SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Hồng Sơn
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
CÂY CÀ PHÊ CHÈ Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội, 2012
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nguyễn Hồng Sơn
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
CÂY CÀ PHÊ CHÈ Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Văn Khảm,
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường -
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, 2012
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Địa lý "Nghiên cứu đánh giá khả năng
suất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và
Điện Biên" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận
văn là số liệu trung thực.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Nguyễn Hồng Sơn
Học viên cao học khóa 8
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Văn Khảm đã trực tiếp hướng dẫn
tôi làm luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa
Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ
văn và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình
học tập và làm luận văn; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện KH KTTV&MT,
các đồng nghiệp trong cơ quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị: Trung tâm Viễn thám Quốc gia,
Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn, Tổng công ty cà phê Việt Nam và các
cơ quan ở các địa phương trong khu vực nghiên cứu, ... đã tạo điều kiện cho
tôi thu thập các tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ trong thời gian học tập và làm luận văn.
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3
2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
4. Phương pháp khoa học sử dụng trong luận văn.................................. 4
5. Những kết quả đạt được...................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................ 5
6.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................... 5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................... 5
7. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng .................................................................... 6
7.1. Về các dữ liệu khí tượng.............................................................. 6
7.2. Các dữ liệu về viễn thám ............................................................. 6
8. Bố cục của đề tài ................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI
VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở 2 TỈNH SƠN LA,
ĐIỆN BIÊN .................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về sương muối và đặc điểm sinh thái cây cà
phê .......................................................................................................... 1
1.1.1. Tổng quan về sương muối ....................................................... 1
1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây cà phê ............................................... 10
v
1.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối .......................................... 13
1.2.1. Các nghiên cứu về sương muối trên thế giới ......................... 13
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối ở Việt Nam ............... 18
1.3. Tình hình phát triển cà phê ở Sơn La và Điện Biên ...................... 20
1.3.1. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên ......................... 20
1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La .............................. 22
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT
HIỆN SƯƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN...................... 25
2.1. Điêu kiên tự nhiên tỈnh Sơn La, Điện Biên .................................. 25
2.1.1. Tỉnh Sơn La ........................................................................... 25
2.1.2. Tỉnh Điện Biên ....................................................................... 30
2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn
La và Điện Biên.................................................................................... 38
2.2.1. Số liệu sử dụng ....................................................................... 38
2.2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh
Sơn La và Điện Biên ........................................................................ 41
2.2.3. Phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối ....................... 60
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VỀ
SƯƠNG MUỐI VÀ ĐỀ XUẤT VÙNG AN TOÀN SƯƠNG MUỐI
Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN .......................................................... 64
3.1. Nội suy dữ liệu không gian bằng thông tin viễn thám và
GIS phục vụ xây dựng bản đồ sương muối khu vực nghiên cứu......... 64
3.1.1. Số liệu sử dụng ....................................................................... 64
3.1.2. Tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt từ ảnh MODIS và
ảnh NOAA........................................................................................ 65
3.1.3. Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST. ............ 72
3.1.4. Tính toán độ ẩm không khí từ ảnh MODIS và NOAA .......... 76
vi
3.1.5. Tính toán khả năng xuất hiện sương muối trên cơ sở
dữ liệu ảnh viễn thám ....................................................................... 82
3.2. Xây dựng tập bản đồ chuyên đề về sương muối ........................... 89
3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ......................................................... 89
3.2.3. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề................................... 98
3.2.4. Kết quả xây dựng các bản đồ chuyên đề về sương
muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên ............................................... 100
3.3. Đề xuất vùng an toàn sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện
Biên..................................................................................................... 108
3.3.1. Tỉnh Sơn La .......................................................................... 108
3.3.2. Tỉnh Điện Biên ..................................................................... 109
KẾT LUẬN ............................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích (ha) cà phê của tỉnh Điện Biên...................... 22
Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La ............................... 23
Bảng 1.3. Các tiểu vùng trồng cà phê tại Sơn La ......................................... 24
Bảng 2.1. Một số đặc trưng trung bình năm về khí hậu của tỉnh Sơn
La .................................................................................................................. 30
Bảng 2.2.Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Điện Biên................................ 38
Bảng 2.3. Lưới trạm khí tượng khu vực nghiên cứu .....................................39
Bảng 2.4. Thống kê về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
và các vùng lân cận ....................................................................................... 43
Bảng 2.5. Số ngày xuất hiện sương muối trung bình nhiều năm
(ngày) ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận .............................. 45
Bảng 2.6. Ngày bắt đầu xảy ra sương muối với các suất bảo đảm .............. 47
Bảng 2.7. Ngày kết thúc sương muối với các suất bảo đảm ........................ 47
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của KKL đến khả năng xuất hiện sương muối
ở các khu vực có độ cao dưới 1500m .......................................................... 50
Bảng 2.9. Đặc trưng của nhiệt độ không khí (0
C) trong thời gian
xuất hiện sương muối (từ 0 - 7 giờ) ở Sơn La, Điện Biên và các
vùng lân cận ................................................................................................. 52
Bảng 2.10. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các
ngưỡng nhiệt độ tối thấp tuyệt đối từ 0 - 7 giờ ở Sơn La, Điện Biên
và các vùng lân cận ...................................................................................... 53
Bảng 2.11. Đặc trưng của độ ẩm không khí (%) trong thời gian xuất
hiện sương muối (từ 0 - 7 giờ) ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân
cận ................................................................................................................ 54
viii
Bảng 2.12. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các
ngưỡng độ ẩm không khí trung bình từ 0 -7 giờ ở Sơn La, Điện Biên
và các vùng lân cận ....................................................................................... 55
Bảng 2.13. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các
ngưỡng tốc độ gió lúc 1giờ ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân
cận ................................................................................................................ 56
Bảng 2.14. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các
ngưỡng lượng mây tổng quan lúc 1giờ và 7giờ ở Sơn La, Điện Biên
và các vùng lân cận ...................................................................................... 57
Bảng 2.15. Kịch bản xuất hiện sương muối ở Sơn La, Điện Biên và
các vùng lân cận ........................................................................................... 59
Bảng 2.16. Chỉ tiêu phân hạng mức độ khắc nghiệt
của sương muối theo số liệu quan trắc ở Sơn La, Điện Biên và các
vùng lân cận .................................................................................................. 61
Bảng 2.17. Kết quả phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối
trên mạng lưới trạm khí tượng ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân
cận ................................................................................................................ 62
Bảng 3.1. Hệ số ai đối với thoạt toán LST1 .................................................. 67
Bảng 3.2. Các đặc trưng thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm
giữa nội suy và quan trắc trong vùng nghiên cứu (tháng 1, 2, 3) ................ 72
Bảng 3.3. Các đặc trưng thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm
giữa nội suy và quan trắc trong vùng nghiên cứu (tháng 11,12) ................. 76
Bảng 3.4 Kết quả thống kê mức độ tin cậy của phương trình trên
chuỗi số liệu phụ thuộc ................................................................................. 85
Bảng 3.5. So sánh số liệu quan trắc và số liệu tính toán số ngày có
sương muối trung bình thời kỳ 2000-2009 .................................................. 88
Bảng 3.6. Diện tích đất tự nhiên (km2
) bị ảnh hưởng của sương muối
theo các đai độ cao ở tỉnh Sơn La .............................................................. 111
Bảng 3.7. Diện tích đất tự nhiên (km2
) bị ảnh hưởng của sương
muối theo các đai độ cao ở tỉnh Điện Biên ................................................ 112
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mô hình xây dựng bản đồ giám sát sương muối bằng số
liệu viễn thám và số khí tượng .................................................................... 14
Hình 1.2. Bản đồ giám sát sương muối ảnh hưởng đến cây trồng
mùa đông cho từng tháng ở Châu âu ........................................................... 15
Hình 1.3. Bản đồ nguy cơ sương muối tháng 3 của Hy Lạp ........................ 15
Hình 1.4. Bản đồ phân bố sương muối, ngày 2 tháng 3 năm 2008 ở
tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ......................................................................... 16
Hình 1.5. Bản đồ phân bố sương muối Nam Brazil ..................................... 16
Hình 1.6. Bản đồ số ngày xuất hiện sương muối với độ phân giải 1
km tại vùng Otago......................................................................................... 17
Hình 1.7 Bản đồ phân bố sương muối khu vực Emilia-Romagna của
Ý ................................................................................................................... 17
Hình 1.8. Bản đồ ngày kết thúc khả năng xuất hiện sương muối với
suất bảo đảm 10% ........................................................................................ 18
Hình 2.1. Phân bố các khu vực xuất hiện sương muối ................................ 45
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các đợt không khí lạnh và ngày xảy ra
sương muối năm 1999 ở một số khu vực ở Sơn la, Điện Biên và các
vùng lân cận ................................................................................................. 50
Hình 3.1. Nhiệt độ bề mặt lớp phủ LST theo ảnh MODIS và NOAA...........69
Hình 3.2. Đồ thị quan hệ giữa số liệu thực đo và LST theo ảnh viễn
thám ...............................................................................................................72
Hình 3.3. Mối quan hệ giữa Tmin và LST ở Sơn La, Điện Biên ................... 73
Hình 3.4. Bản đồ LST và Tmin trong một số đêm ........................................ 74
Hình 3.5. Sơ đồ RH....................................................................................... 77
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa tổng cột hơi nước và độ ẩm riêng của
x
hơi nước do W. Timothy xây dựng ...............................................................79
Hình 3.7. Bản đồ RH trong một số đêm khu vực nghiên cứu ......................81
Hình 3.8. Một số kết quả minh hoạ sự phân bố sương muối theo
không gian .....................................................................................................86
Hình 3.9. Bản đồ số ngày có sương muối trung bình nhiều năm thời kỳ
2000 - 2009 ............................................................................................................ 87
Hình 3.10. Biểu diễn bản đồ A bằng mô hình quan hệ ................................ 89
Hình 3.11. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng điểm...............................91
Hình 3.12. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng cung .............................91
Hình 3.13. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng (Polygon) .............92
Hình 3.14. Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc
tính ................................................................................................................95
Hình 3.15. Sơ đồ khối thành lập bản đồ chuyên đề ..................................... 99
Hình 3.16. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Sơn
La .................................................................................................................. 97
Hình 3.17. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Điện
Biên ............................................................................................................ 101
Hình 3.18. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Sơn La ................ 102
Hình 3.19. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Điện Biên ........... 104
Hình 3.20. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Sơn
La ................................................................................................................ 105
Hình 3.21. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Điện
Biên ............................................................................................................ 106
xi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
ASCII Khuôn dạng chuẩn chuyển đổi thông tin
ASTER Bức xạ kế phát xạ và phản xạ nhiệt nâng cao
CSDL Cơ sở dữ liệu
DEM Mô hình số độ cao
ĐPG Độ phân giải
e Sức trương hơi nước
E Sức trương hơi nước bão hoà
ETM Hệ thống lập bản đồ chuyên đề nâng cao
GIS Hệ thống thông tin địa lý
HIRS Máy quét phổ độ phân giải cao
KKL Không khí lạnh
LST Nhiệt độ bề mặt đất
LWIR Sóng dài hồng ngoại
MODATM Sản phẩm khí quyển của MODIS
MODIS Máy quét ảnh phổ độ phân giải trung bình
NCAR Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khí quyển Mỹ
NDVI Chỉ số thực vật chuẩn hóa
NOAA Cơ quan quốc gia về Đại dương và Khí quyển
P Áp suất không khí
xii
Q Độ ẩm riêng
RGB Ba màu cơ bản (đỏ, lục, lam)
RH Độ ẩm không khí
RMSE Sai số quân phương
RS Viễn thám
SST Nhiệt độ mặt nước biển
SWIR Sóng ngắn hồng ngoại
TIR Hồng ngoại nhiệt
TM Lập bản đồ chuyên đề
Tmin Nhiệt độ không khí tối thấp
UTM Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp của Mỹ
W Tổng cột hơi nước
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng Tây Bắc đang được đánh giá là vùng có nhiều lợi thế để phát
triển diện tích trồng các cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp dài ngày
(cao su, cà phê) và các cây ăn quả. Sương muối và sương giá là những hiện
tượng rất nguy hại đối với cây trồng, trong đó sự sinh trưởng, phát triển, hình
thành năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây dài ngày phụ thuộc rất nhiều
vào sự tác động của sương muối và nhiệt độ thấp. Tác hại nghiêm trọng của
các đợt sương muối đối với các mô hình trồng các cây công nghiệp dài ngày,
đặc biệt là cà phê ở vùng Tây Bắc trong những năm gần đây đã góp phần
minh chứng vai trò và ảnh hưởng của nó.
2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, với một hệ thống núi non trùng điệp bao
quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, điều
kiện khí hậu ôn hòa thích hợp với cây cà phê chè. Cà phê được trồng trên các
sườn dốc của chân các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao trên
mực nước biển chừng 600m với một vùng đất đỏ đá vôi có tầng thật dày và độ
phì nhiêu khá cao. Tuy độ cao trên mặt biển chưa thật là cao song vùng cà phê
Sơn La, Điện Biên có đặc điểm là nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc, có vị trí
địa lý tương tự như vùng cà phê chè tập trung vùng Sao Paulo, Minas Gerais
của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, có khác
chăng là hai vùng cà phê ở hai phía bắc và nam bán cầu. Khí hậu Sơn La,
Điện Biên nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà
phê ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao.
Đồng bộ với hình thành hệ thống chế biến tốt, cà phê Tây Bắc hoàn
toàn ghi tên trên bản đồ cà phê chất lượng của thế giới. Ông Joao Brandao –
Đại diện Tập đoàn số một thế giới về thiết bị chế biến cà phê quả tươi khẳng
định: “Nếu lựa chọn định hướng phát triển bền vững, cà phê Tây Bắc có thể
sánh ngang với cà phê Brazil về chất lượng”.
2
Vừa qua được sự giúp đỡ, cho vay vốn với điều kiện ưu đãi của cơ
quan phát triển Pháp, chúng ta đã mở rộng diện tích cà phê chè ở một số địa
phương, đưa tổng diện tích cà phê chè trong cả nước lên trên 2 vạn hecta. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện chương trình phát triển cây cà phê chè cũng có
những thiếu sót dẫn đến hiệu quả thấp, một số vùng trồng rồi lại phải hủy bỏ
đi vì vườn cây quá xấu kém. Và người ta đã truy tìm các nguyên nhân dẫn đến
những tổn thất đó. Không ít người cho là vì công tác quy hoạch kém, trồng cà
phê vào vùng đất xấu không thích hợp hoặc vùng có sương muối.
Lựa chọn định hướng phát triển cà phê bền vững sẽ mang lại những lợi
ích to lớn như giá trị sản phẩm được nâng lên, tạo việc làm, đảm bảo an ninh
xã hội. Quan trọng hơn là thông qua phát triển cà phê bền vững theo chứng
chỉ sẽ góp phần tạo ra cộng đồng có trách nhiệm – một yếu tố phát triển xã
hội bền vững. Lựa chọn phát triển cà phê bền vững là con đường tốt nhất để
xây dựng vùng cà phê Tây Bắc đạt một tầm vóc mới, hoàn toàn có thể đối
xứng vùng phát triển cà phê với Tây Nguyên, không chỉ về số lượng mà cả
chất lượng. Vùng cà phê Tây Bắc có ưu thế là thích hợp cho phát triển cà phê
chè – đang là xu hướng tiêu dùng của thế giới, do đó bán được với giá cao,
hiện từ 2.300 – 2.400 USD/tấn nhân, trong khi cà phê Robussta Tây Nguyên
chỉ bán được với giá 1.400 – 1500 USD/tấn. Là nhà hàng đầu Việt Nam về
sản xuất, chế biến cà phê, Tập đoàn Thái Hòa cam kết quyết tâm cùng người
dân Tây Bắc phát triển cà phê bền vững theo quy tắc quốc tế và xây dựng trở
thành thương hiệu lớn trên thị trường thế giới
Vì vậy sau 10 năm thiệt hại nặng nề của trận sương muối thiêu rụi gần
cả vùng cà phê của năm 1999, cây cà phê đã được khôi phục và khẳng định là
một trong những cây công nghiệp chủ lực trong chương trình xuất khẩu.
Nằm trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công
nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cây cà phê đã lên vùng Tây
Bắc trong sự hy vọng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian
đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng khi bước vào thời kỳ thu
3
hoạch đã “vấp” phải sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Sương muối đã làm
hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng,
từ sự háo hức ban đầu, người dân chán nản và bỏ mặc cà phê.
Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê chủ yếu do điều
kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, học viên đã chọn đề
tài "Nghiên cứu đánh giá khả năng suất hiện sương muối phục vụ phát
triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên" nhằm góp phần phát
triển bền vững cây cà phê chè ở khu vực Tây Bắc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu:
1) Đánh giá được khả năng xuất hiện và ảnh hưởng của sương muối đến cây
cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên.
2) Xây dựng được tập bản đồ chuyên đề về sương muối tác động đến cây cà
phê chè.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
- Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thực trạng sản xuất cây cà phê chè
ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên ;
- Thu thập số liệu bản đồ nền, ảnh vệ tinh phục vụ toán tính toán nhiệt độ
bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây dựng bản đồ chuyên đề sương
muối;
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện
Biên;
- Đánh giá ảnh hưởng của sương muối đến khả năng phát triển cây cà
phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên;
4
- Xử lý, chiết xuất các thông tin trên ảnh MODIS phục vụ xây dựng các
bản đồ chuyên đề về sương muối;
- Xây dựng tập bản đồ chuyên đề sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện
Biên bằng công nghệ GIS
- Đề xuất vùng an toàn sương muối phục vụ quy hoạch phát triển sản
xuất cà phê chè ở vùng nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
4. Phương pháp sử dụng trong luận văn
- Thu thập và kế thừa: thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu có liên
quan đến sương muối, sản xuất cây cà phê của các đề tài, dự án đã
tiến hành cho khu vực nghiên cứu;
- Điều tra khảo sát thực địa: nhằm bổ xung những tài liệu, dữ liệu về
sương muối và cây cà phê ở vùng nghiên cứu trong những năm gần
đây;
- Điều tra nhanh nông thôn: điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân về
ảnh hưởng của sương muối đến cây cà phê ở vùng nghiên cứu;
- Phân tích và tổng hợp tài liệu: các kết quả thu được về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội được phân tích đánh giá hệ thống theo từng mục
đích, yêu cầu cụ thể trong từng nội dung của luận văn
- Thống kê áp dụng trong khí tượng - khí hậu
- Viễn thám trong phân tích ảnh vệ tinh
- GIS: sử dụng công nghệ GIS với một số phần mềm chuyên dụng
(ARC GIS; MapInfor; ARC VIEW, Envi...) để xử lý ảnh viễn thám và
thành lập các bản đồ.
- Phương pháp chuyên gia
5
5. Những kết quả đạt được:
- Làm rõ được khả năng xuất hiện của sương muối ở 2 tỉnh Sơn La,
Điện Biên
- Đánh giá được ảnh hưởng của sương muối đến việc phát triển cà phê
chè ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên
- Các bản đồ chuyên đề về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên
- Đề xuất được các vùng trồng cà phê chè với các mức an toàn khác
nhau ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
- Báo cáo tổng kết của luận văn
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Các bản đồ chuyên đề về sương muối được xây dựng trên nền tảng công
nghệ viễn thám và GIS là một bước tiến mới về ứng dụng kỹ thuật cao đối với
công tác phát triển khoa học công nghệ ở trong nước, từng bước tiếp cận với
công nghệ hiện đại ở trên thế giới.
Cung cấp cơ sở khoa học các thông tin viễn thám và GIS trong điều tra
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, giám sát và khai thác
hợp lý tài nguyên khí hậu, thuỷ văn, khí hậu nông nghiệp trong sự phát triển
chung của nền kinh tế.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tăng cường số liệu phục vụ công tác điều tra cơ bản nhằm quản lý và
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho từng vùng cụ thể trong sự phát
triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng núi và những vùng khó
khăn.
Cung cấp công cụ giám sát sương muối, phục vụ phát triển nông nghiệp
nói chung và phát triển cà phê nói riêng, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra
6
nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình và các công ty cà phê ở các tỉnh
nghiên cứu
7. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng
7.1. Về các dữ liệu khí tượng
- Các số liệu khí tượng được thu thập từ các trạm khí tượng trong vùng với
chuỗi số liệu trong thời gian đủ dài (từ năm 1981 đến 2010);
- Các tài liệu từ các đề tài, các tạp chí và các nguồn khác cũng đã được thu
thập để tham khảo và lựa chọn sử dụng;
7.2. Các dữ liệu về viễn thám
- Các ảnh viễn thám cũng được thu thập từ các nguồn miễn phí (Phòng nghiên cứu
Viễn thám và GIS - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường; Trung
tâm Viễn thám Quốc gia và trên một số trang web)
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối và tình hình phát
triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên
Chương 2. Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn
La và Điện Biên
Chương 3. Xây dựng tâp bản đồ chuyên đề về sương muối và đề xuất vùng an
toàn sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở 2 TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN
1.1. TỔNG QUAN VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
CÂY CÀ PHÊ
1.1.1. Tổng quan về sương muối
1.1.1.1. Khái niệm về sương muối
Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, rắn,
xốp và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể
khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh [5]. Sương muối là hiện tượng thời tiết
nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng và vật nuôi.
Hạt sương được cấu thành từ nhiều băng li ti, đường kính chỉ khoảng
0,03 - 0,2mm. Bên trong hạt sương muối có những đường dẫn hoặc ống
không khí cực kì nhỏ bé, đường kính chỉ khoảng 0,005 - 0,002mm xen lẫn các
khối hạt băng [3].
1.1.1.2. Điều kiện hình thành sương muối
Thông thường sương muối hình thành về đêm hoặc sáng sớm, trời lặng
gió, quang mây, nhiệt độ không khí xuống thấp làm cho nhiệt độ bề mặt các
vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đạt tới điểm sương đủ cho hơi nước ngưng kết,
và điều kiện độ ẩm không khí thích hợp. Trong điều kiện thời tiết như vậy,
bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ của vật chất trên mặt đất hạ thấp, khi không
khí tiếp xúc bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành hạt băng. Vào lúc này, áp
lực của hạt băng bé hơn áp lực của hạt nước nên các hạt nước trên bề mặt vật
chất, ngay phía dưới hạt băng, lần lượt di chuyển lên phía trên và tụ lại quanh
hạt băng. Cứ như vậy, các hạt nước nối kết nhau di chuyển lên phía trên làm
8
cho hạt băng to dần lên và dẫn đến việc hình thành hạt sương muối. Nếu nhiệt
độ thấp hơn, hoặc độ ẩm thấp hơn khoảng giá trị thích hợp nói trên, sương
muối không hình thành mà chỉ xuất hiện các hạt băng hoặc lớp băng. Ngoài
ra, sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc
lên.
Sương muối thường hình thành trên nền đất nhẹ và ít hạt, ở những nơi
có độ ẩm vừa phải, trong các thung lũng, bồn địa... nhiệt độ hạ thấp hơn các
nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sườn núi hoặc đỉnh đồi. Hầu
như sương muối không hình thành trên bãi cát.
1.1.1.3. Phân loại sương muối
a/ Phân loại sương muối theo quá trình hình thành hay diễn biến của mây ban
đêm.
Theo Lại Văn Chuyển và nnk thì sương muối được phân loại [3]:
Loại a1: Sương muối khi trời quang suốt đêm
Sương muối thường hình thành ngay sau khi mặt trời lặn rồi tiếp tục
phát triển cho đến sáng sớm, khi nhiệt độ thấp nhất. Lúc này hạt sương muối
đạt tới cực đại. Sau khi mặt trời mọc, sương muối bắt đầu tan.
Loại a2: Sương muối khi trời quang vào nửa trước đêm
Sương muối hình thành ngay sau khi mặt trời lặn rồi phát triển nhanh,
đến giữa đêm đạt tới cực đại. Từ giữa đêm, trời nhiều mây lên, hạt sương
muối tan dần
Loại a3: Sương muối vào những đêm mây thay đổi
Vào những đêm lúc quang mây lúc đầy mây, nhiệt độ lúc đi xuống lúc
dừng lại, sương muối sau khi hình thành, có lúc phát triển rồi có lúc tan đi...
9
b/ Phân loại sương muối theo mùa (chỉ có ở các nước ôn đới).
Loại b1: Sương muối nửa đầu mùa đông
Từ cuối mùa thu thời tiết trở nên mát mẻ, nhiệt độ thấp dần cho đến khi
bước vào mùa đông. Ngay từ khi chớm đông, nhiệt độ trở nên thích hợp với
việc hình thành sương muối. Càng đi sâu vào giữa mùa đông, sương muối
càng nhiều. Đến chính đông, do nền nhiệt độ quá thấp, không còn điều kiện
thích hợp để xuất hiện sương muối.
Loại b2: Sương muối nửa sau mùa đông
Sau thời kì chính đông băng giá, nhiệt độ lại nhích dần lên trở nên thích
hợp với việc hình thành sương muối. Sương muối lại xuất hiện cho đến đầu
mùa xuân.
c/ Phân loại sương muối theo hình thế thời tiết
Loại c1: Sương muối bình lưu (phong sương)
Sương muối xảy ra trong quá trình hàn triều (gió mùa đông bắc hay
Fron lạnh tràn xuống), nhiệt độ xuống tới 00
C hoặc thấp hơn nữa.
Ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, người ta gọi sương muối bình lưu
là phong sương. Diễn biến thông thường của sương muối bình lưu như sau:
- Gió mùa đông bắc về, nhiệt độ hạ thấp
- Sau khi mặt trời lặn, nhiệt độ hạ thấp đáng kể, trên đất, trên lá cây,
trên ngọn cỏ xuất hiện sương muối.
Đặc điểm của sương muối bình lưu là hình thành trên diện rộng.
Loại c2: Sương muối bức xạ (tịnh sương)
Vào những ngày nền nhiệt độ khá thấp sau khi gió mùa tràn về, ban
đêm xuống trời quang mây hoặc rất ít mây, gió lặng, hơi khô, mặt đất, mặt cỏ,
10
lá cây bức xạ mạnh, nhiệt độ xuống đến hoặc gần đến 00
C, sương muối xuất
hiện.
Sương muối bức xạ không xảy ra trên diện rộng như sương muối bình
lưu. Thông thường sương muối bức xạ xảy ra trên địa hình lõm, khuất gió.
Loại c3: Sương muối hỗn hợp
Khi có sự phối hợp tác động giữa điều kiện bức xạ và điều kiện bình lưu,
nghĩa là sau khi gió mùa đông bắc về, nền nhiệt độ hạ thấp nhanh, vào những
đêm quang mây hoặc rất ít mây, gió nhẹ, nhiệt độ hạ thấp đáng kể, sương
muối hình thành.
Sương muối hỗn hợp xảy ra trên diện rộng, tác hại nghiêm trọng đến
cây trồng.
1.1.1.4. Tác hại của sương muối
Khi nhiệt độ bề mặt thực vật hạ thấp xuống dưới 00
C, nước trong
thân cây sẽ đóng băng lại và giãn nở thể tích, phá vỡ các tế bào, các ống dẫn
nhựa cũng ngừng hoạt động không vận chuyển được các chất dinh dưỡng
nuôi cây. Vì vậy, ngày hôm sau, sau khi có sương muối, cây trồng bắt đầu
xuất hiện những vết "cháy táp" trên mặt lá. Ngọn cây khô dần, lớp vỏ tróc ra,
cây héo úa rồi chết. Ngay cả khi sương muối chưa hình thành nhưng nếu nhiệt
độ không khí xuống rất thấp làm các quá trình sinh lý bị ngừng trệ gây ra hiện
tượng héo sinh lý.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây cà phê
Cây cà phê thường trồng chủ yếu bao gồm bốn giống: cà phê chè (coffea
arabica), cà phê vối (coffea canephora Pierre), cà phê mít (coffea excelsa Clreo)
và cà phê mít dâu da (coffee liberia Bull, in hieru).[1], [2], [3], [8]
11
Cà phê chè được trồng lâu đời nhất và chiếm tới 70% sản lượng cà phê
toàn thế giới. Giống cà phê này có nguồn gốc ở cao nguyên Êtiôpi, cao 1500-
2000m, vĩ tuyến 80
N.
Cà phê chè là cây bụi cao 3-4m, ở điều kiện thuận lợi có thể cao 6-7m.
Cà phê vối mới được phát hiện ở châu Phi và đầu thế kỉ này trên các cánh
rừng thấp thuộc châu thổ sông Công Gô. Cây dễ trồng, năng suất cao, khỏe,
có thể cao đến 8-12m. Cà phê mít được phát hiện năm 1902 ở Ubangui -
Chari, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, cao khoảng 15-20m. Cà phê mít dâu da
nguồn gốc ở Liberia, quả to giống quả dâu da, cao khoảng 15-18m.
Vòng đời cây cà phê gồm ba giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng, từ khi hạt
nảy mầm đến khi cây trưởng thành, giai đoạn sản xuất suốt thời kì cho quả và
giai đoạn tàn lụi, khi cây già cỗi, hoạt động giảm sút,...
Điều kiện ngoại cảnh quan trọng đối với cà phê nảy mầm là nhiệt độ,
nước, ôxi, pH,...
Nhiệt độ thích hợp cho cà phê nảy mầm là 30-320
C, nhiệt độ càng thấp
thời gian nảy mầm càng kéo dài, xuống tới 100
C cà phê khó nảy mầm.
Sau khi nảy mầm, rễ ăn xuống đất. Rễ phát triển thuận lợi với nhiệt độ 26-
320
C, quá 380
C có hại cho rễ cà phê.
Cà phê chè, cà phê vối bắt đầu ra hoa khi cây được 24-30 tháng tính từ
khi gieo hạt. Cà phê mít nở hoa chậm hơn 1-2 năm so với cây cà phê chè.
Hoa cà phê thường nở về khuya và hoàn thành vào lúc sáng sớm. Tại
trạm thí nghiệm Tây Hiếu, quan sát thấy 60-70% hoa nở vào khoảng 2-3 giờ
sáng, trong điều kiện nhiệt độ 24-250
C, độ ẩm 94-97%. Trong quá trình nở
hoa thụ phấn, gặp thời tiết bất thuận như sương muối gió Lào tràng hoa bị
chết khô. Sau khi hoa thụ phấn, noãn sào cà phê phát triển thành quả. Từ khi
12
thụ phấn cho đến khi quả chín kéo dài từ 6-8 tháng đối với cà phê chè và 9-10
tháng đối với cà phê vối.... Thực tế, thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình
này.
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cà phê
là nhiệt độ, mưa, nắng và gió,... Song nhiệt độ vẫn là yếu tố tác động quan
trọng nhất đối với cà phê.
Đa số giống cà phê đều thích hợp với nhiệt độ trung bình năm khoảng
22-260
C, riêng cà phê chè giới hạn đó là 19-260
C. Cà phê vối chịu rét kém
nhất. Với nhiệt độ 20
C, các vườn cà phê vối bị “cháy” phần lớn cành lá. Cà
phê mít sức chịu rét khá hơn nhưng với nhiệt độ dưới 20
C cũng bị hại. Cà phê
chè chịu rét hơn cả. Khi nhiệt độ xuống đến 1-20
C trong một vài đêm, chỉ làm
cho một số lá non trên ngọn và rìa tán lá bị “cháy”. Song nhiệt độ xuống đến
00
C, -20
C, nhiều vườn cà phê bị cháy cành tới 1/3 hoặc 1/2 tán cây. Ở một số
khu vực trũng, cà phê chè có thể chết với nhiệt độ đó. Với sương muối, tùy
thuộc loài và tuổi cà phê, tác hại có thể nhiều hay ít. Nhiều vườn cà phê chết
hàng loạt. Một số vườn cà phê non 1-3 tuổi, qua các đợt sương muối bị chết,
phải phá đi trồng lại.
Nhiệt độ 36-390
C cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây cà phê,
làm cho các lá non bị khô. Về khả năng chịu nóng, cà phê chè hơn hẳn các
chủng loại khác, nhất là cà phê vối.
Liên quan đến sinh trưởng cây cà phê và chất lượng cà phê cần phải kể
tới biên độ ngày của nhiệt độ, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất vào ban ngày
và nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm. Biên độ cao thúc đẩy hoạt động quang
hợp, tích lũy chất khô vào ban ngày và hạn chế tiêu hao vật chất vào ban đêm.
Ngoài nhiệt độ, nước có tính chất quyết định đối với sinh trưởng và
năng suất cà phê. Cà phê đòi hỏi lượng mưa cao, phân bố đều và mùa khô
13
ngắn. Lượng mưa năm đáp ứng được yêu cầu của cà phê vối là 1500-
2000mm, của cà phê chè là 1200-1500mm và của cà phê mít có thể ít hơn.
Lượng mưa càng nhiều, mùa khô càng ngắn càng có lợi cho cà phê.
Tuy vậy, một chế độ mưa gần như quanh năm không phải lí tưởng cho cây cà
phê. Các giống cà phê, nhất là cà phê vối, cà phê mít cần có độ ẩm cao.
Những đợt gió mùa đông bắc khô lạnh, với độ ẩm 40-50% và những đợt gió
tây khô nóng, với độ ẩm 30-40% có thể gây hại cho cà phê.
Cà phê thuộc loại cây ưa bóng mát, cần có biện pháp canh tác tương
ứng, cụ thể là trồng cây che bóng. Tuy vậy, những năm gần đây nhiều tác giả
đã chứng minh rằng, cà phê có thể trồng ngoài nắng, không cần che bóng.
Vai trò của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ thấp, gắn liền với vai trò của gió,
đặc biệt là gió mùa đông bắc. Khi xảy ra nhiệt độ thấp, các vườn cà phê ở nơi
thoáng gió thường bị thiệt hại nghiêm trọng hơn những vườn cà phê kín gió.
Khi gặp sương muối, cây ngừng sinh trưởng, phần rễ nông bị trồi lên mặt đất
và khô lại, phần rễ cây ăn sâu, có thể bị đứt.
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI
1.2.1. Các nghiên cứu về sương muối trên thế giới
Với mức độ nguy hại của sương muối đối với sản xuất nông nghiệp nói chung
và gieo trồng các cây lưu niên, cây công nghiệp dài ngày như cà phê nói
riêng, nhiều nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, …. đã tiến
hành nghiên cứu về sương muối, đánh giá tác hại của thiên tai trong đó có
sương muối, sương giá trên cơ sở các dữ liệu khí tượng quan trắc, dữ liệu viễn
thám. Các nghiên cứu ở Nhật Bản (Kurosu et al., 1995); ở Trung Quốc (Shao
et al., 2001, Li et al., 2003, Bingbai et al..., 2005); ở Sri Lan ka (Frei et al.,
1999); ở Ấn Độ (Choudhury and Chakraborty, 2006);....Các nhà nghiên cứu
đã trình bày kết quả theo các hướng, bao gồm: phân tích dữ liệu viễn thám là
14
hàm của các thông số sinh lý của cây trồng và thay đổi theo thời gian của
chúng, giải thích các quan sát bằng các mô hình lý thuyết, xác định các thuật
toán phân loại, phát triển hoặc ứng dụng các phương pháp phân loại, xác định
các thông số sinh lý của cây trồng và kết hợp với các mô hình tăng trưởng để
giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển, hình thành năng suất và giám sát
các yếu tố khí tượng bất lợi như: sương muối, sương giá, hạn hán...đến sinh
trưởng phát triển của cây trồng bởi các modul phần mềm, sau đó tích hợp
trong GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề.
Hình 1.1. Mô hình xây dựng bản đồ giám sát sương muối
bằng số liệu viễn thám và số liệu khí tượng [15]
Các nước liên minh Châu âu EU đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
giám sát cây trồng (procedures and data storage are part of the Crop Growth
Monitoring System (CGMS), đã sử dụng các số liệu khí tượng để xây dựng
bản đồ sương muối ảnh hưởng đến các cây trồng mùa đông cho từng tháng
trên toàn lãnh thổ (hình 1.2).
15
C. Domenikiotis, M. Spiliotopoulos, E.Kanelou and N. R. Dalezios [13]
trường đại học Thessaly Volos, Hy Lạp đã sử dụng số liệu ảnh vệ tinh
NOAA/AVHRR để xây dựng bản đồ nguy cơ sương muối, trong đó đã tìm
được mối liên hệ giữa nhiệt độ thấp sinh ra sương muối với các tổ hợp phát xạ
khác nhau của các kênh nhiệt hồng ngoại, từ đó xây dựng được bản đồ phân
bố sương muối trên toàn lãnh thổ (hình 1.3).
Hình 1.2. Bản đồ giám sát sương muối ảnh hưởng đến cây trồng mùa đông
cho từng tháng ở Châu âu [18]
16
Hình 1.3. Bản đồ nguy cơ sương muối tháng 3 của Hy Lạp [13]
Ngoài ra nhiều nước khác trên thế giới, đã sử dụng các số liệu và công
cụ khác nhau để xây dựng bản đồ nguy cơ sương muối. Các số liệu khí tượng
bề mặt, viễn thám và GIS là những số liệu và công cụ chủ đạo trong việc xây
dựng bản đồ nguy cơ sương muối. Dưới đây là một số hình ảnh về bản đồ
sương muối của các nước đã xây dựng
.
Hình 1.4. Bản đồ phân bố sương muối, ngày 2 tháng 3 năm 2008
ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc
17
Hình 1.5. Bản đồ phân bố sương muối Nam Brazil
Hình 1.6. Bản đồ số ngày xuất hiện sương muối với độ phân giải 1 km
18
tại vùng Otago
Hình 1.7 Bản đồ phân bố sương muối khu vực Emilia-Romagna của Ý [14]
Hình 1.8. Bản đồ ngày kết thúc khả năng xuất hiện sương muối với
suất bảo đảm 10%
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối ở Việt Nam
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá
nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cà phê lên vùng Tây Bắc trong sự hy
19
vọng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển
tương đối tốt và ổn định, vào thời kỳ thu hoạch đã gặp phải sự khắc nghiệt
của thời tiết. Sương muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và
chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu, người dân chán
nản và bỏ mặc cà phê.
Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê, cao su chủ yếu do
điều kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, một số tỉnh đã
quan tâm đầu tư nghiên cứu, điều tra khảo sát tình hình sương muối nhằm có
những biện pháp phòng tránh và quy hoạch thích hợp.
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về sương muối như:
(1) Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra thực địa khoanh vùng sương muối gây hại
cà phê tỉnh Sơn La (Vương Hải, năm 1999); (2) Đặc điểm khí hậu Sơn La
(trong đó có mục về sương muối), (An Quốc Khánh, năm 1978); (3) Điều tra
khoanh vùng sương muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La (Lại Văn Chuyển,
Vương Hải, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 1999) và đã đưa ra một số kết luận cụ
thể là:
(i) Điều kiện hình thành sương muối chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt
độ và độ ẩm thấp hơn khoảng giá trị thích hợp, sương muối không hình
thành mà chỉ xuất hiện các hạt băng hoặc lớp băng;
(ii) Ở Sơn La, sương muối có thể là sương muối bình lưu, sương muối bức xạ
hoặc sương muối hỗn hợp, xuất hiện vào các tháng chính đông (12, 1 và 2);
(iii) Cây cà phê chè thích hợp với nhiệt độ trung bình 19 – 260
C, nhiệt độ thấp
nhất tuyệt đối không dưới 50
C và lượng mưa năm khoảng 1500 – 2000
mm. Khi nhiệt độ thấp nhất dưới 20
C, cà phê bị “cháy” phần lớn cành lá
và khi nhiệt độ dưới 00
C, cà phê bị thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí bị
chết phần gốc. Sương muối gây thiệt hại nghiêm trọng cho cà phê, nhất là
20
cà phê ít tuổi;
(iv) Theo số liệu quan trắc sương muối có thể phân chia các địa điểm quan
trắc khí tượng thành 4 nhóm có sương muối từ nhiều đến ít như sau: a)
Nhóm 1: Nhiều sương muối: Mộc Châu; b) Nhóm 2: Khá nhiều sương
muối: Thuận Châu, Sơn La, Cò Nòi; c) Nhóm 3: Ít sương muối: Phù Yên,
Bắc Yên, Yên Châu, Sông Mã; d) Nhóm 4: Rất ít sương muối: Quỳnh
Nhai.
Khi thực hiện việc khoanh vùng sương muối Sơn La, các tác giả cũng
đã đưa ra 2 cấp phân vị là vùng sương muối và tiểu vùng sương muối.
Vùng sương muối bao gồm các khu vực địa lý có sự đồng nhất tương
đối về số ngày có sương muối. Chỉ tiêu phân chia các vùng là số ngày sương
muối trung bình năm. Ranh giới giữa các vùng là các đường đẳng trị số ngày
sương muối trung bình năm: 1,0; 3,0. Chỉ tiêu phụ cho việc hoạch định các
vùng là tần suất quan trắc được sương muối và tỉ lệ điều tra được sương muối.
Tiểu vùng sương muối bao gồm các đơn vị địa lý, không những đồng
nhất tương đối về tần suất sương muối và độ kéo dài của sương muối mà cả
về khả năng xảy ra nhiệt độ thấp gây hại cây cà phê. Chỉ tiêu phân chia các
tiểu vùng là tần suất xảy ra nhiệt độ thấp nhất dưới 50
C, 30
C, 10
C và nhiệt độ
thấp nhất ứng với các chu kỳ là 10 năm, 50 năm và 100 năm. Các chỉ tiêu bổ
sung cho sự phân chia các tiểu vùng là số ngày sương muối 0,5 ngày trên các
vùng không có sương muối đến 1,0 ngày sương muối hàng năm.
Với quan niệm vùng sương muối và tiểu vùng sương muối như trên,
các tác giả đã khoanh lãnh thổ Sơn La thành 7 vùng và 11 tiểu vùng sương
muối khác nhau. Các kết quả phân hạng và khoanh vùng sương muối có thể
tham khảo trong quá trình qui hoạch phát triển các loại cây trồng nói chung,
21
cao su và cà phê nói riêng cùng với điều kiện đất đai, địa mạo, cảnh quan,…
và các điều kiện khí hậu thuỷ văn của một lãnh thổ cụ thể.
1.3. Tình hình phát triỂn cà phê Ở SƠN LA và ĐIỆN BIÊN
1.3.1. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên
Điện Biên, một tỉnh thuộc tây Hoàng Liên Sơn, là một vùng núi thấp nằm
khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn. Ở đây khí hậu có hai mùa, mùa đông lạnh và
khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên ở vào giữa 210
và
220
45, vĩ độ bắc nhưng có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng
năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 150
C. Tuy ở đây cũng có khả năng xuất
hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng như ở vùng Thuận Châu, Mai
Sơn của Sơn La.
Điện Biên có lượng mưa hàng năm không cao, chỉ có 1552mm và mùa mưa
chỉ kéo dài 5-6 tháng từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10. Tuy nhiên, độ ẩm không
khí tương đối ở Điện Biên thuộc loại trung bình. Mực nước ngầm nông hơn ở
vùng đất đỏ đá vôi Sơn La. Mạng sông suối có nguồn nước phong phú. Đây là
một thế mạnh của vùng cà phê này.
Mặc dù, độ cao các vùng đất trồng cà phê khoảng 400-500m, nhưng đây vẫn
là vùng cà phê Arabica giàu tiềm năng và chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá
cao gần bắc chí tuyến.
Cà phê được trồng ở Điện Biên từ thế kỷ 20. Cuối những năm 1950,
Điện Biên có một nông trường lớn chuyên canh cà phê, với diện tích 500 ha.
Tuy nhiên, sự lây lan của bệnh gỉ sắt đã phá huỷ các vườn cà phê. Đến những
năm 1980, cây cà phê một lần nữa được đưa vào canh tác với nguồn vốn của
Liên Xô. Các khu vực quanh cánh đồng Mường Thanh đã được quy hoạch để
trồng cà phê. Chương trình không được duy trì do nguồn vốn của Liên Xô
không còn. Đến năm 2000, cà phê chè ở Điện Biên được khởi động lần thứ ba
với dự án AFD của Pháp. Năm 2002, Điện Biên trồng được hơn 200 ha cà phê
chè với sản lượng vài trăm tấn. Năng suất cà phê Điện Biên tương đối cao. Từ
22
đó đến nay, diện tích cà phê liên tục tăng , đặc biệt từ năm 2007, khi có sự
đầu tư của tập Đoàn Thái Hoà vào khu vực Mường Ảng, diện tích cà phê
tăng đột biến. Qua nhiều năm nghiên cứu khảo nghiệm và chọn lọc giống, kết
hợp với đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích ở những địa bàn có lợi thế, đến
năm 2009 diện tích cà phê là 1.546 ha. Diện tích cà phê trồng mới năm 2009
là 520 ha. Vùng phát triển cà phê chính tập trung tại huyện Mường Ảng
(1.405 ha). Sản lượng cà phê nhân năm 2009 ước đạt 1.261 tấn.
Năng suất cà phê ở Điện Biên thuộc loại cao so với các vùng khác
trong cả nước. Năm 2007, năng suất bình quân 2,63 tấn cà phê nhân/ha, sản
lượng đạt 1.015 tấn. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của đợt rét lịch sử nên
năng suất bị giảm mạnh, chỉ đạt bình quân 1,66 tấn cà phê nhân/ha, sản lượng
giảm còn 622 tấn. Theo thống kê năm 2009, sản lượng cà phê của tỉnh đạt
1.172 tấn.
Bảng 1.1. Diễn biến diện tích (ha) cà phê của tỉnh Điện Biên
Năm
TT
Huyện/
Thành phố 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
1
TP Điện Biên
Phủ 42 42 56 30 32 32 32
2 TX Mường Lay 1 1 1 1 2 2 1 -
3 Mường Nhé
4 Mường Chà
5 Tủa Chùa
6 Tuần Giáo 92 197 200 220 275 8 78
23
7 Điện Biên 90 96 57 57 50 63 73 34 31
8 Điện Biên Đông
9 Mường Ảng 318 348 955 1.405
Tổng 183 294 300 320 383 413 454 1.029 1.546
1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La
Cũng như các tỉnh khác ở Tây Bắc, Sơn La với một hệ thống núi cao bao
quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Cà
phê được trồng trên các sườn, chân các dãy núi thấp hoặc trên các đồi với độ
cao khoảng 600m. Tuy độ cao địa hình thấp song vùng cà phê Sơn La nằm ở
vĩ độ khá cao về phía Bắc. Với vĩ độ khoảng 210
00 đến 220
00 vĩ độ bắc, vùng
cà phê Sơn La có vị trí địa lý tương tự như vùng cà phê chè tập trung vùng
Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với
mực nước biển, sự khác biệt là hai vùng cà phê ở hai phía Bắc và Nam bán
cầu. Khí hậu Sơn La nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa
đông. Cây cà phê ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao. Những vườn
cà phê ở quanh thị xã, ở huyện Mai Sơn, ở Thuận Châu... đều cho sản lượng
bình quân 20 tạ cà phê nhân một hecta.
Sơn La được đánh giá là một tỉnh sản xuất cà phê có hiệu quả, nhưng
quy trình kỹ thuật chưa đồng bộ nên diện tích, sản lượng không ổn định và
không bền vững. Việc đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính tự phát. Việc tạo
hình hầu như không được chú ý, nhiều vùng ở Sơn La có năm có sương muối
tác động xấu đến vườn cà phê mà không có biện pháp phòng tránh, vì vậy
hiệu quả đầu tư thấp, năng suất không cao, không ổn định.
Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La
Huyện Thị Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
24
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tx Sơn La 1.160 1.217 1.165 1.182 1.191 1.222 1.287 1.465 1.515
H. Quỳnh Nhai 32 49 41 71 155 156 156 149 92
H. Mường La 37 23 19 19 16 12 10 10 4
H. Thuận Châu 898 814 665 674 590 652 306 326 385
H. Bắc Yên 6
H. Phù Yên 120
H. Mai Sơn 1,041 710 576 599 578 715 745 1,355 1,400
H. Sông Mã 547 145 179 159 35 35 11 11 11
H Sốp Cộp 84 74 71 70 41
H. Yên Châu 15 6 6 6
H. Mộc Châu 6 3
Tổng 3.862 2.967 2.651 2.710 2.649 2.866 2.586 3.386 3.448
Bảng 1.3. Các tiểu vùng trồng cà phê tại Sơn La
Hiện trạng 2008 Quy hoạch 2015
Huyện, Thị Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Tx Sơn La 1.515 2.000
25
H. Quỳnh Nhai 92 250
H. Mường La 4 15
H. Thuận Châu 385 630
H. Mai Sơn 1.400 2.015
H. Sông Mã 11 15
H Sốp Cộp 41 75
Tổng 3.448 3.029 5.000 5.500
Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 3000ha cà phê đang kinh doanh. Trước mắt,
kế hoạch của tỉnh có thể đưa lên 1000-4500ha. Riêng một xã Chiềng Ban
huyện Mai Sơn diện tích cà phê dự kiến sẽ đạt 700ha trên tổng diện tích đất
canh tác 1005ha. Một vùng đất có thể khai thác trồng cà phê trong thời gian
tới là vùng di dân của đồng bào vùng thủy điện Sơn La. Có đất đai phì nhiêu,
có khí hậu thích hợp, có lực lượng lao động cần cù, tiếp thu kỹ thuật nhanh, Sơn
La là một vùng cà phê chè giàu tiềm năng của vùng Tây Bắc của cả nước ta.
Số liệu cho thấy cây cà phê đã từng được trồng ở tất cả các huyện thị, tuy
nhiên trong quá trình phát triển hiện nay chủ yếu tập trung ở TX Sơn La,
huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu. Riêng huyện Quỳnh Nhai cây cà phê có
xu hướng bị thu hẹp lại.
26
CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI
Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN
2.1.1. Tỉnh Sơn La
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Sơn La là tỉnh miền núi, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình.
Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Lào.
Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La nằm trong toạ độ địa lý từ
200
39’ – 220
02’ vĩ độ Bắc và 1030
11’ – 1050
02’ kinh độ Đông. Tỉnh Sơn La
có diện tích 14055 km2
, gồm 9 huyện và 1 thị xã.
Địa hình tỉnh Sơn La có độ̣ cao trung bình khoảng 600 - 800m. Các hệ
thống núi lớn trong tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình núi
cao xen lẫn cao nguyên chia lãnh thổ Sơn La thành hai lưu vực sông lớn là
lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã.
Tỉnh Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà
Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước
biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận
lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà
Sản có độ cao trung bình 550-750m với những bồn địa rộng, tương đối bằng
phẳng thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt
sâu, chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc
từ 250
trở lên. Điều này làm cho đồng ruộng của tỉnh có diện tích nhỏ hẹp,
27
chủ yếu là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc
khá lớn, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tỉnh có tới trên 49% diện
tích với cao độ trên 800m; trên 21% diện tích cao độ từ 600-800m; 23% diện
tích ở độ cao 300-600m. Độ cao dưới 300m chiếm 6.18% diện tích toàn tỉnh.
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được
sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên). Đến nay đất chưa sử dụng
và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự
nhiên, trong đó có 598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai
thác để trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ.
Đại bộ phận đất đai là Feralit đỏ sẫm và Feralit vàng đỏ. Đất Feralit có
mùn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn nhưng phần lớn đều ở độ cao 600-1800m.
Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Đất có độ
dốc cao trên 250
chiếm 86%. Tuy nhiên có 2 cao nguyên tương đối bằng
phẳng và rộng lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, là nơi phân bố các
loại đất có độ phì cao, tầng đất dày như đất đỏ vàng và đất nâu vàng trên đá
vôi rất thích hợp để phát triển một nền nông, lâm nghiệp hàng hoá có quy mô
tập trung.
Độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, đất có tầng dày trên 100 cm,
chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm chiếm 36,1% và dưới 50 cm chiếm 30,4%,
thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Độ phì của đất mặc dù bị suy thoái
do thảm thực vật bị tàn phá và tập quán canh tác nương rẫy lạc hậu trước đây
nhưng nhìn chung còn đạt mức trung bình.
Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn và
khoảng 5000ha các hồ chứa nước; 2 sông lớn là sông Đà và sông Mã. Là tỉnh
có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2
, ở mức trung bình
so với các tỉnh miền bắc. Nhưng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập
trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 sông
28
chính là sông Đà và sông Mã.
Sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt
sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa
khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng
diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 -
80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ. Về mùa khô
mực nước ở các sông suối nội tỉnh xuống thấp, việc khai thác nước phục vụ
sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng thiếu cả nước sinh hoạt.
Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện
xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có
giá trị cao.
Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương
lai. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc
Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000
ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm
2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3
gỗ và 554,9 triệu cây tre,
nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3
gỗ và
221 nghìn cây tre, nứa.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sơn La
a) Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt ở Sơn La [3] mang tính chất nhiệt đới của một vùng núi
vừa và cao. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 18-230
C với 6-7 tháng nhiệt
độ trung bình dưới 250
C ở vùng thấp và dưới 200
C ở vùng cao. Nhiệt độ tối
cao trung bình khoảng 26-270
C và tối thấp trung bình 16-170
C, thấp nhất
29
tuyệt đối xảy vào tháng 12, tháng 1 dao động từ 0 - 50
C. Tổng tích nhiệt hàng
năm trung bình là 7550 0
C.
Mùa lạnh: Nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình kết hợp
với sự xâm nhập của không khí lạnh cực đới biến tính. Ở vùng núi thấp và
vừa độ cao nhỏ hơn 800m thì mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, với
trên 90-110 ngày nhiệt độ xuống dưới 150
C và khoảng 2-5 ngày nhiệt độ
xuống dưới 50
C. Ở vùng núi độ cao trên 800m, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4, với trên 150-160 ngày nhiệt độ xuống dưới 150
C và trên 10-20
ngày nhiệt độ dưới 50
C.
Vào thời kỳ chính đông từ tháng 11 đến tháng 1 nhiệt độ xuống thấp,
không mưa hoặc mưa không đáng kể nên không thuận lợi cho quá trình phân
hóa mầm hoa. Ở đây khả năng sương muối, băng giá thường xảy ra gây hại
nặng cho nhiều diện tích cà phê (các năm 1993, 1995, 1999, và nặng nhất là
đợt rét lịch sử cuối năm 2007 đầu năm 2008).
Mùa nóng: Ở vùng núi thấp và vừa, mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 9, với khoảng 100-150 ngày nhiệt độ trên 300
C và khoảng 3-30 ngày
nhiệt độ trên 350
C. Ở vùng núi cao, hầu như không có mùa nóng. Tuy vậy, ở
những nơi có độ cao không quá 1000m như Mộc Châu hàng năm vẫn có 20-
30 ngày nhiệt độ trên 300
C.
b) Chế độ mưa - ẩm
Lượng mưa năm phổ biến ở Sơn La từ 1158-1703mm, chỉ vào loại
trung bình ở Việt Nam. Mưa nhiều ở các huyện phía Bắc, tương đối nhiều các
huyện phía Đông Nam và tương đối ít ở các huyện phía Tây Nam. Vùng sông
Mã lượng mưa thấp chỉ đạt 1158 mm/năm.
Mùa mưa ở Sơn La phổ biến là từ tháng 4 đến tháng 9, cá biệt có nơi
mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 hay tháng 6. Trong 6 tháng mùa mưa, lượng
30
mưa chiếm từ 80- 90% lượng mưa năm, có tháng mưa trên 300mm và trên 15
ngày có mưa. Trong 6 tháng mùa khô, nhiều tháng chỉ có lượng mưa dưới
20mm, thậm chí dưới 10mm, nhiều tháng chỉ có 1-3 ngày mưa.
Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%, cao nhất trung bình từ 86-
87% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối từ 4-14% (tháng 1,2,3). Độ ẩm khá cao
trong mùa hè và khá thấp trong mùa đông. Tuy nhiên, chênh lệch giữa tháng
cao nhất và tháng thấp nhất chỉ khoảng 10%. Vào mùa đông, không ít ngày độ
ẩm tương đối xuống dưới 70-80% tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
sương muối.
c) Chế độ nắng - gió
Tổng số giờ nắng trung bình năm phổ biến ở Sơn La từ 1700-2100 giờ,
số giờ nắng cao nhất là Cò Nòi (2105 giờ/năm) và thấp nhất là Phù Yên (1728
giờ/năm). Số giờ nắng thấp nhất xảy ra vào tháng 2 dao động từ 90-147 giờ
/tháng, tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 với số giờ nắng ở các địa phương dao
động từ 194-215 giờ. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ.
Nằm sâu trong đất liền, lại có địa hình phức tạp của vùng núi. Tốc độ
gió trung bình năm ở các vùng trong tỉnh phổ biến là 1.0-2.8m/s. Nơi có tốc
độ gió lớn nhất là Bắc Yên tốc độ gió trung bình năm đạt 2.8m/s, vùng có tốc
độ gió thấp nhất là Quỳnh Nhai và thị xã Sơn La (tốc độ gió trung bình năm là
1.1m/s). Gió mùa đông mạnh hơn mùa hè, tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Sơn La
cũng đạt giá trị khá cao ở nhiều nơi đạt ≥ 40m/s.
d) Các hiện tượng thời tiết khác
Sương muối thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 và
1, trung bình hàng năm có từ 0.4- 5.1 ngày có sương muối. Vùng xuất hiện
sương muối nhiều nhất ở Mộc Châu khoảng 5.1ngày/năm, ít nhất là ở Sông
Mã và Yên Châu (0.4-0.6 ngày/năm), sương muối gây ảnh hưởng tới tất cả
31
các vùng trong tỉnh ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần
đây tần suất xuất hiện sương muối có xu hướng giảm.
Dông ở đây cũng khá nhiều, tính chung cho cả tỉnh hàng năm có tới 63
ngày dông, là tỉnh dông xuất hiện nhiều hơn so với 2 tỉnh Điện Biên và Lai
Châu. Dông nhiều ở các địa phương như Cò Nòi, Sông Mã và Mộc Châu có
từ 70 -72 ngày và Yên Châu dông ít nhất khoảng 46 ngày. Dông, tố kèm gió
mạnh thường gây ra thiệt hại đáng kể đối với sinh trưởng và phát triển cây cà
phê.
Tỉnh Sơn La có số ngày mưa đá ít nhất ở Tây Bắc. Mưa đá xuất hiện
chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4, trung bình hàng năm có từ 0.4 - 1.1 ngày xẩy
ra hiện tượng này. Về mùa mưa thường xảy ra lũ quét ở những vùng độ dốc
lớn, độ che phủ thực bì thấp.
Bảng 2.1. Một số đặc trưng trung bình năm về khí hậu của tỉnh Sơn La
Nhiệt độ không khí
(0
C)
Độ ẩm
không khí
(%)
Địa điểm Độ
cao
(m)
TTB Tmax Tmin
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(giờ)
UTb UMin
Quỳnh
Nhai
156 23.1 41.0 2.1 1703.2 1738.4 84 10
Phù Yên 169 23.0 41.8 -0.9 1472.6 1728.1 81 5
Sông Mã 302 22.5 41.7 0.3 1158.2 1906.0 82 6
Yên Châu 313 22.9 41.1 -0.4 1196.4 1938.3 80 4
Bắc Yên 642 20.7 37.2 2.5 1507.1 1906.7 82 14
Cò Nòi 670 20.8 38.0 -4.5 1283.4 2105.2 80 6
32
Sơn La 676 21.1 38.0 -0.8 1393.6 1999.8 80 11
Mộc Châu 971 18.7 35.0 -1.5 1628.6 1900.2 86 10
2.1.2. Tỉnh Điện Biên
2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 200
52’ đến 220
33’
vĩ độ Bắc; từ 1020
13’ đến 1030
30’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc
và tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp tỉnh Lai Châu
và tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp Lào.
Điện Biên có địa hình núi non chia cắt mạnh mẽ và có nhiều đỉnh núi cao
1500m đến trên 2000m. Một cách khái quát có thể chia địa hình tỉnh Điện
Biên ra 4 kiểu địa hình:
(1) Kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình:
Đây là kiểu địa hình phổ biến, chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh
Điện Biên và đều là những uốn nếp cổ với nhiều hướng khác nhau.
+ Địa hình núi cao trung bình từ 1.000-1.500m: Kiểu địa hình này
chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm những dãy núi và ngọn núi riêng biệt, có
độ cao trung bình 1.000-1.500m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc trung
bình 20-250
, mật độ chia cắt sâu và ngang tương đối lớn.
+ Địa hình núi cao trung bình từ 1.700-1.800m: Bao gồm những dãy
núi Việt-Lào, Pusancáp, có độ cao trung bình từ 1.700-1.800m. Kiểu địa hình
này do sự nâng lên và chia cắt bề mặt, có sườn dốc hơn, mức độ chia cắt
ngang và sâu khá lớn.
+ Địa hình núi cao trên 2.000m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích nhỏ,
bao gồm một số đỉnh cao như Pusancáp,… Kiểu địa hình này có dạng sắc
33
nhọn đan cắt nhau. Độ dốc lớn thường từ 300
-400
, mức độ chia cắt ngang và
sâu rất lớn.
(2) Kiểu địa hình đồi bát úp:
Kiểu địa hình này được hình thành bởi những dãy đồi hoặc nhóm đồi
riêng biệt có dạng bát úp với độ cao nhỏ hơn 1.000m. Địa hình có dạng mềm
mại, độ dốc tương đối nhỏ, vỏ phong hoá dày, có nơi tới 10-20m. Kiểu địa
hình này có nhiều ở huyện Mường Nhé.
(3) Địa hình thung lũng thấp:
Xen kẽ giữa các dãy núi và cao nguyên là các thung lũng thấp. Hướng
thung lũng nói chung là trùng với hướng sông, suối. Các thung lũng này được
hình thành chủ yếu là do quá trình bồi tụ. Tỉnh Điện Biên có nhiều thung lũng
khá rộng như Điện Biên, Mường Thanh, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường
Lay. Điển hình là thung lũng Mường Thanh trải rộng ra với diện tích 150km2
,
có độ cao xấp xỉ 500m và có nhiều đặc điểm như những cánh đồng vùng châu
thổ. Đây là một kiểu địa hình khá độc đáo của một tỉnh vùng núi.
(4) Địa hình cao nguyên phát triển Kacstơ:
Tỉnh Điện Biên có các cao nguyên Tả Phìn và Sín Chải ngăn cách nhau
bởi dòng sông Đà, chạy dài theo hướng tây bắc-đông nam, có độ cao trung
bình từ 1.000-1.500m, được tạo thành chủ yếu trên đá vôi. Ở đây có hiện
tượng Kacstơ phát triển.
Tỉnh có tới trên 60% diện tích với cao độ trên 800m; trên 25% diện tích
cao độ từ 600-800m; 13% diện tích ở độ cao 300-600m. Cao độ dưới 300m
chỉ chiếm 0.55% diện tích toàn tỉnh. Trong khi 54% diện tích đất có độ dốc
hơn 30%.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Điện Biên là 9.542,27km2
, trong đó tổng
34
diện tích đất nông nghiệp là 108.158 ha, chiếm 11,34 % diện tích đất tự nhiên.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765ha (chiếm 32,46%) và diện
tích đất chuyên dùng 6.053ha (chiếm 0,63%). Ngoài ra, Điện Biên còn có
528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,37% tổng diện tích đất tự nhiên, trong
đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).
Điện Biên hình thành các nhóm đất sau:
+ Nhóm đất mùn trên núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700 m, độ dốc
trên 350
, nền vật chất chủ yếu là nhóm đá phún suất có tính chua, phân bố chủ
yếu trên các đỉnh núi cao. Đặc điểm nổi bật là đất có tầng mỏng đến trung
bình, tầng mùn rất dày, phân giải chậm, giàu dinh dưỡng.
+ Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 700 -
1.700 m, độ dốc bình quân > 250
. Quá trình hình thành đất là quá trình Feralit
mùn trên núi. Các dạng này phân bố tập trung ở những đỉnh núi cao, đầu
nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt mạnh. Độ dày tầng đất từ mỏng
đến trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu.
+ Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao 300-
700 m, có nguồn gốc từ đá trầm tích và biến chất, có kết cấu hạt mịn, phân bố ở
tất cả trong tỉnh. Các dạng đất này thường bị tác động mạnh của con người. Do
vậy, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp,
đất chặt, hàm lượng NPK thấp.
+ Nhóm đất phù sa cổ và phù sa mới: Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng
đồi và thung lũng, máng trũng, có độ cao dưới 300m. Các dạng đất này có
tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, giữ
nước tốt, đất tơi xốp, ít bị xói mòn. Đây là đối tượng chính để sản xuất nông
nghiệp. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực,
hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
35
Những vùng cao đất có độ dốc lớn, cộng với rừng bị chặt phá, khai
thác bừa bãi đã gây ra hiện tượng sụt lở, xói mòn và lũ lụt ở nhiều nơi trong
mùa mưa với mức thiệt hại lớn. Do đó tiềm ẩn những khó khăn không nhỏ
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nhất là ở những vùng
cao, vùng sâu.
Toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố
tương đối đồng đều nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú. Các sông
thuộc 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông.
Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác
nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm
Rốm. Nước của các con sông phụ thuộc nhiều vào lượng mưa trong năm. Do
vậy mùa mưa lượng nước ở các sông chiếm 80 - 85% lượng nước cả năm, mùa
cạn chỉ vào khoảng 15 - 20%. Vào mùa mưa, các sông suối đều có tốc độ dòng
chảy lớn, dễ sinh lũ, đặc biệt là lũ quét, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho
nhiều vùng trong tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong
rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến,
táu, pơmu,... Ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ,
song mây,... Rừng Điện Biên không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, mà
còn rất phong phú về muông thú: 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật
lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây
do nạn đốt rừng và săn bắn chim thú tự do, nên lượng chim thú quý trong
rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
a) Chế độ nhiệt
Theo kết quả tính toán từ số liệu trung bình nhiều năm cho thấy [9]:
36
Nhiệt độ không khí trung bình năm của tỉnh dao động từ 18-220
C. Ở những
nơi núi cao nhiệt độ không khí bị hạ thấp theo quy luật nhiệt độ giảm theo độ
cao địa hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250
C ở vùng thấp, 22-240
C ở
độ cao 500 - 700m, 18 - 190
C ở độ cao 1000m, lớn hơn 160
C ở độ cao trên
1500m. Theo số liệu trung bình nhiều năm của các địa bàn trong tỉnh, nhiệt độ
không khí trung bình năm thay đổi từ 17.50
C (Pha Đin) đến 23.00
C (thị xã
Mường Lay). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là trung bình tháng 12 ở
Pha Đin (12.10
C); tháng 1 ở Tủa Chùa (13.70
C), Tuần Giáo (14.60
C), Điện
Biên (15.70
C). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của mùa hè là 20.60
C (Pha
Đin); 25.90
C (Điện Biên); 26.60
C (Mường Lay). Nhiệt độ tối cao trung bình
tháng nóng nhất có nơi tới 31-330
C. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh
nhất từ 9.5 đến 13.30
C.
Tổng nhiệt độ năm 8000 - 85000
C ở vùng thấp; 7000 - 80000
C ở vùng
núi trung bình, dưới 60000
C ở vùng núi cao trên 1500m. Nhiệt độ tối cao
tuyệt đối là 40,30
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -3.30
C. Biên độ nhiệt năm ở
đây đạt 8-100
C.
b) Chế độ mưa - ẩm
Lượng mưa trung bình năm cho cả tỉnh Điện Biên khoảng 1.786mm,
lượng mưa ở các vùng phổ biến là 1.100-2.500mm và phân bố không đều theo
không gian và thời gian, cao hơn lượng mưa của tỉnh Sơn La và thấp hơn so
với lượng mưa của tỉnh Lai Châu, đạt mức trung bình của Bắc Bộ. Lượng
mưa vùng này phân hoá khá mạnh: ở vùng núi phía tây bắc của tỉnh mưa khá
nhiều, lượng mưa năm đạt mức cao nhất tỉnh (trên 2.000mm/năm), còn ở
phần phía nam thì mưa lại khá ít (chỉ đạt dưới 1.400mm/năm).
Theo giá trị quy tính từ số liệu khảo sát [4]: Những nơi lượng mưa năm
đạt mức cao nhất tỉnh là Sín Thầu trên 2.500mm/năm, rất thấp như ở Nà Hỳ
37
(chỉ 1.100mm, xấp xỉ lượng mưa trung bình năm ở trạm Sông Mã (1.158mm).
Ở 2 thung lũng rộng lớn Mường Thanh và Tuần Giáo lượng mưa trung bình
năm cũng chỉ đạt xấp xỉ 1.600mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất đạt
trên 365mm quan trắc được ở trạm Tủa Chùa, lượng mưa trung bình tháng
thấp nhất xuất hiện ở trạm Điện Biên và Tuần Giáo (dưới 20mm). Những con
số này cho thấy sự chênh lệch rất đáng kể trong chế độ mưa ở Điện Biên.
Điều đó có liên quan đến hiện tượng mưa lớn gây ra lũ lụt và khô hạn thường
diễn ra trong mùa mưa và mùa khô ở Điện Biên. Số ngày mưa ở đây cũng
không nhỏ, tính trung bình có khoảng 145 ngày mưa (xấp xỉ '5 tháng mưa'),
trong đó số ngày mưa ở Mường Thanh ít hơn (125 ngày). Lượng mưa ngày
lớn nhất của tỉnh Điện Biên quan trắc được ở các trạm khí tượng từ 230-
250mm, riêng ở Tủa Chùa đo được trên 410mm (ngày 14/6/1967). Hiện tượng
lũ quét nguy hiểm do mưa lớn, điều kiện thổ nhưỡng và địa hình dốc của từng
khu vực gây thiệt hại về người và của cho nhân dân ở địa phương.
Độ ẩm tương đối trung bình tính chung cho cả vùng đạt 83%, phân bố
tương đối đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Ở đây là độ ẩm thấp nhất tuyệt đối
đạt giá trị khá thấp. Độ ẩm thấp nhất quan trắc được ở một số trạm đạt từ 7-
8%, ví dụ Tuần Giáo: 7% và Điện Biên: 8%. Có thể nói chế độ khô hanh mùa
đông ở đây rất điển hình.
c) Chế độ nắng - gió
Điện Biên có số giờ nắng cao hơn ở Sơn La và xấp xỉ của tỉnh Lai
Châu. Số giờ nắng trung bình năm của tỉnh Điện Biên (tính trung bình cho cả
tỉnh) đạt 1.940 giờ. Riêng ở cánh đồng Mường Thanh có số giờ nắng cao nhất
với 2.034giờ/năm, thứ đến ở Pha Đin: 2.021giờ/năm và Tủa Chùa:
1.952giờ/năm; ở Tuần Giáo đạt trên dưới 1.850giờ/năm. Tổng số giờ nắng
năm càng lên cao càng tăng. Những khu vực núi cao như Si-Pa-Phìn, Pha Đin
38
hay các khu vực thung lũng lớn như cánh đồng Mường Thanh số giờ nắng đạt
trên 2.000 giờ/năm (trên 5,5 giờ/ngày), các khu vực thấp như Tuần Giáo có số
giờ nắng đạt trên 1.800giờ/năm (khoảng 5,0 giờ/ngày).
Biến trình số giờ nắng trong năm ở Điện Biên không chênh lệch nhau nhiều
giữa mùa đông (916-1.111giờ) và mùa hè (816-969 giờ), số giờ nắng trong
tháng chính đông (tháng 1) cao hơn tháng chính hè (tháng 7). Các tháng
chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè (tháng 3 - tháng 5) có số giờ nắng cao
nhất trong năm (6-7 giờ/ngày). Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là
tháng 7 (4 giờ/ngày). Nhìn chung, số giờ nắng ở tỉnh Điện Biên khá cao - cao
nhất ở Bắc Bộ.
Tốc độ gió trung bình ở Điện Biên khoảng 1.2m/s, đạt trị số thấp nhất
so với các vùng trong cả nước (so với các vùng núi khác như Đông Bắc
(1.6m/s) hoặc Tây Nguyên (1.8m/s)). Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tốc độ gió trung bình ở đây hạ thấp như vậy là do tần suất lặng gió trong tất cả
các tháng đều đạt trị số cao (xấp xỉ 50-65%). Gió Đông Nam thổi từ tháng 4
đến tháng 10. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây
Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5.
Ngoài trạm Pha Đin ở độ cao xấp xỉ 1.400m tốc độ gió trung bình đạt
được giá trị 2.7m/s, còn hầu hết các trạm khác ở thung lũng và đồi núi thấp chỉ
đạt dưới 1m/s. Tuy thế tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Điện Biên cũng đạt giá trị khá
cao (ở nhiều nơi đạt ≥ 40m/s). Nhìn chung, tiềm năng năng lượng gió ở vùng
Điện Biên nói riêng và ở vùng Tây Bắc nói chung là không lớn, do tần suất
lặng gió cao.
d) Các hiện tượng thời tiết khác
Là tỉnh vùng núi, dông ở đây cũng khá nhiều (tính chung cho cả tỉnh
có tới 54 ngày dông, riêng ở Điện Biên xấp xỉ 70 ngày và ở Tủa Chùa dông ít
39
nhất - chỉ 28 ngày). Dông, tố kèm gió mạnh thường gây ra thiệt hại đáng kể
cho nhân dân ở địa phương.
Hiện tượng sương mù ở tỉnh Điện Biên xẩy ra khá phổ biến, đặc biệt ở
thung lũng Điện Biên và Tuần Giáo số ngày có sương mù đạt khá lớn (từ 99-
106 ngày/năm), tuy thế ở Tủa Chủa lại rất ít xuất hiện (tính trung bình cả năm
chỉ 1,7 ngày). Có thể coi đây là trường hợp đặc biệt, có lẽ do trạm Tủa Chùa
đặt ở độ cao trên 1.000m nằm giữa thung lũng thoáng rộng, nên điều kiện
hình thành sương mù ở đây là không thuận lợi.
Cũng như tình hình chung ở vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên ít chịu ảnh
hưởng của gió bão, mà chủ yếu chịu hệ quả mưa do bão với lượng mưa lớn,
kéo dài, gây lũ quét và ngập lụt. Hiện tượng mưa đá ở Điện Biên hầu như năm
nào cũng xuất hiện vào thời kỳ cuối đông-đầu hạ, trung bình hàng năm có từ
0.6-1.6 ngày xẩy ra hiện tượng này.
Hiện tượng sương muối ở những vùng thung lũng và núi cao ít xẩy ra,
xuất hiện trên phạm vi hẹp. Số ngày có sương muối trung bình ở các địa
phương dao động từ 0.3-1.3 ngày/năm, sương muối xuất hiện nhiều nhất ở
Tủa Chùa với 1.3 ngày/năm. Nhìn chung khí hậu khá thích hợp để phát triển
tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng.
Bảng 2.2.Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Điện Biên
Nhiệt độ không khí
(0
C)
Độ ẩm
không khí
(%)
Địa điểm
Độ
cao
(m)
TTB Tmax Tmin
Lượng
mưa
(mm)
Số giờ
nắng
(giờ)
UTb UMin
Mường Nhé 641 20.8 40.3 -3.3 1848.4 1938.0 86 14
Điện Biên 475 22.0 38.6 -1.3 1655.6 2033.7 84 8
40
Tuần Giáo 572 21.1 37.2 -0.6 1610.6 1870.3 83 7
Tủa Chùa 1250 19.3 34.3 1.3 1832.6 1952.2 83 15
Pha Đin 1347 17.6 31.7 -1.2 1772.2 2020.6 83 10
2.2. ĐẶC TRƯNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI Ở 2
TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN
2.2.1. Số liệu sử dụng
2.2.1.1. Thu thập số liệu
Các yếu tố khí tượng thủy văn, trong đó có các yếu tố liên quan đến khả
năng xuất hiện sương muối ở khu vực nghiên cứu được quan trắc trên lưới
trạm khí tượng thủy văn. Tính đến năm 2010 ở các trạm hiện đang còn hoạt
động, thì hầu hết các chuỗi số liệu có thời kỳ quan trắc đều trên 38 năm, nhiều
nhất là Sơn La có tới 50 năm, và ít nhất là Bắc Yên 38 năm. Một số trạm đã
ngừng hoạt động như Mường Nhé, Thuận Châu số liệu chỉ có đến năm 1981.
Trên cơ sở dữ liệu hiện có và để đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu
của luận văn, trong đó chủ yếu nghiên cứu về khả năng xuất hiện sương muối
trong gần 30 năm trở lại đây. luận văn đã tập trung thu thập số liệu các yếu tố
khí tượng về khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh nghiên cứu và vùng lân
cận (bảng 3.1), bao gồm các nội dung sau:
1) Thu thập số liệu từng giờ trong thời gian khả năng xuất hiện sương muối
về nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí trong thời gian từ tháng 11 đến
tháng 3, thời kỳ 1981-2010.
2) Thu thập số liệu khí tượng ngày các yếu tố khí tượng có liên quan đến các
đặc trưng sương muối, và ngày có sương muối.
41
Để có thêm các số liệu, nhằm nâng cao mức độ tin cậy của các kết quả
nghiên cứu, đề tài đã thu thập và sử dụng số liệu của một số trạm lân cận
(bảng 2.3). Các trạm này đều có thời kỳ quan trắc xấp xỉ các trạm của khu vực
nghiên cứu.
Bảng 2.3. Lưới trạm khí tượng khu vực nghiên cứu
Trạm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m) Thời kỳ
Mạng lưới trạm khu vực nghiên cứu
Mộc Châu 20.50 104.63 958 1981-2010
Yên Châu 21.50 104.28 59 1981-2010
Thuận Châu 21.40 103.70 652 1968-1981
Sông Mã 21.67 103.73 302 1981-2010
Quỳnh Nhai 21.83 103.57 802 1981-2010
Sơn La 21.83 103.90 676 1981-2010
Cò Nòi 21.13 104.15 704 1981-2010
Bắc Yên 21.25 104.42 65 1981-2010
Phù Yên 21.27 104.65 182 1981-2010
Bình Lư 21.30 103.62 636 1969-1981
Điện Biên 21.35 103.00 479 1981-2010
Pha Đin 21.57 103.50 1347 1981-2010
42
Tuần giáo 21.58 103.42 570 1981-2010
Tủa Chùa 21.98 103.35 1250 1961-1982
Mường Nhé 22.18 102.10 1962-1975
Lai châu 22.05 103.15 244 1981-2010
Một số trạm bổ sung phục vụ nghiên cứu
Than Uyên 22.02 103.92 556 1981-2010
Sìn Hồ 22.35 103.25 1529 1981-2010
Mường Tè 22.37 102.83 310 1981-2010
Tam Đường 22.42 103.48 900 1981-2010
Phong Thổ 22.50 103.35 330 1961-1979
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra
khảo sát ở những khu vực có khả năng xảy ra sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và
Điện Biên
2.2.1.2. Xử lý số liệu
Mọi nguồn số liệu đều có thể có các sai số bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bởi vậy, trước khi tiến hành tính toán cần phải kiểm tra, xử lý số liệu ban đầu
để đảm bảo rằng các tập số liệu được sử dụng là đáng tin cậy. Thông thường
số liệu quan trắc thường có nhiều sai số khác nhau, trong đó có ba loại sai số
chính là: Sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Số liệu được thu
thập từ kho lưu trữ của Trung tâm Tư liệu là số liệu đã được kiểm tra chất
lượng, vì vậy sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống được coi như đã xử lý. Do
43
đó chỉ có thể tồn tại sai số thô do lỗi sao chép, lỗi viết chữ số không rõ ràng,
nhập máy tính nhầm lẫn....
Vì vậy, để đảm bảo mức độ chính xác của dữ liệu trước khi đưa vào sử dụng
các chuỗi số liệu này đã được phân tích các đặc trưng thống kê để kiểm tra
tính đồng nhất và quy luật phân bố của chuỗi. Sự đồng nhất của chuỗi được
kiểm tra nhờ chỉ tiêu Student (t); sự phân bố của chuỗi được kiểm tra thông
qua việc tính và so sánh các đại lượng của hệ số biến động Cv, hệ số bất đối
xứng Cs, hệ số lệch tâm E và sai số tính hệ số bất đối xứng Cs, sai số tính hệ
số lệch tâm E. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số bất đối xứng Cs và hệ số lệch
tâm E không vượt sai số của nó thì chuỗi được xem là có phân bố gần với
phân bố chuẩn và chuỗi số liệu này được phép đưa vào sử dụng tính toán.
2.2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và
Điện Biên
2.2.2.1. Đặc trưng sương muối
a. Phân bố sương muối và tần suất xuất hiện sương muối
Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc Bộ nằm sâu trong không
khí lạnh, đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh, lại bị bức xạ
mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình
thành sương muối. Hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong các tháng
mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2, khu vực có tần suất
sương muối cao là vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Ngoài ra, một số khu vực
ở Việt Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An cũng xuất hiện sương muối với tần suất
thấp.
Đối với 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận, sương muối thường
xuất hiện ở đồi, sườn đồi, phiêng bãi. Ở những vùng thung lũng sông hoặc
ven sông suối không xuất hiện sương muối. Sương muối xuất hiện trong thời
44
gian từ nửa đêm về sáng (từ 0-7 giờ), bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng
3 năm sau, tập trung nhiều nhất vào các tháng chính đông (tháng 12, 1).
- Ở các vùng núi trên 1500m sương muối xuất hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Ở các khu vực vùng núi dưới 1500m, sương muối xuất hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Trên bảng 2.4 và hình 2.1 nhận thấy, sương muối xuất hiện ở nhiều khu vực
khác nhau. Từ năm 1961 đến nay, trong tổng số 21 trạm khí tượng ở 2 tỉnh
Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận có 16 trạm đã từng quan trắc thấy
sương muối (chiếm 76%) chỉ có 5 trạm chưa xảy ra sương muối, các trạm
chưa từng xảy ra sương muối đều có độ cao dưới 600m (Mường Tè, Lai
Châu, Mường Nhé, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo). Một số khu vực có độ cao thấp
(dưới 600m) nhưng vẫn quan trắc thấy sương muối như Điện Biên, Yên Châu,
Phù Yên nhưng số năm xảy ra sương muối rất ít, chỉ 1-3 năm với tần suất năm
từ 4-11%. Một số khu vực khác như Sông Mã (359.5m), sương muối chỉ xuất
hiện trước năm 1980, từ năm 1981 đến nay không quan trắc thấy sương muối.
Những khu vực có độ cao từ 600m đến trên 1000m, trong khoảng thời gian từ
năm 1981 đến nay đều có từ 4-14 năm xuất hiện sương muối với tần suất năm
từ 17% đến 46%, và ở độ cao trên 1500m (Shìn Hồ) thì hầu như năm nào
cũng xuất hiện sương muối (tần suất năm 100%). Như vậy, có thể thấy được
sương muối có xu thế tăng dần theo độ cao, tuy nhiên từ độ cao 600m trở lên
mới thấy được sự tăng lên rõ rệt.
Theo số liệu quan trắc khí tượng, trong số 29 năm quan trắc (từ năm 1981 đến
2009) có rất nhiều năm sương muối xuất hiện trên diện rộng như năm 1982,
vụ đông 1985-1986, vụ đông 1995-1996, năm 1999, 2006, 2008. Đặc biệt
năm 1999 có 10/15 trạm quan trắc được sương muối với thời gian kéo dài từ 3
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...luanvantrust
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdf
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdfQuan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdf
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc.vn] phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)
[123doc.vn]   phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)[123doc.vn]   phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)
[123doc.vn] phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)Duong Tran
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Namduanesrt
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnLacVietTravel
 
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAYĐề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
Đề tài: Hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Chu Đậu, HAY
 
Tiểu Luận Thiết Bị Dạy Học Địa Lí Ở Trường Thcs Và Thpt.docx
Tiểu Luận Thiết Bị Dạy Học Địa Lí Ở Trường Thcs Và Thpt.docxTiểu Luận Thiết Bị Dạy Học Địa Lí Ở Trường Thcs Và Thpt.docx
Tiểu Luận Thiết Bị Dạy Học Địa Lí Ở Trường Thcs Và Thpt.docx
 
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công ở thành p...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdf
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdfQuan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdf
Quan trắc chất lượng môi trường, Phạm Anh Đức.pdf
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
[123doc.vn] phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)
[123doc.vn]   phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)[123doc.vn]   phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)
[123doc.vn] phuong-phap-thong-ke-moi-truong (1)
 
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt NamBài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
Bài 15: Du lịch có trách nhiệm tốt cho các khu bảo tồn ở Việt Nam
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bản
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 
Luận án: Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt Nam
Luận án: Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt NamLuận án: Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt Nam
Luận án: Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt Nam
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau...
 
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng Kichi Kichi, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
Báo cáo thực tập công tác quản lý nhà nước về môi trường - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 

Similar to Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê

Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...hieupham236
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...KhoTi1
 

Similar to Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê (20)

Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
Nghiên cứu chế độ vận hành tích nước trong thời kỳ mùa lũ cho hệ thống hồ chứ...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúaẢnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
Ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất lúa
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 
Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cátBiện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn   thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
Nghiên cứu sự thay đổi một số yếu tố thủy văn thủy lực hạ lưu hệ thống sông...
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG T...
 
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước suối nà rược tại huyện yên minh tỉnh hà g...
 
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
Dự báo ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, HAY - Gửi miễn phí q...
 
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NƯỚ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Hồng Sơn NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ CHÈ Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2012
  • 2. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Hồng Sơn NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ CHÈ Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số: 60 85 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Dương Văn Khảm, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2012
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Địa lý "Nghiên cứu đánh giá khả năng suất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Nguyễn Hồng Sơn Học viên cao học khóa 8 Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Văn Khảm đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và làm luận văn; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện KH KTTV&MT, các đồng nghiệp trong cơ quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn các đơn vị: Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn, Tổng công ty cà phê Việt Nam và các cơ quan ở các địa phương trong khu vực nghiên cứu, ... đã tạo điều kiện cho tôi thu thập các tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ trong thời gian học tập và làm luận văn.
  • 5. iv MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................... 3 2.1. Mục tiêu ....................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Phương pháp khoa học sử dụng trong luận văn.................................. 4 5. Những kết quả đạt được...................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................ 5 6.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................... 5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................... 5 7. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng .................................................................... 6 7.1. Về các dữ liệu khí tượng.............................................................. 6 7.2. Các dữ liệu về viễn thám ............................................................. 6 8. Bố cục của đề tài ................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở 2 TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN .................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về sương muối và đặc điểm sinh thái cây cà phê .......................................................................................................... 1 1.1.1. Tổng quan về sương muối ....................................................... 1 1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây cà phê ............................................... 10
  • 6. v 1.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối .......................................... 13 1.2.1. Các nghiên cứu về sương muối trên thế giới ......................... 13 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối ở Việt Nam ............... 18 1.3. Tình hình phát triển cà phê ở Sơn La và Điện Biên ...................... 20 1.3.1. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên ......................... 20 1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La .............................. 22 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN...................... 25 2.1. Điêu kiên tự nhiên tỈnh Sơn La, Điện Biên .................................. 25 2.1.1. Tỉnh Sơn La ........................................................................... 25 2.1.2. Tỉnh Điện Biên ....................................................................... 30 2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên.................................................................................... 38 2.2.1. Số liệu sử dụng ....................................................................... 38 2.2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên ........................................................................ 41 2.2.3. Phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối ....................... 60 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ ĐỀ XUẤT VÙNG AN TOÀN SƯƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN .......................................................... 64 3.1. Nội suy dữ liệu không gian bằng thông tin viễn thám và GIS phục vụ xây dựng bản đồ sương muối khu vực nghiên cứu......... 64 3.1.1. Số liệu sử dụng ....................................................................... 64 3.1.2. Tính toán nhiệt độ lớp phủ bề mặt từ ảnh MODIS và ảnh NOAA........................................................................................ 65 3.1.3. Tính toán nhiệt độ không khí tối thấp từ giá trị LST. ............ 72 3.1.4. Tính toán độ ẩm không khí từ ảnh MODIS và NOAA .......... 76
  • 7. vi 3.1.5. Tính toán khả năng xuất hiện sương muối trên cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám ....................................................................... 82 3.2. Xây dựng tập bản đồ chuyên đề về sương muối ........................... 89 3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu ......................................................... 89 3.2.3. Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề................................... 98 3.2.4. Kết quả xây dựng các bản đồ chuyên đề về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên ............................................... 100 3.3. Đề xuất vùng an toàn sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên..................................................................................................... 108 3.3.1. Tỉnh Sơn La .......................................................................... 108 3.3.2. Tỉnh Điện Biên ..................................................................... 109 KẾT LUẬN ............................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diễn biến diện tích (ha) cà phê của tỉnh Điện Biên...................... 22 Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La ............................... 23 Bảng 1.3. Các tiểu vùng trồng cà phê tại Sơn La ......................................... 24 Bảng 2.1. Một số đặc trưng trung bình năm về khí hậu của tỉnh Sơn La .................................................................................................................. 30 Bảng 2.2.Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Điện Biên................................ 38 Bảng 2.3. Lưới trạm khí tượng khu vực nghiên cứu .....................................39 Bảng 2.4. Thống kê về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên và các vùng lân cận ....................................................................................... 43 Bảng 2.5. Số ngày xuất hiện sương muối trung bình nhiều năm (ngày) ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận .............................. 45 Bảng 2.6. Ngày bắt đầu xảy ra sương muối với các suất bảo đảm .............. 47 Bảng 2.7. Ngày kết thúc sương muối với các suất bảo đảm ........................ 47 Bảng 2.8. Ảnh hưởng của KKL đến khả năng xuất hiện sương muối ở các khu vực có độ cao dưới 1500m .......................................................... 50 Bảng 2.9. Đặc trưng của nhiệt độ không khí (0 C) trong thời gian xuất hiện sương muối (từ 0 - 7 giờ) ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ................................................................................................. 52 Bảng 2.10. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các ngưỡng nhiệt độ tối thấp tuyệt đối từ 0 - 7 giờ ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ...................................................................................... 53 Bảng 2.11. Đặc trưng của độ ẩm không khí (%) trong thời gian xuất hiện sương muối (từ 0 - 7 giờ) ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ................................................................................................................ 54
  • 9. viii Bảng 2.12. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các ngưỡng độ ẩm không khí trung bình từ 0 -7 giờ ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ....................................................................................... 55 Bảng 2.13. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các ngưỡng tốc độ gió lúc 1giờ ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ................................................................................................................ 56 Bảng 2.14. Tỷ lệ (%) khả năng xuất hiện sương muối theo các ngưỡng lượng mây tổng quan lúc 1giờ và 7giờ ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ...................................................................................... 57 Bảng 2.15. Kịch bản xuất hiện sương muối ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ........................................................................................... 59 Bảng 2.16. Chỉ tiêu phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối theo số liệu quan trắc ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận .................................................................................................. 61 Bảng 2.17. Kết quả phân hạng mức độ khắc nghiệt của sương muối trên mạng lưới trạm khí tượng ở Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận ................................................................................................................ 62 Bảng 3.1. Hệ số ai đối với thoạt toán LST1 .................................................. 67 Bảng 3.2. Các đặc trưng thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm giữa nội suy và quan trắc trong vùng nghiên cứu (tháng 1, 2, 3) ................ 72 Bảng 3.3. Các đặc trưng thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm giữa nội suy và quan trắc trong vùng nghiên cứu (tháng 11,12) ................. 76 Bảng 3.4 Kết quả thống kê mức độ tin cậy của phương trình trên chuỗi số liệu phụ thuộc ................................................................................. 85 Bảng 3.5. So sánh số liệu quan trắc và số liệu tính toán số ngày có sương muối trung bình thời kỳ 2000-2009 .................................................. 88 Bảng 3.6. Diện tích đất tự nhiên (km2 ) bị ảnh hưởng của sương muối theo các đai độ cao ở tỉnh Sơn La .............................................................. 111 Bảng 3.7. Diện tích đất tự nhiên (km2 ) bị ảnh hưởng của sương muối theo các đai độ cao ở tỉnh Điện Biên ................................................ 112
  • 10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Mô hình xây dựng bản đồ giám sát sương muối bằng số liệu viễn thám và số khí tượng .................................................................... 14 Hình 1.2. Bản đồ giám sát sương muối ảnh hưởng đến cây trồng mùa đông cho từng tháng ở Châu âu ........................................................... 15 Hình 1.3. Bản đồ nguy cơ sương muối tháng 3 của Hy Lạp ........................ 15 Hình 1.4. Bản đồ phân bố sương muối, ngày 2 tháng 3 năm 2008 ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc ......................................................................... 16 Hình 1.5. Bản đồ phân bố sương muối Nam Brazil ..................................... 16 Hình 1.6. Bản đồ số ngày xuất hiện sương muối với độ phân giải 1 km tại vùng Otago......................................................................................... 17 Hình 1.7 Bản đồ phân bố sương muối khu vực Emilia-Romagna của Ý ................................................................................................................... 17 Hình 1.8. Bản đồ ngày kết thúc khả năng xuất hiện sương muối với suất bảo đảm 10% ........................................................................................ 18 Hình 2.1. Phân bố các khu vực xuất hiện sương muối ................................ 45 Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các đợt không khí lạnh và ngày xảy ra sương muối năm 1999 ở một số khu vực ở Sơn la, Điện Biên và các vùng lân cận ................................................................................................. 50 Hình 3.1. Nhiệt độ bề mặt lớp phủ LST theo ảnh MODIS và NOAA...........69 Hình 3.2. Đồ thị quan hệ giữa số liệu thực đo và LST theo ảnh viễn thám ...............................................................................................................72 Hình 3.3. Mối quan hệ giữa Tmin và LST ở Sơn La, Điện Biên ................... 73 Hình 3.4. Bản đồ LST và Tmin trong một số đêm ........................................ 74 Hình 3.5. Sơ đồ RH....................................................................................... 77 Hình 3.6. Mối quan hệ giữa tổng cột hơi nước và độ ẩm riêng của
  • 11. x hơi nước do W. Timothy xây dựng ...............................................................79 Hình 3.7. Bản đồ RH trong một số đêm khu vực nghiên cứu ......................81 Hình 3.8. Một số kết quả minh hoạ sự phân bố sương muối theo không gian .....................................................................................................86 Hình 3.9. Bản đồ số ngày có sương muối trung bình nhiều năm thời kỳ 2000 - 2009 ............................................................................................................ 87 Hình 3.10. Biểu diễn bản đồ A bằng mô hình quan hệ ................................ 89 Hình 3.11. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng điểm...............................91 Hình 3.12. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng cung .............................91 Hình 3.13. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng (Polygon) .............92 Hình 3.14. Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính ................................................................................................................95 Hình 3.15. Sơ đồ khối thành lập bản đồ chuyên đề ..................................... 99 Hình 3.16. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Sơn La .................................................................................................................. 97 Hình 3.17. Bản đồ ngày bắt đầu và kết thúc sương muối ở tỉnh Điện Biên ............................................................................................................ 101 Hình 3.18. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Sơn La ................ 102 Hình 3.19. Bản đồ xác xuất xuất hiện sương muối tỉnh Điện Biên ........... 104 Hình 3.20. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Sơn La ................................................................................................................ 105 Hình 3.21. Bản đồ mức độ khắc nghiệt của sương muối ở tỉnh Điện Biên ............................................................................................................ 106
  • 12. xi CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO ASCII Khuôn dạng chuẩn chuyển đổi thông tin ASTER Bức xạ kế phát xạ và phản xạ nhiệt nâng cao CSDL Cơ sở dữ liệu DEM Mô hình số độ cao ĐPG Độ phân giải e Sức trương hơi nước E Sức trương hơi nước bão hoà ETM Hệ thống lập bản đồ chuyên đề nâng cao GIS Hệ thống thông tin địa lý HIRS Máy quét phổ độ phân giải cao KKL Không khí lạnh LST Nhiệt độ bề mặt đất LWIR Sóng dài hồng ngoại MODATM Sản phẩm khí quyển của MODIS MODIS Máy quét ảnh phổ độ phân giải trung bình NCAR Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khí quyển Mỹ NDVI Chỉ số thực vật chuẩn hóa NOAA Cơ quan quốc gia về Đại dương và Khí quyển P Áp suất không khí
  • 13. xii Q Độ ẩm riêng RGB Ba màu cơ bản (đỏ, lục, lam) RH Độ ẩm không khí RMSE Sai số quân phương RS Viễn thám SST Nhiệt độ mặt nước biển SWIR Sóng ngắn hồng ngoại TIR Hồng ngoại nhiệt TM Lập bản đồ chuyên đề Tmin Nhiệt độ không khí tối thấp UTM Hệ tọa độ chuyển đổi tổng hợp của Mỹ W Tổng cột hơi nước
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng Tây Bắc đang được đánh giá là vùng có nhiều lợi thế để phát triển diện tích trồng các cây lâu năm, nhất là các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê) và các cây ăn quả. Sương muối và sương giá là những hiện tượng rất nguy hại đối với cây trồng, trong đó sự sinh trưởng, phát triển, hình thành năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây dài ngày phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của sương muối và nhiệt độ thấp. Tác hại nghiêm trọng của các đợt sương muối đối với các mô hình trồng các cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê ở vùng Tây Bắc trong những năm gần đây đã góp phần minh chứng vai trò và ảnh hưởng của nó. 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, với một hệ thống núi non trùng điệp bao quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía tây dãy Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu ôn hòa thích hợp với cây cà phê chè. Cà phê được trồng trên các sườn dốc của chân các dãy núi thấp hoặc trên các chỏm đồi với độ cao trên mực nước biển chừng 600m với một vùng đất đỏ đá vôi có tầng thật dày và độ phì nhiêu khá cao. Tuy độ cao trên mặt biển chưa thật là cao song vùng cà phê Sơn La, Điện Biên có đặc điểm là nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc, có vị trí địa lý tương tự như vùng cà phê chè tập trung vùng Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, có khác chăng là hai vùng cà phê ở hai phía bắc và nam bán cầu. Khí hậu Sơn La, Điện Biên nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao. Đồng bộ với hình thành hệ thống chế biến tốt, cà phê Tây Bắc hoàn toàn ghi tên trên bản đồ cà phê chất lượng của thế giới. Ông Joao Brandao – Đại diện Tập đoàn số một thế giới về thiết bị chế biến cà phê quả tươi khẳng định: “Nếu lựa chọn định hướng phát triển bền vững, cà phê Tây Bắc có thể sánh ngang với cà phê Brazil về chất lượng”.
  • 15. 2 Vừa qua được sự giúp đỡ, cho vay vốn với điều kiện ưu đãi của cơ quan phát triển Pháp, chúng ta đã mở rộng diện tích cà phê chè ở một số địa phương, đưa tổng diện tích cà phê chè trong cả nước lên trên 2 vạn hecta. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình phát triển cây cà phê chè cũng có những thiếu sót dẫn đến hiệu quả thấp, một số vùng trồng rồi lại phải hủy bỏ đi vì vườn cây quá xấu kém. Và người ta đã truy tìm các nguyên nhân dẫn đến những tổn thất đó. Không ít người cho là vì công tác quy hoạch kém, trồng cà phê vào vùng đất xấu không thích hợp hoặc vùng có sương muối. Lựa chọn định hướng phát triển cà phê bền vững sẽ mang lại những lợi ích to lớn như giá trị sản phẩm được nâng lên, tạo việc làm, đảm bảo an ninh xã hội. Quan trọng hơn là thông qua phát triển cà phê bền vững theo chứng chỉ sẽ góp phần tạo ra cộng đồng có trách nhiệm – một yếu tố phát triển xã hội bền vững. Lựa chọn phát triển cà phê bền vững là con đường tốt nhất để xây dựng vùng cà phê Tây Bắc đạt một tầm vóc mới, hoàn toàn có thể đối xứng vùng phát triển cà phê với Tây Nguyên, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Vùng cà phê Tây Bắc có ưu thế là thích hợp cho phát triển cà phê chè – đang là xu hướng tiêu dùng của thế giới, do đó bán được với giá cao, hiện từ 2.300 – 2.400 USD/tấn nhân, trong khi cà phê Robussta Tây Nguyên chỉ bán được với giá 1.400 – 1500 USD/tấn. Là nhà hàng đầu Việt Nam về sản xuất, chế biến cà phê, Tập đoàn Thái Hòa cam kết quyết tâm cùng người dân Tây Bắc phát triển cà phê bền vững theo quy tắc quốc tế và xây dựng trở thành thương hiệu lớn trên thị trường thế giới Vì vậy sau 10 năm thiệt hại nặng nề của trận sương muối thiêu rụi gần cả vùng cà phê của năm 1999, cây cà phê đã được khôi phục và khẳng định là một trong những cây công nghiệp chủ lực trong chương trình xuất khẩu. Nằm trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cây cà phê đã lên vùng Tây Bắc trong sự hy vọng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, nhưng khi bước vào thời kỳ thu
  • 16. 3 hoạch đã “vấp” phải sự khắc nghiệt của thời tiết nơi đây. Sương muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu, người dân chán nản và bỏ mặc cà phê. Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, học viên đã chọn đề tài "Nghiên cứu đánh giá khả năng suất hiện sương muối phục vụ phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên" nhằm góp phần phát triển bền vững cây cà phê chè ở khu vực Tây Bắc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: 1) Đánh giá được khả năng xuất hiện và ảnh hưởng của sương muối đến cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên. 2) Xây dựng được tập bản đồ chuyên đề về sương muối tác động đến cây cà phê chè. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thực trạng sản xuất cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên ; - Thu thập số liệu bản đồ nền, ảnh vệ tinh phục vụ toán tính toán nhiệt độ bề mặt, đổ ẩm không khí hỗ trợ xây dựng bản đồ chuyên đề sương muối; - Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối trong và ngoài nước; - Nghiên cứu khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên; - Đánh giá ảnh hưởng của sương muối đến khả năng phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên;
  • 17. 4 - Xử lý, chiết xuất các thông tin trên ảnh MODIS phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề về sương muối; - Xây dựng tập bản đồ chuyên đề sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên bằng công nghệ GIS - Đề xuất vùng an toàn sương muối phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất cà phê chè ở vùng nghiên cứu. 3. Phạm vi nghiên cứu 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên 4. Phương pháp sử dụng trong luận văn - Thu thập và kế thừa: thu thập, tổng hợp và kế thừa các tài liệu có liên quan đến sương muối, sản xuất cây cà phê của các đề tài, dự án đã tiến hành cho khu vực nghiên cứu; - Điều tra khảo sát thực địa: nhằm bổ xung những tài liệu, dữ liệu về sương muối và cây cà phê ở vùng nghiên cứu trong những năm gần đây; - Điều tra nhanh nông thôn: điều tra, phỏng vấn trực tiếp nông dân về ảnh hưởng của sương muối đến cây cà phê ở vùng nghiên cứu; - Phân tích và tổng hợp tài liệu: các kết quả thu được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được phân tích đánh giá hệ thống theo từng mục đích, yêu cầu cụ thể trong từng nội dung của luận văn - Thống kê áp dụng trong khí tượng - khí hậu - Viễn thám trong phân tích ảnh vệ tinh - GIS: sử dụng công nghệ GIS với một số phần mềm chuyên dụng (ARC GIS; MapInfor; ARC VIEW, Envi...) để xử lý ảnh viễn thám và thành lập các bản đồ. - Phương pháp chuyên gia
  • 18. 5 5. Những kết quả đạt được: - Làm rõ được khả năng xuất hiện của sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên - Đánh giá được ảnh hưởng của sương muối đến việc phát triển cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên - Các bản đồ chuyên đề về sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên - Đề xuất được các vùng trồng cà phê chè với các mức an toàn khác nhau ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên - Báo cáo tổng kết của luận văn 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Các bản đồ chuyên đề về sương muối được xây dựng trên nền tảng công nghệ viễn thám và GIS là một bước tiến mới về ứng dụng kỹ thuật cao đối với công tác phát triển khoa học công nghệ ở trong nước, từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại ở trên thế giới. Cung cấp cơ sở khoa học các thông tin viễn thám và GIS trong điều tra cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, giám sát và khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu, thuỷ văn, khí hậu nông nghiệp trong sự phát triển chung của nền kinh tế. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Tăng cường số liệu phục vụ công tác điều tra cơ bản nhằm quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho từng vùng cụ thể trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế vùng núi và những vùng khó khăn. Cung cấp công cụ giám sát sương muối, phục vụ phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cà phê nói riêng, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra
  • 19. 6 nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình và các công ty cà phê ở các tỉnh nghiên cứu 7. Cơ sở dữ liệu đã sử dụng 7.1. Về các dữ liệu khí tượng - Các số liệu khí tượng được thu thập từ các trạm khí tượng trong vùng với chuỗi số liệu trong thời gian đủ dài (từ năm 1981 đến 2010); - Các tài liệu từ các đề tài, các tạp chí và các nguồn khác cũng đã được thu thập để tham khảo và lựa chọn sử dụng; 7.2. Các dữ liệu về viễn thám - Các ảnh viễn thám cũng được thu thập từ các nguồn miễn phí (Phòng nghiên cứu Viễn thám và GIS - Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường; Trung tâm Viễn thám Quốc gia và trên một số trang web) 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về sương muối và tình hình phát triển cây cà phê chè ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên Chương 2. Nghiên cứu đánh giá khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên Chương 3. Xây dựng tâp bản đồ chuyên đề về sương muối và đề xuất vùng an toàn sương muối ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
  • 20. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ Ở 2 TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN 1.1. TỔNG QUAN VỀ SƯƠNG MUỐI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY CÀ PHÊ 1.1.1. Tổng quan về sương muối 1.1.1.1. Khái niệm về sương muối Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, rắn, xốp và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh [5]. Sương muối là hiện tượng thời tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng và vật nuôi. Hạt sương được cấu thành từ nhiều băng li ti, đường kính chỉ khoảng 0,03 - 0,2mm. Bên trong hạt sương muối có những đường dẫn hoặc ống không khí cực kì nhỏ bé, đường kính chỉ khoảng 0,005 - 0,002mm xen lẫn các khối hạt băng [3]. 1.1.1.2. Điều kiện hình thành sương muối Thông thường sương muối hình thành về đêm hoặc sáng sớm, trời lặng gió, quang mây, nhiệt độ không khí xuống thấp làm cho nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đạt tới điểm sương đủ cho hơi nước ngưng kết, và điều kiện độ ẩm không khí thích hợp. Trong điều kiện thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ của vật chất trên mặt đất hạ thấp, khi không khí tiếp xúc bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành hạt băng. Vào lúc này, áp lực của hạt băng bé hơn áp lực của hạt nước nên các hạt nước trên bề mặt vật chất, ngay phía dưới hạt băng, lần lượt di chuyển lên phía trên và tụ lại quanh hạt băng. Cứ như vậy, các hạt nước nối kết nhau di chuyển lên phía trên làm
  • 21. 8 cho hạt băng to dần lên và dẫn đến việc hình thành hạt sương muối. Nếu nhiệt độ thấp hơn, hoặc độ ẩm thấp hơn khoảng giá trị thích hợp nói trên, sương muối không hình thành mà chỉ xuất hiện các hạt băng hoặc lớp băng. Ngoài ra, sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc lên. Sương muối thường hình thành trên nền đất nhẹ và ít hạt, ở những nơi có độ ẩm vừa phải, trong các thung lũng, bồn địa... nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sườn núi hoặc đỉnh đồi. Hầu như sương muối không hình thành trên bãi cát. 1.1.1.3. Phân loại sương muối a/ Phân loại sương muối theo quá trình hình thành hay diễn biến của mây ban đêm. Theo Lại Văn Chuyển và nnk thì sương muối được phân loại [3]: Loại a1: Sương muối khi trời quang suốt đêm Sương muối thường hình thành ngay sau khi mặt trời lặn rồi tiếp tục phát triển cho đến sáng sớm, khi nhiệt độ thấp nhất. Lúc này hạt sương muối đạt tới cực đại. Sau khi mặt trời mọc, sương muối bắt đầu tan. Loại a2: Sương muối khi trời quang vào nửa trước đêm Sương muối hình thành ngay sau khi mặt trời lặn rồi phát triển nhanh, đến giữa đêm đạt tới cực đại. Từ giữa đêm, trời nhiều mây lên, hạt sương muối tan dần Loại a3: Sương muối vào những đêm mây thay đổi Vào những đêm lúc quang mây lúc đầy mây, nhiệt độ lúc đi xuống lúc dừng lại, sương muối sau khi hình thành, có lúc phát triển rồi có lúc tan đi...
  • 22. 9 b/ Phân loại sương muối theo mùa (chỉ có ở các nước ôn đới). Loại b1: Sương muối nửa đầu mùa đông Từ cuối mùa thu thời tiết trở nên mát mẻ, nhiệt độ thấp dần cho đến khi bước vào mùa đông. Ngay từ khi chớm đông, nhiệt độ trở nên thích hợp với việc hình thành sương muối. Càng đi sâu vào giữa mùa đông, sương muối càng nhiều. Đến chính đông, do nền nhiệt độ quá thấp, không còn điều kiện thích hợp để xuất hiện sương muối. Loại b2: Sương muối nửa sau mùa đông Sau thời kì chính đông băng giá, nhiệt độ lại nhích dần lên trở nên thích hợp với việc hình thành sương muối. Sương muối lại xuất hiện cho đến đầu mùa xuân. c/ Phân loại sương muối theo hình thế thời tiết Loại c1: Sương muối bình lưu (phong sương) Sương muối xảy ra trong quá trình hàn triều (gió mùa đông bắc hay Fron lạnh tràn xuống), nhiệt độ xuống tới 00 C hoặc thấp hơn nữa. Ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, người ta gọi sương muối bình lưu là phong sương. Diễn biến thông thường của sương muối bình lưu như sau: - Gió mùa đông bắc về, nhiệt độ hạ thấp - Sau khi mặt trời lặn, nhiệt độ hạ thấp đáng kể, trên đất, trên lá cây, trên ngọn cỏ xuất hiện sương muối. Đặc điểm của sương muối bình lưu là hình thành trên diện rộng. Loại c2: Sương muối bức xạ (tịnh sương) Vào những ngày nền nhiệt độ khá thấp sau khi gió mùa tràn về, ban đêm xuống trời quang mây hoặc rất ít mây, gió lặng, hơi khô, mặt đất, mặt cỏ,
  • 23. 10 lá cây bức xạ mạnh, nhiệt độ xuống đến hoặc gần đến 00 C, sương muối xuất hiện. Sương muối bức xạ không xảy ra trên diện rộng như sương muối bình lưu. Thông thường sương muối bức xạ xảy ra trên địa hình lõm, khuất gió. Loại c3: Sương muối hỗn hợp Khi có sự phối hợp tác động giữa điều kiện bức xạ và điều kiện bình lưu, nghĩa là sau khi gió mùa đông bắc về, nền nhiệt độ hạ thấp nhanh, vào những đêm quang mây hoặc rất ít mây, gió nhẹ, nhiệt độ hạ thấp đáng kể, sương muối hình thành. Sương muối hỗn hợp xảy ra trên diện rộng, tác hại nghiêm trọng đến cây trồng. 1.1.1.4. Tác hại của sương muối Khi nhiệt độ bề mặt thực vật hạ thấp xuống dưới 00 C, nước trong thân cây sẽ đóng băng lại và giãn nở thể tích, phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cũng ngừng hoạt động không vận chuyển được các chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy, ngày hôm sau, sau khi có sương muối, cây trồng bắt đầu xuất hiện những vết "cháy táp" trên mặt lá. Ngọn cây khô dần, lớp vỏ tróc ra, cây héo úa rồi chết. Ngay cả khi sương muối chưa hình thành nhưng nếu nhiệt độ không khí xuống rất thấp làm các quá trình sinh lý bị ngừng trệ gây ra hiện tượng héo sinh lý. 1.1.2. Đặc điểm sinh thái cây cà phê Cây cà phê thường trồng chủ yếu bao gồm bốn giống: cà phê chè (coffea arabica), cà phê vối (coffea canephora Pierre), cà phê mít (coffea excelsa Clreo) và cà phê mít dâu da (coffee liberia Bull, in hieru).[1], [2], [3], [8]
  • 24. 11 Cà phê chè được trồng lâu đời nhất và chiếm tới 70% sản lượng cà phê toàn thế giới. Giống cà phê này có nguồn gốc ở cao nguyên Êtiôpi, cao 1500- 2000m, vĩ tuyến 80 N. Cà phê chè là cây bụi cao 3-4m, ở điều kiện thuận lợi có thể cao 6-7m. Cà phê vối mới được phát hiện ở châu Phi và đầu thế kỉ này trên các cánh rừng thấp thuộc châu thổ sông Công Gô. Cây dễ trồng, năng suất cao, khỏe, có thể cao đến 8-12m. Cà phê mít được phát hiện năm 1902 ở Ubangui - Chari, ít sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ, cao khoảng 15-20m. Cà phê mít dâu da nguồn gốc ở Liberia, quả to giống quả dâu da, cao khoảng 15-18m. Vòng đời cây cà phê gồm ba giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng, từ khi hạt nảy mầm đến khi cây trưởng thành, giai đoạn sản xuất suốt thời kì cho quả và giai đoạn tàn lụi, khi cây già cỗi, hoạt động giảm sút,... Điều kiện ngoại cảnh quan trọng đối với cà phê nảy mầm là nhiệt độ, nước, ôxi, pH,... Nhiệt độ thích hợp cho cà phê nảy mầm là 30-320 C, nhiệt độ càng thấp thời gian nảy mầm càng kéo dài, xuống tới 100 C cà phê khó nảy mầm. Sau khi nảy mầm, rễ ăn xuống đất. Rễ phát triển thuận lợi với nhiệt độ 26- 320 C, quá 380 C có hại cho rễ cà phê. Cà phê chè, cà phê vối bắt đầu ra hoa khi cây được 24-30 tháng tính từ khi gieo hạt. Cà phê mít nở hoa chậm hơn 1-2 năm so với cây cà phê chè. Hoa cà phê thường nở về khuya và hoàn thành vào lúc sáng sớm. Tại trạm thí nghiệm Tây Hiếu, quan sát thấy 60-70% hoa nở vào khoảng 2-3 giờ sáng, trong điều kiện nhiệt độ 24-250 C, độ ẩm 94-97%. Trong quá trình nở hoa thụ phấn, gặp thời tiết bất thuận như sương muối gió Lào tràng hoa bị chết khô. Sau khi hoa thụ phấn, noãn sào cà phê phát triển thành quả. Từ khi
  • 25. 12 thụ phấn cho đến khi quả chín kéo dài từ 6-8 tháng đối với cà phê chè và 9-10 tháng đối với cà phê vối.... Thực tế, thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình này. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cà phê là nhiệt độ, mưa, nắng và gió,... Song nhiệt độ vẫn là yếu tố tác động quan trọng nhất đối với cà phê. Đa số giống cà phê đều thích hợp với nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-260 C, riêng cà phê chè giới hạn đó là 19-260 C. Cà phê vối chịu rét kém nhất. Với nhiệt độ 20 C, các vườn cà phê vối bị “cháy” phần lớn cành lá. Cà phê mít sức chịu rét khá hơn nhưng với nhiệt độ dưới 20 C cũng bị hại. Cà phê chè chịu rét hơn cả. Khi nhiệt độ xuống đến 1-20 C trong một vài đêm, chỉ làm cho một số lá non trên ngọn và rìa tán lá bị “cháy”. Song nhiệt độ xuống đến 00 C, -20 C, nhiều vườn cà phê bị cháy cành tới 1/3 hoặc 1/2 tán cây. Ở một số khu vực trũng, cà phê chè có thể chết với nhiệt độ đó. Với sương muối, tùy thuộc loài và tuổi cà phê, tác hại có thể nhiều hay ít. Nhiều vườn cà phê chết hàng loạt. Một số vườn cà phê non 1-3 tuổi, qua các đợt sương muối bị chết, phải phá đi trồng lại. Nhiệt độ 36-390 C cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây cà phê, làm cho các lá non bị khô. Về khả năng chịu nóng, cà phê chè hơn hẳn các chủng loại khác, nhất là cà phê vối. Liên quan đến sinh trưởng cây cà phê và chất lượng cà phê cần phải kể tới biên độ ngày của nhiệt độ, chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất vào ban ngày và nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm. Biên độ cao thúc đẩy hoạt động quang hợp, tích lũy chất khô vào ban ngày và hạn chế tiêu hao vật chất vào ban đêm. Ngoài nhiệt độ, nước có tính chất quyết định đối với sinh trưởng và năng suất cà phê. Cà phê đòi hỏi lượng mưa cao, phân bố đều và mùa khô
  • 26. 13 ngắn. Lượng mưa năm đáp ứng được yêu cầu của cà phê vối là 1500- 2000mm, của cà phê chè là 1200-1500mm và của cà phê mít có thể ít hơn. Lượng mưa càng nhiều, mùa khô càng ngắn càng có lợi cho cà phê. Tuy vậy, một chế độ mưa gần như quanh năm không phải lí tưởng cho cây cà phê. Các giống cà phê, nhất là cà phê vối, cà phê mít cần có độ ẩm cao. Những đợt gió mùa đông bắc khô lạnh, với độ ẩm 40-50% và những đợt gió tây khô nóng, với độ ẩm 30-40% có thể gây hại cho cà phê. Cà phê thuộc loại cây ưa bóng mát, cần có biện pháp canh tác tương ứng, cụ thể là trồng cây che bóng. Tuy vậy, những năm gần đây nhiều tác giả đã chứng minh rằng, cà phê có thể trồng ngoài nắng, không cần che bóng. Vai trò của nhiệt độ, nhất là nhiệt độ thấp, gắn liền với vai trò của gió, đặc biệt là gió mùa đông bắc. Khi xảy ra nhiệt độ thấp, các vườn cà phê ở nơi thoáng gió thường bị thiệt hại nghiêm trọng hơn những vườn cà phê kín gió. Khi gặp sương muối, cây ngừng sinh trưởng, phần rễ nông bị trồi lên mặt đất và khô lại, phần rễ cây ăn sâu, có thể bị đứt. 1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ SƯƠNG MUỐI 1.2.1. Các nghiên cứu về sương muối trên thế giới Với mức độ nguy hại của sương muối đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và gieo trồng các cây lưu niên, cây công nghiệp dài ngày như cà phê nói riêng, nhiều nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Brazil, …. đã tiến hành nghiên cứu về sương muối, đánh giá tác hại của thiên tai trong đó có sương muối, sương giá trên cơ sở các dữ liệu khí tượng quan trắc, dữ liệu viễn thám. Các nghiên cứu ở Nhật Bản (Kurosu et al., 1995); ở Trung Quốc (Shao et al., 2001, Li et al., 2003, Bingbai et al..., 2005); ở Sri Lan ka (Frei et al., 1999); ở Ấn Độ (Choudhury and Chakraborty, 2006);....Các nhà nghiên cứu đã trình bày kết quả theo các hướng, bao gồm: phân tích dữ liệu viễn thám là
  • 27. 14 hàm của các thông số sinh lý của cây trồng và thay đổi theo thời gian của chúng, giải thích các quan sát bằng các mô hình lý thuyết, xác định các thuật toán phân loại, phát triển hoặc ứng dụng các phương pháp phân loại, xác định các thông số sinh lý của cây trồng và kết hợp với các mô hình tăng trưởng để giám sát trạng thái sinh trưởng, phát triển, hình thành năng suất và giám sát các yếu tố khí tượng bất lợi như: sương muối, sương giá, hạn hán...đến sinh trưởng phát triển của cây trồng bởi các modul phần mềm, sau đó tích hợp trong GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề. Hình 1.1. Mô hình xây dựng bản đồ giám sát sương muối bằng số liệu viễn thám và số liệu khí tượng [15] Các nước liên minh Châu âu EU đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát cây trồng (procedures and data storage are part of the Crop Growth Monitoring System (CGMS), đã sử dụng các số liệu khí tượng để xây dựng bản đồ sương muối ảnh hưởng đến các cây trồng mùa đông cho từng tháng trên toàn lãnh thổ (hình 1.2).
  • 28. 15 C. Domenikiotis, M. Spiliotopoulos, E.Kanelou and N. R. Dalezios [13] trường đại học Thessaly Volos, Hy Lạp đã sử dụng số liệu ảnh vệ tinh NOAA/AVHRR để xây dựng bản đồ nguy cơ sương muối, trong đó đã tìm được mối liên hệ giữa nhiệt độ thấp sinh ra sương muối với các tổ hợp phát xạ khác nhau của các kênh nhiệt hồng ngoại, từ đó xây dựng được bản đồ phân bố sương muối trên toàn lãnh thổ (hình 1.3). Hình 1.2. Bản đồ giám sát sương muối ảnh hưởng đến cây trồng mùa đông cho từng tháng ở Châu âu [18]
  • 29. 16 Hình 1.3. Bản đồ nguy cơ sương muối tháng 3 của Hy Lạp [13] Ngoài ra nhiều nước khác trên thế giới, đã sử dụng các số liệu và công cụ khác nhau để xây dựng bản đồ nguy cơ sương muối. Các số liệu khí tượng bề mặt, viễn thám và GIS là những số liệu và công cụ chủ đạo trong việc xây dựng bản đồ nguy cơ sương muối. Dưới đây là một số hình ảnh về bản đồ sương muối của các nước đã xây dựng . Hình 1.4. Bản đồ phân bố sương muối, ngày 2 tháng 3 năm 2008 ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc
  • 30. 17 Hình 1.5. Bản đồ phân bố sương muối Nam Brazil Hình 1.6. Bản đồ số ngày xuất hiện sương muối với độ phân giải 1 km
  • 31. 18 tại vùng Otago Hình 1.7 Bản đồ phân bố sương muối khu vực Emilia-Romagna của Ý [14] Hình 1.8. Bản đồ ngày kết thúc khả năng xuất hiện sương muối với suất bảo đảm 10% 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về sương muối ở Việt Nam Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp - nông thôn và miền núi, cà phê lên vùng Tây Bắc trong sự hy
  • 32. 19 vọng của người dân cũng như lãnh đạo các cấp. Thời gian đầu, cây phát triển tương đối tốt và ổn định, vào thời kỳ thu hoạch đã gặp phải sự khắc nghiệt của thời tiết. Sương muối đã làm hàng nghìn hecta cà phê không ra quả và chết dần. Sau 4 năm liền mất trắng, từ sự háo hức ban đầu, người dân chán nản và bỏ mặc cà phê. Nhận thấy sự thiệt hại to lớn đối với sản xuất cà phê, cao su chủ yếu do điều kiện thời tiết – khí hậu mà đặc biệt là sương muối gây ra, một số tỉnh đã quan tâm đầu tư nghiên cứu, điều tra khảo sát tình hình sương muối nhằm có những biện pháp phòng tránh và quy hoạch thích hợp. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về sương muối như: (1) Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra thực địa khoanh vùng sương muối gây hại cà phê tỉnh Sơn La (Vương Hải, năm 1999); (2) Đặc điểm khí hậu Sơn La (trong đó có mục về sương muối), (An Quốc Khánh, năm 1978); (3) Điều tra khoanh vùng sương muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La (Lại Văn Chuyển, Vương Hải, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 1999) và đã đưa ra một số kết luận cụ thể là: (i) Điều kiện hình thành sương muối chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm. Khi nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn khoảng giá trị thích hợp, sương muối không hình thành mà chỉ xuất hiện các hạt băng hoặc lớp băng; (ii) Ở Sơn La, sương muối có thể là sương muối bình lưu, sương muối bức xạ hoặc sương muối hỗn hợp, xuất hiện vào các tháng chính đông (12, 1 và 2); (iii) Cây cà phê chè thích hợp với nhiệt độ trung bình 19 – 260 C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không dưới 50 C và lượng mưa năm khoảng 1500 – 2000 mm. Khi nhiệt độ thấp nhất dưới 20 C, cà phê bị “cháy” phần lớn cành lá và khi nhiệt độ dưới 00 C, cà phê bị thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí bị chết phần gốc. Sương muối gây thiệt hại nghiêm trọng cho cà phê, nhất là
  • 33. 20 cà phê ít tuổi; (iv) Theo số liệu quan trắc sương muối có thể phân chia các địa điểm quan trắc khí tượng thành 4 nhóm có sương muối từ nhiều đến ít như sau: a) Nhóm 1: Nhiều sương muối: Mộc Châu; b) Nhóm 2: Khá nhiều sương muối: Thuận Châu, Sơn La, Cò Nòi; c) Nhóm 3: Ít sương muối: Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu, Sông Mã; d) Nhóm 4: Rất ít sương muối: Quỳnh Nhai. Khi thực hiện việc khoanh vùng sương muối Sơn La, các tác giả cũng đã đưa ra 2 cấp phân vị là vùng sương muối và tiểu vùng sương muối. Vùng sương muối bao gồm các khu vực địa lý có sự đồng nhất tương đối về số ngày có sương muối. Chỉ tiêu phân chia các vùng là số ngày sương muối trung bình năm. Ranh giới giữa các vùng là các đường đẳng trị số ngày sương muối trung bình năm: 1,0; 3,0. Chỉ tiêu phụ cho việc hoạch định các vùng là tần suất quan trắc được sương muối và tỉ lệ điều tra được sương muối. Tiểu vùng sương muối bao gồm các đơn vị địa lý, không những đồng nhất tương đối về tần suất sương muối và độ kéo dài của sương muối mà cả về khả năng xảy ra nhiệt độ thấp gây hại cây cà phê. Chỉ tiêu phân chia các tiểu vùng là tần suất xảy ra nhiệt độ thấp nhất dưới 50 C, 30 C, 10 C và nhiệt độ thấp nhất ứng với các chu kỳ là 10 năm, 50 năm và 100 năm. Các chỉ tiêu bổ sung cho sự phân chia các tiểu vùng là số ngày sương muối 0,5 ngày trên các vùng không có sương muối đến 1,0 ngày sương muối hàng năm. Với quan niệm vùng sương muối và tiểu vùng sương muối như trên, các tác giả đã khoanh lãnh thổ Sơn La thành 7 vùng và 11 tiểu vùng sương muối khác nhau. Các kết quả phân hạng và khoanh vùng sương muối có thể tham khảo trong quá trình qui hoạch phát triển các loại cây trồng nói chung,
  • 34. 21 cao su và cà phê nói riêng cùng với điều kiện đất đai, địa mạo, cảnh quan,… và các điều kiện khí hậu thuỷ văn của một lãnh thổ cụ thể. 1.3. Tình hình phát triỂn cà phê Ở SƠN LA và ĐIỆN BIÊN 1.3.1. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Điện Biên Điện Biên, một tỉnh thuộc tây Hoàng Liên Sơn, là một vùng núi thấp nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn. Ở đây khí hậu có hai mùa, mùa đông lạnh và khô đối nghịch với mùa hè nóng và nhiều mưa. Điện Biên ở vào giữa 210 và 220 45, vĩ độ bắc nhưng có địa hình khép kín nên mùa đông đỡ lạnh hơn, hàng năm chỉ có ít ngày có nhiệt độ dưới 150 C. Tuy ở đây cũng có khả năng xuất hiện sương muối nhưng mức độ ít nghiêm trọng như ở vùng Thuận Châu, Mai Sơn của Sơn La. Điện Biên có lượng mưa hàng năm không cao, chỉ có 1552mm và mùa mưa chỉ kéo dài 5-6 tháng từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10. Tuy nhiên, độ ẩm không khí tương đối ở Điện Biên thuộc loại trung bình. Mực nước ngầm nông hơn ở vùng đất đỏ đá vôi Sơn La. Mạng sông suối có nguồn nước phong phú. Đây là một thế mạnh của vùng cà phê này. Mặc dù, độ cao các vùng đất trồng cà phê khoảng 400-500m, nhưng đây vẫn là vùng cà phê Arabica giàu tiềm năng và chất lượng khá vì nó ở vĩ độ khá cao gần bắc chí tuyến. Cà phê được trồng ở Điện Biên từ thế kỷ 20. Cuối những năm 1950, Điện Biên có một nông trường lớn chuyên canh cà phê, với diện tích 500 ha. Tuy nhiên, sự lây lan của bệnh gỉ sắt đã phá huỷ các vườn cà phê. Đến những năm 1980, cây cà phê một lần nữa được đưa vào canh tác với nguồn vốn của Liên Xô. Các khu vực quanh cánh đồng Mường Thanh đã được quy hoạch để trồng cà phê. Chương trình không được duy trì do nguồn vốn của Liên Xô không còn. Đến năm 2000, cà phê chè ở Điện Biên được khởi động lần thứ ba với dự án AFD của Pháp. Năm 2002, Điện Biên trồng được hơn 200 ha cà phê chè với sản lượng vài trăm tấn. Năng suất cà phê Điện Biên tương đối cao. Từ
  • 35. 22 đó đến nay, diện tích cà phê liên tục tăng , đặc biệt từ năm 2007, khi có sự đầu tư của tập Đoàn Thái Hoà vào khu vực Mường Ảng, diện tích cà phê tăng đột biến. Qua nhiều năm nghiên cứu khảo nghiệm và chọn lọc giống, kết hợp với đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích ở những địa bàn có lợi thế, đến năm 2009 diện tích cà phê là 1.546 ha. Diện tích cà phê trồng mới năm 2009 là 520 ha. Vùng phát triển cà phê chính tập trung tại huyện Mường Ảng (1.405 ha). Sản lượng cà phê nhân năm 2009 ước đạt 1.261 tấn. Năng suất cà phê ở Điện Biên thuộc loại cao so với các vùng khác trong cả nước. Năm 2007, năng suất bình quân 2,63 tấn cà phê nhân/ha, sản lượng đạt 1.015 tấn. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của đợt rét lịch sử nên năng suất bị giảm mạnh, chỉ đạt bình quân 1,66 tấn cà phê nhân/ha, sản lượng giảm còn 622 tấn. Theo thống kê năm 2009, sản lượng cà phê của tỉnh đạt 1.172 tấn. Bảng 1.1. Diễn biến diện tích (ha) cà phê của tỉnh Điện Biên Năm TT Huyện/ Thành phố 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 TP Điện Biên Phủ 42 42 56 30 32 32 32 2 TX Mường Lay 1 1 1 1 2 2 1 - 3 Mường Nhé 4 Mường Chà 5 Tủa Chùa 6 Tuần Giáo 92 197 200 220 275 8 78
  • 36. 23 7 Điện Biên 90 96 57 57 50 63 73 34 31 8 Điện Biên Đông 9 Mường Ảng 318 348 955 1.405 Tổng 183 294 300 320 383 413 454 1.029 1.546 1.3.2. Tình hình phát triển cà phê ở tỉnh Sơn La Cũng như các tỉnh khác ở Tây Bắc, Sơn La với một hệ thống núi cao bao quanh các bồn địa, các cao nguyên nằm ở phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Cà phê được trồng trên các sườn, chân các dãy núi thấp hoặc trên các đồi với độ cao khoảng 600m. Tuy độ cao địa hình thấp song vùng cà phê Sơn La nằm ở vĩ độ khá cao về phía Bắc. Với vĩ độ khoảng 210 00 đến 220 00 vĩ độ bắc, vùng cà phê Sơn La có vị trí địa lý tương tự như vùng cà phê chè tập trung vùng Sao Paulo, Minas Gerais của Braxin cùng với độ cao khoảng 600m so với mực nước biển, sự khác biệt là hai vùng cà phê ở hai phía Bắc và Nam bán cầu. Khí hậu Sơn La nóng và nhiều mưa vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông. Cây cà phê ở đây sinh trưởng xanh tốt cho sản lượng cao. Những vườn cà phê ở quanh thị xã, ở huyện Mai Sơn, ở Thuận Châu... đều cho sản lượng bình quân 20 tạ cà phê nhân một hecta. Sơn La được đánh giá là một tỉnh sản xuất cà phê có hiệu quả, nhưng quy trình kỹ thuật chưa đồng bộ nên diện tích, sản lượng không ổn định và không bền vững. Việc đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính tự phát. Việc tạo hình hầu như không được chú ý, nhiều vùng ở Sơn La có năm có sương muối tác động xấu đến vườn cà phê mà không có biện pháp phòng tránh, vì vậy hiệu quả đầu tư thấp, năng suất không cao, không ổn định. Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích (ha) cà phê ở Sơn La Huyện Thị Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
  • 37. 24 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tx Sơn La 1.160 1.217 1.165 1.182 1.191 1.222 1.287 1.465 1.515 H. Quỳnh Nhai 32 49 41 71 155 156 156 149 92 H. Mường La 37 23 19 19 16 12 10 10 4 H. Thuận Châu 898 814 665 674 590 652 306 326 385 H. Bắc Yên 6 H. Phù Yên 120 H. Mai Sơn 1,041 710 576 599 578 715 745 1,355 1,400 H. Sông Mã 547 145 179 159 35 35 11 11 11 H Sốp Cộp 84 74 71 70 41 H. Yên Châu 15 6 6 6 H. Mộc Châu 6 3 Tổng 3.862 2.967 2.651 2.710 2.649 2.866 2.586 3.386 3.448 Bảng 1.3. Các tiểu vùng trồng cà phê tại Sơn La Hiện trạng 2008 Quy hoạch 2015 Huyện, Thị Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tx Sơn La 1.515 2.000
  • 38. 25 H. Quỳnh Nhai 92 250 H. Mường La 4 15 H. Thuận Châu 385 630 H. Mai Sơn 1.400 2.015 H. Sông Mã 11 15 H Sốp Cộp 41 75 Tổng 3.448 3.029 5.000 5.500 Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 3000ha cà phê đang kinh doanh. Trước mắt, kế hoạch của tỉnh có thể đưa lên 1000-4500ha. Riêng một xã Chiềng Ban huyện Mai Sơn diện tích cà phê dự kiến sẽ đạt 700ha trên tổng diện tích đất canh tác 1005ha. Một vùng đất có thể khai thác trồng cà phê trong thời gian tới là vùng di dân của đồng bào vùng thủy điện Sơn La. Có đất đai phì nhiêu, có khí hậu thích hợp, có lực lượng lao động cần cù, tiếp thu kỹ thuật nhanh, Sơn La là một vùng cà phê chè giàu tiềm năng của vùng Tây Bắc của cả nước ta. Số liệu cho thấy cây cà phê đã từng được trồng ở tất cả các huyện thị, tuy nhiên trong quá trình phát triển hiện nay chủ yếu tập trung ở TX Sơn La, huyện Mai Sơn, huyện Thuận Châu. Riêng huyện Quỳnh Nhai cây cà phê có xu hướng bị thu hẹp lại.
  • 39. 26 CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN 2.1.1. Tỉnh Sơn La 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Sơn La là tỉnh miền núi, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sơn La nằm trong toạ độ địa lý từ 200 39’ – 220 02’ vĩ độ Bắc và 1030 11’ – 1050 02’ kinh độ Đông. Tỉnh Sơn La có diện tích 14055 km2 , gồm 9 huyện và 1 thị xã. Địa hình tỉnh Sơn La có độ̣ cao trung bình khoảng 600 - 800m. Các hệ thống núi lớn trong tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình núi cao xen lẫn cao nguyên chia lãnh thổ Sơn La thành hai lưu vực sông lớn là lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã. Tỉnh Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 550-750m với những bồn địa rộng, tương đối bằng phẳng thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Điểm đặc biệt của địa hình Sơn La là độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của tỉnh có độ dốc từ 250 trở lên. Điều này làm cho đồng ruộng của tỉnh có diện tích nhỏ hẹp,
  • 40. 27 chủ yếu là ruộng bậc thang. Sơn La cũng là tỉnh có diện tích đất trống đồi trọc khá lớn, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tỉnh có tới trên 49% diện tích với cao độ trên 800m; trên 21% diện tích cao độ từ 600-800m; 23% diện tích ở độ cao 300-600m. Độ cao dưới 300m chiếm 6.18% diện tích toàn tỉnh. Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên). Đến nay đất chưa sử dụng và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên, trong đó có 598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ. Đại bộ phận đất đai là Feralit đỏ sẫm và Feralit vàng đỏ. Đất Feralit có mùn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn nhưng phần lớn đều ở độ cao 600-1800m. Các nhóm đất này chiếm 89,7% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Đất có độ dốc cao trên 250 chiếm 86%. Tuy nhiên có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng và rộng lớn là cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, là nơi phân bố các loại đất có độ phì cao, tầng đất dày như đất đỏ vàng và đất nâu vàng trên đá vôi rất thích hợp để phát triển một nền nông, lâm nghiệp hàng hoá có quy mô tập trung. Độ dày tầng đất từ trung bình đến dày, đất có tầng dày trên 100 cm, chiếm 33,5%, tầng dày 50-70cm chiếm 36,1% và dưới 50 cm chiếm 30,4%, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Độ phì của đất mặc dù bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá và tập quán canh tác nương rẫy lạc hậu trước đây nhưng nhìn chung còn đạt mức trung bình. Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn và khoảng 5000ha các hồ chứa nước; 2 sông lớn là sông Đà và sông Mã. Là tỉnh có hệ thống sông, suối khá dầy, mật độ từ 1,2 - 1,8 km/km2 , ở mức trung bình so với các tỉnh miền bắc. Nhưng phân bố khồng đồng đều giữa các vùng, tập trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực của 2 sông
  • 41. 28 chính là sông Đà và sông Mã. Sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ. Về mùa khô mực nước ở các sông suối nội tỉnh xuống thấp, việc khai thác nước phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều vùng thiếu cả nước sinh hoạt. Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 73% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Tỉnh có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 37%, năm 2003. Về trữ lượng, toàn tỉnh có 87,053 triệu m3 gỗ và 554,9 triệu cây tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có 154 nghìn m3 gỗ và 221 nghìn cây tre, nứa. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Sơn La a) Chế độ nhiệt Chế độ nhiệt ở Sơn La [3] mang tính chất nhiệt đới của một vùng núi vừa và cao. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 18-230 C với 6-7 tháng nhiệt độ trung bình dưới 250 C ở vùng thấp và dưới 200 C ở vùng cao. Nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 26-270 C và tối thấp trung bình 16-170 C, thấp nhất
  • 42. 29 tuyệt đối xảy vào tháng 12, tháng 1 dao động từ 0 - 50 C. Tổng tích nhiệt hàng năm trung bình là 7550 0 C. Mùa lạnh: Nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình kết hợp với sự xâm nhập của không khí lạnh cực đới biến tính. Ở vùng núi thấp và vừa độ cao nhỏ hơn 800m thì mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, với trên 90-110 ngày nhiệt độ xuống dưới 150 C và khoảng 2-5 ngày nhiệt độ xuống dưới 50 C. Ở vùng núi độ cao trên 800m, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, với trên 150-160 ngày nhiệt độ xuống dưới 150 C và trên 10-20 ngày nhiệt độ dưới 50 C. Vào thời kỳ chính đông từ tháng 11 đến tháng 1 nhiệt độ xuống thấp, không mưa hoặc mưa không đáng kể nên không thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa. Ở đây khả năng sương muối, băng giá thường xảy ra gây hại nặng cho nhiều diện tích cà phê (các năm 1993, 1995, 1999, và nặng nhất là đợt rét lịch sử cuối năm 2007 đầu năm 2008). Mùa nóng: Ở vùng núi thấp và vừa, mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, với khoảng 100-150 ngày nhiệt độ trên 300 C và khoảng 3-30 ngày nhiệt độ trên 350 C. Ở vùng núi cao, hầu như không có mùa nóng. Tuy vậy, ở những nơi có độ cao không quá 1000m như Mộc Châu hàng năm vẫn có 20- 30 ngày nhiệt độ trên 300 C. b) Chế độ mưa - ẩm Lượng mưa năm phổ biến ở Sơn La từ 1158-1703mm, chỉ vào loại trung bình ở Việt Nam. Mưa nhiều ở các huyện phía Bắc, tương đối nhiều các huyện phía Đông Nam và tương đối ít ở các huyện phía Tây Nam. Vùng sông Mã lượng mưa thấp chỉ đạt 1158 mm/năm. Mùa mưa ở Sơn La phổ biến là từ tháng 4 đến tháng 9, cá biệt có nơi mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 hay tháng 6. Trong 6 tháng mùa mưa, lượng
  • 43. 30 mưa chiếm từ 80- 90% lượng mưa năm, có tháng mưa trên 300mm và trên 15 ngày có mưa. Trong 6 tháng mùa khô, nhiều tháng chỉ có lượng mưa dưới 20mm, thậm chí dưới 10mm, nhiều tháng chỉ có 1-3 ngày mưa. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%, cao nhất trung bình từ 86- 87% (tháng 6,7,8), tối thấp tuyệt đối từ 4-14% (tháng 1,2,3). Độ ẩm khá cao trong mùa hè và khá thấp trong mùa đông. Tuy nhiên, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất chỉ khoảng 10%. Vào mùa đông, không ít ngày độ ẩm tương đối xuống dưới 70-80% tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương muối. c) Chế độ nắng - gió Tổng số giờ nắng trung bình năm phổ biến ở Sơn La từ 1700-2100 giờ, số giờ nắng cao nhất là Cò Nòi (2105 giờ/năm) và thấp nhất là Phù Yên (1728 giờ/năm). Số giờ nắng thấp nhất xảy ra vào tháng 2 dao động từ 90-147 giờ /tháng, tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 với số giờ nắng ở các địa phương dao động từ 194-215 giờ. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Nằm sâu trong đất liền, lại có địa hình phức tạp của vùng núi. Tốc độ gió trung bình năm ở các vùng trong tỉnh phổ biến là 1.0-2.8m/s. Nơi có tốc độ gió lớn nhất là Bắc Yên tốc độ gió trung bình năm đạt 2.8m/s, vùng có tốc độ gió thấp nhất là Quỳnh Nhai và thị xã Sơn La (tốc độ gió trung bình năm là 1.1m/s). Gió mùa đông mạnh hơn mùa hè, tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Sơn La cũng đạt giá trị khá cao ở nhiều nơi đạt ≥ 40m/s. d) Các hiện tượng thời tiết khác Sương muối thường xuất hiện mỗi năm vài đợt vào các tháng 12 và 1, trung bình hàng năm có từ 0.4- 5.1 ngày có sương muối. Vùng xuất hiện sương muối nhiều nhất ở Mộc Châu khoảng 5.1ngày/năm, ít nhất là ở Sông Mã và Yên Châu (0.4-0.6 ngày/năm), sương muối gây ảnh hưởng tới tất cả
  • 44. 31 các vùng trong tỉnh ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong những năm gần đây tần suất xuất hiện sương muối có xu hướng giảm. Dông ở đây cũng khá nhiều, tính chung cho cả tỉnh hàng năm có tới 63 ngày dông, là tỉnh dông xuất hiện nhiều hơn so với 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Dông nhiều ở các địa phương như Cò Nòi, Sông Mã và Mộc Châu có từ 70 -72 ngày và Yên Châu dông ít nhất khoảng 46 ngày. Dông, tố kèm gió mạnh thường gây ra thiệt hại đáng kể đối với sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Tỉnh Sơn La có số ngày mưa đá ít nhất ở Tây Bắc. Mưa đá xuất hiện chủ yếu vào tháng 3 và tháng 4, trung bình hàng năm có từ 0.4 - 1.1 ngày xẩy ra hiện tượng này. Về mùa mưa thường xảy ra lũ quét ở những vùng độ dốc lớn, độ che phủ thực bì thấp. Bảng 2.1. Một số đặc trưng trung bình năm về khí hậu của tỉnh Sơn La Nhiệt độ không khí (0 C) Độ ẩm không khí (%) Địa điểm Độ cao (m) TTB Tmax Tmin Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) UTb UMin Quỳnh Nhai 156 23.1 41.0 2.1 1703.2 1738.4 84 10 Phù Yên 169 23.0 41.8 -0.9 1472.6 1728.1 81 5 Sông Mã 302 22.5 41.7 0.3 1158.2 1906.0 82 6 Yên Châu 313 22.9 41.1 -0.4 1196.4 1938.3 80 4 Bắc Yên 642 20.7 37.2 2.5 1507.1 1906.7 82 14 Cò Nòi 670 20.8 38.0 -4.5 1283.4 2105.2 80 6
  • 45. 32 Sơn La 676 21.1 38.0 -0.8 1393.6 1999.8 80 11 Mộc Châu 971 18.7 35.0 -1.5 1628.6 1900.2 86 10 2.1.2. Tỉnh Điện Biên 2.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc, có toạ độ địa lý: 200 52’ đến 220 33’ vĩ độ Bắc; từ 1020 13’ đến 1030 30’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc và tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Đông giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La. Phía Tây giáp Lào. Điện Biên có địa hình núi non chia cắt mạnh mẽ và có nhiều đỉnh núi cao 1500m đến trên 2000m. Một cách khái quát có thể chia địa hình tỉnh Điện Biên ra 4 kiểu địa hình: (1) Kiểu địa hình núi cao và núi cao trung bình: Đây là kiểu địa hình phổ biến, chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh Điện Biên và đều là những uốn nếp cổ với nhiều hướng khác nhau. + Địa hình núi cao trung bình từ 1.000-1.500m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm những dãy núi và ngọn núi riêng biệt, có độ cao trung bình 1.000-1.500m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc trung bình 20-250 , mật độ chia cắt sâu và ngang tương đối lớn. + Địa hình núi cao trung bình từ 1.700-1.800m: Bao gồm những dãy núi Việt-Lào, Pusancáp, có độ cao trung bình từ 1.700-1.800m. Kiểu địa hình này do sự nâng lên và chia cắt bề mặt, có sườn dốc hơn, mức độ chia cắt ngang và sâu khá lớn. + Địa hình núi cao trên 2.000m: Kiểu địa hình này chiếm diện tích nhỏ, bao gồm một số đỉnh cao như Pusancáp,… Kiểu địa hình này có dạng sắc
  • 46. 33 nhọn đan cắt nhau. Độ dốc lớn thường từ 300 -400 , mức độ chia cắt ngang và sâu rất lớn. (2) Kiểu địa hình đồi bát úp: Kiểu địa hình này được hình thành bởi những dãy đồi hoặc nhóm đồi riêng biệt có dạng bát úp với độ cao nhỏ hơn 1.000m. Địa hình có dạng mềm mại, độ dốc tương đối nhỏ, vỏ phong hoá dày, có nơi tới 10-20m. Kiểu địa hình này có nhiều ở huyện Mường Nhé. (3) Địa hình thung lũng thấp: Xen kẽ giữa các dãy núi và cao nguyên là các thung lũng thấp. Hướng thung lũng nói chung là trùng với hướng sông, suối. Các thung lũng này được hình thành chủ yếu là do quá trình bồi tụ. Tỉnh Điện Biên có nhiều thung lũng khá rộng như Điện Biên, Mường Thanh, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Lay. Điển hình là thung lũng Mường Thanh trải rộng ra với diện tích 150km2 , có độ cao xấp xỉ 500m và có nhiều đặc điểm như những cánh đồng vùng châu thổ. Đây là một kiểu địa hình khá độc đáo của một tỉnh vùng núi. (4) Địa hình cao nguyên phát triển Kacstơ: Tỉnh Điện Biên có các cao nguyên Tả Phìn và Sín Chải ngăn cách nhau bởi dòng sông Đà, chạy dài theo hướng tây bắc-đông nam, có độ cao trung bình từ 1.000-1.500m, được tạo thành chủ yếu trên đá vôi. Ở đây có hiện tượng Kacstơ phát triển. Tỉnh có tới trên 60% diện tích với cao độ trên 800m; trên 25% diện tích cao độ từ 600-800m; 13% diện tích ở độ cao 300-600m. Cao độ dưới 300m chỉ chiếm 0.55% diện tích toàn tỉnh. Trong khi 54% diện tích đất có độ dốc hơn 30%. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Điện Biên là 9.542,27km2 , trong đó tổng
  • 47. 34 diện tích đất nông nghiệp là 108.158 ha, chiếm 11,34 % diện tích đất tự nhiên. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765ha (chiếm 32,46%) và diện tích đất chuyên dùng 6.053ha (chiếm 0,63%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,37% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%). Điện Biên hình thành các nhóm đất sau: + Nhóm đất mùn trên núi cao: Phân bố ở độ cao trên 1.700 m, độ dốc trên 350 , nền vật chất chủ yếu là nhóm đá phún suất có tính chua, phân bố chủ yếu trên các đỉnh núi cao. Đặc điểm nổi bật là đất có tầng mỏng đến trung bình, tầng mùn rất dày, phân giải chậm, giàu dinh dưỡng. + Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 700 - 1.700 m, độ dốc bình quân > 250 . Quá trình hình thành đất là quá trình Feralit mùn trên núi. Các dạng này phân bố tập trung ở những đỉnh núi cao, đầu nguồn các sông suối lớn, có địa hình chia cắt mạnh. Độ dày tầng đất từ mỏng đến trung bình, hàm lượng mùn từ trung bình đến giàu. + Nhóm đất Feralit trên núi thấp: Nhóm đất này phân bố ở độ cao 300- 700 m, có nguồn gốc từ đá trầm tích và biến chất, có kết cấu hạt mịn, phân bố ở tất cả trong tỉnh. Các dạng đất này thường bị tác động mạnh của con người. Do vậy, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, tầng đất trung bình, tỷ lệ mùn thấp, đất chặt, hàm lượng NPK thấp. + Nhóm đất phù sa cổ và phù sa mới: Phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồi và thung lũng, máng trũng, có độ cao dưới 300m. Các dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, giữ nước tốt, đất tơi xốp, ít bị xói mòn. Đây là đối tượng chính để sản xuất nông nghiệp. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
  • 48. 35 Những vùng cao đất có độ dốc lớn, cộng với rừng bị chặt phá, khai thác bừa bãi đã gây ra hiện tượng sụt lở, xói mòn và lũ lụt ở nhiều nơi trong mùa mưa với mức thiệt hại lớn. Do đó tiềm ẩn những khó khăn không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, nhất là ở những vùng cao, vùng sâu. Toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú. Các sông thuộc 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Nước của các con sông phụ thuộc nhiều vào lượng mưa trong năm. Do vậy mùa mưa lượng nước ở các sông chiếm 80 - 85% lượng nước cả năm, mùa cạn chỉ vào khoảng 15 - 20%. Vào mùa mưa, các sông suối đều có tốc độ dòng chảy lớn, dễ sinh lũ, đặc biệt là lũ quét, gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều vùng trong tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu,... Ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây,... Rừng Điện Biên không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, mà còn rất phong phú về muông thú: 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắn chim thú tự do, nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu a) Chế độ nhiệt Theo kết quả tính toán từ số liệu trung bình nhiều năm cho thấy [9]:
  • 49. 36 Nhiệt độ không khí trung bình năm của tỉnh dao động từ 18-220 C. Ở những nơi núi cao nhiệt độ không khí bị hạ thấp theo quy luật nhiệt độ giảm theo độ cao địa hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 250 C ở vùng thấp, 22-240 C ở độ cao 500 - 700m, 18 - 190 C ở độ cao 1000m, lớn hơn 160 C ở độ cao trên 1500m. Theo số liệu trung bình nhiều năm của các địa bàn trong tỉnh, nhiệt độ không khí trung bình năm thay đổi từ 17.50 C (Pha Đin) đến 23.00 C (thị xã Mường Lay). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là trung bình tháng 12 ở Pha Đin (12.10 C); tháng 1 ở Tủa Chùa (13.70 C), Tuần Giáo (14.60 C), Điện Biên (15.70 C). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của mùa hè là 20.60 C (Pha Đin); 25.90 C (Điện Biên); 26.60 C (Mường Lay). Nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất có nơi tới 31-330 C. Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất từ 9.5 đến 13.30 C. Tổng nhiệt độ năm 8000 - 85000 C ở vùng thấp; 7000 - 80000 C ở vùng núi trung bình, dưới 60000 C ở vùng núi cao trên 1500m. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,30 C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là -3.30 C. Biên độ nhiệt năm ở đây đạt 8-100 C. b) Chế độ mưa - ẩm Lượng mưa trung bình năm cho cả tỉnh Điện Biên khoảng 1.786mm, lượng mưa ở các vùng phổ biến là 1.100-2.500mm và phân bố không đều theo không gian và thời gian, cao hơn lượng mưa của tỉnh Sơn La và thấp hơn so với lượng mưa của tỉnh Lai Châu, đạt mức trung bình của Bắc Bộ. Lượng mưa vùng này phân hoá khá mạnh: ở vùng núi phía tây bắc của tỉnh mưa khá nhiều, lượng mưa năm đạt mức cao nhất tỉnh (trên 2.000mm/năm), còn ở phần phía nam thì mưa lại khá ít (chỉ đạt dưới 1.400mm/năm). Theo giá trị quy tính từ số liệu khảo sát [4]: Những nơi lượng mưa năm đạt mức cao nhất tỉnh là Sín Thầu trên 2.500mm/năm, rất thấp như ở Nà Hỳ
  • 50. 37 (chỉ 1.100mm, xấp xỉ lượng mưa trung bình năm ở trạm Sông Mã (1.158mm). Ở 2 thung lũng rộng lớn Mường Thanh và Tuần Giáo lượng mưa trung bình năm cũng chỉ đạt xấp xỉ 1.600mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất đạt trên 365mm quan trắc được ở trạm Tủa Chùa, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất xuất hiện ở trạm Điện Biên và Tuần Giáo (dưới 20mm). Những con số này cho thấy sự chênh lệch rất đáng kể trong chế độ mưa ở Điện Biên. Điều đó có liên quan đến hiện tượng mưa lớn gây ra lũ lụt và khô hạn thường diễn ra trong mùa mưa và mùa khô ở Điện Biên. Số ngày mưa ở đây cũng không nhỏ, tính trung bình có khoảng 145 ngày mưa (xấp xỉ '5 tháng mưa'), trong đó số ngày mưa ở Mường Thanh ít hơn (125 ngày). Lượng mưa ngày lớn nhất của tỉnh Điện Biên quan trắc được ở các trạm khí tượng từ 230- 250mm, riêng ở Tủa Chùa đo được trên 410mm (ngày 14/6/1967). Hiện tượng lũ quét nguy hiểm do mưa lớn, điều kiện thổ nhưỡng và địa hình dốc của từng khu vực gây thiệt hại về người và của cho nhân dân ở địa phương. Độ ẩm tương đối trung bình tính chung cho cả vùng đạt 83%, phân bố tương đối đồng đều ở các vùng trong tỉnh. Ở đây là độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đạt giá trị khá thấp. Độ ẩm thấp nhất quan trắc được ở một số trạm đạt từ 7- 8%, ví dụ Tuần Giáo: 7% và Điện Biên: 8%. Có thể nói chế độ khô hanh mùa đông ở đây rất điển hình. c) Chế độ nắng - gió Điện Biên có số giờ nắng cao hơn ở Sơn La và xấp xỉ của tỉnh Lai Châu. Số giờ nắng trung bình năm của tỉnh Điện Biên (tính trung bình cho cả tỉnh) đạt 1.940 giờ. Riêng ở cánh đồng Mường Thanh có số giờ nắng cao nhất với 2.034giờ/năm, thứ đến ở Pha Đin: 2.021giờ/năm và Tủa Chùa: 1.952giờ/năm; ở Tuần Giáo đạt trên dưới 1.850giờ/năm. Tổng số giờ nắng năm càng lên cao càng tăng. Những khu vực núi cao như Si-Pa-Phìn, Pha Đin
  • 51. 38 hay các khu vực thung lũng lớn như cánh đồng Mường Thanh số giờ nắng đạt trên 2.000 giờ/năm (trên 5,5 giờ/ngày), các khu vực thấp như Tuần Giáo có số giờ nắng đạt trên 1.800giờ/năm (khoảng 5,0 giờ/ngày). Biến trình số giờ nắng trong năm ở Điện Biên không chênh lệch nhau nhiều giữa mùa đông (916-1.111giờ) và mùa hè (816-969 giờ), số giờ nắng trong tháng chính đông (tháng 1) cao hơn tháng chính hè (tháng 7). Các tháng chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hè (tháng 3 - tháng 5) có số giờ nắng cao nhất trong năm (6-7 giờ/ngày). Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm là tháng 7 (4 giờ/ngày). Nhìn chung, số giờ nắng ở tỉnh Điện Biên khá cao - cao nhất ở Bắc Bộ. Tốc độ gió trung bình ở Điện Biên khoảng 1.2m/s, đạt trị số thấp nhất so với các vùng trong cả nước (so với các vùng núi khác như Đông Bắc (1.6m/s) hoặc Tây Nguyên (1.8m/s)). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ gió trung bình ở đây hạ thấp như vậy là do tần suất lặng gió trong tất cả các tháng đều đạt trị số cao (xấp xỉ 50-65%). Gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 5. Ngoài trạm Pha Đin ở độ cao xấp xỉ 1.400m tốc độ gió trung bình đạt được giá trị 2.7m/s, còn hầu hết các trạm khác ở thung lũng và đồi núi thấp chỉ đạt dưới 1m/s. Tuy thế tốc độ gió cao nhất ở tỉnh Điện Biên cũng đạt giá trị khá cao (ở nhiều nơi đạt ≥ 40m/s). Nhìn chung, tiềm năng năng lượng gió ở vùng Điện Biên nói riêng và ở vùng Tây Bắc nói chung là không lớn, do tần suất lặng gió cao. d) Các hiện tượng thời tiết khác Là tỉnh vùng núi, dông ở đây cũng khá nhiều (tính chung cho cả tỉnh có tới 54 ngày dông, riêng ở Điện Biên xấp xỉ 70 ngày và ở Tủa Chùa dông ít
  • 52. 39 nhất - chỉ 28 ngày). Dông, tố kèm gió mạnh thường gây ra thiệt hại đáng kể cho nhân dân ở địa phương. Hiện tượng sương mù ở tỉnh Điện Biên xẩy ra khá phổ biến, đặc biệt ở thung lũng Điện Biên và Tuần Giáo số ngày có sương mù đạt khá lớn (từ 99- 106 ngày/năm), tuy thế ở Tủa Chủa lại rất ít xuất hiện (tính trung bình cả năm chỉ 1,7 ngày). Có thể coi đây là trường hợp đặc biệt, có lẽ do trạm Tủa Chùa đặt ở độ cao trên 1.000m nằm giữa thung lũng thoáng rộng, nên điều kiện hình thành sương mù ở đây là không thuận lợi. Cũng như tình hình chung ở vùng Tây Bắc, tỉnh Điện Biên ít chịu ảnh hưởng của gió bão, mà chủ yếu chịu hệ quả mưa do bão với lượng mưa lớn, kéo dài, gây lũ quét và ngập lụt. Hiện tượng mưa đá ở Điện Biên hầu như năm nào cũng xuất hiện vào thời kỳ cuối đông-đầu hạ, trung bình hàng năm có từ 0.6-1.6 ngày xẩy ra hiện tượng này. Hiện tượng sương muối ở những vùng thung lũng và núi cao ít xẩy ra, xuất hiện trên phạm vi hẹp. Số ngày có sương muối trung bình ở các địa phương dao động từ 0.3-1.3 ngày/năm, sương muối xuất hiện nhiều nhất ở Tủa Chùa với 1.3 ngày/năm. Nhìn chung khí hậu khá thích hợp để phát triển tập đoàn cây trồng phong phú và đa dạng. Bảng 2.2.Một số đặc trưng khí hậu của tỉnh Điện Biên Nhiệt độ không khí (0 C) Độ ẩm không khí (%) Địa điểm Độ cao (m) TTB Tmax Tmin Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) UTb UMin Mường Nhé 641 20.8 40.3 -3.3 1848.4 1938.0 86 14 Điện Biên 475 22.0 38.6 -1.3 1655.6 2033.7 84 8
  • 53. 40 Tuần Giáo 572 21.1 37.2 -0.6 1610.6 1870.3 83 7 Tủa Chùa 1250 19.3 34.3 1.3 1832.6 1952.2 83 15 Pha Đin 1347 17.6 31.7 -1.2 1772.2 2020.6 83 10 2.2. ĐẶC TRƯNG VÀ KHẢ NĂNG XUẤT HIỆN SƯƠNG MUỐI Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ ĐIỆN BIÊN 2.2.1. Số liệu sử dụng 2.2.1.1. Thu thập số liệu Các yếu tố khí tượng thủy văn, trong đó có các yếu tố liên quan đến khả năng xuất hiện sương muối ở khu vực nghiên cứu được quan trắc trên lưới trạm khí tượng thủy văn. Tính đến năm 2010 ở các trạm hiện đang còn hoạt động, thì hầu hết các chuỗi số liệu có thời kỳ quan trắc đều trên 38 năm, nhiều nhất là Sơn La có tới 50 năm, và ít nhất là Bắc Yên 38 năm. Một số trạm đã ngừng hoạt động như Mường Nhé, Thuận Châu số liệu chỉ có đến năm 1981. Trên cơ sở dữ liệu hiện có và để đáp ứng mục tiêu, nội dung nghiên cứu của luận văn, trong đó chủ yếu nghiên cứu về khả năng xuất hiện sương muối trong gần 30 năm trở lại đây. luận văn đã tập trung thu thập số liệu các yếu tố khí tượng về khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh nghiên cứu và vùng lân cận (bảng 3.1), bao gồm các nội dung sau: 1) Thu thập số liệu từng giờ trong thời gian khả năng xuất hiện sương muối về nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3, thời kỳ 1981-2010. 2) Thu thập số liệu khí tượng ngày các yếu tố khí tượng có liên quan đến các đặc trưng sương muối, và ngày có sương muối.
  • 54. 41 Để có thêm các số liệu, nhằm nâng cao mức độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu, đề tài đã thu thập và sử dụng số liệu của một số trạm lân cận (bảng 2.3). Các trạm này đều có thời kỳ quan trắc xấp xỉ các trạm của khu vực nghiên cứu. Bảng 2.3. Lưới trạm khí tượng khu vực nghiên cứu Trạm Vĩ độ Kinh độ Độ cao (m) Thời kỳ Mạng lưới trạm khu vực nghiên cứu Mộc Châu 20.50 104.63 958 1981-2010 Yên Châu 21.50 104.28 59 1981-2010 Thuận Châu 21.40 103.70 652 1968-1981 Sông Mã 21.67 103.73 302 1981-2010 Quỳnh Nhai 21.83 103.57 802 1981-2010 Sơn La 21.83 103.90 676 1981-2010 Cò Nòi 21.13 104.15 704 1981-2010 Bắc Yên 21.25 104.42 65 1981-2010 Phù Yên 21.27 104.65 182 1981-2010 Bình Lư 21.30 103.62 636 1969-1981 Điện Biên 21.35 103.00 479 1981-2010 Pha Đin 21.57 103.50 1347 1981-2010
  • 55. 42 Tuần giáo 21.58 103.42 570 1981-2010 Tủa Chùa 21.98 103.35 1250 1961-1982 Mường Nhé 22.18 102.10 1962-1975 Lai châu 22.05 103.15 244 1981-2010 Một số trạm bổ sung phục vụ nghiên cứu Than Uyên 22.02 103.92 556 1981-2010 Sìn Hồ 22.35 103.25 1529 1981-2010 Mường Tè 22.37 102.83 310 1981-2010 Tam Đường 22.42 103.48 900 1981-2010 Phong Thổ 22.50 103.35 330 1961-1979 Ngoài ra, để phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát ở những khu vực có khả năng xảy ra sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên 2.2.1.2. Xử lý số liệu Mọi nguồn số liệu đều có thể có các sai số bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy, trước khi tiến hành tính toán cần phải kiểm tra, xử lý số liệu ban đầu để đảm bảo rằng các tập số liệu được sử dụng là đáng tin cậy. Thông thường số liệu quan trắc thường có nhiều sai số khác nhau, trong đó có ba loại sai số chính là: Sai số thô, sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Số liệu được thu thập từ kho lưu trữ của Trung tâm Tư liệu là số liệu đã được kiểm tra chất lượng, vì vậy sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống được coi như đã xử lý. Do
  • 56. 43 đó chỉ có thể tồn tại sai số thô do lỗi sao chép, lỗi viết chữ số không rõ ràng, nhập máy tính nhầm lẫn.... Vì vậy, để đảm bảo mức độ chính xác của dữ liệu trước khi đưa vào sử dụng các chuỗi số liệu này đã được phân tích các đặc trưng thống kê để kiểm tra tính đồng nhất và quy luật phân bố của chuỗi. Sự đồng nhất của chuỗi được kiểm tra nhờ chỉ tiêu Student (t); sự phân bố của chuỗi được kiểm tra thông qua việc tính và so sánh các đại lượng của hệ số biến động Cv, hệ số bất đối xứng Cs, hệ số lệch tâm E và sai số tính hệ số bất đối xứng Cs, sai số tính hệ số lệch tâm E. Nếu giá trị tuyệt đối của hệ số bất đối xứng Cs và hệ số lệch tâm E không vượt sai số của nó thì chuỗi được xem là có phân bố gần với phân bố chuẩn và chuỗi số liệu này được phép đưa vào sử dụng tính toán. 2.2.2. Đặc trưng và khả năng xuất hiện sương muối ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên 2.2.2.1. Đặc trưng sương muối a. Phân bố sương muối và tần suất xuất hiện sương muối Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc Bộ nằm sâu trong không khí lạnh, đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh, lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2, khu vực có tần suất sương muối cao là vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Ngoài ra, một số khu vực ở Việt Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An cũng xuất hiện sương muối với tần suất thấp. Đối với 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận, sương muối thường xuất hiện ở đồi, sườn đồi, phiêng bãi. Ở những vùng thung lũng sông hoặc ven sông suối không xuất hiện sương muối. Sương muối xuất hiện trong thời
  • 57. 44 gian từ nửa đêm về sáng (từ 0-7 giờ), bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều nhất vào các tháng chính đông (tháng 12, 1). - Ở các vùng núi trên 1500m sương muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Ở các khu vực vùng núi dưới 1500m, sương muối xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trên bảng 2.4 và hình 2.1 nhận thấy, sương muối xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau. Từ năm 1961 đến nay, trong tổng số 21 trạm khí tượng ở 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên và các vùng lân cận có 16 trạm đã từng quan trắc thấy sương muối (chiếm 76%) chỉ có 5 trạm chưa xảy ra sương muối, các trạm chưa từng xảy ra sương muối đều có độ cao dưới 600m (Mường Tè, Lai Châu, Mường Nhé, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo). Một số khu vực có độ cao thấp (dưới 600m) nhưng vẫn quan trắc thấy sương muối như Điện Biên, Yên Châu, Phù Yên nhưng số năm xảy ra sương muối rất ít, chỉ 1-3 năm với tần suất năm từ 4-11%. Một số khu vực khác như Sông Mã (359.5m), sương muối chỉ xuất hiện trước năm 1980, từ năm 1981 đến nay không quan trắc thấy sương muối. Những khu vực có độ cao từ 600m đến trên 1000m, trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến nay đều có từ 4-14 năm xuất hiện sương muối với tần suất năm từ 17% đến 46%, và ở độ cao trên 1500m (Shìn Hồ) thì hầu như năm nào cũng xuất hiện sương muối (tần suất năm 100%). Như vậy, có thể thấy được sương muối có xu thế tăng dần theo độ cao, tuy nhiên từ độ cao 600m trở lên mới thấy được sự tăng lên rõ rệt. Theo số liệu quan trắc khí tượng, trong số 29 năm quan trắc (từ năm 1981 đến 2009) có rất nhiều năm sương muối xuất hiện trên diện rộng như năm 1982, vụ đông 1985-1986, vụ đông 1995-1996, năm 1999, 2006, 2008. Đặc biệt năm 1999 có 10/15 trạm quan trắc được sương muối với thời gian kéo dài từ 3