SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VÕ DUY THÀNH
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ
BỘ QUAN SÁT HỆ SỐ TRƯỢT
VÀ ƯỚC LƯỢNG TỐC ĐỘ TUYỆT ĐỐI
CHO ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO CỦA Ô TÔ ĐIỆN
Ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
Mã số: 9520216
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Hà Nội – 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tạ Cao Minh
Phản biện 1: GS. TS. Lê Hùng Lân
Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Hữu Hải
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thanh Tiên
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp
Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Ước lượng trạng thái là nhiệm vụ cơ bản của điều khiển chuyển
động và động lực học xe ô tô. Trên xe ô tô có rất nhiều trạng thái, ví
dụ như: góc trượt thân xe, vận tốc dài, hệ số trượt, góc lăn xe, khối
lượng, độ cứng lốp... Mỗi trạng thái của xe ô tô đều đóng góp vai trò
quan trọng vào hệ thống điều khiển, làm tăng cường chất lượng điều
khiển và đặc biệt góp phần đảm bảo an toàn cho người lái và hành
khách trên xe trong những điều kiện vận hành và đặc điểm môi trường
khác nhau. Nếu không xác định được các trạng thái thì việc điều khiển
xe hoàn toàn phụ thuộc kinh nghiệm và thể trạng của người lái, tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình tham gia giao thông như hiện tượng
mất lái khi đi đường trơn, thừa/thiếu lái khi rẽ hoặc khi phanh để tránh
vật cản xuất hiện đột ngột. Nếu có thể biết được các trạng thái của xe,
hệ thống điều khiển có thể can thiệp tín hiêu vào các cơ cấu chấp hành
để hỗ trợ người lái, giúp đưa xe ô tô về điều kiện vận hành an toàn và
tuân theo yêu cầu điều khiển của người lái. Vì vậy, việc ước lượng
trạng thái của xe ô tô là cực kỳ cần thiết.
Việc ước lượng trạng thái cho xe ô tô điện đang là một chủ đề
nghiên cứu hấp dẫn ở cả lý thuyết hàn lâm lẫn triển khai thực tế bởi ô
tô điện là xu thế chung của cả thế giới. Các kết quả nghiên cứu về ước
lượng trạng thái của ô tô điện thường được ứng dụng vào điều khiển
chuyển động và điều khiển tự lái. Xét trên đặc thù giao thông tại Việt
Nam, tác giả lựa chọn đề tài có tên gọi: "Nghiên cứu thiết kế bộ quan
sát hệ số trượt và ước lượng tốc độ tuyệt đối cho điều khiển lực kéo
của ô tô điện".
Luận án tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực sau của xe ô tô điện.
- Nghiên cứu thiết kế các bộ quan sát và ước lượng trạng thái
của xe ô tô điện. Cụ thể, luận án tập trung giải quyết vấn đề
ước lượng hệ số trượt của xe ô tô, một trong những trạng thái
tiên quyết đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy của xe cũng
như người lái và hành khách.
- Điều khiển chuyển động xe ô tô điện bằng cách thiết kế các
bộ điều khiển chống trượt và điều khiển lực kéo. Các thuật
2
toán điều khiển sử dụng kết quả của các nghiên cứu về ước
lượng hệ số trượt.
Cấu trúc của luận án
- Chương 1 tổng quan về đối tượng nghiên cứu, phạm vi và các
yêu cầu chi tiết cho nội dung nghiên cứu, xây dựng phương
hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2 thực hiện mô hình hóa đối tượng và xây dựng mô
hình mô phỏng trên máy tính cũng như mô hình mô phỏng
thời gian thực HIL của xe ô tô điện.
- Chương 3 đề xuất các thuật toán ước lượng và quan sát hệ số
trượt cũng như vận tốc dài xe ô tô điện
- Chương 4 đề xuất các thuật toán điều khiển chuyển động ứng
dụng kết quả nghiên cứu hệ số trượt.
- Chương 5 tập trung vào việc xây dựng phần cứng phục vụ việc
triển khai các thuật toán ước lượng như đã đề cập trong các
chương trước. Tiếp đó là các kết quả thử nghiệm trên cả nền
tảng phần cứng đã xây dựng và các kết quả thử nghiệm trên
hệ thống HIL đã xây dựng trong chương 2.
- Cuối cùng, một số kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo
được trình bày trong phần cuối, phần Kết luận.
Những đóng góp chính của luận án
- Đề xuất thuật toán nâng cao tốc độ trích mẫu của các cảm biến
trên cơ sở sửa đổi bộ Multirate Kalman Filter nhằm đồng bộ
tốc độ trích mẫu các cảm biến
- Đề xuất bộ quan sát hệ số trượt trên cơ sở phương pháp tổng
hợp dữ liệu đa cảm biến
- Đề xuất bộ ước lượng tốc độ dài xe ô tô trên cơ sở phương
pháp tổng hợp cảm biến
- Đề xuất bộ điều khiển chống trượt bằng phương pháp bù mô
men trên cơ sở ước lượng hệ số trượt
- Đề xuất bộ điều khiển lực kéo trên cơ sở giới hạn mô men
truyền cực đại.
3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Khi vấn đề về sử dụng năng lượng hóa thạch cùng các ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì xe ô tô chạy bằng
năng lượng thuần điện (gọi tắt là ô tô điện) trở thành một giải pháp tất
yếu cho một môi trường xanh và sạch. Ô tô điện trong luận án được
giới hạn là loại phương tiện giao thông chở người, dưới 9 chỗ, có bốn
bánh xe gắn với một thân độc lập, được truyền động bởi động cơ điện
và cấp nguồn từ hệ thống ắc quy.
Điều khiển ô tô điện, về cơ bản, có thể được chia làm năm nhóm
chính gồm: (1) điều khiển động cơ truyền động, (2) Điều khiển chuyển
động của xe ô tô, (3) quản lý tối ưu các nguồn năng lượng, (4) điều
khiển tự lái và (5) ước lượng tham số xe ô tô điện. Luận án tập trung
nghiên cứu về các lĩnh vực sau của xe ô tô điện.
• Đối với nghiên cứu về ước lượng, hệ số trượt 𝜆 được lựa chọn làm
đối tượng nghiên cứu. Căn cứ theo phương trình tính hệ số trượt,
luận án sẽ ước lượng hệ số trượt theo hai hướng:
- Ước lượng trực tiếp 𝜆 thông qua mô hình, cụ thể là mô hình
động học của đối tượng để đảm bảo tính độc lập với sự thay
đổi của các tham số động lực học của xe ô tô.
- Ước lượng vận tốc dài của xe ô tô để từ đó, kết hợp với thông
tin về tốc độ bánh xe, tính toán hệ số trượt. Việc ước lượng
được vận tốc dài cũng có thể được sử dụng mở rộng cho nhiều
mục đích nghiên cứu trong tương lai.
• Đối với việc ứng dụng, hệ thống điều khiển lực kéo TCS ô tô điện
được lựa chọn làm mục tiêu ứng dụng của kết quả ước lượng. Điều
này là hoàn toàn hợp lý bởi hệ số trượt được sử dụng nhiều nhất
cho mục đích điều khiển lực kéo hoặc cái bài toán chống trượt
bánh cho xe ô tô điện.
1.2. Các yêu cầu của nghiên cứu
Từ các đề xuất về nội dung nghiên cứu, các yêu cầu tương ứng đối với
các mục tiêu cũng được đề nghị như sau:
4
• Yêu cầu đối với thuật toán và kết quả ước lượng:
- Yêu cầu về độ chính xác: đề xuất độ chính xác của kết quả
phải trên 95% tức là sai số phép ước lượng phải nhỏ hơn 5%.
- Yêu cầu về độ bền vững (robust) của phép ước lượng.
- Yêu cầu về tốc độ ước lượng: đề xuất các bộ ước lượng/quan
sát phải hoạt động ở tốc độ tối thiểu là 200Hz.
- Yêu cầu về tính khả thi. Các thuật toán ước lượng phải đảm
bảo đơn giản để có thể triển khai thời gian thực trên các nền
tảng xử lý số.
• Yêu cầu đối với bộ điều khiển lực kéo
• Yêu cầu về tính ổn định: tính ổn định của bộ điều khiển cần phải
được khảo sát và chứng minh.
• Yêu cầu về tính khả thi: thuật toán điều khiển cần đủ đơn giản để
triển khai thời gian thực trên các bộ điều khiển số như vi điều
khiển, DSP.
1.3. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
Hình 1.18 mô tả các nội dung cụ thể cũng như phương hướng thực
hiện nghiên cứu.
Đối với nhiệm vụ ước lượng hệ số trượt, luận án tiến hành theo
hai hướng. Thứ nhất, luận án đề xuất bộ ước lượng và quan sát hệ số
trượt dựa trên mô hình động học của chính đối tượng ước lượng. Thứ
hai, xác định hệ số trượt được thực hiện thông qua việc ước lượng vận
tốc dài xe ô tô điện. Các kết quả ước lượng được kiểm chứng bằng mô
phỏng off-line trên máy tính, mô phỏng thực nghiệm trên mô hình
Hardware-in-the-loop (HIL) và bằng thực nghiệm trên xe ô tô điện i-
MiEV do Mitsubishi sản xuất.
Trên cơ sở hệ số trượt đã ước lượng, luận án đề xuất các thuật toán
điều khiển chống trượt và điều khiển lực kéo xe ô tô điện. Chất lượng
của các bộ điều khiển được kiểm chứng bằng mô phỏng off-line và mô
phỏng thực nghiệm HIL trên nền tảng card điều khiển dSPACE DS-
1103.
5
Hình 1.18. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG XE Ô TÔ ĐIỆN
2.1. Cấu hình hệ thống mô phỏng
Một chiếc xe ô tô chuyển động trên đường có thể được xem như
một mô hình thân cứng với 6 bậc tự do trong không gian 3 chiều.
Chúng gồm có 3 phương chuyển động tịnh tiến dọc trục (longitudinal),
ngang trục (lateral), lên xuống (heave) cùng 3 phương chuyển động
quay quanh 3 trục này (yaw, roll, pitch). Tuy nhiên, để giảm khối
lượng tính toán cũng như độ phức tạp của mô hình trong quá trình thiết
kế, các giả thiết sau được đưa ra: (1) xe ô tô chỉ chạy trên đường bằng
6
phẳng nằm ngang và (2) bỏ qua các ảnh hưởng của các chuyển động
theo phương thẳng đứng cũng như chuyển động quay roll và pitch.
Với các giả thiết trên, mô hình xe được đơn giản hóa thành hệ
thống 3 bậc tự do gồm dọc trục, ngang trục và chuyển động quay quanh
trục thẳng đứng như trình bày trong Hình 2.2. Các phương, chiều của
lực tác dụng cũng như của các hướng chuyển động được tham chiếu
theo hệ trục tọa độ gắn vào trọng tâm của xe.
Hình 2.2. Mô hình xe ô tô ba bậc tự do và các lực tác dụng
2.2. Mô hình động học và động lực học của xe ô tô
2.2.1. Mô hình động học xe ô tô
𝑣̇ 𝑥 = 𝑎 𝑥 + 𝑟𝑣 𝑦 (2.3a)
𝑣̇ 𝑦 = 𝑎 𝑦 − 𝑟𝑣 𝑥 (2.3b)
với, 𝑎 𝑥 và 𝑎 𝑦 tương ứng là gia tốc dọc trục và ngang trục của xe, 𝑟 là
tốc độ quay quanh thân xe (yaw rate), 𝑣 𝑥 và 𝑣 𝑦 lần lượt là vận tốc dọc
và ngang trục của xe ô tô.
2.2.2. Mô hình động lực học xe ô tô
1. Mô hình các lực tác dụng lên xe
m𝑎 𝑥 = (𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) cos δ − (𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) sin δ + 𝐹𝑥3
+ 𝐹𝑥4 − 𝐹𝑎𝑖𝑟
(2.4a)
7
𝑚𝑎 𝑦 = (𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 + (𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿
+𝐹𝑦3 + 𝐹𝑦4
(2.4b)
𝐽𝑧 𝑟̇ = 𝑙 𝑓(𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 + 𝑙 𝑓(𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿
− 𝑙 𝑟(𝐹𝑦3 + 𝐹𝑦4) −
𝑏𝑓
2
(𝐹𝑥1 − 𝐹𝑥2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿
+
𝑏𝑓
2
(𝐹𝑦1 − 𝐹𝑦2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 −
𝑏 𝑟
2
(𝐹𝑥3 − 𝐹𝑥4)
(2.4c)
Trong đó, 𝐹𝑎𝑖𝑟 là lực cản gió được xác định như sau:
𝐹𝑎𝑖𝑟 = 𝑠𝑖𝑔𝑛(𝑣 𝑥)𝑐 𝑊 𝐴
𝜌
2
𝑣 𝑥
2
(2.5)
𝑐 𝑊 là hệ số hình dáng khí động học của xe, 𝐴 là diện tích mặt trước
của xe, 𝜌 là mật độ không khí, 𝑏𝑓 và 𝑏 𝑟 chiều rộng trục trước và sau
của xe, 𝑙 𝑓 và 𝑙 𝑟 là khoảng cách từ trục trước và sau xe đến tâm khối, 𝛿
là góc lái của bánh xe, 𝑚 là khối lượng xe ô tô.
2. Mô hình lốp xe
𝐹𝑥𝑖 = 𝐷 sin (𝐶 arctan ((𝐵(1 − 𝐸)(λ𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)
+ 𝐸 arctan(𝐵(λ𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)))) + 𝑆𝑣𝑖)
(2.6)
𝐹𝑦𝑖 = 𝐷 sin ((𝐶 arctan(𝐵(1 − 𝐸)(α𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)
+ 𝐸 arctan(𝐵(α𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)))) + 𝑆𝑣𝑖)
(2.8)
Với, 𝐵, 𝐶, 𝐷, 𝐸, 𝑆ℎ𝑖, 𝑆𝑣𝑖 là các hệ số được xây dựng từ đặc tính của lốp
và phụ thuộc vào phản lực 𝐹𝑧𝑖 của mặt đường lên điểm tiếp xúc bánh
xe, 𝜆𝑖 và 𝛼𝑖 lần lượt là hệ số trượt và góc trượt ngang của bánh thứ 𝑖.
Phản lực 𝐹𝑧𝑖 là một hàm số phụ thuộc vào kích thước hình học của xe
và đặc biệt là gia tốc 𝑎 𝑥 của xe.
3. Hệ số trượt và góc trượt ngang
- Hệ số trượt của bánh xe được xác định theo công thức sau:
λ𝑖 =
𝑅 𝑒𝑓𝑓ω𝑖 − 𝑣 𝑥
max(𝑅 𝑒𝑓𝑓ω𝑖, 𝑣 𝑥)
(2.12)
8
Với 𝑅 𝑒𝑓𝑓 là bán kính bánh xe, 𝜔𝑖 là tốc độ quay của bánh xe thứ 𝑖
- Góc trượt ngang của các bánh xe được tính theo:
𝛼1 = 𝛿 − arctan (
𝑣 𝑦 + 𝑙 𝑓 𝑟
𝑣 𝑥 −
𝑏𝑓
2
𝑟
) (2.15a)
𝛼2 = 𝛿 − arctan (
𝑣 𝑦 + 𝑙 𝑓 𝑟
𝑣 𝑥 +
𝑏𝑓
2
𝑟
) (2.15b)
𝛼3 = − 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 (
𝑣 𝑦 − 𝑙 𝑟 𝑟
𝑣 𝑥 −
𝑏 𝑟
2
𝑟
) (2.15c)
𝛼4 = − 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 (
𝑣 𝑦 − 𝑙 𝑟 𝑟
𝑣 𝑥 +
𝑏 𝑟
2
𝑟
) (2.15d)
2.3. Mô hình hệ truyền động xe ô tô điện
Hệ thống truyền động (Drivetrain System) bao gồm toàn bộ các thành
phần truyền lực, tính từ động cơ cho tới trục bánh chủ động của xe ô
tô. Xe ô tô điện có cấu trúc đơn giản gồm (các) động cơ điện, hộp giảm
tốc, trục và bánh xe. Hình 2.13 mô tả cấu hình điển hình của hệ thống
truyền động cho xe ô tô điện.
Hình 2.13. Cấu hình hệ thống truyền động xe ô tô điện
9
Gọi 𝐾𝑖 là tỉ số truyền của hộp giảm tốc thì mô men đầu ra của bộ
truyền được tính theo công thức: 𝑇𝑡 = 𝐾𝑖 𝑇𝑒 với 𝑇𝑒 là mô men đầu ra
của động cơ. Phương trình cân bằng mô men tại trục của bộ truyền
được viết như sau:
𝐽 𝑥
𝑑𝜔
𝑑𝑡
= 𝑇𝑡 − 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 − 𝑇𝑏
= 𝐾𝑖 𝑇𝑒 − 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 − 𝑇𝑏
(2.18)
Với 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = ∑ 𝐹𝑥𝑖
4
𝑖=1 là tổng lực dọc trục trên các bánh xe đã quy đổi
về trục của bộ truyền. Động cơ truyền động được mô hình đơn giản
bằng một khâu trễ bậc nhất với hệ số khuếch đại 𝐾 𝑚 và hằng số thời
gian 𝑇 𝑚.
2.4. Mô hình HIL của xe ô tô điện
Với hệ thống các mô hình và phương trình đã đề cập, hệ thống
HIL được xây dựng với cấu hình được mô tả trên Hình 2.12. Mô hình
HIL được biên dịch và chạy thời gian thực trên card điều khiển
dSPACE DS-1103 như thể hiện trên Hình 2.16.
Hình 2.12. Cấu hình hệ HIL xe ô tô điện
Hình 2.16. Hệ thống HIL
xe ô tô điện
2.5. Kết quả kiểm chứng mô hình
Mô hình HIL được kiểm chứng thông qua hai thử nghiệm mang
tính đại diện gồm đi thẳng và đánh lái theo chu kỳ. Các kết quả được
trình bày trên các Hình 2.17 và 2.18.
10
c) Gia tốc dọc trục a) Góc lái của vô lăng
d) Vận tốc dài
Hình 2.17. Thử nghiệm đi thẳng
b) Vận tốc dài
Hình 2.18. Thử nghiệm đánh lái
CHƯƠNG 3
ƯỚC LƯỢNG TRẠNG THÁI XE Ô TÔ ĐIỆN
3.1. Nâng cao tốc độ trích mẫu cảm biến
Việc ước lượng trạng thái của xe ô tô điện đòi hỏi phải kết hợp
thông tin từ nhiều cảm biến khác
nhau. Vì vậy, việc đồng bộ tốc độ
làm việc của các cảm biến là thực
sự cần thiết. Để đồng bộ tốc độ,
luận án đề xuất phương pháp nâng
cao tốc độ các cảm biến trích mẫu
chậm trên cơ sở sửa đổi bộ
Multirate Kalman Filter (M-MKF).
Bộ M-MKF hoạt động thông
qua việc cập nhật lại phương sai
của phép đo sau mỗi chu kỳ trích
mẫu “giả” theo biểu thức sau:
𝑅𝑖 = (𝜉 + 1)𝑖𝑅, 𝑖 = 2,3 … 𝑛 − 1 (3.13)
Trong đó, 𝜉 là hệ số cập nhật và được đề xuất trên cơ sở Hình 3.4 như
sau:
Hình 3.4. Các tín hiệu và
phương sai động
11
𝜉 = tan 𝛼 = |
𝑥 𝑘−𝑛 − 𝑥 𝑘
𝑇𝑠
| (3.11)
Với 𝑇𝑠 là chu kỳ trích mẫu thực của cảm biến (khác với 𝑇𝑐 là chu kỳ
trích mẫu điều khiển, yêu cầu nhanh hơn 𝑛 lần so với 𝑇𝑠).
Để đánh giá chất lượng của bộ M-MKF, hai dạng tín hiệu tiêu biểu
là hình sin và hình tam giác được thử nghiệm mô phỏng. Các kết quả
mô phỏng kiểm chứng được trình bày trên các Hình 3.7 và 3.8. Trong
đó, tín hiệu gốc được so sánh với các tín hiệu trích mẫu chậm (có kèm
nhiễu) và tín hiệu sau bộ M-MKF. Ngoài ra, bộ M-MKF còn dược so
sánh với bộ Multirate Kalman Filter tiêu chuẩn đề thấy được sự cải
tiến. Kết quả được trình bày kỹ hơn trong luận án chi tiết.
a) Tín hiệu gốc và tín hiệu đo a) Tín hiệu gốc và tín hiệu đo
c) Tín hiệu gốc và bộ M-MKF
Hình 3.7. Thử nghiệm tín hiệu sin
c) Tín hiệu gốc và bộ M-MKF
Hình 3.8. Tín hiệu tam giác
3.2. Ước lượng hệ số trượt xe ô tô điện
Hệ số trượt trong quá trình tăng tốc của xe ô tô điện được tính theo
công thức sau:
𝜆 =
𝜔𝑅 𝑒𝑓𝑓 − 𝑣 𝑥
𝜔𝑅 𝑒𝑓𝑓
(3.21)
Lấy đạo hàm và sau một số phép biến đổi, bộ ước lượng hệ số
trượt được đề xuất như sau:
12
𝜆̂̇ = −
𝑎 𝑥
𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝜔
− 𝜆̂
𝜔̇
𝜔
+
𝜔̇
𝜔
(3.24)
Để đảm bảo phép ước lượng hội tụ, luận án đề xuất bộ quan sát hệ
số trượt:
𝜆̂̇ = −
𝑎 𝑥
𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝜔
− 𝜆̂
𝜔̇
𝜔
+
𝜔̇
𝜔
+ 𝑘(𝜆̂)(𝑎 𝑥 − 𝜆̂ 𝑔) (3.31)
Với 𝑘(𝜆̂) là hệ số khuếch đại bộ quan sát và cần đảm bảo điều kiện
sau:
𝑘(𝜆̂) >
𝜔̇
𝜔
1
𝑔
(3.34)
Khả năng của bộ quan sát được đánh giá trước hết thông qua thử
nghiệm mô phỏng với xe chạy trên mặt đường tốt và bất ngờ gặp đoạn
đường trơn (trong 5s). Các kết quả mô phỏng được trình bày trong
Hình 3.12.
a) Vận tốc xe và bánh xe b) Hệ số trượt đo và ước lượng
Hình 3.12. Kết quả mô phỏng ước lượng hệ số trượt
3.3. Ước lượng tốc độ dài trên cơ sở tổng hợp cảm biến
Tốc độ dài của xe ô tô trong nghiên cứu được ước lượng bằng
phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các cảm biến gồm: cảm biến gia tốc,
cảm biến tốc độ quay bánh xe và GPS. Việc xây dựng thuật toán tổng
hợp được bắt đầu từ bài toán tổng quát với các phép đo cùng một đối
tượng 𝑥 bằng ba loại cảm biến khác nhau và cho ra các kết quả đo khác
nhau theo công thức:
𝑧𝑖 = 𝑥 + 𝑣𝑖, 𝑖 = 1. .3 (3.36)
13
Với 𝑧𝑖, 𝑖 = 1. .3 là giá trị đo về từ các cảm biến, 𝑣𝑖 là nhiễu của các
phép đo tương ứng. Có thể xây dựng phép ước lượng của 𝑥 như sau:
𝑥̂ = 𝑘1 𝑧1 + 𝑘2 𝑧2 + 𝑘3 𝑧3 (3.37)
Với 𝑘𝑖 là các trọng số cần phải xác định một cách tối ưu.
Định nghĩa sai số phép ước lượng là 𝑥̃ = 𝑥̂ − 𝑥. Để có được 𝑥̂ là
ước lượng tối ưu của 𝑥 thì cần tối thiểu hóa trung bình bình phương
của 𝑥̃ một cách tối ưu. Hơn nữa, các giá trị 𝑘𝑖 cũng cần phải được xác
định với độ lớn độc lập với giá trị của 𝑥. Các điều kiện này dẫn tới các
phương trình sau:
𝐸[ 𝑥̃] = 𝐸[𝑘1(𝑥 + 𝑣1) + 𝑘2(𝑥 + 𝑣2)
+𝑘3(𝑥 + 𝑣3) − 𝑥] = 0
(3.39)
𝐽 = 𝐸[ 𝑥̃2] = 𝐸[(𝑘1(𝑥 + 𝑣1) + 𝑘2(𝑥 + 𝑣2)
+𝑘3(𝑥 + 𝑣3) − 𝑥)2
]
(3.42)
Với 𝐸[ 𝑥̃] và 𝐸[ 𝑥̃2] lần lượt là kỳ vọng và phương sai của sai số phép
ước lượng. Giải các phương trình trên và phương trình đạo hàm riêng
của phương sai đối với các 𝑘𝑖 thì sẽ có được giá trị của các trọng số
này theo phương sai của từng phép đo 𝜎𝑖
2
như sau:
𝑘1 =
𝜎2
2
𝜎3
2
𝜎1
2
𝜎2
2
+ 𝜎2
2
𝜎3
2
+ 𝜎1
2
𝜎3
2 (3.49)
𝑘2 =
𝜎1
2
𝜎3
2
𝜎1
2
𝜎2
2
+ 𝜎2
2
𝜎3
2
+ 𝜎1
2
𝜎3
2 (3.47)
𝑘3 =
𝜎1
2
𝜎2
2
𝜎1
2
𝜎2
2
+ 𝜎2
2
𝜎3
2
+ 𝜎1
2
𝜎3
2 (3.48)
Ứng dụng kết quả trên trong việc xác định tốc độ dài của xe ô tô
điện, nhiệm vụ còn lại là xác định phương sai của các cảm biến trong
từng trường hợp cụ thể. Quá trình vận hành xe có thể được chia làm
ba giai đoạn gồm tăng tốc, giảm tốc và đi ổn định như trình bày trong
bảng 1. Ứng với các giai đoạn này mà phương sai của các cảm biến
cũng sẽ khác nhau và cần phải tiến hành thực nghiệm với hệ thống
chuẩn để xác định các giá trị này.
14
Bảng 1. Các giai đoạn của vận tốc
Tăng tốc Đi ổn định Phanh/giảm tốc
𝒑 𝒂 > 𝟎
𝒂 𝒙 > 𝒆 𝒙
𝒑 𝒃 = 𝟎
(3.51)
𝑝 𝑎 > 0
|𝑝 𝑎̇ | ≤ 𝑒 𝑎
|𝑎 𝑥| ≤ 𝑒 𝑥
𝑝 𝑏 = 0
(3.52)
𝑝 𝑎 = 0
𝑎 𝑥 ≤ −𝑒 𝑥
𝑝 𝑏 > 0
(3.53)
Trong đó, 𝑒 𝑥 và 𝑒 𝑎 là các hằng số có giá trị nhỏ tương ứng với gia tốc
và vị trí chân ga để phân biệt các giai đoạn của vận tốc. 𝑝 𝑎 và 𝑝 𝑏 là vị
trí chân ga và chân phanh.
CHƯƠNG 4
ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG XE Ô TÔ ĐIỆN
4.1. Điều khiển giới hạn hệ số trượt
Dựa trên hệ số trượt đã
ước lượng được, thuật toán
điều khiển giới hạn hệ số trượt
được đề xuất với hoạt động
theo kiểu bù feedforward và
cấu hình hệ thống bù được
trình bày trong Hình 4.2. Hệ
thống điều khiển này cho phép
hạn chế hệ số trượt dưới giá trị
cho phép nhằm khống chế độ trượt của xe trong vùng an toàn.
Hình 4.3. Luật bù kiểu 1
Hình 4.5. Luật bù kiểu 2
Luật bù được mô tả trên Hình 4.3 và 4.5. Trong đó, Hình 4.3 trình
bày luật bù thứ nhất cho kết quả bị dao động tần số cao ở lượng đặt
Hình 4.2. Cấu hình hệ thống điều
khiển giới hạn hệ số trượt
15
mô men. Luật bù thứ hai ở Hình 4.5 được biến đổi thành một khâu rơ-
le nhằm giảm tần số đập mạch trong tín hiệu đặt mô men.
Trong đó, Δ𝑇max chính là được đặt mô men từ người lái thông qua
chân ga. 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡 được chọn là 0,08. 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡
+
= 0,09 và 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡
−
= 0,07.
a) Vận tốc a) Vận tốc
b) Hệ số trượt b) Hệ số trượt
c) Mô men đặt
Hình 4.8. Bộ bù kiểu 1
c) Mô men đặt
Hình 4.9. Bộ bù kiểu 2
Hệ số 𝐾 là độ dốc đường đặc tính và được xác định theo công
phương trình sau:
𝐾 =
Δ𝑇
𝜆̂
= 𝑚𝑔𝑅 𝑒𝑓𝑓 (4.2)
16
Chất lượng của bộ điều khiển kiểu bù được mô phỏng kiểm chứng
và được trình bày trong các Hình 4.8 và 4.9. Trước hết, có thể thấy hệ
số trượt đã được giữ ổn định tại giá trị điều khiển (Hình 4.8) hay dao
động quanh giá trị cố định (Hình 4.9).
4.2. Điều khiển chống trượt trên cơ sở ước lượng mô men truyền
cực đại
Mô men truyền cực đại được sử dụng cho việc giới hạn mô men
đặt từ phía người lái để đảm bảo xe vận hành ổn định trên các điều
kiện mặt đường không tốt. Theo công trình khoa học ban đầu đã công
bố, mô men truyền cực đại được tính như sau:
𝑇 𝑚𝑎𝑥 = (
𝐽 𝑤
α𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓
2 + 1) 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑑 (4.7)
Với 𝛼 là tỉ số giữa gia tốc xe và gia tốc bánh xe, 𝐹𝑑 là lực lái của xe ô
tô và được ước lượng theo công thức
𝐹𝑑 =
𝑇
𝑅 𝑒𝑓𝑓
−
𝐽 𝑤ω̇
𝑅 𝑒𝑓𝑓
(4.8)
Do việc lựa chọn 𝛼 mang tính kinh nghiệm và không có cơ sở nên
luận án đề xuất cải tiến hệ thống điều kiển bằng cách xác định lại
𝑇max có tính đến ảnh hưởng của đặc tính mặt đường thông qua hệ số
trượt như sau:
𝑇 𝑚𝑎𝑥 = (
𝐽 𝑤
(1 − λ)𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓
2 + 1) 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑑 − 𝐾𝑐 𝜆 (4.11)
Với 𝐾𝑐 𝜆 là thành phần đưa vào để bù sự biến động tăng của 𝜆 trong
quá trình quá độ của việc điều khiển khi xe đi vào vùng đường trơn.
𝐾𝑐 có điều kiện sau:
𝐾𝑐 ≥ κ
𝐽 𝑤 𝐹𝑑
𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓
(4.15)
Trong đó, 𝜅 là hệ số chỉnh định và nếu 𝜆 được điều khiển nhỏ hơn 0,2
thì κ ≥ 2.78.
Cấu trúc bộ điều khiển được trình bày trong Hình 4.10.
17
Hình 4.10. Cấu trúc bộ điều khiển
Việc khảo sát và chứng minh tính ổn định của hệ thống điều khiển
đã được trình bày chi tiết trong quyển luận án.
Việc kiểm chứng hệ thống điều khiển được đánh giá trước hết qua
mô phỏng với việc lựa chọn các hệ số chỉnh định 𝜅 khác nhau. Việc
khảo sát sự ảnh hưởng của đáp ứng điều khiển khi thay đổi 𝜅 được đề
cập kỹ trong quyển luận án.
Các Hình 4.14 và 4.16 mô tả kết quả mô phỏng và so sánh các giá
trị khi thay đổi 𝜅 với phương pháp nguyên bản. Thử nghiệm cho thấy
với giá trị 𝜅 = 20 cho kết quả tốt nhất khi hệ số trượt được khống chế
ở mức không đổi.
Hình 4.14. Tốc độ của xe và bánh xe Hình 4.16. Hệ số trượt
18
CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
5.1. Xây dựng hệ thống thực nghiệm
5.1.1. Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu
Hệ thống thu thập dữ liệu có nhiệm vụ đo các tín hiệu từ hệ cảm
biến chuyển động, kết nối với mạng CAN trên xe ô tô thử nghiệm là
xe ô tô điện i-MiEV do Mitsubishi sản xuất. Từ đó, áp dụng các thuật
toán để ước lượng hệ số trượt và vận tốc dài theo yêu cầu đề ra. Hệ
thống phần cứng gồm một mạch Vi điều khiển dòng dsPIC30F và một
bộ điều khiển MyRIO 9500 của National Instruments. Cấu hình hệ
thống được trình bày trên Hình 5.1.
Hình 5.1. Cấu hình hệ thống phần cứng thu thập dữ liệu
5.1.2. Hệ thống tham chiếu DAS-3
Hệ thống DAS-3 do Kitsler sản xuất được sử dụng làm hệ thống
tham chiếu. Mục đích của hệ thống trước hết là tạo tín hiệu chuẩn để
chỉnh định các phép ước lượng đề xuất. Sau đó, kết quả đo của hệ
DAS-3 sẽ được sử dụng để so sánh với kết quả đo thời gian thực từ hệ
thống ước lượng đề xuất.
19
Hình 5.4b. Các cảm biến của DAS-3 Hình 5.4a. Hệ thu thập dữ liệu
Hình 5.4b và 5.4a mô tả các hệ thống thực nghiệm của luận án.
5.1.3. Hệ thống điều khiển cho mô hình Signal HIL
Chương 2 đã mô tả việc xây dựng và chạy thử nghiệm hệ thống
Signal HIL cho xe ô tô điện. Việc triển khai hệ thống điều khiển được
thực hiện trên một mạch điều khiển bên ngoài và có giao tiếp với hệ
thống thí nghiệm thông qua một số chuẩn kết nối như được mô tả trong
Hình 5.5 và 5.6.
Hình 5.5. Cấu hình hệ thống điều
khiển Signal HIL
Hình 5.6. Hệ thống điều khiển và
mô phỏng kiểu Signal HIL
5.2. Kết quả thực nghiệm
5.2.1. Nâng cao tốc độ trích mẫu cảm biến với M-MKF
Bộ M-MKF được thử nghiệm trên hai loại cảm biến gồm (1) đo
tốc độ quay của bánh xe có độ phân giải 36 xung/vòng và hoạt động ở
tốc độ 10Hz, và (2) cảm biến GPS hoạt động ở tần số 10Hz. Với bộ
M-MKF, cả hai cảm biến này được nâng tốc độ trích mẫu lên 500Hz.
20
Hình 6.5 và 6.6 trình bày chất lượng của bộ M-MKF trong việc nâng
cao tốc độ làm việc của các cảm biến này.
Hình 5.11. M-MKF với encoder
bánh xe
Hình 5.12. M-MKF với GPS
5.2.2. Ước lượng hệ số trượt không dùng thông tin vận tốc
Cấu hình hệ thống
ước lượng hệ số trượt
được trình bày trên
Hình 6.7. Tốc độ cập
nhật hệ số trượt được
đặt ra là 500Hz. Vì vậy,
tốc độ bánh xe đo thông
qua cảm biến encoder sẽ
được nâng cao lên tương ứng thông qua bộ M-MKF. Kết quả kiểm
chứng thực nghiệm cho phương pháp ước lượng hệ số trượt được trình
bày trên Hình 6.8a ứng với thử nghiệm trên mô hình HIL và Hình 6.8b
ứng với thử nghiệm trên xe ô tô điện i-MiEV.
Hình 5.14a. Thực nghiệm với HIL Hình 5.14b. Thực nghiệm với i-
MiEV
Hình 5.13. Cấu hình hệ thống thực nghiệm
ước lượng hệ số trượt
21
5.2.3. Ước lượng tốc độ dài với phương pháp tổng hợp cảm biến
Cấu hình hệ thống ước lượn vận tốc dài xe ô tô điện được mô tả
trên Hình 6.9. Tương tự hệ số trượt, tốc độ dài cũng được ước lượng
ở tần số 500Hz. Vận tốc bánh xe và vận tốc đo từ GPS thông qua bộ
M-MKF được tăng tần số trích mẫu lên bằng với tần số làm việc này.
Để kiểm chứng khả năng của hệ thống ước lượng, xe ô tô được
thử nghiệm trong trường hợp xấu nhất, đó là di chuyển trên đường có
vùng đường trơn và vùng đường bám. Hình 6.10a là kết quả ước lượng
tốc độ dài và có so sánh với tốc độ bánh xe cũng như tốc độ đo từ hệ
thống tham chiếu. Hình 6.10b mô tả kết quả tính toán hệ số trượt từ
thông tin vận tốc ước lượng. Kết quả này có so sánh với kết quả tính
toán từ hệ thống đo tham chiếu.
Hình 5.15. Cấu hình hệ thống ước lượng tốc độ dài
Hình 5.16a. Vận tốc ước lượng Hình 5.16b. Hệ số trượt
22
5.2.4. Điều khiển giới hạn hệ số trượt
b) Vận tốc xe và bánh xe b) Vận tốc xe và bánh xe
c) Hệ số trượt đo và ước lượng
Hình 5.18. Kết quả với bộ bù kiểu 1
c) Hệ số trượt đo và ước lượng
Hình 5.19. Kết quả với bộ bù kiểu 2
Điều khiển giới hạn hệ số trượt được thử nghiệm trên hệ thống mô
phỏng thời gian thực kiểu Signal HIL với nền tảng dSPACE DS-1103.
Kết quả thử nghiệm được trình bày trên các Hình 6.12 và 6.13 với hai
bộ bù khác nhau. Nhìn chung, tốc độ bánh xe và hệ số trượt trong cả
hai bộ bù đều được giữ ổn định. Hệ số trượt ước lượng bám rất sát với
hệ số trượt đo thực tế trong mô hình.
5.2.5. Điều khiển giới hạn mô men truyền cực đại
Kết quả thử nghiệm phương pháp điều khiển giới hạn mô men
truyền cực đại được trình bày trên các hình từ Hình 6.14 tới Hình 6.17.
Các hệ số chỉnh định 𝜅 cũng được thử nghiệm với ba giá trị như trong
phần mô phỏng gồm 𝜅 = 2,78; 20 và 50. Các kết quả điều khiển cũng
được so sánh với phương pháp MTTE nguyên bản.
23
Hình 5.20. MTTE nguyên bản Hình 5.21. 𝜅 = 2.78
Có thể thấy, thử nghiệm trên hệ thống Signal HIL cũng cho kết
quả tương tự như trên mô phỏng. Trong đó, bộ điều khiển với hệ số
chỉnh định 𝜅 = 20 cho kết quả tốt nhất khi giữ được hệ số trượt ở giá
trị ổn định. Trong toàn bộ quá trình chạy thử nghiệm, bộ ước lượng hệ
số trượt đã cho thấy khả năng làm việc tốt khi giá trị ước lượng bám
sát giá trị đo và phục vụ tốt cho quá trình điều khiển.
Hình 5.22. 𝜅 = 20 Hình 5.23. 𝜅 = 50
KẾT LUẬN
Với nhiệm vụ ước lượng hệ số trượt và ứng dụng cho bài toán điều
khiển lực kéo của xe ô tô điện, luận án đã đạt được các kết quả sau:
- Xây dựng được mô hình mô phỏng xe ô tô điện, từ đó, xây
dựng hệ thống Signal HIL phục vụ thử nghiệm thực nghiệm.
- Đề xuất các thuật toán ước lượng hệ số trượt, ước lượng vận
tốc dài và các thuật toán điều khiển chống trượt, điều khiển
lực kéo đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
24
- Xây dựng được thuật toán nâng cao tốc độ trích mẫu của các
cảm biến để đồng bộ hệ thống trích mẫu, làm cơ sở cho các bộ
ước lượng tốc độ cao.
- Xây dựng được hệ thống thực nghiệm phục vụ cho nhiều mục
đích nghiên cứu
Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở ra từ luận án bao gồm:
- Xác định và ước lượng thời gian thực hệ số trượt tối ưu đối
với từng điều kiện mặt đường và điều kiện vận hành cụ thể.
- Điều khiển hệ số trượt ở giá trị chính xác, thường là giá trị tối
ưu đã ước lượng được.
- Điều khiển tối đa lực lái trên cơ sở giá trị hệ số trượt tối ưu.
Nếu điều khiển được tối đa lực lái, công suất của động cơ cũng
sẽ có thể phát huy được mở mức tối ưu.
- Xây dựng các thuật toán ước lượng thêm các trạng thái khác
của ô tô điện như góc trượt thân xe, góc lăn xe, vận tốc ngang
trục và thiết kế các bộ điều khiển để ổn định xe ô tô điện ở các
bậc tự do này
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN
1. Võ Duy Thành, Tạ Cao Minh, 2019, “Tổng hợp dữ liệu đa cảm biến và
ứng dụng trong ước lượng vận tốc dài xe ô tô điện”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, số 132.
2. Võ Duy Thành, Lê Đức Lộc, Nguyễn Văn Quỳnh, Tạ Cao Minh, 2018,
“Điều khiển giới hạn mô men truyền cực đại cho ô tô điện trên cơ sở ước
lượng tỉ số trượt”, Chuyên san Điều khiển và Tự động hóa, số 21, quyển
2.
3. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2018, “Slip Ratio Estimation for
Traction Control of Electric Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power
and Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Chicago, USA.
4. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2017, “Modified Multirate Kalman Filter
for Improving the Sampling Frequency of Single Low Speed Sensor”, in
Proceeding of Vehicle Power and Propulsion Conference (VPPC), p.1-
6, Belfort, France.
5. Võ Duy Thành, Phạm Văn Quyền, Vũ Hoàng Long, Tạ Cao Minh, 2017,
“Multirate Kalman Filter và ứng dụng trong việc nâng cao tốc độ trích
mẫu của cảm biến”, Hội nghị về Điều khiển và Tự động hóa cho Phát
triển bền vững - CASD, Hà Nội.
6. Thanh Vo-Duy, Minh C.Ta, 2016, “A signal hardware-in-the-loop model
for electric vehicles”, ROBOMECH Journal 3 (1), Springer International
Publishing.
7. Thanh Vo-Duy, Truong Dinh Thai, Minh C.Ta, 2016, “Design of sensor
data acquisition platform for eclectric vehicles”, in proc. The 9th
AUN/SEED-Net Regional conference on Electrical and Electronic
Engineering (RCEEE), p.201-206, Hanoi.
8. Thanh Vo-Duy, Thinh Dao-Quy, Nguyen Bao-Huy, Minh C.Ta, 2015,
“Design of Hardware-in-the-loop Model for Electric Vehicles”, Hội nghị
toàn quốc lần thứ 3 về Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 123 –
129, Thái Nguyên.
9. Thanh Vo-Duy, Tran Thi Minh Trang, Minh C.Ta, 2015, “Design of
driving interface device for electric vehicle”, Hội nghị toàn quốc lần thứ
3 về Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 130 – 135, Thái Nguyên.
10. Dũng Nguyễn, Huy Nguyễn Bảo, Thành Võ Duy and Minh C. Ta, 2015,
“Mô hình hóa ô tô điện bằng phương pháp EMR với mô hình mở rộng
của tương tác bánh xe – mặt đường”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về
Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 117 – 122, Thái Nguyên.
11. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2015, “A Universal Dynamic and
Kinematic Model of Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power and
Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Montreal, Canada.
12. Nguyen Bao-Huy, Dzung Nguyen, Thanh Vo-Duy and Minh C. Ta,
2015, “An EMR of Tire-Road Interaction based-on “Magic Formula” for
Modeling of Electric Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power and
Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Montreal, Canada.
13. Võ Duy Thành, Lê Tiến Sự, Nguyễn Hà Thành Long, Tạ Cao Minh,
2014, “Thiết kế công cụ đọc thông tin truyền thông trên mạng CAN”,
Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ Điện tử - VCM, trang 640-647, Biên
Hòa.

More Related Content

What's hot

Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcHạnh Hiền
 
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiển
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiểnỨng dụng logic mờ trong bài toán điều khiển
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiểnTho Q Luong Luong
 
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnMan_Ebook
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Câu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tínhCâu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tínhHưởng Nguyễn
 
He thong-dieu-kien-phan-tan
He thong-dieu-kien-phan-tanHe thong-dieu-kien-phan-tan
He thong-dieu-kien-phan-tanThái Nguyễn
 
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picGioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picCu Bi
 

What's hot (20)

Đề tài: Thiết kế ô tô điện sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Đề tài: Thiết kế ô tô điện sử dụng năng lượng mặt trời, HOTĐề tài: Thiết kế ô tô điện sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Đề tài: Thiết kế ô tô điện sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
 
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quangThiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
Thiết kế hệ thống thông tin quang WDM sử dụng khuếch đại quang
 
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúcKỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro và thực hành trên cây hoa cúc
 
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiển
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiểnỨng dụng logic mờ trong bài toán điều khiển
Ứng dụng logic mờ trong bài toán điều khiển
 
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
Biểu hiện hệ vector tái lập trình trên tế bào gốc tạo máu của người nhằm tạo ...
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý công văn cho Văn Phòng, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý công văn cho Văn Phòng, HAYĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý công văn cho Văn Phòng, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý công văn cho Văn Phòng, HAY
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
Đề tài: Tìm hiểu về nhận dạng vân tay và khả năng ứng dụng, HOT
Đề tài: Tìm hiểu về nhận dạng vân tay và khả năng ứng dụng, HOTĐề tài: Tìm hiểu về nhận dạng vân tay và khả năng ứng dụng, HOT
Đề tài: Tìm hiểu về nhận dạng vân tay và khả năng ứng dụng, HOT
 
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đĐề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
 
Đề cương xử lý ảnh
Đề cương xử lý ảnhĐề cương xử lý ảnh
Đề cương xử lý ảnh
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAYĐề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
Đề tài: Thiết kế vòng tay đo nhịp tim sử dụng công nghệ IoTs, HAY
 
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự độngĐề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
Đề tài: Hệ thống giám sát quá trình chiết rót và đóng nắp chai tự động
 
Thông tin quang
Thông tin quangThông tin quang
Thông tin quang
 
Câu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tínhCâu hỏi mạng máy tính
Câu hỏi mạng máy tính
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
 
He thong-dieu-kien-phan-tan
He thong-dieu-kien-phan-tanHe thong-dieu-kien-phan-tan
He thong-dieu-kien-phan-tan
 
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm đất và thiết kế bài trắc nghiệm
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm đất và thiết kế bài trắc nghiệmĐề tài: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm đất và thiết kế bài trắc nghiệm
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm đất và thiết kế bài trắc nghiệm
 
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picGioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
 

Similar to Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện

Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...
Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...
Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxBBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxNguynTrungKin27
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tai lieu co khi o to
Tai lieu co khi o toTai lieu co khi o to
Tai lieu co khi o toChiaky Le
 
Thuyết minh.docx
Thuyết minh.docxThuyết minh.docx
Thuyết minh.docxLmHong91
 
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongGt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongNhật Mai
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động nataliej4
 
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchỨng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchMan_Ebook
 
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện (20)

Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...
Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...
Nghiên Cứu, Thiết Kế Vàchế Tạo Hệ Thống Dẫn Động Ly Hợp Có Cường Hóa Khí Nén...
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe ToyotaĐề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống treo khí điều khiển điện tử trên xe Toyota
 
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptxBBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
BBCK nhóm 8 vaf oksm sddmi sdsdjksmj.pptx
 
Luận văn: Điều khiển chuyển động của xe đi dưới nước, HAY
Luận văn: Điều khiển chuyển động của xe đi dưới nước, HAYLuận văn: Điều khiển chuyển động của xe đi dưới nước, HAY
Luận văn: Điều khiển chuyển động của xe đi dưới nước, HAY
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Dao Động Liên Kết Giữa Hệ Thống Truyền Lực Và Hệ Thố...
 
Tai lieu co khi o to
Tai lieu co khi o toTai lieu co khi o to
Tai lieu co khi o to
 
Thuyết minh.docx
Thuyết minh.docxThuyết minh.docx
Thuyết minh.docx
 
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.docThiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
Thiết kế bộ điều khiển mờ để điều khiển.doc
 
Phương pháp điều khiển thích nghi, bền vững hệ euler - lagrange
Phương pháp điều khiển thích nghi, bền vững hệ euler - lagrangePhương pháp điều khiển thích nghi, bền vững hệ euler - lagrange
Phương pháp điều khiển thích nghi, bền vững hệ euler - lagrange
 
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA GĐề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
Đề tài: Tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G
 
Luận án: Điều khiển thích nghi hệ truyền động động cơ không đồng bộ sáu pha
Luận án: Điều khiển thích nghi hệ truyền động động cơ không đồng bộ sáu phaLuận án: Điều khiển thích nghi hệ truyền động động cơ không đồng bộ sáu pha
Luận án: Điều khiển thích nghi hệ truyền động động cơ không đồng bộ sáu pha
 
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rônLuận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
Luận án: Nhận dạng, điều khiển hệ phi tuyến dùng mô hình nơ rôn
 
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dongGt bao duong sua chua hop so tu dong
Gt bao duong sua chua hop so tu dong
 
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
Giáo Trình Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hộp Số Tự Động
 
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịchỨng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
Ứng dụng phần mềm matlab/ simulink mô phỏng hệ thống phanh abs trên xe du lịch
 
Đề tài: Thiết kế độ lớn và tham số điều khiển hệ động lực xe hybrid
Đề tài: Thiết kế độ lớn và tham số điều khiển hệ động lực xe hybridĐề tài: Thiết kế độ lớn và tham số điều khiển hệ động lực xe hybrid
Đề tài: Thiết kế độ lớn và tham số điều khiển hệ động lực xe hybrid
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Luận văn: Điều khiển tối ưu Momen cho động cơ từ trở, HAY
Luận văn: Điều khiển tối ưu Momen cho động cơ từ trở, HAYLuận văn: Điều khiển tối ưu Momen cho động cơ từ trở, HAY
Luận văn: Điều khiển tối ưu Momen cho động cơ từ trở, HAY
 
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...
Nghiên cứu điều khiển cho đối tượng Có mô hình bất định - ứng dụng Điều khiển...
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Ô Tô, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Ô Tô, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Ô Tô, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Ô Tô, Điểm Cao
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Thiết kế bộ quan sát hệ số trượt cho điều khiển lực kéo của ô tô điện

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VÕ DUY THÀNH NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ QUAN SÁT HỆ SỐ TRƯỢT VÀ ƯỚC LƯỢNG TỐC ĐỘ TUYỆT ĐỐI CHO ĐIỀU KHIỂN LỰC KÉO CỦA Ô TÔ ĐIỆN Ngành: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa Mã số: 9520216 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Hà Nội – 2019
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tạ Cao Minh Phản biện 1: GS. TS. Lê Hùng Lân Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Hữu Hải Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thanh Tiên Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 3. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Ước lượng trạng thái là nhiệm vụ cơ bản của điều khiển chuyển động và động lực học xe ô tô. Trên xe ô tô có rất nhiều trạng thái, ví dụ như: góc trượt thân xe, vận tốc dài, hệ số trượt, góc lăn xe, khối lượng, độ cứng lốp... Mỗi trạng thái của xe ô tô đều đóng góp vai trò quan trọng vào hệ thống điều khiển, làm tăng cường chất lượng điều khiển và đặc biệt góp phần đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách trên xe trong những điều kiện vận hành và đặc điểm môi trường khác nhau. Nếu không xác định được các trạng thái thì việc điều khiển xe hoàn toàn phụ thuộc kinh nghiệm và thể trạng của người lái, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình tham gia giao thông như hiện tượng mất lái khi đi đường trơn, thừa/thiếu lái khi rẽ hoặc khi phanh để tránh vật cản xuất hiện đột ngột. Nếu có thể biết được các trạng thái của xe, hệ thống điều khiển có thể can thiệp tín hiêu vào các cơ cấu chấp hành để hỗ trợ người lái, giúp đưa xe ô tô về điều kiện vận hành an toàn và tuân theo yêu cầu điều khiển của người lái. Vì vậy, việc ước lượng trạng thái của xe ô tô là cực kỳ cần thiết. Việc ước lượng trạng thái cho xe ô tô điện đang là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn ở cả lý thuyết hàn lâm lẫn triển khai thực tế bởi ô tô điện là xu thế chung của cả thế giới. Các kết quả nghiên cứu về ước lượng trạng thái của ô tô điện thường được ứng dụng vào điều khiển chuyển động và điều khiển tự lái. Xét trên đặc thù giao thông tại Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài có tên gọi: "Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát hệ số trượt và ước lượng tốc độ tuyệt đối cho điều khiển lực kéo của ô tô điện". Luận án tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực sau của xe ô tô điện. - Nghiên cứu thiết kế các bộ quan sát và ước lượng trạng thái của xe ô tô điện. Cụ thể, luận án tập trung giải quyết vấn đề ước lượng hệ số trượt của xe ô tô, một trong những trạng thái tiên quyết đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy của xe cũng như người lái và hành khách. - Điều khiển chuyển động xe ô tô điện bằng cách thiết kế các bộ điều khiển chống trượt và điều khiển lực kéo. Các thuật
  • 4. 2 toán điều khiển sử dụng kết quả của các nghiên cứu về ước lượng hệ số trượt. Cấu trúc của luận án - Chương 1 tổng quan về đối tượng nghiên cứu, phạm vi và các yêu cầu chi tiết cho nội dung nghiên cứu, xây dựng phương hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu. - Chương 2 thực hiện mô hình hóa đối tượng và xây dựng mô hình mô phỏng trên máy tính cũng như mô hình mô phỏng thời gian thực HIL của xe ô tô điện. - Chương 3 đề xuất các thuật toán ước lượng và quan sát hệ số trượt cũng như vận tốc dài xe ô tô điện - Chương 4 đề xuất các thuật toán điều khiển chuyển động ứng dụng kết quả nghiên cứu hệ số trượt. - Chương 5 tập trung vào việc xây dựng phần cứng phục vụ việc triển khai các thuật toán ước lượng như đã đề cập trong các chương trước. Tiếp đó là các kết quả thử nghiệm trên cả nền tảng phần cứng đã xây dựng và các kết quả thử nghiệm trên hệ thống HIL đã xây dựng trong chương 2. - Cuối cùng, một số kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo được trình bày trong phần cuối, phần Kết luận. Những đóng góp chính của luận án - Đề xuất thuật toán nâng cao tốc độ trích mẫu của các cảm biến trên cơ sở sửa đổi bộ Multirate Kalman Filter nhằm đồng bộ tốc độ trích mẫu các cảm biến - Đề xuất bộ quan sát hệ số trượt trên cơ sở phương pháp tổng hợp dữ liệu đa cảm biến - Đề xuất bộ ước lượng tốc độ dài xe ô tô trên cơ sở phương pháp tổng hợp cảm biến - Đề xuất bộ điều khiển chống trượt bằng phương pháp bù mô men trên cơ sở ước lượng hệ số trượt - Đề xuất bộ điều khiển lực kéo trên cơ sở giới hạn mô men truyền cực đại.
  • 5. 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Khi vấn đề về sử dụng năng lượng hóa thạch cùng các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì xe ô tô chạy bằng năng lượng thuần điện (gọi tắt là ô tô điện) trở thành một giải pháp tất yếu cho một môi trường xanh và sạch. Ô tô điện trong luận án được giới hạn là loại phương tiện giao thông chở người, dưới 9 chỗ, có bốn bánh xe gắn với một thân độc lập, được truyền động bởi động cơ điện và cấp nguồn từ hệ thống ắc quy. Điều khiển ô tô điện, về cơ bản, có thể được chia làm năm nhóm chính gồm: (1) điều khiển động cơ truyền động, (2) Điều khiển chuyển động của xe ô tô, (3) quản lý tối ưu các nguồn năng lượng, (4) điều khiển tự lái và (5) ước lượng tham số xe ô tô điện. Luận án tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực sau của xe ô tô điện. • Đối với nghiên cứu về ước lượng, hệ số trượt 𝜆 được lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Căn cứ theo phương trình tính hệ số trượt, luận án sẽ ước lượng hệ số trượt theo hai hướng: - Ước lượng trực tiếp 𝜆 thông qua mô hình, cụ thể là mô hình động học của đối tượng để đảm bảo tính độc lập với sự thay đổi của các tham số động lực học của xe ô tô. - Ước lượng vận tốc dài của xe ô tô để từ đó, kết hợp với thông tin về tốc độ bánh xe, tính toán hệ số trượt. Việc ước lượng được vận tốc dài cũng có thể được sử dụng mở rộng cho nhiều mục đích nghiên cứu trong tương lai. • Đối với việc ứng dụng, hệ thống điều khiển lực kéo TCS ô tô điện được lựa chọn làm mục tiêu ứng dụng của kết quả ước lượng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi hệ số trượt được sử dụng nhiều nhất cho mục đích điều khiển lực kéo hoặc cái bài toán chống trượt bánh cho xe ô tô điện. 1.2. Các yêu cầu của nghiên cứu Từ các đề xuất về nội dung nghiên cứu, các yêu cầu tương ứng đối với các mục tiêu cũng được đề nghị như sau:
  • 6. 4 • Yêu cầu đối với thuật toán và kết quả ước lượng: - Yêu cầu về độ chính xác: đề xuất độ chính xác của kết quả phải trên 95% tức là sai số phép ước lượng phải nhỏ hơn 5%. - Yêu cầu về độ bền vững (robust) của phép ước lượng. - Yêu cầu về tốc độ ước lượng: đề xuất các bộ ước lượng/quan sát phải hoạt động ở tốc độ tối thiểu là 200Hz. - Yêu cầu về tính khả thi. Các thuật toán ước lượng phải đảm bảo đơn giản để có thể triển khai thời gian thực trên các nền tảng xử lý số. • Yêu cầu đối với bộ điều khiển lực kéo • Yêu cầu về tính ổn định: tính ổn định của bộ điều khiển cần phải được khảo sát và chứng minh. • Yêu cầu về tính khả thi: thuật toán điều khiển cần đủ đơn giản để triển khai thời gian thực trên các bộ điều khiển số như vi điều khiển, DSP. 1.3. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Hình 1.18 mô tả các nội dung cụ thể cũng như phương hướng thực hiện nghiên cứu. Đối với nhiệm vụ ước lượng hệ số trượt, luận án tiến hành theo hai hướng. Thứ nhất, luận án đề xuất bộ ước lượng và quan sát hệ số trượt dựa trên mô hình động học của chính đối tượng ước lượng. Thứ hai, xác định hệ số trượt được thực hiện thông qua việc ước lượng vận tốc dài xe ô tô điện. Các kết quả ước lượng được kiểm chứng bằng mô phỏng off-line trên máy tính, mô phỏng thực nghiệm trên mô hình Hardware-in-the-loop (HIL) và bằng thực nghiệm trên xe ô tô điện i- MiEV do Mitsubishi sản xuất. Trên cơ sở hệ số trượt đã ước lượng, luận án đề xuất các thuật toán điều khiển chống trượt và điều khiển lực kéo xe ô tô điện. Chất lượng của các bộ điều khiển được kiểm chứng bằng mô phỏng off-line và mô phỏng thực nghiệm HIL trên nền tảng card điều khiển dSPACE DS- 1103.
  • 7. 5 Hình 1.18. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG XE Ô TÔ ĐIỆN 2.1. Cấu hình hệ thống mô phỏng Một chiếc xe ô tô chuyển động trên đường có thể được xem như một mô hình thân cứng với 6 bậc tự do trong không gian 3 chiều. Chúng gồm có 3 phương chuyển động tịnh tiến dọc trục (longitudinal), ngang trục (lateral), lên xuống (heave) cùng 3 phương chuyển động quay quanh 3 trục này (yaw, roll, pitch). Tuy nhiên, để giảm khối lượng tính toán cũng như độ phức tạp của mô hình trong quá trình thiết kế, các giả thiết sau được đưa ra: (1) xe ô tô chỉ chạy trên đường bằng
  • 8. 6 phẳng nằm ngang và (2) bỏ qua các ảnh hưởng của các chuyển động theo phương thẳng đứng cũng như chuyển động quay roll và pitch. Với các giả thiết trên, mô hình xe được đơn giản hóa thành hệ thống 3 bậc tự do gồm dọc trục, ngang trục và chuyển động quay quanh trục thẳng đứng như trình bày trong Hình 2.2. Các phương, chiều của lực tác dụng cũng như của các hướng chuyển động được tham chiếu theo hệ trục tọa độ gắn vào trọng tâm của xe. Hình 2.2. Mô hình xe ô tô ba bậc tự do và các lực tác dụng 2.2. Mô hình động học và động lực học của xe ô tô 2.2.1. Mô hình động học xe ô tô 𝑣̇ 𝑥 = 𝑎 𝑥 + 𝑟𝑣 𝑦 (2.3a) 𝑣̇ 𝑦 = 𝑎 𝑦 − 𝑟𝑣 𝑥 (2.3b) với, 𝑎 𝑥 và 𝑎 𝑦 tương ứng là gia tốc dọc trục và ngang trục của xe, 𝑟 là tốc độ quay quanh thân xe (yaw rate), 𝑣 𝑥 và 𝑣 𝑦 lần lượt là vận tốc dọc và ngang trục của xe ô tô. 2.2.2. Mô hình động lực học xe ô tô 1. Mô hình các lực tác dụng lên xe m𝑎 𝑥 = (𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) cos δ − (𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) sin δ + 𝐹𝑥3 + 𝐹𝑥4 − 𝐹𝑎𝑖𝑟 (2.4a)
  • 9. 7 𝑚𝑎 𝑦 = (𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 + (𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿 +𝐹𝑦3 + 𝐹𝑦4 (2.4b) 𝐽𝑧 𝑟̇ = 𝑙 𝑓(𝐹𝑥1 + 𝐹𝑥2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 + 𝑙 𝑓(𝐹𝑦1 + 𝐹𝑦2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿 − 𝑙 𝑟(𝐹𝑦3 + 𝐹𝑦4) − 𝑏𝑓 2 (𝐹𝑥1 − 𝐹𝑥2) 𝑐𝑜𝑠 𝛿 + 𝑏𝑓 2 (𝐹𝑦1 − 𝐹𝑦2) 𝑠𝑖𝑛 𝛿 − 𝑏 𝑟 2 (𝐹𝑥3 − 𝐹𝑥4) (2.4c) Trong đó, 𝐹𝑎𝑖𝑟 là lực cản gió được xác định như sau: 𝐹𝑎𝑖𝑟 = 𝑠𝑖𝑔𝑛(𝑣 𝑥)𝑐 𝑊 𝐴 𝜌 2 𝑣 𝑥 2 (2.5) 𝑐 𝑊 là hệ số hình dáng khí động học của xe, 𝐴 là diện tích mặt trước của xe, 𝜌 là mật độ không khí, 𝑏𝑓 và 𝑏 𝑟 chiều rộng trục trước và sau của xe, 𝑙 𝑓 và 𝑙 𝑟 là khoảng cách từ trục trước và sau xe đến tâm khối, 𝛿 là góc lái của bánh xe, 𝑚 là khối lượng xe ô tô. 2. Mô hình lốp xe 𝐹𝑥𝑖 = 𝐷 sin (𝐶 arctan ((𝐵(1 − 𝐸)(λ𝑖 + 𝑆ℎ𝑖) + 𝐸 arctan(𝐵(λ𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)))) + 𝑆𝑣𝑖) (2.6) 𝐹𝑦𝑖 = 𝐷 sin ((𝐶 arctan(𝐵(1 − 𝐸)(α𝑖 + 𝑆ℎ𝑖) + 𝐸 arctan(𝐵(α𝑖 + 𝑆ℎ𝑖)))) + 𝑆𝑣𝑖) (2.8) Với, 𝐵, 𝐶, 𝐷, 𝐸, 𝑆ℎ𝑖, 𝑆𝑣𝑖 là các hệ số được xây dựng từ đặc tính của lốp và phụ thuộc vào phản lực 𝐹𝑧𝑖 của mặt đường lên điểm tiếp xúc bánh xe, 𝜆𝑖 và 𝛼𝑖 lần lượt là hệ số trượt và góc trượt ngang của bánh thứ 𝑖. Phản lực 𝐹𝑧𝑖 là một hàm số phụ thuộc vào kích thước hình học của xe và đặc biệt là gia tốc 𝑎 𝑥 của xe. 3. Hệ số trượt và góc trượt ngang - Hệ số trượt của bánh xe được xác định theo công thức sau: λ𝑖 = 𝑅 𝑒𝑓𝑓ω𝑖 − 𝑣 𝑥 max(𝑅 𝑒𝑓𝑓ω𝑖, 𝑣 𝑥) (2.12)
  • 10. 8 Với 𝑅 𝑒𝑓𝑓 là bán kính bánh xe, 𝜔𝑖 là tốc độ quay của bánh xe thứ 𝑖 - Góc trượt ngang của các bánh xe được tính theo: 𝛼1 = 𝛿 − arctan ( 𝑣 𝑦 + 𝑙 𝑓 𝑟 𝑣 𝑥 − 𝑏𝑓 2 𝑟 ) (2.15a) 𝛼2 = 𝛿 − arctan ( 𝑣 𝑦 + 𝑙 𝑓 𝑟 𝑣 𝑥 + 𝑏𝑓 2 𝑟 ) (2.15b) 𝛼3 = − 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 ( 𝑣 𝑦 − 𝑙 𝑟 𝑟 𝑣 𝑥 − 𝑏 𝑟 2 𝑟 ) (2.15c) 𝛼4 = − 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑎𝑛 ( 𝑣 𝑦 − 𝑙 𝑟 𝑟 𝑣 𝑥 + 𝑏 𝑟 2 𝑟 ) (2.15d) 2.3. Mô hình hệ truyền động xe ô tô điện Hệ thống truyền động (Drivetrain System) bao gồm toàn bộ các thành phần truyền lực, tính từ động cơ cho tới trục bánh chủ động của xe ô tô. Xe ô tô điện có cấu trúc đơn giản gồm (các) động cơ điện, hộp giảm tốc, trục và bánh xe. Hình 2.13 mô tả cấu hình điển hình của hệ thống truyền động cho xe ô tô điện. Hình 2.13. Cấu hình hệ thống truyền động xe ô tô điện
  • 11. 9 Gọi 𝐾𝑖 là tỉ số truyền của hộp giảm tốc thì mô men đầu ra của bộ truyền được tính theo công thức: 𝑇𝑡 = 𝐾𝑖 𝑇𝑒 với 𝑇𝑒 là mô men đầu ra của động cơ. Phương trình cân bằng mô men tại trục của bộ truyền được viết như sau: 𝐽 𝑥 𝑑𝜔 𝑑𝑡 = 𝑇𝑡 − 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 − 𝑇𝑏 = 𝐾𝑖 𝑇𝑒 − 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 − 𝑇𝑏 (2.18) Với 𝐹𝑡𝑜𝑡𝑎𝑙 = ∑ 𝐹𝑥𝑖 4 𝑖=1 là tổng lực dọc trục trên các bánh xe đã quy đổi về trục của bộ truyền. Động cơ truyền động được mô hình đơn giản bằng một khâu trễ bậc nhất với hệ số khuếch đại 𝐾 𝑚 và hằng số thời gian 𝑇 𝑚. 2.4. Mô hình HIL của xe ô tô điện Với hệ thống các mô hình và phương trình đã đề cập, hệ thống HIL được xây dựng với cấu hình được mô tả trên Hình 2.12. Mô hình HIL được biên dịch và chạy thời gian thực trên card điều khiển dSPACE DS-1103 như thể hiện trên Hình 2.16. Hình 2.12. Cấu hình hệ HIL xe ô tô điện Hình 2.16. Hệ thống HIL xe ô tô điện 2.5. Kết quả kiểm chứng mô hình Mô hình HIL được kiểm chứng thông qua hai thử nghiệm mang tính đại diện gồm đi thẳng và đánh lái theo chu kỳ. Các kết quả được trình bày trên các Hình 2.17 và 2.18.
  • 12. 10 c) Gia tốc dọc trục a) Góc lái của vô lăng d) Vận tốc dài Hình 2.17. Thử nghiệm đi thẳng b) Vận tốc dài Hình 2.18. Thử nghiệm đánh lái CHƯƠNG 3 ƯỚC LƯỢNG TRẠNG THÁI XE Ô TÔ ĐIỆN 3.1. Nâng cao tốc độ trích mẫu cảm biến Việc ước lượng trạng thái của xe ô tô điện đòi hỏi phải kết hợp thông tin từ nhiều cảm biến khác nhau. Vì vậy, việc đồng bộ tốc độ làm việc của các cảm biến là thực sự cần thiết. Để đồng bộ tốc độ, luận án đề xuất phương pháp nâng cao tốc độ các cảm biến trích mẫu chậm trên cơ sở sửa đổi bộ Multirate Kalman Filter (M-MKF). Bộ M-MKF hoạt động thông qua việc cập nhật lại phương sai của phép đo sau mỗi chu kỳ trích mẫu “giả” theo biểu thức sau: 𝑅𝑖 = (𝜉 + 1)𝑖𝑅, 𝑖 = 2,3 … 𝑛 − 1 (3.13) Trong đó, 𝜉 là hệ số cập nhật và được đề xuất trên cơ sở Hình 3.4 như sau: Hình 3.4. Các tín hiệu và phương sai động
  • 13. 11 𝜉 = tan 𝛼 = | 𝑥 𝑘−𝑛 − 𝑥 𝑘 𝑇𝑠 | (3.11) Với 𝑇𝑠 là chu kỳ trích mẫu thực của cảm biến (khác với 𝑇𝑐 là chu kỳ trích mẫu điều khiển, yêu cầu nhanh hơn 𝑛 lần so với 𝑇𝑠). Để đánh giá chất lượng của bộ M-MKF, hai dạng tín hiệu tiêu biểu là hình sin và hình tam giác được thử nghiệm mô phỏng. Các kết quả mô phỏng kiểm chứng được trình bày trên các Hình 3.7 và 3.8. Trong đó, tín hiệu gốc được so sánh với các tín hiệu trích mẫu chậm (có kèm nhiễu) và tín hiệu sau bộ M-MKF. Ngoài ra, bộ M-MKF còn dược so sánh với bộ Multirate Kalman Filter tiêu chuẩn đề thấy được sự cải tiến. Kết quả được trình bày kỹ hơn trong luận án chi tiết. a) Tín hiệu gốc và tín hiệu đo a) Tín hiệu gốc và tín hiệu đo c) Tín hiệu gốc và bộ M-MKF Hình 3.7. Thử nghiệm tín hiệu sin c) Tín hiệu gốc và bộ M-MKF Hình 3.8. Tín hiệu tam giác 3.2. Ước lượng hệ số trượt xe ô tô điện Hệ số trượt trong quá trình tăng tốc của xe ô tô điện được tính theo công thức sau: 𝜆 = 𝜔𝑅 𝑒𝑓𝑓 − 𝑣 𝑥 𝜔𝑅 𝑒𝑓𝑓 (3.21) Lấy đạo hàm và sau một số phép biến đổi, bộ ước lượng hệ số trượt được đề xuất như sau:
  • 14. 12 𝜆̂̇ = − 𝑎 𝑥 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝜔 − 𝜆̂ 𝜔̇ 𝜔 + 𝜔̇ 𝜔 (3.24) Để đảm bảo phép ước lượng hội tụ, luận án đề xuất bộ quan sát hệ số trượt: 𝜆̂̇ = − 𝑎 𝑥 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝜔 − 𝜆̂ 𝜔̇ 𝜔 + 𝜔̇ 𝜔 + 𝑘(𝜆̂)(𝑎 𝑥 − 𝜆̂ 𝑔) (3.31) Với 𝑘(𝜆̂) là hệ số khuếch đại bộ quan sát và cần đảm bảo điều kiện sau: 𝑘(𝜆̂) > 𝜔̇ 𝜔 1 𝑔 (3.34) Khả năng của bộ quan sát được đánh giá trước hết thông qua thử nghiệm mô phỏng với xe chạy trên mặt đường tốt và bất ngờ gặp đoạn đường trơn (trong 5s). Các kết quả mô phỏng được trình bày trong Hình 3.12. a) Vận tốc xe và bánh xe b) Hệ số trượt đo và ước lượng Hình 3.12. Kết quả mô phỏng ước lượng hệ số trượt 3.3. Ước lượng tốc độ dài trên cơ sở tổng hợp cảm biến Tốc độ dài của xe ô tô trong nghiên cứu được ước lượng bằng phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các cảm biến gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến tốc độ quay bánh xe và GPS. Việc xây dựng thuật toán tổng hợp được bắt đầu từ bài toán tổng quát với các phép đo cùng một đối tượng 𝑥 bằng ba loại cảm biến khác nhau và cho ra các kết quả đo khác nhau theo công thức: 𝑧𝑖 = 𝑥 + 𝑣𝑖, 𝑖 = 1. .3 (3.36)
  • 15. 13 Với 𝑧𝑖, 𝑖 = 1. .3 là giá trị đo về từ các cảm biến, 𝑣𝑖 là nhiễu của các phép đo tương ứng. Có thể xây dựng phép ước lượng của 𝑥 như sau: 𝑥̂ = 𝑘1 𝑧1 + 𝑘2 𝑧2 + 𝑘3 𝑧3 (3.37) Với 𝑘𝑖 là các trọng số cần phải xác định một cách tối ưu. Định nghĩa sai số phép ước lượng là 𝑥̃ = 𝑥̂ − 𝑥. Để có được 𝑥̂ là ước lượng tối ưu của 𝑥 thì cần tối thiểu hóa trung bình bình phương của 𝑥̃ một cách tối ưu. Hơn nữa, các giá trị 𝑘𝑖 cũng cần phải được xác định với độ lớn độc lập với giá trị của 𝑥. Các điều kiện này dẫn tới các phương trình sau: 𝐸[ 𝑥̃] = 𝐸[𝑘1(𝑥 + 𝑣1) + 𝑘2(𝑥 + 𝑣2) +𝑘3(𝑥 + 𝑣3) − 𝑥] = 0 (3.39) 𝐽 = 𝐸[ 𝑥̃2] = 𝐸[(𝑘1(𝑥 + 𝑣1) + 𝑘2(𝑥 + 𝑣2) +𝑘3(𝑥 + 𝑣3) − 𝑥)2 ] (3.42) Với 𝐸[ 𝑥̃] và 𝐸[ 𝑥̃2] lần lượt là kỳ vọng và phương sai của sai số phép ước lượng. Giải các phương trình trên và phương trình đạo hàm riêng của phương sai đối với các 𝑘𝑖 thì sẽ có được giá trị của các trọng số này theo phương sai của từng phép đo 𝜎𝑖 2 như sau: 𝑘1 = 𝜎2 2 𝜎3 2 𝜎1 2 𝜎2 2 + 𝜎2 2 𝜎3 2 + 𝜎1 2 𝜎3 2 (3.49) 𝑘2 = 𝜎1 2 𝜎3 2 𝜎1 2 𝜎2 2 + 𝜎2 2 𝜎3 2 + 𝜎1 2 𝜎3 2 (3.47) 𝑘3 = 𝜎1 2 𝜎2 2 𝜎1 2 𝜎2 2 + 𝜎2 2 𝜎3 2 + 𝜎1 2 𝜎3 2 (3.48) Ứng dụng kết quả trên trong việc xác định tốc độ dài của xe ô tô điện, nhiệm vụ còn lại là xác định phương sai của các cảm biến trong từng trường hợp cụ thể. Quá trình vận hành xe có thể được chia làm ba giai đoạn gồm tăng tốc, giảm tốc và đi ổn định như trình bày trong bảng 1. Ứng với các giai đoạn này mà phương sai của các cảm biến cũng sẽ khác nhau và cần phải tiến hành thực nghiệm với hệ thống chuẩn để xác định các giá trị này.
  • 16. 14 Bảng 1. Các giai đoạn của vận tốc Tăng tốc Đi ổn định Phanh/giảm tốc 𝒑 𝒂 > 𝟎 𝒂 𝒙 > 𝒆 𝒙 𝒑 𝒃 = 𝟎 (3.51) 𝑝 𝑎 > 0 |𝑝 𝑎̇ | ≤ 𝑒 𝑎 |𝑎 𝑥| ≤ 𝑒 𝑥 𝑝 𝑏 = 0 (3.52) 𝑝 𝑎 = 0 𝑎 𝑥 ≤ −𝑒 𝑥 𝑝 𝑏 > 0 (3.53) Trong đó, 𝑒 𝑥 và 𝑒 𝑎 là các hằng số có giá trị nhỏ tương ứng với gia tốc và vị trí chân ga để phân biệt các giai đoạn của vận tốc. 𝑝 𝑎 và 𝑝 𝑏 là vị trí chân ga và chân phanh. CHƯƠNG 4 ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG XE Ô TÔ ĐIỆN 4.1. Điều khiển giới hạn hệ số trượt Dựa trên hệ số trượt đã ước lượng được, thuật toán điều khiển giới hạn hệ số trượt được đề xuất với hoạt động theo kiểu bù feedforward và cấu hình hệ thống bù được trình bày trong Hình 4.2. Hệ thống điều khiển này cho phép hạn chế hệ số trượt dưới giá trị cho phép nhằm khống chế độ trượt của xe trong vùng an toàn. Hình 4.3. Luật bù kiểu 1 Hình 4.5. Luật bù kiểu 2 Luật bù được mô tả trên Hình 4.3 và 4.5. Trong đó, Hình 4.3 trình bày luật bù thứ nhất cho kết quả bị dao động tần số cao ở lượng đặt Hình 4.2. Cấu hình hệ thống điều khiển giới hạn hệ số trượt
  • 17. 15 mô men. Luật bù thứ hai ở Hình 4.5 được biến đổi thành một khâu rơ- le nhằm giảm tần số đập mạch trong tín hiệu đặt mô men. Trong đó, Δ𝑇max chính là được đặt mô men từ người lái thông qua chân ga. 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡 được chọn là 0,08. 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡 + = 0,09 và 𝜆̂ 𝑙𝑖𝑚𝑖𝑡 − = 0,07. a) Vận tốc a) Vận tốc b) Hệ số trượt b) Hệ số trượt c) Mô men đặt Hình 4.8. Bộ bù kiểu 1 c) Mô men đặt Hình 4.9. Bộ bù kiểu 2 Hệ số 𝐾 là độ dốc đường đặc tính và được xác định theo công phương trình sau: 𝐾 = Δ𝑇 𝜆̂ = 𝑚𝑔𝑅 𝑒𝑓𝑓 (4.2)
  • 18. 16 Chất lượng của bộ điều khiển kiểu bù được mô phỏng kiểm chứng và được trình bày trong các Hình 4.8 và 4.9. Trước hết, có thể thấy hệ số trượt đã được giữ ổn định tại giá trị điều khiển (Hình 4.8) hay dao động quanh giá trị cố định (Hình 4.9). 4.2. Điều khiển chống trượt trên cơ sở ước lượng mô men truyền cực đại Mô men truyền cực đại được sử dụng cho việc giới hạn mô men đặt từ phía người lái để đảm bảo xe vận hành ổn định trên các điều kiện mặt đường không tốt. Theo công trình khoa học ban đầu đã công bố, mô men truyền cực đại được tính như sau: 𝑇 𝑚𝑎𝑥 = ( 𝐽 𝑤 α𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓 2 + 1) 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑑 (4.7) Với 𝛼 là tỉ số giữa gia tốc xe và gia tốc bánh xe, 𝐹𝑑 là lực lái của xe ô tô và được ước lượng theo công thức 𝐹𝑑 = 𝑇 𝑅 𝑒𝑓𝑓 − 𝐽 𝑤ω̇ 𝑅 𝑒𝑓𝑓 (4.8) Do việc lựa chọn 𝛼 mang tính kinh nghiệm và không có cơ sở nên luận án đề xuất cải tiến hệ thống điều kiển bằng cách xác định lại 𝑇max có tính đến ảnh hưởng của đặc tính mặt đường thông qua hệ số trượt như sau: 𝑇 𝑚𝑎𝑥 = ( 𝐽 𝑤 (1 − λ)𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓 2 + 1) 𝑅 𝑒𝑓𝑓 𝐹𝑑 − 𝐾𝑐 𝜆 (4.11) Với 𝐾𝑐 𝜆 là thành phần đưa vào để bù sự biến động tăng của 𝜆 trong quá trình quá độ của việc điều khiển khi xe đi vào vùng đường trơn. 𝐾𝑐 có điều kiện sau: 𝐾𝑐 ≥ κ 𝐽 𝑤 𝐹𝑑 𝑚𝑅 𝑒𝑓𝑓 (4.15) Trong đó, 𝜅 là hệ số chỉnh định và nếu 𝜆 được điều khiển nhỏ hơn 0,2 thì κ ≥ 2.78. Cấu trúc bộ điều khiển được trình bày trong Hình 4.10.
  • 19. 17 Hình 4.10. Cấu trúc bộ điều khiển Việc khảo sát và chứng minh tính ổn định của hệ thống điều khiển đã được trình bày chi tiết trong quyển luận án. Việc kiểm chứng hệ thống điều khiển được đánh giá trước hết qua mô phỏng với việc lựa chọn các hệ số chỉnh định 𝜅 khác nhau. Việc khảo sát sự ảnh hưởng của đáp ứng điều khiển khi thay đổi 𝜅 được đề cập kỹ trong quyển luận án. Các Hình 4.14 và 4.16 mô tả kết quả mô phỏng và so sánh các giá trị khi thay đổi 𝜅 với phương pháp nguyên bản. Thử nghiệm cho thấy với giá trị 𝜅 = 20 cho kết quả tốt nhất khi hệ số trượt được khống chế ở mức không đổi. Hình 4.14. Tốc độ của xe và bánh xe Hình 4.16. Hệ số trượt
  • 20. 18 CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 5.1. Xây dựng hệ thống thực nghiệm 5.1.1. Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu Hệ thống thu thập dữ liệu có nhiệm vụ đo các tín hiệu từ hệ cảm biến chuyển động, kết nối với mạng CAN trên xe ô tô thử nghiệm là xe ô tô điện i-MiEV do Mitsubishi sản xuất. Từ đó, áp dụng các thuật toán để ước lượng hệ số trượt và vận tốc dài theo yêu cầu đề ra. Hệ thống phần cứng gồm một mạch Vi điều khiển dòng dsPIC30F và một bộ điều khiển MyRIO 9500 của National Instruments. Cấu hình hệ thống được trình bày trên Hình 5.1. Hình 5.1. Cấu hình hệ thống phần cứng thu thập dữ liệu 5.1.2. Hệ thống tham chiếu DAS-3 Hệ thống DAS-3 do Kitsler sản xuất được sử dụng làm hệ thống tham chiếu. Mục đích của hệ thống trước hết là tạo tín hiệu chuẩn để chỉnh định các phép ước lượng đề xuất. Sau đó, kết quả đo của hệ DAS-3 sẽ được sử dụng để so sánh với kết quả đo thời gian thực từ hệ thống ước lượng đề xuất.
  • 21. 19 Hình 5.4b. Các cảm biến của DAS-3 Hình 5.4a. Hệ thu thập dữ liệu Hình 5.4b và 5.4a mô tả các hệ thống thực nghiệm của luận án. 5.1.3. Hệ thống điều khiển cho mô hình Signal HIL Chương 2 đã mô tả việc xây dựng và chạy thử nghiệm hệ thống Signal HIL cho xe ô tô điện. Việc triển khai hệ thống điều khiển được thực hiện trên một mạch điều khiển bên ngoài và có giao tiếp với hệ thống thí nghiệm thông qua một số chuẩn kết nối như được mô tả trong Hình 5.5 và 5.6. Hình 5.5. Cấu hình hệ thống điều khiển Signal HIL Hình 5.6. Hệ thống điều khiển và mô phỏng kiểu Signal HIL 5.2. Kết quả thực nghiệm 5.2.1. Nâng cao tốc độ trích mẫu cảm biến với M-MKF Bộ M-MKF được thử nghiệm trên hai loại cảm biến gồm (1) đo tốc độ quay của bánh xe có độ phân giải 36 xung/vòng và hoạt động ở tốc độ 10Hz, và (2) cảm biến GPS hoạt động ở tần số 10Hz. Với bộ M-MKF, cả hai cảm biến này được nâng tốc độ trích mẫu lên 500Hz.
  • 22. 20 Hình 6.5 và 6.6 trình bày chất lượng của bộ M-MKF trong việc nâng cao tốc độ làm việc của các cảm biến này. Hình 5.11. M-MKF với encoder bánh xe Hình 5.12. M-MKF với GPS 5.2.2. Ước lượng hệ số trượt không dùng thông tin vận tốc Cấu hình hệ thống ước lượng hệ số trượt được trình bày trên Hình 6.7. Tốc độ cập nhật hệ số trượt được đặt ra là 500Hz. Vì vậy, tốc độ bánh xe đo thông qua cảm biến encoder sẽ được nâng cao lên tương ứng thông qua bộ M-MKF. Kết quả kiểm chứng thực nghiệm cho phương pháp ước lượng hệ số trượt được trình bày trên Hình 6.8a ứng với thử nghiệm trên mô hình HIL và Hình 6.8b ứng với thử nghiệm trên xe ô tô điện i-MiEV. Hình 5.14a. Thực nghiệm với HIL Hình 5.14b. Thực nghiệm với i- MiEV Hình 5.13. Cấu hình hệ thống thực nghiệm ước lượng hệ số trượt
  • 23. 21 5.2.3. Ước lượng tốc độ dài với phương pháp tổng hợp cảm biến Cấu hình hệ thống ước lượn vận tốc dài xe ô tô điện được mô tả trên Hình 6.9. Tương tự hệ số trượt, tốc độ dài cũng được ước lượng ở tần số 500Hz. Vận tốc bánh xe và vận tốc đo từ GPS thông qua bộ M-MKF được tăng tần số trích mẫu lên bằng với tần số làm việc này. Để kiểm chứng khả năng của hệ thống ước lượng, xe ô tô được thử nghiệm trong trường hợp xấu nhất, đó là di chuyển trên đường có vùng đường trơn và vùng đường bám. Hình 6.10a là kết quả ước lượng tốc độ dài và có so sánh với tốc độ bánh xe cũng như tốc độ đo từ hệ thống tham chiếu. Hình 6.10b mô tả kết quả tính toán hệ số trượt từ thông tin vận tốc ước lượng. Kết quả này có so sánh với kết quả tính toán từ hệ thống đo tham chiếu. Hình 5.15. Cấu hình hệ thống ước lượng tốc độ dài Hình 5.16a. Vận tốc ước lượng Hình 5.16b. Hệ số trượt
  • 24. 22 5.2.4. Điều khiển giới hạn hệ số trượt b) Vận tốc xe và bánh xe b) Vận tốc xe và bánh xe c) Hệ số trượt đo và ước lượng Hình 5.18. Kết quả với bộ bù kiểu 1 c) Hệ số trượt đo và ước lượng Hình 5.19. Kết quả với bộ bù kiểu 2 Điều khiển giới hạn hệ số trượt được thử nghiệm trên hệ thống mô phỏng thời gian thực kiểu Signal HIL với nền tảng dSPACE DS-1103. Kết quả thử nghiệm được trình bày trên các Hình 6.12 và 6.13 với hai bộ bù khác nhau. Nhìn chung, tốc độ bánh xe và hệ số trượt trong cả hai bộ bù đều được giữ ổn định. Hệ số trượt ước lượng bám rất sát với hệ số trượt đo thực tế trong mô hình. 5.2.5. Điều khiển giới hạn mô men truyền cực đại Kết quả thử nghiệm phương pháp điều khiển giới hạn mô men truyền cực đại được trình bày trên các hình từ Hình 6.14 tới Hình 6.17. Các hệ số chỉnh định 𝜅 cũng được thử nghiệm với ba giá trị như trong phần mô phỏng gồm 𝜅 = 2,78; 20 và 50. Các kết quả điều khiển cũng được so sánh với phương pháp MTTE nguyên bản.
  • 25. 23 Hình 5.20. MTTE nguyên bản Hình 5.21. 𝜅 = 2.78 Có thể thấy, thử nghiệm trên hệ thống Signal HIL cũng cho kết quả tương tự như trên mô phỏng. Trong đó, bộ điều khiển với hệ số chỉnh định 𝜅 = 20 cho kết quả tốt nhất khi giữ được hệ số trượt ở giá trị ổn định. Trong toàn bộ quá trình chạy thử nghiệm, bộ ước lượng hệ số trượt đã cho thấy khả năng làm việc tốt khi giá trị ước lượng bám sát giá trị đo và phục vụ tốt cho quá trình điều khiển. Hình 5.22. 𝜅 = 20 Hình 5.23. 𝜅 = 50 KẾT LUẬN Với nhiệm vụ ước lượng hệ số trượt và ứng dụng cho bài toán điều khiển lực kéo của xe ô tô điện, luận án đã đạt được các kết quả sau: - Xây dựng được mô hình mô phỏng xe ô tô điện, từ đó, xây dựng hệ thống Signal HIL phục vụ thử nghiệm thực nghiệm. - Đề xuất các thuật toán ước lượng hệ số trượt, ước lượng vận tốc dài và các thuật toán điều khiển chống trượt, điều khiển lực kéo đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
  • 26. 24 - Xây dựng được thuật toán nâng cao tốc độ trích mẫu của các cảm biến để đồng bộ hệ thống trích mẫu, làm cơ sở cho các bộ ước lượng tốc độ cao. - Xây dựng được hệ thống thực nghiệm phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu Các hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở ra từ luận án bao gồm: - Xác định và ước lượng thời gian thực hệ số trượt tối ưu đối với từng điều kiện mặt đường và điều kiện vận hành cụ thể. - Điều khiển hệ số trượt ở giá trị chính xác, thường là giá trị tối ưu đã ước lượng được. - Điều khiển tối đa lực lái trên cơ sở giá trị hệ số trượt tối ưu. Nếu điều khiển được tối đa lực lái, công suất của động cơ cũng sẽ có thể phát huy được mở mức tối ưu. - Xây dựng các thuật toán ước lượng thêm các trạng thái khác của ô tô điện như góc trượt thân xe, góc lăn xe, vận tốc ngang trục và thiết kế các bộ điều khiển để ổn định xe ô tô điện ở các bậc tự do này
  • 27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Võ Duy Thành, Tạ Cao Minh, 2019, “Tổng hợp dữ liệu đa cảm biến và ứng dụng trong ước lượng vận tốc dài xe ô tô điện”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, số 132. 2. Võ Duy Thành, Lê Đức Lộc, Nguyễn Văn Quỳnh, Tạ Cao Minh, 2018, “Điều khiển giới hạn mô men truyền cực đại cho ô tô điện trên cơ sở ước lượng tỉ số trượt”, Chuyên san Điều khiển và Tự động hóa, số 21, quyển 2. 3. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2018, “Slip Ratio Estimation for Traction Control of Electric Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power and Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Chicago, USA. 4. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2017, “Modified Multirate Kalman Filter for Improving the Sampling Frequency of Single Low Speed Sensor”, in Proceeding of Vehicle Power and Propulsion Conference (VPPC), p.1- 6, Belfort, France. 5. Võ Duy Thành, Phạm Văn Quyền, Vũ Hoàng Long, Tạ Cao Minh, 2017, “Multirate Kalman Filter và ứng dụng trong việc nâng cao tốc độ trích mẫu của cảm biến”, Hội nghị về Điều khiển và Tự động hóa cho Phát triển bền vững - CASD, Hà Nội. 6. Thanh Vo-Duy, Minh C.Ta, 2016, “A signal hardware-in-the-loop model for electric vehicles”, ROBOMECH Journal 3 (1), Springer International Publishing. 7. Thanh Vo-Duy, Truong Dinh Thai, Minh C.Ta, 2016, “Design of sensor data acquisition platform for eclectric vehicles”, in proc. The 9th AUN/SEED-Net Regional conference on Electrical and Electronic Engineering (RCEEE), p.201-206, Hanoi. 8. Thanh Vo-Duy, Thinh Dao-Quy, Nguyen Bao-Huy, Minh C.Ta, 2015, “Design of Hardware-in-the-loop Model for Electric Vehicles”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 123 – 129, Thái Nguyên. 9. Thanh Vo-Duy, Tran Thi Minh Trang, Minh C.Ta, 2015, “Design of driving interface device for electric vehicle”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 130 – 135, Thái Nguyên. 10. Dũng Nguyễn, Huy Nguyễn Bảo, Thành Võ Duy and Minh C. Ta, 2015, “Mô hình hóa ô tô điện bằng phương pháp EMR với mô hình mở rộng
  • 28. của tương tác bánh xe – mặt đường”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 3 về Điều khiển và Tự động hóa – VCCA, trang 117 – 122, Thái Nguyên. 11. Thanh Vo-Duy and Minh C.Ta, 2015, “A Universal Dynamic and Kinematic Model of Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power and Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Montreal, Canada. 12. Nguyen Bao-Huy, Dzung Nguyen, Thanh Vo-Duy and Minh C. Ta, 2015, “An EMR of Tire-Road Interaction based-on “Magic Formula” for Modeling of Electric Vehicles”, in Proceeding of Vehicle Power and Propulsion Conference (VPPC), p.1-6, Montreal, Canada. 13. Võ Duy Thành, Lê Tiến Sự, Nguyễn Hà Thành Long, Tạ Cao Minh, 2014, “Thiết kế công cụ đọc thông tin truyền thông trên mạng CAN”, Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 về Cơ Điện tử - VCM, trang 640-647, Biên Hòa.