SlideShare a Scribd company logo
1 of 159
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ BÍCH THẢO
PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO
AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ BÍCH THẢO
PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO
AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 9 22 90 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN PHÚC
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả
ĐỖ THỊ BÍCH THẢO
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................6
1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò
nhân tố chủ quan ................................................................................................6
1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và
nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia......16
Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: ....................16
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố
chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia...................19
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận
án tiếp tục giải quyết........................................................................................23
Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ
NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM .........................27
2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an
trong đảm bảo an ninh quốc gia.......................................................................27
2.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm
bảo an ninh quốc gia: khái niệm và đặc điểm..................................................58
Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC
LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH
QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN
NHÂN ..................................................................................................................72
3.1. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an
trong đảm bảo an ninh quốc gia.......................................................................72
3.2. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng
công an trong đảm bảo an ninh quốc gia .......................................................104
Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN
NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY........................................................................................................114
4.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công
an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay .............................114
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay....117
KẾT LUẬN.......................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................144
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ANND : An ninh nhân dân
ANPTT : n ninh phi tru ền thống
ANQG : An ninh quốc gia
ANTT : An ninh, trật tự
CAND : Công an nhân dân
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐKKQ : Điều kiện khách quan
NTCQ : Nhân tố chủ quan
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của quốc gia, là điều kiện
hàng đầu để quốc gia phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan
trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Ý thức được điều đó,
Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [41, tr.45].
Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình luôn có những
phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo an ninh quốc gia một
cách hiệu quả trên bình diện tổng thể, cũng như trong từng lĩnh vực. Nhận thức
nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia là trọng trách vô cùng khó khăn, đồng thời
là niềm vinh dự mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho lực lượng công an -
thực hiện vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia. Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy
và cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng luôn quán triệt tinh thần, “Công an nhân dân
vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ.
Trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới đang có nhiều
tha đổi, biến động phức tạp, tác động nhiều chiều đến công tác đảm bảo an ninh
quốc gia của lực lượng công an. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, tu đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vẫn đứng trước những khó khăn,
thách thức lớn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng GDP
chưa cao, cơ cấu kinh tế có mặt chưa hợp lý, các ngu cơ chệch hướng, tụt
hậu xa hơn về kinh tế chưa bị đẩy lùi. Tình hình an ninh các vùng chiến lược
còn tiềm ẩn ngu cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch gia tăng hoạt động
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng,
tha đổi chế độ XHCN ở nước ta. Xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học
- công nghệ phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực
2
tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, làm chuyển biến mạnh mẽ, sâu
sắc các mối quan hệ chính trị - xã hội, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân
loại, nhưng cũng bị các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sử
dụng đe dọa hòa bình và ổn định chung. Các ngu cơ an ninh phi tru ền thống
diễn biến phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực tiễn đòi hỏi lực
lượng công an phải luôn luôn cảnh giác, có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh
với những những luận điệu sai trái, phá hoại chính trị tư tưởng cũng như những
hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hòng gây áp lực đòi xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, đòi đa đảng, đòi tha đổi chế độ.
Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệ
giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm
bảo an ninh quốc gia, trước hết đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải là người
giác ngộ chính trị cao, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về
pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học công nghệ
hiện đại; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cường
tráng về thể chất…Thực chất, những đòi hỏi này chính là yêu cầu phát phát huy
vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia.
Trong nhận thức cũng như trong nghiên cứu hiện đang tồn tại một số quan điểm
khác nhau khi đưa ra quan niệm về nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; mối
quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vai
trò và cơ chế hoạt động của nhân tố chủ quan trong sự vận động của quy luật xã
hội. Ở góc độ an ninh quốc gia, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến
khía cạnh nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn… trong đảm bảo an ninh quốc gia
trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an.
Việc khai thác vấn đề thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia từ góc độ
nhân tố chủ quan trong bối cảnh hiện nay của đất nước chưa thấy có công trình
nghiên cứu nào đề cập.
3
Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn
đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an
ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò
nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh
quốc gia ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ, chu ên ngành CNDVBC và
DVLS.
2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng về phát huy vai trò
của nhân tố chủ quan của lực lượng Công an Nhân dân, luận án đề xuất một số
yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực
lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;
Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nhân tố chủ
quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay;
Ba là, phân tích thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực
lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Chỉ rõ những ưu
điểm và hạn chế cùng với nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát huy vai
trò NTCQ của lực lượng công an.
Bốn là, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệu
quả vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt
Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực
lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát
huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo
4
an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2013 đến
nay (Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung
ương đảng khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân
tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu là dựa trên các nguyên tắc, quan điểm của chủ
nghĩa du vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp qu nạp, diễn dịch, phương pháp kết hợp lịch sử - logic,
phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng chu ên gia và các phương pháp
chung của khoa học xã hội.
5. Cái mới của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát huy vai
trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam;
luận án cũng làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong việc phát huy vai trò
nhân tố chủ quan của lực lượng công an hiện nay.
Về thực tiễn: Luận án là công trình góp phần tổng kết thực tiễn phát huy
vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, chỉ rõ
những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và ngu ên nhân, làm cơ sở đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực
lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và những nhà nghiên cứu mácxít về vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ.
Trên cơ sở làm rõ vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG,
luận án đã đưa ra êu cầu và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát
huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
5
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan, nhân tố chủ
quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt
Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa khu ến nghị
trong việc nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực
lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy
vai trò nhân tố chủ quan
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của
nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan là đối tượng nghiên cứu
của nhiều tác giả, với nhiều công trình khoa học. Các công trình nghiên cứu này
đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân
tố chủ quan, tiêu biểu là các công trình của các tác giả sau đâ .
Trong các nghiên cứu của tác giả Liên Xô (cũ), có thể kể đến các công
trình “Phép biện chứng về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc
xây dựng chủ nghĩa cộng sản” của G.E.Gleserman, Tạp chí “Những vấn đề triết
học” [47]; tác phẩm “Cái khách quan và chủ quan” của V.Ph.Cudơmin [108]; tác
phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của
các quy luật xã hội” của A.Ph.Iaxkevich, Minxcơ; tác phẩm “Biện chứng của cái
khách quan và cái chủ quan trong CNXH phát triển” của tập thể tác giả, Kiep, 1980;
bài “Cái chủ quan và cái khách quan trong các quá trình xã hội” của B.A.Vôrônôvích,
Tạp chí “Các khoa học triết học”, số 3/1984… Các công trình của các nhà triết học
Liên Xô (cũ) kể trên có điểm giống nhau chủ yếu là đề cập đến vấn đề khách quan,
chủ quan liên quan đến việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng
CNXH. Các tác giả đã xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng để xem xét cái
khách quan, cái chủ quan, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, cũng như quan
hệ biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan và vấn đề phát huy vai trò của
nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản. Những
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận cơ bản và sự vân dụng
đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Vấn đề vận dụng vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam thì không được đề cập.
7
Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề này, có các công trình như bài viết
của tác giả Hồ Văn Thông - “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa nhân tố chủ
quan và nhân tố khách quan trong thực tiễn” [96, tr.195-221]. Trong công trình này,
tác giả đã bàn về mối quan hệ khách quan - chủ quan liên hệ với phạm trù vật
chất, ý thức; từ đó, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 cặp phạm trù này. Viện
dẫn quan điểm của V.I.Lênin và qua sự phân tích của mình, tác giả đi đến kết
luận: Khách quan là tất cả những gì không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động và
chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể hoạt động. Chủ quan và khách
quan có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau; nhưng ếu tố khách
quan bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở qu định nhân tố chủ quan và là nguyên tắc
cơ bản về thế giới quan - vật chất quyết định ý thức. Trong công trình này, tác
giả còn đặt vấn đề cần phải phân biệt rõ đâu là bản chất, khả năng khách quan
sẵn có trong thực tế và đâu là trách nhiệm, nỗ lực chủ quan của con người làm
chuyển biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực. Đề cao vai trò nhân
tố chủ quan nhưng tác giả khẳng định rằng, đâ là quan điểm dựa trên cơ sở duy
vật khoa học và khác biệt hoàn toàn với chủ nghĩa chủ quan; đồng thời khẳng
định rằng, sức mạnh chủ quan chính là ở chỗ biết sử dụng sức mạnh của thế giới
khách quan.
Mác- Ăngghen- Lênin- Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan
và khách quan [30]. Đâ là tài liệu dùng cho các lớp quản lý, trình bày các quy
luật xã hội, các hoạt động của con người trong lịch sử, tính khách quan của quy
luật xã hội, vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội, mối quan hệ
giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vai
trò của Đảng, Nhà nước chuyên chính vô sản, và của quần chúng trong việc phát
huy nhân tố chủ quan. Công trình chưa đề cập và phân tích cấu trúc của NTCQ
mà chủ yếu đi vào trình bày nội dung vai trò của quy luật khách quan.
Trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt
động của các quy luật xã hội” [48], tác giả Lương Việt Hải đã đề cập tới những
quan niệm khác nhau về vấn đề phép biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ
8
quan trong cơ chế tác động và trong sự vận dụng các quy luật xã hội, từ đó chỉ ra
những quan niệm chưa hợp lý về vai trò nhân tố chủ quan. Ví dụ như khi coi
nhân tố chủ quan chỉ là hoạt động tự giác của chủ thể hoặc nhân tố chủ quan là
lao động sống…Từ đó, tác giả đưa ra cách hiểu khác về nhân tố chủ quan để trên
cơ sở đó vận dụng, xác định vai trò của nó trong sự hoạt động động của các quy
luật xã hội. Nhân tố chủ quan, theo tác giả, là loại hoạt động mang tính tích cực,
năng động và sáng tạo của chủ thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nội dung, bản
chất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt động: Dạng thứ nhất là hoạt động
phù hợp với yêu cầu, quy luật khách quan do chủ thể chủ động thực hiện nên đã
nhận thức được nội dung, bản chất của sự vật- đó chính là hoạt động tri giác.
Dạng thứ hai chính là hoạt động của chủ thể phù hợp với yêu cầu quy luật khách
quan nhưng chủ thể chưa nhận thức được tính tất yếu, nội dung của quy luật
chưa nhận thức được bản chất của sự vật. Ở dạng hoạt động này, chủ thể chưa
thấ rõ được tiến trình phát triển của sự vật, chưa chủ động điều khiển hành
động của mình và tiến trình phát triển của sự vật cho phù hợp với quy luật song
chủ thể có thể dần dần điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với tiến trình
phát triển của sự vật. Dạng hoạt động này được tác giả đánh giá là hoạt động
mang tính chất khám phá rõ nét và dựa trên cơ sở chưa có đầ đủ sự nhận thức
đúng đắn về sự vật.
Để đưa ra quan niệm này, theo tác giả, hoạt động con người do ý thức điều
khiển nhưng có loại hoạt động được điều khiển bởi ý thức phản ánh đúng, phù hợp
điều kiện khách quan, thể hiện tính tích cực, năng động, sáng tạo của chủ thể (nhân
tố chủ quan); có loại hoạt động điều khiển bởi ý thức phản ánh sai, không phù hợp
với quy luật khách quan. Khi ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách
quan thì chủ thể không thể nhận thức được quy luật khách quan, không thấ được
bản chất của sự vật. Hoạt động này của chủ thể chính là hoạt động tự phát và không
thuộc về nhân tố chủ quan.
Xem xét vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, tác
giả cũng lưu ý phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Khi những điều kiện
khách quan đã chín muồi thì nhân tố chủ quan có điều kiện để phát huy sức
9
mạnh tối đa của mình. Có thể thấy rằng, những quan điểm nghiên cứu trên của
tác giả là nguồn tài liệu rất quý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và vận dụng
trong nghiên cứu của mình.
Tác giả Phạm Văn Đức, trong bài viết “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan
trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội” [44] đã cho rằng, trước hết phải hiểu
đúng khái niệm nhân tố để đưa ra êu cầu phải hiểu nhân tố chủ quan là những
ngu ên nhân và điều kiện xuyên suốt, là một trong những cái quyết định cơ bản
và bền vững của quá trình lịch sử.
Chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về nhân tố chủ
quan, tác giả khẳng định, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan là những mặt
đối lập, tác động lẫn nhau trong bất kì hoạt động nào (hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị tư tưởng, hoạt động tự giác, hoạt động tự phát). Nhân tố
khách quan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với chủ thể
nhất định; là những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể và quyết định
ý thức hoạt động của chủ thể. Nhân tố chủ quan của quá trình lịch sử là cái đối
lập với nhân tố khách quan, là cái duy trì hoặc biến đổi nhân tố đó, là cái được
đối tượng hóa trong những nhân tố khách quan của hoạt động tiếp theo. Từ phân
tích trên, tác giả đưa ra quan niệm về nội dung của nhân tố chủ quan gồm hai
thành phần cơ bản là hoạt động sống trực tiếp và ý thức định hướng hoạt động
đó, cũng như những chất lượng xác định của chủ thể hành động (như tính qu ết
đoán, tính tổ chức…). Tác giả nhấn mạnh rằng, nhân tố chủ quan là một bộ phận
không thể thiếu trong cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Nó vừa là phương
tiện điều chỉnh, vừa là nguyên nhân hoạt động và một trong những đặc điểm
quan trọng của nhân tố chủ quan là sự tác động của chúng gắn liền với sự thúc
đẩy. Từ đó, tác giả kết luận, nhân tố khách quan ảnh hưởng hết sức to lớn, giữ
vai trò quyết định những đặc điểm của cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Tuy
nhiên, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ, nhân tố khách quan chỉ có thể
thể hiện vai trò quyết định của mình khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình
trong lĩnh vực chủ quan. Đặc biệt, khi đã được hình thành, nhân tố chủ quan
10
đóng vai trò trong quyết định đối với sự tồn tại và biến đổi các nhân tố khách
quan ở giai đoạn sau. Những nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi nắm rõ cơ
chế hoạt động của các quy luật xã hội và thấy nó không chỉ phụ thuộc vào nhân
tố khách quan, mà phụ thuộc cả những yếu tố của nhân tố chủ quan, để từ đó có
cơ sở lý giải vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan.
Tác giả Phạm Văn Nhuận, trong bài “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” [85], có cách nhìn nhận khác về vấn
đề điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan. Tác giả xem điều kiện khách quan
là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc
lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xu ên tác động, quy
định hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định. Từ quan niệm này, tác
giả xem phạm trù điều kiện khách quan luôn gắn liền với một quá trình, một hoạt
động cụ thể. Do đó, theo tác giả, cần phải phân biệt phạm trù khách quan với
điều kiện khách quan, chủ quan với nhân tố chủ quan. Tiếp tục phân tích và chỉ
ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về điều kiện khách quan, nhân
tố chủ quan, tác giả kết luận rằng, nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố, đặc
trưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động thực
tiễn của chủ thể, được hu động vào những hoạt động cụ thể dưới sự chi phối, thúc
đẩy của nguồn gốc - động lực nội tại, tạo nên tính năng động sáng tạo của chủ thể
nhằm cải biến điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu xác định do
chủ thể đặt ra.
Trong bài “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội”
[100] tác giả Nguyễn Thị Bích Thủ đặt vấn đề, để nghiên cứu, nhận thức, giải
thích và cải tạo xã hội, triết học mácxít sử dụng hệ thống phạm trù: lực lượng sản
xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ý
thức xã hội,… phản ánh cấu trúc của đời sống xã hội. Việc sử dụng phạm trù:
chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan, nhân tố chủ quan - nhân tố khách
quan là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của đời sống xã hội.
Tác giả nhấn mạnh rằng, tự mình chủ quan và khách quan không là nhân tố, chỉ
11
trong hoạt động (tác động giữa chủ thể và khách thể) đặt trong những điều kiện
nhất định chúng mới trở thành động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội. Từ đó tác
giả khẳng định, nhân tố chủ quan là tổng hợp tất cả những phẩm chất khoa học, lý
luận, tư tưởng, niềm tin, ý chí quyết tâm, tính tổ chức, … của chủ thể, được bộc lộ
trong hoạt động và trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm những
phẩm chất cơ bản của chủ thể, như tri thức khoa học, lý luận, tư tưởng, mục đích,
tình cảm, niềm tin, đạo đức, ý chí quyết tâm hoạt động; kế hoạch, nội dung, phương
pháp hoạt động. Những phẩm chất nà được thể hiện trong hoạt động của chủ thể
và trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo hiện thực.
Với những điều đã trình bà trên, có thể thấy rằng, nhìn chung, vấn đề
NTCQ và vai trò NTCQ đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác
nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng, NTCQ bị chi phối bởi
điều kiện khách quan, do điều kiện khách quan qu đinh. Nhưng NTCQ có tính
độc lập tương đối, có thể tác động trở lại và làm biến đổi điều kiện khách quan.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố
chủ quan
Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến bài viết của tác giả Sergeev -
Những đặc điểm của phép biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa trong cuốn “Quản lý xã hội
một cách khoa học” của V.G Afanasev chủ biên [117, tr.46-90]. Trong nội dung
này, tác giả đã đề cập đến mối tương quan giữa điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan và chúng là điều kiện vô cùng quan trọng của việc quản lý xã hội một
cách khoa học. Tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan lớn lên từ những điều kiện
lịch sử và những quan hệ xã hội nhất định, mà những điều kiện và quan hệ này
quyết định nội dung, nhịp độ và phương hướng phát triển của nó. Nhân tố chủ quan
được quyết định thực sự bằng những điều kiện khách quan nhưng nó hoàn toàn
không phải là kết quả máy móc, là sự phản ánh thụ động, vô vị những điều kiện ấy.
Trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân của chủ nghĩa chủ quan
cũng như nhấn mạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan phải có quan điểm lịch sử.
12
Trong bài viết Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý
xã hội chủ nghĩa [58], tác giả Vũ Hu đã đặt vấn đề sự tác động qua lại giữa các
hệ thống quản lý và các hệ thống bị quản lý trong xã hội có liên quan mật thiết đến
vấn đề chủ thể - khách thể, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, trên cơ sở
đó, tác giả đưa ra quan điểm về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan gắn liền
với sự phát triển xã hội. Theo tác giả, những điều kiện khách quan không phụ
thuộc vào ý chí của các tập đoàn, đảng phái, giai cấp. Đó là tiêu chuẩn làm cho
phạm trù “điều kiện khách quan” khác với phạm trù “nhân tố chủ quan”. Nhân tố
chủ quan của sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức, có tổ chức của mọi người
nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định và đạt tới những mục tiêu nhất
định. Do đó, nhân tố chủ quan của quản lý có một cơ cấu tổ chức phức tạp gồm
các chính đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan chu ên ngành của Nhà nước, các
tổ chức xã hội, những người hoạt động trong tổ chức chính trị, Nhà nước, xã hội
để đề xuất và thông qua cùng tổ chức thi hành các nghị quyết quản lý. Hạt nhân
của nhân tố nà là Đảng. Đảng chịu trách nhiệm cơ bản trong việc lãnh đạo toàn
bộ hệ thống xã hội cũng như từng khâu của hệ thống này.
Trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự thống nhất ba lợi ích
[79], tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã chứng minh rằng, loài người bao giờ cũng hoạt
động theo những lợi ích nhất định. Trong quá trình hoạt động đó, con người tạo ra
hàng chuỗi những sự kiện tất yếu khách quan làm tha đổi tồn tại xã hội. Chính vì
vậy, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ sở để xây dựng thành công CNXH.
Qua đó, tác giả đưa ra êu cầu phải có sự thống nhất ba lợi ích (Cá nhân - Tập thể
- Xã hội) và để thực hiện được điều đó phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan
trong việc thống nhất ba lợi ích thành động lực mạnh mẽ để phát triển XHCN.
Tác giả Trần Bảo trong bài viết Về những điều kiện khách quan và nhân
tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những yếu tố cơ bản làm tăng
cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH [18] đã đưa ra
những nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn để phân biệt những điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan trong đời sống xã hội, phân cấp độ, trình độ
13
khác nhau của điều kiện khách quan đến hoạt động của chủ thể để từ đó chủ thể
chủ động tiến hành hoạt động đạt kết quả để tránh những sai lầm và trên cơ sở đó
phát hu cao độ nhất sức mạnh của nhân tố chủ quan. Trong công trình này, tác
giả cũng chỉ ra nhân tố chủ quan và xây dựng chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hoạt
động của chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội
là Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, nhân tố
chủ quan ở đâ là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, nhà nước và quần
chúng nhân dân lao động. Toàn bộ những hoạt động nà đều nhằm thực hiện một
mục đích thống nhất là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả,
những hoạt động này có những chức năng và tính chất khác nhau tương ứng với
mỗi bộ phận cụ thể của chủ thể. Để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của
nhân tố chủ quan trong xây dụng chủ nghĩa xã hội, tác giả chỉ ra những vấn đề
phức tạp cần tập trung giải quyết, đó là, thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách
quan để phát huy tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan; thứ hai, lợi ích vật chất
bộ phận quan trọng nhất trong cơ chế tác động của các quy luật khách quan, yếu
tố cơ bản kích thích hoạt động sáng tạo của nhân tố chủ quan.
Tác giả Trần Thành trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc
định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay [96] đã
đề cập tới vấn đề phải tiếp tục phát huy vai trò nhân tố chủ quan, trước hết là vai
trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xã
hội và có những căn cứ, việc làm, bước đi cụ thể nhằm xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội. Và để làm đúng điều đó, tác giả chỉ ra rằng, cần phải có niềm tin
vững chắc trên tinh thần thật sự khoa học về mô hình kinh tế nà ; nâng cao năng
lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và
hiện thực quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
14
Ngoài các công trình trên, đã có một số luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề
nhân tố chủ quan nói chung.
Tác giả Lê Hữu Xanh, trong Luận án tiến sĩ Nâng cao vai trò nhân tố chủ
quan trong việc xây dụng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn nước ta hiện
nay [113], đã khẳng định, vấn đề vai trò nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến
yếu tố con người. Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích và đưa ra
những nguyên tắc và giải pháp phát huy vai trò NTCQ trong xây dựng đội ngũ
cán bộ Đảng viên ở nông thôn [113, Tr. 57- 132]. Trong đó, tác giả tập trung vào
các giải pháp, như: (a) làm sáng tỏ quan điểm lý luận về đổi mới và phát triển kinh
tế-xã hội nông thôn theo định hướng XHCN; trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, cần
quán triệt trong đội ngũ cán bộ đảng viên các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước về đổi mới kinh tế nông thôn. (b) Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị,
đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng của các tổ chức Đảng cơ sở
nông thôn. (c) Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và
nâng cao trình độ dân trí chung của nông dân. (d) Tạo điều kiện khai thác và phát
huy mặt tích cực trong các quan hệ xã hội nông thôn [113, Tr. 93-152].
Luận án Tiến sĩ Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt
Nam của tác giả Dương Thị Liễu [64] đã đưa ra định nghĩa về nhân tố chủ quan:
“Nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt động của chủ thể (hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn) nhằm thực hiện mục đích của mình và những thuộc tính, phẩm chất,
trạng thái của chủ thể được biểu hiện (định hướng) trong hoạt động đó” [68, tr. 20].
Tuy nhiên, khi phân tích nội dung phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tác giả lại chưa làm rõ khái niệm phát
huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường là như thế nào
[68, tr. 75-100].
Trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan trong phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội Nhân dân Việt
Nam hiện nay [102] tác giả Nguyễn Đức Tiến cho rằng, NTCQ là trình độ về
15
mọi mặt của thanh niên quân đội, tác giả nhận định sự phát triển lý tưởng XHCN
là kết quả của tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan (môi trường sống
và hoạt động của thanh niên quân đội) và NTCQ [102, tr.12-72]. Trên cơ sở làm
rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên quân
đội Nhân dân Việt Nam, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển lý
tưởng XHCN ở thanh niên quân đội: (1) Xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến thanh niên quân đội. (2) Nâng cao
chất lượng giáo dục và tự giáo dục chính trị, tư tưởng. (3) Kết hợp chặt chẽ giữa
xây dựng hệ thống giá trị với giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên quân
đội [102, tr.119-157].
Tác giả Phạm Ngọc Minh trong công trình Về nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay [83] đã tập
trung nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách
quan trong thời kỳ cả nước tiến lên CNXH [83, tr. 43-76] và đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan ở nước ta như nâng cao vai trò
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò của nhân dân [83, tr. 76-
88]. Cũng ở nghiên cứu này, khi trình bày kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa
điều kiện khách quan và NTCQ, tác giả đã đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ này
trong khuôn khổ hoạt động của con người. Sơ đồ đó giúp chúng ta thấy mối quan hệ
phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa chủ thể - khách thể, cái chủ quan – cái khách quan,
nhân tố chủ quan – nhân tố khách quan, cũng như tác động giữa tất cả các yếu tố
này trong vòng tuần hoàn hoạt động của con người [83, tr. 42].
Tác giả Nguyễn Tiến Thủ trong Luận án tiến sĩ Biện chứng giữa chủ thể
và Khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học
tập của sinh viên Việt Nam hiện nay [98]. Cho rằng, giải quyết mối quan hệ giữa
chủ thể và khách thể thực chất là giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của
triết học; là để trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới
hay không? [98, tr.11- 54]. Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin về mối
16
quan hệ chủ thể, khách thể, luận án bàn về vai trò, vị trí chủ thể của sinh viên
trong học tập, nghiên cứu khoa học [98, tr. 69- 149]. Tuy luận án không đề cập
trực tiếp đến NTCQ và vai trò NTCQ, nhưng những nghiên cứu của tác giả là
nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi tham khảo trong nghiên cứu quan điểm triết
học Mác-Lênin về lý luận nhận thức và vận dụng nó trong nghiên cứu của mình.
Tác giả Phạm Văn Nhuận trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của
quân đội nhân dân Việt Nam [85] đã có những nghiên cứu khái quát cặp phạm trù
ĐKKQ và NTCQ, trên cơ sở đó, theo tác giả, thì mới có cơ sở để nhận thức đúng đắn
mối quan hệ giữa ĐKKQ và NTCQ trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của
Quân đội nhân dân việt Nam.
Trong Luận án tiến sĩ Phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội
biên phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay [56]. Tác
giả Nguyễn Đình Hùng cho rằng, nhân tố con người là tổng hòa các đặc trưng về
phẩm chất, năng lực của con người được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt
động của con người. Nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng là tổng hòa
các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của họ, gắn liền với hoạt đông tích cực, sáng
tạo trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia [56, tr.14-74]. Trong công
trình này, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con
người trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, như: Nâng cao chất lượng
công tác cán bộ, chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, hoàn thiện chính sách xã hội,
hậu phương quân đội, đẩy mạnh xây dựng môi trường lành mạnh trong đơn vị và nơi
đóng quân và cuối cùng là tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ
huy các cấp. Những biện pháp này của tác giả là nguồn tài liệu giúp chúng tôi trong
việc định hướng nghiên cứu về những giải pháp trong nghiên cứu của mình.
1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia
và nhân tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia
Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau:
Công trình Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới một số vấn đề lý luận và
thực tiễn [110]: Các tác giả đã nêu quan điểm tư du mới về bảo vệ Tổ quốc,
17
thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội nhân dân
vững mạnh về chính trị. Theo đó, trong công trình này, các tác giả khẳng định, tư
duy mới nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm chống chiến tranh xâm
lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà còn gắn chặt với yêu cầu bảo vệ an ninh
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã
hội. Ở đâ , các tác giả chủ yếu đặt ra yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh trên
cơ sở xây dựng bản lĩnh chính trị, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức
cho cán bộ, chiến sĩ.
Giáo trình Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia (Học viện An
ninh nhân dân, Hà Nội, 2004): Đâ là cuốn sách giáo khoa sử dụng trong nội bộ;
bao gồm những vấn đề cơ bản về ANQG, bảo vệ ANQG và những quan điểm tư
tưởng chỉ đạo đảm bảo ANQG.
Xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới (Viện Chiến lược và Khoa
học Công an, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2006): Đâ là cuốn sách lưu hành
nội bộ, trình bày những vấn đề về xây dựng lực lượng, những yếu tố tác động
đến công tác xây dựng lực lượng cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xây
dựng lực lượng trong tình hình mới.
Bảo vệ ANQG, an ninh kinh tế và các quyền con người bằng pháp luật hình
sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền [26]: các tác giả nghiên cứu
những vấn đề chung về ANQG, an ninh quốc tế và các quyền con người dưới góc
độ luật hình sự [26, Tr. 19- 46], từ đó rút ra đặc điểm bảo vệ ANQG bằng pháp luật
hình sự [26, Tr.77- Tr.91]. Mặc dù nghiên cứu vấn đề NQG dưới góc độ pháp luật
hình sự, nhưng những nghiên cứu của tác giả cũng giúp chúng tôi có thêm những
cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này trong nghiên cứu của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế những vấn đề đặt ra đối với công tác công an
[55]: Thông qua 4 chu ên đề, bằng những câu hỏi và trả lời, cuốn sách đã cho
người đọc thấy bức tranh tổng thể nhưng rất cụ thể, dễ nắm bắt về hội nhập kinh
tế quốc tế, những vấn đề đặt ra với công tác đảm bảo ANQG, công tác gìn giữ
trật tự ATXH, công tác xây dựng lực lượng và công tác hậu cần - kỹ thuật trong
18
C ND. Đâ thực sự là nguồn tài liệu phong phú giúp chúng tôi trong quá trình
nghiên cứu vấn đề đảm bảo ANQG trong thời đại toàn cầu hóa mà chúng tôi
quan tâm.
Nghệ thuật bảo vệ ANQG: lý luận và thực tiễn [107]: Từ những lý giải thế
nào là ANQG, lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật bảo vệ ANQG, tác giả
đã nghiên cứu nghệ thuật bảo vệ ANQG trong thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANQG
[107, Tr.9-200]. Theo tác giả, nghệ thuật bảo vệ ANQG là sự kết tinh mưu trí,
sáng tạo trong đấu tranh với các thế lực thù địch của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy,
cán bộ, chiến sĩ công an [107, Tr.20]. Cách tiếp cận vấn đề này của tác giả có
điểm tương đồng với cách tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu về NTCQ và
phát hu vai trò NTCQ trong đảm bảo ANQG; vì vậy, chuyên khảo này là nguồn
tài liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo.
Công trình Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người công
an cách mệnh của Hồ Chí Minh [62]: khẳng định tác phẩm Tư cách người công
an cách mệnh luôn song hành cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của
lực lượng công an nhân dân [62, Tr. 11- 95]; lực lượng công an nhân dân phải
học tập, thực hiện tư cách người công an cách mệnh [62, Tr. 143- 188]. Những
nghiên cứu này của tác giả giúp chúng tôi có căn cứ, cơ sở khi đặt ra yêu cầu
nâng cao vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, đặc biệt
nhân tố ý thức, tình cảm và ý chí.
Một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt Trung
(Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu
Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018): Từ những nghiên cứu về khái
niệm an ninh phi truyền thống, các vấn đề an ninh phi truyền thống chủ yếu hiện
nay [52, Tr. 15- 40], tác giả đi sâu nghiên cứu một số vấn đề thuộc an ninh phi
truyền thống qua khu vực biên giới Việt Trung, phân tích ngu ên nhân, đặc điểm
và đánh giá hiệu quả của cơ chế hợp tác giải quyết giữa Việt Nam và Trung
Quốc [52, tr. 157- 171].
19
Ngoài các công trình trên, có thể kể đến Luận án tiến sĩ của Phạm Thái
Bình Đấu tranh giai cấp với nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong công cuộc đổi mới
hiện nay ở Việt Nam [17]. Qua nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận: Thực chất của
cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở
nước ta là chống xu hướng tự phát TBCN, chống các thế lực bảo thủ, lạc hậu, phản
động trong và ngoài nước: bảo vệ ANQG là một nội dung quan trọng của cuộc đấu
tranh giai cấp [17, tr.12-60]. Từ những kết luận cơ bản đó, tác giả tiếp tục nghiên
cứu nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ và đưa ra giải pháp
nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANQG [17, tr. 61- 174]. Tuy nhiên, ở
đâ , tác giả không đi sâu nghiên cứu chủ thể của cuộc đấu tranh giai cấp.
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân
tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia
Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến công trình Nâng cao năng lực
lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng công an nhân dân – Kỷ yếu hội thảo
cấp Bộ [12]: Các bài đăng trong kỷ yếu hội thảo nà đề cập đến tất cả các mặt
của NTCQ của lực lượng công an, như năng lực, ý thức, phẩm chất chính trị, bản
lĩnh, ý chí, đạo đức, tác phong cũng như năng lực hoạt động của cán bộ chiến sĩ,
đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chỉ huy. Các nghiên cứu cũng đề cập đến biện pháp
phát huy vai trò NTCQ của đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy trong công an, như: Đổi
mới, nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao hiệu quả
công tác, luân chuyển cán bộ để nâng cao năng lực, giáo dục lịch sử truyền
thống, đổi mới chính sách đào tạo… [12, tr.1-265]. Những kinh nghiệm trong
nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ huy ở các Vụ, Cục, công an địa phương cũng
được nêu ở đâ [12, tr. 270- 76]. Cuốn Kỷ yếu này là nguồn tài liệu thực tế cực
kỳ phong phú mà chúng tôi có thể kế thừa khi nghiên cứu vấn đề này.
Xây dựng đội ngũ trí thức công an nhân dân trong tình hình mới [16]:
Cuốn sách trình bày một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và
thực tiến về đội ngũ trí thức CAND [16, tr. 9- 428], công tác đào tạo và xây
dựng đội ngũ trí thức CAND [16, tr. 431-440]. Mặc dù cuốn sách nghiên cứu
20
một thành phần cụ thể trong lực lượng công an, chứ không đề cập đến toàn bộ
lực lượng với tư cách là chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG, nhưng
các tác giả cũng đề cập đến các biện pháp cơ bản để nâng cao vai trò NTCQ
của đội ngũ trí thức CAND. Vì vậy, những nghiên cứu này rất có ích cho
chúng tôi khi vận dụng để nghiên cứu chủ thể - lực lượng nòng cốt thực hiện
nhiệm vụ đảm bảo ANQG.
Phát huy nguồn nhân lực công an nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới và
hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay [103]: trên cơ sở khái quát chung về tình
hình nhân lực công an nhân dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả
đã rút ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc phát huy nguồn nhân lực này.
Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhân lực công an, đáp ứng
yêu cầu thời đại. Những giải pháp này tác giả chủ yếu mới nêu ra, chứ chưa phân
tích sâu về lý do và cách thức thực hiện. Song, đâ cũng là tài liệu quý báu cho
chúng tôi khi thực hiện triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ ANQG [6]. Tác giả đã đưa ra
những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ ANQG, từ những yêu cầu quán
triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ ANQG; các yêu
cầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh nghiệm, biện pháp
phát hu năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác bảo vệ ANQG.
Đâ là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, giúp
chúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này.
Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động của
người cán bộ, chiến sĩ công an [45]: Tác giả đưa ra 3 nội dung thể hiện vai trò
của phương pháp luận biện chứng duy vật: một là, định hướng nhận thức và
hoạt động thực tiễn; hai là, định hướng thái độ, hành vi chính trị, đạo đức, lối
sống; ba là, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận cho cán
bộ, chiến sĩ công an. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chưa đề cập đến
vấn đề trang bị phương pháp luận biện chứng duy vật cho cán bộ, chiến sĩ
công an thì phải làm như thế nào.
21
An ninh phi truyền thống những vấn đề lý luận và thực tiễn [94]: Công
trình nghiên cứu đã đề cập lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề ANPTT
[94, tr. 9- 124]; thách thức ANPTT trên một số lĩnh vực [94, tr. 125-340]; các dự
báo, định hướng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT
[94, tr. 341-414]. Vấn đề an ninh con người, an ninh môi trường, biến đổi khí hậu,
an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an
ninh mạng, được tác giả nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sau; giúp cho chúng
tôi có cách nhìn toàn diện về những thách thức NPTT cũng như những vấn đề đặt
ra cho việc nghiên cứu những hoạt động đảm bảo ANQG của lực lượng công an
trong tình hình mới.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng công an nhân dân
hiện nay – Kỷ yếu hội thảo khoa học [11]: trong công trình này, các tác giả
khẳng định, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những hoạt động
quan trọng, thường xuyên của lực lượng công an nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ được giao. Do đó, cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, của ngành
về công tác chính trị, tư tưởng [11, tr. 7-84]. Công trình cũng nêu lên thực trạng
công tác giáo dục chính tri tư tưởng [11, tr. 85-244], đưa ra giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong CAND [11, tr. 245-369].
Yếu tố chính trị, tư tưởng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư
tưởng, chính trị cho cán bộ, chiến sĩ công an là nội dung tương đồng trong những
nghiên cứu của chúng tôi. Tuy rằng các nghiên cứu ở đâ không tiếp cận yếu tố
chính trị, tư tưởng ở góc độ cấu trúc NTCQ, nhưng những kết quả nghiên cứu ấy
cũng đem lại nhiều điều bổ ích cho chúng tôi.
“Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động của
người cán bộ, chiến sĩ Công an” [45]: Liên quan đến giải pháp phát huy vai trò
nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bài viết đã chỉ ra rằng, hoạt động
bảo vệ NQG, đảm bảo TTATXH muốn đạt hiệu quả phải có phương pháp luận
biện chứng duy vật, định hướng, tuân theo quy luật khách quan. Theo tác giả,
phương pháp luận biện chứng duy vật sẽ giúp định hướng đúng đắn thái độ, hành
22
vi, lối sống của cán bộ chiến sĩ, giúp họ nâng cao năng lực hoạt động, tổng kết thực
tiễn cũng như khái quát lý luận trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân giá trị lý luận và thực tiễn
[60]: Tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh về công an nhân dân [60, tr. 6-72]; đồng thời đề cập đến việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an [60, tr.73- 250]. Với những nội dung
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an cùng với thực hiện một
số biện pháp phát huy vai trò của lực lượng công an trong bảo vệ Tổ quốc, tác
giả một lần nữa muốn khẳng định những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công
an nhân dân.
Xây dựng người thanh niên công an bản lĩnh, kỷ cương, nhân văn, trách
nhiệm, vì nhân dân phục vụ [77]: Tác giả đề cập tới vấn đề Nhiệm vụ bảo vệ
ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu hết
sức nặng nề, đòi hỏi lực lượng công an phải thực sự là một đội quân cách mạng,
chính quy, hiện đại, trong đó việc giáo dục, rèn luyện nên những lớp thanh niên
công an hội tụ đầ đủ những phẩm chất bản lĩnh, kỷ cương, nhân văn, trách
nhiệm, vì nhân dân phục vụ là giải pháp đặc biệt và có tính chiến lược. Xung
quanh nội dung cơ bản này, các tác giả đưa ra những cách thức, biện pháp khác
nhau để thực hiện giải pháp đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái, tự diễn
biến; học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an; giáo dục đạo đức cách
mạng, giáo dục bản lĩnh chính trị…
Ngoài các công trình trên, liên quan đến vấn đề này, còn có một số đề tài
khoa học cấp bộ do Bộ Công an quản lý, như Đề tài khoa học: “Vận dụng Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiên đại hóa đất nước” [7]; đề tài “Xâ dựng lực lượng Công an nhân dân,
chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại
hóa đất nước [33]; đề tài “Vai trò nòng cốt của CAND trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh giữ gìn TTATXH phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [25]; đề
tài “Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn TTATXH trong
giai đoạn công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [104]… Những đề tài này chủ
23
yếu đề cập đến nội dung thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG của lực lượng công
an, các biện pháp nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động
xâm phạm ANQG. Xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình phức tạp của công tác
đảm bảo ANQG, các công trình đã đề ra những kế sách, giải pháp đảm bảo ANQG
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài
luận án tiếp tục giải quyết
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan
Nhìn chung, thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu có liên quan
đến vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo
ANQG là khá nhiều. Đặc biệt là đối với vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò
nhân tố chủ quan đã có hàng loạt những nghiên cứu, đánh giá rất có giá trị. Phạm vi,
đối tượng nghiên cứu trong các công trình nói trên chủ yếu theo các hướng như:
nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản, giải quyết vấn đề khái niệm, học thuật; phần lớn
các nội dung nghiên cứu đi vào xem xét vai trò nhân tố chủ quan trong từng lĩnh
vực, khía cạnh cụ thể vận dụng vào đời sống xã hội, cụ thể:
Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các
khía cạnh khác nhau về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan.
Các công trình nghiên cứu thường đề cập những khái niệm triết học cơ
bản như chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể, điều kiện khách quan - nhân
tố chủ quan và mối quan hệ của chúng thông qua lăng kính chủ quan của người
nghiên cứu. Cũng như đặt các quan hệ đó trong các lĩnh vực hoạt động xã hội
nói chung hoặc trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Dù có đưa ra khái
niệm khách quan- chủ quan, điều kiện khách quan - nhân tố chủ quan… khác
nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu chủ yếu vẫn thống nhất ở điểm coi điều
kiện khách quan là yếu tố quyết định nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố chủ quan
không phải là yếu tố thụ động. Các công trình nà cũng khẳng định tính không
thụ động ở nhân tố chủ quan thể hiện chính ở tính tích cực, chủ động, sáng tạo
24
của nó. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan nhìn chung chính là phát hu được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố chủ quan. Còn việc phát huy nhân
tố chủ quan như thế nào, tính tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan biểu hiện
cụ thể như thế nào lại là những nét riêng biệt của từng nghiên cứu.
Hai là, các công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ bản về ANQG và nhân
tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh
quốc gia, các nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về những yếu tố
tác động, ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong đảm bảo
ANQG, song những nghiên cứu chưa được trình bày một cách hệ thống, toàn
diện về lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện vai trò của lực lượng công an trong
đảm bảo ANQG hiện nay.
Ba là, một số công trình đã đề xuất các giải pháp phát huy vai trò NTCQ
của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
Các tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ
ANQG; các yêu cầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh
nghiệm, biện pháp phát huy năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác
bảo vệ NQG. Đâ là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa
thực tiễn, giúp chúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này.
1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,
có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở các
góc độ khác nhau về phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm
bảo ANQG Tác giả luận án thấy rằng đâ là những tài liệu ban đầu rất quý giá để
tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài luận án. Tuy nhiên, liên quan
đến đề tài luận án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đến
nhưng chưa thành hệ thống, không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án
đã đặt ra, cụ thể như sau:
Một là, làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan.
25
Nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu
thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể hu động và trực tiếp tạo ra năng lực,
cũng như động lực của chủ thể nhằm dể nhận thức hoặc biến đổi khách thể cụ
thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan chính là „tính tích cực sáng
tạo” của chủ thể hoạt động.
Hai là, luận giải bổ sung, làm rõ nhân tố chủ quan của lực lượng công an
trong đảm bảo ANQG và thực chất của phát huy vai trò NTCQ của lực lượng
công an trong đảm bảo ANQG.
Công an là một lực lượng xã hội đặc thù. Bảo vệ ANQG là phòng ngừa,
phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm ANQG - là hoạt
động được thực hiện bởi một lực lượng đặc biệt – lực lượng Công an nhân dân;
nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG.
Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG là toàn bộ
tri thức, ý chí và năng lực thực tiễn của lực lượng C ND được huy động vào
hoạt động của họ nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANGQ trong những điều
kiện khách quan nhất định.
Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG,
thực chất là quá trình không ngừng hoàn thiện nhân cách người Công an Cách
mạng, tạo điều kiện, động lực cần thiết thúc đẩy họ hoạt động một cách tích cực,
chủ động, sáng tạo. Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an là quá trình
hoạt động có mục đích, có định hướng với nhiều nội dung đa dạng trên cơ sở
thực tiễn. Do đó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để tìm
ra những những đặc điểm cơ bản; trên cơ sở đó có thể đưa ra những giải pháp
phù hợp cho việc phát huy này.
Ba là, phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân của ưu điểm và hạn
chế phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận án
đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm khắc phục được
những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của NTCQ của lực lượng công an
trong đảm bảo ANQG.
26
Kết luận chƣơng 1
Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã có dịp tiếp cận,
tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau bàn về những
vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi được chia thành
các nhóm như sau: những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của
nhân tố chủ quan; những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố
chủ quan: những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về ANGQ và nhân tố chủ
quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG: những công trình nghiên cứu về
giải pháp phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Các
công trình nà đều bàn về những vấn đề liên quan đến đề tài của chúng tôi. Tuy
nhiên, cách tiếp cận, hướng nghiên cứu và nội dung trọng tâm nghiên cứu không
trùng với đề tài của chúng tôi.
Tìm hiểu các công trình trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng quan
trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu về phát huy vai trò
nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Về mặt lý luận,
phải xác định rõ chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo NQG để từ đó xác định
nhân tố chủ quan của nó trong đảm bảo ANQG. Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu
thực trạng phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an, làm rõ những nguyên
nhân của thành tựu và hạn chế, những yêu cầu phát huy vai trò NTCQ của lực
lượng công an, để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý, phát huy vai trò
NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
27
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ
NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM
2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lƣợng công
an trong đảm bảo an ninh quốc gia
Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo. Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những thời cơ, chúng ta đang phải đương đầu với
không ít những thách thức, khó khăn tác động trực tiếp đến công tác đảm bảo
ANQG. Các thế lực thù địch thực hiện nhiều âm mưu chống phá, tác động hòng
chuyển hóa, nhằm lật đổ chính quyền, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Tình hình đó đặt ra những thách thức mới, phức tạp cho công tác đảm bảo
NQG, đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực, phát hu cao độ vai trò nhân tố chủ quan của
lực lượng Công an nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG.
Nghiên cứu vấn đề nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan
của lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay
giúp chúng tôi xác định rõ những yếu tố tác động đến công tác đảm bảo ANQG,
từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của
lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo NQG, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan và nhân tố chủ quan của lực lượng
công an nhân dân
2.1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan
Mọi quá trình xã hội đều diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều
kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan”. Đó là hình thức phổ biến của sự vận
động và phát triển của xã hội. Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố
28
chủ quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trong
quá trình đó chủ thể hoạt động là những con người có ý thức.
Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các
khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “khách quan”, “chủ quan”, “điều kiện khách
quan và điều kiện chủ quan”… và được hình thành phát triển trong quá trình
nghiên cứu, hoạt động của con người.
Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đã nghiên cứu vấn đề
nà dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học. Tuy
nhiên, họ chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học. Hạn chế lớn nhất của
các nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn đề chủ thể - khách thể, chủ quan -
khách quan… trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn.
Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhìn khoa học về các khái niệm
này và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng thì phải đứng trên lập trường
duy vật triệt để, khoa học.
Quan điểm Mác-Lênin về khách thể và chủ thể được thể hiện và phát triển
trong một số tác phẩm như “Chủ nghĩa du vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, “ Bút ký triết học” của V.I Lênin. Theo V.I. Lênin, con người với tư cách
là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạo
khách thể (tự nhiên, xã hội): “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới
khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” [66, tr. 228]. Trong quá trình
nhận thức và cải tạo thế giới, con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể,
đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt
động sáng tạo, “là khu nh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản
thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thành (tự
thực hiện) mình” [66, tr.228-229]. Do đó, con người với tư cách là chủ thể có thể
là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc... thực hiện việc
nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định.
29
Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách chủ thể tác động vào
hiện thực khách quan như là đối tượng bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của
mình. Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và
cải tạo là khách thể.
Như vậy, khách thể là tất cả những gì mà chủ thể hướng vào nhận thức và
cải tạo. Khách thể được xác định tuỳ thuộc bộ phận của hiện thực khách quan
chịu sự tác động của chủ thể xác định. V.I. Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa du
vật thì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức
của chủ thể một cách chính xác nhiều ha ít” [64, tr.93].
Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách thể với tư cách là bộ
phận của nó cũng rất đa dạng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trình
thuộc giới tự nhiên, cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vực
đời sống xã hội, như những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị– xã hội, những
quan hệ tư tưởng, những tổ chức xã hội hay những con người cụ thể.
Ở đâ , cần lưu ý rằng, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng.
Đối tượng có thể là khách thể, nhưng cũng có thể chỉ là một phần của khách thể,
mà chủ thể trực tiếp tác động đến. Khách thể và chủ thể có mối quan hệ biện
chứng với nhau. Không thể xác định một khách thể cụ thể nếu chưa xác định rõ
một chủ thể tương ứng và ngược lại. Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền với
nhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể
luôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình.
Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thể
lại qu định chủ thể. Khi chủ thể nhận thức đúng qu luật vận động của khách
thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động
vào khách thể. Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo, được “nhận thức”,
còn tư tưởng của chủ thể cũng được “khách thể hoá”.
Khi xem xét hoạt động của con người, người ta không chỉ nghiên cứu các
khái niệm chủ thể, khách thể, mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ
30
quan”, “điều kiện khách quan”. Những khái niệm nà được dùng để chỉ những
mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó con
người hoạt động. Khi nói đến cái “chủ quan”, có quan điểm đồng nhất nó với
khái niệm chủ thể. Có nghĩa là đồng nhất chủ quan với con người, trong đó có cả
yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần của con người.
Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan” chính là ếu tố tinh thần của con
người, bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng, năng lực tổ chức. Ngoài ra, còn có
quan điểm coi chủ quan chính là hoạt động có ý thức của con người.
Nhìn chung các quan điểm trên đều cho rằng, khái niệm chủ quan đều nói
lên thuộc tính chung của chủ thể; qua đó, có thể hiểu: Cái “chủ quan” là tất cả
những gì thuộc về ý thức của chủ thể. Cái “khách quan” là những tính chất yếu
tố không phụ thuộc vào chủ thể tồn tại ngoài chủ thể.
Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm cái khách quan và khái niệm
hiện thực khách quan, hay thế giới vật chất nói chung. Vì khách quan là thuộc
tính của vật chất, nhưng không phải cái khách quan nào cũng có thể quy về vật
chất. Bởi lẽ, cái khách quan được xem xét trong sự tác động qua lại giữa chủ thể
và khách thể. Vì vậy, nó có thể bao hàm cả những yếu tố thuộc về ý thức, khi nó
nằm ngoài chủ thể và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể.
Trong hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nó
theo mục đính của mình, không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cả
những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ hu động một
phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác
với khách thể. Cái đó gọi là nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan được hiểu là
những yếu tố, những phẩm chất của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của
chủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùng bản
thân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo khách thể. Vì vậy, sẽ là sai lầm khi
đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức, hay hoạt động tự giác của
con người. Những quan niệm nà đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giác trong
31
hoạt động của con người, nhấn mạnh vai trò của ý thức trong phản ánh điều
kiện khách quan. Nhưng chính sự nhấn mạnh này rất dễ dẫn đến tình trạng
“chủ quan hoá” hoạt động của con người. Bởi lẽ, hoạt động của con người
không chỉ thuần tuý thuộc về nhân tố chủ quan, mà còn bị chi phối, qu định
của điều kiện khách quan.
Về vấn đề nà , .K.ULeđôp đã phê phán: “Nhân tố chủ quan không
phải là ý thức nói chung (cũng hệt như là hoạt động), mà là cái ý thức đã trở
thành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động. Nói cách khác
là ý thức đã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ
thể” [1, tr. 69].
Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không
đồng nhất. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể,
nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu
tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực
tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc
biến đối khách thể cụ thể.
Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính là “tính tích cực
sáng tạo” của chủ thể hoạt động.
.K.Uleđốp đã có lý khi cho rằng: “Vấn đề nhân tố chủ quan trong lịch
sử dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về mặt nào và ở bình diện nào đi
nữa cũng chỉ có thể được vạch ra thông qua sự phân tích đặc trưng về chất của
những chủ thể của lịch sử: Các tập đoàn xã hội, các giai cấp và những tổ chức
của chúng, các quốc gia, các dân tộc. Nhưng không phải chính bản thân các
giai cấp, các đảng phái, các nhà nước... mà là những thuộc tính, những phẩm
chất, những trạng thái của chúng biểu hiện trong hoạt động đóng vai nhân tố
chủ quan” [1, tr. 67].
Về mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và
năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được biểu hiện ra trong hoạt
32
động của chủ thể. Những phẩm chất này bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực
hoặc tiêu cực. Nhân tố chủ quan chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ
thể hu động, sử dụng trực tiếp trong quá trình tác động lên khách thể cụ thể- nó
là một phần ý thức của chủ thể. Trong quá trình hoạt động của chủ thể thì những
yếu tố như năng lực, thể chất hay trạng thái của chủ thể đều có ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình này.
Nói đến nhân tố chủ quan là nói đến hoạt động có ý thức của chủ thể, là
nói đến quá trình chủ thể sử dụng các sức mạnh vật chất, công cụ vật chất của
con người và hoàn cảnh để nhận thức hoặc cải tạo hiện thực. Trong cấu trúc của
nhân tố chủ quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trò rất quan trọng và quan hệ
mật thiết với nhau. Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản nhất, vì nó là nhân tố cơ
bản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể. Tri thức là yếu tố căn bản của ý thức
con người, là yếu tố đặc trưng của ý thức con người. Theo C.Mác: Phương thức
tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Cho nên một
cái gì đó nẩ sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó.
Ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là
ảo tưởng, lòng tin mù quáng. Vai trò của tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệt
quan trọng bảo đảm vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn
của chủ thể. Tình cảm, ý chí là sự định hướng thôi thúc bên trong để chuyển hoá
hiểu biết thành quyết tâm hành động.
Khái niệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái niệm điều kiện
khách quan. Bất cứ một chủ thể lịch sử xã hội nào trong hoạt động và tồn tại đều
gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể - đó là điều kiện khách quan. Các nhà nghiên
cứu có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm điều kiện khách quan nhưng
chủ yếu đều thống nhất ở một điểm là “Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý
chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể”.
Vì vậy, có thể nói điều kiện khách quan là tổng thể những mặt, những
nhân tố, những mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp
33
thành một hoàn cảnh hiện thực, trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt
động ở những thời điểm nhất định.
Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể, bao gồm những yếu tố vật
chất, tinh thần, những quy luật khách quan… Nó sẽ là những điều kiện cụ thể tạo
nên môi trường hoàn thành, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể. Việc
nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
thành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể.
Đặc điểm chủ yếu phân biệt điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là
ở chỗ, điều kiện khách quan hình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý chí
và ý thức của chủ thể. Còn nhân tố chủ quan hình thành và phát triển không
những phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể hành động mà còn phụ thuộc vào
khách thể, vào điều kiện khách quan.
Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong mối quan hệ này thuộc vào
những điều kiện khách quan còn trong những điều kiện và mối quan hệ khác lại
thuộc vào nhân tố chủ quan. Việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác định chủ thể
hành động. Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chỉ
là tương đối, tuỳ thuộc vào chỗ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể...
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, mối quan hệ giữa điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan là mối quan hệ biện chứng. Sự tác động lẫn nhau
giữa chúng tạo nên động lực thường xu ên thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Điều kiện khách quan đóng vai trò qu ết định đối với nhân tố chủ quan,
không có điều kiện khách quan cần thiết thì mọi cố gắng chủ quan cũng
không thể đem lại những thành công; hoạt động của con người không thể bất
chấp những điều kiện khách quan.
Mặt khác, không được xem nhẹ vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của
nhân tố chủ quan đối với tiến trình phát triển xã hội. Trong những điều kiện
khách quan chín muồi thì vai trò của nhân tố chủ quan có tính chất quyết định
34
đối với việc biến những khả năng đang có thành hiện thực. Bởi những khả năng
khách quan không thể thực hiện được nếu không thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Do đó, trong những hoàn cảnh nhất định, ý thức của con người có
ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
xã hội.
2.1.1.2. Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh
quốc gia
Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam ghi rõ: “Công an nhân
dân là lực lượng vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có nhiệm vụ: quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòng
ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh,
trật tự nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao
động hòa bình của nhân dân” [8, tr.131].
Điều 47 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào toàn dân để bảo
vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị và các
quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản
xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm” [91, tr. 24].
Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ Bộ Công an là cơ quan
của chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị, Ban Bí thư mà trực
tiếp là Đảng ủ Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều
hành của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, CAND là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và
nhân dân, là một ngành trực thuộc chính phủ. Bộ Công an có “Cơ quan Bộ Công
an” và “Công an địa phương”. Ngành Công an khác các ngành cùng trực thuộc
35
Chính phủ ở đặc điểm; Công an nhân dân là lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh
đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ C ND là
những người hiện đang làm việc trong lực lượng C ND, được biên chế trong cơ
cấu, tổ chức của Bộ Công an, chịu sự quản lý tập trung, thống nhất theo luật
C ND và điều lệnh CAND.
Vị trí của của lực lượng C ND được thể hiện trên hai khía cạnh, một là:
Bộ Công an là cơ quan thuộc chính phủ, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy lực
lượng CAND làm nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Hai là: Lực lượng CAND là một trong những lực lượng vũ trang của
Đảng và Nhà nước với vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, xung kích trên
mặt trận bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG.
Quán triệt chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản vào công tác
Công an cho chúng ta thấy: CAND là một trong những lực lượng vũ trang, dùng
bạo lực cách mạng để đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm
khác; thực hiện chức năng bạo lực, trấn áp của nhà nước chuyên chính vô sản và
phục vụ cho quá trình bảo vệ chế độ chính trị và bảo vệ Nhà nước XHCN góp
phần đắc lực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mặt
khác trên các lĩnh vực hoạt động của mình, CAND phục vụ hoặc trực tiếp xây
dựng trật tự xã hội, đảm bảo ANQG, xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh và
hạnh phúc cho nhân dân.
Như vậy, lực lượng CAND có 3 chức năng như sau: Thứ nhất là chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự. Đâ là bộ phận không thể tách
rời của quản lý Nhà nước nói chung, là công việc của bộ má các cơ quan nhà
nước được chức năng hóa để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, xây dựng và
đảm bảo ANQG, giữ gìn trật tự ATXH. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước trong lĩnh vực này là có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân
dân vào công việc quản lý Nhà nước về ANTT. Thứ hai là chức năng tham mưu
cho Đảng, Nhà nước về ANQG, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
36
Tham mưu về lĩnh vực ANTT của ngành Công an là vấn đề mang tính chiến đấu
cao, nhằm phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo chỉ huy, tác chiến hiện tại và
lâu dài. Trong lực lượng Công an, tất cả các cấp, các bộ phận, các lực lượng đều
phải đặt trong sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an. Dù hoạt động ở
bất kỳ lĩnh vực công tác nào, các cấp, các bộ phận và mỗi cán bộ chiến sĩ Công
an đều phải làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo của mình, đồng thời phải
tham mưu cho lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo các cấp ủ Đảng, chính quyền trong
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an nhân
dân. Thứ ba là chức năng trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch,
các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về ANQG, TTATXH; tổ chức
xây dựng lực lượng CAND- lực lượng vũ trang nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ
NQG… Với hệ thống tổ chức chặt chẽ, chính quy từ Trung ương đến các đơn
vị công an ở cơ sở, lực lượng công an được sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ
riêng; được trang bị phương tiện và vũ khí hiện đại, được sự ủng hộ và giúp đỡ
của nhân dân, đã tiến hành cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm và các vi
phạm pháp luật một cách có hiệu quả, từ đó giữ vững ổn định chính trị của đất
nước, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống yên vui, hạnh phúc.
Tóm lại, lực lượng công an là một lực lượng xã hội đặc thù trong xã hội
Việt Nam, tính đặc thù thể hiện ở: Thứ nhất, đặc thù do vị trí, chức năng, nhiệm
vụ công tác. Thứ hai, đặc thù do lĩnh vực công tác. Lĩnh vực công tác công an
trải ra trên phạm vi rộng lớn, bao trùm toàn xã hội, mọi mặt của đời sống xã hội;
từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội…Lực lượng công an đồng thời phải thực
hiện hai nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
ANQG, TTATXH; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; sự
nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc; và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn “bảo vệ” tốt thì phải “ đấu
tranh phòng, chống tội phạm” tốt và “ đấu tranh phòng, chống chống tội phạm”
tốt sẽ là tiền đề khách quan, là điều kiện để thực hiện “ bảo vệ” tốt. Thứ ba, đặc
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà NguyễnLuận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
Luận văn: Vận dụng thừa kế pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạmLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH Sư phạm
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam, HAY
 
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAYLuận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAYLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, HAY
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý viên chức thuộc Bộ Tư pháp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý viên chức thuộc Bộ Tư pháp, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý viên chức thuộc Bộ Tư pháp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý viên chức thuộc Bộ Tư pháp, HAY
 
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOTĐề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
 
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOTLuận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nướcLuận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
Luận văn: Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát Nhà nước
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
Luận văn: Ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 

Similar to Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ... Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...hieu anh
 
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân DânPháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân DânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
 
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công anVận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
 
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
Luận văn, đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phư...
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch V...
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường!
 
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệVai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý thanh niên tại TP Quảng Ngãi, HAY
 
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ... Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
Quản lý Nhà nước về Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiệ...
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt NamLuận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
Luận văn: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam
 
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
Luận văn HAY: Công tác đảng công tác chính trị trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến ...
 
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docxCông Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
 
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sựQuyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
Quyền con người của người bị tạm giữ theo luật tố tụng hình sự
 
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân DânPháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Bắt Buộc Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
 
Luận án: Thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ
Luận án: Thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụLuận án: Thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ
Luận án: Thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ
 
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOTQuyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
Quyền con người của người chưa thành niên trong điều tra, HOT
 
Luận văn: Tội phá rối an ninh trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phá rối an ninh trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phá rối an ninh trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phá rối an ninh trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOTBảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HOT
 
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAYBảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
Bảo vệ quyền con người thông qua chế định người bào chữa, HAY
 
Luận văn: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ tại Hà Nội, HOTLuận văn: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ tại Hà Nội, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận án: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH THẢO PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC&DVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM XUÂN PHÚC HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả ĐỖ THỊ BÍCH THẢO
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan ................................................................................................6 1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia......16 Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: ....................16 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia...................19 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết........................................................................................23 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM .........................27 2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia.......................................................................27 2.2. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia: khái niệm và đặc điểm..................................................58 Chƣơng 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................................................................................72 3.1. Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia.......................................................................72 3.2. Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia .......................................................104
  • 5. Chƣơng 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................................................................114 4.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay .............................114 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay....117 KẾT LUẬN.......................................................................................................141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...........................143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................144
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân ANPTT : n ninh phi tru ền thống ANQG : An ninh quốc gia ANTT : An ninh, trật tự CAND : Công an nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐKKQ : Điều kiện khách quan NTCQ : Nhân tố chủ quan XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của quốc gia, là điều kiện hàng đầu để quốc gia phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Ý thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [41, tr.45]. Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình luôn có những phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo an ninh quốc gia một cách hiệu quả trên bình diện tổng thể, cũng như trong từng lĩnh vực. Nhận thức nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia là trọng trách vô cùng khó khăn, đồng thời là niềm vinh dự mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho lực lượng công an - thực hiện vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia. Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng luôn quán triệt tinh thần, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới đang có nhiều tha đổi, biến động phức tạp, tác động nhiều chiều đến công tác đảm bảo an ninh quốc gia của lực lượng công an. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, tu đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng GDP chưa cao, cơ cấu kinh tế có mặt chưa hợp lý, các ngu cơ chệch hướng, tụt hậu xa hơn về kinh tế chưa bị đẩy lùi. Tình hình an ninh các vùng chiến lược còn tiềm ẩn ngu cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tha đổi chế độ XHCN ở nước ta. Xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực
  • 8. 2 tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, làm chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc các mối quan hệ chính trị - xã hội, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân loại, nhưng cũng bị các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sử dụng đe dọa hòa bình và ổn định chung. Các ngu cơ an ninh phi tru ền thống diễn biến phức tạp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực tiễn đòi hỏi lực lượng công an phải luôn luôn cảnh giác, có những biện pháp hữu hiệu đấu tranh với những những luận điệu sai trái, phá hoại chính trị tư tưởng cũng như những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hòng gây áp lực đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi đa đảng, đòi tha đổi chế độ. Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia, trước hết đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải là người giác ngộ chính trị cao, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu về pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học công nghệ hiện đại; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cường tráng về thể chất…Thực chất, những đòi hỏi này chính là yêu cầu phát phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Trong nhận thức cũng như trong nghiên cứu hiện đang tồn tại một số quan điểm khác nhau khi đưa ra quan niệm về nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vai trò và cơ chế hoạt động của nhân tố chủ quan trong sự vận động của quy luật xã hội. Ở góc độ an ninh quốc gia, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn… trong đảm bảo an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an. Việc khai thác vấn đề thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia từ góc độ nhân tố chủ quan trong bối cảnh hiện nay của đất nước chưa thấy có công trình nghiên cứu nào đề cập.
  • 9. 3 Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ, chu ên ngành CNDVBC và DVLS. 2. Mục đích, nhiệm vụ của nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng Công an Nhân dân, luận án đề xuất một số yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Ba là, phân tích thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế cùng với nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an. Bốn là, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệu quả vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo
  • 10. 4 an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2013 đến nay (Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia. Phương pháp nghiên cứu là dựa trên các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa du vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp qu nạp, diễn dịch, phương pháp kết hợp lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng chu ên gia và các phương pháp chung của khoa học xã hội. 5. Cái mới của luận án Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam; luận án cũng làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an hiện nay. Về thực tiễn: Luận án là công trình góp phần tổng kết thực tiễn phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và ngu ên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và những nhà nghiên cứu mácxít về vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ. Trên cơ sở làm rõ vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận án đã đưa ra êu cầu và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
  • 11. 5 Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan, nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa khu ến nghị trong việc nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết.
  • 12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả, với nhiều công trình khoa học. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan, tiêu biểu là các công trình của các tác giả sau đâ . Trong các nghiên cứu của tác giả Liên Xô (cũ), có thể kể đến các công trình “Phép biện chứng về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” của G.E.Gleserman, Tạp chí “Những vấn đề triết học” [47]; tác phẩm “Cái khách quan và chủ quan” của V.Ph.Cudơmin [108]; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội” của A.Ph.Iaxkevich, Minxcơ; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong CNXH phát triển” của tập thể tác giả, Kiep, 1980; bài “Cái chủ quan và cái khách quan trong các quá trình xã hội” của B.A.Vôrônôvích, Tạp chí “Các khoa học triết học”, số 3/1984… Các công trình của các nhà triết học Liên Xô (cũ) kể trên có điểm giống nhau chủ yếu là đề cập đến vấn đề khách quan, chủ quan liên quan đến việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng CNXH. Các tác giả đã xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng để xem xét cái khách quan, cái chủ quan, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, cũng như quan hệ biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan và vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản. Những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận cơ bản và sự vân dụng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Vấn đề vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thì không được đề cập.
  • 13. 7 Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề này, có các công trình như bài viết của tác giả Hồ Văn Thông - “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong thực tiễn” [96, tr.195-221]. Trong công trình này, tác giả đã bàn về mối quan hệ khách quan - chủ quan liên hệ với phạm trù vật chất, ý thức; từ đó, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 cặp phạm trù này. Viện dẫn quan điểm của V.I.Lênin và qua sự phân tích của mình, tác giả đi đến kết luận: Khách quan là tất cả những gì không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động và chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể hoạt động. Chủ quan và khách quan có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau; nhưng ếu tố khách quan bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở qu định nhân tố chủ quan và là nguyên tắc cơ bản về thế giới quan - vật chất quyết định ý thức. Trong công trình này, tác giả còn đặt vấn đề cần phải phân biệt rõ đâu là bản chất, khả năng khách quan sẵn có trong thực tế và đâu là trách nhiệm, nỗ lực chủ quan của con người làm chuyển biến những khả năng khách quan đó thành hiện thực. Đề cao vai trò nhân tố chủ quan nhưng tác giả khẳng định rằng, đâ là quan điểm dựa trên cơ sở duy vật khoa học và khác biệt hoàn toàn với chủ nghĩa chủ quan; đồng thời khẳng định rằng, sức mạnh chủ quan chính là ở chỗ biết sử dụng sức mạnh của thế giới khách quan. Mác- Ăngghen- Lênin- Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và khách quan [30]. Đâ là tài liệu dùng cho các lớp quản lý, trình bày các quy luật xã hội, các hoạt động của con người trong lịch sử, tính khách quan của quy luật xã hội, vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Vai trò của Đảng, Nhà nước chuyên chính vô sản, và của quần chúng trong việc phát huy nhân tố chủ quan. Công trình chưa đề cập và phân tích cấu trúc của NTCQ mà chủ yếu đi vào trình bày nội dung vai trò của quy luật khách quan. Trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội” [48], tác giả Lương Việt Hải đã đề cập tới những quan niệm khác nhau về vấn đề phép biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ
  • 14. 8 quan trong cơ chế tác động và trong sự vận dụng các quy luật xã hội, từ đó chỉ ra những quan niệm chưa hợp lý về vai trò nhân tố chủ quan. Ví dụ như khi coi nhân tố chủ quan chỉ là hoạt động tự giác của chủ thể hoặc nhân tố chủ quan là lao động sống…Từ đó, tác giả đưa ra cách hiểu khác về nhân tố chủ quan để trên cơ sở đó vận dụng, xác định vai trò của nó trong sự hoạt động động của các quy luật xã hội. Nhân tố chủ quan, theo tác giả, là loại hoạt động mang tính tích cực, năng động và sáng tạo của chủ thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nội dung, bản chất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt động: Dạng thứ nhất là hoạt động phù hợp với yêu cầu, quy luật khách quan do chủ thể chủ động thực hiện nên đã nhận thức được nội dung, bản chất của sự vật- đó chính là hoạt động tri giác. Dạng thứ hai chính là hoạt động của chủ thể phù hợp với yêu cầu quy luật khách quan nhưng chủ thể chưa nhận thức được tính tất yếu, nội dung của quy luật chưa nhận thức được bản chất của sự vật. Ở dạng hoạt động này, chủ thể chưa thấ rõ được tiến trình phát triển của sự vật, chưa chủ động điều khiển hành động của mình và tiến trình phát triển của sự vật cho phù hợp với quy luật song chủ thể có thể dần dần điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với tiến trình phát triển của sự vật. Dạng hoạt động này được tác giả đánh giá là hoạt động mang tính chất khám phá rõ nét và dựa trên cơ sở chưa có đầ đủ sự nhận thức đúng đắn về sự vật. Để đưa ra quan niệm này, theo tác giả, hoạt động con người do ý thức điều khiển nhưng có loại hoạt động được điều khiển bởi ý thức phản ánh đúng, phù hợp điều kiện khách quan, thể hiện tính tích cực, năng động, sáng tạo của chủ thể (nhân tố chủ quan); có loại hoạt động điều khiển bởi ý thức phản ánh sai, không phù hợp với quy luật khách quan. Khi ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực khách quan thì chủ thể không thể nhận thức được quy luật khách quan, không thấ được bản chất của sự vật. Hoạt động này của chủ thể chính là hoạt động tự phát và không thuộc về nhân tố chủ quan. Xem xét vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, tác giả cũng lưu ý phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể. Khi những điều kiện khách quan đã chín muồi thì nhân tố chủ quan có điều kiện để phát huy sức
  • 15. 9 mạnh tối đa của mình. Có thể thấy rằng, những quan điểm nghiên cứu trên của tác giả là nguồn tài liệu rất quý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và vận dụng trong nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Văn Đức, trong bài viết “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội” [44] đã cho rằng, trước hết phải hiểu đúng khái niệm nhân tố để đưa ra êu cầu phải hiểu nhân tố chủ quan là những ngu ên nhân và điều kiện xuyên suốt, là một trong những cái quyết định cơ bản và bền vững của quá trình lịch sử. Chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về nhân tố chủ quan, tác giả khẳng định, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan là những mặt đối lập, tác động lẫn nhau trong bất kì hoạt động nào (hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị tư tưởng, hoạt động tự giác, hoạt động tự phát). Nhân tố khách quan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với chủ thể nhất định; là những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể và quyết định ý thức hoạt động của chủ thể. Nhân tố chủ quan của quá trình lịch sử là cái đối lập với nhân tố khách quan, là cái duy trì hoặc biến đổi nhân tố đó, là cái được đối tượng hóa trong những nhân tố khách quan của hoạt động tiếp theo. Từ phân tích trên, tác giả đưa ra quan niệm về nội dung của nhân tố chủ quan gồm hai thành phần cơ bản là hoạt động sống trực tiếp và ý thức định hướng hoạt động đó, cũng như những chất lượng xác định của chủ thể hành động (như tính qu ết đoán, tính tổ chức…). Tác giả nhấn mạnh rằng, nhân tố chủ quan là một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Nó vừa là phương tiện điều chỉnh, vừa là nguyên nhân hoạt động và một trong những đặc điểm quan trọng của nhân tố chủ quan là sự tác động của chúng gắn liền với sự thúc đẩy. Từ đó, tác giả kết luận, nhân tố khách quan ảnh hưởng hết sức to lớn, giữ vai trò quyết định những đặc điểm của cơ chế hoạt động của quản lý xã hội. Tuy nhiên, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ, nhân tố khách quan chỉ có thể thể hiện vai trò quyết định của mình khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình trong lĩnh vực chủ quan. Đặc biệt, khi đã được hình thành, nhân tố chủ quan
  • 16. 10 đóng vai trò trong quyết định đối với sự tồn tại và biến đổi các nhân tố khách quan ở giai đoạn sau. Những nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi nắm rõ cơ chế hoạt động của các quy luật xã hội và thấy nó không chỉ phụ thuộc vào nhân tố khách quan, mà phụ thuộc cả những yếu tố của nhân tố chủ quan, để từ đó có cơ sở lý giải vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan. Tác giả Phạm Văn Nhuận, trong bài “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” [85], có cách nhìn nhận khác về vấn đề điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan. Tác giả xem điều kiện khách quan là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xu ên tác động, quy định hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định. Từ quan niệm này, tác giả xem phạm trù điều kiện khách quan luôn gắn liền với một quá trình, một hoạt động cụ thể. Do đó, theo tác giả, cần phải phân biệt phạm trù khách quan với điều kiện khách quan, chủ quan với nhân tố chủ quan. Tiếp tục phân tích và chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, tác giả kết luận rằng, nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố, đặc trưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được hu động vào những hoạt động cụ thể dưới sự chi phối, thúc đẩy của nguồn gốc - động lực nội tại, tạo nên tính năng động sáng tạo của chủ thể nhằm cải biến điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu xác định do chủ thể đặt ra. Trong bài “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội” [100] tác giả Nguyễn Thị Bích Thủ đặt vấn đề, để nghiên cứu, nhận thức, giải thích và cải tạo xã hội, triết học mácxít sử dụng hệ thống phạm trù: lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ý thức xã hội,… phản ánh cấu trúc của đời sống xã hội. Việc sử dụng phạm trù: chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan, nhân tố chủ quan - nhân tố khách quan là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của đời sống xã hội. Tác giả nhấn mạnh rằng, tự mình chủ quan và khách quan không là nhân tố, chỉ
  • 17. 11 trong hoạt động (tác động giữa chủ thể và khách thể) đặt trong những điều kiện nhất định chúng mới trở thành động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội. Từ đó tác giả khẳng định, nhân tố chủ quan là tổng hợp tất cả những phẩm chất khoa học, lý luận, tư tưởng, niềm tin, ý chí quyết tâm, tính tổ chức, … của chủ thể, được bộc lộ trong hoạt động và trở thành động lực của sự phát triển xã hội. Nó bao gồm những phẩm chất cơ bản của chủ thể, như tri thức khoa học, lý luận, tư tưởng, mục đích, tình cảm, niềm tin, đạo đức, ý chí quyết tâm hoạt động; kế hoạch, nội dung, phương pháp hoạt động. Những phẩm chất nà được thể hiện trong hoạt động của chủ thể và trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo hiện thực. Với những điều đã trình bà trên, có thể thấy rằng, nhìn chung, vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng, NTCQ bị chi phối bởi điều kiện khách quan, do điều kiện khách quan qu đinh. Nhưng NTCQ có tính độc lập tương đối, có thể tác động trở lại và làm biến đổi điều kiện khách quan. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến bài viết của tác giả Sergeev - Những đặc điểm của phép biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa trong cuốn “Quản lý xã hội một cách khoa học” của V.G Afanasev chủ biên [117, tr.46-90]. Trong nội dung này, tác giả đã đề cập đến mối tương quan giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan và chúng là điều kiện vô cùng quan trọng của việc quản lý xã hội một cách khoa học. Tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan lớn lên từ những điều kiện lịch sử và những quan hệ xã hội nhất định, mà những điều kiện và quan hệ này quyết định nội dung, nhịp độ và phương hướng phát triển của nó. Nhân tố chủ quan được quyết định thực sự bằng những điều kiện khách quan nhưng nó hoàn toàn không phải là kết quả máy móc, là sự phản ánh thụ động, vô vị những điều kiện ấy. Trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân của chủ nghĩa chủ quan cũng như nhấn mạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phải có quan điểm lịch sử.
  • 18. 12 Trong bài viết Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý xã hội chủ nghĩa [58], tác giả Vũ Hu đã đặt vấn đề sự tác động qua lại giữa các hệ thống quản lý và các hệ thống bị quản lý trong xã hội có liên quan mật thiết đến vấn đề chủ thể - khách thể, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan gắn liền với sự phát triển xã hội. Theo tác giả, những điều kiện khách quan không phụ thuộc vào ý chí của các tập đoàn, đảng phái, giai cấp. Đó là tiêu chuẩn làm cho phạm trù “điều kiện khách quan” khác với phạm trù “nhân tố chủ quan”. Nhân tố chủ quan của sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức, có tổ chức của mọi người nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định và đạt tới những mục tiêu nhất định. Do đó, nhân tố chủ quan của quản lý có một cơ cấu tổ chức phức tạp gồm các chính đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan chu ên ngành của Nhà nước, các tổ chức xã hội, những người hoạt động trong tổ chức chính trị, Nhà nước, xã hội để đề xuất và thông qua cùng tổ chức thi hành các nghị quyết quản lý. Hạt nhân của nhân tố nà là Đảng. Đảng chịu trách nhiệm cơ bản trong việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống xã hội cũng như từng khâu của hệ thống này. Trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự thống nhất ba lợi ích [79], tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã chứng minh rằng, loài người bao giờ cũng hoạt động theo những lợi ích nhất định. Trong quá trình hoạt động đó, con người tạo ra hàng chuỗi những sự kiện tất yếu khách quan làm tha đổi tồn tại xã hội. Chính vì vậy, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ sở để xây dựng thành công CNXH. Qua đó, tác giả đưa ra êu cầu phải có sự thống nhất ba lợi ích (Cá nhân - Tập thể - Xã hội) và để thực hiện được điều đó phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thống nhất ba lợi ích thành động lực mạnh mẽ để phát triển XHCN. Tác giả Trần Bảo trong bài viết Về những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH [18] đã đưa ra những nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn để phân biệt những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đời sống xã hội, phân cấp độ, trình độ
  • 19. 13 khác nhau của điều kiện khách quan đến hoạt động của chủ thể để từ đó chủ thể chủ động tiến hành hoạt động đạt kết quả để tránh những sai lầm và trên cơ sở đó phát hu cao độ nhất sức mạnh của nhân tố chủ quan. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra nhân tố chủ quan và xây dựng chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hoạt động của chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội là Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, nhân tố chủ quan ở đâ là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động. Toàn bộ những hoạt động nà đều nhằm thực hiện một mục đích thống nhất là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Theo tác giả, những hoạt động này có những chức năng và tính chất khác nhau tương ứng với mỗi bộ phận cụ thể của chủ thể. Để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan trong xây dụng chủ nghĩa xã hội, tác giả chỉ ra những vấn đề phức tạp cần tập trung giải quyết, đó là, thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan để phát huy tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan; thứ hai, lợi ích vật chất bộ phận quan trọng nhất trong cơ chế tác động của các quy luật khách quan, yếu tố cơ bản kích thích hoạt động sáng tạo của nhân tố chủ quan. Tác giả Trần Thành trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay [96] đã đề cập tới vấn đề phải tiếp tục phát huy vai trò nhân tố chủ quan, trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xã hội và có những căn cứ, việc làm, bước đi cụ thể nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và để làm đúng điều đó, tác giả chỉ ra rằng, cần phải có niềm tin vững chắc trên tinh thần thật sự khoa học về mô hình kinh tế nà ; nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò và hiện thực quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 20. 14 Ngoài các công trình trên, đã có một số luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề nhân tố chủ quan nói chung. Tác giả Lê Hữu Xanh, trong Luận án tiến sĩ Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dụng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn nước ta hiện nay [113], đã khẳng định, vấn đề vai trò nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến yếu tố con người. Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích và đưa ra những nguyên tắc và giải pháp phát huy vai trò NTCQ trong xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn [113, Tr. 57- 132]. Trong đó, tác giả tập trung vào các giải pháp, như: (a) làm sáng tỏ quan điểm lý luận về đổi mới và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn theo định hướng XHCN; trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, cần quán triệt trong đội ngũ cán bộ đảng viên các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế nông thôn. (b) Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng của các tổ chức Đảng cơ sở nông thôn. (c) Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và nâng cao trình độ dân trí chung của nông dân. (d) Tạo điều kiện khai thác và phát huy mặt tích cực trong các quan hệ xã hội nông thôn [113, Tr. 93-152]. Luận án Tiến sĩ Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam của tác giả Dương Thị Liễu [64] đã đưa ra định nghĩa về nhân tố chủ quan: “Nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt động của chủ thể (hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn) nhằm thực hiện mục đích của mình và những thuộc tính, phẩm chất, trạng thái của chủ thể được biểu hiện (định hướng) trong hoạt động đó” [68, tr. 20]. Tuy nhiên, khi phân tích nội dung phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tác giả lại chưa làm rõ khái niệm phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường là như thế nào [68, tr. 75-100]. Trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay [102] tác giả Nguyễn Đức Tiến cho rằng, NTCQ là trình độ về
  • 21. 15 mọi mặt của thanh niên quân đội, tác giả nhận định sự phát triển lý tưởng XHCN là kết quả của tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan (môi trường sống và hoạt động của thanh niên quân đội) và NTCQ [102, tr.12-72]. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên quân đội Nhân dân Việt Nam, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội: (1) Xây dựng môi trường lành mạnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến thanh niên quân đội. (2) Nâng cao chất lượng giáo dục và tự giáo dục chính trị, tư tưởng. (3) Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng hệ thống giá trị với giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên quân đội [102, tr.119-157]. Tác giả Phạm Ngọc Minh trong công trình Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay [83] đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong thời kỳ cả nước tiến lên CNXH [83, tr. 43-76] và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan ở nước ta như nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò của nhân dân [83, tr. 76- 88]. Cũng ở nghiên cứu này, khi trình bày kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và NTCQ, tác giả đã đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ này trong khuôn khổ hoạt động của con người. Sơ đồ đó giúp chúng ta thấy mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa chủ thể - khách thể, cái chủ quan – cái khách quan, nhân tố chủ quan – nhân tố khách quan, cũng như tác động giữa tất cả các yếu tố này trong vòng tuần hoàn hoạt động của con người [83, tr. 42]. Tác giả Nguyễn Tiến Thủ trong Luận án tiến sĩ Biện chứng giữa chủ thể và Khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay [98]. Cho rằng, giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thực chất là giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học; là để trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? [98, tr.11- 54]. Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin về mối
  • 22. 16 quan hệ chủ thể, khách thể, luận án bàn về vai trò, vị trí chủ thể của sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học [98, tr. 69- 149]. Tuy luận án không đề cập trực tiếp đến NTCQ và vai trò NTCQ, nhưng những nghiên cứu của tác giả là nguồn tài liệu quý báu để chúng tôi tham khảo trong nghiên cứu quan điểm triết học Mác-Lênin về lý luận nhận thức và vận dụng nó trong nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Văn Nhuận trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của quân đội nhân dân Việt Nam [85] đã có những nghiên cứu khái quát cặp phạm trù ĐKKQ và NTCQ, trên cơ sở đó, theo tác giả, thì mới có cơ sở để nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa ĐKKQ và NTCQ trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của Quân đội nhân dân việt Nam. Trong Luận án tiến sĩ Phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay [56]. Tác giả Nguyễn Đình Hùng cho rằng, nhân tố con người là tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động của con người. Nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng là tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của họ, gắn liền với hoạt đông tích cực, sáng tạo trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia [56, tr.14-74]. Trong công trình này, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con người trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, như: Nâng cao chất lượng công tác cán bộ, chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, hoàn thiện chính sách xã hội, hậu phương quân đội, đẩy mạnh xây dựng môi trường lành mạnh trong đơn vị và nơi đóng quân và cuối cùng là tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy các cấp. Những biện pháp này của tác giả là nguồn tài liệu giúp chúng tôi trong việc định hướng nghiên cứu về những giải pháp trong nghiên cứu của mình. 1.2. Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và nhân tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: Công trình Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn [110]: Các tác giả đã nêu quan điểm tư du mới về bảo vệ Tổ quốc,
  • 23. 17 thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị. Theo đó, trong công trình này, các tác giả khẳng định, tư duy mới nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà còn gắn chặt với yêu cầu bảo vệ an ninh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội. Ở đâ , các tác giả chủ yếu đặt ra yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh trên cơ sở xây dựng bản lĩnh chính trị, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ, chiến sĩ. Giáo trình Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia (Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội, 2004): Đâ là cuốn sách giáo khoa sử dụng trong nội bộ; bao gồm những vấn đề cơ bản về ANQG, bảo vệ ANQG và những quan điểm tư tưởng chỉ đạo đảm bảo ANQG. Xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới (Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2006): Đâ là cuốn sách lưu hành nội bộ, trình bày những vấn đề về xây dựng lực lượng, những yếu tố tác động đến công tác xây dựng lực lượng cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lực lượng trong tình hình mới. Bảo vệ ANQG, an ninh kinh tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền [26]: các tác giả nghiên cứu những vấn đề chung về ANQG, an ninh quốc tế và các quyền con người dưới góc độ luật hình sự [26, Tr. 19- 46], từ đó rút ra đặc điểm bảo vệ ANQG bằng pháp luật hình sự [26, Tr.77- Tr.91]. Mặc dù nghiên cứu vấn đề NQG dưới góc độ pháp luật hình sự, nhưng những nghiên cứu của tác giả cũng giúp chúng tôi có thêm những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này trong nghiên cứu của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế những vấn đề đặt ra đối với công tác công an [55]: Thông qua 4 chu ên đề, bằng những câu hỏi và trả lời, cuốn sách đã cho người đọc thấy bức tranh tổng thể nhưng rất cụ thể, dễ nắm bắt về hội nhập kinh tế quốc tế, những vấn đề đặt ra với công tác đảm bảo ANQG, công tác gìn giữ trật tự ATXH, công tác xây dựng lực lượng và công tác hậu cần - kỹ thuật trong
  • 24. 18 C ND. Đâ thực sự là nguồn tài liệu phong phú giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu vấn đề đảm bảo ANQG trong thời đại toàn cầu hóa mà chúng tôi quan tâm. Nghệ thuật bảo vệ ANQG: lý luận và thực tiễn [107]: Từ những lý giải thế nào là ANQG, lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật bảo vệ ANQG, tác giả đã nghiên cứu nghệ thuật bảo vệ ANQG trong thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANQG [107, Tr.9-200]. Theo tác giả, nghệ thuật bảo vệ ANQG là sự kết tinh mưu trí, sáng tạo trong đấu tranh với các thế lực thù địch của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ công an [107, Tr.20]. Cách tiếp cận vấn đề này của tác giả có điểm tương đồng với cách tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu về NTCQ và phát hu vai trò NTCQ trong đảm bảo ANQG; vì vậy, chuyên khảo này là nguồn tài liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo. Công trình Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh của Hồ Chí Minh [62]: khẳng định tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh luôn song hành cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của lực lượng công an nhân dân [62, Tr. 11- 95]; lực lượng công an nhân dân phải học tập, thực hiện tư cách người công an cách mệnh [62, Tr. 143- 188]. Những nghiên cứu này của tác giả giúp chúng tôi có căn cứ, cơ sở khi đặt ra yêu cầu nâng cao vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, đặc biệt nhân tố ý thức, tình cảm và ý chí. Một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt Trung (Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018): Từ những nghiên cứu về khái niệm an ninh phi truyền thống, các vấn đề an ninh phi truyền thống chủ yếu hiện nay [52, Tr. 15- 40], tác giả đi sâu nghiên cứu một số vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống qua khu vực biên giới Việt Trung, phân tích ngu ên nhân, đặc điểm và đánh giá hiệu quả của cơ chế hợp tác giải quyết giữa Việt Nam và Trung Quốc [52, tr. 157- 171].
  • 25. 19 Ngoài các công trình trên, có thể kể đến Luận án tiến sĩ của Phạm Thái Bình Đấu tranh giai cấp với nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam [17]. Qua nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận: Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là chống xu hướng tự phát TBCN, chống các thế lực bảo thủ, lạc hậu, phản động trong và ngoài nước: bảo vệ ANQG là một nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp [17, tr.12-60]. Từ những kết luận cơ bản đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ và đưa ra giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANQG [17, tr. 61- 174]. Tuy nhiên, ở đâ , tác giả không đi sâu nghiên cứu chủ thể của cuộc đấu tranh giai cấp. 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến công trình Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng công an nhân dân – Kỷ yếu hội thảo cấp Bộ [12]: Các bài đăng trong kỷ yếu hội thảo nà đề cập đến tất cả các mặt của NTCQ của lực lượng công an, như năng lực, ý thức, phẩm chất chính trị, bản lĩnh, ý chí, đạo đức, tác phong cũng như năng lực hoạt động của cán bộ chiến sĩ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chỉ huy. Các nghiên cứu cũng đề cập đến biện pháp phát huy vai trò NTCQ của đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy trong công an, như: Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao hiệu quả công tác, luân chuyển cán bộ để nâng cao năng lực, giáo dục lịch sử truyền thống, đổi mới chính sách đào tạo… [12, tr.1-265]. Những kinh nghiệm trong nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ huy ở các Vụ, Cục, công an địa phương cũng được nêu ở đâ [12, tr. 270- 76]. Cuốn Kỷ yếu này là nguồn tài liệu thực tế cực kỳ phong phú mà chúng tôi có thể kế thừa khi nghiên cứu vấn đề này. Xây dựng đội ngũ trí thức công an nhân dân trong tình hình mới [16]: Cuốn sách trình bày một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiến về đội ngũ trí thức CAND [16, tr. 9- 428], công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ trí thức CAND [16, tr. 431-440]. Mặc dù cuốn sách nghiên cứu
  • 26. 20 một thành phần cụ thể trong lực lượng công an, chứ không đề cập đến toàn bộ lực lượng với tư cách là chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG, nhưng các tác giả cũng đề cập đến các biện pháp cơ bản để nâng cao vai trò NTCQ của đội ngũ trí thức CAND. Vì vậy, những nghiên cứu này rất có ích cho chúng tôi khi vận dụng để nghiên cứu chủ thể - lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Phát huy nguồn nhân lực công an nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay [103]: trên cơ sở khái quát chung về tình hình nhân lực công an nhân dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả đã rút ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc phát huy nguồn nhân lực này. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhân lực công an, đáp ứng yêu cầu thời đại. Những giải pháp này tác giả chủ yếu mới nêu ra, chứ chưa phân tích sâu về lý do và cách thức thực hiện. Song, đâ cũng là tài liệu quý báu cho chúng tôi khi thực hiện triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ ANQG [6]. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ ANQG, từ những yêu cầu quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ ANQG; các yêu cầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh nghiệm, biện pháp phát hu năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác bảo vệ ANQG. Đâ là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, giúp chúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này. Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động của người cán bộ, chiến sĩ công an [45]: Tác giả đưa ra 3 nội dung thể hiện vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật: một là, định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn; hai là, định hướng thái độ, hành vi chính trị, đạo đức, lối sống; ba là, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận cho cán bộ, chiến sĩ công an. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chưa đề cập đến vấn đề trang bị phương pháp luận biện chứng duy vật cho cán bộ, chiến sĩ công an thì phải làm như thế nào.
  • 27. 21 An ninh phi truyền thống những vấn đề lý luận và thực tiễn [94]: Công trình nghiên cứu đã đề cập lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề ANPTT [94, tr. 9- 124]; thách thức ANPTT trên một số lĩnh vực [94, tr. 125-340]; các dự báo, định hướng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT [94, tr. 341-414]. Vấn đề an ninh con người, an ninh môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng, được tác giả nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sau; giúp cho chúng tôi có cách nhìn toàn diện về những thách thức NPTT cũng như những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu những hoạt động đảm bảo ANQG của lực lượng công an trong tình hình mới. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng công an nhân dân hiện nay – Kỷ yếu hội thảo khoa học [11]: trong công trình này, các tác giả khẳng định, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những hoạt động quan trọng, thường xuyên của lực lượng công an nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Do đó, cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, của ngành về công tác chính trị, tư tưởng [11, tr. 7-84]. Công trình cũng nêu lên thực trạng công tác giáo dục chính tri tư tưởng [11, tr. 85-244], đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong CAND [11, tr. 245-369]. Yếu tố chính trị, tư tưởng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, chiến sĩ công an là nội dung tương đồng trong những nghiên cứu của chúng tôi. Tuy rằng các nghiên cứu ở đâ không tiếp cận yếu tố chính trị, tư tưởng ở góc độ cấu trúc NTCQ, nhưng những kết quả nghiên cứu ấy cũng đem lại nhiều điều bổ ích cho chúng tôi. “Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động của người cán bộ, chiến sĩ Công an” [45]: Liên quan đến giải pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bài viết đã chỉ ra rằng, hoạt động bảo vệ NQG, đảm bảo TTATXH muốn đạt hiệu quả phải có phương pháp luận biện chứng duy vật, định hướng, tuân theo quy luật khách quan. Theo tác giả, phương pháp luận biện chứng duy vật sẽ giúp định hướng đúng đắn thái độ, hành
  • 28. 22 vi, lối sống của cán bộ chiến sĩ, giúp họ nâng cao năng lực hoạt động, tổng kết thực tiễn cũng như khái quát lý luận trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân giá trị lý luận và thực tiễn [60]: Tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân [60, tr. 6-72]; đồng thời đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an [60, tr.73- 250]. Với những nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an cùng với thực hiện một số biện pháp phát huy vai trò của lực lượng công an trong bảo vệ Tổ quốc, tác giả một lần nữa muốn khẳng định những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân. Xây dựng người thanh niên công an bản lĩnh, kỷ cương, nhân văn, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ [77]: Tác giả đề cập tới vấn đề Nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu hết sức nặng nề, đòi hỏi lực lượng công an phải thực sự là một đội quân cách mạng, chính quy, hiện đại, trong đó việc giáo dục, rèn luyện nên những lớp thanh niên công an hội tụ đầ đủ những phẩm chất bản lĩnh, kỷ cương, nhân văn, trách nhiệm, vì nhân dân phục vụ là giải pháp đặc biệt và có tính chiến lược. Xung quanh nội dung cơ bản này, các tác giả đưa ra những cách thức, biện pháp khác nhau để thực hiện giải pháp đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái, tự diễn biến; học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an; giáo dục đạo đức cách mạng, giáo dục bản lĩnh chính trị… Ngoài các công trình trên, liên quan đến vấn đề này, còn có một số đề tài khoa học cấp bộ do Bộ Công an quản lý, như Đề tài khoa học: “Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [7]; đề tài “Xâ dựng lực lượng Công an nhân dân, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước [33]; đề tài “Vai trò nòng cốt của CAND trong sự nghiệp bảo vệ an ninh giữ gìn TTATXH phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [25]; đề tài “Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn TTATXH trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [104]… Những đề tài này chủ
  • 29. 23 yếu đề cập đến nội dung thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG của lực lượng công an, các biện pháp nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống các hoạt động xâm phạm ANQG. Xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình phức tạp của công tác đảm bảo ANQG, các công trình đã đề ra những kế sách, giải pháp đảm bảo ANQG trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết 1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan Nhìn chung, thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG là khá nhiều. Đặc biệt là đối với vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan đã có hàng loạt những nghiên cứu, đánh giá rất có giá trị. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu trong các công trình nói trên chủ yếu theo các hướng như: nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản, giải quyết vấn đề khái niệm, học thuật; phần lớn các nội dung nghiên cứu đi vào xem xét vai trò nhân tố chủ quan trong từng lĩnh vực, khía cạnh cụ thể vận dụng vào đời sống xã hội, cụ thể: Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan. Các công trình nghiên cứu thường đề cập những khái niệm triết học cơ bản như chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể, điều kiện khách quan - nhân tố chủ quan và mối quan hệ của chúng thông qua lăng kính chủ quan của người nghiên cứu. Cũng như đặt các quan hệ đó trong các lĩnh vực hoạt động xã hội nói chung hoặc trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Dù có đưa ra khái niệm khách quan- chủ quan, điều kiện khách quan - nhân tố chủ quan… khác nhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu chủ yếu vẫn thống nhất ở điểm coi điều kiện khách quan là yếu tố quyết định nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố chủ quan không phải là yếu tố thụ động. Các công trình nà cũng khẳng định tính không thụ động ở nhân tố chủ quan thể hiện chính ở tính tích cực, chủ động, sáng tạo
  • 30. 24 của nó. Phát huy vai trò nhân tố chủ quan nhìn chung chính là phát hu được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố chủ quan. Còn việc phát huy nhân tố chủ quan như thế nào, tính tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan biểu hiện cụ thể như thế nào lại là những nét riêng biệt của từng nghiên cứu. Hai là, các công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ bản về ANQG và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, các nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong đảm bảo ANQG, song những nghiên cứu chưa được trình bày một cách hệ thống, toàn diện về lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện vai trò của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG hiện nay. Ba là, một số công trình đã đề xuất các giải pháp phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Các tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ ANQG; các yêu cầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh nghiệm, biện pháp phát huy năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác bảo vệ NQG. Đâ là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, giúp chúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này. 1.4.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở các góc độ khác nhau về phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG Tác giả luận án thấy rằng đâ là những tài liệu ban đầu rất quý giá để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài luận án. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đến nhưng chưa thành hệ thống, không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án đã đặt ra, cụ thể như sau: Một là, làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan.
  • 31. 25 Nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể hu động và trực tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm dể nhận thức hoặc biến đổi khách thể cụ thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan chính là „tính tích cực sáng tạo” của chủ thể hoạt động. Hai là, luận giải bổ sung, làm rõ nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG và thực chất của phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Công an là một lực lượng xã hội đặc thù. Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm ANQG - là hoạt động được thực hiện bởi một lực lượng đặc biệt – lực lượng Công an nhân dân; nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG là toàn bộ tri thức, ý chí và năng lực thực tiễn của lực lượng C ND được huy động vào hoạt động của họ nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANGQ trong những điều kiện khách quan nhất định. Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, thực chất là quá trình không ngừng hoàn thiện nhân cách người Công an Cách mạng, tạo điều kiện, động lực cần thiết thúc đẩy họ hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an là quá trình hoạt động có mục đích, có định hướng với nhiều nội dung đa dạng trên cơ sở thực tiễn. Do đó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để tìm ra những những đặc điểm cơ bản; trên cơ sở đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát huy này. Ba là, phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận án đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm khắc phục được những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
  • 32. 26 Kết luận chƣơng 1 Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã có dịp tiếp cận, tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau bàn về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi được chia thành các nhóm như sau: những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan; những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan: những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về ANGQ và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG: những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Các công trình nà đều bàn về những vấn đề liên quan đến đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên, cách tiếp cận, hướng nghiên cứu và nội dung trọng tâm nghiên cứu không trùng với đề tài của chúng tôi. Tìm hiểu các công trình trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng quan trọng. Chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu về phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG. Về mặt lý luận, phải xác định rõ chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo NQG để từ đó xác định nhân tố chủ quan của nó trong đảm bảo ANQG. Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an, làm rõ những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế, những yêu cầu phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an, để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý, phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG.
  • 33. 27 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 2.1. Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những thời cơ, chúng ta đang phải đương đầu với không ít những thách thức, khó khăn tác động trực tiếp đến công tác đảm bảo ANQG. Các thế lực thù địch thực hiện nhiều âm mưu chống phá, tác động hòng chuyển hóa, nhằm lật đổ chính quyền, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tình hình đó đặt ra những thách thức mới, phức tạp cho công tác đảm bảo NQG, đồng thời đòi hỏi sự nỗ lực, phát hu cao độ vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng Công an nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG. Nghiên cứu vấn đề nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay giúp chúng tôi xác định rõ những yếu tố tác động đến công tác đảm bảo ANQG, từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo NQG, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân 2.1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan Mọi quá trình xã hội đều diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan”. Đó là hình thức phổ biến của sự vận động và phát triển của xã hội. Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố
  • 34. 28 chủ quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trong quá trình đó chủ thể hoạt động là những con người có ý thức. Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “khách quan”, “chủ quan”, “điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan”… và được hình thành phát triển trong quá trình nghiên cứu, hoạt động của con người. Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đã nghiên cứu vấn đề nà dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học. Tuy nhiên, họ chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học. Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn đề chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan… trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn. Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhìn khoa học về các khái niệm này và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng thì phải đứng trên lập trường duy vật triệt để, khoa học. Quan điểm Mác-Lênin về khách thể và chủ thể được thể hiện và phát triển trong một số tác phẩm như “Chủ nghĩa du vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “ Bút ký triết học” của V.I Lênin. Theo V.I. Lênin, con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội): “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” [66, tr. 228]. Trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới, con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể, đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, “là khu nh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thành (tự thực hiện) mình” [66, tr.228-229]. Do đó, con người với tư cách là chủ thể có thể là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc... thực hiện việc nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định.
  • 35. 29 Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách chủ thể tác động vào hiện thực khách quan như là đối tượng bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và cải tạo là khách thể. Như vậy, khách thể là tất cả những gì mà chủ thể hướng vào nhận thức và cải tạo. Khách thể được xác định tuỳ thuộc bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể xác định. V.I. Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa du vật thì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều ha ít” [64, tr.93]. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách thể với tư cách là bộ phận của nó cũng rất đa dạng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên, cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vực đời sống xã hội, như những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị– xã hội, những quan hệ tư tưởng, những tổ chức xã hội hay những con người cụ thể. Ở đâ , cần lưu ý rằng, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng. Đối tượng có thể là khách thể, nhưng cũng có thể chỉ là một phần của khách thể, mà chủ thể trực tiếp tác động đến. Khách thể và chủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể xác định một khách thể cụ thể nếu chưa xác định rõ một chủ thể tương ứng và ngược lại. Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền với nhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể luôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình. Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thể lại qu định chủ thể. Khi chủ thể nhận thức đúng qu luật vận động của khách thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vào khách thể. Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo, được “nhận thức”, còn tư tưởng của chủ thể cũng được “khách thể hoá”. Khi xem xét hoạt động của con người, người ta không chỉ nghiên cứu các khái niệm chủ thể, khách thể, mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ
  • 36. 30 quan”, “điều kiện khách quan”. Những khái niệm nà được dùng để chỉ những mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó con người hoạt động. Khi nói đến cái “chủ quan”, có quan điểm đồng nhất nó với khái niệm chủ thể. Có nghĩa là đồng nhất chủ quan với con người, trong đó có cả yếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần của con người. Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan” chính là ếu tố tinh thần của con người, bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng, năng lực tổ chức. Ngoài ra, còn có quan điểm coi chủ quan chính là hoạt động có ý thức của con người. Nhìn chung các quan điểm trên đều cho rằng, khái niệm chủ quan đều nói lên thuộc tính chung của chủ thể; qua đó, có thể hiểu: Cái “chủ quan” là tất cả những gì thuộc về ý thức của chủ thể. Cái “khách quan” là những tính chất yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể tồn tại ngoài chủ thể. Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm cái khách quan và khái niệm hiện thực khách quan, hay thế giới vật chất nói chung. Vì khách quan là thuộc tính của vật chất, nhưng không phải cái khách quan nào cũng có thể quy về vật chất. Bởi lẽ, cái khách quan được xem xét trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. Vì vậy, nó có thể bao hàm cả những yếu tố thuộc về ý thức, khi nó nằm ngoài chủ thể và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể. Trong hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nó theo mục đính của mình, không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cả những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ hu động một phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác với khách thể. Cái đó gọi là nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan được hiểu là những yếu tố, những phẩm chất của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùng bản thân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo khách thể. Vì vậy, sẽ là sai lầm khi đồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức, hay hoạt động tự giác của con người. Những quan niệm nà đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giác trong
  • 37. 31 hoạt động của con người, nhấn mạnh vai trò của ý thức trong phản ánh điều kiện khách quan. Nhưng chính sự nhấn mạnh này rất dễ dẫn đến tình trạng “chủ quan hoá” hoạt động của con người. Bởi lẽ, hoạt động của con người không chỉ thuần tuý thuộc về nhân tố chủ quan, mà còn bị chi phối, qu định của điều kiện khách quan. Về vấn đề nà , .K.ULeđôp đã phê phán: “Nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói chung (cũng hệt như là hoạt động), mà là cái ý thức đã trở thành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động. Nói cách khác là ý thức đã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể” [1, tr. 69]. Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không đồng nhất. Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể, nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc biến đối khách thể cụ thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính là “tính tích cực sáng tạo” của chủ thể hoạt động. .K.Uleđốp đã có lý khi cho rằng: “Vấn đề nhân tố chủ quan trong lịch sử dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về mặt nào và ở bình diện nào đi nữa cũng chỉ có thể được vạch ra thông qua sự phân tích đặc trưng về chất của những chủ thể của lịch sử: Các tập đoàn xã hội, các giai cấp và những tổ chức của chúng, các quốc gia, các dân tộc. Nhưng không phải chính bản thân các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước... mà là những thuộc tính, những phẩm chất, những trạng thái của chúng biểu hiện trong hoạt động đóng vai nhân tố chủ quan” [1, tr. 67]. Về mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được biểu hiện ra trong hoạt
  • 38. 32 động của chủ thể. Những phẩm chất này bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nhân tố chủ quan chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ thể hu động, sử dụng trực tiếp trong quá trình tác động lên khách thể cụ thể- nó là một phần ý thức của chủ thể. Trong quá trình hoạt động của chủ thể thì những yếu tố như năng lực, thể chất hay trạng thái của chủ thể đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình này. Nói đến nhân tố chủ quan là nói đến hoạt động có ý thức của chủ thể, là nói đến quá trình chủ thể sử dụng các sức mạnh vật chất, công cụ vật chất của con người và hoàn cảnh để nhận thức hoặc cải tạo hiện thực. Trong cấu trúc của nhân tố chủ quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trò rất quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản nhất, vì nó là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể. Tri thức là yếu tố căn bản của ý thức con người, là yếu tố đặc trưng của ý thức con người. Theo C.Mác: Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Cho nên một cái gì đó nẩ sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó. Ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là ảo tưởng, lòng tin mù quáng. Vai trò của tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của chủ thể. Tình cảm, ý chí là sự định hướng thôi thúc bên trong để chuyển hoá hiểu biết thành quyết tâm hành động. Khái niệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái niệm điều kiện khách quan. Bất cứ một chủ thể lịch sử xã hội nào trong hoạt động và tồn tại đều gắn liền với một hoàn cảnh cụ thể - đó là điều kiện khách quan. Các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm điều kiện khách quan nhưng chủ yếu đều thống nhất ở một điểm là “Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể”. Vì vậy, có thể nói điều kiện khách quan là tổng thể những mặt, những nhân tố, những mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp
  • 39. 33 thành một hoàn cảnh hiện thực, trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định. Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể, bao gồm những yếu tố vật chất, tinh thần, những quy luật khách quan… Nó sẽ là những điều kiện cụ thể tạo nên môi trường hoàn thành, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể. Việc nắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm chủ yếu phân biệt điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là ở chỗ, điều kiện khách quan hình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của chủ thể. Còn nhân tố chủ quan hình thành và phát triển không những phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể hành động mà còn phụ thuộc vào khách thể, vào điều kiện khách quan. Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong mối quan hệ này thuộc vào những điều kiện khách quan còn trong những điều kiện và mối quan hệ khác lại thuộc vào nhân tố chủ quan. Việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác định chủ thể hành động. Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chỉ là tương đối, tuỳ thuộc vào chỗ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể... Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là mối quan hệ biện chứng. Sự tác động lẫn nhau giữa chúng tạo nên động lực thường xu ên thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Điều kiện khách quan đóng vai trò qu ết định đối với nhân tố chủ quan, không có điều kiện khách quan cần thiết thì mọi cố gắng chủ quan cũng không thể đem lại những thành công; hoạt động của con người không thể bất chấp những điều kiện khách quan. Mặt khác, không được xem nhẹ vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan đối với tiến trình phát triển xã hội. Trong những điều kiện khách quan chín muồi thì vai trò của nhân tố chủ quan có tính chất quyết định
  • 40. 34 đối với việc biến những khả năng đang có thành hiện thực. Bởi những khả năng khách quan không thể thực hiện được nếu không thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do đó, trong những hoàn cảnh nhất định, ý thức của con người có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. 2.1.1.2. Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam ghi rõ: “Công an nhân dân là lực lượng vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nhiệm vụ: quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòng ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh, trật tự nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hòa bình của nhân dân” [8, tr.131]. Điều 47 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào toàn dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị và các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm” [91, tr. 24]. Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ Bộ Công an là cơ quan của chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Đảng ủ Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, CAND là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một ngành trực thuộc chính phủ. Bộ Công an có “Cơ quan Bộ Công an” và “Công an địa phương”. Ngành Công an khác các ngành cùng trực thuộc
  • 41. 35 Chính phủ ở đặc điểm; Công an nhân dân là lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ C ND là những người hiện đang làm việc trong lực lượng C ND, được biên chế trong cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an, chịu sự quản lý tập trung, thống nhất theo luật C ND và điều lệnh CAND. Vị trí của của lực lượng C ND được thể hiện trên hai khía cạnh, một là: Bộ Công an là cơ quan thuộc chính phủ, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ huy lực lượng CAND làm nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hai là: Lực lượng CAND là một trong những lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước với vai trò là lực lượng nòng cốt, trực tiếp, xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG. Quán triệt chức năng của nhà nước chuyên chính vô sản vào công tác Công an cho chúng ta thấy: CAND là một trong những lực lượng vũ trang, dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác; thực hiện chức năng bạo lực, trấn áp của nhà nước chuyên chính vô sản và phục vụ cho quá trình bảo vệ chế độ chính trị và bảo vệ Nhà nước XHCN góp phần đắc lực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mặt khác trên các lĩnh vực hoạt động của mình, CAND phục vụ hoặc trực tiếp xây dựng trật tự xã hội, đảm bảo ANQG, xây dựng cuộc sống yên vui lành mạnh và hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy, lực lượng CAND có 3 chức năng như sau: Thứ nhất là chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự. Đâ là bộ phận không thể tách rời của quản lý Nhà nước nói chung, là công việc của bộ má các cơ quan nhà nước được chức năng hóa để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, xây dựng và đảm bảo ANQG, giữ gìn trật tự ATXH. Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý Nhà nước về ANTT. Thứ hai là chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về ANQG, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
  • 42. 36 Tham mưu về lĩnh vực ANTT của ngành Công an là vấn đề mang tính chiến đấu cao, nhằm phục vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo chỉ huy, tác chiến hiện tại và lâu dài. Trong lực lượng Công an, tất cả các cấp, các bộ phận, các lực lượng đều phải đặt trong sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an. Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực công tác nào, các cấp, các bộ phận và mỗi cán bộ chiến sĩ Công an đều phải làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo của mình, đồng thời phải tham mưu cho lãnh đạo cấp trên, lãnh đạo các cấp ủ Đảng, chính quyền trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Thứ ba là chức năng trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về ANQG, TTATXH; tổ chức xây dựng lực lượng CAND- lực lượng vũ trang nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ NQG… Với hệ thống tổ chức chặt chẽ, chính quy từ Trung ương đến các đơn vị công an ở cơ sở, lực lượng công an được sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ riêng; được trang bị phương tiện và vũ khí hiện đại, được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, đã tiến hành cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật một cách có hiệu quả, từ đó giữ vững ổn định chính trị của đất nước, đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Tóm lại, lực lượng công an là một lực lượng xã hội đặc thù trong xã hội Việt Nam, tính đặc thù thể hiện ở: Thứ nhất, đặc thù do vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác. Thứ hai, đặc thù do lĩnh vực công tác. Lĩnh vực công tác công an trải ra trên phạm vi rộng lớn, bao trùm toàn xã hội, mọi mặt của đời sống xã hội; từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội…Lực lượng công an đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; ANQG, TTATXH; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc; và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn “bảo vệ” tốt thì phải “ đấu tranh phòng, chống tội phạm” tốt và “ đấu tranh phòng, chống chống tội phạm” tốt sẽ là tiền đề khách quan, là điều kiện để thực hiện “ bảo vệ” tốt. Thứ ba, đặc