SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
1Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
hoạt động của hội
C
hủ đề năm nay của Diễn
đàn 2013 là: “Diễn
đàn Du lịch Tiểu vùng
MeKong”. Đây là một
trong 11 chương trình ưu tiên đã
được xác định trong khuôn khổ
hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong
(GMS).
Hợp tác GMS nhằm mục tiêu
thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi
cho hợp tác phát triển kinh tế cùng
có lợi giữa các nước Campuchia,
Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam
cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây (Trung Quốc); đưa Tiểu vùng
MeKong mở rộng nhanh chóng trở
thành vùng phát triển nhanh và
thịnh vượng tại Đông Nam Á.
Diễn đàn là nơi trao đổi thông
tin, tìm kiếm giải pháp liên kết hợp
tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động
kinh doanh giữa các công ty; tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực du
lịch của các nước GMS. Bên cạnh
đó, Diễn đàn sẽ là nơi giới thiệu,
quảng bá tiềm năng và sản phẩm du
lịch của các nước trong tiểu vùng.
“Năm nay, diễn đàn hợp tác
phát triển Tiểu vùng MeKong chọn
chủ đề “Du lịch tiểu vùng MeKong
2013″ với mong muốn kết nối
các cơ quan hữu quan, những nhà
chính sách với các doanh nghiệp
du lịch trong Tiểu vùng MeKong
mở rộng. Diễn đàn lần này sẽ là
cơ hội để các quốc gia trong Tiểu
vùng MeKong thắt chặt thêm mối
quan hệ đa phương, là dịp để các
nhà đầu tư có thêm thông tin về xúc
tiến thương mại, các doanh nghiệp
tìm được đối tác và quan trọng
hơn là sự tương tác giữa người
làm chính sách với doanh nghiệp
nhằm tạo ra những lợi ích thực sự
về kinh tế, giúp doanh nghiệp khai
thác hiệu quả tiềm năng du lịch còn
rất lớn tại tiểu vùng MeKong”, ông
Phương Hữu Việt – Chủ tịch hội
hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam
– Lào – Campuchia cho biết.
Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó
chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc
hội đánh giá: “Hội Phát triển hợp
tác kinh tế Việt Nam – Lào –
Campuchia đã làm đúng chức năng
của mình, không chỉ đối với các
nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn
thu hút được sự quan tâm của doanh
nghiệp, khai thác được sức mạnh
của tình đoàn kết – hữu nghị giữa
các nước tiểu vùng MeKong”.
Các đại biểu cũng trao đổi
những giải pháp tăng cường kết
nối và hợp tác đầu tư phát triển
du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực du
lịch. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ
các nước xây dựng và hoàn thiện
các chính sách liên quan đến hợp
tác phát triển du lịch giữa các nước
trong Tiểu vùng.
“Diễn đàn du lịch tiểu vùng
Mekong 2013″ đã thành công tốt
đẹp.r
Ngày 19/12, Hội Phát
triển Hợp tác Kinh tế Việt
Nam – Lào – Campuchia
(VILACAED) và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tổ chức “Diễn
đàn hợp tác Phát triển
Tiểu vùng MeKong 2013.
Đây là sự kiện thường
niên do VILACAED phối
hợp với các cơ quan liên
quan tổ chức luân phiên
tại Việt Nam và các nước
trong Tiểu vùng MeKong.
DIỄN ĐÀN
DU LỊCH
TIỂU VÙNG
MEKONG
2013
Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội
Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào –
Campuchia phát biểu tại Diễn đàn.
TS Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Quốc Hội.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
2 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
hoạt động của hội
T
rước tiên, cho phép tôi được
thay mặt Cục Đầu tư nước
ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Việt Nam gửi lời chào và
lời chúc tốt đẹp nhất tới quý vị đại
biểu tham dự Diễn đàn Du lịch tiểu
vùng Mekong 2013. Tôi xin phép báo
cáo một số nét chính về hợp tác đầu
tư giữa Việt Nam với các nước tiểu
vùng Mêkông (bao gồm các nước
Campuchia, Lào, Myanmar và Thái
Lan) và đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển
bền vững tiểu khu vực vùng Mekong
trong thời gian tới.
Khu vực tiểu vùng Mekong đang
được Chính phủ các nước thành viên
rất quan tâm và có các chương trình
hành động cụ thể nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội của mỗi nước và
bảo đảm phát triển bền vững của cả
khu vực này. Việc tăng cường thu hút
các nguồn vốn đầu tư vào khu vực này
không những góp phần thúc đẩy kinh tế
tại từng quốc gia trong khu vực mà còn
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa
các thành viên với các đối tác nước
ngoài khác.
Trong những năm qua, tình hình
hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp
Việt Nam với các nước tiểu vùng
Mêkông đạt được kết quả khá ấn tượng.
Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư tại 60
quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn
đầu tư đạt trên 18 tỷ USD. Trong đó,
riêng các nước thuộc khu vực tiểu vùng
Mekong, các doanh nghiệp Việt Nam
đã đầu tư 405 dự án, với tổng vốn đầu
tư đạt 8,61 tỷ USD, chiếm gần 50% về
số dự án và 48% tổng vốn đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài của Việt Nam.
Hiện doanh nghiệp của các nước Tiểu
vùng Mêkông đã đầu tư tại Việt Nam
351 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt 6,5 tỷ USD.
- Tại Campuchia: Việt Nam có 146
dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 3,1 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ
hai trong tổng số 60 quốc gia và vùng
lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 3
trong số các nước có hoạt động đầu tư
tại Campuchia. Hiện Campuchia có 13
dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt 54,6 triệu USD.
- Tại Lào: Việt Nam có 240 dự án
đầu tư trực tiếp tại Lào, với tổng vốn
đầu tư đăng ký khoảng 4,9 tỷ USD,
đứng vị trí thứ nhất trong tổng số các
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động
đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt
Nam và đứng ví trí thứ 3 trong số các
nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Lào
hiện có 8 dự án đầu tư tại Việt Nam, với
tổng vốn đầu tư 66,7 triệu USD.
- Tại Myanmar: Việt Nam có 12
dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 451
triệu USD, đứng thứ 6 trong tổng số các
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 9
trong số các nước đang có hoạt động
đầu tư tại Myanmar. Hiện Myanmar
chưa có dự án đầu tư vào Việt Nam.
- Tại Thái Lan: Việt Nam có 7 dự
án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 triệu
USD, đứng thứ 27 trong tổng số các
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.
Thái Lan hiện có 330 dự án đầu tư tại
Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 6,4 tỷ
USD (đứng vị trí thứ 10/101)
Về thương mại
Quan hệ thương mại giữa Việt
Nam với các nước Tiểu vùng  Mêkông
đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời
gian gần đây. Năm 2012, đạt khoảng
13 tỷ USD (trong đó, với Thái Lan là
8,6 tỷ USD, Campuchia là 3 tỷ USD,
Lào là 866 triệu USD, Myanamar là
227 triệu USD. Năm 2013 dự kiến với
Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, Lào dự kiến
vượt ngưỡng 1 tỷ USD và Myanmar
đạt khoảng 300 triệu USD
Hiện Việt Nam đặt mục tiểu nâng
kim ngạch thương mại hai chiều lên
17 tỷ USD với các nước tiểu vùng
Mê kông vào năm 2015 (trong đó 10
tỷ USD với Thái Lan, 5 tỷ USD với
Campuchia, 1,5 tỷ USD đối với Lào và
500 triệu USD với Myanmar).
Hợp tác phát triển kinh tế-xã hội
gắn với phát triển bền vững của cả khu
vực Tiểu vùng Mekong vừa là mục
tiêu vừa là trách nhiệm của mỗi quốc
gia trong khu vực. Việt Nam luôn ý
thức được vấn đề này bởi Việt Nam
vừa là thành viên của các nước tiểu
vùng Mekong, vừa là quốc gia có phần
lớn lãnh thổ nằm hạ lưu của dòng sông
Mekong. Các tác động về tự nhiên,
sinh thái môi trường của dòng sông
Mekong không chỉ ảnh hưởng trực
Đẩy mạnh hợp tác
giữa các nước
Tiểu vùng Mê Kông
lVũ Văn Chung
Phó Cục trưởng, Cục ĐTNN, Bộ KH&ĐT
(Trích phát biểu tại Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mê Kông 2013)
Ông Vũ Văn Chung
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
3Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
hoạt động của hội
tiếp đến các quốc gia có dòng Mekong
chảy qua mà còn ảnh hưởng đến cả
khu vực, trong đó có Việt Nam. Do
vậy, việc triển khai thực hiện các dự
án đầu tư quy mô lớn trên dòng chính
của sông Mekong cần phải tính đến
các yếu tố phát triển bền vững không
chỉ cho cho quốc gia tiếp nhận đầu tư
mà cho cả khu vực.
Về phần mình, Chính phủViệt Nam
đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư vào các nước tiểu vùng Mekong
phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của
pháp luật nước sở tại, bảo đảm hai hòa
mục tiêu kinh tế và góp phần cải thiện
đời sống nhân dân vùng dự án, xóa đói
giảm nghèo, phát triển bền vững.
Trong quá trình triển khai thực hiện
các dự án đầu tư, các doanh nghiệp
Việt Nam đã phối hợp tốt với các chính
quyền địa phương, tham gia tích cực
các hoạt động cộng đồng tại các địa
phương với số tiền hàng chục triệu
USD thông qua việc xây dựng trường
học, bệnh viện, đường xá, nhà tái định
cư cho người dân vùng dự án, góp phần
phát triển kinh tế – xã hội Campuchia
và Lào, cải thiện đời sống nhân dân địa
phương, cải thiện môi trường, thay đổi
tập quán người dân, nhất là tập quán du
canh du cư của nhân dân một số khu
vực tại Lào và Campuchia.
Việt Nam đặc biệt quan tâm và
coi trọng việc hợp tác phát triển kinh
tế với các nước thuộc tiểu vùng Mê
Kông. Chính phủ Việt Nam có chính
sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
Lào, Campuchia, Myanmar và Thái
Lan. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa
các hoạt động đầu tư, thương mại, du
lịch một cách bền vững vào Khu vực
này, chúng tôi xin đề xuất một số giải
pháp như sau:
- Thứ nhất, các cơ quan nhà nước
của các bên cần thường xuyên rà soát,
đẩy nhanh việc triển khai các Hiệp
định, thỏa thuận hợp tác giữa các bên,
đặc biệt là các thỏa thuận trong khuôn
khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế Tiểu
vùng Mêkông mở rộng (GMS); đồng
thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp
tác mới, bảo đảm cho các hoạt động
đầu tư, kinh doanh được thuận lợi,
khai thông các khó khăn, vướng mắc
của doanh nghiệp khi đấu tư vào khu
vực này.
- Thứ hai,  các bên cần phối hợp
xây và triển khai các chương trình, kế
hoạch chung trong việc kêu gọi, thu hút
và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
từ các nhà tài trợ để phát triển Khu vực
này. Đồng thời, cần có tiếng nói chung
trong các vấn đề mang tính khu vực
như sử dụng các nguồn lực tự nhiên để
đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và bảo
vệ môi trường có hiệu quả, phát triển
bền vững.
- Thứ ba, các nước trong khu vực
cần đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về đầu tư,
kinh doanh; các chính sách liên quan
đến thuế, hải quan, lao động; các thủ
tục hành chính liên quan đến các hoạt
động cấp phép đầu tư, kinh doanh, bảo
đảm tính minh bạch, đồng bộ và thống
nhất nhằm giảm thời gian, chi phí cho
các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
- Thứ tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt
là hạ tầng giao thông các tuyến hành
lang kinh tế  kết nối các quốc gia trong
khu vực cần được Chính phủ ưu tiên
đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư
để khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ
tầng thiết yếu.
- Thứ năm, cơ chế phối hợp và hợp
tác giữa các cơ quan của Chính phủ các
nước cần được tăng cường hơn nữa và
duy trì thường xuyên để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc của doanh nghiệp,
thúc đẩy và đi lại của người dân trong
khu vực.
Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung
tâm kết nối các hành lang kinh tế trong
khuôn khổ GMS, như các tuyến hành
lang Bắc-Nam; hành lang kinh tế
Đông-Tây và ven biển phía Nam, Việt
Nam hiện là cầu nối và là cửa ngõ cho
các tuyến hành lang kinh tế này.
Những điều kiện thuận lợi nêu trên
mở ra tiềm năng to lớn cho việc thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt
Nam nói riêng và các nước Tiểu vùng
Mêkông nói chung. Đồng thời cũng tạo
điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp
Việt Nam gia tăng các hoạt động đầu
tư, kinh doanh vào các nước trong khư
vực GMS.
Những cải cách mở cửa nền kinh tế
manh mẽ của Myanmar thời gian qua
và việc Lào trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) từ năm 2013 đã và đang hấp
dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với
Tiểu vùng Mêkông ngày càng nhiều
hơn.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tiểu
vùng Mêkông những điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc phát triển du
lịch. Trong suốt chiều dài lịch sử, con
người Tiểu vùng Mêkông đã kiến tạo
nên những giá trị vật chất, tinh thần đặc
sắc, có sức lôi quấn người dân các nước
trên thế giới đến khu vực này ngày càng
nhiều.
Thương mại Việt Nam và các
nước GMS
-  Việt Nam Thái Lan:  Năm 2012
đạt 8,6 tỷ USD; 3 quý đầu năm 2013
đạt 5,4 tỷ USD. Hai bên đang phấn đấu
nâng kim ngạch thương mại hai chiều
lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
-  Việt Nam Lào năm 2013 đạt 1
tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt 1,5 tỷ
USD.
-  Campuhia năm 2012 đạt 3,3 tỷ
USD. Dự kiến năm 2013 đạt khoảng
3,5 tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt
khoảng 5 tỷ USD.
-  Việt Nam- Myanmar: năm 227
triệu USD, dự kiến năm 2013 đạt
khoảng 300 triệu USD. Phấn đấu năm
2015 đạt 5 triệu USD.
D
iễn đàn du lịch Tiểu vùng
Mê Kông 2013 là dịp tốt
để các cơ quan của Chính
phủ các nước thành viên,
các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh
nghiệp cùng cộng đồng doanh nghiệp
trao đổi, thảo luận, đưa ra các đề xuất,
kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển
bền vững ngành du lịch Tiểu vùng Mê
kông, đồng thời tăng cường thu hút các
nguồn lực đầu tư vào khu vực này.
Xin chúc sức khỏe quý vị đại biểu.
Chúc Hội nghị của chúng ta thành công
tốt đẹp.r
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
4 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
1. Sự hình thành và cơ chế
hợp tác du lịch Tiểu vùng
Mê kông mở rộng
Mê kông là một trong những dòng
sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ
Tây Tạng qua tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, chảy dọc biên giới Myanmar
và Thái Lan, qua Lào và Cămpuchia,
cuối cùng qua đồng bằng Nam bộ Việt
Nam và đổ ra biển.
Năm1992,vớisángkiếncủa6nước
trong tiểu vùng và sự trợ giúp của Uỷ
ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình
Dương (ESCAP) và Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), chương trình hợp
tác tiểu vùng Mê kông mở rộng được
hình thành trên lĩnh vực năng lượng,
viễn thông, giao thông vận tải, thương
mại, môi trường, du lịch, phát triển
tài nguyên và nguồn nhân lực. Trong
các lĩnh vực hợp tác đó thì du lịch có
các điều kiện khả thi sớm hơn và có
thể thực hiện ngay một cách có hiệu
quả. Ý tưởng hợp tác du lịch tiểu vùng
Mê kông mở rộng không chỉ là quan
tâm của các quốc gia gắn với sông Mê
kông mà ngày càng được nhiều nước,
nhiều tổ chức thế giới quan tâm, nhất
là ESCAP, ADB, Hiệp hội Lữ hành
Châu Á – Thái Bình Dương (PATA),
Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) và
các nước đối thoại.
Từ năm 1994, hợp tác du lịch Tiểu
vùng Mê kông mở rộng đã chính thức
được bắt đầu thông qua sự điều phối
của Nhóm công tác về Du lịch (TWG)
được thành lập bởi đại diện cơ quan
du lịch quốc gia (NTOs) của các nước
thành viên TWG nhóm họp 2 lần /
năm, vào tháng 5 hoặc 6 và tháng 11
hoặc 12 hàng năm theo thể thức luân
phiên. Phiên họp lần thứ 32 vừa được
tổ chức tại tỉnh Bokor, Campuchia đầu
tháng 12/2013 vừa qua.
Cũng từ năm 1996 đến nay, Diễn
đàn Du lịch Mê kông (MTF) đã được
tổ chức với sự hỗ trợ của PATA, ADB,
UNESCAP. Đây là sự kiện quan trọng
của hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê
kông mở rộng, thu hút sự tham gia
của các doanh nghiệp vào phát triển
du lịch Tiểu vùng cũng như thúc đẩy
đối thoại giữa khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân.
Cấp cao nhất trong chỉ đạo hợp
tác du lịch Tiểu vùng là phiên họp Bộ
trưởng Du lịch GMS, thường được tổ
chức khi Diễn đàn Du lịch ASEAN
(ATF) được tổ chức tại một trong số
các nước thuộc GMS. Phiên họp Bộ
trưởng Du lịch GMS lần thứ 4 được tổ
chức nhân dịp ATF 2013 tại Lào.
Các hoạt động hợp tác du lịch
trong Tiểu vùng được điều phối, triển
khai thông qua Cơ quan điều phối các
hoạt động du lịch Mê kông (AMTA)
trước đây và sau này là Văn phòng
điều phối các hoạt động hợp tác du lịch
Tiểu vùng (MTCO) với vai trò tương
tự như Ban Thư ký ASEAN. Kinh phí
cho hoạt động của MTCO hiện nay
và kinh phí dành cho hoạt động xúc
tiến quảng bá du lịch Tiểu vùng do các
nước GMS đóng góp (trước đây mỗi
nước đóng góp 5.000 USD/năm, nay
đã tăng lên 15.000 USD/năm).
2. Các hoạt động và những
kết quả đạt được
Thời gian đầu, bên cạnh các mục
tiêu như phát triển Tiểu vùng Mê kông
thành một điểm đến chung, xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng
cao chất lượng quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa để bảo
tồn và phục vụ phát triển du lịch, đẩy
mạnh các hoạt động du lịch cộng đồng
Hợp tác du lịch
trong tiểu vùng
mê kông mở rộng
ltrần phú cường
Phó Vụ trưởng Vụ Hợp Tác quốc tế
Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ông Trần Phú Cường
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
5Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
Nghiên cứu - diễn đàn
thì lĩnh vực phát triển sản phẩm và xúc
tiến quảng bá du lịch được đặc biệt coi
trọng. Du lịch Tiểu vùng đã tập trung
vào việc triển khai 2 chiến dịch là “Báu
vật của sông Mê kông” vào năm 1996
và “Chương trình Marketing điểm đến
Tiểu vùng Mê kông mở rộng” vào
năm 1997.
Trong bối cảnh du lịch trên thế
giới phát triển mạnh, số lượng khách
du lịch đến châu Á nói chung và Tiểu
vùng Mê kông mở rộng nói riêng tăng
nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế và
xã hội cao, khẳng định được vai trò
quan trọng của du lịch trong phát triển
kinh tế xã hội. Để duy trì tăng trưởng
du lịch, các quốc gia Tiểu vùng nhận
thức được tầm quan trọng phải tiếp
tục đưa khu vực này trở thành một
điểm du lịch độc đáo, được kết hợp
bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, sự đa dạng của các nền
văn hóa và môi trường du lịch nguyên
sơ. Vì vậy, hợp tác du lịch Tiểu vùng
Mêkông mở rộng với các chương
trình và dự án hợp tác cụ thể ngày
càng được đẩy mạnh. Trước yêu cầu
cấp bách cần có chiến lược phát triển
du lịch cho Tiểu vùng làm định hướng
hợp tác phát triển dài hạn, năm 2005,
với sự tài trợ của ADB, Chiến lược
Du lịch Tiểu vùng Mê kông Mở rộng
(GMS TSS) cho giai đoạn 10 năm đến
2015 đã được xây dựng, tập trung vào
7 chương trình mục tiêu gồm:
(1) Xây dựng sản phẩm và
marketing du lịch
(2) Phát triển nguồn nhân lực du
lịch
(3) Bảo tồn di sản và quản lý tác
động xã hội
(4) Phát triển du lịch phục vụ mục
tiêu xóa đói giảm nghèo
(5) Tăng cường sự tham gia của
khu vực tư nhân
(6) Tạo thuận lợi đi lại cho du
khách
(7) Phát triển cơ sở hạ tầng phục
vụ du lịch
Những mục tiêu quan trọng nhất
Chiến lược Du lịch Tiểu vùng đặt ra
là phát triển bền vững phục vụ xóa
đói giảm nghèo và đưa Tiểu vùng
Mê kông trở thành 1 điểm đến chung
với những sản phẩm du lịch đa dạng,
chất lượng. Một số chỉ tiêu chính cho
10 năm thực hiện Chiến lược này là:
(Xem Bảng 1)
Để triển khai Chiến lược, Kế
hoạch hợp tác du lịch GMS đến năm
2010 đã được xây dựng trong đó xác
định 29 dự án ưu tiên nhằm phát triển
và quảng bá cho 13 vùng du lịch mới
dọc sông Mê kông. Kết quả triển khai
các hoạt động hợp tác theo 7 chương
trình trên được tóm tắt như sau:
Xúc tiến quảng bá và marketing
du lịch: MTCO đã tham gia hội chợ
quốc tế thường niên tại châu Á và
châu Âu, xây dựng trang thông tin
điện tử, ấn phẩm quảng bá (Cẩm nang
hướng dẫn về du lịch trách nhiệm
đó được xuất bản và hướng dẫn trực
tuyến về du lịch trách nhiệm bằng
tiếng Anh, tiếng Pháp tại địa chỉ www.
mekongresponsibletourism.org). Hình
ảnh du lịch Mê kông trên bản đồ du
lịch khu vực và thế giới ngày càng
rõ nét, tiêu đề và biểu tượng xúc tiến
quảng bá du lịch Mê Công được xác
định lại “6 quốc gia – 1 dòng sông”.
Bên cạnh đó, trên cơ sở nguồn tài trợ
bằng hiện vật từ các nước thành viên
cũng như của khu vực tư nhân, nhiều
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
trong khu vực và trên thế giới đã được
MTCO thực hiện đạt hiệu quả.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch:
ESCAP là cơ quan hỗ trợ chính, đã tổ
chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên
đề quốc gia và quốc tế tại các nước
GMS với các chủ đề du lịch văn hoá,
sinh thái, đạo phật, cộng động, du lịch
nông nghiệp, rào cản trong du lịch,
quản lý và quy hoạch du lịch, phòng
ngừa lạm dụng tình dục trẻ em trong
du lịch.
Bảo tồn di sản và quản lý tác động
xã hội: Các hoạt động liên quan đến
nội dung này được triển khai với sự
tham gia của hai đối tác tài trợ chính
là Đại học Canada và Đại học Hawai,
chủ yếu thông qua các chương trình
đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và
nâng cao nhận thức. Học viện Mê
kông (tại Khon Khen, Thái Lan) được
chọn làm nơi tổ chức các khoá đạo tạo
ngắn hạn.
Phát triển du lịch phục vụ mục
tiêu xóa đói, giảm nghèo: Trong
khuôn khổ các Hiệp định cấp vốn vay
của ADB đều có nội dung này để các
nước thụ hưởng triển khai thí điểm mô
hình phát triển du lịch cộng đồng. (Dự
án 1 “Phát triển du lịch Mê kông”, từ
2003 – 2009; Dự án 2 “Phát triển du
lịch bền vững Tiểu vùng Mê kông mở
rộng”, từ 2009 – 2014).
Tăng cường sự tham gia của khu
vực tư nhân: Từ 1996-2005, đã tổ
chức 10 Diễn đàn Du lịch Mê kông
với sự hỗ trợ tổ chức của PATA, ADB.
Năm 2006, nhằm xúc tiến thu hút đầu
tư của khu vực tư nhân, đầu tư nước
ngoài, Diễn đàn Đầu tư Du lịch Mê
kông lần đầu tiên được tổ chức tại
Luang Prabang, Lào. ADB dự kiến hỗ
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
6 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
trợ các nước GMS tổ chức thêm 1 số
diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch trong
thời gian tới.
Tạo thuận lợi đi lại cho du khách:
Đơn giản hoá thủ tục hải quan, xuất
nhập cảnh, nâng cấp các cửa khẩu
quốc gia và quốc tế, miễn visa song
phương là các biện pháp đang được
triển khai. Các nước mong muốn
xây dựng và đưa vào áp dụng visa
chung cho các nước GMS (tương tự
Schengen visa của châu Âu) vào năm
2015. Hiện Thái Lan và Campuchia đã
ký thoả thuận thực hiện thí điểm mô
hình này.
Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch: ADB là đối tác đi đầu trong
hỗ trợ nội dung này thông qua 2 dự án
vốn vay, góp phần hỗ trợ gia tăng kết
nối giữa các nước Tiểu vùng theo các
tuyến hành lang Đông Tây, Bắc Nam.
Sau 5 năm triển khai, Chiến lược
đã được điều chỉnh và Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch GMS thông qua tháng
1/2011 nhân dịp Diễn đàn Du lịch
ASEAN 2011 tại Campuchia. Theo
đó, hợp tác du lịch trong GMS sẽ
tập trung vào 3 chương trình hợp tác
chính:
(1) Phát triển nguồn nhân lực du
lịch
(2) Phát triển du lịch bền vững, du
lịch vì người nghèo
(3) Phát triển sản phẩm và xúc
tiến du lịch Tiểu vùng.
Kết quả hợp tác du lịch Tiểu
vùng đã góp phần vào sự phát triển
ngành du lịch của các nước trong khu
vực, thể hiện rõ nhất là sự tăng trưởng
về lượng khách du lịch quốc tế. Theo
số liệu thống kê năm 2012, ở chỉ tiêu
đầu tiên – lượng khách du lịch quốc tế
đến khu vực GMS đã đạt gần 44 triệu
lượt. Kết quả này tại từng nước trong
Tiểu vùng được tóm tắt như sau:
Campuchia: 10 tháng năm 2013,
đón 3,4 triệu lượt khách du lịch quốc
tế, tăng 18,2% (so với cùng kỳ năm
2012). Trong số đó, Việt Nam đứng vị
trí số 1 với 712,038 lượt người, chiếm
21% tổng lượng khách du lịch quốc tế
tới Campuchia, tăng 11,5%;
Trung Quốc: 9 tháng năm 2013,
đón trên 41 triệu lượt khách du lịch
quốc tế, giảm gần 4,5%. Doanh thu
từ khách du lịch quốc tế đạt 35,5 tỉ
USD, giảm 5,5%. Doanh thu du lịch
đạt 1920 tỉ NDT. Tỉnh Vân Nam đón
gần 2,9 triệu lượt khách du lịch quốc
tế, tăng gần 19%. Tỉnh Quảng Tây đón
gần 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
tăng 11%.
Lào: 9 tháng năm 2013, đón gần
2,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
tăng 15%. Trong đó, lượng khách từ
Việt Nam tăng trưởng trên 22% và là
thị trường gửi khách đứng thứ 2 sau
Thái Lan (năm 2012 đã có 705.596
lượt khách Việt Nam).
Myanmar: 10 tháng năm 2013,
đón trên 450.000 lượt khách du lịch
quốc tế, tăng gần 27%.
Thái Lan: 10 tháng năm 2013, đón
gần 22 triệu lượt khách du lịch quốc
tế, tăng trên 22%. Cùng thời gian
này đã có trên 660.000 lượt khách du
lịch Việt Nam tới Thái Lan, tăng gần
25%.
Việt Nam: 11 tháng năm 2013,
đón 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc
tế, tăng trên 10%. Tính riêng lượng
khách từ các nước khác trong Tiểu
vùng đạt khoảng 2,4 triệu lượt, chiếm
35% tổng lượng khách du lịch quốc tế
vào Việt Nam.
3. Khó khăn, thách thức và
phương hướng tăng cường
phát triển du lịch Tiểu vùng
một cách bền vững
Trong quá trình triển khai các
hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng,
bên cạnh những kết quả tích cực đã
đạt được, các nước đều nhận thấy còn
nhiều tồn tại và thách thức như cơ sở
hạ tầng kém phát triển, chưa đồng bộ,
trình độ nhân lực du lịch còn thiếu và
yếu, số lượng người chưa qua đào tạo
cao, trình độ phát triển du lịch chưa
cao.
Nếu du lịch muốn phát triển bền
vững, cách tiếp cận phát triển du lịch
cần mang tính tổng hợp hơn, phân phối
công bằng hơn lợi ích từ phát triển du
lịch, tăng cường các biện pháp bảo
tồn di sản tự nhiên và văn hóa, bảo
vệ nhóm người dễ bị tác động từ phát
triển du lịch, giám sát tốt hơn tác động
từ du lịch, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh du lịch,
xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ có lợi cho
nhóm người nghèo, tạo thuận lợi đi lại
cho khách du lịch, đặc biệt là việc cấp
visa tại cửa khẩu đường bộ.r
Chỉ tiêu Năm 2015
Khách du lịch quốc tế đến khu vực 50,2 triệu lượt
Tổng thu từ du lịch 52,4 tỉ USD
Tạo thêm việc làm 3,8 triệu
Xoá đói giảm nghèo 1,2 triệu người
Bảng 1
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
7Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
C
ông chức nhà nước là một bộ
phận quan trọng cấu thành nên
hệ thống hành chính quốc gia,
là yếu tố quan trọng ảnh hướng
đến hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi
hoạt động trong nền công vụ. Nắm được
vai trò thiết yếu của việc đãi ngộ công
chức trong bộ máy nhà nước, chính quyền
nhà nước qua các thời kỳ đã xây dựng bộ
công vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của cán
bộ công chức song cũng ràng buộc họ thực
thi công việc và trách nhiệm đối với những
việc trong bộ máy hành chính nhà nước.
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
công chức là phương tiện quan trọng của
nhà nước để quản lý, tổ chức trong việc
thực thi các hoạt động công vụ. Đồng thời
cũng là công cụ quan trọng giúp Đảng và
nhà nước ta phát triển đội ngũ cán bộ công
chức vững vàng về chính trị và giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ. Vai trò quan trọng
của chính sách này nhằm đãi ngộ, thu hút
nhân tài cho hệ thống bộ mày hành chính
nhà nước.
Trong suốt thời gian thực thi chính
sách, Đảng và nhà nước ta đã thu được
những kết quả nhằm đảm bảo việc thực thi
chính sách cán bộ nhà nước như nâng cao
tiền lương, đảm bảo ổn định xã hội, đào tạo
được đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên
phục vụ công tác hành chính nhà nước.
“Chính sách là do con người tạo ra, nhưng
đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ
đến hoạt động của con người. Chính sách
có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính
tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách
nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có
thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui
chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có
thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ luôn
gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ.
Chính sách cán bộ còn góp phần ổn định,
phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho
mọi người sống trong bình đẳng, phát triển
hài hòa”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đáng khích lệ đó vẫn còn những tồn tại
và thiếu sót cần có những giải pháp hoàn
thiện. Bên cạnh đó, việc tìm ra những tồn
tại và đề ra cách khắc phục vấn đề liên quan
đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ công
chức cũng là một mục tiêu quan trọng mà
Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực
hành.
1. Một số khái niệm chung
Theo Từ điển Tiếng Việt, chính sách là
tập hợp các chủ trương và hành động về
phương diện nào đó của Chính phủ nó bao
gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt
được và cách làm để thực hiện các mục
tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự
phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh
tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Hay nó
còn được hiểu, chính sách là những sách
lược và các chủ trương, biện pháp cụ thể
để thực hiện đường lối và nhiệm vụ trong
một thời kì lịch sử nhất định. Còn đãi ngộ là
cho hưởng các quyền lợi theo chế độ, tương
xứng với sự đóng góp.
Như vậy, đãi ngộ được hiểu là những
quyền lợi đáng được hưởng của con người
khi tham gia những công việc hay có những
đóng góp nhất định. Đãi ngộ ở đây bao gồm
cả những giá trị vật chất và những quyền lợi
về mặt tinh thần.
“Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ,
công chức là việc đảm bảo cho các cán bộ,
công chức được hướng các quyền lợi tương
xứng với sự đóng góp của họ”. “Chính sách
đãi ngộ cán bộ, công chức bao gồm cả đãi
ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh
thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ,
khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn;
phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được
bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu,
nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm,
tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh
hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao
tặng”.
Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu
trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích
vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng
nhất. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích
về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi
ích vật chất.
Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức
nhà nước bao gồm cả chính sách tiền lương,
chính sách bảo hiểm xã hội và một số chính
sách khác nhằm đảm bảo quyền lợi và giúp
thực thi quyền lợi của cán bộ, công chức
nhà nước với nhiệm vụ được giao. Những
chính sách này cần phải đảm bảo yêu cầu
thể hiện thước đo cơ bản về giá trị lao động
và phù hợp với mức đóng góp của từng
cá nhân. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng,
những đãi ngộ đó có thể giúp những cán
Nhữnggiảipháp
gópphầnhoànthiện
Hệthốngchínhsáchđãingộ
đốivớicánbộ,côngchứcnhànước
 ởviệtnam
lNguyễn Thế Tâm
Tóm tắt: Chính sách đãi
ngộ cán bộ, công chức nhà
nước đã được triển khai và
thu được những kết quả
nhất định trong suốt thời
kì triển khai. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi còn
rất nhiều khó khăn và tồn
tại trở thành rào cản cho sự
phát triển chung của toàn
xã hội. Nhiệm vụ của các
cấp là tìm ra những giải
pháp nhằm điều hòa những
khó khăn, phát huy những
điểm mạnh trở thành điểm
tựa cho sự phát triển.
Từ khóa: Chính sách đãi
ngộ, cán bộ, công chức nhà
nước, giải pháp
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
8 Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
bộ công chức có thể duy trì và phát trển
công việc một cách tốt nhất. Hỗ trợ vào
việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản,
đồng thời đào tạo cán bộ cho hệ thống
hành chính quốc gia.
Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ, công chức nhà nước giúp đảm
bảo việc thực thi tốt hơn những quyền lợi
của người lao động trong bộ máy hành
chính nhà nước. Bên cạnh đó, nâng cao
trách nhiệm và thái độ làm việc cũng
như đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ tốt hơn, hiệu quả hơn. Những chính
sách cán bộ tại Việt Nam hiện nay đang
khẳng định được vai trò và vị thế của
nó trong tiến trình phát triển chung của
xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn tổng
quan hơn về đội ngũ cán bộ công chức
nhà nước, đồng thời hoạch định những
chính sách cần thiết và tối ưu cho sự phát
triển và hoàn thiện hệ thống hành chính
quốc gia.
2.Thực trạng của chính sách
đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức nhà nướcViệt Nam hiện
nay
2.1. Kết quả đạt được
- Về chính sách tiền lương
Năm 1993 hệ thống cải cách tiền
lương đã được thông qua, qua đó chỉ rõ
những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc
hoạt động để có thể làm cơ sở cho việc
hình thành chính sách tiền lương. Thực
hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27-5-
2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một
số vấn đề về cải cách chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi
người có công và định hướng cải cách
đến năm 2020”, mới đây, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1987/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch
triển khai đề án cải cách chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người
có công. Trong Quyết định này, Thủ
tướng giao trong quý 1-2014, Bộ Nội vụ
trình Chính phủ ban hành Nghị định về
chính sách tinh giản biên chế. Năm 2014
và các năm tiếp theo, Bộ Nội vụ trình
Chính phủ xem xét mức lương cơ sở đối
với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang trên cơ sở khả năng ngân
sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và
tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thông qua một số những chỉ đạo và
quy định này, chính sách tiền lương đã
được ban hành và tạo được một số những
thành công cụ thể. Đảng và nhà nước ta,
thông qua chính sách tiền lương đã chú
trọng hơn với việc trả lương đúng định mức
và đúng với năng lực, đóng góp của cán bộ,
công chức đối với những cống hiến của họ
cho công việc hành chính nhà nước. “Coi
việc trả lương đúng cho người lao động là
thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực
để phát triển kinh tế và nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước”.
Việc xây dựng được chính sách tiền lương
giúp đảm bảo việc công bằng xã hội. Đất
nước đang phát triển và xây dựng nền kinh
tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa,
xóa bỏ quan liêu bao cấp nên cần có một
chính sách tiền lương minh bạch, công khai
và phù hợp để xã hội thực sự công bằng.
Bên cạnh đó, việc đề ra chính sách tiền
lương đảm bảo cho việc mức lương được
định hóa, và được nâng dần theo năng lực
và theo sự phát triển chung của xã hội. Đây
cũng chính là thành quả trong bước tiến
nhằm thực hiện công bằng xã hội. Hiện nay,
công chức nhà nước có thể sống được nhờ
mức lương và nguồn trợ cấp khác mà họ
đáng được hưởng nhờ vào cống hiến của
mình đối với xã hội. Theo đó, tiền lương
của cán bộ, công chức nhà nước sẽ được
tăng điều độ thông qua các năm, từ 10-20%/
năm. Điều này đảm bảo việc nâng cao chất
lượng cuộc sống, ổn định cuộc sống để cán
bộ công chức có thể cống hiến tốt hơn với
những công việc trong bộ máy nhà nước.
Mở rộng quan hệ bội số tiền lương thấp
– trung bình – tối đa, đặc biệt là hệ số lương
trung bình, từ đó sửa đổi cơ bản hệ số thang
bậc lương và phụ cấp đảm bảo tương quan
hợp lý, khuyến khích người làm việc giỏi
và tạo thuận lợi khi điều động luân chuyển
cán bộ trong hệ thống chính trị. Nhà nước
đề ra mức lương tối thiếu cho từng lĩnh vực
hoạt động, đề ra ngạch công chức và phân
biệt theo thâm niên hoạt động và khả năng
làm việc để đảm bảo quyền lợi cho tất cả
mọi người. Tránh được tư tưởng cào bằng,
bình quân hóa tồn tại từ thời bao cấp.
Chính sách tiền lương từng bước được
đổi mới theo định hướng thị trường và nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đặc biệt là trong khu vực sản xuất
kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ
tiền lương thưo nguyên tắc thị trường chồng
bình quân hóa.
Trong chính sách tiền lương một số
vấn đề đã được giải quyết như tách yếu tố
ưu đãi ra thành một chính sách chuyên biệt
như chính sách người có công, phân biệt
tính chất và đặc điểm lao động để phân chia
mức lương phù hợp…
Như vậy, chính sách tiền lương được
đảm bảo và phù hợp là cơ sở quan trọng để
có thể ổn định kinh tế - xã hội, góp phần giúp
nâng cao chất lượng và khả năng hoạt động
củahệthốnghànhchínhnhànướcvàổnđịnh
đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức.
Chính sách bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan
trọng nhất trong hệ thống phúc lợi xã hội
(Bảohiểmxãhội,bảohiểmytếvàbảohiểm
thất nghiệp). Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ
bảo đảm quyền lợi cho người lao động
trên cơ sở đóng góp của người lao động
và người sử dụng lao động. Theo phương
thức đó, người lao động phải có đóng góp
vào quỹ bảo hiểm xã hội mới được quyền
lợi bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa
mức đóng và quyền lợi được hưởng lại
chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như:
nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro,
nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng
có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại
mang tính xã hội.
Từ năm 2007, Luật Bảo hiểm xã hội
có hiệu lực đánh dấu mốc quan trọng trong
quá trình phát triển của chính sách bảo hiểm
xã hội ở Việt Nam. Bản chất của bảo hiểm
xã hội la bù đắp một phần hoặc thay thế thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm
hoặc mất thu nhập do đau ốm, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hay
đến tuổi hưu trí. Các chinh sách bảo hiểm
xã hội ở Việt Nam ngày càng được thay đổi
một cách phù hợp với tiến trình phát triển
chung của xã hội. Bảo hiểm xã hội góp
phần ổn định đời sống xã hội, tạo điều kiện
để công chức nhà nước ổn định hơn trong
công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên
cạnh đó, bảo hiểm xã hội góp phần vào việc
phân phối lại thu nhập một cách công bằng,
chia sẻ giữa các tầng lớp dân cư, giữa các
thế hệ; Giảm chi ngân sách nhà nước cho
người già, người bị thất nghiệp, góp phần
bảo đảm an sinh xã hội bền vững; Đảm bảo
sự bình đẳng trong tham gia, đóng góp và
hưởng thụ của những người lao động trong
các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy
đoàn kết và gắn kết xã hội.
Về vai trò của bảo hiểm xã hội được
khẳng định thông qua số lượng người tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
ngày càng đông đảo và mức lương hưu trợ
cấp qua các năm cũng được điểu chỉnh để
phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
9Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
đảm bảo lợi ích cho người lao động. “Tính
đến cuối năm 2012, số đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 134 nghìn
người, trong đó khoảng trên 70% là đã
từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
có trên 2,2 nghìn người hưởng hưu trí hàng
tháng từ bảo hiểm xã hội tự nguyện với
mức lương hưu bình quân là 1.049 nghìn
đồng/người”. Đối với bảo hiểm xã hội bắt
buộc số người tham gia không ngừng tăng
cao, từ hơn 2,2 triệu người năm 1995 đến
năm 2012 số người tham gia đã đạt 10,4
triệu người. Mức lương hưu bình quân của
người hưởng lương hưu từ ngân sách nhà
nước (nghỉ hưu trước năm 1995) là 2,88
triệu đồng/tháng, còn của người hưởng
lương từ quỹ bảo hiểm chi trả là 3,07 triệu
đồng/tháng năm 2012. Như vậy, mức lương
hưu bình quân cao hơn mức tiền lương bình
quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc của người lao động (2,156 triệu đồng/
người/tháng).
Bảo hiểm y tế
Là hình thức bảo hiểm mang tính cộng
đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong
lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho mọi người vì mục đích lời nhuận.
Hệ thống bảo hiểm y tế ngày càng được
củng cố và đổi mới cho phù hợp với điều
kiện sống và mức sống của người lao động
nên nó không ngừng thể hiện vai trò và sức
mạnh của mình trong việc gắn kết cộng
đồng và đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, chính sách bảo hiểm xã hội
là một hệ thống quann trong của phúc lợi
xã hội. Cùng với các chế độ bảo hiểm xã
hội đã góp phần vào an sinh xã hội, ổn định
và giúp công chức an tâm hơn với nhiệm
vụ và công việc trong quá trình công tác và
hưu trí.
Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Đã thu được những kết quả rất đáng
khích lệ. Đảng và Nhà nước ta cũng đang
rất quan tâm đến việc nâng cao chất lương
đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao
hiệu quả làm việc của từng cơ quan ban
ngành, góp phần vào sự phát triển chung
của toàn xã hội. Nhằm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thư năm Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở
xã phường, thị trấn và triển khai thực hiện
Nghị quyết 30c/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, vấn
đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã được
thay đổi về hình thức và cách thức làm việc
cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho đội ngũ cán bộ.
Về vai trò của những chính sách đào
tạo bồi dưỡng cán bộ là xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính,
quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực
thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của đất nước và thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội qua những
thời kỳ nhất định.
Trong suốt quá trình triển khai chính
sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã thu
được những kết quả nhất định nhằm ổn
định xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất
nước. Theo thống kê của Bộ Nội vụ trong
giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm
hơn 15% cán bộ, công chức khối cơ quan
bộ, ngành Trung ương được đưa đi đào
tạo và ở đọa phương đạt gần 10%. Số lượt
người được đào tạo và bồi dưỡng trong cả
nước đạt 2.600.000 người (giai đoạn 2006-
2010). Trong đó, khối bộ, ngành là 954.000
lượt và khối địa phương là 1.645.000 lượt.
Cả nước có 469.000 lượt cán bộ, công chức
được đào tạo về lý luận chính trị, 467.000
lượt được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý
nhà nước. Đặc biệt, trong giai đoạn này đã
có 1.024.000 lượt cán bộ công chức cấp xã
được đào tạo, bồi dưỡng. Số cán bộ công
chức được đào tạo bồi dưỡng trong giai
đoạn 2006-2010 tăng 33% so với giai đoạn
201-2005, trong đó đào tạo về chuyên môn
nghiệp vụ tăng gần 20%.
Các địa phương cũng rất chú trọng vào
việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ từ cấp xã huyện đến tỉnh. Hầu hết
các tỉnh trong cả nước đều có chính sách bồi
dưỡng cán bộ và có kế hoạch riêng nhằm
phát triển đội ngũ cán bộ ở địa phương,
nâng cao hiệu quả và khả năng làm việc
trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
2.1. Một số hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được,
những chính sách này sau khi được triển
khai và thực hiện hoa cũng vấp phải một số
vấn đề và hạn chế trở thành rào cản cho sự
phát triển chung của xã hội.
Về chính sách tiền lương. Chế độ tiền
lương hiện hành bộc lộ khá nhiều hạn chế
như tốc độ điều chỉnh nhằm bù trượt giá,
đảm bảo tiền lương thực tế còn chậm, mức
lương trung bình của đội ngũ cán bộ, công
chức còn thấp, khong đảm bảo được mức
sống trung bình. Trong nhiều năm qua, mặc
dù năm nào cũng thi hành những chính sách
nhằm cải cách tiền lương song đời sống
cán bộ, công chức không tăng mà có khi
còn suy giảm đi, bộ máy hành chính thì
ngày càng phức tpạ, cồng kềnh.
Về tiền lương tối thiểu hiện nay chỉ
đủ đảm bảo trượt giá là chính chứ không
đảm bảo cho cán bộ, công chức có đời
sống ổn định và việc chi trả không phù
hợp với cống hiến của họ đối với công
việc hành chính nhà nước. “Tính chung
từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc
so sánh là năm 2002 (mức lương tối
thiểu là 210.000 đồng/tháng) tiền lương
danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số giá cả
hàng hóa tiêu dùng chung tăng 147,2%,
riêng chỉ số giá lương thực, thực phẩm
tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực
tế sau 9 năm tăng  là 59,9%, bình quân
mỗi năm tăng 5,4%”. Nếu so sánh với
tốc độ tăng trường kinh tế qua các năm
thì có sự chênh lệch lớn (tăng trưởng
kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/ năm).
Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế
bình quân hàng năm từ 2003 đến 2011
chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh
bình quân hàng năm từ 1993 đến 2002,
trong khi tổng quỹ tiền lương và trợ cấp
tăng mỗi năm bình quân gần 2 lần.
Vai trò kích thích của tiền lương cồn
mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân
vẫn còn lớn trông chế độ tiền lương mới.
Chính sách tiền lương mới về cơ bản
vẫn hoạt động theo nguyên tắc cào bằng,
không phản ánh đúng lợi ích và cống
hiến của từng đối tượng lao động. Đồng
thời, mức lương vẫn nặng về bằng cấp,
chưa theo trình độ, chất lượng công việc
yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận. Quy
định mức lương bằng hệ số, tiền lương
chức vụ bằng xếp lương theo chuyên
môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ
chỉ là biện pháp tình thế.
Về chế độ bảo hiểm xã hội. Công tác
bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế, yếu
kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn
thấp, mới đạt khoảng 20% lực lượng lao
độn. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã
hội chưa đáp ứng yêu cầu, việc tổ chức
thực hiện các chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hộ còn có thiếu sót. Nguy cơ
mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội cao do
quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng
bảo hiểm xã hội còn mất cân đối, mức
đóng chưa tương ứng với mức hưởng.
Chế độ bảo hiểm xã hội còn lẫn lộn
và đan xen với các chế đội ưu đãi và các
chính sách khác như an dưỡng, kế hoạch
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
10 Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
hóa gia đình tạo ra sự bình quân hóa cao,
số lượng hưởng tràn lan mà mức hưởng
chưa hợp lý so với mức phí đống góp
hoặc chưa phù hợp với từng đối tượng
khác nhau.
Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức nhà nước. Vấn đề đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ ngày càng được chú
trọng song vẫn chỉ coi trọng về mặt số
lượng chứ chưa chú trọng đầu tư về chất
lượng. Chính vì vậy hiệu quả công việc
khi thực hiện chưa được nâng cao, khả
năng quản lý và điều hành công việc còn
gặp nhiều hạn chế lớn.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ
đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán
bộ chuyên trách; phần lớn công chức cấp
xã làm việc không theo chuyên môn được
đào tạo. Điều hành và xử lý công việc
còn lúng túng; nhiều cán bộ, công chức
cấp xã chưa thật sự tận tâm, tận tụy phục
vụ nhân dân. Việc quy hoạch cán bộ cơ
sở mới chỉ dừng lại ở các chức danh cán
bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú ý đến
đội ngũ làm công tác chuyên môn, thậm
chí có nơi, những người họat động không
chuyên trách cấp xã chưa qua đào tạo lý
luận chính trị: 94,49%; chưa qua đào tạo
chuyênmôn:70,04%;khôngchuyêntrách
ấp, khu phố chưa qua đào tạo chính trị:
85,85% và chuyên môn chiếm 95,59%.
Chính vì vậy trình độ kiến thức và năng
lực công tác của một bộ phận chưa được
chú ý.
Như vậy, chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ công chức còn gặp khá nhiều
vướng mắc mà chủ yếu là do quá trình
quản lý gặp nhiều thiếu sót và vấn đề đào
tạo cán bộ còn quá nhiều sơ hở, chưa chú
trọngvàovấnđềđàotạonộidungchuyên
môn mà chỉ lập khóa đào tạo ra nhằm đối
phó. Bên cạnh đó, chính sách tiền luông
và bảo hiểm xã hội chưa tạo ra được mức
sống ổn định mà còn gây nên sự bất an
trong đội ngũ cán bộ, công chức.
3. Một số giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách đãi
ngộ đối với cán bộ, công
chức nhà nước
Để có thể hoàn thiện chính sách đãi
ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước
trong hệ thống bộ máy hành chính nhà
nước cần có sự phối hợp nhiều nguyên
tắc và giải pháp , đó là :
3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
về công tác cán bộ nói chung và thể chế hóa
quan điểm của Đảng về công tác cán bộ.
Trong Luật Cán bộ, công chức 2008 đã
xác định: “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà
nước” chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo của
Đảng luôn được khảng định và giữ vững
qua các thời kỳ lãnh đạo. Đối với chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà
nước, vai trò lãnh đạo của Đảng càng cần
phải được thể hiện và khẳng định.
Đảng ta lãnh đạo chính sách thông qua
việc đào tạo cán bộ, mở các khóa đào tạo và
tiến hành quản lý độ ngũ cán bộ, phân bổ
đội ngũ cán bộ sao cho hợp lý với từng khu
vực, từng địa phương để chắc chắn rằng
bộ máy của mọi vùng, mọi liĩnh vực trong
hệ thống hành chính nhà nước luôn được
vận hành tốt. Bên cạnh đó, Đảng là nhân tố
quyết định tới những thay đổi trong chính
sách tiền lương, chính sách phúc lợi xã hội
và đảm bảo cho xã hội tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng
trong việc đổi mới và hoàn thiện chính
sách đại ngộ cán bộ, công chức nhà nước
là không thể thay thế được. Hay nói cách
khác, để chính sách đãi ngộ được hoàn thiện
thì không thể tách rời ra khỏi sự lãnh đạo
của Đảng. Việc đảm bảo thực hiện thống
nhất những mục tiêu chính trị do Đảng đề
ra sẽ là điều kiện kiên quyết để đưa nước ta
không ngừng phát triển.
3.2. Cải thiện và đổi mới chính sách
tiền lương
Chính sách tiền lương là một trong
những chính sách quan trọng của chính
sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà
nước. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam hiện
nay tuy có nhiều đổi mới sông để chúng
thực sự trở thành nguồn thu nhập chính và
mỗi cán bộ có thể dựa vào mức lương để ổn
định cuộc sống thì còn cần rất nhiều nỗ lực
nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền
lương sao cho hợp lý nhất.
Cần phải có những điều tra tổng thể
đời sống xã hội và mức sống của người dân
để có những điều chính thật hợp lý về mức
lương tối thiểu cũng như những thang – bậc
lương sao cho thực hiện tốt được công bằng
xã hội. Những vấn dề này đều phải dựa trên
cơ sở thực tiễn, cần phải xem xét tính chất,
đặc điểm và phân loại từng đối tượng công
chức và những vấn đề liên quan đến trượt
giá, mức sống và những biến động của thị
trường giá cả để có những điều chỉnh phù
hợp. Xây dựng cơ chế tiền lương và thu
nhập riêng cho khu vực hành chính và khu
vực sự nghiệp của nhà nước trên cơ sở phân
định rõ cơ quan hành chính công quyền với
các tổ chức làm dịch vụ công để có cơ chế
quản lý tài chỉnh và quản lý tiền lương phù
hợp. Đồng thời, tách biệt chính sách tiền
lương ra khỏi những chính sách ưu đãi xã
hội khác.
Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện
hệ thống văn bản liên quan đến chính sách
tiền lương cũng như xây dựng bộ Luật tiền
lương sao cho việc đảm bảo công bằng xã
hội đối với từng đối tượng công chức. Cần
có những đánh giá cụ thể về năng lực làm
việc, trách nhiệm và công việc đảm nhận để
chi trả lương cho hợp lý, tránh hiện tượng
bình quân chủ nghĩa và cào bằng trong việc
chi trả tiền lương cho các đối tượng công
chức nhà nước.
Việc chi trả lương hợp lý sẽ là điều kiện
quan trọng giúp cho các đối tượng cán bộ,
công chức gắn bó hơn với công việc và giúp
họ ổn định đời sống vật chất và tinh thần
khi tham gia vào công việc hành chính nhà
nước.
3.3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của cán bộ, công chức bằng việc hoàn
thiện chính sách phúc lợi xã hội
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là
một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp
phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc
dân một cách công bằng, hợp lý giữa các
tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho
ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã
hội bền vững.
Chính sách phúc lợi xã hội ba gồm
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiêm thất nghiệp. Những chính sách
này nhằm đảm bảo cho công chức nhà nước
có đời sống tốt hơn, quan tâm đến sức khỏe
của cán bộ, công chức để họ có thể yên tâm
công tác và hoàn thành công việc. Cần phải
tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cũng
hiểu về vai trò của những chính sách phúc
lợi xã hội để họ có thể tham gia và đảm bảo
quyền lợi cho tất cả mọi người. Phát triển
và mở rộng hợp lý các chế độ bảo hiểm xã
hội để nâng cao một bước tính ưu việt trong
sự đảm bảo của nhà nước đối với những
người làm việc trong nền công vụ.
Cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa
vào hoạt động những bộ Luật liên quan đế
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc
và không bắt buộc, đồng thời nghiên cứu
tính thiết thực và triển khai chính sách bảo
hiểm thất nghiệp. Thanh tra, kiểm tra việc
đưa các loại hình phúc lợi xã hội đến với
nhân dân.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
11Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
3.4. Nâng cao đội ngũ cán bộ công
chức bằng việc hoàn thiện chính sách đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đến
việc đào tào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước, Đảng phải là cơ quan
cao nhất đề ra những đường lối, chính sách
đào tạo tốt đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước. Đồng thời, khi có chinhs ách tốt thì
đội ngũ cán bộ, công chức phải là đỗi tượng
hỗ trợ đắc lực công việc trong nền hành
chính công vụ. Chính vì vậy mà công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ chịu sự quy định của
đường lối chính trị và phục vụ cho nhiệm
vụ chính trị. Như vậy, đội ngũ cán bộ và
hệ thống chính sách có mối quan hệ qua lại
với nhau. Nhưng trước hết cần phải đào tạo
tốt đội ngũ “giúp việc” cho hệ thống hành
chính mới phát huy được vai trò của hành
chính công và công tác công vụ quốc gia.
Bên cạnh chính sách đào tạo, bồidưỡng
và sử dụng cán bộ cần có chính sách ưu đãi
và đãi ngộ thật hợp lý. Đây là cách để có
thể giữ chân những người thực sự có tài và
có tâm huyết với hoạt động công vụ. Bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ công chức cũng là một chính sách
đãi ngộ. Song cồn cần nhiều chính sách đãi
ngộ hợp lý hơn, thực tế hơn nữa.
3.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ
cán bộ, công chức đi đôi với hoàn thiện hệ
thống pháp luật công chức
Đảngtađãkhẳngđịnh:“Đổimớicănbản
công tác cán bộ phù hợp với chế độ mới, phân
địnhrõcánbộdâncửhoạtđộngtheonhiệmkỳ
và các loại công chức, viên chức sự nghiệp…
nhằm hình thành độu ngũ cán bộ chuyên
nghiệp có phẩm chất, kiến thức, thành thạo
nghềnghiệp,nắmvữngphápluật”.
Các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ
công chức đang dần được nghiên cứu và
hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của
từng đối tượng viên chức. Đồng thời, Bộ
Luật công chức cũng đang được nghiên cứu
nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn nhất
cho công tác cán bộ công chức nhà nước.
Trong đội ngũ những cán bộ, công chức có
nhiều đối tượng, nhiều loiạ hình hoạt động
khác nhau nên khi nghiên cứu chính sách
đãi ngộ cần phải tiến tới việc phân tách từng
đói tượng để có chính sách ưu đãi tốt cho
từng đối tượng để thấy được sự quan tâm
của đảng và nhà nước với những đối tượng
khác nhau trong hệ thống công quyền hành
chính nhà nước.
3.6.Hoànthiệnchínhsáchđãingộkếthợp
vớicảicáchbộmáyhànhchínhnhànước.
Cơ quan hành chính nhà nước là một
bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước
lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà
nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật
quy định, hoạt động trên một đơn vị hành
chính lãnh thổ hay một lĩnh vực nhất định.
Bộ máy hành chính nhà nước muốn
hoạt động tốt được thì cần phải có đội ngũ
cán bộ có tài, có chuyên môn và tâm huyết
với công việc. Chính vì vậy, việc hoàn thiện
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công
chức nhà nước cần phải phối hợp với việc
hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, bộ máy hành chính Việt
Nam đang dần phình to ra và trở nên cồng
kềnh hơn, chính vì vậy cần có những chính
sách nhằm đổi mới, tinh giảm bộ máy hành
chính sao cho chúng làm việc hiệu quả
hơn. Công cuộc cải cách hành chính mà
Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm
trước đây nhằm hướng tới việc thay đổi
trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành,
làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu
của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tất
nhiên, cuộc cải cách này không nhằm thay
đổi nền tảng của nền hành chính nhà nước
Việt Nam mà chỉ làm thay đổi cơ chế vận
hành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước
trong thời kinh tế chuyển đổi sang cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Bên cạnh đó, một cách nhằm tinh giảm
đội ngũ cán bộ hành chính là thực hiện xã
hội hóa một số hoạt động sự nghiệp công
nhằm giảm bớt đối tượng hưởng lương từ
ngân sách. Các đơn vị, địa phương tiếp tục
duy trì thực hiện cơ chế “một cửa”, “một
cửaliênthông”theoQuyếtđịnhsố93/2007/
QĐ-TTg (ngày 22-6-2007) của Thủ tướng
Chính phủ. Hầu hết các thủ tục được giải
quyết qua bộ phận “một cửa”, “một cửa liên
thông”. Cụ thể, có 1.122 thủ tục hành chính
cấp tỉnh; 230 thủ tục hành chính cấp huyện;
129 thủ tục hành chính cấp xã. Chính vì vậy
mà công việc hành chính nhà nước vẫn còn
khá phúc tạp mặc dù đã được tinh giảm và
đơn giản hóa sau nhiều lần cải cách. Chính
vì vậy cần có chính sách cải cách, đổi mới
đúng đắn và phù hợp sao cho tạo hiệu quả
và niềm tin vào bộ máy hành chính quốc
gia.
3.7. Hoàn thiện pháp luật về công vụ
và gắn hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán
bộ, công chức với thực thi công vụ
Hoạt động công vụ nhà nước cho rằng
đó là hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực
nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước, phục vụ xã hội, công
dân, nhà nước. Do vậy, quyền lực nhà
nước đi vào cuộc sống có hiệu lực, hiệu
quả hay không, có đúng đắn, tạo ra được
các giá trị to lớn cho xã hội hay không,
phụ thuộc rất lớn vào việc hoạt động công
vụ nhà nước được thực hiện như thế nào.
Tuy nhiên, mặc dù đất nước đang trên đà
phát triển và hội nhập song các hoạt động
công vụ vẫn không được tách biệt rõ ràng
với các hoạt động của cơ quan nhà nước
khác, pháp luật về hoạt động công vụ vẫn
chưa được hoàn thiện và kiện toàn. Điều
này đồi hỏi phải có một hướng đi phù
hợp, có hệ thống quản lý và phân tách các
hoạt động thật hợp lý để chúng phát huy
được hiệu quả của mình.
Việc hoạt động và làm việc công vụ
cũng cần được phối hợp một cách chặt
chẽ với nhau đồng thời có chế tài hợp lý
nhằm đãi ngộ và ưu đãi cho những đối
tượng có công. Gắn đãi ngộ với việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chính và
gắn quyền lợi với trách nhiệm trong việc
quản lý, điều hành của cán bộ, công chức
cũng chính là đảm bảo nguyên tác “đãi
ngộ tương xứng”.
Tài liệu tham khảo.
1. Bộ Luật Lao động, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX, X.
3. Ban chấp hành Trung ương Đản
khóa X (2008), Kết luận số 20-KL/TW ngày
22/01/2008vềcảicáchchínhsáchtiềnlương,
bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có
công giai đoạn 2008 – 2012.
4. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội,
Những vấn đề cơ bản về cải cách tiền lương
ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội –
1991.
5. Lê Văn Dũng, Tác động của chính
sách cán bộ đối với đội ngũ cán bộ công
chức. Trường Chính trị Phạm Hùng.
6. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Mấy suy nghĩ
về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện
nay. Tạp chí Tuyên giáo.
7. ThS. Nguyễn Thế Vịnh, Đổi mới chế
độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công
chức xã, phường, thị trấn. Tạp chí Tổ chức
Nhà nước – 2009.
8. Thực trạng của đội ngũ cán bộ, công
chức trong công cuộc cải cách hành chính –
caicachhanhchinh.gov.vn
9. ThS. Nguyễn Bích, Một số góp ý dự
thảo Luật Bảo hiểm Xã hội 2013. Viện Khoa
học Lao động vã Xã hội.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
12 Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
C
ó hai vấn đề cần được làm rõ để góp phần phát triển
kinh tế làng nghề là những hiểu biết chung về làng
nghề truyền thống Việt Nam và lý luận chung về quản
lý kinh tế làng nghề ở Việt Nam.
1. Một số vấn đề chung về làng nghề
1.1 Một số khái niệm về làng nghề truyền thống
Làng nghề hay làng nghề truyền thống có rất nhiều cách hiểu
khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại có cách nghĩ riêng và
cách lý giải riêng về chuyện gọi tên vấn đề này.
Theo một số tác giả :
-“Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu
nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan
lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh
xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng
một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ
nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là
vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng
ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” (1).
-“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ
công tách hẳn ra khỏi công nghiệp và kinh doanh độc lập”(2).
-Hay “là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công
hầu như được tách hẳn ra khỏi nghề kinh doanh độc lập và đạt tới
một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập
từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng”(3).
Từ đó, có thể quy gọn lại cách hiểu về làng nghề, làng nghề
là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp
phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính thức hoặc nguồn
thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Những ngành
nghề này thường được tách biệt khỏi nông nghiệp và kinh doanh.
Bên cạnh đó sẽ tạo ra những người thợ thủ công hay gọi là thợ cả,
đó chính là những người lành nghề và có khả năng truyền nghề
từ đời này sang đời khác. Về mặt định lượng, làng nghề là làng
có từ 35-40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động làng nghề, thu
nhập chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ, đồng thời giá trị
sản lượng của làng nghề chiếm trên 50% tổng số giá trị sản lượng
địa phương.
1.2 Đặc điểm của làng nghề
Sự hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam cùng với
sự hình thành và phát triển của những làng nghề tạo nên các đặc
điểm riêng biệt dễ nhận biết. Làng nghề truyền thống Việt Nam
phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Các
làng nghề gắn bó chặt chẽ với nông thôn, ra đời từ các miền
quê nông nghiệp. Sau này tuy các làng nghề có được tách biệt
với nông thôn song sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, thủ công
nghiệp ở nông thôn được sản xuất cùng nhau và xen lẫn nhau tạo
nên một guồng quay kinh tế ở mọi vùng nông thôn Việt Nam.
Một đặc điểm dễ nhận ra ở các làng nghề truyền thống ở nước ta
đó là những người thợ thủ công đồng thời cũng là những người
Về quản lý
nhà nước
trong
phát triển
kinh tế làng nghề
ởviệt nam hiện nay
lVương Thị Thu Thảo
Tóm tắt: Một số hiểu biết chung về làng nghề, vai
trò và ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển làng
nghề trong mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế; lý luận về quản lý nhà nước về kinh tế
làng nghề.
Từ khóa: Kinh tế làng nghề
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
13Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
nông dân. Họ làm nông nghiệp khi vụ mùa
đến và trong những lúc nông nhàn họ lại
trở thành những người thợ tách biệt với
nông nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng
và bảo tồn các làng nghề truyền thống là
cơ hội để có thể phát triển kinh tế nông
thôn và tạo điều kiện cho việc xây dựng
nông thôn mới.
Vì sản xuất ở nông thôn nên hầu hết
hình thức tổ chức sản xuất lao động là tổ
chức kinh tế hộ gia đình. Bởi những ngành
nghề này thường tồn tại trong những hộ
gia đình đơn lẻ, thông qua sự làm việc của
những cá nhân trong gia đình được phân
chia nhiệm vụ để có thể hoàn thành sản
phấm. Tùy thuộc vào lứa tuổi và giới tính
sẽ chia ra những nhiệm vụ và công việc
cần đảm nhiệm của từng thành viên trong
gia đình. Người thợ cả hay người nghệ
nhân có tay nghề cao nhất thường là những
người đàn ông trong gia đình. Ngay từ khi
làng nghề hình thành thì việc tổ chức ra
những xưởng sản xuất được chuyên môn
hóa thành những khâu chuyên biệt như
hiện nay. Điều này quy định, phần đông
lao động trong các làng nghề là lao động
thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh
xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ
và sáng tạo của người thợ, của các nghệ
nhân. Tuy hiện nay việc phát triển khoa
học kĩ thuật đã hỗ trợ rất nhiều vào việc
đẩy mạnh sản xuất, tuy nhiên, một số công
đoạn trong sản xuất đồ thủ công vẫn cần
được chế tác bằng tay mới đạt đến độ tinh
xảo và tính thẩm mĩ cao của sản phẩm. Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng, đòi hỏi mỗi thợ thủ công cần
luôn luôn sáng tạo để có thể chuyển dịch
đúng hướng và đưa nghề phát triển kịp với
xu hướng phát triển chung của xã hội.
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm
trong các làng nghề, đặc biệt là các làng
nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc
hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.
Công cụ lao động trong các làng nghề đa
số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất
mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm
có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải
dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người
thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá
và điện khí hoá từng bước trong sản xuất,
song cũng chỉ có một số không nhiều nghề
có khả năng cơ giới hoá được một số công
đoạn trong sản xuất sản phẩm. Công nghệ
tuy có từng bước phát triển song những
vấn đề thuộc về mĩ nghệ trong từng sản
phẩm thủ công vẫn được duy trì và ngày
càng được cải tiến về mặt kĩ thuật để đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng
như ngoài nước.
Một số vấn đề liên quan đến sản
phẩm, nguyên liệu và thị trường của
những làng nghề truyền thống. Sản phẩm
của làng nghề truyền thống thường chính
là những vật dụng được sử dụng trong
sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề,
đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc,
có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc
văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề
truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa
có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản
phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng,
vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa,
công sở nhà nước... các sản phẩm đều là
sự kết giao giữa phương pháp thủ công
tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Một
số sản phẩm vừa mang lại giá trị kinh tế
và mang đậm giá trị văn hóa vùng miền
như lụa ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội),
gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc
Ninh)… Về nguyên liệu của những làng
nghề thường được tận dụng hoặc tự sản
xuất ở tại địa phương. Hầu hết các làng
nghề truyền thống được hình thành xuất
phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu
sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương.
Cũng có thể có một số nguyên liệu phải
nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài
như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm...
song không nhiều. Một đặc điểm quan
trọng nữa về nguyên liệu đó là nguồn gốc
của chúng chủ yếu từ thiên nhiên, những
vật dụng như rễ cây, đất, vỏ cây…Về thị
trường của các làng nghề thường được bày
bán tại chỗ, thị trường nhỏ hẹp, khó phát
triển. Những làng nghề thường tự sản xuất
và bán tại chỗ nên nhiều khi không có sự
phát triển nhất định. Có một số làng nghề
đưa sản phẩm của mình ra bên ngoài song
không nhiều.
1.3 Vai trò của làng nghề trong phát
triển kinh tế - xã hội
Vai trò của làng nghề trong định
hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước
được khẳng định thông qua những vấn đề
sau:
- Phát triển kinh tế làng nghề là một
bộ phận quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, giúp hỗ trợ vào việc phát triển kinh
tế ngoài nông nghiệp.
Việc phát triển kinh tế các làng nghề
sẽ là điều kiện để tỷ trọng công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước
chuyển biến rõ rệt. Phần tỷ trọng kinh tế
trong nông nghiệp giảm đi nhanh chóng
thay vào đó là các thành phần kinh tế khác
có cơ hội phát triển và đẩy mạnh. Sản xuất
phi nông nghiệp ở các làng nghề là một
trong những nhân tố thúc đẩy cho tỷ trọng
các ngành nghề được chuyển dịch theo
hướng tích cực như vậy. Đồng thời, hướng
các vùng nông thôn đến sản xuất hàng hóa
lớn, cải tiến công nghệ, trang thiết bị và
xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển.
Trong định hướng quốc gia về thực
hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn đã được Đảng
và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng
đầu tư phát triển. Thông qua các văn kiện
Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng
VIII, ta có thể thấy, công nghiệp hóa –
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
14 Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thực
chất là quá trình phát triển nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa. Để có thể phát
triển như thế, đòi hỏi phải có những điều
kiện nhất định. Cụ thể: Phát triển nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất cao
trên cơ sở trang thiết bị, công nghệ và vật
tư tiên tiến để thay thế nền nông nghiệp
thủ công, lạc hậu; Phát triển các hoạt động
kinh tế ngoài nông nghiêp với tỷ trọng
ngày càng lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công- nông
nghiệp và dịch vụ; Tăng cường cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn để thực
hiện từng bước đô thị hóa nông thôn.
Như vậy, để có thể làm được điều đó
thì vai trò của làng nghề càng được khẳng
định và hỗ trỡ đắc lực trong công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực như Đảng đã đề ra.
- Phát triển làng nghề truyền thống
tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hóa
vùng nông thôn, đa dạng nguồn hàng và
phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất
khẩu. Các sản phẩm ở các làng nghề phục
vụ rất tốt nhu cầu của người dân vì nó
chính là những mặt hàng thiết yếu nhất
phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày
của con người. Năm 1996, giá trị sản xuất
ngành nghề nông thôn khoảng 27.500 tỷ
đồng. Tại các làng nghề, giá trị sản pượng
tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 60-80%,
nhiều làng con số này đạt đến 100%. Các
làng nghề này không những tạo ra nguồn
thu nhập lớn cho người dân địa phương
quanh vùng mà còn đóng góp vào Ngân
sách nhà nước. Tỷ trọng GDP trong tiểu
thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong
tổng số GDP được tạo ra ở nông thôn.
Bên cạnh là nguồn hàng tiêu thụ trong
nước, đáp ứng nhu cầu trong đời sống
hàng ngày, các sản phẩm thuộc các làng
nghề còn hỗ trợ nâng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công nghiệp đạt 630,4 triệu USD, năm
2007 con số này tăng lên 750 triệu USD,
tăng 19% so với năm 2006 (5). Do lợi
thế là nguồn nguyên liệu tại chỗ nên giá
trị thực thu từ ngành nghề này khá cao,
đạt 95-97%. Ước tính, nếu tăng thêm giá
trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công
nghiệp thì tương đương với giá trị xuất
khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may.
- Phát triển làng nghề tại các vùng
nông thôn hỗ trợ đắc lực vào công tác giải
quyết việc làm, an sinh xã hội và tăng thu
nhập cho người dân. Tính chung trong cả
nước, số người hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp của Việt Nam vẫn chiếm trên
60%,trongkhiđódiệntíchđấtnôngnghiệp
ngày càng bị thu hẹp, thời gian nông nhàn
vì thế cũng tăng lên rất nhiều. Việc phát
triển làng nghề tại các vùng nông thôn sẽ
thu hút rất tốt nguồn lao động này, tạo việc
làm ổn định, tăng thu nhập và quan trọng
hơn nó hỗ trợ vào công tác an sinh xã hội
và trật tự, an toàn xã hội.
Hiện nay, bình quân mỗi làng nghề
tạo điều kiện cho 27 lao động thường
xuyên, 8 – 10 lao động thời vụ, mỗi hộ
gia đình tạo việc làm cho 4-6 lao động
thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ.
Một số ngành nghề có khẳ năng giải quyết
tốt các lao động dư thừa tại nông thôn như
nghề dệt, thêu ren, làm nón, tăm hương…
Trong đó, mỗi cơ sở sản xuất những ngành
nghề này có thể thu hút 200 – 250 lao
động thường xuyên. Theo con số thống kê
năm 2006, trên cả nước có khoảng 1000
làng nghề và thu hút khoảng 11 triệu lao
động nông thôn và 256.000 hộ gia đình
làm nghề. Nhiều làng nghề thu hút trên
60% lao động tham gia vào các hoạt động
ngành nghề. Bên cạnh đó, việc phát triển
các làng nghề sẽ kéo theo hàng loạt các
nghề khác phát triển và một số ngành dịch
vụ cũng theo đó được hình thành góp phần
giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Tại
ngoại thành TP.HCM có khoảng 1,8 triệu
dân với 140 ngàn người làm việc trong
lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản. Còn
trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hơn 103
ngàn lao động, chiếm 57,4% lực lượng lao
động ngoại thành. Bình quân một hộ có
nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người,
một cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn định
cho trên 20 người.
Vấn đề thu nhập tại các vùng nông
thôn cũng là một vấn đề bức thiết cần giải
quyết để có thể hỗ trợ đắc lực vào công tác
ổn định an sinh xã hội và trật tự an toàn
xã hội. Việc phát triển các làng nghề đang
từng bước góp phần quan trọng trong công
cuộc đó. Các làng nghề ở các vùng nông
thôn đã và đang giúp người dân cải thiện
thu nhập, nâng cao thu nhập so với những
ngành nghề nông nghiệp đã gắn bó suốt
hàng trăm năm qua. Ở nước ta hiện nay,
thu nhập bình quân của một lao động làng
nghề là 430.000 đ/ tháng, cao gấp 1,7 lần
đến 3,9 lần so với lao động thuần nông.
Riêng ở Hải Phòng, thu nhập do làng nghề
đem lại cũng cao gấp 2,1 lần đến 2,3 lần
so với lao động thuần nông. Tại TP. Hồ
Chí Minh, thu nhập của người lao động
ngành nghề cao hơn lao động nông nghiệp
thuần từ 1,4 đến 3,6 lần. Việc nâng cao thu
nhập cho người dân đang hỗ trợ rất đắc lực
vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành và hỗ trợ vào việc ổn định xã hội.
- Phát triển làng nghề có vai trò
quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã
hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần
cho nhân dân. Việc đẩy mạnh phát triển
các làng nghề là điều kiện thuận lợi hỗ
trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân. Đây là tiền đề để
những tệ nạn xã hội không còn cơ hội len
lỏi trong các miền quê. Bên cạnh đó, làng
nghề truyền thống không chỉ là nơi hỗ trợ
phát triển kinh tế mà còn là nơi lưu giữ,
bảo tồn những giá trị văn hóa. Chính vì
vậy, việc duy trì và phát triển làng nghề
đồng nghĩa với việc những giá trị văn hóa
sẽ được duy trì. Những làng nghề cũng
với những lễ hội truyền thống sẽ là điều
kiện giúp cho việc nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được nâng
lên. Đồng thời, bản thân một số sản phẩm
của làng nghề cũng chính là những tác
phẩm nghệ thuật cần được gìn giữ. Những
sản phẩm này vượt ra ngoài giá trị của
một hàng hóa đơn thuần để trở thành di
sản hay biểu tượng truyền thống văn hóa
của làng xã hay vùng miền. Nghề truyền
thống được duy trì từ thế hệ này sang thế
hệ khác, được lưu truyền và bảo tồn cho
con cháu dân tộc Việt Nam, đây chính là
việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa
dân tộc Việt.
Bên cạnh đó, việc phát triển làng nghề
cũng tạo ra bộ mặt nông thôn mới, hỗ trợ
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp
tận dụng nguồn nguyên – nhiên liệu tại
chỗ và nguồn lao động dư thừa trong nhân
dân. Không chỉ có vậy, phát triển làng
nghề đồng nghĩa với việc phát triển kinh
tế nông thôn, giúp giảm dần khoảng cách
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị,
đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo
hướng tích cực, công – nông nghiệp – dịch
vụ.
Phát triển kinh tế làng nghề
là một bộ phận quan trọng
giúp hỗ trợ đắc lực vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp hỗ trợ
vào việc phát triển kinh tế ngoài nông
nghiệp.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
15Hợp tác  Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013
Như vậy, làng nghề và định hướng
phát triển làng nghề có vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế nông
thôn và kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để có
thể phát triển tốt những ngành nghề truyền
thống này chúng ta cần có cơ chế quản lý,
đầu tư và thu hút đầu tư một cách đúng
đắn và phù hợp.
2. Quản lý nhà nước đối với
phát triển kinh tế làng nghề
Quản lý nhà nước về làng nghề được
thực hiện trên tất cả các mặt liên quan đến
sự phát triển chung của làng nghề và vấn
đề kinh tế, quản lý làng nghề trong định
hướng phát triển quốc gia. Những nội
dung cơ bản trong quản lý nhà nước về
làng nghề được tóm gọn thông qua những
vấn đề sau:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển làng nghề, các văn
bản quy phạm pháp luật làng nghề. Nhà
nước có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức
và đưa những vấn đề liên quan đến quy
phạm pháo luật và những quy chế để đảm
bảo rằng mọi hoạt động xây dựng và phát
triển làng nghề được tiến hành đúng đắn
và phù hợp.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực
cho làng nghề. Đây là một vấn đề quan
trọng và cấp bách giúp cho làng nghề có
thể nhanh chóng đi vào hoạt động. Nguồn
lao động có thể là tại địa phương nhưng
nhà nước cần phải tiến hành đào tạo bải
bản, tạo nguồn nhân lực có kiến thức và
kỹ năng tốt.
- Kiểm tra, đánh giá phát triển các
làng nghề, bảo tồn và phát triển các làng
nghề truyền thống.
- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực phát triển sản xuất tại các
làng nghề. Đồng thời, huy động, quản
lý, sử dụng các nguồn lực phát triển hoạt
động của làng nghề.
- Tiến hành tổ chức, xây dựng cơ sở
vất chất, kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn
khác nhau để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển của các làng nghề. Phát triển các làng
nghề theo hướng bền vững, đáp ứng đủ
cung – cầu và phát triển kinh tế đi đôi với
phát triển văn hóa và bảo tồn những giá trị
văn hiến dân tộc.
- Tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng
các chính sách phát triển làng nghề. Tổ
chức chỉ đạo thực hiện, quy hoạch sản
phẩm và tạo mối trường thông thoáng cho
các sản phẩm tại các làng nghề có cơ hội
xuất ra các thị trường lớn trên thế giới.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
nghề và làng nghề. Những vấn đề liên
quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ sự
phát triển chung của làng nghề cần được
tiến hành đồng bộ.
Như vậy, quản lý nhà nước về làng
nghề là một vấn đề quan trọng cần được
chú trọng để có thể đưa các làng nghề vào
hoạt động và bảo tồn những nét văn hóa
của làng nghề.
3. Kết luận
Nghề và làng nghề truyền thống đang
có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của các vùng miền
đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế
nông thôn và thực hiện chức năng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Trong giai đoạn đất nước
đang đi lên xây dựng theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là
hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn
mới thì việc xây dựng và phát triển nghề
và làng nghề truyền thống là một mục
tiêu quan trọng trong chiến lược quốc gia
nhằm vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Để những nghề và làng nghề truyền
thống của đất nước có thể phát triển thì
đòi hỏi Chính phủ cần có những chính
sách hợp lý nhằm phục hồi và phát triển
các ngành nghề truyền thống, có cách
thức quản lý khoa học và có tầm nhìn xa
đưa đến sự phát triển tối ưu cho các nghề
và làng nghề đó trong tương lai. Hiện
nay, việc phát triển làng nghề không đơn
thuần là việc đem lại nguồn lợi kinh tế
vào đúng thời điểm đó hay là sự trao đổi,
mua bán những sản phẩm của làng nghề
mà một làng nghề truyền thống cần phát
huy được thế mạnh làm vực dậy những
ngành kinh tế dịch vụ và du lịch.
Những ngành nghề và làng nghề
truyền thống đang dần khẳng định được
chỗ đứng của mình trong hệ thống các
ngành nghề đòi hỏi khoa học kỹ thuật và
đổi mới công nghệ trên toàn quốc. Tuy
nhiên, cần phải có biện pháp tối ưu để có
thể quản lý sự phát triển của làng nghề,
có những chính sách hỗ trợ làng nghề
phát triển bền vững. Phát triển luôn phải
đi đôi với bảo tồn và duy trì bền vững.
Đồng thời, với mỗi làng nghề đều phải
thực hiện được chức năng văn hóa và
là duy trì hoạt động tinh thần cho người
dần mới khẳng định hết vai trò của chúng
trong đời sống xã hội.r
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển
công nghiệp Liên Hợp Quốc (1996), Kỷ yếu hội
thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề
truyền thống Việt Nam, Hà Nội.
2. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện
đại hóa nông thôn Hà Tây.
3. “Đánh thức du lịch làng nghề” – Báo
Lao Động – Hạnh Phương
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), Làng
nghề Thanh Hóa trong hội nhập kinh tế quốc
tế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

More Related Content

What's hot

Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013duyenbc
 
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...nataliej4
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekongduyenbc
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưHán Nhung
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (15)

Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013Thời báo MêKông tháng 06/2013
Thời báo MêKông tháng 06/2013
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về du lịch biển tỉnh Quảng Trị, 9đ
 
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
Giải Pháp Tăng Cường Hỗ Trợ Vốn Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Kỳ...
 
Quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9đ
Quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9đQuản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9đ
Quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9đ
 
La0119
La0119La0119
La0119
 
Mekong 112
Mekong 112Mekong 112
Mekong 112
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Thời báo Mekong
Thời báo MekongThời báo Mekong
Thời báo Mekong
 
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng BìnhLuận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
Luận văn: chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
 
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưPhát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phát biểu Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
144 chuyen in
144 chuyen in144 chuyen in
144 chuyen in
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 

Viewers also liked

Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHtpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHán Nhung
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28Hán Nhung
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Hán Nhung
 
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014Hán Nhung
 
Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangHán Nhung
 
Di in bia_so_18
Di in bia_so_18Di in bia_so_18
Di in bia_so_18Hán Nhung
 
Mekong 10 2013
Mekong 10 2013Mekong 10 2013
Mekong 10 2013Hán Nhung
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)Hán Nhung
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 inHán Nhung
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inHán Nhung
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen inHán Nhung
 
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài ChínhBài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài ChínhHán Nhung
 

Viewers also liked (17)

Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHtpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
 
Mekong 3 2015
Mekong 3 2015Mekong 3 2015
Mekong 3 2015
 
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Mekong tet 2014
Mekong tet 2014Mekong tet 2014
Mekong tet 2014
 
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
Bkhdt 1352 t-tr-bkhđt_10032014
 
Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khang
 
Htpt so 23+24
Htpt so 23+24Htpt so 23+24
Htpt so 23+24
 
Di in bia_so_18
Di in bia_so_18Di in bia_so_18
Di in bia_so_18
 
Mekong 10 2013
Mekong 10 2013Mekong 10 2013
Mekong 10 2013
 
đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)đIều lệ hội (sửa đổi)
đIều lệ hội (sửa đổi)
 
M ekong 137 in
M ekong 137 inM ekong 137 in
M ekong 137 in
 
Mk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen inMk so 119 chuyen in
Mk so 119 chuyen in
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen in
 
Mk117
Mk117Mk117
Mk117
 
Mekong 2 2016
Mekong 2 2016Mekong 2 2016
Mekong 2 2016
 
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài ChínhBài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
Bài phát biểu của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài Chính
 

Similar to Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17duyenbc
 
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưCường Sol
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...luanvantrust
 
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtmBgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtmMai Mai
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IBáo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IHán Nhung
 

Similar to Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22 (20)

Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
 
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
171
171171
171
 
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAYLuận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
Luận án: Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, HAY
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docxLuận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.docx
 
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tưSlide Lập phân tích dự án đầu tư
Slide Lập phân tích dự án đầu tư
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 
Mô Tả Công Việc Được Thực Hiện Trong Quá Trình Thực Tập Tại Ngân Hàng Agribank.
Mô Tả Công Việc Được Thực Hiện Trong Quá Trình Thực Tập Tại Ngân Hàng Agribank.Mô Tả Công Việc Được Thực Hiện Trong Quá Trình Thực Tập Tại Ngân Hàng Agribank.
Mô Tả Công Việc Được Thực Hiện Trong Quá Trình Thực Tập Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng...
 
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtmBgkdqt cô phan thu trang dhtm
Bgkdqt cô phan thu trang dhtm
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
 
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
Tìm Hiểu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Agribank.
 
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ IBáo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ I
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 

More from Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 
151 chuyen in
151 chuyen in151 chuyen in
151 chuyen in
 

Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 21-22

  • 1. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 1Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 hoạt động của hội C hủ đề năm nay của Diễn đàn 2013 là: “Diễn đàn Du lịch Tiểu vùng MeKong”. Đây là một trong 11 chương trình ưu tiên đã được xác định trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng MeKong (GMS). Hợp tác GMS nhằm mục tiêu thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc); đưa Tiểu vùng MeKong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng tại Đông Nam Á. Diễn đàn là nơi trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp liên kết hợp tác thúc đẩy đầu tư và hoạt động kinh doanh giữa các công ty; tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch của các nước GMS. Bên cạnh đó, Diễn đàn sẽ là nơi giới thiệu, quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các nước trong tiểu vùng. “Năm nay, diễn đàn hợp tác phát triển Tiểu vùng MeKong chọn chủ đề “Du lịch tiểu vùng MeKong 2013″ với mong muốn kết nối các cơ quan hữu quan, những nhà chính sách với các doanh nghiệp du lịch trong Tiểu vùng MeKong mở rộng. Diễn đàn lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia trong Tiểu vùng MeKong thắt chặt thêm mối quan hệ đa phương, là dịp để các nhà đầu tư có thêm thông tin về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp tìm được đối tác và quan trọng hơn là sự tương tác giữa người làm chính sách với doanh nghiệp nhằm tạo ra những lợi ích thực sự về kinh tế, giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch còn rất lớn tại tiểu vùng MeKong”, ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia cho biết. Ông Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội đánh giá: “Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia đã làm đúng chức năng của mình, không chỉ đối với các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà còn thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp, khai thác được sức mạnh của tình đoàn kết – hữu nghị giữa các nước tiểu vùng MeKong”. Các đại biểu cũng trao đổi những giải pháp tăng cường kết nối và hợp tác đầu tư phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ các nước xây dựng và hoàn thiện các chính sách liên quan đến hợp tác phát triển du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng. “Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mekong 2013″ đã thành công tốt đẹp.r Ngày 19/12, Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức “Diễn đàn hợp tác Phát triển Tiểu vùng MeKong 2013. Đây là sự kiện thường niên do VILACAED phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức luân phiên tại Việt Nam và các nước trong Tiểu vùng MeKong. DIỄN ĐÀN DU LỊCH TIỂU VÙNG MEKONG 2013 Ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia phát biểu tại Diễn đàn. TS Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội.
  • 2. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 2 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 hoạt động của hội T rước tiên, cho phép tôi được thay mặt Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam gửi lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất tới quý vị đại biểu tham dự Diễn đàn Du lịch tiểu vùng Mekong 2013. Tôi xin phép báo cáo một số nét chính về hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông (bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan) và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển bền vững tiểu khu vực vùng Mekong trong thời gian tới. Khu vực tiểu vùng Mekong đang được Chính phủ các nước thành viên rất quan tâm và có các chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước và bảo đảm phát triển bền vững của cả khu vực này. Việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư vào khu vực này không những góp phần thúc đẩy kinh tế tại từng quốc gia trong khu vực mà còn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các thành viên với các đối tác nước ngoài khác. Trong những năm qua, tình hình hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước tiểu vùng Mêkông đạt được kết quả khá ấn tượng. Tính đến nay, Việt Nam đã đầu tư tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đạt trên 18 tỷ USD. Trong đó, riêng các nước thuộc khu vực tiểu vùng Mekong, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 405 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 8,61 tỷ USD, chiếm gần 50% về số dự án và 48% tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài của Việt Nam. Hiện doanh nghiệp của các nước Tiểu vùng Mêkông đã đầu tư tại Việt Nam 351 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6,5 tỷ USD. - Tại Campuchia: Việt Nam có 146 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,1 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ hai trong tổng số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 3 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Campuchia. Hiện Campuchia có 13 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 54,6 triệu USD. - Tại Lào: Việt Nam có 240 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,9 tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam và đứng ví trí thứ 3 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Lào hiện có 8 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 66,7 triệu USD. - Tại Myanmar: Việt Nam có 12 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 451 triệu USD, đứng thứ 6 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam và đứng vị trí thứ 9 trong số các nước đang có hoạt động đầu tư tại Myanmar. Hiện Myanmar chưa có dự án đầu tư vào Việt Nam. - Tại Thái Lan: Việt Nam có 7 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 triệu USD, đứng thứ 27 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Thái Lan hiện có 330 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 6,4 tỷ USD (đứng vị trí thứ 10/101) Về thương mại Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Tiểu vùng  Mêkông đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2012, đạt khoảng 13 tỷ USD (trong đó, với Thái Lan là 8,6 tỷ USD, Campuchia là 3 tỷ USD, Lào là 866 triệu USD, Myanamar là 227 triệu USD. Năm 2013 dự kiến với Campuchia đạt 3,5 tỷ USD, Lào dự kiến vượt ngưỡng 1 tỷ USD và Myanmar đạt khoảng 300 triệu USD Hiện Việt Nam đặt mục tiểu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 17 tỷ USD với các nước tiểu vùng Mê kông vào năm 2015 (trong đó 10 tỷ USD với Thái Lan, 5 tỷ USD với Campuchia, 1,5 tỷ USD đối với Lào và 500 triệu USD với Myanmar). Hợp tác phát triển kinh tế-xã hội gắn với phát triển bền vững của cả khu vực Tiểu vùng Mekong vừa là mục tiêu vừa là trách nhiệm của mỗi quốc gia trong khu vực. Việt Nam luôn ý thức được vấn đề này bởi Việt Nam vừa là thành viên của các nước tiểu vùng Mekong, vừa là quốc gia có phần lớn lãnh thổ nằm hạ lưu của dòng sông Mekong. Các tác động về tự nhiên, sinh thái môi trường của dòng sông Mekong không chỉ ảnh hưởng trực Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông lVũ Văn Chung Phó Cục trưởng, Cục ĐTNN, Bộ KH&ĐT (Trích phát biểu tại Diễn đàn du lịch tiểu vùng Mê Kông 2013) Ông Vũ Văn Chung
  • 3. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 3Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 hoạt động của hội tiếp đến các quốc gia có dòng Mekong chảy qua mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực, trong đó có Việt Nam. Do vậy, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn trên dòng chính của sông Mekong cần phải tính đến các yếu tố phát triển bền vững không chỉ cho cho quốc gia tiếp nhận đầu tư mà cho cả khu vực. Về phần mình, Chính phủViệt Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các nước tiểu vùng Mekong phải tuân thủ đẩy đủ các quy định của pháp luật nước sở tại, bảo đảm hai hòa mục tiêu kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng dự án, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững. Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam đã phối hợp tốt với các chính quyền địa phương, tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương với số tiền hàng chục triệu USD thông qua việc xây dựng trường học, bệnh viện, đường xá, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Campuchia và Lào, cải thiện đời sống nhân dân địa phương, cải thiện môi trường, thay đổi tập quán người dân, nhất là tập quán du canh du cư của nhân dân một số khu vực tại Lào và Campuchia. Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi trọng việc hợp tác phát triển kinh tế với các nước thuộc tiểu vùng Mê Kông. Chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch một cách bền vững vào Khu vực này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: - Thứ nhất, các cơ quan nhà nước của các bên cần thường xuyên rà soát, đẩy nhanh việc triển khai các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa các bên, đặc biệt là các thỏa thuận trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS); đồng thời sớm xây dựng các thỏa thuận hợp tác mới, bảo đảm cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh được thuận lợi, khai thông các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi đấu tư vào khu vực này. - Thứ hai,  các bên cần phối hợp xây và triển khai các chương trình, kế hoạch chung trong việc kêu gọi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nhà tài trợ để phát triển Khu vực này. Đồng thời, cần có tiếng nói chung trong các vấn đề mang tính khu vực như sử dụng các nguồn lực tự nhiên để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường có hiệu quả, phát triển bền vững. - Thứ ba, các nước trong khu vực cần đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; các chính sách liên quan đến thuế, hải quan, lao động; các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động cấp phép đầu tư, kinh doanh, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và thống nhất nhằm giảm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thứ tư, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông các tuyến hành lang kinh tế  kết nối các quốc gia trong khu vực cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư và có chính sách ưu đãi đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. - Thứ năm, cơ chế phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan của Chính phủ các nước cần được tăng cường hơn nữa và duy trì thường xuyên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thúc đẩy và đi lại của người dân trong khu vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối các hành lang kinh tế trong khuôn khổ GMS, như các tuyến hành lang Bắc-Nam; hành lang kinh tế Đông-Tây và ven biển phía Nam, Việt Nam hiện là cầu nối và là cửa ngõ cho các tuyến hành lang kinh tế này. Những điều kiện thuận lợi nêu trên mở ra tiềm năng to lớn cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam nói riêng và các nước Tiểu vùng Mêkông nói chung. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng các hoạt động đầu tư, kinh doanh vào các nước trong khư vực GMS. Những cải cách mở cửa nền kinh tế manh mẽ của Myanmar thời gian qua và việc Lào trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2013 đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Tiểu vùng Mêkông ngày càng nhiều hơn. Thiên nhiên đã ban tặng cho Tiểu vùng Mêkông những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trong suốt chiều dài lịch sử, con người Tiểu vùng Mêkông đã kiến tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần đặc sắc, có sức lôi quấn người dân các nước trên thế giới đến khu vực này ngày càng nhiều. Thương mại Việt Nam và các nước GMS -  Việt Nam Thái Lan:  Năm 2012 đạt 8,6 tỷ USD; 3 quý đầu năm 2013 đạt 5,4 tỷ USD. Hai bên đang phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020. -  Việt Nam Lào năm 2013 đạt 1 tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt 1,5 tỷ USD. -  Campuhia năm 2012 đạt 3,3 tỷ USD. Dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Phấn đấu năm 2015 đạt khoảng 5 tỷ USD. -  Việt Nam- Myanmar: năm 227 triệu USD, dự kiến năm 2013 đạt khoảng 300 triệu USD. Phấn đấu năm 2015 đạt 5 triệu USD. D iễn đàn du lịch Tiểu vùng Mê Kông 2013 là dịp tốt để các cơ quan của Chính phủ các nước thành viên, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp cùng cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, đưa ra các đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch Tiểu vùng Mê kông, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư vào khu vực này. Xin chúc sức khỏe quý vị đại biểu. Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.r
  • 4. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 4 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 1. Sự hình thành và cơ chế hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộng Mê kông là một trong những dòng sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng qua tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy dọc biên giới Myanmar và Thái Lan, qua Lào và Cămpuchia, cuối cùng qua đồng bằng Nam bộ Việt Nam và đổ ra biển. Năm1992,vớisángkiếncủa6nước trong tiểu vùng và sự trợ giúp của Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), chương trình hợp tác tiểu vùng Mê kông mở rộng được hình thành trên lĩnh vực năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải, thương mại, môi trường, du lịch, phát triển tài nguyên và nguồn nhân lực. Trong các lĩnh vực hợp tác đó thì du lịch có các điều kiện khả thi sớm hơn và có thể thực hiện ngay một cách có hiệu quả. Ý tưởng hợp tác du lịch tiểu vùng Mê kông mở rộng không chỉ là quan tâm của các quốc gia gắn với sông Mê kông mà ngày càng được nhiều nước, nhiều tổ chức thế giới quan tâm, nhất là ESCAP, ADB, Hiệp hội Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) và các nước đối thoại. Từ năm 1994, hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộng đã chính thức được bắt đầu thông qua sự điều phối của Nhóm công tác về Du lịch (TWG) được thành lập bởi đại diện cơ quan du lịch quốc gia (NTOs) của các nước thành viên TWG nhóm họp 2 lần / năm, vào tháng 5 hoặc 6 và tháng 11 hoặc 12 hàng năm theo thể thức luân phiên. Phiên họp lần thứ 32 vừa được tổ chức tại tỉnh Bokor, Campuchia đầu tháng 12/2013 vừa qua. Cũng từ năm 1996 đến nay, Diễn đàn Du lịch Mê kông (MTF) đã được tổ chức với sự hỗ trợ của PATA, ADB, UNESCAP. Đây là sự kiện quan trọng của hợp tác du lịch Tiểu vùng Mê kông mở rộng, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào phát triển du lịch Tiểu vùng cũng như thúc đẩy đối thoại giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Cấp cao nhất trong chỉ đạo hợp tác du lịch Tiểu vùng là phiên họp Bộ trưởng Du lịch GMS, thường được tổ chức khi Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) được tổ chức tại một trong số các nước thuộc GMS. Phiên họp Bộ trưởng Du lịch GMS lần thứ 4 được tổ chức nhân dịp ATF 2013 tại Lào. Các hoạt động hợp tác du lịch trong Tiểu vùng được điều phối, triển khai thông qua Cơ quan điều phối các hoạt động du lịch Mê kông (AMTA) trước đây và sau này là Văn phòng điều phối các hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng (MTCO) với vai trò tương tự như Ban Thư ký ASEAN. Kinh phí cho hoạt động của MTCO hiện nay và kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Tiểu vùng do các nước GMS đóng góp (trước đây mỗi nước đóng góp 5.000 USD/năm, nay đã tăng lên 15.000 USD/năm). 2. Các hoạt động và những kết quả đạt được Thời gian đầu, bên cạnh các mục tiêu như phát triển Tiểu vùng Mê kông thành một điểm đến chung, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa để bảo tồn và phục vụ phát triển du lịch, đẩy mạnh các hoạt động du lịch cộng đồng Hợp tác du lịch trong tiểu vùng mê kông mở rộng ltrần phú cường Phó Vụ trưởng Vụ Hợp Tác quốc tế Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Trần Phú Cường
  • 5. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA 5Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 Nghiên cứu - diễn đàn thì lĩnh vực phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch được đặc biệt coi trọng. Du lịch Tiểu vùng đã tập trung vào việc triển khai 2 chiến dịch là “Báu vật của sông Mê kông” vào năm 1996 và “Chương trình Marketing điểm đến Tiểu vùng Mê kông mở rộng” vào năm 1997. Trong bối cảnh du lịch trên thế giới phát triển mạnh, số lượng khách du lịch đến châu Á nói chung và Tiểu vùng Mê kông mở rộng nói riêng tăng nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, khẳng định được vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Để duy trì tăng trưởng du lịch, các quốc gia Tiểu vùng nhận thức được tầm quan trọng phải tiếp tục đưa khu vực này trở thành một điểm du lịch độc đáo, được kết hợp bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự đa dạng của các nền văn hóa và môi trường du lịch nguyên sơ. Vì vậy, hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng với các chương trình và dự án hợp tác cụ thể ngày càng được đẩy mạnh. Trước yêu cầu cấp bách cần có chiến lược phát triển du lịch cho Tiểu vùng làm định hướng hợp tác phát triển dài hạn, năm 2005, với sự tài trợ của ADB, Chiến lược Du lịch Tiểu vùng Mê kông Mở rộng (GMS TSS) cho giai đoạn 10 năm đến 2015 đã được xây dựng, tập trung vào 7 chương trình mục tiêu gồm: (1) Xây dựng sản phẩm và marketing du lịch (2) Phát triển nguồn nhân lực du lịch (3) Bảo tồn di sản và quản lý tác động xã hội (4) Phát triển du lịch phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo (5) Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân (6) Tạo thuận lợi đi lại cho du khách (7) Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Những mục tiêu quan trọng nhất Chiến lược Du lịch Tiểu vùng đặt ra là phát triển bền vững phục vụ xóa đói giảm nghèo và đưa Tiểu vùng Mê kông trở thành 1 điểm đến chung với những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng. Một số chỉ tiêu chính cho 10 năm thực hiện Chiến lược này là: (Xem Bảng 1) Để triển khai Chiến lược, Kế hoạch hợp tác du lịch GMS đến năm 2010 đã được xây dựng trong đó xác định 29 dự án ưu tiên nhằm phát triển và quảng bá cho 13 vùng du lịch mới dọc sông Mê kông. Kết quả triển khai các hoạt động hợp tác theo 7 chương trình trên được tóm tắt như sau: Xúc tiến quảng bá và marketing du lịch: MTCO đã tham gia hội chợ quốc tế thường niên tại châu Á và châu Âu, xây dựng trang thông tin điện tử, ấn phẩm quảng bá (Cẩm nang hướng dẫn về du lịch trách nhiệm đó được xuất bản và hướng dẫn trực tuyến về du lịch trách nhiệm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp tại địa chỉ www. mekongresponsibletourism.org). Hình ảnh du lịch Mê kông trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới ngày càng rõ nét, tiêu đề và biểu tượng xúc tiến quảng bá du lịch Mê Công được xác định lại “6 quốc gia – 1 dòng sông”. Bên cạnh đó, trên cơ sở nguồn tài trợ bằng hiện vật từ các nước thành viên cũng như của khu vực tư nhân, nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực và trên thế giới đã được MTCO thực hiện đạt hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực du lịch: ESCAP là cơ quan hỗ trợ chính, đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề quốc gia và quốc tế tại các nước GMS với các chủ đề du lịch văn hoá, sinh thái, đạo phật, cộng động, du lịch nông nghiệp, rào cản trong du lịch, quản lý và quy hoạch du lịch, phòng ngừa lạm dụng tình dục trẻ em trong du lịch. Bảo tồn di sản và quản lý tác động xã hội: Các hoạt động liên quan đến nội dung này được triển khai với sự tham gia của hai đối tác tài trợ chính là Đại học Canada và Đại học Hawai, chủ yếu thông qua các chương trình đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao nhận thức. Học viện Mê kông (tại Khon Khen, Thái Lan) được chọn làm nơi tổ chức các khoá đạo tạo ngắn hạn. Phát triển du lịch phục vụ mục tiêu xóa đói, giảm nghèo: Trong khuôn khổ các Hiệp định cấp vốn vay của ADB đều có nội dung này để các nước thụ hưởng triển khai thí điểm mô hình phát triển du lịch cộng đồng. (Dự án 1 “Phát triển du lịch Mê kông”, từ 2003 – 2009; Dự án 2 “Phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Mê kông mở rộng”, từ 2009 – 2014). Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân: Từ 1996-2005, đã tổ chức 10 Diễn đàn Du lịch Mê kông với sự hỗ trợ tổ chức của PATA, ADB. Năm 2006, nhằm xúc tiến thu hút đầu tư của khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, Diễn đàn Đầu tư Du lịch Mê kông lần đầu tiên được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. ADB dự kiến hỗ
  • 6. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 6 Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 trợ các nước GMS tổ chức thêm 1 số diễn đàn xúc tiến đầu tư du lịch trong thời gian tới. Tạo thuận lợi đi lại cho du khách: Đơn giản hoá thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, nâng cấp các cửa khẩu quốc gia và quốc tế, miễn visa song phương là các biện pháp đang được triển khai. Các nước mong muốn xây dựng và đưa vào áp dụng visa chung cho các nước GMS (tương tự Schengen visa của châu Âu) vào năm 2015. Hiện Thái Lan và Campuchia đã ký thoả thuận thực hiện thí điểm mô hình này. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: ADB là đối tác đi đầu trong hỗ trợ nội dung này thông qua 2 dự án vốn vay, góp phần hỗ trợ gia tăng kết nối giữa các nước Tiểu vùng theo các tuyến hành lang Đông Tây, Bắc Nam. Sau 5 năm triển khai, Chiến lược đã được điều chỉnh và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch GMS thông qua tháng 1/2011 nhân dịp Diễn đàn Du lịch ASEAN 2011 tại Campuchia. Theo đó, hợp tác du lịch trong GMS sẽ tập trung vào 3 chương trình hợp tác chính: (1) Phát triển nguồn nhân lực du lịch (2) Phát triển du lịch bền vững, du lịch vì người nghèo (3) Phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch Tiểu vùng. Kết quả hợp tác du lịch Tiểu vùng đã góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của các nước trong khu vực, thể hiện rõ nhất là sự tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế. Theo số liệu thống kê năm 2012, ở chỉ tiêu đầu tiên – lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực GMS đã đạt gần 44 triệu lượt. Kết quả này tại từng nước trong Tiểu vùng được tóm tắt như sau: Campuchia: 10 tháng năm 2013, đón 3,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 18,2% (so với cùng kỳ năm 2012). Trong số đó, Việt Nam đứng vị trí số 1 với 712,038 lượt người, chiếm 21% tổng lượng khách du lịch quốc tế tới Campuchia, tăng 11,5%; Trung Quốc: 9 tháng năm 2013, đón trên 41 triệu lượt khách du lịch quốc tế, giảm gần 4,5%. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 35,5 tỉ USD, giảm 5,5%. Doanh thu du lịch đạt 1920 tỉ NDT. Tỉnh Vân Nam đón gần 2,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng gần 19%. Tỉnh Quảng Tây đón gần 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 11%. Lào: 9 tháng năm 2013, đón gần 2,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 15%. Trong đó, lượng khách từ Việt Nam tăng trưởng trên 22% và là thị trường gửi khách đứng thứ 2 sau Thái Lan (năm 2012 đã có 705.596 lượt khách Việt Nam). Myanmar: 10 tháng năm 2013, đón trên 450.000 lượt khách du lịch quốc tế, tăng gần 27%. Thái Lan: 10 tháng năm 2013, đón gần 22 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trên 22%. Cùng thời gian này đã có trên 660.000 lượt khách du lịch Việt Nam tới Thái Lan, tăng gần 25%. Việt Nam: 11 tháng năm 2013, đón 6,85 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trên 10%. Tính riêng lượng khách từ các nước khác trong Tiểu vùng đạt khoảng 2,4 triệu lượt, chiếm 35% tổng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. 3. Khó khăn, thách thức và phương hướng tăng cường phát triển du lịch Tiểu vùng một cách bền vững Trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, các nước đều nhận thấy còn nhiều tồn tại và thách thức như cơ sở hạ tầng kém phát triển, chưa đồng bộ, trình độ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu, số lượng người chưa qua đào tạo cao, trình độ phát triển du lịch chưa cao. Nếu du lịch muốn phát triển bền vững, cách tiếp cận phát triển du lịch cần mang tính tổng hợp hơn, phân phối công bằng hơn lợi ích từ phát triển du lịch, tăng cường các biện pháp bảo tồn di sản tự nhiên và văn hóa, bảo vệ nhóm người dễ bị tác động từ phát triển du lịch, giám sát tốt hơn tác động từ du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ có lợi cho nhóm người nghèo, tạo thuận lợi đi lại cho khách du lịch, đặc biệt là việc cấp visa tại cửa khẩu đường bộ.r Chỉ tiêu Năm 2015 Khách du lịch quốc tế đến khu vực 50,2 triệu lượt Tổng thu từ du lịch 52,4 tỉ USD Tạo thêm việc làm 3,8 triệu Xoá đói giảm nghèo 1,2 triệu người Bảng 1
  • 7. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn 7Hợp tác & Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 C ông chức nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống hành chính quốc gia, là yếu tố quan trọng ảnh hướng đến hiệu lực và hiệu quả của việc thực thi hoạt động trong nền công vụ. Nắm được vai trò thiết yếu của việc đãi ngộ công chức trong bộ máy nhà nước, chính quyền nhà nước qua các thời kỳ đã xây dựng bộ công vụ nhằm đảm bảo quyền lợi của cán bộ công chức song cũng ràng buộc họ thực thi công việc và trách nhiệm đối với những việc trong bộ máy hành chính nhà nước. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức là phương tiện quan trọng của nhà nước để quản lý, tổ chức trong việc thực thi các hoạt động công vụ. Đồng thời cũng là công cụ quan trọng giúp Đảng và nhà nước ta phát triển đội ngũ cán bộ công chức vững vàng về chính trị và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Vai trò quan trọng của chính sách này nhằm đãi ngộ, thu hút nhân tài cho hệ thống bộ mày hành chính nhà nước. Trong suốt thời gian thực thi chính sách, Đảng và nhà nước ta đã thu được những kết quả nhằm đảm bảo việc thực thi chính sách cán bộ nhà nước như nâng cao tiền lương, đảm bảo ổn định xã hội, đào tạo được đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên phục vụ công tác hành chính nhà nước. “Chính sách là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cán bộ luôn gắn liền với hệ thống chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ còn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm cho mọi người sống trong bình đẳng, phát triển hài hòa”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đó vẫn còn những tồn tại và thiếu sót cần có những giải pháp hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc tìm ra những tồn tại và đề ra cách khắc phục vấn đề liên quan đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ công chức cũng là một mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đang từng bước thực hành. 1. Một số khái niệm chung Theo Từ điển Tiếng Việt, chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường. Hay nó còn được hiểu, chính sách là những sách lược và các chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện đường lối và nhiệm vụ trong một thời kì lịch sử nhất định. Còn đãi ngộ là cho hưởng các quyền lợi theo chế độ, tương xứng với sự đóng góp. Như vậy, đãi ngộ được hiểu là những quyền lợi đáng được hưởng của con người khi tham gia những công việc hay có những đóng góp nhất định. Đãi ngộ ở đây bao gồm cả những giá trị vật chất và những quyền lợi về mặt tinh thần. “Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức là việc đảm bảo cho các cán bộ, công chức được hướng các quyền lợi tương xứng với sự đóng góp của họ”. “Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng”. Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất. Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm cả chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội và một số chính sách khác nhằm đảm bảo quyền lợi và giúp thực thi quyền lợi của cán bộ, công chức nhà nước với nhiệm vụ được giao. Những chính sách này cần phải đảm bảo yêu cầu thể hiện thước đo cơ bản về giá trị lao động và phù hợp với mức đóng góp của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng, những đãi ngộ đó có thể giúp những cán Nhữnggiảipháp gópphầnhoànthiện Hệthốngchínhsáchđãingộ đốivớicánbộ,côngchứcnhànước ởviệtnam lNguyễn Thế Tâm Tóm tắt: Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức nhà nước đã được triển khai và thu được những kết quả nhất định trong suốt thời kì triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn rất nhiều khó khăn và tồn tại trở thành rào cản cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhiệm vụ của các cấp là tìm ra những giải pháp nhằm điều hòa những khó khăn, phát huy những điểm mạnh trở thành điểm tựa cho sự phát triển. Từ khóa: Chính sách đãi ngộ, cán bộ, công chức nhà nước, giải pháp
  • 8. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 8 Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 bộ công chức có thể duy trì và phát trển công việc một cách tốt nhất. Hỗ trợ vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản, đồng thời đào tạo cán bộ cho hệ thống hành chính quốc gia. Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước giúp đảm bảo việc thực thi tốt hơn những quyền lợi của người lao động trong bộ máy hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm và thái độ làm việc cũng như đảm bảo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt hơn, hiệu quả hơn. Những chính sách cán bộ tại Việt Nam hiện nay đang khẳng định được vai trò và vị thế của nó trong tiến trình phát triển chung của xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, đồng thời hoạch định những chính sách cần thiết và tối ưu cho sự phát triển và hoàn thiện hệ thống hành chính quốc gia. 2.Thực trạng của chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nướcViệt Nam hiện nay 2.1. Kết quả đạt được - Về chính sách tiền lương Năm 1993 hệ thống cải cách tiền lương đã được thông qua, qua đó chỉ rõ những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc hoạt động để có thể làm cơ sở cho việc hình thành chính sách tiền lương. Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27-5- 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch triển khai đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Trong Quyết định này, Thủ tướng giao trong quý 1-2014, Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế. Năm 2014 và các năm tiếp theo, Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trên cơ sở khả năng ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thông qua một số những chỉ đạo và quy định này, chính sách tiền lương đã được ban hành và tạo được một số những thành công cụ thể. Đảng và nhà nước ta, thông qua chính sách tiền lương đã chú trọng hơn với việc trả lương đúng định mức và đúng với năng lực, đóng góp của cán bộ, công chức đối với những cống hiến của họ cho công việc hành chính nhà nước. “Coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước”. Việc xây dựng được chính sách tiền lương giúp đảm bảo việc công bằng xã hội. Đất nước đang phát triển và xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ quan liêu bao cấp nên cần có một chính sách tiền lương minh bạch, công khai và phù hợp để xã hội thực sự công bằng. Bên cạnh đó, việc đề ra chính sách tiền lương đảm bảo cho việc mức lương được định hóa, và được nâng dần theo năng lực và theo sự phát triển chung của xã hội. Đây cũng chính là thành quả trong bước tiến nhằm thực hiện công bằng xã hội. Hiện nay, công chức nhà nước có thể sống được nhờ mức lương và nguồn trợ cấp khác mà họ đáng được hưởng nhờ vào cống hiến của mình đối với xã hội. Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức nhà nước sẽ được tăng điều độ thông qua các năm, từ 10-20%/ năm. Điều này đảm bảo việc nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định cuộc sống để cán bộ công chức có thể cống hiến tốt hơn với những công việc trong bộ máy nhà nước. Mở rộng quan hệ bội số tiền lương thấp – trung bình – tối đa, đặc biệt là hệ số lương trung bình, từ đó sửa đổi cơ bản hệ số thang bậc lương và phụ cấp đảm bảo tương quan hợp lý, khuyến khích người làm việc giỏi và tạo thuận lợi khi điều động luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Nhà nước đề ra mức lương tối thiếu cho từng lĩnh vực hoạt động, đề ra ngạch công chức và phân biệt theo thâm niên hoạt động và khả năng làm việc để đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Tránh được tư tưởng cào bằng, bình quân hóa tồn tại từ thời bao cấp. Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo định hướng thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong khu vực sản xuất kinh doanh, từng bước tính đúng, tính đủ tiền lương thưo nguyên tắc thị trường chồng bình quân hóa. Trong chính sách tiền lương một số vấn đề đã được giải quyết như tách yếu tố ưu đãi ra thành một chính sách chuyên biệt như chính sách người có công, phân biệt tính chất và đặc điểm lao động để phân chia mức lương phù hợp… Như vậy, chính sách tiền lương được đảm bảo và phù hợp là cơ sở quan trọng để có thể ổn định kinh tế - xã hội, góp phần giúp nâng cao chất lượng và khả năng hoạt động củahệthốnghànhchínhnhànướcvàổnđịnh đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức. Chính sách bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống phúc lợi xã hội (Bảohiểmxãhội,bảohiểmytếvàbảohiểm thất nghiệp). Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội mới được quyền lợi bảo hiểm xã hội. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro, nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội. Từ năm 2007, Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Bản chất của bảo hiểm xã hội la bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp hay đến tuổi hưu trí. Các chinh sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ngày càng được thay đổi một cách phù hợp với tiến trình phát triển chung của xã hội. Bảo hiểm xã hội góp phần ổn định đời sống xã hội, tạo điều kiện để công chức nhà nước ổn định hơn trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội góp phần vào việc phân phối lại thu nhập một cách công bằng, chia sẻ giữa các tầng lớp dân cư, giữa các thế hệ; Giảm chi ngân sách nhà nước cho người già, người bị thất nghiệp, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững; Đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia, đóng góp và hưởng thụ của những người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy đoàn kết và gắn kết xã hội. Về vai trò của bảo hiểm xã hội được khẳng định thông qua số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện ngày càng đông đảo và mức lương hưu trợ cấp qua các năm cũng được điểu chỉnh để phù hợp với sự phát triển của xã hội nhằm
  • 9. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn 9Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 đảm bảo lợi ích cho người lao động. “Tính đến cuối năm 2012, số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 134 nghìn người, trong đó khoảng trên 70% là đã từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; có trên 2,2 nghìn người hưởng hưu trí hàng tháng từ bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức lương hưu bình quân là 1.049 nghìn đồng/người”. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc số người tham gia không ngừng tăng cao, từ hơn 2,2 triệu người năm 1995 đến năm 2012 số người tham gia đã đạt 10,4 triệu người. Mức lương hưu bình quân của người hưởng lương hưu từ ngân sách nhà nước (nghỉ hưu trước năm 1995) là 2,88 triệu đồng/tháng, còn của người hưởng lương từ quỹ bảo hiểm chi trả là 3,07 triệu đồng/tháng năm 2012. Như vậy, mức lương hưu bình quân cao hơn mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động (2,156 triệu đồng/ người/tháng). Bảo hiểm y tế Là hình thức bảo hiểm mang tính cộng đồng chia sẻ sâu sắc được áp dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho mọi người vì mục đích lời nhuận. Hệ thống bảo hiểm y tế ngày càng được củng cố và đổi mới cho phù hợp với điều kiện sống và mức sống của người lao động nên nó không ngừng thể hiện vai trò và sức mạnh của mình trong việc gắn kết cộng đồng và đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ. Như vậy, chính sách bảo hiểm xã hội là một hệ thống quann trong của phúc lợi xã hội. Cùng với các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần vào an sinh xã hội, ổn định và giúp công chức an tâm hơn với nhiệm vụ và công việc trong quá trình công tác và hưu trí. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Đảng và Nhà nước ta cũng đang rất quan tâm đến việc nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của từng cơ quan ban ngành, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thư năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã phường, thị trấn và triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NĐ-CP của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã được thay đổi về hình thức và cách thức làm việc cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đội ngũ cán bộ. Về vai trò của những chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội qua những thời kỳ nhất định. Trong suốt quá trình triển khai chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đã thu được những kết quả nhất định nhằm ổn định xã hội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Theo thống kê của Bộ Nội vụ trong giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm hơn 15% cán bộ, công chức khối cơ quan bộ, ngành Trung ương được đưa đi đào tạo và ở đọa phương đạt gần 10%. Số lượt người được đào tạo và bồi dưỡng trong cả nước đạt 2.600.000 người (giai đoạn 2006- 2010). Trong đó, khối bộ, ngành là 954.000 lượt và khối địa phương là 1.645.000 lượt. Cả nước có 469.000 lượt cán bộ, công chức được đào tạo về lý luận chính trị, 467.000 lượt được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước. Đặc biệt, trong giai đoạn này đã có 1.024.000 lượt cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng. Số cán bộ công chức được đào tạo bồi dưỡng trong giai đoạn 2006-2010 tăng 33% so với giai đoạn 201-2005, trong đó đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tăng gần 20%. Các địa phương cũng rất chú trọng vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ cấp xã huyện đến tỉnh. Hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có chính sách bồi dưỡng cán bộ và có kế hoạch riêng nhằm phát triển đội ngũ cán bộ ở địa phương, nâng cao hiệu quả và khả năng làm việc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. 2.1. Một số hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, những chính sách này sau khi được triển khai và thực hiện hoa cũng vấp phải một số vấn đề và hạn chế trở thành rào cản cho sự phát triển chung của xã hội. Về chính sách tiền lương. Chế độ tiền lương hiện hành bộc lộ khá nhiều hạn chế như tốc độ điều chỉnh nhằm bù trượt giá, đảm bảo tiền lương thực tế còn chậm, mức lương trung bình của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, khong đảm bảo được mức sống trung bình. Trong nhiều năm qua, mặc dù năm nào cũng thi hành những chính sách nhằm cải cách tiền lương song đời sống cán bộ, công chức không tăng mà có khi còn suy giảm đi, bộ máy hành chính thì ngày càng phức tpạ, cồng kềnh. Về tiền lương tối thiểu hiện nay chỉ đủ đảm bảo trượt giá là chính chứ không đảm bảo cho cán bộ, công chức có đời sống ổn định và việc chi trả không phù hợp với cống hiến của họ đối với công việc hành chính nhà nước. “Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002 (mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng 147,2%, riêng chỉ số giá lương thực, thực phẩm tăng 255,8%. Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm tăng  là 59,9%, bình quân mỗi năm tăng 5,4%”. Nếu so sánh với tốc độ tăng trường kinh tế qua các năm thì có sự chênh lệch lớn (tăng trưởng kinh tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/ năm). Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình quân hàng năm từ 2003 đến 2011 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh bình quân hàng năm từ 1993 đến 2002, trong khi tổng quỹ tiền lương và trợ cấp tăng mỗi năm bình quân gần 2 lần. Vai trò kích thích của tiền lương cồn mờ nhạt, sức ỳ của chủ nghĩa bình quân vẫn còn lớn trông chế độ tiền lương mới. Chính sách tiền lương mới về cơ bản vẫn hoạt động theo nguyên tắc cào bằng, không phản ánh đúng lợi ích và cống hiến của từng đối tượng lao động. Đồng thời, mức lương vẫn nặng về bằng cấp, chưa theo trình độ, chất lượng công việc yêu cầu hoặc chức vụ đảm nhận. Quy định mức lương bằng hệ số, tiền lương chức vụ bằng xếp lương theo chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ chỉ là biện pháp tình thế. Về chế độ bảo hiểm xã hội. Công tác bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt khoảng 20% lực lượng lao độn. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hộ còn có thiếu sót. Nguy cơ mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội cao do quan hệ giữa mức đóng và mức hưởng bảo hiểm xã hội còn mất cân đối, mức đóng chưa tương ứng với mức hưởng. Chế độ bảo hiểm xã hội còn lẫn lộn và đan xen với các chế đội ưu đãi và các chính sách khác như an dưỡng, kế hoạch
  • 10. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 10 Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 hóa gia đình tạo ra sự bình quân hóa cao, số lượng hưởng tràn lan mà mức hưởng chưa hợp lý so với mức phí đống góp hoặc chưa phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngày càng được chú trọng song vẫn chỉ coi trọng về mặt số lượng chứ chưa chú trọng đầu tư về chất lượng. Chính vì vậy hiệu quả công việc khi thực hiện chưa được nâng cao, khả năng quản lý và điều hành công việc còn gặp nhiều hạn chế lớn. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, nhất là đối với cán bộ chuyên trách; phần lớn công chức cấp xã làm việc không theo chuyên môn được đào tạo. Điều hành và xử lý công việc còn lúng túng; nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa thật sự tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân. Việc quy hoạch cán bộ cơ sở mới chỉ dừng lại ở các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý mà chưa chú ý đến đội ngũ làm công tác chuyên môn, thậm chí có nơi, những người họat động không chuyên trách cấp xã chưa qua đào tạo lý luận chính trị: 94,49%; chưa qua đào tạo chuyênmôn:70,04%;khôngchuyêntrách ấp, khu phố chưa qua đào tạo chính trị: 85,85% và chuyên môn chiếm 95,59%. Chính vì vậy trình độ kiến thức và năng lực công tác của một bộ phận chưa được chú ý. Như vậy, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức còn gặp khá nhiều vướng mắc mà chủ yếu là do quá trình quản lý gặp nhiều thiếu sót và vấn đề đào tạo cán bộ còn quá nhiều sơ hở, chưa chú trọngvàovấnđềđàotạonộidungchuyên môn mà chỉ lập khóa đào tạo ra nhằm đối phó. Bên cạnh đó, chính sách tiền luông và bảo hiểm xã hội chưa tạo ra được mức sống ổn định mà còn gây nên sự bất an trong đội ngũ cán bộ, công chức. 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước Để có thể hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước cần có sự phối hợp nhiều nguyên tắc và giải pháp , đó là : 3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ nói chung và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác cán bộ. Trong Luật Cán bộ, công chức 2008 đã xác định: “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước” chính vì vậy mà vai trò lãnh đạo của Đảng luôn được khảng định và giữ vững qua các thời kỳ lãnh đạo. Đối với chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng càng cần phải được thể hiện và khẳng định. Đảng ta lãnh đạo chính sách thông qua việc đào tạo cán bộ, mở các khóa đào tạo và tiến hành quản lý độ ngũ cán bộ, phân bổ đội ngũ cán bộ sao cho hợp lý với từng khu vực, từng địa phương để chắc chắn rằng bộ máy của mọi vùng, mọi liĩnh vực trong hệ thống hành chính nhà nước luôn được vận hành tốt. Bên cạnh đó, Đảng là nhân tố quyết định tới những thay đổi trong chính sách tiền lương, chính sách phúc lợi xã hội và đảm bảo cho xã hội tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc đổi mới và hoàn thiện chính sách đại ngộ cán bộ, công chức nhà nước là không thể thay thế được. Hay nói cách khác, để chính sách đãi ngộ được hoàn thiện thì không thể tách rời ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Việc đảm bảo thực hiện thống nhất những mục tiêu chính trị do Đảng đề ra sẽ là điều kiện kiên quyết để đưa nước ta không ngừng phát triển. 3.2. Cải thiện và đổi mới chính sách tiền lương Chính sách tiền lương là một trong những chính sách quan trọng của chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước. Vấn đề tiền lương ở Việt Nam hiện nay tuy có nhiều đổi mới sông để chúng thực sự trở thành nguồn thu nhập chính và mỗi cán bộ có thể dựa vào mức lương để ổn định cuộc sống thì còn cần rất nhiều nỗ lực nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền lương sao cho hợp lý nhất. Cần phải có những điều tra tổng thể đời sống xã hội và mức sống của người dân để có những điều chính thật hợp lý về mức lương tối thiểu cũng như những thang – bậc lương sao cho thực hiện tốt được công bằng xã hội. Những vấn dề này đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, cần phải xem xét tính chất, đặc điểm và phân loại từng đối tượng công chức và những vấn đề liên quan đến trượt giá, mức sống và những biến động của thị trường giá cả để có những điều chỉnh phù hợp. Xây dựng cơ chế tiền lương và thu nhập riêng cho khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp của nhà nước trên cơ sở phân định rõ cơ quan hành chính công quyền với các tổ chức làm dịch vụ công để có cơ chế quản lý tài chỉnh và quản lý tiền lương phù hợp. Đồng thời, tách biệt chính sách tiền lương ra khỏi những chính sách ưu đãi xã hội khác. Trước hết cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến chính sách tiền lương cũng như xây dựng bộ Luật tiền lương sao cho việc đảm bảo công bằng xã hội đối với từng đối tượng công chức. Cần có những đánh giá cụ thể về năng lực làm việc, trách nhiệm và công việc đảm nhận để chi trả lương cho hợp lý, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa và cào bằng trong việc chi trả tiền lương cho các đối tượng công chức nhà nước. Việc chi trả lương hợp lý sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho các đối tượng cán bộ, công chức gắn bó hơn với công việc và giúp họ ổn định đời sống vật chất và tinh thần khi tham gia vào công việc hành chính nhà nước. 3.3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức bằng việc hoàn thiện chính sách phúc lợi xã hội Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Chính sách phúc lợi xã hội ba gồm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiêm thất nghiệp. Những chính sách này nhằm đảm bảo cho công chức nhà nước có đời sống tốt hơn, quan tâm đến sức khỏe của cán bộ, công chức để họ có thể yên tâm công tác và hoàn thành công việc. Cần phải tuyên truyền rộng rãi cho mọi người cũng hiểu về vai trò của những chính sách phúc lợi xã hội để họ có thể tham gia và đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người. Phát triển và mở rộng hợp lý các chế độ bảo hiểm xã hội để nâng cao một bước tính ưu việt trong sự đảm bảo của nhà nước đối với những người làm việc trong nền công vụ. Cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào hoạt động những bộ Luật liên quan đế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và không bắt buộc, đồng thời nghiên cứu tính thiết thực và triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Thanh tra, kiểm tra việc đưa các loại hình phúc lợi xã hội đến với nhân dân.
  • 11. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn 11Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 3.4. Nâng cao đội ngũ cán bộ công chức bằng việc hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đến việc đào tào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, Đảng phải là cơ quan cao nhất đề ra những đường lối, chính sách đào tạo tốt đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời, khi có chinhs ách tốt thì đội ngũ cán bộ, công chức phải là đỗi tượng hỗ trợ đắc lực công việc trong nền hành chính công vụ. Chính vì vậy mà công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chịu sự quy định của đường lối chính trị và phục vụ cho nhiệm vụ chính trị. Như vậy, đội ngũ cán bộ và hệ thống chính sách có mối quan hệ qua lại với nhau. Nhưng trước hết cần phải đào tạo tốt đội ngũ “giúp việc” cho hệ thống hành chính mới phát huy được vai trò của hành chính công và công tác công vụ quốc gia. Bên cạnh chính sách đào tạo, bồidưỡng và sử dụng cán bộ cần có chính sách ưu đãi và đãi ngộ thật hợp lý. Đây là cách để có thể giữ chân những người thực sự có tài và có tâm huyết với hoạt động công vụ. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức cũng là một chính sách đãi ngộ. Song cồn cần nhiều chính sách đãi ngộ hợp lý hơn, thực tế hơn nữa. 3.5. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức đi đôi với hoàn thiện hệ thống pháp luật công chức Đảngtađãkhẳngđịnh:“Đổimớicănbản công tác cán bộ phù hợp với chế độ mới, phân địnhrõcánbộdâncửhoạtđộngtheonhiệmkỳ và các loại công chức, viên chức sự nghiệp… nhằm hình thành độu ngũ cán bộ chuyên nghiệp có phẩm chất, kiến thức, thành thạo nghềnghiệp,nắmvữngphápluật”. Các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức đang dần được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của từng đối tượng viên chức. Đồng thời, Bộ Luật công chức cũng đang được nghiên cứu nhằm tìm ra những hướng đi đúng đắn nhất cho công tác cán bộ công chức nhà nước. Trong đội ngũ những cán bộ, công chức có nhiều đối tượng, nhiều loiạ hình hoạt động khác nhau nên khi nghiên cứu chính sách đãi ngộ cần phải tiến tới việc phân tách từng đói tượng để có chính sách ưu đãi tốt cho từng đối tượng để thấy được sự quan tâm của đảng và nhà nước với những đối tượng khác nhau trong hệ thống công quyền hành chính nhà nước. 3.6.Hoànthiệnchínhsáchđãingộkếthợp vớicảicáchbộmáyhànhchínhnhànước. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định, hoạt động trên một đơn vị hành chính lãnh thổ hay một lĩnh vực nhất định. Bộ máy hành chính nhà nước muốn hoạt động tốt được thì cần phải có đội ngũ cán bộ có tài, có chuyên môn và tâm huyết với công việc. Chính vì vậy, việc hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước cần phải phối hợp với việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước. Tuy nhiên, bộ máy hành chính Việt Nam đang dần phình to ra và trở nên cồng kềnh hơn, chính vì vậy cần có những chính sách nhằm đổi mới, tinh giảm bộ máy hành chính sao cho chúng làm việc hiệu quả hơn. Công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm trước đây nhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tất nhiên, cuộc cải cách này không nhằm thay đổi nền tảng của nền hành chính nhà nước Việt Nam mà chỉ làm thay đổi cơ chế vận hành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước trong thời kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bên cạnh đó, một cách nhằm tinh giảm đội ngũ cán bộ hành chính là thực hiện xã hội hóa một số hoạt động sự nghiệp công nhằm giảm bớt đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Các đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửaliênthông”theoQuyếtđịnhsố93/2007/ QĐ-TTg (ngày 22-6-2007) của Thủ tướng Chính phủ. Hầu hết các thủ tục được giải quyết qua bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông”. Cụ thể, có 1.122 thủ tục hành chính cấp tỉnh; 230 thủ tục hành chính cấp huyện; 129 thủ tục hành chính cấp xã. Chính vì vậy mà công việc hành chính nhà nước vẫn còn khá phúc tạp mặc dù đã được tinh giảm và đơn giản hóa sau nhiều lần cải cách. Chính vì vậy cần có chính sách cải cách, đổi mới đúng đắn và phù hợp sao cho tạo hiệu quả và niềm tin vào bộ máy hành chính quốc gia. 3.7. Hoàn thiện pháp luật về công vụ và gắn hoàn thiện chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức với thực thi công vụ Hoạt động công vụ nhà nước cho rằng đó là hoạt động đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ xã hội, công dân, nhà nước. Do vậy, quyền lực nhà nước đi vào cuộc sống có hiệu lực, hiệu quả hay không, có đúng đắn, tạo ra được các giá trị to lớn cho xã hội hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc hoạt động công vụ nhà nước được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, mặc dù đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập song các hoạt động công vụ vẫn không được tách biệt rõ ràng với các hoạt động của cơ quan nhà nước khác, pháp luật về hoạt động công vụ vẫn chưa được hoàn thiện và kiện toàn. Điều này đồi hỏi phải có một hướng đi phù hợp, có hệ thống quản lý và phân tách các hoạt động thật hợp lý để chúng phát huy được hiệu quả của mình. Việc hoạt động và làm việc công vụ cũng cần được phối hợp một cách chặt chẽ với nhau đồng thời có chế tài hợp lý nhằm đãi ngộ và ưu đãi cho những đối tượng có công. Gắn đãi ngộ với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chính và gắn quyền lợi với trách nhiệm trong việc quản lý, điều hành của cán bộ, công chức cũng chính là đảm bảo nguyên tác “đãi ngộ tương xứng”. Tài liệu tham khảo. 1. Bộ Luật Lao động, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X. 3. Ban chấp hành Trung ương Đản khóa X (2008), Kết luận số 20-KL/TW ngày 22/01/2008vềcảicáchchínhsáchtiềnlương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008 – 2012. 4. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Những vấn đề cơ bản về cải cách tiền lương ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước, Hà Nội – 1991. 5. Lê Văn Dũng, Tác động của chính sách cán bộ đối với đội ngũ cán bộ công chức. Trường Chính trị Phạm Hùng. 6. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay. Tạp chí Tuyên giáo. 7. ThS. Nguyễn Thế Vịnh, Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Tạp chí Tổ chức Nhà nước – 2009. 8. Thực trạng của đội ngũ cán bộ, công chức trong công cuộc cải cách hành chính – caicachhanhchinh.gov.vn 9. ThS. Nguyễn Bích, Một số góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội 2013. Viện Khoa học Lao động vã Xã hội.
  • 12. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 12 Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 C ó hai vấn đề cần được làm rõ để góp phần phát triển kinh tế làng nghề là những hiểu biết chung về làng nghề truyền thống Việt Nam và lý luận chung về quản lý kinh tế làng nghề ở Việt Nam. 1. Một số vấn đề chung về làng nghề 1.1 Một số khái niệm về làng nghề truyền thống Làng nghề hay làng nghề truyền thống có rất nhiều cách hiểu khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu lại có cách nghĩ riêng và cách lý giải riêng về chuyện gọi tên vấn đề này. Theo một số tác giả : -“Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” (1). -“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi công nghiệp và kinh doanh độc lập”(2). -Hay “là làng ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nghề kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động và thu nhập của làng”(3). Từ đó, có thể quy gọn lại cách hiểu về làng nghề, làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính thức hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng. Những ngành nghề này thường được tách biệt khỏi nông nghiệp và kinh doanh. Bên cạnh đó sẽ tạo ra những người thợ thủ công hay gọi là thợ cả, đó chính là những người lành nghề và có khả năng truyền nghề từ đời này sang đời khác. Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35-40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động làng nghề, thu nhập chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ, đồng thời giá trị sản lượng của làng nghề chiếm trên 50% tổng số giá trị sản lượng địa phương. 1.2 Đặc điểm của làng nghề Sự hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam cùng với sự hình thành và phát triển của những làng nghề tạo nên các đặc điểm riêng biệt dễ nhận biết. Làng nghề truyền thống Việt Nam phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Các làng nghề gắn bó chặt chẽ với nông thôn, ra đời từ các miền quê nông nghiệp. Sau này tuy các làng nghề có được tách biệt với nông thôn song sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, thủ công nghiệp ở nông thôn được sản xuất cùng nhau và xen lẫn nhau tạo nên một guồng quay kinh tế ở mọi vùng nông thôn Việt Nam. Một đặc điểm dễ nhận ra ở các làng nghề truyền thống ở nước ta đó là những người thợ thủ công đồng thời cũng là những người Về quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế làng nghề ởviệt nam hiện nay lVương Thị Thu Thảo Tóm tắt: Một số hiểu biết chung về làng nghề, vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng và phát triển làng nghề trong mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lý luận về quản lý nhà nước về kinh tế làng nghề. Từ khóa: Kinh tế làng nghề
  • 13. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn 13Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 nông dân. Họ làm nông nghiệp khi vụ mùa đến và trong những lúc nông nhàn họ lại trở thành những người thợ tách biệt với nông nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng và bảo tồn các làng nghề truyền thống là cơ hội để có thể phát triển kinh tế nông thôn và tạo điều kiện cho việc xây dựng nông thôn mới. Vì sản xuất ở nông thôn nên hầu hết hình thức tổ chức sản xuất lao động là tổ chức kinh tế hộ gia đình. Bởi những ngành nghề này thường tồn tại trong những hộ gia đình đơn lẻ, thông qua sự làm việc của những cá nhân trong gia đình được phân chia nhiệm vụ để có thể hoàn thành sản phấm. Tùy thuộc vào lứa tuổi và giới tính sẽ chia ra những nhiệm vụ và công việc cần đảm nhiệm của từng thành viên trong gia đình. Người thợ cả hay người nghệ nhân có tay nghề cao nhất thường là những người đàn ông trong gia đình. Ngay từ khi làng nghề hình thành thì việc tổ chức ra những xưởng sản xuất được chuyên môn hóa thành những khâu chuyên biệt như hiện nay. Điều này quy định, phần đông lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Tuy hiện nay việc phát triển khoa học kĩ thuật đã hỗ trợ rất nhiều vào việc đẩy mạnh sản xuất, tuy nhiên, một số công đoạn trong sản xuất đồ thủ công vẫn cần được chế tác bằng tay mới đạt đến độ tinh xảo và tính thẩm mĩ cao của sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi mỗi thợ thủ công cần luôn luôn sáng tạo để có thể chuyển dịch đúng hướng và đưa nghề phát triển kịp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. Công nghệ tuy có từng bước phát triển song những vấn đề thuộc về mĩ nghệ trong từng sản phẩm thủ công vẫn được duy trì và ngày càng được cải tiến về mặt kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Một số vấn đề liên quan đến sản phẩm, nguyên liệu và thị trường của những làng nghề truyền thống. Sản phẩm của làng nghề truyền thống thường chính là những vật dụng được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở nhà nước... các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Một số sản phẩm vừa mang lại giá trị kinh tế và mang đậm giá trị văn hóa vùng miền như lụa ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh)… Về nguyên liệu của những làng nghề thường được tận dụng hoặc tự sản xuất ở tại địa phương. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều. Một đặc điểm quan trọng nữa về nguyên liệu đó là nguồn gốc của chúng chủ yếu từ thiên nhiên, những vật dụng như rễ cây, đất, vỏ cây…Về thị trường của các làng nghề thường được bày bán tại chỗ, thị trường nhỏ hẹp, khó phát triển. Những làng nghề thường tự sản xuất và bán tại chỗ nên nhiều khi không có sự phát triển nhất định. Có một số làng nghề đưa sản phẩm của mình ra bên ngoài song không nhiều. 1.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội Vai trò của làng nghề trong định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước được khẳng định thông qua những vấn đề sau: - Phát triển kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp hỗ trợ vào việc phát triển kinh tế ngoài nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế các làng nghề sẽ là điều kiện để tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước chuyển biến rõ rệt. Phần tỷ trọng kinh tế trong nông nghiệp giảm đi nhanh chóng thay vào đó là các thành phần kinh tế khác có cơ hội phát triển và đẩy mạnh. Sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề là một trong những nhân tố thúc đẩy cho tỷ trọng các ngành nghề được chuyển dịch theo hướng tích cực như vậy. Đồng thời, hướng các vùng nông thôn đến sản xuất hàng hóa lớn, cải tiến công nghệ, trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển. Trong định hướng quốc gia về thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển. Thông qua các văn kiện Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội Đảng VIII, ta có thể thấy, công nghiệp hóa –
  • 14. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn 14 Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thực chất là quá trình phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Để có thể phát triển như thế, đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định. Cụ thể: Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất cao trên cơ sở trang thiết bị, công nghệ và vật tư tiên tiến để thay thế nền nông nghiệp thủ công, lạc hậu; Phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiêp với tỷ trọng ngày càng lớn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công- nông nghiệp và dịch vụ; Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn để thực hiện từng bước đô thị hóa nông thôn. Như vậy, để có thể làm được điều đó thì vai trò của làng nghề càng được khẳng định và hỗ trỡ đắc lực trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực như Đảng đã đề ra. - Phát triển làng nghề truyền thống tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hóa vùng nông thôn, đa dạng nguồn hàng và phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm ở các làng nghề phục vụ rất tốt nhu cầu của người dân vì nó chính là những mặt hàng thiết yếu nhất phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Năm 1996, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn khoảng 27.500 tỷ đồng. Tại các làng nghề, giá trị sản pượng tiểu thủ công nghiệp chiếm đến 60-80%, nhiều làng con số này đạt đến 100%. Các làng nghề này không những tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân địa phương quanh vùng mà còn đóng góp vào Ngân sách nhà nước. Tỷ trọng GDP trong tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tăng lên trong tổng số GDP được tạo ra ở nông thôn. Bên cạnh là nguồn hàng tiêu thụ trong nước, đáp ứng nhu cầu trong đời sống hàng ngày, các sản phẩm thuộc các làng nghề còn hỗ trợ nâng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công nghiệp đạt 630,4 triệu USD, năm 2007 con số này tăng lên 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006 (5). Do lợi thế là nguồn nguyên liệu tại chỗ nên giá trị thực thu từ ngành nghề này khá cao, đạt 95-97%. Ước tính, nếu tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công nghiệp thì tương đương với giá trị xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may. - Phát triển làng nghề tại các vùng nông thôn hỗ trợ đắc lực vào công tác giải quyết việc làm, an sinh xã hội và tăng thu nhập cho người dân. Tính chung trong cả nước, số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn chiếm trên 60%,trongkhiđódiệntíchđấtnôngnghiệp ngày càng bị thu hẹp, thời gian nông nhàn vì thế cũng tăng lên rất nhiều. Việc phát triển làng nghề tại các vùng nông thôn sẽ thu hút rất tốt nguồn lao động này, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và quan trọng hơn nó hỗ trợ vào công tác an sinh xã hội và trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay, bình quân mỗi làng nghề tạo điều kiện cho 27 lao động thường xuyên, 8 – 10 lao động thời vụ, mỗi hộ gia đình tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Một số ngành nghề có khẳ năng giải quyết tốt các lao động dư thừa tại nông thôn như nghề dệt, thêu ren, làm nón, tăm hương… Trong đó, mỗi cơ sở sản xuất những ngành nghề này có thể thu hút 200 – 250 lao động thường xuyên. Theo con số thống kê năm 2006, trên cả nước có khoảng 1000 làng nghề và thu hút khoảng 11 triệu lao động nông thôn và 256.000 hộ gia đình làm nghề. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề. Bên cạnh đó, việc phát triển các làng nghề sẽ kéo theo hàng loạt các nghề khác phát triển và một số ngành dịch vụ cũng theo đó được hình thành góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Tại ngoại thành TP.HCM có khoảng 1,8 triệu dân với 140 ngàn người làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản. Còn trong lĩnh vực phi nông nghiệp là hơn 103 ngàn lao động, chiếm 57,4% lực lượng lao động ngoại thành. Bình quân một hộ có nghề tạo việc làm ổn định cho 4,2 người, một cơ sở ngành nghề tạo việc làm ổn định cho trên 20 người. Vấn đề thu nhập tại các vùng nông thôn cũng là một vấn đề bức thiết cần giải quyết để có thể hỗ trợ đắc lực vào công tác ổn định an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội. Việc phát triển các làng nghề đang từng bước góp phần quan trọng trong công cuộc đó. Các làng nghề ở các vùng nông thôn đã và đang giúp người dân cải thiện thu nhập, nâng cao thu nhập so với những ngành nghề nông nghiệp đã gắn bó suốt hàng trăm năm qua. Ở nước ta hiện nay, thu nhập bình quân của một lao động làng nghề là 430.000 đ/ tháng, cao gấp 1,7 lần đến 3,9 lần so với lao động thuần nông. Riêng ở Hải Phòng, thu nhập do làng nghề đem lại cũng cao gấp 2,1 lần đến 2,3 lần so với lao động thuần nông. Tại TP. Hồ Chí Minh, thu nhập của người lao động ngành nghề cao hơn lao động nông nghiệp thuần từ 1,4 đến 3,6 lần. Việc nâng cao thu nhập cho người dân đang hỗ trợ rất đắc lực vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và hỗ trợ vào việc ổn định xã hội. - Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Việc đẩy mạnh phát triển các làng nghề là điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây là tiền đề để những tệ nạn xã hội không còn cơ hội len lỏi trong các miền quê. Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống không chỉ là nơi hỗ trợ phát triển kinh tế mà còn là nơi lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa. Chính vì vậy, việc duy trì và phát triển làng nghề đồng nghĩa với việc những giá trị văn hóa sẽ được duy trì. Những làng nghề cũng với những lễ hội truyền thống sẽ là điều kiện giúp cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đồng thời, bản thân một số sản phẩm của làng nghề cũng chính là những tác phẩm nghệ thuật cần được gìn giữ. Những sản phẩm này vượt ra ngoài giá trị của một hàng hóa đơn thuần để trở thành di sản hay biểu tượng truyền thống văn hóa của làng xã hay vùng miền. Nghề truyền thống được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, được lưu truyền và bảo tồn cho con cháu dân tộc Việt Nam, đây chính là việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Bên cạnh đó, việc phát triển làng nghề cũng tạo ra bộ mặt nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giúp tận dụng nguồn nguyên – nhiên liệu tại chỗ và nguồn lao động dư thừa trong nhân dân. Không chỉ có vậy, phát triển làng nghề đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế nông thôn, giúp giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, đưa kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, công – nông nghiệp – dịch vụ. Phát triển kinh tế làng nghề là một bộ phận quan trọng giúp hỗ trợ đắc lực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp hỗ trợ vào việc phát triển kinh tế ngoài nông nghiệp.
  • 15. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn 15Hợp tác Phát triển - Số 21+22 - Tháng 9-12/2013 Như vậy, làng nghề và định hướng phát triển làng nghề có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn và kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để có thể phát triển tốt những ngành nghề truyền thống này chúng ta cần có cơ chế quản lý, đầu tư và thu hút đầu tư một cách đúng đắn và phù hợp. 2. Quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế làng nghề Quản lý nhà nước về làng nghề được thực hiện trên tất cả các mặt liên quan đến sự phát triển chung của làng nghề và vấn đề kinh tế, quản lý làng nghề trong định hướng phát triển quốc gia. Những nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về làng nghề được tóm gọn thông qua những vấn đề sau: - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển làng nghề, các văn bản quy phạm pháp luật làng nghề. Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức và đưa những vấn đề liên quan đến quy phạm pháo luật và những quy chế để đảm bảo rằng mọi hoạt động xây dựng và phát triển làng nghề được tiến hành đúng đắn và phù hợp. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho làng nghề. Đây là một vấn đề quan trọng và cấp bách giúp cho làng nghề có thể nhanh chóng đi vào hoạt động. Nguồn lao động có thể là tại địa phương nhưng nhà nước cần phải tiến hành đào tạo bải bản, tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng tốt. - Kiểm tra, đánh giá phát triển các làng nghề, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. - Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển sản xuất tại các làng nghề. Đồng thời, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển hoạt động của làng nghề. - Tiến hành tổ chức, xây dựng cơ sở vất chất, kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề. Phát triển các làng nghề theo hướng bền vững, đáp ứng đủ cung – cầu và phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và bảo tồn những giá trị văn hiến dân tộc. - Tổ chức, chỉ đạo công tác xây dựng các chính sách phát triển làng nghề. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, quy hoạch sản phẩm và tạo mối trường thông thoáng cho các sản phẩm tại các làng nghề có cơ hội xuất ra các thị trường lớn trên thế giới. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nghề và làng nghề. Những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo vệ sự phát triển chung của làng nghề cần được tiến hành đồng bộ. Như vậy, quản lý nhà nước về làng nghề là một vấn đề quan trọng cần được chú trọng để có thể đưa các làng nghề vào hoạt động và bảo tồn những nét văn hóa của làng nghề. 3. Kết luận Nghề và làng nghề truyền thống đang có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng miền đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn và thực hiện chức năng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong giai đoạn đất nước đang đi lên xây dựng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới thì việc xây dựng và phát triển nghề và làng nghề truyền thống là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược quốc gia nhằm vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Để những nghề và làng nghề truyền thống của đất nước có thể phát triển thì đòi hỏi Chính phủ cần có những chính sách hợp lý nhằm phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống, có cách thức quản lý khoa học và có tầm nhìn xa đưa đến sự phát triển tối ưu cho các nghề và làng nghề đó trong tương lai. Hiện nay, việc phát triển làng nghề không đơn thuần là việc đem lại nguồn lợi kinh tế vào đúng thời điểm đó hay là sự trao đổi, mua bán những sản phẩm của làng nghề mà một làng nghề truyền thống cần phát huy được thế mạnh làm vực dậy những ngành kinh tế dịch vụ và du lịch. Những ngành nghề và làng nghề truyền thống đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngành nghề đòi hỏi khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp tối ưu để có thể quản lý sự phát triển của làng nghề, có những chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững. Phát triển luôn phải đi đôi với bảo tồn và duy trì bền vững. Đồng thời, với mỗi làng nghề đều phải thực hiện được chức năng văn hóa và là duy trì hoạt động tinh thần cho người dần mới khẳng định hết vai trò của chúng trong đời sống xã hội.r Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (1996), Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội. 2. Đỗ Quang Dũng (1997), Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông thôn Hà Tây. 3. “Đánh thức du lịch làng nghề” – Báo Lao Động – Hạnh Phương 4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), Làng nghề Thanh Hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.