SlideShare a Scribd company logo
1 of 181
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ NGỌC HÀ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI - Năm 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ NGỌC HÀ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 62 31 01 05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Thị Thơm
HÀ NỘI - Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Ngô Thị Ngọc Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIÁ 7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 15
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, vấn đề đặt ra
và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29
2.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sự cần
thiết phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 29
2.2. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế
46
2.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của
một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 66
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN
QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ 79
3.1. Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam giai đoạn 2007-2016 79
3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 109
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 119
4.1. Phương hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 119
4.2. Giải pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 126
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC
BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt
ACCSQ ASEAN Consultative
Committee for Standards and
Quality
Ủy ban Tư vấn ASEAN về tiêu
chuẩn và chất lượng
AEC Asian Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
ANSI American National Standards Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BSI The British Standards Institution Viện Tiêu chuẩn Vương quốc Anh
EMC Electro-magnetic Compatibilty Chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương
thích điện từ của thiết bị
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
ICS International Classification of
Standard
Khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế
IEC International Electrotechnical
Commission
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
JIS Japan Industrial Standard Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản
KAST Korea Advanced Institute of
Science and Technology
Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn
Hàn Quốc
MoU Memorendum of Understanding Biên bản ghi nhớ
NSB National Standard Body Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia
MRA Mutual Recognition
Arrangements
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
PASC Pacific Area Standards Congress Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt
Nam
SDOs Standards Developing
Organizations
Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn
SPS Sanitary and Phytosanitary
Measure
Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch
động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
TCH Tiêu chuẩn hóa
TCKV Tiêu chuẩn khu vực
TCN Tiêu chuẩn ngành
TCQG Tiêu chuẩn quốc gia
TCQT Tiêu chuẩn quốc tế
TCVN Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng
kinh tế ................................................................................................... 10
Bảng 2.1: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước...................................... 32
Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tương ứng với các chức năng hoạt động/Dữ liệu đánh
giá của doanh nghiệp............................................................................ 57
Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 58
Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn
tại Trung Quốc...................................................................................... 67
Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực)
giai đoạn 2007-2016............................................................................. 80
Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016............... 86
Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016................................... 87
Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016.......................... 89
Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa
trong giai đoạn 2007-2016 ................................................................ ..95
Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận
với phương pháp chấp nhận quốc tế giai đoạn 2007-2016 ................. ..99
Bảng 3.7: Tiêu chuẩn áp dụng tại Vinakip ......................................................... 106
Bảng 3.8: Tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn
tại Vinakip........................................................................................... 107
Bảng 3.9: Kết quả tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn
của một số doanh nghiệp..................................................................... 108
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại...................................... ..41
Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn
2007-2016 .................................................................................. ..80
Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia
tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016 ....................................... ..83
Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia
tăng ít trong giai đoạn 2007-2016.............................................. ..84
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa trong tổng số tiêu
chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016......................... ..93
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa theo số tiêu chuẩn
quốc gia được công bố hàng năm trong giai đoạn 2007-2016 ...... ..94
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hài hòa theo các
mức độ tương đương trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
trong giai đoạn 2007- 2016 ....................................................... 101
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được soát xét
trong giai đoạn 2007-2016 ......................................................... 102
Hình 2.1: Các bên liên quan trong quá trình xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia....................................................................... 65
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, tiêu chuẩn có vai trò quan
trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường
được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các
quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn
chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán. Ngày nay,
không ai còn nghi ngờ gì khi nói rằng tiêu chuẩn có vai trò và tác dụng to lớn
đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi người nói riêng và đối với sự phát triển
kinh tế của đất nước, hội nhập quốc tế nói chung. Thông thường, chúng ta
không nghĩ đến tiêu chuẩn, trừ khi gặp phải những bất lợi khi thiếu vắng
chúng. Trong thực tế, rất khó hình dung được cuộc sống hàng ngày mà không
có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chính là yếu tố để hợp lý hóa sản xuất; thuận lợi
hóa giao dịch, là yếu tố sáng tạo và phát triển sản phẩm, yếu tố chuyển giao
công nghệ mới và là yếu tố quyết định chiến lược.
Ngài Kofi Annan - Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong cuộc họp
Đại hội đồng lần thứ 27 ngày 14-16/9/2004 tại Geneva, Thụy Sỹ, đã đánh giá
tiêu chuẩn có vai trò quan trọng để phát triển một cách bền vững, nó có vai trò
vô giá giúp các nước phát triển kinh tế và xây dựng năng lực cạnh tranh trên
thị trường toàn cầu. Đối với thế giới của chúng ta, tiêu chuẩn tạo nên sự khác
biệt mang tính tích cực.
Nhận thức rõ vai trò của tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua Việt Nam đã rất chú
trọng phát triển hệ thống này và đạt được nhiều kết quả. Hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia hiện hành với hơn 9.550 tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN),
trong đó hơn 50 % đạt tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
2
do 13 bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đã và đang trở thành công cụ hữu
hiệu góp phần đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tiêu chuẩn quốc gia
được định hướng xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và
những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước. Mặt khác,
tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
không ngừng được nâng lên sẽ góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và
đổi mới công nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có
chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam hiện nay vẫn còn
nhiều hạn chế như: vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực cần xây dựng; tỷ lệ
tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực có tăng
lên nhưng hiệu quả chưa cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo
phương pháp không tương đương còn khá cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được
soát xét thay thế, hủy bỏ để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của khoa học
công nghệ chưa nhiều... Tất cả những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động thương mại nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước nói chung.
Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế
giới, khi phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia
đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với
phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, thì bài toán phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia như thế nào để đáp ứng tình hình mới lại càng trở
nên bức thiết hơn.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản
về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phân tích, đánh giá thực trạng,
3
từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu
sinh chọn đề tài: “Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong
hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế
phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động thực tiễn của nghiên cứu sinh,
với tư cách là cán bộ thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nên
nghiên cứu sinh nhận thấy sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn
tồn tại nhiều vấn đề mà trong xử lý công việc hàng ngày của mình cũng gặp
không ít khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề này hy
vọng sẽ giúp ngành và bản thân giải tỏa được phần nào những vấn đề đó.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ở Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành (năm
2007) đến năm 2016, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và xây dựng một số vấn đề lý luận về phát triển hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra một số bài học đối với
phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam.
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn
chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2035.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 dưới góc độ Kinh tế phát
triển, tức là nghiên cứu về mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; phát triển cấu trúc của hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng
đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm hai bộ phận là: (1) Tiêu chuẩn
quốc gia, ký hiệu là TCVN; (2) Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Luận
án tập trung nghiên cứu về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam, không nghiên cứu tiêu chuẩn cơ sở trong nội tại của khu vực các
doanh nghiệp.
- Luận án nghiên cứu sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 và đề xuất phương hướng phát triển đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
5
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về phát triển của phép
biện chứng duy vật và của Kinh tế phát triển. Đồng thời, luận án còn dựa trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát
triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế
quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là
phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
+ Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong
phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của luận án (chương 2)
nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định
được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam (chương 3) trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2.
+ Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng
trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3.
+ Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng
nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu nghiên cứu
Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án
chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình
6
nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; Các danh mục tiêu chuẩn quốc
gia của Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát hành
hàng năm từ năm 2008-2017.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về mặt lý luận:
- Xây dựng khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, xác định
nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
- Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đúc rút những bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia của một số quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), bổ sung vào
lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
5.2. Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở
Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
Cho đến nay, vấn đề tiêu chuẩn nói chung, cũng như tiêu chuẩn quốc gia
nói riêng, rất được các quốc gia, các tổ chức quốc tế và công ty quan tâm.
Chính vì thế, vấn đề này đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, công trình
nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, một số quốc gia cũng đã có những nghiên cứu để
phát triển và cải tiến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của mình. Nội dung các
công trình sẽ được sắp xếp và phân loại thành những mảng vấn đề có liên
quan như sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Liên quan đến tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đã
có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới được công bố, có
thể chia các công trình đó theo các hướng nghiên cứu như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn hóa và phát
triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
Trong công trình “Standard and Standardization Handbook (Sổ tay Tiêu
chuẩn và Tiêu chuẩn hóa)”[86], tác giả Peter Hatto đã nêu rất cụ thể vai trò
quyết định của tiêu chuẩn trong việc: (i) Đảm bảo an toàn, chất lượng và độ
tin cậy của sản phẩm, quá trình và dịch vụ; (ii) Sản xuất hiệu quả; (iii) Giảm
chi phí thông qua cạnh tranh; (iv) Hỗ trợ các điều luật, quy định. Bên cạnh đó,
bằng cách cung cấp cầu nối giữa nghiên cứu với các ngành công nghiệp, tiêu
chuẩn có giá trị như một công cụ thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa thông
qua: (i) Phổ biến các ý tưởng mới và thực hành tốt; (ii) Xác nhận các công cụ
và phương pháp đo lường mới; (iii) Thực hiện các quá trình và quy trình mới.
8
Bên cạnh đó, vai trò của tiêu chuẩn cũng được Oliver Hogan và các
cộng sự thể hiện qua “The Economic Contribution of Standards to the UK
Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85]
dưới rất nhiều khía cạnh như: Sự phát triển của tiêu chuẩn là do nhu cầu
của các ngành công nghiệp; Tiêu chuẩn giúp giải quyết các vấn đề nền
tảng, vấn đề về tổ chức và kỹ thuật, mà nếu không được giải quyết, sẽ dẫn
đến hoạt động thị trường không hiệu quả và kết quả kinh tế kém; Tiêu
chuẩn giúp các ngành công nghiệp vượt qua các vấn đề mà nếu không có
tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kết quả kém hơn cho các doanh nghiệp, cụ thể tiêu
chuẩn: (i) Tạo thuận lợi cho khả năng tương tác giữa các sản phẩm và quy
trình; (ii) Giảm sự bất đồng của hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả;
(iii) Đảm bảo chất lượng và thúc đẩy năng suất; (iv) Trao đổi thông tin kỹ
thuật một cách hiệu quả.
Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu,
cũng đã được Hulusi Senturk khẳng định trong “Effects of standardization
on global competition (Ảnh hưởng của tiêu chuẩn hóa lên cạnh tranh toàn
cầu)” [79], cụ thể: (i) Tăng cường giao thương thương mại; (ii) Cải tiến
công nghệ và tăng mức độ sử dụng rộng rãi của công nghệ; (iii) Nâng cao
hiệu quả sản xuất; (iv) Tăng khả năng cạnh tranh; (v) Quản lý quá trình
hiệu quả; (vi) Đem đến lợi ích cho cộng đồng: sức khỏe cộng đồng, bảo
vệ môi trường, đảm bảo phát triển ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng v.v…
Tác giả Biatna Dulbert Tampubolon trong “Why still develop national
standards for export? An Indonesia case study (Tại sao vẫn phải xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia xuất khẩu? Nghiên cứu tại Indonesia)” [68] cũng đã nhận
định: Tự do hoá thương mại đã đi vào một chính sách chung để giảm rào cản
thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tìm cách bảo vệ quyền lợi của các nhà
9
sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh hàng nhập khẩu. Nhiều quốc gia
sử dụng các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp như các biện pháp phi thuế
quan. Xu hướng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển,
chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế bởi vì nó làm giảm thời gian, giảm chi phí
và giúp mở ra những thị trường mới. Tại sao các nước đang phát triển vẫn
đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu? Theo các kết quả thu
được từ phân tích dữ liệu thực nghiệm sử dụng bảng phù hợp, giá trị của hệ
số tương quan tương đối nhỏ, nhưng vẫn cao hơn đến hai năm. Nhìn chung,
điều này đã có một tác động đáng kể đến thương mại của Indonesia. Nhìn từ
mô hình hồi quy tuyến tính, có một số tác động tích cực và tiêu cực trong
một số sản phẩm ngành. Tốc độ tăng trưởng về phát triển tiêu chuẩn ở
Indonesia đóng góp 14,42% tác động đến giá trị xuất khẩu từ năm 2000 đến
năm 2014 và sự tăng trưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn chỉ mang lại
10,02% tác động tích cực trong cùng kỳ. Nhìn chung, sự kết hợp của hai các
yếu tố có tác động tích cực ở mức 12,54%.
Trong công trình “National Standards Infrastructure Underpinning
the Economic Growth of Korea (Hạ tầng Tiêu chuẩn Quốc gia là cơ sở
giúp Tăng trưởng Kinh tế của Hàn Quốc)”[90], tác giả Seo Sangwook cũng
chứng minh tác động tích cực của tiêu chuẩn hóa lên nền kinh tế, cụ thể,
tiêu chuẩn tác động đến 80 % giao dịch hàng hóa quốc tế, 76 % tổng
thương mại ở EU.
Qua các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau được nêu trong công
trình “The Impact of Standardization and Standards on Innovation (Tác
động của Tiêu chuẩn hóa và Tiêu chuẩn lên Sự đổi mới)” [82] của tác giả
Knut Blind cũng đã chứng minh vai trò của tiêu chuẩn trong việc truyền
tải kiến thức kỹ thuật và đóng góp của chúng vào tăng trưởng kinh tế, chi
tiết như bảng sau.
10
Bảng 1.1 - Các nghiên cứu quốc gia về
tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế
Quốc gia Xuất bản phẩm Khung
thời gian
Tỷ lệ tăng
trưởng GDP
(%)
Đóng góp của
tiêu chuẩn vào
tăng trưởng GDP
(%)
Đức DIN (2000) 1960-1990 3,3 0,9
Đức DIN (2011) 1992-2006 1,1 0,8
Pháp AFNOR (2009) 1950-2007 3,4 0,8
Vương quốc
Anh
DTI (2005) 1948-2002 2,5 0,3
Canada
Hội đồng Tiêu
chuẩn Canada
(2007)
1981-2004 2,7 0,2
Australia
Tiêu chuẩn
Australia
(2006)
1962-2003 3,6 0,8
Hai là, các công trình nghiên cứu về sự cần thiết của hài hòa tiêu chuẩn
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên không biên giới, các
giao dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ đang mở rộng, tầm quan trọng của
việc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) nhằm làm giảm các rào cản kỹ
thuật đối với thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Điều này có thể xảy ra
khi các quốc gia ban hành các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật có thể được coi là
không hợp lý nếu được áp dụng bắt buộc làm cho các công ty nước ngoài kinh
doanh ở nước đó gặp khó khăn. Nhằm tránh những rào cản kỹ thuật không
cần thiết, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của (WTO) năm
1995 đưa ra một bộ quy tắc thực hành tốt, theo đó các quốc gia công nhận và
sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Oliver Hogan và các cộng sự trong công trình “The Economic Contribution of
11
Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế
nước Anh)” [85] cũng chỉ rõ, để tạo thuận lợi cho hoạt động của một thị
trường chung hài hoà, các tiêu chuẩn được xây dựng do các cơ quan tiêu
chuẩn hóa Châu Âu (CEN, CENELEC) phải được tất cả các nước thành viên
chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia.
Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng
không nằm ngoài xu hướng vận động chung, trong công trình“Cộng đồng kinh
tế ASEAN Blueprint Implementation Performance and Challenges: Standards
and Conformance (Thách thức và hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động của
AEC: Tiêu chuẩn và Sự phù hợp)”[87] của tác giả Rully Prassetya và Ponciano
S. Intal Jr cũng đã nêu rõ, trong bối cảnh hàng rào thuế quan trong ASEAN
đang dần được xóa bỏ thì các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn quốc gia, quy
chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trở thành Rào cản Kỹ thuật
đối với Thương mại (TBT) khi được áp dụng quá chặt chẽ. Các nghiên cứu chỉ
ra rằng TBT có thể có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của các doanh nghiệp,
đặc biệt là các nhà sản xuất các sản phẩm dễ hư hỏng và các doanh nghiệp dựa
vào đầu vào nhập khẩu. Chính vì vậy, hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và đánh giá sự phù hợp là một trong những biện pháp chủ chốt để giảm thiểu
ảnh hưởng tiêu cực của TBT lên các quốc gia thành viên ASEAN. Các quốc
gia ASEAN đang hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù
hợp trong 9 lĩnh vực: sản phẩm nông nghiệp; máy móc ô tô; công trình và vật
liệu xây dựng; mỹ phẩm; thiết bị điện và điện tử; thiết bị y tế; dược phẩm; cao
su; thuốc và thực phẩm chức năng.
Tăng cường sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc
gia cũng cho phép các quốc gia sử dụng các sản phẩm và công nghệ vượt ra
ngoài biên giới quốc gia, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Với việc
thực thi Hiệp định WTO/TBT vào tháng 1/1995, Nhật Bản đã thúc đẩy sự
12
nhất quán về nội dung kỹ thuật giữa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu
chuẩn quốc tế. Cụ thể tổng số tiêu chuẩn quốc gia (JIS) hiện hành của Nhật
Bản đến năm 2013 là 10399 tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa
với tiêu chuẩn quốc tế là 5725 tiêu chuẩn, trong đó: hoàn toàn tương đương
với tiêu chuẩn quốc tế là 40%, tương đương có sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế
là 57% và không tương đương là 3%. [83]
Trong “Policy on Standards Adoption of International Standards (Chính
sách về tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế)”[71], Ban Tiêu chuẩn
Malaysia cũng đã chỉ ra việc thực thi chính sách này đảm bảo rằng việc chấp
nhận các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện một cách nhất quán và phù hợp
với các chính sách tổng thể và chiến lược đối với tiêu chuẩn quốc gia
Malaysia. Chính sách đã được xây dựng để đảm bảo việc chấp nhận các tiêu
chuẩn quốc tế để thực hiện các nghĩa vụ khi Malaysia đã là một thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã ký Hiệp định hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật
(SPS). Chính sách này được thực hiện để thông qua các mục tiêu sau: (i) để
đạt được mức độ tối đa sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; (ii) thực hiện các
nghĩa vụ về tiêu chuẩn đối với quy định trong Hiệp định TBT và Hiệp định
SPS và đặc biệt trong Phụ lục 3 của Hiệp định WTO /TBT - Quy tắc Thực
hành tốt cho Xây dựng, Chấp nhận và Áp dụng tiêu chuẩn; (iii) xây dựng hệ
thống Tiêu chuẩn Malaysia thích hợp cho thương mại, cập nhật và toàn diện.
Ba là, các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa
của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó tiêu biểu là:
Tác giả Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill trong “Standardization
Strategy of China - Achievements and Challenges (Chiến lược tiêu chuẩn hóa
của Trung Quốc - Thành tựu và Thách thức)” [92] đã chỉ ra chiến lược tiêu
chuẩn hóa tại Trung Quốc hướng tới: (i) Sử dụng quan điểm khoa học về sự
13
phát triển làm nguyên tắc chỉ đạo; (ii) Tập trung vào việc nâng cao khả năng
thích ứng và tính cạnh tranh của tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc; (iii) Bám vào
nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị
trường định hướng; (iv) Thỏa mãn nhu cầu của đổi mới khoa học quốc gia, sự
phát triển công thương nghiệp và cấu trúc của toàn xã hội đối với tiêu chuẩn
quốc gia; (v) Hỗ trợ, hướng dẫn xã hội và nền kinh tế Trung Quốc phát triển
một cách cân bằng và có tổ chức, mà ở đó nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò
hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng trở thành một
sự nhất trí trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa ở Trung Quốc.
Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản trong “Japanese Standardization
Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản)” [81] cũng chỉ ra chiến lược
tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản tập trung vào 3 điểm: (i) Đáp ứng các nhu cầu của
thị trường và xã hội: Phát triển chiến lược cho các lĩnh vực cụ thể, khuyến khích
sự tham gia nhiều hơn nữa của các bên quan tâm, xây dựng tiêu chuẩn nhanh
chóng và rõ ràng, nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng; (ii) Chiến lược tiêu
chuẩn hóa quốc tế: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với tiêu chuẩn hóa quốc tế của
các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng, các ngành công nghiệp mới bắt
đầu tiêu chuẩn hóa để tăng số lượng trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn, thư ký từ
các ban kỹ thuật/nhóm công tác tiêu chuẩn đến từ Nhật Bản; nỗ lực nâng cao
nhận thức và hỗ trợ đối với tiêu chuẩn hóa từ các lãnh đạo doanh nghiệp; tăng
cường hơn nữa hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trong khu vực Châu
Á Thái Bình Dương bằng cách sử dụng các tổ chức khu vực như PASC và
APEC; Thúc đẩy hợp tác quốc tế; (iii) Tích hợp Nghiên cứu và Phát triển với
Tiêu chuẩn hóa: Nhận thức về tiêu chuẩn hoá từ giai đoạn lập kế hoạch, đặc biệt
là trong việc chuẩn hóa các công nghệ mới; sự tham gia của cộng đồng trong
việc phát triển và tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá thử nghiệm mà đáp ứng
vai trò là tài sản công; thúc đẩy sự phát triển của cấu trúc hạ tầng trí thức như các
tiêu chuẩn đo lường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng.
14
Bên cạnh đó, cam kết của Hoa Kỳ về tầm nhìn chiến lược phát triển tiêu
chuẩn trong nước và trên phạm vi toàn cầu trong “United States Standards
Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ)” [67] nêu rõ quan điểm: (i) Áp
dụng phổ quát các nguyên tắc được quốc tế công nhận để xây dựng các tiêu
chuẩn toàn cầu; (ii) Chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện
nhiều nhất có thể trong quy định hơn là tạo ra các yêu cầu điều hành bổ sung;
(iii) Hệ thống tiêu chuẩn đa dạng và toàn diện, có khả năng hỗ trợ cho các giải
pháp tiêu chuẩn. Các hiệp hội và diễn đàn minh họa cho sự linh hoạt này và là
một phần không thể tách rời của hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu; (iv) Hoa Kỳ cam
kết tiêu chuẩn hoá đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Các hoạt động tiêu chuẩn
được thực hiện bởi các ngành công nghiệp trong các lĩnh vực được lựa chọn cho
khả năng của họ để đáp ứng những nhu cầu đó. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
của Hoa Kỳ mạnh mẽ và toàn diện, và phục vụ tốt trên toàn cầu về thương mại,
tiếp cận thị trường và cạnh tranh quốc gia; (v) Các công cụ điện tử được sử dụng
có hiệu quả để tối ưu hoá việc tạo ra các tiêu chuẩn toàn cầu và để tạo điều kiện
cho việc phổ biến chúng trong nền kinh tế toàn cầu. Đối với trong nước: (i) Một
quá trình hợp tác với các bên liên quan tạo ra những tiêu chuẩn ưu việt và thống
nhất về mặt kỹ thuật để thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu
của Hoa Kỳ; (ii) Tất cả các bên quan tâm của Hoa Kỳ làm việc cùng nhau để loại
bỏ sự dư thừa và chồng chéo; (iii) Phổ biến trong khu vực tư nhân và khu vực
công để nhận ra giá trị của tiêu chuẩn ở cấp quốc gia và toàn cầu và cung cấp các
nguồn lực đủ lớn và cơ chế chi phí ổn định để hỗ trợ các nỗ lực này; (iv) Hệ
thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ đáp ứng một cách nhanh chóng và có trách nhiệm
trong việc cung cấp các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của quốc gia và toàn cầu.
Tiểu ban kỹ thuật diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp trong “APEC Guidelines on Standards
Infrastructure (Hướng dẫn của APEC về Cấu trúc hạ tầng Tiêu chuẩn” [64].
Mục tiêu của chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia nằm trong việc cung cấp
15
điều kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp để tối ưu hóa việc sử dụng tiêu
chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa của nền kinh tế cần nêu rõ tầm nhìn định hướng
mục tiêu cũng như quan điểm chỉ đạo rõ ràng để hoạch định, điều chỉnh, thực
thi và đánh giá các hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia cũng như ở cấp
ngành. Các chiến lược ngành nên tập trung vào các vấn đề toàn cầu mới nổi
và công nghệ mới, phản ánh khả năng cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế.
Một chủ đề quan trọng đối với chiến lược tiêu chuẩn hóa liên quan đến
mối liên hệ giữa tiêu chuẩn hóa và nghiên cứu phát triển quốc gia. Để đạt
được mục đích này, điều quan trọng là khuyến khích các nhà nghiên cứu tham
gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa và gắn kết tiêu chuẩn hóa vào các dự án
nghiên cứu và phát triển như là một phần không thể tách rời. Xét về đánh giá
hiệu quả của các kế hoạch chiến lược và thực thi, các chỉ số hiệu quả sau đây
có thể được xem xét: mức độ tham gia vào tiêu chuẩn hóa được đo bằng các
phương pháp định tính và định lượng, phát triển các tiêu chuẩn về số lượng và
khả năng đáp ứng các nhu cầu đã nêu và khả năng tiếp cận các tài liệu chuẩn
cũng như các kênh phổ biến khác.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong những năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động
tiêu chuẩn hóa và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam. Hầu hết, các
công trình đã được công bố đều tập trung vào một số hướng nghiên cứu sau:
Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn đối với phát
triển kinh tế xã hội nói chung, thương mại quốc tế nói riêng cũng như đóng
góp của tiêu chuẩn lên nền kinh tế ở Việt Nam.
Liên quan đến vai trò của tiêu chuẩn, từ năm 1983, trong cuốn sách “Cơ
sở Tiêu chuẩn hóa”[12] của Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước
đã chỉ ra hoạt động tiêu chuẩn hóa là một công tác đa dạng nhưng có tính định
hướng, đưa mọi hoạt động của xã hội vào nề nếp để đạt được hiệu quả chung
16
có lợi nhất, có tác dụng rất lớn tới việc chấm dứt tình trạng tự do, tùy tiện, tản
mát, hỗn loạn của phương thức sản xuất nhỏ, đưa nền sản xuất và các hoạt
động khác của xã hội đi vào kỷ cương, trật tự, có kế hoạch, có tổ chức một
cách thống nhất và hợp lý để đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn
hóa cũng là phương tiện rất có hiệu quả để tổ chức và quản lý nền sản xuất xã
hội vì cho phép tìm ra những giải pháp tiên tiến và tối ưu về mặt kinh tế, đưa
tất cả những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến vào áp dụng trong thực
tiễn và mọi hoạt động có liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm,
thống nhất hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa, cơ khí hóa và tự động hóa nền
sản xuất cũng như việc cải tiến quản lý sản xuất. Về hiệu lực của tiêu chuẩn
trong chế độ xã hội chủ nghĩa là có thể pháp chế hóa.
Đối với hoạt động thương mại quốc tế, tiêu chuẩn cung cấp một đường
liên kết quan trọng với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và khả năng
cạnh tranh xuất khẩu. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Tiêu chuẩn,
Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT” của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [33]. Cụ thể, tiêu
chuẩn (tự nguyện) và quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc) xác định những hàng hóa,
dịch vụ nào có thể hoặc không thể trao đổi, và đưa ra các quy trình theo đó hoạt
động mua bán trao đổi được phép hay không được phép diễn ra. Tiêu chuẩn rất
quan trọng, nhưng chúng khác nhau giữa các quốc gia, gây khó khăn cho các
nhà sản xuất và xuất khẩu. Chính vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập
khẩu cần biết được những tiêu chuẩn mới nhất được sử dụng trong thị trường
của họ. Nếu tiêu chuẩn được xây dựng một cách tùy tiện, chúng có thể được sử
dụng là công cụ cho chủ nghĩa bảo hộ. Trong hoạt động thương mại quốc tế,
tiêu chuẩn có thể trở thành rào cản trong thương mại, tuy nhiên, chúng cũng rất
cần thiết cho nhiều vấn đề từ bảo vệ môi trường, an toàn, an ninh quốc gia đến
việc bảo vệ người tiêu chuẩn.
17
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tiêu chuẩn là công cụ hữu hiệu
được sử dụng phổ biến trong quản lý sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao
năng suất, chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo
được ảnh hưởng của mình đối với thị trường trong nước, mở rộng cánh cửa
vào thị trường toàn cầu. Trong cuốn cẩm nang doanh nghiệp “Hoạt động tiêu
chuẩn hóa và doanh nghiệp” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
biên soạn [22] cũng đã nêu rõ: (i) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp kiểm soát
các hoạt động nội bộ, hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo thế
phát triển bền vững, lâu dài; (ii) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp tạo nên giá trị
cao quý đối với xã hội, như đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các trách nhiệm xã hội; (iii) Tiêu chuẩn
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản
xuất, kinh doanh, từ lĩnh vực tổ chức - quản lý, thiết kế, cung ứng vật tư đến
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Liên quan đến các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, từ
những năm đầu của thập niên 80, Trường đại học Kinh tế Kế hoạch và Trường
đại học kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc tiến hành nghiên cứu, Cục Tiêu chuẩn -
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam với
số hiệu TCVN 2831÷2836-1979 Hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn hóa [13]. Các
tiêu chuẩn này tham khảo tiêu chuẩn Liên xô cũ đề cập đến phương pháp xác
định hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với các sản phẩm xuất,
nhập khẩu, hiệu quả kinh tế khi áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm như: phương
pháp xác định hiệu quả kinh tế thực tế của các tiêu chuẩn hiện hành; phương
pháp xác định hiệu quả kinh tế của việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm nhập
khẩu… Đây có thể nói là những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam trong chủ đề
này, tuy nhiên, các tiêu chuẩn được xây dựng trong thời điểm nền kinh tế nước
ta đang là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước quyết định mọi
mặt của sản xuất, thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, nhà
18
nước có thể quyết định trợ giá cho các sản phẩm có cấp chất lượng cao, mục tiêu
là khuyến khích doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, cho
nên không còn phù hợp với thời điểm hiện nay.
Nghiên cứu mới nhất của Việt Nam về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn
“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối
với doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế” [60] được thực hiện năm
2010-2011 do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam triển khai khi tham
gia áp dụng thí điểm phương pháp luận của ISO về đánh giá hiệu quả kinh
tế của tiêu chuẩn tại Việt Nam. Nhóm tác giả đã lựa chọn được phương
pháp luận phù hợp để từ đó định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của tiêu
chuẩn, qua đó chứng minh được tác động của tiêu chuẩn hóa đối với hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng như đối với sự tăng trưởng kinh tế. Bên
cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã lựa chọn ngành, doanh nghiệp cụ thể để
đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn ở cấp độ ngành, doanh
nghiệp với những trường hợp nghiên cứu, tính toán rất cụ thể. Tuy nhiên do
tính phức tạp, kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ đề xuất phương pháp xác
định cũng như cách thức tổng hợp các kết quả trên cơ sở đánh giá đối với
ngành, doanh nghiệp. Đối với cấp độ nền kinh tế, nhóm tác giả đã đưa ra
được những đề xuất về giải pháp tăng cường hiệu quả kinh tế của tiêu
chuẩn thông qua việc xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là đẩy
mạnh vai trò và sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động
xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
Hai là, các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hài hòa tiêu
chuẩn và nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa để triển khai áp dụng ở Việt Nam
Trong bài “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Hội nhập sâu về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng” [58], tác giả Thanh Uyên đã chỉ ra nội dung cơ
bản đầu tiên để xây dựng AEC là tạo được một thị trường và cơ sở sản xuất
19
thống nhất thông qua việc: sử dụng các biện pháp cụ thể để thực hiện tự do
lưu chuyển hàng hoá: xoá bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Trong số
các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường
ASEAN thống nhất chính là hài hòa các tiêu chuẩn sản phẩm và hài hòa quy
chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay trong công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như khoảng cách về trình độ
phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ...
Trong công trình nghiên cứu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng “Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng 9 lĩnh vực ưu tiên hài
hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ASEAN và đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Việt Nam hội
nhập đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)” [39], nhóm nghiên cứu đã
tổng hợp hệ thống văn bản, chính sách, cam kết mở cửa thị trường AEC trong
lĩnh vực tiêu chuẩn và các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khu vực,
phân tích đánh giá thực trạng ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia và năng lực thử nghiệm trong 9 lĩnh vực ưu tiên (Thiết bị điện -
điện tử; Sản phẩm gỗ; Vật liệu xây dựng; Sản phẩm cao su; Thực phẩm chế biến
sẵn; Mỹ phẩm; Ô tô; Tương thích điện từ EMC và an toàn sản phẩm;Trang thiết
bị y tế) của ASEAN tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hài hòa tiêu
chuẩn trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp
tiệm cận thông tin tiêu chuẩn hóa, khi gia nhập thị trường chung ASEAN với
mức độ hoàn thành cam kết của Việt Nam cụ thể như sau: Sản phẩm điện - điện
tử: các thành viên ASEAN cam kết hài hòa 120 tiêu chuẩn tổ chức tiêu chuẩn
hóa ISO, IEC thì mức độ hài hòa của Việt Nam đạt 100%; Tương thích điện từ:
ASEAN cam kết hài hòa 81 tiêu chuẩn EMC thì mức độ hài hòa của Việt
20
Nam: 100%; Thực phẩm chế biến sẵn: ASEAN cam kết hài hòa 32 tiêu chuẩn
ISO thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 100%; Ô tô: ASEAN cam kết hài hòa
19 quy chuẩn kỹ thuật UNECE thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Vật
liệu xây dựng: ASEAN cam kết hài hòa 42 tiêu chuẩn ISO, BSI, JISC thì mức
độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Trang thiết bị y tế: ASEAN cam kết hài hòa
12 tiêu chuẩn IEC, EMC thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; - Sản phẩm
cao su: ASEAN cam kết hài hòa 90 tiêu chuẩn ISO, EN thì mức độ hài hòa của
Việt Nam: 90%; Sản phẩm gỗ: ASEAN cam kết hài hòa 46 tiêu chuẩn ISO thì
Mức độ hài hòa của Việt Nam: 85%. Đồng thời tạo ra cơ sở dữ liệu về hài hòa
tiêu chuẩn trong khu vực, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tiêu
chuẩn hóa quốc gia, hỗ trợ hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, khu vực như
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực , Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ...
Liên quan đến chuyên sâu về nghiệp vụ hài hòa tiêu chuẩn, Ban kỹ
thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn
hóa đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1: 2007
Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu
chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn
quốc tế ISO và IEC [7] trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với
tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC GUIDE 21-1:2005. Nội dung tiêu chuẩn này đã
quy định các phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) thành
tiêu chuẩn quốc gia với các phương pháp chỉ ra mức độ tương đương (hoàn
toàn tương đương; tương đương có sửa đổi; không tương đương) nhằm tạo
ra sự nhất quán khi áp dụng cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Sự thống
nhất rộng rãi hơn giữa các quốc gia trong việc chỉ ra sự tương đương và sự
khác biệt sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin, tránh được những nhầm lẫn và
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đặc biệt để loại bỏ những rào cản
21
kỹ thuật đối với thương mại khi nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tăng
cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vì tiêu chuẩn quốc tế phản ánh
kinh nghiệm tốt nhất của nền công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu
dùng, cơ quan lập quy trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu
chung của các quốc gia khác nhau.
Bên cạnh đó, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn
đề chung về tiêu chuẩn hóa cũng nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
TCVN 1-2: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể
hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia [6] trên cơ sở chấp nhận tương đương có
sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Directives, Part 2, tiêu chuẩn này đã
được viện dẫn trong Thông tư 21/2007/TT-BKHCN và hiệu lực là bắt buộc áp
dụng. Tiêu chuẩn này được biên soạn theo hướng dẫn của Tổ chức tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO) với mục đích quy định thống nhất cách trình bày và thể
hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia nhằm giúp các tổ chức biên soạn tiêu chuẩn
của Việt Nam loại bỏ được khó khăn nếu có những khác biệt về quy định
hoặc truyền thống của cấu trúc khi biên soạn tiêu chuẩn và đảm bảo tiêu
chuẩn quốc gia khi được công bố phải: Phù hợp với thực trạng phát triển kỹ
thuật (dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực hành, điều kiện
thực tế); Tiếp cận theo tính năng (tạo điều kiện phát triển kỹ thuật; không cản
trở sự sáng tạo ...); Đồng nhất (về cấu trúc, văn phong, thuật ngữ); Đồng bộ
(đối với cùng một đối tượng tiêu chuẩn hóa (TCH)); Hoàn chỉnh và đầy đủ (ở
mức cần thiết theo giới hạn của phạm vi áp dụng); Nhất quán, rõ ràng và
chính xác (trình bày, thể hiện nội dung không gây hiểm lầm, hiểu sai); Thông
hiểu (các bên có liên quan đều hiểu như nhau, những người không tham gia
xây dựng tiêu chuẩn cũng hiểu nội dung quy định để áp dụng được tiêu
chuẩn); Hài hòa (đáp ứng yêu cầu hội nhập).
Xuất phát từ sự phát triển đa dạng trong thực tế hoạt động tiêu chuẩn
hóa, đáp ứng yêu cầu có hướng dẫn nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa thống nhất,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã có công trình “Nghiên
22
cứu, phổ biến áp dụng các hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa của Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO” [35] nghiên cứu các tài liệu quan trọng
hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá nhằm giúp các tổ chức thành viên
nâng cao năng lực thể chế cũng như năng lực kỹ thuật-nghiệp vụ theo hướng
hài hoà để đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc gia và tăng cường sự
tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế ISO. Trong đó, vai trò quan trọng của các Cơ quan tiêu chuẩn
quốc gia trong cơ sở hạ tầng chất lượng đã được mô tả trong cuốn sách “Tiến
nhanh về phía trước - Các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tại các nước đang
phát triển (Fast forward - National Standards Bodies in Developing
Countries)”, một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tồn tại để đáp ứng các yêu cầu
về tiêu chuẩn hóa của quốc gia có liên quan; cuốn sách “Sự tham gia của
người tiêu dùng - Tại sao và như thế nào. Hướng dẫn thực hành đối với các
tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Involving consumers - Why and how. Practical
guidance for standards development bodies) đã cung cấp cho các Cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia cùng với các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDO) với
hướng dẫn thực tế để đạt được sự tham gia của người tiêu dùng vào hoạt
động tiêu chuẩn hóa; cuốn sách “Hướng dẫn đối với các cơ quan tiêu chuẩn
quốc gia - Sự tham gia của các bên liên quan và tạo lập sự đồng thuận”
(Guidance for national standards bodies - Engaging stakeholders and
building consensus) cung cấp những cách thức thu hút sự tham gia của các
bên liên quan và thiết lập được sự đồng thuận trong quá trình xây dựng tiêu
chuẩn; Cuốn sách “Sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn ISO và IEC trong quy
chuẩn kỹ thuật” (Using and referencing ISO and IEC standards for technical
regulations) giúp các nhà hoạch định chính sách công hiểu và đạt được lợi
ích trong việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (IEC, ISO) để hỗ trợ các sáng
kiến chính sách công.
23
Ba là, các công trình nghiên cứu về thực tiễn hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia ở Việt Nam và những đề xuất nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Kể từ khi Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực ngày
1/1/2007, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia không còn là độc quyền của Bộ
Khoa học và Công nghệ như giai đoạn trước đây mà các Bộ chuyên ngành đều
có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, chính vì vậy
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có công trình “Nghiên cứu
hướng dẫn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
tại các Bộ, ngành” [34]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại
chủ yếu trong hệ thống tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt
Nam (QCVN) như: Việc phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn rất hạn chế, để
triển khai hiệu quả Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chính phủ cũng đã
thành lập Ban liên ngành về TCVN và QCVN, nhưng cho đến nay hoạt động
của Ban liên ngành chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn mang tính hành thức, chưa
phát huy được hết sức mạnh đúng nghĩa của một ban liên ngành các bộ liên
quan; Công tác lập kế hoạch tiêu chuẩn định kỳ hàng năm chưa được thực hiện
đồng bộ giữa các Bộ, ngành, một vài lĩnh vực vẫn còn có sự chồng chéo trong
quy định giữa các Bộ, ngành; Mặc dù đã rất cố gắng nỗ lực, nhưng định hướng
xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa được quan tâm
đầy đủ; việc chỉ định các cơ quan đầu mối và triển khai xây dựng QCVN,
TCVN mỗi Bộ một kiểu, dẫn tới khó khăn nhất định cho công tác điều phối
chung của Bộ Khoa học và Công nghệ; Đội ngũ chuyên gia xây dựng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các Bộ, ngành còn thiếu và yếu, mặt khác các Bộ
cũng không có cơ quan chuyên trách về QCVN, TCVN mà thường chỉ định
một hoặc nhiều đơn vị kiêm nhiệm; Việc xác định phạm vi đối tượng xây dựng
QCVN vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập. Mặc dù đã có quy định, hướng dẫn cụ
24
thể trong luật và văn bản dưới luật, nhưng vì lý do chủ quan hoặc khách quan nào
đó nên thực tiễn quản lý hiện nay, các Bộ, ngành vẫn tiến hành xây dựng TCVN
mà đáng lý ra phải là QCVN, hay ban hành những văn bản quy phạm pháp luật
bản chất là QCVN nhưng hình thức thì lại chỉ là một văn bản quy phạm pháp luật
thuần túy dưới dạng thông tư do Bộ trưởng bộ chuyên ngành ký.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhóm hàng hóa chủ lực, hướng tới xuất
khẩu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng triển khai nghiên cứu
“Xây dựng Quy hoạch phát triển Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đến
năm 2020 và định hướng xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)
chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật” [36]. Kết quả nghiên cứu cho thấy một cái nhìn
tổng quan về thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, hiện trạng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước cũng như định hướng
quy hoạch TCVN cho 83 nhóm sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020. Việc lập
quy hoạch phát triển Hệ thống TCVN cho giai đoạn đến năm 2020 góp phần
tháo gỡ những bất cập mà chúng ta đã phải đối đầu trong những năm trước
như: (i) Sự phát triển chưa đồng bộ của Hệ thống TCVN; (ii) Sự trùng lặp và
thiếu liên kết của các TCVN được xây dựng cho cùng một đối tượng tiêu
chuẩn; (iii) Sự không cân đối của các phân hệ TCVN chuyên ngành/lĩnh vực
trong Hệ thống TCVN; (iv) Việc lập và giao kế hoạch xây dựng TCVN hằng
năm được thực hiện chậm gây ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch v.v…
Tác giả Vũ Văn Diện trong “Chặng đường dài từ Điều lệ tạm thời đến Luật”,
[16] cũng đã khái quát lại quá trình phát triển của hoạt động tiêu chuẩn hóa ở
nước ta từ năm 1962 đến nay qua bốn thời kỳ, khẳng định hoạt động tiêu chuẩn
hóa ở nước ta luôn có những bước đổi mới quan trọng, bảo đảm luôn phù hợp
với cơ chế quản lý kinh tế từng thời kỳ, góp phần vào sự phát triển chung của
đất nước. Tác giả cũng khẳng định các tiêu chuẩn quốc gia là căn cứ kỹ thuật
quan trọng phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Tác giả cũng nhận định một
25
trong những đổi mới cơ bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, sau khi có
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, là hình thành hai hệ thống tài liệu
chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh
một cách độc lập, nhưng quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.
Tác giả Nguyễn Minh Bằng cũng có nhận xét trong “Một vài suy nghĩ về
xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam” [9], trong suốt chặng
đường hơn 50 năm hình thành và phát triển, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt
Nam đã có những sự đổi mới hay thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước. Nhìn suốt chặng
đường này, về căn bản, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam luôn do nhà nước
giữ vai trò chủ đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển với phương thức xây
dựng và áp dụng tiêu chuẩn từ trên xuống (top-down) theo đó hoạt động tiêu
chuẩn hóa cấp quốc gia là hoạt động được chú trọng còn hoạt động tiêu chuẩn
hóa cấp ngành và cấp cơ sở do các Bộ, ngành và cơ sở tiến hành một cách tự
nguyện để đáp ứng nhu cầu của ngành mình hay cơ sở mình. Tuy nhiên, trong
bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu tiêu chuẩn hóa đang
thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn cần dựa trên nhu cầu thị
trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan
(các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất-kinh doanh; các hội, hiệp hội
chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai…) thì yêu cầu xã hội hóa hoạt
động tiêu chuẩn Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một
cách bài bản và thích hợp. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay,
chính sách chung về xã hội hoá hoạt động tiêu chuẩn hóa cần đảm bảo cho
việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện từ trên xuống (TCH quốc gia) đồng
thời với việc xây dựng tiêu chuẩn từ dưới lên (TCH cơ sở) để tạo sự cân bằng
về lợi ích của nhà nước và của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo áp dụng nhanh
chóng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
26
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ ĐẶT
RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.3.1. Một số kết quả đạt được
Qua nghiên cứu và xem xét những công trình nghiên cứu của các tổ chức
và tác giả ở trong và ngoài nước trên, nghiên cứu sinh nhận thấy về cơ bản
các công trình đó đã thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu đi trước đều đã cho thấy vai trò và sự cần thiết
của tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, đặc biệt ở các nền kinh tế
đang phát triển trong quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu.
Thứ hai, việc nghiên cứu hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc
tế hoặc giữa các tiêu chuẩn quốc gia với nhau đang được hầu hết các quốc gia
và các tổ chức quốc tế quan tâm. Việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu
chuẩn quốc gia hiện được coi là hoạt động tất yếu và được ưu tiên.
Thứ ba, sự thay đổi về hình thức áp dụng tiêu chuẩn quốc gia từ bắt buộc
sang tự nguyện áp dụng để phù hợp với hội nhập quốc tế.
Thứ tư, chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa quốc gia là điều tất yếu, thể
hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chú
trọng đến sự đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ
chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham
gia tự nguyện của các bên liên quan.
Thứ năm, xu hướng tiêu chuẩn hóa quốc tế đã thay đổi, từ việc trước đây
tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực mới
như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi mới nhất.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Có thể nói, ở Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu và đề án triển
khai chủ yếu được thực hiện tập trung ở các cơ quan quản lý nhà nước về hệ
thống tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, chưa có đề tài
27
nghiên cứu chuyên sâu nào từ các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo,
các trường đại học và các học giả độc lập. Hệ quả của việc này là những
người am hiểu chuyên môn trong các cơ quan quản lý (hành chính) liên quan
đến hệ thống tiêu chuẩn, thường không muốn “bình luận” các công trình
nghiên cứu của mình. Trong khi đó, giới học giả ngoài ngành thì lại thiếu
thông tin xác thực để nghiên cứu và đánh giá chuẩn xác, có căn cứ về thực
tiễn về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam vẫn
còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu kỹ, thể hiện ở chỗ:
- Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có Chiến lược (Strategy) phát triển tiêu
chuẩn hóa. Trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế hiện nay đặt ra
nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu chuẩn hóa như dự đoán về thị trường tiêu
chuẩn cũng như phân tích nhu cầu về tiêu chuẩn … là những công việc cực kỳ
cần thiết. Điều này dẫn đến hệ quả là việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện
các kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia còn manh mún, không có tính định
hướng và chiến lược lâu dài.
- Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc xác
định đối tượng tiêu chuẩn hóa theo xu hướng quốc tế đã thay đổi, từ việc trước
đây tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực
mới như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi, ví dụ như
tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thành phố thông minh (smart city), chính
vì vậy các cơ chế chính sách phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng cần
thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
- Chưa có nghiên cứu sâu về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam
mà cụ thể là việc không có một bức tranh thực tiễn về độ bao quát, cấu
trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cũng như nghiên cứu về sự đóng góp
của của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong chuyển dịch hoạt động
28
tiêu chuẩn hóa từ hệ thống nhà nước sang hệ thống vận hành trong điều
kiện kinh tế thị trường.
- Chưa có sự nghiên cứu, triển khai một cách bài bản và thích hợp về xã
hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở nước ta trong bối cảnh phát triển và
hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là những yêu cầu việc xây dựng các tiêu
chuẩn phải dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi
của các bên có lợi ích liên quan (các công ty sản xuất, kinh doanh, các đơn vị
thử nghiệm, các đơn vị đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, ….) cũng như nguồn
lực tài chính được huy động từ khu vực tư nhân.
1.3.3. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án
Nhiệm vụ của đề tài luận án là tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu để trả lời
cho những câu hỏi sau đây về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ khi
Việt Nam gia nhập WTO và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu
lực thi hành (năm 2007) đến năm 2016:
- Thế nào là phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Phát triển hệ thống
tiêu chuẩn quốc gia bao gồm những nội dung gì? Có những chỉ tiêu nào đánh
giá phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Có những nhân tố nào ảnh hưởng
đến sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Kinh nghiệm phát triển hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước trong hội nhập kinh tế quốc tế như
thế nào?
- Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam
những năm qua thế nào? Hệ thống này đã bao quát được hết các chuyên
ngành/lĩnh vực hay chưa? Đã đủ số lượng tiêu chuẩn hài hòa hay chưa? Đã
được xây dựng theo đúng phương pháp chấp nhận theo quy định quốc tế hay
chưa? Có cập nhật được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hay không?
- Từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào? Với những mục tiêu gì?
Làm thế nào để hiện thực hóa các phương hướng và mục tiêu đó?
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT
NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
- Khái niệm tiêu chuẩn
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn
như sau:
Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một
cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc,
hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động
để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối
ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được dựa trên
các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm và
nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng” [5]
Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT) cũng
đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn là:
Tiêu chuẩn là tài liệu do một cơ quan được thừa nhận ban hành để
sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng
dẫn hoặc các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương
pháp sản xuất có liên quan mà việc tuân thủ là không bắt buộc. Tài
liệu này cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến
thuận ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, yêu cầu về dán nhãn
hoặc ghi nhãn được áp dụng cho một sản phẩm, quá trình hoặc
phương pháp sản xuất”. [52]
30
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) giải thích từ ngữ
như sau:
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã
hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện
áp dụng. [24]
Từ điển Tiếng Việt năm 1998 cũng nêu định nghĩa về Tiêu chuẩn: “Điều
quy định làm căn cứ để đánh giá” [51, tr.956].
Từ những khái niệm trên đây, có thể khái quát tiêu chuẩn là một loại
hình văn bản chuyên dạng với những đặc điểm sau đây:
(i) Về khía cạnh bản chất, tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật và được tự
nguyện áp dụng. Tiêu chuẩn chỉ trở thành văn bản pháp quy kỹ thuật và bắt
buộc áp dụng khi được quy định áp dụng bằng văn bản pháp quy hoặc bằng
văn bản thoả thuận giữa các pháp nhân. Đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm:
sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác
trong hoạt động kinh tế-xã hội.
(ii) Về khía cạnh xây dựng, tiêu chuẩn được thiết lập theo nguyên tắc thoả
thuận/đồng thuận, công khai và minh bạch. Đặc điểm này là cơ sở cho việc
tiến hành xây dựng tiêu chuẩn thông qua các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn với
thành phần gồm đại diện của các bên liên quan đồng quyền lợi.
(iii) Về khía cạnh công bố, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố bởi một
tổ chức được thừa nhận. Điều này đảm bảo rằng tiêu chuẩn là một văn bản
chính thức, được xây dựng theo quy trình, thủ tục quy định.
(iv) Về khía cạnh áp dụng, tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp đi, lặp
lại nhiều lần. Do đó, tiêu chuẩn là văn bản được phổ biến rộng rãi để mọi
31
người, mọi tổ chức liên quan áp dụng trong phạm vi áp dụng được quy định
và trong thời gian có hiệu lực.
(v) Về khía cạnh tính mục đích, tiêu chuẩn được áp dụng để nhằm đạt được
mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn
không phải là văn bản bất biến mà nó cần được soát xét, sửa đổi, thay thế vào
những thời gian thích hợp. Mặt khác, tiêu chuẩn chỉ đưa ra những quy định
“ngưỡng” chung phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong
từng thời kỳ và các điều kiện áp dụng (luật pháp, địa lý, hạ tầng cơ sở, v.v...) chứ
không hẳn là cao nhất.
(vi) Về khía cạnh cơ sở khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn thường được xây
dựng dựa trên các kết quả của các nghiên cứu khoa học, công nghệ và kinh
nghiệm nên chúng là những văn bản kỹ thuật chứa đựng những bí quyết công
nghệ (know-how) tin cậy đối với người sử dụng.
- Khái niệm tiêu chuẩn quốc gia
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đưa ra định nghĩa về các cấp tiêu chuẩn
trong đó nêu định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ
quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi”. [5]
Theo Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications
Standards Institute - ETSI), tiêu chuẩn quốc gia được định nghĩa như
sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và công
bố rộng rãi”. [101]
Theo Cơ quan tiêu chuẩn Australia: “Tiêu chuẩn quốc gia do Cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia hoặc các cơ quan được công nhận khác xây dựng. Tiêu
chuẩn quốc gia Australia (ký hiệu là AS) được xây dựng trong phạm vi
Australia hoặc được chấp nhận từ các tiêu chuẩn quốc tế”. [102]
Theo Luật Tiêu chuẩn (năm 2008) của Nam Phi:
32
Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi là tiêu chuẩn được Cơ quan Tiêu
chuẩn quốc gia Nam Phi phê duyệt theo Luật này. Tiêu chuẩn là tài
liệu đưa ra việc sử dụng chung và lặp lại, các quy tắc, hướng dẫn
hoặc đặc điểm cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình và phương
pháp sản xuất bao gồm thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về bao gói, ghi
nhãn hoặc dán nhãn khi áp dụng cho một sản phẩm, dịch vụ, quá
trình hoặc phương pháp sản xuất. [96]
Như vậy, định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia (một số nước còn gọi là tiêu
chuẩn nhà nước) về cơ bản là giống nhau, là tiêu chuẩn do các Cơ quan tiêu
chuẩn quốc gia tổ chức xây dựng và phổ cập rộng rãi. Tuỳ theo cơ chế quản lý
ở mỗi nước, tiêu chuẩn được công bố hay được ban hành theo một thể thức
nhất định. Tiêu chuẩn được công bố/ban hành sau khi đã hoàn tất các thủ tục
trên được gọi là tiêu chuẩn quốc gia, được mang ký hiệu đã đăng ký với tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và thông báo với tất cả các nước.
Bảng 2.1. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước
Trong ASEAN Một số nước khác
Quốc gia Ký hiệu
(Số lượng TCQG)
Quốc gia Ký hiệu
(Số lượng TCQG)
Việt Nam
Thái Lan
Malaysia
Singapo
Indonesia
Philipin
Cambodia
TCVN (9.550)
TIS (2.936)
MS (6.062)
SS (1.300)
SNI (9.039)
PS (5.005)
CS (625)
Nga
Anh
Nhật
Úc
Hàn Quốc
Trung Quốc
Hoa Kỳ
GOST R (26.293)
BS (30.793)
JIS (10.399)
AS (6.000)
KS (20.392)
GB (21.025)
ANSI (9.915)
Nguồn: Xử lý của tác giả từ các web-site và tài liệu
- Khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
Đề cập đến khái niệm về hệ thống, trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998,
hệ thống được định nghĩa là: “Phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao
cho có trật tự logic” [51, tr.418]. Trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000,
33
hệ thống được định nghĩa là “Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay
tương tác” [8]. Như vậy, có thể hiểu Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử
có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục
đích chung.
Với đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá
trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội, hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia được một số tổ chức định nghĩa như sau:
Pháp lệnh của Hội đồng Tiêu chuẩn của Canada (Standards Council of
Canada Act) đưa ra khái niệm: “Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (National
Standards System) là hệ thống xây dựng, xúc tiến và thực hiện các tiêu chuẩn
tự nguyện ở Canada” [76].
Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đưa ra giải thích:
Được hình thành trong hơn một thế kỷ qua sự thay đổi của lịch sử,
văn hoá và giá trị của quốc gia này, hệ thống tiêu chuẩn của Hoa
Kỳ phản ánh một xã hội định hướng thị trường và đa dạng hóa.
Đây là một hệ thống phân cấp được phân chia tự nhiên thành các
khu vực công nghiệp và được hỗ trợ bởi các tổ chức xây dựng
tiêu chuẩn khu vực tư nhân độc lập. Đây là một hệ thống theo nhu
cầu, trong đó các tiêu chuẩn được xây dựng để đáp ứng các mối
quan tâm và nhu cầu cụ thể được thể hiện bởi ngành công nghiệp,
chính phủ và người tiêu dùng. Đó là một hệ thống tự nguyện,
trong đó việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được định
hướng bởi nhu cầu của các bên liên quan [98].
Theo Đạo luật khung về tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc [103] cũng
nêu: Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn công về khoa học và công nghệ mà
quốc gia áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý và mang tính quốc
tế trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hàn
Quốc được phân loại theo các lĩnh vực của nền kinh tế và được ký hiệu bằng
34
các chữ cái theo trật tự bảng chữ cái, ví dụ: Tiêu chuẩn cơ bản (A); Cơ khí
(D); Điện - Điện tử (C); Kim loại (D); Hầm mỏ (E); Xây dựng (F) ...
Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn đa
ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho mọi đối tượng của nền kinh tế-xã hội, được sắp
xếp theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn
quốc gia có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh
vực nông nghiệp, lĩnh vực hóa chất, lĩnh vực thực phẩm; lĩnh vực
may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia
được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa [1].
Mỗi lĩnh vực có một mã hiệu gồm hai chữ số (cấp 1). Các lĩnh vực được
phân chia làm các nhóm (cấp 2). Các nhóm lại được chia nhỏ hơn nữa thành
các phân nhóm (cấp 3). Trong mỗi lĩnh vực cụ thể như cơ khí, luyện kim, giao
thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực
phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, điện, điện tử, công nghệ thông tin ... bao
gồm các loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn
yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi
nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.
Như vậy có thể khái quát lại: Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là tổng thể
các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội,
được phân loại, sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực của xã hội, được áp dụng
thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý. Các tiêu chuẩn quốc gia thường
được áp dụng tự nguyện.
- Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập
kinh tế quốc tế
+ Khái niệm phát triển trong triết học: Trong phép biện chứng khái niệm
phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến
cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển
35
không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến
đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi
lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó
trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên.
Cụ thể hơn, phát triển được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt năm
1998 là: “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp
đến cao, đơn giản đến phức tạp” [51, tr.743].
Phát triển được định nghĩa trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của
một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual growth of
something so that it becomes more advanced, stronger ...) [94].
+ Khái niệm phát triển trong kinh tế: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng
tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia”. [53]
Phát triển kinh tế, nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, thì nó
bao gồm hai lĩnh vực của nền kinh tế, đó lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội.
Phát triển lĩnh vực kinh tế bao gồm hai quá trình, đó là sự lớn lên của
nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh
tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phát triển lĩnh vực xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện, song nhìn
tổng quát thì đó là sự bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người.
Ta có thể phác họa “công thức” phát triển kinh tế như sau:
Phát triển
kinh tế
=
Tăng trưởng
kinh tế
+
Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
+ Tiến bộ xã hội
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất
của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự phát triển về lượng của nền
kinh tế, còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội thể hiện sự biến đổi
về chất của nền kinh tế. Đó là sự thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế
36
và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế đó là mang lại tiến bộ xã hội
cho con người.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện tiến bộ xã hội. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển của nền kinh
tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia không phải là
tăng trưởng kinh tế, hay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội.
Từ những phân tích về khái niệm phát triển nêu trên và khái niệm hệ
thống tiêu chuẩn quốc gia, có thể hiểu: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều
sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia.
Theo đó, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế
quốc tế là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng
(chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về
chiều rộng thể hiện ở:
(i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: Sự mở rộng này
thể hiện ở việc gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Nếu số lượng
tiêu chuẩn quốc gia hàng năm không tăng lên mà lại giảm đi thì không thể nói
là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có sự phát triển.
(ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt
động kinh tế xã hội thể hiện ở việc có đủ đối tượng tiêu chuẩn quốc gia cho
các ngành, lĩnh vực hay không. Nếu đối tượng tiêu chuẩn quốc gia không
được mở rộng thêm qua các năm, tức là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không
có sự phát triển.
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về
chiều sâu thể hiện ở:
(i) Sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng
hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn
37
quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để đảm bảo sự tương thích về kỹ thuật giữa các
cấp tiêu chuẩn tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng
tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo việc xây
dựng các tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định quốc tế tăng lên và tỷ lệ tiêu
chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn
hội nhập để đáp ứng sự phát triển về khoa học kỹ thuật ngày càng tăng lên, thì
đó là biểu hiện của sự phát triển cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo
hướng hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại.
(ii) Sự gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát
triển kinh tế xã hội của đất nước: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
trong hội nhập kinh tế quốc tế cuối cùng phải được thể hiện ở sự gia tăng
phần đóng góp của hệ thống này vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Mục tiêu cuối cùng của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia
không phải là gia tăng số lượng và mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia, cũng không phải là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mà là gia tăng sự
đóng góp của việc phát triển hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của quốc gia.
Tóm lại, có thể phác họa “công thức” phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
Phát triển
hệ thống
tiêu chuẩn
quốc gia
trong hội
nhập kinh tế
quốc tế
=
Gia tăng số
lượng và mở
rộng độ bao
quát của hệ
thống tiêu
chuẩn quốc gia
+
Phát triển cấu
trúc của hệ
thống tiêu
chuẩn quốc gia
theo hướng hội
nhập kinh tế
quốc tế
+
Gia tăng sự
đóng góp của hệ
thống tiêu
chuẩn quốc gia
vào phát triển
kinh tế xã hội
của đất nước
38
2.1.2. Sự cần thiết của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.2.1. Xuất phát từ vai trò của tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế
Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ
mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được
chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt,
khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải
quyết và tài phán.
Có thể đưa ra bốn khía cạnh chính thông qua đó thể hiện việc các tiêu
chuẩn thúc đẩy thương mại quốc tế như sau:
(i). Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại bằng cách đưa ra dấu hiệu về chất
lượng cho người tiêu dùng và các đối tác thương mại. Một hệ thống tiêu
chuẩn mạnh có thể cải thiện nhận thức về chất lượng sẽ tạo điều kiện cho
cạnh tranh phi giá cả (trong đó các công ty có thể cạnh tranh về các thuộc tính
như chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ khách hàng). Cơ hội cho
các nhà xuất khẩu trong nước có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài
dựa trên chất lượng cũng là một tiềm năng để gia tăng thương mại. Ngoài ra,
bằng cách cải thiện tính minh bạch, người mua và người bán có nhiều khả
năng đưa ra các quyết định mua hàng tối ưu, có thể giúp tối thiểu các chi phí
giao dịch và làm tăng tính cạnh tranh.
(ii). Các tiêu chuẩn quốc tế tạo lập một “ngôn ngữ chung” cho các đối
tác thương mại tiềm năng. Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại khi mà các khác
biệt về kỹ thuật được coi là rào cản thương mại được loại trừ. Các tiêu chuẩn
quốc tế sẽ đảm bảo tính tương thích, ví dụ về đo lường sản phẩm, truyền tải
thông tin và hình thành cơ sở của một tiêu chuẩn chung cho các nhà sản xuất
trên toàn thế giới. Bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ thuật được thừa nhận quốc
tế, tiêu chuẩn quốc tế giúp hạ thấp các rào cản thương mại và giảm chi phí sản
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

24640 inflation finalreport-v-formatx
24640 inflation finalreport-v-formatx24640 inflation finalreport-v-formatx
24640 inflation finalreport-v-formatxMYTra25
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...nataliej4
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

24640 inflation finalreport-v-formatx
24640 inflation finalreport-v-formatx24640 inflation finalreport-v-formatx
24640 inflation finalreport-v-formatx
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAYLuận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
Luận văn: Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, HAY
 
Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đĐề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
Đề tài: Giải pháp tiêu thụ sản phẩm tại công ty Thép Hòa Phát, 9đ
 
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoáĐề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
Đề tài: Xác định giá trị doanh nghiệp trong tư vấn cổ phần hoá
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
Luận án tiến sĩ kinh tế chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ t...
 
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
Nghiên cứu sự nhận biết thương hiệu của sinh viên về dòng sản phẩm điện thoại...
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOTHoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
Hoạt động định giá công nghệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa, HOT
 
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
Nghiên cứu ứng dụng công cụ phân tích hệ thống môi trường SWOT- SA trong công...
 
Đề tài: Giải pháp marketing mở rộng thị trường tại VNPT Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp marketing mở rộng thị trường tại  VNPT Hải PhòngĐề tài: Giải pháp marketing mở rộng thị trường tại  VNPT Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp marketing mở rộng thị trường tại VNPT Hải Phòng
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 

Similar to Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY

Tbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng vietTbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng viethonggiang73
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY (20)

Tbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng vietTbt handbook-tieng viet
Tbt handbook-tieng viet
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh do...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh do...Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh do...
Luận văn: Nghiên cứu và đề xuất áp dụng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh do...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Ni...
 
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đChính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
Chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAYLuận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOTĐề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAYYếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt NamLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam
 
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOTĐề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
Đề tài: Tác động của tỉ giá hối đoái đến ngoại thương Việt Nam, HOT
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
Luận án: Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thươn...
 
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
Luận án: Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiệ...
 
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đĐề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
Đề tài: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NGỌC HÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - Năm 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NGỌC HÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Thơm HÀ NỘI - Năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ngô Thị Ngọc Hà
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIÁ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 15 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29 2.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sự cần thiết phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 29 2.2. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 46 2.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 79 3.1. Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 79 3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 109 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 119 4.1. Phương hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 119 4.2. Giải pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 126 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC
  • 5. BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt ACCSQ ASEAN Consultative Committee for Standards and Quality Ủy ban Tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng AEC Asian Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ANSI American National Standards Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BSI The British Standards Institution Viện Tiêu chuẩn Vương quốc Anh EMC Electro-magnetic Compatibilty Chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ICS International Classification of Standard Khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế IEC International Electrotechnical Commission Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế ISO International Organization for Standardization Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế JIS Japan Industrial Standard Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản KAST Korea Advanced Institute of Science and Technology Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn Hàn Quốc MoU Memorendum of Understanding Biên bản ghi nhớ NSB National Standard Body Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia MRA Mutual Recognition Arrangements Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau PASC Pacific Area Standards Congress Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam SDOs Standards Developing Organizations Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn SPS Sanitary and Phytosanitary Measure Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TCH Tiêu chuẩn hóa TCKV Tiêu chuẩn khu vực TCN Tiêu chuẩn ngành TCQG Tiêu chuẩn quốc gia TCQT Tiêu chuẩn quốc tế TCVN Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1: Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế ................................................................................................... 10 Bảng 2.1: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước...................................... 32 Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tương ứng với các chức năng hoạt động/Dữ liệu đánh giá của doanh nghiệp............................................................................ 57 Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 58 Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn tại Trung Quốc...................................................................................... 67 Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực) giai đoạn 2007-2016............................................................................. 80 Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016............... 86 Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016................................... 87 Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016.......................... 89 Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa trong giai đoạn 2007-2016 ................................................................ ..95 Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với phương pháp chấp nhận quốc tế giai đoạn 2007-2016 ................. ..99 Bảng 3.7: Tiêu chuẩn áp dụng tại Vinakip ......................................................... 106 Bảng 3.8: Tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn tại Vinakip........................................................................................... 107 Bảng 3.9: Kết quả tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp..................................................................... 108
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại...................................... ..41 Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016 .................................................................................. ..80 Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016 ....................................... ..83 Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng ít trong giai đoạn 2007-2016.............................................. ..84 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa trong tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016......................... ..93 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa theo số tiêu chuẩn quốc gia được công bố hàng năm trong giai đoạn 2007-2016 ...... ..94 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hài hòa theo các mức độ tương đương trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2007- 2016 ....................................................... 101 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được soát xét trong giai đoạn 2007-2016 ......................................................... 102 Hình 2.1: Các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia....................................................................... 65
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán. Ngày nay, không ai còn nghi ngờ gì khi nói rằng tiêu chuẩn có vai trò và tác dụng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi người nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập quốc tế nói chung. Thông thường, chúng ta không nghĩ đến tiêu chuẩn, trừ khi gặp phải những bất lợi khi thiếu vắng chúng. Trong thực tế, rất khó hình dung được cuộc sống hàng ngày mà không có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chính là yếu tố để hợp lý hóa sản xuất; thuận lợi hóa giao dịch, là yếu tố sáng tạo và phát triển sản phẩm, yếu tố chuyển giao công nghệ mới và là yếu tố quyết định chiến lược. Ngài Kofi Annan - Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 27 ngày 14-16/9/2004 tại Geneva, Thụy Sỹ, đã đánh giá tiêu chuẩn có vai trò quan trọng để phát triển một cách bền vững, nó có vai trò vô giá giúp các nước phát triển kinh tế và xây dựng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Đối với thế giới của chúng ta, tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt mang tính tích cực. Nhận thức rõ vai trò của tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua Việt Nam đã rất chú trọng phát triển hệ thống này và đạt được nhiều kết quả. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành với hơn 9.550 tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), trong đó hơn 50 % đạt tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
  • 9. 2 do 13 bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tiêu chuẩn quốc gia được định hướng xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước. Mặt khác, tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực không ngừng được nâng lên sẽ góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực cần xây dựng; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực có tăng lên nhưng hiệu quả chưa cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp không tương đương còn khá cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế, hủy bỏ để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ chưa nhiều... Tất cả những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, khi phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, thì bài toán phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia như thế nào để đáp ứng tình hình mới lại càng trở nên bức thiết hơn. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phân tích, đánh giá thực trạng,
  • 10. 3 từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động thực tiễn của nghiên cứu sinh, với tư cách là cán bộ thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nên nghiên cứu sinh nhận thấy sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn tồn tại nhiều vấn đề mà trong xử lý công việc hàng ngày của mình cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề này hy vọng sẽ giúp ngành và bản thân giải tỏa được phần nào những vấn đề đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành (năm 2007) đến năm 2016, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa và xây dựng một số vấn đề lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra một số bài học đối với phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam.
  • 11. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 dưới góc độ Kinh tế phát triển, tức là nghiên cứu về mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm hai bộ phận là: (1) Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; (2) Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Luận án tập trung nghiên cứu về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, không nghiên cứu tiêu chuẩn cơ sở trong nội tại của khu vực các doanh nghiệp. - Luận án nghiên cứu sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 và đề xuất phương hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
  • 12. 5 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về phát triển của phép biện chứng duy vật và của Kinh tế phát triển. Đồng thời, luận án còn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… + Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của luận án (chương 2) nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam (chương 3) trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2. + Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3. + Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. - Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình
  • 13. 6 nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; Các danh mục tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát hành hàng năm từ năm 2008-2017. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận: - Xây dựng khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, xác định nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. - Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Đúc rút những bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), bổ sung vào lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. 5.2. Về mặt thực tiễn: - Đánh giá đúng thực trạng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
  • 14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Cho đến nay, vấn đề tiêu chuẩn nói chung, cũng như tiêu chuẩn quốc gia nói riêng, rất được các quốc gia, các tổ chức quốc tế và công ty quan tâm. Chính vì thế, vấn đề này đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một số quốc gia cũng đã có những nghiên cứu để phát triển và cải tiến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của mình. Nội dung các công trình sẽ được sắp xếp và phân loại thành những mảng vấn đề có liên quan như sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Liên quan đến tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới được công bố, có thể chia các công trình đó theo các hướng nghiên cứu như sau: Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn hóa và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Trong công trình “Standard and Standardization Handbook (Sổ tay Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn hóa)”[86], tác giả Peter Hatto đã nêu rất cụ thể vai trò quyết định của tiêu chuẩn trong việc: (i) Đảm bảo an toàn, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, quá trình và dịch vụ; (ii) Sản xuất hiệu quả; (iii) Giảm chi phí thông qua cạnh tranh; (iv) Hỗ trợ các điều luật, quy định. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp cầu nối giữa nghiên cứu với các ngành công nghiệp, tiêu chuẩn có giá trị như một công cụ thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa thông qua: (i) Phổ biến các ý tưởng mới và thực hành tốt; (ii) Xác nhận các công cụ và phương pháp đo lường mới; (iii) Thực hiện các quá trình và quy trình mới.
  • 15. 8 Bên cạnh đó, vai trò của tiêu chuẩn cũng được Oliver Hogan và các cộng sự thể hiện qua “The Economic Contribution of Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85] dưới rất nhiều khía cạnh như: Sự phát triển của tiêu chuẩn là do nhu cầu của các ngành công nghiệp; Tiêu chuẩn giúp giải quyết các vấn đề nền tảng, vấn đề về tổ chức và kỹ thuật, mà nếu không được giải quyết, sẽ dẫn đến hoạt động thị trường không hiệu quả và kết quả kinh tế kém; Tiêu chuẩn giúp các ngành công nghiệp vượt qua các vấn đề mà nếu không có tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kết quả kém hơn cho các doanh nghiệp, cụ thể tiêu chuẩn: (i) Tạo thuận lợi cho khả năng tương tác giữa các sản phẩm và quy trình; (ii) Giảm sự bất đồng của hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả; (iii) Đảm bảo chất lượng và thúc đẩy năng suất; (iv) Trao đổi thông tin kỹ thuật một cách hiệu quả. Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng đã được Hulusi Senturk khẳng định trong “Effects of standardization on global competition (Ảnh hưởng của tiêu chuẩn hóa lên cạnh tranh toàn cầu)” [79], cụ thể: (i) Tăng cường giao thương thương mại; (ii) Cải tiến công nghệ và tăng mức độ sử dụng rộng rãi của công nghệ; (iii) Nâng cao hiệu quả sản xuất; (iv) Tăng khả năng cạnh tranh; (v) Quản lý quá trình hiệu quả; (vi) Đem đến lợi ích cho cộng đồng: sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng v.v… Tác giả Biatna Dulbert Tampubolon trong “Why still develop national standards for export? An Indonesia case study (Tại sao vẫn phải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia xuất khẩu? Nghiên cứu tại Indonesia)” [68] cũng đã nhận định: Tự do hoá thương mại đã đi vào một chính sách chung để giảm rào cản thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tìm cách bảo vệ quyền lợi của các nhà
  • 16. 9 sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh hàng nhập khẩu. Nhiều quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp như các biện pháp phi thuế quan. Xu hướng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế bởi vì nó làm giảm thời gian, giảm chi phí và giúp mở ra những thị trường mới. Tại sao các nước đang phát triển vẫn đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu? Theo các kết quả thu được từ phân tích dữ liệu thực nghiệm sử dụng bảng phù hợp, giá trị của hệ số tương quan tương đối nhỏ, nhưng vẫn cao hơn đến hai năm. Nhìn chung, điều này đã có một tác động đáng kể đến thương mại của Indonesia. Nhìn từ mô hình hồi quy tuyến tính, có một số tác động tích cực và tiêu cực trong một số sản phẩm ngành. Tốc độ tăng trưởng về phát triển tiêu chuẩn ở Indonesia đóng góp 14,42% tác động đến giá trị xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2014 và sự tăng trưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn chỉ mang lại 10,02% tác động tích cực trong cùng kỳ. Nhìn chung, sự kết hợp của hai các yếu tố có tác động tích cực ở mức 12,54%. Trong công trình “National Standards Infrastructure Underpinning the Economic Growth of Korea (Hạ tầng Tiêu chuẩn Quốc gia là cơ sở giúp Tăng trưởng Kinh tế của Hàn Quốc)”[90], tác giả Seo Sangwook cũng chứng minh tác động tích cực của tiêu chuẩn hóa lên nền kinh tế, cụ thể, tiêu chuẩn tác động đến 80 % giao dịch hàng hóa quốc tế, 76 % tổng thương mại ở EU. Qua các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau được nêu trong công trình “The Impact of Standardization and Standards on Innovation (Tác động của Tiêu chuẩn hóa và Tiêu chuẩn lên Sự đổi mới)” [82] của tác giả Knut Blind cũng đã chứng minh vai trò của tiêu chuẩn trong việc truyền tải kiến thức kỹ thuật và đóng góp của chúng vào tăng trưởng kinh tế, chi tiết như bảng sau.
  • 17. 10 Bảng 1.1 - Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế Quốc gia Xuất bản phẩm Khung thời gian Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) Đóng góp của tiêu chuẩn vào tăng trưởng GDP (%) Đức DIN (2000) 1960-1990 3,3 0,9 Đức DIN (2011) 1992-2006 1,1 0,8 Pháp AFNOR (2009) 1950-2007 3,4 0,8 Vương quốc Anh DTI (2005) 1948-2002 2,5 0,3 Canada Hội đồng Tiêu chuẩn Canada (2007) 1981-2004 2,7 0,2 Australia Tiêu chuẩn Australia (2006) 1962-2003 3,6 0,8 Hai là, các công trình nghiên cứu về sự cần thiết của hài hòa tiêu chuẩn trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên không biên giới, các giao dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ đang mở rộng, tầm quan trọng của việc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) nhằm làm giảm các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Điều này có thể xảy ra khi các quốc gia ban hành các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật có thể được coi là không hợp lý nếu được áp dụng bắt buộc làm cho các công ty nước ngoài kinh doanh ở nước đó gặp khó khăn. Nhằm tránh những rào cản kỹ thuật không cần thiết, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của (WTO) năm 1995 đưa ra một bộ quy tắc thực hành tốt, theo đó các quốc gia công nhận và sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Oliver Hogan và các cộng sự trong công trình “The Economic Contribution of
  • 18. 11 Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85] cũng chỉ rõ, để tạo thuận lợi cho hoạt động của một thị trường chung hài hoà, các tiêu chuẩn được xây dựng do các cơ quan tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN, CENELEC) phải được tất cả các nước thành viên chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia. Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không nằm ngoài xu hướng vận động chung, trong công trình“Cộng đồng kinh tế ASEAN Blueprint Implementation Performance and Challenges: Standards and Conformance (Thách thức và hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động của AEC: Tiêu chuẩn và Sự phù hợp)”[87] của tác giả Rully Prassetya và Ponciano S. Intal Jr cũng đã nêu rõ, trong bối cảnh hàng rào thuế quan trong ASEAN đang dần được xóa bỏ thì các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trở thành Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) khi được áp dụng quá chặt chẽ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng TBT có thể có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà sản xuất các sản phẩm dễ hư hỏng và các doanh nghiệp dựa vào đầu vào nhập khẩu. Chính vì vậy, hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp là một trong những biện pháp chủ chốt để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của TBT lên các quốc gia thành viên ASEAN. Các quốc gia ASEAN đang hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp trong 9 lĩnh vực: sản phẩm nông nghiệp; máy móc ô tô; công trình và vật liệu xây dựng; mỹ phẩm; thiết bị điện và điện tử; thiết bị y tế; dược phẩm; cao su; thuốc và thực phẩm chức năng. Tăng cường sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia cũng cho phép các quốc gia sử dụng các sản phẩm và công nghệ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Với việc thực thi Hiệp định WTO/TBT vào tháng 1/1995, Nhật Bản đã thúc đẩy sự
  • 19. 12 nhất quán về nội dung kỹ thuật giữa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể tổng số tiêu chuẩn quốc gia (JIS) hiện hành của Nhật Bản đến năm 2013 là 10399 tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế là 5725 tiêu chuẩn, trong đó: hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế là 40%, tương đương có sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế là 57% và không tương đương là 3%. [83] Trong “Policy on Standards Adoption of International Standards (Chính sách về tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế)”[71], Ban Tiêu chuẩn Malaysia cũng đã chỉ ra việc thực thi chính sách này đảm bảo rằng việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện một cách nhất quán và phù hợp với các chính sách tổng thể và chiến lược đối với tiêu chuẩn quốc gia Malaysia. Chính sách đã được xây dựng để đảm bảo việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện các nghĩa vụ khi Malaysia đã là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã ký Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Chính sách này được thực hiện để thông qua các mục tiêu sau: (i) để đạt được mức độ tối đa sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; (ii) thực hiện các nghĩa vụ về tiêu chuẩn đối với quy định trong Hiệp định TBT và Hiệp định SPS và đặc biệt trong Phụ lục 3 của Hiệp định WTO /TBT - Quy tắc Thực hành tốt cho Xây dựng, Chấp nhận và Áp dụng tiêu chuẩn; (iii) xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Malaysia thích hợp cho thương mại, cập nhật và toàn diện. Ba là, các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó tiêu biểu là: Tác giả Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill trong “Standardization Strategy of China - Achievements and Challenges (Chiến lược tiêu chuẩn hóa của Trung Quốc - Thành tựu và Thách thức)” [92] đã chỉ ra chiến lược tiêu chuẩn hóa tại Trung Quốc hướng tới: (i) Sử dụng quan điểm khoa học về sự
  • 20. 13 phát triển làm nguyên tắc chỉ đạo; (ii) Tập trung vào việc nâng cao khả năng thích ứng và tính cạnh tranh của tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc; (iii) Bám vào nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng; (iv) Thỏa mãn nhu cầu của đổi mới khoa học quốc gia, sự phát triển công thương nghiệp và cấu trúc của toàn xã hội đối với tiêu chuẩn quốc gia; (v) Hỗ trợ, hướng dẫn xã hội và nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách cân bằng và có tổ chức, mà ở đó nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng trở thành một sự nhất trí trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa ở Trung Quốc. Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản trong “Japanese Standardization Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản)” [81] cũng chỉ ra chiến lược tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản tập trung vào 3 điểm: (i) Đáp ứng các nhu cầu của thị trường và xã hội: Phát triển chiến lược cho các lĩnh vực cụ thể, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn nữa của các bên quan tâm, xây dựng tiêu chuẩn nhanh chóng và rõ ràng, nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng; (ii) Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc tế: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với tiêu chuẩn hóa quốc tế của các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng, các ngành công nghiệp mới bắt đầu tiêu chuẩn hóa để tăng số lượng trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn, thư ký từ các ban kỹ thuật/nhóm công tác tiêu chuẩn đến từ Nhật Bản; nỗ lực nâng cao nhận thức và hỗ trợ đối với tiêu chuẩn hóa từ các lãnh đạo doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bằng cách sử dụng các tổ chức khu vực như PASC và APEC; Thúc đẩy hợp tác quốc tế; (iii) Tích hợp Nghiên cứu và Phát triển với Tiêu chuẩn hóa: Nhận thức về tiêu chuẩn hoá từ giai đoạn lập kế hoạch, đặc biệt là trong việc chuẩn hóa các công nghệ mới; sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển và tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá thử nghiệm mà đáp ứng vai trò là tài sản công; thúc đẩy sự phát triển của cấu trúc hạ tầng trí thức như các tiêu chuẩn đo lường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng.
  • 21. 14 Bên cạnh đó, cam kết của Hoa Kỳ về tầm nhìn chiến lược phát triển tiêu chuẩn trong nước và trên phạm vi toàn cầu trong “United States Standards Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ)” [67] nêu rõ quan điểm: (i) Áp dụng phổ quát các nguyên tắc được quốc tế công nhận để xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu; (ii) Chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện nhiều nhất có thể trong quy định hơn là tạo ra các yêu cầu điều hành bổ sung; (iii) Hệ thống tiêu chuẩn đa dạng và toàn diện, có khả năng hỗ trợ cho các giải pháp tiêu chuẩn. Các hiệp hội và diễn đàn minh họa cho sự linh hoạt này và là một phần không thể tách rời của hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu; (iv) Hoa Kỳ cam kết tiêu chuẩn hoá đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Các hoạt động tiêu chuẩn được thực hiện bởi các ngành công nghiệp trong các lĩnh vực được lựa chọn cho khả năng của họ để đáp ứng những nhu cầu đó. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ mạnh mẽ và toàn diện, và phục vụ tốt trên toàn cầu về thương mại, tiếp cận thị trường và cạnh tranh quốc gia; (v) Các công cụ điện tử được sử dụng có hiệu quả để tối ưu hoá việc tạo ra các tiêu chuẩn toàn cầu và để tạo điều kiện cho việc phổ biến chúng trong nền kinh tế toàn cầu. Đối với trong nước: (i) Một quá trình hợp tác với các bên liên quan tạo ra những tiêu chuẩn ưu việt và thống nhất về mặt kỹ thuật để thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ; (ii) Tất cả các bên quan tâm của Hoa Kỳ làm việc cùng nhau để loại bỏ sự dư thừa và chồng chéo; (iii) Phổ biến trong khu vực tư nhân và khu vực công để nhận ra giá trị của tiêu chuẩn ở cấp quốc gia và toàn cầu và cung cấp các nguồn lực đủ lớn và cơ chế chi phí ổn định để hỗ trợ các nỗ lực này; (iv) Hệ thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ đáp ứng một cách nhanh chóng và có trách nhiệm trong việc cung cấp các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của quốc gia và toàn cầu. Tiểu ban kỹ thuật diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) về Tiêu chuẩn và Sự phù hợp trong “APEC Guidelines on Standards Infrastructure (Hướng dẫn của APEC về Cấu trúc hạ tầng Tiêu chuẩn” [64]. Mục tiêu của chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia nằm trong việc cung cấp
  • 22. 15 điều kiện cần thiết cho các ngành công nghiệp để tối ưu hóa việc sử dụng tiêu chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa của nền kinh tế cần nêu rõ tầm nhìn định hướng mục tiêu cũng như quan điểm chỉ đạo rõ ràng để hoạch định, điều chỉnh, thực thi và đánh giá các hoạt động tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia cũng như ở cấp ngành. Các chiến lược ngành nên tập trung vào các vấn đề toàn cầu mới nổi và công nghệ mới, phản ánh khả năng cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế. Một chủ đề quan trọng đối với chiến lược tiêu chuẩn hóa liên quan đến mối liên hệ giữa tiêu chuẩn hóa và nghiên cứu phát triển quốc gia. Để đạt được mục đích này, điều quan trọng là khuyến khích các nhà nghiên cứu tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hóa và gắn kết tiêu chuẩn hóa vào các dự án nghiên cứu và phát triển như là một phần không thể tách rời. Xét về đánh giá hiệu quả của các kế hoạch chiến lược và thực thi, các chỉ số hiệu quả sau đây có thể được xem xét: mức độ tham gia vào tiêu chuẩn hóa được đo bằng các phương pháp định tính và định lượng, phát triển các tiêu chuẩn về số lượng và khả năng đáp ứng các nhu cầu đã nêu và khả năng tiếp cận các tài liệu chuẩn cũng như các kênh phổ biến khác. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Trong những năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành đề cập đến hoạt động tiêu chuẩn hóa và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam. Hầu hết, các công trình đã được công bố đều tập trung vào một số hướng nghiên cứu sau: Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung, thương mại quốc tế nói riêng cũng như đóng góp của tiêu chuẩn lên nền kinh tế ở Việt Nam. Liên quan đến vai trò của tiêu chuẩn, từ năm 1983, trong cuốn sách “Cơ sở Tiêu chuẩn hóa”[12] của Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước đã chỉ ra hoạt động tiêu chuẩn hóa là một công tác đa dạng nhưng có tính định hướng, đưa mọi hoạt động của xã hội vào nề nếp để đạt được hiệu quả chung
  • 23. 16 có lợi nhất, có tác dụng rất lớn tới việc chấm dứt tình trạng tự do, tùy tiện, tản mát, hỗn loạn của phương thức sản xuất nhỏ, đưa nền sản xuất và các hoạt động khác của xã hội đi vào kỷ cương, trật tự, có kế hoạch, có tổ chức một cách thống nhất và hợp lý để đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn hóa cũng là phương tiện rất có hiệu quả để tổ chức và quản lý nền sản xuất xã hội vì cho phép tìm ra những giải pháp tiên tiến và tối ưu về mặt kinh tế, đưa tất cả những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến vào áp dụng trong thực tiễn và mọi hoạt động có liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thống nhất hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa, cơ khí hóa và tự động hóa nền sản xuất cũng như việc cải tiến quản lý sản xuất. Về hiệu lực của tiêu chuẩn trong chế độ xã hội chủ nghĩa là có thể pháp chế hóa. Đối với hoạt động thương mại quốc tế, tiêu chuẩn cung cấp một đường liên kết quan trọng với thương mại toàn cầu, tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Tiêu chuẩn, Đo lường, Đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ [33]. Cụ thể, tiêu chuẩn (tự nguyện) và quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc) xác định những hàng hóa, dịch vụ nào có thể hoặc không thể trao đổi, và đưa ra các quy trình theo đó hoạt động mua bán trao đổi được phép hay không được phép diễn ra. Tiêu chuẩn rất quan trọng, nhưng chúng khác nhau giữa các quốc gia, gây khó khăn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Chính vì vậy các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu cần biết được những tiêu chuẩn mới nhất được sử dụng trong thị trường của họ. Nếu tiêu chuẩn được xây dựng một cách tùy tiện, chúng có thể được sử dụng là công cụ cho chủ nghĩa bảo hộ. Trong hoạt động thương mại quốc tế, tiêu chuẩn có thể trở thành rào cản trong thương mại, tuy nhiên, chúng cũng rất cần thiết cho nhiều vấn đề từ bảo vệ môi trường, an toàn, an ninh quốc gia đến việc bảo vệ người tiêu chuẩn.
  • 24. 17 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tiêu chuẩn là công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trong quản lý sản xuất, kinh doanh, giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh, nhờ đó doanh nghiệp có thể tạo được ảnh hưởng của mình đối với thị trường trong nước, mở rộng cánh cửa vào thị trường toàn cầu. Trong cuốn cẩm nang doanh nghiệp “Hoạt động tiêu chuẩn hóa và doanh nghiệp” do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam biên soạn [22] cũng đã nêu rõ: (i) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp kiểm soát các hoạt động nội bộ, hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo thế phát triển bền vững, lâu dài; (ii) Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp tạo nên giá trị cao quý đối với xã hội, như đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các trách nhiệm xã hội; (iii) Tiêu chuẩn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ lĩnh vực tổ chức - quản lý, thiết kế, cung ứng vật tư đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Liên quan đến các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, từ những năm đầu của thập niên 80, Trường đại học Kinh tế Kế hoạch và Trường đại học kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc tiến hành nghiên cứu, Cục Tiêu chuẩn - Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam với số hiệu TCVN 2831÷2836-1979 Hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn hóa [13]. Các tiêu chuẩn này tham khảo tiêu chuẩn Liên xô cũ đề cập đến phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với các sản phẩm xuất, nhập khẩu, hiệu quả kinh tế khi áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm như: phương pháp xác định hiệu quả kinh tế thực tế của các tiêu chuẩn hiện hành; phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm nhập khẩu… Đây có thể nói là những nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam trong chủ đề này, tuy nhiên, các tiêu chuẩn được xây dựng trong thời điểm nền kinh tế nước ta đang là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, Nhà nước quyết định mọi mặt của sản xuất, thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, nhà
  • 25. 18 nước có thể quyết định trợ giá cho các sản phẩm có cấp chất lượng cao, mục tiêu là khuyến khích doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm chất lượng cao, cho nên không còn phù hợp với thời điểm hiện nay. Nghiên cứu mới nhất của Việt Nam về hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động tiêu chuẩn hóa đối với doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế” [60] được thực hiện năm 2010-2011 do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam triển khai khi tham gia áp dụng thí điểm phương pháp luận của ISO về đánh giá hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn tại Việt Nam. Nhóm tác giả đã lựa chọn được phương pháp luận phù hợp để từ đó định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của tiêu chuẩn, qua đó chứng minh được tác động của tiêu chuẩn hóa đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đối với sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã lựa chọn ngành, doanh nghiệp cụ thể để đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn ở cấp độ ngành, doanh nghiệp với những trường hợp nghiên cứu, tính toán rất cụ thể. Tuy nhiên do tính phức tạp, kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ đề xuất phương pháp xác định cũng như cách thức tổng hợp các kết quả trên cơ sở đánh giá đối với ngành, doanh nghiệp. Đối với cấp độ nền kinh tế, nhóm tác giả đã đưa ra được những đề xuất về giải pháp tăng cường hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn thông qua việc xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là đẩy mạnh vai trò và sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp vào hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Hai là, các công trình nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về hài hòa tiêu chuẩn và nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa để triển khai áp dụng ở Việt Nam Trong bài “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 - Hội nhập sâu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng” [58], tác giả Thanh Uyên đã chỉ ra nội dung cơ bản đầu tiên để xây dựng AEC là tạo được một thị trường và cơ sở sản xuất
  • 26. 19 thống nhất thông qua việc: sử dụng các biện pháp cụ thể để thực hiện tự do lưu chuyển hàng hoá: xoá bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Trong số các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất chính là hài hòa các tiêu chuẩn sản phẩm và hài hòa quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay trong công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức như khoảng cách về trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ... Trong công trình nghiên cứu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng “Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng 9 lĩnh vực ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong ASEAN và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ Việt Nam hội nhập đầy đủ vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)” [39], nhóm nghiên cứu đã tổng hợp hệ thống văn bản, chính sách, cam kết mở cửa thị trường AEC trong lĩnh vực tiêu chuẩn và các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong khu vực, phân tích đánh giá thực trạng ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và năng lực thử nghiệm trong 9 lĩnh vực ưu tiên (Thiết bị điện - điện tử; Sản phẩm gỗ; Vật liệu xây dựng; Sản phẩm cao su; Thực phẩm chế biến sẵn; Mỹ phẩm; Ô tô; Tương thích điện từ EMC và an toàn sản phẩm;Trang thiết bị y tế) của ASEAN tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hài hòa tiêu chuẩn trong khu vực, đẩy mạnh hoạt động truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp tiệm cận thông tin tiêu chuẩn hóa, khi gia nhập thị trường chung ASEAN với mức độ hoàn thành cam kết của Việt Nam cụ thể như sau: Sản phẩm điện - điện tử: các thành viên ASEAN cam kết hài hòa 120 tiêu chuẩn tổ chức tiêu chuẩn hóa ISO, IEC thì mức độ hài hòa của Việt Nam đạt 100%; Tương thích điện từ: ASEAN cam kết hài hòa 81 tiêu chuẩn EMC thì mức độ hài hòa của Việt
  • 27. 20 Nam: 100%; Thực phẩm chế biến sẵn: ASEAN cam kết hài hòa 32 tiêu chuẩn ISO thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 100%; Ô tô: ASEAN cam kết hài hòa 19 quy chuẩn kỹ thuật UNECE thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Vật liệu xây dựng: ASEAN cam kết hài hòa 42 tiêu chuẩn ISO, BSI, JISC thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; Trang thiết bị y tế: ASEAN cam kết hài hòa 12 tiêu chuẩn IEC, EMC thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 95%; - Sản phẩm cao su: ASEAN cam kết hài hòa 90 tiêu chuẩn ISO, EN thì mức độ hài hòa của Việt Nam: 90%; Sản phẩm gỗ: ASEAN cam kết hài hòa 46 tiêu chuẩn ISO thì Mức độ hài hòa của Việt Nam: 85%. Đồng thời tạo ra cơ sở dữ liệu về hài hòa tiêu chuẩn trong khu vực, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tiêu chuẩn hóa quốc gia, hỗ trợ hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế, khu vực như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực , Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ... Liên quan đến chuyên sâu về nghiệp vụ hài hòa tiêu chuẩn, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1: 2007 Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC [7] trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC GUIDE 21-1:2005. Nội dung tiêu chuẩn này đã quy định các phương pháp chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) thành tiêu chuẩn quốc gia với các phương pháp chỉ ra mức độ tương đương (hoàn toàn tương đương; tương đương có sửa đổi; không tương đương) nhằm tạo ra sự nhất quán khi áp dụng cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. Sự thống nhất rộng rãi hơn giữa các quốc gia trong việc chỉ ra sự tương đương và sự khác biệt sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin, tránh được những nhầm lẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đặc biệt để loại bỏ những rào cản
  • 28. 21 kỹ thuật đối với thương mại khi nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tăng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế vì tiêu chuẩn quốc tế phản ánh kinh nghiệm tốt nhất của nền công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu dùng, cơ quan lập quy trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu chung của các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa cũng nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia [6] trên cơ sở chấp nhận tương đương có sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Directives, Part 2, tiêu chuẩn này đã được viện dẫn trong Thông tư 21/2007/TT-BKHCN và hiệu lực là bắt buộc áp dụng. Tiêu chuẩn này được biên soạn theo hướng dẫn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) với mục đích quy định thống nhất cách trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia nhằm giúp các tổ chức biên soạn tiêu chuẩn của Việt Nam loại bỏ được khó khăn nếu có những khác biệt về quy định hoặc truyền thống của cấu trúc khi biên soạn tiêu chuẩn và đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia khi được công bố phải: Phù hợp với thực trạng phát triển kỹ thuật (dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực hành, điều kiện thực tế); Tiếp cận theo tính năng (tạo điều kiện phát triển kỹ thuật; không cản trở sự sáng tạo ...); Đồng nhất (về cấu trúc, văn phong, thuật ngữ); Đồng bộ (đối với cùng một đối tượng tiêu chuẩn hóa (TCH)); Hoàn chỉnh và đầy đủ (ở mức cần thiết theo giới hạn của phạm vi áp dụng); Nhất quán, rõ ràng và chính xác (trình bày, thể hiện nội dung không gây hiểm lầm, hiểu sai); Thông hiểu (các bên có liên quan đều hiểu như nhau, những người không tham gia xây dựng tiêu chuẩn cũng hiểu nội dung quy định để áp dụng được tiêu chuẩn); Hài hòa (đáp ứng yêu cầu hội nhập). Xuất phát từ sự phát triển đa dạng trong thực tế hoạt động tiêu chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu có hướng dẫn nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa thống nhất, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã có công trình “Nghiên
  • 29. 22 cứu, phổ biến áp dụng các hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO” [35] nghiên cứu các tài liệu quan trọng hướng dẫn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá nhằm giúp các tổ chức thành viên nâng cao năng lực thể chế cũng như năng lực kỹ thuật-nghiệp vụ theo hướng hài hoà để đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc gia và tăng cường sự tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO. Trong đó, vai trò quan trọng của các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia trong cơ sở hạ tầng chất lượng đã được mô tả trong cuốn sách “Tiến nhanh về phía trước - Các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tại các nước đang phát triển (Fast forward - National Standards Bodies in Developing Countries)”, một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tồn tại để đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa của quốc gia có liên quan; cuốn sách “Sự tham gia của người tiêu dùng - Tại sao và như thế nào. Hướng dẫn thực hành đối với các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Involving consumers - Why and how. Practical guidance for standards development bodies) đã cung cấp cho các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia cùng với các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (SDO) với hướng dẫn thực tế để đạt được sự tham gia của người tiêu dùng vào hoạt động tiêu chuẩn hóa; cuốn sách “Hướng dẫn đối với các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia - Sự tham gia của các bên liên quan và tạo lập sự đồng thuận” (Guidance for national standards bodies - Engaging stakeholders and building consensus) cung cấp những cách thức thu hút sự tham gia của các bên liên quan và thiết lập được sự đồng thuận trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn; Cuốn sách “Sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn ISO và IEC trong quy chuẩn kỹ thuật” (Using and referencing ISO and IEC standards for technical regulations) giúp các nhà hoạch định chính sách công hiểu và đạt được lợi ích trong việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (IEC, ISO) để hỗ trợ các sáng kiến chính sách công.
  • 30. 23 Ba là, các công trình nghiên cứu về thực tiễn hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam và những đề xuất nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Kể từ khi Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực ngày 1/1/2007, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia không còn là độc quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ như giai đoạn trước đây mà các Bộ chuyên ngành đều có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, chính vì vậy Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có công trình “Nghiên cứu hướng dẫn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại các Bộ, ngành” [34]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại chủ yếu trong hệ thống tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam (QCVN) như: Việc phối hợp giữa các bộ, ngành vẫn còn rất hạn chế, để triển khai hiệu quả Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chính phủ cũng đã thành lập Ban liên ngành về TCVN và QCVN, nhưng cho đến nay hoạt động của Ban liên ngành chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn mang tính hành thức, chưa phát huy được hết sức mạnh đúng nghĩa của một ban liên ngành các bộ liên quan; Công tác lập kế hoạch tiêu chuẩn định kỳ hàng năm chưa được thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành, một vài lĩnh vực vẫn còn có sự chồng chéo trong quy định giữa các Bộ, ngành; Mặc dù đã rất cố gắng nỗ lực, nhưng định hướng xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chưa được quan tâm đầy đủ; việc chỉ định các cơ quan đầu mối và triển khai xây dựng QCVN, TCVN mỗi Bộ một kiểu, dẫn tới khó khăn nhất định cho công tác điều phối chung của Bộ Khoa học và Công nghệ; Đội ngũ chuyên gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại các Bộ, ngành còn thiếu và yếu, mặt khác các Bộ cũng không có cơ quan chuyên trách về QCVN, TCVN mà thường chỉ định một hoặc nhiều đơn vị kiêm nhiệm; Việc xác định phạm vi đối tượng xây dựng QCVN vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập. Mặc dù đã có quy định, hướng dẫn cụ
  • 31. 24 thể trong luật và văn bản dưới luật, nhưng vì lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó nên thực tiễn quản lý hiện nay, các Bộ, ngành vẫn tiến hành xây dựng TCVN mà đáng lý ra phải là QCVN, hay ban hành những văn bản quy phạm pháp luật bản chất là QCVN nhưng hình thức thì lại chỉ là một văn bản quy phạm pháp luật thuần túy dưới dạng thông tư do Bộ trưởng bộ chuyên ngành ký. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhóm hàng hóa chủ lực, hướng tới xuất khẩu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng triển khai nghiên cứu “Xây dựng Quy hoạch phát triển Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đến năm 2020 và định hướng xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) chuyên ngành kinh tế-kỹ thuật” [36]. Kết quả nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng quan về thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hiện trạng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước cũng như định hướng quy hoạch TCVN cho 83 nhóm sản phẩm, hàng hóa đến năm 2020. Việc lập quy hoạch phát triển Hệ thống TCVN cho giai đoạn đến năm 2020 góp phần tháo gỡ những bất cập mà chúng ta đã phải đối đầu trong những năm trước như: (i) Sự phát triển chưa đồng bộ của Hệ thống TCVN; (ii) Sự trùng lặp và thiếu liên kết của các TCVN được xây dựng cho cùng một đối tượng tiêu chuẩn; (iii) Sự không cân đối của các phân hệ TCVN chuyên ngành/lĩnh vực trong Hệ thống TCVN; (iv) Việc lập và giao kế hoạch xây dựng TCVN hằng năm được thực hiện chậm gây ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch v.v… Tác giả Vũ Văn Diện trong “Chặng đường dài từ Điều lệ tạm thời đến Luật”, [16] cũng đã khái quát lại quá trình phát triển của hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nước ta từ năm 1962 đến nay qua bốn thời kỳ, khẳng định hoạt động tiêu chuẩn hóa ở nước ta luôn có những bước đổi mới quan trọng, bảo đảm luôn phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế từng thời kỳ, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tác giả cũng khẳng định các tiêu chuẩn quốc gia là căn cứ kỹ thuật quan trọng phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh. Tác giả cũng nhận định một
  • 32. 25 trong những đổi mới cơ bản trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, sau khi có Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, là hình thành hai hệ thống tài liệu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật) phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh một cách độc lập, nhưng quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Tác giả Nguyễn Minh Bằng cũng có nhận xét trong “Một vài suy nghĩ về xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam” [9], trong suốt chặng đường hơn 50 năm hình thành và phát triển, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam đã có những sự đổi mới hay thay đổi cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế-xã hội của đất nước. Nhìn suốt chặng đường này, về căn bản, hoạt động tiêu chuẩn hóa Việt Nam luôn do nhà nước giữ vai trò chủ đạo cả về thể chế, nguồn lực và phát triển với phương thức xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn từ trên xuống (top-down) theo đó hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia là hoạt động được chú trọng còn hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp ngành và cấp cơ sở do các Bộ, ngành và cơ sở tiến hành một cách tự nguyện để đáp ứng nhu cầu của ngành mình hay cơ sở mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển và hội nhập, để đáp ứng các nhu cầu tiêu chuẩn hóa đang thay đổi nhanh chóng và việc xây dựng tiêu chuẩn cần dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan (các cơ quan quản lý, các tổ chức sản xuất-kinh doanh; các hội, hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức nghiên cứu, triển khai…) thì yêu cầu xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn Việt Nam là yêu cầu cần được nghiên cứu và triển khai một cách bài bản và thích hợp. Trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, chính sách chung về xã hội hoá hoạt động tiêu chuẩn hóa cần đảm bảo cho việc xây dựng tiêu chuẩn được thực hiện từ trên xuống (TCH quốc gia) đồng thời với việc xây dựng tiêu chuẩn từ dưới lên (TCH cơ sở) để tạo sự cân bằng về lợi ích của nhà nước và của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo áp dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
  • 33. 26 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.3.1. Một số kết quả đạt được Qua nghiên cứu và xem xét những công trình nghiên cứu của các tổ chức và tác giả ở trong và ngoài nước trên, nghiên cứu sinh nhận thấy về cơ bản các công trình đó đã thống nhất với nhau ở một số điểm cơ bản sau: Thứ nhất, các nghiên cứu đi trước đều đã cho thấy vai trò và sự cần thiết của tiêu chuẩn, hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển trong quá trình cải cách, mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thứ hai, việc nghiên cứu hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế hoặc giữa các tiêu chuẩn quốc gia với nhau đang được hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm. Việc chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia hiện được coi là hoạt động tất yếu và được ưu tiên. Thứ ba, sự thay đổi về hình thức áp dụng tiêu chuẩn quốc gia từ bắt buộc sang tự nguyện áp dụng để phù hợp với hội nhập quốc tế. Thứ tư, chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa quốc gia là điều tất yếu, thể hiện sự chú trọng đặc biệt đến định hướng đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng đến sự đổi mới hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế hoạt động từ quản lý tập trung sang cơ chế mở, minh bạch với sự tham gia tự nguyện của các bên liên quan. Thứ năm, xu hướng tiêu chuẩn hóa quốc tế đã thay đổi, từ việc trước đây tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực mới như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi mới nhất. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Có thể nói, ở Việt Nam, hầu hết các công trình nghiên cứu và đề án triển khai chủ yếu được thực hiện tập trung ở các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống tiêu chuẩn, đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, chưa có đề tài
  • 34. 27 nghiên cứu chuyên sâu nào từ các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo, các trường đại học và các học giả độc lập. Hệ quả của việc này là những người am hiểu chuyên môn trong các cơ quan quản lý (hành chính) liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn, thường không muốn “bình luận” các công trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, giới học giả ngoài ngành thì lại thiếu thông tin xác thực để nghiên cứu và đánh giá chuẩn xác, có căn cứ về thực tiễn về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu kỹ, thể hiện ở chỗ: - Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có Chiến lược (Strategy) phát triển tiêu chuẩn hóa. Trong giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế hiện nay đặt ra nhiều yêu cầu mới cho hoạt động tiêu chuẩn hóa như dự đoán về thị trường tiêu chuẩn cũng như phân tích nhu cầu về tiêu chuẩn … là những công việc cực kỳ cần thiết. Điều này dẫn đến hệ quả là việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia còn manh mún, không có tính định hướng và chiến lược lâu dài. - Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc xác định đối tượng tiêu chuẩn hóa theo xu hướng quốc tế đã thay đổi, từ việc trước đây tập trung vào tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể sang tập trung vào các lĩnh vực mới như trách nhiệm xã hội, dịch vụ cũng như các công nghệ mới nổi, ví dụ như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thành phố thông minh (smart city), chính vì vậy các cơ chế chính sách phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng cần thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. - Chưa có nghiên cứu sâu về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam mà cụ thể là việc không có một bức tranh thực tiễn về độ bao quát, cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cũng như nghiên cứu về sự đóng góp của của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong chuyển dịch hoạt động
  • 35. 28 tiêu chuẩn hóa từ hệ thống nhà nước sang hệ thống vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường. - Chưa có sự nghiên cứu, triển khai một cách bài bản và thích hợp về xã hội hóa hoạt động xây dựng tiêu chuẩn ở nước ta trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là những yêu cầu việc xây dựng các tiêu chuẩn phải dựa trên nhu cầu thị trường với sự tham gia tự nguyện và rộng rãi của các bên có lợi ích liên quan (các công ty sản xuất, kinh doanh, các đơn vị thử nghiệm, các đơn vị đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, ….) cũng như nguồn lực tài chính được huy động từ khu vực tư nhân. 1.3.3. Hướng nghiên cứu của đề tài luận án Nhiệm vụ của đề tài luận án là tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu để trả lời cho những câu hỏi sau đây về hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập WTO và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành (năm 2007) đến năm 2016: - Thế nào là phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia bao gồm những nội dung gì? Có những chỉ tiêu nào đánh giá phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia? Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước trong hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? - Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam những năm qua thế nào? Hệ thống này đã bao quát được hết các chuyên ngành/lĩnh vực hay chưa? Đã đủ số lượng tiêu chuẩn hài hòa hay chưa? Đã được xây dựng theo đúng phương pháp chấp nhận theo quy định quốc tế hay chưa? Có cập nhật được trình độ khoa học công nghệ tiên tiến hay không? - Từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng nào? Với những mục tiêu gì? Làm thế nào để hiện thực hóa các phương hướng và mục tiêu đó?
  • 36. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia - Khái niệm tiêu chuẩn Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn như sau: Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách đồng thuận và do một cơ quan được thừa nhận phê duyệt nhằm cung cấp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm và nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng” [5] Hiệp định về các Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT) cũng đưa ra định nghĩa về tiêu chuẩn là: Tiêu chuẩn là tài liệu do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng chung và nhiều lần, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sản xuất có liên quan mà việc tuân thủ là không bắt buộc. Tài liệu này cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuận ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, yêu cầu về dán nhãn hoặc ghi nhãn được áp dụng cho một sản phẩm, quá trình hoặc phương pháp sản xuất”. [52]
  • 37. 30 Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006) giải thích từ ngữ như sau: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. [24] Từ điển Tiếng Việt năm 1998 cũng nêu định nghĩa về Tiêu chuẩn: “Điều quy định làm căn cứ để đánh giá” [51, tr.956]. Từ những khái niệm trên đây, có thể khái quát tiêu chuẩn là một loại hình văn bản chuyên dạng với những đặc điểm sau đây: (i) Về khía cạnh bản chất, tiêu chuẩn là văn bản kỹ thuật và được tự nguyện áp dụng. Tiêu chuẩn chỉ trở thành văn bản pháp quy kỹ thuật và bắt buộc áp dụng khi được quy định áp dụng bằng văn bản pháp quy hoặc bằng văn bản thoả thuận giữa các pháp nhân. Đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội. (ii) Về khía cạnh xây dựng, tiêu chuẩn được thiết lập theo nguyên tắc thoả thuận/đồng thuận, công khai và minh bạch. Đặc điểm này là cơ sở cho việc tiến hành xây dựng tiêu chuẩn thông qua các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn với thành phần gồm đại diện của các bên liên quan đồng quyền lợi. (iii) Về khía cạnh công bố, tiêu chuẩn được xây dựng và công bố bởi một tổ chức được thừa nhận. Điều này đảm bảo rằng tiêu chuẩn là một văn bản chính thức, được xây dựng theo quy trình, thủ tục quy định. (iv) Về khía cạnh áp dụng, tiêu chuẩn được sử dụng chung và lặp đi, lặp lại nhiều lần. Do đó, tiêu chuẩn là văn bản được phổ biến rộng rãi để mọi
  • 38. 31 người, mọi tổ chức liên quan áp dụng trong phạm vi áp dụng được quy định và trong thời gian có hiệu lực. (v) Về khía cạnh tính mục đích, tiêu chuẩn được áp dụng để nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Chính vì vậy, tiêu chuẩn không phải là văn bản bất biến mà nó cần được soát xét, sửa đổi, thay thế vào những thời gian thích hợp. Mặt khác, tiêu chuẩn chỉ đưa ra những quy định “ngưỡng” chung phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ và các điều kiện áp dụng (luật pháp, địa lý, hạ tầng cơ sở, v.v...) chứ không hẳn là cao nhất. (vi) Về khía cạnh cơ sở khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn thường được xây dựng dựa trên các kết quả của các nghiên cứu khoa học, công nghệ và kinh nghiệm nên chúng là những văn bản kỹ thuật chứa đựng những bí quyết công nghệ (know-how) tin cậy đối với người sử dụng. - Khái niệm tiêu chuẩn quốc gia Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đưa ra định nghĩa về các cấp tiêu chuẩn trong đó nêu định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và có tính phổ biến rộng rãi”. [5] Theo Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (European Telecommunications Standards Institute - ETSI), tiêu chuẩn quốc gia được định nghĩa như sau: “Tiêu chuẩn được Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia chấp nhận và công bố rộng rãi”. [101] Theo Cơ quan tiêu chuẩn Australia: “Tiêu chuẩn quốc gia do Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc các cơ quan được công nhận khác xây dựng. Tiêu chuẩn quốc gia Australia (ký hiệu là AS) được xây dựng trong phạm vi Australia hoặc được chấp nhận từ các tiêu chuẩn quốc tế”. [102] Theo Luật Tiêu chuẩn (năm 2008) của Nam Phi:
  • 39. 32 Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi là tiêu chuẩn được Cơ quan Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi phê duyệt theo Luật này. Tiêu chuẩn là tài liệu đưa ra việc sử dụng chung và lặp lại, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc điểm cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình và phương pháp sản xuất bao gồm thuật ngữ, ký hiệu, yêu cầu về bao gói, ghi nhãn hoặc dán nhãn khi áp dụng cho một sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc phương pháp sản xuất. [96] Như vậy, định nghĩa về tiêu chuẩn quốc gia (một số nước còn gọi là tiêu chuẩn nhà nước) về cơ bản là giống nhau, là tiêu chuẩn do các Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia tổ chức xây dựng và phổ cập rộng rãi. Tuỳ theo cơ chế quản lý ở mỗi nước, tiêu chuẩn được công bố hay được ban hành theo một thể thức nhất định. Tiêu chuẩn được công bố/ban hành sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên được gọi là tiêu chuẩn quốc gia, được mang ký hiệu đã đăng ký với tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và thông báo với tất cả các nước. Bảng 2.1. Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước Trong ASEAN Một số nước khác Quốc gia Ký hiệu (Số lượng TCQG) Quốc gia Ký hiệu (Số lượng TCQG) Việt Nam Thái Lan Malaysia Singapo Indonesia Philipin Cambodia TCVN (9.550) TIS (2.936) MS (6.062) SS (1.300) SNI (9.039) PS (5.005) CS (625) Nga Anh Nhật Úc Hàn Quốc Trung Quốc Hoa Kỳ GOST R (26.293) BS (30.793) JIS (10.399) AS (6.000) KS (20.392) GB (21.025) ANSI (9.915) Nguồn: Xử lý của tác giả từ các web-site và tài liệu - Khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Đề cập đến khái niệm về hệ thống, trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998, hệ thống được định nghĩa là: “Phương pháp, cách thức phân loại, sắp xếp sao cho có trật tự logic” [51, tr.418]. Trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000,
  • 40. 33 hệ thống được định nghĩa là “Tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác” [8]. Như vậy, có thể hiểu Hệ thống là tập hợp gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung. Với đối tượng của tiêu chuẩn bao gồm: sản phẩm, hàng hóa; dịch vụ; quá trình; môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia được một số tổ chức định nghĩa như sau: Pháp lệnh của Hội đồng Tiêu chuẩn của Canada (Standards Council of Canada Act) đưa ra khái niệm: “Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (National Standards System) là hệ thống xây dựng, xúc tiến và thực hiện các tiêu chuẩn tự nguyện ở Canada” [76]. Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) đưa ra giải thích: Được hình thành trong hơn một thế kỷ qua sự thay đổi của lịch sử, văn hoá và giá trị của quốc gia này, hệ thống tiêu chuẩn của Hoa Kỳ phản ánh một xã hội định hướng thị trường và đa dạng hóa. Đây là một hệ thống phân cấp được phân chia tự nhiên thành các khu vực công nghiệp và được hỗ trợ bởi các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn khu vực tư nhân độc lập. Đây là một hệ thống theo nhu cầu, trong đó các tiêu chuẩn được xây dựng để đáp ứng các mối quan tâm và nhu cầu cụ thể được thể hiện bởi ngành công nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Đó là một hệ thống tự nguyện, trong đó việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn được định hướng bởi nhu cầu của các bên liên quan [98]. Theo Đạo luật khung về tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc [103] cũng nêu: Tiêu chuẩn quốc gia là tiêu chuẩn công về khoa học và công nghệ mà quốc gia áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý và mang tính quốc tế trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Hàn Quốc được phân loại theo các lĩnh vực của nền kinh tế và được ký hiệu bằng
  • 41. 34 các chữ cái theo trật tự bảng chữ cái, ví dụ: Tiêu chuẩn cơ bản (A); Cơ khí (D); Điện - Điện tử (C); Kim loại (D); Hầm mỏ (E); Xây dựng (F) ... Đối với Việt Nam, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là hệ thống tiêu chuẩn đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho mọi đối tượng của nền kinh tế-xã hội, được sắp xếp theo các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực hóa chất, lĩnh vực thực phẩm; lĩnh vực may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v...). Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa [1]. Mỗi lĩnh vực có một mã hiệu gồm hai chữ số (cấp 1). Các lĩnh vực được phân chia làm các nhóm (cấp 2). Các nhóm lại được chia nhỏ hơn nữa thành các phân nhóm (cấp 3). Trong mỗi lĩnh vực cụ thể như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, điện, điện tử, công nghệ thông tin ... bao gồm các loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản. Như vậy có thể khái quát lại: Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là tổng thể các tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội, được phân loại, sắp xếp theo các ngành, lĩnh vực của xã hội, được áp dụng thống nhất để tăng tính chính xác, hợp lý. Các tiêu chuẩn quốc gia thường được áp dụng tự nguyện. - Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế + Khái niệm phát triển trong triết học: Trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển
  • 42. 35 không đồng nhất với khái niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng hoàn thiện của sự vật. Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Cụ thể hơn, phát triển được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt năm 1998 là: “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [51, tr.743]. Phát triển được định nghĩa trong Từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn...” (The gradual growth of something so that it becomes more advanced, stronger ...) [94]. + Khái niệm phát triển trong kinh tế: “Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia”. [53] Phát triển kinh tế, nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, thì nó bao gồm hai lĩnh vực của nền kinh tế, đó lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội. Phát triển lĩnh vực kinh tế bao gồm hai quá trình, đó là sự lớn lên của nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế và quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển lĩnh vực xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện, song nhìn tổng quát thì đó là sự bảo đảm tiến bộ xã hội cho con người. Ta có thể phác họa “công thức” phát triển kinh tế như sau: Phát triển kinh tế = Tăng trưởng kinh tế + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế + Tiến bộ xã hội Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự phát triển về lượng của nền kinh tế, còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội thể hiện sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Đó là sự thay đổi cấu trúc bên trong của nền kinh tế
  • 43. 36 và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế đó là mang lại tiến bộ xã hội cho con người. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để thực hiện tiến bộ xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia không phải là tăng trưởng kinh tế, hay là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là sự tiến bộ xã hội. Từ những phân tích về khái niệm phát triển nêu trên và khái niệm hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, có thể hiểu: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Theo đó, phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế là sự tăng lên về số lượng (chiều rộng) và nâng cao về chất lượng (chiều sâu) của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về chiều rộng thể hiện ở: (i) Mở rộng quy mô của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia: Sự mở rộng này thể hiện ở việc gia tăng số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm. Nếu số lượng tiêu chuẩn quốc gia hàng năm không tăng lên mà lại giảm đi thì không thể nói là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia có sự phát triển. (ii) Mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế xã hội thể hiện ở việc có đủ đối tượng tiêu chuẩn quốc gia cho các ngành, lĩnh vực hay không. Nếu đối tượng tiêu chuẩn quốc gia không được mở rộng thêm qua các năm, tức là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không có sự phát triển. Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế về chiều sâu thể hiện ở: (i) Sự phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn
  • 44. 37 quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để đảm bảo sự tương thích về kỹ thuật giữa các cấp tiêu chuẩn tăng lên qua các năm. Tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với nghiệp vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia theo đúng quy định quốc tế tăng lên và tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế và hủy bỏ phù hợp với các giai đoạn hội nhập để đáp ứng sự phát triển về khoa học kỹ thuật ngày càng tăng lên, thì đó là biểu hiện của sự phát triển cấu trúc hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. (ii) Sự gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế cuối cùng phải được thể hiện ở sự gia tăng phần đóng góp của hệ thống này vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu cuối cùng của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia không phải là gia tăng số lượng và mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, cũng không phải là phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, mà là gia tăng sự đóng góp của việc phát triển hệ thống này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tóm lại, có thể phác họa “công thức” phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế như sau: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế = Gia tăng số lượng và mở rộng độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia + Phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế + Gia tăng sự đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước
  • 45. 38 2.1.2. Sự cần thiết của phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.2.1. Xuất phát từ vai trò của tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế Tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán. Có thể đưa ra bốn khía cạnh chính thông qua đó thể hiện việc các tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại quốc tế như sau: (i). Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại bằng cách đưa ra dấu hiệu về chất lượng cho người tiêu dùng và các đối tác thương mại. Một hệ thống tiêu chuẩn mạnh có thể cải thiện nhận thức về chất lượng sẽ tạo điều kiện cho cạnh tranh phi giá cả (trong đó các công ty có thể cạnh tranh về các thuộc tính như chất lượng sản phẩm, giao nhận hàng và dịch vụ khách hàng). Cơ hội cho các nhà xuất khẩu trong nước có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài dựa trên chất lượng cũng là một tiềm năng để gia tăng thương mại. Ngoài ra, bằng cách cải thiện tính minh bạch, người mua và người bán có nhiều khả năng đưa ra các quyết định mua hàng tối ưu, có thể giúp tối thiểu các chi phí giao dịch và làm tăng tính cạnh tranh. (ii). Các tiêu chuẩn quốc tế tạo lập một “ngôn ngữ chung” cho các đối tác thương mại tiềm năng. Tiêu chuẩn thúc đẩy thương mại khi mà các khác biệt về kỹ thuật được coi là rào cản thương mại được loại trừ. Các tiêu chuẩn quốc tế sẽ đảm bảo tính tương thích, ví dụ về đo lường sản phẩm, truyền tải thông tin và hình thành cơ sở của một tiêu chuẩn chung cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới. Bằng cách tạo ra các đặc tính kỹ thuật được thừa nhận quốc tế, tiêu chuẩn quốc tế giúp hạ thấp các rào cản thương mại và giảm chi phí sản