SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THÚY VÂN
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH
CHẤT CỦA VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM
CẢM BIẾN QUANG
Chuyên ngành: Vật liệu Quang học, Quang điện tử và Quang tử
Mã số: 62.44.01.27
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU
HÀ NỘI - 2018
9.
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công
nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Phạm Văn Hội
2. PGS.TS. Bùi Huy
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ-Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi...giờ...,
ngày...tháng... năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Huy Bui, Van Hoi Pham, Van Dai Pham, Thanh Binh Pham, Thi
Hong Cam Hoang, Thuy Chi Do and Thuy Van Nguyen,
Development of nano-porous silicon photonic sensors for
pesticide monitoring, Digest Journal of Nanomaterials and
Biostructures, volume 13, No.1, January – March 2018.
2. H. Bui, V. H. Pham, V. D. Pham, T. H. C. Hoang, T. B. Pham, T.
C. Do, Q. M. Ngo, and T. Van Nguyen, “Determination of low
solvent concentration by nano-porous silicon photonic sensors
using volatile organic compound method,” Environ. Technol., pp.
1–9, May 2018.
3. Van Hoi Pham, Huy Bui, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen,
Thanh Son Pham, Van Dai Pham, Thi Cham Tran, Thu Trang
Hoang and Quang Minh Ngo, “Progress in the research and
development of photonic structure devices”, Adv. Nat. Sci.:
Nanosci. Nanotechnol. 7, 015003, 17pp, 2016.
4. Van Hoi Pham, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Van Dai
Pham and Bui Huy, “Nano porous silicon microcavity sensor for
determination organic solvents and pesticide in water”, Adv. Nat.
Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 5, 045003, 9pp, 2014.
5. Bui Huy, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Thanh Binh
Pham, Quoc Trung Dang, Thuy Chi Do, Quang Minh Ngo,
Roberto Coisson, and Pham Van Hoi, “A Vapor Sensor Based on
a Porous Silicon Microcavity for the Determination of Solvent
Solution”, Jounal of the Optical Society of Korea, Vol. 18, No. 4,
pp. 301-306, 2014.
6. Van Hoi Pham, Huy Bui, Le Ha Hoang, Thuy Van Nguyen, The
Anh Nguyen, Thanh Son Pham, and Quang Minh Ngo, “Nano-
porous Silicon Microcavity Sensors for Determination of Organic
Fuel Mixtures”, Jounal of the Optical Society of Korea, Vol. 17,
No. 5, pp. 423-427, 2013.
7. Nguyen Thuy Van, Pham Van Dai, Pham Thanh Binh, Tran Thi
Cham, Do Thuy Chi, Pham Van Hoi and Bui Huy, “A micro-
photonic sensor based on resonant porous silicon structures for
liquid enviroment monitoring”, Proc. of Advances in optics
Photonics Spectroscopy & application, Ninh Binh city, Vietnam.
November 6 - 10, 2016, ISBN 978-604-913-578-1, pp. 471-475,
2017.
8. Phạm Văn Hội, Bùi Huy, Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Thế Anh,
“Thiết bị cảm biến quang tử và phương pháp để đo nồng độ dung
môi hữu cơ và chất bảo vệ thực vật trong môi trường nước” sáng
chế số: 16527, cấp theo quyết định số: 5424/QĐ-SHTT, ngày
24.01.2017.
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1. Pham Van Dai, Nguyen Thuy Van, Pham Thanh Binh, Bui Ngoc
Lien, Phung Thi Ha, Do Thuy Chi, Pham Van Hoi and Bui Huy,
“Vapor sensor based on porous silicon microcavity for
determination of methanol content in alcohol”, Proc. of Advances
in optics Photonics Spectroscopy & application, Ninh Binh city,
Vietnam. November 6 - 10, 2016, ISBN 978-604-913-578-1, pp.
404-408, 2017.
2. Nguyen Thuy Van, Nguyen The Anh, Pham Van Hai, Nguyen
Hai Binh, Tran Dai Lam, Bui Huy and Pham Van Hoi, “Optical
sensors for pesticides determaination in water using nano scale
porous silicon microcavity ”, Proc. of Advances in Optics,
Photonics, Spectrscopy & Applications VIII, ISSN 1859-4271,
pp.603-608,2015.
3. Thuy Van Nguyen, Huy Bui, The Anh Nguyen, Hai Binh
Nguyen, Dai Lam Tran, Roberto Coisson and Van Hoi Pham,
“An improved nano porous silicon microcavity sensor for
monitoring atrazine in water”, Proc. of The 7th International
Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology
(IWAMSN2014)- November 02-06, 2014- Ha Long City,
Vietnam, ISBN: 978-604-913-301-5, pp.173-179, 2015.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cảm biến quang tử đang được nghiên cứu phát triển rất mạnh trên
thế giới do chúng có những đặc trưng ưu việt rất rõ ràng so với các
loại cảm biến điện tử khác như: độ nhạy phát hiện cực cao, không bị
nhiễu do ảnh hưởng bởi môi trường điện-từ, bền trong các môi
trường ăn mòn hóa học và vật lý, không gây cháy nổ do nguồn điện
cực. Cảm biến quang tử nói chung được phân loại theo nguyên lý vật
lý là cảm biến nội sinh và cảm biến ngoại sinh. Cảm biến ngoại sinh
thường sử dụng các nguyên lý vật lý là ánh sáng bị thay đổi về
cường độ lan truyền; phản xạ; tán xạ; khúc xạ; hoặc chuyển đổi bước
sóng do tương tác với môi trường bên ngoài. Loại cảm biến này
tương đối dễ chế tạo, tuy nhiên việc xử lý tín hiệu ánh sáng thay đổi
do môi trường bên ngoài đòi hỏi các thiết bị đi kèm phức tạp mới có
độ nhạy cao. Cảm biến quang tử nội sinh sử dụng nguyên lý vật lý là
bản thân cảm biến bị thay đổi về cấu trúc và tính chất quang khi
tương tác với môi trường, vì vậy chúng có độ nhạy rất cao, xử lý tín
hiệu thu được khá dễ dàng, kích thước thiết bị nhỏ gọn. Tuy nhiên,
nhược điểm của cảm biến quang tử nội sinh là khả năng dùng nhiều
lần cho một cảm biến và tính chọn lọc của cảm biến. Cảm biến
quang tử nội sinh đang được đẩy mạnh nghiên cứu phát triển trên thế
giới do chúng có độ nhạy phát hiện cực cao, có thể kết hợp với nhiều
chuyên ngành hóa học, sinh học... để ứng dụng cho các đối tượng cụ
thể cần nghiên cứu. Hiện nay, các phương pháp nâng cao độ chọn lọc
của cảm biến quang tử nội sinh (cũng như các loại cảm biến điện tử
khác) đang là đối tượng nghiên cứu rất sôi động trên thế giới và đã
có một số kết quả rất khả quan.
2
Các nhà khoa học và công nghệ trên thế giới đã đề xuất phương
pháp phân tích sắc ký khí hoặc sắc ký lỏng, sắc ký lỏng hiệu năng
cao kết hợp khối phổ (GC/MS, LC/MS hoặc HPLC/MS-MS) [1]–[4],
sắc ký lỏng kết hợp UV-Vis [5] để phân tích định lượng các thành
phần với nồng độ cực nhỏ. Các phương pháp này đã đóng vai trò chủ
đạo trong phân tích dư lượng các chất hữu cơ hòa tan với nồng độ
thấp trong quy trình kiểm định hoặc kiểm soát môi trường. Tuy
nhiên, các phương pháp này có một số nhược điểm là thời gian phân
tích khá lâu, quy trình phân tích phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng khi
phân tích (cán bộ phân tích cần được đào tạo kỹ), không thể thực
hiện di động ngoài hiện trường, giá thành thiết bị rất cao.
Trong lĩnh vực cảm biến điện hóa [6][7], phương pháp hấp thụ
miễn dịch liên kết với enzyme - ELISA (Enzyme-Linked
Immunosorbent Assay) đã được nghiên cứu phát triển để ứng dụng
trong xác định dư lượng các chất hữu cơ đặc trưng dựa trên nguyên
lý kháng nguyên – kháng thể . Kỹ thuật ELISA có độ nhạy cao, thao
tác tương đối đơn giản, thời gian phân tích nhanh, vì vậy đã có khá
nhiều mô hình thiết bị cảm biến sử dụng nguyên lý ELISA được đề
xuất và nghiên cứu. Phương pháp ELISA có nhược điểm cần khắc
phục là độ chính xác thấp trong các nền phức tạp, kém linh hoạt vì
phải phụ thuộc vào hóa chất của nhà sản xuất. Do vậy, việc tìm ra các
phương pháp phân tích mới thuận tiện hơn là mục tiêu của nhiều
Phòng nghiên cứu cảm biến trên thế giới.
Các thiết bị cảm biến quang tử nội sinh dựa trên nguyên lý thay đổi
chiết suất của môi trường cảm biến khi tương tác với môi trường
đang là đối tượng nghiên cứu rất mạnh trên thế giới. Các nguyên lý
truyền dẫn, giao thoa và tán xạ; khúc xạ ánh sáng được nghiên cứu và
áp dụng triệt để trong các cảm biến quang tử nội sinh trên cơ sở thay
3
đổi chiết suất môi trường. Kết quả được công bố gần đây nhất về sử
dụng cách tử Bragg trong sợi quang có thể xác định được độ thay đổi
chiết suất đến 7,2.10-6
trong môi trường lỏng [8] cho phép nhận dạng
nồng độ chất hòa tan cực nhỏ. Hướng nghiên cứu về cảm biến quang
tử dựa trên cấu trúc của buồng vi cộng hưởng một chiều làm bằng vật
liệu silic xốp được chế tạo bằng phương pháp ăn mòn điện hóa có độ
xốp rất cao và đặc biệt với diện tích bề mặt hiệu dụng lớn [9], đang
được quan tâm đặc biệt trong công nghệ chế tạo các thiết bị cảm biến
quang tử nội sinh ứng dụng trong kiểm soát môi trường và sinh-hóa.
Cảm biến quang tử nội sinh dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng có kích
thước nhỏ gọn, độ nhạy rất cao và không sử dụng nguồn điện trong
cảm biến, vì vậy độ an toàn trong sử dụng rất cao. Trong những năm
gần đây, các nhà khoa học-công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu và sử
dụng các cảm biến quang tử nội sinh cho việc xác định nồng độ các
dung môi hòa tan, các kháng thể sinh học [10], xác định mức ô nhiễm
dầu mỏ và các chế phẩm từ dầu mỏ [11], xác định dư lượng thuốc trừ
sâu trong nước và bùn (ghi nhận được nồng độ thuốc trừ sâu với
nồng độ 1 ppm) [12], xác định nồng độ DNA (nồng độ DNA 0,1
mol/mm2
) [13], cảm biến hóa học [14]. Xu hướng nghiên cứu phát
triển cảm biến quang tử nội sinh trên thế giới hiện nay là nâng cao độ
nhạy phát hiện của cảm biến (xuống dưới ppm), chọn lọc các chất có
tính chất quang gần nhau và chế tạo các loại thiết bị hoạt động tại
hiện trường với giá thành thấp...
Hơn nữa, vật liệu silic xốp (porous silicon) kích thước nano-mét
với độ xốp khác nhau sẽ có chiết suất khác nhau, vì vậy cấu trúc
màng silic xốp đa lớp rất dễ dàng tạo thành hốc cộng hưởng quang
học với giá thành thấp, bền trong môi trường để ứng dụng trong kỹ
thuật cảm biến quang tử. Các kết quả nghiên cứu vừa qua trên thế
4
giới cho thấy cảm biến quang tử dựa trên hốc cộng hưởng có khả
năng đo nồng độ dung môi hòa tan và chất bảo vệ thực vật trong môi
trường nước với nồng độ cực thấp, vì vậy việc nghiên cứu phát triển
các phương pháp cảm biến quang sử dụng hốc vi cộng hưởng quang
ứng dụng trong thiết bị cầm tay để đo mức độ ô nhiễm môi trường
nước do các dung môi hữu cơ từ sản xuất công nghiệp hoặc các chất
bảo vệ thực vật do sản xuất nông nghiệp đang trở thành hướng
nghiên cứu công nghệ rất quan trọng. Dựa trên diện tích tiếp xúc bề
mặt lớn của silic xốp, vật liệu silic xốp đã trở thành vật liệu khá lý
tưởng cho cảm biến đo môi trường lỏng và khí. Nguyên lý hoạt động
của các cảm biến quang tử là sự dịch chuyển bước sóng cộng hưởng
của linh kiện theo chiết suất của môi trường cần đo khác với chiết
suất của môi trường chuẩn (nền) cho cảm biến (chủ yếu là không khí
hoặc nước sạch). Ưu điểm của cảm biến quang tử này là chúng có độ
nhạy rất phù hợp cho việc xác định các chất hữu cơ hòa tan hoặc chất
bảo vệ thực vật với nồng độ thấp có trong môi trường, có khả năng
đo ngay tại hiện trường, không bị ảnh hưởng bởi sóng điện-từ và có
độ an toàn rất cao trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao. Chính vì
vậy, “Nghiên cứu, chế tạo và khảo sát các tính chất phát xạ của
laser vi cộng hưởng định hướng ứng dụng trong cảm biến quang”
đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
i) Nghiên cứu chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D bằng
phương pháp ăn mòn điện hóa trên đế silic với vùng bước sóng hoạt
động trong vùng khả kiến từ 200÷800 nm. Cấu trúc vi cộng hưởng
1D này có độ phản xạ cao, có độ bán rộng khe hẹp và kích thước lỗ
xốp đồng đều. ii) Xây dựng hệ đo cảm biến quang tử nano kết hợp đo
5
đồng thời hai phương pháp: phương pháp đo lỏng (liquid drop) và
phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ iii) Khảo sát đo các loại
dung môi hữu cơ và một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong môi
trường nước với nồng độ thấp
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
i) Nghiên cứu chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm
bằng silic xốp. ii) Tính toán mô phỏng các đặc trưng quang học của
cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D theo phương pháp ma trận
chuyển (Transfer Matrix Method - TMM). iii) Thiết kế hệ thiết bị
cảm biến quang tử đo đồng thời hai phương pháp: Phương pháp đo
lỏng và phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ. iv) Khảo sát đo
các dung môi hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường nước
với phương pháp thích hợp.
Bố cục của luận án: Luận án gồm 148 trang, bao gồm: phần mở
đầu, 5 chương nội dung, kết luận, danh sách tài liệu tham khảo. Các
kết quả chính của luận án đã được công bố trong 05 bài báo trên các
tạp chí quốc tế, 01 báo cáo tại hội nghị chuyên ngành quốc tế và 01
sáng chế.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D VÀ VẬT
LIỆU SILIC XỐP
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu về tinh thể quang tử từ khái
niệm đến cấu tạo cho tất cả tinh thể quang tử (photonic crystal - PC)
1D, 2D và 3D. Đặc biệt, trong chương này sẽ trình bày chi tiết cấu
tạo của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D và quá trình hình thành
silic xốp bằng phương pháp ăn mòn điện hóa. Những ưu điểm của
6
silic xốp và ứng dụng nó trong lĩnh vực cảm biến được trình bày chi
tiết trong chương này.
CHƯƠNG 2:
THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG CẤU TRÚC CỦA VI CỘNG
HƯỞNG QUANG TỬ 1D TRÊN NỀN VẬT LIỆU SILIC XỐP
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết vật lý của tinh thể quang tử
1D và sự truyền sóng quang trong cấu trúc đa lớp và vi cộng hưởng
1D. Mô hình Kronig – Penny là mô hình chuẩn xác cho cấu trúc tuần
hoàn của các lớp điện môi một chiều cũng được giới thiệu chi tiết.
Các đặc trưng quang học của PC 1D và cấu trúc vi cộng hưởng quang
tử 1D được tính toán dựa trên phương pháp ma trận chuyển (Transfer
Matrix Method - TMM). Chương trình mô phỏng này khảo sát ảnh
hưởng của sự thay đổi chiết suất, độ dày của mỗi lớp và số cặp lớp
ảnh hưởng tới sự hình thành vùng cấm quang và đỉnh cộng hưởng
của vi cộng hưởng quang tử 1D. Vùng cấm thu được sẽ được so sánh
với kết quả mô phỏng dựa trên mô hình Kronig - Penny và các thông
số của cấu trúc được xác định từ phổ phản xạ mô phỏng được sử
dụng cho công việc chế tạo phía sau. Các thông số ảnh hưởng tới độ
nhạy của cảm biến quang dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử
1D trên nền vật liệu silic xốp cũng được tính toán chi tiết.
CHƯƠNG 3:
CHẾ TẠO CẤU TRÚC VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D
TRÊN CƠ SỞ SILIC XỐP
3.1. Nguyên lý, qui trình chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử
1D làm bằng silic xốp
3.1.1. Nguyên lý chế tạo
7
Phần này đưa ra nguyên lý chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang
tử 1D làm bằng silic xốp dựa trên phương pháp điện hóa mảnh silic.
3.1.2. Qui trình chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng 1D
Phần này trình bày chi tiết các bước tiến hành chế tạo cấu trúc vi
cộng hưởng quang tử 1D.
3.2. Thiết kế chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D
Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D bao gồm một lớp điện môi có
chiều dày quang học bằng λ hoặc λ/2 được kẹp giữa hai gương Bragg
có chiều dày quang học bằng phần tư bước sóng.
Buồng vi cộng hưởng 1D
được tạo ra bằng cách: đầu
tiên ăn mòn để tạo ra một
màng đa lớp hay là gương
phản xạ Bragg (DBR) ở phía
trên với độ dài quang học
của mỗi lớp là λ/4, các lớp
có chiết suất cao và thấp xen
kẽ nhau, sau đó ăn mòn
một lớp khuyết tật với độ
dài quang học bằng λ/2 với
chiết suất bằng chiết suất
của lớp có độ xốp cao
(tương ứng với chiết suất
thấp) và cuối cùng ăn mòn để tạo ra một DBR ở phía dưới với các
điều kiện giống như DBR đã chế tạo ở bên trên. Chi tiết các điều kiện
ăn mòn điện hóa được cung cấp trong bảng 3.1.
Các cấu trúc tinh thể quang tử 1D và vi cộng hưởng quang tử 1D
sau khi chế tạo được đo phổ phản xạ thông qua Varian Cary 5000,
Hình 3.5. (a) Sơ đồ minh họa cấu trúc của một
cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc buồng
vi cộng hưởng 1D thể hiện bởi lớp khuyết tật có
độ dài quang học λ/2 xen giữa hai DBR gồm các
lớp có chiết suất cao và thấp có độ dài quang học
λ/4 xen kẽ lẫn nhau. (b) Phổ phản xạ tương ứng
của vi hốc cộng hưởng cho thấy một bước sóng
cộng hưởng hẹp ở giữa hai đỉnh phản xạ cực đại.
8
USB 4000 và đo vi hình thái thông qua ảnh FE-SEM của máy S-
4800.
3.3. Một số phương pháp nghiên cứu cấu trúc và đặc tính quang
học của vật liệu silic xốp
Các tính chất quang học và chất lượng của cấu trúc vi cộng hưởng
quang tử 1D phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các lỗ xốp, độ
dày của các lớp. Do đó, việc xác định các yếu tố trên có tầm quan
trọng đặc biệt trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và
đặc trưng quang học của vi cộng hưởng quang tử làm bằng silic xốp.
Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số phương pháp được sử dụng
trong luận án dùng để quan sát hình thái học, kích thước, cấu trúc và
đặc trưng quang học của vi cộng hưởng quang tử 1D như kính hiển vi
điện tử quét SEM, hệ ghép lăng kính Metricon Model 2010, thiết bị
phân tích phổ Varian Carry 5000, USB 4000
3.4. Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D
Bảng 3.3. Thông số chế tạo cấu trúc PC 1D trong vùng khả
kiến với chu kỳ 12
Tên
mẫu
Các lớp Số chu kỳ
Mật độ dòng
(mA/cm2
)
Thời gian
(s)
M03
nH
12
15 4,47
nL 50 2,3
Hình 3.18
là ảnh
SEM của
cấu trúc
PhC 1D
trong
vùng nhìn thấy
với chu kỳ là
Hình 3.18. Ảnh SEM của cấu trúc PhC 1D trong vùng khả kiến với chu
kỳ 12 cặp lớp
9
12 cặp lớp. Hình 3.19 là
phổ phản xạ của 03 mẫu
PhC 1D hoạt động trong
vùng nhìn thấy.
Bảng 3.4 là thông số ăn
mòn của các mẫu vi cộng
hưởng quang tử 1D trong
vùng khả kiến. Gương
Bragg trên chúng tôi chế
tạo với chu kỳ là 4,5 và gương
dưới có chu kỳ là 5 với mục
đích để tạo cấu trúc đối xứng qua lớp khuyết tật.
Bảng 3.4. Thông số chế tạo vi cộng hưởng quang tử 1D tại bước
sóng cộng hưởng 650 nm
Mô tả Số chu kỳ Mật độ dòng (mA/cm2
) Thời gian (s)
DBR1 4
15 5,16
50 2,65
1 15 5,16
Lớp
khuyết tật
1 50 5,31
DBR2
5
15 5,16
50 2,65
Hình 3.19. Phổ phản xạ của cấu trúc PhC 1D
trong vùng khả kiến với chu kỳ 12 cặp lớp chiết
suất cao và chiết suất thấp
Hình 3.20. (a) Ảnh SEM của mặt cắt
ngang của cấu trúc vi cộng hưởng quang
tử 1D với độ dài quang học của lớp đệm
(lớp khuyết tật) là λ/2 với bước sóng
cộng hưởng ở 650nm và độ tương phản
chiết suất là 15/50mAcm-2
, và (b) ảnh
SEM bề mặt của cấu trúc với kích thước
của các lỗ xốp vào khoảng vài chục
nanomet
10
Hình 3.20 là ảnh SEM của mặt cắt ngang một vi hốc cộng hưởng với
độ dài quang học của lớp đệm (lớp khuyết tật) là λ/2 với bước sóng
cộng hưởng ở 650nm (a), và ảnh SEM cho thấy kích thước của các lỗ
xốp vào khoảng vài chục nanomet trong lớp đệm của vi hốc cộng
hưởng (b). Hình 3.23 là phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng hưởng
quang tử 1D tại bước sóng 654.9 nm. Hình 3.23 là ảnh chụp 04 mẫu
cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D.
3.5. Thiết kế hệ thiết bị cảm biến quang tử nano dựa trên cấu
trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp
Hình 3.34 là sơ đồ khối của hệ thiết bị cảm biến quang tử được sử
dụng trong luận án bao gồm phương pháp đo lỏng (ứng dụng đo các
chất lỏng cần phân tích không bay hơi) và phương pháp hóa hơi các
hợp chất hữu cơ (phương pháp này ứng dụng để đo các hợp chất dễ
bay hơi).
Hình 3.23. Phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng
hưởng quang tử 1D sau khi chia cho cường độ
phản xạ của mẫu nền.
Hình 3.23. 04 mẫu cấu trúc vi
cộng hưởng quang tử 1D
11
Hình 3.26. Sơ đồ khối thể hiện thiết bị cảm biến quang tử
Hình 3.33. Bản vẽ tổng thể của hệ thiết
bị và hệ thiết bị cảm biến
Hình 3.27. Sơ đồ khối của hệ đo sự dịch chuyển bước
sóng của cảm biến quang trong pha lỏng
Hình 3.29. Hệ thiết bị cảm biến quang
tử nano
Hình 3.28. Sơ đồ hệ đo nồng độ dung
môi bằng cảm biến pha hơi dùng hiệu
ứng nhiệt độ và áp suất hơi riêng phần
12
CHƯƠNG 4
XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC DỰA TRÊN CẤU TRÚC
VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM BẰNG SILIC XỐP
4.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang dựa trên cấu trúc
vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp
Khi ánh sáng tới chiếu
vào màng xốp thì tại bề
mặt của mẫu sẽ xảy ra
hiện tượng giao thoa của
các tia phản xạ từ các bề
mặt phân cách của mỗi
lớp xốp và tạo ra phổ
phản xạ của cảm biến. Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến quang
học này là các chất cần phân tích xâm nhập vào các lỗ xốp làm thay
đổi chiết xuất hiệu dụng của màng xốp dẫn đến sự dịch chuyển phổ
phản xạ của cảm biến. Hình 4.1 trình bày sơ đồ nguyên lý hoạt động
của bộ cảm biến quang Fabry-Perot.
Khi dung dịch của các chất cần phân tích thấm vào các lỗ xốp thì
chiết suất hiệu dụng của
các lớp xốp của cảm biến
thay đổi làm cho bước
sóng cộng hưởng của
cảm biến dịch chuyển về
bước sóng dài. Hình 4.2
mô tả nguyên lý của cảm
biến quang dựa trên cấu
trúc buồng vi cộng hưởng.
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý đo phổ phản xạ của cảm biến
quang Fabry-Perot
Hình 4.2. Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng (Δλ)
của cảm biến quang trước và sau khi tiếp xúc với
chất cần phân tích
quang Fabry-Perot
13
4.2. Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D cho ứng dụng cảm
biến
Trước khi mẫu cảm biến được
sử dụng để làm cảm biến thì
chúng được oxi hóa bề mặt để
giúp ổn định cấu trúc và giúp
cấu trúc từ kỵ nước sang ưa
nước. Hình 4.3 trình bày về phổ
phản xạ của cấu trúc vi cộng
hưởng quang tử 1D trước và sau
khi oxy hóa. Sự dịch
chuyển về vùng bước sóng
ngắn của bước sóng cộng hưởng là do sự giảm chiết suất hiệu dụng
của các lớp silic xốp khi bị oxi hóa.
4.3. Khảo sát đo cảm biến với các dung môi hữu cơ
4.3.1. Các đường chuẩn thực nghiệm đối với các dung môi hữu cơ
tinh khiết
Bảng 4.1. Một số dung môi thông dụng với chiết suất đã biết và bước sóng cộng hưởng của
cảm biến quang tử khi nhúng trong dung môi
Dung môi hữu cơ Chiết suât
Bước sóng cộng
hưởng (nm)
Không khí (nền)
Methanol (99.5%)
Ethanol (99.7%)
Isopropanol (99.7%)
Methylene chloride (99.5%)
1.0003
1.3280
1.3614
1.3776
1.4242
504.75
572.05
579.00
583.17
592.85
Hình 4.3. Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng (Δλ)
của cảm biến quang trước và sau khi tiếp xúc với chất
cần phân tích
quang Fabry-Perot
14
Độ nhạy của cảm biến (Δλ/Δn) là thông số quan trọng nhất của linh
kiện cảm biến do chúng sẽ quyết định giới hạn đo của thiết bị. Từ các
thông số thực nghiệm trong bảng 4.1, chúng tôi xác định độ nhạy
cảm biến quang tử trên cơ sở màng silic xốp đa lớp là 200nm/RIU.
Thiết bị đo phổ Varian Cary 5000 có độ phân giải 0,1 nm, vì vậy cảm
biến có thể xác định độ thay đổi chiết suất môi trường dưới 10-3
.
4.3.2. Ứng dụng đo cảm biến đối với các dung môi hữu cơ trong
xăng sinh học
Hình 4.8 trình bày
kết quả đo bước sóng
cộng hưởng của cảm
biến quang tử khi
nhúng trong xăng
A92; xăng E5
(A92+Ethanol 5%)
thương mại; và trong
xăng A92 pha tạp
ethanol và methanol
với nồng độ 5-15% theo
phương pháp tạo mẫu trong
phòng thí nghiệm.
Với trường hợp xăng A92 pha ethanol từ 5% đến 15%, độ dịch
bước sóng cộng hưởng là 3,6nm, như vậy giới hạn phát hiện của
ethanol pha trong xăng là 0,4% (với độ phân giải của máy phổ sử
dụng là 0,1). Trong trường hợp xăng pha methanol với nồng độ từ
5% đến 15%, độ dịch bước sóng cộng hưởng đo được là 7,2 nm và
chúng tôi thu được giới hạn phát hiện của cảm biến với methanol pha
trong xăng là 0,2%.
Hình 4.8. Đường đặc trưng dịch bước sóng của
cảm biến quang tử đo nồng độ methanol và
ethanol khác nhau pha trong xăng A92
15
4.4. Ứng dụng cảm biến quang đo các loại thuốc bảo vệ thực vật
trong môi trường nước
Trong phần này, chúng
tôi sử dụng cấu trúc vi
cộng hưởng có bước sóng
cộng hưởng tại 597.29 nm.
Hình 4.9 chứng minh phổ
phản xạ của cảm biến
trong không khí và trong
nước nước cất hai lần.
Hình 4.11 biểu diễn quan hệ
tuyến tính giữa độ dịch bước
sóng cộng hưởng và nồng độ
atrazine từ 2,15 pg.mL-1
đến
21,5 pg.mL-1
trong môi trường
nước và trong dung dịch có chứa
a-xít humic. Từ các giá trị thực nghiệm thu được, chúng ta có thể tính
toán độ nhạy phát hiện của cảm biến là 0.35 nm/pg.mL-1
đối với
atrazine trong nước và 0.63 nm/pg.mL-1
trong dung dịch nước:a-xít
Hình 4.9. Phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng
hưởng quang tử 1D trong không khí (đường
cong 1) và trong nước (đường cong 2). Hình ảnh
mẫu cảm biến quang dựa trên cấu trúc vi cộng
hưởng quang tử 1D được chèn vào trong hình
với diện tích bề mặt hoạt động khoảng 0,8 cm2
.
Hình 4.11. Độ dịch phổ cộng hưởng của
cảm biến trong môi trường nước và a–xít
humic có chứa atrazine với nồng độ thay
đổi từ 2,15 đến 21,5 pg.ml-1
Hình 4.12. Độ dịch phổ cộng hưởng của
cảm biến trong môi trường nước và a–xít
humic có chứa atrazine với nồng độ thay
đổi từ 2,15 đến 21,5 pg.ml-1
trong hai trường
hợp mẫu được đo trước và sau 6 tháng
16
humic. Giới hạn phát hiện (Limit of detection-LOD) của cảm biến là
tỷ số giữa độ phân giải của thiết bị đo phổ và độ nhạy của thiết bị
cảm biến được tính toán là 1,4 và 0,8 pg.mL-1
cho môi trường nước
và a–xít humic có atrazine hòa tan trong trường hợp độ phân giải của
máy phổ 0,5 nm.
Từ hình 4.12, ta quan sát thấy rằng độ dịch chuyển bước sóng cộng
hưởng trong trường hợp atrazine hòa tan trong axit humic là cao hơn
trong trường hợp atrazine hòa tan trong nước, bởi vì atrazine với HA
chứa chất hữu cơ hòa tan như thành phần có chiết suất cao hơn so với
các nước.Trong lần đo đầu tiên, chúng tôi thu được độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng khoảng 6,4 nm và 14 nm trong nước và trong
axit humic tương ứng khi nồng độ của atrazine thay đổi từ 2,15 đến
21,5 pg.mL-1
nhưng sau 6 tháng độ dịch chuyển bước sóng cộng
hưởng chỉ còn 4,2 nm và 6,7 nm (tương tự nồng độ của atrazine giảm
xuống từ 21,5 pg.mL-1
tới 8,6 và 6,8 pg.mL-1
trong nước và trong axit
humic tương ứng). Chu
kỳ bán rã của atrazine
được ước tính từ 60 tới
150 ngày trong axit
humic và trong nước,
khi các mẫu dung dịch
atrazine được bảo quản
trong điều kiện tương tự
với điều kiện tự nhiên.
Tiếp theo, chúng tôi
khảo sát đo nồng độ của thuốc BVTV endosulfan với hai đồng phân
Hình 4.13. Độ dịch phổ cộng hưởng của cảm biến trong
môi trường nước chứa endosulfan với nồng độ thay đổi từ
0.1 đến 10 μg.mL-1
17
α- và β-endosulfan. Hình 4.13 biểu diễn các kết quả đo nồng độ của
α- và β-endosulfan trong nước. Các đồng phân α- và β-endosulfan
được xác định bởi độ dốc khác nhau của sự phụ thuộc độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng của cảm biến vào các nồng độ của
endosulfan. Giới hạn phát hiện của cảm biến quang tử thu được là
0,32 μg.mL-1
đối với α-endosulfan và 0,21 μg.mL-1
đối với β-
endosulfan.
CHƯƠNG 5
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ DỰA
TRÊN CẤU TRÚC VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM
BẰNG SILIC XỐP
5.1. Xây dựng hệ đo cảm biến sử dụng phương pháp hóa hơi các
hợp chất hữu cơ (Volatile organic compound method – VOC
method)
5.1.1. Cơ sở lý thuyết
Phương pháp VOC này dựa trên hiện tượng ngưng tụ hơi hoặc khí
của các chất cần phân tích tại các vi mao mạch trong các lỗ xốp. Hiệu
ứng này được thể hiện qua công thức Kelvin:
Với điều kiện P<P0:
(5.1)
Ở đây rk là bán kính Kelvin, γ là sức căng bề mặt, là khối lượng
mol của chất lỏng, là hằng số khí, P là áp suất hơi riêng phần của
chất khí, T0 là nhiệt độ của cảm biến và P0 là áp suất khí cân bằng ở
nhiệt độ .
0
2
ln( )
K
Se
M
r
P
RT
P


 
18
5.2. Xác định nồng độ các dung môi hữu cơ bằng phương pháp
hóa hơi các hợp chất (Volatile organic compound method -
phương pháp VOC)
Bảng 5.1. Một số tính chất lý – hóa của các dung môi hữu cơ được sử dụng trong thí
nghiệm đo cảm biến
Dung môi n
ρ
(g/cm3
)
VP
(kPa)
BP
(0
C)
Ethanol 1,3614 0,785 5,9 78,5
Methanol 1,3284 0,791 12,8 64,6
Acetone 1,3586 0,791 24 56,2
Nước 1,3330 0,998 1,75 100
5.2.1. Đáp ứng của cảm biến phụ thuộc vào nhiệt độ và vận tốc
dòng khí
Hình 5.4. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng của vi cộng hưởng
quang tử 1D vào nồng độ của ethanol khi
vận tốc dòng khí (V) và nhiệt độ của dung
dịch (T) hoạt động như các thông số trong
thực nghiệm
Hình 5.3. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng của vi cộng
hưởng quang tử 1D vào vận tốc dòng
khí (V)
19
Hình 5.3 mô tả đường cong Δλ(C) là đường thẳng tuyến tính và độ
dốc của nó, tức là độ nhạy của phép đo, tăng khi tăng V và T.
Hình 5.4 cho thấy sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng cộng
hưởng Δλ(V) vào V, tại nhiệt độ 300
C khi nồng độ của ethanol và
aceton hoạt động như các tham số.
5.2.2. Khảo sát độ nhạy của cảm biến sử dụng các phương pháp
khác nhau
Nồng độ các dung môi được khảo sát từ 0% - 15%. Nhiệt độ của
dung dịch TSo và vận tốc dòng khí V được thay đổi từ 300
C tới 1000
C
và từ 1,68 mL.s-1
tới 2,22 mL.s-1
.
Hình 5.4 cho thấy sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng cộng
hưởng, Δλ, và độ nhạy, S, vào nồng độ thể tích của ethanol trong
nước, C, qua 3 phương pháp đo: đo lỏng (liquid drop), áp suất hơi
bão hòa và phương pháp VOC với nhiệt độ dung dịch, TSo, và vận tốc
của dòng khí, V, hoạt động như các tham số. Ta thấy rằng phương
pháp VOC cho độ nhạy là cao nhất trong ba phương pháp.
Hình 5.4. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng (a) và độ nhạy (b) của
cảm biến dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp
vào nồng độ của ethanol
20
5.3. Ứng dụng cấu trúc vi cộng hưởng 1D dựa trên vật liệu silic
xốp làm cảm biến xác định hàm lượng methanol trong ethanol
5.3.1. Xác định hàm lượng methanol trong cồn
Đối với phần thực nghiệm này, chúng tôi chuẩn bị các mẫu dung
dịch chuẩn như sau: cồn tinh khiết với nồng độ 99,7% được pha
loãng xuống hai nồng độ ethanol 30% v/v (CE=30%) và ethanol 45%
v/v (CE=45%). Hai nồng độ này gần với nồng độ của rượu vodka của
Việt Nam và của Nga. Các mẫu dung dịch chuẩn này sẽ được thêm
vào dung dịch methanol với nồng độ từ 0-5% v/v mục đích để tạo ra
các đồ uống nhiễm bẩn.
Hình 5.8 trình bày sự thay đổi
bước sóng cộng hưởng của cảm
biến vào nồng độ của methanol
trong ethanol. Trong thí nghiệm
này, chúng tôi thay đổi nhiệt độ
của bình chứa dung dịch của chất
cần phân tích từ 450
C đến 550
C
và nhiệt độ của buồng mẫu được
giữ không đổi tại 22o
C. Ta quan sát
trên hình thấy rằng độ chuyển dịch
bước sóng cộng hưởng của buồng
cảm biến tăng theo nồng độ của
methanol được thêm vào cồn và nhiệt độ của hỗn hợp dung dịch. Tại
nồng độ của methanol 0%, ta quan sát thấy độ dịch chuyển bước sóng
tương đối lớn khoảng 22 nm tới 30 nm, điều này chứng tỏ hiện tượng
lắng đọng mao dẫn đã xảy ra tại các nhiệt độ từ 450
C tới 550
C của
dung môi ethanol ở hai nồng độ 30% và 45%. Khi sự lắng đọng mao
Hình 5.8. Sự phụ thuộc của sự thay đổi
bước sóng vào nồng độ methanol trong
cồn 45% và 30% ở nhiệt độ cảm biến
của 22o
C khi nhiệt độ dung dịch Tso
hoạt động như một tham số
21
mạch xảy ra trong các lỗ xốp, đáp ứng của cảm biến là tuyến tính
trong phạm vi hẹp của nồng độ. Rõ ràng, độ nhạy của cảm biến được
tính như là độ dốc của đường cong được nội suy từ các điểm thực
nghiệm tỉ lệ thuận với nhiệt độ dung dịch. Trong khoảng nhiệt độ
dung dịch từ 450
C đến 550
C, độ nhạy tăng từ 1,42 nm/% đến
2,59 nm/% cho nồng độ của ethanol 30% và từ 2,09 nm/% đến
3,63 nm/% cho dung dịch ethanol 45%.
Hình 5.9 cho thấy sự
phụ thuộc của độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng Δλ vào
nồng độ methanol Cm, với nhiệt
độ của dung dịch Tso=550
C
được giữ không đổi cho hai
nồng độ của cồn 45% và 30%
khi nhiệt độ cảm biến TSe hoạt
động như một tham số. Các đường
cong từ 1 đến 5 mô tả sự phụ thuộc
của Δλ vào Cm là tuyến tính và độ
dốc của chúng tăng lên với sự tăng
nồng độ ethanol và methanol trong hỗn hợp dung dịch trong đó nhiệt
độ của buồng cảm biến giảm từ TSe =280
C xuống TSe =140
C với sai
số của nhiệt độ của buồng cảm biến là ±0,5˚C. Trong đường cong 6,
đáp ứng của cảm biến là tuyến tính đối với nồng độ methanol thấp
hơn 3% và sau đó độ dịch chuyển bước sóng là ít dần cho đến khi
bão hòa khoảng 5%. Ở nồng độ này, như đã đề cập ở trên, cảm biến
hoạt động trong chế độ làm ướt do vậy độ nhạy giảm đáng kể. Và ta
quan sát thấy rằng khi giảm nhiệt độ của buồng cảm biến, thì độ dốc
Hình 5.9. Sự phụ thuộc của sự thay đổi
bước sóng vào nồng độ methanol trong
ethanol 45% và 30% ở nhiệt độ dung
dịch 55o
C khi nhiệt độ cảm biến TSe
hoạt động như một tham số
22
của đường cong tăng lên hay độ nhạy của cảm biến tăng lên. Điều
này đã đúng như dự đoán theo công thức 5.1.
5.3.2. Xác định hàm lượng ethanol và methanol trong cồn công
nghiệp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rượu giả được pha
trộn từ cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao. Các loại rượu
giả này gây ngộ độc cho người uống có thể dẫn tới tử vong. Chính vì
vậy, mục đích của phần này là xác định hàm lượng methanol có trong
rượu vodka được pha chế từ cồn công nghiệp. Như trong phần trước,
tôi có khảo sát hàm lượng methanol trong rượu với nồng độ ethanol
đã biết trước. Do vậy, trong phần này tôi tiến hành các bước thực
nghiệm như sau: đầu tiên tôi xác định hàm lượng ethanol trong cồn
công nghiệp, sau đó tôi pha cồn công nghiệp này thành hai loại rượu
có nồng độ ethanol tương ứng với nồng độ ethanol đã khảo sát phần
trước, tiếp theo tôi áp dụng phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ
để xác định hàm lượng methanol có trong 2 loại rượu này.
Hình 5.11. Độ dịch chuyển bước sóng
cộng hưởng của cảm biến sử dụng
phương pháp đo lỏng để xác định
nồng độ ethanol trong cồn công
nghiệp vecni
Hình 5.13. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển
bước sóng cộng hưởng của cảm biến vào
nồng độ methanol được thêm vào cồn tinh
khiết với hai nồng độ CE=30% và CE=45%
và độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng
của cảm biến ứng với hai nồng độ 30% và
40% của cồn công nghiệp vecni
23
Như vậy có thể kết luận rằng, phương pháp hóa hơi các hợp
chất hữu cơ hoàn toàn có thể được áp dụng để xác định hàm lượng
methanol có trong các loại rượu là chế phẩm từ cồn công nghiệp. Với
cồn công nghiệp vecni này, tôi xác định được nồng độ methanol là
7,3% ứng với nồng độ cồn chúng tôi đo được là 91% v/v. Đây cũng
là kết quả đáng quan trọng, nó mở ra một con đường cho phép chúng
ta có thể kiểm soát được các loại rượu được lưu thông trên thị trường
sử dụng cảm biến quang dựa trên vật liệu silic xốp. Phương pháp hóa
hơi các hợp chất hữu cơ này có độ nhạy rất cao và có khả năng phát
hiện các dung môi ở nồng độ rất thấp.
KẾT LUẬN
Luận án đã tập trung nghiên cứu, chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng
quang tử 1D và định hướng ứng dụng trong cảm biến quang. Từ
những kết quả thu được, luận án có thể kết luận với một số điểm
chính như sau:
1. Luận án đã chế tạo thành công cấu trúc vi cộng hưởng quang
tử 1D làm bằng silic xốp với độ đồng đều cao và đáp ứng điều kiện lý
thuyết của môi trường hiệu dụng trong vùng phổ 400÷800nm.
2. Dựa trên cảm biến quang tử sử dụng cấu trúc buồng vi cộng
hưởng 1D, chúng tôi đã xây dựng hệ thiết bị cảm biến quang tử có
thể đo đồng thời hai phương pháp: phương pháp đo lỏng (liquid drop)
ứng dụng cho việc xác định một số loại thuốc bảo vệ thực vật và
phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ ứng dụng đo các dung môi
hữu cơ.
3. Đối với phương pháp đo lỏng, độ nhạy của cảm biến thu
được khoảng 200nm/RIU có thể phát hiện sự thay đổi chiết suất tối
thiểu khoảng 10-3
. Cảm biến có thể xác định sự thay đổi nồng độ
ethanol trong xăng sinh học 0,4% và phân biệt được sự thay đổi trong
khoảng 0,2% đối với nồng độ methanol trong xăng. Cảm biến nano
quang tử dựa trên các cấu trúc silic xốp có khả năng phát hiện thuốc
24
trừ sâu: atrazine (trong nước và axit humic), endosulfan (α-
endosulfan, β-endosulfan) trong môi trường lỏng tại nồng độ thấp với
đáp ứng nhanh, độ nhạy cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn về giới
hạn an toàn của thuốc BVTV trong nước sinh hoạt và nước ngầm.
Giới hạn phát hiện của cảm biến quang tử thu được là 0,13 μg.mL-1
đối với α-endosulfan và 0,08 μg.mL-1
đối với β-endosulfan. Giới hạn
phát hiện LOD thu được là từ 0,32 đến 0,57 pgml-1
tương ứng với
atrazine trong axit humic và trong nước. Chúng tôi cũng xác định
được thời gian phân rã của atrazine trong axit humic và trong nước
tương ứng là 60 và 150 ngày.
4. Trong phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ, nhiệt độ
của dung dịch cần nghiên cứu và tốc độ dòng khí chảy qua bình chứa
dung dịch được sử dụng như những tham số nhằm kiểm soát các đáp
ứng của cảm biến đối với những hỗn hợp hữu cơ khác nhau. Việc
tăng nhiệt độ dung dịch cũng như thông lượng dòng khí đã tạo ra một
sự gia tăng mạnh mẽ về độ dịch chuyển của bước sóng cộng hưởng
của cảm biến. Sự gia tăng này làm tăng độ phân giải trong việc xác
định nồng độ chất phân tích. Việc sử dụng đồng thời hai tham số
nhiệt độ dung dịch và tốc độ dòng khí một cách thích hợp sẽ cho
phép mở rộng giới hạn đo ở vùng nồng độ thấp. Những đặc tính vật
lý của các chất nghiên cứu như nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, áp suất
hơi riêng phần, …được sử dụng làm “dấu hiệu đặc trưng” tham gia
vào những đáp ứng của cảm biến thông qua sự phụ thuộc giữa độ
dịch của bước sóng cộng hưởng của cảm biến với tốc độ dòng khí và
nhiệt độ dung dịch. Phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ thu
được độ nhạy cao nhất so với hai phương pháp: đo lỏng và áp suất
hơi bão hòa. Trường hợp xác định nồng độ ethanol trong nước độ
nhạy thu được cao nhất từ phương pháp VOC là 6,9 nm/%, chúng tôi
tính được LOD=0.028% (với độ phân giải của máy phổ là 0,2 nm)
tương đương với sự thay đổi chiết suất khoảng 1,2.10-6
.
5. Đặc biệt, phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ có khả
năng phát hiện nồng độ thấp với độ nhạy cao của các dung môi hữu
cơ (từ 0-5% v/v methanol trong cồn) khi làm lạnh buồng mẫu của
cảm biến. Dựa trên phương pháp này, ta có thể xác định được hàm
lượng của methanol có trong các loại rượu và rượu giả là chế phẩm
từ cồn công nghiệp. Kết quả này đã mở ra một con đường mới trong
25
việc kiểm soát chất lượng của các đồ uống có cồn sử dụng cảm biến
quang tử nano làm bằng silic xốp.

More Related Content

What's hot

danh gia rui ro thuy ngan
danh gia rui ro thuy ngandanh gia rui ro thuy ngan
danh gia rui ro thuy ngannhóc Ngố
 
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạc
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạcTổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạc
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạcTechtra JSC
 
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanoGIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanowww. mientayvn.com
 
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngNguyễn Quốc
 

What's hot (12)

danh gia rui ro thuy ngan
danh gia rui ro thuy ngandanh gia rui ro thuy ngan
danh gia rui ro thuy ngan
 
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansylTổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
Tổng hợp sensor huỳnh quang từ dẫn xuất dimethylaminocinnamaldehyde và dansyl
 
Luận án: Ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bị
Luận án: Ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bịLuận án: Ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bị
Luận án: Ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bị
 
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu biến tính bentonit Cổ Định và ứng dụng, HAY
 
Nano bạc
Nano bạcNano bạc
Nano bạc
 
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạc
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạcTổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạc
Tổng quan về nano bạc - Cơ chế diệt khuẩn và ứng dụng của nano bạc
 
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nanoGIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU NANO & công nghệ nano
 
Đề tài: Vật liệu và kĩ thuật nano, HAY
Đề tài: Vật liệu và kĩ thuật nano, HAYĐề tài: Vật liệu và kĩ thuật nano, HAY
Đề tài: Vật liệu và kĩ thuật nano, HAY
 
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
Thử nghiệm quy trình sản xuất sinh khối bào tử vi nấm phân hủy cellulose và p...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của giam giữ phonon lên hiệu ứng cộng hưởng
Nghiên cứu ảnh hưởng của giam giữ phonon lên hiệu ứng cộng hưởngNghiên cứu ảnh hưởng của giam giữ phonon lên hiệu ứng cộng hưởng
Nghiên cứu ảnh hưởng của giam giữ phonon lên hiệu ứng cộng hưởng
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trường
 
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu xốp mao quản trung bình tiên tiến (cấu t...
 

Similar to Luận án: Chế tạo và khảo sát các tính chất phát xạ của laser, HAY

2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdfTIPNGVN2
 
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longCac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longNguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdf
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdfBAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdf
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...HanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]clayqn88
 

Similar to Luận án: Chế tạo và khảo sát các tính chất phát xạ của laser, HAY (20)

2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
2_Thuyet minh cap bjdjd d hdhd d ds hs s hs ho 2017.pdf
 
Đề tài: Quá trình hình thành pha, cấu trúc vật liệu nano yfeo3, 9đ
Đề tài: Quá trình hình thành pha, cấu trúc vật liệu nano yfeo3, 9đĐề tài: Quá trình hình thành pha, cấu trúc vật liệu nano yfeo3, 9đ
Đề tài: Quá trình hình thành pha, cấu trúc vật liệu nano yfeo3, 9đ
 
Luận án: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quang
Luận án: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quangLuận án: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quang
Luận án: Thiết kế, tổng hợp và ứng dụng các sensor huỳnh quang
 
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longCac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...
BÀI GIẢNG MÔN HỌC HÓA PHÂN TÍCH 2 (ANALYTICAL CHEMISTRY) - KHOA DƯỢC ĐẠI HỌC ...
 
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdf
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdfBAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdf
BAI GIANG PHAN TICH MOI TRUONG GV PHAN QUANG HUY HOANG.pdf
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...
Hiện Trạng Công Nghệ Quan Trắc Môi Trường Tại Việt Nam – Xu Hướng Phát Triển ...
 
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đẢnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt Hà Nội
Xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt Hà NộiXây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt Hà Nội
Xây dựng quy trình công nghệ giám sát môi trường nước mặt Hà Nội
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Luận án: Chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên polyme dẫn biến tính
Luận án: Chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên polyme dẫn biến tínhLuận án: Chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên polyme dẫn biến tính
Luận án: Chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên polyme dẫn biến tính
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên cơ sở polyme dẫn biế...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên cơ sở polyme dẫn biế...Luận án: Nghiên cứu chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên cơ sở polyme dẫn biế...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo hệ vi cảm biến điện hóa trên cơ sở polyme dẫn biế...
 
mayquangpho
mayquangphomayquangpho
mayquangpho
 
Luận án: Tổng hợp một số sensor huỳnh quang để xác điṇh Hg(II)
Luận án: Tổng hợp một số sensor huỳnh quang để xác điṇh Hg(II)Luận án: Tổng hợp một số sensor huỳnh quang để xác điṇh Hg(II)
Luận án: Tổng hợp một số sensor huỳnh quang để xác điṇh Hg(II)
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
 
Luận án: Phương pháp phân tích tín hiệu trong chẩn đoán vết nứt
Luận án: Phương pháp phân tích tín hiệu trong chẩn đoán vết nứtLuận án: Phương pháp phân tích tín hiệu trong chẩn đoán vết nứt
Luận án: Phương pháp phân tích tín hiệu trong chẩn đoán vết nứt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận án: Chế tạo và khảo sát các tính chất phát xạ của laser, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ  NGUYỄN THÚY VÂN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CỦA VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM CẢM BIẾN QUANG Chuyên ngành: Vật liệu Quang học, Quang điện tử và Quang tử Mã số: 62.44.01.27 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU HÀ NỘI - 2018
  • 2. 9. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Văn Hội 2. PGS.TS. Bùi Huy Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi...giờ..., ngày...tháng... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Huy Bui, Van Hoi Pham, Van Dai Pham, Thanh Binh Pham, Thi Hong Cam Hoang, Thuy Chi Do and Thuy Van Nguyen, Development of nano-porous silicon photonic sensors for pesticide monitoring, Digest Journal of Nanomaterials and Biostructures, volume 13, No.1, January – March 2018. 2. H. Bui, V. H. Pham, V. D. Pham, T. H. C. Hoang, T. B. Pham, T. C. Do, Q. M. Ngo, and T. Van Nguyen, “Determination of low solvent concentration by nano-porous silicon photonic sensors using volatile organic compound method,” Environ. Technol., pp. 1–9, May 2018. 3. Van Hoi Pham, Huy Bui, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Thanh Son Pham, Van Dai Pham, Thi Cham Tran, Thu Trang Hoang and Quang Minh Ngo, “Progress in the research and development of photonic structure devices”, Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 7, 015003, 17pp, 2016. 4. Van Hoi Pham, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Van Dai Pham and Bui Huy, “Nano porous silicon microcavity sensor for determination organic solvents and pesticide in water”, Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 5, 045003, 9pp, 2014. 5. Bui Huy, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Thanh Binh Pham, Quoc Trung Dang, Thuy Chi Do, Quang Minh Ngo, Roberto Coisson, and Pham Van Hoi, “A Vapor Sensor Based on a Porous Silicon Microcavity for the Determination of Solvent Solution”, Jounal of the Optical Society of Korea, Vol. 18, No. 4, pp. 301-306, 2014. 6. Van Hoi Pham, Huy Bui, Le Ha Hoang, Thuy Van Nguyen, The Anh Nguyen, Thanh Son Pham, and Quang Minh Ngo, “Nano- porous Silicon Microcavity Sensors for Determination of Organic Fuel Mixtures”, Jounal of the Optical Society of Korea, Vol. 17, No. 5, pp. 423-427, 2013. 7. Nguyen Thuy Van, Pham Van Dai, Pham Thanh Binh, Tran Thi Cham, Do Thuy Chi, Pham Van Hoi and Bui Huy, “A micro- photonic sensor based on resonant porous silicon structures for
  • 4. liquid enviroment monitoring”, Proc. of Advances in optics Photonics Spectroscopy & application, Ninh Binh city, Vietnam. November 6 - 10, 2016, ISBN 978-604-913-578-1, pp. 471-475, 2017. 8. Phạm Văn Hội, Bùi Huy, Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Thế Anh, “Thiết bị cảm biến quang tử và phương pháp để đo nồng độ dung môi hữu cơ và chất bảo vệ thực vật trong môi trường nước” sáng chế số: 16527, cấp theo quyết định số: 5424/QĐ-SHTT, ngày 24.01.2017. CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Pham Van Dai, Nguyen Thuy Van, Pham Thanh Binh, Bui Ngoc Lien, Phung Thi Ha, Do Thuy Chi, Pham Van Hoi and Bui Huy, “Vapor sensor based on porous silicon microcavity for determination of methanol content in alcohol”, Proc. of Advances in optics Photonics Spectroscopy & application, Ninh Binh city, Vietnam. November 6 - 10, 2016, ISBN 978-604-913-578-1, pp. 404-408, 2017. 2. Nguyen Thuy Van, Nguyen The Anh, Pham Van Hai, Nguyen Hai Binh, Tran Dai Lam, Bui Huy and Pham Van Hoi, “Optical sensors for pesticides determaination in water using nano scale porous silicon microcavity ”, Proc. of Advances in Optics, Photonics, Spectrscopy & Applications VIII, ISSN 1859-4271, pp.603-608,2015. 3. Thuy Van Nguyen, Huy Bui, The Anh Nguyen, Hai Binh Nguyen, Dai Lam Tran, Roberto Coisson and Van Hoi Pham, “An improved nano porous silicon microcavity sensor for monitoring atrazine in water”, Proc. of The 7th International Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology (IWAMSN2014)- November 02-06, 2014- Ha Long City, Vietnam, ISBN: 978-604-913-301-5, pp.173-179, 2015.
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cảm biến quang tử đang được nghiên cứu phát triển rất mạnh trên thế giới do chúng có những đặc trưng ưu việt rất rõ ràng so với các loại cảm biến điện tử khác như: độ nhạy phát hiện cực cao, không bị nhiễu do ảnh hưởng bởi môi trường điện-từ, bền trong các môi trường ăn mòn hóa học và vật lý, không gây cháy nổ do nguồn điện cực. Cảm biến quang tử nói chung được phân loại theo nguyên lý vật lý là cảm biến nội sinh và cảm biến ngoại sinh. Cảm biến ngoại sinh thường sử dụng các nguyên lý vật lý là ánh sáng bị thay đổi về cường độ lan truyền; phản xạ; tán xạ; khúc xạ; hoặc chuyển đổi bước sóng do tương tác với môi trường bên ngoài. Loại cảm biến này tương đối dễ chế tạo, tuy nhiên việc xử lý tín hiệu ánh sáng thay đổi do môi trường bên ngoài đòi hỏi các thiết bị đi kèm phức tạp mới có độ nhạy cao. Cảm biến quang tử nội sinh sử dụng nguyên lý vật lý là bản thân cảm biến bị thay đổi về cấu trúc và tính chất quang khi tương tác với môi trường, vì vậy chúng có độ nhạy rất cao, xử lý tín hiệu thu được khá dễ dàng, kích thước thiết bị nhỏ gọn. Tuy nhiên, nhược điểm của cảm biến quang tử nội sinh là khả năng dùng nhiều lần cho một cảm biến và tính chọn lọc của cảm biến. Cảm biến quang tử nội sinh đang được đẩy mạnh nghiên cứu phát triển trên thế giới do chúng có độ nhạy phát hiện cực cao, có thể kết hợp với nhiều chuyên ngành hóa học, sinh học... để ứng dụng cho các đối tượng cụ thể cần nghiên cứu. Hiện nay, các phương pháp nâng cao độ chọn lọc của cảm biến quang tử nội sinh (cũng như các loại cảm biến điện tử khác) đang là đối tượng nghiên cứu rất sôi động trên thế giới và đã có một số kết quả rất khả quan.
  • 6. 2 Các nhà khoa học và công nghệ trên thế giới đã đề xuất phương pháp phân tích sắc ký khí hoặc sắc ký lỏng, sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp khối phổ (GC/MS, LC/MS hoặc HPLC/MS-MS) [1]–[4], sắc ký lỏng kết hợp UV-Vis [5] để phân tích định lượng các thành phần với nồng độ cực nhỏ. Các phương pháp này đã đóng vai trò chủ đạo trong phân tích dư lượng các chất hữu cơ hòa tan với nồng độ thấp trong quy trình kiểm định hoặc kiểm soát môi trường. Tuy nhiên, các phương pháp này có một số nhược điểm là thời gian phân tích khá lâu, quy trình phân tích phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng khi phân tích (cán bộ phân tích cần được đào tạo kỹ), không thể thực hiện di động ngoài hiện trường, giá thành thiết bị rất cao. Trong lĩnh vực cảm biến điện hóa [6][7], phương pháp hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme - ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay) đã được nghiên cứu phát triển để ứng dụng trong xác định dư lượng các chất hữu cơ đặc trưng dựa trên nguyên lý kháng nguyên – kháng thể . Kỹ thuật ELISA có độ nhạy cao, thao tác tương đối đơn giản, thời gian phân tích nhanh, vì vậy đã có khá nhiều mô hình thiết bị cảm biến sử dụng nguyên lý ELISA được đề xuất và nghiên cứu. Phương pháp ELISA có nhược điểm cần khắc phục là độ chính xác thấp trong các nền phức tạp, kém linh hoạt vì phải phụ thuộc vào hóa chất của nhà sản xuất. Do vậy, việc tìm ra các phương pháp phân tích mới thuận tiện hơn là mục tiêu của nhiều Phòng nghiên cứu cảm biến trên thế giới. Các thiết bị cảm biến quang tử nội sinh dựa trên nguyên lý thay đổi chiết suất của môi trường cảm biến khi tương tác với môi trường đang là đối tượng nghiên cứu rất mạnh trên thế giới. Các nguyên lý truyền dẫn, giao thoa và tán xạ; khúc xạ ánh sáng được nghiên cứu và áp dụng triệt để trong các cảm biến quang tử nội sinh trên cơ sở thay
  • 7. 3 đổi chiết suất môi trường. Kết quả được công bố gần đây nhất về sử dụng cách tử Bragg trong sợi quang có thể xác định được độ thay đổi chiết suất đến 7,2.10-6 trong môi trường lỏng [8] cho phép nhận dạng nồng độ chất hòa tan cực nhỏ. Hướng nghiên cứu về cảm biến quang tử dựa trên cấu trúc của buồng vi cộng hưởng một chiều làm bằng vật liệu silic xốp được chế tạo bằng phương pháp ăn mòn điện hóa có độ xốp rất cao và đặc biệt với diện tích bề mặt hiệu dụng lớn [9], đang được quan tâm đặc biệt trong công nghệ chế tạo các thiết bị cảm biến quang tử nội sinh ứng dụng trong kiểm soát môi trường và sinh-hóa. Cảm biến quang tử nội sinh dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng có kích thước nhỏ gọn, độ nhạy rất cao và không sử dụng nguồn điện trong cảm biến, vì vậy độ an toàn trong sử dụng rất cao. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học-công nghệ đã đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các cảm biến quang tử nội sinh cho việc xác định nồng độ các dung môi hòa tan, các kháng thể sinh học [10], xác định mức ô nhiễm dầu mỏ và các chế phẩm từ dầu mỏ [11], xác định dư lượng thuốc trừ sâu trong nước và bùn (ghi nhận được nồng độ thuốc trừ sâu với nồng độ 1 ppm) [12], xác định nồng độ DNA (nồng độ DNA 0,1 mol/mm2 ) [13], cảm biến hóa học [14]. Xu hướng nghiên cứu phát triển cảm biến quang tử nội sinh trên thế giới hiện nay là nâng cao độ nhạy phát hiện của cảm biến (xuống dưới ppm), chọn lọc các chất có tính chất quang gần nhau và chế tạo các loại thiết bị hoạt động tại hiện trường với giá thành thấp... Hơn nữa, vật liệu silic xốp (porous silicon) kích thước nano-mét với độ xốp khác nhau sẽ có chiết suất khác nhau, vì vậy cấu trúc màng silic xốp đa lớp rất dễ dàng tạo thành hốc cộng hưởng quang học với giá thành thấp, bền trong môi trường để ứng dụng trong kỹ thuật cảm biến quang tử. Các kết quả nghiên cứu vừa qua trên thế
  • 8. 4 giới cho thấy cảm biến quang tử dựa trên hốc cộng hưởng có khả năng đo nồng độ dung môi hòa tan và chất bảo vệ thực vật trong môi trường nước với nồng độ cực thấp, vì vậy việc nghiên cứu phát triển các phương pháp cảm biến quang sử dụng hốc vi cộng hưởng quang ứng dụng trong thiết bị cầm tay để đo mức độ ô nhiễm môi trường nước do các dung môi hữu cơ từ sản xuất công nghiệp hoặc các chất bảo vệ thực vật do sản xuất nông nghiệp đang trở thành hướng nghiên cứu công nghệ rất quan trọng. Dựa trên diện tích tiếp xúc bề mặt lớn của silic xốp, vật liệu silic xốp đã trở thành vật liệu khá lý tưởng cho cảm biến đo môi trường lỏng và khí. Nguyên lý hoạt động của các cảm biến quang tử là sự dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của linh kiện theo chiết suất của môi trường cần đo khác với chiết suất của môi trường chuẩn (nền) cho cảm biến (chủ yếu là không khí hoặc nước sạch). Ưu điểm của cảm biến quang tử này là chúng có độ nhạy rất phù hợp cho việc xác định các chất hữu cơ hòa tan hoặc chất bảo vệ thực vật với nồng độ thấp có trong môi trường, có khả năng đo ngay tại hiện trường, không bị ảnh hưởng bởi sóng điện-từ và có độ an toàn rất cao trong môi trường có nguy cơ cháy nổ cao. Chính vì vậy, “Nghiên cứu, chế tạo và khảo sát các tính chất phát xạ của laser vi cộng hưởng định hướng ứng dụng trong cảm biến quang” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án i) Nghiên cứu chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D bằng phương pháp ăn mòn điện hóa trên đế silic với vùng bước sóng hoạt động trong vùng khả kiến từ 200÷800 nm. Cấu trúc vi cộng hưởng 1D này có độ phản xạ cao, có độ bán rộng khe hẹp và kích thước lỗ xốp đồng đều. ii) Xây dựng hệ đo cảm biến quang tử nano kết hợp đo
  • 9. 5 đồng thời hai phương pháp: phương pháp đo lỏng (liquid drop) và phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ iii) Khảo sát đo các loại dung môi hữu cơ và một số thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong môi trường nước với nồng độ thấp 3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án i) Nghiên cứu chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp. ii) Tính toán mô phỏng các đặc trưng quang học của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D theo phương pháp ma trận chuyển (Transfer Matrix Method - TMM). iii) Thiết kế hệ thiết bị cảm biến quang tử đo đồng thời hai phương pháp: Phương pháp đo lỏng và phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ. iv) Khảo sát đo các dung môi hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường nước với phương pháp thích hợp. Bố cục của luận án: Luận án gồm 148 trang, bao gồm: phần mở đầu, 5 chương nội dung, kết luận, danh sách tài liệu tham khảo. Các kết quả chính của luận án đã được công bố trong 05 bài báo trên các tạp chí quốc tế, 01 báo cáo tại hội nghị chuyên ngành quốc tế và 01 sáng chế. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D VÀ VẬT LIỆU SILIC XỐP Trong chương này, chúng tôi giới thiệu về tinh thể quang tử từ khái niệm đến cấu tạo cho tất cả tinh thể quang tử (photonic crystal - PC) 1D, 2D và 3D. Đặc biệt, trong chương này sẽ trình bày chi tiết cấu tạo của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D và quá trình hình thành silic xốp bằng phương pháp ăn mòn điện hóa. Những ưu điểm của
  • 10. 6 silic xốp và ứng dụng nó trong lĩnh vực cảm biến được trình bày chi tiết trong chương này. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG CẤU TRÚC CỦA VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D TRÊN NỀN VẬT LIỆU SILIC XỐP Chương này trình bày cơ sở lý thuyết vật lý của tinh thể quang tử 1D và sự truyền sóng quang trong cấu trúc đa lớp và vi cộng hưởng 1D. Mô hình Kronig – Penny là mô hình chuẩn xác cho cấu trúc tuần hoàn của các lớp điện môi một chiều cũng được giới thiệu chi tiết. Các đặc trưng quang học của PC 1D và cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D được tính toán dựa trên phương pháp ma trận chuyển (Transfer Matrix Method - TMM). Chương trình mô phỏng này khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi chiết suất, độ dày của mỗi lớp và số cặp lớp ảnh hưởng tới sự hình thành vùng cấm quang và đỉnh cộng hưởng của vi cộng hưởng quang tử 1D. Vùng cấm thu được sẽ được so sánh với kết quả mô phỏng dựa trên mô hình Kronig - Penny và các thông số của cấu trúc được xác định từ phổ phản xạ mô phỏng được sử dụng cho công việc chế tạo phía sau. Các thông số ảnh hưởng tới độ nhạy của cảm biến quang dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D trên nền vật liệu silic xốp cũng được tính toán chi tiết. CHƯƠNG 3: CHẾ TẠO CẤU TRÚC VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D TRÊN CƠ SỞ SILIC XỐP 3.1. Nguyên lý, qui trình chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp 3.1.1. Nguyên lý chế tạo
  • 11. 7 Phần này đưa ra nguyên lý chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp dựa trên phương pháp điện hóa mảnh silic. 3.1.2. Qui trình chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng 1D Phần này trình bày chi tiết các bước tiến hành chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D. 3.2. Thiết kế chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D bao gồm một lớp điện môi có chiều dày quang học bằng λ hoặc λ/2 được kẹp giữa hai gương Bragg có chiều dày quang học bằng phần tư bước sóng. Buồng vi cộng hưởng 1D được tạo ra bằng cách: đầu tiên ăn mòn để tạo ra một màng đa lớp hay là gương phản xạ Bragg (DBR) ở phía trên với độ dài quang học của mỗi lớp là λ/4, các lớp có chiết suất cao và thấp xen kẽ nhau, sau đó ăn mòn một lớp khuyết tật với độ dài quang học bằng λ/2 với chiết suất bằng chiết suất của lớp có độ xốp cao (tương ứng với chiết suất thấp) và cuối cùng ăn mòn để tạo ra một DBR ở phía dưới với các điều kiện giống như DBR đã chế tạo ở bên trên. Chi tiết các điều kiện ăn mòn điện hóa được cung cấp trong bảng 3.1. Các cấu trúc tinh thể quang tử 1D và vi cộng hưởng quang tử 1D sau khi chế tạo được đo phổ phản xạ thông qua Varian Cary 5000, Hình 3.5. (a) Sơ đồ minh họa cấu trúc của một cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng 1D thể hiện bởi lớp khuyết tật có độ dài quang học λ/2 xen giữa hai DBR gồm các lớp có chiết suất cao và thấp có độ dài quang học λ/4 xen kẽ lẫn nhau. (b) Phổ phản xạ tương ứng của vi hốc cộng hưởng cho thấy một bước sóng cộng hưởng hẹp ở giữa hai đỉnh phản xạ cực đại.
  • 12. 8 USB 4000 và đo vi hình thái thông qua ảnh FE-SEM của máy S- 4800. 3.3. Một số phương pháp nghiên cứu cấu trúc và đặc tính quang học của vật liệu silic xốp Các tính chất quang học và chất lượng của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các lỗ xốp, độ dày của các lớp. Do đó, việc xác định các yếu tố trên có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và đặc trưng quang học của vi cộng hưởng quang tử làm bằng silic xốp. Trong phần này, chúng tôi đưa ra một số phương pháp được sử dụng trong luận án dùng để quan sát hình thái học, kích thước, cấu trúc và đặc trưng quang học của vi cộng hưởng quang tử 1D như kính hiển vi điện tử quét SEM, hệ ghép lăng kính Metricon Model 2010, thiết bị phân tích phổ Varian Carry 5000, USB 4000 3.4. Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D Bảng 3.3. Thông số chế tạo cấu trúc PC 1D trong vùng khả kiến với chu kỳ 12 Tên mẫu Các lớp Số chu kỳ Mật độ dòng (mA/cm2 ) Thời gian (s) M03 nH 12 15 4,47 nL 50 2,3 Hình 3.18 là ảnh SEM của cấu trúc PhC 1D trong vùng nhìn thấy với chu kỳ là Hình 3.18. Ảnh SEM của cấu trúc PhC 1D trong vùng khả kiến với chu kỳ 12 cặp lớp
  • 13. 9 12 cặp lớp. Hình 3.19 là phổ phản xạ của 03 mẫu PhC 1D hoạt động trong vùng nhìn thấy. Bảng 3.4 là thông số ăn mòn của các mẫu vi cộng hưởng quang tử 1D trong vùng khả kiến. Gương Bragg trên chúng tôi chế tạo với chu kỳ là 4,5 và gương dưới có chu kỳ là 5 với mục đích để tạo cấu trúc đối xứng qua lớp khuyết tật. Bảng 3.4. Thông số chế tạo vi cộng hưởng quang tử 1D tại bước sóng cộng hưởng 650 nm Mô tả Số chu kỳ Mật độ dòng (mA/cm2 ) Thời gian (s) DBR1 4 15 5,16 50 2,65 1 15 5,16 Lớp khuyết tật 1 50 5,31 DBR2 5 15 5,16 50 2,65 Hình 3.19. Phổ phản xạ của cấu trúc PhC 1D trong vùng khả kiến với chu kỳ 12 cặp lớp chiết suất cao và chiết suất thấp Hình 3.20. (a) Ảnh SEM của mặt cắt ngang của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D với độ dài quang học của lớp đệm (lớp khuyết tật) là λ/2 với bước sóng cộng hưởng ở 650nm và độ tương phản chiết suất là 15/50mAcm-2 , và (b) ảnh SEM bề mặt của cấu trúc với kích thước của các lỗ xốp vào khoảng vài chục nanomet
  • 14. 10 Hình 3.20 là ảnh SEM của mặt cắt ngang một vi hốc cộng hưởng với độ dài quang học của lớp đệm (lớp khuyết tật) là λ/2 với bước sóng cộng hưởng ở 650nm (a), và ảnh SEM cho thấy kích thước của các lỗ xốp vào khoảng vài chục nanomet trong lớp đệm của vi hốc cộng hưởng (b). Hình 3.23 là phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D tại bước sóng 654.9 nm. Hình 3.23 là ảnh chụp 04 mẫu cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D. 3.5. Thiết kế hệ thiết bị cảm biến quang tử nano dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp Hình 3.34 là sơ đồ khối của hệ thiết bị cảm biến quang tử được sử dụng trong luận án bao gồm phương pháp đo lỏng (ứng dụng đo các chất lỏng cần phân tích không bay hơi) và phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ (phương pháp này ứng dụng để đo các hợp chất dễ bay hơi). Hình 3.23. Phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D sau khi chia cho cường độ phản xạ của mẫu nền. Hình 3.23. 04 mẫu cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D
  • 15. 11 Hình 3.26. Sơ đồ khối thể hiện thiết bị cảm biến quang tử Hình 3.33. Bản vẽ tổng thể của hệ thiết bị và hệ thiết bị cảm biến Hình 3.27. Sơ đồ khối của hệ đo sự dịch chuyển bước sóng của cảm biến quang trong pha lỏng Hình 3.29. Hệ thiết bị cảm biến quang tử nano Hình 3.28. Sơ đồ hệ đo nồng độ dung môi bằng cảm biến pha hơi dùng hiệu ứng nhiệt độ và áp suất hơi riêng phần
  • 16. 12 CHƯƠNG 4 XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC DỰA TRÊN CẤU TRÚC VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM BẰNG SILIC XỐP 4.1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp Khi ánh sáng tới chiếu vào màng xốp thì tại bề mặt của mẫu sẽ xảy ra hiện tượng giao thoa của các tia phản xạ từ các bề mặt phân cách của mỗi lớp xốp và tạo ra phổ phản xạ của cảm biến. Nguyên lý hoạt động của loại cảm biến quang học này là các chất cần phân tích xâm nhập vào các lỗ xốp làm thay đổi chiết xuất hiệu dụng của màng xốp dẫn đến sự dịch chuyển phổ phản xạ của cảm biến. Hình 4.1 trình bày sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ cảm biến quang Fabry-Perot. Khi dung dịch của các chất cần phân tích thấm vào các lỗ xốp thì chiết suất hiệu dụng của các lớp xốp của cảm biến thay đổi làm cho bước sóng cộng hưởng của cảm biến dịch chuyển về bước sóng dài. Hình 4.2 mô tả nguyên lý của cảm biến quang dựa trên cấu trúc buồng vi cộng hưởng. Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý đo phổ phản xạ của cảm biến quang Fabry-Perot Hình 4.2. Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng (Δλ) của cảm biến quang trước và sau khi tiếp xúc với chất cần phân tích quang Fabry-Perot
  • 17. 13 4.2. Cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D cho ứng dụng cảm biến Trước khi mẫu cảm biến được sử dụng để làm cảm biến thì chúng được oxi hóa bề mặt để giúp ổn định cấu trúc và giúp cấu trúc từ kỵ nước sang ưa nước. Hình 4.3 trình bày về phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D trước và sau khi oxy hóa. Sự dịch chuyển về vùng bước sóng ngắn của bước sóng cộng hưởng là do sự giảm chiết suất hiệu dụng của các lớp silic xốp khi bị oxi hóa. 4.3. Khảo sát đo cảm biến với các dung môi hữu cơ 4.3.1. Các đường chuẩn thực nghiệm đối với các dung môi hữu cơ tinh khiết Bảng 4.1. Một số dung môi thông dụng với chiết suất đã biết và bước sóng cộng hưởng của cảm biến quang tử khi nhúng trong dung môi Dung môi hữu cơ Chiết suât Bước sóng cộng hưởng (nm) Không khí (nền) Methanol (99.5%) Ethanol (99.7%) Isopropanol (99.7%) Methylene chloride (99.5%) 1.0003 1.3280 1.3614 1.3776 1.4242 504.75 572.05 579.00 583.17 592.85 Hình 4.3. Sự thay đổi bước sóng cộng hưởng (Δλ) của cảm biến quang trước và sau khi tiếp xúc với chất cần phân tích quang Fabry-Perot
  • 18. 14 Độ nhạy của cảm biến (Δλ/Δn) là thông số quan trọng nhất của linh kiện cảm biến do chúng sẽ quyết định giới hạn đo của thiết bị. Từ các thông số thực nghiệm trong bảng 4.1, chúng tôi xác định độ nhạy cảm biến quang tử trên cơ sở màng silic xốp đa lớp là 200nm/RIU. Thiết bị đo phổ Varian Cary 5000 có độ phân giải 0,1 nm, vì vậy cảm biến có thể xác định độ thay đổi chiết suất môi trường dưới 10-3 . 4.3.2. Ứng dụng đo cảm biến đối với các dung môi hữu cơ trong xăng sinh học Hình 4.8 trình bày kết quả đo bước sóng cộng hưởng của cảm biến quang tử khi nhúng trong xăng A92; xăng E5 (A92+Ethanol 5%) thương mại; và trong xăng A92 pha tạp ethanol và methanol với nồng độ 5-15% theo phương pháp tạo mẫu trong phòng thí nghiệm. Với trường hợp xăng A92 pha ethanol từ 5% đến 15%, độ dịch bước sóng cộng hưởng là 3,6nm, như vậy giới hạn phát hiện của ethanol pha trong xăng là 0,4% (với độ phân giải của máy phổ sử dụng là 0,1). Trong trường hợp xăng pha methanol với nồng độ từ 5% đến 15%, độ dịch bước sóng cộng hưởng đo được là 7,2 nm và chúng tôi thu được giới hạn phát hiện của cảm biến với methanol pha trong xăng là 0,2%. Hình 4.8. Đường đặc trưng dịch bước sóng của cảm biến quang tử đo nồng độ methanol và ethanol khác nhau pha trong xăng A92
  • 19. 15 4.4. Ứng dụng cảm biến quang đo các loại thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường nước Trong phần này, chúng tôi sử dụng cấu trúc vi cộng hưởng có bước sóng cộng hưởng tại 597.29 nm. Hình 4.9 chứng minh phổ phản xạ của cảm biến trong không khí và trong nước nước cất hai lần. Hình 4.11 biểu diễn quan hệ tuyến tính giữa độ dịch bước sóng cộng hưởng và nồng độ atrazine từ 2,15 pg.mL-1 đến 21,5 pg.mL-1 trong môi trường nước và trong dung dịch có chứa a-xít humic. Từ các giá trị thực nghiệm thu được, chúng ta có thể tính toán độ nhạy phát hiện của cảm biến là 0.35 nm/pg.mL-1 đối với atrazine trong nước và 0.63 nm/pg.mL-1 trong dung dịch nước:a-xít Hình 4.9. Phổ phản xạ của cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D trong không khí (đường cong 1) và trong nước (đường cong 2). Hình ảnh mẫu cảm biến quang dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D được chèn vào trong hình với diện tích bề mặt hoạt động khoảng 0,8 cm2 . Hình 4.11. Độ dịch phổ cộng hưởng của cảm biến trong môi trường nước và a–xít humic có chứa atrazine với nồng độ thay đổi từ 2,15 đến 21,5 pg.ml-1 Hình 4.12. Độ dịch phổ cộng hưởng của cảm biến trong môi trường nước và a–xít humic có chứa atrazine với nồng độ thay đổi từ 2,15 đến 21,5 pg.ml-1 trong hai trường hợp mẫu được đo trước và sau 6 tháng
  • 20. 16 humic. Giới hạn phát hiện (Limit of detection-LOD) của cảm biến là tỷ số giữa độ phân giải của thiết bị đo phổ và độ nhạy của thiết bị cảm biến được tính toán là 1,4 và 0,8 pg.mL-1 cho môi trường nước và a–xít humic có atrazine hòa tan trong trường hợp độ phân giải của máy phổ 0,5 nm. Từ hình 4.12, ta quan sát thấy rằng độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng trong trường hợp atrazine hòa tan trong axit humic là cao hơn trong trường hợp atrazine hòa tan trong nước, bởi vì atrazine với HA chứa chất hữu cơ hòa tan như thành phần có chiết suất cao hơn so với các nước.Trong lần đo đầu tiên, chúng tôi thu được độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng khoảng 6,4 nm và 14 nm trong nước và trong axit humic tương ứng khi nồng độ của atrazine thay đổi từ 2,15 đến 21,5 pg.mL-1 nhưng sau 6 tháng độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng chỉ còn 4,2 nm và 6,7 nm (tương tự nồng độ của atrazine giảm xuống từ 21,5 pg.mL-1 tới 8,6 và 6,8 pg.mL-1 trong nước và trong axit humic tương ứng). Chu kỳ bán rã của atrazine được ước tính từ 60 tới 150 ngày trong axit humic và trong nước, khi các mẫu dung dịch atrazine được bảo quản trong điều kiện tương tự với điều kiện tự nhiên. Tiếp theo, chúng tôi khảo sát đo nồng độ của thuốc BVTV endosulfan với hai đồng phân Hình 4.13. Độ dịch phổ cộng hưởng của cảm biến trong môi trường nước chứa endosulfan với nồng độ thay đổi từ 0.1 đến 10 μg.mL-1
  • 21. 17 α- và β-endosulfan. Hình 4.13 biểu diễn các kết quả đo nồng độ của α- và β-endosulfan trong nước. Các đồng phân α- và β-endosulfan được xác định bởi độ dốc khác nhau của sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của cảm biến vào các nồng độ của endosulfan. Giới hạn phát hiện của cảm biến quang tử thu được là 0,32 μg.mL-1 đối với α-endosulfan và 0,21 μg.mL-1 đối với β- endosulfan. CHƯƠNG 5 XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MỘT SỐ DUNG MÔI HỮU CƠ DỰA TRÊN CẤU TRÚC VI CỘNG HƯỞNG QUANG TỬ 1D LÀM BẰNG SILIC XỐP 5.1. Xây dựng hệ đo cảm biến sử dụng phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ (Volatile organic compound method – VOC method) 5.1.1. Cơ sở lý thuyết Phương pháp VOC này dựa trên hiện tượng ngưng tụ hơi hoặc khí của các chất cần phân tích tại các vi mao mạch trong các lỗ xốp. Hiệu ứng này được thể hiện qua công thức Kelvin: Với điều kiện P<P0: (5.1) Ở đây rk là bán kính Kelvin, γ là sức căng bề mặt, là khối lượng mol của chất lỏng, là hằng số khí, P là áp suất hơi riêng phần của chất khí, T0 là nhiệt độ của cảm biến và P0 là áp suất khí cân bằng ở nhiệt độ . 0 2 ln( ) K Se M r P RT P    
  • 22. 18 5.2. Xác định nồng độ các dung môi hữu cơ bằng phương pháp hóa hơi các hợp chất (Volatile organic compound method - phương pháp VOC) Bảng 5.1. Một số tính chất lý – hóa của các dung môi hữu cơ được sử dụng trong thí nghiệm đo cảm biến Dung môi n ρ (g/cm3 ) VP (kPa) BP (0 C) Ethanol 1,3614 0,785 5,9 78,5 Methanol 1,3284 0,791 12,8 64,6 Acetone 1,3586 0,791 24 56,2 Nước 1,3330 0,998 1,75 100 5.2.1. Đáp ứng của cảm biến phụ thuộc vào nhiệt độ và vận tốc dòng khí Hình 5.4. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của vi cộng hưởng quang tử 1D vào nồng độ của ethanol khi vận tốc dòng khí (V) và nhiệt độ của dung dịch (T) hoạt động như các thông số trong thực nghiệm Hình 5.3. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của vi cộng hưởng quang tử 1D vào vận tốc dòng khí (V)
  • 23. 19 Hình 5.3 mô tả đường cong Δλ(C) là đường thẳng tuyến tính và độ dốc của nó, tức là độ nhạy của phép đo, tăng khi tăng V và T. Hình 5.4 cho thấy sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng Δλ(V) vào V, tại nhiệt độ 300 C khi nồng độ của ethanol và aceton hoạt động như các tham số. 5.2.2. Khảo sát độ nhạy của cảm biến sử dụng các phương pháp khác nhau Nồng độ các dung môi được khảo sát từ 0% - 15%. Nhiệt độ của dung dịch TSo và vận tốc dòng khí V được thay đổi từ 300 C tới 1000 C và từ 1,68 mL.s-1 tới 2,22 mL.s-1 . Hình 5.4 cho thấy sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng, Δλ, và độ nhạy, S, vào nồng độ thể tích của ethanol trong nước, C, qua 3 phương pháp đo: đo lỏng (liquid drop), áp suất hơi bão hòa và phương pháp VOC với nhiệt độ dung dịch, TSo, và vận tốc của dòng khí, V, hoạt động như các tham số. Ta thấy rằng phương pháp VOC cho độ nhạy là cao nhất trong ba phương pháp. Hình 5.4. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng (a) và độ nhạy (b) của cảm biến dựa trên cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp vào nồng độ của ethanol
  • 24. 20 5.3. Ứng dụng cấu trúc vi cộng hưởng 1D dựa trên vật liệu silic xốp làm cảm biến xác định hàm lượng methanol trong ethanol 5.3.1. Xác định hàm lượng methanol trong cồn Đối với phần thực nghiệm này, chúng tôi chuẩn bị các mẫu dung dịch chuẩn như sau: cồn tinh khiết với nồng độ 99,7% được pha loãng xuống hai nồng độ ethanol 30% v/v (CE=30%) và ethanol 45% v/v (CE=45%). Hai nồng độ này gần với nồng độ của rượu vodka của Việt Nam và của Nga. Các mẫu dung dịch chuẩn này sẽ được thêm vào dung dịch methanol với nồng độ từ 0-5% v/v mục đích để tạo ra các đồ uống nhiễm bẩn. Hình 5.8 trình bày sự thay đổi bước sóng cộng hưởng của cảm biến vào nồng độ của methanol trong ethanol. Trong thí nghiệm này, chúng tôi thay đổi nhiệt độ của bình chứa dung dịch của chất cần phân tích từ 450 C đến 550 C và nhiệt độ của buồng mẫu được giữ không đổi tại 22o C. Ta quan sát trên hình thấy rằng độ chuyển dịch bước sóng cộng hưởng của buồng cảm biến tăng theo nồng độ của methanol được thêm vào cồn và nhiệt độ của hỗn hợp dung dịch. Tại nồng độ của methanol 0%, ta quan sát thấy độ dịch chuyển bước sóng tương đối lớn khoảng 22 nm tới 30 nm, điều này chứng tỏ hiện tượng lắng đọng mao dẫn đã xảy ra tại các nhiệt độ từ 450 C tới 550 C của dung môi ethanol ở hai nồng độ 30% và 45%. Khi sự lắng đọng mao Hình 5.8. Sự phụ thuộc của sự thay đổi bước sóng vào nồng độ methanol trong cồn 45% và 30% ở nhiệt độ cảm biến của 22o C khi nhiệt độ dung dịch Tso hoạt động như một tham số
  • 25. 21 mạch xảy ra trong các lỗ xốp, đáp ứng của cảm biến là tuyến tính trong phạm vi hẹp của nồng độ. Rõ ràng, độ nhạy của cảm biến được tính như là độ dốc của đường cong được nội suy từ các điểm thực nghiệm tỉ lệ thuận với nhiệt độ dung dịch. Trong khoảng nhiệt độ dung dịch từ 450 C đến 550 C, độ nhạy tăng từ 1,42 nm/% đến 2,59 nm/% cho nồng độ của ethanol 30% và từ 2,09 nm/% đến 3,63 nm/% cho dung dịch ethanol 45%. Hình 5.9 cho thấy sự phụ thuộc của độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng Δλ vào nồng độ methanol Cm, với nhiệt độ của dung dịch Tso=550 C được giữ không đổi cho hai nồng độ của cồn 45% và 30% khi nhiệt độ cảm biến TSe hoạt động như một tham số. Các đường cong từ 1 đến 5 mô tả sự phụ thuộc của Δλ vào Cm là tuyến tính và độ dốc của chúng tăng lên với sự tăng nồng độ ethanol và methanol trong hỗn hợp dung dịch trong đó nhiệt độ của buồng cảm biến giảm từ TSe =280 C xuống TSe =140 C với sai số của nhiệt độ của buồng cảm biến là ±0,5˚C. Trong đường cong 6, đáp ứng của cảm biến là tuyến tính đối với nồng độ methanol thấp hơn 3% và sau đó độ dịch chuyển bước sóng là ít dần cho đến khi bão hòa khoảng 5%. Ở nồng độ này, như đã đề cập ở trên, cảm biến hoạt động trong chế độ làm ướt do vậy độ nhạy giảm đáng kể. Và ta quan sát thấy rằng khi giảm nhiệt độ của buồng cảm biến, thì độ dốc Hình 5.9. Sự phụ thuộc của sự thay đổi bước sóng vào nồng độ methanol trong ethanol 45% và 30% ở nhiệt độ dung dịch 55o C khi nhiệt độ cảm biến TSe hoạt động như một tham số
  • 26. 22 của đường cong tăng lên hay độ nhạy của cảm biến tăng lên. Điều này đã đúng như dự đoán theo công thức 5.1. 5.3.2. Xác định hàm lượng ethanol và methanol trong cồn công nghiệp Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rượu giả được pha trộn từ cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao. Các loại rượu giả này gây ngộ độc cho người uống có thể dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, mục đích của phần này là xác định hàm lượng methanol có trong rượu vodka được pha chế từ cồn công nghiệp. Như trong phần trước, tôi có khảo sát hàm lượng methanol trong rượu với nồng độ ethanol đã biết trước. Do vậy, trong phần này tôi tiến hành các bước thực nghiệm như sau: đầu tiên tôi xác định hàm lượng ethanol trong cồn công nghiệp, sau đó tôi pha cồn công nghiệp này thành hai loại rượu có nồng độ ethanol tương ứng với nồng độ ethanol đã khảo sát phần trước, tiếp theo tôi áp dụng phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ để xác định hàm lượng methanol có trong 2 loại rượu này. Hình 5.11. Độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của cảm biến sử dụng phương pháp đo lỏng để xác định nồng độ ethanol trong cồn công nghiệp vecni Hình 5.13. Sự phụ thuộc độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của cảm biến vào nồng độ methanol được thêm vào cồn tinh khiết với hai nồng độ CE=30% và CE=45% và độ dịch chuyển bước sóng cộng hưởng của cảm biến ứng với hai nồng độ 30% và 40% của cồn công nghiệp vecni
  • 27. 23 Như vậy có thể kết luận rằng, phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ hoàn toàn có thể được áp dụng để xác định hàm lượng methanol có trong các loại rượu là chế phẩm từ cồn công nghiệp. Với cồn công nghiệp vecni này, tôi xác định được nồng độ methanol là 7,3% ứng với nồng độ cồn chúng tôi đo được là 91% v/v. Đây cũng là kết quả đáng quan trọng, nó mở ra một con đường cho phép chúng ta có thể kiểm soát được các loại rượu được lưu thông trên thị trường sử dụng cảm biến quang dựa trên vật liệu silic xốp. Phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ này có độ nhạy rất cao và có khả năng phát hiện các dung môi ở nồng độ rất thấp. KẾT LUẬN Luận án đã tập trung nghiên cứu, chế tạo cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D và định hướng ứng dụng trong cảm biến quang. Từ những kết quả thu được, luận án có thể kết luận với một số điểm chính như sau: 1. Luận án đã chế tạo thành công cấu trúc vi cộng hưởng quang tử 1D làm bằng silic xốp với độ đồng đều cao và đáp ứng điều kiện lý thuyết của môi trường hiệu dụng trong vùng phổ 400÷800nm. 2. Dựa trên cảm biến quang tử sử dụng cấu trúc buồng vi cộng hưởng 1D, chúng tôi đã xây dựng hệ thiết bị cảm biến quang tử có thể đo đồng thời hai phương pháp: phương pháp đo lỏng (liquid drop) ứng dụng cho việc xác định một số loại thuốc bảo vệ thực vật và phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ ứng dụng đo các dung môi hữu cơ. 3. Đối với phương pháp đo lỏng, độ nhạy của cảm biến thu được khoảng 200nm/RIU có thể phát hiện sự thay đổi chiết suất tối thiểu khoảng 10-3 . Cảm biến có thể xác định sự thay đổi nồng độ ethanol trong xăng sinh học 0,4% và phân biệt được sự thay đổi trong khoảng 0,2% đối với nồng độ methanol trong xăng. Cảm biến nano quang tử dựa trên các cấu trúc silic xốp có khả năng phát hiện thuốc
  • 28. 24 trừ sâu: atrazine (trong nước và axit humic), endosulfan (α- endosulfan, β-endosulfan) trong môi trường lỏng tại nồng độ thấp với đáp ứng nhanh, độ nhạy cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn về giới hạn an toàn của thuốc BVTV trong nước sinh hoạt và nước ngầm. Giới hạn phát hiện của cảm biến quang tử thu được là 0,13 μg.mL-1 đối với α-endosulfan và 0,08 μg.mL-1 đối với β-endosulfan. Giới hạn phát hiện LOD thu được là từ 0,32 đến 0,57 pgml-1 tương ứng với atrazine trong axit humic và trong nước. Chúng tôi cũng xác định được thời gian phân rã của atrazine trong axit humic và trong nước tương ứng là 60 và 150 ngày. 4. Trong phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ, nhiệt độ của dung dịch cần nghiên cứu và tốc độ dòng khí chảy qua bình chứa dung dịch được sử dụng như những tham số nhằm kiểm soát các đáp ứng của cảm biến đối với những hỗn hợp hữu cơ khác nhau. Việc tăng nhiệt độ dung dịch cũng như thông lượng dòng khí đã tạo ra một sự gia tăng mạnh mẽ về độ dịch chuyển của bước sóng cộng hưởng của cảm biến. Sự gia tăng này làm tăng độ phân giải trong việc xác định nồng độ chất phân tích. Việc sử dụng đồng thời hai tham số nhiệt độ dung dịch và tốc độ dòng khí một cách thích hợp sẽ cho phép mở rộng giới hạn đo ở vùng nồng độ thấp. Những đặc tính vật lý của các chất nghiên cứu như nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, áp suất hơi riêng phần, …được sử dụng làm “dấu hiệu đặc trưng” tham gia vào những đáp ứng của cảm biến thông qua sự phụ thuộc giữa độ dịch của bước sóng cộng hưởng của cảm biến với tốc độ dòng khí và nhiệt độ dung dịch. Phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ thu được độ nhạy cao nhất so với hai phương pháp: đo lỏng và áp suất hơi bão hòa. Trường hợp xác định nồng độ ethanol trong nước độ nhạy thu được cao nhất từ phương pháp VOC là 6,9 nm/%, chúng tôi tính được LOD=0.028% (với độ phân giải của máy phổ là 0,2 nm) tương đương với sự thay đổi chiết suất khoảng 1,2.10-6 . 5. Đặc biệt, phương pháp hóa hơi các hợp chất hữu cơ có khả năng phát hiện nồng độ thấp với độ nhạy cao của các dung môi hữu cơ (từ 0-5% v/v methanol trong cồn) khi làm lạnh buồng mẫu của cảm biến. Dựa trên phương pháp này, ta có thể xác định được hàm lượng của methanol có trong các loại rượu và rượu giả là chế phẩm từ cồn công nghiệp. Kết quả này đã mở ra một con đường mới trong
  • 29. 25 việc kiểm soát chất lượng của các đồ uống có cồn sử dụng cảm biến quang tử nano làm bằng silic xốp.