SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 1
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như vốn kinh doanh là tiền đề, là điều kiện tất yếu đối với quá
trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì doanh thu chính là nhân
tố mang tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của
doanh nghiệp đó.
Là một mảng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm hay quá trình thực hiện doanh thu là bước đi quan trọng để đạt tới
mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mức độ thành công của công tác
tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định tới kết quả hoạt động cuối cùng của toàn bộ
quá trình sản xuất, bởi vậy làm sao để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản
phẩm nhằm không ngừng gia tăng doanh số bán ra từ đó nâng cao lợi nhuận là
mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp.
Tuy vậy, tiêu thụ sản phẩm là công việc khó khăn, phức tạp và trong
thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được sự thành công
trong công việc này, do đó nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm không
ngừng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
là đòi hỏi rất bức xúc.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng
em đã chọn đề tài: “ Cácgiải pháp tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác
tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng”
với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực tế của công tác này và hy vọng có
những ý kiến đóng góp có ích để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tiêu thụ hàng
hoá của Công ty.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 2
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ hàng hoá và doanh thu tiêu thụ
hàng hoá của doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ tại công ty Cổ
phần Cao Su Sao Vàng.
Chương III: Các giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá,
tăng doanhthu tiêu thụ tại công ty Cổ phần Cao Su SaoVàng.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 3
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ
DOANH THU TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
1.1.1Công tác tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp
- Vị trí của tiêu thụ hàng hóa trong chu kỳ SXKDcủa doanhnghiêp
Có thể nói, mục đích cao nhất của sản xuất chính là thoả mãn các nhu
cầu tiêu dùng khác nhau của con người, để thoả mãn yêu cầu tiêu dùng của
khách hàng, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị
trường mong đợi. Tuy nhiên để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì
doanh nghiệp phải tiến hành môt quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác
nhau tạo thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, từ việc doanh nghiệp bỏ tiền
ra mua tư liệu sản xuất, trả lương cho người lao động, đến việc tổ chức quá
trình sản xuất sản phẩm và cuối cùng là đem sản phẩm đi tiêu thụ. Tiêu thụ
sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là
sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Cụ thể hơn, trên
góc độ của doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là quá trình doanh
nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho đơn vị mua và thu được một khoản
tiền, hoặc được đơn vị mua chấp nhận thanh toán về số sản phẩm, hàng hoá
tiêu thụ đó.
- Thời điểm tiêu thụ hàng hóa :
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chỉ được xem là hoàn thành khi thực hiện
được cả hai hành vi:
- Doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 4
- Đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền
hàng.
Cả hai hành vi này đều giữ vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá. Nếu như hành vi doanh nghiệp xuất giao hàng cho doanh nghiệp
mua là điều kiện tiền đề thì hành vi doanh nghiệp mua thanh toán tiền hàng
hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng là điều kiện quyết định việc hàng hoá có
được tiêu thụ hay không. Nếu như hàng hoá được bán đi nhưng không được
chấp nhận thanh toán thì số hàng hoá đó chưa được coi là tiêu thụ bởi lẽ bên
mua có thể trả lại hàng do không đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra. Do vậy,
việc thực hiện đầy đủ hai hành vi này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác
định thời điểm tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Hai hành vi trên có thể khác nhau về không gian, thời gian và tiền hàng
thu được. Trên thực tế, việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp với khách
hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, thời điểm được
coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau. Thông thường được chia thành một
số trường hợp sau:
 Trường hợp xuất giao bán và thanh toán diễn ra đồng thời (tiêu
thụ trực tiếp): Khi doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho khách hàng
thì đồng thời doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng do đơn vị mua thanh
toán. Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn, thuận tiện cho công tác
hạch toán của doanh nghiệp, nhưng chỉ thích hợp với lượng hàng khách
không lớn, chưa quen, không thường xuyên.
 Trường hợp doanh nghiệp xuất giao hàng cho khách hàng, số
hàng đó được chấp nhận thanh toán nhưng khách hàng chưa trả tiền ngay: Ở
đây, hàng hoá của doanh nghiệp vẫn được coi là tiêu thụ. Hình thức này
thường được áp dụng đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua
nhiều. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm, đó là khuyến khích khách hàng
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 5
mua hàng của doanh nghiệp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó đó là gây
khó khăn về vốn cho doanh nghiệp
 Khách hàng ứng trước tiền mua hàng: Khi doanh nghiệp tiến
hành giao hàng hoá thì thời điểm đó được coi là hoàn thành. Đây là trường
hợp có lợi cho doanh nghiệp do được chủ động trong khâu thanh toán, khoản
tiền thu được từ trước chính là khoản doanh nghiệp đã chiếm dụng được của
khách hàng, theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng số vốn này để thực hiện
được các mục tiêu sinh lời khác. Hơn thế nếu lượng tiền ứng trước của khách
hàng tăng lên, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thu hồi nợ, tăng tốc độ
quay vòng vốn.
 Gửi hàng đi bán: Doanh nghiệp gửi hàng đi bán, khi doanh
nghiệp thu được tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán thì lúc đó hàng
hoá mà doanh nghiệp gửi đi được xem là đã tiêu thụ. Đây là hình thức tiêu thụ
bất lợi đối với doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thanh toán. Áp dụng
hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thanh toán và có
sự theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán tiền hàng của khách hàng đối với
doanh nghiệp.
1.1.2Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa – dịch vụ
trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng trả lại, thuế gián thuKhi các sản
phẩm hàng hoá được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có một khoản thu về việc bán
các sản phẩm, hàng hoá đó hay còngọi là doanh thu tiêu thụ (DTTT). DTTT
sản phẩm, hàng hoá - dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung
ứng lao vụ, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, giá trị
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 6
hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (nếu có) và đã được khách hàng thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán.
Doanh thu tiêu thụ hàng hoá không đồng nhất với tiền thu bán hàng,
tiền bán hàng chỉ được xác định khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá và đã thu
được tiền về còn doanh thu tiêu thụ hàng hoá được xác định khi người mua
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc tiền đã thu
được về hay chưa. DTTT là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
doanh thu của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Nội dung, cáchxác định doanh thu tiêu thụ
DTTT là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. DTTT sản
phẩm, hàng hoá được xác định như sau:
Trong đó:
+ S: là doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
+ Qti: là số lượng hàng hoá i đã bán trong kỳ.
+ Pi: là giá bán đơn vị hàng hoá i trong kỳ.
+ i: là loại hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Nếu doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hàng hoá thì cần tính
được doanh thu của từng mặt hàng sau đó tổng hợp lại được doanh thu tiêu
thụ của toàn bộ hàng hoá trong kỳ.
Như vậy, DTTT sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản
phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 7
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (nếu có) và đã được
khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Bên cạnh đó có các khoản cấu tạo nên doanh thu như :
- Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước cho doanh
nghiệp đối với những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ
được Nhà nước cho phép.
- Giá trị các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem đi biếu tặng hoặc tiêu
dùng nội bộ.
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm :
- Giảm giá hàng bán: phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm
giá ngoài hoá đơn, đó là số tiền doanh nghiệp chấp thuận giảm giá cho khách
hàng do các nguyên nhân như: hàng kém phẩm chất, hàng không đúng quy
cách…
- Trị giá hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch
vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với nhu cầu của người
mua, do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng
loại, quy cách…
- Thuế gián thu: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị
gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp.
DTTT sản phẩm hàng hoá có ảnh lớn đối với tình hình tài chính của
mỗi doanh nghiệp, thực hiện được doanh thu doanh nghiệp mới có vốn để bù
đắp chi phí đã bỏ ra, để phân phối theo các kế hoạch đã định trước hay để
thực hiện chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. DTTT chính là kết quả của
công tác tiêu thụ, xem xét DTTT có thể thấy được trình độ tổ chức sản xuất
kinh doanh, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do đó đẩy manh tiêu thụ
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 8
sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm hàng hoá luôn là mục tiêu mà các doanh
nghiệp cần hướng tới.
1.1.2.3 Ý nghĩa của tiêu thụ hàng hóa và doanh thu tiêu thụ trong các
doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp :
+ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm
khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc
trang thiết bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của
doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ
có nghĩa là nó đã được thị trường chấp nhận về số lượng, chủng loại, giá trị sử
dụng, phẩm chất, mẫu mã, giá cả… theo đó doanh nghiệp có thể thu hồi được
vốn đầu tư đã ứng ra và đây chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản
xuất mở rộng. Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, nó sẽ gây khó
khăn cho doanh nghiệp cả về vốn và chi phí, đó là tình trạng ứ đọng vốn do
lượng tồn kho lớn và chi phí bảo quản lớn, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn
giảm, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho sản xuất bị ngừng trệ, thậm chí có thể
dẫn đến nguy cơ phá sản.
+ Bên cạnh đó, sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là doanh nghiệp sẽ có
một khoản thu đó là DTTT, đây là nguồn quan trọng để thực hiện phân phối
tài chính trong doanh nghiệp. Chỉ khi có doanh thu doanh nghiệp mới có thể
trang trải được các khoản chi phí, thu hồi số vốn đã ứng ra để tiếp tục tiến
hành sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có được
doanh thu là tiền đề để có được lợi nhuận như mong muốn - mục tiêu của các
doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể trích lập các quỹ, tăng quy mô vốn, tăng
cường đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh…
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 9
+ Ngoài ra, thực hiện được tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ sẽ
góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, rút ngắn chu kỳ kinh doanh,
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Khả năng tiêu thụ
có ảnh trực tiếp đế tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi sản phẩm hàng
hoá không tiêu thụ được nghĩa là không có DTTT trong kỳ dẫn đến nguồn
vốn tiền tệ của doanh nghiệp bị hạn chế, khả năng thanh toán yếu, không tận
dụng được các cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị
giảm sút.
- Đối với toàn bộ nền kinhtế :
Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ
được đáp ứng, giữ vững được quan hệ cân đối giữa cung và cầu về sản phẩm
hàng hoá, giữa tiền và hàng. Đồng thời, thông qua tình hình tiêu thụ có thể
đánh giá được nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội, dự đoán được nhu
cầu trong tương lai để từ đó có chính sách phù hợp bảo đảm sự cân đối trong
từng ngành, trong lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, thực hiện được
tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có doanh thu, là cơ sở tạo nên của cải cho
xã hội góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
1.2 Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng
doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu tiêu
thụ cho doanh nghiệp
- Xuấtphát từ mụcđích sản xuấtkinhdoanh của doanh nghiệp là để
tiêu thụ chức không phải tiêu dùng. Doanh nghiệp được thành lập ra với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Với
những doanh nghiệp sản xuất , sản phẩm hàng hoá sau một quá sản xuất sẽ
được tung ra thị trường thực hiện tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối
tượng trong xã hội. Với những doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, sản phẩm
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 10
hàng hoá mua về không phải nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ
doanh nghiệp mà được tung ra để thực hiện quá trình tiêu thụ tiếp theo phục
vụ cho nhu cầu thị trường, theo đó doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn để
phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, nếu như quá trình tiêu thụ sản
phẩm không được thực hiện thì doanh nghiệp sẽ không thu hồi được vốn,
không trang trải được các khoản chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
bị ngưng trệ. Vì vậy để đảm bảo được mục đích là hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi và thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh
tiêu thụ hàng hoá.
Mặt khác, muốn duy trì và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện cho được vấn đề tái sản xuất mở
rộng với bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Muốn cho bốn
khâu này được thông suốt thì sản phẩm hàng hoá của mỗi doanh nghiệp nhất
thiết phải được tiêu thụ trong thị trường. Hơn nữa để đảm bảo và đẩy mạnh
được quá trình tiêu thụ thì phải quán triệt được quan điểm “chỉ sản xuất kinh
doanh những cái thị trường cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mình có”.
- Xuấtphát từ ý nghĩa, tác dụng của công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc
tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
tất cả các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với nền kinh tế quốc dân. Tiêu thụ
sản phẩm mạnh sẽ làm tăng vòng quay của vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung
bình, làm giảm hàng hoá tồn kho. Từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng doanh lợi
vốn nghĩa là tăng khả năng sinh lời của vốn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận sẽ
làm tăng tỷ trọng của vốn tự có, giảm tỷ trọng vốn vay làm cho kết cấu tài
chính của doanh nghiệp được thay đổi theo hướng an toàn, tăng khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp
ngày càng ổn định và vững mạnh. Từ tăng tiêu thụ sản phẩm làm lợi nhuận
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 11
tăng lên sẽ tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, cải
thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. Đồng thời, tình hình tài chính lành
mạnh sẽ nâng cao khả năng trả nợ cho doanh nghiệp, tạo uy tín với ngân
hàng.
Ngoài ra thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, kịp thời sẽ
tiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng, chi phí lưu bãi, bảo quản… góp
phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cũng từ công tác tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu
cầu thứ yếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị thế của
các đối thủ và vị thế của bản thân doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra kế hoạch
đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Thông qua việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu
cũng tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước như thuế, phí,
lệ phí…để từ đó nhà nước có điều kiện thực hiện các kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tiêu thụ ra nước ngoài sẽ làm
cân bằng cán cân thương mại của nước ta hiện nay, điều hoà tiêu dùng, thúc
đẩy sản xuất trong nước.
Ngược lại, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chậm chạp hoặc không tiêu thụ
được sẽ gây ra hàng loạt hậu quả: làm giảm vòng quay vốn vật tư hàng hoá,
vốn lưu động dự trữ tăng lên, giảm hiệu suất sử dụng vốn từ đó không đảm
bảo được doanh lợi về vốn và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lợi
nhuận của doanh nghiệp giảm, vốn tự có không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất
kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải tăng tỷ trọng vốn vay, dẫn đến kết cấu tài
chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thiếu an toàn, rủi ro tăng cao. Đó
chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản, điều đó không chỉ tác động
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 12
mạnh đến bản thân doanh nghiệp mà còn gây ra nhiều tác động xấu đối với xã
hội: thất nghiệp, giảm thu cho ngân sách nhà nước… chính vì vậy, đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu cho doanh nghiệp là rất cần thiết,
nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp và xã hội.
- Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Cơ chế thị trường thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường,
với đặc trưng cơ bản của nó là sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp tự
chủ về tài chính, tự hoạch toán kinh doanh chủ động tìm ra hướng đi mới để
thích nghi và chiến thắng trong cạnh tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo ra cơ
hội thuận lợi đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong điều kiện đó, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng, mang tính
quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh
giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nên tiêu thụ sản
phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp
nào đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm thì mới chứng tỏ được khả năng tồn tại
và chiến thắng trong điều kiện cạnh tranh. Thực tế tiêu thụ sản phẩm của các
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay còn rất khó khăn, chủ yếu là
do chất lượng chưa cao, do đó chưa mở rộng được thị trường ra nước ngoài.
Sản phẩm sản xuất ra phần lớn được tiêu thụ trong nước, chỉ có khoảng 20%
xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô còn chưa được tinh chế. Tuy nhiên,
bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm có chất lượng không thua kém hàng
ngoại nhập nhưng sức cạnh tranh so với hàng ngoại nhập còn kém do hai
nguyên nhân chủ yếu đó là chưa tạo được uy tín của sản phẩm trong nước,
vẫn để tình trạng người tiêu dùng ưa dùng hàng ngoại nhập, hơn nữa còn do
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 13
công tác quản lý chưa tốt, hiện nay đang có hiện tượng hàng giả hàng nhái
làm giảm sút uy tín sản phẩm, gây khó khăn cho tiêu thụ. Thực tế hiện nay
cho thấy sản phẩm của chúng ta chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung
Quốc đang ồ ạt tràn vào với mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, giá cả lại rẻ,
trong khi giá cả sản phẩm hàng hoá của chúng ta lại cao hơn rất nhiều. Đây là
những thách thức lớn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở nước ta hiện nay. Mặt
khác với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam ngày
càng mở rộng được quan hệ với nhiều tổ chức, nhiều nước trên thế giới. Điều
đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nước ta trong quá trình phát triển, song
cũng đem lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là
khi các doanh nghiệp nước ta hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn,
công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa cao, đầu tư còn
dàn trải… nên giá thành sản phẩm thường cao, chất lượng thấp và thường
không ổn định so với sản phẩm của các thành viên khác, thêm vào đó khi
tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế, các sản phẩm từ nước ngoài vào thị
trường Việt Nam càng nhiều, tạo nên một thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp Việt Nam đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đóng một vai trò to lớn đối với
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi thúc đẩy được tiêu thụ sản
phẩm sẽ làm tăng được doanh thu, song thực tế tiêu thụ sản phẩm của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn là một thách thức lớn gặp không ít khó
khăn và trở ngại. Do vậy cần có biện pháp phù hợp và hữu hiệu để thúc dẩy
tiêu thụ là một đòi hỏi tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia
vào thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện
nay.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 14
1.2.2 Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng
doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền
kinh tế, nó nghiên cứu các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình kinh
doanh và các phương pháp để sử lý các quan hệ đó nhằm đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh. Do đó, Tài chính doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng
đối với mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu
tiêu thụ, điều này được thể hiện:
- Tài chính doanh nghiệp tham gia vào việc xác định chiến lược phát
triển, chiến lược sản xuất, lập ra các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho doanh
nghiệp trước mắt cũng như lâu dài để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường,
tăng khả năng tiêu thụ. Nếu kế hoạch này được lập khoa học, chính xác thì
tiêu thụ sản phẩm sẽ trở nên thuận lợi, nhanh chóng, đem lại doanh thu ổn
định cho doanh nghiệp. Còn nếu kết hoạch tiêu thụ sản phẩm xa rời với thực
tế thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, dẫn đến hàng
hoá tồn đọng hoặc không đủ hàng hoá đáp ứng cho thị trường, điều này gây
thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy việc lập một kết hoạch khoa học, hợp lý
phù hợp với năng lực đáp ứng đủ nhu cầu thị trường là cần thiết.
- Tài chính doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn, lựa chọn hình thức
khai thác, huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh để sản
xuất ra số lượng sản phẩm với mẫu mã, chủng loại, chất lượng… đúng theo
thiết kế hoặc kế hoạch đầu tư đổi mới sản phẩm, đổi mới trang thiết bị kỹ
thuật nhằm nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Trên cơ sở đó tạo
điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, tăng khối lượng
tiêu thụ nâng cao được doanh thu cho doanh nghiệp.
- Trong việc sử dụng vốn, Tài chính doanh nghiệp xác định được trọng
điểm quản lý và sử dụng vốn, phân phối sử dụng vốn hợp lý, lựa chọn phương
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 15
án sản xuất với dự toán chi phí sản xuất phù hợp nhất, đảm bảo sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh. Từ đó doanh
nghiệp có thể định giá bán cho sản phẩm hàng hoá của mình thấp hơn so với
mặt bằng giá cả những sản phẩm cùng loại trên thì trường, tăng khả năng tiêu
thụ tạo điều kiện đẩy mạnh doanh thu.
- Tài chính doanh nghiệp kiểm tra quá trình tổ chức sản xuất, thông qua
việc kiểm tra sổ sách, số liệu kế toán, định mức kinh tế kỹ thuật để bảo đảm
sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thiết kế, tránh lãng phí,
hao hụt, mất mát… làm cho giá thành sản phẩm hạ mà chất lượng vẫn đảm
bảo dẫn đến tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, tăng được doanh thu.
- Trong khâu bán hàng, Tài chính doanh nghiệp kiểm tra, giám sát chặt
chẽ các khoản chi phí bán hàng đã được lập trong dự toán, tránh mọi hiện
tượng bớt xén, sử dụng sai mục đích, đảm bảo sản phẩm hàng hoá được bao
gói đẹp, bảo hành… từ đó tạo niềm tin với khách hàng, thu hút được nhiều
khách hàng đến với doanh nghiệp hơn, tạo điều kiện đẩy mạnh số lượng sản
phẩm hàng hoá tiêu thụ.
- Tài chính doanh nghiệp sử dụng các công cụ sắc bén như tiền lương,
tiền thưởng… để kích thích sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường mà vẫn
đảm bảo chất lượng, khuyến khích sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu thị trường mà
vẫn đảm bảo chất lượng khuyến khích nhân viên bán hàng năng động hơn,
làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Mặt khác, Tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều công cụ để thu
hút khách hàng như giảm giá, bớt giá cho khách hàng mua nhiều, vận chuyển
lắp đặt miễn phí, quà tặng, thưởng vật chất, hoa hồng cho đại lý, đa dạng hoá
hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán… để từ đó tạo động lực kích
thích tiêu dùng, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 16
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ hàng hóa và doanh
thu tiêu thụ
1.3.1 Các nhân tố chủ quan
- Khối lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra tiêu thụ
Khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ là một trong những nhân tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ, nó phản ánh kết quả công tác tiêu
thụ. Khối lượng sản phẩm, hàng hoá càng nhiều thì khả năng thu được doanh
thu càng lớn, song cần quan tâm đến sự phù hợp và sự chấp nhận của thị
trường. Nếu khối lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trường
thì dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả hợp lý…thì cũng không thể tiêu
thụ hết được do sức mua có hạn. Ngược lại nếu khối lượng sản phẩm, hàng
hoá đưa ra quá nhỏ so với nhu cầu thị trường thì nó sẽ hạn chế việc tăng
doanh thu, hiệu suất hoạt động nhỏ, chưa tận dụng hết các cơ hội kinh doanh,
bên cạnh đó nó còn có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất một bộ phận khách
hàng do không đáp ứng được nhu cầu, họ tìm đến sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, trong công tác tiêu thụ, doanh
nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và năng lực của mình để có
khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ phù hợp nhất đảm bảo sử dụng hiệu
quả nhất năng lực của mình cũng như khai thác triệt để thị trường khách hàng,
góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc
kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất
lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các
đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút
được khách hàng, làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện
nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 17
phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất
lượng sản phẩm thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ
và thanh toán, có thể dẫn đến trường hợp giảm giá bán hoặc bị khách hàng trả
lại, đòi quyền lợi được bảo trì bảo dưỡng… điều đó làm tăng chi phí, giảm
doanh thu của doanh nghiệp. Nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả
khi bán với giá rất rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận.
Việc bảo đảm chất lượng còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối
với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng
sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp,
tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi.
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, doanh
nghiệp cần tổ chức quá trình sản xuất gắn liền với việc bảo đảm và nâng cao
chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư cải tạo máy móc, thiết bị sản xuất,
nâng cao trình độ tay nghề công nhân đồng thời làm tốt công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hoá khi nhập, xuất kho…
- Giá cả sản phẩm, hàng hóa. Các chính sách địnhgiá :
Công tác tiêu thụ chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm
hàng hoá. Về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và
giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả
được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và
người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một
công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra
một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu
dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược
lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp
chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm, hàng hoá chất đống trong kho mà không tiêu
thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 18
tốt, giảm chi phí, hạ giá thành, là cơ sở cho việc hạ giá bán sản phẩm, doanh
nghiệp có thể bán với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại
trên thị trường, đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có
thể thu hút được cả khách hàng của các doanh nghiệp cùng ngành khác. Trên
thị trường với sức mua có hạn, trình độ sản xuất bị hạn chế thì giá cả có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn
một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhỉnh
hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy
ở thị trường nông thôn, miền núi, nơi có mức tiêu thụ thấp, hay nói rộng ra là
thị trường của những nước chậm phát triển.
Như vậy, để bảo toàn và tăng cường khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp cần có
chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, từng thị
trường mục tiêu ứng với từng thời kỳ nhất định.
Hiện nay có một số chính sách định giá sản phẩm, hàng hoá như
sau:
- Chính sách định giá theo thị trường.
Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là
định giá bán sản phẩm, hàng hoá xoay quanh mức giá thị trường của sản
phẩm, hàng hoá cùng loại. Do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích
thích người tiêu dùng, nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng
cường công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất hợp lý với mục tiêu cắt giảm chi phí,
hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng hoá, có như
vậy doanh nghiệp mới bán được hàng và thu được lợi nhuận.
- Chính sách định giá thấp
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 19
Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đối với sản phẩm, hàng hoá của mình
thấp hơn mức giá thị trường của sản phẩm, hàng hoá đó. Với từng mục tiêu
khác nhau, định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau.
Thứ nhất, Định giá bán thấp hơn giá lưu thông của hàng hoá đó trên thị
trường nhưng cao hơn giá thành sản phẩm (tức có mức lãi thấp). Nó được ứng
dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng
nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai, Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá thành
sản phẩm (chấp nhận lỗ). Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán
hàng trong thời kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi
vốn.
Việc áp dụng chính sách này trước mắt có thể làm giảm doanh thu và
lợi nhuận nhưng xét về dài hạn với những biện pháp phù hợp, doanh nghiệp
có thể tăng khả năng tiêu thụ với thị phần ổn định, đảm bảo được doanh thu.
Tức là định giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao
hơn giá trị sản phẩm. Cách định giá này có các trường hợp:
+ Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa
biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá, áp dụng mức bán
giá cao sau đó giảm dần.
+ Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộc loại cao
cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thích phô trương
giàu sang, do vậy áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn giá bán thấp.
+ Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền áp
dụng giá cao (giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 20
Tức là không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu trên thị trường ở
mọi thời kỳ. Cách định giá ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững
và mở rộng thị trường.
- Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hay thấp, điều này chịu
ảnh hưởng không nhỏ bởi công tác tổ chức bán hàng của mỗi doanh nghiệp.
Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều nội dung:
* Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu biết kết hợp các hình
thức bán buôn, bán lẻ, bán tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông
qua các đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh
nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và
chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân
phối, nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao
khả năng tiêu thụ cho doanh nghiệp, còn nếu thiếu vắng hoặc các đại lý hoạt
động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy tiện lợi hơn khi doanh
nghiệp áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán bằng
tiền mặt, tiền chuyển khoản, thanh toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy,
khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán thuận tiện nhất,
hiệu quả nhất. Do đó, để có được thị trường khách hàng rộng lớn, các doanh
nghiệp nên áp dụng linh hoạt nhiều hình thức thanh toán đem lại sự tiện lợi
nhất cho khách hàng, làm đòn bẩy kích thích tiêu thụ.
* Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và
cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản
phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch
vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 21
chữa.... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm
thấy thuận lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của
doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên.
- Chất lượng của hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng
Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, doanh nghiệp
cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: quảng cáo, tham gia hội trợ
triển lãm, tổ chức các hoạt động tài trợ, tham gia vào các tổ thức liên kết kinh
tế, tổ chức hội nghị khách hàng…Nếu là tốt công tác này sẽ tạo ấn tượng tốt
cho khách hàng, họ sẽ tìm đến và mua sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp
cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản
phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến
quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo
sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng,
tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm
đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là
nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể
sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó.
Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung
thực trong quảng cáo, gắn với chữ “tín”. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng
khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với
thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình,
lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua việc tham gia hội trợ chợ triển lãm, doanh nghiệp có thể
giới thiệu một cách trực tiếp sản phẩm hàng hoá của mình, giúp doanh nghiệp
giao dịch trực tiếp với khách hàng và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 22
Tổ chức hội nghị khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những
yêu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng, để tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất
những nhu cầu đó đồng thời tạo lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Một số nhân tố khác
* Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh
nghiệp xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với
thực tế thị trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng
lên, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp cho
khách hàng trên thị trường.
* Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạt
động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân
lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư
tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh
nghiệp mới vững, mới có đủ sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư,
trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp
đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tín
cho doanh nghiệp.
1.3.2Các nhân tố khách quan
- Thị trường tiêu thụ của sản phẩm hàng hóa
Thị trường là một yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Doanh
nghiệp phải vận động trên thị trường mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và
bán các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ sản
phẩm, tiêu thụ vừa là nơi tiêu thụ vừa là nơi cung cấp cho doanh nghiệp
những thông tin quan trọng để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất. Ta đã
biết thị trường hình thành bởi 3 yếu tố: cung, cầu và giá cả hàng hoá, trong đó
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 23
cung và giá cả hàng hoá là yếu tố chủ quan, doanh nghiệp có thể dựa trên cầu
của thị trường để quyết định. Còn cầu là yếu tố khách quan, cầu của thị
trường lớn tức là quy mô của thị trường lớn, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ
cao, doanh thu sẽ tăng. Tuy nhiên, bên cạnh quy mô thị trường còn phải xem
xét đến chất lượng thị trường, đó chính là sức mua có ổn định không, khả
năng thanh toán cao hay thấp, rủi ro có thể gặp phải như thế nào. Nếu thị
trường rộng lớn mà sức mua không ổn định, hay xảy ra rủi ro thì khả năng
tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp cũng thấp, ảnh hưởng xấu dến doanh thu.
Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc nghiên cứu nhu cầu thị
trường là rất quan trọng. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, doanh
nghiệp sẽ biết được thị trường cần cái gì, cần bao nhiêu, nắm được thị trường
nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu để phân phối sản phẩm hàng hoá hợp
lý, bố chí kết cấu sản phẩm tiêu thụ cho phù hợp, từ đó có thể tăng được khối
lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao doanh thu, lại tránh được tình trạng nơi
thừa, nơi thiếu làm căng thẳng quan hệ cung cầu. Ngược lai, nếu doanh
nghiệp không nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến có những quyết
định sai lệch trong kinh doanh. Thậm chí đánh giá sai nhu cầu thị trường,
doanh nghiệp có thể không tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá dẫn tới thua lỗ
và phá sản.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh
nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp
có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là DTTT.
Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, dựa trên
trình độ công nghệ tiên tiến, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
và thời vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, thường xuyên và liên tục,
do đó doanh thu cũng ổn định. Trong ngành nông nghiệp thì ngược lại việc
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 24
tiêu thụ sản phẩm theo thời vụ, thường tập chung vào vụ thu hoạch. Trong
ngành xây dựng cơ bản, do sản xuất đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài nên
việc tiêu thụ phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành từng công trình.
Còn trong ngành thương mại, do có đặc điểm là kinh doanh nhiều mặt hàng
và phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nên doanh thu tiêu thụ thường được
tổng hợp từ doanh thu nhỏ lẻ của từng mặt hàng và thường không ổn định.
- Tập quán, thói quen tiêu dùng của khách hàng và nguồn gốc xuất
xứ, nhãn mác của hàng hóa
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo
nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những
biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói
quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc
định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách
hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, đánh đúng vào tâm lý
tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm.
Mặt khác nguồn gốc suất xứ, nhãn mác của hàng hoá cũng tác động rất
lớn đến thói quen tiêu dùng của khách hàng, khi họ đã tin tưởng một hãng nào
đó thì họ sẽ luôn sử dụng sản phẩm của hãng đó vì cho rằng chất lượng sản
phẩm làm thoả mãn nhu cầu của mình từ đó khả năng tiêu thụ của doanh
nghiệp được tăng lên.
- Mức thu nhập của người tiêu dùng
Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh
toán của khách hàng, nó quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh
nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu
giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá cả, chính sách sản
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 25
phẩm hợp lý đồng thời xác định rõ thị trường khách hàng mục tiêu vì nó có
ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
- Khả năng thay thế của hàng hóa trên thị trường
Mỗi loại sản phẩm hàng hoá có những tính năng và công dụng khác
nhau, tuy nhiên trên thị trường lại có vô số các chủng loại hàng hoá nhằm đáp
ứng những nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể
lựa chọn cho mình một sản phẩm độc đáo, gần như không có các sản phẩm
hàng hoá khác có khả năng thay thế trên thị trường thì khả năng sâm nhập vào
thị trường càng lớn, thị phần sẽ ổn định và tạo điều kiện từng bước mở rộng
thị trường, phát triển doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngược lại nếu sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp đã có rất
nhiều chủng loại khác nhau, hoặc có nhiều mặt hàng thay thế thì sẽ gây khó
khăn cho doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ. tuy nhiên trong trường hợp
này nếu doanh nghiệp biết tổ chức tốt quá trình sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh
tranh bằng giá thông qua việc hạ giá thành sản phẩm, hàng hoá, nâng cao
được chất lượng sản phẩm tạo ra tính ưu việt hơn các sản phẩm khác thì
doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá góp
phần tăng doanh thu tiêu thụ. Do vậy rất cần thiết phải tìm hiểu thị trường và
có chính sách phù hợp.
- Chính sách, cơ chế của Nhà Nước đối với sản phẩm hàng hóa tiêu
thụ
Tuỳ theo mục đích quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, trong mỗi thời
kỳ khác nhau, nhà nước có thể có những chính sách khuyến khích hoặc hạn
chế tiêu dùng một loại sản phẩm hàng hoá nào đó thông qua các công cụ điều
tiết vĩ mô như: thuế, trợ giá…, do đó có thể làm ổn định hoặc đẩy mạnh tiêu
thụ cho một ngành nghề, lĩnh vực nào đó, đồng thời có thể làm giảm thấp tiêu
thụ của một ngành nghề khác, từ đó đảm bảo được công bằng xã hội. Chẳng
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 26
hạn với những sản phẩm hàng hoá là nhu yếu phẩm hàng ngày như lương
thực thực phẩm, nhà nước có chính sách bình ổn giá, trợ giá để đảm bảo
doanh thu trong lúc khó khăn. Hoặc trong một thời kỳ nào đó nhà nước có
chính sách khuyến khích hay hạn chế một hoặc một số mặt hàng của một
ngành, lĩnh vực nào đó thì nhà nước sử dụng việc trợ giá hoặc thuế để khuyến
khích hoặc hạn chế, trong thời kỳ này doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ
có biến động đáng kể.
1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá của doanh nghiệp, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Nhưng nếu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ mà có thể
định lượng được, ta xem xét công thức xác định doanh thu:
Trong đó: + S là tổng doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng
+ Qti là số lượng tiêu thụ mỗi loại mặt hàng
+ Pi là giá bán bình quân mỗi loại mặt hàng
+ i là số lượng các loại mặt hàng đưa ra tiêu thụ
Ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm là:
- Số lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng
- Gía bán bình quân mỗi loại mặt hàng
- Kết cấu hàng hoá đưa ra tiêu thụ trên thị trường
Trong phạm vi bài viết này, em chỉ đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng
của 3 nhân tố trên đến sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ kỳ so sánh so với kỳ
gốc bằng cách vận dung phương pháp thay thế liên hoàn.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 27
Gọi Skg, Sss: Doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng kỳ gốc và kỳ so sánh
- Qkg , Qss: là tổng số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc, kỳ so sánh
- , : là số lượng tiêu thụ kế hoạch, thực tế mỗi loại mặt
hàng
- , : là giá bán bình quân mỗi mặt hàng kỳ gốc và kỳ so
sánh mỗi loại mặt hàng
- i : là số lượng các loại mặt hàng
1.4.1 Phântích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng đến doanh thu
tiêu thụ thực tế so với kế hoạch
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ đến sự
tăng giảm doanh thu kỳ so sánh với kỳ gốc mà không bao gồm sự tác động
của nhân tố giá bán và nhân tố kết cấu, ta phải cố định hai nhân tố này ở kỳ
gốc. Tiến hành so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng tiêu thụ kỳ so
sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kế hoạch, giá bán bình quân một sản phẩm kỳ
gốc với doanh thu trong điều kiện số lượng tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu
thụ, giá bán bình quân một sản phẩm đều ở kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ
sản phẩm được thể hiện qua công thức:
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 28
1.4.2 Phântích mức độ ảnh hưởng của nhân tố kếtcấu mặt hàng tiêu thụ
đến doanh thu tiêu thụ kỳ so sánh với kỳ gốc
Kết cấu hàng hoá tiêu thụ là tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng
trong tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Sự thay đổi kết cấu có ảnh hưởng rất
lớn đến tổng doanh thu tiêu thụ. Kết cấu hàng hoá tiêu thụ thay đổi phụ thuộc
nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng sự biến động của thị trường, bản thân
doanh nghiệp phải tự điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch tiêu thụ.
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ
đến sự tăng, giảm của doanh thu tiêu thụ so sánh với kỳ gốc, ta phải cố định
nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ so sánh, cố định giá bán bình quân ở
kỳ gốc. Ta đi so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng sản phẩm kỳ so
sánh, kết cấu hàng hoá tiêu thụ kỳ so sánh, giá bán bình quân kỳ gốc với
doanh thu tiêu thụ trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, kết
cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ gốc, giá bán sản phẩm kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ tới doanh thu
tiêu thụ sản phẩm được biểu diễn bằng công thức:
1.4.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán bình quân một
mặt hàng đến doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch
Giá bán có vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ hàng hoá, nó ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản lượng
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 29
tiêu thụ, ảnh hưởng tới doanh thu. Tăng giá bán doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia
tăng doanh thu nhưng trong điều kiện hiện nay tăng giá không phải là giải
pháp tối ưu. điều quan trọng là Công ty phải xây dựng được một chính sách
giá cả vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa tăng được doanh thu một cách
lâu dài
Tương tự như hai nhân tố trên, muốn xác định mức độ ảnh hưởng của
nhân tố giá bán bình quân một sản phẩm đến sự tăng, giảm của doanh thu tiêu
thụ kỳ so sánh với kỳ gốc ta phải cố định hai nhân tố sản lượng và kết cấu sản
phẩm tiêu thụ ở kỳ so sánh. Ta đi so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng
sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, giá bán bình quân một sản phẩm kỳ so sánh, kết
cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh với doanh thu tiêu thụ trong điều kiện số
lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, giá
bán bình quân một sản phẩm kỳ gốc.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này được xác định qua công thức:
Tổng hợp lại:
∆S = ∆Q +∆ K + ∆P
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 30
CHƯƠNG II :
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG (Công ty)
Tên giao dịch quốc tế: Sao Vang Rubber Joint stock Company
Tên viết tắt: SRC
Địa chỉ: 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Vốn điều lệ: 108.000.000.000đ
Số lượng cổ phiếu phát hành: 10.800.000
Mệnh giá: 10.000đ/1 cổ phiếu
Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân
nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng
đắp vá săm lốp ôtô được hình thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là
xưởng Indoto của quân đội Pháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến
đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao su Sao vàng- đó chính là tiền
thân của nhà máy Cao su Sao vàng sau này.
Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958-
1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp
Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng- thuốc lá Thăng Long (gọi
tắt là khu Cao – Xà - Lá), nằm ở gần trung tâm Hà nội thuộc quận Thanh
Xuân ngày nay. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 và
vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 31
Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp
đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà
máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang tên
“nhà máy Cao su Sao vàng”. Và cũng từ đó nhà máy mang tên “nhà máy Cao
su Sao vàng Hà nội”.
Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy
ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy, một bông
hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt –Trung (bởi toàn bộ công trình
xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính
phuTrung Quốc tặng nhân dân ta). Đây cũng là một xí nghiệp quốc doanh lớn
nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản phẩm săm lốp ôtô, con chim đầu đàn của
ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt nam.
Về kết quả sản xuất năm 1960, năm thứ nhất nhận kế hoạch của Nhà
nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu như sau:
+ Giá trị tổng sản lượng: 2.459.442đ
+ Các sản phẩm chủ yếu: - Lốp xe đạp: 93.664 chiếc
- Săm xe đạp: 38.388 chiếc
+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên: 262 người được phân bổ trong 3
phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt
nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp.
Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960-
1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không
ngừng (năm 1986 là 3.260 người song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng
loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián
tiếp thì cồng kềnh, người đông xong hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập
người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế
hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường- Đây là thời kỳ thách thức và cực
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 32
kỳ nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHCN. Song
với truyền thống Sao vàng luôn toả sáng, với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
năng động, có kinh nghiệm, đã định hướng đúng rằng nhu cầu tiêu thụ săm
lốp ở Việt Nam là rất lớn, nghĩa là chúng ta phải sản xuất làm sao để thị
trường chấp nhận được. Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã
tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích
của nhà máy. Do đó, chúng ta đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tình
trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao
động có chiều hướng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà
máy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới.
Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các
khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao
động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện.
Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ
và bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn, đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vững mạnh.
Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả:
- Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi
tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng.
- Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công ty
Cao su Sao vàng.
- Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công
nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước.
Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức,
sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy. Do
đó, đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm
1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 33
lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà
nhập được trong cơ chế mới.
Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ
và bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn, đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vững mạnh.
Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả:
- Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi
tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng.
- Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công ty
Cao su Sao vàng.
- Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công
nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước.
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng
công ty Hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệp
Nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ
phần hoá theo Quyết định số 3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp. Ngày 03
tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ
49.048.000.000 đồng. Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã thay đổi lại
đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành
80.000.000.000 đồng. Ngày 27 tháng 07 năm 2007 Công ty thay đổi lần 2
đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000
đồng.
Với bề dày lịch sử của gần 50 năm, Công ty đã khẳng định được uy tín
cũng như thương hiệu Sao Vàng của mình trên thị trường trong nước và thế
giới. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà nước khen
tặng nhiều huân chương cao quý trong suốt gần 50 năm qua vì những đóng
góp xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Các sản phẩm
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 34
chủ yếu của Công ty như: săm lốp xe đạp, xe máy, săm lốp ô tô mang tính
truyền thống đạt chất lượng quốc tế, có tín nhiệm trên thị trường và được
người tiêu dùng ưa chuộng. Để có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, để
sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, trong những năm qua, bằng nguồn vốn
vay ngân hàng, vốn tự có do huy động từ các cổ đông trong công ty, nhờ đầu
tư đổi mới công nghệ, nên ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty đã thử
nghiệm chế tạo thành công lốp máy bay TU-134(930x305), IL 18 và MIG-
21(800x200); lốp ô tô cho xe vận tải có trọng tải lớn ( từ 12 tấn trở lên) và
nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác. Đây được đánh giá là thành tựu
đáng kể của công ty cũng như của ngành sản xuất săm lốp Việt Nam.
Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm, Công ty đặc biệt
chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn sản xuất. Sản phẩm mang
nhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc
tế Quacert cấp giấy chứng nhận.
Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao
Vàng đã đoạt nhiều giải thưởng uy tín:
 Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong giai
đoạn đổi mới.
 Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường trao tặng;
 Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu
Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;
 5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;
 Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao
– Ngành hàng xe và phụ tùng;
 Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007, năm 2008 do
người tiêu dùng bình chọn.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 35
Vừa qua, công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 2002 của tập
đoàn BVQI Vương Quốc Anh. Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chế
thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt.
Công ty luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “chất lượng quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Vì vậy đã không ngừng hoàn thiện,
cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước, hoàn thành vượt mức các khoản nộp
ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sự
phát triển gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội chính là sự phát
triển bền vững.
Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục
tiêu: "LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT ".
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Khi bắt đầu đi vào hoạt động, với năng lực về vốn, lao động, khoa học
kĩ thuật còn hạn chế, Công ty chỉ sản xuất 2 mặt hàng chủ yếu là săm và lốp
xe đạp. Năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, Công ty sản xuất ra 93.664
chiếc lốp xe đạp và 38.388 chiếc săm xe đạp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường và khoa học kĩ thuật,
Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công
ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính:
- Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su.
- Xuất nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp chế tạo cao su.
- Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su.
Hàng năm Công ty sản xuất ra hàng chục triệu bộ săm lốp xe đạp, xe
máy và ô tô, hàng chục ngàn tấn sản phẩm cao su kĩ thuật. Đặc biệt trong
những năm vừa qua, Công ty đã tạo một bước đột phá mới bằng việc nghiên
cứu và chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU- 134 (930x305), IL 18
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 36
và lốp máy bay quốc phòng MIG-21(800x20). Công ty đã được chọn là đơn
vị duy nhất cung cấp lốp máy bay cho không quân Việt Nam.
2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
- Tổ chức bộ máyquản lý
Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanh
nghiệp, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy
quản lí. Công ty vẫn tiếp tục duy trì mô hình tổ chức bao gồm các phòng ban,
trụ sở chính, các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc. Hiện nay, ngoài khối văn
phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty có 07 xí nghiệp trực thuộc và 3 chi nhánh.
Các chi nhánh có mặt tại rải rác tại cả ba miền Bắc – Trung – Nam, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển một mạng lưới thị trường và các kênh phân
phối sản phẩm rộng khắp.
Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điềulệ tổ chức và hoạt động
của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong
công ty là Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng
quản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như
phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xây
dựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu... mỗi phòng
ban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản
lí của Công ty được đánh giá là rõ ràng và khoa học.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 37
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng
(Khối sản xuất)
(Khối phòng quản lý, kinh doanh) Xí nghiệp cao
su 1
Hội đồng quản
trị
Tổng giám đốc
P. TCKT
P. TCNS
P. KTCS
P. XDCB
P. TTBH
P. XNK
P. QTBV
P. MT - AT
P. KHVT
P. KV
Xí nghiệp cao
su 2
Xí nghiệp cao
su 3
Xí nghiệp cơ
điện
Xí nghiệp NL
Xí nghiệp
CSKT
Xí nghiệp LXH
Chi nhánh Thái
Bình
Chi nhánh Đà
Nẵng
Chi nhánh HCM
Đại hội đồng
quản trị
Phó Giám đốc
1. Phụ trách nội chính
2. Phụ trách XDCB
và KT
3. Phụ trách sản xuất
Ban KS
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 38
- Tình hình và chính sách nhân sự
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008
I Lao động toàn DN 1549 1,623
Trong đó:Nữ 412 431
II Trình độ 251 266
1 Đại học 183 184
Nữ 77 74
2 Cao đẳng+ Trung cấp 46 82
Nữ 24 47
III
Thu nhập bquân
đồng/năm 3.030.000 2.838.000
Nhận thức được con người là yếu tố quyết định tới hoạt động SXKD
của công ty, đội ngũ lãnh đạo Công ty đã đề ra chính sách tuyển dụng thu
hút, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng và lâu dài:
- Xây dựng quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chú trọng
công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ, công nhân hợp lý, duy trì
thường xuyên chế độ nhận xét, đánh giá cán bộ trên nguyên tắc có sự luân
chuyển và bảo đảm khách quan, công bằng dựa trên năng lực đạo đức cán
bộ.
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho công tác tuyển dụng,
kiểm tra đánh
giá cán bộ, thực hiện chế độ thi tuyển song song với việc thực hiện các chế
độ ưu đãi, thu hút nhân tài, ưu tiên con em cán bộ công nhân viên đủ điều
kiện theo quy định của Công ty.
- Đào tạo mới, đào tạo lại theo hướng đào tạo tại chỗ hoặc liên kết
đào tạo lực
lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi và có
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 39
chính sách phù hợp khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình
độ, năng lực. Hàng năm, Công ty thường tổ chức các đợt cử cán bộ công
nhân viên đi tham quan và học tập tại nước ngoài cũng như trong nước để
học hỏi nâng cao nghiệp vụ và trình độ tay nghề.
Công ty quy định chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và 48 giờ/tuần. Hiện
nay, Công ty đang áp dụng hệ thống lương dựa theo tính chất công việc. Đối
với công nhân trực tiếp sản xuất làm theo chế độ ca kíp, lương được tính
theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Đối với cán bộ công
nhân viên gián tiếp, nghiệp vụ hưởng lương theo công việc và căn cứ vào
trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao.
Công ty cũng thường xuyên tổ chức thi nâng bậc, xét duyệt nâng
lương cho các CBCNV.Bên cạnh đó, Công ty ban hành quy chế khen
thưởng các danh hiệu thi đua hàng năm. Theo đó, các chỉ tiêu khen thưởng
được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch tới từng cán bộ, công nhân.
Nhìn chung, chính sách khen thưởng của Công ty trong thời gian qua đã kích
thích được người lao động hăng hái thi đua tăng năng suất lao động, là động
lực quan trọng giúp Công ty hoàn thành được các kế hoạch SXKD, giúp
người lao động gắn bó với công ty.
2.1.2.2 Tổ chức hoạt động sản xuất
Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty được tổ chức thực hiện ở
bốn xí nghiệp sản xuất chính, XN Luyện cao su Xuân hoà, Chi nhánh cao su
Thái bình, NM pin cao su Xuân hoà, NM cao su Nghệ An và một số xí nghiệp
phụ trợ.
- Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe máy, băng tải, gioăng
cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn và ống cao su.
- Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại, ngoài
ra còn có phân xưởng sản xuất tăm xe đạp.
- Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất săm, lốp ôtô, lốp máy bay.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 40
- Xí nghiệp cao su số 4: chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy.
- Xí nghiệp Cơ điện- Năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắp
đặt, chế tạo khuôn mẫu, sữa chữa về điện, cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cho toàn bộ công ty.
- Xưởng kiến thiết bao bì: có nhiệm vụ xây dựng kiến thiết nội bộ sữa
chữa các TSCĐ, làm sạch các thiết bị máy móc, vệ sinh sạch sẽ cho toàn công
ty.
- Xí nghiệp luyện cao su Xuân hoà: sản xuất cao su bán thành phẩm.
- Xí nghiệp cao su kỹ thuật : phụ trách về kỹ thuật, các sản phẩm cao
su.
- Chi nhánh cao su Thái bình: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp( phần
lớn là săm lốp xe thồ).
- Chi nhánh cao su Đà Nẵng: Có chức năng tiếp thị, chăm sóc khách
hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng thời đóng vai trò là kho trung
chuyển sản phẩm SRC tại miền Trung.
- Chi nhánh cao su Thành phố Hồ Chí Minh: Có chức năng tiếp thị,
chăm sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam.
- Nhà máy pin- cao su Xuân hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang
nhãn hiệu con sóc, ắc quy, điện cực, chất điện hoá và một số thiết bị điện nằm
tại tĩnh Vĩnh phúc( nay chuyển thành công ty cổ phần pin Xuân hoà)
Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng là
quy trình sản xuất liên tục nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất
ngắn. Cơ cấu sản xuất của công ty được phân theo các xí nghiệp, mỗi xí
nghiệp chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm nhất định, do vậy, việc sản
xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng.
Do các sản phẩm đều được sản xuất từ cao su, vì vậy, quy trình công
nghệ sản xuất chúng tương đối đồng đều nhau.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 41
Cấu tạo của 1 chiếc lốp xe đạp bao gồm 3 bộ phận chính :
- Mặt lốp : là hỗn hợp cao su ở phía ngoài có tác dụng bảo vệ không bị
ăn mòn bởi các hóa chất thông thường, có tính năng chịu mài mòn, tiếp xúc
tốt với mặt đường.
- Lớp vải : làm bằng mành nilon tráng cao su là khung cốt chịu lực của
lốp
- Vành lanh : làm bằng tanh thép 0,78 mm, ngoài bọc vải cao su các tác
dụng định vị lốp trên vành xe.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp, quy trình công nghệ
bao gồm các bước sau :
* Bước 1 : Chuẩn bị nguyên vật liệu : Cao su sống, các hóa chất, vải
mành, tanh thép.
* Bước 2 : Phối liệu luyện :
- Cắt cao su : cao su sống được cắt thành miếng nhỏ theo yêu cầu kỹ
thuật, sau đó đem sơ luyện.
- Sơ luyện cao su : mục đích là giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo thuận lợi
cho quá trình hỗn luyện, cán tráng, ép suất lưu hóa sau này.
- Phối liệu : theo đơn pha chế của bài phối liệu, cao su sau khi được sơ
luyện được trọn với các hóa chất đã được sàng sấy thành phối liệu đem sang
công đoại hỗn luyện.
- Hỗn luyện : Nhằm mục đích là phân tán đồng đều các chất pha chế
cao su sống tạo thành cao su bán thành phẩm, trong công đoạn này mẫu được
lấy ra đem đi thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng mẻ luyện.
* Bước 3 : Cán tráng vải :
- Chuẩn bị : Vải lót, vải mành, vải phin, hỗn hợp cao su.
- Nhiệt luyện cao su bán thành phẩm : mục đích là nâng cao nhiệt độ và
độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được hỗn luyện và tạo ra các
tính chất cơ lý tính cần thiết cho các bước tiếp theo.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 42
- Sấy vải phin.
- Cán tráng : để vải có độ dày đồng đều, cao su bám dính tốt.
* Bước 4 : Cán hình thành mặt lốp : cán hỗn hợp cao su thành băng dài
có hình dáng kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe. Quá trình này gồm 2
bước nhiệt luyện và cán mặt lốp.
* Bước 5 : Chế tạo vòng tanh : Dây thép vòng tanh đước đảo tanh, cắt
theo chiều dài được thiết kế từ trước. Sau đó đem ren răng hai đầu lồng vào
ống nối và được rập chắc lại, cuối cùng đem cắt pavia thành vòng tanh và
được đưa sang khâu thành hình lốp xe.
* Bước 6 : Chế tạo cốt hơi : Cốt hơi chế tạo để phục vụ cho khâu lưu
hóa gồm các công đoạn chính : cao su sau khi được nhiệt luyện, được lấy ra
thành hình cốt hơi sau đó đem lưu hóa thành cốt hơi
* Bước 7 : Thành hình và định hình lốp : Ghép các bán thành phẩm
vòng tanh vải màn cán tráng, mặt lốp tạo thành hình thù ban đầu của lốp xe.
Quá trình được hình thành theo các bước :
- Vải mành sau khi cán tráng thì được xé theo kích thước thi công, vải
phin cũng được xé theo kích thước thi công.
- Cuộn vải mành : cuộn vải mành được cắt và cuộn vào trong ống sắt.
- Thành hình thân lốp : được thực hiện trên máy thành hình, băng vải
mành được cuốn vòng quanh hai vòng tanh với khoảng cách và góc độ nhất
định tạo nên thân lốp.
- Dán vải phin : dùng băng cải phin bọc hai biên của thân lốp.
- Cán ép : làm cho toàn bộ thân lốp sau khi dán vải phin được kết dính
chặt chẽ.
- Lắp mặt lốp : đắp phủ băng mặt lốp lên mặt ngoài thân lốp
- Châm lốp : để tránh lốp lưu hóa bị bọng khí, tiến hành châm lỗ ở bộ
phận mũ lốp sau khi thành hình và cán ép.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 43
* Bước 8 : Lưu hóa lốp : là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất,
gồm các bước : định hình lốp, lưu hóa và ổn định lốp sau lưu hóa.
* Bước 9 : Đóng gói nhập kho : lốp xe đạp sau khi lưu hóa được đánh
giá chất lượng. Chỉ những chiếc lốp đạt chất lượng mới được đóng gói nhập
kho.
2.1.2.3 Đặc điểm công tác hạch toán kế toán
Công ty áp dụng đúng luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán
ban hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Niên độ kế toán: niên độ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và
kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên.
+ Phương pháp xác định giá thực tế hàng xuất kho: phương pháp
nhập trước xuất trước.
+ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: công ty áp dụng hình thức kế
toán vừa tập trung vừa phân tán, tức là công ty có phòng tài chính kế toán
thực hiện các công việc kế toán của toàn công ty đồng thời tại các chi nhánh
cũng có riêng bộ phận kế toán thực hiện kế toán phụ thuộc, nghĩa là kế toán
thực hiện tổng hợp các chứng từ gốc của chi nhánh sau đó sẽ chuyển lên
phòng kế toán của công ty để vào sổ.
+ Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 44
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây
Bảng 1 - KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007-2009
Đv tính : đồng
CHỈ TIÊU 2009 2008 2007
Doanh thu tiêu thụ và cung cấp
dịch vụ
1,096,404,134,443 926,250,657,289 897,153,875,206
Các khoản giảm trừ doanh thu 3,374,999,635 5,958,626,660 1,237,224,467
Doanh thu thuần từ hàng hóa và
dịch vụ
1,093,029,134,808 920,292,030,629 896,134,836,729
Giá vốn hàng bán và dịch vụ 888,071,975,456 829,814,441,249 796,938,762,247
LN gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
204,957,159,352 90,477,589,380 99,196,074,482
Doanh thu hoạt động tài chính 1,429,934,547 1,013,508,560 667,294,186
Chi phí tài chính 27,774,509,680 47,077,208,161 26,417,486,333
Trong đó: Chi phí lãi vay 23,539,753,823 40,844,462,556 26,304,317,101
Chi phí bán hàng 26,686,234,982 24,381,025,010 25,818,135,121
Chi phí quản lý doanh nghiệp 35,456,450,341 19,224,738,904 25,034,435,090
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
116,469,898,896 808,125,865 22,593,312,124
Thu nhập khác 1,040,770,719 1,021,884,884 4,856,766,254
Chi phí khác 214,690,937 176,405,498 1,429,346,118
Lợi nhuận khác 826,079,782 845,479,386 3,427,420,136
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117,295,978,678 1,653,605,251 26,020,732,260
Chi phí thuế TNDN hiện hành 14,827,303,895 770,456,467 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
102,468,674,783 883,148,784 26,020,732,260
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 9,488 82 2664
Trong 3 năm trở lại đây, nhin chung Công ty làm ăn ngày càng có lãi.
Năm 2008, do chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, giá nguyên
liệu đầu vào biến động mạnh và lãi suất cao làm lợi nhuận của công ty giảm
sút đáng kể so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, tình hình khủng
hoảng đã đỡ trầm trọng cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn rút kinh
nghiệm từ năm trước, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty
đã tăng vượt trội (gấp 144 lần năm 2008). Do đó các chỉ tiêu khác như lợi
nhuận sau thuế và lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng được cải thiện đáng kể.
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 45
Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ tăng với tốc độ đều đặn qua 3
năm cho thấy quy mô thị trường của công ty ngày càng được mở rộng một
cách vững chắc. Tuy nhiên mức tăng chưa đáng kể, phần lớn do giá cả bình
quân các mặt hàng tăng. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh thu còn tương
đối cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các đại lý tiêu thụ hàng
khó khăn, phải trả lại công ty.
Về chi phí, ta thấy trong 3 năm, năm 2008 là năm khó khăn nhất của
Công ty do phải trang trải các khoản chi phí lớn như lãi vay (lên đến 40 tỷ),
giá vốn hàng bán năm này cũng cao so với doanh thu do chi phí nguyên vật
liệu đầu vào tăng cao mà giá bán chịu sức ép của khủng hoảng không tăng
được nhiều. Đến năm 2009 tình hình đã khả quan hơn nên công ty đạt được
mức lợi nhuận cao hơn.
2.1.4 Mộtsố chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Bảng 2 – Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Các chỉ tiêu tài
chính
Công thức
Năm
2009
Năm
2008
TB(*)
Ngành
Đánh
giá
Hệ số thanh toán
Hệ số thanh toán
hiện thời
Tổng TSLD/Nợ
ngắn hạn
1.16 0.86 1.65 Thấp
Hệ số thanh toán
nhanh
(Tổng TSLD-
HTK)/Nợ ngắn
hạn
0.39 0.21 0.84 Thấp
Hệ số cơ cấu
nguồn vốn
Hệ số nợ
Tổng nợ/Tổng
NV
0.59 0.74 0.63
BT
(**)
Hệ số cơ cấu tài
sản
Tỷ suất đầu tư và
TSLD
Tổng
TSLD/Tổng TS
0.61 0.52 0.6 BT
Tỷ suất đầu tư vào
TS dài hạn
Tổng TS dài
hạn/Tổng TS
0.39 0.48 0.4 BT
Hệ số hoạt động
kinh doanh
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 46
Số vòng quay hàng
tồn kho (vòng)
Giá vốn/Số HTK
bình quân trong
kỳ
3.92 2.4 Cao
Vòng quay các
khoản phải thu
16.47 8.55 Cao
Số vòng quay toàn
bộ vốn
Doanh thu
thuần/VKD bình
quân
1.92 1.23 Cao
Hệ số sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên doanh
thu (ROS)
Ln sau
thuế/doanh thu
thuần
9.37% 0.10% 14.82% Thấp
Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn
kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau
thuế/VKD bình
quân
17.96% 0.17% 19.29% BT
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau
thuế/Vốn CSH
53.27% 0.59% 46.65% BT
(*) : Trung bình ngành lấy từ số liệu bình quân của 3 doanh nghiệp săm lốp lớn nhất nước
ta là : Công ty cổ phần Cao Su Miền Nam (Casumina), Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng
(DRC) và Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng (SRC).
(**) : Bình thường
Nhận xét :
- Về hệ số thanh toán : Mặc dù năm 2009 có cải thiện so với năm 2008
nhưng so với trung bình ngành Công ty vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể, hệ số
thanh toán hiện thời năm 2009 của Công ty là 1,16 trong khi trung bình ngành
săm lốp là 1,65; hệ số thanh toán nhanh của Công ty là 0,39, thấp hơn một
nửa so với trung bình ngành là 0,84.
- Về cơ cấu vốn : Mặc dù có hệ số nợ cao trong năm 2008 (hệ số nợ là
0,74) do khó khăn về vốn liếng phải huy động từ vay ngân hàng. Nhưng đến
năm 2009, tình hình kinh tế ổn định, hệ số nợ của công ty giảm xuống còn
0,59 thấp hơn trung bình ngành một ít (0.63). Điều này cho thấy mức độ rủi ro
Luận văn cuốikhóa
SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 47
Tài chính của công ty đã phần nào khả quan hơn. Nhưng nếu xét trên góc độ
hiệu quả sử dụng vốn thì đây chưa chắc phải là điều tốt vì năm 2009 với chính
sách kích cầu của Chính phủ, rất nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn
vay với lãi suất thấp làm hệ số nợ nhìn chung tăng lên (nêu làm ăn có lãi sẽ
làm tăng ROE nhanh chóng).
- Về cơ câu tài sản : Năm 2009 nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản
tốt, gần sát với trung bình ngành với tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động và tài
sản cố định lần lượt là 0,61 và 0,39 trong khi trung bình ngành là 0,6 và 0,4.
- Về hệ số hoạt động kinhdoanh: Công ty sở hữu các hệ số hoạt động
kinh doanh khá cao so với trung bình ngành. Cụ thể là số vòng quay hàng tồn
kho của công ty trong năm 2009 là 3,92 trong khi trung bình ngành là 2,4.
Đáng chú ý có số vòng quay các khoản phải thu của công ty là 16,47 gần gấp
đối so với trung bình ngành là 8,55. Số vòng quay toàn bộ vốn cũng khá cao
là 1,92 với trung bình ngành là 1,23
- Về hệ số sinh lời : Mặc dù có các hệ số hoạt động kinh doanh cao
nhưng các chỉ tiêu về sinh lời của Công ty lại không có gì nổi bật so với trung
bình ngành. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của
Công ty khá thấp là 9,37% trong khi trung bình ngành là 14,82%. Các chỉ tiêu
ROA, ROE thì có khá hơn, gần với trung bình ngành hơn. Cụ thể, ROA của
Công ty là 17,96% thấp hơn trung bình ngành một chút là 19,29%; ROE của
Công ty thì nhỉnh hơn trung bình ngành tương ứng là 53,27% (Công ty) và
46,65% (Trung bình ngành).
2.2 Thực trạng tiêu thụ hàng hóa và doanh thu tiêu thụ ở Công ty cổ
phần Cao Su Sao Vàng
2.2.1 Đặc điểm về hàng hóa, thị trường tiêu thụ và thị trường cạnh tranh
của công ty
- Đặc điểm về hàng hóa
Sau gần 50 năm trưởng thành và phát triển, từ chỗ chỉ sản xuất săm
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su
Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su

More Related Content

What's hot

Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Yen Bach
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCTruonganh1908
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
 
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...Tuấn Anh
 
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Thu Trang
 

What's hot (20)

[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim LongĐề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Kim Long
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
 
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức HoàngĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
 
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTCChuyên đề tốt nghiệp HVTC
Chuyên đề tốt nghiệp HVTC
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty kinh doanh điện tử, HAY, 9đ
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến thanĐề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty MayĐề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
Đề tài: Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAYĐề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ tại công ty dịch vụ Quảng cáo ATA, HAY
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAYĐề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
Đề tài: Kế toán thành phẩm, bán hàng tại công ty sản xuất, HAY
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết HiềnĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại Kết Hiền
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thiết bị điện, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thiết bị điện, 9đ
 
B
BB
B
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TM Chân Trời Mới
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TM Chân Trời MớiĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TM Chân Trời Mới
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TM Chân Trời Mới
 
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
Ứng dụng Microsof excel kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại – dịc...
 
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
Bài giảng "KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ, CHI PHÍ KINH DOANH VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ...
 
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
 

Similar to Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng luanvantrust
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánssuser499fca
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Xuan Le
 
bctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfbctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (35).pdf
bctntlvn (35).pdfbctntlvn (35).pdf
bctntlvn (35).pdfLuanvan84
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...huonghuynh70
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánssuser499fca
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su (20)

Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
 
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựngKế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
 
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CNTH Phương Tùng
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔN...
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiêu thụ hàng hóa ở Công ty Ô tô Vận tải, HAY
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toán
 
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thuĐề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
Đề tài: Biện pháp tài chính đẩy mạnh tiêu thụ và tăng doanh thu
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Kế toán tiêu thụ hàng hóa nội địa và xác định kết quả kinh tại Công ty Phan N...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa nội địa và xác định kết quả kinh tại Công ty Phan N...Kế toán tiêu thụ hàng hóa nội địa và xác định kết quả kinh tại Công ty Phan N...
Kế toán tiêu thụ hàng hóa nội địa và xác định kết quả kinh tại Công ty Phan N...
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
 
bctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdfbctntlvn (123).pdf
bctntlvn (123).pdf
 
bctntlvn (35).pdf
bctntlvn (35).pdfbctntlvn (35).pdf
bctntlvn (35).pdf
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
Bán hàng và xác định kết quả của Công ty thương mại đầu tư, 9đ
 
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...
co-so-ly-luan-ve-ke-toan-doanh-thu-tieu-thu-va-xac-dinh-ket-qua-kinh-doanh-tr...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty tnhh thư...
 
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụtại Công ty thương mạ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụtại Công ty thương mạ...Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụtại Công ty thương mạ...
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụtại Công ty thương mạ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn TrườngĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Sơn Trường
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toán
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Đề tài: Công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cao Su

  • 1. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 1 LỜI MỞ ĐẦU Nếu như vốn kinh doanh là tiền đề, là điều kiện tất yếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì doanh thu chính là nhân tố mang tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp đó. Là một mảng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hay quá trình thực hiện doanh thu là bước đi quan trọng để đạt tới mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mức độ thành công của công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định tới kết quả hoạt động cuối cùng của toàn bộ quá trình sản xuất, bởi vậy làm sao để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm không ngừng gia tăng doanh số bán ra từ đó nâng cao lợi nhuận là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy vậy, tiêu thụ sản phẩm là công việc khó khăn, phức tạp và trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đạt được sự thành công trong công việc này, do đó nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm không ngừng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu cho doanh nghiệp là đòi hỏi rất bức xúc. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng em đã chọn đề tài: “ Cácgiải pháp tài chính chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu tại công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng” với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực tế của công tác này và hy vọng có những ý kiến đóng góp có ích để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tiêu thụ hàng hoá của Công ty.
  • 2. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 2 Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ hàng hoá và doanh thu tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Chương II: Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ tại công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng. Chương III: Các giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, tăng doanhthu tiêu thụ tại công ty Cổ phần Cao Su SaoVàng.
  • 3. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 3 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp 1.1.1Công tác tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp - Vị trí của tiêu thụ hàng hóa trong chu kỳ SXKDcủa doanhnghiêp Có thể nói, mục đích cao nhất của sản xuất chính là thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng khác nhau của con người, để thoả mãn yêu cầu tiêu dùng của khách hàng, các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất các sản phẩm mà thị trường mong đợi. Tuy nhiên để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải tiến hành môt quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau tạo thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, từ việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua tư liệu sản xuất, trả lương cho người lao động, đến việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm và cuối cùng là đem sản phẩm đi tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Cụ thể hơn, trên góc độ của doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá là quá trình doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền, hoặc được đơn vị mua chấp nhận thanh toán về số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ đó. - Thời điểm tiêu thụ hàng hóa : Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chỉ được xem là hoàn thành khi thực hiện được cả hai hành vi: - Doanh nghiệp xuất giao hàng cho đơn vị mua.
  • 4. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 4 - Đơn vị mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng. Cả hai hành vi này đều giữ vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Nếu như hành vi doanh nghiệp xuất giao hàng cho doanh nghiệp mua là điều kiện tiền đề thì hành vi doanh nghiệp mua thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng là điều kiện quyết định việc hàng hoá có được tiêu thụ hay không. Nếu như hàng hoá được bán đi nhưng không được chấp nhận thanh toán thì số hàng hoá đó chưa được coi là tiêu thụ bởi lẽ bên mua có thể trả lại hàng do không đáp ứng được yêu cầu mà họ đặt ra. Do vậy, việc thực hiện đầy đủ hai hành vi này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định thời điểm tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Hai hành vi trên có thể khác nhau về không gian, thời gian và tiền hàng thu được. Trên thực tế, việc mua bán hàng hoá giữa doanh nghiệp với khách hàng được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, thời điểm được coi là tiêu thụ hoàn thành cũng khác nhau. Thông thường được chia thành một số trường hợp sau:  Trường hợp xuất giao bán và thanh toán diễn ra đồng thời (tiêu thụ trực tiếp): Khi doanh nghiệp xuất giao sản phẩm hàng hoá cho khách hàng thì đồng thời doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng do đơn vị mua thanh toán. Đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm nhanh gọn, thuận tiện cho công tác hạch toán của doanh nghiệp, nhưng chỉ thích hợp với lượng hàng khách không lớn, chưa quen, không thường xuyên.  Trường hợp doanh nghiệp xuất giao hàng cho khách hàng, số hàng đó được chấp nhận thanh toán nhưng khách hàng chưa trả tiền ngay: Ở đây, hàng hoá của doanh nghiệp vẫn được coi là tiêu thụ. Hình thức này thường được áp dụng đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua nhiều. Đây là hình thức có nhiều ưu điểm, đó là khuyến khích khách hàng
  • 5. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 5 mua hàng của doanh nghiệp, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó đó là gây khó khăn về vốn cho doanh nghiệp  Khách hàng ứng trước tiền mua hàng: Khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng hoá thì thời điểm đó được coi là hoàn thành. Đây là trường hợp có lợi cho doanh nghiệp do được chủ động trong khâu thanh toán, khoản tiền thu được từ trước chính là khoản doanh nghiệp đã chiếm dụng được của khách hàng, theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng số vốn này để thực hiện được các mục tiêu sinh lời khác. Hơn thế nếu lượng tiền ứng trước của khách hàng tăng lên, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian thu hồi nợ, tăng tốc độ quay vòng vốn.  Gửi hàng đi bán: Doanh nghiệp gửi hàng đi bán, khi doanh nghiệp thu được tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán thì lúc đó hàng hoá mà doanh nghiệp gửi đi được xem là đã tiêu thụ. Đây là hình thức tiêu thụ bất lợi đối với doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thanh toán. Áp dụng hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác thanh toán và có sự theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán tiền hàng của khách hàng đối với doanh nghiệp. 1.1.2Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp 1.1.2.1 Khái niệm doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa – dịch vụ trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng trả lại, thuế gián thuKhi các sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có một khoản thu về việc bán các sản phẩm, hàng hoá đó hay còngọi là doanh thu tiêu thụ (DTTT). DTTT sản phẩm, hàng hoá - dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng lao vụ, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, giá trị
  • 6. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 6 hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (nếu có) và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Doanh thu tiêu thụ hàng hoá không đồng nhất với tiền thu bán hàng, tiền bán hàng chỉ được xác định khi doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá và đã thu được tiền về còn doanh thu tiêu thụ hàng hoá được xác định khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc tiền đã thu được về hay chưa. DTTT là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Nội dung, cáchxác định doanh thu tiêu thụ DTTT là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nó quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. DTTT sản phẩm, hàng hoá được xác định như sau: Trong đó: + S: là doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ. + Qti: là số lượng hàng hoá i đã bán trong kỳ. + Pi: là giá bán đơn vị hàng hoá i trong kỳ. + i: là loại hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Nếu doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hàng hoá thì cần tính được doanh thu của từng mặt hàng sau đó tổng hợp lại được doanh thu tiêu thụ của toàn bộ hàng hoá trong kỳ. Như vậy, DTTT sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản
  • 7. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 7 giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu (nếu có) và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Bên cạnh đó có các khoản cấu tạo nên doanh thu như : - Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà nước cho doanh nghiệp đối với những hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ được Nhà nước cho phép. - Giá trị các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đem đi biếu tặng hoặc tiêu dùng nội bộ. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm : - Giảm giá hàng bán: phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn, đó là số tiền doanh nghiệp chấp thuận giảm giá cho khách hàng do các nguyên nhân như: hàng kém phẩm chất, hàng không đúng quy cách… - Trị giá hàng bán bị trả lại: phản ánh doanh thu của số hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với nhu cầu của người mua, do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách… - Thuế gián thu: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp. DTTT sản phẩm hàng hoá có ảnh lớn đối với tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp, thực hiện được doanh thu doanh nghiệp mới có vốn để bù đắp chi phí đã bỏ ra, để phân phối theo các kế hoạch đã định trước hay để thực hiện chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. DTTT chính là kết quả của công tác tiêu thụ, xem xét DTTT có thể thấy được trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do đó đẩy manh tiêu thụ
  • 8. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 8 sản phẩm, tăng DTTT sản phẩm hàng hoá luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp cần hướng tới. 1.1.2.3 Ý nghĩa của tiêu thụ hàng hóa và doanh thu tiêu thụ trong các doanh nghiệp - Đối với doanh nghiệp : + Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất, doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên liệu... để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ có nghĩa là nó đã được thị trường chấp nhận về số lượng, chủng loại, giá trị sử dụng, phẩm chất, mẫu mã, giá cả… theo đó doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn đầu tư đã ứng ra và đây chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, nó sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp cả về vốn và chi phí, đó là tình trạng ứ đọng vốn do lượng tồn kho lớn và chi phí bảo quản lớn, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm, tình trạng này kéo dài sẽ làm cho sản xuất bị ngừng trệ, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. + Bên cạnh đó, sản phẩm tiêu thụ được nghĩa là doanh nghiệp sẽ có một khoản thu đó là DTTT, đây là nguồn quan trọng để thực hiện phân phối tài chính trong doanh nghiệp. Chỉ khi có doanh thu doanh nghiệp mới có thể trang trải được các khoản chi phí, thu hồi số vốn đã ứng ra để tiếp tục tiến hành sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Có được doanh thu là tiền đề để có được lợi nhuận như mong muốn - mục tiêu của các doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể trích lập các quỹ, tăng quy mô vốn, tăng cường đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh…
  • 9. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 9 + Ngoài ra, thực hiện được tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng và đầy đủ sẽ góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Khả năng tiêu thụ có ảnh trực tiếp đế tình hình tài chính của doanh nghiệp, khi sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được nghĩa là không có DTTT trong kỳ dẫn đến nguồn vốn tiền tệ của doanh nghiệp bị hạn chế, khả năng thanh toán yếu, không tận dụng được các cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ bị giảm sút. - Đối với toàn bộ nền kinhtế : Thông qua việc tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ được đáp ứng, giữ vững được quan hệ cân đối giữa cung và cầu về sản phẩm hàng hoá, giữa tiền và hàng. Đồng thời, thông qua tình hình tiêu thụ có thể đánh giá được nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội, dự đoán được nhu cầu trong tương lai để từ đó có chính sách phù hợp bảo đảm sự cân đối trong từng ngành, trong lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, thực hiện được tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có doanh thu, là cơ sở tạo nên của cải cho xã hội góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. 1.2 Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp 1.2.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp - Xuấtphát từ mụcđích sản xuấtkinhdoanh của doanh nghiệp là để tiêu thụ chức không phải tiêu dùng. Doanh nghiệp được thành lập ra với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Với những doanh nghiệp sản xuất , sản phẩm hàng hoá sau một quá sản xuất sẽ được tung ra thị trường thực hiện tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong xã hội. Với những doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, sản phẩm
  • 10. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 10 hàng hoá mua về không phải nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp mà được tung ra để thực hiện quá trình tiêu thụ tiếp theo phục vụ cho nhu cầu thị trường, theo đó doanh nghiệp có thể thu hồi được vốn để phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, nếu như quá trình tiêu thụ sản phẩm không được thực hiện thì doanh nghiệp sẽ không thu hồi được vốn, không trang trải được các khoản chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Vì vậy để đảm bảo được mục đích là hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và thu được nhiều lợi nhuận thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Mặt khác, muốn duy trì và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện cho được vấn đề tái sản xuất mở rộng với bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Muốn cho bốn khâu này được thông suốt thì sản phẩm hàng hoá của mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải được tiêu thụ trong thị trường. Hơn nữa để đảm bảo và đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ thì phải quán triệt được quan điểm “chỉ sản xuất kinh doanh những cái thị trường cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mình có”. - Xuấtphát từ ý nghĩa, tác dụng của công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với nền kinh tế quốc dân. Tiêu thụ sản phẩm mạnh sẽ làm tăng vòng quay của vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, làm giảm hàng hoá tồn kho. Từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng doanh lợi vốn nghĩa là tăng khả năng sinh lời của vốn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận sẽ làm tăng tỷ trọng của vốn tự có, giảm tỷ trọng vốn vay làm cho kết cấu tài chính của doanh nghiệp được thay đổi theo hướng an toàn, tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng ổn định và vững mạnh. Từ tăng tiêu thụ sản phẩm làm lợi nhuận
  • 11. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 11 tăng lên sẽ tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. Đồng thời, tình hình tài chính lành mạnh sẽ nâng cao khả năng trả nợ cho doanh nghiệp, tạo uy tín với ngân hàng. Ngoài ra thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, kịp thời sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí bán hàng, chi phí lưu bãi, bảo quản… góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cũng từ công tác tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu thứ yếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh trên thị trường, vị thế của các đối thủ và vị thế của bản thân doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Thông qua việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu cũng tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước như thuế, phí, lệ phí…để từ đó nhà nước có điều kiện thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là tiêu thụ ra nước ngoài sẽ làm cân bằng cán cân thương mại của nước ta hiện nay, điều hoà tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngược lại, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chậm chạp hoặc không tiêu thụ được sẽ gây ra hàng loạt hậu quả: làm giảm vòng quay vốn vật tư hàng hoá, vốn lưu động dự trữ tăng lên, giảm hiệu suất sử dụng vốn từ đó không đảm bảo được doanh lợi về vốn và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, vốn tự có không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải tăng tỷ trọng vốn vay, dẫn đến kết cấu tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thiếu an toàn, rủi ro tăng cao. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản, điều đó không chỉ tác động
  • 12. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 12 mạnh đến bản thân doanh nghiệp mà còn gây ra nhiều tác động xấu đối với xã hội: thất nghiệp, giảm thu cho ngân sách nhà nước… chính vì vậy, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng doanh thu cho doanh nghiệp là rất cần thiết, nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp và xã hội. - Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và thực trạng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Cơ chế thị trường thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, với đặc trưng cơ bản của nó là sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp tự chủ về tài chính, tự hoạch toán kinh doanh chủ động tìm ra hướng đi mới để thích nghi và chiến thắng trong cạnh tranh. Kinh tế thị trường vừa tạo ra cơ hội thuận lợi đồng thời cũng đem lại không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nên tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đẩy mạnh được tiêu thụ sản phẩm thì mới chứng tỏ được khả năng tồn tại và chiến thắng trong điều kiện cạnh tranh. Thực tế tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay còn rất khó khăn, chủ yếu là do chất lượng chưa cao, do đó chưa mở rộng được thị trường ra nước ngoài. Sản phẩm sản xuất ra phần lớn được tiêu thụ trong nước, chỉ có khoảng 20% xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô còn chưa được tinh chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những sản phẩm có chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập nhưng sức cạnh tranh so với hàng ngoại nhập còn kém do hai nguyên nhân chủ yếu đó là chưa tạo được uy tín của sản phẩm trong nước, vẫn để tình trạng người tiêu dùng ưa dùng hàng ngoại nhập, hơn nữa còn do
  • 13. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 13 công tác quản lý chưa tốt, hiện nay đang có hiện tượng hàng giả hàng nhái làm giảm sút uy tín sản phẩm, gây khó khăn cho tiêu thụ. Thực tế hiện nay cho thấy sản phẩm của chúng ta chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào với mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, giá cả lại rẻ, trong khi giá cả sản phẩm hàng hoá của chúng ta lại cao hơn rất nhiều. Đây là những thách thức lớn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở nước ta hiện nay. Mặt khác với xu thế hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam ngày càng mở rộng được quan hệ với nhiều tổ chức, nhiều nước trên thế giới. Điều đó tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho nước ta trong quá trình phát triển, song cũng đem lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp nước ta hiện nay đang nằm trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa cao, đầu tư còn dàn trải… nên giá thành sản phẩm thường cao, chất lượng thấp và thường không ổn định so với sản phẩm của các thành viên khác, thêm vào đó khi tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế, các sản phẩm từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam càng nhiều, tạo nên một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đóng một vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi thúc đẩy được tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng được doanh thu, song thực tế tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn là một thách thức lớn gặp không ít khó khăn và trở ngại. Do vậy cần có biện pháp phù hợp và hữu hiệu để thúc dẩy tiêu thụ là một đòi hỏi tất yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
  • 14. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 14 1.2.2 Vai trò của TCDN trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu tiêu thụ cho doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, nó nghiên cứu các quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh và các phương pháp để sử lý các quan hệ đó nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Do đó, Tài chính doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng đối với mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ, điều này được thể hiện: - Tài chính doanh nghiệp tham gia vào việc xác định chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất, lập ra các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường, tăng khả năng tiêu thụ. Nếu kế hoạch này được lập khoa học, chính xác thì tiêu thụ sản phẩm sẽ trở nên thuận lợi, nhanh chóng, đem lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Còn nếu kết hoạch tiêu thụ sản phẩm xa rời với thực tế thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hoá, dẫn đến hàng hoá tồn đọng hoặc không đủ hàng hoá đáp ứng cho thị trường, điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy việc lập một kết hoạch khoa học, hợp lý phù hợp với năng lực đáp ứng đủ nhu cầu thị trường là cần thiết. - Tài chính doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn, lựa chọn hình thức khai thác, huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh để sản xuất ra số lượng sản phẩm với mẫu mã, chủng loại, chất lượng… đúng theo thiết kế hoặc kế hoạch đầu tư đổi mới sản phẩm, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Trên cơ sở đó tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, tăng khối lượng tiêu thụ nâng cao được doanh thu cho doanh nghiệp. - Trong việc sử dụng vốn, Tài chính doanh nghiệp xác định được trọng điểm quản lý và sử dụng vốn, phân phối sử dụng vốn hợp lý, lựa chọn phương
  • 15. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 15 án sản xuất với dự toán chi phí sản xuất phù hợp nhất, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể định giá bán cho sản phẩm hàng hoá của mình thấp hơn so với mặt bằng giá cả những sản phẩm cùng loại trên thì trường, tăng khả năng tiêu thụ tạo điều kiện đẩy mạnh doanh thu. - Tài chính doanh nghiệp kiểm tra quá trình tổ chức sản xuất, thông qua việc kiểm tra sổ sách, số liệu kế toán, định mức kinh tế kỹ thuật để bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thiết kế, tránh lãng phí, hao hụt, mất mát… làm cho giá thành sản phẩm hạ mà chất lượng vẫn đảm bảo dẫn đến tiêu thụ sản phẩm dễ dàng, tăng được doanh thu. - Trong khâu bán hàng, Tài chính doanh nghiệp kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi phí bán hàng đã được lập trong dự toán, tránh mọi hiện tượng bớt xén, sử dụng sai mục đích, đảm bảo sản phẩm hàng hoá được bao gói đẹp, bảo hành… từ đó tạo niềm tin với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp hơn, tạo điều kiện đẩy mạnh số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. - Tài chính doanh nghiệp sử dụng các công cụ sắc bén như tiền lương, tiền thưởng… để kích thích sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng, khuyến khích sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng khuyến khích nhân viên bán hàng năng động hơn, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm. - Mặt khác, Tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều công cụ để thu hút khách hàng như giảm giá, bớt giá cho khách hàng mua nhiều, vận chuyển lắp đặt miễn phí, quà tặng, thưởng vật chất, hoa hồng cho đại lý, đa dạng hoá hình thức tiêu thụ và phương thức thanh toán… để từ đó tạo động lực kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • 16. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 16 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ hàng hóa và doanh thu tiêu thụ 1.3.1 Các nhân tố chủ quan - Khối lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra tiêu thụ Khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ, nó phản ánh kết quả công tác tiêu thụ. Khối lượng sản phẩm, hàng hoá càng nhiều thì khả năng thu được doanh thu càng lớn, song cần quan tâm đến sự phù hợp và sự chấp nhận của thị trường. Nếu khối lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trường thì dù sản phẩm đó có chất lượng tốt, giá cả hợp lý…thì cũng không thể tiêu thụ hết được do sức mua có hạn. Ngược lại nếu khối lượng sản phẩm, hàng hoá đưa ra quá nhỏ so với nhu cầu thị trường thì nó sẽ hạn chế việc tăng doanh thu, hiệu suất hoạt động nhỏ, chưa tận dụng hết các cơ hội kinh doanh, bên cạnh đó nó còn có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất một bộ phận khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu, họ tìm đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì vậy, trong công tác tiêu thụ, doanh nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và năng lực của mình để có khối lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ phù hợp nhất đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất năng lực của mình cũng như khai thác triệt để thị trường khách hàng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm hàng hóa Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng, làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản
  • 17. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 17 phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ và thanh toán, có thể dẫn đến trường hợp giảm giá bán hoặc bị khách hàng trả lại, đòi quyền lợi được bảo trì bảo dưỡng… điều đó làm tăng chi phí, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán với giá rất rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận. Việc bảo đảm chất lượng còn có ý nghĩa là lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần tổ chức quá trình sản xuất gắn liền với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đầu tư cải tạo máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề công nhân đồng thời làm tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi nhập, xuất kho… - Giá cả sản phẩm, hàng hóa. Các chính sách địnhgiá : Công tác tiêu thụ chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm hàng hoá. Về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm, hàng hoá chất đống trong kho mà không tiêu thụ được. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
  • 18. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 18 tốt, giảm chi phí, hạ giá thành, là cơ sở cho việc hạ giá bán sản phẩm, doanh nghiệp có thể bán với giá thấp hơn mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đây là một lợi thế trong cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các doanh nghiệp cùng ngành khác. Trên thị trường với sức mua có hạn, trình độ sản xuất bị hạn chế thì giá cả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm. Với mức giá chỉ thấp hơn một chút đã có thể tạo ra một sức tiêu thụ lớn nhưng với mức giá chỉ nhỉnh hơn đã có thể làm sức tiêu thụ giảm đi rất nhiều. Điều này dễ dàng nhận thấy ở thị trường nông thôn, miền núi, nơi có mức tiêu thụ thấp, hay nói rộng ra là thị trường của những nước chậm phát triển. Như vậy, để bảo toàn và tăng cường khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp cần có chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng, từng thị trường mục tiêu ứng với từng thời kỳ nhất định. Hiện nay có một số chính sách định giá sản phẩm, hàng hoá như sau: - Chính sách định giá theo thị trường. Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay, tức là định giá bán sản phẩm, hàng hoá xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm, hàng hoá cùng loại. Do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng, nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị, tổ chức sản xuất hợp lý với mục tiêu cắt giảm chi phí, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng hoá, có như vậy doanh nghiệp mới bán được hàng và thu được lợi nhuận. - Chính sách định giá thấp
  • 19. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 19 Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đối với sản phẩm, hàng hoá của mình thấp hơn mức giá thị trường của sản phẩm, hàng hoá đó. Với từng mục tiêu khác nhau, định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau. Thứ nhất, Định giá bán thấp hơn giá lưu thông của hàng hoá đó trên thị trường nhưng cao hơn giá thành sản phẩm (tức có mức lãi thấp). Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để chiếm lĩnh thị trường. Thứ hai, Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá thành sản phẩm (chấp nhận lỗ). Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn. Việc áp dụng chính sách này trước mắt có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận nhưng xét về dài hạn với những biện pháp phù hợp, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiêu thụ với thị phần ổn định, đảm bảo được doanh thu. Tức là định giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Cách định giá này có các trường hợp: + Với những sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá, áp dụng mức bán giá cao sau đó giảm dần. + Với những mặt hàng cao cấp, hoặc mặt hàng tuy không thuộc loại cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt, tâm lý người tiêu dùng thích phô trương giàu sang, do vậy áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn giá bán thấp. + Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền áp dụng giá cao (giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền.
  • 20. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 20 Tức là không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu trên thị trường ở mọi thời kỳ. Cách định giá ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường. - Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao hay thấp, điều này chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi công tác tổ chức bán hàng của mỗi doanh nghiệp. Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều nội dung: * Hình thức bán hàng: Một doanh nghiệp nếu biết kết hợp các hình thức bán buôn, bán lẻ, bán tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý... tất nhiên sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn một doanh nghiệp chỉ áp dụng đơn thuần một hình thức bán hàng nào đó. Để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp còn tổ chức mạng lưới các đại lý phân phối, nếu các đại lý này được mở rộng và hoạt động có hiệu quả sẽ nâng cao khả năng tiêu thụ cho doanh nghiệp, còn nếu thiếu vắng hoặc các đại lý hoạt động kém hiệu quả sẽ làm giảm sút doanh thu tiêu thụ sản phẩm. * Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy tiện lợi hơn khi doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thanh toán bằng tiền mặt, tiền chuyển khoản, thanh toán chậm, thanh toán ngay... và như vậy, khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán thuận tiện nhất, hiệu quả nhất. Do đó, để có được thị trường khách hàng rộng lớn, các doanh nghiệp nên áp dụng linh hoạt nhiều hình thức thanh toán đem lại sự tiện lợi nhất cho khách hàng, làm đòn bẩy kích thích tiêu thụ. * Dịch vụ kèm theo sau khi bán: Để cho khách hàng được thuận lợi và cũng là tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn tổ chức các dịch vụ kèm theo khi bán như: dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa
  • 21. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 21 chữa.... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên. - Chất lượng của hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, doanh nghiệp cần tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: quảng cáo, tham gia hội trợ triển lãm, tổ chức các hoạt động tài trợ, tham gia vào các tổ thức liên kết kinh tế, tổ chức hội nghị khách hàng…Nếu là tốt công tác này sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng, họ sẽ tìm đến và mua sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt ở thị trường nơi đó. Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ “tín”. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc tham gia hội trợ chợ triển lãm, doanh nghiệp có thể giới thiệu một cách trực tiếp sản phẩm hàng hoá của mình, giúp doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách hàng và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.
  • 22. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 22 Tổ chức hội nghị khách hàng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng, để tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu đó đồng thời tạo lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. - Một số nhân tố khác * Mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong từng thời kỳ. Nếu doanh nghiệp xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn với thực tế thị trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tránh tình trạng tồn, ứ đọng sản phẩm hay thiếu hàng hóa cung cấp cho khách hàng trên thị trường. * Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp: Thành hay bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp có tốt thì doanh nghiệp mới vững, mới có đủ sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, phô trương thanh thế và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. 1.3.2Các nhân tố khách quan - Thị trường tiêu thụ của sản phẩm hàng hóa Thị trường là một yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải vận động trên thị trường mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và bán các sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ vừa là nơi tiêu thụ vừa là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng để hoạch định kế hoạch đầu tư sản xuất. Ta đã biết thị trường hình thành bởi 3 yếu tố: cung, cầu và giá cả hàng hoá, trong đó
  • 23. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 23 cung và giá cả hàng hoá là yếu tố chủ quan, doanh nghiệp có thể dựa trên cầu của thị trường để quyết định. Còn cầu là yếu tố khách quan, cầu của thị trường lớn tức là quy mô của thị trường lớn, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ cao, doanh thu sẽ tăng. Tuy nhiên, bên cạnh quy mô thị trường còn phải xem xét đến chất lượng thị trường, đó chính là sức mua có ổn định không, khả năng thanh toán cao hay thấp, rủi ro có thể gặp phải như thế nào. Nếu thị trường rộng lớn mà sức mua không ổn định, hay xảy ra rủi ro thì khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp cũng thấp, ảnh hưởng xấu dến doanh thu. Vì vậy, trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là rất quan trọng. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ biết được thị trường cần cái gì, cần bao nhiêu, nắm được thị trường nào là chủ yếu, thị trường nào là thứ yếu để phân phối sản phẩm hàng hoá hợp lý, bố chí kết cấu sản phẩm tiêu thụ cho phù hợp, từ đó có thể tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao doanh thu, lại tránh được tình trạng nơi thừa, nơi thiếu làm căng thẳng quan hệ cung cầu. Ngược lai, nếu doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường sẽ dẫn đến có những quyết định sai lệch trong kinh doanh. Thậm chí đánh giá sai nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể không tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá dẫn tới thua lỗ và phá sản. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp Đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là DTTT. Trong ngành công nghiệp, do tính chất sản phẩm đa dạng, dựa trên trình độ công nghệ tiên tiến, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, thường xuyên và liên tục, do đó doanh thu cũng ổn định. Trong ngành nông nghiệp thì ngược lại việc
  • 24. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 24 tiêu thụ sản phẩm theo thời vụ, thường tập chung vào vụ thu hoạch. Trong ngành xây dựng cơ bản, do sản xuất đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài nên việc tiêu thụ phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành từng công trình. Còn trong ngành thương mại, do có đặc điểm là kinh doanh nhiều mặt hàng và phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nên doanh thu tiêu thụ thường được tổng hợp từ doanh thu nhỏ lẻ của từng mặt hàng và thường không ổn định. - Tập quán, thói quen tiêu dùng của khách hàng và nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác của hàng hóa Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác nguồn gốc suất xứ, nhãn mác của hàng hoá cũng tác động rất lớn đến thói quen tiêu dùng của khách hàng, khi họ đã tin tưởng một hãng nào đó thì họ sẽ luôn sử dụng sản phẩm của hãng đó vì cho rằng chất lượng sản phẩm làm thoả mãn nhu cầu của mình từ đó khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp được tăng lên. - Mức thu nhập của người tiêu dùng Một nhân tố đặc biệt quan trọng là mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng, nó quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và khi thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh nghiệp cần có những chính sách giá cả, chính sách sản
  • 25. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 25 phẩm hợp lý đồng thời xác định rõ thị trường khách hàng mục tiêu vì nó có ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. - Khả năng thay thế của hàng hóa trên thị trường Mỗi loại sản phẩm hàng hoá có những tính năng và công dụng khác nhau, tuy nhiên trên thị trường lại có vô số các chủng loại hàng hoá nhằm đáp ứng những nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm độc đáo, gần như không có các sản phẩm hàng hoá khác có khả năng thay thế trên thị trường thì khả năng sâm nhập vào thị trường càng lớn, thị phần sẽ ổn định và tạo điều kiện từng bước mở rộng thị trường, phát triển doanh thu cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp đã có rất nhiều chủng loại khác nhau, hoặc có nhiều mặt hàng thay thế thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác tiêu thụ. tuy nhiên trong trường hợp này nếu doanh nghiệp biết tổ chức tốt quá trình sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng giá thông qua việc hạ giá thành sản phẩm, hàng hoá, nâng cao được chất lượng sản phẩm tạo ra tính ưu việt hơn các sản phẩm khác thì doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá góp phần tăng doanh thu tiêu thụ. Do vậy rất cần thiết phải tìm hiểu thị trường và có chính sách phù hợp. - Chính sách, cơ chế của Nhà Nước đối với sản phẩm hàng hóa tiêu thụ Tuỳ theo mục đích quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, trong mỗi thời kỳ khác nhau, nhà nước có thể có những chính sách khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng một loại sản phẩm hàng hoá nào đó thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như: thuế, trợ giá…, do đó có thể làm ổn định hoặc đẩy mạnh tiêu thụ cho một ngành nghề, lĩnh vực nào đó, đồng thời có thể làm giảm thấp tiêu thụ của một ngành nghề khác, từ đó đảm bảo được công bằng xã hội. Chẳng
  • 26. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 26 hạn với những sản phẩm hàng hoá là nhu yếu phẩm hàng ngày như lương thực thực phẩm, nhà nước có chính sách bình ổn giá, trợ giá để đảm bảo doanh thu trong lúc khó khăn. Hoặc trong một thời kỳ nào đó nhà nước có chính sách khuyến khích hay hạn chế một hoặc một số mặt hàng của một ngành, lĩnh vực nào đó thì nhà nước sử dụng việc trợ giá hoặc thuế để khuyến khích hoặc hạn chế, trong thời kỳ này doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ có biến động đáng kể. 1.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhưng nếu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ mà có thể định lượng được, ta xem xét công thức xác định doanh thu: Trong đó: + S là tổng doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng + Qti là số lượng tiêu thụ mỗi loại mặt hàng + Pi là giá bán bình quân mỗi loại mặt hàng + i là số lượng các loại mặt hàng đưa ra tiêu thụ Ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm là: - Số lượng tiêu thụ mỗi mặt hàng - Gía bán bình quân mỗi loại mặt hàng - Kết cấu hàng hoá đưa ra tiêu thụ trên thị trường Trong phạm vi bài viết này, em chỉ đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố trên đến sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ kỳ so sánh so với kỳ gốc bằng cách vận dung phương pháp thay thế liên hoàn.
  • 27. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 27 Gọi Skg, Sss: Doanh thu tiêu thụ các loại mặt hàng kỳ gốc và kỳ so sánh - Qkg , Qss: là tổng số lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc, kỳ so sánh - , : là số lượng tiêu thụ kế hoạch, thực tế mỗi loại mặt hàng - , : là giá bán bình quân mỗi mặt hàng kỳ gốc và kỳ so sánh mỗi loại mặt hàng - i : là số lượng các loại mặt hàng 1.4.1 Phântích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng đến doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch Để thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ đến sự tăng giảm doanh thu kỳ so sánh với kỳ gốc mà không bao gồm sự tác động của nhân tố giá bán và nhân tố kết cấu, ta phải cố định hai nhân tố này ở kỳ gốc. Tiến hành so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng tiêu thụ kỳ so sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kế hoạch, giá bán bình quân một sản phẩm kỳ gốc với doanh thu trong điều kiện số lượng tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán bình quân một sản phẩm đều ở kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua công thức:
  • 28. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 28 1.4.2 Phântích mức độ ảnh hưởng của nhân tố kếtcấu mặt hàng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ kỳ so sánh với kỳ gốc Kết cấu hàng hoá tiêu thụ là tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Sự thay đổi kết cấu có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu tiêu thụ. Kết cấu hàng hoá tiêu thụ thay đổi phụ thuộc nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng sự biến động của thị trường, bản thân doanh nghiệp phải tự điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch tiêu thụ. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến sự tăng, giảm của doanh thu tiêu thụ so sánh với kỳ gốc, ta phải cố định nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ so sánh, cố định giá bán bình quân ở kỳ gốc. Ta đi so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng sản phẩm kỳ so sánh, kết cấu hàng hoá tiêu thụ kỳ so sánh, giá bán bình quân kỳ gốc với doanh thu tiêu thụ trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ gốc, giá bán sản phẩm kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm được biểu diễn bằng công thức: 1.4.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán bình quân một mặt hàng đến doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch Giá bán có vai trò quan trọng trong công tác tiêu thụ hàng hoá, nó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản lượng
  • 29. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 29 tiêu thụ, ảnh hưởng tới doanh thu. Tăng giá bán doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng doanh thu nhưng trong điều kiện hiện nay tăng giá không phải là giải pháp tối ưu. điều quan trọng là Công ty phải xây dựng được một chính sách giá cả vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh vừa tăng được doanh thu một cách lâu dài Tương tự như hai nhân tố trên, muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán bình quân một sản phẩm đến sự tăng, giảm của doanh thu tiêu thụ kỳ so sánh với kỳ gốc ta phải cố định hai nhân tố sản lượng và kết cấu sản phẩm tiêu thụ ở kỳ so sánh. Ta đi so sánh doanh thu trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, giá bán bình quân một sản phẩm kỳ so sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh với doanh thu tiêu thụ trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, kết cấu sản phẩm tiêu thụ kỳ so sánh, giá bán bình quân một sản phẩm kỳ gốc. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này được xác định qua công thức: Tổng hợp lại: ∆S = ∆Q +∆ K + ∆P
  • 30. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 30 CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG 2.1 Khái quát vài nét về công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG (Công ty) Tên giao dịch quốc tế: Sao Vang Rubber Joint stock Company Tên viết tắt: SRC Địa chỉ: 231 Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Vốn điều lệ: 108.000.000.000đ Số lượng cổ phiếu phát hành: 10.800.000 Mệnh giá: 10.000đ/1 cổ phiếu Do tầm quan trọng của công nghiệp cao su trong nền kinh tế quốc dân nên ngay sau khi miền Bắc giải phóng (tháng 10/1954) ngày 7/10/1956 xưởng đắp vá săm lốp ôtô được hình thành lập tại số 2 Đặng Thái Thân (nguyên là xưởng Indoto của quân đội Pháp) và bắt đầu hoạt động vào tháng 11/1956 đến đầu năm 1960 thì sáp nhập vào nhà máy Cao su Sao vàng- đó chính là tiền thân của nhà máy Cao su Sao vàng sau này. Đồng thời trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm (1958- 1960) Đảng và Chính phủ đã phê duyệt phương án xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình gồm 3 nhà máy: Cao su – Xà phòng- thuốc lá Thăng Long (gọi tắt là khu Cao – Xà - Lá), nằm ở gần trung tâm Hà nội thuộc quận Thanh Xuân ngày nay. Công trường được khởi công xây dựng ngày 22/12/1958 và vinh dự được Bác Hồ về thăm ngày 24/2/1959.
  • 31. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 31 Sau hơn 13 tháng miệt mài lao động, quá trình xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, đào tạo cán bộ, công nhân cơ bản hoàn thành, ngày 6/4/1960 nhà máy tiến hành sản xuất thử những sản phẩm săm lốp xe đạp đầu tiên mang tên “nhà máy Cao su Sao vàng”. Và cũng từ đó nhà máy mang tên “nhà máy Cao su Sao vàng Hà nội”. Ngày 23/5/1960 nhà máy làm lễ cắt băng khánh thành và hàng năm lấy ngày này làm ngày truyền thống, ngày kỷ niệm thành lập nhà máy, một bông hoa hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt –Trung (bởi toàn bộ công trình xây dựng này nằm trong khoản viện trợ không hoàn lại của Đảng và Chính phuTrung Quốc tặng nhân dân ta). Đây cũng là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất sản phẩm săm lốp ôtô, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế tạo các sản phẩm cao su Việt nam. Về kết quả sản xuất năm 1960, năm thứ nhất nhận kế hoạch của Nhà nước giao, nhà máy đã hoàn thành các chỉ tiêu như sau: + Giá trị tổng sản lượng: 2.459.442đ + Các sản phẩm chủ yếu: - Lốp xe đạp: 93.664 chiếc - Săm xe đạp: 38.388 chiếc + Đội ngũ cán bộ công nhân viên: 262 người được phân bổ trong 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp. Trải qua nhiều năm tồn tại trong cơ chế hành chính bao cấp (1960- 1987) nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng (năm 1986 là 3.260 người song nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì không có đối tượng cạnh tranh, bộ máy gián tiếp thì cồng kềnh, người đông xong hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 1988- 1989, nhà máy trong thời kỳ quá độ, chuyển đổi từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường- Đây là thời kỳ thách thức và cực
  • 32. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 32 kỳ nan giải, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp XHCN. Song với truyền thống Sao vàng luôn toả sáng, với một đội ngũ cán bộ lãnh đạo năng động, có kinh nghiệm, đã định hướng đúng rằng nhu cầu tiêu thụ săm lốp ở Việt Nam là rất lớn, nghĩa là chúng ta phải sản xuất làm sao để thị trường chấp nhận được. Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy. Do đó, chúng ta đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới. Từ năm 1991 đến nay, nhà máy đã khẳng định được vị trí của mình là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có doanh thu và các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của người lao động được nâng cao và đời sống luôn được cải thiện. Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ và bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vững mạnh. Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả: - Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng. - Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công ty Cao su Sao vàng. - Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Với tinh thần sáng tạo, đoàn kết nhất trí, nhà máy đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc với phương châm vì lợi ích của nhà máy. Do đó, đã bước đầu đưa nhà máy thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Năm 1990, sản xuất dần ổn định, thu nhập của người lao động có chiều hướng tăng
  • 33. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 33 lên, đã có những biểu hiện lành mạnh chứng tỏ nhà máy có thể tồn tại và hoà nhập được trong cơ chế mới. Nhà máy được công nhận là đơn vị thi đua xuất sắc, được tặng nhiều cờ và bằng khen của cấp trên. Các tổ chức đoàn thể (Đảng uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) được công nhận là đơn vị vững mạnh. Từ những thành tích vẻ vang trên đã có kết quả: - Theo QĐ số 645/CNNg ngày 27/8/1992 của Bộ Công nghiệp nặng đổi tên nhà máy thành Công ty Cao su Sao vàng. - Ngày 1/1/1993 nhà máy chính thức sử dụng con dấu mang tên công ty Cao su Sao vàng. - Tiếp đến ngày 5/5/1993 theo QĐ số 215QĐ/TCNSĐT của Bộ Công nghiệp nặng cho thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. - Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam trong việc đổi mới sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước, ngày 24 tháng 10 năm 2005, Công ty Cao su Sao Vàng được Cổ phần hoá theo Quyết định số 3500/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp. Ngày 03 tháng 04 năm 2006, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ 49.048.000.000 đồng. Ngày 07 tháng 12 năm 2006, Công ty đã thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 80.000.000.000 đồng. Ngày 27 tháng 07 năm 2007 Công ty thay đổi lần 2 đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ đã tăng lên thành 108.000.000.000 đồng. Với bề dày lịch sử của gần 50 năm, Công ty đã khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu Sao Vàng của mình trên thị trường trong nước và thế giới. Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng đã được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều huân chương cao quý trong suốt gần 50 năm qua vì những đóng góp xuất sắc vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Các sản phẩm
  • 34. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 34 chủ yếu của Công ty như: săm lốp xe đạp, xe máy, săm lốp ô tô mang tính truyền thống đạt chất lượng quốc tế, có tín nhiệm trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng. Để có thể chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, trong những năm qua, bằng nguồn vốn vay ngân hàng, vốn tự có do huy động từ các cổ đông trong công ty, nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, nên ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty đã thử nghiệm chế tạo thành công lốp máy bay TU-134(930x305), IL 18 và MIG- 21(800x200); lốp ô tô cho xe vận tải có trọng tải lớn ( từ 12 tấn trở lên) và nhiều sản phẩm cao su kỹ thuật cao cấp khác. Đây được đánh giá là thành tựu đáng kể của công ty cũng như của ngành sản xuất săm lốp Việt Nam. Để cụ thể hóa những cam kết về chất lượng sản phẩm, Công ty đặc biệt chú trọng khâu giám sát chất lượng từng công đoạn sản xuất. Sản phẩm mang nhãn hiệu SRC hiện nay được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế Quacert cấp giấy chứng nhận. Bằng những sản phẩm chất lượng cao nổi tiếng, sản phẩm Cao su Sao Vàng đã đoạt nhiều giải thưởng uy tín:  Huân chương lao động hạng Nhất về thành tích xuất sắc trong giai đoạn đổi mới.  Giải Vàng – giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trao tặng;  Giải Sáng tạo Khoa học Công nghệ VIFOTEC cho đề tài Nghiên cứu Sản xuất săm lốp máy bay phục vụ Quốc phòng;  5 năm liền đoạt giải TOP-TEN hàng tiêu dùng Việt Nam;  Vị trí thứ nhất trong TOP-5 Sản phẩm hàng Việt nam chất lượng cao – Ngành hàng xe và phụ tùng;  Đạt danh hiệu “THƯƠNG HIỆU MẠNH” năm 2007, năm 2008 do người tiêu dùng bình chọn.
  • 35. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 35 Vừa qua, công ty đã chính thức được cấp chứng chỉ ISO 2002 của tập đoàn BVQI Vương Quốc Anh. Đó chính là sự khẳng định mình trước cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Công ty luôn thực hiện đúng khẩu hiệu đề ra “chất lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Vì vậy đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, hoàn thành vượt mức các khoản nộp ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sự phát triển gắn liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội chính là sự phát triển bền vững. Mọi nỗ lực của Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đều hướng tới mục tiêu: "LỐP VIỆT VÌ LỢI ÍCH NGƯỜI VIỆT ". 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu Khi bắt đầu đi vào hoạt động, với năng lực về vốn, lao động, khoa học kĩ thuật còn hạn chế, Công ty chỉ sản xuất 2 mặt hàng chủ yếu là săm và lốp xe đạp. Năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất, Công ty sản xuất ra 93.664 chiếc lốp xe đạp và 38.388 chiếc săm xe đạp. Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường và khoa học kĩ thuật, Công ty đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên 3 lĩnh vực chính: - Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su. - Xuất nhập khẩu phục vụ ngành công nghiệp chế tạo cao su. - Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su. Hàng năm Công ty sản xuất ra hàng chục triệu bộ săm lốp xe đạp, xe máy và ô tô, hàng chục ngàn tấn sản phẩm cao su kĩ thuật. Đặc biệt trong những năm vừa qua, Công ty đã tạo một bước đột phá mới bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng TU- 134 (930x305), IL 18
  • 36. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 36 và lốp máy bay quốc phòng MIG-21(800x20). Công ty đã được chọn là đơn vị duy nhất cung cấp lốp máy bay cho không quân Việt Nam. 2.1.3 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự - Tổ chức bộ máyquản lý Bước vào cơ chế thị trường, cùng với việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lí. Công ty vẫn tiếp tục duy trì mô hình tổ chức bao gồm các phòng ban, trụ sở chính, các xí nghiệp và chi nhánh trực thuộc. Hiện nay, ngoài khối văn phòng đặt tại trụ sở chính, Công ty có 07 xí nghiệp trực thuộc và 3 chi nhánh. Các chi nhánh có mặt tại rải rác tại cả ba miền Bắc – Trung – Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một mạng lưới thị trường và các kênh phân phối sản phẩm rộng khắp. Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điềulệ tổ chức và hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng trong công ty là Đại hội đồng cổ đông. Giúp việc cho cơ quan này có Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng như phòng tài chính kế toán, phòng Tổ chức nhân sự, phòng vật tư, phòng xây dựng cơ bản, phòng tiếp thị bán hàng, các trung tâm nghiên cứu... mỗi phòng ban, bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng, không chồng chéo. Bộ máy quản lí của Công ty được đánh giá là rõ ràng và khoa học.
  • 37. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 37 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng (Khối sản xuất) (Khối phòng quản lý, kinh doanh) Xí nghiệp cao su 1 Hội đồng quản trị Tổng giám đốc P. TCKT P. TCNS P. KTCS P. XDCB P. TTBH P. XNK P. QTBV P. MT - AT P. KHVT P. KV Xí nghiệp cao su 2 Xí nghiệp cao su 3 Xí nghiệp cơ điện Xí nghiệp NL Xí nghiệp CSKT Xí nghiệp LXH Chi nhánh Thái Bình Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh HCM Đại hội đồng quản trị Phó Giám đốc 1. Phụ trách nội chính 2. Phụ trách XDCB và KT 3. Phụ trách sản xuất Ban KS
  • 38. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 38 - Tình hình và chính sách nhân sự TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 I Lao động toàn DN 1549 1,623 Trong đó:Nữ 412 431 II Trình độ 251 266 1 Đại học 183 184 Nữ 77 74 2 Cao đẳng+ Trung cấp 46 82 Nữ 24 47 III Thu nhập bquân đồng/năm 3.030.000 2.838.000 Nhận thức được con người là yếu tố quyết định tới hoạt động SXKD của công ty, đội ngũ lãnh đạo Công ty đã đề ra chính sách tuyển dụng thu hút, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng và lâu dài: - Xây dựng quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chú trọng công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ, công nhân hợp lý, duy trì thường xuyên chế độ nhận xét, đánh giá cán bộ trên nguyên tắc có sự luân chuyển và bảo đảm khách quan, công bằng dựa trên năng lực đạo đức cán bộ. - Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, kiểm tra đánh giá cán bộ, thực hiện chế độ thi tuyển song song với việc thực hiện các chế độ ưu đãi, thu hút nhân tài, ưu tiên con em cán bộ công nhân viên đủ điều kiện theo quy định của Công ty. - Đào tạo mới, đào tạo lại theo hướng đào tạo tại chỗ hoặc liên kết đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi và có
  • 39. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 39 chính sách phù hợp khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ, năng lực. Hàng năm, Công ty thường tổ chức các đợt cử cán bộ công nhân viên đi tham quan và học tập tại nước ngoài cũng như trong nước để học hỏi nâng cao nghiệp vụ và trình độ tay nghề. Công ty quy định chế độ làm việc mỗi ngày 8 giờ và 48 giờ/tuần. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống lương dựa theo tính chất công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất làm theo chế độ ca kíp, lương được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng. Đối với cán bộ công nhân viên gián tiếp, nghiệp vụ hưởng lương theo công việc và căn cứ vào trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao. Công ty cũng thường xuyên tổ chức thi nâng bậc, xét duyệt nâng lương cho các CBCNV.Bên cạnh đó, Công ty ban hành quy chế khen thưởng các danh hiệu thi đua hàng năm. Theo đó, các chỉ tiêu khen thưởng được công bố công khai, rõ ràng, minh bạch tới từng cán bộ, công nhân. Nhìn chung, chính sách khen thưởng của Công ty trong thời gian qua đã kích thích được người lao động hăng hái thi đua tăng năng suất lao động, là động lực quan trọng giúp Công ty hoàn thành được các kế hoạch SXKD, giúp người lao động gắn bó với công ty. 2.1.2.2 Tổ chức hoạt động sản xuất Quá trình sản xuất các sản phẩm của công ty được tổ chức thực hiện ở bốn xí nghiệp sản xuất chính, XN Luyện cao su Xuân hoà, Chi nhánh cao su Thái bình, NM pin cao su Xuân hoà, NM cao su Nghệ An và một số xí nghiệp phụ trợ. - Xí nghiệp cao su số 1: chuyên sản xuất lốp xe máy, băng tải, gioăng cao su, dây curoa, cao su chống ăn mòn và ống cao su. - Xí nghiệp cao su số 2: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có phân xưởng sản xuất tăm xe đạp. - Xí nghiệp cao su số 3: chuyên sản xuất săm, lốp ôtô, lốp máy bay.
  • 40. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 40 - Xí nghiệp cao su số 4: chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy. - Xí nghiệp Cơ điện- Năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp điện máy, lắp đặt, chế tạo khuôn mẫu, sữa chữa về điện, cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh cho toàn bộ công ty. - Xưởng kiến thiết bao bì: có nhiệm vụ xây dựng kiến thiết nội bộ sữa chữa các TSCĐ, làm sạch các thiết bị máy móc, vệ sinh sạch sẽ cho toàn công ty. - Xí nghiệp luyện cao su Xuân hoà: sản xuất cao su bán thành phẩm. - Xí nghiệp cao su kỹ thuật : phụ trách về kỹ thuật, các sản phẩm cao su. - Chi nhánh cao su Thái bình: chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp( phần lớn là săm lốp xe thồ). - Chi nhánh cao su Đà Nẵng: Có chức năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên đồng thời đóng vai trò là kho trung chuyển sản phẩm SRC tại miền Trung. - Chi nhánh cao su Thành phố Hồ Chí Minh: Có chức năng tiếp thị, chăm sóc khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam. - Nhà máy pin- cao su Xuân hoà: có nhiệm vụ sản xuất pin khô mang nhãn hiệu con sóc, ắc quy, điện cực, chất điện hoá và một số thiết bị điện nằm tại tĩnh Vĩnh phúc( nay chuyển thành công ty cổ phần pin Xuân hoà) Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Cao Su Sao Vàng là quy trình sản xuất liên tục nhiều giai đoạn chế biến song chu kỳ sản xuất ngắn. Cơ cấu sản xuất của công ty được phân theo các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất một số sản phẩm nhất định, do vậy, việc sản xuất một sản phẩm nằm khép kín trong một phân xưởng. Do các sản phẩm đều được sản xuất từ cao su, vì vậy, quy trình công nghệ sản xuất chúng tương đối đồng đều nhau.
  • 41. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 41 Cấu tạo của 1 chiếc lốp xe đạp bao gồm 3 bộ phận chính : - Mặt lốp : là hỗn hợp cao su ở phía ngoài có tác dụng bảo vệ không bị ăn mòn bởi các hóa chất thông thường, có tính năng chịu mài mòn, tiếp xúc tốt với mặt đường. - Lớp vải : làm bằng mành nilon tráng cao su là khung cốt chịu lực của lốp - Vành lanh : làm bằng tanh thép 0,78 mm, ngoài bọc vải cao su các tác dụng định vị lốp trên vành xe. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp, quy trình công nghệ bao gồm các bước sau : * Bước 1 : Chuẩn bị nguyên vật liệu : Cao su sống, các hóa chất, vải mành, tanh thép. * Bước 2 : Phối liệu luyện : - Cắt cao su : cao su sống được cắt thành miếng nhỏ theo yêu cầu kỹ thuật, sau đó đem sơ luyện. - Sơ luyện cao su : mục đích là giảm tính đàn hồi, tăng độ dẻo thuận lợi cho quá trình hỗn luyện, cán tráng, ép suất lưu hóa sau này. - Phối liệu : theo đơn pha chế của bài phối liệu, cao su sau khi được sơ luyện được trọn với các hóa chất đã được sàng sấy thành phối liệu đem sang công đoại hỗn luyện. - Hỗn luyện : Nhằm mục đích là phân tán đồng đều các chất pha chế cao su sống tạo thành cao su bán thành phẩm, trong công đoạn này mẫu được lấy ra đem đi thí nghiệm nhanh để đánh giá chất lượng mẻ luyện. * Bước 3 : Cán tráng vải : - Chuẩn bị : Vải lót, vải mành, vải phin, hỗn hợp cao su. - Nhiệt luyện cao su bán thành phẩm : mục đích là nâng cao nhiệt độ và độ dẻo, độ đồng nhất của phối liệu sau khi đã được hỗn luyện và tạo ra các tính chất cơ lý tính cần thiết cho các bước tiếp theo.
  • 42. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 42 - Sấy vải phin. - Cán tráng : để vải có độ dày đồng đều, cao su bám dính tốt. * Bước 4 : Cán hình thành mặt lốp : cán hỗn hợp cao su thành băng dài có hình dáng kích thước của bán thành phẩm mặt lốp xe. Quá trình này gồm 2 bước nhiệt luyện và cán mặt lốp. * Bước 5 : Chế tạo vòng tanh : Dây thép vòng tanh đước đảo tanh, cắt theo chiều dài được thiết kế từ trước. Sau đó đem ren răng hai đầu lồng vào ống nối và được rập chắc lại, cuối cùng đem cắt pavia thành vòng tanh và được đưa sang khâu thành hình lốp xe. * Bước 6 : Chế tạo cốt hơi : Cốt hơi chế tạo để phục vụ cho khâu lưu hóa gồm các công đoạn chính : cao su sau khi được nhiệt luyện, được lấy ra thành hình cốt hơi sau đó đem lưu hóa thành cốt hơi * Bước 7 : Thành hình và định hình lốp : Ghép các bán thành phẩm vòng tanh vải màn cán tráng, mặt lốp tạo thành hình thù ban đầu của lốp xe. Quá trình được hình thành theo các bước : - Vải mành sau khi cán tráng thì được xé theo kích thước thi công, vải phin cũng được xé theo kích thước thi công. - Cuộn vải mành : cuộn vải mành được cắt và cuộn vào trong ống sắt. - Thành hình thân lốp : được thực hiện trên máy thành hình, băng vải mành được cuốn vòng quanh hai vòng tanh với khoảng cách và góc độ nhất định tạo nên thân lốp. - Dán vải phin : dùng băng cải phin bọc hai biên của thân lốp. - Cán ép : làm cho toàn bộ thân lốp sau khi dán vải phin được kết dính chặt chẽ. - Lắp mặt lốp : đắp phủ băng mặt lốp lên mặt ngoài thân lốp - Châm lốp : để tránh lốp lưu hóa bị bọng khí, tiến hành châm lỗ ở bộ phận mũ lốp sau khi thành hình và cán ép.
  • 43. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 43 * Bước 8 : Lưu hóa lốp : là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất, gồm các bước : định hình lốp, lưu hóa và ổn định lốp sau lưu hóa. * Bước 9 : Đóng gói nhập kho : lốp xe đạp sau khi lưu hóa được đánh giá chất lượng. Chỉ những chiếc lốp đạt chất lượng mới được đóng gói nhập kho. 2.1.2.3 Đặc điểm công tác hạch toán kế toán Công ty áp dụng đúng luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán ban hành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ + Niên độ kế toán: niên độ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp xác định giá thực tế hàng xuất kho: phương pháp nhập trước xuất trước. + Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, tức là công ty có phòng tài chính kế toán thực hiện các công việc kế toán của toàn công ty đồng thời tại các chi nhánh cũng có riêng bộ phận kế toán thực hiện kế toán phụ thuộc, nghĩa là kế toán thực hiện tổng hợp các chứng từ gốc của chi nhánh sau đó sẽ chuyển lên phòng kế toán của công ty để vào sổ. + Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ
  • 44. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 44 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây Bảng 1 - KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007-2009 Đv tính : đồng CHỈ TIÊU 2009 2008 2007 Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ 1,096,404,134,443 926,250,657,289 897,153,875,206 Các khoản giảm trừ doanh thu 3,374,999,635 5,958,626,660 1,237,224,467 Doanh thu thuần từ hàng hóa và dịch vụ 1,093,029,134,808 920,292,030,629 896,134,836,729 Giá vốn hàng bán và dịch vụ 888,071,975,456 829,814,441,249 796,938,762,247 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 204,957,159,352 90,477,589,380 99,196,074,482 Doanh thu hoạt động tài chính 1,429,934,547 1,013,508,560 667,294,186 Chi phí tài chính 27,774,509,680 47,077,208,161 26,417,486,333 Trong đó: Chi phí lãi vay 23,539,753,823 40,844,462,556 26,304,317,101 Chi phí bán hàng 26,686,234,982 24,381,025,010 25,818,135,121 Chi phí quản lý doanh nghiệp 35,456,450,341 19,224,738,904 25,034,435,090 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 116,469,898,896 808,125,865 22,593,312,124 Thu nhập khác 1,040,770,719 1,021,884,884 4,856,766,254 Chi phí khác 214,690,937 176,405,498 1,429,346,118 Lợi nhuận khác 826,079,782 845,479,386 3,427,420,136 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117,295,978,678 1,653,605,251 26,020,732,260 Chi phí thuế TNDN hiện hành 14,827,303,895 770,456,467 0 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 102,468,674,783 883,148,784 26,020,732,260 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 9,488 82 2664 Trong 3 năm trở lại đây, nhin chung Công ty làm ăn ngày càng có lãi. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào biến động mạnh và lãi suất cao làm lợi nhuận của công ty giảm sút đáng kể so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, tình hình khủng hoảng đã đỡ trầm trọng cùng với chiến lược kinh doanh đúng đắn rút kinh nghiệm từ năm trước, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đã tăng vượt trội (gấp 144 lần năm 2008). Do đó các chỉ tiêu khác như lợi nhuận sau thuế và lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng được cải thiện đáng kể.
  • 45. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 45 Doanh thu tiêu thụ và cung cấp dịch vụ tăng với tốc độ đều đặn qua 3 năm cho thấy quy mô thị trường của công ty ngày càng được mở rộng một cách vững chắc. Tuy nhiên mức tăng chưa đáng kể, phần lớn do giá cả bình quân các mặt hàng tăng. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh thu còn tương đối cao do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các đại lý tiêu thụ hàng khó khăn, phải trả lại công ty. Về chi phí, ta thấy trong 3 năm, năm 2008 là năm khó khăn nhất của Công ty do phải trang trải các khoản chi phí lớn như lãi vay (lên đến 40 tỷ), giá vốn hàng bán năm này cũng cao so với doanh thu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao mà giá bán chịu sức ép của khủng hoảng không tăng được nhiều. Đến năm 2009 tình hình đã khả quan hơn nên công ty đạt được mức lợi nhuận cao hơn. 2.1.4 Mộtsố chỉ tiêu tài chính chủ yếu Bảng 2 – Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu Các chỉ tiêu tài chính Công thức Năm 2009 Năm 2008 TB(*) Ngành Đánh giá Hệ số thanh toán Hệ số thanh toán hiện thời Tổng TSLD/Nợ ngắn hạn 1.16 0.86 1.65 Thấp Hệ số thanh toán nhanh (Tổng TSLD- HTK)/Nợ ngắn hạn 0.39 0.21 0.84 Thấp Hệ số cơ cấu nguồn vốn Hệ số nợ Tổng nợ/Tổng NV 0.59 0.74 0.63 BT (**) Hệ số cơ cấu tài sản Tỷ suất đầu tư và TSLD Tổng TSLD/Tổng TS 0.61 0.52 0.6 BT Tỷ suất đầu tư vào TS dài hạn Tổng TS dài hạn/Tổng TS 0.39 0.48 0.4 BT Hệ số hoạt động kinh doanh
  • 46. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 46 Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) Giá vốn/Số HTK bình quân trong kỳ 3.92 2.4 Cao Vòng quay các khoản phải thu 16.47 8.55 Cao Số vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu thuần/VKD bình quân 1.92 1.23 Cao Hệ số sinh lời Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Ln sau thuế/doanh thu thuần 9.37% 0.10% 14.82% Thấp Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Lợi nhuận sau thuế/VKD bình quân 17.96% 0.17% 19.29% BT Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 53.27% 0.59% 46.65% BT (*) : Trung bình ngành lấy từ số liệu bình quân của 3 doanh nghiệp săm lốp lớn nhất nước ta là : Công ty cổ phần Cao Su Miền Nam (Casumina), Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng (DRC) và Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng (SRC). (**) : Bình thường Nhận xét : - Về hệ số thanh toán : Mặc dù năm 2009 có cải thiện so với năm 2008 nhưng so với trung bình ngành Công ty vẫn ở mức rất thấp. Cụ thể, hệ số thanh toán hiện thời năm 2009 của Công ty là 1,16 trong khi trung bình ngành săm lốp là 1,65; hệ số thanh toán nhanh của Công ty là 0,39, thấp hơn một nửa so với trung bình ngành là 0,84. - Về cơ cấu vốn : Mặc dù có hệ số nợ cao trong năm 2008 (hệ số nợ là 0,74) do khó khăn về vốn liếng phải huy động từ vay ngân hàng. Nhưng đến năm 2009, tình hình kinh tế ổn định, hệ số nợ của công ty giảm xuống còn 0,59 thấp hơn trung bình ngành một ít (0.63). Điều này cho thấy mức độ rủi ro
  • 47. Luận văn cuốikhóa SV: Nguyễn Mạnh Tuấn Lớp: CQ44/11.05 47 Tài chính của công ty đã phần nào khả quan hơn. Nhưng nếu xét trên góc độ hiệu quả sử dụng vốn thì đây chưa chắc phải là điều tốt vì năm 2009 với chính sách kích cầu của Chính phủ, rất nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp làm hệ số nợ nhìn chung tăng lên (nêu làm ăn có lãi sẽ làm tăng ROE nhanh chóng). - Về cơ câu tài sản : Năm 2009 nhìn chung Công ty có cơ cấu tài sản tốt, gần sát với trung bình ngành với tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động và tài sản cố định lần lượt là 0,61 và 0,39 trong khi trung bình ngành là 0,6 và 0,4. - Về hệ số hoạt động kinhdoanh: Công ty sở hữu các hệ số hoạt động kinh doanh khá cao so với trung bình ngành. Cụ thể là số vòng quay hàng tồn kho của công ty trong năm 2009 là 3,92 trong khi trung bình ngành là 2,4. Đáng chú ý có số vòng quay các khoản phải thu của công ty là 16,47 gần gấp đối so với trung bình ngành là 8,55. Số vòng quay toàn bộ vốn cũng khá cao là 1,92 với trung bình ngành là 1,23 - Về hệ số sinh lời : Mặc dù có các hệ số hoạt động kinh doanh cao nhưng các chỉ tiêu về sinh lời của Công ty lại không có gì nổi bật so với trung bình ngành. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của Công ty khá thấp là 9,37% trong khi trung bình ngành là 14,82%. Các chỉ tiêu ROA, ROE thì có khá hơn, gần với trung bình ngành hơn. Cụ thể, ROA của Công ty là 17,96% thấp hơn trung bình ngành một chút là 19,29%; ROE của Công ty thì nhỉnh hơn trung bình ngành tương ứng là 53,27% (Công ty) và 46,65% (Trung bình ngành). 2.2 Thực trạng tiêu thụ hàng hóa và doanh thu tiêu thụ ở Công ty cổ phần Cao Su Sao Vàng 2.2.1 Đặc điểm về hàng hóa, thị trường tiêu thụ và thị trường cạnh tranh của công ty - Đặc điểm về hàng hóa Sau gần 50 năm trưởng thành và phát triển, từ chỗ chỉ sản xuất săm