SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
Trang 30+31
Số 27+28
Tháng 9-12/2014
Hợp tác đầu tư
Việt nam - asean
và triển vọng
Nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác
Khu vựcTam giác phát triển
Thành phố của
các ngôi chùa
Luang Prabang-
Trang 39+40Trang 20+21
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsinh Thammavong và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao
Khu vực Tam giác phát triển lần thứ 8(11-2014)
Mục lục in this issue
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN
Tạp chí
ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
ISSN 1859-3518
COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
Trang 30+31
Số 27+28Tháng 9-12/2014
Hợp tác đầu tư
Việt nam - aseanvà triển vọng
nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác
Khu vựctam giác phát triển
Thành phố củacác ngôi chùa
Luang Prabang-
Trang 39+40
Trang 20+21
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsinh Thammavong và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao
Khu vực Tam giác phát triển lần thứ 8(11-2014)
Cơ quan trung ương của hội phát triển
hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia
Năm thứ năm
Số 27+28 (Tháng 9-12/2014)
Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích
Trình bày:Thu Hằng
Giấy phép hoạt động báo chí
số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009
Giấy phép hoạt động báo chí
số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014
Địa chỉ tòa soạn
Phòng 708,
Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
Số 65 Phố Văn Miếu,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 080.43470
Fax: 080.43470
Email: tchtpt@gmail.com
Webtise: http://www.vilacaed.org.vn
Giá bán: 22.000 đồng
Hoạt động của Hội
+++: Diễn đàn MEKONG 2014 – Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015:
Cơ hội và thách thức........................................................................................1
+++: Phát biểu Khai mạc của Chủ tịch HộiVILACAED....................................2
Nghiên cứu - Diễn đàn
ThS.NguyễnThếTâm:Hoàn thiện chính sách tôn vinh ở việt nam từ
kinh nghiệm của nước ngoài...........................................................................2
PGS.TS.NguyễnHồngThái:Kinh nghiệm của các nước trong phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP trong đầu tư và bài học cho
Việt Nam.........................................................................................................6
TS.ĐỗĐứcChi: Bàn thêm về năng suất lao động ởViệt Nam...................... 10
Th.s LêThịTuệKhanh,Th.sTrầnHươngGiang: Nghiên cứu sự tác động
của môi trường kinh tế đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam....................................................................................................... 12
VũBắcHà:Những vấn đề lý luận về phòng chống tham nhũng................... 15
ThS. Nguyễn Thị Nga:Tính tất yếu của việc phát huy nhân tố con người trong
phát triển lực lượng sản xuất ởViệt Nam hiện nay........................................ 19
Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015
+++: Hợp tác đầu tưVIỆT NAM-ASEAN và triển vọng................................. 20
+++: CamkếthợptácvềluânchuyểnvốntrongAECvàđịnhhướngchínhsách
quản lý ngoại hối.......................................................................................... 22
+++: Hội nhập lao động trong công đồng kinh tế ASEAN............................ 25
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia
+++:Nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác
Khu vựcTam giác phát triển.......................................................................... 30
+++:Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 5 tỷ USD..... 32
+++:Việt-Lào nhất trí sớm ký Hiệp định thương mại mới........................... 33
Tổng hợp Kinh tế -Xã hội Lào Tháng 10-2014
..................................................................................................................... 34
Giao lưu văn hóa
+++:Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa.................................... 39
Activities of the vilacaed
+++: MEKONG Forum 2014 - ASEAN Economic Community in 2015:
Opportunities and challenges.....................................................................1
+++: Opening Remarks by ChairmanVILACAED.......................................2
Research - Forum
ThS. Nguyen The Tam: Improving policy in Vietnam honors from foreign
experience..................................................................................................2
PGS.TS.NguyenHongThai:The experience of countries
in developing infrastructure road PPP in investment and lessons
forVietnam.................................................................................................6
TS.DoDucChi:More on labor productivity inVietnam............................ 10
Th.s Le Thi Tue Khanh, Th.s Tran Huong Giang: Research on the impact
of the economic environment on the development of small and medium
businessesVietnam................................................................................... 12
VuBacHa:The theoretical issues of anti-corruption................................ 15
ThS. Nguyen Thi Nga: The necessity of upholding the human factor in the
development of productive forces inVietnam today................................. 19
TowardstheASEANEconomicCommunityin2015
+++: Investor RelationsVIETNAM-ASEAN and prospects........................ 20
+++: Commitment to cooperate on capital flows in the AEC and
policy-oriented foreign exchange management....................................... 22
+++: Labor integration in ASEAN economic community......................... 25
Partnerships Vietnam-Laos-Cambodia
+++: Upgrading and expanding cooperation framework
Triangle Area........................................................................................... ..30
+++:Vietnam-Cambodia aims to achieve turnover of 5USD billion........ 32
+++:Vietnam-Laos agreed to soon sign a new trade agreement........... 33
Socio-economic synthesis Laos 10-2014
................................................................................................................. 34	
Cultural exchange
+++: Luang Prabang, the city of temples............................................... 39
Mục lục Contents
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 1
hoạt động của hội
Mục đích Diễn đàn năm nay là tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp trong nước được nghe báo cáo và
traođổi vớicácBộ,BanNgànhhữuquan,cácChuyên
gia đàm phán củaViệt Nam về vấn đề hội nhập Cộng
đồngkinhtếASEAN;thôngquađócácdoanhnghiệp
cóthểthấyrõhơnnhữngthuânlợi,khókhăn,những
cơhội,tháchthức…khihộinhậpvàocộngđồngkinh
tế ASEAN 2015, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những
biện pháp điều chỉnh thích hợp có lợi nhất cho mình
đểchủđộnghộinhập.
Diễn đàn được tổ chức tại Khách sạn Daewoo
HàNội.
ĐếndựvàphátbiểutạiDiễnđàngồmcó:
- Ông Vũ Khoan, nguyên phó Thủ tướng Chính
phủ.
- Ông Nguyễn Văn Trung, thứ trưởng Bộ Kế
hoạchvàĐầutư.
Đại diện của các Bộ, ngành, các đơn vị, tổ chức
thamgiađàmphán,hoạchđịnhnhữngchínhsáchhội
nhập ASEAN, như : Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài,
lãnhđạoVụKinhtếđốingoại,BộKếhoạchvàĐầutư;
LãnhđạoVụChínhsáchthươngmạiđabiên,BộCông
thương; Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo Phòng Hội nhập
kinhtếquốctế-VụHợptácquốctế,BộTàichính;Lãnh
đạo Phòng quản lý vay và cho vay nước ngoài - Vụ
Quảnlýngoạihối,NgânhàngNhànướcViệtNam…
Đến dự còn có đại diện của 3 Đại sứ quán
Myanmar, Lào và Campuchia hơn 100 trăm doanh
nghiệpđầutưtrongvàngoàinước,như:TậpđoànViệt
Phương,Côngtycổphầnthựcphẩmhữunghị,Côngty
cổphầnCOMMA18,CôngtytinhọcThanhTâm,Công
ty ô tô An Thái, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Công ty
đầutưvàpháttriểnthươngmạiÁ-Âu,CôngtyTNHH
vậntảiquốctế,CôngtytruyềnthôngMinhChâu,Công
tyCPXDcơđiệnTháiBình,Côngtyđầutưxâydựngvà
PTVạn Xuân, Công ty CP kỹ thuật quốc phòng; Công
ty Hồng Việt; Công ty luật RCI&P Law; Công ty CJSC;
Chứngkhoánquốcgiavànhiềudoanhnghiệpkhác.
Đạidiệncáchiệphộivàtổchứckhác,như:Hiệp
hộidoanhnghiệpĐầutưnướcngoài;HộiDoanhnhân
trẻViệt Nam; Hội Nữ doanh nhânThái Bình; Hiệp Hội
cácnhàbánlẻViệtNam;HiệphộisiêuthịHàNội;Hội
doanh nghiệp trẻTuyên Quang; Các chuyên gia, các
nhà khoa học, các nhà quản lý, các hội viên, các Sở
Kế hoạch và Đầu tư của 1 số tỉnh, nhưVĩnh Phúc, Bắc
Giang,HảiDương…cũngđãđếndự.
Nhiềuphóngviênbáochí,truyềnhìnhcủa23cơ
quanđàibáođãđếndựvàđưatinvềdiễnđàn(VTV4
ĐàitruyềnhìnhVN,INFOTV,VITV,TruyềnhìnhTTXVN,
ThờibáoMeKong,VTV1,Tạpchíthươngmạivàbánlẻ,
TạpchíKinhtếvàDựbáo…).
Nguyên PhóThủ tướng nước CHXHCNViệt Nam
– Vũ Khoan đã phát biểu nêu rõ những điểm giống
và khác nhau về nhận thức, về thế và lực của ta hiện
naysovớinhữngnămđầuhộinhậpvàoASEAN.Đồng
thời,nguyênPhóThủtướngcũngchỉranhữngthuận
lợi,khókhăn,nhữnglĩnhvựccầnxemxétchuẩnbịkhi
tham gia hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và đưa
ramộtsốkhuyếnnghị,giảiphápvớicáccơquannhà
nước, cộng đồng doanh nghiệp để việc hội nhập đạt
hiệuquảcaonhất.NhữngýkiếncủaôngVũKhoanđã
đượccácđạibiểunhiệtliệthoannghênhvàđánhgiá
cao.
Sau khi nghe các bài tham luận,nhiều đại biểu
dự Diễn đàn đã nêu các câu hỏi, bình luận về các nội
dung nóng hổi đang được nhiều người quan tâm.
Đại diện HộiVilacaed đã giải đáp và giới thiệu địa chỉ
liênlạcvớiHộiquaVănphòngHội,hoặcquaemailvà
trangwebsitecủaHội.
Kết thúc Diễn đàn,thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông
Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội Vilacaed, Chủ tịch
đoànphátbiểukếtluận:
Diễn đàn MeKong 2014 đã tổ chức thành công
tốt đẹp. Diễn đàn đã cung cấp được những thông tin
hữu ích về Cộng đồng kinh tế ASEAN cho các doanh
nghiệpthamgiaDiễnđàn,đồngthờithuhútđượcsự
quan tâm đưa tin của đông đảo các báo, đài, phương
tiện thông tin đại chúng để phổ biến tới các doanh
nghiệptrêncảnước.
Quá trình thảo luận tại Hội trường đã diễn
ra sôi nổi, các doanh nghiệp đã đưa ra được nhiều
vấn đề rất sâu sắc, những khó khăn của các doanh
nghiệp trước vấn đề hội nhập, những thắc mắc về
chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước
cho doanh nghiệp khi hội nhập Cộng đồng kinh tế
ASEAN. Đoàn Chủ tịch đã tập hợp các câu hỏi, các
thắc mắc của doanh nghiệp và đã được đại diện các
Bộ, ngành giải đáp một cách khúc chiết các câu hỏi
đặtra.
HộiPháttriểnhợptáckinhtếViệtNam–Lào–
Campuchia sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm
thu được qua tổ chức Diễn đàn MeKong 2014, để
tổ chức các chương trình MeKong thường niên vào
những năm tiếp theo một cách hiệu quả và thực sự
hữuíchđốivớicộngđồngdoanhnghiệpViệtNam.
Diễn đàn Mekong thường niên 2014 đã được
tổ chức thành công, đã đạt được mục tiêu đề ra, nội
dungcủadiễnđànrấtthiếtthựcđápứngyêucầucủa
doanhnghiệpđangđòihỏi,đượccácnhàquảnlý,các
chuyêngia,cácdoanhnghiệpđánhgiácao,đượccác
cơquanbáochítruyềnthôngđưatinkịpthời.Nhiều
chuyên gia cho rằng Hội PTHTKT Việt Nam-Lào-
Campuchia đã tổ chức diễn đàn năm nay rất chất
lượng,cótácdụngtíchcựcchocáccộngđồng,doanh
nghiệp trong thời điểm hội nhập cộng đồng kinh tế
ASEAN đã đến gần. Những việc làm như thế này cần
đượctiếptụcpháthuy.
DIỄN ĐÀN MEKONG 2014 - Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015:
Cơ hộivà thách thức
Chủ tịch Phương Hữu Việt cùng chủ trì Diễn đàn.
Ngày 17/10/2014, Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt
Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) đã phối hợp với Cục
Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
Diễn đàn Kekong thường niên 2014 với chủ đề: Cộng
đồng kinh tế ASEAN 2015- Cơ hội và thách thức.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/20142
Nghiên cứu - diễn đàn
Kính thưa đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng nước
CHXHCN Việt Nam
Kính thưa đồng chí Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Kính thưa quý vị quan khách
Kính thưa các vị đại biểu
Diễn đàn Mekong 2014 do Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam –
Lào – Campuchia và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì
tổchứcdiễnralầnnàylàlầnthứ6vàđãtrởthànhmộtsựkiệnthườngniên
củaHội.Diễnđànxácđịnhmụctiêuchínhlàthúcđẩyhợptác,tạođiềukiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia,
Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây
(TrungQuốc);đưaTiểuvùngMekongmởrộngnhanhchóngtrởthànhvùng
phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á.
Trong thời gian qua, Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào –
Campuchia (Vilacaed) đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tích
cực, tạo cơ hội giao thương, làm cầu nối cho doanh nghiệp các nước trong
tiểu vùng tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Ngoài ra, Hội còn mở
rộnghoạtđộngsangcácnướckháctạiĐôngNamÁtrongkhivẫnthựchiện
tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội với các nước bạn. HộiVilacaed đang dần trở
thànhmộtkênhkếtnốihiệuquảvàuytíngiữacácnướcTiểuvùngMekong.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa các văn phòng đại diện của Hội tại các tỉnh cũng
như các nước bạn với Hội đã tạo điều kiện cho hội viên nắm bắt thông tin
kịp thời, có sự am hiểu nhanh chóng với mỗi thay đổi của môi trường kinh
tế, và nhờ đó đạt được những thành công nhất định.
Năm nay, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, Hội Vilacaed tổ chức
Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề“ Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ
hội và thách thức”, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ
hội trao đổi với các Bộ, Ban ngành hữu quan, các chuyên gia đàm phán của
Việt Nam về vấn đề hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN; thông qua đó các
doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội
và thách thức khi hội nhập, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp
điều chỉnh cho phù hợp để chủ động hội nhập có hiệu quả.
Tôi mong rằng, với tinh thần hỗ trợ và tích cực, Hội Phát triển hợp tác
kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia nói chung và diễn đàn Hợp tác phát
triển Tiểu vùng MeKong nói riêng sẽ nhận được sự ủng hộ của Đảng, Nhà
nước, các Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp.Tôi cũng tin tưởng diễn đàn
lần này sẽ phần nào đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào thị
trường các nước ASEAN, đồng thời giúp doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ
thông tin, đóng góp nhiều ý kiến cho công tác chuẩn bị hội nhập Cộng
đồng kinh tế ASEAN.
Tôi thay mặt Ban lãnh đạo Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam –
Lào – Campuchia khai mạc Diễn đàn MeKong 2014. Xin chúc các doanh
nghiệp sẽ tìm được cầu nối, qua đó tìm được cơ hội giao thương và phát
triển kinh tế, nắm bắt nhiều thông tin hữu ích để có bước chuẩn bị tốt nhất
trong thời gian đầu hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Xin chúc toàn bộ quý vị quan khách, đại biểu sức khỏe, và chúc Diễn đàn
MeKong diễn ra hôm nay, ngày 17 tháng 10 năm 2014 tại Thành phố Hà
Nội thành công tốt đẹp!
Phátbiểukhaimạccủa
ChủtịchHộiVILACAED
T
rên cơ sở các quy định của Luật Thi đua,
Khen thưởng, vai trò quản lý nhà nước về thi
đua, khen thưởng được tăng cường. Công tác
thi đua, khen thưởng dần đi vào nề nếp, các phong
trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các
bộ, ngành, địa phương. Công tác khen thưởng đã kịp
thời động viên, khích lệ, biểu dương, tôn vinh các
tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động, sản
xuất, công tác…
Luật Thi đua, Khen thưởng quy định rõ thẩm
quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cấp, các ngành và lãnh đạo từ Trung ương đến địa
phương, nâng cao trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng trong
thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi có Luật Thi đua, Khen thưởng, nhận thức
về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen
thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và
nhân dân đã được nâng lên một bước. Từ nhận thức
đúng, việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen
thưởng, đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tích cực
quan tâm hơn trong công tác xây dựng củng cố bộ
máy tổ chức và cán bộ, xây dựng các văn bản lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua.
Các bộ, ban, ngành, địa phương đã chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra phong trào thi đua; tổ chức ký giao ước thi
đua, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng
kết, rút ra những bài học kinh nghiệm; biểu dương,
khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích.
Qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng
thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ngành, địa phương.
Qua hơn 8 năm thực hiện, bên cạnh những kết
quả đã đạt được, việc tổ chức thực hiện Luật Thi
đua, Khen thưởng cũng gặp những khó khăn, vướng
mắc, như sau:
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua
chưa đồng đều ở các vùng miền và các thành phần
kinh tế (đặc biệt vùng nông thôn, địa bàn dân cư,
khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan
tâm chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua). Nhiều
nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được
động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân;
hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn
HOÀNTHIỆN
TỪ KINH NGHIỆM
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 3
Nghiên cứu - diễn đàn
chưa cao.
- Luật Thi đua, Khen thưởng có
đối tượng điều chỉnh khá rộng, nhưng
tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối
tượng còn mang tính khái quát, chưa
cụ thể hóa, chủ yếu tập trung trong
cán bộ, công chức, công nhân viên
nhà nước; vì vậy, trong thực hiện còn
lúng túng, vướng mắc, đặc biệt chưa
quy định rõ việc khen thưởng đối với
người lao động trực tiếp, công nhân,
nông dân; khen thưởng trong cơ quan
của Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan tư
pháp, lập pháp, các tổ chức chính trị -
xã hội, các hội.
- Trước sự phát triển nhanh về
kinh tế, xã hội của đất nước và hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,
việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về công tác tôn vinh trong những năm
qua chưa được coi trọng và đầu tư
đúng mức, công tác tôn vinh chậm
được đổi mới và chưa theo kịp sự
phát triển của đất nước.
Hiện nay, nhìn chung nhiều nước
trên thế giới không tổ chức phong
trào thi đua cấp Nhà nước hoặc toàn
quốc như ở Việt Nam , mà tập trung
xây dựng chính sách tôn vinh, khen
thưởng và thực hiện tôn vinh, khen
thưởng. Các tập thể, cá nhân tự có
trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ
và nỗ lực thực hiện công việc được
giao. Nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ hoặc có thành tích tiêu biểu điển
hình sẽ được xã hội, nhà nước, chính
quyền ghi nhận bằng các hình thức
khen thưởng tương xứng. Chế độ khen
thưởng ở các nước được thực hiện hết
sức công bằng, chặt chẽ, khách quan
và nghiêm túc. Việc trao tặng khen
thưởng được tổ chức định kỳ hàng
năm (2 – 3 đợt) rất uy nghiêm, trang
trọng, các cá nhân được khen thưởng
được nhà nước tôn vinh và vinh danh.
Chế độ đãi ngộ, quyền lợi tinh thần
của những người được khen thưởng
được các nước coi trọng. Có quy định
chính sách cụ thể như được miễn phí
đi lại trên các phương tiện giao thông
công cộng, bảo trợ tiền khám chữa
bệnh, bảo vệ sức khỏe về mặt vật
chất cũng như tinh thần , nâng lương,
thăng chức, được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng, tham quan, nghỉ dưỡng, …..
Điển hình cho công tác khen thưởng
có nhiều ưu điểm nói trên hiện nay
là: Pháp, Liên bang Nga, Úc, Trung
Quốc, Nhật…
- Ở nước Cộng hòa Pháp hiện nay
thành lập các trung tâm giáo dục của
Ban khen thưởng Bắc đẩu bội tinh
Saint – Denis và Loges, nhằm bảo
đảm việc “giáo dục con gái, cháu gái
và chắt gái của các thành viên Huy
đoàn Bắc đẩu bội tinh”. “Những
người là con gái, cháu gái, chắt gái
của các cá nhân được tặng thưởng
huân chương công trạng quốc gia có
thể được nhận vào học tại các trung
tâm giáo dục của Huy đoàn Bắc đẩu
bội tinh”. Mục đích của việc giáo dục
tại các trung tâm này là khơi dậy trong
các em học sinh tình yêu Tổ quốc và
yêu tự do cũng như ý thức về nghĩa
vụ công dân và đối với gia đình của
mình. Đồng thời qua việc dạy dỗ và
rèn luyện tính cách cho các em, giúp
các em xây dựng được một cuộc sống
độc lập và có nhân cách.
- Việc tổ chức trao tặng các hình
thức khen thưởng được tiến hành uy
nghiêm, trang trọng và hoành tráng.
Như ở Liên bang Nga, việc tổ chức
trao tặng khen thưởng rất long trọng
cả phần nội dung và hình thức, họ
muốn tạo dấu ấn cho người được
tặng thưởng, qua đó tác động đến tất
cả các cá nhân chưa được thưởng.
Việc khen thưởng và trao tặng của
Nhà nước Liên Xô trước đây là một
trong những tác nhân kích thích đạo
đức quan trọng nhất trong sự nghiệp
phát triển các hoạt động chính trị, xã
hội, sản xuất và trong cuộc đấu tranh
vệ quốc, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ xây dựng chủ nghĩa cộng sản của
công dân Liên Xô, giáo dục người lao
động theo tinh thần luôn sẵn sàng bảo
vệ Tổ quốc.
Tổ chức Lễ trao tặng khen thưởng
chủ yếu tại văn phòng thị trưởng, tỉnh
trưởng hoặc bộ trưởng. Đặc biệt trong
từng đợt tổ chức khen thưởng các hội
đồng của thị trưởng, tỉnh trưởng hoặc
bộ trưởng chọn ra 50 cá nhân tiêu biểu
nhất được vào Điện Kremly và chính
Tổng thống Liên bang Nga trực tiếp
trao thưởng. Tổng thống cũng có thể
ủy quyền cho lãnh đạo bộ, ngành của
liên bang, của chủ thể liên bang, lãnh
đạo tỉnh, thành phố, đại diện của tổng
thống tại các đặc khu, hai viện Quốc
hội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
Nga tại nước ngoài, Cục trưởng Cục
cán bộ thuộc Văn phòng Tổng thống,
sỹ quan cấp tư lệnh từ sư đoàn trở lên,
thực thi quyết định trao tặng.
- Việc khen thưởng của Úc thường
xuyên được tuyên bố vào các ngày lễ
trong năm, như: Quốc khánh, sinh
nhật Nữ hoàng… Huân chương Dũng
cảm của Úc được trao tặng vào tháng
4 hoặc tháng 8 hàng năm. Công tác
khen thưởng được áp dụng hạn ngạch
(cota) ở nhiều nước theo số lượng hoặc
tỷ lệ % các hình thức khen thưởng cho
tập thể, cá nhân để hạn chế việc khen
thưởng, cào bằng tràn lan. Như các
nước Pháp, Nga, Bỉ chỉ được xét khen
thưởng theo số lượng được cấp. Các
bộ căn cứ vào cota được cấp (việc cấp
cota do Tổng thống ban hành sắc lệnh
thời hạn 3 năm) và căn cứ hồ sơ thành
tích để xét, đề nghị khen thưởng. Bên
cạnh đó, một số nước chỉ xét khen
thưởng theo định kỳ (Nhật Bản, Nga,
Pháp) và không xét khen thưởng đột
xuất để hạn chế số lượng. Tuy nhiên,
tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị
và các nhu cầu bức xúc của xã hội,
CHÍNH SÁCHTÔNVINH ỞVIỆT NAM
CỦA NƯỚC NGOÀI ThS. Nguyễn Thế Tâm
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/20144
Nghiên cứu - diễn đàn
họ đề ra chính sách khen thưởng đáp
ứng ngay yêu cầu bức xúc của xã hội.
Ví dụ đất nước Nga hiện nay cần phải
tăng dân số, họ đề ra bộ huân chương
danh dự bố mẹ dành cho những gia
đình sinh 4 con trở lên và nuôi dạy
con tốt thì được thưởng huân chương
và 50.000 rúp. Ở Pháp thì tặng thưởng
Huân chương hạng I, II, III cho những
gia đình sinh 4, 5, 6 con và chăm sóc
nuôi dưỡng tốt chúng. Ở Úc, các hình
thức khen thưởng mới sẽ được hình
thành khi có một lĩnh vực mới cần
được vinh danh, ví dụ Huy chương
phòng cháy Australia năm 1988, hoặc
cần vinh danh những công dân đã
phục vụ trong một chiến dịch quân
sự cụ thể nào đó như Huy chương
Lực lượng Quốc tế phục vụ tại Đông
Timor năm 2000.
Đối với thủ tục trình khen, việc
lựa chọn suy tôn những người được
khen thưởng đều xuất phát từ cơ sở,
từ quần chúng nhân dân. Việc kê khai
thành tích do bộ phận làm công tác
khen thưởng độc lập làm hồ sơ, người
được đề nghị không nhất thiết phải tự
kê khai thành tích.
H
iện nay có một số nước chưa
ban hành Luật Khen thưởng
như: Trung Quốc, Nhật bản,
Australia... (Trung Quốc đang nghiên
cứu dự thảo Luật Khen thưởng) song
công tác khen thưởng được Nhà nước
và Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Có cơ
quan hoặc bộ phận làm công tác khen
thưởng chuyên trách. Công tác khen
thưởng được tổ chức chặt chẽ, đối
tượng khen thưởng chủ yếu hướng
về cơ sở và người lao động trực tiếp.
Tập trung phát hiện công chức và
người lao động để khen, không khen
cho lãnh đạo từ cấp vụ trở lên (Trung
quốc). Hàng năm đều phân bố chỉ
tiêu, hạn mức cho mỗi hình thức khen
thưởng (Pháp). Trên cơ sở đó mà chọn
những người thật sự ưu tú, xuất sắc
được nhân dân, cộng đồng thừa nhận
để khen. Gắn công tác khen thưởng
với đề bạt cán bộ (Trung Quốc, Nhật
Bản). Coi trọng tôn vinh tinh thần và
lợi ích vật chất. Khi phát hiện những
người được khen thưởng có vi phạm
thì hủy bỏ việc phê chuẩn.
Ở một số nước như: Pháp, Úc,
Nhật Bản, khen thưởng nhưng không
kèm theo tiền thưởng đối với tập thể
mà chỉ thưởng tiền hoặc vật chất kèm
theo đối với cá nhân hoặc bằng chế
độ chính sách như ở Pháp, Úc, Bỉ,
khen thưởng thực hiện theo tuần tự
từ mức hạng thấp lên mức hạng liền
kề cao hơn (không nhảy hạng). Mọi
công dân của Pháp (trừ thượng nghị sĩ
và đại biểu Quốc hội) bao gồm cả dân
sự, quân sự nếu có thành tích xứng
đáng đóng góp cho quốc gia đều được
xem xét, đề nghị khen thưởng Huân
chương Bắc đẩu Bội tinh (trước đây
chỉ có trong quân đội).
Hệ thống tổ chức bộ máy làm
công tác khen thưởng ở các nước đều
có cơ quan thường trực trực thuộc
Phủ Tổng thống, một số nước có cơ
quan thuộc Bộ Ngoại giao làm đầu
mối. Các tổ chức, bộ phận làm công
tác khen thưởng được bố trí từ trung
ương tới địa phương, tận cấp cơ sở.
Các tổ chức bộ máy khen thưởng
cấp trung ương thường trực thuộc
Văn phòng Tổng thống (Nga), Phủ
Tổng thống (Pháp); Ban thư ký khen
thưởng trực thuộc Phủ Toàn quyền
(Úc). Vấn đề này tạo điều kiện cho
công tác khen thưởng được nhanh
chóng, phát huy ngay, tác dụng ngay
hiệu quả công tác khen thưởng và đây
là biện pháp để giảm biên chế cho các
khâu xét duyệt, thẩm định, giảm các
tầng nấc, thủ tục trung gian xét duyệt,
thẩm định.
Đ
ối với tổ chức của Hội đồng
ở Pháp thì dưới Tổng thống
là Trưởng ban khen thưởng.
Chức danh này được lựa chọn từ
những người đã có Huân chương
Bắc đẩu bội tinh hạng nhất. Từ năm
1969, nhiệm kỳ của Trưởng ban là
6 năm. Kể từ Trưởng ban đầu tiên
được phong là Bernard Germain
Estienne de Laville-sur-Illon, Bá
tước Lacépède đến nay, vị trí này chỉ
được trao cho những người trong giới
quân sự. Người giữ vị trí Trưởng ban
có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề
liên quan tới việc xét tặng Bắc đẩu
Bội tinh, giúp việc cho người này là
Hội đồng Khen thưởng Trung ương
gồm 17 thành viên do Tổng thống bổ
nhiệm theo đề xuất của Trưởng ban,
đại diện cho tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an
ninh. Hội đồng Khen thưởng Trung
ương (hoặc Hội đồng khen thưởng
quốc gia):
Hội đồng Khen thưởng Huân
chương Bắc đẩu Bội tinh: gồm 17
thành viên, tiêu chuẩn quy định các
thành viên đều phải có Huân chương
Bắc đẩu bội tinh (trong đó 14 thành
viên có Huân chương Bắc đẩu Bội
tinh đệ nhất, đệ nhị, đệ tam). Hội
đồng Khen thưởng Huân chương
Công trạng quốc gia. Trưởng ban
Khen thưởng Quốc gia là Chủ tịch
của 2 hội đồng nêu trên. Tổng thống
là người có quyền cao nhất trong vấn
đề trao tặng, quyết định tặng thưởng
Huân chương Bắc đẩu Bội tinh và
Huân chương Công trạng. Ban Khen
thưởng Quốc gia là cơ quan giúp việc
trực tiếp cho Tổng thống, Trưởng ban
Khen thưởng là tướng trong quân đội,
được Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm
kỳ 6 năm, giúp việc cho Trưởng ban
có Tổng thư ký và bộ máy nghiệp vụ
khoảng trên 80 công chức.
Về sử dụng đào tạo, bồi dưỡng,
quản lý cán bộ làm khen thưởng ở
cấp trung ương được đào tạo bài bản,
bồi dưỡng thường xuyên, hàng năm
đều được đưa xuống các bộ, cục,
tỉnh, quận để am hiểu thực tế và đề
xuất phát hiện những vấn đề mới, bức
xúc, kiến nghị, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Do vậy, cán bộ công chức làm khen
thưởng có chuyên môn rất sâu, tính
chuyên nghiệp cao và am hiểu rộng.
Có chế độ chính sách ưu tiên, trọng
dụng đãi ngộ riêng đối với cán bộ
thực hiện khen thưởng để đảm bảo
tính khách quan, tính giá trị, tôn vinh
và tính minh bạch đối với các hình
thức khen thưởng của Nhà nước…
Một số đề xuất vận dụng ở
Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới
chính sách, pháp luật về thi đua, khen
thưởng, tôn vinh phải nhằm mục tiêu
động viên được cả hệ thống chính trị
vào việc thực hiện thành công công
cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Hệ thống hóa lại các quy định về
danh hiệu để tôn vinh cho phù hợp
với công cuộc đổi mới và hội nhập
quốc tế, theo hướng: Giảm các hình
thức khen thưởng cấp nhà nước (hiện
nay nước ta có 25 hình thức khen
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 5
thưởng cấp nhà nước với 42 cấp độ
khen), nhằm khắc phục xu hướng
đề nghị khen lên cấp quốc gia. Nga
có 22 bộ huân chương, 15 bộ huy
chương; Singapo có 5 hình thức khen
thưởng. Trong đó, Huy chương Hành
chính công có 3 hạng, gồm: Huy
chương Vàng để tặng cho cấp thứ
trưởng trở lên, có thành tích nổi bật
trong công tác; Huy chương Bạc để
tặng cho cấp vụ trưởng trở lên và Huy
chương Đồng để tặng cho cán bộ cấp
vụ phó trở lên có thành tích nổi bật
trong công tác (Singapo không có các
hình thức khen thưởng các danh hiệu
thi đua).
- Thực hiện phân cấp mạnh và
mở rộng thẩm quyền quyết định các
hình thức khen thưởng phù hợp cho
các bộ, ngành, địa phương, các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị - xã hội - nghề nghiệp; các tổ chức
có quy mô lớn, đặc thù (như Đại
học Quốc gia, cấp Quân khu, Quân
chủng, Quân đoàn, Binh chủng thuộc
Bộ Quốc phòng, tập đoàn kinh tế,
cấp tổng cục của các bộ, ngành) để
tạo được động lực trực tiếp và khen
thưởng được kịp thời, chính xác. Ở Bỉ
thẩm quyền quyết định khen thưởng
được thực hiện là: Cấp toàn quốc,
trên danh nghĩa nhà nước tặng thưởng
huân, huy chương, nhưng thẩm quyền
là Thủ tướng quyết định khen thưởng.
Cấp tỉnh, thành phố có huy chương
và các phần thưởng danh dự khác do
Thống đốc thành phố quyết định. Cấp
quận, huyện có thư khen, giấy khen.
Ở Pháp có 3 loại huân, huy chương
cấp quốc gia là Huân chương Bắc
đẩu Bội tinh, Huân chương Công
trạng Quốc gia và Huy chương Quân
công (chỉ tặng trong quân đội); có 4
loại huân chương cấp bộ, như Huân
chương Cành cọ Hàn lâm (Bộ Giáo
dục), Huân chương Văn hóa nghệ
thuật (của Bộ Văn hóa). Các tỉnh,
thành phố có huy chương, huy hiệu,
trong đó có huy chương cho các gia
đình đông con (khuyến khích các gia
đình có từ 4 con trở lên…).
- Bổ sung các quy định để đảm bảo
thi đua, khen thưởng được áp dụng
thực thi trong toàn hệ thống chính trị
và toàn xã hội, bao gồm: Các cơ quan,
tổ chức của Đảng, Nhà nước (cơ quan
dân cử, cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp), Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể nhân dân; các tổ chức chính trị -
xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh
tế thuộc các thành phần kinh tế…
theo hướng quy định thống nhất các
hình thức khen thưởng và thẩm quyền
trong Luật Thi đua, Khen thưởng phù
hợp với quy định của Hiến pháp. Ở
Nga, Trung Quốc đều có quy định cụ
thể cho các tổ chức này.
- Chuyển hướng khen thưởng
cho đối tượng là các tập thể nhỏ;
khen thưởng cho công nhân, người
lao động trực tiếp sản xuất, công tác.
Quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo
và vùng dân tộc thiểu số. Ở Nhật Bản
có Huy chương Xanh để dành tặng
cho những người tình nguyện vùng
xa, vùng sâu; ở Trung Quốc có hình
thức khen thưởng riêng cho các cá
nhân là người dân, công nhân, trí thức
trực tiếp lao động sản xuất....trong
các tỉnh, thành phố, khu tự trị …
- Chuyển dần việc đề nghị khen
thưởng theo thủ tục hành chính các
cấp sang đề nghị khen thưởng thông
qua phát hiện, lựa chọn các tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc để
khen thưởng kịp thời, chính xác. Đề
cao vai trò của đơn vị, cá nhân trong
phát hiện, giới thiệu những điển hình
tiên tiến để khen thưởng hoặc đề nghị
cấp có thẩm quyền khen thưởng theo
mô hình khen thưởng của Pháp và
Nhật thì cơ quan khen thưởng hoặc
chính quyền phát hiện phối hợp thực
hiện và viết thành tích đề nghị khen
thưởng đối với cá nhân đề nghị nếu
thấy xứng đáng.
- Thực hiện cải cách hành chính
về hồ sơ, thủ tục khen thưởng, quy
định rõ về quy trình, tuyến trình khen
thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một
số hình thức khen thưởng bậc cao trên
các phương tiện thông tin đại chúng,
đảm bảo công khai, minh bạch trong
công tác khen thưởng như ở Nga.
Cơ quan làm thi đua, khen thưởng
có bộ phận theo dõi xem xét đề nghị
và thư của nhân dân về các vấn đề
khen thưởng; quy trình khen thưởng
của Trung Quốc được thực hiện từ
cơ sở bình xét theo tiêu chuẩn gửi
cho tiểu ban xét duyệt (gồm một số
ngành chức năng) sau khi được cấp
có thẩm quyền xét duyệt thì đóng dấu
cấp khen thưởng (không ký vào bằng,
giấy chứng nhận).
- Đối với hình thức khen thưởng
đối ngoại (dành cho nguyên thủ quốc
gia): Luật Thi đua, Khen thưởng hiện
hành tuy chưa quy định, nhưng trong
nghị định của Chính phủ hướng dẫn
thi hành luật quy định tặng Huân
chương Sao vàng cho nguyên thủ
quốc gia, trong thực tế mới chỉ trao
tặng cho các nguyên thủ quốc gia các
nước XHXN trước đây; trong quá
trình hội nhập quốc tế toàn diện và
mở rộng hiện nay rất cần có hình thức
phù hợp để trao tặng cho các nguyên
thủ quốc gia các nước nhằm tranh thủ
sự ủng hộ và ghi nhận công lao to lớn
đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển của nước ta trong thời kỳ
mới.
Các nước như Pháp đã dành riêng
Huân chương Bắc đẩu Bội tinh (đệ
tam và đệ tứ) - huân chương cao quý
nhất của Nhà nước Pháp để tặng cho
nguyên thủ quốc gia các nước có quan
hệ và công lao đối với Pháp. Do vậy,
nước ta nên dành Huân chương Sao
vàng là huân chương cao quý nhất
của Nhà nước ta để trao tặng cho các
nguyên thủ quốc gia có quan hệ đặc
biệt và công lao lớn đóng góp cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của ta.
T
óm lại, từ những kinh nghiệm
cụ thể, quan trọng của một số
nước trên thế giới nêu trên,
chúng ta đang trong quá trình đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng cần
nghiên cứu những kinh nghiệm hữu
ích, cách làm hiệu quả, phù hợp từ đó
áp dụng một cách sáng tạo vào thực
tiễn của công tác thi đua, khen thưởng
ở Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH và
hội nhập quốc tế. Bởi vì, hiện nay,
công tác thi đua, khen thưởng đang
là một trong những phương thức lãnh
đạo của Đảng cầm quyền, một công
cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, góp
phần quan trọng, tích cực vào công
cuộc đổi mới, xây dựng một Nhà
nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI đã đề ra.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014
nghiên cứu - diễn đàn
6
1. Kinh nghiệm các nước trong
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ theo hình thức hợp
tác công tư
1.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc các vấn đề quan
tâm đối với khu vực kinh tế tư nhân
vận hành PPP trong phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ là các
rủi ra phê duyệt, quy định và pháp
luật. Những quan tâm này nhấn mạnh
thực tế là việc thiếu một khuôn khổ
pháp lý nhất quán, các thủ tục rõ ràng
và một khuôn khổ thể chế phát triển
tốt, làm hạn chế các khả năng phát
triển của PPP ở Trung Quốc và hiện
nay ở Trung Quốc, không có đơn vị
PPP chuyên trách.
Các bài học phù hợp cho Việt
Nam
- Việc dự tính chính xác về thu từ
phí là cực kỳ quan trọng, có thể áp
dụng: dự tính thực tế về lưu lượng
giao thông, đánh giá khả năng chi
trả và sự chấp nhận sử dụng đường
có thu phí, và đánh giá xác thực các
lợi ích kinh tế
- Việc thiếu một “đơn vị PPP”
trong điều kiện các văn bản luật, quy
định, quy tắc chưa thống nhất chặt
chẽ với nhau có thể cản trở sự phát
triển của thị trường cho PPP
- Do nguồn vốn nước ngoài bằng
ngoại tệ tạo ra mức rủi ro về tỷ giá, rủi
ro này có thể đáng kể với nhà nước
hoặc làm tăng chi phí cho dự án nếu
bên tư nhân chấp nhận rủi ro này.
(Bên tư nhân cần phải có giao dịch
phòng ngừa rủi ro này bởi vì bản thân
họ không thể chấp nhận được rủi ro
có thể phát sinh chi phí đáng kể này)
- Việc các DNNN chuyển sang
hoạt động thực chất theo cơ chế thị
trường là rất quan trọng trong việc
giảm thiểu sự không minh bạch
- Việc nhìn nhận rủi ro cao về luật
pháp và quy định, và quy trình phê
duyệt làm hạn chế khu vực tư nhân
đầu tư vào một nước.
1.2. Hàn Quốc
Hàn Quốc đã bắt đầu chương
trình PPP của rmình năm 1994 với
Đạo luật Thúc đẩy Vốn Tư nhân Đầu
tư vốn Toàn xã hội. Chương trình này,
nhằm xây dựng một chính sách Chính
phủ nhất quán trong các khu vực khác
nhau. Đã có 100 dự án hạ tầng đã được
thiết lập để thực hiện với hình thức
PPP. Ở Hàn Quốc, nguyên tắc người
thụ hưởng trả cho hạ tầng là điểm
xuất phát để thu phí. Đồng thời, mức
phí không cao lắm, điều đó có nghĩa
là cần có khoản thanh toán đáng kể từ
nguồn ngân sách của Chính phủ (trợ
cấp) để bù vào doanh thu từ phí do
khu vực tư nhân tạo nên.
Theo luật PPI mới năm 1999, và
với sự thành lập Trung tâm Quản lý
Đầu tư Hạ tầng Nhà nước và Tư nhân
tại Hàn Quốc đã làm tốc độ của các
dự án PPP tăng lên nhanh chóng,
cũng nhờ các gói khuyến khích được
tạo nên cho khu vực tư nhân và thực
tế là các thủ tục đấu thầu rất đơn giản.
Trung tâm Quản lý Đầu tư Hạ tầng
Nhà nước và Tư nhân tại Hàn Quốc
có chức năng chính như sau:
- Hỗ trợ phối hợp kế hoạch tổng
thể cho PPP
- Đánh giá đấu thầu
- Xây dựng hợp đồng
- Đánh giá các đơn thầu đơn lẻ
- Áp dụng giấy phép cần cho dự
án PPP
- Xúc tiến PPP/ Thu hút đầu tư tư
nhân (nước ngoài)
- Nghiên cứu khả thi
Kinh nghiệm của các nước về
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
theo hình thức hợp tác công tư trong đầu tư và
những bài học rút ra choViệt Nam
 PGS.TS Nguyễn Hồng Thái – Trường Đại học GTVT
+
Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP,
để lựa chọn bài học thành công, thất bại để áp
dụng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng vì nhu cầu đầu tư
cho phát triển CSHT giao thông là rất lớn. Trong khi
khả năng nguồn lực tài chính của Nhà nước không
thể đáp ứng được thì việc khuyến khích đầu tư PPP là
mô hình hợp tác tối ưu hoá hiệu quả đầu tư và cung
cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao là hết sức
cần thiết.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 7
nghiên cứu - diễn đàn
- Đào tạo và giáo dục trong PPP
Các bài học phù hợp cho Việt
Nam
- Đơn vị PPP ở Hàn Quốc đóng
góp rất lớn cho thị trường PPP ở Hàn
Quốc, cả qua các hoạt động xúc tiến
đầu tư cùng như qua việc đáp ứng nhu
cầu về kiến thức thiếu hụt trong bộ
máy chính phủ
- Các hình thức khuyến khích
khác nhau đối với khu vực tư nhân hỗ
trợ nhiều cho sự thành công của thị
trường PPP. Tuy nhiên, các biện pháp
này cần phải được áp dụng một cách
thận trọng. Các khuyến khích luỹ kế
sẽ làm tăng gánh nặng của ngân sách
nhà nước, vì:
+ Rủi ro của việc phải bù đắp cho
khu vực tư nhân thông qua các hình
thức bảo lãnh của chính phủ
+ Để bảo đảm cho sự tham gia của
tư nhân là khả thi, các khoản trợ cấp
cần rất lớn do mức phí đường thấp
+ Việc ưu đãi thuế cho khu vực tư
nhân tham gia PPP làm giảm thu ngân
sách nhà nước.
- Các gói khuyến khích do nhà
nước đưa ra làm cho thị trường trở
nên hấp dẫn đối với khu vực tư nhân,
nhưng điều này cũng tạo ra nguy cơ
về tính bền vững của các khoản này
dưới góc độ ngân sách nhà nước
- Các nhà thầu trong nước lớn
mạnh chứng tỏ năng lực trở thành các
đối tác PPP ở Hàn Quốc. Với sự thiếu
các nhà thầu mạnh ở Việt Nam, cần
có các giải pháp thay thế, hoặc bằng
chuyển đổi các DNNN hoặc bằng thu
hút các nhà thầu nước ngoài
- Các xúc tiến đầu tư nước ngoài
đã thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư nước ngoài đối với PPP ở Hàn
Quốc.
- Một khuôn khổ pháp lý tốt là
công cụ quan trọng để phát triển thị
trường cho PPP.
1.3. Vương quốc Anh
Vương quốc Anh đi đầu trong
PPP ở châu Âu, với tên là Sáng kiến
Tài trợ Tư nhân (PFI). PFI được chính
phủ công bố năm 1992 nhằm có được
sự tham gia nhiều hopưn của khu vực
tư nhân trong cung cấp dịch vụ công.
Đầu tiên, động cơ chính của chính
phủ Anh là thu hút tài trợ của tư nhân
cho hạ tầng, vì các đầu tư khẩn cấp
là cần thiết, nhưng ngân sách của
khu vực công là không đủ. Ngày nay,
tương tự như Hà Lan, về nguyên tắc,
Anh không thực hiện PPP nếu không
có giá trị bổ sung của tiền được chứng
minh.
Tới nay, gần 500 dự án đang hoạt
động, kể cả các cơ sở y tế, các dự án
trường học và giao thông. Các dự án
PFI đóng góp và sẽ tiếp tục chiếm 10-
15% đầu tư trong dịch vụ công.
Cơ quan đường quốc lộ Anh là
một chính quyền quản lý hợp đồng
cho các dự án quốc lộ ở Anh. Hơn 10
dự án đã được ký hợp đồng, đặc trưng
trên cơ sở Thiết kế - Xây dựng – Tài
trợ - Vận hành. Các dự án này bình
quân tiết kiệm khoảng 15% so với chi
phí lĩnh vực công của dự án.
Điểm hay ở đây là các tiết kiệm
giá thành này không phải là mục tiêu
chính khi các mục tiêu của Thiết kế -
Xây dựng – Tài trợ - Vận hành được
Cơ quan đường quốc lộ Anh quyết
định năm 1994. Các mục tiêu này
phù hợp với các mục tiêu đầu tiên
của PFI, về huy động vốn khu vực
tư nhân. Năm 1994, các mục tiêu của
Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận
hành như sau:
- Đảm bảo rằng đường được thiết
kế, bảo trì và vận hành an toàn và
thoả mãn nhằm tối thiểu hoá bất cứ
tác động xấu nào về môi trường và tối
ưu hoá các lợi ích cho người sử dụng.
- Chuyển giao ở mức độ phù hợp
các rủi ro cho khu vực tư nhân. Thúc
đẩy sáng kiến, không chỉ về mặt kỹ
thuật và vận hành, mà cả những thu
xếp về tài chính và thương mại.
- Hỗ trợ phát triển ngành vận
hành phát triển CSHTGTĐB của khu
vực tư nhân.
- Tối thiểu hoá đóng góp tài chính
của khu vực công.
Ở nước Anh sử dụng cơ quan
PUK (Cơ quan Hợp danh Anh) là một
liên doanh giữa các bên tư nhân và Bộ
Ngân khố Hoàng gia. Vốn chủ yếu là
của tư nhân. Đó là đơn vị kế nhiệm
của Nhóm Chuyên gia Công tác Dự
án. Vai trò của Cơ quan Hợp danh
Anh là cung cấp cho chính phủ và
khu vực tư nhân kiến thức về khu vực
tư nhân cần thiết để xây dựng cộng
tác tốt hơn. Cơ quan Hợp danh Anh
không phải là cố vấn, mà là nhà thiết
kế PPP. Các hoạt động của đơn vị này
gồm:
- Phát triển chính sách PPP
- Tiêu chuẩn hoá hợp đồng
- Đánh giá Dự án
- Hỗ trợ thực hiện
- Đồng tài trợ các dự án PPP
Các bài học phù hợp cho Việt
Nam
- Các khoản thanh toán của chính
phủ cho các dự án khác nhau về dài
hạn có thể tạo nên sức ép cho ngân
sách do cam kết dài hạn của chính
phủ đối với khu vực tư nhân
- Mặc dù các PPP ở Anh ban đầu
nhằm giải quyết vấn đề ngân sách
(thu hút tiền tư nhân cho đầu tư), sau
đó, vấn đề về hiệu quả đồng tiền đầu
tư ngày càng trở nên quan trọng
- Đánh giá và định giá rủi ro và
hiệu quả là then chốt trong việc xác
định giá trị của giải pháp của khu vực
tư nhân
- Hợp đồng trên cơ sở kết quả và
thanh toán theo hoạt động góp phần
vào việc đạt được giá trị đầu tư cao
- Đơn vị PPP hỗ trợ trong việc
soạn thảo các quy trình và tài liệu
chuẩn hoá, trong khi một đơn vị có
tính thương mại hơn (PUK) hỗ trợ
trong phát triển các PPP cụ thể.
2. Bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam từ các nước trong đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ theo hình thức hợp tác
công tư
Để đảm bảo sự thành công cho
phát triển CSHT giao thông đường bộ
theo hình thức PPP, Chính phủ Việt
Nam cần:
- Phân loại, xác định nhanh
những đoạn phát triển CSHT giao
thông đường bộ cần Nhà nước tham
gia đầu tư; Những đoạn cao tốc Nhà
nước cùng với tư nhân hợp tác đầu tư;
Những đoạn kêu gọi tư nhân trực tiếp
đầu tư. Những đoạn đường phát triển
CSHT giao thông đường bộ cần sớm
đầu tư, song chờ nhà đầu tư thấy lợi
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014
nghiên cứu - diễn đàn
8
bỏ tiền ra đầu tư thì sẽ phải chờ lâu.
Những đoạn này, cần dùng vốn nhà
nước như “vốn mồi” để tăng sức hấp
dẫn cho dự án. Nhà nước có thể đầu
tư một giai đoạn để tạo sức hấp dẫn
rồi bán cho tư nhân đầu tư tiếp, hoặc
đầu tư xong bán cho tư nhân để lập
tức thu tiền tái đầu tư. Những đoạn
có tính hấp dẫn lớn, khả năng hoàn
vốn nhanh (ví dụ những đoạn cao tốc
nằm sát các khu kinh tế trọng điểm,
các trung tâm kinh tế như Hà Nội và
TP HCM) có thể đưa vào danh sách
dự án kêu gọi tư nhân đầu tư 100%.
- Hình thành một tổ chức hoặc cơ
quan phát triển mạng lưới phát triển
CSHT giao thông đường bộ cao tốc
có thu phí, với chức năng chính như
sau:
(1) Thứ nhất, tạo lập khuôn khổ
pháp lý và chính sách thực thi luật
định. Để đảm bảo sự thành công cho
mô hình PPP nói chung và mô hình
PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói
riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau:
"hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị
vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi"
để quản lý PPP, trong đó một trong
những nội dung cơ bản nhất của nhân
tố môi trường chính là khung thể chế,
pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này
sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch,
tăng tính minh bạch cho các mô hình
PPP và khuyến khích các nhà đầu tư
tư nhân tham gia tích cực hơn.
Theo kinh nghiệm các nước đều
thành lập cơ quan chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc phát triển, giám sát
và quản lý đường cao tốc và nắm giữ
trách nhiệm pháp lý thông qua các
văn bản pháp qui qui định quá trình
thực hiện dự án. Đây chính là điểm
còn thiếu rõ ràng và gây ảnh hưởng
đến tiến độ phát triển đường cao tốc
tại Việt nam. Để thực hành biện pháp
kiểm soát phát triển đường cao tốc có
thu phí, Chính phủ các nước tạo lập
mô hình giám sát (cơ quan điều tiết
là cơ quan Bộ, trực tiếp hoặc thông
qua các Ban, Vụ của Bộ đó - trong
đó Thái Lan và Việt Nam),với ba chức
năng điều tiết chính:
- Nhượng quyền hoặc cấp phép và
thu hồi giấy phép, ví dụ về kiểm soát
tiếp cận lĩnh vực có liên quan;
- Điều tiết kinh tế dưới hình thức
kiểm soát “đầu ra”, giá cả hoặc lợi
nhuận, và trong một số trường hợp
kiểm soát chi tiêu "đầu vào" của cơ
quan phát triển/ nhà đầu tư;
- Qui định chất lượng dịch vụ, kỹ
thuật - chất lượng kỹ thuật như điều
kiện phát triển CSHT GTĐB, số giờ
hoặc số ngày vận hành, khai thác,
cung cấp các dịch vụ cho người đi
đường - kiểm soát chất lượng dịch vụ
khách hàng, như thời gian trả lời yêu
cầu và khiếu nại của khách hàng.
Nhằm mục tiêu: Hiệu quả, công
bằng, minh bạch và chia sẻ rủi ro cho
bên gánh chịu tốt nhất, theo bảng (1)
(2) Thứ hai, giám sát và đánh
giá cung cấp dịch vụ: Cơ quan giám
sát và đánh giá việc cung cấp dịch vụ
với tư cách là cơ quan giám sát phụ
trách mạng lưới phát triển CSHT giao
thông đường bộ, phải bao quát hai
lĩnh vực:
+ Lĩnh vực thứ nhất là chức năng
hoạt động hiệu quả của toàn bộ mạng
lưới đường đảm bảo lợi ích của người
sử dụng và lợi ích công.
+ Lĩnh vực thứ hai là giám sát các
hạng mục / phần cụ thể trong mạng
lưới đường do một tổ chức cụ thể
vận hành khai thác - có thể là doanh
nghiệp nhà nước hoặc là công ty tư
nhân.
Nhiều nước đã thành lập các đơn
vị PPP để cung cấp nguồn lực cần
thiết quản lý các chương trình PPP
hiệu quả. Kinh nghiệm gợi ý rằng
sự tồn tại của một đơn vị PPP có thể
là một yếu tố quan trọng trong thực
hiện thành công các dự án PPP. Ở mỗi
nước đơn vị PPP có nhiều chức năng
Bảng 1: Mức độ phân bổ rủi ro của mỗi hình thức PPP
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Rủi ro
Hợp đồng
Vận hành
và Bảo trì
Chìa khoá
trao tay
(Thiết kế &
Xây dựng)
Hợp đồng giao
quyền Vận hành
và Bảo trì
Công ty
liên
doanh
DBFM BOT
Thiết kế Nhà nước Tư nhân Nhà nước Chia sẻ Tư nhân Tư nhân
Xâu dựng Nhà nước Tư nhân Nhà nước Chia sẻ Tư nhân Tư nhân
Tài trợ Nhà nước
Tư nhân
trong thời
gian xây
dựng, sau đó
là Nhà nước
Nhà nước trong thời gian
xây dựng & Tư nhân nếu
tiền yêu cầu thuê trả ngay
từ đầu
Chia sẻ Tư nhân Tư nhân
Bảo trì Tư nhân Nhà nước Tư nhân Chia sẻ Tư nhân Tư nhân
Doanh
thu
Nhà nước Nhà nước Tư nhân Chia sẻ Nhà nước Tư nhân
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014
nghiên cứu - diễn đàn
9
khác nhau. Các chức năng có thể chia
làm 3 tiêu chí:
(a) thông tin và hướng dẫn
(b) hỗ trợ tư vấn và tài trợ
(c) phê duyệt.
Như ghi nhận bên dưới, hầu hết
các đơn vị PPP thực hiện các chức
năng liệt kê theo mục (a), nhưng
một số ít hơn cũng thực hiện chức
năng theo mục (b). Các chức năng
phê duyệt chỉ được thực hiện bởi rất
ít các đơn vị PPP, do các lý do dưới
đây. (Xem bảng 2).
Hầu hết các đơn vị PPP tập trung
chủ yếu vào vai trò thông tin và
hướng dẫn. Các hướng dẫn bao gồm
các quy định tiêu chuẩn cho các hợp
đồng PPP và hướng dẫn về chuẩn bị
dự án, đánh giá và chuẩn bị.
Các đơn vị PPP nói chung cũng
tham gia vào tư vấn dự án cụ thể như
là một phần của vai trò tư vấn nói
chung (tư vấn giao dịch hoặc thậm
chí thực hiện việc chuẩn bị cho các
dự án theo hình thức PPP (như ở
Airelen)). Trong một số trường hợp
như Ở Victoria, đơn vị PPP giám sát
quản lý hợp đồng của các bộ và tham
gia vào các vấn đề chính.
Lĩnh vực hoạt động cuối cùng
cho vài đơn vị PPP là phê duyệt dự
án. Đây là lĩnh vực các xung đột tiềm
năng về lợi ích có thể nảy sinh, đặc
biệt nếu đơn vị đó cũng tham gia xác
định và chuẩn bị dự án.
3. KẾT LUẬN:
Có thể khẳng định từ kinh
nghiệm phát triển CSHT giao thông
đường bộ là cần thiết, và để đảm bảo
nâng cao khả năng thu hút và hiệu
quả của hình thức PPP trong đầu tư
phát triển CSHT giao thông đường
bộ, các nước đều hình thành đơn vị
PPP với chức năng, nhiệm vụ phụ
thuộc vào nhu cầu và khuôn khổ thể
chế hiện hành của mỗi quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PPP in Toll Roads in PRC -
Worldbank 2002.
2. Private Praticipation in
Infrastructure Projects of the republic
of Kerea - Worldbank 2005.
3. India- Building Capacities for
PPP- Worldbank 2006.
Bảng 2: Các chức năng do các đơn vị PPP thực hiện ở nhiều nước khác nhau
Thông tin và hướng
dẫn
Hỗ trợ tư vấn và tài trợ Phê duyệt
Trung tâm
Thông tin
Tài liệu
hướng
dẫn
PPP
Tư vấn
Dự án cụ
thể
Tài trợ
cho
chuẩn
bị dự
án PPP
Vai trò
phát
triển dự
án
Vai trò
giám sát
hợp đồng
Quyền hạn
phê duyệt
thực tế
PPP
Châu Á/
Thái Bình
Dương
Andra
Pradesh,
Ấn Độ
   
Gujarat,
Ấn Độ       
Philippines      
Victoria,
Úc    
Châu Âu
Ireland  
Ý   
Hà Lan   
Anh      
Châu Phi Nam Phi      
Bắc Mỹ
Anh
Columbia,
Canada
    
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2006)
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014
nghiên cứu - diễn đàn
10
T
rong những ngày đầu tháng
10 năm 2014 vừa qua, Tổ
chức Lao động quốc tế
(ILO) công bố: Năng suất lao động
(NSLĐ) của Việt Nam năm 2013
thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu
Á - Thái Bình Dương, thấp hơn
Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật
Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc
10 lần....
Vấn đề NSLĐ là vấn đề nhậy
cảm nên lập tức nhận được một
loạt ý kiến ở các góc độ khác nhau.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin
tổng hợp tình hình một số nhận xét,
đánh giá, bình luận, xung quanh vấn
đề này và đưa ra suy nghĩ riêng của
mình từ góc độ thực tiễn của Việt
Nam , như sau
1. Ở cấp Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhấn mạnh: “Bản chất kinh tế là
năng suất lao động, vậy thì nguyên
nhân như thế nào? Chúng ta cải
cách được gì? Khắc phục cái gì?
Chúng ta cần nhìn nhận thẳng và
phân tích vấn đề này. Tôi đề nghị
Chính phủ phải thảo luận theo
hướng đó. Chúng ta hạn chế ở khâu
nào, do đào tạo kỹ năng lao động
hay do công nghệ lạc hậu, hay do
cách tính? Cần phải phân tích tổng
thể, để đưa ra kế hoạch cải tiến,
nâng cao năng suất lao động”.
2. Ở cấp Bộ, Ngành (mang
tính tổng hợp, liên quan đến chỉ
số NSLĐ) và chuyên gia quốc tế
Thứ nhất, về cách tính NSLĐ:
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, ông Nguyễn Thế Phương, (Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận
xét: Cách tính năng suất lao động
của Tổ chức Lao động Tổ chức lao
động thế giới (ILO) là lấy tổng thu
nhập quốc nội (GDP) chia cho số
lao động làm việc. Trong khi, cũng
theo cách tính về tỷ lệ thất nghiệp,
mỗi nước một khác. Tại Việt Nam,
lao động không coi là thất nghiệp
được tính bằng việc người lao động
đó trong 1 tuần, ít nhất có 1 giờ làm
việc tạo ra thu nhập chính đáng.
Do đó, chỉ số thất nghiệp của Việt
Nam rất thấp, có 1,84%, trong khi
các nước khác là 7 đến 8%. Ngoài
ra, Ông Nguyễn Thế Phương nêu
rõ: Với cách tính này, không có gì
đáng ngạc nhiên khi năng suất lao
động của Việt Nam lại quá thấp
so với những nước phát triển như
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,
nơi có GDP bình quân đầu người
đều cao hơn chục lần so với Việt
Nam. Vì vậy, con số này là chưa
sát với thực tế, cũng như đánh giá
đúng bản chất năng suất lao động
của Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế
Phương cũng trình bày cách tính
NSLĐ của Việt Nam: “Theo Quyết
định 43 của Chính phủ, năng suất
lao động của Việt Nam được tính là
giá trị tổng sản phẩm quốc nội chia
cho tổng số người làm việc bình
quân. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp ít
(1,84%) thì mẫu số ít, tử số tăng với
các chỉ số 5,3%, 5,5%, và năm nay
dự kiến là 5,8%. Tuy nhiên, việc
phân tích chỉ số năng suất lao động
cho sát thực còn phụ thuộc nhiều
vào các yếu tố khác. Việc lấy GDP
chia cho tổng số người làm việc
nên sẽ thấp”
Thứ hai, về so sánh NSLĐ của
Việt Nam với các nước:
Đại diện Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội (Thứ trưởng Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội Doãn
Mậu Diệp) nêu rõ: Hiện người Việt
Nam làm việc trong các doanh
nghiệp tại Hàn Quốc thì năng suất
lao động không thua gì năng suất
lao động của Hàn Quốc. Để đánh
giá chính xác chỉ số về năng suất
lao động của người trong độ tuổi
lao động thì cách tính xem đóng
góp của người lao động trong việc
tạo ra GDP sẽ chính xác hơn vì GDP
ít nhất phải có 3 yếu tố: Chỉ số lao
động, vốn đầu tư và trình độ công
nghệ. Trong khi, thời gian qua, Việt
Nam đã và đang nỗ lực cải thiện
chất lượng nguồn lao động, gia tăng
giá trị lao động qua việc tái cơ cấu
Bàn thêm về
năng suất lao động
ởViệt Nam  TS. Đỗ Đức Chi
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 11
nền kinh tế từ chiều rộng theo chiều
sâu, đầu tư khoa học công nghệ,
đào tạo nâng cao trình độ người lao
động. Đặc biệt là chuyển đổi hoạt
động sản xuất hướng vào những
ngành có giá trị gia tăng cao đã
từng bước góp phần nâng cao chất
lượng, năng suất lao động. Hiện,
chúng ta đang tái cơ cấu nền kinh
tế, đầu tư từ chiều rộng sang chiều
sâu, đầu tư vào công nghệ, đào tạo
nâng cao chất lượng lao động, tiến
tới năng suất lao động sẽ được cải
thiện.
Thứ ba, về đặc điểm riêng của
NSLĐ của Việt Nam:
Ông Phạm Văn Sơn, Thư ký
Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện
quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội,
Bộ Giáo dục và Đào tạo , cho rằng:
“Việt Nam có điểm mạnh là có số
lượng nhân lực đáp ứng theo nhu
cầu xã hội, Tuy nhiên kỹ năng, chất
lượng là điểu phải bàn. Thể hiện cơ
cấu nhân lực về Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp trình độ
còn vênh nhau, phân bố chưa đều,
có những nơi thừa thầy thiếu thợ,
chưa theo quy luật về năng lực kinh
doanh. Chúng ta phải có quy hoạch
phát triển nhân lực, trình độ ngoại
ngữ và khai thác thông tin của công
nghệ thông tin để phục vụ cho vị
trí việc làm”. Vấn đề năng suất lao
động cần xem xét ở mọi khía cạnh,
để có kết quả chính xác. Tuy vậy,
đây cũng là dịp để các ngành chức
năng cùng nhau nhìn vào thực tế,
khắc phục những hạn chế, yếu kém
nguồn lao động trong nước, để từng
bước có giải pháp đồng bộ khắc
phục tình trạng này. Bởi, những bất
cập tồn tại hạn chế về nguồn lao
động là có, nhưng điều đó không
đánh giá hay nói lên toàn bộ bản
chất về chất lượng, cũng như năng
suất lao động của Việt Nam hiện
nay. Do vậy, hướng tương lai là khi
ngành nông nghiệp được hiện đại
hóa, các ngành công nghiệp chủ đạo
có công nghệ cao hơn, tham gia vào
các chuỗi giá trị toàn cầu thì chắc
chắn năng suất lao động Việt Nam
sẽ tăng lên theo chỉ số của ILO.
Một trong những bất cập trong thị
trường lao động hiện nay là mất cân
bằng giữa cung và cầu. Càng trình
độ cao thì càng thất nghiệp nhiều,
càng ít cơ hội tiếp cận việc làm.
Theo thống kê do Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội cùng Tổng
cục thống kê công bố, trong quý
IV năm 2013 cả nước có 900.000
người thất nghiệp, trong đó có tới
72.000 cử nhân, thạc sĩ. Sở dĩ có
sự tồn kho cử nhân, thạc sĩ lớn như
vậy, một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất là công tác phân
luồng đào tạo nhằm định hướng cho
học sinh về nghề nghiệp ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường còn
hạn chế.
Cùng với đó, hậu quả của việc
“mạnh ai người ấy đào tạo” đã thấy
rõ. Nhiều sinh viên ra trường phải
làm trái ngành, trái nghề, không
có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt
động của ngành mà minh được đào
tạo.
Mặt khác trong đội ngũ đã được
tuyển chọn (vào hệ thống đang hoạt
động điều hành đất nước) vẫn có
nhiều người năng lực kém, không
làm được việc lại nhũng nhiễu
doanh nghiệp và người dân, khiến
cả hệ thống tắc nghẽn ở nhiều khâu.
( Riêng lĩnh vực thuế, hải quan, Thủ
tướng đã phải dành nhiều thời gian
để làm việc với lãnh đạo hai ngành
này và yêu cầu phải giảm mạnh thời
gian làm thủ tục hành chính thuế và
hải quan xuống hàng trăm giờ trong
thời hạn của năm 2014).
Thứ tư, ý kiến một số chuyên gia
nước ngoài về NSLĐ của một quốc
gia
Ông Malte Luebker, chuyên
gia cao cấp của Tổ chức Lao động
Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình
Dương khẳng định: Năng suất lao
động của một quốc gia hầu như
không thể phản ánh mức độ chuyên
cần và khả năng của người lao động
của quốc gia đó. Năng suất lao
động của một quốc gia trước hết
phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử
dụng lao động kết hợp với các yếu
tố sản xuất khác, như máy móc và
công nghệ, và lượng máy móc và
công nghệ mà một người lao động
của quốc gia đó được sử dụng. Bởi
vậy, nếu từ các thống kê năng suất
lao động mà kết luận rằng người lao
động ở Malaysia hoặc Singapore có
thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào
đó nhanh hơn người lao động ở Việt
Nam là chưa chính xác
3. Một số suy nghĩ về NSLĐ
gắn với thực tiễn Việt nam
Qua câu chuyện về NSLĐ như
trên, gắn với vấn đề tái cơ cấu nền
kinh tế, NSLĐ có những ý nghĩa
mới hơn so với nhận thức chung mà
Việt Nam nên chú ý:
- Một là, dù là từ lý thuyết hay
từ thực tiễn thì NSLĐ có bản chất
kinh tế rất rõ và được tính toán,
tổng hợp từ các ngành kinh tế khác
nhau. Chính vì vậy, với Việt Nam
cơ cấu ngành có ý nghĩa quyết định
đến NSLĐ.
- Hai là, Việt Nam vẫn đang
trong quá trình chuyển đổi và tiến
hành công nghiệp hóa xuất phát từ
trình độ phát triển thấp nên phân
bổ và phân bổ lại nguồn lực thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo
hướng công nghiệp hóa gắn với
triển khai hội nhập quốc tế phải tạo
ra đóng góp xứng đáng cho tăng
NSLĐ của những ngành được ưu
tiên và tổng thể nền kinh tế.
- Ba là, ở cấp vĩ mô Việt Nam
nên chú trọng đến việc thực hiện
đồng thời ( không phải từng chính
sách riêng lẻ) mà là các tập hợp
chính sách ( như đào tạo, thu hút
đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển
giao công nghệ…) vừa tăng NSLĐ,
vừa tăng được tỷ trọng trong ngành
để tạo ra được các ngành kinh tế
thực sự năng động với các doanh
nghiệp năng động đóng góp cụ thể
thiết thực vào tăng trưởng năng
suất.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/201412
1. Thực trạng tác động của
môi trường kinh tế đến hoạt
động kinh doanh của doanh
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Năng lực cạnh tranh quốc gia
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của DNVVN, được thể hiện
qua các chỉ số cơ bản đánh giá
năng lực cạnh tranh của tỉnh,
gồm chín chỉ số thành phần:
1) Chi phí gia nhập thị trường
thấp;
2) Doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận đất đai và có mặt bằng
kinh doanh ổn định;
3) Môi trường kinh doanh
công khai, minh bạch, doanh
nghiệp dễ dàng và thuận lợi tiếp
cận các thông tin phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của mình;
4) Chi phí không chính thức
thấp ở mức tối thiểu;
5) Chi phí thời gian mà doanh
nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ
tục hành chính và thanh tra kiểm
tra của Nhà nước thấp nhất;
6) Lãnh đạo tỉnh năng động
và tiên phong trong giải quyết
các vấn đề của doanh nghiệp;
7) Các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển và có chất
lượng;
8) Chính sách đào tạo lao
động của tỉnh tốt;
9) Hệ thống tòa án và cơ
quan giải quyết khiếu nại hành
chính trong tỉnh công bằng và
hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải
quyết các tranh chấp của mình;
Chính sách kinh tế vĩ mô tác
động mạnh đến khả năng tiếp cận
các nguồn lực và thị trường của
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam . Theo báo cáo chỉ số cạnh
tranh toàn cầu giai đoạn 2012-
2013, trong cuộc khảo sát ý kiến
các chuyên gia, thiếu lao động
có trình độ là một trong 3 yếu
kém nhất của Việt Nam, và ảnh
hưởng đến quá trình phát triển
của doanh nghiệp (Hình 1). Trên
đồ thị dạng “mạng nhện” của
Việt Nam (Hình 2), một trong 3
“vùng lõm” của Việt Nam là giáo
dục và đào tạo đại học.
Một số hạn chế và tác động:
- Một là, tiếp cận thị trường
lao động có kỹ năng và trình độ
vẫn là hạn chế lớn nhất của thị
trường lao động Việt Nam. Báo
cáo của VNCI (2012) cho thấy
lao động và nguồn nhân lực
chất lượng cao là một trong 3
khó khăn lớn nhất mà các doanh
nghiệp phải đối mặt.
- Hai là, tiếp cận nguồn vốn.
Theo Báo cáo tổng quan kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2011-2013,
32% DNVVN gặp khó khăn về
nguồn tài chính, tín dụng. Việc
các ngân hàng yêu cầu phải cung
cấp kế hoạch kinh doanh và các
DNVVN phải chứng minh được
quyền sở hữu tài sản cũng là một
trong những lý do chính cản trở
DNVVN tiếp cận được các nguồn
vốn. Đó là chưa kể sự thiếu minh
bạch và không thống nhất trong
NGHIÊN CỨU SỰTÁC ĐỘNG CỦA MÔITRƯỜNG
KINHTẾ ĐẾN SỰ PHÁTTRIỂN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆPVỪAVÀ NHỎVIỆT NAM
Th.s Lê Thị Tuệ Khanh - Đại học GTVT
Th.s Trần Hương Giang – Học viện BCVT
+
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn là một
bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Nó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh
tế, tạo công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho
dân cư, ổn định xã hội, lấp đầy những kẽ hở mà các
doanh nghiệp lớn không làm được. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, môi trường kinh tế đang có sự
biến động rất lớn qua các yếu tố như lãi suất, tốc
đô tăng trưởng, lạm phát…..Sự biến động này gây lên
không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết tập trung phân
tích thực trạng, đánh giá các tác động tiêu cực đối
với sự phát triển DNVVN, qua đó đề xuất giải pháp vĩ
mô để tạo lập môi trường kinh tế thúc đẩy sự phát
triển bền vững cho DNVVN Việt Nam, trong môi trường
hội nhập kinh tế thế giới.
Từ khóa: DNVVN; doanh nghiệp vừa và nhỏ
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 13
thủ tục và quyết định cho vay của
các ngân hàng đối với loại hình
doanh nghiệp này.
- Ba là, tiếp cận đất đai.
Trong khi một số DNNN được
giao đất và sử dụng chưa thực
sự hiệu quả, các DNVVN lại gặp
rất nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm mặt bằng kinh doanh.
Ngay cả khi DN có mặt bằng sản
xuất thì việc lo đủ các thủ tục
cần thiết để được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cũng
tốn nhiều công sức và tiền bạc.
Những quy hoạch đất đai không
được công khai minh bạch, thủ
tục đất đai rối rắm, quy định
khác nhau ở các địa phương đã
gây không ít khó khăn cho DN
trong việc thuê đất để sản xuất
kinh doanh.
- Bốn là, tiếp cận cơ sở hạ
tầng. Theo báo cáo năng lực
cạnh tranh toàn cầu GCI của
WEF, cơ sở hạ tầng là một trong
3 điểm yếu nhất của môi trường
kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn
đến cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Sự phát triển của cơ sở
hạ tầng chưa theo kịp sự phát
triển của kinh tế và đầu tư của
nước ngoài. Rất nhiều dự án lớn
bị chậm trễ hoặc thậm chí hủy bỏ
do nhiều nguyên nhân trong đó
có vấn đề giao thông, cũng như
sự phát triển không đồng bộ như
có đường chưa có cầu, chưa có
bến cảng, kho bãi.
- Năm là, tiếp cận thị trường.
Thị trường lớn nhất của những
DNVVN Việt Nam hiện tại chủ
yếu là thị trường trong nước, việc
mở rộng thị trường quốc tế đối
với khu vực này là rất khó khăn.
Do chi phí tiếp cận thị trường
nước ngoài rất cao, nên chỉ rất ít
những DNVVN tiếp cận được thị
trường nước ngoài. Tỷ lệ phần
trăm các DNVVN của Việt Nam
có xuất khẩu trực tiếp rất nhỏ,
còn phần lớn là không có chiến
lược tận dụng cơ hội mở cửa và
hội nhập của nền kinh tế.
2. Vấn đề đặt ra đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ của
Việt Nam trong môi trường hội
nhập kinh tế thế giới.
Thứ nhất, khi gia nhập WTO,
Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn
thiện khung khổ pháp lý cho phù
hợp với cam kết hội nhập và các
chuẩn mực kinh tế thị trường.
Thứ hai, gia nhập WTO, các
DNVVN Việt Nam có cơ hội tiếp
cận thị trường toàn cầu trên cơ
sở cạnh tranh bình đẳng, không
bị rào cản thuế quan và phi thuế
quan, điều mà bất cứ doanh
nghiệp nào cũng mong muốn.
Thứ ba, trở thành thành viên
của WTO, các DNVVN của Việt
Nam có lợi hơn trong các tranh
chấp thương mại do tiếp cận được
hệ thống giải quyết tranh chấp
công bằng và hiệu quả của WTO,
tránh tình trạng bị các nước lớn
gây sức ép trong các tranh chấp
thương mại quốc tế.
Thứ tư, WTO hoạt động dựa
trên mục tiêu chính là nâng cao
mức sống của nhân dân các nước
thành viên, đảm bảo việc thúc
đấy tăng trưởng kinh tế, thương
mại và sử dụng hiệu quả nhất
nguồn nhân lực của thế giới.
Thứ năm, việc tham gia các
cam kết trong khuôn khổ WTO
Nguồn:[1] Nguồn:[1]
Hình 1: Biểu đồ ý kiến của các doanh nghiệp
về những “vấn đề lo ngại nhất”
Hình 2: Sơ đồ mạng nhện điểm mạnh và điểm
yếu của môi trường kinh doanh Việt Nam
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/201414
cũng đặt ra những thách thức
không nhỏ đối với nền kinh tế
và các DNVVN Việt Nam: WTO
là sân chơi chung cho thị trường
toàn cầu, các doanh nghiệp Việt
Nam buộc phải tuân theo những
luật chơi, mà ở đó người thắng
cuộc là những doanh nghiệp
mạnh và hoạt động có hiệu quả
hơn.
3. Các giải pháp hoàn
thiện chính sách phát triển
DNVVN Việt Nam
3.1. Hoàn thiện chính sách
đất đai
- Ban hành luật về giao dịch
bất động sản điều chỉnh các giao
dịch về quyền sử dụng đất và tài
sản gắn trên đất, dùng các công
cụ thuế đánh vào các giao dịch
về đất để tránh đầu cơ đất và tăng
thu cho ngân sách nhà nước.
- Xây dựng bản tin về giá đất
ở địa phương theo định kỳ và
công bố rộng rãi ra công chúng
để lành mạnh hoá thị trường bất
động sản, tránh đầu cơ về giá.
- Đổi mới chính sách về đền
bù, bồi thường giải phóng mặt
bằng nhằm tháo gỡ những khó
khăn khi Nhà nước thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất,
giải phóng về cơ sở pháp lý cho
các DNVVN tiếp cận và thực
hiện nhanh chóng thu hồi đất
để tạo mặt bằng sản xuất kinh
doanh. Đồng thời cải thiện năng
lực quản lý nhà nước về đất đai
của các cơ quan có thẩm quyền
từ cấp Trung ương xuống địa
phương, giảm thiểu tệ quan liêu,
nhũng nhiễu và tham nhũng.
- Sửa đổi qui định theo hướng
cho khách hàng vay vốn được
bảo đảm bằng căn hộ đã mua
trong các dự án xây dựng chung
cư hoặc quyền sử dụng đất đã
trúng thầu như là một tài sản
hình thành trong tương lai cho
phù hợp với thực tế. Cần có qui
định rõ về tài sản đảm bảo để đất
thuê 20, 50 năm được thế chấp
để vay vốn.
3.2. Đẩy mạnh chính sách hỗ
trợ tín dụng cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Đẩy mạnh hoạt động của
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho
DNVVN nhằm tạo điều kiện
cho DN tiếp cận được các khoản
vay ngắn, trung hạn và dài hạn
đối với các dự án kinh doanh từ
các tổ chức tín dụng thông qua
các hình thức bảo lãnh, tái bảo
lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các
DNVVN khi gặp rủi ro không trả
được nợ vay.
- Nhà nước cần có các biện
pháp hợp tác với các tổ chức tài
chính tín dụng quốc tế thực hiện
các hoạt động bảo lãnh tín dụng
cho DNVVN. Đây là một hoạt
động cần được đẩy mạnh.
- Đổi mới tư duy về việc sử
dụng thế chấp là công cụ chính
trong chính sách cho vay của các
Ngân hàng thương mại và các tổ
chức tín dụng. Mở rộng các hình
thức xem xét cho vay không cần
thế chấp, đồng thời xoá bỏ việc
hình sự hoá các quan hệ tín dụng
của ngân hàng, tổ chức tín dụng
với các DNVVN. Mặt khác nhà
nước nên có định chế chính sách
nhằm chuyển vai trò ngân hàng
từ doanh nghiệp cho vay sang
nhà đầu tư.
- Hình thành và phát triển thị
trường tài chính để hạ thấp chi
phí cho các DNVVN khi vay vốn.
Cùng với việc đổi mới, nâng cao
chất lượng hoạt động của ngành
ngân hàng, cần tạo thêm các
kênh để các DNVVN tự bổ sung
vốn mở rộng nhiều hình thức thu
hút vốn trong dân và vốn đầu tư
nước ngoài.
3.3. Hoàn thiện chính sách
thuế
Chính sách thuế cần phải phù
hợp với tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế, thực hiện bảo hộ hợp
lý, có chọn lọc, có thời hạn, có
điều kiện, tăng sức cạnh tranh
của nền kinh tế để thúc đẩy phát
triển sản xuất kinh doanh và tạo
môi trường pháp lý bình đẳng,
công bằng, minh bạch, công khai.
3.4. Tạo lập môi trường kiềm
chế lạm phát và tăng giá các yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp.
“Cần có sự kiểm soát giá
trong chính sách vĩ mô”. Giá
các loại năng lượng tăng khi lạm
phát tăng làm chi phí đầu vào của
Doanh nghiệp tăng trên cả hai
góc độ: Một là chi phí sử dụng
tăng lượng của doanh nghiệp
trực tiếp bị tăng do tăng giá. Hai
các nhà cung ứng vật tư nguyên
liệu, dịch vụ vận tải… cũng tăng
giá, do sản phẩm, dịch vụ của họ
cũng bị tăng chi phí năng lượng.
Việc các yếu tố đầu vào tăng giá
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
SXKD và hiệu quả kinh doanh.
Việt Nam gia nhập WTO từ
năm 2007, hơn 7 năm qua những
biến động kinh tế, tài chính của
nền kinh tế thế giới đã tác động
không nhỏ đến nền kinh tế Việt
Nam, tình hình lạm phát, lãi suất
ngân hàng tăng cao đã tác động
sâu sắc đến sự phát triển của
DNVVN. Trước tình này nhà
nước đã đưa ra nhiều chính sách
ổn định nhằm hỗ trợ, khuyến
khích DNVVN phát triển bền
vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tổng quan kinh tế Việt
Nam năm 2011, 2012,2013.
2. Phạm Văn Hồng (2007),
Phát triển DNVVN ở Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế,
Luận án tiến sĩ kinh tế, trường
ĐH KTQD, Hà Nội.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 15
K
hi xã hội phân chia giai cấp và hình thành
các tập đoàn quyền lực cũng là lúc “căn
bệnh” tham nhũng xuất hiện trong đời
sống xã hội. Là một hiện tượng xã hội tiêu
cực, tham nhũng ăn sâu vào trong mọi chế độ xã
hội, không phân biệt chế độ chính trị, không phân
biệt nước lớn hay nhỏ, không phân biệt mức độ
giàu nghèo, phát triển hay kém phát triển ở các
quốcgia.Mộtsốnơitrênthếgiới,thamnhũnglàm
"suy kiệt cơ thể" xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định
chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc
khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là
chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực
của cả cộng đồng quốc tế. Nhận thức đầy đủ tính
nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trải
qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và
thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để
phòng,chốngthamnhũng.
Tuy nhiên, để xây dựng được một chính sách
phápluậthoànchỉnhvềphòngchốngthamnhũng
cũng như để công tác phòng, chống tham nhũng
thực sự đạt được kết quả tốt nhất trước hết cần có
sự nhất quán trong cách hiểu về khái niệm tham
nhũng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và
cónhữngđánhgiákháchquannhấtvềvaitròcũng
nhưchứcnăngcủaphápluậttrongcôngtácphòng
chốngthamnhũngởnướctahiệnnay.
1. Đồng nhất trong cách
hiểu về tham nhũng
Trong khoa học và thực tiễn đã có nhiều quan
niệmkhácnhauvềthamnhũng.
Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu đã
đưa ra khái niệm tham nhũng:“Tham nhũng bao
gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi
nàokháccủanhữngngườiđượcgiaothựchiệnmột
trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc
tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao
để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá
nhânhoặcchongườikhác”.
Theo tổ chức minh bạch Thế giới (TI), tham
nhũng là hành vi “của người lạm dụng chức vụ,
quyềnhạn,hoặccốýlàmtráiphápluậtđểphụcvụ
cho lợi ích cá nhân”. Ngân hàngThế giới (WB) cho
rằng tham nhũng là“sự lạm dụng chức vụ công để
tưlợi”.
Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng:
“Thamnhũngbaohàm:Mộtlà:Hànhvicủanhững
người có chức, có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm
đoạt tài sản của Nhà nước. Hai là: Lạm dụng chức
quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử
dụngcácuqychếchínhthứcmộtcáchkhôngchính
thức. Ba là: Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các
lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với
nhữngmóntưlợiriêng”.
ỞViệtNamcũngcónhiềuquanniệmvềtham
nhũng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói về tham ô – biểu
hiện đặc trưng nhất của tham nhũng, theo Người:
“Thamôlàgì?Đứngvềphíacánbộmànói,thamô
là:Ăncắpcủacônglàmcủatư,đụckhoétcủanhân
dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi
dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng
chođịaphươngmình,đơnvịmình,cũnglàthamô.
Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp
củacông,khaigian,lậuthuế”.
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi
dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy
của”. Theo quy định tại Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005: “tham nhũng là hành vi của
người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyềnhạnđóvìvụlợi”.
Nghiên cứu tham nhũng dưới góc độ đạo đức
xãhội,cóquanđiểmchorằng:Thamnhũnglàhiện
tượngxãhộitiêucựccótínhlịchsửxuấthiệnvàtồn
tại trong xã hooij phân chia giai cấp và hình thành
nhànước,đượcthểhiệnbằnghànhvilợidụngchức
vụ, quyền hạn để vụ lợi cho cá nhân hoặc người
khácdướibấtkỳhìnhthứcnào,gâythiệthạitàisản
của nhà nước, của tập thể, của công dân hoặc đe
doạn gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi ích
hợpphápcủacôngnhân.
Có quan điểm lại cho rằng: Tham nhũng là
một hiện tượng xã hội, trong đó các tổ chức, tập
đoàn, cá nhân,…lợi dụng những ưu thế về chức
vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh của
mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của
phápluậtđểtrụclợibấtchính.
Cũng có quan điểm cho rằng tham nhũng là
hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ quyền
hạn và thường gắn với nhiệm vụ công, hay thường
gắn với quá trình quản lý nhà nước. Song, lại có
quan điểm cho rằng tham nhũng không chỉ giới
hạnbởicáchànhvithuộccáccơquannhànướcmà
nó còn tồn tại trong nhiều các mối quan hệ ngoài
nhànướckháchaycòngọilàtrongkhuvựctư.
Như vậy, mặc dù diễn giải khác nhau song
hầu hết các quan điểm trên đều giống nhau ở chỗ
cho rằng: Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của
người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực
hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lơi cá
nhân,làmthiệthạihoặcđedọagâythiệthạiđếnlợi
ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức,cánhân.
Từ cách hiểu trên về tham nhũng, nhìn dưới
góc độ là một hành vi vi phạm pháp luật, tham
nhũngcónhữngđặcđiểmsau:
Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có
chức vụ, quyền hạn. Đặc điểm của tham nhũng là
chủ thể thực hiện hành vi phải làngườicóchứcvụ,
quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn
-kỹthuậttrongcơquan,đơnvịthuộcCôngannhân
dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp
của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người
đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh
nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công
vụcóquyềnhạntrongkhithựchiệnnhiệmvụ,công
vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005). Nhìn chung, nhóm đối tượng
nàycóđặcđiểmđặcthùsovớicácnhómđốitượng
khác như: họ thường là những người có quá trình
công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm;
đượcđàotạocóhệthống,lànhữngchuyêngiatrên
nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan
hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí
có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của
chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây
khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành
vithamnhũng.
Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức
vụ, quyền hạn được giao.“Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn”đểvụlợilàđặctrưngthứhaicủathamnhũng.
Khithựchiệnhànhvithamnhũng,kẻthamnhũng
phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình”như
một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho
gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố
cơbảnđểxácđịnhhànhvithamnhũng.Mộtngười
có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham
nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của
Nhữngvấn đề lý luận
vềphòng chống
tham nhũng  Vũ Bắc Hà
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28
Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28

More Related Content

Viewers also liked

Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangHán Nhung
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
Tailieu hoithao
Tailieu hoithaoTailieu hoithao
Tailieu hoithaoThien Pham
 
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí tải sách Kỹ năng mềm miễn phí
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí Tuệ Lâm Văn Thị
 
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN Minh Vu
 
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêuTâm Việt Group
 
Mid Brain Activation (1)
Mid Brain Activation (1)Mid Brain Activation (1)
Mid Brain Activation (1)Jeetendra Joshi
 

Viewers also liked (7)

Tham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khangTham luận của ông hoàng viết khang
Tham luận của ông hoàng viết khang
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
Tailieu hoithao
Tailieu hoithaoTailieu hoithao
Tailieu hoithao
 
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí tải sách Kỹ năng mềm miễn phí
tải sách Kỹ năng mềm miễn phí
 
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN
Kỹ năng mềm - Việc làm sinh viên VN
 
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu
[Tâm Việt] Kỹ năng đặt mục tiêu
 
Mid Brain Activation (1)
Mid Brain Activation (1)Mid Brain Activation (1)
Mid Brain Activation (1)
 

Similar to Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28

Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHtpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHán Nhung
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc  may16 hoi_thaoqgttdnTcbc  may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdnMinh Vu
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cậu Ấm
 
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017Brand Team TTC
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Hán Nhung
 
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tập san TTC số 02, năm 2016
Tập san TTC số 02, năm 2016Tập san TTC số 02, năm 2016
Tập san TTC số 02, năm 2016Tien Dao
 
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Hán Nhung
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
An pham so 2 2018-fa
An pham so 2 2018-faAn pham so 2 2018-fa
An pham so 2 2018-facntt43ghgh
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15duyenbc
 
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘITỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘIsukiennong.vn
 
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I sukiennong.vn
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17duyenbc
 

Similar to Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28 (20)

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội ...
 
Htpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 onlineHtpt so 18+19 online
Htpt so 18+19 online
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
 
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc  may16 hoi_thaoqgttdnTcbc  may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
 
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
Cẩm nang doanh nghiệp Việt Nam năm 2014
 
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017
An pham TTC so 6 - Thang 12 - 2017
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
 
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...
ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC (VIỆT NAM) TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ...
 
Tập san TTC số 02, năm 2016
Tập san TTC số 02, năm 2016Tập san TTC số 02, năm 2016
Tập san TTC số 02, năm 2016
 
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
Văn hoá Doanh Nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
 
Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015Thoi bao Mekong 4 2015
Thoi bao Mekong 4 2015
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
An pham so 2 2018-fa
An pham so 2 2018-faAn pham so 2 2018-fa
An pham so 2 2018-fa
 
Htpt so 23+24
Htpt so 23+24Htpt so 23+24
Htpt so 23+24
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 14+15
 
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘITỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
TỔ CHỨC SỰ KIỆN TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
 
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
 
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
Tạp chí Hợp tác & Phát triển số 16 + 17
 

More from Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

Tạp chí Hợp tác và Phát triển số 27+28

  • 1. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Trang 30+31 Số 27+28 Tháng 9-12/2014 Hợp tác đầu tư Việt nam - asean và triển vọng Nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác Khu vựcTam giác phát triển Thành phố của các ngôi chùa Luang Prabang- Trang 39+40Trang 20+21 Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsinh Thammavong và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển lần thứ 8(11-2014)
  • 2. Mục lục in this issue HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí HỢP TÁC& PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAEDHAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518 COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Trang 30+31 Số 27+28Tháng 9-12/2014 Hợp tác đầu tư Việt nam - aseanvà triển vọng nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác Khu vựctam giác phát triển Thành phố củacác ngôi chùa Luang Prabang- Trang 39+40 Trang 20+21 Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsinh Thammavong và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển lần thứ 8(11-2014) Cơ quan trung ương của hội phát triển hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia Năm thứ năm Số 27+28 (Tháng 9-12/2014) Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích Trình bày:Thu Hằng Giấy phép hoạt động báo chí số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009 Giấy phép hoạt động báo chí số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014 Địa chỉ tòa soạn Phòng 708, Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Số 65 Phố Văn Miếu, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội Điện thoại: 080.43470 Fax: 080.43470 Email: tchtpt@gmail.com Webtise: http://www.vilacaed.org.vn Giá bán: 22.000 đồng Hoạt động của Hội +++: Diễn đàn MEKONG 2014 – Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức........................................................................................1 +++: Phát biểu Khai mạc của Chủ tịch HộiVILACAED....................................2 Nghiên cứu - Diễn đàn ThS.NguyễnThếTâm:Hoàn thiện chính sách tôn vinh ở việt nam từ kinh nghiệm của nước ngoài...........................................................................2 PGS.TS.NguyễnHồngThái:Kinh nghiệm của các nước trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP trong đầu tư và bài học cho Việt Nam.........................................................................................................6 TS.ĐỗĐứcChi: Bàn thêm về năng suất lao động ởViệt Nam...................... 10 Th.s LêThịTuệKhanh,Th.sTrầnHươngGiang: Nghiên cứu sự tác động của môi trường kinh tế đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam....................................................................................................... 12 VũBắcHà:Những vấn đề lý luận về phòng chống tham nhũng................... 15 ThS. Nguyễn Thị Nga:Tính tất yếu của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ởViệt Nam hiện nay........................................ 19 Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 +++: Hợp tác đầu tưVIỆT NAM-ASEAN và triển vọng................................. 20 +++: CamkếthợptácvềluânchuyểnvốntrongAECvàđịnhhướngchínhsách quản lý ngoại hối.......................................................................................... 22 +++: Hội nhập lao động trong công đồng kinh tế ASEAN............................ 25 Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia +++:Nâng cấp, mở rộng khuôn khổ hợp tác Khu vựcTam giác phát triển.......................................................................... 30 +++:Việt Nam-Campuchia hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 5 tỷ USD..... 32 +++:Việt-Lào nhất trí sớm ký Hiệp định thương mại mới........................... 33 Tổng hợp Kinh tế -Xã hội Lào Tháng 10-2014 ..................................................................................................................... 34 Giao lưu văn hóa +++:Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa.................................... 39 Activities of the vilacaed +++: MEKONG Forum 2014 - ASEAN Economic Community in 2015: Opportunities and challenges.....................................................................1 +++: Opening Remarks by ChairmanVILACAED.......................................2 Research - Forum ThS. Nguyen The Tam: Improving policy in Vietnam honors from foreign experience..................................................................................................2 PGS.TS.NguyenHongThai:The experience of countries in developing infrastructure road PPP in investment and lessons forVietnam.................................................................................................6 TS.DoDucChi:More on labor productivity inVietnam............................ 10 Th.s Le Thi Tue Khanh, Th.s Tran Huong Giang: Research on the impact of the economic environment on the development of small and medium businessesVietnam................................................................................... 12 VuBacHa:The theoretical issues of anti-corruption................................ 15 ThS. Nguyen Thi Nga: The necessity of upholding the human factor in the development of productive forces inVietnam today................................. 19 TowardstheASEANEconomicCommunityin2015 +++: Investor RelationsVIETNAM-ASEAN and prospects........................ 20 +++: Commitment to cooperate on capital flows in the AEC and policy-oriented foreign exchange management....................................... 22 +++: Labor integration in ASEAN economic community......................... 25 Partnerships Vietnam-Laos-Cambodia +++: Upgrading and expanding cooperation framework Triangle Area........................................................................................... ..30 +++:Vietnam-Cambodia aims to achieve turnover of 5USD billion........ 32 +++:Vietnam-Laos agreed to soon sign a new trade agreement........... 33 Socio-economic synthesis Laos 10-2014 ................................................................................................................. 34 Cultural exchange +++: Luang Prabang, the city of temples............................................... 39 Mục lục Contents
  • 3. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 1 hoạt động của hội Mục đích Diễn đàn năm nay là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước được nghe báo cáo và traođổi vớicácBộ,BanNgànhhữuquan,cácChuyên gia đàm phán củaViệt Nam về vấn đề hội nhập Cộng đồngkinhtếASEAN;thôngquađócácdoanhnghiệp cóthểthấyrõhơnnhữngthuânlợi,khókhăn,những cơhội,tháchthức…khihộinhậpvàocộngđồngkinh tế ASEAN 2015, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp điều chỉnh thích hợp có lợi nhất cho mình đểchủđộnghộinhập. Diễn đàn được tổ chức tại Khách sạn Daewoo HàNội. ĐếndựvàphátbiểutạiDiễnđàngồmcó: - Ông Vũ Khoan, nguyên phó Thủ tướng Chính phủ. - Ông Nguyễn Văn Trung, thứ trưởng Bộ Kế hoạchvàĐầutư. Đại diện của các Bộ, ngành, các đơn vị, tổ chức thamgiađàmphán,hoạchđịnhnhữngchínhsáchhội nhập ASEAN, như : Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, lãnhđạoVụKinhtếđốingoại,BộKếhoạchvàĐầutư; LãnhđạoVụChínhsáchthươngmạiđabiên,BộCông thương; Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Lãnh đạo Phòng Hội nhập kinhtếquốctế-VụHợptácquốctế,BộTàichính;Lãnh đạo Phòng quản lý vay và cho vay nước ngoài - Vụ Quảnlýngoạihối,NgânhàngNhànướcViệtNam… Đến dự còn có đại diện của 3 Đại sứ quán Myanmar, Lào và Campuchia hơn 100 trăm doanh nghiệpđầutưtrongvàngoàinước,như:TậpđoànViệt Phương,Côngtycổphầnthựcphẩmhữunghị,Côngty cổphầnCOMMA18,CôngtytinhọcThanhTâm,Công ty ô tô An Thái, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Công ty đầutưvàpháttriểnthươngmạiÁ-Âu,CôngtyTNHH vậntảiquốctế,CôngtytruyềnthôngMinhChâu,Công tyCPXDcơđiệnTháiBình,Côngtyđầutưxâydựngvà PTVạn Xuân, Công ty CP kỹ thuật quốc phòng; Công ty Hồng Việt; Công ty luật RCI&P Law; Công ty CJSC; Chứngkhoánquốcgiavànhiềudoanhnghiệpkhác. Đạidiệncáchiệphộivàtổchứckhác,như:Hiệp hộidoanhnghiệpĐầutưnướcngoài;HộiDoanhnhân trẻViệt Nam; Hội Nữ doanh nhânThái Bình; Hiệp Hội cácnhàbánlẻViệtNam;HiệphộisiêuthịHàNội;Hội doanh nghiệp trẻTuyên Quang; Các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các hội viên, các Sở Kế hoạch và Đầu tư của 1 số tỉnh, nhưVĩnh Phúc, Bắc Giang,HảiDương…cũngđãđếndự. Nhiềuphóngviênbáochí,truyềnhìnhcủa23cơ quanđàibáođãđếndựvàđưatinvềdiễnđàn(VTV4 ĐàitruyềnhìnhVN,INFOTV,VITV,TruyềnhìnhTTXVN, ThờibáoMeKong,VTV1,Tạpchíthươngmạivàbánlẻ, TạpchíKinhtếvàDựbáo…). Nguyên PhóThủ tướng nước CHXHCNViệt Nam – Vũ Khoan đã phát biểu nêu rõ những điểm giống và khác nhau về nhận thức, về thế và lực của ta hiện naysovớinhữngnămđầuhộinhậpvàoASEAN.Đồng thời,nguyênPhóThủtướngcũngchỉranhữngthuận lợi,khókhăn,nhữnglĩnhvựccầnxemxétchuẩnbịkhi tham gia hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và đưa ramộtsốkhuyếnnghị,giảiphápvớicáccơquannhà nước, cộng đồng doanh nghiệp để việc hội nhập đạt hiệuquảcaonhất.NhữngýkiếncủaôngVũKhoanđã đượccácđạibiểunhiệtliệthoannghênhvàđánhgiá cao. Sau khi nghe các bài tham luận,nhiều đại biểu dự Diễn đàn đã nêu các câu hỏi, bình luận về các nội dung nóng hổi đang được nhiều người quan tâm. Đại diện HộiVilacaed đã giải đáp và giới thiệu địa chỉ liênlạcvớiHộiquaVănphòngHội,hoặcquaemailvà trangwebsitecủaHội. Kết thúc Diễn đàn,thay mặt Đoàn Chủ tịch, ông Phương Hữu Việt – Chủ tịch Hội Vilacaed, Chủ tịch đoànphátbiểukếtluận: Diễn đàn MeKong 2014 đã tổ chức thành công tốt đẹp. Diễn đàn đã cung cấp được những thông tin hữu ích về Cộng đồng kinh tế ASEAN cho các doanh nghiệpthamgiaDiễnđàn,đồngthờithuhútđượcsự quan tâm đưa tin của đông đảo các báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến tới các doanh nghiệptrêncảnước. Quá trình thảo luận tại Hội trường đã diễn ra sôi nổi, các doanh nghiệp đã đưa ra được nhiều vấn đề rất sâu sắc, những khó khăn của các doanh nghiệp trước vấn đề hội nhập, những thắc mắc về chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cho doanh nghiệp khi hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đoàn Chủ tịch đã tập hợp các câu hỏi, các thắc mắc của doanh nghiệp và đã được đại diện các Bộ, ngành giải đáp một cách khúc chiết các câu hỏi đặtra. HộiPháttriểnhợptáckinhtếViệtNam–Lào– Campuchia sẽ tiếp tục phát huy những kinh nghiệm thu được qua tổ chức Diễn đàn MeKong 2014, để tổ chức các chương trình MeKong thường niên vào những năm tiếp theo một cách hiệu quả và thực sự hữuíchđốivớicộngđồngdoanhnghiệpViệtNam. Diễn đàn Mekong thường niên 2014 đã được tổ chức thành công, đã đạt được mục tiêu đề ra, nội dungcủadiễnđànrấtthiếtthựcđápứngyêucầucủa doanhnghiệpđangđòihỏi,đượccácnhàquảnlý,các chuyêngia,cácdoanhnghiệpđánhgiácao,đượccác cơquanbáochítruyềnthôngđưatinkịpthời.Nhiều chuyên gia cho rằng Hội PTHTKT Việt Nam-Lào- Campuchia đã tổ chức diễn đàn năm nay rất chất lượng,cótácdụngtíchcựcchocáccộngđồng,doanh nghiệp trong thời điểm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đã đến gần. Những việc làm như thế này cần đượctiếptụcpháthuy. DIỄN ĐÀN MEKONG 2014 - Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Cơ hộivà thách thức Chủ tịch Phương Hữu Việt cùng chủ trì Diễn đàn. Ngày 17/10/2014, Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) đã phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn Kekong thường niên 2014 với chủ đề: Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015- Cơ hội và thách thức.
  • 4. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/20142 Nghiên cứu - diễn đàn Kính thưa đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Kính thưa đồng chí Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Kính thưa quý vị quan khách Kính thưa các vị đại biểu Diễn đàn Mekong 2014 do Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì tổchứcdiễnralầnnàylàlầnthứ6vàđãtrởthànhmộtsựkiệnthườngniên củaHội.Diễnđànxácđịnhmụctiêuchínhlàthúcđẩyhợptác,tạođiềukiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (TrungQuốc);đưaTiểuvùngMekongmởrộngnhanhchóngtrởthànhvùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Trong thời gian qua, Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (Vilacaed) đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tích cực, tạo cơ hội giao thương, làm cầu nối cho doanh nghiệp các nước trong tiểu vùng tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển. Ngoài ra, Hội còn mở rộnghoạtđộngsangcácnướckháctạiĐôngNamÁtrongkhivẫnthựchiện tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội với các nước bạn. HộiVilacaed đang dần trở thànhmộtkênhkếtnốihiệuquảvàuytíngiữacácnướcTiểuvùngMekong. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các văn phòng đại diện của Hội tại các tỉnh cũng như các nước bạn với Hội đã tạo điều kiện cho hội viên nắm bắt thông tin kịp thời, có sự am hiểu nhanh chóng với mỗi thay đổi của môi trường kinh tế, và nhờ đó đạt được những thành công nhất định. Năm nay, được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, Hội Vilacaed tổ chức Diễn đàn MeKong 2014 với chủ đề“ Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức”, nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội trao đổi với các Bộ, Ban ngành hữu quan, các chuyên gia đàm phán của Việt Nam về vấn đề hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN; thông qua đó các doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức khi hội nhập, từ đó các doanh nghiệp sẽ có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp để chủ động hội nhập có hiệu quả. Tôi mong rằng, với tinh thần hỗ trợ và tích cực, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia nói chung và diễn đàn Hợp tác phát triển Tiểu vùng MeKong nói riêng sẽ nhận được sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp.Tôi cũng tin tưởng diễn đàn lần này sẽ phần nào đem lại những lợi ích cụ thể cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư vào thị trường các nước ASEAN, đồng thời giúp doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ thông tin, đóng góp nhiều ý kiến cho công tác chuẩn bị hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tôi thay mặt Ban lãnh đạo Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia khai mạc Diễn đàn MeKong 2014. Xin chúc các doanh nghiệp sẽ tìm được cầu nối, qua đó tìm được cơ hội giao thương và phát triển kinh tế, nắm bắt nhiều thông tin hữu ích để có bước chuẩn bị tốt nhất trong thời gian đầu hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Xin chúc toàn bộ quý vị quan khách, đại biểu sức khỏe, và chúc Diễn đàn MeKong diễn ra hôm nay, ngày 17 tháng 10 năm 2014 tại Thành phố Hà Nội thành công tốt đẹp! Phátbiểukhaimạccủa ChủtịchHộiVILACAED T rên cơ sở các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được tăng cường. Công tác thi đua, khen thưởng dần đi vào nề nếp, các phong trào thi đua đã thực sự góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các bộ, ngành, địa phương. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, khích lệ, biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động, sản xuất, công tác… Luật Thi đua, Khen thưởng quy định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành và lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, nâng cao trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi có Luật Thi đua, Khen thưởng, nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên một bước. Từ nhận thức đúng, việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tích cực quan tâm hơn trong công tác xây dựng củng cố bộ máy tổ chức và cán bộ, xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phát động phong trào thi đua. Các bộ, ban, ngành, địa phương đã chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra phong trào thi đua; tổ chức ký giao ước thi đua, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sơ kết, tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích. Qua đó, phong trào thi đua đã có những tác dụng thiết thực, trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng bộ, ngành, địa phương. Qua hơn 8 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng cũng gặp những khó khăn, vướng mắc, như sau: - Tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng miền và các thành phần kinh tế (đặc biệt vùng nông thôn, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua). Nhiều nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn HOÀNTHIỆN TỪ KINH NGHIỆM
  • 5. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 3 Nghiên cứu - diễn đàn chưa cao. - Luật Thi đua, Khen thưởng có đối tượng điều chỉnh khá rộng, nhưng tiêu chuẩn khen thưởng cho từng đối tượng còn mang tính khái quát, chưa cụ thể hóa, chủ yếu tập trung trong cán bộ, công chức, công nhân viên nhà nước; vì vậy, trong thực hiện còn lúng túng, vướng mắc, đặc biệt chưa quy định rõ việc khen thưởng đối với người lao động trực tiếp, công nhân, nông dân; khen thưởng trong cơ quan của Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp, lập pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội. - Trước sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tôn vinh trong những năm qua chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, công tác tôn vinh chậm được đổi mới và chưa theo kịp sự phát triển của đất nước. Hiện nay, nhìn chung nhiều nước trên thế giới không tổ chức phong trào thi đua cấp Nhà nước hoặc toàn quốc như ở Việt Nam , mà tập trung xây dựng chính sách tôn vinh, khen thưởng và thực hiện tôn vinh, khen thưởng. Các tập thể, cá nhân tự có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ và nỗ lực thực hiện công việc được giao. Nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có thành tích tiêu biểu điển hình sẽ được xã hội, nhà nước, chính quyền ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng tương xứng. Chế độ khen thưởng ở các nước được thực hiện hết sức công bằng, chặt chẽ, khách quan và nghiêm túc. Việc trao tặng khen thưởng được tổ chức định kỳ hàng năm (2 – 3 đợt) rất uy nghiêm, trang trọng, các cá nhân được khen thưởng được nhà nước tôn vinh và vinh danh. Chế độ đãi ngộ, quyền lợi tinh thần của những người được khen thưởng được các nước coi trọng. Có quy định chính sách cụ thể như được miễn phí đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, bảo trợ tiền khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe về mặt vật chất cũng như tinh thần , nâng lương, thăng chức, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, nghỉ dưỡng, ….. Điển hình cho công tác khen thưởng có nhiều ưu điểm nói trên hiện nay là: Pháp, Liên bang Nga, Úc, Trung Quốc, Nhật… - Ở nước Cộng hòa Pháp hiện nay thành lập các trung tâm giáo dục của Ban khen thưởng Bắc đẩu bội tinh Saint – Denis và Loges, nhằm bảo đảm việc “giáo dục con gái, cháu gái và chắt gái của các thành viên Huy đoàn Bắc đẩu bội tinh”. “Những người là con gái, cháu gái, chắt gái của các cá nhân được tặng thưởng huân chương công trạng quốc gia có thể được nhận vào học tại các trung tâm giáo dục của Huy đoàn Bắc đẩu bội tinh”. Mục đích của việc giáo dục tại các trung tâm này là khơi dậy trong các em học sinh tình yêu Tổ quốc và yêu tự do cũng như ý thức về nghĩa vụ công dân và đối với gia đình của mình. Đồng thời qua việc dạy dỗ và rèn luyện tính cách cho các em, giúp các em xây dựng được một cuộc sống độc lập và có nhân cách. - Việc tổ chức trao tặng các hình thức khen thưởng được tiến hành uy nghiêm, trang trọng và hoành tráng. Như ở Liên bang Nga, việc tổ chức trao tặng khen thưởng rất long trọng cả phần nội dung và hình thức, họ muốn tạo dấu ấn cho người được tặng thưởng, qua đó tác động đến tất cả các cá nhân chưa được thưởng. Việc khen thưởng và trao tặng của Nhà nước Liên Xô trước đây là một trong những tác nhân kích thích đạo đức quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất và trong cuộc đấu tranh vệ quốc, nhằm thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa cộng sản của công dân Liên Xô, giáo dục người lao động theo tinh thần luôn sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Lễ trao tặng khen thưởng chủ yếu tại văn phòng thị trưởng, tỉnh trưởng hoặc bộ trưởng. Đặc biệt trong từng đợt tổ chức khen thưởng các hội đồng của thị trưởng, tỉnh trưởng hoặc bộ trưởng chọn ra 50 cá nhân tiêu biểu nhất được vào Điện Kremly và chính Tổng thống Liên bang Nga trực tiếp trao thưởng. Tổng thống cũng có thể ủy quyền cho lãnh đạo bộ, ngành của liên bang, của chủ thể liên bang, lãnh đạo tỉnh, thành phố, đại diện của tổng thống tại các đặc khu, hai viện Quốc hội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nga tại nước ngoài, Cục trưởng Cục cán bộ thuộc Văn phòng Tổng thống, sỹ quan cấp tư lệnh từ sư đoàn trở lên, thực thi quyết định trao tặng. - Việc khen thưởng của Úc thường xuyên được tuyên bố vào các ngày lễ trong năm, như: Quốc khánh, sinh nhật Nữ hoàng… Huân chương Dũng cảm của Úc được trao tặng vào tháng 4 hoặc tháng 8 hàng năm. Công tác khen thưởng được áp dụng hạn ngạch (cota) ở nhiều nước theo số lượng hoặc tỷ lệ % các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân để hạn chế việc khen thưởng, cào bằng tràn lan. Như các nước Pháp, Nga, Bỉ chỉ được xét khen thưởng theo số lượng được cấp. Các bộ căn cứ vào cota được cấp (việc cấp cota do Tổng thống ban hành sắc lệnh thời hạn 3 năm) và căn cứ hồ sơ thành tích để xét, đề nghị khen thưởng. Bên cạnh đó, một số nước chỉ xét khen thưởng theo định kỳ (Nhật Bản, Nga, Pháp) và không xét khen thưởng đột xuất để hạn chế số lượng. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị và các nhu cầu bức xúc của xã hội, CHÍNH SÁCHTÔNVINH ỞVIỆT NAM CỦA NƯỚC NGOÀI ThS. Nguyễn Thế Tâm
  • 6. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/20144 Nghiên cứu - diễn đàn họ đề ra chính sách khen thưởng đáp ứng ngay yêu cầu bức xúc của xã hội. Ví dụ đất nước Nga hiện nay cần phải tăng dân số, họ đề ra bộ huân chương danh dự bố mẹ dành cho những gia đình sinh 4 con trở lên và nuôi dạy con tốt thì được thưởng huân chương và 50.000 rúp. Ở Pháp thì tặng thưởng Huân chương hạng I, II, III cho những gia đình sinh 4, 5, 6 con và chăm sóc nuôi dưỡng tốt chúng. Ở Úc, các hình thức khen thưởng mới sẽ được hình thành khi có một lĩnh vực mới cần được vinh danh, ví dụ Huy chương phòng cháy Australia năm 1988, hoặc cần vinh danh những công dân đã phục vụ trong một chiến dịch quân sự cụ thể nào đó như Huy chương Lực lượng Quốc tế phục vụ tại Đông Timor năm 2000. Đối với thủ tục trình khen, việc lựa chọn suy tôn những người được khen thưởng đều xuất phát từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân. Việc kê khai thành tích do bộ phận làm công tác khen thưởng độc lập làm hồ sơ, người được đề nghị không nhất thiết phải tự kê khai thành tích. H iện nay có một số nước chưa ban hành Luật Khen thưởng như: Trung Quốc, Nhật bản, Australia... (Trung Quốc đang nghiên cứu dự thảo Luật Khen thưởng) song công tác khen thưởng được Nhà nước và Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Có cơ quan hoặc bộ phận làm công tác khen thưởng chuyên trách. Công tác khen thưởng được tổ chức chặt chẽ, đối tượng khen thưởng chủ yếu hướng về cơ sở và người lao động trực tiếp. Tập trung phát hiện công chức và người lao động để khen, không khen cho lãnh đạo từ cấp vụ trở lên (Trung quốc). Hàng năm đều phân bố chỉ tiêu, hạn mức cho mỗi hình thức khen thưởng (Pháp). Trên cơ sở đó mà chọn những người thật sự ưu tú, xuất sắc được nhân dân, cộng đồng thừa nhận để khen. Gắn công tác khen thưởng với đề bạt cán bộ (Trung Quốc, Nhật Bản). Coi trọng tôn vinh tinh thần và lợi ích vật chất. Khi phát hiện những người được khen thưởng có vi phạm thì hủy bỏ việc phê chuẩn. Ở một số nước như: Pháp, Úc, Nhật Bản, khen thưởng nhưng không kèm theo tiền thưởng đối với tập thể mà chỉ thưởng tiền hoặc vật chất kèm theo đối với cá nhân hoặc bằng chế độ chính sách như ở Pháp, Úc, Bỉ, khen thưởng thực hiện theo tuần tự từ mức hạng thấp lên mức hạng liền kề cao hơn (không nhảy hạng). Mọi công dân của Pháp (trừ thượng nghị sĩ và đại biểu Quốc hội) bao gồm cả dân sự, quân sự nếu có thành tích xứng đáng đóng góp cho quốc gia đều được xem xét, đề nghị khen thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh (trước đây chỉ có trong quân đội). Hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác khen thưởng ở các nước đều có cơ quan thường trực trực thuộc Phủ Tổng thống, một số nước có cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao làm đầu mối. Các tổ chức, bộ phận làm công tác khen thưởng được bố trí từ trung ương tới địa phương, tận cấp cơ sở. Các tổ chức bộ máy khen thưởng cấp trung ương thường trực thuộc Văn phòng Tổng thống (Nga), Phủ Tổng thống (Pháp); Ban thư ký khen thưởng trực thuộc Phủ Toàn quyền (Úc). Vấn đề này tạo điều kiện cho công tác khen thưởng được nhanh chóng, phát huy ngay, tác dụng ngay hiệu quả công tác khen thưởng và đây là biện pháp để giảm biên chế cho các khâu xét duyệt, thẩm định, giảm các tầng nấc, thủ tục trung gian xét duyệt, thẩm định. Đ ối với tổ chức của Hội đồng ở Pháp thì dưới Tổng thống là Trưởng ban khen thưởng. Chức danh này được lựa chọn từ những người đã có Huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng nhất. Từ năm 1969, nhiệm kỳ của Trưởng ban là 6 năm. Kể từ Trưởng ban đầu tiên được phong là Bernard Germain Estienne de Laville-sur-Illon, Bá tước Lacépède đến nay, vị trí này chỉ được trao cho những người trong giới quân sự. Người giữ vị trí Trưởng ban có trách nhiệm giải quyết mọi vấn đề liên quan tới việc xét tặng Bắc đẩu Bội tinh, giúp việc cho người này là Hội đồng Khen thưởng Trung ương gồm 17 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Trưởng ban, đại diện cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh. Hội đồng Khen thưởng Trung ương (hoặc Hội đồng khen thưởng quốc gia): Hội đồng Khen thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh: gồm 17 thành viên, tiêu chuẩn quy định các thành viên đều phải có Huân chương Bắc đẩu bội tinh (trong đó 14 thành viên có Huân chương Bắc đẩu Bội tinh đệ nhất, đệ nhị, đệ tam). Hội đồng Khen thưởng Huân chương Công trạng quốc gia. Trưởng ban Khen thưởng Quốc gia là Chủ tịch của 2 hội đồng nêu trên. Tổng thống là người có quyền cao nhất trong vấn đề trao tặng, quyết định tặng thưởng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh và Huân chương Công trạng. Ban Khen thưởng Quốc gia là cơ quan giúp việc trực tiếp cho Tổng thống, Trưởng ban Khen thưởng là tướng trong quân đội, được Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm, giúp việc cho Trưởng ban có Tổng thư ký và bộ máy nghiệp vụ khoảng trên 80 công chức. Về sử dụng đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ làm khen thưởng ở cấp trung ương được đào tạo bài bản, bồi dưỡng thường xuyên, hàng năm đều được đưa xuống các bộ, cục, tỉnh, quận để am hiểu thực tế và đề xuất phát hiện những vấn đề mới, bức xúc, kiến nghị, bổ sung hoặc bãi bỏ. Do vậy, cán bộ công chức làm khen thưởng có chuyên môn rất sâu, tính chuyên nghiệp cao và am hiểu rộng. Có chế độ chính sách ưu tiên, trọng dụng đãi ngộ riêng đối với cán bộ thực hiện khen thưởng để đảm bảo tính khách quan, tính giá trị, tôn vinh và tính minh bạch đối với các hình thức khen thưởng của Nhà nước… Một số đề xuất vận dụng ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, việc đổi mới chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, tôn vinh phải nhằm mục tiêu động viên được cả hệ thống chính trị vào việc thực hiện thành công công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Hệ thống hóa lại các quy định về danh hiệu để tôn vinh cho phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, theo hướng: Giảm các hình thức khen thưởng cấp nhà nước (hiện nay nước ta có 25 hình thức khen
  • 7. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 5 thưởng cấp nhà nước với 42 cấp độ khen), nhằm khắc phục xu hướng đề nghị khen lên cấp quốc gia. Nga có 22 bộ huân chương, 15 bộ huy chương; Singapo có 5 hình thức khen thưởng. Trong đó, Huy chương Hành chính công có 3 hạng, gồm: Huy chương Vàng để tặng cho cấp thứ trưởng trở lên, có thành tích nổi bật trong công tác; Huy chương Bạc để tặng cho cấp vụ trưởng trở lên và Huy chương Đồng để tặng cho cán bộ cấp vụ phó trở lên có thành tích nổi bật trong công tác (Singapo không có các hình thức khen thưởng các danh hiệu thi đua). - Thực hiện phân cấp mạnh và mở rộng thẩm quyền quyết định các hình thức khen thưởng phù hợp cho các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; các tổ chức có quy mô lớn, đặc thù (như Đại học Quốc gia, cấp Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng, tập đoàn kinh tế, cấp tổng cục của các bộ, ngành) để tạo được động lực trực tiếp và khen thưởng được kịp thời, chính xác. Ở Bỉ thẩm quyền quyết định khen thưởng được thực hiện là: Cấp toàn quốc, trên danh nghĩa nhà nước tặng thưởng huân, huy chương, nhưng thẩm quyền là Thủ tướng quyết định khen thưởng. Cấp tỉnh, thành phố có huy chương và các phần thưởng danh dự khác do Thống đốc thành phố quyết định. Cấp quận, huyện có thư khen, giấy khen. Ở Pháp có 3 loại huân, huy chương cấp quốc gia là Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Huân chương Công trạng Quốc gia và Huy chương Quân công (chỉ tặng trong quân đội); có 4 loại huân chương cấp bộ, như Huân chương Cành cọ Hàn lâm (Bộ Giáo dục), Huân chương Văn hóa nghệ thuật (của Bộ Văn hóa). Các tỉnh, thành phố có huy chương, huy hiệu, trong đó có huy chương cho các gia đình đông con (khuyến khích các gia đình có từ 4 con trở lên…). - Bổ sung các quy định để đảm bảo thi đua, khen thưởng được áp dụng thực thi trong toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội, bao gồm: Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước (cơ quan dân cử, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp), Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế… theo hướng quy định thống nhất các hình thức khen thưởng và thẩm quyền trong Luật Thi đua, Khen thưởng phù hợp với quy định của Hiến pháp. Ở Nga, Trung Quốc đều có quy định cụ thể cho các tổ chức này. - Chuyển hướng khen thưởng cho đối tượng là các tập thể nhỏ; khen thưởng cho công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác. Quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Ở Nhật Bản có Huy chương Xanh để dành tặng cho những người tình nguyện vùng xa, vùng sâu; ở Trung Quốc có hình thức khen thưởng riêng cho các cá nhân là người dân, công nhân, trí thức trực tiếp lao động sản xuất....trong các tỉnh, thành phố, khu tự trị … - Chuyển dần việc đề nghị khen thưởng theo thủ tục hành chính các cấp sang đề nghị khen thưởng thông qua phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác. Đề cao vai trò của đơn vị, cá nhân trong phát hiện, giới thiệu những điển hình tiên tiến để khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo mô hình khen thưởng của Pháp và Nhật thì cơ quan khen thưởng hoặc chính quyền phát hiện phối hợp thực hiện và viết thành tích đề nghị khen thưởng đối với cá nhân đề nghị nếu thấy xứng đáng. - Thực hiện cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng, quy định rõ về quy trình, tuyến trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng như ở Nga. Cơ quan làm thi đua, khen thưởng có bộ phận theo dõi xem xét đề nghị và thư của nhân dân về các vấn đề khen thưởng; quy trình khen thưởng của Trung Quốc được thực hiện từ cơ sở bình xét theo tiêu chuẩn gửi cho tiểu ban xét duyệt (gồm một số ngành chức năng) sau khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt thì đóng dấu cấp khen thưởng (không ký vào bằng, giấy chứng nhận). - Đối với hình thức khen thưởng đối ngoại (dành cho nguyên thủ quốc gia): Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành tuy chưa quy định, nhưng trong nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật quy định tặng Huân chương Sao vàng cho nguyên thủ quốc gia, trong thực tế mới chỉ trao tặng cho các nguyên thủ quốc gia các nước XHXN trước đây; trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và mở rộng hiện nay rất cần có hình thức phù hợp để trao tặng cho các nguyên thủ quốc gia các nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ và ghi nhận công lao to lớn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của nước ta trong thời kỳ mới. Các nước như Pháp đã dành riêng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh (đệ tam và đệ tứ) - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp để tặng cho nguyên thủ quốc gia các nước có quan hệ và công lao đối với Pháp. Do vậy, nước ta nên dành Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta để trao tặng cho các nguyên thủ quốc gia có quan hệ đặc biệt và công lao lớn đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta. T óm lại, từ những kinh nghiệm cụ thể, quan trọng của một số nước trên thế giới nêu trên, chúng ta đang trong quá trình đổi mới công tác thi đua, khen thưởng cần nghiên cứu những kinh nghiệm hữu ích, cách làm hiệu quả, phù hợp từ đó áp dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn của công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế. Bởi vì, hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng đang là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, góp phần quan trọng, tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng một Nhà nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
  • 8. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 nghiên cứu - diễn đàn 6 1. Kinh nghiệm các nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư 1.1. Trung Quốc Ở Trung Quốc các vấn đề quan tâm đối với khu vực kinh tế tư nhân vận hành PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là các rủi ra phê duyệt, quy định và pháp luật. Những quan tâm này nhấn mạnh thực tế là việc thiếu một khuôn khổ pháp lý nhất quán, các thủ tục rõ ràng và một khuôn khổ thể chế phát triển tốt, làm hạn chế các khả năng phát triển của PPP ở Trung Quốc và hiện nay ở Trung Quốc, không có đơn vị PPP chuyên trách. Các bài học phù hợp cho Việt Nam - Việc dự tính chính xác về thu từ phí là cực kỳ quan trọng, có thể áp dụng: dự tính thực tế về lưu lượng giao thông, đánh giá khả năng chi trả và sự chấp nhận sử dụng đường có thu phí, và đánh giá xác thực các lợi ích kinh tế - Việc thiếu một “đơn vị PPP” trong điều kiện các văn bản luật, quy định, quy tắc chưa thống nhất chặt chẽ với nhau có thể cản trở sự phát triển của thị trường cho PPP - Do nguồn vốn nước ngoài bằng ngoại tệ tạo ra mức rủi ro về tỷ giá, rủi ro này có thể đáng kể với nhà nước hoặc làm tăng chi phí cho dự án nếu bên tư nhân chấp nhận rủi ro này. (Bên tư nhân cần phải có giao dịch phòng ngừa rủi ro này bởi vì bản thân họ không thể chấp nhận được rủi ro có thể phát sinh chi phí đáng kể này) - Việc các DNNN chuyển sang hoạt động thực chất theo cơ chế thị trường là rất quan trọng trong việc giảm thiểu sự không minh bạch - Việc nhìn nhận rủi ro cao về luật pháp và quy định, và quy trình phê duyệt làm hạn chế khu vực tư nhân đầu tư vào một nước. 1.2. Hàn Quốc Hàn Quốc đã bắt đầu chương trình PPP của rmình năm 1994 với Đạo luật Thúc đẩy Vốn Tư nhân Đầu tư vốn Toàn xã hội. Chương trình này, nhằm xây dựng một chính sách Chính phủ nhất quán trong các khu vực khác nhau. Đã có 100 dự án hạ tầng đã được thiết lập để thực hiện với hình thức PPP. Ở Hàn Quốc, nguyên tắc người thụ hưởng trả cho hạ tầng là điểm xuất phát để thu phí. Đồng thời, mức phí không cao lắm, điều đó có nghĩa là cần có khoản thanh toán đáng kể từ nguồn ngân sách của Chính phủ (trợ cấp) để bù vào doanh thu từ phí do khu vực tư nhân tạo nên. Theo luật PPI mới năm 1999, và với sự thành lập Trung tâm Quản lý Đầu tư Hạ tầng Nhà nước và Tư nhân tại Hàn Quốc đã làm tốc độ của các dự án PPP tăng lên nhanh chóng, cũng nhờ các gói khuyến khích được tạo nên cho khu vực tư nhân và thực tế là các thủ tục đấu thầu rất đơn giản. Trung tâm Quản lý Đầu tư Hạ tầng Nhà nước và Tư nhân tại Hàn Quốc có chức năng chính như sau: - Hỗ trợ phối hợp kế hoạch tổng thể cho PPP - Đánh giá đấu thầu - Xây dựng hợp đồng - Đánh giá các đơn thầu đơn lẻ - Áp dụng giấy phép cần cho dự án PPP - Xúc tiến PPP/ Thu hút đầu tư tư nhân (nước ngoài) - Nghiên cứu khả thi Kinh nghiệm của các nước về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư trong đầu tư và những bài học rút ra choViệt Nam  PGS.TS Nguyễn Hồng Thái – Trường Đại học GTVT + Nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP, để lựa chọn bài học thành công, thất bại để áp dụng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng vì nhu cầu đầu tư cho phát triển CSHT giao thông là rất lớn. Trong khi khả năng nguồn lực tài chính của Nhà nước không thể đáp ứng được thì việc khuyến khích đầu tư PPP là mô hình hợp tác tối ưu hoá hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao là hết sức cần thiết.
  • 9. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 7 nghiên cứu - diễn đàn - Đào tạo và giáo dục trong PPP Các bài học phù hợp cho Việt Nam - Đơn vị PPP ở Hàn Quốc đóng góp rất lớn cho thị trường PPP ở Hàn Quốc, cả qua các hoạt động xúc tiến đầu tư cùng như qua việc đáp ứng nhu cầu về kiến thức thiếu hụt trong bộ máy chính phủ - Các hình thức khuyến khích khác nhau đối với khu vực tư nhân hỗ trợ nhiều cho sự thành công của thị trường PPP. Tuy nhiên, các biện pháp này cần phải được áp dụng một cách thận trọng. Các khuyến khích luỹ kế sẽ làm tăng gánh nặng của ngân sách nhà nước, vì: + Rủi ro của việc phải bù đắp cho khu vực tư nhân thông qua các hình thức bảo lãnh của chính phủ + Để bảo đảm cho sự tham gia của tư nhân là khả thi, các khoản trợ cấp cần rất lớn do mức phí đường thấp + Việc ưu đãi thuế cho khu vực tư nhân tham gia PPP làm giảm thu ngân sách nhà nước. - Các gói khuyến khích do nhà nước đưa ra làm cho thị trường trở nên hấp dẫn đối với khu vực tư nhân, nhưng điều này cũng tạo ra nguy cơ về tính bền vững của các khoản này dưới góc độ ngân sách nhà nước - Các nhà thầu trong nước lớn mạnh chứng tỏ năng lực trở thành các đối tác PPP ở Hàn Quốc. Với sự thiếu các nhà thầu mạnh ở Việt Nam, cần có các giải pháp thay thế, hoặc bằng chuyển đổi các DNNN hoặc bằng thu hút các nhà thầu nước ngoài - Các xúc tiến đầu tư nước ngoài đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với PPP ở Hàn Quốc. - Một khuôn khổ pháp lý tốt là công cụ quan trọng để phát triển thị trường cho PPP. 1.3. Vương quốc Anh Vương quốc Anh đi đầu trong PPP ở châu Âu, với tên là Sáng kiến Tài trợ Tư nhân (PFI). PFI được chính phủ công bố năm 1992 nhằm có được sự tham gia nhiều hopưn của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công. Đầu tiên, động cơ chính của chính phủ Anh là thu hút tài trợ của tư nhân cho hạ tầng, vì các đầu tư khẩn cấp là cần thiết, nhưng ngân sách của khu vực công là không đủ. Ngày nay, tương tự như Hà Lan, về nguyên tắc, Anh không thực hiện PPP nếu không có giá trị bổ sung của tiền được chứng minh. Tới nay, gần 500 dự án đang hoạt động, kể cả các cơ sở y tế, các dự án trường học và giao thông. Các dự án PFI đóng góp và sẽ tiếp tục chiếm 10- 15% đầu tư trong dịch vụ công. Cơ quan đường quốc lộ Anh là một chính quyền quản lý hợp đồng cho các dự án quốc lộ ở Anh. Hơn 10 dự án đã được ký hợp đồng, đặc trưng trên cơ sở Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận hành. Các dự án này bình quân tiết kiệm khoảng 15% so với chi phí lĩnh vực công của dự án. Điểm hay ở đây là các tiết kiệm giá thành này không phải là mục tiêu chính khi các mục tiêu của Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận hành được Cơ quan đường quốc lộ Anh quyết định năm 1994. Các mục tiêu này phù hợp với các mục tiêu đầu tiên của PFI, về huy động vốn khu vực tư nhân. Năm 1994, các mục tiêu của Thiết kế - Xây dựng – Tài trợ - Vận hành như sau: - Đảm bảo rằng đường được thiết kế, bảo trì và vận hành an toàn và thoả mãn nhằm tối thiểu hoá bất cứ tác động xấu nào về môi trường và tối ưu hoá các lợi ích cho người sử dụng. - Chuyển giao ở mức độ phù hợp các rủi ro cho khu vực tư nhân. Thúc đẩy sáng kiến, không chỉ về mặt kỹ thuật và vận hành, mà cả những thu xếp về tài chính và thương mại. - Hỗ trợ phát triển ngành vận hành phát triển CSHTGTĐB của khu vực tư nhân. - Tối thiểu hoá đóng góp tài chính của khu vực công. Ở nước Anh sử dụng cơ quan PUK (Cơ quan Hợp danh Anh) là một liên doanh giữa các bên tư nhân và Bộ Ngân khố Hoàng gia. Vốn chủ yếu là của tư nhân. Đó là đơn vị kế nhiệm của Nhóm Chuyên gia Công tác Dự án. Vai trò của Cơ quan Hợp danh Anh là cung cấp cho chính phủ và khu vực tư nhân kiến thức về khu vực tư nhân cần thiết để xây dựng cộng tác tốt hơn. Cơ quan Hợp danh Anh không phải là cố vấn, mà là nhà thiết kế PPP. Các hoạt động của đơn vị này gồm: - Phát triển chính sách PPP - Tiêu chuẩn hoá hợp đồng - Đánh giá Dự án - Hỗ trợ thực hiện - Đồng tài trợ các dự án PPP Các bài học phù hợp cho Việt Nam - Các khoản thanh toán của chính phủ cho các dự án khác nhau về dài hạn có thể tạo nên sức ép cho ngân sách do cam kết dài hạn của chính phủ đối với khu vực tư nhân - Mặc dù các PPP ở Anh ban đầu nhằm giải quyết vấn đề ngân sách (thu hút tiền tư nhân cho đầu tư), sau đó, vấn đề về hiệu quả đồng tiền đầu tư ngày càng trở nên quan trọng - Đánh giá và định giá rủi ro và hiệu quả là then chốt trong việc xác định giá trị của giải pháp của khu vực tư nhân - Hợp đồng trên cơ sở kết quả và thanh toán theo hoạt động góp phần vào việc đạt được giá trị đầu tư cao - Đơn vị PPP hỗ trợ trong việc soạn thảo các quy trình và tài liệu chuẩn hoá, trong khi một đơn vị có tính thương mại hơn (PUK) hỗ trợ trong phát triển các PPP cụ thể. 2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công tư Để đảm bảo sự thành công cho phát triển CSHT giao thông đường bộ theo hình thức PPP, Chính phủ Việt Nam cần: - Phân loại, xác định nhanh những đoạn phát triển CSHT giao thông đường bộ cần Nhà nước tham gia đầu tư; Những đoạn cao tốc Nhà nước cùng với tư nhân hợp tác đầu tư; Những đoạn kêu gọi tư nhân trực tiếp đầu tư. Những đoạn đường phát triển CSHT giao thông đường bộ cần sớm đầu tư, song chờ nhà đầu tư thấy lợi
  • 10. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 nghiên cứu - diễn đàn 8 bỏ tiền ra đầu tư thì sẽ phải chờ lâu. Những đoạn này, cần dùng vốn nhà nước như “vốn mồi” để tăng sức hấp dẫn cho dự án. Nhà nước có thể đầu tư một giai đoạn để tạo sức hấp dẫn rồi bán cho tư nhân đầu tư tiếp, hoặc đầu tư xong bán cho tư nhân để lập tức thu tiền tái đầu tư. Những đoạn có tính hấp dẫn lớn, khả năng hoàn vốn nhanh (ví dụ những đoạn cao tốc nằm sát các khu kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế như Hà Nội và TP HCM) có thể đưa vào danh sách dự án kêu gọi tư nhân đầu tư 100%. - Hình thành một tổ chức hoặc cơ quan phát triển mạng lưới phát triển CSHT giao thông đường bộ cao tốc có thu phí, với chức năng chính như sau: (1) Thứ nhất, tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi luật định. Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn. Theo kinh nghiệm các nước đều thành lập cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát triển, giám sát và quản lý đường cao tốc và nắm giữ trách nhiệm pháp lý thông qua các văn bản pháp qui qui định quá trình thực hiện dự án. Đây chính là điểm còn thiếu rõ ràng và gây ảnh hưởng đến tiến độ phát triển đường cao tốc tại Việt nam. Để thực hành biện pháp kiểm soát phát triển đường cao tốc có thu phí, Chính phủ các nước tạo lập mô hình giám sát (cơ quan điều tiết là cơ quan Bộ, trực tiếp hoặc thông qua các Ban, Vụ của Bộ đó - trong đó Thái Lan và Việt Nam),với ba chức năng điều tiết chính: - Nhượng quyền hoặc cấp phép và thu hồi giấy phép, ví dụ về kiểm soát tiếp cận lĩnh vực có liên quan; - Điều tiết kinh tế dưới hình thức kiểm soát “đầu ra”, giá cả hoặc lợi nhuận, và trong một số trường hợp kiểm soát chi tiêu "đầu vào" của cơ quan phát triển/ nhà đầu tư; - Qui định chất lượng dịch vụ, kỹ thuật - chất lượng kỹ thuật như điều kiện phát triển CSHT GTĐB, số giờ hoặc số ngày vận hành, khai thác, cung cấp các dịch vụ cho người đi đường - kiểm soát chất lượng dịch vụ khách hàng, như thời gian trả lời yêu cầu và khiếu nại của khách hàng. Nhằm mục tiêu: Hiệu quả, công bằng, minh bạch và chia sẻ rủi ro cho bên gánh chịu tốt nhất, theo bảng (1) (2) Thứ hai, giám sát và đánh giá cung cấp dịch vụ: Cơ quan giám sát và đánh giá việc cung cấp dịch vụ với tư cách là cơ quan giám sát phụ trách mạng lưới phát triển CSHT giao thông đường bộ, phải bao quát hai lĩnh vực: + Lĩnh vực thứ nhất là chức năng hoạt động hiệu quả của toàn bộ mạng lưới đường đảm bảo lợi ích của người sử dụng và lợi ích công. + Lĩnh vực thứ hai là giám sát các hạng mục / phần cụ thể trong mạng lưới đường do một tổ chức cụ thể vận hành khai thác - có thể là doanh nghiệp nhà nước hoặc là công ty tư nhân. Nhiều nước đã thành lập các đơn vị PPP để cung cấp nguồn lực cần thiết quản lý các chương trình PPP hiệu quả. Kinh nghiệm gợi ý rằng sự tồn tại của một đơn vị PPP có thể là một yếu tố quan trọng trong thực hiện thành công các dự án PPP. Ở mỗi nước đơn vị PPP có nhiều chức năng Bảng 1: Mức độ phân bổ rủi ro của mỗi hình thức PPP Nguồn: Tổng hợp của tác giả Rủi ro Hợp đồng Vận hành và Bảo trì Chìa khoá trao tay (Thiết kế & Xây dựng) Hợp đồng giao quyền Vận hành và Bảo trì Công ty liên doanh DBFM BOT Thiết kế Nhà nước Tư nhân Nhà nước Chia sẻ Tư nhân Tư nhân Xâu dựng Nhà nước Tư nhân Nhà nước Chia sẻ Tư nhân Tư nhân Tài trợ Nhà nước Tư nhân trong thời gian xây dựng, sau đó là Nhà nước Nhà nước trong thời gian xây dựng & Tư nhân nếu tiền yêu cầu thuê trả ngay từ đầu Chia sẻ Tư nhân Tư nhân Bảo trì Tư nhân Nhà nước Tư nhân Chia sẻ Tư nhân Tư nhân Doanh thu Nhà nước Nhà nước Tư nhân Chia sẻ Nhà nước Tư nhân
  • 11. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 nghiên cứu - diễn đàn 9 khác nhau. Các chức năng có thể chia làm 3 tiêu chí: (a) thông tin và hướng dẫn (b) hỗ trợ tư vấn và tài trợ (c) phê duyệt. Như ghi nhận bên dưới, hầu hết các đơn vị PPP thực hiện các chức năng liệt kê theo mục (a), nhưng một số ít hơn cũng thực hiện chức năng theo mục (b). Các chức năng phê duyệt chỉ được thực hiện bởi rất ít các đơn vị PPP, do các lý do dưới đây. (Xem bảng 2). Hầu hết các đơn vị PPP tập trung chủ yếu vào vai trò thông tin và hướng dẫn. Các hướng dẫn bao gồm các quy định tiêu chuẩn cho các hợp đồng PPP và hướng dẫn về chuẩn bị dự án, đánh giá và chuẩn bị. Các đơn vị PPP nói chung cũng tham gia vào tư vấn dự án cụ thể như là một phần của vai trò tư vấn nói chung (tư vấn giao dịch hoặc thậm chí thực hiện việc chuẩn bị cho các dự án theo hình thức PPP (như ở Airelen)). Trong một số trường hợp như Ở Victoria, đơn vị PPP giám sát quản lý hợp đồng của các bộ và tham gia vào các vấn đề chính. Lĩnh vực hoạt động cuối cùng cho vài đơn vị PPP là phê duyệt dự án. Đây là lĩnh vực các xung đột tiềm năng về lợi ích có thể nảy sinh, đặc biệt nếu đơn vị đó cũng tham gia xác định và chuẩn bị dự án. 3. KẾT LUẬN: Có thể khẳng định từ kinh nghiệm phát triển CSHT giao thông đường bộ là cần thiết, và để đảm bảo nâng cao khả năng thu hút và hiệu quả của hình thức PPP trong đầu tư phát triển CSHT giao thông đường bộ, các nước đều hình thành đơn vị PPP với chức năng, nhiệm vụ phụ thuộc vào nhu cầu và khuôn khổ thể chế hiện hành của mỗi quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PPP in Toll Roads in PRC - Worldbank 2002. 2. Private Praticipation in Infrastructure Projects of the republic of Kerea - Worldbank 2005. 3. India- Building Capacities for PPP- Worldbank 2006. Bảng 2: Các chức năng do các đơn vị PPP thực hiện ở nhiều nước khác nhau Thông tin và hướng dẫn Hỗ trợ tư vấn và tài trợ Phê duyệt Trung tâm Thông tin Tài liệu hướng dẫn PPP Tư vấn Dự án cụ thể Tài trợ cho chuẩn bị dự án PPP Vai trò phát triển dự án Vai trò giám sát hợp đồng Quyền hạn phê duyệt thực tế PPP Châu Á/ Thái Bình Dương Andra Pradesh, Ấn Độ     Gujarat, Ấn Độ        Philippines       Victoria, Úc     Châu Âu Ireland   Ý    Hà Lan    Anh       Châu Phi Nam Phi       Bắc Mỹ Anh Columbia, Canada      Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2006)
  • 12. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 nghiên cứu - diễn đàn 10 T rong những ngày đầu tháng 10 năm 2014 vừa qua, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố: Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần.... Vấn đề NSLĐ là vấn đề nhậy cảm nên lập tức nhận được một loạt ý kiến ở các góc độ khác nhau. Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin tổng hợp tình hình một số nhận xét, đánh giá, bình luận, xung quanh vấn đề này và đưa ra suy nghĩ riêng của mình từ góc độ thực tiễn của Việt Nam , như sau 1. Ở cấp Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Bản chất kinh tế là năng suất lao động, vậy thì nguyên nhân như thế nào? Chúng ta cải cách được gì? Khắc phục cái gì? Chúng ta cần nhìn nhận thẳng và phân tích vấn đề này. Tôi đề nghị Chính phủ phải thảo luận theo hướng đó. Chúng ta hạn chế ở khâu nào, do đào tạo kỹ năng lao động hay do công nghệ lạc hậu, hay do cách tính? Cần phải phân tích tổng thể, để đưa ra kế hoạch cải tiến, nâng cao năng suất lao động”. 2. Ở cấp Bộ, Ngành (mang tính tổng hợp, liên quan đến chỉ số NSLĐ) và chuyên gia quốc tế Thứ nhất, về cách tính NSLĐ: Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Thế Phương, (Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét: Cách tính năng suất lao động của Tổ chức Lao động Tổ chức lao động thế giới (ILO) là lấy tổng thu nhập quốc nội (GDP) chia cho số lao động làm việc. Trong khi, cũng theo cách tính về tỷ lệ thất nghiệp, mỗi nước một khác. Tại Việt Nam, lao động không coi là thất nghiệp được tính bằng việc người lao động đó trong 1 tuần, ít nhất có 1 giờ làm việc tạo ra thu nhập chính đáng. Do đó, chỉ số thất nghiệp của Việt Nam rất thấp, có 1,84%, trong khi các nước khác là 7 đến 8%. Ngoài ra, Ông Nguyễn Thế Phương nêu rõ: Với cách tính này, không có gì đáng ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với những nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi có GDP bình quân đầu người đều cao hơn chục lần so với Việt Nam. Vì vậy, con số này là chưa sát với thực tế, cũng như đánh giá đúng bản chất năng suất lao động của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Phương cũng trình bày cách tính NSLĐ của Việt Nam: “Theo Quyết định 43 của Chính phủ, năng suất lao động của Việt Nam được tính là giá trị tổng sản phẩm quốc nội chia cho tổng số người làm việc bình quân. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp ít (1,84%) thì mẫu số ít, tử số tăng với các chỉ số 5,3%, 5,5%, và năm nay dự kiến là 5,8%. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ số năng suất lao động cho sát thực còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác. Việc lấy GDP chia cho tổng số người làm việc nên sẽ thấp” Thứ hai, về so sánh NSLĐ của Việt Nam với các nước: Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp) nêu rõ: Hiện người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì năng suất lao động không thua gì năng suất lao động của Hàn Quốc. Để đánh giá chính xác chỉ số về năng suất lao động của người trong độ tuổi lao động thì cách tính xem đóng góp của người lao động trong việc tạo ra GDP sẽ chính xác hơn vì GDP ít nhất phải có 3 yếu tố: Chỉ số lao động, vốn đầu tư và trình độ công nghệ. Trong khi, thời gian qua, Việt Nam đã và đang nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn lao động, gia tăng giá trị lao động qua việc tái cơ cấu Bàn thêm về năng suất lao động ởViệt Nam  TS. Đỗ Đức Chi
  • 13. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 11 nền kinh tế từ chiều rộng theo chiều sâu, đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Đặc biệt là chuyển đổi hoạt động sản xuất hướng vào những ngành có giá trị gia tăng cao đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Hiện, chúng ta đang tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư vào công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, tiến tới năng suất lao động sẽ được cải thiện. Thứ ba, về đặc điểm riêng của NSLĐ của Việt Nam: Ông Phạm Văn Sơn, Thư ký Ban chỉ đạo Quốc gia thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo , cho rằng: “Việt Nam có điểm mạnh là có số lượng nhân lực đáp ứng theo nhu cầu xã hội, Tuy nhiên kỹ năng, chất lượng là điểu phải bàn. Thể hiện cơ cấu nhân lực về Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trình độ còn vênh nhau, phân bố chưa đều, có những nơi thừa thầy thiếu thợ, chưa theo quy luật về năng lực kinh doanh. Chúng ta phải có quy hoạch phát triển nhân lực, trình độ ngoại ngữ và khai thác thông tin của công nghệ thông tin để phục vụ cho vị trí việc làm”. Vấn đề năng suất lao động cần xem xét ở mọi khía cạnh, để có kết quả chính xác. Tuy vậy, đây cũng là dịp để các ngành chức năng cùng nhau nhìn vào thực tế, khắc phục những hạn chế, yếu kém nguồn lao động trong nước, để từng bước có giải pháp đồng bộ khắc phục tình trạng này. Bởi, những bất cập tồn tại hạn chế về nguồn lao động là có, nhưng điều đó không đánh giá hay nói lên toàn bộ bản chất về chất lượng, cũng như năng suất lao động của Việt Nam hiện nay. Do vậy, hướng tương lai là khi ngành nông nghiệp được hiện đại hóa, các ngành công nghiệp chủ đạo có công nghệ cao hơn, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu thì chắc chắn năng suất lao động Việt Nam sẽ tăng lên theo chỉ số của ILO. Một trong những bất cập trong thị trường lao động hiện nay là mất cân bằng giữa cung và cầu. Càng trình độ cao thì càng thất nghiệp nhiều, càng ít cơ hội tiếp cận việc làm. Theo thống kê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổng cục thống kê công bố, trong quý IV năm 2013 cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Sở dĩ có sự tồn kho cử nhân, thạc sĩ lớn như vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là công tác phân luồng đào tạo nhằm định hướng cho học sinh về nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường còn hạn chế. Cùng với đó, hậu quả của việc “mạnh ai người ấy đào tạo” đã thấy rõ. Nhiều sinh viên ra trường phải làm trái ngành, trái nghề, không có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của ngành mà minh được đào tạo. Mặt khác trong đội ngũ đã được tuyển chọn (vào hệ thống đang hoạt động điều hành đất nước) vẫn có nhiều người năng lực kém, không làm được việc lại nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân, khiến cả hệ thống tắc nghẽn ở nhiều khâu. ( Riêng lĩnh vực thuế, hải quan, Thủ tướng đã phải dành nhiều thời gian để làm việc với lãnh đạo hai ngành này và yêu cầu phải giảm mạnh thời gian làm thủ tục hành chính thuế và hải quan xuống hàng trăm giờ trong thời hạn của năm 2014). Thứ tư, ý kiến một số chuyên gia nước ngoài về NSLĐ của một quốc gia Ông Malte Luebker, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Lao động Quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương khẳng định: Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng. Bởi vậy, nếu từ các thống kê năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là chưa chính xác 3. Một số suy nghĩ về NSLĐ gắn với thực tiễn Việt nam Qua câu chuyện về NSLĐ như trên, gắn với vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, NSLĐ có những ý nghĩa mới hơn so với nhận thức chung mà Việt Nam nên chú ý: - Một là, dù là từ lý thuyết hay từ thực tiễn thì NSLĐ có bản chất kinh tế rất rõ và được tính toán, tổng hợp từ các ngành kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, với Việt Nam cơ cấu ngành có ý nghĩa quyết định đến NSLĐ. - Hai là, Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi và tiến hành công nghiệp hóa xuất phát từ trình độ phát triển thấp nên phân bổ và phân bổ lại nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa gắn với triển khai hội nhập quốc tế phải tạo ra đóng góp xứng đáng cho tăng NSLĐ của những ngành được ưu tiên và tổng thể nền kinh tế. - Ba là, ở cấp vĩ mô Việt Nam nên chú trọng đến việc thực hiện đồng thời ( không phải từng chính sách riêng lẻ) mà là các tập hợp chính sách ( như đào tạo, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ…) vừa tăng NSLĐ, vừa tăng được tỷ trọng trong ngành để tạo ra được các ngành kinh tế thực sự năng động với các doanh nghiệp năng động đóng góp cụ thể thiết thực vào tăng trưởng năng suất.
  • 14. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/201412 1. Thực trạng tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Năng lực cạnh tranh quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của DNVVN, được thể hiện qua các chỉ số cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh, gồm chín chỉ số thành phần: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định; 3) Môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, doanh nghiệp dễ dàng và thuận lợi tiếp cận các thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình; 4) Chi phí không chính thức thấp ở mức tối thiểu; 5) Chi phí thời gian mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra của Nhà nước thấp nhất; 6) Lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp; 7) Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và có chất lượng; 8) Chính sách đào tạo lao động của tỉnh tốt; 9) Hệ thống tòa án và cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính trong tỉnh công bằng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp của mình; Chính sách kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến khả năng tiếp cận các nguồn lực và thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam . Theo báo cáo chỉ số cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012- 2013, trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia, thiếu lao động có trình độ là một trong 3 yếu kém nhất của Việt Nam, và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp (Hình 1). Trên đồ thị dạng “mạng nhện” của Việt Nam (Hình 2), một trong 3 “vùng lõm” của Việt Nam là giáo dục và đào tạo đại học. Một số hạn chế và tác động: - Một là, tiếp cận thị trường lao động có kỹ năng và trình độ vẫn là hạn chế lớn nhất của thị trường lao động Việt Nam. Báo cáo của VNCI (2012) cho thấy lao động và nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt. - Hai là, tiếp cận nguồn vốn. Theo Báo cáo tổng quan kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013, 32% DNVVN gặp khó khăn về nguồn tài chính, tín dụng. Việc các ngân hàng yêu cầu phải cung cấp kế hoạch kinh doanh và các DNVVN phải chứng minh được quyền sở hữu tài sản cũng là một trong những lý do chính cản trở DNVVN tiếp cận được các nguồn vốn. Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch và không thống nhất trong NGHIÊN CỨU SỰTÁC ĐỘNG CỦA MÔITRƯỜNG KINHTẾ ĐẾN SỰ PHÁTTRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆPVỪAVÀ NHỎVIỆT NAM Th.s Lê Thị Tuệ Khanh - Đại học GTVT Th.s Trần Hương Giang – Học viện BCVT + Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội, lấp đầy những kẽ hở mà các doanh nghiệp lớn không làm được. Tuy nhiên trong những năm gần đây, môi trường kinh tế đang có sự biến động rất lớn qua các yếu tố như lãi suất, tốc đô tăng trưởng, lạm phát…..Sự biến động này gây lên không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài viết tập trung phân tích thực trạng, đánh giá các tác động tiêu cực đối với sự phát triển DNVVN, qua đó đề xuất giải pháp vĩ mô để tạo lập môi trường kinh tế thúc đẩy sự phát triển bền vững cho DNVVN Việt Nam, trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới. Từ khóa: DNVVN; doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 15. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 13 thủ tục và quyết định cho vay của các ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này. - Ba là, tiếp cận đất đai. Trong khi một số DNNN được giao đất và sử dụng chưa thực sự hiệu quả, các DNVVN lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh. Ngay cả khi DN có mặt bằng sản xuất thì việc lo đủ các thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tốn nhiều công sức và tiền bạc. Những quy hoạch đất đai không được công khai minh bạch, thủ tục đất đai rối rắm, quy định khác nhau ở các địa phương đã gây không ít khó khăn cho DN trong việc thuê đất để sản xuất kinh doanh. - Bốn là, tiếp cận cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI của WEF, cơ sở hạ tầng là một trong 3 điểm yếu nhất của môi trường kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế và đầu tư của nước ngoài. Rất nhiều dự án lớn bị chậm trễ hoặc thậm chí hủy bỏ do nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề giao thông, cũng như sự phát triển không đồng bộ như có đường chưa có cầu, chưa có bến cảng, kho bãi. - Năm là, tiếp cận thị trường. Thị trường lớn nhất của những DNVVN Việt Nam hiện tại chủ yếu là thị trường trong nước, việc mở rộng thị trường quốc tế đối với khu vực này là rất khó khăn. Do chi phí tiếp cận thị trường nước ngoài rất cao, nên chỉ rất ít những DNVVN tiếp cận được thị trường nước ngoài. Tỷ lệ phần trăm các DNVVN của Việt Nam có xuất khẩu trực tiếp rất nhỏ, còn phần lớn là không có chiến lược tận dụng cơ hội mở cửa và hội nhập của nền kinh tế. 2. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới. Thứ nhất, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết hội nhập và các chuẩn mực kinh tế thị trường. Thứ hai, gia nhập WTO, các DNVVN Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, không bị rào cản thuế quan và phi thuế quan, điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Thứ ba, trở thành thành viên của WTO, các DNVVN của Việt Nam có lợi hơn trong các tranh chấp thương mại do tiếp cận được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc tế. Thứ tư, WTO hoạt động dựa trên mục tiêu chính là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc thúc đấy tăng trưởng kinh tế, thương mại và sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực của thế giới. Thứ năm, việc tham gia các cam kết trong khuôn khổ WTO Nguồn:[1] Nguồn:[1] Hình 1: Biểu đồ ý kiến của các doanh nghiệp về những “vấn đề lo ngại nhất” Hình 2: Sơ đồ mạng nhện điểm mạnh và điểm yếu của môi trường kinh doanh Việt Nam
  • 16. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/201414 cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế và các DNVVN Việt Nam: WTO là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo những luật chơi, mà ở đó người thắng cuộc là những doanh nghiệp mạnh và hoạt động có hiệu quả hơn. 3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNVVN Việt Nam 3.1. Hoàn thiện chính sách đất đai - Ban hành luật về giao dịch bất động sản điều chỉnh các giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn trên đất, dùng các công cụ thuế đánh vào các giao dịch về đất để tránh đầu cơ đất và tăng thu cho ngân sách nhà nước. - Xây dựng bản tin về giá đất ở địa phương theo định kỳ và công bố rộng rãi ra công chúng để lành mạnh hoá thị trường bất động sản, tránh đầu cơ về giá. - Đổi mới chính sách về đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm tháo gỡ những khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải phóng về cơ sở pháp lý cho các DNVVN tiếp cận và thực hiện nhanh chóng thu hồi đất để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đồng thời cải thiện năng lực quản lý nhà nước về đất đai của các cơ quan có thẩm quyền từ cấp Trung ương xuống địa phương, giảm thiểu tệ quan liêu, nhũng nhiễu và tham nhũng. - Sửa đổi qui định theo hướng cho khách hàng vay vốn được bảo đảm bằng căn hộ đã mua trong các dự án xây dựng chung cư hoặc quyền sử dụng đất đã trúng thầu như là một tài sản hình thành trong tương lai cho phù hợp với thực tế. Cần có qui định rõ về tài sản đảm bảo để đất thuê 20, 50 năm được thế chấp để vay vốn. 3.2. Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN nhằm tạo điều kiện cho DN tiếp cận được các khoản vay ngắn, trung hạn và dài hạn đối với các dự án kinh doanh từ các tổ chức tín dụng thông qua các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các DNVVN khi gặp rủi ro không trả được nợ vay. - Nhà nước cần có các biện pháp hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNVVN. Đây là một hoạt động cần được đẩy mạnh. - Đổi mới tư duy về việc sử dụng thế chấp là công cụ chính trong chính sách cho vay của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Mở rộng các hình thức xem xét cho vay không cần thế chấp, đồng thời xoá bỏ việc hình sự hoá các quan hệ tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng với các DNVVN. Mặt khác nhà nước nên có định chế chính sách nhằm chuyển vai trò ngân hàng từ doanh nghiệp cho vay sang nhà đầu tư. - Hình thành và phát triển thị trường tài chính để hạ thấp chi phí cho các DNVVN khi vay vốn. Cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng, cần tạo thêm các kênh để các DNVVN tự bổ sung vốn mở rộng nhiều hình thức thu hút vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. 3.3. Hoàn thiện chính sách thuế Chính sách thuế cần phải phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng, minh bạch, công khai. 3.4. Tạo lập môi trường kiềm chế lạm phát và tăng giá các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. “Cần có sự kiểm soát giá trong chính sách vĩ mô”. Giá các loại năng lượng tăng khi lạm phát tăng làm chi phí đầu vào của Doanh nghiệp tăng trên cả hai góc độ: Một là chi phí sử dụng tăng lượng của doanh nghiệp trực tiếp bị tăng do tăng giá. Hai các nhà cung ứng vật tư nguyên liệu, dịch vụ vận tải… cũng tăng giá, do sản phẩm, dịch vụ của họ cũng bị tăng chi phí năng lượng. Việc các yếu tố đầu vào tăng giá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD và hiệu quả kinh doanh. Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, hơn 7 năm qua những biến động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tình hình lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của DNVVN. Trước tình này nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ổn định nhằm hỗ trợ, khuyến khích DNVVN phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2011, 2012,2013. 2. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển DNVVN ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường ĐH KTQD, Hà Nội.
  • 17. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 27+28 - Tháng 9-12/2014 15 K hi xã hội phân chia giai cấp và hình thành các tập đoàn quyền lực cũng là lúc “căn bệnh” tham nhũng xuất hiện trong đời sống xã hội. Là một hiện tượng xã hội tiêu cực, tham nhũng ăn sâu vào trong mọi chế độ xã hội, không phân biệt chế độ chính trị, không phân biệt nước lớn hay nhỏ, không phân biệt mức độ giàu nghèo, phát triển hay kém phát triển ở các quốcgia.Mộtsốnơitrênthếgiới,thamnhũnglàm "suy kiệt cơ thể" xã hội, gây xáo trộn, mất ổn định chính trị. Phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp, cần sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế. Nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng và sự nguy hại của tham nhũng, trải qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp tích cực để phòng,chốngthamnhũng. Tuy nhiên, để xây dựng được một chính sách phápluậthoànchỉnhvềphòngchốngthamnhũng cũng như để công tác phòng, chống tham nhũng thực sự đạt được kết quả tốt nhất trước hết cần có sự nhất quán trong cách hiểu về khái niệm tham nhũng, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và cónhữngđánhgiákháchquannhấtvềvaitròcũng nhưchứcnăngcủaphápluậttrongcôngtácphòng chốngthamnhũngởnướctahiệnnay. 1. Đồng nhất trong cách hiểu về tham nhũng Trong khoa học và thực tiễn đã có nhiều quan niệmkhácnhauvềthamnhũng. Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu đã đưa ra khái niệm tham nhũng:“Tham nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nàokháccủanhữngngườiđượcgiaothựchiệnmột trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá nhânhoặcchongườikhác”. Theo tổ chức minh bạch Thế giới (TI), tham nhũng là hành vi “của người lạm dụng chức vụ, quyềnhạn,hoặccốýlàmtráiphápluậtđểphụcvụ cho lợi ích cá nhân”. Ngân hàngThế giới (WB) cho rằng tham nhũng là“sự lạm dụng chức vụ công để tưlợi”. Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng: “Thamnhũngbaohàm:Mộtlà:Hànhvicủanhững người có chức, có quyền ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Hai là: Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụngcácuqychếchínhthứcmộtcáchkhôngchính thức. Ba là: Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với nhữngmóntưlợiriêng”. ỞViệtNamcũngcónhiềuquanniệmvềtham nhũng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói về tham ô – biểu hiện đặc trưng nhất của tham nhũng, theo Người: “Thamôlàgì?Đứngvềphíacánbộmànói,thamô là:Ăncắpcủacônglàmcủatư,đụckhoétcủanhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng chođịaphươngmình,đơnvịmình,cũnglàthamô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: Ăn cắp củacông,khaigian,lậuthuế”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của”. Theo quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005: “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyềnhạnđóvìvụlợi”. Nghiên cứu tham nhũng dưới góc độ đạo đức xãhội,cóquanđiểmchorằng:Thamnhũnglàhiện tượngxãhộitiêucựccótínhlịchsửxuấthiệnvàtồn tại trong xã hooij phân chia giai cấp và hình thành nhànước,đượcthểhiệnbằnghànhvilợidụngchức vụ, quyền hạn để vụ lợi cho cá nhân hoặc người khácdướibấtkỳhìnhthứcnào,gâythiệthạitàisản của nhà nước, của tập thể, của công dân hoặc đe doạn gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc quyền, lợi ích hợpphápcủacôngnhân. Có quan điểm lại cho rằng: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, trong đó các tổ chức, tập đoàn, cá nhân,…lợi dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của phápluậtđểtrụclợibấtchính. Cũng có quan điểm cho rằng tham nhũng là hành vi được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn và thường gắn với nhiệm vụ công, hay thường gắn với quá trình quản lý nhà nước. Song, lại có quan điểm cho rằng tham nhũng không chỉ giới hạnbởicáchànhvithuộccáccơquannhànướcmà nó còn tồn tại trong nhiều các mối quan hệ ngoài nhànướckháchaycòngọilàtrongkhuvựctư. Như vậy, mặc dù diễn giải khác nhau song hầu hết các quan điểm trên đều giống nhau ở chỗ cho rằng: Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công vụ, nhiệm vụ đó để vụ lơi cá nhân,làmthiệthạihoặcđedọagâythiệthạiđếnlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,cánhân. Từ cách hiểu trên về tham nhũng, nhìn dưới góc độ là một hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũngcónhữngđặcđiểmsau: Thứ nhất, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn. Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải làngườicóchứcvụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn -kỹthuậttrongcơquan,đơnvịthuộcCôngannhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụcóquyềnhạntrongkhithựchiệnnhiệmvụ,công vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005). Nhìn chung, nhóm đối tượng nàycóđặcđiểmđặcthùsovớicácnhómđốitượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; đượcđàotạocóhệthống,lànhữngchuyêngiatrên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vithamnhũng. Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”đểvụlợilàđặctrưngthứhaicủathamnhũng. Khithựchiệnhànhvithamnhũng,kẻthamnhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình”như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơbảnđểxácđịnhhànhvithamnhũng.Mộtngười có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không thể có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của Nhữngvấn đề lý luận vềphòng chống tham nhũng  Vũ Bắc Hà