SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN KHÁNH HÒA
MÃ SINH VIÊN : A12902
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2012
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Ngô Khánh Huyền
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Hòa
Mã sinh viên : A12902
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2012
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ do
hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nhưng nhờ nhận được nhiều sự giúp
đỡ quý báu từ phía thầy cô, nhà trường và gia đình, em đã có thể hoàn thành bài khóa luận
của mình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Ngô Khánh Huyền, cảm
ơn cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng
xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng trường
Đại học Thăng Long, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu làm
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận của em được dễ dàng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình
tìm hiểu thực tế tại quý chi nhánh.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở
bên động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Khánh Hòa
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG....................................1
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế ............................................................................1
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế................................................................................1
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế...............................................................................2
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế...............................................................................................2
1.1.2.2. Đối với ngân hàng................................................................................................2
1.1.2.3. Đối với các nhà xuất nhập khẩu ...........................................................................3
1.1.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế .................................................................4
1.1.3.1. Điều kiện tiền tệ ...................................................................................................4
1.1.3.2. Điều kiện về thời gian thanh toán.........................................................................4
1.1.3.3. Điều kiện phương thức thanh toán .......................................................................4
1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...........................................................5
1.2.1. Khái niệm...............................................................................................................5
1.2.2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ .........................6
1.2.2.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) ..................................6
1.2.2.2. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP)....................................................7
1.2.2.3. Bản phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (eUCP) ........................7
1.2.2.4. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (URR) .................................7
1.2.3. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ....................8
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ...............................................9
1.2.5. Thư tín dụng ........................................................................................................10
1.2.5.1. Định nghĩa .........................................................................................................10
1.2.5.2. Nội dung chủ yếu của L/C ..................................................................................10
1.2.5.3. Một số loại L/C thông dụng................................................................................12
1.2.6. Tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ ...............................................13
1.2.6.1. Đối với người xuất khẩu.....................................................................................13
1.2.6.2. Đối với người nhập khẩu....................................................................................14
1.2.6.3. Đối với ngân hàng..............................................................................................15
1.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ....................................15
1.3.1. Khái niệm rủi ro...................................................................................................15
1.3.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ......................................................16
1.3.2.1. Rủi ro kỹ thuật....................................................................................................16
Thang Long University Library
1.3.2.2. Rủi ro tín dụng ...................................................................................................20
1.3.2.3. Rủi ro hối đoái ...................................................................................................21
1.3.2.4. Rủi ro tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật ...................................................22
1.3.2.5. Rủi ro đạo đức ...................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA ...................................................................26
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa.......26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank)..................................................................................................................26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa
.......................................................................................................................................28
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn 2009-2011 ............................................................29
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ....................................................................................29
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ............................................................................................33
2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối ........................................................................37
2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa................................38
2.2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín chi nhánh Đống Đa...................................................................................38
2.2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa .................................41
2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa........................................................................41
2.2.2.2. Kết quả thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2009-2011 50
2.2.2.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa....................................................55
2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống
Đa...................................................................................................................................65
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................................65
2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................................66
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................68
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................................68
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.......................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI
GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA .........................................................71
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
trong những năm tới.....................................................................................................71
3.1.1. Định hướng chung...............................................................................................71
3.1.2. Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế ................................................72
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa................74
3.2.1. Những giải pháp về nghiệp vụ .............................................................................74
3.2.1.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng phát hành
thư tín dụng ....................................................................................................................74
3.2.1.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng thông báo
thư tín dụng ....................................................................................................................79
3.2.1.3. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng chiết khấu
thư tín dụng ....................................................................................................................80
3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên......................................................82
3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.....................................................................83
3.2.4. Mở rộng hiệu quả ngân hàng đại lý.....................................................................84
3.2.5. Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt.......................................................84
3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................................85
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước...............................................................85
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ................................................................................86
3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ..........................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................89
KẾT LUẬN ...................................................................................................................90
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCT Bộ chứng từ
L/C Letter of credit – Thư tín dụng
NHCK Ngân hàng chiết khấu
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTB Ngân hàng thông báo
NHTM Ngân hàng thương mại
NHXN Ngân hàng xác nhận
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
hdfahfjfhdjfhkhfkdfnkjdsfnkjdnvkjbvjfb vkbvf Thương Tín
TDCT Tín dụng chứng từ
TMCP Thương mại cổ phần
TTQT Thanh toán quốc tế
UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng
tjdfhksdfksjfnkjdshfiudsbfkdsjhfskjfnskjdfnjdf chứng từ
USD Đô la Mỹ
VND Việt Nam đồng
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ...........................................9
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Sacombank Đống Đa ................................................28
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Đống Đa...........................30
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng của Sacombank chi nhánh Đống Đa ...........31
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Sacombank chi nhánh Đống Đa ....32
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Sacombank chi nhánh Đống Đa.......33
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của Sacombank chi nhánh Đống Đa........................34
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo loại tiền của Sacombank chi nhánh Đống Đa...............35
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sacombank chi nhánh Đống Đa.................36
Biểu đồ 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ của Sacombank chi nhánh Đống Đa.................37
Biểu đồ 2.7: Doanh số thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ................38
Biểu đồ 2.8: Doanh số các phương thức TTQT tại Sacombank chi nhánh Đống Đa........40
Biểu đồ 2.9: Doanh số thanh toán của phương thức TDCT tại Sacombank chi nhánh Đống
Đa...................................................................................................................................50
Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số L/C hàng nhập và L/C hàng xuất tại Sacombank chi
nhánh Đống Đa...............................................................................................................51
Bảng 2.3: Doanh số L/C xuất khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ..........................52
Bảng 2.4: Doanh số L/C nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa..........................53
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu thanh toán L/C nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ......55
Bảng 2.5: Doanh số L/C chưa thanh toán tại Sacombank chi nhánh Đống Đa.................62
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào hoạt động sản
xuất trong nước mà còn phải quan hệ, giao lưu thương mại với các nước bên ngoài. Do có
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển mà mỗi quốc gia có thế
mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định, tức là các quốc gia sẽ phải phụ
thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Chính từ
nhu cầu có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng
thời mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình của các quốc
gia đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế.
Đối với Việt Nam chúng ta có những đặc thù riêng là nền kinh tế có xuất phát
điểm thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công… thì việc mở rộng buôn
bán với nước ngoài là hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi
mới nền kinh tế theo hướng chủ động hội nhập quốc tế và bước đầu đã đạt được những
thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới giúp chúng ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và các nước không
ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng với
vai trò là trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Ngày nay, các ngân hàng không chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ ngân hàng truyền
thống mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế, bảo lãnh… Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới
dạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Được xem là một
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán
quốc tế của ngân hàng đã không ngừng được đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu
an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong các giao dịch thương mại. Trong các phương
thức thanh toán quốc tế được sử dụng hiện nay tại Việt Nam, phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ là phổ biến nhất do những tính năng ưu việt mà nó mang lại cho các bên
tham gia và ngân hàng.
Song bản thân phương thức tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản,
trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính
lẫn uy tín cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc phòng
ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong phương thức tín dụng
chứng từ rất cần được các ngân hàng quan tâm, chú trọng. Xuất phát từ suy nghĩ trên, em
đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa”
làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ và rủi ro khi áp dụng, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động
thanh toán tín dụng chứng từ đồng thời nêu ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong
công tác này tại Sacombank chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và
kiến nghị nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ,
thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán này và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
tại Sacombank chi nhánh Đống Đa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống
kê, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn.
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng
chứng từ và rủi ro khi áp dụng
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống
Đa.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG
PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, việc mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của bất kì quốc gia nào. Quan hệ quốc
tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa
học kỹ thuật, …trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ
đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các
hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước
khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), trong đó
ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Vậy, có thể định nghĩa: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả
và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế
giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một
quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nước liên quan. [4, tr.294]
Do TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu
cho hoạt động ngoại thương, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ
ràng là thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại
thương (thanh toán phi mậu dịch). Trong đó, thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu… nơi các bên
liên quan bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký kết hoặc các cam kết thương mại; còn
thanh toán phi mậu dịch không mang tính chất thương mại, thường liên quan đến các chi
phí ngoại giao, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật… giữa các nước.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu (XNK)
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua các ngân
hàng với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Cung cấp
dịch vụ TTQT cho khách hàng, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian giữa bên mua
và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về
kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương thức
TTQT, tài trợ XNK, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho các bên mua và bán, qua đó thúc
đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới.
2
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động TTQT của
ngân hàng thương mại (NHTM) đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai
trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa như là chất xúc tác giúp cho guồng máy kinh tế
đối ngoại và thương mại giữa các nước được diễn ra thuận lợi.
TTQT giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, thuận lợi, chính xác
và giảm bớt chi phí cho các bên tham gia, tạo sự tin tưởng cho các nhà sản xuất kinh
doanh yên tâm đẩy mạnh hoạt động XNK. Hơn nữa, thông qua đó ngân hàng còn có thể
thực hiện các nghiệp vụ tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán mở thư tín dụng, chiết khấu
chứng từ xuất khẩu… cho khách hàng đang thiếu vốn, qua đó thúc đẩy quan hệ thương
mại ngày càng mở rộng và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
Hơn thế nữa, TTQT còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế
giới. Thật vậy, sự gia tăng vượt trội của đầu tư quốc tế trong những năm qua đã tạo nên
những dòng vốn khổng lồ trên toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động TTQT phải
nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới TTQT, các NHTM đã đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển của luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần phân bổ nguồn vốn giữa
các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả.
Xét về phương diện quản lý, thực hiện TTQT, ngân hàng có thể giám sát được tình
hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK, tạo điều kiện quản lý có hiệu quả theo đúng
chính sách kinh tế đối ngoại mà Nhà nước đề ra.
1.1.2.2. Đối với ngân hàng
Hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của các NHTM
hiện đại.
Thứ nhất, hoạt động TTQT trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng
góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách
hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán thư tín dụng, phí bảo
lãnh… Thực tế cho thấy, đối với các ngân hàng hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu
hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đây
cũng chính là mục tiêu mà các ngân hàng luôn vươn tới.
Thứ hai, TTQT không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần túy mà còn đóng vai
trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và
hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ
Thang Long University Library
3
các hoạt động này. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT, các NHTM có thể tăng cường khả
năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến
việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ
đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng. Với vai trò là
trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ
XNK, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của
khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng quy mô hoạt động và mở rộng thị phần của
ngân hàng.
Thứ ba, TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên
thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng thông tin và ứng
dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp cho hoạt động TTQT được thực hiện
nhanh chóng, kịp thời và chính xác, giúp ngân hàng có thể theo kịp với sự phát triển,
không bị lạc hậu và thua kém các ngân hàng khác trên thế giới.
Thứ tư, phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các
ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách
hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài
chính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh
doanh.
Thứ năm, TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân
hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm
vi quốc gia và hòa nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới.
1.1.2.3. Đối với các nhà xuất nhập khẩu
TTQT tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà XNK khi tham gia vào thương mại quốc
tế. TTQT liên quan đến quyền lợi của cả người mua và người bán, nên trong khi kí kết
hợp đồng mua bán ngoại thương, điều khoản thanh toán được coi là rất quan trọng. Nếu
khâu thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác theo yêu cầu của các bên
sẽ đem lại hiệu quả, sự tiện lợi cho cả người mua và người bán. Bên cạnh đó, quyền lợi
của các nhà XNK được đảm bảo, tránh được những rủi ro trong hoạt động thanh toán
XNK. Đồng thời, thông qua các hoạt động tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu
chứng từ… của ngân hàng, các nhà XNK không đủ điều kiện tài chính có được sự trợ
giúp từ phía ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng với mạng lưới rộng khắp và sự chuyên
nghiệp trong nghiệp vụ ngoại thương của mình có thể đưa ra những tư vấn, hướng dẫn
thích hợp về nghiệp vụ cho các nhà XNK, giúp họ tránh được những rủi ro không đáng
có, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình trong trong quá trình thanh toán với bạn
hàng nước ngoài.
4
1.1.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
1.1.3.1. Điều kiện tiền tệ
Điều kiện về tiền tệ là quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán
và thanh toán trong hợp đồng XNK, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến
động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra.
Căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán người ta có thể chia
làm hai loại tiền như sau:
- Tiền tệ tính toán: Là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả hàng hóa và tính toán
tổng giá trị hợp đồng ngoại thương.
- Tiền tệ thanh toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán công nợ, thanh
toán giá trị hợp đồng ngoại thương.
Trong thực tế, việc lựa chọn đồng tiền nào để tính toán và thanh toán chủ yếu phụ
thuộc vào tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và thanh toán quốc tế. Chẳng hạn đối
với các hàng hóa như cao su, thiếc và một số kim loại màu, đồng tiền tính toán và thanh
toán thường là bảng Anh (GBP), các hàng hóa còn lại chủ yếu được tính toán và thanh
toán bằng đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên, việc các bên thanh toán bằng đồng tiền nào là
không quá quan trọng, bởi thị trường ngoại hối phát triển ngày nay cho phép chuyển đổi
giữa các đồng tiền theo tỷ giá chéo dễ dàng mà không có một hạn chế hay cản trở nào.
Về những quy định liên quan đến phương thức xử lý khi có biến động về tỷ giá, đó
là những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với nhà xuất khẩu khi có khoản thu bằng
ngoại tệ và nhà nhập khẩu khi có khoản thanh toán bằng ngoại tệ mà các bên cần thỏa
thuận. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các nhà XNK có thể sử dụng các công cụ như hợp
đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn hay tương lai.
1.1.3.2. Điều kiện về thời gian thanh toán
Là thời hạn mà người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định
của hợp đồng thương mại. Thời gian thanh toán ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn,
khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, về tỷ giá hối đoái của các bên. Do đó đây là vấn đề
quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng.
Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả
tiền ngay và trả tiền sau. Ngoài ra, trong thực tế, còn có thể chọn điều kiện thời gian thanh
toán hỗn hợp, tức là có thể vận dụng tổng hợp các cách trên sao cho phù hợp với từng hợp
đồng mua bán cụ thể.
1.1.3.3. Điều kiện phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng ngoại thương
thực hiện chuyển tiền và nhận tiền. Có nhiều phương thức TTQT được áp dụng trong
Thang Long University Library
5
ngoại thương như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ (TDCT)… Tùy từng
điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức
thanh toán phù hợp. Hiện nay có ba phương thức được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn
cả là chuyển tiền, nhờ thu và TDCT. Mỗi phương thức đều có đặc điểm riêng và có thể
gây rủi ro, bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho các bên.
- Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một
khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định đến người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu,
người nhận tiền…) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Đối với
phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy
nhiệm để nhận thủ tục phí (hoa hồng) và không phải chịu ràng buộc nào.
- Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán (người
xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng,
ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua (người nhập khẩu) trên
cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Có hai hình thức nhờ thu là nhờ thu trơn
và nhờ thu kèm chứng từ. Cũng như phương thức chuyển tiền, ngân hàng khi tham gia
vào quy trình thanh toán nhờ thu hầu như không gặp phải rủi ro nào.
- Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán được sử dụng phổ
biến nhất hiện nay. Trong nội dung tiếp theo của khóa luận, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào
phương thức thanh toán này.
1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.1. Khái niệm
Tại điều 2, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600, bản sửa đổi
năm 2007 (UCP 600) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, tín dụng chứng từ
được định nghĩa như sau:
Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả thế
nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về
việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.
Thanh toán nghĩa là:
- Trả tiền ngay, nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán ngay.
- Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán
chậm.
- Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến
hạn, nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.
6
1.2.2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ
Ngày nay với xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các quốc gia tham
gia giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế ngày càng nhiều. Nhưng trong giao dịch
ngoại thương giữa các nước lại luôn tồn tại những khó khăn do có sự khác biệt, mâu
thuẫn về tập quán, văn hóa, hệ thông pháp luật và chính trị. Do đó thực tiễn đòi hỏi phải
có một hệ thống các nguyên tắc, luật lệ quốc tế mang tính thống nhất cho các quốc gia
tham gia vào thương mại quốc tế. Hoạt động TTQT bằng TDCT chịu sự điều chỉnh bởi
các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia (tại Việt Nam là
Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng và Pháp lệnh ngoại hối), đồng thời
cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thong lệ và tập quán quốc tế, đó là:
1.2.2.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP)
Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and
Practice for Documentary Credits – UCP) là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên
tham gia thanh toán bằng phương thức TDCT do Phòng thương mại quốc tế (International
Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Ngay sau khi được công bố lần đầu tiên vào
năm 1933, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho
thanh toán bằng thư tín dụng trong thương mại quốc tế. Kể từ đó đến nay, UCP đã qua 6
lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2006. Phiên bản mới
nhất UCP 600 được ICC ban hành ngày 25/10/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007
bao gồm 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ
thanh toán thư tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán
thư tín dụng, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng.
Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP là văn bản mang tính chất quy
phạm tùy ý, nghĩa là các bên tham gia giao dịch có thể chọn hoặc không chọn UCP để
điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thư tín dụng. Tuy nhiên một khi thư tín dụng được
mở ra có dẫn chiếu áp dụng UCP thì các bên liên quan đều phải dựa vào tài liệu này để
thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP
trước đó. Do đó các bên tham gia có thể thỏa thuận sử dụng một UCP nào đó, nhưng điều
quy định bắt buộc là phải dẫn chiếu nó trong thư tín dụng. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng
Anh mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham
khảo.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều nhìn nhận UCP là văn bản nằm trong
hệ thống Thông lệ và Tập quán quốc tế mà các bên khi tham gia trao đổi mậu dịch với
Thang Long University Library
7
nhau đều phải tuân thủ. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước thì
khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của từng quốc gia.
1.2.2.2. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP)
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương
thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents Under Documentary Credits – ISBP) là văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ
xuất trình theo các thư tín dụng có áp dụng UCP do ICC phát hành. ISBP bản 645 ra đời
năm 2002 đã cụ thể hóa những quy định của UCP 500, thể hiện sự nhất quán với UCP
cũng như các quan điểm và các quyết định của Ủy ban ngân hàng của ICC. Văn bản này
là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích chi
tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch hàng ngày. Sự ra
đời của ISBP giúp các bên tránh việc tự suy diễn, giảm thiểu tối đa việc xảy ra tranh chấp
do cách hiểu khác nhau về UCP. ISBP 681 là bản mới nhất được ICC phát hành năm
2007, trong đó có những sửa đổi, bổ sung nhằm tương thích với các điều khoản của UCP
600. Hiện nay, ISBP cùng với UCP được sử dụng rộng rãi, trở thành những văn bản chính
điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ở nhiều quốc gia.
1.2.2.3. Bản phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (eUCP)
eUCP là văn bản điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán thư
tín dụng điện tử do ICC phát hành. eUCP bổ sung những khái niệm mới để phù hợp hơn
với môi trường kinh doanh điện tử cũng như giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản liên
quan đến xuất trình chứng từ điện tử. Trên thực tế, eUCP không thay thế UCP mà là một
bộ phận bổ sung của UCP. Việc áp dụng eUCP chỉ có hiệu lực khi trong thư tín dụng cho
phép xuất trình chứng từ điện tử. Điều này cũng có nghĩa là những thư tín dụng chỉ yêu
cầu xuất trình chứng từ như truyền thống sẽ không chịu sự điều chỉnh của eUCP. Tuy
nhiên, bằng việc định ra tiêu chuẩn cho việc xuất trình chứng từ điện tử, những nguyên
tắc trong eUCP điều chỉnh một số thay đổi trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay và
tương lai, nhất là khi thương mại điện tử phát triển, các giao dịch có xu hướng được tiến
hành qua mạng ngày càng phổ biến hơn. Bản phụ trương của UCP 500 (eUCP 1.0) đã ra
đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2002. Và bản mới nhất hiện nay,
eUCP 1.1, là bản phụ trương của UCP 600 được ICC phát hành năm 2007.
1.2.2.4. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (URR)
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for Bank-to-
Bank Reimbursements Ấn bản ICC số 525) gọi tắt là URR 525 được ICC xuất bản vào
tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng vào ngày 1/7/1996, là bộ quy tắc thống nhất về việc
xử lý các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng tham gia vào quy trình thanh toán TDCT.
8
Vào thời điểm đó, các ủy quyền hoàn trả đã bắt đầu được phát hành bằng các đồng tiền
khác với đồng tiền đã được sử dụng phổ biến là đô la Mỹ, do vậy, sự ra đời của một bộ
các quy tắc quốc tế được xem là cần thiết. URR 525 quy định những vấn đề liên quan đến
các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng, bao hàm nhiều khía cạnh của việc xử lí hoàn
trả hơn so với Điều 19 của UCP 500 và giải quyết những vấn đề riêng mà UCP không đề
cập đến. URR 725 do ICC phát hành có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008, trong đó có
những thay đổi về văn phong để phù hợp hơn với UCP 600.
1.2.3. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for L/C): Là bên mà thư tín dụng được
phát hành theo yêu cầu của họ. Thông thường là nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục
vụ mình phát hành một thư tín dụng và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát
hành trả tiền cho người thụ hưởng thư tín dụng.
- Người thụ hưởng thư tín dụng (Beneficiary): Là người được hưởng số tiền thanh
toán từ thư tín dụng được phát hành, thông thường là nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo
yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng này có thể được hai bên mua bán thỏa thuận và quy
định trong hợp đồng, nếu không, nhà nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo thư tín
dụng cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo
thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất
khẩu.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của
mình vào thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát
hành chỉ định và ủy quyền thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ theo thư
tín dụng. Đối với thư tín dụng có giá trị tự do, thì bất kì ngân hàng nào cũng đều có thể
trở thành ngân hàng được chỉ định thanh toán. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân
hàng được chỉ định thanh toán là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng
từ.
Thang Long University Library
9
1.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
(1) Sau khi kí hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu chủ động viết đơn yêu cầu mở thư
tín dụng và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình (ngân
hàng phát hành thư tín dụng), yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng với một số
tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn để trả tiền cho nhà xuất
khẩu.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành (NHPH)
mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước
người xuất khẩu để thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu
(3) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thực bề mặt của thư tín dụng và thông báo
thư tín dụng cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu kiểm tra nội dung thư tín dụng, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký
thì tiến hành giao hàng. Nếu có điều khoản trong thư tín dụng mà chưa thỏa đáng
thì đề nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của
thư tín dụng và xuất trình (thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng
khác) tới NHPH để được thanh toán.
(6) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả
tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán
và gửi lại toàn bộ bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7) Người yêu cầu mở thư tín dụng trả tiền cho ngân hàng phát hành
(8) NHPH giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng để nhận hàng.
(6)
(5)
(2)
Ngân hàng phát hành
(Issuing bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising bank)
(7) (8) (1)
(4)
Hợp đồng thương mại
(3) (5) (6)
Người yêu cầu mở thư tín
dụng (Applicant)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
10
1.2.5. Thư tín dụng
1.2.5.1. Định nghĩa
Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản do một ngân hàng phát
hành theo yêu cầu của khách hàng, cam kết sẽ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho
người thụ hưởng một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định khi người thụ hưởng
xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện nêu ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương cũng như các hợp đồng
khác. Tuy nhiên, khi đã được phát hành thì thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng
cơ sở bởi lẽ, khi thanh toán cho người thụ hưởng, ngân hàng chỉ căn cứ vào những quy
định trong thư tín dụng mà không quan tâm đến điều kiện trong hợp đồng cơ sở. Bên cạnh
đó, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xuất trình và đưa ra quyết định
thanh toán dựa trên bộ chứng từ xuất trình đó, ngân hàng hoàn toàn được miễn trách
nhiệm đối với tình trạng hàng hóa được giao, mọi tranh chấp về hàng hóa do nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu tự giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng.
1.2.5.2. Nội dung chủ yếu của L/C
L/C là cơ sở pháp lý chủ yếu của việc thanh toán. Nó ràng buộc và liên quan chặt
chẽ tới quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức TDCT. Khi thư tín dụng được
mở thì nội dung của nó là một bộ phận vô cùng quan trọng và trở thành cốt lõi để các bên
thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi cho đối tác cũng như bản thân mình. Vì vậy nội
dung của L/C phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Mỗi L/C có một nội dung riêng biệt tùy
theo từng thương vụ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo những nội dung chủ yếu của một
L/C, bao gồm:
a) Ngân hàng phát hành L/C: Là ngân hàng đảm trách việc thanh toán cho bên xuất
khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu nên xem xét có cần ngân hàng thứ ba đóng vai trò ngân hàng
xác nhận để được đảm bảo hơn.
b) Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi
và nghĩa vụ của những người liên quan cũng rất khác nhau. Do đó khi mở thư tín dụng,
người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng cần mở.
c) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C:
- Số hiệu của L/C: Dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện
L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng
từ thanh toán của L/C.
- Địa điểm mở L/C: Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người
xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra
tranh chấp nếu có.
Thang Long University Library
11
- Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối
với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn đề nghị mở
L/C của nhà nhập khẩu, tức là một khế ước dân sự giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu đã
hình thành kể từ ngày đó, đó cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, và cuối
cùng, ngày mở L/C cũng là mốc thời gian để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập
khẩu có thực hiện mở L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng hay không.
d) Tên và địa chỉ của các bên liên quan: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi
L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C…
e) Loại tiền và tổng số tiền của thư tín dụng: Là một nội dung rất quan trọng, vì
vậy việc quy định nó trong L/C cũng rất chặt chẽ, phải được ghi bằng cả số lẫn chữ và
phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền
dưới dạng số tuyệt đối, vì như vậy có thể gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền
của bên bán. Theo điều 30 UCP 600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc
các từ tương đương được hiểu là cho phép dung sai 10%.
f) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C:
- Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời
hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt
đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C trước ngày giao
hàng một thời gian hợp lý, ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một
thời gian hợp lý.
- Thời hạn trả tiền của L/C: Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp
đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả ngay) hoặc có
thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả chậm).
- Thời hạn giao hàng: Được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng thương
mại quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể
từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu
lực của thư tín dụng.
g) Điều khoản về hàng hóa: Gồm có tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy
cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu…
h) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Điều kiện, cơ sở giao hàng
(FOB, CIF…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng…cũng
được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng
hàng của nhà xuất khẩu, khả năng nhận hàng của nhà nhập khẩu, khả năng vận chuyển
12
của phương tiện vận tải. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không
thể thực hiện được thì người xuất khẩu có thể đề nghị điều chỉnh L/C.
i) Các chứng từ phải xuất trình: Yêu cầu về việc ký phát các loại chứng từ cần phải
được nêu rõ ràng cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của
hàng hóa, của phương thức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợp
đồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.
k) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối cùng của L/C và
nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này.
l) Những điều khoản đặc biệt khác như: Phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều
kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng…
m) Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Một L/C được mở bằng thư thì phải có chữ ký
ủy quyền của phía ngân hàng mở L/C. Nếu L/C được mở bằng telex hoặc bằng điện
SWIFT thì trên L/C không có chữ ký mà có mật mã quy ước giữa các ngân hàng để tránh
trường hợp giả mạo.
1.2.5.3. Một số loại L/C thông dụng
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi đã được mở thì
việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy ngang chỉ được ngân hàng tiến hành theo thỏa thuận của
tất cả các bên có liên quan. Theo UCP 600, tất cả các loại thư tín dụng là không thể hủy
ngang. Còn theo các UCP khác, một L/C không ghi rõ là L/C hủy ngang hay không hủy
ngang được hiểu là L/C không hủy ngang.
- L/C không hủy ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C): Là loại L/C
không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của
NHPH.
- L/C không hủy ngang không xác nhận (Irrevocable Unconfirmed L/C): Là loại
L/C không hủy ngang do một ngân hàng mở và chỉ ngân hàng này chịu trách nhiệm trả
tiền cho người thụ hưởng, họ không yêu cầu ngân hàng nào khác xác nhận đảm bảo việc
trả tiền.
- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại L/C mà người hưởng lợi thứ nhất
có thể yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị cho một hay nhiều
người hưởng lợi khác. Loại L/C này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế qua
trung gian.
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không hủy ngang mà sau khi đã sử
dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và
tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng
giá trị hợp đồng được thực hiện. Loại L/C này thường được sử dụng trong mua bán những
Thang Long University Library
13
mặt hàng lớn, giao hàng thường xuyên định kì trong thời gian dài, với số lượng ít thay đổi
nhằm đơn giản hóa thủ tục mở L/C.
- L/C giáp lưng (Back-to-back L/C): Sau khi nhận được L/C gốc từ NHPH, nhà
xuất khẩu sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác thụ hưởng, với
nội dung tương tự L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín
dụng của bên đối tác được mở ra. L/C này thường được sử dụng trong phương thức mua
bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hóa khi người cung cấp nguyên liệu và người nhận
gia công ở hai quốc gia khác nhau.
- L/C dự phòng (Standby L/C): Là loại L/C thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát
hành (ở đây là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) tới người nhập khẩu trong việc thanh
toán lại khoản tiền mà người xuất khẩu đã vay hoặc được ứng trước, thanh toán khoản nợ
của người xuất khẩu, bồi thường những thiệt hại do người xuất khẩu không thực hiện
nghĩa vụ giao hàng của mình. L/C dự phòng là loại L/C đảm bảo cho người nhập khẩu
trong trường hợp nghĩa vụ của người xuất khẩu không được thực hiện.
- L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng
trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo
L/C đã mở. Số tiền ứng trước này được lấy từ tài khoản của người mở L/C, nghĩa là tín
dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHPH hay NHTB. NHTB chỉ thực hiện
các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền
đó. Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó)
NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở L/C chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB.
- L/C trả ngay (L/C at sight): Là loại L/C trong đó thanh toán được thực hiện ngay
lập tức cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp trong
thời hạn hiệu lực của L/C.
- L/C trả chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C trong đó việc thanh toán được
thực hiện sau một số ngày nhất định kể từ một ngày được quy định trong L/C (thông
thường là ngày người bán giao hàng hoặc xuất trình bộ chứng từ phù hợp). Việc thanh
toán L/C trả chậm có thể được thực hiện một lần duy nhất hoặc trả chậm chia làm nhiều
lần theo thỏa thuận giữa các bên.
1.2.6. Tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ
1.2.6.1. Đối với người xuất khẩu
Thư tín dụng là căn cứ xác nhận của NHPH về việc thanh toán tiền hàng cho nhà
xuất khẩu bất chấp tình hình tài chính của nhà nhập khẩu như thế nào, nếu bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với quy định của thư tín dụng. Do có được sự đảm bảo bằng cam kết
14
của NHPH thư tín dụng, chứ không phải phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người
nhập khẩu nên phương thức TDCT là lựa chọn tỏ ra có ưu thế vượt trội so với các phương
thức thanh toán khác đối với người xuất khẩu.
Trong trường hợp L/C trả chậm có thời hạn, người xuất khẩu cũng có thể nhận
được tiền thanh toán trước bằng cách chiết khấu bộ chứng từ với ngân hàng của mình
(hay bất cứ một ngân hàng nào khác), điều này giúp cho người xuất khẩu có thể nhanh
chóng quay vòng vốn, đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo của mình. Đây
là ưu điểm của phương thức TDCT mà các phương thức khác không có được.
Đặc biệt với sự linh hoạt của phương thức TDCT, người xuất khẩu có thể yêu cầu
phát hành một loại L/C phù hợp với điều kiện hiện tại của mình như: Người xuất khẩu
yêu cầu người nhập khẩu phát hành L/C điều khoản đỏ để được ứng trước tiền để sản
xuất, mua hàng hóa.
Ngoài ra, người xuất khẩu còn được ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ như: kiểm
tra L/C, tư vấn và tài trợ giúp các thủ tục trong mua bán quốc tế, mua bán ngoại tệ, thông
tin về rủi ro quốc gia, các báo cáo về năng lực tài chính của NHPH…
1.2.6.2. Đối với người nhập khẩu
Phương thức TDCT giúp người nhập khẩu yên tâm hơn rằng người xuất khẩu sẽ
tuân thủ theo những điều khoản, điều kiện của L/C. Bởi nếu người xuất khẩu không thực
hiện đúng các điều khoản của L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Còn nếu có sự sai
sót trong bộ chứng từ, nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo mà
ngân hàng vẫn thanh toán thì người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán cho ngân hàng.
Nếu tình hình tài chính không cho phép người nhập khẩu thanh toán ngay khi nhận
hàng hóa thì họ có thể thương lượng với người xuất khẩu để mở L/C trả chậm, hay trong
trường hợp mua bán thường xuyên một mặt hàng nhất định, giao hàng định kì với số
lượng không đổi, người nhập khẩu cũng có thể thương lượng mở L/C tuần hoàn nhằm
giảm bớt chi phí mở L/C.
Người nhập khẩu có thể tận dụng được tín dụng của ngân hàng nếu được ngân
hàng cho phép áp dụng một tỷ lệ miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ trị giá L/C theo từng
giai đoạn nhập hàng. Đồng thời, người nhập khẩu còn có khả năng nhận được các khoản
vay để tài trợ cho tiền hàng nhập khẩu tới khi nhận được tiền bán hàng. Khoản vay này
nằm trong hạn mức tín dụng nhập khẩu do ngân hàng thu xếp cho người nhập khẩu.
Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài trợ như: các loại tài trợ phát hành thư tín
dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vận đơn…
Do người xuất khẩu có được cam kết thanh toán của ngân hàng, người nhập khẩu
có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng
Thang Long University Library
15
cũng như quy mô kinh doanh, giảm thiểu các tranh chấp có thể xảy ra giữa người nhập
khẩu và người xuất khẩu.
1.2.6.3. Đối với ngân hàng
Tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của một ngân
hàng. Nghiệp vụ này đem lại khả năng sinh lời và thu nhập tích lũy cho các ngân hàng
như:
- Lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại tệ: Khi người xuất khẩu muốn bán ngoại tệ
lấy bản tệ hay người nhập khẩu cần mua ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập, ngân hàng
sẽ thực hiện giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ với khách hàng. Sau khi xác nhận giao dịch,
ngân hàng tiến hành bán lại hay mua lại với số tiền đã giao dịch với khách hàng khác để
kiếm chênh lệch hoặc thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường liên ngân hàng.
- Ngân hàng thu được các khoản lãi do việc tài trợ thương mại, ví dụ như các
khoản cho vay nhập khẩu hoặc cho người xuất khẩu vay để sản xuất, thu mua hàng xuất
khẩu.
- Ngân hàng thu được các khoản phí dịch vụ liên quan đến L/C như phí mở L/C,
phí thông báo, phí xác nhận, phí tu chỉnh L/C…
Hoạt động nghiệp vụ TDCT giúp ngân hàng mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh
doanh của ngân hàng như nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tài trợ cho vay XNK, bảo
lãnh… Đồng thời cũng giúp ngân hàng mở rộng được quan hệ với các ngân hàng khác.
Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của ngân hàng, giúp nâng cao uy tín của ngân hàng
trên thị trường tài chính quốc tế.
1.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.3.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một yếu tố tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, hiện diện trong
hầu hết mọi hoạt động của con người. Bàn về khái niệm rủi ro, cho đến nay, chưa có được
định nghĩa thống nhất về rủi ro. Các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau
về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể chia quan điểm của các tác giả trên thành hai trường phái
lớn là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại.
Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc
các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra
cho con người.
Trong khi đó, theo trường phát hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
Trong cuốn Risk management and Insurance xuất bản năm 1995, các tác giả C.Arthur
William, Michael L.Smith và Peter C. Young viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở
những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có
16
rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây
nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng
được hoặc mất không thể đoán trước”. Như vậy, theo trường phái hiện đại, rủi ro vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Nó có thể mang đến những tổn thất, mất mát,
nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận chỉ đề cập đến rủi ro như là các
biến cố có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại mà cụ
thể là hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, làm giảm hiệu quả hoạt động này của
ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, ngăn chặn các tổn thất có thể
xảy đến đối với hoạt động của ngân hàng.
1.3.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động TTQT, do có sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp,
tập quán kinh doanh… nên luôn tiềm ẩn những rủi ro. Bên cạnh những rủi ro chung phát
sinh trong hoạt động TTQT, mỗi phương thức thanh toán có thể đem lại thuận lợi, cũng
có thể mang đến rủi ro cho các bên. Phương thức thanh toán TDCT không phải là một
ngoại lệ. Trong nội dung tiếp theo, khóa luận sẽ đi vào trình bày một số rủi ro thường gặp
trong phương thức này, bao gồm rủi ro kỹ thuật, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro tình
hình kinh tế, chính trị và pháp luật và rủi ro đạo đức.
1.3.2.1. Rủi ro kỹ thuật
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình
thanh toán TDCT do các bên tham gia gây nên, thể hiện ở việc một bên tham gia thực
hiện sai một hay nhiều khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán gây thiệt hại cho bản
thân bên đó hoặc các bên còn lại. Những rủi ro này có thể xảy ra đối với cả người xuất
khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng tuy rằng với mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Rủi ro kỹ thuật đối với người xuất khẩu:
- Rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra trước hết trong quá trình kiểm tra nội dung L/C của
người xuất khẩu khi nhận được từ NHPH. Nếu người xuất khẩu kiểm tra các điều kiện
chứng từ không kĩ, dẫn đến chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà người xuất khẩu
không thể đáp ứng sau này khi lập bộ chứng từ thì người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro không
được chấp nhận thanh toán. Điều này dẫn đến lợi thế thuộc về người nhập khẩu để thương
lượng lại giá cả gây bất lợi cho người xuất khẩu.
- Rủi ro kỹ thuật thứ hai cũng là rủi ro kỹ thuật thường mắc phải nhất của người
xuất khẩu là rủi ro do sai sót bộ chứng từ. Do trong phương thức TDCT, NHPH cam kết
sẽ thanh toán cho người xuất khẩu chỉ khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo phù
hợp với các điều khoản của L/C nên chỉ một sai biệt nhỏ giữa bộ chứng từ với L/C cũng
Thang Long University Library
17
có thể bị NHPH và người nhập khẩu bắt lỗi để từ chối thanh toán. Việc lập bộ chứng từ
hoàn hảo, khớp đúng với L/C là một trở ngại lớn đối với người xuất khẩu, nó đòi hỏi
người xuất khẩu phải có trình độ hiểu biết về luật lệ, tập quán quốc tế cũng như ngoại
thương. Thông thường, bộ chứng từ hoàn hảo phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại quốc tế mà hai nước áp dụng và
được dẫn chiếu trong L/C.
+ Các chứng từ phải có số lượng, hình thức, nội dung được lập theo đúng yêu cầu
đề ra trong L/C.
+ Những nội dung có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau.
+ Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm quy định trong L/C, trong thời hạn
hiệu lực của L/C.
Trên thực tế, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), sau khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 từ năm 2007, tỷ lệ chứng từ do sai sót có
thể không được chấp nhận lần đầu lên đến 83%. Những sai sót thường gặp đối với bộ
chứng từ đó là:
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về số lượng, số loại chứng từ, số bản mỗi loại.
Chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ các chủ thể tham gia.
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ như: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của
L/C, chứng từ không ghi số L/C, không ghi nguồn gốc hàng hóa theo quy định của L/C,
hối phiếu ghi nhầm tên người kí phát, chứng từ không đánh dấu bản gốc, các chứng từ
không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả
hàng hóa…
Do trình độ hạn chế của người xuất khẩu hoặc do các trục trặc về kỹ thuật mà
người xuất khẩu có thể gặp phải những sai sót như trên. Khi người xuất khẩu nộp chứng
từ cho ngân hàng xuất trình, nếu ngân hàng phát hiện sai sót mà sai sót đó có thể sửa chữa
thì việc sửa chữa sẽ làm chậm quá trình thanh toán, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn
của người xuất khẩu và dễ dẫn đến rủi ro do biến động tỷ giá. Nếu sai sót không thể sửa
chữa thì bộ chứng từ sẽ không được chấp nhận chiết khấu hay thanh toán mà phải chờ ý
kiến của NHPH và người mua để tìm cách giải quyết. Người xuất khẩu đương nhiên sẽ
chịu thiệt hại khi bị ép phải bán hàng giảm giá hoặc tìm khách hàng tiêu thụ khác và kéo
theo đó là hàng loạt các chi phí như phí đền bù, cước vận chuyển, phí lưu kho và các phí
tổn khác.
- Một số rủi ro kỹ thuật khác mà người bán có thể gặp phải là: vi phạm thời hạn
thanh toán của L/C, giao hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn, chọn sai cảng bốc dỡ hay
18
hãng vận tải… Những sai sót này đều có thể dẫn đến rủi ro cho người xuất khẩu khi bị
ngân hàng từ chối thanh toán.
Rủi ro kỹ thuật đối với người nhập khẩu
- Rủi ro kỹ thuật đầu tiên mà người nhập khẩu có thể gặp phải diễn ra trong quá
trình viết đơn yêu cầu mở L/C. Đó là việc đưa vào đơn những điều khoản bất lợi cho bản
thân người nhập khẩu. Nguyên nhân của rủi ro này là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương
cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này của cán bộ, nhân viên của đơn vị nhập khẩu còn
yếu kém, cũng như trình độ cán bộ ngân hàng trong quá trình tư vấn cho nhà nhập khẩu
còn hạn chế.
- Thứ hai, do trong phương thức TDCT, việc thanh toán của ngân hàng cho người
thụ hưởng chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ chứng từ xuất trình. Ngân hàng chỉ có thể kiểm
tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ chứ không thể kiểm soát được tính xác thực bên
trong của những chứng từ đó, cũng như chất lượng, số lượng của hàng hóa có đúng theo
quy định hay không. Vì vậy, không có sự đảm bảo nào cho người nhập khẩu là hàng hóa
được giao đúng như đơn đặt hàng. Người nhập khẩu có thể phải chịu rủi ro khi đã trả tiền
mà hàng nhận được lại không tương xứng với số tiền đã bỏ ra mua.
- Thứ ba, người nhập khẩu có thể gặp phải rủi ro khi chấp nhận bộ chứng từ hàng
hóa. Nếu người nhập khẩu không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận bộ chứng từ bị
lỗi thì người nhập khẩu sẽ gặp phải thiệt hại và bất lợi trong quá trình tranh chấp sau này.
- Một rủi ro khác mà người nhập khẩu có thể gặp phải là rủi ro khi chưa nhận được
bộ chứng từ mà hàng hóa đã cập cảng. Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn – chứng từ sở
hữu hàng hóa nên khi chưa nhận được bộ chứng từ thì người nhập khẩu chưa thể nhận
được hàng. Nếu người nhập khẩu cần hàng hóa gấp thì phải thu xếp để được ngân hàng
phát hành một bảo lãnh nhận hàng để gửi hãng tàu, điều này khiến người nhập khẩu mất
thêm một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu không nhận hàng ngay thì tiền bồi
thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.
Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành
- Rủi ro phát sinh khi thực hiện phát hành thư tín dụng: Phát hành thư tín dụng là
khâu đầu tiên trong qui trình thanh toán bằng phương thức TDCT. Đây là khâu rất quan
trọng quy định các điều kiện và chứng từ xuất trình để thanh toán, cũng là khâu có thể gây
ra rủi ro cho NHPH nếu không thực hiện chính xác và cẩn trọng. Sau khi tiếp nhận đơn
yêu cầu mở thư tín dụng của khách hàng, NHPH cần kiểm tra tính pháp lý của khách
hàng, hợp đồng ngoại thương, đơn yêu cầu mở L/C và các chứng từ liên quan khác. Ngân
hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu không thẩm định kĩ đơn yêu cầu dẫn đến việc chấp nhận cả
những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể không có
Thang Long University Library
19
những tư vấn chính xác về các điều khoản của hợp đồng thương mại về phương thức
thanh toán, phương tiện vận chuyển, điều kiện trọng tài… gây bất lợi cho khách hàng, và
có thể dẫn đến những tranh chấp về sau, gây rủi ro cho ngân hàng.
- Rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra bộ chứng từ: Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình
theo thư tín dụng đã mở có ý nghĩa quan trọng quyết định việc NHPH chấp nhận hay từ
chối thanh toán. Do đó, nếu ngân hàng không kiểm tra bộ chứng từ cẩn thận mà vẫn quyết
định thanh toán thì những rủi ro tiềm tàng rất có thể sẽ phát sinh. Việc kiểm tra bộ chứng
từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP và ISBP.
Tuy nhiên, UCP và ISBP không quy định tất cả các trường hợp xảy ra nên có nhiều chi
tiết các ngân hàng diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Vì vậy, đây là khâu dễ gây tranh
cãi giữa các ngân hàng và cũng dễ gây rủi ro cho NHPH. NHPH cần lưu ý một số điểm
sau để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có:
+ Theo quy định của UCP 600, ngân hàng có 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
BCT để quyết định chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ được xuất trình theo thư tín dụng,
NHPH sẽ mất quyền từ chối sau 5 ngày làm việc đó.
+ Sau khi NHPH từ chối bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng thì bộ chứng từ
đó thuộc về người xuất trình chứng từ. Nếu NHPH giao bộ chứng từ cho người mở thư tín
dụng trước khi có chỉ thị của người xuất trình thì NHPH có thể phải chịu rủi ro bị người
xuất trình chứng từ kiện vì việc giao chứng từ này.
+ Khi bộ chứng từ không phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng,
nếu người mở thư tín dụng nhận bộ chứng từ và thanh toán, NHPH cần phải yêu cầu
người mở thư tín dụng chấp nhận những điểm không phù hợp bằng văn bản. Nếu không
có thư chấp nhận này, NHPH có thể phải chịu rủi ro người yêu cầu mở thư tín dụng khiếu
nại vì không thông báo điểm không phù hợp cho họ.
Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín
dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo
cho nhà xuất khẩu. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng này thông báo phải một L/C giả hoặc một
tu chỉnh L/C không có hiệu lực trong khi ngân hàng chưa xác minh được tính chân thực
(key test hay mẫu SWIFT không phù hợp). Trong trường hợp NHTB không kiểm tra được
tính xác thực phải gửi thông báo cho ngân hàng gửi thư tín dụng đến và nêu rõ trong
thông báo gửi đến người thụ hưởng. NHTB có trách nhiệm thông báo đầy đủ nội dung thư
tín dụng nhận được. Nếu NHTB không thực hiện đúng những quy định trên thì phải gánh
chịu mọi rủi ro phát sinh do TTD bị giả mạo, người thụ hưởng giao hàng trễ, người thụ
hưởng không thực hiện đúng quy định do nội dung L/C không đầy đủ…
20
Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng xác nhận
Xác nhận thư tín dụng là một cam kết không hủy ngang của NHXN, cùng với cam
kết của NHPH, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. NHXN thường là một
ngân hàng lớn, có uy tín hoặc là ngân hàng giữ tài khoản hoặc cấp tín dụng cho NHPH.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của NHXN đối với người thụ hưởng cũng giống như NHPH.
Bên cạnh đó, NHXN phải thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ
được xuất trình ngay cả khi NHPH mất khả năng thanh toán hoặc khi NHPH rơi vào
trường hợp bất khả kháng. Rủi ro xảy ra với NHXN khi chưa nắm rõ được năng lực tài
chính của NHPH đã đồng ý xác nhận L/C theo yêu cầu và sau đó phải lãnh trách nhiệm
thanh toán thay cho NHPH khi ngân hàng này mất khả năng thanh toán.
Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng chiết khấu
Chiết khấu là việc một ngân hàng (có thể là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc
bất cứ một ngân hàng nào) mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền một ngân hàng khác)
và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho
người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó, ngân hàng
này được hoàn trả tiền khi đến hạn.
Rủi ro kỹ thuật có thể phát sinh từ việc NHCK kiểm tra bộ chứng từ. Kiểm tra bộ
chứng từ là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Nếu
việc kiểm tra bộ chứng từ không được thực hiện với một sự cẩn trọng hợp lí thì sẽ gây rủi
ro cho NHCK. NHCK có thể sẽ gánh chịu rủi ro không được hoàn trả nếu đã chiết khấu
bộ chứng từ mà không phát hiện những điểm không phù hợp. Thêm vào đó, việc diễn giải
những điều khoản của UCP và ISBP vẫn không hoàn toàn thống nhất giữa các ngân hàng.
Vì vậy, khi kiểm tra bộ chứng từ phải hết sức cẩn trọng để tránh những tranh chấp có thể
xảy ra và bị NHPH từ chối thanh toán do những điểm không đáng có.
Bên cạnh việc kiểm tra bộ chứng từ, ngân hàng còn phải tuân thủ UCP, ISBP và
L/C về thời gian kiểm tra chứng từ, nơi gửi chứng từ đòi tiền, nơi gửi điện đòi tiền, hình
thức đòi tiền và các điều kiện khác khi gửi chứng từ đòi tiền… Nếu các quy định này
không được thực hiện có thể sẽ mang lại rủi ro bị từ chối thanh toán làm giảm uy tín của
ngân hàng chiết khấu.
1.3.2.2. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cho các
bên tham gia vào quá trình thanh toán TDCT, thể hiện ở việc khách hàng nhận khoản vốn
vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất
Thang Long University Library
21
cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc
và lãi cho ngân hàng.
Rủi ro tín dụng từ phía người nhập khẩu
Trừ trường hợp ký quỹ 100%, nghiệp vụ phát hành thư tín dụng luôn mang tính
chất bảo lãnh. NHPH bảo lãnh cho người nhập khẩu, người nhập khẩu chỉ phải ký quỹ
một phần giá trị thư tín dụng, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản, bằng một phần tài
sản hoặc là tín chấp. Ngoài ra, NHPH còn tài trợ cho người nhập khẩu bằng cách cho vay
để nhập khẩu. Vì vậy, khi người nhập khẩu bị mất khả năng thanh toán, vỡ nợ hay phá
sản sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho NHPH. Trên thực tế, để giảm thiểu rủi ro này, các ngân
hàng thường yêu cầu các điều kiện chặt chẽ về ký quỹ, thế chấp tài sản… đối với khách
hàng của mình.
Rủi ro tín dụng từ phía người xuất khẩu
Rủi ro tín dụng từ phía người xuất khẩu xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực
hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức chiết khấu có truy đòi. Tức là
NHCK có quyền đòi lại số tiền đã cấp cho người xuất khẩu trong trường hợp NHPH từ
chối thanh toán. Vì vậy, nếu khả năng và uy tín tài chính của người xuất khẩu thấp thì khả
năng NHCK gặp rủi ro là rất lớn.
Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng phát hành
Là rủi ro xảy ra khi NHPH vì một lí do nào đó mà mất khả năng thanh toán, vỡ nợ
hoặc phá sản gây tổn hại cho người xuất khẩu và NHCK. Mặc dù khả năng một ngân
hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán là rất thấp nhưng không phải là chưa
từng xảy ra. Vì vậy, để tránh rủi ro này, người nhập khẩu nên đề nghị người xuất khẩu
chọn những ngân hàng có đủ uy tín tài chính để thực hiện phát hành L/C, cũng như
NHCK cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của NHPH trước khi quyết định chiết khấu
chứng từ.
1.3.2.3. Rủi ro hối đoái
Là rủi ro xảy ra do sự biến động tỷ giá của đồng tiền dùng trong thanh toán theo
phương thức TDCT, gây thiệt hại cho các bên liên quan.
Rủi ro hối đoái đối với người nhập khẩu
Người nhập khẩu gặp rủi ro hối đoái khi đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán
tăng giá, khi đó, chi phí người nhập khẩu bỏ ra để mua lô hàng sẽ tăng lên, gây tổn thất
cho lợi nhuận dự tính. Trong nhiều trường hợp, số tiền chênh lệch do tỷ giá tăng quá lớn,
người nhập khẩu phải chịu lỗ hoặc thậm chí là không đủ khả năng thanh toán cho lô hàng
đó, dẫn đến mất uy tín với bạn hàng và ngân hàng.
22
Rủi ro hối đoái đối với người xuất khẩu
Nếu đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán giảm giá sẽ gây rủi ro cho người
xuất khẩu do doanh thu bán hàng giảm đi so với dự tính. Nếu không lường trước được sự
biến động của tỷ giá và không có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái hiệu quả,
người xuất khẩu sẽ phải chịu những tổn thất lớn do biến động tỷ giá gây ra.
Rủi ro hối đoái đối với ngân hàng phát hành
Trong trường hợp người nhập khẩu gặp phải rủi ro hối đoái khi đồng nội tệ trượt
giá mạnh so với ngoại tệ, khi hàng nhập về, người nhập khẩu có thể không muốn nhận
hàng vì sợ lỗ và cũng không đủ khả năng thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ bị liên đới.
Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng có thể gặp phải rủi ro hối đoái khi trạng thái
ngoại hối của ngân hàng không tốt, ngân hàng không cân đối được các nguồn cung và cầu
ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng. Vì vậy, để
tránh được rủi ro này, các ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
1.3.2.4. Rủi ro tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật
Rủi ro phát sinh từ tình hình kinh tế chính trị của một quốc gia: Mọi chủ thể kinh
tế hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự tác động của tình hình kinh tế chính trị của
quốc gia đó. Khi tình hình chính trị không ổn định, nền kinh tế suy thoái, các bên tham
gia thường không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của
các bên khác; người nhập khẩu không được nhập hàng hóa hoặc mất khả năng thanh toán,
người xuất khẩu không thể giao hàng, ngân hàng không thể thực hiện thanh toán... Khủng
hoảng kinh tế, lạm phát khiến cho đồng tiền trong nước kém ổn định, mất giá so với đồng
tiền nước ngoài làm giá hàng hóa thay đổi gây rủi ro hàng hóa, từ đó gây ảnh hưởng đến
các bên.
Rủi ro phát sinh từ thay đổi chính sách của một quốc gia:
Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia có thể
gây thiệt hại cho các bên tham gia:
- Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài
của nước nhập khẩu... nếu bị thay đổi đột ngột sẽ làm cản trở quá trình giao nhận hàng
cũng như thanh toán. Chẳng hạn nếu ở nước nhập khẩu việc chuyển ngoại tệ ra nước
ngoài bị hạn chế thì sẽ gây rủi ro cho người xuất khẩu. Hoặc quốc gia đó có dự trữ ngoại
tệ thấp, nhà nhập khẩu gặp khó khăn thì thậm chí không mua được ngoại tệ để thanh toán,
gây rủi ro cho người xuất khẩu không nhận được tiền, NHPH mất uy tín thanh toán.
- Những thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan… của nước xuất khẩu
cũng khiến cho các bên tham gia gặp phải rủi ro. Nếu biểu thuế suất tăng cao hoặc hàng
hóa bị cấm xuất khẩu trong khi người xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng khiến phát sinh rủi
Thang Long University Library
23
ro không thể chuyển hàng đi. Hoặc trong trường hợp chính sách ngoại thương thay đổi,
quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia gặp biến động thì người xuất khẩu cũng gặp khó
khăn trong việc nhận tiền hàng.
Ngoài ra, các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ còn có thể gặp phải các
rủi ro từ các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, các cuộc nổi loạn, bạo động, đình công
hay chiến tranh. Đó là các rủi ro như mất mát chứng từ, hàng hóa bị hư hỏng, thất lạc,
ngân hàng bị phong tỏa, ngừng hoạt động… Những biến động này thường khó dự đoán
trước, nằm ngoài tầm kiểm soát nên chúng luôn là mối đe dọa đối với các bên tham gia
phương thức TDCT.
1.3.2.5. Rủi ro đạo đức
Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa
vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của bên khác. Khi quan hệ thương mại và TTQT
ngày càng mở rộng thì vấn đề rủi ro đạo đức càng trở thành mối quan tâm lớn hơn.
Rủi ro đạo đức từ phía người xuất khẩu
Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng và chuyển bộ chứng từ cho
người mua để người mua có thể nhận hàng. Với người mua sự trung thực của người bán
rất quan trọng, bởi ngân hàng chỉ làm việc với chứng từ mà không cần biết việc giao hàng
có đúng như hợp đồng hay không. Có những trường hợp mặc dù người mua đã tiến hành
mở L/C theo đúng yêu cầu của người bán nhưng khi tình hình giá cả trên thị trường có xu
hướng tăng hoặc người bán tìm được bạn hàng khác trả giá cao hơn thì người bán có thể
vì lợi nhuận sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng đã kí và không giao hàng như thỏa thuận. Người
mua sẽ mất chi phí mở L/C và hơn thế nữa là cơ hội kinh doanh. Hoặc người xuất khẩu có
thể chủ tâm lừa gạt, lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại để giao hàng
không đúng quy cách phẩm chất hoặc lập bộ chứng từ khống, giả mạo chứ không thực sự
giao hàng. Người nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho NHPH ngay cả khi không nhận
được hàng hóa đúng với hợp đồng nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn
hảo. Các vi phạm về hợp đồng có thể giải quyết sau đó nhưng phải mất nhiều thời gian và
phí tổn. Trước mắt, người nhập khẩu sẽ mất đi cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn.
Đây là rủi ro đối với cả người nhập khẩu và ngân hàng, đặc biệt là trong trường hợp ngân
hàng cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
Rủi ro đạo đức từ phía người nhập khẩu
Mặc dù trong phương thức TDCT đã có sự cam kết thanh toán của NHPH nhưng
thiện chí của người mua vẫn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thanh toán được diễn
ra thuận lợi. Nếu người mua không có thiện chí thanh toán (có thể do giá cả trên thị
trường biến động bất lợi hay cơ hội kinh doanh đã mất) thì họ có thể bắt lỗi với những sai
24
sót rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, ép giá người
bán để thu lợi cho mình hay thậm chí là từ chối thanh toán. Điều này sẽ gây rủi ro cho
người xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp người xuất khẩu phải chấp nhận bán hàng
giảm giá. Người nhập khẩu cũng có thể vì sợ thua lỗ mà không nhận bộ chứng từ để lấy
hàng, cố tình trì hoãn thanh toán gây khó khăn cho NHPH trong việc xử lí vốn.
Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng
Vấn đề rủi ro đạo đức không chỉ xuất phát từ phía các nhà xuất nhập khẩu mà còn
có thể xuất phát từ ngân hàng. NHPH có thể vi phạm cam kết khi đứng về phía nhà nhập
khẩu, cố tình bắt lỗi bộ chứng từ, trì hoãn hay từ chối nghĩa vụ thanh toán hàng. Trong
nhiều trường hợp, cán bộ ngân hàng có thể thông đồng với khách hàng cố tình vi phạm
quy trình thanh toán nhằm chiếm dụng vốn của NHCK, ngân hàng được chỉ định thanh
toán và bạn hàng. Đây là những trường hợp mà ngân hàng là người gây ra rủi ro đạo đức.
Có thể nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin bất
cân xứng và thiếu chính xác. Vì vậy, để hạn chế rủi ro này, vấn đề cốt lõi là khắc phục
tình trạng bất cân xứng của thông tin. Các ngân hàng cần phải tiến hành điều tra, thu thập
thông tin chính xác để có thể hạn chế rủi ro cho bản thân và đồng thời có thể tư vấn cho
khách hàng.
Thang Long University Library
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY,  2018

More Related Content

What's hot

Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htc
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htcNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htc
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htc
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htcNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htc
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần liên doanh htc
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần q...
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong Thanh toán Quốc tế tại ngân hàng Thư...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng VietcombankGiải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
Phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần công t...
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệpĐề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tec...
 

Similar to Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY, 2018

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...NOT
 
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...Giang Vu Hoang
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...NOT
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY, 2018 (20)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức t...
 
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
[VIETNAMESE THESIS] Solutions to limit risks in international payment at Saig...
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
 
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
Giải pháp phát triển phương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ tại ngâ...
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
 
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...Đề tài  thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp,  H...
Đề tài thực trạng quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp, H...
 
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Quản trị tài sản có nội bảng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
Đề tài hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoàn thiện giao dịch một cửa tại ngân hàng Vietcombank
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điệ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, HAY, 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN KHÁNH HÒA MÃ SINH VIÊN : A12902 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH–NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA Giáo viên hướng dẫn : Th.S Ngô Khánh Huyền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Hòa Mã sinh viên : A12902 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2012 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tuy gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nhưng nhờ nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía thầy cô, nhà trường và gia đình, em đã có thể hoàn thành bài khóa luận của mình. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Ngô Khánh Huyền, cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thăng Long, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận của em được dễ dàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu thực tế tại quý chi nhánh. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Khánh Hòa
  • 4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG....................................1 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế ............................................................................1 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế................................................................................1 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế...............................................................................2 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế...............................................................................................2 1.1.2.2. Đối với ngân hàng................................................................................................2 1.1.2.3. Đối với các nhà xuất nhập khẩu ...........................................................................3 1.1.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế .................................................................4 1.1.3.1. Điều kiện tiền tệ ...................................................................................................4 1.1.3.2. Điều kiện về thời gian thanh toán.........................................................................4 1.1.3.3. Điều kiện phương thức thanh toán .......................................................................4 1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...........................................................5 1.2.1. Khái niệm...............................................................................................................5 1.2.2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ .........................6 1.2.2.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) ..................................6 1.2.2.2. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP)....................................................7 1.2.2.3. Bản phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (eUCP) ........................7 1.2.2.4. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (URR) .................................7 1.2.3. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ....................8 1.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ...............................................9 1.2.5. Thư tín dụng ........................................................................................................10 1.2.5.1. Định nghĩa .........................................................................................................10 1.2.5.2. Nội dung chủ yếu của L/C ..................................................................................10 1.2.5.3. Một số loại L/C thông dụng................................................................................12 1.2.6. Tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ ...............................................13 1.2.6.1. Đối với người xuất khẩu.....................................................................................13 1.2.6.2. Đối với người nhập khẩu....................................................................................14 1.2.6.3. Đối với ngân hàng..............................................................................................15 1.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ....................................15 1.3.1. Khái niệm rủi ro...................................................................................................15 1.3.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ......................................................16 1.3.2.1. Rủi ro kỹ thuật....................................................................................................16 Thang Long University Library
  • 5. 1.3.2.2. Rủi ro tín dụng ...................................................................................................20 1.3.2.3. Rủi ro hối đoái ...................................................................................................21 1.3.2.4. Rủi ro tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật ...................................................22 1.3.2.5. Rủi ro đạo đức ...................................................................................................23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA ...................................................................26 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa.......26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)..................................................................................................................26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa .......................................................................................................................................28 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn 2009-2011 ............................................................29 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn ....................................................................................29 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ............................................................................................33 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối ........................................................................37 2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa................................38 2.2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa...................................................................................38 2.2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa .................................41 2.2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa........................................................................41 2.2.2.2. Kết quả thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2009-2011 50 2.2.2.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa....................................................55 2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa...................................................................................................................................65 2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................................65 2.3.2. Những hạn chế ....................................................................................................66
  • 6. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................................68 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................................68 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.......................................................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................70 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA .........................................................71 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trong những năm tới.....................................................................................................71 3.1.1. Định hướng chung...............................................................................................71 3.1.2. Định hướng trong hoạt động thanh toán quốc tế ................................................72 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa................74 3.2.1. Những giải pháp về nghiệp vụ .............................................................................74 3.2.1.1. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng phát hành thư tín dụng ....................................................................................................................74 3.2.1.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng thông báo thư tín dụng ....................................................................................................................79 3.2.1.3. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi Sacombank Đống Đa là ngân hàng chiết khấu thư tín dụng ....................................................................................................................80 3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên......................................................82 3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.....................................................................83 3.2.4. Mở rộng hiệu quả ngân hàng đại lý.....................................................................84 3.2.5. Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt.......................................................84 3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................................85 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước...............................................................85 3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ................................................................................86 3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ..........................................88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................89 KẾT LUẬN ...................................................................................................................90 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCT Bộ chứng từ L/C Letter of credit – Thư tín dụng NHCK Ngân hàng chiết khấu NHNN Ngân hàng nhà nước NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NHXN Ngân hàng xác nhận Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn hdfahfjfhdjfhkhfkdfnkjdsfnkjdnvkjbvjfb vkbvf Thương Tín TDCT Tín dụng chứng từ TMCP Thương mại cổ phần TTQT Thanh toán quốc tế UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng tjdfhksdfksjfnkjdshfiudsbfkdsjhfskjfnskjdfnjdf chứng từ USD Đô la Mỹ VND Việt Nam đồng XNK Xuất nhập khẩu
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Trang Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ ...........................................9 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Sacombank Đống Đa ................................................28 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Đống Đa...........................30 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng của Sacombank chi nhánh Đống Đa ...........31 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Sacombank chi nhánh Đống Đa ....32 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của Sacombank chi nhánh Đống Đa.......33 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của Sacombank chi nhánh Đống Đa........................34 Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay theo loại tiền của Sacombank chi nhánh Đống Đa...............35 Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Sacombank chi nhánh Đống Đa.................36 Biểu đồ 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ của Sacombank chi nhánh Đống Đa.................37 Biểu đồ 2.7: Doanh số thanh toán quốc tế tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ................38 Biểu đồ 2.8: Doanh số các phương thức TTQT tại Sacombank chi nhánh Đống Đa........40 Biểu đồ 2.9: Doanh số thanh toán của phương thức TDCT tại Sacombank chi nhánh Đống Đa...................................................................................................................................50 Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số L/C hàng nhập và L/C hàng xuất tại Sacombank chi nhánh Đống Đa...............................................................................................................51 Bảng 2.3: Doanh số L/C xuất khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ..........................52 Bảng 2.4: Doanh số L/C nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa..........................53 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu thanh toán L/C nhập khẩu tại Sacombank chi nhánh Đống Đa ......55 Bảng 2.5: Doanh số L/C chưa thanh toán tại Sacombank chi nhánh Đống Đa.................62 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào hoạt động sản xuất trong nước mà còn phải quan hệ, giao lưu thương mại với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ phát triển mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản xuất một số mặt hàng nhất định, tức là các quốc gia sẽ phải phụ thuộc lẫn nhau về rất nhiều loại hàng hóa cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng. Chính từ nhu cầu có được những sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm thế mạnh của mình của các quốc gia đã làm nảy sinh hoạt động thương mại quốc tế. Đối với Việt Nam chúng ta có những đặc thù riêng là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, công nghệ thủ công… thì việc mở rộng buôn bán với nước ngoài là hết sức cần thiết. Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng chủ động hội nhập quốc tế và bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới giúp chúng ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và các nước không ngừng tăng lên, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ngày nay, các ngân hàng không chỉ quan tâm đến các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Các hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã không ngừng được đổi mới, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng trong các giao dịch thương mại. Trong các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng hiện nay tại Việt Nam, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phổ biến nhất do những tính năng ưu việt mà nó mang lại cho các bên tham gia và ngân hàng. Song bản thân phương thức tín dụng chứng từ không phải là nghiệp vụ đơn giản, trong thực tế công tác này đã gặp phải không ít những rủi ro gây thiệt hại cả về tài chính lẫn uy tín cho các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ rất cần được các ngân hàng quan tâm, chú trọng. Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức
  • 10. tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khóa luận đề cập đến một số lý luận cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đồng thời nêu ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác này tại Sacombank chi nhánh Đống Đa. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán này và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tại Sacombank chi nhánh Đống Đa. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic cùng với phương pháp khảo sát thực tiễn. 5. Kết cấu khóa luận Khóa luận gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ và rủi ro khi áp dụng Chương 2: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG 1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, việc mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của bất kì quốc gia nào. Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, …trong đó quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Vậy, có thể định nghĩa: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. [4, tr.294] Do TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch). Trong đó, thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, vận tải, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu… nơi các bên liên quan bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký kết hoặc các cam kết thương mại; còn thanh toán phi mậu dịch không mang tính chất thương mại, thường liên quan đến các chi phí ngoại giao, hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật… giữa các nước. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu (XNK) cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua các ngân hàng với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian giữa bên mua và bên bán. Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương thức TTQT, tài trợ XNK, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho các bên mua và bán, qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới.
  • 12. 2 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại (NHTM) đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa như là chất xúc tác giúp cho guồng máy kinh tế đối ngoại và thương mại giữa các nước được diễn ra thuận lợi. TTQT giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an toàn, thuận lợi, chính xác và giảm bớt chi phí cho các bên tham gia, tạo sự tin tưởng cho các nhà sản xuất kinh doanh yên tâm đẩy mạnh hoạt động XNK. Hơn nữa, thông qua đó ngân hàng còn có thể thực hiện các nghiệp vụ tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán mở thư tín dụng, chiết khấu chứng từ xuất khẩu… cho khách hàng đang thiếu vốn, qua đó thúc đẩy quan hệ thương mại ngày càng mở rộng và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn thế nữa, TTQT còn góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới. Thật vậy, sự gia tăng vượt trội của đầu tư quốc tế trong những năm qua đã tạo nên những dòng vốn khổng lồ trên toàn cầu. Thực trạng này đòi hỏi hoạt động TTQT phải nhanh chóng, chính xác. Thông qua mạng lưới TTQT, các NHTM đã đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của luồng tiền, tăng nhanh vòng quay vốn, góp phần phân bổ nguồn vốn giữa các thị trường, các vùng, lãnh thổ trên toàn cầu ngày càng hiệu quả. Xét về phương diện quản lý, thực hiện TTQT, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp XNK, tạo điều kiện quản lý có hiệu quả theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại mà Nhà nước đề ra. 1.1.2.2. Đối với ngân hàng Hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của các NHTM hiện đại. Thứ nhất, hoạt động TTQT trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán thư tín dụng, phí bảo lãnh… Thực tế cho thấy, đối với các ngân hàng hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đây cũng chính là mục tiêu mà các ngân hàng luôn vươn tới. Thứ hai, TTQT không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần túy mà còn đóng vai trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ Thang Long University Library
  • 13. 3 các hoạt động này. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT, các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh toán thu tiền về cho khách hàng đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ của khách hàng. Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ XNK, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng quy mô hoạt động và mở rộng thị phần của ngân hàng. Thứ ba, TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham gia nối mạng thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp cho hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, giúp ngân hàng có thể theo kịp với sự phát triển, không bị lạc hậu và thua kém các ngân hàng khác trên thế giới. Thứ tư, phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Thứ năm, TTQT phát triển góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời giúp cho hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hòa nhập với cộng đồng ngân hàng thế giới. 1.1.2.3. Đối với các nhà xuất nhập khẩu TTQT tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà XNK khi tham gia vào thương mại quốc tế. TTQT liên quan đến quyền lợi của cả người mua và người bán, nên trong khi kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương, điều khoản thanh toán được coi là rất quan trọng. Nếu khâu thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác theo yêu cầu của các bên sẽ đem lại hiệu quả, sự tiện lợi cho cả người mua và người bán. Bên cạnh đó, quyền lợi của các nhà XNK được đảm bảo, tránh được những rủi ro trong hoạt động thanh toán XNK. Đồng thời, thông qua các hoạt động tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán, chiết khấu chứng từ… của ngân hàng, các nhà XNK không đủ điều kiện tài chính có được sự trợ giúp từ phía ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng với mạng lưới rộng khắp và sự chuyên nghiệp trong nghiệp vụ ngoại thương của mình có thể đưa ra những tư vấn, hướng dẫn thích hợp về nghiệp vụ cho các nhà XNK, giúp họ tránh được những rủi ro không đáng có, cũng như nâng cao uy tín, vị thế của mình trong trong quá trình thanh toán với bạn hàng nước ngoài.
  • 14. 4 1.1.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Điều kiện tiền tệ Điều kiện về tiền tệ là quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng XNK, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra. Căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán người ta có thể chia làm hai loại tiền như sau: - Tiền tệ tính toán: Là đồng tiền dùng để biểu hiện giá cả hàng hóa và tính toán tổng giá trị hợp đồng ngoại thương. - Tiền tệ thanh toán: Là đơn vị tiền tệ được sử dụng để thanh toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng ngoại thương. Trong thực tế, việc lựa chọn đồng tiền nào để tính toán và thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và thanh toán quốc tế. Chẳng hạn đối với các hàng hóa như cao su, thiếc và một số kim loại màu, đồng tiền tính toán và thanh toán thường là bảng Anh (GBP), các hàng hóa còn lại chủ yếu được tính toán và thanh toán bằng đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên, việc các bên thanh toán bằng đồng tiền nào là không quá quan trọng, bởi thị trường ngoại hối phát triển ngày nay cho phép chuyển đổi giữa các đồng tiền theo tỷ giá chéo dễ dàng mà không có một hạn chế hay cản trở nào. Về những quy định liên quan đến phương thức xử lý khi có biến động về tỷ giá, đó là những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với nhà xuất khẩu khi có khoản thu bằng ngoại tệ và nhà nhập khẩu khi có khoản thanh toán bằng ngoại tệ mà các bên cần thỏa thuận. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các nhà XNK có thể sử dụng các công cụ như hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn hay tương lai. 1.1.3.2. Điều kiện về thời gian thanh toán Là thời hạn mà người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định của hợp đồng thương mại. Thời gian thanh toán ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn, khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, về tỷ giá hối đoái của các bên. Do đó đây là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên trong đàm phán ký kết hợp đồng. Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau. Ngoài ra, trong thực tế, còn có thể chọn điều kiện thời gian thanh toán hỗn hợp, tức là có thể vận dụng tổng hợp các cách trên sao cho phù hợp với từng hợp đồng mua bán cụ thể. 1.1.3.3. Điều kiện phương thức thanh toán Phương thức thanh toán là cách thức hai bên trong quan hệ hợp đồng ngoại thương thực hiện chuyển tiền và nhận tiền. Có nhiều phương thức TTQT được áp dụng trong Thang Long University Library
  • 15. 5 ngoại thương như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ (TDCT)… Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thỏa thuận để xác định phương thức thanh toán phù hợp. Hiện nay có ba phương thức được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả là chuyển tiền, nhờ thu và TDCT. Mỗi phương thức đều có đặc điểm riêng và có thể gây rủi ro, bất lợi hoặc tạo thuận lợi cho các bên. - Phương thức chuyển tiền: là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định đến người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người nhận tiền…) ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. Đối với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để nhận thủ tục phí (hoa hồng) và không phải chịu ràng buộc nào. - Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán mà trong đó người bán (người xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua (người nhập khẩu) trên cơ sở tờ hối phiếu do người xuất khẩu ký phát. Có hai hình thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Cũng như phương thức chuyển tiền, ngân hàng khi tham gia vào quy trình thanh toán nhờ thu hầu như không gặp phải rủi ro nào. - Phương thức tín dụng chứng từ: là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong nội dung tiếp theo của khóa luận, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phương thức thanh toán này. 1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.2.1. Khái niệm Tại điều 2, Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600, bản sửa đổi năm 2007 (UCP 600) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. Thanh toán nghĩa là: - Trả tiền ngay, nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán ngay. - Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán chậm. - Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.
  • 16. 6 1.2.2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ Ngày nay với xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì các quốc gia tham gia giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế ngày càng nhiều. Nhưng trong giao dịch ngoại thương giữa các nước lại luôn tồn tại những khó khăn do có sự khác biệt, mâu thuẫn về tập quán, văn hóa, hệ thông pháp luật và chính trị. Do đó thực tiễn đòi hỏi phải có một hệ thống các nguyên tắc, luật lệ quốc tế mang tính thống nhất cho các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế. Hoạt động TTQT bằng TDCT chịu sự điều chỉnh bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia (tại Việt Nam là Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng và Pháp lệnh ngoại hối), đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thong lệ và tập quán quốc tế, đó là: 1.2.2.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP) là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức TDCT do Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Ngay sau khi được công bố lần đầu tiên vào năm 1933, UCP đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành cơ sở cho thanh toán bằng thư tín dụng trong thương mại quốc tế. Kể từ đó đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2006. Phiên bản mới nhất UCP 600 được ICC ban hành ngày 25/10/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 bao gồm 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán thư tín dụng, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng. Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế, UCP là văn bản mang tính chất quy phạm tùy ý, nghĩa là các bên tham gia giao dịch có thể chọn hoặc không chọn UCP để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thư tín dụng. Tuy nhiên một khi thư tín dụng được mở ra có dẫn chiếu áp dụng UCP thì các bên liên quan đều phải dựa vào tài liệu này để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Một điểm cần lưu ý là UCP ban hành sau không phủ nhận các nội dung của UCP trước đó. Do đó các bên tham gia có thể thỏa thuận sử dụng một UCP nào đó, nhưng điều quy định bắt buộc là phải dẫn chiếu nó trong thư tín dụng. Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh mới có giá trị pháp lý giải quyết các tranh chấp, các bản dịch khác chỉ có giá trị tham khảo. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều nhìn nhận UCP là văn bản nằm trong hệ thống Thông lệ và Tập quán quốc tế mà các bên khi tham gia trao đổi mậu dịch với Thang Long University Library
  • 17. 7 nhau đều phải tuân thủ. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước thì khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của từng quốc gia. 1.2.2.2. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP) Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits – ISBP) là văn bản hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo các thư tín dụng có áp dụng UCP do ICC phát hành. ISBP bản 645 ra đời năm 2002 đã cụ thể hóa những quy định của UCP 500, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của Ủy ban ngân hàng của ICC. Văn bản này là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch hàng ngày. Sự ra đời của ISBP giúp các bên tránh việc tự suy diễn, giảm thiểu tối đa việc xảy ra tranh chấp do cách hiểu khác nhau về UCP. ISBP 681 là bản mới nhất được ICC phát hành năm 2007, trong đó có những sửa đổi, bổ sung nhằm tương thích với các điều khoản của UCP 600. Hiện nay, ISBP cùng với UCP được sử dụng rộng rãi, trở thành những văn bản chính điều chỉnh phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ở nhiều quốc gia. 1.2.2.3. Bản phụ trương UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử (eUCP) eUCP là văn bản điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán thư tín dụng điện tử do ICC phát hành. eUCP bổ sung những khái niệm mới để phù hợp hơn với môi trường kinh doanh điện tử cũng như giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến xuất trình chứng từ điện tử. Trên thực tế, eUCP không thay thế UCP mà là một bộ phận bổ sung của UCP. Việc áp dụng eUCP chỉ có hiệu lực khi trong thư tín dụng cho phép xuất trình chứng từ điện tử. Điều này cũng có nghĩa là những thư tín dụng chỉ yêu cầu xuất trình chứng từ như truyền thống sẽ không chịu sự điều chỉnh của eUCP. Tuy nhiên, bằng việc định ra tiêu chuẩn cho việc xuất trình chứng từ điện tử, những nguyên tắc trong eUCP điều chỉnh một số thay đổi trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay và tương lai, nhất là khi thương mại điện tử phát triển, các giao dịch có xu hướng được tiến hành qua mạng ngày càng phổ biến hơn. Bản phụ trương của UCP 500 (eUCP 1.0) đã ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2002. Và bản mới nhất hiện nay, eUCP 1.1, là bản phụ trương của UCP 600 được ICC phát hành năm 2007. 1.2.2.4. Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (URR) Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng (Uniform Rules for Bank-to- Bank Reimbursements Ấn bản ICC số 525) gọi tắt là URR 525 được ICC xuất bản vào tháng 11/1995 và có hiệu lực áp dụng vào ngày 1/7/1996, là bộ quy tắc thống nhất về việc xử lý các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng tham gia vào quy trình thanh toán TDCT.
  • 18. 8 Vào thời điểm đó, các ủy quyền hoàn trả đã bắt đầu được phát hành bằng các đồng tiền khác với đồng tiền đã được sử dụng phổ biến là đô la Mỹ, do vậy, sự ra đời của một bộ các quy tắc quốc tế được xem là cần thiết. URR 525 quy định những vấn đề liên quan đến các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng, bao hàm nhiều khía cạnh của việc xử lí hoàn trả hơn so với Điều 19 của UCP 500 và giải quyết những vấn đề riêng mà UCP không đề cập đến. URR 725 do ICC phát hành có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008, trong đó có những thay đổi về văn phong để phù hợp hơn với UCP 600. 1.2.3. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for L/C): Là bên mà thư tín dụng được phát hành theo yêu cầu của họ. Thông thường là nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng thư tín dụng. - Người thụ hưởng thư tín dụng (Beneficiary): Là người được hưởng số tiền thanh toán từ thư tín dụng được phát hành, thông thường là nhà xuất khẩu. - Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng này có thể được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng, nếu không, nhà nhập khẩu được phép tự chọn ngân hàng phát hành. - Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo thư tín dụng cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà xuất khẩu. - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. - Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Là ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định và ủy quyền thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ theo thư tín dụng. Đối với thư tín dụng có giá trị tự do, thì bất kì ngân hàng nào cũng đều có thể trở thành ngân hàng được chỉ định thanh toán. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định thanh toán là giống như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ. Thang Long University Library
  • 19. 9 1.2.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ (1) Sau khi kí hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu chủ động viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng phát hành thư tín dụng), yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn để trả tiền cho nhà xuất khẩu. (2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, nếu đồng ý, ngân hàng phát hành (NHPH) mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước người xuất khẩu để thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu (3) Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thực bề mặt của thư tín dụng và thông báo thư tín dụng cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu kiểm tra nội dung thư tín dụng, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng. Nếu có điều khoản trong thư tín dụng mà chưa thỏa đáng thì đề nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. (5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình (thông qua ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng khác) tới NHPH để được thanh toán. (6) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp ngân hàng từ chối thanh toán và gửi lại toàn bộ bộ chứng từ cho người xuất khẩu. (7) Người yêu cầu mở thư tín dụng trả tiền cho ngân hàng phát hành (8) NHPH giao bộ chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng để nhận hàng. (6) (5) (2) Ngân hàng phát hành (Issuing bank) Ngân hàng thông báo (Advising bank) (7) (8) (1) (4) Hợp đồng thương mại (3) (5) (6) Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) Người thụ hưởng (Beneficiary)
  • 20. 10 1.2.5. Thư tín dụng 1.2.5.1. Định nghĩa Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng, cam kết sẽ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định khi người thụ hưởng xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện nêu ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương cũng như các hợp đồng khác. Tuy nhiên, khi đã được phát hành thì thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở bởi lẽ, khi thanh toán cho người thụ hưởng, ngân hàng chỉ căn cứ vào những quy định trong thư tín dụng mà không quan tâm đến điều kiện trong hợp đồng cơ sở. Bên cạnh đó, ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xuất trình và đưa ra quyết định thanh toán dựa trên bộ chứng từ xuất trình đó, ngân hàng hoàn toàn được miễn trách nhiệm đối với tình trạng hàng hóa được giao, mọi tranh chấp về hàng hóa do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu tự giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng. 1.2.5.2. Nội dung chủ yếu của L/C L/C là cơ sở pháp lý chủ yếu của việc thanh toán. Nó ràng buộc và liên quan chặt chẽ tới quyền lợi của các bên tham gia trong phương thức TDCT. Khi thư tín dụng được mở thì nội dung của nó là một bộ phận vô cùng quan trọng và trở thành cốt lõi để các bên thực hiện nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi cho đối tác cũng như bản thân mình. Vì vậy nội dung của L/C phải đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Mỗi L/C có một nội dung riêng biệt tùy theo từng thương vụ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo những nội dung chủ yếu của một L/C, bao gồm: a) Ngân hàng phát hành L/C: Là ngân hàng đảm trách việc thanh toán cho bên xuất khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu nên xem xét có cần ngân hàng thứ ba đóng vai trò ngân hàng xác nhận để được đảm bảo hơn. b) Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan cũng rất khác nhau. Do đó khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng cần mở. c) Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C: - Số hiệu của L/C: Dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C. - Địa điểm mở L/C: Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có. Thang Long University Library
  • 21. 11 - Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu, tức là một khế ước dân sự giữa ngân hàng và nhà nhập khẩu đã hình thành kể từ ngày đó, đó cũng là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, và cuối cùng, ngày mở L/C cũng là mốc thời gian để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện mở L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng hay không. d) Tên và địa chỉ của các bên liên quan: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C… e) Loại tiền và tổng số tiền của thư tín dụng: Là một nội dung rất quan trọng, vì vậy việc quy định nó trong L/C cũng rất chặt chẽ, phải được ghi bằng cả số lẫn chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng số tuyệt đối, vì như vậy có thể gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Theo điều 30 UCP 600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là cho phép dung sai 10%. f) Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong L/C: - Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. - Thời hạn trả tiền của L/C: Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả ngay) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả chậm). - Thời hạn giao hàng: Được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng thương mại quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. g) Điều khoản về hàng hóa: Gồm có tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký hiệu… h) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF…), nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng…cũng được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của nhà xuất khẩu, khả năng nhận hàng của nhà nhập khẩu, khả năng vận chuyển
  • 22. 12 của phương tiện vận tải. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không thể thực hiện được thì người xuất khẩu có thể đề nghị điều chỉnh L/C. i) Các chứng từ phải xuất trình: Yêu cầu về việc ký phát các loại chứng từ cần phải được nêu rõ ràng cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của hàng hóa, của phương thức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính chất hợp đồng và các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó. k) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Là nội dung cuối cùng của L/C và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này. l) Những điều khoản đặc biệt khác như: Phí ngân hàng được tính cho bên nào, điều kiện đặc biệt hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, dẫn chiếu số UCP áp dụng… m) Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Một L/C được mở bằng thư thì phải có chữ ký ủy quyền của phía ngân hàng mở L/C. Nếu L/C được mở bằng telex hoặc bằng điện SWIFT thì trên L/C không có chữ ký mà có mật mã quy ước giữa các ngân hàng để tránh trường hợp giả mạo. 1.2.5.3. Một số loại L/C thông dụng - L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy ngang chỉ được ngân hàng tiến hành theo thỏa thuận của tất cả các bên có liên quan. Theo UCP 600, tất cả các loại thư tín dụng là không thể hủy ngang. Còn theo các UCP khác, một L/C không ghi rõ là L/C hủy ngang hay không hủy ngang được hiểu là L/C không hủy ngang. - L/C không hủy ngang có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của NHPH. - L/C không hủy ngang không xác nhận (Irrevocable Unconfirmed L/C): Là loại L/C không hủy ngang do một ngân hàng mở và chỉ ngân hàng này chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng, họ không yêu cầu ngân hàng nào khác xác nhận đảm bảo việc trả tiền. - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại L/C mà người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị cho một hay nhiều người hưởng lợi khác. Loại L/C này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế qua trung gian. - L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Loại L/C này thường được sử dụng trong mua bán những Thang Long University Library
  • 23. 13 mặt hàng lớn, giao hàng thường xuyên định kì trong thời gian dài, với số lượng ít thay đổi nhằm đơn giản hóa thủ tục mở L/C. - L/C giáp lưng (Back-to-back L/C): Sau khi nhận được L/C gốc từ NHPH, nhà xuất khẩu sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác thụ hưởng, với nội dung tương tự L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. - L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng của bên đối tác được mở ra. L/C này thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hóa khi người cung cấp nguyên liệu và người nhận gia công ở hai quốc gia khác nhau. - L/C dự phòng (Standby L/C): Là loại L/C thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành (ở đây là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) tới người nhập khẩu trong việc thanh toán lại khoản tiền mà người xuất khẩu đã vay hoặc được ứng trước, thanh toán khoản nợ của người xuất khẩu, bồi thường những thiệt hại do người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. L/C dự phòng là loại L/C đảm bảo cho người nhập khẩu trong trường hợp nghĩa vụ của người xuất khẩu không được thực hiện. - L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Số tiền ứng trước này được lấy từ tài khoản của người mở L/C, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHPH hay NHTB. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở L/C chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB. - L/C trả ngay (L/C at sight): Là loại L/C trong đó thanh toán được thực hiện ngay lập tức cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp trong thời hạn hiệu lực của L/C. - L/C trả chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C trong đó việc thanh toán được thực hiện sau một số ngày nhất định kể từ một ngày được quy định trong L/C (thông thường là ngày người bán giao hàng hoặc xuất trình bộ chứng từ phù hợp). Việc thanh toán L/C trả chậm có thể được thực hiện một lần duy nhất hoặc trả chậm chia làm nhiều lần theo thỏa thuận giữa các bên. 1.2.6. Tính ưu việt của phương thức tín dụng chứng từ 1.2.6.1. Đối với người xuất khẩu Thư tín dụng là căn cứ xác nhận của NHPH về việc thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu bất chấp tình hình tài chính của nhà nhập khẩu như thế nào, nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của thư tín dụng. Do có được sự đảm bảo bằng cam kết
  • 24. 14 của NHPH thư tín dụng, chứ không phải phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người nhập khẩu nên phương thức TDCT là lựa chọn tỏ ra có ưu thế vượt trội so với các phương thức thanh toán khác đối với người xuất khẩu. Trong trường hợp L/C trả chậm có thời hạn, người xuất khẩu cũng có thể nhận được tiền thanh toán trước bằng cách chiết khấu bộ chứng từ với ngân hàng của mình (hay bất cứ một ngân hàng nào khác), điều này giúp cho người xuất khẩu có thể nhanh chóng quay vòng vốn, đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo của mình. Đây là ưu điểm của phương thức TDCT mà các phương thức khác không có được. Đặc biệt với sự linh hoạt của phương thức TDCT, người xuất khẩu có thể yêu cầu phát hành một loại L/C phù hợp với điều kiện hiện tại của mình như: Người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phát hành L/C điều khoản đỏ để được ứng trước tiền để sản xuất, mua hàng hóa. Ngoài ra, người xuất khẩu còn được ngân hàng cung cấp nhiều dịch vụ như: kiểm tra L/C, tư vấn và tài trợ giúp các thủ tục trong mua bán quốc tế, mua bán ngoại tệ, thông tin về rủi ro quốc gia, các báo cáo về năng lực tài chính của NHPH… 1.2.6.2. Đối với người nhập khẩu Phương thức TDCT giúp người nhập khẩu yên tâm hơn rằng người xuất khẩu sẽ tuân thủ theo những điều khoản, điều kiện của L/C. Bởi nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng các điều khoản của L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Còn nếu có sự sai sót trong bộ chứng từ, nhà xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo mà ngân hàng vẫn thanh toán thì người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán cho ngân hàng. Nếu tình hình tài chính không cho phép người nhập khẩu thanh toán ngay khi nhận hàng hóa thì họ có thể thương lượng với người xuất khẩu để mở L/C trả chậm, hay trong trường hợp mua bán thường xuyên một mặt hàng nhất định, giao hàng định kì với số lượng không đổi, người nhập khẩu cũng có thể thương lượng mở L/C tuần hoàn nhằm giảm bớt chi phí mở L/C. Người nhập khẩu có thể tận dụng được tín dụng của ngân hàng nếu được ngân hàng cho phép áp dụng một tỷ lệ miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ trị giá L/C theo từng giai đoạn nhập hàng. Đồng thời, người nhập khẩu còn có khả năng nhận được các khoản vay để tài trợ cho tiền hàng nhập khẩu tới khi nhận được tiền bán hàng. Khoản vay này nằm trong hạn mức tín dụng nhập khẩu do ngân hàng thu xếp cho người nhập khẩu. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài trợ như: các loại tài trợ phát hành thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vận đơn… Do người xuất khẩu có được cam kết thanh toán của ngân hàng, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng Thang Long University Library
  • 25. 15 cũng như quy mô kinh doanh, giảm thiểu các tranh chấp có thể xảy ra giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. 1.2.6.3. Đối với ngân hàng Tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng. Nghiệp vụ này đem lại khả năng sinh lời và thu nhập tích lũy cho các ngân hàng như: - Lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại tệ: Khi người xuất khẩu muốn bán ngoại tệ lấy bản tệ hay người nhập khẩu cần mua ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập, ngân hàng sẽ thực hiện giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ với khách hàng. Sau khi xác nhận giao dịch, ngân hàng tiến hành bán lại hay mua lại với số tiền đã giao dịch với khách hàng khác để kiếm chênh lệch hoặc thực hiện giao dịch đối ứng trên thị trường liên ngân hàng. - Ngân hàng thu được các khoản lãi do việc tài trợ thương mại, ví dụ như các khoản cho vay nhập khẩu hoặc cho người xuất khẩu vay để sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu. - Ngân hàng thu được các khoản phí dịch vụ liên quan đến L/C như phí mở L/C, phí thông báo, phí xác nhận, phí tu chỉnh L/C… Hoạt động nghiệp vụ TDCT giúp ngân hàng mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng như nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tài trợ cho vay XNK, bảo lãnh… Đồng thời cũng giúp ngân hàng mở rộng được quan hệ với các ngân hàng khác. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn của ngân hàng, giúp nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế. 1.3. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là một yếu tố tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, hiện diện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Bàn về khái niệm rủi ro, cho đến nay, chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Các tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, có thể chia quan điểm của các tác giả trên thành hai trường phái lớn là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Theo trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Trong khi đó, theo trường phát hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Trong cuốn Risk management and Insurance xuất bản năm 1995, các tác giả C.Arthur William, Michael L.Smith và Peter C. Young viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có
  • 26. 16 rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. Như vậy, theo trường phái hiện đại, rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Nó có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận chỉ đề cập đến rủi ro như là các biến cố có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại mà cụ thể là hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, làm giảm hiệu quả hoạt động này của ngân hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, ngăn chặn các tổn thất có thể xảy đến đối với hoạt động của ngân hàng. 1.3.2. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ Trong hoạt động TTQT, do có sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh… nên luôn tiềm ẩn những rủi ro. Bên cạnh những rủi ro chung phát sinh trong hoạt động TTQT, mỗi phương thức thanh toán có thể đem lại thuận lợi, cũng có thể mang đến rủi ro cho các bên. Phương thức thanh toán TDCT không phải là một ngoại lệ. Trong nội dung tiếp theo, khóa luận sẽ đi vào trình bày một số rủi ro thường gặp trong phương thức này, bao gồm rủi ro kỹ thuật, rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật và rủi ro đạo đức. 1.3.2.1. Rủi ro kỹ thuật Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quy trình thanh toán TDCT do các bên tham gia gây nên, thể hiện ở việc một bên tham gia thực hiện sai một hay nhiều khâu trong quy trình nghiệp vụ thanh toán gây thiệt hại cho bản thân bên đó hoặc các bên còn lại. Những rủi ro này có thể xảy ra đối với cả người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng tuy rằng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Rủi ro kỹ thuật đối với người xuất khẩu: - Rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra trước hết trong quá trình kiểm tra nội dung L/C của người xuất khẩu khi nhận được từ NHPH. Nếu người xuất khẩu kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, dẫn đến chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà người xuất khẩu không thể đáp ứng sau này khi lập bộ chứng từ thì người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro không được chấp nhận thanh toán. Điều này dẫn đến lợi thế thuộc về người nhập khẩu để thương lượng lại giá cả gây bất lợi cho người xuất khẩu. - Rủi ro kỹ thuật thứ hai cũng là rủi ro kỹ thuật thường mắc phải nhất của người xuất khẩu là rủi ro do sai sót bộ chứng từ. Do trong phương thức TDCT, NHPH cam kết sẽ thanh toán cho người xuất khẩu chỉ khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản của L/C nên chỉ một sai biệt nhỏ giữa bộ chứng từ với L/C cũng Thang Long University Library
  • 27. 17 có thể bị NHPH và người nhập khẩu bắt lỗi để từ chối thanh toán. Việc lập bộ chứng từ hoàn hảo, khớp đúng với L/C là một trở ngại lớn đối với người xuất khẩu, nó đòi hỏi người xuất khẩu phải có trình độ hiểu biết về luật lệ, tập quán quốc tế cũng như ngoại thương. Thông thường, bộ chứng từ hoàn hảo phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại quốc tế mà hai nước áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C. + Các chứng từ phải có số lượng, hình thức, nội dung được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C. + Những nội dung có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau. + Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm quy định trong L/C, trong thời hạn hiệu lực của L/C. Trên thực tế, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 từ năm 2007, tỷ lệ chứng từ do sai sót có thể không được chấp nhận lần đầu lên đến 83%. Những sai sót thường gặp đối với bộ chứng từ đó là: + Chứng từ không hoàn chỉnh về số lượng, số loại chứng từ, số bản mỗi loại. Chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ các chủ thể tham gia. + Các sai sót trên bề mặt chứng từ như: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C, chứng từ không ghi số L/C, không ghi nguồn gốc hàng hóa theo quy định của L/C, hối phiếu ghi nhầm tên người kí phát, chứng từ không đánh dấu bản gốc, các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hóa… Do trình độ hạn chế của người xuất khẩu hoặc do các trục trặc về kỹ thuật mà người xuất khẩu có thể gặp phải những sai sót như trên. Khi người xuất khẩu nộp chứng từ cho ngân hàng xuất trình, nếu ngân hàng phát hiện sai sót mà sai sót đó có thể sửa chữa thì việc sửa chữa sẽ làm chậm quá trình thanh toán, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của người xuất khẩu và dễ dẫn đến rủi ro do biến động tỷ giá. Nếu sai sót không thể sửa chữa thì bộ chứng từ sẽ không được chấp nhận chiết khấu hay thanh toán mà phải chờ ý kiến của NHPH và người mua để tìm cách giải quyết. Người xuất khẩu đương nhiên sẽ chịu thiệt hại khi bị ép phải bán hàng giảm giá hoặc tìm khách hàng tiêu thụ khác và kéo theo đó là hàng loạt các chi phí như phí đền bù, cước vận chuyển, phí lưu kho và các phí tổn khác. - Một số rủi ro kỹ thuật khác mà người bán có thể gặp phải là: vi phạm thời hạn thanh toán của L/C, giao hàng muộn, xuất trình chứng từ muộn, chọn sai cảng bốc dỡ hay
  • 28. 18 hãng vận tải… Những sai sót này đều có thể dẫn đến rủi ro cho người xuất khẩu khi bị ngân hàng từ chối thanh toán. Rủi ro kỹ thuật đối với người nhập khẩu - Rủi ro kỹ thuật đầu tiên mà người nhập khẩu có thể gặp phải diễn ra trong quá trình viết đơn yêu cầu mở L/C. Đó là việc đưa vào đơn những điều khoản bất lợi cho bản thân người nhập khẩu. Nguyên nhân của rủi ro này là do trình độ nghiệp vụ ngoại thương cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này của cán bộ, nhân viên của đơn vị nhập khẩu còn yếu kém, cũng như trình độ cán bộ ngân hàng trong quá trình tư vấn cho nhà nhập khẩu còn hạn chế. - Thứ hai, do trong phương thức TDCT, việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào việc kiểm tra bộ chứng từ xuất trình. Ngân hàng chỉ có thể kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ chứ không thể kiểm soát được tính xác thực bên trong của những chứng từ đó, cũng như chất lượng, số lượng của hàng hóa có đúng theo quy định hay không. Vì vậy, không có sự đảm bảo nào cho người nhập khẩu là hàng hóa được giao đúng như đơn đặt hàng. Người nhập khẩu có thể phải chịu rủi ro khi đã trả tiền mà hàng nhận được lại không tương xứng với số tiền đã bỏ ra mua. - Thứ ba, người nhập khẩu có thể gặp phải rủi ro khi chấp nhận bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu không kiểm tra kỹ bộ chứng từ mà chấp nhận bộ chứng từ bị lỗi thì người nhập khẩu sẽ gặp phải thiệt hại và bất lợi trong quá trình tranh chấp sau này. - Một rủi ro khác mà người nhập khẩu có thể gặp phải là rủi ro khi chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng hóa đã cập cảng. Vì bộ chứng từ bao gồm vận đơn – chứng từ sở hữu hàng hóa nên khi chưa nhận được bộ chứng từ thì người nhập khẩu chưa thể nhận được hàng. Nếu người nhập khẩu cần hàng hóa gấp thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành một bảo lãnh nhận hàng để gửi hãng tàu, điều này khiến người nhập khẩu mất thêm một khoản phí cho ngân hàng. Hơn nữa, nếu không nhận hàng ngay thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh. Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng phát hành - Rủi ro phát sinh khi thực hiện phát hành thư tín dụng: Phát hành thư tín dụng là khâu đầu tiên trong qui trình thanh toán bằng phương thức TDCT. Đây là khâu rất quan trọng quy định các điều kiện và chứng từ xuất trình để thanh toán, cũng là khâu có thể gây ra rủi ro cho NHPH nếu không thực hiện chính xác và cẩn trọng. Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu mở thư tín dụng của khách hàng, NHPH cần kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, hợp đồng ngoại thương, đơn yêu cầu mở L/C và các chứng từ liên quan khác. Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu không thẩm định kĩ đơn yêu cầu dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể không có Thang Long University Library
  • 29. 19 những tư vấn chính xác về các điều khoản của hợp đồng thương mại về phương thức thanh toán, phương tiện vận chuyển, điều kiện trọng tài… gây bất lợi cho khách hàng, và có thể dẫn đến những tranh chấp về sau, gây rủi ro cho ngân hàng. - Rủi ro phát sinh từ khâu kiểm tra bộ chứng từ: Kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng đã mở có ý nghĩa quan trọng quyết định việc NHPH chấp nhận hay từ chối thanh toán. Do đó, nếu ngân hàng không kiểm tra bộ chứng từ cẩn thận mà vẫn quyết định thanh toán thì những rủi ro tiềm tàng rất có thể sẽ phát sinh. Việc kiểm tra bộ chứng từ được điều chỉnh bởi tập quán thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP và ISBP. Tuy nhiên, UCP và ISBP không quy định tất cả các trường hợp xảy ra nên có nhiều chi tiết các ngân hàng diễn giải theo nhiều nghĩa khác nhau. Vì vậy, đây là khâu dễ gây tranh cãi giữa các ngân hàng và cũng dễ gây rủi ro cho NHPH. NHPH cần lưu ý một số điểm sau để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có: + Theo quy định của UCP 600, ngân hàng có 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận BCT để quyết định chấp nhận hay từ chối bộ chứng từ được xuất trình theo thư tín dụng, NHPH sẽ mất quyền từ chối sau 5 ngày làm việc đó. + Sau khi NHPH từ chối bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng thì bộ chứng từ đó thuộc về người xuất trình chứng từ. Nếu NHPH giao bộ chứng từ cho người mở thư tín dụng trước khi có chỉ thị của người xuất trình thì NHPH có thể phải chịu rủi ro bị người xuất trình chứng từ kiện vì việc giao chứng từ này. + Khi bộ chứng từ không phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, nếu người mở thư tín dụng nhận bộ chứng từ và thanh toán, NHPH cần phải yêu cầu người mở thư tín dụng chấp nhận những điểm không phù hợp bằng văn bản. Nếu không có thư chấp nhận này, NHPH có thể phải chịu rủi ro người yêu cầu mở thư tín dụng khiếu nại vì không thông báo điểm không phù hợp cho họ. Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng thông báo Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng này thông báo phải một L/C giả hoặc một tu chỉnh L/C không có hiệu lực trong khi ngân hàng chưa xác minh được tính chân thực (key test hay mẫu SWIFT không phù hợp). Trong trường hợp NHTB không kiểm tra được tính xác thực phải gửi thông báo cho ngân hàng gửi thư tín dụng đến và nêu rõ trong thông báo gửi đến người thụ hưởng. NHTB có trách nhiệm thông báo đầy đủ nội dung thư tín dụng nhận được. Nếu NHTB không thực hiện đúng những quy định trên thì phải gánh chịu mọi rủi ro phát sinh do TTD bị giả mạo, người thụ hưởng giao hàng trễ, người thụ hưởng không thực hiện đúng quy định do nội dung L/C không đầy đủ…
  • 30. 20 Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng xác nhận Xác nhận thư tín dụng là một cam kết không hủy ngang của NHXN, cùng với cam kết của NHPH, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. NHXN thường là một ngân hàng lớn, có uy tín hoặc là ngân hàng giữ tài khoản hoặc cấp tín dụng cho NHPH. Trách nhiệm và nghĩa vụ của NHXN đối với người thụ hưởng cũng giống như NHPH. Bên cạnh đó, NHXN phải thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ được xuất trình ngay cả khi NHPH mất khả năng thanh toán hoặc khi NHPH rơi vào trường hợp bất khả kháng. Rủi ro xảy ra với NHXN khi chưa nắm rõ được năng lực tài chính của NHPH đã đồng ý xác nhận L/C theo yêu cầu và sau đó phải lãnh trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH khi ngân hàng này mất khả năng thanh toán. Rủi ro kỹ thuật đối với ngân hàng chiết khấu Chiết khấu là việc một ngân hàng (có thể là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ một ngân hàng nào) mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền một ngân hàng khác) và/hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó, ngân hàng này được hoàn trả tiền khi đến hạn. Rủi ro kỹ thuật có thể phát sinh từ việc NHCK kiểm tra bộ chứng từ. Kiểm tra bộ chứng từ là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Nếu việc kiểm tra bộ chứng từ không được thực hiện với một sự cẩn trọng hợp lí thì sẽ gây rủi ro cho NHCK. NHCK có thể sẽ gánh chịu rủi ro không được hoàn trả nếu đã chiết khấu bộ chứng từ mà không phát hiện những điểm không phù hợp. Thêm vào đó, việc diễn giải những điều khoản của UCP và ISBP vẫn không hoàn toàn thống nhất giữa các ngân hàng. Vì vậy, khi kiểm tra bộ chứng từ phải hết sức cẩn trọng để tránh những tranh chấp có thể xảy ra và bị NHPH từ chối thanh toán do những điểm không đáng có. Bên cạnh việc kiểm tra bộ chứng từ, ngân hàng còn phải tuân thủ UCP, ISBP và L/C về thời gian kiểm tra chứng từ, nơi gửi chứng từ đòi tiền, nơi gửi điện đòi tiền, hình thức đòi tiền và các điều kiện khác khi gửi chứng từ đòi tiền… Nếu các quy định này không được thực hiện có thể sẽ mang lại rủi ro bị từ chối thanh toán làm giảm uy tín của ngân hàng chiết khấu. 1.3.2.2. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cho các bên tham gia vào quá trình thanh toán TDCT, thể hiện ở việc khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất Thang Long University Library
  • 31. 21 cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng từ phía người nhập khẩu Trừ trường hợp ký quỹ 100%, nghiệp vụ phát hành thư tín dụng luôn mang tính chất bảo lãnh. NHPH bảo lãnh cho người nhập khẩu, người nhập khẩu chỉ phải ký quỹ một phần giá trị thư tín dụng, phần còn lại được đảm bảo bằng tài sản, bằng một phần tài sản hoặc là tín chấp. Ngoài ra, NHPH còn tài trợ cho người nhập khẩu bằng cách cho vay để nhập khẩu. Vì vậy, khi người nhập khẩu bị mất khả năng thanh toán, vỡ nợ hay phá sản sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho NHPH. Trên thực tế, để giảm thiểu rủi ro này, các ngân hàng thường yêu cầu các điều kiện chặt chẽ về ký quỹ, thế chấp tài sản… đối với khách hàng của mình. Rủi ro tín dụng từ phía người xuất khẩu Rủi ro tín dụng từ phía người xuất khẩu xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức chiết khấu có truy đòi. Tức là NHCK có quyền đòi lại số tiền đã cấp cho người xuất khẩu trong trường hợp NHPH từ chối thanh toán. Vì vậy, nếu khả năng và uy tín tài chính của người xuất khẩu thấp thì khả năng NHCK gặp rủi ro là rất lớn. Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng phát hành Là rủi ro xảy ra khi NHPH vì một lí do nào đó mà mất khả năng thanh toán, vỡ nợ hoặc phá sản gây tổn hại cho người xuất khẩu và NHCK. Mặc dù khả năng một ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán là rất thấp nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Vì vậy, để tránh rủi ro này, người nhập khẩu nên đề nghị người xuất khẩu chọn những ngân hàng có đủ uy tín tài chính để thực hiện phát hành L/C, cũng như NHCK cần tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính của NHPH trước khi quyết định chiết khấu chứng từ. 1.3.2.3. Rủi ro hối đoái Là rủi ro xảy ra do sự biến động tỷ giá của đồng tiền dùng trong thanh toán theo phương thức TDCT, gây thiệt hại cho các bên liên quan. Rủi ro hối đoái đối với người nhập khẩu Người nhập khẩu gặp rủi ro hối đoái khi đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán tăng giá, khi đó, chi phí người nhập khẩu bỏ ra để mua lô hàng sẽ tăng lên, gây tổn thất cho lợi nhuận dự tính. Trong nhiều trường hợp, số tiền chênh lệch do tỷ giá tăng quá lớn, người nhập khẩu phải chịu lỗ hoặc thậm chí là không đủ khả năng thanh toán cho lô hàng đó, dẫn đến mất uy tín với bạn hàng và ngân hàng.
  • 32. 22 Rủi ro hối đoái đối với người xuất khẩu Nếu đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán giảm giá sẽ gây rủi ro cho người xuất khẩu do doanh thu bán hàng giảm đi so với dự tính. Nếu không lường trước được sự biến động của tỷ giá và không có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái hiệu quả, người xuất khẩu sẽ phải chịu những tổn thất lớn do biến động tỷ giá gây ra. Rủi ro hối đoái đối với ngân hàng phát hành Trong trường hợp người nhập khẩu gặp phải rủi ro hối đoái khi đồng nội tệ trượt giá mạnh so với ngoại tệ, khi hàng nhập về, người nhập khẩu có thể không muốn nhận hàng vì sợ lỗ và cũng không đủ khả năng thanh toán. Khi đó, ngân hàng sẽ bị liên đới. Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng có thể gặp phải rủi ro hối đoái khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, ngân hàng không cân đối được các nguồn cung và cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng. Vì vậy, để tránh được rủi ro này, các ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả. 1.3.2.4. Rủi ro tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật Rủi ro phát sinh từ tình hình kinh tế chính trị của một quốc gia: Mọi chủ thể kinh tế hoạt động trong một quốc gia đều chịu sự tác động của tình hình kinh tế chính trị của quốc gia đó. Khi tình hình chính trị không ổn định, nền kinh tế suy thoái, các bên tham gia thường không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khác; người nhập khẩu không được nhập hàng hóa hoặc mất khả năng thanh toán, người xuất khẩu không thể giao hàng, ngân hàng không thể thực hiện thanh toán... Khủng hoảng kinh tế, lạm phát khiến cho đồng tiền trong nước kém ổn định, mất giá so với đồng tiền nước ngoài làm giá hàng hóa thay đổi gây rủi ro hàng hóa, từ đó gây ảnh hưởng đến các bên. Rủi ro phát sinh từ thay đổi chính sách của một quốc gia: Chính sách thương mại, các quy định về xuất nhập khẩu của một quốc gia có thể gây thiệt hại cho các bên tham gia: - Chính sách quản lý ngoại hối, những quy định về chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của nước nhập khẩu... nếu bị thay đổi đột ngột sẽ làm cản trở quá trình giao nhận hàng cũng như thanh toán. Chẳng hạn nếu ở nước nhập khẩu việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bị hạn chế thì sẽ gây rủi ro cho người xuất khẩu. Hoặc quốc gia đó có dự trữ ngoại tệ thấp, nhà nhập khẩu gặp khó khăn thì thậm chí không mua được ngoại tệ để thanh toán, gây rủi ro cho người xuất khẩu không nhận được tiền, NHPH mất uy tín thanh toán. - Những thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan… của nước xuất khẩu cũng khiến cho các bên tham gia gặp phải rủi ro. Nếu biểu thuế suất tăng cao hoặc hàng hóa bị cấm xuất khẩu trong khi người xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng khiến phát sinh rủi Thang Long University Library
  • 33. 23 ro không thể chuyển hàng đi. Hoặc trong trường hợp chính sách ngoại thương thay đổi, quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia gặp biến động thì người xuất khẩu cũng gặp khó khăn trong việc nhận tiền hàng. Ngoài ra, các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ còn có thể gặp phải các rủi ro từ các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, các cuộc nổi loạn, bạo động, đình công hay chiến tranh. Đó là các rủi ro như mất mát chứng từ, hàng hóa bị hư hỏng, thất lạc, ngân hàng bị phong tỏa, ngừng hoạt động… Những biến động này thường khó dự đoán trước, nằm ngoài tầm kiểm soát nên chúng luôn là mối đe dọa đối với các bên tham gia phương thức TDCT. 1.3.2.5. Rủi ro đạo đức Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của bên khác. Khi quan hệ thương mại và TTQT ngày càng mở rộng thì vấn đề rủi ro đạo đức càng trở thành mối quan tâm lớn hơn. Rủi ro đạo đức từ phía người xuất khẩu Người bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng và chuyển bộ chứng từ cho người mua để người mua có thể nhận hàng. Với người mua sự trung thực của người bán rất quan trọng, bởi ngân hàng chỉ làm việc với chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng như hợp đồng hay không. Có những trường hợp mặc dù người mua đã tiến hành mở L/C theo đúng yêu cầu của người bán nhưng khi tình hình giá cả trên thị trường có xu hướng tăng hoặc người bán tìm được bạn hàng khác trả giá cao hơn thì người bán có thể vì lợi nhuận sẵn sàng hủy bỏ hợp đồng đã kí và không giao hàng như thỏa thuận. Người mua sẽ mất chi phí mở L/C và hơn thế nữa là cơ hội kinh doanh. Hoặc người xuất khẩu có thể chủ tâm lừa gạt, lợi dụng tính độc lập giữa L/C và hợp đồng thương mại để giao hàng không đúng quy cách phẩm chất hoặc lập bộ chứng từ khống, giả mạo chứ không thực sự giao hàng. Người nhập khẩu vẫn phải thanh toán cho NHPH ngay cả khi không nhận được hàng hóa đúng với hợp đồng nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Các vi phạm về hợp đồng có thể giải quyết sau đó nhưng phải mất nhiều thời gian và phí tổn. Trước mắt, người nhập khẩu sẽ mất đi cơ hội kinh doanh và bị chiếm dụng vốn. Đây là rủi ro đối với cả người nhập khẩu và ngân hàng, đặc biệt là trong trường hợp ngân hàng cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Rủi ro đạo đức từ phía người nhập khẩu Mặc dù trong phương thức TDCT đã có sự cam kết thanh toán của NHPH nhưng thiện chí của người mua vẫn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thanh toán được diễn ra thuận lợi. Nếu người mua không có thiện chí thanh toán (có thể do giá cả trên thị trường biến động bất lợi hay cơ hội kinh doanh đã mất) thì họ có thể bắt lỗi với những sai
  • 34. 24 sót rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, ép giá người bán để thu lợi cho mình hay thậm chí là từ chối thanh toán. Điều này sẽ gây rủi ro cho người xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp người xuất khẩu phải chấp nhận bán hàng giảm giá. Người nhập khẩu cũng có thể vì sợ thua lỗ mà không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, cố tình trì hoãn thanh toán gây khó khăn cho NHPH trong việc xử lí vốn. Rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng Vấn đề rủi ro đạo đức không chỉ xuất phát từ phía các nhà xuất nhập khẩu mà còn có thể xuất phát từ ngân hàng. NHPH có thể vi phạm cam kết khi đứng về phía nhà nhập khẩu, cố tình bắt lỗi bộ chứng từ, trì hoãn hay từ chối nghĩa vụ thanh toán hàng. Trong nhiều trường hợp, cán bộ ngân hàng có thể thông đồng với khách hàng cố tình vi phạm quy trình thanh toán nhằm chiếm dụng vốn của NHCK, ngân hàng được chỉ định thanh toán và bạn hàng. Đây là những trường hợp mà ngân hàng là người gây ra rủi ro đạo đức. Có thể nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin bất cân xứng và thiếu chính xác. Vì vậy, để hạn chế rủi ro này, vấn đề cốt lõi là khắc phục tình trạng bất cân xứng của thông tin. Các ngân hàng cần phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin chính xác để có thể hạn chế rủi ro cho bản thân và đồng thời có thể tư vấn cho khách hàng. Thang Long University Library