuốc thú y trong nước. Như vậy có thể
thấy tình hình cạnh tranh hiện nay trên thị trường thuốc thú y là vô cùng gay gắt.
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long thường có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, tư tưởng cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường đã được coi trọng từ rất sớm, do vậy các doanh nghiệp này có các
sản phẩm thuốc thú y đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về thời vụ, chất lượng và mẫu
mã sản phẩm, quy cách đóng gói hợp lý. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn miền Bắc nói riêng quá lớn nên
mức độ canh tranh là hết sức khốc liệt.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống như mặt hàng của
doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ
cạnh tranh được chia ra bao gồm:
- Các doanh nghiệp khác đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng
ở mức giá tương tự(đối thủ sản phẩm).
- Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số loại sản phẩm(đối thủ
chủng loại sản phẩm).
- Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực.
- Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm khách hàng
nhất định(đối thủ tiềm ẩn).
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Do đó cần định dạng được đối thủ cạnh tranh để có phương thức phản ứng
phù hợp để đối đầu với cạnh tranh. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y
tương đối lớn, do đó cần có những phản ứng chính xác của doanh nghiệp để có thể
đứng vững được trong cơ chế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.1.2. Các đối thủ là nhà nhập khẩu trực tiếp
Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay, các công ty đa
quốc gia hoặc các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ thực sự là
đối thủ “nặng ký” đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.
Ngoài các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trong nước, Hanvet còn phải
18

đương đầu với các sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu. Hiện có 195 nhà sản xuất với
35 quốc gia đăng ký lưu hành 2.105 sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam.
Những số liệu này chỉ ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất
thuốc thú y, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng thích dùng hàng ngoại
nhập. Và một thực tế khách quan là chất lượng sản phẩm của các Công ty nước
ngoài thường tốt hơn rất nhiều so với sản phẩm trong nước. Hiểu biết đối thủ cạnh
tranh luôn có ý nghĩa quan trọng đối với cá doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các
đối thủ mới, đặc biệt là các đối thủ có khả năng mở rộng, chiếm lĩnh thị phần. Do
vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước là một yêu
cầu tất yếu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp,
đặc biệt là về công nghệ.

1.2.1.3. Các đối thủ sản xuất trong nước cùng cấp độ
Trước hết các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành sản xuất thuốc thú y
quyết định tính chất và mức độ ganh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà
mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo để có được
mức lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm
tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm lợi nhuận của ngành sản xuất thuốc thú y.
Hiện nay, Hanvet đang được người tiêu dùng đánh giá là một trong năm
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y lớn nhất Việt Nam (Kết quả điều tra
của báo Sài Gòn tiếp thị năm 2008, 2009) và đánh giá xếp loại hàng năm theo quy
định quản lý của Cục thú y về trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguồn lực.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn như: BIO, ANOVA, BAYER, VMD
sản phẩm được bán tập trung cho 1 số đại lý tạo doanh số và lợi nhuận cho đại lý và
xây dựng phát triển thị trường cho đại lý lớn cấp huyện tại từng khu vực. Các công
ty trên đều có chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và cố vấn về sản phẩm, sản phẩm
của họ được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Mạng lưới tiêu thụ của Bio
hiện có trên 350 đại lý trên khắp các địa phương trên cả nước, ngoài ra còn xuất
khẩu sang thị trường 19 nước như: Malaysia, Philippin, Indonexia…. Công ty
ANOVA cũng đã xuất khẩu sang thị trường của trên 10 quốc gia trên thế giới.
19

Riêng đối với Hanvet, trong năm 2010 để năng cao năng lực canh tranh trong quá
trình hội nhập, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng xuất khẩu sang 1 số nước như
Myanmar, Banglades, Indonexia, Cambodia…và bước đầu đã thu được những kết
quả khả quan.

1.2.1.4. Các đối thủ sản xuất nhỏ trên thị trường
Do công tác quản lý về mặt nhà nước đối với ngành thú y chưa chặt chẽ, nên
nhiều công ty sản xuất thuốc thú y ra đời rất dễ dàng, việc sản xuất chưa tuân thủ
các yêu cầu bắt buộc, máy móc trang thiết bị kém về chất lượng nhưng chi phí thấp,
họ tìm kiếm các sản phẩm bán chạy trên thị trường và bắt chước làm nhái gần giống
về công thức phối trộn, tên sản phẩm na ná nhưng giá thành thì thấp hơn rất nhiều
so với các công ty có tên tuổi. Các sản phẩm này được phân phối khắp nơi và có chế
độ ưu đãi đặc biệt cho người bán hàng, chiết khấu tới 40%. Là doanh nghiệp có uy
tín và thế mạnh về chất lượng sản phẩm nên Công ty Hanvet thường xuyên bị làm
nhái sản phẩm. Có những công ty lấy tên gần giống như Nahavet gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng, hoặc sản xuất các sản phẩm có mẫu mã giống hệt của Công ty như:
Bcomplex của Công ty Sóng Hồng, Genta - costrim của Công ty RTD…. Điều này
cho thấy rõ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị
trường. Khó khăn lớn nhất của Công ty Hanvet là sự phát triển tràn lan của thị
trường thuốc thú y, nhiều sản phẩm của Công ty bị làm nhái với giá thành thấp hơn
rất nhiều. Khó khăn thứ 2 là việc sản xuất và cho ra đời 1 sản phẩm thuốc thú y mới
đạt yêu cầu ở nước ngoài phải mất từ 5-10 năm, còn ở Việt Nam, nhiều loại thuốc
mới được ra đời chỉ trong vài ngày…vì họ chỉ trộn nguyên liệu lại với nhau tạo ra 1
sản phẩm mới tung ra thị trường không có thời gian để đánh giá tính ổn định và hiệu
lực của thuốc, giá cả các sản phẩm loại này lại thấp hơn rất nhiều so với các sản
phẩm của các thương hiệu có uy tín như Hanvet.
* Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Ngoài những nhân tố bên ngoài đã nêu trên, những nguyên nhân được cho là có
yếu tố quyết định đến NLCT của doanh nghiệp là trong bản thân mỗi doanh nghiệp:
Một là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đối với hầu hết các doanh
20

nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển, chi phí nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư
nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động
hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu
của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo vị trí vững chắc trên
thị trường. Nghiên cứu phát triển sản phẩm(Product R&D) là chức năng nghiên cứu
và phát triển thuần tuý về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết
kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging
R&D) đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ
cần thay đổi chất lượng bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số
lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên rất nhiều lần.
Hai là năng lực tài chính của doanh nghiệp, có thể coi năng lực tài chính của
doanh nghiệp là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc nâng cao NLCT của các
doanh nghiệp hiện nay. Một tình hình tài chính lành mạnh, số lượng vốn đủ lớn, sức
huy động vốn cao sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, làm ăn dễ dàng
và thuận lợi hơn, doanh nghiệp có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh. Ngoài ra vốn còn ảnh
hưởng lớn tới các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp như tăng cường các hoạt
động quảng cáo, PR, tăng cường các hoạt động xã hội của doanh nghiệp.
Ba là năng lực công nghệ của doanh nghiệp, đóng vai trò hết sức quan trọng,
nếu năng lực công nghệ phù hợp với khả năng sản xuất và thị trường. Một năng lực
công nghệ đủ mạnh cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đảm bảo nhu
cầu sử dụng của khách hàng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm có mẫu
mã đẹp, kiểu dáng phong phú, tính năng đa dạng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày
càng khắt khe của khách hàng.
Bốn là nguồn nhân lực, trong mọi tổ chức vai trò con người luôn là yếu tố
giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của tổ chức đó. Nguồn nhân lực của các
doanh nghiệp đủ mạnh với đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, hoạch định tốt chiến lược
kinh doanh trong từng thời kỳ, có đủ năng lực đối phó với những biến động của thị
21

trường, đội ngũ cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cho
phép doanh nghiệp mở rộng thị trường thúc đẩy công tác tiêu thụ, bán hàng…
Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu và sử
dụng dây truyền công nghệ hiện đại đã và đang được doanh nghiệp hết sức quan
tâm. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Năm là năng lực tiếp cận thị trường, công tác đo lường, dự báo, khai thác
nhu cầu của thị trường, tiềm năng của thị trường. Nắm bắt được xu hướng phát triển
của ngành chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, dự báo nhu cầu dự kiến của thị trường…
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất thuốc thú y.
Sáu là công tác tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vai trò hết
sức quan trọng, thúc đẩy mọi hoạt động trong nội tại doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động với nguồn lực sẵn có của mình
thì phải tính toán, phân tích kỹ lưỡng các quy trình quản lý cùng với việc tăng
cường tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quan trọng
nhất để doanh nghiệp khai thác tốt chức năng quản lý của mình đó là yếu tố con
người. Với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được quy trình, công
đoạn quản lý khoa học nhằm khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.

1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tính tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu
cầu hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu gay gắt phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam nói chung và của doanh nghiệp
thuốc thú y nói riêng.
+ Các doanh nghiệp cần nhanh chóng, khẩn trương phát huy nội lực, nắm bắt
22

cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với lộ trình mở cửa và thực hiện đầy đủ
các cam kết WTO đối với từng ngành, lĩnh vực của cả nước từ khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO, song không ít doanh nghiệp vẫn chưa ý thức
được khó khăn, thách thức phải đối mặt, chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Các doanh
nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu, khách hàng, đối
thủ cạnh tranh. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững và kinh
doanh thành công trong điều kiện hội nhập kinh tế.
+ Nâng cao NLCT của doanh nghiệp là quá trình thường xuyên, liên tục đòi
hỏi các doanh nghiệp liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để
kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, luôn không ngừng
đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới
công nghệ.
+ Nâng cao NLCT của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vững chắc, dựa trên
chiến lược cạnh tranh phù hợp, trong đó chiến lược cạnh tranh cần phù hợp xu thế
phát triển hiện đại, có tầm nhìn xa và bao quát nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt
động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cần có bước đi vững chắc trong việc khai
thác các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, huy động tổng hợp các nguồn lực, kết hợp
nhiều phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Tích cực vận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại: Tích cực nghiên
cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm công nghệ phù hợp, học
hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác trong hoạt động
kinh doanh cũng như nghiên cứu, triển khai.
+ Nâng cao NLCT của doanh nghiệp đòi hỏi trước hết từ sự nỗ lực của các
doanh nghiệp và sự quan tâm từ phía nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương, tăng cường đổi mới thể chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ hai, nâng cao NLCT của doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành
công của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường và trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần cung cấp cho thị trường những sản
phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đó chính là
những sản phẩm có năng lực cạnh tranh chỉ có thể được sản xuất và cung ứng bởi
23

doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp muốn duy trì sự tồn tại
và phát triển cần phải có năng lực cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Môi trường
cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu, doanh nghiệp càng cần tạo dựng năng lực cạnh
tranh lành mạnh và bền vững bấy nhiêu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng mọi
cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao
chất lượng đội ngũ lao động, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, chú
trọng nghiên cứu và phát triển(R&D) tại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện đổi mới
quản lý mạnh mẽ, có hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao NLCT của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Thị trường là nơi tiêu thụ các sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua các hoạt
động mua bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường cũng là
nơi định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp thông qua mức cầu, giá cả,
lợi nhuận….Để chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp phải tạo lập được môi
trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình công
nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo động lực cho doanh nghiệp vươn
lên. Để phát triển và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tăng cường các hoạt
động Marketing, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện đại chúng, qua các
tờ rơi giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp, tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm
của doanh nghiệp.
Từ chiếm lĩnh được thị trường trong nước, doanh nghiệp cần tiếp tục vươn
lên chiếm lĩnh thị trường thế giới đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực. Do
đó, doanh nghiệp phải từng bước thăm dò nghiên cứu thị trường trong khu vực và
quốc tế, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thông qua đó để nắm được
yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả trên cơ sở đó tổ chức sản xuất nhằm đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài thì một trong
những biện pháp để đạt được mục tiêu là phải giữ chữ tín, tạo lòng tin để phát triển
lâu dài.
Thị trường trong nước và quốc tế có quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau tạo
24

cho doanh nghiệp phát triển ổn định, giảm thiểu rủi ro. Khi thị trường trong nước
khó khăn thì thị trường nước ngoài sẽ hỗ trợ đắc lực và ngược lại, giúp cho doanh
nghiệp giữ vững ổn định sản xuất, kinh doanh.
NLCT của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nâng cao NLCT
để giải quyết tốt các yếu tố còn tồn tại trong bản thân doanh nghiệp. Trong những
năm trước đây, hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các nhà sản xuất thuốc
thú y nội địa bằng cách nhái nhãn mác, công thức pha chế khá phổ biến. Một loại
sản phẩm có tên gọi tương tự như một loại sản phẩm đang ăn khách, có công thức
ghi trên nhãn cũng tương tự những được bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Trong một
thời gian nhất định cũng gây tổn thất cho đơn vị có sản phẩm chất lượng tốt nhưng
giá bán cao hơn, song sự cạnh tranh theo kiểu chụp giựt đã dần chấm dứt do có các
biện pháp xử lý kịp thời của các cơ quan quản lý chuyên ngành và do chính sự nhận
thức của người tiêu dùng.
Có thể nói rằng ngành sản xuất thuốc thú y Việt nam đã đi từ không đến có.
Trước năm 1993 người chăn nuôi chỉ biết đến một vài loại kháng sinh thông thường
(Penicillin, Streptomycin…) do một công ty nhà nước phân phối và phần lớn là
thuốc hết hạn sử dụng cho người, do đó thuốc của Trung Quốc có cơ hội tràn ngập
thị trường. Song cho đến nay thuốc sản xuất trong nước đã chiếm tới 70% thị phần,
cạnh tranh với hàng ngoại nhập bằng chất lượng, hình thức, giá cả…
Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện cho đến nay, công tác quản lý thuốc thú
y còn nhiều bất cập, nhiều loại thuốc thú y còn kém chất lượng. Do đó ngành sản
xuất thuốc thú y đã và đang gặp phải nhiều khó khăn:
+ Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Quy
định về đăng ký lưu hành thuốc thú y đã tương đối phù hợp với các nước tiên tiến,
song hồ sơ đăng ký sản xuất thuốc trong nước còn đơn giản, chưa đáp ứng được yêu
cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả sử dụng.
+ Thiếu kế hoạch, quy hoạch, chương trình dài hạn về thuốc thú y.
+ Việc tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý thuốc
25

thú y chưa tốt. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục thú y và các Chi cục thú y
trong việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý thuốc thú y, trong
việc thanh tra, kiểm tra thuốc thú y lưu hành trên thị trường, cũng như việc đầu tư
kinh phí cho các hoạt động này.
+ Việc giám sát chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc thú y còn yếu
do việc quản lý hồ sơ đăng ký thuốc thú y còn nhiều bất cập, nhiều cơ sở sản xuất
chưa triển khai lộ trình thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP).
+ Nhân lực và trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hội
nhập Quốc tế, ASEAN.
+ Thiếu sự hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo,
nghiên cứu. Không có chương trình, dự án hợp tác phát triển dài hạn về thuốc thú y
với các nước trong khối ASEAN, cũng như các nước trên thế giới.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
thuốc thú y hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự bởi lẽ phần lớn
các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
vốn đầu tư còn khiêm tốn, do vậy nhà xưởng của không ít cơ sở chưa hoàn chỉnh,
những cải tiến vẫn mang tính chắp vá, trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, trình độ
sản xuất ở mức thấp, người lao động kỹ thuật trình độ chuyên sâu còn thấp kém,
công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập.
Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực
và lộ trình thực hiện GMP của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành
một yêu cầu bắt buộc. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp chỉ có một
đường đi duy nhất là tự hoàn thiện mình, chấp nhận cạnh tranh để vươn lên. Trong
những năm gần đây, việc Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội WTO mang lại
không nhỏ, song cũng đưa tới những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y nói riêng, nhất
là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm đầu Việt Nam trở thành thành
viên của WTO. Chiến lược phát triển sản xuất thuốc thú y Việt Nam đã và đang đi
theo một lộ trình xác định để các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư phát triển. Giai
đoạn khuyến khích phát triển sản xuất đã tới lúc dứt khoát cần chuyển nhanh sang
26

giai đoạn phát triển theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong vòng một thập kỷ tới, các
nhà sản xuất thuốc thú y Việt Nam không những phải phấn đấu để có được chứng
nhận GMP mà còn tiếp tục phải phấn đấu để có được chứng nhận GLP và GSP.
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng
của sản phẩm, hạ giá thành, phát triển gắn với nhu cầu thị trường(đầu tư thích
đáng để mở rộng thị trường xuất khẩu) chính là con đường tất yếu để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.
Con đường của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam đang đi
cũng chính là con đường mà các nhà sản xuất thuốc thú y của các nước phát triển đã
từng đi từ 30 – 50 năm trước. Điều cần thiết lúc này là chúng ta cần chuẩn bị đủ
hành trang để sớm tiếp cận với nền sản xuất thuốc thú y của các nước phát triển.

1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia và
doanh nghiệp trong nước
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số doanh nghiệp trong nước
Kinh nghiệm của Hàn quốc và Đài Loan
Hàn Quốc: Đối với Hàn Quốc, chính sách công nghệ được coi là một bộ
phận hợp thành hữu cơ của chính sách công nghiệp mở rộng. Hàn Quốc đặc biệt coi
trọng việc thực hiện kết hợp chính sách công nghệ với chiến lược thay thế nhập
khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư phát triển tiềm lực R&D cho tập đoàn tư nhân
lớn và hàng loạt chính sách hỗ trợ có liên quan. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện
chính sách công nghệ kết hợp thay thế nhập khẩu có chọn lọc cùng với thúc đẩy
xuất khẩu, bảo hộ và bao cấp cho các ngành công nghiệp chọn lọc tạo ưu thế xuất
khẩu trong tương lai. Để tiến hành phát triển công nghiệp nặng, thúc đẩy năng lực
R&D nội địa và xuất khẩu quốc tế, không đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước mà
chính phủ Hàn Quốc tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng của các hãng tư nhân
khổng lồ là các tập đoàn tư nhân, đây chính là những trụ cột chính của chiến lược
công nghệ. Các tập đoàn này được lựa chọn từ những hãng xuất khẩu thành công và
được nhận nhiều ưu đãi đặc quyền và trợ cấp của chính phủ như: Chế độ bảo hộ của
nhà nước nhằm hạn chế sự cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia. Hình thức
cho vay ưu đãi được chính phủ thực hiện thông qua việc lập cá quỹ cung cấp các
27

khoản vay với lãi suất thấp để phát triền công nghệ, với nguồn tài chính từ các cơ
quan, tổ chức tài chính. Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghiệp tài chính mạo
hiểm thuộc hàng lớn nhất và có nhiều thành công lớn trên thế giới. Hiện Hàn Quốc
có 58 công ty tài chính mạo hiểm, cung cấp các khoản vay và đầu tư (85% là cho
vay). Dòng công nghệ du nhập của Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản chủ
yếu là điện, điện tử, hóa công nghiệp, máy móc thiết bị, vận tải…đây là những công
nghệ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của hàn
Quốc, đồng thời tạo điều kiện để công nghệ nước này nhanh chóng đuổi kịp công
nghệ các nước tiên tiến.
Đài Loan: Không giống như Hàn Quốc, Đài Loan không khuyến khích sự
tăng trưởng của các tập đoàn kinh tế tư nhân, Đài Loan chú trọng đến sự thúc đẩy
năng lực R&D của địa phương từ những năm cuối thập niên 50. Đài Loan đã sớm
đưa chương trình KH & CN năm 1979 nhằm tập trung vào phát triển các ngành
năng lượng, tự động hóa sản xuất, khoa học thông tin và các công nghệ khoa học
vật liệu. Chi phí đầu tư cho R&D cũng được chính quyền Đài Loan tài trợ với tỷ
trọng khá lớn. Tuy nhiên khoản tài trợ được giảm bớt đi theo thời gian. Trên thực tế,
thời kỳ đầu R&D của khu vực tư nhân còn yếu vì phần lớn doanh nghiệp thuộc khu
vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sự hỗ trợ của chính quyền cho các chương trình R&D được thực hiện trong
nhiều năm bằng nhiều chính sách ưu đãi như: cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo
hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phát triển các sản phẩm công nghiệp
“chiến lược”. Thực hiện biện pháp khuyến khích các công ty tư nhân phát triển sản
phẩm bằng các khoản vay lãi thích hợp. Miễn toàn bộ thuế cho các chi phí trong
hoạt động R&D, thực hiện chính sách khấu hao nhanh đối với các thiết bị nghiên
cứu. Chính quyền cũng triển khai nghiên cứu quy mô lớn, được tài trợ cùng với
ngành công nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm công nghiệp then chốt.
Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam: Năm 2010, ngành Dệt may tự hào đứng top 5 thế giới về XK, với
kim ngạch đạt 11,2 tỷ USD. Theo nhận xét của các chuyên gia, dù vẫn phải đối mặt
28

với nhiều khó khăn nhưng dệt may Việt Nam đã giành được số lượng lớn các đơn
hàng. Tuy có tốc độ tăng trưởng khả quan, nhưng ngành Dệt may vẫn chưa phát
triển một cách bền vững. Các DN dệt may cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh thì
mới có thể hòa nhịp vào dòng chảy thương mại toàn cầu. Các DN ngành Dệt may
đã chú ý đầu tư phát triển mảng thiết kế, đổi mới mẫu mã, nâng cao năng suất lao
động. Bên cạnh đó, ở tầm vĩ mô, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ giải quyết những khó
khăn về vốn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất. Tổ chức hệ thống hỗ trợ, cung cấp
thông tin và chính sách đối với hoạt động XK, đặc biệt là việc kịp thời thông tin cho
DN khi có biến động thị trường, đối tác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
DN ngành Dệt may thì trước tiên phải nâng cao năng suất lao động, phát triển cụm
ngành để kết nối chuỗi sản xuất hiệu quả hơn. Điểm yếu lớn nhất của dệt may Việt
Nam chính là sự không liên thông để đảm bảo cung ứng từ đầu đến cuối trong toàn
chuỗi sản xuất. Nếu ngành Dệt may không tự cải thiện được năng suất thì sẽ dẫn
việc tụt hậu. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là bài toán khó, tuy nhiên không
phải không thể thực hiện được. Do vậy, các DN dệt may luôn coi trọng chất lượng
sản phẩm, tập trung nghiên cứu kỹ thị hiếu thời trang của nước NK, nghiên cứu kỹ
phân khúc khách hàng để từ đó thiết kế mẫu mã, chọn lựa màu sắc cũng như chất
lượng vải, loại vải sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, các DN dệt may luôn chú ý tới
thời gian giao hàng vì khách hàng ở nước ngoài rất coi trọng tiến độ. Làm tốt những
điều này cũng là phương thức hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
với các đối thủ khác. Hiện nay, một bộ phận DN đã ý thức được năng lực cạnh tranh
của mình. Trong XK, coi trọng chất lượng sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào cho
đến hàng thành phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý chất lượng
ISO. Đa dạng hóa chủng loại, tiếp tục xúc tiến đầu tư mở rộng hệ thống phân phối,
nâng cao thị phần XK, đó cũng là cách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên
trường quốc tế. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu XK mặt hàng này trong
năm 2011 sẽ đạt kim ngạch từ 12,7 đến 13 tỷ USD, chiến lược phát triển ngành Dệt
may giai đoạn 2011-2015 sẽ là 18-20 tỷ USD. Và kết quả này sẽ còn vượt bậc hơn
nữa nếu như các DN dệt may ý thức và biết cách làm gia tăng giá trị của mình bằng
29

năng lực cạnh tranh.

1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần dược và vật
tư thú y
Qua việc thực hiện chiến lược của Hàn Quốc và Đài Loan về nâng cao năng
lực cạnh tranh có thể đưa ra những bài học dưới đây:
+ Về vai trò của nhà nước: Nhân tố đóng vai trò đảm bảo sự thành công
trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và phát triển công nghệ là sự hỗ trợ của nhà
nước đối với các hoạt động này. Nhà nước cần có một chiến lược nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đó doanh nghiệp phát triển và chuyển hoá thành năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Thứ nhất, nhà nước nên xây dựng chiến lược phát triển KH & CN hợp lý,
khai thác và phát huy nguồn lực KH & CN sẵn có trong nước, đồng thời tập trung
nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.Trong đầu tư vốn cần nhằm vào các nhân tố
tiến bộ, tạo đà nâng cao trình độ khoa học và đổi mới công nghệ, đây cũng chính là
nền tảng kinh tế vững chắc tạo tiền đề cần thiết cho cạnh tranh quốc gia và điều
kiện nâng cao NLCT doanh nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước thực hiện đồng bộ và hệ thống các chính sách ưu tiên đầu
tư trong nghiên cứu R & D, chương trình KH & CN ưu tiên nhằm nâng cao năng lực
công nghệ quốc gia, như sử dụng các công cụ: miễn thuế, hỗ trợ vốn vay, giảm thuế
thu nhập cho doanh nghiệp áp dụng và đầu tư công nghệ mới; đẩy mạnh việc thành
lập các hiệp hội KH & CN, các viện nghiên cứu hoạt động theo cơ chế thị trường.
Thứ ba, thực hiện chính sách tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh,
giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng
trong tiến trình hấp thu và phát triển công nghệ mới. Nhà nước là chủ thể chính thúc
đẩy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho khu vực tư nhân đi đầu về
đổi mới công nghệ. Nhà nước tích cực tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới công
nghệ, trong đó có hỗ trợ phát triển nguồn lao động có kỹ năng; khuyến khích sự gắn
kết giữa các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học trong hoạt động khoa học công
nghệ, để thành công trong đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, các doanh
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam HàHoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hàluanvantrust
 
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...luanvantrust
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...luanvantrust
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...luanvantrust
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
Đề tài: Xây dựng và phát triển Thương Hiệu công ty xây dựng, HAY!
 
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂMĐề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAYLuận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
Luận văn: Thực trạng hoạt động marketing công ty thuốc thú y, HAY
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huyĐề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
 
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing-mix GỖ NỘI THẤT, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam HàHoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà
 
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Quản Trị Marketing hay 2017 [TẢI FREE]
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Quản Trị Marketing hay 2017 [TẢI FREE]Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Quản Trị Marketing hay 2017 [TẢI FREE]
Mẫu chuyên đề tốt nghiệp Quản Trị Marketing hay 2017 [TẢI FREE]
 
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoàn thiện hoạt động marketing mix, ĐIỂM 8, HOT
 
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
 
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng marketing mix công ty cổ phần đầu tư Hải Nam, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAYLuận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống mạng lưới bán hàng sản phẩm, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...
Hoạch định chiến lược thương mại điện tử cho một ý tưởng kinh doanh thương mạ...
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...
Hoàn Thiện Hoạt Động Content Marketing Thông Qua Kênh Trực Tuyến Của Công Ty ...
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Côn...
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...nataliej4
 
tiểu luận môn kinh tế dược
tiểu luận môn kinh tế dượctiểu luận môn kinh tế dược
tiểu luận môn kinh tế dượcnataliej4
 
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Thanhxuan Pham
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...luanvantrust
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tổng quan về công ty
Tổng quan về công tyTổng quan về công ty
Tổng quan về công tyPhuong Nguyen
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNThuy Ngo
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Akatsuki Kun
 
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxNang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxUyên Ngọc
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmBáo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (20)

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
Báo cáo thực tập khoa dược tại Công ty cổ phần dược Coduph
Báo cáo thực tập khoa dược tại Công ty cổ phần dược CoduphBáo cáo thực tập khoa dược tại Công ty cổ phần dược Coduph
Báo cáo thực tập khoa dược tại Công ty cổ phần dược Coduph
 
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
Phân tích marketing mix đáp ứng đoạn thị trường B2B của công ty dược phẩm Tra...
 
tiểu luận môn kinh tế dược
tiểu luận môn kinh tế dượctiểu luận môn kinh tế dược
tiểu luận môn kinh tế dược
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dược phẩm trung ươn...
 
Báo cáo thực tập ngành DƯỢC tại công ty Dược Codupha Hải Phòng
Báo cáo thực tập ngành DƯỢC tại công ty Dược Codupha Hải PhòngBáo cáo thực tập ngành DƯỢC tại công ty Dược Codupha Hải Phòng
Báo cáo thực tập ngành DƯỢC tại công ty Dược Codupha Hải Phòng
 
Bctt
BcttBctt
Bctt
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
Tổng quan về công ty
Tổng quan về công tyTổng quan về công ty
Tổng quan về công ty
 
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
Quản lý tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Thương Mại xuất nhập khẩu - Gửi miễn ph...
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Đề tài quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
Đề tài  quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017 Đề tài  quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
Đề tài quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.docNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nam dược trên thị trường nội địa.doc
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
 
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxNang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểmBáo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại công ty dược mỹ phẩm, 9 điểm
 

More from Giang Coffee

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtGiang Coffee
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamGiang Coffee
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Giang Coffee
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Giang Coffee
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...Giang Coffee
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...Giang Coffee
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiGiang Coffee
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...Giang Coffee
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...Giang Coffee
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making processGiang Coffee
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourGiang Coffee
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceGiang Coffee
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetGiang Coffee
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future researchGiang Coffee
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Giang Coffee
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Giang Coffee
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20Giang Coffee
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Giang Coffee
 

More from Giang Coffee (20)

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making process
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviour
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internet
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
 

Recently uploaded

xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 

Recently uploaded (7)

xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” được tác giả viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Văn Thắng. Luận văn được viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới. Trong quá trình viết luận văn, tác giả có tham khảo, kế thừa một số lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh và sử dụng những thông tin, số liệu từ một số cuốn sách chuyên khảo chuyên ngành, tạp chí, báo điện tử,…theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập và không có sự sao chép nguyên văn từ bất cứ luận văn hay đề tài nghiên cứu ngoài hay nhờ người khác làm hộ. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam đoan của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Thị Thanh Hòa MỤC LỤC
  • 2. LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GMP : Thực hành sản xuất thuốc tốt GLP : Good Laboratary Practise GSP : Good Store Practise KH & CN : Khoa học và công nghệ NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NLCT : Năng lực cạnh tranh R&D : Nghiên cứu và phát triển SXKD : Sản xuất kinh doanh QC : Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm QA : Giám sát, quản lý và bảo hành chất lượng OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế WHO : Tổ chức y tế thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  • 3. DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 Bảng 2.9: Tình hình máy móc thiết bị chính của.................................................55 Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (Năm 2010)..............................................55 STT.......................................................................................................................55 Tên máy móc thiết bị............................................................................................55 Số lượng...............................................................................................................55 Nguồn gốc............................................................................................................55 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch của...............................................................64 Công ty cổ phần dược và vật tư thú y (2011- 2013).............................................64 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................92
  • 4. i CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỀN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tại phần này tác giả đã sử dụng các vấn đề lý luận của Mác, các lý luận về kinh tế để làm rõ các nội dung về: Thứ nhất, khái niệm về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng. Thứ hai, phân tích và chứng minh bằng lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng. Đồng thời đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ ba, luận văn đề cập đến tính tất yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ việc các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói riêng muốn tồn tại và phát triển thì con đường duy nhất là không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuốc thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trong phần này luận văn đã đưa ra lập luận về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y nói chung và Công ty cổ phần dược và vật tư thú y nói riêng thông qua việc phân tích: - Các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp để chứng minh năng lực cạnh tranh. - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 5. ii - Năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Năng lực công nghệ và trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực của doanh nghiệp và công tác tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp. - Năng lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Phân tích rõ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để phân tích những nhân tố, tác động của từng khâu đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các nhân tố: - Các chính sách của nhà nước. - Quá trình thực hiện hội nhập quốc tế. 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàn quốc, đài loan và một số doanh nghiệp trong nước Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước và nhận thấy kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan có những yếu tố tương đồng và có thể rút ra kinh nghiệm cho doanh nghiệp thuốc thú y, rút ra bài học đối với nhà nước, đối với các doanh nghiệp. Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam là những doanh nghiệp có nét tương đồng với ngành sản xuất thuốc thú y là phần lớn nguyên liệu để sản xuất đều nhập khẩu từ nước ngoài, rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 6. iii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y Trong phần này, luận văn đã dùng số liệu cụ thể để phân tích và chứng minh thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ số liệu đó phân tích thực trạng để tổng hợp những thành tựu, kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y. 2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y Luận văn trình bày về quy mô, quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y qua các giai đoạn, kèm theo chứng minh về tình hình phát triển của Công ty từ năm 2008 – 2010. Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet là một doanh nghiệp lớn có lịch sử hơn 23 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, giờ đây Công ty đã có một thương hiệu uy tín và vị thế khá vững chắc trên thị trường và trong ngành sản xuất kinh doanh thuốc thú y. Công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối sản phẩm và bán hàng xuyên suốt cả nước với lượng khách hàng to lớn. Với uy tín lâu dài, khả năng tài chính vững mạnh, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đã được công nhận đó là nền tảng để Công ty ngày càng mở rộng phát triển thị trường và giữ chân được những khách hàng trung thành. Hiện tại Công ty đã phân phối sản phẩm trên 27 tỉnh thành trên cả nước thông qua các cửa hàng của Công ty, với mức tăng trưởng bình quân 15 - 20%/ năm, Hanvet đã chiếm lĩnh khoảng 25% thị phần miền Bắc, 10% thị phần miền Trung, và 3 - 4% thị trường Nam Bộ. Các đại lý của công ty được trải dài trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước với gần 1.000 đại lý các cấp
  • 7. iv 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y Trong phần này thông qua các chỉ tiêu về thị phần, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, công nghệ…tác giả đã phán ánh rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y. Thứ nhất: Thông qua các chỉ tiêu về doanh thu phản ánh rõ về thị phần của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Thứ hai: Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nêu rõ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2008 - 2010 Thứ ba: Về chi phí và giá bán phản ánh mức độ cạnh tranh về giá trên thị trường thuốc thú y. Thứ tư: Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực phản ánh trình độ năng lực và tay nghề của người lao động. Thứ năm: Phản ánh thực trạng về trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y. 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh: những điểm mạnh, điểm yếu của công ty Cổ phần Dược và vật tư thú y 2.3.1. Những điểm mạnh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Công ty Hanvet tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, là doanh nghiệp đầu tiên của ngành tại miền Bắc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần, kinh doanh luôn đạt lợi nhuận cao, tạo được tên tuổi cho thương hiệu và uy tín trên thị trường. Ban lãnh đạo Công ty có trình độ chuyên môn chuyên sâu, tầm nhìn xa, chiến lược lãnh đạo. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao ngay cả khi thị trường gặp khó khăn, khả năng tài chính của công ty vẫn ổn định và an toàn. Về cơ sở vật chất, nhà xưởng: Công ty có nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP hiện đại nhất tại miền Bắc hiện nay(theo đánh giá của Cục thú y). 2.3.2. Những điểm yếu: Từ nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty, tác giả đã nêu ra những điểm yếu về hoạt động Marketing, chiến lược sản xuất, kinh doanh, chính sách quản lý chung …
  • 8. v CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty Cổ phần dược và vật tư thú y 3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với Công ty cổ phần dược và vật tư thú y  Cơ hội ( Opportunities): Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước trong quá trình hội nhập WTO, Công ty cổ phần dược và vật tư thú y có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Đó là: Việt Nam đẩy nhanh quá trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa chính là tranh thủ các điều kiện quốc tế để tranh thủ tiềm năng sẵn có của mình.  Thách thức ( Threads) Phần lớn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thuốc chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nhưng Công ty bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.Vì vậy giá cả biến động phụ thuộc rất lớn vào tình hình cung cầu trên thị trường thế giới. Điều đó dẫn tới tăng cao giá thành sản phẩm, hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Qua phân tích cho thấy, bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động trong thị trường cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cần phải đưa ra chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn và mang tính khả thi. Đối với Công ty cổ phần dược và vật tư thú y với lĩnh vực kinh doanh đặc thù của mình chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, để đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược; phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong, bên ngoài để nhận diện thời cơ và
  • 9. vi nguy cơ, phân tích thế mạnh và điểm yếu của mình để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Phát triển đa dạng ngành nghề, phát triển sản phẩm, khách hàng, thị trường, công nghệ.... 3.1.3. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế + Giữ vững thị phần ở các thị trường hiện có đặc biệt là đối với những thị trường truyền thống của Công ty. + Tập trung vào khai thác các lợi thế của công ty, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu + Mở rộng địa bàn tiêu thụ của công ty trên khắp các miền. + Nâng cao chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường. 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần dược và vật tư thú y Sau khi phân tích định hướng chiến lược và căn cứ vào những mặt mạnh cần phát huy, mặt yếu cần khắc phục, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y như sau: 3.2.1.Giải pháp đối với nhà nước Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói chung và ngành sản xuất thuốc thú y nói riêng. Hệ thống pháp luật của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Những quy định của nhà nước có thể tác động trực tiếp điều chỉnh những lĩnh vực liên quan đến hoạt động của toàn ngành và công ty. Nhà nước cần tạo lập khung khổ pháp luật, chính sách, tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống bán phá giá, chống vi phạm bản quyền, phát minh, sáng chế...., an toàn để các doanh nghiệp tiếp cận có tính cạnh tranh đối với các nguồn lực đầu vào như nguyên
  • 10. vii liệu, đất đai, công nghệ... 3.2.2. Giải pháp đối với công ty Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản có tính thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty như hoàn thiện công tác thị trường, đối mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu… 3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ Sau khi phân tích, nghiên cứu, tác giả đưa ra một vài kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm giúp các DN đối phó tốt với những tác động của việc gia nhập WTO: Về hoàn thiện chính sách, thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin, dịch vụ pháp lý….. 3.3.2. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục thú y Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn tại Công ty cổ phần dược và vật tư thú y, tác giả kiến nghị Bộ NN & PTNT giữ nguyên lộ trình thực hiện GMP, đảm bảo áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc thú y nhằm đạt 3 tiêu chí: Chất lượng – An toàn – Hiệu quả, coi việc triển khai áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc GMP – ASEAN là chỉ tiêu cơ bản để xét, cấp giấy phép lưu hành sản phẩm thuốc thú y nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuốc thú y trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là sự ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như Asean, EU, WTO … mục tiêu là thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế, giảm dần và tiến tới xoá bỏ các hàng rào bảo hộ do các quốc gia áp đạt nhằm cản trở tự do hóa thương mại.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gần đây nhất là sự kiện nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt Nam và kinh tế thế giới. Có thể nói, việc chính thức là thành viên của WTO đem lại cho Việt Nam những cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức. Muốn thành công chúng ta phải thấy rõ được hết thách thức, tận dụng cơ hội để đẩy lùi thách thức. Nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp chính vì vậy xu hướng ngành chăn nuôi ngày càng phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp đã chỉ rõ: “Từng bước đưa ngành chăn nuôi lên ngành sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nông nghiệp, phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm, trâu bò, phát triển đàn lợn phù hợp với khả năng sản xuất thức ăn, tạo ra vùng chăn nuôi tập chung đi đôi với việc pháp triển thức ăn tinh, thức ăn tổng hợp và cơ sơ chế biến”. Chính vì vậy mà thuốc thú y đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi. Bên cạnh đó thuốc thú y còn có thức năng bảo vệ con người tránh được bệnh lây nhiễm trực tiếp từ động vật. Cùng với sự phát triển chung của các ngành kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp sản xuất thuốc thú y đã dần khẳng định được vị thế của mình, từ chỗ nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thuốc thú y, đến nay chúng ta đã chủ động sản xuất được gần đủ các chủng loại thuốc, chế phẩm sinh học dùng cho vật nuôi. Hiện nay sản phẩm nhập khẩu chỉ chiếm 20%, sản xuất trong nước chiếm trên 80% nhu cầu thuốc
  • 12. 2 chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Đến tháng 5 năm 2010, trên toàn quốc đã có trên 90 doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y với đủ các quy mô, loại hình doanh nghiệp. Thị trường thuốc thú y Việt nam đang trong giai đoạn phát triển, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y mới ra đời với đủ loại quy mô khác nhau, với đủ loại hình sở hữu. Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thuốc thú y. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trong nước đã và đang tìm cho mình hướng đi và những cách thức phù hợp với những biến đổi của thị trường. Để tồn tại và phát triển, củng cố vị thế của mình trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Đi tìm giải pháp cho vấn đề này, các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm các giải pháp như đổi mới công nghệ sản xuất, chiến lược giá cả, quảng cáo, khuyến mãi…. Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của mình, Công ty cổ phần dược và vật tư thú y đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong năm 2009 đã đứng vững trước sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu đã và đang diễn ra. Là một đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc thú y lâu năm nên Công ty có mối quan hệ với rất nhiều khách hàng, nhà cung cấp và phải cạnh tranh với các công ty khác cùng sản xuất và kinh doanh thuốc thú y trên thị trường. Chính vì vậy, việc Công ty cổ phần dược và vật tư thú y phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty lên là một điều không thể tránh khỏi. Công ty nào cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển thì phải cạnh tranh và cạnh tranh như thế nào cho hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của công ty. Xuất phát từ đặc điểm đó cùng với việc đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài: Đã có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề cập về vấn đề năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: 2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 – 2010 ( Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Quang Trung).
  • 13. 3 2.2. Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế(Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Tuyết Mai năm 2007)…. 2.3.Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay của TS Phạm Thuý Hồng, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia năm 2007. 2.4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của TS. Nguyễn Hữu Thắng - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2009. Các đề tài nghiên cứu trên do mục đích nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cụ thể tại những địa bàn cụ thể, song chưa có đề tài nghiên cứu nào có cách tiếp cận tổng hợp để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, với cách tiếp cận riêng của mình, đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là công trình đầu tiên nghiên cứu nhằm đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Về đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực canh tranh của công ty thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, trình độ công nghệ, quan hệ khách hàng…. - Về phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y từ năm 2007 đến năm 2010. 4. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hoá và vận dụng những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, cạnh tranh ngành, luận án tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất thuốc thú y, tìm ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân hạn chế để đề xuất, xây dựng một hệ thống các giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 14. 4 - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thuốc thú y Việt Nam. - Đánh giá thực trạng, thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp. - Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thuốc thú y Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng tổng hợp một số phương pháp: Duy vật biện chứng, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp thống kê để phân tích, tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trên thị trường thuốc thú y Việt Nam. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn: - Luận văn đã khái quát hóa lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Phân tích nhằm làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Đề xuất những quan điểm, giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thuốc thú y Việt Nam trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận văn: Gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuốc thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Chương 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y
  • 15. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỀN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THUỐC THÚ Y TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1. Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Từ khi sản xuất hàng hoá chuyển thành sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa hàng trăm năm đã có nhiều lý luận về cạnh tranh của các nhà kinh tế nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh. Lý luận cạnh tranh của Adam Smith; lý luận cạnh tranh của John Stuart Mill; lý luận cạnh tranh của Darwin nhưng đáng chú ý hơn cả là lý luận cạnh tranh của C.Mác và sự thay đổi quan niệm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. C.Mác đã so sánh, dẫn chứng và phân tích để đi đến khẳng định là: Các chủ thể cạnh tranh chủ yếu là các nhà tư bản, họ tiến hành đọ sức về kỹ thuật, kinh tế, xã hội để thực hiện tối đa hóa lợi ích. Xét ở góc độ quan hệ sản xuất, cạnh tranh đẩy tới sự sáng tạo kỹ thuật, đổi mới tổ chức, nâng cao năng suất lao động làm cho lực lượng sản xuất phát triển. Xét ở góc độ quan hệ sản xuất, cạnh tranh là biện pháp và con đường cơ bản để từng nhà tư bản đơn lẻ thu được giá trị thặng dư hoặc lợi nhuận độc quyền, để toàn bộ giai cấp tư sản cùng phân chia và chiếm hữu giá trị thặng dư. Xét về góc độ xu thế lịch sử, cạnh tranh tăng lên sẽ đưa tới sự tích tụ tư bản và tập trung sản xuất, từ đó đẩy CNTB từ giai đoạn tự do cạnh tranh bước vào giai đoạn độc quyền. Song độc quyền chẳng những không xóa bỏ cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, mâu thuẫn cơ bản trong CNTB theo đó
  • 16. 6 ngày càng sâu sắc hơn. Điều sâu xa trong lý luận cạnh tranh của C.Mác là ở chỗ ông không chỉ phân tích cạnh tranh ở góc độ hiện tượng kinh tế, mà còn đứng ở tầm cao quan điểm duy vật lịch sử và CHXH khoa học để quan sát, phân tích vai trò lịch sử và xu thế phát triển của cạnh tranh. So với nền kinh tế công nghiệp, trong nền kinh tế tri thức, cơ chế quyết định hành vi kinh tế, quan niệm cạnh tranh, quản lý văn hóa…đều có thay đổi quan trọng. Trong nền kinh tế tri thức, sự thành công hay thất bại trên thương trường phụ thuộc vào việc có lý giải đầy đủ hay không cơ chế phản hồi của sự tự phủ định và tự tăng cường trên thị trường, tức cơ chế thù lao giảm dần và thù lao tăng dần. Hai cơ chế này có tác động đan xen nhau với mức độ khác nhau trong thời gian khác nhau trên thị trường. Do đó, việc doanh nghiệp định vị một cách chính xác trong toàn bộ mạng lưới hoặc hệ thống sinh thái là việc hết sức quan trọng. Nếu muốn lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức, doanh nghiệp phải nắm lấy thời cơ và phương pháp xây dựng hệ thống sinh thái, có thể điều chỉnh hướng bay trong quá trình phát triển và cải tiến. Hệ thống đó đòi hỏi người lãnh đạo có khả năng vượt lên trên tổ chức truyền thống và giới hạn văn hóa để hình thành quan điểm cạnh tranh vượt qua giới hạn doanh nghiệp, ngành, quốc gia. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song bản chất của cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Thông thường, các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và tiện lợi. 1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, trong đó cách phân loại cơ bản là: cạnh tranh trong phạm vi ngành kinh tế bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa bên mua và cạnh tranh giữa bên bán, cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả…. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
  • 17. 7 sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành thu được lợi nhuận cao hơn và sẽ dẫn tới hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Cạnh tranh quốc gia: Hình thức cạnh tranh này thể hiện qua việc các quốc gia nỗ lực để xây dựng môi trường kinh tế chung ổn định, đảm bảo phân bố hiệu quả nguồn lực và duy trì mức độ tăng trưởng cao, bền vững mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp và công dân của mình. Vấn đề cạnh tranh quốc gia rất được các chính phủ quan tâm và có ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế tạo dựng lợi thế quốc gia, hình ảnh và thương hiệu quốc gia. Cạnh tranh giữa người sản xuất, doanh nghiệp sản xuất với nhau: Đây là hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh. Theo hình thức này, các nhà sản xuất đấu tranh với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường(thị phần, kênh phân phối…) để có thể đạt được các mục tiên ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua ở đây không chỉ là người tiêu dùng mà còn bao gồm cả các nhà sản xuất. Theo hình thức này, những người mua, doanh nghiệp sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng với mức giá thấp nhất. Cường độ của hình thức cạnh tranh này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu và sẽ tăng cao khi cầu lớn hơn cung. Hình thức này phổ biến trong những ngành kinh doanh mang tính mùa vụ khi vào thời vụ tiêu dùng. Cạnh tranh giữa người mua/ doanh nghiệp mua với người bán/ doanh nghiệp bán: Hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Theo đó, người mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá
  • 18. 8 thấp nhất với chất lượng, số lượng chủng loại và điều kiện giao hàng thuận lợi nhất khi người bán lại mong muốn ngược lại. Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên giao dịch cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua. Xét theo mức độ cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán sản phẩm tương tự nhau về chất lượng, mẫu mã, chủng loại…. Giá cả sản phẩm là do cung cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được tự do ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Trong cạnh tranh không hoàn hảo, sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Sự khác biệt giữa những loại hàng hóa, dịch vụ này thể hiện ở nhãn hiệu hàng hoá. Có những loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của người tiêu dùng lại căn cứ vào uy tín, nhãn hiệu sản phẩm. Hình thức của cạnh tranh không hoàn hảo đó là hình thức cạnh tranh mang tính độc quyền. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh được đề cập đến đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Alditon Report(1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một
  • 19. 9 cách thống nhất.Theo Bluckey(1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần gắn kết với mục tiêu của doanh nghiệp. Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực canh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trong cùng một thị trường tiêu thụ. Trong diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp(HLFIC) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại cho rằng năng lực canh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, các ngành, quốc gia trong việc tạo ra thu nhập cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với năng lực cạnh tranh, song có thể đưa ra khái niệm chung về năng lực cạnh tranh là: Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” Có nhiều cách thức và tiêu chí phân loại năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên người ta thường phân ra làm 3 loại NLCT đó là NLCT quốc gia, NLCT ngành, NLCT của doanh nghiệp. Giữa chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. NLCT của doanh nghiệp bị hạn chế khi NLCT cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Do đó, trước khi đề cập đến NLCT của doanh nghiệp. chúng ta cần đề cập sơ lược đến NLCT cấp quốc gia và của sản phẩm. Còn NLCT cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của NLCT cấp quốc gia và của sản phẩm tương tự như NLCT của doanh nghiệp. NLCT quốc gia, theo uỷ ban phụ trách về NLCT của các ngành ở Hoa Kỳ. NLCT của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó, trong điều kiện thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước mình. Theo diễn đàn kinh tế thế giới, NLCT của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức độ tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm. Tóm lại, NLCT của quốc gia được xác định là năng lực của một nền kinh tế
  • 20. 10 tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư tốt, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. NLCT của ngành, theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp(HLFIC) của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã đưa ra định nghĩa về NLCT kết hợp cả ba cấp độ là cấp quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Theo đó, NLCT của ngành là khả năng của ngành trong việc tạo ra thu nhập cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế. NLCT của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một thời gian lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Tuy nhiên, nội dung đề tài chỉ đề cập đến năng lực canh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong thời kỳ hội nhập. Theo Michael E.Porter, NLCT là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. NLCT của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. NLCT của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp, đây là các yếu tố thuộc về bên trong của doanh nghiệp, yếu tố đó không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên NLCT đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác
  • 21. 11 cạnh tranh. NLCT là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thị trường. Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp được thể hiện trước hết ở NLCT, để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế(giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như trong dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý, cạnh tranh tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp giành lấy vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận của mình. NLCT của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thế cạnh tranh của nó. Ưu thế là thế mạnh bao gồm những đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm nhờ đó sản phẩm có được sự ưu việt vượt trội hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau: Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hoá số lượng hàng hoá nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần…. Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, nhưng lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay là không đơn giản. Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và vận dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm,
  • 22. 12 khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thứ truyền thống và phương thức hiện đại, không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh và uy tín. Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà là chỉ tiêu mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp. 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh, trong đó chủ yếu tập trung vào các tiêu chí định lượng, để phản ánh năng lực cạnh tranh người ta thường sử dụng những tiêu chí cụ thể như tiêu chí thị phần (T%), tiêu chí thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất(Ttc), tiêu chí tỷ trọng thị phần tăng hàng năm(Tthn). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh(H). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu. - Tiêu chí thị phần(T%) = doanh thu DN(trong ngành)/doanh thu của các doanh nghiệp. Thị phần hàng hoá của doanh nghiệp là phần trăm về số lượng hoặc giá trị của hàng hóa của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị của tất cả các hàng hóa cùng loại đã bán trên thị trường. Điều này có nghĩa là tỷ lệ phần trăm doanh thu của một hoặc một số chủng loại hàng hoá so với tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp ở mức độ như thế nào, có cho phép phát triển sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất mặt hàng hoặc nhóm hàng đó hay không, ngoài ra nó còn là điều kiện rất quan trọng trong việc xác định những tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, cũng như góp phần quyết định đến việc có hay không thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm đẩy mạnh và phát triển sản phẩm hay nhóm sản phẩm là thế mạnh của doanh nghiệp. Tiêu chí này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khà năng chi phối thị trường của hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ cạnh tranh. - Tiêu chí so thị phần với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất(Ttc)
  • 23. 13 Ttc = doanh thu của doanh nghiệp/tổng doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Tiêu chí này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường. Đây là tiêu chí đơn giản, dễ tính so với tiêu chí trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên khi tính toán chỉ tiêu này cần thận trọng và khách quan, nếu không xác định tương đối chính xác doanh thu của các đối thủ thì đó là điều rất nguy hiểm khi chúng ta thực hiện các hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm của mình, cũng như rất khó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để đi đến những quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp và tức thời đến khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp. Tiêu chí tỷ trọng thị phần tăng hàng năm(Tthn) T(thn) = thị phần năm sau – thị phần năm trước Nếu kết quả này dương tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã tăng lên. Nếu kết quả âm, nghĩa là thị phầm tụt giảm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đã bị giảm sút. Tiêu chí này cho chúng ta biết mức độ tăng của thị phần năm nay so với năm trước là bao nhiêu và như thế nào. Điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng và tính toán một cách khoa học, đảm bảo khách quan để có số liệu chính xác. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tập trung phát triển sản xuất một hoặc một số nhóm mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu chí tài chính • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất, kinh doanh H = Lợi nhuận/tổng vốn sản xuất kinh doanh Tiêu chí này cho chúng ta biết tỷ suất lợi nhuận so với tổng số vốn doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh. Nghĩa là cứ bỏ ra 1 đồng vốn thì tương lai sẽ mang về một tỷ lệ lợi nhuận cụ thể, nhất định. Giá trị của tiêu chí này càng cao thì chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, sức cạnh tranh trên thị trường
  • 24. 14 từ đó cũng được cải thiện. • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh phản ánh thu được bao nhiêu lợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị chi phí H = lợi nhuận/tổng chi phí sản xuất kinh doanh Cũng như tiêu chí trên, giá trị của chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để góp phần nâng cao sức canh tranh của doanh nghiệp nên tham khảo và tính toán cả hai chỉ tiêu này của các đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó có sự so sánh những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại, hạn chế của mình và của các đối thủ cạnh tranh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn và phù hợp, góp phần phát triển sản xuất và nâng cao NLCT của mình trên thương trường. • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đánh giá mức độ lợi nhuận của hoạt động bán hàng khi bán được một đơn vị doanh thu thì được bao nhiêu lợi nhuận. H = lợi nhuận/tổng doanh thu. Tiêu chí này tuy không quan trọng bằng các tiêu chí đánh giá khác. Tuy nhiên, đây cũng chính là những nội dung cần thiết để xác định một số chỉ tiêu liên quan để so sánh và đánh giá từ vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận để từ đó xem xét từng khâu, từng công đoạn, từng quy trình, quá trình có những thuận lợi, khó khăn gì để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao NLCT của chính mình trên thị trường. * Nguồn nhân lực: Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực có tác động rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp bởi mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải do sự thực hiện của con người. Con người là nguồn lực đầu vào trong hoạch định chiến lược, kế hoạch và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng tới vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chất lượng lao động theo cơ cấu hợp lý cho doanh nghiệp trong mọi thời kỳ, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng cơ chế quản lý nhân lực trong doanh nghiệp một cách khoa học. Trên cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ bình đẳng cho người lao động nhằm phát huy năng lực cá nhân, đảm bảo phát triển toàn diện người lao động. Doanh nghiệp cần hoạch định nhu cầu nguồn nhân lực, có chính sách đãi ngộ đối với người lao động.
  • 25. 15 * Trình độ công nghệ: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, công nghệ đang trở thành một động lực của phát triển kinh tế trong nước, cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường, tham gia vào mậu dịch quốc tế và nâng cao mức sống của dân cư. Mặc dù nắm công nghệ trong tay, quản lý công nghệ không chỉ là vấn đề riêng của doanh nghiệp. Chính các chính sách của nhà nước sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ hoặc tự mình phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Thành phần thiết bị: Bao gồm các công cụ và các phương tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm mong muốn. Thành phần thiết bị bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thông tin. Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết kế của máy móc thiết bị. Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được xây dựng một cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần trang thiết bị. 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuốc thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc thú y 1.2.1.1.Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Sự hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi sự thống nhất trong các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và gắn với kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại. Cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền sản xuất của nước ta chịu rất nhiều sự chi phối bởi các điều khoản, công ước, hiệp ước quốc tế, vấn đề về sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Khi hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mỗi doanh nghiệp trong việc sản xuất cái gì, như thế nào, tiêu thụ ở đâu gắn với hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực của thương mại quốc tế là một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
  • 26. 16 trong ngành, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững thị phần hiện có, đảm bảo để có lợi nhuận cao nhất. Có nhiều hình thức và công cụ cạnh tranh được các đối thủ sử dụng khi cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như cạnh tranh về giá, về chất lượng sản phẩm, chế độ hậu mãi….Trên thực tế, các đối thủ khi cạnh tranh với nhau thường sử dụng công cụ cạnh tranh tổng hợp, trên cơ sở cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm cùng với việc áp dụng sự khác biệt về sản phẩm, chính sách marketing…Để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải thu thập đủ thông tin cần thiết về các đối thủ cạnh tranh chính có sức mạnh trên thị trường và thực trạng ngành sản xuất thuốc thú y làm cơ sở hoạch định chiến lược. Ngành sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam được bắt đầu vào những năm 90, trước khi có Pháp lệnh thú y năm 1993, cả nước chỉ có 7 cơ sở sản xuất thuốc thú y với hơn 100 loại thuốc thông dụng, lượng thuốc thú y sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu cho công tác phòng chống dịch bệnh. Theo số liệu của Cục thú y đến hiện nay số lượng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trên toàn quốc là 90 doanh nghiệp, trong đó Hà Nội có mật độ nhiều nhất là 33 doanh nghiệp chiếm 38% tổng số doanh nghiệp trên toàn thị trường và chiếm 25% tổng sản phẩm thuốc thú y trên toàn thị trường. Trong đó chỉ có 7- 8 doanh nghiệp có mức phát triển tốt, doanh thu cao, còn các doanh nghiệp khác có mức đầu tư thấp, thường chỉ dưới dạng cơ sở sản xuất nhỏ. Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với 23 doanh nghiệp chiếm 26,4% toàn thị trường và có quy mô sản xuất hiện đại, lớn nhất cả nước với tỷ lệ 43% sản phẩm toàn quốc. Thuốc của các nhà sản xuất trong nước cũng đã được xuất khẩu sang hơn 10 nước trong khu vực và thế giới, chất lượng thuốc thú y ngày càng được nâng cao, chủng loại đa dạng, phong phú. Thực hiện chính sách “mở cửa và hội nhập quốc tế”, chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân nước ngoài đăng ký nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y vào Việt Nam. Đến nay đã có 2.105 sản phẩm thuốc thú y của 195 nhà sản xuất thuộc 35 nước đã được nhập khẩu, cùng với hàng trăm loại
  • 27. 17 nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất thuốc thú y trong nước. Như vậy có thể thấy tình hình cạnh tranh hiện nay trên thị trường thuốc thú y là vô cùng gay gắt. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long thường có quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, tư tưởng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã được coi trọng từ rất sớm, do vậy các doanh nghiệp này có các sản phẩm thuốc thú y đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về thời vụ, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, quy cách đóng gói hợp lý. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn miền Bắc nói riêng quá lớn nên mức độ canh tranh là hết sức khốc liệt. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có mặt hàng giống như mặt hàng của doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc các mặt hàng có thể thay thế lẫn nhau. Đối thủ cạnh tranh được chia ra bao gồm: - Các doanh nghiệp khác đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở mức giá tương tự(đối thủ sản phẩm). - Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số loại sản phẩm(đối thủ chủng loại sản phẩm). - Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực. - Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm khách hàng nhất định(đối thủ tiềm ẩn). Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần định dạng được đối thủ cạnh tranh để có phương thức phản ứng phù hợp để đối đầu với cạnh tranh. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y tương đối lớn, do đó cần có những phản ứng chính xác của doanh nghiệp để có thể đứng vững được trong cơ chế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.1.2. Các đối thủ là nhà nhập khẩu trực tiếp Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay, các công ty đa quốc gia hoặc các công ty nước ngoài có tiềm lực tài chính và công nghệ thực sự là đối thủ “nặng ký” đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Ngoài các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y trong nước, Hanvet còn phải
  • 28. 18 đương đầu với các sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu. Hiện có 195 nhà sản xuất với 35 quốc gia đăng ký lưu hành 2.105 sản phẩm thuốc thú y nhập khẩu vào Việt Nam. Những số liệu này chỉ ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có xu hướng thích dùng hàng ngoại nhập. Và một thực tế khách quan là chất lượng sản phẩm của các Công ty nước ngoài thường tốt hơn rất nhiều so với sản phẩm trong nước. Hiểu biết đối thủ cạnh tranh luôn có ý nghĩa quan trọng đối với cá doanh nghiệp vì sự xuất hiện của các đối thủ mới, đặc biệt là các đối thủ có khả năng mở rộng, chiếm lĩnh thị phần. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước là một yêu cầu tất yếu nhằm duy trì và không ngừng nâng cao các hàng rào bảo vệ hợp pháp, đặc biệt là về công nghệ. 1.2.1.3. Các đối thủ sản xuất trong nước cùng cấp độ Trước hết các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành sản xuất thuốc thú y quyết định tính chất và mức độ ganh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo để có được mức lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm lợi nhuận của ngành sản xuất thuốc thú y. Hiện nay, Hanvet đang được người tiêu dùng đánh giá là một trong năm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y lớn nhất Việt Nam (Kết quả điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị năm 2008, 2009) và đánh giá xếp loại hàng năm theo quy định quản lý của Cục thú y về trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nguồn lực. Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn như: BIO, ANOVA, BAYER, VMD sản phẩm được bán tập trung cho 1 số đại lý tạo doanh số và lợi nhuận cho đại lý và xây dựng phát triển thị trường cho đại lý lớn cấp huyện tại từng khu vực. Các công ty trên đều có chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và cố vấn về sản phẩm, sản phẩm của họ được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Mạng lưới tiêu thụ của Bio hiện có trên 350 đại lý trên khắp các địa phương trên cả nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang thị trường 19 nước như: Malaysia, Philippin, Indonexia…. Công ty ANOVA cũng đã xuất khẩu sang thị trường của trên 10 quốc gia trên thế giới.
  • 29. 19 Riêng đối với Hanvet, trong năm 2010 để năng cao năng lực canh tranh trong quá trình hội nhập, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng xuất khẩu sang 1 số nước như Myanmar, Banglades, Indonexia, Cambodia…và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. 1.2.1.4. Các đối thủ sản xuất nhỏ trên thị trường Do công tác quản lý về mặt nhà nước đối với ngành thú y chưa chặt chẽ, nên nhiều công ty sản xuất thuốc thú y ra đời rất dễ dàng, việc sản xuất chưa tuân thủ các yêu cầu bắt buộc, máy móc trang thiết bị kém về chất lượng nhưng chi phí thấp, họ tìm kiếm các sản phẩm bán chạy trên thị trường và bắt chước làm nhái gần giống về công thức phối trộn, tên sản phẩm na ná nhưng giá thành thì thấp hơn rất nhiều so với các công ty có tên tuổi. Các sản phẩm này được phân phối khắp nơi và có chế độ ưu đãi đặc biệt cho người bán hàng, chiết khấu tới 40%. Là doanh nghiệp có uy tín và thế mạnh về chất lượng sản phẩm nên Công ty Hanvet thường xuyên bị làm nhái sản phẩm. Có những công ty lấy tên gần giống như Nahavet gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, hoặc sản xuất các sản phẩm có mẫu mã giống hệt của Công ty như: Bcomplex của Công ty Sóng Hồng, Genta - costrim của Công ty RTD…. Điều này cho thấy rõ nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Khó khăn lớn nhất của Công ty Hanvet là sự phát triển tràn lan của thị trường thuốc thú y, nhiều sản phẩm của Công ty bị làm nhái với giá thành thấp hơn rất nhiều. Khó khăn thứ 2 là việc sản xuất và cho ra đời 1 sản phẩm thuốc thú y mới đạt yêu cầu ở nước ngoài phải mất từ 5-10 năm, còn ở Việt Nam, nhiều loại thuốc mới được ra đời chỉ trong vài ngày…vì họ chỉ trộn nguyên liệu lại với nhau tạo ra 1 sản phẩm mới tung ra thị trường không có thời gian để đánh giá tính ổn định và hiệu lực của thuốc, giá cả các sản phẩm loại này lại thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín như Hanvet. * Nhân tố bên trong doanh nghiệp Ngoài những nhân tố bên ngoài đã nêu trên, những nguyên nhân được cho là có yếu tố quyết định đến NLCT của doanh nghiệp là trong bản thân mỗi doanh nghiệp: Một là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đối với hầu hết các doanh
  • 30. 20 nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là các nước đang phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo vị trí vững chắc trên thị trường. Nghiên cứu phát triển sản phẩm(Product R&D) là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần tuý về mặt sản phẩm nhằm cho ra đời những sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới. Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D) đóng góp rất lớn vào thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều khi, chỉ cần thay đổi chất lượng bao bì, trong khi vẫn giữ nguyên thành phần, chất lượng, số lượng sản phẩm bên trong, mức tiêu thụ sản phẩm đã có thể tăng lên rất nhiều lần. Hai là năng lực tài chính của doanh nghiệp, có thể coi năng lực tài chính của doanh nghiệp là một tiêu chí hết sức quan trọng trong việc nâng cao NLCT của các doanh nghiệp hiện nay. Một tình hình tài chính lành mạnh, số lượng vốn đủ lớn, sức huy động vốn cao sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, làm ăn dễ dàng và thuận lợi hơn, doanh nghiệp có thể đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh. Ngoài ra vốn còn ảnh hưởng lớn tới các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp như tăng cường các hoạt động quảng cáo, PR, tăng cường các hoạt động xã hội của doanh nghiệp. Ba là năng lực công nghệ của doanh nghiệp, đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu năng lực công nghệ phù hợp với khả năng sản xuất và thị trường. Một năng lực công nghệ đủ mạnh cho phép doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách hàng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm có mẫu mã đẹp, kiểu dáng phong phú, tính năng đa dạng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng. Bốn là nguồn nhân lực, trong mọi tổ chức vai trò con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự phát triển của tổ chức đó. Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đủ mạnh với đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, hoạch định tốt chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, có đủ năng lực đối phó với những biến động của thị
  • 31. 21 trường, đội ngũ cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường thúc đẩy công tác tiêu thụ, bán hàng… Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại đã và đang được doanh nghiệp hết sức quan tâm. Điều này cho phép doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Năm là năng lực tiếp cận thị trường, công tác đo lường, dự báo, khai thác nhu cầu của thị trường, tiềm năng của thị trường. Nắm bắt được xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, dự báo nhu cầu dự kiến của thị trường… có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y. Sáu là công tác tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, thúc đẩy mọi hoạt động trong nội tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong mọi hoạt động với nguồn lực sẵn có của mình thì phải tính toán, phân tích kỹ lưỡng các quy trình quản lý cùng với việc tăng cường tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp khai thác tốt chức năng quản lý của mình đó là yếu tố con người. Với đội ngũ cán bộ đủ mạnh, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được quy trình, công đoạn quản lý khoa học nhằm khai thác tốt các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp. 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Tính tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam nói chung và của doanh nghiệp thuốc thú y nói riêng. + Các doanh nghiệp cần nhanh chóng, khẩn trương phát huy nội lực, nắm bắt
  • 32. 22 cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với lộ trình mở cửa và thực hiện đầy đủ các cam kết WTO đối với từng ngành, lĩnh vực của cả nước từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, song không ít doanh nghiệp vẫn chưa ý thức được khó khăn, thách thức phải đối mặt, chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững và kinh doanh thành công trong điều kiện hội nhập kinh tế. + Nâng cao NLCT của doanh nghiệp là quá trình thường xuyên, liên tục đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, luôn không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ. + Nâng cao NLCT của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vững chắc, dựa trên chiến lược cạnh tranh phù hợp, trong đó chiến lược cạnh tranh cần phù hợp xu thế phát triển hiện đại, có tầm nhìn xa và bao quát nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, cần có bước đi vững chắc trong việc khai thác các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, huy động tổng hợp các nguồn lực, kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Tích cực vận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại: Tích cực nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm công nghệ phù hợp, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác trong hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu, triển khai. + Nâng cao NLCT của doanh nghiệp đòi hỏi trước hết từ sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự quan tâm từ phía nhà nước, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, tăng cường đổi mới thể chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Thứ hai, nâng cao NLCT của doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đó chính là những sản phẩm có năng lực cạnh tranh chỉ có thể được sản xuất và cung ứng bởi
  • 33. 23 doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp muốn duy trì sự tồn tại và phát triển cần phải có năng lực cạnh tranh lành mạnh và bền vững. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu, doanh nghiệp càng cần tạo dựng năng lực cạnh tranh lành mạnh và bền vững bấy nhiêu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng mọi cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, chú trọng nghiên cứu và phát triển(R&D) tại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện đổi mới quản lý mạnh mẽ, có hiệu quả. Thứ ba, nâng cao NLCT của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thị trường là nơi tiêu thụ các sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường cũng là nơi định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh nghiệp thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận….Để chiếm lĩnh được thị trường, doanh nghiệp phải tạo lập được môi trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lý, cải tiến quy trình công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo động lực cho doanh nghiệp vươn lên. Để phát triển và mở rộng thị trường, doanh nghiệp cần tăng cường các hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện đại chúng, qua các tờ rơi giới thiệu về sản phẩm của doanh nghiệp, tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Từ chiếm lĩnh được thị trường trong nước, doanh nghiệp cần tiếp tục vươn lên chiếm lĩnh thị trường thế giới đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực. Do đó, doanh nghiệp phải từng bước thăm dò nghiên cứu thị trường trong khu vực và quốc tế, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, thông qua đó để nắm được yêu cầu về số lượng, chất lượng và giá cả trên cơ sở đó tổ chức sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài thì một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu là phải giữ chữ tín, tạo lòng tin để phát triển lâu dài. Thị trường trong nước và quốc tế có quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau tạo
  • 34. 24 cho doanh nghiệp phát triển ổn định, giảm thiểu rủi ro. Khi thị trường trong nước khó khăn thì thị trường nước ngoài sẽ hỗ trợ đắc lực và ngược lại, giúp cho doanh nghiệp giữ vững ổn định sản xuất, kinh doanh. NLCT của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nâng cao NLCT để giải quyết tốt các yếu tố còn tồn tại trong bản thân doanh nghiệp. Trong những năm trước đây, hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các nhà sản xuất thuốc thú y nội địa bằng cách nhái nhãn mác, công thức pha chế khá phổ biến. Một loại sản phẩm có tên gọi tương tự như một loại sản phẩm đang ăn khách, có công thức ghi trên nhãn cũng tương tự những được bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Trong một thời gian nhất định cũng gây tổn thất cho đơn vị có sản phẩm chất lượng tốt nhưng giá bán cao hơn, song sự cạnh tranh theo kiểu chụp giựt đã dần chấm dứt do có các biện pháp xử lý kịp thời của các cơ quan quản lý chuyên ngành và do chính sự nhận thức của người tiêu dùng. Có thể nói rằng ngành sản xuất thuốc thú y Việt nam đã đi từ không đến có. Trước năm 1993 người chăn nuôi chỉ biết đến một vài loại kháng sinh thông thường (Penicillin, Streptomycin…) do một công ty nhà nước phân phối và phần lớn là thuốc hết hạn sử dụng cho người, do đó thuốc của Trung Quốc có cơ hội tràn ngập thị trường. Song cho đến nay thuốc sản xuất trong nước đã chiếm tới 70% thị phần, cạnh tranh với hàng ngoại nhập bằng chất lượng, hình thức, giá cả… Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện cho đến nay, công tác quản lý thuốc thú y còn nhiều bất cập, nhiều loại thuốc thú y còn kém chất lượng. Do đó ngành sản xuất thuốc thú y đã và đang gặp phải nhiều khó khăn: + Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Quy định về đăng ký lưu hành thuốc thú y đã tương đối phù hợp với các nước tiên tiến, song hồ sơ đăng ký sản xuất thuốc trong nước còn đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, an toàn và hiệu quả sử dụng. + Thiếu kế hoạch, quy hoạch, chương trình dài hạn về thuốc thú y. + Việc tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý thuốc
  • 35. 25 thú y chưa tốt. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục thú y và các Chi cục thú y trong việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về quản lý thuốc thú y, trong việc thanh tra, kiểm tra thuốc thú y lưu hành trên thị trường, cũng như việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động này. + Việc giám sát chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của thuốc thú y còn yếu do việc quản lý hồ sơ đăng ký thuốc thú y còn nhiều bất cập, nhiều cơ sở sản xuất chưa triển khai lộ trình thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP). + Nhân lực và trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hội nhập Quốc tế, ASEAN. + Thiếu sự hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu. Không có chương trình, dự án hợp tác phát triển dài hạn về thuốc thú y với các nước trong khối ASEAN, cũng như các nước trên thế giới. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn thực sự bởi lẽ phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư còn khiêm tốn, do vậy nhà xưởng của không ít cơ sở chưa hoàn chỉnh, những cải tiến vẫn mang tính chắp vá, trang thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, trình độ sản xuất ở mức thấp, người lao động kỹ thuật trình độ chuyên sâu còn thấp kém, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập. Trước nhu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và lộ trình thực hiện GMP của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành một yêu cầu bắt buộc. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp chỉ có một đường đi duy nhất là tự hoàn thiện mình, chấp nhận cạnh tranh để vươn lên. Trong những năm gần đây, việc Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội WTO mang lại không nhỏ, song cũng đưa tới những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc thú y nói riêng, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm đầu Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Chiến lược phát triển sản xuất thuốc thú y Việt Nam đã và đang đi theo một lộ trình xác định để các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư phát triển. Giai đoạn khuyến khích phát triển sản xuất đã tới lúc dứt khoát cần chuyển nhanh sang
  • 36. 26 giai đoạn phát triển theo yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong vòng một thập kỷ tới, các nhà sản xuất thuốc thú y Việt Nam không những phải phấn đấu để có được chứng nhận GMP mà còn tiếp tục phải phấn đấu để có được chứng nhận GLP và GSP. Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hạ giá thành, phát triển gắn với nhu cầu thị trường(đầu tư thích đáng để mở rộng thị trường xuất khẩu) chính là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Con đường của các doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y Việt Nam đang đi cũng chính là con đường mà các nhà sản xuất thuốc thú y của các nước phát triển đã từng đi từ 30 – 50 năm trước. Điều cần thiết lúc này là chúng ta cần chuẩn bị đủ hành trang để sớm tiếp cận với nền sản xuất thuốc thú y của các nước phát triển. 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số quốc gia và doanh nghiệp trong nước 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số doanh nghiệp trong nước Kinh nghiệm của Hàn quốc và Đài Loan Hàn Quốc: Đối với Hàn Quốc, chính sách công nghệ được coi là một bộ phận hợp thành hữu cơ của chính sách công nghiệp mở rộng. Hàn Quốc đặc biệt coi trọng việc thực hiện kết hợp chính sách công nghệ với chiến lược thay thế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư phát triển tiềm lực R&D cho tập đoàn tư nhân lớn và hàng loạt chính sách hỗ trợ có liên quan. Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách công nghệ kết hợp thay thế nhập khẩu có chọn lọc cùng với thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ và bao cấp cho các ngành công nghiệp chọn lọc tạo ưu thế xuất khẩu trong tương lai. Để tiến hành phát triển công nghiệp nặng, thúc đẩy năng lực R&D nội địa và xuất khẩu quốc tế, không đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ Hàn Quốc tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng của các hãng tư nhân khổng lồ là các tập đoàn tư nhân, đây chính là những trụ cột chính của chiến lược công nghệ. Các tập đoàn này được lựa chọn từ những hãng xuất khẩu thành công và được nhận nhiều ưu đãi đặc quyền và trợ cấp của chính phủ như: Chế độ bảo hộ của nhà nước nhằm hạn chế sự cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia. Hình thức cho vay ưu đãi được chính phủ thực hiện thông qua việc lập cá quỹ cung cấp các
  • 37. 27 khoản vay với lãi suất thấp để phát triền công nghệ, với nguồn tài chính từ các cơ quan, tổ chức tài chính. Hàn Quốc là quốc gia có nền công nghiệp tài chính mạo hiểm thuộc hàng lớn nhất và có nhiều thành công lớn trên thế giới. Hiện Hàn Quốc có 58 công ty tài chính mạo hiểm, cung cấp các khoản vay và đầu tư (85% là cho vay). Dòng công nghệ du nhập của Hàn Quốc chủ yếu là từ Mỹ và Nhật Bản chủ yếu là điện, điện tử, hóa công nghiệp, máy móc thiết bị, vận tải…đây là những công nghệ có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của hàn Quốc, đồng thời tạo điều kiện để công nghệ nước này nhanh chóng đuổi kịp công nghệ các nước tiên tiến. Đài Loan: Không giống như Hàn Quốc, Đài Loan không khuyến khích sự tăng trưởng của các tập đoàn kinh tế tư nhân, Đài Loan chú trọng đến sự thúc đẩy năng lực R&D của địa phương từ những năm cuối thập niên 50. Đài Loan đã sớm đưa chương trình KH & CN năm 1979 nhằm tập trung vào phát triển các ngành năng lượng, tự động hóa sản xuất, khoa học thông tin và các công nghệ khoa học vật liệu. Chi phí đầu tư cho R&D cũng được chính quyền Đài Loan tài trợ với tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên khoản tài trợ được giảm bớt đi theo thời gian. Trên thực tế, thời kỳ đầu R&D của khu vực tư nhân còn yếu vì phần lớn doanh nghiệp thuộc khu vực này là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hỗ trợ của chính quyền cho các chương trình R&D được thực hiện trong nhiều năm bằng nhiều chính sách ưu đãi như: cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư mạo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty phát triển các sản phẩm công nghiệp “chiến lược”. Thực hiện biện pháp khuyến khích các công ty tư nhân phát triển sản phẩm bằng các khoản vay lãi thích hợp. Miễn toàn bộ thuế cho các chi phí trong hoạt động R&D, thực hiện chính sách khấu hao nhanh đối với các thiết bị nghiên cứu. Chính quyền cũng triển khai nghiên cứu quy mô lớn, được tài trợ cùng với ngành công nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm công nghiệp then chốt. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam: Năm 2010, ngành Dệt may tự hào đứng top 5 thế giới về XK, với kim ngạch đạt 11,2 tỷ USD. Theo nhận xét của các chuyên gia, dù vẫn phải đối mặt
  • 38. 28 với nhiều khó khăn nhưng dệt may Việt Nam đã giành được số lượng lớn các đơn hàng. Tuy có tốc độ tăng trưởng khả quan, nhưng ngành Dệt may vẫn chưa phát triển một cách bền vững. Các DN dệt may cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới có thể hòa nhịp vào dòng chảy thương mại toàn cầu. Các DN ngành Dệt may đã chú ý đầu tư phát triển mảng thiết kế, đổi mới mẫu mã, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, ở tầm vĩ mô, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ giải quyết những khó khăn về vốn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất. Tổ chức hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động XK, đặc biệt là việc kịp thời thông tin cho DN khi có biến động thị trường, đối tác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN ngành Dệt may thì trước tiên phải nâng cao năng suất lao động, phát triển cụm ngành để kết nối chuỗi sản xuất hiệu quả hơn. Điểm yếu lớn nhất của dệt may Việt Nam chính là sự không liên thông để đảm bảo cung ứng từ đầu đến cuối trong toàn chuỗi sản xuất. Nếu ngành Dệt may không tự cải thiện được năng suất thì sẽ dẫn việc tụt hậu. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh là bài toán khó, tuy nhiên không phải không thể thực hiện được. Do vậy, các DN dệt may luôn coi trọng chất lượng sản phẩm, tập trung nghiên cứu kỹ thị hiếu thời trang của nước NK, nghiên cứu kỹ phân khúc khách hàng để từ đó thiết kế mẫu mã, chọn lựa màu sắc cũng như chất lượng vải, loại vải sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, các DN dệt may luôn chú ý tới thời gian giao hàng vì khách hàng ở nước ngoài rất coi trọng tiến độ. Làm tốt những điều này cũng là phương thức hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ khác. Hiện nay, một bộ phận DN đã ý thức được năng lực cạnh tranh của mình. Trong XK, coi trọng chất lượng sản phẩm, từ nguyên liệu đầu vào cho đến hàng thành phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý chất lượng ISO. Đa dạng hóa chủng loại, tiếp tục xúc tiến đầu tư mở rộng hệ thống phân phối, nâng cao thị phần XK, đó cũng là cách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu XK mặt hàng này trong năm 2011 sẽ đạt kim ngạch từ 12,7 đến 13 tỷ USD, chiến lược phát triển ngành Dệt may giai đoạn 2011-2015 sẽ là 18-20 tỷ USD. Và kết quả này sẽ còn vượt bậc hơn nữa nếu như các DN dệt may ý thức và biết cách làm gia tăng giá trị của mình bằng
  • 39. 29 năng lực cạnh tranh. 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Qua việc thực hiện chiến lược của Hàn Quốc và Đài Loan về nâng cao năng lực cạnh tranh có thể đưa ra những bài học dưới đây: + Về vai trò của nhà nước: Nhân tố đóng vai trò đảm bảo sự thành công trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và phát triển công nghệ là sự hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động này. Nhà nước cần có một chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đó doanh nghiệp phát triển và chuyển hoá thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lợi thế cạnh tranh quốc gia. Thứ nhất, nhà nước nên xây dựng chiến lược phát triển KH & CN hợp lý, khai thác và phát huy nguồn lực KH & CN sẵn có trong nước, đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới.Trong đầu tư vốn cần nhằm vào các nhân tố tiến bộ, tạo đà nâng cao trình độ khoa học và đổi mới công nghệ, đây cũng chính là nền tảng kinh tế vững chắc tạo tiền đề cần thiết cho cạnh tranh quốc gia và điều kiện nâng cao NLCT doanh nghiệp. Thứ hai, Nhà nước thực hiện đồng bộ và hệ thống các chính sách ưu tiên đầu tư trong nghiên cứu R & D, chương trình KH & CN ưu tiên nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, như sử dụng các công cụ: miễn thuế, hỗ trợ vốn vay, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp áp dụng và đầu tư công nghệ mới; đẩy mạnh việc thành lập các hiệp hội KH & CN, các viện nghiên cứu hoạt động theo cơ chế thị trường. Thứ ba, thực hiện chính sách tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, định hướng trong tiến trình hấp thu và phát triển công nghệ mới. Nhà nước là chủ thể chính thúc đẩy hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho khu vực tư nhân đi đầu về đổi mới công nghệ. Nhà nước tích cực tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới công nghệ, trong đó có hỗ trợ phát triển nguồn lao động có kỹ năng; khuyến khích sự gắn kết giữa các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học trong hoạt động khoa học công nghệ, để thành công trong đổi mới và phát triển khoa học công nghệ, các doanh