SlideShare a Scribd company logo
1 of 144
Download to read offline
1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BÀI GIẢNG
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Th.S: TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG
Th.S: VÕ THỊ THUÝ HẰNG
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2
Tháng 09/2015
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Sau khi học xong chương 1 sinh viên có khả năng:
_ Trình bày về sự ra đời và bản chất của tiền tệ.
_ Nêu các chức năng của tiền tệ: chức năng đo lường giá trị, chức năng trung gian trao đổi và
chức năng dự trữ giá trị, chức năng thanh toán
_ Trình bày các vai trò của tiền tệ
_ Các hình thái tiền tệ: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử
_ Các khối tiền tệ ( M1, M2, M3,L) và các chế độ tiền tệ (chế độ đơn bản vị, chế độ song bản
vị, chế độ bản vị ngoại tệ, chế độ lưu thông tiền giấy)
_ Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng
_ Cung tiền tệ và các kênh cung ứng tiền
_ Lạm phát (khái niệm, các loại lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hậu quả lạm phát
mang lại cũng như các biện pháp tình thế và chiến lược nhằm khắc phục lạm phát)
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ
1. Sự ra đời và bản chất của tiền tệ
Khi loài người mới bắt đầu xuất hiện, họ phải tự tìm kiếm hoặc làm ra tất cả những vật mình
cần mà không phải dựa vào người khác. Cộng đồng này sống độc lập với cộng đồng khác, họ tự lo chỗ
ở, tự tìm kiếm thức ăn khi đói và tự tạo quần áo để tránh rét.
Khi loài người phát triển hơn, họ không những có thể kiếm đủ cho nhu cầu hàng ngày mà còn
có vật phẩm dư thừa, hoạt động trao đổi những vật phẩm dư thừa này bắt đầu xuất hiện giữa các cộng
đồng người. Việc trao đổi này mang tính chất trực tiếp, một hàng hóa này lấy một hàng hóa khác mà
không cần có vật môi giới trung gian. Cách thức trao đổi này đòi hỏi mỗi người phải tìmcho được một
người khác muốn cái anh ta đang thừa và có cái anh ta muốn. Khi trao đổi phát triển hơn, việc tìm
kiếm một người như vậy trở nên khó khăn, bên cạnh đó còn tốn kém nhiều thời gian. Những hạn chế
của trao đổi trực tiếp đã làm xuất hiện những tập đoàn người với đủ thứ hàng hóa khác nhau, đi từ nơi
này đến nơi khác để tiến hành trao đổi với nhiều cộng đồng người khác nhau.
Cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại, sự ra đời của các quốc gia đã kéo theo
nhiệm vụ quản lý của cải dư thừa bởi việc bóc lột nô lệ, nông nô, nông dân; bởi việc trao đổi giữa các
vùng xa cách nhau hoặc từ việc cướp bóc của các dân tộc láng giềng. Nó đòi hỏi phải xác định giá trị
các cống vật, thuế khóa và tiêu chuẩn hóa các phương thức và phương tiện thanh toán tại những nơi
họp chợ và các thương cảng. Những vật làm trung gian trong trao đổi xuất hiện, được mọi người chấp
nhận làm phương tiện để trao đổi với các hàng hóa khác.
Ở thời kỳ này, đã có nhiều đồ vật được sử dụng với mục đích này, chẳng hạn như vải dệt, hạt
cacao, ốc, vàng, sắt thỏi, đại mạch, lúa mì, đồng, kê, lụa,… trong đó kim loại có vị trí đặc biệt khiến
nó dần trở thành công cụ được ưa thích nhất trong các hoạt động buôn bán và đóng thuế
Đầu tiên kim loại được sử dụng làm phương tiện trao đổi dưới dạng thỏi, sau đó nó được đúc
dưới dạng tiền đúc. Ban đầu các kim loại sắt, thiếc, kẽm, đồng được sử dụng để đúc tiền, sau đó là
những đồng tiền đúc bằng bạc và vàng. Đến đầu thế kỷ 19, vàng được sử dụng phổ biến để đúc tiền ở
các nước.
4
Với sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng vào đầu thế kỷ 14, các chứng chỉ tiền gửi do ngân
hàng phát hành nhằm huy động vốn được sử dụng làm phương tiện thanh toán ở Châu âu, sau đó nó
được thay thế bằng giấy bạc được đảm bảo bằng vàng của ngân hàng phát hành và lưu hành song song
với tiền đúc của nhà nước. Đến đầu thế kỷ 20, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn các loại tiền đúc
bằng kim loại quý như vàng, bạc. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, giấy bạc ngân hàng
không còn mối liên hệ chính thức với vàng như trước nữa.
Như vậy, sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã đòi hỏi phải có một vật nào đó làm
môi giới trung gian trong trao đổi, đóng vai trò vật ngang giá chung khi trao đổi chuyển từ trực tiếp
sang gián tiếp. Cũng chính sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa cùng với sự can thiệp của
nhà nước đã dẫn tới sự thanh thế phương tiện trao đổi này bằng phương tiện trao đổi khác.
Từ đó, có thể hiểu bản chất của tiền tệ:
Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của
các hàng hóa khác
hay
Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng
và thanh toán công nợ. Nó là một phương tiện trao đổi.
2. Chức năng của tiền tệ
Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiền tệ, các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức
năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi và bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế
học thêm vào chức năng thứ tư: làm phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Theo Mác, khi giả định vàng
làm tiền tệ, ông đã cho rằng tiền có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương
tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Trải qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ
không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có nghĩa
nhất định.
2.1.Chức năng thước đo giá trị (standard of value)
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của
các hàng hóa khác.
Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo
khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét. Để thấy vì sao chức năng này lại quan
trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền
kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ
khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu
kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt
hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có
đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá.
Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/2
Hãy tưởng tượng ra sự khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu thị với
1000 mặt hàng khác nhau. Khi quyết định giá của vật này rẻ hay đắt hơn giá cuả cái kia rất khó khăn
vì giá của 1 kilogam gà được đo bằng 5 kilogam thóc, trong khi 1 kilogam cá được định giá băng 3
kilogam cà chua. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng, bảng giá của một mặt
hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời gian dung để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch
tăng đáng kể.
Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá ch tất
cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉ có 3
mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có nghĩa lớn so với nền kinh tế đổi chác vì chúng ta
chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc
5
này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu
thị có 1000 mặt hàng thì nay chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499.500 giá.
Số lượng giá trong một nền kinh tế đổi chác và số lượng giá trong một nền kinh tế dùng
tiền tệ được thể hiên qua bảng sau:
SỐ LƯỢNG MẶT HÀNG SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG
NỀN KINH TẾ ĐỔI CHÁC
SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG
NỀN KINH TẾ SỬ DỤNG
TIỀN TỆ
3 3 3
10 45 10
100 4950 100
1.000 499.500 1.000
10.000 49.995.000 10.000
Chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền để đo lường làm giảm hẳn chi phí thời gian để
giao dịch trong một nền kinh tế, nhất là giảm hẳn số giá cần phải xem xét. Cái lợi của chức năng này
của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn.
C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực –
tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử dụng tiền trong niệm
và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm
hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim loại qu trong một đơn vị tiền tệ.
Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính toán
trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ,
giá trị hàng hóa, dịch vụ…
2.2.Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange)
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao
đổi hàng hóa.
Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho
hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành
phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản
xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi
chảy.
Nghiệp vụ trao đổi giá tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế:
- Vế thứ nhất: bán hàng để lấy tiền:H-T
- Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng T – H
Nhưng thỉnh thoảng hai vế này không di liền với nhau. Tiền tệ là phương tiện làm trung
gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua
(Purchasing power) của tiền tệ đã quyết định điều này. Do vậy muốn tiền thực hiện tốt chức năng
phương tiện trao đổi đòi hỏi hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định, số lượng tiền
tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, hệ thống tiền tệ phải có đủ
các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giao dịch của dân chúng.
2.3.Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment)
Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tìen tệ, còn phát sinh
những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp
nhận chức năng thanh toán.
Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới
của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự
vận động của hàng hóa.
Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số
lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù
trừ lẫn nhau.
6
Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định,
tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm
tiền tệ.
2.4.Chức năng phương tiện tích lũy (store of value or store of purchasing power)
Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông,
trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai.
Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hìn
thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng,
khó lưu thông và it sinh lời.
Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng
hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và
thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh
tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền
tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua.
2.5.Chức năng tiền tệ thế giới (world currency)
Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo
giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia,
nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó
được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ
Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện
các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy,
tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân
chúng.
II. Các hình thái tiền tệ
Qua quá trình phát triển, tiền tệ đã tiến hóa qua rất nhiều hình thái: từ những hình thái thô sơ
ban đầu cho đến những hình thái hiện đại như ngày nay. Đó là các hình thái: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền
ghi sổ) và tiền điện tử
1. Hóa tệ
Hóa tệ là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ theo đó một loại hàng hóa nào đó do được
nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng
của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa thông thường khác không có được. Hàng
hóa này dần dần trở thành loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung và được sử dụng
thường xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác
Hóa tệ có thể chia thành 2 loại: hóa tệ không phải kim loại và hóa tệ kim loại
_ Hóa tệ không phải kim loại
Là loại hàng hóa xuất phát từ hàng hóa không phải là kim loại. Loại hóa tệ này khác nhau tùy
theo tập quán từng địa phương, chẳng hạn như súc vật, vòng đá, lông da thú, ngọc trai, muối, mè
khô,…
Hóa tệ rất bất tiện khi lưu thông với tư cách là tiền tệ vì những thuộc tính kém thuận lợi như dễ
hư hỏng, không bền theo thời gian, khó bảo quản và vận chuyển, khó chia nhỏ thành đơn vị, và không
có tính đồng nhất.
Những thuộc tính kém thuận lợi này khiến cho hóa tệ không thể tồn tại lâu dài và dần dần bị
đào thải khỏi lưu thông khi con người phát hiện ra kim loại.
_ Hóa tệ kim loại
Là tiền xuất phát từ hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa là kim loại.
Khi phát hiện ra kim loại, người ta nhận thấy kim loại có thể khắc phục được những nhược
điểm của hóa tệ không kim loại, chẳng hạn như bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận chuyển hơn, có thể
7
chia nhỏ thành đơn vị. Với những thuộc tính ưu việt này, người ta có khuynh hướng nhanh chóng
chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ.
Lúc đầu là những kim loại rẻ như đồng, kẽm, chì được sử dụng làm tiền tệ, về sau người ta
nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và vàng là hai thứ kim loại ưu việt hơn hết nếu
sử dụng làm tiền tệ. Ngoài tính chất bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, vàng và bạc là
những kim loại quý nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ đại diện cho một hàng hóa có giá trị tương đối
lớn. Do vậy nếu dùng chúng làm tiền tệ thì rất tiện lợi cho lưu thông, không cần khối lượng lớn nhưng
có thể trao đổi được với những hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra việc chia nhỏ thành đơn vị và nhập
những đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn rất dễ dàng và hầu như vẫn bảo tồn được giá trị của chúng. Từ
đó, bạc và sau này là vàng độc chiếm ngôi vị tiền tệ lâu dài cho đến khi nhân loại phát minh ra tiền
giấy.
Hóa tệ kim loại trong quá trình sử dụng bộc lộ một số nhược điểm khiến nó không còn được
tiếp tục sử dụng lâu dài hơn nữa trong vai trò tiền tệ, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển khiến hàng
hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, thương mại phát triển khiến giao lưu hàng hóa ngày càng rộng thì
những nhược điểm của lưu thông tiền vàng, tiền bạc càng bộc lộ rõ nét:
• Những thương nhân mua bán khối lượng hàng hóa lớn nếu thanh toán bằng tiền vàng
thì việc vận chuyển vàng trở nên rất nặng nề chứ không còn nhẹ nhàng và dễ dàng như
trước đây.
• Những thương nhân mua bán ở phạm vi rộng, thậm chí xuyên quốc gia, nếu sử dụng
tiền vàng trong thanh toán thì việc bảo quản và vận chuyển tiền, tránh nạn cướp bóc
trên đường đi, trở thành một nỗi lo nặng nề.
Những nhược điểm này đòi hỏi phải có hình thái tiền tệ nào khác ưu việt hơn để thay thế cho
tiền vàng và bạc.
2. Tín tệ
Tín tệ là loại tiền tệ được đưa vào lưu thông nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản
thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Nó được sử dụng thay thế cho tiền vàng và tiền bạc
(là những loại tiền thực). Tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy
2.1. Tín tệ kim loại
Là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng.
Khi phát hiện được vàng và bạc có những thuộc tính đặc biệt phù hợp với vai trò của tiền tệ,
người ta đã sử dụng bạc và vàng để làm tiền suốt một thời gian khá dài. Trong quá trình sử dụng, hàm
lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ hao hụt dần đi khiến cho giá trị thực tế của đồng tiền không còn
đúng như giá trị danh nghĩa của nó; tuy nhiên khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán tiền tệ
bao giờ cũng thực hiện theo giá trị danh nghĩa. Lợi dụng điều này, sở đúc tiền chủ động giảm bớt hàm
lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ để tiết kiệm vàng. Tiến xa hơn một bước nữa, thay vì sử dụng kim
loại quý như vàng và bạc để đúc tiền, người ta sử dụng kim loại rẻ tiền để đúc tiền nhằm hai mục tiêu:
(1) tiết kiệm vàng bạc của quốc gia
(2) giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày
càng phát triển.
2.2. Tiền giấy
Từ đầu thế kỷ 17, ở Hà Lan, ngân hàng Amsterdam đã cấp cho những thân chủ gửi vàng bạc
vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều từ nhỏ. Khi cần, có thể đem những giấy từ nhỏ
này đổi lấy vàng hoặc bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác, các giấy tờ nhỏ này cũng
được chấp nhận. Sau đó một chủ ngân hàng người Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành
tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có.
Từ khi ra đời cho đến nay, tiền giấy nói chung có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất
khả hoán.
8
_ Tiền giấy khả hoán
Là thứ tiền giấy được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc
nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hoặc bạc có giá trị tương đương
với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó.
_ Tiền giấy bất khả hoán
Là thứ tiền giấy được lưu hành nhưng khi cần vàng hoặc bạc người ta không thể chuyển đổi nó
ra vàng hay bạc theo hàm lượng đã quy định mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trường.
Xét về mặt lịch sử, lúc đầu tiền giấy ra đời dưới hình thức khả hoán nhưng dần dần về sau do
lạm phát, chiến tranh khiến cho dự trữ vàng của quốc gia dùng để hoán đổi tiền ra vàng bị hao hụt
không còn đủ vàng để cho dân chúng có thể hoán đổi. Khi ấy nhà nước phải phá giá đồng tiền. Nếu
sau khi phá giá, nhu cầu chuyển đổi ra vàng của dân chúng vẫn ở mức cao và nếu tiếp tục chính sách
hoán đổi thì có nguy cơ dự trữ vàng sẽ cạn kiệt, khi ấy nhà nước tuyên bố ngừng hoán đổi tiền ra vàng,
đồng tiền trở thành bất khả hoán.
Thời đại ngày nay, việc sử dụng tiền giấy được trở thành phổ biến, do tính thuận lợi của nó
trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là:
• Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ
• Thuận lợi khi thực hiện chức năng dự trữ giá trị
• Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được
biểu hiện
3. Bút tệ (Tiền ghi sổ)
Bút tệ ra đời vào giữa thế kỷ 19 khi ngân hàng Anh quốc tìm cách né tránh các thể lệ phát hành
tiền giấy quá cứng nhắc nên đã sáng chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng.
Ngày nay bút tệ được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước, nhưng ở các nước phát triển dân chúng có
thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nước kém phát triển.
Bút tệ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân hàng
thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng bút tệ được thực hiện
bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Cùng với trình
độ ngân hàng ngày càng hiện đại, bút tệ đã giữ vị trí chủ yếu trong tổng mức cung ứng tiền tệ cho nền
kinh tế.
Hiện nay là thời đại của bút tệ (tiền ghi sổ) bởi lẽ nó có những ưu việt vốn có:
• Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí về lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận
chuyển, đếm, đóng gói,…
• Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng
• Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế được những hiện tượng tiêu cực
• Bút tệ tạo ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều
tiết lượng tiền cung ứng
4. Tiền điện tử
Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng
nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càng được sử dụng rộng rãi, kể cả trong và ngoài
nước. Những loại thẻ này có thể thực hiện được các chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền
giấy trong đời sống kinh tế. Do vậy chúng cũng được xem như là một hình thái tiền tệ mới - tiền điện
tử.
III. Khối tiền tệ và chế độ tiền tệ
1. Khối tiền tệ
9
Các khối tiền trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện
trao đổi, được phân chia tùy theo “độ lỏng” của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất
định của một quốc gia. Độ lỏng của một phương tiện trao đổi được hiểu là khả năng chuyển đổi từ
phương tiện đó ra hàng hóa, dịch vụ; tức là phạm vi và mức độ có thể sử dụng những phương tiện đó
trong việc thanh toán chi trả.
1.1. Khối tiền tệ M1
Bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua
một bước chuyển đổi nào.
Khối tiền tệ này bao gồm:
• Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do Ngân hàng trung ương phát hành đang
lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng)
• Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi mà chủ sở hữu của nó có thể
phát hành séc để thanh tóan tiền mua hàng hóa, dịch vụ)
1.2. Khối tiền tệ M2
Khối tiền tệ này bao gồm:
• Khối tiền tệ M1
• Tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại
1.3. Khối tiền tệ M3
Khối tiền tệ này bao gồm:
• Khối tiền tệ M2
• Tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng thương mại
1.4. Khối tiền tệ L
Khối tiền tệ này bao gồm:
• Khối tiền tệ M3
• Chứng từ có giá có “tính lỏng” cao, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu,
tín phiếu, trái phiếu,…
2. Chế độ tiền tệ
Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật
pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ
Bản vị tiền tệ là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn dùng làm cơ sở cho đơn vị tiền tệ của
mình.
2.1. Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng
Từ khi phát hiện ra bạc và vàng, bạc và vàng đã được đúc thành tiền theo một hình dáng và
trọng lượng nhất định và cho lưu hành trong nước như là đồng tiền chính thức, hợp pháp và có hiệu
lực thanh toán vô hạn trên phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Nước nào dùng bạc làm bản vị thì gọi là chế độ đơn bản vị bạc
Nước nào dùng vàng làm bản vị thì gọi là chế độ đơn bản vị vàng
2.2. Chế độ song bản vị
Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ trong đó cả bạc và vàng đều được sử dụng làm tiền tệ lưu
hành song song nhau và cả hai đều có giá trị thanh toán theo một tương quan do nhà nước ấn định.
Chế độ song bản vị dẫn đến những xáo trộn trong đời sống kinh tế và lưu thông tiền tệ do nạn
đầu cơ tiền vàng hay tiền bạc tùy theo sự thăng trầm của giá bạc và giá vàng trên thị trường. Ví dụ nếu
giá vàng trên thị trường cao hơn so với chính thức thì người ta có xu hướng tích lũy tiền vàng và đưa
10
tiền bạc vào lưu thông thay thế cho tiền vàng. Điều đó đưa đến kết quả chỉ có tiền bạc xuất hiện trong
lưu thông trong khi tiền vàng dần dần biến mất khỏi lưu thông.
2.3. Chế độ bản vị ngoại tệ
Dưới chế độ bản vị ngoại tệ, đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước
ngoài. Đó phải là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ bản vị
này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước
khác (các nước trong khối cộng đồng Anh sau thế chiến thứ nhất)
2.4. Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu)
Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai
đoạn phát triển sau này của Chủ nghĩa tư bản.
Việc lưu thông tiền giấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ứng với mỗi hình thái
kinh tế xã hội khác nhau
• Trong chế độ phong kiến, việc lưu thông tiền giấy tạo ra thu nhập cho việc in tiền và
phát hành tiền và tập trung kim loại để phục vụ cho quyền lợi của bộ máy tập quyền
• Trong giai đoạn phát triển Chủ nghĩa tư bản, do nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh
phát sinh tình trạng khan hiếm tiền kim loại, mặt khác sử dụng kim loại trong lưu thông
còn bị hao mòn, biến chất
• Khi hệ thống ngân hàng thương mại đã phát triển tạo điều kiện cho sự ra đời các công
cụ lưu thông tín dụng
IV. Cung - cầu tiền tệ
1. Cầu tiền tệ
Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hóa, còn sản xuất hàng hóa thì nhu cầu về tiền tệ
là sự cần thiết mang tính chất khách quan. Trong thời đại ngày nay với nền kinh tế tiền tệ đang phát
triển mạnh mẽ thì một thực tế khách quan là hầu hết giao dịch giữa các cá nhân hoặc các tổ chức đều
được giải quyết bằng tiền. Do vậy nhu cầu về tiền tệ và việc sử dụng tiền có ý nghĩa quan trọng đối
với đời sống kinh tế - xã hội.
Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà
nước,… cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình
_ Cầu tiền cho đầu tư
Cầu tiền cho đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Lãi suất tín dụng ngân hàng
Lãi suất tín dụng ngân hàng là mức thu nhập mang tính bình quân của các phương án đầu tư
trong nền kinh tế, là cột mốc để so sánh với các mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành khác và nó cũng
là nhân tố kích thích các nguồn tiết kiệm trong dân cư đi tìm những hoạt động đầu tư.
+ Mức lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư như sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư
tài chính, hoạt động khác cũng là nhân tố tác động đến nhu cầu đầu tư.
+ Thu nhập
Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, vấn đề đặt ra là phải có tích lũy mà mức tích lũy lại phụ thuộc
vào nhân tố hàng đầu là thu nhập. Nếu thu nhập càng cao, tích lũy càng lớn. Trong điều kiện kinh tế
thị trường phát triển, với các khoản tiền tích lũy được, các tổ chức, cá nhân thường tìm mọi biện pháp
để sinh lợi và thực hiện đầu tư vào nhiều lĩnh vực, vừa phân tán rủi ro, vừa đa dạng hình thức sử dụng
vốn…
_ Cầu tiền cho tiêu dùng
Cầu tiền cho tiêu dùng phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Thu nhập
11
Nếu kinh tế tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng lên, từ đó tác động đến thu nhập của từng
thành viên trong xã hội theo chiều hướng thu nhập bình quân đầu người tăng thì cầu về tiêu dùng có
xu hướng tăng.
Nếu mức thu nhập quốc dân giảm, thu nhập bình quân đầu người giảm thì việc hạn chế nhu cầu
tiêu dùng, thực hiện tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu là điều tất yếu. Đặc biệt đối với chính phủ, nhu cầu
chi thường được giải quyết bằng những khoản thu chủ yếu từ thuế, trong điều kiện nền kinh tế khó
khăn thì nguồn thu hàng năm thường không bảo đảm những khoản chi, nếu nhà nước sử dụng biện
pháp lạm phát để giải quyết thì phần lạm phát này có thể xem là số cầu tiền tệ “thuần” của nhà nước.
+ Giá trị của những hoạt động giao dịch
Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, sự biến động của hệ thống giá cả hàng hóa, dịch
vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiêu dùng
+ Lãi suất
Lãi suất tăng sẽ làm giảm mức cầu tiền tệ trong quỹ các doanh nghiệp hoặc trong tay các tầng
lớp dân cư, giảm bớt nhu cầu tiêu dùng, mua sắm để tăng nguồn tích lũy nhằm sinh lợi cho đồng tiền
_ Cầu tiền cho dự phòng
Các cá nhân cần dự trữ tiền tệ để đề phòng khi bất trắc như đau ốm, thỏa mãn các nhu cầu đột
xuất trong quan hệ xã hội bình thường. Các doanh nghiệp dự trữ tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu đột
xuất khi có thời cơ dự trữ các loại nguyên liệu khan hiếm, thuê mướn thêm nhân công để mở rộng sản
xuất trong các cơ hội kinh doanh không lường trước được, … hoặc dự trữ hàng hóa.
2. Cung tiền tệ
Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất,
lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của nền kinh tế - xã hội
Hàng năm trên cơ sở tính toán nhu cầu tiền trong lưu thông biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế
như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá của nền kinh tế, mức thâm hụt ngân sách nhà nước,
thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, ngân hàng trung ương sẽ lên kế hoạch cung ứng tiền vào lưu
thông qua các kênh chủ yếu là:
_ Kênh tín dụng
Thực hiện thông qua việc ngân hàng trung ương cung ứng tín dụng cho các ngân hàng thương
mại qua nghiệp vụ tái chiết khấu
_ Kênh thị trường mở
Đây là kênh điều tiết tiền tệ được sử dụng thường xuyên và hiệu quả nhất tại các nước công
nghiệp phát triển.
Trên thị trường mở, ngân hàng trung ương sẽ mua vào hoặc bán ra các chứng khoán ngắn hạn,
chủ yếu là tín phiếu kho bạc để thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông
_ Kênh ngân sách
Được thực hiện thông qua việc ngân hàng trung ương cho vay ngắn hạn mang tính tạm ứng cho
ngân sách nhà nước nhằm bù đắp những khoản chi đã nằm trong kế hoạch thu hàng năm của ngân
sách.
_ Kênh thị trường hối đoái
Được thực hiện qua sự can thiệp của ngân hàng trung ương tham gia điều tiết giá vàng, ngoại
tệ.
Vấn đề điều tiết cung ứng tiền của ngân hàng trung ương luôn có quan hệ hữu cơ với điều tiết
kinh tế nhằm đạt mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
V. Lạm phát
1. Khái niệm
12
Lạm phát là một hiện tượng đi liền với nền kinh tế thị trường. Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm
một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này nhưng nói chung chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Trong khi
đó lạm phát luôn diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế các nước bao gồm các nước
phát triển và đang phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc không thống nhất được với nhau một định
nghĩa đúng về lạm phát mà còn không thống nhất được với nhau những tác động do lạm phát mang lại
Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả - nói cách khác đó là tình
trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục.
Có quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng,
bạc, ngoại tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên
cao.
Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền
kinh tế, sự mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi.
Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó đi đến thống nhất. Tuy
nhiên dù sao lạm phát thể hiện qua những đặc trưng cơ bản như sau:
_ Sự thừa tiền do cung cấp tiền tệ tăng quá mức
_ Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy
_ Sự phân phối lại qua giá cả
_ Sự bất ổn về kinh tế - xã hội
2. Các loại lạm phát
Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa
phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
2.1. Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dưới 10%
trong một năm.
Với loại lạm phát này, mức giá cả tăng chậm, được giới hạn ở mức một con số hàng năm. Với
lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm đến nỗi người ta không cảm nhận là đang có lạm phát và do đó
được coi như là giá cả tương đối ổn định. Trong trường hợp này, dân chúng vẫn còn tin vào giá trị
đồng tiền.
2.2. Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay ba con số trong vòng một năm. Với mức lạm phát
này, mức độ tăng giá gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, thể hiện bằng đồng tiền mất giá
một cách nhanh chóng. Trong trường hợp này người dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải
dưới dạng phi tiền tệ.
2.3. Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên ba con số trong vòng một năm. Đồng
tiền bị mất giá đến mức chóng mặt. Dân chúng chìm ngập trong khối tiền để tìm kiếm một chút ít
hàng hóa vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm. Trong trường hợp này, chức năng quan trọng đầu tiên
của tiền là làm phương tiện trao đổi bị triệt tiêu. Tiền có sẳn nhưng không mua được hàng hóa vì
không ai muốn bán hàng hóa để đổi lấy những đồng tiền bị mất giá quá mức.
3. Nguyên nhân
Lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
_ Nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt. Đây
được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nói cách khác sự khủng hoảng về kinh tế và tài chính
của một quốc gia là nguyên nhân cơ bản và sâu xa đưa đến lạm phát.
13
_ Gắn liền với bội chi ngân sách là bộc phát tiền mặt, cung tiền tệ tăng trưởng quá mức cũng là
nguyên nhân trực tiếp của lạm phát.
_ Hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong và bên ngoài làm cho lòng
tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ của Nhà nước giảm dần, từ đó làm cho uy tín và sức mua của
đồng tiền bị giảm sút.
_ Lạm phát còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, đó là việc nhà nước chủ động sử dụng lạm
phát như là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước.
4. Hậu quả
Ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế,
còn lại nói chung lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế - xã hội.
_ Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Khi có lạm phát, giá cả vật tư hàng hóa, nguyên liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh
giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tình trạng phát triển không
đều, mất cân đối giữa các ngành.
_ Trong lĩnh vực lưu thông buôn bán
Giá cả hàng hóa tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, làm cho quan hệ cung - cầu
hàng hóa bị mất cân đối giả tạo, lĩnh vực lưu thông bị rối loạn.
_ Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
Lạm phát làm cho sức mua đồng tiền giảm, lưu thông tiền tệ diễn biến khác thường. Hoạt động
của ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị giảm sút nghiêm trọng
làm nhiều ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh. Điều này làm cho hệ
thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát được.
_ Trong lĩnh vực tài chính nhà nước
Mặc dù lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho Ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại
và cơ chế phát hành, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, những nguồn thu của ngân sách nhà
nước mà chủ yếu là thuế ngày càng giảm (do hiệu quả kinh doanh bị giảm sút).
Có thể nói, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến
toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Lạm phát dẫn đến việc phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc
dân, khiến quá trình phân hóa giàu nghèo càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, lạm phát làm cho một
nhóm người này thu được lộc lớn còn nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Suy cho cùng, gánh nặng của
lạm phát lại đè lên vai người lao động.
5. Biện pháp khắc phục lạm phát
Lạm phát tăng cao và kéo dài gây ra những hậu quả lớn trong đời sống dân cư và tăng trưởng
kinh tế. Trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp
mang tính chiến lược sau:
5.1. Biện pháp tình thế
_ Biện pháp giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông.
Biện pháp này còn được gọi là biện pháp đóng băng tiền tệ.
+ Ngừng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng khác
+ Ngừng việc mua các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ
+ Không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
+ Ngân hàng trung ương bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ, và
phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế nhằm bù đắp bội chi ngân sách
nhà nước
14
+ Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là lãi suất tiết kiệm
_ Thực hiện chính sách tài chính thắt chặt như
+ Cắt giảm chi tiêu đến mức có thể
+ Tạm hoãn các khoản chi chưa cần thiết
+ Áp dụng các biện pháp cân đối lại thu chi ngân sách nhà nước
_ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách
+ Giảm thuế quan kích thích sản xuất
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Biện pháp thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào
_ Vay, xin viện trợ từ nước ngoài
_ Cải cách tiền tệ
5.2. Biện pháp chiến lược
_ Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa
_ Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính nhằm giảm chi thường
xuyên của ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế tình trạng bội chi ngân sách nhà nước.
_ Tăng cường quản lý công tác điều hành ngân sách nhà nước nhằm tăng thu ngân sách nhà
nước, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước.
15
C. TÓM TẮT CHƯƠNG
1. Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị
của các hàng hóa khác. Tiền tệ ra đời cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
2. Tiền tệ có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán,
phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Các chức năng này giúp chúng ta có thể phân biệt hàng hóa
thông thường với hàng hóa tiền tệ.
3. Tiền tệ tiến hóa qua rất nhiều hình thái: từ những hình thái thô sơ ban đầu cho đến những
hình thái hiện đại như ngày nay. Đó là các hình thái: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử.
4. Các khối tiền trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện
trao đổi, được phân chia tùy theo “độ lỏng” của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất
định của một quốc gia. Có 4 khối tiền tề đó là khối tiền tệ M1, M2, M3, L trong đó M1 nhỏ nhất, L lớn
nhất.
5. Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật
pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ. Có các chế độ tiền tệ sau: Chế độ đơn bản vị
bạc và chế độ đơn bản vị vàng, chế độ song bản vị, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ lưu thông tiền
giấy (tiền dấu hiệu).
6. Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan
nhà nước,… cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình. Các loại cầu tiền bao gồm: cầu tiền cho
đầu tư, cầu tiền cho tiêu dùng, cầu tiền cho dự phòng. Cầu tiền chịu ảnh hưởng bới các nhân tố khác
nhau.
7. Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất,
lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng trung
ương cung ứng tiền vào lưu thông qua các kênh: kênh tín dụng, kênh thị trường mở, kênh ngân sách,
kênh thị trường hối đoái.
8. Đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đúng cho lạm phát cũng như những
tác động do lạm phát mang lại. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả. Có
quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại
tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Có
quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự
mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát,
các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm
phát.
9. Lạm phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Ngoại
trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, còn lại nói
chung lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế - xã hội trong các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, buôn bán,tiền tệ - tín dụng, và trong lĩnh vực tài chính nhà nước. Trong
từng trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến
lược nhằm khắc phục lạm phát.
16
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
I. PHẦN TỰ LUẬN
1. Trình bày sự ra đời và bản chất của tiền tệ.
2. Hãy chứng minh rằng tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển và lưu thông hàng hóa.
3. Trình bày các chức năng của tiền tệ.
4. Trình bày quá trình phát triển các hình thái tiền tệ.
5. Trình bày các khối tiền tệ và chế độ tiền tệ.
6. Có các loại cầu tiền tệ nào? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ.
7. Ngân hàng trung ương cung ứng tiền tệ vào nền kinh tế thông qua các kênh nào?
8. Lạm phát là gì? Hãy trình bày các loại lạm phát.
9. Trình bày nguyên nhân gây ra lạm phát.
10. Lạm phát tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội?
11. Trình bày các biện pháp khắc phục lạm phát.
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tiền tệ xuất hiện trong cuộc sống con người vì
A. Trao đổi hiện vật được thực hiện dựa trên trung gian trao đổi
B. Trao đổi hiện vật diễn ra do phân công lao động ngày càng sâu sắc
C. Trao đổi hiện vật diễn ra khó khăn do phân công lao động ngày càng sâu sắc
D. Trao đổi hiện vật không cần đến sự trùng khít của các nhu cầu.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
A. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng hoá trực tiếp
B. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng hoá gián tiếp
C. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng lấy hàng không dựa trên sự trùng khít của các nhu
cầu
D. Trao đổi hiện vật diễn ra một cách không riêng lẻ.
Câu 3: Để một hàng hoá có thể trở thành tiền, hàng hoá đó phải:
A. Do chính phủ sản xuất ra.
B. Được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán.
C. Được đảm bảo bằng vàng hoặc bạc.
D. B và C đều đúng.
Câu 4: Tiền kim loại, tiền hàng hóa, tiền giấy có điểm chung là:
A. Có giá trị nội tại
B. Không có giá trị nội tại
C. Thực hiện chức năng trao đổi
D. Có chức năng tiền tệ thế giới.
Câu 5: Ví dụ nào sau đây thể hiện chức năng phương tiện trao đổi của tiền
17
A. Sử dụng tiền mua chứng khoán
B. Sử dụng tiền mua vàng
C. Sử dụng tiền mua hàng hóa
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6: Chế độ song bản vị có đặc điểm nào sau đây:
A. Nhà nước quy định hai đơn vị tiền tệ cùng tồn tại song song
B. Nhà nước quy định hai kim loại là cơ sở cho việc định nghĩa đơn vị tiền tệ
C. Cả tiền giấy lẫn tiền kim loại cùng lưu thông trong một nước
D. Cả nội tệ lẫn ngoại tệ cùng lưu thông trong một nước.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng:
A. M1 và M2 là khối tiền giao dịch
B. M1 là khối tiền mở rộng
C. M2 là khối tiền giao dịch
D. M1 là khối tiền giao dịch.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng:
A. M1 và M2 là khối tiền giao dịch
B. M1 là khối tiền mở rộng
C. M2 là khối tiền mở rộng
D. M2 là khối tiền giao dịch.
Câu 9: Lạm phát phi mã có thể dẫn đến
A. Tiền tệ không thể thực hiện tốt chức năng phương tiện cất trữ và người dân có xu hướng cất
trữ hàng hóa.
B. Người dân có xu hướng mua hàng hóa cất trữ và rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng khi lãi
suất không đổi để tránh khỏi sự mất giá của đồng tiền giúp cho tiền tệ có thể thực hiện tốt
chức năng phương tiện cất trữ.
C. Người dân có xu hướng mua hàng hóa cất trữ giúp họat động lưu thông hàng hóa diễn ra
nhộn nhịp và tiền tệ thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi và từ đó thực hiện tốt chức
năng phương tiện cất trữ
D. Tiền tệ không thể thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi do người dân có xu hướng gửi
tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất thực tăng theo tỷ lệ lạm phát với lãi suất danh nghĩa
không đổi.
Câu 10: Tiền giấy lưu hành ở Việt nam ngày nay:
A. Vẫn có thể đổi ra vàng theo một tỷ lệ nhất định do Ngân hàng nhà nước qui định.
18
B. Có giá trị danh nghĩa lớn hơn nhiều so với giá trị thực của nó.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 11: "Giấy bạc ngân hàng" thực chất là:
A. Một loại tín tệ.
B. Tiền được làm bằng giấy.
C. Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài khoản của ngân
hàng.
D. Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.
19
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 45-65,800-810,
351-382. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội.
2. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 5-29, 46-99. Nhà xuất bản Thống kê.
Hà nội.
3. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 13-40, 450-468,. Nhà xuất bản Thống
kê. Hà nội.
4. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 33-68. Nhà
xuất bản Thống kê. Hà nội.
5. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Trang 5-22, 27-46. Nhà xuất bản
Xây dựng. Hà nội
6. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 5-18, 305-321. Nhà xuất bản
Thống kê. Hà nội.
20
F. BÀI ĐỌC THÊM
Lịch sử chiến tranh tiền tệ
Tác giả: Hoàng Nguyên tổng hợp; Đăng trên vnexpress.net/kinh doanh ngày Thứ bảy,
15/8/2015.
Cuộc đua phá giá đồng tiền liên tục diễn ra khi các nền kinh tế gặp trục trặc, gây ra
những hậu quả ở phạm vi xuyên quốc gia suốt gần một thế kỷ.
Thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ" lần đầu được giới điều hành kinh tế nhắc tới năm 2010,
khi Bộ trưởng Tài chính Brazil - Guido Mantega lên án những động thái cố ý theo đuổi
chính sách nội tệ yếu của các nước. Khi ấy, Brazil được xem là một trong những nạn
nhân của việc điều hành lãi suất thấp tại Mỹ, khiến vốn đầu tư ồ ạt chảy vào các thị
trường mới nổi, hàng xuất khẩu của Brazil trở nên đắt đỏ...
Tuy nhiên, trước đó 3 năm, người quan tâm đến kinh tế, nhất là tại châu Á đã biết đến
cụm từ "chiến tranh tiền tệ", khi nó là tiêu đề cuốn sách nổi tiếng (bán được khoảng
200.000 bản chính thức) của tác giả Trung Quốc - Song Hongbing. Nội dung cuốn sách
nói về chính sách tiền tệ của các quốc gia phương tây, nơi tác giả cho rằng ngân hàng
trung ương và các chính sách bị thao túng bởi một nhóm nhà băng, tổ chức tài chính tư
nhân.
Trong những năm gần đây, khái niệm này càng được nhắc đến nhiều hơn, khi các nền
kinh tế đua nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Trước đợt phá giá nhân dân tệ
mới đây của Trung Quốc, Nhật Bản từng bị chỉ trích vì để đồng yen giảm giá tới 28%
so với USD trong vòng 2 năm, giúp các hãng xuất khẩu của nước này tăng vọt lợi
nhuận.
21
Cuộc chiến tranh tiền tệ đầu tiên đã diễn ra từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Ảnh: SCMP
Dù thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ" nêu trên chỉ xuất hiện những năm gần đây, song bản
chất những cuộc đua phá giá đồng tiền đã diễn ra từ những năm 30 của thế kỷ
XX, trước cuộc Đại suy thoái của kinh tế toàn cầu. Tại thời điểm đó, các nước đã từ bỏ
hệ thống bản vị vàng - cố định giá trị đồng tiền với giá kim loại quý này.
Cuộc chiến đầu tiên xảy ra trong giai đoạn 1921 - 1936, khi các nước sau thời gian dài
tuân thủ hệ thống bản vị vàng đã quyết định từ bỏ hệ thống này. Với gánh nặng nợ nần
hậu Thế chiến I, Anh và Pháp không thể trả nợ cho Mỹ, dẫn tới tín dụng và thương mại
bị đóng băng. Trong khi đó, Đức là nước bại trận và phải bồi thường cho các bên thắng
trận nên đã quyết định in thêm tiền trả nợ.
Động thái của Ngân hàng Trung ương Đức (Reichsbank) buộc Pháp phải phá giá đồng
Franc trong năm 1925 để duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa. Lúc này, Anh và Mỹ vẫn
duy trì hệ thống bản vị vàng trước chiến tranh, khiến hàng hóa của họ ngày một đắt đỏ.
Đến năm 1931, Anh không thể chịu đựng thêm và từ bỏ hệ thống bản vị vàng. 2 năm
sau đó, Mỹ phá giá USD để bù đắp những lợi thế bị mất sau khi Anh phá giá tiền tệ.
Năm 1936, Pháp cũng rời bỏ bản vị vàng.
Trong những năm suy thoái, Mỹ đã tạm ngừng việc xuất khẩu vàng, khiến giá tăng
mạnh từ 20,67 USD mỗi ounce lên 35 USD. Anh và Pháp sau đó tiếp tục phá giá tiền tệ.
22
Chỉ đến khi cả ba nước đạt được thỏa thuận chung về tỷ giá, cuộc đua hạ giá tiền tệ lần
thứ nhất mới kết thúc.
Hội nghị Bretton Woods diễn ra tại Mỹ năm 1944 được xem là dấu mốc quan trọng
trong việc xác lập ra hệ thống tài chính - tiền tệ mới của thế giới, với việc thống nhất tỷ
giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp
vào thị trường tiền tệ. Hệ thống này quy định một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ và cho
đến khi sụp đổ năm 1971, nó đã giúp ngăn chặn sự tái diễn của chiến lược chạy đua phá
giá đồng tiền như trên. USD từ đó trở thành đồng tiền quốc tế chủ chốt, và các nước
chấp nhận neo giá trị đồng tiền của mình với USD.
Sau một thời gian yên ắng, đến năm 1967, chiến tranh tiền tệ lần thứ II nổ ra với Anh là
nước khơi mào. Đồng bảng bị phá giá mạnh, do lượng tiền phát hành khi đó đã gấp tới
4 lần dự trữ vàng của Anh, đồng nghĩa với việc nếu người nắm giữ đồng bảng yêu cầu
đổi lấy vàng thì ngân khố Anh sẽ trống rỗng.
Đối mặt với lạm phát tăng cao, Pháp cũng quyết định rút khỏi thỏa thuận ổn định tỷ giá
với Anh và Mỹ. Động thái này khiến Mỹ phải chịu áp lực lớn, khi cứ mỗi giờ lại có một
lượng USD tương đương 30 tấn vàng bị người nắm giữ tiền đem đổi lấy vàng. Giá vàng
trên thị trường London lúc đó lên đến 45 USD một ounce.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ khi ấy - Richard Nixon tuyên bố ngừng cho các ngân
hàng trung ương nước ngoài đổi đồng bạc xanh lấy vàng, ngừng xuất khẩu vàng, áp
thuế 10% lên mọi mặt hàng nhập khẩu. Quyết định này chính là sự triển khai đồng thời
biện pháp bảo hộ thị trường bằng thuế và chiến tranh tiền tệ. Tại thời điểm đó, dự trữ
vàng của Mỹ chỉ còn 9.000 tấn, giảm mạnh so với 20.000 tấn năm 1950.
Đến tháng 12/1971, thỏa thuận Smithsonian được ký giữa Mỹ, Anh và Pháp, mở đường
cho việc giảm giá đồng USD một cách có trật tự theo mức được các bên thống nhất. Dù
vậy, thỏa thuận này không tồn tại lâu, khi ngay năm 1972, đồng bảng Anh lại bị phá
giá. Tháng 6 năm đó, Đức áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Hậu quả là Mỹ rơi vào
suy thoái. Đến năm 1973, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố hệ thống Bretton Woods
"bị khai tử".
Năm 1985, kinh tế Mỹ phục hồi và cơn khát đầu tư vào các tài sản Mỹ khiến đồng bạc
xanh lên giá 50%. Trước tình cảnh hàng hóa Mỹ mất lợi thế cạnh tranh, Washington đã
buộc nhóm G7 ký một hiệp ước tại New York, cho phép giảm giá đồng bạc xanh.
Hiệp ước Plaza tồn tại trong giai đoạn 1985 - 1988, khi USD giảm giá 40% so với đồng
franc Pháp và 50% so với yen Nhật. Khi các bên còn lại không thể chịu đựng thêm tác
động của đồng USD yếu, G7 cùng Canada và Italy đã nhóm họp tại điện Louvre (Paris)
năm 1987 để ngăn đà giảm giá của USD.
23
Ngoài hai cuộc chiến tiền tệ lớn nêu trên, thế giới cũng từng chứng kiến một vài cuộc
khủng hoảng tiền tệ nhỏ, khi tỷ phú George Soros tấn công phá giá bảng Anh năm 1992
và đồng Peso Mexico năm 1994.
Khởi đầu với việc Trung Quốc đạt thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ trước cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhờ duy trì đồng NDT ở mức thấp, sau khi ngân
hàng Lehman Brothers sụp đổ, Mỹ phá giá đồng USD với các gói nới lỏng định lượng
(QE). Đồng bạc xanh do đó giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác, trong đó có NDT.
Nhật cũng phá giá đồng yen để thúc đẩy kinh tế phục hồi. Tương tự, Chủ tịch Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB) - Mario Draghi đã quyết định bơm mạnh thanh khoản
vào thị trường, để hồi sinh kinh tế eurozone.
Đến lượt mình, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phá giá NDT để giành lại lợi thế cạnh
tranh đã mất. Việc này đã khiến các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Thái Lan và
thậm chí cả Ấn Độ cũng đang cân nhắc hạ giá nội tệ.
Nhưng cũng như hai cuộc chiến tranh tiền tệ trước, khó có ai là người chiến thắng rõ
ràng trong cuộc chiến này, ngoại trừ những hỗn loạn. Có lẽ sẽ lại cần một hiệp ước nữa
để kết thúc cuộc chiến mới nhất này, nhưng điều đó sẽ chưa thể diễn ra một sớm một
chiều.
24
BÀI ĐỌC THÊM
Biến động tiền tệ phá hỏng nỗ lực tăng trưởng
của châu Á
Tác giả: Hà Thu (theo Reuters); Đăng trên vnexpress.net/kinh doanh ngày Thứ tư,
26/8/2015.
Nhiều nước châu Á tìm cách kích thích xuất khẩu và đạt mục tiêu lạm phát, nhưng động
thái phá giá bất ngờ của Trung Quốc đã phá hỏng mọi thứ.
Đợt phá giá gần 2% ngày 11/8 của Trung Quốc là bằng chứng mới nhất cho thấy nền
kinh tế này đang gặp rắc rối. Còn với thế giới, việc này đã gây ra tình trạng hoảng loạn,
với mối lo chiến tranh tiền tệ đang đến gần.
Thị trường tiền tệ và chứng khoán trong khu vực đã liên tục lập đáy kể từ đó, kéo theo
cả hệ thống tài chính toàn cầu. Nhà đầu tư lo ngại về vai trò của Trung nâng lãi suất.
Châu Á vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc khủng hoảng 1997-1998. Vì thế, lựa chọn để tiền tệ
hạ giá nhẹ đã bị gạt qua một bên trong tình cảnh hỗn loạn hiện nay.
25
Bên ngoài một quầy đổi tiền tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Ngân hàng trung ương các nước từ Hàn Quốc đến Thái Lan đều đã hoãn giảm lãi suất,
do việc này sẽ càng gây áp lực lên nội tệ. Tiền tệ rơi tự do sẽ khiến dòng vốn rút ra ào
ạt, làm chao đảo thị trường và tăng chi phí đi vay. Các kế hoạch kích thích và tăng
trưởng vì thế cũng đành gác lại.
Ngân hàng Trung ương Indonesia đã giữ nguyên lãi suất trong đợt xem xét tuần trước.
Họ cũng tuyên bố ổn định tiền tệ đang là ưu tiên hàng đầu, kể cả khi nền kinh tế đang
tăng trưởng chậm nhất 6 năm và lạm phát cũng giảm tốc. "Chúng tôi sẽ không tham gia
cuộc chiến phá giá", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia - Agus
Martowardojo tuần này cho biết.
Cơ quan này đã can thiệp tích cực vào thị trường để đồng rupiah không bị đầu cơ giá
xuống. Indonesia là nước chịu ảnh hưởng đặc biệt lớn, khi nội tệ mất 14% so với USD
năm nay, dự trữ ngoại hối thấp và khối nợ bằng ngoại tệ lớn.
Các ngân hàng trung ương Ấn Độ và Singapore cũng không thể giảm lãi khi thị trường
còn biến động. "Giới chức châu Á phải sẵn sàng chịu lãi suất cao thêm một thời gian
nữa", Cliff Tan - Giám đốc nghiên cứu các thị trường châu Á tại Mitsubishi UFJ nhận
xét.
26
Gareth Leather và Daniel Martin - hai nhà phân tích tại Capital Economics cũng nhận
định Malaysia và Indonesia có thể còn bị buộc nâng lãi "nếu tiền tệ bị bán tháo mạnh
nữa".
Citibank đã giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á năm nay, từ 6,1% xuống 6%,
do các bất ổn liên quan đến việc NDT yếu đi, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và
những chính sách có thể gây phản ứng tiêu cực từ các nước khác.
Với Thái Lan, dự báo tăng trưởng bị hạ từ 3,5% xuống 2,7%. Dù thừa nhận nền kinh tế
yếu hơn dự báo và đồng baht mất giá đúng là cứu cánh cho mình, Ngân hàng Trung
ương Thái Lan vẫn cam kết giữ lãi suất ổn định trong tháng 8 và bóng gió là do biến
động trên thị trường tài chính. Đồng baht tuần này đã xuống thấp nhất 6 năm so với
USD, và mức giảm 8% từ đầu năm chủ yếu rơi vào vài tháng gần đây.
"Rõ ràng là việc này không thoải mái cho lắm. Có lẽ họ đang bắt đầu nghĩ rằng đây là
biến động không mong muốn, hơn là sự giảm giá được chờ đợi", Richard Yetsenga -
Giám đốc Nghiên cứu Các thị trường Tài chính tại ANZ nhận xét.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã phải bán USD để làm chậm lại đà giảm của đồng
won tuần này, sau khi nội tệ xuống đáy gần 4 năm so với USD. Động thái này hoàn
toàn ngược lại so với chiến lược đầu năm nay, là làm yếu nội tệ để cạnh tranh xuất khẩu
với Nhật Bản. Trong tuyên bố tháng này, họ cũng giữ lãi suất không đổi, sau khi Trung
Quốc phá giá nội tệ.
Tan cho rằng các ngân hàng trung ương châu Á hiện không thể tìm được chính sách tiền
tệ nào tốt hơn và sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng khối dự trữ ngoại tệ hàng nghìn tỷ
USD để bảo vệ nội tệ. "Họ đã sẵn sàng phòng thủ rồi, vấn đề là phòng thủ mạnh hay
yếu mà thôi", Tan nói.
27
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Sau khi học xong chương 2 sinh viên có khả năng:
- Trình bày tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của Tài chính ( Nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ
và Nhà nước ).
- Nêu biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong của Tài chính.
- Trình bày chức năng của Tài chính ( Chức năng phân phối và chức năng giám đốc).
- Biết hệ thống tài chính nước ta hiện nay ( bao gồm các khâu: Tài chính Nhà nước, Tài chính
Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Tín dụng, Tài chính các tổ chức xã hội và Tài chính hộ gia đình).
- Nêu khái niệm và nội dung của chính sách tài chính quốc gia.
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của Tài chính
- Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển, đặc biệt
là sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoa
đó, tiền tê đã xuất hiện.
- Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia
thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính sự xuất hiện sản xuất và
trao đổi hàng hoá và tiền tệ là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai
cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện. Bằng quyền lực chính
trị của mình, nhà nước là người có quyền quyết định việc in tiền, đúc tiền và lưu thông đồng tiền, tác
động đến sự vận động độc lập của đồng tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ.
- Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trong xã hội
sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên các quỹ tiền
tệ phục vụ cho các mục đích riêng có của mỗi chủ thể, cụ thể:
+ Thông qua các loại thuế , nhà nước đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ để lập ra quỹ Ngân sách nhà nước và các quỹ Tài chính
28
nhà nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tê - xã
hội.
+ Ở các chủ thể khác như ở các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình: các quỹ tiền
tệ được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp ( sản xuất hoặc tiêu dùng ) ; bên cạnh đó
các quỹ tiền tệ cũng có thể được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện
tiền tệ cho những mục đích trực tiếp.
Tóm lại: Những phân tích trên cho thấy: sản xuất hàng hoá - tiền tê và nhà nước là những tiền
đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của nhà nước.
29
II. Bản chất của Tài chính
1. Biểu hiện bên ngoài của Tài chính
Biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền và các
hiện tượng chi ra bằng tiền ở các chủ thể kinh tế - xã hội, chẳng hạn:
+ Doanh nghiệp, dân cư nộp thuế bằng tiền cho nhà nước.
+ Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn.
+ Các cơ quan bảo hiểm trả tiền ( bồi thường thiệt hại) cho dân cư khi họ bị mất sức lao động
tạm thời hay vĩnh viễn ( từ quỹ Bảo hiểm xã hội) hay khi họ bị tai nạn rủi ro ( từ quỹ Bảo hiểm kinh
doanh).
+ Nhà nước cấp phát tiền từ Ngân sách nhà nước tài trợ cho việc xây dựng đường giao thông,
trường học, bệnh viện công...
* Nhận xét
- Từ các hiện tượng tài chính trên, có thể thấy hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự
vận động của vốn tiền tệ. Ở đây, tiền tệ đại diện cho một lượng giá trị, một thế năng về sức mua nhất
định và được gọi là nguồn tài chính.
- Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng
nhằm thực hiện các mục đích của mình. Sự vận động của các nguồn tài chính phản ánh sự vận động
của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
- Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền
tệ nhất định. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một mục đích
nhất định. Các quỹ tiền tệ có 3 đặc điểm sau:
+ Đặc điểm 1: Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu.
Kết thúc một giai đoạn vận động nào đó của quỹ thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này hay
hình thức sở hữu khác sẽ nhận được cho mình một phần nguồn lực tài chính như là kết quả tất yếu của
quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Việc sử dụng các quỹ tiền tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu, cũng như tuỳ thuộc vào quy ước,
nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sở hữu trong quá trình phân phối.
+ Đặc điểm 2: Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính.
Phần lớn các quỹ tiền tệ đều có mục đích cuối cùng: tích luỹ hoặc tiêu dùng. Chẳng hạn:
- Ngân sách nhà nước - quỹ tiền tệ đặc biệt của nhà nước - phục vụ việc thực hiện chức
năng của nhà nước.
- Vốn của doanh nghiệp: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngân sách gia đình: phục vụ mục đích tiêu dùng của gia đình...
Ngoài ra, còn có cả những quỹ tiền tệ trung gian (như các quỹ kinh doanh của các tổ chức tín
dụng, công ty tài chính ) được hình thành và sử dụng có thời hạn cho việc hình thành các quỹ tiền tệ có
mục đích sử dụng cuối cùng khác.
+ Đặc điểm 3: Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được
tạo lập và sử dụng.
Quá trình vận động của các nguồn tài chính thông qua hoạt động phân phối của tài chính kéo
theo sự chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác, do đó luôn luôn có quỹ tiền tệ
được tạo lập và có quỹ tiền tệ được sử dụng.
30
Những phân tích kể trên cho thấy quan niệm tài chính được xác định trước hết là những hiện
tượng, những biểu hiện bên ngoài của nó: các hiện tượng thu, chi bằng tiền, là sự vận động của các
nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội.
2. Nội dung bên trong của Tài chính
Nguồn tài chính trong xã hội luôn vận động một cách liên tục và trong mối quan hệ chằng chịt,
đa dạng giữa các chủ thể trong xã hội dẫn tới việc làm thay đổi lợi ích kinh tế của các chủ thể đó, ví
dụ:
- Các tổ chức, doanh nghiệp khi nhận được sự tài trợ nguồn tài chính từ ngân sách nhà
nước sẽ có điều kiện để duy trì và đây mạnh hoạt động của mình.
- Khi tập trung thêm được các nguồn tài chính từ các chủ thể khác trong xã hội vào ngân
sách nhà nước, nhà nước có thêm điều kiện vật chất thực hiện các chức năng của mình.
Như vậy, các hiện tượng - biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các
quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối
của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính.
Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên
ngoài của tài chính.
Như vậy có thể hiểu:
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó
phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua
việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong
xã hội.
* Chú ý: Giữa tài chính và các phạm trù giá trị khác như tiền tệ, giá cả, tiền lương có quan hệ
với nhau rất gần gũi và giữa chúng có sự khác nhau về bản chất.
- Tiền tệ về bản chất là một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung trong quan
hệ mua bán, trao đổi của nền sản xuất hàng hoá với chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi,
chức năng dự trữ giá trị và chức năng thanh toán. Còn tài chính là sự vận động của tiền tệ chỉ với hai
chức năng thanh toán và phương tiện dự trữ giá trị và luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ nhất định để thoả mãn các mục đích khác nhau.
- Giá cả là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị nhưng khác rất rõ với phạm trù tài
chính. Đặc trưng cơ bản của phân phối tài chính là luôn kéo theo sự chuyển dịch giá trị gắn với việc
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau. Còn ở phạm trù giá cả,
việc chuyển dịch giá trị không xảy ra vì giá cả xuất hiện trong quan hệ trao đổi, mua bán theo nguyên
tắc ngang giá (thậm chí trong trường hợp trao đổi không ngang giá, quá trình phân phối dưới hình thức
giá trị của phạm trù giá cả được thực hiện kèm theo quá trình trao đổi mua bán với sự vận động ngược
chiều của các hình thái giá trị khác nhau, không giống như phân phối của tài chính thực hiện thông qua
sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ và không kèm theo sự vận động ngược chiều nào của giá trị).
- Tiền lương là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị. Tiền lương được trả cho người
lao động với biểu hiện là một số tiền nhất định và cũng là một bộ phận của nguồn tài chính hình thành
nên ngân sách gia đình, tài chính dân cư. Tài chính là phương tiện để thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động của tiền lương trong lĩnh vực bù đắp sức lao động.
III. Chức năng của Tài chính
1. Chức năng phân phối
31
- Khái niệm: Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài
lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho
những mục đích khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hôi.
- Đối tượng phân phối: là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính
có trong xã hội.
Bao gồm:
- Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nước (
GDP).
- Bộ phận của cải xã hội còn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ quá khứ của xã hội.
- Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển
ra nước ngoài.
- Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn.
-Chủ thể phân phối: có thể là Nhà nước ( các tổ chức, cơ quan Nhà Nước), các doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư.
- Kết quả phân phối: sự hình thành ( tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong
xã hội nhằm những mục đích đã định.
- Đặc điểm phân phối:
+ Một là, phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm
theo sự thay đổi hình thái giá trị.
Thông qua chức năng phân phối của tài chính, các quỹ tiền tệ nhất định được hình thành và sử
dụng, nhưng chính trong việc hình thành và sử dụng các quỹ, đặc điểm của tài chính - phân phối dưới
hình thức giá trị - vẫn không thay đổi.
+ Hai là, phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tê nhất định.
Phân phối của tài chính luôn làm chuyển dịch giá trị, biểu hiện bằng sự vận động của các
nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác. Điều này liên quan đến việc hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ khác nhau.
+ Ba là, phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục
bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại có phạm vi rộng lớn và mang
tính chất chủ yếu.
UPhân phối lần đầu: là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể
tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất
và dịch vụ.
Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội mới chỉ được chia thành những phần thu nhập
cơ bản.
U Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được
hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của
các quỹ tiền tệ.
2. Chức năng giám đốc
- Khái niệm: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra
bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ
tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
32
- Đối tượng của giám đốc tài chính: là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Chủ thể của giám đốc tài chính: cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để cho các quá
trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả; bản thân các chủ thể phân phối
phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó.
- Kết quả của giám đốc tài chính: phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình
phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính,
quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Đặc điểm của giám đốc tài chính:
+ Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhưng nó không đồng nhất với mọi loại giám
đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính được thực hiện đối với quá trình tạo lập và
sử dụng các quỹ tiền tệ, Trong khi đó, giá cả là một phạm trù giá trị có khả năng giám đốc bằng đồng
tiền nhưng khác biệt với phạm trù tài chính. Trong quan hệ trao đổi, mua bán; khả năng giám đốc của
giá cả trước hết nhờ vào chức năng thước đo giá trị của tiền tệ để đo lường giá trị của hàng hoá nhằm
đảm bảo nguyên tắc ngang giá.
+ Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi.
=> Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ
gắn bó với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng phân phối là tiền đề cho chức năng giám
đốc vì phân phối tạo ra nhu cầu và khả năng kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền đối với toàn bộ quá
trình phân phối. Ngược lại, chức năng giám đốc được thực hiện đảm bảo cho việc thực hiện chức năng
phân phối phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan, nâng cao tính hiệu quả của phân phối.
IV. Hệ thống tài chính nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN
1.Quan niệm hệ thống tài chính và khâu tài chính
Hoạt động của con người về sử dụng phạm trù tài chính tồn tại khách quan là hoạt động tài
chính. Trong đời sống thực tiễn, hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội.
Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng
các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó
Hay
Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình hoạt động.
Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính hợp
thành.
Thành phần của hệ thống tài chính
– Tổ chức tài chính
– Công cụ tài chính
– Thị trường tài chính
– Cơ sở hạ tầng tài chính
Hệ thống tài chính nước ta hiện nay bao gồm các khâu:
33
1. Ngân sách Nhà nước.
2. Tài chính Doanh nghiệp.
3. Bảo hiểm.
4. Tín dụng.
5. Tài chính các tổ chức xã hội và Tài chính hộ gia đình.
Chú thích:
Quan hệ trực tiếp.
----- Quan hệ thông qua thị trường.
34
Hay:
2. Khái quát chung về các khâu tài chính
2.1 Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “ tụ điểm “
của các nguồn tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước với
mục đích phục vụ cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp và thực hiện các chức năng của Nhà
nước trong quản lý kinh tế - xã hội.
- Ngân sách Nhà nước có các nhiệm vụ sau:
+ Thứ nhất, động viên tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ tập trung lớn
nhất của Nhà nước - quỹ Ngân sách - từ các khoản huy động mang tính bắt buộc ( thuế, phí, lệ phí)
hoặc mang tính chất tự nguyện ( viện trợ, vay nợ trong và ngoài nước)..
+ Thứ hai, phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
như duy trì bộ máy Nhà nước, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá xã hội, phát triển kết
cấu hạ tầng, đầu tư kinh tế ...
+ Thứ ba, giám đốc và kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động khác nhau
của xã hội, với tất cả các khâu khác trong hệ thống tài chính; do đó nó có khả năng và cần phải thực
hiện việc kiểm tra đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính có quan hệ với việc tạo lập và sử
dụng quỹ Ngân sách ở mọi khâu tài chính và mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội.
2.2.Tài chính Doanh nghiệp
35
Tài chính Doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “ tụ điểm “
của các nguồn tài chính gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ. Hoạt động Tài
chính Doanh nghiệp luôn gắn liền với các chủ thể của nó là các doanh nghiệp ( pháp nhân hay thể
nhân).
Sự tạo lập vốn ban đầu có thể và trước hết là dựa vào thị trường tài chính, thu hút vốn qua góp
vốn cổ phần ( phát hành cổ phiếu) hay đi vay ( phát hành trái phiếu, vay ngân hàng...). Sau đó, do gắn
liền với sản xuất kinh doanh, vốn và các quỹ tiền tệ khác được bổ sung, tái tạo thông qua việc phân
phối doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ bù đắp ( như quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bù đắp
vốn lưu động) và tạo lập các quỹ từ lợi nhuận. Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích
nhất định, nhưng tính chất chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục
đích sản xuất kinh doanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.
Tài chính Doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
+ Một là, Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh
doanh.
+ Hai là, Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.
+ Ba là, Phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của
nhà nước.
+ Bốn là, Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp;
đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó.
Tài chính Doanh nghiệp có quan hệ với các khâu khác của hệ thống tài chính như quan hệ với
Tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu; quan hệ với Ngân sách
thông qua nộp thuế; quan hệ với các tổ chức tín dụng thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo
vốn hoặc trả nợ gốc và lãi vay... Quan hệ giữa Tài chính Doanh nghiệp với các khâu tài chính khác có
thể là trực tiếp với nhau, cũng có thể thông qua thị trường tài chính.
2.3.Bảo hiểm
Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính nước ta. Bảo hiểm có nhiều hình thức và nhiều
quỹ tiền tệ khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của các quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử
dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tuỳ theo mục đích của
quỹ.
Theo tính chất của hoạt động bảo hiểm, bảo hiểm được chia thành hai nhóm:
- Bảo hiểm kinh doanh: ( bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và các nghiệp vụ bảo
hiểm khác) được hình thành từ sự đóng góp của những người ( thể nhân hoặc pháp nhân) tham gia bảo
hiểm và chủ yếu được sử dụng để bồi thường tổn thất cho họ khi họ gặp rủi ro bất ngờ, bị thiệt hại vật
chất theo nguyên tắc đặc thù là “ lấy số đông bù số ít ”. Phần lớn các quỹ bảo hiểm kinh doanh được
tạo lập và sử dụng có tính chất thương mại, vì mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận.
- Bảo hiểm xã hội: ( bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ) được hình thành và sử dụng
không vì mục đích kinh doanh lấy lãi.
Trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ Bảo hiểm, Bảo hiểm có quan hệ trực tiếp với các
khâu khác qua việc thu phí Bảo hiểm và chi bồi thường. Đồng thời do khả năng tạm thời nhàn rỗi của
các nguồn tài chính trong các quỹ Bảo hiểm, các quỹ này có thể được sử dụng tạm thời như các quỹ
tín dụng. Như vậy, Bảo hiểm cũng có thể có quan hệ với các khâu khác thông qua thị trường tài chính.
Do vậy Bảo hiểm được xem như là một khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính.
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te

More Related Content

What's hot

Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangkynguyenxam
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toánLớp kế toán trưởng
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)Tường Minh Minh
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửvinhthanhdbk
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởLyLy Tran
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banLan Anh Nguyễn
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSayuri Huỳnh
 

What's hot (20)

Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Giáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tửGiáo trình thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
 
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mởKinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
 

Similar to Ly thuyet tai chinh tien te

Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216Yen Dang
 
De cuong tien te tin dung 2005 - final
De cuong tien te   tin dung 2005 - finalDe cuong tien te   tin dung 2005 - final
De cuong tien te tin dung 2005 - finalbookbooming1
 
Tiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdfTiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdfWaldoKool
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_tehacuoi1
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteMơ Vũ
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Nguyễn Thị Thanh Huyền
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfKemTuytMatcha
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf23a4010216
 
Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiNgọc Trâm
 

Similar to Ly thuyet tai chinh tien te (20)

Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 
De cuong tien te tin dung 2005 - final
De cuong tien te   tin dung 2005 - finalDe cuong tien te   tin dung 2005 - final
De cuong tien te tin dung 2005 - final
 
Slide tctt tham khao
Slide tctt tham khaoSlide tctt tham khao
Slide tctt tham khao
 
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệĐề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ
 
Tiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdfTiểu-luận-KTCT.pdf
Tiểu-luận-KTCT.pdf
 
Presentation1
Presentation1Presentation1
Presentation1
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_te
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Gttaichinhtiente
GttaichinhtienteGttaichinhtiente
Gttaichinhtiente
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Câu hỏi ktct
Câu hỏi ktctCâu hỏi ktct
Câu hỏi ktct
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
 
Taichinh tiente
Taichinh tienteTaichinh tiente
Taichinh tiente
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
 
Xin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến vớiXin chào cô và các bạn đến với
Xin chào cô và các bạn đến với
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 
Monetary k42-2005
Monetary k42-2005Monetary k42-2005
Monetary k42-2005
 

Ly thuyet tai chinh tien te

  • 1. 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Th.S: TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG Th.S: VÕ THỊ THUÝ HẰNG LƯU HÀNH NỘI BỘ
  • 3. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học xong chương 1 sinh viên có khả năng: _ Trình bày về sự ra đời và bản chất của tiền tệ. _ Nêu các chức năng của tiền tệ: chức năng đo lường giá trị, chức năng trung gian trao đổi và chức năng dự trữ giá trị, chức năng thanh toán _ Trình bày các vai trò của tiền tệ _ Các hình thái tiền tệ: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử _ Các khối tiền tệ ( M1, M2, M3,L) và các chế độ tiền tệ (chế độ đơn bản vị, chế độ song bản vị, chế độ bản vị ngoại tệ, chế độ lưu thông tiền giấy) _ Cầu tiền tệ và các nhân tố ảnh hưởng _ Cung tiền tệ và các kênh cung ứng tiền _ Lạm phát (khái niệm, các loại lạm phát, nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hậu quả lạm phát mang lại cũng như các biện pháp tình thế và chiến lược nhằm khắc phục lạm phát) B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. Bản chất, chức năng và vai trò của tiền tệ 1. Sự ra đời và bản chất của tiền tệ Khi loài người mới bắt đầu xuất hiện, họ phải tự tìm kiếm hoặc làm ra tất cả những vật mình cần mà không phải dựa vào người khác. Cộng đồng này sống độc lập với cộng đồng khác, họ tự lo chỗ ở, tự tìm kiếm thức ăn khi đói và tự tạo quần áo để tránh rét. Khi loài người phát triển hơn, họ không những có thể kiếm đủ cho nhu cầu hàng ngày mà còn có vật phẩm dư thừa, hoạt động trao đổi những vật phẩm dư thừa này bắt đầu xuất hiện giữa các cộng đồng người. Việc trao đổi này mang tính chất trực tiếp, một hàng hóa này lấy một hàng hóa khác mà không cần có vật môi giới trung gian. Cách thức trao đổi này đòi hỏi mỗi người phải tìmcho được một người khác muốn cái anh ta đang thừa và có cái anh ta muốn. Khi trao đổi phát triển hơn, việc tìm kiếm một người như vậy trở nên khó khăn, bên cạnh đó còn tốn kém nhiều thời gian. Những hạn chế của trao đổi trực tiếp đã làm xuất hiện những tập đoàn người với đủ thứ hàng hóa khác nhau, đi từ nơi này đến nơi khác để tiến hành trao đổi với nhiều cộng đồng người khác nhau. Cùng với sự phát triển của các hoạt động thương mại, sự ra đời của các quốc gia đã kéo theo nhiệm vụ quản lý của cải dư thừa bởi việc bóc lột nô lệ, nông nô, nông dân; bởi việc trao đổi giữa các vùng xa cách nhau hoặc từ việc cướp bóc của các dân tộc láng giềng. Nó đòi hỏi phải xác định giá trị các cống vật, thuế khóa và tiêu chuẩn hóa các phương thức và phương tiện thanh toán tại những nơi họp chợ và các thương cảng. Những vật làm trung gian trong trao đổi xuất hiện, được mọi người chấp nhận làm phương tiện để trao đổi với các hàng hóa khác. Ở thời kỳ này, đã có nhiều đồ vật được sử dụng với mục đích này, chẳng hạn như vải dệt, hạt cacao, ốc, vàng, sắt thỏi, đại mạch, lúa mì, đồng, kê, lụa,… trong đó kim loại có vị trí đặc biệt khiến nó dần trở thành công cụ được ưa thích nhất trong các hoạt động buôn bán và đóng thuế Đầu tiên kim loại được sử dụng làm phương tiện trao đổi dưới dạng thỏi, sau đó nó được đúc dưới dạng tiền đúc. Ban đầu các kim loại sắt, thiếc, kẽm, đồng được sử dụng để đúc tiền, sau đó là những đồng tiền đúc bằng bạc và vàng. Đến đầu thế kỷ 19, vàng được sử dụng phổ biến để đúc tiền ở các nước.
  • 4. 4 Với sự xuất hiện của hệ thống ngân hàng vào đầu thế kỷ 14, các chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn được sử dụng làm phương tiện thanh toán ở Châu âu, sau đó nó được thay thế bằng giấy bạc được đảm bảo bằng vàng của ngân hàng phát hành và lưu hành song song với tiền đúc của nhà nước. Đến đầu thế kỷ 20, giấy bạc ngân hàng thay thế hoàn toàn các loại tiền đúc bằng kim loại quý như vàng, bạc. Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, giấy bạc ngân hàng không còn mối liên hệ chính thức với vàng như trước nữa. Như vậy, sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đã đòi hỏi phải có một vật nào đó làm môi giới trung gian trong trao đổi, đóng vai trò vật ngang giá chung khi trao đổi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp. Cũng chính sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa cùng với sự can thiệp của nhà nước đã dẫn tới sự thanh thế phương tiện trao đổi này bằng phương tiện trao đổi khác. Từ đó, có thể hiểu bản chất của tiền tệ: Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác hay Tiền tệ là bất kỳ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng và thanh toán công nợ. Nó là một phương tiện trao đổi. 2. Chức năng của tiền tệ Khi đề cập đến vấn đề chức năng của tiền tệ, các nhà kinh tế học đã cho rằng tiền tệ có ba chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi và bảo toàn giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số nhà kinh tế học thêm vào chức năng thứ tư: làm phương tiện thanh toán hoàn hiệu. Theo Mác, khi giả định vàng làm tiền tệ, ông đã cho rằng tiền có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Trải qua quá trình phát triển, khoa học tiền tệ không ngừng phát triển, trong nền kinh tế hiện đại các chức năng ban đầu của tiền tệ vẫn có nghĩa nhất định. 2.1.Chức năng thước đo giá trị (standard of value) Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác. Chúng ta đo lường các giá trị của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như chúng ta đo khối lượng bằng kilogram hoặc đo khoảng cách bằng kilomét. Để thấy vì sao chức năng này lại quan trọng, chúng ta nhìn vào nền kinh tế đổi chác, trong đó tiền không thực hiện chức năng này. Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối. Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100 mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá. Công thức cho chúng ta biết số giá ta cần khi có N mặt hàng: N(N -1)/2 Hãy tưởng tượng ra sự khó khăn đến thế nào nếu ta đi mua sắm trong một siêu thị với 1000 mặt hàng khác nhau. Khi quyết định giá của vật này rẻ hay đắt hơn giá cuả cái kia rất khó khăn vì giá của 1 kilogam gà được đo bằng 5 kilogam thóc, trong khi 1 kilogam cá được định giá băng 3 kilogam cà chua. Chắc chắn rằng bạn có thể so sánh giá của tất cả các mặt hàng, bảng giá của một mặt hàng sẽ phải kê ra 999 giá khác nhau và thời gian dung để đọc chúng rất lâu làm cho chi phí giao dịch tăng đáng kể. Giải pháp cho vấn đề này là đưa tiền vào nền kinh tế và dùng tiền để thể hiện giá ch tất cả các mặt hàng, như vậy chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá gạo, vải hay muối. Nếu chỉ có 3 mặt hàng trong nền kinh tế thì điều này sẽ không có nghĩa lớn so với nền kinh tế đổi chác vì chúng ta chỉ có 3 giá khi giao dịch. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa lớn hơn thì tầm quan trọng của tiền lúc
  • 5. 5 này sẽ rất lớn, với 10 mặt hàng bây giờ chúng ta chỉ cần 10 giá, 100 mặt hàng chỉ cần 100 giá. Tại siêu thị có 1000 mặt hàng thì nay chỉ cần 1000 giá để xem chứ không phải 499.500 giá. Số lượng giá trong một nền kinh tế đổi chác và số lượng giá trong một nền kinh tế dùng tiền tệ được thể hiên qua bảng sau: SỐ LƯỢNG MẶT HÀNG SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ ĐỔI CHÁC SỐ LƯỢNG GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ SỬ DỤNG TIỀN TỆ 3 3 3 10 45 10 100 4950 100 1.000 499.500 1.000 10.000 49.995.000 10.000 Chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền để đo lường làm giảm hẳn chi phí thời gian để giao dịch trong một nền kinh tế, nhất là giảm hẳn số giá cần phải xem xét. Cái lợi của chức năng này của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn. C.Mác đã cho rằng để thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ phải là tiền thực – tiền có đủ giá trị nội tại. Để đo lường và biểu hiện giá trị các hàng hóa, có thể sử dụng tiền trong niệm và cần phải có tiêu chuẩn giá cả, tiêu chuẩn giá cả là đơn vị đo lường tiền tệ của mỗi quốc gia bao gồm hai yếu tố: tên gọi của đơn vị tiền tệ và hàm lượng kim loại qu trong một đơn vị tiền tệ. Với việc đảm nhận chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã giúp cho mọi việc tính toán trong nền kinh tế trở nên đơn giản như tính GNP, thu nhập, thuế khóa, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ… 2.2.Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of exchange) Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi tiền tệ môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ xuất hiện, hình thái trao đổi trực tiếp bằng hiện vật dần dần nhường chỗ cho hình thái trao đổi gián tiếp thực hiện thông qua trung gian của tiền tệ. Hình thái trao đổi này trở thành phương tiện và động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, buôn bán trở nên dễ dàng, sản xuất thuận lợi. Có thể ví tiền tệ như một chất nhớt bôi trơn guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi mức dộ tiền tệ hóa ngày càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng được diễn ra thuận lợi, trôi chảy. Nghiệp vụ trao đổi giá tiếp thực hiện qua trung gian của tiền tệ, gồm hai vế: - Vế thứ nhất: bán hàng để lấy tiền:H-T - Vế thứ hai : dùng tiền để mua hàng T – H Nhưng thỉnh thoảng hai vế này không di liền với nhau. Tiền tệ là phương tiện làm trung gian trao đổi dần dần trở thành mục tiêu trong các cuộc trao đổi và được ưa chuộng. Chính sức mua (Purchasing power) của tiền tệ đã quyết định điều này. Do vậy muốn tiền thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi đòi hỏi hệ thống tiền tệ của một quốc gia phải có sức mua ổn định, số lượng tiền tệ phải đủ liều lượng đáp ứng nhu cầu trao đổi trong mọi hoạt động kinh tế, hệ thống tiền tệ phải có đủ các loại tiền, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu giao dịch của dân chúng. 2.3.Chức năng phương tiện thanh toán (standard of deferred payment) Quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, ngoài quan hệ hàng hóa-tìen tệ, còn phát sinh những nhu cầu vay mượn, thuế khóa, nộp địa tô…bằng tiền. Trong những trường hợp này, tiền tệ chấp nhận chức năng thanh toán. Như vậy, khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của trao đổi hàng hóa, mà là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, tức là tiền tệ vận động tách rời sự vận động của hàng hóa. Tiền tệ khi thực hiện chức năng làm phương tiện chi trả đã tạo ra khả năng làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau.
  • 6. 6 Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ. 2.4.Chức năng phương tiện tích lũy (store of value or store of purchasing power) Tiền tệ chấp hành chức năng phương tiện tích lũy khi tiền tệ tạm thời rút khỏi lưu thông, trở vào trạng thái tĩnh, chuẩn bị cho nhu cầu chi dùng trong tương lai. Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hìn thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời. Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, để tiền tệ thực hiện được chức năng phương tiện tích lũy đòi hỏi hệ thống tiền tệ quốc gia phải đảm bảo được sức mua. 2.5.Chức năng tiền tệ thế giới (world currency) Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng. II. Các hình thái tiền tệ Qua quá trình phát triển, tiền tệ đã tiến hóa qua rất nhiều hình thái: từ những hình thái thô sơ ban đầu cho đến những hình thái hiện đại như ngày nay. Đó là các hình thái: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử 1. Hóa tệ Hóa tệ là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ theo đó một loại hàng hóa nào đó do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện các chức năng mà các hàng hóa thông thường khác không có được. Hàng hóa này dần dần trở thành loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung và được sử dụng thường xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác Hóa tệ có thể chia thành 2 loại: hóa tệ không phải kim loại và hóa tệ kim loại _ Hóa tệ không phải kim loại Là loại hàng hóa xuất phát từ hàng hóa không phải là kim loại. Loại hóa tệ này khác nhau tùy theo tập quán từng địa phương, chẳng hạn như súc vật, vòng đá, lông da thú, ngọc trai, muối, mè khô,… Hóa tệ rất bất tiện khi lưu thông với tư cách là tiền tệ vì những thuộc tính kém thuận lợi như dễ hư hỏng, không bền theo thời gian, khó bảo quản và vận chuyển, khó chia nhỏ thành đơn vị, và không có tính đồng nhất. Những thuộc tính kém thuận lợi này khiến cho hóa tệ không thể tồn tại lâu dài và dần dần bị đào thải khỏi lưu thông khi con người phát hiện ra kim loại. _ Hóa tệ kim loại Là tiền xuất phát từ hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa là kim loại. Khi phát hiện ra kim loại, người ta nhận thấy kim loại có thể khắc phục được những nhược điểm của hóa tệ không kim loại, chẳng hạn như bền hơn, dễ bảo quản hơn, dễ vận chuyển hơn, có thể
  • 7. 7 chia nhỏ thành đơn vị. Với những thuộc tính ưu việt này, người ta có khuynh hướng nhanh chóng chuyển sang sử dụng kim loại làm tiền tệ. Lúc đầu là những kim loại rẻ như đồng, kẽm, chì được sử dụng làm tiền tệ, về sau người ta nhận thấy trong số những loại kim loại tìm thấy có bạc và vàng là hai thứ kim loại ưu việt hơn hết nếu sử dụng làm tiền tệ. Ngoài tính chất bền, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, vàng và bạc là những kim loại quý nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ đại diện cho một hàng hóa có giá trị tương đối lớn. Do vậy nếu dùng chúng làm tiền tệ thì rất tiện lợi cho lưu thông, không cần khối lượng lớn nhưng có thể trao đổi được với những hàng hóa có giá trị cao. Ngoài ra việc chia nhỏ thành đơn vị và nhập những đơn vị nhỏ thành đơn vị lớn hơn rất dễ dàng và hầu như vẫn bảo tồn được giá trị của chúng. Từ đó, bạc và sau này là vàng độc chiếm ngôi vị tiền tệ lâu dài cho đến khi nhân loại phát minh ra tiền giấy. Hóa tệ kim loại trong quá trình sử dụng bộc lộ một số nhược điểm khiến nó không còn được tiếp tục sử dụng lâu dài hơn nữa trong vai trò tiền tệ, đặc biệt là khi nền kinh tế phát triển khiến hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, thương mại phát triển khiến giao lưu hàng hóa ngày càng rộng thì những nhược điểm của lưu thông tiền vàng, tiền bạc càng bộc lộ rõ nét: • Những thương nhân mua bán khối lượng hàng hóa lớn nếu thanh toán bằng tiền vàng thì việc vận chuyển vàng trở nên rất nặng nề chứ không còn nhẹ nhàng và dễ dàng như trước đây. • Những thương nhân mua bán ở phạm vi rộng, thậm chí xuyên quốc gia, nếu sử dụng tiền vàng trong thanh toán thì việc bảo quản và vận chuyển tiền, tránh nạn cướp bóc trên đường đi, trở thành một nỗi lo nặng nề. Những nhược điểm này đòi hỏi phải có hình thái tiền tệ nào khác ưu việt hơn để thay thế cho tiền vàng và bạc. 2. Tín tệ Tín tệ là loại tiền tệ được đưa vào lưu thông nhờ vào sự tín nhiệm của công chúng, chứ bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể. Nó được sử dụng thay thế cho tiền vàng và tiền bạc (là những loại tiền thực). Tín tệ có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy 2.1. Tín tệ kim loại Là loại tín tệ được đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quý như bạc hay vàng. Khi phát hiện được vàng và bạc có những thuộc tính đặc biệt phù hợp với vai trò của tiền tệ, người ta đã sử dụng bạc và vàng để làm tiền suốt một thời gian khá dài. Trong quá trình sử dụng, hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ hao hụt dần đi khiến cho giá trị thực tế của đồng tiền không còn đúng như giá trị danh nghĩa của nó; tuy nhiên khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán tiền tệ bao giờ cũng thực hiện theo giá trị danh nghĩa. Lợi dụng điều này, sở đúc tiền chủ động giảm bớt hàm lượng vàng trong mỗi đơn vị tiền tệ để tiết kiệm vàng. Tiến xa hơn một bước nữa, thay vì sử dụng kim loại quý như vàng và bạc để đúc tiền, người ta sử dụng kim loại rẻ tiền để đúc tiền nhằm hai mục tiêu: (1) tiết kiệm vàng bạc của quốc gia (2) giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng bạc làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển. 2.2. Tiền giấy Từ đầu thế kỷ 17, ở Hà Lan, ngân hàng Amsterdam đã cấp cho những thân chủ gửi vàng bạc vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều từ nhỏ. Khi cần, có thể đem những giấy từ nhỏ này đổi lấy vàng hoặc bạc tại ngân hàng. Trong thanh toán cho người khác, các giấy tờ nhỏ này cũng được chấp nhận. Sau đó một chủ ngân hàng người Thụy Điển tên Palmstruch đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho vay. Từ đó ngân hàng Palmstruch có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Từ khi ra đời cho đến nay, tiền giấy nói chung có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.
  • 8. 8 _ Tiền giấy khả hoán Là thứ tiền giấy được lưu hành thay cho tiền vàng hay tiền bạc ký thác ở ngân hàng. Bất cứ lúc nào mọi người cũng có thể đem tiền giấy khả hoán đó đổi lấy vàng hoặc bạc có giá trị tương đương với giá trị được ghi trên tiền giấy khả hoán đó. _ Tiền giấy bất khả hoán Là thứ tiền giấy được lưu hành nhưng khi cần vàng hoặc bạc người ta không thể chuyển đổi nó ra vàng hay bạc theo hàm lượng đã quy định mà phải mua vàng hay bạc theo giá thị trường. Xét về mặt lịch sử, lúc đầu tiền giấy ra đời dưới hình thức khả hoán nhưng dần dần về sau do lạm phát, chiến tranh khiến cho dự trữ vàng của quốc gia dùng để hoán đổi tiền ra vàng bị hao hụt không còn đủ vàng để cho dân chúng có thể hoán đổi. Khi ấy nhà nước phải phá giá đồng tiền. Nếu sau khi phá giá, nhu cầu chuyển đổi ra vàng của dân chúng vẫn ở mức cao và nếu tiếp tục chính sách hoán đổi thì có nguy cơ dự trữ vàng sẽ cạn kiệt, khi ấy nhà nước tuyên bố ngừng hoán đổi tiền ra vàng, đồng tiền trở thành bất khả hoán. Thời đại ngày nay, việc sử dụng tiền giấy được trở thành phổ biến, do tính thuận lợi của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hóa. Đó là: • Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán nợ • Thuận lợi khi thực hiện chức năng dự trữ giá trị • Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện 3. Bút tệ (Tiền ghi sổ) Bút tệ ra đời vào giữa thế kỷ 19 khi ngân hàng Anh quốc tìm cách né tránh các thể lệ phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đã sáng chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng. Ngày nay bút tệ được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước, nhưng ở các nước phát triển dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nước kém phát triển. Bút tệ là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng bút tệ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Cùng với trình độ ngân hàng ngày càng hiện đại, bút tệ đã giữ vị trí chủ yếu trong tổng mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế. Hiện nay là thời đại của bút tệ (tiền ghi sổ) bởi lẽ nó có những ưu việt vốn có: • Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí về lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói,… • Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng • Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế được những hiện tượng tiêu cực • Bút tệ tạo ra điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng 4. Tiền điện tử Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ ngân hàng nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càng được sử dụng rộng rãi, kể cả trong và ngoài nước. Những loại thẻ này có thể thực hiện được các chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền giấy trong đời sống kinh tế. Do vậy chúng cũng được xem như là một hình thái tiền tệ mới - tiền điện tử. III. Khối tiền tệ và chế độ tiền tệ 1. Khối tiền tệ
  • 9. 9 Các khối tiền trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện trao đổi, được phân chia tùy theo “độ lỏng” của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Độ lỏng của một phương tiện trao đổi được hiểu là khả năng chuyển đổi từ phương tiện đó ra hàng hóa, dịch vụ; tức là phạm vi và mức độ có thể sử dụng những phương tiện đó trong việc thanh toán chi trả. 1.1. Khối tiền tệ M1 Bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. Khối tiền tệ này bao gồm: • Tiền đang lưu hành (gồm toàn bộ tiền mặt do Ngân hàng trung ương phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng) • Tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng thương mại (tiền gửi mà chủ sở hữu của nó có thể phát hành séc để thanh tóan tiền mua hàng hóa, dịch vụ) 1.2. Khối tiền tệ M2 Khối tiền tệ này bao gồm: • Khối tiền tệ M1 • Tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại 1.3. Khối tiền tệ M3 Khối tiền tệ này bao gồm: • Khối tiền tệ M2 • Tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng thương mại 1.4. Khối tiền tệ L Khối tiền tệ này bao gồm: • Khối tiền tệ M3 • Chứng từ có giá có “tính lỏng” cao, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu,… 2. Chế độ tiền tệ Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ Bản vị tiền tệ là tiêu chuẩn chung mà mỗi nước chọn dùng làm cơ sở cho đơn vị tiền tệ của mình. 2.1. Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng Từ khi phát hiện ra bạc và vàng, bạc và vàng đã được đúc thành tiền theo một hình dáng và trọng lượng nhất định và cho lưu hành trong nước như là đồng tiền chính thức, hợp pháp và có hiệu lực thanh toán vô hạn trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nước nào dùng bạc làm bản vị thì gọi là chế độ đơn bản vị bạc Nước nào dùng vàng làm bản vị thì gọi là chế độ đơn bản vị vàng 2.2. Chế độ song bản vị Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ trong đó cả bạc và vàng đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song nhau và cả hai đều có giá trị thanh toán theo một tương quan do nhà nước ấn định. Chế độ song bản vị dẫn đến những xáo trộn trong đời sống kinh tế và lưu thông tiền tệ do nạn đầu cơ tiền vàng hay tiền bạc tùy theo sự thăng trầm của giá bạc và giá vàng trên thị trường. Ví dụ nếu giá vàng trên thị trường cao hơn so với chính thức thì người ta có xu hướng tích lũy tiền vàng và đưa
  • 10. 10 tiền bạc vào lưu thông thay thế cho tiền vàng. Điều đó đưa đến kết quả chỉ có tiền bạc xuất hiện trong lưu thông trong khi tiền vàng dần dần biến mất khỏi lưu thông. 2.3. Chế độ bản vị ngoại tệ Dưới chế độ bản vị ngoại tệ, đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài. Đó phải là các ngoại tệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vàng hoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác (các nước trong khối cộng đồng Anh sau thế chiến thứ nhất) 2.4. Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) Chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu) là đặc trưng cơ bản của lưu thông tiền tệ trong giai đoạn phát triển sau này của Chủ nghĩa tư bản. Việc lưu thông tiền giấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội khác nhau • Trong chế độ phong kiến, việc lưu thông tiền giấy tạo ra thu nhập cho việc in tiền và phát hành tiền và tập trung kim loại để phục vụ cho quyền lợi của bộ máy tập quyền • Trong giai đoạn phát triển Chủ nghĩa tư bản, do nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh phát sinh tình trạng khan hiếm tiền kim loại, mặt khác sử dụng kim loại trong lưu thông còn bị hao mòn, biến chất • Khi hệ thống ngân hàng thương mại đã phát triển tạo điều kiện cho sự ra đời các công cụ lưu thông tín dụng IV. Cung - cầu tiền tệ 1. Cầu tiền tệ Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hóa, còn sản xuất hàng hóa thì nhu cầu về tiền tệ là sự cần thiết mang tính chất khách quan. Trong thời đại ngày nay với nền kinh tế tiền tệ đang phát triển mạnh mẽ thì một thực tế khách quan là hầu hết giao dịch giữa các cá nhân hoặc các tổ chức đều được giải quyết bằng tiền. Do vậy nhu cầu về tiền tệ và việc sử dụng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội. Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước,… cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình _ Cầu tiền cho đầu tư Cầu tiền cho đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Lãi suất tín dụng ngân hàng Lãi suất tín dụng ngân hàng là mức thu nhập mang tính bình quân của các phương án đầu tư trong nền kinh tế, là cột mốc để so sánh với các mức tỷ suất lợi nhuận của các ngành khác và nó cũng là nhân tố kích thích các nguồn tiết kiệm trong dân cư đi tìm những hoạt động đầu tư. + Mức lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư như sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động khác cũng là nhân tố tác động đến nhu cầu đầu tư. + Thu nhập Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, vấn đề đặt ra là phải có tích lũy mà mức tích lũy lại phụ thuộc vào nhân tố hàng đầu là thu nhập. Nếu thu nhập càng cao, tích lũy càng lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, với các khoản tiền tích lũy được, các tổ chức, cá nhân thường tìm mọi biện pháp để sinh lợi và thực hiện đầu tư vào nhiều lĩnh vực, vừa phân tán rủi ro, vừa đa dạng hình thức sử dụng vốn… _ Cầu tiền cho tiêu dùng Cầu tiền cho tiêu dùng phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Thu nhập
  • 11. 11 Nếu kinh tế tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng lên, từ đó tác động đến thu nhập của từng thành viên trong xã hội theo chiều hướng thu nhập bình quân đầu người tăng thì cầu về tiêu dùng có xu hướng tăng. Nếu mức thu nhập quốc dân giảm, thu nhập bình quân đầu người giảm thì việc hạn chế nhu cầu tiêu dùng, thực hiện tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu là điều tất yếu. Đặc biệt đối với chính phủ, nhu cầu chi thường được giải quyết bằng những khoản thu chủ yếu từ thuế, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn thì nguồn thu hàng năm thường không bảo đảm những khoản chi, nếu nhà nước sử dụng biện pháp lạm phát để giải quyết thì phần lạm phát này có thể xem là số cầu tiền tệ “thuần” của nhà nước. + Giá trị của những hoạt động giao dịch Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, sự biến động của hệ thống giá cả hàng hóa, dịch vụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiêu dùng + Lãi suất Lãi suất tăng sẽ làm giảm mức cầu tiền tệ trong quỹ các doanh nghiệp hoặc trong tay các tầng lớp dân cư, giảm bớt nhu cầu tiêu dùng, mua sắm để tăng nguồn tích lũy nhằm sinh lợi cho đồng tiền _ Cầu tiền cho dự phòng Các cá nhân cần dự trữ tiền tệ để đề phòng khi bất trắc như đau ốm, thỏa mãn các nhu cầu đột xuất trong quan hệ xã hội bình thường. Các doanh nghiệp dự trữ tiền tệ để đáp ứng các nhu cầu đột xuất khi có thời cơ dự trữ các loại nguyên liệu khan hiếm, thuê mướn thêm nhân công để mở rộng sản xuất trong các cơ hội kinh doanh không lường trước được, … hoặc dự trữ hàng hóa. 2. Cung tiền tệ Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của nền kinh tế - xã hội Hàng năm trên cơ sở tính toán nhu cầu tiền trong lưu thông biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số trượt giá của nền kinh tế, mức thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, ngân hàng trung ương sẽ lên kế hoạch cung ứng tiền vào lưu thông qua các kênh chủ yếu là: _ Kênh tín dụng Thực hiện thông qua việc ngân hàng trung ương cung ứng tín dụng cho các ngân hàng thương mại qua nghiệp vụ tái chiết khấu _ Kênh thị trường mở Đây là kênh điều tiết tiền tệ được sử dụng thường xuyên và hiệu quả nhất tại các nước công nghiệp phát triển. Trên thị trường mở, ngân hàng trung ương sẽ mua vào hoặc bán ra các chứng khoán ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc để thay đổi cung ứng tiền trong lưu thông _ Kênh ngân sách Được thực hiện thông qua việc ngân hàng trung ương cho vay ngắn hạn mang tính tạm ứng cho ngân sách nhà nước nhằm bù đắp những khoản chi đã nằm trong kế hoạch thu hàng năm của ngân sách. _ Kênh thị trường hối đoái Được thực hiện qua sự can thiệp của ngân hàng trung ương tham gia điều tiết giá vàng, ngoại tệ. Vấn đề điều tiết cung ứng tiền của ngân hàng trung ương luôn có quan hệ hữu cơ với điều tiết kinh tế nhằm đạt mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. V. Lạm phát 1. Khái niệm
  • 12. 12 Lạm phát là một hiện tượng đi liền với nền kinh tế thị trường. Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này nhưng nói chung chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Trong khi đó lạm phát luôn diễn ra và tác động đến nhiều mặt đối với nền kinh tế các nước bao gồm các nước phát triển và đang phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc không thống nhất được với nhau một định nghĩa đúng về lạm phát mà còn không thống nhất được với nhau những tác động do lạm phát mang lại Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả - nói cách khác đó là tình trạng mức giá cả tăng và tăng liên tục. Có quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó đi đến thống nhất. Tuy nhiên dù sao lạm phát thể hiện qua những đặc trưng cơ bản như sau: _ Sự thừa tiền do cung cấp tiền tệ tăng quá mức _ Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy _ Sự phân phối lại qua giá cả _ Sự bất ổn về kinh tế - xã hội 2. Các loại lạm phát Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. 2.1. Lạm phát vừa phải Lạm phát vừa phải là loại lạm phát một con số, biểu hiện mức tăng giá ở tỷ lệ thấp, dưới 10% trong một năm. Với loại lạm phát này, mức giá cả tăng chậm, được giới hạn ở mức một con số hàng năm. Với lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm đến nỗi người ta không cảm nhận là đang có lạm phát và do đó được coi như là giá cả tương đối ổn định. Trong trường hợp này, dân chúng vẫn còn tin vào giá trị đồng tiền. 2.2. Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã là loại lạm phát hai hay ba con số trong vòng một năm. Với mức lạm phát này, mức độ tăng giá gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, thể hiện bằng đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng. Trong trường hợp này người dân tránh giữ tiền mặt mà muốn bảo tồn của cải dưới dạng phi tiền tệ. 2.3. Siêu lạm phát Siêu lạm phát là loại lạm phát với tốc độ tăng giá trên ba con số trong vòng một năm. Đồng tiền bị mất giá đến mức chóng mặt. Dân chúng chìm ngập trong khối tiền để tìm kiếm một chút ít hàng hóa vì hàng hóa đều hết sức khan hiếm. Trong trường hợp này, chức năng quan trọng đầu tiên của tiền là làm phương tiện trao đổi bị triệt tiêu. Tiền có sẳn nhưng không mua được hàng hóa vì không ai muốn bán hàng hóa để đổi lấy những đồng tiền bị mất giá quá mức. 3. Nguyên nhân Lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: _ Nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt. Đây được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nói cách khác sự khủng hoảng về kinh tế và tài chính của một quốc gia là nguyên nhân cơ bản và sâu xa đưa đến lạm phát.
  • 13. 13 _ Gắn liền với bội chi ngân sách là bộc phát tiền mặt, cung tiền tệ tăng trưởng quá mức cũng là nguyên nhân trực tiếp của lạm phát. _ Hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong và bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ của Nhà nước giảm dần, từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút. _ Lạm phát còn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, đó là việc nhà nước chủ động sử dụng lạm phát như là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của Nhà nước. 4. Hậu quả Ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, còn lại nói chung lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế - xã hội. _ Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Khi có lạm phát, giá cả vật tư hàng hóa, nguyên liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tình trạng phát triển không đều, mất cân đối giữa các ngành. _ Trong lĩnh vực lưu thông buôn bán Giá cả hàng hóa tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa, làm cho quan hệ cung - cầu hàng hóa bị mất cân đối giả tạo, lĩnh vực lưu thông bị rối loạn. _ Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Lạm phát làm cho sức mua đồng tiền giảm, lưu thông tiền tệ diễn biến khác thường. Hoạt động của ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị giảm sút nghiêm trọng làm nhiều ngân hàng bị mất khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh. Điều này làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát được. _ Trong lĩnh vực tài chính nhà nước Mặc dù lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho Ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại và cơ chế phát hành, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, những nguồn thu của ngân sách nhà nước mà chủ yếu là thuế ngày càng giảm (do hiệu quả kinh doanh bị giảm sút). Có thể nói, hậu quả của lạm phát là rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Lạm phát dẫn đến việc phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân, khiến quá trình phân hóa giàu nghèo càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, lạm phát làm cho một nhóm người này thu được lộc lớn còn nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai người lao động. 5. Biện pháp khắc phục lạm phát Lạm phát tăng cao và kéo dài gây ra những hậu quả lớn trong đời sống dân cư và tăng trưởng kinh tế. Trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến lược sau: 5.1. Biện pháp tình thế _ Biện pháp giảm lượng tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền vào lưu thông. Biện pháp này còn được gọi là biện pháp đóng băng tiền tệ. + Ngừng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác + Ngừng việc mua các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ + Không phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước + Ngân hàng trung ương bán các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, bán ngoại tệ, và phát hành các công cụ nợ của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế nhằm bù đắp bội chi ngân sách nhà nước
  • 14. 14 + Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là lãi suất tiết kiệm _ Thực hiện chính sách tài chính thắt chặt như + Cắt giảm chi tiêu đến mức có thể + Tạm hoãn các khoản chi chưa cần thiết + Áp dụng các biện pháp cân đối lại thu chi ngân sách nhà nước _ Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách + Giảm thuế quan kích thích sản xuất + Khuyến khích tự do mậu dịch + Biện pháp thu hút hàng hóa từ nước ngoài vào _ Vay, xin viện trợ từ nước ngoài _ Cải cách tiền tệ 5.2. Biện pháp chiến lược _ Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa _ Kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính nhằm giảm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. _ Tăng cường quản lý công tác điều hành ngân sách nhà nước nhằm tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước.
  • 15. 15 C. TÓM TẮT CHƯƠNG 1. Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa khác. Tiền tệ ra đời cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. 2. Tiền tệ có năm chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Các chức năng này giúp chúng ta có thể phân biệt hàng hóa thông thường với hàng hóa tiền tệ. 3. Tiền tệ tiến hóa qua rất nhiều hình thái: từ những hình thái thô sơ ban đầu cho đến những hình thái hiện đại như ngày nay. Đó là các hình thái: hóa tệ, tín tệ, bút tệ (tiền ghi sổ) và tiền điện tử. 4. Các khối tiền trong lưu thông tập hợp các phương tiện được sử dụng chung làm phương tiện trao đổi, được phân chia tùy theo “độ lỏng” của các phương tiện đó trong những khoảng thời gian nhất định của một quốc gia. Có 4 khối tiền tề đó là khối tiền tệ M1, M2, M3, L trong đó M1 nhỏ nhất, L lớn nhất. 5. Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước, được xác định bằng luật pháp, dựa trên một cơ sở nhất định gọi là bản vị tiền tệ. Có các chế độ tiền tệ sau: Chế độ đơn bản vị bạc và chế độ đơn bản vị vàng, chế độ song bản vị, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ lưu thông tiền giấy (tiền dấu hiệu). 6. Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước,… cần để thỏa mãn các nhu cầu chi dùng của mình. Các loại cầu tiền bao gồm: cầu tiền cho đầu tư, cầu tiền cho tiêu dùng, cầu tiền cho dự phòng. Cầu tiền chịu ảnh hưởng bới các nhân tố khác nhau. 7. Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như các nhu cầu chi tiêu khác của nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng trung ương cung ứng tiền vào lưu thông qua các kênh: kênh tín dụng, kênh thị trường mở, kênh ngân sách, kênh thị trường hối đoái. 8. Đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đúng cho lạm phát cũng như những tác động do lạm phát mang lại. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá cả. Có quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ… của quốc gia vì vậy gây ra sự mất giá của tiền giấy làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng trong nền kinh tế, sự mất cân đối tiền lớn hơn vàng khiến cho giá cả tăng lên ở mọi lúc mọi nơi. Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế chia lạm phát thành 3 loại khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. 9. Lạm phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Ngoại trừ trường hợp lạm phát vừa phải có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, còn lại nói chung lạm phát đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế - xã hội trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, buôn bán,tiền tệ - tín dụng, và trong lĩnh vực tài chính nhà nước. Trong từng trường hợp cụ thể, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến lược nhằm khắc phục lạm phát.
  • 16. 16 D. CÂU HỎI ÔN TẬP I. PHẦN TỰ LUẬN 1. Trình bày sự ra đời và bản chất của tiền tệ. 2. Hãy chứng minh rằng tiền tệ ra đời gắn liền với sự phát triển và lưu thông hàng hóa. 3. Trình bày các chức năng của tiền tệ. 4. Trình bày quá trình phát triển các hình thái tiền tệ. 5. Trình bày các khối tiền tệ và chế độ tiền tệ. 6. Có các loại cầu tiền tệ nào? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. 7. Ngân hàng trung ương cung ứng tiền tệ vào nền kinh tế thông qua các kênh nào? 8. Lạm phát là gì? Hãy trình bày các loại lạm phát. 9. Trình bày nguyên nhân gây ra lạm phát. 10. Lạm phát tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội? 11. Trình bày các biện pháp khắc phục lạm phát. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tiền tệ xuất hiện trong cuộc sống con người vì A. Trao đổi hiện vật được thực hiện dựa trên trung gian trao đổi B. Trao đổi hiện vật diễn ra do phân công lao động ngày càng sâu sắc C. Trao đổi hiện vật diễn ra khó khăn do phân công lao động ngày càng sâu sắc D. Trao đổi hiện vật không cần đến sự trùng khít của các nhu cầu. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: A. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng hoá trực tiếp B. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng hoá gián tiếp C. Trao đổi hiện vật là quá trình trao đổi hàng lấy hàng không dựa trên sự trùng khít của các nhu cầu D. Trao đổi hiện vật diễn ra một cách không riêng lẻ. Câu 3: Để một hàng hoá có thể trở thành tiền, hàng hoá đó phải: A. Do chính phủ sản xuất ra. B. Được chấp nhận rộng rãi làm phương tiện thanh toán. C. Được đảm bảo bằng vàng hoặc bạc. D. B và C đều đúng. Câu 4: Tiền kim loại, tiền hàng hóa, tiền giấy có điểm chung là: A. Có giá trị nội tại B. Không có giá trị nội tại C. Thực hiện chức năng trao đổi D. Có chức năng tiền tệ thế giới. Câu 5: Ví dụ nào sau đây thể hiện chức năng phương tiện trao đổi của tiền
  • 17. 17 A. Sử dụng tiền mua chứng khoán B. Sử dụng tiền mua vàng C. Sử dụng tiền mua hàng hóa D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 6: Chế độ song bản vị có đặc điểm nào sau đây: A. Nhà nước quy định hai đơn vị tiền tệ cùng tồn tại song song B. Nhà nước quy định hai kim loại là cơ sở cho việc định nghĩa đơn vị tiền tệ C. Cả tiền giấy lẫn tiền kim loại cùng lưu thông trong một nước D. Cả nội tệ lẫn ngoại tệ cùng lưu thông trong một nước. Câu 7: Chọn câu trả lời đúng: A. M1 và M2 là khối tiền giao dịch B. M1 là khối tiền mở rộng C. M2 là khối tiền giao dịch D. M1 là khối tiền giao dịch. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng: A. M1 và M2 là khối tiền giao dịch B. M1 là khối tiền mở rộng C. M2 là khối tiền mở rộng D. M2 là khối tiền giao dịch. Câu 9: Lạm phát phi mã có thể dẫn đến A. Tiền tệ không thể thực hiện tốt chức năng phương tiện cất trữ và người dân có xu hướng cất trữ hàng hóa. B. Người dân có xu hướng mua hàng hóa cất trữ và rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng khi lãi suất không đổi để tránh khỏi sự mất giá của đồng tiền giúp cho tiền tệ có thể thực hiện tốt chức năng phương tiện cất trữ. C. Người dân có xu hướng mua hàng hóa cất trữ giúp họat động lưu thông hàng hóa diễn ra nhộn nhịp và tiền tệ thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi và từ đó thực hiện tốt chức năng phương tiện cất trữ D. Tiền tệ không thể thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi do người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất thực tăng theo tỷ lệ lạm phát với lãi suất danh nghĩa không đổi. Câu 10: Tiền giấy lưu hành ở Việt nam ngày nay: A. Vẫn có thể đổi ra vàng theo một tỷ lệ nhất định do Ngân hàng nhà nước qui định.
  • 18. 18 B. Có giá trị danh nghĩa lớn hơn nhiều so với giá trị thực của nó. C. Cả a và b đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 11: "Giấy bạc ngân hàng" thực chất là: A. Một loại tín tệ. B. Tiền được làm bằng giấy. C. Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài khoản của ngân hàng. D. Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.
  • 19. 19 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 45-65,800-810, 351-382. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội. 2. Nguyễn Đăng Dờn. 2004. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 5-29, 46-99. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội. 3. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 13-40, 450-468,. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội. 4. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 33-68. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội. 5. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Trang 5-22, 27-46. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà nội 6. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 5-18, 305-321. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
  • 20. 20 F. BÀI ĐỌC THÊM Lịch sử chiến tranh tiền tệ Tác giả: Hoàng Nguyên tổng hợp; Đăng trên vnexpress.net/kinh doanh ngày Thứ bảy, 15/8/2015. Cuộc đua phá giá đồng tiền liên tục diễn ra khi các nền kinh tế gặp trục trặc, gây ra những hậu quả ở phạm vi xuyên quốc gia suốt gần một thế kỷ. Thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ" lần đầu được giới điều hành kinh tế nhắc tới năm 2010, khi Bộ trưởng Tài chính Brazil - Guido Mantega lên án những động thái cố ý theo đuổi chính sách nội tệ yếu của các nước. Khi ấy, Brazil được xem là một trong những nạn nhân của việc điều hành lãi suất thấp tại Mỹ, khiến vốn đầu tư ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi, hàng xuất khẩu của Brazil trở nên đắt đỏ... Tuy nhiên, trước đó 3 năm, người quan tâm đến kinh tế, nhất là tại châu Á đã biết đến cụm từ "chiến tranh tiền tệ", khi nó là tiêu đề cuốn sách nổi tiếng (bán được khoảng 200.000 bản chính thức) của tác giả Trung Quốc - Song Hongbing. Nội dung cuốn sách nói về chính sách tiền tệ của các quốc gia phương tây, nơi tác giả cho rằng ngân hàng trung ương và các chính sách bị thao túng bởi một nhóm nhà băng, tổ chức tài chính tư nhân. Trong những năm gần đây, khái niệm này càng được nhắc đến nhiều hơn, khi các nền kinh tế đua nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng. Trước đợt phá giá nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc, Nhật Bản từng bị chỉ trích vì để đồng yen giảm giá tới 28% so với USD trong vòng 2 năm, giúp các hãng xuất khẩu của nước này tăng vọt lợi nhuận.
  • 21. 21 Cuộc chiến tranh tiền tệ đầu tiên đã diễn ra từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Ảnh: SCMP Dù thuật ngữ "chiến tranh tiền tệ" nêu trên chỉ xuất hiện những năm gần đây, song bản chất những cuộc đua phá giá đồng tiền đã diễn ra từ những năm 30 của thế kỷ XX, trước cuộc Đại suy thoái của kinh tế toàn cầu. Tại thời điểm đó, các nước đã từ bỏ hệ thống bản vị vàng - cố định giá trị đồng tiền với giá kim loại quý này. Cuộc chiến đầu tiên xảy ra trong giai đoạn 1921 - 1936, khi các nước sau thời gian dài tuân thủ hệ thống bản vị vàng đã quyết định từ bỏ hệ thống này. Với gánh nặng nợ nần hậu Thế chiến I, Anh và Pháp không thể trả nợ cho Mỹ, dẫn tới tín dụng và thương mại bị đóng băng. Trong khi đó, Đức là nước bại trận và phải bồi thường cho các bên thắng trận nên đã quyết định in thêm tiền trả nợ. Động thái của Ngân hàng Trung ương Đức (Reichsbank) buộc Pháp phải phá giá đồng Franc trong năm 1925 để duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa. Lúc này, Anh và Mỹ vẫn duy trì hệ thống bản vị vàng trước chiến tranh, khiến hàng hóa của họ ngày một đắt đỏ. Đến năm 1931, Anh không thể chịu đựng thêm và từ bỏ hệ thống bản vị vàng. 2 năm sau đó, Mỹ phá giá USD để bù đắp những lợi thế bị mất sau khi Anh phá giá tiền tệ. Năm 1936, Pháp cũng rời bỏ bản vị vàng. Trong những năm suy thoái, Mỹ đã tạm ngừng việc xuất khẩu vàng, khiến giá tăng mạnh từ 20,67 USD mỗi ounce lên 35 USD. Anh và Pháp sau đó tiếp tục phá giá tiền tệ.
  • 22. 22 Chỉ đến khi cả ba nước đạt được thỏa thuận chung về tỷ giá, cuộc đua hạ giá tiền tệ lần thứ nhất mới kết thúc. Hội nghị Bretton Woods diễn ra tại Mỹ năm 1944 được xem là dấu mốc quan trọng trong việc xác lập ra hệ thống tài chính - tiền tệ mới của thế giới, với việc thống nhất tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Hệ thống này quy định một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ và cho đến khi sụp đổ năm 1971, nó đã giúp ngăn chặn sự tái diễn của chiến lược chạy đua phá giá đồng tiền như trên. USD từ đó trở thành đồng tiền quốc tế chủ chốt, và các nước chấp nhận neo giá trị đồng tiền của mình với USD. Sau một thời gian yên ắng, đến năm 1967, chiến tranh tiền tệ lần thứ II nổ ra với Anh là nước khơi mào. Đồng bảng bị phá giá mạnh, do lượng tiền phát hành khi đó đã gấp tới 4 lần dự trữ vàng của Anh, đồng nghĩa với việc nếu người nắm giữ đồng bảng yêu cầu đổi lấy vàng thì ngân khố Anh sẽ trống rỗng. Đối mặt với lạm phát tăng cao, Pháp cũng quyết định rút khỏi thỏa thuận ổn định tỷ giá với Anh và Mỹ. Động thái này khiến Mỹ phải chịu áp lực lớn, khi cứ mỗi giờ lại có một lượng USD tương đương 30 tấn vàng bị người nắm giữ tiền đem đổi lấy vàng. Giá vàng trên thị trường London lúc đó lên đến 45 USD một ounce. Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ khi ấy - Richard Nixon tuyên bố ngừng cho các ngân hàng trung ương nước ngoài đổi đồng bạc xanh lấy vàng, ngừng xuất khẩu vàng, áp thuế 10% lên mọi mặt hàng nhập khẩu. Quyết định này chính là sự triển khai đồng thời biện pháp bảo hộ thị trường bằng thuế và chiến tranh tiền tệ. Tại thời điểm đó, dự trữ vàng của Mỹ chỉ còn 9.000 tấn, giảm mạnh so với 20.000 tấn năm 1950. Đến tháng 12/1971, thỏa thuận Smithsonian được ký giữa Mỹ, Anh và Pháp, mở đường cho việc giảm giá đồng USD một cách có trật tự theo mức được các bên thống nhất. Dù vậy, thỏa thuận này không tồn tại lâu, khi ngay năm 1972, đồng bảng Anh lại bị phá giá. Tháng 6 năm đó, Đức áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Hậu quả là Mỹ rơi vào suy thoái. Đến năm 1973, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tuyên bố hệ thống Bretton Woods "bị khai tử". Năm 1985, kinh tế Mỹ phục hồi và cơn khát đầu tư vào các tài sản Mỹ khiến đồng bạc xanh lên giá 50%. Trước tình cảnh hàng hóa Mỹ mất lợi thế cạnh tranh, Washington đã buộc nhóm G7 ký một hiệp ước tại New York, cho phép giảm giá đồng bạc xanh. Hiệp ước Plaza tồn tại trong giai đoạn 1985 - 1988, khi USD giảm giá 40% so với đồng franc Pháp và 50% so với yen Nhật. Khi các bên còn lại không thể chịu đựng thêm tác động của đồng USD yếu, G7 cùng Canada và Italy đã nhóm họp tại điện Louvre (Paris) năm 1987 để ngăn đà giảm giá của USD.
  • 23. 23 Ngoài hai cuộc chiến tiền tệ lớn nêu trên, thế giới cũng từng chứng kiến một vài cuộc khủng hoảng tiền tệ nhỏ, khi tỷ phú George Soros tấn công phá giá bảng Anh năm 1992 và đồng Peso Mexico năm 1994. Khởi đầu với việc Trung Quốc đạt thặng dư thương mại khổng lồ với Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhờ duy trì đồng NDT ở mức thấp, sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, Mỹ phá giá đồng USD với các gói nới lỏng định lượng (QE). Đồng bạc xanh do đó giảm giá mạnh so với các ngoại tệ khác, trong đó có NDT. Nhật cũng phá giá đồng yen để thúc đẩy kinh tế phục hồi. Tương tự, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - Mario Draghi đã quyết định bơm mạnh thanh khoản vào thị trường, để hồi sinh kinh tế eurozone. Đến lượt mình, Trung Quốc cũng đang nỗ lực phá giá NDT để giành lại lợi thế cạnh tranh đã mất. Việc này đã khiến các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Thái Lan và thậm chí cả Ấn Độ cũng đang cân nhắc hạ giá nội tệ. Nhưng cũng như hai cuộc chiến tranh tiền tệ trước, khó có ai là người chiến thắng rõ ràng trong cuộc chiến này, ngoại trừ những hỗn loạn. Có lẽ sẽ lại cần một hiệp ước nữa để kết thúc cuộc chiến mới nhất này, nhưng điều đó sẽ chưa thể diễn ra một sớm một chiều.
  • 24. 24 BÀI ĐỌC THÊM Biến động tiền tệ phá hỏng nỗ lực tăng trưởng của châu Á Tác giả: Hà Thu (theo Reuters); Đăng trên vnexpress.net/kinh doanh ngày Thứ tư, 26/8/2015. Nhiều nước châu Á tìm cách kích thích xuất khẩu và đạt mục tiêu lạm phát, nhưng động thái phá giá bất ngờ của Trung Quốc đã phá hỏng mọi thứ. Đợt phá giá gần 2% ngày 11/8 của Trung Quốc là bằng chứng mới nhất cho thấy nền kinh tế này đang gặp rắc rối. Còn với thế giới, việc này đã gây ra tình trạng hoảng loạn, với mối lo chiến tranh tiền tệ đang đến gần. Thị trường tiền tệ và chứng khoán trong khu vực đã liên tục lập đáy kể từ đó, kéo theo cả hệ thống tài chính toàn cầu. Nhà đầu tư lo ngại về vai trò của Trung nâng lãi suất. Châu Á vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc khủng hoảng 1997-1998. Vì thế, lựa chọn để tiền tệ hạ giá nhẹ đã bị gạt qua một bên trong tình cảnh hỗn loạn hiện nay.
  • 25. 25 Bên ngoài một quầy đổi tiền tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP Ngân hàng trung ương các nước từ Hàn Quốc đến Thái Lan đều đã hoãn giảm lãi suất, do việc này sẽ càng gây áp lực lên nội tệ. Tiền tệ rơi tự do sẽ khiến dòng vốn rút ra ào ạt, làm chao đảo thị trường và tăng chi phí đi vay. Các kế hoạch kích thích và tăng trưởng vì thế cũng đành gác lại. Ngân hàng Trung ương Indonesia đã giữ nguyên lãi suất trong đợt xem xét tuần trước. Họ cũng tuyên bố ổn định tiền tệ đang là ưu tiên hàng đầu, kể cả khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm nhất 6 năm và lạm phát cũng giảm tốc. "Chúng tôi sẽ không tham gia cuộc chiến phá giá", Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia - Agus Martowardojo tuần này cho biết. Cơ quan này đã can thiệp tích cực vào thị trường để đồng rupiah không bị đầu cơ giá xuống. Indonesia là nước chịu ảnh hưởng đặc biệt lớn, khi nội tệ mất 14% so với USD năm nay, dự trữ ngoại hối thấp và khối nợ bằng ngoại tệ lớn. Các ngân hàng trung ương Ấn Độ và Singapore cũng không thể giảm lãi khi thị trường còn biến động. "Giới chức châu Á phải sẵn sàng chịu lãi suất cao thêm một thời gian nữa", Cliff Tan - Giám đốc nghiên cứu các thị trường châu Á tại Mitsubishi UFJ nhận xét.
  • 26. 26 Gareth Leather và Daniel Martin - hai nhà phân tích tại Capital Economics cũng nhận định Malaysia và Indonesia có thể còn bị buộc nâng lãi "nếu tiền tệ bị bán tháo mạnh nữa". Citibank đã giảm dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á năm nay, từ 6,1% xuống 6%, do các bất ổn liên quan đến việc NDT yếu đi, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và những chính sách có thể gây phản ứng tiêu cực từ các nước khác. Với Thái Lan, dự báo tăng trưởng bị hạ từ 3,5% xuống 2,7%. Dù thừa nhận nền kinh tế yếu hơn dự báo và đồng baht mất giá đúng là cứu cánh cho mình, Ngân hàng Trung ương Thái Lan vẫn cam kết giữ lãi suất ổn định trong tháng 8 và bóng gió là do biến động trên thị trường tài chính. Đồng baht tuần này đã xuống thấp nhất 6 năm so với USD, và mức giảm 8% từ đầu năm chủ yếu rơi vào vài tháng gần đây. "Rõ ràng là việc này không thoải mái cho lắm. Có lẽ họ đang bắt đầu nghĩ rằng đây là biến động không mong muốn, hơn là sự giảm giá được chờ đợi", Richard Yetsenga - Giám đốc Nghiên cứu Các thị trường Tài chính tại ANZ nhận xét. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã phải bán USD để làm chậm lại đà giảm của đồng won tuần này, sau khi nội tệ xuống đáy gần 4 năm so với USD. Động thái này hoàn toàn ngược lại so với chiến lược đầu năm nay, là làm yếu nội tệ để cạnh tranh xuất khẩu với Nhật Bản. Trong tuyên bố tháng này, họ cũng giữ lãi suất không đổi, sau khi Trung Quốc phá giá nội tệ. Tan cho rằng các ngân hàng trung ương châu Á hiện không thể tìm được chính sách tiền tệ nào tốt hơn và sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng khối dự trữ ngoại tệ hàng nghìn tỷ USD để bảo vệ nội tệ. "Họ đã sẵn sàng phòng thủ rồi, vấn đề là phòng thủ mạnh hay yếu mà thôi", Tan nói.
  • 27. 27 CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học xong chương 2 sinh viên có khả năng: - Trình bày tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của Tài chính ( Nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và Nhà nước ). - Nêu biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong của Tài chính. - Trình bày chức năng của Tài chính ( Chức năng phân phối và chức năng giám đốc). - Biết hệ thống tài chính nước ta hiện nay ( bao gồm các khâu: Tài chính Nhà nước, Tài chính Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Tín dụng, Tài chính các tổ chức xã hội và Tài chính hộ gia đình). - Nêu khái niệm và nội dung của chính sách tài chính quốc gia. B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của Tài chính - Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển, đặc biệt là sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoa đó, tiền tê đã xuất hiện. - Cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, khi chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính sự xuất hiện sản xuất và trao đổi hàng hoá và tiền tệ là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện. Bằng quyền lực chính trị của mình, nhà nước là người có quyền quyết định việc in tiền, đúc tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập của đồng tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trong xã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục đích riêng có của mỗi chủ thể, cụ thể: + Thông qua các loại thuế , nhà nước đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ để lập ra quỹ Ngân sách nhà nước và các quỹ Tài chính
  • 28. 28 nhà nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tê - xã hội. + Ở các chủ thể khác như ở các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình: các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp ( sản xuất hoặc tiêu dùng ) ; bên cạnh đó các quỹ tiền tệ cũng có thể được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Tóm lại: Những phân tích trên cho thấy: sản xuất hàng hoá - tiền tê và nhà nước là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của nhà nước.
  • 29. 29 II. Bản chất của Tài chính 1. Biểu hiện bên ngoài của Tài chính Biểu hiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền và các hiện tượng chi ra bằng tiền ở các chủ thể kinh tế - xã hội, chẳng hạn: + Doanh nghiệp, dân cư nộp thuế bằng tiền cho nhà nước. + Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn. + Các cơ quan bảo hiểm trả tiền ( bồi thường thiệt hại) cho dân cư khi họ bị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn ( từ quỹ Bảo hiểm xã hội) hay khi họ bị tai nạn rủi ro ( từ quỹ Bảo hiểm kinh doanh). + Nhà nước cấp phát tiền từ Ngân sách nhà nước tài trợ cho việc xây dựng đường giao thông, trường học, bệnh viện công... * Nhận xét - Từ các hiện tượng tài chính trên, có thể thấy hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ. Ở đây, tiền tệ đại diện cho một lượng giá trị, một thế năng về sức mua nhất định và được gọi là nguồn tài chính. - Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Sự vận động của các nguồn tài chính phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị. - Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ có 3 đặc điểm sau: + Đặc điểm 1: Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. Kết thúc một giai đoạn vận động nào đó của quỹ thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác sẽ nhận được cho mình một phần nguồn lực tài chính như là kết quả tất yếu của quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Việc sử dụng các quỹ tiền tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu, cũng như tuỳ thuộc vào quy ước, nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sở hữu trong quá trình phân phối. + Đặc điểm 2: Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính. Phần lớn các quỹ tiền tệ đều có mục đích cuối cùng: tích luỹ hoặc tiêu dùng. Chẳng hạn: - Ngân sách nhà nước - quỹ tiền tệ đặc biệt của nhà nước - phục vụ việc thực hiện chức năng của nhà nước. - Vốn của doanh nghiệp: phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ngân sách gia đình: phục vụ mục đích tiêu dùng của gia đình... Ngoài ra, còn có cả những quỹ tiền tệ trung gian (như các quỹ kinh doanh của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính ) được hình thành và sử dụng có thời hạn cho việc hình thành các quỹ tiền tệ có mục đích sử dụng cuối cùng khác. + Đặc điểm 3: Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được tạo lập và sử dụng. Quá trình vận động của các nguồn tài chính thông qua hoạt động phân phối của tài chính kéo theo sự chuyển dịch giá trị từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác, do đó luôn luôn có quỹ tiền tệ được tạo lập và có quỹ tiền tệ được sử dụng.
  • 30. 30 Những phân tích kể trên cho thấy quan niệm tài chính được xác định trước hết là những hiện tượng, những biểu hiện bên ngoài của nó: các hiện tượng thu, chi bằng tiền, là sự vận động của các nguồn tài chính, sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội. 2. Nội dung bên trong của Tài chính Nguồn tài chính trong xã hội luôn vận động một cách liên tục và trong mối quan hệ chằng chịt, đa dạng giữa các chủ thể trong xã hội dẫn tới việc làm thay đổi lợi ích kinh tế của các chủ thể đó, ví dụ: - Các tổ chức, doanh nghiệp khi nhận được sự tài trợ nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước sẽ có điều kiện để duy trì và đây mạnh hoạt động của mình. - Khi tập trung thêm được các nguồn tài chính từ các chủ thể khác trong xã hội vào ngân sách nhà nước, nhà nước có thêm điều kiện vật chất thực hiện các chức năng của mình. Như vậy, các hiện tượng - biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự thể hiện và phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các quan hệ kinh tế như thế được gọi là các quan hệ tài chính. Các quan hệ tài chính biểu hiện mặt bản chất bên trong của tài chính ẩn dấu sau các biểu hiện bên ngoài của tài chính. Như vậy có thể hiểu: Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. * Chú ý: Giữa tài chính và các phạm trù giá trị khác như tiền tệ, giá cả, tiền lương có quan hệ với nhau rất gần gũi và giữa chúng có sự khác nhau về bản chất. - Tiền tệ về bản chất là một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung trong quan hệ mua bán, trao đổi của nền sản xuất hàng hoá với chức năng thước đo giá trị, trung gian trao đổi, chức năng dự trữ giá trị và chức năng thanh toán. Còn tài chính là sự vận động của tiền tệ chỉ với hai chức năng thanh toán và phương tiện dự trữ giá trị và luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định để thoả mãn các mục đích khác nhau. - Giá cả là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị nhưng khác rất rõ với phạm trù tài chính. Đặc trưng cơ bản của phân phối tài chính là luôn kéo theo sự chuyển dịch giá trị gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau. Còn ở phạm trù giá cả, việc chuyển dịch giá trị không xảy ra vì giá cả xuất hiện trong quan hệ trao đổi, mua bán theo nguyên tắc ngang giá (thậm chí trong trường hợp trao đổi không ngang giá, quá trình phân phối dưới hình thức giá trị của phạm trù giá cả được thực hiện kèm theo quá trình trao đổi mua bán với sự vận động ngược chiều của các hình thái giá trị khác nhau, không giống như phân phối của tài chính thực hiện thông qua sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ và không kèm theo sự vận động ngược chiều nào của giá trị). - Tiền lương là một phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị. Tiền lương được trả cho người lao động với biểu hiện là một số tiền nhất định và cũng là một bộ phận của nguồn tài chính hình thành nên ngân sách gia đình, tài chính dân cư. Tài chính là phương tiện để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động của tiền lương trong lĩnh vực bù đắp sức lao động. III. Chức năng của Tài chính 1. Chức năng phân phối
  • 31. 31 - Khái niệm: Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hôi. - Đối tượng phân phối: là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. Bao gồm: - Bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nước ( GDP). - Bộ phận của cải xã hội còn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ quá khứ của xã hội. - Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển ra nước ngoài. - Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn. -Chủ thể phân phối: có thể là Nhà nước ( các tổ chức, cơ quan Nhà Nước), các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. - Kết quả phân phối: sự hình thành ( tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định. - Đặc điểm phân phối: + Một là, phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. Thông qua chức năng phân phối của tài chính, các quỹ tiền tệ nhất định được hình thành và sử dụng, nhưng chính trong việc hình thành và sử dụng các quỹ, đặc điểm của tài chính - phân phối dưới hình thức giá trị - vẫn không thay đổi. + Hai là, phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tê nhất định. Phân phối của tài chính luôn làm chuyển dịch giá trị, biểu hiện bằng sự vận động của các nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác. Điều này liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau. + Ba là, phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại có phạm vi rộng lớn và mang tính chất chủ yếu. UPhân phối lần đầu: là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội mới chỉ được chia thành những phần thu nhập cơ bản. U Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ. 2. Chức năng giám đốc - Khái niệm: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
  • 32. 32 - Đối tượng của giám đốc tài chính: là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Chủ thể của giám đốc tài chính: cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để cho các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả; bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó. - Kết quả của giám đốc tài chính: phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. - Đặc điểm của giám đốc tài chính: + Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhưng nó không đồng nhất với mọi loại giám đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính được thực hiện đối với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, Trong khi đó, giá cả là một phạm trù giá trị có khả năng giám đốc bằng đồng tiền nhưng khác biệt với phạm trù tài chính. Trong quan hệ trao đổi, mua bán; khả năng giám đốc của giá cả trước hết nhờ vào chức năng thước đo giá trị của tiền tệ để đo lường giá trị của hàng hoá nhằm đảm bảo nguyên tắc ngang giá. + Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. => Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ gắn bó với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng phân phối là tiền đề cho chức năng giám đốc vì phân phối tạo ra nhu cầu và khả năng kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền đối với toàn bộ quá trình phân phối. Ngược lại, chức năng giám đốc được thực hiện đảm bảo cho việc thực hiện chức năng phân phối phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan, nâng cao tính hiệu quả của phân phối. IV. Hệ thống tài chính nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN 1.Quan niệm hệ thống tài chính và khâu tài chính Hoạt động của con người về sử dụng phạm trù tài chính tồn tại khách quan là hoạt động tài chính. Trong đời sống thực tiễn, hoạt động tài chính luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội. Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó Hay Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động. Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính hợp thành. Thành phần của hệ thống tài chính – Tổ chức tài chính – Công cụ tài chính – Thị trường tài chính – Cơ sở hạ tầng tài chính Hệ thống tài chính nước ta hiện nay bao gồm các khâu:
  • 33. 33 1. Ngân sách Nhà nước. 2. Tài chính Doanh nghiệp. 3. Bảo hiểm. 4. Tín dụng. 5. Tài chính các tổ chức xã hội và Tài chính hộ gia đình. Chú thích: Quan hệ trực tiếp. ----- Quan hệ thông qua thị trường.
  • 34. 34 Hay: 2. Khái quát chung về các khâu tài chính 2.1 Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “ tụ điểm “ của các nguồn tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước với mục đích phục vụ cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp và thực hiện các chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội. - Ngân sách Nhà nước có các nhiệm vụ sau: + Thứ nhất, động viên tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước - quỹ Ngân sách - từ các khoản huy động mang tính bắt buộc ( thuế, phí, lệ phí) hoặc mang tính chất tự nguyện ( viện trợ, vay nợ trong và ngoài nước).. + Thứ hai, phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội như duy trì bộ máy Nhà nước, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư kinh tế ... + Thứ ba, giám đốc và kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động khác nhau của xã hội, với tất cả các khâu khác trong hệ thống tài chính; do đó nó có khả năng và cần phải thực hiện việc kiểm tra đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính có quan hệ với việc tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách ở mọi khâu tài chính và mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. 2.2.Tài chính Doanh nghiệp
  • 35. 35 Tài chính Doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “ tụ điểm “ của các nguồn tài chính gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ. Hoạt động Tài chính Doanh nghiệp luôn gắn liền với các chủ thể của nó là các doanh nghiệp ( pháp nhân hay thể nhân). Sự tạo lập vốn ban đầu có thể và trước hết là dựa vào thị trường tài chính, thu hút vốn qua góp vốn cổ phần ( phát hành cổ phiếu) hay đi vay ( phát hành trái phiếu, vay ngân hàng...). Sau đó, do gắn liền với sản xuất kinh doanh, vốn và các quỹ tiền tệ khác được bổ sung, tái tạo thông qua việc phân phối doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ bù đắp ( như quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bù đắp vốn lưu động) và tạo lập các quỹ từ lợi nhuận. Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Tài chính Doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau đây: + Một là, Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh. + Hai là, Tổ chức cho vốn chu chuyển một cách liên tục và có hiệu quả. + Ba là, Phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của nhà nước. + Bốn là, Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp; đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó. Tài chính Doanh nghiệp có quan hệ với các khâu khác của hệ thống tài chính như quan hệ với Tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu; quan hệ với Ngân sách thông qua nộp thuế; quan hệ với các tổ chức tín dụng thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc và lãi vay... Quan hệ giữa Tài chính Doanh nghiệp với các khâu tài chính khác có thể là trực tiếp với nhau, cũng có thể thông qua thị trường tài chính. 2.3.Bảo hiểm Bảo hiểm là một khâu trong hệ thống tài chính nước ta. Bảo hiểm có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ khác nhau, nhưng tính chất chung và đặc biệt của các quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tuỳ theo mục đích của quỹ. Theo tính chất của hoạt động bảo hiểm, bảo hiểm được chia thành hai nhóm: - Bảo hiểm kinh doanh: ( bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và các nghiệp vụ bảo hiểm khác) được hình thành từ sự đóng góp của những người ( thể nhân hoặc pháp nhân) tham gia bảo hiểm và chủ yếu được sử dụng để bồi thường tổn thất cho họ khi họ gặp rủi ro bất ngờ, bị thiệt hại vật chất theo nguyên tắc đặc thù là “ lấy số đông bù số ít ”. Phần lớn các quỹ bảo hiểm kinh doanh được tạo lập và sử dụng có tính chất thương mại, vì mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận. - Bảo hiểm xã hội: ( bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ) được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh lấy lãi. Trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ Bảo hiểm, Bảo hiểm có quan hệ trực tiếp với các khâu khác qua việc thu phí Bảo hiểm và chi bồi thường. Đồng thời do khả năng tạm thời nhàn rỗi của các nguồn tài chính trong các quỹ Bảo hiểm, các quỹ này có thể được sử dụng tạm thời như các quỹ tín dụng. Như vậy, Bảo hiểm cũng có thể có quan hệ với các khâu khác thông qua thị trường tài chính. Do vậy Bảo hiểm được xem như là một khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính.