SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN DUY LUÂN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN DUY LUÂN
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, xác thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Duy Luân
ii
LỜI CẢM ƠN
iii
MỤC LỤC
iv
Nội dung trang
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….
LỜI CẢM ƠN………………………….……………..……………………
MỤC LỤC…………………………………………………………………
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………..
DANH MỤC BẢNG BIẾU………………………………………………..
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………..
2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………..
3.1. Đối tượng……………………………………………………………..
3.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn…………………………..
4.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………….
4.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………………..
5. Kết cấu của luận văn...........................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ...............................................
1.1 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ…………………………………….
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ……………………………………
1.1.2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và truyền thống……………
1.1.3 Vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong phát triển nông nghiệp…….…
1.2. Phát triển sản xuất rau hữu cơ……………………………………….
1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ…………….…
1.2.2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ……………………
1.2.3 Các nhân tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ………………….……
1.3 Kinh nghiệm và bài học phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ…..
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Sóc Sơn, Hà Nội……
i
ii
iii
vi
vii
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
4
4
4
6
8
11
11
12
16
18
18
v
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn, Hòa Bình
1.3.3 Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn...
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………...
2.1. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………..
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………...
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin…………………………………….
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin…………………………………….
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu…………………………………………
2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô, số lượng..........................
2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất....................................................
2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:.....................................................
2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội.......................................................
2.2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường...............................................
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU
CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN............
3.1. Giới thiệu về thành phố Bắc Kạn.....................................................
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………...
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn….
3.2.1. Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ……………
3.2.2. Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ…………………………………
3.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm…………………………………..
3.2.4. Tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…………………………………….
3.2.5. Việc làm và giảm nghèo……………………………………………
3.2.6. Môi trường………………………………………………………….
3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ tại thành phố
Bắc Kạn……………………………………………………………………
21
24
26
26
26
26
27
28
28
28
28
29
29
29
30
30
30
32
33
33
35
37
39
41
42
42
vi
3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên……………………………………………
3.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương………………………………
3.4. Đánh giá chung về phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn
3.4.1 Những kết quả đạt được…………………………………………….
3.4.2 Những hạn chế………………………………………………………..
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế ……………………………………………
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN………….
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển rau hữu cơ của thành phố Bắc Kan...
4.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Bắc Kạn...
4.1.2 Mục tiêu và yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn...
4.2. Giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn……..
4.3.1. Ưu tiên phát triển quỹ đất cho phát triển sản xuất rau hữu cơ……….
4.3.2. Phát triển kinh tế xã hội- cơ sở hạ tầng………………………………
4.3.3. Xây dựng, hoàn thiện đường lối chính sách cho phát triển nông
nghiệp hữu cơ……………………………………………………………….
4.3.4. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân về sản xuất
rau hữu cơ…………………………………………………………………..
4.4 Khuyến nghị………………………………………………………….
4.4.1. Khuyến nghị đối với UBND thành phố Bắc Kạn……………………
4.4.2. Khuyến nghị đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố Bắc Kạn………………………………………………………….
KẾT LUẬN………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
PHỤ LỤC…………………………………………………………………..
42
49
54
54
56
57
60
60
60
61
64
64
66
67
70
72
72
73
74
75
76
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ
1. IFOAM Tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ
2. SPSS Phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu
3. IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
4. ADDA Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á
5. HTX Hợp tác xã
6. PGS Hệ thống Đảm bảo cùng tham gia
7. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. UBND Ủy ban nhân dân
9.
10.
NNHC
WHO
Nông nghiệp hữu cơ
Tổ chức Y tế thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại thành
phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ............................................................... 34
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về nông nghiệp hữu cơ tại 04 xã, phường ngoại
thành thuộc thành phố Bắc Kạn.................................................................... 35
Bảng 3.3: Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn
giai đoạn 2015-2017..................................................................................... 36
Bảng 3.4: Năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ38
tại thành phố Bắc Kạn năm 2017.................................................................. 38
Bảng 3.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất rau hữu cơ tại
thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017...................................................... 40
Bảng 3.6: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn, 2015- 2017 ... 44
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra đối với các nông hộ về
điều kiện sản xuất rau hữu cơ hiện nay......................................................... 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm
nông sản ở Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản
phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên thị trường nội địa,
người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an toàn vệ sinh thực
phẩm và sản phẩm không an toàn, sự không minh bạch của sản phẩm không
an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người.
Tại hội thảo "Hợp tác truyền thông an toàn thực phẩm" vừa diễn ra trong
năm 2018, số liệu thống kê từ các cơ quan tham dự cho thấy, thực trạng mất
an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở
Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗi
năm có gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ
độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực
phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh. Kết quả giám sát 3 năm liên tục
(2009-2011) của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ
NN&PTNT trên khoảng 500-900 mẫu rau quả cho thấy, tỷ lệ rau quả nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17%
năm 2010 và 4,43% năm 2011.
Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức vô cùng to lớn,
đó là: An toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu
chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải triển khai nhanh một nền nông
nghiệp chống biến đổi khí hậu mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và
phương pháp canh tác thích hợp với tình hình mới vì hạn, mặn, nóng, lạnh, lũ
lụt, bão tô…thì thực phẩm không an toàn sẽ mang đến cho đất nước nhiều hệ
lụy quan trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy môi trường, đầu độc dân
2
tộc và di căn truyền đời cho sức khỏe của nhiều thế hệ con cháu mai sau. Vì
vậy, nhu cầu thực phẩm “sạch” trở nên vô cùng bức thiết. Nó thúc đẩy sự hình
thành và phát triển của các mô hình sản xuất rau hữu cơ theo hướng an toàn,
không sử dụng hóa chất độc hại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc
Kạn. Sản xuất rau hữu cơ đã mở ra cho ngành nông nghiệp Bắc Kạn một
hướng sản xuất rau sạch mới, tạo ra nhiều cơ hội về thu nhập, việc làm… cho
người lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa
phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản xuất manh mún, tự
phát; năng xuất chưa cao, chủng loại kém đa dạng; sản phẩm chưa được cấp
chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị
trường; tình hình tiêu thụ khó khăn, chưa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho
người lao động…
Nhận thức được vai trò quan trọng của sản xuất rau hữu cơ, trước các
vấn đề lý luận và thực tiễn của địa phương, tác giả chọn đề tài: “Phát triển
sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn” làm
luận văn nghiên cứu, với mong muốn phát triển nền sản xuất nông nghiệp
sạch, tìm ra các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ và từ đó đưa
ra giải pháp phát triển rau hữu cơ tại địa phương.
2. Tổng quan nghiên cứu
Công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
Theo nghiên cứu của Hai.etal,2013, với đề tài: “Nghiên cứu về nhu cầu
sản phẩm nông nghiệphữu cơ tại thị trường Đức”, trên cơ sở khảo sát 509
khách hàng là người tiêu dùng, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và
phần mềm SPSS nghiên cứu đã tập trung phân tích nhu cầu sản phẩm hữu cơ
và kết quả cho thấy, người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn rau
thường cho sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xét đến về
mức độ sẵn sàng chi trả về giá mua các sản phẩm hữu cơ của các đơn vị là
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tập trung bán buôn, thu gom đầu mối các
3
loại hàng hóa.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Theo nghiên cứu của Ngô Minh Hải, Phan Xuân Tân, Đồng Thanh Mai
(2014) với đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau
hữu cơ: trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội” bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng dựa trên hàm Cobb-
Douglas với dữ liệu thu thập ở 67 hộ sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân,
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kết quả chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật bình
quân trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơ lần lượt là 62% và 89%. Các
yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu
cơ bao gồm mật độ giống, diện tích, phân bón, chi phí bảo vệ thực vật và
nước tưới. Trong khi đó, yếu tố gây ra sự hiệu quả bao gồm tuổi, trình độ học
vấn và số năm canh tác hữu cơ của chủ hộ. Việc mở rộng diện tích kết hợp
với điều chỉnh các yếu tố đầu vào dưới sự tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất
có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất rau hữu cơ. Tuy nhiên,
nghiên cứu có hạn chế khi chưa tính đến các yếu tố khác như: tác động của
chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương, chưa xét đến yếu tố vốn,
nguồn nước; Mẫu thu thập số liệu phi xác xuất, không mang tính đại diện cho
tổng thể.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hùng Anh, Ngô Thị Thuận, 2005 với đề
tài: “Rau hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội”, trên cơ sở thu thập các tài liệu về
các quy trình sản xuất, ý nghĩa và đặc điểm rau hữu cơ, quá trình hình thành
& cơ cấu tổ chức của công ty Hanoi Organics (HO) thông qua các thông tin
trên báo, tạp chí chuyên ngành và từ phòng chuyển giao kỹ thuật của Công ty
hữu cơ Hà Nội, năm 2003, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nông
dân ở 02 xã: Yên Nội huyện Từ Liên (13 hộ, Quyết Tiến, huyện Chương Mỹ
(7 hộ) và Công ty Hà Nội Organics (HO) năm 2003, có lặp lại năm
2004nghiên cứu đã tìm hiểu, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nông sản
4
hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội trên cơ sở phân tích thống kê mô tả, sử dụng
các cô cụ hỗ trợ tổng hợp và phân tích bằng ECXEL. Tuy nghiên, nghiên cứu
có hạn chế khi chưa đánh giá được hết tổng thể, mẫu nghiên cứu chưa mang
tính đại diện và địa bàn nghiên cứu chưa trọng tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản
xuất rau hữu cơ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ và các
nhân tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành
phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển
sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn thành phố Bắc
Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
• Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu nghiên cứu tập trung vào
giai đoạn 2015-2017.
• Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan đến sản xuất rau hữu cơ tại
thành phố, Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu
và phát triển sản xuất rau hữu cơ; điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội;
5
thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương; thực trạng các yếu tố
tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn sẽ tổng hợp và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về
nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản xuất rau hữu cơ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về phát triển sản xuất rau
hữu cơ tại một số địa phương khác nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho quá
trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
- Thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất
rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, luận văn đề xuất những giải
pháp kiến nghị nhằm phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất rau
hữu cơ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn -
tỉnh Bắc Kạn.
Chương 4: Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc
Kạn – tỉnh Bắc Kạn.
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ
Trong sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu
cơ là một hệ thống canh tác đang dần phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia
trong 2 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn còn là một nội dung
rất mới. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ.
Theo Lampkin (1994) thì: “Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với
nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp,
bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn
tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng
với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây rồng, vật nuôi và
dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng
khỏi sâu, bệnh”.
Theo IFOAM (2002): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng
tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực
phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội,
không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi
hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được
sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của
quy trình sản xuất”.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống
canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và
thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và
vật nuôi”.
Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ
thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu,
7
diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo
cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ
phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng
như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.
Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ (Đại học Nông lâm – Đại học Thái
Nguyên) định nghĩa: “Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông
nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói
một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức
sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự
nhiên vốn có.”
Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không
có chất hóa học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và
kinh tế bền vững. Vì vậy nó là một dạng bền vững của nông nghiệp. Điều đó
có nghĩa rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh
thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách
bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất.
Tái tạo chu trình dinh dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng
hóa là khía cạnh sinh thái quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các mặt của
kinh tế - xã hội như an toàn lương thực, thương mại công bằng, tăng cường
nguồn lực… cũng là khía cạnh rất quan trọng của nông nghiệp hữu cơ.
Như vậy, từ các định nghĩa đã nêu trên chúng ta có thể hiểu, nông
nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn
tài nguyên trong tự nhiên nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
môi trường, kinh tế và xã hội.
1.1.2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống
Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống đều là quá trình sản
xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
8
khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để
tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy
nhiên, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất có sự khác biệt so với
nông nghiệp truyền thống, cụ thể:
 Về quy mô, mục đích, phương thức sản xuất:
Nông nghiệp truyền thống có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân
tán, mang tính chất tự cung tự cấp với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu
lương thực tại chỗ. Theo đó, nó đạt đến trình độ thâm canh nhất định dựa trên
kinh nghiệm được tích lũy nhiều đời, phương thức sản xuất khá lạc hậu, thủ
công, kĩ thuật thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người.
Khác hẳn với nông nghiệp truyền thống, nông ngiệp hữu cơ là một hệ
thống canh tác hiện đại. Nó vừa kế thừa, phát huy những tinh hoa của nông
nghiệp truyền thống vừa áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới
của nền kinh tế tri thức. Nông nghiệp hữu cơ có quy mô sản xuất lớn, mức độ
tập trung cao, sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật tiên tiến với mục đích tạo ra
các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp
ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi
trường và thu lợi nhuận.
Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được dùng trong sản xuất nông nghiệp
hữu cơ gồm:
Về phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh,
phân rác, các phế liệu từ lò mổ và nếu có dùng phân khoáng thì dùng loại
phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên, bột các loại tảo biển).
Về phòng trừ sâu bệnh: Không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy
tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh
thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các
thuốc phòng trừ thảo mộc.
Về làm đất: Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều
9
kiện cho vi sinh vật hoạt động.
Có thể thấy, sự khác biệt rõ nhất trong quy trình sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp hữu cơ so với nông nghiệp truyền thống là 4 KHÔNG:
1) KHÔNG sử dụng phân bón hóa học và phân người.
2) KHÔNG sử dụng các chất kích thích tăng trưởng.
3) KHÔNG sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ.
4) KHÔNG sử dụng các chế phẩm biến đổi gien.
 Về mặt chi phí và hiệu quả:
Chí phí trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với sản xuất nông
nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các sản phẩm hữu cơ
thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp thông thường.
Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng trả giá cao để được sử dụng
các sản phẩm sạch, an toàn từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chính vì thế, hiệu
quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với nông nghiệp
truyền thống.
Từ những phân tích trên, ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của hai hình thức
canh tác.
Ưu điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ chính là:
- Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác
- Có khả năng canh tác lâu dài
- Không gây những bệnh tật do đột biến gen
- Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác
- Đem lại lợi nhuận cao
- Không gây mất cân bằng sinh thái
- Không chứa hoặc chứa rất ít dư lượng chất bảo vệ thực vật
- Không gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
Ngược lại, những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại chính là
nhược điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống, trong đó có thể kể đến
10
một số nhược đáng chú ý như:
- Gây thoái hóa đất
- Lợi nhuận thấp
- Mất cân bằng sinh thái
- Gây ra nhiều bệnh tật do đột biến gien hoặc dư lượng chất bảo vệ thực
vật lớn.
Mặc dù có những ưu điểm nổi trội so với sản xuất nông nghiệp truyền
thống song sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng có một số nhược điểm: Đây là
một hình thức canh tác đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về đánh
giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất, phân bón và
chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu
hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động…
Mặt khác, năng suất của sản xuất nông nghiệp hữu cơ không cao cũng là một
nhược điểm.
Có thể nói nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống là hai hệ
thống canh tác có nhiều sự khác biệt. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng
hệ thống chính là đánh giá sự khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp hữu cơ và
nông nghiệp truyền thống. Qua đó, chúng ta có thế thấy được những lợi ích và
vai trò ngày càng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong sự phát triển của
ngành nông nghiệp.
1.1.3 Vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong phát triển nông nghiệp
Hiện nay, tình hình mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu đang là
một áp lực lớn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang ngày một
hoang mang với thực phẩm bẩn, sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều dư
lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trong đến
sức khỏe và đời sống con người. Chính vì vậy, ứng dụng và phát triển sản
xuất nông nghiệp hữu cơ đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong
sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
11
 Đối với môi trường
Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên, hệ
sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các
nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực
không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và
có chất lượng cao. Nông nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất, bổ
sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả
năng giữ nước, chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, cải thiện cấu trúc
đất, độ ẩm và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất. Để tăng cường
chất hữu cơ cho đất cần phải có nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên vào đất
gọi chung là phân hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp, phân bắc, phân động
vật, rác thải hữu cơ. Những vật liệu hữu cơ này bón vào đất chính là làm giảm
sự ô nhiễm của chúng trên mặt đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con
người (rác bẩn gây mất cảnh quan, gây mùi hôi thối, thu hút côn trùng truyền
bệnh, sản sinh ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh cho con người và gia súc...). Do
vậy, nông nghiệp hữu cơ đã góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý
sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nông nghiệp sinh thái
sạch và an toàn.
 Đối với chất lượng nông sản
Nông nghiệp hữu cơ tạo ra các sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe
người tiêu dùng. Nông nghiệp hữu cơ hướng đến nông sản sạch, hạn chế tối
đa các hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, tăng trọng, hóa chất bảo quản... gây hại cho sức khỏe con
người. Hiện nay, người tiêu dùng đang dần hoang mang dẫn đến nghi ngờ và
tiến tới nói không với sản phẩm có dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra thực phẩm sạch, nông sản an toàn, đáp
ứng mong muốn và xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội.
12
 Đối với nền kinh tế
Thực phẩm sạch, nông sản an toàn là mong muốn của toàn xã hội. Vấn
đề trên không chỉ gói gọn trong tiêu dùng trong nước mà còn hướng đến các
sản phẩm nông sản chất lượng cao để xuất khẩu. Nhìn lại quá trình phát triển
nông nghiệp nước ta, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hàng
nông sản Việt trên thị trường quốc tế hiếm khi được bán giá cao, được đánh
giá là sản phẩm sạch, an toàn nhất khi đưa ra so sánh sản phẩm cùng loại của
quốc gia khác. Và khi nguồn tài nguyên đất, sinh thái dần cạn kiệt thì sự phát
triển của khoa học kỹ thuật lại không tương xứng dẫn đến người nông dân
phải bám vào những yếu tố kích thích từ nguồn phân thuốc vô cơ độc hại
nhằm tăng năng xuất, sản lượng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến thực
phẩm mất an toàn và không thể xuất khẩu. Do đó, sản xuất các sản phẩm nông
nghiệp hữu cơ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nói
chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.
Từ những phân tích trên có thể thấy, nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò
góp phần vào xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, phát triển ổn định và
bền vững, không những sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng mà còn bảo
đảm chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị
trường, giảm thiểu tối đa các tác động của biến đổi khí hậu cũng như phát
triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra, trong xu hướng tự do hóa thương mại toàn
cầu, các sản phẩm hữu cơ có thể xuất khẩu với giá cao hơn những nông
sản bình thường qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân, nhất
là tại các nước đang phát triển. Nông nghiêp hữu cơ chính là một nền
nông nghiệp bền vững.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau hữu cơ
1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ
Khái niệm phát triển sản xuất rau hữu cơ là phát triển các hệ thống sản
xuất theo phương pháp canh tác hợp lý, phù hợp với sinh thái tự nhiên, không
13
sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa
chất tổng hợp, thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc môn, chất tăng
trưởng, đảm bảo hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội.
Nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ bao gồm: phát triển về số
lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất; tăng diện tích, năng suất, chủng
loại sản phẩm; tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận; tạo ra nhiều việc
làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.
1.2.2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ
1.2.2.1. Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ
Sản xuất rau hữu cơ muốn hình thành và phát triển trước hết cần có sự
tham gia của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên đánh giá sự phát
triển sản xuất rau hữu cơ chính là số lượng tổ chức, cá nhân tham gia. Đây là
một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tốc độ phát triển của các mô
hình rau hữu cơ trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Số lượng tổ
chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ nhiều, tăng nhanh qua các năm
thể hiện sản xuất rau hữu cơ phát triển mạnh, phổ biến rộng rãi trong sản xuất
và đời sống nhân dân.
1.2.2.2. Diện tích sản xuất
Nếu như số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ là tiêu
chí đánh giá tốc độ phát triển về mặt số lượng thì diện tích sản xuất chính là
một trong những tiêu chí phản ảnh quy mô phát triển của ngành. Để đánh giá
sự phát triển sản xuất rau hữu cơ qua diện tích sản xuất, cần xem xét tới một
số yếu tố như:
- Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ qua các năm là bao nhiêu, lớn hay
nhỏ, tăng hay giảm…
- Tỷ lệ % đất sản xuất rau hữu cơ so với đất nông nghiệp qua các năm
là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, tăng hay giảm…
Từ đó, chúng ta có thể đánh giá quy mô phát triển sản xuất rau hữu cơ
14
tại một quốc gia, một vùng hay một địa phương ở mức độ nào.
1.2.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm
Năng suất được hiểu là mối tương quan giữa các kết quả của đầu ra với
các đầu vào đã sử dụng, được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra
/Đầu vào.
Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để tạo ra các kết quả của
đầu ra như: lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, vốn, các
nguồn lực khác như kỹ năng quản lý… Trong sản xuất rau hữu cơ, người ta
thường xem xét năng suất thông qua sản lượng nông sản trên một đơn vị diện
tích gieo trồng trong một thời gian nhất định. Đây là tiêu chuẩn phản ánh tổng
hợp hiệu quả của quá trình sản xuất, là nhân tố quan trọng để đánh giá khả
năng cạnh tranh, trình độ phát triển của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào
quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năng suất tăng đồng nghĩa với chi phí
đơn vị sản phẩm giảm. Theo đó, lợi nhuận tăng, khả năng cạnh tranh trên thị
trường tăng.
Bên cạnh tiêu chí năng suất thì chủng loại sản phẩm cũng là một yếu tố
quan trọng để đo lường sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ. Trong điều kiện
kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an
toàn tăng lên như hiện nay, sản xuất rau hữu cơ muốn phát triển cần đáp ứng
được đầy đủ cho thị trường. Ngoài việc tăng năng suất sản phẩm thì việc đa
dạng hóa các sản phẩm cũng là một nội dung quan trọng. Bởi vì, nhu cầu của
thị trường phong phú và thay đổi không ngừng. Chủng loại sản phẩm đa dạng
là một lợi thế giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nâng cao năng lực
cạnh tranh, mở rộng sản xuất và đáp ứng sự thay đổi thường xuyên, liên tục
của thị trường.
1.2.2.4. Tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận
Ngoài các tiêu chí liên quan đến mức độ tăng trưởng, quy mô, hiệu quả
sản xuất đã phân tích ở trên thì hiệu quả kinh tế cũng là một nội dung quan
15
trọng để đo lường sự phát triển sản xuất rau hữu cơ. Trong đó, sản lượng
tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là 3 tiêu chí chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới
hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất.
Sản xuất rau hữu cơ dù có tăng trưởng nhanh về số lượng, quy mô,
năng suất, chủng loại sản phẩm nhưng nếu như nông sản tạo ra nhiều mà
không tiêu thụ được trên thị trường hoặc sản lượng tiêu thụ thấp, giá bán dưới
mức giá thành thì đó là một thất bại. Bởi vì khác hẳn với nông nghiệp truyền
thống, mục đích của nông nghiệp hữu cơ là tạo ra các sản phẩm chất lượng
cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và
thu lợi nhuận. Nếu nông sản không tiêu thụ được, không tạo ra doanh thu lợi
nhuận thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ không đạt được mục đích sản xuất,
không thể tồn tại và phát triển.
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhịp điệu cung
ứng nguyên vật liệu. Nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và thuận lợi
thì tốc độ sản xuất cũng sẽ diễn ra theo tỷ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ. Các tổ
chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nếu xây dựng được mạng lưới tiêu thụ hợp
lý đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng sẽ có tác dụng đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hệ thống sản
xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận,... góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Sản xuất
rau hữu cơ từ đó có thêm điều kiện để tồn tại lâu dài và phát triển nhanh. Như
vậy, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là ba yếu tố quan trọng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như sự
phát triển của sản xuất rau hữu cơ.
1.2.2.5. Việc làm và giảm nghèo
Để đánh giá sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ thì yếu tố hiệu quả về
mặt xã hội là không thể thiếu.
Chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là người nông dân và địa bàn
16
chính của sản xuất nông nghiệp là khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển
sản xuất rau hữu cơ phải luôn gắn liền với nông dân và nông thôn. Tính hiệu
quả về mặt xã hội của phát triển sản xuất rau hữu cơ được thể hiện qua số
lượng lao động có việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng cuộc sống ngày
càng được nâng cao.
Sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ phải gắn với việc tạo thêm
nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề thiếu việc làm ở nông
thôn. Chất lượng việc làm cần được cải thiện, tạo việc làm có năng suất lao
động và giá trị gia tăng cao.
Chất lượng cuộc sống của nông dân được thể hiện trên nhiều mặt
như thu nhập, học hành, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, thụ hưởng
các dịch vụ công... Nếu người nông dân được nâng cao thu nhập, có cuộc
sống no ấm, không chịu ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro từ thị trường, được học
hành nâng cao trình độ, được bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ thiết
yếu phục vụ đời sống như: chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện... thì đó là
biểu hiện của việc phát triển sản xuất rau hữu cơ đang đi đúng hướng,
phát triển bền vững về mặt xã hội.
1.2.2.6. Môi trường
Nông nghiệp là ngành sản xuất dựa trên nền tảng tự nhiên. Vì vậy, đánh
giá sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ cũng cần xét đến các yếu tố môi
trường. Hiệu quả mang lại cho môi trường từ sản hoạt động sản xuất rau hữu
cơ được thể hiện qua một số tiêu chí như:
- Tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu
quả chưa? Nguồn đất, nước có được giữ gìn chất lượng, có bị ô nhiễm,
suy thoái không?
- Nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học có được bảo vệ, khôi phục
và tái tạo không. Mức độ sử dụng các loại thuốc hóa học và phân vô cơ đã
hợp lý chưa?
17
1.2.3 Các nhân tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ
 Thứ nhất là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp nói chung và
trong sản xuất rau hữu cơ nói riêng. Chính vì thế, nhân tố quan trọng hàng
đầu đối với sản xuất rau hữu cơ là đất đai. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến
quy mô, cơ cấu và phân bổ nông nghiệp hữu cơ (đặc biệt là với ngành trồng
trọt). Đất đủ điều kiện canh tác rau hữu cơ phải là đất “tơi xốp”, thoáng khí,
có nhiều chất hữu cơ trong đất. Đất không “tơi xốp” sẽ thiếu ô xy dẫn đến các
vi sinh vật trong đất ngừng hoạt động và làm giảm chất dinh dưỡng có sẵn
cho cây trồng sử dụng.
Ngoài đất thì nguồn nước cũng là yếu tố không thể thiếu đối với sản
xuất rau hữu cơ. Nguồn nước sạch, đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Ngược lại, thiếu nước, nước bị ô nhiễm sẽ tạo ra
những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất của
nông sản.
Trong sản xuất rau hữu cơ, khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng. Ở
những vùng khí hậu có lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn
nhiệt phong phú sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển quanh năm và cho
năng suất cao. Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng
có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Ở mỗi vùng khí hậu lại có
sự tác động khác nhau đến sản xuất nông nghiệp tạo ra sự phân hóa cây trồng
giữa các vùng.
Trong những năm gần đây, tính chất biến động và sự phân hoá về khí
hậu đã dẫn đến thiên tai, bão, lũ, khô hạn… có chiều hướng gia tăng. Độ ẩm
không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển. Điều này đã
tác động tiêu cực đến quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ.
 Thứ hai là nguồn lao động.
Sản xuất rau hữu cơ là một hình thức canh tác mới, đòi hỏi những yêu
18
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt và phức tạp. Chính vì thế, chất
lượng nguồn lao động cũng là một nhân tố quan trọng, tác động đến quá trình
sản xuất rau hữu cơ. Nếu trình độ tiếp thu kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất của
nguồn lao động tốt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong canh tác rau hữu
cơ. Ngược lại, nguồn lao động yếu, kém sẽ không đáp ứng được các tiêu
chuẩn nghiêm ngặt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản.
 Thứ ba là kiến thức, kinh nghiệm của hộ gia đình.
Có thể nói, nông nghiệp hữu cơ chính là sự tiếp thu, kế thừa, kết hợp
những tinh hoa của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống với nền sản xuất
nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, kiến thức, kinh nghiệm của hộ gia đình cũng là
một nhân tố quan trọng, tác động đến quá trình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất
rau hữu cơ chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh, phân rác…;
không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy tính chống chịu của cây trồng
bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh thường xuyên kết hợp với phòng
trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các thuốc phòng trừ thảo mộc; chỉ làm
ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt
động. Để làm những kỹ thuật này, ngoài kiến thức lý thuyết trên sách vở thì
kinh nghiệm thực tiễn làm nông nghiệp của các hộ nông dân cũng là một nhân
tố quan trọng giúp cho sản xuất rau hữu cơ đạt hiệu quả cao.
 Thứ tư là điều kiện của hộ sản xuất:
Nông nghiệp hữu cơ là hình thức sản xuất tiên tiến, đòi hỏi tiêu chuẩn
cao, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật canh tác cũng như điều kiện sản xuất.
Để tham gia vào sản xuất rau hữu cơ, các hộ sản xuất cần đáp ứng đầy đủ các
điều kiện cơ bản về vốn, mặt bằng, giống, phân bón, kiến thức, thị trường tiêu
thụ... Các điều kiện sản xuất được đảm bảo chính là yếu tố quyết định đến
thành công của quá trình sản xuất rau hữu cơ.
 Thứ năm là cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, quy mô
19
cũng như sự phát triển của các mô hình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất rau hữu
cơ thường phân bổ và phát triển mạnh mẽ ở những nước phát triển. Đó là
những quốc gia có sơ sở hạ tầng rất hiện đại, có khả năng đáp ứng tốt những
tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong sản xuất. Ngược lại, tại những nơi có cơ sở hạ
tầng kém, thường gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất rau hữu cơ.
 Thứ sáu là đường lối, chính sách khuyến khích:
Sản xuất rau hữu cơ không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề chính
sách. Là một hình thức canh tác còn mới mẻ, quá trình sản xuất rau hữu cơ
trong thực tế đã và đang phát sinh nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề
như: quy hoạch đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn, quy
chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thương hiệu, giao thông, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật… Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát
triển của các vùng sản xuất sản phẩm rau hữu cơ. Vì vậy, các nhà lãnh đạo,
nhà hoạch định chính sách cần phải ban hành các chính sách cụ thể, khả thi để
giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đảm bảo vừa tháo gỡ khó khăn phát sinh,
vừa hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất rau hữu cơ ngày càng phát triển.
Đồng thời, trong điều kiện sản xuất rau hữu cơ còn nhiều mới mẻ, chưa tạo
được sự quan tâm đối với người lao động như hiện nay thì chính sách khuyến
khích là rất quan trọng và cần thiết.
1.3 Kinh nghiệm và bài học phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội với diện tích 18.040,62 ha đất
nông lâm nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13.205,9 ha. Hiện, trên
địa bàn huyện Sóc Sơn có nhiều mô hình sản xuất hữu cơ, mang lại hiệu quả
kinh tế cao như mô hình trồng nấm theo công nghệ cao, trồng rau hữu cơ theo
tiêu chuẩn PGS, lợn hữu cơ, mô hình nuôi lợn, trồng dược liệu theo hướng
hữu cơ. Trong đó, Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân chính là một trong
những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao và đang dần tạo dựng được
20
thương hiệu tốt ở trong nước cũng như để xuất khẩu. Hợp tác xã rau hữu cơ
Thanh Xuân hiện đã có 26 nhóm sản xuất với diện tích 34ha. Với quy mô sản
xuất lớn, bình quân mỗi năm, Hợp tác xã đưa ra thị trường trên 300 tấn rau củ
quả các loại, tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Riêng thị trường Hà Nội,
đơn vị cung cấp 50 - 70 tấn rau/tháng. Sản phẩm hợp tác xã sản xuất ra luôn
được tiêu thụ hết. Hiện tại, đơn vị đang ký kết thu mua đối với 12 công ty và
45 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, sản
phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, chủ yếu là rau gia vị và bí xanh đã được xuất
khẩu sang các nước như Pháp, Đức…
Sau thành công với các sản phẩm rau hữu cơ, mô hình trồng dược liệu
theo hướng hữu cơ cũng là một hướng phát triển mới ở huyện Sóc Sơn. Trên
địa bàn các xã Bắc Sơn, Xuân Giang và Trung Giã đã hình thành các mô hình
trồng dược liệu theo hướng hữu cơ có liên kết đầu ra với doanh nghiệp. Từ
các mô hình thử nghiệm ban đầu, trong thời gian tới, huyện Sóc Sơn dự kiến
sẽ có thêm sản phẩm để kêu gọi đầu tư là dược liệu an toàn.
Có thể nói, để đạt được những thành tựu trên, huyện Sóc Sơn đã có
nhiều bước đi đúng đắn để lại nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản xuất
nông nghiệp hữu cơ.
 Thứ nhất, về công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu cơ
cho người nông dân:
Ở xã Thanh Xuân trước đây chủ yếu là trồng lúa. Năng suất, giá trị
kinh tế thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2008, Trung
ương Hội nông dân Việt Nam và tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam đã
phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác hữu cơ cho hàng nghìn
nông dân, thành lập liên nhóm và hợp tác xã thực hiện nghiêm ngặt các
nguyên tắc trong quy trình sản xuất rau hữu cơ dưới sự giám sát của hệ thống
quản lý chất lượng sản phẩm của tổ chức ADDA Đan Mạch. Nhờ chú trọng
công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật canh tác, mô hình rau hữu cơ ở Thanh
21
Xuân đã được người nông dân thực hiện một cách bài bản, tuân thủ theo các
tiêu chuẩn, quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
 Thứ hai, về xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm:
Để mở rộng sản xuất và khẳng định chất lượng thương hiệu rau hữu cơ
Sóc Sơn trên thị trường, cuối năm 2012, huyện đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp
giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rau hữu cơ Sóc Sơn. Hội nông dân huyện
được huyện giao là đơn vị quản lý thương hiệu, nhằm hoàn thiện từ khâu quản
lý tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói tiêu thụ sản phẩm, quản lý thương hiệu
và tìm kiếm mở rộng thị trường. Đến nay, nhãn hiệu rau Sóc Sơn đã gắn liền
với các chủng loại rau hữu cơ khi được đưa ra thị trường, đem lại sự tin tưởng
cho người tiêu dùng. Việc có chỗ đứng trên thị trường đã đem lại giá trị sản
phẩm cao hơn từ 1,5 lần so với trước khi có thương hiệu và ổn định đầu ra
cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
 Thứ ba, về xây dựng mô hình sản xuất hợp lý cho sản phẩm:
Hiện nay, Hội nông dân xã Thanh Xuân đã tổ chức 3 dạng mô hình sản
xuất rau hữu cơ, trong đó có mô hình tổ chức sản xuất tập trung của nhóm,
gồm: mô hình nhóm giao diện tích đến hộ và mô hình tổ chức HTX sản xuất
rau hữu cơ do HTX quản lý. Việc thành lập các nhóm vừa quản lý được chất
lượng nông sản, sản phẩm đồng đều, bên cạnh đó nêu cao tinh thần đoàn kết
giữa các thành viên, đồng thời trao đổi kinh nhiệm lẫn nhau. Tất cả nhằm
quản lý các nhóm hoạt động theo một hệ thống đảm bảo tinh thần nghiêm túc,
minh bạch trong quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn PGS.
 Thứ tư, về quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
Tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở huyện Sóc Sơn rất lớn
nhưng chủ trương của huyện là không phát triển theo kiểu ồ ạt, không có
quy hoạch. Mặc dù các sản phẩm rau hữu cơ đang có nhu cầu tăng cao
xong huyện mới chỉ quy hoạch trong 6 xã. Sau đó, huyện sẽ tập trung đầu
tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tập huấn cho nông dân, giữ vững chất lượng
22
và tìm đầu ra ổn định.
1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn, Hòa Bình
Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là
núi thấp và đồng bằng, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Những
đặc điểm tự nhiên này tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển các vùng sản
xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Hiện nay, mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu
nhập cho nông dân, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh môi trường.
Trong mô hình này người nông dân được đào tạo bài bản về khoa học kỹ
thuật, trồng rau không sử dụng hóa chất độc hại. Rau thu hoạch xong sẽ được
sơ chế, dán tem, nhãn mác mới đưa ra thị trường.
Từ cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và
Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội) cùng phối kết
hợp, huyện đã triển khai Dự án trồng rau hữu cơ tại 7 đơn vị gồm các xã Hòa
Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hòa, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh và thị trấn
Lương Sơn. Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bởi
huyện Lương Sơn là địa hình bán sơn địa nên ít ruộng, trong khi diện tích tối
thiểu cho trồng rau hữu cơ phải đạt từ 2000m2 trở lên. Trong khi đó, người
dân lại quen với trồng rau truyền thống. Nhờ sự cố gắng các cơ quan hữu
quan và người dân, nên cây rau hữu cơ ngày càng đứng chân bền vững ở
mảnh đất này.
Theo đó, trước khi thực hiện mô hình người dân được Hội Nông dân và
Trung tâm dạy nghề tổ chức huấn luyện trong thời gian 3 tháng về trồng,
chăm sóc theo phương pháp hữu cơ; chăn nuôi “sạch’’. Kết thúc khóa học các
thành viên được cấp chứng chỉ và chỉ những ai có chứng chỉ mới đủ điều kiện
tham gia mô hình. Người sản xuất cam kết tuyệt đối không sử dụng phân hóa
học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục từ 3 – 6 tháng).
23
Đồng thời để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, người trồng rau
hữu cơ ở Lương Sơn cũng không dùng thuốc bảo vệ thưc vật mà chỉ dùng
thuốc thảo dược tự chế bao gồm: Tỏi, ớt, gừng, rượu ngâm từ 5 – 7 ngày sau
đó mang phun trên rau. Ngoài ra, trên lối đi trồng các loại cây dẫn dụ (chủ
yếu là các loại hoa như: Cúc vạn thọ, hoa bóng nước…) để thu hút các loại
‘’thiên địch’’ như: Bướm, sâu…, hạn chế côn trùng phá hoại rau.
Xã Thành Lập là một trong những xã trồng rau hữu cơ khá thành công.
Hiện xã có 4 nhóm sản xuất chính là Nà Lều, Cây Gạo, Đồng Làng và Đồng
Sương, với hàng trăm lao động canh tác trên diện tích 7.000m2 rau hữu cơ,
cho thu nhập khoảng gần 5 triệu/người/tháng.
Tại các xã khác như Tân Vinh, Cự Yên, Nhuận Trạch và Hợp Hòa...
đời sống của nhân dân cũng được nâng lên nhờ trồng rau hữu cơ. Hiện tại cả
huyện Lương Sơn đã thành lập được 2 Hợp tác xã và 15 nhóm sản xuất rau
hữu cơ, có hơn 150 thành viên tham gia, với tổng diện tích sản xuất hơn 10,5
ha. Trong đó sản xuất rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế (PGS) hơn 8 ha. Mỗi
năm, Lương Sơn cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn rau hữu cơ, trong đó có
các siêu thị ở Hà Nội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động,
góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.
Trong năm 2015, các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ huyện Lương
Sơn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 84 tấn sản phẩm rau hữu cơ,
11 tấn gà sạch các loại. Trong 9 tháng 2016, tổng khối lượng nông sản
hữu cơ do liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn cung cấp cho thị
trường đã lên tới trên 100 tấn. Không chỉ giúp người nông dân có thu
nhập cao, mô hình sản xuất hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt
hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm.
Sau gần 10 năm phát triển, đến nay, toàn huyện Lương Sơn đã thành
lập được gần 20 nhóm sản xuất rau hữu cơ với trên 150 thành viên tham gia.
24
Tổng diện tích sản xuất thường xuyên đạt trên 10,5 ha. Trong đó diện tích sản
xuất rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất rau hữu cơ an toàn (PGS)
là khoảng 8 ha. Ngoài một tỷ lệ nhỏ tiêu thụ tại địa phương, phần lớn sản
lượng rau hữu cơ của các xã, thị trấn huyện Lương Sơn đều được xuất bán
cho các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội thông qua 3 đầu mối chính là: Công ty
VinaGap, Công ty Tràng An và Công ty Tâm Đạt.
Với những thành tựu như trên, mô hình trồng rau hữu cơ tại huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã để lại cho các địa phương khác nhiều kinh
nghiệm trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cụ thế:
Thứ nhất là sự hỗ trợ kịp thời từ các dự án của các tổ chức nông nghiệp
hữu cơ trên thế giới và các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong việc xây
dựng và hình thành nên các vùng sản xuất rau hữu cơ. Tại huyện Lương sơn
là sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN&PTNT
Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội).
Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật
canh tác cho các đối tượng tham gia vào hệ thống canh tác, yêu cầu các thành
viên tham gia cam kết nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong quá
trình sản xuất.
Thứ ba, thực hiện xây dựng các nhóm, các hợp tác xã cùng hỗ trợ, học
hỏi và giúp đỡ lần nhau trong quá trình sản xuất.
Thứ tư, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Thứ năm là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức liên quan. Các cơ quan chức năng, trực tiếp là Hội Nông
dân và Phòng NN&PTNT huyện thường xuyên tăng cường công tác tuyên
truyền, hướng nghiệp, trang bị tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho nông dân;
tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất mở rộng diện tích rau hữu cơ; tiếp
tục quản lý và thực hiện tốt quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm để giữ vững và phát triển thương hiệu nông sản hữu cơ Lương
25
Sơn (Hòa Bình).
1.3.3 Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn
Qua thành công của các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đặc biệt
là các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội và
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa bình, có thể thấy rằng những kinh nghiệm được
rút ra từ hai địa phương có nhiều nét tương đồng. Qua đây, chúng ta có thể rút
ra bài học cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn như sau:
Thứ nhất, tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, tổ chức trong việc xây
dựng, hình thành và phát triển các mô hình, các vùng sản xuất nông
nghiệp hữu cơ.
Thứ hai, chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu
cơ cho người nông dân. Trước khi tham gia vào mô hình sản xuất, nhất thiết
phải thực hiện khâu đào tạo cho các thành viên tham gia thật nghiêm túc và
kỹ lưỡng.
Thứ ba, xây dựng và quản lý tốt thương hiệu sản phẩm. Việc xây dựng
và quản lý tốt thương hiệu sản phẩm sẽ giúp cho nông sản hữu cơ khi đem ra
tiêu thụ trên thị trường có giá bán tốt, có vị trí vững chắc, tạo được lòng tin
của người tiêu dùng.
Thứ tư, tổ chức sản xuất theo mô hình phù hợp. Qua thực tế tại hai địa
phương trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo từng nhóm nông hộ
hoặc theo mô hình hợp tác xã là khá phù hợp, tạo điều kiện cho sản xuất tập
trung, hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Thứ năm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để sản phẩm sản
xuất ra tiêu thụ tốt, không bị tồn kho, ế ẩm, việc quan trọng hàng đầu là
phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường có được thông qua
việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, tìm kiếm các cơ sơ
kinh doanh nông sản hữu cơ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh…
26
Thứ sáu, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ kịp thời của các cơ quan
quản lý, các cơ quan chức năng trực tiếp.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào trả lời những câu
hỏi nghiên cứu sau đây:
Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc
Kạn như thế nào?
Thực trạng các nhân tố tác động tới phát triển sản xuất rau hữu cơ tại
tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như thế nào?
Những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát
triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là gì?
Cần làm gì thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
27
a. Mục đích
Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do
chính người nghiên cứu thu thập. Thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích
phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản
xuất rau hữu cơ và các yếu tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn
thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.
b. Đối tượng điều tra:
Đối tượng điều tra của cuộc khảo sát bao gồm: Các nông hộ sản xuất
rau thông thường và các nông hộ sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố
Bắc Kạn.
c. Phương thức tổ chức chọn mẫu.
Tại địa bàn 4 xã, phường (Huyền Tụng, Xuất Hóa, Nông Thượng,
Dương Quang), tác giả tiến hành lựa chọn một số hộ đang sản xuất rau hữu cơ
và một số hộ sản xuất rau thông thường để thực hiện khảo sát, nghiên cứu. Số
lượng chọn nghiên cứu là 70 hộ. Cụ thể:
Xã/phường
Số nông hộ tham gia điều tra
Sản xuất rau thông
thường
Sản xuất rau hữu cơ
Huyền Tụng 10 10
Xuất Hóa 10 10
Dương Quang 5 10
Nông Thượng 10 5
Tổng 35 35
d. Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được xây dựng dưới dạng bảng hỏi khảo sát. Bảng câu
hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
28
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời
bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, trình độ văn hóa…
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể về đặc điểm, tình hình, điều kiện sản
xuất nông nghiệp của các hộ; ý kiến đánh giá, nhận định về sản xuất rau hữu
cơ; những khó khăn thuận lợi và định hướng sản xuất trong thời gian tới.
e. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
- Tác giả đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những đối tượng nghiên cứu
vừa nêu trên theo mẫu phi xác xuất.
- Phân phát bảng hỏi và hướng dẫn trả lời.
- Ghi chép các phản ứng của người được phỏng vấn một cách trung thực
về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Chuyển thông tin thu thập về tập hợp và tiến hành xử lý.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Là phương pháp tổng hợp các
số liệu của các hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những
vấn đề thuộc bản chất cua hiện tượng nghiên cứu. Qua số liệu thống kê, ta có
thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được những nhận xét
và kết luận đúng đắn.Tại nghiên cứu này, trên cơ sở thông tin thu thập được
thông qua 2 phương pháp nêu trên tác giả tiến hành tập hợp dữ liệu bảng,
triển khai các nội dung quan trọng theo hướng trả lời những câu hỏi của luận
văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông qua các bảng số liệu để có đánh
giá, nhận xét, so sánh phù hợp.
Thông tin sơ cấp và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật
và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương
trình Excel 2007 của Microsoft Office.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu
các chỉ tiêu thống kê; so sánh sự khác nhau về tình hình phát triển sản xuất
29
rau hữu cơ tại địa bàn nghiên cứu với các địa phương khác... Phương pháp so
sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những tồn tại, hạn chế trong quá trình
phát triển sản xuất rau hữu cơ. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó
khăn, thuận lợi làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả, bền
vững các mô hình sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh
Bắc Kạn.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô, số lượng
- Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ: Phản ánh sự
phát triển sản xuất rau hữu cơ về mặt số lượng.
- Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ: Phản ánh sự phát triển sản xuất về
mặt quy mô.
Đơn vị tính: ha
2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất bao gồm 02 chỉ tiêu:
- Năng suất: Phản ánh sản lượng rau thu được tính trên một đơn vị diện
tích canh tác. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao.
Đơn vị tính: Tấn/ha
Công thức tính: Năng suất = Tổng sản lượng rau/Tổng diện tích đất canh tác
- Chủng loại sản phẩm: Thể hiện mức độ đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị
trường của sản phẩm.
2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- Sản lượng tiêu thụ: Đơn vị tính: Tấn
- Doanh thu.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Công thức tính: Doanh thu = Giá bán một đơn vị sản phẩm x Sản lượng tiêu thụ.
- Lợi nhuận.
Đơn vị tính: Triệu đồng
30
Công thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Các khoản chi phí liên quan
- Tỷ suất lợi nhuận.
Đơn vị tính: %
Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận/Doanh thu) x100
2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
- Số lượng việc làm được tạo ra cho người lao động
- Thu nhập bình quân.
Đơn vị tính: Triệu đồng/tháng.
2.2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường
- Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Mức độ ô nhiễm, suy thoái nguồn đất, nước
- Mức độ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
31
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN
3.1. Giới thiệu về thành phố Bắc Kạn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của
tỉnh Bắc Kạn, cách Thủ đô Hà Nội 160km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng
cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh
- tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; đến sân bay Nội Bai khoảng 150km; đến
cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó, việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ
Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến
cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến
đường Quốc lộ 3 mới Thái Nguyên - Chợ Mới đã được đưa vào sử dụng sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa nói chung và
các sản phẩm rau hữu nói riêng.
Về đặc điểm địa hình, Địa hình thành phố Bắc Kạn bị chi phối bởi những
dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm”
xen kẽ nhau. Ở đây có địa hình chủ yếu là đồi núi và bị chi phối bởi các mạch
núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh.
Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao
Bằng) dich theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái
Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan
trọng trong địa hình, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này
có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao
1.061m. Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo
chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực
này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao
1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm
32
thuộc hệ thống thung lũng các con sông. Như vậy địa hình đặc trưng
của thành phố Bắc Kạn là đồi núi cao và bị chia cắt. Đây là một trở ngại cho
thành phố trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Về khí hậu, Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền
núi phía Bắc Việt Nam. Khí hậu ở đây có sự phân hóa rõ rệt. Mùa đông
thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, giá lạnh, nhiệt độ
không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9,
nóng ẩm, mưa nhiều. Tính chất phân hóa theo 2 mùa nóng lạnh tạo điều kiện
cho Thành phố Bắc Kạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng
hóa các sản phẩm theo mùa, đặc biệt là các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, điều
kiện khí hậu khắc nghiệt như giá lạnh, sương muối cũng là một khó khăn
trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Về thủy văn: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn
sông Cầu và các suối lớn chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối
Nông Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sông Cầu chảy qua địa phận
thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, rộng trung bình 40m. Hệ thống sông
suối chảy qua thành phố tạo ra nguồn nước dồi dào cho tưới tiêu, phát triển
nông nghiệp. Tuy nhiên, sông suối ở đây có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở
thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa
mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.
Về đất đai: Thành phố Bắc Kạn có khoảng 1.400ha đất nông nghiệp, tập
trung chủ yếu ở các xã, phường ngoại thành như Nông Thượng, Xuất Hóa,
Dương Quang, Huyền Tụng… Tại đây có những cánh đồng diện tích khá lớn,
ngay sát đường nên giao thông khá thuận tiện. Đây là một lợi thế cho địa
phương trong việc phát triển các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung.
Có thể nói, mặc dù điều kiện tự nhiên ở Thành phố Bắc Kạn cũng có nhiều
khó khăn như địa hình đồi núi cao, khí hậu khắc nghiệt nhưng nhìn chung vẫn
có những tiềm năng để phát triển sản xuất rau hữu cơ.
33
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 137 km² với dân số là
57.800 người, mật độ dân số là 422 người/ km². Ở đây có 7 dân tộc anh em
sinh sống bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay. Trong đó
dân tộc Tày chiếm chủ yếu với 57%. Sau khi được tái lập tỉnh, tình hình kinh
tế xã hội của Thị xã Bắc Kạn nay là Thành phố Bắc Kạn đã gặp rất nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân
dân tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành chức năng, cùng với sự cố gắng
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, Thành phố Bắc Kạn đã
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Trong năm 2017, thành phố đã thực hiện nghiêm quy chế và nguyên tắc
làm việc, tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng - an ninh. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục được thành
phố quan tâm đầu tư xây dựng, trong đó tập trung vào cải tạo, nâng cấp hệ
thống chợ, hạ tầng thương mại, tạo điều kiện môi trường thuận lợi trong kinh
doanh, đầu tư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm của
thành phố đạt 2.651 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch. Giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 396 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch.
Trong phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi; nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả
gắn với đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất
cây trồng, vật nuôi. Tổng sản lượng lương thực của thành phố năm 2017
đạt 4.660 tấn, đạt 111% kế hoạch; diện tích rừng trồng mới đạt 164,41ha,
đạt 164% kế hoạch.
Trong xây dựng nông thôn mới, thành phố đã chỉ đạo huy động các
nguồn lực đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ, của tỉnh
để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Nhờ đó, đến nay, xã Nông Thượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí; xã Dương
34
Quang đạt 14/19 tiêu chí.
Về văn hóa - xã hội, các hoạt động văn hóa - thể thao được tổ chức
thường xuyên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Chất lượng
giáo dục của thành phố tiếp tục đứng đầu toàn tỉnh. Công tác y tế, dân số hoạt
động có hiệu quả. Công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm thực
hiện. Năm 2017, thành phố đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%.
Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững;
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội diễn ra trên địa bàn luôn được
bảo vệ an toàn.
Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, tình hình
kinh tế xã hội của thành phố Bắc Kạn ngày càng ổn định và phát triển. Đây là
một thuận lợi lớn cho việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp lớn theo
hướng chuyên môn hóa cao tại địa phương, đặc biệt là các vùng sản xuất rau
hữu cơ.
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn
3.2.1. Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ
Thành phố Bắc Kạn là một vùng có diện tích đất nông nghiệp không
lớn, địa hình bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt nên việc phát triển nông nghiệp
tại địa phương là không dễ dàng. Định hướng phát triển nông nghiệp của
thành phố giai đoạn 2015-2020 là duy trì và phát triển các loài cây, con, sản
phẩm địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao; hình thành các khu sản
xuất ứng dụng công nghệ, sản xuất rau hữu cơ, rau sạch. Tuy nhiên, việc phát
triển sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn vẫn còn là một vấn đề khá
khó khăn và phức tạp.
Qua điều tra, số lượng cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất nông
nghiệp hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn cụ thể theo Bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại
thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
35
ĐVT: Hộ
STT Tổ chức, cá nhân 2015 2016 2017
1 Nông hộ nhỏ lẻ 0 3 5
2 Hợp tác xã 0 0 3
3 Doanh nghiệp 0 0 0
Tổng 0 3 8
(Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn)
Từ Bảng 3.1 ta thấy số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau
hữu cơ tại địa phương là rất thấp và không tăng nhiều qua các năm. Có thể
thấy, sản xuất rau hữu cơ mới chỉ xuất hiện nhỏ lẻ tại Thành phố Bắc Kạn vào
năm 2016 với 03 nông hộ tham gia. Đến năm 2017, con số này tăng lên không
đáng kể với tổng số là 05 hộ và 03 hợp tác xã. Trong đó, 3 hợp tác xã huy
động được khoảng 50 xã viên tham gia sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do
sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn còn là một phương thức canh tác vô cùng
mới mẻ đối với bà con nông dân. Kết quả điều tra tại 04 xã, phường ngoại
thành của Thành phố Bắc Kạn cho thấy số lượng người biết đến nông nghiệp
hữu cơ là rất ít. Cụ thể với câu hỏi được đưa ra đối với các nông hộ là:
“Ông/bà có biết sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì và những lợi ích của sản
xuất nông nghiệp hữu cơ?”, kết quả điều tra cho số liệu như sau:
Bảng 3.2: Kết quả điều tra sự hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ
(Đvt: người)
36
Xã/phường
Số người được hỏi
Số người trả lời
có
Tỉ lệ (%) câu trả
lời có trên tổng số
tham gia điều tra
SX rau
truyền
thống
SX rau
hữu cơ
SX rau
truyền
thống
SX rau
hữu cơ
SX rau
truyền
thống
SX rau
hữu cơ
Huyền Tụng 10 10 2 10 20 100
Xuất Hóa 10 10 3 10 30 100
Dương Quang 5 10 1 10 20 100
Nông Thượng 10 5 0 5 0 100
35 35 6 35 100 17,1
Tổng 70 41 58,6
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Theo bảng 3.2, trong 70 nông hộ tham gia khảo sát có 41 người biết đến
nông nghiệp hữu cơ bằng 58,6%. Trong đó, các hộ sản xuất rau hữu cơ đạt tỷ
lệ 100%, các hộ sản xuất rau truyền thống chỉ đạt 17,1%. Điều này chứng tỏ
mức độ phổ biến, hiểu biết về canh tác nông nghiệp hữu cơ của các hộ sản
xuất rau trên địa bàn thành phố Bắc Kạn còn rất thấp. Đây là một trở ngại lớn
cho Thành phố Bắc Kạn trong việc phát triển sản xuất các sản phẩm rau hữu
cơ tại địa phương.
3.2.2. Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ
- Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn
Thành phố Bắc Kạn, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại địa phương qua các
năm như sau:
Bảng 3.3: Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn
giai đoạn 2015-2017
ĐVT: ha
37
Năm 2015 2016 2017 Tổng
Diện tích 0 0,3 2,85 3,15
(Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn)
Từ Bảng 3.3 ta thấy, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại thành phố
Bắc Kạn rất thấp, phát triển chậm qua các năm. Tổng diện tích từ năm
2015 đến năm 2017 chỉ là 3,15 ha chiếm khoảng 0,02% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng
tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Thành phố Bắc
Kạn rất ít. Mặt khác, các nông hộ, hợp tác xã khi tham gia sản xuất rau
hữu cơ bước đầu mới chỉ theo hướng canh tác thử nghiệm nên diện tích
đất đầu tư vào mô hình sẽ ít.
Hợp tác xã Đại Thành, tổ 11B phường Đức Xuân (Thành phố Bắc Kạn)
là một trong những đơn vị hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực nông
nghiệp. Hợp tác xã có 7 xã viên tham gia canh tác trên 10 ha đất nông nghiệp.
Từ năm 2017, đơn vị bắt đầu sử dụng 1 ha đất nông nghiệp để thử nghiệm
trồng rau theo hướng hữu cơ. Như vậy, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ mới
chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích đất canh tác của đơn vị.
Cũng là hợp tác xã mới thành lập trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã tại
thôn Phiêng My, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn tập trung sản xuất
rau sạch theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao. Dự án đầu tư xây dựng
cùng lúc 3 mô hình gồm sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần
hoàn; sản xuất rau trong nhà mái che (vòm che cao) và sản xuất rau ngoài
đồng, trồng trái vụ dưới vòm che thấp. Dự án đã lắp đặt nhà lưới bán kiên cố
(cấp II) cho sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn với
diện tích 792m2
; lắp đặt nhà mái che (vòm che cao) cho sản xuất rau trên diện
tích 720m2
. Như vậy, tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ của hợp tác xã cũng
chỉ đạt khoảng hơn 1.500m2
.
Hợp tác xã Đồng Tâm, tổ 1A, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn là
38
đơn vị đang hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2017,
HTX bắt đầu triển khai mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ nhằm tạo ra sản
phẩm rau sạch, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động của HTX còn bị hạn chế do khó khăn về vốn và mặt
bằng sản xuất. Hiện HTX chưa có trụ sở ổn định, không có đất thuê lâu dài.
Chính vì thế, đơn vị chưa thể yên tâm đầu tư đối mới công nghệ, diện tích đất
sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng không thể mở rộng và tăng lên.
3.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm
Như đã phân tích ở chương 1, năng suất là tiêu chí quan trọng thể hiện
hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất rau hữu cơ
bắt đầu hình thành nhỏ lẻ tại một số nông hộ trên địa bàn thành phố từ năm
2016. Đến năm 2017 thành phố Bắc Kạn có 03 hợp tác xã thực hiện các mô
hình sản xuất rau hữu cơ.
Bảng 3.4: Năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ
tại thành phố Bắc Kạn năm 2017
Đvt: Tấn/ha
TT Tên đơn vị Năng suất trung bình
1 Hợp tác xã Tân Thành 5,8
2 Hợp tác xã NN Huyền Tụng 6,2
3 Hợp tác xã Đồng Tâm 5,5
(Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn)
Từ Bảng 3.4 ta thấy, năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau
hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn nằm trong khoảng từ 5,5 tấn/ha đến
6,2 tấn/ha một năm. Đối với các đơn vị còn mới trong lĩnh vực sản xuất rau
hữu cơ thì đây cũng là một thành tựu đáng kể.
Hợp tác xã nông nghiệp Huyền Tụng là đơn vị có năng suất cao nhất so với 2
đơn vị còn lại với mức trung bình khoảng 6,2 tấn/ha. Có được kết quả trên là
do hợp tác xã tập trung sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ, áp dụng công
39
nghệ cao. Dự án đầu tư xây dựng cùng lúc 3 mô hình gồm sản xuất rau ăn quả
trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn; sản xuất rau trong nhà mái che (vòm
che cao) và sản xuất rau ngoài đồng, trồng trái vụ dưới vòm che thấp. Dự án
cũng tập huấn cho 20 lượt nông dân phường Huyền Tụng về kỹ thuật sản
xuất. Toàn bộ hệ thống nhà lưới được thiết kế phù hợp với diện tích canh tác,
mái vòm hở, hệ thống nước tưới nhỏ giọt, và toàn bộ quạt thông gió giúp điều
chỉnh, cân bằng nhiệt độ thích hợp khi thời tiết thay đổi đã giúp cây trồng
phát triển rất tốt mà không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ
vậy, năng suất sau thu hoạch đạt mức tương đối cao, chất lượng nông sản
cũng đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Tuy nhiên nếu đem so sánh với các mô hình sản xuất của các tỉnh, thành
phố khác như Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình)… thì mức năng suất
sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn còn tương đối thấp. Nguyên nhân
là do các nông hộ trong hợp tác xã tham gia sản xuất rau mới chỉ tuân thủ
được một số tiêu chuẩn nhất định trong canh tác hữu cơ như: Chỉ sử dụng
phân hữu cơ làm từ phân chuông phân xanh; thực hiện luân canh, xen canh
thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học; không sử dụng phân hóa học,
các chất kích thích tăng trưởng, chất bảo vệ thực vật, chế phẩm biến đổi
gien… Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, các quy trình chăm sóc đòi
hỏi nguồn kinh phí lớn, các nông hộ trên chưa có khả năng để thực hiện. Quá
trình tham gia vào sản xuất rau hữu cơ của bà con nông dân cũng hoàn toàn
mang tính chất tự phát, chủ yếu canh tác bằng kinh nghiệm và kiến thức tự
học, tự tìm hiểu. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao.
Ông Quách Đăng Hiển - Giám đốc HTX Đại Thành cho biết: Khi tham
gia vào mô hình, các xã viên được hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật, cách chăm
sóc nhưng do đây là một phương thức canh tác còn mới mẻ với bà con nông
dân nên quá trình thực hiện gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh
đó, đất đai cũng là một vấn đề trở ngại. Sản xuất hữu cơ đòi hỏi những yêu
40
cầu hết sức nghiêm ngặt về chất lượng của đất. Mặc dù Hợp tác xã Đại Thành
đã lựa chọn những loại rau phù hợp với khí hậu tại địa phương nhưng do chất
đất xấu, phải cải tạo nhiều nên năng suất và chất lượng nông sản sau thu
hoạch đạt rất thấp.
Bên cạnh năng suất thì chủng loại sản phẩm cũng là một vấn đề đối với
phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn. Trong năm 2017, trên
địa bàn thành phố mới chỉ sản xuất được 11 loại rau theo hướng hữu cơ,
bao gồm: Cà chua, dưa thơm, đậu cô-ve, xà lách, cải ngọt, su hào, đậu đũa,
mùng tơi, mướp đắng, mướp hương, bồ khai. Bắc Kạn có khí hậu phân hóa đa
dạng, thích hợp để phát triển nhiều chủng loại sản phẩm theo mùa. Vì vậy, số
lượng chủng loại sản phẩm rau hữu cơ hiện có trên địa bàn thành phố là còn
tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương.
3.2.4. Tình hình tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận
Nếu như năng suất, chủng loại là tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất
thì tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận chính là những tiêu chí để đánh giá thực
trạng hiệu quả kinh tế mang lại từ quá trình sản xuất rau hữu cơ.
Bảng 3.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất rau hữu
cơ tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
Đvt: Triệu đồng
TT Tiêu chí 2015 2016 2017
So sánh năm
2016 với năm
2015
So sánh năm
2017 với năm
2016
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ
%
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ
%
1 Doanh thu 0 180 2079 180 1899 1155
2 Lợi nhuận 0 60 1512 60 1452 2520
3 Tỷ lệ % Lợi 0 40 72,7 40 33
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf
Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
Cerberus Kero
 
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Nhat Tam Nhat Tam
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Linh Khánh
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Tạ Đình Chương
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
Jenny Pham
 

What's hot (20)

BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VAI TRÒ ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VAI TRÒ ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VAI TRÒ ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VAI TRÒ ...
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
 
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
 
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
Phân tích tình hình làm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây.
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Agenda 21
Agenda 21Agenda 21
Agenda 21
 
Bài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketingBài thảo luan marketing
Bài thảo luan marketing
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung gianNgân hàng trung gian
Ngân hàng trung gian
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
Chuong ii-giao-ngay kinh doanh ngoại hối
Chuong ii-giao-ngay kinh doanh ngoại hốiChuong ii-giao-ngay kinh doanh ngoại hối
Chuong ii-giao-ngay kinh doanh ngoại hối
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
Đề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi môĐề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi mô
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 

Similar to Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf

Similar to Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf (20)

Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
Đánh Giá Công Tác Quản Lý Môi Trường Ở Làng Nghề Đúc Đồng Quảng Bố, Huyện Lươ...
 
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nộiĐề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
Đề tài: Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà nội
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
 
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3  trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
Nghiên cứu giảm thiểu hàm lượng no3 trên cây cải ngồng tại xã nga thái, nga ...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
đáNh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên đị...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
 
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
Thực hiện quy trình trồng cây ớt chuông tại farm 36, moshav tzofar, vùng arav...
 
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
[123doc] - dieu-tra-va-khao-sat-hien-tuong-roi-loan-sinh-ly-va-cac-yeu-to-lie...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên GiangĐề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
Đề tài: Quản lý về kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Kiên Giang
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
 
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
đáNh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng trên địa bàn huyện bạch thôn...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Phát Triển Sản Xuất Rau Hữu Cơ Tại Địa Bàn Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN DUY LUÂN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN DUY LUÂN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, xác thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Trần Duy Luân
  • 6. iv Nội dung trang LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………. LỜI CẢM ƠN………………………….……………..…………………… MỤC LỤC………………………………………………………………… DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………….. DANH MỤC BẢNG BIẾU……………………………………………….. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………... 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………….. 2. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………….. 3.1. Đối tượng…………………………………………………………….. 3.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn………………………….. 4.1. Ý nghĩa khoa học……………………………………………………. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………….. 5. Kết cấu của luận văn........................................................................... CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ............................................... 1.1 Khái quát về nông nghiệp hữu cơ……………………………………. 1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ…………………………………… 1.1.2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và truyền thống…………… 1.1.3 Vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong phát triển nông nghiệp…….… 1.2. Phát triển sản xuất rau hữu cơ………………………………………. 1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ…………….… 1.2.2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ…………………… 1.2.3 Các nhân tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ………………….…… 1.3 Kinh nghiệm và bài học phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ….. 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Sóc Sơn, Hà Nội…… i ii iii vi vii 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 6 8 11 11 12 16 18 18
  • 7. v 1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn, Hòa Bình 1.3.3 Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn... CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………... 2.1. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………….. 2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………... 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin……………………………………. 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin……………………………………. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………… 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô, số lượng.......................... 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất.................................................... 2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:..................................................... 2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội....................................................... 2.2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường............................................... CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN............ 3.1. Giới thiệu về thành phố Bắc Kạn..................................................... 3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………………... 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn…. 3.2.1. Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ…………… 3.2.2. Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ………………………………… 3.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm………………………………….. 3.2.4. Tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận……………………………………. 3.2.5. Việc làm và giảm nghèo…………………………………………… 3.2.6. Môi trường…………………………………………………………. 3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn…………………………………………………………………… 21 24 26 26 26 26 27 28 28 28 28 29 29 29 30 30 30 32 33 33 35 37 39 41 42 42
  • 8. vi 3.3.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên…………………………………………… 3.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương……………………………… 3.4. Đánh giá chung về phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn 3.4.1 Những kết quả đạt được……………………………………………. 3.4.2 Những hạn chế……………………………………………………….. 3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế …………………………………………… CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN – TỈNH BẮC KẠN…………. 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp phát triển rau hữu cơ của thành phố Bắc Kan... 4.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố Bắc Kạn... 4.1.2 Mục tiêu và yêu cầu phát triển nông nghiệp hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn... 4.2. Giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn…….. 4.3.1. Ưu tiên phát triển quỹ đất cho phát triển sản xuất rau hữu cơ………. 4.3.2. Phát triển kinh tế xã hội- cơ sở hạ tầng……………………………… 4.3.3. Xây dựng, hoàn thiện đường lối chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ………………………………………………………………. 4.3.4. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho hộ nông dân về sản xuất rau hữu cơ………………………………………………………………….. 4.4 Khuyến nghị…………………………………………………………. 4.4.1. Khuyến nghị đối với UBND thành phố Bắc Kạn…………………… 4.4.2. Khuyến nghị đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Bắc Kạn…………………………………………………………. KẾT LUẬN………………………………………………………………... TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. PHỤ LỤC………………………………………………………………….. 42 49 54 54 56 57 60 60 60 61 64 64 66 67 70 72 72 73 74 75 76
  • 9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ 1. IFOAM Tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ 2. SPSS Phần mềm thống kê, phân tích dữ liệu 3. IPM Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp 4. ADDA Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á 5. HTX Hợp tác xã 6. PGS Hệ thống Đảm bảo cùng tham gia 7. NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 8. UBND Ủy ban nhân dân 9. 10. NNHC WHO Nông nghiệp hữu cơ Tổ chức Y tế thế giới
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ............................................................... 34 Bảng 3.2: Kết quả điều tra về nông nghiệp hữu cơ tại 04 xã, phường ngoại thành thuộc thành phố Bắc Kạn.................................................................... 35 Bảng 3.3: Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017..................................................................................... 36 Bảng 3.4: Năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ38 tại thành phố Bắc Kạn năm 2017.................................................................. 38 Bảng 3.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017...................................................... 40 Bảng 3.6: Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Bắc Kạn, 2015- 2017 ... 44 Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra đối với các nông hộ về điều kiện sản xuất rau hữu cơ hiện nay......................................................... 51
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản ở Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, nhiều loại sản phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, trên thị trường nội địa, người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm không an toàn, sự không minh bạch của sản phẩm không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người. Tại hội thảo "Hợp tác truyền thông an toàn thực phẩm" vừa diễn ra trong năm 2018, số liệu thống kê từ các cơ quan tham dự cho thấy, thực trạng mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm ở Việt Nam diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình mỗi năm có gần 170 vụ với hơn 5.000 người mắc và hơn 27 người chết do ngộ độc thực phẩm. Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm hơn 4 triệu người mắc bệnh. Kết quả giám sát 3 năm liên tục (2009-2011) của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT trên khoảng 500-900 mẫu rau quả cho thấy, tỷ lệ rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17% năm 2010 và 4,43% năm 2011. Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức vô cùng to lớn, đó là: An toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Nếu biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải triển khai nhanh một nền nông nghiệp chống biến đổi khí hậu mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác thích hợp với tình hình mới vì hạn, mặn, nóng, lạnh, lũ lụt, bão tô…thì thực phẩm không an toàn sẽ mang đến cho đất nước nhiều hệ lụy quan trọng hơn vì đây là nguyên nhân phá hủy môi trường, đầu độc dân
  • 12. 2 tộc và di căn truyền đời cho sức khỏe của nhiều thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy, nhu cầu thực phẩm “sạch” trở nên vô cùng bức thiết. Nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mô hình sản xuất rau hữu cơ theo hướng an toàn, không sử dụng hóa chất độc hại trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Sản xuất rau hữu cơ đã mở ra cho ngành nông nghiệp Bắc Kạn một hướng sản xuất rau sạch mới, tạo ra nhiều cơ hội về thu nhập, việc làm… cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế như: Sản xuất manh mún, tự phát; năng xuất chưa cao, chủng loại kém đa dạng; sản phẩm chưa được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường; tình hình tiêu thụ khó khăn, chưa đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động… Nhận thức được vai trò quan trọng của sản xuất rau hữu cơ, trước các vấn đề lý luận và thực tiễn của địa phương, tác giả chọn đề tài: “Phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch, tìm ra các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ và từ đó đưa ra giải pháp phát triển rau hữu cơ tại địa phương. 2. Tổng quan nghiên cứu Công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Theo nghiên cứu của Hai.etal,2013, với đề tài: “Nghiên cứu về nhu cầu sản phẩm nông nghiệphữu cơ tại thị trường Đức”, trên cơ sở khảo sát 509 khách hàng là người tiêu dùng, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và phần mềm SPSS nghiên cứu đã tập trung phân tích nhu cầu sản phẩm hữu cơ và kết quả cho thấy, người tiêu dùng sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn rau thường cho sản phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xét đến về mức độ sẵn sàng chi trả về giá mua các sản phẩm hữu cơ của các đơn vị là doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh tập trung bán buôn, thu gom đầu mối các
  • 13. 3 loại hàng hóa. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Theo nghiên cứu của Ngô Minh Hải, Phan Xuân Tân, Đồng Thanh Mai (2014) với đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ: trường hợp nghiên cứu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng dựa trên hàm Cobb- Douglas với dữ liệu thu thập ở 67 hộ sản xuất rau hữu cơ tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, kết quả chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật bình quân trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơ lần lượt là 62% và 89%. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà chua và cải bắp hữu cơ bao gồm mật độ giống, diện tích, phân bón, chi phí bảo vệ thực vật và nước tưới. Trong khi đó, yếu tố gây ra sự hiệu quả bao gồm tuổi, trình độ học vấn và số năm canh tác hữu cơ của chủ hộ. Việc mở rộng diện tích kết hợp với điều chỉnh các yếu tố đầu vào dưới sự tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất có thể dẫn đến sự gia tăng năng suất trong sản xuất rau hữu cơ. Tuy nhiên, nghiên cứu có hạn chế khi chưa tính đến các yếu tố khác như: tác động của chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương, chưa xét đến yếu tố vốn, nguồn nước; Mẫu thu thập số liệu phi xác xuất, không mang tính đại diện cho tổng thể. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hùng Anh, Ngô Thị Thuận, 2005 với đề tài: “Rau hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội”, trên cơ sở thu thập các tài liệu về các quy trình sản xuất, ý nghĩa và đặc điểm rau hữu cơ, quá trình hình thành & cơ cấu tổ chức của công ty Hanoi Organics (HO) thông qua các thông tin trên báo, tạp chí chuyên ngành và từ phòng chuyển giao kỹ thuật của Công ty hữu cơ Hà Nội, năm 2003, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nông dân ở 02 xã: Yên Nội huyện Từ Liên (13 hộ, Quyết Tiến, huyện Chương Mỹ (7 hộ) và Công ty Hà Nội Organics (HO) năm 2003, có lặp lại năm 2004nghiên cứu đã tìm hiểu, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh nông sản
  • 14. 4 hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội trên cơ sở phân tích thống kê mô tả, sử dụng các cô cụ hỗ trợ tổng hợp và phân tích bằng ECXEL. Tuy nghiên, nghiên cứu có hạn chế khi chưa đánh giá được hết tổng thể, mẫu nghiên cứu chưa mang tính đại diện và địa bàn nghiên cứu chưa trọng tâm. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản xuất rau hữu cơ. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ và các nhân tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. • Phạm vi về thời gian: Các số liệu và tài liệu nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2015-2017. • Phạm vi về nội dung: Các vấn đề liên quan đến sản xuất rau hữu cơ tại thành phố, Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Cơ sở lý luận về nông nghiệp hữu và phát triển sản xuất rau hữu cơ; điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội;
  • 15. 5 thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương; thực trạng các yếu tố tác động đến phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn sẽ tổng hợp và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về nông nghiệp hữu cơ và phát triển sản xuất rau hữu cơ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về phát triển sản xuất rau hữu cơ tại một số địa phương khác nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. - Thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, luận văn đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa phương. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất rau hữu cơ. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Giải pháp phát triển sản xuất rau hữu cơ tại địa bàn thành phố Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn.
  • 16. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp hữu cơ 1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp hữu cơ Trong sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đang dần phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia trong 2 thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây vẫn còn là một nội dung rất mới. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nông nghiệp hữu cơ. Theo Lampkin (1994) thì: “Canh tác hữu cơ là một phương pháp tiếp cận với nông nghiệp nhằm mục tiêu tạo lập hệ thống sản xuất nông nghiệp tổng hợp, bền vững về môi trường, kinh tế và nhân văn; cho phép khai thác tối đa nguồn tài nguyên có thể tái tạo được cũng như quản lý các quá trình sinh thái cùng với sự tác động qua lại của chúng để đảm bảo năng suất cây rồng, vật nuôi và dinh dưỡng cho con người ở mức chấp nhận được đồng thời bảo vệ chúng khỏi sâu, bệnh”. Theo IFOAM (2002): “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất”. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi”. Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu,
  • 17. 7 diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi. Giáo trình Nông nghiệp hữu cơ (Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên) định nghĩa: “Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá trình sản xuất đều theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có.” Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đơn thuần là “nền nông nghiệp không có chất hóa học”, mà nó còn hội tụ đầy đủ các khía cạnh sinh thái, xã hội và kinh tế bền vững. Vì vậy nó là một dạng bền vững của nông nghiệp. Điều đó có nghĩa rằng, nông nghiệp hữu cơ là phương thức duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ thống canh tác và sử dụng nguồn tài nguyên vốn có theo cách bền vững với một sự chú ý đặc biệt về khía cạnh kinh tế - xã hội của sản xuất. Tái tạo chu trình dinh dưỡng, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên sẵn có, đa dạng hóa là khía cạnh sinh thái quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Các mặt của kinh tế - xã hội như an toàn lương thực, thương mại công bằng, tăng cường nguồn lực… cũng là khía cạnh rất quan trọng của nông nghiệp hữu cơ. Như vậy, từ các định nghĩa đã nêu trên chúng ta có thể hiểu, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất cho phép khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên trong tự nhiên nhằm mục đích tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế và xã hội. 1.1.2 Sự khác nhau giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống đều là quá trình sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi,
  • 18. 8 khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất có sự khác biệt so với nông nghiệp truyền thống, cụ thể:  Về quy mô, mục đích, phương thức sản xuất: Nông nghiệp truyền thống có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, mang tính chất tự cung tự cấp với mục đích chủ yếu là đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ. Theo đó, nó đạt đến trình độ thâm canh nhất định dựa trên kinh nghiệm được tích lũy nhiều đời, phương thức sản xuất khá lạc hậu, thủ công, kĩ thuật thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người. Khác hẳn với nông nghiệp truyền thống, nông ngiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác hiện đại. Nó vừa kế thừa, phát huy những tinh hoa của nông nghiệp truyền thống vừa áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới của nền kinh tế tri thức. Nông nghiệp hữu cơ có quy mô sản xuất lớn, mức độ tập trung cao, sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật tiên tiến với mục đích tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường và thu lợi nhuận. Các biện pháp kỹ thuật chủ yếu được dùng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm: Về phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh, phân rác, các phế liệu từ lò mổ và nếu có dùng phân khoáng thì dùng loại phân khó tiêu (như phốt phát tự nhiên, bột các loại tảo biển). Về phòng trừ sâu bệnh: Không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các thuốc phòng trừ thảo mộc. Về làm đất: Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều
  • 19. 9 kiện cho vi sinh vật hoạt động. Có thể thấy, sự khác biệt rõ nhất trong quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ so với nông nghiệp truyền thống là 4 KHÔNG: 1) KHÔNG sử dụng phân bón hóa học và phân người. 2) KHÔNG sử dụng các chất kích thích tăng trưởng. 3) KHÔNG sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ. 4) KHÔNG sử dụng các chế phẩm biến đổi gien.  Về mặt chi phí và hiệu quả: Chí phí trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ các sản phẩm hữu cơ thường cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp thông thường. Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng trả giá cao để được sử dụng các sản phẩm sạch, an toàn từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chính vì thế, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao hơn so với nông nghiệp truyền thống. Từ những phân tích trên, ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của hai hình thức canh tác. Ưu điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ chính là: - Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác - Có khả năng canh tác lâu dài - Không gây những bệnh tật do đột biến gen - Sử dụng thiên địch và các phương pháp không dùng hóa chất khác - Đem lại lợi nhuận cao - Không gây mất cân bằng sinh thái - Không chứa hoặc chứa rất ít dư lượng chất bảo vệ thực vật - Không gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Ngược lại, những ưu điểm của sản xuất nông nghiệp hữu cơ lại chính là nhược điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống, trong đó có thể kể đến
  • 20. 10 một số nhược đáng chú ý như: - Gây thoái hóa đất - Lợi nhuận thấp - Mất cân bằng sinh thái - Gây ra nhiều bệnh tật do đột biến gien hoặc dư lượng chất bảo vệ thực vật lớn. Mặc dù có những ưu điểm nổi trội so với sản xuất nông nghiệp truyền thống song sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng có một số nhược điểm: Đây là một hình thức canh tác đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và góc ghép; quản lý đất, phân bón và chất phụ gia, nước tưới, hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động… Mặt khác, năng suất của sản xuất nông nghiệp hữu cơ không cao cũng là một nhược điểm. Có thể nói nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống là hai hệ thống canh tác có nhiều sự khác biệt. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng hệ thống chính là đánh giá sự khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống. Qua đó, chúng ta có thế thấy được những lợi ích và vai trò ngày càng quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. 1.1.3 Vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong phát triển nông nghiệp Hiện nay, tình hình mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu đang là một áp lực lớn trên toàn cầu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang ngày một hoang mang với thực phẩm bẩn, sản phẩm nông nghiệp có quá nhiều dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và đời sống con người. Chính vì vậy, ứng dụng và phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
  • 21. 11  Đối với môi trường Nông nghiệp hữu cơ thực chất là nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và có chất lượng cao. Nông nghiệp hữu cơ làm tăng độ phì và tính chất đất, bổ sung và tăng hàm lượng chất hữu cơ và mùn cho đất, có nghĩa là tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng, cải thiện cấu trúc đất, độ ẩm và đặc biệt thúc đẩy phát triển hệ vi sinh vật đất. Để tăng cường chất hữu cơ cho đất cần phải có nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên vào đất gọi chung là phân hữu cơ bao gồm phế thải nông nghiệp, phân bắc, phân động vật, rác thải hữu cơ. Những vật liệu hữu cơ này bón vào đất chính là làm giảm sự ô nhiễm của chúng trên mặt đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con người (rác bẩn gây mất cảnh quan, gây mùi hôi thối, thu hút côn trùng truyền bệnh, sản sinh ra nhiều mầm bệnh, dịch bệnh cho con người và gia súc...). Do vậy, nông nghiệp hữu cơ đã góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, xử lý sạch môi trường sản xuất và dân sinh, tạo nên một nền nông nghiệp sinh thái sạch và an toàn.  Đối với chất lượng nông sản Nông nghiệp hữu cơ tạo ra các sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng. Nông nghiệp hữu cơ hướng đến nông sản sạch, hạn chế tối đa các hóa chất như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, hóa chất bảo quản... gây hại cho sức khỏe con người. Hiện nay, người tiêu dùng đang dần hoang mang dẫn đến nghi ngờ và tiến tới nói không với sản phẩm có dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra thực phẩm sạch, nông sản an toàn, đáp ứng mong muốn và xu hướng tiêu dùng của toàn xã hội.
  • 22. 12  Đối với nền kinh tế Thực phẩm sạch, nông sản an toàn là mong muốn của toàn xã hội. Vấn đề trên không chỉ gói gọn trong tiêu dùng trong nước mà còn hướng đến các sản phẩm nông sản chất lượng cao để xuất khẩu. Nhìn lại quá trình phát triển nông nghiệp nước ta, tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hàng nông sản Việt trên thị trường quốc tế hiếm khi được bán giá cao, được đánh giá là sản phẩm sạch, an toàn nhất khi đưa ra so sánh sản phẩm cùng loại của quốc gia khác. Và khi nguồn tài nguyên đất, sinh thái dần cạn kiệt thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật lại không tương xứng dẫn đến người nông dân phải bám vào những yếu tố kích thích từ nguồn phân thuốc vô cơ độc hại nhằm tăng năng xuất, sản lượng và đó là nguyên nhân chính dẫn đến thực phẩm mất an toàn và không thể xuất khẩu. Do đó, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng. Từ những phân tích trên có thể thấy, nông nghiệp hữu cơ đóng vai trò góp phần vào xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, phát triển ổn định và bền vững, không những sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng mà còn bảo đảm chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm thiểu tối đa các tác động của biến đổi khí hậu cũng như phát triển kinh tế-xã hội. Ngoài ra, trong xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, các sản phẩm hữu cơ có thể xuất khẩu với giá cao hơn những nông sản bình thường qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân, nhất là tại các nước đang phát triển. Nông nghiêp hữu cơ chính là một nền nông nghiệp bền vững. 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất rau hữu cơ 1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ Khái niệm phát triển sản xuất rau hữu cơ là phát triển các hệ thống sản xuất theo phương pháp canh tác hợp lý, phù hợp với sinh thái tự nhiên, không
  • 23. 13 sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón, chất bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp, thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi gen, hóc môn, chất tăng trưởng, đảm bảo hệ thống sản xuất bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội. Nội dung phát triển sản xuất rau hữu cơ bao gồm: phát triển về số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất; tăng diện tích, năng suất, chủng loại sản phẩm; tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận; tạo ra nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.2.2. Tiêu chí đo lường phát triển sản xuất rau hữu cơ 1.2.2.1. Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ Sản xuất rau hữu cơ muốn hình thành và phát triển trước hết cần có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên đánh giá sự phát triển sản xuất rau hữu cơ chính là số lượng tổ chức, cá nhân tham gia. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá tốc độ phát triển của các mô hình rau hữu cơ trong sự phát triển chung của ngành nông nghiệp. Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ nhiều, tăng nhanh qua các năm thể hiện sản xuất rau hữu cơ phát triển mạnh, phổ biến rộng rãi trong sản xuất và đời sống nhân dân. 1.2.2.2. Diện tích sản xuất Nếu như số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ là tiêu chí đánh giá tốc độ phát triển về mặt số lượng thì diện tích sản xuất chính là một trong những tiêu chí phản ảnh quy mô phát triển của ngành. Để đánh giá sự phát triển sản xuất rau hữu cơ qua diện tích sản xuất, cần xem xét tới một số yếu tố như: - Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ qua các năm là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, tăng hay giảm… - Tỷ lệ % đất sản xuất rau hữu cơ so với đất nông nghiệp qua các năm là bao nhiêu, lớn hay nhỏ, tăng hay giảm… Từ đó, chúng ta có thể đánh giá quy mô phát triển sản xuất rau hữu cơ
  • 24. 14 tại một quốc gia, một vùng hay một địa phương ở mức độ nào. 1.2.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm Năng suất được hiểu là mối tương quan giữa các kết quả của đầu ra với các đầu vào đã sử dụng, được biểu thị bằng công thức: Năng suất = Đầu ra /Đầu vào. Đầu vào được tính theo các yếu tố tham gia để tạo ra các kết quả của đầu ra như: lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị máy móc, vốn, các nguồn lực khác như kỹ năng quản lý… Trong sản xuất rau hữu cơ, người ta thường xem xét năng suất thông qua sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích gieo trồng trong một thời gian nhất định. Đây là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp hiệu quả của quá trình sản xuất, là nhân tố quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh, trình độ phát triển của các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Năng suất tăng đồng nghĩa với chi phí đơn vị sản phẩm giảm. Theo đó, lợi nhuận tăng, khả năng cạnh tranh trên thị trường tăng. Bên cạnh tiêu chí năng suất thì chủng loại sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng để đo lường sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ. Trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn tăng lên như hiện nay, sản xuất rau hữu cơ muốn phát triển cần đáp ứng được đầy đủ cho thị trường. Ngoài việc tăng năng suất sản phẩm thì việc đa dạng hóa các sản phẩm cũng là một nội dung quan trọng. Bởi vì, nhu cầu của thị trường phong phú và thay đổi không ngừng. Chủng loại sản phẩm đa dạng là một lợi thế giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất và đáp ứng sự thay đổi thường xuyên, liên tục của thị trường. 1.2.2.4. Tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận Ngoài các tiêu chí liên quan đến mức độ tăng trưởng, quy mô, hiệu quả sản xuất đã phân tích ở trên thì hiệu quả kinh tế cũng là một nội dung quan
  • 25. 15 trọng để đo lường sự phát triển sản xuất rau hữu cơ. Trong đó, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là 3 tiêu chí chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của hệ thống sản xuất. Sản xuất rau hữu cơ dù có tăng trưởng nhanh về số lượng, quy mô, năng suất, chủng loại sản phẩm nhưng nếu như nông sản tạo ra nhiều mà không tiêu thụ được trên thị trường hoặc sản lượng tiêu thụ thấp, giá bán dưới mức giá thành thì đó là một thất bại. Bởi vì khác hẳn với nông nghiệp truyền thống, mục đích của nông nghiệp hữu cơ là tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thu lợi nhuận. Nếu nông sản không tiêu thụ được, không tạo ra doanh thu lợi nhuận thì sản xuất nông nghiệp hữu cơ không đạt được mục đích sản xuất, không thể tồn tại và phát triển. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhịp điệu cung ứng nguyên vật liệu. Nếu tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và thuận lợi thì tốc độ sản xuất cũng sẽ diễn ra theo tỷ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ. Các tổ chức, cá nhân sản xuất rau hữu cơ nếu xây dựng được mạng lưới tiêu thụ hợp lý đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng sẽ có tác dụng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của hệ thống sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận,... góp phần tăng hiệu quả kinh tế. Sản xuất rau hữu cơ từ đó có thêm điều kiện để tồn tại lâu dài và phát triển nhanh. Như vậy, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận là ba yếu tố quan trọng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ. 1.2.2.5. Việc làm và giảm nghèo Để đánh giá sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ thì yếu tố hiệu quả về mặt xã hội là không thể thiếu. Chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp là người nông dân và địa bàn
  • 26. 16 chính của sản xuất nông nghiệp là khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển sản xuất rau hữu cơ phải luôn gắn liền với nông dân và nông thôn. Tính hiệu quả về mặt xã hội của phát triển sản xuất rau hữu cơ được thể hiện qua số lượng lao động có việc làm, tỷ lệ hộ nghèo giảm, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ phải gắn với việc tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần giải quyết cơ bản vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn. Chất lượng việc làm cần được cải thiện, tạo việc làm có năng suất lao động và giá trị gia tăng cao. Chất lượng cuộc sống của nông dân được thể hiện trên nhiều mặt như thu nhập, học hành, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, thụ hưởng các dịch vụ công... Nếu người nông dân được nâng cao thu nhập, có cuộc sống no ấm, không chịu ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro từ thị trường, được học hành nâng cao trình độ, được bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống như: chăm sóc sức khỏe, nước sạch, điện... thì đó là biểu hiện của việc phát triển sản xuất rau hữu cơ đang đi đúng hướng, phát triển bền vững về mặt xã hội. 1.2.2.6. Môi trường Nông nghiệp là ngành sản xuất dựa trên nền tảng tự nhiên. Vì vậy, đánh giá sự phát triển của sản xuất rau hữu cơ cũng cần xét đến các yếu tố môi trường. Hiệu quả mang lại cho môi trường từ sản hoạt động sản xuất rau hữu cơ được thể hiện qua một số tiêu chí như: - Tài nguyên thiên nhiên đã được khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả chưa? Nguồn đất, nước có được giữ gìn chất lượng, có bị ô nhiễm, suy thoái không? - Nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học có được bảo vệ, khôi phục và tái tạo không. Mức độ sử dụng các loại thuốc hóa học và phân vô cơ đã hợp lý chưa?
  • 27. 17 1.2.3 Các nhân tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ  Thứ nhất là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau hữu cơ nói riêng. Chính vì thế, nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sản xuất rau hữu cơ là đất đai. Đất đai ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bổ nông nghiệp hữu cơ (đặc biệt là với ngành trồng trọt). Đất đủ điều kiện canh tác rau hữu cơ phải là đất “tơi xốp”, thoáng khí, có nhiều chất hữu cơ trong đất. Đất không “tơi xốp” sẽ thiếu ô xy dẫn đến các vi sinh vật trong đất ngừng hoạt động và làm giảm chất dinh dưỡng có sẵn cho cây trồng sử dụng. Ngoài đất thì nguồn nước cũng là yếu tố không thể thiếu đối với sản xuất rau hữu cơ. Nguồn nước sạch, đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Ngược lại, thiếu nước, nước bị ô nhiễm sẽ tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất của nông sản. Trong sản xuất rau hữu cơ, khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng. Ở những vùng khí hậu có lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển quanh năm và cho năng suất cao. Độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Ở mỗi vùng khí hậu lại có sự tác động khác nhau đến sản xuất nông nghiệp tạo ra sự phân hóa cây trồng giữa các vùng. Trong những năm gần đây, tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến thiên tai, bão, lũ, khô hạn… có chiều hướng gia tăng. Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển. Điều này đã tác động tiêu cực đến quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ.  Thứ hai là nguồn lao động. Sản xuất rau hữu cơ là một hình thức canh tác mới, đòi hỏi những yêu
  • 28. 18 cầu tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt và phức tạp. Chính vì thế, chất lượng nguồn lao động cũng là một nhân tố quan trọng, tác động đến quá trình sản xuất rau hữu cơ. Nếu trình độ tiếp thu kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất của nguồn lao động tốt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong canh tác rau hữu cơ. Ngược lại, nguồn lao động yếu, kém sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông sản.  Thứ ba là kiến thức, kinh nghiệm của hộ gia đình. Có thể nói, nông nghiệp hữu cơ chính là sự tiếp thu, kế thừa, kết hợp những tinh hoa của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, kiến thức, kinh nghiệm của hộ gia đình cũng là một nhân tố quan trọng, tác động đến quá trình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất rau hữu cơ chỉ dùng phân hữu cơ làm từ phân chuồng, phân xanh, phân rác…; không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy tính chống chịu của cây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các thuốc phòng trừ thảo mộc; chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động. Để làm những kỹ thuật này, ngoài kiến thức lý thuyết trên sách vở thì kinh nghiệm thực tiễn làm nông nghiệp của các hộ nông dân cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho sản xuất rau hữu cơ đạt hiệu quả cao.  Thứ tư là điều kiện của hộ sản xuất: Nông nghiệp hữu cơ là hình thức sản xuất tiên tiến, đòi hỏi tiêu chuẩn cao, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật canh tác cũng như điều kiện sản xuất. Để tham gia vào sản xuất rau hữu cơ, các hộ sản xuất cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản về vốn, mặt bằng, giống, phân bón, kiến thức, thị trường tiêu thụ... Các điều kiện sản xuất được đảm bảo chính là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình sản xuất rau hữu cơ.  Thứ năm là cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, quy mô
  • 29. 19 cũng như sự phát triển của các mô hình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất rau hữu cơ thường phân bổ và phát triển mạnh mẽ ở những nước phát triển. Đó là những quốc gia có sơ sở hạ tầng rất hiện đại, có khả năng đáp ứng tốt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong sản xuất. Ngược lại, tại những nơi có cơ sở hạ tầng kém, thường gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất rau hữu cơ.  Thứ sáu là đường lối, chính sách khuyến khích: Sản xuất rau hữu cơ không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề chính sách. Là một hình thức canh tác còn mới mẻ, quá trình sản xuất rau hữu cơ trong thực tế đã và đang phát sinh nhiều khó khăn liên quan đến các vấn đề như: quy hoạch đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thương hiệu, giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật… Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các vùng sản xuất sản phẩm rau hữu cơ. Vì vậy, các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách cần phải ban hành các chính sách cụ thể, khả thi để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, đảm bảo vừa tháo gỡ khó khăn phát sinh, vừa hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện cho sản xuất rau hữu cơ ngày càng phát triển. Đồng thời, trong điều kiện sản xuất rau hữu cơ còn nhiều mới mẻ, chưa tạo được sự quan tâm đối với người lao động như hiện nay thì chính sách khuyến khích là rất quan trọng và cần thiết. 1.3 Kinh nghiệm và bài học phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Sóc Sơn, Hà Nội Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội với diện tích 18.040,62 ha đất nông lâm nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13.205,9 ha. Hiện, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có nhiều mô hình sản xuất hữu cơ, mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng nấm theo công nghệ cao, trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS, lợn hữu cơ, mô hình nuôi lợn, trồng dược liệu theo hướng hữu cơ. Trong đó, Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân chính là một trong những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả cao và đang dần tạo dựng được
  • 30. 20 thương hiệu tốt ở trong nước cũng như để xuất khẩu. Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân hiện đã có 26 nhóm sản xuất với diện tích 34ha. Với quy mô sản xuất lớn, bình quân mỗi năm, Hợp tác xã đưa ra thị trường trên 300 tấn rau củ quả các loại, tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Riêng thị trường Hà Nội, đơn vị cung cấp 50 - 70 tấn rau/tháng. Sản phẩm hợp tác xã sản xuất ra luôn được tiêu thụ hết. Hiện tại, đơn vị đang ký kết thu mua đối với 12 công ty và 45 điểm bán sản phẩm hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân, chủ yếu là rau gia vị và bí xanh đã được xuất khẩu sang các nước như Pháp, Đức… Sau thành công với các sản phẩm rau hữu cơ, mô hình trồng dược liệu theo hướng hữu cơ cũng là một hướng phát triển mới ở huyện Sóc Sơn. Trên địa bàn các xã Bắc Sơn, Xuân Giang và Trung Giã đã hình thành các mô hình trồng dược liệu theo hướng hữu cơ có liên kết đầu ra với doanh nghiệp. Từ các mô hình thử nghiệm ban đầu, trong thời gian tới, huyện Sóc Sơn dự kiến sẽ có thêm sản phẩm để kêu gọi đầu tư là dược liệu an toàn. Có thể nói, để đạt được những thành tựu trên, huyện Sóc Sơn đã có nhiều bước đi đúng đắn để lại nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.  Thứ nhất, về công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu cơ cho người nông dân: Ở xã Thanh Xuân trước đây chủ yếu là trồng lúa. Năng suất, giá trị kinh tế thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2008, Trung ương Hội nông dân Việt Nam và tổ chức ADDA Đan Mạch tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật canh tác hữu cơ cho hàng nghìn nông dân, thành lập liên nhóm và hợp tác xã thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình sản xuất rau hữu cơ dưới sự giám sát của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của tổ chức ADDA Đan Mạch. Nhờ chú trọng công tác đào tạo chuyên môn, kỹ thuật canh tác, mô hình rau hữu cơ ở Thanh
  • 31. 21 Xuân đã được người nông dân thực hiện một cách bài bản, tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất nghiêm ngặt.  Thứ hai, về xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm: Để mở rộng sản xuất và khẳng định chất lượng thương hiệu rau hữu cơ Sóc Sơn trên thị trường, cuối năm 2012, huyện đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rau hữu cơ Sóc Sơn. Hội nông dân huyện được huyện giao là đơn vị quản lý thương hiệu, nhằm hoàn thiện từ khâu quản lý tổ chức sản xuất, sơ chế, đóng gói tiêu thụ sản phẩm, quản lý thương hiệu và tìm kiếm mở rộng thị trường. Đến nay, nhãn hiệu rau Sóc Sơn đã gắn liền với các chủng loại rau hữu cơ khi được đưa ra thị trường, đem lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Việc có chỗ đứng trên thị trường đã đem lại giá trị sản phẩm cao hơn từ 1,5 lần so với trước khi có thương hiệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.  Thứ ba, về xây dựng mô hình sản xuất hợp lý cho sản phẩm: Hiện nay, Hội nông dân xã Thanh Xuân đã tổ chức 3 dạng mô hình sản xuất rau hữu cơ, trong đó có mô hình tổ chức sản xuất tập trung của nhóm, gồm: mô hình nhóm giao diện tích đến hộ và mô hình tổ chức HTX sản xuất rau hữu cơ do HTX quản lý. Việc thành lập các nhóm vừa quản lý được chất lượng nông sản, sản phẩm đồng đều, bên cạnh đó nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, đồng thời trao đổi kinh nhiệm lẫn nhau. Tất cả nhằm quản lý các nhóm hoạt động theo một hệ thống đảm bảo tinh thần nghiêm túc, minh bạch trong quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn PGS.  Thứ tư, về quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng để phát triển nông nghiệp hữu cơ ở huyện Sóc Sơn rất lớn nhưng chủ trương của huyện là không phát triển theo kiểu ồ ạt, không có quy hoạch. Mặc dù các sản phẩm rau hữu cơ đang có nhu cầu tăng cao xong huyện mới chỉ quy hoạch trong 6 xã. Sau đó, huyện sẽ tập trung đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tập huấn cho nông dân, giữ vững chất lượng
  • 32. 22 và tìm đầu ra ổn định. 1.3.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn, Hòa Bình Lương Sơn là huyện cửa ngõ của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Những đặc điểm tự nhiên này tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, mô hình rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh môi trường. Trong mô hình này người nông dân được đào tạo bài bản về khoa học kỹ thuật, trồng rau không sử dụng hóa chất độc hại. Rau thu hoạch xong sẽ được sơ chế, dán tem, nhãn mác mới đưa ra thị trường. Từ cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội) cùng phối kết hợp, huyện đã triển khai Dự án trồng rau hữu cơ tại 7 đơn vị gồm các xã Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Hợp Hòa, Thành Lập, Cự Yên, Tân Vinh và thị trấn Lương Sơn. Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai còn gặp nhiều khó khăn, bởi huyện Lương Sơn là địa hình bán sơn địa nên ít ruộng, trong khi diện tích tối thiểu cho trồng rau hữu cơ phải đạt từ 2000m2 trở lên. Trong khi đó, người dân lại quen với trồng rau truyền thống. Nhờ sự cố gắng các cơ quan hữu quan và người dân, nên cây rau hữu cơ ngày càng đứng chân bền vững ở mảnh đất này. Theo đó, trước khi thực hiện mô hình người dân được Hội Nông dân và Trung tâm dạy nghề tổ chức huấn luyện trong thời gian 3 tháng về trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ; chăn nuôi “sạch’’. Kết thúc khóa học các thành viên được cấp chứng chỉ và chỉ những ai có chứng chỉ mới đủ điều kiện tham gia mô hình. Người sản xuất cam kết tuyệt đối không sử dụng phân hóa học mà chỉ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục từ 3 – 6 tháng).
  • 33. 23 Đồng thời để đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, người trồng rau hữu cơ ở Lương Sơn cũng không dùng thuốc bảo vệ thưc vật mà chỉ dùng thuốc thảo dược tự chế bao gồm: Tỏi, ớt, gừng, rượu ngâm từ 5 – 7 ngày sau đó mang phun trên rau. Ngoài ra, trên lối đi trồng các loại cây dẫn dụ (chủ yếu là các loại hoa như: Cúc vạn thọ, hoa bóng nước…) để thu hút các loại ‘’thiên địch’’ như: Bướm, sâu…, hạn chế côn trùng phá hoại rau. Xã Thành Lập là một trong những xã trồng rau hữu cơ khá thành công. Hiện xã có 4 nhóm sản xuất chính là Nà Lều, Cây Gạo, Đồng Làng và Đồng Sương, với hàng trăm lao động canh tác trên diện tích 7.000m2 rau hữu cơ, cho thu nhập khoảng gần 5 triệu/người/tháng. Tại các xã khác như Tân Vinh, Cự Yên, Nhuận Trạch và Hợp Hòa... đời sống của nhân dân cũng được nâng lên nhờ trồng rau hữu cơ. Hiện tại cả huyện Lương Sơn đã thành lập được 2 Hợp tác xã và 15 nhóm sản xuất rau hữu cơ, có hơn 150 thành viên tham gia, với tổng diện tích sản xuất hơn 10,5 ha. Trong đó sản xuất rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế (PGS) hơn 8 ha. Mỗi năm, Lương Sơn cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn rau hữu cơ, trong đó có các siêu thị ở Hà Nội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương. Trong năm 2015, các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 84 tấn sản phẩm rau hữu cơ, 11 tấn gà sạch các loại. Trong 9 tháng 2016, tổng khối lượng nông sản hữu cơ do liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn cung cấp cho thị trường đã lên tới trên 100 tấn. Không chỉ giúp người nông dân có thu nhập cao, mô hình sản xuất hữu cơ còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng nông sản an toàn, chất lượng bảo đảm. Sau gần 10 năm phát triển, đến nay, toàn huyện Lương Sơn đã thành lập được gần 20 nhóm sản xuất rau hữu cơ với trên 150 thành viên tham gia.
  • 34. 24 Tổng diện tích sản xuất thường xuyên đạt trên 10,5 ha. Trong đó diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất rau hữu cơ an toàn (PGS) là khoảng 8 ha. Ngoài một tỷ lệ nhỏ tiêu thụ tại địa phương, phần lớn sản lượng rau hữu cơ của các xã, thị trấn huyện Lương Sơn đều được xuất bán cho các cửa hàng, siêu thị ở Hà Nội thông qua 3 đầu mối chính là: Công ty VinaGap, Công ty Tràng An và Công ty Tâm Đạt. Với những thành tựu như trên, mô hình trồng rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã để lại cho các địa phương khác nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cụ thế: Thứ nhất là sự hỗ trợ kịp thời từ các dự án của các tổ chức nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong việc xây dựng và hình thành nên các vùng sản xuất rau hữu cơ. Tại huyện Lương sơn là sự hỗ trợ của Dự án ADDA (Đan Mạch) và Trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội). Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật canh tác cho các đối tượng tham gia vào hệ thống canh tác, yêu cầu các thành viên tham gia cam kết nghiêm túc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Thứ ba, thực hiện xây dựng các nhóm, các hợp tác xã cùng hỗ trợ, học hỏi và giúp đỡ lần nhau trong quá trình sản xuất. Thứ tư, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Thứ năm là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức liên quan. Các cơ quan chức năng, trực tiếp là Hội Nông dân và Phòng NN&PTNT huyện thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, trang bị tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho nông dân; tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất mở rộng diện tích rau hữu cơ; tiếp tục quản lý và thực hiện tốt quy trình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ vững và phát triển thương hiệu nông sản hữu cơ Lương
  • 35. 25 Sơn (Hòa Bình). 1.3.3 Bài học rút ra cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn Qua thành công của các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đặc biệt là các mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa bình, có thể thấy rằng những kinh nghiệm được rút ra từ hai địa phương có nhiều nét tương đồng. Qua đây, chúng ta có thể rút ra bài học cho phát triển sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn như sau: Thứ nhất, tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, tổ chức trong việc xây dựng, hình thành và phát triển các mô hình, các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thứ hai, chú trọng công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu cơ cho người nông dân. Trước khi tham gia vào mô hình sản xuất, nhất thiết phải thực hiện khâu đào tạo cho các thành viên tham gia thật nghiêm túc và kỹ lưỡng. Thứ ba, xây dựng và quản lý tốt thương hiệu sản phẩm. Việc xây dựng và quản lý tốt thương hiệu sản phẩm sẽ giúp cho nông sản hữu cơ khi đem ra tiêu thụ trên thị trường có giá bán tốt, có vị trí vững chắc, tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Thứ tư, tổ chức sản xuất theo mô hình phù hợp. Qua thực tế tại hai địa phương trên cho thấy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo từng nhóm nông hộ hoặc theo mô hình hợp tác xã là khá phù hợp, tạo điều kiện cho sản xuất tập trung, hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Thứ năm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ tốt, không bị tồn kho, ế ẩm, việc quan trọng hàng đầu là phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường có được thông qua việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, tìm kiếm các cơ sơ kinh doanh nông sản hữu cơ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…
  • 36. 26 Thứ sáu, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ kịp thời của các cơ quan quản lý, các cơ quan chức năng trực tiếp. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau đây: Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như thế nào? Thực trạng các nhân tố tác động tới phát triển sản xuất rau hữu cơ tại tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn như thế nào? Những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là gì? Cần làm gì thúc đẩy hơn nữa phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn? 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
  • 37. 27 a. Mục đích Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ và các yếu tố tác động đến sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. b. Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra của cuộc khảo sát bao gồm: Các nông hộ sản xuất rau thông thường và các nông hộ sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. c. Phương thức tổ chức chọn mẫu. Tại địa bàn 4 xã, phường (Huyền Tụng, Xuất Hóa, Nông Thượng, Dương Quang), tác giả tiến hành lựa chọn một số hộ đang sản xuất rau hữu cơ và một số hộ sản xuất rau thông thường để thực hiện khảo sát, nghiên cứu. Số lượng chọn nghiên cứu là 70 hộ. Cụ thể: Xã/phường Số nông hộ tham gia điều tra Sản xuất rau thông thường Sản xuất rau hữu cơ Huyền Tụng 10 10 Xuất Hóa 10 10 Dương Quang 5 10 Nông Thượng 10 5 Tổng 35 35 d. Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng dưới dạng bảng hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
  • 38. 28 Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, trình độ văn hóa… Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể về đặc điểm, tình hình, điều kiện sản xuất nông nghiệp của các hộ; ý kiến đánh giá, nhận định về sản xuất rau hữu cơ; những khó khăn thuận lợi và định hướng sản xuất trong thời gian tới. e. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu - Tác giả đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những đối tượng nghiên cứu vừa nêu trên theo mẫu phi xác xuất. - Phân phát bảng hỏi và hướng dẫn trả lời. - Ghi chép các phản ứng của người được phỏng vấn một cách trung thực về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Chuyển thông tin thu thập về tập hợp và tiến hành xử lý. 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin - Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất cua hiện tượng nghiên cứu. Qua số liệu thống kê, ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được những nhận xét và kết luận đúng đắn.Tại nghiên cứu này, trên cơ sở thông tin thu thập được thông qua 2 phương pháp nêu trên tác giả tiến hành tập hợp dữ liệu bảng, triển khai các nội dung quan trọng theo hướng trả lời những câu hỏi của luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng thông qua các bảng số liệu để có đánh giá, nhận xét, so sánh phù hợp. Thông tin sơ cấp và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007 của Microsoft Office. 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê; so sánh sự khác nhau về tình hình phát triển sản xuất
  • 39. 29 rau hữu cơ tại địa bàn nghiên cứu với các địa phương khác... Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển sản xuất rau hữu cơ. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả, bền vững các mô hình sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển về quy mô, số lượng - Số lượng tổ chức, các nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ: Phản ánh sự phát triển sản xuất rau hữu cơ về mặt số lượng. - Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ: Phản ánh sự phát triển sản xuất về mặt quy mô. Đơn vị tính: ha 2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất bao gồm 02 chỉ tiêu: - Năng suất: Phản ánh sản lượng rau thu được tính trên một đơn vị diện tích canh tác. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao. Đơn vị tính: Tấn/ha Công thức tính: Năng suất = Tổng sản lượng rau/Tổng diện tích đất canh tác - Chủng loại sản phẩm: Thể hiện mức độ đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường của sản phẩm. 2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: - Sản lượng tiêu thụ: Đơn vị tính: Tấn - Doanh thu. Đơn vị tính: Triệu đồng Công thức tính: Doanh thu = Giá bán một đơn vị sản phẩm x Sản lượng tiêu thụ. - Lợi nhuận. Đơn vị tính: Triệu đồng
  • 40. 30 Công thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Các khoản chi phí liên quan - Tỷ suất lợi nhuận. Đơn vị tính: % Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận/Doanh thu) x100 2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội - Số lượng việc làm được tạo ra cho người lao động - Thu nhập bình quân. Đơn vị tính: Triệu đồng/tháng. 2.2.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường - Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Mức độ ô nhiễm, suy thoái nguồn đất, nước - Mức độ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  • 41. 31 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU HỮU CƠ TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC KẠN-TỈNH BẮC KẠN 3.1. Giới thiệu về thành phố Bắc Kạn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên Về vị trí địa lý, Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh Bắc Kạn, cách Thủ đô Hà Nội 160km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; đến sân bay Nội Bai khoảng 150km; đến cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó, việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Quốc lộ 3 mới Thái Nguyên - Chợ Mới đã được đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa nói chung và các sản phẩm rau hữu nói riêng. Về đặc điểm địa hình, Địa hình thành phố Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau. Ở đây có địa hình chủ yếu là đồi núi và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dich theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m. Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm
  • 42. 32 thuộc hệ thống thung lũng các con sông. Như vậy địa hình đặc trưng của thành phố Bắc Kạn là đồi núi cao và bị chia cắt. Đây là một trở ngại cho thành phố trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung. Về khí hậu, Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền núi phía Bắc Việt Nam. Khí hậu ở đây có sự phân hóa rõ rệt. Mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, nóng ẩm, mưa nhiều. Tính chất phân hóa theo 2 mùa nóng lạnh tạo điều kiện cho Thành phố Bắc Kạn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm theo mùa, đặc biệt là các loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu khắc nghiệt như giá lạnh, sương muối cũng là một khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Về thủy văn: Thành phố Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các suối lớn chảy qua địa bàn Thành phố như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Bắc Kạn dài khoảng 20km, rộng trung bình 40m. Hệ thống sông suối chảy qua thành phố tạo ra nguồn nước dồi dào cho tưới tiêu, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, sông suối ở đây có độ dốc bị bồi lắng do đất đá ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối. Về đất đai: Thành phố Bắc Kạn có khoảng 1.400ha đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã, phường ngoại thành như Nông Thượng, Xuất Hóa, Dương Quang, Huyền Tụng… Tại đây có những cánh đồng diện tích khá lớn, ngay sát đường nên giao thông khá thuận tiện. Đây là một lợi thế cho địa phương trong việc phát triển các vùng sản xuất rau hữu cơ tập trung. Có thể nói, mặc dù điều kiện tự nhiên ở Thành phố Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn như địa hình đồi núi cao, khí hậu khắc nghiệt nhưng nhìn chung vẫn có những tiềm năng để phát triển sản xuất rau hữu cơ.
  • 43. 33 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 137 km² với dân số là 57.800 người, mật độ dân số là 422 người/ km². Ở đây có 7 dân tộc anh em sinh sống bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay. Trong đó dân tộc Tày chiếm chủ yếu với 57%. Sau khi được tái lập tỉnh, tình hình kinh tế xã hội của Thị xã Bắc Kạn nay là Thành phố Bắc Kạn đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành chức năng, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, Thành phố Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong năm 2017, thành phố đã thực hiện nghiêm quy chế và nguyên tắc làm việc, tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục được thành phố quan tâm đầu tư xây dựng, trong đó tập trung vào cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, hạ tầng thương mại, tạo điều kiện môi trường thuận lợi trong kinh doanh, đầu tư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm của thành phố đạt 2.651 tỷ đồng, bằng 106,4% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên 396 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch. Trong phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi; nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả gắn với đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Tổng sản lượng lương thực của thành phố năm 2017 đạt 4.660 tấn, đạt 111% kế hoạch; diện tích rừng trồng mới đạt 164,41ha, đạt 164% kế hoạch. Trong xây dựng nông thôn mới, thành phố đã chỉ đạo huy động các nguồn lực đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ, của tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay, xã Nông Thượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí; xã Dương
  • 44. 34 Quang đạt 14/19 tiêu chí. Về văn hóa - xã hội, các hoạt động văn hóa - thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Chất lượng giáo dục của thành phố tiếp tục đứng đầu toàn tỉnh. Công tác y tế, dân số hoạt động có hiệu quả. Công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm thực hiện. Năm 2017, thành phố đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững; các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội diễn ra trên địa bàn luôn được bảo vệ an toàn. Với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội của thành phố Bắc Kạn ngày càng ổn định và phát triển. Đây là một thuận lợi lớn cho việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp lớn theo hướng chuyên môn hóa cao tại địa phương, đặc biệt là các vùng sản xuất rau hữu cơ. 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn 3.2.1. Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ Thành phố Bắc Kạn là một vùng có diện tích đất nông nghiệp không lớn, địa hình bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt nên việc phát triển nông nghiệp tại địa phương là không dễ dàng. Định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố giai đoạn 2015-2020 là duy trì và phát triển các loài cây, con, sản phẩm địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế cao; hình thành các khu sản xuất ứng dụng công nghệ, sản xuất rau hữu cơ, rau sạch. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn vẫn còn là một vấn đề khá khó khăn và phức tạp. Qua điều tra, số lượng cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn cụ thể theo Bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017
  • 45. 35 ĐVT: Hộ STT Tổ chức, cá nhân 2015 2016 2017 1 Nông hộ nhỏ lẻ 0 3 5 2 Hợp tác xã 0 0 3 3 Doanh nghiệp 0 0 0 Tổng 0 3 8 (Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn) Từ Bảng 3.1 ta thấy số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất rau hữu cơ tại địa phương là rất thấp và không tăng nhiều qua các năm. Có thể thấy, sản xuất rau hữu cơ mới chỉ xuất hiện nhỏ lẻ tại Thành phố Bắc Kạn vào năm 2016 với 03 nông hộ tham gia. Đến năm 2017, con số này tăng lên không đáng kể với tổng số là 05 hộ và 03 hợp tác xã. Trong đó, 3 hợp tác xã huy động được khoảng 50 xã viên tham gia sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn còn là một phương thức canh tác vô cùng mới mẻ đối với bà con nông dân. Kết quả điều tra tại 04 xã, phường ngoại thành của Thành phố Bắc Kạn cho thấy số lượng người biết đến nông nghiệp hữu cơ là rất ít. Cụ thể với câu hỏi được đưa ra đối với các nông hộ là: “Ông/bà có biết sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì và những lợi ích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ?”, kết quả điều tra cho số liệu như sau: Bảng 3.2: Kết quả điều tra sự hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ (Đvt: người)
  • 46. 36 Xã/phường Số người được hỏi Số người trả lời có Tỉ lệ (%) câu trả lời có trên tổng số tham gia điều tra SX rau truyền thống SX rau hữu cơ SX rau truyền thống SX rau hữu cơ SX rau truyền thống SX rau hữu cơ Huyền Tụng 10 10 2 10 20 100 Xuất Hóa 10 10 3 10 30 100 Dương Quang 5 10 1 10 20 100 Nông Thượng 10 5 0 5 0 100 35 35 6 35 100 17,1 Tổng 70 41 58,6 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Theo bảng 3.2, trong 70 nông hộ tham gia khảo sát có 41 người biết đến nông nghiệp hữu cơ bằng 58,6%. Trong đó, các hộ sản xuất rau hữu cơ đạt tỷ lệ 100%, các hộ sản xuất rau truyền thống chỉ đạt 17,1%. Điều này chứng tỏ mức độ phổ biến, hiểu biết về canh tác nông nghiệp hữu cơ của các hộ sản xuất rau trên địa bàn thành phố Bắc Kạn còn rất thấp. Đây là một trở ngại lớn cho Thành phố Bắc Kạn trong việc phát triển sản xuất các sản phẩm rau hữu cơ tại địa phương. 3.2.2. Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ - Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn Thành phố Bắc Kạn, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại địa phương qua các năm như sau: Bảng 3.3: Diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 ĐVT: ha
  • 47. 37 Năm 2015 2016 2017 Tổng Diện tích 0 0,3 2,85 3,15 (Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn) Từ Bảng 3.3 ta thấy, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn rất thấp, phát triển chậm qua các năm. Tổng diện tích từ năm 2015 đến năm 2017 chỉ là 3,15 ha chiếm khoảng 0,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Thành phố Bắc Kạn rất ít. Mặt khác, các nông hộ, hợp tác xã khi tham gia sản xuất rau hữu cơ bước đầu mới chỉ theo hướng canh tác thử nghiệm nên diện tích đất đầu tư vào mô hình sẽ ít. Hợp tác xã Đại Thành, tổ 11B phường Đức Xuân (Thành phố Bắc Kạn) là một trong những đơn vị hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác xã có 7 xã viên tham gia canh tác trên 10 ha đất nông nghiệp. Từ năm 2017, đơn vị bắt đầu sử dụng 1 ha đất nông nghiệp để thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ. Như vậy, diện tích đất sản xuất rau hữu cơ mới chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích đất canh tác của đơn vị. Cũng là hợp tác xã mới thành lập trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã tại thôn Phiêng My, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn tập trung sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ, áp dụng công nghệ cao. Dự án đầu tư xây dựng cùng lúc 3 mô hình gồm sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn; sản xuất rau trong nhà mái che (vòm che cao) và sản xuất rau ngoài đồng, trồng trái vụ dưới vòm che thấp. Dự án đã lắp đặt nhà lưới bán kiên cố (cấp II) cho sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn với diện tích 792m2 ; lắp đặt nhà mái che (vòm che cao) cho sản xuất rau trên diện tích 720m2 . Như vậy, tổng diện tích sản xuất rau hữu cơ của hợp tác xã cũng chỉ đạt khoảng hơn 1.500m2 . Hợp tác xã Đồng Tâm, tổ 1A, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn là
  • 48. 38 đơn vị đang hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2017, HTX bắt đầu triển khai mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm rau sạch, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động của HTX còn bị hạn chế do khó khăn về vốn và mặt bằng sản xuất. Hiện HTX chưa có trụ sở ổn định, không có đất thuê lâu dài. Chính vì thế, đơn vị chưa thể yên tâm đầu tư đối mới công nghệ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng không thể mở rộng và tăng lên. 3.2.3. Năng suất, chủng loại sản phẩm Như đã phân tích ở chương 1, năng suất là tiêu chí quan trọng thể hiện hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất rau hữu cơ. Sản xuất rau hữu cơ bắt đầu hình thành nhỏ lẻ tại một số nông hộ trên địa bàn thành phố từ năm 2016. Đến năm 2017 thành phố Bắc Kạn có 03 hợp tác xã thực hiện các mô hình sản xuất rau hữu cơ. Bảng 3.4: Năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn năm 2017 Đvt: Tấn/ha TT Tên đơn vị Năng suất trung bình 1 Hợp tác xã Tân Thành 5,8 2 Hợp tác xã NN Huyền Tụng 6,2 3 Hợp tác xã Đồng Tâm 5,5 (Nguồn: Phòng NN&PTNT thành phố Bắc Kạn) Từ Bảng 3.4 ta thấy, năng suất trung bình của các đơn vị sản xuất rau hữu cơ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn nằm trong khoảng từ 5,5 tấn/ha đến 6,2 tấn/ha một năm. Đối với các đơn vị còn mới trong lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ thì đây cũng là một thành tựu đáng kể. Hợp tác xã nông nghiệp Huyền Tụng là đơn vị có năng suất cao nhất so với 2 đơn vị còn lại với mức trung bình khoảng 6,2 tấn/ha. Có được kết quả trên là do hợp tác xã tập trung sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ, áp dụng công
  • 49. 39 nghệ cao. Dự án đầu tư xây dựng cùng lúc 3 mô hình gồm sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn; sản xuất rau trong nhà mái che (vòm che cao) và sản xuất rau ngoài đồng, trồng trái vụ dưới vòm che thấp. Dự án cũng tập huấn cho 20 lượt nông dân phường Huyền Tụng về kỹ thuật sản xuất. Toàn bộ hệ thống nhà lưới được thiết kế phù hợp với diện tích canh tác, mái vòm hở, hệ thống nước tưới nhỏ giọt, và toàn bộ quạt thông gió giúp điều chỉnh, cân bằng nhiệt độ thích hợp khi thời tiết thay đổi đã giúp cây trồng phát triển rất tốt mà không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, năng suất sau thu hoạch đạt mức tương đối cao, chất lượng nông sản cũng đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ. Tuy nhiên nếu đem so sánh với các mô hình sản xuất của các tỉnh, thành phố khác như Sóc Sơn (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình)… thì mức năng suất sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn còn tương đối thấp. Nguyên nhân là do các nông hộ trong hợp tác xã tham gia sản xuất rau mới chỉ tuân thủ được một số tiêu chuẩn nhất định trong canh tác hữu cơ như: Chỉ sử dụng phân hữu cơ làm từ phân chuông phân xanh; thực hiện luân canh, xen canh thường xuyên kết hợp với phòng trừ sinh học; không sử dụng phân hóa học, các chất kích thích tăng trưởng, chất bảo vệ thực vật, chế phẩm biến đổi gien… Đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, các quy trình chăm sóc đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, các nông hộ trên chưa có khả năng để thực hiện. Quá trình tham gia vào sản xuất rau hữu cơ của bà con nông dân cũng hoàn toàn mang tính chất tự phát, chủ yếu canh tác bằng kinh nghiệm và kiến thức tự học, tự tìm hiểu. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao. Ông Quách Đăng Hiển - Giám đốc HTX Đại Thành cho biết: Khi tham gia vào mô hình, các xã viên được hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật, cách chăm sóc nhưng do đây là một phương thức canh tác còn mới mẻ với bà con nông dân nên quá trình thực hiện gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, đất đai cũng là một vấn đề trở ngại. Sản xuất hữu cơ đòi hỏi những yêu
  • 50. 40 cầu hết sức nghiêm ngặt về chất lượng của đất. Mặc dù Hợp tác xã Đại Thành đã lựa chọn những loại rau phù hợp với khí hậu tại địa phương nhưng do chất đất xấu, phải cải tạo nhiều nên năng suất và chất lượng nông sản sau thu hoạch đạt rất thấp. Bên cạnh năng suất thì chủng loại sản phẩm cũng là một vấn đề đối với phát triển sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn. Trong năm 2017, trên địa bàn thành phố mới chỉ sản xuất được 11 loại rau theo hướng hữu cơ, bao gồm: Cà chua, dưa thơm, đậu cô-ve, xà lách, cải ngọt, su hào, đậu đũa, mùng tơi, mướp đắng, mướp hương, bồ khai. Bắc Kạn có khí hậu phân hóa đa dạng, thích hợp để phát triển nhiều chủng loại sản phẩm theo mùa. Vì vậy, số lượng chủng loại sản phẩm rau hữu cơ hiện có trên địa bàn thành phố là còn tương đối ít, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. 3.2.4. Tình hình tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận Nếu như năng suất, chủng loại là tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất thì tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận chính là những tiêu chí để đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mang lại từ quá trình sản xuất rau hữu cơ. Bảng 3.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất rau hữu cơ tại thành phố Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017 Đvt: Triệu đồng TT Tiêu chí 2015 2016 2017 So sánh năm 2016 với năm 2015 So sánh năm 2017 với năm 2016 Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Doanh thu 0 180 2079 180 1899 1155 2 Lợi nhuận 0 60 1512 60 1452 2520 3 Tỷ lệ % Lợi 0 40 72,7 40 33