SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực
hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" ở nước
ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống
hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái tiến bộ. Người đã
sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu
niên.
Cáchđây hơn nửa thế kỷ, khi bịgiam cầm trong nhà lao của chínhquyền Tưởng
Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Đối với Người, giáo dục đào tạo có một vị trí hết sức quan trọng trong cải tạo
con người cũ, xã hội cũ, xây dựng con người mới, góp phần đắc lực vào công cuộc
bảo vệ và xây dựng đất nước.
"Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi ngườiViệt Nam... phảicó kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc
xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".
Giữa bộnbề côngviệc của một đất nước mới thoát khỏi chiến tranh, trên cương
vị Chủ tịch nước, Người luôn luôn nhắc nhở những đồng chí, những cán bộ có trách
nhiệm phải thường xuyên quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục; bồi dưỡng
đạo đức, tri thức cáchmạng cho thế hệ trẻ, cho muôn đời sau, phải tạo mọi điều kiện
để mỗi người có thể phát triển toàn diện, bởi con người là nguồn lực quan trọng để
kiến thiết, xây dựng nước nhà. Trong các bài báo, bài diễn văn đọc tại Đại hội, Hội
nghị giáo dục, thư thăm hỏi, chúc mừng, Người luôn nhấn mạnh đến sứ mệnh thiêng
liêng, cao cả của ngành giáo dục. Người viết: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,
“Dốt thì dại, dại thì hèn”, “Dốt nát cũng là kẻ địch”,…Trước lúc “đi xa”, trong
bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm sóc, giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngườithừa kế xây dựng chủ nghĩa
xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một
việc rất quan trọng và cần thiết”.
Nhấn mạnh vai trò, vị trí của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và
đưa ra những nội dung giáo dục mang tính toàn diện từ đức, trí, thể, mĩ… Bên cạnh
đó, tuy không có những tác phẩm lớn mang tính văn kiện về giáo dục nhưng qua
những bức thư, những bài nói, bài viết, Người cũng đã chỉ ra những phương pháp
giáo dục thiết thực, cụ thể, phù hợp cho mọi loại đối tượng, các lớp học, cấp học
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn dành sự đầu tư lớn cho giáo
dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thì nền
giáo dục của Việt Nam hiện nay còntụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, ngoài những nguyên nhân khách quan thì vấn đề phương pháp giáo dục
còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất
lượng giáo dục đào tạo ở nước ta. Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược và lâu dài.
Tiếp tục học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách sống và làm việc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng cũng là yêu cầu cấp thiết đối
với toàn Đảng, toàn dân. Để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục, bên cạnh
việc đổi mới cơ chế quản lý, nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo giữ vị trí hết sức quan trọng. Những phương pháp giáo dục mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đãchỉ ra trở thành những triết lý giáo dục làm cơ sở cho việc xây dựng
và phát triển, đổi mới và hoàn thiện phương pháp giáo dục ở Việt Nam.
Để làm rõ phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như sự vận
dụng trong đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta hiện nay, tôi xin chọn đề tài :
“Đổi mới phương pháp giáodụctheo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài tiểu luận
học phần X.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
 Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận nghiên cứu
 Phương pháp cụ thể
5. Kết cấu tiểu luận
I. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển phương pháp giáo dục truyền thống của
dân tộc Việt Nam, những tinh hoa phương pháp giáo dục của phương Đông, phương
Tây và quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin; xuất phát từ mục đích, nội
dung giáo dục - đào tạo, qua kinh nghiệm thực tiễn dạy học và trực tiếp đào tạo bồi
dưỡng những lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nêu lên những quan điểm toàn diện, sáng tạo, độc đáo về phương pháp giáo dục
- đào tạo, có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước nhà.
Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý
luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn
gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người
lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc
xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong
việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí
thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức,
hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên
tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc
trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Các phương pháp giáo dục cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
1.1. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác
- Lênin trong triết học, trong quy luật nhận thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo, nhuần nhuyễn nguyên tắc này trong phương pháp cáchmạng nói chung và
phương pháp giáo dục - đào tạo nói riêng. Người chỉ rõ: học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với côngtác thực tế; học là cốtđể áp dụng vào thực tế. “Học không phảiđể
nói mép, nhưng biếtlý luận mà không thựchành là lý luận suông. Họclà để áp dụng
vào việc làm” .
Để công tác giáo dục - đào tạo, huấn luyện và học tập có hiệu quả, đáp ứng với
sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, người nhắc nhở và yêu cầu nhà trường, người
đi học, người dạy học phải coi trọng việc kết hợp giữa học và hành. Học là để tiếp
thu tri thức khoa học, hành là biến những trí thức khoa học đó thành hiện thực trong
cuộc sống. Học và hành có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Học để hành. Học
với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
hành không trôichảy”. Vì vậy, khi dạy và học phải liên hệ với thực tế trong và ngoài
nước, những vấn đề mà thực tế cách mạng hiện nay Đảng và nhân dân phải giải
quyết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tiêu chuẩn học đi đôi với hành để phân biệt cách
đào tạo giữa các nền giáo dục: “Trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa.
Trường họcxã hộichủ nghĩa là thếnào? Trường họcxã hộichủ nghĩa là nhàtrường:
Học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành;cần cù đi đôi với tiết kiệm” .
Đây là những quan điểm về nền giáo dục - đào tạo xã hội chủ nghĩa của Người, đồng
thời thể hiện rõ quan điểm phê phán lối đào tạo kiểu tầm chương, trích cú, lối đào
tạo ấy chỉ tạo ra một lớp người ưa chuộng chữ nghĩa, sách vở, xa rời cuộc sống, xa
rời lao động sản xuất, dẫn đến coi khinh người lao động.
Trong quá trình chỉ đạo tổ chức nền giáo dục quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhà trường lao động, nhà trường gắn liền với
sản xuất, đời sống, song phải lấy mục tiêu chính là giáo dục.
Người căn dặn các cán bộ ngành giáo dục phải chú trọng xây dựng các trường
học vừa học vừa làm, gắn giáo dục với lao động sản xuất. Đưa lao động vào nhà
trường chính là để nhằm đào tạo một thế hệ trẻ vừa có kiến thức văn hoá, vừa có
kiến thức khoa học kỹ thuật, vừa có kỹ năng lao động công nông nghiệp, có thói
quen lao động,sẵn sàng bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Đó là một tư tưởng
hết sức tiến bộ, khoa học của Người nhằm gắn lý luận với thực tiễn, phát triển con
người toàn diện về kiến thức và kỹ năng.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, kết hợp giáo dục với lao độngvà khoa học kỹ thuật
không chỉ góp phần giáo dục nhân cách, góp phần hình thành nhân cáchmà còngiúp
các em rèn luyện thể chất để thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, kết quả học tập cũng
sẽ tốt hơn.
Người phê phán tư tưởng tách rời lao động trí óc với lao động chân tay, phê
phán tư tưởng của nhiều thanh niên chỉ muốn làm thầy, ko muốn làm thợ, ko muốn
về nông thôn sản xuất nông nghiệp. “Một số khá đông thanh niên chưa hiểu thấu
rằng tất cả lao động có ích cho xã hội đều là vẻ vang, vì vậy họ chưa thiết tha yêu
nghề, thường “đứng núinày, trông núi nọ”. Nhiều thanh niên nông thôn chưa hiểu
rằng nông nghiệp là cựckỳ quan trọng choquốc kế dân sinh, vì vậy mà họ chưa thật
thích thú với sản xuất nông nghiệp. Thanhniên ta cần phảihiểu rằng:Bất kỳ công
việc gì, mà ra sức khắcphụckhó khăn, hoàn thànhtốt nhiệm vụ, đều là vẻ vang, đều
là anh hùng”
Bên cạnh việc coi trọng phương châm, phương pháp học đi đôi với hành, lý
luận gắn với thực tiễn, Người không quên nhắc nhở mọi người tránh nhận thức lệch
lạc, đòi hỏi trong học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề của thực tế. Vì thực tế
của cách mạng rất rộng, giải quyết các vấn đề thực tế ấy là cả một quá trình lâu dài
của toàn Đảng, toàn dân. Người còn căn dặn: Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích
học hỏi để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một
cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. “Nhưthế tất cả những động cơ,
mục đích học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”.
Theo Hồ Chí Minh, một trong những nội dung rất quan trọng của phương pháp
gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôivới hành là:“Người đi huấn luyện phảihuấn và
luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc”.
Điều đó có nghĩa là người thầy không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức, trí thức, cách
vận dụng trí thức, kiến thức đó vào công việc mà còn có trách nhiệm trực tiếp rèn
luyện về tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong cho người học, đồng thời phải là tấm
gương cho người học noi theo.
Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách
mạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và
tu dưỡng đạo đức suốt đời. Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh” Bác
viết:
“Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kêu ngạo.
Nói thì phải làm”.
“Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng
và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc
thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua
chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích
cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm. Để nói đi đôi với làm, còn cần
có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn
hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì
cũng không thể thành công được.
Nói đi đôivới làm thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước
đo sự cống hiến của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời
nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi
công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng
của cán bộ, đảng viên, công chức, nêu gương trước nhân dân. Trong thực hành đạo
đức “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đôi với làm” không chỉ là
nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động
cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn,
giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi
người.
Phương pháp học đi đôivới hành, lý luận gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm
đã được mọi cấp mọi ngành thực hiện trong quá trình xây dựng nền giáo dục mới ở
Việt Nam. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong giáo dục - đào
tạo theo phương châm, phương pháp này. Khi giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin và những vấn đề cách mạng Việt Nam cho cán bộ đảng viên, Người thấy rõ
khả năng, trình độ văn hóa của nhân dân và cán bộ ta còn thấp nên Người đã Việt
hóa, đơngiản hóa, đồngbào hóa nhiều khái niệm trừu tượng của lý luận Mác - Lênin
để cán bộ và đồng bào ai cũng hiểu được. Ví dụ khi giảng giải cách mạng là gì,
Người nói cáchmạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái lạc hậu đổira cái tân tiến,
hoặc Người dùng hình ảnh con đỉa hai vòi để nói về Chủ nghĩa đế quốc...
Sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn đối tượng và yêu cầu cách mạng
làm cho công tác huấn luyện của Người luôn đạt kết quả cao, phong trào học tập của
toàn dân cũng nhanh chóng phát triển.
1.2. Giáo dục phải thiết thực, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không sáo rỗng.
Trong Huấn thị về công tác huấn luyện học tập (1950), Bác nêu rõ cách dạy
học:“Cốtthiết thực chu đáo hơn ham nhiều. Việc cốtyếu là phải làm cho người học
hiểu thấu vấn đề”. “Bấtkỳ việc gì, chúng ta cũng phảibắtđầu từ gốc, dần dần đến
ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng. Chớ nên tham mau, tham nhiều trong mọi
lúc”. Và Bác cũng chỉ ra cáchdạy để cho người học hiểu vấn đềmột cáchthiết thực:
“Hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu một cách tỉ mỉ, nhưng dạy theo
cách đó thì tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy, theo lối bao quát mà vẫn
làm cho người học hiểu thấu được”. Bác đưa ra thí dụ dạy về con voi: “muốn dạy
cho người ta biết con voi là thế nào thì có thể nói tỉ mỉ bộ xương của nó ra sao, nó
có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm, v.v.. Nhưng nếu chưa thể
dạy kỹ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù của con
voi như: mình nó to bằng ba bốn contrâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai to như
hai cái quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu, v.v.. Như thế, người học không thể
lầm con voi với con tôm, con mèo hay con bò được. Hơn nữa, khi nói đến chuyện
săn voi hay bắt voi, người ta cũng không nghĩ lầm được rằng có thể dùng lưỡi câu
mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh. Như thế là người học dùng được sự hiểu
biết của mình vào việc làm một phần nào. Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém,
mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ cái ngà voi không chẳng hạn, thì khi trở về lại
tưởng lầm con voi là cái ngà, không ích lợi gì cả”.
Bác phê phán tệ nhồi nhét kiến thức và căn dặn chúng ta: “Huấn luyện phải
thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành
ngay. Nhiều đồngchí ta không hiểu cái lẽ rất giản đơn đó. Cho nên họ đã đưa "thặng
dư giá trị" nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân. Họ đã đưa "tân dân chủ chủ
nghĩa" nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa "biện chứng pháp" nhồi sọ công nhân
đang học quốc ngữ”.
Dạy học phải đạt yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu. Quan trọng nhất là cách nói, cách
viết. Phải diễn đạt sao cho quần chúng có thể hiểu được, Bác Hồ đã nói: “Người
tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếu không
vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta
xem”. Bác dạy: Muốn tuyên truyền quần chúng phải học cách nói của quần chúng.
Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.Nói cũng phải học và phải
chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng giản dị, dễ nghe, dễ hiểu. Bác rất
ghét thói ba hoa, rỗng tuếch, dài dòng. Bác phê phán một số người hay nói chữ:
“Tiếng ta có thì không dùng, mà cứ ham dùng chữ Hán. Dùng đúng, đã là một cái
hại, vì quần chúng không hiểu. Nhiều người biết không rõ, dùng không đúng, mà
cũng ham dùng, cái hại lại càng to”. “Tục ngữ nói: "Xấu hay làm tốt, dốt hay nói
chữ". Cái bệnh nói chữ đó đã lây ra, đã làm hại đến quần chúng”.
Người cũng chỉ ra những cáchkhắc phục,chốngthói ba hoa: “ 1. Phảihọccách
nói của quần chúng.Chớ nói như cách giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi
chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng.
2. Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ
hiểu.
3. Khi viết, khi nói, phảiluôn luôn làm thế nàocho aicũng hiểu được. Làm sao
cho quần chúngđều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Baogiờ
cũng phải tự hỏi: "Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?".
4. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết.
5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục
ngữ: "Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói".
Sau khiviết rồi, phảixem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là mộttài liệu quan trọng,
phải xem đi xem lại chín, mười lần.
Làm được nhưthế - đảng viên và cán bộ ta quyết phảilàm nhưthế - thì thói ba
hoa sẽ bớt dần dần cho đến khi hoàn toàn hết sạch mà công việc của Đảng, tư cách
của cán bộ và đảng viên sẽ do đó mà tăng thêm”.
1.3. Phương pháp kếthợp gia đình, nhà trường và xã hội, lấy nhà trường
làm trung tâm.
Môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh là môi trường trong đó có sự kết
hợp đồng đều cả 3 chủ thể giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. Cả ba chủ thể
này tạo nên một cơ chế giáo dục thống nhất, tác động, hỗ trợ cho nhau. Bản chất của
sựphốihợp này là đạtđược sựthống nhất về yêu cầu giáo dục, khiến cho định hướng
đạo đức của giới trẻ được xác lập đúng đắn và vững chắc.
Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không
tuyệt đốihoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Xuất phát từ quan điểm cách mạng
là sựnghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục – đào tạo là sự nghiệp
của toàn dân trong đó Người đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội, có như vậy, kết quả giáo dục mới hoàn hảo.
Môi trường xã hội, đời sống gia đình là là một trong những nhân tố cơ bản
quyết định đến việc hình thành bản chất, nhân cách con người. Như Mác nói “bản
chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của một cá nhân riêng biệt.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Cho nên “giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài
xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn.
Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đìnhvà ngoài
xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Trong Thư gửi Đại hội giáo dục quốc dân tháng 7-1951, Người viết : “Đại hội
nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đờisống của nhân dân, với công
cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Làm thế nào để phối hợp việc giáo dục
của trường học với việc tuyên truyền và giáo dục chính trị chung của nhân dân”.
Bởi Người quan niệm, giáo dục đào tạo là công việc chung của gia đình, nhà
trường và xã hội. Theo Bác, các thầy cô giáo phải gần gũi dân chúng, phải biết sinh
hoạt của nhân dân, yêu nhân dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò
thì mới có thể dạy tốt. Quần chúng nhân dân là nơi cho chúng ta nhiều kiến thức,
kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi ở quần chúng là một việc cần làm. Ngoài ra, việc kết
hợp gia đình,nhà trường và xã hội là nhằm dựa vào các lực lượng xã hội để giáo dục
dục thanh thiếu niên thông qua dư luận và các hoạt động xã hội.
Trong việc gắn giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, cần chú trọng phương
pháp nêu gương, nhân rộng gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến sẽ tạo
nên phong trào thi đua học tập tốt, làm việc tốt. Trong quá trình này, nhà trường
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tri thức khoa học làm nền tảng
để học sinh tiếp thu những tri thức thực tiễn, hình thành và hoàn thiện nhân cách.
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hành phúc thì xã hội mới có trật tự
và phát triển. Đó là cái nôi trọng trong giáo dục con cái. Sự giáo dục bằng việc
khuyên răn, dạy bảo con cái những lời hay, lẽ phải và bằng cả việc làm gương của
chính cha mẹ. Gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là
nơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản. Do đó, một môi trường giáo dục hợp
lý là nhà trường sẽ phải thường xuyên thông tin,liên lạc với gia đình để gia đìnhcác
em có thể nắm bắt tình hình học tập rèn luyện của con em mình. Một môi trường xã
hội lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cáchcủa
học sinh, sinh viên. Xã hội là một môi trường rộng lớn mà ở đó các cá nhân có mối
quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt, thông qua các hoạt động đoàn
thể, các em được thâm nhập thực tế, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình với
cộng đồng.
Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục được xem là
vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt độnggiáo dục có điều kiện đạt hiệu
quả tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường trên sẽ đảm bảo được sự thống
nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục, thúc đẩy quá trình hoàn
thiện nhân cách, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân có ích cho đất nước.
1.4. Dạy học phải đi từ dưới lên trên, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phù
hợp với từng đối tượng
Đây là một trong những quan điểm cơ bản về phương pháp giáo dục - đào tạo
của Hồ Chí Minh. Theo Người, công tác huấn luyện giáo dục muốn có kết quả phải
huấn luyện từ dưới lên trên. Khi ta mới giành chính quyền và trong điều kiện kháng
chiến, nền giáo dục chưa phát triển thì phải biết phát huy mọi người cùng tham gia
công tác huấn luyện. Bằng cách lấy người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít
dạy người chưa biết, phải lấy người cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để
họ huấn luyện cấp dướinữa. “Muốn huấn luyện theo lối này thì phải huấn luyện chu
đáo, đừng bôi bác, nếu bôi bác thì càng xuống dưới càng sai lệch”.
Những tư tưởng trên thực chất Hồ Chí Minh mong muốn giáo dục - đào tạo,
huấn luyện và học tập phải có chương trình, kế hoạch, phương pháp phù hợp với
từng đối tượng, đòi hỏi yêu cầu cao cả đối với người dạy và người học. Người phê
phán cách “tham làm nhiều mà làm không chu đáo”. Không biết “quý hồ tinh, bất
quý hồ đa”. Bất cứ cấp học nào cũng phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều,
từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu, chớ nên tham lam, nhồi nhét một lúc. Cho nên
phải hiểu rõ người học không được chủ quan, tùy tiện, ba hoa, gặp sao nói vậy, bạ
gì viết nấy, phải biết lựa chọn, sắp xếp tài liệu, phải biết dùng các thuật ngữ, phải
biết trình bày cho dễ hiểu, phải biết kết hợp giữa giảng tỉ mỉ với giảng khải quát.
Người nhấn mạnh, phải coitrọng chất lượng, cốtthiết thực, phê phán cáchdạy không
tốt như: Tham lam tri thức, đem lý luận khô khan nhét đầy óc người học, thính dùng
chữ Hán, thuật ngữ khó hiểu, nói và viết theo cách “Tây” nói dài, viết rỗng.
Bác từng nói “muốn cho dạy học không xa rời quần chúng, điều kiện cơ bản
đối với người thầy giáo là phải sát đối tượng, phải đóng giầy theo chân chứ không
phải khoét chân cho vừa giầy”. Trongkhi giáo dục thiếu nhi, phải giữ được tính chất
tự nhiên, vui vẻ, hoạt bát của trẻ, không được làm cho các cháu thành ông già bé”.
Với lứa tuổi măng non đó, giữa cái chơi và cái học có sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
“trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. Vì thế
cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người
lớn”.
Đối với việc huấn luyện người lớn thì Bác nói: “tài liệu phải lựa chọn, xếp đặt
lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng.
Tài liệu không thích hợp thì học không có ích lợi gì”.
Bác cũng phê phán tình trạng lớp học quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng dạy
và học: “Đông quá thìdạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của ngườihọc chênh
lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác
nhau, nên chương trình không sát”. Nhận định này của Bác không những chỉ đúng
với các lớp học lý luận ngày trước mà còn đúng ngay cả với các lớp học phổ thông
ngày hôm nay, tình trạng quá tải học sinh ở các lớp học làm cho chất lượng dạy học
bị ảnh hưởng.
Người coithanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn
xung phong điđầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, coithiếu
niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Người coi việc giáo dục thanh
niên là cả một khoa học. Người nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm
lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”. Điều đó đòi hỏi giáo
dục thanh niên phải có nội dung, chương trình phù hợp.
Như vậy, trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với
điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn
hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý
muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục
sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng
giáo dục.
1.5. Phải lấy tự học làm cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, tự đào
tạo, phát huy tích cực, chủ động và năng lực tư duy sáng tạo của người học
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả nhất là
phải có tính sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đòi hỏi cả người dạy
và người học phải áp dụng vào thực tế công tác của mình cho linh hoạt. Người yêu
cầu: “Phảinêu cao tác phong độc lập suy nghĩvà tự do tư tưởng, phảibiết tự động
học tập, phải đào sâu suy nghĩ, luôn đặt vấn đề tại sao? Phải bảo vệ chân lý, phải
có nguyên tắc, học không được ba phải, giúp đỡ nhau trong học tập, mạnh dạn phê
bình và thật thà tự phê bình, không dấu dốt”. Người dạy: “Việc cốt yếu phải làm
cho người học thấu hiểu vấn đề, không tin một cách mù quáng vào từng câu trong
sách, có vấn đề gì chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra thảo hội cho vỡ lẽ”. Trong
cáchtự học, Người chỉ rõ: “Học ở trường, học ở sáchvở, học lẫn nhau và học ở nhân
dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”. Bởi theo Người, dân ta rất thông
minh, rất sáng suốt, nên mọi kinh nghiệm sản xuất, đánh giặc, vận động quần chúng
đều phải học từ dân, có dân là có tất cả. Phải xác định việc học là suốt đời, “Học
không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy cần phải học
thêm”
Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Vì thế, Người đã
tiếp thu được vốn tri thức đồ sộ của nhân loại cả Đông - Tây - Kim - Cổ, trên cơ sở
đó rút ra nguyên lý phải lấy tự học làm cốt, đã cổ vũ, lôi cuốn toàn dân ta trong
phong trào “Bình dân học vụ” trước kia và ngày nay đang soi sáng chủ trương xây
dựng nước ta thành một xã hội học tập.
1.6. Kế hoạchphát triển giáo dục phải gắnvới kế hoạchphát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội
Đây chính là nguyên tắc để xây dựng và phát triển ngành giáo dục. Kinh tế là
nền tảng vật chất còn văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Giáo dục là yếu tố
quyết định trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với kiến thức
khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, ngược lại đến lượt nó, kinh tế và chính sách
kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới phương pháp, trang thiết bị dạy và học.
Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phải gắn
liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến
bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng
không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh
tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau. Giáo dục có khó khăn, giáo
dục phải khắc phục. Kinh tế có khó khăn thì kinh tế phải khắc phục. Chúng ta đồng
tâm hiệp lực khắc phục khó khăn, thì kinh tế cũng thành công, giáo dục cũng thành
công”.
Đánh giá vai trò của giáo dục đối với Kinh tế, Người cũng khẳng định: “không
có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế”. Tuy nhiên Người
cũng nhắc nhở tâm lý phát triển nóng vội giáo dục, không phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh thực tế: “Kháng chiến phải mấy năm. Vội không được. Giáo dục cũng
phảitheo hoàn cảnh, điều kiện. Phảira sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây
ra cửa thì thứ nhấtlà bước thứ nhất, thứ haimới đến bước thứ hairồi thứ ba mới là
bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, giáo dục phải gắn với kế hoạch phát
triển văn hoá. Giáo dục chính là phương tiện, là công cụ để truyền tải những giá trị
văn hoá, giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống cũng như
tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Xây dựng một xã hội văn minh, dân
chủ, đảm bảo quyền conngười, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho conngười
bao hàm trong nó là mang đến cho con người những điều kiện giáo dục tốt nhất để
hoàn thiện nhân cách.
Kế hoạch giáo dục gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bởi vì
giáo dục nhằm mục đích giải phóng con người, mang đến sự tự do phát triển toàn
diện về mọi mặt cho conngười, khi điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội được chuẩn bị
ở mức tốt nhất thì sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giáo dục, và ngược lại,
khi giáo dục phát triển ngang tầm thì sẽ tạo độnglực – nội lực vô cùng mạnh mẽ đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Đề cập đến phương pháp giáo dục, theo Người thì không có một phương pháp
nào là tuyệt đối, chung nhất, với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như
phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn,
phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích"nêu
cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng
và hiệu quảgiáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện
đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụthể, thiết thực, luôn gắn với đờisốngvà mang
hơi thở của thời đại. Theo Hồ Chí Minh, nêu gương cũng là một phương pháp giáo
dục quan trọng. Người dạy: "Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình, muôn
vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng conngười... Lấy gương người tốt, việc tốt để
hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng,
xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Đây là
tư tưởng và sự quan tâm chủ tịch Hồ Chí Minh đến vấn đề “người tốt, việc tốt”, là
một vấn đề đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, dễ gần, dễ thực hiện nhưng không kém phần
sâu sắc, nhưng để trở thành " người tốt", bắt buộc phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự
và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua được thói quen, làm những "việc tốt" bình
thường nhất, để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ là tiền đề, manh nha cho những cái tốt
về sau này. Người dạy: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà
mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà mình thì xa xỉ, lung tung, thì
tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Người còn cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên:
“Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Hiện nay, sựnghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước vô vàn điều mới mẻ mà
nhiều người dân còn chưa kịp nhận thức và làm quen, hơn nữa, mặt trái của kinh tế
thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa
bình” đang không ngừng gia tăng. Điều đó đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thực sự
chuẩn mực trong phát ngôn, đồng thời, phải bằng hành động thực tế, chủ động, tích
cực biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hiện thực. Cán bộ, đảng
viên phải tận tâm, tận lực thực hiện thật tốt cương vị, chức trách được giao, đi trước,
làm gương cho quần chúng noi theo, không nên chỉ hứa hẹn rồi để đấy theo kiểu
“đánh trống bỏ dùi”, “nói cho có” mà phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, làm gì
cũng phải nghĩ đến lợi íchcủa dân, của nước, tránh vì lợi íchcá nhân mà vi phạm tư
cách, đạo đức, lối sống của người cán bộ cách mạng. Có thể nói rằng, về phương
pháp giáo dục của Hồ Chí Minh, Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục.
Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh
thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi
như “nền tảng” để làm tiền đề cho nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu
nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong
việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa.
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào
tạo ở nước ta hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung
và đổimới nền giáo dục nước nhà nói riêng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều
chủ trương đúng đắn để lãnh đạo, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương khoá VIII đãxác định nhiệm vụ
và mục đíchcơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những con người và
thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức
trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và conngười Việt
Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức
khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có
tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế
thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác
Hồ.
Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". "Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổimới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao
năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập
trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực
hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện
phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn với xã hội.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi
mới chương trình, nội dung, phươngphápdạyvà học; đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng
lực sáng tạo, kỹ năng thựchành. Đẩymạnhđàotạonghềđápứng nhucầu pháttriển
của đấtnước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho
mọi công dân được học tập suốt đời”.
Và gần đây nhất, Hội nghị trung ương 8, khoá XI đã ban hành nghị quyết về
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, trong đó chỉ rõ.

More Related Content

Similar to Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
201311159561817103
201311159561817103201311159561817103
201311159561817103Phi Phi
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAYPhát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
 
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.docTiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.doc
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
201311159561817103
201311159561817103201311159561817103
201311159561817103
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
Cơ sở lý luận về lựa chọn nghề của học sinh trường THPT.docx
Cơ sở lý luận về lựa chọn nghề của học sinh trường THPT.docxCơ sở lý luận về lựa chọn nghề của học sinh trường THPT.docx
Cơ sở lý luận về lựa chọn nghề của học sinh trường THPT.docx
 
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY  -...
XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY -...
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đổi mới phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, khao khát tìm tòi cái mới, cái tiến bộ. Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu niên. Cáchđây hơn nửa thế kỷ, khi bịgiam cầm trong nhà lao của chínhquyền Tưởng Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ: Ngủ thì ai cũng như lương thiện, Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền; Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên Đối với Người, giáo dục đào tạo có một vị trí hết sức quan trọng trong cải tạo con người cũ, xã hội cũ, xây dựng con người mới, góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. "Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi ngườiViệt Nam... phảicó kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Giữa bộnbề côngviệc của một đất nước mới thoát khỏi chiến tranh, trên cương vị Chủ tịch nước, Người luôn luôn nhắc nhở những đồng chí, những cán bộ có trách nhiệm phải thường xuyên quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục; bồi dưỡng đạo đức, tri thức cáchmạng cho thế hệ trẻ, cho muôn đời sau, phải tạo mọi điều kiện để mỗi người có thể phát triển toàn diện, bởi con người là nguồn lực quan trọng để kiến thiết, xây dựng nước nhà. Trong các bài báo, bài diễn văn đọc tại Đại hội, Hội
  • 3. nghị giáo dục, thư thăm hỏi, chúc mừng, Người luôn nhấn mạnh đến sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của ngành giáo dục. Người viết: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”, “Dốt nát cũng là kẻ địch”,…Trước lúc “đi xa”, trong bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn: “Đảng cần phải chăm sóc, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngườithừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Nhấn mạnh vai trò, vị trí của giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và đưa ra những nội dung giáo dục mang tính toàn diện từ đức, trí, thể, mĩ… Bên cạnh đó, tuy không có những tác phẩm lớn mang tính văn kiện về giáo dục nhưng qua những bức thư, những bài nói, bài viết, Người cũng đã chỉ ra những phương pháp giáo dục thiết thực, cụ thể, phù hợp cho mọi loại đối tượng, các lớp học, cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn dành sự đầu tư lớn cho giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thì nền giáo dục của Việt Nam hiện nay còntụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, ngoài những nguyên nhân khách quan thì vấn đề phương pháp giáo dục còn nhiều bất cập là một trong những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta. Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược và lâu dài. Tiếp tục học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng cũng là yêu cầu cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân. Để đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục, bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, nội dung chương trình thì đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo giữ vị trí hết sức quan trọng. Những phương pháp giáo dục mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đãchỉ ra trở thành những triết lý giáo dục làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển, đổi mới và hoàn thiện phương pháp giáo dục ở Việt Nam. Để làm rõ phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như sự vận dụng trong đổi mới phương pháp giáo dục ở nước ta hiện nay, tôi xin chọn đề tài : “Đổi mới phương pháp giáodụctheo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài tiểu luận học phần X.
  • 4. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu  Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận nghiên cứu  Phương pháp cụ thể 5. Kết cấu tiểu luận
  • 5. I. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển phương pháp giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam, những tinh hoa phương pháp giáo dục của phương Đông, phương Tây và quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin; xuất phát từ mục đích, nội dung giáo dục - đào tạo, qua kinh nghiệm thực tiễn dạy học và trực tiếp đào tạo bồi dưỡng những lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những quan điểm toàn diện, sáng tạo, độc đáo về phương pháp giáo dục - đào tạo, có ý nghĩa chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước nhà. Tuy Hồ Chí Minh không để lại cho chúng ta một tác phẩm, một hệ thống lý luận về phương pháp giáo dục, nhưng những việc làm thiết thực, những bài viết ngắn gọn, súc tích của Người đã hàm chứa các phương pháp giáo dục mẫu mực. Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như "kim chỉ nam" để lồng dẫn nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Các phương pháp giáo dục cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh: 1.1. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong triết học, trong quy luật nhận thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, nhuần nhuyễn nguyên tắc này trong phương pháp cáchmạng nói chung và phương pháp giáo dục - đào tạo nói riêng. Người chỉ rõ: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với côngtác thực tế; học là cốtđể áp dụng vào thực tế. “Học không phảiđể nói mép, nhưng biếtlý luận mà không thựchành là lý luận suông. Họclà để áp dụng vào việc làm” . Để công tác giáo dục - đào tạo, huấn luyện và học tập có hiệu quả, đáp ứng với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, người nhắc nhở và yêu cầu nhà trường, người đi học, người dạy học phải coi trọng việc kết hợp giữa học và hành. Học là để tiếp thu tri thức khoa học, hành là biến những trí thức khoa học đó thành hiện thực trong
  • 6. cuộc sống. Học và hành có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Học để hành. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôichảy”. Vì vậy, khi dạy và học phải liên hệ với thực tế trong và ngoài nước, những vấn đề mà thực tế cách mạng hiện nay Đảng và nhân dân phải giải quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tiêu chuẩn học đi đôi với hành để phân biệt cách đào tạo giữa các nền giáo dục: “Trường học của ta là trường học xã hội chủ nghĩa. Trường họcxã hộichủ nghĩa là thếnào? Trường họcxã hộichủ nghĩa là nhàtrường: Học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành;cần cù đi đôi với tiết kiệm” . Đây là những quan điểm về nền giáo dục - đào tạo xã hội chủ nghĩa của Người, đồng thời thể hiện rõ quan điểm phê phán lối đào tạo kiểu tầm chương, trích cú, lối đào tạo ấy chỉ tạo ra một lớp người ưa chuộng chữ nghĩa, sách vở, xa rời cuộc sống, xa rời lao động sản xuất, dẫn đến coi khinh người lao động. Trong quá trình chỉ đạo tổ chức nền giáo dục quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nhà trường lao động, nhà trường gắn liền với sản xuất, đời sống, song phải lấy mục tiêu chính là giáo dục. Người căn dặn các cán bộ ngành giáo dục phải chú trọng xây dựng các trường học vừa học vừa làm, gắn giáo dục với lao động sản xuất. Đưa lao động vào nhà trường chính là để nhằm đào tạo một thế hệ trẻ vừa có kiến thức văn hoá, vừa có kiến thức khoa học kỹ thuật, vừa có kỹ năng lao động công nông nghiệp, có thói quen lao động,sẵn sàng bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Đó là một tư tưởng hết sức tiến bộ, khoa học của Người nhằm gắn lý luận với thực tiễn, phát triển con người toàn diện về kiến thức và kỹ năng. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, kết hợp giáo dục với lao độngvà khoa học kỹ thuật không chỉ góp phần giáo dục nhân cách, góp phần hình thành nhân cáchmà còngiúp các em rèn luyện thể chất để thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, kết quả học tập cũng sẽ tốt hơn. Người phê phán tư tưởng tách rời lao động trí óc với lao động chân tay, phê phán tư tưởng của nhiều thanh niên chỉ muốn làm thầy, ko muốn làm thợ, ko muốn về nông thôn sản xuất nông nghiệp. “Một số khá đông thanh niên chưa hiểu thấu rằng tất cả lao động có ích cho xã hội đều là vẻ vang, vì vậy họ chưa thiết tha yêu
  • 7. nghề, thường “đứng núinày, trông núi nọ”. Nhiều thanh niên nông thôn chưa hiểu rằng nông nghiệp là cựckỳ quan trọng choquốc kế dân sinh, vì vậy mà họ chưa thật thích thú với sản xuất nông nghiệp. Thanhniên ta cần phảihiểu rằng:Bất kỳ công việc gì, mà ra sức khắcphụckhó khăn, hoàn thànhtốt nhiệm vụ, đều là vẻ vang, đều là anh hùng” Bên cạnh việc coi trọng phương châm, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, Người không quên nhắc nhở mọi người tránh nhận thức lệch lạc, đòi hỏi trong học tập phải giải quyết tất cả mọi vấn đề của thực tế. Vì thực tế của cách mạng rất rộng, giải quyết các vấn đề thực tế ấy là cả một quá trình lâu dài của toàn Đảng, toàn dân. Người còn căn dặn: Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học hỏi để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. “Nhưthế tất cả những động cơ, mục đích học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”. Theo Hồ Chí Minh, một trong những nội dung rất quan trọng của phương pháp gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôivới hành là:“Người đi huấn luyện phảihuấn và luyện. Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc”. Điều đó có nghĩa là người thầy không chỉ đơn thuần trang bị kiến thức, trí thức, cách vận dụng trí thức, kiến thức đó vào công việc mà còn có trách nhiệm trực tiếp rèn luyện về tư cách, đạo đức, lối sống, tác phong cho người học, đồng thời phải là tấm gương cho người học noi theo. Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng, theo quan niệm của Hồ Chí Minh nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh” Bác viết: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó).
  • 8. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kêu ngạo. Nói thì phải làm”. “Nói thì phải làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Đối với mỗi người để thực hiện được việc thống nhất giữa lời nói với việc làm phải có nhận thức đúng và quyết tâm vượt qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được sự cám dỗ của lợi ích cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến nói không đi đôi với làm. Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được. Nói đi đôivới làm thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi người. Với các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện của sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của cán bộ, đảng viên, công chức, nêu gương trước nhân dân. Trong thực hành đạo đức “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Phương pháp học đi đôivới hành, lý luận gắn với thực tiễn, nói đi đôi với làm đã được mọi cấp mọi ngành thực hiện trong quá trình xây dựng nền giáo dục mới ở Việt Nam. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực trong giáo dục - đào tạo theo phương châm, phương pháp này. Khi giảng dạy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và những vấn đề cách mạng Việt Nam cho cán bộ đảng viên, Người thấy rõ khả năng, trình độ văn hóa của nhân dân và cán bộ ta còn thấp nên Người đã Việt hóa, đơngiản hóa, đồngbào hóa nhiều khái niệm trừu tượng của lý luận Mác - Lênin
  • 9. để cán bộ và đồng bào ai cũng hiểu được. Ví dụ khi giảng giải cách mạng là gì, Người nói cáchmạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái lạc hậu đổira cái tân tiến, hoặc Người dùng hình ảnh con đỉa hai vòi để nói về Chủ nghĩa đế quốc... Sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn đối tượng và yêu cầu cách mạng làm cho công tác huấn luyện của Người luôn đạt kết quả cao, phong trào học tập của toàn dân cũng nhanh chóng phát triển. 1.2. Giáo dục phải thiết thực, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không sáo rỗng. Trong Huấn thị về công tác huấn luyện học tập (1950), Bác nêu rõ cách dạy học:“Cốtthiết thực chu đáo hơn ham nhiều. Việc cốtyếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề”. “Bấtkỳ việc gì, chúng ta cũng phảibắtđầu từ gốc, dần dần đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng. Chớ nên tham mau, tham nhiều trong mọi lúc”. Và Bác cũng chỉ ra cáchdạy để cho người học hiểu vấn đềmột cáchthiết thực: “Hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu một cách tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy, theo lối bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được”. Bác đưa ra thí dụ dạy về con voi: “muốn dạy cho người ta biết con voi là thế nào thì có thể nói tỉ mỉ bộ xương của nó ra sao, nó có mấy cái răng, nó sống thế nào, sống được mấy năm, v.v.. Nhưng nếu chưa thể dạy kỹ như thế được thì cũng có thể nói cho người ta biết bao quát hình thù của con voi như: mình nó to bằng ba bốn contrâu, nó có chân lớn như cột nhà, hai tai to như hai cái quạt, một cái vòi và hai cái ngà ở đầu, v.v.. Như thế, người học không thể lầm con voi với con tôm, con mèo hay con bò được. Hơn nữa, khi nói đến chuyện săn voi hay bắt voi, người ta cũng không nghĩ lầm được rằng có thể dùng lưỡi câu mà móc hay dùng roi, dùng gậy mà đánh. Như thế là người học dùng được sự hiểu biết của mình vào việc làm một phần nào. Trái lại, nếu thì giờ ít, trình độ còn kém, mà cứ cặm cụi lo nghiên cứu tỉ mỉ cái ngà voi không chẳng hạn, thì khi trở về lại tưởng lầm con voi là cái ngà, không ích lợi gì cả”. Bác phê phán tệ nhồi nhét kiến thức và căn dặn chúng ta: “Huấn luyện phải thiết thực, sao cho những người đến học, học rồi, về địa phương họ có thể thực hành ngay. Nhiều đồngchí ta không hiểu cái lẽ rất giản đơn đó. Cho nên họ đã đưa "thặng dư giá trị" nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân. Họ đã đưa "tân dân chủ chủ
  • 10. nghĩa" nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa "biện chứng pháp" nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ”. Dạy học phải đạt yêu cầu rõ ràng, dễ hiểu. Quan trọng nhất là cách nói, cách viết. Phải diễn đạt sao cho quần chúng có thể hiểu được, Bác Hồ đã nói: “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếu không vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”. Bác dạy: Muốn tuyên truyền quần chúng phải học cách nói của quần chúng. Tục ngữ có câu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.Nói cũng phải học và phải chịu khó học mới được. Vì cách nói của dân chúng giản dị, dễ nghe, dễ hiểu. Bác rất ghét thói ba hoa, rỗng tuếch, dài dòng. Bác phê phán một số người hay nói chữ: “Tiếng ta có thì không dùng, mà cứ ham dùng chữ Hán. Dùng đúng, đã là một cái hại, vì quần chúng không hiểu. Nhiều người biết không rõ, dùng không đúng, mà cũng ham dùng, cái hại lại càng to”. “Tục ngữ nói: "Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ". Cái bệnh nói chữ đó đã lây ra, đã làm hại đến quần chúng”. Người cũng chỉ ra những cáchkhắc phục,chốngthói ba hoa: “ 1. Phảihọccách nói của quần chúng.Chớ nói như cách giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng. 2. Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu. 3. Khi viết, khi nói, phảiluôn luôn làm thế nàocho aicũng hiểu được. Làm sao cho quần chúngđều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình. Baogiờ cũng phải tự hỏi: "Ta viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?". 4. Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết. 5. Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận. Phải nhớ câu tục ngữ: "Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói". Sau khiviết rồi, phảixem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là mộttài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần. Làm được nhưthế - đảng viên và cán bộ ta quyết phảilàm nhưthế - thì thói ba hoa sẽ bớt dần dần cho đến khi hoàn toàn hết sạch mà công việc của Đảng, tư cách của cán bộ và đảng viên sẽ do đó mà tăng thêm”.
  • 11. 1.3. Phương pháp kếthợp gia đình, nhà trường và xã hội, lấy nhà trường làm trung tâm. Môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh là môi trường trong đó có sự kết hợp đồng đều cả 3 chủ thể giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. Cả ba chủ thể này tạo nên một cơ chế giáo dục thống nhất, tác động, hỗ trợ cho nhau. Bản chất của sựphốihợp này là đạtđược sựthống nhất về yêu cầu giáo dục, khiến cho định hướng đạo đức của giới trẻ được xác lập đúng đắn và vững chắc. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục, không tuyệt đốihoá bất cứ một hình thức giáo dục nào. Xuất phát từ quan điểm cách mạng là sựnghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn dân trong đó Người đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, có như vậy, kết quả giáo dục mới hoàn hảo. Môi trường xã hội, đời sống gia đình là là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến việc hình thành bản chất, nhân cách con người. Như Mác nói “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Cho nên “giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đìnhvà ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Trong Thư gửi Đại hội giáo dục quốc dân tháng 7-1951, Người viết : “Đại hội nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đờisống của nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Làm thế nào để phối hợp việc giáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáo dục chính trị chung của nhân dân”. Bởi Người quan niệm, giáo dục đào tạo là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Theo Bác, các thầy cô giáo phải gần gũi dân chúng, phải biết sinh hoạt của nhân dân, yêu nhân dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò thì mới có thể dạy tốt. Quần chúng nhân dân là nơi cho chúng ta nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, học hỏi ở quần chúng là một việc cần làm. Ngoài ra, việc kết hợp gia đình,nhà trường và xã hội là nhằm dựa vào các lực lượng xã hội để giáo dục dục thanh thiếu niên thông qua dư luận và các hoạt động xã hội.
  • 12. Trong việc gắn giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội, cần chú trọng phương pháp nêu gương, nhân rộng gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến sẽ tạo nên phong trào thi đua học tập tốt, làm việc tốt. Trong quá trình này, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tri thức khoa học làm nền tảng để học sinh tiếp thu những tri thức thực tiễn, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hành phúc thì xã hội mới có trật tự và phát triển. Đó là cái nôi trọng trong giáo dục con cái. Sự giáo dục bằng việc khuyên răn, dạy bảo con cái những lời hay, lẽ phải và bằng cả việc làm gương của chính cha mẹ. Gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là nơi trang bị những kiến thức văn hóa cơ bản. Do đó, một môi trường giáo dục hợp lý là nhà trường sẽ phải thường xuyên thông tin,liên lạc với gia đình để gia đìnhcác em có thể nắm bắt tình hình học tập rèn luyện của con em mình. Một môi trường xã hội lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cáchcủa học sinh, sinh viên. Xã hội là một môi trường rộng lớn mà ở đó các cá nhân có mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập, sinh hoạt, thông qua các hoạt động đoàn thể, các em được thâm nhập thực tế, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng. Việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt độnggiáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường trên sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân có ích cho đất nước. 1.4. Dạy học phải đi từ dưới lên trên, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phù hợp với từng đối tượng Đây là một trong những quan điểm cơ bản về phương pháp giáo dục - đào tạo của Hồ Chí Minh. Theo Người, công tác huấn luyện giáo dục muốn có kết quả phải huấn luyện từ dưới lên trên. Khi ta mới giành chính quyền và trong điều kiện kháng chiến, nền giáo dục chưa phát triển thì phải biết phát huy mọi người cùng tham gia công tác huấn luyện. Bằng cách lấy người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết, phải lấy người cấp dưới lên huấn luyện rồi trở lại cấp dưới để
  • 13. họ huấn luyện cấp dướinữa. “Muốn huấn luyện theo lối này thì phải huấn luyện chu đáo, đừng bôi bác, nếu bôi bác thì càng xuống dưới càng sai lệch”. Những tư tưởng trên thực chất Hồ Chí Minh mong muốn giáo dục - đào tạo, huấn luyện và học tập phải có chương trình, kế hoạch, phương pháp phù hợp với từng đối tượng, đòi hỏi yêu cầu cao cả đối với người dạy và người học. Người phê phán cách “tham làm nhiều mà làm không chu đáo”. Không biết “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Bất cứ cấp học nào cũng phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu, chớ nên tham lam, nhồi nhét một lúc. Cho nên phải hiểu rõ người học không được chủ quan, tùy tiện, ba hoa, gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, phải biết lựa chọn, sắp xếp tài liệu, phải biết dùng các thuật ngữ, phải biết trình bày cho dễ hiểu, phải biết kết hợp giữa giảng tỉ mỉ với giảng khải quát. Người nhấn mạnh, phải coitrọng chất lượng, cốtthiết thực, phê phán cáchdạy không tốt như: Tham lam tri thức, đem lý luận khô khan nhét đầy óc người học, thính dùng chữ Hán, thuật ngữ khó hiểu, nói và viết theo cách “Tây” nói dài, viết rỗng. Bác từng nói “muốn cho dạy học không xa rời quần chúng, điều kiện cơ bản đối với người thầy giáo là phải sát đối tượng, phải đóng giầy theo chân chứ không phải khoét chân cho vừa giầy”. Trongkhi giáo dục thiếu nhi, phải giữ được tính chất tự nhiên, vui vẻ, hoạt bát của trẻ, không được làm cho các cháu thành ông già bé”. Với lứa tuổi măng non đó, giữa cái chơi và cái học có sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. “trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. Vì thế cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”. Đối với việc huấn luyện người lớn thì Bác nói: “tài liệu phải lựa chọn, xếp đặt lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có ích lợi gì”. Bác cũng phê phán tình trạng lớp học quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học: “Đông quá thìdạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của ngườihọc chênh lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác nhau, nên chương trình không sát”. Nhận định này của Bác không những chỉ đúng với các lớp học lý luận ngày trước mà còn đúng ngay cả với các lớp học phổ thông
  • 14. ngày hôm nay, tình trạng quá tải học sinh ở các lớp học làm cho chất lượng dạy học bị ảnh hưởng. Người coithanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong điđầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, coithiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Người coi việc giáo dục thanh niên là cả một khoa học. Người nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”. Điều đó đòi hỏi giáo dục thanh niên phải có nội dung, chương trình phù hợp. Như vậy, trong giáo dục, theo Hồ Chí Minh, cần có phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục. Giáo dục phải căn cứ vào "trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng". Cần có phương pháp tổ chức giáo dục sao cho bảo đảm được sự phù hợp giữa điều kiện, hoàn cảnh giáo dục với đối tượng giáo dục. 1.5. Phải lấy tự học làm cốt, phải nâng cao hướng dẫn việc tự học, tự đào tạo, phát huy tích cực, chủ động và năng lực tư duy sáng tạo của người học Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phương pháp dạy và học có hiệu quả nhất là phải có tính sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đòi hỏi cả người dạy và người học phải áp dụng vào thực tế công tác của mình cho linh hoạt. Người yêu cầu: “Phảinêu cao tác phong độc lập suy nghĩvà tự do tư tưởng, phảibiết tự động học tập, phải đào sâu suy nghĩ, luôn đặt vấn đề tại sao? Phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc, học không được ba phải, giúp đỡ nhau trong học tập, mạnh dạn phê bình và thật thà tự phê bình, không dấu dốt”. Người dạy: “Việc cốt yếu phải làm cho người học thấu hiểu vấn đề, không tin một cách mù quáng vào từng câu trong sách, có vấn đề gì chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra thảo hội cho vỡ lẽ”. Trong cáchtự học, Người chỉ rõ: “Học ở trường, học ở sáchvở, học lẫn nhau và học ở nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn”. Bởi theo Người, dân ta rất thông minh, rất sáng suốt, nên mọi kinh nghiệm sản xuất, đánh giặc, vận động quần chúng đều phải học từ dân, có dân là có tất cả. Phải xác định việc học là suốt đời, “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy cần phải học thêm”
  • 15. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tự học suốt đời. Vì thế, Người đã tiếp thu được vốn tri thức đồ sộ của nhân loại cả Đông - Tây - Kim - Cổ, trên cơ sở đó rút ra nguyên lý phải lấy tự học làm cốt, đã cổ vũ, lôi cuốn toàn dân ta trong phong trào “Bình dân học vụ” trước kia và ngày nay đang soi sáng chủ trương xây dựng nước ta thành một xã hội học tập. 1.6. Kế hoạchphát triển giáo dục phải gắnvới kế hoạchphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Đây chính là nguyên tắc để xây dựng và phát triển ngành giáo dục. Kinh tế là nền tảng vật chất còn văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Giáo dục là yếu tố quyết định trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với kiến thức khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế, ngược lại đến lượt nó, kinh tế và chính sách kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục đào tạo trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới phương pháp, trang thiết bị dạy và học. Ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phải gắn liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau. Giáo dục có khó khăn, giáo dục phải khắc phục. Kinh tế có khó khăn thì kinh tế phải khắc phục. Chúng ta đồng tâm hiệp lực khắc phục khó khăn, thì kinh tế cũng thành công, giáo dục cũng thành công”. Đánh giá vai trò của giáo dục đối với Kinh tế, Người cũng khẳng định: “không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế”. Tuy nhiên Người cũng nhắc nhở tâm lý phát triển nóng vội giáo dục, không phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế: “Kháng chiến phải mấy năm. Vội không được. Giáo dục cũng phảitheo hoàn cảnh, điều kiện. Phảira sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thì thứ nhấtlà bước thứ nhất, thứ haimới đến bước thứ hairồi thứ ba mới là bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước”. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, giáo dục phải gắn với kế hoạch phát triển văn hoá. Giáo dục chính là phương tiện, là công cụ để truyền tải những giá trị
  • 16. văn hoá, giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống cũng như tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ, đảm bảo quyền conngười, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho conngười bao hàm trong nó là mang đến cho con người những điều kiện giáo dục tốt nhất để hoàn thiện nhân cách. Kế hoạch giáo dục gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bởi vì giáo dục nhằm mục đích giải phóng con người, mang đến sự tự do phát triển toàn diện về mọi mặt cho conngười, khi điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội được chuẩn bị ở mức tốt nhất thì sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp giáo dục, và ngược lại, khi giáo dục phát triển ngang tầm thì sẽ tạo độnglực – nội lực vô cùng mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đề cập đến phương pháp giáo dục, theo Người thì không có một phương pháp nào là tuyệt đối, chung nhất, với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội... đều nhằm mục đích"nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quảgiáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụthể, thiết thực, luôn gắn với đờisốngvà mang hơi thở của thời đại. Theo Hồ Chí Minh, nêu gương cũng là một phương pháp giáo dục quan trọng. Người dạy: "Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình, muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng conngười... Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Đây là tư tưởng và sự quan tâm chủ tịch Hồ Chí Minh đến vấn đề “người tốt, việc tốt”, là một vấn đề đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, dễ gần, dễ thực hiện nhưng không kém phần sâu sắc, nhưng để trở thành " người tốt", bắt buộc phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua được thói quen, làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ là tiền đề, manh nha cho những cái tốt về sau này. Người dạy: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”. Người còn cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên:
  • 17. “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Hiện nay, sựnghiệp đổi mới đất nước đang đứng trước vô vàn điều mới mẻ mà nhiều người dân còn chưa kịp nhận thức và làm quen, hơn nữa, mặt trái của kinh tế thị trường và sự chống phá của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đang không ngừng gia tăng. Điều đó đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thực sự chuẩn mực trong phát ngôn, đồng thời, phải bằng hành động thực tế, chủ động, tích cực biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hiện thực. Cán bộ, đảng viên phải tận tâm, tận lực thực hiện thật tốt cương vị, chức trách được giao, đi trước, làm gương cho quần chúng noi theo, không nên chỉ hứa hẹn rồi để đấy theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “nói cho có” mà phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, làm gì cũng phải nghĩ đến lợi íchcủa dân, của nước, tránh vì lợi íchcá nhân mà vi phạm tư cách, đạo đức, lối sống của người cán bộ cách mạng. Có thể nói rằng, về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh, Người lấy nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các phương pháp về giáo dục. Nguyên tắc này được Người sử dụng trong việc giáo dục cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên, công nhân, nông dân, bộ đội, trí thức, học sinh, sinh viên… Nó được coi như “nền tảng” để làm tiền đề cho nhận thức, hành động và bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho tất cả mọi người. Hơn nữa, nguyên tắc này có tính chất quyết định trong việc chuyển hướng giáo dục và trở thành đặc trưng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đổimới nền giáo dục nước nhà nói riêng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chủ trương đúng đắn để lãnh đạo, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 18. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương khoá VIII đãxác định nhiệm vụ và mục đíchcơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và conngười Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổimới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm "học đi đôi với hành", giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phươngphápdạyvà học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thựchành. Đẩymạnhđàotạonghềđápứng nhucầu pháttriển của đấtnước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
  • 19. trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Và gần đây nhất, Hội nghị trung ương 8, khoá XI đã ban hành nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, trong đó chỉ rõ.