SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
Download to read offline
Ng−êi tiªm chÝch ma tóy ë ViÖt Nam:
           C¸c ®éng th¸i vÒ nguy c¬ m¾c aids
              Vμ c¸c mèi quan hÖ t×nh dôc




                      NguyÔn TrÇn L©m




                         Nhà xuất bản Y học
                           Hà Nội - 2004
Chuyên san Giới, Tình dục & Sức khỏe tình dục thuộc Dự án ENCOURAGES
     do Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế xuất bản và giữ bản quyền. @ 2004
LỜI TỰA

Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế (CIHP) được thành lập từ năm 1999. Kể từ khi thành
lập, CIHP được biết đến như là một tổ chức tư nhân hoạt động xã hội, chuyên biệt
trong lĩnh vực sức khoẻ và phát triển cộng đồng. Không chỉ triển khai các chương
trình can thiệp về sức khoẻ, với đội ngũ nghiên cứu viên và chuyên gia nhiều kinh
nghiệm, CIHP đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến giới, sức khoẻ sinh sản
và tình dục.
Với sự tài trợ của quỹ Rockefeller, CIHP đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực
của nghiên cứu viên Việt Nam trong việc viết bài và chia sẻ các nghiên cứu về giới,
tình dục và sức khoẻ tình dục” (ENCOURAGES).


Mục đích của dự án là:
   •   Tập hợp các nghiên cứu về giới, tình dục và sức khoẻ tình dục chưa xuất bản
   •   Cải thiện kỹ năng phân tích thông tin và viết bài nghiên cứu
   •   Nâng cao kỹ năng trình bày của nghiên cứu viên thông qua các khoá đào tạo
       và các cơ hội trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các hội thảo trong nước
       và quốc tế
   •   Tăng cường sự chia sẻ kết quả nghiên cứu giữa các nghiên cứu viên và giữa
       nghiên cứu viên với những nhà lập chính sách


Một trong những đầu ra quan trọng của dự án là các bài viết nghiên cứu được trình
bày trong Chuyên san Giới, Tình dục & Sức khoẻ tình dục. Đây là những bài viết
đã được ban cố vấn và nhóm chuyên gia chọn lựa dựa trên khả năng đóng góp của
các bài viết này cho các nghiên cứu khác và phát triển chính sách. Sau khi được
chọn lựa, các tác giả đã làm việc chặt chẽ với các chuyên gia để cải thiện chất lượng
bài viết trước khi xuất bản.




Nhóm chuyên gia (peer review board)
Tiến sĩ Tine Gammeltoft - Viện nhân học - Đại học Copenhagen - Đan Mạch
Tiến sĩ Philip Guest - Hội đồng dân số - Thái Lan
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh - Viện Xã hội học
Nghiên cứu sinh Lê Minh Giang - Trường Đại học tổng hợp Columbia - Hoa Kỳ
Thạc sĩ Nguyễn Đức Vinh - Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế
Thạc sĩ Trần Hùng Minh - Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế
Mục lục


Nội dung                                          Trang
Tóm tắt (tiếng Anh)                                   1
Tóm tắt (tiếng Việt)                                  2
GIỚI THIỆU                                            3
PHƯƠNG PHÁP                                           5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                    8
1. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm
chích ma túy với người tiêm chích ma túy
(NCMT - NCMT)                                         8

2. Hình thái quan hệ khác giới giữa người chích
và người hút ma túy (NCMT - Người hút)               12

3. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm
chích với người không sử dụng ma túy
(NCMT - Người không nghiện)                          14

BÀN LUẬN                                             18

1. Ý nghĩa của các nguy cơ có AIDS và các mối
quan hệ tình cảm gần gũi                             18

2. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đối với công
tác dự phòng HIV                                     20
Giới và quyền lực                                    20
Sự quan tâm và trách nhiệm                           21
Ma túy và tình dục                                   22
Kỳ thị xã hội                                        22

KẾT LUẬN                                             24

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                   26

Các xuất bản phẩm khác của tác giả                   30
Abstract

The current transmission of AIDS in Vietnam is mostly linked to drug
injection, but there is potential of a sexual epidemic. HIV education
programs focus on the personal responsibility model of risk, yet
failing to address adequately other aspects of HIV risks in social
contexts. This paper examines the association between AIDS risks
(unsafe drug use and unsafe sex) and gender relations among
injecting drug users (IDUs). The study is based on ethnographic
fieldwork conducted in 2002 in Northern Vietnam. Three patterns of
heterosexual intimate relationships are analysed: 1- IDU-IDU
relationship; 2- IDU-Smoker relationship; and 3- IDU-Non-user
relationship. Data shows that intimate relationships play an important
role in managing AIDS risks among IDUS. Trust and love can be seen
as solutions to dangers and uncertainties. In some cases, women could
exert control over the use of condom in contrast with the implied
subordination of women. There is significant variability in the
perceived effects of heroin on sexual experience. Care and
responsibility confer different meanings in the drug scene. It is argued
that HIV prevention and harm reduction programs must pay due
attention to the specific context of IDUs’ lives. Some implications of
these findings are discussed and relevant recommendations are
proposed.




1
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                    Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Tãm t¾t

Dịch AIDS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong nhóm người
nghiện chích ma tuý (NCMT)1. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ căn
bệnh này qua đường tình dục. Các chương trình giáo dục về AIDS
hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào mô hình trách nhiệm cá
nhân đối với nguy cơ, mà chưa giải quyết được một cách đầy đủ
về các khía cạnh khác của nguy cơ nhiễm HIV trong các bối cảnh
xã hội.

Bài viết này xem xét sự liên quan giữa các nguy cơ nhiễm AIDS (sử
dụng ma tuý và hoạt động tình dục không an toàn) và mối quan hệ
nam nữ của NCMT. Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu thực
địa dân tộc học, được tiến hành tại Hà Nội và Quảng Ninh năm 2002.
Ba hình thái quan hệ gần gũi khác giới được mô tả trong bài viết này,
gồm: 1) Hình thái quan hệ giữa NCMT với NCMT; 2) Hình thái quan
hệ giữa NCMT với người hút ma tuý; 3) Hình thái quan hệ giữa
NCMT với người không dùng ma tuý. Số liệu điều tra cho thấy các
mối quan hệ tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
các nguy cơ AIDS trong NCMT. Lòng tin và tình yêu là hai yếu tố
được xem như giải pháp đối với nguy hiểm và hoài nghi. Trong nhiều
trường hợp, phụ nữ đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng bao
cao su - điều này tương phản với vai trò vốn bị coi là thứ yếu của phụ
nữ. Tác động của việc sử dụng heroin đối với hoạt động tình dục rất
đa dạng. Vấn đề chăm sóc và trách nhiệm mang nhiều ý nghĩa khác
biệt trong giới nghiện ma tuý. Chúng tôi khuyến nghị các chương trình
dự phòng HIV và giảm thiểu tác hại cần đặc biệt lưu ý đến bối cảnh
cuộc sống cụ thể của người NCMT. Bài viết cũng thảo luận một số
vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị
cho chương trình phòng chống AIDS ở Việt Nam.

Từ khoá: Người Tiêm Chích Ma Tuý; Các Mối Quan Hệ Tình Dục;
Nguy Cơ Mắc AIDS; Việt Nam.

1:
 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng cụm từ người nghiện chích ma tuý (NCMT) để chỉ
người tiêm chích ma tuý chứ không phải là hành vi tiêm chích




2
Giíi thiÖu

          ịch AIDS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong nhóm
D         NCMT. Tại một số vùng, tỉ lệ NCMT nhiễm HIV lên tới 65%
          (A & Lâm, 1999; Hiển, 2002). Trong số NCMT ở một số đô
thị, tỉ lệ dùng chung bơm kim tiêm (từ nay gọi tắt là chung kim) khá
cao (Tuấn & cs., 2001; Hiển & cs., 2000; Vinh, 2002). NCMT không
chỉ dùng chung bơm kim tiêm mà còn mua bán dâm với những người
không sử dụng ma tuý (Tuấn & cs., 2001). Một số nghiên cứu cho
thấy việc chung bơm kim tiêm trong NCMT gắn liền với bối cảnh xã
hội (Hiển & cs., 2002), và liên quan mật thiết đến mức độ gần gũi
trong các mối quan hệ tình cảm với bạn bè hoặc bạn tình (Vinh, 2002).

Để đối phó với dịch, chương trình dự phòng HIV ở Việt Nam tập
trung vào các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền thông. Tuy đã có
một số chương trình thí điểm về giảm thiểu tác hại cho NCMT, chúng
ta vẫn còn biết quá ít về tác động của những chương trình này đối với
sự lan truyền của HIV trong nhóm NCMT, cũng như việc lây truyền
từ nhóm này sang cộng đồng dân cư. Hơn nữa, lại có sự phản ứng
mạnh mẽ của cộng đồng về các chương trình trao đổi/phân phát bơm
kim tiêm (Vũ, 2001). Trong khi đó các tài liệu dịch tễ học lại dường
như im lặng về tỉ lệ nhiễm HIV trong số bạn tình của NCMT. Trong
các thông điệp giảm thiểu nguy cơ cho NCMT, các chương trình giáo
dục về AIDS thường chỉ tập trung vào mô hình trách nhiệm cá nhân
gây nguy cơ mà không đề cập đầy đủ đến vấn đề nguy cơ lây nhiễm
trong các bối cảnh xã hội cụ thể.

Nghiên cứu đương đại về AIDS cho thấy các mối quan hệ NCMT- bạn
t×nh được định dạng bởi một nguy cơ kép: sử dụng ma tuý không an
toàn và tình dục không an toàn (Kane, 1999; Farmer & cs., 1996). Ma
tuý và tình dục có liên quan mật thiết với nhau (Iguchi & cs., 2001).
Có sự biến thiên trong các tác động của việc dùng ma tuý đối với hoạt
động tình dục và lịch sử tình dục (Carlson, 1999). Việc dùng hay lạm


3
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


dụng ma tuý và các thực hành tình dục có ảnh hưởng tương hỗ
(Sherman & Latkin, 2001). Vậy câu hỏi được đặt ra là: các mối quan
hệ tình dục có liên quan như thế nào đến các hành vi nguy cơ ? Dưới
đây chúng tôi xin nêu một số kết quả nghiên cứu đã tiến hành trên thế
giới.

Theo Singer (1994), Sobo (1993), và Rhodes (1997) thì việc tập trung
giải quyết các mối quan hệ có liên quan đến ma tuý là điều cần thiết
khi các hành vi nguy cơ HIV ngày càng được nhìn nhận có nguồn gốc
xã hội hơn là hiện tượng cá nhân đơn lẻ, và vì thế mang tính nhạy cảm
cao trong bối cảnh và bản chất của các mối quan hệ con người. Hơn
nữa, sự tương tác của các yếu tố xã hội, như phân bổ quyền lực và
quyền kiểm soát, đặc biệt là sự phân chia tài chính và ma tuý trong các
cặp tiêm chích ma tuý có thể tác động đến các phương thức trong đó
nguy cơ nhiễm HIV được kiểm soát theo thói quen (McKeganey &
Barnard, 1992; Barnard, 1993). Ngoài ra cũng có sự không nhất quán
trong mối liên quan giữa các trải nghiệm tình dục, sự thống trị thiên
lệch của nam giới và sự kiểm soát việc ra quyết định của phụ nữ
(Carlson, 1999). Về góc độ dự phòng, Barnard (1993) cho rằng các
nguy cơ do việc đồng thời dùng bơm kim tiêm và quan hệ tình dục
không sử dụng bao cao su có thể được giảm thiểu. Theo Rhodes
(1997), các mối quan hệ tiêm chích có tác động làm cân bằng lượng
tiêu thụ ma tuý của cặp tiêm chích. Latkin & cs. (1995) thì lại cho
rằng sự hiện diện của bạn tình tỉ lệ nghịch với tần suất tăng lên của sự
tiêm chích. Một số nghiên cứu khác khuyến cáo rằng các yếu tố tình
cảm như tình yêu và lòng tin có thể đóng vai trò quan trọng trong các
mô hình kiểm soát nguy cơ về tình dục cũng như lây truyền HIV
(Rhodes & Cusick, 2002; Sobo, 1993). Trong một nghiên cứu ở Anh,
Rhodes & Quirk (1998) còn đưa ra gợi ý rằng các mối quan hệ tình
dục của NCMT là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát nguy
cơ và thay đổi hành vi.



4
Tóm lại, các nghiên cứu trên đây đã chỉ ra tầm quan trọng của sự liên
quan giữa quan hệ tình dục và hành vi nguy cơ đối với dự phòng HIV,
cũng như sự tác động của một số yếu tố xã hội đối với việc tiêm chích
và sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, các công trình đó chưa phân tích cụ
thể mối liên quan giữa từng mô hình quan hệ tình dục trong NCMT và
các hành vi nguy cơ trong những bối cảnh cụ thể, cũng như chưa đánh
giá được sự tương tác giữa các thành tố của mối quan hệ và hành vi
nguy cơ có ảnh hưởng thế nào đến việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm.
Bài viết này phân tích sự liên quan giữa các mối quan hệ tình dục và
nguy cơ nhiễm AIDS trong NCMT ở Việt Nam, tập trung vào các mối
quan hệ tình cảm gần gũi khác giới (có thể là cặp vợ chồng hoặc
chung sống như vợ chồng). Bằng cách nghiên cứu bối cảnh tình huống
cụ thể của những hành vi nguy cơ trong các mối quan hệ tình cảm của
NCMT, chúng tôi xem xét các yếu tố động của nguy cơ AIDS và các
mối quan hệ giới trong quần thể nghiên cứu này. Phân tích này chủ
yếu dựa trên các học thuyết xã hội về nguy cơ (Douglas, 1986;
Douglas, 1992; Douglas & Wildavsky, 1982; Rhodes, 1997), tập trung
vào ba hình thái quan hệ sau đây:

a. Hình thái quan hệ giữa NCMT và NCMT;
b. Hình thái quan hệ giữa NCMT và người hút ma tuý;
c. Hình thái quan hệ giữa NCMT và người không sử dụng ma tuý.

Ph−¬ng ph¸p



T     rong bài viết này chúng tôi trình bày các phát hiện từ một
      nghiên cứu định tính về các mối quan hệ tình dục và hành vi
nguy cơ của NCMT. Nghiên cứu này là nghiên cứu kết hợp mang tính
khám phá và mô tả. Chúng tôi sử dụng lý thuyết nghiên cứu nhận
thức-biểu tượng (cognitive-symbolic) để phân tích các quan điểm của
chính những người trong cuộc, NCMT và bạn tình của họ, về các nguy
cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình cảm. Chúng tôi cũng nghiên
cứu kỹ lưỡng các bối cảnh xã hội và ý nghĩa xã hội của các hành vi
nguy cơ.


5
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                     Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2002 tại
Hà Nội và Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam. Tại Hà Nội, trong số
2,879 trường hợp HIV luỹ tích được báo cáo năm 2001, có 76% là
NCMT. Trong số này, tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh, từ 3.3% năm 1998
lên 17.5% năm 2000. Trong số người làm nghề mại dâm (NMD), tỷ lệ
nhiễm HIV đã tăng từ 0.8% năm 1997 lên 10% năm 2000 (Hiển,
2002). Quảng Ninh là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về số trường
hợp luỹ tiến nhiễm HIV trên 10,000 dân. Đại đa số NCMT là nam giới
(chiếm 99.2%), và họ còn rất trẻ (57% dưới 20 tuổi); số có HIV chiếm
tỉ lệ 32% và tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm là 50.7% (Hiển, 2002).

Mẫu nghiªn cøu bao gồm 75 cá nhân (trong đó 53 người được phỏng
vấn sâu; 3 người thuộc nghiên cứu trường hợp và 19 người tham gia
các cuộc thảo luận nhóm tập trung. Thành phần của mẫu được trình
bày ở Bảng 1. Các thông tin chi tiết hơn về đối tượng cung cấp thông
tin được mô tả ở Bảng 2. Vào thời điểm tiến hành nghiên cứu, phần
lớn những người được hỏi nói họ sử dụng heroin qua đường tiêm
chích (64% nữ và 76% nam). Chỉ có một số nhỏ đáp viên dùng ma
tuý qua dạng hút. Mặc dù một số đối tượng nghiên cứu cho biết họ
thỉnh thoảng sử dụng nhiều loại ma tuý phối hợp, tuy nhiên đa số vẫn
dùng heroin là chính. Phần lớn (91%) đối tượng nghiên cứu tự nhận
họ là người có quan hệ tình dục khác giới. Khoảng một nửa số đối
tượng nghiên cứu đang chung sống với một bạn tình tiêm chích. Một
số ít đang sống cùng bạn tình là người hút ma tuý hoặc là người không
sử dụng ma tuý (Bảng 2)
            Bảng 1 - Thành phần mẫu nghiên cứu NCMT và bạn tình.
    Người cung cấp       Phỏng vấn sâu    Nghiên cứu    Thảo luận nhóm     Tổng số
      thông tin             (n= 53)       trường hợp    tập trung (n=19)   (n=75)
                                             (n=3)
                         Nam      Nữ      Nam      Nữ    Nam       Nữ      Nam &
                                                                            Nữ
 NCMT (bao gồm cả
 bạn tình cũng là         21       22       1      2      11        8        65
 NCMT)
 Bạn tình (bao gồm
 cả bạn tình là người      3       7        0      0      0         0        10
 hút ma tuý và không
 nghiện ma tuý)




6
Bảng 2- Đặc điểm mẫu nghiên cứu (phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp)
              Đặc điểm                  N      Nữ (n=31)        n      Nam (n=25)
                                              % hoặc độ rộng          % hoặc độ rộng
Tuổi trung bình (năm)                  24.2   Độ rộng 17-32    27.5   Độ rộng 20-39
Trình độ văn hoá
(số năm đến trường)
1-5                                    3           10          1           4
6-9                                    24          80          17          68
>=10                                   4           12          7           28
Thu nhập
(sáu tháng trước phỏng vấn)
- Thất nghiệp                          28          90          17          68
- Chỉ làm nghề mại dâm                 25          80          0           0
- Bất hợp pháp (trộm cắp, dẫn          17          54          19          76
khách, buôn bán ma tuý, lừa đảo)
Nơi cư trú
(sáu tháng trước phỏng vấn)
- Sống cùng bạn tình                   19          61          12          48
- Sống cùng họ hàng                    8           26          6           24
- Không có nơi cư trú ổn định          17          55          15          60
- Sống ở cơ sở cai nghiện              3           10          4           16
- Trong tù                             1           3           3           12
Tiền sử sức khỏe
- Có bệnh đường tình dục               12          38           5          20
- Thông báo bị HIV dương tính.         3           10           1          4
Sử dụng ma tuý
- Tuổi trung bình dùng ma tuý lần      22.1   Độ rộng 14-28    19.3   Độ rộng 16-33
đầu
- Tuổi trung bình chích ma tuý lần     25.4   Độ rộng 18-31    23.8   Độ rộng 18- 30
đầu
- Hiện tại tiêm chích heroin           20          64          19          76
- Hiện tại hút heroin                   6          19           3          12
- Đang trong cơ sở cai nghiện          5           16          3           12
- Đã từng chích thuốc phiện dạng       28          90          20          80
dung dịch
- Đã từng chích heroin trộn với chất   12          38          11          44
gây nghiện khác
Các mô hình quan hệ tình dục
(sáu tháng trước phỏng vấn )
- Sống cùng bạn tình là NCMT           18          58          11          44
- Sống cùng bạn tình hút ma tuý        6           19          2           8
- Sống cùng bạn tình không sử dụng     1           3           8           32
ma tuý
- Không có bạn tình nào                 6          19           4          16



7
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật tiếp cận cộng
đồng theo phương pháp trái tuyết lăn (snowball) và xuất phát đa điểm
nhằm tối đa hoá các biến chủ thể (Mccoy & cs., 1996). Khi thu thập số
liệu, chúng tôi sử dụng bốn phương pháp chủ yếu sau:

a) phỏng vấn dân tộc học tập trung;
b) thảo luận nhóm tập trung;
c) quan sát hoà nhập (participant observation); và
d) nghiên cứu trường hợp.

54 phỏng vấn sâu cá nhân được ghi băng, sau đó ghi lại ra giấy, và để
nguyên văn bằng tiếng Việt ở tất cả những đoạn cần thiết. Số liệu
được hệ thống hoá và tập trung hoá theo chủ đề nghiên cứu. Những
chủ đề mới xuất hiện được sử dụng ở những cuộc phỏng vấn tiếp sau
đó và thảo luận nhóm. Số liệu thu thập được xử lý bằng tay. Các ghi
chú thực địa và hàng trăm từ lóng trong làng ma tuý được thu thập cẩn
thận và sử dụng như một công cụ bổ trợ cho phân tích số liệu. Trước
khi tiến hành các cuộc phỏng vấn, chúng tôi giải thích rõ ràng mục
tiêu, mục đích của nghiên cứu, quyền của người cung cấp thông tin,
việc dùng máy ghi âm và ghi chú thực địa, và có được sự đồng ý cung
cấp thông tin. Đồng thời, chúng tôi đảm bảo tính bí mật cho các đối
tượng tham gia nghiên cứu, kể cả trong các ghi chú thực địa.

KÕt Qu¶ Nghiªn Cøu

1. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích ma tuý với
người tiêm chích ma tuý (NCMT- NCMT)


N         hân tố quan trọng bậc nhất trong quá trình thiết lập và bảo
          tồn mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người
          tiêm chích là có cùng thói quen tiêm chích. NCMT nhìn
nhận sự chấp thuận của bạn tình cho họ sử dụng ma tuý là điều thiết
yếu để phòng tránh những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ sau này.
Hình thái quan hệ này được coi là “an toàn hơn” và “đơn giản hơn”


8
những hình thái khác, vì NCMT không phải che giấu hoặc dối trá về
việc họ sử dụng ma tuý, và vì thế họ không phải đối mặt với các rủi ro
khi bí mật bại lộ. Chính lợi điểm này làm cho hình thái quan hệ này
trở nên phổ biến nhất trong giới tiêm chích.

Hai nguy cơ nghiêm trọng nhất trong mối quan hệ này là sö dông
chung kim tiêm và không sử dụng bao cao su (tõ nay viÕt t¾t lµ kh«ng
dïng bao). Các hành vi nguy cơ này xảy ra thường xuyên và được các
cặp tiêm chích coi như một “lệ”. Ngoµi nhu cÇu thÌm thuèc, viÖc
chung kim xảy ra xuất phát từ lòng tin giữa hai người, cho r»ng b¹n
t×nh m×nh “ch¾c kh«ng bÞ sao”. “Lòng tin” ở đây mang ý nghĩa của sự
an toàn tương đối mµ hä nghÜ lµ “số phận” mµ ®· lµ “sè phËn” th× ph¶i
“chÊp nhËn”. ChÝnh v× vËy “lßng tin” nµy được NCMT thËm chÝ sử
dụng như một phương tiện để phòng tránh nguy cơ. Nhiều người tiêm
chích nãi rằng việc chung kim với “bạn tình riªng” có thể giảm thiểu
được nguy cơ lây nhiễm, cßn h¬n lµ chung kim víi “ng−êi ngoµi”. Sự
tin tưởng nµy còng lµ lý do chính mà NCMT đưa ra như một sự biện
minh cho sự chấp nhận rủi ro và định mệnh:
       Dùng chung (bơm kim tiêm) giữa vợ chồng với nhau thì an
       toàn, không phải nghĩ
                                    (18f: nữ tiêm chích, Hà Nội).
       Đã là vợ chồng thì cần gì phải tránh (chung kim)
                                   (8m: nam tiêm chích, Quảng Ninh)
       Bọn em không sợ [lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình
       dục] một khi đã sống với nhau, huống chi dùng chung bơm
       kim tiêm
                                   (17m: nam tiêm chích, Hà Nội)

Những câu nói này đều có nghĩa là đã chung sống với nhau rồi, đã
sinh hoạt tình dục rồi (dù chỉ một lần), có “bị” thì cũng “bị” rồi, chính
vì vậy dẫn đến việc không sợ chung kim. Như thế, chung kim lại “tạo
điều kiện” cho việc không dùng bao vì bản thân hành vi chung kim đã


9
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
               Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


đồng nghĩa với sự lây nhiễm. Tương tự, đã chung kim một lần rồi thì
cũng dẫn đến việc không dùng bao. Hơn nữa, NCMT lại cân nhắc các
rủi ro, hoặc là bị nhiễm hoặc được những cái khác từ bạn tình (tình
cảm, lòng tin, mối quan hệ, và thậm chí là “chỗ dựa về thuốc”). Điều
này được thể hiện qua việc sinh hoạt tình dục không dùng bao và
dùng chung kim. Chính vì vậy những rủi ro này có thể được coi là một
điều chấp nhận được. Sự “lựa chọn rủi ro” thách thức với mọi băn
khoăn lo lắng vốn tồn tại trong mối quan hệ này: lo lắng về nguy cơ
trong những lần hai người dùng chung kim, lo mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, hoặc lo bạn tình quan hệ tình dục hay
chung kim với những người khác. Trong các bối cảnh như vậy, việc
dùng bao cao su (kể cả việc không đồng ý chung kim) bị coi là một
nguy cơ bởi vì bao cao su ngăn cản sự phát triển một mối quan hệ gắn
bó.

Bình thường, bao cao su được sử dụng thất thường trong giai đoạn đầu
sống chung. Nhưng khi mối quan hệ trở nên “mạnh mẽ hơn, sâu sắc
hơn” thì xu hướng loại bỏ bao cao su trở nên rõ ràng hơn. Thường
thường, không người nào trong mối quan hệ này đề nghị sử dụng bao
cao su vì họ đều sợ đề xuất này có thể làm bạn tình hiểu nhầm là họ
không chung tình, hoặc đề xuất đó có thể làm bạn tình nghi ngờ.
Trong đoạn trích dưới đây, một phụ nữ chích ma tuý mô tả cuộc đời
ma tuý của mình bị trói buộc bởi tình yêu, nguy cơ và định mệnh như
thế nào:

       Người ta thường nói những người yêu nhau thì không quan
       tâm [đến nguy cơ]… điều đó đúng. Bọn em yêu nhau vì tình
       nên bọn em không cần phải nghĩ về cái đó [bao cao su]. Nếu
       chẳng may bị sao [nhiễm HIV] bọn em phải có trách nhiệm với
       nhau thôi…nếu chẳng may anh ấy [bạn trai em] dùng chung
       kim hoặc bị sao thậm chí em sẽ bị lây hoặc bị gì đó [chép
       miệng]… cũng chẳng tiếc gì. Đúng, em chấp nhận [bị lây
       nhiễm], dù thế nào em cũng không muốn mất anh ấy …
                                       (15f: nữ tiêm chích, Hà Nội).


10
Điều chúng tôi quan sát được trong những mối quan hệ này là những
hành động bảo vệ mối quan hệ khỏi bị đổ vỡ. Nhưng ngay cả tình
cảm, sự tin tưởng và lòng chung thuỷ vẫn chưa đủ để duy trì mối quan
hệ. NCMT và bạn tình của họ phải tìm nhiều cách giải quyết khác,
thực tế hơn. Trước hết, giữa hai người có sự phân công lao động, thể
hiện qua câu nói "tao đi ăn cắp, mày đi làm phò" Phụ nữ tiêm chích
thường phải làm nghề mại dâm để trang trải cho việc tiêm chích của
chính họ và nhiều khi để trang trải cho cả bạn tình của họ. Những phụ
nữ này cho biết họ không muốn bán dâm trong tình trạng “vật thuốc”,
và chính vì thế, việc chích trước khi “đi làm” là rất quan trọng để duy
trì “công việc” lâu dài. Vì thế, hai người thường chích một liều, hay
nói theo giới nghiện là “làm một cái” trước khi người phụ nữ “đi
làm”. Trong hoàn cảnh này, nếu lượng ma tuý không đủ cho cả hai,
người đàn ông thường phải nhường phần thuốc nhiều hơn cho bạn tình
của mình. Trong làng ma tuý, hành động này được coi là “chất
nhường nhịn”. Một mặt, sự nhường nhịn này có thể được xem như
một biện pháp để duy trì mối quan hệ, mặt khác nó lại đặt người phụ
nữ vào một nguy cơ lớn hơn (vì tình huống này xảy ra hàng ngày).

Trong khi đó, đàn ông tiêm chích có xu hướng kiếm tiền bằng cách
tham gia vào các hoạt động tội phạm, như buôn bán ma tuý, ăn trộm,
ăn cắp, trÊn lét, v.v. Tuy nhiªn, “những việc đàn ông” nh− thÕ l¹i ®−îc
phô n÷ trong giíi ma tóy mong ®îi vµ khuyÕn khÝch. Nếu đàn ông
tiêm chích không thể làm việc bất hợp pháp kiểu như thế, tøc lµ cÆp
chÝch sÏ kh«ng cã tiÒn mua thuèc, thì mối quan hệ lại khó được đảm
bảo, và có thể bÞ đổ vỡ do nảy sinh những xung đột thiÕu tiền.

Cách thứ hai để duy trì mối quan hệ là phụ nữ thường che giấu nghề
nghiệp mại dâm của mình. Một số phụ nữ tiêm chích thậm chí giữ “bí
mật nghề nghiệp” với chính bạn chích của họ. Lý do của sự che giấu
này là do thái độ kỳ thị mạnh mẽ của xã hội nói chung và của nam
giới nói riêng đối với phụ nữ sử dụng ma tuý. Mặc dù cách che giấu


11
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
               Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


này có vẻ mong manh và rất hình thức, nó phản ánh khát vọng của
phụ nữ mong được coi trọng trong xã hội:

       Em chưa bao giờ cấm anh ấy quan hệ với những người phụ nữ
       khác, chỉ cần tôn trọng nhau là đủ…Em nghĩ em là gái nghiện
       và làm gái, rõ ràng là các bạn tình của em đều biết [em làm
       gái] nhưng ngược lại họ không bao giờ đến chỗ em làm. Họ
       không bao giờ thấy em đi khách. Em giấu [nghề] bằng cách đó
       đấy… cả hai người không bao giờ nói chuyện về công việc của
       em.. Cả em cũng không nói với anh ấy em làm cái gì… tÊt
       nhiªn đó chỉ là cách che giấu hình thức thôi... cái em cần là họ
       không mở miệng nói em là con phò là được.
                                        [ 24f, Nữ tiêm chích, Hà Nội]

2. Hình thái quan hệ khác giới giữa người chích và người hút ma
tuý (NCMT- Người hút)



T      rong mô hình này, NCMT và bạn tình phải đối mặt với hai kiểu
       dùng ma tuý khác biệt là chích và hút. Nói chung, chích đơn
       giản hơn hút. Sự tiêm chích tạo cảm giác hưng phấn trực tiếp
hơn (vì qua đường máu) hơn là hút (qua miệng). Tuy điểm khác biệt
này có thể gây ra vài xung đột nhỏ lúc đầu chung sống, cặp bạn tình
lại có xu hướng chấp nhận thực tế này, đồng thời tìm cách thoả hiệp
để duy trì mối quan hệ. Họ thống nhất (bằng qui ước) một số hoạt
động trong ngày sao cho không gây hại đến mối quan hệ. So với người
hút, NCMT có vẻ cảm thông chia sẻ nhiều hơn về “cảm giác khác
biệt” này. Ngược lại, một số người hút ma tuý lại không thể thông cảm
với bạn t×nh tiêm chích của họ v× cã cảm giác tiêm thuốc vào tĩnh
mạch vẫn là điều mới mẻ đối với họ, và vì vậy làm họ cảm thấy khó
chịu khi chứng kiến bạn tình tiêm chích. Điều này có thể làm người
hút chuyển sang chích để có được một sự “ tương đồng ma tuý” với
bạn tình. Thường thường, người hút bị người chích lôi kéo. Giới
nghiện gọi tác động lôi kéo này là “đưa vào đời”:


12
Khi bọn em gặp nhau, cả hai đều hút đen [heroin]. Sau đó khi
       em quen chích rồi, em đưa anh ấy vào đời [chích] với em. Anh
       biết không, nhiều lần anh ấy thuyết phục em, anh ấy đưa em
       tới các trung tâm cai nghiện không biết bao nhiêu lần kiểu như
       thế... nhưng cuối cũng chẳng ăn thua gì [với em]... cuối cùng
       anh ấy cũng bắt đầu chích nốt.. .
                                         (20f: nữ tiêm chích, Hà Nội).

NCMT và bạn tình không những phải tìm cách sống hoà hợp về ma
tuý mà còn phải hoà hợp trong cuộc sống tình dục. Trong khi bạn tình
chích không hứng thú với việc quan hệ tình dục, thì bạn tình hút lại
thường có nhu cầu tình dục cao. Phụ nữ hút ma tuý cho biết họ thường
có ham muốn tình dục trong giai đoạn hút. Ham muốn này có thể dẫn
tới việc không dùng bao:

       Bọn em sống với nhau hai năm... cả hai đều chơi đen [hút
       heroin]. Vài tháng sau, anh ấy chuyển đâm [chích] trước và ít
       lâu sau em cũng đâm luôn. Bọn em không chơi bao…bởi vì
       nói thẳng là hút đen gây khoái cảm [tình dục] hơn đâm nhiều
                     (3f: nữ tiêm chích, trung tâm cai nghiện Hà Nội )

Sự khác biệt trong nhu cầu tình dục cũng có thể làm cho một số người
tiêm chích (thường là nam giới) phải cố gắng, b»ng c¸ch gi¶ vê, ®Ó
duy trì “mét đời sống tình dục b×nh th−êng” với b¹n t×nh hót:

       Khi nó [bạn gái hút] muốn chơi [quan hệ tình dục], em phải
       chiều ả bằng cách tỏ ra rất máu mặc dù em không hề muốn
       một chút nào…em cảm thấy vì trách nhiệm mà mình phải làm
       [tình] chứ nếu không nó sẽ nghĩ là em không thích nó nữa.
                                      (16m: nam tiêm chích, Hà Nội)

Tổ chức xã hội của hình thái quan hệ này được thể hiện qua hai quá
trình: “chuyển tiến” (chuyển từ dạng hút sang dạng chích) và “chuyển
ngược” (từ chích sang hút).


13
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Đối với một số người tiêm chích, hành động tiêm chích được coi là
một “ranh giới nguy cơ”. Hút và chích thường không phải là hai dạng
sử dụng ma tuý tách biệt hoàn toàn, mà có sự đan xen lẫn nhau. Trên
thực tế, nhiều người hút ma tuý không thể duy trì hành vi hút trong
một thời gian dài, mà họ thường “vượt qua” cái ranh giới này để
chuyển sang chích qua đường tĩnh mạch. Nhưng thường thường, do
chung sống với nhau mà người hút bị người chích lôi kéo. Động cơ
của sự thay đổi kiểu dùng ma tuý này chính là do mối quan hệ. Rất có
thể đó là một nhu cầu để cảm thấy gần gũi nhau hơn và tương đồng
với bạn tình của mình hơn; hoặc cũng có thể do mong muốn có sự cân
bằng sử dụng thuốc. Điều này cũng có nghĩa là mô hình quan hệ
chích-hút có xu hướng chuyển thành mô hình quan hệ chích-chích, do
sự thay đổi loại hình sử dụng ma tuý của người hút. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp, do tác động tích cực của bạn tình tiêm chích, một
số người hút có thể duy trì thói quen hút trong một thời gian dài. Hơn
nữa, do sống chung như vợ chồng, một số người mới tiêm chích có thể
quay lại hút (chuyển ngược) - cho dù khả năng này ít xảy ra.

Như vậy, sự thay đổi hình thái sử dụng ma tuý (từ hút sang chích ) có
thể dẫn tới việc thay đổi hình thái mối quan hệ (mối quan hệ chích hút
sang mối quan hệ chích-chích ); ngược lại, mối quan hệ cũng có tác
động trở lại đối với cơ hội thay đổi hành vi (từ chích sang hút).

3. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích với người
không sử dụng ma tuý (NCMT- Người không nghiện)

         rong quá trình sử dụng ma tuý, một người tiêm chích có thể

T        quan hệ với một hoÆc nhiều người không sử dụng ma tuý.
         Chúng tôi nhận thấy phụ nữ không nghiện thường dễ chấp
nhận bạn tình chích nam hơn là nam giới không nghiện chấp nhận bạn
tình chích nữ. Sự khác biệt về giới trong sự lựa chọn bạn tình này bắt
nguồn từ sự kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ sử dụng ma tuý. Tuy


14
nhiên, qua quan sát, chúng tôi thấy người tiêm chích là nữ có xu
hướng sống chung với nam giới không nghiện nhiều hơn là người tiêm
chích nam sống chung với phụ nữ không nghiện. Một số phụ nữ tiêm
chích vẫn tìm kiếm bạn tình không nghiện để chung sống nhằm đáp
ứng nhu cầu về mặt tình cảm, trong khi một số nữ tiêm chích khác cho
rằng sống với một người không nghiện cũng là một phương cách kiếm
tiền và để tạo lập một mối quan hệ xã hội “như người bình thường”.
Tương tự, nam thanh niên tiêm chích thường coi tiền bạc là động lực
quan trọng nhất trong việc tìm kiếm các cô gái không sử dụng ma tuý.
Để đạt được mục đích này, người tiêm chích là nam hay nữ đều cố
tình che dấu tình trạng nghiện ngập của họ ngay từ lúc bắt đầu quan hệ
với người không nghiện. Nhưng đối với NCMT, để duy trì “chiến lược
bảo mật” này là điều rất khó vì họ cùng một lúc phải đối mặt với
những mâu thuẫn nảy sinh từ hai lối sống khác biệt: tiêm chích và
không nghiện. Tình trạng xung đột ma tuý - tình dục luôn luôn là một
vấn đề bức xúc. Trong đoạn trích dưới đây, một phụ nữ tiêm chích kể
về những mâu thuẫn ma tuý - tình dục với bạn tình không nghiện đã
xảy ra thế nào:

       Về tình dục, anh ấy [bạn trai kh«ng nghiÖn] không thể đáp ứng
       nhu cầu của em được. Tuy nhiên anh ấy đối xử với em rất tốt.
       Điều không hợp là vì anh ấy không chơi [ma tuý] nên em
       không thể bảo anh ấy đi mua thuốc cho em khi em vật. Vì thế
       sau đó em lại phải tự mình đi mua lấy. Và khi em không tự
       chích được, em phải nhờ người khác chích hộ…vì thế nhiều
       lúc em cảm thấy khó nói [với anh ấy] vì nó là người không
       dùng ma tuý. Ví dụ có nhiều đêm anh ấy đi tìm em, ra chỗ em
       làm để chở em về nhà [để quan hệ tình dục]. Nhưng vào lúc đó
       em lại chưa chích..trong khi đó em vẫn đành phải đi về nhà với
       nó. Khi đến nhà cũng là lúc em vật, mà nó lại đòi hỏi tình dục,
       em thấy rất khó chịu và không muốn [làm tình] một tí nào!
       Vẫn như mọi lần, em phải đi tìm thuốc trước đã…
                      (3f: nữ tiêm chích, trung tâm cai nghiện Hµ Néi)



15
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
               Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


       Em nghiện còn anh ấy thì không. Khi ngủ [với nhau] em cảm
       thấy không thoải mái. Khi em chích…anh ấy nhìn em chằm
       chằm…em không đồng ý chút nào [….] Khi quan hệ tình dục
       sau khi phê, nhu cầu [tình dục] của em rất cao. Có nghĩa là em
       muốn bạn em quan hệ lâu với em. Nếu nó muốn tầu nhanh, em
       muốn đuổi mẹ nó đi!

                                           (15f: nữ tiêm chích, Hà Nội )

Nhiều đàn ông tiêm chích gặp khó khăn khi vừa phải che giấu tình
trạng nghiện ngập, vừa phải giả vờ có một cuộc sống tình dục “bình
thường”. Ngược lại, phụ nữ tiêm chích lại phàn nàn rằng nhu cầu tình
dục của họ không được thoả mãn, và nhu cầu ma tuý cũng không được
đáp ứng và không được bạn tình thông cảm. Sự “khác biệt kép” này
thường ít khi được hai người nhìn nhận và hiếm khi được đưa ra thảo
luận một cách cởi mở, và vì thế cũng có ảnh hưởng tới việc gợi ý sử
dụng bao cao su. Bình thường, những bạn tình không nghiện luôn dè
chừng với nguy cơ nhiễm HIV. Khi họ không rõ về mức độ nghiện ma
tuý của bạn tình mình, họ có thể đồng ý quan hệ tình dục không dùng
bao cao su. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người tình nghiện có thể
đã chuyển sang chích mà người không nghiện không hề biết. Khi
người không nghiện phát hiện ra bạn tình của mình tiêm chích (chứ
không phải là hút), họ bắt đầu cảm thấy lo sợ về nguy cơ HIV. Nhìn
chung, khi “chiến thuật che giấu” của người tiêm chích vẫn còn tác
dụng, người không dùng ma tuý có thể đồng ý quan hệ tình dục không
dùng bao cao su. Điều nghiêm trọng là ở chỗ, mối quan hệ này thường
chóng vánh và người không nghiện có thể quan hệ tình dục với những
người khác sau khi chia tay với bạn tình chích. Chính lý do này tạo
nên một nguy cơ lây nhiễm tràn lan trong giới tiêm chích và các bạn
tình không nghiện, và từ những người không dùng ma tuý này lây lan
sang cộng đồng.

Một điểm quan trọng nữa là, trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ tiêm
chích từ chối quan hệ tình dục không dùng bao cao su ngay cả khi một


16
khách hàng vãng lai [không nghiện] trở thành bạn tình riêng của họ.
Phát hiện này khác với một số nghiên cứu cho rằng đối với phụ nữ,
bao cao su thường được dùng với những bạn tình “không thường
xuyên”, còn với bạn tình “thường xuyên” hay “bạn tình riêng” thì bao
cao su không được sử dụng (Sherman & Latkin, 2001; Wojcicki &
Malala, 2001; Schoepf, 1992). Trong nghiªn cøu cña chóng t«i, lý do
của việc “b¾t dïng” bao mµ phô n÷ tiªm chÝch ®−a ra xuÊt ph¸t tõ sù
khinh miệt của xã hội đối với hä - nh÷ng phụ nữ sö dông ma tuý nói
chung. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữ thường cảm thấy bị hạ
nhục hoặc mất nhân phẩm, vì đàn ông đến với họ chỉ vì tình dục, vì
thế họ giống như “đồ chơi tình dục” chứ không phải là người yêu.
Điều này cũng có nghĩa cô ta là “một con nghiện” và vì thế cô ta “bẩn
thỉu”, còn người đàn ông là một người không dùng ma tuý, vì thế anh
ta “sạch sẽ”. Việc người phụ nữ đòi hỏi sử dụng bao cao su không có
nghĩa là họ muốn giữ an toàn cho người yêu. Chính xác hơn, đó là
một hành động phản kháng đối với sự kỳ thị vốn có trong giới đàn
ông:

       Em gặp anh ấy [bạn tình không dùng ma tuý] ngoài đường lúc
       ấy còn là một khách hàng của em. Sau đó bọn em sống với
       nhau, nhưng em vẫn dùng bao với anh ấy vì đơn giản là em
       không thích quan hệ tình dục không bao. Em không biết tại
       sao... đối với nhiều đàn ông [bạn tình chích] khác, em không
       bao giờ dùng bao. Nhưng với người đàn ông này [bạn tình
       không dùng ma tuý] gặp em trong môi trường [mại dâm] và đã
       từng là khách của em, và anh ta tìm đến em để có tình dục và
       em đến với anh ta để có tiền…em luôn dùng bao với những
       người đàn ông như vậy.
                                         (14f: nữ tiêm chích, Hà nội).

Tóm lại, NCMT và bạn tình không dùng ma tuý thường xuyên phải
đối mặt với những khác biệt về tình dục và ma tuý. Cách họ giải quyết
các xung đột về tình dục và ma tuý thường bị ảnh hưởng bởi cách họ
duy trì mối quan hệ. Đối với cả hai bên trong mối quan hệ này, “sống


17
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


hai mặt ” sẽ dẫn đến nghi ngờ, bất tín. Vì thế, hình thái quan hệ này có
thể được coi là mong manh nhất so với hai hình thái đã nêu ở trên.

Bμn luËn

1. Ý nghĩa của các nguy cơ có AIDS và các mối quan hệ tình cảm
gần gũi

            ghiên cứu này chỉ ra rằng sự phủ nhận của NCMT về các

N           nguy cơ có AIDS - như Singer & cs. (1990) nhận định-
            “có nhiều ý nghĩa và nguyên nhân, nằm ngoài các giới
hạn chật hẹp của kinh nghiệm hiện tại”. Trong giới nghiện ma tuý, sự
chấp nhận hay chuyển đổi sang các hành vi nguy cơ là điều đã trở nên
bình thường hoá. Điều này có thể được lý giải bằng một số nguyên
nhân sau:

Thứ nhất, nhận thức về hành vi nguy cơ trong NCMT thường bị đè
nặng bởi một loạt những hoài nghi và lo âu, vốn đã túc trực trong sự
phức tạp chồng chéo giữa việc sử dụng ma tuý và tình dục. Giữa hoạt
động tình dục an toàn và sử dụng ma tuý an toàn luôn có sự mâu
thuẫn. NCMT thường tự cho mình và bạn tình của mình nhiều lựa
chọn trong vấn đề an toàn khi họ bàn về các thực hành tình dục, hơn
là khi họ bàn về các thực hành sử dụng ma tuý. Các nguy cơ lây
truyền qua đường tình dục thường không được coi là nghiêm throng
như các nguy cơ lây nhiễm qua tiêm chích chung kim (so sánh với
Kane, 1999; Sibthorpe, 1992; Rhodes, 1997). Trong khi việc dùng
chung bơm/ kim tiêm gắn với các khoái cảm thể chất, thì việc không
sử dụng bao cao su lại gắn với những ý nghĩa xúc cảm. Hơn nữa, các
nhận thức về nguy cơ có xu hướng thay đổi theo thời gian (chiều sâu)
của mối quan hệ và sự gắn bó.

Thứ hai, nguy cơ gắn với AIDS thường bị bỏ mặc cho sự may rủi khi
các lựa chọn và nỗ lực giảm thiểu rủi ro đã được thực hiện. Trong khi
NCMT và bạn tình cố gắng đương đầu với nguy cơ AIDS và các mối


18
quan hệ theo cách riêng của mình để phòng ngừa lây nhiễm và sự đổ
vỡ trong mối quan hệ, nỗ lực này thường đi kèm với nhiều trở ngại
khác. Khi việc kiểm soát rủi ro trở nên phức tạp hoặc bất khả kháng
(ví dụ, một phụ nữ phải đồng ý quan hệ tình dục không sử dụng bao
cao su để chứng tỏ lòng chung thuỷ; một cặp nghiện phải dùng chung
bơm/kim tiêm vì không thể mua cái thứ hai vào lúc đêm khuya), thì
lúc đó họ đành phải chấp nhận nguy cơ, số phận và may rủi.

Thứ ba, cảm giác an toàn trong một mối quan hệ tình cảm thường là
biểu hiện của lòng tin - yếu tố hay đi cùng với tình yêu và sự gắn bó,
do vậy hình thành nên cảm giác được bao bọc và an toàn cho chính
bản thân và mối quan hệ (Rhodes & Cusick, 2000). Lòng tin là lý do
chủ yếu NCMT đưa ra như một lời biện hộ khi họ chấp nhận rủi ro và
định mệnh. Trong hình thái quan hệ giữa người tiêm chích - người
tiêm chích, lòng tin được biểu hiện thông qua sự đồng thuận trong
việc dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không dùng bao
cao su. Trong hai hình thái quan hệ sau, lòng tin được biểu hiện qua sự
nhất trí trong quan hệ tình dục không dùng bao cao su, dï lµ chØ trong
mét kho¶ng thêi gian ®ã.

Thứ tư, việc không dùng bao cao su là một phương cách để đánh giá
mối quan hệ là “chân thành” và “gắn bó”. Điều này cho phép lý giải
tại sao trong thực tế phụ nữ tiêm chích thường có xu hướng sử dụng
bao cao su với khách làng chơi nhưng họ lại tránh sử dụng bao cao su
với bạn tình khi ở nhà, vì bao cao su là biểu hiện của “sự xa cách”-
điều không phù hợp trong các quan hệ thân mật. Do lòng tin, tình c¶m
và sự gắn bó đóng vai trò quan trọng như vậy, việc đề xuất sử dụng
bao cao su có thể là một sự xâm phạm tới những thành tố này, và vì
thế mang lại sự hoài nghi và bất xứng trong mối quan hệ tình dục (so
sánh Wojcicki & Malala, 2001).

Như vậy, trong bối cảnh các mối quan hệ thân mật giữa NCMT và bạn
tình, ý nghĩa về nguy cơ có AIDS và các mối quan hệ tương tác với
nhau. Nguy cơ AIDS - đặc trưng bởi dùng chung bơm kim tiêm và từ


19
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


chối sử dụng bao cao su - là một thành tố quan trọng của mối quan hệ.
Mặc dù sự tin tưởng, tình yêu và sự gắn bó đôi khi bị tác động bởi
những hồ nghi và lo sợ, nguy cơ AIDS cần được định hình lại như một
khía cạnh của sự an toàn trong mối quan hệ.
2. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đối với công tác dự phòng
HIV/AIDS

Giới và quyền lực



C     ác tài liệu về tình dục khác giới trong những người tiêm chích
      ma tuý thường bỏ qua vấn đề độc lập về kinh tế của phụ nữ,
      trong khi lại hay thảo luận về các hành vi cho là xấu xa và ®åi
b¹i. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nhiều phụ nữ có thể tự nuôi sống bản
thân và bạn tình nam của họ, dù đó là bằng việc làm mại dâm. Phần
lớn phụ nữ trong nghiên cứu này tỏ ra có tính tự chủ vững chắc và tự
coi mình độc lập về mặt tài chính với đàn ông.

Thường thường, do hoàn cảnh mà những người đàn ông lệ thuộc vào
phụ nữ vì tiền phải bỏ qua các nguy cơ có thể xảy ra cho bạn tình nữ
của mình (nếu những phụ nữ này làm mại dâm). Trong trường hợp
này, chúng tôi thấy phụ nữ không chịu đóng vai trò thấp hơn nam giới
và họ có thể kiểm soát được việc quan hệ tình dục và sử dụng bao cao
su. Điều này có nghĩa những phụ nữ này là “người trụ cột tài chính” vì
thế họ có nhiều quyền hạn và sự quyết đoán hơn trong thương lượng
tình dục. Đây có thể được xem như sự thay đổi xã hội kéo theo bởi các
thay đổi trong nhận thức về tình dục và giới (Streefland, 1998). Ảnh
hưởng của Khổng giáo về các vai trò thụ động của phụ nữ đã trở nên
kém hiệu lực hơn trong bối cảnh này. Vì thế, chương trình dự phòng
HIV không phải lúc nào cũng dựa vào “mô hình giới chuẩn mực” hay
những mong đợi về giới, giống như các nghiên cứu đương đại hay đề
cập. Bởi vì, các mô hình khái quát hoá này thường mâu thuẫn với
những kinh nghiệm trong thực tế, ít nhất là trong trường hợp của


20
những NCMT trong nghiên cứu này. Chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm
tại sao một số phụ nữ có thể có quyền lực trong việc quyết định quan
hệ tình dục, trong khi một số khác lại không?

Sự quan tâm và trách nhiệm


T        rong làng ma tuý, sự quan tâm, chăm sóc và trách nhiệm
         mang nhiều nét khác nhau. NCMT thường bị chỉ trích vì kém
nhân phẩm, lối sống nguy cơ cao và thiếu trách nhiệm với chính bản
thân mình. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Dữ liệu chúng tôi
cho thấy nhiều người tiêm chích không nhận mình như thế. Trên thực
tế, họ có nhiều cách để chăm sóc bản thân và những người khác (ví
dụ: nhường một phần ma tuý cho bạn tình trước khi người phụ nữ đi
hành nghề mại dâm; sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro theo cách
riêng của họ; chăm sóc trẻ em hộ nếu bố mẹ chúng bị bắt; bảo bạn
tiêm chích cách chích thuốc an toàn; cho bạn vô gia cư chỗ trú tạm
thời; sơ cứu khi bạn chích dùng quá liều, vv…). Mặc dù một số cách
chăm sóc này có thể có nguy cơ, nhưng việc nhấn mạnh các hành vi
có trách nhiệm đối với bản thân NCMT và với những người khác vẫn
là điều cần thiết; và nên coi đó là những phương tiện hạn chế sự lây
lan của dịch. Trong bối cảnh hiện nay khi NCMT có nhiều mối quan
hệ khác nhau, các nhà thiết kế chiến lược về AIDS có thể dựa trên
những nhận dạng hiện có (tiêm chích, hút hoặc không sử dụng ma tuý)
để khuyến khích các thực hành tiêm chích ma tuý và tình dục có trách
nhiệm, hơn là dựa trên những khẩu hiệu đã cũ, như “Đừng dùng chung
bơm kim tiêm!” và “Hãy thực hành những hành vi tình dục an toàn!”




21
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Ma tuý và tình dục


M      a tuý và tình dục có quan hệ mật thiết về nhiều khía cạnh khác
       nhau. Việc dùng ma tuý thường liên quan đến mại dâm (mại
dâm hoặc vì ma tuý hoặc vì tiền), và tình dục không an toàn (xem
Iguchi & cs., 2001; Brummelhuis & Herdt, 1995). Các cặp sử dụng
heroin có thể dùng thêm ma tuý phối hợp để tăng khoái cảm tình dục
(so sánh Lex, 1990). Ngoài ra, dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng ảnh
hưởng của ma tuý đối với trải nghiệm tình dục rất đa dạng.

Một số NCMT cho biết, có mối liên quan tích cực giữa heroin, một số
thuốc gây nghiện, và hoạt động tình dục. Nhiều phụ nữ hút ma tuý
cũng cho biết hút ma tuý làm tăng nhu cầu tình dục của họ. Ngược lại,
nhiều NCMT khác lại khẳng định mối quan hệ tiêu cực giữa heroin và
tình dục. Một số nam giới mới tiêm chích thích có quan hệ tình dục
ngay sau khi chích. Trong khi đó, nhiều người tiêm chích lâu năm lại
không thích như vậy. Thêm vào đó, phụ nữ lại có vẻ có quan niệm tích
cực hơn nam giới về khoái cảm tình dục.

Vì thế chúng tôi thấy tác động đa dạng này nên được lồng ghép vào
hoạt động tư vấn giảm nguy cơ l©y nhiÔm HIV. Một NCMT già dặn
có thể không hưởng ứng thông điệp “ Hãy luôn dùng bao cao su!” vì
với anh ta tình dục có thể không quan trọng. Chúng ta cũng cần quan
tâm đến vấn đề lịch sử tình dục cũng như lịch sử dùng ma tuý, phân
tích những bối cảnh khác nhau, đặc biệt là tác động của việc dùng ma
tuý đối với hoạt động tình dục. Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức
cộng đồng có thể xem xét tiến hành những công việc này.

Kỳ thị xã hội

        u hướng chung khi bàn luận về AIDS là NCMT và người
X       hành nghề mại dâm (NMD) thường bị coi là “vật chủ mang
        bệnh” hay “trung gian truyền bệnh”. Do “nguy cơ” thường



22
được định nghĩa dựa vào nghề nghiệp, nên NCMT hay NMD cũng
đồng nghĩa với “nhóm nguy cơ cao” hay “tệ nạn xã hội”. Dây chuyền
lây nhiễm thường được mô phỏng là: từ NCMT - lây sang bạn tình -
rồi lan sang cộng đồng; hoặc người mại dâm - lây sang khách hàng -
lây sang vợ khách hàng - rồi lây sang con cái. Chính cách mô tả như
vậy gia cố thêm hình ảnh tiêu cực về những nhóm người này.

Thực tế là NCMT và NMD đã trở thành những người khác bệnh hoạn
(the diseased others) và phải hứng chịu trách nhiệm về căn bệnh AIDS
trong xã hội, trong khi khách làng chơi lại được miễn trừ trách nhiệm.
KÕt quả là nhiều phụ nữ cố gắng tránh xa cách gọi “gái mại dâm”.
Câu “tôi phải làm gái để kiếm sống cho bản thân” là một ví dụ phản
ánh của sự kỳ thị cảm nhận (felt stigma - một thuật ngữ đựợc nêu
trong Jacoby (1994). Sự kỳ thị nghiêm trọng đến mức nhiều phụ nữ
tiêm chích ma tuý thậm chí phải che giấu nghề mại dâm với chính bạn
tiêm chích của mình. Một số thanh niên tiêm chích thường nói với tôi
“Em thà nằm xuống [chết] vì vợ chứ không bao giờ em chấp nhận cô
ấy làm điếm”.
Chính vì vậy, sẽ là không hay nếu như xã hội tiếp tục khoét sâu thêm
những hình ảnh tiêu cực về bạn tình có nguy cơ, vốn đã tồn tại, như
“con điếm” hay “thằng nghiện”. Thay vào đó, công tác phòng chống
sự kỳ thị và phân biệt đối xử với NCMT và NMD (và người có
HIV/AIDS) đòi hỏi một phương pháp tiếp cận mới, đa ngành, trong đó
sự phản kháng của cá nhân và cộng đồng bị kỳ thị có thể được sử
dụng làm nguồn lực cho sự thay đổi trong xã hội (Parker & Aggleton,
2003). Trong bối cảnh Việt Nam, một số biện pháp tức thời có thể tiến
hành, như: các chiến dịch truyền thông đại chúng về xoá bỏ kỳ thị; kết
hợp giữa cung cấp thông tin và tiếp nhận kỹ năng đối phó với AIDS;
tăng cường tiếp cận điều trị bệnh nhân HIV/AIDS; huấn luyện cán bộ
y tế về các khía cạnh xã hội của AIDS. Đối với một chiến lược lâu dài,
cần xem xét việc thay đổi về luật pháp và chính sách xã hội để sao cho
những chính sách mới lên án sự kỳ thị chứ không phải thừa nhận sự
kỳ thị này.


23
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


KÕt luËn



C      ùng với đà phát triển các nghiên cứu về AIDS, chúng ta ngày
       càng nhận thấy sự tương tác phức tạp giữa nguy cơ AIDS và
       các mối quan hệ nam nữ, nhiều khi nó tương phản với những
quan điểm hiện thời. Thùc vậy, nhiều người tiêm chích ma tuý chích
chung không phải do thiếu bơm kim tiêm hay thiếu thuốc, mà do hành
vi chích chung này là một biểu hiện của lòng tin và nhu cầu. Rất nhiều
phụ nữ không dùng bao cao su không phải vì họ thiếu các kỹ năng
thương thuyết mà vì đó là biểu hiện của tình yêu và sự gắn bó. Chính
nhu cầu tình cảm mới là quan trọng (chứ không phải vì tiền), và đó
cũng là động lực dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn trong giới
tiêm chích ma tuý. Điều nan giải ở chỗ, các thông điệp dự phòng
thường nhấn mạnh việc sử dụng bao cao su trong các mối quan hệ tình
dục, nhưng lại không đề cập tới các khía cạnh tích cực của việc không
sử dụng bao cao su (và dùng chung bơm kim tiêm) trong một mối
quan hệ tình cảm gắn bó. Tương tự, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉ
nhấn mạnh vào những nguy cơ của việc dùng chung bơm kim tiêm và
khuyến cáo người tiêm chích ma tuý chấm dứt hành vi này. Thay vào
đó, các chương trình giảm thiểu tác hại nên lồng ghép với việc hướng
dẫn người sử dụng ma tuý về phương cách tiêm chích an toàn hơn;
cũng như lồng ghép với việc sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền
đường tình dục cho các đối tượng này (Lâm, 2003).

Cuối cùng, nhằm thay đổi hành vi thì việc sử dụng và khai thác các
khía cạnh về lối sống đặc thù của những người tiêm chích và bạn tình
của họ là điều cần thiết. Các chương trình can thiệp nhằm tới các
nhóm này cần nghiên cứu bối cảnh thực tế cuộc sống của họ; các
chiến lược thiết kế chung chung cho “nhóm đối tượng tiêm chích ma
tuý” chắc chắn sẽ ít phát huy tác dụng. Trong nghiên cứu này, chúng
ta đã thấy tác động của mối quan hệ tình cảm đến các hành vi; và


24
ngược lại, các hành vi lại tác động trở lại các mối quan hệ này như thế
nào. Để xây dựng một chiến lược dài hạn, cần có ngay những cách
tiếp cận toàn diện hơn giải quyết những nguyên nhân sâu xa của dịch,
những nguyên nhân bắt nguồn từ trong cấu trúc chính trị - kinh tế và
các mối quan hệ về giới trong xã hội đương đại.

Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được sự tài trợ của Quỹ Ford (The Ford
Foundation) tại Hà Nội, thông qua Chương trình học bổng của Hội
Đồng Dân Số Mỹ (Population Council) cho các cán bộ về sức khoẻ
sinh sản, tình dục và khoa học xã hội. Tôi muốn cảm ơn Chương trình
đào tạo Thạc sĩ Nhân chủng học Y tế thuộc Đại Học Tổng Hợp
Amsterdam (AMMA), và các cá nhân sau: Gs.Ts. Pieter Streefland;
Ts. Robert Miller; Ts. Ria Reis; Ts. Han ten Brummelhuis; Gs.Ts.
Anita Hardon; Gs. Ts. Sjaak van der Geest; Ts.Dianna Gibson; Bà
Trudie Gerrits; Bà Nicolette; Bà Phan Quỳnh Hoa; Bà Phạm Mai
Hương; Ts. Trần Quốc Tuấn, Bà Nguyễn Thị Phương.




25
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                 Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Tμi LiÖu Tham Kh¶o

A, C. & Lam, N.T.
1999     National AIDS Program: HIV/AIDS Country Profiles. Hanoi:
         UNAIDS.

Barnard, M.
1993     Needle Sharing in Context: Patterns of Sharing Among Men and
         Women Injectors and HIV Risks. Addiction, 88, pp. 805-812

Brummelhuis Ht & Herdt, G
1995   Culture and Sexual Risk: Anthropological Perspectives on AIDS.
       Gordon and Breach Publishers.

Carlson, R.
1999     ‘Boy’ and ‘Girl’: The AIDS Risk Implications of Heroin and
         Cocaine Symbolism among Injecting Drug Users. Anthropology &
         Medicine, 6 (1): 59-77.

Douglas, M.and Wildavsky, A.
1982     Risk and Culture: An Essay on the Selection of Technical and
         Environmental Dangers. Berkeley: Univ. Calif. Press.

Douglas, M
1986     Risk Acceptability According to the Social Sciences. London:
         Routledge & Kegan Paul.

Douglas, M.
1992     Risk and Blame: Essays in cultural theory. London: Routledge.

Farmer, P.et al.
1996     Women, Poverty and AIDS: Sex, Drugs, and Structural Violence.
         Monroe: Common Courage.

Hien N.T.
2002    Epidemiology of HIV/AIDS in Vietnam. PhD Thesis. Free
        University, Amsterdam

Hien, N.T. et al.
2000     The Social Context of HIV Risk Behaviour By Drug Injectors in
         Ho Chi Minh, Vietnam. In: Scientific Research Abstracts, Vietnam
         National HIV/AIDS Program, and p.45.



26
Iguchi, M.Y. et al.
2001     Correlates of HIV Risk among Female Sex Partners of Injecting
         Drug Users in a High-seroprevalence Area. Evaluation and
         Program Planning 24 (2), 175-185.

Jacoby,A.
1994    Felt Versus Enacted Stigma: A Concept Revisited. Evidence from
        a Study of People with Epilepsy in Remission. Social Science &
        Medicine, 38 (2), 269-274

Kane, S.
1999     HIV, Heroin and Heterosexual Relations. In: Parker, R. and
         Aggleton, P. (eds.), Culture, Society and Sexuality. UCL Press,
         London, 284-304.

Lam, N.T.
2003    The Dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships among
        Injecting Drug Users in Northern Vietnam. Amsterdam: University
        of Amsterdam, MA Thesis.

Latkin, C. et al.
1994     The relationships between sexual behaviour, alcohol use, and
         personal network characteristics among injecting drug users in
         Baltimore, Maryland. Sex Transm Dis 21(3): 161-7

Lex, B.W.
1990    Male heroin addicts and their female mates: impact on disorder and
         recovery. J Subst Abuse 2(2), 147-175.

McCoy,C. et al.
1996   Sex, Drug, and the Spread of HIV/AIDS in Belle Glade, Florida.
       Medical Anthropology Quarterly 10 (1): 83-93.

McKeganey, N. & Barnard, M.
1992   AIDS, Drugs and Sexual Risk: Lives in the Balance. Open
       University Press, Buckingham, Philadelphia.




27
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


Miller, M. and Neaigus, A.
2001     Networks, Resources and Risk among Women Who Use Drugs.
         Social Science and Medicine 52, 967-978.

Parker, R. & Aggleton, P.
2003     HIV and AIDS-related Stigma and Discrimination: A Conceptual
         Framework and Implications for Action. Social Science &
         Medicine, 57, 13-24.

Rhodes, T. & Quick, A.
1998     Drug Users’ Sexual Relationships and the Social Organisation of
         Risk: the Sexual Relationship as a Site of Risk Management.
         Social Science & Medicine, 46, 157-169.

Rhodes,T. & Cusick, L.
2002    Accounting for Unprotected Sex: Stories of Agency and
        Acceptability. Social Science & Medicine 55: 211-226

Rhodes,T. & Cusick, L.
2000    Love and Intimacy in Relationship Risk Management: HIV
        Positive People and Their Sexual Partners. Sociology of Health &
        Illness, 22 (1): 1-26.

Rhodes, T.
1997     Risk Theory in Epidemic Times: Sex, Drugs and the Social
         Organization of ‘Risk Behaviour.’ Sociology of Health & Illness,
         19 (2), 208-227.

Schoepf, B. G.
1992     Women at Risk: Case Studies from Zaire. In: Herdt, G and
         Lindebaum, S. (eds.) The Time of AIDS:Social Analysis, Theory,
         and Method, pp.259-286. Sage Publications, Newbury Park,
         California.

Sherman, S.G. & Latkin CA
2001    Intimate relationship characteristics associated with condom use
        among drug users and their sex partners: a multilevel analysis.
        Drug and Alcohol Dependence 64: 97-104.




28
Sibthhorpe, B.
1992     The Social Construction of Sexual Relationships as a Determinant
         of HIV Risk Perception and Condom Use among Injection Drug
         Users. Medical Anthropology Quarterly 6 (3), 255-270.
Singer, M. et al.
1990     SIDA: The Economic, Social and Cultural Context of AIDS among
         Latinos. Medical Anthropology Quarterly 4, 73-114.
Singer, M
1994     The Politics of AIDS: An Introduction. Social Science & Medicine
         38, 1321-1324.
Sobo, E.J.
1993     Inner-City Women and AIDS: The Psycho-Social Benefits of
         Uunsafe Sex. Culture, Medicine, and Psychiatry, 17:4, pp455-485.
Streefland P.
1998      Epidemics and Social Change. In: Problems and Potential in
          International Health: Transdisciplinary Perspectives, Streefland P.
          (ed.). Het Spinhuis, Amsterdam, 61-63.
Tuan, N.A et al.
2001    Risk Factors for HIV-1 Seropositivity in Injecting Drug Users
        under 30 Years Old. The Second National HIV/AIDS Scientific
        Conference, December 9-11, 1999. National AIDS Committee of
        Vietnam. Ho Chi Minh City.
Vinh, D.Q.
2002     A Qualitative Study on HIV Risk Among Injecting Drug Users in
         Vietnam: Reasons for Sharing Syringes and Needles. (Master
         Degree Thesis, University of Amsterdam).
Vu, T.
2001     Harm reduction for injecting drug users in Vietnam: a situation
         assessment. The Macfarlane Burnet Center for Medical Research
         (MBC) and the Victorian Public Health Training Scheme
         (VPHTS), Melbourne, Australia.
Wojcicki, j.A. and Malala, J.
2001     Condom Use, Power and HIV/AIDS Risk: Sex Workers Bargain
         for Survival in Hillbrow/Joubert Park/ Berea, Johannesbrug. Social
         Science and Medicine 53, 99-121.



29
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                 Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục


C¸c xuÊt b¶n phÈm kh¸c cña t¸c gi¶


Lam, N.T.
2004         Patterns of Syringe Sharing among Injecting Drug Users in
             Vietnam (forthcoming on International Journal of Drug Policy)

Lam, N.T.
2004         Social Change and Emerging Epidemics in Vietnam Northern
             Mountain Region. Paper presented at “International Workshop on
             Population Dynamics and Infectious Disease in Asia” , Asian Meta
             Center Singapore.

Lam, N.T.
2004         Injecting Drug Users in Vietnam: The Dynamics of Drugs and
             Sexual Relationships (forthcoming on International Journal of
             Drug Policy)

Lam, N.T.
2004         The Social Context of AIDS in Vietnam, oral abstract, S111, 36th
             IIS Congress “Social Change in the Age of Globalisation”, Beijing,
             July 2004.

Lam, N.T.
2004         Power, Drugs and Sexuality, poster abstract # 1719, World AIDS
             Conference, Bangkok, July 2004

Lam, N.T
2004         Minority People in Northern Vietnam: Poverty and Infectious
             Diseases. Oral abstract, S111, 36th IIS Congress “Social Change in
             the Age of Globalisation”, Beijing, July 2004.

Lam, N.T.
2004         The Dynamics of Poverty – Disease Nexus, Working paper, ASSR,
             Amsterdam



30
Lam, N.T.
2004        AIDS and Drug Use in Vietnam, Asian Harm Reduction Network
            (AHRN) Bulletin, 8 Jan 2004

Tuan, T.Q. & Lam, N.T.
2004        The Dynamics of AIDS Therapy in Vietnam. Paper presented at
            the International Conference “Enhancing Equitable Access to
            HIV/AIDS Medicines”, Netherlands.

Lam, N.T.
2003        The Impact of AIDS, Chiangmai CD Rom, International Workshop
            “ Social Science and AIDS in Southeast Asia: Inventory of
            Research Projects, Priorities and Prospects for the Future”,
            Chiangmai, Nov 2003

Lam, N.T.
2000        Harm Reduction through Peer Education. Paper presented at XI
            International Conference on AIDS, Durban, South Africa, 2000.

Lam, N.T. et al.
2000        HIV/AIDS Country Profiles. National AIDS Committee &
            UNAIDS.

Lam, N.T. & A, C.
1999       AIDS in Vietnam and the Response. Paper presented at The 7th
           International Conference on Thai Studies, Amsterdam, the
           Netherlands.
Lam, N.T.
1999       Sex Workers in Hanoi: Problems and Suggestions. Paper presented
           at the 5th International Conference on AIDS in Asia and the
           Pacific, Kuala Lumpur, Malaysia, 1999.

Lam, N.T. et al.
1999        HIV/AIDS Country Profiles. National AIDS Committee &
            UNAIDS.

Lam, N.T.
1999        Vietnamese Women in Cambodia. AIDS Bulletin, Vol 29.




31
Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam:
                Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục



Lam, N.T.
1997        Injecting Drug Users and Sex Workers in Vietnam: A Challenge
            for the Prevention. Poster paper at the 4th International Conference
            on AIDS in Asia and the Pacific, Manila, The Philippines, October
            26, 1997.

Lam, N.T. & Tadiar, S.
1997       Project Progress Review. An Evaluation on Vietnam German
           Technical Cooperation on HIV/AIDS/STD Control in Vietnam.

Phuong, D.N., A, C. & Lam, N.T.
1997       Preventing HIV/AIDS in Poor Countries. Paper presented at the 4th
           International Congress on AIDS in Asia and the Pacific. Manila,
           Philippines, October 25-29, 1997.

Lam, N.T.
1995        AIDS at the Border Vietnam-Cambodia. AIDS Bulletin, Vol 12.




32
Nhµ XuÊt B¶n Y Häc

            Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam:
               C¸c ®éng th¸i vÒ nguy c¬ m¾c aids
                    vμ c¸c mèi quan hÖ t×nh dôc

                           Nguyễn Trần Lâm




                       Chịu trách nhiệm xuất bản
                     HOÀNG TRỌNG QUANG




Ban biên tập:

BS. Th.S Hoàng Tú Anh
BS. Th.S Vũ Song Hà
CN. Phan Thị Uyên
BS. Hoàng Long




In 300 cuốn, khổ 16 x 23 cm, 36 trang tại công ty TNHH CDT Việt Nam
GPXB số: 2-354-97/XB-QLXB ngày 6-2-2004
Nộp lưu chiểu tháng 9-2004




1
So 2- 2.	Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục/ Injecting Drug Users in Vietnam: The dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships. Tác giả/ Author:  Nguyễn T

More Related Content

Similar to So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục/ Injecting Drug Users in Vietnam: The dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships. Tác giả/ Author: Nguyễn T

Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...
Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...
Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Man_Ebook
 
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổng quan về giới và tình dục
Tổng quan về giới và tình dụcTổng quan về giới và tình dục
Tổng quan về giới và tình dụcThien Pham
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHEndyTon
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huếyoungunoistalented1995
 
Y Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La GiY Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La Giguest6884075
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuongtripmhs
 
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSThái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Gender based violence booket (vietnamese)
Gender based violence booket (vietnamese)Gender based violence booket (vietnamese)
Gender based violence booket (vietnamese)Thien Pham
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Man_Ebook
 
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yen
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yenMo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yen
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yenLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục/ Injecting Drug Users in Vietnam: The dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships. Tác giả/ Author: Nguyễn T (20)

Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...
Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...
Nghiên cứu thực trạng một số bệnh thường gặp của phạm nhân ở trại giam và hiệ...
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bệnh viện Đa...
 
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
 
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
Kien thuc, thuc hanh cua phu nu da lap gia dinh ve viem nhiem duong sinh duc ...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Tổng quan về giới và tình dục
Tổng quan về giới và tình dụcTổng quan về giới và tình dục
Tổng quan về giới và tình dục
 
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.2 | OSHE Magazine
 
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPHQuan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
Quan Hệ Tình Dục ở VTN và TN Việt Nam HSPH
 
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội có liên quan đến HIV trong luật hình sự, HOT
 
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt NamCác tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
Các tội có liên quan đến HIV trong Luật Hình Sự Việt Nam
 
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
[SÁCH] Dịch tễ học - Y Dược Huế
 
Y Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La GiY Te Cong Cong La Gi
Y Te Cong Cong La Gi
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
 
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDSThái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thái độ kỳ thị của cộng đồng dân cư đối với người nhiễm HIV/AIDS
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Gender based violence booket (vietnamese)
Gender based violence booket (vietnamese)Gender based violence booket (vietnamese)
Gender based violence booket (vietnamese)
 
Bao cao de tai
Bao cao de taiBao cao de tai
Bao cao de tai
 
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
Khảo sát thực trạng kê đơn và tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú tại Bệ...
 
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yen
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yenMo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yen
Mo hinh kiem soat tang huyet ap o nguoi cao tuoi thi xa hung yen
 

More from Dinh_phuong_nga

12 a thien tong quan truyen thong
12 a thien tong quan truyen thong12 a thien tong quan truyen thong
12 a thien tong quan truyen thongDinh_phuong_nga
 
10 trang tiep can dua tren quyen [compatibility mode]
10 trang   tiep can dua tren quyen [compatibility mode]10 trang   tiep can dua tren quyen [compatibility mode]
10 trang tiep can dua tren quyen [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
8 trang quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]
8 trang   quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]8 trang   quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]
8 trang quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
6 c anh nkdss [compatibility mode]
6 c anh nkdss [compatibility mode]6 c anh nkdss [compatibility mode]
6 c anh nkdss [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
4 c anh pha thai [compatibility mode]
4 c anh  pha thai [compatibility mode]4 c anh  pha thai [compatibility mode]
4 c anh pha thai [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
3 c anh co thai [compatibility mode]
3 c anh co thai [compatibility mode]3 c anh co thai [compatibility mode]
3 c anh co thai [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
14 phung hien tu van [compatibility mode]
14 phung hien tu van [compatibility mode]14 phung hien tu van [compatibility mode]
14 phung hien tu van [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]Dinh_phuong_nga
 
1 Bài gioi va bao luc gioi
1 Bài gioi va bao luc gioi1 Bài gioi va bao luc gioi
1 Bài gioi va bao luc gioiDinh_phuong_nga
 
So 1- 1. Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...
So 1- 1.	Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...So 1- 1.	Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...
So 1- 1. Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...Dinh_phuong_nga
 
Ban tin thanh nien final1
Ban tin thanh nien final1Ban tin thanh nien final1
Ban tin thanh nien final1Dinh_phuong_nga
 
Nội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niênNội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niênDinh_phuong_nga
 
Nhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keNhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keDinh_phuong_nga
 

More from Dinh_phuong_nga (17)

12 a thien tong quan truyen thong
12 a thien tong quan truyen thong12 a thien tong quan truyen thong
12 a thien tong quan truyen thong
 
10 trang tiep can dua tren quyen [compatibility mode]
10 trang   tiep can dua tren quyen [compatibility mode]10 trang   tiep can dua tren quyen [compatibility mode]
10 trang tiep can dua tren quyen [compatibility mode]
 
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
 
8 trang quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]
8 trang   quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]8 trang   quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]
8 trang quay roi va lam dung tinh duc [compatibility mode]
 
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]
7 phung hien tong quan ve tinh duc [compatibility mode]
 
6 c anh nkdss [compatibility mode]
6 c anh nkdss [compatibility mode]6 c anh nkdss [compatibility mode]
6 c anh nkdss [compatibility mode]
 
4 c anh pha thai [compatibility mode]
4 c anh  pha thai [compatibility mode]4 c anh  pha thai [compatibility mode]
4 c anh pha thai [compatibility mode]
 
3 c anh co thai [compatibility mode]
3 c anh co thai [compatibility mode]3 c anh co thai [compatibility mode]
3 c anh co thai [compatibility mode]
 
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]
5 cac bien phap tranh thai [compatibility mode]
 
14 phung hien tu van [compatibility mode]
14 phung hien tu van [compatibility mode]14 phung hien tu van [compatibility mode]
14 phung hien tu van [compatibility mode]
 
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]9 trang   quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
9 trang quyen tinh duc cua thanh nien [compatibility mode]
 
14 phung hien tu van
14 phung hien tu van14 phung hien tu van
14 phung hien tu van
 
1 Bài gioi va bao luc gioi
1 Bài gioi va bao luc gioi1 Bài gioi va bao luc gioi
1 Bài gioi va bao luc gioi
 
So 1- 1. Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...
So 1- 1.	Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...So 1- 1.	Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...
So 1- 1. Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản...
 
Ban tin thanh nien final1
Ban tin thanh nien final1Ban tin thanh nien final1
Ban tin thanh nien final1
 
Nội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niênNội dung các quyền tình dục của thanh niên
Nội dung các quyền tình dục của thanh niên
 
Nhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc keNhung cau chuyen chua duoc ke
Nhung cau chuyen chua duoc ke
 

So 2- 2. Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục/ Injecting Drug Users in Vietnam: The dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships. Tác giả/ Author: Nguyễn T

  • 1.
  • 2. Ng−êi tiªm chÝch ma tóy ë ViÖt Nam: C¸c ®éng th¸i vÒ nguy c¬ m¾c aids Vμ c¸c mèi quan hÖ t×nh dôc NguyÔn TrÇn L©m Nhà xuất bản Y học Hà Nội - 2004 Chuyên san Giới, Tình dục & Sức khỏe tình dục thuộc Dự án ENCOURAGES do Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế xuất bản và giữ bản quyền. @ 2004
  • 3. LỜI TỰA Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế (CIHP) được thành lập từ năm 1999. Kể từ khi thành lập, CIHP được biết đến như là một tổ chức tư nhân hoạt động xã hội, chuyên biệt trong lĩnh vực sức khoẻ và phát triển cộng đồng. Không chỉ triển khai các chương trình can thiệp về sức khoẻ, với đội ngũ nghiên cứu viên và chuyên gia nhiều kinh nghiệm, CIHP đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến giới, sức khoẻ sinh sản và tình dục. Với sự tài trợ của quỹ Rockefeller, CIHP đã triển khai dự án “Nâng cao năng lực của nghiên cứu viên Việt Nam trong việc viết bài và chia sẻ các nghiên cứu về giới, tình dục và sức khoẻ tình dục” (ENCOURAGES). Mục đích của dự án là: • Tập hợp các nghiên cứu về giới, tình dục và sức khoẻ tình dục chưa xuất bản • Cải thiện kỹ năng phân tích thông tin và viết bài nghiên cứu • Nâng cao kỹ năng trình bày của nghiên cứu viên thông qua các khoá đào tạo và các cơ hội trình bày kết quả nghiên cứu thông qua các hội thảo trong nước và quốc tế • Tăng cường sự chia sẻ kết quả nghiên cứu giữa các nghiên cứu viên và giữa nghiên cứu viên với những nhà lập chính sách Một trong những đầu ra quan trọng của dự án là các bài viết nghiên cứu được trình bày trong Chuyên san Giới, Tình dục & Sức khoẻ tình dục. Đây là những bài viết đã được ban cố vấn và nhóm chuyên gia chọn lựa dựa trên khả năng đóng góp của các bài viết này cho các nghiên cứu khác và phát triển chính sách. Sau khi được chọn lựa, các tác giả đã làm việc chặt chẽ với các chuyên gia để cải thiện chất lượng bài viết trước khi xuất bản. Nhóm chuyên gia (peer review board) Tiến sĩ Tine Gammeltoft - Viện nhân học - Đại học Copenhagen - Đan Mạch Tiến sĩ Philip Guest - Hội đồng dân số - Thái Lan Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh - Viện Xã hội học Nghiên cứu sinh Lê Minh Giang - Trường Đại học tổng hợp Columbia - Hoa Kỳ Thạc sĩ Nguyễn Đức Vinh - Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế Thạc sĩ Trần Hùng Minh - Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế
  • 4. Mục lục Nội dung Trang Tóm tắt (tiếng Anh) 1 Tóm tắt (tiếng Việt) 2 GIỚI THIỆU 3 PHƯƠNG PHÁP 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 1. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích ma túy với người tiêm chích ma túy (NCMT - NCMT) 8 2. Hình thái quan hệ khác giới giữa người chích và người hút ma túy (NCMT - Người hút) 12 3. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích với người không sử dụng ma túy (NCMT - Người không nghiện) 14 BÀN LUẬN 18 1. Ý nghĩa của các nguy cơ có AIDS và các mối quan hệ tình cảm gần gũi 18 2. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đối với công tác dự phòng HIV 20 Giới và quyền lực 20 Sự quan tâm và trách nhiệm 21 Ma túy và tình dục 22 Kỳ thị xã hội 22 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 Các xuất bản phẩm khác của tác giả 30
  • 5.
  • 6. Abstract The current transmission of AIDS in Vietnam is mostly linked to drug injection, but there is potential of a sexual epidemic. HIV education programs focus on the personal responsibility model of risk, yet failing to address adequately other aspects of HIV risks in social contexts. This paper examines the association between AIDS risks (unsafe drug use and unsafe sex) and gender relations among injecting drug users (IDUs). The study is based on ethnographic fieldwork conducted in 2002 in Northern Vietnam. Three patterns of heterosexual intimate relationships are analysed: 1- IDU-IDU relationship; 2- IDU-Smoker relationship; and 3- IDU-Non-user relationship. Data shows that intimate relationships play an important role in managing AIDS risks among IDUS. Trust and love can be seen as solutions to dangers and uncertainties. In some cases, women could exert control over the use of condom in contrast with the implied subordination of women. There is significant variability in the perceived effects of heroin on sexual experience. Care and responsibility confer different meanings in the drug scene. It is argued that HIV prevention and harm reduction programs must pay due attention to the specific context of IDUs’ lives. Some implications of these findings are discussed and relevant recommendations are proposed. 1
  • 7. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Tãm t¾t Dịch AIDS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong nhóm người nghiện chích ma tuý (NCMT)1. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ căn bệnh này qua đường tình dục. Các chương trình giáo dục về AIDS hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào mô hình trách nhiệm cá nhân đối với nguy cơ, mà chưa giải quyết được một cách đầy đủ về các khía cạnh khác của nguy cơ nhiễm HIV trong các bối cảnh xã hội. Bài viết này xem xét sự liên quan giữa các nguy cơ nhiễm AIDS (sử dụng ma tuý và hoạt động tình dục không an toàn) và mối quan hệ nam nữ của NCMT. Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu thực địa dân tộc học, được tiến hành tại Hà Nội và Quảng Ninh năm 2002. Ba hình thái quan hệ gần gũi khác giới được mô tả trong bài viết này, gồm: 1) Hình thái quan hệ giữa NCMT với NCMT; 2) Hình thái quan hệ giữa NCMT với người hút ma tuý; 3) Hình thái quan hệ giữa NCMT với người không dùng ma tuý. Số liệu điều tra cho thấy các mối quan hệ tình cảm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các nguy cơ AIDS trong NCMT. Lòng tin và tình yêu là hai yếu tố được xem như giải pháp đối với nguy hiểm và hoài nghi. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng bao cao su - điều này tương phản với vai trò vốn bị coi là thứ yếu của phụ nữ. Tác động của việc sử dụng heroin đối với hoạt động tình dục rất đa dạng. Vấn đề chăm sóc và trách nhiệm mang nhiều ý nghĩa khác biệt trong giới nghiện ma tuý. Chúng tôi khuyến nghị các chương trình dự phòng HIV và giảm thiểu tác hại cần đặc biệt lưu ý đến bối cảnh cuộc sống cụ thể của người NCMT. Bài viết cũng thảo luận một số vấn đề liên quan đến kết quả nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị cho chương trình phòng chống AIDS ở Việt Nam. Từ khoá: Người Tiêm Chích Ma Tuý; Các Mối Quan Hệ Tình Dục; Nguy Cơ Mắc AIDS; Việt Nam. 1: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng cụm từ người nghiện chích ma tuý (NCMT) để chỉ người tiêm chích ma tuý chứ không phải là hành vi tiêm chích 2
  • 8. Giíi thiÖu ịch AIDS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung trong nhóm D NCMT. Tại một số vùng, tỉ lệ NCMT nhiễm HIV lên tới 65% (A & Lâm, 1999; Hiển, 2002). Trong số NCMT ở một số đô thị, tỉ lệ dùng chung bơm kim tiêm (từ nay gọi tắt là chung kim) khá cao (Tuấn & cs., 2001; Hiển & cs., 2000; Vinh, 2002). NCMT không chỉ dùng chung bơm kim tiêm mà còn mua bán dâm với những người không sử dụng ma tuý (Tuấn & cs., 2001). Một số nghiên cứu cho thấy việc chung bơm kim tiêm trong NCMT gắn liền với bối cảnh xã hội (Hiển & cs., 2002), và liên quan mật thiết đến mức độ gần gũi trong các mối quan hệ tình cảm với bạn bè hoặc bạn tình (Vinh, 2002). Để đối phó với dịch, chương trình dự phòng HIV ở Việt Nam tập trung vào các hoạt động thông tin-giáo dục-truyền thông. Tuy đã có một số chương trình thí điểm về giảm thiểu tác hại cho NCMT, chúng ta vẫn còn biết quá ít về tác động của những chương trình này đối với sự lan truyền của HIV trong nhóm NCMT, cũng như việc lây truyền từ nhóm này sang cộng đồng dân cư. Hơn nữa, lại có sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng về các chương trình trao đổi/phân phát bơm kim tiêm (Vũ, 2001). Trong khi đó các tài liệu dịch tễ học lại dường như im lặng về tỉ lệ nhiễm HIV trong số bạn tình của NCMT. Trong các thông điệp giảm thiểu nguy cơ cho NCMT, các chương trình giáo dục về AIDS thường chỉ tập trung vào mô hình trách nhiệm cá nhân gây nguy cơ mà không đề cập đầy đủ đến vấn đề nguy cơ lây nhiễm trong các bối cảnh xã hội cụ thể. Nghiên cứu đương đại về AIDS cho thấy các mối quan hệ NCMT- bạn t×nh được định dạng bởi một nguy cơ kép: sử dụng ma tuý không an toàn và tình dục không an toàn (Kane, 1999; Farmer & cs., 1996). Ma tuý và tình dục có liên quan mật thiết với nhau (Iguchi & cs., 2001). Có sự biến thiên trong các tác động của việc dùng ma tuý đối với hoạt động tình dục và lịch sử tình dục (Carlson, 1999). Việc dùng hay lạm 3
  • 9. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục dụng ma tuý và các thực hành tình dục có ảnh hưởng tương hỗ (Sherman & Latkin, 2001). Vậy câu hỏi được đặt ra là: các mối quan hệ tình dục có liên quan như thế nào đến các hành vi nguy cơ ? Dưới đây chúng tôi xin nêu một số kết quả nghiên cứu đã tiến hành trên thế giới. Theo Singer (1994), Sobo (1993), và Rhodes (1997) thì việc tập trung giải quyết các mối quan hệ có liên quan đến ma tuý là điều cần thiết khi các hành vi nguy cơ HIV ngày càng được nhìn nhận có nguồn gốc xã hội hơn là hiện tượng cá nhân đơn lẻ, và vì thế mang tính nhạy cảm cao trong bối cảnh và bản chất của các mối quan hệ con người. Hơn nữa, sự tương tác của các yếu tố xã hội, như phân bổ quyền lực và quyền kiểm soát, đặc biệt là sự phân chia tài chính và ma tuý trong các cặp tiêm chích ma tuý có thể tác động đến các phương thức trong đó nguy cơ nhiễm HIV được kiểm soát theo thói quen (McKeganey & Barnard, 1992; Barnard, 1993). Ngoài ra cũng có sự không nhất quán trong mối liên quan giữa các trải nghiệm tình dục, sự thống trị thiên lệch của nam giới và sự kiểm soát việc ra quyết định của phụ nữ (Carlson, 1999). Về góc độ dự phòng, Barnard (1993) cho rằng các nguy cơ do việc đồng thời dùng bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su có thể được giảm thiểu. Theo Rhodes (1997), các mối quan hệ tiêm chích có tác động làm cân bằng lượng tiêu thụ ma tuý của cặp tiêm chích. Latkin & cs. (1995) thì lại cho rằng sự hiện diện của bạn tình tỉ lệ nghịch với tần suất tăng lên của sự tiêm chích. Một số nghiên cứu khác khuyến cáo rằng các yếu tố tình cảm như tình yêu và lòng tin có thể đóng vai trò quan trọng trong các mô hình kiểm soát nguy cơ về tình dục cũng như lây truyền HIV (Rhodes & Cusick, 2002; Sobo, 1993). Trong một nghiên cứu ở Anh, Rhodes & Quirk (1998) còn đưa ra gợi ý rằng các mối quan hệ tình dục của NCMT là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ và thay đổi hành vi. 4
  • 10. Tóm lại, các nghiên cứu trên đây đã chỉ ra tầm quan trọng của sự liên quan giữa quan hệ tình dục và hành vi nguy cơ đối với dự phòng HIV, cũng như sự tác động của một số yếu tố xã hội đối với việc tiêm chích và sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, các công trình đó chưa phân tích cụ thể mối liên quan giữa từng mô hình quan hệ tình dục trong NCMT và các hành vi nguy cơ trong những bối cảnh cụ thể, cũng như chưa đánh giá được sự tương tác giữa các thành tố của mối quan hệ và hành vi nguy cơ có ảnh hưởng thế nào đến việc kiểm soát nguy cơ lây nhiễm. Bài viết này phân tích sự liên quan giữa các mối quan hệ tình dục và nguy cơ nhiễm AIDS trong NCMT ở Việt Nam, tập trung vào các mối quan hệ tình cảm gần gũi khác giới (có thể là cặp vợ chồng hoặc chung sống như vợ chồng). Bằng cách nghiên cứu bối cảnh tình huống cụ thể của những hành vi nguy cơ trong các mối quan hệ tình cảm của NCMT, chúng tôi xem xét các yếu tố động của nguy cơ AIDS và các mối quan hệ giới trong quần thể nghiên cứu này. Phân tích này chủ yếu dựa trên các học thuyết xã hội về nguy cơ (Douglas, 1986; Douglas, 1992; Douglas & Wildavsky, 1982; Rhodes, 1997), tập trung vào ba hình thái quan hệ sau đây: a. Hình thái quan hệ giữa NCMT và NCMT; b. Hình thái quan hệ giữa NCMT và người hút ma tuý; c. Hình thái quan hệ giữa NCMT và người không sử dụng ma tuý. Ph−¬ng ph¸p T rong bài viết này chúng tôi trình bày các phát hiện từ một nghiên cứu định tính về các mối quan hệ tình dục và hành vi nguy cơ của NCMT. Nghiên cứu này là nghiên cứu kết hợp mang tính khám phá và mô tả. Chúng tôi sử dụng lý thuyết nghiên cứu nhận thức-biểu tượng (cognitive-symbolic) để phân tích các quan điểm của chính những người trong cuộc, NCMT và bạn tình của họ, về các nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình cảm. Chúng tôi cũng nghiên cứu kỹ lưỡng các bối cảnh xã hội và ý nghĩa xã hội của các hành vi nguy cơ. 5
  • 11. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2002 tại Hà Nội và Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam. Tại Hà Nội, trong số 2,879 trường hợp HIV luỹ tích được báo cáo năm 2001, có 76% là NCMT. Trong số này, tỷ lệ nhiễm HIV tăng nhanh, từ 3.3% năm 1998 lên 17.5% năm 2000. Trong số người làm nghề mại dâm (NMD), tỷ lệ nhiễm HIV đã tăng từ 0.8% năm 1997 lên 10% năm 2000 (Hiển, 2002). Quảng Ninh là tỉnh đứng thứ ba trong cả nước về số trường hợp luỹ tiến nhiễm HIV trên 10,000 dân. Đại đa số NCMT là nam giới (chiếm 99.2%), và họ còn rất trẻ (57% dưới 20 tuổi); số có HIV chiếm tỉ lệ 32% và tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm là 50.7% (Hiển, 2002). Mẫu nghiªn cøu bao gồm 75 cá nhân (trong đó 53 người được phỏng vấn sâu; 3 người thuộc nghiên cứu trường hợp và 19 người tham gia các cuộc thảo luận nhóm tập trung. Thành phần của mẫu được trình bày ở Bảng 1. Các thông tin chi tiết hơn về đối tượng cung cấp thông tin được mô tả ở Bảng 2. Vào thời điểm tiến hành nghiên cứu, phần lớn những người được hỏi nói họ sử dụng heroin qua đường tiêm chích (64% nữ và 76% nam). Chỉ có một số nhỏ đáp viên dùng ma tuý qua dạng hút. Mặc dù một số đối tượng nghiên cứu cho biết họ thỉnh thoảng sử dụng nhiều loại ma tuý phối hợp, tuy nhiên đa số vẫn dùng heroin là chính. Phần lớn (91%) đối tượng nghiên cứu tự nhận họ là người có quan hệ tình dục khác giới. Khoảng một nửa số đối tượng nghiên cứu đang chung sống với một bạn tình tiêm chích. Một số ít đang sống cùng bạn tình là người hút ma tuý hoặc là người không sử dụng ma tuý (Bảng 2) Bảng 1 - Thành phần mẫu nghiên cứu NCMT và bạn tình. Người cung cấp Phỏng vấn sâu Nghiên cứu Thảo luận nhóm Tổng số thông tin (n= 53) trường hợp tập trung (n=19) (n=75) (n=3) Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam & Nữ NCMT (bao gồm cả bạn tình cũng là 21 22 1 2 11 8 65 NCMT) Bạn tình (bao gồm cả bạn tình là người 3 7 0 0 0 0 10 hút ma tuý và không nghiện ma tuý) 6
  • 12. Bảng 2- Đặc điểm mẫu nghiên cứu (phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp) Đặc điểm N Nữ (n=31) n Nam (n=25) % hoặc độ rộng % hoặc độ rộng Tuổi trung bình (năm) 24.2 Độ rộng 17-32 27.5 Độ rộng 20-39 Trình độ văn hoá (số năm đến trường) 1-5 3 10 1 4 6-9 24 80 17 68 >=10 4 12 7 28 Thu nhập (sáu tháng trước phỏng vấn) - Thất nghiệp 28 90 17 68 - Chỉ làm nghề mại dâm 25 80 0 0 - Bất hợp pháp (trộm cắp, dẫn 17 54 19 76 khách, buôn bán ma tuý, lừa đảo) Nơi cư trú (sáu tháng trước phỏng vấn) - Sống cùng bạn tình 19 61 12 48 - Sống cùng họ hàng 8 26 6 24 - Không có nơi cư trú ổn định 17 55 15 60 - Sống ở cơ sở cai nghiện 3 10 4 16 - Trong tù 1 3 3 12 Tiền sử sức khỏe - Có bệnh đường tình dục 12 38 5 20 - Thông báo bị HIV dương tính. 3 10 1 4 Sử dụng ma tuý - Tuổi trung bình dùng ma tuý lần 22.1 Độ rộng 14-28 19.3 Độ rộng 16-33 đầu - Tuổi trung bình chích ma tuý lần 25.4 Độ rộng 18-31 23.8 Độ rộng 18- 30 đầu - Hiện tại tiêm chích heroin 20 64 19 76 - Hiện tại hút heroin 6 19 3 12 - Đang trong cơ sở cai nghiện 5 16 3 12 - Đã từng chích thuốc phiện dạng 28 90 20 80 dung dịch - Đã từng chích heroin trộn với chất 12 38 11 44 gây nghiện khác Các mô hình quan hệ tình dục (sáu tháng trước phỏng vấn ) - Sống cùng bạn tình là NCMT 18 58 11 44 - Sống cùng bạn tình hút ma tuý 6 19 2 8 - Sống cùng bạn tình không sử dụng 1 3 8 32 ma tuý - Không có bạn tình nào 6 19 4 16 7
  • 13. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật tiếp cận cộng đồng theo phương pháp trái tuyết lăn (snowball) và xuất phát đa điểm nhằm tối đa hoá các biến chủ thể (Mccoy & cs., 1996). Khi thu thập số liệu, chúng tôi sử dụng bốn phương pháp chủ yếu sau: a) phỏng vấn dân tộc học tập trung; b) thảo luận nhóm tập trung; c) quan sát hoà nhập (participant observation); và d) nghiên cứu trường hợp. 54 phỏng vấn sâu cá nhân được ghi băng, sau đó ghi lại ra giấy, và để nguyên văn bằng tiếng Việt ở tất cả những đoạn cần thiết. Số liệu được hệ thống hoá và tập trung hoá theo chủ đề nghiên cứu. Những chủ đề mới xuất hiện được sử dụng ở những cuộc phỏng vấn tiếp sau đó và thảo luận nhóm. Số liệu thu thập được xử lý bằng tay. Các ghi chú thực địa và hàng trăm từ lóng trong làng ma tuý được thu thập cẩn thận và sử dụng như một công cụ bổ trợ cho phân tích số liệu. Trước khi tiến hành các cuộc phỏng vấn, chúng tôi giải thích rõ ràng mục tiêu, mục đích của nghiên cứu, quyền của người cung cấp thông tin, việc dùng máy ghi âm và ghi chú thực địa, và có được sự đồng ý cung cấp thông tin. Đồng thời, chúng tôi đảm bảo tính bí mật cho các đối tượng tham gia nghiên cứu, kể cả trong các ghi chú thực địa. KÕt Qu¶ Nghiªn Cøu 1. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích ma tuý với người tiêm chích ma tuý (NCMT- NCMT) N hân tố quan trọng bậc nhất trong quá trình thiết lập và bảo tồn mối quan hệ chung sống như vợ chồng giữa hai người tiêm chích là có cùng thói quen tiêm chích. NCMT nhìn nhận sự chấp thuận của bạn tình cho họ sử dụng ma tuý là điều thiết yếu để phòng tránh những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ sau này. Hình thái quan hệ này được coi là “an toàn hơn” và “đơn giản hơn” 8
  • 14. những hình thái khác, vì NCMT không phải che giấu hoặc dối trá về việc họ sử dụng ma tuý, và vì thế họ không phải đối mặt với các rủi ro khi bí mật bại lộ. Chính lợi điểm này làm cho hình thái quan hệ này trở nên phổ biến nhất trong giới tiêm chích. Hai nguy cơ nghiêm trọng nhất trong mối quan hệ này là sö dông chung kim tiêm và không sử dụng bao cao su (tõ nay viÕt t¾t lµ kh«ng dïng bao). Các hành vi nguy cơ này xảy ra thường xuyên và được các cặp tiêm chích coi như một “lệ”. Ngoµi nhu cÇu thÌm thuèc, viÖc chung kim xảy ra xuất phát từ lòng tin giữa hai người, cho r»ng b¹n t×nh m×nh “ch¾c kh«ng bÞ sao”. “Lòng tin” ở đây mang ý nghĩa của sự an toàn tương đối mµ hä nghÜ lµ “số phận” mµ ®· lµ “sè phËn” th× ph¶i “chÊp nhËn”. ChÝnh v× vËy “lßng tin” nµy được NCMT thËm chÝ sử dụng như một phương tiện để phòng tránh nguy cơ. Nhiều người tiêm chích nãi rằng việc chung kim với “bạn tình riªng” có thể giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm, cßn h¬n lµ chung kim víi “ng−êi ngoµi”. Sự tin tưởng nµy còng lµ lý do chính mà NCMT đưa ra như một sự biện minh cho sự chấp nhận rủi ro và định mệnh: Dùng chung (bơm kim tiêm) giữa vợ chồng với nhau thì an toàn, không phải nghĩ (18f: nữ tiêm chích, Hà Nội). Đã là vợ chồng thì cần gì phải tránh (chung kim) (8m: nam tiêm chích, Quảng Ninh) Bọn em không sợ [lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục] một khi đã sống với nhau, huống chi dùng chung bơm kim tiêm (17m: nam tiêm chích, Hà Nội) Những câu nói này đều có nghĩa là đã chung sống với nhau rồi, đã sinh hoạt tình dục rồi (dù chỉ một lần), có “bị” thì cũng “bị” rồi, chính vì vậy dẫn đến việc không sợ chung kim. Như thế, chung kim lại “tạo điều kiện” cho việc không dùng bao vì bản thân hành vi chung kim đã 9
  • 15. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục đồng nghĩa với sự lây nhiễm. Tương tự, đã chung kim một lần rồi thì cũng dẫn đến việc không dùng bao. Hơn nữa, NCMT lại cân nhắc các rủi ro, hoặc là bị nhiễm hoặc được những cái khác từ bạn tình (tình cảm, lòng tin, mối quan hệ, và thậm chí là “chỗ dựa về thuốc”). Điều này được thể hiện qua việc sinh hoạt tình dục không dùng bao và dùng chung kim. Chính vì vậy những rủi ro này có thể được coi là một điều chấp nhận được. Sự “lựa chọn rủi ro” thách thức với mọi băn khoăn lo lắng vốn tồn tại trong mối quan hệ này: lo lắng về nguy cơ trong những lần hai người dùng chung kim, lo mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc lo bạn tình quan hệ tình dục hay chung kim với những người khác. Trong các bối cảnh như vậy, việc dùng bao cao su (kể cả việc không đồng ý chung kim) bị coi là một nguy cơ bởi vì bao cao su ngăn cản sự phát triển một mối quan hệ gắn bó. Bình thường, bao cao su được sử dụng thất thường trong giai đoạn đầu sống chung. Nhưng khi mối quan hệ trở nên “mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn” thì xu hướng loại bỏ bao cao su trở nên rõ ràng hơn. Thường thường, không người nào trong mối quan hệ này đề nghị sử dụng bao cao su vì họ đều sợ đề xuất này có thể làm bạn tình hiểu nhầm là họ không chung tình, hoặc đề xuất đó có thể làm bạn tình nghi ngờ. Trong đoạn trích dưới đây, một phụ nữ chích ma tuý mô tả cuộc đời ma tuý của mình bị trói buộc bởi tình yêu, nguy cơ và định mệnh như thế nào: Người ta thường nói những người yêu nhau thì không quan tâm [đến nguy cơ]… điều đó đúng. Bọn em yêu nhau vì tình nên bọn em không cần phải nghĩ về cái đó [bao cao su]. Nếu chẳng may bị sao [nhiễm HIV] bọn em phải có trách nhiệm với nhau thôi…nếu chẳng may anh ấy [bạn trai em] dùng chung kim hoặc bị sao thậm chí em sẽ bị lây hoặc bị gì đó [chép miệng]… cũng chẳng tiếc gì. Đúng, em chấp nhận [bị lây nhiễm], dù thế nào em cũng không muốn mất anh ấy … (15f: nữ tiêm chích, Hà Nội). 10
  • 16. Điều chúng tôi quan sát được trong những mối quan hệ này là những hành động bảo vệ mối quan hệ khỏi bị đổ vỡ. Nhưng ngay cả tình cảm, sự tin tưởng và lòng chung thuỷ vẫn chưa đủ để duy trì mối quan hệ. NCMT và bạn tình của họ phải tìm nhiều cách giải quyết khác, thực tế hơn. Trước hết, giữa hai người có sự phân công lao động, thể hiện qua câu nói "tao đi ăn cắp, mày đi làm phò" Phụ nữ tiêm chích thường phải làm nghề mại dâm để trang trải cho việc tiêm chích của chính họ và nhiều khi để trang trải cho cả bạn tình của họ. Những phụ nữ này cho biết họ không muốn bán dâm trong tình trạng “vật thuốc”, và chính vì thế, việc chích trước khi “đi làm” là rất quan trọng để duy trì “công việc” lâu dài. Vì thế, hai người thường chích một liều, hay nói theo giới nghiện là “làm một cái” trước khi người phụ nữ “đi làm”. Trong hoàn cảnh này, nếu lượng ma tuý không đủ cho cả hai, người đàn ông thường phải nhường phần thuốc nhiều hơn cho bạn tình của mình. Trong làng ma tuý, hành động này được coi là “chất nhường nhịn”. Một mặt, sự nhường nhịn này có thể được xem như một biện pháp để duy trì mối quan hệ, mặt khác nó lại đặt người phụ nữ vào một nguy cơ lớn hơn (vì tình huống này xảy ra hàng ngày). Trong khi đó, đàn ông tiêm chích có xu hướng kiếm tiền bằng cách tham gia vào các hoạt động tội phạm, như buôn bán ma tuý, ăn trộm, ăn cắp, trÊn lét, v.v. Tuy nhiªn, “những việc đàn ông” nh− thÕ l¹i ®−îc phô n÷ trong giíi ma tóy mong ®îi vµ khuyÕn khÝch. Nếu đàn ông tiêm chích không thể làm việc bất hợp pháp kiểu như thế, tøc lµ cÆp chÝch sÏ kh«ng cã tiÒn mua thuèc, thì mối quan hệ lại khó được đảm bảo, và có thể bÞ đổ vỡ do nảy sinh những xung đột thiÕu tiền. Cách thứ hai để duy trì mối quan hệ là phụ nữ thường che giấu nghề nghiệp mại dâm của mình. Một số phụ nữ tiêm chích thậm chí giữ “bí mật nghề nghiệp” với chính bạn chích của họ. Lý do của sự che giấu này là do thái độ kỳ thị mạnh mẽ của xã hội nói chung và của nam giới nói riêng đối với phụ nữ sử dụng ma tuý. Mặc dù cách che giấu 11
  • 17. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục này có vẻ mong manh và rất hình thức, nó phản ánh khát vọng của phụ nữ mong được coi trọng trong xã hội: Em chưa bao giờ cấm anh ấy quan hệ với những người phụ nữ khác, chỉ cần tôn trọng nhau là đủ…Em nghĩ em là gái nghiện và làm gái, rõ ràng là các bạn tình của em đều biết [em làm gái] nhưng ngược lại họ không bao giờ đến chỗ em làm. Họ không bao giờ thấy em đi khách. Em giấu [nghề] bằng cách đó đấy… cả hai người không bao giờ nói chuyện về công việc của em.. Cả em cũng không nói với anh ấy em làm cái gì… tÊt nhiªn đó chỉ là cách che giấu hình thức thôi... cái em cần là họ không mở miệng nói em là con phò là được. [ 24f, Nữ tiêm chích, Hà Nội] 2. Hình thái quan hệ khác giới giữa người chích và người hút ma tuý (NCMT- Người hút) T rong mô hình này, NCMT và bạn tình phải đối mặt với hai kiểu dùng ma tuý khác biệt là chích và hút. Nói chung, chích đơn giản hơn hút. Sự tiêm chích tạo cảm giác hưng phấn trực tiếp hơn (vì qua đường máu) hơn là hút (qua miệng). Tuy điểm khác biệt này có thể gây ra vài xung đột nhỏ lúc đầu chung sống, cặp bạn tình lại có xu hướng chấp nhận thực tế này, đồng thời tìm cách thoả hiệp để duy trì mối quan hệ. Họ thống nhất (bằng qui ước) một số hoạt động trong ngày sao cho không gây hại đến mối quan hệ. So với người hút, NCMT có vẻ cảm thông chia sẻ nhiều hơn về “cảm giác khác biệt” này. Ngược lại, một số người hút ma tuý lại không thể thông cảm với bạn t×nh tiêm chích của họ v× cã cảm giác tiêm thuốc vào tĩnh mạch vẫn là điều mới mẻ đối với họ, và vì vậy làm họ cảm thấy khó chịu khi chứng kiến bạn tình tiêm chích. Điều này có thể làm người hút chuyển sang chích để có được một sự “ tương đồng ma tuý” với bạn tình. Thường thường, người hút bị người chích lôi kéo. Giới nghiện gọi tác động lôi kéo này là “đưa vào đời”: 12
  • 18. Khi bọn em gặp nhau, cả hai đều hút đen [heroin]. Sau đó khi em quen chích rồi, em đưa anh ấy vào đời [chích] với em. Anh biết không, nhiều lần anh ấy thuyết phục em, anh ấy đưa em tới các trung tâm cai nghiện không biết bao nhiêu lần kiểu như thế... nhưng cuối cũng chẳng ăn thua gì [với em]... cuối cùng anh ấy cũng bắt đầu chích nốt.. . (20f: nữ tiêm chích, Hà Nội). NCMT và bạn tình không những phải tìm cách sống hoà hợp về ma tuý mà còn phải hoà hợp trong cuộc sống tình dục. Trong khi bạn tình chích không hứng thú với việc quan hệ tình dục, thì bạn tình hút lại thường có nhu cầu tình dục cao. Phụ nữ hút ma tuý cho biết họ thường có ham muốn tình dục trong giai đoạn hút. Ham muốn này có thể dẫn tới việc không dùng bao: Bọn em sống với nhau hai năm... cả hai đều chơi đen [hút heroin]. Vài tháng sau, anh ấy chuyển đâm [chích] trước và ít lâu sau em cũng đâm luôn. Bọn em không chơi bao…bởi vì nói thẳng là hút đen gây khoái cảm [tình dục] hơn đâm nhiều (3f: nữ tiêm chích, trung tâm cai nghiện Hà Nội ) Sự khác biệt trong nhu cầu tình dục cũng có thể làm cho một số người tiêm chích (thường là nam giới) phải cố gắng, b»ng c¸ch gi¶ vê, ®Ó duy trì “mét đời sống tình dục b×nh th−êng” với b¹n t×nh hót: Khi nó [bạn gái hút] muốn chơi [quan hệ tình dục], em phải chiều ả bằng cách tỏ ra rất máu mặc dù em không hề muốn một chút nào…em cảm thấy vì trách nhiệm mà mình phải làm [tình] chứ nếu không nó sẽ nghĩ là em không thích nó nữa. (16m: nam tiêm chích, Hà Nội) Tổ chức xã hội của hình thái quan hệ này được thể hiện qua hai quá trình: “chuyển tiến” (chuyển từ dạng hút sang dạng chích) và “chuyển ngược” (từ chích sang hút). 13
  • 19. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Đối với một số người tiêm chích, hành động tiêm chích được coi là một “ranh giới nguy cơ”. Hút và chích thường không phải là hai dạng sử dụng ma tuý tách biệt hoàn toàn, mà có sự đan xen lẫn nhau. Trên thực tế, nhiều người hút ma tuý không thể duy trì hành vi hút trong một thời gian dài, mà họ thường “vượt qua” cái ranh giới này để chuyển sang chích qua đường tĩnh mạch. Nhưng thường thường, do chung sống với nhau mà người hút bị người chích lôi kéo. Động cơ của sự thay đổi kiểu dùng ma tuý này chính là do mối quan hệ. Rất có thể đó là một nhu cầu để cảm thấy gần gũi nhau hơn và tương đồng với bạn tình của mình hơn; hoặc cũng có thể do mong muốn có sự cân bằng sử dụng thuốc. Điều này cũng có nghĩa là mô hình quan hệ chích-hút có xu hướng chuyển thành mô hình quan hệ chích-chích, do sự thay đổi loại hình sử dụng ma tuý của người hút. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, do tác động tích cực của bạn tình tiêm chích, một số người hút có thể duy trì thói quen hút trong một thời gian dài. Hơn nữa, do sống chung như vợ chồng, một số người mới tiêm chích có thể quay lại hút (chuyển ngược) - cho dù khả năng này ít xảy ra. Như vậy, sự thay đổi hình thái sử dụng ma tuý (từ hút sang chích ) có thể dẫn tới việc thay đổi hình thái mối quan hệ (mối quan hệ chích hút sang mối quan hệ chích-chích ); ngược lại, mối quan hệ cũng có tác động trở lại đối với cơ hội thay đổi hành vi (từ chích sang hút). 3. Hình thái quan hệ khác giới giữa người tiêm chích với người không sử dụng ma tuý (NCMT- Người không nghiện) rong quá trình sử dụng ma tuý, một người tiêm chích có thể T quan hệ với một hoÆc nhiều người không sử dụng ma tuý. Chúng tôi nhận thấy phụ nữ không nghiện thường dễ chấp nhận bạn tình chích nam hơn là nam giới không nghiện chấp nhận bạn tình chích nữ. Sự khác biệt về giới trong sự lựa chọn bạn tình này bắt nguồn từ sự kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ sử dụng ma tuý. Tuy 14
  • 20. nhiên, qua quan sát, chúng tôi thấy người tiêm chích là nữ có xu hướng sống chung với nam giới không nghiện nhiều hơn là người tiêm chích nam sống chung với phụ nữ không nghiện. Một số phụ nữ tiêm chích vẫn tìm kiếm bạn tình không nghiện để chung sống nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tình cảm, trong khi một số nữ tiêm chích khác cho rằng sống với một người không nghiện cũng là một phương cách kiếm tiền và để tạo lập một mối quan hệ xã hội “như người bình thường”. Tương tự, nam thanh niên tiêm chích thường coi tiền bạc là động lực quan trọng nhất trong việc tìm kiếm các cô gái không sử dụng ma tuý. Để đạt được mục đích này, người tiêm chích là nam hay nữ đều cố tình che dấu tình trạng nghiện ngập của họ ngay từ lúc bắt đầu quan hệ với người không nghiện. Nhưng đối với NCMT, để duy trì “chiến lược bảo mật” này là điều rất khó vì họ cùng một lúc phải đối mặt với những mâu thuẫn nảy sinh từ hai lối sống khác biệt: tiêm chích và không nghiện. Tình trạng xung đột ma tuý - tình dục luôn luôn là một vấn đề bức xúc. Trong đoạn trích dưới đây, một phụ nữ tiêm chích kể về những mâu thuẫn ma tuý - tình dục với bạn tình không nghiện đã xảy ra thế nào: Về tình dục, anh ấy [bạn trai kh«ng nghiÖn] không thể đáp ứng nhu cầu của em được. Tuy nhiên anh ấy đối xử với em rất tốt. Điều không hợp là vì anh ấy không chơi [ma tuý] nên em không thể bảo anh ấy đi mua thuốc cho em khi em vật. Vì thế sau đó em lại phải tự mình đi mua lấy. Và khi em không tự chích được, em phải nhờ người khác chích hộ…vì thế nhiều lúc em cảm thấy khó nói [với anh ấy] vì nó là người không dùng ma tuý. Ví dụ có nhiều đêm anh ấy đi tìm em, ra chỗ em làm để chở em về nhà [để quan hệ tình dục]. Nhưng vào lúc đó em lại chưa chích..trong khi đó em vẫn đành phải đi về nhà với nó. Khi đến nhà cũng là lúc em vật, mà nó lại đòi hỏi tình dục, em thấy rất khó chịu và không muốn [làm tình] một tí nào! Vẫn như mọi lần, em phải đi tìm thuốc trước đã… (3f: nữ tiêm chích, trung tâm cai nghiện Hµ Néi) 15
  • 21. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Em nghiện còn anh ấy thì không. Khi ngủ [với nhau] em cảm thấy không thoải mái. Khi em chích…anh ấy nhìn em chằm chằm…em không đồng ý chút nào [….] Khi quan hệ tình dục sau khi phê, nhu cầu [tình dục] của em rất cao. Có nghĩa là em muốn bạn em quan hệ lâu với em. Nếu nó muốn tầu nhanh, em muốn đuổi mẹ nó đi! (15f: nữ tiêm chích, Hà Nội ) Nhiều đàn ông tiêm chích gặp khó khăn khi vừa phải che giấu tình trạng nghiện ngập, vừa phải giả vờ có một cuộc sống tình dục “bình thường”. Ngược lại, phụ nữ tiêm chích lại phàn nàn rằng nhu cầu tình dục của họ không được thoả mãn, và nhu cầu ma tuý cũng không được đáp ứng và không được bạn tình thông cảm. Sự “khác biệt kép” này thường ít khi được hai người nhìn nhận và hiếm khi được đưa ra thảo luận một cách cởi mở, và vì thế cũng có ảnh hưởng tới việc gợi ý sử dụng bao cao su. Bình thường, những bạn tình không nghiện luôn dè chừng với nguy cơ nhiễm HIV. Khi họ không rõ về mức độ nghiện ma tuý của bạn tình mình, họ có thể đồng ý quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người tình nghiện có thể đã chuyển sang chích mà người không nghiện không hề biết. Khi người không nghiện phát hiện ra bạn tình của mình tiêm chích (chứ không phải là hút), họ bắt đầu cảm thấy lo sợ về nguy cơ HIV. Nhìn chung, khi “chiến thuật che giấu” của người tiêm chích vẫn còn tác dụng, người không dùng ma tuý có thể đồng ý quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Điều nghiêm trọng là ở chỗ, mối quan hệ này thường chóng vánh và người không nghiện có thể quan hệ tình dục với những người khác sau khi chia tay với bạn tình chích. Chính lý do này tạo nên một nguy cơ lây nhiễm tràn lan trong giới tiêm chích và các bạn tình không nghiện, và từ những người không dùng ma tuý này lây lan sang cộng đồng. Một điểm quan trọng nữa là, trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ tiêm chích từ chối quan hệ tình dục không dùng bao cao su ngay cả khi một 16
  • 22. khách hàng vãng lai [không nghiện] trở thành bạn tình riêng của họ. Phát hiện này khác với một số nghiên cứu cho rằng đối với phụ nữ, bao cao su thường được dùng với những bạn tình “không thường xuyên”, còn với bạn tình “thường xuyên” hay “bạn tình riêng” thì bao cao su không được sử dụng (Sherman & Latkin, 2001; Wojcicki & Malala, 2001; Schoepf, 1992). Trong nghiªn cøu cña chóng t«i, lý do của việc “b¾t dïng” bao mµ phô n÷ tiªm chÝch ®−a ra xuÊt ph¸t tõ sù khinh miệt của xã hội đối với hä - nh÷ng phụ nữ sö dông ma tuý nói chung. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữ thường cảm thấy bị hạ nhục hoặc mất nhân phẩm, vì đàn ông đến với họ chỉ vì tình dục, vì thế họ giống như “đồ chơi tình dục” chứ không phải là người yêu. Điều này cũng có nghĩa cô ta là “một con nghiện” và vì thế cô ta “bẩn thỉu”, còn người đàn ông là một người không dùng ma tuý, vì thế anh ta “sạch sẽ”. Việc người phụ nữ đòi hỏi sử dụng bao cao su không có nghĩa là họ muốn giữ an toàn cho người yêu. Chính xác hơn, đó là một hành động phản kháng đối với sự kỳ thị vốn có trong giới đàn ông: Em gặp anh ấy [bạn tình không dùng ma tuý] ngoài đường lúc ấy còn là một khách hàng của em. Sau đó bọn em sống với nhau, nhưng em vẫn dùng bao với anh ấy vì đơn giản là em không thích quan hệ tình dục không bao. Em không biết tại sao... đối với nhiều đàn ông [bạn tình chích] khác, em không bao giờ dùng bao. Nhưng với người đàn ông này [bạn tình không dùng ma tuý] gặp em trong môi trường [mại dâm] và đã từng là khách của em, và anh ta tìm đến em để có tình dục và em đến với anh ta để có tiền…em luôn dùng bao với những người đàn ông như vậy. (14f: nữ tiêm chích, Hà nội). Tóm lại, NCMT và bạn tình không dùng ma tuý thường xuyên phải đối mặt với những khác biệt về tình dục và ma tuý. Cách họ giải quyết các xung đột về tình dục và ma tuý thường bị ảnh hưởng bởi cách họ duy trì mối quan hệ. Đối với cả hai bên trong mối quan hệ này, “sống 17
  • 23. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục hai mặt ” sẽ dẫn đến nghi ngờ, bất tín. Vì thế, hình thái quan hệ này có thể được coi là mong manh nhất so với hai hình thái đã nêu ở trên. Bμn luËn 1. Ý nghĩa của các nguy cơ có AIDS và các mối quan hệ tình cảm gần gũi ghiên cứu này chỉ ra rằng sự phủ nhận của NCMT về các N nguy cơ có AIDS - như Singer & cs. (1990) nhận định- “có nhiều ý nghĩa và nguyên nhân, nằm ngoài các giới hạn chật hẹp của kinh nghiệm hiện tại”. Trong giới nghiện ma tuý, sự chấp nhận hay chuyển đổi sang các hành vi nguy cơ là điều đã trở nên bình thường hoá. Điều này có thể được lý giải bằng một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, nhận thức về hành vi nguy cơ trong NCMT thường bị đè nặng bởi một loạt những hoài nghi và lo âu, vốn đã túc trực trong sự phức tạp chồng chéo giữa việc sử dụng ma tuý và tình dục. Giữa hoạt động tình dục an toàn và sử dụng ma tuý an toàn luôn có sự mâu thuẫn. NCMT thường tự cho mình và bạn tình của mình nhiều lựa chọn trong vấn đề an toàn khi họ bàn về các thực hành tình dục, hơn là khi họ bàn về các thực hành sử dụng ma tuý. Các nguy cơ lây truyền qua đường tình dục thường không được coi là nghiêm throng như các nguy cơ lây nhiễm qua tiêm chích chung kim (so sánh với Kane, 1999; Sibthorpe, 1992; Rhodes, 1997). Trong khi việc dùng chung bơm/ kim tiêm gắn với các khoái cảm thể chất, thì việc không sử dụng bao cao su lại gắn với những ý nghĩa xúc cảm. Hơn nữa, các nhận thức về nguy cơ có xu hướng thay đổi theo thời gian (chiều sâu) của mối quan hệ và sự gắn bó. Thứ hai, nguy cơ gắn với AIDS thường bị bỏ mặc cho sự may rủi khi các lựa chọn và nỗ lực giảm thiểu rủi ro đã được thực hiện. Trong khi NCMT và bạn tình cố gắng đương đầu với nguy cơ AIDS và các mối 18
  • 24. quan hệ theo cách riêng của mình để phòng ngừa lây nhiễm và sự đổ vỡ trong mối quan hệ, nỗ lực này thường đi kèm với nhiều trở ngại khác. Khi việc kiểm soát rủi ro trở nên phức tạp hoặc bất khả kháng (ví dụ, một phụ nữ phải đồng ý quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su để chứng tỏ lòng chung thuỷ; một cặp nghiện phải dùng chung bơm/kim tiêm vì không thể mua cái thứ hai vào lúc đêm khuya), thì lúc đó họ đành phải chấp nhận nguy cơ, số phận và may rủi. Thứ ba, cảm giác an toàn trong một mối quan hệ tình cảm thường là biểu hiện của lòng tin - yếu tố hay đi cùng với tình yêu và sự gắn bó, do vậy hình thành nên cảm giác được bao bọc và an toàn cho chính bản thân và mối quan hệ (Rhodes & Cusick, 2000). Lòng tin là lý do chủ yếu NCMT đưa ra như một lời biện hộ khi họ chấp nhận rủi ro và định mệnh. Trong hình thái quan hệ giữa người tiêm chích - người tiêm chích, lòng tin được biểu hiện thông qua sự đồng thuận trong việc dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Trong hai hình thái quan hệ sau, lòng tin được biểu hiện qua sự nhất trí trong quan hệ tình dục không dùng bao cao su, dï lµ chØ trong mét kho¶ng thêi gian ®ã. Thứ tư, việc không dùng bao cao su là một phương cách để đánh giá mối quan hệ là “chân thành” và “gắn bó”. Điều này cho phép lý giải tại sao trong thực tế phụ nữ tiêm chích thường có xu hướng sử dụng bao cao su với khách làng chơi nhưng họ lại tránh sử dụng bao cao su với bạn tình khi ở nhà, vì bao cao su là biểu hiện của “sự xa cách”- điều không phù hợp trong các quan hệ thân mật. Do lòng tin, tình c¶m và sự gắn bó đóng vai trò quan trọng như vậy, việc đề xuất sử dụng bao cao su có thể là một sự xâm phạm tới những thành tố này, và vì thế mang lại sự hoài nghi và bất xứng trong mối quan hệ tình dục (so sánh Wojcicki & Malala, 2001). Như vậy, trong bối cảnh các mối quan hệ thân mật giữa NCMT và bạn tình, ý nghĩa về nguy cơ có AIDS và các mối quan hệ tương tác với nhau. Nguy cơ AIDS - đặc trưng bởi dùng chung bơm kim tiêm và từ 19
  • 25. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục chối sử dụng bao cao su - là một thành tố quan trọng của mối quan hệ. Mặc dù sự tin tưởng, tình yêu và sự gắn bó đôi khi bị tác động bởi những hồ nghi và lo sợ, nguy cơ AIDS cần được định hình lại như một khía cạnh của sự an toàn trong mối quan hệ. 2. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đối với công tác dự phòng HIV/AIDS Giới và quyền lực C ác tài liệu về tình dục khác giới trong những người tiêm chích ma tuý thường bỏ qua vấn đề độc lập về kinh tế của phụ nữ, trong khi lại hay thảo luận về các hành vi cho là xấu xa và ®åi b¹i. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nhiều phụ nữ có thể tự nuôi sống bản thân và bạn tình nam của họ, dù đó là bằng việc làm mại dâm. Phần lớn phụ nữ trong nghiên cứu này tỏ ra có tính tự chủ vững chắc và tự coi mình độc lập về mặt tài chính với đàn ông. Thường thường, do hoàn cảnh mà những người đàn ông lệ thuộc vào phụ nữ vì tiền phải bỏ qua các nguy cơ có thể xảy ra cho bạn tình nữ của mình (nếu những phụ nữ này làm mại dâm). Trong trường hợp này, chúng tôi thấy phụ nữ không chịu đóng vai trò thấp hơn nam giới và họ có thể kiểm soát được việc quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su. Điều này có nghĩa những phụ nữ này là “người trụ cột tài chính” vì thế họ có nhiều quyền hạn và sự quyết đoán hơn trong thương lượng tình dục. Đây có thể được xem như sự thay đổi xã hội kéo theo bởi các thay đổi trong nhận thức về tình dục và giới (Streefland, 1998). Ảnh hưởng của Khổng giáo về các vai trò thụ động của phụ nữ đã trở nên kém hiệu lực hơn trong bối cảnh này. Vì thế, chương trình dự phòng HIV không phải lúc nào cũng dựa vào “mô hình giới chuẩn mực” hay những mong đợi về giới, giống như các nghiên cứu đương đại hay đề cập. Bởi vì, các mô hình khái quát hoá này thường mâu thuẫn với những kinh nghiệm trong thực tế, ít nhất là trong trường hợp của 20
  • 26. những NCMT trong nghiên cứu này. Chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm tại sao một số phụ nữ có thể có quyền lực trong việc quyết định quan hệ tình dục, trong khi một số khác lại không? Sự quan tâm và trách nhiệm T rong làng ma tuý, sự quan tâm, chăm sóc và trách nhiệm mang nhiều nét khác nhau. NCMT thường bị chỉ trích vì kém nhân phẩm, lối sống nguy cơ cao và thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Dữ liệu chúng tôi cho thấy nhiều người tiêm chích không nhận mình như thế. Trên thực tế, họ có nhiều cách để chăm sóc bản thân và những người khác (ví dụ: nhường một phần ma tuý cho bạn tình trước khi người phụ nữ đi hành nghề mại dâm; sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro theo cách riêng của họ; chăm sóc trẻ em hộ nếu bố mẹ chúng bị bắt; bảo bạn tiêm chích cách chích thuốc an toàn; cho bạn vô gia cư chỗ trú tạm thời; sơ cứu khi bạn chích dùng quá liều, vv…). Mặc dù một số cách chăm sóc này có thể có nguy cơ, nhưng việc nhấn mạnh các hành vi có trách nhiệm đối với bản thân NCMT và với những người khác vẫn là điều cần thiết; và nên coi đó là những phương tiện hạn chế sự lây lan của dịch. Trong bối cảnh hiện nay khi NCMT có nhiều mối quan hệ khác nhau, các nhà thiết kế chiến lược về AIDS có thể dựa trên những nhận dạng hiện có (tiêm chích, hút hoặc không sử dụng ma tuý) để khuyến khích các thực hành tiêm chích ma tuý và tình dục có trách nhiệm, hơn là dựa trên những khẩu hiệu đã cũ, như “Đừng dùng chung bơm kim tiêm!” và “Hãy thực hành những hành vi tình dục an toàn!” 21
  • 27. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Ma tuý và tình dục M a tuý và tình dục có quan hệ mật thiết về nhiều khía cạnh khác nhau. Việc dùng ma tuý thường liên quan đến mại dâm (mại dâm hoặc vì ma tuý hoặc vì tiền), và tình dục không an toàn (xem Iguchi & cs., 2001; Brummelhuis & Herdt, 1995). Các cặp sử dụng heroin có thể dùng thêm ma tuý phối hợp để tăng khoái cảm tình dục (so sánh Lex, 1990). Ngoài ra, dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng ảnh hưởng của ma tuý đối với trải nghiệm tình dục rất đa dạng. Một số NCMT cho biết, có mối liên quan tích cực giữa heroin, một số thuốc gây nghiện, và hoạt động tình dục. Nhiều phụ nữ hút ma tuý cũng cho biết hút ma tuý làm tăng nhu cầu tình dục của họ. Ngược lại, nhiều NCMT khác lại khẳng định mối quan hệ tiêu cực giữa heroin và tình dục. Một số nam giới mới tiêm chích thích có quan hệ tình dục ngay sau khi chích. Trong khi đó, nhiều người tiêm chích lâu năm lại không thích như vậy. Thêm vào đó, phụ nữ lại có vẻ có quan niệm tích cực hơn nam giới về khoái cảm tình dục. Vì thế chúng tôi thấy tác động đa dạng này nên được lồng ghép vào hoạt động tư vấn giảm nguy cơ l©y nhiÔm HIV. Một NCMT già dặn có thể không hưởng ứng thông điệp “ Hãy luôn dùng bao cao su!” vì với anh ta tình dục có thể không quan trọng. Chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề lịch sử tình dục cũng như lịch sử dùng ma tuý, phân tích những bối cảnh khác nhau, đặc biệt là tác động của việc dùng ma tuý đối với hoạt động tình dục. Các tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng có thể xem xét tiến hành những công việc này. Kỳ thị xã hội u hướng chung khi bàn luận về AIDS là NCMT và người X hành nghề mại dâm (NMD) thường bị coi là “vật chủ mang bệnh” hay “trung gian truyền bệnh”. Do “nguy cơ” thường 22
  • 28. được định nghĩa dựa vào nghề nghiệp, nên NCMT hay NMD cũng đồng nghĩa với “nhóm nguy cơ cao” hay “tệ nạn xã hội”. Dây chuyền lây nhiễm thường được mô phỏng là: từ NCMT - lây sang bạn tình - rồi lan sang cộng đồng; hoặc người mại dâm - lây sang khách hàng - lây sang vợ khách hàng - rồi lây sang con cái. Chính cách mô tả như vậy gia cố thêm hình ảnh tiêu cực về những nhóm người này. Thực tế là NCMT và NMD đã trở thành những người khác bệnh hoạn (the diseased others) và phải hứng chịu trách nhiệm về căn bệnh AIDS trong xã hội, trong khi khách làng chơi lại được miễn trừ trách nhiệm. KÕt quả là nhiều phụ nữ cố gắng tránh xa cách gọi “gái mại dâm”. Câu “tôi phải làm gái để kiếm sống cho bản thân” là một ví dụ phản ánh của sự kỳ thị cảm nhận (felt stigma - một thuật ngữ đựợc nêu trong Jacoby (1994). Sự kỳ thị nghiêm trọng đến mức nhiều phụ nữ tiêm chích ma tuý thậm chí phải che giấu nghề mại dâm với chính bạn tiêm chích của mình. Một số thanh niên tiêm chích thường nói với tôi “Em thà nằm xuống [chết] vì vợ chứ không bao giờ em chấp nhận cô ấy làm điếm”. Chính vì vậy, sẽ là không hay nếu như xã hội tiếp tục khoét sâu thêm những hình ảnh tiêu cực về bạn tình có nguy cơ, vốn đã tồn tại, như “con điếm” hay “thằng nghiện”. Thay vào đó, công tác phòng chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với NCMT và NMD (và người có HIV/AIDS) đòi hỏi một phương pháp tiếp cận mới, đa ngành, trong đó sự phản kháng của cá nhân và cộng đồng bị kỳ thị có thể được sử dụng làm nguồn lực cho sự thay đổi trong xã hội (Parker & Aggleton, 2003). Trong bối cảnh Việt Nam, một số biện pháp tức thời có thể tiến hành, như: các chiến dịch truyền thông đại chúng về xoá bỏ kỳ thị; kết hợp giữa cung cấp thông tin và tiếp nhận kỹ năng đối phó với AIDS; tăng cường tiếp cận điều trị bệnh nhân HIV/AIDS; huấn luyện cán bộ y tế về các khía cạnh xã hội của AIDS. Đối với một chiến lược lâu dài, cần xem xét việc thay đổi về luật pháp và chính sách xã hội để sao cho những chính sách mới lên án sự kỳ thị chứ không phải thừa nhận sự kỳ thị này. 23
  • 29. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục KÕt luËn C ùng với đà phát triển các nghiên cứu về AIDS, chúng ta ngày càng nhận thấy sự tương tác phức tạp giữa nguy cơ AIDS và các mối quan hệ nam nữ, nhiều khi nó tương phản với những quan điểm hiện thời. Thùc vậy, nhiều người tiêm chích ma tuý chích chung không phải do thiếu bơm kim tiêm hay thiếu thuốc, mà do hành vi chích chung này là một biểu hiện của lòng tin và nhu cầu. Rất nhiều phụ nữ không dùng bao cao su không phải vì họ thiếu các kỹ năng thương thuyết mà vì đó là biểu hiện của tình yêu và sự gắn bó. Chính nhu cầu tình cảm mới là quan trọng (chứ không phải vì tiền), và đó cũng là động lực dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn trong giới tiêm chích ma tuý. Điều nan giải ở chỗ, các thông điệp dự phòng thường nhấn mạnh việc sử dụng bao cao su trong các mối quan hệ tình dục, nhưng lại không đề cập tới các khía cạnh tích cực của việc không sử dụng bao cao su (và dùng chung bơm kim tiêm) trong một mối quan hệ tình cảm gắn bó. Tương tự, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh vào những nguy cơ của việc dùng chung bơm kim tiêm và khuyến cáo người tiêm chích ma tuý chấm dứt hành vi này. Thay vào đó, các chương trình giảm thiểu tác hại nên lồng ghép với việc hướng dẫn người sử dụng ma tuý về phương cách tiêm chích an toàn hơn; cũng như lồng ghép với việc sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền đường tình dục cho các đối tượng này (Lâm, 2003). Cuối cùng, nhằm thay đổi hành vi thì việc sử dụng và khai thác các khía cạnh về lối sống đặc thù của những người tiêm chích và bạn tình của họ là điều cần thiết. Các chương trình can thiệp nhằm tới các nhóm này cần nghiên cứu bối cảnh thực tế cuộc sống của họ; các chiến lược thiết kế chung chung cho “nhóm đối tượng tiêm chích ma tuý” chắc chắn sẽ ít phát huy tác dụng. Trong nghiên cứu này, chúng ta đã thấy tác động của mối quan hệ tình cảm đến các hành vi; và 24
  • 30. ngược lại, các hành vi lại tác động trở lại các mối quan hệ này như thế nào. Để xây dựng một chiến lược dài hạn, cần có ngay những cách tiếp cận toàn diện hơn giải quyết những nguyên nhân sâu xa của dịch, những nguyên nhân bắt nguồn từ trong cấu trúc chính trị - kinh tế và các mối quan hệ về giới trong xã hội đương đại. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được sự tài trợ của Quỹ Ford (The Ford Foundation) tại Hà Nội, thông qua Chương trình học bổng của Hội Đồng Dân Số Mỹ (Population Council) cho các cán bộ về sức khoẻ sinh sản, tình dục và khoa học xã hội. Tôi muốn cảm ơn Chương trình đào tạo Thạc sĩ Nhân chủng học Y tế thuộc Đại Học Tổng Hợp Amsterdam (AMMA), và các cá nhân sau: Gs.Ts. Pieter Streefland; Ts. Robert Miller; Ts. Ria Reis; Ts. Han ten Brummelhuis; Gs.Ts. Anita Hardon; Gs. Ts. Sjaak van der Geest; Ts.Dianna Gibson; Bà Trudie Gerrits; Bà Nicolette; Bà Phan Quỳnh Hoa; Bà Phạm Mai Hương; Ts. Trần Quốc Tuấn, Bà Nguyễn Thị Phương. 25
  • 31. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Tμi LiÖu Tham Kh¶o A, C. & Lam, N.T. 1999 National AIDS Program: HIV/AIDS Country Profiles. Hanoi: UNAIDS. Barnard, M. 1993 Needle Sharing in Context: Patterns of Sharing Among Men and Women Injectors and HIV Risks. Addiction, 88, pp. 805-812 Brummelhuis Ht & Herdt, G 1995 Culture and Sexual Risk: Anthropological Perspectives on AIDS. Gordon and Breach Publishers. Carlson, R. 1999 ‘Boy’ and ‘Girl’: The AIDS Risk Implications of Heroin and Cocaine Symbolism among Injecting Drug Users. Anthropology & Medicine, 6 (1): 59-77. Douglas, M.and Wildavsky, A. 1982 Risk and Culture: An Essay on the Selection of Technical and Environmental Dangers. Berkeley: Univ. Calif. Press. Douglas, M 1986 Risk Acceptability According to the Social Sciences. London: Routledge & Kegan Paul. Douglas, M. 1992 Risk and Blame: Essays in cultural theory. London: Routledge. Farmer, P.et al. 1996 Women, Poverty and AIDS: Sex, Drugs, and Structural Violence. Monroe: Common Courage. Hien N.T. 2002 Epidemiology of HIV/AIDS in Vietnam. PhD Thesis. Free University, Amsterdam Hien, N.T. et al. 2000 The Social Context of HIV Risk Behaviour By Drug Injectors in Ho Chi Minh, Vietnam. In: Scientific Research Abstracts, Vietnam National HIV/AIDS Program, and p.45. 26
  • 32. Iguchi, M.Y. et al. 2001 Correlates of HIV Risk among Female Sex Partners of Injecting Drug Users in a High-seroprevalence Area. Evaluation and Program Planning 24 (2), 175-185. Jacoby,A. 1994 Felt Versus Enacted Stigma: A Concept Revisited. Evidence from a Study of People with Epilepsy in Remission. Social Science & Medicine, 38 (2), 269-274 Kane, S. 1999 HIV, Heroin and Heterosexual Relations. In: Parker, R. and Aggleton, P. (eds.), Culture, Society and Sexuality. UCL Press, London, 284-304. Lam, N.T. 2003 The Dynamics of AIDS Risks and Sexual Relationships among Injecting Drug Users in Northern Vietnam. Amsterdam: University of Amsterdam, MA Thesis. Latkin, C. et al. 1994 The relationships between sexual behaviour, alcohol use, and personal network characteristics among injecting drug users in Baltimore, Maryland. Sex Transm Dis 21(3): 161-7 Lex, B.W. 1990 Male heroin addicts and their female mates: impact on disorder and recovery. J Subst Abuse 2(2), 147-175. McCoy,C. et al. 1996 Sex, Drug, and the Spread of HIV/AIDS in Belle Glade, Florida. Medical Anthropology Quarterly 10 (1): 83-93. McKeganey, N. & Barnard, M. 1992 AIDS, Drugs and Sexual Risk: Lives in the Balance. Open University Press, Buckingham, Philadelphia. 27
  • 33. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Miller, M. and Neaigus, A. 2001 Networks, Resources and Risk among Women Who Use Drugs. Social Science and Medicine 52, 967-978. Parker, R. & Aggleton, P. 2003 HIV and AIDS-related Stigma and Discrimination: A Conceptual Framework and Implications for Action. Social Science & Medicine, 57, 13-24. Rhodes, T. & Quick, A. 1998 Drug Users’ Sexual Relationships and the Social Organisation of Risk: the Sexual Relationship as a Site of Risk Management. Social Science & Medicine, 46, 157-169. Rhodes,T. & Cusick, L. 2002 Accounting for Unprotected Sex: Stories of Agency and Acceptability. Social Science & Medicine 55: 211-226 Rhodes,T. & Cusick, L. 2000 Love and Intimacy in Relationship Risk Management: HIV Positive People and Their Sexual Partners. Sociology of Health & Illness, 22 (1): 1-26. Rhodes, T. 1997 Risk Theory in Epidemic Times: Sex, Drugs and the Social Organization of ‘Risk Behaviour.’ Sociology of Health & Illness, 19 (2), 208-227. Schoepf, B. G. 1992 Women at Risk: Case Studies from Zaire. In: Herdt, G and Lindebaum, S. (eds.) The Time of AIDS:Social Analysis, Theory, and Method, pp.259-286. Sage Publications, Newbury Park, California. Sherman, S.G. & Latkin CA 2001 Intimate relationship characteristics associated with condom use among drug users and their sex partners: a multilevel analysis. Drug and Alcohol Dependence 64: 97-104. 28
  • 34. Sibthhorpe, B. 1992 The Social Construction of Sexual Relationships as a Determinant of HIV Risk Perception and Condom Use among Injection Drug Users. Medical Anthropology Quarterly 6 (3), 255-270. Singer, M. et al. 1990 SIDA: The Economic, Social and Cultural Context of AIDS among Latinos. Medical Anthropology Quarterly 4, 73-114. Singer, M 1994 The Politics of AIDS: An Introduction. Social Science & Medicine 38, 1321-1324. Sobo, E.J. 1993 Inner-City Women and AIDS: The Psycho-Social Benefits of Uunsafe Sex. Culture, Medicine, and Psychiatry, 17:4, pp455-485. Streefland P. 1998 Epidemics and Social Change. In: Problems and Potential in International Health: Transdisciplinary Perspectives, Streefland P. (ed.). Het Spinhuis, Amsterdam, 61-63. Tuan, N.A et al. 2001 Risk Factors for HIV-1 Seropositivity in Injecting Drug Users under 30 Years Old. The Second National HIV/AIDS Scientific Conference, December 9-11, 1999. National AIDS Committee of Vietnam. Ho Chi Minh City. Vinh, D.Q. 2002 A Qualitative Study on HIV Risk Among Injecting Drug Users in Vietnam: Reasons for Sharing Syringes and Needles. (Master Degree Thesis, University of Amsterdam). Vu, T. 2001 Harm reduction for injecting drug users in Vietnam: a situation assessment. The Macfarlane Burnet Center for Medical Research (MBC) and the Victorian Public Health Training Scheme (VPHTS), Melbourne, Australia. Wojcicki, j.A. and Malala, J. 2001 Condom Use, Power and HIV/AIDS Risk: Sex Workers Bargain for Survival in Hillbrow/Joubert Park/ Berea, Johannesbrug. Social Science and Medicine 53, 99-121. 29
  • 35. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục C¸c xuÊt b¶n phÈm kh¸c cña t¸c gi¶ Lam, N.T. 2004 Patterns of Syringe Sharing among Injecting Drug Users in Vietnam (forthcoming on International Journal of Drug Policy) Lam, N.T. 2004 Social Change and Emerging Epidemics in Vietnam Northern Mountain Region. Paper presented at “International Workshop on Population Dynamics and Infectious Disease in Asia” , Asian Meta Center Singapore. Lam, N.T. 2004 Injecting Drug Users in Vietnam: The Dynamics of Drugs and Sexual Relationships (forthcoming on International Journal of Drug Policy) Lam, N.T. 2004 The Social Context of AIDS in Vietnam, oral abstract, S111, 36th IIS Congress “Social Change in the Age of Globalisation”, Beijing, July 2004. Lam, N.T. 2004 Power, Drugs and Sexuality, poster abstract # 1719, World AIDS Conference, Bangkok, July 2004 Lam, N.T 2004 Minority People in Northern Vietnam: Poverty and Infectious Diseases. Oral abstract, S111, 36th IIS Congress “Social Change in the Age of Globalisation”, Beijing, July 2004. Lam, N.T. 2004 The Dynamics of Poverty – Disease Nexus, Working paper, ASSR, Amsterdam 30
  • 36. Lam, N.T. 2004 AIDS and Drug Use in Vietnam, Asian Harm Reduction Network (AHRN) Bulletin, 8 Jan 2004 Tuan, T.Q. & Lam, N.T. 2004 The Dynamics of AIDS Therapy in Vietnam. Paper presented at the International Conference “Enhancing Equitable Access to HIV/AIDS Medicines”, Netherlands. Lam, N.T. 2003 The Impact of AIDS, Chiangmai CD Rom, International Workshop “ Social Science and AIDS in Southeast Asia: Inventory of Research Projects, Priorities and Prospects for the Future”, Chiangmai, Nov 2003 Lam, N.T. 2000 Harm Reduction through Peer Education. Paper presented at XI International Conference on AIDS, Durban, South Africa, 2000. Lam, N.T. et al. 2000 HIV/AIDS Country Profiles. National AIDS Committee & UNAIDS. Lam, N.T. & A, C. 1999 AIDS in Vietnam and the Response. Paper presented at The 7th International Conference on Thai Studies, Amsterdam, the Netherlands. Lam, N.T. 1999 Sex Workers in Hanoi: Problems and Suggestions. Paper presented at the 5th International Conference on AIDS in Asia and the Pacific, Kuala Lumpur, Malaysia, 1999. Lam, N.T. et al. 1999 HIV/AIDS Country Profiles. National AIDS Committee & UNAIDS. Lam, N.T. 1999 Vietnamese Women in Cambodia. AIDS Bulletin, Vol 29. 31
  • 37. Người tiêm chính ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ mắc AIDS và các mối quan hệ tình dục Lam, N.T. 1997 Injecting Drug Users and Sex Workers in Vietnam: A Challenge for the Prevention. Poster paper at the 4th International Conference on AIDS in Asia and the Pacific, Manila, The Philippines, October 26, 1997. Lam, N.T. & Tadiar, S. 1997 Project Progress Review. An Evaluation on Vietnam German Technical Cooperation on HIV/AIDS/STD Control in Vietnam. Phuong, D.N., A, C. & Lam, N.T. 1997 Preventing HIV/AIDS in Poor Countries. Paper presented at the 4th International Congress on AIDS in Asia and the Pacific. Manila, Philippines, October 25-29, 1997. Lam, N.T. 1995 AIDS at the Border Vietnam-Cambodia. AIDS Bulletin, Vol 12. 32
  • 38. Nhµ XuÊt B¶n Y Häc Người tiêm chích ma tuý ở Việt Nam: C¸c ®éng th¸i vÒ nguy c¬ m¾c aids vμ c¸c mèi quan hÖ t×nh dôc Nguyễn Trần Lâm Chịu trách nhiệm xuất bản HOÀNG TRỌNG QUANG Ban biên tập: BS. Th.S Hoàng Tú Anh BS. Th.S Vũ Song Hà CN. Phan Thị Uyên BS. Hoàng Long In 300 cuốn, khổ 16 x 23 cm, 36 trang tại công ty TNHH CDT Việt Nam GPXB số: 2-354-97/XB-QLXB ngày 6-2-2004 Nộp lưu chiểu tháng 9-2004 1