SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
1
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIÁM ĐỊNH MẤT KHẢ NĂNG
LAO ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI TẠI
HỘI ĐỒNG GĐYK PHÚ YÊN
Trong 3 năm 2009 - 2011
Nhóm thực hiện: - BSCKI Nguyễn Văn Vượng
- BSCKI Cao Thị Kim Đính
- CN Đinh Châu Hổ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khả năng lao động là trạng thái của con người chứa đựng một năng lực có thể
hoàn thành một công việc, một nhiệm vụ vì lợi ích chung đối với xã hội. Nói một
cách khác, đó là sự tổng hợp tài năng thể lực và trí lực của một cá thể phải hao phí đi
trong quá trình vận động để tạo ra một giá trị nhu cầu vật chất hoặc tinh thần nào đó.
Khả năng lao động là một khái niệm thuộc phạm trù y - xã hội học. Nó được
xác định bởi nhiều yếu tố trong lĩnh vực sinh y học và xã hội học, có mối quan hệ
chặt chẽ và tác động thúc đẩy lẫn nhau. Sự thiếu quan tâm của người sử dụng lao
động với việc không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo hữu ích
trong lao động sản xuất có thể sẽ là yếu tố bất lợi, dễ làm nảy sinh các trạng thái
bệnh lý mà đáng lẽ nó không bao giờ biểu hiện.
Lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người khỏe mạnh mà còn đối với
người có bệnh và những người mang dị tật khác nhau. Ngoài những yếu tố về y học,
kinh tế học, các giám định viên y khoa còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý học.
Khả năng lao động của mỗi công dân nói chung và của CBCNVC lao động nói riêng
đều góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa. Bảo vệ và phát huy KNLĐ (khả năng lao động) của mỗi con người riêng
biệt là đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đảm bảo
sự thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu vật chất, tinh thần tất yếu của loài người.
Nhiệm vụ trong công tác khám giám định y khoa không chỉ đơn thuần là xác
định sự mất mát về KNLĐ của đối tượng, mà là xác định trạng thái KNLĐ và sự
phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh mạn tính hoặc có những di chứng do bệnh
tật, chấn thương... Mỗi một trường hợp riêng biệt phải xem xét đầy đủ các yếu tố về
sinh y học (sự phá hủy, sự biến đổi của các chức năng liên quan trong cơ thể) cũng
như hàng loạt các yếu tố về xã hội học, nghề nghiệp khác nhau trên mỗi đối tượng,
trình độ nghề nghiệp, quá trình đào tạo, tâm lý của người lao động nhằm đưa ra
quyết định chuẩn xác vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa giúp các cơ
quan quản lý sử dụng người lao động phát huy tốt KNLĐ, phòng ngừa, hạn chế tỷ lệ
tàn phế do di chứng xảy ra, kéo dài số năm làm việc, tuổi thọ của người lao động.
Việc đánh giá tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động là một trong những văn
bản quan trọng có tính pháp lý trong công tác khám giám định y khoa cho đối tượng.
vì vậy việc khám giám định phải khách quan, trung thực và phù hợp giúp cho cơ
2
quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội... giải quyết kịp thời đúng
chế độ cho đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH).
Tình hình khám giám định mất khả năng lao động nói chung, trong đó khám
giám định mất khả năng lao động (giải chế độ hưu) nói riêng của các cơ quan sử
dụng người lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh gởi Cán bộ- công nhân viên chức lao
động trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến Hội đồng GĐYK Phú Yên để khám giám định
giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi ngày càng nhiều và đa dạng.
Xuất phát từ thực trạng trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá
tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại
Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm 2009 – 2011 nhằm mục đích:
- Đánh giá thực trạng tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động do bệnh tật,
dị tật và chấn thương trong công tác giám định tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3
năm (2009-2011).
- Cùng với các cơ quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội tỉnh
giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi chính đáng cho người lao động.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm:
Sức khỏe (theo tuyên ngôn AlmaAta): Là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể
chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là tình trạng có hay không có bệnh tật hoặc
khuyết tật;
Sức khỏe (theo Lacoxima và Usacop): Là sự toàn vẹn về cấu trúc và chức
năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể con người, là khả năng thích nghi của cơ
thể đối với môi trường tự nhiên và xã hội, đó là sự toàn vẹn của trạng thái tâm lý,
thoải mái về tâm thần và xã hội;
1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động:
Bảo vệ sức khỏe là mộn y học của y học dự phòng rộng lớn và phức tạp, gồm
tất cả những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho người còn khỏe, phát hiện sớm để
điều trị, ngừa tái phát, làm chậm tiến triển, phòng biến chứng một số bệnh ngừa
được, nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, khả năng lao động, sức sản xuất của mỗi con
người cho đến tuổi càng cao càng tốt. Kéo dài đời sống chưa đủ mà phải giữ được
lâu KNLĐ, sản xuất có ích cho xã hội.
Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song yếu tố môi trường
và di truyền (nòi giống) là quan trọng nhất.
1.3. Đánh giá sức khỏe:
1.3.1. Cá nhân:
Khám tất cả các cơ quan phủ tạng về mặt thực thể, chức năng bằng các biện
pháp lâm sàng, cận lâm sàng.
Tiến hành một số nghiệm pháp gắng sức, kích thích hay ức chế các tuyến nội
tiết, ngoại tiết.
Thăm dò về tình hình thần kinh, tâm thần, khả năng làm việc, sự dẻo dai.
Tình hình của tiền sử gia đình (để nắm khía cạnh di truyền).
Sau đó tổng kết và sắp xếp theo phân loại sức khỏe A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4,
5 ... (tùy theo kinh nghiệm từng nước).
1.3.2. Sức khỏe của một tập thể hay của một nước:
Hiện nay chưa có một biện pháp nào toàn diện, để tổng hợp đánh giá cụ thể,
chính xác tình hình sức khỏe của một tập thể hay một nước. Việc này gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên có thể đánh giá từng khía cạnh theo phương pháp thống kê hay còn
gọi là dịch tể học. Ví dụ:
- Tỷ lệ tử vong nói chung trong 100.000 dân.
- Tỷ lệ mắc bệnh: Bệnh mạn tính hay bệnh lan truyền.
- Số và mức độ bệnh dịch đã xảy ra.
- Số ngày nghỉ việc, số ngày nằm bệnh viện, đi điều dưỡng.
- Số lần khám bệnh và xét nghiệm ...
- Số thuốc các loại đã sử dụng.
- Tỷ lệ tử vong trẻ em trước và sau sinh.
- Tỷ lệ người già trên 70 tuổi so với người dân/vùng hay 1 nước...
4
1.3.4. Các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe:
1.3.4.1. Đối với người khỏe:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bằng vệ sinh cá nhân.
- Biết phòng ngừa một số bệnh có thể phòng được.
1.3.4.2. Đối với người có bệnh:
- Phát hiện sớm một số bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp,
bằng cách khám thường kỳ hay bất thường khi có nghi ngờ.
- Ngừa tái phát và phòng biến chứng nhằm làm chậm tiến triển một số bệnh (quản lý
một số bệnh mạn tính và các bệnh xã hội).
1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động:
Cần áp dụng cho tất cả đối tượng lao động từ lao động nhẹ đơn giản đến lao
động nặng, nhất là lao động trong môi trường độc hại và đặc biệt nặng nhọc cho đối
tượng lao động thể lực, lao động trí óc hoặc vừa lao động trí óc vừa lao động thể lực
với những biện pháp sau:
1.4.1. Người mới vào nghề:
Khám tuyển kỹ, lập hồ sơ sức khỏe, y bạ, xếp hạng theo khả năng thể lực và
trình độ văn hóa.
Hồ sơ sức khỏe ban đầu cần ghi đầy đủ, kèm theo tư liệu như phim ảnh, điện
tim, thăm dò chức năng... để sau này có dịp so sánh (mẫu hồ sơ do Bộ Y tế ban hành
theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT, ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế). Hồ sơ sức khỏe
ban đầu phải được xem xét như lý lịch, chứng chỉ văn bằng ... sẽ kèm theo người lao
động đến bất cứ nơi công tác nào sau này. Nó giúp cho người lãnh đạo, quản lý
quyết định có thu nhận hay không và khi thu nhận sẽ sắp xếp, bố trí người lao động
vào công việc nào cho hợp lý để phát huy được khả năng lao động cao nhất và giúp
theo dõi sức khỏe của người lao động lâu dài...
1.4.2. Người lao động đang hành nghề:
- Khám bệnh, điều trị kịp thời khi người lao động bị bệnh, tai nạn, chấn thương đột
xuất, bệnh nghề nghiệp.
- Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần và 1-2 lần/năm đối với lao động trong
môi trường độc hại, nặng nhọc.
Lần khám định kỳ có thể khám toàn diện hay từng phần. Có tham khảo hồ sơ
khám sức khỏe ban đầu. Mục đích là để đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh tật, phát
hiện những bệnh mới xảy ra, nhất là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nghề nghiệp
(BNN). Ngoài khám người công nhân, phải chú ý đến tình trạng vệ sinh cơ bản nơi
làm việc, môi trường lao động; môi trường khu vực người lao động sinh sống (khu
tập thể ..) gia đình.
- Trong khi theo dõi sức khỏe, người thầy thuốc dự phòng có nhận xét và nếu thấy
cần thiết đề nghị sắp xếp lại công việc, lao động cho phù hợp với sức khỏe, nhằm
giảm bớt nguy cơ về bệnh tật phát triển và đề phòng di chứng hoặc đề nghị người sử
dụng lao động chuyển đến Hội đồng Giám định Y khoa (HĐGĐYK) giám định sức
khỏe và KNLĐ để giải quyết chế độ kịp thời.
Đối tượng sức khỏe kém hay bị BNN:
5
- Cần cho đi điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cơ thể kịp thời với một thời
gian cần thiết, sau thời gian điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cần có ý kiến
của thầy thuốc điều trị và chuyên gia BNN để tiếp tục bố trí lao động hoặc ra
HĐGĐYK giám định khả năng lao động.
- HĐGĐYK xác định lại tình trạng sức khỏe và KNLĐ để người sử dụng lao động
có cơ sở điều chỉnh công việc hay đổi sang công tác khác nhằm tận dụng khả năng
và kinh nghiệm chuyên môn kỹ thuật của người lao động đến mức tối đa. Việc cho
về hưu trước tuổi hoặc nghỉ mất sức lao động phải xem xét một cách tổng quát và
thận trọng.
1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động:
- Nguyên nhân dẫn đến giảm hoặc mất KNLĐ của con người có thể biến đổi do các
nguyên nhân sau:
+ Bệnh tật. Ví dụ: Xơ gan, hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đa
khớp..
+ Bệnh nghề nghiệp và yếu tố nghề nghiệp. Ví dụ: bụi phổi Silic, nhiễm tia X...
+ Tai nạn lao động. Ví dụ: dập nát bàn tay, gãy xương chi, gãy cột sống...
+ Tai nạn do chấn thương trong chiến tranh và làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Ví dụ: Thương binh, người bị thương hưởng chính sách như thương binh.
+ Dị tật bẩm sinh. Ví dụ: Câm, điếc, đần độn...
+ Tàn tật trước tuổi lao động. Ví dụ: di chứng sốt bại liệt, viêm não...
+ Giảm KNLĐ do tuổi già (sinh lý).
1.5.1. Các hình thức rối loạn KNLĐ:
KNLĐ của con người có thể biến đổi do nhiều nguyên nhân. Tùy theo diễn
biến nhanh hay chậm, tính chất nặng hay nhẹ của các tác nhân, tính chất dễ hay khó
hồi phục của từng chức năng, phục hồi lao động và hậu quả của nó mà người ta chia
ra 2 hình thái mất KNLĐ (phân biệt theo yếu tố thời gian) và mỗi hình thái đều có
thể xảy ra với mức độ mất một phần hoặc mất hoàn toàn KNLĐ.
1.5.1.1. Mất KNLĐ tạm thời:
- Nguyên nhân có thể là:
+ Bệnh cấp tính.
+ Đợt tái phát của bệnh mạn tính.
+ Tai nạn, chấn thương.
+ Hoặc theo quy định riêng của luật lệ mỗi nước như: Thời gian nghỉ đẻ, nghỉ vì lý
do để điều trị phục hồi chức năng....
- Mức độ: Mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ:
- Phạm vi xử lý: Do các thầy thuốc điều trị, phòng dịch, GĐYK. Đối tượng được cấp
giấy chứng nhận số ngày đã nghỉ để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH).
1.5.1.2. Mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn:
- Nguyên nhân:
+ Bệnh mạn tính thường xuyên tiến triến nặng, hoặc các trạng thái bệnh lý đã cố
định (sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức
năng cần thiết mà không có khả năng phục hồi).
6
+ Do hậu quả của tai nạn lao động, chấn thương (kể cả tai nạn chiến tranh và làm
nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN) làm hủy hoại về mặt giải phẩu hoặc
chức năng các bộ phận, cơ quan của cơ thể.
- Mức độ: Có thể mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ.
- Phạm vi xử lý: Đây là đối tượng của Hội đồng Giám định Y khoa Tỉnh. Mất
KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn được đặc trưng bằng hai yếu tố: Y học và xã hội học.
- Yếu tố Y học: Là biểu hiện của bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp hoặc hậu quả của
tai nạn, chấn thương kèm theo những rối loạn thực thể về chức năng cơ thể.
- Yếu tố xã hội học: Do có trạng thái bệnh lý, thương tật làm thay đổi căn bản mối
quan hệ giữa con người đối với hoạt động lao động. Một người bị tàn phế theo mức
độ nhất định sẽ bị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn trong lao động sản xuất.
1.5.2. Sự biến động của mất KNLĐ theo thời gian và điều kiện xã hội:
Mặc dù đã xác định là mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn nhưng khái niệm này lại
không cố định mà có biến động trên cả 2 yếu tố sinh học và xã hội học. Mọi người
đều biết các quá trình bệnh lý đều biến động và sự thay đổi của nó có thể ảnh hưởng
sâu sắc đến trạng sức khỏe. Yếu tố xã hội cũng có thể biến động như đã học được
nghề mới, đạt được một trình độ chuyên môn cao hơn, hoặc điều kiện lao động được
cải thiện, chế độ lao động được bố trí hợp lý ngay cả khi trạng thái bệnh lý tương đối
cố định. Tất cả những yếu tố đó có thể dẫn đến kết luận “phủ nhận” tình trạng mất
KNLĐ vĩnh viễn của đối tượng so với lần giám định trước.
Chính do có sự biến động nên ở nước nào cũng vậy, Chính phủ, Bộ Y tế - Lao
động thương binh và xã hội đã ban hành các văn bản pháp luật quy định phải tiến
hành giám định lại KNLĐ và thương tật theo định kỳ trong TIÊU CHUẨN PHÂN
HẠNG MẤT SỨC LAO ĐỘNG do Bộ Y tế - LĐTBXH ban hành tại Thông tư Liên
bộ số: 12/TT-LB ngày 26/7/1995.
1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động:
Hầu hết những đối tượng đến khám giám định Y khoa đều đã có quá trình
khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế hay đã qua điều dưỡng, phục hồi chức năng. Nhưng
không vì thế mà việc xác định KNLĐ đối với họ đơn giản, trái lại có những trường
hợp rất phức tạp. Tâm lý chung của các đối tượng khi đi giám định đều mong muốn
được Hội đồng GĐYK giải quyết theo hướng có lợi nhất cho quyền lợi của họ. Vì
vậy, có thể họ dấu bệnh để mong được tiếp tục làm việc hay tuyển dụng lại, hay
ngược lại họ “cường điệu hóa” các triệu chứng bệnh, thậm chí có thể có hành vi giả
tạo trong trường hợp họ muốn về được nghỉ ngơi, muốn được xếp tỷ lệ % mất
KNLĐ, thương tật cao.
Do đó, người thầy thuốc giám định Y khoa phải là người trọng tài công minh,
vô tư, không những phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ vững vàng, sâu rộng mà còn phải có phương pháp và kinh nghiệm
trong khám xét mới có thể giải quyết công việc được chính xác và có hiệu quả cao.
Phương pháp duy nhất và đúng đắn để xác định trạng thái KNLĐ và đánh giá
tỷ lệ % KNLĐ là một phương pháp tổng hợp, bao gồm khám nghiệm lâm sàng một
cách đầy đủ, toàn diện cho mỗi đối tượng, kết hợp với khám nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng, tham khảo hồ sơ khám sức khỏe ban đầu và các giấy tờ đã điều
7
trị và phục hồi chức năng (với các giấy tờ đã điều trị chỉ là tài liệu để tham khảo đối
chiếu thực tế, chứ không thể căn cứ để đánh giá tỷ lệ % mất KNLĐ). Đồng thời
nghiên cứu đầy đủ các yếu tố xã hội, mà trước hết là nghiên cứu, đánh giá tính chất
tác động của các yếu tố nghề nghiệp trên cơ thể người lao động hiện tại. Khi căn cứ
đầy đủ các tài liệu đã quan sát và thu thập được các giám định viên làm công tác
giám định Y khoa mới có những căn cứ cần thiết cho việc tiên lượng lâm sàng và
KNLĐ trong một thời gian tương đối dài 1 - 2 năm hoặc hơn nữa là thời gian giữa 2
kỳ giám định lại sức khỏe mới có lập luận để quyết định tỷ lệ % mất KNLĐ tạm thời
hay vĩnh viễn cho đối tượng một cách chuẩn xác.
1.6.1. Khám giám định Y khoa trên lâm sàng:
Để giải quyết vấn đề tình trạng KNLĐ của đối tượng trước hết cần phải xác
định thật chính xác và đầy đủ trong công tác chẩn đoán giám định Y khoa trên lâm
sàng cần phải đạt 4 yêu cầu sau:
- Phát hiện được những thay đổi về mặt hình thái học.
- Xác định được mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng.
- Xác định được nguyên nhân của bệnh tật, thương tật.
- Đặc tính tiến triển của bệnh hoặc tổn thương và di chứng.
1.6.2. Phát hiện những thay đổi về hình thái học:
Khi tiến hành khám giám định Y khoa trên lâm sàng, trước hết phải phát hiện
những thay đổi về hình thái học xảy ra trong cơ quan hoặc hệ thống nào đó, đối
chiếu với bệnh cảnh lâm sàng của đối tượng. Sau đó là xác định tình trạng nặng, nhẹ
của những thay đổi hình thái học. Điều này rất cần thiết, vì nó thường có ý nghĩa
quyết định đối với những đặc điểm biến động của các quá trình bệnh lý và từ đó có
thể rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc tiên lượng tình hình bệnh tật ở lâm
sàng. Ví dụ: Khi bị bệnh van tim nếu đã có dấu hiệu suy tim thì tiên lượng xấu hơn
so với trường hợp bệnh tim còn bù trừ, chưa có rối loạn huyết động.
1.6.3. Xác định mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng:
Đánh giá kết quả hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người là điều
khó khăn. Song lại là yêu cầu của việc khám giám định Y khoa trên lâm sàng. Cùng
một trạng thái bệnh lý nhưng mức độ rối loạn chức phận ở người này khác với người
khác, dẫn đến hậu quả KNLĐ khác nhau. Ví dụ cùng là bệnh loét hành tá tràng,
nhưng có người đau nhiều, có người đau ít, có người nôn, chảy máu ... có người
không.
Để xác định một cách khách quan các tính chất và những biểu hiện của rối
loạn chức năng, khi tiến hành khám giám định Y khoa cho đối tượng, các giám định
viên cần phải kiểm tra xác nhận những lời khai của đối tượng bằng những khám
nghiệm trên lâm sàng một cách tỷ mỉ, có hệ thống, áp dụng tất cả các nghiệm pháp
từ đơn giản nhất (quan sát đối tượng trong thời gian tiếp xúc và lưu lại ở Hội đồng,
bắt mạch, đo huyết áp, đếm tần số thở khi nghỉ ngơi và lúc gắng sức ...) đến các
nghiệm pháp thăm dò chức năng (xét nghiệm, X quang, siêu âm, nội soi, thăm dò
chức năng hô hấp, điện tim..).
Trong các rối loạn chức năng, các triệu chứng ĐAU và một số hội chứng khác
(mệt nhọc, khó thở, choáng váng, vận động khó khăn...) chiếm một vị trí đặc biệt,
8
mà chỉ khám trên lâm sàng mới chứng kiến được, trong khi áp dụng các nghiệm
pháp khách quan có khi không “ghi” lại được gì. Vì thế, trong khi khám xét giám
định Y khoa, vấn đề đặt câu hỏi đối với đối tượng là rất quan trọng.
Những câu hỏi đặt ra nhằm mục đích để giúp đối tượng hiểu rõ và phát biểu,
diễn tả lên cảm giác chủ quan của mình, nhưng cần trách kiểu gợi ý mách nước.
Có thể có sự mâu thuẩn giữa cảm giác chủ quan của đối tượng và kết quả
nghiên cứu khách quan.
Theo Pavlop: “Cảm giác là sự chủ quan đơn giản nhất của mối quan hệ
khách quan giữa cơ thể đối với thế giới bên ngoài”.
Nhiều bệnh tật và di chứng có những biểu hiện bằng cảm giác chủ quan. Hiện
tượng ĐAU là một trong những biểu hiện này và là rối loạn chức năng chủ yếu ảnh
hưởng tới KNLĐ của đối tượng. Có thể nêu lên ở đây một ví dụ điển hình trong
chứng suy mạch vành (cơn đau thắt ngực), thậm chí ở những đối tượng nặng, tất cả
các nghiệm pháp nghiên cứu hiện đại cũng khó phát hiện được tức thời những tổn
thương đặc thù, ngoài cảm giác ĐAU của đối tượng.
Tất cả những thông tin khai thác được qua đối tượng cần phải đối chiếu với
những bằng chứng đã khám xét được từ tiền sử, các chứng cứ điều trị, những thông
tin tại nơi công tác của đối tượng ... Và không bao giờ quên tâm lý của đối tượng khi
ra Hội đồng GĐYK là họ luôn mong muốn Hội đồng giải quyết theo hướng có lợi
nhất cho quyền lợi của họ.
Khi xác định trạng thái chức năng của cơ thể, cần phải làm sáng tỏ tình trạng
bù trừ, tính ổn định của mỗi trạng thái hoặc những biểu hiện rõ ràng của những hiện
tượng mất bù. Hiện tượng mất bù có thể xảy đến đột ngột ở những đối tượng đã có
trạng thái suy chức năng mãn tính. Những trường hợp suy chức năng cấp tính
thường là nguyên nhân gây ra mất KNLĐ tạm thời.
Trong thực hành công tác giám định Y khoa, người ta chia ra 3 mức độ suy
chức năng mạn tính:
- Mức độ I (nhẹ): Suy yếu chức năng thể hiện khi làm nghiệm pháp gắng sức tối đa
đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương.
- Mức độ II (vừa): Suy yếu chức năng biểu hiện khi gắng sức vừa phải đối với cơ
quan hoặc hệ thống bị tổn thương.
- Mức độ III (nặng): Suy yếu chức năng thể hiện cả khi nghỉ ngơi và biểu hiện tăng
lên rõ rệt khi gắng sức nhẹ đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương.
Dĩ nhiên, trong chấn thương hoặc tai nạn lao động, những trường hợp bị cắt
cụt chi, khoét bỏ nhãn cầu, cắt đoạn ruột và phủ tạng ... thì không những có thay đổi
rõ ràng về mặt hình thái học mà còn mất hoàn toàn chức năng của bộ phận đã bị loại
bỏ. Đôi khi bộ phận còn lại cũng khó tránh khỏi rối loạn chức năng.
Mỗi xã hội có đặc điểm riêng về chế độ chính trị, về kinh tế, về tiêu chuẩn
đánh giá sức khỏe, về chế độ bồi thường (bảo hiểm) đối với người lao động. Không
thể áp dụng máy móc tiêu chuẩn chuyên môn của nước này vào nước khác. Ở Việt
Nam hiện tại mất khả năng lao động lâu dài và vĩnh viễn chia ra 3 mức độ:
- Thiếu hụt nặng và rất nặng: Là mất hoàn toàn khả năng lao động (thật sự tàn
phế). Người đó không thể tiếp tục lao động, sản xuất được nữa, cũng không tự phục
9
vụ được bản thân mà cần phải có người thường xuyên chăm sóc, giúp đỡ trong sinh
hoạt hàng ngày, (mất từ 81% đến 100% sức lao động).
- Thiếu hụt mức trung bình: Là mất khả năng lao động thực tế hoặc chỉ có thể lao
động trong điều kiện có tổ chức và trang bị đặc biệt. Ví dụ: Bấm nút điều khiển
thang máy, máy móc tự động… Đối tượng tự phục vụ được cho bản thân, không cần
đến sự giúp đỡ thường xuyên của người khác, (mất từ 61% đến 80% sức lao động).
- Thiếu hụt nhẹ: Là mất một phần khả năng lao động. Đối tượng có thể duy trì một
khả năng hạn chế trong công tác lao động nghĩa là có thể tiếp tục làm công việc ở
nghề cũ nhưng với yêu cầu tay nghề và định mức lao động thấp hơn hoặc phải đổi
sang một công việc khác cho phù hợp với sức khỏe, (mất từ 41% đến 60% sức lao
động)..
1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ:
Thực hiện theo Thông tư số: 07/2010/TT-BYT, ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế
V/v hướng dẫn giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham
gia BHXH gồm có:
- Giấy giới thiệu của cơ quan sử dụng người lao động do thủ trưởng hoặc phó cơ
quan ký tên, đóng dấu (có giá trị trong 2 tháng kể từ ngày ký)
- Đơn đề nghị giám định cá nhân (có xác nhận của cơ quan)
- Tóm tắt hồ sơ của người lao động (có xác nhận của cơ quan, công đoàn và Y tế cơ
quan nếu có) các giấy tờ điều trị..
- Biên bản giám định những lần trước nếu có.
Khi đối tượng đến khám GĐYK phải mang theo giấy chứng minh nhân dân,
nếu không có giấy chứng minh nhân dân phải mang theo sổ hộ khẩu để đối chiếu.
1.7.1. Các bước tiến hành khám giám định mất KNLĐ:
1.7.1.1. Bước 1:
Sau khi bộ phận tiếp đón nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định thì trong vòng 30
ngày phải mời đối tượng đến khám giám định (nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì
trong vòng 15 ngày Bộ phận thường trực Hội đồng phải trả lời bằng văn bản cho đối
tượng).
- Bác sĩ được phân công khám có nhiệm vụ:
+ Lập hồ sơ bệnh án khám toàn diện các cơ quan tổng quát hoàn chỉnh. Những bệnh
tật thuộc các chuyên khoa phải gửi đến giám định viên chuyên khoa khám và cho ý
kiến kết luận, làm đầy đủ các xét nghiệm, thăm dò chức năng khi xét thấy cần thiết
để giúp chẩn đoán bệnh tật đầy đủ, chính xác.
+ Tổng hợp toàn bộ quá trình khám lâm sàng, cận lâm sàng để rút ra các bệnh tật của
đối tượng một cách chính xác và trung thực, ghi chép đầy đủ vào bệnh án giám định
và dự kiến tỷ lệ phần trăm (%) KNLĐ, đề nghị đi điều trị, phục hồi chức năng,
chuyển ngành nghề...
- Phí khám Giám định: Tất cả các đối tượng khám giám định KNLĐ phải đóng lệ
phí theo Quy định Thông tư số 93/2012/TT- BTC của Bộ tài chính, ngày 05/6/2012
V/v ban hành biểu giá thu phí khám giám định y khoa.
+ Khám giám định thông thường: 1.150.000đ
+ Khám giám định phúc quyết: 1.368.000đ
10
+ Khám giám định đặc biệt: 1.513.000đ
Với phí khám cận lâm sàng tùy thuộc vào chụp Xquang, siêu âm, xét nghiệm..
theo khung giá thu qui định.
1.7.1.2. Bước 2:
Tổ chức Hội chẩn chuyên môn để xác định đã khám đủ, khám đúng, cho
khám chuyên khoa có phù hợp với bệnh tật không, cần khám chuyên khoa bổ sung
không và thống nhất tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ.
1.7.1.3. Bước 3:
Tổ chức họp Hội đồng xác định từng trường hợp (phải có mặt đối tượng), Hội
đồng kiểm tra trực tiếp lại đối tượng, có thể cho khám thêm chuyên khoa, cận lâm
sàng. Sau đó mời đối tượng ra ngoài để Hội đồng bàn bạc kết luận tỷ lệ phần trăm
mất KNLĐ và đề nghị nếu cần thiết. Theo quy định mỗi phiên họp phải có ít nhất 2
thành viên chuyên môn và một thành viên chính sách. Chủ tịch Hội đồng là người
điều hành cuộc họp, nếu Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch thường trực
điều hành cuộc họp nhưng phải được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Khi kết
luận phải theo ý kiến thống nhất của tập thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về mọi
mặt. Trường hợp ý kiến không thống nhất thì ghi đầy đủ vào văn bản và làm thủ tục
gửi lên Hội đồng Giám định Y khoa cấp trên để giải quyết.
Đối tượng giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi phải được khám giám định tại
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới đủ
cơ sở pháp lý để cho BHXH tỉnh để giải quyết chế độ nhưng phải với điều kiện:
+ Mất KNLĐ từ 61% trở lên.
+ Nếu mất KNLĐ dưới 61% thì phải chờ sau 6 tháng kể từ ngày Hội đồng họp
xét tỷ lệ % mới được đề nghị khám giám định lại.
1.8. Biên bản Giám định KNLĐ:
Theo mẫu và lập thành 4 bản, có đủ chữ ký của 3 thành viên và đóng dấu Hội
đồng. Trong biên bản phải có tối thiểu 3 chữ ký, 2 chữ ký của chuyên môn và 1 chữ
ký của chính sách quản lý đối tượng ra giám định (một người dù kiêm nhiệm nhiều
chức trong Hội đồng thì cũng chỉ ký một chữ ký, Khi biên bản hoàn tất Hội đồng gởi
3 biên bản gốc cho cơ quan giới thiệu đối tượng giám định, 1 biên bản gốc lưu trử tại
Hội đồng.
Thời gian nhận biên bản GĐYK sau ngày Hội đồng họp xét từ 5 đến 7 ngày.
Nếu đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK thì thời hạn có hiệu
lưc để đề xuất khiếu nại trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định.
1.9. Lưu trữ hồ sơ:
Theo số thứ tự của biên bản giám định trong năm, trong đó có một biên bản
gốc và tất cả các giấy tờ cơ quan sử dụng lao động gởi, giấy yêu cầu khám chuyên
khoa, phim chụp X quang…(hồ sơ khám GĐYK được lưu trữ vĩnh viễn).
11
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Giám định mất KNLĐ nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng Giám định Y khoa
trong 3 năm (2009-2011)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra mô tả cắt ngang năm giám định
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu
Thu thập phân tích, tổng hợp hồi cứu số hồ sơ khám giám định mất KNLĐ
được lưu trữ tại Hội đồng Giám định Y khoa trong 3 năm (2009-2011)
- Giới tính
- Tuổi đời
- Trình độ văn hóa
- Năm công tác
- Ngành nghề (Trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất)
- Vùng cư trú
- Theo từng nhóm bệnh lý..
- Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ
2.4. Mẫu của đề tài nghiên cứu N = 395
2.5. Phân tích xử lý số liệu
Bằng phương pháp thống kê y học thông thường.
12
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Giới tính:
Bảng 1: Giám định theo giới tính:
Năm
Giới
2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ %
N = 395
Nam 32 71 101 204 51,65%
Nữ 42 58 91 191 48,35%
Tổng cộng 74 129 192 395 100%
Biểu đồ 1: Giới tính
Giới tính
Nam 51.65%
Nữ 48.35%
Nam
Nữ
* Nhận xét:
- Biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy:
+ Đối tượng nam giới giám định nghỉ hưu trước tuổi là 204 chiếm tỷ lệ 51,65% cao
hơn nữ giới là 3,3%.
- Bảng 1:
+ Đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước
như: Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng có lẽ theo cơ chế
thị trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập hơn
nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả bị phá sản nên người lao động
xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng.
13
3.2. Nhóm tuổi:
Bảng 2: Giám định theo nhóm tuổi:
NữTuổi đời Số lượng
Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ % so với tổng số
khám N = 395
40 - 44 64 50 78,12% 16,20%
45 - 49 188 120 63,83% 47,59%
50 - 54 109 21 19,27% 27,60%
55 - 59 34 8,61%
Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100%
* Nhận xét:
- 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi, thì nhóm tuổi 45 đến 49 có số lượng
nhiều nhất 188 chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ
63,83%.
- Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là những
đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não liệt ½
người và bệnh ung thư.
- Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định là do lao động trong môi
trường nặng nhọc, độc hại.
3.3. Trình độ văn hóa:
Bảng 3: Trình độ văn hóa:
Năm
Văn hóa
2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ %
Tiểu học 3 1 3 7 1,77%
THCS 31 43 60 134 33,92%
THPT 32 46 86 164 41,52%
Đại học,
Cao đẳng
8 39 43 90 22,79%
Tổng cộng 74 129 192 395 100%
14
Biểu đồ 2: Trình độ văn hóa
1.77%
33.92%
41.52%
22.79%
0
10
20
30
40
50
Tiểu học THCS THPT Đại học,
Cao đẳng
* Nhận xét:
- Qua biểu đồ 2 nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có 164 đối tượng
chiếm tỷ lệ 41,52%, trong đó có 2/3 là lao động gián tiếp. Có 90 đối tượng có trình
độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,79% đa số trình độ học vấn nhóm này là lao
động gián tiếp.
- Với trình độ Trung học cơ sở chiếm 33,92%, phần lớn là lao động mức độ vừa, nhẹ
ở các nông trường lâm nghiệp..
3.4. Năm công tác (đóng BHXH):
Bảng 4: Năm công tác:
NữTuổi nghề
(năm)
Số lượng
Số lượng Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ % so với
N = 395
20 30 21 11,00% 7,59%
21 - 25 151 98 51,31% 38,23%
26 - 30 99 48 25,13% 25,06%
31 - 35 100 24 12,57% 25,32%
≥ 36 15 3,80%
Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100%
* Nhận xét:
- Năm công tác là những năm người lao động tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội đến
ngày ra Hội đồng khám giám định nghỉ hưu.
+ Có 151 đối tượng có tuổi nghề 21 đến 25 năm chiếm tỷ lệ tương đối 38,23%.
Trong đó nữ 98 đối tượng chiếm tỷ lệ 51,31%.
15
+ 15 nam có tuổi nghề trên 36 năm công tác chiếm tỷ lệ 3,80% là do mắc bệnh hiểm
nghèo.
3.5. Ngành nghề gián tiếp và trực tiếp lao động sản xuất:
Bảng 3.5.1. Ngành nghề gián tiếp lao động sản xuất:
Trình độ nghềTrình độ
Ngành nghề
Đại học Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ cấp
Tổng
cộng
Tỷ lệ %
N = 122
Giáo dục 7 3 2 1 13 10,66%
Y tế 6 3 3 12 9,84%
Văn hóa thông
tin, du lịch
6 7 5 1 19 15,57%
Xây dựng, cơ khí 15 8 1 24 19,67%
Hành chính sự
nghiệp
10 6 12 2 30 24,59%
Tài chính, ngân
hàng, thuế
9 6 1 16 13,11%
Khác 1 3 4 8 5,56%
Tổng cộng 54 36 27 5 122 100%
* Nhận xét:
- Số đối tượng nghỉ hưu trước tuổi gián tiếp lao động sản xuất có 122/395 đối tượng
chiếm tỷ lệ 30,88%
- Đối tượng lao động gián tiếp thì trình độ nghề nghiệp đại học 54 đối tượng là kỹ
sư, Bác sĩ, Cử nhân…
- Có 36 đối tượng gián tiếp lao động trình độ cao đẳng, 5 đối tượng có nghiệp vụ sơ
cấp làm việc gián tiếp như văn thư, thủ quỹ…
- Trong số trình độ nghề trung cấp lao động gián tiếp thì ở bộ phận hành chính sự
nghiệp nhiều nhất 12/27 trường hợp.
- Trong số đối tượng làm việc gián tiếp thì đối tượng làm việc ở phận hành chính sự
nghiệp có 30 đối tượng chiếm tỷ lệ 24,59%, đối tượng ở bộ phận xây dựng, cơ khí
có tỷ lệ là 19,67% có lẽ 2 ngành nghề này làm việc ở các cơ sở công lập có mức thu
nhập thấp nên họ giám định nghỉ để xin làm ở các cơ sở tư nhân.
16
Bảng 3.5.2. Ngành nghề trực tiếp lao động sản xuất:
Mức độ Tổng
cộng
Tỷ lệ %
N = 273
Lao động
Nghề nghiệp Nặng nhọc, độc
hại
Lao động vừa
nhẹ
Cầu đường, hầm mỏ 38 3 41 15,02%
Hóa chất, trắc địa, xây
dựng
20 26 46 16,85%
Phương tiện cơ giới 4 12 16 5,86%
Lâm, nông nghiệp 112 112 41,03%
Công nghiệp nhẹ 2 32 34 12,45%
Ngành nghề khác 24 24 8,79%
Tổng cộng 64 209 273 100%
* Nhận xét:
- Bảng 3.5.2. Có 273 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi làm việc trực tiếp lao
động sản xuất chiếm tỷ lệ 69,11% so với số giám định nghỉ hưu trước tuổi trong 3
năm. Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ có số lượng đông 209 chiếm
76,55% chủ yếu là trồng cây công nghiệp ở các nông trường 112 chiếm tỷ lệ 41,03%.
- 41 đối tượng lao động trực tiếp trong ngành cầu đường, hầm mỏ lao động trong môi
trường độc hại, lao động nặng nhọc 38 đối tượng, lao động ở mức độ vừa và nhẹ 3 đối
tượng.
- 24 đối tượng lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ ngành nghề khác như: Y công, tạp
vụ... Đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại có trên 90% là nam giới.
3.6. Vùng cư trú:
Bảng 6: Vùng cư trú:
Năm
Địa dư
2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ %
Thành phố 23 65 77 165 41,77%
Nông thôn 8 29 37 74 18,74%
Miền núi 40 35 68 143 36,20%
Vùng biển 3 10 13 3,29%
Tổng cộng 74 129 192 395 100%
17
* Nhận xét:
- Qua bảng 6 vùng cư trú của 395 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi thì vùng cư trú ở
thành phố là 165 đối tượng chiếm đến 41,77% chủ yếu là đối tượng lao động gián
tiếp.
- Miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là đối tượng lao động vừa trồng
cây lâm nghiệp ở các nông trường cà phê, hạt tiêu và cao su.
3.7. Nhóm bệnh:
Bảng 7: Theo từng nhóm bệnh:
Năm
Bệnh lý
2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ %
Nhóm bệnh thần kinh 15 45 69 129 32,66%
Nhóm bệnh tâm thần 3 12 14 29 7,34%
Nhóm bệnh cơ xương khớp 57 112 158 327 82,78%
Nhóm bệnh nội tiết, chuyển hóa 7 12 20 39 9,87%
Nhóm bệnh hệ tuần hoàn 35 58 67 160 40,50%
Nhóm bệnh tiết niệu sinh dục 17 37 38 92 23,29%
Nhóm bệnh tiêu hoá 15 9 27 51 12,91%
Nhóm bệnh hô hấp 4 7 8 19 4,81%
Nhóm bệnh da liễu 1 5 9 15 3,80%
Nhóm bệnh ung thư 3 5 7 15 3,80%
Nhóm bệnh mắt 7 11 15 33 8,35%
Nhóm bệnh tai mũi họng 24 33 35 92 23,29%
Nhóm bệnh răng hàm mặt 13 25 32 70 17,72%
Nhóm bệnh sản phụ khoa 5 9 15 29 7,34%
Tổng cộng 206 380 514 1.100
* Nhận xét:
- Trong số 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi thì nhóm bệnh cơ xương
khớp có số lượng nhiều nhất 327 chiếm tỷ lệ 82,87%, nhất là thoái hóa và gai cột
sống thắt lưng, cột sống cổ, 25 trường hợp gãy xương ở tứ chi, 11 trường hợp gãy
xương đòn, 35 trường hợp viêm đa khớp dạng thấp.
- 160 đối tượng mắc trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn chiếm 40,50%. Trong đó có 128
trường hợp bị tăng huyết áp ở mức 145/95 đến 170/110mmHg, có 19 trường hợp bị
tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở mức độ vừa và nặng, 12 trường hợp bị
bệnh tim hẹp hở van 2 lá, 3 trường hợp dãn tĩnh mạch 2 chi dưới.
- 129 đối tượng mắc bệnh thần kinh, 51 trường hợp bị hội chứng tiền đình, viêm thần
kinh tọa 49 trường hợp, 7 trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đặc biệt có
18 trường hợp liệt ½ người ở mức độ nặng do tăng huyết áp, nhồi máu não và 3 chấn
thương sọ não, cột sống cổ liệt 2 chi dưới.
18
- 39 đối tượng mắc bệnh nội tiết, chuyển hóa chiếm 9,87%. Trong đó bệnh đái tháo
đường type 2 là 25 trường hợp, bệnh Basedow là 6 và có 8 trường hợp mắc bệnh
Goute.
- Mắc bệnh tâm thần có 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,34% như rối loạn suy nhược,
động kinh…
- 15 trường hợp mắc bệnh ung thư chiếm 3,80% chủ yếu là ung thư nội tạng dạ dày,
đại tràng; có 2 trường hợp ung thư vú.
3.8. Tỷ lệ phần trăm giám định mất khả năng lao động:
Bảng 8: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động:
Năm
Tỷ lệ %
Mất KNLĐ
2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ %
Mất KNLĐ < 60 0 0 0
Mất KNLĐ từ 61 - 65 47 80 146 273 69,11%
Mất KNLĐ từ 66 - 70 19 32 28 79 20,00%
Mất KNLĐ từ 71 - 80 5 12 16 33 8,36%
Mất KNLĐ ≥ 81 3 5 2 10 2,53%
Tổng cộng 74 129 192 395 100%
Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động
20,00%
8,36%
69,11%
2,53%
Mất KNLĐ từ 61-65
Mất KNLĐ từ 66-70
Mất KNLĐ từ 71-80
Mất KNLĐ >=81
* Nhận xét:
Chúng tôi nhận thấy bảng 8 có 273 đối tượng có tỷ lệ phần trăm mất khả năng
lao động từ 61 đến 65% chiếm tỷ lệ 69,11% trên tổng số giám định, trong số mất khả
năng lao động ở nhóm này là những đối tượng lao động gián tiếp mắc các bệnh mạn
tính nhẹ như thoái hóa và gai cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bệnh lý tai mũi họng,
mất răng.
19
- 10 đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động rất cao trên 81% số đối tượng này lao
động trực tiếp ở môi trường độc hại, nặng nhọc, mắc các bệnh lý nặng như: Tai biến
mạch máu não, thoái hóa kèm hẹp dính cột sống và bệnh ung thư dạ dày, đại tràng..
- Chúng tôi so sánh với đề tài nghiên cứu khoa học đối tượng giám định nghỉ hưu
trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 có 280 đối tượng
nghỉ hưu trước tuổi với tỷ lệ mất khả năng lao động từ 61 - 65% chiếm tỷ lệ chỉ
44,28% thấp hơn Hội đồng GĐYK Phú Yên là 24,83%. Đặc biệt GĐYK ở tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu giám định có 9,29% đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động dưới
61%.
Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK
Phú Yên 2009 đến 2011 không có đối tượng nào có tỷ lệ mất khả năng lao động
dưới 61%.
3.9. Theo nơi giới thiệu:
Bảng 9: Theo nơi giới thiệu giám định:
Nghỉ hưuĐối tượng
Nơi
giới thiệu
Trước tuổi Nghỉ chờ giám
định
Tổng số Tỷ lệ %
BHXH tỉnh 123 123 31,14%
Cơ quan sử dụng
người lao động
272 272 68,86%
Tổng cộng 272 123 395 100%
* Nhận xét:
- Qua bảng 9 nhận thấy có 123 đối tượng nghỉ công tác chờ giám định nghỉ hưu
trước tuổi do BHXH tỉnh giới thiệu chiếm tỷ lệ 31,14%. Số đối tượng nghỉ công tác
chờ giám định nghỉ hưu đa số tình trạng sức khỏe suy giảm, có nhiều bệnh mãn tính
không thể tiếp tục công tác.
- Cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi 272 đối
tượng chiếm tỷ lệ 68,86%. Với đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới
thiệu trực tiếp đến Hội đồng giám định có nhiều lý do để nghỉ hưu trước tuổi như:
Sức khỏe suy giảm, không phù hợp với công việc đang làm và có mức thu nhập thấp
xin nghỉ trước tuổi để chuyển đổi làm công việc khác ở các cơ sở sản xuất tư nhân..
- Trong số 123 đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu đến Hội
đồng giám định Y khoa tỉnh Phú Yên giám định trong đó có 32 trường hợp đã được
giám định có biên bản với tỷ lệ % mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 61 đến 72%
nhưng không giải quyết chế độ hưu trước tuổi được vì nhiều lý do như: Chưa đủ tuổi
giám định, chưa đủ năm đóng BHXH, cơ quan sử dụng lao động đã Quyết định cho
thôi việc nhận trợ cấp, cơ quan sử dụng người lao động đã giải thể …
20
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua phân tích đánh giá 395 đối tượng khám giám định nghỉ hưu trước tuổi
theo quy định tại Hội đồng (GĐYK) Phú Yên trong 3 năm 2009-2011 chúng tôi có
một số bàn luận sau.
4.1. Giới tính:
Chúng tôi nhận thấy với tỷ lệ giám định nghỉ hưu trước tuổi nam và nữ chênh
lệch không nhiều nam 204 trường hợp chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ là 3,3%. Số
người giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước như:
Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng, có lẽ theo cơ chế thị
trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập, hơn
nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả, giải thể nên người lao động
xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng gia tăng.
4.2. Về nhóm tuổi:
Nhóm tuổi giám định nghỉ hưu trước tuổi từ 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất
trong 4 nhóm tuổi mà chúng tôi phân loại là 188 trên 395 đối tượng chiếm tỷ lệ
47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. Ở tuổi đời từ 40
đến 49 có 252 đối tượng chiếm tỷ lệ 78,12% nhóm tuổi này nhiều người còn rất
khỏe và trẻ còn có khả năng cống hiến công sức cho xã hội, nhưng 90% các đối
tượng đến khám giám định tha thiết để được nghỉ hưu sớm, với nhiều lý do khác
nhau trong đó ý kiến nhiều nhất là mức thu nhập với đồng lương hiện tại không đủ
trang trải cho nhu cầu cuộc sống thường ngày. Họ nghỉ để nhận lương hưu và làm
thêm công việc khác, một số đối tượng chỉ mắc một số bệnh mạn tính các khớp với
mức độ vừa, nhẹ như thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm dạ dày tá tràng mạn tính
hoặc sỏi thận có thể điều trị được để tiếp tục làm việc nhưng trước Hội đồng họp xét
họ luôn có nguyện vọng xin nghỉ chế độ.
Có 45 đối tượng chưa muốn nghỉ trước tuổi nhưng vì cơ quan không thể sắp
xếp bố trí công việc được vì trình độ nghiệp vụ, sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh lý tái
phát hằng năm phải nghỉ điều trị nhiều đợt nên không thể đảm đương được công
việc. Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là
những đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não
liệt ½ người và bệnh ung thư. Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định
là do lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại.
4.3. Trình độ văn hóa:
Chúng tôi nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có số lượng nhiều
nhiều nhất 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52% nhưng thực chất qua thống kê trên hồ
bệnh án khai thác họ báo lúc đến khám giám định là không chính xác, vì không có
bằng chứng cụ thể, bởi vì với trình độ văn hóa trung học phổ thông nhưng với chữ
viết ở đơn đề nghị giám định vừa yếu mà lại không theo một quy luật của trình độ
trung học phổ thông, sự nhận thức về phòng chống bệnh tật, chăm lo cho sức khỏe
còn non kém, do công tác tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ sức khỏe của các cơ sở y
tế và cơ quan người sử dụng lao động chưa được quan tâm đứng mức đến CNVC lao
21
động. Trong số 305/395 đối tượng có trình độ văn hóa trung học phổ thông, trung
học cơ sở và tiểu học thì có 3/4 là lao động cơ bắp trực tiếp làm việc ở môi trường
độc hại, nặng nhọc; nhóm trình độ này có nhiều bệnh lý và di chứng, tỷ lệ phần trăm
mất KNLĐ cao.
Có 90 đối tượng có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,79% đa số đối
tượng này là lực lượng lao động gián tiếp, bệnh lý và di chứng ít hơn.
4.4. Năm công tác (đóng BHXH):
Năm công tác là những năm mà người lao động tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội
đến ngày ra Hội đồng khám giám định nghỉ hưu. Có 151 đối tượng có tuổi nghề từ
21 đến 25 năm chiếm tỷ lệ tương đối 38,23%. Trong đó nữ 98 đối tượng chiếm tỷ lệ
51,31%.
Có 91 nam giới có tuổi nghề từ 31 đến trên 36 năm công tác, với tuổi đời 57 tuổi
thậm chí có 6 đối tượng ở tuổi 59 chỉ cần công tác thêm vài năm nữa là đúng tuổi
nghỉ hưu theo quy định không cần khám giám định nghỉ hưu trước tuổi để trừ tỷ lệ
% lương hưu, nhưng vì sức khỏe suy giảm do nhiều bệnh lý và di chứng nặng. 15
nam có tuổi nghề trên 36 năm công tác chiếm tỷ lệ 3,80% là do mắc bệnh hiểm
nghèo.
Nhiều đối tượng đến khám giám định không biết là số năm đóng BHXH đủ 20
năm, nam đủ 50 và nữ đủ 45 tuổi đời hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm việc nặng
nhọc, trong môi trường độc hại là đủ điều kiện để đề nghị khám giám định nghỉ hưu
trước tuổi để giải quyết chế độ, có lẽ là do công tác tuyên truyền các chế độ, chính
sách của Đảng và Nhà nước của các cơ quan chức năng, nhất là người sử dụng lao
động chưa quan tâm đến người lao động.
Có 12 đối tượng là hộ gia đình nhưng họ tham gia đóng BHXH để được giám
định nhận lương hưu.
4.5. Ngành nghề gián tiếp và trực tiếp lao động sản xuất:
4.5.1. Ngành nghề gián tiếp lao động sản xuất:
Có 122/395 đối tượng khám giám định nghỉ hưu trước tuổi gián tiếp lao động
sản xuất chiếm tỷ lệ 30,88% trong số này có ¾ đối tượng có trình độ văn hóa trung
học phổ thông và có 90 đối tượng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn là Đại học, Cao
đẳng chiếm tỷ lệ 73% trong số đối tượng lao động gián tiếp, trong đó ngành có số
lượng nhiều nhất là làm việc ở bộ phận hành chính sự nghiệp, xây dựng, cơ khí, văn
hóa thông tin, du lịch; 2 ngành có số người giám định nghỉ hưu gần tương đương là
Y tế và giáo dục.
Nhóm đối tượng làm việc gián tiếp có số năm đóng BHXH lâu năm từ 31
đến trên 36 năm là 95 người có tuổi đời rất cao 54 đến 59 tuổi là 72 đối tượng, với
mục đích giám định mất KNLĐ nghỉ trước tuổi vì mức thu nhập thấp không đủ khả
năng chi tiêu cho gia đình nên nghỉ để chuyển sang các cơ sở tư nhân hoặc mở kinh
doanh các ngành nghề khác.. Trình độ nhận thức, chăm lo sức khỏe cho bản thân có
quan tâm hơn, số bệnh tật và di chứng của đối tượng này thường là ở mức độ vừa,
nhẹ như: Bệnh về cơ xương khớp, nhưng nhiều nhất là nhóm bệnh thần kinh, tâm
thần như: Rối loạn tiền đình, Hội chứng suy nhược và nhóm bệnh nội tiết (đái tháo
đường), rối loạn chuyển hóa (bệnh goute), bệnh không nhiễm trùng (tăng huyết áp)
22
qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy những bệnh lý nêu trên hay mắc phải ở CB,
CNVC lao động giám tiếp là phù hợp vì áp lực công việc nhiều, chủ yếu lao động
bằng trí óc, môi trường làm việc tĩnh tại, ít vận động cơ bắp, năng lượng kalo dung
nạp hằng ngày cao hơn.
4.5.2. Ngành nghề trực tiếp lao động sản xuất:
Có 273 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi trực tiếp lao động sản xuất,
chiếm tỷ lệ 69,11% so với số giám định nghỉ hưu trước tuổi trong 3 năm 2009 -2011.
Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa, nhẹ có số lượng nhiều nhất 209 chiếm
tỷ lệ 76,55% như trồng cây công nghiệp ở các nông trường là 112 đối tượng chiếm tỷ
lệ 41,03%; ở nhóm ngành nghề trực tiếp này đều có trình độ văn hóa trung học phổ
thông và trình độ nghiệp vụ, chuyên môn trung, sơ cấp; mắc nhiều bệnh mạn tính
viêm đa khớp, thoái hóa khớp, sỏi thận, mất nhiều răng, hội chứng suy nhược cơ thể
với mức độ bệnh lý và di chứng vừa, nặng, nên tỷ lệ % mất KNLĐ rất cao từ 65 đến
76%.
18 trường hợp bị tai nạn lao động trong sản xuất gãy xương ở chi nhưng không
biết chế độ để đề nghị khám giám định tai nạn lao động hoặc do người sử dụng lao
động sợ ảnh hưởng đến việc thi đua khen thưởng chung, sợ vi phạm đến an toàn lao
động mà không quan tâm để giải quyết chế độ cho người lao động.
Trong số lao động trực tiếp có 38 đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại trong
ngành cầu đường, hầm mỏ tuổi đời khi giám định nghỉ hưu còn rất trẻ, 90% là nam
giới độ tuổi từ 45 đến 47 nhưng cơ thể suy nhược, mắc nhiều bệnh lý và di chứng
nặng, tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ rất cao.
34 đối tượng lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ ngành công nghiệp nhẹ như
may mặc, in ấn.. bệnh lý và di chứng không nặng nhưng giám định nghỉ hưu sớm vì
mức thu nhập đồng lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình.
4.6. Vùng cư trú:
Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi cư trú ở vùng thành phố nhiều nhất 165 đối
tượng chiếm 41,77% chủ yếu là đối tượng lao động gián tiếp, có trình độ văn hóa và
chuyên môn, nghiệp vụ cao làm việc ở văn phòng, có lẽ nhu cầu mức sống hiện tại
cao đòi hỏi cần có thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình nên giám định nghỉ hưu để
kinh doanh mua bán.
Vùng cư trú ở miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là đối tượng
trực tiếp lao động ở mức độ vừa, nặng và lao động trong môi trường độc hại, nặng
nhọc như cầu đường, hầm mỏ và trồng cây lâm nghiệp ở các nông trường cà phê, hạt
tiêu và cao su.
4.7. Theo từng nhóm bệnh:
Nhóm bệnh lý mà đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi mắc nhiều nhất là
bệnh cơ xương khớp có 327 chiếm tỷ lệ 82,87% như thoái hóa và gai cột sống thắt
lưng, cột sống cổ, 25 trường hợp chấn thương gãy xương ở tứ chi, 11 trường hợp gãy
xương đòn, 35 trường hợp viêm đa khớp dạng thấp nhóm bệnh này chiếm ¾ ở đối
tượng lao động trực tiếp với mức độ bệnh lý vừa nặng là do làm việc trong môi
trường nặng nhọc, độc hại với cường độ lao động cao, ý thức phòng chống bệnh tật
có hạn.
23
Nhóm bệnh hệ tuần hoàn có 160 đối tượng mắc chiếm tỷ lệ 40,50%. Trong đó
có 128 trường hợp bị tăng huyết áp ở mức 145/95 đến 110/170mmHg, có 19 trường
hợp bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở mức độ vừa, nhẹ, 12 trường hợp bị
bệnh tim hẹp hở van 2 lá, 3 trường hợp dãn tĩnh mạch 2 chi dưới nhóm bệnh lý tim
mạch này gặp nhiều ở đối tượng ngành nghề lao động gián tiếp, do ít vận đông thể
lực, thể trang béo phì, có mức sống cao và nơi cư trú ở thành phố.
129 đối tượng mắc nhóm bệnh thần kinh, 51 trường hợp bị hội chứng tiền
đình, viêm thần kinh tọa 49 trường hợp, 7 trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại
biên, đặc biệt có 18 trường hợp liệt ½ người ở mức độ nặng do tăng huyết áp, nhồi
máu não và 3 chấn thương sọ não, cột sống cổ liệt 2 chi dưới, nhóm bệnh này bị
nhiều ở đối tượng ngành nghề lao động gián tiếp là do lao động trí óc, có nhiều áp
lực trong công việc...
- 39 đối tượng mắc bệnh nội tiết và chuyển hóa chiếm 9,87%. Trong đó bệnh đái
tháo đường type 2 là 25 trường hợp, bệnh Basedow là 6 và có 8 trường hợp mắc
bệnh Goute, nhóm bệnh lý không nhiễm trùng thì có tỷ lệ ¾ gặp ở đối tượng lao
động gián tiếp chúng tôi nhận thấy rất phù hợp với nhiều đề tài nghiên cứu và thống
kê của chương trình y tế quốc gia hiện nay.
- Nhóm bệnh tâm thần có 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,34% như rối loạn suy nhược,
động kinh, chiếm đa số ở đối tượng lao động gián tiếp.
- 15 trường hợp mắc bệnh ung thư chiếm 3,80% chủ yếu là ung thư nội tạng dạ dày,
đại tràng; tử cung, ung thư vú bị nhiều ở đối tượng lao động trực tiếp với mức lao
động nặng và làm việc trong môi trường độc hại.
6 đối tượng bị biến dạng và hẹp các khớp ở chi; 7 trường hợp giảm thính lực
những đối tượng này đều làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại như cơ sở
sản xuất đá, hầm mỏ, ở phân xưởng có tiếng ồn và độ rung cao nghi là do bệnh nghề
nghiệp nhưng hằng năm cơ quan sử dụng người lao động không cho khám sức khỏe
định kỳ phát hiện sớm để có biện pháp phòng hộ lao động và đề nghị khám xác định
bệnh nghề nghiệp để giám định tỷ lệ mất KNLĐ giải quyết chế độ kịp thời cho
người lao động.
4.8. Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động
Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK
Phú Yên 2009 đến 2011 không có đối tượng nào có tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao
động dưới 61%, nhưng so với các Hội đồng GĐYK các tỉnh bạn thì Hội đồng nào
cũng có tỷ lệ % mất KNLĐ ít nhất là 3%
Chúng tôi nhận thấy với tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 61% đến
65% có 273 đối tượng chiếm tỷ lệ 69,11% trên tổng số đối tượng giám định trong 3
năm, trong số mất khả năng lao động ở mức độ vừa này là những đối tượng lao động
gián tiếp mắc các bệnh mạn tính nhẹ như thoái hóa và gai cột sống cổ, cột sống thắt
lưng, bệnh lý tăng huyết áp, bệnh goute, đái tháo đường.
Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 66% đến 70% có 79 đối tượng
chiếm tỷ lệ 20% hay gặp ở đối tượng trực tiếp lao động trong môi trường độc hại,
nặng nhọc với nhiều bệnh lý và di chứng
24
43 đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động rất cao từ 71 đến 81% số đối
tượng này gặp nhiều ở đối tượng lao động trực tiếp ở môi trường độc hại, nặng nhọc,
mắc các bệnh lý nặng như: Tai biến mạch máu não di chứng liệt nửa người, thoái
hóa kèm hẹp dính cột sống và bệnh ung.
Chúng tôi so sánh với đề tài nghiên cứu khoa học giám định cho đối tượng
nghỉ hưu trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 thì tỷ lệ
% mất KNLĐ, nhóm bệnh lý và đối tượng lao động trực tiếp, gián tiếp đều gần phù
hợp.
4.9. Theo nơi giới thiệu giám định:
Cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi 272
đối tượng chiếm tỷ lệ 68,86%. Với đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động
giới thiệu trực tiếp đến Hội đồng giám định có đủ 20 năm đóng BHXH, nam đủ 50
và nữ đủ 45 tuổi đời, lao động trực tiếp và gián tiếp hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm
việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, có nhiều lý do để nghỉ hưu trước tuổi như:
Sức khỏe suy giảm, bệnh lý tái phát phải nghỉ điều trị nhiều lần trong năm, không cơ
cấu để bổ nhiệm lại được, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không phù hợp với công
việc đang làm hiện tại, mức thu nhập thấp xin nghỉ trước tuổi để chuyển đổi làm
công việc khác ở các cơ sở sản xuất tư nhân..
123 đối tượng do BHXH tỉnh giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi chiếm
tỷ lệ 31,14% là những đối tượng đã nghỉ công tác ở cơ quan, nhưng do chưa đủ tuổi
đời theo quy định để khám GĐYK, có một số tuổi đời đủ, nhưng năm đóng BHXH
còn thiếu phải nghỉ chờ để đóng tiền BHXH đủ 20 năm quy định mới đến cơ quan
BHXH làm đơn đề nghị giám định và phải có xác nhận ở xã, phường nơi cư trú thì
cơ quan BHXH mới giới thiệu đến Hội đồng GĐYK giám định nghỉ hưu, đa số đối
tượng này tình trạng sức khỏe suy giảm, có nhiều bệnh mạn tính không thể tiếp tục
công tác. Nhiều đối tượng đến khám giám định không biết là số năm đóng BHXH đủ
20 năm, nam đủ 50 và nữ đủ 45 tuổi đời hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm việc nặng
nhọc, trong môi trường độc hại là đủ điều kiện để đề nghị cơ quan người sử dụng lao
động hoặc BHXH tỉnh giới thiệu đến Hội đồng GĐYK tỉnh khám giám định nghỉ
hưu trước tuổi có trừ tỷ lệ 1% năm lương hưu với số tuổi nghỉ sớm để giải quyết chế
độ hưu. Có lẽ là do công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà
nước của các cơ quan chức năng, nhất là người sử dụng lao động chưa quan tâm đến
người lao động.
Trong số 272 đối tượng được các cơ quan người sử dụng lao động giới thiệu
đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Phú Yên giám định thì có 32 trường hợp đã
giám định có biên bản với tỷ lệ % mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 61 đến 72%
nhưng BHXH tỉnh không giải quyết chế độ hưu trước tuổi được vì nhiều lý do như:
Chưa đủ tuổi giám định, chưa đủ năm đóng BHXH, cơ quan sử dụng lao động đã
quyết định cho thôi việc đã nhận trợ cấp, đã giải thể; đối tượng nhiều tháng liên tiếp
nghỉ việc chữa bệnh không hưởng lương, người sử dụng lao động còn nợ tiền đóng
BHXH…
25
Chương 5
KẾT LUẬN
Công tác GĐYK nói chung và giám định khả năng lao động cho đối tượng
nghỉ hưu trước tuổi quy định nói riêng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc
thực hiện chế độ chính sách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho Cán bộ
viên chức ngành GĐYK. Để góp một phần nhỏ của mình vào khám xét, đánh giá và
kết luận cho các đối tượng đã từng cống hiến công sức cho sự nghiệp xây dựng đất
nước mắc các bệnh lý, chấn thương, sức khỏe suy giảm không thể tiếp tục để làm
việc nhằm giúp họ có một chế độ trợ cấp phù hợp để nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống.
- Về giới tính nam và nữ chênh lệch không nhiều giới nam 204 trường hợp
chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ giới là 3,3%. Số người giám định nghỉ hưu trước tuổi
những năm về sau cao hơn năm trước
- Nhóm tuổi từ 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất trong 4 nhóm tuổi mà chúng
tôi phân loại là 188 đối tượng chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao
120 chiếm tỷ lệ 63,83%.
- Trình độ văn hóa THPT có số lượng nhiều nhất 164 đối tượng chiếm tỷ lệ
41,52%; 305 đối tượng có trình độ văn hóa THPT, THCS và tiểu học thì có 3/4 trực
tiếp làm việc ở môi trường độc hại, nặng nhọc.
- Năm đóng Bảo hiểm Xã hội từ 21 đến 25 năm có 151 đối tượng chiếm tỷ lệ
38,23%. Có 91 nam giới có tuổi nghề từ 31 đến trên 36 năm công tác.
- 122 đối tượng gián tiếp lao động chiếm tỷ lệ 30,88%, trong số này có ¾ đối
tượng có trình độ văn hóa THPT và có 90 đối tượng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn
là Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 73% lao động gián tiếp.
- 273 đối tượng trực tiếp lao động, chiếm 69,11%. Trong đó số lao động trực
tiếp ở mức độ vừa, nhẹ có số lượng nhiều nhất 209 chiếm tỷ lệ 76,55%
- Vùng cư trú ở thành phố 165 đối tượng chiếm 41,77%, ở miền núi có 143
đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là trực tiếp lao động.
- Nhóm bệnh lý mắc nhiều nhất là cơ xương khớp có 327 chiếm tỷ lệ 82,87%.
Nhóm bệnh hệ tuần hoàn có 160 chiếm tỷ lệ 40,50%. Trong đó có 128 trường hợp bị
tăng huyết áp gặp nhiều ở lao động gián tiếp, do ít vận động thể lực.
- 129 đối tượng mắc nhóm bệnh thần kinh, có 29 trường hợp mắc bệnh tâm
thần; bệnh đái tháo đường type 2, bệnh Goute nhóm bệnh này bị nhiều ở đối tượng
ngành nghề lao động gián tiếp là do lao động trí óc, có nhiều áp lực trong công việc..
- Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi không có đối tượng
nào có tỷ lệ % mất KNLĐ dưới 61%, nhưng so với các Hội đồng GĐYK các tỉnh
bạn, thì Hội đồng nào cũng có tỷ lệ ít nhất 3% mất KNLĐ dưới 61%.
- Tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ từ 61% đến 65% có 273 đối tượng chiếm tỷ lệ
69,11%. Tỷ lệ % mất KNLĐ từ 66% đến 70% có 79 đối tượng chiếm tỷ lệ 20%. 43
đối tượng có tỷ lệ mất KNLĐ rất cao từ 71 đến 81%.
- Cơ quan người sử dụng lao động giới thiệu 272 đối tượng chiếm tỷ lệ
68,86% và có 123 đối tượng do BHXH tỉnh giới thiệu giám định nghỉ hưu trước
tuổi, chiếm tỷ lệ 31,14%.
26
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu đánh giá 395 đối tượng giám mất khả năng lao động tại Hội
đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011). Chúng tôi nhận thấy có những vấn
đề còn bất cập. Để cho công tác khám giám định y khoa nói chung và khám giám
định mất khả năng lao động cho các đối tượng nghỉ hưu trước tuổi nói riêng, ngày
càng được nâng cao. Chúng tôi có những đề xuất kiến nghị với các cấp, các ngành
như sau:
- Đối với Đảng, Chính quyền và Đoàn thể các cấp nhất là cơ quan BHXH cần
tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn cụ thể các chế độ trợ cấp của Đảng và Nhà nước
đến các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp sử dụng người lao động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách
của các đơn vị sử dụng người lao động, nhất là chi trả lương hưu của Bảo hiểm xã
hội đảm bảo đúng đối tượng, không sai sót và không để xảy ra tiêu cực.
- Phải xử lý nghiêm những cán bộ, công chức gây khó khăn, phiền hà, sách
nhiễu cho các đối tượng trong diện được khám giám định để nghỉ hưu trước tuổi
hưởng chế độ.
- Đối với Viện GĐYK TW cần sớm xây dựng và bổ sung một số tiêu chuẩn
thương tật, bệnh tật, dị tật và tỷ lệ % mất KNLĐ cho phù hợp với chấn thương, bệnh
tật, dị tật trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên kiểm tra chỉ đạo công tác khám
giám định KNLĐ kịp thời, tổ chức tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong
lĩnh vực khám giám định y khoa nhằm nâng cao chất lượng khám giám định cho các
đối tượng.
- Đối với UBND tỉnh và Sở Y tế cần quan tâm hơn nữa đến công tác khám
giám định y khoa, bổ sung thêm nhân lực và trang thiết bị cần thiết cho Trung tâm
Giám định Y khoa để phục vụ tốt trong công tác khám GĐYK.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Bài giảng Giám định Y khoa của Viện Giám định Y khoa Trung ương năm
1992.
2/ Thông tư 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn
việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt
buộc.
3/ Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính V/v ban
hành biểu giá thu phí khám GĐYK.
4/ Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB, ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế, Bộ LĐTB -
XH Quy định tiêu chuẩn giám định tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ.
5/ Kỷ yếu tóm tắt đề tài khoa học của Viện Giám định Y khoa Trung ương
6/ Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Giám đinh Y khoa
Trung ương năm 2009, 2011.
7/ Công văn số 179/GĐYK-TT ngày 17/5/2006 của Viện Giám định Y khoa
V/v thủ tục hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo.
8/ Sổ tay Giám đinh Y khoa của Viện Giám định Y khoa năm 1995, hướng
dẫn định mức tỷ lệ % mất khả năng lao động.
9/ Tài liệu tập huấn nâng cao chất lượng thực hành Giám định Y khoa năm
2003,2008.
10/ Tài liệu tập huấn công tác Giám định Y khoa năm 2006, năm 2007, năm
2008, 2011.
11/ Đề tài nghiên cứu khoa học của đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi
của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003.
12/ Thông tin Giám định Y khoa số đặc biệt tháng 02 năm 2004 của Viện
Giám định Y khoa Trung ương.
28
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Viện Giám định Y khoa Trung ương, Hội đồng Giám định Y khoa
tỉnh Phú Yên.
- Sở Y tế Phú Yên.
- Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Yên.
- Lãnh đạo cùng tập thể cán bộ - viên chức Trung tâm Giám định Y khoa Phú
Yên, nhất là nhóm cộng tác thực hiện đề tài.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi giũp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
29
DANH MỤC VIẾT TẮT
BYT: Bộ Y tế
BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội
BTC: Bộ Tài chính
CB-CNVC: Cán bộ, công nhân viên chức
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
BHXH: Bảo hiểm xã hội
GĐYK: Giám định Y khoa
KNLĐ: Khả năng lao động
NĐ: Nghị định
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
30
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Danh mục viết tắt
Đặt vấn đề............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Khái niệm.....................................................................................................3
1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động........................................................3
1.3. Đánh giá sức khỏe ......................................................................................3
1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động...........................................................4
1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động......................................5
1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động..................................6
1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ.......................................................................9
1.8. Biên bản giám định mất KNLĐ.................................................................10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............11
2.1. Đối tượng...................................................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ..................................................................... .... 11
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................12
3.1. Giới tính............................................................................................... .....12
3.2. Nhóm tuổi..................................................................................................13
3.3. Trình độ văn hóa........................................................................................13
3.4. Năm công tác.............................................................................................14
3.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất.................................15
3.6. Vùng cư trú................................................................................................16
3.7. Nhóm bệnh.................................................................................................17
3.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ................................................................18
3.9. Nơi giới thiệu ............................................................................................19
Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................20
4.1. Giới tính......................................................................................................20
4.2. Nhóm tuổi...................................................................................................20
4.3. Trình độ văn hóa.........................................................................................20
4.4. Năm công tác..............................................................................................21
4.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất..................................21
4.6. Vùng cư trú.................................................................................................22
4.7. Nhóm bệnh..................................................................................................22
4.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ.................................................................23
4.9. Nơi giới thiệu..............................................................................................24
Chương 5: KẾT LUẬN ..................................................................................25
Kiến nghị...........................................................................................................26
Tài liệu tham khảo.
31

More Related Content

Similar to Giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi

KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
 
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptx
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptxNhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptx
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptxiNguynXun7
 
Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Phi Phi
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeangTrnHong
 
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtNhững vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtGenie Nguyen
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânNguyen Khue
 
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngPhục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngYhoccongdong.com
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...NuioKila
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emTrường Bảo
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGSoM
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnYhoccongdong.com
 

Similar to Giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi (20)

Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
 
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
Cơ Sở Lý Luận Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Bệnh Viện Đa Khoa.
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptx
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptxNhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptx
Nhóm-10-Y1YK4-CBA5-S1.7.pptx
 
Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33Ll pp-tdtt33
Ll pp-tdtt33
 
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoeGiao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
Giao trinh-truyen-thong-giao-duc-suc-khoe
 
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tậtNhững vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
Những vấn đề chung về khuyết tật, phát hiện sớm trẻ em khuyết tật
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sốngPhục hồi chức năng tổn thương tủy sống
Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống
 
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
BAI GIANG TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-GDSK VÀ LẬP KẾ HOẠCH TT-...
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔIĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
 
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...
Thuc trang va mot so yeu to lien quan den cang thang cua dieu duong vien lam ...
 
16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan16 phcn benh_tamthan
16 phcn benh_tamthan
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
 
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
 
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTPháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tại Hà Nam, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi

  • 1. 1 ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIÁM ĐỊNH MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI TẠI HỘI ĐỒNG GĐYK PHÚ YÊN Trong 3 năm 2009 - 2011 Nhóm thực hiện: - BSCKI Nguyễn Văn Vượng - BSCKI Cao Thị Kim Đính - CN Đinh Châu Hổ ĐẶT VẤN ĐỀ Khả năng lao động là trạng thái của con người chứa đựng một năng lực có thể hoàn thành một công việc, một nhiệm vụ vì lợi ích chung đối với xã hội. Nói một cách khác, đó là sự tổng hợp tài năng thể lực và trí lực của một cá thể phải hao phí đi trong quá trình vận động để tạo ra một giá trị nhu cầu vật chất hoặc tinh thần nào đó. Khả năng lao động là một khái niệm thuộc phạm trù y - xã hội học. Nó được xác định bởi nhiều yếu tố trong lĩnh vực sinh y học và xã hội học, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động thúc đẩy lẫn nhau. Sự thiếu quan tâm của người sử dụng lao động với việc không áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sáng tạo hữu ích trong lao động sản xuất có thể sẽ là yếu tố bất lợi, dễ làm nảy sinh các trạng thái bệnh lý mà đáng lẽ nó không bao giờ biểu hiện. Lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người khỏe mạnh mà còn đối với người có bệnh và những người mang dị tật khác nhau. Ngoài những yếu tố về y học, kinh tế học, các giám định viên y khoa còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý học. Khả năng lao động của mỗi công dân nói chung và của CBCNVC lao động nói riêng đều góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và phát huy KNLĐ (khả năng lao động) của mỗi con người riêng biệt là đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, đảm bảo sự thỏa mãn ngày càng cao về nhu cầu vật chất, tinh thần tất yếu của loài người. Nhiệm vụ trong công tác khám giám định y khoa không chỉ đơn thuần là xác định sự mất mát về KNLĐ của đối tượng, mà là xác định trạng thái KNLĐ và sự phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh mạn tính hoặc có những di chứng do bệnh tật, chấn thương... Mỗi một trường hợp riêng biệt phải xem xét đầy đủ các yếu tố về sinh y học (sự phá hủy, sự biến đổi của các chức năng liên quan trong cơ thể) cũng như hàng loạt các yếu tố về xã hội học, nghề nghiệp khác nhau trên mỗi đối tượng, trình độ nghề nghiệp, quá trình đào tạo, tâm lý của người lao động nhằm đưa ra quyết định chuẩn xác vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa giúp các cơ quan quản lý sử dụng người lao động phát huy tốt KNLĐ, phòng ngừa, hạn chế tỷ lệ tàn phế do di chứng xảy ra, kéo dài số năm làm việc, tuổi thọ của người lao động. Việc đánh giá tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động là một trong những văn bản quan trọng có tính pháp lý trong công tác khám giám định y khoa cho đối tượng. vì vậy việc khám giám định phải khách quan, trung thực và phù hợp giúp cho cơ
  • 2. 2 quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội... giải quyết kịp thời đúng chế độ cho đối tượng tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Tình hình khám giám định mất khả năng lao động nói chung, trong đó khám giám định mất khả năng lao động (giải chế độ hưu) nói riêng của các cơ quan sử dụng người lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh gởi Cán bộ- công nhân viên chức lao động trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến Hội đồng GĐYK Phú Yên để khám giám định giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi ngày càng nhiều và đa dạng. Xuất phát từ thực trạng trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài đánh giá tình hình giám định mất khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm 2009 – 2011 nhằm mục đích: - Đánh giá thực trạng tỷ lệ phần trăm (%) mất khả năng lao động do bệnh tật, dị tật và chấn thương trong công tác giám định tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011). - Cùng với các cơ quan quản lý sử dụng người lao động, Bảo hiểm Xã hội tỉnh giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi chính đáng cho người lao động.
  • 3. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm: Sức khỏe (theo tuyên ngôn AlmaAta): Là trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải là tình trạng có hay không có bệnh tật hoặc khuyết tật; Sức khỏe (theo Lacoxima và Usacop): Là sự toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể con người, là khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường tự nhiên và xã hội, đó là sự toàn vẹn của trạng thái tâm lý, thoải mái về tâm thần và xã hội; 1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động: Bảo vệ sức khỏe là mộn y học của y học dự phòng rộng lớn và phức tạp, gồm tất cả những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho người còn khỏe, phát hiện sớm để điều trị, ngừa tái phát, làm chậm tiến triển, phòng biến chứng một số bệnh ngừa được, nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, khả năng lao động, sức sản xuất của mỗi con người cho đến tuổi càng cao càng tốt. Kéo dài đời sống chưa đủ mà phải giữ được lâu KNLĐ, sản xuất có ích cho xã hội. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song yếu tố môi trường và di truyền (nòi giống) là quan trọng nhất. 1.3. Đánh giá sức khỏe: 1.3.1. Cá nhân: Khám tất cả các cơ quan phủ tạng về mặt thực thể, chức năng bằng các biện pháp lâm sàng, cận lâm sàng. Tiến hành một số nghiệm pháp gắng sức, kích thích hay ức chế các tuyến nội tiết, ngoại tiết. Thăm dò về tình hình thần kinh, tâm thần, khả năng làm việc, sự dẻo dai. Tình hình của tiền sử gia đình (để nắm khía cạnh di truyền). Sau đó tổng kết và sắp xếp theo phân loại sức khỏe A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4, 5 ... (tùy theo kinh nghiệm từng nước). 1.3.2. Sức khỏe của một tập thể hay của một nước: Hiện nay chưa có một biện pháp nào toàn diện, để tổng hợp đánh giá cụ thể, chính xác tình hình sức khỏe của một tập thể hay một nước. Việc này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có thể đánh giá từng khía cạnh theo phương pháp thống kê hay còn gọi là dịch tể học. Ví dụ: - Tỷ lệ tử vong nói chung trong 100.000 dân. - Tỷ lệ mắc bệnh: Bệnh mạn tính hay bệnh lan truyền. - Số và mức độ bệnh dịch đã xảy ra. - Số ngày nghỉ việc, số ngày nằm bệnh viện, đi điều dưỡng. - Số lần khám bệnh và xét nghiệm ... - Số thuốc các loại đã sử dụng. - Tỷ lệ tử vong trẻ em trước và sau sinh. - Tỷ lệ người già trên 70 tuổi so với người dân/vùng hay 1 nước...
  • 4. 4 1.3.4. Các biện pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe: 1.3.4.1. Đối với người khỏe: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bằng vệ sinh cá nhân. - Biết phòng ngừa một số bệnh có thể phòng được. 1.3.4.2. Đối với người có bệnh: - Phát hiện sớm một số bệnh mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, bằng cách khám thường kỳ hay bất thường khi có nghi ngờ. - Ngừa tái phát và phòng biến chứng nhằm làm chậm tiến triển một số bệnh (quản lý một số bệnh mạn tính và các bệnh xã hội). 1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động: Cần áp dụng cho tất cả đối tượng lao động từ lao động nhẹ đơn giản đến lao động nặng, nhất là lao động trong môi trường độc hại và đặc biệt nặng nhọc cho đối tượng lao động thể lực, lao động trí óc hoặc vừa lao động trí óc vừa lao động thể lực với những biện pháp sau: 1.4.1. Người mới vào nghề: Khám tuyển kỹ, lập hồ sơ sức khỏe, y bạ, xếp hạng theo khả năng thể lực và trình độ văn hóa. Hồ sơ sức khỏe ban đầu cần ghi đầy đủ, kèm theo tư liệu như phim ảnh, điện tim, thăm dò chức năng... để sau này có dịp so sánh (mẫu hồ sơ do Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT, ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế). Hồ sơ sức khỏe ban đầu phải được xem xét như lý lịch, chứng chỉ văn bằng ... sẽ kèm theo người lao động đến bất cứ nơi công tác nào sau này. Nó giúp cho người lãnh đạo, quản lý quyết định có thu nhận hay không và khi thu nhận sẽ sắp xếp, bố trí người lao động vào công việc nào cho hợp lý để phát huy được khả năng lao động cao nhất và giúp theo dõi sức khỏe của người lao động lâu dài... 1.4.2. Người lao động đang hành nghề: - Khám bệnh, điều trị kịp thời khi người lao động bị bệnh, tai nạn, chấn thương đột xuất, bệnh nghề nghiệp. - Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần và 1-2 lần/năm đối với lao động trong môi trường độc hại, nặng nhọc. Lần khám định kỳ có thể khám toàn diện hay từng phần. Có tham khảo hồ sơ khám sức khỏe ban đầu. Mục đích là để đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh tật, phát hiện những bệnh mới xảy ra, nhất là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nghề nghiệp (BNN). Ngoài khám người công nhân, phải chú ý đến tình trạng vệ sinh cơ bản nơi làm việc, môi trường lao động; môi trường khu vực người lao động sinh sống (khu tập thể ..) gia đình. - Trong khi theo dõi sức khỏe, người thầy thuốc dự phòng có nhận xét và nếu thấy cần thiết đề nghị sắp xếp lại công việc, lao động cho phù hợp với sức khỏe, nhằm giảm bớt nguy cơ về bệnh tật phát triển và đề phòng di chứng hoặc đề nghị người sử dụng lao động chuyển đến Hội đồng Giám định Y khoa (HĐGĐYK) giám định sức khỏe và KNLĐ để giải quyết chế độ kịp thời. Đối tượng sức khỏe kém hay bị BNN:
  • 5. 5 - Cần cho đi điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cơ thể kịp thời với một thời gian cần thiết, sau thời gian điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng cần có ý kiến của thầy thuốc điều trị và chuyên gia BNN để tiếp tục bố trí lao động hoặc ra HĐGĐYK giám định khả năng lao động. - HĐGĐYK xác định lại tình trạng sức khỏe và KNLĐ để người sử dụng lao động có cơ sở điều chỉnh công việc hay đổi sang công tác khác nhằm tận dụng khả năng và kinh nghiệm chuyên môn kỹ thuật của người lao động đến mức tối đa. Việc cho về hưu trước tuổi hoặc nghỉ mất sức lao động phải xem xét một cách tổng quát và thận trọng. 1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động: - Nguyên nhân dẫn đến giảm hoặc mất KNLĐ của con người có thể biến đổi do các nguyên nhân sau: + Bệnh tật. Ví dụ: Xơ gan, hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đa khớp.. + Bệnh nghề nghiệp và yếu tố nghề nghiệp. Ví dụ: bụi phổi Silic, nhiễm tia X... + Tai nạn lao động. Ví dụ: dập nát bàn tay, gãy xương chi, gãy cột sống... + Tai nạn do chấn thương trong chiến tranh và làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Thương binh, người bị thương hưởng chính sách như thương binh. + Dị tật bẩm sinh. Ví dụ: Câm, điếc, đần độn... + Tàn tật trước tuổi lao động. Ví dụ: di chứng sốt bại liệt, viêm não... + Giảm KNLĐ do tuổi già (sinh lý). 1.5.1. Các hình thức rối loạn KNLĐ: KNLĐ của con người có thể biến đổi do nhiều nguyên nhân. Tùy theo diễn biến nhanh hay chậm, tính chất nặng hay nhẹ của các tác nhân, tính chất dễ hay khó hồi phục của từng chức năng, phục hồi lao động và hậu quả của nó mà người ta chia ra 2 hình thái mất KNLĐ (phân biệt theo yếu tố thời gian) và mỗi hình thái đều có thể xảy ra với mức độ mất một phần hoặc mất hoàn toàn KNLĐ. 1.5.1.1. Mất KNLĐ tạm thời: - Nguyên nhân có thể là: + Bệnh cấp tính. + Đợt tái phát của bệnh mạn tính. + Tai nạn, chấn thương. + Hoặc theo quy định riêng của luật lệ mỗi nước như: Thời gian nghỉ đẻ, nghỉ vì lý do để điều trị phục hồi chức năng.... - Mức độ: Mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ: - Phạm vi xử lý: Do các thầy thuốc điều trị, phòng dịch, GĐYK. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận số ngày đã nghỉ để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). 1.5.1.2. Mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn: - Nguyên nhân: + Bệnh mạn tính thường xuyên tiến triến nặng, hoặc các trạng thái bệnh lý đã cố định (sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp điều trị, phòng bệnh, phục hồi chức năng cần thiết mà không có khả năng phục hồi).
  • 6. 6 + Do hậu quả của tai nạn lao động, chấn thương (kể cả tai nạn chiến tranh và làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN) làm hủy hoại về mặt giải phẩu hoặc chức năng các bộ phận, cơ quan của cơ thể. - Mức độ: Có thể mất một phần hoặc hoàn toàn KNLĐ. - Phạm vi xử lý: Đây là đối tượng của Hội đồng Giám định Y khoa Tỉnh. Mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn được đặc trưng bằng hai yếu tố: Y học và xã hội học. - Yếu tố Y học: Là biểu hiện của bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp hoặc hậu quả của tai nạn, chấn thương kèm theo những rối loạn thực thể về chức năng cơ thể. - Yếu tố xã hội học: Do có trạng thái bệnh lý, thương tật làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa con người đối với hoạt động lao động. Một người bị tàn phế theo mức độ nhất định sẽ bị ảnh hưởng một phần hoặc hoàn toàn trong lao động sản xuất. 1.5.2. Sự biến động của mất KNLĐ theo thời gian và điều kiện xã hội: Mặc dù đã xác định là mất KNLĐ lâu dài, vĩnh viễn nhưng khái niệm này lại không cố định mà có biến động trên cả 2 yếu tố sinh học và xã hội học. Mọi người đều biết các quá trình bệnh lý đều biến động và sự thay đổi của nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến trạng sức khỏe. Yếu tố xã hội cũng có thể biến động như đã học được nghề mới, đạt được một trình độ chuyên môn cao hơn, hoặc điều kiện lao động được cải thiện, chế độ lao động được bố trí hợp lý ngay cả khi trạng thái bệnh lý tương đối cố định. Tất cả những yếu tố đó có thể dẫn đến kết luận “phủ nhận” tình trạng mất KNLĐ vĩnh viễn của đối tượng so với lần giám định trước. Chính do có sự biến động nên ở nước nào cũng vậy, Chính phủ, Bộ Y tế - Lao động thương binh và xã hội đã ban hành các văn bản pháp luật quy định phải tiến hành giám định lại KNLĐ và thương tật theo định kỳ trong TIÊU CHUẨN PHÂN HẠNG MẤT SỨC LAO ĐỘNG do Bộ Y tế - LĐTBXH ban hành tại Thông tư Liên bộ số: 12/TT-LB ngày 26/7/1995. 1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động: Hầu hết những đối tượng đến khám giám định Y khoa đều đã có quá trình khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế hay đã qua điều dưỡng, phục hồi chức năng. Nhưng không vì thế mà việc xác định KNLĐ đối với họ đơn giản, trái lại có những trường hợp rất phức tạp. Tâm lý chung của các đối tượng khi đi giám định đều mong muốn được Hội đồng GĐYK giải quyết theo hướng có lợi nhất cho quyền lợi của họ. Vì vậy, có thể họ dấu bệnh để mong được tiếp tục làm việc hay tuyển dụng lại, hay ngược lại họ “cường điệu hóa” các triệu chứng bệnh, thậm chí có thể có hành vi giả tạo trong trường hợp họ muốn về được nghỉ ngơi, muốn được xếp tỷ lệ % mất KNLĐ, thương tật cao. Do đó, người thầy thuốc giám định Y khoa phải là người trọng tài công minh, vô tư, không những phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, sâu rộng mà còn phải có phương pháp và kinh nghiệm trong khám xét mới có thể giải quyết công việc được chính xác và có hiệu quả cao. Phương pháp duy nhất và đúng đắn để xác định trạng thái KNLĐ và đánh giá tỷ lệ % KNLĐ là một phương pháp tổng hợp, bao gồm khám nghiệm lâm sàng một cách đầy đủ, toàn diện cho mỗi đối tượng, kết hợp với khám nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng, tham khảo hồ sơ khám sức khỏe ban đầu và các giấy tờ đã điều
  • 7. 7 trị và phục hồi chức năng (với các giấy tờ đã điều trị chỉ là tài liệu để tham khảo đối chiếu thực tế, chứ không thể căn cứ để đánh giá tỷ lệ % mất KNLĐ). Đồng thời nghiên cứu đầy đủ các yếu tố xã hội, mà trước hết là nghiên cứu, đánh giá tính chất tác động của các yếu tố nghề nghiệp trên cơ thể người lao động hiện tại. Khi căn cứ đầy đủ các tài liệu đã quan sát và thu thập được các giám định viên làm công tác giám định Y khoa mới có những căn cứ cần thiết cho việc tiên lượng lâm sàng và KNLĐ trong một thời gian tương đối dài 1 - 2 năm hoặc hơn nữa là thời gian giữa 2 kỳ giám định lại sức khỏe mới có lập luận để quyết định tỷ lệ % mất KNLĐ tạm thời hay vĩnh viễn cho đối tượng một cách chuẩn xác. 1.6.1. Khám giám định Y khoa trên lâm sàng: Để giải quyết vấn đề tình trạng KNLĐ của đối tượng trước hết cần phải xác định thật chính xác và đầy đủ trong công tác chẩn đoán giám định Y khoa trên lâm sàng cần phải đạt 4 yêu cầu sau: - Phát hiện được những thay đổi về mặt hình thái học. - Xác định được mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng. - Xác định được nguyên nhân của bệnh tật, thương tật. - Đặc tính tiến triển của bệnh hoặc tổn thương và di chứng. 1.6.2. Phát hiện những thay đổi về hình thái học: Khi tiến hành khám giám định Y khoa trên lâm sàng, trước hết phải phát hiện những thay đổi về hình thái học xảy ra trong cơ quan hoặc hệ thống nào đó, đối chiếu với bệnh cảnh lâm sàng của đối tượng. Sau đó là xác định tình trạng nặng, nhẹ của những thay đổi hình thái học. Điều này rất cần thiết, vì nó thường có ý nghĩa quyết định đối với những đặc điểm biến động của các quá trình bệnh lý và từ đó có thể rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc tiên lượng tình hình bệnh tật ở lâm sàng. Ví dụ: Khi bị bệnh van tim nếu đã có dấu hiệu suy tim thì tiên lượng xấu hơn so với trường hợp bệnh tim còn bù trừ, chưa có rối loạn huyết động. 1.6.3. Xác định mức độ nặng, nhẹ của những rối loạn chức năng: Đánh giá kết quả hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người là điều khó khăn. Song lại là yêu cầu của việc khám giám định Y khoa trên lâm sàng. Cùng một trạng thái bệnh lý nhưng mức độ rối loạn chức phận ở người này khác với người khác, dẫn đến hậu quả KNLĐ khác nhau. Ví dụ cùng là bệnh loét hành tá tràng, nhưng có người đau nhiều, có người đau ít, có người nôn, chảy máu ... có người không. Để xác định một cách khách quan các tính chất và những biểu hiện của rối loạn chức năng, khi tiến hành khám giám định Y khoa cho đối tượng, các giám định viên cần phải kiểm tra xác nhận những lời khai của đối tượng bằng những khám nghiệm trên lâm sàng một cách tỷ mỉ, có hệ thống, áp dụng tất cả các nghiệm pháp từ đơn giản nhất (quan sát đối tượng trong thời gian tiếp xúc và lưu lại ở Hội đồng, bắt mạch, đo huyết áp, đếm tần số thở khi nghỉ ngơi và lúc gắng sức ...) đến các nghiệm pháp thăm dò chức năng (xét nghiệm, X quang, siêu âm, nội soi, thăm dò chức năng hô hấp, điện tim..). Trong các rối loạn chức năng, các triệu chứng ĐAU và một số hội chứng khác (mệt nhọc, khó thở, choáng váng, vận động khó khăn...) chiếm một vị trí đặc biệt,
  • 8. 8 mà chỉ khám trên lâm sàng mới chứng kiến được, trong khi áp dụng các nghiệm pháp khách quan có khi không “ghi” lại được gì. Vì thế, trong khi khám xét giám định Y khoa, vấn đề đặt câu hỏi đối với đối tượng là rất quan trọng. Những câu hỏi đặt ra nhằm mục đích để giúp đối tượng hiểu rõ và phát biểu, diễn tả lên cảm giác chủ quan của mình, nhưng cần trách kiểu gợi ý mách nước. Có thể có sự mâu thuẩn giữa cảm giác chủ quan của đối tượng và kết quả nghiên cứu khách quan. Theo Pavlop: “Cảm giác là sự chủ quan đơn giản nhất của mối quan hệ khách quan giữa cơ thể đối với thế giới bên ngoài”. Nhiều bệnh tật và di chứng có những biểu hiện bằng cảm giác chủ quan. Hiện tượng ĐAU là một trong những biểu hiện này và là rối loạn chức năng chủ yếu ảnh hưởng tới KNLĐ của đối tượng. Có thể nêu lên ở đây một ví dụ điển hình trong chứng suy mạch vành (cơn đau thắt ngực), thậm chí ở những đối tượng nặng, tất cả các nghiệm pháp nghiên cứu hiện đại cũng khó phát hiện được tức thời những tổn thương đặc thù, ngoài cảm giác ĐAU của đối tượng. Tất cả những thông tin khai thác được qua đối tượng cần phải đối chiếu với những bằng chứng đã khám xét được từ tiền sử, các chứng cứ điều trị, những thông tin tại nơi công tác của đối tượng ... Và không bao giờ quên tâm lý của đối tượng khi ra Hội đồng GĐYK là họ luôn mong muốn Hội đồng giải quyết theo hướng có lợi nhất cho quyền lợi của họ. Khi xác định trạng thái chức năng của cơ thể, cần phải làm sáng tỏ tình trạng bù trừ, tính ổn định của mỗi trạng thái hoặc những biểu hiện rõ ràng của những hiện tượng mất bù. Hiện tượng mất bù có thể xảy đến đột ngột ở những đối tượng đã có trạng thái suy chức năng mãn tính. Những trường hợp suy chức năng cấp tính thường là nguyên nhân gây ra mất KNLĐ tạm thời. Trong thực hành công tác giám định Y khoa, người ta chia ra 3 mức độ suy chức năng mạn tính: - Mức độ I (nhẹ): Suy yếu chức năng thể hiện khi làm nghiệm pháp gắng sức tối đa đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. - Mức độ II (vừa): Suy yếu chức năng biểu hiện khi gắng sức vừa phải đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. - Mức độ III (nặng): Suy yếu chức năng thể hiện cả khi nghỉ ngơi và biểu hiện tăng lên rõ rệt khi gắng sức nhẹ đối với cơ quan hoặc hệ thống bị tổn thương. Dĩ nhiên, trong chấn thương hoặc tai nạn lao động, những trường hợp bị cắt cụt chi, khoét bỏ nhãn cầu, cắt đoạn ruột và phủ tạng ... thì không những có thay đổi rõ ràng về mặt hình thái học mà còn mất hoàn toàn chức năng của bộ phận đã bị loại bỏ. Đôi khi bộ phận còn lại cũng khó tránh khỏi rối loạn chức năng. Mỗi xã hội có đặc điểm riêng về chế độ chính trị, về kinh tế, về tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe, về chế độ bồi thường (bảo hiểm) đối với người lao động. Không thể áp dụng máy móc tiêu chuẩn chuyên môn của nước này vào nước khác. Ở Việt Nam hiện tại mất khả năng lao động lâu dài và vĩnh viễn chia ra 3 mức độ: - Thiếu hụt nặng và rất nặng: Là mất hoàn toàn khả năng lao động (thật sự tàn phế). Người đó không thể tiếp tục lao động, sản xuất được nữa, cũng không tự phục
  • 9. 9 vụ được bản thân mà cần phải có người thường xuyên chăm sóc, giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày, (mất từ 81% đến 100% sức lao động). - Thiếu hụt mức trung bình: Là mất khả năng lao động thực tế hoặc chỉ có thể lao động trong điều kiện có tổ chức và trang bị đặc biệt. Ví dụ: Bấm nút điều khiển thang máy, máy móc tự động… Đối tượng tự phục vụ được cho bản thân, không cần đến sự giúp đỡ thường xuyên của người khác, (mất từ 61% đến 80% sức lao động). - Thiếu hụt nhẹ: Là mất một phần khả năng lao động. Đối tượng có thể duy trì một khả năng hạn chế trong công tác lao động nghĩa là có thể tiếp tục làm công việc ở nghề cũ nhưng với yêu cầu tay nghề và định mức lao động thấp hơn hoặc phải đổi sang một công việc khác cho phù hợp với sức khỏe, (mất từ 41% đến 60% sức lao động).. 1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ: Thực hiện theo Thông tư số: 07/2010/TT-BYT, ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia BHXH gồm có: - Giấy giới thiệu của cơ quan sử dụng người lao động do thủ trưởng hoặc phó cơ quan ký tên, đóng dấu (có giá trị trong 2 tháng kể từ ngày ký) - Đơn đề nghị giám định cá nhân (có xác nhận của cơ quan) - Tóm tắt hồ sơ của người lao động (có xác nhận của cơ quan, công đoàn và Y tế cơ quan nếu có) các giấy tờ điều trị.. - Biên bản giám định những lần trước nếu có. Khi đối tượng đến khám GĐYK phải mang theo giấy chứng minh nhân dân, nếu không có giấy chứng minh nhân dân phải mang theo sổ hộ khẩu để đối chiếu. 1.7.1. Các bước tiến hành khám giám định mất KNLĐ: 1.7.1.1. Bước 1: Sau khi bộ phận tiếp đón nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định thì trong vòng 30 ngày phải mời đối tượng đến khám giám định (nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì trong vòng 15 ngày Bộ phận thường trực Hội đồng phải trả lời bằng văn bản cho đối tượng). - Bác sĩ được phân công khám có nhiệm vụ: + Lập hồ sơ bệnh án khám toàn diện các cơ quan tổng quát hoàn chỉnh. Những bệnh tật thuộc các chuyên khoa phải gửi đến giám định viên chuyên khoa khám và cho ý kiến kết luận, làm đầy đủ các xét nghiệm, thăm dò chức năng khi xét thấy cần thiết để giúp chẩn đoán bệnh tật đầy đủ, chính xác. + Tổng hợp toàn bộ quá trình khám lâm sàng, cận lâm sàng để rút ra các bệnh tật của đối tượng một cách chính xác và trung thực, ghi chép đầy đủ vào bệnh án giám định và dự kiến tỷ lệ phần trăm (%) KNLĐ, đề nghị đi điều trị, phục hồi chức năng, chuyển ngành nghề... - Phí khám Giám định: Tất cả các đối tượng khám giám định KNLĐ phải đóng lệ phí theo Quy định Thông tư số 93/2012/TT- BTC của Bộ tài chính, ngày 05/6/2012 V/v ban hành biểu giá thu phí khám giám định y khoa. + Khám giám định thông thường: 1.150.000đ + Khám giám định phúc quyết: 1.368.000đ
  • 10. 10 + Khám giám định đặc biệt: 1.513.000đ Với phí khám cận lâm sàng tùy thuộc vào chụp Xquang, siêu âm, xét nghiệm.. theo khung giá thu qui định. 1.7.1.2. Bước 2: Tổ chức Hội chẩn chuyên môn để xác định đã khám đủ, khám đúng, cho khám chuyên khoa có phù hợp với bệnh tật không, cần khám chuyên khoa bổ sung không và thống nhất tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ. 1.7.1.3. Bước 3: Tổ chức họp Hội đồng xác định từng trường hợp (phải có mặt đối tượng), Hội đồng kiểm tra trực tiếp lại đối tượng, có thể cho khám thêm chuyên khoa, cận lâm sàng. Sau đó mời đối tượng ra ngoài để Hội đồng bàn bạc kết luận tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ và đề nghị nếu cần thiết. Theo quy định mỗi phiên họp phải có ít nhất 2 thành viên chuyên môn và một thành viên chính sách. Chủ tịch Hội đồng là người điều hành cuộc họp, nếu Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó chủ tịch thường trực điều hành cuộc họp nhưng phải được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng. Khi kết luận phải theo ý kiến thống nhất của tập thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về mọi mặt. Trường hợp ý kiến không thống nhất thì ghi đầy đủ vào văn bản và làm thủ tục gửi lên Hội đồng Giám định Y khoa cấp trên để giải quyết. Đối tượng giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi phải được khám giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới đủ cơ sở pháp lý để cho BHXH tỉnh để giải quyết chế độ nhưng phải với điều kiện: + Mất KNLĐ từ 61% trở lên. + Nếu mất KNLĐ dưới 61% thì phải chờ sau 6 tháng kể từ ngày Hội đồng họp xét tỷ lệ % mới được đề nghị khám giám định lại. 1.8. Biên bản Giám định KNLĐ: Theo mẫu và lập thành 4 bản, có đủ chữ ký của 3 thành viên và đóng dấu Hội đồng. Trong biên bản phải có tối thiểu 3 chữ ký, 2 chữ ký của chuyên môn và 1 chữ ký của chính sách quản lý đối tượng ra giám định (một người dù kiêm nhiệm nhiều chức trong Hội đồng thì cũng chỉ ký một chữ ký, Khi biên bản hoàn tất Hội đồng gởi 3 biên bản gốc cho cơ quan giới thiệu đối tượng giám định, 1 biên bản gốc lưu trử tại Hội đồng. Thời gian nhận biên bản GĐYK sau ngày Hội đồng họp xét từ 5 đến 7 ngày. Nếu đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK thì thời hạn có hiệu lưc để đề xuất khiếu nại trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định. 1.9. Lưu trữ hồ sơ: Theo số thứ tự của biên bản giám định trong năm, trong đó có một biên bản gốc và tất cả các giấy tờ cơ quan sử dụng lao động gởi, giấy yêu cầu khám chuyên khoa, phim chụp X quang…(hồ sơ khám GĐYK được lưu trữ vĩnh viễn).
  • 11. 11 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Giám định mất KNLĐ nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng Giám định Y khoa trong 3 năm (2009-2011) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra mô tả cắt ngang năm giám định 2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập phân tích, tổng hợp hồi cứu số hồ sơ khám giám định mất KNLĐ được lưu trữ tại Hội đồng Giám định Y khoa trong 3 năm (2009-2011) - Giới tính - Tuổi đời - Trình độ văn hóa - Năm công tác - Ngành nghề (Trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất) - Vùng cư trú - Theo từng nhóm bệnh lý.. - Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ 2.4. Mẫu của đề tài nghiên cứu N = 395 2.5. Phân tích xử lý số liệu Bằng phương pháp thống kê y học thông thường.
  • 12. 12 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới tính: Bảng 1: Giám định theo giới tính: Năm Giới 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % N = 395 Nam 32 71 101 204 51,65% Nữ 42 58 91 191 48,35% Tổng cộng 74 129 192 395 100% Biểu đồ 1: Giới tính Giới tính Nam 51.65% Nữ 48.35% Nam Nữ * Nhận xét: - Biểu đồ 1 chúng tôi nhận thấy: + Đối tượng nam giới giám định nghỉ hưu trước tuổi là 204 chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ giới là 3,3%. - Bảng 1: + Đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước như: Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng có lẽ theo cơ chế thị trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập hơn nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả bị phá sản nên người lao động xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng tăng.
  • 13. 13 3.2. Nhóm tuổi: Bảng 2: Giám định theo nhóm tuổi: NữTuổi đời Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % so với tổng số khám N = 395 40 - 44 64 50 78,12% 16,20% 45 - 49 188 120 63,83% 47,59% 50 - 54 109 21 19,27% 27,60% 55 - 59 34 8,61% Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100% * Nhận xét: - 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi, thì nhóm tuổi 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất 188 chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. - Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là những đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não liệt ½ người và bệnh ung thư. - Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định là do lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại. 3.3. Trình độ văn hóa: Bảng 3: Trình độ văn hóa: Năm Văn hóa 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Tiểu học 3 1 3 7 1,77% THCS 31 43 60 134 33,92% THPT 32 46 86 164 41,52% Đại học, Cao đẳng 8 39 43 90 22,79% Tổng cộng 74 129 192 395 100%
  • 14. 14 Biểu đồ 2: Trình độ văn hóa 1.77% 33.92% 41.52% 22.79% 0 10 20 30 40 50 Tiểu học THCS THPT Đại học, Cao đẳng * Nhận xét: - Qua biểu đồ 2 nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52%, trong đó có 2/3 là lao động gián tiếp. Có 90 đối tượng có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,79% đa số trình độ học vấn nhóm này là lao động gián tiếp. - Với trình độ Trung học cơ sở chiếm 33,92%, phần lớn là lao động mức độ vừa, nhẹ ở các nông trường lâm nghiệp.. 3.4. Năm công tác (đóng BHXH): Bảng 4: Năm công tác: NữTuổi nghề (năm) Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ % so với N = 395 20 30 21 11,00% 7,59% 21 - 25 151 98 51,31% 38,23% 26 - 30 99 48 25,13% 25,06% 31 - 35 100 24 12,57% 25,32% ≥ 36 15 3,80% Tổng cộng 395 191 48, 35%/395 100% * Nhận xét: - Năm công tác là những năm người lao động tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội đến ngày ra Hội đồng khám giám định nghỉ hưu. + Có 151 đối tượng có tuổi nghề 21 đến 25 năm chiếm tỷ lệ tương đối 38,23%. Trong đó nữ 98 đối tượng chiếm tỷ lệ 51,31%.
  • 15. 15 + 15 nam có tuổi nghề trên 36 năm công tác chiếm tỷ lệ 3,80% là do mắc bệnh hiểm nghèo. 3.5. Ngành nghề gián tiếp và trực tiếp lao động sản xuất: Bảng 3.5.1. Ngành nghề gián tiếp lao động sản xuất: Trình độ nghềTrình độ Ngành nghề Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Tổng cộng Tỷ lệ % N = 122 Giáo dục 7 3 2 1 13 10,66% Y tế 6 3 3 12 9,84% Văn hóa thông tin, du lịch 6 7 5 1 19 15,57% Xây dựng, cơ khí 15 8 1 24 19,67% Hành chính sự nghiệp 10 6 12 2 30 24,59% Tài chính, ngân hàng, thuế 9 6 1 16 13,11% Khác 1 3 4 8 5,56% Tổng cộng 54 36 27 5 122 100% * Nhận xét: - Số đối tượng nghỉ hưu trước tuổi gián tiếp lao động sản xuất có 122/395 đối tượng chiếm tỷ lệ 30,88% - Đối tượng lao động gián tiếp thì trình độ nghề nghiệp đại học 54 đối tượng là kỹ sư, Bác sĩ, Cử nhân… - Có 36 đối tượng gián tiếp lao động trình độ cao đẳng, 5 đối tượng có nghiệp vụ sơ cấp làm việc gián tiếp như văn thư, thủ quỹ… - Trong số trình độ nghề trung cấp lao động gián tiếp thì ở bộ phận hành chính sự nghiệp nhiều nhất 12/27 trường hợp. - Trong số đối tượng làm việc gián tiếp thì đối tượng làm việc ở phận hành chính sự nghiệp có 30 đối tượng chiếm tỷ lệ 24,59%, đối tượng ở bộ phận xây dựng, cơ khí có tỷ lệ là 19,67% có lẽ 2 ngành nghề này làm việc ở các cơ sở công lập có mức thu nhập thấp nên họ giám định nghỉ để xin làm ở các cơ sở tư nhân.
  • 16. 16 Bảng 3.5.2. Ngành nghề trực tiếp lao động sản xuất: Mức độ Tổng cộng Tỷ lệ % N = 273 Lao động Nghề nghiệp Nặng nhọc, độc hại Lao động vừa nhẹ Cầu đường, hầm mỏ 38 3 41 15,02% Hóa chất, trắc địa, xây dựng 20 26 46 16,85% Phương tiện cơ giới 4 12 16 5,86% Lâm, nông nghiệp 112 112 41,03% Công nghiệp nhẹ 2 32 34 12,45% Ngành nghề khác 24 24 8,79% Tổng cộng 64 209 273 100% * Nhận xét: - Bảng 3.5.2. Có 273 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi làm việc trực tiếp lao động sản xuất chiếm tỷ lệ 69,11% so với số giám định nghỉ hưu trước tuổi trong 3 năm. Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ có số lượng đông 209 chiếm 76,55% chủ yếu là trồng cây công nghiệp ở các nông trường 112 chiếm tỷ lệ 41,03%. - 41 đối tượng lao động trực tiếp trong ngành cầu đường, hầm mỏ lao động trong môi trường độc hại, lao động nặng nhọc 38 đối tượng, lao động ở mức độ vừa và nhẹ 3 đối tượng. - 24 đối tượng lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ ngành nghề khác như: Y công, tạp vụ... Đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại có trên 90% là nam giới. 3.6. Vùng cư trú: Bảng 6: Vùng cư trú: Năm Địa dư 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Thành phố 23 65 77 165 41,77% Nông thôn 8 29 37 74 18,74% Miền núi 40 35 68 143 36,20% Vùng biển 3 10 13 3,29% Tổng cộng 74 129 192 395 100%
  • 17. 17 * Nhận xét: - Qua bảng 6 vùng cư trú của 395 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi thì vùng cư trú ở thành phố là 165 đối tượng chiếm đến 41,77% chủ yếu là đối tượng lao động gián tiếp. - Miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là đối tượng lao động vừa trồng cây lâm nghiệp ở các nông trường cà phê, hạt tiêu và cao su. 3.7. Nhóm bệnh: Bảng 7: Theo từng nhóm bệnh: Năm Bệnh lý 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Nhóm bệnh thần kinh 15 45 69 129 32,66% Nhóm bệnh tâm thần 3 12 14 29 7,34% Nhóm bệnh cơ xương khớp 57 112 158 327 82,78% Nhóm bệnh nội tiết, chuyển hóa 7 12 20 39 9,87% Nhóm bệnh hệ tuần hoàn 35 58 67 160 40,50% Nhóm bệnh tiết niệu sinh dục 17 37 38 92 23,29% Nhóm bệnh tiêu hoá 15 9 27 51 12,91% Nhóm bệnh hô hấp 4 7 8 19 4,81% Nhóm bệnh da liễu 1 5 9 15 3,80% Nhóm bệnh ung thư 3 5 7 15 3,80% Nhóm bệnh mắt 7 11 15 33 8,35% Nhóm bệnh tai mũi họng 24 33 35 92 23,29% Nhóm bệnh răng hàm mặt 13 25 32 70 17,72% Nhóm bệnh sản phụ khoa 5 9 15 29 7,34% Tổng cộng 206 380 514 1.100 * Nhận xét: - Trong số 395 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi thì nhóm bệnh cơ xương khớp có số lượng nhiều nhất 327 chiếm tỷ lệ 82,87%, nhất là thoái hóa và gai cột sống thắt lưng, cột sống cổ, 25 trường hợp gãy xương ở tứ chi, 11 trường hợp gãy xương đòn, 35 trường hợp viêm đa khớp dạng thấp. - 160 đối tượng mắc trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn chiếm 40,50%. Trong đó có 128 trường hợp bị tăng huyết áp ở mức 145/95 đến 170/110mmHg, có 19 trường hợp bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở mức độ vừa và nặng, 12 trường hợp bị bệnh tim hẹp hở van 2 lá, 3 trường hợp dãn tĩnh mạch 2 chi dưới. - 129 đối tượng mắc bệnh thần kinh, 51 trường hợp bị hội chứng tiền đình, viêm thần kinh tọa 49 trường hợp, 7 trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đặc biệt có 18 trường hợp liệt ½ người ở mức độ nặng do tăng huyết áp, nhồi máu não và 3 chấn thương sọ não, cột sống cổ liệt 2 chi dưới.
  • 18. 18 - 39 đối tượng mắc bệnh nội tiết, chuyển hóa chiếm 9,87%. Trong đó bệnh đái tháo đường type 2 là 25 trường hợp, bệnh Basedow là 6 và có 8 trường hợp mắc bệnh Goute. - Mắc bệnh tâm thần có 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,34% như rối loạn suy nhược, động kinh… - 15 trường hợp mắc bệnh ung thư chiếm 3,80% chủ yếu là ung thư nội tạng dạ dày, đại tràng; có 2 trường hợp ung thư vú. 3.8. Tỷ lệ phần trăm giám định mất khả năng lao động: Bảng 8: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động: Năm Tỷ lệ % Mất KNLĐ 2009 2010 2011 Tổng số Tỷ lệ % Mất KNLĐ < 60 0 0 0 Mất KNLĐ từ 61 - 65 47 80 146 273 69,11% Mất KNLĐ từ 66 - 70 19 32 28 79 20,00% Mất KNLĐ từ 71 - 80 5 12 16 33 8,36% Mất KNLĐ ≥ 81 3 5 2 10 2,53% Tổng cộng 74 129 192 395 100% Biểu đồ 3: Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động 20,00% 8,36% 69,11% 2,53% Mất KNLĐ từ 61-65 Mất KNLĐ từ 66-70 Mất KNLĐ từ 71-80 Mất KNLĐ >=81 * Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy bảng 8 có 273 đối tượng có tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 61 đến 65% chiếm tỷ lệ 69,11% trên tổng số giám định, trong số mất khả năng lao động ở nhóm này là những đối tượng lao động gián tiếp mắc các bệnh mạn tính nhẹ như thoái hóa và gai cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bệnh lý tai mũi họng, mất răng.
  • 19. 19 - 10 đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động rất cao trên 81% số đối tượng này lao động trực tiếp ở môi trường độc hại, nặng nhọc, mắc các bệnh lý nặng như: Tai biến mạch máu não, thoái hóa kèm hẹp dính cột sống và bệnh ung thư dạ dày, đại tràng.. - Chúng tôi so sánh với đề tài nghiên cứu khoa học đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 có 280 đối tượng nghỉ hưu trước tuổi với tỷ lệ mất khả năng lao động từ 61 - 65% chiếm tỷ lệ chỉ 44,28% thấp hơn Hội đồng GĐYK Phú Yên là 24,83%. Đặc biệt GĐYK ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giám định có 9,29% đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động dưới 61%. Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên 2009 đến 2011 không có đối tượng nào có tỷ lệ mất khả năng lao động dưới 61%. 3.9. Theo nơi giới thiệu: Bảng 9: Theo nơi giới thiệu giám định: Nghỉ hưuĐối tượng Nơi giới thiệu Trước tuổi Nghỉ chờ giám định Tổng số Tỷ lệ % BHXH tỉnh 123 123 31,14% Cơ quan sử dụng người lao động 272 272 68,86% Tổng cộng 272 123 395 100% * Nhận xét: - Qua bảng 9 nhận thấy có 123 đối tượng nghỉ công tác chờ giám định nghỉ hưu trước tuổi do BHXH tỉnh giới thiệu chiếm tỷ lệ 31,14%. Số đối tượng nghỉ công tác chờ giám định nghỉ hưu đa số tình trạng sức khỏe suy giảm, có nhiều bệnh mãn tính không thể tiếp tục công tác. - Cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi 272 đối tượng chiếm tỷ lệ 68,86%. Với đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu trực tiếp đến Hội đồng giám định có nhiều lý do để nghỉ hưu trước tuổi như: Sức khỏe suy giảm, không phù hợp với công việc đang làm và có mức thu nhập thấp xin nghỉ trước tuổi để chuyển đổi làm công việc khác ở các cơ sở sản xuất tư nhân.. - Trong số 123 đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Phú Yên giám định trong đó có 32 trường hợp đã được giám định có biên bản với tỷ lệ % mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 61 đến 72% nhưng không giải quyết chế độ hưu trước tuổi được vì nhiều lý do như: Chưa đủ tuổi giám định, chưa đủ năm đóng BHXH, cơ quan sử dụng lao động đã Quyết định cho thôi việc nhận trợ cấp, cơ quan sử dụng người lao động đã giải thể …
  • 20. 20 Chương 4 BÀN LUẬN Qua phân tích đánh giá 395 đối tượng khám giám định nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Hội đồng (GĐYK) Phú Yên trong 3 năm 2009-2011 chúng tôi có một số bàn luận sau. 4.1. Giới tính: Chúng tôi nhận thấy với tỷ lệ giám định nghỉ hưu trước tuổi nam và nữ chênh lệch không nhiều nam 204 trường hợp chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ là 3,3%. Số người giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước như: Năm 2009 chỉ có 74 đối tượng đến năm 2011 là 192 đối tượng, có lẽ theo cơ chế thị trường việc làm ở các cơ sở tư nhân có mức thu nhập cao hơn cơ sở công lập, hơn nữa nhiều cơ sở nhà nước kinh doanh không hiệu quả, giải thể nên người lao động xin giám định nghỉ hưu trước tuổi ngày càng gia tăng. 4.2. Về nhóm tuổi: Nhóm tuổi giám định nghỉ hưu trước tuổi từ 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất trong 4 nhóm tuổi mà chúng tôi phân loại là 188 trên 395 đối tượng chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. Ở tuổi đời từ 40 đến 49 có 252 đối tượng chiếm tỷ lệ 78,12% nhóm tuổi này nhiều người còn rất khỏe và trẻ còn có khả năng cống hiến công sức cho xã hội, nhưng 90% các đối tượng đến khám giám định tha thiết để được nghỉ hưu sớm, với nhiều lý do khác nhau trong đó ý kiến nhiều nhất là mức thu nhập với đồng lương hiện tại không đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống thường ngày. Họ nghỉ để nhận lương hưu và làm thêm công việc khác, một số đối tượng chỉ mắc một số bệnh mạn tính các khớp với mức độ vừa, nhẹ như thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm dạ dày tá tràng mạn tính hoặc sỏi thận có thể điều trị được để tiếp tục làm việc nhưng trước Hội đồng họp xét họ luôn có nguyện vọng xin nghỉ chế độ. Có 45 đối tượng chưa muốn nghỉ trước tuổi nhưng vì cơ quan không thể sắp xếp bố trí công việc được vì trình độ nghiệp vụ, sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh lý tái phát hằng năm phải nghỉ điều trị nhiều đợt nên không thể đảm đương được công việc. Riêng nhóm tuổi 55 đến 59 có 34 đối tượng chiếm tỷ lệ 8,61% chủ yếu là những đối tượng mắc các bệnh rất nặng và hiểm nghèo như tai biến mạch máu não liệt ½ người và bệnh ung thư. Nhóm tuổi 40 đến 44 có 14 nam giới được giám định là do lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại. 4.3. Trình độ văn hóa: Chúng tôi nhận thấy trình độ văn hóa trung học phổ thông có số lượng nhiều nhiều nhất 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52% nhưng thực chất qua thống kê trên hồ bệnh án khai thác họ báo lúc đến khám giám định là không chính xác, vì không có bằng chứng cụ thể, bởi vì với trình độ văn hóa trung học phổ thông nhưng với chữ viết ở đơn đề nghị giám định vừa yếu mà lại không theo một quy luật của trình độ trung học phổ thông, sự nhận thức về phòng chống bệnh tật, chăm lo cho sức khỏe còn non kém, do công tác tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ sức khỏe của các cơ sở y tế và cơ quan người sử dụng lao động chưa được quan tâm đứng mức đến CNVC lao
  • 21. 21 động. Trong số 305/395 đối tượng có trình độ văn hóa trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học thì có 3/4 là lao động cơ bắp trực tiếp làm việc ở môi trường độc hại, nặng nhọc; nhóm trình độ này có nhiều bệnh lý và di chứng, tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ cao. Có 90 đối tượng có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 22,79% đa số đối tượng này là lực lượng lao động gián tiếp, bệnh lý và di chứng ít hơn. 4.4. Năm công tác (đóng BHXH): Năm công tác là những năm mà người lao động tham gia đóng Bảo hiểm Xã hội đến ngày ra Hội đồng khám giám định nghỉ hưu. Có 151 đối tượng có tuổi nghề từ 21 đến 25 năm chiếm tỷ lệ tương đối 38,23%. Trong đó nữ 98 đối tượng chiếm tỷ lệ 51,31%. Có 91 nam giới có tuổi nghề từ 31 đến trên 36 năm công tác, với tuổi đời 57 tuổi thậm chí có 6 đối tượng ở tuổi 59 chỉ cần công tác thêm vài năm nữa là đúng tuổi nghỉ hưu theo quy định không cần khám giám định nghỉ hưu trước tuổi để trừ tỷ lệ % lương hưu, nhưng vì sức khỏe suy giảm do nhiều bệnh lý và di chứng nặng. 15 nam có tuổi nghề trên 36 năm công tác chiếm tỷ lệ 3,80% là do mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều đối tượng đến khám giám định không biết là số năm đóng BHXH đủ 20 năm, nam đủ 50 và nữ đủ 45 tuổi đời hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại là đủ điều kiện để đề nghị khám giám định nghỉ hưu trước tuổi để giải quyết chế độ, có lẽ là do công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cơ quan chức năng, nhất là người sử dụng lao động chưa quan tâm đến người lao động. Có 12 đối tượng là hộ gia đình nhưng họ tham gia đóng BHXH để được giám định nhận lương hưu. 4.5. Ngành nghề gián tiếp và trực tiếp lao động sản xuất: 4.5.1. Ngành nghề gián tiếp lao động sản xuất: Có 122/395 đối tượng khám giám định nghỉ hưu trước tuổi gián tiếp lao động sản xuất chiếm tỷ lệ 30,88% trong số này có ¾ đối tượng có trình độ văn hóa trung học phổ thông và có 90 đối tượng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn là Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 73% trong số đối tượng lao động gián tiếp, trong đó ngành có số lượng nhiều nhất là làm việc ở bộ phận hành chính sự nghiệp, xây dựng, cơ khí, văn hóa thông tin, du lịch; 2 ngành có số người giám định nghỉ hưu gần tương đương là Y tế và giáo dục. Nhóm đối tượng làm việc gián tiếp có số năm đóng BHXH lâu năm từ 31 đến trên 36 năm là 95 người có tuổi đời rất cao 54 đến 59 tuổi là 72 đối tượng, với mục đích giám định mất KNLĐ nghỉ trước tuổi vì mức thu nhập thấp không đủ khả năng chi tiêu cho gia đình nên nghỉ để chuyển sang các cơ sở tư nhân hoặc mở kinh doanh các ngành nghề khác.. Trình độ nhận thức, chăm lo sức khỏe cho bản thân có quan tâm hơn, số bệnh tật và di chứng của đối tượng này thường là ở mức độ vừa, nhẹ như: Bệnh về cơ xương khớp, nhưng nhiều nhất là nhóm bệnh thần kinh, tâm thần như: Rối loạn tiền đình, Hội chứng suy nhược và nhóm bệnh nội tiết (đái tháo đường), rối loạn chuyển hóa (bệnh goute), bệnh không nhiễm trùng (tăng huyết áp)
  • 22. 22 qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy những bệnh lý nêu trên hay mắc phải ở CB, CNVC lao động giám tiếp là phù hợp vì áp lực công việc nhiều, chủ yếu lao động bằng trí óc, môi trường làm việc tĩnh tại, ít vận động cơ bắp, năng lượng kalo dung nạp hằng ngày cao hơn. 4.5.2. Ngành nghề trực tiếp lao động sản xuất: Có 273 đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi trực tiếp lao động sản xuất, chiếm tỷ lệ 69,11% so với số giám định nghỉ hưu trước tuổi trong 3 năm 2009 -2011. Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa, nhẹ có số lượng nhiều nhất 209 chiếm tỷ lệ 76,55% như trồng cây công nghiệp ở các nông trường là 112 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,03%; ở nhóm ngành nghề trực tiếp này đều có trình độ văn hóa trung học phổ thông và trình độ nghiệp vụ, chuyên môn trung, sơ cấp; mắc nhiều bệnh mạn tính viêm đa khớp, thoái hóa khớp, sỏi thận, mất nhiều răng, hội chứng suy nhược cơ thể với mức độ bệnh lý và di chứng vừa, nặng, nên tỷ lệ % mất KNLĐ rất cao từ 65 đến 76%. 18 trường hợp bị tai nạn lao động trong sản xuất gãy xương ở chi nhưng không biết chế độ để đề nghị khám giám định tai nạn lao động hoặc do người sử dụng lao động sợ ảnh hưởng đến việc thi đua khen thưởng chung, sợ vi phạm đến an toàn lao động mà không quan tâm để giải quyết chế độ cho người lao động. Trong số lao động trực tiếp có 38 đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại trong ngành cầu đường, hầm mỏ tuổi đời khi giám định nghỉ hưu còn rất trẻ, 90% là nam giới độ tuổi từ 45 đến 47 nhưng cơ thể suy nhược, mắc nhiều bệnh lý và di chứng nặng, tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ rất cao. 34 đối tượng lao động trực tiếp ở mức độ vừa nhẹ ngành công nghiệp nhẹ như may mặc, in ấn.. bệnh lý và di chứng không nặng nhưng giám định nghỉ hưu sớm vì mức thu nhập đồng lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình. 4.6. Vùng cư trú: Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi cư trú ở vùng thành phố nhiều nhất 165 đối tượng chiếm 41,77% chủ yếu là đối tượng lao động gián tiếp, có trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ cao làm việc ở văn phòng, có lẽ nhu cầu mức sống hiện tại cao đòi hỏi cần có thêm thu nhập cho cuộc sống gia đình nên giám định nghỉ hưu để kinh doanh mua bán. Vùng cư trú ở miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là đối tượng trực tiếp lao động ở mức độ vừa, nặng và lao động trong môi trường độc hại, nặng nhọc như cầu đường, hầm mỏ và trồng cây lâm nghiệp ở các nông trường cà phê, hạt tiêu và cao su. 4.7. Theo từng nhóm bệnh: Nhóm bệnh lý mà đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi mắc nhiều nhất là bệnh cơ xương khớp có 327 chiếm tỷ lệ 82,87% như thoái hóa và gai cột sống thắt lưng, cột sống cổ, 25 trường hợp chấn thương gãy xương ở tứ chi, 11 trường hợp gãy xương đòn, 35 trường hợp viêm đa khớp dạng thấp nhóm bệnh này chiếm ¾ ở đối tượng lao động trực tiếp với mức độ bệnh lý vừa nặng là do làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại với cường độ lao động cao, ý thức phòng chống bệnh tật có hạn.
  • 23. 23 Nhóm bệnh hệ tuần hoàn có 160 đối tượng mắc chiếm tỷ lệ 40,50%. Trong đó có 128 trường hợp bị tăng huyết áp ở mức 145/95 đến 110/170mmHg, có 19 trường hợp bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở mức độ vừa, nhẹ, 12 trường hợp bị bệnh tim hẹp hở van 2 lá, 3 trường hợp dãn tĩnh mạch 2 chi dưới nhóm bệnh lý tim mạch này gặp nhiều ở đối tượng ngành nghề lao động gián tiếp, do ít vận đông thể lực, thể trang béo phì, có mức sống cao và nơi cư trú ở thành phố. 129 đối tượng mắc nhóm bệnh thần kinh, 51 trường hợp bị hội chứng tiền đình, viêm thần kinh tọa 49 trường hợp, 7 trường hợp liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đặc biệt có 18 trường hợp liệt ½ người ở mức độ nặng do tăng huyết áp, nhồi máu não và 3 chấn thương sọ não, cột sống cổ liệt 2 chi dưới, nhóm bệnh này bị nhiều ở đối tượng ngành nghề lao động gián tiếp là do lao động trí óc, có nhiều áp lực trong công việc... - 39 đối tượng mắc bệnh nội tiết và chuyển hóa chiếm 9,87%. Trong đó bệnh đái tháo đường type 2 là 25 trường hợp, bệnh Basedow là 6 và có 8 trường hợp mắc bệnh Goute, nhóm bệnh lý không nhiễm trùng thì có tỷ lệ ¾ gặp ở đối tượng lao động gián tiếp chúng tôi nhận thấy rất phù hợp với nhiều đề tài nghiên cứu và thống kê của chương trình y tế quốc gia hiện nay. - Nhóm bệnh tâm thần có 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,34% như rối loạn suy nhược, động kinh, chiếm đa số ở đối tượng lao động gián tiếp. - 15 trường hợp mắc bệnh ung thư chiếm 3,80% chủ yếu là ung thư nội tạng dạ dày, đại tràng; tử cung, ung thư vú bị nhiều ở đối tượng lao động trực tiếp với mức lao động nặng và làm việc trong môi trường độc hại. 6 đối tượng bị biến dạng và hẹp các khớp ở chi; 7 trường hợp giảm thính lực những đối tượng này đều làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại như cơ sở sản xuất đá, hầm mỏ, ở phân xưởng có tiếng ồn và độ rung cao nghi là do bệnh nghề nghiệp nhưng hằng năm cơ quan sử dụng người lao động không cho khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm để có biện pháp phòng hộ lao động và đề nghị khám xác định bệnh nghề nghiệp để giám định tỷ lệ mất KNLĐ giải quyết chế độ kịp thời cho người lao động. 4.8. Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi tại Hội đồng GĐYK Phú Yên 2009 đến 2011 không có đối tượng nào có tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động dưới 61%, nhưng so với các Hội đồng GĐYK các tỉnh bạn thì Hội đồng nào cũng có tỷ lệ % mất KNLĐ ít nhất là 3% Chúng tôi nhận thấy với tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 61% đến 65% có 273 đối tượng chiếm tỷ lệ 69,11% trên tổng số đối tượng giám định trong 3 năm, trong số mất khả năng lao động ở mức độ vừa này là những đối tượng lao động gián tiếp mắc các bệnh mạn tính nhẹ như thoái hóa và gai cột sống cổ, cột sống thắt lưng, bệnh lý tăng huyết áp, bệnh goute, đái tháo đường. Tỷ lệ phần trăm mất khả năng lao động từ 66% đến 70% có 79 đối tượng chiếm tỷ lệ 20% hay gặp ở đối tượng trực tiếp lao động trong môi trường độc hại, nặng nhọc với nhiều bệnh lý và di chứng
  • 24. 24 43 đối tượng có tỷ lệ mất khả năng lao động rất cao từ 71 đến 81% số đối tượng này gặp nhiều ở đối tượng lao động trực tiếp ở môi trường độc hại, nặng nhọc, mắc các bệnh lý nặng như: Tai biến mạch máu não di chứng liệt nửa người, thoái hóa kèm hẹp dính cột sống và bệnh ung. Chúng tôi so sánh với đề tài nghiên cứu khoa học giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003 thì tỷ lệ % mất KNLĐ, nhóm bệnh lý và đối tượng lao động trực tiếp, gián tiếp đều gần phù hợp. 4.9. Theo nơi giới thiệu giám định: Cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi 272 đối tượng chiếm tỷ lệ 68,86%. Với đối tượng được cơ quan sử dụng người lao động giới thiệu trực tiếp đến Hội đồng giám định có đủ 20 năm đóng BHXH, nam đủ 50 và nữ đủ 45 tuổi đời, lao động trực tiếp và gián tiếp hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, có nhiều lý do để nghỉ hưu trước tuổi như: Sức khỏe suy giảm, bệnh lý tái phát phải nghỉ điều trị nhiều lần trong năm, không cơ cấu để bổ nhiệm lại được, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không phù hợp với công việc đang làm hiện tại, mức thu nhập thấp xin nghỉ trước tuổi để chuyển đổi làm công việc khác ở các cơ sở sản xuất tư nhân.. 123 đối tượng do BHXH tỉnh giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi chiếm tỷ lệ 31,14% là những đối tượng đã nghỉ công tác ở cơ quan, nhưng do chưa đủ tuổi đời theo quy định để khám GĐYK, có một số tuổi đời đủ, nhưng năm đóng BHXH còn thiếu phải nghỉ chờ để đóng tiền BHXH đủ 20 năm quy định mới đến cơ quan BHXH làm đơn đề nghị giám định và phải có xác nhận ở xã, phường nơi cư trú thì cơ quan BHXH mới giới thiệu đến Hội đồng GĐYK giám định nghỉ hưu, đa số đối tượng này tình trạng sức khỏe suy giảm, có nhiều bệnh mạn tính không thể tiếp tục công tác. Nhiều đối tượng đến khám giám định không biết là số năm đóng BHXH đủ 20 năm, nam đủ 50 và nữ đủ 45 tuổi đời hoặc nam đủ 45, nữ 40 tuổi, làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại là đủ điều kiện để đề nghị cơ quan người sử dụng lao động hoặc BHXH tỉnh giới thiệu đến Hội đồng GĐYK tỉnh khám giám định nghỉ hưu trước tuổi có trừ tỷ lệ 1% năm lương hưu với số tuổi nghỉ sớm để giải quyết chế độ hưu. Có lẽ là do công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước của các cơ quan chức năng, nhất là người sử dụng lao động chưa quan tâm đến người lao động. Trong số 272 đối tượng được các cơ quan người sử dụng lao động giới thiệu đến Hội đồng giám định Y khoa tỉnh Phú Yên giám định thì có 32 trường hợp đã giám định có biên bản với tỷ lệ % mất khả năng lao động vĩnh viễn từ 61 đến 72% nhưng BHXH tỉnh không giải quyết chế độ hưu trước tuổi được vì nhiều lý do như: Chưa đủ tuổi giám định, chưa đủ năm đóng BHXH, cơ quan sử dụng lao động đã quyết định cho thôi việc đã nhận trợ cấp, đã giải thể; đối tượng nhiều tháng liên tiếp nghỉ việc chữa bệnh không hưởng lương, người sử dụng lao động còn nợ tiền đóng BHXH…
  • 25. 25 Chương 5 KẾT LUẬN Công tác GĐYK nói chung và giám định khả năng lao động cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi quy định nói riêng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chế độ chính sách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó cho Cán bộ viên chức ngành GĐYK. Để góp một phần nhỏ của mình vào khám xét, đánh giá và kết luận cho các đối tượng đã từng cống hiến công sức cho sự nghiệp xây dựng đất nước mắc các bệnh lý, chấn thương, sức khỏe suy giảm không thể tiếp tục để làm việc nhằm giúp họ có một chế độ trợ cấp phù hợp để nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống. - Về giới tính nam và nữ chênh lệch không nhiều giới nam 204 trường hợp chiếm tỷ lệ 51,65% cao hơn nữ giới là 3,3%. Số người giám định nghỉ hưu trước tuổi những năm về sau cao hơn năm trước - Nhóm tuổi từ 45 đến 49 có số lượng nhiều nhất trong 4 nhóm tuổi mà chúng tôi phân loại là 188 đối tượng chiếm tỷ lệ 47,59%. Trong đó nữ có số lượng rất cao 120 chiếm tỷ lệ 63,83%. - Trình độ văn hóa THPT có số lượng nhiều nhất 164 đối tượng chiếm tỷ lệ 41,52%; 305 đối tượng có trình độ văn hóa THPT, THCS và tiểu học thì có 3/4 trực tiếp làm việc ở môi trường độc hại, nặng nhọc. - Năm đóng Bảo hiểm Xã hội từ 21 đến 25 năm có 151 đối tượng chiếm tỷ lệ 38,23%. Có 91 nam giới có tuổi nghề từ 31 đến trên 36 năm công tác. - 122 đối tượng gián tiếp lao động chiếm tỷ lệ 30,88%, trong số này có ¾ đối tượng có trình độ văn hóa THPT và có 90 đối tượng trình độ nghiệp vụ, chuyên môn là Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ 73% lao động gián tiếp. - 273 đối tượng trực tiếp lao động, chiếm 69,11%. Trong đó số lao động trực tiếp ở mức độ vừa, nhẹ có số lượng nhiều nhất 209 chiếm tỷ lệ 76,55% - Vùng cư trú ở thành phố 165 đối tượng chiếm 41,77%, ở miền núi có 143 đối tượng chiếm 36,20% chủ yếu là trực tiếp lao động. - Nhóm bệnh lý mắc nhiều nhất là cơ xương khớp có 327 chiếm tỷ lệ 82,87%. Nhóm bệnh hệ tuần hoàn có 160 chiếm tỷ lệ 40,50%. Trong đó có 128 trường hợp bị tăng huyết áp gặp nhiều ở lao động gián tiếp, do ít vận động thể lực. - 129 đối tượng mắc nhóm bệnh thần kinh, có 29 trường hợp mắc bệnh tâm thần; bệnh đái tháo đường type 2, bệnh Goute nhóm bệnh này bị nhiều ở đối tượng ngành nghề lao động gián tiếp là do lao động trí óc, có nhiều áp lực trong công việc.. - Qua 3 năm giám định cho đối tượng nghỉ hưu trước tuổi không có đối tượng nào có tỷ lệ % mất KNLĐ dưới 61%, nhưng so với các Hội đồng GĐYK các tỉnh bạn, thì Hội đồng nào cũng có tỷ lệ ít nhất 3% mất KNLĐ dưới 61%. - Tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ từ 61% đến 65% có 273 đối tượng chiếm tỷ lệ 69,11%. Tỷ lệ % mất KNLĐ từ 66% đến 70% có 79 đối tượng chiếm tỷ lệ 20%. 43 đối tượng có tỷ lệ mất KNLĐ rất cao từ 71 đến 81%. - Cơ quan người sử dụng lao động giới thiệu 272 đối tượng chiếm tỷ lệ 68,86% và có 123 đối tượng do BHXH tỉnh giới thiệu giám định nghỉ hưu trước tuổi, chiếm tỷ lệ 31,14%.
  • 26. 26 KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu đánh giá 395 đối tượng giám mất khả năng lao động tại Hội đồng GĐYK Phú Yên trong 3 năm (2009-2011). Chúng tôi nhận thấy có những vấn đề còn bất cập. Để cho công tác khám giám định y khoa nói chung và khám giám định mất khả năng lao động cho các đối tượng nghỉ hưu trước tuổi nói riêng, ngày càng được nâng cao. Chúng tôi có những đề xuất kiến nghị với các cấp, các ngành như sau: - Đối với Đảng, Chính quyền và Đoàn thể các cấp nhất là cơ quan BHXH cần tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn cụ thể các chế độ trợ cấp của Đảng và Nhà nước đến các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp sử dụng người lao động. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của các đơn vị sử dụng người lao động, nhất là chi trả lương hưu của Bảo hiểm xã hội đảm bảo đúng đối tượng, không sai sót và không để xảy ra tiêu cực. - Phải xử lý nghiêm những cán bộ, công chức gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho các đối tượng trong diện được khám giám định để nghỉ hưu trước tuổi hưởng chế độ. - Đối với Viện GĐYK TW cần sớm xây dựng và bổ sung một số tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật, dị tật và tỷ lệ % mất KNLĐ cho phù hợp với chấn thương, bệnh tật, dị tật trong giai đoạn hiện nay, thường xuyên kiểm tra chỉ đạo công tác khám giám định KNLĐ kịp thời, tổ chức tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khám giám định y khoa nhằm nâng cao chất lượng khám giám định cho các đối tượng. - Đối với UBND tỉnh và Sở Y tế cần quan tâm hơn nữa đến công tác khám giám định y khoa, bổ sung thêm nhân lực và trang thiết bị cần thiết cho Trung tâm Giám định Y khoa để phục vụ tốt trong công tác khám GĐYK.
  • 27. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bài giảng Giám định Y khoa của Viện Giám định Y khoa Trung ương năm 1992. 2/ Thông tư 07/2010/TT-BYT ngày 05/4/2010 của Bộ Y tế V/v hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia BHXH bắt buộc. 3/ Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính V/v ban hành biểu giá thu phí khám GĐYK. 4/ Thông tư Liên Bộ số 12/TT-LB, ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế, Bộ LĐTB - XH Quy định tiêu chuẩn giám định tỷ lệ phần trăm mất KNLĐ. 5/ Kỷ yếu tóm tắt đề tài khoa học của Viện Giám định Y khoa Trung ương 6/ Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học của Viện Giám đinh Y khoa Trung ương năm 2009, 2011. 7/ Công văn số 179/GĐYK-TT ngày 17/5/2006 của Viện Giám định Y khoa V/v thủ tục hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo. 8/ Sổ tay Giám đinh Y khoa của Viện Giám định Y khoa năm 1995, hướng dẫn định mức tỷ lệ % mất khả năng lao động. 9/ Tài liệu tập huấn nâng cao chất lượng thực hành Giám định Y khoa năm 2003,2008. 10/ Tài liệu tập huấn công tác Giám định Y khoa năm 2006, năm 2007, năm 2008, 2011. 11/ Đề tài nghiên cứu khoa học của đối tượng giám định nghỉ hưu trước tuổi của Hội đồng GĐYK tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2003. 12/ Thông tin Giám định Y khoa số đặc biệt tháng 02 năm 2004 của Viện Giám định Y khoa Trung ương.
  • 28. 28 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Viện Giám định Y khoa Trung ương, Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh Phú Yên. - Sở Y tế Phú Yên. - Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Yên. - Lãnh đạo cùng tập thể cán bộ - viên chức Trung tâm Giám định Y khoa Phú Yên, nhất là nhóm cộng tác thực hiện đề tài. Tạo mọi điều kiện thuận lợi giũp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
  • 29. 29 DANH MỤC VIẾT TẮT BYT: Bộ Y tế BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội BTC: Bộ Tài chính CB-CNVC: Cán bộ, công nhân viên chức TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân BHXH: Bảo hiểm xã hội GĐYK: Giám định Y khoa KNLĐ: Khả năng lao động NĐ: Nghị định THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở
  • 30. 30 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Danh mục viết tắt Đặt vấn đề............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3 1.1. Khái niệm.....................................................................................................3 1.2. Bảo vệ sức khỏe và khả năng lao động........................................................3 1.3. Đánh giá sức khỏe ......................................................................................3 1.4. Bảo vệ sức khỏe cho người lao động...........................................................4 1.5. Các hình thái, mức độ rối loạn khả năng lao động......................................5 1.6. Phương pháp khám xét, đánh giá khả năng lao động..................................6 1.7. Hồ sơ giám định mất KNLĐ.......................................................................9 1.8. Biên bản giám định mất KNLĐ.................................................................10 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............11 2.1. Đối tượng...................................................................................................11 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11 2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu ..................................................................... .... 11 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................12 3.1. Giới tính............................................................................................... .....12 3.2. Nhóm tuổi..................................................................................................13 3.3. Trình độ văn hóa........................................................................................13 3.4. Năm công tác.............................................................................................14 3.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất.................................15 3.6. Vùng cư trú................................................................................................16 3.7. Nhóm bệnh.................................................................................................17 3.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ................................................................18 3.9. Nơi giới thiệu ............................................................................................19 Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................20 4.1. Giới tính......................................................................................................20 4.2. Nhóm tuổi...................................................................................................20 4.3. Trình độ văn hóa.........................................................................................20 4.4. Năm công tác..............................................................................................21 4.5. Ngành nghề trực tiếp và gián tiếp lao động sản xuất..................................21 4.6. Vùng cư trú.................................................................................................22 4.7. Nhóm bệnh..................................................................................................22 4.8. Tỷ lệ phần trăm (%) mất KNLĐ.................................................................23 4.9. Nơi giới thiệu..............................................................................................24 Chương 5: KẾT LUẬN ..................................................................................25 Kiến nghị...........................................................................................................26 Tài liệu tham khảo.
  • 31. 31