SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THU HƯƠNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

TRẦN THU HƯƠNG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Anh Tuấn
HÀ NỘI - 2013
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Mặt trận Tổ quốc
Kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm quốc nội
CNH – HĐH
NN- PTNT
MTTQ
KT-XH
GDP
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ
HÀ NỘI 12
1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn Thủ đô 12
1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ
đô Hà Nội thời gian qua 29
CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THỜI GIAN TỚI 51
2.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian tới 51
2.2. Một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời
gian tới 59
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 82
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là nước nông nghiệp, có hơn 70% dân số chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp nên xây dựng nông thôn vững mạnh có vai trò quan trọng
trong sự phát triển CNH-HĐH đất nước. Trong mọi thời kỳ nông thôn Việt
Nam là lực lượng chính là hậu phương của cách mạng. Ở mọi giai đoạn giai
đoạn cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, tầm quan trọng to lớn có ý
nghĩa chiến lược của nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân luôn
là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng với sự đổi mới
chung của đất nước, nông nghiệp nông thôn nước ta đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng
hóa, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công
nghiệp, dịch vụ, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Bộ mặt nhiều
vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết
các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp còn phát triển kém bền
vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa
phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao
khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm,
phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng
nhiều mặt hàng còn thấp. Các hình thức tổ chức xuất chậm đổi mới, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn
phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi
4
trường ngày càng ô nhiễm, đời sống người dân nông thôn còn thấp, chênh
lệch giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn lớn.
Do đó xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tăng
trưởng kinh tế góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
người dân nông thôn. Đây còn là mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng xuyên
suốt trong quá trình phát triển nước ta.
Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, trên 57% diện tích
Thủ đô thuộc về khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm trên 62%
lực lượng lao động của thành phố. Do đó muốn phát triển kinh tế Thủ đô nhất
thiết phải phát triển kinh tế nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp, nông
thôn nâng cao đời sống người dân chúng ta phải thực hiện nhiều dự án trong
đó có việc xây dựng nông thôn mới trên 11 xã, huyện của địa bàn. Sau khi
triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đã thu được một số kết quả
đáng kể tuy nhiên vẫn còn không ít những tồn tại và khó khăn cần được giải
quyết: công tác tuyên truyền chưa sát với thực tiễn, vai trò làm chủ của người
dân chưa phát huy được hết,… do đó xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
trọng tâm trong quá trình phát triển Thủ đô để nơi đây xứng đáng là trung tâm
kinh tế xã hội của cả nước về mọi mặt và là tấm gương để các vùng còn lại
học tập làm theo.
Do đó tác giả lựa chọnđềtài “Xâydựng nôngthôn mớitrên địa bàn thủ
đô Hà Nội hiện nay” làm luận văn thạc sỹ - chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xung quanh việc nghiên cứu giải quyết vấn đề xây dựng nông thôn mới
đã có một số công trình, sách báo và nhiều cuộc hội thảo khoa học trong và
ngoài nước nghiên cứu vấn đề này. Trên thế giới phải kể đến:
Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
5
nước và Việt Nam” của tác giả Benedrict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn
Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hành năm 2000.
Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông
dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và kết quả bước đầu
trong nghiên cứu làng truyền thống Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của
công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của
chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: nông dân với khoa học,
hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ 3, những mô hình tiến hóa nông thôn
ở các nước nông nghiệp trồng lúa,....Đặc biệt chú ý là những kết quả nghiên
cứu của công trình về làng truyền thống Việt Nam, quan hệ làng xóm – Nhà
nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
Tác phẩm “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển”
của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 2004.
Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách
nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết
và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính
sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại
nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Điều đặc biệt cần
lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát
triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại
nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và
thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề
nông dân.
Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp 2007 và triển vọng năm
2008 (Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và
Chiến lược PTNNNT (IPSARD) thực hiện): đã đưa ra bức tranh tổng quan về
6
tình hình nông nghiệp, nông thôn qua các dữ liệu lịch sử (2001 - 2007), đồng
thời phân tích triển vọng cho năm 2008. Báo cáo cũng đề cập đến các vấn đề
nổi bật của nông nghiệp Việt Nam trong năm qua như: Nông nghiệp Việt
Nam sau 1 năm hội nhập WTO, thay đổi trong tổ chức quản lý nhà nước, diễn
biến giá cả và sản xuất nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp
nông thôn, tình hình thiên tai, dịch bệnh và vấn đề đang được thế giới quan
tâm như nhiên liệu sinh học.
Ở trong nước cũng có hàng loạt các công trình nghiên cứu, giới thiệu
kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài. Theo hướng
này, một số nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như: TS Nguyễn
Kim Bảo, GS-TS Nguyễn Thế Nhã, GS Phan Đại Doãn, PGS-TS Nguyễn
Sinh Cúc,....Điểm chung nhất của các nghiên cứu này và sau khi phân tích
thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ
đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài các tác giả
đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải
quyết những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam.
Tác phẩm “Gia nhập WTO, Trung Quốc làm gì? được gì?” do TS
Nguyễn Kim Bảo chủ biên, xuất bản năm 2004. Những phân tích, đánh giá
của công trình này về những việc đã làm của Trung Quốc, những kết quả
bước đầu cũng như những vấn đề đặt ra cần được giải quyết về phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đã cung
cấp những thông tin có giá trị tham khảo cho Việt Nam. Đặc biệt trong công
trình này tác giả cảnh báo những thách thức, khó khăn trong phát triển kinh tế
đặc biệt là phát triển nông nghiệp nông thôn trước và sau khi Trung Quốc gia
nhập WTO.
Tác phẩm “ Vaitrò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở Thái
Lan” của tác giả GS –TS Nguyễn Thế Nhã và TS Hoàng Văn Hoan do NXB
7
Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu
phân tíchquá trình hoạchđịnh và chỉ đạo thực hiện chính sáchnông nghiệp của
Thái Lan từng thời kỳ. Trong đó một số nội dung được các tác giả đề cập có giá
trị tham khảo rất tốt cho Việt Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã
nông nghiệp, chính sáchxuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là
những chính sách liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông
dân ở nước ta có khối lượng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng.
Công trình “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của
PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc Nxb Thống kê năm 2003. Đây là công trình
nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính
thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm,
công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã
luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở
về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta
như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng
cạnh tranh, xuất khẩu nông sản đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có
tính thuyết phục.
Công trình nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Văn Bích và TS Chu Tiến
Quang do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề “Chính sách
kinh tế và vai trò của nóđối với pháttriển nôngnghiệp,nôngthônViệtNam” đã
luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái niệm về
chínhsách, các nộidungcủa chínhsáchkinh tế và quá trình thay đổi chính sách
nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng.
Công trình nghiên cứu “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị
8
quyết X của Bộ chính trị” do TGS-TSKH Lê Đình Thắng chủ biên – Nxb
Chính trị quốc gia ấn hành năm 1998 đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng
liên quan đến chủ đề nghiên cứu như phân tích quá trình phát triển nông
nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của hệ thống chính sách, đi sâu phân
tích một số chính sách cụ thể như chính sách đất đai, chính sách phân phối
trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta.
Công trình nghiên cứu “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó
đến pháttriển nông nghiệp Việt Nam” TS Nguyễn Từ phụ trách. Trong công
trình này các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về
thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông
nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến
nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung
phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước
đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp
của Việt nam để hội nhập thành công.
Diễn đàn của Giáo sư Võ Tòng Xuân về vấn đề “Đề xuất một mô hình
nông nghiệp mới cho Việt Nam” - Diễn đàn tập trung giới thiệu một mô hình
nông nghiệp mới với sự gắn kết của nhiều thành phần tham gia: nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp. Xuyên suốt câu chuyện với tên gọi
“mô hình nông nghiệp mới” đó là một chuỗi kết cấu chặt chẽ với những số
liệu biết nói và những ví dụ thực tiễn sinh động; song song đó là vai trò nòng
cốt và đạo đức nghề của từng cá nhân, thành phần.
GS.TS Nguyễn Đình Phan: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002. Đây là Đề tài cấp
Nhà nước giai đoạn 1996-2000 thuộc Chương trình KHCN(KHXH02):
9
Trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn, bao gồm: bản chất, nội dung, các yếu tố tác động đến công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời nêu lên ý
nghĩa và xu hướng phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn ở
vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài cũng không quên trình bày về đặc điểm
điều kiện tự nhiên và những yêu cầu đặt ra đối với công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông thôn ở đồng bằng Sông Hồng.
Đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mà nhất là tập trung đi sâu tới sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp,
nông thôn, quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đề tài đã đưa ra những đánh giá,
nhận xét toàn cảnh về thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Nêu lên các quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công
nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng. Cụ thể như: chỉ ra
những cơ hội và thách thức, nêu lên những quan điểm về việc thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, đề ra những mục tiêu,
bước đi và phương hướng thực hiện. Đặc biệt là kiến nghị với Đảng và Nhà
nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp
nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng.
“Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra” -
Nhà xuất bản Tri thức, tháng 12/2008. Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển
IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía cạnh khác
nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng,
10
vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi ra khỏi vướng mắc.
Công trình “phát triển nông thôn” do GS Phạm Xuân Nam (chủ biên)
NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1997. Đây là một công trình chuyên sâu
nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong công trình này tác giả đã phân tích
khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở nước ta
như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và
quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói
giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt
ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu
hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá
trình vận động của nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp góp phần xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ
Thứ nhất: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ
đô Hà Nội thời gian qua.
Thứ ba: Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng
Đốitượngnghiên cứucủađềtài là xây dựngnôngthôntrênđịa bàn thủ đô.
* Phạm vi
11
Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội
dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị.
Số liệu khảo sáttừnăm 2008 đếnnăm 2011, đặc biệtkể từ khi có “Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước
và giải pháp của Đảng bộ thành phố về vấn đề xây dựng nông thôn mới những
năm qua.
* Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra thu thập tài liệu kết hợp với ý kiến chuyên
gia, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống trong việc
nghiên cứu luận văn.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá toàn diện thực trạng vấn đề xây dựng nông thôn mới và giải
quyết vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội tạo điều kiện phát triển đất nước
giàu mạnh, bền vững.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Thủ đô
1.1.1. Quanniệm và nội dung xâydựng nông thôn mới trên địa bàn
thủ đô Hà Nội
Việt Nam là quốc gia với ¾ diện tích là nông nghiệp, dân số có đến
70% sống ở nông thôn chính vì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng nông thôn
phát triển ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn xã hội. Sau hai
bảy năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng với sự đóng
góp công sức của nông dân, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều
thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế. Với nghị quyết của Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với
quyết tâm chính trị cao của cán bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính
quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình thực sự trở
thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện sự
nghiệp xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền từ trung ương đến cơ
sở đã sớm triển khai Nghị quyết của đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân. Hầu hết
cấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó nhiều xã tổ
chức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn bản. Nhìn chung, cán bộ cơ sở
và nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào một nông thôn mới phát triển mang
lại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông
13
thôn thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Cán bộ, ngành chức năng liên quan đã
nhanh chóng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyết
vào cuộc sống.
Vì vậy, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một
yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay,
chính vì vậy nó có hệ thống lý luận soi đường. Xây dựng nông thôn mới còn
là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ở
nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng XHCN, từng bước xóa bỏ
sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động
trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức
sẽ trở thành những người lao động của xã hội. Nông thôn mới còn thực hiện
chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp
phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người và thiên nhiên
thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn
làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên
nhiên. Vì vậy xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông hóa, phố hóa các
làng quê truyền thống.
Nông thôn thủ đô là khu vực rộng lớn, một trong những vấn đề cần quan
tâm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của
người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa.,....Đây là nhóm dân số đông
nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp
công nhân trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
14
nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất
các thành quả của cách mạng. Nhìn chung trình độ học vấn của nông dân còn
thấp, nặng nề về kinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về
khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và nông nghiệp nông thôn.
Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sở
khoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từng
nhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng,
nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu
quả trong từng bước đi.
Trước tình hình này Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết,
Nghị định, Chỉ thị có tính đột phá, tạo bước phát triển mới cho nông nghiệp
và nông thôn. Điển hình là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa
IV (tháng 1-1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (tháng 5-1988).
Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số
03/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2010 về xây dựng nông thôn mới
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 định hướng 2030.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu
chí là: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông;
tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật
chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở
dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về
hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã
hội. Qua đó ta thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các
lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh
thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
15
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của
Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an
ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quán triệt Nghị quyết đại hội đảng X, Hội nghị Trung ương lần thứ 7
(khóa X) đề ra Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 đã nêu
một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị
quyết khẳng định nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò to lớn, có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp CNH-HDH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá
trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực.
Do đó Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội là mục tiêu
mang tính toàn diện, là hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp, là việc
giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong một bối cảnh
xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa đặcthù. Quá trình xây dựng nông thôn mới
phảixây dựng nông thôn: có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội – nông thôn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
16
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Với thủ đô mục tiêu chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới là
con người, xã hội; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân ở nông
thôn Thủ đô, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết vấn đề về
khoảng cách giữa nông thôn và đô thị để đưa nông nghiệp, nông dân, nông
thôn cùng với Hà Nội và cả nước phát triển.
Về phạm vi: chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là chương
trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng.
Nội dung chính của quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ
đô là: phát triển hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất
và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn; đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa
phong phú, lành mạnh ở nông thôn; bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng
môi trường nông thôn.
Một là, phát triển hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn (yêu cầu: đạt các
tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Phải hoàn thiện đường giao thông từ trụ sở Ủy ban nhân dân đã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã;
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã;
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn xã;
17
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về y tế, về giáo
dục trên địa bàn xã;
Hoàn chỉnh trụ sở và các công trình phụ trợ; cải tạo xây mới hệ thống
thủy lợi trên địa bàn xã.
Thủ đô trên đường phát triển kinh tế xã hội, CNH – HĐH thì không thể
không đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn: điện, đường, trường, trạm,… Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác
động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn,
tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp. Những
xã, huyện có sơ sở hạ tầng đảm bảo đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là
nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường.
Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm rủi ro, thúc đẩy lưu
thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên
quan trực tiếp đến nông nghiệp – khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; tăng
khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích
kinh tế hộ gia đình gia tăng sản xuất, đời sống người dân được nâng lên, thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tạo
điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn, tạo môi trường sống tốt hơn,
nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị, bớt gánh
nặng cho thành thị,…
Về giao thông nông thôn: Trong thời gian qua, kiên cố hóa đường giao
thông nông thôn được triển khai khá tốt ở các địa phương, hoàn thành tiêu chí
đường giao thông. Đã xây dựng được gần 600 km đường các loại. Trong điều
kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù
hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng
đồng như: đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất…
18
Về thủy lợi: Thời gian qua các địa phương đã cải tạo và nâng cấp hệ
thống thủy lợi, nhiều xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh hoàn thành tiêu chí thủy lợi.
Điện: 100% các xã đều đã đạt tiêu chí này
Trường học: Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, các địa phương đã tập
trung đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa.
Chợnông thôn: Căn cứ vào Bộ Tiêu chí Quốc gia (đã được sửa đổi), các
huyện, TP, TX đã hướng dẫn các xã lập quy hoạch chợ đạt chuẩn theo quy
định, với những xã không nhất thiết phải có chợ thì tiến hành quy hoạch
những điểm kinh doanh, thương mại.
Nhà ở dân cư: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các
huyện, xã đã quan tâm hỗ trợ và vận động cộng đồng ủng hộ tiền của, ngày
công giúp các hộ nghèo xây dựng nhà, xóa bỏ dần nhà tạm, nhà dột nát.
Muốn phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn phải hoàn thiện
đường giao thông từ trụ sở Ủy ban nhân dân và hệ thống giao thông trên địa
bàn. Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất. Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao, phục vụ chuẩn hóa về y tế, giáo dục. Hoàn chỉnh trụ sở
xã và các công trình phụ trợ. Tiến hành cải tạo và xây mới hệ thống thủy lợi
trên địa bàn xã.
Tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn là nhân tố
đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp
nông thôn nói riêng.
Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu
quả trong nông thôn (yêu cầu: đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đây là nhóm tiêu chí có tính chất rất quan trọng, là nền tảng để thực
19
hiện các nhóm tiêu chí khác. Các sở, ngành cụ thể hóa thành các dự án để
triển khai thực hiện. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải: phát triển
kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nông thôn).
Quá trình xây dựng nông thôn mới đã xác định, người dân chính là chủ
thể, nguồn lực quan trọng góp tiền của, công sức để hoàn thành các tiêu chí về
xây dựng nông thôn mới. Các xã cần tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao,
giái quyết việc làm cho lao dộng nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống người dân làm nền tảng vận động đóng góp xây dựng nông
thôn mới. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giai đoạn 2010 - 2020
tầm nhìn 2030 các xã cần trú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình
thành các khu sản xuất chuyên canh, quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm
nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Liên kết để
cùng phát triển là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy một số xã sẽ
tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể thông qua việc củng cố và nâng
cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là điều kiện để
nông dân tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm cùng hướng tới mục tiêu hạ giá
thành sản phẩm với mức thấp nhất. Thông qua việc đào tạo nghề giúp người
dân có việc làm thoát nghèo bền vững. Xuất phát từ thực tế đó trong thời gian
tới, ưu tiên mở các lớp dạy nghề phù hợp với trình độ học viên, phong tục tập
quán vùng miền gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ
với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để có hướng đào tạo đáp ứng yêu
cầu từ phía doanh nghiệp. Để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân
qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần tập
trung đề ra các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Để
20
có được điều này mỗi cán bộ phải bám sát địa bàn, tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng người dân để định hướng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Ngoài ra các
cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với các sở ban nghành hữu quan tiếp tục thực
hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đây là giải
pháp đa dạng hóa và tăng cường nguồn lực đầu tư để hỗ trợ vốn cho nông dân
mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hạ giá thành
sản phẩm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng
sản phẩm, từng bước cải thiện thu nhập cho nông dân. Các xã, huyện cần phát
triển kinh tế hộ, hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn,
xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế
ở nông thôn.
Hai là, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; Yêu
cầu: đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020. Theo đề án, hình thành chương trình mục tiêu
quốc gia về đào tạo nghề từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo
cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo và bồi dưỡng cho 10000
cán bộ và công chức xã từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề,
nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn góp phần chuyển dịch
cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn.
Song song với việc đào tạo nghề đề án cũng xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực và phẩm chất
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế,
phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH. Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để triển khai các nhiệm vụ phát triển
21
KT – XH và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn là
nhân tố quan trọng bậc nhất đảm bỏa cho sự phát triển các lực lượng sản xuất
ở nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, tăng trưởng kinh
tế và nâng cao hiệu quả các hoạt động của con người tại các vùng nông thôn.
Các xã phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông lầm
nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội,
giải quyết việc làm cho người lao động nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền
vững. Thực tế cho thấy mạng lưới cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên dạy
nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Chính vì vậy chất lượng
và trình độ tay nghề của nguồn lao động chưa đảm bảo được yêu cầu của thị
trường, thiếu lao động lành nghề, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao.
Mặt khác do xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp nên hầu hết lao động
chưa có tác phong công nghiệp, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.
Trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới có tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động
quy định: đối với xã đạt chuẩn phải có trên 45% lao động trong độ tuổi làm
việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Trong những năm qua, các xã đã
luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
địa phương; chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành thường xuyên
quan tâm chăm lo đến cơ sở giáo dục, tranh thủ các nguồn lực đầu tư để quy
hoạch, xây dựng, mở rộng về quy mô và mô hình các cơ sở đào tạo nghề trên
địa bàn xã, huyện; tiếp tục kêu gọi đầu tư và khuyến khích thực hiện xã hội
hóa dạy nghề, tập trung đào tạo nghề cho nông dân và lao động kỹ thuật.
Do vậy muốn đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở
nông thôn theo hướng toàn diện, đồng bộ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới, các xã cần tiếp tục dựa trên cơ sở định hướng phát triển
kinh tế, lựa chọn ngành mũi nhọn để ưu tiên đào tạo, việc đào tạo nghề phải
gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, phải đảm bảo cân đối giữa đào tạo và sử
22
dụng lao động. Công tác đào tạo và dạy nghề phải bám sát vào tình hình thực
tế của địa phương, cùng với việc dựa trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao
động ở nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề của các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và thị trường lao động trong và
ngoài Thủ đô. Cần có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các
cơ sở đào tạo có uy tín tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn. Người dân được nâng cao học vấn, học hỏi khoa học công nghệ hiện đại
áp dụng vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống
được đảm bảo.
Ba là, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn;
(Yêu cầu: đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.)
Về y tế: chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân
được các xã làm tốt.
Về văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
được thường xuyên đẩy mạnh; đã hình thành được các thiết chế văn hóa ở
nông thôn, nhiều xã có câu lạc bộ.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thủ đô văn hóa giữ vai trò
quan trọng, và là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Cuộc vận động
“Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo sự thống nhất và thuận
lợi trong chỉ đạo phong trào xây dựng nông thôn mới hoạt động hiệu quả. Xã
đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới phải là: xây dựng nếp sống văn minh, môi
trường văn hóa nông thôn; nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa,
làng, xóm tổ văn hóa. Giúp nhau phát triển kinh tế, chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa
phương. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh đã huy động các nguồn lực
trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình
23
mục tiêu quốc gia về văn hóa. Để nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn
hóa đòihỏi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể. Trước
hết, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về
công tác xây dựng đời sống văn hóa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia
về xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí đã đặt ra. Tập trung đẩy mạnh
phát triển kinh tế, cơ cấu lao động nâng cao năng suất và chất lượng cuộc
sống, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tiêu chuẩn, xây dựng
văn hóa, tài liệu hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới, làm cho mỗi hộ gia đình
biết rõ phải làm gì, xóm mình làm công trình nào năm nay, đóng góp bao
nhiêu, bằng hình thức gì….Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho
phong trào thực sự thấm sâu vào mỗi người dân, gia đình, cộng đồng dân cư,
góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Coi trọng việc giới thiệu
các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời biểu dương những tập thể, cá
nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới. Tăng
cường đầu tư các nguồn lực cho phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới
Thủ đô hợp nhất.
Bốn là, bảo vệ phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới 2010 – 2020 mục tiêu 2030 cần tiếp
tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn. Để công tác xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả
cao, công tác tuyên truyền vận động được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới các cấp quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng,
phong phú. Qua đó đã góp phần làm cho nhận thức của cán bộ lãnh đạo các
cấp và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đông đảo cán bộ và nhân dân hiểu rõ
yêu cầu cấp thiết của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông
thôn mới. Từ đó đã tác động tích cực đến ý thức của cán bộ và người dân
24
trong việc chủ động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông
thôn mới”. Môi trường nông thôn đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, các loại
chất thải từ nước thải tới rác thải ngày càng xuất hiện nhiều tại các vùng nông
thôn, trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm lại rất hạn chế.
Việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc, bảo quản nông sản đã trở thành phổ
biến. Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng
được sử dụng trên đồng ruộng. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn
nuôi gây ra vẫn chưa được xử lý triệt để. Nguyên nhân chính là do lượng chất
thải lớn, trong khi dân cư sống tập trung, không gian, diện tích của các hộ gia
đình đều được tận dụng để chăn nuôi nên không khí ít được lưu thông. Mặt
khác, cống, rãnh thoát nước mặc dù đã được xây dựng nhưng còn nhỏ, chưa
có nắp đậy lại phải gồng mình tải một lượng lớn chất thải ra hàng ngày. Bên
cạnh ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, một số vùng nông thôn còn hàng ngày
phải tiếp nhận các loại chất thải do sản xuất công nghiệp của các khu, cụm,
nhà máy công nghiệp xung quanh, một số nơi cơ sở sản xuất công nghiệp nằm
ngay trong khu dân cư, toàn bộ nước thải của doanh nghiệp, trong đó có
không ít nước thải có nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép bị
doanh nghiệp thải trực tiếp ra môi trường. Để hoàn thành mục tiêu chương
trình xây dựng nông thôn mới về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
cũng như cung cấp cho người dân điều kiện sống tốt hơn, trong đó có vấn đề
vệ sinh môi trường đòi hỏi có cơ chế chính sách, sự tham gia hướng dẫn hỗ
trợ của các cấp, các ngành, địa phương và ý thức của của tất cả người dân
như: cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây
xanh ở các công trình công cộng,… Nhiệm vụ quan trọng chính là việc quy
hoạch sử dụng đất đai hợp lý, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn để chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, tình trạng sống
chung với ô nhiễm ngày một giảm. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
25
công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được thực hiện thường xuên và liên
tục, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả được ứng dụng và triển khai rộng rãi;
tỷ lệ cơ giới hóa ngày càng được tăng lên; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi được quan tâm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; góp
phần nâng cao thu nhập của người nông dân. Từ đó làm thay đổi đời sống của
người dân nông thôn, thu nhập từng bước được cải thiện; đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đã gắn kết với xây dựng nông thôn mới, môi trường nông
thôn được quan tâm bảo vệ. Những kết quả đó tạo nền tảng cho phát triển
nông thôn bền vững.
1.1.2. Sự cần thiết xâydựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô
Như chúng ta đã biết, nông thôn mới chính là những điều giản dị, gần
gũi trong cuộc sống; xây dựng nông thôn mới là nhằm đạt được được những
mục tiêu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông
thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận
thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền
nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường
giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ đô Hà Nội khi sát nhập thêm các tỉnh, quận, huyện như tỉnh Hà
Tây, tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh, 4 xã huyện Lương Sơn diện tích vùng
nông thôn tăng lên đáng kể, tuy nhiên với thực trạng nông thôn hiện nay chưa
đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH của thủ đô thời gian tới.
Nông thôn Thủ đô phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.
26
Thời gian qua kết cấu hạ tầng nội thôn Thủ đô (điện, đường, trường, trạm,
chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng
mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp;
giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu
tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật
chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa
được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác,
kinh tế hộ kém phát triển. Chính những điều trên làm cho việc xây dựng nông
thôn mới theo tinh thần Nghị quyết của Đảng gặp nhiều khó khăn. Với mỗi
quận huyện, xã Đảng và các cấp chính quyền cần tìm ra những khó khăn,
thuận lợi đối với mỗi vùng miền trên cơ sở sự đồng thuận của người dân
nhằm tạo điều kiện cho xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Xây dựng
nông thôn mới sẽ giúp nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với
phát triển các đô thị để thủ đô Hà Nội phát triển đồng đều giữa các ngành
kinh tế. Với tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ việc quy
hoạch hợp lý kết hợp với đầu tư cho hạ tầng đúng mức, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của nông dân, tận dụng được lợi thế của các ngành nghề
truyền thống nhằm tạo ra bước chuyển đổi về chất đối với nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện
đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp.
Thời gian qua do thu nhập của người nông dân còn thấp; số lượng doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ít; sự liên kết giữa người sản xuất
và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế
hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông
nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao
27
động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đây là bài
toán đặt ra cho thủ đô trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới. Trước yêu cầu
đó Đảng bộ, các cấp chính quyền thủ đô cần có sự quan tâm chặt chẽ, có cơ
chế chính sách phù hợp để nông thôn Hà Nội đi đúng theo tinh thần Nghị
quyết đã đề ra. Mô hình nông thôn mới mà thủ đô đang xây dựng cho phép
nông nghiệp tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu thủ đô Hà Nội vẫn áp dụng hình
thức tổ chức sản xuất lạc hậu như trước đây thì sẽ không có hiệu quả vì vậy
xây dựng nông thôn mới giúp đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản
xuất, dịch vụ có hiệu quả. Phải phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và
ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực làm
khuyến nông có chất lượng cao, tạo đột phá để hiện đại hoá trong nông
nghiệp thủ đô. Một trong những khác biệt lớn của mô hình nông thôn cũ và
mô hình nông thôn mới mà chúng ta đang xây dựng chính là việc áp dụng
khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Thủ đô Hà Nội sau khi sát nhập
thêm một số quận, huyện ngoại thành thì nông nghiệp vẫn còn khá yếu kém
trong việc áp dụng trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp. Qua việc xây dựng nông thôn mới thủ đô sẽ triển khai
quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng yêu cầu
CNH - HĐH. Sản xuất nông nghiệp của Thủ đô hiện nay còn manh mún, nhỏ
lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ
sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
trên địa bàn nông thôn Hà Nội còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ. Vì vậy thủ đô Hà Nội muốn xây
dựng thành công nông thôn mới thì áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào
28
sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là cần thiết sẽ nâng
cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống người nông dân.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng đòi hỏi người thực
hiện nó cần phải có kiến thức nếu không thì không những không mang lại
hiệu quả mà còn có thể dẫn tới những hậu quả khác.Vì vậy xây dựng nông
thôn mới cũng sẽ phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
Đời sống tinh thần của người dân thủ đô những năm qua còn hạn chế,
nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong
tục, tập quán, trang phục...); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm,
dột nát. Kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa
theo quy hoạch. Để thủ đô Hà Nội thực hiện theo kịp chương trình “Mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” về nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho người dân, Đảng và Nhà nước cần đưa ra những
chính sách hợp lý trên cơ sở những thuận lợi từng nơi nhằm huy động cao các
nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn, phát huy sức mạnh của các đoàn thể
chính trị - xã hội ở nông thôn nhất.
Trên cơ sở đó phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng
bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực
địa bàn nông thôn thủ đô; củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông
nghiệp từ Trung ương đến địa phương, nhất là cấp huyện, xã và các lĩnh vực
khác ở nông thôn. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ, công chức xã. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông
thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trong việc
trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao
đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể
trong nông nghiệp.
29
1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà
Nội thời gian qua
1.2.1 Những đặc điểm tác động tới quá trình xâydựng nông thôn mới
ở thủ đô Hà Nội
* Thuận lợi:
Về vị trí địa lý: Thành phố Hà Nội có vị thế nằm cạnh Sông Hồng là
đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất -
kinh doanh, có thể tiếp nhận, phân bổ và điều tiết hàng hóa xuất, nhập khẩu,
khách du lịch cho vùng Tây bắc, Đông bắc, đến các tỉnh Đồng bằng sông
Hồng, vào miền Trung và Nam bộ. Hà Nội đã và đang khẳng định phát huy
vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, đồng thời là địa
bàn có sức thu hút lớn nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
Địa chất, địa hình, thủy văn: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến
20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự
nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông
Hồng và chi lưu các con sông khác. Tài nguyên đất phong phú, đất đai màu
mỡ, thuận lợi cho phát triển cây nông nghiêp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu,
nâng cao đời sống người dân nông thôn.
Khí hậu thủ đô Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, đất đai màu
mỡ là điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp. Hà Nội
có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm, đây là
nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp.
Lợi thế về nguồn lực con người được khẳng định bởi sự tập trung "đậm
đặc" với 65% trí thức, lao động chất lượng cao, hơn 100 trường đại học, cao
đẳng và khoảng 85% số viện nghiên cứu khoa học cả nước, phần lớn các
30
chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở
Thủ đô, dân số ngày càng tăng cao. Nếu thu hút tốt nguồn lực chất xám của
các nhà khoa học, các bộ, ngành trung ương, các viện nghiên cứu, các trường
đại học trên địa bàn thủ đô thì sẽ có được lợi thế to lớn so với các tỉnh, thành
phố khác trong cả nước trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Thủ đô Hà
Nội còn là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của cả
nước, có bề dày lịch sử và nguồn lực con người, nhất là chất xám cao hơn hẳn
khu vực hay đô thị nào khác.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 dân số Hà
Nội tăng lên nhanh chóng. Dân số lên tới gần 7,1 triệu dân đứng thứ hai trên
cả nước với tốc độ tăng dân số 2% mỗi năm. Theo kết quả cuộc điều tra dân
số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người trong đó:
thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm
58,1%. Đây là nguồn lực dồi dào cho phát triển nông nghiệp nông thôn mới.
* Khó khăn
Sau khi thực hiện quyết định điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008,
khu vực nông thôn Hà Nội có không ít những vùng khó khăn, chậm phát triển,
những xã, những thôn xóm đặc biệt khó khăn về dân trí, giao thông,….như:
Quốc Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ,…. Trong khi đó, kinh
nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành của các cấp còn không
ít hạn chế, bất cập đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn Thủ đô.
Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nên nhiều diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi, việc chuyển đổi mục đích sử dụng tăng cao, số người
nhập cư ngày một gia tăng,... đã và đang gây khó khăn cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung và đặc biệt là vấn đề xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn.
31
Ngoài ra tình trạng yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội đặc biệt là mạng lưới cấp điện, nước, vệ sinh môi trường
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững thủ đô.
Việc phân bố các trường học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu khoa học
chưa hợp lý: trong khi nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung của hơn
60,9% các trường đại học, 65% tổng số GS, PGS, TS, hơn 41 bệnh viện,... thì
đây là khó khăn cho người dân nông thôn tham gia học tập, chữa bệnh,... do ở
quá xa nội thành sẽ gây lên lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức đi lại.
Những khó khăn trên làm cho đời sống người dân ngày càng giảm sút, việc
làm ở các quận huyện ngoại thành thiếu hụt, phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp
gia tăng. Quản lý đô thị, quản lý nông thôn ngoại thành còn một số bất cập.
Nhiều dự án chậm triển khai, chậm tiến độ... Số doanh nghiệp dừng chân ở
nông thôn còn quá ít, việc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu
quả thấp, thiếu ổn định thường gây rủi ro cho người sản xuất,.... Những khó
khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ cũng như chất lượng phát triển kinh tế
- xã hội làm hạn chế sức cạnh tranh của Thủ đô nói chung và quá trình phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất - tinh
thần của nông dân thành phố nói riêng.
Thủ đô Hà Nội đang bị thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để
phục vụ hàng ngàn dự án phát triển đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ.
Việc chuyển đổi này ước tính khiến hàng trăm ngàn hộ gia đình nông dân mất
đi công ăn việc làm, đời sống càng khó khăn, ..... Ngoài ra quá trình đô thị hóa
còngâyảnh hưởngtới sựpháttriển bềnvững củamôitrườngthủ đô, làmcho môi
trường ô nhiễm: khói bụi, nguồn nước sinh hoạt, chất thải khó xử lý. Đây cũng
đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết để nông thôn thủ đô xanh – sạch – đẹp.
32
1.2.2 Thành tựu và hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn thủ đô Hà Nội thời gian qua
* Thành tựu:
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội có một vùng nông
thôn rộng lớn, trong đó có tới hơn 400 xã.
Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các Bộ, ban ngành ở Trung
ương, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và bản thân
người dân nông thôn, trong bốn năm qua mặc dù phải đối phó với nhiều khó
khăn, thách thức nhưng nông nghiệp nông thôn đã vững vàng vượt qua khó
khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của
thủ đô. Đến cuối tháng 8/2011, toàn khu vực đã có 64,4% xã phê duyệt xong
đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 36% số xã đang gấp rút hoàn thành
các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, có 236/401 xã đạt và cơ bản
đạt 10-19 tiêu chí, trong đó, 27 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 91 xã đạt
và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Sau
bốn năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay
thủ đô đã hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới từ thành
phố đến cơ sở. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó
nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, số tiêu chí đạt nông thôn mới đã
dần tăng. Trong đó, 19 xã đã cán đích như Thụy Hương (Chương Mỹ), Mai
Đình (Sóc Sơn), Đại Đồng (Thạch Thất)... Nhiều xã không phải làm điểm
cũng đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí như: Đông Ngạc, Minh Khai, Xuân Đỉnh,
Cổ Nhuế, Thượng Cát (huyện Từ Liêm), Đông Mỹ (huyện Thanh Trì)...
Năm 2011, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ước
đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng
48% lao động xã hội khu vực nông thôn; lao động nông nghiệp qua đào tạo
đạt 42,1%. Năm qua, Thành phố Hà Nội đã giải quyết được việc làm cho
33
135.800 người, tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm và đã tuyển dụng được
25.000 người. Từ năm 2011 đến nay, toàn Thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa được gần 3.830 nhà hư hỏng của hộ nghèo, góp phần làm giảm hộ nghèo
của Thành phố từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 5,1%.
UBND Thành phố Hà Nội đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện,
thị xã 500 tỷ để hỗ trợ các xã thực hiện chính sách khuyến khích phát triển
sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố giai đoạn 2011-
2016. Đến nay, các huyện, thị xã đã giải ngân được hơn 196.438/500.000
triệu đồng (đạt 39,29% kế hoạch). Công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp tiếp tục được các địa phương quan tâm, các vùng sản xuất lúa
chất lượng cao; hoa, cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả; các trang trại chăn
nuôi quymô lớn; các vùng nuôi trồngthủy sản tập trung được quy hoạch, đồng
thời được hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, từ đó sản xuất nông nghiệp đạt hiệu
quả hơn. Chươngtrình cơ giới hóađược nhiều địa phương áp dụng, nhất là khâu
làm đất, gieo cấy, gặt đập liên hợp...; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tiến
bộ kỹ thuật về côngnghệ cao đang được nông dân tích cực ứng dụng hiệu quả,
góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Từ khi có Nghị quyết 15 của Quốc hội đến nay, hàng năm thành phố
đều đầu tư trên dưới 1.000 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông
thôn, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 (năm) vùng sản xuất rau an toàn tập
trung như xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) 150ha, Đặng Xá (Gia Lâm)
63ha, Tiền Yên (Hoài Đức) 31ha, Nam Hồng (Đông Anh) 25ha và thị trấn
Chúc Sơn (Chương Mỹ) 66ha; 27 tuyến kè với chiều dài trên 30km; đưa 10
trạm bơm tưới, tiêu vào hoạt động; nạo vét khơi thông dòng chảy hàng trăm
ki lô mét kênh mương.
34
Tốc độ tăng GDP của thủ đô 2011 so với năm 2008
Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành
Đơn vị tính: %
[Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội 2011.]
Qua số liệu trên ta thấy tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm
2011 tăng 1,8 lần so với năm 2008. Cơ cấu nông nghiệp được chuyển dịch
theo hướng tích cực: năm 2008 trồng trọt 51,61%; chăn nuôi 46,5%; dịch vụ
nông nghiệp 1,9%. Nhưng đến năm 2011, trồng trọt 44,6%; chăn nuôi 52,3%;
dịch vụ nông nghiệp 3,1%. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 199,2
triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn 2 lần so với năm 2008. Việc nuôi trồng thuỷ
sản thời gian qua bị ảnh hưởng khá nhiều của đợt rét đậm, rét hại nên nhiều
tôm cá bị chết, việc thả giống, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, cây
hoa màu thiệt hại nặng. Ngành chăn nuôi có chiều hướng giảm do các đợt
dịch, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao.
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1. Tốc độ tăng trưởng 10,6 6,7 10,9 10,6
- Dịch vụ 10,9 7,4 11,0 10,4
- Công nghiệp - xây dựng 11,9 6,8 11,5 12,3
- Nông, lâm, thuỷ sản 2,0 0,1 6,2 5,6
35
Biều 2: Một số chỉ tiêu về lâm nghiệp
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2011
I Trồng và nuôi rừng
1 Trồng rừng tập trung Ha 658 720 228 223
2 Trồng cây phân tán Ha 751 1229 610 595
3 Chăn sóc rừng Ha 1.457 2.246 674 671
4 Tu bổ rừng Ha 1.132 3.212 1.119 1.103
II Khai thác
1 Gỗ tròn khai thác M3 17.837 9.366 8.645 8.524
2 Củi khai thác Ste 12.491 4.914 4.683 4.650
3 Tre, vầu, luồng
Ngàn
cây 3.478 2.978 2.927 2.875
4 Nứa hàng
Ngàn
cây 228 319 329 335
[Nguồn: Cục Thống kê thành phố.]
Giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,9% so với cùng kỳ năm
trước (đóng góp 4% vào mức tăng chung). Hiện nay, đây đang là ngành chủ
yếu quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội; so với các năm
trước, tốc độ tăng của ngành này thấp hơn do ảnh hưởng của việc tăng giá
nguyên nhiên vật liệu, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất ngân hàng giảm
nhưng vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp, tình hình cắt
điện luân phiên, một số công ty giải thể, kết thúc hợp đồng, tạm ngừng sản
xuất để đầu tư hoặc chuyển địa điểm sản xuất ra tỉnh ngoài...
Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 7,8% so cùng kỳ (đóng góp
3,4% vào mức tăng chung). Ngành thương mại, tuy giá cả tăng, ảnh hưởng
phần nào đến hoạt động kinh doanh, nhưng do hệ thống bán lẻ phát triển
36
nhanh, một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn tăng cao, thị trường được
mở rộng sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng khá. Ngành vận tải kho bãi, bưu điện tiếp tục tăng trưởng và phát triển
do Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc. Ngành tài chính tín
dụng, tuy thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, nhưng vẫn đạt được
tốc độ tăng khá cao (15,3%) do hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn giữ
được nhịp độ phát triển tốt. Tổng nguồn huy động và dư nợ tăng khá cao so
với cùng kỳ năm trước.
Sau bốn năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thủ đô Hà
Nội đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực: Tỷ lệ xã có đường giao thông đến
trụ sở xã được cứng hóa tăng từ 83% lên 100%; đường liên thôn được cứng
hóa từ 84% lên 95%; 100% người dân được sử dụng điện; tỷ lệ dân số nông
thôn được dùng nước vệ sinh đạt 86%, tỷ lệ thôn, xóm,cụm dân cư đạt tiêu
chuẩn làng văn hóa 57,8% [10,tr2].
Đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn 2000-
2011 bình quân đạt 9,51%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt
2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so với năm 2008 (năm 2008 đạt 1.697
USD/người). Dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài song
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn gấp 1,5 lần so với mức bình quân
của cả nước… Với việc đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu;
23,5% vốn đầu tư phát triển của cả nước… kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị
trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng
giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước [10,tr2].
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển.
Giữ vững và ổn đ̃ịnh quy mô giáo dục. Phát triển đa dạng các loại hình trường
lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học. Chất lượng
giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Việc
37
thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ng̣ũ giáo
viên thu được kết quả tốt. Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa
được ưu tiên đầu tư, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh (tính đến
31/7/2009 toàn thành phố có 465 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 20,9%).
Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến
năm 2010 đạt 35% (trong đă lao động qua đào tạo ngh̉ề đạt 25,4%). Thực
hiện có hiệu quả chương trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Giải
quyết việc làm chuyển biến tích cực (trung bình mỗi năm giai đoạn 2006-
2010 giải quyết việc làm cho trên 120 nghìn lao động), tỷ lệ thất nghiệp thành
thị giảm từ 6,06% năm 2006 xuống còn 5,35% năm 2008. Cơ cấu lao động
chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các phong trào đ̉ ền ơn
đáp nghĩa phát triển sâu rộng. Người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn,
người nghèo được quan tâm hỗ trợ. Sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng
người Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng. Cuộc vận động "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn
minh" được đẩy mạnh kết hợp với việc thực hiện phong trào xây dựng Thủ đô
văn minh - xanh - sạch đẹp. So với tiêu chí: Đạt khoảng 70%
Quá trình xây dựng nông thôn mới địa bàn thủ đô đạt được nhiều
thành tựu đáng chú ý. Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có, song trữ
lượng nuớc ngầm có khả năng cung cấp cho khai thác tập trung. Tỷ lệ hộ sử
dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100% hộ có giếng khoan, tỷ lệ hộ sử dụng
nước hợp vệ sinh đạt 95%. Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh,
bể nước) đạt 69,7%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: chiếm 70%.
Hiện nay trên địa bàn các xã chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
chung; nước thải sinh hoạt hiện chủ yếu đổ xuống hệ thống ao, hồ mà chưa
qua xử lý. Nước thải sản xuất: đối với doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên
địa bàn xã thủ đô cơ bản được xử lý trước khi xả ra môi trường. Trên địa bàn
38
hiện có nhiều tổ thu gom rác thải, phân bố đồng đều ở khắp nơi dân cư sống.
Các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn thủ đô
tập trung tại các điểm tập kết rác và được đưa đi xử lý theo quy định.Tỷ lệ
chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 80%. So với tiêu chí: đạt 80%
Ngoài ra khi xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô còn phải quan
tâm chú trọng tới phát triển hạ tầng. So sánh với các nước trên thế giới để thấy
được tốc độ phát triển ở Thủ đô còn yếu: giao thông kém phát triển, môi trường
cây xanh thiếu nên tình trạng ô nhiễm còn cần phải chú trọng, thể hiện ở:
Biểu 3: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng
[Nguồn: Đoàn Nghiên cứu HAIDEP và số liệu năm 2008 các Sở,ngành thành phố Hà Nội.]
1) Diện tích nhà ở theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009
2) Tính đến năm 2008 (Sở Xây dựng)
3) Điều tra Phỏng vấn hộ GĐ HAIDEP năm 2005
4) Tính cho khu vực nội thành cũ
Sau khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới mức thu nhập bình
quân tại Hà Nội đã tăng lên 332%, bình quân mỗi năm tăng 33,2%. Năm 2010
thu nhập bình quân lên đến 35-36 triệu đồng tăng 10-13% so với năm 2009.
Hiện tại thu nhập bình quân của thủ đô cao gấp 64,8% so với mức trung bình
cả nước.
Dịch vụ cơ sở hạ tầng Các tiêu chí Hiện trạng So sánh với các nước khác
Nhà ở Diện tích ở TB/người (m2
) 20,81)
27,2 (Tokyo)
Công viên và không
gian xanh
Diện tích công viên (ng/m2
) (đô thị) 5,72)
26,9 (London)
Nước sạch Phạm vi (% hộ gia đình) 61,63)
100 (Tokyo)
Điện Phạm vi cấp điện (% hộ gia đình) 99,6 100 (Seoul)
Vệ sinh
Tỉ lệ có NVS tự hoại (% hộ GĐ) 79,83)
100 (Singapore)
Xử lý nước thải (% số dân) 1,2 70 (Chiang Mai)
Thu gom rác thải (% ) 95,0 -
Giao thông đô thị
Tỉ lệ đường (%) 4,04)
2,5 (Bangkok)
Tỉ phần GTCC (%)5)
7,03)
74,0 (Tokyo)
39
Biểu 4: Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2011
Hà Nội 15,6 18,4 22,4 28,1 37
Cả nước 10,2 11,7 13,6 17,4 64,8
Thu nhập đầu người tăng lên làm giảm tỷ lệ hộ nghèo thành phố từ 2,4%
(2009) xuống còn 1,9% (2011), từ năm 2011 áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao
hơn 2 lần chuẩn quốc gia) nên chuẩn nghèo theo chuẩn mới là 6.09%.
Biểu 5. Tình hình vấn đề nghèo ở Hà Nội năm 2011
Diện tích đất nông
nghiệp phải thu hồi
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo
ha Hộ %
ToànThành phố 13.097,03 117.825 8,43
Các quận nội thành 1.672,62 10.572
Các huyện ngoạithành 11.424,41 107.253 12,19
% của huyện ngoại thành 87,23 91,03
1 Huyện Ba Vì 685.68 11.024 19,64
2 Huyện Chương Mỹ 985.54 10.602 16,33
3 Huyện Đan Phượng 137.36 4.238 13,16
4 Huyện Đông Anh 311.76 4.610 5,95
5 Huyện Gia Lâm 176.40 2.489 5,00
6 Huyện Hoài Đức 328.52 2.461 5,89
7 Huyện Mê Linh 1,645.36 4.636 11,27
8 Huyện Mỹ Đức 166.63 9.180 22,65
9 Huyện Phú Xuyên 105.54 7.089 13,88
10 Huyện Phúc Thọ 210.77 5.395 14,79
11 Huyện Quốc Oai 2,103.23 6.087 15,69
12 Huyện Sóc Sơn 397.62 10.814 17,69
40
13 Huyện Thạch Thất 2,619.67 5.487 13,39
14 Huyện Thanh Oai 590.65 5.853 13,52
15 Huyện Thanh Trì 170.97 2.366 5,74
16 Huyện Thường Tín 110.78 4.368 8,44
17 Huyện Từ Liêm 612.74 2.534 4,04
18 Huyện Ứng Hoà 65.19 8.020 16,63
[Nguồn: Báo cáo của Báo cáo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội
năm 2008 và Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo Thành phố Hà Nội].
Một số địa phương trên địa bàn thủ đô cũng đạt được những kết quả
đáng ghi nhận khi tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới:
Tại huyện Từ Liêm sau quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Năm 2011 thu
nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người (tăng 17% so với năm
2008), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,1% xuống còn 1,39%, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt từ 43% lên 56%, tỷ lệ lao động tìm được việc làm sau đào tạo đạt
76%. Từ năm 2008-2011 huyện đã tích cực thực hiện các cơ chế, chính sách
để huy động các nguồn lực triển khai chương trình phục vụ nông dân, nông
thôn. Năm 2011 huyện cho tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường, nút giao
thông quan trọng, triển khai nhiều dự án xây dựng trường học, nhà văn hóa,
cải tạo và xây mới các chợ, xây dựng và nâng cấp các trạm y tế,....theo chuẩn
nông thôn mới. Trong đó riêng về lĩnh vực giao thông huyện tập trung vốn
đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông gắn với tiêu thoát nước thải và vệ sinh
môi trường với số vốn ước đạt 667.254 triệu đồng; nâng cấp, cải tạo gần 100
dự án đường liên thôn, xã, đưa tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn
trên địa bàn đạt 98% tăng 8% so với 2008. Đã hoàn thành 4 tuyến đường theo
quy hoạch, trong thời gian tới huyện tiếp tục triển khai thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng và thi công các tuyến đường theo quy hoạch. Tính đến thời
điểm này nhân dân trong huyện đã đóng góp 156.035 triệu đồng, 7419 m2 đất
41
phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới, 8 xã đạt 19/19 tiêu chí nông
thôn mới, 1 xã đạt 18/19 tiêu chí, 4 xã đạt 17/19 tiêu chí, 2 xã đạt 16/19 tiêu
chí. Huyện Từ Liêm phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã hoàn thành đầy
đủ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Tại Chương Mỹ, có 17 xã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa nên giá
trị sản xuất nông nghiệp của huyện từng bước theo hướng tập trung, năng suất,
chất lượng hiệu quả cao. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần. Thu nhập bình quân từ 2009-2011 đạt 13,4 triệu đồng/người/năm
tăng 52,8% so với năm 2008, riêng năm 2011 đạt 17,4 triệu đồng/người tăng
97,7% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,7%.
Thị xã Sơn Tây xây dựng được nền nông nghiệp tương đối toàn diện
theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Giá
trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 66,9 triệu đồng/ha, tăng 17,9 triệu
đồng so với năm 2010. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng cao. Nếu như năm 2008 thu nhập bình quân đầu người đạt 4,8 triệu
đồng/người thì đến năm 2011 đã đạt 15 triệu đồng/người. Số vốn huy động
cho nông nghiệp của doanh nghiệp đạt gần 4,8 tỷ đồng. Đến nay thị xã đã có
1 xã đạt 17/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới , 2 xã đạt 11 tiêu chí, 2 xã đạt
9 tiêu chí, 1 xã đạt 8 tiêu chí. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng
hàng hóa, công tác cơ giớ hóa sản xuất được đẩy mạnh, phấn đấu đến năm
2015 có 44% số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thị xã sẽ tăng cường
các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của
các thành viên, các ban phát triển thôn, tích cực bám sát địa bàn, kịp thời giải
quyết tháo gỡ khó khăn giải đáp thắc mắc ngay tại cơ sở,....
Huyện Thạch thất có bước tăng trưởng khá, nông nghiệp là ngành vẫn
chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 400 tỷ
đồng tăng 28,7% so với năm 2007 là 5,2%/năm. Toàn huyện có hơn 120 mô
42
hình kinh tế nông nghiệp kết hợp thủy sản và trồng cây ăn quả với diện tích
250ha, quy hoạch 500ha vùng sản xuất chuyên canh. Sau hai năm xây dựng
nông thôn mới đến nay có 100% số xã trên địa bàn huyện đã xây dựng xong
đề án quy hoạch, một số xã đã triển khai thực hiện đề án chuyển đổi đất thành
công. Toàn huyện đã đầu tư gần 4000 tỷ đồng xây dựng điện, đường giao
thông, trường học, trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Gần
100% đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt,....
Huyện Ứng Hòa khi xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo các địa phương
đẩy nhanh tiến độ, tập trung chính vào 4 nhóm giải pháp: tuyên truyền vận
động cán bộ đảng viên và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới; lập
quy hoạch; huy động nguồn lực cho các xã điểm; tiến hành dồn điền đổi thửa.
Sau khi tiến hành phát triển sản xuất cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên địa
bàn huyện được bố trí hợp lý, diện tích sản xuất vụ xuân năm 2011 là 11.246
ha, trong đó năng suất bình quân đạt 65,034 tạ/ha. Bước đầu huyện đã hình
thành vùng sản xuất lúa có chất lượng giá trị cao, giá trị thu nhập tăng từ 15-
20% so với sản xuất lúa thường. Cũng trong vụ xuân 2011 tỷ lệ giống lúa chất
lượng cao đạt 37,2% diện tích canh tác, chiếm 40-50% diện tích canh tác.
Hàng năm dành 6-8% ngân sách huyện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
Trong công tác xây dựng nông thôn mới huyện đã phê duyệt 9 đồ án quy
hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã, tổ chức công bố công
khai quy hoạch và cắm mốc quy hoạch ở 100% số xã. Đến nay một số xã đạt
đạt 16/19 tiêu chí, phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí trong những năm tới, 25 xã đạt
và cơ bản đạt 10-15 tiêu chí, có 2 xã Sơn Công và Hồng Quang đạt cơ bản 7-
9 tiêu chí. Có 22/28 xã đăng ký triển khai làm đường giao thông thôn xóm
trong năm nay hiện đã cứng hóa đạt chuẩn nông thôn mới 45km đường trục
xã, 35km đường trục thôn, 49,2km đường ngõ xóm, 9,03 km đường trục chính
43
nội đồng,....Hiện nay huyện đang triển khai xây dựng 17 dự án trường học với
tổng kinh phí 37 tỷ đồng, triển khai xây dựng 3 công trình trạm y tế tại hai xã
Lưu Hoàng và Vạn Thái.
Huyện Hoài Đức có khoảng 80% dân số sống bằng nông nghiệp tuy
nhiên do quá trình đô thị hóa nhanh nên diện đất nông nghiệp giảm do vậy
UBND huyện đã khẩn trương lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, xây dựng và ban hành kế hoạch thực
hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá
trị cao giai đoạn 2011-2015. Nhờ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh
tác nên giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác lên mức
34 triệu đồng/ha/năm tăng 6.6 triệu đồng so với năm 2008 làm đời sống vật
chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Năm 2011 thu nhập bình quân
trên địa bàn đạt 29,5 triệu đồng/người tăng gấp 2 lần so với năm 2009 (là 15
triệu đồng/người). Công tác xóa đói giảm nghèo trong quá trình xây dựng
nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả đáng
khích lệ: năm 2011 tỷ lệ nghèo toàn huyện chỉ còn 3,33% (năm 2009 là
5,68%) trong đó có 10 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. Đến năm 2013 huyện phấn
đấu tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,51%.
Qua bốn năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện
Thanh Trì do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt
125 tỷ đồng, tăng 40,75% so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người
trên địa bàn năm 2011 đạt 21 triệu/người tăng 9,7 triệu đồng so với năm 2008,
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,7% xuống còn 1,7%. [10,tr2]
Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
thời gian qua huyện Mỹ Đức đã tích cực chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (12)

Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, HAY
 
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội theo hướng phát triển bền vững
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà NộiGiải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
 

Similar to Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY

Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 

Similar to Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mớiBài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT! Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THU HƯƠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  TRẦN THU HƯƠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Anh Tuấn HÀ NỘI - 2013
  • 3. KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp và phát triển nông thôn Mặt trận Tổ quốc Kinh tế xã hội Tổng sản phẩm quốc nội CNH – HĐH NN- PTNT MTTQ KT-XH GDP
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 12 1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô 12 1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian qua 29 CHƯƠNG 2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 51 2.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian tới 51 2.2. Một số giải pháp cơ bản góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian tới 59 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 82
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta là nước nông nghiệp, có hơn 70% dân số chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên xây dựng nông thôn vững mạnh có vai trò quan trọng trong sự phát triển CNH-HĐH đất nước. Trong mọi thời kỳ nông thôn Việt Nam là lực lượng chính là hậu phương của cách mạng. Ở mọi giai đoạn giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò, tầm quan trọng to lớn có ý nghĩa chiến lược của nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Người nông dân luôn là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông nghiệp nông thôn nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Nông nghiệp còn phát triển kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng còn thấp. Các hình thức tổ chức xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Nông nghiệp và nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, môi
  • 6. 4 trường ngày càng ô nhiễm, đời sống người dân nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị - nông thôn lớn. Do đó xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn. Đây còn là mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng xuyên suốt trong quá trình phát triển nước ta. Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, trên 57% diện tích Thủ đô thuộc về khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm trên 62% lực lượng lao động của thành phố. Do đó muốn phát triển kinh tế Thủ đô nhất thiết phải phát triển kinh tế nông nghiệp. Để phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống người dân chúng ta phải thực hiện nhiều dự án trong đó có việc xây dựng nông thôn mới trên 11 xã, huyện của địa bàn. Sau khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đã thu được một số kết quả đáng kể tuy nhiên vẫn còn không ít những tồn tại và khó khăn cần được giải quyết: công tác tuyên truyền chưa sát với thực tiễn, vai trò làm chủ của người dân chưa phát huy được hết,… do đó xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển Thủ đô để nơi đây xứng đáng là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước về mọi mặt và là tấm gương để các vùng còn lại học tập làm theo. Do đó tác giả lựa chọnđềtài “Xâydựng nôngthôn mớitrên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay” làm luận văn thạc sỹ - chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Xung quanh việc nghiên cứu giải quyết vấn đề xây dựng nông thôn mới đã có một số công trình, sách báo và nhiều cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu vấn đề này. Trên thế giới phải kể đến: Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
  • 7. 5 nước và Việt Nam” của tác giả Benedrict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ 3, những mô hình tiến hóa nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa,....Đặc biệt chú ý là những kết quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống Việt Nam, quan hệ làng xóm – Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Tác phẩm “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông nghiệp ấn hành năm 2004. Trong tác phẩm này tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa. Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân. Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp 2007 và triển vọng năm 2008 (Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) thực hiện): đã đưa ra bức tranh tổng quan về
  • 8. 6 tình hình nông nghiệp, nông thôn qua các dữ liệu lịch sử (2001 - 2007), đồng thời phân tích triển vọng cho năm 2008. Báo cáo cũng đề cập đến các vấn đề nổi bật của nông nghiệp Việt Nam trong năm qua như: Nông nghiệp Việt Nam sau 1 năm hội nhập WTO, thay đổi trong tổ chức quản lý nhà nước, diễn biến giá cả và sản xuất nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn, tình hình thiên tai, dịch bệnh và vấn đề đang được thế giới quan tâm như nhiên liệu sinh học. Ở trong nước cũng có hàng loạt các công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài. Theo hướng này, một số nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như: TS Nguyễn Kim Bảo, GS-TS Nguyễn Thế Nhã, GS Phan Đại Doãn, PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc,....Điểm chung nhất của các nghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. Tác phẩm “Gia nhập WTO, Trung Quốc làm gì? được gì?” do TS Nguyễn Kim Bảo chủ biên, xuất bản năm 2004. Những phân tích, đánh giá của công trình này về những việc đã làm của Trung Quốc, những kết quả bước đầu cũng như những vấn đề đặt ra cần được giải quyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đã cung cấp những thông tin có giá trị tham khảo cho Việt Nam. Đặc biệt trong công trình này tác giả cảnh báo những thách thức, khó khăn trong phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển nông nghiệp nông thôn trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Tác phẩm “ Vaitrò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở Thái Lan” của tác giả GS –TS Nguyễn Thế Nhã và TS Hoàng Văn Hoan do NXB
  • 9. 7 Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân tíchquá trình hoạchđịnh và chỉ đạo thực hiện chính sáchnông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ. Trong đó một số nội dung được các tác giả đề cập có giá trị tham khảo rất tốt cho Việt Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, chính sáchxuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là những chính sách liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta có khối lượng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng. Công trình “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS-TS Nguyễn Sinh Cúc Nxb Thống kê năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hóa giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục. Công trình nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Văn Bích và TS Chu Tiến Quang do Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề “Chính sách kinh tế và vai trò của nóđối với pháttriển nôngnghiệp,nôngthônViệtNam” đã luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái niệm về chínhsách, các nộidungcủa chínhsáchkinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng. Công trình nghiên cứu “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị
  • 10. 8 quyết X của Bộ chính trị” do TGS-TSKH Lê Đình Thắng chủ biên – Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 1998 đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề nghiên cứu như phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính sách đất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Công trình nghiên cứu “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến pháttriển nông nghiệp Việt Nam” TS Nguyễn Từ phụ trách. Trong công trình này các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt nam để hội nhập thành công. Diễn đàn của Giáo sư Võ Tòng Xuân về vấn đề “Đề xuất một mô hình nông nghiệp mới cho Việt Nam” - Diễn đàn tập trung giới thiệu một mô hình nông nghiệp mới với sự gắn kết của nhiều thành phần tham gia: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp. Xuyên suốt câu chuyện với tên gọi “mô hình nông nghiệp mới” đó là một chuỗi kết cấu chặt chẽ với những số liệu biết nói và những ví dụ thực tiễn sinh động; song song đó là vai trò nòng cốt và đạo đức nghề của từng cá nhân, thành phần. GS.TS Nguyễn Đình Phan: “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002. Đây là Đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 thuộc Chương trình KHCN(KHXH02):
  • 11. 9 Trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, bao gồm: bản chất, nội dung, các yếu tố tác động đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đồng thời nêu lên ý nghĩa và xu hướng phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài cũng không quên trình bày về đặc điểm điều kiện tự nhiên và những yêu cầu đặt ra đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn ở đồng bằng Sông Hồng. Đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà nhất là tập trung đi sâu tới sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn, quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đề tài đã đưa ra những đánh giá, nhận xét toàn cảnh về thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng. Nêu lên các quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng. Cụ thể như: chỉ ra những cơ hội và thách thức, nêu lên những quan điểm về việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng, đề ra những mục tiêu, bước đi và phương hướng thực hiện. Đặc biệt là kiến nghị với Đảng và Nhà nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng. “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra” - Nhà xuất bản Tri thức, tháng 12/2008. Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng,
  • 12. 10 vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi ra khỏi vướng mắc. Công trình “phát triển nông thôn” do GS Phạm Xuân Nam (chủ biên) NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1997. Đây là một công trình chuyên sâu nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong công trình này tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian tới. * Nhiệm vụ Thứ nhất: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Thứ hai: Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian qua. Thứ ba: Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng Đốitượngnghiên cứucủađềtài là xây dựngnôngthôntrênđịa bàn thủ đô. * Phạm vi
  • 13. 11 Nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị. Số liệu khảo sáttừnăm 2008 đếnnăm 2011, đặc biệtkể từ khi có “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và giải pháp của Đảng bộ thành phố về vấn đề xây dựng nông thôn mới những năm qua. * Phương pháp nghiên cứu Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra thu thập tài liệu kết hợp với ý kiến chuyên gia, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống trong việc nghiên cứu luận văn. 6. Ý nghĩa của đề tài - Đánh giá toàn diện thực trạng vấn đề xây dựng nông thôn mới và giải quyết vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội tạo điều kiện phát triển đất nước giàu mạnh, bền vững. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn bao gồm phần mở đầu, 2 chương, 4 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 1.1. Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô 1.1.1. Quanniệm và nội dung xâydựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội Việt Nam là quốc gia với ¾ diện tích là nông nghiệp, dân số có đến 70% sống ở nông thôn chính vì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng nông thôn phát triển ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của toàn xã hội. Sau hai bảy năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng với sự đóng góp công sức của nông dân, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Với nghị quyết của Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của cán bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng nông thôn mới theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền từ trung ương đến cơ sở đã sớm triển khai Nghị quyết của đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, người dân. Hầu hết cấp ủy đảng các cấp đã tổ chức quán triệt Nghị quyết, trong đó nhiều xã tổ chức phổ biến trực tiếp đến nhân dân tại thôn bản. Nhìn chung, cán bộ cơ sở và nhân dân rất phấn khởi, kỳ vọng vào một nông thôn mới phát triển mang lại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông
  • 15. 13 thôn thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Cán bộ, ngành chức năng liên quan đã nhanh chóng xây dựng, triển khai nhiều cơ chế chính sách để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Vì vậy, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay, chính vì vậy nó có hệ thống lý luận soi đường. Xây dựng nông thôn mới còn là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng XHCN, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc, để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và trí thức sẽ trở thành những người lao động của xã hội. Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên. Vì vậy xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống. Nông thôn thủ đô là khu vực rộng lớn, một trong những vấn đề cần quan tâm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa.,....Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
  • 16. 14 nhưng lại đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống và ít được hưởng lợi nhất các thành quả của cách mạng. Nhìn chung trình độ học vấn của nông dân còn thấp, nặng nề về kinh nghiệm, nên cần kiên trì, lâu dài hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, đưa tiến bộ khoa học và nông nghiệp nông thôn. Nông thôn đang rất cần những quyết sách phát triển phù hợp trên cơ sở khoa học, sát thực tế cho từng địa phương, vùng miền và thậm chí cho từng nhóm dân tộc, mà trước hết là công tác quy hoạch để hoàn thiện định hướng, nội dung đầu tư theo lộ trình phù hợp hướng tới phát triển bền vững và hiệu quả trong từng bước đi. Trước tình hình này Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị có tính đột phá, tạo bước phát triển mới cho nông nghiệp và nông thôn. Điển hình là Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV (tháng 1-1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (tháng 5-1988). Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 4 năm 2010 về xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020 định hướng 2030. Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí là: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí về giao thông; tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí về điện; tiêu chí trường học; tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; tiêu chí chợ nông thôn; tiêu chí về bưu điện; tiêu chí về nhà ở dân cư; tiêu chí về y tế; tiêu chí về văn hóa; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội. Qua đó ta thấy nông thôn mới là nông thôn toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
  • 17. 15 Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quán triệt Nghị quyết đại hội đảng X, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) đề ra Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HDH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực. Do đó Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội là mục tiêu mang tính toàn diện, là hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp, là việc giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong một bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa đặcthù. Quá trình xây dựng nông thôn mới phảixây dựng nông thôn: có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
  • 18. 16 sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với thủ đô mục tiêu chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới là con người, xã hội; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân ở nông thôn Thủ đô, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết vấn đề về khoảng cách giữa nông thôn và đô thị để đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn cùng với Hà Nội và cả nước phát triển. Về phạm vi: chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Nội dung chính của quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô là: phát triển hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn; bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Một là, phát triển hạ tầng – kinh tế xã hội nông thôn (yêu cầu: đạt các tiêu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Phải hoàn thiện đường giao thông từ trụ sở Ủy ban nhân dân đã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã;
  • 19. 17 Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về y tế, về giáo dục trên địa bàn xã; Hoàn chỉnh trụ sở và các công trình phụ trợ; cải tạo xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Thủ đô trên đường phát triển kinh tế xã hội, CNH – HĐH thì không thể không đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn: điện, đường, trường, trạm,… Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp. Những xã, huyện có sơ sở hạ tầng đảm bảo đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; tăng khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình gia tăng sản xuất, đời sống người dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn, tạo môi trường sống tốt hơn, nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị, bớt gánh nặng cho thành thị,… Về giao thông nông thôn: Trong thời gian qua, kiên cố hóa đường giao thông nông thôn được triển khai khá tốt ở các địa phương, hoàn thành tiêu chí đường giao thông. Đã xây dựng được gần 600 km đường các loại. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, nhiều địa phương đã có những chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều hơn sự tham gia của người dân và cộng đồng như: đóng góp kinh phí, ngày công lao động, hiến đất…
  • 20. 18 Về thủy lợi: Thời gian qua các địa phương đã cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi, nhiều xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh hoàn thành tiêu chí thủy lợi. Điện: 100% các xã đều đã đạt tiêu chí này Trường học: Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, các địa phương đã tập trung đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa. Chợnông thôn: Căn cứ vào Bộ Tiêu chí Quốc gia (đã được sửa đổi), các huyện, TP, TX đã hướng dẫn các xã lập quy hoạch chợ đạt chuẩn theo quy định, với những xã không nhất thiết phải có chợ thì tiến hành quy hoạch những điểm kinh doanh, thương mại. Nhà ở dân cư: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, các huyện, xã đã quan tâm hỗ trợ và vận động cộng đồng ủng hộ tiền của, ngày công giúp các hộ nghèo xây dựng nhà, xóa bỏ dần nhà tạm, nhà dột nát. Muốn phát triển hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn phải hoàn thiện đường giao thông từ trụ sở Ủy ban nhân dân và hệ thống giao thông trên địa bàn. Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao, phục vụ chuẩn hóa về y tế, giáo dục. Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Tiến hành cải tạo và xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn (yêu cầu: đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đây là nhóm tiêu chí có tính chất rất quan trọng, là nền tảng để thực
  • 21. 19 hiện các nhóm tiêu chí khác. Các sở, ngành cụ thể hóa thành các dự án để triển khai thực hiện. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải: phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn). Quá trình xây dựng nông thôn mới đã xác định, người dân chính là chủ thể, nguồn lực quan trọng góp tiền của, công sức để hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Các xã cần tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, giái quyết việc làm cho lao dộng nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân làm nền tảng vận động đóng góp xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn 2030 các xã cần trú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các khu sản xuất chuyên canh, quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Liên kết để cùng phát triển là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy một số xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể thông qua việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là điều kiện để nông dân tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm cùng hướng tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm với mức thấp nhất. Thông qua việc đào tạo nghề giúp người dân có việc làm thoát nghèo bền vững. Xuất phát từ thực tế đó trong thời gian tới, ưu tiên mở các lớp dạy nghề phù hợp với trình độ học viên, phong tục tập quán vùng miền gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để có hướng đào tạo đáp ứng yêu cầu từ phía doanh nghiệp. Để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần tập trung đề ra các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Để
  • 22. 20 có được điều này mỗi cán bộ phải bám sát địa bàn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng người dân để định hướng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Ngoài ra các cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với các sở ban nghành hữu quan tiếp tục thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đây là giải pháp đa dạng hóa và tăng cường nguồn lực đầu tư để hỗ trợ vốn cho nông dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hạ giá thành sản phẩm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước cải thiện thu nhập cho nông dân. Các xã, huyện cần phát triển kinh tế hộ, hợp tác xã, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Hai là, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; Yêu cầu: đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo đề án, hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo và bồi dưỡng cho 10000 cán bộ và công chức xã từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn. Song song với việc đào tạo nghề đề án cũng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý điều hành kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH. Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để triển khai các nhiệm vụ phát triển
  • 23. 21 KT – XH và xây dựng nông thôn mới. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn là nhân tố quan trọng bậc nhất đảm bỏa cho sự phát triển các lực lượng sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả các hoạt động của con người tại các vùng nông thôn. Các xã phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ sản xuất nông lầm nghiệp sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động nâng cao thu nhập để giảm nghèo bền vững. Thực tế cho thấy mạng lưới cơ sở đào tạo và đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Chính vì vậy chất lượng và trình độ tay nghề của nguồn lao động chưa đảm bảo được yêu cầu của thị trường, thiếu lao động lành nghề, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác do xuất phát điểm từ sản xuất nông nghiệp nên hầu hết lao động chưa có tác phong công nghiệp, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn. Trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới có tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động quy định: đối với xã đạt chuẩn phải có trên 45% lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Trong những năm qua, các xã đã luôn chú trọng công tác phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương; chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành thường xuyên quan tâm chăm lo đến cơ sở giáo dục, tranh thủ các nguồn lực đầu tư để quy hoạch, xây dựng, mở rộng về quy mô và mô hình các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn xã, huyện; tiếp tục kêu gọi đầu tư và khuyến khích thực hiện xã hội hóa dạy nghề, tập trung đào tạo nghề cho nông dân và lao động kỹ thuật. Do vậy muốn đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn theo hướng toàn diện, đồng bộ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, các xã cần tiếp tục dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế, lựa chọn ngành mũi nhọn để ưu tiên đào tạo, việc đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm tại chỗ, phải đảm bảo cân đối giữa đào tạo và sử
  • 24. 22 dụng lao động. Công tác đào tạo và dạy nghề phải bám sát vào tình hình thực tế của địa phương, cùng với việc dựa trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động ở nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và thị trường lao động trong và ngoài Thủ đô. Cần có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo có uy tín tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Người dân được nâng cao học vấn, học hỏi khoa học công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho hiệu quả kinh tế cao, đời sống được đảm bảo. Ba là, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn; (Yêu cầu: đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.) Về y tế: chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được các xã làm tốt. Về văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thường xuyên đẩy mạnh; đã hình thành được các thiết chế văn hóa ở nông thôn, nhiều xã có câu lạc bộ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới Thủ đô văn hóa giữ vai trò quan trọng, và là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo sự thống nhất và thuận lợi trong chỉ đạo phong trào xây dựng nông thôn mới hoạt động hiệu quả. Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới phải là: xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn; nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng, xóm tổ văn hóa. Giúp nhau phát triển kinh tế, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh đã huy động các nguồn lực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình
  • 25. 23 mục tiêu quốc gia về văn hóa. Để nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa đòihỏi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể. Trước hết, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng đời sống văn hóa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí đã đặt ra. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, cơ cấu lao động nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tiêu chuẩn, xây dựng văn hóa, tài liệu hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới, làm cho mỗi hộ gia đình biết rõ phải làm gì, xóm mình làm công trình nào năm nay, đóng góp bao nhiêu, bằng hình thức gì….Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho phong trào thực sự thấm sâu vào mỗi người dân, gia đình, cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Coi trọng việc giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phong trào xây dựng văn hóa nông thôn mới Thủ đô hợp nhất. Bốn là, bảo vệ phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới 2010 – 2020 mục tiêu 2030 cần tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Để công tác xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả cao, công tác tuyên truyền vận động được Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp quan tâm triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó đã góp phần làm cho nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đông đảo cán bộ và nhân dân hiểu rõ yêu cầu cấp thiết của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới. Từ đó đã tác động tích cực đến ý thức của cán bộ và người dân
  • 26. 24 trong việc chủ động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Môi trường nông thôn đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm, các loại chất thải từ nước thải tới rác thải ngày càng xuất hiện nhiều tại các vùng nông thôn, trong khi khả năng đầu tư cho xử lý, giảm thiểu ô nhiễm lại rất hạn chế. Việc sử dụng hóa chất trong chăm sóc, bảo quản nông sản đã trở thành phổ biến. Ngày càng có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng được sử dụng trên đồng ruộng. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn chưa được xử lý triệt để. Nguyên nhân chính là do lượng chất thải lớn, trong khi dân cư sống tập trung, không gian, diện tích của các hộ gia đình đều được tận dụng để chăn nuôi nên không khí ít được lưu thông. Mặt khác, cống, rãnh thoát nước mặc dù đã được xây dựng nhưng còn nhỏ, chưa có nắp đậy lại phải gồng mình tải một lượng lớn chất thải ra hàng ngày. Bên cạnh ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, một số vùng nông thôn còn hàng ngày phải tiếp nhận các loại chất thải do sản xuất công nghiệp của các khu, cụm, nhà máy công nghiệp xung quanh, một số nơi cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngay trong khu dân cư, toàn bộ nước thải của doanh nghiệp, trong đó có không ít nước thải có nồng độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép bị doanh nghiệp thải trực tiếp ra môi trường. Để hoàn thành mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như cung cấp cho người dân điều kiện sống tốt hơn, trong đó có vấn đề vệ sinh môi trường đòi hỏi có cơ chế chính sách, sự tham gia hướng dẫn hỗ trợ của các cấp, các ngành, địa phương và ý thức của của tất cả người dân như: cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng,… Nhiệm vụ quan trọng chính là việc quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn để chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên, tình trạng sống chung với ô nhiễm ngày một giảm. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp,
  • 27. 25 công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được thực hiện thường xuên và liên tục, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả được ứng dụng và triển khai rộng rãi; tỷ lệ cơ giới hóa ngày càng được tăng lên; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được quan tâm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản; góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân. Từ đó làm thay đổi đời sống của người dân nông thôn, thu nhập từng bước được cải thiện; đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã gắn kết với xây dựng nông thôn mới, môi trường nông thôn được quan tâm bảo vệ. Những kết quả đó tạo nền tảng cho phát triển nông thôn bền vững. 1.1.2. Sự cần thiết xâydựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô Như chúng ta đã biết, nông thôn mới chính là những điều giản dị, gần gũi trong cuộc sống; xây dựng nông thôn mới là nhằm đạt được được những mục tiêu: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thủ đô Hà Nội khi sát nhập thêm các tỉnh, quận, huyện như tỉnh Hà Tây, tỉnh Hòa Bình, huyện Mê Linh, 4 xã huyện Lương Sơn diện tích vùng nông thôn tăng lên đáng kể, tuy nhiên với thực trạng nông thôn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH của thủ đô thời gian tới. Nông thôn Thủ đô phát triển thiếu quy hoạch và tự phát. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.
  • 28. 26 Thời gian qua kết cấu hạ tầng nội thôn Thủ đô (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Chính những điều trên làm cho việc xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết của Đảng gặp nhiều khó khăn. Với mỗi quận huyện, xã Đảng và các cấp chính quyền cần tìm ra những khó khăn, thuận lợi đối với mỗi vùng miền trên cơ sở sự đồng thuận của người dân nhằm tạo điều kiện cho xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Xây dựng nông thôn mới sẽ giúp nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển các đô thị để thủ đô Hà Nội phát triển đồng đều giữa các ngành kinh tế. Với tốc độ đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra rất mạnh mẽ việc quy hoạch hợp lý kết hợp với đầu tư cho hạ tầng đúng mức, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân, tận dụng được lợi thế của các ngành nghề truyền thống nhằm tạo ra bước chuyển đổi về chất đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp. Thời gian qua do thu nhập của người nông dân còn thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao
  • 29. 27 động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đây là bài toán đặt ra cho thủ đô trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới. Trước yêu cầu đó Đảng bộ, các cấp chính quyền thủ đô cần có sự quan tâm chặt chẽ, có cơ chế chính sách phù hợp để nông thôn Hà Nội đi đúng theo tinh thần Nghị quyết đã đề ra. Mô hình nông thôn mới mà thủ đô đang xây dựng cho phép nông nghiệp tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nếu thủ đô Hà Nội vẫn áp dụng hình thức tổ chức sản xuất lạc hậu như trước đây thì sẽ không có hiệu quả vì vậy xây dựng nông thôn mới giúp đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả. Phải phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực làm khuyến nông có chất lượng cao, tạo đột phá để hiện đại hoá trong nông nghiệp thủ đô. Một trong những khác biệt lớn của mô hình nông thôn cũ và mô hình nông thôn mới mà chúng ta đang xây dựng chính là việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Thủ đô Hà Nội sau khi sát nhập thêm một số quận, huyện ngoại thành thì nông nghiệp vẫn còn khá yếu kém trong việc áp dụng trình độ khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Qua việc xây dựng nông thôn mới thủ đô sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Sản xuất nông nghiệp của Thủ đô hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn nông thôn Hà Nội còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ. Vì vậy thủ đô Hà Nội muốn xây dựng thành công nông thôn mới thì áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào
  • 30. 28 sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp là cần thiết sẽ nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện đời sống người nông dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến cũng đòi hỏi người thực hiện nó cần phải có kiến thức nếu không thì không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể dẫn tới những hậu quả khác.Vì vậy xây dựng nông thôn mới cũng sẽ phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Đời sống tinh thần của người dân thủ đô những năm qua còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, tập quán, trang phục...); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch. Để thủ đô Hà Nội thực hiện theo kịp chương trình “Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, Đảng và Nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý trên cơ sở những thuận lợi từng nơi nhằm huy động cao các nguồn lực phát triển kinh tế nông thôn, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn nhất. Trên cơ sở đó phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của đảng bộ, chi bộ cơ sở để thực sự là hạt nhân lãnh đạo toàn diện trên mọi lĩnh vực địa bàn nông thôn thủ đô; củng cố và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, nhất là cấp huyện, xã và các lĩnh vực khác ở nông thôn. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức xã. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn; tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân Việt Nam trong việc trực tiếp thực hiện một số chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
  • 31. 29 1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian qua 1.2.1 Những đặc điểm tác động tới quá trình xâydựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội * Thuận lợi: Về vị trí địa lý: Thành phố Hà Nội có vị thế nằm cạnh Sông Hồng là đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ và phát triển sản xuất - kinh doanh, có thể tiếp nhận, phân bổ và điều tiết hàng hóa xuất, nhập khẩu, khách du lịch cho vùng Tây bắc, Đông bắc, đến các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, vào miền Trung và Nam bộ. Hà Nội đã và đang khẳng định phát huy vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, đồng thời là địa bàn có sức thu hút lớn nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế. Địa chất, địa hình, thủy văn: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Tài nguyên đất phong phú, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển cây nông nghiêp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Khí hậu thủ đô Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm, đây là nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp. Lợi thế về nguồn lực con người được khẳng định bởi sự tập trung "đậm đặc" với 65% trí thức, lao động chất lượng cao, hơn 100 trường đại học, cao đẳng và khoảng 85% số viện nghiên cứu khoa học cả nước, phần lớn các
  • 32. 30 chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Thủ đô, dân số ngày càng tăng cao. Nếu thu hút tốt nguồn lực chất xám của các nhà khoa học, các bộ, ngành trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn thủ đô thì sẽ có được lợi thế to lớn so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Thủ đô Hà Nội còn là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học của cả nước, có bề dày lịch sử và nguồn lực con người, nhất là chất xám cao hơn hẳn khu vực hay đô thị nào khác. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 dân số Hà Nội tăng lên nhanh chóng. Dân số lên tới gần 7,1 triệu dân đứng thứ hai trên cả nước với tốc độ tăng dân số 2% mỗi năm. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người trong đó: thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%. Đây là nguồn lực dồi dào cho phát triển nông nghiệp nông thôn mới. * Khó khăn Sau khi thực hiện quyết định điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008, khu vực nông thôn Hà Nội có không ít những vùng khó khăn, chậm phát triển, những xã, những thôn xóm đặc biệt khó khăn về dân trí, giao thông,….như: Quốc Oai, Mỹ Đức, Ba Vì, Ứng Hòa, Chương Mỹ,…. Trong khi đó, kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức điều hành của các cấp còn không ít hạn chế, bất cập đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô. Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa nên nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, việc chuyển đổi mục đích sử dụng tăng cao, số người nhập cư ngày một gia tăng,... đã và đang gây khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nói chung và đặc biệt là vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
  • 33. 31 Ngoài ra tình trạng yếu kém và thiếu đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đặc biệt là mạng lưới cấp điện, nước, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững thủ đô. Việc phân bố các trường học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu khoa học chưa hợp lý: trong khi nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung của hơn 60,9% các trường đại học, 65% tổng số GS, PGS, TS, hơn 41 bệnh viện,... thì đây là khó khăn cho người dân nông thôn tham gia học tập, chữa bệnh,... do ở quá xa nội thành sẽ gây lên lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức đi lại. Những khó khăn trên làm cho đời sống người dân ngày càng giảm sút, việc làm ở các quận huyện ngoại thành thiếu hụt, phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp gia tăng. Quản lý đô thị, quản lý nông thôn ngoại thành còn một số bất cập. Nhiều dự án chậm triển khai, chậm tiến độ... Số doanh nghiệp dừng chân ở nông thôn còn quá ít, việc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả thấp, thiếu ổn định thường gây rủi ro cho người sản xuất,.... Những khó khăn trên ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ cũng như chất lượng phát triển kinh tế - xã hội làm hạn chế sức cạnh tranh của Thủ đô nói chung và quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất - tinh thần của nông dân thành phố nói riêng. Thủ đô Hà Nội đang bị thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để phục vụ hàng ngàn dự án phát triển đô thị, các khu công nghiệp và dịch vụ. Việc chuyển đổi này ước tính khiến hàng trăm ngàn hộ gia đình nông dân mất đi công ăn việc làm, đời sống càng khó khăn, ..... Ngoài ra quá trình đô thị hóa còngâyảnh hưởngtới sựpháttriển bềnvững củamôitrườngthủ đô, làmcho môi trường ô nhiễm: khói bụi, nguồn nước sinh hoạt, chất thải khó xử lý. Đây cũng đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết để nông thôn thủ đô xanh – sạch – đẹp.
  • 34. 32 1.2.2 Thành tựu và hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô Hà Nội thời gian qua * Thành tựu: Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn, trong đó có tới hơn 400 xã. Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương của các Bộ, ban ngành ở Trung ương, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương và bản thân người dân nông thôn, trong bốn năm qua mặc dù phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức nhưng nông nghiệp nông thôn đã vững vàng vượt qua khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của thủ đô. Đến cuối tháng 8/2011, toàn khu vực đã có 64,4% xã phê duyệt xong đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 36% số xã đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, có 236/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong đó, 27 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 91 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 133 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Sau bốn năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay thủ đô đã hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới từ thành phố đến cơ sở. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, số tiêu chí đạt nông thôn mới đã dần tăng. Trong đó, 19 xã đã cán đích như Thụy Hương (Chương Mỹ), Mai Đình (Sóc Sơn), Đại Đồng (Thạch Thất)... Nhiều xã không phải làm điểm cũng đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí như: Đông Ngạc, Minh Khai, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Thượng Cát (huyện Từ Liêm), Đông Mỹ (huyện Thanh Trì)... Năm 2011, thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ước đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42,1%. Năm qua, Thành phố Hà Nội đã giải quyết được việc làm cho
  • 35. 33 135.800 người, tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm và đã tuyển dụng được 25.000 người. Từ năm 2011 đến nay, toàn Thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 3.830 nhà hư hỏng của hộ nghèo, góp phần làm giảm hộ nghèo của Thành phố từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 5,1%. UBND Thành phố Hà Nội đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã 500 tỷ để hỗ trợ các xã thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố giai đoạn 2011- 2016. Đến nay, các huyện, thị xã đã giải ngân được hơn 196.438/500.000 triệu đồng (đạt 39,29% kế hoạch). Công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tiếp tục được các địa phương quan tâm, các vùng sản xuất lúa chất lượng cao; hoa, cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả; các trang trại chăn nuôi quymô lớn; các vùng nuôi trồngthủy sản tập trung được quy hoạch, đồng thời được hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, từ đó sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả hơn. Chươngtrình cơ giới hóađược nhiều địa phương áp dụng, nhất là khâu làm đất, gieo cấy, gặt đập liên hợp...; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ kỹ thuật về côngnghệ cao đang được nông dân tích cực ứng dụng hiệu quả, góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Từ khi có Nghị quyết 15 của Quốc hội đến nay, hàng năm thành phố đều đầu tư trên dưới 1.000 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 5 (năm) vùng sản xuất rau an toàn tập trung như xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ) 150ha, Đặng Xá (Gia Lâm) 63ha, Tiền Yên (Hoài Đức) 31ha, Nam Hồng (Đông Anh) 25ha và thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ) 66ha; 27 tuyến kè với chiều dài trên 30km; đưa 10 trạm bơm tưới, tiêu vào hoạt động; nạo vét khơi thông dòng chảy hàng trăm ki lô mét kênh mương.
  • 36. 34 Tốc độ tăng GDP của thủ đô 2011 so với năm 2008 Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng của các ngành Đơn vị tính: % [Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội 2011.] Qua số liệu trên ta thấy tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2011 tăng 1,8 lần so với năm 2008. Cơ cấu nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 2008 trồng trọt 51,61%; chăn nuôi 46,5%; dịch vụ nông nghiệp 1,9%. Nhưng đến năm 2011, trồng trọt 44,6%; chăn nuôi 52,3%; dịch vụ nông nghiệp 3,1%. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 199,2 triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn 2 lần so với năm 2008. Việc nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua bị ảnh hưởng khá nhiều của đợt rét đậm, rét hại nên nhiều tôm cá bị chết, việc thả giống, nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, cây hoa màu thiệt hại nặng. Ngành chăn nuôi có chiều hướng giảm do các đợt dịch, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tốc độ tăng trưởng 10,6 6,7 10,9 10,6 - Dịch vụ 10,9 7,4 11,0 10,4 - Công nghiệp - xây dựng 11,9 6,8 11,5 12,3 - Nông, lâm, thuỷ sản 2,0 0,1 6,2 5,6
  • 37. 35 Biều 2: Một số chỉ tiêu về lâm nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 I Trồng và nuôi rừng 1 Trồng rừng tập trung Ha 658 720 228 223 2 Trồng cây phân tán Ha 751 1229 610 595 3 Chăn sóc rừng Ha 1.457 2.246 674 671 4 Tu bổ rừng Ha 1.132 3.212 1.119 1.103 II Khai thác 1 Gỗ tròn khai thác M3 17.837 9.366 8.645 8.524 2 Củi khai thác Ste 12.491 4.914 4.683 4.650 3 Tre, vầu, luồng Ngàn cây 3.478 2.978 2.927 2.875 4 Nứa hàng Ngàn cây 228 319 329 335 [Nguồn: Cục Thống kê thành phố.] Giá trị ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (đóng góp 4% vào mức tăng chung). Hiện nay, đây đang là ngành chủ yếu quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội; so với các năm trước, tốc độ tăng của ngành này thấp hơn do ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất ngân hàng giảm nhưng vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của doanh nghiệp, tình hình cắt điện luân phiên, một số công ty giải thể, kết thúc hợp đồng, tạm ngừng sản xuất để đầu tư hoặc chuyển địa điểm sản xuất ra tỉnh ngoài... Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 7,8% so cùng kỳ (đóng góp 3,4% vào mức tăng chung). Ngành thương mại, tuy giá cả tăng, ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh, nhưng do hệ thống bán lẻ phát triển
  • 38. 36 nhanh, một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn tăng cao, thị trường được mở rộng sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Ngành vận tải kho bãi, bưu điện tiếp tục tăng trưởng và phát triển do Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc. Ngành tài chính tín dụng, tuy thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại, nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng khá cao (15,3%) do hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn giữ được nhịp độ phát triển tốt. Tổng nguồn huy động và dư nợ tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Sau bốn năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực: Tỷ lệ xã có đường giao thông đến trụ sở xã được cứng hóa tăng từ 83% lên 100%; đường liên thôn được cứng hóa từ 84% lên 95%; 100% người dân được sử dụng điện; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước vệ sinh đạt 86%, tỷ lệ thôn, xóm,cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 57,8% [10,tr2]. Đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn 2000- 2011 bình quân đạt 9,51%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so với năm 2008 (năm 2008 đạt 1.697 USD/người). Dù phải chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô luôn gấp 1,5 lần so với mức bình quân của cả nước… Với việc đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu; 23,5% vốn đầu tư phát triển của cả nước… kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước [10,tr2]. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển. Giữ vững và ổn đ̃ịnh quy mô giáo dục. Phát triển đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học tập, cơ bản đáp ứng được nhu cầu người học. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, chất lượng mũi nhọn được nâng cao. Việc
  • 39. 37 thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông và nâng cao chất lượng đội ng̣ũ giáo viên thu được kết quả tốt. Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa được ưu tiên đầu tư, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh (tính đến 31/7/2009 toàn thành phố có 465 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 20,9%). Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến năm 2010 đạt 35% (trong đă lao động qua đào tạo ngh̉ề đạt 25,4%). Thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Giải quyết việc làm chuyển biến tích cực (trung bình mỗi năm giai đoạn 2006- 2010 giải quyết việc làm cho trên 120 nghìn lao động), tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 6,06% năm 2006 xuống còn 5,35% năm 2008. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các phong trào đ̉ ền ơn đáp nghĩa phát triển sâu rộng. Người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo được quan tâm hỗ trợ. Sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội đạt được những kết quả quan trọng. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh" được đẩy mạnh kết hợp với việc thực hiện phong trào xây dựng Thủ đô văn minh - xanh - sạch đẹp. So với tiêu chí: Đạt khoảng 70% Quá trình xây dựng nông thôn mới địa bàn thủ đô đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Số công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có, song trữ lượng nuớc ngầm có khả năng cung cấp cho khai thác tập trung. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100% hộ có giếng khoan, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%. Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt 69,7%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: chiếm 70%. Hiện nay trên địa bàn các xã chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung; nước thải sinh hoạt hiện chủ yếu đổ xuống hệ thống ao, hồ mà chưa qua xử lý. Nước thải sản xuất: đối với doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn xã thủ đô cơ bản được xử lý trước khi xả ra môi trường. Trên địa bàn
  • 40. 38 hiện có nhiều tổ thu gom rác thải, phân bố đồng đều ở khắp nơi dân cư sống. Các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn thủ đô tập trung tại các điểm tập kết rác và được đưa đi xử lý theo quy định.Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 80%. So với tiêu chí: đạt 80% Ngoài ra khi xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô còn phải quan tâm chú trọng tới phát triển hạ tầng. So sánh với các nước trên thế giới để thấy được tốc độ phát triển ở Thủ đô còn yếu: giao thông kém phát triển, môi trường cây xanh thiếu nên tình trạng ô nhiễm còn cần phải chú trọng, thể hiện ở: Biểu 3: Các tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng [Nguồn: Đoàn Nghiên cứu HAIDEP và số liệu năm 2008 các Sở,ngành thành phố Hà Nội.] 1) Diện tích nhà ở theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 2) Tính đến năm 2008 (Sở Xây dựng) 3) Điều tra Phỏng vấn hộ GĐ HAIDEP năm 2005 4) Tính cho khu vực nội thành cũ Sau khi thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới mức thu nhập bình quân tại Hà Nội đã tăng lên 332%, bình quân mỗi năm tăng 33,2%. Năm 2010 thu nhập bình quân lên đến 35-36 triệu đồng tăng 10-13% so với năm 2009. Hiện tại thu nhập bình quân của thủ đô cao gấp 64,8% so với mức trung bình cả nước. Dịch vụ cơ sở hạ tầng Các tiêu chí Hiện trạng So sánh với các nước khác Nhà ở Diện tích ở TB/người (m2 ) 20,81) 27,2 (Tokyo) Công viên và không gian xanh Diện tích công viên (ng/m2 ) (đô thị) 5,72) 26,9 (London) Nước sạch Phạm vi (% hộ gia đình) 61,63) 100 (Tokyo) Điện Phạm vi cấp điện (% hộ gia đình) 99,6 100 (Seoul) Vệ sinh Tỉ lệ có NVS tự hoại (% hộ GĐ) 79,83) 100 (Singapore) Xử lý nước thải (% số dân) 1,2 70 (Chiang Mai) Thu gom rác thải (% ) 95,0 - Giao thông đô thị Tỉ lệ đường (%) 4,04) 2,5 (Bangkok) Tỉ phần GTCC (%)5) 7,03) 74,0 (Tokyo)
  • 41. 39 Biểu 4: Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước Đơn vị: triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2011 Hà Nội 15,6 18,4 22,4 28,1 37 Cả nước 10,2 11,7 13,6 17,4 64,8 Thu nhập đầu người tăng lên làm giảm tỷ lệ hộ nghèo thành phố từ 2,4% (2009) xuống còn 1,9% (2011), từ năm 2011 áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao hơn 2 lần chuẩn quốc gia) nên chuẩn nghèo theo chuẩn mới là 6.09%. Biểu 5. Tình hình vấn đề nghèo ở Hà Nội năm 2011 Diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo ha Hộ % ToànThành phố 13.097,03 117.825 8,43 Các quận nội thành 1.672,62 10.572 Các huyện ngoạithành 11.424,41 107.253 12,19 % của huyện ngoại thành 87,23 91,03 1 Huyện Ba Vì 685.68 11.024 19,64 2 Huyện Chương Mỹ 985.54 10.602 16,33 3 Huyện Đan Phượng 137.36 4.238 13,16 4 Huyện Đông Anh 311.76 4.610 5,95 5 Huyện Gia Lâm 176.40 2.489 5,00 6 Huyện Hoài Đức 328.52 2.461 5,89 7 Huyện Mê Linh 1,645.36 4.636 11,27 8 Huyện Mỹ Đức 166.63 9.180 22,65 9 Huyện Phú Xuyên 105.54 7.089 13,88 10 Huyện Phúc Thọ 210.77 5.395 14,79 11 Huyện Quốc Oai 2,103.23 6.087 15,69 12 Huyện Sóc Sơn 397.62 10.814 17,69
  • 42. 40 13 Huyện Thạch Thất 2,619.67 5.487 13,39 14 Huyện Thanh Oai 590.65 5.853 13,52 15 Huyện Thanh Trì 170.97 2.366 5,74 16 Huyện Thường Tín 110.78 4.368 8,44 17 Huyện Từ Liêm 612.74 2.534 4,04 18 Huyện Ứng Hoà 65.19 8.020 16,63 [Nguồn: Báo cáo của Báo cáo của Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố Hà Nội năm 2008 và Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo Thành phố Hà Nội]. Một số địa phương trên địa bàn thủ đô cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới: Tại huyện Từ Liêm sau quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người (tăng 17% so với năm 2008), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,1% xuống còn 1,39%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 43% lên 56%, tỷ lệ lao động tìm được việc làm sau đào tạo đạt 76%. Từ năm 2008-2011 huyện đã tích cực thực hiện các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực triển khai chương trình phục vụ nông dân, nông thôn. Năm 2011 huyện cho tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai nhiều dự án xây dựng trường học, nhà văn hóa, cải tạo và xây mới các chợ, xây dựng và nâng cấp các trạm y tế,....theo chuẩn nông thôn mới. Trong đó riêng về lĩnh vực giao thông huyện tập trung vốn đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông gắn với tiêu thoát nước thải và vệ sinh môi trường với số vốn ước đạt 667.254 triệu đồng; nâng cấp, cải tạo gần 100 dự án đường liên thôn, xã, đưa tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn đạt 98% tăng 8% so với 2008. Đã hoàn thành 4 tuyến đường theo quy hoạch, trong thời gian tới huyện tiếp tục triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và thi công các tuyến đường theo quy hoạch. Tính đến thời điểm này nhân dân trong huyện đã đóng góp 156.035 triệu đồng, 7419 m2 đất
  • 43. 41 phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới, 8 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, 1 xã đạt 18/19 tiêu chí, 4 xã đạt 17/19 tiêu chí, 2 xã đạt 16/19 tiêu chí. Huyện Từ Liêm phấn đấu đến năm 2015 có 100% số xã hoàn thành đầy đủ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tại Chương Mỹ, có 17 xã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa nên giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện từng bước theo hướng tập trung, năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Thu nhập bình quân từ 2009-2011 đạt 13,4 triệu đồng/người/năm tăng 52,8% so với năm 2008, riêng năm 2011 đạt 17,4 triệu đồng/người tăng 97,7% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,7%. Thị xã Sơn Tây xây dựng được nền nông nghiệp tương đối toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 66,9 triệu đồng/ha, tăng 17,9 triệu đồng so với năm 2010. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao. Nếu như năm 2008 thu nhập bình quân đầu người đạt 4,8 triệu đồng/người thì đến năm 2011 đã đạt 15 triệu đồng/người. Số vốn huy động cho nông nghiệp của doanh nghiệp đạt gần 4,8 tỷ đồng. Đến nay thị xã đã có 1 xã đạt 17/19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới , 2 xã đạt 11 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí, 1 xã đạt 8 tiêu chí. Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, công tác cơ giớ hóa sản xuất được đẩy mạnh, phấn đấu đến năm 2015 có 44% số xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thị xã sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các thành viên, các ban phát triển thôn, tích cực bám sát địa bàn, kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn giải đáp thắc mắc ngay tại cơ sở,.... Huyện Thạch thất có bước tăng trưởng khá, nông nghiệp là ngành vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng tăng 28,7% so với năm 2007 là 5,2%/năm. Toàn huyện có hơn 120 mô
  • 44. 42 hình kinh tế nông nghiệp kết hợp thủy sản và trồng cây ăn quả với diện tích 250ha, quy hoạch 500ha vùng sản xuất chuyên canh. Sau hai năm xây dựng nông thôn mới đến nay có 100% số xã trên địa bàn huyện đã xây dựng xong đề án quy hoạch, một số xã đã triển khai thực hiện đề án chuyển đổi đất thành công. Toàn huyện đã đầu tư gần 4000 tỷ đồng xây dựng điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế và các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Gần 100% đường liên xã, đường làng, ngõ xóm được cứng hóa, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt,.... Huyện Ứng Hòa khi xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ, tập trung chính vào 4 nhóm giải pháp: tuyên truyền vận động cán bộ đảng viên và nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới; lập quy hoạch; huy động nguồn lực cho các xã điểm; tiến hành dồn điền đổi thửa. Sau khi tiến hành phát triển sản xuất cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện được bố trí hợp lý, diện tích sản xuất vụ xuân năm 2011 là 11.246 ha, trong đó năng suất bình quân đạt 65,034 tạ/ha. Bước đầu huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa có chất lượng giá trị cao, giá trị thu nhập tăng từ 15- 20% so với sản xuất lúa thường. Cũng trong vụ xuân 2011 tỷ lệ giống lúa chất lượng cao đạt 37,2% diện tích canh tác, chiếm 40-50% diện tích canh tác. Hàng năm dành 6-8% ngân sách huyện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Trong công tác xây dựng nông thôn mới huyện đã phê duyệt 9 đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã, tổ chức công bố công khai quy hoạch và cắm mốc quy hoạch ở 100% số xã. Đến nay một số xã đạt đạt 16/19 tiêu chí, phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí trong những năm tới, 25 xã đạt và cơ bản đạt 10-15 tiêu chí, có 2 xã Sơn Công và Hồng Quang đạt cơ bản 7- 9 tiêu chí. Có 22/28 xã đăng ký triển khai làm đường giao thông thôn xóm trong năm nay hiện đã cứng hóa đạt chuẩn nông thôn mới 45km đường trục xã, 35km đường trục thôn, 49,2km đường ngõ xóm, 9,03 km đường trục chính
  • 45. 43 nội đồng,....Hiện nay huyện đang triển khai xây dựng 17 dự án trường học với tổng kinh phí 37 tỷ đồng, triển khai xây dựng 3 công trình trạm y tế tại hai xã Lưu Hoàng và Vạn Thái. Huyện Hoài Đức có khoảng 80% dân số sống bằng nông nghiệp tuy nhiên do quá trình đô thị hóa nhanh nên diện đất nông nghiệp giảm do vậy UBND huyện đã khẩn trương lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả và bền vững, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao giai đoạn 2011-2015. Nhờ đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác nên giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác lên mức 34 triệu đồng/ha/năm tăng 6.6 triệu đồng so với năm 2008 làm đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Năm 2011 thu nhập bình quân trên địa bàn đạt 29,5 triệu đồng/người tăng gấp 2 lần so với năm 2009 (là 15 triệu đồng/người). Công tác xóa đói giảm nghèo trong quá trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả đáng khích lệ: năm 2011 tỷ lệ nghèo toàn huyện chỉ còn 3,33% (năm 2009 là 5,68%) trong đó có 10 xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%. Đến năm 2013 huyện phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,51%. Qua bốn năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Trì do đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năm 2011 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 125 tỷ đồng, tăng 40,75% so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm 2011 đạt 21 triệu/người tăng 9,7 triệu đồng so với năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,7% xuống còn 1,7%. [10,tr2] Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội thời gian qua huyện Mỹ Đức đã tích cực chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và