SlideShare a Scribd company logo
1 of 228
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI
VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Khảo sát tại Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 30 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách
quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Dương Thị Thu Hương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 23
1.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hành vi rủi ro 23
1.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành
vi rủi ro
31
1.3 Các điểm chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 41
2.1. Các khái niệm 41
2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI
64
3.1. Đặc điểm gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội của học sinh trung
học phổ thông Hà Nội
64
3.2. Thực trạng hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 74
CHƯƠNG 4: GẮN KẾT VỚI GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ
HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI
91
4.1. Gắn kết trong gia đình và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ
thông Hà Nội
93
4.2. Gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và hành vi rủi ro của học
sinh trung học phổ thông Hà Nội
108
4.3. Gắn kết với các hoạt động xã hội, mạng xã hội và hành vi rủi ro của
học sinh trung học phổ thông Hà Nội.
116
4.4. Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa các yếu tố: gắn kết gia đình, nhà
trường, xã hội và hành vi rủi ro của hoc sinh trung học phổ thông Hà
Nội
128
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 160
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPTT : Biện pháp tránh thai
CDC : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
(Centers for Disease Control and Prevention)
CL : Công lập
GT : Giao thông
HVGT : Hành vi giao thông
HVRR : Hành vi rủi ro
NCL : Ngoài Công Lập
NĐ : Nghị định
QHTD : Quan hệ tình dục
SAVY1 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2003 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)
SAVY2 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2009 (Survey Assessment of Vietnamese Youth)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTN : Thanh thiếu niên
UBDS KHHGĐ : Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình.
UBDSQG : Uỷ ban dân số Quốc gia
VTN : Vị thành niên
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
YRBSS : Hệ thống giám sát hành vi rủi ro
(Youth Risk Behavior Surveillance System)
DANH MỤC BẢNG	
Thứ tự Tên bảng Trang
Bảng 1 Chi tiết các nhóm biến số độc lập 6
Bảng 2 Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT
Hà Nội
15
Bảng 3.1 Thực trạng các hành vi rủi ro của các thành viên trong gia đình 67
Bảng 3.2 Tỉ lệ học sinh trong mẫu nghiên cứu có bạn thân, bạn trong nhóm
chơi chung có các hành vi rủi ro cụ thể
70
Bảng 3.3 Thực trạng các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội 71
Bảng 3.4 Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên 72
Bảng 3.5 Thực trạng số lượng bạn bè trên mạng xã hội của học sinh THPT 73
Bảng 3.6 Tần suất các hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội 74
Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo
giác và hành vi gây bạo lực
77
Bảng 3.8 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút
thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo
giác và hành vi giao thông không an toàn
78
Bảng 3.9 Lý do uống bia/rượu của học sinh THPT Hà Nội 80
Bảng 3.10 Lý do hút thuốc của học sinh THPT Hà Nội 81
Bảng 4.1 Các mối quan hệ gắn kết xã hội được triển khai phân tích. 91
Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi giao thông
không an toàn của học sinh THPT Hà Nội
94
Bảng 4.3 Các mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ giữa chỉ
số tổng hợp gắn kết gia đình và từng hành vi rủi ro cụ thể của
học sinh THPT
97
Bảng 4.4 Các chỉ số mô hình hồi quy đa biến các đặc điểm gắn kết gia
đình và số lượng (loại) hành vi rủi ro học sinh có liên quan
106
Bảng 4.5 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với nguy cơ có các hành vi rủi
ro cụ thể.
107
Bảng 4.6 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường,
thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với các hành vi gây bạo lực cụ
thể
108
Bảng 4.7 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa mức độ gắn kết nhà
trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có các hành
vi rủi ro cụ thể
107
Bảng 4.8 Mô hình hồi quy logistic đơn biến mối quan hệ giữa mức độ gắn
kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có
từng HVGT không an toàn
110
Bảng 4.9 Mối quan hệ giữa bạn thân/bạn trong nhóm chơi chung có hút
thuốc/không hút thuốc với tình trạng hút thuốc của nam/nữ học
sinh
111
Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa việc đã từng/chưa từng tham gia các hoạt động
xã hội và thực trạng đã từng uống hết một ly bia/chén rượu
117
Bảng 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không tham gia CLB ngoại khoá và
hành vi gây bạo lực ở học sinh
122
Bảng 4.12 Mối quan hệ giữa số lượng bạn trên mạng xã hội và hành vi rủi
ro
123
Bảng 4.13 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi
bạo lực
125
Bảng 4.14 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi
tự gây thương tích, có ý định tự tử và cố gắng tự tử
126
Bảng 4.15 Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa giải thích cho từng hành vi rủi
ro cụ thể từ các mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố có mối
quan hệ với từng hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
130
Bảng 4.16 Hồi quy đa biến các yếu tố đặc điểm học sinh, đặc điểm gắn kết
gia đình, nhà trường, xã hội giải thích thực trạng có đồng thời
nhiều hành vi rủi ro
145
DANH MỤC CÁC BIỂU
Thứ tự Tên biểu Trang
Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các chỉ số thành phần mức độ gắn kết gia
đình
66
Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các chỉ số gắn kết học sinh với nhà trường,
thầy cô, bạn bè
69
Biểu đồ 3.3 Thực trạng tham gia các hoạt động xã hội của học sinh THPT 72
Biểu đồ 3.4 Tần suất số loại HVGT không an toàn của học sinh THPT
Hà
75
Biểu đồ 3.5 Số loại hành vi bạo lực học sinh có liên quan 76
Biểu đồ 3.6 Tần suất số loại hành vi rủi ro học sinh đã từng có trong 18
hành vi
76
Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ học sinh đã từng hút shisha, sử dụng chất gây nghiện,
sử dụng chất/thuốc gây ảo giác
83
Biểu đồ 3.8 Hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội 84
Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ học sinh có các hành vi giao thông không an toàn 85
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ học sinh đã từng có ý định tự tử, cố gắng tự tử 88
Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm hôn nhân của bố & mẹ và hành
vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
93
Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây bạo lực
của học sinh THPT Hà Nội
94
Biểu đồ 4.3 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây thương
tích, có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh
94
Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc lá của người thân trong
gia đình và hành vi hút thuốc lá của học sinh
105
Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa hành vi gây bạo lực của người thân trong
gia đình và hành vi gây bạo lực thể chất của học sinh
106
Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng chất gây nghiện (ma tuý,
heroin, thuốc lắc) phân theo nhóm có bạn thân, bạn trong
nhóm chơi chung đã từng/chưa từng sử dụng chất gây nghiện
113
Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ học sinh nam và nữ có hành vi bạo lực phân theo
nhóm có bạn thân, bạn trong nhóm đã từng và chưa từng có
hành vi bạo lực
114
Biểu đồ 4.8 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm
và hành vi đã từng hút thuốc/ thử hút thuốc của học sinh
THPT tại Hà Nội
119
Biểu đồ 4.9 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm
và hành vi đã từng sử dụng ma tuý
120
Biểu đồ 4.10 Mối quan hệ giữa học sinh nam/nữ; học sinh trường công
lập/ngoài công lập có đi làm thêm/không đi làm thêm và
hành vi đã từng sử dụng chất gây ảo giác (%).
121
Biểu đồ 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không đi làm thêm và hành vi gây
bạo lực
122
Biểu đồ 4.12 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi
rủi ro cụ thể của học sinh THPT
124
Biểu đồ 4.13 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi
gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội
124
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ tiềm
ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là những
hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất, tinh thần,
các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng đồng. Đây là vấn
đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng chứng từ nhiều nghiên
cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt với nhiều rủi ro cho sức
khoẻ và sự phát triển [88]. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, VTN đang gặp
phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều HVRR. Thực trạng này đã đặt xã hội
đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất ổn về kinh tế, xã hội, đặt cá nhân vào
những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những
nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh được [88].
Hành vi rủi ro của VTN có thể gây hậu quả cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần trước
mắt cũng như lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội, đồng thời có nguy cơ gây áp lực
về kinh tế, y tế, xã hội và gánh nặng ngân sách cho các quốc gia. Theo báo cáo của tổ
chức Y tế thế giới, có hơn 2,6 triệu người trẻ tuổi từ 10 đến 24 tử vong hàng năm trên thế
giới và phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ những HVRR có thể phòng ngừa được. Tổ
chức Y tế thế giới đã từng đưa ra một vài con số đáng quan tâm như: hàng năm có khoảng
16 triệu nữ VTN trong độ tuổi 15 đến 19 sinh con, và VTN, thanh niên ở độ tuổi 15 – 24
chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người trưởng thành nhiễm HIV mới. Ngoài ra có khoảng
20% VTN đã từng gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần, khoảng 150 triệu người
trẻ tuổi hút thuốc và một số lượng đáng kể tham gia vào bạo lực cũng như tử vong vì bạo
lực [163, tr.1]
Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực lao
động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập, phát
triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, sự biến đổi nhanh chóng của xã hội và của
mỗi gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều HVRR
khác nhau. Một số các bằng chứng thu được từ nghiên cứu Vị thành niên, thanh niên Việt
Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2008 đã chỉ ra rằng đây là nhóm có nguy cơ cao đối mặt
với các HVRR, trong đó liên quan trực tiếp đến những rủi ro về sức khoẻ: có khoảng
8,2% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 24 có hoạt động tình dục đã từng nạo phá thai hay khoảng
20% số người được hỏi ở độ tuổi nói trên đã từng hút thuốc lá [163, tr.1]. Nghiên cứu
SAVY 2 cũng cho thấy những bằng chứng về thời điểm bắt đầu tham gia một số HVRR
2
chủ yếu nằm trong giai đoạn cuối VTN [26]. Ngoài ra, tại Việt Nam, tai nạn giao thông
là gánh nặng cơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. Chấn thương liên quan đến giao thông
cũng là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15 – 19 [27].
Trong bối cảnh VTN, thanh niên có nguy cơ đối mặt với nhiều HVRR, trong những
năm gần đây, VTN trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành
và nhà nước với nhiều các chủ chương, chính sách ban hành đã đặt trọng tâm hướng tới
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN. Ngày 7/6/2006, bộ Y tế đã ban hành Quyết định
số 2010/QĐ – BYT phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ VTN và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020”
trong đó đặt ra rất nhiều các mục tiêu nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần và đặc biệt
chú ý đến các vấn đề sức khoẻ có liên quan nhiều đến các HVRR như: tai nạn thương
tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khoẻ tâm thần, bệnh lây truyền qua đường tình
dục, HIV/AIDs [7].
Về mặt thực tiễn, mặc dù có một số nghiên cứu đáng chú ý có đề cập đến các vấn đề
chung của VTN, thanh niên Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn
chế, đặc biệt là còn ít các nghiên cứu phân tích các nguyên nhân xã hội, các yếu tố xã hội
có liên quan đến HVRR của VTN, thanh niên. Về mặt lý luận, các nghiên cứu về HVRR
của VTN mới chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mô tả và phần lớn tiếp cận từ hướng
nghiên cứu y tế cộng công mà chưa có nhiều các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và lý giải
vấn đề từ góc độ xã hội học hay sử dụng các lý thuyết xã hội học, khoa học xã hội liên
ngành nhằm làm cơ sở tìm hiểu, đánh giá các yếu tố xã hội có liên đến HVRR.
Học sinh THPT là nhóm thuộc vào độ tuổi VTN, cụ thể là giai đoạn cuối của VTN.
Các nghiên cứu VTN từ SAVY 1 đến SAVY 2 cho thấy VTN, VTN giai đoạn cuối đang
có xu hướng tham gia gia tăng và phổ biến hơn vào các HVRR. Vấn đề đặt ra đối với
riêng nhóm học sinh THPT - nhóm đối tượng dành phần lớn thời gian sống, học tập và
sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà trường, chịu sự tác động và quản lý của gia
đình và nhà trường, vậy họ có liên quan đến các HVRR không? Sống trong môi trường
gia đình, nhà trường cũng các mối quan hệ xã hội mới khác (như mạng xã hội), vậy những
đặc điểm gắn kết của học sinh với các môi trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy
cơ có các hành vi rủi? Thực tế, đây lại là vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều
cả ở góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam.
Từ những vấn đề cấp thiết đặc ra ở trên, từ nhu cầu nhận thức từ góc độ lý luận và
thực tiễn như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã
hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân tích
bổ sung thêm các hiểu biết từ góc độ lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận xã hội học.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Trên cơ sở khung nghiên cứu được xây dựng, luận án hướng tới:
- Tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như:
tần suất và mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro, nhận diện nhóm học sinh có nguy
cơ cao đối với từng HVRR cụ thể cũng như có nguy cơ cao với việc có đồng thời nhiều
HVRR.
- Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội của học sinh, trong đó chú ý
đến mối quan hệ gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội,
mạng xã hội và nguy cơ có các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, từ đó xác định cụ
thể các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ HVRR ở học sinh
THPT.
- Từ những số liệu thực tiễn, nghiên cứu hướng tới việc phát triển và làm giàu thêm
các lý thuyết, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh
THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về giải pháp thực tiễn góp
phần quản lý, giám sát có hiệu quả HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ:
Để hướng tới đạt được các mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra
như sau:
- Mô tả và làm rõ thực trạng hành vi rủi ro ở từng nhóm học sinh với các điểm nhân
khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, trường học, từ đó rút ra được những đặc điểm
nhận diện các nhóm học sinh có nguy cơ cao đối với các HVRR.
- Phân tích số liệu tìm hiểu và làm rõ quan hệ giữa đặc điểm và mức độ gắn kết xã
hội và HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Cụ thể các gắn kết xã hội cơ bản sẽ được
giới hạn quan tâm phân tích trong nghiên cứu bao gồm:
• Gắn kết xã hội trong gia đình của học sinh
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Các gắn kết xã hội khác: bao gồm gắn kết với các hoạt động xã hội (tình
nguyện/từ thiện, làm thêm, câu lạc bộ ngoại khoá) và gắn kết với mạng xã hội,
các mối quan hệ trên mạng xã hội.
Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu: phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gắn
kết xã hội nói trên có liên quan như thế nào đến nguy cơ có/không có các HVRR của
học sinh cũng như nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh, từ đó tìm ra yếu tố làm tăng
4
nguy cơ có các hành vi rủi ro và những yếu tố có khả năng bảo vệ, góp phần làm giảm
nguy cơ có một hay nhiều HVRR ở học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, những đúc kết về lý luận và thực tiễn, đồng
thời đưa ra những gợi ý về mặt giải pháp góp phần quản lý, giám sát HVRR của học
sinh THPT.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm, mức độ gắn kết xã hội, cụ thể là
gắn kết gia đình, gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè, gắn kết với mạng xã hội, gắn
kết với các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội với nguy cơ có các HVRR,
trong đó giới hạn nghiên cứu 4 nhóm với 18 HVRR cụ thể (được đề cập chi tiết trong
phần biến số).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THPT: bao gồm nam và nữ học sinh THPT tại
các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách thể nghiên
cứu được mời tham gia vào phỏng vấn bằng bảng hỏi với các câu hỏi có sẵn và phỏng
vấn sâu.
Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung giải thích về lý do, hoàn cảnh, đặc biệt là mối
quan hệ giữa gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và HVRR, do vậy nghiên
cứu chọn bổ sung thêm 3 nhóm tham gia phỏng vấn sâu:
• Phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi trung học phổ thông trên địa bàn Hà
Nội.
• Giáo viên, đại diện ban giám hiệu tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội được
chọn vào mẫu nghiên cứu.
• Học sinh đang học tại các trường THPT tại Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các quận nội thành thành phố Hà Nội.
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Thời gian khảo sát tại thực địa: từ năm 2015 – 2017.
5
4. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu
4.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số
Hình 1: Khung nghiên cứu
Sơ đồ trên đây mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số được
phân tích cụ thể trong luận án. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh
THPT tại Hà Nội đặt trong mối quan hệ với các biến số độc lập, trong đó nghiên cứu
chú trọng đến mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT,
tìm hiểu những gắn kết xã hội có khả năng giải thích cho HVRR của học sinh THPT tại
địa bàn nghiên cứu.
4.2. Biến số
Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu độc lập và trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và
các lý thuyết lựa chọn áp dụng, nghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhóm
biến số “gắn kết xã hội” có liên quan đến các nhóm HVRR của học sinh, trong đó chú
trọng chiều ảnh hưởng từ đặc điểm gắn kết xã hội khác nhau có liên quan như thế nào
đến nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT. Các biến số độc lập, phụ thuộc của nghiên
cứu được xác định cụ thể như sau:
4.2.1. Biến số độc lập
Có 2 nhóm biến số độc lập:
6
- Các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh, cụ thể nghiên cứu giới hạn tìm hiểu 3
nhóm gắn kết:
• Gắn kết gia đình
• Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè
• Gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội.
- Đặc điểm nhân khẩu học (NKH) cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình và đặc
điểm trường học
Cụ thể đặc điểm gắn kết xã hội ở từng nhóm trên được làm rõ ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Chi tiết các nhóm biến số độc lập
Biến số độc lập Thao tác hoá biến số
1. Các
gắn
kết
xã
hội
1. Gắn kết
gia đình
a. Quan hệ hôn
nhân bố và mẹ
- Sống chung
- Không sống chung (ly thân/ly hôn/khác )
b. Mức độ gắn
kết giữa học
sinh với gia
đình
Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
của từng chỉ số thành phần:
• Mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình (gia đình là tổ ấm và các thành
viên thiết lập mối quan hệ tốt với nhau)
• Trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý
kiến, được lắng nghe, tôn trọng
• Trong gia đình, học sinh được đối xử
công bằng, được tham gia các hoạt
động
• Gia đình là chỗ dựa tâm lý, tinh thần và
không chịu áp lực
• Gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc
nhở, giám sát HVRR
c. Gắn kết với
các thành viên
có các hành vi
rủi ro
- Hành vi rủi ro mà người thân trong gia
đình có: hút thuốc lá; uống bia/rượu; sử
dụng chất gây nghiện; hành vi bạo lực, gây
rối; hành vi giao thông không an toàn
2. Gắn kết
nhà
trường
a. Mức độ gắn
kết với trường
học, thầy cô,
bạn bè
Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết
của từng chỉ số thành phần:
• Học sinh gắn kết và có cảm giác thuộc
về nhà trường
• Mức độ gắn kết với bạn bè
• Mức độ gắn kết với thầy cô
• Học sinh được đối xử công bằng, được
tham gia vào các hoạt động tại trường
• Học sinh đánh giá thầy cô là người
gương mẫu và thường xuyên quan tâm,
giám sát học sinh.
7
b. Có mối quan
hệ gắn kết với
bạn bè có nhiều
hành vi rủi ro
- Hành vi rủi ro mà bạn thân/ bạn trong
nhóm chơi chung có:
• Hút thuốc lá
• Uống bia/rượu
• Sử dụng chất gây nghiện
• Hành vi bạo lực, gây rối
• Hành vi giao thông không an toàn
3. Gắn kết
xã hội
khác: gắn
kết với
các hoạt
động xã
hội và
mạng xã
hội
a. Gắn kết với
các hoạt động
xã hội
- Có/không tham gia hoạt động từ
thiện/tình nguyện
- Có/không tham gia hoạt động làm thêm
- Có/không tham gia CLB ngoại khoá.
b. Gắn kết với
mạng xã hội
- Số lượng bạn bè trên mạng xã hội
- Thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng
xã hội.
2. Đặc
điểm
cá
nhân,
gia
đình,
xã
hội
1. Đặc
điểm
NKH cá
nhân
- Giới tính Nam/ Nữ
- Khối học Khối 10/ 11/ 12
- Học lực Giỏi/Khá/TB/ Yếu
2. Đặc
điểm kinh
tế - xã hội
gia đình
- Trình độ học
vấn bố/mẹ
Từ THPT trở xuống và từ trung cấp/ cao
đẳng - đại học/trên đại học
- Kinh tế gia
đình
Tài sản có giá trị: nhà riêng; ô tô; xe máy;
máy tính/ máy tính bảng nối mạng
- Đặc điểm
nghề nghiệp
Có nghề nghiệp ổn định/ không có nghề
nghiệp ổn định
3. Đặc
điểm
trường
học
- Loại trường - Công lập/ ngoài công lập
- Vị trí trường
học
- Vị trí địa bàn quận
4.2.2. Biến số phụ thuộc
Biến số phụ thuộc: Hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội.
Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm hành vi rủi ro, bao gồm 18 hành vi rủi ro cụ, thể như
sau:
- Nhóm 1 (5 hành vi): hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng chất gây nghiện
(ma tuý, heroin, cần sa, thuốc lắc), sử dụng thuốc/chất gây ảo giác.
- Nhóm 2 (3 hành vi): Hành vi gây bạo lực: bao gồm 3 loại: gây gổ, đánh nhau; bắt
nạt, doạ nạt (trực tiếp); bắt nạt, đe doạ, xúc phạm qua tin nhắn, mạng xã hội.
- Nhóm 3 (3 hành vi): Hành vi chủ động tự gây thương tích cho bản thân, có ý định
tự tử, đã từng cố gắng tự tử.
8
- Nhóm 4 (7 hành vi) gồm các hành vi giao thông không an toàn: nghiên cứu tập
trung tìm hiểu 7 hành vi (Không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi
sai làn đường; tự điều khiển xe máy (>50cm3) khi tham gia giao thông; tham gia giao
thông trên xe chở quá số người quy định; gây va quyệt, tai nạn giao thông; vi phạm luật
giao thông (ở mức nghiêm trọng hơn) bị công an nhắc nhở, xử phạt; đua xe.
Các hành vi rủi ro của học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu ở 2 khía cạnh cụ thể:
- Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro.
- Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể.
Thực tế có thể có rất nhiều hành vi được cho là tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đối với sức
khoẻ thể chất, tinh thần, sự phát triển, tính mạng của học sinh, tuy nhiên trong giới hạn
một nghiên cứu độc lập, 4 nhóm hành vi cụ thể trên được lựa chọn trên cơ sở thông tin
có được từ tổng quan nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và dựa trên giới
hạn của phương pháp thu thập thông tin và trong khuôn khổ một nghiên cứu độc lập
của 1 luận án Tiến sỹ. Một số các hành vi rủi ro khác như hành vi quan hệ tình dục
không an toàn, hành vi ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ... cũng là những nhóm
hành vi rất cần quan tâm nghiên cứu trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung thêm
các nhận thức và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu (xem thêm về cơ sở lựa
chọn hành vi trong trang 47 - 49)
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở tần suất, mức
độ như thế nào? Học sinh THPT Hà Nội có đang đối mặt với nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro không và những nhóm học sinh nào có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro?
- Mối quan hệ gắn kết xã hội trong gia đình, trường học, gắn kết với thầy cô, bạn bè
của học sinh như thế nào? Học sinh có những mối quan hệ gắn kết xã hội khác như gắn
kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội ở tần suất và mức độ như thế nào?
- Các đặc điểm gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết với gia đình, nhà trường, các gắn kết
xã hội khác với có mối quan hệ như thế nào với hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà
Nội? Trong các yếu tố thuộc về đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và các gắn
kết xã hội khác, những yếu tố nào có mối quan hệ góp phần bảo vệ nguy cơ có các hành
vi rủi ro của học sinh và những yếu tố nào góp phần làm tăng nguy cơ hành vi rủi ro ở
học sinh?
9
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Những học sinh có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, gắn kết bền
chặt với gia đình, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình thường ít liên
quan đến hành vi rủi ro hơn so với những nhóm học sinh có mối quan hệ gắn kết lỏng
lẻo với gia đình.
- Học sinh có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà trường, không cảm giác cô đơn
tách biệt tại trường học thường ít liên quan đến các hành vi gây bạo lực với bạn bè và
với gây bạo lực bản thân (có ý định tự tử, cố gắng tự tử) so với học sinh có gắn kết lỏng
lẻo hơn với trường học.
- Những học sinh sống trong gia đình có người thân có liên quan đến nhiều hành vi
rủi ro, chơi với bạn bè có nhiều hành vi rủi ro thường sẽ có nguy cơ có nhiều hành vi
rủi ro hơn những những học sinh khác.
- Học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội và dành quá nhiều thời gian trong ngày sử
dụng mạng xã hội có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn so với nhóm học sinh không
đi làm thêm và dành ít thời gian sử dụng mạng xã hội
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận chung nhất được vận dụng là phương pháp luận Macxit (chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử). Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên
cứu hành vi rủi ro của học sinh khó có thể tách ra khỏi những ảnh hưởng và tác động từ
môi trường sống như môi trường gia đình, nhà trường và các mối quan hệ gắn kết trong
xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi và quá trình đô thị hoá
diễn ra nhanh như hiện nay.
6.1.2. Phương pháp luận chuyên ngành
Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học sau làm cơ sở phát triển khung nghiên cứu
và xác định các biến số nghiên cứu:
- Nghiên cứu vận dụng quan điểm, tinh thần cơ bản của lý thuyết cấu trúc xã hội làm
nền tảng chung cho nghiên cứu, là cơ sở để hướng đến tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu
trúc xã hội, mối quan hệ, gắn kết xã hội, môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi rủi
ro của học sinh trung học. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trực tiếp các lý thuyết sau
làm căn cứ xây dựng giả thuyết, khung nghiên cứu, triển khai xây dựng các chỉ báo cho
nghiên cứu:
- Lý thuyết học hỏi xã hội: Đây là lý thuyết đề cập đến sự ảnh hưởng của môi trường
xã hội và cá nhân "học hỏi" hay bị ảnh hưởng bởi hành vi, quan điểm, thái độ của những
10
người gần gũi với họ. Lý thuyết này góp phần xây dựng giả thuyết giả định về sự ảnh
hưởng từ môi trường đến hành vi rủi ro của học sinh. Học sinh có xu hướng có hành vi
giống với những người thân trong gia đình, bạn thân khi họ thường xuyên có mối quan
hệ khăng khít với họ. Từ lý thuyết này, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng
của người thân, bạn bè đối với hành vi rủi ro của học sinh: những học sinh sinh ra ở
những gia đình có bố, mẹ, người thân hay có bạn bè có hành vi rủi ro sẽ có xu hướng
tham gia vào hành vi rủi ro nhiều hơn những học sinh khác.
- Mô hình lý thuyết của Berkman và cộng sự về sự hội nhập xã hội, gắn kết xã hội
tác động đến hành vi sức khoẻ của cá nhân. Đây là mô hình lý thuyết phân tích những
ảnh hưởng tạo dựng được từ việc cá nhân tham gia và gắn kết vào mạng lưới, cấu trúc
xã hội đối với các hành vi và cơ hội sức khoẻ. Mô hình này giúp một lần nữa củng cố
thêm cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội, hội nhập xã hội và hành vi sức
khoẻ, đặc biệt là hành vi rủi ro cho sức khoẻ. Đóng góp quan trọng từ mô hình lý thuyết
của Berkman đó là luận án đã kế thừa các ý tưởng từ khung phân tích nội hàm khái
niệm “gắn kết xã hội” nhằm xây dựng các chỉ báo đánh giá mức độ gắn kết bền chặt/
lỏng lẻo giữa học sinh với gia đình và nhà trường. Từ đó, khái niệm gắn kết không chỉ
được xem xét ở khía cạnh: có mối quan hệ tốt mà còn được đánh giá bổ sung thêm ở
các khía cạnh khác: có cảm giác thuộc về môi trường đó, tạo ảnh hưởng/ bị ảnh hưởng
bởi con người trong môi trường gắn kết, được hỗ trợ, giúp đỡ, được tham gia hoạt động,
được đối xử công bằng, được giám sát các hành vi nguy cơ hay hành vi lệch chuẩn,
hành vi có khả năng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khoẻ. Và như vậy, chỉ số
đánh giá mức độ gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã
hội khác sẽ trở nên đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn.
Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc và phát triển, ứng dụng các lý thuyết nói trên trong bối cảnh và điều kiện
xã hội Việt Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin:
Để có đủ các căn cứ khoa học giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử
dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phương
pháp định lượng là chủ đạo và phương pháp định tính đóng vai trò hỗ trợ bổ sung thêm
các giải thích và bằng chứng thực tiễn.
- Phương pháp định lượng: điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với cỡ mẫu trên 1300
học sinh THPT tại các quận nội thành Hà Nội.
11
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua công cụ nghiên cứu
là bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thông qua các câu hỏi được cụ thể hoá từ các biến
số và chỉ báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp nhà nghiên cứu phân tích tần suất,
tương quan, hồi quy đơn biến, đa biến nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ, đặc điểm
và mức độ gắn kết xã hội có quan hệ như thế nào đối với nguy cơ có các HVRR của
học sinh THPT tại Hà Nội.
- Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu được tiến hành đối với học sinh chủ yếu tập trung vào ý kiến của
những học sinh có nhiều HVRR bên cạnh một số ý kiến từ các học sinh là cán bộ lớp.
Mục đích: nhằm bổ sung thêm một số giải thích về nguyên nhân, lý do, bối cảnh, hoàn
cảnh và trải nghiệm của học sinh có HVRR, đặc biệt khám phá diễn giải từ học sinh về
sự gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội và mối quan hệ đối như thế nào đối với HVRR
của học sinh THPT.
Ngoài ra phương pháp phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đối với giáo viên, lãnh
đạo trường và phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu về những chia sẻ, kinh nghiệm tạo
dựng gắn kết với học sinh và ý nghĩa của nó trong việc quản lý HVRR của học sinh.
b. Thiết kế nghiên cứu và trình tự tiến hành:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được thiết kế theo trình tự các bước nghiên cứu:
định tính – định lượng – định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chủ
đạo, nghiên cứu định tính thực hiện ban đầu nhằm khám phá vấn đề nhằm xây dựng
công cụ nghiên cứu sát với thực tiễn, nghiên cứu định tính thực hiện sau cùng nhằm bổ
sung và làm rõ hơn các phát hiện từ nghiên cứu định lượng. Cụ thể:
Bước 1: áp dụng phương pháp phỏng vấn tự do học sinh (10 học sinh), giáo viên (3
giáo viên) nhằm khám phá vấn đề, được thực hiện sau khi tiến hành tổng quan nghiên
cứu nhằm có thêm các thông tin thực tiễn xây dựng công cụ nghiên cứu: cụ thể như góp
phần xây dựng các thang đo phù hợp cho mỗi câu hỏi, kiểm tra và bổ sung/thay thế các
phương án trả lời cho các câu hỏi đóng trong bảng hỏi nhằm phản ánh được thực tiễn.
Bước 2: nghiên cứu định lượng điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi
hoàn thiện được thử với 30 học sinh tại 2 trường: thử khả năng hiểu bảng hỏi như nhau
của học sinh, thử khả năng tự điền bảng hỏi, những phản hồi của học sinh đối với các
câu hỏi có khả năng hiểu nhầm hoặc đa nghĩa, những khó khăn khi trả lời và bổ sung
những phương án trả lời còn khuyết thiếu. Bảng hỏi được tiếp tục hoàn thiện sau khi có
những phản hồi của học sinh và tham vấn các ý kiến chuyên gia. Trước khi tiến hành
điều tra chính thức, bảng hỏi tiếp tục được thử lần 2 với 1 lớp học 42 học sinh nhằm
đảm bảo bảng hỏi được hoàn thiện ở mức tốt nhất.
12
Bước 3: nghiên cứu định tính - sau khi có những phân tích sơ bộ số liệu từ điều tra
định lượng, hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng và tiến hành phỏng vấn đối với
học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhằm thu thập thông tin bổ sung cho những phát hiện
từ nghiên cứu định lượng, hoặc những vấn đề cần làm rõ thêm từ kết quả phân tích số
liệu định lượng. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cũng sẽ góp phần lý giải thêm nguyên nhân
HVRR có liên quan đến sự gắn kết xã hội, bao gồm trong đó là gắn kết gia đình và nhà
trường.
6.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
6.2.2.1. Điều tra định lượng bằng bảng hỏi
a. Cỡ mẫu
- Đặc điểm địa bàn chọn mẫu và khung lấy mẫu:
Nghiên cứu được giới hạn thực hiện tại các quận nội thành Hà Nội.
Hiện tại Hà Nội có 12 quận nội thành, và theo số liệu công bố tại trang thông tin của
Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tại 12 quận nội thành Hà Nội có 37 trường THPT công
lập và 53 trường THPT ngoài công lập, với số học sinh ước tính khoảng 75.000. Mặc
dù số trường ngoài công lập lớn hơn số trường công lập, tuy nhiên nhiều trong số các
trường công lập có quy mô nhỏ, do vậy số lượng học sinh trường công lập vẫn lớn hơn
so với số lượng học sinh trường ngoài công lập và chiếm khoảng hơn 60% tổng số học
sinh THPT tại các quận nội thành [37].
- Cỡ mẫu:
Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu được đưa ra bởi Krejcie và Morgan
(1970) để làm căn cứ tính cỡ mẫu cần thiết cho điều tra chọn mẫu.
Công thức sử dụng:
Trong đó:
S= Cỡ mẫu cần xác định
𝑋"
= xác định độ tin cậy với độ chính xác là 95% có sai số là d = 0,05 (5%)
N = quy mô dân số
P= tỉ lệ dân số (giả định là 0,5);
d = mức độ chính xác (0,05)
Căn cứ vào ước tính về quy mô học sinh THPT thuộc 12 quận nội thành Hà Nội =
71.400 học sinh, sử dụng công thức trên tính được cỡ mẫu dự kiến là S = 485 học sinh.
13
Nhằm tăng độ tin cậy và giảm bớt những sai số trong quá trình điều tra, nghiên cứu
đã được thực hiện với cỡ mẫu thực tế là 1333 học sinh.
b. Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn: Mẫu được chọn theo nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn 1: chọn 3 quận trong số 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội vào
mẫu nghiên cứu.
3 quận được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản
trên cơ sở phân chia 12 quận thành 3 khu vực gắn liền với các giai đoạn mở rộng cùng
với quá trình đô thị hoá tại Hà Nội, dựa trên căn cứ thời điểm hình thành các quận nội
thành. Các giai đoạn hình thành các quận nội thành Hà Nội thành 3 giai đoạn:
+ Từ năm 1981 – 1994: Nội thành Hà Nội với 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba
Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Đây là những quận lâu đời, được hình thành sớm nhất.
+ Từ 1995 – 2003: bổ sung thêm 5 quận: Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng
Mai, Cầu Giấy. Đây là những quận được ra đời trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và
phát triển.
+ Từ năm 2009 đến 2013: bổ sung thêm 3 quận nội thành: Hà Đông, Bắc Từ Liêm
và Nam Từ Liêm – đây được coi là khu vực đô thị mới, thậm chí còn đang có sự chuyển
dịch kinh tế, về lối sống văn hoá nhằm thích ứng với đời sống đô thị.
Hình 2: Bản đồ các quận nội thành Hà Nội
14
Ba giai đoạn phát triển và mở rộng nội thành thành phố Hà Nội nói trên đã tạo dựng
nên những đặc trưng khác nhau về văn hoá, xã hội, sự phát triển kinh tế. Nhằm đạt được
tính đại diện cao nhất, ứng với từng giai đoạn phát triển và mở rộng, nghiên cứu chọn
1 quận đại diện vào mẫu nghiên cứu trong số các quận được hình thành/hình thành mới
ở từng giai đoạn và phương pháp lựa chọn là gắp thăm ngẫu nhiên. Kết quả 3 quận
thuộc 3 khu vực phân chia được chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu bao gồm: Quận
Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm.
- Giai đoạn 2: chọn trường: chọn 6 trường THPT trong tổng số các trường (công lập
và ngoài công lập). Lập danh sách các trường công lập và các trường ngoài công lập
trong 3 quận được chọn, trộn đều danh sách. Từ danh sách trường công lập tại mỗi quận
sau khi đã được trộn, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản nhằm
bốc thăm bất kỳ một trường vào mẫu nghiên cứu. Tương tự, tại danh sách các trường
ngoài công lập, chọn ngẫu nhiên đơn giản bốc thăm bất kỳ 1 trường vào mẫu nghiên
cứu. Với 3 quận - đặc trưng cho 3 địa bàn nghiên cứu trực thuộc thành phố Hà Nội,
nghiên cứu lựa chọn được 6 trường vào mẫu nghiên cứu, để đảm bảo nguyên tắc đạo
đức trong nghiên cứu theo như cam kết trước khi tiến hành nghiên cứu, tên cụ thể các
trường sẽ không nêu tên cụ thể trong nghiên cứu.
Vì nghiên cứu hướng tới phân tích học sinh THPT có tính chất đại diện tại Hà Nội,
do vậy để tránh những sai lệch hay thiên lệch nên nghiên cứu đã loại bỏ một số trường
có đặc điểm đặc thù ra khỏi mẫu nghiên cứu: ví dụ như trường chuyên của thành phố
(trường chuyên Amstesdam) và hệ thống các trường dân lập chất lượng cao có yếu tố
nước ngoài (trường quốc tế hoặc kết hợp) và trường dân lập có hệ thống nội trú cho
học sinh các tỉnh khác đến học. Do vậy, kết luận từ nghiên cứu sẽ không phù hợp và
không bao gồm những học sinh thuộc nhóm trường này.
- Giai đoạn 3: chọn học sinh vào mẫu nghiên cứu tại mỗi trường trong số 6 trường
đã được chọn vào mẫu.
Với cỡ mẫu dự kiến khảo sát là 1300 học sinh và với khảo sát bước đầu về sỹ số tại
các lớp thuộc 6 trường dự kiến điều tra cho thấy về sỹ số học sinh là tương đối tương
đồng (mỗi khối từ 9 - 12 lớp; mỗi lớp từ 38 - 45 học sinh) trừ trường THPT ngoài công
lập thuộc quận mới (bắc Từ Liêm) với quy mô nhỏ hơn, số học sinh/ 1 lớp tương đương
với 50% quy mô học sinh các trường nói trên (sỹ số mỗi lớp chỉ khoảng 18 - 22 học
sinh), do vậy, chiến lược chọn học sinh tại các trường được quyết định như sau:
- Mỗi khối học sinh sẽ chọn ngẫu nhiên 2 lớp học vào mẫu nghiên cứu. Như vậy với
3 khối sẽ có 6 lớp học tại mỗi trường được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Tại mỗi lớp học: toàn bộ học sinh được cung cấp thông tin giới thiệu về mục đích,
ý nghĩa của nghiên cứu, sau đó được mời tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, học sinh
15
cũng được phổ biến về tính khuyết danh của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là
tình nguyện và họ có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào (kể cả khi đã
hoàn thành được một phần phiếu hỏi).
Với chiến lược chọn mẫu như trên, nghiên cứu lựa chọn được học sinh đại diện được
cả 3 khối học, đại diện cả khối trường công lập, ngoài công lập, đồng thời đại diện cho
các khu vực với đặc thù kinh tế - văn hoá - xã hội của thành phố Hà Nội. Theo thống
kê cơ cấu mẫu, số lượng mẫu phân chia cho các trường là tương đối ngang bằng nhau,
ngoại trừ trường THPT ngoài công lập thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm có quy mô nhỏ,
với sỹ số lớp vắng hơn nên tỉ lệ vào mẫu thấp hơn các trường khác. Cụ thể cơ cấu mẫu
tại mỗi trường như sau:
Bảng 2: Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT Hà Nội
Trường Số học sinh được chọn %
1. Công lập quận Bắc Từ Liêm 242 18.2
2. Ngoài công lập Bắc Từ Liêm 123 9.2
3. Công lập quận Cầu Giấy 249 18.7
4. Ngoài công lập quận Cầu Giấy 220 16.5
5. Công lập quận Hoàn Kiếm 243 18.2
6. Ngoài công lập quận Hoàn Kiếm
256 19.2
Tổng 6 trường 1333 học sinh 100%
Phân tích chi tiết các đặc điểm mẫu như địa bàn nghiên cứu, nhóm trường học, khối
học và giới tính từ mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên cứu có những đặc điểm cơ bản
của tổng thể, phản ánh những đặc điểm cơ bản của học sinh THPT tại Hà Nội. Như vậy,
các kết luận nghiên cứu có khả năng suy rộng cho tổng thể là học sinh THPT tại Hà Nội
(chi tiết đặc điểm mẫu nghiên cứu được đề cập trong phụ lục (phụ lục 7, trang 39)
6.2.2.2. Chọn mẫu định tính.
a. Cỡ mẫu
Nhằm có thêm các thông tin bổ sung cho nghiên cứu, các phỏng vấn sâu được tiến
hành đối với 3 nhóm khách thể nghiên cứu, bao gồm: học sinh (cán bộ lớp và nhóm có
HVRR), phụ huynh học sinh và giáo viên (chủ nhiệm và đại diện lãnh đạo các trường).
Cụ thể số lượng các phỏng vấn sâu được tiến hành như sau:
- Học sinh: 15 học sinh tại các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Phụ huynh: 8 phụ huynh
- Giáo viên và đại diện lãnh đạo các trường: 15 người.
b. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được áp dụng chọn đối tượng tham gia phỏng
vấn.
16
Đối với phỏng vấn giáo viên và phụ trách trường: nghiên cứu sẽ phỏng vấn giáo
viên/quản lý, lãnh đạo phụ trách mảng đạo đức, nề nếp, lối sống, sau đó với sự giới
thiệu của giáo viên phụ trách sẽ phỏng vấn 2 - 3 giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm.
Đối với phỏng vấn học sinh: sau khi tiến hành phỏng vấn giáo viên phụ trách trường
và giáo viên chủ nhiệm, với sự giới thiệu của giáo viên lựa chọn học sinh phù hợp cho
phỏng vấn, thông thường tại các trường tiến hành phỏng vấn, 2 - 3 học sinh được mời
vào thực hiện phỏng vấn sâu, trong đó bao gồm cả học sinh gương mẫu (1 học sinh) và
học sinh chưa ngoan (từ 1 - 2 học sinh).
Phỏng vấn phụ huynh học sinh cũng được tiến hành với sự hỗ trợ và giới thiệu của
giáo viên, ban giám hiệu trường. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 8 phụ huynh, trong
đó bao gồm cả những phụ huynh có con ngoan, hợp tác với gia đình và nhà trường và
phụ huynh có con chưa ngoan, chưa hợp tác với gia đình và nhà trường.
6.2.3. Tổ chức thu thập thông tin và đạo đức trong nghiên cứu
6.2.3.1. Tổ chức thu thập thông tin
Đối với nghiên cứu định lượng, những học sinh tình nguyện tham gia nghiên cứu
được phát bảng hỏi để tự điền. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu,
học sinh được tạo điều kiện để điền bảng hỏi trong không gian riêng tư và thoải mái
nhất, không có sự hiện diện của giáo viên hay thành viên trong trường.
6.2.3.2. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được tôn trọng và được đảm bảo trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu và ngay cả khi nghiên cứu đã kết thúc. Các yêu cầu cơ bản
của nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu cần đảm bảo bao gồm:
- Đảm bảo việc tham gia nghiên cứu của những học sinh được chọn vào mẫu nghiên
cứu là tự nguyện. Học sinh cũng được thông báo về việc họ có quyền rút lui khỏi nghiên
cứu bất kể giai đoạn nào mà không chịu bất kỳ áp lực gì.
- Học sinh được cung cấp và giải thích thông tin về mục đích, ý nghĩa của nghiên
cứu, các nội dung chính sẽ đề cập đến trong nghiên cứu và việc bảo vệ thông tin cá nhân
của học sinh tham gia vào nghiên cứu.
- Đây là nghiên cứu khuyết danh, người tham gia nghiên cứu không cần cung cấp
thông tin cá nhân như họ tên và tên lớp học, số điện thoại hay các thông tin có thể hỗ
trợ nhận diện học sinh. Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu chỉ chỉ sử dụng vào
mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác. Hệ thống
dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu được mã hoá và lưu giữ trong hệ thống máy tính
của tác giả và có cài mã khoá bảo mật. Ngoài ra, cán bộ nghiên cứu đã ký bản cam kết
bảo đảm tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu với trường học và cá nhân tham
gia vào nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giữ bản cam kết đạo đức nghiên cứu có
17
đầy đủ thông tin và địa chỉ liên hệ của cán bộ nghiên cứu chịu trách nhiệm đối với
nghiên cứu (phụ lục 5).
6.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin.
a. Xử lý thông tin:
Thông tin định lượng thu thập được điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi được xử lý với
sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0
Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi học sinh điền thiếu khoảng 20% số lượng câu
hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở dữ liệu.
b. Phân tích thông tin:
Phương pháp phân tích thông tin:
- Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích 2 nội dung:
+ Thực trạng HVRR của học sinh THPT Hà Nội.
Nghiên cứu sẽ phân tích từng HVRR trong 4 nhóm hành vi được nghiên cứu, đồng
thời cũng hướng tới tập trung phân tích thực trạng có nhiều HVRR của học sinh THPT
tại Hà Nội. Thực trạng HVRR sẽ được làm rõ hơn thông qua phân tích tương quan với
các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học cá nhân, gia đình, đặc điểm trường học.
+ Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành rủi ro của học sinh THPT
- Kỹ thuật phân tích:
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan có kiểm định, phân tích giá trị
trung bình và hồi quy đơn biến, đa biến (tuyến tính và logistic) các yếu tố có liên quan
và góp phần giải thích các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, mục đích nhằm kiểm tra
giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết giữa học sinh với gia đình,
nhà trường, các hoạt động xã hội, mạng xã hội và thực trạng HVRR của học sinh THPT.
Nghiên cứu phân tích đánh giá:
• Mối quan hệ giữa gắn kết trong gia đình và HVRR của học sinh
• Mối quan hệ giữa gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và HVRR của học
sinh
• Mối quan hệ giữa gắn kết với các hoạt động xã hội, gắn kết với mạng xã hội
và HVRR của học sinh.
• Đánh giá tổng hợp mối liên hệ giữa gắn kết xã hội (gia đình, nhà trường và
gắn kết xã hội khác) và HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội thông qua các
mô hình hồi quy đa biến.
- Phương pháp xây dựng chỉ số phân tích:
18
Nghiên cứu sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp góp phần cho việc phân
tích đưa ra được bức tranh khái quát và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.
Các chỉ số được xây dựng bằng phương pháp cộng biến, cụ thể có những chỉ số sau
được xây dựng để nghiên cứu:
+ Chỉ số tổng hợp gắn kết gia đình: điểm của chỉ số tổng hợp mức độ gắn kết trong
gia đình bằng tổng điểm của 5 chỉ số thành phần: mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình; trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, tôn trọng; trong
gia đình, học sinh được đối xử công bằng, được tham gia các hoạt động; gia đình là
chỗ dựa tâm lý, tinh thần và không chịu áp lực; gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc
nhở, giám sát.
Mỗi chỉ số thành phần nói trên lại là tổng điểm của các câu hỏi cụ thể hỏi về các khía
cạnh khác nhau của chỉ số thành phần (đánh giá bằng thang điểm số từ 1 đến 5). Chi
tiết về từng chỉ số thành phần và cách tính điểm của các chỉ số được trình bày trong phụ
lục 1 (bảng 1.1)
- Chỉ số tổng hợp gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè: chỉ số này được tính bằng
tổng điểm của 5 chỉ số thành phần: gắn kết, thuộc về nhà trường; gắn kết với bạn bè;
gắn kết với thầy cô; được đối xử công bằng, được tham gia vào các hoạt động tại
trường; thầy cô là người gương mẫu và thường xuyên quan tâm, giám sát học sinh.
Mỗi chỉ số thành phần nói trên lại là tổng điểm của các câu hỏi cụ thể hỏi về các khía
cạnh khác nhau của chỉ số thành phần nhằm có được đánh giá chính xác và đa chiều
cạnh cho từng chỉ số thành phần. Chi tiết về nội hàm đánh giá từng chỉ số thành phần
và cách tính điểm của các chỉ số được trình bày trong phụ lục 1 (bảng 1.2)
- Chỉ số các hành vi rủi ro học sinh có: đây là chỉ số tổng hợp của 18 hành vi rủi ro
được đề cập trong nghiên cứu. Chỉ số tổng hợp này có giá trị từ 0 đến 18, giá trị của chỉ
số chính là số HVRR mà học sinh đã từng có, và điểm số của chỉ số này càng cao chứng
tỏ học sinh đã từng liên quan đến càng có nhiều HVRR.
Nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật phân tích thông tin sau:
- Phân tích tần suất: cung cấp thông tin chung về thực trạng từng HVRR của học sinh
THPT Hà Nội. Thông qua số liệu thống kê tần suất, nghiên cứu sẽ mô tả thực trạng
những nhóm và những HVRR cụ thể có tính phổ biến ở học sinh THPT.
- Phân tích tương quan (crosstabs): Phân tích từng nhóm HVRR phân theo đặc điểm
cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình, đặc điểm trường học (loại trường) góp phần
làm rõ hơn thực trạng HVRR phân theo từng nhóm đặc điểm học sinh, từ đó xác định
được những đặc điểm cơ bản của những nhóm học sinh có nguy cơ có nhiều HVRR.
19
- Phân tích hồi quy đa biến: Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định trong các yếu
tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh, đặc điểm gắn kết gia đình, gắn
kết nhà trường và gắn kết xã hội, trong các yếu tố đó, đâu là những yếu tố có mối quan
hệ thúc đẩy (tăng nguy cơ) và đâu là những yếu tố góp phần làm giảm nguy cơ có thêm
từng HVRR cụ thể cũng như thúc đẩy làm tăng thêm hay làm giảm số lượng các loại
HVRR trong tổng số 4 nhóm và 18 hành vi cụ thể được nghiên cứu.
7. Đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án
a. Đóng góp mới về khoa học:
Tại Việt Nam có khá nhiều các nghiên cứu đối với từng HVRR đơn lẻ như nghiên
cứu về hút thuốc lá, nghiên cứu về sử dụng bia rượu hay nghiên cứu về hành vi bạo lực
của đối tượng VTN nói chung hay học sinh nói riêng, tuy nhiên vẫn còn ít những nghiên
cứu đề cập đến thực trạng có nhiều HVRR, đặc biệt là tiếp cận nghiên cứu từ góc độ xã
hội học, tìm hiểu các yếu tố xã hội có mối quan hệ với nguy cơ có nhiều HVRR của học
sinh THPT. Trong quá trình phát triển khung nghiên cứu theo hướng nói trên, nghiên
cứu cũng mở ra những khám phá và đóng góp mới về các khía cạnh sau:
- Phát triển hướng nghiên cứu về gắn kết xã hội và vai trò, tác động của các mối quan
hệ gắn kết xã hội đến các cá nhân trong nhóm, cộng đồng. Đây là hướng tiếp cận nghiên
cứu còn ít được quan tâm tại Việt Nam.
- Vận dụng có kế thừa và phát triển khung phân tích về mối quan hệ giữa gắn kết xã
hội và hành vi con người trong xã hội, trong đó vấn đề được lựa chọn phân tích là HVRR
của học sinh THPT, một trong các vấn đề cần được ưu tiên quan tâm ở VTN. Cụ thể:
+) Phát triển khái niệm gắn kết xã hội, trong đó đặc biệt là gắn kết gia đình và gắn
kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội và môi trường mạng xã hội thông qua
xây dựng các chỉ báo cụ thể của khái niệm gắn kết xã hội trong từng môi trường xã hội
và nhóm xã hội trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan điểm của các học giả đi trước.
+) Kế thừa và phát triển có chọn lọc lý thuyết gắn kết xã hội từ hướng nghiên cứu xã
hội học, từ đó xây dựng khung nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ giữa gắn kết xã
hội và HVRR của học sinh THPT.
- Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các hiểu biết về thực trạng gắn kết xã hội và
HVRR của học sinh THPT cũng như mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR từ
hướng tiếp cận xã hội học. Bằng chứng từ nghiên cứu sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi
về gắn kết xã hội có vai trò hay mối quan hệ như thế nào đến các thành viên trong nhóm,
cộng đồng và xã hội nói chung? Những gắn kêt xã hội nào làm tăng những ảnh hưởng
20
tích cực và những gắn kết xã hội nào có tiềm ẩn những nguy cơ đối với HVRR của các
thành viên, trong đó nhóm đối tượng lựa chọn nghiên cứu chính là học sinh THPT.
b. Ý nghĩa của luận án:
- Ý nghĩa lý luận:
Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những hiểu biết về hướng tiếp cận nghiên cứu
về vai trò của gắn kết xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa gắn kết xã hội đến cơ hội và
thách thức của cá nhân trong cộng đồng, thiết chế, nhóm và trong xã hội nói chung. Đây
là vấn đề có tính trọng tâm trong tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đồng thời là hướng
nghiên cứu còn mới và cần tiếp tục phát triển trong tương lai.
Xã hội, cụ thể ở cấp độ thấp hơn chính là các tổ chức, thiết chế, nhóm xã hội có thể
tồn tại và phát triển được là dựa trên mối quan hệ gắn kết bền chặt của các thành viên
trong xã hội. Ngược lại mối quan hệ gắn kết xã hội cũng có khả năng đem lại những
ảnh hưởng đến các thành viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và những ảnh
hưởng không mong muốn. Các phát hiện từ nghiên cứu góp phần khái quát ở cấp độ lý
luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của cá nhân trong các môi trường
gắn kết đó, trong đó khái quát hoá những gắn kết xã hội có những giá trị tích cực, có
khả năng bảo vệ trước nguy cơ có các HVRR, đồng thời trong một số bối cảnh, hoàn
cảnh cụ thể, những gắn kết xã hội cụ thể trong các hoàn cảnh thực tiễn.
Từ việc phát triển khái niệm gắn kết xã hội và các lý thuyết tiếp cận nghiên cứu về
gắn kết xã hội cũng như mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi sức khoẻ của các
cá nhân, nghiên cứu phát triển rõ hơn về cơ chế, cách thức, loại hình gắn kết có khả
năng ảnh hưởng tích cực hay đem lại những ảnh hưởng không mong muốn đến nguy cơ
có các HVRR của các cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Kết quả phân tích đã góp phần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của gắn kết gia
đình, gắn kết trường học đối với học sinh trong độ tuổi trưởng thành trong bối cảnh xã
hội đô thị đầy biến động và phát triển có tác động đáng kể đến mối quan hệ và chức
năng của các thiết chế quan trọng này, đồng thời cũng đưa ra những đóng góp mới về
một kiểu gắn kết mới trong thế giới ảo của mạng xã hội cũng như nguy cơ của nó có
thể ảnh hưởng đến bộ phận thanh niên trẻ tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của môi
trường mạng xã hội này. Đây là vấn đề chưa được đề cập nhiều đến các cơ sở lý luận
hay lý thuyết nghiên cứu trước đây về gắn kết xã hội.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu cung cấp các số liệu thực tiễn, bằng chứng thực nghiệm về thực trạng
các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh THPT trong các thiết chế và môi trường
21
xã hội cơ bản, mức độ phổ biến của các HVRR của nhóm học sinh THPT, đồng thời
xác định những nhóm học sinh có nguy cơ cao đối mặt với khả năng có nhiều HVRR
từ đó cân nhắc có những ưu tiên trong các chiến lược phát triển, chiến lược can thiệp
đối với các hành vi nguy cơ của thanh niên, vị thành niên và học sinh THPT nói riêng,
trong đó chú trọng các yếu tố môi trường xã hội có mối liên quan đến HVRR bên cạnh
các yếu tố cá nhân, ưu tiên can thiệp đối với những nhóm có nguy cơ đối mặt với nhiều
HVRR.
Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy về thực trạng và mức độ gắn kết
gia đình trong bối cảnh xã hội đô thị có nhiều biến đổi, đặc biệt vai trò quan trọng của
gắn kết gia đình có khả năng bảo vệ nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT, đồng thời
HVRR của học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với thực trạng HVRR của những người
thân trong gia đình. Kết quả nghiên cứu gợi ra những giải pháp thực tiễn về tăng cường
gắn kết gia đình, điểm tựa quan trọng của học sinh giúp họ phòng ngừa nguy cơ có các
HVRR, đồng thời giải pháp phòng ngừa HVRR của VTN, thanh niên, học sinh THPT
cần gắn liền với phòng ngừa HVRR cho toàn bộ các thành viên trong gia đình.
Nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng tin cậy về vai trò của gắn kết nhà trường
đến một số các HVRR cụ thể cũng như những khả năng và cơ hội của việc kết hợp giữa
gia đình và nhà trường trong việc giám sát, phòng ngừa HVRR ở học sinh - giai đoạn
nhiều biến động trong chu trình phát triển. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa cơ sở thực
tiễn về những nguy cơ tiềm ẩn của gắn kết học sinh với môi trường mạng xã hội - một
vấn đề hết sức mới mẻ trong giai đoạn phát triển hiện nay, từ đó định hướng những giải
pháp thực tiễn phù hợp trong việc quản lý mạng xã hội và HVRR của học sinh trong
bối cảnh xã hội hiện nay.
Kế quả nghiên cứu của luận án sau khi được thẩm định có thể sử dụng làm tài liệu
hữu ích trong công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học ở một số chuyên ngành: xã
hội học y tế, xã hội học gia đình, xã hội học lứa tuổi, xã hội học giáo dục, phương pháp
nghiên cứu, phân tích số liệu.
8. Kết cấu luận án:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khuyến nghị, luận án chia là 4 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội
Chương 4: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà
Nội.
Cụ thể, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, nghiên cứu sẽ rút ra những vấn đề mới hay
hướng nghiên cứu mới cần phân tích và làm rõ, đem lại những đóng góp về mặt lý luận
và thực tiễn cho chủ đề nghiên cứu. Sau khi xác định rõ hướng nghiên cứu, trong chương
22
2, tác giả chú trọng xây dựng cơ sở lý thuyết và khung phân tích cho nghiên cứu trên
cơ sở kết thừa và phát triển các lý thuyết phù hợp. Cơ sở lý thuyết, đặc biệt là khung
phân tích được kế thừa và phát triển sẽ là bộ khung để nghiên cứu từ đó phân tích các
bằng chứng định lượng và định tính nhằm chứng minh giả thuyết đề ra, đồng thời phân
tích mối quan hệ giữa lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm phát hiện từ nghiên cứu.
Các nội dung này được thể hiện trong chương 3 và chương 4, trong đó nếu chương 3
tập trung vào mô tả và trả lời câu hỏi về các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh
cũng như thực trạng có các hành vi rủi ro của học sinh thì chương 4 - chương chứa đựng
những nội dung và phát hiện quan trọng của luận án về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội
và HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội.
9. Giới hạn nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận án nghiên cứu độc lập, cân nhắc về yếu tố thời gian
và nguồn lực, nghiên cứu giới hạn phân tích 4 nhóm hành vi với 18 HVRR cụ thể, đặc
biệt tìm hiểu các yếu tố thuộc đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và gắn kết
với mạng xã hội, các hoạt động xã hội khác có mối quan hệ như thế nào đối với từng
HVRR cụ thể cũng như thực trạng có đồng thời nhiều HVRR. Các phân tích hướng tới
tìm hiểu các yếu tố thuộc về đặc điểm các mối quan hệ gắn kết xã hội cơ bản, có khả
năng giải thích đối với từng HVRR cũng như thực trạng có nhiều HVRR của học sinh
THPT, từ đó xác định yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ đối với các HVRR ở học sinh.
Đây có thể xem những điểm giới hạn của luận án và vấn đề có thể được tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện, bổ sung ở các nghiên cứu tiếp theo. Với trọng tâm nghiên cứu của luận
án như đề cập, nghiên cứu sẽ không đi phân tích sâu chi tiết và chuyên sâu vào từng
HVRR mà hướng tới phân tích có tính chất khái quát thực trạng có nhiều HVRR ở học
sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu chú trọng đến các mô hình phân tích hồi quy và
các phân tích tương quan, do đó phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp
chủ đạo và phương pháp nghiên cứu định tính chỉ mang ý nghĩa bổ sung thông tin, do
vậy có thể có những hạn chế trong giải thích chi tiết, chuyên sâu vào một số vấn đề cụ
thể hay hành vi cụ thể. Rất nhiều các phân tích và giải thích chuyên sâu hơn vào một số
nhóm hành vi cụ thể đã được phân tích và công bố trong các bài báo khoa học có liên
quan.
23
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu HVRR của vị thành niên (VTN) nói chung và nhóm học sinh THPT là
chủ đề nghiên cứu được tiến hành khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên
việc tìm hiểu các yếu tố xã hội, đặc biệt là đặc điểm gắn kết xã hội có liên quan đến
HVRR lại là vấn đề chưa được nghiên cứu phổ biến và thường xuyên tại Việt Nam. Để
làm rõ những vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu trên thế giới, đồng thời làm
rõ được sự cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu bổ sung về chủ đề này tại Việt
Nam, tổng quan nghiên cứu sẽ phân tích những đóng góp của các nghiên cứu đi trước
ở hai hướng chính liên quan mật thiết với hướng phân tích của luận án:
- Thực trạng HVRR của thanh niên, VNT nói chung và học sinh THPT nói riêng
- Mối quan hệ giữa gắn kết gia đình, nhà trường và HVRR của thanh niên, VNT nói
chung và học sinh THPT nói riêng
Về khách thể nghiên cứu, thực tế học sinh THPT chính là một phần chính yếu của
nhóm VTN, độ tuổi của họ thuộc vào giai đoạn cuối của VTN và vẫn đang đi học tại
một trường THPT. Ở các đô thị lớn như Hà Nội, như đã đề cập, phần lớn VTN hiện vẫn
đang đi học. Do vậy, để đảm bảo tính khái quát, các nghiên cứu được chọn lọc và đề
cập đến trong phần tổng quan bao gồm cả nhóm đối tượng VTN, ngoài ra tổng quan
cũng sẽ đề cập đến nhóm học sinh THPT như một nhóm riêng, có liên quan chặt chẽ và
là khách thể nghiên cứu của luận án.
1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HÀNH VI RỦI RO
1.1.1. Điểm luận các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả đều hướng tới tìm hiểu bức tranh thực trạng
về từng hành vi rủi ro và thực trạng có nhiều HVRR của VTN nói chung hay học sinh
THPT nói riêng. Các phát hiện từ các nghiên cứu có đóng góp hữu ích trong việc xác
định được những nhóm hành vi có tính phổ biến, đồng thời cũng hướng tới xác định
được sự khác biệt về mô hình HVRR của từng nhóm đặc thù.
Mỹ là một trong những nước đi tiên phong cũng như thường xuyên tiến hành các
nghiên cứu quy mô quốc gia về HVRR của VTN, học sinh các cấp. Gần đây nhất, vào
đầu năm 2014, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (Centers for disease control
and prevention – CDC) của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu giám sát HVRR của học
sinh bậc THPT tại Mỹ được tiến hành tại 42 bang. Nghiên cứu giới hạn vào tìm hiểu 6
nhóm HVRR. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc có liên quan đến một trong các nhóm
24
HVRR là khá phổ biến ở học sinh bậc THPT. Một số kết quả đáng lưu ý như: có 34,9%
học sinh THPT tại Mỹ đã từng sử dụng bia rượu, 15,7% học sinh THPT hút thuốc và
8,8% sử dụng chất gây nghiện, 8,8% từng muốn tự tử. Ngoài ra, 46,8% học sinh cấp 3
đã từng quan hệ tình dục và chỉ có 59,1% học sinh có sử dụng BCS trong lần quan hệ
tình dục đầu tiên. Như vậy, nghiên cứu với quy mô quốc gia tại Mỹ đã chỉ ra rằng việc
tỉ lệ học sinh có liên quan đến ít nhất một HVRR tại Mỹ là khá phổ biến [115].
Thực tế, nước Mỹ có một lịch sử khá lâu trước đó tìm hiểu nghiên cứu, giám sát về
HVRR của VTN, đặc biệt là nhóm học sinh THPT. Vào năm 2010, liên minh quốc gia
nâng cao sức khoẻ VTN nước Mỹ (National Alliance to Advance Adolescent Health)
đã công bố một nghiên cứu tương tự được tiến hành đối với nhóm học sinh THPT tại
Mỹ. Điểm khác biệt là nghiên cứu này mở rộng tìm hiểu nhiều HVRR: tổng số có 12
loại HVRR khác nhau được đề cập và phân tích trong nghiên cứu [95]. Ngoài ra, nghiên
cứu cũng tập trung vào phân tích thực trạng có đồng thời nhiều HVRR ở học sinh THPT.
Kết quả nghiên cứu nổi bật: có hơn một nửa học sinh bậc THPT nước Mỹ có liên quan
đến từ 2 HVRR trở lên và có tới 15% tổng số học sinh trong mẫu nghiên cứu có liên
quan đến 5 hoặc trên 5 loại HVRR [95].
Nếu như hai nghiên cứu đề cập ở trên tập trung tìm hiểu nhóm đối tượng học sinh
bậc THPT thì trước đó hơn 10 năm, vào năm 1998, tại Mỹ cũng đã công bố nghiên cứu
quốc gia về các HVRR mà khách thể nghiên cứu là 10645 VTN trong độ tuổi từ 12 - 21
được chọn vào mẫu nghiên cứu trên toàn nước Mỹ [71].
Như vậy, từ các nghiên cứu khá quy mô đề cập ở trên cho thấy việc tiến hành nghiên
cứu giám sát việc tham gia vào HVRR của VTN nói chung và học sinh bậc THPT nói
riêng là cần thiết, vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao liên quan đến các HVRR,
đặc biệt là sử dụng bia rượu, hút thuốc, quan hệ tình dục không an toàn hay có các hành
vi giao thông không an toàn …
Bên cạnh nước Mỹ, rất nhiều các quốc gia khác đã từng tiến hành các nghiên cứu
quy trên mô quốc gia về HVRR nhóm đặc thù là học sinh THPT. Ở Úc, vào năm 1997,
Burke và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu học sinh THPT có nhiều HVRR, đặc biệt
nhấn mạnh đến việc có liên quan đến đồng thời nhiều HVRR. Nhóm đối tượng nghiên
cứu là học sinh 18 tuổi tại 26 trường cấp 3 tại Úc [74]. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề
nhận được quan tâm nghiên cứu ở Newzeland với nghiên cứu chọn mẫu được tiến hành
với học sinh ở tuổi 16 tại các trường THPT tại Newzeland, chủ đề nghiên cứu là hành
vi sức khoẻ nói chung, trong đó có đề cập đến các HVRR [75]. Đây cũng là chủ đề
25
nghiên cứu ở Iran vào năm 2010 với nhóm đối tượng là học sinh THPT ở Iran [103].
Kết quả nghiên cứu ở Iran cho thấy việc sử dụng bia rượu, thuốc lá mặc dù không nhỏ,
tuy nhiên HVRR đáng lưu ý của học sinh THPT ở Iran lại là tỉ lệ bị chấn thương có chủ
đích và không chủ đích.
Thuộc khu vực châu Á và là một quốc gia đang phát triển, CHDCND Lào cũng đã
tiến hành một nghiên cứu về hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VNT ở tỉnh
Luangnamtha đối với nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14 – 19 [151]. Cũng giống như
nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ vào năm 2010, nghiên cứu tại Lào cũng hướng tập
trung vào việc tìm hiểu thực trạng có nhiều hành vi rủi rủi ro của VTN. Cụ thể, nghiên
cứu tập trung tìm hiểu tỉ lệ VTN có ít nhất 1 HVRR, đặc biệt tỉ lệ VTN có liên quan
đồng thời 2, 3 hoặc 4 loại HVRR trở lên và từ đó nhận diện đặc điểm của VTN có xu
hướng liên quan nhiều đến HVRR [154].
Với tính cấp bách của chủ đề nghiên cứu, tại Thái Lan, nghiên cứu về chủ đề này
cũng đã được tiến hành tại 8 trường cấp 2 thuộc thủ đô Bangkok. Nghiên cứu được tiến
hành vào năm 2001 với cỡ mẫu là 2311 học sinh. Một số những HVRR phổ biến ở
Bangkok bao gồm: hành vi giao thông không an toàn, hành vi bạo lực (31,5%); buồn
phiền (19,9%); uống bia rượu (37,3% đối với nam và 1,7% đối với nữ), thuốc lá (15,4%
đối với nam và 3,5% đối với nữ), các dạng ma tuý (amphetamine) (37,8% đối với nam
và 4,6% đối với nữ). Nhóm tác giả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: tần suất và mức độ
có các HVRR nói trên của VTN tại Bangkok, Thái Lan là rất đáng báo động, rất cần có
những biện pháp can thiệp kịp thời để giám sát và quản lý hành vi nói trên của VTN
[141].
Xác định VTN là đối tượng trọng tâm cần quan tâm nghiên cứu, trong những năm
gần đây, tại Việt Nam đã có khá nhiều các nghiên cứu hướng tới tìm hiểu đối tượng
VTN. Điển hình là Việt Nam đã tiến hành 2 cuộc điều tra quốc gia về VTN, viết tắt là
SAVY1 (2003) và SAVY2 (2008). Đây là những nghiên cứu cấp quốc gia và có quy
mô lớn đầu tiên về thanh thiếu niên được tiến hành tại Việt Nam, lứa tuổi VTN được
chọn vào nghiên cứu là toàn bộ VNT, thanh niên nhóm tuổi 14 – 25 [25]. Do SAVY1
và SAVY2 là 2 cuộc điều tra về nhiều khía cạnh của VTN, do vậy có rất nhiều khía
cạnh xã hội được đề cập đến như: các yếu tố nhân khẩu học VTN, giáo dục, việc làm,
sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục, sử dụng các chất gây nghiện, tai nan, thương
tích, sức khoẻ tinh thần ..... Mặc dù có đề cập đến các nội dung liên quan đến sức khoẻ
thể chất, tinh thần, SKSS và một số hành vi nguy cơ, tuy nhiên đây không phải là một
cuộc điều tra tập trung thuần tuý vào HVRR của VTN, do vậy kết quả nghiên cứu khó
26
có thể mô tả đầy đủ bức tranh toàn diện về HVRR của VTN Việt Nam. Ví dụ như khách
thể nghiên cứu bao gồm cả VTN và thanh niên với khoảng tuổi chênh lệch, đặc điểm
nhân khẩu học xã hội như: tình trạng kết hôn, tình trạng đi học, đi làm khác nhau rất
nhiều. Do vậy bức tranh riêng về VTN và HVRR của nhóm tuổi VTN không được mô
tả riêng biệt, đặc biệt là nhóm VTN hiện đang đi học và dành phần lớn thời gian sống
và học tập trong môi trường gia đình, trường học như nhóm học sinh THPT. Bên cạnh
đó, những HVRR hay hành vi có nguy cơ từ hai cuộc nghiên cứu lớn được phân tích
riêng biệt mà chưa có sự phân tích tổng hợp, đặc biệt là phân tích từ góc độ tiếp cận xã
hội học, tập trung vào những yếu tố xã hội nào có liên quan đến những HVRR của VTN,
thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, các phát hiện từ hai cuộc nghiên cứu này cho thấy
VTN, thanh niên Việt Nam có liên quan đến khá nhiều những nhóm hành vi này, đặc
biệt là hành vi sử dụng bia rượu, thuốc lá hay liên quan đến an toàn giao thông. Ví dụ
như nghiên cứu SAVY2 cho thấy có tới 60,5% nam và 22% nữ VTN, thanh niên cho
biết họ đã từng say rượu/bia. Về tai nạn thương tích, có tới 6,6% VTN, thanh niên đã
từng có tai nạn thương tích cần phải điều trị trong 12 tháng qua, trong vòng và có tới
89% VTN, thanh niên trả lời họ đã từng có lúc lái xe hoặc ngồi sau không đội mũ bảo
hiểm trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu [25].
Trên cơ sở số liệu thu được từ SAVY 1 và SAVY 2, tác giả Trần Thị Hồng đã sử
dụng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và yếu
tố bảo vệ đối với HVRR cho sức khoẻ của thanh niên, VTN Việt Nam (14 – 25 tuổi).
Do nghiên cứu phân tích số liệu từ một cuộc điều tra có sẵn về nhiều vấn đề của VTN
nên còn hạn chế trong việc xác định đầy đủ danh sách những HVRR đưa vào phân tích.
Tuy nhiên, đây là một trong số khá ít các nghiên cứu tiếp cận phân tích từ góc độ xã hội
học, đồng thời có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng khung nghiên cứu sử
dụng trong phân tích các yếu tố giải thích cho hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VTN,
thanh niên Việt Nam [16].
Ngoài SAVY 1 và SAVY 2, nghiên cứu về HVRR của tác giả Trần Bích Phương đối
với VTN hay nghiên cứu của Lê Thị Kim Thoa và cộng sự đối chủ yếu phân tích vấn
đề từ hướng tiếp cận y tế công cộng. Chọn khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 2 và
số liệu nghiên cứu được thu thập ở 2 trường PTCS tại Hà Nội, nghiên cứu của tác giả
Trần Bích Phượng và cộng sự đã kế thừa và lựa chọn danh sách những HVRR cùng bộ
công cụ nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh cấp 3 Mỹ (YRBS) được phát triển bởi
Trung tâm giám sát bệnh tật của Mỹ (CDC) [151]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim
27
Thoa quan tâm nhiều đến hành vi sử dụng bia rượu và mối liên hệ của nó với việc sử
dụng chất gây nghiện, bạo lực, tình dục không an toàn của VNT các tỉnh phía Bắc [122].
Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các
hiểu biết về HVRR của VTN, đặc biệt học sinh THPT - thế hệ chủ nhân tương lai của
đất nước là rất cần thiết. Đây là chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở nhiều các quốc gia
trên thế giới, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này, đặc
biệt còn thiếu những bằng chứng và hiểu biết về HVRR ở nhóm khách thể đặc thù là
học sinh THPT. Rất nhiều các câu hỏi đặt ra như học sinh THPT tại Việt Nam có đối
mặt với tình trạng có đồng thời nhiều HVRR hay không, và thực trạng này có phổ biến
hay không? Nhóm đối tượng đặc thù là học sinh THPT dành phần lớn thời gian sống
cùng gia đình và học tập tại trường học, vậy họ có nguy cơ có các HVRR hay không?
Đây là những vấn đề rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách hệ thống nhằm bổ
sung thêm những hiểu biết và bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này.
1.1.2. Những đóng góp chính từ hướng nghiên cứu thực trạng hành vi rủi ro
Các nghiên cứu tiên phong về chủ đề này đã góp phần đáng kể vào phát triển bộ công
cụ nghiên cứu, chỉ báo, thang đo về HVRR cũng như phát triển cơ sở dữ liệu về HVRR
của VTN nói chung và nhóm học sinh THPT nói riêng ở các nước trên thế giới, khu
vực Châu Á và Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu đi theo hướng này đã có đóng góp
đáng kể vào một số khía cạnh sau:
a. Phát triển và chọn lọc danh sách HVRR cần quan tâm:
Các tác giả khác nhau đã có đóng góp đáng kể vào việc đưa ra các quan điểm hay số
liệu định lượng khách quan về danh sách những HVRR cần ưu tiên nghiên cứu. Một số
nghiên cứu chỉ đề cập đến HVRR (risk behaviours), và một số nghiên cứu ghi cụ thể
hơn là HVRR cho sức khoẻ (health risk behaviours), tuy nhiên cho dù đề cập đến HVRR
thì chủ yếu là HVRR cho sức khoẻ thì những hành vi này có nguy cơ gây ra ảnh hưởng
đến tính mạng, an toàn, cơ hội học tập, phát triển của cá nhân, ảnh hưởng đến gánh nặng
gia đình, sự sự ổn định, phát triển của cộng đồng và xã hội. Thực tế có rất nhiều các
hành vi được xem là rủi ro, có nguy cơ, tuy nhiên các nghiên cứu đề lựa chọn giới hạn
các hành vi cụ thể để đưa vào nghiên cứu. Việc giới hạn và lựa chọn những HVRR nói
chung và HVRR cho sức khoẻ ở từng nghiên cứu bắt nguồn từ rất nhiều cơ sở: ưu tiên
nhóm hành vi có nguy cơ cao; giới hạn nguồn lực; đặc điểm văn hoá, vùng miền với
những đặc thù riêng; dựa trên căn cứ các số liệu có sẵn thu thập được từ những nghiên
cứu đã tiến hành để lựa chọn nhóm HVRR cần ưu tiên đưa vào nghiên cứu. Nếu như
28
nghiên cứu của Maglica chỉ giới hạn tìm hiểu 2 hành vi có tính phổ biến và được xem
là khá điển hình của lứa tuổi học sinh là hút thuốc và sử dụng bia rượu thì rất nhiều các
nghiên cứu khác có xu hướng hướng tới việc nghiên cứu nhiều HVRR khác bên cạnh 2
hành vi phổ biến nói trên [126]. Ví dụ như nghiên cứu được tiến hành ở Lào đã bổ sung
thêm hành vi sử dụng ma tuý (amphetamine) và hành quan hệ tình dục không an toàn
[154]. Đây cũng là 4 nhóm HVRR được tác giả Fox và cộng sự lựa chọn và đưa vào
nghiên cứu đối với nhóm khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 3 tại Mỹ [95]. Cũng tiến
hành tại Mỹ, điều tra quốc gia sức khoẻ vị thành niên tại Mỹ và nghiên cứu Blum đã
mở rộng và bổ sung vào danh sách các HVRR thêm 2 nhóm hành vi nữa, bao gồm: có
ý định/ hay đã từng cố gắng tự vẫn; hành vi mang theo vũ khí/ đã sử dụng vũ khí [137;
69]. Tuy nhiên việc tìm hiểu những HVRR của VTN có quy mô và hệ thống nhất chính
là nghiên cứu giám sát HVRR của Mỹ được tiến hành vào năm 2013. Nghiên cứu tập
trung vào giám sát 6 nhóm hành vi, bao gồm: những hành vi gây chấn thương và bạo
lực; hành vi hút thuốc; hành vi sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác; hành vi tình
dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục; hành vi
ăn uống không lành mạnh; hành vi lười/hạn chế vận động. Trong mỗi nhóm hành vi
này, nghiên cứu lại tập trung tìm hiểu các hành vi cụ thể có nguy cơ hay rủi ro cho sức
khoẻ. Ví dụ, liên quan đến việc hút thuốc lá: các hành vi cụ thể được phân tích bao gồm:
từng hút thuốc; hiện tại có hút thuốc; hút hết 1 điếu thuốc trước năm 13 tuổi; mức độ
hút thuốc hiện nay: số điếu thuốc hút/ ngày; số ngày hút: đã từng hút thuốc hàng ngày;
từng cố gắng bỏ thuốc lá; có ý định hút thuốc trong tương lai. Như vậy có thể thấy,
nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh THPT ở Mỹ năm 2013 là một trong những
nghiên cứu có tính khái quát, chi tiết và bao quát về số lượng nhóm hành vi và số lượng
hành vi cụ thể được xem xét và tiến hành tại 42 bang ở Mỹ với học sinh THPT. Khung
nghiên cứu và danh sách 6 nhóm HVRR này cũng được kế thừa, thay đổi cho phù hợp
với bối cảnh Việt Nam và được tác giả Trần Bích Phương sử dụng trong nghiên cứu đối
với khách thể là học sinh cấp 2 tại Hà Nội [151].
Đối với công trình luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Hồng, do tác giả sử dụng số
liệu có sẵn từ SAVY1 và SAVY2 và đây không phải là những cuộc điều tra chuyên sâu
về HVRR của VTN mà là nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề của VTN, vì vậy khi phân
tích số liệu thứ cấp, tác giả đã không bao quát hết được các HVRR của cả VTN và thanh
niên. Tác giả cũng đã cố gắng phân chia làm 3 nhóm hành vi: hành vi nguy cơ cho sức
khoẻ vật chất, hành vi nguy cơ cho sức khoẻ tinh thần và nhóm hành vi nguy cơ cho
sức khoẻ sinh sản [19]. Mặc dù việc phân chia thành 3 nhóm nói trên giúp nhà nghiên
29
cứu dễ dàng hơn trong việc triển khai phân tích một cách hệ thống theo từng nhóm hành
vi, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc phân nhóm dễ rơi vào sự khiên cưỡng vì
một số HVRR có thể liên quan đến cả 3 loại sức khoẻ thể chất, tinh thần và sức khoẻ
sinh sản. Thực tế, hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ sinh sản thì thực tế cũng có thể là
hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.
b. Xác định thời điểm và mức độ rủi ro của hành vi.
Qua các nghiên cứu, yếu tố rủi ro cũng bắt đầu được làm sáng tỏ hơn, nó có liên quan
đến thời điểm bắt đầu có mỗi hành vi được đánh giá là có nhiều rủi ro và mức độ, tần
suất thực hiện hành vi có liên quan đến mức độ rủi ro cao hay thấp. Mức độ rủi ro không
chỉ đơn thuần dừng lại ở việc có hay không có hành vi mà thời điểm bắt đầu sớm hay
muộn có liên quan đến mức độ rủi ro. Ví dụ như nghiên cứu về hành vi quan hệ tình
dục, việc xác định độ tuổi lần đầu quan hệ tình dục được xem là chỉ báo quan trọng liên
quan đến các nguy cơ sức khoẻ, do vậy hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra giới hạn độ
tuổi để đánh giá, trong đó nhấn mạnh đến mốc thời gian QHTD trước năm 13 tuổi [95;
115]. Nghiên cứu được tiến hành tại Lào không sử dụng mốc trước năm 13 tuổi mà thay
bằng mốc 15 tuổi [154]. Ngoài ra, hành vi hút thuốc hay sử dụng bia rượu, ma tuý cũng
được một số nhà nghiên cứu chú trọng trong việc xác định mốc thời gian (từ 13 tuổi trở
về trước) được cho là có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao [115].
Ngoài thời điểm thì tần suất, mức độ HVRR cũng được đánh giá có nguy cơ làm tăng
mức độ rủi ro. Ví dụ như đối với hành vi hút thuốc lá, thời điểm hiện tại có hút hay
không hút chỉ là một chỉ báo, ngoài ra những chỉ báo về tần suất hút thuốc lá cũng được
xem là chỉ báo quan trọng đánh giá nguy cơ về rủi ro: ví dụ như hút hàng ngày (tất cả
các ngày trong tuần) hay chỉ báo về việc hút từ 10 điếu thuốc/ ngày trở lên. Đây cũng
là những chỉ báo đã được tiến hành đánh giá trong nghiên cứu của tác giả Kann [115].
Ngoài ra đối với hành vi QHTD, bên cạnh độ tuổi bắt đầu QHTD thì số lượng bạn tình
cũng là một chỉ báo quan trọng về mức độ rủi ro, đặc biệt mốc từ 4 bạn tình trở lên được
xem là hành vi mang tính nguy cơ cao (Fox 2010). Tương tự, hành vi uống rượu, trong
nghiên cứu SAVY 2 hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng, sử dụng bia rượu ở
mức đã từng say bia rượu được xem là ngưỡng có tính rủi ro cao hơn so với việc chỉ
dừng lại ở mức đã từng uống bia rượu [19].
c. Xác định giới hạn độ tuổi hay nhóm khách thể đặc thù cho nghiên cứu.
Các nghiên cứu, điều tra chuyên sâu về HVRR của VTN thường rất hiếm khi điều
tra toàn bộ những thành viên thuộc độ tuổi VTN (từ 10 – 19 tuổi) mà thông thường chỉ
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh
Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh

More Related Content

What's hot

Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường nataliej4
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thìLenam711.tk@gmail.com
 
Sự tự tin quá mức
Sự tự tin quá mứcSự tự tin quá mức
Sự tự tin quá mứcBạch Vân
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG nataliej4
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975OnTimeVitThu
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH nataliej4
 
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Chris2610
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtphongnq
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
Lập Kế Hoạch Chiến Lược Trong Nhà Trường
 
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOTLuận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ĐIỂM CAO,  2018Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ĐIỂM CAO,  2018
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, ĐIỂM CAO, 2018
 
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
3. Sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì
 
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn,  ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tín dụng trung và dài hạn, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
Luận văn: Nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu toán học trong mệnh đề
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Sự tự tin quá mức
Sự tự tin quá mứcSự tự tin quá mức
Sự tự tin quá mức
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của cổ phiếu
 
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
LUẬN VĂN: PHẬT GIÁO Ở QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 1930-1975
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
Phân tích thực trạng nghiện game online trong giới trẻ hiện nay
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
 

Similar to Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Kien Thuc
 
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcLuận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHEndyTon
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451jackjohn45
 
So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...
So 2- 2.	Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...So 2- 2.	Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...
So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...Dinh_phuong_nga
 
SCHOOL VIOLENCE VIETNAM
SCHOOL VIOLENCE VIETNAMSCHOOL VIOLENCE VIETNAM
SCHOOL VIOLENCE VIETNAMHenry Hưng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docxIUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docxNguynThMNhi
 

Similar to Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh (20)

HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
HÀNH VI GÂY HẤN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà NộiLuận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
 
Bao cao de tai
Bao cao de taiBao cao de tai
Bao cao de tai
 
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh...
 
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAYLuận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
Luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối vói con cái tuổi tiểu học, HAY
 
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu HọcLuận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
Luận văn thạc sĩ tâm lý học: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiếu Học
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAYLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk LắkLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
 
So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...
So 2- 2.	Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...So 2- 2.	Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...
So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AID...
 
SCHOOL VIOLENCE VIETNAM
SCHOOL VIOLENCE VIETNAMSCHOOL VIOLENCE VIETNAM
SCHOOL VIOLENCE VIETNAM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Ảnh Hưởng Của Bạo Hành Gia Đình Đối Với Trẻ.
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docxIUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx
IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx
 
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂMLuận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
 
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
 
QT193.doc
QT193.docQT193.doc
QT193.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC Hà Nội, 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Khảo sát tại Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 30 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS. Nguyễn Quý Thanh Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Ngọc Hà Nội, 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Dương Thị Thu Hương
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 23 1.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hành vi rủi ro 23 1.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro 31 1.3 Các điểm chính rút ra từ tổng quan nghiên cứu 39 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 41 2.1. Các khái niệm 41 2.2. Cơ sở lý luận và các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 50 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GẮN KẾT XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI 64 3.1. Đặc điểm gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 64 3.2. Thực trạng hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 74 CHƯƠNG 4: GẮN KẾT VỚI GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI VÀ HÀNH VI RỦI RO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI 91 4.1. Gắn kết trong gia đình và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 93 4.2. Gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 108 4.3. Gắn kết với các hoạt động xã hội, mạng xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông Hà Nội. 116 4.4. Phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa các yếu tố: gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội và hành vi rủi ro của hoc sinh trung học phổ thông Hà Nội 128 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPTT : Biện pháp tránh thai CDC : Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) CL : Công lập GT : Giao thông HVGT : Hành vi giao thông HVRR : Hành vi rủi ro NCL : Ngoài Công Lập NĐ : Nghị định QHTD : Quan hệ tình dục SAVY1 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 (Survey Assessment of Vietnamese Youth) SAVY2 : Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2009 (Survey Assessment of Vietnamese Youth) THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTN : Thanh thiếu niên UBDS KHHGĐ : Uỷ ban Dân số Kế hoạch hoá gia đình. UBDSQG : Uỷ ban dân số Quốc gia VTN : Vị thành niên WHO : Tổ chức Y tế thế giới YRBSS : Hệ thống giám sát hành vi rủi ro (Youth Risk Behavior Surveillance System)
  • 6. DANH MỤC BẢNG Thứ tự Tên bảng Trang Bảng 1 Chi tiết các nhóm biến số độc lập 6 Bảng 2 Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT Hà Nội 15 Bảng 3.1 Thực trạng các hành vi rủi ro của các thành viên trong gia đình 67 Bảng 3.2 Tỉ lệ học sinh trong mẫu nghiên cứu có bạn thân, bạn trong nhóm chơi chung có các hành vi rủi ro cụ thể 70 Bảng 3.3 Thực trạng các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội 71 Bảng 3.4 Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên 72 Bảng 3.5 Thực trạng số lượng bạn bè trên mạng xã hội của học sinh THPT 73 Bảng 3.6 Tần suất các hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội 74 Bảng 3.7 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác và hành vi gây bạo lực 77 Bảng 3.8 Mối quan hệ giữa hành vi uống hết 1 cốc bia/chén rượu, hút thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma túy, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác và hành vi giao thông không an toàn 78 Bảng 3.9 Lý do uống bia/rượu của học sinh THPT Hà Nội 80 Bảng 3.10 Lý do hút thuốc của học sinh THPT Hà Nội 81 Bảng 4.1 Các mối quan hệ gắn kết xã hội được triển khai phân tích. 91 Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi giao thông không an toàn của học sinh THPT Hà Nội 94 Bảng 4.3 Các mô hình hồi quy đơn biến phân tích mối quan hệ giữa chỉ số tổng hợp gắn kết gia đình và từng hành vi rủi ro cụ thể của học sinh THPT 97 Bảng 4.4 Các chỉ số mô hình hồi quy đa biến các đặc điểm gắn kết gia đình và số lượng (loại) hành vi rủi ro học sinh có liên quan 106 Bảng 4.5 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với nguy cơ có các hành vi rủi ro cụ thể. 107
  • 7. Bảng 4.6 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa gắn kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) với các hành vi gây bạo lực cụ thể 108 Bảng 4.7 Mô hình hồi quy logistic mối quan hệ giữa mức độ gắn kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có các hành vi rủi ro cụ thể 107 Bảng 4.8 Mô hình hồi quy logistic đơn biến mối quan hệ giữa mức độ gắn kết nhà trường, thầy cô, bạn bè (chỉ số tổng hợp) và nguy cơ có từng HVGT không an toàn 110 Bảng 4.9 Mối quan hệ giữa bạn thân/bạn trong nhóm chơi chung có hút thuốc/không hút thuốc với tình trạng hút thuốc của nam/nữ học sinh 111 Bảng 4.10 Mối quan hệ giữa việc đã từng/chưa từng tham gia các hoạt động xã hội và thực trạng đã từng uống hết một ly bia/chén rượu 117 Bảng 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không tham gia CLB ngoại khoá và hành vi gây bạo lực ở học sinh 122 Bảng 4.12 Mối quan hệ giữa số lượng bạn trên mạng xã hội và hành vi rủi ro 123 Bảng 4.13 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi bạo lực 125 Bảng 4.14 Mối quan hệ giữa số lượng bạn bè trên mạng xã hội và hành vi tự gây thương tích, có ý định tự tử và cố gắng tự tử 126 Bảng 4.15 Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa giải thích cho từng hành vi rủi ro cụ thể từ các mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố có mối quan hệ với từng hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội 130 Bảng 4.16 Hồi quy đa biến các yếu tố đặc điểm học sinh, đặc điểm gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội giải thích thực trạng có đồng thời nhiều hành vi rủi ro 145
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU Thứ tự Tên biểu Trang Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình các chỉ số thành phần mức độ gắn kết gia đình 66 Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình các chỉ số gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè 69 Biểu đồ 3.3 Thực trạng tham gia các hoạt động xã hội của học sinh THPT 72 Biểu đồ 3.4 Tần suất số loại HVGT không an toàn của học sinh THPT Hà 75 Biểu đồ 3.5 Số loại hành vi bạo lực học sinh có liên quan 76 Biểu đồ 3.6 Tần suất số loại hành vi rủi ro học sinh đã từng có trong 18 hành vi 76 Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ học sinh đã từng hút shisha, sử dụng chất gây nghiện, sử dụng chất/thuốc gây ảo giác 83 Biểu đồ 3.8 Hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội 84 Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ học sinh có các hành vi giao thông không an toàn 85 Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ học sinh đã từng có ý định tự tử, cố gắng tự tử 88 Biểu đồ 4.1 Mối quan hệ giữa đặc điểm hôn nhân của bố & mẹ và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội 93 Biểu đồ 4.2 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội 94 Biểu đồ 4.3 Mối quan hệ giữa hôn nhân bố & mẹ và hành vi gây thương tích, có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh 94 Biểu đồ 4.4 Mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc lá của người thân trong gia đình và hành vi hút thuốc lá của học sinh 105 Biểu đồ 4.5 Mối quan hệ giữa hành vi gây bạo lực của người thân trong gia đình và hành vi gây bạo lực thể chất của học sinh 106 Biểu đồ 4.6 Tỉ lệ học sinh đã từng sử dụng chất gây nghiện (ma tuý, heroin, thuốc lắc) phân theo nhóm có bạn thân, bạn trong nhóm chơi chung đã từng/chưa từng sử dụng chất gây nghiện 113
  • 9. Biểu đồ 4.7 Tỉ lệ học sinh nam và nữ có hành vi bạo lực phân theo nhóm có bạn thân, bạn trong nhóm đã từng và chưa từng có hành vi bạo lực 114 Biểu đồ 4.8 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm và hành vi đã từng hút thuốc/ thử hút thuốc của học sinh THPT tại Hà Nội 119 Biểu đồ 4.9 Mối quan hệ giữa việc có đi làm thêm/không đi làm thêm và hành vi đã từng sử dụng ma tuý 120 Biểu đồ 4.10 Mối quan hệ giữa học sinh nam/nữ; học sinh trường công lập/ngoài công lập có đi làm thêm/không đi làm thêm và hành vi đã từng sử dụng chất gây ảo giác (%). 121 Biểu đồ 4.11 Mối quan hệ giữa việc có/không đi làm thêm và hành vi gây bạo lực 122 Biểu đồ 4.12 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi rủi ro cụ thể của học sinh THPT 124 Biểu đồ 4.13 Mối quan hệ giữa thời gian sử dụng mạng xã hội và hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội 124
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở mỗi giai đoạn khác nhau của vòng đời, con người có thể phải đối mặt nguy cơ tiềm ẩn của rất nhiều những hành vi rủi ro (HVRR) rất khác nhau. Hành vi rủi ro là những hành vi có thể gây ảnh hưởng trước mắt hoặc lâu dài đến sức khoẻ thể chất, tinh thần, các cơ hội cuộc sống hay các ảnh hưởng xã hội khác cho cá nhân, cộng đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) vì các bằng chứng từ nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy VTN là giai đoạn phải đối mặt với nhiều rủi ro cho sức khoẻ và sự phát triển [88]. Thực tế ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, VTN đang gặp phải một cuộc khủng hoảng của thực trạng có nhiều HVRR. Thực trạng này đã đặt xã hội đứng trước các thách thức, gánh nặng và những bất ổn về kinh tế, xã hội, đặt cá nhân vào những rủi ro, nguy cơ bệnh tật, chi phí chữa trị và cả những nguy cơ tử vong từ những nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh được [88]. Hành vi rủi ro của VTN có thể gây hậu quả cả về sức khoẻ thể chất và tinh thần trước mắt cũng như lâu dài cho cá nhân, cộng đồng và xã hội, đồng thời có nguy cơ gây áp lực về kinh tế, y tế, xã hội và gánh nặng ngân sách cho các quốc gia. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, có hơn 2,6 triệu người trẻ tuổi từ 10 đến 24 tử vong hàng năm trên thế giới và phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ những HVRR có thể phòng ngừa được. Tổ chức Y tế thế giới đã từng đưa ra một vài con số đáng quan tâm như: hàng năm có khoảng 16 triệu nữ VTN trong độ tuổi 15 đến 19 sinh con, và VTN, thanh niên ở độ tuổi 15 – 24 chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số người trưởng thành nhiễm HIV mới. Ngoài ra có khoảng 20% VTN đã từng gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần, khoảng 150 triệu người trẻ tuổi hút thuốc và một số lượng đáng kể tham gia vào bạo lực cũng như tử vong vì bạo lực [163, tr.1] Tại Việt Nam, VTN chiếm khoảng 30% dân số và họ là thế hệ kế cận, nguồn lực lao động và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặt trong bối cảnh của sự hội nhập, phát triển, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, sự biến đổi nhanh chóng của xã hội và của mỗi gia đình hiện nay, VTN Việt Nam có thể đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều HVRR khác nhau. Một số các bằng chứng thu được từ nghiên cứu Vị thành niên, thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2008 đã chỉ ra rằng đây là nhóm có nguy cơ cao đối mặt với các HVRR, trong đó liên quan trực tiếp đến những rủi ro về sức khoẻ: có khoảng 8,2% phụ nữ trong độ tuổi 15 – 24 có hoạt động tình dục đã từng nạo phá thai hay khoảng 20% số người được hỏi ở độ tuổi nói trên đã từng hút thuốc lá [163, tr.1]. Nghiên cứu SAVY 2 cũng cho thấy những bằng chứng về thời điểm bắt đầu tham gia một số HVRR
  • 11. 2 chủ yếu nằm trong giai đoạn cuối VTN [26]. Ngoài ra, tại Việt Nam, tai nạn giao thông là gánh nặng cơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. Chấn thương liên quan đến giao thông cũng là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15 – 19 [27]. Trong bối cảnh VTN, thanh niên có nguy cơ đối mặt với nhiều HVRR, trong những năm gần đây, VTN trở thành đối tượng nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành và nhà nước với nhiều các chủ chương, chính sách ban hành đã đặt trọng tâm hướng tới chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN. Ngày 7/6/2006, bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2010/QĐ – BYT phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ VTN và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng 2020” trong đó đặt ra rất nhiều các mục tiêu nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần và đặc biệt chú ý đến các vấn đề sức khoẻ có liên quan nhiều đến các HVRR như: tai nạn thương tích, lạm dụng chất gây nghiện và sức khoẻ tâm thần, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDs [7]. Về mặt thực tiễn, mặc dù có một số nghiên cứu đáng chú ý có đề cập đến các vấn đề chung của VTN, thanh niên Việt Nam tuy nhiên nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn hạn chế, đặc biệt là còn ít các nghiên cứu phân tích các nguyên nhân xã hội, các yếu tố xã hội có liên quan đến HVRR của VTN, thanh niên. Về mặt lý luận, các nghiên cứu về HVRR của VTN mới chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mô tả và phần lớn tiếp cận từ hướng nghiên cứu y tế cộng công mà chưa có nhiều các nghiên cứu tiếp cận vấn đề và lý giải vấn đề từ góc độ xã hội học hay sử dụng các lý thuyết xã hội học, khoa học xã hội liên ngành nhằm làm cơ sở tìm hiểu, đánh giá các yếu tố xã hội có liên đến HVRR. Học sinh THPT là nhóm thuộc vào độ tuổi VTN, cụ thể là giai đoạn cuối của VTN. Các nghiên cứu VTN từ SAVY 1 đến SAVY 2 cho thấy VTN, VTN giai đoạn cuối đang có xu hướng tham gia gia tăng và phổ biến hơn vào các HVRR. Vấn đề đặt ra đối với riêng nhóm học sinh THPT - nhóm đối tượng dành phần lớn thời gian sống, học tập và sinh hoạt trong môi trường gia đình và nhà trường, chịu sự tác động và quản lý của gia đình và nhà trường, vậy họ có liên quan đến các HVRR không? Sống trong môi trường gia đình, nhà trường cũng các mối quan hệ xã hội mới khác (như mạng xã hội), vậy những đặc điểm gắn kết của học sinh với các môi trường đó có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ có các hành vi rủi? Thực tế, đây lại là vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều cả ở góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Từ những vấn đề cấp thiết đặc ra ở trên, từ nhu cầu nhận thức từ góc độ lý luận và thực tiễn như đã đề cập ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông” với mục đích tiếp cận, phân tích bổ sung thêm các hiểu biết từ góc độ lý luận và thực tiễn từ hướng tiếp cận xã hội học.
  • 12. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Trên cơ sở khung nghiên cứu được xây dựng, luận án hướng tới: - Tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như: tần suất và mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro, nhận diện nhóm học sinh có nguy cơ cao đối với từng HVRR cụ thể cũng như có nguy cơ cao với việc có đồng thời nhiều HVRR. - Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội của học sinh, trong đó chú ý đến mối quan hệ gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội, mạng xã hội và nguy cơ có các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, từ đó xác định cụ thể các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ cũng như các yếu tố bảo vệ HVRR ở học sinh THPT. - Từ những số liệu thực tiễn, nghiên cứu hướng tới việc phát triển và làm giàu thêm các lý thuyết, cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý về giải pháp thực tiễn góp phần quản lý, giám sát có hiệu quả HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Nhiệm vụ: Để hướng tới đạt được các mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ cụ thể được đặt ra như sau: - Mô tả và làm rõ thực trạng hành vi rủi ro ở từng nhóm học sinh với các điểm nhân khẩu học cá nhân, đặc điểm gia đình, trường học, từ đó rút ra được những đặc điểm nhận diện các nhóm học sinh có nguy cơ cao đối với các HVRR. - Phân tích số liệu tìm hiểu và làm rõ quan hệ giữa đặc điểm và mức độ gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Cụ thể các gắn kết xã hội cơ bản sẽ được giới hạn quan tâm phân tích trong nghiên cứu bao gồm: • Gắn kết xã hội trong gia đình của học sinh • Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè • Các gắn kết xã hội khác: bao gồm gắn kết với các hoạt động xã hội (tình nguyện/từ thiện, làm thêm, câu lạc bộ ngoại khoá) và gắn kết với mạng xã hội, các mối quan hệ trên mạng xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm của nghiên cứu: phân tích mối quan hệ giữa các đặc điểm gắn kết xã hội nói trên có liên quan như thế nào đến nguy cơ có/không có các HVRR của học sinh cũng như nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh, từ đó tìm ra yếu tố làm tăng
  • 13. 4 nguy cơ có các hành vi rủi ro và những yếu tố có khả năng bảo vệ, góp phần làm giảm nguy cơ có một hay nhiều HVRR ở học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu. - Kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu, những đúc kết về lý luận và thực tiễn, đồng thời đưa ra những gợi ý về mặt giải pháp góp phần quản lý, giám sát HVRR của học sinh THPT. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm, mức độ gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết gia đình, gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè, gắn kết với mạng xã hội, gắn kết với các hoạt động xã hội của học sinh THPT Hà Nội với nguy cơ có các HVRR, trong đó giới hạn nghiên cứu 4 nhóm với 18 HVRR cụ thể (được đề cập chi tiết trong phần biến số). 3.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh THPT: bao gồm nam và nữ học sinh THPT tại các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Đây là khách thể nghiên cứu được mời tham gia vào phỏng vấn bằng bảng hỏi với các câu hỏi có sẵn và phỏng vấn sâu. Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung giải thích về lý do, hoàn cảnh, đặc biệt là mối quan hệ giữa gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và HVRR, do vậy nghiên cứu chọn bổ sung thêm 3 nhóm tham gia phỏng vấn sâu: • Phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội. • Giáo viên, đại diện ban giám hiệu tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội được chọn vào mẫu nghiên cứu. • Học sinh đang học tại các trường THPT tại Hà Nội. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các quận nội thành thành phố Hà Nội. - Thời gian tiến hành nghiên cứu: Thời gian khảo sát tại thực địa: từ năm 2015 – 2017.
  • 14. 5 4. Khung nghiên cứu, biến số nghiên cứu 4.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số Hình 1: Khung nghiên cứu Sơ đồ trên đây mô tả khung phân tích thể hiện mối quan hệ giữa các biến số được phân tích cụ thể trong luận án. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội đặt trong mối quan hệ với các biến số độc lập, trong đó nghiên cứu chú trọng đến mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT, tìm hiểu những gắn kết xã hội có khả năng giải thích cho HVRR của học sinh THPT tại địa bàn nghiên cứu. 4.2. Biến số Trong khuôn khổ luận án nghiên cứu độc lập và trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và các lý thuyết lựa chọn áp dụng, nghiên cứu đặt trọng tâm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhóm biến số “gắn kết xã hội” có liên quan đến các nhóm HVRR của học sinh, trong đó chú trọng chiều ảnh hưởng từ đặc điểm gắn kết xã hội khác nhau có liên quan như thế nào đến nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT. Các biến số độc lập, phụ thuộc của nghiên cứu được xác định cụ thể như sau: 4.2.1. Biến số độc lập Có 2 nhóm biến số độc lập:
  • 15. 6 - Các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh, cụ thể nghiên cứu giới hạn tìm hiểu 3 nhóm gắn kết: • Gắn kết gia đình • Gắn kết học sinh với nhà trường, thầy cô, bạn bè • Gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội. - Đặc điểm nhân khẩu học (NKH) cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình và đặc điểm trường học Cụ thể đặc điểm gắn kết xã hội ở từng nhóm trên được làm rõ ở bảng dưới đây: Bảng 1: Chi tiết các nhóm biến số độc lập Biến số độc lập Thao tác hoá biến số 1. Các gắn kết xã hội 1. Gắn kết gia đình a. Quan hệ hôn nhân bố và mẹ - Sống chung - Không sống chung (ly thân/ly hôn/khác ) b. Mức độ gắn kết giữa học sinh với gia đình Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết của từng chỉ số thành phần: • Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (gia đình là tổ ấm và các thành viên thiết lập mối quan hệ tốt với nhau) • Trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, tôn trọng • Trong gia đình, học sinh được đối xử công bằng, được tham gia các hoạt động • Gia đình là chỗ dựa tâm lý, tinh thần và không chịu áp lực • Gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, giám sát HVRR c. Gắn kết với các thành viên có các hành vi rủi ro - Hành vi rủi ro mà người thân trong gia đình có: hút thuốc lá; uống bia/rượu; sử dụng chất gây nghiện; hành vi bạo lực, gây rối; hành vi giao thông không an toàn 2. Gắn kết nhà trường a. Mức độ gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè Được đánh giá thông qua điểm số gắn kết của từng chỉ số thành phần: • Học sinh gắn kết và có cảm giác thuộc về nhà trường • Mức độ gắn kết với bạn bè • Mức độ gắn kết với thầy cô • Học sinh được đối xử công bằng, được tham gia vào các hoạt động tại trường • Học sinh đánh giá thầy cô là người gương mẫu và thường xuyên quan tâm, giám sát học sinh.
  • 16. 7 b. Có mối quan hệ gắn kết với bạn bè có nhiều hành vi rủi ro - Hành vi rủi ro mà bạn thân/ bạn trong nhóm chơi chung có: • Hút thuốc lá • Uống bia/rượu • Sử dụng chất gây nghiện • Hành vi bạo lực, gây rối • Hành vi giao thông không an toàn 3. Gắn kết xã hội khác: gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội a. Gắn kết với các hoạt động xã hội - Có/không tham gia hoạt động từ thiện/tình nguyện - Có/không tham gia hoạt động làm thêm - Có/không tham gia CLB ngoại khoá. b. Gắn kết với mạng xã hội - Số lượng bạn bè trên mạng xã hội - Thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã hội. 2. Đặc điểm cá nhân, gia đình, xã hội 1. Đặc điểm NKH cá nhân - Giới tính Nam/ Nữ - Khối học Khối 10/ 11/ 12 - Học lực Giỏi/Khá/TB/ Yếu 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình - Trình độ học vấn bố/mẹ Từ THPT trở xuống và từ trung cấp/ cao đẳng - đại học/trên đại học - Kinh tế gia đình Tài sản có giá trị: nhà riêng; ô tô; xe máy; máy tính/ máy tính bảng nối mạng - Đặc điểm nghề nghiệp Có nghề nghiệp ổn định/ không có nghề nghiệp ổn định 3. Đặc điểm trường học - Loại trường - Công lập/ ngoài công lập - Vị trí trường học - Vị trí địa bàn quận 4.2.2. Biến số phụ thuộc Biến số phụ thuộc: Hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội. Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm hành vi rủi ro, bao gồm 18 hành vi rủi ro cụ, thể như sau: - Nhóm 1 (5 hành vi): hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng chất gây nghiện (ma tuý, heroin, cần sa, thuốc lắc), sử dụng thuốc/chất gây ảo giác. - Nhóm 2 (3 hành vi): Hành vi gây bạo lực: bao gồm 3 loại: gây gổ, đánh nhau; bắt nạt, doạ nạt (trực tiếp); bắt nạt, đe doạ, xúc phạm qua tin nhắn, mạng xã hội. - Nhóm 3 (3 hành vi): Hành vi chủ động tự gây thương tích cho bản thân, có ý định tự tử, đã từng cố gắng tự tử.
  • 17. 8 - Nhóm 4 (7 hành vi) gồm các hành vi giao thông không an toàn: nghiên cứu tập trung tìm hiểu 7 hành vi (Không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi sai làn đường; tự điều khiển xe máy (>50cm3) khi tham gia giao thông; tham gia giao thông trên xe chở quá số người quy định; gây va quyệt, tai nạn giao thông; vi phạm luật giao thông (ở mức nghiêm trọng hơn) bị công an nhắc nhở, xử phạt; đua xe. Các hành vi rủi ro của học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu ở 2 khía cạnh cụ thể: - Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro. - Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể. Thực tế có thể có rất nhiều hành vi được cho là tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đối với sức khoẻ thể chất, tinh thần, sự phát triển, tính mạng của học sinh, tuy nhiên trong giới hạn một nghiên cứu độc lập, 4 nhóm hành vi cụ thể trên được lựa chọn trên cơ sở thông tin có được từ tổng quan nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và dựa trên giới hạn của phương pháp thu thập thông tin và trong khuôn khổ một nghiên cứu độc lập của 1 luận án Tiến sỹ. Một số các hành vi rủi ro khác như hành vi quan hệ tình dục không an toàn, hành vi ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh ... cũng là những nhóm hành vi rất cần quan tâm nghiên cứu trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm bổ sung thêm các nhận thức và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu (xem thêm về cơ sở lựa chọn hành vi trong trang 47 - 49) 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án hướng tới trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội được biểu hiện cụ thể ở tần suất, mức độ như thế nào? Học sinh THPT Hà Nội có đang đối mặt với nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro không và những nhóm học sinh nào có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro? - Mối quan hệ gắn kết xã hội trong gia đình, trường học, gắn kết với thầy cô, bạn bè của học sinh như thế nào? Học sinh có những mối quan hệ gắn kết xã hội khác như gắn kết với các hoạt động xã hội và mạng xã hội ở tần suất và mức độ như thế nào? - Các đặc điểm gắn kết xã hội, cụ thể là gắn kết với gia đình, nhà trường, các gắn kết xã hội khác với có mối quan hệ như thế nào với hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội? Trong các yếu tố thuộc về đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và các gắn kết xã hội khác, những yếu tố nào có mối quan hệ góp phần bảo vệ nguy cơ có các hành vi rủi ro của học sinh và những yếu tố nào góp phần làm tăng nguy cơ hành vi rủi ro ở học sinh?
  • 18. 9 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Những học sinh có mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, gắn kết bền chặt với gia đình, thường xuyên nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình thường ít liên quan đến hành vi rủi ro hơn so với những nhóm học sinh có mối quan hệ gắn kết lỏng lẻo với gia đình. - Học sinh có mối quan hệ gắn kết bền chặt với nhà trường, không cảm giác cô đơn tách biệt tại trường học thường ít liên quan đến các hành vi gây bạo lực với bạn bè và với gây bạo lực bản thân (có ý định tự tử, cố gắng tự tử) so với học sinh có gắn kết lỏng lẻo hơn với trường học. - Những học sinh sống trong gia đình có người thân có liên quan đến nhiều hành vi rủi ro, chơi với bạn bè có nhiều hành vi rủi ro thường sẽ có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn những những học sinh khác. - Học sinh ít tham gia các hoạt động xã hội và dành quá nhiều thời gian trong ngày sử dụng mạng xã hội có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn so với nhóm học sinh không đi làm thêm và dành ít thời gian sử dụng mạng xã hội 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Phương pháp luận chung Phương pháp luận chung nhất được vận dụng là phương pháp luận Macxit (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử). Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu hành vi rủi ro của học sinh khó có thể tách ra khỏi những ảnh hưởng và tác động từ môi trường sống như môi trường gia đình, nhà trường và các mối quan hệ gắn kết trong xã hội, đặc biệt trong những giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh như hiện nay. 6.1.2. Phương pháp luận chuyên ngành Luận án sử dụng các lý thuyết xã hội học sau làm cơ sở phát triển khung nghiên cứu và xác định các biến số nghiên cứu: - Nghiên cứu vận dụng quan điểm, tinh thần cơ bản của lý thuyết cấu trúc xã hội làm nền tảng chung cho nghiên cứu, là cơ sở để hướng đến tìm hiểu các yếu tố thuộc về cấu trúc xã hội, mối quan hệ, gắn kết xã hội, môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi rủi ro của học sinh trung học. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trực tiếp các lý thuyết sau làm căn cứ xây dựng giả thuyết, khung nghiên cứu, triển khai xây dựng các chỉ báo cho nghiên cứu: - Lý thuyết học hỏi xã hội: Đây là lý thuyết đề cập đến sự ảnh hưởng của môi trường xã hội và cá nhân "học hỏi" hay bị ảnh hưởng bởi hành vi, quan điểm, thái độ của những
  • 19. 10 người gần gũi với họ. Lý thuyết này góp phần xây dựng giả thuyết giả định về sự ảnh hưởng từ môi trường đến hành vi rủi ro của học sinh. Học sinh có xu hướng có hành vi giống với những người thân trong gia đình, bạn thân khi họ thường xuyên có mối quan hệ khăng khít với họ. Từ lý thuyết này, nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng của người thân, bạn bè đối với hành vi rủi ro của học sinh: những học sinh sinh ra ở những gia đình có bố, mẹ, người thân hay có bạn bè có hành vi rủi ro sẽ có xu hướng tham gia vào hành vi rủi ro nhiều hơn những học sinh khác. - Mô hình lý thuyết của Berkman và cộng sự về sự hội nhập xã hội, gắn kết xã hội tác động đến hành vi sức khoẻ của cá nhân. Đây là mô hình lý thuyết phân tích những ảnh hưởng tạo dựng được từ việc cá nhân tham gia và gắn kết vào mạng lưới, cấu trúc xã hội đối với các hành vi và cơ hội sức khoẻ. Mô hình này giúp một lần nữa củng cố thêm cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội, hội nhập xã hội và hành vi sức khoẻ, đặc biệt là hành vi rủi ro cho sức khoẻ. Đóng góp quan trọng từ mô hình lý thuyết của Berkman đó là luận án đã kế thừa các ý tưởng từ khung phân tích nội hàm khái niệm “gắn kết xã hội” nhằm xây dựng các chỉ báo đánh giá mức độ gắn kết bền chặt/ lỏng lẻo giữa học sinh với gia đình và nhà trường. Từ đó, khái niệm gắn kết không chỉ được xem xét ở khía cạnh: có mối quan hệ tốt mà còn được đánh giá bổ sung thêm ở các khía cạnh khác: có cảm giác thuộc về môi trường đó, tạo ảnh hưởng/ bị ảnh hưởng bởi con người trong môi trường gắn kết, được hỗ trợ, giúp đỡ, được tham gia hoạt động, được đối xử công bằng, được giám sát các hành vi nguy cơ hay hành vi lệch chuẩn, hành vi có khả năng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sức khoẻ. Và như vậy, chỉ số đánh giá mức độ gắn kết của học sinh với gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã hội khác sẽ trở nên đầy đủ, toàn diện và hệ thống hơn. Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển, ứng dụng các lý thuyết nói trên trong bối cảnh và điều kiện xã hội Việt Nam. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin a. Phương pháp thu thập thông tin: Để có đủ các căn cứ khoa học giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phương pháp định lượng là chủ đạo và phương pháp định tính đóng vai trò hỗ trợ bổ sung thêm các giải thích và bằng chứng thực tiễn. - Phương pháp định lượng: điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với cỡ mẫu trên 1300 học sinh THPT tại các quận nội thành Hà Nội.
  • 20. 11 Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học thông qua công cụ nghiên cứu là bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thông qua các câu hỏi được cụ thể hoá từ các biến số và chỉ báo nghiên cứu. Số liệu thu được giúp nhà nghiên cứu phân tích tần suất, tương quan, hồi quy đơn biến, đa biến nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ, đặc điểm và mức độ gắn kết xã hội có quan hệ như thế nào đối với nguy cơ có các HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội. - Phương pháp định tính: Phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu được tiến hành đối với học sinh chủ yếu tập trung vào ý kiến của những học sinh có nhiều HVRR bên cạnh một số ý kiến từ các học sinh là cán bộ lớp. Mục đích: nhằm bổ sung thêm một số giải thích về nguyên nhân, lý do, bối cảnh, hoàn cảnh và trải nghiệm của học sinh có HVRR, đặc biệt khám phá diễn giải từ học sinh về sự gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội và mối quan hệ đối như thế nào đối với HVRR của học sinh THPT. Ngoài ra phương pháp phỏng vấn sâu cũng được tiến hành đối với giáo viên, lãnh đạo trường và phụ huynh học sinh nhằm tìm hiểu về những chia sẻ, kinh nghiệm tạo dựng gắn kết với học sinh và ý nghĩa của nó trong việc quản lý HVRR của học sinh. b. Thiết kế nghiên cứu và trình tự tiến hành: - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được thiết kế theo trình tự các bước nghiên cứu: định tính – định lượng – định tính, trong đó nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chủ đạo, nghiên cứu định tính thực hiện ban đầu nhằm khám phá vấn đề nhằm xây dựng công cụ nghiên cứu sát với thực tiễn, nghiên cứu định tính thực hiện sau cùng nhằm bổ sung và làm rõ hơn các phát hiện từ nghiên cứu định lượng. Cụ thể: Bước 1: áp dụng phương pháp phỏng vấn tự do học sinh (10 học sinh), giáo viên (3 giáo viên) nhằm khám phá vấn đề, được thực hiện sau khi tiến hành tổng quan nghiên cứu nhằm có thêm các thông tin thực tiễn xây dựng công cụ nghiên cứu: cụ thể như góp phần xây dựng các thang đo phù hợp cho mỗi câu hỏi, kiểm tra và bổ sung/thay thế các phương án trả lời cho các câu hỏi đóng trong bảng hỏi nhằm phản ánh được thực tiễn. Bước 2: nghiên cứu định lượng điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi. Bảng hỏi sau khi hoàn thiện được thử với 30 học sinh tại 2 trường: thử khả năng hiểu bảng hỏi như nhau của học sinh, thử khả năng tự điền bảng hỏi, những phản hồi của học sinh đối với các câu hỏi có khả năng hiểu nhầm hoặc đa nghĩa, những khó khăn khi trả lời và bổ sung những phương án trả lời còn khuyết thiếu. Bảng hỏi được tiếp tục hoàn thiện sau khi có những phản hồi của học sinh và tham vấn các ý kiến chuyên gia. Trước khi tiến hành điều tra chính thức, bảng hỏi tiếp tục được thử lần 2 với 1 lớp học 42 học sinh nhằm đảm bảo bảng hỏi được hoàn thiện ở mức tốt nhất.
  • 21. 12 Bước 3: nghiên cứu định tính - sau khi có những phân tích sơ bộ số liệu từ điều tra định lượng, hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng và tiến hành phỏng vấn đối với học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhằm thu thập thông tin bổ sung cho những phát hiện từ nghiên cứu định lượng, hoặc những vấn đề cần làm rõ thêm từ kết quả phân tích số liệu định lượng. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cũng sẽ góp phần lý giải thêm nguyên nhân HVRR có liên quan đến sự gắn kết xã hội, bao gồm trong đó là gắn kết gia đình và nhà trường. 6.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 6.2.2.1. Điều tra định lượng bằng bảng hỏi a. Cỡ mẫu - Đặc điểm địa bàn chọn mẫu và khung lấy mẫu: Nghiên cứu được giới hạn thực hiện tại các quận nội thành Hà Nội. Hiện tại Hà Nội có 12 quận nội thành, và theo số liệu công bố tại trang thông tin của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, tại 12 quận nội thành Hà Nội có 37 trường THPT công lập và 53 trường THPT ngoài công lập, với số học sinh ước tính khoảng 75.000. Mặc dù số trường ngoài công lập lớn hơn số trường công lập, tuy nhiên nhiều trong số các trường công lập có quy mô nhỏ, do vậy số lượng học sinh trường công lập vẫn lớn hơn so với số lượng học sinh trường ngoài công lập và chiếm khoảng hơn 60% tổng số học sinh THPT tại các quận nội thành [37]. - Cỡ mẫu: Nghiên cứu sử dụng công thức tính cỡ mẫu được đưa ra bởi Krejcie và Morgan (1970) để làm căn cứ tính cỡ mẫu cần thiết cho điều tra chọn mẫu. Công thức sử dụng: Trong đó: S= Cỡ mẫu cần xác định 𝑋" = xác định độ tin cậy với độ chính xác là 95% có sai số là d = 0,05 (5%) N = quy mô dân số P= tỉ lệ dân số (giả định là 0,5); d = mức độ chính xác (0,05) Căn cứ vào ước tính về quy mô học sinh THPT thuộc 12 quận nội thành Hà Nội = 71.400 học sinh, sử dụng công thức trên tính được cỡ mẫu dự kiến là S = 485 học sinh.
  • 22. 13 Nhằm tăng độ tin cậy và giảm bớt những sai số trong quá trình điều tra, nghiên cứu đã được thực hiện với cỡ mẫu thực tế là 1333 học sinh. b. Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn: Mẫu được chọn theo nhiều giai đoạn: - Giai đoạn 1: chọn 3 quận trong số 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội vào mẫu nghiên cứu. 3 quận được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản trên cơ sở phân chia 12 quận thành 3 khu vực gắn liền với các giai đoạn mở rộng cùng với quá trình đô thị hoá tại Hà Nội, dựa trên căn cứ thời điểm hình thành các quận nội thành. Các giai đoạn hình thành các quận nội thành Hà Nội thành 3 giai đoạn: + Từ năm 1981 – 1994: Nội thành Hà Nội với 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Đây là những quận lâu đời, được hình thành sớm nhất. + Từ 1995 – 2003: bổ sung thêm 5 quận: Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Hoàng Mai, Cầu Giấy. Đây là những quận được ra đời trong giai đoạn đổi mới, hội nhập và phát triển. + Từ năm 2009 đến 2013: bổ sung thêm 3 quận nội thành: Hà Đông, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm – đây được coi là khu vực đô thị mới, thậm chí còn đang có sự chuyển dịch kinh tế, về lối sống văn hoá nhằm thích ứng với đời sống đô thị. Hình 2: Bản đồ các quận nội thành Hà Nội
  • 23. 14 Ba giai đoạn phát triển và mở rộng nội thành thành phố Hà Nội nói trên đã tạo dựng nên những đặc trưng khác nhau về văn hoá, xã hội, sự phát triển kinh tế. Nhằm đạt được tính đại diện cao nhất, ứng với từng giai đoạn phát triển và mở rộng, nghiên cứu chọn 1 quận đại diện vào mẫu nghiên cứu trong số các quận được hình thành/hình thành mới ở từng giai đoạn và phương pháp lựa chọn là gắp thăm ngẫu nhiên. Kết quả 3 quận thuộc 3 khu vực phân chia được chọn ngẫu nhiên vào mẫu nghiên cứu bao gồm: Quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, quận Bắc Từ Liêm. - Giai đoạn 2: chọn trường: chọn 6 trường THPT trong tổng số các trường (công lập và ngoài công lập). Lập danh sách các trường công lập và các trường ngoài công lập trong 3 quận được chọn, trộn đều danh sách. Từ danh sách trường công lập tại mỗi quận sau khi đã được trộn, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản nhằm bốc thăm bất kỳ một trường vào mẫu nghiên cứu. Tương tự, tại danh sách các trường ngoài công lập, chọn ngẫu nhiên đơn giản bốc thăm bất kỳ 1 trường vào mẫu nghiên cứu. Với 3 quận - đặc trưng cho 3 địa bàn nghiên cứu trực thuộc thành phố Hà Nội, nghiên cứu lựa chọn được 6 trường vào mẫu nghiên cứu, để đảm bảo nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu theo như cam kết trước khi tiến hành nghiên cứu, tên cụ thể các trường sẽ không nêu tên cụ thể trong nghiên cứu. Vì nghiên cứu hướng tới phân tích học sinh THPT có tính chất đại diện tại Hà Nội, do vậy để tránh những sai lệch hay thiên lệch nên nghiên cứu đã loại bỏ một số trường có đặc điểm đặc thù ra khỏi mẫu nghiên cứu: ví dụ như trường chuyên của thành phố (trường chuyên Amstesdam) và hệ thống các trường dân lập chất lượng cao có yếu tố nước ngoài (trường quốc tế hoặc kết hợp) và trường dân lập có hệ thống nội trú cho học sinh các tỉnh khác đến học. Do vậy, kết luận từ nghiên cứu sẽ không phù hợp và không bao gồm những học sinh thuộc nhóm trường này. - Giai đoạn 3: chọn học sinh vào mẫu nghiên cứu tại mỗi trường trong số 6 trường đã được chọn vào mẫu. Với cỡ mẫu dự kiến khảo sát là 1300 học sinh và với khảo sát bước đầu về sỹ số tại các lớp thuộc 6 trường dự kiến điều tra cho thấy về sỹ số học sinh là tương đối tương đồng (mỗi khối từ 9 - 12 lớp; mỗi lớp từ 38 - 45 học sinh) trừ trường THPT ngoài công lập thuộc quận mới (bắc Từ Liêm) với quy mô nhỏ hơn, số học sinh/ 1 lớp tương đương với 50% quy mô học sinh các trường nói trên (sỹ số mỗi lớp chỉ khoảng 18 - 22 học sinh), do vậy, chiến lược chọn học sinh tại các trường được quyết định như sau: - Mỗi khối học sinh sẽ chọn ngẫu nhiên 2 lớp học vào mẫu nghiên cứu. Như vậy với 3 khối sẽ có 6 lớp học tại mỗi trường được chọn vào mẫu nghiên cứu. - Tại mỗi lớp học: toàn bộ học sinh được cung cấp thông tin giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, sau đó được mời tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, học sinh
  • 24. 15 cũng được phổ biến về tính khuyết danh của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là tình nguyện và họ có thể rút lui khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào (kể cả khi đã hoàn thành được một phần phiếu hỏi). Với chiến lược chọn mẫu như trên, nghiên cứu lựa chọn được học sinh đại diện được cả 3 khối học, đại diện cả khối trường công lập, ngoài công lập, đồng thời đại diện cho các khu vực với đặc thù kinh tế - văn hoá - xã hội của thành phố Hà Nội. Theo thống kê cơ cấu mẫu, số lượng mẫu phân chia cho các trường là tương đối ngang bằng nhau, ngoại trừ trường THPT ngoài công lập thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm có quy mô nhỏ, với sỹ số lớp vắng hơn nên tỉ lệ vào mẫu thấp hơn các trường khác. Cụ thể cơ cấu mẫu tại mỗi trường như sau: Bảng 2: Thống kê mẫu được chọn vào nghiên cứu tại các trường THPT Hà Nội Trường Số học sinh được chọn % 1. Công lập quận Bắc Từ Liêm 242 18.2 2. Ngoài công lập Bắc Từ Liêm 123 9.2 3. Công lập quận Cầu Giấy 249 18.7 4. Ngoài công lập quận Cầu Giấy 220 16.5 5. Công lập quận Hoàn Kiếm 243 18.2 6. Ngoài công lập quận Hoàn Kiếm 256 19.2 Tổng 6 trường 1333 học sinh 100% Phân tích chi tiết các đặc điểm mẫu như địa bàn nghiên cứu, nhóm trường học, khối học và giới tính từ mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên cứu có những đặc điểm cơ bản của tổng thể, phản ánh những đặc điểm cơ bản của học sinh THPT tại Hà Nội. Như vậy, các kết luận nghiên cứu có khả năng suy rộng cho tổng thể là học sinh THPT tại Hà Nội (chi tiết đặc điểm mẫu nghiên cứu được đề cập trong phụ lục (phụ lục 7, trang 39) 6.2.2.2. Chọn mẫu định tính. a. Cỡ mẫu Nhằm có thêm các thông tin bổ sung cho nghiên cứu, các phỏng vấn sâu được tiến hành đối với 3 nhóm khách thể nghiên cứu, bao gồm: học sinh (cán bộ lớp và nhóm có HVRR), phụ huynh học sinh và giáo viên (chủ nhiệm và đại diện lãnh đạo các trường). Cụ thể số lượng các phỏng vấn sâu được tiến hành như sau: - Học sinh: 15 học sinh tại các trường được chọn vào mẫu nghiên cứu. - Phụ huynh: 8 phụ huynh - Giáo viên và đại diện lãnh đạo các trường: 15 người. b. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu có chủ đích được áp dụng chọn đối tượng tham gia phỏng vấn.
  • 25. 16 Đối với phỏng vấn giáo viên và phụ trách trường: nghiên cứu sẽ phỏng vấn giáo viên/quản lý, lãnh đạo phụ trách mảng đạo đức, nề nếp, lối sống, sau đó với sự giới thiệu của giáo viên phụ trách sẽ phỏng vấn 2 - 3 giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm. Đối với phỏng vấn học sinh: sau khi tiến hành phỏng vấn giáo viên phụ trách trường và giáo viên chủ nhiệm, với sự giới thiệu của giáo viên lựa chọn học sinh phù hợp cho phỏng vấn, thông thường tại các trường tiến hành phỏng vấn, 2 - 3 học sinh được mời vào thực hiện phỏng vấn sâu, trong đó bao gồm cả học sinh gương mẫu (1 học sinh) và học sinh chưa ngoan (từ 1 - 2 học sinh). Phỏng vấn phụ huynh học sinh cũng được tiến hành với sự hỗ trợ và giới thiệu của giáo viên, ban giám hiệu trường. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 8 phụ huynh, trong đó bao gồm cả những phụ huynh có con ngoan, hợp tác với gia đình và nhà trường và phụ huynh có con chưa ngoan, chưa hợp tác với gia đình và nhà trường. 6.2.3. Tổ chức thu thập thông tin và đạo đức trong nghiên cứu 6.2.3.1. Tổ chức thu thập thông tin Đối với nghiên cứu định lượng, những học sinh tình nguyện tham gia nghiên cứu được phát bảng hỏi để tự điền. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu, học sinh được tạo điều kiện để điền bảng hỏi trong không gian riêng tư và thoải mái nhất, không có sự hiện diện của giáo viên hay thành viên trong trường. 6.2.3.2. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu được tôn trọng và được đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và ngay cả khi nghiên cứu đã kết thúc. Các yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu cần đảm bảo bao gồm: - Đảm bảo việc tham gia nghiên cứu của những học sinh được chọn vào mẫu nghiên cứu là tự nguyện. Học sinh cũng được thông báo về việc họ có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất kể giai đoạn nào mà không chịu bất kỳ áp lực gì. - Học sinh được cung cấp và giải thích thông tin về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nội dung chính sẽ đề cập đến trong nghiên cứu và việc bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh tham gia vào nghiên cứu. - Đây là nghiên cứu khuyết danh, người tham gia nghiên cứu không cần cung cấp thông tin cá nhân như họ tên và tên lớp học, số điện thoại hay các thông tin có thể hỗ trợ nhận diện học sinh. Các thông tin thu thập được từ nghiên cứu chỉ chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác. Hệ thống dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu được mã hoá và lưu giữ trong hệ thống máy tính của tác giả và có cài mã khoá bảo mật. Ngoài ra, cán bộ nghiên cứu đã ký bản cam kết bảo đảm tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu với trường học và cá nhân tham gia vào nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu được giữ bản cam kết đạo đức nghiên cứu có
  • 26. 17 đầy đủ thông tin và địa chỉ liên hệ của cán bộ nghiên cứu chịu trách nhiệm đối với nghiên cứu (phụ lục 5). 6.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin. a. Xử lý thông tin: Thông tin định lượng thu thập được điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 Để đảm bảo độ tin cậy, các bảng hỏi học sinh điền thiếu khoảng 20% số lượng câu hỏi trở lên bị loại bỏ và không nhập vào cơ sở dữ liệu. b. Phân tích thông tin: Phương pháp phân tích thông tin: - Nghiên cứu sẽ tập trung phân tích 2 nội dung: + Thực trạng HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Nghiên cứu sẽ phân tích từng HVRR trong 4 nhóm hành vi được nghiên cứu, đồng thời cũng hướng tới tập trung phân tích thực trạng có nhiều HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội. Thực trạng HVRR sẽ được làm rõ hơn thông qua phân tích tương quan với các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học cá nhân, gia đình, đặc điểm trường học. + Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành rủi ro của học sinh THPT - Kỹ thuật phân tích: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích tương quan có kiểm định, phân tích giá trị trung bình và hồi quy đơn biến, đa biến (tuyến tính và logistic) các yếu tố có liên quan và góp phần giải thích các HVRR của học sinh THPT Hà Nội, mục đích nhằm kiểm tra giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm gắn kết giữa học sinh với gia đình, nhà trường, các hoạt động xã hội, mạng xã hội và thực trạng HVRR của học sinh THPT. Nghiên cứu phân tích đánh giá: • Mối quan hệ giữa gắn kết trong gia đình và HVRR của học sinh • Mối quan hệ giữa gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè và HVRR của học sinh • Mối quan hệ giữa gắn kết với các hoạt động xã hội, gắn kết với mạng xã hội và HVRR của học sinh. • Đánh giá tổng hợp mối liên hệ giữa gắn kết xã hội (gia đình, nhà trường và gắn kết xã hội khác) và HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội thông qua các mô hình hồi quy đa biến. - Phương pháp xây dựng chỉ số phân tích:
  • 27. 18 Nghiên cứu sử dụng phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp góp phần cho việc phân tích đưa ra được bức tranh khái quát và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu. Các chỉ số được xây dựng bằng phương pháp cộng biến, cụ thể có những chỉ số sau được xây dựng để nghiên cứu: + Chỉ số tổng hợp gắn kết gia đình: điểm của chỉ số tổng hợp mức độ gắn kết trong gia đình bằng tổng điểm của 5 chỉ số thành phần: mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; trong gia đình, học sinh được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, tôn trọng; trong gia đình, học sinh được đối xử công bằng, được tham gia các hoạt động; gia đình là chỗ dựa tâm lý, tinh thần và không chịu áp lực; gia đình thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, giám sát. Mỗi chỉ số thành phần nói trên lại là tổng điểm của các câu hỏi cụ thể hỏi về các khía cạnh khác nhau của chỉ số thành phần (đánh giá bằng thang điểm số từ 1 đến 5). Chi tiết về từng chỉ số thành phần và cách tính điểm của các chỉ số được trình bày trong phụ lục 1 (bảng 1.1) - Chỉ số tổng hợp gắn kết với trường học, thầy cô, bạn bè: chỉ số này được tính bằng tổng điểm của 5 chỉ số thành phần: gắn kết, thuộc về nhà trường; gắn kết với bạn bè; gắn kết với thầy cô; được đối xử công bằng, được tham gia vào các hoạt động tại trường; thầy cô là người gương mẫu và thường xuyên quan tâm, giám sát học sinh. Mỗi chỉ số thành phần nói trên lại là tổng điểm của các câu hỏi cụ thể hỏi về các khía cạnh khác nhau của chỉ số thành phần nhằm có được đánh giá chính xác và đa chiều cạnh cho từng chỉ số thành phần. Chi tiết về nội hàm đánh giá từng chỉ số thành phần và cách tính điểm của các chỉ số được trình bày trong phụ lục 1 (bảng 1.2) - Chỉ số các hành vi rủi ro học sinh có: đây là chỉ số tổng hợp của 18 hành vi rủi ro được đề cập trong nghiên cứu. Chỉ số tổng hợp này có giá trị từ 0 đến 18, giá trị của chỉ số chính là số HVRR mà học sinh đã từng có, và điểm số của chỉ số này càng cao chứng tỏ học sinh đã từng liên quan đến càng có nhiều HVRR. Nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật phân tích thông tin sau: - Phân tích tần suất: cung cấp thông tin chung về thực trạng từng HVRR của học sinh THPT Hà Nội. Thông qua số liệu thống kê tần suất, nghiên cứu sẽ mô tả thực trạng những nhóm và những HVRR cụ thể có tính phổ biến ở học sinh THPT. - Phân tích tương quan (crosstabs): Phân tích từng nhóm HVRR phân theo đặc điểm cá nhân, đặc điểm kinh tế - xã hội gia đình, đặc điểm trường học (loại trường) góp phần làm rõ hơn thực trạng HVRR phân theo từng nhóm đặc điểm học sinh, từ đó xác định được những đặc điểm cơ bản của những nhóm học sinh có nguy cơ có nhiều HVRR.
  • 28. 19 - Phân tích hồi quy đa biến: Phân tích hồi quy đa biến nhằm xác định trong các yếu tố thuộc đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh, đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và gắn kết xã hội, trong các yếu tố đó, đâu là những yếu tố có mối quan hệ thúc đẩy (tăng nguy cơ) và đâu là những yếu tố góp phần làm giảm nguy cơ có thêm từng HVRR cụ thể cũng như thúc đẩy làm tăng thêm hay làm giảm số lượng các loại HVRR trong tổng số 4 nhóm và 18 hành vi cụ thể được nghiên cứu. 7. Đóng góp mới về mặt khoa học và ý nghĩa của luận án a. Đóng góp mới về khoa học: Tại Việt Nam có khá nhiều các nghiên cứu đối với từng HVRR đơn lẻ như nghiên cứu về hút thuốc lá, nghiên cứu về sử dụng bia rượu hay nghiên cứu về hành vi bạo lực của đối tượng VTN nói chung hay học sinh nói riêng, tuy nhiên vẫn còn ít những nghiên cứu đề cập đến thực trạng có nhiều HVRR, đặc biệt là tiếp cận nghiên cứu từ góc độ xã hội học, tìm hiểu các yếu tố xã hội có mối quan hệ với nguy cơ có nhiều HVRR của học sinh THPT. Trong quá trình phát triển khung nghiên cứu theo hướng nói trên, nghiên cứu cũng mở ra những khám phá và đóng góp mới về các khía cạnh sau: - Phát triển hướng nghiên cứu về gắn kết xã hội và vai trò, tác động của các mối quan hệ gắn kết xã hội đến các cá nhân trong nhóm, cộng đồng. Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu còn ít được quan tâm tại Việt Nam. - Vận dụng có kế thừa và phát triển khung phân tích về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi con người trong xã hội, trong đó vấn đề được lựa chọn phân tích là HVRR của học sinh THPT, một trong các vấn đề cần được ưu tiên quan tâm ở VTN. Cụ thể: +) Phát triển khái niệm gắn kết xã hội, trong đó đặc biệt là gắn kết gia đình và gắn kết nhà trường, gắn kết với các hoạt động xã hội và môi trường mạng xã hội thông qua xây dựng các chỉ báo cụ thể của khái niệm gắn kết xã hội trong từng môi trường xã hội và nhóm xã hội trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quan điểm của các học giả đi trước. +) Kế thừa và phát triển có chọn lọc lý thuyết gắn kết xã hội từ hướng nghiên cứu xã hội học, từ đó xây dựng khung nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT. - Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm các hiểu biết về thực trạng gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT cũng như mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR từ hướng tiếp cận xã hội học. Bằng chứng từ nghiên cứu sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi về gắn kết xã hội có vai trò hay mối quan hệ như thế nào đến các thành viên trong nhóm, cộng đồng và xã hội nói chung? Những gắn kêt xã hội nào làm tăng những ảnh hưởng
  • 29. 20 tích cực và những gắn kết xã hội nào có tiềm ẩn những nguy cơ đối với HVRR của các thành viên, trong đó nhóm đối tượng lựa chọn nghiên cứu chính là học sinh THPT. b. Ý nghĩa của luận án: - Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những hiểu biết về hướng tiếp cận nghiên cứu về vai trò của gắn kết xã hội, cụ thể là mối quan hệ giữa gắn kết xã hội đến cơ hội và thách thức của cá nhân trong cộng đồng, thiết chế, nhóm và trong xã hội nói chung. Đây là vấn đề có tính trọng tâm trong tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đồng thời là hướng nghiên cứu còn mới và cần tiếp tục phát triển trong tương lai. Xã hội, cụ thể ở cấp độ thấp hơn chính là các tổ chức, thiết chế, nhóm xã hội có thể tồn tại và phát triển được là dựa trên mối quan hệ gắn kết bền chặt của các thành viên trong xã hội. Ngược lại mối quan hệ gắn kết xã hội cũng có khả năng đem lại những ảnh hưởng đến các thành viên, bao gồm cả những ảnh hưởng tích cực và những ảnh hưởng không mong muốn. Các phát hiện từ nghiên cứu góp phần khái quát ở cấp độ lý luận về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của cá nhân trong các môi trường gắn kết đó, trong đó khái quát hoá những gắn kết xã hội có những giá trị tích cực, có khả năng bảo vệ trước nguy cơ có các HVRR, đồng thời trong một số bối cảnh, hoàn cảnh cụ thể, những gắn kết xã hội cụ thể trong các hoàn cảnh thực tiễn. Từ việc phát triển khái niệm gắn kết xã hội và các lý thuyết tiếp cận nghiên cứu về gắn kết xã hội cũng như mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi sức khoẻ của các cá nhân, nghiên cứu phát triển rõ hơn về cơ chế, cách thức, loại hình gắn kết có khả năng ảnh hưởng tích cực hay đem lại những ảnh hưởng không mong muốn đến nguy cơ có các HVRR của các cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Kết quả phân tích đã góp phần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của gắn kết gia đình, gắn kết trường học đối với học sinh trong độ tuổi trưởng thành trong bối cảnh xã hội đô thị đầy biến động và phát triển có tác động đáng kể đến mối quan hệ và chức năng của các thiết chế quan trọng này, đồng thời cũng đưa ra những đóng góp mới về một kiểu gắn kết mới trong thế giới ảo của mạng xã hội cũng như nguy cơ của nó có thể ảnh hưởng đến bộ phận thanh niên trẻ tuổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của môi trường mạng xã hội này. Đây là vấn đề chưa được đề cập nhiều đến các cơ sở lý luận hay lý thuyết nghiên cứu trước đây về gắn kết xã hội. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp các số liệu thực tiễn, bằng chứng thực nghiệm về thực trạng các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh THPT trong các thiết chế và môi trường
  • 30. 21 xã hội cơ bản, mức độ phổ biến của các HVRR của nhóm học sinh THPT, đồng thời xác định những nhóm học sinh có nguy cơ cao đối mặt với khả năng có nhiều HVRR từ đó cân nhắc có những ưu tiên trong các chiến lược phát triển, chiến lược can thiệp đối với các hành vi nguy cơ của thanh niên, vị thành niên và học sinh THPT nói riêng, trong đó chú trọng các yếu tố môi trường xã hội có mối liên quan đến HVRR bên cạnh các yếu tố cá nhân, ưu tiên can thiệp đối với những nhóm có nguy cơ đối mặt với nhiều HVRR. Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy về thực trạng và mức độ gắn kết gia đình trong bối cảnh xã hội đô thị có nhiều biến đổi, đặc biệt vai trò quan trọng của gắn kết gia đình có khả năng bảo vệ nguy cơ có các HVRR ở học sinh THPT, đồng thời HVRR của học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với thực trạng HVRR của những người thân trong gia đình. Kết quả nghiên cứu gợi ra những giải pháp thực tiễn về tăng cường gắn kết gia đình, điểm tựa quan trọng của học sinh giúp họ phòng ngừa nguy cơ có các HVRR, đồng thời giải pháp phòng ngừa HVRR của VTN, thanh niên, học sinh THPT cần gắn liền với phòng ngừa HVRR cho toàn bộ các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng tin cậy về vai trò của gắn kết nhà trường đến một số các HVRR cụ thể cũng như những khả năng và cơ hội của việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giám sát, phòng ngừa HVRR ở học sinh - giai đoạn nhiều biến động trong chu trình phát triển. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa cơ sở thực tiễn về những nguy cơ tiềm ẩn của gắn kết học sinh với môi trường mạng xã hội - một vấn đề hết sức mới mẻ trong giai đoạn phát triển hiện nay, từ đó định hướng những giải pháp thực tiễn phù hợp trong việc quản lý mạng xã hội và HVRR của học sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay. Kế quả nghiên cứu của luận án sau khi được thẩm định có thể sử dụng làm tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy chuyên ngành xã hội học ở một số chuyên ngành: xã hội học y tế, xã hội học gia đình, xã hội học lứa tuổi, xã hội học giáo dục, phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu. 8. Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khuyến nghị, luận án chia là 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu Chương 3: Thực trạng gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội Chương 4: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội. Cụ thể, trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, nghiên cứu sẽ rút ra những vấn đề mới hay hướng nghiên cứu mới cần phân tích và làm rõ, đem lại những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho chủ đề nghiên cứu. Sau khi xác định rõ hướng nghiên cứu, trong chương
  • 31. 22 2, tác giả chú trọng xây dựng cơ sở lý thuyết và khung phân tích cho nghiên cứu trên cơ sở kết thừa và phát triển các lý thuyết phù hợp. Cơ sở lý thuyết, đặc biệt là khung phân tích được kế thừa và phát triển sẽ là bộ khung để nghiên cứu từ đó phân tích các bằng chứng định lượng và định tính nhằm chứng minh giả thuyết đề ra, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm phát hiện từ nghiên cứu. Các nội dung này được thể hiện trong chương 3 và chương 4, trong đó nếu chương 3 tập trung vào mô tả và trả lời câu hỏi về các mối quan hệ gắn kết xã hội của học sinh cũng như thực trạng có các hành vi rủi ro của học sinh thì chương 4 - chương chứa đựng những nội dung và phát hiện quan trọng của luận án về mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và HVRR của học sinh THPT tại Hà Nội. 9. Giới hạn nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận án nghiên cứu độc lập, cân nhắc về yếu tố thời gian và nguồn lực, nghiên cứu giới hạn phân tích 4 nhóm hành vi với 18 HVRR cụ thể, đặc biệt tìm hiểu các yếu tố thuộc đặc điểm gắn kết gia đình, gắn kết nhà trường và gắn kết với mạng xã hội, các hoạt động xã hội khác có mối quan hệ như thế nào đối với từng HVRR cụ thể cũng như thực trạng có đồng thời nhiều HVRR. Các phân tích hướng tới tìm hiểu các yếu tố thuộc về đặc điểm các mối quan hệ gắn kết xã hội cơ bản, có khả năng giải thích đối với từng HVRR cũng như thực trạng có nhiều HVRR của học sinh THPT, từ đó xác định yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ đối với các HVRR ở học sinh. Đây có thể xem những điểm giới hạn của luận án và vấn đề có thể được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung ở các nghiên cứu tiếp theo. Với trọng tâm nghiên cứu của luận án như đề cập, nghiên cứu sẽ không đi phân tích sâu chi tiết và chuyên sâu vào từng HVRR mà hướng tới phân tích có tính chất khái quát thực trạng có nhiều HVRR ở học sinh THPT. Bên cạnh đó, nghiên cứu chú trọng đến các mô hình phân tích hồi quy và các phân tích tương quan, do đó phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chủ đạo và phương pháp nghiên cứu định tính chỉ mang ý nghĩa bổ sung thông tin, do vậy có thể có những hạn chế trong giải thích chi tiết, chuyên sâu vào một số vấn đề cụ thể hay hành vi cụ thể. Rất nhiều các phân tích và giải thích chuyên sâu hơn vào một số nhóm hành vi cụ thể đã được phân tích và công bố trong các bài báo khoa học có liên quan.
  • 32. 23 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu HVRR của vị thành niên (VTN) nói chung và nhóm học sinh THPT là chủ đề nghiên cứu được tiến hành khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên việc tìm hiểu các yếu tố xã hội, đặc biệt là đặc điểm gắn kết xã hội có liên quan đến HVRR lại là vấn đề chưa được nghiên cứu phổ biến và thường xuyên tại Việt Nam. Để làm rõ những vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu trên thế giới, đồng thời làm rõ được sự cần thiết phải tiến hành những nghiên cứu bổ sung về chủ đề này tại Việt Nam, tổng quan nghiên cứu sẽ phân tích những đóng góp của các nghiên cứu đi trước ở hai hướng chính liên quan mật thiết với hướng phân tích của luận án: - Thực trạng HVRR của thanh niên, VNT nói chung và học sinh THPT nói riêng - Mối quan hệ giữa gắn kết gia đình, nhà trường và HVRR của thanh niên, VNT nói chung và học sinh THPT nói riêng Về khách thể nghiên cứu, thực tế học sinh THPT chính là một phần chính yếu của nhóm VTN, độ tuổi của họ thuộc vào giai đoạn cuối của VTN và vẫn đang đi học tại một trường THPT. Ở các đô thị lớn như Hà Nội, như đã đề cập, phần lớn VTN hiện vẫn đang đi học. Do vậy, để đảm bảo tính khái quát, các nghiên cứu được chọn lọc và đề cập đến trong phần tổng quan bao gồm cả nhóm đối tượng VTN, ngoài ra tổng quan cũng sẽ đề cập đến nhóm học sinh THPT như một nhóm riêng, có liên quan chặt chẽ và là khách thể nghiên cứu của luận án. 1.1. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HÀNH VI RỦI RO 1.1.1. Điểm luận các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Theo hướng nghiên cứu này, các tác giả đều hướng tới tìm hiểu bức tranh thực trạng về từng hành vi rủi ro và thực trạng có nhiều HVRR của VTN nói chung hay học sinh THPT nói riêng. Các phát hiện từ các nghiên cứu có đóng góp hữu ích trong việc xác định được những nhóm hành vi có tính phổ biến, đồng thời cũng hướng tới xác định được sự khác biệt về mô hình HVRR của từng nhóm đặc thù. Mỹ là một trong những nước đi tiên phong cũng như thường xuyên tiến hành các nghiên cứu quy mô quốc gia về HVRR của VTN, học sinh các cấp. Gần đây nhất, vào đầu năm 2014, trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (Centers for disease control and prevention – CDC) của Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh bậc THPT tại Mỹ được tiến hành tại 42 bang. Nghiên cứu giới hạn vào tìm hiểu 6 nhóm HVRR. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc có liên quan đến một trong các nhóm
  • 33. 24 HVRR là khá phổ biến ở học sinh bậc THPT. Một số kết quả đáng lưu ý như: có 34,9% học sinh THPT tại Mỹ đã từng sử dụng bia rượu, 15,7% học sinh THPT hút thuốc và 8,8% sử dụng chất gây nghiện, 8,8% từng muốn tự tử. Ngoài ra, 46,8% học sinh cấp 3 đã từng quan hệ tình dục và chỉ có 59,1% học sinh có sử dụng BCS trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Như vậy, nghiên cứu với quy mô quốc gia tại Mỹ đã chỉ ra rằng việc tỉ lệ học sinh có liên quan đến ít nhất một HVRR tại Mỹ là khá phổ biến [115]. Thực tế, nước Mỹ có một lịch sử khá lâu trước đó tìm hiểu nghiên cứu, giám sát về HVRR của VTN, đặc biệt là nhóm học sinh THPT. Vào năm 2010, liên minh quốc gia nâng cao sức khoẻ VTN nước Mỹ (National Alliance to Advance Adolescent Health) đã công bố một nghiên cứu tương tự được tiến hành đối với nhóm học sinh THPT tại Mỹ. Điểm khác biệt là nghiên cứu này mở rộng tìm hiểu nhiều HVRR: tổng số có 12 loại HVRR khác nhau được đề cập và phân tích trong nghiên cứu [95]. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung vào phân tích thực trạng có đồng thời nhiều HVRR ở học sinh THPT. Kết quả nghiên cứu nổi bật: có hơn một nửa học sinh bậc THPT nước Mỹ có liên quan đến từ 2 HVRR trở lên và có tới 15% tổng số học sinh trong mẫu nghiên cứu có liên quan đến 5 hoặc trên 5 loại HVRR [95]. Nếu như hai nghiên cứu đề cập ở trên tập trung tìm hiểu nhóm đối tượng học sinh bậc THPT thì trước đó hơn 10 năm, vào năm 1998, tại Mỹ cũng đã công bố nghiên cứu quốc gia về các HVRR mà khách thể nghiên cứu là 10645 VTN trong độ tuổi từ 12 - 21 được chọn vào mẫu nghiên cứu trên toàn nước Mỹ [71]. Như vậy, từ các nghiên cứu khá quy mô đề cập ở trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu giám sát việc tham gia vào HVRR của VTN nói chung và học sinh bậc THPT nói riêng là cần thiết, vì đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao liên quan đến các HVRR, đặc biệt là sử dụng bia rượu, hút thuốc, quan hệ tình dục không an toàn hay có các hành vi giao thông không an toàn … Bên cạnh nước Mỹ, rất nhiều các quốc gia khác đã từng tiến hành các nghiên cứu quy trên mô quốc gia về HVRR nhóm đặc thù là học sinh THPT. Ở Úc, vào năm 1997, Burke và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu học sinh THPT có nhiều HVRR, đặc biệt nhấn mạnh đến việc có liên quan đến đồng thời nhiều HVRR. Nhóm đối tượng nghiên cứu là học sinh 18 tuổi tại 26 trường cấp 3 tại Úc [74]. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề nhận được quan tâm nghiên cứu ở Newzeland với nghiên cứu chọn mẫu được tiến hành với học sinh ở tuổi 16 tại các trường THPT tại Newzeland, chủ đề nghiên cứu là hành vi sức khoẻ nói chung, trong đó có đề cập đến các HVRR [75]. Đây cũng là chủ đề
  • 34. 25 nghiên cứu ở Iran vào năm 2010 với nhóm đối tượng là học sinh THPT ở Iran [103]. Kết quả nghiên cứu ở Iran cho thấy việc sử dụng bia rượu, thuốc lá mặc dù không nhỏ, tuy nhiên HVRR đáng lưu ý của học sinh THPT ở Iran lại là tỉ lệ bị chấn thương có chủ đích và không chủ đích. Thuộc khu vực châu Á và là một quốc gia đang phát triển, CHDCND Lào cũng đã tiến hành một nghiên cứu về hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VNT ở tỉnh Luangnamtha đối với nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14 – 19 [151]. Cũng giống như nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ vào năm 2010, nghiên cứu tại Lào cũng hướng tập trung vào việc tìm hiểu thực trạng có nhiều hành vi rủi rủi ro của VTN. Cụ thể, nghiên cứu tập trung tìm hiểu tỉ lệ VTN có ít nhất 1 HVRR, đặc biệt tỉ lệ VTN có liên quan đồng thời 2, 3 hoặc 4 loại HVRR trở lên và từ đó nhận diện đặc điểm của VTN có xu hướng liên quan nhiều đến HVRR [154]. Với tính cấp bách của chủ đề nghiên cứu, tại Thái Lan, nghiên cứu về chủ đề này cũng đã được tiến hành tại 8 trường cấp 2 thuộc thủ đô Bangkok. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 2001 với cỡ mẫu là 2311 học sinh. Một số những HVRR phổ biến ở Bangkok bao gồm: hành vi giao thông không an toàn, hành vi bạo lực (31,5%); buồn phiền (19,9%); uống bia rượu (37,3% đối với nam và 1,7% đối với nữ), thuốc lá (15,4% đối với nam và 3,5% đối với nữ), các dạng ma tuý (amphetamine) (37,8% đối với nam và 4,6% đối với nữ). Nhóm tác giả nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: tần suất và mức độ có các HVRR nói trên của VTN tại Bangkok, Thái Lan là rất đáng báo động, rất cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để giám sát và quản lý hành vi nói trên của VTN [141]. Xác định VTN là đối tượng trọng tâm cần quan tâm nghiên cứu, trong những năm gần đây, tại Việt Nam đã có khá nhiều các nghiên cứu hướng tới tìm hiểu đối tượng VTN. Điển hình là Việt Nam đã tiến hành 2 cuộc điều tra quốc gia về VTN, viết tắt là SAVY1 (2003) và SAVY2 (2008). Đây là những nghiên cứu cấp quốc gia và có quy mô lớn đầu tiên về thanh thiếu niên được tiến hành tại Việt Nam, lứa tuổi VTN được chọn vào nghiên cứu là toàn bộ VNT, thanh niên nhóm tuổi 14 – 25 [25]. Do SAVY1 và SAVY2 là 2 cuộc điều tra về nhiều khía cạnh của VTN, do vậy có rất nhiều khía cạnh xã hội được đề cập đến như: các yếu tố nhân khẩu học VTN, giáo dục, việc làm, sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục, sử dụng các chất gây nghiện, tai nan, thương tích, sức khoẻ tinh thần ..... Mặc dù có đề cập đến các nội dung liên quan đến sức khoẻ thể chất, tinh thần, SKSS và một số hành vi nguy cơ, tuy nhiên đây không phải là một cuộc điều tra tập trung thuần tuý vào HVRR của VTN, do vậy kết quả nghiên cứu khó
  • 35. 26 có thể mô tả đầy đủ bức tranh toàn diện về HVRR của VTN Việt Nam. Ví dụ như khách thể nghiên cứu bao gồm cả VTN và thanh niên với khoảng tuổi chênh lệch, đặc điểm nhân khẩu học xã hội như: tình trạng kết hôn, tình trạng đi học, đi làm khác nhau rất nhiều. Do vậy bức tranh riêng về VTN và HVRR của nhóm tuổi VTN không được mô tả riêng biệt, đặc biệt là nhóm VTN hiện đang đi học và dành phần lớn thời gian sống và học tập trong môi trường gia đình, trường học như nhóm học sinh THPT. Bên cạnh đó, những HVRR hay hành vi có nguy cơ từ hai cuộc nghiên cứu lớn được phân tích riêng biệt mà chưa có sự phân tích tổng hợp, đặc biệt là phân tích từ góc độ tiếp cận xã hội học, tập trung vào những yếu tố xã hội nào có liên quan đến những HVRR của VTN, thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, các phát hiện từ hai cuộc nghiên cứu này cho thấy VTN, thanh niên Việt Nam có liên quan đến khá nhiều những nhóm hành vi này, đặc biệt là hành vi sử dụng bia rượu, thuốc lá hay liên quan đến an toàn giao thông. Ví dụ như nghiên cứu SAVY2 cho thấy có tới 60,5% nam và 22% nữ VTN, thanh niên cho biết họ đã từng say rượu/bia. Về tai nạn thương tích, có tới 6,6% VTN, thanh niên đã từng có tai nạn thương tích cần phải điều trị trong 12 tháng qua, trong vòng và có tới 89% VTN, thanh niên trả lời họ đã từng có lúc lái xe hoặc ngồi sau không đội mũ bảo hiểm trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu [25]. Trên cơ sở số liệu thu được từ SAVY 1 và SAVY 2, tác giả Trần Thị Hồng đã sử dụng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp nhằm tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ đối với HVRR cho sức khoẻ của thanh niên, VTN Việt Nam (14 – 25 tuổi). Do nghiên cứu phân tích số liệu từ một cuộc điều tra có sẵn về nhiều vấn đề của VTN nên còn hạn chế trong việc xác định đầy đủ danh sách những HVRR đưa vào phân tích. Tuy nhiên, đây là một trong số khá ít các nghiên cứu tiếp cận phân tích từ góc độ xã hội học, đồng thời có những đóng góp đáng kể trong việc xây dựng khung nghiên cứu sử dụng trong phân tích các yếu tố giải thích cho hành vi nguy cơ cho sức khoẻ của VTN, thanh niên Việt Nam [16]. Ngoài SAVY 1 và SAVY 2, nghiên cứu về HVRR của tác giả Trần Bích Phương đối với VTN hay nghiên cứu của Lê Thị Kim Thoa và cộng sự đối chủ yếu phân tích vấn đề từ hướng tiếp cận y tế công cộng. Chọn khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 2 và số liệu nghiên cứu được thu thập ở 2 trường PTCS tại Hà Nội, nghiên cứu của tác giả Trần Bích Phượng và cộng sự đã kế thừa và lựa chọn danh sách những HVRR cùng bộ công cụ nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh cấp 3 Mỹ (YRBS) được phát triển bởi Trung tâm giám sát bệnh tật của Mỹ (CDC) [151]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim
  • 36. 27 Thoa quan tâm nhiều đến hành vi sử dụng bia rượu và mối liên hệ của nó với việc sử dụng chất gây nghiện, bạo lực, tình dục không an toàn của VNT các tỉnh phía Bắc [122]. Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các hiểu biết về HVRR của VTN, đặc biệt học sinh THPT - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước là rất cần thiết. Đây là chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở nhiều các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên lại chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề này, đặc biệt còn thiếu những bằng chứng và hiểu biết về HVRR ở nhóm khách thể đặc thù là học sinh THPT. Rất nhiều các câu hỏi đặt ra như học sinh THPT tại Việt Nam có đối mặt với tình trạng có đồng thời nhiều HVRR hay không, và thực trạng này có phổ biến hay không? Nhóm đối tượng đặc thù là học sinh THPT dành phần lớn thời gian sống cùng gia đình và học tập tại trường học, vậy họ có nguy cơ có các HVRR hay không? Đây là những vấn đề rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách hệ thống nhằm bổ sung thêm những hiểu biết và bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này. 1.1.2. Những đóng góp chính từ hướng nghiên cứu thực trạng hành vi rủi ro Các nghiên cứu tiên phong về chủ đề này đã góp phần đáng kể vào phát triển bộ công cụ nghiên cứu, chỉ báo, thang đo về HVRR cũng như phát triển cơ sở dữ liệu về HVRR của VTN nói chung và nhóm học sinh THPT nói riêng ở các nước trên thế giới, khu vực Châu Á và Việt Nam. Cụ thể, các nghiên cứu đi theo hướng này đã có đóng góp đáng kể vào một số khía cạnh sau: a. Phát triển và chọn lọc danh sách HVRR cần quan tâm: Các tác giả khác nhau đã có đóng góp đáng kể vào việc đưa ra các quan điểm hay số liệu định lượng khách quan về danh sách những HVRR cần ưu tiên nghiên cứu. Một số nghiên cứu chỉ đề cập đến HVRR (risk behaviours), và một số nghiên cứu ghi cụ thể hơn là HVRR cho sức khoẻ (health risk behaviours), tuy nhiên cho dù đề cập đến HVRR thì chủ yếu là HVRR cho sức khoẻ thì những hành vi này có nguy cơ gây ra ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn, cơ hội học tập, phát triển của cá nhân, ảnh hưởng đến gánh nặng gia đình, sự sự ổn định, phát triển của cộng đồng và xã hội. Thực tế có rất nhiều các hành vi được xem là rủi ro, có nguy cơ, tuy nhiên các nghiên cứu đề lựa chọn giới hạn các hành vi cụ thể để đưa vào nghiên cứu. Việc giới hạn và lựa chọn những HVRR nói chung và HVRR cho sức khoẻ ở từng nghiên cứu bắt nguồn từ rất nhiều cơ sở: ưu tiên nhóm hành vi có nguy cơ cao; giới hạn nguồn lực; đặc điểm văn hoá, vùng miền với những đặc thù riêng; dựa trên căn cứ các số liệu có sẵn thu thập được từ những nghiên cứu đã tiến hành để lựa chọn nhóm HVRR cần ưu tiên đưa vào nghiên cứu. Nếu như
  • 37. 28 nghiên cứu của Maglica chỉ giới hạn tìm hiểu 2 hành vi có tính phổ biến và được xem là khá điển hình của lứa tuổi học sinh là hút thuốc và sử dụng bia rượu thì rất nhiều các nghiên cứu khác có xu hướng hướng tới việc nghiên cứu nhiều HVRR khác bên cạnh 2 hành vi phổ biến nói trên [126]. Ví dụ như nghiên cứu được tiến hành ở Lào đã bổ sung thêm hành vi sử dụng ma tuý (amphetamine) và hành quan hệ tình dục không an toàn [154]. Đây cũng là 4 nhóm HVRR được tác giả Fox và cộng sự lựa chọn và đưa vào nghiên cứu đối với nhóm khách thể nghiên cứu là học sinh cấp 3 tại Mỹ [95]. Cũng tiến hành tại Mỹ, điều tra quốc gia sức khoẻ vị thành niên tại Mỹ và nghiên cứu Blum đã mở rộng và bổ sung vào danh sách các HVRR thêm 2 nhóm hành vi nữa, bao gồm: có ý định/ hay đã từng cố gắng tự vẫn; hành vi mang theo vũ khí/ đã sử dụng vũ khí [137; 69]. Tuy nhiên việc tìm hiểu những HVRR của VTN có quy mô và hệ thống nhất chính là nghiên cứu giám sát HVRR của Mỹ được tiến hành vào năm 2013. Nghiên cứu tập trung vào giám sát 6 nhóm hành vi, bao gồm: những hành vi gây chấn thương và bạo lực; hành vi hút thuốc; hành vi sử dụng rượu và các chất gây nghiện khác; hành vi tình dục dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và bệnh lây truyền qua đường tình dục; hành vi ăn uống không lành mạnh; hành vi lười/hạn chế vận động. Trong mỗi nhóm hành vi này, nghiên cứu lại tập trung tìm hiểu các hành vi cụ thể có nguy cơ hay rủi ro cho sức khoẻ. Ví dụ, liên quan đến việc hút thuốc lá: các hành vi cụ thể được phân tích bao gồm: từng hút thuốc; hiện tại có hút thuốc; hút hết 1 điếu thuốc trước năm 13 tuổi; mức độ hút thuốc hiện nay: số điếu thuốc hút/ ngày; số ngày hút: đã từng hút thuốc hàng ngày; từng cố gắng bỏ thuốc lá; có ý định hút thuốc trong tương lai. Như vậy có thể thấy, nghiên cứu giám sát HVRR của học sinh THPT ở Mỹ năm 2013 là một trong những nghiên cứu có tính khái quát, chi tiết và bao quát về số lượng nhóm hành vi và số lượng hành vi cụ thể được xem xét và tiến hành tại 42 bang ở Mỹ với học sinh THPT. Khung nghiên cứu và danh sách 6 nhóm HVRR này cũng được kế thừa, thay đổi cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam và được tác giả Trần Bích Phương sử dụng trong nghiên cứu đối với khách thể là học sinh cấp 2 tại Hà Nội [151]. Đối với công trình luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Hồng, do tác giả sử dụng số liệu có sẵn từ SAVY1 và SAVY2 và đây không phải là những cuộc điều tra chuyên sâu về HVRR của VTN mà là nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề của VTN, vì vậy khi phân tích số liệu thứ cấp, tác giả đã không bao quát hết được các HVRR của cả VTN và thanh niên. Tác giả cũng đã cố gắng phân chia làm 3 nhóm hành vi: hành vi nguy cơ cho sức khoẻ vật chất, hành vi nguy cơ cho sức khoẻ tinh thần và nhóm hành vi nguy cơ cho sức khoẻ sinh sản [19]. Mặc dù việc phân chia thành 3 nhóm nói trên giúp nhà nghiên
  • 38. 29 cứu dễ dàng hơn trong việc triển khai phân tích một cách hệ thống theo từng nhóm hành vi, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc phân nhóm dễ rơi vào sự khiên cưỡng vì một số HVRR có thể liên quan đến cả 3 loại sức khoẻ thể chất, tinh thần và sức khoẻ sinh sản. Thực tế, hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ sinh sản thì thực tế cũng có thể là hành vi có nguy cơ cho sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. b. Xác định thời điểm và mức độ rủi ro của hành vi. Qua các nghiên cứu, yếu tố rủi ro cũng bắt đầu được làm sáng tỏ hơn, nó có liên quan đến thời điểm bắt đầu có mỗi hành vi được đánh giá là có nhiều rủi ro và mức độ, tần suất thực hiện hành vi có liên quan đến mức độ rủi ro cao hay thấp. Mức độ rủi ro không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc có hay không có hành vi mà thời điểm bắt đầu sớm hay muộn có liên quan đến mức độ rủi ro. Ví dụ như nghiên cứu về hành vi quan hệ tình dục, việc xác định độ tuổi lần đầu quan hệ tình dục được xem là chỉ báo quan trọng liên quan đến các nguy cơ sức khoẻ, do vậy hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra giới hạn độ tuổi để đánh giá, trong đó nhấn mạnh đến mốc thời gian QHTD trước năm 13 tuổi [95; 115]. Nghiên cứu được tiến hành tại Lào không sử dụng mốc trước năm 13 tuổi mà thay bằng mốc 15 tuổi [154]. Ngoài ra, hành vi hút thuốc hay sử dụng bia rượu, ma tuý cũng được một số nhà nghiên cứu chú trọng trong việc xác định mốc thời gian (từ 13 tuổi trở về trước) được cho là có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao [115]. Ngoài thời điểm thì tần suất, mức độ HVRR cũng được đánh giá có nguy cơ làm tăng mức độ rủi ro. Ví dụ như đối với hành vi hút thuốc lá, thời điểm hiện tại có hút hay không hút chỉ là một chỉ báo, ngoài ra những chỉ báo về tần suất hút thuốc lá cũng được xem là chỉ báo quan trọng đánh giá nguy cơ về rủi ro: ví dụ như hút hàng ngày (tất cả các ngày trong tuần) hay chỉ báo về việc hút từ 10 điếu thuốc/ ngày trở lên. Đây cũng là những chỉ báo đã được tiến hành đánh giá trong nghiên cứu của tác giả Kann [115]. Ngoài ra đối với hành vi QHTD, bên cạnh độ tuổi bắt đầu QHTD thì số lượng bạn tình cũng là một chỉ báo quan trọng về mức độ rủi ro, đặc biệt mốc từ 4 bạn tình trở lên được xem là hành vi mang tính nguy cơ cao (Fox 2010). Tương tự, hành vi uống rượu, trong nghiên cứu SAVY 2 hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng, sử dụng bia rượu ở mức đã từng say bia rượu được xem là ngưỡng có tính rủi ro cao hơn so với việc chỉ dừng lại ở mức đã từng uống bia rượu [19]. c. Xác định giới hạn độ tuổi hay nhóm khách thể đặc thù cho nghiên cứu. Các nghiên cứu, điều tra chuyên sâu về HVRR của VTN thường rất hiếm khi điều tra toàn bộ những thành viên thuộc độ tuổi VTN (từ 10 – 19 tuổi) mà thông thường chỉ