SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
CHỦ ĐỀ 1: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
LẦN THỨ NHẤT
I. Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
1. Hệ thống tiền tệ quốc tế
- Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước
- Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc
gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:
Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước
khác nhau với nhau
Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc
gia.
Hệ thống thị trường tài chính quốc tế
Các tổ chức tài chính quốc tế
Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều tiết
quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Cụ thể:
Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết
Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế
II. Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914)
1. Chế độ bản vị hàng hóa
1.1. Lịch sử ra đời

11
Từ thời cổ đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở bản vị hàng hóa,
trong đó, kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) là hàng hóa được đúc thành các khối với chức
năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Trong thời kì đầu, tiền kim
loại được đúc chủ yếu dưới dạng tùy ý hoặc thành những thỏi hay những chiếc vòng, về
sau những phát kiến đã tiêu chuẩn hóa tiền tệ về trọng lượng, chất lượng kim loại và nhãn
mác. Những đồng xu mang những dấu hiệu về giá trị theo trọng lượng và chất lượng kim
loại, đồng thời chất lượng của các đồng xu được quốc gia bảo hộ. Do đó, hệ thống tiền
đúc (tiền xu) đã tạo điều kiện cho các giao dịch và giúp những nhà buôn tiết kiệm được
thời gian trong việc nhận dạng, định lượng và đánh giá chất lượng kim loại.Trong lịch sử,
vàng và bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác bởi
những đặc tính của chúng đã đáp ứng được những gì mà một đồng tiền hàng hóa cần có.
Không những thế, sự chấp nhận rộng rãi vàng và bạc như là tiền còn được củng cố từ
thực tế là các kim loại này có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và
trang sức. Chính vì sự thống nhất giá trị đồng tiền theo trọng lượng và giá trị của các kim
loại mà trong thời kì này, dự trữ ngoại hối không có ý nghĩa do đồng tiền mỗi nước đều
được chấp nhận rộng rãi và có thể quy đổi theo giá trị mà nó chứa đựng.
1.2. Sự sụp đổ của chế độ bản vị hàng hóa
Chế độ bản vị hàng hóa này đã bị sụp đổ do quy luật Gresham “Đồng tiền xấu đuổi đồng
tiền tốt” (Bad money drives out good money). Ở dạng tinh khiết,chế độ bản vị hàng hóa
hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu, tức là giá trị tiền tệ của chúng cũng là
giá trị kim loại của đồng xu. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi các quốc gia ngày càng
thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các đồng xu kéo theo sự ra đời của
tiền đúc “thiếu giá” (1540 – 1560), đã dẫn đến hiện tượng, đồng tiền xấu được ưu tiên sử
dụng hơn đồng tiền đầy đủ giá trị, đẩy đồng tiền tốt này ra khỏi lưu thông.
1.3.

Chế độ bản vị hàng hóa trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Chế độ bản vị hàng hóa gắn tiền với hàng hóa.Bản vị hàng hóa hay đồng tiền được bảo
đảm bằng hàng hóa đã xuất hiện và được áp dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây

22
theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thông qua hệ thống thương nghiệp nhà
nước và hệ thống giá nhà nước, đồng tiền được bảo đảm bằng hàng hóa cung cấp, thậm
chí theo nhiều nhóm hàng. Bạn đường của hệ thống này là chế độ tem phiếu.
Liệu trong hệ thống kế hoạch hành chính này đồng tiền có phải là đồng tiền ổn định?
Trong hệ thống này, đồng tiền được coi là ổn định trong chừng mực mà nhà nước còn
duy trì được sự mua bán bình thường theo hệ thống giá nhà nước. Cái giá cao phải trả cho
việc cố duy trì hệ thống này là chi phí cao, hiệu quả thấp, trao đổi mang tính gò ép, hình
thành cơ cấu kinh tế không hợp lệ, thị trường không có vai trò điều tiết nền kinh
tế...Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
trong đó hệ thống giá nhà nước là một bộ phận quan trọng, đã thể hiện là không có hiệu
quả và kèm theo nhiều tiêu cực khác, do vậy nó đã bị bác bỏ khi các nước xã hội chủ
nghĩa tiến hành cải cách, cải tổ và đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường.
1.4. Đặc trưng
- Dễ hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển
- Khó phân chia nhỏ thành đơn vị
- Không được chấp nhận rộng rãi ở nhiều địa phương
2. Chế độ đơn kim bản vị ( chế độ vàng - bạc - đồng)
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai
trò vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ nước đó.
Đây là chế độ tiền tệ trong đó chỉ có một kim khí, vàng hoặc bạc, được tự do đúc thành
tiền và có khả năng miễn trái vô hạn. Tự do đúc thành tiền nghĩa là mọi người dân có thể
biến đổi những thỏi kim khí thành những đồng tiền bằng cách đem đến nơi đúc tiền. Khả
năng miễn trái vô hạn, nghĩa là bắt buộc mọi người phải nhận tiền kim khí pháp định,
mặc dù số lượng là bao nhiêu. Ở nước nào sử dụng bạc làm bản vị, người ta gọi là đơn
kim bản vị bạc, nước nào sử dụng vàng làm bản vị, người ta gọi là đơn kim bản vị vàng.
33
Lúc đầu các quốc gia dùng bạc làm bản vị trước tiên, bởi lẽ bạc tương đối nhiều hơn
vàng. Mặc khác giá vàng tương đối đắt hơn, do đó nếu sử dụng vàng để đúc thành tiền thì
quá nhỏ.
Về sau, người ta khám phá ra nhiều mỏ vàng hơn, do vậy có thể đúc vàng thành tiền. Từ
đó, việc dùng vàng làm bản vị ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tình trạng này đã dẫn đến
hiện tượng các nước dùng cả bạc lẫn vàng làm bản vị tiền tệ.

3. Chế độ song bản vị ( hay chế độ lưỡng kim bản vị )
3.1. Nguyên nhân hình thành
Chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch
sử loài người. Nó bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18. Nguyên nhân hình thành chế độ
lưỡng kim bản vị là do sự gia tăng của sản xuất xã hội làm cho khối lượng trao đổi ngày
càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp
nữa. Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như là kim loại thứ hai để đúc tiền tệ.
Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là bản vị. Cả vàng và bạc đều được tự do đúc
thành tiền và cùng có giá trị trong thanh toán và trao đổi.
 Lí do người ta chọn vàng và bạc là vì:
- Tính khan hiếm và tính bền của chúng
- Dễ vận chuyển, phân chia
- Có tính đồng chất
- Chất lượng được duy trì bền hơn các thứ khác
3.2. Khái niệm

44
Là chế độ tiền tệ trong đó có hai loại kim khí vàng và bạc được đúc thành tiền và có khả
năng miễn trái vô hạn. Có một giá trị pháp định giữa giá trị tiền tệ của vàng và bạc.
Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc
trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa
trong hai đồng tiền đó quyết định.
Do đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại
giá cả: Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá cả này sẽ thay
đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim lại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên thị
trường, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị
trường.
3.3. Hình thức
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc
được lưu thông tự do theo giá thị trường.
Ví dụ: trước năm 1914, tại Pháp đã định nghĩa đồng Franc vừa theo vàng vừa theo bạc
như sau:
1Franc vàng = 322,5mg vàng chuẩn độ 0,900
1Franc bạc = 5g bạc chuẩn độ 0,900
Như vậy, một Franc bạc nặng gấp 15,5 lần 1 Franc vàng, tức là giá chính thức của 1 gam
vàng bằng giá chính thức của 15,5 gam bạc.
- Chế độ bản vị kép : tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông
theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
=> Chế độ bản vị song song thì phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và
lượng bạc chứa trong hai đồng tiền. Còn chế độ bản vị kép do nhà nước quy định.

55
Trong thực tế, chế độ lưỡng kim bản vị là nguyên nhân của nhiều sự xáo trộn trong đời
sống kinh tế, vì việc sử dụng đồng tiền vàng hay đồng tiền bạc phụ thuộc vào giá vàng
hay giá bạc lên xuống trên thị trường.
Ở Mỹ, áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị năm 1792, nhưng kể từ năm 1792 đến năm 1834,
giá bạc trên thị trường rớt hẳn so với tương quan chính thức là 1 vàng, 15 bạc. Kết quả là
đồng tiền vàng biến mất chỉ còn lại những đồng tiền bạc kém giá hơn.
Đầu năm 1848, nhờ sự khám phá được nhiều mỏ vàng ở Calcornia và năm 1851 tại
Australia, số lượng vàng được sản xuất gia tăng, vàng dần dần mất giá trong khi bạc lại
cao giá hẳn. Đồng tiền bạc dần biến mất trên thị trường.
Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đưa ra một định luật, được gọi
là định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ
cùng dược pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất
đồng tiền tốt ra khỏi thị trường. Tiền xấu được hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là
tiền đang có giá.
Kể từ năm 1867 trở đi, do bạc được sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá gây nhiều khó
khăn cho các nước áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị, các nước lần lượt chấm dứt chế độ
lưỡng kim bản vị và thiết lập chế độ bản vị vàng (gold stardand). Nước Anh bãi bỏ bản vị
bạc năm 1819, Úc 1871, Hà Lan 1875, Áo 1892…
3.4. Đặc điểm
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc
gia với nhau.
 Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm :

66
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so
với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm :
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu
thông hàng hoá.
 Quy luật Gresham
Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đưa ra một định luật, được gọi
là định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ
cùng dược pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất
đồng tiền tốt ra khỏi thị trường. Tiền xấu được hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là
tiền đang có giá.
Giả thuyết kinh tế do Grêsơm (T. Gresham; 1519 - 79) đưa ra. Theo giả thuyết này, “tiền
xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Vd. khi có hai kim loại (chẳng hạn vàng và bạc)
cùng lưu thông và giá trị thị trường của chúng khác với giá trị hợp pháp của chúng, thì
kim loại nào có giá trị thị trường lớn hơn giá trị hợp pháp sẽ được người ta tích trữ. Ở
Hoa Kì trong thời kì 1837 - 73, áp dụng chế độ song bản vị (vàng và bạc), hệ thống tiền
tệ bị mất ổn định vì khi thì bạc bị tích trữ, khi thì vàng bị tích trữ, tức “bị đuổi khỏi lưu
thông” do giá trị thị trường của bạc (hay vàng) cao hơn giá trị pháp lí của nó.
“tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa
thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường
chỗ chothứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong
lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ
song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.

77
3.5. Sự sụp đổ của chế độ song bản vị:
Từ cuối những năm 1860, các mỏ bạc được phạt hiện nhiều, việc khai thác
hàng loạt khiến bạc trở nên mất giá so với vàng, do đó nhiều quốc gia
không còn sử dụng bạc làm bản vị cho đồng tiền quốc gia nữa, chế độ song
bản vị bước đầu sụp đổ. Mặt khác, tại Mỹ, sau sự gián đoạn do cuộc nội
chiến năm 1861, vào năm 1879, chính phủ chính thức tuyên bố không chuyển
đổi tiền ra bạc nữa mà chỉ chuyển đổi ra vàng. Chế độ song bản vị sụp đổ, hình
thành chế độ bản vị vàng cổ diển.

88
4. Chế độ bản vị vàng cổ điển ( 1875 -1914 )
4.1. Hoàn cảnh ra đời:
Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song
bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từ
năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng.
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của
thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển
sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục:
Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.
Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độ
bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.
4.2. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là
những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả
tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng
để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt
cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong
Chiến tranh Pháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình
chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu
dịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến
cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” như
nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách
ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in ra
quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với
tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng
vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào

99
5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm
trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau
hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước.

4.4. Đặc điểm:
Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định
-Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành
tỷgiá hối đoái giữa các quốc gia.
Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần 1/20 lượng vàng, 1
GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nêntỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5
đôla
- Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia vừa là
tiền tệ quốc tế.
- Là chế độ tiền tệ ổn định.
- Cơ chế điều chỉnh tự động và độc lập.
Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với
sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:
 Ưu điểm:
- Hạn chế sự gia tăng không kiểm soát của tín dụng và nợ công khi sử dụng chế độ
tiền luật định ( không quy đổi ra vàng ) do các NHTW có quyền in tiền để sử dụng
khi cần thiết.

10
10
- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN- góp phần thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống tín dụng TBCN – tạo điều kiện phát triển ngoại thương.
- Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh. Điều
này đượ c chứng minh trong thời kỳ 1880-1914, với hang rào thương mại
vàng được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối , chu chuyển vốn ít khi được áp
dụng cộng với việc không cómột sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các
quốc gia lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường vốn quốc tế phát triển với trung tâm là
London.
- Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế giới.
Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như đượ c dảm bảo chắc
chắn trước những rủi rovề tỷ giá, điều này khiến cho thương mại và đầu tư
thế giới phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc gia để tìm kiếm
lợi nhuận cao nhất.
- Cơ chế điều chỉnh ván vân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế
dòng vàng – giá cả, những bất cân đối trong cán cân thanh toán của các quốc gia sẽ
tự động được điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra vì có sự tác động
của cơ chế dòng vàng- giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong cán cân
thanh toán của một quốc gia được điều chỉnh một cách tự động theo quan hệ cung cầu
phổ biến
 Hạn chế
- Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiên tệ của mình vì lượng
cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các
nước.
- Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc s ả n xuất v à n g và việc
phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triển tốt,
11
11
không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng khôngăn nhịp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng cung ứng tiền
vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.
- Việc thanh toán bằng vàng giữa các quốc gia là khó khăn
- Nền kịnh tế phải trải qua sự bất ổn. Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán
quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp.
- Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế
đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó, quốc gia có thặng dư cán cân
thanh toán lại trảiqua thời kỳ lạm phát.
- Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và là nguyên nhân
làm tăng cung tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến.
- Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ hạn chế và trở thành nguyênnhân
kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
4.4. Nguyên tắc cơ bản :
- Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhất định. Hay
nói một cách khác mỗi chính phủ ấn định giá vàng theo đồng tiền quốc gia,
đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã định. Ví dụ, tại
Mỹ, giá 1 troy ounce vàng nguyên chất (480grains) là $20.67, do đó, sở đúc
tiền của Mỹ sẵn sàng và khônghạn chế mua vàng vào và bán vàng ra ở mức giá này.
- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên
tắc ngang giá v à n g . Tứ c là thôn g qua giá vàng được ấn định tính bằng các đ ồ n g
tiề n này .
V í d ụ , 1 ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá là ₤4.24 và ở Mỹ là $20.67, từ đó
suy ra tỷ giá hối đoái sẽ là $4.87/ ₤ ($20.67/₤4.24). Tỷ giá $4.87/₤ được duy trì từ năm
1880 đến 1914.

12
12
- Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong
mố iquan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Tiền do NHTW phát hành được
“ đảm bảo bằngvàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra
vàng. Kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi
lượng tiền có sẵn trong tay những người cưtrú. Chúng ta có thể nhận ra
rằng, vai trò của NHTW trong chế độ bản vị vàng là muav à n g t ừ n g ư ờ i c ư
trú và thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông. Như vậy, vô hình
chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của NHTW trong việc điều tiết
lượng tiền lưu thông.
- Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế, được tự do mua bán
trên thị trường thế giới. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ
giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến đổi đáng kể so với bản vị
vàng, bởi lẽ tất cả đều được quy ra vàng.
4.5. Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng:
- Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ
giá trên cơ sở bản vị vàng. Biên độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1% xung quanh
mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phí chuyên chở và bảo
hiểm khi chuyênchở vàng giữa các quốc gia. Hành động kinh doanh chênh lệch tỷ giá
làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ngoại hối, dẫn đến bảng Anh giảm xuống , có xu
hướng trở về mức tỷ g i á trê n cơ sở bả n vị vàng .
Do Bả n g Anh định giá cao nên các nhà nhậ p khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhậ p
khẩu từ An h bằng các h vận chuyển vàng sang Anh, và các nhà nhập khẩu Anh sẽ
thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằng cách chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ. Điều này làm tăng
cung bảng Anh trên thị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá.
- Hệ thống bản vị vàng về nguyên tắc , duy trì sự ổn định cán cân thanh
toán trong d à i h ạ n . Đ ố i v ớ i q u ố c g i a t h â m h ụ t c á n c â n t h a n h t o á n , x u

13
13
ấ t h i ệ n d ò n g v à n g c h ả y r a , lượng tiền lưu thông giảm. Tác động làm giá và
tiền lương trong nước giảm.(thiếu mộtlượng tiền mặt để mua hàng hoá, làm
cho hàng hoá bị giảm giá ). Tiền lương giảm khi hàng hoá tiêu dùng giảm, tác
động làm cho lãi suất lại tăng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải đến ngân hàng để vay,
cho nên lãi suất lúc này sẽ tăng lên). Giá và lương trong nước giảm có tác động làm
cho hàng hóa rẻ hơn ,nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng. Lãi suất tăng có thể thu hút
vốn chảy vào, cán cân thanh toán được cải thiện và trở về trạng thái cân bằng.
Đ ối với các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán, xuất hiện dòng vàng
chảy vào làm lượng tiền lưu thông tăng.Tác động làm giá và tiền lương
tăng. Giá và tiền lương t ă n g t ác độ n g là m c ho hà n g h o á đ ắ t hơ n , xu ấ t k hẩu
giảm và nhập khẩu tăng . Lãi suất giảm kích thích luồng vốn chảy ra, giảm thặng dư
cán cân thanh toán, cán cân thanh toán có xu hướng trở về trạng thái cân bằng.
 Tác động của chế độ bản vị vàng đối với nền kinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN
- Chỉ còn một chế độ duy nhất thực hiện tốt các chức năng thước đo giá tị, tạo
nên tiếng nói chung và đảm bảo hàng hóa trao đổi dễ dàng.
- Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, xuất khẩu, thanh toán quốc tế, hệ
thống tín dụng cùng từ đó phát triển
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN
- Khắc phục hạn chế của chế độ lưỡng kim bản vị

14
14
CHỦ ĐỀ II: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI LẦN THỨ HAI
I. Sơ lược hệ thống tiền tệ giữa hai cuộc chiến ( 1914 - 1944 )
- Các quốc gia thả nổi đồng tiền của mình
- USD vẫn chuyển đổi ra vàng
=> USD thả nổi so với các đồng tiền khác
=> Vị thế đồng USD trên thị trường càng cao
- Chế độ bản vị vàng mới ( 1920s - 1931 )
Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa các
nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng của
các nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở
Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàng
năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc này một
cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ
nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh.
Trong năm năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trước chiến tranh,
đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các
quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng.
Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng
theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi
là chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng
thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng.
Những nước có dự trữ vàng lớn có khả năng chuyển đổi trực tiếp tiền lấy vàng thì
thực hiện chế độ bản vị vàng thoi như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… điển hình là Anh.
Ngân hàng Anh không đúc những đồng GBP bằng vàng nặng 7,31gr nữa mà chỉ đúc
15
15
những thoi vàng lớn nặng 400 ounce. Người Anh nào muốn giữ vàng phải đem 1.700
GBP đến Ngân hàng Anh để đổi.
Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái
vàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồng GBP.
Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặc GBP
trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân
hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế của toàn
thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hàng ngàn ngân hàng bị
phá sản và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn tới tâm lý lo sợ của công
chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng dâng lên ào ạt khiến các ngân hàng không còn đủ
vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Những nước giữ nhiều GBP (đứng đầu là Pháp) đã
dùng GBP để săn vàng của Anh làm cho dự trữ vàng của Anh cạn dần. Đến ngày
21/09/1931, Ngân hàng Anh phải đình chỉ đổi tiền giấy lấy vàng, tuyên bố chấm dứt chế
độ bản vị vàng thoi. Không săn được vàng của Anh, các nước chuyển sang săn vàng của
Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ mất luôn 20% dự trữ vàng, Mỹ phải tuyên bố
chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc
phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng như ở Thụy Điển năm 1929, ở Bỉ vào
tháng 3/1935, ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ vào tháng 10/1936…
Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nên
khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống
tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến đây, chế độ bản vị vàng
mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức.
 So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới:
Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán được chuyển đổi
thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr vàng,
1FRF = 0,065gr vàng. Lượng tiền giấy phát hành luôn được đảm bảo bằng lượng vàng dự
16
16
trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi người được tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc vàng thoi
lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tại của nó. Giá trị thật sự của
tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền.
Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng
bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàng
thoi. Tức là, vào thời kì này không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ
có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trên thị
trường nữa.
Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo
đơn vị tiền tệ của nước khác. Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo
chế độ kim bản vị. Ví dụ, Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng
bảng Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng.
Trong thời kì này,
- Bảng Anh định giá quá cao
- France Pháp địn giá quá thấp
=> Bản vị vàng không ổn định
Cho đến thời kì Đại suy thoái kinh tế 1920 - 1930
=> Hệ thống ngân hàng sụp đổ
=> Anh cùng các nước khác như Áo, Nhật, Canada... từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và
ngưng chuyển đổi GBP ra vàng ( 1931 ), còn Mỹ ngừng chuyển đổi đồng USD ra vàng (
1933), và Pháp cũng ngừng chuyển đổi từ FRF ra vàng vào năm 1936.
Có thể nhận thấy rằng, hệ thống tiền tệ không liên kết nhau, vào thời kì này có 3 khối rõ
rệt , đó là:
- Khối bảng Anh

17
17
- Khối đô la Mỹ
- Khối các đồng tiền vẫn chuyển đổi ra vàng
II. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến thời kì Bretton.
HỆ THỐNG TIỀN TỆ BRETTON WOODS (1944 – 1973)
1. Sự ra đời hệ thống tiền tệ Bretton woods.
Ngay từ khi chiến tranh còn tiếp diễn, các chính khách trong các nước đồng
minh đã suy tính tới nhũng nhu cầu kinh tế của thế giới sau chiến tranh. Nhớ tới
những thảm họa kinh tế của thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, họ hi vọng tạo lập
một hệ thống tiền tệ quốc tế có khả năng đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ và sự
ổn định giá cả trong khi cho phép từng nước đạt được sự cân đối bên ngoài mà
không phải áp đặt những hạn chế về thương mại quốc tế.
Tháng 7 năm 1944, đại diện của 44 nước họp tại Bretton Woods, tiểu bang
New Hampshire của Mỹ với sự tham dự của J.M Keynes và H.D White trợ lý thư
kí kho bạc Hoa Kỳ (được xem như hai kiến trúc sư của hội nghị) để bàn bạc, phác
thảo hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến. Sau nhiều lần tranh cãi, thương lượng,
các đại diện đã cùng dự thảo và ký kết Thỏa ước mang tên Bretton Woods.
Thỏa ước Bretton Woods ra đời với 3 nội dung chủ yếu:
1 – Các nước thành viên cùng ký tên trong thỏa thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ
giá trao đổi giữa đồng tiền nước mình với đồng tiền nước khác ổn định. Cũng như
sẽ có sự can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá này chỉ dao động +/- 1% so với tỷ giá
cố định nói trên.
2 – Tỷ giá trao đổi cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị
vàng thế giới với giá vàng được chuẩn hóa và cố định. Vàng được bán đi, mua lại,
hoặc vay mượn lẫn nhau giữa NHTW các nước, để có thể bán ra howacj mua vào
trong thị trường nội địa kịp thời nhằm giữ giá đồng tiền không đổi.
3 – Các nước thành viên đồng ý góp vốn để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can
thiệp, giữ đồng tiền nước mình không biến động với tiêu chuẩn nói trên.
1.1. Đặc điểm của BWS.

18
18
Hệ thống BWS được thực hiện năm 1946. Theo hệ thống này, mỗi quốc gia
xây dựng chính sách ngang giá tương ứng với đồng Đô la Mỹ và một gái vàng,
tính bằng đô la không biến đổi là 35 đô la/ounce. Như vậy hệ thống Bretton
Woods có thể được xem là “hệ thống bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô la Mỹ”,
các quốc gia theo hệ thongs này sẽ có nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ
của một nước duy nhất, nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng.
-

Các nước thành viên duy trì dự trữ quốc tế chính thức của họ một cách rộng
rãi dưới hình thức vàng hoặc tài sản bằng đô la và có quyền bán đô la cho
Cục dự trữ liên bang Mỹ lấy vàng theo giá chính thức.

-

Các tỷ giá hối đoái cố định được duy trì bởi sự can thiệp chính thức trong
các thị trường trao đổi quốc tế. Sự can thiệp này dưới hình thức mua và bán
đô la bởi các ngân hàng trung ương các nước dựa trên các loại tiền tệ của
họ bất cứ khi nào mà điều kiện cung cầu trên thi trường làm cho các tỷ giá
chênh lệch với các trị giá ngang bằng đã được thỏa thuận.

Hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng
thế giới (WB).
-

IMF được hình thành cùng với mục tiêu chính là giám sát và thúc đẩy hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế
giới. những nhiệm vụ cơ bản trong việc thúc đẩy thương mại là bảo đảm
cho hệ thống chế độ tỷ giá cố định hoạt động một cách một cách trơn tru và
hiệu quả. Nói một cách khác là làm giảm thiểu nhu cầu giá và nâng giá
đồng tiền của các quốc gia thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên
để tài trợ cho thâm hụt tạm thời.

1.2. Hoạt động của BWS.
-

Tháng 3/1947, hệ thống tỷ giá cố định được đưa vào vận hành, các đồng
tiền chưa được tự do chuyển đổi, và lượng USD rất hạn chế để có thể mua
bán trên thị trường ngoại hối.

-

Nam 1948, xuất phát từ quan điểm cho rằng giúp đỡ châu Âu cũng chính là
giúp đỡ mình nên nước Mỹ đã tuyên bố trợ cấp một khoản trọn gói cho các
nền kinh tế Châu Âu. Khoản trợ cấp này đã góp phần cơ bản vào công cuộc
tái thiết và phát triển Châu Âu. Đây cũng là điều kiện tiếp theo để giải
quyết vấn đề thiếu hụt nguồn dự trữ USD và đóng góp vào sự phát triển của
thương mại Châu Âu.

19
19
-

Từ những năm 1950 trở đi, các cân cơ bản của mỹ từ chỗ thặng dư sau
chiến tranh dần dần trở nên thâm hụt xấp xỉ 1 tỷ USD hàng năm. Tình hình
phát triển của Mỹ bắt đầu trở nên xấu đi nhanh chóng.

-

Vào năm 1971, hoạt động đầu cơ tấn công vào đồng USD trở nên mạnh mẽ,
làm cho đồng USD càng bi định giá quá cao còn đồng Mác Đức và Yên
Nhật càng trở nên bị định giá quá thấp. Cán cân thương mại Mỹ bị thâm
hụt, làm dấy nên làn song chạy khỏi USD, vì theo dự đoán USD sẽ bị phá
giá.

-

Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ phải chính thức tuyên bố rằng “đồng USD
không tiếp tục chuyển ra vàng nữa” và đồng thời các đồng tiền của Châu
Âu đã liên kết cùng thả nổi đối với USD. Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi
được coi là chế độ tỷ giá ngược với BWS. Đúng hơn, sản phẩm của sự sụp
đổ hệ thống BWS là chế dộ tỷ giá thả nổi, và đặc trưng của hệ thống này là
không có trật tự và rối loạn.

1.3. Những tác động tích cực của BWS.
Ra đời vào khoảng thời gian nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của sự bất ổn về tài
chính và mức giá, that nghiệp và sự phân rã của kinh tế quốc tế trong thời kỳ giữa hai
cuộc thế chiến. BWS đã cố gắng tránh lập lại những sự kiện trên thông qua việc kết
hợp tính kỷ luật và tính linh hoạt.
Tính kỷ luật chủ yếu về quản lý tiền tệ là đòi hỏi các tỷ giá hối đoái phải được
cố dịnh so với đồng đô la, và đồng đô la, đến lượt nó lại gắn chặt với vàng. Vì
quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng tỷ giá hối đoái thả nổi là nguyên nhân của sự mất
ổn định có tính chất đầu cơ và có hại cho thương mại quốc tế. Khi duy trì tính
ổn định giá thì tất cả tiền tê coi như cùng phụ thuộc vào một mức độ lạm phát
với đồng đô la Mỹ. Nếu Mỹ giữ giá vàng ở mức 35 USD/ounce, nó cũng bình
ổn giá trên toàn thế giới.
Tính linh hoạt thể hiện ở:
-

Khả năng cho vay của IMF. IMF sẵn sang cho các nước thành viên vay
ngoại tệ để vượt qua những thời kì mà mà tài khoản vãng lai của họ bị thâm
hụt. Lượng vàng và tiền do các nước thành viên đóng góp đã cung cấp cho
IMF những nguồn vốn để sử dụng cho những hoạt động cho vay này. Một
thành viên có thể sử dụng đồng tiền của mình để tạm thời mua của IMF

20
20
vàng hoặc ngoại tệ có giá trị ngang với khoản đóng góp bằng vàng của
mình.
-

Những tỷ giá có thể điều chỉnh. Mặc dù tỷ giá hối đoái của mỗi nước được
cố định nhưng nó vẫn có thể thay đổi – phá giá hoặc nâng giá so với đô la –
nếu IMF đồng ý cho rằng cán cân thanh toán của nước đó ở trong tình trạng
“mất cân đối trầm trọng”.

1.4. Sự sụp đổ của BWS.
Giữa thập niên 60 có 3 biến cố lớn làm cho cho hệ thống BWS đi vào suy tàn:
Để nhanh chóng ổn định và cải thiện cán cân thương mại, hầu hết các nước
châu Âu đều có ý đồ phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu. Sau
nững giai đoạn ngắn can thiệp để ổn định tỷ giá họ lại tiếp tục thả nổi.
-

Bất cứ một nước nào cũng có thể thay đổi tỷ giá hối đoái của họ đối với các
đồng tiền khác chỉ đơn giản bằng cách ấn định tỷ giá đô la ở một muwacs
mới., nhưng đồng đo la chỉ có thể được phá gái nếu chính phủ các nước
khac đồng ý giữ đồng tiền của họ ở mức tỷ gái mới wso với đồng đô la. Kết
quả là tất cả các nước phải đồng ý cùng nâng giá đồng tiền của họ so với
đồng đô la.

-

Việc giảm gái đồng đô la có thể thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất là
giảm giá ở Mỹ thích ứng với tình trạng thất nghiệp, làm như vậy sẽ gây ra
tình trạng thất nghiệp ở Mỹ và lạm phát bên ngoài nước Mỹ. Cách thứ hai
là giảm giá trị danh nghĩa của đồng đô la tính theo các đồng ngoại tệ khác,
làm thay đổi gái trị của đồng đô la.

Quan hệ thương mại mỹ càng tăng, các nước khác có khuynh hướng bành
trương dự trữ USD của họ. Sự bành trướng tiền tệ diến ra cùng với việc USD
bị hút ra ngoài để tìm nguồn đầu tư khác có lãi suất cao hơn tại Mỹ. Những lý
do trên làm USD tuôn ào ạt ra ngoài. Năm 1968, giá cả hàng hóa ngoại trừ
vàng tăng gấp đôi kể từ BWS. USD lạm phát quá nhanh. Trong lúc Mỹ cố
gắng thu hẹp để chống lạm phát, thì các nước tung thêm tiền để mua USD, đất
nước họ tất sẽ lạm phát theo Mỹ, một cách gián tiếp, Mỹ đã xuất khẩu lạm phát
sang nước họ. Không có nước nào chịu như vậy nên tỷ giá cố định đã lung lay.
Sự leo thang của chiến tranh ở Việt nam đã làm cho cán cân chuyển nhượng tư
bản của mỹ từ mức thâm hụt 5,4 tỷ USD năm 1960 vọt lên 12,4 tỷ USD năm
1970, và đến năm 1975 nó tăng lên 30 tỷ USD. Thâm hụt và nợ nần đã làm Mỹ
21
21
phải phát hành trái phiếu kho bác không có khả năng lưu thông để vay nợ từ
trong nước cho đến cả Châu Âu và tỷ giá 35 USD/ounce vàng đã chấm dứt vào
năm 1971.
Đầu năm 1973, một cuộc công kích ồ ạt mang tích đầu cơ nhằm vào đồng đô la
lại bắt đầu và thị trường ngoại hối phải đóng cửa. Khi thị trường ngoại hối mở
lại vào 19-3-1973, đồng tiền Nhật và phần lớn các đồng của các nước Châu Âu
được thả nổi so với đồng đô la, đánh dấu sự kết thúc tỷ giá trao đổi cố định của
hệ thống BWS và sự bắt đầu của một thời kỳ mới sôi động trong quan hệ tiền
tệ quốc tế. Từ đó tỷ giá hối đoái giữa những đồng tiền mạnh như Đô la, Mác,
Bảng và Yên đều dao động so với các ngoại tệ khác.
2. Hậu Bretton Woods
- Sự tiếp nối của chế độ Bretton Woods sau khi bị sụp đổ 1971: Quyền rút vốn đặc biệt
- SDR (1967) và Hội nghị Jamaca (1976)
- SDR ra đời năm 1969 nhằm giảm bớt áp lực đối với USD
- Tồn tại dưới dạng các khoản mục kế toán đặc biệt do IMF quản lý
- GIá trị của SDR
Ban đầu SDR = 1/35 ounce vàng = 1$
7/1976, SDR được xác địnhm dựa trên rổ tiền tệ của 16 loại tiền ( mỗi loại chiếm
tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế)
Từ năm 1981-1999: các laoij tiền tỏng rổ là USD, JPY, GBP và FRF, DM
Từ 1999 cho đến nay: rổ tiền tệ gồm EUR, GBP,JPY,USD
Thành phần của quyền rút vốn đặc biệt thay đổi 5 năm 1 lần nhưng từ năm 1996
thay đổi rất nhỏ.
- Hệ thống tiền tệ châu Âu và cơ chế hoạt động của “European Snake Money System”
(ESMS) - tiền thân của EMS
Sự ra đời của EMS ngày 13/3/1979 bao gồm:

22
22
1. Cơ chế xác định tỷ giá: thông qua đơn vị tiền tệ quy ước
2. Đơn vị tiền tệ quy ước ECU – European Currency Unit
3. Hợp tác tiền tệ - European Monetary Cooperation Fund

23
23

More Related Content

What's hot

Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014dotuan14747
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoYenPhuong16
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếpikachukt04
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA nataliej4
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếLe Nhung
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Hương Lim
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 

What's hot (20)

Baitapchuong5
Baitapchuong5Baitapchuong5
Baitapchuong5
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
300 Câu hỏi trắc nghiệm thi môn QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC, CÓ ĐÁP ÁN!
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014
Hệ thống tiền tệ quốc tế 13/4/2014
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile bankingĐề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
Đề tài: Yếu tố tác động đến sự chấp nhận dịch vụ mobile banking
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
 
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô tới hoạt động của doanh nghiệp
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 

Similar to hệ thống tiền tệ quốc tế

hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấtvietanhdn069
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_tehacuoi1
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteMơ Vũ
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tếemythuy
 
Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01pety15111994
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếPông Pông
 
Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111nuna_l0v3_rain
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216Yen Dang
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teHang Vo Thi Thuy
 
Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5Joe Vo
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoannguyen_qb
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnBankaz Vietnam
 
Tài chính tiền tệ 1
Tài chính tiền tệ 1Tài chính tiền tệ 1
Tài chính tiền tệ 1nuna_l0v3_rain
 

Similar to hệ thống tiền tệ quốc tế (20)

hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhấthệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới thứ nhất
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_te
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Gttaichinhtiente
GttaichinhtienteGttaichinhtiente
Gttaichinhtiente
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Taichinh tiente
Taichinh tienteTaichinh tiente
Taichinh tiente
 
Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tếTài chính quốc tế
Tài chính quốc tế
 
Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01Chng51 140412092441-phpapp01
Chng51 140412092441-phpapp01
 
IMS
IMSIMS
IMS
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệĐề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
 
Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111Tài chính tiền tệ 111
Tài chính tiền tệ 111
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệLịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
 
Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5Tcqt-chương 5
Tcqt-chương 5
 
Slide tctt tham khao
Slide tctt tham khaoSlide tctt tham khao
Slide tctt tham khao
 
Bg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoanBg nv thanhtoan
Bg nv thanhtoan
 
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vnTài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
Tài liệu Tiền tệ ngân hàng | Bankaz.vn
 
Tài chính tiền tệ 1
Tài chính tiền tệ 1Tài chính tiền tệ 1
Tài chính tiền tệ 1
 

hệ thống tiền tệ quốc tế

  • 1. CHỦ ĐỀ 1: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT I. Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế 1. Hệ thống tiền tệ quốc tế - Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các nước - Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm: Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác nhau với nhau Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc gia. Hệ thống thị trường tài chính quốc tế Các tổ chức tài chính quốc tế Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể: Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế II. Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914) 1. Chế độ bản vị hàng hóa 1.1. Lịch sử ra đời 11
  • 2. Từ thời cổ đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở bản vị hàng hóa, trong đó, kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) là hàng hóa được đúc thành các khối với chức năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Trong thời kì đầu, tiền kim loại được đúc chủ yếu dưới dạng tùy ý hoặc thành những thỏi hay những chiếc vòng, về sau những phát kiến đã tiêu chuẩn hóa tiền tệ về trọng lượng, chất lượng kim loại và nhãn mác. Những đồng xu mang những dấu hiệu về giá trị theo trọng lượng và chất lượng kim loại, đồng thời chất lượng của các đồng xu được quốc gia bảo hộ. Do đó, hệ thống tiền đúc (tiền xu) đã tạo điều kiện cho các giao dịch và giúp những nhà buôn tiết kiệm được thời gian trong việc nhận dạng, định lượng và đánh giá chất lượng kim loại.Trong lịch sử, vàng và bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác bởi những đặc tính của chúng đã đáp ứng được những gì mà một đồng tiền hàng hóa cần có. Không những thế, sự chấp nhận rộng rãi vàng và bạc như là tiền còn được củng cố từ thực tế là các kim loại này có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và trang sức. Chính vì sự thống nhất giá trị đồng tiền theo trọng lượng và giá trị của các kim loại mà trong thời kì này, dự trữ ngoại hối không có ý nghĩa do đồng tiền mỗi nước đều được chấp nhận rộng rãi và có thể quy đổi theo giá trị mà nó chứa đựng. 1.2. Sự sụp đổ của chế độ bản vị hàng hóa Chế độ bản vị hàng hóa này đã bị sụp đổ do quy luật Gresham “Đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt” (Bad money drives out good money). Ở dạng tinh khiết,chế độ bản vị hàng hóa hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu, tức là giá trị tiền tệ của chúng cũng là giá trị kim loại của đồng xu. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi các quốc gia ngày càng thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các đồng xu kéo theo sự ra đời của tiền đúc “thiếu giá” (1540 – 1560), đã dẫn đến hiện tượng, đồng tiền xấu được ưu tiên sử dụng hơn đồng tiền đầy đủ giá trị, đẩy đồng tiền tốt này ra khỏi lưu thông. 1.3. Chế độ bản vị hàng hóa trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung Chế độ bản vị hàng hóa gắn tiền với hàng hóa.Bản vị hàng hóa hay đồng tiền được bảo đảm bằng hàng hóa đã xuất hiện và được áp dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây 22
  • 3. theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thông qua hệ thống thương nghiệp nhà nước và hệ thống giá nhà nước, đồng tiền được bảo đảm bằng hàng hóa cung cấp, thậm chí theo nhiều nhóm hàng. Bạn đường của hệ thống này là chế độ tem phiếu. Liệu trong hệ thống kế hoạch hành chính này đồng tiền có phải là đồng tiền ổn định? Trong hệ thống này, đồng tiền được coi là ổn định trong chừng mực mà nhà nước còn duy trì được sự mua bán bình thường theo hệ thống giá nhà nước. Cái giá cao phải trả cho việc cố duy trì hệ thống này là chi phí cao, hiệu quả thấp, trao đổi mang tính gò ép, hình thành cơ cấu kinh tế không hợp lệ, thị trường không có vai trò điều tiết nền kinh tế...Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó hệ thống giá nhà nước là một bộ phận quan trọng, đã thể hiện là không có hiệu quả và kèm theo nhiều tiêu cực khác, do vậy nó đã bị bác bỏ khi các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách, cải tổ và đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường. 1.4. Đặc trưng - Dễ hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển - Khó phân chia nhỏ thành đơn vị - Không được chấp nhận rộng rãi ở nhiều địa phương 2. Chế độ đơn kim bản vị ( chế độ vàng - bạc - đồng) Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai trò vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ nước đó. Đây là chế độ tiền tệ trong đó chỉ có một kim khí, vàng hoặc bạc, được tự do đúc thành tiền và có khả năng miễn trái vô hạn. Tự do đúc thành tiền nghĩa là mọi người dân có thể biến đổi những thỏi kim khí thành những đồng tiền bằng cách đem đến nơi đúc tiền. Khả năng miễn trái vô hạn, nghĩa là bắt buộc mọi người phải nhận tiền kim khí pháp định, mặc dù số lượng là bao nhiêu. Ở nước nào sử dụng bạc làm bản vị, người ta gọi là đơn kim bản vị bạc, nước nào sử dụng vàng làm bản vị, người ta gọi là đơn kim bản vị vàng. 33
  • 4. Lúc đầu các quốc gia dùng bạc làm bản vị trước tiên, bởi lẽ bạc tương đối nhiều hơn vàng. Mặc khác giá vàng tương đối đắt hơn, do đó nếu sử dụng vàng để đúc thành tiền thì quá nhỏ. Về sau, người ta khám phá ra nhiều mỏ vàng hơn, do vậy có thể đúc vàng thành tiền. Từ đó, việc dùng vàng làm bản vị ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng các nước dùng cả bạc lẫn vàng làm bản vị tiền tệ. 3. Chế độ song bản vị ( hay chế độ lưỡng kim bản vị ) 3.1. Nguyên nhân hình thành Chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch sử loài người. Nó bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18. Nguyên nhân hình thành chế độ lưỡng kim bản vị là do sự gia tăng của sản xuất xã hội làm cho khối lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp nữa. Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng như là kim loại thứ hai để đúc tiền tệ. Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là bản vị. Cả vàng và bạc đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong thanh toán và trao đổi.  Lí do người ta chọn vàng và bạc là vì: - Tính khan hiếm và tính bền của chúng - Dễ vận chuyển, phân chia - Có tính đồng chất - Chất lượng được duy trì bền hơn các thứ khác 3.2. Khái niệm 44
  • 5. Là chế độ tiền tệ trong đó có hai loại kim khí vàng và bạc được đúc thành tiền và có khả năng miễn trái vô hạn. Có một giá trị pháp định giữa giá trị tiền tệ của vàng và bạc. Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Do đó, giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả: Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá cả này sẽ thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim lại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên thị trường, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị trường. 3.3. Hình thức - Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường. Ví dụ: trước năm 1914, tại Pháp đã định nghĩa đồng Franc vừa theo vàng vừa theo bạc như sau: 1Franc vàng = 322,5mg vàng chuẩn độ 0,900 1Franc bạc = 5g bạc chuẩn độ 0,900 Như vậy, một Franc bạc nặng gấp 15,5 lần 1 Franc vàng, tức là giá chính thức của 1 gam vàng bằng giá chính thức của 15,5 gam bạc. - Chế độ bản vị kép : tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định). => Chế độ bản vị song song thì phụ thuộc vào giá trị thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền. Còn chế độ bản vị kép do nhà nước quy định. 55
  • 6. Trong thực tế, chế độ lưỡng kim bản vị là nguyên nhân của nhiều sự xáo trộn trong đời sống kinh tế, vì việc sử dụng đồng tiền vàng hay đồng tiền bạc phụ thuộc vào giá vàng hay giá bạc lên xuống trên thị trường. Ở Mỹ, áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị năm 1792, nhưng kể từ năm 1792 đến năm 1834, giá bạc trên thị trường rớt hẳn so với tương quan chính thức là 1 vàng, 15 bạc. Kết quả là đồng tiền vàng biến mất chỉ còn lại những đồng tiền bạc kém giá hơn. Đầu năm 1848, nhờ sự khám phá được nhiều mỏ vàng ở Calcornia và năm 1851 tại Australia, số lượng vàng được sản xuất gia tăng, vàng dần dần mất giá trong khi bạc lại cao giá hẳn. Đồng tiền bạc dần biến mất trên thị trường. Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đưa ra một định luật, được gọi là định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng dược pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất đồng tiền tốt ra khỏi thị trường. Tiền xấu được hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là tiền đang có giá. Kể từ năm 1867 trở đi, do bạc được sản xuất nhiều, bạc dần bị mất giá gây nhiều khó khăn cho các nước áp dụng chế độ lưỡng kim bản vị, các nước lần lượt chấm dứt chế độ lưỡng kim bản vị và thiết lập chế độ bản vị vàng (gold stardand). Nước Anh bãi bỏ bản vị bạc năm 1819, Úc 1871, Hà Lan 1875, Áo 1892… 3.4. Đặc điểm - Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc. - Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.  Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị: + Ưu điểm : 66
  • 7. - Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng. - Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật. + Nhược điểm : - Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia. - Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.  Quy luật Gresham Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đưa ra một định luật, được gọi là định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng dược pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất đồng tiền tốt ra khỏi thị trường. Tiền xấu được hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là tiền đang có giá. Giả thuyết kinh tế do Grêsơm (T. Gresham; 1519 - 79) đưa ra. Theo giả thuyết này, “tiền xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Vd. khi có hai kim loại (chẳng hạn vàng và bạc) cùng lưu thông và giá trị thị trường của chúng khác với giá trị hợp pháp của chúng, thì kim loại nào có giá trị thị trường lớn hơn giá trị hợp pháp sẽ được người ta tích trữ. Ở Hoa Kì trong thời kì 1837 - 73, áp dụng chế độ song bản vị (vàng và bạc), hệ thống tiền tệ bị mất ổn định vì khi thì bạc bị tích trữ, khi thì vàng bị tích trữ, tức “bị đuổi khỏi lưu thông” do giá trị thị trường của bạc (hay vàng) cao hơn giá trị pháp lí của nó. “tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ chothứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới. 77
  • 8. 3.5. Sự sụp đổ của chế độ song bản vị: Từ cuối những năm 1860, các mỏ bạc được phạt hiện nhiều, việc khai thác hàng loạt khiến bạc trở nên mất giá so với vàng, do đó nhiều quốc gia không còn sử dụng bạc làm bản vị cho đồng tiền quốc gia nữa, chế độ song bản vị bước đầu sụp đổ. Mặt khác, tại Mỹ, sau sự gián đoạn do cuộc nội chiến năm 1861, vào năm 1879, chính phủ chính thức tuyên bố không chuyển đổi tiền ra bạc nữa mà chỉ chuyển đổi ra vàng. Chế độ song bản vị sụp đổ, hình thành chế độ bản vị vàng cổ diển. 88
  • 9. 4. Chế độ bản vị vàng cổ điển ( 1875 -1914 ) 4.1. Hoàn cảnh ra đời: Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc. Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén. 4.2. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 99
  • 10. 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước. 4.4. Đặc điểm: Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây: - Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định -Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷgiá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần 1/20 lượng vàng, 1 GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nêntỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5 đôla - Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia vừa là tiền tệ quốc tế. - Là chế độ tiền tệ ổn định. - Cơ chế điều chỉnh tự động và độc lập. Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:  Ưu điểm: - Hạn chế sự gia tăng không kiểm soát của tín dụng và nợ công khi sử dụng chế độ tiền luật định ( không quy đổi ra vàng ) do các NHTW có quyền in tiền để sử dụng khi cần thiết. 10 10
  • 11. - Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN- góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN – tạo điều kiện phát triển ngoại thương. - Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh. Điều này đượ c chứng minh trong thời kỳ 1880-1914, với hang rào thương mại vàng được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối , chu chuyển vốn ít khi được áp dụng cộng với việc không cómột sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các quốc gia lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường vốn quốc tế phát triển với trung tâm là London. - Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế giới. Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như đượ c dảm bảo chắc chắn trước những rủi rovề tỷ giá, điều này khiến cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc gia để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. - Cơ chế điều chỉnh ván vân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế dòng vàng – giá cả, những bất cân đối trong cán cân thanh toán của các quốc gia sẽ tự động được điều chỉnh về trạng thái cân bằng. - Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra vì có sự tác động của cơ chế dòng vàng- giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh toán của một quốc gia được điều chỉnh một cách tự động theo quan hệ cung cầu phổ biến  Hạn chế - Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiên tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các nước. - Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc s ả n xuất v à n g và việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triển tốt, 11 11
  • 12. không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng khôngăn nhịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên. - Việc thanh toán bằng vàng giữa các quốc gia là khó khăn - Nền kịnh tế phải trải qua sự bất ổn. Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp. - Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó, quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán lại trảiqua thời kỳ lạm phát. - Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và là nguyên nhân làm tăng cung tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến. - Ở những quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ hạn chế và trở thành nguyênnhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. 4.4. Nguyên tắc cơ bản : - Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhất định. Hay nói một cách khác mỗi chính phủ ấn định giá vàng theo đồng tiền quốc gia, đồng thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã định. Ví dụ, tại Mỹ, giá 1 troy ounce vàng nguyên chất (480grains) là $20.67, do đó, sở đúc tiền của Mỹ sẵn sàng và khônghạn chế mua vàng vào và bán vàng ra ở mức giá này. - Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc ngang giá v à n g . Tứ c là thôn g qua giá vàng được ấn định tính bằng các đ ồ n g tiề n này . V í d ụ , 1 ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá là ₤4.24 và ở Mỹ là $20.67, từ đó suy ra tỷ giá hối đoái sẽ là $4.87/ ₤ ($20.67/₤4.24). Tỷ giá $4.87/₤ được duy trì từ năm 1880 đến 1914. 12 12
  • 13. - Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mố iquan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Tiền do NHTW phát hành được “ đảm bảo bằngvàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Kết quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng tiền có sẵn trong tay những người cưtrú. Chúng ta có thể nhận ra rằng, vai trò của NHTW trong chế độ bản vị vàng là muav à n g t ừ n g ư ờ i c ư trú và thông qua đó phát hành tiền ra lưu thông. Như vậy, vô hình chung chế độ bản vị vàng đã hạn chế sự năng động của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông. - Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế, được tự do mua bán trên thị trường thế giới. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao đổi thực tế trên thị trường tự do không biến đổi đáng kể so với bản vị vàng, bởi lẽ tất cả đều được quy ra vàng. 4.5. Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng: - Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng. Biên độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1% xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phí chuyên chở và bảo hiểm khi chuyênchở vàng giữa các quốc gia. Hành động kinh doanh chênh lệch tỷ giá làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ngoại hối, dẫn đến bảng Anh giảm xuống , có xu hướng trở về mức tỷ g i á trê n cơ sở bả n vị vàng . Do Bả n g Anh định giá cao nên các nhà nhậ p khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhậ p khẩu từ An h bằng các h vận chuyển vàng sang Anh, và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằng cách chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ. Điều này làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá. - Hệ thống bản vị vàng về nguyên tắc , duy trì sự ổn định cán cân thanh toán trong d à i h ạ n . Đ ố i v ớ i q u ố c g i a t h â m h ụ t c á n c â n t h a n h t o á n , x u 13 13
  • 14. ấ t h i ệ n d ò n g v à n g c h ả y r a , lượng tiền lưu thông giảm. Tác động làm giá và tiền lương trong nước giảm.(thiếu mộtlượng tiền mặt để mua hàng hoá, làm cho hàng hoá bị giảm giá ). Tiền lương giảm khi hàng hoá tiêu dùng giảm, tác động làm cho lãi suất lại tăng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải đến ngân hàng để vay, cho nên lãi suất lúc này sẽ tăng lên). Giá và lương trong nước giảm có tác động làm cho hàng hóa rẻ hơn ,nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng. Lãi suất tăng có thể thu hút vốn chảy vào, cán cân thanh toán được cải thiện và trở về trạng thái cân bằng. Đ ối với các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán, xuất hiện dòng vàng chảy vào làm lượng tiền lưu thông tăng.Tác động làm giá và tiền lương tăng. Giá và tiền lương t ă n g t ác độ n g là m c ho hà n g h o á đ ắ t hơ n , xu ấ t k hẩu giảm và nhập khẩu tăng . Lãi suất giảm kích thích luồng vốn chảy ra, giảm thặng dư cán cân thanh toán, cán cân thanh toán có xu hướng trở về trạng thái cân bằng.  Tác động của chế độ bản vị vàng đối với nền kinh tế - Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN - Chỉ còn một chế độ duy nhất thực hiện tốt các chức năng thước đo giá tị, tạo nên tiếng nói chung và đảm bảo hàng hóa trao đổi dễ dàng. - Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, xuất khẩu, thanh toán quốc tế, hệ thống tín dụng cùng từ đó phát triển - Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN - Khắc phục hạn chế của chế độ lưỡng kim bản vị 14 14
  • 15. CHỦ ĐỀ II: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ HAI I. Sơ lược hệ thống tiền tệ giữa hai cuộc chiến ( 1914 - 1944 ) - Các quốc gia thả nổi đồng tiền của mình - USD vẫn chuyển đổi ra vàng => USD thả nổi so với các đồng tiền khác => Vị thế đồng USD trên thị trường càng cao - Chế độ bản vị vàng mới ( 1920s - 1931 ) Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng của các nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàng năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc này một cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh. Trong năm năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trước chiến tranh, đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi là chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng. Những nước có dự trữ vàng lớn có khả năng chuyển đổi trực tiếp tiền lấy vàng thì thực hiện chế độ bản vị vàng thoi như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga… điển hình là Anh. Ngân hàng Anh không đúc những đồng GBP bằng vàng nặng 7,31gr nữa mà chỉ đúc 15 15
  • 16. những thoi vàng lớn nặng 400 ounce. Người Anh nào muốn giữ vàng phải đem 1.700 GBP đến Ngân hàng Anh để đổi. Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái vàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồng GBP. Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặc GBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế của toàn thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hàng ngàn ngân hàng bị phá sản và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn tới tâm lý lo sợ của công chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng dâng lên ào ạt khiến các ngân hàng không còn đủ vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Những nước giữ nhiều GBP (đứng đầu là Pháp) đã dùng GBP để săn vàng của Anh làm cho dự trữ vàng của Anh cạn dần. Đến ngày 21/09/1931, Ngân hàng Anh phải đình chỉ đổi tiền giấy lấy vàng, tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng thoi. Không săn được vàng của Anh, các nước chuyển sang săn vàng của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ mất luôn 20% dự trữ vàng, Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng như ở Thụy Điển năm 1929, ở Bỉ vào tháng 3/1935, ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ vào tháng 10/1936… Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến đây, chế độ bản vị vàng mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức.  So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới: Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán được chuyển đổi thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr vàng, 1FRF = 0,065gr vàng. Lượng tiền giấy phát hành luôn được đảm bảo bằng lượng vàng dự 16 16
  • 17. trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi người được tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc vàng thoi lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tại của nó. Giá trị thật sự của tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền. Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàng thoi. Tức là, vào thời kì này không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trên thị trường nữa. Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo đơn vị tiền tệ của nước khác. Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo chế độ kim bản vị. Ví dụ, Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng bảng Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng. Trong thời kì này, - Bảng Anh định giá quá cao - France Pháp địn giá quá thấp => Bản vị vàng không ổn định Cho đến thời kì Đại suy thoái kinh tế 1920 - 1930 => Hệ thống ngân hàng sụp đổ => Anh cùng các nước khác như Áo, Nhật, Canada... từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và ngưng chuyển đổi GBP ra vàng ( 1931 ), còn Mỹ ngừng chuyển đổi đồng USD ra vàng ( 1933), và Pháp cũng ngừng chuyển đổi từ FRF ra vàng vào năm 1936. Có thể nhận thấy rằng, hệ thống tiền tệ không liên kết nhau, vào thời kì này có 3 khối rõ rệt , đó là: - Khối bảng Anh 17 17
  • 18. - Khối đô la Mỹ - Khối các đồng tiền vẫn chuyển đổi ra vàng II. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến thời kì Bretton. HỆ THỐNG TIỀN TỆ BRETTON WOODS (1944 – 1973) 1. Sự ra đời hệ thống tiền tệ Bretton woods. Ngay từ khi chiến tranh còn tiếp diễn, các chính khách trong các nước đồng minh đã suy tính tới nhũng nhu cầu kinh tế của thế giới sau chiến tranh. Nhớ tới những thảm họa kinh tế của thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, họ hi vọng tạo lập một hệ thống tiền tệ quốc tế có khả năng đảm bảo công ăn việc làm đầy đủ và sự ổn định giá cả trong khi cho phép từng nước đạt được sự cân đối bên ngoài mà không phải áp đặt những hạn chế về thương mại quốc tế. Tháng 7 năm 1944, đại diện của 44 nước họp tại Bretton Woods, tiểu bang New Hampshire của Mỹ với sự tham dự của J.M Keynes và H.D White trợ lý thư kí kho bạc Hoa Kỳ (được xem như hai kiến trúc sư của hội nghị) để bàn bạc, phác thảo hệ thống tiền tệ quốc tế thời hậu chiến. Sau nhiều lần tranh cãi, thương lượng, các đại diện đã cùng dự thảo và ký kết Thỏa ước mang tên Bretton Woods. Thỏa ước Bretton Woods ra đời với 3 nội dung chủ yếu: 1 – Các nước thành viên cùng ký tên trong thỏa thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền nước mình với đồng tiền nước khác ổn định. Cũng như sẽ có sự can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá này chỉ dao động +/- 1% so với tỷ giá cố định nói trên. 2 – Tỷ giá trao đổi cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị vàng thế giới với giá vàng được chuẩn hóa và cố định. Vàng được bán đi, mua lại, hoặc vay mượn lẫn nhau giữa NHTW các nước, để có thể bán ra howacj mua vào trong thị trường nội địa kịp thời nhằm giữ giá đồng tiền không đổi. 3 – Các nước thành viên đồng ý góp vốn để thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần thiết để can thiệp, giữ đồng tiền nước mình không biến động với tiêu chuẩn nói trên. 1.1. Đặc điểm của BWS. 18 18
  • 19. Hệ thống BWS được thực hiện năm 1946. Theo hệ thống này, mỗi quốc gia xây dựng chính sách ngang giá tương ứng với đồng Đô la Mỹ và một gái vàng, tính bằng đô la không biến đổi là 35 đô la/ounce. Như vậy hệ thống Bretton Woods có thể được xem là “hệ thống bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô la Mỹ”, các quốc gia theo hệ thongs này sẽ có nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất, nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng. - Các nước thành viên duy trì dự trữ quốc tế chính thức của họ một cách rộng rãi dưới hình thức vàng hoặc tài sản bằng đô la và có quyền bán đô la cho Cục dự trữ liên bang Mỹ lấy vàng theo giá chính thức. - Các tỷ giá hối đoái cố định được duy trì bởi sự can thiệp chính thức trong các thị trường trao đổi quốc tế. Sự can thiệp này dưới hình thức mua và bán đô la bởi các ngân hàng trung ương các nước dựa trên các loại tiền tệ của họ bất cứ khi nào mà điều kiện cung cầu trên thi trường làm cho các tỷ giá chênh lệch với các trị giá ngang bằng đã được thỏa thuận. Hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). - IMF được hình thành cùng với mục tiêu chính là giám sát và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng thương mại thế giới. những nhiệm vụ cơ bản trong việc thúc đẩy thương mại là bảo đảm cho hệ thống chế độ tỷ giá cố định hoạt động một cách một cách trơn tru và hiệu quả. Nói một cách khác là làm giảm thiểu nhu cầu giá và nâng giá đồng tiền của các quốc gia thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt tạm thời. 1.2. Hoạt động của BWS. - Tháng 3/1947, hệ thống tỷ giá cố định được đưa vào vận hành, các đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi, và lượng USD rất hạn chế để có thể mua bán trên thị trường ngoại hối. - Nam 1948, xuất phát từ quan điểm cho rằng giúp đỡ châu Âu cũng chính là giúp đỡ mình nên nước Mỹ đã tuyên bố trợ cấp một khoản trọn gói cho các nền kinh tế Châu Âu. Khoản trợ cấp này đã góp phần cơ bản vào công cuộc tái thiết và phát triển Châu Âu. Đây cũng là điều kiện tiếp theo để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn dự trữ USD và đóng góp vào sự phát triển của thương mại Châu Âu. 19 19
  • 20. - Từ những năm 1950 trở đi, các cân cơ bản của mỹ từ chỗ thặng dư sau chiến tranh dần dần trở nên thâm hụt xấp xỉ 1 tỷ USD hàng năm. Tình hình phát triển của Mỹ bắt đầu trở nên xấu đi nhanh chóng. - Vào năm 1971, hoạt động đầu cơ tấn công vào đồng USD trở nên mạnh mẽ, làm cho đồng USD càng bi định giá quá cao còn đồng Mác Đức và Yên Nhật càng trở nên bị định giá quá thấp. Cán cân thương mại Mỹ bị thâm hụt, làm dấy nên làn song chạy khỏi USD, vì theo dự đoán USD sẽ bị phá giá. - Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ phải chính thức tuyên bố rằng “đồng USD không tiếp tục chuyển ra vàng nữa” và đồng thời các đồng tiền của Châu Âu đã liên kết cùng thả nổi đối với USD. Việc áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi được coi là chế độ tỷ giá ngược với BWS. Đúng hơn, sản phẩm của sự sụp đổ hệ thống BWS là chế dộ tỷ giá thả nổi, và đặc trưng của hệ thống này là không có trật tự và rối loạn. 1.3. Những tác động tích cực của BWS. Ra đời vào khoảng thời gian nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của sự bất ổn về tài chính và mức giá, that nghiệp và sự phân rã của kinh tế quốc tế trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến. BWS đã cố gắng tránh lập lại những sự kiện trên thông qua việc kết hợp tính kỷ luật và tính linh hoạt. Tính kỷ luật chủ yếu về quản lý tiền tệ là đòi hỏi các tỷ giá hối đoái phải được cố dịnh so với đồng đô la, và đồng đô la, đến lượt nó lại gắn chặt với vàng. Vì quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng tỷ giá hối đoái thả nổi là nguyên nhân của sự mất ổn định có tính chất đầu cơ và có hại cho thương mại quốc tế. Khi duy trì tính ổn định giá thì tất cả tiền tê coi như cùng phụ thuộc vào một mức độ lạm phát với đồng đô la Mỹ. Nếu Mỹ giữ giá vàng ở mức 35 USD/ounce, nó cũng bình ổn giá trên toàn thế giới. Tính linh hoạt thể hiện ở: - Khả năng cho vay của IMF. IMF sẵn sang cho các nước thành viên vay ngoại tệ để vượt qua những thời kì mà mà tài khoản vãng lai của họ bị thâm hụt. Lượng vàng và tiền do các nước thành viên đóng góp đã cung cấp cho IMF những nguồn vốn để sử dụng cho những hoạt động cho vay này. Một thành viên có thể sử dụng đồng tiền của mình để tạm thời mua của IMF 20 20
  • 21. vàng hoặc ngoại tệ có giá trị ngang với khoản đóng góp bằng vàng của mình. - Những tỷ giá có thể điều chỉnh. Mặc dù tỷ giá hối đoái của mỗi nước được cố định nhưng nó vẫn có thể thay đổi – phá giá hoặc nâng giá so với đô la – nếu IMF đồng ý cho rằng cán cân thanh toán của nước đó ở trong tình trạng “mất cân đối trầm trọng”. 1.4. Sự sụp đổ của BWS. Giữa thập niên 60 có 3 biến cố lớn làm cho cho hệ thống BWS đi vào suy tàn: Để nhanh chóng ổn định và cải thiện cán cân thương mại, hầu hết các nước châu Âu đều có ý đồ phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu. Sau nững giai đoạn ngắn can thiệp để ổn định tỷ giá họ lại tiếp tục thả nổi. - Bất cứ một nước nào cũng có thể thay đổi tỷ giá hối đoái của họ đối với các đồng tiền khác chỉ đơn giản bằng cách ấn định tỷ giá đô la ở một muwacs mới., nhưng đồng đo la chỉ có thể được phá gái nếu chính phủ các nước khac đồng ý giữ đồng tiền của họ ở mức tỷ gái mới wso với đồng đô la. Kết quả là tất cả các nước phải đồng ý cùng nâng giá đồng tiền của họ so với đồng đô la. - Việc giảm gái đồng đô la có thể thực hiện bằng hai cách. Cách thứ nhất là giảm giá ở Mỹ thích ứng với tình trạng thất nghiệp, làm như vậy sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp ở Mỹ và lạm phát bên ngoài nước Mỹ. Cách thứ hai là giảm giá trị danh nghĩa của đồng đô la tính theo các đồng ngoại tệ khác, làm thay đổi gái trị của đồng đô la. Quan hệ thương mại mỹ càng tăng, các nước khác có khuynh hướng bành trương dự trữ USD của họ. Sự bành trướng tiền tệ diến ra cùng với việc USD bị hút ra ngoài để tìm nguồn đầu tư khác có lãi suất cao hơn tại Mỹ. Những lý do trên làm USD tuôn ào ạt ra ngoài. Năm 1968, giá cả hàng hóa ngoại trừ vàng tăng gấp đôi kể từ BWS. USD lạm phát quá nhanh. Trong lúc Mỹ cố gắng thu hẹp để chống lạm phát, thì các nước tung thêm tiền để mua USD, đất nước họ tất sẽ lạm phát theo Mỹ, một cách gián tiếp, Mỹ đã xuất khẩu lạm phát sang nước họ. Không có nước nào chịu như vậy nên tỷ giá cố định đã lung lay. Sự leo thang của chiến tranh ở Việt nam đã làm cho cán cân chuyển nhượng tư bản của mỹ từ mức thâm hụt 5,4 tỷ USD năm 1960 vọt lên 12,4 tỷ USD năm 1970, và đến năm 1975 nó tăng lên 30 tỷ USD. Thâm hụt và nợ nần đã làm Mỹ 21 21
  • 22. phải phát hành trái phiếu kho bác không có khả năng lưu thông để vay nợ từ trong nước cho đến cả Châu Âu và tỷ giá 35 USD/ounce vàng đã chấm dứt vào năm 1971. Đầu năm 1973, một cuộc công kích ồ ạt mang tích đầu cơ nhằm vào đồng đô la lại bắt đầu và thị trường ngoại hối phải đóng cửa. Khi thị trường ngoại hối mở lại vào 19-3-1973, đồng tiền Nhật và phần lớn các đồng của các nước Châu Âu được thả nổi so với đồng đô la, đánh dấu sự kết thúc tỷ giá trao đổi cố định của hệ thống BWS và sự bắt đầu của một thời kỳ mới sôi động trong quan hệ tiền tệ quốc tế. Từ đó tỷ giá hối đoái giữa những đồng tiền mạnh như Đô la, Mác, Bảng và Yên đều dao động so với các ngoại tệ khác. 2. Hậu Bretton Woods - Sự tiếp nối của chế độ Bretton Woods sau khi bị sụp đổ 1971: Quyền rút vốn đặc biệt - SDR (1967) và Hội nghị Jamaca (1976) - SDR ra đời năm 1969 nhằm giảm bớt áp lực đối với USD - Tồn tại dưới dạng các khoản mục kế toán đặc biệt do IMF quản lý - GIá trị của SDR Ban đầu SDR = 1/35 ounce vàng = 1$ 7/1976, SDR được xác địnhm dựa trên rổ tiền tệ của 16 loại tiền ( mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế) Từ năm 1981-1999: các laoij tiền tỏng rổ là USD, JPY, GBP và FRF, DM Từ 1999 cho đến nay: rổ tiền tệ gồm EUR, GBP,JPY,USD Thành phần của quyền rút vốn đặc biệt thay đổi 5 năm 1 lần nhưng từ năm 1996 thay đổi rất nhỏ. - Hệ thống tiền tệ châu Âu và cơ chế hoạt động của “European Snake Money System” (ESMS) - tiền thân của EMS Sự ra đời của EMS ngày 13/3/1979 bao gồm: 22 22
  • 23. 1. Cơ chế xác định tỷ giá: thông qua đơn vị tiền tệ quy ước 2. Đơn vị tiền tệ quy ước ECU – European Currency Unit 3. Hợp tác tiền tệ - European Monetary Cooperation Fund 23 23